đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh đắc lắc đến năm 2020

149 1.3K 11
đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh đắc lắc đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH ĐĂKLĂK SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH ĐĂK LĂK ĐẾN NĂM 2020 ĐăkLăk, năm 2013 MỞ ĐẦU 1 SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng CNC là một tất yếu của quá trình CNH - HĐH sản xuất nông nghiệp của tất cả các quốc gia Nông nghiệp CNC sẽ tạo ra khối lượng hàng hoá lớn có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế - vấn đề ngày càng cấp bách đối với nông nghiệp nước ta hiện nay Trong bối cảnh nhu cầu các sản phẩm nông nghiệp ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như chất lượng do áp lực dân số tăng, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển bền vững, sức cạnh tranh của hàng hóa, sự suy thoái tài nguyên nông nghiệp, biến đổi khí hậu…đang là thách thức cho toàn thế giới cũng như mọi quốc gia Một trong những giải pháp để giải quyết các vấn đề trên là phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC), hay phát triển NNƯDCNC là xu thế tất yếu Thực trạng phát triển NNƯDCNC trên thế giới đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần làm thay đổi nền sản xuất truyền thống trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển nhanh và liên tục Ở Việt Nam, từ những năm 90 của thế kỷ trước đã bắt đầu phát triển NNƯDCNC, trước hết là các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (DNNNƯDCNC) về rau, hoa và nấm tại Lâm Đồng Các khu, vùng sản xuất NNƯDCNC cũng được hình thành ở một số địa phương Bước đầu hoạt động của các doanh nghiệp, khu, vùng NNƯDCNC dù còn những bất cập về tổ chức cũng như hiệu quả, nhưng khẳng định rằng đó là xu thế đúng, đã và đang thay đổi về nhận thức của một nền sản xuất mà nền tảng là ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ (KHCN) mới Luật Công nghệ cao (CNC) đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2009; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình Quốc gia ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Đặc biệt, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2011 – 2020) đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng CSVN khóa XI, đối với kinh tế nông nghiệp, đã xác định cần thiết phải phát triển NNƯDCNC Đăk Lăk là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có tổng diện tích tự nhiên 13.125,37 km2, dân số năm 2013 khoảng trên 1,8 triệu người Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng tương đối khá: giai đoạn 2006-2010, GDP tăng bình quân trên 12,0%/năm, giai đoạn 2011–2013 tăng bình quân 8,42%/năm Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh với trên 50% GDP Giá trị sản xuất nông nghiệp luôn tăng 2 trưởng khá, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, tiêu, và chiếm 50 – 60% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, 96 - 98% tổng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho gần 60% lao động nông thôn Tuy nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh chưa toàn diện, bền vững, năng suất, giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh chưa cao Măt khác, do áp lực dân số tăng thì nhu cầu về sản xuất nông nghiệp cũng như các sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ gia tăng đáng kể Trong khi đó, diện tích đất canh tác của tỉnh lại có xu hướng giảm mạnh do chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp; phương thức sản xuất của nông dân phần lớn còn theo phương pháp truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh tuy có tăng về số lượng và giá trị nhưng thu nhập của nông dân ở các vùng sản xuất hàng hoá không tăng; chất lượng hàng nông sản, sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ với chế biến, tiêu thụ, một số nông sản thực phẩm chưa đảm bảo an toàn đã đặt ra nhiều vấn đề đối với sản xuất nông nghiệp Do vậy, muốn phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, biện pháp tối ưu là đẩy mạnh ứng dụng CNC trong nông nghiệp Do có lợi thế là tỉnh trung tâm của vùng Tây Nguyên, thời gian qua, ĐăkLăk cũng đã đầu tư thí điểm một số mô hình sản xuất giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt, rau an toàn, áp dụng công nghệ tiên tiến và đem lại hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên, quy mô và mức độ đầu tư của các mô hình nông nghiệp CNC này còn ở mức rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là đầu tầu thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh Mặt khác những mô hình diện tích nhỏ lẻ này cũng chưa thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẵn sàng đầu tư vốn, kỹ thuật để sản xuất, kinh doanh những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn so với nông nghiệp truyền thống Thực tế và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp của các nước trên thế giới, đặc biệt là Israel, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan… đều hướng vào các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có chất lượng, có giá trị cao về kinh tế, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái Chính vì vậy, việc xây dựng:”Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020” là yêu cầu của thực tiễn hết sức cần thiết và cấp bách để thực hiện chủ trương đúng đắn của Trung ương và địa phương, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng CNH - HĐH 2 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN - Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội; - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội; 3 - Quyết định số 1895/QĐ-TTg của ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; - Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg của ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh ĐăkLăk thời kỳ đến năm 2020; - Công văn số 2052/UBND-NN&MT của Ủy ban Nhân dân tỉnh ĐăkLăk ngày 23/4/2012 về việc Chủ trương lập Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020; - Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2012 của UBND tỉnh ĐăkLăk về việc phê duyệt Đề cương - dự toán Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020; - Quyết định số 588/QĐ-SNN ngày 5/7/2012 của Sở NN&PTNT tỉnh ĐăkLăk về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020 - Căn cứ Quyết định số 240/2009/QĐ-UBND ngày 6/2/2009 của UBND tỉnh ĐăkLăk về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở NN&PTNT tỉnh ĐăkLăk; - Căn cứ Kế hoạch số 4282/KH-UBND thực hiện Chương trình số 26CTr/TU, ngày 12/4/2013 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 20NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Căn cứ vào nhu cầu về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk 3 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU LẬP ĐỀ ÁN 3.1 Mục đích Tập trung phân tích, đánh giá thực trạng SXNN ứng dụng CNC ở tỉnh hiện nay, xác định loại hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, đề xuất quan điểm, định hướng, mục tiêu, nội dung, giải pháp và chính sách phát triển SXNN ứng dụng CNC tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2013 - 2020 3.2 Yêu cầu - Điều tra thu thập, tổng hợp các thông tin số liệu, đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với các vùng sản xuất nông nghiệp ở ĐăkLăk hiện nay, xác định các nhân tố tác động đến sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC - Khái quát về vấn đề phát triển SXNN ứng dụng CNC, những vấn đề đặc 4 biệt quan tâm của thị trường thế giới và người tiêu dùng hiện nay đối với nông nghiệp sạch - Đề án tập trung đề cập toàn diện đến vấn đề phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC gắn liền với các vùng, khu vực và doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC dựa trên các khía cạnh: kĩ thuật sản xuất, quản lý dịch bệnh, quản lý sử dụng các đầu vào, và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, tổ chức sản xuất, hệ thống pháp lý, tổ chức quản lý kiểm soát chất lượng sản phẩm; trình diễn; đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ - Cách tiếp cận lập đề án trong điều kiện kinh tế thị trường với quá trình hội nhập cạnh tranh ngày càng gay gắt 4 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN 4.1 Đối tượng Đề án đề cập toàn diện đến SXNN ứng dụng CNC, bao gồm các khía cạnh: các loại sản phẩm, các loại công nghệ tiên tiến ứng dụng vào SXNN, kỹ thuật sản xuất, quản lý tổ chức sản xuất, tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát sản xuất và tiêu thụ Hệ thống giải pháp để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC Các vùng NNƯDCNC được nghiên cứu và bố trí phát triển tập trung vào các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh nhằm phục vụ cho nhu cầu của người dân trong tỉnh, vùng Tây Nguyên và xuất khẩu 4.2 Phạm vi của đề án Điều tra, nghiên cứu tổng hợp trên phạm vi toàn tỉnh, tập trung vào đánh giá thực trạng NNƯDCNC của Việt Nam nói chung, tỉnh Đăk Lăk nói riêng trong các lĩnh vực, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp Các nhân tố nghiên cứu giải quyết tập trung vào: kỹ thuật sản xuất, quản lý dịch bệnh, quản lý sử dụng các đầu vào và quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra, tổ chức sản xuất, tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát sản xuất và tiêu thụ nông lâm sản theo các vùng tập trung 4.3 Phạm vi thời gian Bên cạnh kết quả nghiên cứu xây dựng đề án chung về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đã thực hiện, điều tra, thu thập số liệu, đánh giá về thực trạng SXNN ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến nay Quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp thực hiện của đề án được xây dựng cho giai đoạn 2013 - 2020 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LẬP ĐỀ ÁN - Kế thừa các nghiên cứu đã có: kế thừa các chương trình dự án liên quan tới sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã 5 thực hiện trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 (số liệu thứ cấp) và các kết quả điều tra về sản xuất nông nghiệp tại địa bàn 15 huyện/thị của tỉnh - Điều tra, khảo sát thực địa tại các huyện/thị và doanh nghiệp để thu thập và khai thác thông tin phục vụ lập đề án Điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và điển hình để xác định khu/vùng/doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bằng các phiếu điều tra với các câu hỏi mở theo các nội dung đã được chuẩn bị trước, số lượng phiếu điều tra 150 phiếu - Phương pháp thống kê: sử dụng nguồn số liệu thống kê và số liệu điều tra được từ các huyện, các cơ sở sản xuất giống bao gồm tập hợp số liệu thống kê đã có và thông tin bổ sung - Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, tài chính: sử dụng để xử lý phiếu điều tra đánh giá hiệu quả của sản xuất nông nghiệp truyền thống và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Phương pháp chuyên gia, tư vấn xác định các dự án ưu tiên và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh - Phương pháp phân tích vấn đề, đánh giá, so sánh, tổng hợp và viết báo cáo thuyết minh 6 PHẦN THỨ NHẤT KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CNC VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM I KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CNC 1.1 Một số khái niệm liên quan đến nông nghiệp CNC 1.1.1 Công nghệ cao Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có Nhà nước tập trung đầu tư phát triển CNC trong 4 lĩnh vực chủ yếu là: 1) Công nghệ thông tin; 2) Công nghệ sinh học; 3) Công nghệ vật liệu mới và 4) Công nghệ tự động hóa 1.1.2 Hoạt động công nghệ cao Hoạt động CNC là hoạt động nghiên cứu, phát triển, tìm kiếm, chuyển giao, ứng dụng CNC; đào tạo nhân lực CNC; ươm tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC; sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ CNC; phát triển công nghiệp CNC 1.1.3 Sản phẩm công nghệ cao Sản phẩm CNC là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường 1.1.4 Nông nghiệp CNC a Khái niệm NNCNC là một nền nông nghiệp có sử dụng các công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ quản lý nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao của nông sản hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững b Nhiệm vụ Phát triển CNC trong nông nghiệp tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; - Phòng, trừ dịch bệnh; - Trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; - Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; 7 - Bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; - Phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC; - Phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp Công nghệ cao trong nông nghiệp được hiểu là: áp dụng một cách hợp lý các kỹ thuật tiên tiến nhất trong việc chọn, lai tạo ra giống cây trồng vật nuôi mới, chăm sóc nuôi dưỡng cây, con bằng thiết bị tự động, điều khiển từ xa, chế biến phân hữu cơ vi sinh cho cây trồng, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy hải sản, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, công nghệ tự động trong tưới tiêu, công nghệ chế biến các sản phẩm vật nuôi, cây trồngg và xử lý chất thải bảo vệ môi trường Trong đó, công nghệ sinh học đóng vai trò chủ đạo c Nội dung của NNƯDCNC 1- Lựa chọn ứng dụng vào từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá, những công nghệ tiến bộ nhất về giống, công nghệ canh tác, chăn nuôi tiên tiến, công nghệ tưới, công nghệ thu hoạch - bảo quản - chế biến Ứng dụng CNTT vào quản lý, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thị trường 2- Sản phẩm NNƯDCNC là sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng của từng vùng sinh thái, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, có khả năng cạnh tranh cao về chất lượng với sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và thế giới, còn điều kiện mở rộng quy mô sản xuất và sản lượng hàng hoá khi có yêu cầu của thị trường 3- Sản xuất NNƯDCNC tạo ra sản phẩm phải theo một chu trình khép kín, khắc phục được những yếu tố rủi ro của tự nhiên và hạn chế rủi ro của thị trường 4- Phát triển NNƯDCNC theo từng giai đoạn và mức độ phát triển khác nhau, tùy tình hình cụ thể của từng nơi, nhưng phải thể hiện được những đặc trưng cơ bản, tạo ra được hiệu quả to lớn hơn nhiều so với sản xuất bình thường d Chức năng của NNƯDCNC NNƯDCNC có 5 chức năng lớn: Một là khu trình diễn, vườn thực nghiệm nông nghiệp hiện đại hóa, là vườn ươm xí nghiệp, chuyển hóa thành quả nghiên cứu khoa học công nghệ thành sức sản xuất, là nguồn lan tỏa công nghệ cao mới Hai là trung tâm ứng dụng mở rộng, trung tâm phục vụ, trung tâm tập huấn các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghiệp, thị trường có hàm lượng khoa học công nghệ tương đối cao Ba là có thể thu hút một khối lượng sức lao động lớn của nông thôn, làm cho nông thôn thành thị hóa, nông dân được công nhân hóa 8 Bốn là thích ứng hóa với chức năng kinh doanh để các lĩnh vực từ trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng chế biến, khoa học công nghiệp, thương mại, sản xuất, cung ứng tiêu thụ được thống nhất Làm cho sản xuất nông nghiệp thực hiện được khoa học hóa, thâm canh hóa và trở thành đầu tàu của việc phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao Năm là góp phần nâng cao năng lực của người nông dân, trang bị và làm cho họ có được những tri thức khoa học 1.1.5 Nông nghiệp ứng dụng CNC Trong đề án phát triển nông nghiệp CNC đến năm 2020, Bộ NN&PTNT đã đưa ra khái niệm:”Nông nghiệp ứng dụng CNC là nền nông nghiệp sử dụng CNC trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có chất lượng, năng suất vượt trội, giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường” 1.1.6 Vùng sản xuất NNƯDCNC * Khái niệm Vùng sản xuất NNƯDCNC là nơi tập trung ứng dụng thành tựu của nghiên cứu và phát triển CNC của các khu NNƯDCNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất một hoặc một vài nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược của quốc gia * Nhiệm vụ của vùng sản xuất NNƯDCNC 1- Thực hiện sản xuất sản phẩm NNƯDCNC; 2- Liên kết các hoạt động nghiên cứu ứng dụng CNC vào sản xuất sản phẩm ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp; 3- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp * Điều kiện thành lập vùng NNƯDCNC 1- Là nơi sản xuất tập trung một hoặc một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng CNC thuộc danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của vùng sản xuất NNƯDCNC; 2- Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu chiến lược; địa điểm thuận lợi để liên kết với các khu NNƯDCNC; 3- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của sản xuất ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp; 4- Tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu có chất lượng, năng suất và hiệu quả kinh tế cao 9 5- Có nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong sản xuất nông sản hàng hóa với số lao động được đào tạo, tập huấn về CNC đang sử dụng đạt ít nhất 60% tổng số lao động nông nghiệp trong vùng và có trình độ quản lý chuyên nghiệp 6- Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường và quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa an toàn đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hoặc quốc tế 1.1.7 Khu NNƯDCNC a Khái niệm Khu NNƯDCNC là khu CNC tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; phát triển doanh nghiệp NNƯDCNC và phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp b Nhiệm vụ của khu NNƯDCNC 1- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm NNƯDCNC; 2- Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng CNC, sản xuất sản phẩm ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp; 3- Đào tạo nhân lực CNC trong lĩnh vực nông nghiệp; 4- Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm NNƯDCNC 5- Thu hút nguồn đầu tư, nhân lực CNC trong nước và ngoài nước thực hiện hoạt động ứng dụng CNC trong nông nghiệp c Điều kiện thành lập khu nông nghiệp ứng dụng CNC 1- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển nông nghiệp và nhiệm vụ của khu NNƯDCNC; 2- Có quy mô diện tích, điều kiện tự nhiên thích hợp với từng loại hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp; địa điểm thuận lợi để liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo có trình độ cao; 3- Hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ thuận lợi đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, đào tạo, thử nghiệm và trình diễn ứng dụng CNC trong nông nghiệp; 4- Có nhân lực và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp 1.1.8 Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC a Khái niệm 10 hình nông nghiệp công nghệ cao Xúc tiến thương mại, thông tin giá cả thị trường Đổi mới nội dung và nâng cao hiệu quả các mô hình trình diễn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Hướng dẫn thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Có chương trình cụ thể về công tác khuyến nông chuyển giao khoa học kỹ thuật phù hợp đối với từng vùng, chú trọng vào các vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn Đối với vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp công nghiệp cao, cần tập trung hướng dẫn kỹ thuật canh tác mới tiên tiến, công nghệ sinh học gắn với bảo quản và chế biến, hướng tới nền nông nghiệp bền vững Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật để thay đổi tập quán canh tác, nâng cao trình độ sản xuất trồng trọt và chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với phòng trừ sâu bệnh, dịch hại, bảo vệ môi trường sinh thái Phát triển khuyến nông theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả kinh tế Từng bước chuyển hoạt động sang lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, công nghệ sau thu hoạch, dịch vụ hỗ trợ, giá cả thị trường, xúc tiến thương mại, tổ chức quản lý, hợp lý hóa sản xuất,…., nhằm nâng cao sức cạnh trạnh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hàng hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Khuyến khích và đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khuyến nông Huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp đến nông dân; tăng cường mối quan hệ phối hợp vứi các tổ chức, đoàn thể và các ngành có liên quan nhằm đẩy mạnh quá trình xã hộ hóa công tác khuyến nông Đặc biệt thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp gắn với công tác khuyến nông Đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để công tác khuyến nông phát triển đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả Tăng cường hỗ trợ cho nông , lâm, ngư nghiệp thông qua các chính sách đầu tư công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiến tự nhiên của tỉnh, nhu cầu của người sản xuất và thị trường để có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh vùng nông thôn, như: giao thông, thủy lợi… 4.5.1.3 Cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Ưu tiên thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, khu nông nghiệp công nghệ cao để phát triển các sản phẩm có lợi thế so sánh trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao theo Luật Công nghệ cao 135 Đối với các đề tài nghiên cứu, các dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Nhà nước thuộc lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp được ưu tiên giao trực tiếp cho các đơn vị Việc quản lý các đề tài, dự án được thực hiện theo các quy định hiện hành Có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao giai đoạn 2013 - 2020, rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng các cơ chế chính sách nhằm thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao và các đề án liên quan như chính sách về đất đai, chính sách về tài chính, tín dụng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới khuyến nông, phát triển kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác); trồng rừng công nghệ cao kết hợp với công nghiệp chế biến gỗ và đầu tư phát triển du lịch sinh thái…Định hướng sản xuất gắn với chế biến nông – lâm sản và tiêu thụ sản phẩm; kết nối liên kết bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước, đặc biệt là quan hệ đối tác bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp Ngoài các cơ chế chính sách của Trung ương, nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa trong đó chủ yếu khuyến khích các sản phẩm hàng hóa có lợi thế, dựa trên sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: chính sách phát triển vùng cà phê, rau an toàn; rà soát cơ chế chính sách phát triển vùng ngô có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; bổ sung chính sách khuyến khích phát triển cơ giới hóa đồng bộ và chế biến, tiêu thụ lúa chất lượng cao; bổ sung chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại đối với bò thịt, trang trại heo, gà quy mô lớn công nghệ cao; chính sách khuyến khích phát triển cải tạo trồng mới rừng gỗ lớn Phát triển các khu NNƯDCNC cần được Nhà nước ưu tiên về xây dựng cơ sở hạ tầng như: nhà xưởng, đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp thoát nước… Các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị và công nghệ Nông nghiệp UDCNC thường gắn liền với các hoạt động du lịch sinh thái, đào tạo chuyên môn, Nhà nước cần miễn thuế phần thu du lịch và đào tạo Với các khu NNƯDCNC nếu là nhập công nghệ mới, Nhà nước cần hỗ trợ 15 - 20% vốn thông qua Bộ Khoa học và Công nghệ, ưu tiên cho hỗ trợ chuyên gia và thích nghi công nghệ (theo kinh nghiệm của Singapore) 4.5.1.4 Tổng kết thực tiễn, xác định nhiệm vụ, mục tiêu cho từng giai đoạn phát triển Tiếp tục điều tra, cập nhật đánh giá tổng kết thực tế các mô hình đã có, đạt giá trị cao, các mô hình sản xuất tiết kiệm đất, tiết kiệm nước, các mô hình sản xuất nhà lưới, nhà kính, các cây trồng vật nuôi mới áp dụng công nghệ sinh học, các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP)…trong thực tiễn tại địa phương, đặc biệt các mô hình do người dân tự tìm tòi và thực hiện đạt kết quả cao (như các mô hình cà phê, hồ tiêu, bơ trái vụ, rau, nuôi heo, thuỷ sản,…), 136 công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch…để có cơ sở tổng kết, tham quan học tập, khuyến cáo, hướng dẫn nhân rộng Trên cơ sở đó, xác định nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, bước đi, các bước phát triển trước mắt và lâu dài, gắn với lợi thế và phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh 4.5.1.5 Huy động các nguồn lực, liên kết, hợp tác phát triển Tranh thủ mọi nguồn vốn từ ngân sách, vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn; sử dụng các nguồn vốn hợp tác, liên kết, liên doanh vào xây dựng các cơ sở sản xuất – kinh doanh; huy động vốn từ các thành phần kinh tế theo phương châm xã hội hóa vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, và đầu tư cho thâm canh, chuyển đổi mô hình kinh tế nông nghiệp – nông thôn, phát triển ngành nghề, xây dựng cơ sở chế biến Lồng ghép nguồn vốn thực hiện đề án từ các chương trình, dự án và đề án đã được phê duyệt Tạo chính sách thông thoáng và ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư vào phát triển các khu, vùng NNƯDCNC Chủ động và tích cực thực hiện liên kết, hợp tác và thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo các danh mục đã được tỉnh công bố Thực hiện xây dựng lộ trình liên kết, hợp tác với các Viện, Trường đại học, thu hút các doanh nghiệp đầu tư và gắn kết hợp tác với vùng động lực phát triển phía Nam, trong đó đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng,…là các trung tâm công nghiệp, dịch vụ có tiềm năng lớn về khoa học kỹ thuật, CNC, nguồn vốn để có thể khai thác có hiệu quả các tiểm năng lợi thế của tỉnh trong nghiên cứu, đào tạo chuyển giao công nghệ và đầu tư sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại, xuất khẩu Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nguồn vốn, kỹ thuật đầu tư trong và ngoài tỉnh Phát triển các hình thức liên kết, hợp tác trong nông dân, đặc biệt giữa nông dân với doanh nghiệp nhằm đầu tư mở rộng sản xuất, gắn với chế biến tiêu thụ, tạo sản xuất ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo thị trường tiêu thụ, làm cơ sở để xây dựng thương hiệu sản phẩm có uy tín trên thị trường Vận dụng chính sách khuyến khích đầu tư tại Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn 4.5.1.6 Xúc tiến thương mại, thị trường, thông tin, dịch vụ Sớm xây dựng các tiêu chí cụ thể và quy chế, chính sách để thu hút các doanh nghiệp NNƯDCNC vào đầu tư tại khu, vùng NNƯDCNC Thực hiện các hình thức xúc tiến đầu tư như hội nghị, quảng cáo trên trang Web… 137 Khuyến khích các tổ chức khoa học trong và ngoài nước đầu tư các cơ sở nghiên cứu ứng dụng, trình diễn, chuyển giao cũng như tổ chức sản xuất các sản phẩm CNC Tạo mối liên kết và quảng bá để thu hút các tổ chức, cá nhân có công nghệ vào thử nghiệm, trình diễn và chuyển giao Tạo điều kiện để công nghệ được thương mại hóa, đồng thời hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp tiếp nhận được công nghệ Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân quảng bá sản phẩm sản xuất và sản phẩm công nghệ 4.5.1.7 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và hành động Để thực hiện phong trào phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ tỉnh đến cơ sở, cần làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; từng bước hình thành tư duy sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường cho nông dân và cán bộ đảng viên trong hệ thống chính trị Coi phát triển nông nghiệp công nghệ cao là khâu then chốt, là giải pháp xuyên suốt, là bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 4.5.1.8 Giải pháp về nguồn nhân lực Thu hút nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, bố trí kinh phí thỏa đáng từ nguồn ngân sách của tỉnh cho công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, trong đó tập trung cho đào tạo dài hạn các lĩnh vực then chốt là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin và khoa học quản lý; Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước thành lập cơ sở dạy nghề, thực hiện chương trình hợp tác đào tạo tại khu NNƯDCNC để đào tạo, huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên công nghệ cao Các cơ sở đào tạo thành lập tại các khu NNƯDCNC được thuê cơ sở hạ tầng, các dịch vụ với điều kiện ưu đãi và có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo; Có chế độ ưu đãi đối với các nhà khoa học, chuyên gia cao cấp và các kỹ thuật viên lành nghề với mức lương thỏa đáng, kèm theo điều kiện ưu đãi trong sinh hoạt và làm việc 4.5.2 Khái toán vốn đầu tư và hiệu quả của đề án 4.5.2.1 Khái toán vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư: 1.250 tỷ đồng, Trong đó: - Vốn ngân sách trung ương: 242 tỷ đồng (19,36%) hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho 138 các khu, vùng NNƯDCNC, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ sản xuất giống, chuyển giao công nghệ - Vốn ngân sách tỉnh: 402 tỷ đồng (32,16%) đầu tư hạ tầng các khu, vùng sản xuất NNƯDCNC, các dự án xây dựng hệ thống quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, sản xuất giống cây trồng vật nuôi, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của tỉnh - Vốn dân, doanh nghiệp 396 tỷ đồng (chiếm 31,68%), chủ yếu đầu tư cho các dự án phát triển chăn nuôi CNC, thủy sản CNC, rau an toàn CNC - Vốn khác (vay, tài trợ) 210 tỷ đồng (chiếm 16,8%) Phân theo giai đoạn - Giai đoạn 2013 - 2015: 347 tỷ đồng (chiếm 27,76%) - Giai đoạn 2016 - 2020: 903 tỷ đồng (chiếm 72,24%) Bảng 26 Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn thực hiện đề án Đơn vị: tỷ đồng Hạng mục TỔNG CỘNG Cơ cấu vốn đầu tư (%) 1 Nhóm dự án xây dựng Khu NNƯDCNC 2 Nhóm dự án CNC lĩnh vực trồng trọt 3 Nhóm dự án CNC lĩnh vực chăn nuôi 4 Nhóm dự án CNC lĩnh vực thủy sản 5 Nhóm dự án quản lý chất lượng, tiêu chuẩn hóa nông sản 6 Nhóm dự án hỗ trợ sản xuất, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa sản phẩm NNƯDCNC Phân theo nguồn Giai đoạn Tổng vốn Ngân Ngân Vốn Vốn 2013- 2016đầu sách sách DN, khác 2015 2020 tư TW tỉnh dân 1.25 242 402 396 210 347 903 0 16,8 100 19,36 32,16 31,68 27,76 72,24 0 170 51 68 51 280 29 76 110 165 32 43 5 45 20 5 15 570 125 195 65 105 65 77 203 70 20 50 115 15 25 10 35 5 15 140 430 150 100 Giải pháp huy động vốn: - Tranh thủ mọi nguồn vốn từ ngân sách, vốn ODA để đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn; sử dụng các nguồn vốn hợp tác, liên kết, liên doanh vào xây 139 dựng các cơ sở sản xuất - kinh doanh; huy động vốn từ các thành phần kinh tế theo phương châm xã hội hóa vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư cho thâm canh, chuyển đổi mô hình kinh tế nông nghiệp - nông thôn, phát triển ngành nghề, xây dựng cơ sở chế biến - Lồng ghép nguồn vốn thực hiện đề án từ các chương trình, dự án và đề án đã được phê duyệt - Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo chi cho đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh; - Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các tổ chức khoahọc công nghệ và các doanh nghiệp; - Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển; - Các nguồn vốn khác: vốn từ nguồn hợp tác quốc tế,vốn từ nguồn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân - Tạo chính sách thông thoáng và ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư vào phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao 4.5.2.2 Hiệu quả của đề án a Lợi ích kinh tế - Đề án phát triển nông nghiệp CNC tỉnh ĐăkLăk là định hướng phát triển nông nghiệp hướng đến nền sản xuất hàng hoá chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Việc hình thành các khu, vùng NNƯDCNC sẽ là hạt nhân về công nghệ và tổ chức sản xuất có sức lan tỏa ra toàn tỉnh Từ đó làm thay đổi nhận thức và hành động để chuyển từ nền sản xuất truyền thống sang nền sản xuất hiện đại đạt hiệu quả và chất lượng cao Ước tính hiệu quả của đề án như sau: + Giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đến 2015 ước đạt khoảng 10.076 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Đến năm 2020 đạt 22.842 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp + Lợi ích kinh tế còn tăng thêm qua chế biến xuất khẩu, thu ngoại tệ - Đối với các doanh nghiệp đầu tư tại khu NNƯDCNC, do áp dụng công nghệ cao hơn trong nhân giống, quản lý tốt hơn nên hiệu quả còn cao hơn nhiều b Lợi ích xã hội - Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời chuyển giao, nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến cho hộ nông dân 140 - Tạo nên bộ mặt nông thôn mới với cơ sở hạ tầng hiện đại, dân trí được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện - Chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm ngành nghề mới, năng suất lao động tăng, tăng thu nhập cho người dân 4.5.3 Tổ chức thực hiện 4.5.3.1 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các ngành liên quan, tham mưu việc thành lập khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ; các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu, trình duyệt: - Quy định thẩm quyền công nhận có thời hạn đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Xây dựng quy chế hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Đề xuất cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi có nhà đầu tư được cấp phép - Chủ trì và phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và biện pháp đào tạo nhân lực ở trong và ngoài nước về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp 4.5.3.2 Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành giải quyết các đề nghị của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về việc đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cân đối tổng hợp các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh; thẩm định các đề án, dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng các giải pháp huy động, bố trí nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 4.5.3.3 Sở Khoa học và Công nghệ Chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ nguồn ngân sách nhà nước Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở NN&PTNT, các Sở, ban, ngành có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao 141 Phối hợp với Sở NN&PTNT và các ngành có liên quan xây dựng danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp; các dự án tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ; đánh giá, giám định công nghệ các dự án đầu tư 4.5.3.4 Sở Tài chính Hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kinh phí theo quyết định của UBND tỉnh để lập dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thực hiện cấp phát, quản lý và quyết toán ngân sách hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đảm bảo các quy định hiện hành 4.5.3.5 Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT; các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các dơn vị có liên quan tham mưu việc bố trí đất cho các dự án; tổ chức thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng; hướng dẫn, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án xây dựng các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 4.5.3.6 Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Chủ trì, phố hợp với Sở NN&PTNT, các ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, Định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở NN&PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận - Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh ĐăkLăk là cần thiết, là tiền đề cho tỉnh ĐăkLăk thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Đây là đề án mang tính tổng hợp và là lĩnh vực mới, quy mô đầu tư lớn nên cần sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị trong tỉnh, sự hỗ trợ của Trung ương trong quá trình xây dựng cũng như hoạt động của dự án - Thành lập và phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng lựa chọn một số đối tượng cây trồng, vật nuôi và công nghệ thích hợp trong giai đoạn trước mắt để ưu tiên phát triển sẽ tạo sức lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trong tỉnh mà còn cả toàn vùng Tây Nguyên, là tiền đề để xây dựng nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Đây mới là bước lập Đề án, cần tiếp tục thực hiện các bước quy hoạch chi tiết các khu, vùng NNƯDCNC, lập dự án đầu tư các hợp phần, khảo sát thiết kế các hạng mục công trình trước khi tiến hành đầu tư - Việc xác định các sản phẩm chủ lực và lĩnh vực công nghệ áp dụng mới chỉ căn cứ trên các sản phẩm truyền thống thích nghi với điều kiện sinh thái của vùng và những công nghệ mang tính phổ biến hiện nay Cần thiết phải liên tục cập nhật cho phù hợp 2 Kiến nghị - Đây là đề án lớn, khả năng tiềm lực KHCN và vốn của tỉnh còn hạn chế nên kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương hỗ trợ thực hiện dự án - Đề nghị UBND tỉnh phê duyệt đề án và cho triển khai thực hiện các dự án ưu tiên để tạo sự đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh 143 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 1 SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN 2 2 NHỮNG CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 3 3 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU LẬP ĐỀ ÁN 4 3.1 Mục đích 4 3.2 Yêu cầu 4 4 PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN 5 4.1 Đối tượng .5 4.2 Phạm vi của đề án .5 4.3 Phạm vi thời gian 5 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LẬP ĐỀ ÁN 5 PHẦN THỨ NHẤT 7 KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CNC VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM 7 I KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CNC 7 1.1 Một số khái niệm liên quan đến nông nghiệp CNC 7 1.2 Một số kinh nghiệm về phát triển NNƯDCNC trên thế giới 11 II THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 13 2.1 Thực trạng các loại hình sản xuất NNƯDCNC .13 2.1.1 Khu nông nghiệp ứng dụng CNC 13 2.1.2 Vùng sản xuất NNƯDCNC 21 2.1.2.1 Vùng sản xuất lúa .21 2.2 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU CNC ỨNG DỤNG TRONG NÔNG NN .27 2.2.1 Công nghệ chọn tạo giống .27 144 2.2.2 Công nghệ trong phòng, trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản .31 2.2.3 Công nghệ ứng dụng hiệu quả trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản .33 2.2.4 Chế tạo máy móc thiết bị công nghiệp 36 2.2.5 Lĩnh vực cơ điện và công nghệ sau thu hoạch 37 2.3 Các chính sách phát triển NNƯDCNC 38 PHẦN THỨ II 42 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, CÁC CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TƯƠNG LAI CỦA TỈNH ĐĂKLĂK 42 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh ĐăkLăk .42 2.2 Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp ĐăkLăk giai đoạn 2006 - 2012 52 2.3 Công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 63 2.4 Những lợi thế và hạn chế, cơ hội và thách thức trong phát triển nông nghiệp của tỉnh ĐăkLăk 64 PHẦN THỨ BA .70 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG 70 CÔNG NGHỆ CAO Ở TỈNH ĐĂKLĂK 70 3.1 Thực trạng tình hình ứng dụng KH&CN trong nông nghiệp 70 3.2 Thực trạng các nghiên cứu ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp .79 3.3 Đánh giá chung hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào nông nghiệp, nông thôn và nông dân 83 PHẦN THỨ TƯ .86 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG .86 CÔNG NGHỆ CAO TỈNH ĐĂKLĂK ĐẾN NĂM 2020 86 145 4.1 Định hướng phát triển kinh tế tỉnh ĐăkLăk tới năm 2020 86 4.2 Những dự báo có liên quan đến phát triển NNƯDCNC ở ĐăkLăk .87 4.3 Quan điểm – mục tiêu phát triển sản xuất NNƯDCNC .101 4.4 Các nhiệm vụ chủ yếu 102 4.4.1 Nghiên cứu, phát triển CNC trong nông nghiệp 102 4.4.2 Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC .104 4.4.3 Định hướng và quy mô phát triển dịch vụ nông nghiệp ứng dụng CNC 121 4.5 Giải pháp và tổ chức thực hiện .133 4.5.1 Giải pháp thực hiện .133 4.5.2 Khái toán vốn đầu tư và hiệu quả của đề án .138 4.5.3 Tổ chức thực hiện 141 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .143 1 Kết luận 143 2 Kiến nghị 143 MỤC LỤC 144 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 147 DANH MỤC BẢNG 148 146 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BVTV: Bảo vệ thực vật CNC: Công nghệ cao CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNTT: Công nghệ thông tin ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long GDP: Tổng thu nhập quốc nội GTSX: Giá trị sản xuất HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã KH&CN: Khoa học và công nghệ KHKTNLN: NNCNC: Nông nghiệp công nghệ cao NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NNƯDCNC: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao SXNN: Sản xuất nông nghiệp TBKT: Tiến bộ kỹ thuật TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân 147 DANH MỤC BẢNG Bảng 1 Hiện trạng các khu NNCNC đã và đang hoạt động ở Việt Nam 13 Bảng 2: Hiện trạng các khu NNƯDCN đã và đang quy hoạch ở 7 vùng KTNN .17 Bảng 3: Hiệu quả sản xuất lúa ở Việt Nam năm 2012 21 Bảng 4 Diện tích vùng sản xuất rau và hoa ứng dụng CNC .22 Bảng 6 Hiệu quả sản xuất chè ứng dụng CNC ở Lâm Đồng 23 Bảng 7 Hiệu quả sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên 23 Bảng 8: Giá trị GDP của tỉnh qua các năm (theo giá so sánh 1994) 48 Bảng 9 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm 48 Bảng 10 Giá trị ngành nông nghiệp và tốc độ tăng trưởng qua các giai đoạn .49 (Giá so sánh năm 1994) 49 Bảng 11 Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp theo giá hiện hành 50 Bảng 12 Lao động và cơ cấu lao động tỉnh ĐăkLăk 51 Bảng 13 Giá trị sản xuất các ngành trong nông nghiệp (giá thực tế) 52 Bảng 14 Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính .54 Bảng 15: Các cơ sở chế biến cà phê chủ yếu tỉnh ĐăkLăk 76 Bảng 16: Các nhà máy chế biến mủ cao su 77 Bảng 17: Các cơ sở chế biến hạt điều ở ĐăkLăk 78 Bảng 18: Bố trí sản xuất cà phê ứng dụng CNC tới năm 2020 111 Bảng 19: Bố trí sản xuất hồ tiêu ứng dụng CNC năm 2020 112 Bảng 20: Bố trí sản xuất ngô ứng dụng CNC đến năm 2020 .114 Bảng 21: Bố trí sản xuất rau ứng dụng CNC tới năm 2020 116 Bảng 22 Bố trí sản xuất bơ UDCNC đến năm 2020 116 Bảng 23: Dự án sản xuất giống lúa giai đoạn 2013 - 2020 122 Bảng 24: Bố trí sản xuất hạt giống ngô lai giai đoạn 2013 - 2020 .123 Bảng 25: Dự án nâng cấp và xây dựng vườn ươm giống cây lâm nghiệp .124 148 Bảng 26 Tổng hợp vốn đầu tư và nguồn vốn thực hiện đề án 139 149 ... XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM I KHÁI QUÁT VỀ NÔNG NGHIỆP CNC 1.1 Một số khái niệm liên quan đến nông nghiệp CNC 1.1.1 Công nghệ cao Công nghệ cao công nghệ có hàm lượng cao. .. Chương trình phát triển nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao thuộc chương trình Quốc gia ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020; Đặc biệt, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2011 – 2020) thông... dụng công nghệ cao tỉnh ĐăkLăk đến năm 2020; - Quyết định số 1418/QĐ-UBND ngày 4/7/2012 UBND tỉnh ĐăkLăk việc phê duyệt Đề cương - dự tốn Đề án phát triển nơng nghiệp ứng dụng CNC tỉnh ĐăkLăk đến

Ngày đăng: 26/04/2016, 10:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan