Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam

51 1.2K 2
Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi lửa…

Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Lời cám ơn Báo cáo khoa học với đề tài “Động đất khu vực Tây Bắc Việt Nam” được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn khoa học nghiêm túc, sự chỉ bảo tận tình của TS. Lương Hồng Hược. Với sự biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cám ơn chân thành nhât đến TS. Lương Hồng Hược. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu khoa học em cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Địa lý nói chung và các thầy cô trong tổ Địa lý tự nhiên nói riêng đã giúp em nâng cao trình độ và hoàn thiện báo cáo.Bên cạnh đó là sự giúp đỡ động viên của bạn bè trong lớp. Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến các nhà khoa học của Viện Vật lý Địa cầu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đặc biệt là các anh chị trong phòng Địa chấn đã tận tình hướng dẫn em về mặt khoa học, bổ sung những tài liệu cần thiết. Em xin chân thành cám ơn ! Hà Nội, tháng 3 năm 2011. Sinh viên Ngô Thị Ươm Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN 1 Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi lửa… Trong các tai họa thiên nhiên đó, có lẽ động đất là tai họa khủng khiếp nhất, bởi vì chỉ trong vài giây đồng hồ cả một thành phố có thể bị sụp đổ hoàn toàn, cả một khu vực có thể bị sụt lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi dòng do hậu quả của những trận động đất cực mạnh. Điều đáng sợ hơn là cho đến nay khoa học và kỹ thuật đương đại vẫn chưa dự báo chính xác thời điểm và địa điểm động đất sẽ xảy ra. Do đó, con người chưa có biện pháp phòng chống chủ động đối với từng trận động đất, như phòng chống bão hay lũ lụt. Bản đồ phân bố chấn tâm động đất trên thế giới Nhìn vào bản đồ phân bố chấn tâm động đất toàn cầu một số chuyên gia cho rằng động đất Việt Nam là không đáng kể nhưng cũng cần được quan tâm.Vấn đề động đất lãnh thổ Việt Nam nói chung và miền Bắc Việt Nam nói riêng được thu thập qua các nguồn: tài liệu lịch sử, điều tra những trận động đất mạnh và cảm thấy trong nhân dân, các tài liệu quan trắc bằng các trạm động đất. Từ đó các tác giả đã nghiên cứu Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN 2 Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý tính động đất, nêu ra một số quy luật biểu hiện của chúng và sau đó nêu ra những giải pháp khắc phục. Tây Bắc (Việt Nam) được đánh giá là vùng có nguy cơ động đất lớn nhất cả nước.Chỉ riêng trong thế kỷ XX Tây Bắc đã xảy ra nhiều trận động đất mạnh gây hậu quả nặng nề cho nhân dân và cản trở các dự định quy hoạch, xây dựng đất nước đặc biệt là kế hoạch xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên Sông Đà. . Chính vì vậy nghiên cứu điều kiện, quy luật phát sinh, phát triển của động đất khu vực Tây Bắc là rất cấp thiết. Đó là lí do tôi chọn đề tài “Động đất khu vực Tây Bắc Việt Nam” nhằm cho người đọc cái nhìn cụ thể, trực quan và chính xác về vấn này. III. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn đề tài 1. Mục đích Đề tài “Động đất khu vực Tây Bắc Việt Nam” được nghiên cứu với mục đích đem lại cho người đọc sự hiểu biết chung nhất về động đất và có cái nhìn cụ thể vê động đất khu vực Tây Bắc, từ đó có những giải pháp hạn chế hậu quả khi động đất xảy. 2. Nhiệm vụ - Xác định các trận động đất lớn đã xảy ra khu vực Tây Bắc Việt Nam - Nghiên cứu các nguyên nhân gây động đất khu vực Tây Bắc - Bước đầu đưa ra các giải pháp hạn chế hậu quả. 3. Giới hạn đề tài Nghiên cứu động đất là một vấn đề lớn, mức độ ảnh hưởng sâu sắc và thời gian tương đối dài. Trong điều kiện còn hạn chế về thời gian , tư liệu, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu đến hiện trạng, nguyên nhân và những giải pháp hạn chế hậu quả của động đất khu vực Tây Bắc Việt Nam. Về mặt phạm vi lãnh thổ, đề tài giới hạn nghiên cứu khu vực Tây Bắc trong phạm vi trọn vẹn 4 tỉnh là: Lai Châu, Điện Biên,Sơn La và Hòa Bình và một số vùng nhỏ lân cận IV.Phương pháp nghiên cứu và các bước thực hiện đề tài 1. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN 3 Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Đối với bất kì đề tài báo cáo khoa học nào muốn thực hiện đều phải có các phương pháp nghiên cứu. Trong đề tài này người viết đã vân dụng các phương pháp sau đây: 1.1Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài: các tài liệu về động đất, tài liệu về các đứt gãy lãnh thổ, các bài luận văn, khòa luận có liên quan tới đề tài của báo cáo khoa học Dựa trên những tài liệu nghiên cứu, phân tích, chọn lọc trên cơ sở khoa học những nội dung cấn thiết cho bài báo cáo. 1.2Phương pháp phân tích tổng hợp Sau khi thu thập tài liệu, phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng nhằm xử lý thông tin. 2. Các bước thực hiện Bất kì một báo cáo khoa học nào cũng cần sử dụng những biện pháp thích hợp nhất để bài báo cáo đạt kết quả cao. Cùng với việc lựa chọn các phương pháp nghiên cứu việc nắm vững các bước tiến hành để thực hiện đề tài cũng vô cùng quan trọng . Báo cáo này được tiến hành theo các bước sau: 2.1 Bước chuẩn bị Đây là bước chuẩn bị về cơ sở lí luận và thực tiễn cho đề tài. Bước này đòi hỏi người viết phải biết chọn lọc tài liệu và làm dàn ý cho đề tài. Các tài liệu phải phong phú để có cái nhìn toàn diện về vấn đề qua đó người đọc thấy được hiện trạng, nguyên nhân và những giải pháp hạn chế hậu quả động đất Tây Bắc Việt Nam. 2.2 Bước thu thập tài liệu Sau khi đã xác định được đề cương của đề tài, xác định được những yếu tố cơ bản cần chuẩn bị, việc thu thập tài liệu có lien quan đến nội dung cần thể hiện là vấn đề rất quan trọng không thể thiếu. Việc thu thập thông tin được hiểu là quả trình tìm kiếm, lựa chọn những tài liệu để dđáp ứng yêu cầu nội dung của đề tài. Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN 4 Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Trong các tài liệu liên quan đến động đất, thì cần chú ý đến các tài liệu về động đất Việt Nam đặc biệt là động đất Tây Bắc. Các tài liệu này có thể thu thập từ nhiều nguồn như: Viện Vật lí Địa cầu, thư viện khoa Địa lý, thư viện Trườnng Đại học sư phạm Hà Nội, trên mạng Internet… 2.3 Bước thực hiện đề tài Sau khi đã lập được đề cương chi tiết và thu thập những tài liệu cần thiết thì bước tiếp theo là tiến hành viết báo cáo dựa theo sự chỉ dẫn của thầy cô. 2.4 Bước kiểm tra và chỉnh sửa Đây là bước cuối cùng sau khi đã hoàn thiện bài báo cáo. Trong bước này người viết chỉnh sửa lại những sai sót và hoàn chỉnh bài báo cáo với những yêu cầu đã đưa ra. V. Cấu trúc bài báo cáo A. Phần mở đầu B. Phần nội dung Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực Tây Bắc Chương 2: Một số khái niệm về động đất. Chương 3:Hoạt động động đất khu vực Tây Bắc I. Hiện trạng động đất Tây Bắc II. Nguyên nhân III. Giải pháp hạn chế hậu quả của động đất C.Kết luận Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN 5 Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TÂY BẮC 1.Vị trí địa lý Tây Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn nằm phía Bắc của việt Nam, là một vùng cao, dốc và chia cắt mạnh mẽ nhất cả nước “miền đất của những núi và cao nguyên”. Đây là nơi có nhiều tiềm năng giàu có chưa được khai thác và sử dụng hợp lí như tiềm năng thủy điện, khoáng sản, nông lâm nghiệp… Tây Bắc bao gồm 4 tỉnh :Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình lấy ranh giới sông Hồng làm ranh giới. Tây Bắc có tổng diện tích 3800000km 2 chiếm 12 % diện tích của cả nước với số dân khoảng 2822300 người Tây Bắc có tọa độ địa lý: vĩ độ 20 o 47’ B đến 22 o 48’ B ; kinh độ 102 o 09’Đ đến 105 o 52’ Đ. Về tiếp giáp phía Bắc giáp Vân Nam ( Trung Quốc); phía TâyTây Nam giáp Phong Sa Lỳ - Sầm Nưa ( Lào); phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ; phía NamĐông Nam giáp các tỉnh Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa. Đại bộ phận lãnh thổ thuộc phạm vi lưu vực sông Đà thuộc phạm vi nước ta. Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN 6 Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Khu vực Tây Bắc Việt Nam 2. Đặc điểm các thành phần tự nhiên 2.1. Địa chất kiến tạo Lịch sử địa chất kiến tạo vùng Tây Bắc rất phức tạp và có nhiều biến động bắt đầu từ >500 triệu năm trở về trước và còn tiếp diễn đến hiện tại. Việt Nam nằm phần Đông Nam của mảng lục địa Âu- Á, nơi tiếp xúc với mảng lục địa Ấn Độ - Autraylia và mảng đại dương Thái Bình Dương. Các hoạt động kiến tạo diễn ra liên tục lúc mạnh lúc yếu suốt từ thời Tiền Cambri đến Tân Kiến Tạo. Vào thời kì nguyên sơ, khối vỏ lục địa ban đầu bị phá hủy, toàn miền chìm ngập dưới biển lúc đó chỉ có một số đỉnh núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn và cánh cung sông Mã là nổi lên trên mặt biển. Chế độ biển kéo dài hàng trăm triệu năm. Phần trung tâm và Đông Nam của vùng chịu ảnh hưởng của sự sụt lún mạnh mẽ hình thành các tầng đá vôi đá phiến Lai Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN 7 Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Châu, Thuận Châu ( Sơn La) hạ lưu sông Đà, sông Mã, khu vực Hoàng Liên Sơn. Vào cuối đại Cổ sinh, dãy Hoàng Liên Sơn và sông Mã được nâng lên Khu vực Tây Bắc về cơ bản được hình thành vào đại Trung sinh, đặc biệt sau vận động tạo núi Indoxini vào kỉ Trias cách đây 225 – 180 triệu năm. Vận động tạo núi này bao chiếm toàn bộ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam nhưng xảy ra mạnh nhất trong địa máng sông Đà. Quá trình sụt lún võng sông Đà tạo ra sự lắng đọng 1 hệ tầng dày các thành tạo lục nguyên cacbonat. Khi pha uốn nếp xảy ra vào Trias muộn thì thấy có hiện tượng chờm nghịch mạnh kèm theo xâm nhập ganitoit. Do 2 bờ của địa mảng tiến gần lại nhau trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ kèm theo hàng loạt đứt gãy chờm nghịch làm đá vôi tầng giữa có tuổi cổ hơn lại nằm chờm lên đá phiến – đá vôi tầng trên có tuổi trẻ hơn ( gặp Sơn La) vùng sông Đà nơi có đứt gãy sâu thì có đá xâm nhập và phun trào mafic Đến giai đoạn Tân Kiến Tạo, cách đây 65 triệu năm khu vực Tây Bắc lại chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya. Vận động này nâng lên không đều mạnh phía sâu trong lục địa, đồng thời với hoạt độn nâng lên thì sự sụt sâu làm tăng cường độ chia cắt của bề mặt tạo ra sự phân dị mới trong địa hình Tây Bắc. Miền Tây Bắc được nâng lên với biên độ khá lớn, các dãy núi trùng với trục uốn nếp cổ, còn các thung lũng chân núi chạy theo đường đứt gãy cổ sinh. Vùng nâng lên mạnh nhất tạo nên các núi trung bình và núi cao >1500m như Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông Mã. Hiện tượng nâng sụt diễn ra không liên tục mà theo từng đợt. Nham thạch trong khu vực Tây Bắc gồm đầy đủ các loại bao gồm: trầm tích biến chất, macma, phun xuất Riolit, đá biến chất có tả ngạn sông Đà , các lọai trầm tích sa diệp phân bố nhiều hữu ngạn sông Đà, trầm tích đá vôi chủ yếu hữu ngạn sông Đà. Ngày nay khu vực Tây Bắc các vận động Tân kiến tạo vẫn tiếp tục diễn ra các vận động nâng cao và hạ có cường độ và hướng thay đổi theo Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN 8 Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý từng địa phương. Các hoạt động phun trào và mạch phun nước nóng, các đợt động đất mạnh nhất so với các miền khác trong cả nước. Các quá trình bồi tụ và bóc mòn cũng mạnh hơn, hoạt động macma vẫn tồn tại. Các trận động đất vẫn tiếp tục xảy ra như trận động đất ngày 1/11/1935 tại Điện Biên. Người ta ví Điện biên như cái “rốn” của động đất Việt Nam. 2.2. Địa hình Tây Bắc là vùng núi, cao nguyên hiểm trở có mức độ chia cắt mạnh nhất nước ta. Đó chính là hệ quả của quá trình phát triển địa chất kiến tạo. Địa hình Tây Bắc rất phức tạp. Phía đôngđông bắc là khối núi Hoàng Liên Sơn; phía tâytây nam là dãy núi Sông Mã nằm giữa 2 khối núi khổng lồ là 1 dải núi đá vôi chạy liên tục từ Phong Thổ đến Lạc Thủy (Hòa Bình). Tây Bắc núi và cao nguyên chiếm 4/5 diện tích lãnh thổ, các dãy núi và cao nguyên đều chạy song song nhau theo hướng Tây Bắc - Đông Nam trừ phía cực tây có nhiều mạch núi rẽ theo hướng Đông Bắc phía ĐôngĐông Bắc của Tây Bắc là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn đồ sộ nằm thành 1 khối chắc nịch dài 180 km từ biên giới Trung Quốc đến Vạn Yên rộng 30 km, trong đó chỉ có một nơi hạ thấp xuống đến 1069m đèo Khau Cọ. Các đỉnh núi đều cao từ 2800m – trên 3000m. Trong đó có đỉnh Phanxipang cao nhất (3143m). Dãy núi Hoàng Liên Sơn chạy dài liên tục thành một dải theo hướng Tây BắcĐông Nam có đỉnh sắc nhọn như răng cưa. Tuy nhiên trong khu vực núi cũng có những bán bình nguyên khá bằng phẳng. Dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn là những bồn địa Than Uyên, Nghĩa Lộ ,Quang huy. Vùng núi Hoàng Liên Sơn còn có nhiều thung lũng sông mở rộng trong đó đất phù sa khá màu mỡ như thung lũng Mường Hum, thượng lưu sông Nậm Tà. Về phía TâyTây Nam của vùng Tây Bắc lại là những núi trung bình đó là dãy núi sông Mã dài 500 km tỏa rộng sang cả Sầm Nưa (Lào) và lan đến tận Thanh Hóa. đây có nhiều đỉnh cao 1800m với đỉnh Pu-đen- Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN 9 Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý đinh 1886m, Pu-sam-sao 1897m. Trong khu vực có nhiều nền móng cổ nhiều đứt gãy đắc biệt là đứt gãy Lai Châu – Điện Biên. Địa hình đây khá đồng nhất với mạng lưới xâm thực dày, khe sâu sườn dốc, có xen một số bề mặt bằng phẳng rộng như Mường Nhé. Nằm giữa 2 khối núi khổng lồ kể trên là một dãy núi đá vôi xen núi sa diệp thạch chạy liên tục từ Phong Thổ qua Sìn Hồ, Tuần Giáo (Lai Châu), Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu (Sơn La) về Yên Lạc, Lạc Thủy (Hòa Bình). 2.3 Khí hậu Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão biển Đông trong mùa hè và của gió mùa Đông bắc trong mùa đông ít hơn các nơi khác thuộc Đông BắcĐồng bằng Bắc Bộ. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt. Mùa hè với gió mùa Tây Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông với gió mùa Đông Bắc, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh, khô và ít mưa. Các tháng 4 và tháng 10 là những tháng giao thời giữa 2 mùa. Các hoàn lưu gió mùa ảnh hưởng tới Tây Bắc là hệ thống gió mùa Đông Bắc Á; hệ thống gió mùa Đông Nam Á; hệ thống gió mùa Nam châu Á. Các hoàn lưu gió mùa đã chi phối mọi duễn biến của thời tiết và khí hậu vùng Tây Bắc với những đặc trưng cơ bản sau đây: Về chế độ nhiệt, tháng nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất tháng 11-12. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm vùng cao nguyên và núi cao lớn hơn các thung lũng. Do có dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ mùa đông Tây Bắc thường cao hơn Đông Bắc từ 1-2 o C( cùng độ cao)…Trái lại mùa hè Tây Bắc đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn, do ảnh hưởng sớm và nhiều hơn của áp thấp nóng phía tây. Báo cáo khoa học Ngô Thị Ươm K60TN 10 [...]... Nam, chứng tỏ lãnh thổ Tây Bắc Việt Nam có tính động đất cao nhất Chỉ tính riêng trong thế kỷ XX hầu hết cả trận động đất mạnh nhất xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam đều tập trung vào khu vực Tây Bắc Đó là các trận động đất mạnh tiêu biểu Việt Nam mà Viện Vật Lý địa cầu đã điều tra thực địa: Động đất Điện Biên Động đất Tuần Giáo Động đất Lục Yên Động đất Hoà Bình Động đất Tạ Khoa Động đất Lai Châu Ngoài... sát các mặt trượt làm xảy ra động đất trạng thái tự nhiên Báo cáo khoa học 18 Ngô Thị Ươm K60TN Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý CHƯƠNG III HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT KHU VỰC TÂY BẮC I HIỆN TRẠNG ĐỘNG ĐẤT TÂY BẮC Cho đến nay các danh mục động đất trên lãnh thổ Tây Bắc Việt Nam ghi nhận 767 trận động đất có Magnitude Ms ³ 3 chiếm gần 2/3 tổng số động đất xảy ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ... 9 thang MSK – 64 Và vậy thì Magnitude động đất là khoảng 6,8 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 25 km 2 Động đất Tuần Giáo (1983) Động đất Tuần Giáo là sự kiện động đất nổi bật không những Tây Bắc mà còn là trận động đất đặc trưng nước ta bởi vì: - Là trân động đất mạnh được ghi bằng máy đầy đủ nhất trong lịch sử nghiên cứu động đất Việt Nam - Là trận động đất được phối hợp nghiên cứu toàn diên... lý II NGUYÊN NHÂN Động đất dù lớn nhỏ đều tập trung chủ yếu trong đới phá hủy của các đứt gãy đang hoạt động của Tây Bắc Việt Nam, phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa tính động đất và cấu trúc kiến tạo Nghiên cứu mối liên quan giữa hoạt động động đất và bình đồ kiến tạo – địa động lực hiện đại Tây Bắc thấy rằng điều kiện phát sinh động đất để dự báo các vùng có khả năng xảy ra động đất mạnh trong điều... trước, chủ yếu là nhà cấp 4 (1 tầng) 5 .Động đất Sơn La, mạnh nhất năm 2010 Động đất xảy ra sáng sớm 31/12 tỉnh Sơn La được đánh giá là trận động đất lớn nhất Việt Nam năm 2010 Theo Viện Vật lý Địa cầu, một trận động đất mạnh 5,2 độ richter xảy ra hồi 1h50 sáng 31/12 độ sâu 15-17 km khu vực huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La Cư dân sống các huyện lân cận như Mường La, Bắc Yên, cũng cảm nhận được sự lung... mặt đất gây ra các vụ nổ núi lửa Các vụ phá hủy và nổ núi lửa xảy ra gần mặt đất, chấn động lan truyền không xa Ngoài ra các vụ sập hang động trong các vùng đá vôi cũng gây chấn động Tuy nhiên đó chỉ là những trận động đât yếu Động đất kích thích ( hồ chứa ) là hiện tượng tăng hoạt động động đất vùng hồ chứa được tích nước Hiện tượng đó xảy ra nhiều vùng hồ, nhiều trường hợp đã xảy ra động đất. .. chấn động của động đất Cường độ chấn động (Intensity) động đất là đại lượng biểu thị cường độ chấn động mà nó gây ra trên mặt đất và đánh giá được qua mức độ tác động của nó đối với nhà cửa, công trình, mặt đất, đồ vật, con người Cường độ chấn động được đánh giá theo các thang phân bậc mức độ tác động của động đất đối với các kiểu nhà cửa, công trình, đồ vật, súc vật, con người và biến dạng mặt đất. .. lưới trạm địa chấn mở rộng phân bố khá đồng đều trên lãnh thổ Việt Nam Chấn tâm động đất Thin Tóc nằm trên đới động đát Lai Châu-Điện Biên, được đánh giá là có tính địa chấn tích cực, và gần kề với chấn tâm động đất có tính phá hoại Điện Biên năm 1935 (Ms= 6,8), nơi mà nhiều nhà địa chấn Việt Nam cho là có nguy cơ động đất lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam (Mmax= 6,5 – 7,0) Trên cơ sở các số liệu quan... sụt lún dần về phía Tây Nam Trong giai đoạn hiện nay hầu như không bị trượt bằng, biểu hiện pha thuận sau MZ Trong kainozoi muộn hệ đứt gãy thể hiện trượt bằng phải… III GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HẬU QUẢ CỦA ĐỘNG ĐẤT Động đất để lại thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sông nhân dân Chính vì vậy các biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng của tai biến đông đất Việt Nam nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng luôn thu... thiệt hại của động đất: 1 Quan trắc động đất khu vực Tây Bắc Nhờ sự đầu tư thích đáng của Nhà nước, Viện Vật lí Địa cầu đã mở rộng mạng lưới trạm địa chấn lên con số 24 trạm đến hết năm 2004 Báo cáo khoa học 35 Ngô Thị Ươm K60TN Trường Đại học sư phạm Hà Nội Khoa Địa lý Với hệ thống trạm như vậy có khả năng ghi nhận đầy đủ động đất có Magnitude, Ms ≥ 3,0 trên phạm vi miền Bắc Việt Nam và Ms ≥ 4,0 . Nội Khoa Địa lý A.PHẦN MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải. cả một khu vực có thể bị sụt lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi dòng do hậu quả của những trận động đất cực mạnh. Điều đáng sợ hơn là cho đến nay

Ngày đăng: 25/04/2013, 21:33

Hình ảnh liên quan

Bảng: Các vùng phát sinh động đất M ³5 khu vực Tây Bắc - Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam

ng.

Các vùng phát sinh động đất M ³5 khu vực Tây Bắc Xem tại trang 20 của tài liệu.
1. Động đất Điện Biên (1935) - Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam

1..

Động đất Điện Biên (1935) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 4. Phân bố không gian - thời gian của động đất ở Tuần Giáo và - Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam

Hình 4..

Phân bố không gian - thời gian của động đất ở Tuần Giáo và Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 4. Đứt gãy Tuần Giáo - Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam

Hình 4..

Đứt gãy Tuần Giáo Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng: Mạng lưới trạm địa chấn ở Việt Nam (Theo số liệu của Viện Vật lý Địa cầu, năm 2004) - Động đất ở khu vực Tây Bắc Việt Nam

ng.

Mạng lưới trạm địa chấn ở Việt Nam (Theo số liệu của Viện Vật lý Địa cầu, năm 2004) Xem tại trang 36 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan