Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam

66 1.6K 10
Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường bước vào thiên niên kỷ mới, con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã khép lại một thời kỳ kinh tế tự cung tự cấp, phát triển chậm chạp và lạc hậu.

Vũ Thị Chung Đề án môn học LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường bước vào thiên niên kỷ mới, con đường đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự hội nhập đó đã khép lại một thời kỳ kinh tế tự cung tự cấp, phát triển chậm chạp và lạc hậu. Nhìn lại những năm qua, tốc độ đầu tư trong nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển cũng như cải thiện đời sống xã hội. Lựa chọn xu hướng phát triển bền vững trong đó gắn chặt phát triển kinh tế với phát triển văn hóa- xã hội và bảo vệ môi trường là một trong những chính sách đúng đắn của đảng và nhà nước. Trong thời gian qua nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ trong việc thực hiện thành công mục tiêu này .Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế cần sớm được khắc phục. Trong những thành tựu và hạn chế đó có sự tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI). Đề tài: “Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam” nhằm xem xét các tác động đó đến mục tiêu phát triển bền vững của việt nam để từ đó đưa ra được những giải pháp thích hợp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực nâng cao hơn nữa vai trò của FDI. Cấu trúc đề tài gồm 3 chương Chương I: Lí luận chung về FDIphát triển bền vững Chương II: Thực trạng về FDI trong mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam Chương III: Định hướng và giải pháp thu hút FDI hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam Em xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Lương Hương Giang đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này! 1 Vũ Thị Chung Đề án môn học Chương I: Lí luận chung về FDIphát triển bền vững I.Tổng quan về FDI 1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn. sự ra đời và phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế Trên thực tế có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo hiệp hội Luật Quốc Tế (1966) “đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”. Cũng có quan điểm cho rằng “ đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải để mua hàng hóa tiêu dùng của nước này mà dùng để chi phí cho các hoạt động có tính chất kinh tế xã hội”. Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 và được bổ sung hoàn thiện sau 4 lần sửa đổi (1989, 1992, 1996,2000)” đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các tổ chức và cá nhân nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài” còn theo luật đầu tư 2005” FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này” 2.Đặc điểm 2.1 Quy định về số vốn góp Các nhà đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định tùy theo luật đầu tư nước ngoài ( tại Việt Nam khi liên doanh số vốn góp của bên nước ngoài phải lớn hơn hoặc bằng 30% vốn pháp định) 2.2 Quyền quản lí doanh nghiệp Quyền quản lí doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Đối với doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh thì quyền quản lí 2 Vũ Thị Chung Đề án môn học doanh nghiệp và quản lí đối tượng hợp tác tùy thuộc vào mức độ góp của các bên khi tham gia còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì người nước ngoài( chủ đầu tư) toàn quyền quản lí doanh nghiệp 2.3 Lợi nhuận của chủ đầu tư Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh . Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn và vồn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần nếu có. 2.4 Hình thức đầu tư FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiếp với nhau. 2.5 Hoạt động chuyển giao công nghệ FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn với chuyển giao công nghệ ,chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phia đầu tư và phía nhận đầu tư. Nhà đầu tư cùng với việc đưa vốn còn đưa cả công nghệ bí quyết công nghệ kỹ năng tiếp thị quản lý đào tạo nhân công và các năng lực trong sản xuất kinh doanh cũng như trong vấn đề quản lý dianh nghiệp cho nước tiếp nhận vốn .Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường đi kèm với dự án fdi là ba yếu tố hoạt động thương mại, chuyển giao công nghệ và di cư lao động quốc tế. Di cư lao động quốc tế cũng góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý của doanh nghiệp FDI 2.6 FDI ít chịu sự chi phối của chính phủ FDI do các nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp tư nhân thực hiện nên nó ít chịu sự chi phối của chính phủ dặc biệt nó ít bị phụ thuộc vào mối quan hệ giữa nước của chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư so với các hình thức di chuyển vốn quốc tế khác 3 Vũ Thị Chung Đề án môn học 2.7 FDI tạo nguồn vốn dài hạn cho nước chủ nhà FDI thường dài hạn nên không dễ rút đi trong thời gian ngắn. do đó nước chủ nhà sẽ được tiếp nhận một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốn đầu tư trong nước mà không phải lo trả nợ 2.8 Quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư Trong thời gian đầu tư quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư thành viên hội đồng quản trị và việc điều hành quản lý quá trình sản xuất kinh doanh được phân chia theo tỉ lệ góp vốn. Quyền lợi của chủ đầu tư được gắn liền với lợi ích do đầu tư mang lại 2.9 FDI là hình thức kéo dài chu kì tuổi thọ công nghệ FDI sẽ giúp cho doanh nghiệp chuyển giao công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và từ đó kéo dài được chu kì sản xuất “chu kì tuổi thọ kĩ thuật” “nội bộ hóa di chuyển công nghệ” 2.10 FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau Một dự án càng có nhiều bên tham gia thì càng bị chi phối bởi nhiều luật khác nhau, nhưng thông thường là sử dụng luật pháp của nước chủ nhà. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó sự hoạt động của dự án vẫn bị chịu ảnh hưởng của luật pháp của nước các bên tham gia đầu tư ,luật quốc tế , luật khu vực. Vì vậy trong quá trình hội nhập và phát triển các quốc gia phải luôn luôn có sự điều chỉnh và sửa đổi luật pháp của mình sao cho ngày càng gần và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này một mặt sẽ tạo điều kiện cho sự mở rộng giao lưu kinh tế giữa các quốc gia mặt khác sẽ tránh được các tranh chấp xung đột không đáng có trong quá trình hoạt động quản lí các dự án FDI 2.11 FDI và văn hóa giữa các bên Trong quá trình thực hiện các dự án FDI có sự cọ xát giữa các nền văn hóa khác nhau sự cọ xát này đòi hỏi cần có sự giao hòa văn hóa giữa các bên liên quan từ đó có được sự hợp tác tốt đẹp. Điều này lí giải hiện tượng khi mới đầu tư vào thị trường nào đó các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thức doanh nghiệp liên doanh để giảm bớt rủi ro .Nhưng khi đã tìm hiểu và rõ hơn về thị trường đầu tư thì họ lại có xu hướng đầu tư theo 4 Vũ Thị Chung Đề án môn học hình thức 100% vốn nước ngoài để có thể toàn quyền quyết định mà không có sự phụ thuộc hay tranh chấp trong các quyết định đầu tư. 3. Hình thức đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể chia theo nhiều tiêu thức khác nhau Nếu căn cứ vào tính pháp lí của đầu tư trực tiếp nước ngoài thì FDI bao gồm Hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO), xây dựng – chuyển giao (BT) Nếu căn cứ vào tính chất đầu tư bao gồm : • đầu tư tập trung trong khu công nghiệp khu chế xuất và • đầu tư phân tán Nếu căn cứ vào quá trình tái sản xuất bao gồm: • đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, • đầu tư vào cung ứng nguyên liệu, • đầu tư vào sản xuất, • đầu tư vào tiêu thụ sản phẩm,…. Nếu căn cứ vào lĩnh vực đầu tư bao gồm: đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,…. Nếu căn cứ vào động cơ đầu tư bao gồm: • FDIđộng cơ tìm kiếm nguồn lực • FDIđộng cơ tìm kiếm thị trường • FDIđộng cơ tìm kiếm hiệu quả • FDI vì tìm kiếm tài sản chiến lược Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gồm bốn hình thức sau 5 Vũ Thị Chung Đề án môn học • Hợp đồng hợp tác kinh doanh • Doanh nghiệp liên doanh • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài • BOT 4. Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển 4.1 Các tác động cơ bản 4.1.1 Tăng trưởng kinh tế Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của các nước chủ nhà là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng. Bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện các cân thanh toán quốc tế, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới, tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp 4.1.2 Tạo ra các nguồn thu FDI mở rộng các nguồn thu thuế ở nước chủ nhà và đóng góp cho nguồn thu của chính phủ. Thậm chí nếu các nhà đầu tư nước ngoài được miễn thuế thông qua các chính sách ưu đãi đầu tư thì chính phủ vẫn có được nguồn thu gia tăng từ việc trả thuế thu nhập cá nhân bởi vì fdi tạo ra việc làm mới ngoài ra nếu fdi định hướng xuất khẩu tạo ra khoản thu ngoại tệ 4.1.3 Vốn đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế FDI là một rong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái vòng luẩn quẩn đó là “ thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả lại là thu nhập thấp. tình trạng luẩn quẩn này chính là “ điểm nút” khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của 6 Vũ Thị Chung Đề án môn học vòng luẩn quẩn này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước đang phát triển là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật tăng năng suất lao động, Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích lũy nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một cú hích để góp phần đột phá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa luồng vốn này có lợi thế hơn đối với vốn vay ở chỗ: thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư còn thời hạn của fdi thì linh hoạt hơn Theo mô hình lí thuyết hai lỗ hổng của Cherery và Strout có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là (1). Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là lỗ hổng tiết kiệm (2). Thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là lỗ hổng thương mại. Hầu hết ở các nước đang phát triển hai lỗ hổng trên rất lớn vì vậy FDI còn là một nguồn quan trọng không chỉ để bổ sung nguồn vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ nói riêng. Bởi vì FDI góp phần nhằm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ phục vụ cho FDI 4.1.4 Chuyển giao và phát triển công nghệ FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà.Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu ứng dụng của nước chủ nhà. Đây là những mục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài Chuyển giao công nghệ thông qua FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các TNCs dưới các hình thức: chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNCs và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs. Những năm gần đây các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa dạng 7 Vũ Thị Chung Đề án môn học Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nước ngoài dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ sản phẩm công nghệ ,công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng công nghệ quản lí, công nghệ marketing Nhìn chung các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ bị lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt chước cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Mặt khác do nước chủ nhà còn chưa đáp ứng được các yêu cầu sử dụng công nghệ của các TNCs Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có thông qua FDI các TNCs còn góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà. Các kết quả cho thấy phần lớn các hoạt động R&D của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Dù vậy các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ của địa phương. Mặt khác trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được cách thiết kế chế tạo….công nghệ nguồn sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của mình. Nhờ có những tác động tích cực trên khả năng công nghệ của nước chủ nhà được tăng cường vì thế nâng cao năng suất các thành tố nhờ đó thúc đẩy được tăng trưởng 4.1.5 Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư vào các lĩnh vực sức khỏe dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lí sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng 8 Vũ Thị Chung Đề án môn học Ngoài ra tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. đây là các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ tăng trưởng FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công ăn việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các hang có vốn đầu tư nước ngoài. FDI còn tạo ra những cơ hội việc làm trong các tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước hoặc thuê họ thông qua các hợp đồng gia công chế biến. Thực tiễn ở một số nước cho thấy fdi đã đóng góp tích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc điện tử chế biến Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề FDI còn góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnh vực gióa dục đại cương dạy nghề nâng cao năng lực quản lí. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông cung cấp một số thiết bị giảng dạy cho các cơ sở giáo của nước chủ nhà tổ chức các chương trình phổ cập kiến thức cơ bản cho người lao động bản địa làm việc trong dự án FDI nâng cao năng lực quản lí của nước chủ nhà theo nhiều hình thức như các khóa học hính quy không chính quy và học thông qua làm 4.1.6 Thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới Xuất nhập khẩu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ này được thể hiện ở cac khia cạnh: xuất nhập khẩu cho phép khai thác lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế theo quy mô, thực hiện chuyên môn hóa sản xuất , nhập khẩu bổ sung các hàng hóa dịch vụ khan hiếm cho sản xuất và tiêu dung .Xuất khẩu còn tạo ra các tác động ngoại ứng như thúc đẩy trao đổi thông tin dịch vụ tăng cường kiến thức marketing cho các doanh nghiệp nội địa và lôi kéo họ vào mạng lưới phân phối toàn cầu .Tất cả các yếu tố này sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng Thông qua FDI các nước đang phát triển có thể tiếp cận với thị trường thế giới bởi vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty xuyên quốc gia tực hiện mà các công ty này có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng bằng những hợp đồng dài hạn dựa trên cơ sở thanh thế và uy tín của họ vè chất lượng kiể dáng sản phẩm và giao hàng đúng hạn… 9 Vũ Thị Chung Đề án môn học 4.1.7 Liên kết các ngành công nghiệp Liên kết các ngành công nghiệp được biểu hiện chủ yếu qua tỷ trọng giá trị hàng hóa( tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào) dịch vụ trao đổi trực tiếp từ các công ty nội địa trong tổng gia trị trao đổi của các công ty nước ngoài ở nước chủ nhà. Việc hình thành các kiên kết này là cơ sở quan trong để chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy xuất nhập khẩu của nước chủ nhà Cụ thể qua hoạt động cung ứng nguyên vật liệu dich vụ cho các công ty nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu các doanh nghiệp nội địa phát triển năng lực sản xuất của mình ( mở rộng sản xuất, bắt chước quy trình sản xuất và mẫu mã hàng hóa…). Sau một thời gian nhất định các doanh nghiệp trong nước có thể tự xuất nhập khẩu được 4.1.8 Tác động hai mặt đến đàu tư trong nước Các dòng FDI dẫn đến gia tăng dòng đầu tư trong nước theo các lĩnh vực : trở thành kênh phân phối cho các TNC nhà cung cấp cho các TNC hoặc thích ứng cạnh tranh với TNC. Bên cạnh tác động tích cực FDI có thể hạn chế đầu tư trong nước do bị cạnh tranh nguông lực thị trường 4.1.9 Các tác động quan trọng khác Ngoài những tác động kể trên FDI còn tác động đáng kể dến các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như : chất lượng môi trường, cạnh trạnh và độc quyền, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, hội nhập khu vực và quốc tế Mặc dù chất thải của các công ty nước ngoài nhất là trong các ngành khai thác và chế tạo là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng ở các nước đang phát triển tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cho thấy các TNCs rất chú trọng và tích cực bảo vệ môi trường hơn các công ty nội địa. Bởi vì quy trình sản xuất của họ thường được tiêu chuẩn hóa cao nên dễ dàng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của nước chủ nhà. Hơn nữa các TNCs thường có tiềm lực tài chính lớn do đó có điều kiện thuận lợi trong xử lý các chất thải và tham gia góp quỹ hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường FDI tác động mạnh đến cạnh trạnh và độc quyền thông qua việc thêm vào các đối thủ cạnh trạnh hoặc sử dụng sức mạnh của mình để khống chế 10 [...]... tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho phát triển bền vững Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, đã tổng quan nhiều mô hình phát triển bền vững như mô... phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường Đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát. .. (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam -... nguồn vốn FDI đã khẳng định được những đóng góp không thể phủ nhận: bổ sung vốn, tăng thu ngân sách, chuyển giao công nghệ,…Tuy nhiên bên cạnh những đóng góp tích cực thì FDI cũng đã và đang tạo ra những vấn đề ảnh hưởng tới tính bền vững của tăng trưởng nói riêng và mục tiêu phát triển bền vững của việt nam nói chung 2 Những đóng góp tích cực của FDI 2.1 Về mặt kinh tế Phát triển kinh tế bền vững là... trong định hướng phát triển bền vững không chỉ riêng của việt nam mà còn của tất cả các quốc gia khác.Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển việt nam đã đạt được nững thành tựu trong mục tiêu bền vững kinh tế” trong đó có những đóng góp không nhỏ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Điều dễ thấy nhất trong đóng góp của fdi là tăng cường nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng: tỷ lệ huy động vốn trong nước... chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002) Phát triển bền vững theo Brundtland Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những... (1997) của Phạm Xuân Nam Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển 17 Vũ Thị Chung Đề án môn học kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo quốc tế về phát triển Trong một bài viết gần đây đăng trên Tạp chí Xã hội học (2003) của tác giả Bùi Đình Thanh với tiêu đề "Xã hội học Việt. .. nghiên cứu và áp dụng các công cụ phân tích chi phí-lợi ích và kinh tế trong việc đm bảo phát triển bền vững, (iii) giám sát và báo cáo tình hình phát triển bền vững và (iv) xây dựng cơ sở dữ liệu về phát triển bền vững III Quan điểm FDI hướng đến phát triển bền vững 1.Yêu cầu đặt ra 1.1 Đảm bảo lợi ích kinh tế Nguồn vốn FDI một khi được tiến hành đầu tư thì phải đảm bảo lợi ích cho cả nước đầu tư và nước... kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được làm rõ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm đẩy mạnh và hướng dẫn thực hiện phát triển bền vững Năm 1991, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000... đầu tư thì sẽ buộc các dự án FDI sẽ phải quan tâm hơn tới các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội 22 Vũ Thị Chung Đề án môn học Chương II: Thực trạng về FDI trong mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam I TỔNG QUAN VỀ FDI VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của đại hội VI Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam 1986 nhiều chính sách kinh tế được thay đổi trong đó có

Ngày đăng: 20/04/2013, 11:21

Hình ảnh liên quan

Tình hình thực hiện FDI giai đoạn 1988-2009 - Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam

nh.

hình thực hiện FDI giai đoạn 1988-2009 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Tình hình tăng, giảm vốn đầu tư giai đoạn 1988-2009 - Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam

nh.

hình tăng, giảm vốn đầu tư giai đoạn 1988-2009 Xem tại trang 25 của tài liệu.
ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ. - Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam

g.

óp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng giá trị xuất khẩu của các thành phần kinh tế - Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam

Bảng gi.

á trị xuất khẩu của các thành phần kinh tế Xem tại trang 34 của tài liệu.
Thông qua bảng số liệu có thể thấy FDI tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và dịch vụ trong khi đầu tư cho nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các ngành đặc biệt là trong nông nghiệp bên cạnh vốn đầu tư í - Tác động của FDI tới mục tiêu phát triển bền vững của việt nam

h.

ông qua bảng số liệu có thể thấy FDI tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và dịch vụ trong khi đầu tư cho nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa các ngành đặc biệt là trong nông nghiệp bên cạnh vốn đầu tư í Xem tại trang 40 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan