Xây dựng website quản lý điểm các trường Tiểu học huyện Hương Khê

47 384 0
Xây dựng website quản lý điểm các trường Tiểu học huyện Hương Khê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Đề tài: XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ ĐIỂM CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HƯƠNG KHÊ Nghệ An, tháng 12 năm 2012 Mục lục Trang LỜI CẢM ƠN 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐIỂM BẬC TIỂU HỌC 3 CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN 7 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 12 3.3 Sơ đồ website 32 CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU GIAO DIỆN VÀ CÀI ĐẶT 33 KẾT LUẬN 43 Tài liệu tham khảo 44 Báo cáo đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN  Sau hơn 4 năm ngồi ở ghế giảng đường đại học, chúng em cảm thấy mình thực sự trưởng thành hơn rất nhiều và chuyên đề tốt nghiệp này đã đánh dấu thêm một bước tiến dài trong tương lai Em thật sự cảm ơn các giảng viên của khoa công nghệ thông tin Đại học Vinh đã giảng dạy và truyền tải những kiến thức hữu ích không những của chuyên ngành mà còn nhiều kiến thức xã hội khác cho chúng em Bên cạnh đó chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phan Anh Phong đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp Kế tiếp chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo phòng giáo dục vào đào tạo huyện Hương Khê đã hướng dẫn và đã hết lòng giúp đỡ em thu thập những thông tin cần thiết cho đồ án tốt nghiệp này Thêm vào đó em cũng xin cảm ơn bố mẹ và tất cả các bạn trong lớp 49K_TIN đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đồ án tốt nghiệp với tất cả sự nỗ lực của em nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong sự tận tình chỉ bảo của các thầy cô và ý kiến góp ý của tất cả các bạn Nghệ An, tháng 12 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Huyền Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 1 Báo cáo đồ án tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Kết quả học tập của học sinh là vấn đề mà cả nhà trường và gia đình cũng rất quan tâm Việc thông báo kết qủa học tập của học sinh cho phụ huynh là việc làm rất cần thiết Thông qua kết quả đó để phụ huynh biết được học lực của con em mình như thế nào, để phối hợp với nhà trường để có phương pháp giáo dục con em mình một cách tốt nhất Theo cách truyền thống thì phụ huynh sẽ biết điểm của con mình thông qua những lần họp phụ huynh, thường vào giữa kỳ hay cuối kỳ Để phụ huynh biết điểm học sinh một cách nhanh chóng theo từng tháng thì có nhiều phương án giải quyết đã được đặt ra Phương án tốt nhất, nhanh nhất, thuận tiện nhất là áp dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý điểm của học sinh Vì vậy em đã lựa chọn đề tài “Xây dựng website quản lý điểm các trường tiểu học huyện Hương Khê” làm đồ án tốt nghiệp đại học cho mình Ngoài lời cảm ơn và mục lục báo cáo đồ án gồm 4 chương chính: Chương 1: Tìm hiểu bài toán quản lý điểm bậc tiểu học Chương 2: Lựa chọn mô hình và công cụ phát triển bài toán Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống Chương 4: Giới thiệu giao diện và cài đặt Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 2 Báo cáo đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU BÀI TOÁN QUẢN LÝ ĐIỂM BẬC TIỂU HỌC 1.1 Mục đích xây dựng đề tài Trong lĩnh vực giáo dục nói chung và đối với các trường tiểu học nói riêng, công tác quản lý điểm học tập của học sinh hiện nay còn rất nhiều khó khăn Do số lượng học sinh trong các trường tiểu học ngày càng tăng, số môn học nhiều và có thể thay đổi theo từng năm học, làm cho nhu cầu quản lý thống nhất của trường ngày càng trở nên cấp thiết Bài toán “quản lý điểm” các trường tiểu học của phòng giáo dục và đào tạo huyện Hương Khê có thể phần nào giúp cho việc theo dõi, nắm bắt, tra cứu hoặc báo cáo…được nhanh chóng Website quản lý điểm có một vai trò quan trọng trong công tác quản lý học sinh, nó góp phần vào quản lý xã hội và nói lên phần nào những ứng dụng mạnh mẽ của tin học trong đời sống xã hội và văn hóa, đồng thời ứng dụng tin học trong quản lý trường học sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức trong công tác quản lý giáo viên và học sinh Vì vậy xây dựng Website quản lý điểm học sinh tiểu học tại phòng giáo dục và đào tạo huyện Hương Khê sẽ phần nào đáp ứng được các yêu cầu còn vướng mắc, giúp cho công tác quản lý giáo viên và học sinh nơi đây trở nên dễ dàng hơn và giúp cho việc tra cứu điểm của phụ huynh học sinh một cách thuận tiện hơn 1.2 1.2.1 Mô tả bài toán Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng a Thực trạng hiện tại của hệ thống Phòng GD-ĐT huyện Hương Khê quản lý 50 trường tiểu học trên toàn địa bàn huyện Việc quản lý điểm dựa trên phương pháp truyền thống, Phòng GD-ĐT sẽ nhận kết quả học tập của học sinh theo từng học kỳ, theo từng năm học trong các báo cáo do các trường gửi lên Tại mỗi trường học, các giáo viên sẽ chịu trách nhiệm vào điểm trong số điểm theo từng tháng hay theo từng học kỳ Sau đó thống kê báo cáo kết quả lên Ban giám hiệu Đối với phụ huynh học sinh sẽ cập nhật kết quả học tập của con em mình qua mỗi lần họp phụ huynh Như vậy việc quản lý điểm ở đây thuần túy là truyền thống, không có sự can thiệp của công nghệ thông tin Nó có một số ưu nhược điểm như sau: + Ưu điểm: Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 3 Báo cáo đồ án tốt nghiệp - Đối với nhà trường: Có thể tính toán điểm học sinh và đối chiếu nhiều lần so với số sách, vào điểm trực tiếp vào số điểm mà không liên quan tới nguồn điện hay máy tính + Nhược điểm: - Đối với nhà trường: Do có nhiều học sinh nên không thể in bảng điềm hay danh sách học sinh một cách nhanh chóng, hiệu quả quản lý không cao - Đối với phụ huynh: Việc cập nhật thông tin về điểm của con em mình rất khó khăn, không thuận tiện b Hướng giải quyết bài toán Nếu xây dựng một Website quản lý cho phòng GD-ĐT và mỗi trường tiểu học thì giúp cho việc quản lý điểm được nâng cao, có thể in ấn kết quả học tập theo các trường, theo từng năm học hay môn học…Giảm nhẹ công các quản lý số sách cồng kềnh, có thể thay thế bằng việc quản lý số liệu trên máy tính, có thể sao lưu dữ liệu khi cần có thể đem ra sử dụng ngay Từ đó biết được quá trình dạy và học của mỗi trường như thế nào Giúp cho phòng giáo dục có thể đưa ra nhưng kế hoạch điều chỉnh cán bộ hợp lý tùy từng trường Mỗi trường tiểu học sẽ được cung cấp một đường link để nhập và quản lý điểm của trường mình Các giáo viên tham gia và hệ thống một cách dễ dàng và hiệu quả Cập nhật thông tin về điểm số của các học sinh một cách nhanh chóng giúp cho ban giám hiệu có cái nhìn tổng quan và chính xác về kết quả học tập của mỗi học sinh Từ có những điều chỉnh hợp lý về phân công giáo viên giảng dạy cũng như kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Đối với phụ huynh việc cập nhật thông tin kết quả học tập của con em mình một cách nhanh chóng và chính xác sẽ giúp phụ huynh biết được học lực của con em mình như thế nào Qua đó phối hợp với nhà trường giúp con em mình tiến bộ trong học tập 1.2.2 Giới thiệu về quy chế đánh giá, tính điểm của bậc tiểu học a Đánh giá điểm kết hợp với nhận xét - Các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp nhận xét gồm: Tiếng việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học - Kết quả học tập của học sinh được ghi bằng điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 4 Báo cáo đồ án tốt nghiệp + Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra - Số lần KTTX tổi thiếu trong một tháng: + Môn Tiếng Việt: 4 lần + Môn Toán: 2 lần + Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tiếng dân, Tin học: 1 lần/môn - Số lần kiểm tra định kỳ (KTĐK) + Các môn Tiếng việt và Toán mỗi năm có 4 lần KTĐK vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học Mỗi lần KTĐK môn Tiếng việt có 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết, điểm KTĐK trung bình là trung bình cộng của cả 2 bài (làm tròn 0,5 thành 1) + Các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc, Tin học mỗi năm có 2 lần KTĐK vào cuối kỳ I và cuối năm b Đánh giá bằng nhận xét + Các môn đánh giá bằng nhận xét gồm: -Ở các lớp 1, 2, 3: Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Thủ công, Thể dục - Ở các lớp 4, 5: Đạo đức, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật, Thể dục + Kết quả học tập của học sinh không ghi bằng điểm mà bằng các nhận xét theo các mạch nôi dung của từng môn học -Các điểm nhận xét được ghi nhận bằng việc thu thập các chứng cứ trong quá trình học tập và hoạt động của học sinh - Nôi dung, số lượng nhận xét của mỗi kì và cả năm học của từng môn học được quy định cụ thế tại số theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh c Xếp loại học lực từng môn học Học sinh được xếp loại học lực môn học kì I (HLMHKI) và học lực môn học cả năm (HLMN) ở mỗi môn học + Đối với các môn học đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét: - Học lực môn: HLMKI là điểm KTĐK cuối kỳ I HLMN là điểm KTĐK cuối kỳ II - Xếp loại học lực Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 5 Báo cáo đồ án tốt nghiệp Loại giỏi: học lực môn đạt: điểm 9, điểm 10 Loại khá: học lực môn đạt: điểm 7, điểm 8 Loại trung bình: học lực môn đạt: điểm 6, điểm 5 Loại yếu : học lực môn đạt dưới 5 + Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét - Học lực môn HLMKI là kết quả đánh giá nhận xét đạt được trong kỳ I HLMN là kết quả đánh giá dựa trên các nhận xét đạt được trong cả năm học - Xếp loại môn học lực Loại hoàn thành (A): đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của môn học, đạt được từ 50 % số nhận xét trở lên trong từng học kì hay cả năm học Những học sinh hoàn thành nhưng có biểu hiên rõ về năng lực học tập của môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng kì hay cả năm được đánh giá là Hoàn thành tốt (A+) Loại chưa hoàn thành (B): chưa đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng môn học, đạt dưới 50% số nhận xét trong từng kỳ hay cả năm Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 6 Báo cáo đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN MÔ HÌNH VÀ CÔNG CỤ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN 2.1 Lựa chọn mô hình Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của internet kéo theo sự phát triển của các Website Chúng ta chỉ cần ngồi tại máy tính của mình có kết nối internet thì có thể cập nhật được các thông tin xã hội, kinh tế, văn hóa mộ cách chính xác và nhanh chóng Lợi ích của internet mang lại là nhanh chóng, thuận tiện và chính xác nên bài toán được phát triển trên nền web và internet Cùng một thời điểm có thể cho phép nhiều người truy cập vào để tra cứu thông tin nhờ mô hình nhiều mức của nó Hình 2.1 Mô hình nhiều mức của INTERNET 2.2 Lựa chọn công cụ và ngôn ngữ 2.2.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 a Mục đích sử dụng Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu để lưu trữ và quản trị CSDL điểm của các trường tiểu học SQL server có một số đặc tính sau: + Cho phép quản trị một hệ CSDL lớn (lên đến vài tega byte), có tốc độ xử lý Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 7 Báo cáo đồ án tốt nghiệp dữ liệu nhanh đáp ứng yêu cầu về thời gian + Cho phép nhiều người cùng khai thác trong một thời điểm đối với một CSDL và toàn bộ quản trị CSDL(lên đến vài chục ngàn user) + Có hệ thống phân quyền bảo mật tương thích với hệ thống bảo mật của công nghệ NT (Network Technology), tích hợp với hệ thống bảo mật của Windows NT hoặc sử dụng hệ thống bảo vệ độc lập của SQL Server + Hỗ trợ trong việc triển khai CSDL phân tán và phát triển ứng dụng trên Internet + Cho phép lập trình kết nối với nhiều ngôn ngữ lập trình khác dùng xây dựng các ứng dụng đặc thù (Visual Basic, C, C++, ASP, ASP.NET, XML, ) + Sử dụng câu lệnh truy vấn dữ liệu Transaction-SQL b Mô hình kết nối ứng dụng sql server trên mạng Internet Nếu xét riêng các ứng dụng kết nối với SQL Server trên mạng Internet, các máy chủ SQL Server sẽ được quản lý thông qua các hệ thống máy chủ mạng, hệ điều hành mạng, các ứng dụng (COM+, ASP, IIS) sẽ thông qua máy chủ mạng kết nối đến SQL Server, mô hình này có thể áp dụng cho các mạng nội bộ, diện rộng, ứng dụng được khai thác trên trình duyệt Internet Browser Xem xét mô hình dưới đây: Hình 2.2 Mô hình kết nối ứng dụng sql server trên mạng Internet Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 8 Báo cáo đồ án tốt nghiệp d Liên kết giữa các bảng tblhocky mahocky tenhocky tblhocsinh mahs tenhs gioitinh malop ngaysinh quequan tbldiem tbllophoc tblkhoilop madiem mahs malop mahocky mamonhoc DK1 DK2 DK3 DK4 DK5 DK6 DK7 DK8 GK CK malop tenlop magv makhoi siso makhoi tenkhoi tblkqhocky malop mahocky mahs xeploai khenthuong tblkqmonhoc malop mahocky mahs mamonhoc xeploai tblmonhoc tblgiaovien magv tengv gioitinh trinhdo namsinh mamonhoc tenmonhoc makhoi maloai sotiet tblloaidanhgia maloaidg tenloai tblloaiND maloaiND tenloaiND Tblkqnamhoc malop mahs xeploai khenthuong tblnguoidung maND tendangnhap matkhau malop Hình 3.7 Liên kết giữa các bảng Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 31 Báo cáo đồ án tốt nghiệp 3.3 Sơ đồ website Trang chủ Xem điểm Trang trường TH Phúc Đồng Trang trường TH Thống Nhất Đăng nhập Kết quả học tập Tổng hợp kết quả họcthi tập Kết quả Kết quả thi lại Trang quản lý điểm Nhập điểm học kỳ 1 Nhập điểm học kỳ 2 Sửa điểm Xem thông tin cá nhân Đổi mật khẩu cá nhân Trang quản trị Thêm thành viên Sửa, xóa thành viên Thêm giáo viên Sửa, xóa giáo viên Thêm học sinh Sửa, xóa học sinh Thêm môn học Sửa, xóa môn học Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 32 Báo cáo đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU GIAO DIỆN VÀ CÀI ĐẶT 4.1 Giới thiệu giao diện 4.1.1 Giới thiệu chung Website quản lý điểm bậc tiểu học được thiết kế với giao diện thân thiệt dễ sử dụng, cung cấp các thông tin về điểm số của học sinh theo từng lớp học, môn học 4.1.2 Đối tượng là khách của website Khi khách truy cập vào trang chủ của website quản lý điểm của bậc tiểu học thì sẽ thấy được kết quả học tập của học sinh với các menu để lựa chọn trong việc tìm kiếm kết quả Giao diện trang chủ Hình 4.1 Giao diện trang chủ Tiến hành chọn trường cần xem Hình 4.2 Giao diện mỗi trường Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 33 Báo cáo đồ án tốt nghiệp Menu trang các trường Hình 4.3 Menu trang mỗi trường 4.1.3 Đối tượng là giáo viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm sẽ đăng nhập vào hệ thống để nhập điểm cho hoc sinh theo lớp mình chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm sẽ có quyền thêm sửa xóa điểm của học sinh mà lớp mình chủ nhiệm Giao diện trang đăng nhập Hình 4.4 Giao diện trang đăng nhập Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 34 Báo cáo đồ án tốt nghiệp Giao diện trang sau khi đăng nhập thành công Hình 4.5 Giao diện nhập điểm Các menu của trang giáo viên chủ nhiệm Hình 4.5 Menu trang giáo viên chủ nhiệm Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 35 Báo cáo đồ án tốt nghiệp 4.1.4 Dành cho quản trị website Quản trị hệ thống có chức năng quản lý toàn bộ hệ thống của website Có thể thêm sửa xóa các thành viên cũng như các chức năng khác Người quản trị phân quyền cho các user đăng nhập vào hệ thống Giao diện dành cho quản trị Hình 4.6 Giao diện trang quản trị a Chức năng của trang quản trị Chức năng Mô tả Quản lý dữ liệu Dùng để sao lưu và phục hồi dữ liệu khi cần thiết Quản lý giáo viên Cập nhập và thêm, sửa, xóa danh sách giáo viên Quản lý học sinh Câp nhập, thêm, sửa, xóa danh sách học sinh Quản lý môn học Câp nhập, thêm, sửa, xóa danh sách học sinh Quản lý thành viên Cập nhập, thêm, sửa, xóa danh sách các thành viên, cho phép thành viên thay đổi mật khẩu và phân quyền Phân công giảng dạy Phân công giáo viên chủ nhiệm các lớp Thống kê Thống kê lại kết quả học tập của học sinh theo từng lớp cho từng kỳ học 4.2 Một số module quan trọng 4.2.1 Kết nối cơ sở dữ liệu trong asp.net Các bước cần thiết cho quá trình tương tác với hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql server +) Bước 1: Thiết lập kết nối - Đối tượng SqlConnection Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 36 Báo cáo đồ án tốt nghiệp Trong bước này chúng ta phải sử dụng xâu kết nối được đóng gói trong đối tượng SqlConnection để gửi đến Server Các thành phần của xâu kết nối - - Tên Trình chủ SQLServer: Data Source =”TênServer” Tên CSDL cần thao tác: Initial Catalog=”TênCSDL” Tài khoản người dùng là cặp (username, pasword): User ID = “Tên người dùng”; Password=”Password của người dùng” Cú pháp: String connectionString =” Data Source=;Initial Catalog=;User ID=;Password=”; SqlConnection connection = new SqlConnection(connectionString); +) Bước 2: Tạo câu lệnh SQL để truy vấn CSDL - Đối tượng SqlCommand Nếu bước 1 được thực hiện thành công thì kết nối đã được thiết lập Tạo câu lệnh Sql được biểu diễn dưới dạng một xâu ký tự (như xâu truy vấn ta vẫn sử dụng khi làm việc với SQL Server) sau đó đưa câu truy vấn này vào đối tượng SqlCommand Cú pháp: String query = “Câu lệnh SQL”; SqlCommand command = new SqlCommand(query, connection); +) Bước 3: Tạo các đối tượng để lưu kết quả Sau 2 bước 1, 2 lúc này ta đã lấy được dữ liệu trả về từ CSDL, ta vần sử dụng biến nhớ để lưu giữ và xử lý Lúc này tuỳ thuộc vào mục đích xử lý mà ta cần chọn các đối tượng thích hợp cho mục đích lưu trữ +) Bước 4: Thực hiện các thao tác sửa đổi, cập nhật thông tin Trong trường hợp này ta phải sử dụng đối tượng của lớp DataSet để lưu trữ dữ liệu, DataSet bao gồm các DataTable, DataTable bao gồm các DataColum và DataRow DataSet là hình ảnh thực của một CSDL được mô hình hóa trong biến nhớ chứa: các các bảng dữ liệu (tables), các quan hệ dữ liệu (data relation), các ràng buộc (constraints) Để tạo một đối tượng của lớp DataSet ta sử dụng lệnh DataSet dataset=new DataSet(); Hoặc DataTable datatable=new DataTable(); Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 37 Báo cáo đồ án tốt nghiệp Để đẩy dữ liệu vào DataSet ta cần tạo một đối tượng của lớp SqlDataAdapter Sau đó gọi phương thức Fill để đưa dữ liệu vào DataSet SqlDataAdapter adapter = new SqlDataAdapter(); Adapter.Fill(dataSet); + Ưu điểm Cho phép thực hiện mọi thao tác với CSDL Không làm tăng tải trên Server + Nhược điểm Tiêu tốn bộ nhớ vì phải lưu bản copy từ CSDL +) Bước 5: Đóng kết nối sau khi đã hoàn tất 4.2.2 Nhập điểm Như ta đã phân tích, nhập điểm có 2 phương án đề ra: + Giải pháp 1: Mỗi trường chỉ có một giáo viên chịu trách nhiệm nhập điểm cho hoc sinh Việc nhập điểm do một người đảm nhiệm thì việc quản lý dễ dàng hơn tuy nhiên số lượng điểm cần nhập nhiều nên không thể trách khỏ sự sai sót, bên cạnh đó việc đảm bảo sự an toàn về tính bảo mật không cao + Giải pháp 2: Các giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp sẽ đảm nhiệm việc nhập điểm cho lớp đó Như vậy công việc nhập điểm được chia sẻ cho nhiều người thì việc quản lý sẽ phức tạp hơn Tuy nhiên khả năng hoàn thành công việc nhanh hơn và giảm thiếu được sự sai sót trong quá trình nhập điểm cũng như sự an toàn và tính bảo mật được nâng cao hơn Với những ưu điểm trên chúng ta chọn giải pháp 2 cho việc nhập điểm Đầu tiên, mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ có một tài khoản để đăng nhập vào Website để nhập điểm Đăng nhập vào hệ thống Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 38 Báo cáo đồ án tốt nghiệp Lấy giá trị từ các textbox so sánh với bảng tblnguoidung trong cơ sở dữ liệu xem có giống nhau không - Tạo kết nối tới SQL Server Câu lệnh Sql để truy vấn dữ liệu select * from tblNguoidung where Tendangnhap=N'" + Txtten.Text + "' and matkhau='" + Txtmk.Text.Trim() + "'; - Kết quả truy vấn lưu vào trong DataTable - Nếu số Row của DataTable trả về bằng 0 thì tài khoản đó không thể vào được hệ thống ngược lại thì có quyền đăng nhập vào hệ thống - Sau đó, so sánh xem tài khoản đăng nhập có mã quyền gì, nếu là user thì sẽ vào trang nhập điểm, còn là Admin thì vào trang quản trị - Đối với giáo viên chủ nhiệm được vào trang nhập điểm, tại đây lấy mã phân công giảng trong bảng tblnguoidung so sánh với bảng tbllop để hiện ra mã lớp và tên lớp do giáo viên đó chủ nhiệm được phép nhập điểm DataTable tb1 = kn.bang("select Mapc from tblnguoidung where tendangnhap=N'" + Session["name"].ToString() + "'"); malop = int.Parse( tb1.Rows[0][0].ToString()); select tenlop,l.malop from tbllop l, tblnguoidung c where l.malop=c.malop and c.malop='”+malop+”' Nếu học sinh nào đã có điểm thì hiện ra để sửa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 39 Báo cáo đồ án tốt nghiệp Đối với học sinh chưa có điểm thì nhập vào theo giao diện sau Nhập điểm sẽ chọn theo tháng, mỗi tháng nhập 2 con điểm trừ tháng có kiểm tra giữa kỳ, hay cuối kỳ thì nhập 3 con điểm Sử dụng câu lệnh insert trong sql để thêm vào Insert into tbldiem(DK1, DK2) values(?,?) ?: là giá trị lấy từ các ô ta nhập vào 4.2.3 An toàn Giáo viên chủ nhiệm lớp nào thì nhập điểm lớp đó, các giáo viên khác chỉ xem điểm nhưng không thêm, sửa xóa điểm được +) Giáo viên lớp 1A đăng nhập vào hệ thống chỉ có thể nhập điểm lớp 1A Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 40 Báo cáo đồ án tốt nghiệp Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 41 Báo cáo đồ án tốt nghiệp +) Giáo viên lớp 1B đăng nhập vào hệ thống chỉ có thể nhập điểm lớp 1B Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 42 Báo cáo đồ án tốt nghiệp KẾT LUẬN 1 Những kết quả đạt được Bằng những cố gắng em đã xây dựng tương đối hoàn thiện website quản lý điểm bậc tiểu học Website tạo ra môi trường mà ở đó phụ huynh, giáo viên, Ban giám hiệu có thể cập nhập thông tin về điểm số của học sinh một cách nhanh chóng Từ đó, phụ huynh, giáo viên, Ban giám hiệu nhà trường có cách nhận tổng quan về học lực của học sinh để có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh Một số kết quả đạt được bao gồm • Tìm hiểu nghiệp vụ, mô hình hóa nghiệp vụ và quá trình phát triển hệ thống quản lý điểm tiểu học của phòng giáo dục huyện Hương Khê, làm rõ những thuận lợi và khó khăn trong hiện tại và tương lai, những nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển hệ thống • Xây dựng các mô hình phân tích và thiết kế hệ thống Hoàn thành website quản lý điểm ở bậc tiểu học với một số chức năng chính : xem, thêm, sửa, xóa điểm của học sinh • Phân quyền nhập điểm cho các giáo viên chủ nhiệm • Quản lý học sinh, giáo viên và điểm Ngoài ra, trong quá trình xây dựng Website giúp em tìm hiểu được những kiến thức mới, thu thập được những kinh nghiệm trong quá trình lập trình mắc phải 2 Hạn chế của đề tài • Mỗi trường học là một cơ sở dữ liệu dẫn đến việc dư thừa dữ liệu và quản lý • Việc phân quyền thêm, sửa, xóa điểm cho các giáo viên chủ nhiệm chỉ thực hiện trên website, chưa tác động được lên sql • Một số chức năng khác chưa hoàn thiện như: kết quả thi, kết quả thi lại, thống kê kết quả học tập 3 Hướng phát triển • Gộp cơ sở dữ liệu của các trường thành một cơ sở dữ liệu chung tránh việc dư thừa dữ liệu và dễ quản lý • Thực phân quyền thêm, sửa, xóa điểm cho các giáo viên chủ nhiệm trên sql • Hoàn thiện các chức năng kết quả thi, kết quả thi lại, thống kê kết quả học tập để website ứng dụng và thực tế Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 43 Báo cáo đồ án tốt nghiệp Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Văn Ba(2003), Phân tích thiết kế hệ thống thông tin, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội [2] Nguyễn Ngọc Bình Phương, Thái Kim Phụng, Lê Ngọc Sơn, Nguyễn Hoàng Thanh Nhàn, các giải pháp lập trình ASP.NET 2.0 tập 1, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải [3] Nguyễn Ngọc Bình Phương, Thái Kim Phụng, Lê Ngọc Sơn, Nguyễn Hoàng Thanh Nhàn, các giải pháp lập trình ASP.NET 2.0 tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức [4] http://phanchutrinh.e-school.edu.vn/hoat-dong-chuyen-mon/toan-hoc/97-danh-giava-xep-loai-hoc-sinh-tieu-hoc.html [5] http://cione.com.vn Nguyễn Thị Thanh Huyền – Lớp 49K_CNTT – Khoa CNTT Page 44 ... GD-ĐT huyện Hương Khê quản lý 50 trường tiểu học toàn địa bàn huyện Việc quản lý điểm dựa phương pháp truyền thống, Phòng GD-ĐT nhận kết học tập học sinh theo học kỳ, theo năm học báo cáo trường. .. tin học đời sống xã hội văn hóa, đồng thời ứng dụng tin học quản lý trường học tiết kiệm nhiều thời gian, công sức công tác quản lý giáo viên học sinh Vì xây dựng Website quản lý điểm học sinh tiểu. .. giải tốn Nếu xây dựng Website quản lý cho phịng GD-ĐT trường tiểu học giúp cho việc quản lý điểm nâng cao, in ấn kết học tập theo trường, theo năm học hay môn học? ??Giảm nhẹ công quản lý số sách

Ngày đăng: 28/10/2015, 13:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Mục đích xây dựng đề tài

  • 1.2 Mô tả bài toán

    • 1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng

    • 1.2.2 Giới thiệu về quy chế đánh giá, tính điểm của bậc tiểu học

    • 2.1 Lựa chọn mô hình

    • 2.2 Lựa chọn công cụ và ngôn ngữ

      • 2.2.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005

      • 2.2.3 Công nghệ ASP.NET

      • 2.2.4 Ngôn ngữ C#.

      • 3.1 Phân tích.

        • 3.1.1 Yêu cầu chức năng.

        • 3.1.2 Yêu cầu phi chức năng

          • 3.1.3 Phân tích các chức năng chính.

          • 3.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu

            • 3.2.1 Mô hình hóa chức năng

              • Hình 3.1 Biểu đồ phân rã chức năng

              • 3.2.2 Mô hình hóa dữ liệu

                • d. Liên kết giữa các bảng

                • 4.1 Giới thiệu giao diện

                  • 4.1.1 Giới thiệu chung

                  • 4.1.2 Đối tượng là khách của website

                  • 4.1.3 Đối tượng là giáo viên chủ nhiệm

                  • 4.1.4 Dành cho quản trị website

                  • 4.2 Một số module quan trọng

                  • 4.2.1 Kết nối cơ sở dữ liệu trong asp.net

                    • 4.2.2 Nhập điểm.

                    • 4.2.3 An toàn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan