phan tich cau truc tai chinh cong ty co phan kinh dox

22 1.1K 6
phan tich cau truc tai chinh cong ty co phan kinh dox

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích cấu trúc tài chính công ty

Danh sách nhóm: 1. Hoàng Thùy Dương 2. Đặng Khánh Hòa 3. Nguyễn Thị Liễu 4. Chu Thái Hà 5. Trần Mậu Nhật Đức 6. Vũ Thị Thu Thắm TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Viện Kế toán ============== BÀI TẬP NHÓM Môn: Phân tích báo cáo tái chính Chủ đề 2: Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô GVHD: TS. Phạm Thị Thủy Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Lớp tín chỉ: Phân tích báo cáo tài chính 2 Hà Nội - 2012 Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô Mục lục Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Page 2 GVHD: TS. Phạm Thị Thủy Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô A. TỔNG QUAN VỀ CTCP KINH ĐÔ I. Sự hình thành và phát triển Công ty cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp.HCM cấp và Giấy phép kinh doanh số 048307 Trọng tài Kinh tế Tp.HCM cấp ngày 02/03/1993. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, đến nay Kinh Đô đã trở thành một hệ thống các công ty trong ngành thực phẩm gồm: bánh kẹo, nước giải khát, kem và các sản phẩm từ sữa. Từ quy mô chỉ 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập đến nay Kinh Đô đã tổng số nhân viên là 7.741 người. Tổng vốn điều lệ của Kinh Đô Group là 3.483,1 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩm chiếm 99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng. Các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô đã mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm hơn 600 nhà phân phối, 31 Kinh Đô Bakery và 200.000 điểm bán lẻ cũng như các thống phân phối nhượng quyền với tốc độ tăng trưởng 30%/năm. Thị trường xuất khẩu của Kinh Đô phát triển rộng khắp qua 35 nước, đặc biệt chinh phục các khách hàng khó tính nhất như Nhật, Mỹ, Pháp, Đức, Singapore . Đặc biệt năm 2010, Kinh Đô đã tiến hành việc sáp nhập Công ty CBTP Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty Ki Do vào Công ty Cổ Phần Kinh Đô (KDC). Định hướng của Kinh Đô là thông qua công cụ M&A, sẽ mở rộng quy mô ngành hàng thực phẩm với tham vọng là sẽ trở thành một tập đoàn thực phẩm quy mô hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn vị thế trong khu vực Đông Nam Á. Song song đó, với việc định hướng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực mối tương quan hỗ trợ cho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tư tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hướng phát triển chung của Tập Đoàn. II. Các ngành nghề kinh doanh Không chỉ tập trung vào ngành Thực phẩm với mục tiêu trở thành Tập đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam, công ty cổ phần Kinh Đô còn hướng đến xây dựng một tập đoàn hoạt động đa ngành: thực phẩm, địa ốc, tài chính, bán lẻ. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Page 3 GVHD: TS. Phạm Thị Thủy Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô  Ngành Thực Phẩm là lĩnh vực hoạt động chính và là nền tảng cho sự phát triển của Kinh Đô. Hàng năm, doanh thu ngành thực phẩm đóng góp hơn 90% doanh số toàn Tập Đoàn. Các sản phẩm của Kinh Đô là những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gô ̀ m các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống. Trong giai đoạn hiện tại, Kinh Đô đẩy mạnh mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu của ngành thông qua chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) các công ty trong ngành để hướng tới trở thành Tập Đoàn Thực phẩm hàng đầu Việt Nam.  Ngành Bán Lẻ thể hiện hướng phát triển mới của Kinh Đô. Hiện tại, Kinh Đô đang xây dựng chuỗi Kinh Đô Bakery và mô hình K-Do Bakery & Café mới. Trong thời gian tới, Kinh Đô tập trung vào xây dựng và quản lý chuỗi cửa hàng, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, các trung tâm thương mại và shopping center . Các điểm bán lẻ được ưu tiên đặt ở các vị trí trung tâm hoặc tiện lợi nhằm tận dụng tốc độ tăng trưởng ở các khu vực mật độ dân cư phát triển nhanh và các đô thị mới.  Ngành địa ốc được Kinh Đô đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây. Kinh Đô đã thành lập một số Công ty địa ốc chuyên về chức năng tư vấn, xây dựng. Những dự án được quan tâm hàng đầu là các dự án tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp .  Ngành Hợp Tác - Đầu Tư - Tài Chính là một trong bốn lĩnh vực kinh doanh chiến lược mà Tập Đoàn Kinh Đô hướng đến trong chiến lược phát triển dài hạn của mình. Trong tương lai, tài chính và đầu tư tài chính đóng vài trò quan trọng trong việc hỗ trợ các mảng kinh doanh chiến lược khác là thực phẩm, bán lẻ và địa ốc. III. Định hướng phát triển trong thời gian tới Trong tương lai, công ty cổ phần Kinh Đô vẫn hướng đến việc xây dựng một tập đoàn đa ngành với sự phát triển bền vững. Bên cạnh việc phát triển ngành hàng chủ lực là chế biến thực phẩm, công ty sẽ đầu tư nguồn lực phát triển các lĩnh vực khác như đầu tư tài chính, xây dựng. Không chỉ chú trọng đến việc tăng doanh thu kinh doanh, lợi nhuận, CTCP Kinh Đô còn đặt mục tiêu hiện đại hóa quản lý, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thu hút nhân tài, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Page 4 GVHD: TS. Phạm Thị Thủy Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô B. NỘI DUNG PHÂN TÍCH I. Phân tích cấu nguồn vốn 1.1. Một số vấn đề cần làm rõ Lợi ích của cổ đông thiểu số: Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con. Lợi ích của cổ đông thiểu số: Là một phần của kết quả hoạt động thuần và giá trị tài sản thuần của một công ty con được xác định tương ứng cho các phần lợi ích không phải do công ty mẹ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần bao gồm 2 dạng: - Giá trị các tài sản thể hiện lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được xác định phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 11 “Hợp nhất kinh doanh”. Tức là các tài sản thể hiện lợi ích của cổ đông thiểu số tại công ty con được hình thành từ trước tính tới thời điểm công ty mẹ tiến hành mua lại hoặc sáp nhập với một công ty con (hoặc nắm quyền kiểm soát công ty con này dưới hình thức gián tiếp, thông qua một công ty con trung gian khác). - Phần tài sản thể hiện lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ ngày hợp nhất kinh doanh. Phần tài sản thể hiện lợi ích của cổ đông thiểu số được xác định tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ thể hiện thời gian hoạt động sau thời điểm kết thúc quá trình đầu tư của công ty mẹ vào công ty con. Khi đó, các biến động của tài sản thuần và nguồn vốn chủ sở hữu trong thời gian hoạt động của công ty con sẽ được tính toán lại và phân bổ lại vào khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số" trên Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ. Về hình thức Lợi ích của cổ đông thiểu số được trình bày rõ trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Theo đó, trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất, lợi ích cổ đông thiểu số phải được trình bày thành chỉ tiêu tách biệt với Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu của công ty mẹ. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong thu nhập của tập đoàn cũng cần được trình bày thành chỉ tiêu riêng biệt. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Page 5 GVHD: TS. Phạm Thị Thủy Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô Như vậy, Lợi ích của cổ đông thiểu số (minority interest) là một khoản mục nằm trong Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ (gồm một hoặc nhiều công ty con) nhằm phản ánh phần tài sản hoặc thu nhập của công ty con, không thuộc quyền nắm giữ hay sở hữu của công ty mẹ. Điều này cũng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế để đảm bảo phân biệt rõ lợi ích của các cổ đông thiểu số tại công ty con trong tổng thể lợi ích chung của cả nhóm công ty, bao gồm công ty mẹ, khi hợp nhất Báo cáo tài chính. Từ đó thể thấy, lợi ích của cổ đông thiểu số là phần lợi ích thuộc về các cổ đông thiểu số, nguồn gốc từ kết quả hoạt động kinh doanh hay giá trị tài sản thuần của công ty con. Tức là phầncông ty con phải phân chia cho các cổ đông này (nếu chi trả cổ tức hoặc phá sản, giải thể). Khi hợp nhất Báo cáo tài chính thì phần lợi ích này được gộp vào phần Nguồn vốn của Tập đoàn (gồm công ty mẹ và các công ty con), cũng nghĩa là công ty sau hợp nhất (hay tập đoàn) phải trách nhiệm chi trả phần lợi ích này cho các cổ đông thiểu số. Việc chi trả này được thực hiện khi mà công ty con quyết định chi trả cổ tức hoặc giải thể, phá sản chứ không phải là chi trả theo kỳ kế toán hay theo thời hạn nào cả. Đây là một nghĩa vụ chắc chắn, quy mô chắc chắn song mang tính chất lâu dài. Vậy, Lợi ích của cổ đông thiểu số về bản chất nên được xét là một khoản Nợ phải trả dài hạn trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất của Tập đoàn. Trong bài phân tích dưới đây khi xem xét đến chỉ tiêu nợ phải trả sẽ bao hàm cả phần lợi ích của cổ đông thiểu số được trình bày trên Bảng cân đối kế toán. 1.2. Đánh giá khái quát (Bảng 1.1 và Bảng 1.2) Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Page 6 GVHD: TS. Phạm Thị Thủy Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô Biểu đồ 1: cấu nguồn vốn CTCP Kinh Đô giai đoạn 2011 - 2012 thể nhận thấy, mặc dù biến động giữa các thời điểm nhưng cấu nguồn vốn của công ty Kinh Đô vẫn được duy trì tương đối ổn định. Nhìn chung, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn duy trì ở mức từ 25% - 35% và tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong khoảng từ 65% - 75%. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thấp cho thấy doanh nghiệp đang thực hiện chính sách an toàn, trong đó vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn chủ. Một chính sách tài chính về nguồn vốn an toàn sẽ giúp công ty tài chính độc lập, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, không bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài từ các chủ nợ, ngân hàng, … Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều vốn chủ cho hoạt động kinh doanh chi phí sử dụng vốn cao hơn so với việc sử dụng vốn vay vì các cổ đông đòi hỏi phần lợi tức chi trả cho họ nhiều hơn lãi vay. Cùng với đó, chi phí sử dụng vốn chủ (cổ tức) không được tính vào chi phí chịu thuế như chi phí lãi vay, do đó doanh nghiệp sẽ không được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.3. Phân tích cụ thể (Bảng 1.3 và Bảng 1.4) Qua bảng phân tích cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tại hai thời điểm 30/06/2012 và 31/12/2011, ta thấy tổng nguồn vốn giảm từ 5.809 tỷ đồng xuống còn 5.541 tỷ đồng hay giảm 4,62%. cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đang thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng Nợ phải trả và tăng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu để tiếp tục thực hiện chính sách tài chính an toàn. Tỷ trọng Nợ phải trả tại ngày 31/12/2011 là 34,34%, tại ngày 30/06/2012 là 25,95% tương đương với tốc độ giảm 8,39%. Trong đó chủ yếu là giảm tỷ trọng Nợ ngắn hạn, tỷ trọng của Nợ dài hạn giảm nhẹ. Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng từ 65,66% (tại ngày 31/12/2011) lên 74,05% (tại ngày 30/06/2012). Cụ thể sự tác động làm thay đổi tổng nguồn vốn như sau: * Về nợ phải trả Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Page 7 GVHD: TS. Phạm Thị Thủy Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô Tại thời điểm cuối năm 2011, tổng nợ phải trả là 1.995 tỷ đồng, chiếm 34,34% tổng nguồn vốn. Đến ngày 30/06/2012, Nợ phải trả giảm xuống còn 1,438 tỷ đồng, chiếm 25,95% tổng nguồn vốn. Vậy Nợ phải trả đã giảm 557 tỷ đồng tương đương tốc độ giảm 27,91%, tỷ trọng Nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cũng giảm 8,39%. Xem xét các khoản mục cụ thể:  Nợ ngắn hạn: Tại ngày 31/12/2011, giá trị Nợ ngắn hạn là 1.784 tỷ đồng, tương ứng chiếm 30,70% tổng nguồn vốn. Tại ngày 30/06/2012, Nợ ngắn hạn còn 1.262 tỷ đồng, chiếm 22,78% giá trị tổng nguồn vốn. Vậy qua 6 tháng đầu năm 2012, Nợ ngắn hạn đã giảm 521 tỷ đồng, tương ứng 29,23%. Tỷ trọng Nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn giảm 7,92%. Trong đó tất cả các khoản mục cấu thành đều giảm giá trị, duy chỉ Người mua trả trước tăng lên - khoản ứng trước này khả năng chuyển sang doanh thu trong tương lai chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt. Nợ ngắn hạn giảm cho thấy là doanh nghiệp đã quan tâm và thực hiện tốt việc trả các khoản này. Tỷ trọng các khoản mục trong Nợ ngắn hạn không lớn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp rất hạn chế sử dụng vốn vay ngắn hạn hoặc đi chiếm dụng vốn bên ngoài để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.  Nợ dài hạn: Trong 6 tháng đầu năm 2012, Nợ dài hạn giảm từ 211 tỷ đồng (chiếm 3,64% tổng nguồn) xuống còn 175,6 tỷ đồng (chiếm 3,17% tổng nguồn). Giá trị Nợ dài hạn đã giảm 36 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ giảm 16,83%. Tỷ trọng Nợ dài hạn trong tổng nguồn cũng giảm 0,47%. Tỷ trọng Nợ dài hạn giảm chủ yếu do biến động giảm của Vay và nợ dài hạn, mà nguyên nhân là do doanh nghiệp đã thanh toán các khoản vay ngân hàng khi đến hạn và không vay thêm. Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn cũng cho thấy chính sách tài chính thận trọng của doanh nghiệp khi sử dụng chủ yếu là vốn chủ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khoản Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn đều giảm trong 6 tháng đầu năm. Điều này phù hợp với tình hình kinh tế nhiều biến động, chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ và lãi suất cho vay không ổn định của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2012. (doanh nghiệp đang vay ngắn hạn các khoản vay với lãi suất biến động từ 12- 18,3%/năm) * Về vốn chủ sở hữu Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Page 8 GVHD: TS. Phạm Thị Thủy Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn và xu hướng tăng so với thời điểm đầu năm. Tại thời điểm 30/06/2012 vốn chủ của công ty Kinh Đô đã đạt tới mức 4.103 tỷ đồng (chiếm 74,05% so với tổng nguồn vốn) thay vì mức 3.815 tỷ đồng (chiếm 65,66%) tại thời điểm đầu năm tài chính, tăng 288 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng 7,56% Sự tăng lên của vốn chủ sở hữu phần lớn là do sự tăng lên của Vốn cổ phần và Thặng dư vốn cổ phần. Hai khoản mục này chiếm gần như là toàn bộ giá trị Vốn chủ sở hữu. Vậy nguyên nhân, sự kiện nào làm cho Vốn cổ phần và Thặng dư vốn cổ phần tăng mạnh như vậy? Nguyên nhân của việc tăng vốn cổ phần và thặng dư vốn cổ phần là do vào này 13 tháng 1/2012, Kinh Đô đã tổ chức phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Công ty TNHH Ezaki Glico, một trong những thương hiệu bánh kẹo uy tín nhất tại Nhật Bản đã mua 14.000.000 cổ phiếu, tương đương 10% vốn cổ phần, với giá thực tế phát hành cao hơn thị giá rất nhiều. Công ty Kinh Đô đã nhận được 643,2 tỷ đồng từ thương vụ này làm cho vốn cổ phần của công ty tăng 140 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần tăng 503,2 tỷ đồng Khoản mục Lợi nhuận chưa phân phối cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Theo bảng, lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp đã giảm từ 757 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2011) xuống còn 588 tỷ đồng vào ngày 30/06/2012. Nguyên nhân ở đây là do lợi nhuận thuần trong 6 tháng đầu năm 2012 âm (-8,7 tỷ đông) và công ty mẹ bị lỗ nặng do hoạt động tài chính lỗ. Điều này là dễ hiểu bởi hoạt động thoái vốn tại Nutifood và Tribeco trong kỳ của KDC, công ty đã ghi nhận khoản lỗ này vào quý 2/2012. Trong quý II, hoạt động tài chính âm 34 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí tài chính khác 108,2 tỷ đồng. khoản chi phí này phần lớn phát sinh từ việc bán cổ phần đầu tư dài hạn tại CTCP Nước giải khát Sài Gòn – Tribeco. Đồng thời công ty tiến hành chi trả cổ tức cho các cổ đông và thù lao cho hội đồng quản trị khiến lợi nhuận chưa phân phối giảm. 1.4. So sánh với các công ty khác và số liệu chung của ngành 1.4.1. So sánh với các công ty khác (Bảng 1.5) Theo dõi bảng cấu nguồn vốn của ba công ty thể dễ dàng nhận thấy một điểm chung bản đó là: tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của cả 3 doanh nghiệp đều thấp (nhỏ hơn 30%). Các công ty Kinh Đô, Hải Hà, Bibica đều theo đuổi chính sách an toàn, Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Page 9 GVHD: TS. Phạm Thị Thủy Phân tích cấu trúc tài chính CTCP Kinh Đô chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn vay ít được sử dụng. Cùng với đó, tỷ trọng của Vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là rất cao, trong đó, tỷ trọng của vốn cổ phần khá lớn (từ 20% đến 30%).  Kinh Đô: Xem xét kỹ hơn, trong cấu nguồn vốn của công ty Kinh Đô, vay và nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn (11,34 %), chiếm gần một nửa nợ phải trả. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với hai công ty Hải Hà và Bibica. Tỷ lệ Phải trả người bán/ Tổng nguồn vốn thấp (3,67 %), chứng tỏ Kinh Đô thực hiện chính sách thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp, duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục. Khoản mục “Thặng dư vốn cổ phần” chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, gần 44,28%. Lợi nhuận chưa phân phối lớn 588 tỷ đồng chiếm 10,62% tổng nguồn vốn), chứng tỏ phần lớn vốn đầu tư cho hoạt động tái sản xuất là lấy từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này càng khẳng định hơn nữa chính sách an toàn của công ty. Tuy nhiên, lượng cổ phiếu quỹ khá nhiều lại cho thấy doanh nghiệp đang xu hướng hạn chế sử dụng vốn chủ và tăng cường sử dụng vốn nợ.  Hải Hà: Công ty Hải Hà tỷ lệ nợ ngắn hạn thấp nhưng lại nợ phải trả người bán cao (12,99%), chứng tỏ doanh nghiệp tăng cường chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp. Đây là nguồn vốn chi phí sử dụng thấp nhưng việc lạm dụng vốn của nhà cung cấp thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp hàng (nếu nợ lâu), từ đó thể ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng khoản phải trả công nhân viên cao (7,62%) cho thấy doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn từ người lao động. Hành động này thể lợi trong ngắn hạn nhưng về lâu dài sẽ gây ra bức xúc trong công nhân, thể dẫn đến tình trạng công nhân viên không làm việc hết khả năng, làm giảm năng suất lao động từ đó làm giảm kết quả sản xuất. Quỹ đầu tư và phát triển của doanh nghiệp chiếm 22,74% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy doanh nghiệp rất chú trọng đến việc đầu tư và phát triển công nghệ, phục vụ cho sản xuất. Đây là một định hướng đúng đắn trong xu thế phát triển, hiện đại hóa sản xuất Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Page 10 GVHD: TS. Phạm Thị Thủy . toàn phù hợp với tình hình kinh doanh của công ty Kinh Đô. Bởi lẽ công ty Kinh Đô không phải chỉ là một công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm thông thường. công ty con được hình thành từ trước tính tới thời điểm công ty mẹ tiến hành mua lại hoặc sáp nhập với một công ty con (hoặc nắm quyền kiểm soát công ty con

Ngày đăng: 09/05/2013, 07:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan