NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG CÀ CHUA F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN, AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH

57 1.4K 3
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA KCl ĐẾN  MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG, SINH LÍ, HÓA SINH, NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG  CÀ CHUA  F1 (311) TRỒNG Ở NHƠN TÂN,  AN NHƠN, BÌNH ĐỊNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rau xanh là loại thực phẩm đã được sử dụng rất lâu đời, không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người. Ngày nay khi cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu rau tăng cao và khắt khe hơn. Cà chua là loại rau giàu dinh dưỡng dễ chế biến, có thể sử dụng lâu dài, liên tục. Do vậy, rất được con người ưa chuộng. Thành phần dinh dưỡng của quả cà chua rất phong phú và đa dạng, có chứa vitamin A, C, K, vitamin B 6, B1, các nguyên tố khoáng như kali, magiê, đồng và phốt pho, là những vi chất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt cho con người. Điều tuyệt vời hơn ở cà chua chứa rất ít cholesterol, chất béo no, natri và clo,... Chính vì vậy mà cà chua được trồng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Cà chua ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp do vậy nghiên cứu do vậy cà chua được rất nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và phát triển. Hiện nay năng suất cà chua trên thế giới không ngừng nâng cao. Theo FAO năng suất, chất lượng cà chua trên thế giới năm 2005 đạt 27,59 tấn/ha. Nhưng đến 2010 năng suất đã tăng lên 33,59 tấn /ha. Năm 2010 diện tích trồng cà chua trên thế giới dạt 4,34 triệu ha trong khi đó diện tích trồng cà chua ở Châu Á là 24,34 triệu ha, chiếm 56,13 % diện tích cà chua toàn thế giới, năng suất trung bình là 33,57 tấn/ha. Ở Việt Nam, cà chua được trồng từ rất lâu đời, cho đến nay cà chua vẫn là loại rau ăn quả chủ lực được Nhà nước ưu tiên phát triển. Năm 2010 diện tích trồng cà chua khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha. Phần lớn diện tích trồng cà chua tập trung tại Đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định,… và một 2 số tỉnh tại miền Trung, Tây nguyên, Nam bộ. Ở nước ta cà chua được trồng 3 vụ/ năm, chủ yếu là vụ đông (vụ chính). Tuy nhiên, so với năng suất cà chua của các nước trên thế giới thì năng suất cà chua của nước ta vẫn còn thấp. Một trong những nguyên nhân đó là giống cà chua chưa tốt, điều kiện canh tác chưa đáp ứng. Đặc biệt là việc cung cấp phân bón chưa đầy đủ và hợp lý. Trong đó việc sử dụng phân bón kali thích hợp đối với cây cà chua chưa được quan tâm đúng mức. Như chúng ta đã biết kali là nguyên tố đóng vai trò quan trọng đối với quang hợp, sinh tổng hợp các hợp chất như tinh bột, đường và protein,…. Do vậy để tìm hiểu ảnh hưởng của kali đối với cây cà chua chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của KCl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lí, hóa sinh, năng suất và phẩm chất của giống cà chua F1(311) trồng ở Nhơn Tân- An Nhơn-Bình Định” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng các mức phân bón kali khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý, hoá sinh của giống cà chua F1(311) qua các thời kỳ sinh trưởng – phát triển. - Nghiên cứu ảnh hưởng các mức phân bón kali khác nhau đến một số chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất. - Tìm hiểu ảnh hưởng của kali đến tỷ lệ nhiễm sâu, bệnh đối với giống cà chua F1(311). - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các mức phân bón kali khác nhau đối với cây cà chua. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần khẳng định vai trò của kali đối với cây cà chua nói riêng và 3 cây trồng nói chung. - Bổ sung tư liệu cho công tác giảng dạy và nghiên cứu dinh dưỡng khoáng đối với cây trồng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở xác định công thức bón phân kali hợp lý để khuyến cáo cho người trồng cà chua ở Nhơn Tân và một số xã khác sử dụng, góp phần làm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc, phân loại và giá trị dinh dưỡng của cà chua 1.1.1. Nguồn gốc cây cà chua Theo tài liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho rằng: Cà chua trồng hiện nay có nguồn gốc từ Peru, Ecuador, Chile và Bolivia, là các nước Nam Mỹ thuộc khu vực nhiệt đới khô nhiều (De Candole 1984; Jekin 1948 – dẫn theo nguồn tài liệu của Trần Khắc Thi 2003) [2],[20] . Cà chua được mang đến Châu Âu từ thế kỷ 16, đến thế kỷ 17. Cà chua được trồng phổ biến khắp các nước châu Âu, nhưng khi đó cà chua chỉ được xem như là cây cảnh và có quan niệm sai lầm là cây quả có độc. Cho đến thế kỷ 18 cà chua mới được chấp nhận là cây thực phẩm ở Châu Âu, lần đầu tiên được trồng ở Italia và Tây Ba Nha, sau đó lan rộng ra nhiều nước khác trên thế giới (Kuo al 1998) [20]. Ở Bắc Mỹ, lần đầu tiên người ta nói đến cây cà chua vào năm 1710, nhưng mới đầu chưa được chấp nhận rộng rãi do quan niệm cà chua là cây độc hại. Đến năm 1830, cà chua mới được công nhận là cây thực phẩm như hiện nay (Heiser, 1969) [21] Ở châu Á, cà chua được du nhập đầu tiên vào Philippin, đảo Java và Malaysia qua các thương nhân và thực dân Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha vào thế kỷ 17. Sau đó được trồng phổ biến ra các khu vực (Kuo et al, 1998 – dẫn theo tài liệu của Hồ Hữu An và cs, 1996) [1] Mặc dù lịch sử trồng cà chua đã có từ lâu đời mãi đến những năm nửa đầu thế kỷ 20 cà chua mới trở thành cây trồng phổ biến trên thế giới. Cho đến nay số lượng và chủng loại cà chua rất phong phú đa dạng, phần nào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người trên khắp thế giới (Molison, 1938) [1]. 1.1.2. Vị trí phân loại cây cà chua Theo Hoàng Thị Sản [19], cây cà chua hiện nay được phân loại như sau: Cây cà chua: Lycopersicon esculentum 5 Loài: L. esculentum Chi phụ: Eulycopersicon C. H. Mulell Chi: Lycopersicon Họ cà: Solanaceae Bộ hoa mõm sói: Serophulariales Phân lớp cúc: Asteridae Lớp hai lá mầm: Dicotyledoneae Ngành hạt kín: Angiospermatophyta 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của quả cà chua Theo bảng phân tích thành phần hóa học của viện Vệ sinh dịch tễ (Bộ Y tế), trong 100 g cà chua có 94 g nước, 0,6 g protein, 4,2 g gluxit, 0,8 g cellululose, 0,4 g tro, 12 mg canxi, 26 mg photpho, 1,4 g sắt, vitamin A (0,3 mg), vitamin B1 (0,08-0,15 mg), vitamin B2 (0,05-0,07 mg), vitamin PP (0,51,5 mg), vitamin C (20-40 mg). Ngoài ra còn có các khoáng vi lượng, các chất bổ dưỡng khác [2], [3], [57], [58]. 1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý của cây cà chua 1.2.1. Hệ rễ Hệ rễ cà chua thuộc loại rễ chùm, rễ phụ phân bố dày đặc trong đất khi cây sinh trưởng mạnh. Hệ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0-30 cm, khả năng tái sinh của hệ rễ cà chua mạnh. Khi gieo thẳng, rễ cà chua có thể ăn sâu tới 1,5 m; tuy nhiên năng hút nước và dinh dưỡng ở độ sâu 0,5 m yếu [3], [8], [10]. Cây cà chua còn có khả năng sinh ra rễ bất định, loại rễ này tập trung chủ yếu ở đoạn thân dưới 2 lá mầm. Hệ rễ cà chua chịu hạn tương đối tốt, nhưng rễ sinh trưởng tốt ở độ ẩm đất 70-80% [2], [3], [8]. 1.2.2. Thân Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc thân dần hóa gỗ. Có các dạng thân như sau [3], [52]. 6 + Dạng vô hạn: Thân dài hơn 2m, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 9-11 sau đó cách 3-4 lá sau mới có chùm hoa tiếp theo. + Dạng hữu hạn: Thân cứng, mọc đứng, có chùm hoa đầu tiên ở lá thứ 7-9, sau đó cách 1-2 lá có chùm hoa kế tiếp cho đến khi cây đưuọc 4-6 chùm hoa thì xuất hiện chùm hoa, cây ngừng cao. + Dạng bán hữu hạn: Tương tự như dạng hữu hạn nhưng số chùm hoa của loài này nhiều hơn khoảng 8-10 chùm. + Dạng bụi: Cà chua có lóng rất ngắn, đâm chồi mạnh, ít chùm hoa, cho trái tập trung, phục vụ cho việc trồng dày và thu hoạch cơ giới. 1.2.3. Lá Lá cà chua thuộc loại lá kép lông chim lẻ, mỗi lá hoàn chỉnh có 3-4 đôi lá chét, ngọn lá có một phiến lá riêng gọi là lá đỉnh. Lá là đặc trưng hình thái để phân biệt giống. Số lá trên cây là đặc tính di truyền của giống, nhưng cũng chịu chi phối bởi nhiệt độ. Để hình thành 10 lá đầu sau khi trồng cần nhiệt độ trung bình trên 13 oC, khi hình thành 20 lá cần nhiệt độ trung bình ngày đêm là 24oC [2], [8], [43]. 1.2.4. Hoa Hoa cà chua là loại hoa hoàn chỉnh (bao gồm lá đài, cánh hoa, nhị và nhụy). Cà chua là cây tự thụ phấn là chủ yếu do đặc điểm cấu tạo của hoa.Tuy vậy, hiện tượng thụ phấn chéo cũng xảy ra [7], [8]. Số hoa trên chùm tùy thuộc vào loài, khoảng từ 3-20 hoa, thông thường 5-7 hoa [2], [43]. Trong quá trình phát triển, hạt phấn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ rất lớn, nhiệt độ thấp dưới 15oC và cao trên 35oC hạt phấn sẽ bị ức chế dẫn đến phát triển không bình thường, gây ra hiện tượng thụ phấn không đầy đủ. Bầu quả phát triển không bình thường tạo thành những vết lõm sâu, làm cho quả bị nhăn, quả dị hình làm giảm giá trị hàng hóa. [3], [7]. 7 1.2.5. Quả Quả cà chua thuộc loại quả mọng, bao gồm: Vỏ quả, thịt quả, vách ngăn, giá xoắn và hạt. Số lượng quả trên cây là đặc tính di truyền của giống, nhưng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại khác. (Nguyễn Thanh Minh,2003) [2]. Có thể phân chia quả thành 3 loại: Quả nhỏ có khối lượng dưới 50 g, quả trung bình có khối lượng từ 50-100 g, quả to có khối lượng trên 100 g. Hình dạng quả thay đổi giữa các loài và ngay cả trong loài, chẳng hạn hình dạng vuông, hình quả lê, ovan. Màu sắc quả là đặc trưng quan trọng của giống, loài. Cà chua trồng trọt thường có màu đỏ, đỏ thẫm, vàng và vàng da cam. Chất lượng quả cà chua được đánh giá qua các chỉ tiêu: Cấu trúc quả, độ rắn chắt, tỷ lệ thịt quả, tỷ lệ đường, axit và sắc tố quả và thành phần hóa học chủ yếu trong quả. Sự cân bằng về đường và axit thể hiện hương vị thích hợp [2], [3]. 1.3. Điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác cây cà chua 1.3.1. Điều kiện sinh thái Nhiệt độ Theo Tạ Thị Thu Cúc, cà chua chịu được nhiệt độ cao, rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15-35oC, nhiệt độ thích hợp là 22-24oC. Giới hạn nhiệt độ tối cao đối với cà chua là 35oC và giới hạn nhiệt độ tối thấp là 10 oC [2]. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển là nhiệt độ ban đêm thấp hơn nhiệt độ ban ngày khoảng vài oC [38],[39]. Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến một số quá trình sinh lý và sinh hóa và cuối cùng làm giảm năng suất. [38], [40]. Nhiệt độ ngày và đêm đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây từ 20-25oC, nhiệt độ đêm thích hợp từ 8 13-18oC. Tốc độ sinh trưởng của thân, chồi và rễ đạt tốt hơn khi nhiệt độ ngày từ 26-30oC và đêm từ 18-22oC [3], [2]. Khi nhiệt độ (ngày/đêm) trên 30/24oC làm giảm kích thước hoa, trọng lượng noãn và bao phấn [17]. Hạt cà chua có thể nảy mầm ở nhiệt độ 1518oC. Giới hạn nhiệt độ từ 15,5oC- 29oC thì nhiệt độ càng cao tốc độ nảy mầm càng cao. Ngoài ngưỡng này tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm hoặc nảy mầm chậm, dễ mất sức sống và mầm bị dị dạng. Theo Tiwari và Choudhury (1993) [36] thì nhiệt độ tối ưu cho hạt nảy mầm là 24-25 oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa là 20- 25oC [4]. Nhiệt độ thích hợp cho quả chín là 22oC. Nhiệt độ dưới 10oC quả không phát triển màu đỏ và vàng, trên 35oC sắc tố bị phân giải, trên 40 oC quả không có màu đỏ (Theo Tạ thị Thu Cúc và cộng sự 2000) [4]. Nhiệt độ và độ ẩm cao còn là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển [2]. Ánh sáng Theo Kraxilin và Svedskaia cường độ ánh sấng thích hợp đối với cây cà chua là 14.000- 20.000 lux [5]. Theo Somos (1971): Cường độ chiếu sáng không thấp hơn 1000 lux thì cây cà chua sinh trưởng, ra hoa kết quả bình thường [6], [36]. Cường độ ánh sáng thấp làm chậm quá trình sinh trưởng và cản trở quán trình ra hoa. Cường độ ánh sáng thấp làm vươn dài vòi nhụy và tạo nên những hạt phấn không có sức sống (Kallo 1993) [36]. Trong điều kiện thiếu ánh sáng năng suất cà chua giảm, do vậy việc trồng thưa làm tăng hiệu quả sử dụng ánh sáng kết hợp với ánh sáng bổ sung sẽ làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng số quả trên cây, tăng khối lượng quả, làm tăng năng suất [2],[3]. 9 Độ ẩm Cà chua yêu cầu về nước ở các giai đoạn sinh trưởng rất khác nhau, xu hướng ban đầu cần ít về sau cần nhiều. Độ ẩm đất 60-70% là phù hợp cho cây ở giai đoạn sinh trưởng và 78-81% ở giai đoạn đậu quả, lúc cây ra hoa là thời kỳ cần nhiều nước nhất [2], [4]. Nghiên cứu của Mỹ cho thấy một giống cà chua đạt năng suất 220 tấn/ha thì hiệu quả sử dụng nước là 3,1 tấn/cm/ha lượng nước thoát hơi [2]. Khi đất quá khô hay quá ẩm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cà chua [2], [3], [8]. Dinh dưỡng Cà chua là cây có thời gian sinh trưởng dài, thân lá sinh trưởng mạnh, khả năng ra hoa, ra quả nhiều, tiềm năng cho năng suất lớn nhất. Vì vậy cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố có tính chất quyết định đến năng suất và chất lượng quả [4], [17].Cũng như các cây trồng khác cà chua cần ít nhất là 12 nguyên tố đó là: photpho (P), kali (K), lưu huỳnh (S), magie (Mg), Bo (B), sắt (Fe), mangan (Mn), đồng (Cu), kẽm (Zn), molipden (Mo) nvà canxi (Ca) [2], [4], [17]. Trong các nguyên tố đa lượng cà chua cần nhiều kali hơn cả, sau đó là nitơ và photpho. Mỗi nguyên tố dinh dưỡng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng, phát triển của cây cà chua [2], [3]. 1.3.2. Kỹ thuật canh tác cây cà chua Luân canh Vấn đề quan trọng trong kỹ thuật canh tác cây cà chua là thực hiện chế độ luân canh hợp lý, không trồng cà chua trên đất vụ trước trồng cây họ cà hoặc cây ớt. Đặc biệt là khoai tây, vì cây cà chua và cây khoai tây dễ bị các loại bệnh gây hại giống nhau như: Bệnh mốc sương, héo xanh vi khuẩn và virut v.v. Luân canh cà chua tốt nhất là với cây trồng trước là lúa nước hoặc luân canh với cây rau [2],[8]. Thời vụ Vụ đồng xuân: Gieo tháng 10-11, thu hoạch vào tháng 1- 2 dương lịch. 10 Vụ xuân hè: Gieo tháng 12-1, thu hoạch vào tháng 3-4 dương lịch Vụ hè thu: Gieo tháng 6 - 7 và thu hoạch vào tháng 9-10 dương lịch [3], [52]. Đất và phân bón Cà chua có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, nhưng loại đất thích hợp nhất cho cây cà chua là loại đất thịt nhẹ, thịt pha cát, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi, độ pH trung tính [3], [48], [51]. Đất trồng cà chua cần được phơi ải, thời gian để ải tùy theo mùa vụ. Đất phải được luân canh, cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, tơi xốp. Chiều rộng luống từ 0,7 – 0,8 m đối với luống đơn và từ đến 1,1 – 1,2 m đối với luống đôi. Chiều cao luống thay đổi từ 0,20 – 0,25 m đến 0,30 – 0,35 m tùy theo mùa vụ trồng. Những mùa vụ mưa nhiều hoặc những nơi có mực nước ngầm cao thì thiết kế luống cao, trong mùa vụ khô, lượng mưa ít làm luống thấp [34], [44]. Lượng phân bón cho 1 ha: Phân hữu cơ 15 đến 20 tấn, 100- 120kg N, 100-120 kg P2O5, 120-140 kg K2O [34] Mùa khô có thể bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, ¼ đến 1/3 khối lượng phân kali vào hốc hoặc rãnh trước khi trồng. Nhất thiết phải trộn đều phân với đất ở độ sâu 15 – 20 cm [34]. Bón thúc 3 lần như sau [34]: + Lần 1: Sau trồng 25 đến 30 ngày (ra lứa hoa đầu) + Lần 2: Sau trồng 50 đến 60 ngày (thu lứa quả đầu) + Lần 3: Sau trồng 70 đến 80 ngày Có thể bón ở dạng dung dịch hoặc bón ở dạng khô. Hòa tan phân bón trong nước sạch, nồng độ 1-2%, tưới cách gốc cây 7-10 cm. Khi bón phân khoáng ở dạng khô, dùng cuốc vét đất cách gốc 7-10 cm, sâu 5-6 cm, bón 11 phân đạm vào hốc rồi lấp đất lại. Sau khi bón phân đưa nước vào rãnh dùng gáo tưới nước vào gốc cây để hòa tan phân bón (Tạ Thị Thu Cúc,2005 ) [2]. Mật độ và khoảng cách - Trồng hàng đôi trên luống, phân nhóm theo đặc tính sinh trưởng như sau: + Giống hữu hạn và bán hữu hạn: Khoảng cách giữa 2 hàng từ 60 cm đến 65 cm, cây cách cây 40cm, mật độ khoảng 3,3 vạn cây/ha. + Giống vô hạn: Khoảng cách giữa 2 hàng từ 65 cm đến 70cm, cây cách cây 50 cm, mật độ khoảng 2,67 vạn cây/ha [34], [2], [50]. Chăm sóc và phòng chống dịch hại Là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong quá trình chăm sóc cây, số lần vun xới trung bình 2-3 lần: Sau khi cây hồi xanh, sau khi cây trồng 25-30 ngày xới lại lần 2, sau trồng 35-40 ngày (trước khi làm giàn). Dùng cuốc nạo vét đất ở rãnh vun cao cho cây đứng vững [2], [3], [52]. Sau khi trồng phải tưới nước giữ ẩm, giúp cho cây chóng hồi phục, phải dùng nước sạch để tưới, ngày tưới 1-2 lần tùy theo độ ẩm đất và thời tiết khí hậu, tưới nước cách gốc 0,7-1 cm [2], [44]. Khi cây sinh trưởng mạnh, tưới rãnh là phương pháp tưới hiệu quả nhất. Độ ẩm đất duy trì từ 70-80 % sẽ thõa mãn nhu cầu của cà chua đối với nước. Các thời kỳ cây phân hóa hoa, nụ hoa, hoa rộ, ra quả và thời kỳ phát triển cần cung cấp đủ nước. Tuy nhiên, cà chua không chịu được ngập úng, vì vậy khi có mưa lớn cần kịp thời tiêu nước. (Tạ Thị Thu Cúc) [44], [45], [47]. Làm giàn, tỉa cành, tạo hình Những giống cà chua có cành lá xum xuê, thân có nhiều nhánh, cây có khả năng cho nhiều quả, vì vậy trong sản xuất cần phải làm giàn, tỉa cành, tạo hình mới cho năng suất. Thời gian thực hiện là sau khi trồng 35-40 ngày (cây chưa ngủ nghỉ) phải làm giàn kịp thời. Nguyên liệu làm giàn thường là: Trúc, nứa tép, cây điền thanh, v.v. 12 Kiểu giàn: Ở vùng sản xuất cà chua, người ta làm giàn theo kiểu chữ A hoặc giàn tầng tùy theo tập quán của mọi vùng địa phương [3], [46], [48]. Đặc điểm thực vật học của cây cà chua là mỗi nách lá đều có một chồi nách. Những chồi nách này đều có thể phát triển cành lá và hoa quả. Nhưng do ở vị trí khác nhau nên khả năng sinh trưởng, phát triển, sản lượng quả có sự sai khác đáng kể. Những cành ở gần chùm hoa thứ nhất, đặc biệt cành ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất cho sản lượng quả tương đương thân chính. Vì vậy khi tỉa cành cần lưu ý giữ thân chính và một thân phụ dưới chùm hoa thứ nhất [2]. Sâu bệnh hại cà chua và biện pháp phòng trừ Cà chua là loại cây trồng bị nhiều loại sâu, bệnh phá hại, gây tổn thất lớn cho người sản xuất. Vì vậy, phải phòng chống kịp thời bằng biện pháp kỹ thuật liên hoàn, cũng tức là thực hiện nghiêm túc chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). Trước hết phải coi trọng sử dụng những giống chống chịu sâu, bệnh hại, thực hiện chế độ luân canh nghiêm ngặt, bón phân hợp lý và cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ (N, P, K) [2],[8], Các sâu hại chính như: Ruồi đục lá, bọ phấn trắng, bọ rùa, sâu đục quả, … Các bệnh thường gặp như bệnh héo xanh, bệnh xoắn lá, bệnh mốc sương, bệnh thán thư,…[23], [27], [55]. Biện pháp phòng trừ: Chọn giống kháng sâu bệnh, thực hiện luân canh nghiêm ngặt, vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, bấm ngọn, tỉa cành, ngắt bỏ các lá già, lá bị sâu, bệnh, quả bị sâu, thu gom tàn dư thực vật, dùng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc đúng thuốc, đúng lúc, đúng nống độ và liều lượng, đúng cách [2], [3], [8]. Ruồi đục lá: Khi tỷ lệ lá bị hại lớn hơn hoặc bằng 30% hoặc có 5 - 10 con trưởng thành/cây, có thể sử dụng các loại thuốc Ofunack, Polytrin... Sâu đục quả: Khi phát hiện có nhiều sâu xanh mới nở có thể luân phiên sử dụng một số loại thuốc như: Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 13 5SC), Diafenthiuron (Pegasus 500SC, Pesieu 500SC); Matrine (Kobisuper 1SL, Sokupi 0,36SL); Spinosad (Success 25SC),… Bọ phấn trắng: Khi ruộng bị nhiễm bọ phấn có thể dùng luân phiên các loại thuốc sau: Dinotefuran (Chat 20WP, Oshin 20WP); Oxymatrine: (Vimatrine 0.6L); Citrus oil: (MAP Green 10AS); Thiamethoxam (Actara 25WG). Bệnh héo xanh: Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ hoai mục, vôi. Bệnh không có thuốc đặc trị. Tuy nhiên có thể dùng thuốc Stamer 20WP, thuốc có gốc đồng để phun xịt để làm chậm tốc độ phát triển bệnh. Bệnh xoắn lá: Không bón nhiều đạm, tăng cường phân kali và các yếu tố vi lượng, phun thuốc diệt bọ phấn truyền virus như sherpa với liều lượng 0,5lit/ha. Bệnh mốc sương: Phun dung dịch Booc-đô 1%, Ridozeb 72WP 30-40 g/bình 8 lít, Polyram 80DF 30-40 g/bình 8 lít, Dithane M45 80WP 30-40 g/bình 8 lít. Bệnh thán thư: Khi bệnh hại cây thì phun trị bằng một trong các loại thuốc như Ridomil 72WP, Copper B 75 WP, Daconil 75WP,… 1.4. Tình hình nghiên cứu cây cà chua trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Tình hình nghiên cứu cây cà chua trên thế giới Theo các nghiên cứu về N2, P2O5, K2O trên cà chua ở Florida khuyến cáo nên sử dụng một hàm lượng phân K 2O cho cây cà chua ở khu vực này là 181,44 kg/ha (Kidder et al, 1989) [60]. Vào năm 2001 các nhà nghiên cứu Bishnu P. Chapagain, Zeev Wiesman thuộc (Viện Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng), Ben-Gurion ở Negev, Israel đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của kali clorua magie (KCl. MgCl 2) đến sinh trưởng, năng suất cà chua trong nhà kính [61]. 14 Mùa xuân năm 2005, 2006, và 2007 tại Đại học Florida các nhà nghiên cứu Mỹ và Hà lan đã tiến hành nghiên cứu hiệu suất sử dụng phân bón trên đất cát, ảnh hưởng bởi tỷ lệ đạm và hệ thống tưới tiêu trên cây cà chua [62]. Năm 2012 Tạp chí Quốc tế về Tài nguyên nước và Khoa học Môi trường công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nước và nhiệt độ đến sự thay đổi của cây cà chua [41]. 1.4.2. Tình hình nghiên cứu cây cà chua ở Việt Nam Ở trong nước Theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và cộng sự (1999) thì trong điều kiện Việt Nam lượng phân bón cho 1 ha cà chua là 25 tấn phân chuồng, 150 kg N, 90 kg P2O5 và 150 kg K2O . Viện Sinh học Nông nghiệp Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu nhân giống cà chua F1 bằng kỹ thuật khí canh vào năm 2008[28]. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của biochar và phân bón lá đến sinh trưởng và năng suất cà chua trồng trên đất cát vào năm 2012 [29]. Ngoài ra Viện Nghiên cứu Rau quả và trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cung đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng thời điểm thụ phấn của dòng mẹ có vòi nhụy mẫn cảm với GA3 đến năng suất và chất lượng hạt giống cà chua lai F1 vào năm 2009 [30]. Viện Sinh học nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến năng suất cà chua trong vụ xuân hè vào năm 2009 [31]. Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành thử nghiệm chuyển gen kháng sâu trên cây cà chua (Lycopersiconesculentum-mill.) Agrobacterrium Tumefaciens. Ở Bình Định bằng vi khuẩn 15 Nghiên cứu ảnh hưởng của Cu và Mn đến một số chỉ tiêu năng suất của một số giống cà chua trồng trong vụ Xuân- Hè tại vườn trường Đại học Sư Phạm Quy Nhơn (Lê Dụ, 1996). Nghiên cứu tác động của chế phẩm EM đến các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, năng suất, phẩm chất của cây cà chua trồng tại Quy Nhơn, Bình Định. 1.5. Vai trò của nguyên tố kali 1.5.1. Vai trò của kali đối với thực vật Cây hút kali dưới dạng K+, các tế bào cây rất dễ để dung dịch kali thấm qua nên kali được cây hút dễ dàng hơn các nguyên tố khác, đôi khi hút quá nhiều là hạn chế sự hút nitơ và một số nguyên tố khác như Ca, Mg và một số vi lượng. Kali tham gia tích cực vào quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất gluxit của cây. Kali làm tăng khả năng thẩm thấu nước ở tế bào khí khổng, giúp khí khổng đóng mở thuận lợi nên điều chình sự khuyếch tán CO 2 của quá trình quang hợp, đồng thời xúc tiến cường độ quang hợp cho cây trong điều kiện thời tiết ít nắng. Kali có trong thành phần của 60 loại enzyme thực vật điều tiết các hoạt động trao đổi chất của cây bởi vì kali hoạt hóa nhiều enzyme như photphorilase, proteinlase, ATP ase, amylase. Kali thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón quá nhiều nitơ, phòng chống đổ ngã cho cây hòa thảo, thúc đẩy sự ra hoa. Kali tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi cho cây như rét, hạn, úng, sâu, bệnh. Kali làm tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng hạt và quả. 16 Thiếu kali trước hết các lá già chuyển màu nâu, chóp và rìa lá khô dần, sau lan dần đến các lá non, cây phát triển chậm, mềm yếu, dễ đổ ngã. Nếu thừa kali sẽ dẫn tới thiếu Mg, đôi khi ảnh hưởng đến sự hút Mn, Zn và Fe [5], [6], [18]. 1.5.2. Vai trò của kali đối với cây cà chua Đối với cây cà chua kali thúc đẩy quá trình quang hợp, xúc tiến tổng hợp các chất quan trọng như protein, gluxit, các axit hữu cơ, hoạt hóa các enzym. Kali cần thiết cho sự hình thành thân, bầu quả, làm cho cây cứng, chắc do làm tăng bề dày của mô cơ. Kali có tác dụng vô cùng quan trọng đối với khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu, bệnh hại cho cây cà chua. Đặc biệt kali có tác dụng làm cho quả chắc do đó làm tăng khả năng vận chuyển và bảo quản khi quả chín. Kali còn có ảnh hưởng tốt đến chất lượng quả như làm tăng hàm lượng đường, hàm lượng các chất tan và viatmin C. Cà chua cần nhiều kali ở giai đoạn ra hoa và hình thành quả. Thiếu kali lá có màu xanh thẫm, lóng ngắn, nghiêm trọng sẽ xuất hiện những vết chết hoại ở mép các lá già. Nhìn chung thời kỳ cây ra hoa rộ cần tất cả các nguyên tố đa lượng. Tuy vậy, liều lượng mỗi nguyên tố thay đổi theo giống, đất dai, khí hậu, thời tiết và kỹ thuật trồng trọt. [2], [3]. 1.6. Nghiên cứu ứng dụng kali ở Việt Nam Nghiên cứu về vai trò của kali đối với cây trồng thể hiện rất khác nhau tùy theo từng loại đất. Hiệu lực cao nhất thường thấy trên đất xám bạc màu và trên đất cát biển. Đối với một số loại cây lấy hạt như ngô thì hiệu lực của kali khá cao, năng suất tăng từ 23-36 % và hiệu lực của kali trung bình đạt từ 15 20kg hạt/1kg K2O [53]. Nghiên cứu của các nhà khoa học về tính chất đất xám miền Đông Nam Bộ và đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy: Các loại đất này đều 17 có hàm lượng kali tổng só và dễ tiêu thấp, hàm lượng kali tổng số trong đất từ 0,03-0,09 % và kali trao đổi cũng thấp, trong khi nhu cầu kali của cây cao hơn gấp nhiều lần. Do vậy để cây trồng sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao, chất lượng tốt thì con đường duy nhất là phải bổ sung kali thông qua nguồn phân bón [52], [53]. Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và nước ta đã chứng minh rằng: Nếu thiếu kali sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất trong cây, làm suy yếu hoạt động của hàng loạt enzyme, giảm quá trình trao đổi các hợp chất, đồng thời tăng tiêu hao đường cho quá trình hô hấp. Hậu quả của quá trình này là các lá già trở nên vàng sớm, lá bị khô bắt đầu từ mép lá và lan rộng ra toàn bộ lá. Đối với những cây có hạt thì ngoài hiện tượng lá bị khô cháy, còn xuất hiện hiện tượng hạt lép và làm giảm năng suất cũng như chất lượng nông sản. Khi nghiên cứu hiệu lực của kali đối với một số cây trồng các nhà khoa học đã chỉ ra rằng hiệu lực của kali thể hiện rât khác nhau tùy theo từng loại đất của từng vùng, hiệu lực cao nhất thường thấy trên đất xám bạc màu. Đối với các loại cây lấy hạt như ngô thì hiệu lực của kali đạt tương đối cao, năng suất tăng từ 23-36 % và hiệu lực của kali trung bình đạt từ 15-20 kg hạt/kg kali. Đối với lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long hiệu lực của kali trung bình đạt 4.6-5.5 kg thóc/kg phân kali. Đối với cây công nghiệp ngắn ngày cũng cho thấy rằng phân kali đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh. Kết quả nghiên cứu của viện Thổ nhưỡng Nông hóa về vai trò của kali đối với cây đậu tương cho thấy kali làm tăng năng suất đậu tương khoảng 45 % so với không bón, hiệu suất kali đạt từ 5,8-15 kg đậu/kg K2O. Đối với cây lạc tùy theo lượng kali năng suất lạc tăng từ 13-41% so với không bón, với hiệu suất sử dụng kali từ 2,3 đến 8,2 kg lạc vỏ khô/kg K2O bón vào. 18 Để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp và tăng cường vai trò của phân kali cho các cây trồng nên sử dụng kali cân đối với đạm và lân cho cây trồng trên đất phèn, đất xám vùng Đông Nam bộ [52], [53]. 1.7. Đặc điểm thời tiết khu vực nghiên cứu Bảng 1.1. Tình hình thời tiết, khí hậu khu vực thí nghiệm Tháng 10/2014 11/2015 12/2015 01/2015 02/2015 03/2015 Nhiệt độ trung bình 26,3 26,0 24,4 22,0 23,0 24,0 ẩm độ trung Tổng Tổng giờ nắng / bình (%) lượng mưa tháng (giờ) (mm) 86,0 330,5 123,1 86,2 335,1 122,3 78,0 187,8 119,2 79,5 192,3 159,6 80,0 45,1 198,7 83,1 27,6 249,0 Nguồn: Trung tâm khí thượng thủy văn Bình Định [35]. 19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu giống cà chua F1 (311). Đây là giống sinh trưởng hữu hạn, có khả năng chịu được khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Cây cao từ 55-60 cm, cây cho nhiều chùm quả; mọi chùm quả có từ 5-6 quả. Quả màu đỏ, tròn dài, dày cơm, đặc ruột. Quả nặng từ 65-70 g. Thời gian thu hoạch 70-75 ngày sau khi gieo (tùy vùng). 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Tại Trại Thực nghiệm và Nghiên cứu Sinh học- Nông nghiệp Nhơn Tân, An Nhơn, Bình Định. - Thời gian nghiên cứu: Vụ Đông Xuân, từ tháng 12-2014 đến tháng 5-2015. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Trồng thực nghiệm trên diện tích 120m2 chia thành 4 công thức, mỗi công thức 30m 2 lặp lại 3 lần. Mỗi ô thí nghiệm 10m2. - CT1: Nền +100 kg K2O/ha tương đương khoảng 164 kg KCl/ha - CT2: Nền + 120 kg K2O/ha tương đương khoảng 197 kg KCl/ha - CT3: Nền + 140 kg K2O/ha tương đương khoảng 230 kg KCl/ha - CT4: Nền + 150 kg K2O/ha tương đương khoảng 246 kg KCl/ha ĐC TN2 TN1 TN3 TN2 ĐC TN3 TN1 ĐC TN2 TN1 TN3 - Nền : 120 kg N; 120 kg P2O5; 20 tấn phân chuồng; 500 kg vôi bón cho 1 hecta. - Mật độ trồng: Trồng luống đôi 1,5 m, hàng cách hàng 65 cm, cây cách cây 20 40cm. - Kỹ thuật canh tác: Theo quy trình canh và khảo nghiệm cà chua mới nhất của bộ NNPTNT 2011 (QCVN 01-63: 2011/BNNPTNT). 2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.2.1. Phân tích một số chỉ tiêu trong đất trồng cà chua - Phương pháp lấy mẫu : Theo nguyên tắc đường chéo (dùng dao nhọn đào hố kích thước 20 x 20 x 20 trong diện tích trồng cây để lấy 5 vị trí khác nhau ở 4 góc và vùng trung tâm của lô đất trồng). Mỗi hố lấy 200 g trộn chung, loại bỏ tạp chất, phơi khô ở nhiệt độ phòng, cho đất vào túi nilon [24]. - Phương pháp xác định [25]. - Xác định độ pH của đất bằng máy đo pH - Xác định hàm lượng chất hữu cơ trong đất, theo phương pháp Walkley Black. - Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất, theo phương pháp Chiurin – Cononova. - Xác định hàm lượng kali dễ tiêu trong đất, theo phương pháp Kiecxanop - Xác định hàm lượng photpho dễ tiêu trong đất, theo phương pháp Oniani. 2.3.2.2.Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển - Chiều cao cây: Dùng thước kẽ li đo chiều cao cây từ gốc đến ngọn, đo 10 cây/ô thí nghiệm, 30 cây/1 công thức thí nghiệm, 15 ngày đo 1 lần cho đến giai đoạn hình thành quả. - Số lá trên cây qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển bằng cách đếm trực tiếp số lá: Đếm 10 cây/ô thí nghiệm, 30 cây/1 công thức thí nghiệm, 15 ngày đếm 1 lần cho đến giai đoạn hình thành quả. - Số nhánh (xác định qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, hình thành quả): Đếm số nhánh có trên thân chính của một cây; theo dõi 10 cây/1 ô thí nghiệm, 30 cây trên 1 công thức thí nghiệm. - Thời gian ra hoa (ngày): Xác định ở thời điểm có 50% cây trong ô thí nghiệm có hoa đầu tiên. 21 - Thời gian hình thành quả: Thời điểm có 50% số hoa trong ô thí nghiệm đậu quả. - Ngày thu quả đợt 1: Ngày có khoảng 50% cây trong ô thí nghiệm có quả chín để thu hoạch. 2.3.2.3. Phương pháp xác định chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất Phương pháp xác định một số chỉ tiêu về năng suất - Số hoa/ cây: Đếm số hoa có trên cây, đếm 10 cây/ 1 ô thí nghiệm, 30 cây/ 1 công thức. - Tỷ lệ hình thành quả (%): Đếm số quả được hình thành trên cây, đếm 10 cây/ 1 ô thí nghiệm, mọi công thức đếm 30 cây. - Số quả/ cây: Tổng số quả của các lần thu hoạch/cây, mỗi công thức xác định 15 cây. - Khối lượng quả/cây: Cân toàn bộ khối lượng quả thu được qua các lần ở mỗi cây, mỗi công thức xác định 15 cây. - Khối lượng trung bình của quả: M(g) = Tổng khối lượng của quả/cây Số quả/cây Mỗi công thức thí nghiệm xác định 15 cây - Đường kính quả: Đo đường kính mặt cắt ngang phần lớn nhất của quả, chọn quả của chùm quả thứ 2 đến chùm quả thứ 3 trên cây, đo 10 quả/ 1 ô thí nghiệm, 30 quả cho 1 công thức thí nghiệm. - Độ dày quả: Đo từ vỏ đến chỗ tiếp xúc ngăn hạt tại phần lớn nhất của quả, chọn quả của chùm quả thứ 2 đến chùm quả thứ 3 trên cây; đo 10 quả /1 ô thí nghiệm, 30 quả cho 1 công thức thí nghiệm. - Số hạt trong quả: Đếm số hạt trong từng quả, đếm 10 quả/ 1 ô thí nghiệm, 30 quả cho 1 công thức thí nghiệm và lấy giá trị trung bình. - Năng suất lý thuyết (NSLT) (tấn/ha) . NSLT = Tính số cây/m2 x số quả/ cây x trọng lượng 1 quả (gam) (Tấn/ha) ) 22 102 - Năng suất thực thu (NSTT) ( tấn/ha): Cân toàn bộ khối lượng quả trên diện tích thí nghiệm qua các lần thu hoạch sau đó quy về hecta. 2.3.2.4.Phương pháp xác định một số chỉ tiêu về phẩm chất - Cân khối lượng của quả sau đó đem sấy khô ở 105 oC, cân lại đến khối lượng không đổi - Hàm lượng nước tổng số (%)= 100 x (m1-m2)/ m1 Trong đó: m1: khối lượng tươi m2: khối lượng sau khi sấy - Hàm lượng chất khô (%) = % khối lượng tươi - % khối lượng nước. - Mỗi công thức thí nghiệm lấy quả ở 5 cây, lặp lại 3 lần - Hàm lượng đường khử trong quả; xác định bằng phương pháp Bectrand. - Hàm lượng kali có trong quả; xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. - Hàm lượng vitamin C trong quả; xác định nhờ phương pháp chuẩn độ bằng dung dịch iốt. 2.3.2.5. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh trong lá - Phương pháp xác định hàm lượng nước trong lá qua các giai đoạn (cây con, ra hoa, hình thành quả + Lượng nước tổng số bằng phương pháp sấy khô đến khối lượng không đổi và cân lại khối lượng sau khi sấy. + Hàm lượng nước tự do theo phương pháp A.P.Marinsich. + Hàm lượng nước liên kết (%) = %Nước tổng số - %nước tự do. - Hàm lượng diệp lục a, diệp lục b, diệp lục a + b trong lá cà chua xác định qua 3 giai đoạn bằng cách chiết rút diệp lục trong lá bằng ethanol 96 độ và đo mật độ quang trên máy quang phổ ở bước sóng 665 và 649 nm. 2.3.2.6. Phương pháp xác định tỷ lệ cây bị nhiễm sâu, bệnh Tỷ lệ cây bị bệnh (%): Số cây bị bệnh X 100 23 Tổng số cây xác định X 100 Tỷ lệ cây bị sâu hại (%): Số cây bị sâu hại Tổng số cây xác định 2.3.3 Hiệu quả kinh tế Xác định tổng chi phí sản xuất và tổng doanh thu từ sản phẩm thu được. Lợi nhuận = Tỷ suất = Doanh thu – Chi phí sản xuất. Lợi nhuận Chi phí sản xuất. 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý theo phần mềm Excel; Stagraphics. 24 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Một số chỉ tiêu trong đất trồng trước và sau thí nghiệm Đất trồng là một yếu tố quan trọng đối với cây trồng. Cây trồng được trồng ở môi trường đất phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao [25]. Tuy vậy, nhưng sau mỗi đợt thu hoạch hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất sẽ bị thay đổi. Do đó, việc nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của đất trước và sau khi trồng để biết được hàm lượng các chất cây cần hấp thu từ đó đưa ra chế độ phân bón phù hợp làm tăng năng suất, đồng thời giúp đất không bị bạc màu mà còn cải tạo được đất trồng [13]. Để tìm hiểu ảnh hưởng của phân kali đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây cà chua, chúng tôi đã tiến hành phân tích và thu được kết quả ở bảng sau. Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất trước và sau khi trồng Chỉ tiêu Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm Giá trị Mức độ Giá trị Mức độ Ph 5,23 Chua vừa 6,75 Trung tính Mùn (%) chất khô 2.19 Nitơ dễ tiêu (mg/ 100 g đất) 3,50 Nghèo nitơ 3,19 Lân dễ tiêu (mg/ 100 g đất) 3,33 Nghèo lân 22,34 Lân cao Kali dễ tiêu (mg/ 100 g đất) 7,71 Nghèo kali 24,46 Kali cao Mùn trung bình 2.416 Mùn trung bình Nghèo nitơ 25 Qua kết quả phân tích ở bảng 3.1 chúng tôi nhận xét Độ pH Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Theo phân chia của Lê Văn Khoa (2001) [13] pH < 4,5 thì đất thuộc loại rất chua, pH từ 4,5-5 thì đất thuộc loại chua vừa, độ pH từ 5– 5,5 đất thuộc loại chua nhẹ , độ pH từ 5,5 – 6 thì đất thuộc loại gần trung tính và pH > 6 thì đất thuộc loại trung tính. Dựa vào kết quả ở bảng 3.1 chúng tôi thấy trước thí nghiệm đất có độ chua vừa (pH = 5,23). Sau thí nghiệm độ chua của đất giảm đạt trị số trung tính ( 6,75). Sở dĩ độ chua của đất giảm là do chúng tôi bón phân chuồng và vôi ở giai đoạn bón lót, phân chuồng, và vôi trong quá trình phân giải có khả năng cải thiện độ chua của đất. Mặt khác trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây cà chua hút chất dinh dưỡng cũng có thể làm thay đổi độ chua của đất. Hàm lượng mùn Mùn có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng. Nó không chỉ là kho dinh dưỡng cho cây trồng mà còn ảnh hưởng đến việc làm đất và sức sản xuất của đất. Hàm lượng mùn trong đất tại khu thí nghiệm thuộc loại thấp (2,193%) và sau thí nghiệm thì hàm lượng mùn cũng không thay đổi so với trước thí nghiệm (2,416%). Điều này chứng tỏ sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất diễn ra chậm và phân kali ít ảnh hưởng tới sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất [13]. Hàm lượng photpho dễ tiêu Hàm lượng photpho dễ tiêu trong đất trước khi trồng là 3,33 mg/100 g đất và sau thí nghiệm 22,34 mg/100 g đất (CT4). Như vậy sau khi trồng hàm lượng photpho trong đất tăng lên. 26 Hàm lượng kali dễ tiêu Ở các công thức có bón phân kali thì hàm lượng kali dễ tiêu sau khi trồng (24,46 mg/100 g đất) tăng so với đất trước khi trồng (7,7 mg/100 g đất). Như vậy, việc bón phân kali đã cung cấp dinh dưỡng kali cho cây cà chua, đồng thời còn để lại cho đất một hàm lượng kali dễ tiêu trong đất. Hàm lượng nitơ dễ tiêu Trong các công thức có bón phân kali hàm lượng nitơ dễ tiêu sau khi trồng (3,19 mg/100 g đất) thấp hơn so với trước khi trồng (3,50 mg/100 g đất). Điều đó cho thấy đất trồng cà chua có bón phân kali đã thúc đẩy việc sử dụng đạm của cây tốt hơn. Nhận xét chung Nhìn chung, nền đất Nhơn Tân thuộc loại đất chua nhẹ, hàm lượng dinh dưỡng khá nghèo và độ mùn thấp. Sau khi tiến hành thí nghiệm trồng cây cà chua trên nền đất với mức phân bón kali khác nhau, chúng tôi nhận thấy hàm lượng kali dễ tiêu tăng lên, lân dễ tiêu tăng lên. Vì vậy, để cải thiện và tăng năng suất cây trồng ở vùng đất này cần cung cấp đầy đủ các loại phân bón. Đồng thời kết hợp bón vôi và phân chuồng để làm giảm độ chua cho đất. 3.2. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của giống cà chua F1(311) dưới tác động của phân bón kali 3.2.1. Ảnh hưởng của phân kali đến chiều cao của cây cà chua qua 3 giai đoạn sinh trưởng, phát triển Chiều cao cây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Chiều cao cây phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và các điều kiện ngoại cảnh của môi trường trồng trọt. Chiều cao cây có ảnh hưởng đến tính chống đổ ngã của cây, cây cao thường có khả năng đổ ngã cao hơn cây thấp. Chỉ tiêu chiều cao cây được 27 xác định bằng khoảng cách giữa gốc cây (đo sát mặt đất) đến đỉnh sinh trưởng của cây [33]. Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau và ở mức phân bón kali khác nhau thì sự tăng trưởng về chiều cao cũng khác nhau. Qua theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.2 Bảng 3.2 Chiều cao của cây cà chua qua 3 giai đoạn Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 Giai đoạn hình thành quả % so với % so với % so với Chiều cao Chiều cao Chiều cao đối chứng đối chứng đối chứng 17,61c 100,00 49,38c 100,00 57,03c 100,00 17,67bc 100,38 50,65bc 102,56 58,56bc 102,68 17,91bc 101,74 51,91ab 105,10 59,01a 103,47 18,12a 102,90 52,89a 107,10 59,18a 103,77 Giai đoạn cây con Giai đoạn ra hoa * * * 0,49 1,41 1,57 Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: Ở giai đoạn cây con chiều cao cây cà chua ở các công thức bón phân kali với hàm lượng cao tăng hơn so với công thức bón hàm lượng kali thấp. chiều cao cây ở các công thức dao động từ (17,607 cm - 18,117 cm). Trong đó cao nhất là ở CT4 (18,12 cm), thấp nhất ở CT1 917,61 cm). Tuy nhiên sự gia tăng chiều cao của các công thức trong giai đoạn này không nhiều; dao động từ 0,38 % - 2,90 %. Sự sai khác về chiều cao cây có ý nghĩa thống kê giữa CT1 và CT4 còn sự sai khác giữa các công thức khác thì không có ý nghĩa thống kê. Chiều cao cây cà chua trong giai đoạn ra hoa dao động từ 49,383 cm 52,89 cm. Chiều cao cây cà chua cao nhất là ở CT4 (52,89 cm) và thấp nhất là ở CT1 (49,383 cm). Chiều cao cây cà chua ở các công thức bón hàm lượng 28 kali cao đều cao hơn so với chiều cao của cây cà chua ở công thức bón kali với hàm lượng thấp nhất (CT1). Và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê giữa CT1 với CT3, CT4; CT2 với CT4. Ở giai đoạn hình thành quả chiều cao trung bình của cây cà chua ở các công thức dao động từ 57,03 cm - 59,177 cm. Các công thức bón hàm lượng phân kali cao (CT2, CT3, CT4) đều có chiều cao trung bình cao hơn so với công thức bón hàm lượng phân kali thấp (CT1). Sự sai khác ở CT1 với CT3, CT4 là có ý nghĩa thống kê. Nhận xét: Như vậy, ở CT4 với hàm lượng phân kali bón cao nhất (150 kg kali/ha) thì chiều cao của cây đạt trị số cao nhất và ở CT1 (100 kg kali/ha) chiều cao cây cà chua thấp nhất so với các công thức còn lại. Điều đó có thể giải thích kali xúc tác quá trình quang hợp, làm tăng sự tổng hợp các hợp chất gluxit, protein nên thúc đẩy sự tăng nhanh chiều cao cây cà chua. 3.2.2. Ảnh hưởng của phân kali đến số lá trên cây cà chua qua 3 giai đoạn Số lượng lá trên thân cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cà chua. Lá là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, thực hiện các chức năng tổng hợp chất hữu cơ thông qua năng lượng ánh sáng mặt trời và tích lũy chất khô cung cấp cho hoạt động sống của cây [12]. Số lượng lá trên cây tùy thuộc vào mỗi thời kỳ và tác động của điều kiện ngoại cảnh. Cây có bộ lá phát triển tốt thì tổng hợp được nhiều chất hữu cơ nuôi cây, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Do đó, để tìm hiểu ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali khác nhau đến số lượng lá trên cây cà chua, chúng tôi tiến hành xác định và thu được kết quả ở bảng 3.3 Bảng 3.3. Số lá trên cây cà chua qua 3 giai đoạn 29 Giai đoạn cây con Công thức Số lá % so với đối chứng CT1 7,17a 100,00 CT2 7,33a 102,32 CT3 7,40a 103,25 CT4 7,47a 104,18 Mức ý nghĩa Ns LSD 0,37 Kết quả thu được ở bảng 3.3 cho thấy: Giai đoạn ra hoa % so với Số lá 18,23c 19,90b c 22,47a b 23,47a đối Giai đoạn hình thành quả % so Số lá với đối chứng 100,00 23,27c chứng 100,00 109,14 24,07b 103,44 123,22 25,37a 109,03 128,71 25,27a 108,60 * 2,73 * 0,79 Ở giai đoạn cây con: Số lá trên cây cà chua ở các công thức dao động từ 7,17 đến 7,47 lá. Sự sai khác về số lá trên cây ở giai đoạn này không có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn ra hoa : Số lá trên cây ở các công thức đạt từ 18,23 - 23,47 lá. Trong đó các công thức có phân kali cao tăng từ 9,14 % đến 28,71 % và sự sai khác giữa CT1 với CT3, CT4 và CT2 với CT4 là có ý nghĩa thống kê. Ở giai đoạn này số lá cây nhiều hơn giai đoạn cây con, vì đây là giai đoạn sinh trưởng và phát triển mạnh nhất của cây cà chua. Giai đoạn này số lá tăng mạnh để tổng hợp các chất cung cấp cho sự hình thành hoa và chuẩn bị tích lũy dinh dưỡng cho quá trình hình thành quả. Giai đoạn hình thành quả: Số lá trên cây cao nhất là ở CT3 (25,267 lá) và thấp nhất là ở CT1 (23,27 lá). Sự sai khác về số lá/ cây giữa CT1 với CT2, CT3, CT4 và CT2 với CT3, CT4 là có ý nghĩa thống kê. Ở giai đoạn này số lá cây nhiều hơn giai đoạn ra hoa , vì đây là giai đoạn cây cà chua sinh trưởng tối đa, chủ yếu tập trung dinh dưỡng vận chuyển về quả. Trong giai đoạn này 30 số lá không tăng lên nhiều so với giai đoạn cây ra hoa, bởi vì có một số lá đã chuyển qua quá trình già và rụng đi. 3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón kali đến số nhánh trên cây cà chua qua 3 giai đoạn Số nhánh trên cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của cây và cũng là chỉ tiêu để đánh giá vai trò của các loại phân bón đến khả năng hình thành nhánh của cây cà chua. Trong đó kali là một loại phân tác động tích cực đến sự phân hóa nhánh của cây [27], [42]. Do đó, để đánh giá tác động của các mức phân bón kali đến sự hình thành nhánh của cây, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu và trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Số nhánh trên cây cà chua qua 3 giai đoạn Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD 0,05 Số nhánh trên cây cà chua qua 3 giai đoạn Giai đoạn hình thành Giai đoạn cây con Giai đoạn ra hoa quả Số % so đối % so đối % so đối Số nhánh Số nhánh nhánh chứng chứng chứng 1,23a 100,00 4,23c 100,00 4,37b 100,00 1,27a 102,76 4,33c 102,36 4,47ab 102,29 1,27a 102,76 4,80ab 113,40 4,90ab 112,21 1,33a 108,11 4,97a 117,34 5,03a 115,25 Ns * * 0,26 0,63 0,60 Số liệu thu được ở bảng 3.4 cho thấy: Ở giai đoạn cây con thì sự hình thành số nhánh/ cây cà chua diễn ra chưa nhiều. Ở các công thức chỉ đạt từ 1,23 - 1,33 nhánh/ cây. Tuy nhiên, sự sai khác về số nhánh/ cây giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê. Ở giai đoạn cây ra hoa số nhánh trên cây dao động từ 4,23 - 4,97 nhánh/cây. Số nhánh trên cây cà chua tăng nhiều hơn ở các công thức bón phân kali với hàm lượng cao; cao nhất ở CT4 (bón 150 kg kali/ha) đạt 4,97 31 nhánh/cây và thấp nhất ở CT1 (bón 100 kg kali/ha) đạt 4,23 nhánh/ cây. Sự sai khác về số nhánh ở CT1 và CT2 so với CT4 là có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn hình thành quả: Số nhánh trên cây hầu như không tăng thêm so với giai đoạn ra hoa. Số nhánh/ cây dao động từ 4,37- 5,03 nhánh/cây. Số nhánh/cây cao nhất ở CT4 (5,03 nhánh/cây). Sự sai khác về số nhánh ở CT1 với CT4 là có ý nghĩa thống kê. Còn số nhánh ở CT2, CT3, CT4 thì tương đương nhau. Sở dĩ trong giai đoạn này số nhánh không có sự thay đổi nhiều bởi vì trong giai đoạn này dinh dưỡng chủ yếu tập trung để nuôi dưỡng quả và tiếp tục hình thành hoa. 3.2.4. Ảnh hưởng của phân bón kali đến thời gian ra hoa, hình thành quả và thu quả đợt 1. Cây cà chua cũng như nhiều loại cây trồng khác, để hoàn thành một chu kỳ sống, chúng phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mình. Các giai đoạn dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của từng loại giống, điều kiện chăm sóc, phân bón và điều kiện ngoai cảnh tác động lên từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của chúng. Nắm được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây để tác động các biện pháp lỹ thuật theo hướng có lợi, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng của các điều kiện bất thuận. Ngoài ra biết được thời gian sinh trưởng, phát triển của giống giúp ta xác định được thời điểm thu hoạch thích hợp, nhằm giải quyết tốt khâu thu hoạch và sau thu hoạch. Đồng thời cũng dựa vào đó để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, bón phân hợp lý, nhằm tăng hệ số sử dụng đất, tăng năng suất trên một đơn vị diện tích. Nhìn chung cây cà chua rất mẫn cảm với phân bón đặc biệt là kali, vì vậy sử dụng phân bón thích hợp sẽ nâng cao sản lượng và chất lượng quả. Sự ra hoa của cây là điều kiện quan trọng nhất liên quan tới sự hình thành quả. Nếu ra hoa muộn thì sự hình thành quả cũng muộn. Việc rút ngắn thời gian của các giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng có thể làm cho cây cà chua ra hoa, hình 32 thành quả sớm. Vì vậy việc bón phân kali đúng, đủ liều lượng sẽ giúp cây cứng chắc, có số lá thích hợp để ra hoa, tạo quả sớm và tập trung hơn. Do vậy, chúng tôi tiến hành theo dõi trên các công thức thí nghiệm và kết quả thu được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Thời gian ra hoa, thời gian hình thành quả, ngày thu quả đợt 1 Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 Thời gian ra hoa (ngày) 36 34 34 33 Thời gian hình thành quả ( ngày) 44 42 42 40 Ngày thu quả đợt 1 (ngày) 74 72 72 71 Thời gian ra hoa: Thời gian ra hoa của cây cà chua khoảng từ 33 - 37 ngày sau khi gieo hạt. Trong đó ở CT4 ra hoa sớm nhất (33 ngày) và ở CT1 ra hoa muộn nhất (36 ngày). Điều này có thể thấy việc bón phân kali ở mức cao đã giúp cho cây tăng nhanh các hợp chất gluxit và giảm các hợp chất protein nên cây chuyển sang ra hoa nhanh hơn [27], [42]. Thời gian hình thành quả: Sau khi trải qua các giai đoạn ra hoa tập trung, cây cà chua bắt đầu bước vào giai đoạn đậu quả. Sự thụ phấn có thể xảy ra từ 2 -3 ngày sau khi nở. Trong điều kiện thuận lợi sau khi thụ phấn được khoảng 2 ngày sẽ xảy ra quá trình thụ tinh và bầu noãn sẽ phát triển thành quả non sau 4 -5 ngày [2]. Như vậy, thời gian còn lại là thời gian lớn lên và tích lũy vật chất vào quả. Qua bảng 3.5 chúng tôi thấy rằng thời gian đậu quả ở các công thức là khác nhau là khác nhau, dao động từ 40 – 44 ngày, ở CT4 thời gian đậu quả diễn ra nhanh hơn chỉ sau 40 ngày trồng công thức có khả năng đậu quả sớm nhất là CT4 chỉ sau 40 ngày trồng và so với CT1 ngắn hơn 4 ngày. 33 Thời gian thu quả đợt 1: Sau khi cà chua đậu quả tiếp tục tăng trưởng và tích lũy các chất. Nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, quả sẽ phát triển nhanh và đạt tới kích thước tối đa. Thời gian từ khi ra hoa đến khi quả chín hoàn toàn (20 – 30 ngày sau khi ra hoa). Thời gian này chủ yếu tích lũy tinh bột và đường trong quả, hình thành pectin ở thịt quả. Như vậy quả sau khi thụ phấn thụ tinh khoảng 30 ngày có thể tiến hành thu hái cà chua. 3.3. Ảnh hưởng của phân bón kali đến một số chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất của giống cà chua F1 (311) 3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón kali đến một số chỉ tiêu về năng suất của giống cà chua F1(311). 3.1.1.1. Ảnh hưởng của phân bón kali đến một số chỉ tiêu về số hoa/cây, số quả/cây và tỷ lệ đậu quả Qua quá trình theo dõi số hoa/ cây, số quả/ cây, tỷ lệ đậu quả/ câycây từ giai đoạn ra hoa đến giai đoạn hình thành quả chúng tôi thu được số liệu và trình bày ở bảng sau. Bảng 3.6. Số hoa/cây, số quả/ cây, tỷ lệ hình thành quả Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 Số hoa/ cây Số hoa % so với (hoa) đối chứng 71,73c 100,00 68,40c 95,35 83,47ab 116,36 79,03a 11,02 Số quả/ cây Số quả % so với (quả) đối chứng 30,00b 100,00 28,70b 95,67 37,30a 124,33 37,67a 125,56 Tỷ lệ đậu quả Tỷ lệ % so với (%) đối chứng 42,56c 100,00 43,62c 102,47 45,35ab 106,54 47,99a 112,76 * * * 10,97 4,66 3,03 Kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy: 34 Số hoa trên cây: Cà chua là loại cây trồng có số lượng hoa khá lớn. được quyết định bởi đặc tính di chuyền của giống. Nhưng khả năng đậu quả của cà chua lại được quyết đinh bởi tính chịu nhiệt. Nếu như nhiệt độ quá cao ảnh hưởng rất lớn đến sức sống của hạt phấn, sự nảy mầm của hạt phấn và sự phát triển của ống phấn. Nếu như nhiệt độ xuống thấp thì hoa bị hư, ít hoa, hoa dị hình. Cà chua ngừng ra hoa khi nhiệt độ dưới 15 0C. Ngoài ra các điều kiện khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tỷ lệ đậu quả như: Phân bón không hợp lý, cung cấp các chất dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối cũng làm tăng tỷ lệ rụng hoa và quả [27], [3], [2]. Số hoa trên cây ở các công thức bón phân khác nhau có sự khác nhau. Cao nhất là ở công thức 3 (140kg K 2O/ha) đạt 83,467 hoa/ cây và thấp nhất là ở công thức 2 (120kg K 2O /ha) đạt 68,4 hoa trên cây. Tuy nhiên, sự sai khác số hoa/ cây ở CT1, CT2 so với CT3 là có ý nghĩa thống kê. Số quả trên cây: Là yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất của giống. Ở CT4 số quả trên cây chiếm số lượng cao nhất so với các công thức còn lại cụ thể là ở CT4 đạt 37,67 quả/ cây chiếm 125,56 % so với CT1. Và số lượng quả trên cây thấp nhất ở CT2 đạt 28,70 quả/ cây giảm 4,33 % so với CT1. Sự sai khác về số quả/ cây ở các công thức: CT1 với CT3, CT4; CT2 với CT3, CT4 có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ đậu quả: Cà chua có khả năng ra nhiều hoa nhưng dễ rụng. Nếu hạn chế rụng sẽ dẫn đến năng suất cao. Khi gặp điều kiện bất lợi như nhiệt độ quá cao hay quá thấp, chất dinh dưỡng không đầy đủ, kỹ thuật bón phân không hợp lý, độ ẩm không thích hợp, bị sâu, bệnh sẽ làm cho hoa dễ bị rụng. tuy nhiên để có quả hình thành thì hoa phải trải qua quá trình thụ phấn và thụ tinh. Ngoài các yếu tố về thời tiết thì việc sử dụng phân bón hợp lý làm giảm 35 tỷ lệ rụng quả . Tỷ lệ đậu quả là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất cà chua. Bón phân kali với các hàm lượng tăng dần ở các công thức CT1 (100 kg K2O/ha); CT2 (130 kg K2O /ha); CT3 (140 kg K2O /ha); CT4 (150 kg K2O /ha) làm cho tỷ lệ đậu quả tăng lên. Cụ thể ở CT1 với hàm lượng phân bón kali thấp nhất (100 kg K 2O /ha) thì tỷ lệ đậu quả thấp hơn so với các công thức khác. Ở CT2 tỷ lệ đậu quả tăng 2,467 % so với CT1; CT3 tăng 6,545 % so với CT1; CT4 tăng 12,757 % so với CT1. Sự sai khác về tỷ lệ đậu quả có ý nghĩa thống kê giữa CT1, CT2 so với CT4. 3.3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón kali đến một số chỉ tiêu về đường kính quả, độ dày thịt quả, số hạt trong quả. Bảng 3.7 Đường kính quả, độ dày thịt quả, số hạt trong quả Số hạt trong quả Công thức Số hạt (hạt) % so với đối chứng CT1 CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 70,13c 76,83bc 80,43ab 86,07a 100,0 109,55 114,69 122,72 * 7,13 Đường kính quả Đường % so với kính quả đối chứng (cm) 4,98c 100,00 5,00c 100,46 5,12ab 102,87 5,30a 1,065 * 0,30 Độ dày thịt quả Độ dày % so với thịt quả đối (cm) chứng 0,49c 100,00 0,52bc 104,42 0,55ab 110,04 0,56a 113,05 * 0,04 Kết quả thu được ở bảng 3.7 cho thấy: Số hạt trong quả: Ở các công thức bón phân kali khác nhau thì số hạt trong quả cũng khác nhau. Số hạt trong quả tăng dần từ công thức bón phân kali hàm lượng thấp đến công thức phân kali với hàm lượng cao. Số hạt trong quả ở CT4 nhiều nhất (86,067 hạt) và ít nhất là ở CT1(70,133 hạt ). Sự sai 36 khác số hạt trong quả giữa CT1 với CT3, CT4; CT2 và CT4 có ý nghĩa thống kê. Đường kính quả: Đường kính quả cà chua dao động từ 4,98 cm - 5,30 cm. Lớn nhất là ở CT4 (5,30 cm) tương đương với hàm lượng phân kali bón là 150 kg K2O /ha; nhỏ nhất là CT1 (4,977 cm) với hàm lượng phân kali bón 100 kg/ha. Như vậy, đường kính quả cà chua tăng cao ở các công thức bón phân kali với hàm lượng cao. Sự sai khác về đường kính quả giữa các công thức: CT1 với CT2; CT2 với CT4 có ý nghĩa thống kê. Độ dày thịt quả: Độ dày thịt quả là yếu tố tạo độ chắc của quả. Độ dày thịt quả cao sẽ làm tăng giá trị thương phẩm và quả dễ bảo quản, vận chuyển. Độ dày thịt quả cà chua có sự tương quan với hàm lượng phân bón kali ở các công thức. Độ dày thịt quả ở các công thức CT2, CT3, CT4 đều dày hơn so với CT1. Độ dày thịt quả cà chua ở các công thức thí nghiệm dao động từ 0,49-0,56 cm. Dày nhất là ở CT4 (0,56 cm) và thấp nhất là ở CT1 (0,49 cm). Sự sai khác về độ dày thịt quả giữa CT1 với CT3, CT4 và CT2 với CT4 là có ý nghĩa thống kê. 3.3.1.3. Khối lượng trung bình quả, khối lượng quả trên cây Khối lượng trung bình quả và khối lượng quả trên cây là yếu tố quyết định năng suất của giống cây trồng. Khối lượng trung bình quả và khối lượng của quả trên cây phụ thuộc vào giống, điều kiện kỹ thuật canh tác, nguồn dinh dưỡng. Nguồn dinh dưỡng cung cấp đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho quả lớn nhanh và khối lượng quả lớn, từ đó làm tăng năng suất của cây trồng. Việc cung cấp kali giúp cho cây chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường, tăng cường độ quang hợp, tổng hợp các chất, vận chuyển và tích lũy các chất có hiệu quả hơn [42]. Do đó, chúng tôi đã tiến hành xác định khối lượng trung bình quả và khối lượng quả/ cây. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8 Bảng 3.8. Khối lượng trung bình quả, khối lượng quả trên cây Công thức Khối lượng trung bình của quả Khối lượng quả trên cây 37 Khối lượng (gam) 60,54a 61,11a 63,31a 65,31a CT1 CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 % so với đối chứng 100,00 100,93 104,67 107,88 Khối lượng (kg) 1,54c 1,63bc 1,88ab 1,79a Ns 10,99 % so với đối chứng 100,00 105,97 122,27 116,20 * 0,21 Kết quả thu được ở bảng 3.8 cho thấy: Khối lượng trung bình của quả: Khối lượng trung bình của quả dao động từ 60,54- 65,31 g. Khối lượng trung bình của quả lớn nhất là ở CT4 (65,31 g) và thấp nhất là CT1. Sự sai khác về khối lượng trung bình của quả ở các công thức không có ý nghĩa thống kê. Khối lượng quả trên cây: Khối lượng quả trên cây cao nhất là ở CT3 (1,88 kg) chiếm 122,27 % so với CT1; và khối lượng quả trên cây thấp nhất là ở CT1 (1,54 kg). Sự sai khác giữa CT1 với CT3 và CT4; CT2 với CT3 là có ý nghĩa thống kê. 3.3.1.4. Năng suất lý thuyết, năng suất thực tế Năng suất là yếu tố cuối cùng quyết định đến hiệu quả kinh tế của giống. Năng suất chịu sự tác động rất lớn của giống và điều kiện canh tác trong đó phân bón góp phần quan trọng. Vì vậy để tìm hiểu ảnh hưởng các mức phân bón kali khác nhau chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả ở bảng 3.9. Bảng 3.9. Năng suất lý thuyết, năng suất thực thu Công thức CT1 CT2 CT3 Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu NS/ ô thí NS/ ô thí nghiệm NS/ ha % so với NS/ ha % so với nghiệm 2 (30m ) (tấn) CT1 (tấn) CT1 (30m2) (kg) (kg) 69.29 23,68c 100,00 46,19 15,79b 100,00 73.46 25,10ab 105,98 53,86 18,41b 116,59 83.14 28,42a 120,00 69,28 23,68a 149,97 38 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 80.49 27,51a 116,17 69,76 23,84a * * 3,39 2,8 150,99 Năng suất lý thuyết: Là chỉ tiêu phản ánh tiềm năng năng suất của cà chua trong điều kiện nhất định, có thể xác định được lúc chưa thu hoạch. Năng suất lý thuyết cao hay thấp phụ thuộc vào cá thể và mật độ trồng. Năng suất lý thuyết của cà chua cao nhất là ở CT3 (28,15 tấn/ha), tăng 20 % so với CT1; ở CT4 (27,51tấn/ha ), tăng 16,17 % so với CT1; CT2 (25,10 tấn/ha) tăng 5,99 % so với CT1 và sự sai khác về năng suất lý thuyết giữa CT1 với CT3, CT4 là có ý nghĩa thống kê. Năng suất thực thu: Là sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích. Năng suất thực thu thấp hơn năng suất lý thuyết bởi các yếu tố hạn chế trên đồng ruộng như sâu, bệnh, hạn hán, kỹ thuật canh tác. Năng suất thực thu là chỉ tiêu phản ánh thực sự tác động của các biện pháp canh tác. Năng suất thực thu không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của giống mà còn phụ thuộc rất lớn vào các yêu tố dinh dưỡng cho cây trồng. Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy năng suất thực thu của cà chua ở CT4 chiếm vị trí cao nhất (23,84 tấn/ha), tăng 50,99 % so với CT1 (15,79 tấn/ha); ở CT3 (23,68 tấn/ha), tăng 49,97 % so với CT1; CT2 (18,41tấn/ha), tăng 16,59 % so với CT1. Như vậy khi bón phân kali với hàm lượng khác nhau ở các công thức thì theo đó năng suất thực thu của cà chua cũng khác nhau và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê giữa CT1 với CT3 và CT4. Điều đó cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Võ Minh Thứ, Võ Ngọc Khanh (2010) trên cây mía bón phân kali từ 150300 kg K2O/ha làm tăng năng suất từ 128,0- 168,0 tấn/ ha. Kết quả nghiên cứu trên cây hành cũng cho thấy bón phân kali từ 160- 220 kg/ ha cũng làm tăng năng suất thực thu từ 4- 22% so với đối chứng [33]. 39 3.1. Biểu đồ về năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của cà chua ở các công thức thí nghiệm 3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón kali đến một số chỉ tiêu về phẩm chất quả cà chua của giống cà chua F1(311) 3.3.2.1. Hàm lượng nước và chất khô Kết quả xác định hàm lượng nước và chất khô trong quả cà chua chín được chúng tôi trình bày ở bảng 3.10. Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 Hàm lượng nước Hàm lượng % so với đối nước (%) chứng 95,21c 100,00 95,10bc 99,89 94,31ab 99,06 94,67a 99,44 * 0,44 Hàm lượng chất khô Hàm lượng % so với đối chất khô (%) chứng 4,79c 100,00 4,90bc 102,27 5,69ab 118,70 5,33a 111,11 * 0,44 Kết quả phân tích ở bảng 3.10 cho thấy: Hàm lượng nướctổng số, chất khô trong quả: Cà chua thuộc loại quả mọng, chứa hàm lượng nước rất cao từ 93-95 %, chất khô: 5-7 % [27]. Nước trong quả chủ yếu ở dạng tự do, dạng liên kết chỉ một phần nhỏ nằm trong hệ keo của tế bào. Hàm lượng nước trong quả cà chua ở các công thức có bón hàm lượng phân kali nhiều thì thấp hơn so với ở công thức bón hàm lượng phân kali thấp. Cụ thể ở CT2 hàm lượng nước tổng số giảm 0,11 %; ở CT3 giảm 0,90 %; CT4 giảm 0,54 % lượng nước tổng số so với CT1. Sự sai khác về hàm lượng nước có ý nghĩa thống kê ở các công thức CT1 với CT3, CT4 và CT2 với CT3. Khác với hàm lượng nước hàm lượng chất khô ở các công thức thí 40 nghiệm lại cao hơn so với CT1. Cụ thể, hàm lượng chất khô ở CT2 tăng 2,27 %, CT3 tăng 18,70 % , CT4 tăng 11,11 % so với hàm lượng chất khô ở CT1. Sự sai khác về hàm lượng chất khô có ý nghĩa thống kê giữa các công thức CT1 với CT3, CT4 và CT2 với CT3. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, cho thấy kali xúc tiến sự tỏng hợp diệp lục, protein, tinh bột, cellulose nên làm tăng sự tích lũy chất khô. 3.3.2.2. Hàm lượng đường, vitamin C, kali trong quả cà chua chín Một trong những chỉ tiêu để đánh giá phẩm chất của quả cà chua là lượng đường, vitamin C và kali trong quả. Vitamin C làm tăng cường sức đề kháng và chống viêm nhiễm cho cơ thể con người [57], [58]. Do đó, để tìm hiểu ảnh hưởng của các mức phân bón kali khác nhau đến hàm lượng đường, vitamin C, kali khác nhau chúng tôi đã tiến hành phân tích và thu được kết quả ở bảng sau. Bảng 3.11. Hàm lượng đường, vitamin C, kali trong quả cà chua Hàm lượng đường Công thức Hàm lượng vitamin C Hàm % so với Vitamin C % so với lượng đối (mg/ 100 g đối đường (%) chứng chất tươi) chứng CT1 13,25b 100,00 29,89c CT2 13,80b 104,89 30,62c CT3 16,14a 121,82 32,66b CT4 16,93a 127,81 33,99a Mức ý * * nghĩa LSD0,05 0,84 1,14 Kết quả phân tích ở bảng 3.11 cho thấy: 100,00 102,42 109,27 113,70 Hàm lượng kali Hàm lượng kali (%) 3,48 3,68 3,95 4,01 % so với đối chứng 100,00 105,75 113,51 115,23 Hàm lượng đường: Hàm lượng đường ở các công thức bón phân kali 41 khác nhau sai khác không đáng kể. Cụ thể, CT1 đạt 13,25 %, CT2 đạt 13,8 %, CT3 đạt 16,14 %, CT4 đạt 16,93 %. Như vậy bón phân kali ở mức 140- 150 kg K2O/ ha đã làm tăng lượng đường trong quả hơn so với mức bón 100- 120 K2O/ ha. Sự khác biệt giữa các công thức: CT1với CT3 và CT4; CT2 với CT3 và CT4 là có ý nghĩa thống kê. Sự gia tăng hàm lượng đường trong quả cà chua chín có lẽ là do tác động của kali làm tăng sự tổng hợp các loại đường đơn (glucose, fructose) và do đó làm thay đổi độ ngọt. Hàm lượng vitamin C: Hàm lượng viatmin C ở CT2 tăng 2,42 %, CT3 tăng 9,27 %, CT4 tăng 13,70 % so với CT1. Điều này cho thấy kali tác động thúc đẩy sự tổng hợp vitamin C trong quả cà chua chín. Sự khác biệt giữa các công thức về hàm lượng vitamin C: CT1 với CT3, CT4; CT2 với CT3 và CT4; CT2 và CT3 có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng kali trong quả: Các công thức bón kali khác nhau hầu như không có sự sai khác, đạt từ 3,48- 4,01 %. Trong đó cao nhất ở CT4 (4,01 %) và thấp nhất ở CT1 (3,48 %). Như vậy, việc bón kali ở mức cao cũng có ảnh hưởng đến sự tích lũy kali trong quả cà chua chín. 3.4. Ảnh hưởng của phân bón kali đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh trong lá 3.4.1 Ảnh hưởng của phân bón kali đến hàm lượng nước trong lá Nước là thành phần bắt buộc trong cơ thể sống nói chung và ở thực vật nói riêng. Hàm lượng nước trong cây thường đạt khoảng 70 – 90 % khối lượng của cây, tuy nhiên hàm lượng nước trong cây thay đổi tùy theo loài, mô và các bộ phận khác nhau của cây. Ngoài ra, hàm lượng nước còn phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng, phát triển và điều kiện sống của cây [22]. Trong cơ thể thực vật, nước tồn tại ở hai dạng là nước tự do và nước liên kết. Nước tự do chiếm một lượng lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của thực vật, quy định cường độ và chiều hướng các quá trình sinh lý, sinh hóa trong hoạt động sống của cây. Dạng nước này vẫn giữ được tính chất vật lý, hóa học, sinh học bình thường của nước. Nước liên kết chiếm 42 khoảng 15 – 30 % lượng nước trong cây. Tùy theo mức độ khác nhau mà dạng này có thể mất tính chất ban đầu của nước như khả năng làm dung môi kém, nhiệt dung giảm xuống, độ đàn hồi tăng lên, nhiệt độ đông đặc thấp. Nước liên kết đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh vì nó làm cho các phân tử phân tán khó lắng xuống, hiện tượng ngưng kết ít xảy ra. Hàm lượng nước liên kết có liên quan với tính chống chịu của thực vật như chịu hạn, chịu rét. Trong cơ thể còn non, hàm lượng nước liên kết thấp hơn cơ thể già. Khi gặp điều kiện khô hạn, hàm lượng nước liên kết tăng lên [27] Vì vậy, để tìm hiểu ảnh hưởng của phân bón kali đến hàm lượng các dạng nước trong cây cà chua qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà chua. Chúng tôi đã tiến hành xác định và thu được kết quả trình bày ở các bảng 3.12 Bảng 3.12: Hàm lượng nước trong lá cà chua ở các giai đoạn: cây con, ra hoa, hình thành quả. Công thức CT1 (ĐC) CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 CT1 (ĐC) CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 Giai đoạn cây con Nước tổng số Nước tự do Hàm lượng Hàm lượng CV CV (%) (%) (%) (%) 85,03c 0,15 66,99c 0,06 85,16bc 0,14 66,96c 0,09 85,24ab 0,10 67,06ab 0,38 85,42a 0,10 67,26a 0,11 * * 0,20 0,26 Giai đoạn ra hoa Hàm lượng Hàm lượng CV CV (%) (%) (%) (%) 83,19d 0,10 64,83d 0,17 83,56c 0,26 65,08c 0,13 84,078b 0,05 65,76b 0,11 84,39a 0,08 65,29a 0,12 * * 0,23 0,16 Giai đoạn hình thành quả Hàm lượng CV (%) Hàm lượng CV Nước liên kết Hàm CV lượng (%) (%) 18,03a 0,73 18,20a 0,50 18,18a 1,8 18,21a 0,53 Ns 0,37 Hàm lượng (%) 18,36c 18,47bc 18,58ab 18,63a * 0,24 Hàm CV (%) 0,94 0,72 0,20 0,62 CV 43 (%) CT1 (ĐC) CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 78,08c 78,69bc 79,59b 78,82a 0,09 0,12 0,80 0,18 * 0,62 (%) (%) 57,18d 58,78c 59,35b 57,73a 0,25 0,16 0,16 0,300 * 0,25 lượng (%) 20,90c 19,91bc 20,23ab 20,56a (%) 0,91 0,14 3,61 1,44 * 0,77 Qua kết quả thu được ở bảng 3.12 chúng tôi nhận thấy: Giai đoạn cây con: Hàm lượng nước tổng số trong lá ở các công thức có bón phân kali (CT1,CT2, CT3, CT4) có xu hướng tăng dần ở các công thức có hàm lượng phân bón kali cao. Cụ thể, hàm lượng nước tổng số trong lá ở các công thức CT1; CT2; CT3; CT4 lần lượt là 85,03 %; 85,16 %; 85,24 %; 85,42 % khối lượng tươi. Trong đó, hàm lượng nước tổng số trong lá cao nhất là ở CT4 (85,42 %). Như vậy, việc bón phân kali đã có ảnh hưởng tích cực đến quá trình hút và tích lũy nước trong mô tế bào, từ đó làm tăng lượng nước trong lá cây sắn. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy vai trò của kali làm tăng khả năng hút nước của cây [12], [13]. Tuy nhiên, chỉ có sự sai khác về hàm lượng nước tổng số trong lá ở CT3; CT4 với CT1 và CT2 với CT4 là có ý nghĩa thống kê. Còn sự sai khác ở các công thức còn lại đều không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, hàm lượng nước tự do và nước liên kết trong lá dao động từ 66,96 –67,26 % và 18,03 – 18,21 % khối lượng tươi. Sự sai khác về hàm lượng nước tự do giữa công thức CT1, CT2 với CT4 là có ý nghĩa thống kê. với độ tin cậy 95 %. Về hàm lượng nước liên kết sự sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn ra hoa: Hàm lượng nước tổng số, nước tự do, nước liên kết trong lá cà chua ở giai đoạn này thấp hơn so với giai đoạn trước. Tương tự như giai đoạn trước, hàm lượng nước tổng số, nước tự do, nước liên kết ở các công thức có bón phân kali cao hơn đều cao hơn CT1. Cụ thể, hàm lượng 44 nước tổng số dao động từ 83,19- 84,39 % khối lượng tươi; hàm lượng nước tự do dao động từ 64,83- 65,29 % và hàm lượng nước liên kết dao động từ 18,36-18,63 %. Ở CT4 hàm lượng nước tổng số trong lá đạt trị số cao nhất chiếm 84,39%. Như vậy, việc bón phân kali đã ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng nước tổng số trong lá. Sự sai khác về hàm lượng nước tổng số trong lá ở giai đoạn này ở CT2, CT3, CT4 với CT1 và CT3, CT4 với CT2, CT3 với CT4 là có ý nghĩa thống kê, còn hàm lượng nước tự do cũng tương tự ở CT2, CT3, CT4 với CT1 và CT3, CT4 với CT2, CT3 với CT4 là có ý nghĩa thống kê. Còn hàm lượng nước liên kết ở CT1 và CT4 là có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn hình thành quả: Hàm lượng nước tổng số, nước tự do, nước liên kết trong lá cà chua ở các công thức CT1, CT2, CT3, CT4 dao động từ : 78,077-79,586 % đối với nước tổng số, 57,18-59,355 % đối với nước tự do, 19,913 -20,897 % chất tươi đối với nước liên kết. Ở giai đoạn này hàm lượng nước tổng số, nước tự do ở các công thức có bón phân kali cao hơn cũng đều cao hơn ở CT1. Tuy nhiên, hàm lượng nước liên kết ở giai đoạn này ở cácn công thức chênh lẹch không đáng kể từ 0,32- 0,99 %. Sự sai khác nước tổng số giữa các công thức CT3, CT4 với CT1; CT2 với CT3, CT3 với CT4 có ý nghĩa thống kê. Đối với nước tự do thì sự sai khác giữa các công thức đều có ý nghĩa thống kê, còn nước liên kết chỉ có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở CT1 với CT2; CT2, CT3 với CT4. * Nhận xét chung về hàm lượng nước tổng số, nước tự do, nước liên kết ở lá cà chua qua 3 giai đoạn Nước tổng số: Ở giai đoạn cây con hàm lượng nước tổng số là cao nhất, chiếm 85,05 % - 85,42 % chất tươi, sau đó có xu hướng giảm dần vào giai đoạn ra hoa (83,19- 84,39 chất tươi) và thấp nhất là giai đoạn hình thành quả (78,08- 79,59 chất tươi). Sở dĩ có sự giảm hàm lượng nước tổng số như vậy là do giai đoạn đầu rễ phát triển mạnh nên hút được nhiều nước hơn, càng về 45 sau thì quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh, đồng thời hàm lượng chất khô tích lũy tăng cao nên hàm lượng nước tổng số giảm. Nước tự do: Chúng tôi thấy hàm lượng nước tự do cũng như hàm lượng nước tổng số trong đó cũng giảm dần qua 3 giai đoạn. Cao nhất là ở giai đoạn cây con và thấp nhất vào giai đoạn trước thu hoạch. Hàm lượng nước tự do cao nhất ở giai đoạn đầu, vì đây là giai đoạn cây sinh trưởng và phát triển mạnh. Nước liên kết: Chúng tôi thấy hàm lượng nước liên kết xu hướng tăng dần về các giai đoạn sau. Như vậy, có thể thấy rằng trong cơ thể cây non hàm lượng nước liên kết thấp hơn trong cơ thể cây trưởng thành, vì thế sức chống chịu của cây trưởng thành cũng cao hơn cây còn non. Sự biến động về hàm lượng các dạng nước trong lá cà chua qua 3 giai đoạn được minh họa qua biểu đồ 3.2. Biểu đồ 3.2. Hàm lượng nước trong lá cà chua qua 3 giai đoạn cây con, ra hoa, hình thành quả 3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón kali đến hàm lượng diệp lục trong lá qua ba giai đoạn của giống cà chua F1(311) Quang hợp là quá trình trao đổi chất quan trọng đối với đời sống thực vật. Quang hợp tạo ra 90 – 95 % tổng lượng sinh khối của cây, phần còn lại là các chất dinh dưỡng khoáng. Quang hợp càng mạnh thì sự tích lũy chất khô càng tăng và dẫn đến cây trồng cho năng suất cao [22], [26], [27]. Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây đó là nhóm sắc tố lục, nó có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ mà các sắc tố khác không làm được chức năng này một cách trực tiếp và đầy đủ như vậy. Hai loại diệp lục giữ vai trò quan trọng trong quang hợp là diệp lục a và diệp 46 lục b. Diệp lục a tham gia trực tiếp vào phản ứng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, diệp lục b hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thu cho phân tử diệp lục a làm nhiệm vụ quang hóa. Thông qua hàm lượng và tỉ lệ các dạng diệp lục có thể đánh giá mức độ quang hợp, khả năng tổng hợp chất hữu cơ, khả năng chống chịu, chế độ dinh dưỡng của cây trong những môi trường nhất định [22]. Do đó, để tìm hiểu ảnh hưởng của phân bón kali đến hàm lượng các loại diệp lục trong lá cà chua chúng tôi tiến hành phân tích và thu được kết quả bảng 3.13. Bảng 3.13. Hàm lượng diệp lục trong lá cà chua ở các giai đoạn Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 Giai đoạn cây con Diệp lục a Diệp lục b Hàm Hàm % so % so lượng lượng với đối với đối (mg/g lá (mg/g lá chứng chứng tươi) tươi) 0,914a 100,00 0,467c 100,00 0,915a 100,11 0,520b 111,35 0,939a 102,74 0,574a 122,91 0,930a 101,75 0,602a 128,91 Diệp lục (a+b) Hàm % so với lượng đối (mg/g lá chứng tươi) 1,380c 100,00 1,437b 104,13 1,513a 109,64 1,531a 110,94 47 Mức ý nghĩa LSD0,05 CT1 CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 CT1 CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 Ns 0,033 * 0,029 Giai đoạn ra hoa 0,944c 100,00 0,631a 100,00 0,963c 102,01 0,626a 99,21 1,132b 119,92 0,635a 100,63 1,200a 127,12 0,696a 110,30 * Ns 0,067 0,136 Giai đoạn hình thành quả 1,018b 100,00 0,750a 100,00 1,112b 109,23 0,707a 94,27 1,245a 122,30 0,701a 93,47 1,273a 125,05 0,725a 96,67 * Ns 0,099 0,197 * 0,042 1.574b 1,590b 1,766a 1,896a 100,00 101,02 112,2 120,46 * 0,137 1,768c 1,819bc 1,945ab 1,997a 100,00 102,29 110,01 112,95 * 0,136 Số liệu thu được ở bảng 3.13 cho thấy: Giai đoạn cây con: Hàm lượng diệp lục a ở giai đoạn cây ra hoa hầu như không thay đổi ở các công thức. Hàm lượng diệp lục a đạt từ 0,9140,939 mg/g lá tươi và sự sai khác hàm lượng diệp lục a không có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng diệp lục b cao nhất là ở CT4 (0,602 mg/g lá tươi) và thấp nhất ở CT1 (0,467 mg/g lá tươi). Sự sai khác hàm lượng diệp lục b có ý nghĩa thống kê giữa CT1 với CT2, CT3, CT4 và CT2 với CT3, CT4. Hàm lượng diệp lục (a+b) tăng ở các công thức có bón phân kali hàm lượng cao. Cụ thể, là từ 4,13% -10,94 % và cao nhất là ở CT4, thấp nhất ở CT1. Sự sai khác về hàm lượng diệp lục (a+b) giữa CT1 với CT2, CT3, CT4 và CT2 với CT3, CT4 có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn ra hoa: Ở giai đoạn ra hoa hàm lượng diệp lục a tăng cao nhất là ở CT4 (1,200 mg/g lá tươi) và thấp nhất là ở CT1 (0,944 mg/g lá tươi). Sự sai khác hàm lượng diệp lục a ở CT1, CT2 với CT3, CT4 và CT3 với CT4 có ý nghĩa thống kê. Tương tự như vậy, hàm lượng diệp lục b cao nhất ở CT4 (0,696 mg/g lá tươi) và thấp nhất ở CT2 (0,620 mg/g lá tươi) và sự sai khác 48 của hàm lượng diệp lục b trong giai đoạn này không có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng diệp lục (a+b) tăng ở các công thức bón hàm lượng kali cao hơn so với CT1, cụ thể là tăng từ 1,02% - 20,46 %. Hàm lượng diệp lục (a+b) tăng đạt trị số cao nhất là ở CT4 (1,896 mg/g lá tươi) và thấp nhất là ở CT1 (1,574 mg/g lá tươi). Sự sai khác về hàm lượng diệp lục (a+b) ở CT1 với CT3, CT4; CT2 với CT3, CT4 có ý nghĩa thống kê. Giai đoạn thành quả: Hàm lượng diệp lục (a+b) ở các công thức đều cao hơn ở giai đoạn ra hoa. Trong đó cao nhất vẫn là ở công thức thứ 4 (1,997) tiếp đến là CT3 (1,945) và CT2 (1,819) và thâp nhất là ở CT1 (1,768 mg/g lá tươi). Sự sai khác hàm lượng diệp lục ở các công thức đều có ý nghĩa thống kê. Nhận xét Qua các bảng số liệu có thể nhận thấy hàm lượng diệp lục a luôn cao hơn hàm lượng diệp lục b ở tất cả các công thức và ở tất cả các giai đoạn. Ngoài ra, hàm lượng diệp lục ở tất cả các công thức đều tăng dần từ giai đoạn cây con đến giai đoạn ra hoa và giai đoạn hình thành quả. Điều này phù hợp với quá trình sinh trưởng, phát triển chung ở thực vật [22], [26]. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón kali đến hàm lượng các loại diệp lục trong lá cà chua qua 3 giai đoạn được minh họa qua biểu đồ sau. Biểu đồ 3.3. Hàm lượng diệp lục (a+b) trong lá cà chua qua 3 giai đoạn 3.5. Ảnh hưởng của phân bón kali đến tỉ lệ nhiễm sâu bệnh của giống cà chua F1 (311) Khí hậu nước ta rất thuận lợi cho các loại rau màu sinh trưởng và phát triển. Nhưng cũng là điều kiện thích hợp cho sâu, bệnh phát triển phá hại. 49 Sâu, bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng nói chung và cây cà chua nói riêng. Trong quá trình theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy xuất hiện các loại sâu. bệnh hại như bệnh xoăn lá, bệnh héo xanh, sâu xanh ăn lá và sâu đục quả. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng sau: Bảng 3.14. Tỷ lệ cây cà chua bị nhiễm sâu, bệnh gây hại Công thức CT1 CT2 CT3 CT4 Mức ý nghĩa LSD0,05 Tỉ lệ cây bị sâu hại Sâu ăn lá (%) Sâu đục quả (%) 26,67a 26,67 26,67a 26,67 26,67a 13,33 26,67a 13,33 Ns Ns 21,74 21,74 Tỉ lệ cây bị bệnh Bệnh xoắn lá Bệnh héo xanh (%) (%) 83,33a 33,33a 83,33a 26,67ab 83,33a 16,67bc 83,33a 13,33c Ns * 10,87 10,87 Kết quả ở bảng trên cho thấy: Tỷ lệ cây bị bệnh: Trong quá trình theo dõi tình sự sinh trưởng và phát triển của cây cà chua thì tôi thấy bệnh xoắn lá và bệnh héo xanh là hai bệnh xuất hiện và gây hại nặng nhất. Bệnh xoắn lá xuất hiện từ lúc cây bắt đầu đẻ nhánh ra hoa với mật độ rất cao trên 80 % số cây trồng bị bệnh xoắn lá và diễn ra trên toàn bộ các công thức. Điều này cho thấy phân kali không có ảnh hưởng đối với sự hạn chế bệnh xoắn lá. Bệnh héo xanh thì xuất hiện lúc cây bắt đầu ra hoa và từ đó cây cà chua bắt đầu bị lây lan và nhiễm bệnh, làm chết cây đến giai đoạn quả chín. Mặc dù trong quá trình làm đất đã bón vôi và thuốc để phòng ngừa bệnh héo xanh và khi xuất hiện bệnh tôi đã tiến hành phun thuốc đặc trị, thu gom và sát trùng đất. Tuy nhiên, tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh dao động từ 13,33- 33,33 % . Trong đó cao nhất là ở CT1 33,33 %, CT2 26,67 %, CT3 16,76 % và thấp nhất là ở CT4 13,33 %. Sự sai khác về tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh héo xanh ở CT1 với 50 CT3, CT4; CT2 với CT4 có ý nghĩa thống kê. Từ đó thấy được tác động của kali góp phần hạn chế tỷ lệ nhiễm bệnh của cây cà chua. Tỷ lệ cây bị sâu hại: Tỷ lệ cây bị sâu ăn lá ở các công thức là như nhau (26,67%) và đến giai đoạn hình thành quả thì bị sâu đục phá quả với tỷ lệ dao động từ 13,33- 26,67%. Trong đó ở CT1 và CT2 chiếm tỷ lệ cao (26,67%) và thấp hơn là ở CT3, CT4 (13,33%). Từ đó tôi thấy tình hình sâu ăn lá, sâu đục quả, bệnh héo xanh do vi khuẩn và bệnh xoắn lá. Đó là những tác nhân chính làm suy giảm năng suất cà chua. 3.6. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón kali đối với giống cà chua F1 (311) Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà chua nói riêng. vấn đề luôn được quan tâm nhất đó là hiệu quả kinh tế đạt được. Phải làm sao để vừa đạt được năng suất cao hơn nữa mà lại giảm được chi phí đầu vào mới được hiệu quả kinh tế cao.Thông thường ở một mức phân bón nhất định năng suất cây trồng tỷ lệ thuận với liều lượng phân bón. Song vấn đề đặt ra của việc sử dụng phân hóa học là xác định được liều lượng phù hợp để nâng cao được hiệu quả kinh tế của việc đầu tư. Hay nói cách khác vấn đề lỗ, lãi rất quan trọng. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả kinh tế dưới tác động của phân bón kali đối với cây cà chua chúng tôi tiến hành phân tích và trình bày ở bảng sau * Chi phí sản xuất và thu hoạch (tính cho 1ha ở công thức CT1) + Giống: 150 gói hạt giống cà chua F1(311) 1g x 13.000 đồng = 1.950.000 đồng + Phân bón kali: 9.000 đồng/kg x 164kg= 1.476.000 đồng + Phân urê: 8.000 đồng/kg x 120kg= 960.000 đồng + Phân lân: 4.000 đồng/kg x 120kg= 480.000 đồng + 20 tấn phân chuồng: 6.700.000 đồng + 500kg vôi: 375.000 đồng + Công sản xuất và thu hoạch: 120 công x 140.000 đồng = 16.800.000 đồng 51 + Cày: 3.500.000 đồng + Vận chuyển: Đơn vị thu mua vận chuyển + Thuốc bảo vệ thực vật và các chế phẩm hỗ trợ: 1.00.000 đồng + Vật liệu làm giàn: 4.200.000 đồng + Giá bán cà chua: 5.000 đồng/kg Như vậy, tổng chi phí sản xuất cho 1 ha CT1 là: 37.441.000 đồng Kết quả lợi nhuận, hiệu quả kinh tế được trình bày ở bảng 3.15 Kết quả lợi nhuận, hiệu quả kinh tế Công thức Doanh thu Chi phí (đồng) CT1(ĐC) CT2 CT3 CT4 (đồng) 78.938.000 92.049.000 118.396.000 119.209 37.441.000 37.738.000 38.035.000 38.179.000 Lợi nhuận Hiệu quả (đồng) 41.497.000 54.311.000 80.361.000 81.030.000 kinh tế 1.108 1.439 2.113 2.112 Từ số liệu bảng trên ta thấy công thức có lợi nhuận cao nhất là CT4 81.030.000, CT380.361.000, CT2: 54.311.000 và CT1 với lợi nhuận thấp nhất là 41.497.000 đồng 52 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân kali khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống cà chua F1(311), chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: 1.1. Ở các công thức có bón phân kali với hàm lượng cao, các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa của cây cà chua ở các giai đoạn cây con, ra hoa, hình thành quả như hàm lượng nước tự do, hàm lượng nước tổng số, hàm lượng chất khô đều cao hơn so với công thức CT1, tăng cao nhất ở CT4 với mức bón kali là 150kg K2O/ha. 1.2. Số lá/cây, số nhánh/cây và chiều cao cây cà chua ở các công thức bón kali với lượng cao (120- 150 kg K 2O/ha) đều cao hơn so với các công thức bón kali liều lượng thấp (100 kg K2O/ha) đều tăng so với công thức thứ nhất. 1.3. Các chỉ tiêu về năng suất như khối lượng quả/cây ở các công thức bón kali liều lượng cao tăng từ 5,97 – 22,27 %, đường kính quả tăng từ 0,46-6,50 %, độ dày thịt quả cũng tăng từ 4,42 - 13,05 % so với công thức bón phân kali liều lượng thấp (CT1) 1.4. Các chỉ tiêu về phẩm chất như hàm lượng nước, chất khô, hàm lượng kali, hàm lượng đường, vitamin C, ở các công thức có bón phân kali tăng đều tăng lên so với công thức bón liều lượng thấp. 1.5. Bón phân kali cho cây cà chua với liều lượng 100 kg/ha đến 150kg/ha làm tăng hiệu quả kinh tế từ 41.497.000 – 81.030.000 đồng/ha. Trong đó, hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở CT3 với công thúc bón 140 kg K2O /ha. 2. Đề nghị 2.1. Chọn mức phân bón kali ở CT3 (140 kg/ha) để đưa vào sản xuất đại trà ở Nhơn Tân, An Nhơn, Bình Định để góp phần nâng cao năng suất và chất lượng cây cà chua 2.2. Tiếp tục khảo sát các mức bón phân kali khác nhau đối với giống cà chua khác trên các chân đất khác nhau để tìm ra mức bón phân bón kali tối ưu nhất, nhằm tăng năng suất và chất lượng của giống cà chua. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Hồ Hữu An- cộng sự (1996), Nghiên cứu chọn lọc giống cà chua thích hợp với vùng sinh thái và khí hậu miền bắc Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ 1994-1995 mã số B 94-11-42 Hà Nội 2. Tạ Thị Thu Cúc (2005), Kỹ thuật trồng rau NXB Hà Nội. 3. Phạm Hồng Cúc, Kỹ thuật trồng cà chua, NXB Nông nghiệp. 4. Tạ Thị Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000) Giáo trình cây rau, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 5. Tạ Thị Thu Cúc (2007), Kỹ thuật trồng rau sạch, trồng cây ăn quả, NXB Phụ nữ Hà Nội. 6. Tạ Thị Thu Cúc (2007), Giáo trình trồng rau, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 7. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tưởng (1997), Thực hành Hóa Sinh học, NXB Giáo dục. 8. Đường Hồng Dật, Kỹ thuật trồng cà- cà chua, NXB Lao động- Xã Hội. 9. Bùi Bảo Hoàn. Đào Thanh Vân (2000), Giáo trình cây rau. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 10. Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Ánh Cường (2007), Trồng cà chua, NXB Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Như Hà (2005), Giáo trình thổ nhưỡng, nông hóa, NXB Hà Nội. 12. Nguyễn Như Khanh (1996), Sinh lý học sinh trưởng và phát triển thực vật, NXB Giáo Dục. 13. Lê Văn Khoa (chủ biên), Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2001), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, NXB Giáo Dục. 54 14. Lê Văn Khoa (1999), Nông nghiệp và Môi trường, NXB Giáo Dục Hà Nội. 15. Nguyễn Như Khanh, Cao Phi Bằng (2008), Sinh lý học thực vật, NXB Giáo Dục. 16. Nguyễn Hồng Minh (2000), chọn giống cà chua. Trong giáo trình chọn giống do Nguyễn Văn Hiển chủ biên, NXB Giáo Dục 2000. 17. Nguyễn Hồng Minh , Kiều Thị Thư (1999) “Giống cà chua MV1” tạp chí nông nghiệp-CNTP, số 7, trang 33-34. 18. Giáo trình nông học đại cương PGS. TS Trịnh Xuân Ngọ (chủ biên)- PGS. Ts đinh thế lộc- trường ĐH Công nghiệp TpHCM 2010. 19. Hoàng Thị Sản (2006) phân loại thực vật nhà xuất bản giáo dục Hà Nội. 20. Trần Khắc Thi (2003) vài nét về tình hình sản xuất, nghiên cứu phát triển cà chua ở Việt Nam. Hội thảo nghiên cứu rau quả ngày 18/01/2003. 21. Trần Khắc Thi-Dương Kim Thoa- Trần Ngọc Hùng- Trương văn Nghiệp(2002)” giống cà chua chế biến PT- 18. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về rau- hoa quả giai đoạn 2000-2002. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 22. Nguyễn Hạc Thúy (2001), Cẩm nang sử dụng các chất dinh dưỡng cây trồng. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 23. Lê Lương Tề (2007), Giáo trình bệnh cây nông nghiệp, NXB Nông Nghiệp. 24. Nguyễn Mạnh Thắng. Trần Khắc Thi (2001), Sổ tay người trồng rau. NXB Nông Nghiệp Hà Nội 25. Lê Văn Tiềm, Trần Công Tấu (1983), Phân tích đất và cây trồng, NXB Nông Nghiệp Hà Nội. 55 26. Nguyễn Văn Viên, Đỗ Tấn Dũng (2005), Bệnh hại cà chua do nấm, vi khuẩn và biện pháp phòng chống, NXB Nông nghiệp. 27. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng, Giáo trình sinh lý thực vật trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 28. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2009: Tập 7, số 4: 408 - 415 Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. 29. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 5: 603-613 Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. 30. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010: Tập 8, số 5: 780 - 786 Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. 31. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010: Tập 8, số 2: 232 - 238 Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. 32. Tạp chí Khoa học 2012:24a 39-48 Trường Đại học Cần Thơ 33. Ảnh hưởng KCl đến một số chỉ tiêu sinh hóa, năng suất, phẩm chất cây mía (Saccharum officinarum L.), Tạp chí Nông nghiệp- phát triển nông thôn 21/2013. 34. QCVN 01-63: 2011 BNNPTNT 35. Trung tâm khí tượng, thuỷ văn Bình Định Tài liệu tiếng anh 36. Kou C.G, Opera R. T and Chen J. T(1998) Guides for tomato production in the tropic and subtropic. AVRDC unpublished Technical Bulltin, p73.25.MelorR (1986), six promising MARDI selected line for lowland peat, Technology sayuran MARDI, P1-73. 37. Kaloo. G,R.D Bhutani, K.L.Chadhatel (1993) “improvement of tomato advances in harticulture” Vegetable crops, NS,pp.45-68. 38. Went, F.W., 1944. Plant growth under controlled conditions. II. Thermo periodicity in growth and fruiting of the tomato. Am. J. Bot., 31: 135-150. 56 39. Ivory, D.A. and P.C. Whiteman, 1978. Effect of temperature on growth of five subtropical grasses Effect of day and night temperature on growth and morphological development. Aust. J. Plant Physiol., 5: 131-148. 40. Abdalla, A.A. and K. Verkerk, 1968. Growth, flowering and fruit set of the tomato at high temperature. Neth. J. Agr. Sci., 16: 71-76. 41. International Journal of Water Resources and Environmental Sciences 1(3): 82-93, 2012, ISSN XXXX-XXXX, © IDOSI Publications, 2012, DOI: 10.5829/idosi.ijwres.2012.1.3.1113(http://www.idosi.org/ijwres/1(3 )12/3.pdf) 42. Plant nutrition edited by Allen V. Barker David J. Pilbeam Các trang web 43.http://hieugiangbetter.com/? page=agridetail&cmid=4&id=56#.Va8Lr3j0FqU 44. https://www.youtube.com/watch?v=Qv17whIDH2k 45. http://khuyennonglamdong.gov.vn/hoat-dong-kn-lam-dong/qui-trinh-ky- thuat/1293-quy-trinh-k-thut-trng-cay-ca-chua.html 46. http://thongtinkhcn.com.vn/vn/tin-tuc/detail.php? ELEMENT_ID=4287_ky-thuat-trong-ca-chua.html 47. http://tuaf.edu.vn/khoanonghoc/bai-viet/quy-trinh-ky-thuat-tham-canh-ca- chua-trai-vu-1782.html 48.http://sonongnghiep.haiduong.gov.vn/GiaiDapKyThuat/Pages/L %C6%AFU%C3%9DKHITR%E1%BB%92NGC %C3%80CHUAXU%C3%82NH%C3%88.aspx 49..http://nnptntvinhphuc.gov.vn/index.php? action=details&idmuc=TSX00148 57 50. http://sieuthihatgiong.net/ky-thuat-trong-rau/ky-thuat-trong-va-cham-soc- cay-ca-chua.html 51. http://thuvienso.edu.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-ca-chua 52. http://sfri.org.vn/TinTucChiTiet.aspx?MenuId=3&Id=43 53.http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php? option=com_content&view=article&id=1817:vai-tro-ca-kali-i-vicay-trng&catid=103:lvnn&Itemid=165 54.http://baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php? Id=287&caytrongkythuat=c%C3%A0%20chua 55. http://khuyennonghanoi.gov.vn/ChiTietTinBai.aspx?ID=2030&CateID=15 56. http://trongraulamvuon.com/kinh-nghiem-lam-vuon/cac-benh-thuong-gap- tren-cay-ca-chua/ 57. http://www.bvtvhcm.gov.vn/document.php?id=60&cid=5 58. http://suckhoe.24h.com.vn/thuc-pham-giau-dinh-duong/dinh-duong-tu-cu- qua-hat/dinh-duong-tu-trai-ca-chuat1f0w48c735pc732a11578ht28.html#gsc.tab=0&gsc.q=Thuc-phamgiau-dinh-duong&gsc.page=1 59.http://bachmai.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=893 60. http://edis.ifas.ufl.edu/cv236 61. http://www.iclfertilizers.com/Fertilizers/Knowledge%20Center/quicK-Mg %20for%20fertigated%20greenhouse%20tomato.pdf 62. Wageningen University, Biological Farming Systems, Marijkeweg 22, 6709 PG, Wageningen, The Netherlands Agricultural Water Management (Impact Factor: 2.33). 08/2009; DOI: 10.1016/j.agwat.2009.03.019 Source: OAI (http://www.researchgate.net/publication/222181233_Tomato_nitrogen _accumulation_and_fertilizer_use_efficiency_on_a_sandy_soil_as_affe cted_by_nitrogen_rate_and_irrigation_scheduling) [...]... (311) 3.3.1 Ảnh hưởng của phân bón kali đến một số chỉ tiêu về năng suất của giống cà chua F1( 311) 3.1.1.1 Ảnh hưởng của phân bón kali đến một số chỉ tiêu về số hoa/cây, số quả/cây và tỷ lệ đậu quả Qua quá trình theo dõi số hoa/ cây, số quả/ cây, tỷ lệ đậu quả/ câycây từ giai đoạn ra hoa đến giai đoạn hình thành quả chúng tôi thu được số liệu và trình bày ở bảng sau Bảng 3.6 Số hoa/cây, số quả/ cây,... cây trồng ở vùng đất này cần cung cấp đầy đủ các loại phân bón Đồng thời kết hợp bón vôi và phân chuồng để làm giảm độ chua cho đất 3.2 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển của giống cà chua F1( 311) dưới tác động của phân bón kali 3.2.1 Ảnh hưởng của phân kali đến chiều cao của cây cà chua qua 3 giai đoạn sinh trưởng, phát triển Chiều cao cây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến. .. đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch dinh dưỡng đến năng suất cà chua trong vụ xuân hè vào năm 2009 [31] Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành thử nghiệm chuyển gen kháng sâu trên cây cà chua (Lycopersiconesculentum-mill.) Agrobacterrium Tumefaciens Ở Bình Định bằng vi khuẩn 15 Nghiên cứu ảnh hưởng của Cu và Mn đến một số chỉ tiêu năng suất của một số giống cà chua trồng trong vụ Xuân-... bón kali đến số nhánh trên cây cà chua qua 3 giai đoạn Số nhánh trên cây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của cây và cũng là chỉ tiêu để đánh giá vai trò của các loại phân bón đến khả năng hình thành nhánh của cây cà chua Trong đó kali là một loại phân tác động tích cực đến sự phân hóa nhánh của cây [27], [42] Do đó, để đánh giá tác động của các mức phân bón kali đến sự hình... tiêu năng suất của một số giống cà chua trồng trong vụ Xuân- Hè tại vườn trường Đại học Sư Phạm Quy Nhơn (Lê Dụ, 1996) Nghiên cứu tác động của chế phẩm EM đến các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, năng suất, phẩm chất của cây cà chua trồng tại Quy Nhơn, Bình Định 1.5 Vai trò của nguyên tố kali 1.5.1 Vai trò của kali đối với thực vật Cây hút kali dưới dạng K+, các tế bào cây rất dễ để dung dịch kali thấm qua... cao cây cà chua thấp nhất so với các công thức còn lại Điều đó có thể giải thích kali xúc tác quá trình quang hợp, làm tăng sự tổng hợp các hợp chất gluxit, protein nên thúc đẩy sự tăng nhanh chiều cao cây cà chua 3.2.2 Ảnh hưởng của phân kali đến số lá trên cây cà chua qua 3 giai đoạn Số lượng lá trên thân cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cà chua Lá... triển nhanh và đạt tới kích thước tối đa Thời gian từ khi ra hoa đến khi quả chín hoàn toàn (20 – 30 ngày sau khi ra hoa) Thời gian này chủ yếu tích lũy tinh bột và đường trong quả, hình thành pectin ở thịt quả Như vậy quả sau khi thụ phấn thụ tinh khoảng 30 ngày có thể tiến hành thu hái cà chua 3.3 Ảnh hưởng của phân bón kali đến một số chỉ tiêu về năng suất và phẩm chất của giống cà chua F1 (311). .. nhà nghiên cứu Mỹ và Hà lan đã tiến hành nghiên cứu hiệu suất sử dụng phân bón trên đất cát, ảnh hưởng bởi tỷ lệ đạm và hệ thống tưới tiêu trên cây cà chua [62] Năm 2012 Tạp chí Quốc tế về Tài nguyên nước và Khoa học Môi trường công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nước và nhiệt độ đến sự thay đổi của cây cà chua [41] 1.4.2 Tình hình nghiên cứu cây cà chua ở Việt Nam Ở trong nước Theo nghiên. .. lá đến sinh trưởng và năng suất cà chua trồng trên đất cát vào năm 2012 [29] Ngoài ra Viện Nghiên cứu Rau quả và trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cung đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng thời điểm thụ phấn của dòng mẹ có vòi nhụy mẫn cảm với GA3 đến năng suất và chất lượng hạt giống cà chua lai F1 vào năm 2009 [30] Viện Sinh học nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã tiến hành nghiên. .. đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng Chiều cao cây phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống và các điều kiện ngoại cảnh của môi trường trồng trọt Chiều cao cây có ảnh hưởng đến tính chống đổ ngã của cây, cây cao thường có khả năng đổ ngã cao hơn cây thấp Chỉ tiêu chiều cao cây được 27 xác định bằng khoảng cách giữa gốc cây (đo sát mặt đất) đến đỉnh sinh trưởng của cây ... so với Số 18 ,23 c 19,90b c 22 ,47a b 23 ,47a đối Giai đoạn hình thành % so Số với đối chứng 100,00 23 ,27 c chứng 100,00 109,14 24 ,07b 103,44 123 ,22 25 ,37a 109,03 128 ,71 25 ,27 a 108,60 * 2, 73 * 0,79... 26 ,3 26 ,0 24 ,4 22 ,0 23 ,0 24 ,0 ẩm độ trung Tổng Tổng nắng / bình (%) lượng mưa tháng (giờ) (mm) 86,0 330,5 123 ,1 86 ,2 335,1 122 ,3 78,0 187,8 119 ,2 79,5 1 92, 3 159,6 80,0 45,1 198,7 83,1 27 ,6 24 9,0... chứng chứng 1 ,23 a 100,00 4 ,23 c 100,00 4,37b 100,00 1 ,27 a 1 02, 76 4,33c 1 02, 36 4,47ab 1 02, 29 1 ,27 a 1 02, 76 4,80ab 113,40 4,90ab 1 12, 21 1,33a 108,11 4,97a 117,34 5,03a 115 ,25 Ns * * 0 ,26 0,63 0,60

Ngày đăng: 24/10/2015, 14:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

      • 3.1. Ý nghĩa khoa học

      • 3.2. Ý nghĩa thực tiễn

      • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

        • 1.1. Nguồn gốc, phân loại và giá trị dinh dưỡng của cà chua

          • 1.1.1. Nguồn gốc cây cà chua

          • 1.1.2. Vị trí phân loại cây cà chua

          • 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng của quả cà chua

          • 1.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý của cây cà chua

            • 1.2.1. Hệ rễ

            • 1.2.2. Thân

            • 1.2.3. Lá

            • 1.2.4. Hoa

            • 1.2.5. Quả

            • 1.3. Điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác cây cà chua

              • 1.3.1. Điều kiện sinh thái

              • Nhiệt độ

              • Ánh sáng

              • Độ ẩm

              • Dinh dưỡng

              • 1.3.2. Kỹ thuật canh tác cây cà chua

              • Luân canh

              • Thời vụ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan