Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

118 1.7K 4
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của luận văn

Phú Thọ là một tỉnh miền núi, thuộc miền đồi núi và trung du Bắc Bộ, nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế nhưng nguồn vốn đầu tư hạn chế Kể từ ngày tách tỉnh (1/1/1997) đến nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá nền kinh tế của cả nước, Phú Thọ đã và đang nỗ lực tìm ra các giải pháp để phát triển kinh tế tỉnh nhà; do đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn vẫn đang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế, đi kèm theo đó là công nghệ lạc hậu và năng suất lao động thấp, có nguyên nhân từ thực trạng tích lũy thấp của nền kinh tế địa phương Để phá vỡ “cái vòng luẩn quẩn” đó, trong những năm vừa qua, tỉnh Phú Thọ đã chủ trương tận dụng “cú huých từ bên ngoài” là liên kết kinh tế quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà chủ yếu là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tỉnh đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn FDI và hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy triển khai có hiệu quả các dự án Bước đầu, nguồn vốn FDI đã chứng tỏ vai trò của nó trong việc tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Đây cũng là đường lối phát triển hướng ngoại, con đường duy nhất dành cho các quốc gia đang phát triển, mà sự thành công của Trung Quốc và các quốc gia Asean trong những thập kỷ vừa qua là minh chứng Nhu cầu về vốn của các quốc gia trên thế giới là rất lớn, từ đó đã làm phát sinh dòng chảy của vốn từ khu vực các nước tư bản phát triển sang các nước đang phát triển nhằm tận dụng các ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân công với giá rẻ, giảm độ rủi ro cho đồng vốn Từ những năm 90, Việt Nam cũng đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và điều đó cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới đang toàn cầu hóa, khi luồng tư bản luân chuyển giữa các quốc gia ngày càng lớn mạnh Thành tích tăng trưởng kinh tế liên tục 7-8%/ năm trong nhiều năm của Việt Nam rõ ràng có sự đóng góp không thể phủ nhận của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thiếu kinh nghiệm trong thu hút và triển khai các dự án FDI, tỉnh Phú Thọ đã gặp không ít khó khăn và vướng mắc.

Trang 2

Mặt khác, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, các tỉnh thành trong cả nước nói chung và các tỉnh lân cận nói riêng cũng đang tạo mọi điều kiện để thu hút nguồn vốn FDI Chẳng hạn như Vĩnh Phúc, một tỉnh được tách ra cùng với Phú Thọ từ tỉnh Vĩnh Phú, đang là một trong những tỉnh dẫn đầu về thu hút FDI ở khu vực phía Bắc, đã và đang tạo ra cho Phú Thọ không ít khó khăn thách thức trong quá trình cạnh tranh.Do đó, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài FDI của tỉnh Phú Thọ đang trở nên hết

sức bức thiết Luận văn “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ: Thực trạngvà giải pháp” vì vậy mang tính cấp thiết cao.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu thực trạng của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ, tập trung chủ yếu vào thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2001-2007 thể hiện qua quy mô, cơ cấu đầu tư, xem xét sơ qua thực trạng triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Từ những nghiên cứu trên đưa ra các nhận xét về ưu điểm, chỉ rõ các hạn chế và nguyên nhân trong thu hút và triển khai FDI, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và thu hút triển khai các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện một số những nhiệm vụ cơ bản như: Thu thập các số liệu về FDI của Phú Thọ, áp dụng các phương pháp thống kê để phân tích và đánh giá thực trạng quá trình thu hút và triển khai dự án FDI tại tỉnh Phú Thọ Trên cơ sở đó, tìm ra các nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vấn đề còn tồn tại và đề ra các giải pháp hữu hiệu giúp tỉnh Phú Thọ hoàn thành tốt các mục tiêu về thu hút và triển khai các dự án FDI.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2007, trong đó tập trung vào nghiên cứu thực trạng thu hút FDI qua quy mô FDI qua từng năm và cả giai đoạn, sự chuyển biến trong cơ cấu FDI và ảnh hưởng từ các chính sách của tỉnh đến thu hút cũng như triển khai FDI, đặt trong bối cảnh thu hút FDI chung của cả nước.

Trang 3

Phạm vi nghiên cứu là các dự án FDI của tỉnh đã và đang triển khai thời gian từ 2001-2007, xem xét lượng vốn đăng ký, lượng vốn thực hiện và số lượng dự án bị rút giấy phép, xem xét sơ qua về hiệu quả dự án và tình hình hoạt động doanh nghiệp FDI.

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biên chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Marx-Leninism, được xây dựng một cách có hệ thống và logic nhờ các phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu thông qua các công cụ thống kê toán Luận văn cũng sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh giữa chính sách thu hút FDI của tỉnh với các vấn đề và số liệu thực tế.

5 Kết cấu của luận văn

Luận văn gồm có 2 chương:

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2007

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI VỐN FDI TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Em xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên bộ môn Kinh tế Đầu tư cùng các cán bộ công tác tại Sở Kế hoạch & Đầu tư Phú thọ đã tạo điều kiện và nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.

Do khả năng còn có hạn nên bài viết vẫn còn nhiều thiếu sót Em rất mong sự góp ý và bổ sung của các thầy cô và bạn đọc để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Trang 4

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰCTIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN

I TỔNG QUAN VỀ TỈNH PHÚ THỌ 1 Môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ

1.1 Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển Kinh tế - Xã hội

 Vị trí địa lý

Phú Thọ có tọa độ địa lý 20O55’ - 21O43’ vĩ độ Bắc, 104O48’ - 105O27’ kinh độ Đông, Bắc giáp Tuyên Quang, Nam giáp Hòa Bình, Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Tây, Tây giáp Sơn La và Yên Bái,nằm ở vị trí tiếp giáp giữa Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, và Tây Bắc, là trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc Diện tích chiếm 1,2% diện tích cả nước và chiếm 5,4% diện tích vùng miền núi phía Bắc Dân số chiếm 1,64% dân số cả nước, chiếm 14,3% dân số vùng miền núi phía Bắc Đó là những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.

Với vị trí ở ngã ba sông, cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, Phú Thọ là cầu nối các tỉnh đồng bằng Sông Hồng với các tỉnh miền núi Tây Bắc và Đông Bắc, là nơi trung chuyển hàng hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc Phú Thọ chỉ cách Hà Nội khoảng 80 km tính theo đường ô tô và cách các tỉnh xung quanh từ 100km - 300km Các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông từ các tỉnh phía Tây Đông Bắc đều qui tụ về Phú Thọ rồi mới đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước

Thành phố Việt Trì là thủ phủ của tỉnh đồng thời cũng là một trong 5 trung tâm lớn của vùng miền núi phía Bắc, có các tuyến trục giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ số 2 chạy từ Hà Nội qua Việt Trì đi Tuyên Quang - Hà Giang đặc biệt là tuyến đường cao tốc Hà Nội – Việt Trì - Lào Cai sang Vân Nam - Trung Quốc Đây là tuyến nằm trong hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Dự báo đoạn Hà Nội - Việt Trì sẽ có nhịp độ phát triển sớm nền kinh tế cao và đô thị hóa nhanh nên đây là cơ hội cho Phú Thọ để phát triển kinh tế Đường Hồ Chí Minh với cầu Ngọc Tháp cũng tạo ra thuận lợi để Phú Thọ giao lưu kinh tế với bên ngoài.

Trang 5

Khi Sơn Tây, Hòa Lạc được xây dựng trở thành chuỗi đô thị có khoảng 30 - 50 vạn dân cũng sẽ mở ra cơ hội mới cho Phú Thọ phát triển, nhất là các huyện phía hữu ngạn sông Hồng như Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa có điều kiện phát triển mạnh hơn Ngoài ra Phú Thọ còn có đường sắt, đường sông chạy qua cũng là thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn.

 Điều kiện khí hậu và địa hình

Đặc điểm địa hình

Điểm nổi bật là chia cắt tương đối mạnh vì nằm ở phía cuối dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Căn cứ vào địa hình, chia Phú Thọ thành 2 tiểu vùng sau:

a Tiểu vùng miền núigồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà và một phần của

huyện Cẩm Khê có diện tích tự nhiên khoảng 182.475,82 ha, dân số khoảng 418.266 người, mật độ dân số 228 người/km2; có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200-500 m Đây là tiểu vùng đang khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp lại nhiều dân tộc nên việc khai thác tiềm năng nông lâm khoáng sản để phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế.

b Tiểu vùng trung du đồng bằng gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các

huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Đoan Hùng và phần còn lại của huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà Diện tích tự nhiên khoảng 169.489,50 ha, dân số khoảng 884.734 người, mật độ 519 người/ km2, có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 50 - 200m Đây đang là tiểu vùng có kinh tế - xã hội phát triển, tiềm năng nông lâm, khoáng sản được khai thác tương đối triệt để, nơi sản xuất nhiều nông sản hàng hoá xuất khẩu như: chè, đậu tương, lạc v.v Nơi có nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp Nhưng đã xuất hiện hiện tượng đất bị thoái hóa ở một vài nơi, còn dải đất ven sông lại màu mỡ thuận lợi cho phát triển chè, đậu tương, lạc, vừng, cây ăn quả, sản xuất lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản là tiểu vùng thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải, có đất đai phù hợp cho phát triển khu công nghiệp và đô thị.

Trang 6

Tóm lại, Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng

ven sông, đã tạo ra nguồn đất đai đa dạng, phong phú để phát triển nông lâm nghiệp hàng hoá toàn diện với những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với thị trường trong nước và thế giới Tuy nhiên do địa hình chia cắt, mức độ cao thấp khác nhau nên việc đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội phải đầu tư tốn kém nhất là giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước v.v

Đặc điểm khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, điểm nổi bật là mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23oC, tổng tích ôn năm khoảng 8.000oC, lượng mưa trung bình năm khoảng 1600 - 1800mm Độ ẩm trung bình năm khoảng 85-87% Căn cứ vào địa hình Phú Thọ có 3 tiểu vùng khí hậu sau:

Tiểu vùng I: các huyện phía Bắc Lượng mưa trung bình/năm là 1800mm, số ngày

mưa 120-140 ngày/năm Nhiệt độ trung bình 22 - 230C Là vùng đủ ẩm, mùa đông ít lạnh, thuận lợi phát triển cây ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.

- Tiểu vùng II: các huyện phía Nam Lượng mưa trung bình/năm 1400 - 1700mm.

Lượng mưa phân bố không đều chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa Độ ẩm không khí trung bình 82 - 84%, nhiệt độ trung bình 23,30C Tạo điều kiện cho các cây trồng (nhất là cây trồng ngắn ngày) tăng khả năng quang hợp, tích lũy vật chất, cho năng suất cây trồng cao.

- Tiểu vùng III: các huyện miền núi phía Tây Lượng mưa trung bình/năm1900mm.

Phân bố mưa không đều, tập trung vào các tháng 6, 7, 8 Nhiệt độ trung bình 21 -220C Là vùng có độ ẩm thấp, hệ số khô hạn cao hơn vùng khác, vì vậy cần chú ý giữ ấm cho cây trồng vào mùa đông.

Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển đa dạng các

loại cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới và chăn nuôi gia súc, khả năng cho năng suất và chất lượng cao Yếu tố hạn chế của khí hậu là dễ bị úng ngập vào mùa mưa và hạn vào

Trang 7

mùa khô Khắc phục hạn chế này cần giải quyết tốt vấn đề thủy lợi và bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái.

 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Diện tích đất bằng và hơi bằng, chiếm 44,4%, diện tích đất dốc chiếm 51,6% Do diện tích đất dốc lớn đã gây cản trở trong việc bố trí sản xuất nông lâm nghiệp, đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, thuỷ lợi tốn kém, việc giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh hiện tại còn gặp nhiều khó khăn.

Tài nguyên nước

a Nguồn nước mặt

Với diện tích lưu vực của 3 sông lớn đã có 14.575 ha, chứa một dung lượng nước mặt rất lớn Sông Hồng có chiều dài qua tỉnh 96 km, lưu lượng nước cực đại, có thể đạt 18.000 m3/s ; sông Đà qua tỉnh 41,5 km, lưu lượng nước cực đại 8.800 m3/s; sông Lô qua tỉnh 76 km, lưu lượng nước cực đại 6.610 m3/s và 130 sông suối nhỏ cùng hàng nghìn hồ, ao lớn, nhỏ phân bố đều khắp trên lãnh thổ đều chứa nguồn nước mặt dồi dào.

b Nguồn nước ngầm

Có nước ngầm phân bố ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng, thị xã Phú Thọ và Hạ Hoà, nhưng có lưu lượng nước khác nhau ở Lâm Thao, Nam Phù Ninh có lưu lượng nước bình quân 30l/s ở La Phù - Thanh Thuỷ có mỏ nước khoáng nóng, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quốc tế mở ra triển vọng lớn cho phát triển ngành du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh với quy mô lớn.

Tóm lại, tài nguyên nước của Phú Thọ rất dồi dào đủ đáp ứng cho yêu cầu phát

triển kinh tế - xã hội với cường độ cao Song cần có quy hoạch để bảo vệ và khai thác hợp lý theo hướng bền vững

Tài nguyên khoáng sản

Trang 8

Có 215 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ nhỏ và 143 điểm quặng Các khoáng sản có ý nghĩa nổi trội là: Cao lanh, Penpat, trữ lượng 30,6 triệu tấn, chất lượng tốt; Pyrít, Quarit, đá xây dựng có ở 55 khu vực, trữ lượng 935 triệu tấn; cát, sỏi khoảng 100 triệu m3 và nước khoáng nóng.

Qua số liệu trên cho thấy Phú Thọ không giàu về khoáng sản, nhưng lại có Cao lanh, penpát, đá vôi, nước khoáng nóng ý nghĩa cả nước sẽ là lợi thế để Phú Thọ phát triển mạnh công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp giấy, công nghiệp gốm sứ, công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng Phú Thọ lại không xa các trung tâm công nghiệp lớn Hà Nội, Hải phòng, Hải Dương nên việc mở rộng liên doanh liên kết với các địa phương trên để phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là rất thuận lợi Tuy nhiên phần lớn khoáng sản đều phân bổ ở khu vực phía Tây của tỉnh (hữu ngạn sông Hồng) khu vực lãnh thổ đang có hạ tầng yếu kém, nhất là giao thông thì việc đầu tư đẩy mạnh khai thác trước mắt sẽ còn gặp khó khăn.

Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2007 toàn tỉnh có 148.885,67 ha đất lâm nghiệp, trong đó có rừng tự nhiên 74.115,67 ha và 74.704,63 ha rừng trồng Trữ lượng gỗ ước khoảng 3,5 triệu m3 Rừng tự nhiên phần lớn là rừng non mới phục hồi, nhưng vẫn còn một số rừng tự nhiên mang tính chất rừng quốc gia: Xuân Sơn - Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hoà với diện tích khoảng 20.000 ha, trong đó còn có nhiều động, thực vật quý hiếm Theo kết quả điều tra hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8, động vật có 150 loài, trong đó có 50 loài thú, 100 loài chim, các loài thú quý hiếm như gấu , hươu, vượn quần đùi, khỉ bạc má vẫn còn, nhưng số lượng không nhiều Hiện tại gỗ làm nguyên liệu giấy có thể đáp ứng được 40 - 50% yêu cầu của nhà máy giấy Bãi Bằng Nghề rừng đã thu hút gần 5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh.

Tài nguyên du lịch

Với 150 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật được xếp hạng, trong đó có những di tích nổi bật như: Đền Hùng, Đầm Ao Châu, khu Ao Trời - Suối Tiên, khu mỏ nước khoáng

Trang 9

nóng La Phù - Thanh Thuỷ Các chiến khu Hiền Lương, Minh Hoà, chiến thắng Sông Lô, Tu Vũ, di tích khảo cổ Sơn Vi, gò Mun, rừng quốc gia Xuân Sơn cùng các lễ hội Đền Hùng, Bạch Hạc, Chu Hoá, đánh cá, mở của rừng, các di tích nghệ thuật: đình Hy Cương; đình Hùng Lô; đền Mẫu Âu Cơ, đền Hiền Quan; đình Bảo Đà; đình Lâu Thượng; đình Đào Xá với 21 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có sắc tộc, có sắc thái văn hoá riêng, nên rất độc đáo và phong phú là động lực thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển nhanh trong những năm tới.

1.2 Tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của Phú Thọ

Một số chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội cơ bản

Bảng I.1: Một số chỉ tiêu Kinh tế cơ bản(2005–2007) của Phú Thọ

Chỉ tiêuĐơn vị Năm 2005Năm 2006Năm 2007

Tổng sản phẩm trong tỉnh

Theo giá so sánh(năm 2000) Tỷ đồng 4.4454.9345.469

GDP bình quân đầu người Ngđồng

Cơ cấu GDP (giá thực tế)

Theo ngành kinh tế

Theo thành phần kinh tế

Nguồn:Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Tăng trưởng kinh tế

Trang 10

Tổng GDP năm 2007 (giá 2000) đạt 5.469 tỷ đồng, tăng 10,84% so với thực hiện năm 2006 (cả nước tăng 8,5%), trong đó: Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,3%, công nghiệp, xây dựng tăng 13,7 % và dịch vụ tăng 12,4% GDP bình quân đầu người đạt 6,8 triệu đồng (giá thực tế), tương đương 426 USD (năm 2006 đạt 377 USD).

Một số chỉ tiêu kinh tế khác: Năm 2007, giá trị hàng xuất khẩu đạt 180,5 triệu USD,

bằng 124,5% kê hoạch và tăng lên 36,5% so với năm 2006 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 852,8 tỷ đồng, tăng lên 12% so với dự toán Trung Ương giao và tăng 9% so với dự toán mà HĐND tỉnh giao Huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt 5.142 tỷ đồng, đạt kế hoạch và tăng 7,9% so với năm 2006.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhìn chung cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2005-2007 chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, tuy nhiên tốc độ

tăng vẫn còn chậm Nguyên nhân: Tốc độ tăng của ngành công nghiệp không đạt kế

hoạch, giá của hầu hết các vật tư và nguyên liệu đầu vào của sản xuất đều tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng, trong khi đầu ra của sản phẩm không tăng, nên tỷ lệ đóng góp vào GDP giảm Do vậy, cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 2007 là: Nông nghiệp 27%, công nghiệp – xây dựng 38 % và dịch vụ 35% ( cơ cấu tương ứng năm 2006 là 28%, 37,6% và 34,4%) (Xem biểu I.1)

Biểu I.1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế Phú Thọ năm 2007

Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Các hoạt động kinh tế

Trang 11

a Sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản:

Bảng I.2: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản (2005– 2007) của Phú Thọ

Chỉ tiêuĐơn vị Năm 2005Năm 2006Năm 2007

Giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷ đồng 2.1232.2892.363

Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Năm 2007, tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản toàn tỉnh đạt 2.363 tỷ đồng, tăng lên 3,23% so với năm 2006 Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.025 tỷ đồng, chiếm 85,7%, giá trị sản xuất thủy sản đạt 115,3 tỷ đồng, chiếm 4,9% và giá trị sản xuất lâm nghiệp là 222 tỷ đồng, chiếm 9,4% Cơ cấu nông nghiệp của Phú Thọ là cơ cấu thiên về trồng trọt với giá trị trồng trọt năm 2007 là 1.358 tỷ đồng, tương đương với 67,1% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trong số các cây lương thực trên địa bàn tỉnh, lúa và ngô là hai loại cây chính Năm 2007, cây lúa có tổng sản lượng là 323,8 nghìn tấn với diện tích gieo trồng 71,8 nghìn ha Cây ngô có sản lượng 82,1 nghìn tấn với diện tích gieo trồng là 21,6 nghìn ha Các cây lâu năm chính trên địa bàn tỉnh là chè, bưởi Đoan Hùng và hồng không hạt; trong đó cây chè là cây quan trọng nhất với tổng diện tích trồng chè tính đến hết năm 2007 là 13.700 ha, lớn hơn gấp 10 lần diện tích trồng bưởi và hồng Năm 2007, sản lượng chè là 82,2 nghìn tấn, đạt năng suất 71,5 tạ/ha.

Ngành chăn nuôi là ngành nông nghiệp phát triển thứ hai sau ngành trồng trọt Tổng giá trị sản xuất năm 2007 đạt 667 tỷ đồng, chiếm 32,9% giá trị sản xuất nông nghiệp Trong đó, chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn thịt là phát triển hơn cả

b Sản xuất công nghiệp:

Bảng I.3: Giá trị sản xuất công nghiệp(2005– 2007) của Phú Thọ

Trang 12

Chỉ tiêuĐơn vị Năm 2005Năm 2006Năm 2007

Giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷ đồng 6.0447.0538.157

Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Năm 2007, ngành công nghiệp tỉnh có tổng giá trị sản xuất là 8.157 tỷ đồng, tăng lên 15,6% so với năm 2006 Trong đó, công nghiệp quốc doanh có giá trị sản xuất 3.307 tỷ đồng, chiếm 40,5%, công nghiệp ngoài quốc doanh tương ứng là 2.583 tỷ đồng, chiếm 31,7% và công nghiệp có vốn ĐTNN tương ứng là 2.266 tỷ đồng ,chiếm 27,8% Trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh thì quốc doanh trung ương có giá trị sản xuất vượt trội với 2.967 tỷ đồng chiếm 89,7% giá trị sản xuất công nghiệp quốc doanh Lý do là các doanh nghiệp quốc doanh mà trung ương quản lý đều là các doanh nghiệp lớn như giấy Bãi Bằng, supe phốt phát Lâm Thao, hóa chất Việt Trì.

Từ năm 2001 đến hết năm 2007, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 12,17%/năm (tính theo GDP) Khối công nghiệp quốc doanh, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp ngoài quốc doanh đã có những đóng góp quan trọng về giá trị sản xuất và tăng trưởng kinh tế, góp phần làm thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp so với tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh luôn vượt mục tiêu đề ra Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp vẫn thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước, tăng trưởng chưa thật sự đảm bảo ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá trị gia tăng công nghiệp chưa cao và chưa chú ý vấn đề bảo vệ môi trường c Các ngành dịch vụ:

Bảng I.4: Một số chỉ tiêu thương mại- dịch vụ (2006 – 2007) của Phú Thọ

Trang 13

1 Giá trị sản xuất (giá 1994) Tỷ đồng 2.7103.120

Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Năm 2007, tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 3.120 tỷ đồng, tăng lên 15,1% so với năm 2006;tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 4.878 tỷ đồng, tăng 28,4% so với năm 2006 Doanh thu du lịch năm 2007 là 37,9 tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2006 Tuy nhiên đây mới chỉ là một con số rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng về dịch vụ- du lịch to lớn của tỉnh.

Năm 2007, tỉnh ở trong tình trạng nhập siêu Giá trị xuất khẩu là 180,5 triệu USD, thấp hơn giá trị nhập khẩu là 215 triệu USD Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Các mặt hàng xuất khẩu chính là chè khô, hàng dệt may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm bằng Plastic Trong đó, hàng dệt may và sản phẩm bằng Plastic là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh trong thời gian qua, với giá trị xuất khẩu năm 2007 tương ứng là 99,6 triệu USD (chiếm 55,2% giá trị xuất khẩu) và 39,1 triệu USD (chiếm 21,7% giá trị xuất khẩu) Ngành vận tải cũng đã đạt được những tiến bộ quan trọng Năm 2007, khối lượng vận tải hàng hóa đạt 14.131 nghìn tấn, tăng 9,03% so với năm 2006 và khối lượng vận tải hành khách đạt 4.033 nghìn lượt hành khách, tăng 17.75% so với năm 2006.

Văn hóa – Xã hội

Bảng I.5: Một số chỉ tiêu Văn hóa – Xã hội cơ bản 2007 của Phú Thọ

Chỉ tiêuĐơn vị Năm 2005 Năm 2006Năm 2007

Trang 14

Dân số trung bình N.người 1.3271.3381.350

Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Nguồn nhân lực

Bảng I.6: Một số chỉ tiêu nguồn nhân lực 2007 của Phú Thọ

Chỉ tiêuĐơn vị Năm 2005 Năm 2006Năm 2007

Số người trong độ tuổi lao động

có khả năng lao động Nghìnngười 758,7762,1767,4

Số lao động được giới thiệu việc làm trong năm

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề % 17,8518,0020,00

Lao động chưa có việc làm ổn định

Nghìnngười

Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Qua bảng số liệu trên (Bảng I.6), chúng ta thấy Phú Thọ là tỉnh có dân số trẻ, nguồn lao động vô cùng dồi dào (Năm 2007 chiếm 58,84% dân số toàn tỉnh) Từ năm 2005 cho tới năm 2007, số lượng lao động cũng như tỷ lệ lao động đã qua đào tạo liên tục tăng lên qua các năm Tuy nhiên đa phần lao động vẫn chưa qua đào tạo (Năm 2007chiếm 66,45%) Chất lượng của nguồn lao động rõ ràng là một trở ngại lớn lao cho việc phát triển kinh tế của địa phương Ngoài ra công tác giới thiệu việc làm còn hạn chế, do đó tỉnh chưa khai thác được hết tiềm năng của nguồn nhân lực.

Cơ cấu lao động:Giai đoạn 3 năm 2005-2007, dù còn tỷ lệ cao trong lao động nông

nghiệp, nhưng cơ cấu lao động tỉnh đã và đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến

Trang 15

bộ Năm 2007, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 71,7%, lao động trong công nghiệp – xây dựng chiếm 14,8% và dịch vụ chiếm 13,5% Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị là 3,3%, sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 83%.

Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với

vùng Đông Bắc Trong năm 2007, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân toàn Tỉnh, trong khi cả nước còn có tới 3,5% số người chưa biết chữ so với tổng số dân cả nước Tỉnh có 1 trường Đại học, 2 trường Cao đẳng, 4 trường trung học chuyên nghiệp, 27 trường, trung tâm và cơ cở dạy nghề, 600 trường phổ thông các cấp, bình quân 2.310 học sinh/vạn dân Đặc điểm chung của lao động là cần cù, chịu khó, thông minh, dề thích nghi với nghề nghiệp Kết cấu hạ tầng

Hạ tầng giao thông

Hệ thống giao thông Phú Thọ có tổng chiều dài: 11.483km đường bộ, 248km đường sông và 90km đường sắt Đảm bảo 100% số xã có đường ôtô vào đến trung tâm xã Mạng lưới giao thông của tỉnh (đường bộ, đường sắt, đường thủy) phân bố tương đối hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa, hành khách nội, ngoại tỉnh.

Đường bộ:Quốc lộ số 2 nối liền Vân Nam (Trung Quốc) với Hà Giang, qua Tuyên

Quang, Phú Thọ đến sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội, nối với Quốc lộ 5 đi Hải Phòng và Quốc lộ 18 đi Quảng Ninh, Quốc lộ 1 đi suốt chiều dài cả nước Quốc lộ 32A từ Hà Nội qua Phú Thọ đi Hòa Bình, Quốc lộ 32C từ Hà Nội qua Yên Bái, Lai Châu Đường Xuyên Á và đường Hồ Chí Minh cũng đi qua Phú Thọ.

Đường sắt: Tuyến đường sắt Xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào Cai chạy

qua Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh Các khu công nghiệp ở thành phố Việt Trì đều có tuyến đường sắt chạy qua.

Đường thủy: Việt Trì là điểm hợp lưu của ba con sông lớn nhất Miền Bắc Cảng sông

Việt Trì là một trong 3 cảng sông lớn ở Miền Bắc có công suất 1 triệu tấn/năm.

Hạ tầng điện – nước

Trang 16

Hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định và điện lưới quốc gia đã được đưa tới 100% xã trong tỉnh, đảm bảo đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt.

70% dân số được dùng hệ thống nước sạch vệ sinh Các thành phố, xã, thị trấn đều có nhà máy cung cấp nước sạch công suất 70.000m3/ngày đêm Hệ thống cấp, thoát nước sạch thành phố Việt Trì được đầu tư bằng công nghệ của Cộng hòa liên bang Đức, công suất 42.000 m3/ngày đêm, cung cấp đầy đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Việt Trì cũng như các khu vực lân cận.

Hạ tầng bưu chính – viễn thông

Mạng lưới bưu chính, viễn thông tỉnh Phú Thọ khá phát triển, cơ bản có độ phủ tốt, chất lượng cao, công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới 100% số xã có máy điện thoại, điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và có báo đến trong ngày.

Hạ tầng dịch vụ - du lịch

Toàn tỉnh có 69 cơ sở lưu trú, với 749 phòng; trong đó 13 khách sạn được xếp sao (1 khách sạn 3 sao với 75 phòng, 9 khách sạn 2 sao với 386 phòng, 3 khách sạn 1 sao với 117 phòng); 72 cơ sở dịch vụ ăn uống với 2.925 chỗ ngồi, 7 bể bơi, 7 sân tenis, 78 phòng massage Phú Thọ cũng là trung tâm du lịch hấp dẫn với khu di tích lịch sử Đền Hùng, khu nước khoáng nóng Thanh Thủy, Đầm Ao Châu, rừng quốc gia Xuân Sơn,

Hạ tầng khu công nghiệp

Hiện nay Phú Thọ có 04 khu công nghiệp và 19 cụm công nghiệp (Xem bảng I.7).Thành phố Việt Trì có nhiều KCN như Thụy Vân, Nam Việt Trì, Bạch Hạc, Xung quanh các KCN còn có các làng công nhân, các khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí, bệnh viện đa khoa, trung tâm thương mại, cửa hàng, siêu thị Bốn KCN là: Thụy Vân, Trung Hà, Tam Nông, Phú Hà (Thị Xã Phú Thọ)

Bảng I.7: Tổng hợp các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trang 17

Nguồn: Phú Thọ tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tưSở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ 2007

1.3 Môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ

Các yếu tố thuận lợi

(1) Phú Thọ nằm ở vị trí ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng và miền núi, cửa

ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, các trục đường bộ, sắt, thuỷ quan trọng như cao tốc Hà Nội – Việt Trì - Lào cai; đường Hồ Chí Minh; quốc lộ 2, quốc lộ 32A, 32C và quốc lộ 70, đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường thuỷ sông Hồng nối Phú Thọ với các tỉnh Đồng bằng, các tỉnh vùng Đông Bắc, Tây Bắc, cả nước và thế giới Gần địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có quỹ đất phát triển các khu công nghiệp và đô thị lớn dồi dào; tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, nhiều danh thắng nổi tiếng để phát triển du lịch, có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng giàu có.

Trang 18

(2)Phú Thọ có môi trường chính trị và xã hội ổn định, an ninh, trật tự xã hội được đảm

bảo Chính quyền và nhân dân Phú Thọ thân thiện, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư và triển khai thực hiện dự án đầu tư được thực hiện theo cơ chế một đầu mối, miễn phí, giảm phiền hà, thời gian cho nhà đầu tư.Tỉnh cũng đã đưa công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền và quảng bá đầu tư thông qua Website, cổng giao tiếp điện tử của tỉnh để lãnh đạo tỉnh trả lời và đối thoại với doanh nghiệp.

(3)Phú Thọ hiện đã có một số cơ sở công nghiệp có ý nghĩa đối với cả nước như giấy,

phân bón, hoá chất cùng với nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào từ nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản để phát triển công nghiệp Phú Thọ là một trong những tỉnh thừa hưởng những cơ sở sản xuất công nghiệp lớn từ những năm 60 của thế kỷ XX.

(4)Phú Thọ có đội ngũ công nhân công nghiệpkhá đông so với các tỉnh miền núi khác;

tỷ lệ lao động qua đào tạo khá cao, là một trong 10 tỉnh thuộc nhóm tỉnh thành phố có giáo dục- đào tạo phát triển khá; trình độ dân trí cao; truyền thống văn hoá tốt; tỷ lệ lao động xuất khẩu khá Chi phí nhân công của Phú Thọ khá rẻ so với các tỉnh thành khác.Lương bình quân của lao động trong doanh nghiệp hiện tại là 60 - 80 USD/người/ tháng; chỉ bằng 65% so với Hà Nội và 40% so với thành phố Hồ Chí Minh là lợi thế đáng kể của Phú Thọ.

(5)Phú Thọ có đất đai làm mặt bằng dồi dào, có 5 KCN và khu liên hợp được CP phê

duyệt với tổng diện tích 1.600 ha, quy hoạch mỗi KCN bình quân 30 ha trở lên, có 19 cụm công nghiệp do tỉnh thành lập tổng diện tích 850 ha ở 12 Huyện, thị trong tỉnh Tỉnh còn lập quỹ đất dự trù 3.000 ha để phát triển công nghiệp Giá thuê đất ở các KCN ưu đãi và thời gian thuê đất là 49 năm Thị trường tiêu thụ sản phẩm có nhiều tiềm năng, giá nguyên vật liệu, vật tư thấp hơn các khu vực liền kề cũng như Hà Nội Các khó khăn tạm thời

(1) Đường bộ Hà Nội – Phú Thọ -Lào Cai đang trong quá trình cải tạo và nâng cấp,

đường sắt Hà Nội – Phú Thọ - Lào Cai cũng đang trong quá trình cải tạo Tuy nhiên đến năm 2010 sẽ thông tuyến đường Hồ Chí Minh qua Phú Thọ đến Cao Bằng Đường

Trang 19

Quốc lộ 2 nâng cấp đến Vĩnh Yên hết năm 2008 sẽ hoàn thành nối tới Tuyên Quang, năm 2008 sẽ khởi công và 2012 thông tuyến đường Xuyên Á qua Phú Thọ.

(2) Điều kiện KT-XH, đời sống nhân dân trong tỉnh còn thấp, thu nhập bình quân chỉ

bằng 60% mức trung bình của cả nước Tỉnh có 50 xã đặc biệt khó khăn Tỷ lệ hộ nghèo của Phú Thọ thường cao hơn mức chung của cả nước (năm 2007 là 22%) Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với tăng hiệu quả KT-XH, sản xuất và dịch vụ còn chưa rõ nét; việc khai thác các tiềm năng, lợi thế và các nguồn nội lực chưa nhiều, nhưng lại muốn giải quyết cùng một lúc hai vấn đề lớn là vừa đẩy nhanh phát triển kinh tế lại vừa muốn giải quyết được về cơ bản các vấn đề xã hội, môi trường.

(3)Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng chưa đủ sức hấp dẫn trong cạnh

tranh thu hút đầu tư; khả năng huy động các nguồn lực nhất là nội lực cho đầu tư còn hạn chế; chất lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư Trong tỉnh tuy sớm có một số cơ sở công nghiệp vào loại lớn nhất cả nước, nhưng được đầu tư từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, đến nay thiết bị hầu hết đã lạc hậu.

Chế độ ưu đãi và khuyến khích của Tỉnh

Ngoài các chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước, tỉnh Phú Thọ còn có thêm một số chế độ ưu đãi như sau:

Các nhà đầu tư được hưởng giá thuê đất thấp nhất trong khung giá tiền thuê đất củatỉnh và điều kiện miễn giảm do Bộ Tài Chính quy định Các nhà đầu tư được nộp tiền

thuê đất chậm 5 năm kể từ khi phải nộp theo hợp đồng và giảm 50% trong 5 năm tiếp theo Nhà đầu tư được tỉnh trợ cấp hỗ trợ tiền lương tương đương số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách trong 4 năm đầu và 50% trong 4 năm tiếp theo Được tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng không quá 3 tỷ đồng/ dự án Các dự án sử dụng 300 lao động trở lên hoặc có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu từ 80% trở lên hoặc dự án có tác dụng phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ kinh phí đào tạo công nhân 500.000đ/người.

Trang 20

Các nhà đầu tư cũng được hưởng ưu đãi khi đầu tư vào các KCN như sau: Nhà đầu tư

được chọn hình thức giao đất và được giảm 10% tiền thuê đất Tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước và hỗ trợ đầu tư đường giao thông đến 3km đến chân hàng rào KCN Dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư vào KCN được miễn phí hạ tầng trong thời gian XDCB đến 3 năm Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công ích được miễn phí hạ tầng.

Thứ tự ưu tiên đầu tư như sau:

- Ưu tiên đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp và vùng sâu, vùng xa.- Các lĩnh vực công nghệ cao.

- Sản xuất lắp ráp điện, điện tử - Sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo.- Sản xuất các loại phần mềm.

- Đầu tư vào các lĩnh vực thu hút nhiều lao động.- Nuôi trồng, chế biến lâm, thuỷ hải sản.

- Sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.- Khai thác và chế biến khoáng sản.

- Đầu tư vào các dự án hoá chất, dược phẩm.- Đầu tư vào các dự án khai thác tiềm năng du lịch.- Trồng và chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản

2 Vài nét về hoạt động đầu tư phát triển tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007

2.1 Bối cảnh chung

Tình hình thu hút vốn đầu tư ở Việt Namgiai đoạn 2001-2007

Quy mô thu hút vốn đầu tư

Muốn xem xét tình hình huy động vốn đầu tư tại tỉnh Phú Thọ thì chúng ta phải đặt trong sự tương quan với tình hình thu hút vốn đầu tư chung của cả nước Trong giai đoạn 2001-2007, vốn đầu tư toàn xã hội mà cả nước thu hút được thực sự khởi sắc với tốc độ tăng vốn đầu tư qua các năm đều trên 15%.

Bảng I.8: Vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2007

Trang 21

STTNăm Đơn vị VĐT toàn XH Đơn vị Tốc độ tăng

Nguồn: Tổng hợp từ Website Tổng cục Thống Kê (www.gso.gov.vn);Thông tinh Kinh tế- Xã hội, Website Đại học Kinh tế Quốc dân (www.neu.edu.vn)

Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2001-2007 là 2.105,1 nghìn tỷ đồng (Tính theo giá thực tế), đạt trung bình 300,73 nghìn tỷ đồng/năm Lượng vốn đầu tư tăng lên từ 170,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2001 lên tới 462,2 nghìn tỷ đồng trong năm 2007 Tốc độ tăng vốn đầu tư qua các năm đều ở mức cao, trong đó cao nhất là năm 2004 với tỷ lệ tăng là 21,51% (Xem bảng I.8) Tuy nhiên trong hai năm 2006 và 2007 thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 16% Mức tăng vốn đầu tư huy động qua các năm cao như vậy là rất cần thiết để phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao (tỷ lệ tăng trưởng GDP trên dưới 8%) của nước ta trong những năm vừa qua.

Biểu I.2: Vốn đầu tư toàn xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2007

(Đơn vị: Nghìn tỷ đồng, giá thực tế)

Trang 22

Nguồn: Tổng hợp từ Website Tổng cục Thống Kê (www.gso.gov.vn);Thông tinh Kinh tế- Xã hội, Website Đại học Kinh tế Quốc dân (www.neu.edu.vn)

Để nhìn nhận trực quan hơn sự tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 chúng ta nghiên cứu biểu đồ I.2 Dễ dàng nhận thấy lượng vốn đầu tư toàn xã hội thu hút được tăng đều qua các năm, trong đó đạt đỉnh điểm vào năm 2007 vừa qua với tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 462,2 nghìn tỷ đồng.Lượng vốn đầu tư này tương đương với 40,5% GDP, tăng lên 2,3% so với kế hoạch và tăng thêm 15,9% so với thực hiện năm 2006.

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã duy trì được một tỷ lệ đầu tư rất cao, luôn đạt mức >40% GDP, một tỷ lệ đầu tư gần như cao nhất thế giới, chỉ sauTrung Quốc với tỷ lệ đầu tư khoảng 44% GDP, tỷ lệ đã làm nền kinh tế nước này tăng trưởng liên tục trong nhiều năm với hai con số Tỷ lệ đầu tư này sẽ vẫn được Việt Nam duy trì trong những năm tiếp theo - cũng như các nước đã phát triển trên thế giới, khi ở trong giai đoạn nền kinh tế phát triển “nóng” như Việt Nam hiện nay, họ cũng giữ một tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội/GDP cao như vậy.

Cơ cấu vốn đầu tư

Trang 23

Bên cạnh sự tăng lên liên tục của lượng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam cũng biến đổi không ngừng qua các năm.

Bảng I.9:Cơ cấu vốn đầu tư Việt Nam(2001-2007) theo thành phần kinh tế

Nguồn: Tổng hợp từ Website Tổng cục Thống Kê (www.gso.gov.vn );Thông tinh Kinh tế- Xã hội, Website Đại học Kinh tế Quốc dân (www.neu.edu.vn)

Qua bảng I.9 ta thấy:Khu vực kinh tế nhà nhà nước, với vai trò là thành phần kinh tế chủ đạo, luôn đóng góp vốn đầu tư với tỷ trọng cao nhất Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn giảm dần qua các năm, cùng với đó là sự tăng lên trong tỷ trọng từ đầu tư của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN Riêng năm 2007, tỷ trọng vốn đầu tư của kinh tế nhà nước đạt 44,5%, thấp nhất trong giai đoạn 7 năm 2001-2007, đồng thời tỷ trọng của kinh tế có vốn ĐTNN đạt cao nhất trong 7 năm (20,9%) Năm 2007, vốn đầu tư thuộc NSNN ước đạt khoảng 101,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% so với kế hoạch đề ra và tăng 17,5% so với thực hiện năm 2006 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ước đạt khoảng 40 nghìn tỷ đồng (đạt kế hoạch), trong đó nguồn vốn vay trong nước đạt 97% kế hoạch.Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước đạt 64 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với kế hoạch và tăng 3,9% so với ước thực hiện năm 2006.Nguồn vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 160 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với kế hoạch và tăng 19,5% so với ước thực hiện 2006.Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đạt khoảng 74,5 nghìn tỷ đồng Tỷ lệ tổng vốn đầu tư trên GDP ước đạt 40,5% Trong năm 2007, nhờ duy trì một tỷ lệ đầu tư cao như trên nên GDP cả nước tăng cao đạt 8,48%

Tình hình thu hút FDI ở Việt Namgiai đoạn 2001-2007

Trang 24

Quy mô thu hút FDI

Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ Châu Á 1998-1999 đã phần nào ảnh hưởng xấu đến quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam song từ năm 2001 cho tới nay, FDI của Việt Nam đã không ngừng phục hồi và tăng cao, đặc biệt trong năm 2007 vừa qua.

Biểu I.3: Quy mô FDI của Việt Nam giai đoạn 2001-2007

(Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: Tổng hợp từ Website Tổng cục Thống Kê (www.gso.gov.vn );Thông tinh Kinh tế- Xã hội, Website Đại học Kinh tế Quốc dân (www.neu.edu.vn)Qua biểu đồ trên, ta thấy quá trình thu hút FDI vào Việt Nam thời kỳ 2001-2007 cóthể chia ra làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 2001-2005: FDI bắt đầu phục hồi và tăng tốc sau cuộc khủng hoảng tài

chính- tiền tệ Châu Á năm 1998 mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng phần nào Trong giai đoạn này, FDI cam kết tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng khoảng 18,8%/năm, FDI thực hiện tăng khoảng 6,4%/năm Kết thúc giai đoạn, tổng lượng FDI cam kết đạt 20.720,2 triệu USD, hơn 5 tỷ USD so với kế hoạch.

Trang 25

Giai đoạn 2006-2007: Đây là giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại

thế giới WTO Lượng vốn FDI cam kết tăng vọt hơn hẳn so với giai đoạn trước Chỉ riêng năm 2007, lượng FDI cam kết đạt 20,3 tỷ USD, xấp xỉ với cả giai đoạn 5 năm 2001-2005, tăng 69,1% so với năm 2006; trong đó vốn cấp phép mới là 17.650 triệu USD với 1.406 dự án, tăng 94% về vốn và tăng 68,8% về số dự án so với năm 2006; vốn tăng thêm là 2.650 triệu USD với 361 dự án Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện ước đạt 4.600 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2006.

FDI vào Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế rất lớn Hiện có trên 8.590 dự án của 81 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động có tổng vốn đầu tư trên 83,1 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 29,2 tỷ USD Vốn FDI chiếm tỷ trọng 18% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp 16,2% GDP, chiếm 19,78% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

Cơ cấu vốn FDI

Cơ cấu FDI theo đối tác

Hiện đã có 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 83 tỷ đô la Mỹ Hàn Quốc là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Biểu I.4: Cơ cấu vốn FDI đăng ký của Việt Nam theo đối tác đến hết năm 2007

Nguồn: Website Cục Đầu tư nước ngoài (www.fia.mpi.gov.vn )

Theo biểu đồ, các nước Châu Á chiếm 69%, trong đó khối ASEAN chiếm 19% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam; các nước châu Âu chỉ chiếm 24%, trong đó EU chiếm 10%; các nước Châu Mỹ chiếm 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,6% Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu

Trang 26

tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ đạt con số trên 3 tỷ USD, đứng vị trí thứ 5 trong tổng số 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam Đứng đầu là Hàn Quốc vốn đăng ký 13,5 tỷ USD, thứ 2 là Singapore với 10,7 tỷ USD, thứ 3 là Đài loan với 10,5 tỷ USD (đồng thời cũng đứng thứ 3 trong giải ngân vốn đạt 3,07 tỷ USD), thứ 4 là Nhật Bản với 9,03 tỷ USD Nhưng nếu tính về vốn thực hiện thì Nhật Bản đứng đầu với vốn giải ngân đạt gần 5 tỷ USD, tiếp theo là Singapore đứng thứ 2 đạt 3,8 tỷ USD Hàn Quốc đứng thứ 4 với vốn giải ngân đạt 2,7 tỷ USD.

Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế

Tính đến hết năm 2007, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66,8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện (Xem biểu I.5)

Biểu I.5: Cơ cấu số dự án FDI của Việt Nam theo ngành kinh tế đến hết năm 2007

Nguồn: Website Cục Đầu tư nước ngoài (www.fia.mpi.gov.vn )

Riêng trong năm 2007, cơ cấu FDI là khá tốt, theo xu hướng hiện đại hoá nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như công nghiệp, xây dựng, điện tử, viễn thông và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ cao Ngoài ra, các lĩnh vực dịch vụ, hiện đại hóa đô thị, phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, chế biến nông lâm hải sản… cũng được các nhà đầu tư rất quan tâm

Công nghiệp vẫn là mảng thu hút được nhiều cả về số dự án (62,9%) và về vốn (50,6%) Nổi bật nhất là dự án Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô trị giá 1,7 tỷ USD của Công ty Technostar Management (Anh) và Công ty Telloil (Nga) tại Phú Yên Bất động sản

Trang 27

là lĩnh vực sôi động nhất trong năm 2007 với nhiều dự án nổi bật như dự án xây dựng cụm công trình công viên, khách sạn tại khu vực hồ Yên Sở tại Hà Nội của Malaysia với tổng vốn đầu tư lên 2 tỷ USD Lĩnh vực dịch vụ cũng đã thu hút được 31% số dự án và trên 47,7% tổng vốn

2.2 Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển tại Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ cho tới nay vẫn còn là một tỉnh miền núi nghèo, nền kinh tế nhỏ bé, phát triển manh mún, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng yếu kém Nhận thức được điều đó, kể từ ngày tách tỉnh cho tới nay, các nhà lãnh đạo tỉnh đã coi huy động vốn đầu tư để phát triển kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách của tỉnh Nhờ đó, tỉnh đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt trong vòng 7 năm trở lại đây.

Bảng I.10:So sánh vốn đầu tư phát triển tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1994-2000 và 2001-2007

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Qua bảng trên ta thấy: Trong giai đoạn 7 năm 1994-2000, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh chỉ đạt 5.061 tỷ đồng, bình quân 723 tỷ đồng/năm (từ ngày tỉnh được tái lập năm 1997 bình quân 864 tỷ đồng/năm), tốc độ tăng bình quân 20,5%/năm Trong khi đó giai đoạn 7 năm tiếp theo 2001-2007, tổng vốn đầu tư phát triển toàn của tỉnh đạt 25.302 tỷ đồng, gấp 5 lần giai đoạn 1994-2000, bình quân 3.614 tỷ đồng/năm Thành tích này đạt được nhờ tỉnh đã nỗ lực sử dụng nhiều biện pháp huy động mọi nguồn lực của nền kinh tế và kết hợp sử dụng cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài, trong đó xác định nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng và nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định.

Trang 28

Giai đoạn 2001-2007

Trong giai đoạn 2001-2007, lượng vốn đầu tư phát triển tỉnh huy động được tăng dần qua các năm (Xem biểu I.6) Hai năm 2002 và 2003 chứng kiến những sự tăng trưởng với tốc độ cao nhất, lần lượt là 46,02% và 66,94% so với năm trước đó Từ năm 2004 cho tới năm 2007, vốn đầu tư tăng lên tuy chậm hơn nhưng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định Cho tới năm 2007, lượng vốn đầu tư huy động được đã gấp 3,5 lần so với năm 2001.Giai đoạn 2001-2007 cũng là thời điểm mà tỉnh đưa ra được nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rất hiệu quả, do đó đã thu hút được nhiều dự án FDI trị giá nhiều triệu Đô la Với đà tăng trưởng trên, tỉnh đề ra kế hoạch năm 2008 huy động được 5.636 tỷ đồng vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế.

Biểu I.6: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001-2007

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Trang 29

2.3 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển

Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn

Giai đoạn 2001-2007

Trong giai đoạn 2001-2007, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tổng lượng vốn do Trung ương quản lý đạt 5595,31 tỷ đồng, chiếm 23,03% trong tổng lượng vốn đầu tư phát triển Lượng vốn do địa phương quản lý đạt 12.803,69 tỷ đồng, chiếm tương ứng là 50,63%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước đóng góp 8998,3 tỷ đồng, khu vực dân doanh đóng góp 3805,39 tỷ đồng với tỷ trọng lần lượt là 35,58% và 14,15% trong tổng lượng vốn đầu tư phát triển Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 6888,0 tỷ đồng, chiếm 27,24% trong tổng lượng vốn đầu tư; trong đó,tổng số vốn FDI đạt 5653,44 tỷ đồng, chiếm 22,35% trong tổng lượng vốn đầu tư phát triển.

Biểu I.7: Cơ cấu đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo nguồn vốn

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Như vậy trong giai đoạn 2001-2007, lượng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế trong nước vẫn chiếm đa số với 72,76% Trong đó khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo và chiếm một tỷ trọng lớn nhất với 35,58% (Xem biểu I.7) Lượng vốn do Trung Ương quản lý cũng khá lớn, đạt 23,03%, xấp xỉ lượng vốn của khu vực ĐTNN Lượng vốn từ khu vực ĐTNN chiếm tỷ trọng khá cao và cũng đang tăng rất mạnh, đặc biệt là FDI và đang ngày càng trở thành một nguồn bổ sung quan trọng cho nguồn vốn trong nước So sánh với tỷ trọng 16,7% ĐTNN của Việt Nam giai đoạn 2001-2007 thì Phú Thọ có tỷ trọng ĐTNN cao hơn nhiều (27,24%).

Trang 30

Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế

Giai đoạn 2001-2007

Trong giai đoạn 2001-2007, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 54,8% trong tổng lượng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh; trong khi đó ngành nông lâm nghiệp, thuỷ lợi có tỷ trọng tương ứng là 13,8%,ngành giao thông chiếm tỷ trọng 10,3%.Các ngành khác chiếm tỷ trọng thấp nhất: Hạ tầng đô thị và quản lý nhà nướcchiếm 1,7% tổng số vốn đầu tư; y tế xã hội chiếm 2,1%; giáo dục đào tạo chiếm 1,6%; văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình chiếm 1,6%; khoa học môi trường, an ninh quốc phòng và các ngành khác chiếm 14,1% tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội Cơ cấu đầu tư của Phú Thọ theo 3 ngành chính của nền kinh tế như sau:

Biểu I.8: Cơ cấu đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo ngành kinh tế

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Cơ cấu đầu tư của tỉnh theo ngành là cơ cấu thiên về công nghiệp và xây dựng Đây cũng là cơ cấu đầu tư bám sát theo chủ trương công nghiệp hóa- hiện đại hóa của Đảng và nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Phú Thọ là, một tỉnh mạnh về công nghiệp, nhằm hướng đến mục tiêu đến năm 2020 đưa tỉnh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp Cơ cấu đầu tư trên đã có những tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng giảm dần tỷ trọng của nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng của công nghiệp xây dựng và các ngành dịch vụ.

Cơ cấu đầu tư theo vùng

Trang 31

Giai đoạn 2001-2007

Trong giai đoạn 2001-2007, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đầu tư ở khu vực đô thị chiếm 65,5%, vùng núi chiếm 24,4%, các vùng khác chiếm 10,1% tổng lượng vốn đầu tư Cụ thể, vốn đầu tư tập trung trong nước ưu tiên đầu tư vào khu vực đô thị với 52,5% tổng vốn đầu tư, tiếp đến là vùng núi với 32,8% và các vùng khác là 14,6% tổng vốn đầu tư Đối với vốn tín dụng đầu tư và quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia thì các dự án đầu tư phần lớn ở đô thị, tỷ trọng vốn chiếm 67,5% tổng vốn tín dụng (vùng núi và các vùng khác chiếm 32,5%) Còn với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Các dự án đầu tư chủ yếu ở khu vực đô thị, chiếm 85,6%, khu vực miền núi và vùng khác chỉ chiếm 14,4% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào tỉnh.

Biểu I.9: Cơ cấu đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo vùng

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Cơ cấu đầu tư theo vùng của tỉnh Phú Thọ nhìn chung là khá mất cân đối.Các dự án có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tập trung đầu tư nhiều vào thành phố Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Hạ Hòa, Tam Nông, Lâm Thao và các huyện, thị còn lại đầu tư còn ít về số lượng dự án cũng như nguồn vốn còn nhỏ Tuy nhiên, những dự án đầu tư vào các khu đô thị trên địa bàn tỉnh đều là các dự án mũi nhọn, nhằm tận dụng lực lượng lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng tốt ở những khu vực này Việc tập trung đầu tư mạnh vào các vùng đô thị và các khu công nghiệp nhằm tạo ra các khu vực trọng điểm về kinh tế, đưa các khu vực này đi trước về trình độ phát triển kinh tế, từ đó kéo theo sự phát triển sang các vùng khác.

Trang 32

2.4 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển

Trong giai đoạn 2001-2007, tình hình thực hiện vốn đầu tư của tỉnh có nhiều tiến triển: Tỉnh đã huy động được 25.301,64 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và thực hiện được

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Qua bảng I.11, ta thấy tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư phát triển là tương đối đồng đều qua các năm Năm có tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn huy động cao nhất là năm 2006 với mức 92,13% và năm có tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn huy động đạt mức thấp nhất là năm 2003 với 79,22% Tuy nhiên nhìn chung thì tỷ lệ này dao động trong khoảng từ 80-90% Khối lượng vốn đầu tư phát triển thực hiện tăng lên khá đều đặn qua các năm Khối lượng vốn thực hiện đạt mức thấp nhất là năm 2001 với 1.231,77 tỷ đồng và đạt mức cao nhất là vào năm 2007 với 4.526,00 tỷ đồng (Xem biểu I.10).

Biểu I.10: Khối lượng thực hiện vốn đầu tư tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007

Đơn vị: Tỷ đồng

Trang 33

Xét theo cơ cấu nguồn vốn thì tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư giai đoạn 2001-2007 có thể

chia ra làm hai nhóm (Xem biểu I.11)

Biểu I.11: Tình hình thực hiện vốn đầu tư Phú Thọ (2001-2007) theo nguồn vốn

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Nhóm thứ nhất có tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư cao gồm có vốn đầu tư của dân cư, tư nhân và vốn đầu tư qua ngân sách tỉnh (đã bao gồm cả vốn ODA) Trong giai đoạn 7 năm, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư trung bình của vốn đầu tư của dân cư, tư nhân đạt cao nhất, bằng 98,5% Kế đến là nguồn vốn đầu tư qua ngân sách tỉnh với tỷ lệ thực hiện trung bình là 97,0% Nhóm thứ hai có tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư thấp gồm có nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư là 57,3% và nguồn vốn đầu tư qua ngân sách Trung Ương (đầu tư từ Bộ, Ngành, doanh nghiệp nhà nước) với tỷ lệ tương ứng là 57,3%.

Mặc dù nhóm thứ hai có tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư đạt mức thấp song do tỷ trọng vốn đầu tư của nhóm thứ hai này thấp hơn rất nhiều so với nhóm thứ nhất nên xét về tổng thể thì tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư trong giai đoạn 2001-2007 vẫn đạt mức cao.

Trang 34

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2007

1 Sự cần thiết phải thu hút FDI tại Tỉnh Phú Thọ

Đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư

Trong quá trình phát triển KT-XH, tỉnh Phú Thọ cũng như các tỉnh thành khác trên cả nước huy động liên tục mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu KT-XH, trong đó nhu cầu về vốn đầu tư là không thể thay thế Tỉnh Phú Thọ đang trong thời kỳ CNH-HĐH, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn Dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh thời kỳ 2006-2010 là 19.093 tỷ đồng Vốn đầu tư toàn xã hội được tỉnh Phú Thọ huy động tăng lên liên tục qua các năm, tuy nhiên do tỷ lệ tích lũy thấp nên tỉnh không thể tự đáp ứng các nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng lên đó Nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh rất hạn chế, thời kỳ vừa qua, Phú Thọ luôn ở trong tình trạng thâm hụt ngân sách Hàng năm, tỉnh phải nhận trợ cấp từ Nhà nước 2/3 nguồn ngân sách để chi tiêu, do đó, trông chờ vào khả năng đầu tư của tỉnh là điều khó khăn Trong khi đó, NSNN cũng chỉ có hạn, nguồn vốn từ NSTW đưa xuống tỉnh cũng chỉ trợ giúp được phần nào Thành phần kinh tế tư nhân thì trong những năm sau đổi mới đã tăng lên không ngừng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng đầu tư, song ở thời điểm hiện tại vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao Giai đoạn 2001-2007, lượng vốn dân doanh mới chỉ chiếm có 14,15% tổng đầu tư toàn tỉnh

Do vậy, vốn đầu tư nước ngoài là một phần không thể thiếu để bù đắp sự thiếu hụt về vốn đầu tư ODA thực chất là các khoản cho vay với điều kiện ưu đãi và sớm hay muộn chúng ta vẫn phải hoàn trả lại Duy chỉ có vốn FDI là không tồn tại như dạng cho vay, bởi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta là để tìm kiếm lợi nhuận Sự có mặt của vốn FDI do đó cung cấp nguồn bổ sung quan trọng cho các nguồn vốn trong nước mà không đòi hỏi phải hoàn trả lại Để thực hiện mục tiêu đưa Phú Thọ trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh thực sự có vai trò lớn và tầm quan trọng đáng kể trong việc giải quyết những khó khăn về vốn và khai thác tiềm năng sẵn có của tỉnh.

Trang 35

Tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp FDI có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực Đặc biệt đối với những tỉnh thành như Phú Thọ, với chi phí nhân công thấp (chỉ bằng 65% so với Hà Nội và 40% so với thành phố Hồ Chí Minh) và nguồn lao động dồi dào thì các nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào những ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giày dép, sử dụng rất nhiều lao động Do vậy, sự có mặt của các doanh nghiệp FDI giải quyết một khối lượng việc làm lớn và góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong tỉnh.Các lao động được doanh nghiệp FDI tuyển dụng thường có yêu cầu cao hơn lao động trong nước và phải qua một quá trình đào tạo mới làm việc được Điều đó góp phần nâng cao trình độ tay nghề chung của nguồn nhân lực trong tỉnh

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến với Phú Thọ đa số đầu tư vào ngành công nghiệp Giai đoạn 2001-2007, có tới 60 dự án FDI đầu tư vào ngành công nghiệp, chiếm 78,96% số dự án trong giai đoạn Các doanh nghiệp FDI góp phần làm gia tăng tiềm lực công nghiệp của tỉnh, giúp tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH bằng cách tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh Mục tiêu cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 của Phú Thọ, trong đó cơ cấu kinh tế có sự đóng góp vượt trội của ngành công nghiệp và dịch vụ, muốn thành công không thể không có sự đóng góp tích cực của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Tiếp cận thị trường thế giới

Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Phú Thọ thường là các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm công nghiệp hay nông sản tại tỉnh, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, thường đó chính là các nước chính quốc Thông qua việc liên doanh với các doanh nghiệp này, các doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận được với thị trường thế giới Năm 2007, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 70,4 % giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh Chất lượng hàng hóa, uy tín của thương hiệu và sức cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường quốc tế cũng góp phần làm cho thế giới biết về Việt Nam cũng như tỉnh Phú Thọ Các doanh nghiệp trong tỉnh nhờ

Trang 36

liên doanh đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu về cách tiếp cận các thị trường rộng lớn bên ngoài.

Khai thác tiềm năng về công nông nghiệp và du lịch

So với các tỉnh lân cận khác như: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Phú Thọ là tỉnh có nhiều tiềm năng về công nghiệp, nông lâm nghiệp và du lịch Về công nghiệp, tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng tương đối lớn nhưng phân bố rải rác với nhiều kim loại quý hiếm, song việc khai thác còn nhỏ lẻ và đặc biệt là chưa có công nghệ chế tách tiên tiến; về nông nghiệp, tỉnh có nhiều tiềm năng về các loại cây công nghiệp và đặc biệt là cây chè Phú Thọ khá nổi tiếng song khả năng trồng và chế biến còn hạn chế; Phú Thọ có một số thắng cảnh tự nhiên đẹp và đường giao thông tương đối thuận lợi nhưng du lịch phát triển chưa quy mô và bài bản Mặc dù có nhiều tiềm năng như vậy nhưng kinh tế của tỉnh phát triển với tốc độ chậm chạp so với các địa phương khác Vấn đề ở chỗ tỉnh chưa khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có cho phát triển kinh tế xã hội do thiếu công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và bên cạnh đó là một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là giải pháp giúp tỉnh cải thiện những khó khăn về nhiều mặt, khai thác các tiềm năng sẵn có và góp phần thay đổi bộ mặt nền kinh tế Đó cũng là góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư mà tỉnh đã đề ra, để từ đó thu hút mọi nguồn lực trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh vào công cuộc phát triển KT-XH.

Tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến

Trong quá trình sản xuất kinh doanh tại tỉnh, các nhà đầu tư nước ngoài mang đến tỉnh Phú Thọ các dây chuyền sản xuất tiên tiến, các công nghệ hiện đại và cả đội ngũ quản lý chuyên nghiệp trình độ cao Khi các dây chuyền, công nghệ này đã cũ, nhà đầu tư thường có xu hướng thay thế bằng các công nghệ mới hơn và chuyển giao các công nghệ đã cũ này cho các doanh nghiệp của tỉnh Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp trong tỉnh có trình độ kỹ thuật lạc hậu thì những công nghệ để lại này vẫn đủ tiên tiến và góp phần nâng cao mặt bằng công nghệ chung của tỉnh Đặc biệt đối với các doanh nghiệp liên doanh: Bên nước ngoài thường đảm trách khâu quản lý và dây chuyền công nghệ sản xuất Nhờ hợp tác với bên nước ngoài, các doanh nghiệp của tỉnh có cơ

Trang 37

hội tiếp thu kinh nghiệm quản lý các công nghệ này Công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến là yếu tố giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất cho sản phẩm và đặc biệt là nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, cũng là góp phần khắc phục những mặt còn yếu kém trong nền kinh tế địa phương.

2 Các nhân tố tác động tới thu hút vốn FDI tại Tỉnh Phú Thọ

Sự đảm bảo an toàn an ninh chính trị và xã hội

Sự ổn định chính trị và xã hội là yếu tố đầu tiên mà nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đầu tư vào một dự án ở nước ngoài Lịch sử cho thấy sự ổn định chính trị - xã hội tỷ lệ thuận với đầu tư nước ngoài Yếu tố chính trị cho phép nhà đầu tư dự đoán những rủi ro có thể xảy ra như: Việc phát sinh thêm nhiều chi phí do mục tiêu kinh doanh thay đổi, tỷ lệ hoàn vốn không chắc chắn, cung ứng hàng hóa và nhân lực bị phá vỡ hay khả năng bị Nhà nước quốc hữu hoá doanh nghiệp FDI Sự ổn định chính trị liên quan đến các yếu tố kinh tế – xã hội khác và thể hiện sự thống nhất của Chính phủ trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế Trên thế giới, một nền chính trị ổn định là nhân tố giúp mỗi quốc gia tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng, những năm qua, sự ổn định chính trị là điều mà nhà đầu tư khá hài lòng khi tiến hành đầu tư Đối với một tỉnh thì sự bảo đảm an toàn an ninh địa phương cũng là một lợi thế góp phần tăng cường thu hút FDI, gián tiếp thúc đẩy quá trình triển khai các dự án FDI

Luật pháp đầu tư và chính sách phát triển kinh tế

Hệ thống pháp luật là thành phần rất quan trọng của môi trường đầu tư vì nó xác lập các khuôn khổ hoạt động cho các nhà đầu tư và các dự án FDI Một nhà đầu tư nước ngoài nào cũng phải nghiên cứu kỹ càng hệ thống luật pháp nơi mà họ dự định đầu tư, đặc biệt là nghiên cứu Luật Đầu tư của nước đó Đối với một tỉnh như Phú Thọ, các chủ trương đường lối của Nhà nước sẽ được cụ thể hoá thông qua các quyết định của UBND tỉnh, các hướng dẫn chi tiết đối với hoạt động đầu tư nước ngoài hay các ưu đãi của tỉnh so với các tỉnh khác trong việc giải quyết các thủ tục hành chính hay trong quá trình triển khai dự án Điều đó sẽ tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Phú Thọ

Trang 38

Các chính sách kinh tế cũng có ảnh hưởng lớn tới FDI, nhất là các chính sách kinh tế trực tiếp liên quan đến đầu tư như các quy định về chuyển lợi nhuận, thuế, chính sách thương mại hay chế độ ưu đãi đầu tư nước ngoài Đối với Phú Thọ, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh sẽ nhận được sự quan tâm nghiên cứu kỹ càng của các nhà đầu tư nước ngoài để xem xét về lĩnh vực họ định đầu tư có được ưu đãi ở tỉnh không, từ đó xem xét nên đầu tư ở Phú Thọ hay ở tỉnh khác.

Trình độ phát triển kinh tế và quy mô thị trường

Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia hay của một địa phương là yếu tố đảm bảo liệu một dự án đầu tư nước ngoài có khả năng thực hiện thành công ở nơi đó hay không Trình độ phát triển kinh tế đó đảm bảo các yếu tố đầu vào cho dự án như nguyên nhiên liệu, nguồn nhân lực, giao thông, liên lạc và các cơ sở hạ tầng khác Trong khi đó, quy mô thị trường lại quyết định các yếu tố đầu ra cho một dự án, rằng liệu các sản phẩm sau khi được sản xuất ra có nơi để tiêu thụ hay không Với Phú Thọ, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nghiên cứu các yếu tố cơ bản như GDP, GDP/người, cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng trước khi tiến hành đầu tư.

Các yếu tố về văn hóa và xã hội

Các yếu tố văn hóa cũng có ảnh hưởng đến FDI vì nếu giữa bên đi đầu tư và địa phương nơi tiếp nhận đầu tư có sự tương đồng về văn hóa thì sẽ dễ dàng hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và vận hành dự án đầu tư có hiệu quả Trong nhiều trường hợp, yếu tố văn hóa là yếu tố quyết định những lĩnh vực kinh doanh nào được cấp phép đầu tư hay không Ví dụ như một dự án kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một lĩnh vực được cho là nhạy cảm ở nước tiếp nhận thì dự án đó sẽ bị từ chối cấp phép, mặc dù đối với nhà đầu tư thì lĩnh vực đó hoàn toàn được chấp nhận ở nước của họ Ngoài ra, nếu yếu tố văn hóa giữa bên đi đầu tư và bên tiếp nhận đầu tư là khác biệt thì đó là yếu tố tiềm ẩn những rủi ro và nhà đầu tư phải tính toán kỹ càng đặc điểm này Ngược lại, sự tương đồng về văn hóa là một lợi thế để một địa phương thu hút FDI Các yếu tố khác như vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch cũng là những yếu tố có thể gây tác động mạnh mẽ tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một địa phương.

Trang 39

3 Các biện pháp thu hút FDI đã thực hiện tại Phú Thọ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công việc đầu tiên và hết sức quan trọng của bất cứ địa phương nào Đây là bước khởi đầu để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia bỏ vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh Vì vậy, có thể hiểu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc một địa phương xây dựng các chính sách, áp dụng các biện pháp, công cụ nhằm vận động nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào địa phương dưới những hình thức nhất định Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua tỉnh Phú Thọ đã áp dụng các biện pháp sau nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh:

3.1 Xúc tiến đầu tư nước ngoài

Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ định kỳ tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư như:

- Tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tại Hà Nội.

- Quảng bá về tiềm năng đầu tư của tỉnh Phú Thọ tại Hội chợ Thương mại và Du lịchViệt Bắc.

Ngoài ra, UBND tỉnh còn chỉ đạo trực tiếp cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư- trực thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ tham gia vào các hội nghị xúc tiến đầu tư của trung ương Để quảng bá về tiềm năng thu hút các dự án FDI của tỉnh, Phú Thọ còn tiến hành quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh và truyền hình địa phương, các báo trung ương Phú Thọ cũng đang hoàn thiện và làm phong phú thêm trang Web giới thiệu tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương.

Công tác xúc tiến đầu tưđã được tỉnh quan tâm nhưng chưa được đầu tư kinh phí tương xứng nên còn nhiều hạn chế so với các tỉnh khác Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài khi đến Việt Nam vẫn còn hạn chế thông tin về một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ.

3.2 Tiếp nhận, thụ lý và cấp phép các dự án FDI

Các thủ tục tiếp nhận hồ sơđược thực hiện thống nhất theo quy định của Chính phủ và được thực hiện theo cơ chế một cửa tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Phú Thọ, trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ Nhà đầu tưđược miễn mọi chi phí có liên quan

Trang 40

đến công tác giải quyết thủ tục đầu tư, trừ việc nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Quy trình thụ lý hồ sơ và cấp giấy phép đầu tư được quy định riêng tại tỉnh: Nhà đầu tư chỉ cần làm việc trực tiếp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thành hồ sơ dự án FDI, nhận giấy phép đầu tư và triển khai thủ tục thực hiện dự án (hoặc trực tiếp với Ban Quản lý các KCN tỉnh đối với các dự án đầu tư vào KCN ).

Bên cạnh đó, thời gian đăng ký cấp giấy phép đầu tư là 7 ngày làm việc; thời gian thẩm định cấp giấy phép đầu tư là 20 ngày làm việc; 10 ngày làm việc đối với dự án mà UBND tỉnh tham gia ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định và cấp giấy phép đầu tư Thời gian quy định đối với các thủ tục trên mặc dù đã rút ngắn so với những quy định chung của Chính phủ nhưng thì vẫn dài hơn so với một số tỉnh khác

3.3 Chế độ ưu đãi và hỗ trợ triển khai FDI

UBND tỉnh đã đưa ra các điều kiện ưu đãi đối với các dự án FDI theo Quyết định số 289/2005/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Phú Thọ về một số biện pháp khuyến khích và ưu đãi đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Ngoài các ưu đãi chung theo chế độ chung của Nhà nước, tỉnh Phú Thọ đã ban hành các chính sách ưu đãi riêng nhằm thu hút các dự án FDI vào địa bàn tỉnh với những nội dung cơ bản sau:

Hỗ trợ nhà đầu tư

- Tỉnh Phú Thọ cung ứng miễn phí bản đồ quy hoạch chi tiết và bản đồ địa chính khu đất cho thuê; hướng dẫn nhà đầu tư lập hồ sơ xin thuê đất và ký hợp đồng thuê đất; lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng (trường hợp Nhà nước cho thuê đất) hoặc hướng dẫn lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng (trường hợp bên Việt Nam tham gia liên doanh góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất).

- Tỉnh Phú Thọ hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư về các vấn đề:

+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (trong trường hợp cần đánh giá).+ Đăng ký kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu.

Ngày đăng: 28/09/2012, 09:00

Hình ảnh liên quan

1.2. Tình hình phát triển Kinh tế-Xã hội của Phú Thọ - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

1.2..

Tình hình phát triển Kinh tế-Xã hội của Phú Thọ Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng I.2: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản (2005–2007) của Phú Thọ - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

I.2: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản (2005–2007) của Phú Thọ Xem tại trang 11 của tài liệu.
Nguồn:Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

gu.

ồn:Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Xem tại trang 12 của tài liệu.
Nguồn:Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

gu.

ồn:Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Xem tại trang 13 của tài liệu.
Nguồn:Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

gu.

ồn:Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ Xem tại trang 14 của tài liệu.
Tỷ lệ số hộ được xem truyền hình % 85,0 90,0 95,0 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

l.

ệ số hộ được xem truyền hình % 85,0 90,0 95,0 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng I.9:Cơ cấu vốn đầu tư Việt Nam(2001-2007) theo thành phần kinh tế - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

I.9:Cơ cấu vốn đầu tư Việt Nam(2001-2007) theo thành phần kinh tế Xem tại trang 23 của tài liệu.
2.2. Tình hình huy độngvốn đầu tư phát triển tại Phú Thọ - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

2.2..

Tình hình huy độngvốn đầu tư phát triển tại Phú Thọ Xem tại trang 27 của tài liệu.
2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

2.4..

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển Xem tại trang 32 của tài liệu.
Biểu I.11:Tình hình thực hiện vốn đầu tư Phú Thọ(2001-2007) theo nguồn vốn - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

i.

ểu I.11:Tình hình thực hiện vốn đầu tư Phú Thọ(2001-2007) theo nguồn vốn Xem tại trang 33 của tài liệu.
Qua bảng I.12 ở trên, chúng ta thấy năm 2001 là năm khởi đầu của tiến trình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh khi cả năm chỉ thu hút được 1 dự án FDI của Nhật Bản (dự án  Công ty may Veston Phú Thọ- Shonai) với số vốn đầu tư là 5 triệu USD - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ua.

bảng I.12 ở trên, chúng ta thấy năm 2001 là năm khởi đầu của tiến trình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh khi cả năm chỉ thu hút được 1 dự án FDI của Nhật Bản (dự án Công ty may Veston Phú Thọ- Shonai) với số vốn đầu tư là 5 triệu USD Xem tại trang 46 của tài liệu.
5.1.Theo hình thức đầu tư - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

5.1..

Theo hình thức đầu tư Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng I.14: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo đối tác giai đoạn 2001-2007 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

I.14: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo đối tác giai đoạn 2001-2007 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Nhìn bảng số liệu trên, chúng ta thấy Hàn Quốc có tổng cộng 63 dự án, chiếm 82,89% và số vốn lên tới 321,98 triệu USD, chiếm 91,12% và gấp 10 lần vốn đăng ký của cả 3  đối tác còn lại - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

h.

ìn bảng số liệu trên, chúng ta thấy Hàn Quốc có tổng cộng 63 dự án, chiếm 82,89% và số vốn lên tới 321,98 triệu USD, chiếm 91,12% và gấp 10 lần vốn đăng ký của cả 3 đối tác còn lại Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng I.15: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo địa bàn giai đoạn 2001-2007 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

I.15: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo địa bàn giai đoạn 2001-2007 Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng I.16: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo ngành giai đoạn 2001-2007 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

I.16: Cơ cấu FDI Phú Thọ theo ngành giai đoạn 2001-2007 Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng I.17: Mức độ triển khai các dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

I.17: Mức độ triển khai các dự án FDI Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Qua bảng I.16, chúng ta thấy: Ngành công nghiệp có 60 dự án, chiếm 78,96% với số vốn đăng ký là 275,25 triệu USD, chiếm 77,90% - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ua.

bảng I.16, chúng ta thấy: Ngành công nghiệp có 60 dự án, chiếm 78,96% với số vốn đăng ký là 275,25 triệu USD, chiếm 77,90% Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng I.18: FDI thực hiện tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

I.18: FDI thực hiện tại Phú Thọ giai đoạn 2001-2007 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Tình hình sử dụng lao động - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

nh.

hình sử dụng lao động Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng I.20: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại Phú Thọ(2001-2007) - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

I.20: Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tại Phú Thọ(2001-2007) Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng II.2: Cơ cấu kinh tế của Phú Thọ giai đoạn 2007-2020 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

II.2: Cơ cấu kinh tế của Phú Thọ giai đoạn 2007-2020 Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng II.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Phú Thọ giai đoạn 2007-2020 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

II.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Phú Thọ giai đoạn 2007-2020 Xem tại trang 72 của tài liệu.
12 Tỷ lệ dân số được nghe đài và xem truyền hình quốc gia % 95 97 100 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

12.

Tỷ lệ dân số được nghe đài và xem truyền hình quốc gia % 95 97 100 Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng II.4: Nhu cầu vốn đầu tư Phú Thọ(2007-2020) theo ngành - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

ng.

II.4: Nhu cầu vốn đầu tư Phú Thọ(2007-2020) theo ngành Xem tại trang 78 của tài liệu.
STT Dự án Địa điểm Hình thức Vốn - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Phú Thọ Thực trạng và giải pháp.doc

n.

Địa điểm Hình thức Vốn Xem tại trang 88 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan