Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam ( Chuyên đề tốt nghiệp).doc

33 970 3
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam ( Chuyên đề tốt nghiệp).doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam ( Chuyên đề tốt nghiệp)

Trang 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động của mỗi doanh nghiệp, người ta thường sử dụng thước đo là hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó Đây là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất Do vậy, các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu câu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trình độ quản lý sử dụng vốn nói riêng Thật vậy, sử dụng vốn trong kinh doanh thương mại là một khâu có tầm quan trọng, quyết định đến hiệu quả của kinh doanh Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp quản lý tài chính yếu kém, không bảo toàn được vốn, để mất vốn, sử dụng vốn không tiết kiệm, sai mục đích, doanh thu không đủ bù đắp chi phí, tình trạng thua lỗ kéo dài thì ta có thể nói doanh nghiệp đó sử dụng vốn kém hiệu quả Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách bảo toàn, sử dụng vốn có hiệu quả và phải có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đây là một vấn đề không đơn giản và không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, nhất là trong điều kiện nền kinh tế còn chưa ổn định

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn, làm cho đồng vốn sinh lời tối đa, nhằn mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu Hiệu quả sử

Trang 2

dụng vốn được lượng hoá thông qua các chỉ tiêu về hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, mức sinh lời và tốc độ chu chuyển của vốn lưu động Nó phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thi hiệu quả sử dụng vốn càng cao Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kện quả trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh

Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là tất yếu khách quan và nó có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và đói với nền kinh tế nói chung, đặc biệt là trong cơ chế hiện nay

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Qua đó, các doanh nghiệp sẽ có đủ vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, khắc phục cũng như giảm bớt những rủi ro trong kinh doanh

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ,nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dang hoá mẫu mã sản phẩm doanh nghiệp phải có vốn Trong điều kiện vốn của doanh nghiệp có hạn việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác như nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động Khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và mức sống cho người lao động cũng ngày càng được cải thiện Điều đó giúp cho năng xuất lao động ngày càng nâng cao, tạo sự phát

Trang 3

triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách nhà nước

Từ tầm quan trọng của vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, cũng như qua thời gian thực tập tại đơn vị thực tập, qua kết quả điều tra sơ bộ phát hiện những tồn tại về tình hình sử dụng vốn kinh doanh ở Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam ta thấy việc sử vốn kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vấn đề cấp bách có tầm quan trọng đối với Xí nghiệp sx và dịch vụ Sông Lam, ta thấy được một tất yếu khách qua đặt ra lúc này là cần phải có một công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sự dụng vốn kinh doanh tại XN sản xuất và dịch vụ Sông Lam.

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Sau một thời gian thực tập tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam, được nghiên cứu và tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình sử dụng vốn kinh doanh trong những năm gần đây, thấy được tầm quan trọng của công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại xí nghiệp và thấy được khó khăn đang gặp phải trong công tác này tại Xí nghiệp, trước tình hình đó em quyết định chọn đề tài “giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hoá về mặt lý luận hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp Thông qua các lý luận này để phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam Từ đó, trên cơ sở những thành công Xí nghiệp đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại đề xuất các giải pháp và đưa ra những kiến nghị cụ

Trang 4

thể, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

 Nội dụng nghiên cứu của đề tài: giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam.

 Về không gian nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu trong Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam.

 Về thời gian nghiên cứu: Đề tài chuyên đề mang tính chất sát thực nên chỉ nghiên cứu các dữ liệu thu thập trong năm 2008 và năm 2009.

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu1.5.1 Một số khái niệm, định nghĩa cơ bản

1.5.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh và một số yếu tố liên quan đến vốn kinhdoanh

a) Khái niệm vốn kinh doanh

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục tiêu chung và quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó là lợi nhuận Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp phải luôn gắn liền với sự hoạt động của đồng vốn Chủ thể kinh doanh không chỉ có vốn mà còn phải biết vận động không ngừng phát triển đồng vốn đó Nếu gạt bỏ nguồn gốc bóc lột của CNTB trong công thức T-H-SX H’-T’ của C.Marx thì có thể xem đây là một công thức kinh doanh: Chủ thể kinh doanh dùng vốn của mình dưới hình thức tiền tệ mua những tư liệu sản xuất để tiến hành quá trình sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá theo nhu cầu của thị trường rồi đem những thành

Trang 5

phẩm hàng hoá này bán ra cho khách hàng trên thị trường để thu được một lượng tiền tề lớn hơn số ban đầu bỏ ra

Như vậy, theo quan điểm của C.Marx, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn, nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Marx đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhà khoa học đại diện cho các trường phái khác nhau đã bổ sung các yếu tố mới cũng được coi là vốn Nổi bật nhất là Paul.A.Samuelson - Nhà kinh tế học theo trường phái “tân cổ điển” đã kế thừa các quan niệm của trường phái “cổ điển” về yếu tố sản xuất để phân chia các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thành 3 bộ phận là đất đai, lao động và vốn Theo ông, vốn là hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ cho quá trình sản xuất mới

Sau đó, David Begg đã bổ sung thêm cho định nghĩa vốn của Samuelson, theo ông vốn bao gồm có vốn hiện vật (các hàng hoá dự trữ, để sản xuất ra hàng hoá khác) và vốn tài chính (tiền, các giấy tờ có giá trị của doanh nghiệp) Nhìn chung, cả Samuelson và Begg đều có một quan điểm chung thống nhất cơ bản là các vốn là một đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, quan điểm này cho thấy vốn vẫn bị đồng nhất với tài sản của doanh nghiệp

Thực chất, vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời

Như vậy, muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định Trong nền kinh tế thị trường, vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu trong quá trình sản xuất

Trang 6

kinh doanh.Vốn kinh doanh là điều kiện để duy trì sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng việc làm và thu nhập cho người lao động Từ đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường, mở rộng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

b) Một số khái niệm liên quan đến vốn kinh doanh

Hai bộ phận quan trọng cấu thành vốn kinh doanh là vốn cố định và vốn lưu động.

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về tài

sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng luân chuyển khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng Nó bao gồm trị giá của những TSCĐ, số tiền đầu tư tài chính dài hạn và, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, giá trị của những TSCĐ thế chấp dài hạn

Vốn lưu động trong doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động

sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục Vốn lưu động bao gồm khoản sau: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác.

1.5.1.2 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Để hiểu được hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là gì? Trước tiên ta phải hiểu về hiệu quả và hiệu quả kinh doanh Hiệu quả chính là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Hiệu quả kinh doanh chính là kết quả, lợi ích kinh tế, xã hội đạt được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang 7

Vậy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chính là kết quả đem lại từ việc bỏ vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức, sử dụng và quản lý số vốn kinh doanh đó Nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và được biểu hiện bởi mối quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với lượng vốn tương ứng bỏ ra để thu được kết quả đó.

Với bản chất của hiệu quả vốn kinh doanh ta có thể nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh góp phần tạo nên hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, và nó chính là một mặt của hiệu quả kinh doanh do vốn chỉ là một yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh.

1.5.2 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu

1.5.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh * Các chỉ tiêu tổng hợp:

- Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh(HM) :

HM = Mức doanh thu thực hiện trong kỳ/ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ có thể tính bằng 2 công thức sau:

n: số thời điểm lập báo cáo trong kỳ phân tích.

Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh: biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đã đầu tư Nếu (HM) càng cao chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng cao và được đánh giá là tốt.

Trang 8

- Hệ số sinh lời của vốn kinh doanh(HLN):

HLN= Tổng lợi nhuận phục vụ trong kỳ/ vốn kinh doanh bình quan trong kỳ

Chỉ tiêu này phán ánh mức độ sinh lời của 1 đồng vốn kinh doanh, cứ một đồng vốn bỏ ra thì đem lai bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời kỳ nào đó HLN càng cao thì chứng tỏ sử dụng vốn kinh doanh càng hiệu quả và ngược lại Trên đây là hai chỉ tiêu chủ yếu và quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn người ta đi vào đánh giá hiệu quả sử dụng của từng loại vốn kinh doanh.

*Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định:

- Hệ số phục vụ của vốn cố định:

H = Doanh thu thực hiện trong kỳ/ vốn cố định bình quân trong kỳ

Đây là chỉ tiêu phán ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng số vốn cố định đã đầu tư Cứ 1 đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ thì DN thực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định càng lớn và ngược lại.

- Hệ số sinh lời của vốn cố định:

H = Tổng lợi nhuận thực hiện trong kỳ/ vốn cố định bình quân trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, cứ 1 đồng vốn cố định đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì sẻ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trang 9

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra được một đồng doanh thu thuần trong kỳ thì doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu đồng vốn cố định Chỉ tiêu này ngược lại với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Vì vậy, chỉ tiêu này càng nhỏ càng thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định càng cao

* Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

- Hệ số phục vụ của vốn lưu động:

H = Doanh thu thực hiện trong kỳ/ vốn lưu động bình quân trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động DN bỏ ra thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Hệ số sinh lời của vốn lưu động càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của DN càng cao và ngược lại.

- Hệ số sinh lời của vốn lưu động:

H = Tổng lợi nhuận thực hiện trong kỳ/ vốn lưu động bình quân trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng sử dụng của vốn lưu động trong kỳ của DN theo kết quả lợi nhuận và là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế cuối cùng trong một kỳ của DN Cứ mỗi đồng vốn lưu động đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì sẻ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng lớn và ngược lại.

- Số vòng quay của vốn lưu động (hệ số luân chuyển)

Số vòng quay của vốn

MGV(tổng DT thực hiện trong kỳ)Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ tốc độ chu chuyển vốn lưu động càng cao, hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

- Thời gian của một vòng luân chuyển

Trang 10

Thời gian một vòngluân chuyển =

Thời gian của kỳ phân tích

Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ

Chỉ tiêu này cho chúng ta biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn Nhìn chung các DN đều cố gắng phấn đấu để tăng nhanh vòng quay vốn hay nói cách khác là rút ngắn thời gian của một vòng luân chuyển vốn Chính điều đó cho phép DN tiết kiệm được vốn kinh doanh và đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng vốn.

1.5.2.2 Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Nhằm cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần thực hiện một số định hướng cơ bản như sau:

- Một là: Lựa chọn đúng phương án sản xuất kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn

kinh doanh chỉ đạt được khi doanh nghiệp có khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất kinh doanh không phải do chủ quan doanh nghiệp quyết định mà khả năng nhận biết, dự đoán thời cơ là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại trong sản xuầt kinh doanh.Vì vậy vấn đề đầu tiên có tính chất quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là phải lựa chọn đúng phương án sản xuất kinh doanh Các phương án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường Có như vậy sản phẩm làm ra mới có thể tiêu thụ được, doanh nghiệp mới nâng cao được hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Hai là: Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản

xuất kinh doanh Việc xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề không kém phần quan trọng Nó giúp cho doanh

Trang 11

nghiệp tránh được tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất vao, đồng thời cũng tránh được tình trạng ứ đọng vốn, không phát huy được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

- Ba là: Huy động và đầu tư vốn đúng đắn Lựa chọn các hình thức thu hút vốn

tích cực, triệt để khai thác nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh và giảm được chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp Cần tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thái tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hoá kém phẩm chất trong khi doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất cao Trước khi quyết định đầu tư, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ từ nguồn tài trợ vốn đầu tư, thị trường cung cấp nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất Đầu tư đúng đắn vào thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, kết cấu tài sản đầu tư hợp lý cũng hạn chế được ảnh hưởng của hao mòn vô hình mà vẫn đạt chỉ tiêu về năng suất và chất lượng.

- Bốn là: Tổ chức tốt từ công tác sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm Doanh

nghiệp cần phân phối nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Tăng cường công tác quảng cáo, marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng vòng quay của vốn Để làm tốt các mục đích ấy, doanh nghiệp phải tăng cường quản lý các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như quản lý tốt vốn cố định và vốn lưu động

- Năm là: Quản lý chặt chẽ các khoản vốn Làm tốt công tác thanh toán công nợ,

chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn Bởi vì nếu không quản lý tốt khi phát sinh nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, làm tăng chi phí sử dụng vốn mà lẽ ra không có Đồng thời vốn bị chiếm dụng cũng là một rủi ro khi trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát, khó

Trang 12

khăn cho doanh nghiệp Chính vì vậy doanh nghiệp nên mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.

- Sáu là: Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc sử dụng vốn bằng

cách thường xuyên kiểm tra tài chính và lập kế hoạch đối với việc sử dụng vốn trong tất cả các khâu từ dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và mua sắm tài sản cố định Theo doĩ và kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh trên cả sổ sách lẫn thực tế để đưa ra kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả.

Trên đây là một số định hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung Tuy nhiên, trên thực tế có đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp cần căn cứ vào những phương hướng và biện pháp chung để đưa ra cho doanh nghiệp mình một phương hướng cụ thể sao cho phù hợp và mang tính khả thi nhất nhằm nâng vao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 13

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂNTÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐNKINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ SÔNG LAM2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề

Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Thu thập, xử lý và phân tích số liệu.

Phương pháp thu thập dữ liệu là quá trình tiến hành thu thập dữ liệu cả thứ cấp và sơ cấp Thu thập dữ liệu thứ cấp chính là đi thu thập các dữ liệu từ phòng tài chính của Xí nghiệp như báo cáo tài chính, các sổ sách ghi chép kế toán và từ trang web của Xí nghiệp Ngoài các dữ liệu thứ cấp đó ra, quá trình làm chuyên đề còn phải thu thập các dữ liệu sơ cấp chính là quá trình thu thập lại các phiếu điều tra, phỏng vấn đã chuẩn bị và gửi cho một số công nhân viên trong Xí nghiệp để tìm hiểu một số thông tin phục vụ cho đề tài chuyên đề.

Sau khi thu thập được các dữ liệu cần thiết bắt đầu tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu Từ các dũ liệu thu thập được tiến hành xử lý theo hướng nghiên cứu, thiết lập các bảng biểu, sơ đồ theo yêu cầu nghiên cứu Ngoài ra từ các dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích nắm bắt được quy luật vốn kinh doanh.

2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh tại xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam

2.2.1 Giới thiệu về Xí nghiệp

Xí nghiệp Sông Lam được thành lập ngày 23/02/1991, là đơn vị kinh tế tập thể(Hoạt động theo luật HTX) đóng trên địa bàn P Nghi Hải T.X Của Lò -Nghệ An Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, năm 2003 được đảng và nhà nước Huân chương lao động Hạng 3, năm 2009 được tặng thưởng Hân chương lao động Hạng nhì.

Trang 14

Ngành nghề sản xuất kinh doanh:

* Sản xuất:

- Đóng mới và sủa chữa tàu thuyền

- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi - Sản xuất, sửa chữa cơ khi và gara ôtô

- Chế biển hải sản * Kinh doanh dịch vụ:

- Liên kết xuất khẩu lao động - Kinh doanh xăng dầu

- Kinh doanh nhà hàng, phòng trọ, nhà nghỉ - Kinh doanh điện thương phẩm

- Dạy nghề và giới thiệu việc làm

Trang 15

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp từ năm 2008 - 2009

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2009/2008

Lợi nhuận trước thuế 10.733 87.456 76.723

(Nguồn phòng tài chính)

Qua bản số liệu trên ta thấy doanh thu của doanh nghiệp là tương đối cao và tăng đều qua các năm Doanh thu năm 2009 tăng thêm 845.128.000 đồng so với năm 2008, tương ứng với tăng lợi nhuận trước thuế lên 76.723.000 đồng và lợi nhuận sau thuế là 62.418.000 đồng Tuy năm 2009 là năm khủng hoảng toàn cầu, nó ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh doanh của Xí nghiệp đặc biệt là mảng kinh doanh xuất khẩu lao động, do tình hình khủng hoảng kinh tế của thế giới do đó một số nước hạn chế tuyển lao động sang làm việc hoặc là lương lao động thấp đi do đó số người đi xuất khẩu được ít làm cho doanh thu của Xí nghiệp giảm đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh đó do các ngành sản xuất, kinh doanh khác hoạt động hiệu quả hơn đặc biệt là mảng kinh doanh xăng dầu và kinh doanh là hàng đã góp phần đưa doanh thu Xí nghiệp lên cao Nhìn chung xu thế doanh thu, lợi nhuận của XN tăng đều qua các năm.

2.2.2 Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam

2.2.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong xí nghiệp sản xuất và dịchvụ Sông Lam

a) Trình độ quản lý, tổ chức sản suất - kinh doanh, hạch toán nội bộ của Xínghiệp.

Trang 16

Đây là những nhân tố tác động mạnh nhất tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạ Xí nghiệp.

Quản lý ở đây bao gồm quản lý tài chính và các hoạt động quản lý khác Trình độ quản lý vốn thể hiện thông qua việc xác định cơ cấu vốn kinh doanh, lựa chọn nguồn vốn cung ứng, ngoài ra còn thể hiện ở việc lập kế hoạch sử dụng và kiểm soát sự vận động của luồng vốn Tất cả các hoạt động này đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam Mục tiêu trong thời gian tới của Xí nghiệp là đầu từ sản xuất kinh doanh theo chiều sâu nên yếu tố trình độ quản lý đóng vai trò rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp cũng như ảnh hưởng lớn tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Bên cạnh công tác quản lý tài chính, chất lượng của hoạt động quản lý khác cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp như chính sách quả lý lao động, chính sách đối ngoại Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất - kinh doanh phải gọn nhẹ, trùng khớp nhịp nhàng với nhau, với mỗi phương thức sản xuất và loại hình sản xuất sẽ có những tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp và quy định vận hành máy móc, số ca, số tổ sản xuất , số bộ phận phục vụ sản xuất

Mặt khác, đặc điểm của công tác hạch toán, kế toán nội bộ XN (luôn gắn với tính chất của tổ chức sản xuất và quản lí trong cùng doanh nghiệp) có tác động không nhỏ Công tác kế toán đã dùng những công cụ của mình để đo hiệu quả sử dụng vốn Kế toán phải có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết.

b) Quy mô, cơ cấu vốn

Ngày đăng: 02/10/2012, 15:49

Hình ảnh liên quan

Từ bảng số liệu cĩ được từ bảng cân đối kế tốn và bảng xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy VCĐ tại XN tăng giảm khơng đồng đều, nĩ  phụ thuộc vào tình hình kinh doanh từ thời kỳ của XN - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Xí nghiệp sản xuất và dịch vụ Sông Lam ( Chuyên đề tốt nghiệp).doc

b.

ảng số liệu cĩ được từ bảng cân đối kế tốn và bảng xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy VCĐ tại XN tăng giảm khơng đồng đều, nĩ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh từ thời kỳ của XN Xem tại trang 21 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan