Trình bày các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng ? Tại sao pháp luật lại quy định có sự khác biệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng ?

4 1.9K 14
Trình bày các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng ? Tại sao pháp luật lại quy định có sự khác biệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng ?

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trình bày các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng ? Tại sao pháp luật lại quy định có sự khác biệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng ?

Trình bày các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng ? Tại sao pháp luật lại quy định sự khác biệt trong phương pháp tính thuế giá trị gia tăng ? Thuế là một trong những nguồn thu ổn định và quan trọng nhất của Ngân sách nhà nước. nhiều loại thuế hợp thành hệ thống thuế của một quốc gia. Trong đó: “Thuế giá trị gia tăngthuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. 4 phương pháp tính thuế GTGT trên thế giới là: phương pháp cộng trực tiếp, phương pháp cộng gián tiếp, phương pháp trừ trực tiếp và phương pháp khấu trừ, trong đó pháp luật Việt Nam thừa nhận hai phương pháp tính được quy định tại điều 9 luật thuế GTGT: “Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăngphương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng”. 1. Phương pháp khấu trừ thuế: - Phương pháp khấu trừ thuế được quy định cụ thể tại điều 10 Luật thuế GTGT, được hướng dẫn cụ thể tại điều 7 nghị định 123/2008/NĐ – CP và tiểu mục 1 mục III phần B thông tư 129/2008/TT – BTC. Theo đó nội dung bản của phương pháp này là: “Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ”. Như vậy, đối với phương pháp này, số thuế được xác định một cách trực tiếp là hiệu số thuế của các khâu trong quá trình sản xuất. Thuế giá trị gia tăng đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác địnhtính trong giá bán cho người nhận hàng hóa dịch vụ. Thuế giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ đó. Trong đó: + Giá tính thuếgiá bán chưa thuế giá trị gia tăng theo quy định tại điều 7 luật Thuế GTGT, hướng dẫn cụ thể tại điều 4 nghị định 123/2008/NĐ – CP và mục I phần B thông tư 129/2008/TT – BTC. + Thuế suất được quy định rõ cho từng loại ngành nghề kinh doanh, từng chủng loại hàng hóa dịch vụ. Thuế suất được quy định tại điều 8 luật Thuế GTGT, hướng dẫn tại điều 6 nghị định 123/2008/NĐ – CP và mục II phần B thông tư 129/2008/ TT – BTC. Thuế giá trị gia tăng đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để được hàng hóa dịch vụ. Tương tự số thuế đầu ra, thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, bằng một nghiệp vụ phát hành hóa đơn, thể là sở xác định số thuế đầu ra cho chủ thể cung ứng hàng hóa dịch vụ; đồng thời lại sở xác định số thuế đầu vào cho bên nhận hàng hóa dịch vụ. Việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào làm sở tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được thực hiện theo quy định tại điều 12 luật Thuế GTGT (các khoản được khấu trừ và điều kiện được khấu trừ). - Đối tượng áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế (khoản 2 điều 10 luật thuế GTGT). 2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định tại điều 11 luật thuế GTGT, hướng dẫn cụ thể tại điều 7 nghị định 123/2008/NĐ – CP và tại tiểu mục 2 mục III phần B thông tư 129/2008/TT – BTC. Theo đó, nội dung bản của phương pháp này là: “Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng”. + Giá trị gia tăng của hàng hoá dịch vụ được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. Trong đó, giá thanh toán là giá đã bao gồm thuế GTGT được xác định trong hoá đơn mua hàng. Như vậy, khác với phương pháp khấu trừ thuế được xác định bằng hiệu số thuế thì với phương pháp tính trực tiếp xác định theo hiệu số kết quả kinh doanh của chủ thể nộp thuế. + Thuế suất được quy định rõ cho từng loại ngành nghề kinh doanh, từng chủng loại hàng hóa dịch vụ. Thuế suất được quy định tại điều 8 luật Thuế GTGT, hướng dẫn tại điều 6 nghị định 123/2008/NĐ – CP và mục II phần B thông tư 129/2008/ TT – BTC - Đối tượng áp dụng: Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các đối tượng sau đây: + Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. + Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. + Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. Đối với những chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật dẫn tới không căn cứ xác định phần “giá trị gia tăng”; pháp luật quy định về việc áp thuế, khoán thuế thông qua biểu tỷ lệ GTGT(%) trên doanh số được quy định tại công văn số 763/BTC – TCT ngày 16/01/2009. 3. Ví dụ minh hoạ: Trong tháng 07/2009 Công ty A nhập khẩu 10.000m vải, giá nhập khẩu 20.000đ/m, thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Trong tháng công ty đã bán toàn bộ số vải trên với giá bán chưa thuế GTGT là 25.000đ/m, thuế GTGT 10%. - Theo phương pháp khấu trừ thuế: + Số thuế GTGT đầu vào: [(10.000 × 20.000) + 200.000.000 × 5%] × 10 % = 21.000.000 đồng + Số thuế GTGT đầu ra: (25.000 × 10.000) × 10% = 25.000.000 đồng + Thuế GTGT của công ty trong tháng 07/2009: 25.000.000 – 21.000.000 = 4.000.000 đồng - Theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: + Giá thanh toán đầu vào: 210.000.000 + (210.000.000 × 10%) = 231.000.000 đồng + Giá thanh toán đầu ra: 250.000.000 + (250.000.000 × 10%) = 275.000.000 đồng Thuế GTGT của công ty trong tháng 07/2009: (275.000.000 – 231.000.000) × 10% = 4.400.000 đồng 4. Nguyên nhân pháp luật quy định hai phương pháp tính thuế GTGT. Sở dĩ pháp luật thuế GTGT quy định hai phương pháp tính thuế như trên vì xuất phát từ phạm vi của đối tượng nộp thuế GTGT. Những sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ mới sở thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong khi đó, ở nước ta hiện nay còn tồn tại nhiều cá nhân, hộ kinh doanh, những tổ chức hoạt động quy mô nhỏ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ về kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật nên không đủ sở để thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Nhìn chung quy định này xét ở mức độ nào đó phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, song chưa thực sự bảo đảm sự bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế GTGT. Điều này thể hiện ở chỗ các đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, còn đối tượng nộp thuế theo phương pháp trực tiếp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Từ ví dụ trên thể thấy pháp luật thuế GTGT đã không đảm bảo được nguyên tắc dù tính thuế theo phương pháp nào thì các đối tượng hoạt động kinh doanh như nhau, áp dụng thuế suất như nhau với mặt bằng giá giống nhau thì phải nộp thuế như nhau. Do đó đã kéo theo nhiều hậu quả phái sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT. Phương pháp khấu trừ thuế trong thời gian qua đã thể hiện được tính ưu việt của mình bởi nó đảm bảo việc xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, chống thất thu thuế; giúp cho quá trình quản lý và thu thuế được tiến hành đơn giản, Vì vậy, trong tương lai với xu hướng đổi mới công tác quản lý thuế, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ của các chủ thể nộp thuế, đối tượng áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ngày càng lớn và tiến tới áp dụng một phương pháp tính thuế cho tất cả các chủ thể nằm trong diện nộp thuế GTGT. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thuế Việt Nam, Nxb. Công an, Hà Nội, 2008 2. Luật thuế GTGT năm 2008 3. Nghị định 123/2008/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT 4. Thông tư 129/2008/TT – BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế GTGT và hướng dẫn thi hành nghị định 123/2008/NĐ – CP. 5. Công văn số 763/BTC – TCT về việc hướng dẫn tỷ lệ GTGT áp dụng đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 23/04/2013, 08:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan