Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

41 695 0
Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chuyên đề tốt nghiệp Mục lục Lời mở đầu………………………………………………………1 Danh mục bảng số, biểu đồ, mô hình: Mô hình 1: Tiêu thụ sản phẩm………………………………………….5 Mô hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty ……………………… 24 Mô hình3: Tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty……………33 Mô hình 4: Quy trình đặt hàng…………………………………………34 Sv:Nguyễn Công Hoan Lớp kinh tế phát triển 47B 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chuyên đề tốt nghiệp Mô hình 5: Công tác vận chuyển hàng hóa theo chu trình ……………34 Bảng số 1: Cơ cấu lao động của công ty……………………………….29 Bảng số 2: Trình độ lao động của công ty…………………………… 30 Bảng số 3: Chỉ tiêu về vốn…………………………………………… 31 Bảng số 4: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nội thất nội thất của công ty 36 Bảng số 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Đại Dương từ 2006 – 2008……………………………………………………………………38 Bảng số 6: Kết quả sản xuất kinh doanh chính…………………………39 Bảng số 7: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường trong nước…………………………………………………………………… 42 Bảng số 8: Kết quả tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty theo thị trường ………………………………………………………………………… 44 Bảng số 9: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ….45 Bảng số 10: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm công ty theo dòng sản phẩm…………………………………………………………………… 47 Bảng số 11: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của từng quý qua các năm gần đây……………………………………………………………………….49 Bảng số 12: Một số chỉ tiêu về tài chính của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương……………………………………………………………………50 Biểu đồ 1: Doanh thu bán hàng của công ty ……………………………39 Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất của công ty theo thị trường……………………………………………………………… .44 Biểu đồ 3: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm nội thất theo 3 phương thức trong 3 năm gần đây…………………………………………………….45 Biểu đồ 4: Mức tăng tăng doanh thu mặt hàng nội thất văn phòng qua các năm gần đây…………………………………………………………… 48 Lời mở đầu Tiêu thụ sản phẩm là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền Sv:Nguyễn Công Hoan Lớp kinh tế phát triển 47B 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chuyên đề tốt nghiệp đề không thể thiếu được để sản xuất có thể có hiệu quả. Chất lượng của việc tiêu thụ sản phẩm (doanh nghiệp sản xuất thương mại), phục vụ khách hàng (doanh nghiệp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm…) quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất hoặc chất lượng dịch vụ. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay khi mà mọi doanh nghiệp gắn mình với thị trường thì hoạt động tiêu thụ lại càng có vị trí quan trọng hơn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể và phải bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có. Việc xác định cái mà thị trường cần là một bước trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng như vậy của tiêu thụ nên nhiều doanh nghiệp hiện nay đã không ngừng chú trọng đến khâu tiêu thụ. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp nào để thúc đẩy công tác tiêu thụ lại hoàn toàn không giống nhau ở các doanh nghiệp. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Đặc điểm của sản phẩmdoanh nghiệp sản xuất, các điều kiện hiện có của doanh nghiệp…Doanh nghiệp phải biết lựa chọn các biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. Có như vậy thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới nâng cao và giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu đề ra. Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHH Nội Thất Đại Dương, em đã chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của em như sau: “Giải pháp nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Nội Thất Đại Dương”. Chuyên đề của em gồm các phần sau đây: Chương I: Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Sv:Nguyễn Công Hoan Lớp kinh tế phát triển 47B 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Chuyên đề tốt nghiệp Chương II: Thực trạng việc tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương. Chương III: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Nội Thất Đại Dương. Trong quá trình thực hiện em đã nhận được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của giảng viên TS Nguyễn Thị Kim Dung. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn giúp đỡ quý báu của Cô. Do trình độ có hạn và đây là một vấn đề khá rộng nên em không khỏi mắc những sai sót. Sau gần 4 tháng thực tập tại Công ty TNHH Nội Thất Đại Dương em cũng đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ quý công ty. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý công ty. Em xin chân thành cảm ơn. Sv:Nguyễn Công Hoan Lớp kinh tế phát triển 47B 4 Chuyên đề tốt nghiệp Chương I: Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. I. Khái niệm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm. 1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm hàng hóa được công ty sản xuất ra là để bán nhằm thực hiện mục tiêu đã định của riêng mỗi doanh nghiệp. Do đó tiêu thụ sản phẩm là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qúa trình tiêu thụ sản phẩm gắn liền với sự thanh toán giữa người mua và người bán và sự chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm ( sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào) cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. - Khái niệm tiêu thụ sản phẩm theo nghĩa hẹp: “Tiêu thụ (bán hàng) hàng hóa, dịch vụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu tiền bán hàng” 1 . - Khái niệm tiêu thụ sản phẩm theo nghĩa rộng: “Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.” 2 Các khâu này được thực hiện trực tiếp và gián tiếp ở tất cả các cấp, các phần tử trong hệ thống doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động sử dụng tổng thể các biện pháp về tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiêu thụ sản phẩm như nắm nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận Sv:Nguyễn Công Hoan Lớp kinh tế phát triển 47B 5 Chuyên đề tốt nghiệp sản phẩm, chuẩn bị hàng hóa và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí thấp nhất. Đối với các doanh nghiệp, việc chuẩn bị hàng hóa để bán cho khách hàng là một hoạt động trong khâu tiêu thụ hàng hóa. Các nghiệp vụ trong khâu chuẩn bị hàng bán bao gồm: Tiếp nhận, phân loại, bao gói, lên nhãn hiệu sản phẩm, xếp hàng ở kho, bảo quản và chuẩn bị đồng bộ hàng để xuất bán và vận chuyển hàng theo yêu cầu của khách hàng. Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩmviệc tăng cường tiêu thụ về mặt hàng, mở rộng phạm vi thị trường, tăng số khách hàng, tăng doanh số bán nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đặt ra. Mục tiêu của quá trình tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả mục tiêu số lượng: Thị phần, doanh số, đa dạng hóa doanh số, lợi nhuận và mục tiêu chất lượng: Cải thiện hiệu quả của doanh nghiệp và cải thiện dịch vụ khách hàng. Tiêu thụ sản phẩm không chỉ là nhiệm vụ của riêng bộ phận tiêu thụ sản phẩm mà là nhiệm vụ chung của toàn bộ doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, bảo đảm tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ thương mại. Sv:Nguyễn Công Hoan Lớp kinh tế phát triển 47B 6 Chuyên đề tốt nghiệp Mô hình 1: Tiêu thụ sản phẩm 2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm: 2.1. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với nền kinh tế: Đối với nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tiêu thụ sản phẩmvai trò hết sức quan trọng, nó được nhìn nhận trên hai bình diện: Bình diện vĩ mô (tức là đối với tổng thể nền kinh tế ) và bình diện vi mô (đối với doanh nghiệp). Về phương diện xã hội, tiêu thụ sản phẩmvai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu. Nền kinh tế quốc dân là một tổng thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Tiêu thụ sản phẩm có tác dụng cân đối cung cầu. Khi sản phẩm sản xuất được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối giữ được bình ổn trong xã hội và phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm càng được tổ chức tốt càng thúc đẩy nhanh quá trình phân phối lưu thông hàng hoá, tái sản xuất xã hội càng tiến hành nhanh chóng, sản xuất càng phát triển nhanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Sv:Nguyễn Công Hoan Lớp kinh tế phát triển 47B 7 Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu Bán buôn Bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng Mội giới Đại lý Chuyên đề tốt nghiệp Tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định được phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo. Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự đoán được nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực, từng loại mặt hàng nói riêng. Dựa trên kết quả đó, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các chiến lược, kế hoạch phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sao cho hiệu quả nhất. 2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp: Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là khi đó được người tiêu dùng chấp nhận về chất lượng, sự thích ứng nhu cầu và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Khi đó người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm lựa chọn của mình. Nhờ vậy mà doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển. Sức tiêu thụ của sản phẩm thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sự thích ứng nhu cầu, sự hoàn thiện của các dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh rõ nét những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm là cầu nối gắn người sản xuất với người tiêu dùng, thông qua tiêu thụ, người sản xuất hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, nhu cầu hiện tại cũng như xu hướng trong tương lai. Từ đó đưa ra những đối sách thích hợp đáp ứng tốt nhu cầu. Cũng thông qua tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, về công dụng, về hình thức,mẫu mã và uy tín của sản phẩm trên thị trường. Từ đó tìm sự lựa chọn thích hợp nhất. Như vậy, người sản xuất và người tiêu dùng càng gắn kết với nhau hơn nhờ tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đối với các hoạt động nghiệp vụ khác của doanh nghiệp chẳng hạn như đầu tư mua sắm thiết bị, công nghệ, tài sản, tổ chức sản xuất, lưu thông và thực hiện dịch vụ phục Sv:Nguyễn Công Hoan Lớp kinh tế phát triển 47B 8 Chuyên đề tốt nghiệp vụ khách hàng. Nếu sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ kéo theo hàng loại các hoạt động nói trên bị ngưng trệ vì không có tiền để thực hiện, lúc đó tái sản xuất không diễn ra. Tiêu thụ sản phẩm có tác động tích cực đến quá trình tổ chức sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Dựa vào phân tích đánh giá kết quả tiêu thụdoanh nghiệp đề ra được những phương hướng cách thức tổ chức sản xuất mới, áp dụng khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu thường xuyên biến đổi. Trong cơ chế thị trường, tiêu thụ sản phẩm không phải đơn thuần là việc đem bán các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra mà phải bán những gì xã hội cần với giá cả thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải luôn luôn bảo đảm chất lượng sản phẩm, chủng loại phong phú đa dạng, giá cả hợp lý. Từ đó buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, cải tiến công nghệ sản xuất, tăng cường đầu tư chiều sâu, áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Thực hiện tiết kiệm trong các khâu để hạ giá thành sản phẩm. Trên ý nghĩa như vậy, tiêu thụ được coi là một biện pháp để điều tiết sản xuất, định hướng cho sản xuất, là tiêu chuẩn để đánh giá quá trình tổ chức sản xuất, cải tiến công nghệ. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm được dùng làm tiêu thức để so sánh doanh nghiệp với nhau. Sức tiêu thụ sản phẩm thể hiện vị trí, quyền lực, uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Do vậy, người ta thường so sánh các doanh nghiệp bằng kết quả tiêu thụ, đó là giá trị tiêu thụ thực hiện được. Thông qua tổ chức tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp thu được lợi nhuận là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, tăng thêm khả năng tận dụng các thời cơ hấp dẫn trên thị trường và cũng là nguồn hình thành các quỹ của doanh nghiệp dùng để kích thích lợi ích các cán bộ công nhân viên họ quan tâm gắn bó với hoạt động của doanh nghiệp. Sv:Nguyễn Công Hoan Lớp kinh tế phát triển 47B 9 Chuyên đề tốt nghiệp Cuối cùng tiêu thụ sản phẩm phản ánh tính đúng đắn của mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Nó là biểu hiện chính xác, cụ thể nhất sự thành công hay thất bại của quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.3 Vai trò tiêu thụ sản phẩm đối với quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp Để tiếp tục sản xuất kinh doanh trên thương trường các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm cách để tái sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh. Tái sản xuất kinh doanhviệc doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh ở chu kỳ sau như ở chu kỳ trước. Mở rộng sản xuất kinh doanhviệc doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh ở chu kỳ sau lớn hơn chu kỳ trước. Để có thể tái sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và thu được tiền đảm bảo bù đắp chi phí bỏ ra, có lợi nhuận từ đó doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tiếp tục đầu tư cho chu kỳ sản xuất sau. Nếu không tiêu thụ được sản phẩm sẽ gây ứ đọng vốn, tăng các chi phí bảo quản dự trữ do tồn kho và các chi phí khác, gây đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanhdoanh nghiệp sẽ không thực hiện được tái sản xuất kinh doanh. 3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm Đối với bất kỳ hoạt động nào, sau khi thực hiện cũng phải phân tích và đánh giá hiệu quả của nó để rút ra bài học kinh nghiệm cho lần sau trong kinh doanh, doanh nghiệp phải phân tích đánh giá một cách toàn diện, kịp thời phát hiện những điểm không phù hợp hay chưa thích ứng tìm ra nguyên nhân của sự thành công hay thất bại và từ đó rút ra kinh nghiệm và điều chỉnh lại. Không những sau một quá trình tiêu thụtrong khi thực hiện doanh nghiệp Sv:Nguyễn Công Hoan Lớp kinh tế phát triển 47B 10 [...]... nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ: Sản lượng tiêu thụ * 100 Sản lượng sản xuất 3.2 Chỉ tiêu giá trị: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm = ∑qi * pi qi: Số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ được pi: Giá bán sản phẩm nội thất loại i Sv:Nguyễn Công Hoan 11 Lớp kinh tế phát triển 47B Chuyên đề tốt nghiệp Doanh thu tiêu thụ theo từng dòng sản phẩm Q = qi * pi Doanh thu tiêu thụ trực tiếp / đại lý Doanh thu tiêu thụ đại... hoạt động tiêu thụ, người ta có thể sử dụng thước đo hiện vật hoặc thước đo giá trị  Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: 3.1 Các chỉ tiêu hiện vật đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Chỉ tiêu số lượng sản phẩm tiêu thụ: q Q= ∑i Chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch: Số lượng tiêu thụ theo thực tế * 100 Số lượng tiêu thụ theo kế hoạch Chỉ tiêu đánh... lực vô hình của doanh nghiệp bao gồm: Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp Điều này cho phép doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn Đối với sản phẩm nội thất ngoài việc đảm bảo mẫu mã đẹp và hiện đại phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng còn phải đảm bảo chất lượng tốt Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu sản phẩm Uy tín... bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp với chất lượng sản phẩm được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình Ngược lại, nếu định giá quá cao, người tiêu dùng không chấp nhận thì doanh nghiệp chỉ có thể ngồi nhìn sản phẩm chất đống trong kho mà không tiêu thụ được Mặt khác, nếu doanh nghiệp quản lý kinh doanh tốt làm... sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh 1.3 Các đối thủ cạnh tranh: Số lượng các doanh nghiệp trong ngành và các đối thủ ngang sức tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn các đối thủ khác trong ngành Càng nhiều doanh nghiệp. .. tranh trong ngành thì cơ hội đến với từng doanh nghiệp càng ít, thị trường phân chia nhỏ hơn, khắt khe hơn dẫn đến lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng nhỏ đi Do vậy, việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là việc cần thiết để giữ vững thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp 2 Nhân tố chủ quan: 2.1 Mạng lưới tiêu thụ và bộ máy tổ chức tiêu thụ: 2.1.1.Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp. .. gia vào các thị trường của mỗi doanh nghiệp để công tác tiêu thụ sản phẩm hàng được thực hiện 1.2 Môi trường: Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thì có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm và có thể có nhiều cách khác nhau để phân loại các yếu tố này Bất kỳ doanh nghiệp nào đều hoạt động trong một môi trường nhất định gọi là môi trường kinh doanh Môi trường kinh Sv:Nguyễn Công... của các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm trên thị trường nội địa Các doanh nghiệp trong nước mất dần cơ hội mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá dẫn đến xuất khẩu tăng cơ hội sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tăng, khả năng cạnh tranh cao hơn ở thị trường trong nước và quốc tế bởi khi đó giá bán hàng hóa trong nước giảm hơn so với đối. .. kinh tế phát triển 47B Chuyên đề tốt nghiệp doanh của doanh nghiệp là tập hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Người ta chia các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thành các nhóm yếu tố sau: Thứ nhất: Yếu tố kinh tế đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến kết quả tiêu thụ sản phẩm Các nhân tố về mặt kinh. .. hiệu của mình, nâng cao uy tín đối với sản phẩm của doanh nghiệp, công tác tiêu thụ càng đạt hiệu quả cao II Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty 1 Nhân tố khách quan 1.1 Khách hàng: Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Vì quy mô hay số lượng của khách hàng tạo nên quy mô của thị trường Khách hàng với

Ngày đăng: 28/04/2013, 21:23

Hình ảnh liên quan

Mô hình 1: Tiêu thụ sản phẩm - Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

h.

ình 1: Tiêu thụ sản phẩm Xem tại trang 7 của tài liệu.
Mô hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty - Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

h.

ình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng số1: Cơ cấu lao động của công ty - Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Bảng s.

ố1: Cơ cấu lao động của công ty Xem tại trang 32 của tài liệu.
Mô hình3: Tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

h.

ình3: Tổ chức bộ máy tiêu thụ sản phẩm của công ty Xem tại trang 36 của tài liệu.
Mô hình 4: Quy trình đặt hàng - Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

h.

ình 4: Quy trình đặt hàng Xem tại trang 37 của tài liệu.
Mô hình 5: Công tác vận chuyển hàng hóa theo chu trình sau - Vai trò của việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

h.

ình 5: Công tác vận chuyển hàng hóa theo chu trình sau Xem tại trang 37 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan