Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

70 1.3K 9
Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

MỞ ĐẦU Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch… kéo theo lượng chất thải phát sinh từ những hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Hiện có rất nhiều giải pháp để xử lí chất thải rắn cụ thể như: Đốt, làm phân, hiđro tách …Tuy nhiên không phù hợp với tình hình ở Việt Nam do giá thành cao, kỹ thuật phức tạp vì vậy thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp xử lý chất thải rắn được coi là kinh tế nhất cả về đầu tư ban đầu cũng như quá trình vận hành. Đây là phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và thậm chí đối với nhiều quốc gia phát triển. Nhưng phần lớn các bãi chôn lấp CTR ở nước ta không được quy hoạch và thiết kế theo quy định của bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh. Các bãi này đều không kiểm soát được khí độc, mùi hôi và nước rỉ rác là nguồn lây ô nhiễm tiềm tàng cho môi trường đất, nước và không khí. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Để thực hiện chủ trương phát triển bền vững, phát triển kinh tế cùng với bảo vệ môi trường thì hiện nay vấn đề xử lý chất thải rắn tại huyện CưMgar tỉnh Đaklak cũng đã và đang được chính quyền tỉnh và các cơ quan chức năng quan tâm. Song với thực tế hạn chế về khả năng tài chính, kỹ thuật và cả về khả năng quản lý nên huyện chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh (BCL HVS), việc xử lý CTR cũng gặp nhiều bất cập. Phần lớn người dân tự xử lý rác bằng cách chôn lấp, đốt, ủ làm phân… Việc cấp bách nhất bây giờ là cần có những giải pháp phù hợp để giữ môi trường sạch đẹp và đảm bảo sức khỏe cho người dân.Vì vậy, việc thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh huyện CưMgar là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Dựa trên cơ sở và thực tiễn trên nên tôi chọn đề tài: “ Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030” nhằm xử lí lượng rác thải còn tồn đọng trong môi trường làm mất vệ sinh và gây ô nhiễm môi trường như hiện nay, đồng thời cũng giải quyết sức ép đối với một lượng lớn chất thải rắn sinh ra trong tương lai. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện CưMgar tỉnh ĐakLak 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên [4] 1.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện CưMgar là một huyện thuộc tỉnh Đaklak, cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 18Km về phía bắc, có giới hạn toạ độ địa lý từ 12 0 42’ đến 13 0 04’ vĩ độ bắc từ 107 0 55’ đến 108 0 13’ kinh độ đông, với tổng diện tích 82.443ha, chiếm 4,2% diện tích toàn tỉnh. Về hành chính, huyện có 17 đơn vị hành chính gồm 15xã và hai thị trấn Quan hệ ranh giới. - Phía Đông giáp huyện Krông Buk và thị xã Buôn Hồ - Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Ea Súp - Phía Nam giáp Thành Phố Buôn Ma Thuột - Phía Bắc giáp huyện EaH’leo và huyện Ea Súp 1.1.1.2. Địa hình Huyện CưMgar nằm trong vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ đông sang tây, độ dốc trung bình từ 3- 15 0 chiếm 95,8% diện tích tự nhiên. Độ cao trung bình khoảng vực từ 350- 500m so với mực nước biển, nơi cao nhất là xã Cư Dliê Mnông và nông trường Drao (712m), nơi thấp nhất là vùng Buôn Wing, Buôn Gia Vầm (200-250m). Có thể chia thành các dạng địa hình như sau : - Địa hình đồi núi, dốc : Diện tích khoảng 3.463ha chiếm 4,21% diện tích tự nhiên. - Dạng địa hình lượn sóng : Diện tích khoảng 62.420ha, chiếm 75,91% diện tích tự nhiên. - Dạng địa hình thung lũng hẹp : Diện tích khoảng 16.341ha , chiếm 19,88% diện tích tự nhiên. 1.1.1.3. Khí hậu Huyện CưMgar mang đặc trung khí hậu vùng Cao Nguyên với nền nhiệt độ tương đối cao đều trong năm, biên độ ngày và đêm lớn. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. a. Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình :23,5 0 C - Nhiệt độ cao nhất (tháng 5) : 26,5 0 C - Nhiệt độ thấp nhất (tháng 12) : 19 0 C - Biên độ nhiệt ngày và đêm : 9 – 12 0 C. b. Ánh sáng - Tổng số giờ nắng trong năm: 2.370 giờ - Tổng số giờ nắng cao nhất: 326 giờ (tháng 5) - Tổng số giờ có nắng thấp nhất : 140 giờ (tháng 10) - Tổng tích ôn: 8.500-9.000 0 C c. Lượng mưa - Lượng mưa hàng năm trung bình 1800 – 1900mm. - Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. - Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 mùa mưa thường xuất hiện gió mùa tây nam. d. Độ ẩm - Ẩm độ không khí bình quân : 82% - Ẩm độ cao nhất :90%(tháng 11) - Ẩm độ thấp nhất :57%(tháng 2-3) e. Bốc hơi Lượng bốc hơi nước bình quân / năm :1.050,7 mm tập trung trong mùa khô kiệt từ tháng 1-5 (lượng bốc hơi chiếm gần 58% lượng bốc hơi cả năm ). g. Chế độ gió Gió đông bắc vào mùa khô (tháng 10-4 năm sau ); tốc độ gió trung bình 5 -6m/s, gió tây nam vào mùa mưa (tháng 5-10);tốc độ gió trung bình 2,5-3m/s. Trong vùng không có bão nhưng gió mùa đông bắc trong mùa khô thổi mạnh làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng trong vùng thỉnh thoảng có sương mù chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện CưMgar [4] 1.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2006-2010 ước đạt 9,17%/1 năm (KH bình quân 5 năm từ 8 -9% /năm ) , tính theo giá so sánh năm 1994 . Trong đó : - Nông lâm ngư nghiệp tăng từ 4-5% . - Công nghiệp – xây dựng tăng từ 19 -20% - Thương mại – dịch vụ tăng từ 15-16 % thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 ước đạt 1000USD/năm. Bảng 1.1 Nhịp độ tăng trưởng kinh tế qua các gia đoạn CHỈ TIÊU Giai đoạn 2001-2005 Giai đoạn 2006-2010 GTSX theo giá SS 1994 5,23 9,17 Chia theo ngành kinh tế Nông - lâm nghiệp 3,45 5,45 Công nghiệp 21,96 20,11 Thương mại - dịch vụ 14,76 15,39 ( Nguồn niên giám thống huyện năm 2008 và BC KTXH năm 2009) b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. Nông nghiệp - lâm nghiệp Trong những năm qua, dù gặp không ít khó khăn do thời tiết khí hậu : Hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra trong diện rộng , giá cả nông sản có lúc không ổn định, nhưng kinh tế nông nghiệp của huyện CưMgar vẫn giữ ở mức tăng trưởng khá, ngành nông nghiệp thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế (64,52%), cơ cấu cây trồng có xu hướng đa dạng hóa, ngành chăn nuôi phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây, khoa học công nghệ được áp dụng nhiều trong công tác cải tạo nâng cao nâng suất chất lượng vật nuôi cây trồng . - Nông nghiệp: Kết quả thực hiện năm 2009. + Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đều tăng, năm 2009 đạt 83019 tấn tăng 1,48 lấn so với năm 2005 chỉ đạt 55865 tấn. + Cây công nghệp hàng năm : tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm 91102 ha/10866ha kế hoạch , đạt 83,84%kế hoạch. + Đối với các cây lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, cây ăn quả…do thời tiết khá thuận lợi, sâu bệnh phát triển không đáng kể; giá cả các mặt hàng cà phê, nông sản tương đối ổn định. - Lâm nghiệp + Tổng diện tích rừng và đất rừng 12526ha, trong đó: diện tích rừng tự nhiên 11162ha; rừng trồng 1364ha năm 2009 độ che phủ rừng đạt 14,7% dự kiến năm 2010 đạt tỉ lệ 15% thấp so với kế hoạch 3,86%. + Tuy nhiên, trong những năm qua diện tích rừng vẫn bị thu hẹp, do quá trình đốt rừng làm nương rẫy lấy đất để sản xuất nông nghiệp. Bảng 1.2 :Biến động diện tích rừng TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Diện tích rừng và đất Ha 14145 14145 14145 12019 12526 2 Trong đó 3 Rừng tự nhiên Ha 14.035,0 14035 14035 11359 11162 4 Rừng trồng Ha 110 110 110 660 1364 (Nguồn niên giám thống huyện năm 2008 và BC KTXH năm 2009) Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Ngành công nghiệp trong thời gian qua đã có những chuyển biến mới, tỉ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng trong tỉ trọng nền kinh tế của huyện. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 đạt 350 tỉ đồng(giá ss 1994),tăng gấp 2 lần so với năm 2005,trong thời kì 2005-2010 tăng bình quân 20,1%. Trong thời gian qua, huyện cũng đã chú trọng xây dựng nhà máy với phát triển vùng nguyên liệu, tập trung đầu tư chiều sâu năng lực một số mặt hàng chủ lực, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định: Cà phê, mủ cao su, phân vi sinh…nhằm chế biến sản phẩm xuất khẩu và nhu cầu phân bón chăm sóc cho cây trồng. Ngoài ra công nghiệp cơ khí phát triển góp phần đáng kể trong quá trình thúc đẩy cơ giới hóa công nghiệp. Thương mại-dịch vụ Trong những năm qua, hoạt động thương mại-dịch vụ của huyện đã có những bước chuyển biến tích cực, từng bước tiếp cận được với kinh tế thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên thị trường năm 2009 đạt 602 tỉ đồng (giá hiện hành) tăng gấp 1,73 lần so với năm 2005 . Đến nay trên địa bàn huyện có 18 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó: 7 HTX công nghiệp – dịch vụ. Đã bàn giao nhiệm vụ cho ngành điện quản lý là 5 đơn vị, còn 2 HTX đang tiếp tục bàn giao; 1 HTX vận tải, 1 HTX dịch vụ - thương mại và 7 HTX dịch vụ nông nghiệp Giáo dục – đào tạo Sự nghiệp giáo dục đào tạo đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng được yêu cầu dạy và học trên địa bàn. Các loại hình trường lớp, cấp học từ mầm non đến phổ thông trung học được mở rộng và phát triển, đa dạng hóa các loại hình giáo dục ( Quốc lập, bán công, dân lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, dân tộc nội trú, nhà trẻ, mẫu giáo). Năm 2008-2009, toàn huyện có 83 trường từ mầm non đến THPT và một trung tâm Giáo dục thường xuyên. Trong đó: Mầm non 23 trường, tiểu học 37 trường, trung học cơ sở 19 trường, trường cấp II-III và trung học phổ thông 3 trường, có 1562 lớp với 46787 học sinh từ mầm non đến THPT, trong đó dân tộc thiểu số 21343 học sinh, chiếm 45,62%. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trong 6 tháng năm 2009 trên địa bàn huyện không xảy ra dịch lớn, UBND huyện đã tập trung công tác chỉ đạo về phòng dịch, duy trì tốt công tác giám sát dịch tễ từ huyện đến xã và thôn buôn; triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng chống bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm HIV, H1N1, bệnh sốt rét, phòng chống rối loạn thiếu Iode ; chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng, phòng chống suy dinh dưỡng…; triển khai công tác tiêm mở rộng được thực hiện thường xuyên triển khai thực hiện hiệu quả và đúng tiến độ. Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm, uống đủ 7 loại vacxin 1580 đạt 48,3%. c. Văn hóa xã hội Việc làm – giải quyết việc làm Dân số toàn huyện năm 2010 là 170 nghìn người, tổng số lao động được giải quyết việc làm mới 2450 người, trong đó lao động nữ 1250 người. lao động nông nghiệp – lâm nghiệp chiếm 88%, lực lượng lao động chủ yếu là lao động thủ công, qua đào tạo còn thấp. Mức tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chỉ đạt 25% thấp hơn chỉ tiêu đề ra là 5%. Vì đặc thù của huyện dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao (47%) dân số trong huyện, chủ yếu sống bằng nghề nông, huyện chưa có trung tâm dạy nghề, nên việc phối hợp với các trung tâm, cơ sở dạy nghề ngoài huyện để mở các đào tạo gặp nhiều khó khăn . Công tác dân số và KHHGĐ Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,7% tăng so với nghị quyết là 0,5%; là do bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chưa ổn định từ huyện đến xã, thôn, buôn. Một số cán bộ chưa đáp ứng đượccông tác chuyên môn, công tác kiềm tra giám sát chưa được thường xuyên, những gia đình sống ở vùng sâu vùng xa có chiều hướng sinh con thứ 3 và sinh nhiều con. Thủy lợi Huyện CưMgar hiện có tổng cộng 39 công trình thủy lợi vừa và nhỏ đảm bảo chủ động nước tưới cho 70% diện tích cây trồng. trong thời gian qua huyện đã đầu tư xây dựng hòa thành một số công trình thủy lợi, sửa chữa kịp thời một số kênh mương và kiên cố hóa hệ thống kênh mương đảm bảo cho việc tưới tiêu . d. Cấp nước sạch Hiện có 2 công trình cấp nước sạch đô thị ở 2 thị trấn Quảng Phú và EaPốk với công suất 600 m 3 /ngày. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt đời sống của dân cư khu vực nông thôn chủ yếu là nước mưa, nước ngầm, nước mặt từ các sông suối, ao hồ… hiện nay có ít người dân khu vực nông thôn sử dụng giếng khoan, con lại đa phần các nguồn sinh hoạt đường dẫn từ các sông suối, hồ đập chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt vệ sinh Đến năm 2009 toàn huyện đạt tỷ lệ số hộ được cấp nước sạch là 65%, trong đó khu vực thành thị đạt 75% (thị trấn Quảng Phú và EaPốk ) khu vực nông thôn đạt 55% . Lưới điện Đến cuồi năm tổng số thôn, buôn là 183, số thôn buôn có điện la 157, số, buôn chưa có điện la 25 chỉ đạt 85.79% thôn, buôn có điện, vì việc đầu tư xây dựng cho các thôn buôn chậm. số hộ trên địa bàn huyện là 35400 hộ trong đó có điện là 3113 hộ, đạt 90% số hộ chưa có điện là 87 hộ. Bưu chính viễn thông – phát thanh truyền hình Đã hiện đại hóa mạng lưới thông tin trong toàn huyện, đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời trong 17 xã, thị trấn. Đài truyền thanh huyện tiếp phát các chương trình đài TNVN, đài PTTH ĐakLak theo đúng quy định, tiếp sóng đầy đủ chương trình phát thanh tiếng Êđê phục vụ đồng bào dân tộc tại chỗ. 1.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt 1.2.1. Chất thải rắn Chất thải rắn (Solid Waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động thường ngày của con người.[4] 1.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại. 1.2.3. Phân biệt giữa chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp[8] 1.2.3.1 . Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn bao gồm các thành phần: - Chất thải thực phẩm gồm: Thức ăn thừa, rau quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học. - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, bao gói… - Ngoài ra, còn có thành phần các chất thải khác như: Kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, tro xỉ và các chất dễ cháy khác. 1.2.3.2. Chất thải rắn công nghiệp Thành phần chất thải rất đa dạng. Phần lớn là các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất, phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, các phế thải trong quá trình công nghệ, bao bì đóng gói sản phẩm. 1.2.4. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt [8] Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Việc phân loại các nguồn phát sinh chất thải rắn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý CTR. CTR sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn, công ty, văn phòng và các nhà máy công nghiệp. Một cách tổng quát CTRSH ở huyện CưMgar được phát sinh từ các nguồn sau: Khu dân cư: CTR từ khu dân cư phần lớn là các loại thực phẩm dư thừa hay hư hỏng như: Rau, quả v.v….bao bì hàng hóa (giấy vụn, gỗ, vải da, cao su, PE, PP, thủy tinh, tro v.v…), một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gỗ gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thủy tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa ( bột giặt, chất tẩy trắng v.v…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên các rác thải. Khu thương mại: Chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, trạm bảo hành, trạm dịch vụ…, khu văn phòng (trường học, viện nghiên cứu, khu văn hóa, văn phòng chính quyền v.v…), khu công cộng (công viên, khu nghỉ mát…) thải ra các loại thực phẩm (hàng hóa hư hỏng, thức ăn dư thừa từ nhà hàng khách sạn), bao bì (những bao bì đã sử dụng, bị hư hỏng) và các loại rác rưởi, xà bần, tro và các chất thải độc hại… Khu xây dựng : Như các công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp… thải ra các loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, gỗ, ống dẫn v.v… Các dịch vụ đô thị (gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thảivệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh cống rãnh v.v…) bao gồm rác quét đường, bùn cống rãnh, xác súc vật v.v… Khu công nghiệp, nông nghiệp: CTRSH thải được thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân, cán bộ viên chức ở các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ở khu vực nông nghiệp chất thải được thải ra chủ yếu là: Lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng, chất thải đặc biệt như: Thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu, được thải ra cùng với bao bì đựng các hoá chất đó. 1.2.5. Phân loại chất thải rắn Việc phân loại chất thải rắn là một công việc khá phức tạp bởi vì sự đa dạng về chủng loại, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau cho mục đích chung là để có biện pháp xử lý thích đáng nhằm làm giảm tính độc hại của CTR đối với môi trường. Dựa vào công nghệ xử lý, thành phần và tính chất CTR được phân loại tổng quát như sau: Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý: Phân loại CTR theo loại này người ta chia làm: Các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp. Bảng 1.3. Phân loại theo công nghệ quản lý- xử lý Thành phần Định nghĩa Thí dụ 1 . Các chất cháy được -Thực phẩm - Giấy - Hàng dệt -Cỏ, rơm, gỗ củi - Chất dẻo - Da và cao su - Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm - Các vật liệu làm từ giấy - Có nguồn gốc từ sợi - Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre, rơm - Các vật liệu và sản phẩm từ chất dẻo - Các vật liệu và sản phẩm từ thuộc da và cao su - Rau, quả, thực phẩm - Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh,… - Vải, len… - Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, vỏ dừa… - Phim cuộn, túi chất dẻo, bịch nilon,… - Túi sách da, cặp da, vỏ ruột xe, 2 . Các chất không cháy được - Kim loại sắt - Kim loại không phải sắt - Thuỷ tinh - Đá và sành sứ - Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt - Các loại vật liệu không bị nam châm hút - Các loại vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh - Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ tinh - Hàng rào, dao, nắp lọ, … - Vỏ hộp nhuôm, đồ đựng bằng kim loại - Chai lọ, đồ dùng bằng thuỷ tinh, bóng đèn,… - Vỏ ốc, gạch đá, gốm sứ,… 3 . Các chất hỗn hợp - Tất cả các vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này - Đá, đất, các,… Phân loại theo quan điểm thông thường: Chất thải thực phẩm: Là loại chất thải mang hàm lượng chất hữu cơ cao như những nông sản hư thối hoặc dư thừa: Thịt cá, rau, trái cây và các thực phẩm khác. Nguồn thải từ các chợ, các khu thương mại, nhà ăn v.v… Do có hàm lượng chủ yếu là chất hữu cơ nên chúng có khả năng thối rữa cao cũng như bị phân hủy nhanh khi có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Khả năng ô nhiễm môi trường khá lớn do sự phân rã của chất hữu cơ trong thành phần của chất thải. Rác rưởi: [...]... quan đến tổng lượng rác thải hàng năm của địa phương Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm Các văn bản và quy định về về việc xây dựng bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh Các tài liệu về điều kiện tự nhiên: Địa chất, địa hình, đất, khí tượng thủy văn Báo cáo rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 huyện CưMgartỉnh ĐakLak Báo cáo tình hình quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện CưMgar. .. chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như: Axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4 Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng... người dân Khảo sát khu vực dự kiến xây dựng BCL 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm - Chủ yếu là thiết kế mô hình xây dựng BCL CTR hợp vệ sinh - Áp dụng các biện pháp và kỹ thuật thiết kế BCL CTR hợp vệ sinh theo TCVN 6696 – 2000 - Tham khảo các thiết kế BCL CTR tại Việt Nam hiện nay 2.3 Thời gian nghiên cứu Từ ngày 14/2 /2011 đến 14/05 /2011 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1... vụ bãi chôn lấp Trong quá trình xây dựng và hoạt động của bãi chôn lấp sẽ sử dụng nguồn năng lượng, nguồn nước, nguyên nhiên liệu cũng như các phương tiện liên lạc của Thị xã Tuy nhiên việc sử dụng này là không đáng kể 1.6.5.2.Tác động đến cảnh quan môi trường Tác động đến cảnh quan môi trường do việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn là không thể tránh khỏi Trong đó bao gồm tác động trực tiếp từ bãi. .. hưởng đến sức khỏe - Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế - Phần pha trộn và đóng bao thủ công, chất lượng không đều b Biogas Rác có nhiều chất hữu cơ, nhất là phân gia súc được tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phân hủy tạo thành khí methane Khí methane được thu hồi dùng làm nhiên liệu c Bãi chôn lấp rác vệ sinh Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn. .. xảy ra với các bãi chôn lấp xây dựng trên nên địa chất không ổn định (địa hình phân cắt hay vùng đất yếu CHƯƠNG 2 ́ ́ ́ ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CƯU 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chất thải rắn nghiên cứu là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện CưMgarĐakLak Đối tượng đất nghiên cứu là đất tại vị trí được lựa chọn để xây dựng bãi chôn lấp 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1... BIỆN LUẬN 3.1 Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện CưMgar 3.1.1 Tình hình thu gom và xử lý rác trên địa bàn huyện CưMgar [1], [4] 3.1.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại huyện CưMgar Huyện cưMgar có dân số là 170 nghìn người gồm 17 xã, thị trấn là huyện có dân số tương đối đông, phân bố không đồng đều Toàn huyện có trong tổng diện tích tự nhiên là 82.443ha,... chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt 12.800.000 (tấn /năm) 6.400.000 6.400.00 Chất thải nguy hại từ công nghiệp (tấn /năm) 125 2.4 Chất thải không nguy hại từ công nghiệp 2.510.000 (tấn /năm) 1.740.000 770 Chất thải Y tế lây nhiễm (tấn /năm) 21 - - Tỷ lệ thu gom trung bình (%) - 71 20 Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình theo đầu người (kg/người/ngày) 0,8... đúng lúc cho dân thì sẽ gây rất nhiều trở ngại cho dân trong việc an cư lập nghiệp Tác động đối với cơ sở vật chất kỹ thuật Việc xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn sẽ làm gia tăng mật độ giao thông trên những tuyến đường vào bãi do xe vận chuyển rác di chuyển ra vào bãi Vì vậy, việc hình thành bãi chôn lấp CTR tại Thị xã ảnh hưởng chủ yếu là hệ thống giao thông khu vực Do việc vận chuyển rác thải và... sử dụng cho mục đích khác Xét về tính chất thì loại chất thải rắn này là vô hại nhưng chúng lại rất dễ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường do khó bị phân hủy và có thể phát sinh bụi Chất thải độc hại: Các chất thải rắn hóa học, sinh học, chất gây phóng xạ, chất cháy, chất dễ gây nổ như pin, bình acquy… Khi thải ra môi trường có ảnh hưởng đặc biệt nghiệm trọng tới môi trường Chúng thường được sinh ra . hướng đa dạng hóa, ngành chăn nuôi phát triển mạnh trong 3 năm trở lại đây, khoa học công nghệ được áp dụng nhiều trong công tác cải tạo nâng cao nâng suất. sông suối, ao hồ… hiện nay có ít người dân khu vực nông thôn sử dụng giếng khoan, con lại đa phần các nguồn sinh hoạt đường dẫn từ các sông suối, hồ đập

Ngày đăng: 27/04/2013, 22:45

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.2 :Biến động diện tích rừng TTChỉ tiêuĐơn   vị - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 1.2.

Biến động diện tích rừng TTChỉ tiêuĐơn vị Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 1.4. Tình hình phát sinh chất thải rắn - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 1.4..

Tình hình phát sinh chất thải rắn Xem tại trang 21 của tài liệu.
3.1.1. Tình hình thu gom và xử lý rác trên địa bàn huyện CưMgar [1],[4] - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

3.1.1..

Tình hình thu gom và xử lý rác trên địa bàn huyện CưMgar [1],[4] Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình thức thu gom rác thải sinh hoạt của huyện chủ yếu do Công ty môi trường đô thị của huyện quản lý và thực hiện theo hình thức, rác từ các hộ dân được xe đẩy tay hoặc xe ba gác tư nhân tới thu gom và sau đó được chuyển đến xe ép rác của công ty sẽ mang - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Hình th.

ức thu gom rác thải sinh hoạt của huyện chủ yếu do Công ty môi trường đô thị của huyện quản lý và thực hiện theo hình thức, rác từ các hộ dân được xe đẩy tay hoặc xe ba gác tư nhân tới thu gom và sau đó được chuyển đến xe ép rác của công ty sẽ mang Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 3.2. Sơ đồ quản lý chất thải rắ nở huyện CưMgar STTChức vụSố người - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 3.2..

Sơ đồ quản lý chất thải rắ nở huyện CưMgar STTChức vụSố người Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 3.2. Quy trình thu gom rác của huyện - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Hình 3.2..

Quy trình thu gom rác của huyện Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 3.4. lượng rác sau khi đưa đến bãi chôn lấp tạm thời - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Hình 3.4..

lượng rác sau khi đưa đến bãi chôn lấp tạm thời Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 3.3. Rác chưa được phân loại - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Hình 3.3..

Rác chưa được phân loại Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 3.4. Kết quả tính toán khối lượng CTRSH phát sinh được liệt kê như sau: - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 3.4..

Kết quả tính toán khối lượng CTRSH phát sinh được liệt kê như sau: Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 3.6. Kết cấu chống thấm mặt vách hố - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 3.6..

Kết cấu chống thấm mặt vách hố Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3.5. Các thông số lựa chọn để xây dựng tại BCL CTR huyện CưMgar Các thông sốĐộ dài  - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 3.5..

Các thông số lựa chọn để xây dựng tại BCL CTR huyện CưMgar Các thông sốĐộ dài Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 3.7. Diện tích cá cô chôn lấp Đơn - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 3.7..

Diện tích cá cô chôn lấp Đơn Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 3.6. Sơ đồ bố trí ống thu gom nước rác - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Hình 3.6..

Sơ đồ bố trí ống thu gom nước rác Xem tại trang 48 của tài liệu.
Hình 3.5. Sơ đồ bố trí hố ga và ống thu gom nước rác - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Hình 3.5..

Sơ đồ bố trí hố ga và ống thu gom nước rác Xem tại trang 48 của tài liệu.
Dựa trên tính chất nước rò rỉ từ bãi rác, đề xuất dây chuyền xử lý như hình 3.7 - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

a.

trên tính chất nước rò rỉ từ bãi rác, đề xuất dây chuyền xử lý như hình 3.7 Xem tại trang 52 của tài liệu.
sử dụng mô hình tam giác: - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

s.

ử dụng mô hình tam giác: Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 3.8. Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân hủy nhanh trong từng năm - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 3.8..

Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân hủy nhanh trong từng năm Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 3.10. Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân hủy chậm trong từng năm - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 3.10..

Tốc độ phát sinh khí và tổng lượng khí sinh ra của 1kg chất hữu cơ phân hủy chậm trong từng năm Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 3.12. Tổng lượng khí sinh ra tại bãi chôn lấp trong 15 năm NămLượng   khí   sinh   ra - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 3.12..

Tổng lượng khí sinh ra tại bãi chôn lấp trong 15 năm NămLượng khí sinh ra Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 3.11. Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra do CTR PHC qua các năm Cuối - Thiết kế xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho huyện CưMgar tỉnh Đaklak giai đoạn 2011 đến năm 2030

Bảng 3.11..

Tốc độ phát sinh và tổng lượng khí sinh ra do CTR PHC qua các năm Cuối Xem tại trang 57 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan