Tiểu luận ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

21 1.5K 5
Tiểu luận ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 I. Khái quát chung về lịch sửpháp luật đánh giá tác động môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 3 1. Khái quát chung về lịch sử pháp luật đánh giá tác động môi trường trên thế giới 3 2. Khái quát chung về lịch sử Pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam 6 II. Pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản 8 1. Thực trạng môi trường của Nhật Bản 8 1.1. Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản 8 1.2. Các vấn đề về môi trường ở Nhật Bản hiện nay 9 2. Đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản 11 III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản 12 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT *************** Tiểu luận ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Sinh viên: Nguyễn Khánh Linh MSSV: 11060027 Ngày sinh: 31/03/1993 Chuyên ngành: Đất đai – Môi trường 1 HÀ NỘI – NĂM 2014 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là nước có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh Cùng với việc xây dựng các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế xã hội, tạo ra những tác động thúc đẩy phát triển là các tác động làm thay đổi môi trường sinh thái, biến đổi các hệ sinh thái tự nhiên, những vấn đề này có thể không được nhận ra hoặc chúng ta đã chấp nhận đánh đổi để phát triển Vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển đó là chính là sự bền vững, điều này đã đưa việc đánh giá tác động môi trường trở nên hết sức quan trọng Đánh giá tác động môi trường là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan trọng để xem xét, dự báo tác động môi trường, xã hội của dự án, hoạt động phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho chính quyền, cơ quanquản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình quyết định đầu tư và phê duyệt dự án Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hoá và quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 1993 và cụ thể hoá trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 của Việt Nam Từ đó đến nay, thời gian thực hiện công tác ĐTM đã giúp Chính phủ Việt Nam từng bước cụ thể hoá và cải thiện hệ thống quy định ĐTM, tạo lập và phát triển năng lực đội ngũ thực hiện ĐTM, nhờ ĐTM nhiều dự án có nguy cơ rủi ro cao đối với môi trường và xã hội đã buộc phải chấm dứt hoặc điều chỉnh lại Tuy nhiên, hoạt động ĐTM ở Việt 2 Nam vẫn bộc lộ nhiều bất cập và yếu kém về cả chất lượng cũng như trong thực thi trên thực tế Trên thế giới vấn đề đánh giá tác động môi trường đã trở thành một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các nước phát triển trong đó có Nhật Bản Cũng như Việt Nam, Nhật Bản đã trải qua giai đoạn đánh đổi sự thay đổi của môi trường để đạt được sự phát triển kinh tế để vươn lên thành một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới Tuy nhiên Nhật Bản đã nhận ra được vấn đề, từ những năm 70 của thế kỉ trước, Nhật Bản đã bắt đầu có những nhận thức đầu tiên về ĐTM và tiếp đó không ngừng học hỏi các quốc gia phát triển, cho đến nay, Nhật Bản đã dần hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường và đánh giá tác động môi trường đã thực sự đem lại hiệu quả cao cho công tác bảo vệ môi trường của Nhật Bản Việt Nam cần nhìn và Nhật Bản như một tầm gương sáng để phát triển pháp luật về đánh giá tác động môi trường I Khái quát chung về lịch sửpháp luật đánh giá tác động môi trường trên thế giới và ở Việt Nam 1 Khái quát chung về lịch sử pháp luật đánh giá tác động môi trường trên thế giới Năm 1969, “Đạo luật môi trường” (National Envirimental Policy Act, NEPA) đầu tiên của Mỹ ra đời nhằm thiết lập những chính sách và luật định cho việc bảo vệ môi trường Yêu cầu đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ở Mỹ cũng bắt đầu từ thời điểm đó Và đây cũng coi là mốc thời gian đánh dấu sự ra đời của Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trên thế giới, là cơ sở cho sự phát triển của pháp luật về đánh giá tác động môi trường hiện nay Tiếp sau Mỹ là một số nước như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore đã nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá tác động môi trường và yêu cầu có báo cáo ĐTM cho các dự án phát triển Nhu cầu về công tác đánh giá tác động môi trường bắt đầu lan rộng đến nhiều nước trên thế giới, không chỉ ở những nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay cả 3 các nước đang phát triển cũng nhận thức được các vấn đề môi trường và vai trò của ĐTM, đây cũng là bước tiến có ý nghĩa quan trọng cho sự nghiệp bảo vệ môi trường toàn cầu Thời gian bắt đầu thực hiện ĐTM của một số quốc gia như sau: Tên quốc gia Năm Tên quốc Năm gia Tên quốc Năm gia Hoa Kỳ 1969 1981 1988 Nhật Bản 1972 Indonesia 1982 Ireland 1988 Hồng Kông 1972 Thuỵ Sĩ 1983 Italia 1988 Singapore 1972 Thái Lan 1984 Ba Lan 1989 Canada 1973 Malaysia 1985 Norway 1989 Úc 1974 Bỉ 1985 Đan Mạch 1989 Đức 1975 Hy Lạp 1986 Luxembour 1990 g Pháp 1976 Hà Lan 1986 C.hoà 1991 Czech Philippenes 1977 Tây Ba Nha 1986 New 1991 Zealand Đài Loan 1979 Bồ Đào Nha 1987 Trung Quốc 1979 Thuỵ Điển 1987 Việt Nam 1993 Nhìn chung sự ra đời và phát triển của ĐTM trên thế giới có thể tóm lược theo từng giai đoạn khác nhau Mỗi giai đoạn, công tác ĐTM có tính đặc thù riêng và từng bước được hoàn thiện - Giai đoạn trước năm 1970: Đây là giai đoạn sơ khai của báo cáo ĐTM Các báo cáo ĐTM còn nhiều hạn chế trong phân tích khía cạnh kinh tế và thiếu những trang thiết bị kỹ thuật hay công nghệ kỹ thuật Nghiên cứu thường tập trung trên những diện hẹp Báo cáo ĐTM không được trình nộp lên cơ quan cấp trên hay thông báo rộng rãi cho công chúng 4 - Giai đoạn 1970-1980: Có nhiều tiến bộ trong phân tích kinh tế, phân tích chi phí, lợi tức; nhấn mạnh một cách hệ thống những sự tăng lên và mất đi, và cả sự phân bố trong dự án; củng cố thông qua hoạch định, chương trình và kinh phí dự trù; những hậu quả môi trường và xã hội không được chỉ ra Giai đoạn này báo cáo ĐTM dần dần được nhiều nước biết đến và sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong công tác bảo vệ môi trường +Giai đoạn 1970-1975: Báo cáo ĐTM thường tập trung việc mô tả và dự đoán sự thay đổi về sinh thái, hướng sử dụng đất; nhiều cơ hội nghiêm túc cho việc thiết lập những trường hợp trước công chúng và trình bày tóm tắt lại báo cáo ĐTM Nhấn mạnh những nhu cầu và cung cách thiết kế của dự án và những phương pháp đo đạc, những hạn chế của dự án +Giai đoạn 1975 – 1980: Báo cáo ĐTM tập trung nhiều khía cạnh, bao gồm ĐTM về xã hội của những thay đổi trong cấu trúc hạ tầng của cộng đồng, những dịch vụ và lối sống; việc trình bày trước công chúng trở nên cần thiết cho việc hoạch định dự án: gia tăng việc nhấn mạnh về việc điều chỉnh dự án trong quá trình xem xét dự án; phân tích những rủi ro của những trang thiết bị nguy hiểm và những thiết bị chưa rõ kỹ thuật sử dụng - Giai đoạn 1980 – 1992: Báo cáo ĐTM thường đưa ra những thiết lập tốt hơn nhằm liên kết giữa đánh giá tác động và hoạch định chính sách, ứng dụng trong giai đoạn quản lý; nghiên cứu tập trung vào việc theo dõi hay giám sát những ảnh hưởng trong quá trình đánh giá dự án và sau đó Cũng trong giai đoạn này, báo cáo ĐTM được phổ biến rộng khắp trên thế giới, các quốc gia đa số đều nhận thức được vai trò quan trọng cảu báo cáo ĐTM và đưa vào hệ thống pháp luật của quốc gia đó - Giai đoạn sau 1992: Vai trò của ĐTM trong thực hiện những mục tiêu của phát triển bền vững Cung cấp ĐTM tới chính sách và kế hoạch sử dụng đất Chiến lược đánh giá môi trường, vai trò trong việc hỗ trợ giữa chiến lược môi trường và chính sách Từ năm 1992 đến nay, báo cáo ĐTM ngày càng được coi trọng và trở thành một công cụ pháp lý tất yếu sử dụng trong công cuộc bảo vệ môi trường Nội dung của báo cáo ĐTM ngày càng được 5 cụ thể, và hiệu quả của báo cáo ĐTM trong việc dự báo và hạn chế tác động xấu đến môi trường ngày càng cao 2 Khái quát chung về lịch sử Pháp luật về đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước vấn đề đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam sớm triển khai Ngay từ những năm 1980 nhiều nhà khoa học bắt đầu tiếp cận với công tác ĐTM thông qua các hội thảo và các khoá đào tạo do các tổ chức Quốc tế thực hiện (UNEP, UNU) Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường do Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước triển khai và đặt nền móng quan trọng cho việc nghiên cứu, thực hiện ĐTM tại Việt Nam Tháng 4/1984, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội kết hợp với Chương trình nghiên cứu quốc gia về Môi trường, đã tổ chức khoá huấn luyện về ĐTM cho các giảng viên từ các trường Đại học và Viện nghiên cứu TW đầu tiên tại Việt Nam Sau đó, ĐTM đã được xác định cụ thể trong các văn bản quan trọng của Nhà nước về đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, cụ thể là: Nghị quyết số 246 – HĐBT ngày 20.9.1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Tiếp đó là một loạt các thông tư hướng dẫn các công việc cần làm ngay để bảo vệ môi trường Từ 1987, chương trình đào tạo sau Đại học về quản lý môi trường và ĐTM được Trung tâm Tài nguyên Môi trường thuộc Đại học Tổng Hợp Hà Nội thường xuyên tổ chức (8) Tuy nhiên, cũng vào thời điểm đó thì mức độ và quy mô còn chưa đồng bộ và rộng khắp ở các nghành và các địa phương Trong giai đoạn 1987 – 1990, Nhà nước đã đầu tư vào chương trình điều tra cơ bản và được xem như công tác kiểm tra hiện trạng môi trường Đó là các chương trình điều tra vùng Tây Nguyên, vùng ĐBSCL, Quảng Ninh… Sau 1990, mặc dù Luật Môi trường Việt Nam chưa thiết lập thì Nhà nước đã yêu cầu một số dự án phải có báo cáo ĐTM như: Công trình xây dựng Nhà máy Giấy Bãi 6 Bằng, công trình Thuỷ lợi Thạch Nham, công trình Thuỷ điện Trị An, Nhà máy lọc dầu Thành Tuy Hạ Một số tổ chức quản lý Nhà nước như Cục Môi trường, Sở Khoa học Công Nghệ và Môi trường, các trung tâm, Viện Môi trường cũng đã được tập huấn công tác tư vấn cho lập báo cáo ĐTM và tổ chức thẩm định các báo cáo ĐTM Năm 1993, Luật Bảo vệ Môi trường ở Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 Luật gồm 07 chương và 55 điều, nhiều thuật ngữ chung về môi trường đã được định nghĩa, những quy định chung về bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam đã được đưa ra Đặc biệt, Điều 11, 17 và 18 trong luật này có định nghĩa ĐTM và những quy định các dạng dự án đang hoạt động và sẽ triển khai trên lãnh thổ Việt Nam nhất thiết phải lập báo cáo ĐTM; điều 37 và 38 quy định các cơ quan chức năng có trách nhiệm thẩm định báo cáo ĐTM Ngoài ra, Chính phủ đã ra Nghị định về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường vào 10/1994 Sau khi Luật Bảo vệ Môi trường được thông qua và có hiệu lực, công tác ĐTM đã được triển khai nhanh chóng Từ năm 1993 – 1995 đã có 423 báo cáo ĐTM trình nộp lên Bộ KHCN&MT Ngoài ra, một số lớn báo cáo ĐTM được nộp cho Sở KHCN&MT ở các tỉnh Kể từ khi có Luật Bảo vệ môi trường, công tác ĐTM ở Việt Nam mới được triển khai có hệ thống, bài bản và đồng bộ từ các Bộ, nghành, Trung ương đến các địa phương Từ 1994 đến 1998, Bộ KHCN&MT ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tác ĐTM và tiêu chuẩn môi trường Ngày 25/3/1995, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT đã ra Quyết định số 229/QĐ/TDC chính thức công bố 10 tiêu chuẩn môi trường nước và không khí quốc gia Hiện nay, đã có 09 dự thảo hướng dẫn ĐTM của chuyên nghành: là Thuỷ điện; Nhiệt điệt; Quy hoạch đô thị; Quy hoạch khu công nghiệp; Xây dựng công trình giao thông; Nhà máy xi măng; Sản xuất rượu, bia; Xí nghiệp dệt, nhuộm Đến năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam đã sửa đổi và được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 Trong đó có nhiều quy định bổ sung về ĐTM tại chương 3 và kèm theo Nghị định 80 quy định chi tiết hơn về ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường (tại mục 2) Thông tư này có kèm theo các phụ lục về biểu mẫu liên quan đến lập báo cáo, xin thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường 7 Năm 2008, nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường Kể từ đây, công tác ĐTM ở Việt Nam đã được chú trọng và có những thành quả nhất định, phát huy được vai trò quan trọng cho công tác bảo vệ môi trường của đất nước Nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án lớn đã được thực hiện Hiện tại, công tác ĐTM ở nước ta đã được triển khai có hệ thống và đồng bộ ở các Bộ, nghành và địa phương trong cả nước Đến nay, Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã được Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2013 và sắp tới sẽ có hiệu thực thi hành, trong đó, các quy định về báo cáo ĐTM đã được cụ thể hoá và quy định cụ thể rõ ràng hơn Tương lai có thể hy vọng rằng các báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ ngày càng hoàn thiện, bảo đảm chất lượng cao hơn để góp phần ngăn chặn suy thoái môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sức khoẻ cộng đồng, đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững của Quốc gia II Pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản 1 Thực trạng môi trường của Nhật Bản 1.1 Điều kiện tự nhiên của Nhật Bản Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành: quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima), quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, và quần đảo Izu Ogasawara Vì là một đảo quốc nên xung quanh Nhật Bản toàn là biển, không tiếp giáp với một quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền Diện tích Nhật Bản: 377906,97 km² (rộng thứ 60 trên thế giới), lãnh hải 3091 km², đường bờ biển dài 33.889 km Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản, giữa các núi có các bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên Số lượng sông, suối nhiều nhưng độ dài của sông không lớn Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế, nhất là ở phía bờ Thái Bình Dương 8 Do địa thế và lãnh thổ trải dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp Vào mùa đông, gió lạnh và khô của miền Siberia thổi về hướng Nhật Bản, đã gặp không khí ẩm và nóng của Thái Bình Dương, tạo ra các trận tuyết lớn trên các phần đất phía tây, miền đông ít bị tuyết rơi hơn nhưng cũng rất lạnh Mùa hè với các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi tới, làm cho phần lớn lãnh thổ Nhật Bản nóng và ẩm Mùa xuân và mùa thu có thời tiết tương đối dịu hơn, với ít mưa và các ngày quang đãng Nhật Bản có các thú vật di cư từ Triều Tiên và Trung Hoa qua, có nhiều loại thú đặc biệt, chẳng hạn như loài gấu nâu của đảo Hokkaido cao tới 2 mét và nặng 400 kilogam, loài khỉ cỡ trung bình cao khoảng 60 phân và có đuôi ngắn…Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên, tất cả các khoáng sản đều phải nhập cảng từ nước ngoài Hiện nay, do sự phát triển đô thị, việc bành trướng du lịch, môi trường sống của một số sinh vật đã bị ảnh hưởng xấu Để bảo vệ môi trường thiên nhiên, Nhật Bản đã xây dựng nên nhiều công viên quốc gia Các vấn đề về môi trường ở Nhật Bản hiện nay 1.2.1 Động đất và núi lửa 1.2 Theo lý thuyết đĩa lục địa, Nhật Bản nằm trên chỗ tiếp xúc giữa 4 đĩa lục địa là ÁÂu, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương và biển Philippines, các quần đảo của Nhật Bản hình thành do vài đợt vận động tạo núi và có từ cách đây lâu nhất là 2,4 triệu năm Chính vì vậy, Nhật Bản có hai đặc trưng tự nhiên khiến cho nó nổi tiếng thế giới, đó là nhiều núi lửa, lắm động đất Mỗi năm Nhật Bản chịu khoảng 1000 trận động đất, tập trung chủ yếu ở vùng Kanto Động đất cấp 3,4 xảy ra thường xuyên Nhật Bản có 186 núi lửa còn hoạt động, trong đó có núi phú sĩ Đi kèm với núi lửa là các suối nước nóng cũng có nhiều ở Nhật Bản Động đất và núi lửa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại Nhật Bản nhất là về ô nhiễm không khí 1.2.2 Ô nhiễm môi trường thiên nhiên Hiện nay, Nhật Bản cũng như nhiều quốc gia công nghiệp phát triển trên thế giới đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường gay cấn 9 Tầng Ôzôn bị xói mòn và ô nhiễm không khí Nhật Bản là quốc gia có hệ thống các ngành công nghiệp nặng và hoá chất hoạt động trên một phạm vi rộng lớn Chính những chất thải như khí gas, clo…là thủ phạm bào mòn và làm thủng tầng ôzôn Theo các nhà phân tích nghiên cứu môi trường Nhật Bản tầng ôzôn bị xói mòn kể từ cuối những năm 1970, và đặc biệt được quan tâm khi năm 1996, người ta phát hiện ra tầng ôzôn bị thủng ở mức nghiêm trọng nhất Mưa axit Thực tế cho thấy, ở Nhật bản mưa Axit phân bố trên diện rộng và tập trung ở vùng nam Honshu và Kyushu Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để ngăn chặn ô nhiễm không khí nhưng để phát triển kinh tế, chính phủ Nhật Bản không thể ngừng việc xây dựng và sản xuất của các ngành công nghiệp Vì vậy nguy cơ gia tăng mưa axit ở Nhật Bản vủa tiềm ẩn vừa hiện hữu Ô nhiễm do tiếng ồn và độ rung lớn Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn và độ rung lớn do hoạt động kinh doanh, các phương tiện giao thông vận tải và hoạt động quân sự gây ra cũng đang là những vấn đề làm cho công luận Nhật Bản bất bình bởi chúng làm giảm chất lượng cuộc sống con người Ô nhiễm nước ở sông hồ, biển và nước ngầm Theo cục môi trường thuộc chính phủ Nhật Bản thì chất lượng nước ở sông hồ, biển Nhật Bản nhiều vùng không đạt tiêu chuẩn cho phép, mức độ nhiễm các chất hữu cơ cao Hơn nữa thực tế cho thấy việc xử lý ở những khu vực ô nhiễm các hợp chất hữu cơ trở nên rất khó khăn, rất khó để duy trì chất lượng nước theo tiêu chuẩn Đất bị ô nhiễm và lún sụt Theo Bộ Môi trường Nhật Bản hiện tượng đất bị ô nhiễm xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 1975, và trường hợp đất bị nhiễm bẩn cứ tăng lên hằng năm Đồng thời hiện 10 tượng lún đất ở nhiều vùng ở Nhật cũng đáng lo ngại, có tới 52 khu vực trên toàn lãnh thổ Nhật Bản bị lún sụt ở các mức độ khác nhau, phần lớn tập trung ở Kanto và Kyushu 2 Đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản ĐTM đã được giới thiệu vào Nhật Bản từ 1972, tuy nhiên đến năm 1984 Chính phủ mới quy định chính thức về thực hiện ĐTM cho các dự án và Luật riêng về “Đánh giá tác động môi trường” (Environmental Impact Assessment Law) được ban hành tháng 6 năm 1997 (Hàn Quốc vào năm 1993, Trung Quốc vào năm 2003 đã ban hành “Luật đánh giá tác động môi trường”, trong khi ở Việt Nam ĐTM vẫn chỉ là 1 chương trong Luật BVMT sửa đổi năm 2014) Hệ thống ĐTM Nhật Bản có những đặc điểm là: - Số loại hình cần bắt buộc ĐTM rất hạn chế: ít hơn nhiều so với yêu cầu của Việt Nam: chỉ có 13 loại hình dự án cần lập ĐTM (đường bộ, chỉnh trị sông, đường sắt, cảng hàng không, nhà máy điện, khu đổ thải, cải tạo đất, điều chỉnh sử dụng đất, khu dân cư mới, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng thành phố mới, tổ hợp trung tâm phân phối, phát triển đất ở và đất công nghiệp do các tổ chức chuyên dụng) Mỗi loại hình có một số kiểu dự án và được chia thành 2 loại (class) dự án: dự án loại 1 (class -1) và dự án loại 2 (class-2), theo quy mô hoặc diện tích Mỗi loại có yêu cầu riêng về mức độ ĐTM Tuy nhiên, số loại hình dự án cần ĐTM ít như vậy có thể không phù hợp với nước ta trong giai đoạn hiện nay - ĐTM được thực hiện rất thận trọng cả khâu nghiên cứu lập báo cáo và cả khâu thẩm định: 1 báo cáo ĐTM cần trung bình 3 năm (không kể thời gian chờ thẩm định) từ khi nghiên cứu đến khi được cấp phép thẩm định (ở Việt Nam thường chỉ mất 0,6 – 2,0 năm đối với dự án quy mô lớn cấp Bộ TN-MT thẩm định (kể cả thời gian chờ) và chỉ 3 – 9 tháng đối với dự án nhỏ do các Sở TN-MT thẩm định, vậy mà còn bị nhiều bộ, ngành, nhà đầu tư than phiền) Chính sự thận trọng này giúp các dự án tại Nhật Bản hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi trường tự nhiên và xã hội Tuy nhiên sự kéo dài quá trình ĐTM gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý môi trường do vậy đã có một số đề xuất “hợp lý hóa/đơn giản hóa (streamlining) quy trình ĐTM” với một số loại hình dự án đặc thù 11 - Mặc dầu ĐTM Nhật Bản là tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học, tuy nhiên chính các nhà môi trường nước này cũng cho rằng vẫn còn lạc hậu so với một số quốc gia Phương Tây Trong bài báo “Nhật Bản cần học gì về đánh giá môi trường của Canada” tác giả Akane Otaka đã nêu một số ý sau: Ở Canada, đánh giá môi trường đã được đề xuất từ 1973 và Luật Đánh giá môi trường (Canadian Environmental Assessment Act – CEAA) đã được ban hành từ 1992 (giáo trình đầu tiên tác giả bài viết này học về ĐTM từ năm 1987ở Delft là giáo trình của Canada) Nhằm khắc phục các điểm yếu về đánh giá môi trường, tăng hiệu quả của hệ thống đánh giá môi trường CEAA được sửa đổi vào năm 2012 với bổ sung các quy định: o Có hình phạt với các chủ đầu tư không lập báo cáo đánh giá môi trường; o Cấp kinh phí cho công tác tham vấn cộng đồng và thực hiện chương trình o giám sát sau thẩm định (follow - up program) Hợp tác và công bố thông tin tác động môi trường với dân chúng Nhật Bản cho rằng các quy định trên của hệ thống đánh giá môi trường của Canada là tiên tiến hơn Nhật Bản, do vậy Nhật Bản cần học tập III Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ pháp luật về đánh giá tác động môi trường của Nhật Bản Các nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Kinh tế và Luật Osaka cho rằng, Nhật Bản là một quốc gia có nhiều thành công trong quản lý ô nhiễm môi trường, kinh nghiệm của họ được đánh giá cao ở các nước Đông Á Thực tế cho thấy, những giải pháp mà người Nhật Bản thực thi để bảo vệ môi trường đã mang lại rất nhiều thành công Mặc dù có sự khác nhau về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị song những kinh nghiệm của họ trong công cuộc bảo vệ môi trường đặc biệt là trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường rất đáng để cho nhiều quốc gia nghiên cứu và vận dụng trong đó có Việt Nam 1 Thực tế thấy rằng hình ảnh về hiện trạng và mức độ phát triển về ĐTM ở Nhật Bản nói riêng và các nước Đông Bắc Á nói chung là tiên tiến hơn ta dù họ cũng chỉ đi trước ta vài năm – 10 năm về ban hành luật pháp, hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM Đây là các vấn đề các cơ quan quản lý ĐTM, các đơn vị, cá nhân làm trong lĩnh vực này nên tìm 12 hiểu, học hỏi hoặc rút bài học kinh nghiệm, trực trạng hiện nay là không ít vị cán bộ quản lý, giảng viên, “chuyên gia” rất chủ quan tự cho mình đã hiểu đủ về ĐTM nhưng hầu như ít đọc nguyên bản các tài liệu quốc tế về các khía cạnh khoa học của lĩnh vực này, trong khi như đã nêu trên: các nhà khoa học Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc còn phải khiêm tốn học tập các nước khác! 2 Trong tương lai gần (đến năm 2020 - 2025) Việt Nam nên có “Luật Đánh giá tác động môi trường” (dĩ nhiên bao gồm cả ĐMC và cam kết bảo vệ môi trường) và đến năm 2020 một tạp chí khoa học chuyên ngành về ĐTM cũng cần được xuất bản để tập trung và khuyến khích các nghiên cứu đặc thù về phương pháp luận và tác động do tự nhiên hoặc hoạt động của con người đến môi trường, sức khỏe, xã hội Luật về đánh giá tác động môi trường đã ra đời từ năm 1994, và hiệu quả của nó với hoạt động ĐTM là không thể chối cãi Việt Nam muốn hoạt động ĐTM được diễn ra một cách tự nguyện, khách quan, hiệu quả và thực sự có ý nghĩa với bảo vệ môi trường thì một luật chuyên ngành là không thể thiếu Hơn nữa một tạp chí khoa học chuyên ngành về ĐTM cũng góp phần rút kinh nghiệm và tổng kết hoạt động ĐTM qua từng giai đoạn, để hạn chế cái chưa được và phát huy cái tốt rồi, đồng thời cũng là diễn đàn để các cá nhân, tổ chức có liên quan học hỏi, tìm hiểu rõ hơn vầ hoạt động ĐTM 3 Thông qua khối lượng rất lớn các tài liệu khoa học về ĐTM của các quốc gia tiên tiến và các tổ chức quốc cần hiểu rằng trong ĐTM việc dự báo và đánh giá mức độ tác động là quan trọng nhất Đây cũng là nội dung cần hàm lượng kiến thức cao nhất, vì chỉ có dự báo đúng (hoặc gần đúng) thì mới khoanh vùng tác động, đề xuất biện pháp giảm thiểu, quan trắc, quản lý môi trường Do vậy nhiều tài liệu cho rằng ĐTM là khoa học dự báo Muốn dự báo tốt thì đặc điểm môi trường, nhất là các vùng nhạy cảm, bản chất dự án cần được làm rõ Các phương pháp dự báo, nhất là mô hình (nếu có) phải chuẩn (được công nhận quốc tế chứ không phải là phương pháp “tự tạo”) Vì vậy Luật BVMT và các nghị định, thông tư, hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM và cả các vị ủy viên hội đồng thẩm định tập trung thích đáng vào nội dung dự báo tác động, không chỉ tác động 13 đến môi trường vật lý (đất, nước, không khí), tác động do chất thải mà đối với nhiều loại hình dự án, vùng dự án: tác động sinh thái và xã hội còn quan trọng không kém 4 Các nghị định, thông tư, hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM hiện nay quá tập trung vào chất thải, ô nhiễm và xử lý môi trường trong khi khá sơ sài về môi trường sinh học (biological environment, chứ không nên gọi là môi trường sinh thái), môi trường (đặc điểm) xã hội Thiếu chú ý hoặc không tập trung vào các đối tượng chịu tác động rất quan trọng này thì nghị định, thông tư, hướng dẫn kỹ thuật chưa đạt yêu cầu, dẫn đến sự hiểu biết không đầy đủ về “môi trường” và “tác động môi trường” 5 Trong ĐTM: các biện pháp giảm thiểu, nhất là giảm thiểu ô nhiễm cần nêu các phương pháp, kỹ thuật “chuẩn” đã được khuyến cáo trong các hướng dẫn kỹ thuật, nhất là với các dự án có nguồn ô nhiễm lớn Tuy nhiên trong ĐTM chỉ cần mô tả nguyên lý của phương pháp giảm thiểu tác động kèm các sơ đồ là đủ, chưa cần đến thiết kế Hãy để cho chủ đầu tư có cơ hội điều chỉnh công nghệ kiểm soát ô nhiễm phù hợp hơn miễn sao “giới hạn đỏ” là các QCVN phải đạt Hết sức lưu ý các biện pháp bảo vệ môi trường sinh học: các hệ sinh thái, vùng đất ngập nước, rừng, đa dạng sinh học và giảm thiểu tác động xã hội Với các đối tượng này lại phải có biện pháp khả thi, đặc thù địa phương, đối tượng bảo tồn, có tham khảo tài liệu quốc tế, trong nước, chứ không sao chép từ hướng dẫn kỹ thuật 6 Không nên có điều, khoản nào trong Luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn kỹ thuật yêu cầu báo cáo ĐTM phải nêu rõ: danh mục, số lượng thiết bị bị xử lý môi trường, nước, năm sản xuất; số lượng chủng loại hóa chất, hoặc khối lượng đất thải, số lượng công nhân, số lượng chất lượng xe, máy…Không có hướng dẫn ĐTM của các nước tiên tiến nào nêu yêu cầu bất khả thi như vậy vì thực tế thi công tại hiện trường cụ thể, mua sắm thiết bị qua đấu thầu sẽ khác với những gì đã nêu trong báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu báo cáo ĐTM nào cung cấp đúng và đủ các thông tin trên chắc chắn số liệu đó chỉ là phỏng đoán, không đáng tin) Để công tác giảm thiểu được thực hiện sát thực tế và có hiệu quả điều quan trọng trong ĐTM là phải lập Kế hoạch Quản lý môi trường 14 (Environmental Management Plan - EMP) nêu rõ các loại hình tác động trong từng giai đoạn và các biện pháp giảm thiểu tương ứng, tổ chức thực hiện, giám sát Trên cơ sở EMP này ngay trước khi triển khai xây dựng Chủ dự án (hoặc nhà thầu xây dựng) phải lập “Kế hoạch Quản lý môi trường tại công trường (Site Environmental Management Plan – SEMP) Đến lúc này SEMP mới phải nêu chi tiết từng biện pháp, từng thiết bị xử lý, tính toán cụ thể khối lượng chất thải, xác định và thiết kế các khu đổ thải, lập kế hoạch an toàn, kế hoạch vệ sinh môi trường khu lán trại, kế hoạch kiểm soát ô nhiễm, kế hoạch xử lý xói lở, kế hoạch bảo vệ sức khỏe, kế hoạch trồng rừng đền bù (nếu cần), kế hoạch bảo quản phát lộ khảo cổ ….ở mức chi tiết SEMP đã và đang được các tổ chức WB, JICA, ADB yêu cầu bắt buộc áp dụng cho các dự án trong giai đoạn xây Do vậy, Luật, Nghị định, thông tư về ĐTM nên bổ sung yêu cầu về lập Kế hoạch Quản lý môi trường tại công trường 7 Luật BVMT nên có quy định bắt buộc về “giám sát hậu thẩm định” đối với các ĐTM Quốc gia tiên tiến nào trong đó có Nhật Bản cũng xem hậu thẩm là yêu cầu quan trọng để đảm bảo giảm thiểu tác động xấu đến môi trường Tuy nhiên trong “giám sát hậu thẩm định” Luật, Nghị định, thông tư, hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM cần quy định bổ sung một mục về “giám sát sự tuân thủ yêu cầu BVMT trong quá trình thực hiện dự án” Công tác này không chỉ là giám sát chất thải và quan trắc môi trường trong quy định về cấu trúc và nội dung báo cáo ĐTM hiện hành mà là giám sát, đánh giá việc thực hiện của chủ dự án/nhà thầu xây dựng đối với từng biện pháp trong Kế hoạch Quản lý môi trường đã được thẩm định Công tác giám sát sự tuân thủ này do tư vấn độc lập thực hiện 8 Không nên có điều, khoản nào trong Luật, nghị định, thông tư yêu cầu báo cáo ĐTM phải đánh giá sức chịu tải của môi trường Như đã nêu ở trên, điều này là không thể và không thực tế đối với 1 dự án cả về ý nghĩa, cả về nguồn lực, thời gian, tiền bạc và độ tin cậy của phương pháp Để làm đ]ơcj điều này cần phải bao gồm một tập hợp các nghiên cứu rất cơ bản về khí tượng, thủy văn, địa hình, chất lượng nước, không khí, các nguồn ô nhiễm, mô hình hóa và phải được tiến hành trong thời gian đủ dài với nguồn lực chuyên gia, tài chính lớn 15 9 Nâng cao quản lý của nhà nước về môi trường nói chung và về Đánh giá tác động môi trường nói riêng: - Quản lý nhà nước về môi trường cần phải được thực thi thống nhất thông qua các đạo luật: Thực tế quản lý ô nhiễm môi trường ở Nhật Bản cho thấy cơ sở pháp lý cao nhất và duy nhất của hoạt động quản lý nhà nước về môi trường là các đạo luật Trong vòng 50 năm (kể từ 1968), Quốc hội Nhật Bản đã ban hành 47 đạo luật trong đó có Luật về đánh giá tác động môi trường Đây là các đạo luật có đối tượng điều chỉnh là các vấn đề môi trường, nhờ đó công tác quản lý môi trường được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc Điều lưu ý là ở Nhật Bản cũng như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, dưới luật không có các văn bản hướng dẫn hoặc các nghị định quy định dưới luật; ở đây chỉ có các đạo luật được quốc hội, cơ quan lập pháp ban hành mới có giá trị pháp lý Điều lưu ý ở Việt Nam là luật về môi trường được ban hành quá ít song các văn bản dưới luật và các căn bản mang tính pháp qúi như nghị định, thông tư, chỉ thị v.v của các cấp trong hệ thống chính trị quá nhiều Ngoài Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, còn có các văn bản dưới luật cũng điều chỉnh hoạt động đánh giá tác đônngj môi trường bao gồm Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011, Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014, Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, cần phải luật hóa các loại văn bản này và các đạo luật được ban hành phải tương đối chi tiết mà không cần các văn bản dưới luật giải thích Quản lý nhà nước về môi trường phải theo luật chứ không theo các văn bản pháp quy như Việt Nam thì sẽ có hiệu quả hơn Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống luật theo thông lệ quốc tế là một đòi hỏi bức xúc, trong đó có các luật liên quan tới bảo vệ môi trường Có thể nói, việc làm này là hết sức quan trọng bởi nó tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý môi trường và tạo cơ sở để nâng cao năng lực quản lý ô nhiễm môi trường ở nước ta Phải thừa nhận rằng, cách thức xây dựng cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về môi trường như của Nhật Bản nhất là trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường là một 16 kinh nghiệm tốt để Việt Nam có thể vận dụng, bởi hiện nay, chúng ta đang thực thi xây dựng nền kinh tế thị trường và xây dựng nhà nước pháp quyền do dân vì dân Làm được như vậy hoạt động quản lý xã hội nói chung và quản lý ô nhiễm môi trường nói riêng sẽ có hiệu quả hơn - Gia tăng vai trò của chính phủ trong hoạt động quản lý ô nhiễm môi trường Theo truyền thống, chính phủ tại các nước công nghiệp phát triển có vai trò không lớn trong điều tiết các hoạt động kinh tế, xã hội mà Nhật Bản cũng không là một ngoại lệ Song riêng trong trường hợp quản lý môi trường đặc biệt cả hoạt động đánh giá tác động môi trường, Chính phủ Nhật Bản có vai trò rất lớn Phải chăng tầm quan trọng của môi trường đối với sự phát triển bền vững của quốc gia này đã tạo lập cơ sở cho Chính phủ Nhật Bản gia tăng vai trò của nó đối với lĩnh vực quan trọng này Việt Nam cần học tập Nhật Bản trong vấn đề nâng cao vai trò quản lý của Chính phủ trong lĩnh vực môi trường nói chung và lĩnh vực đánh giá tác động môi trường nói riêng, nhất là trong quá trình thẩm định, phê quyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường KẾT LUẬN Mặc dù công tác quản lý ô nhiễm môi trường ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt được những tiến bộ vượt bậc, ở đó môi trường sống của người dân đô thị đã được cải thiện Tuy nhiên, những bất cập vẫn còn tồn tại, nhất là nhận thức của một bộ phận công chúng chưa cao Điều này trên thực tế làm suy giảm năng lực quản lý ô nhiễm môi trường đô thị ở nước ta Vấn đề về đánh giá tác động môi trường cũng không là ngoại lệ Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước khác trong khu vực cho thấy,pháp luật về ĐTM cần phải được quan tâm và hoàn thiện hơn nữa thì trong tương lai, công tác ĐTM mới thực sự đi đúng bản chất và đem lại hiệu qua rthực tế cho công cuộc bảo vệ môi trường cảu Việt Nam Trong khi đó, hoạt động quản lý môi trường nói chung và công 17 tác ĐTM nói riêng ở Nhật Bản đã tiến một bước rất xa so với Việt Nam và ít gặp những trở ngại, tồn tại như Việt Nam Vấn đề đặt ra đối với Nhật Bản trong công tác quản lý môi trường là nâng cao tính hiệu quả của các công cụ quản lý, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng công tác này nhằm giải quyết triệt để hơn những thách thức trong hoạt động bảo vệ môi trường và gia tăng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn không ngừng học hỏi và rút kinh nghiệm từ các quốc gia khác, do đó, pháp luật về đánh giá tác động môi trường của họ đã dân fhoàn thiện Cần phải lưu ý rằng, Nhật Bản đi trước chúng ta, họ là nước công nghiệp phát triển còn ta đang trong quá trình công nghiệp hóa song kinh nghiệm của họ trong vấn đề này mang tính tiệm tiến, kế thừa và vượt cả yếu tố thời gian bởi vậy Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác có thể vận dụng Vấn đề đặt ra ở đây là cần có một quyết tâm chính trị cao hơn từ các nhà hoạch định chính sách, kết hợp với một chương trình truyền thông sâu rộng để nâng cao nhận thức của người dân, nhất là những người sống ở đô thị về công tác bảo vệ môi trường Cho dù còn nhiều việc phải làm, song từ thực tế công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác ĐTM nói riêng của Việt Nam trong những năm gần đây, cùng với việc thực thi những giải pháp đã đề xuất ở trên, có thể lạc quan dự báo rằng, năng lực quản lý ô nhiễm môi trường đô thị Việt Nam sẽ được gia tăng và môi trường đô thị nhất định sẽ được cải thiện TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật Bảo vệ môi trường 2005 Bài viết: “MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN NHẬT BẢN VÀ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN” của Đinh Thị Minh Duyên, Nguyễn Tường Vy, Nguyễn Thu Lê Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Phương Đông-ĐH Ngoại Ngữ-ĐH QG Hà Nội Bài viết: “QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG Ở NHẬT BẢN VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM” của TS Nguyễn Thị Ngọc-Viện nghiên cứu Đông Bắc Á đăng trên trang chủ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam ngày 14 tháng 3 năm 2013 Đường 18 link: http://www.inas.gov.vn/162-quan-ly-nha-nuoc-ve-moi-truong-o-nhat-ban-va-nhunggoi-y-cho-viet-nam.html Bài viết: “SỰ RA ĐỜI CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở MỘT SỐ QUỐC GIA” của Chu Mạnh Hùng đăng trên trang Trung tâm văn hoá học và ứng dụng-ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh-Trường ĐHKHXH&NV Đường link: http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-hoc-ung-dung/van-hoa-quan-tri/2370-chumanh-hung-su-ra-doi-cua-viec-danh-gia-tac-dong-moi-truong-o-mot-so-quoc-gia.html Bài viết: “Một số vấn đề trong nghiên cứu Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường ở các quốc gia Đông Bắc Á và khuyến nghị” của Lê Trình đăng trên trang chủ Viện Khoa học Môi trường và Phát triển ngày 31 tháng 1 năm 2014 Đường link: http://vesdec.com.vn/index.php?language=vi&nv=scientific&op=Bao-cao-khoahoc/Mot-so-van-de-trong-nghien-cuu-Danh-gia-moi-truong-chien-luoc-Danh-gia-tacdong-moi-truong-o-cac-quoc-gia-Dong-Bac-A-va-khuyen-nghi-53 19 ... quy định hệ thống đánh giá môi trường Canada tiên tiến Nhật Bản, Nhật Bản cần học tập III Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ pháp luật đánh giá tác động môi trường Nhật Bản Các nhà nghiên cứu... hạn chế tác động xấu đến môi trường ngày cao Khái quát chung lịch sử Pháp luật đánh giá tác động môi trường Việt Nam Được quan tâm Đảng, Nhà nước vấn đề đánh giá tác động môi trường Việt Nam sớm... trường đánh giá tác động môi trường thực đem lại hiệu cao cho công tác bảo vệ mơi trường Nhật Bản Việt Nam cần nhìn Nhật Bản tầm gương sáng để phát triển pháp luật đánh giá tác động môi trường I

Ngày đăng: 14/04/2016, 21:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

    • 1.2. Các vấn đề về môi trường ở Nhật Bản hiện nay

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan