Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

85 3.1K 14
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau )

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CÀ MAU (BIDV CÀ MAU)

TS TRƯƠNG ĐÔNG LỘC NGUYỄN ÚT NIỀM

Mã số SV: 4053602

Lớp: Kế toán tổng hợp khóa 31

Cần Thơ, 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em là Nguyễn Út Niềm MSSV 4053602 lớp Kế toán tổng hợp khóa 31 xin cam đoan tất cả số liệu được sử dụng trong đề tài này hoàn toàn trùng khớp với số liệu của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau và đề tài này chính em tự nghiên cứu, không sao chép bất cứ tài liệu nào Nếu có sai sót nào thì em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Người cam đoan

Nguyễn Út Niềm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian tiếp xúc thực tế thông qua quá trình thực tập tốt nghiệp tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau, kết hợp với lý thuyết đã học ở trường, đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Em xin chân trọng gởi lời cảm ơn tới quý thầy cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ nói chung đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình cho em làm hành trang trong cuộc sống mai sau Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trương Đông Lộc Thầy đã hết lòng giúp đỡ em, tạo điều kiện cho em trong quá trình hướng dẫn luận văn tốt nghiệp để em hoàn thành tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau đã tạo cơ hội cho em được học tập và tiếp xúc với kinh nghiệm thực tế Đặc biệt là các anh chị phòng Quan Hệ Khách Hàng, mặc dù rất bận rộn với công việc nhưng các anh chị vẫn thăm hỏi, chỉ dẫn em trong suốt thời gian thực tập

Do kiến thức còn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu sắc, nên bài luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong sự đóng góp của Quý Thầy Cô và Ban Lãnh Đạo Ngân hàng giúp em khắc phục được những thiếu sót, khuyết điểm

Sau cùng em xin chúc quý thầy cô lời chúc tốt đẹp nhất, chúc Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau luôn thu được kết quả tốt nhất trong quá trình kinh doanh sắp tới

Chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Nguyễn Út Niềm

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

• Họ tên người hướng dẫn: Trương Đông Lộc • Học vị: Tiến sỹ

• Chuyên ngành: Kinh tế tài chính

• Cơ quan công tác: bộ môn Tài chính - Ngân hàng, Khoa Kinh tế – QTKD • Tên học viên: Nguyễn Út Niềm

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ………

7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ………

Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2009

NGƯỜI NHẬN XÉT

Trương Đông Lộc

Trang 6

1.3.1 Không gian nghiên cứu 2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1.3 Rủi ro của tín dụng ngân hàng 4

2.1.3.1 Khái niềm về rủi ro tín dụng 4

2.1.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 4

2.1.3.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 7

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 8

2.1.4.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn 8

2.1.4.2 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn 8

2.1.4.3 Dư nợ/ Vốn huy động 9

2.1.4.4 Nợ xấu/ Tổng dư nợ 9

2.1.4.5 Nợ xấu/ Doanh số cho vay 9

2.1.4.6 Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân 9

2.1.4.7 Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay 9

2.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng 10

2.1.5.1 Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuẩt được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế 10

2.1.5.2 Thúc đẩy nền kinh tế phát triển 10

Trang 7

2.1.5.3 Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành king tế kém phát triển và

2.1.6.4 Các nguyên tắc trong việc quản lý tiền gởi 15

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16

3.1.1 Tổng quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 17

3.1.2 Tổng quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau 18

3.1.2.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau 18

3.1.2.2 Chức năng của các phòng ban 20

3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU 24

3.3 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI 28

3.3.1 Thuận lợi 28

3.3.2 Khó khăn 39 3.3.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hnàg trong thời gian tới29

Trang 8

Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU 31

4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU 31

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng 31

4.1.2 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn tại Ngân hàng 33

4.1.3 Phân tích và đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tiền gởi ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau 36

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU 39

4.2.1 Đánh giá khái quát chung tình hình tín dụng tại Ngân hàng 39

4.2.1.1 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn 42

4.2.1.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế 48

4.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 56

4.2.3.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn 56

4.2.3.2 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn 57

4.2.3.3 Dư nợ/ Vốn huy động 57

4.2.3.4 Nợ xấu/ Tổng dư nợ 58

4.2.3.5 Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay 58

4.2.3.6 Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân 58

4.2.3.7 Nợ xấu/ Doanh số cho vay 58

4.2.4 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cà Mau 59

Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM LÀM TĂNG NGUỒN VỐN TIỀN GỞI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU 61

5.1 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM LÀM TĂNG NGUỒN VỐN TIỀN GỞI 5.1.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 61

5.1.2 Đối với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cà Mau 62

5.2 NHỮNG BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY 66

5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước 66

Trang 9

5.2.2 Về mối quan hệ đối với các cơ quan hữu quan 66

5.2.3 Đối với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cà Mau 66

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

6.1 KẾT LUẬN 68

6.2 KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 1 72

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm 2006 – 2008 25

Bảng 2: Cơ cấu vốn của NH qua 3 năm 2006 – 2008 31

Bảng 3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2006 – 2008 35

Bảng 4: Tình hình huy động vốn ngắn hạn của BIDV Cà Mau 38

Bảng 5: Tình hình tín dụng chung của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2006 – 2008 40

Bảng 6: Tình hình cho vay theo thời hạn tín dụng tại BIDV Cà Mau (2006-2008) 42 Bảng 7: Tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Cà Mau (2006- 2008) 44

Bảng 8: Tình hình thu nợ theo thời hạn tín dụng tại BIDV Cà Mau (2006- 2008) 45 Bảng 9: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng tại BIDV Cà Mau (2006- 2008) 47 Bảng 10: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Cà Mau (2006- 2008) 48

Bảng 11: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Cà Mau (2006- 2008) 51

Bảng 12: Tình hình thu nợ theo ngành kinh tế tại BIDV Cà Mau (2006-2008) 53

Bảng 13: Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế tại BIDV Cà Mau (2006-2008) 54

Bảng 14: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 56

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1:Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cà Mau năm 2006 – 2008 26

Hình 2: Cơ cấu vốn của BIDV Cà Mau qua 3 năm từ 2006 – 2008 33

Hình 3: Tình hình tín dụng chung của BIDV Cà Mau qua 3 năm 2006 – 2008 40

Hình 4: Tình hình cho vay phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 43

Hình 5: Tình hình dư nợ phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 44

Hình 6: Tình hình thu nợ phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 46

Hình 7: Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 47

Hình 8: Tình hình cho vay phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 49

Hình 9: Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 52

Hình 10: Tình hình thu nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 53

Hình 11: Tình hình nợ xấu theo phân ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 55

Trang 12

• ĐT&PT: Đầu Tư và Phát Triển • CBCNV: Cán bộ công nhân viên • HĐKD: hoạt động kinh doanh • NHTM: Ngân hàng thương mại • ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long • Tiền gởi KH: Tiền gởi khách hàng • TG: tiền gởi

• DSCV: doanh số cho vay • DSTN: doanh số thu nợ • DH: dài hạn

• CNCB Thủy sản XK: công nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu

Trang 13

TÓM TẮT

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu kinh doanh mua bán cũng như sử dụng những sản phẩm dịch vụ tốt hơn, sản phẩm hiện đại ngày càng trở nên cần thiết hơn Trong lĩnh vực Ngân hàng cũng vậy, nhu cầu được Ngân hàng mang lại những sản phẩm dịch vụ tốt cũng là một đòi hỏi Do đó, hiện tượng nhiều Ngân hàng mọc lên đã không còn xa lạ với người dân ở nhiều nơi Tại quê hương Cà Mau – một mãnh đất cuối cùng của tổ quốc, nơi có nhiều tiềm năng đặc biệt là tiềm năng về nuôi trồng thủy hải sản Vì thế mà nhu cầu về vốn để khai thác, chế biến tiềm năng đó cũng được nâng cao Thấy được tiềm năng và nhu cầu như vậy nên nhiều Ngân hàng đã xuất hiện và hoạt động tích cực địa bàn này làm cho thị trường kinh doanh tiền tệ ngày càng trở nên sôi động Một trong những hoạt động cần thiết và mang lại lợi nhuận cao nhất là hoạt động tín dụng Vì thế mà hoạt động này được các Ngân hàng tập trung chú ý đến và họ luôn nghĩ làm thế nào để hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng khác, hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau (BIDV Cà Mau) cũng vậy Ngân hàng này đã hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm và hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng Vì thế mà Ngân hàng cũng đã và đang cố gắng để tăng cường và mở rộng quy mô hoạt động tín dụng để có thể đạt được hiệu quả cao hơn Luận văn của em đã đi sâu tìm hiểu hoạt tín dụng tại Ngân hàng này Để hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng tại BIDV Cà Mau em đã phân tích về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, khả năng huy động vốn, hoạt động tín dụng chung, hoạt động tín dụng theo thời hạn, theo ngành kinh tế tại Ngân hàng và cũng đã phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, tìm ra nguyên nhân đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiên nghị để góp phần thúc đẫy hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn

Trang 14

Chương 1 GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong mọi nền kinh tế, vốn đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt hơn là ở trong nền kinh tế thị trường Vì thế mà việc luân chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu là hết sức cần thiết và sự hình thành, phát triển của ngân hàng là một lẽ tự nhiên Thực tế, ngân hàng là nơi cung cấp vốn kịp thời nhất cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội bằng nguồn tiền nhàn rỗi được huy động từ tất cả người dân Ở nước ta, hệ thống ngân hàng đã và đang hoạt động có hiệu quả vừa mang lại lợi nhuận cho bản thân ngân hàng, vừa thực hiện vai trò nhiệm vụ phân phối vốn đóng góp tích cực trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước

Trong giai đoạn hội nhập cùng với nền kinh tế của thế giới, mặc dù gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh, chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ nhưng nhìn chung hệ thống ngân hàng Việt Nam đã cố gắng hạn chế, khắc phục mọi khó khăn để nâng cao hiệu quả kinh doanh nên vẫn giữ được vị trí và tầm quan trọng của mình Một trong những ngân hàng đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế đó là Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau (BIDV Cà Mau) tuy chỉ là một chi nhánh nhưng cũng không thể phủ nhận sự đóng góp của nó đặc biệt là đối với tỉnh Cà Mau BIDV Cà Mau đã vượt qua mọi thách thức, đang từng bước mở rộng quy mô để khẳng định mình đối với sự phát triển của kinh tế địa phương, giúp cho các doanh nghiệp tháo gở vướng mắc trong kinh doanh nhằm đáp ứng kịp thời và bổ sung nguồn vốn cho các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho cá nhân, duy trì quá trình sản xuất được liên tục góp phần đẩy mạnh đầu tư và thúc đẫy sự phát triển của kinh tế cả nước

Mỗi ngân hàng thì có nhiều hoạt động mang lại lợi nhuận nhưng cho vay là hoạt động cơ bản và mang lại lợi nhuận chủ yếu của ngành ngân hàng Tuy nhiên, đây là hoạt động mang nhiều rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải hết sức thận trọng Vì vậy mà việc làm thế nào cho hoạt động tín dụng ngày càng có hiệu quả là việc làm mà mọi ngân hàng đều quan tâm Chính vì tầm quan trọng đó nên em

Trang 15

quyết định chọn đề tài “phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và

Phát Triển chi nhánh Cà Mau” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng BIDV Cà Mau qua 3 năm 2006 – 2008 để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng, từ đó đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho ngân hàng

Do thực tập tại BIDV Cà Mau nên tất cả các số liệu liên quan được thu thập từ BIDV Cà Mau

1.3.2 Thời gian nghiên cứu:

Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy trong 3 năm gần nhất (2006, 2007, 2008)

Trang 16

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PH ƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Tổng quan về tín dụng

2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng

Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị, dưới hình thức hiện vật hay tiền bạc từ người sở hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại một số lượng giá trị lớn hơn

Khái niệm tín dụng trên đây thể hiện:

- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác

- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời

- Khi hoàn thành lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức

2.1.1.2 Bản chất và chức năng của tín dụng

 Bản chất của tín dụng

Tín dụng thể hiện ra bên ngoài là sự chuyển giao quyền sử dụng tài sản giữa người cho vay và người đi vay, nhưng thực chất bên trong của nó chứa đựng mối quan hệ giữa cho vay và người vay Chính mối quan hệ này quyết định bản chất của tín dụng

 Chức năng của tín dụng

Chức năng phân phối lại :

Tín dụng là sự chuyển nhượng từ chủ thể này sang chủ thể khác Thông qua sự chuyển này tín dụng góp phần phân phối lại nguồn tài nguyên thể hiện ở chổ :

- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay

- Ngược lại người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên được phân phối

Trang 17

Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất

2.1.3 Rủi ro của tín dụng ngân hàng

2.1.3.1 Khái niềm về rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những yếu tố không bình thường trong hợp đồng tín dụng Từ đó làm tác hại xấu đến hoạt động Ngân hàng làm cho Ngân hàng bị phá sản

2.1.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi, nợ xấu ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu ngày càng gia tăng…Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

Đối với khách hàng là cá nhân

Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi như:

• Thu nhập không ổn định • Bị sa thảy, thất nghiệp • Bị tai nạn lao động • Hoả hoạn, lũ lụt

Trang 18

• Sử dụng vốn sai ngành • Thiếu năng lực pháp lý

Đối với khách hàng là doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi khi gặp phải các trường hợp sau đây:

• Người lãnh đạo đơn vị vay vốn không có trình độ chuyên môn, thiếu năng lực quản lý

• Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính

• Sử dụng vốn sai ngành đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng • Những biến động từ thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh nghiệp

• Doanh nghiệp không có khả năng cạnh trạnh, bị mất thị trường tiêu thụ

• Chính sách nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

• Thiếu kế hoạch về nguồn vốn

• Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp • Những tai nạn bất ngờ: hoả hoạn, động đất, công nhân đình công, chiến tranh…

 Nguyên nhân từ điều kiện khách quan

Điều kiện kinh tế trong nước

Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhậy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không thể thu hồi được Điều này làm cho nợ xấu trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng

Ở thời kỳ lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì dễ dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong thời kỳ này người gởi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi ở trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng Trong khi đó ở thời kỳ này người vay tiền càng có lợi nên họ lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay Điều này cũng làm ảnh

Trang 19

hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản cho vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản

Điều kiện kinh tế thế giới

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia có vai trò như một tế bào của nền kinh tế thế giới chung Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới Nhiều tập đoàn công ty có xu hướng mở rộng kinh doanh ra nước ngoài Sự hình thành các khu vực kinh tế và các khu mậu dịch tự do như NAFTA, AFTA…cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng không nhỏ của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đối với mỗi nước thành viên Trong điều kiện như vậy, khi có những biến cố và tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xãy ra ở bất kỳ một nước nào thì cũng có thể tác động mạnh đến nhiều nước khác trên toàn thế giới, và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng

 Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng

Đối với bảo lãnh vay vốn ngân hàng:

Trong trường hợp người bảo lãnh (trong bảo lãnh vay vốn ngân hàng) gặp phải những tình hưống chủ quan hay khách quan đã được trình bày ở trên Điều đó có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng trả nợ gốc và lãi thay cho người đi vay vốn cho ngân hàng

• Tài sản thế chấp và cầm cố không chuyển nhượng được

• Không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về tài sản thế chấp và cầm cố nên không thể phát mãi

• Tài sản thế chấp và cầm cố bị sự cố rủi ro như hỏa hoạn hoặc cấm lưu thông

Trang 20

 Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Bản thân ngân hàng cũng tạo ra các tiềm ẩn về rủi ro tín dụng Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng bao gồm:

• Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đạt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh

• Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tài sản thế chấp và cầm cố, cho vay khống,

• Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin sát thực

• Vi phạm về mặt đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng

2.1.3.3 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra

- Thiệt hại đối với ngân hàng

Trên thực tế, nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nguồn vốn huy động, tỷ lệ vốn tự có chiếm rất nhỏ trong tổng nguồn vốn Do đó, đối với một NHTM việc không thu hồi được nợ hoặc không thu hồi nợ đúng hạn không những gây khó khăn cho ngân hàng mà ngày càng giảm đi nguồn vốn tự có của ngân hàng vốn đã nhỏ bé Điều đó, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn cả về quy mô lẫn lòng tin của khách hàng dành cho ngân hàng, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô để cùng cạnh tranh với các ngân hàng khác

Khi rủi ro xảy ra sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể sẽ thiếu tiền chi trả cho khách hàng, thiếu vốn khả dụng Khi đó, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm thấp và tùy theo mức độ rủi ro nặng nhẹ mà ảnh hưởng nhiều hoặc ít đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nếu tỷ lệ rủi ro tăng cao sẽ dẫn đến việc mất ổn định tình hình tài chính, chênh lệch thu - chi sẽ âm

- Thiệt hại đối với nền kinh tế

Hoạt động của ngân hàng mang tính hệ thống và có liên quan sâu rộng đến hoạt động của mọi thành phần kinh tế trong xã hội Rủi ro tín dụng xảy ra không chỉ ảnh hưởng đối với một ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng Từ đó, xuất hiện tâm lý hoang mang, sợ hãi trong công chúng, các nhà đầu tư nghi ngờ về sự an toàn của đồng vốn mà mình đã ký gửi vào ngân

Trang 21

hàng, do đó họ sẽ đổ xô đến ngân hàng để rút tiền, lúc này nguy cơ mất khả năng chi trả tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ phá sản

Rủi ro tín dụng xảy ra càng nhiều với quy mô lớn của hệ thống ngân hàng trong một nước sẽ làm giảm đi uy tín, niềm tin vào hệ thống ngân hàng đó trên trường quốc tế, gây nên những khó khăn trong khi giao dịch mua bán với nước ngoài

2.1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Một số khái niệm:

- Doanh số cho vay: Là chỉ số phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân

hàng đã dùng để cho vay trong một thời gian nào đó, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa Doanh số cho vay thường được xác định theo thời gian là tháng, quý, năm

- Doanh số thu nợ: Là gồm toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu hồi về

các khoản cho vay của ngân hàng kể cả năm hiện tại và năm trước đó

- Dư nợ: Là chỉ số phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng

hiện còn cho vay bao nhiêu, vì vậy đây là khoản mà ngân hàng phải thu về

- Nợ xấu: Là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn không trả được cho

ngân hàng mà không có một nguyên nhân chính đáng thì ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ xấu nợ xấu dùng để phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng

Thông thường có một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng sau

2.1.4.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng, cho nguồn vốn của Ngân hàng phụ thuộc vào đâu Tỷ lệ này chiếm tỷ trọng hơn 70% trên tổng nguồn vốn thì mới tốt

2.1.4.2 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn

Dư nợ/ Tổng nguồn vốn = (Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn)*100% Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn = (Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn)*100%

Trang 22

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung nguồn vốn vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thông thường tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Ngân hàng đã tập trung vốn tốt cho hoạt động tín dụng

2.1.4.5 Nợ xấu/ Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này cho thấy mức độ rủi ro trong cho vay vốn có thể xãy ra gây thiệt hại cho ngân hàng

2.1.4.6 Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng càng quay nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

2.1.4.7 Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

Dư nợ/ Vốn huy động = (Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động)*100%

Nợ xấu/ Tổng dư nợ = (Tổng nợ xấu/ Tổng dư nợ)*100%

Nợ xấu/ Doanh số cho vay = (Tổng nợ xấu/ Tổng doanh số cho vay)*100%

Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân =Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân

DSTN/ DSCV = (Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay)*100%

Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/ 2

Trang 23

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thu nợ đối với hoạt động tín dụng Doanh số thu nợ chiếm tỷ lệ càng cao trên doanh số cho vay thì thể hiện khả năng thu nợ tốt

2.1.5 Vai trò của tín dụng ngân hàng

2.1.5.1 Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuẩt được liên tục

đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế

Việc thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các xí nghiệp, doanh nghiệp.Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục

Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay cơ cấu kinh tế vẫn còn nhiều mặt mất cân đối, lạm phát, thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn Vì vậy thông qua việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý Mặt khác thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội

2.1.5.2 Thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng mà vốn này phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các doanh nghiệp các cơ quan Nhà Nước và cá nhân trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển

2.1.5.3 Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành king tế kém phát triển và mũi nhọn

Trong điều kiện nước ta Nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, đang trong quá trình công nghiệp hoá và là ngành chịu tác động nhiều nhất của điều kiện thiên nhiên Nhà Nước cần phải tập trung phát triển nông nghiệp để giải quyết các nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác Bên cạnh đó Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí…

Trang 24

2.1.5.4 Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kế toán của các doanh nghiệp

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn vay Ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trên hợp đồng tín dụng Bằng các tác động như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi doanh nghiệp

2.1.5.5 Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài

Trong điều kiện ngày nay phát triển kinh tế của một nước luôn gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã nhường bước cho kinh tế “mở” vì vậy tín dụng Ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau

Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu hàng hoá đồng thời sử dụng nguồn vốn tín dụng bên ngoài để công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế

• Tiền gởi không kỳ hạn của các đơn vị, cá nhân • Tền gởi tiết kiệm không kỳ hạn

• Tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn

• Tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

Trang 25

 Vai trò vốn huy động

Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng trong việc tạo vốn đầu tư phát triển kinh tế và là vấn đề quan trọng trong kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau Ngân hàng hoạt động kinh doanh đa năng để đáp ứng kịp thời yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình kinh doanh hiện nay Vì vậy, vốn huy động là nguồn tài nguyên to lớn của ngân hàng do đó có vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguồn vốn cho nguồn vốn

2.1.6.2 Các hình thức huy động vốn

Nghiệp vụ huy động vốn là hoạt động tiền tệ có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng như đối với xã hội Trong nghiệp vụ này, Ngân hàng thương mại cũng được sử dụng các biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế Kết quả của nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra “nguồn tài nguyên” để đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế Hiện nay, ở nước ta có các hình thức huy động chủ yếu sau

 Mở tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn cho khách hàng

(tiền gửi hoạt kỳ)

Tiền gởi thanh toán không kỳ hạn là loại tiền gởi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc náo mà không cần báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có quyền ký Séc thanh toán nên tài khoản này còn gọi là tài khoản giao dịch

Ngành của khách hàng gởi tiền thanh toán nhằm để an toàn về tài sản thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doạnh và tiêu dùng tiện lợi trong việc thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt được ngân hàng đáp ứng các dịch vụ của mình Đối vợi loại tiền gởi này ngân hàng chỉ có thể sử dụng một tỷ lệ nhỏ để cho vay và đầu tư, phần còn lại để đáp ứng nhu cầu khách hàng Vì vậy thông thường ngân hàng áp dụng mức lãi suất thấp đối với loại tiền gởi này

 Mở tài khoản tiền gửi thanh toán có kỳ hạn (định kỳ)

Các doanh nghiệp và cá nhân có những khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng có thể ký thác vào ngân hàng với hình thức tiền gởi có kỳ hạn, theo nguyên tắc đối với loại tiền gởi này thì khách hàng chỉ được rút ra khi đáo hạn Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh mà ngân hàng thường cho phép khách hàng rút

Trang 26

tiền ra trước thời hạn với điều kiện người gởi tiền không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng lãi suất theo tiền gởi không kỳ hạn tùy theo chính sách huy động vốn của mỗi ngân hàng

Đối với Ngân hàng, tiền gởi có kỳ hạn là nguồn vốn ổn định của ngân hàng, do đó lãi suất mà ngân hàng chi trả cho loại tiền gởi này cao hơn lãi suất tiền gởi thanh toán không kỳ hạn

Để khuyến khích khách hàng gởi tiền có kỳ hạn tai ngân hàng, có ngân hàng áp dụng nguyên tắc thời hạn càng dài lãi suất càng cao

 Tiền gửi tiết kịêm

Là khoản tiền của cá nhân và hộ gia đình được gởi vào tài khoản tiền gởi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định cuả ngân hàng nhận gởi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gởi

Đây là hình thức huy động tiền gởi theo kiểu truyền thống của ngân hàng Đối với ngân hàng hình thức gởi tiền này tạo cho ngân hàng nguồn vốn ổn định Mặc dù món tiền gởi từ cá nhân thường là nhưng do ngân hàng huy động số đông cá thể và hộ gia đình nên cũng đem lại cho ngân hàng nguồn vốn lớn để kinh doanh

 Kỳ phiếu Ngân hàng có ngành

Kỳ phiếu ngân hàng có ngành là công cụ để huy động vốn vào ngân hàng do ngân hàng phát hành nhằm ngành kinh doanh nhất định trong một thời kỳ

Kỳ phiếu ngân hàng có ngành là một loại giấy nhận nợ (chứng chỉ nhận nợ) nhằm huy động vốn trong dân cư một cách linh hoạt đáp ứng vốn đầu tư cho sản xuất, cho một số chương trình, một số dự án kinh tế hoặc kinh doanh của ngân hàng Kỳ phiếu có ngành được phát hành bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ Kỳ phiếu được bán cho mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, theo nguyên tắc tự nguyện Ngân hàng đảm bảo việc thanh toán kỳ phiếu định kỳ cả vốn và lãi như đã ghi trên kỳ phiếu phát hành Kỳ phiếu có các dạng như sau:

• Có ghi danh hoặc không có ghi danh người mua

• Kỳ phiếu có các loại kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng , 12 tháng và trên 12 tháng

Trang 27

• Trả lãi sau hoặc trả lãi trước theo từng kỳ hạn • Bằng VND hay USD

Kỳ phiếu được in ấn theo mẫu quy định chung trong toàn ngành và được quản lý chặt chẽ an toàn tuyệt đối đúng quy định của chế độ quản lý chứmg từ có giá

Căn cứ vào tình hình nguồn vốn phục vụ cho sản xuất và theo các dự án đầu tư mà ngân hàng đuợc phép phát hành kỳ phiếu hay không Nếu được phép phát hành sẽ phải tiến hành thông báo hoặc quảng câo trên các phương tiện thông tin đại chúng

Ngân hàng thực hiện chiết khấu kỳ phiếu nếu chủ sở hữu muốn bán lại cho Ngân hàng, giá chiết khấu được niêm yết tại các đơn vị trực thuộc của ngân hàng

Ngân hàng phải đãm bảo thanh toán đủ số tiền mệnh giá ghi trên tờ phiếu cho sở hữu hợp pháp của kỳ phiếu khi đến hạn Ngày đến hạn là ngày ghi trên tờ phiếu

 Trái phiếu Ngân hàng

Trái phiếu Ngân hàng là công cụ huy động vốn dài hạn vào Ngân hàng nó là một loại chứng khoán có thể mua bán trên thị trường chứng khoán Ở nước ta trái phiếu thường có kỳ hạn một năm trở lên

Trái phiếu Ngân hàng là giấy chứng nhận nợ người đầu tư vốn, người sử dụng trái phiếu được hưởng thu nhập ( trả lãi) trên số tiền mua trái phiếu và được trả lại gốc khi đến thời hạn của trái phiếu

Trái phiếu thường có các hình thức sau:

• Phát hành trái phiếu cho từng công trình, từng dự án

• Phát hành trái phiếu trên từng địa bàn lãnh thổ để tạo vốn đầu tư cho một số dự án, công trình

2.1.6.3 Vốn tiền gởi là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt là kinh doanh tiền tệ với 2 nghiệp vụ cơ bản là nhận ký thác của các cơ quan, tổ chức nhà

nước, doanh nghiệp, cá nhân; và sử dụng các khoản ký thác để cho vay hoặc chiết

khấu Vì vậy, bên cạnh các nguồn vốn khác thì vốn huy động là nguồn vốn chủ

Trang 28

yếu của Ngân hàng nó là nguồn vốn đem lại lợi nhuận rất lớn cho Ngân hàng Để có thể canh tranh trên thị trường thì các ngân hàng không ngừng gia tăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng vì nguồn vốn của ngân hàng thì có hạn Và khi nhìn vào nguồn vốn huy động ta có thể đánh giá được sức mạnh uy tín và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng đó trên thị trường

Bên cạnh việc gia tăng đầu vào tức là huy động vốn thì các Ngân hàng phải tìm đầu ra tức là phải cho vay hoặc đầu tư thì nguồn vốn huy động đó mới thực sự đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng Ngân hàng phải đảm bảo cân đối giữa đầu vào và đầu ra, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng đóng băng vốn, không trả được lãi cho khách hàng dẫn đến thua lỗ kém hiệu quả Làm thế nào để đem lại lợi nhuận ngày càng cao đó còn là một nghệ thuất của mỗi Ngân hàng

2.1.6.4 Các nguyên tắc trong việc quản lý tiền gởi

Ngân hàng phải đảm bảo thanh toán kịp thời cho khách hàng, để thực hiện được nguyên tắc này Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định tiền gởi để cho vay số còn lại để làm quỹ dự trữ thanh toán

Trong quỹ dự trự Ngân hàng gồm có: • Tiền mặt

• Ngân phiếu thanh toán

• Tiền gởi thanh toán tại Ngân hàng Nhà Nước • Tiền gởi dự trữ bắt buộc

• Tín phiếu kho bạc

Ngân hàng phải đảm bảo tương ứng về nguồn vốn và sử dụng vốn, tuy nhiên nguyên tắc này chỉ có tính tương đối vì Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn vì tuy là nguồn vốn ngắn hạn khi xét trong một chu kỳ dài thì nó luôn tồn tại trong Ngân hàng nên trỏ thành nguồn vốn dài hạn hay nguồn vốn ổn định trong Ngân hàng

Ngân hàng chỉ được thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản tiền gởi của khách hàng khi có lệnh của chủ tài khoản hoặc sự ủy nhiệm của chủ tài khoản, trong trường hợp chủ tài khoản vi phạm kỷ luật thanh toán hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền buộc chủ tài khoản phải thanh toán thì Ngân hàng được quyền tự động trích tài khoản tiền gởi của khách hàng để thực hiện các nghiệp vụ có liên quan

Trang 29

Ngân hàng phải đảm bảo an toàn bí mật cho chủ tài khoản

Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra các chứng từ thanh toán của khách hàng đảm bảo lập đúng thủ tục quy định của Ngân hàng, Ngân hàng kiểm tra chữ ký, con dấu nếu không phù hợp Ngân hang được quyền từ chối thanh toán

Khi có phát sinh các khoản giao dịch liên quan đến tài khoản khách hàng thì Ngân hàng kịp thời gởi giấy báo cóm, báo nợ cho chủ tài khoản, cuối tháng phải gởi bản sao tài khoản hoặc giấy báo dư cho chủ tài khoản biết

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Tổng hợp từ lí thuyết đến quan sát thực tế, nguồn số liệu sử dụng được từ các báo cáo tổng hợp của ngân hàng

Thu thập những thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các từ sách báo, tạp chí, tài liệu, từ mạng internet,

2.2.2 Phương pháp phân tích:

Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu để so sánh năm nay với năm trước nhằm thấy được xu hướng thay đổi của ngân hàng, xem nó được cải thiện, đứng yên hay xấu đi để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời

Phương pháp so sánh tương đối:

T = T2 – T1

Trang 30

3.1.1 Tổng quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngân Hàng Đầu Tư &Phát Triển Việt Nam là Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo về lĩnh vực đầu tư và phát triển, là Ngân hàng chuyên ngành về lĩnh vực đầu tư phát triển được thành lập sớm nhất tại VN, đã có 46 năm hoạt động và trưởng thành Có chức năng huy động vốn dài hạn, trung hạn và ngắn hạn trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển Kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng, làm Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn của chính phủ, các tổ chức kinh tế tài chính tiền tệ, các tổ chức kinh tế xã hội, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước

Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng chính phủ và được thành lập lại theo mô hình tổng công ty nhà nước qui định tại quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng chính phủ

46 năm qua Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam đã có tên gọi : - Ngân Hàng Kiến thiết Việt Nam: 26/04/1957

- Ngân Hàng Đầu Tư&Xây Dựng Việt Nam: từ 24/06/1981 - Ngân Hàng Đầu Tư&Phát Triển Việt Nam: từ 14/11/1990

46 năm hoạt động xây dựng trưởng thành và đổi mới của Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam gắn liền với những giai đoạn lịch sử của đất nước VN, trong 46 năm qua Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam đã lập nhiều thành tích góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Từ những năm 90 trở về trước, nguồn vốn hoạt động của Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam chủ yếu là của ngân sách nhà nước Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc cấp vốn ngân sách

Trang 31

và quản lý có hiệu quả nguồn vốn đó Hàng nghìn công trình then chốt của nền kinh tế quốc dân, từ các công trình hạ tầng cơ sở đến các công trình sản xuất ra của cải vật chất đều do Ngân Hàng ĐT&PT Việt Nam đảm nhiệm và phục vụ tốt, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ giai đoạn lịch sử

Nhất là từ năm 1990 trở lại đây, sau khi có 2 pháp lệnh về Ngân hàng Ngân Hàng ĐT&PT Việt Nam đã thực hiện thành công những thử nghiệm hết sức quan trọng của Đảng, nhà nước và của ngành Ngân hàng về chống bao cấp trong đầu tư, cũng như trong hoạt động Ngân hàng Trong quá trình đổi mới và phát triển, Ngân Hàng ĐT&PT Việt Nam đã trưởng thành nhanh chóng, đạt được những thành tích đáng khích lệ Luôn lấy hiệu quả, an toàn của sản xuất kinh doanh làm mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước, ổn định tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo được niềm tin, chữ tín của khách hàng trong nước và ngoài nước

3.1.2 Tổng quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau

3.1.2.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Cà Mau là thành viên của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Bank For Investment and Development Of VietNam Ca Mau Branch viết tắt là BIDV Cà

Mau Tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau là Ngân hàng Đầu tư

và xây dựng tỉnh Minh Hải với hoạt động chủ yếu là cấp phát vốn Ngân sách Trung ương, địa phương cho các công trình theo kế hoạch Nhà nước và cho vay vốn lưu động trong lĩnh vực xây lắp

Chấp hành Nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng về chuyển hoạt động Ngân hàng sang hạch toán kinh doanh Tại thời điểm này, theo quyết định của cấp có thẩm quyền Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Minh Hải chuyển cấp phát vốn Ngân sách địa phương sang Sở tài chính tỉnh Minh Hải Do đó Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Minh Hải xáp nhập vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Minh Hải, tiếp tục nhiệm vụ cấp phát vốn Ngân sách Trung ương và cho vay vốn lưu động trong lĩnh vực xây lắp

Trang 32

Ngày 01/04/1990 thành lập phòng Đầu tư và Phát triển tỉnh Minh Hải tại quyết định số 10QĐ/TCCB của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với nhiệm vụ chính là thực hiện chủ trương của Nhà nước chuyển dần cấp phát vốn Ngân sách sang cho vay lãi suất ưu đãi nhằm tăng hiệu quả đầu tư các công trình được xây dựng theo kế hoạch Nhà nước và cấp phát vốn Ngân sách Trung ương Ngày 26/11/1990 theo Quyết định số 105NH/QĐ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Minh Hải

Đầu năm 1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Minh Hải chuyển một phần đầu tư tín dụng theo kế hoạch Nhà nước và cấp phát vốn Ngân sách Trung ương cho Cục Đầu tư phát triển Minh Hải, Ngân hàng giảm thị phần tín dụng đầu tư các dự án

Kỳ họp thứ 10 ngày 12 tháng 11 năm 1996 Quốc hội khóa IX quyết định phân chia địa giới tỉnh Minh Hải thành 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vào thời điểm ngày 01/01/1997 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Cà Mau được tách ra từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Minh Hải cũ theo Quyết định thành lập lại số 263/QĐ/TCCB ngày 20/12/1996 của Tổng Giám Đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Việc tách Tỉnh dẫn đến một số khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng:

Về nguồn nhân lực: Điều chuyển một số cán bộ chủ chốt, có năng lực và tuyển dụng mới những cán bộ chưa có kinh nghiệm

Về thị phần tín dụng: Phân chia thị phần tín dụng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bạc Liêu

Tuy nhiên, với số lượng cán bộ có trình độ chính trị, trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý nghiệp vụ ngày càng được nâng cao và luôn thể hiện tính năng động, sáng tạo phát huy sáng kiến kỹ thuật ứng dụng khoa học trong mọi lĩnh vực công tác, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau đã phục vụ tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các yêu cầu chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương không ngừng phát triển

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cà Mau phấn đấu và tự hào được sinh ra và trưởng thành gắn liền với sự phát triển không ngừng trong sự nghiệp đổi mới chung của Tỉnh

Trang 33

3.1.2.2 Chức năng của các phòng ban

+ Phòng Quan hệ khách hàng

- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng - Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ ) - Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm cho ngân hàng

 Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng - Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng

- Phân loại, rà soát và phát hiện rủi ro

- Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/ giảm lãi, đề xuất miễn/ giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro để xử lý tiếp theo quy định

- Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng

 Đối với khách hàng là cá nhân

- Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng, tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV, triển khai các kế hoạch bán hàng, chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh

- Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh - Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gởi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định

Trang 34

- Phối hợp các bộ phận liên quan thục hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV

- Thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất luợng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh

- Thực hiện việc xử lý nợ xấu  Quản lý rủi ro

- Tham mưu đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro - Trình lãnh đạo cấp tín dụng/ bảo lãnh cho khách hàng

- Phối hợp, hổ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn tác nghiệp của Phòng, lập các báo cáo thống kê về quản trị tín dụng

+ Phòng dịch vụ khách hàng

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng

- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nuớc và BIDV, phát hiện và báo cáo xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp

- Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch, thực hiện đúng quy trình, quy định về nghiệp vụ, thẩm quyền; thực hiện kiểm soát nội bộ truớc khi giao dịch với khách hàng

+ Tổ thanh toán quốc tế

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại đối với khách hàng

Trang 35

- Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán sản phẩm về tài trợ thương mại

- Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh

+ Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho quỹ và xuất/ nhập quỹ - Đề xuất, tham mưu với Giám đốc về biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ, an ninh tiền tệ; phát triển dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ

+ Phòng Kế hoạch-tổng hợp

 Kế hoạch tổng hợp

- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch – tổng hợp

- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức và triển khai kế hoạch kinh doanh

- Theo dõi và giúp Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh

- Chịu trách nhiệm về hệ số an toàn của chi nhánh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh

- Lập báo cáo, thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định

+ Tổ điện toán

- Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy trình, đúng quy định công nghệ thông tin tại chi nhánh

Trang 36

- Huớng dẫn, đào tạo, hổ trợ, kiểm tra các phòng để cán bộ sử dụng thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành theo quy định BIDV

- Tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, về những vấn đề liên quan đến thông tin tại chi nhánh cần kiến nghị

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh

+ Phòng Tài chính-kế toán

- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp - Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh ( gồm cả phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm)

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính

- Đề xuất về việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bọ, hợp lý và đúng chế độ

- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng Giao dịch/ Quỹ tiết kiệm

- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính; quản lý thông tin và lập báo cáo; thực hiện quản lý thông tin của khách hàng

Trang 37

- Tham gia ý kiến về phát triển mạng luới, chuẩn bị nhân sự, phát triển kênh phân phối sản phẩm, trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Quỹ tiết kiệm Phòng giao dịch/Chi nhánh mới

- Quản lý hồ sơ cán bộ, huớng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản, quản lý thông tin và lập các báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định

- Tham gia đề xuất những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh

Để hiểu rõ hơn về Ngân hàng ta phải đi tìm hiểu sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại phản ánh nổ lực của ngân hàng dưới tác động của nhiều nhân tố Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc có tầm quan trọng đặc biệt Nhà quản lý thông qua thực trạng hoạt động ngân hàng và các nhân tố tác động đến thực trạng so sánh với các ngân hàng khác để thúc đẩy cạnh tranh Ngoài ra, Ngân hàng cần làm rõ mục tiêu cần phải đạt được, các nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả trong thời gian qua để lập kế hoạch tiến hành thay đổi kịp thời Tổng hợp những yếu tố trên sẽ giúp cho nhà quản lý tính toán, dự trù các yếu tố hình thành nên các kết quả Chính vì vậy việc thường xuyên theo dõi và phân tích các chỉ tiêu kết quả đáng chú ý, nhằm để đánh giá hoạt động trong thời gian đã qua và có phương hướng cho hoạt động kỳ tới Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể

hiện qua bảng sau:

Trang 38

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUA 3 NĂM 2006 – 2008

Tuyệt đối

Tương đối (%) 1.Tổng thu 106.990,4 100,0 100.353,7 100,0 105.682 100,0 -6.636,7 -6,2 5.328,3 5,3

Trang 39

Thông thường để đánh giá hoạt động chung của ngân hàng thông qua ba khoản mục chính là thu nhập, chi phí và lợi nhuận Để thấy rõ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau ta hãy xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua biểu đồ sau:

0.0020,000.0040,000.0060,000.0080,000.00100,000.00120,000.00Triệu đồng

Năm 2006Năm 2007Năm 2008Năm

Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 - 2008

Tổng thuTổng chiLợi nhuận

Hình 1:Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cà Mau năm 2006 - 2008

Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV ta phải đánh giá 3 khoản mục chính là thu nhập, chi phí và lợi nhuận

Về thu nhập:

Thu nhập của Chi nhánh qua 3 năm có sự biến động Năm 2006 tổng thu là 106.990,4 triệu đồng, năm 2007 là 100.353,7 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 6.636,7 triệu đồng và giảm về tương đối là 6,2% so với năm 2006, năm 2008 là 105.682 triệu đồng tăng là 5.328,3 triệu đồng tương ứng với 5,3% so với năm 2007 Những con số trên cho thấy chi nhánh đã có sự giảm sút trong vấn đề tạo ra nguồn thu nhập cho mình Nguyên nhân là do ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi những biến động của nền kinh tế như tình hình dịch cúm gia cầm diễn ra mạnh mẽ, lam phát kinh tế tăng cao dẫn đến giá vật tư nhiên liệu và một số hàng hóa thiết yếu bất ổn (xăng, dầu, .) Ngoài ra còn do sự canh mạnh mẽ giữa các NHTM trên địa bàn thông qua các chương trình tuyên truyền, khuyến mãi quảng bá dưới nhiều hình thức áp dụng một cách linh hoạt công cụ lãi suất nhằm thu hút khách hàng nên đã gây khó khăn không ít cho ngân hàng Nhưng do sự cố gắng một lòng của toàn thể cán bộ, nhân viên trong ngân hàng đã góp phần làm cho tổng

Trang 40

thu nhập tăng trở lại biểu hiện cụ thể vào năm 2008 Đây là điểm đáng khích lệ đối với ngân hàng khi vươn lên được trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn, bất ổn

Thu nhập của Ngân hàng gồm các khoản thu như thu từ lãi, thu từ hoạt động kinh doanh, thu phí dịch vụ, thu nội bộ và thu khác Trong đó thu từ hoạt động tín dụng (thu từ lãi) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập: chiếm 78% năm 2006, năm 2007 và chiếm 76,8% năm 2008 Điều này cho thấy đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng Thu từ lãi có sự tăng, giãm không bình thường qua các năm là do ảnh hưởng bất lợi của nền kinh tế nên tình hình cho vay giãm sút và do ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với những khách hàng không có bảo đãm (cho vay tín chấp) nên thu từ lãi đã giảm Tuy nhiên, Ngân hàng cũng đã tạo thêm nhiều mối quan hệ mới với các tầng lớp dân cư nên hoạt động tín dụng cũng dần dần ổn định trở lại

Về chi phí:

Tổng chi phí qua 3 năm của chi nhánh cũng có sự thay đổi Năm 2006 tổng chi là 89.136,5 triệu đồng, năm 2007 tổng chi là 86.676 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 2.460,5 triệu đồng và về tuơng đối là 2,8 % so với năm 2006, năm 2008 tổng chi là 91.673 triệu đồng tăng 4.997 triệu đồng tương đương với tăng 5,8 % so với năm 2007

Trong tổng chi phí của Chi nhánh, chi nội bộ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cụ thể là năm 2006 chiếm 60,9%, năm 2007 chiếm 76,8%, năm 2008 chiếm 68,9% Khoản mục này tăng là do chi nhánh phải trả lãi khoản vốn được Ngân hàng Trung ương điều xuống Do khi huy động được vốn thì chi nhánh phải gởi về ngân hàng Trung ương và được hưởng lãi suất tiền gởi Tuy nhiên, khi chi nhánh có nhu cầu về vốn thì Ngân hàng trung ương sẽ điều chuyển vốn xuống cho chi nhánh và chi nhánh phải trả lãi suất nội bộ Chính vì vậy mà vốn điều chuyển tăng dần qua các năm làm cho chi nội bộ cũng tăng theo Còn về chi trả lãi cũng có biến nhiều thay đổi là năm 2007 chi trả lãi giảm 30,1% so với năm 2006, năm 2008 thì lại tăng 9,4% so với năm 2007 Có sự thay đổi này là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn huy động giảm làm cho khoản chi trả lãi cũng giảm theo (năm 2007) và chi trả lãi năm 2008 tăng so với năm 2007 là do phải cạnh tranh để có thể giành lấy thị trường, mở rộng quan hệ tín dụng nên ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách về lãi suất, về quảng cáo,

Ngày đăng: 04/10/2012, 16:36

Hình ảnh liên quan

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUA 3 NĂM 2006 – 2008 - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

BẢNG 1.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUA 3 NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 1:Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cà Mau năm 2006-2008 - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

Hình 1.

Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cà Mau năm 2006-2008 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Hình 2: Cơ cấu vốn của BIDV Cà Mau qua 3 năm từ 2006 – 2008 4.1.2  Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn tại Ngân hàng  - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

Hình 2.

Cơ cấu vốn của BIDV Cà Mau qua 3 năm từ 2006 – 2008 4.1.2 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Xem tại trang 46 của tài liệu.
BẢNG 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

BẢNG 3.

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 48 của tài liệu.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN CỦA BIDV CHI NHÁNH CÀ MAU - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

BẢNG 4.

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN CỦA BIDV CHI NHÁNH CÀ MAU Xem tại trang 51 của tài liệu.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN CỦA BIDV CHI NHÁNH CÀ MAU - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

BẢNG 4.

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN CỦA BIDV CHI NHÁNH CÀ MAU Xem tại trang 51 của tài liệu.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG CỦA BIDV CHI NHÁNH CÀ MAU QUA 3 NĂM 2006 – 2008  - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

BẢNG 5.

TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CHUNG CỦA BIDV CHI NHÁNH CÀ MAU QUA 3 NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh tương đối tốt. Tuy có giảm sút vào năm 2007 nhưng đó cũng không thể nói lên đượ c là Ngân hàng  hoạt động không hiệu quả bởi lẽ Ngân hàng có sự giảm sút là do chịu ảnh hưởng  bởi các yếu tố bên ngoài  - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

h.

ìn chung, tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh tương đối tốt. Tuy có giảm sút vào năm 2007 nhưng đó cũng không thể nói lên đượ c là Ngân hàng hoạt động không hiệu quả bởi lẽ Ngân hàng có sự giảm sút là do chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 4: Tình hình doanh số cho vay phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

Hình 4.

Tình hình doanh số cho vay phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 – 2008 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Dư nợ theo thời hạn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

n.

ợ theo thời hạn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình 6: Tình hình doanh số thu nợ phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006-2008 - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

Hình 6.

Tình hình doanh số thu nợ phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006-2008 Xem tại trang 59 của tài liệu.
BẢNG 9: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG T ẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008)  - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

BẢNG 9.

TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG T ẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008) Xem tại trang 60 của tài liệu.
BẢNG 10: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008)  - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

BẢNG 10.

DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008) Xem tại trang 61 của tài liệu.
Hình 8: Tình hình doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

Hình 8.

Tình hình doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Hình 9: Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

Hình 9.

Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 Xem tại trang 65 của tài liệu.
BẢNG 12: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO NGÀNH KINHT ẾT ẠI BIDV CÀ MAU (2006-2008)  - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

BẢNG 12.

TÌNH HÌNH THU NỢ THEO NGÀNH KINHT ẾT ẠI BIDV CÀ MAU (2006-2008) Xem tại trang 66 của tài liệu.
Hình 10: Tình hình thu nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

Hình 10.

Tình hình thu nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Hình 11: Tình hình nợ xấu theo phân ngành kinh tế qua 3 năm 2006-2008 - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

Hình 11.

Tình hình nợ xấu theo phân ngành kinh tế qua 3 năm 2006-2008 Xem tại trang 68 của tài liệu.
Nguồn: tính toán từ các bảng - Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau ( BIDV Cà Mau ).pdf

gu.

ồn: tính toán từ các bảng Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan