Hệ thống các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam.DOC

23 3.4K 28
Hệ thống các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ thống các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam

Trang 1

NỘI DUNG BÀI VIẾT GỒM CÓ

A Những vấn đề chung về các tổ chức tài chính trung gian 2

1 Khái niệm 2

2 Đặc điểm 2

3 Chức năng của các tổ chức tài chính trung gian 3

3.1 Chức năng tạo vốn 3

3.2 Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế 3

3.3 Chức năng kiểm soát 3

4 Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian 4

4.1 Vai trò chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính 4

4.2 Vai trò giảm rủi ro đến nức thấp nhất thông qua việc đa dạng hóadanh mục đầu tư 4

4.3 Vai trò giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí hợp đồng và chi phí xửlý thông tin 4

4.4 Vai trò tạo lập các cơ chế cho việc thanh toán 5

B Hệ thống các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam 5

1.Các ngân hàng 5

1.1 Ngân hàng thương mại 5

1.2 Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV 6

1.3 Ngân hàng chính sách 7

1.4 Ngân hàng hợp tác,quỹ tín dụng 7

2.Các tổ chức tài chính phi ngân hàng 8

2.1 Khái niệm 8

2.2 Vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng 8

3 Hệ thống các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam 9

3.1Công ty bảo hiểm 9

3.2 Công ty tài chính 14

3.3 Quỹ hưu trí 17

3.4 Quỹ đầu tư 18

3.5 Các công ty cho thuê tài chính 19

3.6 Các tổ chức hoạt động trên TTCK 20

KẾT LUẬN 22

Trang 3

A Những vấn đề chung về các tổ chức tài chính trung gian

1 Khái niệm

Trong nền kinh tế, bên cạnh những chủ thể thừa vốn luôn luôn tồn tại các chủ thể thiếu vốn, từ đó nảy sinh nhu cầu chuyển vốn từ chủ thể thừa vốn đến chủ thể thiếu vốn một cách trực tiếp và gián tiếp:

- Trực tiếp

Chủ thể thừa vốn đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ của chủ thể thiếu vốn bằng việc mua các chứng khoán khởi thủy do các chủ thể thiếu vốn phát hành.

- Gián tiếp

Chủ thể thừa vốn không đáp ứng trực tiếp nhu cầu tài trợ của các chủ thể thiếu vốn thông qua các tổ chức tài chính đóng vai trò trung gian tài chính (gọi là các tổ chức tài chính trung gian)

Vậy các tổ chức tài chính trung gian là gì?Có thể hiểu

Các tổ chức tài chính trung gian là những tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tàichính tiền tệ Hoạt động chủ yếu và thường xuyên của nó là huy động các nguồn vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội dưới các hình thức tiền gửi, phí bảo hiểm, phát hànhkỳ phiếu, trái phiếu và các loại chứng từ có giá khác, sau đó sử dụng các nguồn vốnhuy động này để cấp tín dụng cho vay hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính vàcác hoạt động kinh doanh khác chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận.

2 Đặc điểm

- Các tổ chức tài chính trung gian là những tổ chức làm cầu nối giữanhững chủ thể cung và cầu vốn trên thị trường.

Trong quá trình hoạt động, các tổ chức tài chính trung gian phát hành cáccông cụ tài chính để huy động vốn trên thị trường, sau đó sử dụng số vốn này đểđầu tư, cung cấp cho thị trường tài chính dưới các hình thức cho vay hoặc mua cácloại chứng khoán… Thông qua hoạt động của các tổ chức tài chính, nó góp phần

Trang 4

vào quá trình phân phối, điều hòa các nguồn tài chính nhằm thỏa mãn cao nhấtnhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế xã hội.

- Các tổ chức tài chính trung gian là đơn vị kinh doanh tiền tệ - tín dụng

Chênh lệch giữa mức lãi suất hoặc lợi nhuận đầu tư cao hơn khi cho vay đầutư so với các khỏan lãi phải thanh toán cho người tiết kiệm, người cho vay tạo rathu nhập cho những tổ chức tài chính trung gian.

Như vậy thông qua hoạt động của mình, các tổ chức tài chính trung gianmang lại thu nhập (tiền lãi) cho những người có những món tiết kiệm nhỏ, giúpnhững người vay có thể vay được những món tiền lớn, đồng thời còn tạo ra thunhập cho chính bản thân các tổ chức tài chính trung gian.

3 Chức năng của các tổ chức tài chính trung gian

Các tổ chức tài chính trung gian thực hiện các chức năng sau:

3.1 Chức năng tạo vốn

Để có vốn cho vay và đầu tư, các tổ chức tài chính trung gian huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành các quỹ tập trung Thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi của các chủ thể thừa vốn trong nền kinh tế, các tổ chức tài chính trung gian mang lại thu nhập cho những chủ thể thừa vốn này, đồng thời cũng tạo ra thu nhập cho chính bản thân các tổ chức tài chính trung gian thông qua chênh lệch giữa hiệu quả từ hoạt động đầu tư vốn và chi phí huy động vốn.

3.2 Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế

Trong nền kinh tế, bên cạnh các chủ thể thừa vốn bao giờ cũng có rất nhiều chủ thể thiếu vốn Họ có thể là các doanh nghiệp, Nhà nước,tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Thông qua hoạt động cho vay và đầu tư, các tổ chức tài chính trung gian thực hiện tài trợ vốn đầy đủ, kịp thời cho các chủ thể thiếu vốn này.

3.3 Chức năng kiểm soát

Nhằm giảm tới mức tối thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức dothông tin không cân xứng gây ra, các tổ chức tài chính trung gian tiến hành kiểm

Trang 5

tra, kiểm soát thường xuyên hoặc định kỳ trước, trong và sau khi cho vay đối vớicác chủ thể cần vốn.

4 Vai trò của các tổ chức tài chính trung gian

Các tổ chức tài chính trung gian có các vai trò sau:

4.1 Vai trò chuyển đổi thời gian đáo hạn của các công cụ tài chính

Nhờ có các tổ chức tài chính trung gian, cả người đầu tư và người đi vay đều có thể lựa chọn được những thời hạn thích hợp với mục tiêu của mình, tránh tình trạng người vay phải tìm người đồng ý chấp nhận thời hạn vay của mình Điều đó có nghĩa là cơ hội lựa chọn về mặt thời gian đáo hạn cho cả hai bên đã tăng lên.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thường không thích cho vay dài hạn Với hoạtđộng của các khoản tiền gửi ngắn hạn nối tiếp nhau, các tổ chức tài chính trunggian sẳn sàng thực hiện các khoản cho vay dài hạn hơn.

4.2 Vai trò giảm rủi ro đến nức thấp nhất thông qua việc đa dạng hóa danhmục đầu tư

Khi các nhà đầu tư đặt tiền của họ vào các quỹ đầu tư, những quỹ này có thể đầu tư số tiền đó vào chứng khoán của một số công ty lớn với danh mục đầu tư phong phú, đa dạng Bằng cách này, quỹ đầu tư đã giảm đến mức thấp nhất rủi ro đối với số vốn của các nhà đầu tư.

4.3 Vai trò giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí hợp đồng và chi phí xử lýthông tin

Các tổ chức tài chính trung gian là các nhà đầu tư chuyên nghiệp Chúng có thể dễ dàng thu hút được những người gửi tiền và những người đi vay Hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian giúp giảm chi phí để những người này tìm kiếm nhau Với đông đảo nhân viên được đào tạo chuyên phân tích và quản lý các công cụ tài chính, các tổ chức tài chính trung gian có thể soạn thảo các hợp đồng chuẩn hoặc những hợp đồng phức tạp hơn, giám sát việc tuân thủ các điều kiện của hợp đồng cho vay và những hành đồng cần thiết khác nhằm tối thiểu hóa chi phí hợp đồng, chi phí sử lý thông tin cũng như bảo vệ lợi ích cho chính bản thân các tổ chức tài chính trung gian.

Trang 6

4.4 Vai trò tạo lập các cơ chế cho việc thanh toán

Ngày nay đa số các giao dịch được thực hiện mà không dùng tiền mặt Việcthanh toán có thể sử dụng séc, thẻ tín dụng, chuyển tiền điện tử,… Các tổ chức tàichính trung gian sẽ đảm nhận những phương thức thanh toán này, từ đó giúp giảmlượng tiền mặt lưu thông trên thị trường

B Hệ thống các tổ chức tài chính trung gian ở Việt Nam

Ở Việt Nam,với quan điểm thiết lập hệ thống trung gian tài chính theohướng đa dạng hoá, đa năng hoá,thể hiện trong hệ thống các văn bản phápluật như Luật các tổ chức tín dụng,các Nghị định của chính phủ đã hình thànhhệ thống tài chính trung gian khá đa dạng,gồm hai khối sau đây:

-Các ngân hàng

-Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

1.Các ngân hàng

Là loại hình tín dụng được thực hiện bởi các hoạt động kinh doanh tiền tệvà dịch vụ ngân hàng.Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động,các loại hìnhngân hàng này gồm có: Ngân hàng thương mại,Ngân hàng đầu tư và pháttriển,Ngân hàng chính sách,Ngân hàng hợp tác,quỹ tín dụng và các loại hìnhngân hàng khác.

1.1 Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một loại hình định chế tài chính trung gian tiêubiểu Nó là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và cáchoạt động kinh doanh khác có liên quan (trong đó hoạt động ngân hàng là hoạtđộng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thườngxuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụthanh toán)

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại chủ yếu và thường xuyên làthu hút vốn thông qua các khoản tiền gửi phát séc, tiền gửi tiết kiệm và nhữngkhoản tiền gửi khác từ các chủ thể trong nền kinh tế Tiếp đó, ngân hàng sử dụng

Trang 7

nguồn vốn này để cấp tín dụng và thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính trên thịtrường; bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh ngân hàng thương mại còn thựchiện cung ứng các dịch vụ trung gian tài chính.

Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại thực hiện các chức năngtrung gian tín dụng, chức năng trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền Cùng vớicác chức năng này, ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu nhưnghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn, nghiệp vụ trung gian (dịch vụ ngânhàng).

Hiện ở Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc doanh (Ngânhàng công thương Viêt Nam,Ngân hàng ngoại thương Viet nam ) chiếm hơn70% thị phần tín dụng và huy động vốn; 37 ngân hàng cổ phần đô thị và nôngthôn, chiếm 11% thị phần tín dụng và huy động vốn; 27 chi nhánh ngân hàngnước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh chiếm 12% thị phần huy động vốn và tíndụng

1.2 Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV

BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất tronghệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, là ngân hàng thương mại lớn thứ nhì ViệtNam (sau Agribank) tính theo tổng khối lượng tài sản, ngân hàng số một Việt Namtheo doanh thu và là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam theo báo cáo của UNDP

năm 2007 BIDV thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chứctheo mô hình Tổng công ty Nhà nước (Tập đoàn).

Ngoài việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại,BIDV còn được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngânhàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn,các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước.BIDV chủ yếu phục vụtrong lĩnh vực đầu tư và phát triển,như cho vay trung và dài hạn,bảo ận hành trongxây dựng cơ bản ,cho vay ngắn hạn phục vụ các doanh nghiệp thi công xây lắp vàsản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư vốn theo các dự án

Trang 8

1.3 Ngân hàng chính sách

Là loại hình tổ chức tín dụng mà thông qua hoạt động và dịch vụ ngân hàngđể góp phần thực hiện một chính sách kinh tế xã hội nào đó của nhà nước như:phụcvụ người nghèo,chính sách đối với các doanh nghiệp nhà nước,chính sách đối vớikinh tế hợp tác,chính sách đối với nông nghiệp nông thôn Đặc trưng của loại hìnhnày là nó hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

Hiện có một ngân hàng chính sách xã hội thực hiện việc cấp tín dụng cho cácđối tượng chính sách Tiền thân của ngân hàng này là Ngân hàng phục vụ ngườinghèo thành lập năm 1995

1.4 Ngân hàng hợp tác,quỹ tín dụng

Là tổ chức tín dụng do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thànhlập và hoạt động theo luật.

Quỹ tín dụng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàngnhằm tương trợ và giúp đỡ các thành viên phát triển sản xuất kinh doanh và nângcao đời sống Trong quá trình hoạt động, Quỹ tín dụng huy động vốn từ việc nhậntiền gửi không kỳ hạn, phát hành các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn, các loại chứngkhoán nợ…, thực hiện cung cấp tín dụng cho các đối tượng theo lãi suất thỏa thuậnvới nhiều hình thức và thời hạn khác nhau Ngoài ra, quỹ tín dụng có thể thực hiệncác nghiệp vụ khác như nhận gửi vàng, bạc, đá quý, thanh toán hộ,…Quỹ tín dụngkhông được hùn vốn, liên kết, liên doanh, … Trong trường hợp cần mở rộng quy môvốn, quỹ tín dụng có thể phát hành thêm cổ phiếu hoặc kết nạp thêm thành viênmới.

Thành viên tham gia Quỹ tín dụng là pháp nhân, thể nhân, họ có quyền sở hữuvà quản lý mọi tài sản và hoạt động của quỹ, vừa là người góp vốn, vừa là ngườigửi vốn, người vay vốn đồng thời được hưởng các dịch vụ và kết quả hoạt động củaQuỹ.

Phạm vi hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng là ở địa bàn nông thôn, các tụđiểm dân cư gắn với địa bàn hành chính cấp xã, phường.

Trang 9

=)Tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng vàchịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tổng dư nợ cho vay củahệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt gần 380.000 tỷ, xấp xỉ 60% GDP.Tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng Việt Nam khoảng 33.500 tỷ đồng

Dù tồn tại dưới hình thức nào và quy mô,mức độ hoạt động khác nhaunhưng vai trò trung gian tài chính của các ngân hàng đều thể hiện rất rõ qua 2hoạt động là nhận tiền gửi và cho vay,thực hiện cầu nói giữa cung và cầuvốn.Gop phan thuc day su phat trien cua san xuat luu thong hang hoa va lacong cu thuc hien chinh sach CSTT cua Ngan hang trung uong

2.Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

2.1 Khái niệm

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thựchiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên,nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán

-Các loại hình trung gian tài chính phi ngân hàng* Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng

- Công ty bảo hiểm- Các quỹ trợ cấp

* Các trung gian đầu tư- Công ty tài chính- Qũy đầu tư

* Các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác- Công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán- Các Sở giao dịch chứng khoán

2.2 Vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng- Kích thích và tập trung các nguồn vốn tiết kiệm nhỏ, lẻ- Tạo ra các cơ hội đầu tư sinh lời cho cá nhân

Trang 10

- Thúc đẩy đầu tư, cạnh tranh và tiến bộ tài chính trong lĩnh vực NH- Đáp ứng các nhu cầu trong việc bảo vệ và đầu tư chính

3 Hệ thống các tổ chức tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam

3.1Công ty bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là một định chế tài chính trung gian thực hiện việc huyđộng vốn bằng cách bán các hợp đồng bảo hiểm, đồng thời sử dụng vốn vàocác hoạt động đầu tư, bù đắp cho người mua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra theocác điều khoản ký kết trong hợp đồng bảo hiểm Các hợp đồng bảo hiểm có thểdo các công ty bảo hiểm nhân thọ hoặc công ty bảo hiểm phi nhân thọ cungcấp.

Công ty bảo hiểm thực hiện trung gian tài chính bằng cách sử dụng phíbảo hiểm đã thu được thông qua việc bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tưkinh doanh sinh lời Từ kết quả hoạt động đầu tư, công ty bảo hiểm sử dụngthanh toán cho các khoản tổn thất do rủi ro bất ngờ trong phạm vi được quyđịnh trong hợp đồng bảo hiểm.

- Các loại hình bảo hiểm

* Căn cứ theo đối tượng bảo hiểm:

+ Bảo hiểm tài sản: là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là giá trị tài

sản Các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản phổ biến hiện nay như:- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Bảo hiểm thân tàu, thuyền, ô tô - Bảo hiểm cháy

+ Bảo hiểm con người: là bảo hiểm toàn bộ thân thể của người được bảo

hiểm Đối tượng bảo hiểm là đời sống sức khoẻ, tính mạng, khả năng lao động củacon người Các nghiệp vụ bảo hiểm con người phổ biến hiện nay:

- Bảo hiểm nhân thọ.

- Bảo hiểm tai nạn chết người và mất khả năng lao động.

Trang 11

- Bảo hiểm tai nạn cá nhân bất ngờ.- Bảo hiểm trẻ em.

- Bảo hiểm hành khách

+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là hình thức bảo hiểm có đối tượng bảo

hiểm là trách nhiệm dân sự Các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự phổ biếnhiện nay:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ doanh nghiệp

* Căn cứ theo phương thức hoạt động:

+ Bảo hiểm tự nguyện: là bảo hiểm theo ý muốn của người tham gia bảo

hiểm được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết tự nguyện giữa người tham gia bảohiểm với công ty bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn loại hìnhbảo hiểm, lựa chọn nhà bảo hiểm hoặc không tham gia bảo hiểm Nguyên tắc thamgia bảo hiểm tự nguyện là mỗi thể nhân hay pháp nhân muốn tham gia loại hìnhhoạt động nào thì mua phí bảo hiểm của hoạt động đó Bảo hiểm tự nguyện có hiệulực trong phạm vi và thời gian theo hợp đồng bảo hiểm đa ký kết, sau khi đã đóngphí bảo hiểm.

+ Bảo hiểm bắt buộc: là loại bảo hiểm do pháp luật quy định tổ chức, cá

nhân phải tham gia bảo hiểm, điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tốithiểu mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đíchbảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội như bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xecơ giới, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của tổ chức luật sư, bảo hiểm tráchnhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

- Nguồn vốn hoạt động của công ty bảo hiểm

* Nguồn vốn tự có

Ngày đăng: 28/09/2012, 11:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan