Giáo án tiếng việt 4 tuần 16 bài tập làm văn luyện tập giới thiệu địa phương

5 535 1
Giáo án tiếng việt 4 tuần 16 bài tập làm văn   luyện tập giới thiệu địa phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án Tiếng việt 4 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu:  Dựa vào bài tập đọc Kéo co giới thiệu được cách thức chơi kéo co của hai làng Hữu Trấp ( Quế Võ, Bắc Ninh ) và Tích Sơn ( Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc ).  Giới thiệu được một trò chơi hoặc lễ hội quê em.  Lời giới thiệu rõ ràng, chân thực, có hình ảnh. II. Đồ dùng dạy học:  Tranh minh họa trang 160, SGK ( phóng to)  Tranh ( ảnh ) vẽ một số trò chơi, lễ hội ở địa phương mình.  Bảng phụ ghi dàn ý chung của bài giới thiệu. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy 1. Ổn định. Hoạt động của trò - HS hát. 2.Kiểm tra bài cũ. - Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Khi quan sát đồ vật - HS thực hiện yêu cầu. cần chú ý đến điều gì? - Gọi 2 HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn. - Nhận xét cho điểm HS. 3. Dạy – học bài mới. a) Giới thiệu bài. - Lớp mình, các em đã rất khéo léo khi trao đổi với người thân về nguyện vọng học thêm - Lắng nghe. một môn năng khiếu , về một đề tài gắn liền với chủ điểm Có chí thì nên, các em hãy đóng vai là những hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với du khách về trò chơi hay lễ hội ở địa phương mình. b) Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng. - Gọi HS đọc bài tập đọc Kéo co. - 1 HS đọc thành tiếng. - Hỏi: + Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của + Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của những địa phương nào? làng Hữu Trấp , huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên, - Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu. tỉnh Vĩnh Phúc. - GV nhắc HS giới thiệu bằng lời của mình để - 2 HS ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa chữa cho nhau. thể hiện không khí sôi động hấp dẫn. - Gọi HS trình bày, nhận xet, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm từng HS. - 5 HS trình bày. Bài tham khảo 1 Mời các bạn đến tham gia cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Mới sáng sớm mà mọi người đã đến đông nghịt với đủ sắc màu của quần áo. Bắc Ninh nổi tiếng với những lễ hội đầu xuân, đặc biệt là trò chơi kéo co . Đây là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta. Sau tiếng loa phóng thanh, hai đội đứng vào vị trí . Trọng tài thổi còi và để dây vào chính giữa. Sau tiếng còi khai cuộc, hai bên cong lưng vào kéo trong tiếng hò reo, cổ vũ nhiệt tình của mọi người xung quanh. Bài tham khảo 2 Kéo co là trò chơi dân gian rất phổ biến mà người dân Việt Nam ai cũng biết. Trò chơi này rất đông người tham gia và cổ vũ nên lúc nào cũng sôi nổi, náo nhiệt, rộn rã tiếng cười. Tục kéo co ở mỗi vùng mỗi khác. Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa một bên là phái nam và một bên là phái nữ. Có năm bên nam thắng, cũng có năm bên thắng lại là phái nữ. Lạ hơn nữa là tục lệ kéo co ở làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng với số người tham gia không hạn chế. Bài 2 a) Tìm hiểu đề bài. - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc thành tiếng. - Yêu cầu HS quan sát các tranh minh họa và - Quan sát. nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu Các trò chơi : thả chim bồ câu, đu bay, trong tranh. ném còn. Lễ hội: hội bơi chải, hội cồng chiêng, hội - Hỏi: hát quan họ ( Hội Lim ). + Ở địa phương mình hàng năm có những lễ hội nào ? - Phát biểu theo địa phương. + Ở lễ hội đó có những trò chơi nào thú vị. - GV treo bảng phụ, gợi ý cho HS biết dàn ý chính: * Mở đầu: Tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi. * Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội: - Thời gian tổ chức. - Những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi. - Sự tham gia của mọi người. * Kết thúc: Mời các bạn có dịp về thăm địa phương mình. b) Kể trong nhóm - Yêu cầu HS kể trong nhóm 2 HS. GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm. + Các em cần giới thiệu rõ về quê mình. Ở đâu? Có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội đó đã để lại cho em những ấn tượng gì? c) Giới thiệu trước lớp - Kể trong nhóm. - Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt để HS nói tốt. - 5 HS trình bày. Bài tham khảo Nếu một lần đến Việt Nam chắc hẳn bạn sẽ không thể quên những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc ở mỗi vùng miền khác nhau. Mời bạn hãy đến thăm lễ hội Đền Hùng được tổ chức hàng năm vào ngày mười tháng ba tại vùng núi Nghĩa Linh, Phong Châu, Phú Thọ. Ở đây, người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc đều trở về để nhớ ngày giỗ Tổ. Họ đến mang theo những sản vật của quê hương, dâng lên tổ tiên những gì cao quý, thiêng liêng của đất mẹ. Lễ hội được tổ chức rất hoành tráng với những trò chơi dân gian: thi nấu cơm , đấu vật, hát trống quân … Bạn chắc khó có thể tưởng tượng cảnh những cô gài xinh đẹp vừa múa hát vừa nấu cơm trên những cành củi khô. Mùi cơm thơm với tiếng hát làm say đắm lòng người chắc không ai quên được. Độc đáo nhất là lễ rước chúa Gái, đưa công chúa Ngọc Hoa về nhà chồng. Nét cổ xưa mang đậm bản sắc văn hóa Việt từ ngàn đời sẽ còn mãi trong kí ức của bạn. 4. Củng cố, dặn dò - Dặn HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả đồ vật. - Nhận xét tiết học. ... hội địa phương b) Hướng dẫn làm tập Bài - Gọi HS đọc yêu cầu - HS đọc thành tiếng - Gọi HS đọc tập đọc Kéo co - HS đọc thành tiếng - Hỏi: + Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi + Bài văn giới thiệu. .. co địa phương nào? làng Hữu Trấp , huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên, - Hướng dẫn HS thực yêu cầu tỉnh Vĩnh Phúc - GV nhắc HS giới thiệu lời để - HS ngồi bàn giới thiệu, ... dịp thăm địa phương b) Kể nhóm - Yêu cầu HS kể nhóm HS GV giúp đỡ, hướng dẫn nhóm + Các em cần giới thiệu rõ quê Ở đâu? Có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội để lại cho em ấn tượng gì? c) Giới thiệu trước

Ngày đăng: 24/10/2015, 08:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan