vận dụng các phương pháp điều tra chọn mẫu trong thống kê năng suất sản lượng lúa

36 1.8K 1
vận dụng các phương pháp điều tra chọn mẫu trong thống kê năng suất sản lượng lúa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Như ta đã biết, nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, thu về hàng năm hàng triệu đô la góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nước.

LỜI NÓI ĐẦU Như ta đã biết, nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, đã vươn lên trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, thu về hàng năm hàng triệu đô la góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nước. Có được những thành tựu như vậy là do Đảng và Nhà nước đã quan tâm một cách đúng đắn, phát huy các thế mạnh để phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình CNH-HĐH đất nước có một nghịch lý là ruộng đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó đời sống luôn đòi hỏi ngày càng phải gia tăng khối lượng sản phẩm bởi các sản phẩm từ nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm lúa gạo đã trở thành nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của con người.Do đó vấn đề đặt ra đối với ngành nông nghiệp là phải có những kế hoạch đẩy mạnh thâm canh tăng vụ và không ngừng nâng cao năng suất cây trồng. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới như hiện nay, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp nước ngoài, điều đó đòi hỏi chính phủ và các đơn vị sản xuất bên cạnh việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đồng thời phải nắm bắt thông tin thị trường một cách nhanh chóng và chính xác. Vì vậy thống chính xác và kịp thời năng suất sản lượng lúa là hết sức cần thiết trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch, phục vụ công tác quản lý các cấp, không chỉ ở tầm vĩ mô mà còn cả ở tầm vi mô của nền kinh tế nước nhà. Để thực hiện tốt công tác thống năng suấtsản lượng lúa thì một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà ngành thống Việt Nam đã, đang 1 và phải tiến hành là không ngừng tìm tòi và hoàn thiện các phương pháp điều tra. Tổng cục thống đã vận dụng nhiều phương pháp trong điều tra thống nông nghiệp trong đó điều tra chọn mẫu vẫnphương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Dựa trên nền tảng đó, trong nội dung đề án của mình em xin được trình bày một số vấn đề xung quanh việc tìm hiểu và vận dụng các phương pháp điều tra chọn mẫu trong thống năng suất sản lượng lúa, bao gồm các vấn đề cơ bản sau: Phần I : Những cơ sở lý luận về điều tra chọn mẫu trong thống kê. Phần II: Thống năng suất sản lượng lúa dưới góc độ của điều tra chọn mẫu được giải quyết như thế nào. Phần III: Ứng dụng một phương pháp điều tra chọn mẫu cụ thể là phương pháp chọn mẫu theo hộ để phân tích và qua đó rút ra các kết luận và đánh giá xác thực. Em xin chân thành cảm ơn GS.TS.Phạm Ngọc Kiểm đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này. 2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU TRA CHỌN MẪU TRONG LÝ THUYẾT THỐNG I. Điều tra chọn mẫu là gì? Điều tra là việc thu thập thông tin ban đầu về các hiện tượng, quá trình kinh tế xã hội, là giai đoạn cơ sở đầu tiên trong quá trình nghiên cứu Thống kê. Vì vậy trong điều tra thống kê, tính chính xác, kịp thời và đầy đủ là những yếu tố hết sức quan trọng. Hiện nay, có nhiều loại hình điều tra thống như : điều tra toàn bộ, điều tra chuyên môn…song điều tra chọn mẫu vẫn là loại hình điều tra thống được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. 1. Khái niệm về điều tra chọn mẫu Điều tra chọn mẫuđiều tra không toàn bộ, trong đó người ta chọn ngẫu nhiên một sốđơn vị trong tổng thể nghiên cứu để điều tra, rồi dùng kết quả thu thập được tính toán suy rộng ra cho toàn bộ tổng thể. Những đơn vị chọn ra để tiến hành nghiên cứu được gọi là mẫu. Việc chọn mẫu phải tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu. Vì thế kết quả điều tra trên mẫu thường được suy rộng ra cho tổng thể chung. Trong một số trường hợp,điều tra chọn mẫu còn được sử dụng để thay thế cho điều tra toàn bộ khi không có đủ điều kiện để tiến hành điều tra toàn bộ. 2. ý nghĩa thực tiễn của điều tra chọn mẫu Điều tra chọn mẫu do những đặc tính vốn có của nó nên nó có nhiều ưu điểm so với tổng điều tra va các loại điều tra khác. Giảm chi phí và nhân lực : Điều tra chọn mẫu tiết kiệm được thời gian chi phí và nhân lực hơn so với điều tra toàn bộ. Việc thu thập số liệu từ một bộ phận nhỏ đòi hỏi ít chi phí, thời gian và nhân lực hơn. Do đó nó thường được dùng thay thế cho điều tra toàn bộ khi điều tra chọn mẫu là phù hợp và hiệu quả hơn điều tra toàn bộ. Chẳng hạn với điều tra năng suất lúa của một địa phương, nếu tiến hành điều tra toàn bộ là sẽ phải cử cán bộ điều tra xuống từng huyện, từng xã, đến từng hộ để theo dõi nông dân 3 thu hoạch, cân đo, đong đếm sản lượng lúa thu hoạch mới có thể tính được năng suất, như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức, và do điều tra trên một tổng thể lớn nên có thể bị bỏ sót…Trong khi đó điều tra chọn mẫu chỉ cần tiến hành gặt thử ở một số điểm trong thời gian ngắn là có thể tính toán và suy rộng được năng suất sản lượng của địa phương đó. Điều tra chọn mẫu là biện pháp cần thiết, tất yếu để thu thập thông tin trong nông nghiệp nói chung và trong điều tra năng suất sản lượng lúa nói riêng. Tốc độ nhanh hơn : Số liệu thu được từ mẫu sẽ được tổng hợp nhanh hơn, đảm bảo tính kịp thời của số liệu. Chính vì vậy nên điều tra chọn mẫu được dùng trong một số trường hợp cần tổng hợp tài liệu nhanh để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý và lập kế hoạch. Chính xác hơn : Khi quy mô điều tra quá lớn mà trình độ tổ chức nghiên cứu còn nhiều hạn chế thì tổng điều tra sẽ dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình thu thập thông tin ban đầu, hạn chế độ chính xác của kết quả phân tích. Trong trường hợp điều tra mẫu, khối lượng công việc giảm đáng kể, cho phép sử dụng những người thu thập và xử lý thông tin có trình độ, thời gian dành cho một đơn vị điều tra nhiều hơn tạo điều kiện cho người cung cấp thông tin trả lời chính xác nên chất lượng thu thập số liệu sẽ được nâng cao từ đó đảm bảo tính chính xác khi phân tích kết quả. Thông tin sâu hơn : Điều tra mẫu cho phép thu thập nhiều nội dung thông tin phức tạp do đó kết quả điều tra sẽ phản ánh được nhiều mặt của đối tượng nghiên cứu, để từ đó rút ra được nhận xét kết luận xác đáng và sâu sắc hơn. Lý thuyết chọn mẫu là một trong những lĩnh vực ra đời sớm nhất của lý thuyết thống kê. Kiaer (1895-1986) của Nauy và Bowley (1906-1973) của Anh là những người sử dụng sớm nhất mẫu để thu thập số liệu kinh tế xã hội. Năm 1930 do đòi hỏi rất lớn của số liệu thống kinh tế xã hội ở Mỹ và Châu Âu, điều tra chọn mẫu đã được tiến hành. Đồng thời phương pháp luận của điều tra chọn mẫu trong đánh giá năng suất lúa cũng được phát triển 4 ở ấn Độ. Cục điều tra Mỹ và trường Đại học tổng hợp Iowa cũng đã thử nghiệm phương pháp chọn mẫu và kĩ thuật hỏi đáp khi đánh giá các đặc trưng của trang trại, công cụ, sản lượng mùa màng và gia súc…Với những ưu thế vốn có, trải qua hơn 100 năm nay, điều tra chọn mẫu ngày càng được ứng dụng rộng rãi, không ngừng cải thiện nâng cao làm phong phú thêm cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Từ 1967 cho đến nay, Việt Nam đã áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu và đã thu được nhiều kết quả tốt trong nhiều lĩnh vực nói chung và đặc biệt là trong điều tra năng suấtsản lượng lúa. 3. Một số hạn chế của điều tra chọn mẫu + Điều tra chọn mẫu không tránh được hoàn toàn các sai số. Trong điều tra thống thường xảy ra hai loại sai số : sai số chọn mẫu và sai số phi chọn mẫu. Sai số chọn mẫu là loại sai số đặc trưng trong điều tra chọn mẫu, do chỉ dùng số liệu của một bộ phận các đơn vị trong tổng thể để suy rộng cho tổng thể. Sai số này phụ thuộc vào cỡ mẫu, độ đồng đều của tổng thể và phương pháp chọn mẫu. Loại sai số phi chọn mẫu xuất hiện cả trong điều tra chọn mẫuđiều tra toàn bộ, sai số này cũng phụ thuộc vào cỡ mẫu, khi mẫu tăng lên thì sai số chọn mẫu cũng tăng. +Điều tra chọn mẫu cũng không cho biết quy mô của tổng thể, vì vậy chúng ta không thể dùng điều tra chọn mẫu để thay thể hoàn toàn cho điều tra toàn bộ. +Kết quả điều tra chọn mẫu còn phụ thuộc vào cách lấy mẫu Do một số hạn chế trên, nên kết quả của điều tra chọn mẫu thường không chính xác một cách tuyệt đối. Vì vậy vấn đề đặt ra là tìm cách làm giảm sai số đến mức có thể chấp nhận được để tài liệu suy rộng có thể phản ánh đúng đặc điểm và bản chất hiện tượng nghiên cứu II. Những vấn đề cơ bản của điều tra chọn mẫu 1.Xác định tổng thể điều tra Khi tiến hành một cuộc điều tra mẫu,trước hết chúng ta cần phải xác 5 định xem thông tin phải thu thập ở đâu để từ đó chọn mẫu điều tra. Tuỳ thuộc vào đặc điểm đối tượng và phạm vi nghiên cứu để chọn đơn vị điều tra cho phù hợp từ đó xác định tổng thể chung. Muốn vậy, chúng ta cần phải nắm vững một số khái niệm sau: 1.1. Tổng thể chung Là tổng thể gồm tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu. Số lượng đơn vị của tổng thể chung được ký hiệu là N đơn vị. 1 ) Tổng thể mẫu Là tổng thể gồm n đơn vị (n<N)được chọn ngẫu nhiên từ N đơn vị của tổng thể chung. Trong thống người ta thường phân biệt có hai loại tổng thể mẫu : tổng thể mẫu lặp và tổng thể mẫu không lặp. 1.2.1) Tổng thể mẫu không lặp(chọn không hoàn lại) Là tổng thể mẫu được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp chọn không hoàn lại. Nội dung của phương pháp này là từ N đơn vị của tổng thể chung,rút ngẫu nhiên ra một đơn vị đưa vào tổng thể mẫu, sau khi nghiên cứu không được trả về tổng thể chung, và do đó không có khả năng được chọn lại vào mẫu lần nữa. Cứ sau mỗi lần lấy, kích thước N của tổng thể chung sẽ giảm đi 1 đơn vị. Nếu gọi K là số khả năng thiết lập được tổng thể mẫu, ta có: 1.2.2) Tổng thể mẫu lặp(chọn có hoàn lại) Là tổng thể mẫu được xây dựng trên cơ sở phương pháp chọn mẫu có hoàn lại. Theo đó, mỗi một đơn vị được chọn vào mẫu sau khi nghiên cứu lại được trả về tổng thể chung và có cơ hội được chọn lại. Như vậy, một phần tử có thể xuất hiện trong mẫu nhiều lần. Vậy số khả năng thiết lập được tổng thể mẫu là: K = Nⁿ 1.3.Dàn mẫu Để sử dụng phương pháp điều tra mẫu trong thu thập số liệu thống kê, 6 cần phải có một bảng liệt tất cả các đơn vị của tổng thể điều tra, bảng liệt này gọi là dàn mẫu. 2.Xác định các tham số của tổng thể chung 2.1. Xác định giá trị trung bình Giá trị trung bình của tổng thể chung biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của tổng thể nghiên cứu, được xác định bằng công thức sau : Trong đó: X: Giá trị trung bình của tổng thể chung x i : giá trị của mỗi đơn vị tổng thể 2.2. Xác định phương sai Phương sai là bình quân cộng của bình phương các độ lệch giữa các lượng biến với số bình quân của các lượng biến đó. Phương sai được tính bằng các công thức sau: σ 2 = x 2 - (x) 2 σ 2 : Phương sai x 2 : Bình quân bình phương các giá trị của tổng thể mẫu được xác định bằng công thức: x 2 = x i 2 : Bình phương giá trị của đơn vị tổng thể f i , tần số và tần số cộng dòn của các đơn vị trong tổng thể chung. 3. Xác định các tham số của tổng thể mẫu 3.1.Trung bình mẫu Trung bình mẫu biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của tổng thể mẫu. Nó được tính theo các công thức sau: x = Trong đó : x là số trung bình của tổng thể mẫu 7 x i là các giá trị của mỗi đơn vị tổng thể mẫu f i : là tần số và tần số cộng dồn của các đơn vị trong tổng thể mẫu 3.2.Phương sai mẫu Phương sai mẫu được xác định bằng công thức: s 2 = x 2 - (x) 2 s 2 là phương sai mẫu 4. Ước lượng các tham số của tổng thể chung 4.1.Xác định phạm vi sai số chọn mẫu Việc ước lượng các tham số cho tổng thể chung được tiến hành dựa trên kết quả tính toán thu được từ tổng thể mẫu. Muốn đánh giá mức độ chính xác của việc suy rộng số liệu điều tra chọn mẫu thì cần phải xem xét sai số phát sinh trong điều tra chọn mẫu, thường được gọi là sai số chọn mẫu. Đó chính là chênh lệch giữa mức độ được tính ra từ tổng thể mẫu và mức độ tương ứng của tổng thể chung. Giả sử giữa 2 tham số θ và θ’ của tổng thể chung và tổng thể mẫu có một lượng chênh lệch là εx hay phạm vi sai số chọn mẫu. Ta có: θ’ − εx ≤ θ ≤ θ +ε x Theo quy định, εx càng nhỏ biểu hiện ước lượng càng chính xác. Khi tiến hành ước lượng tham số cho tổng thể chung,phạm vi sai số εx luôn đikèm với một hệ số tin cậy t tương ứng. Mỗi giá trị của t lại tương ứng với một giá trị thu được từ hàm xác suất tin cậy của ước lượng là Φt Φt = P( θ’ − εx ≤ θ +ε x) = P (θ’ − θ≤ εx) Ví dụ: t=1 tương ứng với Φt = 0.6827 t=2 tương ứng với Φt = 0.9545 t =3 tương ứng với Φt = 0.9974 8 Nếu kích thước mẫu càng lớn, tính đại biểu càng cao thi phạm vi sai số mẫu εx càng nhỏ và hệ số tin cậy t cũng như xác suất tin cậy Φt càng lớn. Từ đó người ta tiến hành tìm các ước lượng như sau: _Nếu không biết giá trị trung bình của tổng thể chung (X) thì ta lấy trung bình mẫu x làm ước lượng không chệch của X x - ε x ≤ x ≤x + ε x _Nếu không biết phương sai của tổng thể chung σ² ta lấy phương sai mẫu S² là ước lượng không chệch cho σ². n σ² = * S² n – 1 4.2.Xác định sai số bình quân chọn mẫu Trên đây ta đã đề cập đến sai số chọn mẫucác nhân tố ảnh hưởng đến sai số chọn mẫu. Với điều kiện số lượng đơn vị tổng thể mẫu cố định thì trên mỗi mẫu sẽ có một sai số chọn mẫu. Như vậy sẽ có Q giá trị sai số chọn mẫu. Từ đó cần phải xác định một giá trị sai số chọn mẫu đại diện cho Q giá trị sai số chọn mẫu. Đó chính là sai số bình quân chọn mẫu. Để tính sai số bình quân chọn mẫu không thể dựa vào tổng các sai số chọn mẫu vì về phương diện lý thuyết thì tổng đó bằng không, tức là ∑( x − ỡ)=0.Do đó phải dựa vào độ lệch tiêu chuẩn của các số bình quân mẫu, tức là: σ = √σ² hay _Sai số bình quân được tính theo các công thức sau đây: µ x = Khi điều tra mẫu nhằm suy rộng số bình quân: Chọn hoàn lại Chọn không hoàn lại µ x = µ x = µ x = µ x = 9 Khi điều tra chọn mẫu nhằm suy rộng tỉ lệ theo một tiêu thức nào đó Trong các công thức trên khi ứng dụng tính toán thực tế thường không có tài liệu về phương sai của tổng thể chung (σ 2 ). Vì vậy, có thể thay thế bằng phương sai mẫu điều chỉnh. ƒ:tỷ lệ của tổng thể mẫu. *Trường hợp chọn mẫu nhiều cấp. µ = Trong đó n, n 1 ,n 2 ,n 3 ,: Số đơn vị của tổng thể và số đơn vị mẫu được chọn ở từng cấp. µ, µ 1 , µ 2 , µ 3 : Sai số bình quân chọn mẫu 3 cấp và sai số chọn mẫu từng cấp 5)Xác định số đơn vị mẫu cần điều tra (n) Việc xác định số đơn vị mẫu cần điều tra (cỡ mẫu,kích thước mẫu) cần đảm bảo các yêu cầu sau: -Phải đảm bảo mẫu được chọn cho sai số chọn mẫu ε x là nhỏ nhất. -Phải đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm về thời gian, chi phí và nhân lực. -Phải căn cứ vào tính đồng đều của tổng thể để xác định cỡ mẫu phù hợp.Tổng thể càng đồng đều thì cỡ mẫu càng nhỏ. Tuy nhiên trong thực tế thường không có tài liệu về phương sai của tổng thể chung. Khi đó có thể giải quyết bằng một trong các cách sau: - Cách 1:Nếu tổng thể đã từng được tiến hành điều tra nhiều lần, ta có thể lấy phương sai lớn nhất trong các lần điều tra trước đó để sử dụng. - Cách 2:Có thể lấy phương sai của những hiện tượng tương tự đồng chất và có kết cấu giống tổng thể điều tra làm phương sai để tính toán. - Cách3:Tính phương sai từ ước lượng độ lệch tiêu chuẩn thông qua chỉ tiêu biến thiên. σ = 10 [...]... lượng lúa phục vụ tốt cho công tác quản lý các cấp _Giai đoạn trước 1967 : Trong giai đoạn này, công tác điều tra thống năng suất sản lượng lúa được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu điển hình phân loại _Giai đoạn từ 1968-1986 : áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu máy móc trong điều tra năng suất sản lượng lúa _Giai đoạn từ 1987 cho đến nay : Tiến hành điều tra năng suất sản lượng lúa bằng phương. .. chủ yếu thì các hộ sản xuất đều được chia ruộng Chính vì vậy, từ 1987, phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ đã được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn Từ đó đến nay, phương pháp này vẫn được ứng dụng trong điều tra năng suấtsản lượng lúa ở nước ta 3.1.Khái niệm Phương pháp điều tra năng suất sản lượng lúa bằng chọn mẫu theo hộ là phương pháp điều tra trong đó đơn vị được chọn vào mẫu theo 3... điểm trên ,phương pháp điều tra chọn mẫu điển 16 hình phân loại có nhược điểm Đó là do việc chọn mẫu mới chỉ do chủ quan người điều tra tính toán lấy nên chưa có gì đảm bảo được mẫu được chọn sẽ có tính đại diện cao 2 Phương pháp chọn mẫu máy móc 2.1 Khái niệm Phương pháp chọn mẫu máy móc trong điều tra năng suất sản lượng lúa là phương pháp điều tra trong đó đơn vị điều tra được chọn vào mẫu theo hai... phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ trong điều tra năng suất sản lượng lúa, tuy còn tồn tại một số hạn chế nhưng thực tế cho thấy trong 3 phương pháp mà tổng cục thống áp dụng trong điều tra năng suấtsản lượng lúa ở nước ta từ trước đến nay thì phương pháp này có tính chính xác cao hơn cả, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực trong quá trình tiến hành điều tra Hiện nay, năng suất sản lượng lúa. .. tác phúc tra và kiểm tra - Kiểm tra về phương pháp chọn mẫu, độ tin cậy của số liệu thu thập được từ điều tra và số liệu từ tính toán, dự báo năng suất trước khi công bố - Phúc tra những địa bàn có sự tăng giảm đột biến về diện tích, năng suất lúa hoặc vi phạm phương pháp điều tra 28 VII Vận dụng phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ trong điều tra năng suất sản lượng lúa của một huyện 1 Quy mô mẫu cấp..._Cách 4:Tiến hành điều tra thí điểm để tính ∫2 11 CHƯƠNG II ĐIỀU TRA CHỌN MẪU TRONG THỐNG NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LÚA I Những đặc trưng cơ bản trong điều tra năng suất sản lượng lúa Như ta đã biết, ngành trồng trọt nói chung và ngành trồng lúa nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Chính điều này đã tạo ra những nét đặc thù riêng trong điều tra năng suất sản lượng. .. lúa theo phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ được tiến hành tại địa phương theo từng vụ sản xuất trong năm (Vụ Đông Xuân,vụ Hè Thu,vụ Mùa) Để tiến hành điều tra năng suất sản lượng lúa bằng phương pháp điều tra chọn mẫu theo hộ người ta phải tiến hành theo các bước sau: I Xác định mục đích và yêu cầu đối với điều tra 1 Mục đích điều tra - Xác đinh diện tích gieo cấy, năng suất sản lượng lúa thực... điều tra của thống năng suất sản lượng lúa chủ yếu là toàn bộ các hộ gia đình thực tế có gieo cấy lúa trên địa bàn IV Quy trình và phương pháp điều tra 1 Điều tra năng suất lúa Có thể nói rằng điều tra năng suầt sản lượng lúa, việc tính toán năng suất lúa là khâu quan trọng nhất và dược tiến hành thông qua việc thống các chỉ tiêu có liên quan như : chỉ tiêu sản lượng lúacác chỉ tiêu diên tích... điều tra cũng như cải tiến phương pháp điều tra cho phù hợp với từng giai đoạn nhằm đạt hiệu quả cao nhất II Các phương pháp điều tra chuyên môn về năng suất, sản lượng lúa ở nước ta Trong những năm qua, ngành thống Việt Nam đã không ngừng cải tiến, đổi mới các phương pháp điều tra chọn mẫu nhằm phù hợp với tình hình 14 phát triển của từng giai đoạn và nâng cao chất lượng điều tra năng suất sản lượng. .. năng suất, sản lượng thu hoạch theo lãnh thổ cũng như đánh giá được trình độ tin cậy của kết quả điều tra 24 II Xác định nội dung của điều tra Nội dung của điều tra năng suất sản lượng lúa bằng phương pháp chọn mẫu theo hộ gồm: - Thống diện tích gieo trồng, diện tích thu hoạch, diện tích mất trắng của mỗi vụ - Thống sản lượng thu hoạch (theo hình thái sản phẩm hạt khô, sạch) - Thống năng suất

Ngày đăng: 25/04/2013, 11:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan