Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.doc

22 4K 29
Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ

Trang 1

PHẦN GIỚI THIỆU1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt là trongmột xã hội phát triển như hiện nay Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về vui chơigiải trí ngày càng tăng

Cùng đóng góp vào nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu du lịch toàn cầu, Việt Namvới rất nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên ban tặng, cùng vớinền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, là một trong những quốc gia đầy sức hấpdẫn đối với khách du lịch Trong tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, du lịchViệt Nam càng có nhiều điều kiện hơn nữa để phát triển.

Riêng với Đồng bằng sông Cửu Long mà trung tâm là thành phố Cần Thơsẽ là nơi không thể thiếu trong hành trình du lịch của du khách quốc tế khi đếnViệt Nam Với vai trò quan trọng của mình, thành phố Cần Thơ dựa trên nhữngtiềm năng sẵn có đã ra sức phát triển dịch vụ du lịch phục vụ du khách trongnước và quốc tế Với diện tích gần 1.4 nghìn km2, dân số khoảng 1.154 nghìnngười, thành phố trẻ Cần Thơ thực sự năng động, sẵn sàng đón 2,8 triệu lượtkhách trong năm 2008 Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và đa dạng củangành du lịch và bối cảnh cạnh tranh hiện nay, thành phố Cần Thơ cũng còn tồntại những mặt hạn chế, chưa phát huy hết thế mạnh của mình Vấn đề đó cần phảisớm được nghiên cứu để có hướng phát triển tốt hơn trong thời gian tới.

Xuất phát từ yêu cầu đó nên em quyết định chọn đề tài “ Đánh giá thựctrạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ” nhằm nhìn lại

những hạn chế của hoạt động du lịch tại Cần Thơ để phát triển nó một cách bềnvững, đặc sắc hơn.

2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:2.1 Mục tiêu chung:

Đánh giá thực trạng du lịch tại thành phố Cần Thơ để từ đó đề ra nhữnggiải pháp phát triển trong những năm tới.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá thực trạng du lịch thành phố Cần Thơ trong 3 năm 2006-2008.- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng trên.

Trang 2

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch thành phố Cần Thơ.- Tìm ra giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại Cần Thơ.

3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:3.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu thứ cấp và tham khảo các tài liệu có liên quan qua sách,báo, tạp chí, internet.

3.2 Phương pháp phân tích:

So sánh các số liệu bao gồm số tuyệt đối, số tương đối, chênh lệch.Dùng Excel tính các số liệu cần thiết.

4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:4.1 Nội dung nghiên cứu:

Đánh giá, phân tích khái quát thực trạng du lịch thành phố Cần Thơ.

4.2 Thời gian nghiên cứu:

Trong 3 năm 2006-2008.

4.3 Không gian nghiên cứu:

Tại thành phố Cần Thơ.

Trang 3

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1

THỰC TRẠNG DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ1.1 SƠ LƯỢC VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ:

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Cần Thơ:1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên:

Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, phíaTây sông Hậu và nằm trong tam giác du lịch: An Giang - Cần Thơ - Kiên Giang.Phía bắc giáp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp; phía tây giáp Kiên Giang; phíanam giáp Hậu Giang và phía đông giáp Vĩnh Long Diện tích khoảng 1.4 nghìnkm2 Cũng như các tỉnh khác trong khu vực, Cần Thơ có hệ thống kênh, ngòichằng chịt thuận lợi cho giao thông, mua bán hàng hóa Trên địa bàn còn có quốclộ 1A chạy qua tạo nhiều điều kiện để phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xãhội

1.1.1.2 Xã hội:

Dân số Cần Thơ trên 1.154 nghìn người, thu nhập bình quân 1.222USD/người/năm (2007), bao gồm các dân tộc: Kinh - Khmer - Hoa, dân thành thịchiếm 49.9% Cần Thơ là trung tâm giáo dục của khu vực Đồng bằng sông CửuLong với nhiều trường đại học, cao đẳng và trang thiết bị hiện đại như: ĐH CầnThơ, ĐH tại chức Cần Thơ, ĐH Tây Đô, Cao đẳng Cần Thơ, Cao đẳng Kinh tếKĩ Thuật Cần Thơ tổng cộng có khoảng 47.000 sinh viên (2007)

1.1.1.3 Kinh tế:

Cần Thơ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế Dọc theo quốc lộ 1Acó thể đến các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau Đặcbiệt, với quốc lộ 91 người dân có thể sang nước bạn Thái Lan, Campuchia rấtthuận lợi Thêm vào đó, hiện nay Cần Thơ đã có Sân bay Trà Nóc, việc du lịch raPhú Quốc hay Hà Nội cũng trở nên thuận tiện hơn Về đường thủy, Cần Thơ có 3cảng lớn phục vụ xếp nhận hàng hóa dễ dàng bao gồm:

- Cảng Cần Thơ: diện tích 60.000 m2, có thể tiếp nhận tàu biển10.000 tấn, hiện nay là cảng xuất nhập khẩu lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.

- Cảng Trà Nóc: diện tích 16 ha, có 3 kho chứa lớn với dung lượng40.000 tấn Khối lượng hàng hóa qua cảng có thể đạt 200.000 tấn/năm.

Trang 4

- Cảng Cái Cui: có thể phục vụ tàu từ 10.000 – 20.000 tấn, khốilượng hàng hóa qua cảng có thể đạt 4.2 triệu tấn/năm.

Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16.52% trong cơ cấu kinh tế, câynông nghiệp chính là lúa Sản lượng lương thực năm 2007 là 1.136 nghìn tấnchiếm 2.84% cả nước, 6.03% khu vực đồng bằng sông Cửu Long Về chăn nuôi,số lượng trâu bò khoảng 6.6 nghìn con, gia cầm khoảng 1.85 triệu con Về thủysản, nuôi trồng đạt trên 143 nghìn tấn, khai thác 6268 tấn, tổng giá trị đạt 1200 tỷđồng (2007).

Công nghiệp Cần Thơ cũng đang trên đà phát triển mạnh Cần Thơ cónhà máy nhiệt điện Trà Nóc, công suất 200 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia.Hiện nay, tổ máy số 1 của nhà máy nhiệt điện Ô Môn cũng đã đưa vào sử dụngvới công suất 330 MW Công nghiệp Cần Thơ đã cơ bản xây dựng được nhiều cơsở hạ tầng phục vụ cho các đối tác nước ngoài: điển hình là 2 khu công nghiệpTrà Nóc thuộc quận Bình Thủy Ngoài ra Trung tâm Công nghệ phần mềm CầnThơ cũng được thành phố quan tâm đầu tư phát triển.

Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất (45.15% năm 2007) Tại CầnThơ có nhiều siêu thị, khu mua sắm như: Co-op Mart, Maximart, Citimart,Vinatex…cùng hệ thống ngân hàng dày đặc như: Vietcombank, Eximbank,Sacombank, Maritime bank, ACB, Đông Á… Bên cạnh đó, kết hợp với đội ngũtaxi, xe khách chất lượng cao đã tạo sức mạnh tổng hợp cùng nhau phát triển.

1.1.2 Giới thiệu một số điểm du lịch trọng yếu của thành phố Cần Thơ:

Hệ thống sông ngòi chằng chịt và hệ thống các cồn như: cồn Cái Khế,cồn Khương, cồn Ấu cùng hai chợ nổi Cái Răng, Phong Điền là lợi thế rất lớncho Cần Thơ phát triển loại hình du lịch miệt vườn sông nước.

Đến với Cần Thơ, không ai không biết đến Bến Ninh Kiều Nằm ở hữu

ngạn sông Hậu, ngay ngã ba sông Hậu và sông Cần Thơ, dưới bến sông luôn tấpnập xuồng bè xuôi ngược Công viên trên bến, nơi mà du khách có thể ngồi tròchuyện hay đưa mắt nhìn về làng Chày bên kia sông và thấp thoáng một dảy cùlao phía bên trái sẽ tạo cho du khách một niềm rung cảm dạt dào Tại đây khônghề có cảm giác chói chang ánh mặt trời hay hay khó chịu vì khói bụi của thànhphố mà là một thiên nhiên thoáng mát và thơ mộng Về đêm, du khách có thể thảmình lênh đênh trên sông Cần Thơ với chiếc du thuyền có phục vụ đồ ăn thức

Trang 5

uống và cả đàn ca cổ nhạc Khi ra giữa sông nhìn ngược về thành phố lấp lánhvới hàng ngàn ánh đèn sẽ là cảnh tượng khó quên trong lòng du khách khi đếnvới thành phố Cần Thơ.

Hình 1: Bến Ninh Kiều

Cũng tại bến Ninh Kiều, du khách có thể tham gia tour đến chợ nổi CáiRăng và chợ nổi Phong Điền Ngay từ tên gọi ta đã biết nét đặc biệt của hai chợ

này là mua bán hàng hóa trên sông.

Hình 2: Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng cách trungtâm thành phố khoảng 6 km đường bộ Chợ có bán nhiều loại nông sản, trái cây,hàng hóa , thực phẩm Đến đúng giờ hoạt động (từ tờ mờ sớm đến khoảng 8-9

Trang 6

giờ) du khách có thể thấy rất nhiều ghe xuồng tấp nập trên sông, mỗi ghe códựng một cây cao, trên đó người ta treo những loại hàng hóa mà mình bán gọi làcây “bẹo” Vì thế không cần phải hỏi ghe có bán thứ mình cần hay không mà chỉcần nhìn vào cây bẹo thì đã biết Điều đặc biệt nữa là chợ còn bán cả hủ tiếu,phở, hay quán nhậu nổi

Còn chợ nổi Phong Điền nằm cách trung tâm thành phố khoảng 17 kmvề phía Đông Nam Chợ thường nhóm vào khoảng 4-5 giờ sáng và đến 7-8 giờthì tan dần Tương tự như chợ nổi Cái Răng nhưng hàng hóa ở đây phong phúhơn, có cả những vật dụng sinh hoạt, công cụ lao động, xăng dầu cho ghexuồng Chợ còn có sẵn hàng chục tàu đò, vỏ lãi sẵn sàng đưa du khách thamquan chợ nổi, chủ đò có thể kiêm luôn vai trò thuyết minh, hướng dẫn kháchtham quan.

Trở lại với bến Ninh Kiều, cách nơi đây chưa đầy 1km, sát cầu Cần Thơlà khu du lịch sinh thái Phù Sa Được xây dựng tại bãi bồi Cồn Ấu, diện tíchkhoảng 30 ha Tại đây có hệ thống nhà nghỉ với nhiều tiện nghi hiện đại dượcbao quanh bởi những thảm cỏ và những khóm hoa nhiều màu sắc Nhà hàng PhùSa với sức chứa 500 khách là nơi hoàn hảo để tổ chức tiệc cưới, sinh nhật vớinhiều món ăn cầu kì, mới lạ Bên cạnh đó, du khách còn có thể chơi nhiều tròchơi rất hấp dẫn, vui nhộn như: moto nước, cano kéo dù bay, cano kéo bè chuối,cano dã ngoại, lướt ván, bơi xuồng, câu sấu

Hình 3: Khu du lịch Phù Sa

Trang 7

Còn nhiều khu du lịch sinh thái sông nước khác luôn chào đón du kháchtham quan và hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều điều thú vị.

Cần Thơ hiện nay vẫn còn nhiều di tích văn hóa- lịch sử tồn tại hàngtrăn năm qua Với đặc điểm này, Cần Thơ cũng đã phát triển thêm loại hình dulịch văn hóa truyền thống để giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về nétvăn hóa cổ của thành phố.

Một trong những địa điểm nổi tiếng là chợ cổ Cần Thơ Là một công

trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ hàng trăm năm trước Chợ mang mộtnét rất riêng của đồng bằng châu thổ, đêm đêm ghe chở sản vật từ vùng sâu ra,treo đèn trước mũi lấp lánh cả một khúc sông đem đến cho Cần Thơ một điểm dulịch mới.

Hình 4: Chợ cổ Cần Thơ

Ra khỏi trung tâm thành phố một chút về hướng Bình Thủy có một ngôi

đình tên là Đình Bình Thủy Đây là một đình thần tại Cần Thơ được xây dựng

vào năm 1844 với diện tích hơi 4000 m2, tọa lạc tại phường Bình Thủy, quậnBình Thủy – Cần Thơ Hiện nay, Đình vẫn còn lưu giữ được nhiều yếu tố cổ Ẩnsau đó không chỉ là lịch sử truyền thống cội nguồn của một làng cổ Nam bộ màcòn là nơi gìn giữ những giá trị tinh hoa văn hóa, văn minh sông nước miệt vườnCần Thơ nói riêng và miền Tây Nam bộ nói chung Hằng năm, người dân địaphương tổ chức các ngày lễ thượng điền và hạ điền với nhiều trò chơi dân gian

Trang 8

thú vị Đến đây vào những ngày này du khách có thể thưởng thức nét truyềnthống độc đáo này.

Cũng tại Bình Thủy còn có một di tích khác là Nhà cổ Bình Thủy.

Được xây dựng năm 1870, trãi bao nhiêu năm nhưng ngôi nhà vẫn còn nguyênkiến trúc của nó Đặc biệt là trong nhà vẫn còn lưu giữ nhiều món đồ cổ quí giávới những câu chuyện ly kì gắn liền với nó.

Trang 9

Triệu lượt

Hình 6: Biểu đồ lượt khách du lịch đến Cần Thơ 2006-2008

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ.

Tính riêng lượng khách lưu trú hàng năm chiếm trên 32% tổng lượngkhách đến thành phố.

Bảng 1: LƯỢNG KHÁCH LƯU TRÚ ĐẾN THAM QUAN DU LỊCHTẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2006-2008

Chênh lệch2007/2006

Chênh lệch2008/2007

Khách lưutrú :+ Quốc tế

+ Nội địa

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ.

Lượt khách lưu trú năm 2007 tăng 27.48% so với năm 2006 và tiếp tụctăng 17.92% trong năm 2008 đã làm cho doanh thu toàn ngành tăng 34.73%trong năm 2007 và 24.68% trong năm 2008.

Triệu đồng

Trang 10

Hình 7: Biểu đồ doanh thu hoạt động du lịch Cần Thơ 2006-2008

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ

Trong năm 2008 vừa qua mặc dù phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế,nhưng Cần Thơ cũng đã tận dụng tối đa cơ hội “Năm du lịch quốc gia MekongCần Thơ” đảm bảo tăng doanh thu đến 24.68%.

1.2.2 Cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch của thành phố Cần Thơ:

Thành phố trẻ Cần Thơ được ban tặng là trung tâm của khu vực miềnTây Nam bộ, trên địa bàn có cả ba đầu mối giao thông quan trọng là: đường bộvới đoạn Quốc lộ 1A chạy qua dẫn đi các tỉnh, đường thủy với 3 cảng lớn phụcvụ xuất khẩu, đường không với Sân bay Trà Nóc sắp tới nâng cấp thành Sân bayquốc tế.

Trong những năm qua, thành phố luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sởhạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt của thành phố Riêng về du lịch,với số lượng khá lớn các công trình kiến trúc, di tích cổ sẵn có đã tạo tiền đề choviệc phát triển du lịch văn hóa truyền thống tại Cần Thơ Thành phố với khoảng21 điểm du lịch hiện có như: Phù Sa, chợ nổi Cái Răng, Phong Điền, Đình BìnhThủy, chợ cổ Cần Thơ, vườn có Bằng Lăng (Thốt Nốt), làng du lịch Mỹ Khánh đã và đang ngày càng được đầu tư mở rộng phát triển Từ lâu, địa danh NinhKiều đã gắn liền với Cần Thơ, được xem là điểm nhấn của thành phố, công viênNinh Kiều luôn nhộn nhịp, đông vui theo nhịp sống của thành phố trẻ, với nhiềucửa hàng lớn nhỏ san sát, nhà lồng chợ cổ sầm uất tấp nập người mua sắm Nơi

455.198365.090

Trang 11

đây có phố đi bộ thênh thang, bến tàu du lịch với nhiều du thuyền xuất bến liêntục chở khách đi tham quan chợ nổi, các vườn cây ăn trái, khu du lịch Nhữngnăm gần đây, công viên Ninh Kiều còn được chỉnh trang mở rộng khang trang, làđịa điểm mà du khách tìm đến nhiều nhất vào mỗi buổi chiều để tản bộ, tậnhưởng làn gió mát rượi từ sông thổi vào và ngắm nhìn cảnh sông nước CầnThơ cũng được biết đến với những khu ăn uống nổi tiếng như: Bình Dân quán -tại đây du khách sẽ thưởng thức được một hương vị độc đáo từ bánh hỏi thịt lụi -kế đến là nem nướng Thanh Vân, mì Hậu Ký, mì Chú Lường, bánh xèo NgọcNgân đây là những món ăn rất quen thuộc với người Cần Thơ nhưng có thể sẽlà những món ăn rất đặc biệt đối với khách quốc tế Nếu du khách muốn thưởngthức món ăn Tây thì có thể đến với nhà hàng Sao Hôm - nhà hàng tuy không lớnlắm nhưng vị trí bên bờ sông Hậu tuyệt đẹp sẽ làm cho thực khách tìm thấy đượccảm giác thoải mái, an bình; đây là nơi thích hợp cho người muốn tìm một nơiyên tĩnh thưởng thức ẩm thực ngắm cảnh sông nước hiền hòa Buổi tối mát mẻdu khách có thể dạo quanh Ninh Kiều, dọc theo bờ sông Hậu và thưởng thức cafenhạc sóng trên du thuyền hoặc đến với những quán cafe hữu tình như: cafe HợpPhố, cafe Vip, cafe 5 Sao và còn rất nhiều nơi lý tưởng dọc theo bãi cát CầnThơ Những đêm sáng trăng, sông nước Ninh Kiều càng lung linh huyền ảo vớiánh đèn hắt bóng từ thành phố và các biển quảng cáo nhiều màu sắc phản chiếutrên sông tạo thành một bức tranh tuyệt mỹ Thêm vào đó, thành phố luôn tíchcực xây dựng thêm nhiều điểm du lịch mới để thu hút du khách.

Ngoài ra, Cần Thơ còn có một hệ thống các nhà hàng, khách sạn từ bìnhdân đến sao phục vụ người dân thành phố và du khách Thành phố có khoảng126 khách sạn với 3132 phòng, trong đó có 27 khách sạn tiêu chuẩn 1 – 4 saođáp ứng đủ chỗ cho du khách trong mùa du lịch, tiêu biểu như: Victoria, Golf,Hòa Bình, Ninh Kiều Từ các khách sạn này có thể dễ dàng đến các văn phòngchính quyền, bảo tàng, ngân hàng, bưu điện, khu vui chơi giải trí Đội ngũ xetaxi, xe khách, trung chuyển hùng hậu giúp du khách đi lại dễ dàng và nhanhchóng hơn Thêm vào đó, sân bay Cần Thơ đi vào hoạt động cũng sẽ giúp dukhách trong và ngoài nước có thể tìm đến với Cần Thơ dễ dàng hơn.

Sau 5 năm trực thuộc trung ương, đến nay hệ thống đường sá, cầu cốngcủa thành phố đã hoàn chỉnh, không còn khó khăn trong việc tiếp cận với các

Trang 12

điểm du lịch nữa Đường phố được chỉnh trang, lát gạch vỉa hè tạo không khíthoáng mát, sạch sẽ Nhiều công trình đang trong giai đoạn thi công nhằm đảmbảo phục vụ tốt nhất cho du khách, quan trọng nhất là cầu Cần Thơ dự kiến hoànthành vào đầu năm 2010.

Hình 8: Mô hình cầu Cần Thơ sau khi hoàn thành.

1.2.3 Tương quan về du lịch giữa thành phố Cần Thơ với cả nước vàcác tỉnh lân cận:

Với An Giang: An Giang với hệ thống núi non đặc trưng của miền Tây

sông nước, thuận lợi để phát triển loại hình du lịch tâm linh, dã ngoại, kết hợp dulịch sinh thái, leo núi Bên cạnh đó, An Giang còn có lợi thế về đường biên giớivới Campuchia, có thể trở thành nơi trung chuyển du lịch qua biên giới Năm2008, An Giang thu hút được 4.1 triệu du khách trong khi Cần Thơ chỉ có 2.8triệu Doanh thu từ du lịch của An Giang chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấukinh tế Trong giai đoạn tới, An Giang tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa cho du lịch.

Với Kiên Giang: Kiên Giang có tiềm năng du lịch mạnh mẽ và đa dạng:

đồng bằng – rừng – núi – biển – đảo Đặc biệt, đảo Phú Quốc đang là điểm thuhút rất đông du khách trong nước và quốc tế Ngoài ra, Kiên Giang còn có vị tríthuận lợi liên kết các tour du lịch đến các nước ASEAN, chặt chẽ nhất làCampuchia và Thái Lan Trong 2 năm 2006-2007, tốc độ phát triển khá cao, tổngdoanh thu năm 2006 là 360 tỷ và đạt 400 tỷ vào năm 2007.

Ngày đăng: 04/10/2012, 16:34

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Bến Ninh Kiều - Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.doc

Hình 1.

Bến Ninh Kiều Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 2: Chợ nổi Cái Răng - Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.doc

Hình 2.

Chợ nổi Cái Răng Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 3: Khu du lịch Phù Sa - Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.doc

Hình 3.

Khu du lịch Phù Sa Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 4: Chợ cổ Cần Thơ - Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.doc

Hình 4.

Chợ cổ Cần Thơ Xem tại trang 7 của tài liệu.
Hình 5: Nhà cổ Bình Thủy - Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.doc

Hình 5.

Nhà cổ Bình Thủy Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 8: Mô hình cầu Cần Thơ sau khi hoàn thành. - Đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thành phố Cần Thơ.doc

Hình 8.

Mô hình cầu Cần Thơ sau khi hoàn thành Xem tại trang 12 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan