skkn sử dụng phần mềm microsoft powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ việc dạy học một số tiết thực hành hóa học trung học phổ thông ban cơ bản

32 878 1
skkn sử dụng phần mềm microsoft powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ việc dạy học một số tiết thực hành hóa học trung học phổ thông ban cơ bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG CHÍNH Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Lịch sử đề tài nghiên cứu 1.2.Đặc tính của bộ môn hóa học 1.3.Mục đích của giờ thực hành thí nghiệm 1.4.Các phương pháp dạy học thường được giáo viên sử dụng trong giờ thực hành 1.5.Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay 1.6.Khái quát về phần mềm Microsoft Powerpoint Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1.Chia sẽ của một số giáo viên THPT về việc dạy học trong các giờ thực hành 2.2.Tiến hành thực nghiệm 2.2.1 Thuận lợi 2.2.2 Khó khăn 2.2.3 Giải pháp 2.3.Kết quả 2.4.Phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm Chương 3 KẾT LUẬN 3.1.Kết luận chung 3.2.Đề xuất Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 1 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các môn học ở trường phổ thông, môn hóa học giữ một vai trò khá quan trọng Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm Đối tượng nghiên cứu của hóa học là các chất, những quy luật biến đổi chất này thành chất khác và những biện pháp điều khiển sự biến đổi đó nhằm khắc phục đời sống con người và tiến bộ xã hội Vì vậy, thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hóa học Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ làm quen với các chất hóa học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý, hóa của chúng Từ đó các em hiểu rõ được những quá trình hóa học, nắm vững các khái niệm, định luật, học thuyết của hóa học Từ lâu việc dạy thực hành thí nghiệm môn hoá là một điều khó khăn, gây nhiều lúng túng cho giáo viên, vì : • Cơ sở vật chất vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị chưa đầy đủ • Chưa có điều kiện thí nghiệm thực hành • Một số thí nghiệm khó thực hiện, hóa chất độc hại, nguy hiểm • Một số thí nghiệm không đạt kết quả như mong muốn gây mất hứng thú cho học sinh • Học sinh thường vụng về khi tự tay làm các thí nghiệm • Học sinh chưa nắm bắt hết các quy định khi xuống phòng thí nghiệm nên xảy ra một số trường hợp ngoài ý muốn • Đầu tư tiết dạy tốn nhiều thời gian, … Kết quả là muốn dạy tốt giờ học này, trường phải có khá đầy đủ cơ sở vật chất, người dạy phải có kinh nghiệm, có thời gian đầu tư, chọn được giải pháp tốt nhất đối với từng loại thí nghiệm để gây hứng thú cho người học Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 2 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … Microsoft Powerpoint là phần mềm được xem khá đơn giản, dễ nghiên cứu, có thể vận dụng hiệu quả trong việc thiết kế biểu diễn các thí nghiệm hóa học, điều này giúp người giáo viên có thể khắc phục được tính độc hại hay sự hạn chế của hóa chất khi thí nghiệm trực tiếp, giúp học sinh nắm bắt được trình tự các thao tác thí nghiệm nhanh chóng, mặt khác góp phần làm mới phương pháp dạy học của giáo viên và học sinh thêm hứng thú với tiết học hóa học Qua nhiều năm học tập ở trường ĐHSP Tp.HCM, ba năm công tác ở trường trung học phổ thông Vĩnh Cửu với vai trò là giáo viên giảng dạy chính (từ 09/2008 đến nay), bản thân tôi nhận thấy không phải tiết học thực hành nào cũng thực hiện được và đạt kết quả tốt, từ đó nó đã gợi mở cho tôi ý tưởng đến với đề tài “Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ việc dạy học một số tiết thực hành hóa học trung học phổ thông ban cơ bản” với mong muốn chia sẽ kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu cần thiết, tất yếu nhằm giúp hoạt động dạy của giáo viên và mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ngày càng hoàn thiện, hiệu quả hơn Việc truyền thụ kiến thức có nhiều phương pháp, một trong những phương pháp đó thì giáo viên hay dùng phương pháp thuyết giảng với sự hô trợ của phương tiện dạy học, đây lại là hình thức dạy học phổ biến ở các TT GDTX cũng như các trường THPT trong tỉnh, với môi phương pháp có những ưu và khuyết điểm riêng nên cần người giáo viên linh hoạt hơn trong việc sử dụng các phương pháp dạy học Do đó, chỉ cần người giáo viên với sự chủ động nhạy bén, không ngại mất thời gian, kết hợp với sự hô trợ đắc lực của các phương tiện dạy học khác nhau, kể cả các phương tiện dạy học hiện đại, cho phép người giáo viên có thể biểu diễn thí nghiệm, sáng tạo các hình ảnh Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 3 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … tĩnh - động, phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập, nâng cao mức lĩnh hội kiến thức và rèn luyện các kỹ năng thao tác thực hành của học sinh cũng như chất lượng bài giảng của giáo viên Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng, hô trợ việc dạy học các tiết thực hành hóa học, để chứng minh sự tiện ích của phần mềm, chứng thực đây là một phương tiện dạy học hiệu quả, đặc biệt đối với môn hóa học, do đó nó cần được sự quan tâm và sử dụng phổ biến hơn trong các tiết giảng hóa học 3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU • Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài • Thực hiện thiết kế bài giảng hô trợ dạy các tiết thực hành hóa học THPT ban cơ bản • Tổng kết, rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả thiết kế và trình chiếu biểu diễn các thí nghiệm hô trợ các tiết học thực hành, bằng phần mềm Microsoft Powerpoint 4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU • Sự quan tâm của các học sinh trong trường về các tiết học thực hành với sự hô trợ của phần mềm Microsoft Powerpoint • Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hô trợ dạy học các tiết thực hành hóa học lớp 10 THPT ban cơ bản 5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Ghi chép lại tất cả việc mình đã làm theo yêu cầu của đề tài đặt ra • Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài • Phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp • Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 4 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … NỘI DUNG CHÍNH Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Lịch sử của đề tài nghiên cứu Môn hóa học cùng với các môn khoa học khác góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan toàn diện cho học sinh Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, do đó tiết học thực hành thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hóa học, nó giúp học sinh chuyển từ tư duy trừu tượng sang tư duy cụ thể và ngược lại Việc sử dụng phương tiện dạy học vào quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông đã và đang được sự quan tâm của nhiều tác giả, đơn cử như bốn tác giả dưới đây : 1 Nguyễn Hoàng Hương Thảo – Tạo hứng thú học tập hóa học cho học sinh phổ thông bằng phương pháp trực quan (năm 2003) 2 Tô Thị Ngọc Dâng – Sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, mô hình trong dạy học hóa học (năm 2001) 3 Trần Đình Hương – Sử dụng tranh ảnh trong dạy học hóa học ở trường phổ thông (năm 2004) 4 Vũ Lê Hà Khánh – Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế một số bài giảng hóa học ở trường THPT (năm 2006) Các tác giả đã tiến hành khai thác từng mảng của phương tiện dạy học, nhưng chủ yếu là để phục vụ, hô trợ các tiết học lý thuyết ở trên lớp Với thời gian, phạm vi, phương tiện nghiên cứu khác nhau nên mức độ sâu sắc về nội dung của môi đề tài cũng sẽ không giống nhau, nhìn chung môi đề tài đều đạt được những giá trị nhất định về mặt lý luận và thực tiễn Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 5 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … Cái mới của đề tài do tôi viết là ở chô các thí nghiệm được thiết kế để hô trợ dạy các bài học thực hành nhằm giải quyết phần nào những khó khăn mà người giáo viên thường gặp phải trong các giờ dạy thực hành 1.2.Đặc tính của bộ môn hóa học Môi bộ môn đều có những đặc tính riêng mà khi truyền thụ kiến thức phải chú ý đến những đặc điểm này Với bộ môn hóa học, là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, đồng thời nó vừa mới mẻ, vừa trừu tượng đối với học sinh vì vậy khi truyền thụ kiến thức về hóa học cần phải chú ý một số đặc tính sau đây : 1 Quá trình hình thành các khái niệm cơ bản về hóa học diễn biến theo giai đoạn Sự phân chia giai đoạn này dựa vào các lý thuyết chủ đạo có trong chương trình Việc hình thành khái niệm hóa học phải bám sát lý thuyết chủ đạo của từng giai đoạn để hình thành 2 Việc hình thành các khái niệm cơ bản về hóa học chủ yếu dựa vào kiến thức sẵn có của học sinh, vào kinh nghiệm và vốn kiến thức của các môn học khác có liên quan 3 Cần triệt để sử dụng nguyên tắc trực quan Hóa học là một bộ môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm vì vậy trong giảng dạy hóa học, nếu học sinh được tận mắt quan sát các chất, sự biến đổi của các chất thì học sinh sẽ nhanh chóng tiếp thu và nhớ lâu Các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành đều gây hứng thú cho học sinh 4 Đối với những khái niệm phức tạp cần chia nhỏ khái niệm thành những khái niệm thành phần để học sinh tiếp thu dần, hoặc dựa vào những khái niệm gần gũi, sẵn có để hình thành khái niệm mới 1.3.Mục đích của giờ thực hành thí nghiệm Thí nghiệm có vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học và đặc biệt hơn trong dạy học hóa học Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 6 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … 1 Thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của con người về thế giới Thí nghiệm giúp con người gạt bỏ những cái phụ, không bản chất để tìm ra cái bản chất của sự vật hiện tượng Thí nghiệm giúp con người phát hiện ra những quy luật còn ẩn náu trong tự nhiên Mặt khác nó giúp con người kiểm chứng, làm sáng tỏ những giả thuyết khoa học 2 Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hóa học Nó giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại Khi làm thí nghiệm học sinh sẽ quen với các chất hóa học và trực tiếp nắm bắt các tính chất lý hóa của chúng Từ đó các em hiểu được các quá trình hóa học, nắm vững các khái niệm, định luật, học thuyết của hóa học 3 Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tế Nhiều thí nghiệm rất gần gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ Chính vì vậy thí nghiệm giúp học sinh vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống 4 Thí nghiệm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành (các thao tác và cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật 5 Thí nghiệm giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng hóa học xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và thêm tin tưởng vào chính bản thân mình 6 Khi làm thí nghiệm rất dễ gây hứng thú học tập Học sinh không thể yêu thích bộ môn và không thể say mê khoa học với những bài giảng lý thuyết khô khan 1.4.Các phương pháp dạy học thường được giáo viên sử dụng trong giờ thực hành Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 7 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … Trong dạy học thực hành có thể thực hiện theo một trong hai phương pháp sau: 1 Phương pháp nghiên cứu: dùng thí nghiệm để xác nhận giả thuyết, tự rút ra kiến thức 2 Phương pháp minh họa: dùng thí nghiệm để minh họa cho kiến thức đã biết Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu hay phương pháp minh họa là tùy thuộc vào tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu Nếu như việc giải quyết vấn đề không đòi hỏi sự căng thẳng đáng kể hoạt động trí lực của học sinh thì nên theo phương pháp minh họa Ngược lại, nếu sự tri giác, tiếp thu kiến thức về đối tượng nghiên cứu đòi hỏi sự phân tích phức tạp hơn, phải động viên trí nhớ và tư duy thì nên dùng phương pháp nghiên cứu 1.5.Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có nhiều công trình nghiên cứu, thử nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theo các hướng khác nhau Sau đây là một số xu hướng đổi mới cơ bản : • Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh Chuyển lối học từ thông báo, tái hiện sang tìm tòi, khám phá • Cá thể hóa việc dạy học • Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học, đặc biệt là tin học vào dạy học • Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống Chuyển từ lối học nặng nề về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng • Cải thiện việc kiểm tra và đánh giá kiến thức • Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm “ Học suốt đời” do UNESCO đưa ra Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 8 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … • Gắn việc dạy học và nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo sự phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học) 1.6.Khái quát về phần mềm Microsoft Powerpoint 1.6.1 Tác dụng của phần mềm Microsoft Powerpoint là một phần mềm trong bộ Microsoft Office được sử dụng để trình bày về mặt hình thức một vấn đề Nó là một công cụ có tính chuyên nghiệp để diễn đạt các ý tưởng cần trình bày không chỉ bằng lời văn mà còn thể hiện qua hình ảnh tĩnh và động cùng với âm thanh một cách sống động 1.6.2 Ưu điểm của phần mềm  Dễ sử dụng đối với người bắt đầu dùng và rất dễ sử dụng với người đã sử dụng Winword, Excel vì có cùng các thao tác …  Thực hiện các hiệu ứng hoạt hình nhanh chóng, sinh động một cách đơn giản không cần tới kiến thức lập trình  Kích thước tập tin nhỏ, thuận lợi cho lưu trữ và di chuyển  Kết hợp được với phần mềm đồ họa  Cho phép chèn hình ảnh, phim, …  Trình bày trực tiếp bằng máy chiếu hoặc in ra các trang slide và sử dụng máy đèn chiếu (Overhead) để chiếu từng trang slide lên bảng, lên tường  Khắc phục được khó khăn của giáo viên khi biểu diễn thí nghiệm trực tiếp (như dụng cụ, hóa chất, thời gian, )  Thí nghiệm có thể chiếu đi chiếu lại cho học sinh quan sát, thậm chí học sinh có thể copy bài về nhà nghiên cứu 1.6.3 Lưu ý khi sử dụng phần mềm Khi sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để thiết kế bài giảng hóa học, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau : Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 9 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ …  Không phải với loại bài nào cũng dạy hay trên giáo án điện tử, lựa chọn loại bài nào phù hợp chuẩn bị cho tiết giảng bằng giáo án điện tử sao cho học sinh có thể tiếp nhận và hệ thống kiến thức một cách tối ưu  Lựa chọn hình thức học tập phù hợp cho tiết giảng bằng giáo án điện tử Hình thức học tập của học sinh cần được định trước khi giáo viên bắt tay vào soạn giáo án điện tử  Luôn nhớ đến mục đích chính, trọng tâm cần đạt được  Không lạm dụng nhiều kĩ xảo  Nội dung trình bày thật tinh giản : không quá nhiều dòng trong một slide, không quá nhiều chữ trong một dòng  Chú ý chọn màu chữ, phông nền thích hợp không bị ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng của phòng học  Chỉ thay đổi phông nền, màu sắc của slide khi thật cần thiết (thay đổi chủ đề)  Đây chỉ là phần mềm hô trợ dạy học, chúng ta không nên phụ thuộc vào nó quá nhiều cần phải biết kết hợp với nhiều phương pháp khác để việc dạy và học đạt kết quả cao hơn Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 10 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … nhạt Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu GV: nhắc nhở học sinh hoàn thành phần tường trình (slide 11)  Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit GV: hỏi học sinh dụng cụ và hóa chất để tiến hành thí nghiệm này là gì? HS: trả lời HS phải nêu được mục đích thí nghiệm và cách tiến hành GV chiếu slide12 GV: chiếu slide 13, 14 cho học sinh quan sát, và làm lại thí nghiệm GV yêu cầu HS giải thích hiện tượng HS: thấy dung dịch KMnO4 bị mất màu vì đã tham gia phản ứng GV: yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng và cân bằng HS : trả lời Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 18 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … 10 FeSO4 + 2 KMnO4 + 8H 2 SO4 → 5Fe2 ( SO4 ) 3 + K 2 SO4 + 2 MnSO4 + 8 H 2O GV: dành ít phút cho học sinh hoàn tất bài tường trình và thu lại bài tường trình GV nhận xét, đánh giá buổi thực hành GV yêu cầu học sinh thu dọn dụng cụ, hóa chất, rửa dụng cụ và vệ sinh lớp học trước khi ra về Ở bài trước học sinh đã quen với các thao tác thực hành, nội quy phòng thí nghiệm, nên ở bài này ta có thể soạn theo phương án 2 – trình chiếu một lúc các thí nghiệm rồi để học sinh tự làm lại Lưu ý ở bài này hóa chất sử dụng là axit đậm đặc, và sản phẩm thí nghiệm là những chất khí rất độc, do đó giáo viên cần lưu ý cho học sinh khi làm thí nghiệm cần lấy hóa chất một lượng vừa phải theo hướng dẫn Với thí nghiệm điều chế axit clohidric, khi đun ống nghiệm giáo viên cần chỉ học sinh cách đun ống nghiệm tránh bị nứt, bể Thí nghiệm này rất khó hoạt hình trên PowerPoint, nếu có phim, giáo viên có thể chèn một đoạn phim về thí nghiệm này cho học sinh quan sát Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 19 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … Bài 27 BÀI THỰC HÀNH SỐ 2 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO A MỤC TIÊU • Củng cố các thao tác làm thí nghiệm an toàn, hiệu quả, quan sát hiện tượng thí nghiệm • Củng cố kiến thức về clo và hợp chất của clo B CHUẨN BỊ • Máy chiếu • Hóa chất : tinh thể KMnO4, tinh thể NaCl, dung dịch HCl đậm đặc, dung dịch H2SO4 đậm đặc, dung dịch AgNO3, dung dịch HNO3, giấy quỳ tím • Dụng cụ : ống nghiệm, muông thủy tinh, kẹp gắp, ống nhỏ giọt, đèn cồn, giá đỡ ống nghiệm C TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Hoạt động của GV và HS Tiến trình các slide GV nêu nội dung tiết thực hành Những điểm chú ý khi thực hành từng thí nghiệm GV cần lưu ý: Bài này học sinh phải tiếp xúc với các axit đậm đặc, do đó giáo viên cần nói cho học sinh biết một số an toàn phòng thí nghiệm và sơ cứu khi bị axit đậm đặc rơi vào tay Khí Clo và khí HCl là khí độc, do đó khi điều chế ta phải sử dung hóa chất Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 20 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … với một lượng rất nhỏ HS nêu các nội dung thí nghiệm  Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo Tính tẩy màu của khí clo HS nêu dụng cụ và hóa chất GV yêu cầu học sinh nêu mục đích và cách tiến hành thí nghiệm HS trả lời: GV trình chiếu slide 3 GV biểu diễn thí nghiệm trên slide 4 và 5 cho học sinh quan sát, viết PTHH 2 KMnO4 + 16 HCl → 2 KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 +8H 2O GV đặt câu hỏi: khí sinh ra màu gì? Và tạo sao nó làm mất màu của giấy màu? HS trả lời: khí clo sinh ra màu vàng nhạt, khi Clo tác dụng với nước ở giấy màu ẩm, tạo ra HClO có tính oxi hóa mạnh làm nhạt màu của giấy màu Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 21 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ …  Thí nghiệm 2: Điều chế axit clohdric Tương tự như thí nghiệm 1, GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS bằng cách yêu cầu HS nêu hóa chất, dụng cụ, mục đích thí nghiệm và cách tiến hành Sau đó GV chiếu slide 6, 7 GV yêu cầu quan sát mô hình thật kỹ để lát nữa lắp dụng cụ cho đúng (slide 8) GV hỏi học học sinh dung dịch thu được trong ống nghiệm là dung dịch gì? Và làm thế nào để nhận biết dung dịch đó? HS trả lời: dd thu được là dung dịch axit, dùng quỳ tím để chứng minh nó có phải là dd axit hay không GV chiếu slide 9 Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 22 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ …  Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch GV yêu cầu học sinh cho biết yêu cầu bài toán đưa ra là gì? HS trả lời: (slide 10) GV hướng dẫn học sinh trả lời lại theo sự hướng dẫn trong sơ đồ slide 11 Gv trình chiếu các slide tiến hành thí nghiệm (slide 12, 13) để học sinh theo dõi Trong quá trình chiếu, giáo viên vừa chiếu vừa thuyết minh Sau khi tách ra được 2 nhóm muối và axit GV chiếu slide 14 để hướng dẫn HS Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 23 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … phân biệt 2 axit HS hoàn chỉnh sơ đồ để viết vào bài tường trình GV yêu cầu học sinh làm lại toàn bộ các thí nghiệm và ghi vào bảng tường trình Trong thời gian học sinh tiến hành thực nghiệm, giáo viên quan sát, theo dõi quan sát các tổ thực hành để nhận xét, đánh giá Đồng thời hướng dẫn lại các nhóm làm chưa tốt Yêu cầu học sinh dọn dẹp vệ sinh, cất hóa chất, rửa dụng cụ thí nghiệm GV thu lại bài tường trình thí nghiệm và cho lớp nghỉ Đối với bài thực hành số 3 tương đối dễ, nên ta dạy cũng khá nhẹ nhàng Mục đích ở bài này là củng cố kỹ năng thực hành và khắc sâu kiến thức Tuy nhiên, nếu ta trình diễn thí nghiệm kết hợp với việc kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh thì các em sẽ khắc sâu kiến thức hơn Bài 27 BÀI THỰC HÀNH SỐ 3 Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 24 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BROM VÀ IOT A MỤC TIÊU • Củng cố các thao tác làm thí nghiệm, quan sát và viết tường trình • Củng cố về tính chất hóa học của các nguyên tố halogen B CHUẨN BỊ • Máy chiếu • Phiếu tường trình • Hóa chất : nước clo mới điều chế, nước brom, nước iot, dung dịch hồ tinh bột, dung dịch NaBr và dung dịch NaI • Dụng cụ : ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG Hoạt động của GV và HS Tiến trình các slide GV ổn định tổ chức Giới thiệu bài thực hành (slide) GV yêu cầu HS nêu nội dung thí nghiệm HS trả lời (slide 2)  Thí nghiệm 1: So sánh tính oxi Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 25 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … hóa của brom và iot HS nêu hóa chất và dụng cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm HS nêu mục đích thí nghiệm và cách tiến hành (slide 3) GV chiếu slide 4 HS nhận xét tính oxi hóa của brom và clo: clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom PTHH: Cl2 + 2 NaBr → 2 NaCl + Br2 (dd không màu) (dd nâu đỏ)  Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của brom và iot HS nêu hóa chất và dụng cụ thí nghiệm HS nêu mục đích thí nghiệm và cách tiến hành (slide 5) GV biểu diễn thí nghiệm bằng slide 6 HS trả lời tinh thể iot xuất hiện, chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra: Br2 + 2 NaI → 2 NaBr + I 2 (dd nâu đỏ) (tt tím đen)  Thí nghiệm 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 26 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … HS nêu hóa chất và dụng cụ, mục đích thí nghiệm và cách tiến hành (slide 7) GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm trên slide 8 HS quan sát hiện tượng thấy hồ tinh bột chuyển sang màu xanh GV lưu ý với HS đây là phản ứng đặc trưng của iot, và nó được dụng để nhận biết iot HS bắt tay vào thao tác các thí nghiệm, GV đi lần lượt từng nhóm quan sát kiểm tra kiến thức và kỹ năng của HS Yêu cầu học sinh dọn dẹp vệ sinh, cất hóa chất, rửa dụng cụ thí nghiệm GV thu lại bài tường trình thí nghiệm và cho lớp nghỉ 2.3.Kết quả Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 27 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … Sau khi tôi áp dụng nội dung vừa trình bày ở trên trong các tiết học thực hành gần đây (năm học 2008 – 2011), kết quả đạt được như sau : 1 Về mặt kiến thức - Các em tiếp thu kiến thức chính xác và vững chắc hơn - Có ấn tượng sâu sắc bằng các hình ảnh cụ thể nên các em tiến hành thao tác thí nghiệm dễ dàng hơn và nhớ bài lâu hơn - Giúp học sinh vận dụng các điều đã học vào thực tế cuộc sống - Giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy vật biện chứng 2 Về mặt thái độ - Thí nghiệm rất dễ gây hứng thú học tập ở học sinh - Giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng thực hành, hình thành những đức tính cần thiết của người lao động mới: cẩn thận, khoa học, kỷ luật - Khi tự tay làm thí nghiệm và được tận mắt nhìn thấy những hiện tượng hóa học xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng thêm tin tưởng vào chính bản thân mình - Tạo điều kiện cho học sinh hoạt động một cách tự giác, tích cực Cụ thể: Trước khi áp dụng đề tài ở lớp 10A1 năm học 2008-2009, tính theo phần trăm % (52 học sinh) Sự tập trung của học viên trong Kỹ năng thao tác thực hành, kết quả thí giờ thực hành nghiệm, kỹ năng viết phương trình phản Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 28 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … ứng Tích Tập Không cực trung tập trung 6 21 73 Tốt Đạt Không đạt 3,8 20,82 75,38 Sau khi áp dụng đề tài ở lớp 10A1 tính theo phần trăm % (52 HS) Sự tập trung của học viên trong giờ thực hành Tập Không tập cực trung trung 60,59 nghiệm, kỹ năng viết phương trình phản ứng Tích 19,90 Kỹ năng thao tác thực hành, kết quả thí 19,51 Tốt Đạt Không đạt 14,85 61,62 23,53 2.4.Phân tích, nhận xét, rút kinh nghiệm Với tiết dạy thực hành, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tiến hành thí nghiệm trực tiếp theo từng nhóm nhỏ với những thí nghiệm đơn giản, hóa chất ít độc hại Với hình thức lặp lại sau khi học sinh đã quan sát tiến trình thực hiện thí nghiệm được thiết kế trên phần mềm PowerPoint Với những thí nghiệm khó, nguy hiểm, độc hại có thể hoạt hình trên PowerPoint để thay thế, cũng có thể dùng băng ghi hình để chiếu cho học sinh xem Khi thiết kế cần tránh những màu sắc gây mẫn cảm hay những màu sắc bị ảnh hưởng bởi ánh sáng Cân nhắc sử dụng các hiệu ứng phù hợp, tránh lạm dụng kỹ thuật làm học sinh không chú trọng nhiều đến trọng tâm bài giảng Không nên thiết kế các bài giáo án trên phần mềm PowerPoint với bố cục và nội dung quá nhiều (quá nhiều dòng trên một slide, quá nhiều chữ Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 29 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … trong một dòng) sẽ gây nhàm chán và học sinh sẽ không tập trung vào bài giảng Những khó khăn và thuận lợi khi sử dụng phần mềm PowerPoint hô trợ thiết kế các bài giảng thực hành hóa học: • Thuận lợi: - Giáo viên chủ động, đảm bảo được thời gian và tiến trình bài thực hành vì tất cả nội dung giáo viên muốn truyền đạt đã có sẵn - Học sinh dễ tập trung quan sát gây hứng thú, tích cực học tập do đó tiếp thu bài tốt - Đối với những thí nghiệm khó hoạt hình, ta có thể chèn những đoạn phim vào để thay thế • Khó khăn: - Mất nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giáo án - Không phải bất cứ thí nghiệm nào chúng ta cũng có thể hoạt hình một cách tỉ mỉ các thao tác thí nghiệm - Máy móc thiết bị hạn chế, giáo viên phải đăng kí trước kèm theo những thông tin về thời gian, lớp sẽ được học, … - Thời gian ráp máy cũng ảnh hưởng đến tiết giảng - Khi sử dụng máy móc như vậy còn phụ thuộc vào yếu tố điện Nguyên tắc thiết kế các bài giảng thực hành sử dụng phần mềm PowerPoint: • Xác định kiểu bài cần thiết kế, xác định đặc điểm của lớp học đó • Mục đích – yêu cầu của bài • Công tác chuẩn bị và dạy thử để bố trí thời gian hợp lý Chương 3 KẾT LUẬN 3.1.Kết luận chung Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 30 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … Nhờ ban Giám hiệu tạo điều kiện, nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong tổ cũng như sự băn khoăn trăn trở của bản thân, và cuối cùng đề tài của tôi cũng hoàn thành theo đúng thời gian quy định Kết quả sau sự nô lực là tôi đã tạo ra được sản phẩm chính cho mình: Nội dung ba bài giáo án được thiết kế trên phần mềm PowerPoint Như vậy, với sản phẩm này tôi có thể tự tin giảng dạy tốt một số bài thực hành hóa học 10 ban cơ bản Tuy nhiên với năng lực có hạn và thời gian trong nghề không được nhiều, chắc chắn đề tài sẽ có những giới hạn nhất định, rất mong quý thầy cố góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn, giúp tôi có được sản phẩm chất lượng phục vụ giảng dạy và phổ biến đến cho những đồng nghiệp nào quan tâm về sau 3.2.Đề xuất Ngoài một số bài giáo án trên, quý thầy cô cũng như bản thân tôi có thể thiết kế thêm nhiều bài khác nữa để làm nguồn tư liệu phục vụ công tác giảng dạy sau này Theo tôi, nên dạy thực hành vào một buổi riêng để có nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm Giáo viên nên mặc đồ tây, áo blouse khi vào phòng thí nghiệm vì áo dài hơi bất tiện Yêu cầu học sinh tự trang bị bao tay, áo blouse (nếu có điều kiện) khi vào phòng thí nghiệm để đảm bảo an toàn và sức khỏe Nên tổ chức thi vấn đáp thực hành về kỹ năng, kiến thức có liên quan đến thí nghiệm để hoàn thiện kiến thức hơn Đối với những trường hay trung tâm có dự định xây phòng thí nghiệm cần tham khảo trước khi xây như: hướng gió – để hóa chất không ở lại quá lâu trong phòng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của giáo viên và học sinh, đặc biệt là chú ý đến ánh sáng – có một số hóa chất dễ bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng trực tiếp Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 31 Đề tài : Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài giảng hỗ trợ … Mặc dù thời gian áp dụng đề tài không nhiều nhưng tôi nhận thấy việc truyền tải nội dung tiết học thực hành có sự hô trợ của phần mềm PowerPoint là hợp lý Vì trong đó các em có thể tập trung quan sát bài thay vì nghe giáo viên nói Đó là ý kiến đề xuất của tôi để tiết học thực hành đạt được kết quả tốt hơn Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà trong quá trình học tập và giảng dạy tôi đúc kết được Có thể sẽ còn nhiều kinh nghiệm mà chúng ta chưa đề cập đến Do đó, tôi rất mong các đồng nghiệp, các thầy cô cùng đóng góp ý kiến để đề tài ngày một hoàn thiện hơn và đạt được hiệu quả cao trong quá trình dạy và học Tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám hiệu, Công đoàn trường THPT Vĩnh Cửu và các giáo viên trong tổ Hóa – Sinh đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong công tác giảng dạy và tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này Biên Hòa, ngày 01 tháng 02 năm 2012 Người viết Nguyễn Văn Đoàn Người thực hiện : Nguyễn Văn Đoàn Trang 32 ... sinh trường tiết học thực hành với hô trợ phần mềm Microsoft Powerpoint • Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế giảng hô trợ dạy học tiết thực hành hóa học lớp 10 THPT ban PHƯƠNG PHÁP... chất lượng giảng giáo viên Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế giảng, hô trợ việc dạy học tiết thực hành hóa học, để chứng minh tiện ích phần mềm, chứng thực phương tiện dạy học hiệu... môn hóa học, cần quan tâm sử dụng phổ biến tiết giảng hóa học NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU • Nghiên cứu sở lý luận, sở thực tiễn đề tài • Thực thiết kế giảng hô trợ dạy tiết thực hành hóa học THPT ban

Ngày đăng: 02/12/2015, 21:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan