tổng quan về nhãn sinh thái

17 2.8K 18
tổng quan về nhãn sinh thái

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trình bày tổng quan về nhãn sinh thái

Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 9 1. KHÁI NIỆM NHÃN SINH THÁI Nhãn sinh thái là một khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên khi nghiên cứu về những khái niệm liên quan đến tính thân thiện với môi trường sinh thái của hàng hoá và dòch vụ, thì nhãn sinh thái được sử dụng với những khái niệm phổ biến như: Theo mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) thì khái niệm nhãn sinh thái được hiểu là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dòch vụ của sản phẩm, dòch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm. Theo quan điểm của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và ngân hàng thế giới (WB) thì nhãn sinh thái được hiểu là một công cụ chính sách do các tổ chức phát hành ra để truyền thông và quản bá tính ưu việt tương đối về tác động tới môi trường của một sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại. Theo chương trình nhãn sinh thái của Anh thì nhãn sinh thái là một biểu tượng chỉ ra rằng một sản phẩm được thiết kế để làm giảm những ảnh hưởng xấu đến môi trường ít hơn các sản phẩm tương tự. Tại diễn đàn về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNICED) vào năm 1992 thì nhãn sinh thái được ghi nhận cung cấp thông tin về môi trường có liên quan luôn sẵn có tới ngøi tiêu dùng. Dù hiểu theo phương diện nào, theo đònh nghóa của quan điển nào đi chăng nữa thì nhãn sinh thái cũng nhằm mục đích khuyến khích nhu cầu tiêu thụ và cung cấp các sản phẩm, dòch vụ ít gây tác động xấu đến môi trường và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải thiện môi trường. Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 10 2. PHÂN LOẠI NHÃN SINH THÁI 2.1 Phân Loại Nhãn Sinh Thái Có ba loại nhãn môi trường, gọi tắc là loại I, loại II, loại III với các yêu cầu cụ thể được nêu trong tiêu chuẩn ISO 14024:1999, ISO 14021: 1999, ISO 14025:2000. Các loại nhãn này được phân ra thành ba loại khác nhau vì cả ba đều có những điểm khác biệt đăc trưng cho từng loại. 2.1.1 Chương trình nhãn sinh thái loại I Chương trình nhãn sinh thái loại I, là chương trình tự nguyện, do một bên thứ ba cấp giấy chứng nhận nhãn sinh thái trên sản phẩm biểu thò sự thân thiện với môi trường dưạ trên các nghiên cứu vòng đời sản phẩm. Chương trình nhãn loại I được xây dựng dựng trên các tiêu chí sau đây:  Tiêu chí nên xây dựng ở mức độ có thể đạt được: Cần phải xây dựng tiêu chí ngưỡng, nếu tiêu chí được lập quá cao thì ít có sản phẩm có thể tuân thủ được. Ngược lại nếu tiêu chí được lập quá thấp, nhãn sẽ được cấp cho một tỉ lệ thò phần lớn hơn nhiều. Trong cả hai trường hợp đều không khuyến khích việc nộp đơn cấp nhãn.  Các tiêu chí phải có tính chọn lọc: Điều này sẽ kích thích sự cạnh tranh và sự tín nhiệm của công chúng vào các chương trình cấp nhãn.  Các tiêu chí phải có tính linh hoạt: trong các chương trình cấp nhãn cũng phải xem xét đến các yếu tố như: công nghệ mới, sản phẩm mới thông tin môi trường mới và những thay đổi trên thò trường. Từ đó quyết đònh có thay đổi hay không thay đổi các tiêu chí. Nếu thay đổi sẽ đưa ra các ngưỡng cao hơn để thúc đẩy cạnh tranh và kích thích cải thiện chất lượng sản phẩm. Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 11 Ưu điểm:  Các hướng dẫn ISO 14024 đưa ra có tính tổng hợp cao, toàn diện, bao quát được toàn bộ quá trình xây dựng và quản lý chương trình cấp nhãn môi trường.  Chương trình hoàn toàn mang tính tự nguyện, công khai, minh bạch là yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho người tiêu dùng sản phẩm và người sử dụng nhãn, từ đó thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, nhà sản xuất, đại lý…  Chương trình hoàn toàn tạo điều kiện thuận lơi cho nhưng người có nguyện vọng đều có cơ hội và được hưởng ngang nhau khi tham gia chương trình. Nhược điểm: ISO 14024 đưa ra yêu cầu đánh giá vòng đời sản phẩm một cách toàn diện đã vô hình chung đã tạo rào cản về tiêu chuẩn giữa các quốc gia khác nhau. Sự khác nhau về đòa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, công nghệ, nguồn tài nguyên … sẽ dẫn đến khó có thể thừa nhận lẫn nhau giữa các chương trình, do đó dẫn đến sự cản trở sự xâm nhập thò trường giữa các quốc gia và một rào cản xanh xuất hiện. Ngoài ra tiêu chuẩn ISO 14024 còn đề cập đến việc lấy ý kiến tư vấn của tất cả các bên liên quan. Việc này thường làm tăng thêm chi phí hoạt động. Một hạn chế nữa của chương trình cấp nhãn theo tiêu chuẩn ISO14024 tại nơi mà sự hiểu biết và nhu cầu người tiêu dùng về nhãn sinh thái ở mức độ cao, có thể nảy sinh hiện tượng lợi dụng nhãn để hình thành sự độc quyền, hay thôn tính các doanh nghiệp không có nhãn. 2.1.2 Chương trình nhãn sinh thái loại II Nhãn môi trường kiểu II là giải pháp môi trường do các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ… hoặc bất cứ ai khác được lợi nhờ các công bố môi trường Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 12 không có sự tham gia của cơ quan chứng nhận. Đây là một sự tự công bố về môi trường mang tính doanh nghiệp. Mục tiêu của các khẳng đònh môi trường tự công bố là thông qua việc giới thiệu các thông tin chính xác mà có thể xác minh, không gây nhầm lẫn về khía cạnh môi trường của sản phẩm, để khuyến khích nhu cầu và cung cấp những sản phẩm ít gây tác động xấu đến môi trường, từ đó khuyến khích tiềm năng của việc cải thiện môi trường liên tục dựa trên đònh hướng thò trường. Các khẳng đònh môi trường tự công bố phải đảm bảo những yêu cầu:  Khẳng đònh phải cụ thể rõ ràng.  Khẳng đònh phải chính xác trung thực.  Phải là một khẳng đònh có thể xác minh.  Khẳng đònh môi trường phải có cơ sở so sánh.  Khẳng đònh môi trường phải hợp lý.  Khẳng đònh môi trường không quy phạm bản quyền. Ưu điểm:  Nội dung của ISO 14021 cho phép mọi nhà sản xuất, đại lý đều có thể được nhãn bất cứ lúc nào khi cần thiết.  Nhãn sinh thái tự công bố hoàn toàn không gặp phải một sự cạnh tranh nào để có được nhãn, không phải cố gắng để tuân thủ nhưng yêu cầu về môi trường do bên ngoài đem lại.  Các nhà sản xuất, đại lý… có thể giảm nhẹ được chi phí khi muốn sử dụng nhãn sinh thái để tăng thò phần của sản phẩm.  Khi không cần thiết các nhà sản xuất, đại lý… có thể huỷ bỏ việc sử dụng nhãn.  Chi phí để xin được công nhận nhãn môi trường không lớn. Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 13 Nhược điểm:  Hạn chế của ISO 14021 là chỉ đề cập đến một phần nhỏ của tác động môi trường.  Khi nhãn được sử dụng dựa trên sự công bố của người cung cấp sản phẩm sẽ rất khó khăn để tìm thấy sự tin tưởng của người tiêu dùng, dễ dẫn đến sự hiểu lầm.  ISO 14021 thừa nhận bảo vệ bản quyền nên các nhà sản xuất sử dụng các lời công bố, biểu tượng, biểu đồ khác nhau, cho một đặc tính không tạo được sự thống nhất giữa các nhãn sinh thái trên thò trường, gây ra sự khó hiểu, hiểu nhầm.  Đứng về khía cạnh người thực hiện công tác quản lý nhà nước, sẽ rất khó kiểm soát được nhãn sinh thái loại II.  Nhãn sinh thái kiểu II không thúc đẩy việc cải thiện môi trưỡng liên tục. 2.1.3 Chương trình nhãn sinh thái loại III Đối với chương trình nhãn sinh thái kiểu III là chương trình tự nguyện do một ngành công nghiệp hoặc một tổ chức độc lập xây dựng nên, trong đó có việc đặt ra những yêu cầu tối thiểu, lựa chọn các loại thông số, xác đònh sự liên quan của các bên thứ ba và hình thức thông tin bên ngoài. Để xây dựng chương trình, trước hết phải có một tổ chức hoặc một công ty xây dựng nhãn sinh thái kiểu III. Tức là xác đònh các số liệu môi trường được lượng hóa cho một sản phẩm thông quá các thông số môi trường đã được thiết lập trước và các thông số riêng của chương trình. Nhãn sinh thái phải được xây dựng trên tinh thần có sự thừa nhận lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu, khu vực và quốc gia, đồng thời phải được chia sẽ trên phạm vi toàn thế giới. Tiêu chuẩn này quy đònh năng lực của tổ chức hoặc công ty phải đủ năng lực để thực hiện công việc. Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 14 Bước tiếp theo, một tổ chức tư nhân hoặc tổ chức nhà nước đứng ra thực hiện chương trình nhãn sinh thái kiểu III. Tổ chức này có nhiệm vụ:  Cung cấp thông tin về nhãn sinh thái đã được xây dựng, tiến hành hướng dẫn về chương trình nhãn sinh thái kiểu III.  Cung cấp tài liệu về yêu cầu chương trình và những thông số môi trường cụ thể của chương trình.  Cung cấp tài liệu cho quá trình khảo sát của bên thứ ba.  Cung cấp và xây dựng tài liệu chuyên môn cần thiết cho bên thứ ba thực hiện quá trình khảo sát. Một tổ chức hay một công ty sử dụng nhãn để gây sự chú ý của người tiêu dùng, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu về đánh giá chung và riêng của chương trình, còn phải tuân thủ các quy đònh pháp luật, các tiêu chuẩn đã được công bố và thừa nhận rộng rãi cũng như các quy đònh khác có liên quan. Tổ chức thực hiện chương trình nhãn sinh thái kiểu III chòu trách nhiệm chứng nhận nếu nhãn sinh thái được xây dựng cần có sự chứng nhận. Trong một khoản thời gian đã được xác đònh trước, các thông số môi trường sẽ phải được khảo sát lại theo đònh kỳ. Đối với mỗi loại sản phẩm, việc khảo sát sẽ được tiến hành riêng, không thể tiến hành khảo cùng một lúc cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ưu điểm: Chương trình nhãn môi trường kiểu III có qui trình xây dựng và quản lý rất linh hoạt khi đưa ra phương án. Do vậy chương trình hoàn toàn có thể điều chỉnh được cách lựa chọn nhóm sản phẩm và tiêu chí sao cho phù hợp nhất. Các nhà cung cấp sản phẩm dòch vụ nước ngoài có thể tham gia vào dễ dàng vì tính liên kết cùng một ngành cao hơn. Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 15 ISO 14025 dễ được người tiêu dùng chấp nhận, đối tượng người tiêu dùng của nhãn loại III là những người am hiểu rõ sản phẩm do đó có thể giảm chi phí giới thiệu về nhãn. Nhược điểm:  Nhãn loại III có phạm vi cấp nhãn hẹp.  Hình thức giới thiệu cần phải chuẩn bò thật kỹ lưỡng, cẩn thận không tạo ra sự thúc đẩy bảo vệ môi trường rộng rãi.  Cần có nhiều sự tư vấn dẫn đến tốn kém hơn nhãn loại II, thời gian thực hiện cũng dài hơn. Như vậy, trong cả ba kiểu nhãn sinh thái như đã nêu trên, thì nhãn môi trường kiểu I có ưu thế hơn cả, do có khả năng phổ biến rộng rãi, minh bạch và độ tin cậy cao, dễ tạo ra thúc đẩy việc bảo vệ môi trường dựa trên thò trường lớn. Trong thực tế, nhãn kiểu I ngày càng chiếm ưu thế và được rất nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng. Tuy vây cả ba vẫn có những điểm chung là đều phải tuân thủ 9 nguyên tắc được nêu trong tiêu chuẩn ISO 14020:1998. 2.2 Một Số Nhãn Sinh Thái Của Các Sản Phẩm Riêng Biệt  Nhãn hiệu cho các sản phẩm thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ: KRAV tại Thụy Só, EKO tại Hà Lan  Nhãn hiệu cho duy trì rừng – cho các sản phẩm gỗ: FSC và ISO 14000.  Nhãn hiệu cho duy trì hải sản: MSC (Marine Stewardship Cuncil)  Nhãn hiệu cho sản phẩm may mặt: Oko-Tex đặc biệt tại Đức.  Nhãn SG nhằm hạn chế một số chất độc hại như: Formaldehyde, Pentachloropenol (PCP), Chlorified Phenols (Non-PCP), Thuốc Trừ Sâu, Chì, Cadmium, Thuỷ Ngân, Nickel, Chromium. Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 16  OKO-TEX: tập trung vào sản phẩm cuối cùng – được sử dụng nhiều ở Đức.  SKAL: tập trung vào toàn bộ quá trình sản xuất – áp dụng nhiều ở Hà Lan và Đức. 3. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CẤP NHÃN SINH THÁI 3.1 Mục Đích Chung Nhằm đảm bảo quyền lợi chung của cộng đồng thế giới, tạo nên một môi trường sinh thái trong sạch, lành mạnh, từ tạo đà cho phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng. 3.2 Mục Đích Cụ Thể Nhãn sinh thái sẽ cung cấp các thông tin rõ ràng và chính xác cho người tiêu dùng, sao cho họ có thể đi đến quyết đònh mua sản phẩm trên cơ sở có thông tin. Nghóa là nhãn sinh thái sẽ cung cấp những thông tin về đặc tính môi trường, khía cạnh môi trường cụ thể của các sản phẩm hoăc dòch vụ. Người tiêu dùng và người mua tiềm ẩn có thể sử dụng những thông tin trên trong việc mua sắm hàng hóa, dòch vụ. Bên cạnh đó, từ những thông tin môi trường giới thiệu, công đồng có thể thay đổi nâng cao kiến thức của mình về môi trường, về sự biến đổi thành phần tính chất môi trường dưới tác động của con người, đến hoạt động của hệ thống kinh tế, từ có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường dựa trên sự hiểu biết. Cải thiện việc thực hiện môi trường, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường gắn với lợi ích của các công ty. Để làm việc này thì các doanh nghiệp khuyến khích dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường để tăng doanh thu giúp cho các doanh nghiệp phát triển theo hướng bảo vệ môi trường nếu thực sự nhãn sinh thái có ảnh hưởng đến những quyết đònh mua các sản phẩm hoặc dòch vụ của nhà sản xuất và Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 17 việc này sẽ giúp cho các nhà cung cấp sẽ cải thiện khía cạnh môi trường, nhằm tăng sự canh tranh cho sản phẩm. 4. CÁC NGUYÊN TẮC CẤP NHÃN SINH THÁI Khi tiến hành một chương trình dán nhãn môi trướng cho một sản phẩm, bất cứ là nhãn loại I, loại II, loại III vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc chung là:  Công bố môi trường và nhãn môi trường phải chính xác có thể kiểm tra xác nhận được, thích hợp không hiểu lầm.  Thủ tục và các yếu cầu của nhãn môi trường và công bố môi trường không được soạn thảo, chấp nhận hoặc áp dụng theo cách thức mà có thể tạo ra trở ngại không cần thiết trong thương mại quốc tế.  Nhãn môi trường và công bố môi trường phải dựa trên phương pháp luận khoa học hoàn chỉnh để chứng minh cho các công bố và tạo ra các kết quả chính xác, có thể tái lặp.  Thông tin liên quan đến thủ tục, phương pháp luận và chứng cứ dùng để chứng minh các nhãn môi trường và công bố môi trường phải sẵn có và được cung cấp theo yêu cầu của các bên hữu quan.  Khi xây dựng các công bố môi trường và nhãn môi trường cần phải tính đến tất cả các khía cạnh có liên quan của chu trình sống của sản phẩm.  Nhãn môi trường và công bố môi trường không được kiềm hãm việc tiến hành đổi mới mà sự đổi mới đó duy trì hoặc có tiềm năng để cải thiện hiệu quả của môi trường.  Cần phải giới hạn ở mức cần thiết các yêu cầu mang tính chất hành chính hoặc các nhu cầu thông tin liên quan đến môi trường và côn bố môi trường để thiết lập sự phù hợp với chuẩn cứ được áp dụng và các tiêu chuẩn của công bố hoặc nhãn môi trường đó. Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 18  Quá trình xây dựng công bố môi trường và nhãn môi trường cần phải mở rộng, có sự tham gia tư vấn rộng rãi với các bên hữu quan cần phải cố gắng để đạt được một thoả thuận trong quá trình đó.  Bên đưa ra nhãn môi trường hoặc công bố môi trường phải sẵn có cho khách hàng và khách hàng tiềm năng các thông tin về khía cạnh môi trường của sản phẩm và dòch vụ tương ứng với nhãn môi trường hoặc công bố môi trường đó. 5. LI ÍCH KHI THAM GIA GẮN NHÃN SINH THÁI 5.1 Lợi Ích Đối Với Môi Trường Việc áp dụng nhãn sinh thái đã phản ánh những lợi ích đối với môi trường gắn với qúa trình sản xuất phân phối, tiêu dùng và loại bỏ sản phẩm, cho phép tạo điều kiện phát triển nguyên liệu thân thiện hơn với môi trường. Quá trình phân phối và tiêu dùng sẽ tự loại bỏ những sản phẩm chưa dán nhãn, góp phần làm cho môi trường ngày càng cải thiện hơn. Nhãn sinh thái chính là một thông điệp (có nhiều quan điển cho rằng đó cũng là một hàng rào phi thuế quan) gây nên sự khó khăn trong việc thâm nhập thò trường của những sản phẩm chưa dán nhãn. Nhưng xét trên khía cạnh bảo vệ môi trường thì lại là một biện pháp có thể chấp nhận được. 5.2 Lơi Ích Đối Với Chính Phủ Chính phủ, với tư cách là một chủ thể tiêu dùng đặc biệt trong nền kinh tế cũng có những lợi ích do việc dán nhãn sinh thái mang lại. Đối với qui đònh mua sắm của chính phủ phải đáp ứng yêu cầu “xanh”, thì việc áp dụng nhãn sinh thái đối với các sản phẩm sẽ giúp việc thực hiện các chương trình mua sắm của chính phủ được thực hiện hữu hiệu và dễ dàng hơn. [...]... Dùng Việc áp dụng nhãn sinh thái đối với hàng hoá sẽ giúp người tiêu dùng có được những chỉ dẫn, hướng dẫn dúng đắn và phù hợp khi mua một sản phẩm bất kì Ngoài ra, nhãn sinh thái còn giúp người tiêu dùng nhận biết hiểu biết hơn về môi trừơng, về lợi ích do việc sử dụng sản phẩm có nhãn sinh thái mang lại 6 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG NHÃN SINH THÁI 6.1 Trên Thế Giới Chương trình nhãn sinh thái trên thế giới... trình cấp nhãn môi trường đạt tiêu chuẩn nhất Có 19 loại hàng hoá có hơn 50 nhãn sinh thái được cấp vào năm 1997 đem lại tổng số nhãn được cấp cho cộng hoá Czech là 220 nhãn Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 22 Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái 6.1.4 Tại Ấn Độ Hiệp hội người tiêu dùng n Độ (VIOCE) đã hướng dẫn một chương trình kiểm soát các nhãn sinh thái trên... quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) bắt đầu quá trình xây tiêu chuẩn về nhãn sinh thái Trong những năm tiếp theo, Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 20 Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái kinh nghiệm của các nước đã được chắt lọc và phổ biến thông qua tiêu chuẩn ISO 14024: 1999 (nhãn môi trường loại I), ISO14021: 1999 (nhãn môi trường loại II) và ISO 14025: 2000 (nhãn. .. không có nhãn sinh thái Đối với những doanh nghiệp cùng ngành đều sử dụng nhãn sinh thái cho các sản phẩm của mình, thì qui đònh về sản phẩm liện quan đến môi trường chính là những chuẩn mực chung cho ngành Vì vậy, việc dán nhãn sinh thái sẽ làm tăng tính hiệu quả trong qui trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được những qui đònh chung đó Đối với những ngành mà việc áp dụng nhãn sinh thái còn... - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 19 Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái vào, khai thác được những lơi thế cạnh tranh, nâng cao uy tín, thoả mãn nhu cầu của các đối tác, giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn Một lợi ích khác của việc qui đònh sử dụng nhãn sinh thái là các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoàn toàn có thể tham gia vào qui trình áp nhãn sinh thái của ngành mình Tuy phải bỏ ra một khoản...Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Trường hợp khác, khi chính phủ với tư cách là một cơ hành pháp hay là môt cơ quan pháp lý nhà nước, thì việc dán nhãn có ý nghóa rất lớn Nó giúp chính phủ quản lý tốt hơn về vấn đề môi trường quốc gia, quản lý tình hình lưu thông phân phối hàng hoá và dòch vụ trên thò trường,... II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái Các sản phẩm đïc cấp nhãn môi trường của EU bao gồm: ra trải giường, giấy photocpy ,chất tẩy rửa, bột giặt, nùc rửa chén, bóng đèn, sơn và vec- ni, giấy gói thức ăn, giấy vệ sinh, áo pull, tủ lạnh, máy vi tính, máy giặt… 6.2 Tại Việt Nam Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê, đã có 100 tổ chức DN được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO14001: 1998, những khái niệm nhãn. .. tiêu mà nhà nước đề ra 5.3 Lợi Ích Đối Với Các Nghành Khi áp dụng nhãn sinh thái doanh nghiệp có được uy tín và hình ảnh tốt về việc thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với môi trường Thông qua việc áp dụng nhãn sinh thái doanh nghiệp có thể quản bá được những khía cạnh, lợi ích môi trường của sản phẩm Hiện nay khách hàng ngày càng quan tâm và có nhiều hiểu biết tới môi trường các sản phẩm này sẽ... sinh hoặc có khả năng phân huỷ sinh học, không gây hại cho môi trường và con người 6.1.5 Tại Th Điển Nhãn môi trường được áp dụng cho các loại hàng hoá với sự lựa chọn tốt cho môi trường.Các sản phẩm mà người tiêu dùng rất quan tâm khi lựa chọn để các sản phẩm đó luôn có tính “xanh” với môi trường là: Đồ án tốt nghiệp Đại học ngành Môi trường - SVTH :Huỳnh Châu Q Trang 23 Chương II : Tổng quan về Nhãn. .. về việc sử dụng sản phẩm có dán nhãn sinh thái và gần đây nhất vào mùa xuân năm 2001 Ngoài ra, tuần lễ tuyên truyền về nhãn môi trường thường được tổ chức tại Châu Âu Đây là hai nhãn môi trường chính thức tại Đan Mạch: khi khách hàng mua những sản phẩm có dán nhãn “the Nordic Swan”, “The EU-Flower”, nghóa là họ đã góp phần bảo vệ môi trường 6.1.2 Tại Úc Hiệp hội cấp nhãn môi trường Uc đã xây dựng chương . 50 nhãn sinh thái được cấp vào năm 1997 đem lại tổng số nhãn được cấp cho cộng hoá Czech là 22 0 nhãn. Chương II : Tổng quan về Nhãn Sinh Thái. yêu cầu cụ thể được nêu trong tiêu chuẩn ISO 14 024 :1999, ISO 14 021 : 1999, ISO 14 025 :20 00. Các loại nhãn này được phân ra thành ba loại khác

Ngày đăng: 27/04/2013, 09:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan