Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

68 2.1K 8
Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội

LỜI CẢM ƠN Đề tài “ Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội ” là một đề tài mang tính thực tế cao, đòi hỏi nhiều kĩ năng trong phân tích và thu thập số liệu, xử lí số liệu nhất là số liệu sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn Mặc dù với kiến thức còn hạn chế, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Phan Đình Quyết, thông qua hướng dẫn thiết lập phiếu điều tra, cách thức thu thập và xử lí số liệu, chúng tôi đã hoàn thành đề tài này đúng thời gian quy định Chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy Phan Đình Quyết, chúc thầy luôn giảng dạy, công tác tốt và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống Đồng thời, nhóm sinh viên xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các cá nhân đã giúp đỡ cho đề tài có thể hoàn thành tốt Nhất là giám đốc công ty TNHH kim khí Tuấn Đạt, trưởng ban ngành và toàn thể nhân viên đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia quá trình điều tra phỏng vấn và đã cung cấp cho chúng em những thồn tin rất cần thiết cho bài nghiên cứu khoa học này Hà nội ngày 15 tháng 03 năm 2011 Nhóm sinh viên thực hiện: 1 Nguyễn Văn Thuật 2 Nguyễn Sơn 3 Lưu Thị Trang 1 DANH SÁCH BẢNG BIỂU Hình 1 Mô hình các giai đoạn quản trị chiến lược tổng quát Hình 2: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter: Hình 3: Quy trình xác lập giá cho doanh nghiệp Hình 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phân phối Hình 5:Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính và quản lý sản xuất của Công ty Tuấn Đạt Hình 6: bảng cân đối kế toán Hình 7: Biểu đồ quyết định mua hàng Hình 8: Biểu đồ về mức độ hài lòng của khách hàng Hình 9: Biều đồ về nhu cầu, cảm nghĩ của khách hàng về công ty Hình 10:Bảng kết quả doanh thu của công ty- Nguồn phòng tài chính- kế toán Hình 11: Bảng Dự báo nhu cầu Tiêu thụ Inox trên địa bàn Hà Nội của công ty Hình 12: Bảng Kế hoạch kinh doanh năm 2011 – 2015 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay chúng ta sống trong nền kinh tế toàn cầu với sự tự do thương mại hóa và cạnh tranh gay gắt Theo hiệp hội Thép việt nam cho biết, từ năm 2010, ngành thép việt nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa do ngành thép việt nam sẽ không còn được hưởng những ưu đãi về chính sách thuế do việc thực hiện đầy đủ các cam kết WTO từ năm 2010 Do đó thép việt nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt với thép nhập từ Trung Quốc về các nước Asean, hơn nữa nhiều dự án sản xuất thép mới đi vào sản xuất trong năm 2009, 2010 (có phụ lục)sẽ làm cho ngành thép nội địa cạnh tranh gay gắt hơn Hơn thế nữa, dù ngành thép đã có xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ, Campuchia Nhưng số lượng ít, chưa thể tạo ra thương hiệu thép việt nam nên các doanh nghiệp thép chỉ tăng cường tập trung cho mảng thị trường trong nước càng làm cho tình hình cạnh tranh khốc liệt hơn Trong năm 2010 dự đoán sản xuất và tiêu thụ thép và các sản phẩm từ thép sẽ tăng từ 10-12% so với năm 2009 với tình hình giá cả nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất đang leo thang như giá quặng sắt, giá phôi, giá điện, giá xăng làm tăng chi phí vận chuyển Trong cả nước theo tổng cục thống kê, Hà Nội là địa phương đứng đầu khu vực phía bắc về giá trị sản xuất thực tế năm 2006 đạt 96395.8 tỷ đồng( tăng 20% so với năm 2005), năm 2007 đạt 119494,8 tỷ đồng( tăng 23,9% so 2006), năm 2008 đạt 175831,5 tỷ đồng (tăng 47,1 %) Qua tốc độ phát triển đáng khích lệ của ngành công nghiệp ở Hà nội, ta thấy được cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phát triển Inox hay còn gọi là thép không gỉ, là hợp kim thép có chứa tối thiểu 10,5% Cr và hàm lượng Ni tùy loại với đặc tính nổi trội so với thép là bền, đẹp, sáng bóng, chịu được ăn mòn cao hơn, inox rất thích hợp để làm các sản phẩm gia 3 dụng và đồ trang trí như:nồi niêu, ấm nước, bát đũa, khay kệ , cửa , lan can cầu thang, rèm cửa…Đặc biệt trong tương quan so sánh giá với các mặt hàng gỗ (không đề cập đến gỗ ép và các loại gỗ tái chế khác) thì inox rẻ hơn.các sản phẩm làm từ inox đang chiếm được cảm tình của đa số khách hàng.Vì thế nhu cầu thị trường của inox là rất lớn Nhận định được điều này ngay từ sớm, Công ty TNHH Kim Khí Tuấn Đạt được thành lập từ năm 2005 xác định ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất và kinh doanh inox nguyên liệu Trong khi số doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm inox còn khiêm tốn (dưới 10 doanh nghiệp cho thị trường miền bắc) thì đây thật sự là một cơ hội lớn cho công ty TNHH Kim khí Tuấn Đạt có thể giành được thị phần lớn hơn.Với mục tiêu này đầu năm 2010 công ty đã đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất inox nguyên liệu quy mô tại khu công nghiệp trên địa bàn huyện Thường Tín_Hà Nội Nhưng để thành công hơn nữa công ty cần phải có một chiến lược thâm nhập thị trường cụ thể, chính xác và triển khai hiệu quả Với mục tiêu này, chúng tôi chọn đề tài : “Giải pháp triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của chúng tôi 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài: Thông qua nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập và bổ sung cho lý thuyết chiến lược thâm nhập thị trường, đồng thời tìm ra được “Các giải pháp nhằm nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty trách nhiệm hữu hạn kim khí Tuấn Đạt trên địa bàn thành phố Hà Nội và 1 số tỉnh miền Bắc” 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài: 1 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường cùng với các đối thủ cạnh tranh, các thời cơ với thách thức mà công ty gặp phải trong quá trình đó thì công ty nào cũng phải có một chiến lược cụ thể cho công ty của mình Đặc biệt là một chiến lược thâm nhập thị trường Trong thời gian hiện nay, những tài liệu nghiên cứu về chiến 4 lược thâm nhập thị trường còn ít, vì thế chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này với mong muốn đóng góp một số ý kiến về chiến lược thâm nhập thị trường cho các công ty và doanh nghiệp 2 Chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này cũng muốn góp phần đưa ra một chiến lược thâm nhập thị trường một cách cụ thể, rõ ràng cho công ty TNHH Kim Khí Tuấn Đạt trên địa bàn Thành Phố Hà Nội và các công ty vừa và nhỏ nói chung, nhằm giúp cải thiện tình hình kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các công ty vừa và nhỏ hiện nay 3 Khi nghiên cức đề tài này chúng tôi cũng muốn học hỏi và bổ sung thêm cho mình về chiến lược, chiến lược thâm nhập thị trường… nhằm hoàn thiện kỹ năng chuyên ngành và cả những kiến thức cần thiết, và giúp chúng tôi khi ra trường có một định hướng cụ thể cho bản thân 1.4 Phạm vi nghiên cứu: 1 Sản phẩm: Nguyên vật liệu Inox của công ty TNHH Kim Khí Tuấn Đạt 2 Không gian: Với vốn kiến thức hiện có và khả năng của nhóm, Chúng tôi nghiên cứu đề tài trong địa bàn Thành Phố Hà Nội 3 Thời gian: Nghiên cứu các hoạt động của công ty TNHH Kim Khí Tuấn Đạt trong 5 năm gần đây (2006-2010) 1.5 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu: Ngoài Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục sơ đồ, hình vẽ, Danh mục từ viết tắt, nghiên cứu của chúng tôi được chia làm 4 chương Trong đó: Chương I : Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương II: Cơ sở lý luận về chiến lược thâm nhập thị trường Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Tiến Đạt Chương IV: Các kết luận, thảo luận và đề xuất với chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Tiến Đạt 5 CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 2.1 Một số khái niệm cơ bản: 2.2.1 Khái niệm thị trường, chiến lược kinh doanh, chiến lược thâm nhập thị trường 2.2.1.1 Khái niệm thị trường Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.( Theo Wikipedia.org) Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ 2.2.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh 6 Chiến lược là” việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này” ( Theo Chandler năm 1962) Chiến lược là “mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chinh yếu, các chính sách,và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ” ( Theo Quinn năm 1980) Chiến lược là “ định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm dành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan” ( Theo Johnson và Scholes 1999) Trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau - trải dài từ toàn bộ doanh nghiêp (hoặc một nhóm doanh nghiệp) cho tới từng các nhân làm việc trong đó Chiến lược kinh doanh - liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể Nó liên quan đến các quyến định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các cơ hội mới v.v - Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra và thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai (Garry D Smith, 1991) - Quản trị chiến lược là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược được thiết kế nhằm đạt mục tiêu dài hạn của tổ chức( bộ môn Quản trị chiến lược trường ĐH Thương Mại) 2.2.1.3 Khái niệm chiến lược thâm nhập thị trường: 7 Chiến lược thâm nhập thị trường là việc tăng mức tiêu thụ, tăng mức cạnh tranh của các sản phẩm hiện thời ở thị trường hiện tại của công ty kinh doanh, nhằm tìm kiếm để gia tăng thị phần của sản phẩm hiện thời thông qua việc gia tăng các nỗ lực Marketing Chiến lược thâm nhập thị trường được sử dụng rộng rãi như các chiến lược đơn lẻ và liên kết với các chiến lược khác Thâm nhập thị trường bao gồm việc gia tăng số người bán, gia tăng chi phí quảng cáo, chào hàng rộng rãi các tên hàng xúc tiến bán, hoặc ra tăng các nỗ lực quan hệ công chúng Chiến lược thâm nhập thị trường được áp dụng trong các trường hợp sau:  Khi thị trường các sản phẩm và dịch vụ hiện tại chưa bão hòa  Khi tỷ lệ sử dụng của khách hàng hiện tại có thể gia tăng đáng kể  Khi thị phần của các đối thủ cạnh trạnh yếu đã su giảm do doanh số toàn ngành đang gia tăng  Khi trong quá khứ có mối tương quan giữa một đồng doanh thu và một đồng chi tiêu Marketing  Khi gia tăng tính kinh tế theo quy mô cung cấp các lợi thế cạnh trạnh chủ yếu 2.2 Mô hình các giai đoạn quản trị chiến lược, vai trò của chiến lược thâm nhập thị trường 2.2.1 Mô hình các giai đoạn quản trị chiến lược 8 Hình 1 Mô hình các giai đoạn quản trị chiến lược tổng quát (Nguồn: Fred David 1991 Concepts of strategic managerment MP company) Giai đoạn thứ nhất, hoạch định chiến lược là một quá trình có hệ thống nhằm xác định các mục tiêu dài hạn cùng các định hướng giải pháp và các nguồn lực cần thiết đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, mục đích chủ yếu của công ty Giai đoạn thứ hai, triển khai chiến lược chủ yếu liên quan đến việc thực hiện chiến lược ở các mức độ phối thức thị trường và nguồn lực Tuy nhiên giai đoạn này cũng bao gồm những biện pháp bổ sung có liên quan đến nhân lực Triển khai không thỏa đáng ở cấp độ nhân lực là nguyên nhân thường xuyên nhất dẫn đến sự thất bại của các chiến lược Không có gì đáng ngạc nhiên khi mà những biện pháp triển khai quan trọng nhất như phát triển sản phẩm, cắt giảm phương tiện sản xuất, huy động nguồn lực sản xuất từ bên ngoài, tạo dựng các thị trường mới… có thể được phát biểu rõ ràng trong các chiến lược Nhưng các biện pháp liên quan đến nhân lực thì không được trình bày rõ ràng như vậy mà chúng chỉ được đề cập thoáng qua hoặc không hề được đề cập trong các chiến lược Nguyên nhân là do những người tham gia hoạch đinh chiến lược có xu hướng tập trung vào các lợi thế cạnh tranh Do vậy nếu không có các biện 9 pháp triển khai ở cấp độ nhân lực thì những chiến lực tốt nhất cũng có thể thất bại Giai đoạn thứ ba, kiểm soát chiến lược tức là đo lường và đánh giá kết quả Thứ nhất là giai đoạn này cho biết những thông tin phản hồi về việc chiến lược được thực thi như thế nào Thứ hai là nó kiểm tra những giả thiết hoặc tiền đề quan trọng trong các dự định chiến lược xem có phù hợp với thực tế hay không Nếu có sự khác biệt quá lớn giữa dự định chiến lược và việc triển khai, hoặc nếu các tiền đề nêu ra không đúng với thực tiễn thì phải xem xét lại quá trình hoạch đinh và tiến hành hoạch định lại ngay từ đầu 2.2.2 Vai trò của quản trị chiến lược - Giúp cho việc thiết lập các chiến lược trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống hơn, logic hơn đến việc phân loại và lựa chọn chiến lược - Khi có quản trị chiến lược thì mọi đối tượng liên quan đến công ty đều có sự quan tâm thích đáng ở tầm rộng lớn hơn, khiến cho những đối tượng này được động viên khuyến khích và đoàn kết quan tâm đến nhau và hết lòng vì mục tiêu chung của công ty - Quản trị chiến lược gắn sự phát triển ngắn hạn trong sự phát triển dài hạn và qua đó đảm bảo chiến lược vạch ra được thực hiện xuyên suốt và đạt hiệu quả trong suốt quá trình triển khai - Quản trị chiến lược quan tâm đến hiệu suất và hiệu quả tức là quan tâm đến cả khối lượng công việc và kết quả đạt được so với tiêu chuẩn đạt ra theo các bước trong chiến lược 2.2.3 Vai trò của chiến lược thâm nhập thị trường: Cùng với những chiến lược khác của công ty thì chiến lược thâm nhập có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp chiến lược thâm nhập thị trường giúp công ty có cái nhìn toàn diện về thị trường của sản phẩm hiện có: đối thủ cạnh tranh, thị trường hay khách hàng mục tiêu, các bên liên quan khác… qua đó 10 ... thuyết chiến lược thâm nhập thị trường, đồng thời tìm “Các giải pháp nhằm nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường công ty trách nhiệm hữu hạn kim khí Tuấn Đạt địa bàn thành... với chiến lược thâm nhập thị trường công ty Tiến Đạt CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH. .. TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 2.1 Một số khái niệm bản: 2.2.1 Khái niệm thị trường, chiến lược kinh doanh, chiến lược thâm nhập thị trường 2.2.1.1 Khái niệm thị trường Thị trường

Ngày đăng: 01/10/2012, 17:00

Hình ảnh liên quan

2.2 Mô hình các giai đoạn quản trị chiến lược, vai trò của chiến lược thâm nhập thị trường. - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

2.2.

Mô hình các giai đoạn quản trị chiến lược, vai trò của chiến lược thâm nhập thị trường Xem tại trang 8 của tài liệu.
Hình 2: Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter: - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

Hình 2.

Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter: Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 5:Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính và quản lý sản xuất của Công ty Tuấn Đạt - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

Hình 5.

Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính và quản lý sản xuất của Công ty Tuấn Đạt Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 6: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN. - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

Hình 6.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Xem tại trang 43 của tài liệu.
1. Tài sản cố định hữu hình 221 14.810.966.750 25.984.484.755 - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

1..

Tài sản cố định hữu hình 221 14.810.966.750 25.984.484.755 Xem tại trang 44 của tài liệu.
3. Tài sản cố định vô hình 227 - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

3..

Tài sản cố định vô hình 227 Xem tại trang 44 của tài liệu.
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

3..

Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 7: Biểu đồ quyết định mua hàng. - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

Hình 7.

Biểu đồ quyết định mua hàng Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 8: Biểu đồ về mức độ hài lòng của khách hàng. - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

Hình 8.

Biểu đồ về mức độ hài lòng của khách hàng Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 9: Biều đồ về nhu cầu, cảm nghĩ của kháchhàng về công ty. 3.4.1 Kết quả phỏng vấn chuyên gia. - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

Hình 9.

Biều đồ về nhu cầu, cảm nghĩ của kháchhàng về công ty. 3.4.1 Kết quả phỏng vấn chuyên gia Xem tại trang 51 của tài liệu.
Nhưng một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp là tình hình lạm phát như hiện nay, tất cả các mặt hàng đều tăng giá hàng loạt cũng khiến khả năng chi tiêu  của khách hàng cũng bị thắt chặt hơn - Giải pháp nâng cao công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường của công ty TNHH KIM KHÍ TUẤN ĐẠT trên địa bàn Hà Nội.doc

h.

ưng một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp là tình hình lạm phát như hiện nay, tất cả các mặt hàng đều tăng giá hàng loạt cũng khiến khả năng chi tiêu của khách hàng cũng bị thắt chặt hơn Xem tại trang 57 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan