Xây dựng hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trong các bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn chương trình THPT

60 572 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Xây dựng hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trong các bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn chương trình THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Đỗ Ngọc Thống (chủ biên), Tài liệu chuyên Văn, ba tập, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 2 Bùi Minh Toán – Lê A – Đỗ Việt Hùng, Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011 3 Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 6, 7, 8, 9, NXB Giáo dục Việt Nam 4 Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 10, 11, 12 (chương trình Cơ bản), NXB Giáo dục Việt Nam 5 Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Ngữ văn các lớp 10, 11, 12 (chương trình Nâng cao), NXB Giáo dục Việt Nam 6 Nhiều tác giả, Sách giáo viên Ngữ văn các lớp 10, 11, 12 (chương trình Cơ bản), NXB Giáo dục Việt Nam 7 Nhiều tác giả, Sách giáo viên Ngữ văn các lớp 10, 11, 12 (chương trình Nâng cao), NXB Giáo dục Việt Nam 8 Nhiều tác giả, Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, 11, 12, NXB Giáo dục Việt Nam 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1 Tên sáng kiến: Xây dựng hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trong các bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn chương trình THPT 2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông 3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 08 năm 2014 đến ngày 25 tháng 05 năm 2015 4 Tác giả Họ và tên: Vũ Thị Mỹ Hạnh Năm sinh: 1973 Nơi thường trú: 21/623 Trường Chinh - Nam Định Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định Điện thoại: 0987916411 5 Đồng tác giả 5.1 Họ và tên: Cao Thị Huệ Năm sinh: 1976 Nơi thường trú: ngõ 32 đường Lê Hồng Phong – Nam Định Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định Điện thoại: 0978297943 2 5.2 Họ và tên: Nguyễn Thị Nghĩa Năm sinh: 1982 Nơi thường trú: 30D Liên Cơ, Phường Vị Xuyên, TP Nam Định Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định Điện thoại: 0946526383 5.3 Họ và tên: Vũ Lan Phương Năm sinh: 1976 Nơi thường trú: 12/9 – Nguyễn Trãi – Phan Đình Phùng- Nam Định Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Ngữ văn Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định Điện thoại: 0945497360 6 Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị Truờng THPT chuyên Lê Hồng Phong Địa chi: 76 Vị Xuyên – Nam Định Điện thoại: 0350.3640297 I Điều kiện, hoàn cảnh tạo ra sáng kiến Năng lực, theo Từ điển tiếng Việt là: a) Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; b) Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao Như vậy, năng lực được hiểu là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể, là sự tích hợp các kĩ năng tác 3 động một cách tự nhiên lên các nội dung trong những tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do những tình huống này đặt ra Theo đó năng lực được xem như điểm hội tụ của các yếu tố tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, tinh thần sẵn sàng hành động, trách nhiệm đạo đức của mỗi con người được bộc lộ khi đối mặt với những vấn đề của cuộc sống Trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân cần có những năng lực cần thiết như: tiếp nhận thông tin đa chiều của cuộc sống; thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn; tham gia vào các hoạt động giao tiếp ứng xử có văn hóa; tự học, tự đánh giá và phê phán… Việc giảng dạy trong nhà trường vì vậy không chỉ trang bị những kiến thức sách vở, những vấn đề lí thuyết mà còn phải hướng tới rèn luyện, nâng cao các năng lực cho học sinh, bao gồm những năng lực chung (năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội) và năng lực cụ thể, chuyên biệt (năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/ môn học nào đó) Là một môn học trong nhà trường, việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn nói chung, môn Ngữ văn trong trường THPT nói riêng cũng cần đáp ứng yêu cầu đó Cùng với những năng lực chung mà bất kì môn học nào cũng hướng tới góp phần hình thành và phát triển cho học sinh, môn Ngữ văn trong nhà trường nói chung và trường THPT nói riêng còn nhằm hình thành cho học sinh khả năng chiếm lĩnh khoa học về tiếng Việt và văn học; khả năng tư duy, diễn đạt và trình bày hiểu biết của bản thân về những gì học sinh lĩnh hội được qua môn học Theo đó, yêu cầu cơ bản của việc dạy học Ngữ văn là hình thành, phát triển cho học sinh hai năng lực: tiếp nhận văn bản (năng lực đọc - hiểu, giải mã văn bản được cung cấp và các văn bản cùng loại) và tạo lập văn bản (năng lực sản sinh ra các kiểu văn bản theo những yêu cầu cụ thể bằng cả hình thức nói và viết) Như vậy, đọc hiểu văn bản là một trong hai năng lực cần thiết mà người giáo viên Ngữ văn cần chú ý rèn luyện, nâng cao cho học sinh Bên cạnh đó, trong đề thi THPT Quốc gia, phần đọc hiểu chiếm 3/10 điểm, không chỉ rèn cho học sinh năng lực 4 đọc - hiểu, giải mã văn bản được cung cấp và các văn bản cùng loại, học sinh còn cần biết cách trả lời câu hỏi đọc hiểu trong một đề thi cho phù hợp Xuất phát từ mục tiêu đó, người giáo viên có nhiều giải pháp để nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi đưa ra giải pháp xây dựng Hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn bản trong các bài kiểm tra định kì môn Ngữ văn chương trình THPT II Thực trạng vấn đề - Rèn năng lực tiếp nhận văn bản cho học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng của môn Ngữ văn, đặc biệt là của các tiết đọc hiểu văn bản Thông qua những văn bản cụ thể, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết cách đọc hiểu những văn bản cùng một thời kì văn học, cùng một tác giả, cùng một thể loại… Tuy vậy, đưa đọc hiểu văn bản trở thành một yêu cầu trong đề thi Quốc gia môn Ngữ văn là vấn đề mới Đứng trước yêu cầu của đổi mới thi cử, có một bộ phận không nhỏ học sinh thụ động, chỉ trông chờ vào sự hướng dẫn của thầy cô giáo với những văn bản trong chương trình sách giáo khoa trở nên hoang mang không biết sẽ tìm hiểu một văn bản ngoài chương trình sách giáo khoa như thế nào Cùng với đó, nhiều học sinh chưa biết cách trình bày câu hỏi đọc hiểu ví dụ như sa đà vào phân tích văn bản dài dòng mà không rõ ý đề bài yêu cầu… Vì vậy, trong số những giải pháp rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh, việc thường xuyên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập đọc hiểu văn bản là việc làm cần thiết - Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học Trong chương trình THPT, theo kế hoạch của Bộ Giáo dục – Đào tạo, ở mỗi lớp học, học sinh được thực hiện 8 bài kiểm tra định kì, trong đó 6 bài kiểm tra trên lớp và 2 bài thi cuối học kì Những bài kiểm tra cho học sinh trong chương trình THPT chỉ có yêu cầu tạo lập các loại văn bản (tự sự, thuyết minh, nghị luận) mà chưa có nội dung kiểm tra đọc hiểu Thực tế cho thấy, trong những bài kiểm tra, học sinh chưa được thực hiện các yêu cầu đọc hiểu thì trong các kì thi có tính chất Quốc gia, khi thực hiện yêu cầu phần đọc hiểu các em sẽ rất lúng túng Do đó, cùng với các câu hỏi yêu cầu 5 tạo lập văn bản, việc đưa ra câu hỏi đọc hiểu trong các bài kiểm tra chính là cách hiệu quả để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho học sinh III Các giải pháp (Nội dung của sáng kiến) 1 Định hướng xây dựng hệ thống đề - Về cách phân chia hệ thống đề: Chia ra hệ thống đề kiểm tra định kì cho học sinh theo chương trình 3 năm - lớp 10, 11, 12 - Về số lượng bài kiểm tra định kì cho mỗi lớp: 4 bài kiểm tra trên lớp (trừ 2 bài kiểm tra ở nhà) và 2 bài kiểm tra cuối học kì - Về thời gian làm bài: + Bài kiểm tra trên lớp: 90 phút + Bài thi cuối kì lớp 10, 11: 120 phút + Bài thi cuối kì lớp 12: 180 phút - Về cấu trúc đề: Một đề kiểm tra gồm 2 phần Đọc hiểu và Làm văn, trong đó chúng tôi chỉ ra câu hỏi phần đọc hiểu với điểm số 3/10 điểm - Các bước xây dựng đề kiểm tra đánh giá phần đọc hiểu văn bản + Xác định mục đích kiểm tra đánh giá: căn cứ kết quả cần đạt + Xác định nội dung kiểm tra đánh giá: căn cứ vào trọng tâm kiến thức, kĩ năng + Xác định mức độ kiểm tra đánh giá: các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng (vận dụng thấp, vận dụng cao) + Biên soạn câu hỏi và hướng dẫn chấm 2 Hệ thống đề cụ thể 2.1 Hệ thống đề kiểm tra định kì lớp 10 phần Đọc hiểu Đề 1 (Bài viết số 2 lớp 10) - Yêu cầu chung + Thời gian làm bài 90 phút + Cấu trúc đề: phần Đọc hiểu và Làm văn (Văn tự sự), phần Đọc hiểu 3/10 điểm 6 + Văn bản đọc hiểu: Văn bản văn học dân gian Việt Nam (sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười); Văn bản văn học nước ngoài (sử thi Hi Lạp, Ấn Độ); văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm - Đề bài Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Thời xưa ở làng Chử Xá(1) có hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử, nhà nghèo đến nỗi phải chung nhau một cái khố, hễ ai đi đâu thì đóng Cù Vân bị ốm nặng, khi sắp chết, dặn lại con rằng: - Bố chết, con cứ táng trần cho bố, còn cái khố con giữ lấy mà dùng Cù Vân chết, Chử Đồng Tử không nỡ để cha trần truồng, lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn Chử Đồng Tử ở một túp lều nhỏ ven sông, ngày ngày xuống đánh cá, rồi đổi lấy gạo ở các thuyền qua lại Thời bấy giờ có một nàng công chúa tên là Tiên Dung, nhan sắc tuyệt trần, tuổi đã lớn mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi xem sông núi Vua chiều con, cấp cho thuyền và đủ mọi người hầu hạ, mặc cho con muốn đi đâu thì đi Một hôm, Tiên Dung đi chơi thuyền trên sông Thuyền của nàng đi giữa, còn trước sau là thuyền của binh lính và thị nữ Khi đến khúc sông thuộc làng Chử Xá, đám thuyền làm rợp cả mặt nước Chử Đồng Tử trông thấy, vội vứt vó vào bụi, chạy lên bãi, bới cát vùi mình xuống, rồi phủ cát lên Thấy bãi sông rộng, lại có lác đác từng bụi cây lớn tỏa bóng mát êm dịu, Tiên Dung rất thích, ra lệnh cho thuyền ghé vào bãi, rồi chọn một chỗ, sai thị nữ giăng màn tứ vi(2) để tắm Nàng vào màn, cởi áo xiêm, giội nước rất là thỏa thích Không ngờ chỗ Tiên Dung giăng màn tắm lại chính là chỗ Chử Đồng Tử náu mình Nàng giội nước một lúc thì bỗng nhiên Chử Đồng Tử trồi lên Tiên Dung trông thấy giật mình, hỏi duyên cớ Đồng Tử nói vì không có áo quần, thấy thuyền quan quân thì sợ, nên phải vùi mình xuống cát để ẩn 7 Tiên Dung bảo Đồng Tử rằng: - Thiếp đã nguyện không lấy chồng, nay duyên trời run rủi, lại gặp chàng chốn này, mới biết cưỡng không được với trời Nàng bảo Đồng Tử tắm rửa sạch sẽ, lấy quần áo cho mặc, đưa xuống thuyền và sai thị nữ sửa soạn tiệc hoa(3) Thấy thế, Chử Đồng Tử ngỏ ý chối từ, Tiên Dung bảo chàng rằng: - Thiếp với chàng là tự trời xe duyên, việc gì mà từ chối! Đồng Tử đành phải nghe theo Từ hôm ấy, hai người thành vợ chồng (Chử Đồng Tử, Theo Vũ Ngọc Phan, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1972) (1) Làng Chử Xá: nay là thôn Chử Xá, xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội (2) Màn tứ vi: màn vây bốn phía (3) Tiệc hoa: chữ Hán là “hoa diên”, chỉ bữa tiệc vui, linh đình Câu 1 Đoạn văn sử dụng những phương thức biểu đạt chính nào? (0,5 điểm) Câu 2 Tóm tắt những sự kiện chính của đoạn văn (0,5 điểm) Câu 3 Nhân vật Chử Đồng Tử và Tiên Dung có những phẩm chất gì? Hãy tìm những chi tiết trong truyện để chứng minh (1,0 điểm) Câu 4 Với Chử Đồng Tử, cuộc hôn nhân với Tiên Dung có ý nghĩa thế nào? Cuộc hôn nhân giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử phản ánh ước mơ gì của nhân dân? (1,0 điểm) - Hướng dẫn chấm Câu 1 Phương thức tự sự và miêu tả - Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời 8 Câu 2 + Chử Đồng Tử nhà nghèo, hai cha con chỉ có một chiếc khố Cha chết, Chử Đồng Tử đóng khố cho cha rồi mới chôn Chử Đồng Tử kiếm sống ở một túp lều nhỏ ven sông + Một hôm, Tiên Dung - một nàng công chúa nhan sắc tuyệt trần - đi chơi thuyền đến khúc sông thuộc làng Chử Xá Chử Đồng Tử trông thấy sợ quá vội chạy lên bãi, vùi mình xuống cát + Thấy cảnh đẹp, Tiên Dung sai thị nữ giăng màn tứ vi để tắm Chỗ Tiên Dung giăng màn tắm lại chính là chỗ Chử Đồng Tử náu mình Trông thấy Chử Đồng Tử trồi lên, Tiên Dung giật mình, hỏi duyên cớ + Cho rằng trời xe duyên, Tiên Dung bảo Đồng Tử tắm rửa sạch sẽ, lấy quần áo cho mặc, đưa xuống thuyền và sai thị nữ sửa soạn tiệc hoa Từ hôm ấy, hai người thành vợ chồng - Điểm 0,5: Trả lời được từ 3 đến 4 sự kiện trên - Điểm 0,25: Trả lời được từ 1 đến 2 sự kiện - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3 + Nhân vật Chử Đồng Tử Hiêu thảo: hai cha con chung 1 chiếc khố, khi cha chết không nỡ táng trần, đóng khố cho cha rồi mới chôn Chăm chỉ lao động: ngày ngày đánh cá đổi lấy gạo + Nhân vật Tiên Dung Phóng khoáng, ưa thích cuộc sống tự do, gần gũi với thiên nhiên: tuổi đã lớn mà chưa chịu lấy chồng, chỉ thích đi thuyền chơi sông, thấy cảnh bãi sông đẹp sai thị nữ giăng màn tắm Chủ động trong hôn nhân: gặp Chử Đồng Tử trong tình huống đặc biệt, cho rằng đó là duyên trời nên nàng chủ động kết duyên cùng chàng - Điểm 1,0: Trả lời theo cách trên 9 - Điểm 0,75: Trả lời đúng 3/4 yêu cầu trên - Điểm 0,5: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/4 yêu cầu trên - Điêm 0: Trả lời sai hoặc không có phương án trả lời Câu 4 + Cuộc hôn nhân với Tiên Dung là phần thưởng cao nhất cho một chàng trai mồ côi nghèo và hiếu thảo như Chử Đồng Tử + Cuộc hôn nhân giữa Chử Đồng Tử và Tiên Dung thể hiện ước mơ của nhân dân là ở hiền gặp lành, người có số phận bất hạnh nhưng có phẩm chất tốt đẹp sẽ được hưởng hạnh phúc; đó cũng là ước mơ về sự đổi đời, ước mơ công bằng, chàng trai mồ côi nghèo khó lấy được công chúa - Điểm 1,0: Trả lời đúng theo yêu cầu trên - Điểm 0,75: Trả lời được từ 2/3 yêu cầu trên - Điểm 0,5: Trả lời được từ 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời được từ 1/3 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Đề 2 (Bài viết số 3 lớp 10) - Yêu cầu chung + Thời gian làm bài 90 phút + Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Văn tự sự), phần Đọc hiểu 3/10 điểm + Văn bản đọc hiểu: Văn bản văn học trung đại Việt Nam (thơ Đường luật chữ Hán, chữ Nôm, thơ thời Lý Trần, thơ Nôm Nguyễn Trãi…), văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt - Đề bài: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi Thuật hứng (bài số 24) - Nguyễn Trãi Công danh đã được hợp(1) về nhàn Lành dữ âu chi(2) thế nghị(3) khen 10 Câu 2 Nội dung đoạn văn: trình bày thực trạng HIV/AIDS đang hoành hành gây tỉ lệ tử vọng cao trên thế giới và ít có dấu hiệu suy giảm - Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời chung chung chưa rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3 + Theo tác giả, bệnh dịch HIV/AIDS đang lan rộng nhanh nhất ở những khu vực Đông Âu và toàn bộ châu Á từ dãy núi U-ran cho đến Thái Bình Dương + Đối tượng mắc bệnh nhiều nhất là phụ nữ - Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4 Việc tác giả nêu ra những con số cụ thể trong bài viết nhằm tạo nên sức thuyết phục và độ tin cậy cao cho những lí lẽ của mình về dịch bệnh - Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời chung chung chưa rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 5 + Trong văn bản có sử dụng các câu phủ định (chúng ta đã không hoàn thành chúng ta đã không đạt được), lặp cấu trúc câu ( lẽ ra chúng ta phải ), câu đặc biệt chứa thành phần trạng ngữ ( trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của một ngày trôi đi, có khoảng .) + Việc sử dụng linh hoạt các kiểu câu vừa thể hiện thái độ thẳng thắn không ngần ngại nhìn thẳng vào hiện thực để phơi bày thực trạng về căn bệnh thế kỉ, đồng thời bày tỏ thái độ băn khoăn day dứt của người viết khi không hoàn thành mục tiêu đề ra - Điểm 1,0: Trả lời đúng các yêu cầu ý trên 46 - Điểm 0,75: Trả lời đúng 3/4 yêu cầu trên - Điểm 0,5: Trả lời được 2/3 yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời được 1/3 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Đề 3 (Bài kiểm tra tổng hợp cuối kì I lớp 12) - Yêu cầu chung + Thời gian làm bài 180 phút + Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học), phần Đọc hiểu 3/10 điểm (2 văn bản) + Văn bản đọc hiểu: văn bản kí, văn bản nhật dụng - Đề bài: 1 Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa…Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi một triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi Cũng đã phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì đáng tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó (Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Gabriel García Márquez) Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? (0,25 điểm) Câu 2 Tìm câu chủ đề và chỉ ra cách lập luận của đoạn văn? (0,5 điểm) Câu 3 Theo tác giả, vì sao trí tuệ con người trong thời đại hoàng kim của khoa học công nghệ này chẳng có gì đáng tự hào? (0,25 điểm) Câu 4 Nêu 3 dẫn chứng cụ thể về việc làm của những kẻ có học thức, có trí tuệ nhưng đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu không đáng tự hào như quan niệm của người viết? (0,5 điểm) 47 2 Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Thuyền tôi trôi trên Sông Đà Cảnh ven sông ở đây lặng tờ Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa Mà tịnh không một bóng người Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa (Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà, SGK Ngữ văn 12, tập I, tr.191) Câu 5 Nêu nội dung chính của đoạn văn (0,25 điểm) Câu 6 Đoạn văn có sử dụng các phương thức biểu đạt chủ yếu nào? (0,25 điểm) Câu 7 Tìm trong đoạn văn 2 hình ảnh có sử dụng biện pháp so sánh (0,5 điểm) Câu 8 Nêu ý nghĩa của các hình ảnh so sánh đó (0,5 điểm) - Hướng dẫn chấm Câu 1 Phương thức nghị luận - Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2 + Câu chủ đề Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa + Phương pháp diễn dịch - Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3 Theo tác giả trí tuệ con người trong thời đại hoàng kim của khoa học công nghệ này chẳng có gì đáng tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó - Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên 48 - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4 Học sinh nêu một vài dẫn chứng cụ thể - Điểm 0,5: Nêu đúng 3 dẫn chứng - Điểm 0,25: Nêu đúng 1-2 dẫn chứng - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 5 Miêu tả cảnh sông Đà thơ mộng trữ tình qua cảm giác của một người chèo thuyền trên sông - Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 6 Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm - Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 7 Học sinh chỉ ra được hai hình ảnh so sánh + Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử + Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa - Điểm 0,5: Tìm đúng 2 hình ảnh so sánh - Điểm 0,25: Tìm đúng 1 hình ảnh so sánh - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 8 + Tái hiện vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính tồn tại như một vĩnh hằng của thiên nhiên + Người đọc như được trôi về miền kí ức xa xăm của một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng - Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Đề 4 (Bài viết số 5 lớp 12) - Yêu cầu chung + Thời gian làm bài 90 phút 49 + Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận văn học), phần Đọc hiểu 3/10 điểm + Văn bản đọc hiểu: Văn bản thơ - Đề bài: Đọc đoạn thơ sau Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về (Nguyễn Đình Thi, Đất nước, SGK Ngữ văn 12, tập I, tr 124,125) Trả lời các câu hỏi: Câu 1 Những phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn thơ? (0,5 điểm) Câu 2 Tác giả miêu tả mùa thu ở thời điểm nào? Qua đó, hình ảnh mùa thu hiện lên như thế nào? (0,5 điểm) Câu 3 Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của các biện pháp tu từ đó? (1,0 điểm) Câu 4 Từ ý hai câu cuối đoạn, hãy viết từ 3-5 câu ghi lại ấn tượng sâu đậm của anh/ chị về sự bất khuất của con người “nước chúng ta” ngày nay? (1,0 điểm) - Hướng dẫn chấm 50 Câu 1 Phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự - Điểm 0,5: Trả lời đúng 3 phương thức nêu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 2 phương thức nêu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2 + Tác giả miêu tả mùa thu nay - mùa thu trong hiện tại nơi núi rừng Việt Bắc + Hình ảnh mùa thu hiện lên tươi đẹp, trong sáng, mới mẻ, khoáng đạt - Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3 + Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: âm thanh tiếng nói cười (thính giác) - thị giác (trong biếc) Điệp ngữ, điệp cấu trúc: của chúng ta những + Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc vui tươi, niềm tự hào vô bờ bến của nhà thơ và mọi người khi được sống trong mùa thu độc lập - Điểm 1,0: Trả lời đúng các yêu cầu trên - Điểm 0,75: Trả lời đúng 3/4 yêu cầu trên - Điểm 0,5: Trả lời được 2/3 yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời được 1/3 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4 Một số gợi ý + Hai câu cuối giúp ta cảm nhận được sự bất khuất kiên cường của con người Việt Nam trong quá khứ + Ngày nay, sự bất khuất của con người được khẳng định ngay trong cuộc sống hiện tại Đó là thái độ không ngại khó, không ngại khổ, không ngại dấn thân Đó cũng 51 là những con người Việt Nam trong thời đại mới giàu đam mê, khát vọng và dám đốt cháy mình cho khát vọng - Điểm 1,0: Trình bày thuyết phục bằng lí lẽ, dẫn chứng - Điểm 0,75: Có lí lẽ, dẫn chứng nhưng chưa đầy đủ - Điểm 0,5: Trình bày còn chung chung chưa thuyết phục - Điểm 0,25: Trình bày sơ sài - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Đề 5 (Bài viết số 7 lớp 12) - Yêu cầu chung + Thời gian làm bài 90 phút + Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận văn học), phần Đọc hiểu 3/10 điểm + Văn bản đọc hiểu: văn bản truyện - Đề bài Đọc đoạn văn sau: Mị không nói A Sử cũng không hỏi thêm nữa A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà Tóc Mị xõa xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại (Tô Hoài, trích Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, tập II, tr.8) Trả lời các câu hỏi: Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn (0,5 điểm) Câu 2 Nêu nội dung chủ yếu của đoạn văn (0,5 điểm) Câu 3 Nêu tác dụng của việc sử dụng nhiều câu ngắn kết hợp với các câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh trong đoạn văn? (0,75 điểm) Câu 4 Đoạn văn khiến anh/ chị liên tưởng đến hiện tượng nào trong cuộc sống? (0,25 điểm) 52 Câu 5 Anh/ chị có suy nghĩ gì về hiện tượng đó? Trình bày trong khoảng 5 đến 7 dòng (1,0 điểm) - Hướng dẫn chấm Câu 1 Phương thức tự sự - Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2 Kể lại hành động của A Sử trói Mị trong đêm tình mùa xuân khi Mị muốn đi chơi - Điểm 0,5: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời còn chung chung - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3 + Hành động trói vợ diễn ra rất nhanh, rất thuần thục, tưởng như đó là việc làm thường xuyên, quen thuộc của A Sử + Thể hiện sự độc ác, tàn nhẫn của A Sử + Cho thấy nỗi khổ của Mị - Điểm 0,75: Trả lời đúng các yêu cầu trên - Điểm 0,5: Trả lời đúng 2/3 ý trên - Điểm 0,25: Trả lời được 1/3 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4 Đoạn văn giúp ta liên tưởng đến hiện tượng bạo lực gia đình trong xã hội - Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 5 Một số gợi ý: Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến do hoàn cảnh sống mang lại Tuy không nhiều nhưng hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp, trật tự xã hội Để khắc phục hiện tượng này bên cạnh việc giáo dục, cần có sự ngăn chặn, can thiệp của luật pháp… 53 - Điểm 1,0: Trình bày thuyết phục bằng lí lẽ, dẫn chứng - Điểm 0,75: Có lí lẽ, dẫn chứng nhưng chưa đầy đủ - Điểm 0,5: Trình bày còn chung chung chưa thuyết phục - Điểm 0,25: Trình bày sơ sài - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Đề 6 (Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm lớp 12) - Yêu cầu chung + Thời gian làm bài 180 phút + Cấu trúc đề: Đọc hiểu và Làm văn (Nghị luận xã hội, Nghị luận văn học), phần Đọc hiểu 3/10 điểm (2 văn bản) + Văn bản đọc hiểu: Văn bản văn học Việt Nam hiện đại (giai đoạn từ sau 1945 đến hết TK XX); Văn bản văn học hiện đại nước ngoài (văn học Nga, văn học Trung Quốc, văn học Mĩ), văn bản nghị luận, văn bản thông tin - Đề bài 1 Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Lời thề cỏ may - Phạm Công Trứ Làm sao quên được tuổi thơ Tuổi vàng, tuổi ngọc – tôi ngờ lời ai Thuở ấy tôi mới lên mười Còn em lên bảy, theo tôi cả ngày Quần em dệt kín cỏ may Áo tôi đứt cúc, mực dây tím bầm Tuổi thơ chân đất đầu trần Từ trong lấm láp em thầm lớn lên Thế rồi xinh đẹp là em Em ra tỉnh học em quên một người 54 Cái hôm nghỉ Tết vừa rồi Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò Gặp tôi, em hỏi hững hờ “Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?” Em đi để lại chuỗi cười Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê Trăng vàng đêm ấy, bờ đê Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may… (Báo Tiền phong, số ngày 19-4-1988) Câu 1 Bài thơ trên thuộc thể thơ gì? (0,25 điểm) Câu 2 Ghi lại những câu thơ tái hiện kỉ niệm tuổi thơ trong bài thơ trên (0,25 điểm) Câu 3 Biện pháp nghệ thuật gì đã được tác giả vận dụng để sáng tạo hình ảnh khoảng trời pha lê? Hình ảnh đó giúp anh/chị hiểu điều gì? (0,5 điểm) Câu 4 Anh/ chị có đồng tình với Phạm Công Trứ không khi nhà thơ gọi tuổi thơ là tuổi vàng, tuổi ngọc? Trình bày trong khoảng 5-7 câu (0,5điểm) 2 Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8: Ngày 16/4, xét xử vụ kiện 26 công ty hóa chất của Mỹ Ngày 16-4 tới, Tòa án thành phố Evry thuộc vùng Pa-ri (Pháp) sẽ xét xử vụ kiện của bà Trần Thị Tố Nga (Việt kiều Pháp), là nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin tại Việt Nam Bà Trần Thị Tố Nga kiện các công ty hóa chất Mỹ đã tham gia sản xuất, cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh ở Việt Nam Bà Trần Thị Tố Nga là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam) khi cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam bước vào giai đoạn ác liệt nhất Từ năm 1966, bà sống, làm việc trong những vùng bị rải chất độc nặng nhất ở miền Nam như: Củ Chi, Bình Long, dọc đường mòn Hồ Chí Minh… Bà Trần Thị Tố Nga sinh được ba con, trong đó người con cả bị chết vì dị tật tim, con 55 gái thứ hai bị lây một chứng bệnh về máu từ bà Trong nhiều năm qua, cùng với sự giúp đỡ của Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin Việt Nam, bà Nga đã theo đuổi vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ Bà Trần Tố Nga đã khởi kiện vụ việc ra Tòa án Thành phố Evry thuộc vùng Paris vào ngày 11/6/2014 Tòa này đã thụ lý đơn kiện và thông báo sẽ tiến hành phiên tranh tụng đầu tiên vào ngày 16/4 tới đây Văn phòng Luật sư Bourdon&Rofestier của Pháp sẽ đại diện pháp lý cho bà Trần Tố Nga Đơn khởi kiện của bà Nga có nội dung kiện 26 công ty hóa chất Mỹ đóng vai trò sản xuất, cung cấp cho quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học trong chiến tranh ở Việt Nam Hiện đã có 12 công ty hóa chất của Mỹ thuê luật sư để bào chữa cho họ tại phiên tòa Các nhà sản xuất chất da cam Mỹ, đặc biệt là Monsanto và Dow Chemical phải nhận trách nhiệm và có nhiều nỗ lực, đầy đủ hơn để cùng Chính phủ và nhân dân Việt Nam thanh khiết những điểm nóng còn tồn tại, giúp đỡ toàn diện và có ý nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam và gia đình họ ở VN một cách thực tế và hiệu quả (Dẫn theo Kinh doanh và Pháp luật, ngày 10/04/2015) Câu 5 Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25 điểm) Câu 6 Nếu bỏ đi những con số như ngày 16/4, năm 1966, ngày 11/6/2014, 26 công ty… thì nội dung văn bản có bị ảnh hưởng không? Vì sao? (0,25 điểm) Câu 7 Thông tin mà anh/chị có được từ văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 8 Anh/chị có ủng hộ bà Trần Thị Tố Nga trong vụ kiện này không? Vì sao? (0,5 điểm) - Hướng dẫn chấm Câu 1 Thể thơ lục bát (hoặc sáu tám) - Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2 Kỉ niệm tuổi thơ đã được thi sĩ tái hiện trong những câu thơ: 56 Thuở ấy tôi mới lên mười Còn em lên bảy, theo tôi cả ngày Quần em dệt kín cỏ may Áo tôi đứt cúc, mực dây tím bầm Tuổi thơ chân đất đầu trần Từ trong lấm láp em thầm lớn lên - Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3 + Biện pháp ẩn dụ + Khoảng trời pha lê là hình ảnh đẹp đã được tác giả sáng tạo để gợi nhắc cả một miền kí ức tuổi thơ - tuổi thần tiên, khoảng trời càng lung linh, sáng đẹp hơn bởi ở đó có hình bóng của em; Hình ảnh thơ đã gói gọn trong đó không chỉ nỗi hoài nhớ mà còn cả niềm trân trọng thiêng liêng với tuổi thơ, tuổi ngọc; Càng hoài nhớ, càng trân trọng, tác giả càng xót xa, hụt hẫng khi Trong tôi vỡ một khoảng trời pha lê - Điểm 0,5: Trả lời đúng biện pháp tu từ và nêu được từ 2/3 yêu cầu của phần nêu tác dụng - Điểm 0,25: Trả lời đúng biện pháp tu từ và nêu được từ 1/2 yêu cầu của phần nêu tác dụng - Điểm 0: Trả lời không đầy đủ, trả lời sai hoặc không trả lời Câu 5 Có thể trình bày suy nghĩ theo hướng sau: + Tuổi thơ là quãng đời hoa mộng, hồn nhiên và đẹp đẽ trong cuộc đời mỗi con người Tuổi thơ đáng để mỗi chúng ta nâng niu, trân quý + Kí ức tuổi thơ trong trẻo có thể giúp ta thanh lọc tâm hồn sau những bộn bề, ngược xuôi của đời thường; nơi ta có thể soi mình vào đó để không thành kẻ bạc lòng với quá khứ, với chính mình 57 + Phê phán những người không biết quý trọng tuổi thơ, đánh cắp tuổi thơ của những đứa trẻ; hay những bạn nhỏ đã tự đánh mất tuổi thơ của mình trong lô đề, trong các trò chơi điện tử… - Điểm 0,5: Trình bày được các ý thuyết phục - Điểm 0,25: Trình bày có ý nhưng còn sơ sài - Điểm 0: Trình bày sai hoặc không trả lời Câu 5 Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí - Điểm 0,25: Trả lời đúng yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 6 + Nếu bỏ đi những con số như ngày 16/4, năm 1966, ngày 11/6/2014, 26 công ty… thì nội dung văn bản có bị ảnh hưởng + Cụ thể: Thiếu tính chính xác, mất độ tin cậy của nội dung thông tin; Không còn tính thời sự - Điểm 0,25: Trả lời đúng các yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời không đầy đủ, trả lời sai hoặc không trả lời Câu 7 Thông tin có được từ văn bản trên: + Thông tin về bà Trần Thị Tố Nga - nạn nhân chất độc da cam trong cuộc chiến tranh chống Mĩ tại Việt Nam cũng là người khởi kiện các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất, cung cấp chất độc hóa học cho quân đội Mỹ + Nội dung đơn kiện của bà Trần Thị Tố Nga + Nơi thụ lý đơn kiện, đại diện pháp lý của bà Trần Thị Tố Nga, + Ngày tháng xét xử vụ kiện - Điểm 0,5: Trả lời đúng các yêu cầu trên - Điểm 0,25: Trả lời đúng từ 1/2 yêu cầu trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời 58 Câu 8 + Việc làm của bà Trần Thị Tố Nga chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của rất nhiều người + Bởi vì: Nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam là nỗi đau không thể đo đếm được và sẽ còn để lại di chứng lâu dài; Cần phải đưa sự thật việc làm của các công ty hóa chất Mỹ ra trước ánh sáng công luận, yêu cầu họ phải có trách nhiệm với những gì họ đã gây ra trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam; Phải có bản lĩnh, có tinh thần đấu tranh để giành lấy sự công bằng trong cuộc sống - Điểm 0,5: Trả lời đúng các yêu cầu trên - Điểm 0,25: Có quan điểm đúng nhưng phần giải thích còn sơ sài - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời IV Hiệu quả do sáng kiến mang lại Rèn năng đọc hiểu văn bản cho hoc sinh THPT qua việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng nói trên, bước đầu chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau: 1 Về phía giáo viên - Định hướng cho người ra đề: biết ra đề phù hợp, đánh giá đúng năng lực học sinh - Kiểm tra trình độ đọc hiểu của học sinh 2 Về phía học sinh - Học sinh đạt được mục tiêu bài học: biết vận dụng kĩ năng đọc hiểu vào việc đọc hiểu những văn bản cùng loại; biết cách trả lời câu hỏi đọc hiểu; nâng cao hiệu quả của việc đọc – hiểu cũng như hiệu quả trong hoạt động giao tiếp; - Học sinh được nâng cao khả năng đọc hiểu, đặc biệt khả năng đọc hiểu những văn bản phù hợp với yêu cầu của thực tế sử dụng và giao tiếp; phát huy khả năng tự học 59 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Vũ Thị Mỹ Hạnh Cao Thị Huệ Nguyễn Thị Nghĩa CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) 60 Vũ Lan Phương ... CHUNG VỀ SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: Xây dựng hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn kiểm tra định kì mơn Ngữ văn chương trình THPT Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy môn Ngữ văn nhà trường phổ thông Thời... sinh Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm, đưa giải pháp xây dựng Hệ thống câu hỏi phần đọc hiểu văn kiểm tra định kì mơn Ngữ văn chương trình THPT II Thực trạng vấn đề - Rèn lực tiếp nhận văn. .. kiểm tra cách hiệu để rèn kĩ đọc hiểu văn cho học sinh III Các giải pháp (Nội dung sáng kiến) Định hướng xây dựng hệ thống đề - Về cách phân chia hệ thống đề: Chia hệ thống đề kiểm tra định kì cho

Ngày đăng: 13/03/2016, 00:54

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan