Vụ án Nguyễn Đức Kiên và những vấn đề đặt ra cho công tác giám sát và quản lý ngân hàng

21 366 1
Vụ án Nguyễn Đức Kiên và những vấn đề đặt ra cho công tác giám sát và quản lý ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - - TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI VỤ ÁN NGUYỄN ĐỨC KIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO CÔNG TÁC GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Trương Quang Thông Lớp: Tài chính doanh nghiệp 01 – K23 Nhóm thực hiện: Nhóm 1 TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2014 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông DANH SÁCH NHÓM 1 STT MSHV 1 7701230289 Lê Thị Huyền Anh 2 7701231264 Nguyễn Hữu Đăng 3 7701230493 Lê Văn Hiển 4 7701230533 Thái Thị Cẩm Hợp 5 7701230618 Trình Ngọc Lân 6 7701230744 Huỳnh Thanh Nhân 7 7701230835 Hoàng Xuân Quý Nhóm 1 – TC01 – K23 Họ tên Ký tên Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Mục lục Lời mở đầu .1 Phần 1 - Tóm tắt vụ án 2 Phần 2 - Các tội danh của Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm theo cơ quan điều tra 3 2.1.Hành vi phạm tội kinh doanh trái phép 3 2.2.Hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 2.3.Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến 4 2.4.Hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng 5 Phần 3 - Tranh luận và phản biện của Nguyễn Đức Kiên và các luật sư tại Phiên tòa sơ thẩm 6 3.1.Tranh luận về hành vi phạm tội kinh doanh trái phép 6 3.2.Tranh luận về hành vi trốn thuế 7 3.3.Tranh luận về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .8 3.4.Tranh luận về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng 10 Phần 4 - Những vấn đề đặt ra cho công tác giám sát và quản lý ngân hàng tại Việt Nam 12 Lời kết 15 Tài liệu tham khảo 16 Phụ lục 17 Nhóm 1 – TC01 – K23 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Danh mục chữ viết tắt ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACBS Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán ACB ACBI Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội ACI Công ty cổ phần đầu tư Á Châu ACI-HN Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội AFG Công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu B&B Công ty đầu tư thương mại B&B CSĐT Cảnh sát Điều tra CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị HĐXX Hội đồng xét xử NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TCTD Tổ chức tín dụng TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TGĐ Tổng Giám đốc VKS Viện kiểm sát Nhóm 1 – TC01 – K23 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Lời mở đầu Nguyễn Đức Kiên (còn được biết với biệt danh "bầu Kiên", "Kiên bạc") sinh ngày 13/4/1964 tại Hà Nội Trước khi bị bắt, ông Kiên là thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Ông Kiên từng có vị trí trong Hội đồng quản trị của ACB từ năm 1994 và đến ngày 17/10/2006 Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, Nguyễn Đức Kiên và người thân nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB Ông Kiên còn có cổ phần trong các ngân hàng lớn khác như Eximbank, Kienlongbank, Vietbank, Đại Á, Techcombank,…Ngoài ra ông Kiên còn làm Chủ tịch HĐQT Công ty Thể thao ACB, Chủ tịch HĐQT Công ty Thiên Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tài chính Á Châu và là Phó Chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội Nhìn vào tiểu sử của Nguyễn Đức Kiên, từ lĩnh vực ngân hàng thương mại cổ phần đến du lịch, ông bầu bóng đá, ở lĩnh vực nào ông Kiên cũng giữ vai vế "khủng" Tuy nhiên, ngày 09/6/2014, Nguyễn Đức Kiên đã bị Tòa án sơ thẩm kết án 30 năm tù với 4 tội danh là kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng Vậy, tại sao một người đầy quyền lực, danh vọng trong bóng đá, đại gia trong lĩnh vực ngân hàng, người từng làm "nổ tung" giới truyền thông với những phát biểu trong lĩnh vực bóng đá, đến bây giờ lại vướng vào vòng tù tội Tiểu luận “Vụ án Nguyễn Đức Kiên và những vấn đề đặt ra cho công tác giám sát và quản lý ngân hàng” sẽ cung cấp một cái nhìn rõ hơn về vấn đề này Bài viết gồm 4 phần: Phần 1 - Tóm tắt vụ án Nguyễn Đức Kiên Phần 2 - Các tội danh theo cơ quan điều tra Phần 3 - Tranh luận và phản biện của Nguyễn Đức Kiên và các luật sư tại Phiên tòa sơ thẩm Phần 4 - Những vấn đề đặt ra cho công tác giám sát và quản lý ngân hàng tại Việt Nam Nhóm 1 – TC01 – K23 1 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Phần 1 - Tóm tắt vụ án Theo cáo trạng, trong thời gian tháng 7 và tháng 8 năm 2012, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an (CSĐT) nhận được một số đơn tố cáo của một số cá nhân; nội dung tố cáo Nguyễn Đức Kiên có hành vi kinh doanh trái phép, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, thao túng ngân hàng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước Ngày 20/8/2012, Cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Kiên (nguyên Chủ tịch hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng ACB) về hành vi kinh doanh trái phép tại 06 công ty con do ông Kiên làm Chủ tịch HĐQT/Hội đồng thành viên, gồm: Công ty Đầu tư Thương mại B&B (Công ty B&B), CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu (Công ty AFG), CTCP Đầu tư ACB Hà Nội (Công ty ACBI), CTCP Đầu tư Á Châu (Công ty ACI), Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội (Công ty ACIHN), CTCP Phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Công ty Thiên Nam) Kinh doanh trái phép chỉ là tội danh khởi tố ban đầu Sau đó, cơ quan CSĐT đã khởi tố, làm rõ thêm 3 tội danh khác của ông Kiên, gồm: cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lừa đảo chiếm đoạt tài sản và trốn thuế Cùng với đó, các thuộc cấp và đồng nghiệp của ông Kiên cũng dính vào vòng tố tụng, cụ thể: ông Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB), Lê Vũ Kỳ (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB), Trịnh Kim Quang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB), Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB), Huỳnh Quang Tuấn (nguyên thành viên HĐQT – Phó TGĐ Ngân hàng ACB), Lý Xuân Hải (TGĐ Ngân hàng ACB) bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Trần Ngọc Thanh (nguyên Giám đốc Công ty ACBI) và Nguyễn Thị Hải Yến (nguyên Kế toán trưởng Công ty ACBI) bị truy tố về tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản Ngày 20/5/2014, Phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm được mở trở lại sau khi tạm hoãn ngày 16/4/2014 Phiên tòa diễn ra trong 12 ngày xét xử Trong phiên tòa sơ thẩm, HĐXX quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá do ông Giá đang bị bệnh hiểm nghèo Ngày 09/06/2014, Tòa tuyên án sơ thẩm đối với các bị cáo, cụ thể: (i) Nguyễn Đức Kiên bị phạt 30 năm tù với 4 tội danh đã nêu; (ii) Trần Ngọc Thanh bị phạt 5 năm 6 tháng tù và Nguyễn Thị Hải Yến bị phạt 5 năm tù cho tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản; (iii) với nhóm tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: Lê Vũ Kỳ bị phạt 5 năm tù, Lý Xuân Hải bị phạt 8 năm tù, Trịnh Kim Quang bị phạt 4 năm tù, Phạm Trung Cang bị phạt 3 năm tù và Huỳnh Quang Tuấn bị phạt 2 năm tù, ngoài ra các bị cáo còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tín dụng trong 5 năm kể từ khi mãn hạn tù Nhóm 1 – TC01 – K23 2 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Phần 2 - Các tội danh của Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm theo cơ quan điều tra Thông qua cáo trạng số 10/VKSTC-V1 ngày 10/2/2014 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, bài viết sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về các tội danh của Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm theo cơ quan điều tra 2.1 Hành vi phạm tội kinh doanh trái phép Theo cáo trạng, Nguyễn Đức Kiên thành lập, đồng thời là Chủ tịch HĐQT/Hội đồng thành viên nắm vai trò chỉ đạo, điều phối hoạt động của 06 công ty, gồm Công ty B&B, Công ty AFG, Công ty ACBI, Công ty ACI, Công ty ACI-HN, Công ty Thiên Nam Thông qua các công ty này, ông Kiên đã tiến hành kinh doanh tài chính và kinh doanh vàng trạng thái trái phép, cụ thể:  Kinh doanh tài chính trái phép: (i) Từ ngày 4/9/2009 đến ngày 31/3/2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty B&B sử dụng số tiền 2.348.995.679.720 đồng để góp vốn vào Công ty AFG, mua cổ phiếu CTCP Bất động sản Hòa Phát – Á Châu, Vietbank, mua cổ phần CTCP Đầu tư INB, CTCP Thương Mại Dịch vụ Bắc Qua, CTCP Thương Mại Lãng Yên (ii) Từ ngày 15/3/2007 đến ngày 16/6/2009, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty AFG sử dụng số tiền 4.068 tỷ đồng để mua trái phiếu chuyển đổi của ngân hàng ACB và góp vốn vào các công ty: Công ty ACI, Công ty ACI-HN và Công ty ACBI (iii) Từ ngày 15/5/2007 đến ngày 26/3/2008, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty ACBI sử dụng số tiền 1.433.391.914.600 đồng để góp vốn vào CTCP Thương mại Dịch vụ Bắc Qua, CTCP Thương mại Lãng Yên, Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh siêu thị Á Châu, CTCP Thép cán tấm Kinh Môn, Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Đầu tư Liên Á Châu và mua cổ phiếu Techcombank, Eximbank (iv) Từ ngày 10/3/2008 đến ngày 26/8/2010, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty ACI sử dụng số tiền 451,250 tỷ đồng để mua cổ phần của CTCP Đầu tư & Thương mại Nhà Rồng, CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn và Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (v) Từ ngày 22/12/2008 đến ngày 03/8/2012, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty ACI-HN sử dụng số tiền 1.411.371.592.926 đồng để góp vốn vào CTCP Đầu tư Năm Sao, CTCP Phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối và mua cổ phiếu ACB, DaiAbank, Vietbank, KienLongbank và Eximbank  Kinh doanh vàng trái phép: Công ty Thiên Nam không được cấp phép kinh doanh vàng vật chất và vàng trạng thái Tuy nhiên, từ 30/11/2009 đến 30/7/2009, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Công ty Thiên Nam ký hợp đồng với Ngân hàng ACB để kinh doanh vàng trạng thái trên tài Nhóm 1 – TC01 – K23 3 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông khoản ở nước ngoài và trong nước với tổng khối lượng giao dịch mua, bán là 462.400 Ounce, 75.000 lượng vàng SJC tổng giá trị 11.777.443.207.500 đồng Kết quả kinh doanh trạng thái vàng ở nước ngoài và trong nước, Công ty Thiên Nam bị lỗ tổng số tiền 433.337.386.791 đồng Số tiền này Ngân hàng ACB cho Công ty Thiên Nam nhận nợ đến năm 2015 Tóm lại, từ ngày 15/05/2007 đến ngày 03/08/2012, ông Kiên đã thông qua 06 công ty do mình là Chủ tịch HĐQT hoặc Hội đồng thành viên để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh và lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu và kinh doanh vàng với tổng số tiền 21.490.452.394.746 đồng Hành vi nêu trên của Nguyễn Đức Kiên đã phạm vào tội “Kinh doanh trái phép” quy định tại Điều 159 của Bộ luật hình sự 2.2 Hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp Từ ngày 25/12/2008 đến 31/12/2009, Công ty B&B thực hiện các lệnh ủy thác cho Ngân hàng ACB mua bán vàng trạng thái thu được lãi số tiền 100.046.895.705 đồng Biết chính sách của Nhà nước về việc miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009, ông Kiên chỉ đạo ký Hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính (ngày 25/12/2008) giữa Công ty B&B với Nguyễn Thúy Hương với nội dung bà Hương ủy thác cho Công ty B&B đầu tư vào việc kinh doanh vàng ghi sổ và ký Phụ lục Hợp đồng 010109/UTĐT ngày 25/12/2008 với nội dung bà Hương đồng ý để Công ty B&B được ủy thác lại cho Ngân hàng ACB thực hiện kinh doanh vàng Với thủ thuật trên Công ty B&B đã chuyển toàn bộ lợi nhuận kinh doanh trạng thái vàng của Công ty B&B cho bà Hương thụ hưởng để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp số tiền 25.011.723.928 đồng Hành vi nêu trên của Nguyễn Đức Kiên đã phạm vào tội “Trốn thuế” quy định tại Điều 161 của Bộ luật hình sự 2.3 Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch HĐQT công ty ACBI đã chỉ đạo Trần Ngọc Thanh (giám đốc ACBI) ký hợp đồng thế chấp 22.497.000 cổ phần CTCP Thép Hòa Phát cho ngân hàng ACB (ngày 11/5/2010) đảm bảo cho việc Công ty ACBI phát hành trái phiếu trị giá 800 tỷ đồng tại Ngân hàng ACB và được Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) ký phong tỏa Tuy chưa được sự đồng ý giải chấp của Ngân hàng ACB và Công ty ACBS nhưng Nguyễn Đức Kiên vẫn chỉ đạo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến (Kế toán trưởng ACBI) lập khống Biên bản họp HĐQT, lập khống Quyết định của HĐQT thể hiện chủ trương Công ty ACBI bán 20.000.000 cổ phần CTCP Thép Hòa Phát và cung cấp cho Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát tạo tin tưởng là Công ty ACBI đang quản lý, sở hữu 20.000.000 cổ phần CTCP Thép Hòa Phát và số cổ phần này chưa chuyển nhượng và không có tranh chấp hoặc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ đảm bảo với bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào Sau đó, ông Kiều Chí Công (Giám đốc) đại diện Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát đã ký hợp đồng số Nhóm 1 – TC01 – K23 4 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông 01.05/HĐCN/CPTHP (ngày 21/5/2012) mua 20.000.000 cổ phần CTCP Thép Hòa Phát từ Công ty ACBI sở hữu, trong hợp đồng có nội dung đảm bảo số cổ phần này “chưa chuyển nhượng và không có tranh chấp hoặc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ đảm bảo với bất kỳ tổ chức hoặc các nhân nào” Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát chuyển số tiền 264 tỷ đồng mua cổ phần cho Công ty ACBI, Nguyễn Đức Kiên đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền này Hành vi của Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 139 của Bộ luật hình sự, trong đó ông Kiên là chủ mưu, ông Thanh và bà Yến là đồng phạm 2.4 Hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng  Hành vi ủy thác cho nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền vào Vietinbank, gây thiệt hại 718.908.000.000 đồng Thực hiện chủ trương trong cuộc họp Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB ngày 22/03/2010 (với sự đồng ý của Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn và Nguyễn Đức Kiên) về việc ủy thác cho các nhân viên gửi tiền VND và USD tại các tổ chức tín dụng, từ ngày 27/06/2011 đến 05/09/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho Kế toán trưởng Nguyễn Văn Hòa thực hiện việc ủy thác số tiền 718,908 tỷ đồng cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank Chi nhánh Hồ Chí Minh, toàn bộ số tiền ủy thác đã bị Huỳnh Thị Huyền Như sử dụng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt Như vậy, hành vi thống nhất và ban hành chủ trương ủy thác cho nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbank của Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn và Nguyễn Đức Kiên là làm trái quy định tại Điều 106 Luật TCTD năm 2010 và đã gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền 718,908 tỷ đồng Ngoài ra Ngân hàng ACB còn ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng khác nhưng không gây thiệt hại  Hành vi đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền 687.723.784.540 đồng Ngày 02/11/2009, Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB thống nhất và ban hành chủ trương cấp hạn mức 700 tỷ đồng cho Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB mua một số ít cổ phiếu có giá tốt và tính thanh khoản cao do nhận định thị trường thuận lợi cho việc đầu tư sinh lợi từ cổ phiếu HĐQT đã ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên - Chủ tịch Hội đồng đầu tư chỉ đạo thực hiện Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Hội đồng đầu tư Công ty ACBS (ACB sở hữu 100% vốn điều lệ) gồm các ông Lê Vũ Kỳ, Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Ngọc Chung thực hiện việc đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB thông qua hợp tác với Công ty ACI-HN và Công ty ACI ACBS không được đầu tư cổ phiếu ACB theo Điều 29, Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài Chính) Nguồn vốn để Công ty ACI-HN và ACI đầu tư là từ Công ty ACBS và từ bán trái phiếu cho Vietbank, Kienlongbank với sự giúp sức của Ngân hàng ACB qua cho vay Nhóm 1 – TC01 – K23 5 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông liên ngân hàng Hành vi của các thành viên Thường trực HĐQT Ngân hàng ACB (Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Lý Xuân Hải) và Nguyễn Đức Kiên là trái với quy định tại Điều 29, Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/07/2007 của Bộ tài chính, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB tổng số tiền 687.723.784.540 đồng Hành vi của các bị cáo nêu trên phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165 của Bộ luật hình sự Phần 3 - Tranh luận và phản biện của Nguyễn Đức Kiên và các luật sư tại Phiên tòa sơ thẩm Với các tội danh theo cáo trạng của cơ quan CSĐT, đại diện Viện Kiểm Sát, Nguyễn Đức Kiên và các luật sư bào chữa cho các bị cáo đã có những tranh luận gay gắt về các tội danh trên trong phiên tòa sơ thẩm 3.1 Tranh luận về hành vi phạm tội kinh doanh trái phép  Tranh luận của các luật sư bào chữa: ông Kiên không phạm tội Luật sư Bùi Quang Nghiêm: (i) Doanh nghiệp có quyền góp vốn mua cổ phần (Điều 13 Luật DN 2005) (ii) Góp vốn mua cổ phần là hoạt động đầu tư (Điều 3 Luật Đầu tư 2005), hoạt động đầu tư không phải là ngành nghề kinh doanh tài chính (iii) Theo luật chứng khoán, phải tôn trọng quyền tự do mua bán kinh doanh chứng khoán 5 DN đương nhiên có quyền mua cổ phiếu của các công ty niêm yết trong đó có cổ phiếu ngân hàng (iv) Tại Việt Nam chưa có DN nào có thể đăng ký kinh doanh hoạt động tài chính và muốn đăng ký cũng không được chấp nhận vì không thể tìm ra mã ngành kinh tế hay kinh doanh của ngành này (v) Nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước góp vốn mua cổ phần nhưng trên giấy đăng ký kinh doanh đều không có ngành nghề kinh doanh cổ phiếu Nếu ông Kiên bị truy tố tội kinh doanh trái phép thì về sau, cơ quan CSĐT có thể khởi tố bất kỳ ai tham gia đầu tư chứng khoán trên thị trường và bất kỳ DN nào đã đầu tư góp vốn vào công ty khác Luật sư Hoàng Đôn Hùng: Xuất trình chứng cứ để bào chữa cho hành vi kinh doanh trái phép, đó là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của một số DN lớn có đầu tư góp vốn vào các ngân hàng khác như PNJ là cổ đông của ngân hàng Đông Á, Tập đoàn xăng dầu là cổ đông của ngân hàng Xăng dầu, SJC cổ đông Eximbank, CTCP Him Lam là cổ đông của Liên Việt… Luật sư Ngô Huy Ngọc: Theo quy định về hoạt động phái sinh, Công ty Thiên Nam có thể sử dụng các sản phẩm phái sinh vàng của ACB Thực tế, ACB không bán cho Công ty Thiên Nam vàng vật chất như cáo trạng  Tranh luận của Viện kiểm sát: Giữ nguyên quan điểm truy tố Theo Điều 3 Luật Đầu tư 2005 về định nghĩa đầu tư trái phép và Điều 4 Luật DN 2009, việc mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn là hoạt động kinh doanh 5 DN của ông Nhóm 1 – TC01 – K23 6 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Kiên không đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh tài chính và không đăng ký kê khai bổ sung Trong khi đó, ngành này đã được mã hóa xếp vào nhóm ngành đầu 4, mã 64449, mã chức năng 644490 Theo Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đối với những ngành kinh doanh không có trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân và trong hệ thống mã ngành thì cơ quan đăng ký kinh doanh ghi ngành đó vào giấy đăng ký kinh doanh và thông báo cho Tổng cục thống kê để bổ sung ngành mới VKS giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo về tội kinh doanh trái phép  Tranh luận của Nguyễn Đức Kiên: không kinh doanh trái phép Về kinh doanh tài chính trái phép: (i) Các DN trên mua cổ phần ngân hàng là hoạt động đầu tư không phải hoạt động kinh doanh, thể hiện ở mục 4, mục 2 Luật DN 2009 và Điều 21 Luật Đầu tư 2005 (ii) Có những DN khác cũng góp vốn, tại sao không bị coi là vi phạm, vậy có công bằng không? Có sự phân biệt đối xử quyền công dân khi áp dụng cùng một điều luật, đó là sự vi phạm nghiêm trọng Về hành vi kinh doanh vàng trái phép tại Công ty Thiên Nam: ông Kiên khẳng định chỉ là người đặt lệnh hộ Trách nhiệm của mình là giúp ông Lê Quang Trung (TGĐ Công ty Thiên Nam), thông báo lệnh của ông Trung đến ACB để phòng trường hợp có tranh chấp giữa ACB với Công ty Thiên Nam Nếu xác định là sản phẩm tài chính thì Thiên Nam đã kinh doanh vàng trạng thái, là một sản phẩm phái sinh nên không sai Dù xác định đây là việc mua bán vàng hàng hóa thì cũng không sai vì Công ty Thiên Nam có đăng ký kinh doanh hàng hóa, không phải tất cả các loại vàng đều thuộc phạm vi phải đăng ký kinh doanh có điều kiện 3.2 Tranh luận về hành vi trốn thuế  Tranh luận của các luật sư: ông Kiên không phạm tội trốn thuế Luật sư Ngô Huy Ngọc: (i) Theo khái niệm trốn thuế được quy định tại Điều 108 Luật Quản lý Thuế 2006, ông Kiên và công ty B&B không vi phạm điều gì trong quy định này (ii) Toàn bộ quá trình thẩm vấn và hồ sơ vụ án không có lời khai của ông Kiên về việc chuyển tiền cho bà Hương, lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân của Quốc hội để công ty B&B không phải nộp thuế (iii) Các năm qua, các công ty của ông Kiên đã đóng rất nhiều thuế cho đất nước Nên không có động cơ nào để ông Kiên trốn 25 tỷ đồng tiền thuế Luật sư Bùi Quang Nghiêm: Theo cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp, VKS chỉ căn cứ trưng cầu giám định, theo đó giám định nghĩa vụ thuế chỉ phát sinh từ hợp đồng ủy thác kinh doanh vàng trong năm 2009 là không chính xác, chưa tính đến yếu tố loại trừ Năm 2009, 2010 Công ty B&B đã được thanh tra, xác nhận việc công ty này đã thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước Luật sư Vũ Xuân Nam: (i) Nếu cho rằng Công ty B&B đã thiết lập các giao dịch với ACB để ủy thác hợp đồng giao dịch vàng trạng thái có trước khi bà Hương thiết Nhóm 1 – TC01 – K23 7 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông lập giao dịch với Công ty B&B có thể có dấu hiệu này Nhưng xuyên suốt hồ sơ vụ án đã thẩm vấn công khai không thể hiện được trình tự này (ii) Các văn bản của cơ quan thuế không chỉ ra nghĩa vụ nộp thuế của Công ty B&B năm 2009 còn thiếu là 25 tỷ Chi cục thuế quận Đống Đa và đơn vị thanh tra thuế đều thừa nhận Công ty B&B không có bất cứ vi phạm nào về thuế trong 2009  Tranh luận của Viện kiểm sát: Giữ nguyên quan điểm truy tố VKS vẫn thấy sau hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính của bà Hương với Công ty B&B, bà Hương không ký trực tiếp với ACB nhưng được hưởng 99% khoản lãi Hợp đồng ủy thác này đúng pháp luật, nhưng đến hết tháng 6/2009 vẫn chưa có hướng dẫn thi hành Nghị quyết 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội về miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, Công ty B&B vẫn không kê khai đã chuyển 68 tỷ đồng cho bà Hương Bà Hương lại chuyển số tiền này cho ông Kiên Việc làm này trái quy định Điều 27, Nghị Định 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 quy định chi tiết Luật thuế TNCN 2007 và khấu trừ thuế Trong năm 2009 và 2010, B&B đã kê khai thuế nhưng không kê khai số tiền kinh doanh vàng phát sinh từ các hợp đồng trên Giám định viên Bộ tài chính đã kết luận, thuế TNDN của công ty B&B là 25 tỷ Đủ cơ sở kết luận ông Kiên phạm tội trốn thuế  Tranh luận của Nguyễn Đức Kiên: không phạm tội trốn thuế (i) Không hề biết là 6 tháng sau khi Hợp đồng ủy thác của bà Hương đối với Công ty B&B và Hợp đồng ủy thác giữa Công ty B&B với Ngân hàng ACB được ký, Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn giảm thuế TNCN (Điều 4 Nghị quyết 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009) (ii) Các bản khai nộp cho chi cục thuế Đống Đa đều kê khai và hạch toán đầy đủ cả các hợp đồng với bà Hương Nên không thể nói là hợp đồng trá hình (iii) Công ty có trách nhiệm xác định lại kết quả Báo cáo tài chính ngày 31/12/2009, giả định trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, thì công ty không phải nộp thuế vì công ty kinh doanh lỗ trong năm 2009 Cho dù cơ quan thuế có áp đặt phải nộp thuế thì sẵn sàng nộp thuế vì số thuế này sẽ được nhà nước trừ dần trừ lùi trong các năm tiếp theo, như thế là ứng trước tiền thuế chứ không phải là trốn thuế 3.3 Tranh luận về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản  Tranh luận của các luật sư: ông Kiên không lừa đảo Luật sư Ngô Huy Ngọc: (i) Không phải lừa đảo vì đây là giao dịch dân sự bình thường, chấm dứt theo biên bản thanh lý hợp đồng ngày 16/3/2013 Tức sau ngày bị bắt, hợp đồng vẫn đang tồn tại, các bên vẫn thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (ii) Theo luật DN quy định, hình thức tổ chức HĐQT có thể dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức thể hiện ý chí các thành viên bằng văn bản Vì vậy, cuộc họp HĐQT công ty ACBI là có thật, tất cả các điều trong biên bản họp HĐQT đều có thật (iii) 20 Nhóm 1 – TC01 – K23 8 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông triệu cổ phần CTCP Thép Hòa Phát thuộc quyền sở hữu của công ty ACBI, không hề có tranh chấp và số cổ phần này chưa hề chuyển nhượng với ai mà chỉ thế chấp ở ACB để đảm bảo phát hành trái phiếu (iv) Trong tổng số tiền 264 tỷ đồng thu từ bán cổ phần CTCP Thép Hòa phát, khoản 72,5 tỷ đồng ông Kiên vay hoặc tạm ứng từ công ty ACBI theo đúng quy chế hoạt động và thủ tục kế toán, không phải chiếm đoạt sử dụng riêng (v) Quyền và nghĩa vụ từ hợp đồng ngày 21/5/2012 là giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, không phải giữa cá nhân với doanh nghiệp Quyền sở hữu 20 triệu cổ phiếu và quyền sở hữu 264 tỷ đồng đều ghi nhận màu sắc của 2 pháp nhân với nhau 264 tỷ đồng chuyển cho công ty ACBI, dù có vấn đề thì cũng thuộc trách nhiệm của pháp nhân chứ đâu phải của cá nhân? Hoàn toàn trong quá trình đó ông Kiên không có giao dịch nào liên quan đến việc đút túi tiêu riêng (iv) Ngày 13/6/2012, hợp đồng mua bán cổ phần đang tồn tại trên thực tế, các bên không có khiếu nại tố cáo, không có căn cứ để áp dụng luật hình sự, quy kết tội lừa đảo? Luật sư Hoàng Đôn Hùng: Việc chuyển nhượng cổ phần giữa Công ty ACBI và Hòa Phát là giữa 2 pháp nhân với nhau Thời điểm chuyển nhượng ông Kiên không phải là cổ đông của Công ty ACBI, chỉ là đại diện của Tập đoàn tài chính Á Châu mà thôi Việc thế chấp cổ phiếu hoàn toàn công khai và phía Hòa Phát biết rất rõ việc này Ông Trần Tuấn Dương (TGĐ CTCP Hòa Phát) nói không biết cổ phiếu bị thế chấp là không có cơ sở Hòa Phát là đơn vị phát hành cổ phiếu và ký văn bản xác nhận phong tỏa Hòa Phát đã có sự buông lỏng quản lý, sơ suất về mặt thủ tục Công ty ACBI và Hòa Phát đều là sơ suất về mặt thủ tục  Tranh luận của Viện kiểm sát: giữ nguyên quan điểm theo cáo trạng (i) Căn cứ vào lời khai của các bị cáo, người có liên quan và tài liệu thu thập được, đủ cơ sở kết luận Kiên, Thanh, Yến đều phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Riêng bị cáo Kiên biết 20 triệu cổ phần bị thế chấp nhưng vẫn chỉ đạo Thanh chuyển nhượng cho Hòa Phát, bị truy tố và phù hợp Với Yến, là kế toán trưởng của công ty ACBI thì phải chịu trách nhiệm như quy định của pháp luật, Yến là đồng phạm với Kiên trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản Thanh, với vai trò là giám đốc công ty ACBI, không làm hết chức năng nhiệm vụ, là đồng phạm với Kiên trong hành vi lừa đảo (ii) Trước ý kiến của các luật sư, 264 tỷ đồng về tài khoản của công ty ACBI chứ không vào tài khoản của Kiên, VKS vẫn cho rằng trong lợi nhuận của công ty ACBI cũng có lợi nhuận của Kiên vì Kiên là chủ tịch Vì vậy, Kiên vẫn phạm tội lừa đảo  Tranh luận của Nguyễn Đức Kiên: không phạm tội lừa đảo (i) Khẳng định việc cổ phiếu Thép Hòa Phát đã bị thế chấp nhiều người biết Và không chiếm đoạt tiền của Hòa phát vì đạo đức nghề nghiệp không cho phép (ii) Hợp đồng thế chấp tài sản bắt buộc đăng ký tại trung tâm giao dịch (đối với số cổ phiếu Hòa Phát đảm bảo cho phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu), đây là việc quản lý tài sản đảm bảo cho việc thanh toán chứ không phải thế chấp Khi đăng ký quản lý tài Nhóm 1 – TC01 – K23 9 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông sản đảm bảo, Hòa Phát đã xác nhận số cổ phiếu, giấy chứng nhận sở hữu Không quan tâm Hòa Phát có biết hay không nhưng Hòa Phát là một doanh nghiệp thì phải biết là mình quản lý cái gì, ký cái gì? (iii) Đã nhiều lần yêu cầu ACB họp để tiến hành việc giải chấp số cổ phần của công ty Hòa Phát Trong hồ sơ của CQĐT đã hoàn toàn không nêu điều này và ông đã yêu cầu bổ sung vào các bút lục (iv) Đưa ra sổ tay ghi chép về số cổ phiếu làm tròn của Thép Hòa Phát, việc công ty đề nghị thanh lý tài sản thế chấp và bán cổ phiếu này, đánh giá danh mục tài sản thế chấp mới để mình chứng rằng mình không lừa đảo, không thể có ý đồ chiếm đoạt tiền của Hòa Phát, đây chỉ có thể nhìn nhận là sai sót nhỏ của ông Thanh và bà Yến vì đã không cho mình biết về văn bản đã ký xác nhận của Hòa Phát 3.4 Tranh luận về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng  Tranh luận của các luật sư: Luật sư Hoàng Đôn Hùng: Không thể quy kết việc ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền của ACB khi chưa có quy định của pháp luật là sai luật vì đối với Luật các TCTD 2010, NHNN vẫn chưa ban hành hướng dẫn Điều 55 Cụ thể: (i) ông Đặng Văn Thảo (Phó chánh thanh tra giám sát NHNN Việt Nam) chưa xuất trình được giấy ủy quyền của thống đốc NHNN ký Công văn 350 (Công văn 350/NHNH-TTGSNH.m ký ngày 17/5/2012 trả lời Cơ quan điều tra, xác định ACB được thực hiện nghiệp vụ ủy thác nhưng ACB thực hiện ủy thác cho cá nhân khi chưa có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước là vi phạm Điều 106 Luật các TCTD 2010, quy định Ngân hàng thương mại được quyền ủy thác theo quy định của NHNH) nên chỉ là quan điểm cá nhân (ii) Đại diện NHNN xác nhận công văn 350 chỉ mang tính tham khảo nội bộ về việc ACB ủy thác gửi tiền sau ngày 01/01/2011 Chưa phù hợp không có nghĩa là vi phạm Pháp luật nên cáo trạng căn cứ công văn này quy kết tội là không đúng (iii) Điều 90 Luật các TCTD 2010, NHNN cho rằng ACB không được ủy thác khi chưa có sự cho phép của NHNN, điều này mâu thuẫn với chính Công văn 350 là ACB được thực hiện ủy thác Luật sư Vũ Xuân Nam: (i) ông Kiên là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, Chủ tịch Hội đồng đầu tư, giữ chức năng tư vấn chứ không thuộc cơ cấu bộ máy có tính chất pháp định Ông Kiên không thể là người trực tiếp chủ mưu phạm tội như cáo trạng quy kết (ii) Quyết định 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 22/11/2002 của Thống đốc NHNN về quy chế mở và sử dụng tài khoản cho thấy, các cá nhân mở tài khoản tại Vietinbank có quyền nhận ủy thác như thực tế họ đã làm Việc ACB ủy thác là không sai, dù hành vi này thực hiện trong bối cảnh NHNN chưa có hướng dẫn cụ thể Nhóm 1 – TC01 – K23 10 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông  Tranh luận của Viện kiểm sát: (i) Các tổ chức, DN trong vụ này ngoài việc tuân thủ quy định pháp luật như các DN khác thì còn chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD Các bị cáo biết rõ quy định nhưng rõ ràng là làm với động cơ, mục đích cho riêng ACB, cho lợi ích nhóm (ii) Việc mua cổ phiếu ACB đã được các thành viên HĐQT cụ thể là ông Kiên đưa ra bàn luận tại cuộc họp HĐQT Nội dung bàn này rất sâu, rất cụ thể là thông qua công ty chứng khoán ACBS, giao cho bị cáo Kiên chỉ đạo để các nhà đầu tư không biết là ngân hàng ACB đang mua cổ phiếu ACB (iii) Ông Kiên đã chỉ đạo ACBS hợp tác đầu tư với 2 công ty của mình là ACI-HN, ACI và việc ACBS phát hành trái phiếu cho KienLongBank và VietBank Khi đưa vào các mối quan hệ thì rõ ràng các hợp đồng này đều trái pháp luật Tiền của ACB lại quay lại ACB, núp dưới các hợp đồng liên ngân hàng, hợp tác đầu tư KienLongBank và VietBank không sai khi họ có cơ hội đầu tư (iv) Lý Xuân Hải và Nguyễn Văn Hòa chỉ đạo trực tiếp việc ủy thác cho các cá nhân đi gửi tiền, nhưng các cá nhân không làm gì ngoài việc ký, còn họ không có nghĩa vụ trách nhiệm để mắt đến 19 nhân viên gửi tiền chỉ là hình thức, còn bản chất đây là hợp đồng gửi tiền liên ngân hàng mà nhà nước đã cấm Có thể khẳng định từ chủ trương đến thực hiện việc ủy thác gửi tiền của ACB đã không đúng quy định (v) Công văn 350 của NHNN đủ căn cứ xác định chứ không phải chỉ là căn cứ lý lẽ Ngoài công văn đó còn có các tài liệu bổ trợ chứ không chỉ căn cứ 1 công văn đó  Tranh luận của Nguyễn Đức Kiên: không làm gì trái luật (i) Thành lập Hội đồng sáng lập được các cổ đông thông qua Hội đồng sáng lập không trái với quy định của pháp luật và của ACB Hội đồng Sáng lập được tham gia vào tất cả các cuộc họp, nêu ý kiến tại cuộc họp HĐQT nhưng không được đưa ra quyết định cuối cùng Không phải là người chiếm nhiều cổ phần nhất nên không thể là người quyết định mọi phán quyết của ACB (ii) Không có bất cứ mối quan hệ nào trong việc đầu tư cổ phiếu của ngân hàng ACB liên quan đến ACBS, và cũng không chỉ đạo mua cổ phiếu ACB Việc mua cổ phiếu ACB là chủ trương của ông Kiên với tư cách là Chủ tịch HĐQT Công ty ACI Khi hợp tác kinh doanh giữa Công ty Chứng khoán ACBS với ACI và ACI-HN, trong hợp đồng hợp tác không có dòng nào nói về việc mua cổ phiếu ACB Trong hợp đồng có điều khoản, cổ phiếu của ai thì cuối năm phải xác nhận văn bản Còn hợp tác là hỗ trợ vốn Không có văn bản nào xác nhận cổ phiếu của ACB thuộc ACBS (iii) Cung cấp vốn liên ngân hàng giữa ACB và Kienlongbank và Vietbank không phải mới thực hiện từ năm 2009-2010 vì ACB được NHNN phê chuẩn là cổ đông chiến lược của hai ngân hàng này Nhóm 1 – TC01 – K23 11 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông (iv) Không có bất kỳ căn cứ nào để nói về khoản lỗ của ACBS từ đầu tư cổ phiếu theo như cáo trạng và cho rằng cách tính lỗ của cáo trạng là phi lý Việc gửi tiền liên ngân hàng đưa lại cho ACB khoản thu lớn ACB không chỉ liên hệ với hai ngân hàng này mà còn với nhiều ngân hàng khác (v) Đối với hành vi ủy thác tiền gửi, ông Kiên xác nhận có tham gia cuộc họp thường trực HĐQT ngày 22/3/2010 bàn về việc ủy thác tiền gửi, tuy nhiên chỉ tham gia vào cuối cuộc họp cho nên ông không liên quan gì đến việc bàn chuyện ủy thác gửi tiền của thường trực HĐQT Khi lấy ý kiến HĐQT, ông Trần Xuân Giá không lấy ý kiến của Kiên về việc ủy thác (vi) Trong điều lệ ACB ghi, người nào thi hành công vụ không vì lợi ích cá nhân, không cố ý vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm, ACB chịu trách nhiệm Như vậy, các cá nhân ACB không phải chịu trách nhiệm Cho đến nay, Đại hội cổ đông ACB cũng chưa có bất kỳ văn bản nào yêu cầu các thành viên HĐQT của ACB phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại Đồng thời, trong thực hiện ủy thác gửi tiền thì tổng thu 1.800 tỷ đồng, nếu trừ đi khoản tiền gần 718 tỷ đồng bị mất thì vẫn không gây ra thiệt hại nào cho ngân hàng ACB Cho nên Ngân hàng ACB vẫn không bị thiệt hại nào kể cả việc ngân hàng Vietinbank không trả tiền Và ngân hàng Vietinbank phải chịu trách nhiệm về số tiền 718 tỷ đồng vì theo một số văn bản pháp luật không bắt buộc người gửi phải đến ngân hàng để thực hiện làm tài khoản (vii) Trong cuộc họp ngày 08/9/2011, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã có buổi nói chuyện với đại diện các ngân hàng liên quan đến hoạt động ủy thác gửi tiền này và NHNN đã nêu ý kiến không truy cứu các ngân hàng trong việc các ngân hàng đã cho gửi tiền hoặc nhận tiền trong thời gian qua Vì vậy, ông Kiên cho rằng mình không làm trái pháp luật Phần 4 - Những vấn đề đặt ra cho công tác giám sát và quản lý ngân hàng tại Việt Nam Nghiên cứu cáo trạng, theo dõi các phiên tranh luận của các bên liên quan trong Phiên tòa sơ thẩm cho thấy lý lẽ biện hộ cho các bên đều có lý Những tội danh như kinh doanh trái phép, trốn thuế, làm trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng có thể chưa cấu thành tội danh cho các bị cáo vì hệ thống luật của Việt Nam còn nhiều bất cập Viện Kiểm sát có thể thay đổi kết luận với những tội danh không thể buộc vì luật chưa quy định Những hoạt động tài chính góp vốn mua cổ phần mà bị buộc thành tội vì chưa đăng ký vào giấy phép sẽ làm tê liệt khả năng làm cho tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp sinh sôi nẩy nở Mục tiêu của bài viết không phải xem xét là án tù cho Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm có hợp lý hay không, mục tiêu của bài viết là đằng sau phiên tòa sơ thẩm, những vấn đề gì đặt ra cho công tác giám sát và quản lý ngân hàng tại Việt Nam, bởi các đối tượng liên quan phần lớn làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, giữ các chức vụ cao tại các ngân hàng thương mại cổ phần Nhóm 1 – TC01 – K23 12 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Đầu tiên, là vấn đề “sở hữu chéo và lợi ích nhóm” trong hệ thống ngân hàng thương mại Không có quy định cấm ngân hàng này nắm giữ cổ phiếu của các ngân hàng khác, cũng như không cấm việc các cổ đông của ngân hàng và người có liên quan sở hữu cổ phiếu của nhiều ngân hàng khác nhau Việc sở hữu chồng chéo giữa các ngân hàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp - cổ đông của ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia, và rất có thể các ngân hàng thương mại khi tiến hành thẩm định cho việc cho vay vốn sẽ thiếu đi sự cẩn trọng, bỏ qua một số yêu cầu khi cho vay Khi điều này xảy ra, đây có thể coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao nếu các con nợ không thật sự “khỏe mạnh” Sở hữu chéo giữa các ngân hàng tạo cơ hội cho các ngân hàng tạo tiền ảo, khi đó các quy định mới về tăng vốn pháp định để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng của NHNN không mang lại hiệu quả cao…Tất cả điều này tạo ra chuỗi ảnh hưởng phức tạp, ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia Vụ án Nguyễn Đức Kiên là minh chứng cụ thể, ông Kiên đã thực hiện một việc mà trong nền kinh tế chỉ có hai chủ thể là ngân hàng Trung ương và ngân hàng thương mại có thể làm được đó là: “tạo tiền” Về lý thuyết, ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách huy động tiền gửi từ dân chúng, sau đó dùng tiền đó cho vay và lại huy động ngược trở lại rồi tiếp tục cho vay thông qua hệ thống ngân hàng Vòng xoay này sẽ làm cung tiền của ngân hàng tăng lên, đó là vốn thật Nhưng với ông Kiên hoặc các nhà tài phiệt khác có thể tạo tiền từ con số không, sau đó tiền lại tiếp tục tạo ra tiền bằng cách thông qua các công ty mà ông Kiên kiểm soát có thể phát hành và bán trái phiếu doanh nghiệp cho ngân hàng ACB Và từ nguồn tiền vay ở ngân hàng ACB thu từ bán trái phiếu, các công ty của ông Kiên đã mua cổ phiếu của các ngân hàng Eximbank, Đại Á, Việt Nam Thương tín, Kiên Long Đến lượt các cổ phiếu ngân hàng được mua trên lại được thế chấp ở những ngân hàng khác nhau để làm tài sản đảm bảo trả nợ, số còn lại có thể chi dùng cá nhân Như vậy, tiền vay từ bán trái phiếu không được dùng cho mục đích kinh doanh lại được dùng cho mua cổ phiếu, thao túng tổ chức tín dụng Chính sự dễ dàng trong phát hành trái phiếu, sự thiếu sự giám sát của NHNN, sự thiếu chặt chẽ trong luật đã tạo điều kiện cho các tài phiệt tài chính, những người như ông Kiên lợi dụng Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng sở hữu chéo đều tiêu cực, nhưng trong trường hợp các NHTM có cổ đông lớn là các doanh nghiệp thì phải có chế tài gì đề ngăn chặn hiện tượng các ngân hàng thương mại trở thành “sân sau” cho các doanh nghiệp đó, chuyên huy động vốn từ dân chúng để tài trợ cho các dự án của các doanh nghiệp là cổ đông lớn của ngân hàng? Phải chăng chúng ta đang trong chờ vào “đạo đức kinh doanh” của các cổ đông, những người chủ doanh nghiệp sở hữu cổ phần tại các ngân hàng để giải quyết mặt trái của sở hữu chéo? Đây là vấn đề NHNN cần giải quyết để làm lành mạnh thị trường tài chính, tạo sự tin tưởng cho nhà đầu tư Nhóm 1 – TC01 – K23 13 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Thứ hai là năng lực quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc thanh tra và giám sát hệ thống ngân hàng thương mại Theo dõi phiên tranh luận trong phiên tòa sơ thẩm, từ những lời khai, cơ sở tranh luân của các bên và các câu trả lời của đại diện NHNN, đặt ra dấu hỏi lớn đối với năng lực quản lý của NHNN trong thanh tra, giám sát hệ thống ngân hàng thương mại (i) Những câu trả lời phổ biển của đại diện NHNN là “không nhớ”, “không biết”, “không rõ” tạo cảm giác mơ hồ, không nắm rõ hết các quy định của các vị đại điện NHNN Với vai trò là cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng, nhiều quy định, khái niệm còn mơ hồ thì liệu rằng có thể quản lý hệ thống ngân hàng đạt hiệu quả tốt (ii) Trong một thời gian dài ngân hàng huy động vốn của người dân, thay vì cho vay để kinh doanh tiền tệ một cách bình thường, ngân hàng lại giao tiền cho nhân viên đi gửi tiền vào các ngân hàng khác để hưởng chênh lệch lãi suất, hoa hồng Điều này tạo sự tăng trưởng tín dụng ảo, có thể gây đổ vỡ hệ thống ngân hàng Vậy thì, trách nhiệm quản lý của NHNN đến đâu? Phải chăng NHNN không biết việc này? Hay có phải do năng lực và quy định pháp luật còn nhiều hạn chế? Thêm vào đó, xem xét động cơ của các ngân hàng trong việc ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các ngân hàng khác là vừa hưởng chênh lệch lãi suất, vừa được thưởng thêm “hoa hồng” hay phần “lãi suất hưởng thêm” bên ngoài lãi suất trần quy định Điều này đặt ra câu hỏi, phải chăng việc quản lý của NHNN còn mang tính “mệnh lệnh hành chính” như việc ấn định “lãi suất trần” không theo quy luật cung cầu thị trường dẫn đến các ngân hàng thương mại phải lách luật? (iii) Trong vụ án, tình trạng sở hữu chéo và lợi ích nhóm, các doanh nghiệp dễ dàng phát hành trái phiếu bán cho các ngân hàng thương mại Các ngân hàng bỏ qua quy trình soát xét, thẩm tra đánh giá doanh nghiệp phát hành trái phiếu Hoạt động này diễn ra nhiều lần vẫn không thấy NHNN có hành động quyết liệt gì (iv) Việc ngân hàng ACB ủy thác cho các nhân viên gửi tiền vào các ngân hàng khác dến đến việc số tiền gần 718 tỷ đồng của ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi vào Vietinbank bị Huyền Như chiếm đoạt, được lý giải do NHNN chậm ban hành các hướng dẫn cho Luật các TCTD 2010 Nếu có các văn bản hướng dẫn sớm hơn thì liệu có việc ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào ngân hàng khác? Ngoài ra, việc Huyền Như dễ dàng chiếm đoạt gần 718 tỷ đồng, cho thấy sự lỏng lẻo và thiếu trách nhiệm của ngân hàng đối với tiền của dân gửi vào ngân hàng Hiện nay, NHNN đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý giúp cho công tác quản lý, giám sát được hiệu quả hơn Việc NHNN đưa ra lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn xử lý việc sở hữu cổ phần vượt tỉ lệ quy định ngày 19/6/2014, hy vọng sẽ là tín hiệu tích cực trong việc hạn chế tình trạng chi phối hoạt động ngân hàng, thao túng và lũng đoạn thị trường của các tài phiệt Nhóm 1 – TC01 – K23 14 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Lời kết Vụ án Nguyễn Đức Kiên thu hút nhiều sự quan tâm của thị trường, đặt biệt là những người làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên không chỉ là vụ xử một vài cá nhân mà như là sự phơi bày về một giai đoạn mà hệ thống ngân hàng còn hoang sơ với lối kinh doanh theo kiểu làm sao giàu cho thật nhanh bằng cách huy động tiền của dân rồi gửi sang ngân hàng khác để ăn chênh lệch; hay kiểu quản lý nhân viên thiếu chặt chẽ dẫn đến nhân viên chiếm đoạt tiền gửi của khách hàng; hay kiểu dễ giải trong việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại, thiếu đi việc thẩm tra năng lực tài chính của doanh nghiệp đó…Cùng với hệ thống pháp lý còn nhiều hạn chế, thiếu ổn định và thiếu nhiều văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh hoạt động ngân hàng, cũng như sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn luật của Ngân hàng Nhà nước Bài viết cung cấp một cái nhìn tổng quan về vụ án Nguyễn Đức Kiên, từ đó đưa đến nhận định về một số vấn đề đặt ra trong công tác thanh tra và giám sát hệ thống ngân hàng tại Việt Nam như “sở hữu chéo và lợi ích nhóm”, “năng lực quản lý của Ngân hàng Nhà nước” Nhóm 1 – TC01 – K23 15 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Tài liệu tham khảo Các văn bản pháp quy của Nhà nước như: Luật các TCTD 2010, Luật DN 2009, Luật Đầu tư 2005, Luật Quản lý thuế 2006, Luật NHNH 2010, Nghị Định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, Nghị quyết 32/2009/QH12 về miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân… Cao thủ Bầu Kiên, tay không thâu tóm ngân hàng Dân Việt (2014), Vụ án “bầu” Kiên: Phải ra cáo trạng mới vì một sai sót nhỏ Hải Lý (2014), Từ “kinh doanh trái phép” đến sở hữu chéo Hồng Phúc (2014), Vụ án bầu Kiên và khoảng trống quy phạm Nguyễn Bảo An (2014), Toàn văn cáo trạng “lần 2″ của Viện KSND Tối cao đối với Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn < http://nguyentandung.org/toan-van-cao-trang-lan-2cua-vien-ksnd-toi-cao-doi-voi-nguyen-duc-kien-va-dong-bon.html> Nguyễn Đức Kiên (sinh 1964) NHNN: Nhiều cổ đông lớn đang thao túng ngân hàng Nguyễn Vũ (2014), Xử Bầu Kiên hay xử ai? Trực tiếp các phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Kiên < http://cafebiz.vn/su-kien/truc-tiepcac-phien-toa-xet-xu-nguyen-duc-kien-344.chn> Trương Quang Thông (2012), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà Xuất bản Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Vũ Dũng (2013), Sở hữu chéo và những hệ lụy Nhóm 1 – TC01 – K23 16 Tiểu luận Quản trị ngân hàng GVHD: PGS TS Trương Quang Thông Phụ lục Phiên tòa sơ thẩm xét xử Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm ngày 20/5/2014: Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Đức Kiên và 8 đồng phạm, gồm: 2 Thẩm phán là Nguyễn Hữu Chính (chủ tọa) và Nguyễn Quốc Thành; 3 Hội thẩm nhân nhân là các ông Nguyễn Thanh Hà, Bùi Đăng Hiếu và Đinh Hoài Nam Giữ quyền công tố tại tòa là ông Đào Văn Cường - Phó Viện trưởng Viện KSND TP Hà Nội và bà Nguyễn Thị Thu Yến Tham gia bào chữa cho 9 bị cáo trong vụ án có 16 luật sư, 4 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ngân hàng, cụ thể: (1) Luật sư Hoàng Đôn Hùng, Vũ Xuân Nam, Ngô Huy Ngọc, Bùi Quang Nghiêm bào chữa cho bị cáo Nguyễn Đức Kiên (2) Luật sư Lưu Tiến Dũng bào chữa cho bị cáo Trần Xuân Giá (3) Luật sư Phùng Anh Tuấn bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ (4) Luật sư Phạm Danh Tín bào chữa cho Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang (5) Luật sư Nguyễn Minh Tâm bào chữa cho Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang (6) Luật sư Lưu Văn Tám bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải và Huỳnh Quang Tuấn (7) Luật sư Nguyễn Đình Hưng bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải (8) Luật sư Vũ Thị Kim Ngọc bào chữa cho Lý Xuân Hải (9) Luật sư Kiều Vũ Thị Uyên bào chữa cho bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (10) Luật sư Vũ Ngọc Chi bào chữa cho bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (11) Luật sư Nguyễn Thị Kim Thanh bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Thanh (12) Luật sư Trần Bình Tuấn bào chữa cho bị cáo Trần Ngọc Thanh (13) Luật sư Phạm Thanh Phong bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (14) Luật sư Trương Thanh Đức bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng Á Châu (ACB); Luật sư Đỗ Ngọc Quang, Nguyễn Thị Bắc và Nguyễn Như Thái Dũng bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) Nhóm 1 – TC01 – K23 17

Ngày đăng: 04/06/2016, 16:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • Phần 1 - Tóm tắt vụ án

  • Phần 2 - Các tội danh của Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm theo cơ quan điều tra

    • 2.1. Hành vi phạm tội kinh doanh trái phép

    • 2.2. Hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp

    • 2.3. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến

    • 2.4. Hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

    • Phần 3 - Tranh luận và phản biện của Nguyễn Đức Kiên và các luật sư tại Phiên tòa sơ thẩm

      • 3.1. Tranh luận về hành vi phạm tội kinh doanh trái phép

      • 3.2. Tranh luận về hành vi trốn thuế

      • 3.3. Tranh luận về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

      • 3.4. Tranh luận về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng

      • Phần 4 - Những vấn đề đặt ra cho công tác giám sát và quản lý ngân hàng tại Việt Nam

      • Lời kết

      • Tài liệu tham khảo

      • Phụ lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan