Sử dụng các mô hình kinh tế vĩ mô thích hợp để phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay

8 1.1K 5
Sử dụng các mô hình kinh tế vĩ mô thích hợp để phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài:Sử dụng các mô hình kinh tế vĩ mô thích hợp để phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay

ĐỀ TÀI Sử dụng các hình kinh tế thích hợp để phân tích tác động của một số chính sách cụ thể chính phủ Việt Nam đã thực hiện để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay. lớp HP: 1123MAEC0111 Nhóm: 7 Phân chia công việc của các thành viên nhóm 7 STT Họ và tên Công việc 1 Vương Thị Liên Phân tích các số liệu liên quan đến lạm phát giai đoạn 2007-2009, CSTT,CSTK 2 Phan Thị Loan Làm slide. Phân tích một số giải pháp khác của chính phủ. 3 Phạm Thị Linh Một số khái niệm về lạm phát (khái niệm, nguyên nhân, tác động).Phân tích CSTT 4 Lê Tuấn Linh Phân tích một số giải pháp khác chính phủ đã sử dụng. 5 Nguyễn quang Linh Phân tích hình AD-AS, IS-LM. 6 Hoàng Văn Long Phân tích chính sách tài khóa nhà nước đã sử dụng. 7 Lê Thị Mai Phân tích chính sách tài khóa nhà nước đã sử dụng. 8 Đặng Thị Bình Minh Phân tích chính sách tiền tệ nhà nước đã sử dụng. 9 Nguyễn Đình Minh Phân tích chính sách tiền tệ nhà nước đã sử dung. Bảng đánh giá thành viên nhóm 7 STT Họ và tên sv Xếp loại 1 Vương Thị Liên 2 Phan Thị Loan 3 Phạm Thị Linh 4 Lê Tuấn Linh 5 Nguyễn quang Linh 6 Hoàng Văn Long 7 Lê Thị Mai 8 Đặng Thị Bình Minh 9 Nguyễn Đình Minh Lời mở đầu Lạm phát - một hồi chuông báo động về sự thay đổi của nền kinh tế cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi nổi và cạnh tranh gay gắt, để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề mới của nền kinh tế mới. Bên cạnh các vấn đề cần có để kinh doanh thì các hiện tượng kinh tế đang diễn ra hiện nay cũng không kém phần quan trọng. Điển hình là diễn biến của chỉ số lạm phát. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta đã đưa ra các chính sách và tìm ra những phương án giải quyết các chính sách đó như thế nào để kiềm chế lạm phát đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển đi lên? Để giải quyết vấn đề này nhóm em đã lựa chon đề tài “Sử dụng cáchình kinh tế thích hợp để phân tích tác động của một số chính sách cụ thể chính phủ Việt Nam đã thực hiện để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay”để thảo luận. 1.Mục tiêu thảo luận Tìm hiểu lạm phát trong giai đoạn 2007-2009, đánh giá tình hình lạm phátViệt Nam hiện naycác giải pháp Đảng nhà nước ta đã sử dụng để giải quyết vấn đề kiềm chế lạm phát. Đồng thời đề xuất một số ý kiến để việc kiềm chế lạm phát được thực hiện tốt và hiệu quả hơn trong thời gian tới. 2. Đối tượng nghiên cứu Các giải pháp chính phủ thực hiện để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sửcác quan điểm, đường lối chính sách của Đảng nhà nước ta nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay.phương pháp so sánh, phân tích… I. Những vấn đề cơ bản về lạm phát Trong giai đoạn 2007 – 2009, một vấn đề bức thiết gây chấn động địa cầu đã xảy ra đó chính là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Nó bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ từ cuối năm 2007, kéo theo phản ứng dây chuyền lêntoàn bộ nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển. Kết quả là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực trên nhiều khía cạnh. Lạm phátmột trong bốn yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của một quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát trong giai đoạn nàyViệt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia vớimức lạm phát 12,63%(2007) và 22,3% (2008) . Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ : làm suy vong nền kinh tế quốc gia, tác động mạnh tới đời sống của người dân nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang.Theo các số liệu của tổng cục thống kê, các dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2007 có thể đạt 5,7 tỷ USD (8,1% GDP), còn các dòng vốn khác có thể đạt khoảng 8,9 tỷ USD (12,7% GDP). Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng trong năm 2007 đạt mức 54%, thị trường chứng khoán cũng phát triển bùng nổ. Ở các nước châu Á khác, giá lương thực - thực phẩm tăng cao là nguyên nhân chính gây lạm phát, nhưng ở Việt Nam, giá cả các mặt hàng phi lương thực cũng tăng tới trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái do tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu cao và thanh khoản dồi dào. Qua một vài con số ấy thì ta đã phần nào thấy được tình hình lạm phátViệt Nam trong giai đoạn này được coi là một dụ về “cú sốc” lạm phát. Vậy lạm phát là gì, nguyên nhân hậu quả của nó như thế nào và chính phủ kiềm chế nó ra sao? 1. Khái niệm  Lạm phátsự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian, là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng trong một thời kì.  Trong một nền kinh tế, lạm phátsự mất giá trung bình hay giảm sức mua của đồng tiền và nó được biểu thị bằng chỉ số giá. I p =∑i p ×d I p là chỉ số giá chung i p là chỉ số giá cá thể của từng loại hàng, nhóm hàng d là tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, từng nhóm hàng và là quyền số.  Trong phạm vi toàn cầu, khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phátsự phá giá tiền tệ so với các loại tiền khác. 2. Nguyên nhân gây ra lạm phát trên lý thuyết gồm - Lạm phát do cầu kéo: Là do sự tăng lên liên tục của tổng cầu. Tốc độ tăng của tổng cầu nhanh hơn tốc độ tăng của tổng cung. Ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại E(Y * , P 0 ) tại đây AD=AS. Khi AD 0 tăng lên AD 1 lúc này AD∩AS=E 1 (Y 1 ,P 1 ). Sản lượng tăng từ Y * đến Y 1 và giả cũng tăng từ P 0 đến P 1 → gây ra lạm phát. Cụ thểViệt Nam : Tổng đầu tư của toàn xã hội năm 2007 khoảng 493,6 nghìn tỉ đồng, chiếm 43% GDP với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt đạt 21,3 tỉ USD và vốn thực hiện đạt 6,4 tỉ USD, cao hơn 77% so với năm 2006. Tổng chi ngân E 1 E 0 AS L AS L1 Y * → Y 1 Y AD 1 AD 0 0 P P 1 P 0 sách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỉ đồng, vượt khoảng 12% so với dự toán năm. Bội chi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỉ đồng, bằng 5% GDP. Thâm hụt cán cân thương mại là 14,12 tỉ USD, bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp hơn 2,5 lần so với năm 2006. → lạp phát. - Lạm phát do chi phí đẩy: do giá của các yếu tố đầu vào tăng đặc biệt là các yếu tố đầu vào cơ bản làm tổng cung suy giảm dẫn đến giá tăng. Ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại E(Y * ,P 0 ) tại đây AD=AS. Khi AS giảm từ AS L0 đến AS L1 lúc này AD∩AS=E 1 (Y 1, P 1 ). Sản lượng giảm từ Y * đến Y 1 và giá tăng từ P 0 đến P 1 . → gây ra lạm phát. Thời kỳ 2007-2009 đồng USD yếu làm giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt từ các nước xuất khẩu hàng sang Việt Nam tăng lên tương đối. Giá dầu thô tháng từ mức 89,4 USD thùng vào tháng 12/2007 lên 135 USD đến 147 USD/ thùng, giá phôi thép tăng khiến các doanh nghiệp tranh thủ nhập khẩu sợ giá có thể tăng lên tiếp. - Lạm phát do dự kiến: là tỷ lệ lạm phát hiện tại mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai. Tỷ lệ lạm phát này sẽ được đưa vào hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay các thỏa thuận khác. - Lạm phát do cung tiền tăng: do lượng tiền phát hành quá nhiều dẫn đến sự mất cân đối giữa cung tiền và cầu tiền hay cung tiền lớn hơn cầu tiền. (Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng năm 2007 tăng gấp đôi so với E 1 E 0 AS L AS L1 AS L0 AD 0 P P 1 P 0 Y 1 Y * Y tốc độ tăng của năm 2006. Tính đến 31-12-2007, tổng phương tiện thanh toán tăng 46,7% so với 31/12/2006. Tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế năm 2007 tăng 58% so với năm 2006. Tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế trong năm 2007 ước chừng lên tới 22 tỉ USD, tương đương 30% GDP). - Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều: do nhu cầu nên nhập khẩu tăng nhanh dẫn đến cầu ngoại tệ tăng làm cho giá ngoại tệ tăng nên cung tiền nội tệ tăng làm cho đồng tiền mất giá và lạm phát xảy ra. Nhập siêu của 5 tháng/2008 đã trên 14,4 tỉ USD, cao hơn mức nhập siêu của cả năm 2007 (năm 2007 nhập siêu là 14,12 tỉ USD, bằng 29% kim ngạch xuất khẩu). c).Tác hại của lạm phát - Nếu lạm phát ở mức 2 – 5% sẽ có tác dụng kích thích sản xuất, bôi trơn nền kinh tế và giúp nền kinh tế tăng trưởng. - Nếu ở mức quá cao sẽ gây nên rất nhiều hậu quả: + Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn, các giai cấp trong xã hội. + Có những biến động về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế. + Dẫn tới sự phản ứng mạnh mẽ của các tầng lớp dân cư, sự phản ứng của công chúng xuất phát từ vấn đề kinh tế nàythể tác động tới sự ổn định về chính trị của một quốc gia. Do đó phản ứng kinh tế của các chính phủ là tìm mọi biện pháp chống lạm phátkiềm chế lạm phát. II. Tình hình lạm phátViệt Nam thời gian qua. 1. Diễn biến lạm phátViệt Nam trong thời gian qua. Ta có bảng số liệu tỷ lệ lạm phát từ 2001 đến 2008 (Đơn vị %) Chỉ tiêu \ Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Ngày đăng: 23/04/2013, 15:19

Hình ảnh liên quan

5 Nguyễn quang Linh Phân tích mô hình AD-AS, IS-LM. - Sử dụng các mô hình kinh tế vĩ mô thích hợp để phân tích tác động của một số chính sách cụ thể mà chính phủ Việt Nam đã thực hiện để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay

5.

Nguyễn quang Linh Phân tích mô hình AD-AS, IS-LM Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan