Tìm hiểu về dao động ký và mô phỏng một số chức năng đo bằng Proteus

31 1.4K 1
Tìm hiểu về dao động ký và mô phỏng một số chức năng đo bằng Proteus

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU I Lý do chọn đề tài Trong kỹ thuật đo lường điện tử, một trong những yêu cầu cơ bản để xác định tín hiệu là quan sát dạng của tín hiệu Các tín hiệu trong kỹ thuật điện tử thường được biểu diễn theo quan hệ biến thiên của thời gian hay quan hệ tần số Do vậy, cần phải có thiết bị để vẽ được trực tiếp đồ thị biến thiên của tín hiệu ( ví dụ u = f(t) ) để có thể quan sát dạng và đo lường các thông số cường độ và thời gian của tín hiệu Đo lường bằng phương pháp quan sát dạng như vậy có các ưu điển là có thể tận dụng được một cảm giác nhạy cảm nhất của con người là thị giác Phép đo như vậy cho phép định tính một cách nhanh chóng, phân biệt được cụ thể các loại tín hiệu, và cũng có thể định lượng được chính xác các đại lượng cần đo Cũng vì vậy mà các loại thiết bị này thường được dùng rất phổ biến trong kỹ thuật đo Thiết bị trực tiếp dùng để nghiên cứu dạng của tín hiệu là dao động ký Dao động ký điện tử thực hiện vẽ đồ thi dao động của tín hiệu gằng một ống tia điện tử Nó là một loại máy đo có nhiều tính năng tốt như: trở kháng vào lớn, độ nhạy cao, quán tính ít, chỉ thị bằng ống tia điện tử…, nên có nhiều khả năng đo lường, và là một trong số những máy đo cơ bản nhất, được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực đo lường trong điện tử Dao động ký còn có tên gọi là “máy hiện sóng”, nó là một loại máy đo các thông số của tín hiệu đồng thời quan sát được dạng sóng của tín hiệu mà ta đang khảo sát Trong kỹ thuật điện tử, muốn quan sát, đo lường tín hiệu điện, ví dụ như: các dạng tín hiệu cao tần điều chế, các dạng tín hiệu xung; xác định các thành phần trong phổ tín hiệu; đo lường biên độ, tần số, đọ di pha…, của tín hiệu, thì dao động ký là loại thiết bị đo lường hiệu quả, và có chính xác cao Ngoài ra, nó còn được dùng để đo lường rất nhiều các đại lượng biến đổi khác, như các biến đổi trong cơ học, sinh vật học, y học… Cách đo thường được thực hiện bằng cách dùng một bộ chuyển đổi để chuyển hóa các dạng năng lượng cần đo sang dạng năng lượng điện rồi dùng dao động ký để nghiên cứu Vì vậy, dao động ký có thể coi là một máy đo vạn năng không những được dùng rộng rãi trong nghành điện tử, mà còn được dùng trong rất nhiều các ngành công nghiệp khác nữa Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 1 Được sự đồng ý hướng dẫn của thầy giáo bộ môn, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về dao động ký và mô phỏng một số chức năng đo bằng Proteus” để nghiên cứu hoàn thành tiểu luận của mình II Mục tiêu nghiên cứu Nắm vững được cấu tạo chung và cấu tạo chi tiết của dao động Nắm vững nguyên lý hoạt động của máy dao động ký Biết cách thiết kế, lắp mạch, đo các thông số, phân tích, nhận xét mạch dao động đơn giản III Mục đích nghiên cứu Nhằm hiểu sâu hơn về máy dao động ký để từ lý thuyết vận dụng vào thực tế Trang bị những kiến thức nền tảng cơ bản vững chắc giúp cho việc giảng dạy bộ môn công nghệ ở trường phổ thông sau này được tốt hơn IV Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về cấu tạo chung, cấu tạo chi tiết của dao động ký Nghiên cứu các khối chức năng, cơ cấu hoạt động, cách điều chỉnh của động ký dao Nghiên cứu về phần mềm Proteus và mô phỏng phần mềm trong các mạch dao động V Phương pháp nghiên cứu Thu thập, lựa chọn các tài liệu liên quan dao động ký Thu thập, lựa chọn các tài liệu liên quan đến phần mềm Proteus Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 2 NỘI DUNG A TÌM HIỂU VỀ DAO ĐỘNG KÝ I Giới thiệu về dao động ký Dao động ký (oscilloscope) hay còn gọi là máy hiện sóng là một dụng cụ hiển thị dạng sóng rất thông dụng Nó chủ yếu được sử dụng để vẽ dạng của tín hiệu điện thay đổi thao thời gian Hình 1.1: Dao động ký Về cơ bản thì dao động ký dùng để đo điện áp, nhưng cũng có thể đo dòng điện, nếu dòng điện được biến đổi thành điện áp khi cho dòng chảy qua một điện trở cố định Tương tự, dao động ký có thể đo điện trở nếu dòng điện từ một nguồn hằng được chảy qua điện trở cần đo như đối với DMM Dao động ký hai tia có thể dùng để so sánh hai dạng sóng khác nhau, để so sánh các thay đổi về Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 3 pha liên quan đến hai dạng sóng Dao động ký có thể sử dụng hiệu quả để quan sát dạng sóng thực tế trên màn hình và để định lượng dạng sóng  Bằng cách sử dụng máy hiện sóng ta xác định được: • Giá trị điện áp và thời gian tương ứng của tín hiệu • Tần số dao động của tín hiệu • Góc lệch pha giữa hia tín hiệu • Dạng sóng tại mỗi điểm khác nhau trên mạch điện từ • Thành phần của tín hiệu gồm thành phần một chiều và xoay chiều như thế nào  Trong tín hiệu có bao nhiêu thành phần nhiễu và nhiễu đó có thay đổi theo thời gian hay không Dao động ký giống như một máy thu hình nhỏ nhưng có màn hình được kẻ ô và có nhiều phần điểu khiển hơn tivi Hình 1.2 là panel của một dao động ký thông dụng với phần hiển thị sóng, phần điều khiển theo trục X, trục Y, đồng bộ và chế độ màn hình và kết nồi đầu đo Màn hình của dao động ký được chia ô, 10 ô theo chiều ngang và 8 ô theo chiều đứng Ở chế độ hiển thị thông thường, dao động ký hiện dạng sóng biến đổi theo thời gian : Trục đứng Y là trục điện áp, trục ngang X là trục thời gian Độ chói hay độ sáng của màn hình đôi khi còn gọi là trục Z Hình 1.2: Panel của dao động ký Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 4 Dao động ký có thể được dùng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không đơn thuần chỉ trong lĩnh vực điện tử Với một bộ chuyển đổi hợp lý ta có thể đo được thông số của hầu hết tất cả các hiện tượng vật lý Bộ chuyển đổi ở đây có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu điện tương ứng với đại lượng cần đo ví dụ như các bộ cảm biến âm thanh, ánh sáng, độ rung, áp suất, nhiệy độ… Các thiết bị điện tử thường được chia thành hai nhóm cơ bản là thiết bị tương tự và thiết bị số, dao động ký cũng vậy Dao động ký tương tự (analog oscilloscope) sẽ chuyển trực tiếp tín hiệu điện cần đo thành dòng electron bắn lên màn hình Điện áp làm lệch chùm electron một cách tỉ lệ và tạo ra tức thời dạng sóng tương ứng trên màn hình Trong khi đó, dao động ký số (digital oscilloscope) sẽ lấy mẫu dạng sóng, đưa qua bộ chuyển đổi tương tự số (adc) Sau đó nó sử dụng các thông tin dưới dạng số để tái tạo lại dạng sóng trên màn hình Hình 1.3: Hình dao1.4: động dao kýđộng tương kýtựsố Tùy vào ứng dụng mà người ta sử dụng dao động ký loại nào cho phù hợp Thông thường, nếu cần hiển thị tín hiệu dưới dạng thời gian thực (khi chúng xảy ra) thì sử dụng dao động ký tương tự Khi cần lưu giữ thông tin cũng như hình ảnh để có thể xử lý sau hay in ra dạng sóng thì người ta dùng dao động ký số có khả năng kết nối với máy tính và các bộ vi xử lý Phần tiếp theo của tài liệu chúng ta sẽ nói đến dao động ký tương tự, loại dùng phổ biến trong kỹ thuật đo lường II CÁC KHỐI CHỨC NĂNG CỦA MỘT DAO ĐỘNG KÝ THÔNG DỤNG Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 5 Hình 2.1: Sơ đồ các khối chức năng của dao động ký Tín hiệu vào được đưa qua bộ chuyển mạch AC/DC (khóa k đóng khi cần xác định thành phần DC của tín hiệu còn khi chỉ quan tâm đến thành phầnAC thì mở k) Tín hiệu này sẽ qua bộ phân áp (hay còn gọi là bộ suy giảm đầu vào) được điều khiển bởi mạch núm xoay volts/div, nghĩa là xoay núm này cho phép ta điều chỉnh tỉ lệ của sóng theo chiều đứng Chuyển mạch Y-Pos để xác định vị trí theo chiều đứng của sóng, nghĩa là có thể di chuyển sóng theo chiều lên hoặc xuống tùy ý bằng cách xoay núm vặn này Sau khi qua phân áp, tín hiệu vào sẽ qua bộ khuếch đại X khuếch đại làm lệch để đưa tới điều khiển cặp làm lệch đứng Tín hiệu của bộ khuếch đại Y cũng được đưa đến trigơ (khối đồng bộ), trường hợp này gọi là đồng bộ trong, để kích thích mạch tạo sóng răng cưa (cón gọi là mạch phát quét) và đưa tới điều khiển cặp làm lệch ngang (để tăng hiệu quả điều khiển, một số mạch còn sử dụng thêm các bộ khuếch đại X sau khối tạo điện áp răng cưa) Đôi khi người ta cũng cho mạch làm việc ở chế độ đồng bộ ngoài bằng cách cắt đường tín hiệu từ khuếch đại Y, thay vào đó là cho tín hiệu ngoài kích thích khối tạo sóng răng cưa Đi vào khối tạo sóng răng cưa còn có hai tín hiệu điều khiển từ núm vặn time/div và X-Pos Time/div (có nhiều máy kí hiệu là sec/div) cho phép thay đổi tốc độ quét theo chiều ngang, khi đó dạng sóng sẽ dừng trên màn hình với n chu kỳ nếu tần số của sóng đó lớn gấp n lần tần số quét) X-Pos là núm điều chỉnh việc di chuyển sóng theo chiều ngang cho tiện quan sát Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 6 III Cấu tạo của dao động ký 1 Ống phóng tia điện tử CRT (Cathode Ray Tube) Hình 3.1: Cấu tạo của ống phóng tia điện tử CRT CRT là một ống chân không với các hệ thống điện cực và màn hùynh quang, chùm electron do katot phát ra sẽ được hướng tới màn hình theo sự điều khiển từ bên ngoài và làm phát sáng lớp photpho tại điểm chúng đập vào  Cấu tạo của triôt • Phần 3 cực (triot) gồm katot, lưới và anot + Catot làm bằng niken hình trụ đáy phẳng phủ oxit để phát ra điện tử Một sợi đốt nằm bên trong katot có nhiệm vụ nung nóng katot để tăng cường thêm số điện tử phát xạ Sợi đốt có điện thế khỏang 6,3v nhưng catốt có điện thế xấp xỉ 2kv + Lưới là một cốc niken có lỗ ở đáy bao phũ lấy catot Thế của lưới xấp xỉ từ 2kv đến 2,05kv để điều khiển dòng electron từ catot hướng đến màn hình Khi thế của lưới thay đổi sẽ điều chỉnh lượng electron bắn ra khỏi catot, tức làm cho điểm sáng trên màn hình có độ chói khác nhau Vì vậy thành phân điều khiển thế của lưới còn gọi là thành phần điều khiển độ chói + Anot gồm 3 anot A1, A2, A3 A1 có dạng hình trụ, một đầu hở và một đầu kín có lỗ ở giữa cho electron đi qua Á tiếp đất nên có thế dương hơn catot, electron được gia tốc từ catot qua lưới và anot đến màn hình Các anot này được Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 7 gọi là các điện cực điều tiêu hay thấu kính điện tử Vì các electron cùng mang điện tích âm nên chúng có xu hướng đẩy nhau, nghĩa là chùm tia điện tử sẽ loe rộng ra và khi đập vào màn huỳnh quang sẽ tạo ra một vùng sáng, nghĩa là hình ảnh hiển thị bị nhòe Nhờ có các điện cực điều tiêu, chùm electron sẽ bị hội tụ lại làm cho các electron hướng tới một điểm nhỏ trên màn hình, tức là hình ảnh hiển thị được rõ nét A2 có thế 2kv để tạo ra các đường đẳng thế làm cho các electron chuyển động qua anot có tốc độ ổn định Phần 3 cực trên đôi khi còn được gọi là súng điện tử • Hệ thống làm lệch (hay còn gọi là lái tia) Khi các tấm làm lệch ngang và đứng được tiếp đất hoặc không nối thì chùm electron có thể đi qua chúng và đập vào tâm màn hình Khi đặt điện áp lên các tấm làm lệch thì các electron sẽ bị hút vào tấm có thế dương và bị đẩy ra xa khỏi tấm có thế âm Để tác dụng của các điện áp làm lệch +/- Gây ra những khoảng lệch như nhau thì thế +e/2 phải đưa vào một tấm và thế -E/2 đi vào tấm còn lại (với e là thế chênh lệch giữa hai tấm) Điện áp cần thiết để tạo ra một vạch chia độ lệch ở màn hình được gọi là hệ số làm lệch đứng của ống, đơn vị là v/cm Độ lệch do 1V tạo ra trên màn hình gọi la độ nhạy lái tia, đơn vị là cm/v Ngoài ra, để tránh ảnh hưởng của điện trường giữa các cặp lái tia người ta đôi khi còn sử dụng một màn chắn cách điện giữa cắp lái tia ngang và cặp lái tia dọc Màn hình của crt được mạ một lớp photpho ở mặt trong của ống, khi chùm electron đập vào màn hình thì các electron bên trong lớp mạ sẽ chuyển lên mức năng lượng cao và khi trở về trạng thái bình thường sẽ phát ra ánh sáng Sự lưu sáng của photpho khá dài từ vài ms đến vài s nên mắt người mới nhìn thấy hình dạng sóng hiện Lớp than chì có tác dụng thu hồi các electron thứ cấp vì nếu không thu hồi lại thì sự tích tụ của các electron có thể tạo ra một thế âm ở màn hình và thế âm này sẽ chống lại sự di chuyển của dòng electron tiến đến màn hình Ngoài ra, người ta có thể dùng màn nhôm thể thu góp electron và dẫn tới đất Màng nhôm này có tác dụng tăng cường độ chói của lớp sáng do phản xạ ánh sáng về phía màn thủy tinh và tản nhiệt cho màn hình Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 8 Đường xoắn ốc làm bắng chất liệu có điện trở cao kết tủa trong ống thủy tinh từ chổ tấm lái tia tới màn hình có tác dụng gia tốc cho electron sau khi làm lệch để có được độ chói cần thiết (nếu gia tốc trước lúc làm lệch thì sẽ làm giảm khả năng điều chỉnh dòng electron của các tấm làm lệch)  Chú ý : Với các máy hiện sóng nhiều kênh (nhiều tia) thì có thể thực hiện theo hai cách như sau : • Sử dụng cho mỗi kênh một súng điện tử và cặp làm lệch đứng riêng nhưng cùng chung cặp làm lệch ngang • Sử dụng một súng điện tử, tách chùm tia điện tử thành nhiều phần trước khi cho qua các cặp làm lệch đứng (ứng với số kênh) và tất cả cùng qua một cặp làm lệch ngang Hình 3.2: Hệ thống làm lệch  Nguyên tắc hiện hình của CRT Katot phát ra electron và được các hệ thống điện cực điều khiển để có số lượng hạt, vận tốc và độ hội tụ cần thiết Hệ thống làm lệch sẽ làm cho chùm tia điện tử di chuyển trên màn hình theo phương ngang và phương đứng để hiện dạng của tín hiệu Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 9 Ở chế độ hiển thị dạng sóng thông thường, tín hiệu cần hiển thị được đưa vào cặp làm lệch đứng còn một tín hiệu dạng răng cưa được đưa vào cặp lệch ngang Khi đó với tần số răng cưa (còn gọi là tần số quét) phù hợp trên màn hình sẽ có một sóng đứng có dạng sóng cần hiển thị Hình 3.3: Tín hiệu vào và ra trên dao động ký 2 Bộ khuếch đại làm lệch  Sơ đồ cấu tạo của bộ làm lệch Hình 3.4: Bộ khuếch đại làm lệch Một điện áp bất kỳ nào đó dung để làm lệch tia điện tử cũng đều phải được biến đổi thành hai điện áp bằng nhau và ngược chiều nhau +E/2 và –E/2, muốn Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 10 Khoảng thời gian giữa hai điểm của tín hiệu cũng được tính bằng cách đếm số ô theo chiều ngang giữa hai điểm và nhân với giá trị của time/div Việc xác định tần số của tín hiệu được xác định bằng cách tính chu kỳ theo cách như trên Sau đó nghịch đảo chu kỳ ta tính được tần số Ví dụ : Ở hình bên time/div là 1ms, chu kỳ của tín hiệu là 16ô, như vậy chu kỳ là 16ms, suy ra f = 1/16ms = 62,5hz Hình 5.3: Dao động hình sin trên dao động ký 4 Đo tần số và độ lệch pha bằng phương pháp so sánh Hình 5.4 Các dạng đường Lissajuo Ngoài cách đo tần số thông qua việc đo chu kỳ như ở trên, có thể đo tần số bằng dao động ký như sau: So sánh tần số của tín hiệu cần đo fx với tần số chuẩn f0 Tín hiệu cần đo đưa vào cực Y, tín hiệu tần số chuẩn đưa vào cực X Chế độ làm việc này của dao động ký gọi là chế độ X-Y mode và các sóng đều có dạng Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 17 hình sin Khi đó trên màn hình sẽ hiện ra một đường cong phức tạp gọi là đường cong lissajou Điều chỉnh tần số chuẩn tới khi tần số cần đo là bội hoặc ước nguyên của tần số chuẩn thì trên màn hình sẽ có một đường lissajou đứng yên Hình dáng của đường lissajou rất khác nhau tùy thuộc vào tỉ số tần số giữa hai tín hiệu và độ lệch pha giữa chúng Ta có : f0 m = fx n Với n là số múi theo chiều ngang và m là số múi theo chiều dọc (hoặc có thể lấy số điểm cắt lớn nhất theo mỗi trục hoặc số điểm tiếp tuyến với hình lissajou của mỗi trục) Phương pháp hình lissajou cho phép đo tần số trong khoảng tứ 10hz tới tần số giới hạn của máy Nếu muốn đo độ lệch pha ta cho hai tần số của hai tín hiệu bằng nhau, khi đó đường lissajou có dạng elip Điều chỉnh Y-Pos và X-Pos sao cho tâm của elip trùng với tâm màn hình (gốc tọa độ) Khi đó, góc lệch pha được tính bằng :  A ϕ = arctg   Với A, B là đường kính trục dài và đường kính trục ngắn của elip B Nhược điểm của phương pháp này là không xác định được dấu của góc pha và sai số của phép đo khá lớn (5-10%) 5 Đo góc lệch pha Dao động ký điện tử có thể dùng để đo góc pha của hai tín hiệu Phương pháp đo đơn giản là sử dụng dao động ký hai tia hoặc dùng hình Lissajuo  Đo góc lệch pha bằng dao động ký hai tia Với chế độ quét tuyến tính và tần số của hai tín hiệu như nhau phương pháp đo được thực hiện như sau: u1(t) = U1msinωt Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 18 u2(t) =U2msin(ωt -ψ), trong đó ψ góc lệch pha của 2 tín hiệu Hình 5.5: Tín hiệu dao động Ta đặt u1(t) và u2(t) vào các bản cực Y của hai kênh, điều chỉnh cho hai tín hiệu trùng nhau theo trục thời gian t và trên cùng một trục tọa độ( hình 5.5) Ta thấy rằng a và c là điểm qua zero của tín hiệu u1(t), b là là điểm qua zero của u2(t) Các đoạn thẳng ab và ac tương ứng với khoảng thời gian gian ∆t và T Từ đó ta tính được góc lệch pha cần đo là:  Đo góc pha sử dụng hình Lissajuo Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa điện áp u1(t) vào bản cực Y và điện áp u2(t) vào bản cực X Trên màn hình sẽ xuất hiện một hình elip Điều chỉnh cho tâm elíp trùng với gốc tọa độ Tìm điểm cắt của hình elíp với trục hoành và hoành độ lớn nhất cuae elíp Khi t = 0 hoặc t = π/2, điện áp đặt vào bản cực Y là U1 = 0 và trên bản cực X có U2 = U2msinω hay U2 = -U2msinω Đoạn thẳng ab của elíp tỉ lệ với 2U2msinω, còn a’b’ tỉ lệ với 2U2m (tương ứng với độ lệch lớn nhất của tia điện tử theo chiều nằm ngang – hình 5.6), ta có góc lệch pha sẽ là: Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 19 Hình 5.6: Xác định góc lệch pha sử dụng Lissajuo Nhược điểm của phương pháp này là không xác định được dấu của góc pha Sai số của phép đo đạt được 5 – 10% Trong bài này chỉ giới thiệu về dao động ký điện tử một tia Bao gồm các nội dung chính đã trình bày ở trên, đó là giới thiệu chung về dao động ký, các khối chức năng, cấu tạo, cách điều chỉnh và ứng dụng của dao động ký trong kỹ thuật đo lường Ngoài ra còn có dao động ký điện tử hai tia Loại dao động ký này cũng tương tự như dao động ký một tia nhưng chùm tia được phát ra từ súng phóng tia điện tử được tách thành hai phần riêng biệt trước khi đi qua các tấm làm lệch Loại dao động ký này cũng được sử dụng khá rộng rãi, thông thường sử dụng đo góc lệch pha Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 20  Và ngoài ra còn có một số loại dao động ký nữa: • Dao động ký điện tử nhớ tương tự • Dao động ký lấy mẫu • Dao động ký điện tử nhớ số • Dao động ký điện tủ vạn năng • Dao động ký điện tử tốc độ nhanh • Dao động ký điện tử cài đặt µp B.MÔ PHỎNG ỨNG DỤNG CỦA DAO ĐỘNG KÝ BẰNG PROTEUS I Cho mạch dao động hình sin dùng cầu xoay pha Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 21 Hình 1.1: Mạch cầu xoay pha Chúng ta sẽ sử dụng phần mềm Proteus để mô phỏng mạch dao động trên và sử dụng máy Oscilloscope để hiện thị dạng sóng của mạch Hình 1.2: Sơ đồ sử dụng Oscillcope để đo mạch Sau khi tiến hành mô phỏng mạch và kết quả hiển thị trên Oscilloscope như sau: Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 22 Hình 1.3: Dao động tạo sóng hình sin Dạng sóng này hiện thị ở kênh D(Channel D) Dạng sóng trên hiển thị biên độ, tần số, điện áp, góc lệch pha + Biên độ dao động (A): A = 3.5(ô) × 1V = 3.5 V + Điện áp (U): U = 7(ô) × 1V = 7V + Tần số (f): Để tính f trước hết ta sẽ tính thời gian của một chu kỳ (T), T = 6.66(ô) × 50µs = 333µs, vậy tần số sẽ là: f =3003Hz  Ngoài ra để đo tần số người ta còn sử dụng phương pháp Lissajuo Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 23 Dưới đây là hình ảnh tần số khi sử dụng phương pháp Lissajuo để đo mạch cầu xoay pha Hình 1.4: Hình ảnh hiện thị dạng của tần số Sau đây là kết quả đo được: Hình 1.5: Kết quả khi sử dụng phương pháp Lissajuo  Sau đây là một số hình ảnh hiện thị dạng sóng của tần số khi so sánh với tần số ban đầu (ở mạch cầu xoay pha) Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 24 • Tần số gấp đôi tần số ban đầu Hình 1.6: Hình dạng tần số gấp đôi tần số ban đầu Đây là kết quả sau khi đo: Hình 1.7: Bảng hiện thị tần số • Tần số gấp ba lần tần số ban đầu Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 25 Hình 1.8: Hình dạng tần số gấp ba tần số ban đầu Đây là kết quả sau khi đo: Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 26 Hình1.9: Bảng hiện thị tần số • Tần số gấp bốn lần tần số ban đầu Hình 1.10: Hình dạng tần số gấp bốn tần số ban đầu Kết quả sau khi đo: Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 27 Hình 1.11: Bảng hiện thị tần số II Cho mạch dao động đa hài Cho mạch sau: Hình 2.1: Mạch đa hài Chúng ta cũng sẽ sử dụng phần mềm Proteus để mô phỏng mạch dao động trên và sử dụng máy Oscilloscope để hiện thị dạng sóng của mạch Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 28 Hình 2.2: Sử dụng dao động ký để đo Sau khi mô phỏng ta được kết quả như sau: Hình 2.3: Dạng sóng hiển thị trên dao động ký Sau khi tiến hành mô phỏng ta được kết quả như sau: + Biên độ của dao động (A): A = 4.9(ô) × 1V = 4.9 V Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 29 + Điện áp của dao động (U): U = 4.9(ô) × 1V = 4.9 V + Tần số của dao động (f): Trước hết ta tính thời gian trong một chu kỳ của dao động (T): T = 5(ô) × 0.2s = 1s Vậy tần số (f): f = 1hz Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 30 Nguyễn thị Loan – KTCN4 Trang 31 ... mẫu • Dao động ký điện tử nhớ số • Dao động ký điện tủ vạn • Dao động ký điện tử tốc độ nhanh • Dao động ký điện tử cài đặt µp B.MƠ PHỎNG ỨNG DỤNG CỦA DAO ĐỘNG KÝ BẰNG PROTEUS I Cho mạch dao động. .. Ngồi cách đo tần số thông qua việc đo chu kỳ trên, đo tần số dao động ký sau: So sánh tần số tín hiệu cần đo fx với tần số chuẩn f0 Tín hiệu cần đo đưa vào cực Y, tín hiệu tần số chuẩn đưa vào cực... sai số phép đo lớn (5-10%) Đo góc lệch pha Dao động ký điện tử dùng để đo góc pha hai tín hiệu Phương pháp đo đơn giản sử dụng dao động ký hai tia dùng hình Lissajuo  Đo góc lệch pha dao động ký

Ngày đăng: 28/12/2015, 20:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan