Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hoá học phần Đại cương và Hiđrocacbon hoá học 11

58 1.4K 7
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hoá học phần Đại cương và Hiđrocacbon hoá học 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD – ĐT NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT NAM TRỰC Sáng kiến kinh nghiệm BÁO CÁO SÁNG KIẾN Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hoá học phần Đại cương và Hiđrocacbon hoá học 11 Tác giả: Triệu Thị Hảo Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THPT Nam Trực Nam Định, ngày tháng .năm 2015 GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 1 Sáng kiến kinh nghiệm Tên sáng kiến: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hoá học phần Đại cương và Hiđrocacbon hoá học 11 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Hóa học Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày…… tháng năm…… đến ngày… tháng… năm Tác giả: Họ và tên: Triệu Thị Hảo Năm sinh: 1988 Nơi thường trú: TT Nam Giang – Nam Trực – Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT Nam Trực Điện thoại: 0977623811 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: …….% Đồng tác giả (nếu có): Họ và tên: Năm sinh: Nơi thường trú: Trình độ chuyên môn: Chức vụ công tác: Nơi làm việc: Điện thoại: Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: …….% Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THPT Nam Trực Địa chỉ: TT Nam Giang – Nam Trực – Nam Định Điện thoại: GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 2 Sáng kiến kinh nghiệm DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BT Bài tập BTHH Bài tập hóa học ĐC Đối chứng DHHH Dạy học hóa học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GQVĐ Giải quyết vấn đề GV Giáo viên HS Học sinh HSHT Hồ sơ học tập KHHH Khoa học hóa học PH&GQVĐ Phát hiện và giải quyết vấn đề PPDH Phương pháp dạy học PTHH Phương trình hóa học SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm Phần 1: Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 3 Sáng kiến kinh nghiệm MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Thế kỉ XXI là thế kỉ của tri thức và phát triển năng lực con người Quá trình toàn cầu hoá về các lĩnh vực đang diễn ra mạnh mẽ Hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ và thông tin truyền thông, nền kinh tế tri thức…đã tạo nên cơ hội và những thách thức cho nền giáo dục (GD) nước ta trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vì vậy ngành GD cần thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện về mục tiêu, chương trình đào tạo, phương pháp dạy học (PPDH)…để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước Định hướng đổi mới căn bản và toàn diện GD đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu giải pháp “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng GD toàn diện, đặc biệt là coi trọng GD lý tưởng, GD truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”, để thực hiện sứ mệnh của GD là “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” và được cụ thể hóa trong chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 Định hướng này đã chỉ rõ việc “thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh (HS), vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp đặc thù mỗi địa phương” GD theo định hướng phát triển năng lực cần thiết trong xã hội hiện đại, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ), năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo …cho HS Nhiệm vụ phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần được thực hiện thông qua các hoạt động dạy học ở các môn học và các cấp học Thực tế giáo dục phổ thông (GDPT) hiện nay còn theo hướng tiếp cận nội dung, chú trọng trang bị kiến thức các môn học phục vụ cho thi cử, chưa chú trọng đúng mức đến rèn luyện phương pháp tự học, thực hành và ứng dụng thực tiễn cho HS; chưa chú ý phát triển các năng lực cần thiết trong xã hội hiện đại, đặc biệt là năng lực GQVĐ, năng lực sáng tạo …trong quá trình dạy học các môn học Với những lý do trên đây, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua hệ thống bài tập hoá học phần Đại cương và Hiđrocacbon hoá học 11 ” 2 Đối tượng nghiên cứu Xây dựng và sử dụng bài tập (BT) phát triển năng lực GQVĐ cho HS trong GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 4 Sáng kiến kinh nghiệm DHHH hữu cơ lớp 11 THPT 3 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học (BTHH) trong việc phát triển năng lực GQVĐ, giúp HS hứng thú say mê học tập môn hóa học góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học (DHHH) ở trường THPT 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài: Đổi mới PPDH hóa học, năng lực và phát triển năng lực cho HS, năng lực GQVĐ (khái niệm, những biểu hiện và đánh giá) trong DHHH; BTHH và phát triển năng lực GQVĐ cho HS - Điều tra thực trạng việc sử dụng BTHH trong dạy học và phát triển năng lực GQVĐ cho HS - Nghiên cứu mục tiêu, cấu trúc nội dung chương trình hóa học phổ thông, đi sâu vào phần đại cương và hiđrocacbon hóa học 11 THPT - Tuyển chọn, xây dựng hệ thống BTHH phần đại cương và hiđrocacbon hóa học 11 và đề xuất phương pháp sử dụng chúng để phát triển năng lực GQVĐ cho HS - Thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng BTHH để phát triển năng lực GQVĐ cho HS và công cụ đánh giá năng lực này 5 Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học hóa học hữu cơ ở trường THPT 6 Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được hệ thống BT đa dạng có chứa đựng những mâu thuẫn nhận thức và sử dụng chúng trong sự phối hợp hợp lí với các PPDH tích cực thì sẽ phát triển được năng lực GQVĐ cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường phổ thông 7 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống BTHH để phát triển năng lực GQVĐ cho HS phần đại cương và hiđrocacbon lớp 11 –THPT 8 Phương pháp nghiên cứu 8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp hệ thống hóa, khái quát hóa…trong tổng quan cơ sở lý luận của đề tài 8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, điều tra, trao đổi kinh nghiệm với GV về tình hình sử dụng PPDH, BTHH để phát triển năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học hoá học THPT GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 5 Sáng kiến kinh nghiệm 9 Những đóng góp của đề tài - Xây dựng, tuyển chọn hệ thống BTHH định hướng phát triển năng lực GQVĐ phần đại cương và hiđrocacbon hóa học 11 và đề xuất biện pháp sử dụng chúng để phát triển năng lực GQVĐ cho HS trong dạy học hoá học THPT 10 Cấu trúc sáng kiến Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Chương 2: Tuyến chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hoá học phần đại cương và hiđrocacbon hóa học 11 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Phần 2 Mô tả giải pháp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH 1.1 Đổi mới giáo dục ở trường trung học GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 6 Sáng kiến kinh nghiệm 1.1.1 Một số quan điểm định hướng đổi mới giáo dục trung học Giáo dục phổ thông (GDPT) nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình GD tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học Do vậy, GD cần thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện Từ mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra đánh giá Việc đổi mới GD trung học được định hướng bởi những quan điểm, đường lối chỉ đạo của nhà nước thông qua các văn bản sau: Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”; “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình GD trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới Những quan điểm định hướng trên tạo tiền đề, cơ sở và môi trường pháp lí cho việc đổi mới GDPT 1.1.2 Định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 1.1.2.1 Chuyển từ chương trình định hướng nội dung dạy học sang chương trình định hướng năng lực Chương trình GD định hướng năng lưc ( định hướng kết quả đầu ra), nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học và hiện nay đã trở thành xu hướng GD quốc tế 1.1.2.2 Về cấu trúc, nội dung chương trình, sách giáo khoa Cấu trúc, nội dung chương trình, SGK phải đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và đảm bảo tính chỉnh thể, linh hoạt, thống nhất, khả thi - Đảm bảo kế thừa những thành tựu của Việt Nam và vận dụng hợp lí kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình GDPT - Chương trình phải đảm bảo tính khả thi về thời lượng học tập, sự phát triển độ ngũ GV, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục trường phổ thông; chỉ cơ sở GD có điều kiện mới triển khai từng phần hoặc toàn bộ chương trình, SGK mới 1.1.3 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học 1.1.3.1 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 7 Sáng kiến kinh nghiệm Đẩy mạnh đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển năng lực của HS theo hướng: - Tiếp tục vận dụng và đổi mới các phương pháp GD theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức và thực tiễn,… - Đa dạng hóa các hình thức tổ chức GD trong và ngoài lớp học - Tăng cường hiệu quả của các phương tiện dạy học 1.1.3.2 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học Việc đổi mới PPDH được thực hiên theo các biện pháp sau: - Cải tiến PPDH truyền thống - Kết hợp đa dạng hóa các PPDH - Vận dụng dạy học GQVĐ - Vận dụng dạy học theo định hướng hành động - Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và CNTT hợp lí hỗ trơ dạy học - Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo - Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn - Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh Như vậy có rất nhiều phương pháp đổi mới PPDH với những tiếp cận khác nhau về các biện pháp khác nhau, nên tùy theo các điều kiện về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học mà GV áp dụng một cách linh hoạt 1.1.4 Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của HS tập trung vào các hướng sau: Chuyển từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học (đánh giá tổng kết) nhằm mục đích xếp hạng, phân loại sang sử dụng các loại hình thức đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học (đánh giá quá trình) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một PPDH 1.2 Năng lực và phát triển năng lực trong dạy học 1.2.1 Khái niệm năng lực Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng Latinh “ Competentia”, có nghĩa là gặp gỡ Ngày nay, khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩa Theo từ điển giáo khoa tiếng Việt: “Năng lực là khả năng là tốt công việc.” Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động 1.2.2.Đặc điểm chung của năng lực Năng lực có những đặc điểm chung sau: GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 8 Sáng kiến kinh nghiệm - Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do một con người cụ thể thực hiện ( năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự quản lý bản thân,… ) Vậy không tồn tại năng lực chung chung - Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể ( kiến thức, quan hệ xã hội,…) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người này với người khác - Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Vì vậy, năng lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động, nó là điều kiện của hoạt động, nhưng cũng phát triển trong chính hoạt động đó Với những đặc điểm chung rút ra trên đây để chỉ đạo quá trình dạy học, GD là muốn hình thành, rèn luyện, đánh giá năng lực ở cá nhân tất yếu phải đưa cá nhân tham gia vào hoạt động làm ra sản phẩm 1.2.3 Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh Theo định hướng phát triển năng lưc người học, GDPT cần hình thành và phát triển cho HS các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt *Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân bao gồm: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy - Năng lực tự quản lý * Nhóm năng lực về quan hệ xã hội bao gồm: - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác * Nhóm năng lực công cụ bao gồm: - Năng lực sử dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) - Năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tính toán 1.3 Năng lực giải quyết vấn đề 1.3.1 Khái niệm về năng lực giải quyết vấn đề Để hiểu được năng lực GQVĐ, chúng ta cần hiểu khái niệm “ Vấn đề” trong DHHH Năng lực GQVĐ là khả năng của HS nhận ra các mâu thuẫn nhận thức trong các vấn đề học tập hoặc các vấn đề trong cuộc sống, và tìm ra được phương pháp để giải quyết mâu thuẫn, vượt qua các khó khăn và trở ngại, từ đó HS tiếp thu được kiếnthức, kĩ năng mới hoặc GQVĐ trong thực tiễn 1.3.2 Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề Năng lực có cấu trúc chung từ các năng lực thành phần là năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể Ta có thể xác định GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 9 Sáng kiến kinh nghiệm năng lực GQVĐ là sự tổng hòa của các năng lực sau: - Năng lực nhận thức - Năng lực tư duy, độc lập - Năng lực hợp tác làm việc nhóm - Năng lực tự học - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống Như vậy, năng lực GQVĐ có cấu trúc chung là sự tổng hòa của các năng lực trên đồng thời nó còn là sự bổ trợ của một số kĩ năng thuộc các năng lực chung và chuyên biệt khác 1.3.3 Biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề Năng lực GQVĐ được thể hiện qua các mặt sau: - Tư duy toàn diện: xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau - Thường xuyên so sánh các sự vật hiện tượng xảy ra Dễ dàng phát hiện được sự khác biệt câu hỏi, bài tập cũng như những mâu thuẫn nhận thức khi học các kiến thức mới - Tư duy sáng tạo: là năng lực nhìn vấn đề theo nhiều cách khác nhau - Suy nghĩ nhanh: việc này thể hiện ở khả năng trả lời nhanh và đúng các câu hỏi có nhiều đáp án Đưa ra được nhiều ý kiến khác nhau cho một câu hỏi - Phát biểu suy nghĩ: nêu lên nhưng suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và mạnh lạc 1.3.4 Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề Để rèn luyện năng lực GQVĐ cho HS, cần chú ý các biện pháp sau: - Rèn luyện cho HS thái độ học tập nghiêm túc, nắm vững những nội dung đã học, liên tục luyện tập các kĩ năng đã được học Chuyển các kiến thức khoa học thành kiến thức HS - Làm cho HS hiểu về năng lực GQVĐ - Tạo hứng thú cho HS thông qua các tình huống có vấn đề - Hướng dẫn HS phương pháp chung để GQVĐ - Tổ chức các hoạt động học tập để HS rèn luyện năng lực GQVĐ thông qua các câu hỏi, bài tập, thí nghiệm 1.3.5 Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh - Đánh giá năng lực thông qua các sản phẩm của hoạt động học tập học và quá trình học tập của HS thông qua: - Kết quả học tập, thành tích học tập của HS - Khả năng trình bày miệng - Sản phẩm – tài liệu viết, các phiếu bài tập - Hồ sơ học tập - Các kết quả quan sát trong quá trình học Đánh giá năng lực HS được thực hiện bằng 1 số phương pháp (công cụ) sau: a) Đánh giá qua quan sát GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 10 Sáng kiến kinh nghiệm ra Bài 5: Đáp án A Bài 6: 2 anken đó là : C2H4 và C3H6 Bài 7: Đáp án A 4.Bài tập củng cố Câu 1 Sản phẩm chính của phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien là: A.[-CH2-CH(CH=CH2)-]n B [-CH2-CH=CH-CH2-]n C [-CH2-CH(CH=CH2)-CH2-CH=CH-CH2-]n D Sản phẩm khác Câu 2 Sản phẩm chính của phản ứng cộng Br2 vào buta-1,3-đien theo tỉ lệ mol 1:1 ở 40oC là : A.CH2Br-CHBr-CH=CH2 B CH2Br-CH=CH-CH2Br C CH2=CH-CHBr-CH2Br D A vàB Câu 3: Hỗn hợp khí A chứa N 2 và 2 hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng Khối lựơng hỗn hợp A là 18,3g và thể tích của nó là 11,2 lít.Trộn A với 1 lượng dư O 2 rồi đốt cháy, thu được 11,7g H2O và 21,28 lít CO2.Các thể tích khí đo ở đkc.Hãy xác định CTPT và phần trăm về khối lượng của từng hiđrocacbon trong hỗn hợp 5.Hướng dẫn học bài và làm bài tập về nhà: Làm các bài tập còn lại trong SGK và hoàn thành các tất cả các bài tập trong phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ANKEN ANKAĐIEN 1.Công thức phân tử chung 2.Đặc điểm cấu tạo 3.Tính chất hóa học đặc trưng 4.Sự chuyển hoá giữa ankan, anken và ankađien Câu hỏi Dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt anken và ankađien với ankan ? A.Nước vôi trong B.Nước brom GV: Triệu Thị Hảo Trường: THPT Nam Trực 44 Sáng kiến kinh nghiệm C.Thuốc tím (KMnO4) D.Cả B và C PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài 1:Viết và gọi tên các đồng phân ứng với anken có CTPT C5H10 Bài 2: Trong các hiđrocacbon sau propen, but-1-en, but-2-en, penta-1,4-đien và penta-1,3-đien thì hiđrocacbon nào có hiện tượng đồng phân cis- trans? Viết các đồng phân đó Bài 3: Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng): CH4 → A → B → C → C2H5Cl Bài 4: Viết phương trình hóa học của phản ứng khi cho isopren lần lượt tác dụng với H2 , Br2 (CCl4) theo tỷ lệ 1:1 , và phản ứng trùng hợp isopren Bài 5 Cho 14g hỗn hợp 2 anken kế tiếp nhau đi qua dung dịch brom thấy phản ứng vừa đủ với 320 dung dịch brom 20%.Xác định CTCT của 2 anken Bài 6: Đốt cháy hoàn 5,40 g ankađien liên hợp X thu được 8,96 lít khí CO 2 ( đktc) Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo của x? A CH2 = CH – CH = CH2 B CH2 = CH – CH = CH – CH3 C CH2 = C (CH3) – CH2 – CH3 D CH2 = C = CH – CH3 Bài 7: Hỗn hợp A gồm 1 ankan và 1anken.Đốt cháy hỗn hợp A thì được a mol H 2O và b mol CO2 Hỏi tỉ số T=a/b có giá trị trong khoảng nào ? A.1

Ngày đăng: 13/03/2016, 00:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phần 1: Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Đối tượng nghiên cứu

  • 7. Phạm vi nghiên cứu

  • 8. Phương pháp nghiên cứu

  • 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

  • 8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

  • 9. Những đóng góp của đề tài

  • 10. Cấu trúc sáng kiến

  • Phần 2. Mô tả giải pháp

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH

  • 1.1. Đổi mới giáo dục ở trường trung học

  • 1.2. Năng lực và phát triển năng lực trong dạy học

  • 1.2.1. Khái niệm năng lực

  • 1.2.2.Đặc điểm chung của năng lực

  • 1.2.3. Các năng lực chung cần hình thành và phát triển cho học sinh

  • 1.3. Năng lực giải quyết vấn đề

  • 1.3.1. Khái niệm về năng lực giải quyết vấn đề

  • 1.3.3. Biểu hiện năng lực giải quyết vấn đề

  • 1.3.4. Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan