Báo cáo thực tập cơ sở ngành tài chính ngân hàng hội sở chính ngân hàng SHB

44 1.3K 6
Báo cáo thực tập cơ sở ngành tài chính   ngân hàng hội sở chính ngân hàng SHB

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP Cơ sở ngành Tài chính - Ngân hàng Đơn vị thực tập: Hội sở chính Ngân hàng SHB Họ và tên sinh viên Lớp Giáo viên hướng dẫn : Trần Thị Mai : Tài chính ngân hàng 2-K5 : Ths Nguyễn Thị Hải Yến HÀ NỘI - 2013 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Cơ sở thực tập có trụ sở tại: Số nhà: 77 Phố: Trần Hưng Đạo Quận: Hoàn Kiếm TP: Hà Nội Số điện thoại: (04) 3942 3388 Trang web: www.shb.com.vn Địa chỉ Email: shbank@shb.com.vn Xác nhận: Chị: Trần Thị Mai Là sinh viên lớp: Tài chính ngân hàng 2-K5 Mã số sinh viên: 0541270163 Có thực tập tại Hội sở ngân hàng SHB trong khoảng thời gian từ ngày 16/5 đến ngày 17/6 Trong khoảng thời gian thực tập tại ngân hàng, chị Mai đã chấp hành tốt các quy định của đơn vị và thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó học hỏi Hà Nội, ngày……tháng……năm 2013 Xác nhận của Cơ sở thực tập (Ký tên và đóng dấu của đại diện Cơ sở thực tập) 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Khoa Quản lí Kinh doanh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT về CHUYÊN MÔN và QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN Họ và tên: Trần Thị Mai Mã số sinh viên: 0541270163 Lớp: Tài chính ngân hàng 2 Ngành: Tài chính doanh nghiệp Địa điểm thực tập: Ngân Hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội SHB Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hải Yến Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn: ………………,ngày….tháng….năm 2013 Giáo viên hướng dẫn (Ký tên và ghi rõ họ tên) 3 Mục Lục Mục Lục .4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .4 LỜI NÓI ĐẦU 5 Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 6 Phần 2 Thực trạng một số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SHB 18 Phần 3 Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện 37 KẾT LUẬN 41 Phụ lục 1: Báo cáo kết quả kinh doanh (2010-2012) 42 Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán (2010-2012) 43 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải TMCP CBNV TCTD NHTM TCKT NHNN QHKH TSCĐ UBND TW TSLĐ&ĐTNH TT TTKDTM TM TTBT Thương mại cổ phần Cán bộ nhân viên Tổ chức tín dụng Ngân hàng thương mại Tổ chức kinh tế Ngân hàng nhà nước Quan hệ khách hàng Tài sản cố định Ủy ban nhân dân Trung ương Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Thanh toán Thanh toán không dùng tiền mặt Tiền mặt Thanh toán bù trừ 4 LỜI NÓI ĐẦU Trước những thay đổi và thách thức trong xu thế toàn cầu hóa thị trường tài chính-tiền tệ đang diễn ra nhanh chóng, các ngân hàng đang ngày càng tự hoàn thiện, áp dụng các chuẩn mực quốc tế, hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng nhằm đủ sức cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực Để giúp sinh viên có điều kiện cọ xát thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đều tạo điều kiện cho mỗi sinh viên có một thời gian thực tập tại các cơ sở Quá trình thực tập là khoảng thời gian không dài nhưng vô cùng quan trọng vì giúp cho sinh viên có cái nhìn khái quát về công việc của một cán bộ ngân hàng và tiếp cận thực tiễn rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân, cũng như công việc sau này của mỗi người Được sự cho phép của nhà trường và sự chấp nhận của Ban lãnh đạo ngân hàng, em đã được thực tập tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) Sau thời gian thực tập tổng hợp, em được quan sát những hoạt động cơ bản của ngân hàng cùng các phòng ban Nay em xin báo cáo lại các nội dung thực tập như sau: Phần 1: Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SHB Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của giảng viên Th.s Nguyễn Thị Hải Yến cùng các anh, chị công tác tại Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này! 5 Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội 1.1 Sự ra đời và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH /GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993 Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế đất nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước và theo chủ trương cuả Chính Phủ, đây là giai đoạn đổi mới và thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã và Công ty tài chính, vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 400 triệu đồng Thời gian đầu mới thành lập mạng lưới hoạt động cuả Ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đơn sơ đặt tại số 341 - Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là Huyện Phong Điền Thành Phố Cần Thơ, với điạ bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc Huyện Châu thành, đối tượng cho vay chủ yếu các hộ nông dân với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ Ngân hàng có 08 người, trong đó chỉ có một người có trình độ đại học Ngày 20/01/2006: Thống Đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại Cổ phần đô thị Việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP Nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị, từ đó tạo được thuận lợi cho ngân hàng có điều kiện nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là Ngân hàng TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành Phố Cần Thơ trung tâm tài chính - tiền tệ của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long Ngày 11/9/2006 chuyển đổi thành NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội với số VĐL là 500 tỷ đồng Việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị sẽ là một giai đoạn phát triển mới của SHB với mục tiêu sẽ trở thành một trong ngân hàng TMCP bán lẻ đa năng, phấn đấu chuyển đổi từ một ngân hàng TMCP nông thôn với phạm vi và quy mô hoạt động hẹp sang ngân hàng TMCP đô thị, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các thị trường có chọn lựa, 6 ngân hàng hoạt động vững mạnh và an toàn, phát triển bền vững đáp ứng các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế Ngày 14/8/2007 tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng Năm 2008, SHB đã hoàn tất việc chuyển Hội sở ra Hà Nội (số 77 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) – Trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước Đây là cơ hội tốt để SHB có thể phát triển hơn nữa nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân và các tổ chức kinh tế Ngày 4/1/2008, SHB đã chính thức tổ chức lễ công bố quyết định thành lập câu lạc bộ bong đá mang tên SHB Đà Nẵng, đồng thời cũng tổ chức lễ xuất quân cho đội bóng trong mùa giải 2008 Sự góp mặt của SHB Đà Nẵng trong mùa giải này làm cho đấu trường bóng đá trong nước trở nên phong phú hơn Đây cũng là một đóng góp của SHB vào hoạt động giải trí xã hội Ngày 28/01/2010: SHB chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA) Năm 2011, SHB đã hoàn thành chuyển đổi 1.500 tỷ đồng trái phiếu nâng vốn điều lệ lên gần 5000 tỷ đồng, Năm 2012, SHB thực hiện chiến lược mở rộng ra nước ngoài với việc khai trương và đi vào hoạt động 2 chi nhánh tại Phnom Penh - Campuchia và Lào Năm 2012, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) sát nhập vào SHB theo văn bản số 3651/NHNN-TTGSNH Bên cạnh việc mở rộng kinh doanh, SHB còn tham ra rất nhiều hoạt động xã hội khác SHB cùng với Thành đoàn Hà Nội vừa ra mắt Quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp với số tiền 3 tỷ đồng Đoàn viên, thanh niên có thể vay vốn tối đa 50 triệu đồng cho một dự án Những dự án trên 50 triệu đồng, SHB sẽ chủ động xem xét để cho vay ngoài quỹ Thời hạn vay không quá 2 năm Lãi suất sẽ tính bằng lãi suất của Ngân hàng chính sách xã hội cùng thời điểm Điểm mới của quỹ là cá nhân có thể tự đứng ra vay khi có tín chấp của tổ chức Đoàn (trong khi các kênh vay vốn khác chỉ có chủ hộ được vay) Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa của SHB nhằm tạo cơ hội cho thanh niên có thể phát huy sự sáng tạo và lập nghiệp bằng chính khả năng của mình 7 1.2 Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.2.1 Cơ cấu tổ chức SHB Gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng Giám đốc, các Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ tại Hội sở, các Chi nhánh và Phòng Giao dịch trực thuộc Chi nhánh Ngoài ra còn có Văn phòng Hội đồng quản trị làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hình 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lí hoạt động của ngân hàng 1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống SHB Đại hội đồng cổ đông: có thẩm quyền cao nhất trong toàn hệ thống SHB, có quyền quyết định những vấn đề lớn, mang tính chiến lược trong hoạt động của SHB trong như việc tăng giảm vốn điều lệ, thành lập các công ty trực thuộc… 8 Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định những vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Phòng, Ban, Trung tâm nghiệp vụ Ban Kiểm soát: Do Đại hội đồng bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông tính chính xác, trung thực, hợp pháp về Báo cáo tài chính của Ngân hàng Ban Tổng Giám đốc gồm Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng và các Phó Tổng giám đốc, các Trưởng phòng, ban nghiệp vụ, Kế toán trưởng, bộ máy chuyên môn nghiệp vụ Các Phòng, Ban chuyên môn, nghiệp vụ: Thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chức năng, nhiệm vụ do Tổng giám đốc ban hành và tuân thủ những quy định của Ngân hàng nhà nước và pháp luật hiện hành Tổng số cán bộ công nhân viên ngân hàng tính đến thời điểm năm 2012 là 4463 người 1.2.3 Chức năng hoạt động của các phòng ban Phòng hành chính nhân sự - Quản lý nhân sự; đào tạo nhân sự - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Theo dõi những biến động và thực hiện các biện pháp để ổn định và phát triển nhân sự, nguồn lực con người của ngân hàng Phòng quản lý tín dụng - Thẩm định các hồ sơ, dự án vay vốn, đầu tư theo yêu cầu của Ban lãnh đạo, của các cấp có thẩm quyền - Quản lý các hoạt động liên doanh liên kết của Hội sở về sản phẩm tín dụng -Quản lý và phát triển sản phẩm tín dụng -Thẩm định và tái thẩm định các hồ sơ tín dụng vượt quá hạn mức phán quyết của chi nhánh, sở giao dịch -Tiếp thị, mở rộng thị phần của ngân hàng thông qua các sản phẩm,dịch vụ cung cấp Trung tâm thanh toán và thanh toán quốc tế 9 - Điều hành và quản lý hoạt động tài trợ thương mại, xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế -Thực hiện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến hoạt động thanh toán, chuyển tiền -Quản lý công tác thanh toán quốc tế - Quản lý hệ thống thanh toán (SWIFT) Phòng phát triển sản phẩm, dịch vụ - Quản lý và phát triển sản phẩm phi tín dụng của ngân hàng - Tiếp nhận và phản hồi những thông tin về sản phẩm nội bộ của ngân hàng - Quản lý các hoạt động của ngân hàng liên quan đến sản phẩm phi tín dụng Phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ - Quản lý điều hành và hoạt động vốn, tạo tính thanh khoản - Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng - Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ký thác, nhận ủy thác - Quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thị trường vốn - Kết hợp quản lý tài sản nợ - tài sản có của ngân hàng - Quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối Phòng Ngân quỹ - Quản lý công tác thanh toán nội địa của ngân hàng - Quản lý ngân quỹ - Hỗ trợ trong hoạt động cho phòng nguồn vốn và phòng kinh doanh tiền tệ Phòng tài chính kế toán - Kế hoạch xây dựng và kiểm tra chế độ báo cáo tài chính kế toán - Kế toán quản trị, kế toán tổng hợp - Lập báo cáo chi tiết hàng kỳ về báo cáo tài chính - Thực hiện công tác hậu kiểm chứng từ kế toán Phòng Hành chính Quản trị - Công tác lễ tân, phục vụ - Quản lý hành chính, văn thư, con dấu - Quản lý, mua sắm tài sản cố định và công cụ dụng cụ của ngân hàng - Thực hiện công tác bảo vệ và an ninh - Thực hiện các công tác hành chính quản trị khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo Phòng Công nghệ thông tin - Công tác quản trị mạng, quản trị hệ thống 10 Năm 2012, một năm với nhiều biến động của nền kinh tế, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, nhưng với sự quyết tâm của ban Giám đốc cùng tập thể cán bộ công nhân viên, SHB vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra trong năm qua, đạt được những kết quả đáng khích lệ Hoạt động thanh toán của SHB ngày càng thu hút nhiều khách hàng đến mở tài khoản và giao dịch tại SHB Những nghiệp vụ phát sinh cũng được hạch toán kịp thời, chính xác Các nghiệp vụ chuyển tiền liên ngân hàng và thanh toán bù trừ cũng được thực hiện tốt và ổn định Thực hiện đúng quy định về thời gian gửi lệnh và nhận lệnh, tiếp nhận và xử lý kịp thời mọi chứng từ đi đến, xử lý các sai lầm được tiến hành nhanh chóng và hầu như không để xảy ra sai sót Thực hiện nghiêm túc các quy chế về chứng từ, quỹ đảm bảo thanh toán, quỹ tiền mặt và khả năng thanh toán Nêu cao được tính chủ động, hiệu quả trong điều hành công tác chuyên môn, coi đây là điều kiện để hình thành các nghiệp vụ khác, luôn bám sát nhu cầu của khách hàng, của thị trường, chính vì vậy luôn được khách hàng tín nhiệm Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trong những năm qua không ngừng tăng lên, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát huy được ưu thế Nhờ thu phí hoạt động này mà Ngân hàng cũng thu được những khoản doanh thu nhất định Bảng 2.10: Lãi thuần từ hoạt động TTKDTM Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch 2012/2011 Lãi thuần 2011/2010 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 52,5 59,8 31,5 -7,3 -12,2 28,3 89,8 (Nguồn: Phòng tài chính- kế toán) Bảng 2.10 cho thấy lãi thuần từ hoạt động TTKDTM có biến động qua các năm Năm 2010 là 31,5 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 59,8 tỷ đồng, năm 2012 giảm nhưng không nhiều so với năm 2011, ở mức 52,5 tỷ đồng Năm 2012 SHB đã dùng nhiều chi phí để đầu tư nâng cấp hệ thống TTKDTM dẫn tới lãi thuần giảm mặc dù doanh số vẫn tăng 2.3.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh Mặc dù nghiệp vụ bảo lãnh là một nghiệp vụ ngân hàng hiện đại nhưng tại ngân hàng SHB thì nghiệp vụ này cũng đã được thực hiện Càng về sau này thì nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng càng hoàn thiện và phát triển với nhiều loại hình bảo lãnh và 30 phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau giúp cho ngân hàng cũng có doanh số bảo lãnh đáng kể Bảng 2.11: Doanh số theo loại hình bảo lãnh (2010-2012) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền Số tiền Số tiền 2012/2011 Số tiền % Bảo lãnh vay vốn 35,6 - - 35,6 100 2011/2010 Số % tiền - Cam kết trong nghiệp vụ L/C Bảo lãnh khác 336,4 538,2 587,7 -201,8 -37,5 -49,5 4.915,2 2.670,6 681,9 Tổng 5.287,2 3.208,8 1.269,6 2.244, 84,05 6 2.078,4 64,77 -9,2 1988,7 74,5 1939,2 60,4 (Nguồn:Phòng tài chính- kế toán) ) Bảng 2.11 cho thấy doanh số bảo lãnh tại ngân hàng tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2010 doanh số bảo lãnh là 1.269,6 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng lên là 3.208,8 tỷ đồng, và tăng lên tới 5.287,2 tỷ đồng vào năm 2012 cao hơn năm 2011 là 2.078,4 tỷ đồng và tương ứng tăng 64,77% Từ đó cho thấy uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng tăng Hầu hết doanh số các loại hình bảo lãnh đều tăng qua các năm Cụ thể bảo lãnh vốn năm 2012 là 35,6 tỷ đồng, tăng 100% so với năm 2011 Cam kết trong nghiệp vụ L/C (Letter of Credit – Tín dụng thư) năm 2010 là 587,7 tỷ đồng, năm 2011 là 538,2 tỷ đồng ,đến năm 2012 giảm còn 336,4 tỷ đồng giảm 37,5% so với năm 2011 Năm 2010 bảo lãnh khác là 681,9 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng là 2.670,6 tỷ đồng, tăng lên đến 4.915,2 tỷ đồng vào năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 2.244,6 tỷ đồng tương ứng tăng 84,05% Từ đó cho thấy tại SHB nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng mở rộng và phát triển Bảo lãnh ra đời đã trở thành công cụ tài trợ, giúp cho bên được bảo lãnh có thể vay vốn với chi phí thấp hơn Do đó mà bên được bảo lãnh có thể sử dụng được nguồn vốn một cách triệt để và tối ưu nhất Ngoài ra, bảo lãnh còn giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm của mình Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế phát triển, thu nhập chủ yếu là từ thu phí dịch vụ Mặc dù ở hầu hết các NHTM Việt Nam thu nhập chủ yếu từ các hoạt động tín dụng nhưng các ngân hàng cũng ngày càng nhận thấy bảo lãnh là một nghiệp vụ không thể thiếu trong các sản phẩm của mình và đang mang lại cho các ngân hàng một nguồn thu đáng kể 31 Bảng 2.12: Lãi thuần từ hoạt động bảo lãnh Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch 2012/2011 Lãi thuần Số tiền 81,1 Số tiền 98,4 Số tiền 22,2 Số tiền -17,3 2011/2010 % -17,6 Số tiền 76,2 % 343,3 (Nguồn:Phòng tài chính- kế toán) Lãi thuần từ hoạt động bảo lãnh của ngân hàng liên tục biến động qua các năm Cụ thể, năm 2010 là 22,2 tỷ đồng, đến năm 2011 là 98,4 tỷ đồng và năm 2012 thì thu được 81,1 tỷ đồng, tuy giảm nhưng không nhiều Điều này chứng tỏ sự nỗ lực cố gắng rất lớn của ngân hàng trong việc ngày càng hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ bảo lãnh, làm cho doanh thu của hoạt động bảo lãnh ngày càng tăng 2.4 Hoạt động sáp nhập Ngày 28/8/2012, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) chính thức sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) theo quyết định số 1559/QĐ-NHNN ngày 7/8/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Theo đó, tên tổ chức tín dụng sau khi sáp nhập là SHB với tổng vốn điều lệ 8.865.795.470.000 đồng 2.4.1 Nguyên nhân Habubank (Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ) ra đời vào năm 1989, sau hơn 22 năm phát triển, Habubank đã trở thành ngân hàng tên tuổi với gần một trăm chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước Ngày mới thành lập, Habubank chỉ có 16 cán bộ với số vốn ban đầu 5 tỷ đồng, sau hơn 20 năm, vốn điều lệ của ngân hàng này đã lên hơn 4.000 tỷ đồng Ngân hàng này cũng đã tạo dựng được 1 đội ngũ những cán bộ có chất lượng nhiều ngân hàng khác thèm muốn Có bề dày lịch sử hơn 20 năm, nhưng Habubank đã phải sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội và phải từ bỏ vĩnh viễn thương hiệu một thời của mình Theo báo cáo đánh giá lại tài sản và các khoản dự phòng liên quan của Công ty Kiểm toán Ernst&Young thì Habubank chịu khoản lỗ lũy kế là 4.066 tỷ đồng Cái chết của Habubank được nhận định bằng cụm từ "do tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn", tập trung ở các lĩnh vực như: đóng tàu, sản xuất giấy, thuỷ sản Chỉ với 50 khách hàng lớn đã chiếm tới 65% tổng nợ của Habubank 32 Khách hàng lớn nhất mà Habubank đã cho vay là Vinashin với số vốn lên tới 2.745 tỉ đồng, thêm 600 tỉ đồng trái phiếu do tập đoàn phát hành mà ngân hàng mua, tổng cộng 3.345 tỉ đồng, bằng 83% vốn điều lệ Hậu quả là mỗi năm, chỉ nguyên bù đắp khoản chi phí huy động vốn cho khoản vay của Vinashin, Habubank mất đứt 500 tỉ đồng Liên tục ở trong tình trạng phải có bằng được vốn huy động sau trả cho vốn huy động, Habubank năm 2011 đã không tránh khỏi trở thành ngân hàng đầu tiên báo lỗ Một khách hàng lớn nữa là Công ty Thuỷ sản Bình An (Bianfishco) cũng góp phần làm cho Habubank điêu đứng Habubank góp vốn mua 5 triệu cổ phần với giá 16.000 đồng một cổ phiếu, trị giá 80 tỷ đồng (tương đương 10% vốn điều lệ của Bianfishco) Ngoài ra, còn một khoản mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 125 tỷ đồng Một khoản ủy thác đầu tư khác Habubank mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 62 tỷ đồng Như vậy Habubank đã đầu tư vào Bianfishco trị giá 267 tỷ đồng Bianfishco tính đến quý 1/2012 có số nợ hơn 1.500 tỉ đồng, trong đó, hàng trăm tỉ đồng nợ tiền mua cá của nông dân nhưng không còn khả năng để chi trả.Từ giữa năm 2011, khi các tổ chức tín dụng bắt đầu hạn chế cho vay thì Bianfishco đã có dấu hiệu mất cân đối nghiêm trọng dẫn đến việc thiếu nguồn vốn để kinh doanh Trước đây, có được khách hàng lớn, cho những đại gia trên vay, được coi là thành tích Còn nay, những hợp đồng tín dụng lớn ấy, thành tội đồ, giết chết một ngân hàng đang phát triển.Khi các con nợ này không cón khả năng trả nợ đã dẫn đến tình trạng thua lỗ, nợ xấu lớn và gần cụt vốn chủ sở hữu Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2011, Habubank đã gây "sốc" cho không ít cổ đông khi lãnh đạo ngân hàng này đưa ra thông tin vốn chủ chỉ còn hơn 195 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng thời điểm 29/2, nếu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) là 16,06% Khoản nợ xấu này đã khiến Habubank không thể gắng gượng nổi Bù đắp được món nợ xấu này đồng nghĩa với việc các cổ đông phải đổ thêm vốn vào cho Habubank, nhưng trong tình hình trước sức áp lực phải nâng cao năng lực tài chính, với lộ trình tăng vốn pháp định lên 5.000 tỷ đồng trong năm 2012, thì sức chịu đựng cổ đông đã không chịu nổi Và Habubank đã phải tiến đến giải pháp sáp nhập vào với SHB 2.4.2 Tình hình SHB sau sáp nhập Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập Habubank có tổng tài sản gần 120.000 tỷ đồng (tương đương với quy mô của các nhà băng trong khối G14) Tổng vốn điều lệ mới gần 9.000 tỷ đồng Sau sáp nhập, tổng số nhân viên của SHB đạt gần 5.000 người, 33 bằng nhân viên của hai nhà băng cũ gộp lại SHB tiếp quản 90 điểm giao dịch, chi nhánh, quỹ tiết kiệm của Habubank Sau khi sáp nhập, ngân hàng SHB mới sẽ có hệ số an toàn vốn CAR là 11,39%, đạt tiêu chuẩn quốc tế (CAR của Habubank trước đây chỉ hơn 4%) Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2012, SHB lãi 1.000 tỷ đồng trong quý IV giúp giảm số lỗ cả năm xuống còn 95 tỷ đồng Nếu tính cả khoản lợi nhuận còn để lại của năm trước (122 tỷ đồng), SHB vẫn lãi lũy kế 26,1 tỷ đồng Năm 2011, khi chưa sáp nhập với Habubank, SHB lãi sau thuế hơn 1.000 tỷ đồng So với năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (trước khi trừ chi phí dự phòng rủi ro) của SHB giảm 59% khi chỉ đạt 460 tỷ đồng Một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của SHB đảo chiều so với năm 2011 là do chi phí hoạt động của năm 2012 lên tới 2.309 tỷ đồng (gấp 2 lần của năm 2011), chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng gấp 5 lần Dư nợ cho vay đến hết ngày 31/12/2012 đạt gần 56.939,7 tỷ đồng, tăng trưởng tới 95,25% Tuy nhiên, SHB phải trích lập dự phòng cho vay khách hàng tới 1.251 tỷ đồng Lượng tiền gửi của khách hàng tính đến cuối năm 2012 của SHB đạt 77.598 tỷ đồng, tăng tới 123% so với năm 2011 Sau khi sáp nhập Habubank, SHB phải gánh thêm những khoản lỗ và nợ xấu Theo báo cáo tài chính của SHB, tính đến 31/12/2012, nợ xấu của SHB còn khoảng 4.847 tỷ đồng (tương đương 8,53% tổng dư nợ) 2.4.3 Lợi và hại của việc sáp nhập Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế thì việc các ngân hàng nhỏ thu hẹp lại qua việc hợp nhất, sáp nhập là điều đáng mừng Bởi hệ thống ngân hàng có mạnh thì mới bơm vốn dồi dào, vốn chất lượng cho doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó đưa nền kinh tế phát triển ổn định Khủng hoảng vừa qua có một số ngân hàng thương mại kinh doanh lỗ, nợ xấu, thậm chí mất cả vốn điều lệ Vì thế sáp nhập vào một ngân hàng khác là giải pháp khả thi nhất hiện nay Dù phải gánh lỗ, nhưng trong tương lai SHB sẽ có nhiều thuận lợi, như không phải chịu thuế trong 3 năm, mạng lưới được mở rộng do có thêm phần sẵn có của Habubank, gồm cơ sở vật chất và cả con người đã được đào tạo bài bản Không những vậy, SHB cũng đã trở thành ngân hàng có kinh nghiệm trong mua bán sáp nhập Việc sáp nhập Habubank sẽ rút ngắn thời gian cũng như giảm thiểu tối đa chi phí trong lộ trình phát triển của SHB Nếu để SHB tự thân phát triển, HĐQT của SHB cũng như các chuyên gia tính toán –nhanh phải mất 5 năm cộng thêm chi phí đầu tư không nhỏ Trong khi đó, thương vụ với Habubank chỉ mất 7 tháng, chi phí lại hợp lý Có thể thấy, SHB đã rất vững vàng trong thời gian kinh tế suy thoái vài năm vừa qua Từ một ngân hàng hàng không mấy nổi danh, SHB trở thành 1 ngân hàng khá nổi 34 tiếng, trở thành ngân hàng nhóm 1 (theo phân loại của NHNN) cùng với các tên tuổi như ACB, Sacombank, Techcombank, VIB Bank, VP Bank, SeaBank Mặc dù vậy, SHB đang trong thời kỳ đầu sau sáp nhập, có lẽ còn rất nhiều việc làm, đặc biệt là vấn đề nợ xấu, xử lý nợ xấu, nợ xấu phát sinh và vấn đề nhân sự, tiết giảm chi phí 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng SHB Bảng2.13 Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng SHB ( Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2012 2011 2010 Tổng thu nhập 2.939,5 2.228,3 1.486,2 Thu nhập lãi thuần Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Thu nhập thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh Thu nhập thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư Thu nhập thuần từ góp vốn mua cổ phần 1.875,5 1.897,5 1.216,2 193,9 256,4 126,7 48 54,8 53,2 140,4 -17,8 9,5 23,5 -9,3 56,7 10.9 9,2 7,1 Thu nhập thuần từ hoạt động khác 689 75,4 37,1 Tổng chi phí 1.679 1.125,8 679,6 35 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số Số % % tiền tiền 742,2 49,9 3 711,1 31,19 446,3 68,6 1 553,2 49,13 Chi phí tiền lương Chi phí khấu hao khấu trừ Chi phí hoạt động khác Lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro tín dụng Tổng lợi nhuận trước thuế Lỗ lũy kế Habubank chuyển giao sau sáp nhập Lợi nhuận sau thuế 762,5 510,9 279,8 70,2 47,3 21,5 846,3 567,6 378,3 1.260,5 1.825.2 806,6 295.9 36,6 9 158 14,32 1.001 656,7 824,2 82,3 334,2 52,4 753 494,3 -726,9 -96,5 258,7 52,3 1102,5 1.660,8 26,1 ( Nguồn:Phòng tài chính- kế toán Ngân hàng SHB) Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có chiều hướng gia tăng Cụ thể lợi nhuận thuần trước dự phòng rủi ro tín dụng năm 2011 tăng 295,9 tỷ đồng ( 36,69%) so với năm 2010, năm 2012 lợi nhuận tăng 158 tỷ đồng ( 14,32%) so với năm 2011 Nhận thấy chi phí chiếm một phần lớn trong tổng thu nhập cụ thể năm 2010 tổng chi phí là 697,6 tỷ đồng chiếm 46,94% so với tổng thu nhập Năm 2011 là 1.125,8 tỷ đồng chiếm 50,52% tổng thu nhập Năm 2012 là 1.679 tỷ đồng chiếm 57,12% tổng thu nhập Từ đó nhận thấy ngân hàng cần có các biện pháp giảm chỉ phí tăng thêm nguồn vốn để có thể đạt được mức lợi nhuận tối đa Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 1.001 tỷ đồng, tăng 344,2 tỷ đồng tương ứng tăng 52,41% so với năm trước Năm 2012 đạt 1.825,2 tỷ đồng tăng 82,3% so với năm 2011 Năm 2012, SHB vẫn lãi 26,1 tỷ đồng sau khi trừ đi khoản lỗ lũy kế 1.660,8 tỷ đồng của HBB sau sáp nhập Mặc dù các nguồn thu nhập chính đều sụt giảm nhưng thu nhập khác và hoàn nhập dự phòng tăng đột biến Nếu không tính khoản lỗ lũy kế của HBB, LNST của SHB đạt 1.687 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với 2011 Nhận thấy giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn nhiều biến động, song doanh thu của Ngân hàng SHB vẫn tăng và có mức lợi nhuận cao và tăng qua từng năm, cho thấy sự lỗ lực của ban lãnh đạo và CBNV ngân hàng trong hoạt động kinh doanh 36 Phần 3 Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện 3.1 Đánh giá chung 3.1.1 Ưu điểm - SHB có chính sách thu hút CBNV hấp dẫn, tạo môi trường làm việc cho CBNV phat huy khả năng của mình Chính vì vậy trong mấy năm qua thu hút một số lượng cán bộ nhân viên chủ chốt các trưởng phó phòng ban nghiệp vụ có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm làm việc trong ngành ngân hàng về công tác tại SHB - Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ CBNV luôn được ban lãnh đạo SHB quan tâm và tạo điều kiện tối đa - SHB luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương các cấp, của NHNN, cùng sự tín nhiệm của nhiều khách hàng, cổ đông - Về công nghệ, SHB đã thành lập ban dự án hiện đại hoá ngân hàng, đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm core bank và online toàn hệ thống - Hiện có nhiều chuyên gia, nhân viên giỏi trong lĩnh vực ngân hàng đã về làm việc tại SHB với một cơ chế thu hút hấp dẫn về lương thưởng, nhất là cơ chế làm việc, giúp họ phát huy được hết khả năng của mình - SHB đã có hầu hết các sản phẩm ngân hàng cơ bản mà một ngân hàng bán lẻ cần có - SHB có lợi thế là có sự tham gia của cổ đông ngân hàng nước ngoài Điều này sẽ hỗ trợ SHB trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, quản trị điều hành, tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ, khẳng định sự phát triển không ngừng trong thời kỳ mới 3.1.2 Nhược điểm Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, trong hoạt động của SHB vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cần khắc phục, như: - Sản phẩm ngân hàng (sản phẩm huy động vốn, sản phẩm tín dụng…)chưa đa dạng, tốc độ phát triển sản phẩm còn chậm - Dịch vụ ngân hàng của SHB còn đơn điệu, thiếu tính liên kết cao - Mạng lưới hoạt động chỉ mới tập trung tại các thành phố lớn So với các đối thủ cạnh tranh, mạng lưới hoạt động của SHB còn rất khiêm tốn 37 3.2 Đề xuất hoàn thiện Thời gian qua được thực tập tại ngân hàng SHB, em đã bước đầu tìm hiểu hoạt động của ngân hàng SHB, qua việc nắm bắt tìm hiểu đó em xin đưa ra một số kiến nghị để phát huy những ưu điểm hiện có của ngân hàng đồng thời khắc phục các nhược điểm còn tồn tại 3.2.1 Phát huy ưu điểm • Nguồn nhân lực Cần kết hợp việc phát triển đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt huyết và chuyên nghiệp với đội ngũ có thâm niên, kinh nghiệm công tác lâu năm • Khả năng sáng tạo SHB cần tận dụng các sáng kiến của đội ngũ cán bộ công nhân viên vào hoạt động của mình, từ đó góp phần tăng tiện ích cho khách hàng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ áp dụng công nghệ, tăng hiệu suất lao động, tiết kiệm thời gian và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi công nghệ hiện tại của SHB còn rất nhiều hạn chế • Văn hóa SHB Bên cạnh việc đã xây dựng được văn hóa riêng cho mình, bao gồm: Thiết kế đồng phục cho cán bộ nhân viên cùng với màu logo của ngân hàng; tạo ra các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao lao động sôi nổi trong toàn ngân hàng, cũng như tích cực tham gia các phong trào do ngành, địa bàn tổ chức; xây dựng các nguyên tắc ứng xử giao dịch khách hàng: Giao dịch trực tiếp, giao dịch qua điện thoại và email… SHB cần nâng cao và tạo tính lao động chuyên nghiệp hơn nữa cho cán bộ công nhân viên của mình từ việc yêu cầu cán bộ nhân viên của mình thực hiện đúng và đầy đủ các nội quy, quy định lao động Tận tâm, nhiệt tình phục vụ khách hàng • Quan hệ cộng đồng – danh tiếng SHB Qua 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB đã tạo dựng cho mình được thương hiệu riêng, điều này đã được thể hiện rõ thông qua các giải thưởng danh hiệu cao quý mà xã hội, các cơ quan chức năng trao tặng, như: Giải Sao vàng đất Việt 2008, doanh nghiệp bán lẻ xuất sắc 2008, nhà lãnh đạo xuất sắc 2008 trao cho Tổng giám đốc SHB; được NHNN xếp loại là ngân hàng đạt loại A năm 2007, Ngân hàng triển khai giải pháp phần mềm ngân hàng lõi tốt nhất châu Á năm 2010, Ngân hàng có chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc năm 2012,… Hiện tại SHB là một trong những ngân hàng đã có niêm yếu cổ phiếu trên sàn chứng khoán Hà Nội, đây là cơ sở để ngân hàng từng bước phát triển cả về thương 38 hiệu, vốn và các hoạt động khác SHB hiện là cổ đông chính của đội bóng SHB Đà Nẵng, đội vừa mới đạt chức vô địch giải bóng đá V-Leage, nhờ thế thương hiệu của SHB đã được người dân biết nhiều hơn… Tất cả những điều trên đã khẳng định được những kết quả rất đáng kể trong công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, cac hoạt động từ thiện và các hoạt động xúc tiến hỗn hợp khác nhằm xây dựng và định vị thương hiệu SHB trên thị trường SHB cần phát huy thế mạnh này của mình hơn nữa • Định hướng phát triển rõ ràng, phù hợp với định hướng phát triển của ngành Với định hướng xây dựng SHB trở thành một trong mười NH bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu trong hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt nam, SHB đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành Các yếu tố đó thể hiện định hướng và chiến lược kinh doanh của SHb hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành NH, sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới SHB cần đảm bảo thực hiện đúng theo định hướng này trong thời gian tới 3.2.2 Nhược điểm tồn tại cần khắc phục • Năng lực tài chính Thứ nhất: Quy mô vốn điều lệ còn khiêm tốn SHB la ngân hàng TMCP có quy mô chủ sở hữu không cao, tính đến 31/12/2012 vốn điều lệ chỉ đạt 8.865,795 tỷ đồng mặc dù đã sau sáp nhập với Habubank Quy mô vốn điều lệ hiên tại như vậy mặc dù đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của NHNN, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư, mở rộng một cách kịp thời và số vốn cần thiết để phát triển mạng lưới, chi nhánh Trong thời gian tới, với kế hoạch hiên đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng Corebanking, phát triển mạng lưới của mình SHB cần tăng vốn chủ sở hữu lên Việc tăng vốn này có thể thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu, tăng trích lợi nhuận chưa phân phối… Thứ hai: Chất lượng tín dụng sau sáp nhập chưa cao Sau khi nhận sáp nhập HBB, tỷ lệ nợ xấu của SHB tăng lên đến 8,53% và nợ xấu tiềm tàng cao, ước tính trong năm 2013 tỷ lệ này có thể còn tăng lên … Điều này đòi hỏi SHB cần có biện pháp xử lý nợ xấu và ngăn chặn việc tăng nợ xấu tiềm tàng • Hoàn thiện bộ máy tổ chức đáp ứng nhu cầu hoạt động, phát triển của SHB Sự kiện nhận sáp nhập HBB đã làm số lượng nhân sự của SHB tăng gấp đôi trong thời gian ngắn, do đó nhiệm vụ tiên quyết là SHB cần sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, định biên các phòng ban và phân bổ nhân sự hợp lý sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng cá 39 nhân Việc sắp xếp cần khẩn trương và hết sức cẩn trọng đảm bảo chức năng, nhiêm vụ từng phòng/ban rõ ràng, không chồng chéo; cơ chế phối hợp công việc hài hòa, logic đảm bảo tính thống nhất, thông suốt trong toàn hệ thống SHB Tận dụng nguồn lực nhân sự nội bộ tại các bộ phận thừa nhân sự để bổ sung cho các bộ phận còn thiếu so với định biên 40 KẾT LUẬN Sau 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB đã luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho khách hàng các dịch vụ tiện ích với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất Với quyết tâm trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện, đại đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính – công nghiệp – bất động sản lớn mạnh SHB đã có sự nỗ lực phát triển cả về lượng cũng như về chất Trên đây là những ghi nhận của em về các hoạt động, định hướng và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Dù thời gian thực tập chưa lâu và vẫn còn rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc công việc thực tế, được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị tại ngân hàng cùng sự hướng dẫn của giảng viên Th.s Nguyễn Thị Hải Yến, em đã học hỏi được thêm nhiều kiến thức ngân hàng, nhiệm vụ của một cán bộ ngân hàng cũng như kinh nghiệm hoạt động thực tế Do thời gian thực tập còn ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót Em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo khoa Quản lý Kinh doanh trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội cùng các anh chị làm việc tại cơ sở Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên Trần Thị Mai 41 Phụ lục 1: Báo cáo kết quả kinh doanh (2010-2012) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự Thu nhập lãi thuần Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Chi phí hoạt động dịch vụ Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Thu nhập thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh Thu nhập thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư Thu nhập thuần từ góp vốn mua cổ phần Thu nhập thuần từ hoạt động khác Tổng thu nhập hoạt động Chi phí hoạt động Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Tổng lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Lợi ích của cổ đông thiểu số Lợi nhuận sau thuế của cổ đông Ngân hàng mẹ Lỗ lũy kế của Habubank chuyển giao sau khi sáp nhập Lợi nhuận còn lại của ngân hàng Lãi cơ bản/cổ phiếu 2012 2011 2010 9.951.489 7.781.058 3.736.848 -8.075.961 -5.883.524 -2.520.683 1.875.528 193.828 -41.731 152.097 47.963 1.897.534 256.348 -37.900 218.448 54.762 1.216.165 126.645 -20.181 106.464 53.138 140.376 -17.782 9.527 23.548 -9.289 56.692 10.910 9.229 7.090 689.034 75.432 37.084 2.939.456 -1.678.993 1.260.463 2.228.334 -1.125.836 1.102.498 1.486.160 -679.584 806.576 564.740 1.825.203 -137.934 -101.536 1,000.962 -247.933 -149.843 656.733 -162.404 1.687.269 -428 1.686.841 753.029 0 753.029 494.329 0 494.329 1,745 2,178 -1.660.775 26.066 33 (Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán) 42 Phụ lục 2: Bảng cân đối kế toán (2010-2012) Đơn vị: triệuđồng Chỉ tiêu 2012 Tiền mặt và kim loại quý Tiền gửi tại NHNN Tiền gửi tại các TCTD khác Chứng khoán kinh doanh Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản khác Chứng khoán đầu tư Góp vốn đầu tư dài hạn Tài sản cố định Bất động sản đầu tư Tài sản khác Tổng tài sản Các khoản nợ chính phủ và NHNN Tiền gửi và cho vay các TCKT khác Tiền gửi của khách hàng Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ đầu tư khác Vốn tài trợ ủy thác đầu trư, cho vay TCTD chịu rủi ro Phát hành giấy tờ có giá Các khoản nợ khác Tổng nợ phải trả Vốn và các quỹ Vốn của TCTD Vốn điều lệ Thặng dư vốn cổ phần Quỹ của TCTD Chênh lệch tỷ giá hối đoái Chênh lệch đánh giá lại tài sản Lợi nhuận chưa phân phối Quỹ khác Lợi ích của cổ đông thiểu số Tổng nguồn vốn 2011 2010 484.887 425.219 201.671 3.031.869 35.112 505.232 29.862.248 18.845.175 11.636.741 13.387 17.804 98.829 5.847 4.036 0 12.699.276 391.703 4.127.127 85.456 10.146.521 116.537.61 4 0 21.777.251 77.598.520 0 385.245 15.097.394 8.767.942 333.313 333.389 2.254.983 1.526.154 0 0 5.169.622 3.859.871 70.989.542 51.032.861 2.184.954 903.716 15.909.083 13.271.539 34.785.614 25.633.644 0 2.900 226.386 380.398 4.370.389 11.205.240 5.745.356 2.897.397 847.397 912.094 107.028.802 65.158.674 46.849.647 9.506.050 5.830.868 4.183.214 8.962.251 4.908.535 3.590.259 8.865.795 4.815.795 3.497.519 101.716 98.000 98.000 517.732 278.109 169.291 9 9 0 0 0 0 26.058 644.215 423.664 2.762 0 0 116.537.61 70.989.542 51.032.861 4 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) 43 ... ngân hàng, em thực tập Hội sở chính Ngân hàng TMCP Sài Gịn - Hà Nợi (SHB) Sau thời gian thực tập tổng hợp, em quan sát hoạt động ngân hàng phòng ban Nay em xin báo cáo lại nội dung thực tập. .. NHẬN CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Cơ sở thực tập có trụ sở tại: Sớ nhà: 77 Phố: Trần Hưng Đạo Q̣n: Hồn Kiếm TP: Hà Nợi Số điện thoại: (04) 3942 3388 Trang web: www .shb. com.vn Địa Email: shbank @shb. com.vn... sinh viên lớp: Tài ngân hàng 2-K5 Mã số sinh viên: 0541270163 Có thực tập Hợi sở ngân hàng SHB khoảng thời gian từ ngày 16/5 đến ngày 17/6 Trong khoảng thời gian thực tập ngân hàng, chị Mai

Ngày đăng: 17/11/2015, 17:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục Lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • Phần 1: Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

    • 1.1. Sự ra đời và phát triển

    • 1.2. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động kinh doanh của ngân hàng

      • 1.2.1. Cơ cấu tổ chức SHB

      • 1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống SHB

      • 1.2.3. Chức năng hoạt động của các phòng ban

      • 1.2.4. Trụ sở hoạt động và các chi nhánh

      • 1.3. Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân Hàng

      • Phần 2. Thực trạng một số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SHB

        • 2.1. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng SHB

          • 2.1.1. Thuận lợi và khó khăn hiện nay đối với Ngân hàng SHB

          • 2.1.2. Công tác huy động vốn tại Ngân hàng SHB

          • 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng

            • 2.2.1. Phân tích thực trạng cho vay của ngân hàng

            • 2.2.2. Phân tích thực trạng thu nợ của ngân hàng

            • 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn

            • 2.3. Thực trạng các hoạt động dịch vụ khác tại Ngân hàng SHB

              • 2.3.1. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

              • 2.3.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh

              • 2.4. Hoạt động sáp nhập

                • 2.4.1. Nguyên nhân

                • 2.4.2. Tình hình SHB sau sáp nhập

                • 2.4.3 Lợi và hại của việc sáp nhập

                • 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng SHB

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan