XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

114 762 0
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đặc điểm chủ yếu của CSDL là cách tổ chức, sắp xếp thông tin, các dữ liệu có liên quan với nhau sẽ được lưu trong các tập tin hay trong các bảng.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ******* ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THUỘC CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY Người thực hiện : Đoàn Ngọc Hiếu Mã số : PĐ711257 Người hướng dẫn : ThS. GVC Nguyễn Đình Thuận HÀ NỘI , 2005 1 LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang diễn ra quá trình tin học hoá toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người đang chuyển sang kỷ nguyên của công nghệ thông tin.Máy tính và các công cụ của nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với các ngành khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý,kế toán. Công Nghệ Thông Tin đã có rất nhiều ứng dụng trong quản nó đã giảm được bộ máy quản ly cồng kềnh ở các đơn vị trước kia.Nhờ những ứng dụng đó của Công Nghệ Thông Tin đã làm giảm được sự quản đầy khó khăn phức tạp trên giấy tờ trong công tác quản lý. Nó có yếu tố quan trọng quyết định không nhỏ đến sự thành công của mỗi ngành nghề mỗi quốc gia hiện nay. (Vì vậy tin học hoá hoạt động quản là một việc làm cần thiết và cần được đưa vào các đơn vị sản xuất.) Xuất phát từ thực tế đó, với vốn kiến thức đã được học ở trên lớp, với sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Đình Thuận chúng em đã xây dựng đề tài ” Quản nhân sự trong công ty ”. 2 Phần 1 CƠ SỞ THUYẾT Chương 1 THUYẾT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU 1.1.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu ( CSDL ) là một tập hợp có sắp xếp các thông tin, dữ liệu về một vấn đề nào đó, nhằm giúp cho người sử dụng dễ dàng tra cứu, sử dụng và cập nhập Đặc điểm chủ yếu của CSDL là cách tổ chức, sắp xếp thông tin, các dữ liệu có liên quan với nhau sẽ được lưu trong các tập tin hay trong các bảng. Nói cách khác nó là tập hợp các dữ liệu có quan hệ với nhau. 1.1.2. Sự cần thiết của cơ sở dữ liệu Ngày nay nhu cầu tích luỹ lưu trữ và xử dữ liệu đã có mặt trên mọi lĩnh vực, trong mọi hoạt động của con người. Nhưng thông tin ngày càng lớn và phức tạp, buộc con người phải sắp xếp các thông tin sao cho có khoa học, vì vậy đòi hỏi họ phải sử dụng CSDL 1.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( Database Management System ) Là một công cụ cho phép quản và tương tác với cơ sở dữ liệu như cho phép xử lý, thay đổi, truy xuất cơ sở dữ liệu. Theo nghĩa này hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiệm vụ rất quan trọng như là một bộ phận diễn dịch với ngôn ngữ bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể dùng được hệ thống mà ít nhiều không cần quan tâm đến thuật toán chi tiết hoặc biểu diễn dữ liệu trong máy tính. Hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều thực hiện các chức năng sau: - Lưu trữ dữ liệu - Tạo và duy trì cấu trúc dữ liệu - Hỗ trợ bảo mật và riêng tư. - Cho xem và xử các dữ liệu lưu trữ - Cung cấp một cơ chế chỉ mục ( index ) hiệu quả để truy cập nhanh các dữ liệu lựa chọn. 3 - Cung cấp tính nhất quán giữa các bản ghi khác nhau. - Bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát bằng các quá trình sao lưu ( backup ) và phục hồi dữ liệu ( recovery ) Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ dữ liệu được tổ chức thành các bảng, các bảng bao gồm các trường và các trường chứa các bản ghi. Mỗi trường tương ứng với một mục dữ liệu, hai hay nhiều bảng có thể liên kết nếu chúng có một hay nhiều trường chung. 1.2. THUYẾT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ 1.2.1. Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ Khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ: là loại cơ sở dữ liệu cho phép ta truy cập đến dữ liệu thông qua mối quan hệ đến các dữ liệu khác. Các thông tin không được lưu dưới dạng cây mà tạo thành các bảng dữ liệu giống như các bảng tính. Để truy cập thông tin ta có thể dùng một ngôn ngữ đặc biệt để truy vấn, đó là SQL ( Structure Query Language ) nó là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc. 1.2.2. Thành phần của cơ sở dữ liệu a) Các trường dữ liệu ( data fields ) Trường dữ liệu chứa dữ liệu nhỏ nhất ( dữ liệu nguyên tố ) , ví dụ trong bảng HSSV chứa thông tin về sinh viên: Trường MaSV chứa mã sinh viên, trường Nsinh chứa thông tin về ngày tháng năm sinh của sinh viên trong trường… Tất cả các trường tạo ra sẽ chứa trong một cơ sở dữ liệu đơn. Tuy rằng ta có thể chứa hơn một thành phần dữ liệu trong một trường ( field ) đơn, nhưng gặp trở ngại khi cập nhập hay sắp xếp thứ tự. b) Các bản ghi dữ liệu ( Data Record ) Các bản ghi dữ liệu ( record ) là tập hợp các trường dữ liệu có liên quan. Một bản ghi sinh viên bao gồm các thông tin về sinh viên như : họ tên, ngày sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú, giới tính , … c) Bảng dữ liệu ( Data Table ) Bằng cách kết hợp fields dữ liệu và record dữ liệu đã tạo ra nguyên tố chung nhất của cơ sở dữ liệu quan hệ là bảng dữ liệu. Nguyên tố này chứa nhiều 4 bản ghi dữ liệu, mỗi bản ghi chứa nhiều trường dữ liệu. Cũng như mỗi bản ghi chứa các trường có quan hệ, mỗi bảng dữ liệu chứa các bản ghi có quan hệ. Các bảng dữ liệu nên đặt tên theo đúng ý nghĩa để giúp người dùng dễ nhớ nội dung của bản ghi và trường. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ yêu cầu mỗi hàng trong một bảng phải là duy nhất. Để đảm bảo tính duy nhất cho một hàng bằng cách tạo ra một khoá chính ( primary key ) một cột hay kết hợp nhiều cột để xác định duy nhất một hàng. Một bảng chỉ có một primary key, mặc dù có thể có một số cột hay tổ hợp các cột khác có thể tạo ra các giá trị duy nhất. Những cột ( hay tổ hợp các cột ) giá trị duy nhất trong bảng được xem như là những khoá dự tuyển của primary key. Cho đến nay không có một nguyên tắc tuyệt đối nào để xác định khoá dự tuyển nào là tốt nhất. Các tính chất đề nghị của khoá dự tuyển tốt là: nhỏ nhất ( minimality – chọn một số cột cần thiết ít nhất ) ổn định ( stability – chọn khoá ít thay đổi nhất ) và đơn giản / thân thiện ( simplicity / familiaty – chọn một khoá vừa đơn giản vừa quen thuộc). *Khoá ngoại lai ( Foreign key ): Mặc dù các primary key là thành phần của các bảng riêng biệt, nếu ta chỉ dùng các bảng độc lập mà không có quan hệ, ta rất ít khi sử dụng primary key để trở nên thiết yếu khi ta tạo ra các quan hệ để liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Một trường được gọi là khoá ngoại lai của một bảng A nếu nó không phải là khoá chính của bảng A và liên kết với một bảng B qua khoá chính của bảng B để xác định duy nhất một bản ghi của bảng B. d) Các mối quan hệ trong bảng ( Relationship ) Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, quan hệ được xác lập trên từng cặp bảng. Những cặp bảng này quan hệ với nhau theo một trong 3 loại sau:1-1, 1- ∞ , ∞ - ∞. *Quan hệ 1-1 ( one-to-one ) Hai bảng được gọi là quan hệ 1-1 nếu với mọi hàng trong bảng thứ nhất chỉ có nhiều nhất một hàng trong bảng thứ hai. Trên thực tế quan hệ này ít xảy ra. 5 Loại quan hệ này thường được tạo ra để khắc phục một số giới hạn của các phần mềm quản cơ sở dữ liệu hơn là mô hình hoá một trạng thái của thế giới thực. Trong Microsoft Access, các quan hệ 1-1 có lẽ cần thiết trong một cơ sở dữ liệu quan hệ khi tách một bảng thành hai hay nhiều bảng do tính bảo mật hay hiệu qủa. *Quan hệ 1- ∞ ( one-to-many ): Hai bảng có quan hệ một nhiều ( one-to-many ) nếu đối với bảng thứ nhất có thể không có, hay có một hay nhiều trong bảng thứ hai. Quan hệ một nhiều còn gọi là quan hệ cha con hay là quan hệ chính phụ. Loại quan hệ này được dùng rất nhiều trong cơ sở dữ liệu quan hệ. *Quan hệ ∞ - ∞ ( many-to-many ) Hai bảng có quan hệ ∞ - ∞ khi đối với mọi hàng trong bảng thứ nhất có thể có nhiều hàng trong bảng thứ hai và đối với mọi bảng trong bảng thứ hai có thể có nhiều hàng trong bảng thứ nhất. Các quan hệ ∞ - ∞ không thể mô hình hoá trong nhiều phần mềm cơ sở dữ liệu trong đó có cả Microsoft Access. Những quan hệ này cần được tách ra thành nhiều quan hệ 1-∞ 1.2.3. thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ Trong phần lớn các ứng dụng chúng ta đều phải tạo ra cơ sở dữ liệu. Do các nguyên nhân đặc biệt có một số ứng dụng không thể xây dựng được cơ sở dữ liệu từ đầu hoặc là phải sử dụng một số cơ sở có sẵn không ở dạng thích hợp cho cơ sở dữ liệu quan hệ. Một trong những dạng thường gặp nhất của ta là chuyển dữ liệu chứa ở dạng dữ liệu bảng tính thành các bảng của cơ sở dữ liệu quan hệ. Có ba bước thiết kế cơ sở dữ liệu: -Tạo ra các lớp thực thể -Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu -Thực hiện phi chuẩn. Giới thiệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access Giao diện chính của Microsoft Access: 6 Microsoft Access là một trong bốn phần mềm ứng dụng của bộ Microsoft office. Nó là 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( Database Management System ) dùng để tạo, xử các cơ sở dữ liệu. Phần mềm này được giới thiệu ở Việt Nam từ vài năm gần đây và trở thành 1 trong những phần mềm phổ biến nhất hiện nay. Từ trước đến nay ở Việt Nam nói đến quản cơ sở dữ liệu là người ta thường nghĩ ngay đến FoxPro, FoxBase. Dùng FoxPro trong quản hầu như có thể yên tâm vì FoxPro có thể làm được mọi việc. Tuy nhiên nếu đi sâu tìm hiểu Access có thể thấy rằng phần mềm này thể hiện nhiều đặc tính ưu việt hơn FoxPro, nổi bật hơn cả là tính đơn giản và hiệu quả. Thật vậy, Access có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu về quản trị cơ sở dữ liệu nhưng vẫn giữ tính thân thiện và dễ sử dụng cả cho người lập trình và người sử dụng. Các khái niệm trong thuyết cơ sở dữ liệu được thể hiện khá đầy đủ trong Access. Nó là 1 hệ thống có tính hướng đối tượng và có thể dùng trên hệ thống mạng để chia sẻ với nhiều người sử dụng cơ sở dữ liệu. Đồng thời Access dễ dàng quản lý, thể hiện và chia sẻ thông tin trong các công việc quản dữ liệu hàng ngày. Trên đây là những ưu điểm của Microsoft Access so với các phần mèm khác. Chắc chắn rằng trong thời gian sắp tới người sử dụng ở sẽ khám phá ra những ưu điểm này và sử dụng Access một cách rộng rãi phổ biến hơn. 7 Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu với đầy đủ các chức năng. Nó có các tính năng định nghĩa dữ liệu, xử dữ liệu và kiểm soát dữ liệu cần thiết để quản một lượng dữ liệu lớn. a) Định nghĩa – lưu trữ dữ liệu Với Microsoft Access chúng ta có thể sử dụng một cách linh hoạt trong việc định nghĩa các dữ liệu như: văn bản, số, thời gian, ngày tháng, tiền tệ, hình ảnh, âm thanh, tệp dữ liệu, bảng tính… định nghĩa cách lưu trữ dữ liệu, định dạng dữ liệu để hiển thị hoặc in. Đồng thời cũng có thể định nghĩa các quy tắc hợp lệ để đảm bảo sự tồn tại chính xác của dữ liệu và mối quan hệ hợp lệ giữa các tệp hoặc các bảng trong cơ sở dữ liệu. Ngoài ra Microsoft Access còn là một ứng dụng chất lượng cao của Microsoft Windows, có thể sử dụng các phương tiện của cơ chế trao đổi dữ liệu động ( Dynamic Data exchange – DDE ), nhúng và liên kết các đối tượng ( Object Linking And Embadding – OLE ). DDE cho phép thực hiện các hàm và trao đổi dữ liệu giữa Microsoft Access và các ứng dụng khác dựa trên Windows có hỗ trợ DDE. Cũng có thể tạo sự kết nối DDE với các ứng dụng khác bằng Macro hoặc Access Basic. OLE là một khả năng mạnh trong Windows cho phép liên kết hoặc nhúng các đối tượng vào một cơ sở dữ liệu Access. Các đối tượng đó có thể là hình ảnh, đồ thị, bảng tính hoặc tệp văn bản của các ứng dụng khác trong Windows cũng hỗ trợ OLE. Microsoft Access còn có thể truy cập trực tiếp vào các tệp PARADOX, DBASEIII, DBSEIV, BTRIVE, FOXPRO và các tệp khác, có thể nhập dữ liệu từ các tệp này vào bảng của Microsoft Access. Microsoft Access còn có thể làm việc với hầu hết các cơ sở dữ liệu thông dụng hỗ trợ chuẩn kết nối cơ sở dữ liệu mở ( Open DataBase Connectivity – ODBC ) bao gồm Microsoft SQL Server, Oracle, BD2 và RDB b) Xử dữ liệu Microsoft Access sử dụng ngôn ngữ cơ sở dữ liệu SQL rất mạnh để xử dữ liệu trong các bảng. SQL có thể định nghĩa một tập hợp dữ liệu cần thiết để giải một bài toán cụ thể bao gồm dữ liệu có thể lấy từ nhiều bảng. Nhưng Access đã đơn giản hoá các nhiệm vụ xử dữ liệu. Tuy nhiên không nhất thiết 8 bạn phải biết đến SQL vẫn có thể sử dụng Access. Access dùng các mối quan hệ do người dùng định nghĩa để tự động liên kết các bảng cần thiết. Người dùng chỉ cần tập trung vào các vấn đề thông tin là chủ yếu bởi Access có các công cụ trợ giúp mạnh để giúp người dùng phần lớn các công việc trên máy. Microsoft Access còn có phương tiện định nghĩa truy vấn đồ hoạ rất mạnh được gọi là truy vấn đồ hoạ theo mẫu ( Graphical Query by example – QBE ) c) Kiểm soát dữ liệu Microsoft Access được thiết kế để sử dụng như một hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( HQT-CSDL ) đơn lẻ trên một trạm làm việc duy nhất hoặc theo thể thức khách dịch vụ được dùng chung trên mạng. Người dùng có thể chia sẻ dữ liệu của Access với những người sử dụng khác bởi Access có tính năng toàn vẹn và bảo mật dữ liệu tốt. Access có thể quy định người sử dụng hoặc nhóm người sử dụng nào được truy cập vào các đối tượng (bảng, biểu mẫu, truy vấn, … ) trong cơ sở dữ liệu. Microsoft Access cung cấp cơ chế khoá để đảm bảo là không bao giờ có 2 người sử dụng đồng thời truy cập vào cùng một đối tượng. Đồng thời Access cũng nhận biết và chấp nhận các cơ chế khoá của các cấu trúc cơ sở dữ liệu khác như (ParDox, SQL , Dbase ) được gắn kèm với cơ sở dữ liệu Access. d) Microsoft Access – công cụ để phát triển ứng dụng cơ sở dữ liệu. Đối với Microsoft Access việc thiết kế và xây dựng các ứng dụng cơ sở dữ liệu trở nên dễ dàng hơn vì Access không đòi hỏi người dùng phải hiểu sâu về ngôn ngữ lập trình nào cả mặc dù trong Access người sử dụng phải bắt đầu từ việc định nghĩa các thao tác trên dữ liệu thông qua các Form, Report, Query và các Macro. Khái niệm cơ sở dữ liệu. Đó là hệ chương trình do Access tạo ra và được lưu trên một tệp có đuôi MDB. Một cơ sở dữ liệu Microsoft Access cung cấp cho người sử dụng 6 nhóm đối tượng công cụ là: - Bảng ( Table ) - Truy vấn ( Query ) - Mẫu biểu (Form ) - Báo biểu (Report ) 9 - Tập lệnh (Macro ) - Đơn thể ( Module ) Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ nó trợ giúp cho người sử dụng lưu trữ thông tin dữ liệu bên ngoài vào máy tính dưới dạng các bảng và có thể tính toán, xử trên dữ liệu trong các bảng đã lưu trữ. e) Các đặc điểm của Microsoft Access - Hỗ trợ cơ chế tự động kiểm tra khoá chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá trị… của dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ. - Với công cụ trình thông minh ( Wizard ) cho phép người sử dụng có thể thiết kế các đối tượng trong Microsoft Access một cách nhanh chóng. - Với công cụ truy vấn bằng thí dụ QBE sẽ hỗ trợ cho người sử dụng có thể thực hiện các truy vấn mà không cần quan tâm đến cú pháp của các câu lệnh trong ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL ( Structure Query Language ) được viết như thế nào. - Với kiểu trường đối tượng kết nhúng OLE cho phép người sử dụng có thể đưa vào bên trong tập tin cơ sở dữ liệu Access các ứng dụng khác trên Windows như : tập tin văn bản Word, bảng tính Excel, hình ảnh BMP, âm thanh WAV. - Dữ liệu được lưu trọn gói trong một tập tin: tất cả các đối tượng của một ứng dụng chỉ được lưu trong một tập tin cơ sở dữ liệu duy nhất đó là tập tin cơ sở dữ liêụ Access ( MDB ). - Ứng dụng có thể sử dụng trên môi trường mạng máy tính nhiều người sử dụng, cơ sở dữ liệu được bảo mật tốt - Có khả năng trao đổi dữ liệu qua lại với các ứng dụng khác, có thể chuyển đổi dữ liệu qua lạ với các ứng dụng như Word, Excel, Fox, Dbase, HTML, … f) Các đối tượng bên trong tập tin cơ sở dữ liệu Access Một tập tin cơ sở dữ liệu Access gồm: -Cấu trúc cơ sở dữ liệu -Các màn hình nhập liệu và khuôn dạng kết xuất -Công cụ khai thác dữ liệu 10 [...]... XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN 1.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN Bài toán chung về quản cán bộ là một bài toán lớn được đặt ra và giải quyết đối với nhiều cơ sở các thang bậc khác nhau về quy mô nhân sự cũng như vị trí của hệ thống QLNS trong hệ thống quản chung 1.1.1 Yêu cầu đối với bài toán quản nhân sự : Quản những thông... người có trình độ tin học thấp, yêu cầu chương trình gần gũi và có sự tương ứng với công việc của họ đã làm để họ không mất quá nhiều thời gian và công sức làm quen với hệ thống mới 1.1.3 Quy trình sử thông tin Trong quy trình quản phổ thông (Cổ điển) các thông tin thường xuyên được đưa vào sổ sách từ sổ sách các thông tin được kiết xuất để lập các bảng biểu, báo cáo cần thiết Việc quản phổ... cho thôi việc, nghỉ hưu hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ cho phù hợp vị trí công tác hoặc tuyển chọn cán bộ mới phù hợp yêu cầu ở các vị trí còn thiếu hoặc cần người thay 1.1.2.Cơ sở thuyết và nguyên tắc quản nhân sự cần tuân thủ: Nguyên tắc: Dựa vào quy định trong quản cán bộ của loại hình cơ sở đặc thù ( Cơ sở hành chính sự nghiệp, cơ sở kinh tế hoặc phúc lợi…) mỗi loại... cách chi tiết hệ thống hiện tại để xây dựng các lược đồ khái niệm Trên cơ sở đó tiến hành xây dựng lược đồ cho hệ thống mới 35 1.4.3.Thiết kế tổng thể Nhằm xác định vai trò vị trí của máy tính trong hệ thống mới phải định rõ công việc nào sẽ được sử bằng máy tính, phàn việc nào sẽ được sử thủ công 1.4.4.thiết kế chi tiết Thiết kế các thủ tục thủ công nhằm xử thông tin trước khi nhập vào máy... chồng chéo nhiều mà chưa đủ, quản thủ công dễ mất mát thông tin, khó sửa, dễ có khả năng xảy ra sự cố nhất, ít có khả năng tra cứu gợi mở, khi tính toán thống kê mất nhiều công sức mà không chính xác, có nhiều thông tin không tổng hợp được đầy đủ 1.2 MÔ HÌNH MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN 1.2.1 Mô hình luân chuyển dữ liệu Mô hình luân chuyển dữ liệu trong hệ thống quản có thể mô tả qua modul sau:... buộc thôi việc, …) hoặc chuyển công tác đến cơ sở khác Trợ giúp cán bộ quản các cơ sở tìm kiếm, xác định đúng đắn cán bộ phù hợp các yêu cầu đột xuất của công việc vào thời điểm bất kì do đó cần thay đổi bổ xung thông tin Trợ giúp cán bộ quản đánh giá tình hình nhân sự ở các vị trí công tác theo định kì ( Theo quý hoặc theo năm,…) kịp thời có quyết định phù hợp trong việc xét cho thôi việc, nghỉ... xuất để lập các bảng biểu, báo cáo cần thiết Việc quản phổ thông có nhiều công đoạn chồng chéo lên nhau chẳng hạn trong công tác kế toán một chứng từ phải vào nhiều sổ sách để phục vụ cho mục đích khác nhau Do đó các sai sót có thể xảy ra ở nhiều công đoạn do việc dư thừa thông tin trong quá trình quản do khối lượng công việc lớn nên nhiều khi chỉ chú trọng vào một số khâu và đối tượng quan trọng... tiết Thiết kế các thủ tục thủ công nhằm xử thông tin trước khi nhập vào máy tính Thiết kế các phương pháp cập nhật và xử thông tin chi tiết trên máy tính Thiết kế chương trình và giao diện người sử dụng, các tệp dữ liệu Chạy thử chương trình 1.4.5.Cài đặt chương trình Chương trình sau khi đã chạy thử phải đảm bảo tốt sẽ được cài đặt và đưa vào sử dụng 36 ... tạo ra mảng làm việc để sử dụng trực tiếp trong bài toán có thể 34 Việc theo nguyên tắc thống nhất và linh hoạt đối với cơ sở thông tin của hệ sẽ làm giảm nhẹ rất nhiều cho nhiệm vụ hoàn thành và phát triển hệ sau này 1.4.CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN Một cách tổng quát về hệ thống thông tin quản tự động hoá thường qua 5 giai đoạn đã được học trong phân tích thiết kế hệ thống 1.4.1... API được truyền vào trình biên dịch, trình biên dịch đưa ra lệnh trong ngôn ngữ của DBMS để chỉ ra nhiệm vụ được yêu cầu Trình biên dịch hay còn gọi là trình điều khiển ODBC ( ODBC Driver) nó điều khiển thực hiện các API để hiểu được DBMS Do đó mỗi DBMS có một trình điều khiển tương ứng 24 Trình điều khiển nhận lệnh từ ứng dụng và chuyển nó thành dạng mà DBMS hiểu được Ngoài ra trình điều khiển ODBC

Ngày đăng: 27/04/2013, 08:34

Hình ảnh liên quan

AdCmdTable Hiển thị danh sách các bảng trong cơ sở dữ liệu - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

d.

CmdTable Hiển thị danh sách các bảng trong cơ sở dữ liệu Xem tại trang 29 của tài liệu.
Mô hình phân cấp chức năng:Hệ thống quản lý nhân sự - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

h.

ình phân cấp chức năng:Hệ thống quản lý nhân sự Xem tại trang 40 của tài liệu.
b) Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

b.

Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh Xem tại trang 41 của tài liệu.
c) Mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

c.

Mô hình luồng dữ liệu mức đỉnh Xem tại trang 42 của tài liệu.
d) Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng QL hồ sơ - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

d.

Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng QL hồ sơ Xem tại trang 43 của tài liệu.
e) Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Thống kê - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

e.

Mô hình luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng Thống kê Xem tại trang 44 của tài liệu.
f) Mô hình luồng dữ liệu chức năng tra cứu TC theo  QQTC theo TĐTC theo NS TC theo  GTTC theo  - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

f.

Mô hình luồng dữ liệu chức năng tra cứu TC theo QQTC theo TĐTC theo NS TC theo GTTC theo Xem tại trang 45 của tài liệu.
3.2. MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

3.2..

MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT Xem tại trang 46 của tài liệu.
5.1.1. Mô hình các bảng - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

5.1.1..

Mô hình các bảng Xem tại trang 49 của tài liệu.
6.2. CÁC BÁO CÁO ĐIỂN HÌNH - XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

6.2..

CÁC BÁO CÁO ĐIỂN HÌNH Xem tại trang 66 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan