238318

67 375 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
238318

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA THÚ Y ----------***---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép ở giai đoạn cá hương và cá giống tại khu vực trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội” Người thực hiện: NGÔ THỊ HOA TRANG Khóa : 50 Ngành : THÚ Y Người hướng dẫn: 1. TS. Trịnh Đình Thâu 2. ThS. Kim Văn Vạn Hà Nội – 2010 2 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI Tên đề tài: “Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép ở giai đoạn cá hương và cá giống tại khu vực trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội” Người thực hiện: NGÔ THỊ HOA TRANG Khóa : 50 Ngành : THÚ Y Người hướng dẫn: 1. TS. Trịnh Đình Thâu 2. ThS. Kim Văn Vạn Địa điểm thực hiện: Trại cá Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu trong báo cáo này là hoàn toàn trung thực và chính xác, là kết quả của quá trình theo dõi trong thời gian thực tập, không sao chép của bất kỳ tác giả nào khác. Tôi xin cam đoan mọi tài liệu tham khảo đã trích dẫn đều được nêu tên trong phần TÀI LIỆU THAM KHẢO. Sinh viên Ngô Thị Hoa Trang i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ từ các cá nhân, tập thể trong và ngoài trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới Giáo viên hướng dẫn: TS. Trịnh Đình Thâu và ThS. Kim Văn Vạn đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên trong lúc tôi gặp khó khăn nhất, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi có thể kết thúc đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong 5 năm đại học, tôi đã nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo của các thầy cô trong Khoa Thú y nói riêng và các thầy cô trong Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội nói chung, qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới các thầy cô giáo. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân, những người đã cổ vũ, động viên tôi vượt qua những lúc khó khăn. Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng sâu sắc nhất tới bố mẹ, những người đã sinh ra con, nuôi con khôn lớn, tạo cho con niềm tin và nghị lực để con có được ngày hôm nay. Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Sinh viên Ngô Thị Hoa Trang ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT .iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH .v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .1 1. Mục tiêu đề tài: 2 2. Nội dung nghiên cứu: 2 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3 1. Một số đặc điểm sinh học của cá chép 3 1.1. Phân loại .3 1.2. Đặc điểm hình thái và phân bố .3 1.3. Tập tính sống và dinh dưỡng 5 1.4. Đặc điểm sinh trưởng .5 1.5. Đặc điểm sinh sản 6 2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới và Việt Nam .7 2.1. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng cá trên thế giới 7 2.2. Tình hình nghiên cứu ký sinh trùng trên cá tại Việt Nam .11 3. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở cá chép trên thế giới và Việt Nam 14 3.1. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở cá chép trên thế giới .14 3.2. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá Chép ở Việt Nam 17 4. Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản 20 4.1. Một số thuốc và hóa chất điều trị ngoại ký sinh trùng và cách sử dụng trong nuôi trồng thủy sản 22 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc .24 4.3. Quá trình chuyển hóa của thuốc trong cơ thể (TLTK) 25 4.4. Một số đặc điểm của hóa chất thử nghiệm 26 PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .29 2. Vật liệu nghiên cứu 29 3. Nội dung nghiên cứu .29 4. Phương pháp nghiên cứu .30 4.1. Phương pháp thu mẫu .30 4.2. Phương pháp quan sát mẫu tươi .31 4.3. Cố định, bảo quản và làm tiêu bản ký sinh trùng 31 4.4. Phân loại ký sinh trùng .32 4.5. Phương pháp xử lý hóa chất với ngoại ký sinh trùng trên cá Chép 33 4.6. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá 34 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 1. Thành phần giống, loài và CĐN, TLN ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép giai đoạn cá hương và cá giống .36 1.1. Loài Trichodina nobilis Chen, 1963 37 1.2. Ấu trùng Centrocestus formosanus Nishigori, 1924 39 iii 1.3. Dactylogyrus .41 2. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng hóa chất 44 2.1. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng muối NaCl .44 2.2. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng KMnO4 46 2.3. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng CuSO4 .49 2.4. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng Formalin 52 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .54 1. Kết luận 54 2. Đề xuất .55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .57 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CĐN Cường độ nhiễm TLN Tỷ lệ nhiễm TN Thí nghiệm KST Ký sinh trùng NTTS Nuôi trồng Thủy sản ĐVTS Động vật thủy sản iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Các nồng độ thuốc và hoá chất dùng để điều trị thử nghiệm ký sinh trùng trên cá Chép hương và Chép giống 33 Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN trùng bánh xe Trichodina nobilis trên cá Chép bệnh 38 Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus trên cá Chép bệnh 40 Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN sán lá đơn chủ Dactylogyrus trên cá Chép bệnh .43 Bảng 4.4: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng NaCl .45 Bảng 4.5: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng KMnO4 .47 Bảng 4.6: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng CuSO4 50 Bảng 4.7: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng Formalin .52 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1: Ảnh cá Chép hương và Chép giống 4 Hình 2: Cá Chép khổng lồ 6 Hình 3: Trichodina nobilis tại Bắc Ninh .37 Hình 4: Trichodina nobilis Theo Bùi Quang Tề .37 Hình 5: Ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus fomosanus .39 Hình 6: Sán lá đơn chủ ký sinh trên mang cá Chép giai đoạn cá hương .42 v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, ngành Thủy sản nước ngọt ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Sản phẩm thủy sản là nguồn thực phẩm thơm ngon giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng. Cá Chép là một trong những loài cá nuôi truyền thống, có lịch sử phát triển nuôi lâu đời nhất. Loài cá này đóng vai trò quan trọng trong nghề nuôi cá nước ta nói riêng và các nước nhiệt đới khác nói chung, mang lại thu nhập cao cho người nuôi. Cá Chép có lịch sử lâu đời và được nuôi rộng rãi như hiện nay là do chúng có rất nhiều ưu điểm: Chịu đựng được ngưỡng oxy thấp và ngưỡng chịu nhiệt rộng. Ăn được nhiều loại thức ăn – thức ăn tự nhiên, thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp. Chất lượng thịt cá Chép thơm ngon, bán được giá cao. Bên cạnh đó cá Chép còn có ý nghĩa tâm linh, được nuôi làm cảnh nhiều. Vì vậy các mô hình nuôi ngày càng được mở rộng, sản lượng cá tăng lên hàng năm. Tuy vậy, một hạn chế của ngành Nuôi trồng Thủy Sản nói chung và của nghề nuôi cá Chép nói riêng là vấn đề chất lượng con giống kém, tỷ lệ cá giống nhiễm các loại bệnh là khá cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Một trong những nguyên nhân đó là ở giai đoạn cá hương, cá giống thường gặp ngoại ký sinh trùng đơn bào và đa bào. Với khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa của nước ta là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển. Các bệnh do chúng gây ra có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người, động vật và gây tổn thất to lớn đối với sản xuất nông ngư nghiệp. Chúng gây ra dịch bệnh làm cá sinh trưởng và phát triển kém hoặc chết nhiều gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi. Với cường độ nhiễm thấp, cá chậm lớn, chất lượng con giống kém. Nếu nhiễm với cường độ cao gây chết rải rác đến hàng loạt làm ảnh hưởng đến kinh tế của người nuôi. Tuy nhiên hiện nay việc xử lý đàn cá nhiễm bệnh đang gặp nhiều khó khăn. Thuốc, hóa chất sử dụng an toàn với môi trường 1 sinh thái lại không hoặc kém tác dụng điều trị. Còn thuốc và hóa chất có hiệu quả điều trị bệnh lại có độ độc và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Vì vậy thử nghiệm các loại thuốc, hóa chất với nồng độ thích hợp để xử lý ký sinh trùng đang được các nhà bệnh học thủy sản quan tâm nghiên cứu để đạt hiệu quả điều trị cao nhất mà không độc hại và ảnh hưởng đến môi trường. Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời góp phần tìm ra biện pháp xử lý hiệu quả nhất để khuyến cáo bà con nuôi thủy sản có biện pháp phòng và xử lý, hạn chế thiệt hại kinh tế do ngoại ký sinh trùng gây ra, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép ở giai đoạn cá hương và cá giống tại khu vực trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội” 1. Mục tiêu đề tài: - Đánh giá tình hình nhiễm ngoại ký sinh trùng trên cá Chép giai đoạn cá hương và cá giống - Mục đích tìm loài ký sinh trùng, CĐN, TLN và giai đoạn nhiễm trên cá Chép - Tìm ra một số thuốc, hóa chất và biện pháp xử lý nhằm mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao 2. Nội dung nghiên cứu: - Xác định thành phần giống loài ngoại ký sinh trùng trên cá Chép giai đoạn từ cá hương lên cá giống - Xác định thời điểm nhiễm ngoại ký sinh trùng - Thử nghiệm thuốc và hóa chất xử lý ngoại ký sinh trùng 2

Ngày đăng: 23/04/2013, 15:11

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Ảnh cá Chép hương và Chép giống - 238318

Hình 1.

Ảnh cá Chép hương và Chép giống Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 2: Cá Chép khổng lồ - 238318

Hình 2.

Cá Chép khổng lồ Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 3: Trichodina nobilis - 238318

Hình 3.

Trichodina nobilis Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN trùng bánh xe Trichodina nobilis trên cá Chép bệnh - 238318

Bảng 4.1.

Kết quả kiểm tra CĐN, TLN trùng bánh xe Trichodina nobilis trên cá Chép bệnh Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 5: Ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus fomosanus - 238318

Hình 5.

Ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus fomosanus Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus trên cá Chép bệnh - 238318

Bảng 4.2.

Kết quả kiểm tra CĐN, TLN ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus trên cá Chép bệnh Xem tại trang 48 của tài liệu.
tại khu vực Đình Bảng – Bắc Ninh của Nguyễn Thị Mai Phương, 2009 cho thấy TLN tại đây rất cao, lên đến 100% ở tất cả các đợt kiểm tra - 238318

t.

ại khu vực Đình Bảng – Bắc Ninh của Nguyễn Thị Mai Phương, 2009 cho thấy TLN tại đây rất cao, lên đến 100% ở tất cả các đợt kiểm tra Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN sán lá đơn chủ Dactylogyrus trên cá Chép bệnh - 238318

Bảng 4.3.

Kết quả kiểm tra CĐN, TLN sán lá đơn chủ Dactylogyrus trên cá Chép bệnh Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 4.4: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng NaCl - 238318

Bảng 4.4.

Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng NaCl Xem tại trang 53 của tài liệu.
Qua bảng 4.4 cho thấy đối với trùng bánh xe Trichodina nobili sở phương pháp tắm NaCl, trong 3 lần tiến hành làm thí nghiệm, việc sử dụng NaCl có hiệu quả cao ở cả 3 nồng độ: 2%, 3%, 4% - 238318

ua.

bảng 4.4 cho thấy đối với trùng bánh xe Trichodina nobili sở phương pháp tắm NaCl, trong 3 lần tiến hành làm thí nghiệm, việc sử dụng NaCl có hiệu quả cao ở cả 3 nồng độ: 2%, 3%, 4% Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 4.5: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng KMnO4 - 238318

Bảng 4.5.

Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng KMnO4 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 4.6: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng CuSO4 - 238318

Bảng 4.6.

Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng CuSO4 Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 4.7: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng Formalin - 238318

Bảng 4.7.

Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng Formalin Xem tại trang 60 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan