đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

145 2.5K 8
đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

š ›¬œ •

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DU LỊCH HẬU GIANG

VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS LÊ QUANG VIẾT NGUYỄN THỊ THÙY LINH

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy Lê Quang Viết và cô Huỳnh Nhựt Phương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này Em chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa kinh tế & quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ, thư viện khoa, thư viện trường, thư viện thành phố Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn các sở thương mại – du lịch Hậu Giang, và các sở du lịch Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang đã tận tình giúp đỡ và cung cấp cho em nhiều tư liệu quý báu để em hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu này, còn là sự nổ lực, cố gắng của bản thân nhưng vì khả năng và điều kiện thời gian có hạn đồng thời cũng là lần đầu tiên thực hiện một đề tài nghiên cứu độc lập nên không tránh phải những sai lầm và thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Ngày 14 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

š¬œ

Em xin cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày 15 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Trang 5

MỤC LỤCš¬œ

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn 3

1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 5 1.3.1 Kiểm định giả thuyết 5

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 5

1.4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 1.4.1 Không gian nghiên cứu 6

1.4.2 Thời gian nghiên cứu 6

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1.2 Nhu cầu du lịch của con người 9

2.1.2.1 Khái niệm nhu cầu du lịch 9

2.1.2.2.Các nhu cầu của khách du lịch 10

Trang 6

2.1.3 Các phương pháp phân tích số liệu 16

2.1.3.1 Phương pháp thống kê trong kinh doanh kinh tế 16

2.1.3.2 Phương pháp so sánh 17

2.1.3.3 Phương pháp willingness to pay (WTP) 17

2.1.3.4 Phương pháp phân tích nhân tố (Factor analysis) 18

2.1.3.5 Phương pháp phân phối tần số (Frequency Distribution) 19 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 20

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 20

2.2.2.1 Số liệu thứ cấp 20

2.2.2.2.Số liệu sơ cấp 21

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 22

Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 24 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HẬU GIANG 24 3.1.1 Vài nét chung về tỉnh Hậu Giang 24

3.1.1.1 Lịch sử hình thành 24

3.1.1.2.Vị trí địa lý 24

3.1.2 Tài nguyên du lịch Hậu Giang 25

3.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 26

3.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 27

3.1.2.3 Các cơ sở vật chất kỷ thuật 30

3.1.3 Vị trí của ngành du lịch Hậu Giang 30

3.2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 31 3.2.1 Một số tour du lịch tiêu biểu ở Hậu Giang 31

3.2.2 Cơ sở vật chất kỷ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 33

Trang 7

trong những năm gần đây

3.2.4.1 Tình hình lượng khách đến du lịch Hậu Giang 36

3.2.4.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Hậu Giang 38

3.2.4.3 Dự án đầu tư phát triển du lịch Hậu Giang 39

3.2.4.4 Công tác quảng bá xúc tiến du lịch Hậu Giang 40

3.3 ĐÁNH GIÁ DU LỊCH HẬU GIANG THÔNG QUA KHÁCH DU LỊCH 41

3.3.1 Đánh giá tổng hợp của khách về các điểm du lịch ở Hậu Giang 41

3.3.2 Thời gian lưu trú và chi tiêu của khách 42

3.3.2.1 Thời gian lưu trú của khách 43

3.3.2.2 Mức chi tiêu trung bình và cơ cấu chi tiêu của khách 44

3.3.3 Mức độ hài lòng của khách đối với các dịch vụ du lịch 45

Về môi trường tự nhiên 51

3.3.3.3 Đối với các dịch vụ bổ sung 52

Về quà lưu niệm 52

Về tính an toàn (cả tính mạng lẫn thực phẩm) 53

3.3.4 Mức độ hài lòng của khách về mặt chi phí 54

Chương 4: XÁC ĐỊNH NHU CẦU CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DU LỊCH HẬU GIANG 56 4.1 CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA KHÁCH 56 4.1.1 Mục đích đi du lịch của khách 56

4.1.2 Thời gian đi du lịch của khách 57

4.1.3 Kênh thông tin du lịch 59

Trang 8

4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU CỦA KHÁCH

4.3 MỨC ĐỘ THU HÚT CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI

4.3.2 Mức độ hấp dẫn của các phương tiện vận chuyển 69

4.3.3 Mức độ thú vị của các hoạt động du lịch tại điểm của du khách 74

4.4 NHỮNG MONG MUỐN CỦA KHÁCH ĐỐI VỚI DU LỊCH HẬU GIANG 78 4.4.1 Đối với sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch 79

4.4.2 Đối với sự tác động của nhân tố con người 81

4.4.3 Đối với cộng đồng địa phương 82

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA KHÁCH 85 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 85 5.1.1 Cơ sở từ phía tổ chức quản lý du lịch Hậu Giang 85

5.1.1.1 Định hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh 85

5.1.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch Hậu giang đến năm 2010 85

5.1.2 Cơ sở từ phía cầu du lịch 87

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN HẬU GIANG 88 5.2.1 Những tồn tại của du lịch Hậu Giang 88

5.2.2 Biện pháp thu hút khách du lịch đến Hậu Giang 91

Trang 9

6.2.1 Đối với Sở du lịch Hậu Giang 97 6.2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang 97 6.2.4 Đối với người dân bản địa 97

Trang 10

DANH MỤC BIỂU BẢNG

š¬œ

3.1 Số lượt khách du lịch đến Hậu Giang năm 2005 - 2007 37 3.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Hậu Giang năm 2005 - 2007 38 3.3 Đánh giá tổng hợp về các điểm du lịch ở Hậu Giang 42

3.6 Mức độ hài lòng của khách về sự hấp dẫn của các điểm đến du lịch 48 3.7 Mức độ hài lòng của khách về hoạt độngvui chơi, giải trí 49

3.9 Mức độ hài lòng của khách về môi trường tự nhiên 51

4.11 Mong muốn của khách đối với sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch 79 4.12 Mong muốn của khách đối với nhân tố do con người tác động 81 4.13 Mong muốn của khách đối với cộng đồng địa phương 82 5.1 Dự báo lượng khách du lịch đến Hậu Giang thời kỳ 2010 - 2020 85 5.2 Dự báo doanh thu du lịch Hậu Giang thời kỳ 2010 - 2020 86 5.3 Ý kiến đóng góp của du khách để phát triển du lịch Hậu Giang 87

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

š¬œ

3.1 Biểu đồ thời gian lưu trú của khách du lịch Hậu Giang 43

3.3 Biểu độ mức độ hài lòng của khách về tính an toàn 53

4.3 Biểu đồ dự báo cơ cấu chi tiêu của khách năm 2010 86

Trang 12

TÓM TẮT

š « ›

Hậu Giang với những lợi thế về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá Thế nhưng hiệu quả hoạt động do ngành mang lại chưa cao Bằng chứng là lượng khách liên tục giảm trong ba năm gần đây Do lâu nay ngành du lịch của tỉnh chưa chú ý nhiều đến việc nghiên cứu nhu cầu của du khách trong quá trình đi du lịch nên không đáp ứng được nhu cầu của họ Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài thực hiện nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau: 1 Sử dụng phương pháp thống kê trong kinh doanh kinh tế, phương pháp phân phối tần số, phương pháp Willingness To Pay (WTP) Thấy rằng thực trạng du lịch Hậu Giang chưa làm thoả mãn nhu cầu khách Thông qua việc đánh giá mức độ hài lòng của khách về các dịch vụ du lịch ở Hậu Giang như về ăn uống, lưu trú; sự hấp dẫn của các điểm du lịch; về hoạt động vui chơi, giải trí; quà lưu niệm… và nhiều dịch vụ khác

2 Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng, tiến hành tìm hiểu nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách Bằng phương pháp phân tích nhân tố xác định được 4 nhóm nhân tố liên quan đến nhu của khách khi đi du lịch gồm: Thứ nhất, nhóm khách hàng có nhu cầu đối với các yếu tố trong một tour du lịch trọn gói Thứ hai, nhóm khách có nhu cầu về sự hấp dẫn của điểm du lịch Thư ba là nhóm khách có nhu cầu về dịch vụ lưu trú Và cuối cùng là nhóm khách có nhu cầu đối với các dịch vụ bổ sung

Ngoài ra, cũng dựa vào việc lấy ý kiến trực tiếp khách du lịch đề tài nghiên cứu xu hướng đi du lịch của khách trong tương lại thông qua việc tìm hiểu “mức độ thu hút của các hoạt động du lịch tại điểm” và xác định được những mong muốn của khách khi đi du lịch Hậu Giang là về sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch, những nhân tố do con người tác động và cuối cùng là mong muốn của khách về cộng dồng địa phương

3 Dựa vào những phân tích vừa nêu, tìm ra được những tồn tại của du lịch Hậu Giang cần khắc phục Cùng với cơ sở từ phía ngành và sự đóng góp ý kiến của khách đề tài tìm ra những biện pháp thu hút khách du lịch đến Hậu Giang

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Ngày nay, trên phạm vi toàn Thế Giới, du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người Ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam Trong bức thông điệp nhân ngày du lịch 27 tháng 9, tổng thư ký tổ chức du lịch thế giới Francesco Franngialli khẳng định “du lịch là chìa khoá mang lại sự thịnh vượng cho cả nước giàu lẫn nước nghèo” Việt Nam vừa chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Trong xu thế đó, du lịch Việt Nam đã hội nhập với du lịch quốc tế, việc tổ chức thành công hội nghị bộ thương mại du lịch APEC năm 2006 và tổ chức thành công lễ hội khai mạc năm du lịch quốc gia Mekong - Cần Thơ năm 2008 vừa qua là một minh chứng Ngành du lịch nước ta đang bước vào sân chơi với những luật lệ cạnh tranh quyết liệt và gay gắt hơn

Cùng với sự phát triển của cả nước, du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tăng trưởng mạnh mẽ Với lợi thế là trung tâm của tiểu vùng Tây sông Hậu, Hậu Giang may mắn có nhiều nhiều ưu thế để phát triển du lịch Bởi nơi đây còn giữ lại nét hoang sơ của thiên nhiên và lưu giữ nhiều giá trị văn hoá đặc sắc Đặc biệt, Hậu Giang còn có chợ nổi Ngã Bảy – nét đặc trưng nổi bật của vùng, thu hút khá đông sự chú ý đối với du khách Trong những năm qua, được khá nhiều sự quan tâm của toàn Đảng, nhà nước và sự nổ lực của các cấp lãnh đạo địa phương, du lịch Hậu Giang đã có những bước phát triển nhanh chóng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL cũng như sự phát triển du lịch chung của cả nước

Tuy nhiên, theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia và các nhà quản lý, kết quả mà nghành du lịch Hậu Giang đạt được trong những năm qua còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng lớn về du lịch của một tỉnh nằm gần trung tâm ĐBSCL Bằng chứng là cuối năm 2006, sau một năm tách tỉnh, lượng khách nội địa đến Hậu Giang theo thống kê chỉ đạt 65.325 lượt, năm 2007 lượng khách này giảm xuống còn 6.200 lượt (nguồn Sở thương mại và du lịch Hậu

Trang 14

Giang) Tại sao lại có sự sụt giảm này? Theo ý kiến ông Nguyễn Thanh Hùng – Giám đốc Sở thương mại và Du lịch Hậu Giang “một trong những nguyên nhân khiến du lịch Hậu Giang chưa đạt được hiệu quả đề ra là do lâu nay ngành du lịch tỉnh đánh giá hiệu quả chủ yếu dựa vào doanh thu do hoạt động du lịch mang lại mà chưa chú ý đến việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng” Trong khi đó việc đánh giá nhu cầu du khách là một bước làm hết sức quan trọng, một khi đánh giá được nhu cầu của khách thì mới có thể đáp ứng một cách toàn diện nhu cầu của họ, đó đồng thời cũng là tài sản quý giá và là một trong những yếu tố dẫn đến thành công trong kinh doanh du lịch

Mặc khác, thị hiếu đi du lịch của con người ngày một thay đổi Không phải ai cũng có suy nghĩ giống nhau trong việc quyết định đi du lịch Người ở thành thị ồn ào thích tìm đến những vùng quê yên tĩnh, thanh bình Người ở nông thôn yên tĩnh lại tìm về thành thị để tận hưởng cuộc sống hiện đại, đi shopping hay đến những khu vui chơi giải trí náo nhiệt Có người thì thích đi du lịch để nghĩ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ Do vậy, việc nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của du khách cũng như những xu hướng đi du lịch trong tương lai đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các công ty du lịch phát triển các sản phẩm đặc trưng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu du khách

Vì thế em quyết định thực hiện đề tài “đánh giá nhu cầu của du khách đối

với du lịch Hậu Giang và các biện pháp thu hút khách đến Hậu Giang” Hy vọng

rằng, với những kiến thức đã học, em sẽ đánh giá được nhu cầu của khách đến với du lịch Hậu Giang Qua đó đưa ra những giải pháp kiến nghị, làm sao để du lịch Hậu Giang đúng là “con gà đẻ trứng vàng” tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội và để giúp du lịch Hậu Giang có những bước đi đúng đắn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Hậu Giang và kinh tế nước nhà

Trang 15

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, sự phát triển du lịch đã đáp ứng một phần nhu cầu “hưởng thụ cái đẹp” của con người, đây cũng là một nhu cầu khách quan khi mức sống của con người ngày một nâng cao Đồng thời sự lớn mạnh của nghành du lịch góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị, hợp tác không những trong phạm vi cả nước mà còn mở rộng quan hệ quốc tế Với những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển của nghành giao thông vận tải, du lịch được quốc tế hoá, đã cho phép con người đi đến bất cứ nơi nào trên trái đất với một thời gian tương đối ngắn Chính vì vậy, nhu cầu du lịch ngày càng phong phú, đòi hỏi của con người ngày càng cao Có người đi du lịch để nghỉ ngơi, dưỡng bệnh tăng cường sức khoẻ, người thì đi du lịch để nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh và các nhu cầu khác của mình, có người thì vừa đi công việc vừa tận dụng thời gian nhàn rỗi để tham quan du lịch

Theo giáo trình “tâm lý học trong kinh doanh du lịch” của của tác giả Trần Thu Hà thì trong lĩnh vực du lịch, có nhiều loại nhu cầu của du khách cũng như các loại dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu đó Tuy nhiên, căn cứ theo cơ cấu chi tiêu cũng như căn cứ vào các dịch vụ du lịch phục vụ khách Nhu cầu của khách có thể phân thành các loại cơ bản sau:

- Nhu cầu vận chuyển

- Nhu cầu lưu trú và ăn uống

- Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí - Nhu cầu khác

Tương ứng với mỗi loại nhu cầu, cần thiết phải cung cấp các hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn cho du khách Đây cũng chính là cơ sở để xác định các loại hình kinh doanh trong du lịch, có như vậy mới đáp ứng một cách đầy đủ, toàn diện nhu cầu của họ

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn:

ĐBSCL là một vùng đất giàu đẹp, ngày càng phát huy thế mạnh về tiềm năng kinh tế và du lịch Nét độc đáo của 13 tỉnh ĐBSCL là kênh rạch chằng chịt đan

Trang 16

xen giữa các khu vườn ven sông Do đó, du lịch sông nước (hay còn gọi là du lịch xanh, du lịch sinh thái) là một thế mạnh của vùng Nhưng trong những năm gần đây khách đến tham quan khi ra về đều tỏ thái độ thất vọng bởi sự nghèo nàn của các sản phẩm du lịch Thật vậy, hơn mười năm qua ĐBSCL đang dần trở thành điểm đến nhàm chán bởi các công ty du lịch chỉ tập trung khai thác những gì sẵn có từ thiên nhiên, hầu như không đầu tư phát triển những sản phẩm du lịch mới, mang tính độc đáo, chưa tạo được nét riêng đặc trưng của mỗi tỉnh nhằm thu hút sự quan tâm của du khách Anh Nguyễn Minh Sang, một du khách đến từ TP.HCM, than thở: “Nghe nói du lịch ĐBSCL rất hấp dẫn nhưng đi chỗ nào cũng thấy na ná nhau, chán thật đó!” Riêng Ông Nguyễn Trường Đảnh, giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch thành phố Cần Thơ, thẳng thắn phê bình rằng: “Du lịch sông nước ĐBSCL là bản photocopy lẫn nhau, thiếu tính chuyên nghiệp và độc đáo để thu hút khách dễ gây nhàm chán, khách đến một lần không muốn quay lại lần thứ hai” Do đó, hiện nay để duy trì và phát triển lợi ích cao hơn nữa đối với du lịch ĐBSCL nói chung, du lịch Hậu Giang nói riêng là một thách thức lớn cần được quan tâm đúng mức Ngành du lịch Hậu Giang phải làm sao để các sản phẩm du lịch của mình hấp dẫn hơn Một sản phẩm tốt nghĩa là phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, làm thỏa mãn nhu cầu của họ Trước thực tiễn đó em tiến hành nghiên cứu đề tài “đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch Hậu Giang và một số biện pháp thu hút khách du lịch đến Hậu Giang” Với mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn mang nét đặc trưng riêng cho Hậu Giang, có thể thu hút và giữ chân du khách lưu lại Hậu Giang lâu hơn nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tăng thu nhập cho người dân địa phương

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng phát triển du lịch Hậu Giang trong những năm qua và đánh giá nhu cầu khách du lịch đến Hậu Giang Qua đó tìm ra những thuận lợi cũng như những khó khăn mà du lịch Hậu Giang chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cải thiện các dịch vụ du lịch nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách, đem lại hiệu quả cao hơn cho nghành du lịch tỉnh nhà

Trang 17

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng du lịch Hậu Giang Tìm ra những thuận lợi cũng như những khó khăn mà ngành du lịch Hậu Giang đang phải đối mặt

- Mục tiêu 2: Tìm hiểu nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách du lịch đến Hậu Giang

- Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp cải thiện các dịch vụ du lịch nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách và tăng doanh thu cho ngành du lịch Hậu Giang

1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Kiểm định giả thuyết

- Giả thuyết: Khách du lịch đến Hậu Giang đều rất hài lòng về các dịch vụ du lịch nơi đây

- Giả thuyết 2: Khách du lịch đều rất thỏa mãn về mức chi phí mà họ đã bỏ ra khi đi du lịch Hậu Giang

- Giả thuyết 3: Những kỳ vọng mà du khách mong muốn đạt được khi đi du lịch Hậu Giang là sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch

- Giả thuyết 4: Những kỳ vọng mà du khách mong muốn đạt được khi đi du lịch Hậu Giang là do những tác động của nhân tố con người

- Giả thuyết 5: Những kỳ vọng mà du khách mong muốn đạt được khi đi du lịch Hậu Giang là do tác động của cộng đồng địa phương

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng du lịch Hậu Giang như thế nào?

- Nhu cầu tâm lý của khách khi tham quan ở Hậu Giang ra sao?

- Hiện tại du lịch Hậu Giang có đáp ứng được nhu cầu của du khách hay không?

- Nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách là gì?

- Du khách có những đề xuất gì để du lịch Hậu Giang có thể phát triển mạnh hơn trong thời gian tới?

Trang 18

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu

Vì đề tài nghiên cứu nhu cầu của khách du lịch nội địa nên thực hiện phỏng vấn khách tại một số điểm du lịch đặc trưng của một số tỉnh lân cận của Hậu Giang như Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang Ngoài ra, đề tài còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp những khách du lịch đang du lịch Hậu Giang để làm cơ sở phân tích thực trạng

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

- Số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu 3 năm 2005 - 2007

- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ 30/03/2008 đến 15/04/2008

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu khách nội địa đến Hậu Giang Bởi vì theo số liệu thống kê của sở thương mại và du lịch Hậu Giang, thì khách du lịch đến Hậu Giang chủ yếu là khách nội địa, lượng khách quốc tế đến Hậu Giang còn rất hạn chế Do đó, việc tiếp cận khách quốc tế lấy số liệu để hoàn thành đề tài là rất khó Ngoài ra, đề tài thực hiện lấy mẫu bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, cơ cấu mẫu được xác định dựa vào cơ cấu khách du lịch đến Hậu Giang Vì số lượng khách quốc tế đến Hậu Giang rất ít so với khách nội địa nên dẫn đến tình trạng số khách đến Hậu Giang được phỏng vấn là khiêm tốn, và sẽ không đại diện cho nhóm khách quốc tế đến Hậu Giang

Do năng lực và thời gian có hạn, vì thế đề tài của em chỉ nghiên cứu nhu cầu khách du lịch nội địa đến Hậu Giang

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Dương Quế Nhu (2004) Đánh giá sự thỏa mãn nhu cầu khách du lịch quốc tế đến Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ Ngoài việc phân tích tiềm năng du lịch Cần Thơ, tác giả còn xác định được thị hiếu của du khách khi đến với du lịch Cần Thơ, và xác định được những yếu tố mà du lịch Cần Thơ làm thỏa mãn nhu cầu du khách cũng như những điểm mà du lịch Cần Thơ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp làm thỏa mãn nhu cầu của khách khi đến với Cần Thơ

Trang 19

2 TS Lê Trọng Bình.”Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch sinh thái-văn hóa khu vực ĐBSCL”, bài phát biểu trong Hội nghị Fesival Mekong tổ chức tại An Giang, ngày 24/02/2006 Trong bài viết của mình, tác giả giới thiệu rõ nét về du lịch ĐBSCL, nơi đây hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái và du lịch văn hóa

3 Nguyễn Ngọc Phương (2005) Hướng phát triển và giải pháp marketing thu hút khách đến với du lịch Cần Thơ, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường Đại Học Cần Thơ Trong bài nghiên cứu của mình bên cạnh việc phân tích thực trạng hoạt động của ngành du lịch Cần Thơ Tác giả còn tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing du lịch và tìm ra giải pháp marketing thích hợp để thu hút khách đến với du lịch Cần Thơ Một trong những giải pháp marketing đó là phải tìm hiểu nhu cầu đi du lịch của khách trong tương lai để có thể tạo ra được những sản phẩm du lịch thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành du lịch tỉnh Cần Thơ

Trang 20

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Phương pháp luận nghiên cứu được diễn đạt như một hệ thống các quy tắc và trình tự để thực hiện nghiên cứu

2.1.1 Một số khái niệm về du lịch

2.1.1.1 Du lịch

Du lịch là hoạt động di chuyển vì mục đích vui chơi giải trí, tiêu khiển và việc tổ chức các dịch vụ xung quanh họat động này Người đi du lịch là người ra khỏi nơi mình cư trú một quãng đường nhất định tối thiểu là 80 km trong khoảng thời gian được quy định cụ thể là hơn 24 giờ nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng

2.1.1.2 Du lịch sinh thái

Là loại hình du lịch trong đó hệ sinh thái vừa có ý nghĩa môi trường vừa có ý nghĩa xã hội Ra đời vào cuối những năm 80, du lịch sinh thái phát triển mạnh mẽ hơn từ khi Liên Hiệp Quốc Tế tuyên bố chọn năm 2002 là năm du lịch sinh thái Tổ chức du lịch sinh thái quốc tế định nghĩa du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và cải thiện cuộc sống của người dân bản địa Đây là trào lưu mới, tiến bộ có nhiều tác động trong xã hội nên có nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về loại hình du lịch này Một số tổ chức bảo vệ môi trường và tổ chức từ thiện coi du lịch sinh thái như một công cụ cho sự phát triển bền vững

2.1.1.3 Khách du lịch

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến nơi có điều kiện để nghỉ ngơi, giải trí nhằm phục hồi nâng cao sức khỏe, tham quan, vãn cảnh, thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức cái mới lạ, hoặc kết hợp nghỉ ngơi với việc hội họp, kinh doanh, nghiên cứu khoa học

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế Giới (WTO), khách du lịch là những người lưu lại đêm tại một nơi không phải là nhà mình và với mục đích chính của sự di chuyển không nhằm kiếm tiền

Trang 21

Có hai loại: Đó là khách du lịch và khách tham quan Sự khác biệt giữa khách du lịch và khách tham quan, chính là khách tham quan không lưu lại qua đêm ở nơi đến du lịch

2.1.1.4 Sản phẩm du lịch

Đối với người kinh doanh du lịch, đó là toàn bộ hoạt động dịch vụ cung cấp cho khách để thỏa mãn nhu cầu đi du lịch Đối với chủ thể đi du lịch đó là một quá trình trọn vẹn Trong đó du khách bỏ thời gian, sức lực và tiền bạc cho việc di chuyển, thưởng thức các giá trị vật chất và tinh thần

Một sản phẩm du lịch cơ bản bao gồm tám mặt sau: nơi lưu trú, phương tiện di chuyển, bộ phận cung ứng thực phẩm, điểm du lịch, các tiết mục vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm, tuyến du lịch, chương trình du lịch và cuối cùng là các dịch vụ đi kèm khác

Sản phẩm du lịch đặc thù là những sản phẩm có được các yếu tố độc đáo, nguyên bản và đại diện về tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn) cho một điểm du lịch, với những dịch vụ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo

2.1.2 Nhu cầu du lịch của con người

2.1.2.1 Khái niệm nhu cầu du lịch

Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất yếu của người lao động Du lịch trở thành nhu cầu của con người khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí đã phát triển

Vậy, thế nào là nhu cầu du lịch? “Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định nhận thức, giao tiếp)”

Nhu cầu du lịch là một trong những nhu cầu rất đa dạng và phong phú, một khi thỏa mãn nhu cầu du lịch là đồng thời thỏa mãn tất cả các nhu cầu của khách du lịch trong hoạt động du lịch

Trang 22

2.1.2.2 Các nhu cầu của khách du lịch

Trong lĩnh vực du lịch, người ta có thể phân ra nhiều loại nhu cầu của du khách cũng như các loại dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu đó Nếu căn cứ vào các dịch vụ du lịch phục vụ khách, chúng ta phân nhu cầu du lịch của khách thành các loại cơ bản sau:

- Nhu cầu vận chuyển

- Nhu cầu lưu trú và ăn uống

- Nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí - Các nhu cầu khác

Nhu cầu vận chuyển và nhu cầu lưu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu, là điều kiện tiền đề để thỏa mãn nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí Nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí là nhu cầu đặc trưng của du lịch Các nhu cầu khác là những nhu cầu phát sinh tùy thuộc thói quen tiêu dùng, mục đích chuyến đi của khách du lịch Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ từng nhu cầu cụ thể của khách Các loại nhu cầu của khách du lịch được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:

Trang 23

Hình 1: SƠ ĐỒ CÁC LOẠI NHU CẦU CỦA KHÁCH (Xét theo sản phẩm du lịch)

(nguồn: Nhu cầu của khách trong quá trình du lịch –TS Đinh Thị Vân Chi -2004)

ü Nhu cầu vận chuyển

Nhu cầu vận chuyển trong du lịch được hiểu là sự tất yếu phải di chuyển từ nơi ở thường xuyên tới điểm du lịch nào đó và ngược lại Thêm vào đó là sự di chuyển ở nơi du lịch trong thời gian đi du lịch của du khách Bởi lẽ sản phẩm du lịch không đến với người tiêu dùng giống như tiêu dùng những sản phẩm bình thường mà muốn tiêu dùng du lịch theo đúng nghĩa của nó thì buộc người ta phải

Trang 24

rời chỗ ở thường xuyên của mình và đi đến điểm du lịch – nơi tạo ra các sản phẩm và điều kiện tiêu dùng du lịch Hơn thế, từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch thường có khoảng cách xa Do bản chất của du lịch là sự đi lại Vì vậy, điều kiện tiên quyết của du lịch là phương tiện và sự tổ chức các dịch vụ vận chuyển Nhu cầu vận chuyển thỏa mãn là tiền đề cho sự phát triển hàng loạt những nhu cầu khác

Đối tượng thỏa mãn các nhu cầu này chính là các phương tiện và các dịch vụ vận chuyển như máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, xe máy Do chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng như về phương tiện và dịch vụ vận chuyển nước ta còn nhiều hạn chế nên khi tổ chức vận chuyển cho du khách cần chú ý đến điều kiện tự nhiên, địa hình, mức độ an toàn của phương tiện, tính chính xác và chuẩn mực trong phục vụ của nhân viên lái xe và hướng dẫn viên du lịch

Có nhiều yếu tố chi phối việc thỏa mãn nhu cầu vận chuyển của khách du lịch:

- Khoảng cách

- Mục đích của chuyến đi - Khả năng thanh toán - Thói quen tiêu dùng

- Xác suất an toàn của phương tiện, uy tín, nhãn hiệu chất lượng của hãng du lịch

- Sự thuận tiện và tình trạng sức khỏe của khách

Do đó, khi tổ chức dịch vụ vận chuyển cho khách, các nhà kinh doanh du lịch phải chú ý và cân nhắc kỹ các yếu tố nói trên Thật vậy, tâm lý của khách chịu tác động tương đối lớn bởi cuộc hành trình Những nhu cầu của du khách khi sử dụng dịch vụ vận chuyển rất đa dạng và luôn luôn phát triển nên trong hoạt động du lịch cần chú ý chất lượng các dịch vụ này để đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách

ü Nhu cầu ăn uống và lưu trú

Nhu cầu ở, nghỉ ngơi và ăn uống là một trong nhũng nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng để thỏa mãn nhu cầu này thì không phải chuyện dễ dàng, bởi trong những điều kiện khác nhau nhu cầu của khách du lịch hoàn toàn khác nhau

Trang 25

Cũng là ăn uống, là nghỉ ngơi nhưng nếu diễn ra ở nhà thì theo một nề nếp và khuôn mẫu nhất định Còn cũng là ăn uống, nghỉ ngơi nhưng nếu ở nơi du lịch thì cần có nhiều điều mới lạ Vì nó không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn đáp ứng nhu cầu tâm lý khác

Đối tượng thỏa mãn các nhu cầu này là các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, quán rượu, các sản phẩm ăn uống… Trong quá trình kinh doanh lưu trú, ăn uống nhất thiết phải chú ý đến: chất lượng, vệ sinh, an toàn và phong cách phục vụ, chủng loại sản phẩm và giá cả Do nhu cầu này khác nhau theo từng nhóm khách và các nhu cầu luôn luôn thay đổi phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của khách du lịch

Đối tượng để thỏa mãn nhu cầu này chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố sau đây:

- Khả năng thanh toán của khách - Hình thức đi du lịch

- Khẩu vị ăn uống (mùi vị, cách nấu nướng, cách ăn) - Lối sống

- Các đặc điểm cá nhân của khách

- Mục đích cần thỏa mãn trong chuyến đi

- Giá cả, chất lượng, phong cách phục vụ của doanh nghiệp

Phong cách kiến trúc và tập quán ăn uống ở điểm du lịch nào đó trước hết giới thiệu với khách về bản sắc, văn hoá, nền văn minh của cộng đồng người ở đó Trang trí nội thất phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính tiện nghi, tính hiện đại, tính độc đáo và vệ sinh

Đối với mỗi loại thức ăn đồ uống cần phải làm cho nổi bật những nét đặc trưng về hương vị và kiểu cách của chúng Đặc biệt cần chú ý đến những món ăn, đồ uống mang tính chất đặc sản của điểm du lịch

Ngoài ra, khâu tổ chức phục vụ lưu trú và ăn uống là hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp Khâu tổ chức lưu trú và phục vụ chất lượng cao biểu hiện chính ở các mặt sau đây:

- Năng lực chuyên môn đối với từng nghiệp vụ

Trang 26

- Phong cách giao tiếp, thái độ của người phục vụ, sự liên lạc giữa con người với nhau có tốt đẹp hay không là do sự chân thành Phong cách phục vụ là một trong những yếu tố tạo nên bầu không khí tâm lý xã hội thoải mái, lành mạnh ở nơi du lịch Nó góp phần đưa khách du lịch thoát khỏi cuộc sống lao động thường ngày với bao điều suy tư trăn trở, cuốn họ vào trong thiên đường du lịch với những cảm tưởng lạc quan yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên và yêu mình nhất

Tâm lý nói chung của khách du lịch biểu hiện rõ nhất ở tính hiếu kỳ và hưởng thụ, có nghĩa là họ muốn thay đổi, chờ đón và mong đợi sự thoải mái và tốt đẹp tại điểm du lịch Khi đến một điểm du lịch nào đó, họ mong được chiêm ngưỡng những cái lạ, được nghỉ ngơi trong những căn phòng đầy đủ tiện nghi, xa lạ nhưng quen thuộc, được thưởng thức những đồ ngon vật lạ, được tiếp xúc với những con người văn minh lịch sự và từ đó làm cho họ hết mệt mỏi, thư giãn tinh thần, làm cho họ sảng khoái và vui vẻ, các căng thẳng trong con người được giải toả Sự mong đợi này nếu không thành hiện thực thì niềm hy vọng hưởng thụ sẽ biến thành nỗi thất vọng, tiếc công, tiếc của, mất thời gian, và tai hại của nó chính là mầm mống, nguyên nhân dẫn đến “sự phá sản” của doanh nghiệp nào đó trong nay mai

ü Nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí

Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất đó là nhu cầu thẩm mỹ của con người Cảm thụ giá trị thẩm mỹ bằng các dịch vụ tham quan, giải trí, tiêu khiển, tạo nên cảm tưởng du lịch trong con người Cảm tưởng du lịch được hiểu là những rung động do tác động của các đối tượng ở điểm đến du lịch tạo thành, biến thành những kỷ niệm thường xuyên tái hiện trong trí nhớ của du khách Nhu cầu này được xem như là một nhu cầu đặc trưng của khách du lịch

Những đối tượng chủ yếu có thể gây nên những cảm tưởng trong du lịch của du khách:

- Vị trí, địa hình, khí hậu, phong cảnh thiên nhiên

- Các vườn quốc gia, các công viên giải trí, công viên theo chủ đề - Các hồ và cây xanh trong thành phố

Trang 27

- Các công trình kiến trúc độc đáo có tính lịch sử hay bản sắc của một nền văn hoá

- Chiến trường xưa, khu phố củ

- Các khu di tích, viện bảo tàng và các tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng

- Phong tục tập quán, truyền thống, hội hè đặc biệt (mang tính độc đáo) của cư dân vùng du lịch

- Những sự vật, hiện tượng có tính chất huyền b - Các công trình thế kỷ

- Các trò chơi mang bản sắc dân tộc, hiện đại

Một trong những tính độc đáo của sản phẩm du lịch là do các đối tượng này tạo nên Sản phẩm tour hấp dẫn hay không, thu hút được sự tham gia của khách nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự phong phú và hấp dẫn của các đối tượng này Ngoài ra du khách có thỏa mãn nhu cầu này hay không còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố sau:

- Đặc điểm cá nhân của khách - Đặc điểm về văn hoá

- Mục đích của chuyến đi

- Khả năng thanh toán của khách - Thị hiếu thẩm mỹ

Do đó, yêu cầu của khách du lịch đối với các dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí là các dịch vụ này phải đem lại cho họ cảm tưởng du lịch, làm cho họ vui

vẻ, sảng khoái tinh thần, giải tỏa được các căn thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống ü Các nhu cầu khác

Trong thực tế cuộc sống nhu cầu của con người là vô tận Quá trình đi du lịch cũng vậy, tất yếu sẽ phát sinh các nhu cầu khác Các dịch vụ khác sinh ra là do các yêu cầu đòi hỏi rất đa dạng mà nó phát sinh trong chuyến đi của du khách Các dịch vụ tiêu biểu là:

- Bán hàng lưu niệm

- Dịch vụ thông tin, liên lạc, làm thủ tục Visa, đặt chỗ, mua vé - Dịch vụ giặt ủi

Trang 28

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe (y tế), dịch vụ làm đẹp - Dịch vụ in ấn, giải trí, thể thao

Phần lớn các dịch vụ này được tổ chức phục vụ khách du lịch ngay tại khách sạn, nhà hàng Ngoài ra còn có các mạng lưới kinh doanh khác cũng tham gia vào phục vụ khách du lịch Khi tiến hành tổ chức các dịch vụ này các nhà kinh doanh du lịch phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Thuận tiện, không làm mất thời gian của khách, không có biểu hiện gây khó dễ cho khách, tổ chức phục vụ hợp lý

- Chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, giá cả rõ ràng và công khai

Việc đa dạng hóa các loại dịch vụ, tổ chức phục vụ tốt không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu tư nhỏ, xuất khẩu tại chỗ mà còn là điều kiện tốt để thu hút khách, giữ chân khách, hướng dẫn các nhu cầu của họ để họ lưu lại lâu hơn và chi tiêu tiền nhiều hơn

2.1.3 Các phương pháp phân tích số liệu:

2.1.3.1 Phương pháp thống kê trong kinh doanh và kinh tế

- Một cách tổng quát, thống kê được định nghĩa như là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn

- Thống kê thường được chia làm 2 lĩnh vực:

+ Thống kê mô tả có thể được định nghĩa như là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu

+ Thống kê suy luận (thống kê suy diễn) là nghiên cứu các phương pháp qui nạp dựa trên thông tin thu thập qua quan sát mẫu đại diện và suy luận cho tổng thể cần nghiên cứu Thống kê suy luận còn dựa trên căn bản lý thuyết xác suất và đặc tính của sai số chọn mẫu

2.1.3.2 Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công đoạn của phân tích kinh doanh

Trang 29

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện Tác dụng của so sánh là phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng

Tăng (+) Giảm (-) = chỉ tiêu thực tế - chỉ tiêu kế hoạch tuyệt đối Phương pháp so sánh bằng số tương đối số tương đối là môt chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%)… phản ánh tình hình của sự kiện, khi số tuyệt đối không thể nói lên được Mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp hay ngành của một địa phương, một quốc gia Căn cứ vào nội dung và mục đích phân tích ta có 5 loại số tương đối như sau:

+ Số tương đối động thái (lần, %): là kết quả so sánh giữa hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau Trong hai mức độ đó, mức độ ở tử số (y1) là mức độ cần nghiên cứu (hay còn gọi là mức độ kỳ báo cáo), và mức độ ở mẫu số (yo) là mức độ kỳ gốc (hay mức độ dùng làm cơ sở so sánh)

+ Số tương đối kế hoạch (%): dùng để lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp hay của ngành

+ Số tương đối kết cấu (%): dùng để xác định tỉ trọng của từng bộ phận cấu thành nên một tổng thể, chẳng hạn như có bao nhiêu phần trăm doanh thu từ khách du lịch quốc tế trong tổng doanh thu của ngành du lịch Hậu Giang

+ Số tương đối cường độ: là so sánh hai chỉ tiêu hoàn toàn khác nhay nhưng có liên hệ nhau, đơn vị tính của số tương đối cường độ là đơn vị kép, nó phụ thuộc vào đơn vị tính của từ số và mẫu số trong công thức tính

+ Số tương đối so sánh (lần, %): là xác định tỉ lệ giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau

2.1.3.3 Phương pháp willingness to pay

Mục tiêu cuối cùng của phương pháp này là đánh giá mức độ thỏa mãn của khách du lịch khi đi đến một điểm hay một tour du lịch nào đó

Theo phương pháp này thì sự thỏa mãn của du khách có thể được đo lường bằng một giá trị cụ thể thông qua hai công thức sau:

Trang 30

Trong đó:

Mức độ thỏa mãn của khách hàng (B) chính là sự thỏa mãn về mặt lợi ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích của khách hàng đối với tour du lịch ở Hậu Giang hay độ ưa thích đối với các điểm du lịch và các hoạt động trong tour ở Hậu Giang…) với mức thực chi của khách hàng (đó chính là phần chi phí mà khách hàng phải trả cho chuyến du lịch và các khoảng chi tiêu trong suốt chuyến hành trình tại Hậu Giang)

Mức độ thỏa mãn của khách hàng (C) chính là sự thỏa mãn về mặt chi phí của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà khách hàng sẵn sàng chi trả (Willing to Pay- WTP) với mức thực chi của khách Đây chính là mức độ thỏa mãn thật sự của du khách

2.1.3.4 Phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis)

Ý nghĩa: phân tích nhân tố được sử dụng để rút gọn và tóm tắt dữ liệu

Trong nghiên cứu có thể có rất nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có tương quan với nhau do đó chúng thường được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến) Trong phân tích nhân tố không có sự phân biệt biến phụ thuộc và biến độc lập Hơn nữa, phân tích nhân tố thể hiện mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến và mối quan hệ phụ thuộc này được xác định thể hiện qua mô hình nhân tố

Mô hình phân tích nhân tố : Xi = ai1F1 + ai2F2 + … + aimFm

Trang 31

Xi : biến được chuẩn hóa thứ i F : nhân tố chung

m : số nhân tố chung

Aij : hệ số hồi qui bội của biến được chuẩn hóa i trên nhân tố chung j Trong phân tích này có thể chọn trọng số (hay hệ số điểm nhân tố) để nhân tố thứ nhất có tỷ trọng lớn nhất trong tổng phương sai Các nhân tố có thể được ước điểm nhân tố Theo ước lượng này, nhân tố thứ nhất có điểm nhân tố cao nhất, nhân tố thứ hai có điểm nhân tố cao thứ hai

- Cột A: cột này sẽ bằng cột tần số A nhân với số điểm tương ứng theo thứ hạng Tương tự như vậy cho đối tượng B và các đối tượng khác nếu được nghiên cứu (trong này gọi m, n, p là tần số)

- Bước cuối cùng ta tính tổng điểm của từng đối tượng, sau đó so sánh điểm đó giữa các đối tượng (có thể so sánh bằng tỷ lệ của từng đối tượng trong tổng các đối tượng nghiên cứu)

2.1.3.5 Phương pháp phân phối tần số (Frequency Distribution)

Đây là một phương pháp nhằm thống kê dữ liệu, phương pháp này đơn giản dễ thực hiện Khi thực hiện phân tích theo phương pháp này ta sẽ có được bảng phân phối tần số, đó là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ và phân tích dựa vào các tần số này

Để lập một bảng phân phối tần số trước hết ta phải sắp xế dữ liệu theo một trật tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần Sau đó thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (number of classes):

Số tổ (m) = [(2) x số quan sát (n)]0,3333 Chú ý: Số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương

- Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (K) (Classes of interval)

mK = Xmax-Xmin

Trong đó:

Xmax: Lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối Xmin: Lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối

Trang 32

- Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ (Classes

boundaries)

- Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ (Frequency): đếm số quan sát rơi

vào giới hạn của tổ đó Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng và sơ đồ Ä Tiến trình thực hiện trong SPSS: Nhập dữ liệu - Chọn menu Analyze - Chọn Descriptive Statistics - Chọn Frequencies - Chọn các chi tiết của các menu trong hộp thoại Frequencies như Statistics, Charts, Format, sau đó nhấp OK, ta có kết quả

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Do có vị trí thuận lợi sát với Cần Thơ nên Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao thông với các tỉnh lân cận còn lại trong khu vực thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch trong thời gian sắp tới Vì thế, để đánh giá nhu cầu khách du lịch đến với du lịch Hậu Giang em chọn các tỉnh tiếp giáp với Hậu Giang làm các điểm đại diện để khảo sát Tuy Bạc Liêu và Sóc Trăng có vị trí liền kề Hậu Giang nhưng theo số liệu thống kê thì lượng khách đến du lịch ở hai tỉnh này rất khiêm tốn Việc tiếp cận đối tượng phỏng vấn sẽ vô cùng khó khăn nên em chọn Tiền Giang và An Giang là hai tỉnh láng giềng có tình hình hoạt động du lịch sung túc hơn để thay thế Vì những lý do trên đề tài tiến hành nghiên cứu nhu cầu khách du lịch đến các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang để phỏng vấn Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu lấy ý kiến trực tiếp khách đến Hậu Giang, những người đang tiêu dùng sản phẩm du lịch nơi đây để phân tích rõ thực trạng phát triển du lịch tỉnh nhà

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1 Số liệu thứ cấp:

Để đạt được mục tiêu đề ra luận văn sử dụng khá nhiều số liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau:

- Dựa vào các nghiên cứu sẵn có của sở, ban ngành liên quan như tài liệu thống kê của sở du lịch tỉnh Hậu Giang, báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang

Trang 33

- Thu thập thông tin từ các bài viết trên báo, tạp chí du lịch và các thông tin về du lịch Hậu Giang trên Internet

2.2.2.2 Số liệu sơ cấp:

Vì khách du lịch gồm nhiều đối tượng có đặc điểm khác nhau về độ tuổi, nơi cư trú ,nghề nghiệp, thu nhập và rất nhiều yếu tố khác tạo nên những nhu cầu du lịch khác nhau Để nắm bắt được nhu cầu và xu hướng đi du lịch cần phỏng vấn trực tiếp khách du lịch, những người sẽ tiêu dùng sản phẩm du lịch Hậu Giang trong tương lai

ü Đối tượng phỏng vấn

Vì đề tài hướng đến việc xác định nhu cầu khách du lịch đến Hậu Giang nên tổng thể của đề tài được xác định là tất cả khách du lịch đến các tỉnh lân cận của Hậu Giang Cụ thể là khách đến tham quan ở các điểm du lịch ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang Tại sao lại chọn các điểm du lịch này để thực hiện nghiên cứu? Nguyên nhân chính là do các điểm du lịch ở các tỉnh vừa nêu có vị trí không xa so với các điểm du lịch ở Hậu Giang Vì thế khả năng tiếp cận điểm đến dễ dàng hơn cả về vị trí lẫn thời gian thực hiện hoạt động du lịch Thật vậy, khả năng tiếp cận điểm đến là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của khách Như đã đề cập ở phần phương pháp chọn vùng nghiên cứu Đối tượng phỏng vấn của đề tài còn có những du khách đang tiêu dùng sản phẩm du lịch ở Hậu Giang để xác định những nhận xét và đánh giá của khách về du lịch Hậu Giang làm cơ sở phân tích thực trạng phát triển du lịch của tỉnh

ü Phương pháp chọn mẫu

Để đảm bảo tính ngẫu nhiên, đại diện và độ tin cậy cao, các mẫu điều tra được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng (Stratified Sampling) Phương pháp này lấy mẫu bằng cách phân các đối tượng nghiên cứu thành các nhóm, tầng theo các đặc tính, sau đó lấy mẫu theo tầng, nhóm Bởi vì trong du lịch thường có sự chia rõ ràng các nhóm đối tượng khách khác nhau, mỗi nhóm đối tượng khách sẽ có những nhu cầu cũng như xu hướng đi du lịch khác nhau, việc phân nhóm sẽ tạo điều kiện cho việc chọn mẫu dễ dàng hơn, đại diện hơn, tăng tính chính xác của kết quả nghiên cứu

Trang 34

Áp dụng phương pháp chọn mẫu trên ta tiến hành phân tổng thể ra làm 5 nhóm theo địa bàn như sau:

Đề tài thuộc dạng nghiên cứu mô tả nên, cở mẫu tối thiểu có thể chấp nhận là 10% tổng thể nên tổng số mẫu cần phỏng vấn phải là 62000 * 10% = 6200 mẫu Tuy nhiên do thời gian và năng lực còn hạn chế nên em tiến hành phỏng vấn khách nội địa đến du lịch các tỉnh lân cận với cỡ mẫu được xác định là 100 mẫu Còn phần khách du lịch đến Hậu Giang để phân tích thực trạng em thực hiện phỏng vấn khách tại các điểm du lịch ở Hậu Giang với số mẫu là 60

ü Xác định cơ cấu mẫu

Lẽ ra cơ cấu mẫu được xác định dựa trên số lượt khách nội địa bình quân từng tỉnh đến Hậu Giang qua các năm 2005, 2006 và năm 2007 Nhưng vì các tỉnh này đều có cùng điều kiện thuận lợi là có vị trí gần Hậu Giang, và có mong muốn đi du lịch Hậu Giang khi có cơ hội nên em tiến hành phỏng vấn khách du lịch đến 5 tỉnh tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang với số mẫu bằng nhau là 20 mẫu (tương ứng 20% tổng thể) để xác định nhu cầu của khách

Riêng đối với 60 mẫu ở Hậu Giang em phỏng vấn khách đến tham quan ở 3 điểm là di tích căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ, di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu và khu vui chơi sinh thái Tây Đô làm các điểm đại diện phỏng vấn để tránh trường hợp phỏng vấn quá nhiều khách ở cùng một điểm du lịch sẽ làm giảm tính chính xác cho kết quả nghiên cứu, cũng với số mẫu bằng nhau là 20 mẫu Vì khách du lịch đến Hậu Giang chủ yếu là tham quan di tích lịch sử và các khu du lịch sinh thái Ở Hậu Giang căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ, di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu và khu vui chơi sinh thái Tây Đô là một trong những điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất

Trang 35

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng số liệu thứ cấp đã thu thập được, đánh giá thông qua phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối Ngoài ra, để thực hiện được mục tiêu này đề tài còn sử dụng số liệu sơ cấp đã thu thập và đánh giá thông qua phương pháp thống kê trong kinh tế và phương pháp Willingness To Pay (WTP)

- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp tần số để xác định rõ nhu cầu và xu hướng đi du lịch của khách

- Đối với mục tiêu 3: Sử dụng kết quả phân tích ở các mục tiêu trên để đưa ra các giải pháp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách

Trang 36

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HẬU GIANG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HẬU GIANG 3.1.1 Vài nét chung về tỉnh Hậu Giang

3.1.1.1 Lịch sử hình thành

Nếu như ĐBSCL được xem là vùng đất “chín rồng” thì Hậu Giang được ví như một con “rồng con” vì là tỉnh mới chia tách từ Cần Thơ năm 2004 Thời điểm đó từ cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi đến bệnh viện, chợ… được trang bị khá thô sơ, được để lại từ thị xã Vị Thanh của tỉnh Cần Thơ (củ) Nhận thấy những hạn chế, yếu kém của mình so với các tỉnh lân cận, Hậu Giang không ngừng phấn đấu Đến nay tỉnh đã nổ lực vươn lên giành được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, và trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ Thêm vào đó, đời sống của người dân nơi đây dần dần được cải thiện

3.1.1.2 Vị trí địa lý

Hậu Giang thật may mắn có vị trí thuận lợi nằm gần trung tâm ĐBSCL Trung tâm của tỉnh là thị xã Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về

Bản đồ hành chính tỉnh Hậu Giang

Trang 37

phía Tây Nam Các huyện lỵ bao gồm: Phụng Hiệp, Vị Thuỷ, Long Mỹ, Châu Thành, Châu Thành A và thị xã Ngã Bảy Ranh giới hành chính của tỉnh được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp TP Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng

- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang

Hơn nữa, Hậu Giang còn là một trong những vùng đất trù phú, đất đai màu mỡ, phì nhiêu Bên cạnh cây lúa và cây ăn trái các loại Hậu Giang còn có nguồn thuỷ sản khá phong phú chủ yếu là các loại tôm, cá nước ngọt như Thát Lát Còm, cá Tra và hàng trăm loại cá khác Đặc biệt, cá Thát Lát Còm là một đặc sản chỉ có duy nhất ở Hậu Giang Thêm vào đó, vì là vùng đất sản xuất nông nghiệp nên Hậu Giang còn cung cấp rất nhiều sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao Với những lợi thế vừa nêu sẽ là nguồn nguyên liệu phục vụ ẩm thực tốt nhất cho du lịch Hậu Giang tiếp tục phát triển

3.1.2 Tài nguyên du lịch Hậu Giang

Du lịch ngày được xem là nghành kinh tế quan trọng nó góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, du lịch còn là một trong những ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao, làm tăng thu nhập cho tỉnh Vì thế, đẩy mạnh sự phát triển của ngành đang là mục tiêu cho cả nước Đồng thời cũng là mục tiêu của tỉnh Hậu Giang Việc xác định và đánh giá đúng tiềm năng về tự nhiên, về nhân văn là vấn đề quan trọng giúp cho ngành du lịch của tỉnh phát huy những năng lực vốn có của mình

Tài nguyên du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn và các công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch là cơ sở nền tảng chính tạo nên tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Đây cũng là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của con người Do đó, tài nguyên du lịch có thể chia làm hai loại là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn

Trang 38

3.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tại Hậu Giang có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên mang đậm nét đặc trưng của khu vực ĐBSCL, đó là kênh rạch và các miệt vườn cây trái quanh năm Một số khu du lịch và khu vui chơi sinh thái ở Hậu Giang cụ thể như sau:

ü Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy

Khu du lịch sinh thái rừng tràm Vị Thủy nằm trên địa bàn huyện Vị Thủy, có diện tích khoảng 140 ha Cũng giống như các khu du lịch sinh thái khác ở Hậu Giang, rừng tràm Vị Thủy do chưa được đầu tư, xây dựng nhiều nên

không khí thoáng mát, dễ chịu Vì thế, khách du lịch đến đây có dịp thư giãn, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí Ngoài ra, nơi đây còn cung cấp khá nhiều những món ăn địa phương, mang tính dân dã Do đó, khách đến khu du lịch này còn có dịp thưởng thức món ăn địa phương với giá hợp lý Người dân địa phương rất thân thiện và mến khách Do đó, khách đi tham quan rừng tràm Vị Thủy sẽ tận hưởng được không khí ấm cúng và vui vẻ

ü Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Lung Ngọc Hoàng là tên của một vùng trũng nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp Nơi đây mang nhiều nét đặc thù hoang dã với các loài thực vật ngập nước theo mùa và các loại động vật phong phú như rắn, rùa, cua đinh… Hơn thế, Lung Ngọc Hoàng còn có nhiều sông rạch, có thể len lỏi vào các khu rừng với những chiếc xuồng nhỏ thô sơ Đặc biệt, đến Lung Ngọc Hoàng có thể tận hưởng bầu không khí thoáng mát, trong lành, không khói bụi, không có những tiếng ồn ào như ở thành thị Lung Ngọc Hoàng còn là nơi cung cấp nhiều mật ong, và là nơi thưởng thức mật ong rất thú vị

Những nét độc đáo trong sinh hoạt sản xuất tại Lung Ngọc Hoàng sẽ được tôn tạo nhằm phục vụ du lịch như nghề thủ công mỹ nghệ từ gỗ, tre, lá ở địa phương, ca nhạc tài tử Nam Bộ, phục chế các loại hầm ngầm, chiến hào qua các thời kỳ đấu tranh oanh liệt của ông cha ta

Trang 39

ü Khu vui chơi sinh thái Tây Đô

Khu vui chơi sinh thái Tây Đô thuộc xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, với quy mô diện tích 20 ha, đang có kế hoạch mở rộng (50 ha) Khu du lịch được xây dụng thành nhiều nhóm để phục vụ du khách như đảo Khỉ, đảo Ni, đảo Voi và nhiều loại thú quý hiếm cùng với hệ sinh thái cây ăn trái nhiệt đới đã được chọn lọc Ngoài ra, Tây Đô có sân chơi rất rộng có thể phục vụ những trò chơi tập thể với sức chứa lớn, có thể dùng tố chức cắm trại hay picnic

Ngoài những khu du lịch, khu vui chơi sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, Hậu Giang còn có các vườn trái cây thú vị cung cấp rất nhiều loại trái cây thơm ngon như vườn Bưởi Năm Roi, làng khóm Cầu Đúc… sẽ là nơi lý tưởng để khách thưởng thức trái cây tại vườn Đây là một trong những hoạt

động du lịch tại điểm được khá nhiều khách tham quan yêu thích hiện nay

ÄNhìn chung, cảnh quan thiên nhiên ở những điểm du lịch sinh thái miệt vườn của Hậu Giang vẫn còn mang nét hoang sơ, chưa được đầu tư nhiều, một số nơi còn tồn tại hoạt động tự phát du lịch sinh thái Tuy nhiên môi trường và không khí nơi đây rất trong lành, vẫn còn giữ được nét tự nhiên vốn có Với những vườn trái cây, du khách được khám phá và nhìn thấy tận mắt cách thức trồng, chăm sóc và thu hoạch một số loại trái cây đặc trưng vùng sông nước Cuộc sống của người dân nơi đây vẫn giữ được nét bình dị, chất phát, hiếu khách

3.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Ngoài các vườn trái cây ngút ngàn, những khu vui chơi sinh thái và khu bảo tồn thiên nhiên hấp dẫn mang nét rất riêng của Hậu Giang Nơi đây còn có những tài nguyên nhân văn hấp dẫn có thể thu hút khách du lịch đến thăm vùng đất trù phú này

Trang 40

ü Chợ nổi Ngã Bảy

Chợ nổi Ngã Bảy thuộc huyện Phụng Hiệp, nằm cạnh Quốc lộ 1A, cách thành phố Cần Thơ khoảng 30 km về phía

Nam, được gọi là chợ nổi Ngã Bảy bởi chợ họp ngay vùng hợp lưu của bảy con sông nhỏ là Xẻo Môn, Xẻo Đông, Bún Tàu, Lái Hiếu, Cái Còn, Mang Cá và kênh Xáng

Từ sớm tinh mơ, hàng trăm chiếc xuồng của bà con nông dân tụ hợp nơi đây trao đổi và buôn bán, tạo nên những âm thanh quen thuộc hổi hả Chợ nổi thường họp buổi sáng sớm nên khách tham quan thường đi rất sớm mới có thể thấy được cảnh tấp nập và sinh hoạt của người dân địa phương Ngoài ra khách đến tham quan chợ nổi còn có dịp trực tiếp trao đổi, buôn bán với người dân vùng sông nước

ü Các di tích lịch sử - kiến trúc

Bên cạnh đó, khách du lịch đến Hậu Giang cũng rất thích tham quan những di tích lịch sử mang đậm nét đặc trưng của Nam Bộ Hậu Giang với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển đã để lại rất nhiều di tích lịch sử làm tăng thêm tính hấp dẫn đối với du khách Các di tích có giá trị nổi bật của Hậu Giang có thể kể đến như di tích căn cứ tỉnh uỷ Cần Thơ, di tích lịch sử văn hoá kháng chiến Cái Sình, di tích lịch sử văn hoá Tầm Vu…

• Di tích lịch sử văn hoá đền thờ Bác Hồ Với người dân miền Nam Bác Hồ luôn luôn thân thuộc và đáng kính Người luôn sát cánh cùng nhân dân kháng chiến chống giặc đem lại hoà bình, cơm no áo ấm cho dân tộc Để thể hiện lòng biết ơn Đảng và nhân dân huyện Long Mỹ đã xây dựng lại

đền thờ Bác trên địa bàn huyện Hàng năm có khoảng 3500 đến 4000 lượt khách đến viếng thăm và tưởng niệm ơn đức của người (nguồn sở Thương Mại và Du Lịch Hậu Giang) Vào các ngày lễ hội nơi đây còn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá - thể thao vui chơi, giải trí để phục vụ nhu cầu khách tham quan Đền thờ

Ngày đăng: 28/09/2012, 09:00

Hình ảnh liên quan

DANH MỤC BIỂU BẢNG - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf
DANH MỤC BIỂU BẢNG Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 1: SƠ ĐỒ CÁC LOẠI NHU CẦU CỦA KHÁCH (Xét theo s ản phẩm du lịch)  - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Hình 1.

SƠ ĐỒ CÁC LOẠI NHU CẦU CỦA KHÁCH (Xét theo s ản phẩm du lịch) Xem tại trang 23 của tài liệu.
3.1.1.1 Lịch sử hình thành - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

3.1.1.1.

Lịch sử hình thành Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 3.1: Số lượt khách đến Hậu Giang năm 200 5- 2007 - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 3.1.

Số lượt khách đến Hậu Giang năm 200 5- 2007 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 3.2: Doanh thu từ hoạt động dul ịch tỉnh Hậu Giang  n ăm 2005 - 2007  - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 3.2.

Doanh thu từ hoạt động dul ịch tỉnh Hậu Giang n ăm 2005 - 2007 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 3.2: Biểu đồ cơ cấu chi tiêu của khách - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Hình 3.2.

Biểu đồ cơ cấu chi tiêu của khách Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 3. 4: Mức độ hài lòng của khách về món ăn - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 3..

4: Mức độ hài lòng của khách về món ăn Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 3.5: Mức độ hài lòng của khách về dịch vụ lưu trú - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 3.5.

Mức độ hài lòng của khách về dịch vụ lưu trú Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 3.6: Mức độ hài lòng của khách về sự hấp dẫn của - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 3.6.

Mức độ hài lòng của khách về sự hấp dẫn của Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 3.7: Mức độ hài lòng của khách về hoạt độngvui chơi, giải trí         Đvt: phần trăm (%)  - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 3.7.

Mức độ hài lòng của khách về hoạt độngvui chơi, giải trí Đvt: phần trăm (%) Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 3.8: Mức độ hài lòng của khách về nhân viên phục vụ - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 3.8.

Mức độ hài lòng của khách về nhân viên phục vụ Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 3.1 0: Mức độ hài lòng của khách về quà lưu niệm - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 3.1.

0: Mức độ hài lòng của khách về quà lưu niệm Xem tại trang 64 của tài liệu.
Hình 3.3: Biểu đồ mức độ hài lòng của khách về tính an toàn - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Hình 3.3.

Biểu đồ mức độ hài lòng của khách về tính an toàn Xem tại trang 65 của tài liệu.
Ta tiếp tục xác định hệ số điểm nhân tố thông qua bảng số liệu sau: - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

a.

tiếp tục xác định hệ số điểm nhân tố thông qua bảng số liệu sau: Xem tại trang 74 của tài liệu.
Bảng 4.8: Mức độ hấp dẫn của các loại hình dul ịch - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 4.8.

Mức độ hấp dẫn của các loại hình dul ịch Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 4.10: Mức độ hấp dẫn của các hoạt động dul ịch tại điểm - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 4.10.

Mức độ hấp dẫn của các hoạt động dul ịch tại điểm Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng 4.1 2: Mong muốn của khách đối với sự tác động của nhân tố - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 4.1.

2: Mong muốn của khách đối với sự tác động của nhân tố Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng 5.1: Dự báo lượng khách dul ịch đến Hậu Giang th ời kỳ 2010 – 2020  - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 5.1.

Dự báo lượng khách dul ịch đến Hậu Giang th ời kỳ 2010 – 2020 Xem tại trang 97 của tài liệu.
Bảng 1: Phân tích tần số đánh giá tổng hợp của khách về các điểm dul ịc hở - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 1.

Phân tích tần số đánh giá tổng hợp của khách về các điểm dul ịc hở Xem tại trang 112 của tài liệu.
Bảng 6: Phân tích tần số mức độ hài lòng của khách về các hoạt động                                              vui ch ơi, giải trí  - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 6.

Phân tích tần số mức độ hài lòng của khách về các hoạt động vui ch ơi, giải trí Xem tại trang 113 của tài liệu.
Bảng 8: Phân tích tần số mức độ hài lòng của khách về môi trường tự nhiên - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 8.

Phân tích tần số mức độ hài lòng của khách về môi trường tự nhiên Xem tại trang 114 của tài liệu.
Bảng 9: Phân tích tần số mức độ hài lòng của khách về quà lưu niệm - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 9.

Phân tích tần số mức độ hài lòng của khách về quà lưu niệm Xem tại trang 114 của tài liệu.
Bảng 15: Phân tích tần số loại hình dul ịch khách đã từng đi - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 15.

Phân tích tần số loại hình dul ịch khách đã từng đi Xem tại trang 118 của tài liệu.
Bảng 18: Phân tích tần số mức độ hấp dẫn của các loại hình dul ịch - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

Bảng 18.

Phân tích tần số mức độ hấp dẫn của các loại hình dul ịch Xem tại trang 121 của tài liệu.
hình - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

h.

ình Xem tại trang 136 của tài liệu.
DANH SÁCH CÁC KHÁCH SẠN NHÀ NGHỈ TRÊN ĐỊA BÀN T ỈNH HẬU GIANG  - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf
DANH SÁCH CÁC KHÁCH SẠN NHÀ NGHỈ TRÊN ĐỊA BÀN T ỈNH HẬU GIANG Xem tại trang 136 của tài liệu.
Loại hình dul ịch Q6 (MC) Q7 (MC) Q8 (MC) - đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf

o.

ại hình dul ịch Q6 (MC) Q7 (MC) Q8 (MC) Xem tại trang 142 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan