CHUYÊN đề ôn THI đại HỌCMÔN sử những hoạt động của lãnh tụ nguyễn ái quốc từ năm 1911 đến năm 1930

35 1.3K 3
CHUYÊN đề ôn THI đại HỌCMÔN sử những hoạt động của lãnh tụ nguyễn ái quốc từ năm 1911 đến năm 1930

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG KHỐI C MÔN: LỊCH SỬ - Tên chuyên đề: Những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930 - Tên tác giả: Lương Thị Cúc - Chức vụ: Giáo viên môn Lịch sử - Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Gia Tự - Lập Thạch Vĩnh Phúc - Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh thi Đại Học – Cao Đẳng - Số tiết bồi dưỡng: 10 tiết I. Đặt vấn đề Lịch sử là lịch sử của quần chúng nhân dân, song cá nhân, đặc biệt những nhân vật nổi tiếng (chính diện, hay phản diện) có vai trò nhất định đối với lịch sử (thúc đẩy cản trở). Sự xuất hiện của một số cá nhân có những khả năng, đức độ nhất định để giải quyết những nhiệm vụ của lịch sử đặt ra cho mỗi thời đại là đều hợp quy luật. Ăng ghen khẳng định: “Tự nhiên hoàn toàn ngẫu nhiên mà một vĩ nhân nào đó xuất hiện ở một thời đại nhất định nào đó. Nhưng nếu chúng ta phế bỏ người đó đi thì lại xuất hiện sự đòi hỏi phải có một người khác thay thế và người thay thế đó sẽ xuất hiệnthích hợp ít hay nhiều,nhưng cuối cùng thì cũng xuất hiện” Sự xuất hiện của Hồ Chí Minh và hoạt động của Người trong 2/3 thế kỷ XX hoàn toàn phù hợp với quy luật lịch sử ấy. Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc đấu tranh của dân tộc vì độc lập tự do và tiến bộ xã hội. Suốt đời Người đã phấn đấu vì mục tiêu, lí tưởng này.Giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với dân tộc, nhân dân Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chí Minh,người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta,nhân dân ta và non sông đất nước ta”. II. Nội dung chuyên đề A. Hệ thống kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa sử dụng cho chuyên đề. Cần lưu ý 3 nội dung kiến thứccơ bản sau; - Quá trình tìm đường cứu nước - Chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. - Trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam 1. Quá trình tìm đường cứu nước. * Hồ Chí Minh ra đời vào thời điểm lịch sử dân tộc và thế giới có những sự kiện và chuyển biến lớn. Đối với lịch sử dân tộc; đến cuối thế kỷ XIX, việc bình định về quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam đã căn bản hoàn thành, chúng bắt tay vào tổ chức bộ máy thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa với qui mô lớn nhất là ở Đông Dương thuộc địa lớn nhất của chúng. 1 Sự khai thác bóc lột dã man tàn bạo của Pháp làm xuất hiện ở Việt Nam hai mâu thuẫn cơ bản (mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp) hai mâu thuẫn này đã phát triển đến mức chín muồi, đòi hỏi phải giải quyết và chỉ có giải quyết được nó mới mở đường cho xã hội phát triển. Hai mâu thuẫn ấy vừa là nguồn gốc vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy mọi phong trào yêu nước chống thực dân và phong kiến ở nước ta. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ Cần Vương và chuyển sang thời kì cứu nước mới theo con đường Duy Tân, có khuynh hướng tư sản. Các phong trào yêu nước tuy phát triển manh mẽ liên tục kéo dài suốt nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, song vẫn chưa thoát khỏi sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo. Giai cấp vô sản mới hình thành chưa đảm nhận sứ mệnh lịch sử của mình trong công cuộc giải phóng dân tộc. Tình hình phong trào chống Pháp của nhân dân ta lúc bấy giờ ở trong tình trạng “ dường như trong đêm tối không có đường ra”. Yêu cầu lịch sử đặt ra phải tìm con đường cứu nước mới khác vơi con đường trước đó,không tán thành con đường của các bậc tiền bối Nguyễn Ái Quốc tìm cách giải quyết yêu cầu này,như vậy lịch sử không bao giờ đặt cho mình nhữnh vấn đề không giải quyết được. Trên thế giới lúc bấy giờ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bao gồm tất cả các nước thuộc địa lẫn phụ thuộc. Sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc làm gia tăng tình cảnh khốn cùng của nhân dân bị áp bức trên thế giới. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước tư bản đế quốc,phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc không ngừng nổ ra. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh đó lại chưa có sự liên kết chung chưa thường xuyên, chặt chẽ để tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng chủ nghĩa đế quốc thực dân. Trong điều kiện lịch sử dân tộc và thế giới ấy và trong cả quá trình lịch sử lâu dài của nhân dân Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện và trở thành con đẻ của dân tộc và thời đại. Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890 taị làng Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ Người có tên là Nguyễn sinh Cung lớn lên đổi là Nguyễn Tất Thành.Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn sinh Sắc đã từng làm quan cho triều đình nhà Nguyễn nhưng bị thất sủng về quê bốc thuốc cứu người. Mẹ là bà Hoàng Thị Loan một phụ nữ tảo tần nhưng mất sớm, gia đình có bốn anh chị em, Nguyễn Ái Quốc là con thứ ba trong gia đình. Sinh ra trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lại được chứng kiến sự thất bại của hàng loạt các phong trào yêu nước, được tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng đương thời, được sống trên mảnh đất ”Địa linh nhân kiệt” mảnh đất quê hương có truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường….tất cả đã hun đúc Nguyễn Ái Quốc khiến Người sớm có lòng yêu nước và quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Với lòng yêu nước tha thiết và ý trí quyết tâm cứu nước giải phóng dân tộc Người không tán thành con đường đấu tranh cách mạng, con đường yêu nước của các bậc tiền bối đã đi qua với cụ Phan Bội Châu người cho rằng cứu nước và nhờ Nhật Bản giúp đỡ chẳng khác nào “đưa hổ cửa 2 trước rước beo cửa sau”. Còn với cụ Phan Châu Trinh nhờ Pháp giúp đỡ chẳng khác nào” xin Pháp rủ lòng thương” bọn đế quốc thì cùng một ruộc như nhau mà thôi… Nhìn thấy được những hạn chế ấy Người đã quyết tâm tìm một con đường cứu nước mới khác với các bậc tiền bối mà người đã từng rất khâm phục. Qua thực tiễn ra đi tìm đường cứu nước, bằng những trải nghiệm cuộc sống, bằng tài năng hiếm có và chí thông minh hơn người Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm nên thắng lợi của cách mạng thángTám khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á-sau đó Người được bầu làm chủ tịch nước và Người luôn giữ cương vị này cho đến khi từ trần vào năm 1969. * Quá trình Nguyễn Ái Quốc tìm đến với chủ nghĩa MáclêNin-tìm đến với con đường giải phóng dân tộc đúng đắn nhất cách mạng nhất con đường cách mạng vô sản. Ngày 5-6-1911 Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc (từ sông Lam của quê hương đi rađại dương trên con tàu Latusơ-Tơrêvin)ra đi tìm đường cứu nước,hướng lựa chọn của Người không lần bước theo”đường mòn lịch sử”mà đã vươn lên ngang tầm thời đại, tiếp tục theo hướng phát triển chung của dân tộc, đất nước, nhân loại. Người tiếp thu tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, có ý thức cứu nước và đi tìm con đường đấu tranh đúng đắn.Người khâm phục các cụ Phan Đình Phùng,Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan chu Trinh…nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào Người quyết định sang phương tây để tìm hiểu từ “tự do bình đẳng bắc ái”tìm hiểu “xem nhân dân Pháp và các nước khác”làm như thế nào để”trở về giúp đồng bào ta”. Ngày 8-6-1911 tàu tới Xingapo thuộc địa của Anh 14-6-1911 tới Côlômpô lại thuộc địa của Anh.30-6-1911 tới PoXait vẫn thuộc địa của Anh.Ngày 6-7-1911 tàu cập cảng MacXây..đây là đất Pháp nơi đầu tiên trong đời anh thấy có những người Pháp gọi anh bằng “ông”- Một ngày thăm phố xá anh nhận xét “Thì ra người Pháp ở bên Pháp không ác như người Pháp ở Việt Nam”ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam….Sau đó anh ở Pháp một thời gian làm nghề làm vườn…làm được một thời gian anh lại theo tàu của hãng Năm Sao chạy vòng quanh Châu Phi đi và sống ở các chân trời khác nhau từ Địa Trung Hải qua kênh đào Xuyê,từ biển Đỏ đến Ấn Độ Dương rồi Đại Tây Dương…anh Ba thấy rõ ở đâu nhân dân thuộc địa cũng khổ và anh càng thấy tính cấp bách của sự phá xiềng. Tại Mĩ - nơi sinh ra bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 - ở đây phía sau những lời tuyên ngôn bất hủ, phía sau tượng nữ thần tự do là những tội ác man rợ của bọn đế quốc Mĩ,anh phải thốt lên rằng”Văn minh là như vậy đó sao”anh cũng rút ra nhận xét “tất cả bọn đế quốc đều phản động và tàn ác như nhau” Tại Anh bằng thực tiễn lao động kiếm sống để tìm hiểu phong trào đấu tranh,tìm hiểu về chủ nghĩa đế quốc bước đầu Người rút ra những kết luận những nhận thức quan trọng giúp cho việc hình thành con đường cứu nước sau này.”Nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi một vòi hút máu nhân dân lao động ở 3 chính quốc một vòi hút máu nhân dân lao động ở các thuộc địa. Muốn tiêu diệt con đỉa đó chỉ có bằng cách vô sản vô sản toàn thế giới đoàn kết lại để cắt đứt hai vòi của nó”. Như vậy từ1911-1917 Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba khắp hải ngoại làm đủ nghề để sống, nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu một hoài bão là làm sao tìm được con đường cứu nước cứu dân. Người được sống gần gũi những người lao động ở nhiều nước biết rõ hoàn cảnh và nguyện vọng của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ tình yêu thương đồng bào Nguyễn Ái Quốc yêu thương tất cả những người đau khổ và nhận thức phải đoàn kết mọi dân tộc bị nô lệ trên phạm vi thế giới để giành độc lập tự do,đó là cơ sở thực tiễn để Người tiếp thu quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Máclênin sau này. Năm 1917 giữa lúc chiến tranh thế giới I đang diễn ra ác liệt thì cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga bùng nổ, thắng lợi. Cuộc cách mạng này làm rung chuyển cả thế giới,làm thức tỉnh các dân tộc phương Đông, làmchuyển biến tư tưởng của nhiều nhà cách mạng lớn trong đó có Nguyễn Ái Quốc.Nguyễn Ái Quốc đã rời Luân Đôn đến Pari để sống và tìm hiểu cách mạng tháng Mười cho thuận tiện hơn vì Pari là trung tâm chính trị của thế giới lúc bấy giờ. Tại Pháp NAQ tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam.Người tham gia sáng lập” hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp” để vận động kiều bào hướng về tổ quốc ủng hộ cuộc giải phóng dân tộc.Người ra nhập Đảng Xã hội Pháp(1919) vì Người cho rằng Đảng này là đảng duy nhất lúc bấy giờ bênh vực quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.Tháng 6-1919 thay mặt cho những người yêu nướcViệt Nam Người đã gửi đến hội nghị VécXai (hội nghị phân chia thành quả của các nước thắng trận ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc)bản yêu sách của nhân dân An Nam,tố cáo chính sách của Pháp,đòi tự do,dân chủ,bình đẳng cho các dân tộc Đông Dương. Mặc dù bọn đế quốc không thèm đếm xỉa gì đến bản yêu sách này nhưng nó như một quả bom chính trị tát thẳng vào chúng gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam Và nhân dân các thuộc địa cuả Pháp, sau sự kiện này tên tuổi của NAQ được bọn đế quốc chú ý nhiều hơn được quan tâm đặc biệt hơn. Nhờ say sưa hoạt động và say sưa tìm kiếm cuối cùng Người đã gặp bản”Đề cương về vấn đề dân tộc thuộc địa “của Lênin (7/1920) lúc mới đọc đề cương Người cảm thấy rất khó hiểu vì Người chưa thạo tiếng Nga,có những từ rất khó dịch nhưng càng đọc, đọc càng nhiều lần Người mới thấu giá trị của nó, khi đã hiểu Người “vui sướng đến phát khóc lên được,ngồi trong phòng một mình mà Người muốn hét to giữa đông đảo mọi người rằng; đây là con đường giải phóng chúng ta,đây là cái cần thiết cho chúng ta”Đề cương chỉ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình, con đường cách mạng vô sán. Từ đó Người quyết định đi theo Lênin, đi theo Quốc tế thứ ba. Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua(12/1920)Người đã quyết định bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế thứ ba,tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, những quyết định ấy của Người có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của 4 NAQ từ đây Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Người đi từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến CNM Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản, Người chọn con đường cách mạng vô sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc, vì Người khẳng định rằng”trên thế giới bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” và muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Như vậy NAQ là người ViệtNam đầu tiên tiếp nhận chủ nghĩa Mác Lênin, tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn nhất để cứu dân tộc. Có thể nói tìm được đường cứu nước là công lao to lớn đầu tiên của NAQ đối với dân tộc đây là mốc mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nếu không có quyết định ấy thì không có sự kiện thành lập ĐCSVN (3/2/1930) 2. Chuẩn bị cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Sau khi đến với chủ nghĩa MácLênin trở thành người cộng sản(1920)NAQ vừa hăng say hoạt động cách mạng vừa học tập nghiên cứu và tìm cách truyền bá chủ nghĩa MácLênin về nước để kết hợp với phong trào công nhân phong trào yêu nước ở ViệtNam chuẩn bị cho việc thành lập một chính Đảng cộng sản ở Việt Nam,quá trình này gắn liền với hoạt động của Người ở Pháp-Liên Xô-TrungQuốc.Qua những hoạt động này Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho Đảng ra đời. * Thời kỳ hoạt động ở Pháp(1920-1923) Tại Pháp NAQ tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam. Người tham gia sáng lập” hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp” để vận động kiều bào hướng về tổ quốc ủng hộ cuộc giải phóng dân tộc.Người cùng với một số nhà yêu nước ở các thuộc địa Pháp sáng lập hội “Liên hiệp các dân tộc thuộc địa”(1921)xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân ViệtNam với nhân dân thuộc địa thế giới.Người tham gia xây dựng báo”LơParia’’(Người cùng khổ)vào năm1922 mà Người là linh hồn (chủ nhiệm kiêm chủ bút)Người viết nhiều bàiđăng trên ‘’Người cùng khổ’’ “Nhân đạo’’cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Pháp, “ đời sống công nhân” của tổng liên đoàn lao đông Pháp. Người viết vở kịch “ con rồng tre” để chế giễu tên vua bù nhìn Khải Định khi hắn sang Pháp. Những sách báo của Người viết một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương, mặt khác khích lệ lòng yêu nước cho đồng bào, tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê Nin và vận động quần chúng đấu tranh. Những sách báo ấy được các thuỷ thủ Việt Nam bí mật gửi về nước, góp phần làm thức tỉnh và thúc đẩy đồng bào trong nước đấu tranh. * Thời kỳ ở Liên Xô ( 1923 – 1924) Giữa năm 1923 Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân ( 10/1923). Sau đó Người lưu lại Liên Xô một thời gian, hoạt động trong Quốc tế cộng sản, học tập thêm về lí luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, thực tiễn của đất nước Xô Viết sau cách mạng tháng 5 10. Trong thời gian này Người viết nhiều bài báo đăng trên tờ “Sự thật” cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Liên Xô – “ Thư tín quốc tế” của quốc tế cộng sản. Người luôn coi báo chí là một phương tiện vũ khí tuyên truyền cách mạng. Người còn dự nhiều Hội nghị quốc tế quan trong như: Đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản, các Đại hội của Quốc tế thanh niên, Quốc tế phụ nữ… tại Đại hội Quốc tế cộng sản ( 7/1924) Người đã trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược cách mạng các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc… điều này chứng tỏ rằng Người đã nắm được những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mac Lê Nin chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuôc địa để rồi truyền bá vào việt Nam sau này. Nguyễn Ái Quốc có công lớn trong việc xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. * Thời kỳ ở Trung Quốc ( 1924 – 1927) Tháng 11 năm 1924 NAQ từ Liên Xô về tơí Quảng Châu Trung Quốc để tập hợp những người yêu nước của Việt Nam, truyền bá, giáo dục cho họ chủ nghĩa Mác Lê Nin. Việc đầu tiên là Người tìm hiểu các tổ chức cách mạng của Việt Nam ở Trung Quốc, chủ yếu là Tâm Tâm xã, một tổ chức yêu nước hoạt động hăng say nhưng thiếu tôn chỉ mục đích rõ ràng Người đã mở lớp huấn luyện để dạy họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật sau khi học xong phần lớn các hoc viên đó bí mật về nước để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Người đã lựa chọn giác ngộ một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm Tâm xã lập ra nhóm Cộng sản đoàn (02/1925). Rồi từ Cộng sản đoàn tháng 6/1925 người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên với hạt nhân là Cộng sản đoàn để hướng tổ chức này đi theo con đường cách mang Vô sản. Người lại sáng lập ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội. Những bài của báo có sức hấp dẫn lớn đối với Thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Cùng với nhiều nhà cách mạng các nước Người còn tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, để xây dựng tình đoàn kết giữa cách mạng các nước trong khu vực. Tại Quảng Châu Người đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày (1925 – 1927) đào tạo được 75 cán bộ cho cách mạng Việt Nam những bài giảng của Người sau này được tập hợp trong quấn “ Đường Cách Mệnh” ( xuất bản 1927). Sách có tác dung bồi dưỡng lí luận cách mạng cho cán bộ, vì theo Người “ không có lí luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động”. Nhiều Đảng viên của Tân Việt Đảng ở trong nước cũng tham dự lớp huấn luyện nhờ vậy chỉ một thời gian ngắn Người đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo, bước đầu nhận thức về chủ nghĩa Mác Lê Nin. Đào tạo xong Người tung họ về nước để đi vào phong trào vô sản hoá. Phong trào này phát triển mạnh vào những năm 1928 – 1929 một mặt cải biến những thanh niên yêu nước thành người vô sản, mặt khác họ lại truyền bá chủ nghiã Mác Lê Nin cho công nhân, nông dân và những người yêu nước khác ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác Lê Nin được truyền bá vào nước ta giữa lúc phong trào yêu nước và phong trào công nhân đang phát triển nhưng lại thiếu đường lối nên được tiếp nhận ngay. Từ đây 6 phong trào yêu nước phát triển sôi nổi hẳn lên. Đặc biệt phong trào công nhân có sự chuyển biến dần về chất, biểu hiện ở chỗ: số lượng các cuộc bãi công tăng lên hơn trước, ý thức của giai cấp công nhân cũng tăng lên rõ rệt. Các cuộc bãi công ở các địa phương trong nước đã có mối liên hệ ủng hộ lẫn nhau. Phong trào lên cao đòi hỏi phải thành lập Đảng cộng sản để đủ sức lãnh đão cuộc đấu tranh. Từ đó dẫn đến sự phá sản của các tổ chức Thanh niên Tân việt thành lập nên 3 tổ chức cộng sản tiền thân. Nguyễn Ái Quốc đã có công lao lớn trong viêc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam. 3. Trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam Đến cuối năm 1929, ở Việt Nam cùng một lúc có ba tổ chức cộng sản, tình hình đó làm cho quần chúng không biết theo tổ chức nào. Vấn đề đặt ra là nên hợp nhất các tổ chức này hay cứ để các tổ chức hoạt động riêng rẽ. Khi ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời, thế giới bắt đầu diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư bản (1929 – 1933). Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng tới tất cả các nước làm cho đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ, nhất là nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Ở Đông Dương mâu thuẫn xã hội càng gay gắt, phong trào đấu tranh của quần chúng càng cao. Yêu cầu khách quan đòi hỏi các tổ chức cộng sản phải hợp nhất mới đủ sức lãnh đạo cách mạng. Hơn nữa sau khi ra đời, ba tổ chức này lại nảy sinh những mâu thuẫn như tranh giành Đảng viên, tranh giành quần chúng, tranh giành ảnh hưởng thậm chí còn bài xích lẫn nhau. Tình hình này càng kéo dài càng bất lợi cho cách mạng. bọn đế quốc sẽ lợi dụng tình hình này để đưa tay chân vào phá hoại phong trào đấu tranh. Được sự uỷ nhiệm của quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập chủ trì Hội nghị gồm đại biểu các tổ chức cộng sản để bàn về việc hợp nhất Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày 06/01 đến ngày 08/02/1930 tại Cửu Long Hương Cảng Hồng Kông Trung Quốc. Trong Hội nghị mọi vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng đều được các đại biểu nhất trí tán thành, chỉ riêng việc đặt tên Đảng là gay go hơn cả. Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình phê phán những nhận thức hẹp hòi, những hoạt động riêng rẽ và chỉ ra yêu cầu cần phải hợp nhất. Việc hợp nhất Đảng còn có thuận lợi vì các tổ chức cộng sản có cùng chung một mục đích đấu tranh cách mạng cùng chống chung một kẻ thù, cùng theo chủ nghĩa Mac Lê Nin. Song trình độ và uy tín cao cùng những lí luận sắc bén của NAQ đã làm cho các đại biểu sớm nhận ra lẽ phải và Hội nghị hợp nhất đã thành công, ngày 03/02/1930 Đảng đã ra đời lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, Hội nghị hợp nhất được xem như Đại hội thành lập Đảng. Trong hội nghị này NAQ còn thảo ra những văn kiện quan trọng và được thông qua hội nghị như: chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ… các văn kiện trên được gọi chung là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, cương lĩnh đã vạch ra những nét cơ bản nhất về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam B. Kiến thức nâng cao 7 1. Lịch sử dân tộc với sự ra đời của Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh ra đời trong một đất nước, do những điều kiện địa lý và xã hội, luôn luôn bị nạn giặc ngoại xâm đe doạ. Nhân dân Việt Nam tồn tại và phát triển không chỉ trải qua một cuộc vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt mà còn phải tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước và giành độc lập với kẻ thù từ nhiều nơi đến, thường là những đội quân xâm lược đông về số lượng, mạnh về trang bị, do những tên tướng cầm đầu dày dạn kinh nghiệm chiến chinh. Thế mà cuối cùng chúng đã phải thất bại nhục nhã, cuộc chiến đấu và chiến thắng của nhân dân Việt Nam đã làm giàu và nâng cao thêm truyền thống dân tộc quý giá lòng yêu nước. Sức mạnh của lòng yêu nước truyền thống của dân tộc khiến cho kẻ thù phải khiếp sợ và làm thất bại âm mưu xâm lược của chúng. Từ Đồ Thư đời Tần ( thế kỉ II TrCN), Mã Viện đời Hán ( thế kỉ I TrCN), Hoằng Thao của Nam Hán ( thế kỉ X) rồi Quách Quỳ nhà Tống ( thế kỉ XI), Thoát Hoan nhà Mông Nguyên ( thế kỉ XIII)đến Liễu Thăng ,Vương Thông nhà Minh(thế kỷ XV) Tôn Sĩ Nghị của Mãn Thanh(thế kỷ XVIII) đã thất bại nhục nhã,kẻ thì phải bỏ mạng,kẻ run sợ chạy chốn về nước; Đầu thế kỷ XX sau khi đã bình định về quân sự và tiến hành tổ chức bộ máy cai trị ở Việt Nam thực dân Pháp vẫn lo sợ những cuộc chiến đấu tiếp theo của nhân dân ta.Một viên sĩ quan Pháp đã viết;”Chúng ta không biết rằng Việt Nam là một dân tộc kiên cường, gắn bó với lịch sử, với những thể chế riêng của mình và thiết tha với nền độc lập của mình. Chúng ta không biết rằng, Việt Nam chưa bao giờ khuất phục trước kẻ thù xâm lược. Tình trạng chúng ta rất đỗi khủng khiếp và chúng ta phải đương đầu với một dân tộc thống nhất, mà ý chí dân tộc của họ không bị suy yếu”. Nhận thức của một số sĩ quan thực dân về lịch sử dân tộc Việt nam quả không sai, song chúng vẫn cứ lao theo âm mưu xâm lược và đô hộ của mình để chuốc lấy thất bại thảm hại. Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam sớm có ý thức về quyền độc lập, tự do của mình và quyết tâm đấu tranh để giành và bảo vệ quyền thiêng liêng này. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào đầu công nguyên là một bằng chứng. Tiếp đó, ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông, việc đánh tan khoảng nửa triệu quân Minh xâm lược, đại phá quân Thanh để cho chúng biết “ Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” (nước Nam anh hùng là có chủ), rồi đánh thực dân Pháp thắng lợi, kháng chiến chống Mỹ cứu nước thành công là những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Chiên thắng vinh quang, song không phải dễ dàng, nhân dân Việt Nam đã trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ. Chỉ có sức mạnh của lòng yêu nước, chí căm thù, nguyện vọng thiết tha cho độc lập tự do mới đem lại thắng lợi to lớn cho nhân dân ta. Sau khi “cút khỏi” Việt Nam, đế quốc Mỹ mới thấm thía bài học nhớ đời: “ Ai cũng biết trong thế kỷ XX, chính vật chất là sức mạnh thời đại chúng ta, thời đại có nhiều tên gọi: thời đại năng lượng nguyên tử, thời đại phản lực, thời đại điều khiển học, thời đại chinh phục vũ trụ, thời đại thông tin hoá… Dù đặt tên cho thiết bị nào thì Mỹ cũng đều có và người Việt Nam đều không có , sức mạnh duy nhất của họ là sức mạnh con người”. 8 Trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện nhiều anh hùng kiệt xuất. Nếu chỉ kể từ đầu công nguyên, đất nước ta đã sản sinh ra nhiều anh hùng, vĩ nhân, tiêu biểu là Hai Bà Trưng (thế kỷ I), Bà Triệu (thế kỷ III), Lý Bí (thế kỷ VI), Phùng Hưng (thế kỷ VIII), Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền (thế kỷ X), Lý Thương Kiệt (thế kỷ XI), Trần Hưng Đạo (thế kỷ XIII), Lê Lợi, Nguyễn Trãi (thế kỷ XV), Nguyễn Huệ (thế kỷ XVIII), Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh (nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX), rồi Hồ Chí Minh. Sự ra đời và hoạt động của các anh hùng dân tộc là điều hợp quy luật phát triển lịch sử. Các anh hùng dân tộc thường xuất hiện ở những thời điểm gay go, phức tạp nhất đối với vận mệnh dân tộc, lúc mà quần chúng nhân dân cần có người tập hợp lãnh đạo cuộc đấu tranh tư tưởng hành động kiên quyết sáng suốt của cá nhân, được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng để đưa cuộc đấu tranh đến thắng lợi. Đó là trường hợp của Nguyễn Huệ, mà Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nguyễn Huệ là kẻ phi thường, Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc Tàu. Ông đã chí cả mưu cao, Dân ta lại biết cùng nhau một lòng. Cho nên Tàu dẫu làm hung, Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.” Hồ chí Minh được sản sinh trong truyền thống dân tộc,kết hợp với những điều kiện cụ thể của đất nước và quê hương, những yêu cầu của lich sử xã hội Việt Nam từ đầu thế kỷ XX. Trước hết Nguyễn Sinh Cung - Hồ Chí Minh được sinh ra ở vùng đất Nghệ Tĩnh, nơi mà “núi cao, sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh thắng hơn cả năm Châu. Người thì thuận hoà mà chăm học, sán vật thì nhiều thứ quý của lạ…được khí tốt cuả sông núi nên sinh ra nhiều bậc danh hiền.Thực là nơi hiểm yếu như thành đồng ao máy của đất nước và là then khoá của các triều đại” Điều quan trọng Nghệ Tĩnh là vùng giàu truyền thống yêu nước đấu tranh chống ngoại xâm. Nơi đây đã sản sinh ra biết bao anh hùng từ cổ chí kim, mà Nam Đàn lại là một địa phương họi tụ nhiều nhân tài, anh hùng chí sỹ. Từ thuở ấu thơ Nguyễn Sinh Cung đã được nuôi dưỡng trong truyền thống của quê hương, sống trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân, chứng kiến những cảnh cơ cực khổ đau của đồng bào quanh mình. Những điều khách quan, truyền thống và hiện đại đã tác động mạnh mẽ đến Nguyễn Sinh Cung, đã sớm hình thành ở Người “ chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào”. Điều kiện khách quan ấy thông qua những nhân tố chủ quan của một con người có năng lực tư duy và hành động, nên Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa những tốt đẹp của quá khứ mà còn vượt những người cùng thời đại cùng hoàn cảnh, đáp ứng tốt những yêu cầu nhiệm vụ của thời đại. Ở Hồ Chí Minh cũng như ở nhiều anh hùng danh nhân khác, sự kết hợp hài hoà, sự thống nhất giữa 9 điều kiện khách quan và chủ quan là một nhân tố có ý nghĩa quyết định có tính quy luật trong hoạt động thắng lợi. Hồ Chí Minh ngay từ thuở niên thiếu đã có ý thức về tìm hiêủ lịch sử quá khứ của dân tộc, nhận thức được truyền thống yêu nước quý báu. Vì vậy Người đã khái quát: “ dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của ta.Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn nó nhấn chìm cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Có thể nói rằng tinh thần yêu nước của dân tộc là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến Hồ Chí Minh, nuôi dưỡng người trở thành một anh hùng giải phóng dân tộc, làm cơ sở cho Người tiếp nhận chủ nghĩa cộng sản. Bản thân Hồ Chí Minh cũng góp phần làm cho tinh thần yêu nước được phong phú khẳng định chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và phát huy sức mạnh của nó trong thực tiễn. Hồ Chí Minh rất quý trọng truyền thống yêu nước, những anh hùng dân tộc nên Người đã căn dặn: “ dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Như vậy Hồ Chí Minh được sản sinh ra trong truyền thống dân tộc và trong thời đại mới với những yêu cầu mới, Người không lần bước theo “ đường mòn lịch sử “ mà đã vươn lên ngang tầm thời đại tiếp tục theo hướng phát triển chung của dân tộc, đát nước nhân loại. Chỉ lấy việc xác định con đường cứu nước làm ví dụ Hồ Chí Minh tiếp thu tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối có ý thức cứu nước và đi tìm con đường đấu tranh đúng nhất. Người khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Người quyết định sang phương Tây “ xem nước Pháp và các nước khác” làm như thế nào, “để trở về giúp đồng bào chúng ta “. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành đã đi qua, sống lao động ở nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản đế quốc, đã tận mắt trông thấy cảnh khốn khổ của nhân dân lao động bị áp bức bóc lột. Từ tình yêu thương đồng bào, Nguyễn Tất Thành yêu thương tất cả những người đau khổ và nhận thức phải đoàn kết mọi dân tộc bị nô lệ trên phạm vi thế giới để giành độc lập tự do. Trong quá trình này Nguyễn Tất Thành trở thành người lao động sống trong môi trường công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mac Lê Nin rồi trở thành người công sản, một chiến sỹ quốc tế, đấu tranh không chỉ cho độc lập tự do của dân tộc mình mà cho cả nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc cho nhân dân lao động thế giới. Người không dừng cuộc đấu tranh ở mục tiêu độc lập dân tộc mà tiến tới chủ nghĩa xã hội. Cho nên Hồ Chí Minh không chỉ là con đẻ của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân dân lao động bị áp bức trên thế giới. 2. Đóng góp của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của lịch sử dân Thứ nhất: Xác định con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam những vấn đề chiến lược và sách lược cho thắng lợi của nhân dân ta và góp phần vào thắng lợi của cách mạng thế giới. Tư tưởng chiến lược cách mạng không ngừng của Người là giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con đường 10 cách mạng vô sản là : muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản. Độc lập dân tộc mà Hồ Chí Minh đấu tranh thực hiện là độc lập hoàn toàn độc lập thực sự, độc lập gắn với thống nhất đất nước gắn với tự do hạnh phúc của nhân dân trước hết là nhân dân lao động. Giành độc lập đi đôi với việc xây dựng chế độ mới chế độ dân chủ nhân dân và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng của Người là xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh văn minh hạnh phúc. Thứ hai: Hồ Chí Minh đã gắn liền cách mạng Việt Nam vơí cách mạng thế giới với thời đại, gắn cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa với cách mạng vô sản chính quốc. Từ quan điểm ấy Hồ Chí Minh đã có công xây dựng đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong việc đoàn kết quốc tế, cùng nhau đấu tranh cho thắng lợi của mỗi dân tộc và nhân dân thế giới Thứ ba: Hồ Chí Minh có công lao to lớn trong việc tổ chức các lực lượng cách mạng. Trước hết là xây dựng thành công Đảng cộng sản ở một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Thứ tư: Việc xây dựng một nhà nước của dân do dân và vì dân, tư tưởng dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, thống nhất giữa tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân văn, nhân đạo và hoà bình đã được thực hiện thắng lợi trong thực tế cách mạng Việt Nam. Thứ năm: Tư tưởng nhân văn, tư tưởng văn hoá, đạo đức góp phần tạo nên những thế hệ con người cách mạng trong nhân dân và con người cán bộ, đảng viên có tác dụng to lớn đối với thắng lợi của cách mạng nước ta. Tư tưởng và sự nghiệp của Hồ Chí Minh được nhân dân ta vận dụng và phát triển trong sự nghiệp đỏi mới ngày nay để giữ vững độc lập dân tộc, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng Đảng và nhà nước vững mạnh thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn. C. Các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề 1. Bài thi nhận biết lich sử: a. Loại bài thi lựa chọn: Loại bài thi này có nội dung tương đối đơn giản được trình bày dưới dạng câu xác định mà thí sinh chỉ trả lời bằng cách lựa chọn một đáp án đúng nhất còn những đáp án còn lại là mồi nhử để học sinh suy xét lựa chọn, những mồi nhử này có độ hấp dẫn gần như nhau nếu học sinh chưa học kỹ sẽ dễ nhầm lẫn, lựa chọn sai. Đề thi này chỉ dùng để kiểm tra thí sinh có ghi nhớ những sự kiện, kiến thức cơ bản, chính xác hay không, thường đòi hỏi học sinh trí nhớ nhiêù hơn khả năng tư duy, phân tích. Ví dụ; Câu 1. Nguyễn Sinh Cung sinh ngày tháng năm nào?. a.19/5/1890 b.19/5/1889 c.15/9/1890 d.19/5/1980 Câu 2. Tỉnh nào dưới đây là quê hương NAQ ? a. Quảng Trị b. Huế c. Nghệ An Câu 3. Làng quê nơi NAQ sinh sống 11 d. Nghệ Tĩnh a. Diễn Châu b. Thanh Chương c. Kim Liên d. Nam Đàn Câu 4. Tên khai sinh của Hồ Chí Minh a. Nguyễn Tất Thành b. Nguyễn Văn Ba c. Nguyễn Sinh Cung d. Nguyễn Sinh Khiêm Câu 5. Nguyễn Ái Quốc là con thứ mấy trong gia đình a. Thứ nhất b. Thứ 2 c. Thứ 3 d.thứ 4 b. Thầy giáo c. Làm quan d. cả ba nghề c . Quí tộc d. Địa chủ Câu 6. Cha NAQ làm nghề gì? a. Thầy thuốc Câu 7. Gia đình NAQ thuộc tầng lớp nào? a. Nông dân b. Trí thức Câu 8. NAQ sinh ra trong hoàn cảnh đất nước như thế nào? a. Hoà bình b. Bị đô hộ 1000 năm phong kiến phương Bắc c. Bị biến thuộc địa của thực dân Pháp. d. Bị biến thành thuộc địa của nhiều nước đế quốc Câu 9. Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian nào? a. 19/5/1890 b. 5/6/1911 c. 6/5/1911 d. 16/5/1911 Câu 10. Tên con tàu mà NAQ làm phụ bếp khi ra đi tìm đường cứu nước a. Năm sao b. Latusơ tơrêvin c. Thái Dương d. Cavin Câu 11. Hướng ra đi tìm đường cứu nước của NAQ a. Sang các nước phương Tây b. Sang Nhật c. Sang TrungQuốc d. Sang Pháp Câu 12. NAQ đã làm việc gì đầu tiên khi ra đi tìm đường cứu nước. a. Quét tuyết b. Làm vườn c. Phụ bếp d. Bán báo Câu 13. Năm 1917 khi cách mạng tháng Mười Nga thành công NAQ đã đến nước nào để hoạt động cách mạng? a. Nước Anh b. Nước Mĩ c. Nước Nga d. Nước Pháp Câu 14. Tháng 6/1919 NAQ đã có hoạt động gì nổi bật ở Pháp a. Tham gia Quốc tế thứ III b. Tham gia Đảng Xã hội Pháp. c. Gửi đến Hội nghị Vecxai bản yêu sách của nhândân An Nam d. Viết sách báo cho Đảng xã hội Pháp Câu 15. Khi Quốc tế III thành lập ở Matxcơva(3/1919) lúc đó NAQ đang ở đâu? a. Ở Anh b. Ở Pháp c. Ở Liên Xô Quốc 12 d. Ở Trung Câu 16. Lấy đơn vị năm làm chuẩn, từ khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đến khi Bác dự Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở Tua là bao nhiêu năm? a. 10 năm b. 11năm c. 12 năm d.15 năm Câu 17. Cách mạng tháng Mười Nga thành công NAQ đã đi từ nước nào đến nước nào đế nghiên cứu học tập cách mạng tháng Mười? a.Từ Mĩ sang Nga b.Từ Pháp sang Trung Quốc c.Từ Anh sang Nga d.Từ Anh sang Pháp Câu 18. Sự kiện nào đánh dấu NAQ bược đầu tìm thấy con đưòng cứu nước đúng đắn? a. NAQ đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai(18/6/1919) b. NAQ tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp(12/1920) c. NAQ đọc sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin(7/1920) d. NAQ thành lập Hội VNCMTN(6/1925) Câu 19. Để nghiên cứu học tập chủ nghĩa MácLênin và cách mạng tháng Mười Nga từ năm 19201923 NAQ hoạt động chủ yếu ở nước nào? a. Ở Liên Xô b. Ở Anh c. Ở Trung Quốc d. Ở Pháp Câu 20. Vào thời gian nào NAQ rời Pari đi Liên Xô,đất nước mà từ lâu Người mơ ước đặt chân tới. a. Năm 1922 b. Năm 1923 c. Năm 1924 d. Năm 1925 Câu 21. Sự kiện tháng7/1924 gắn với hoạt động của NAQ ở Liên Xô đó là a. Người dự Đại hội Quốc tế nông dân b. Người dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản c.Người rời Liên Xô về Quảng Châu Trung Quốc d. Người viết bài cho tạp chí thư tín quốc tế của Quốc tế cống sản Câu 22. Tác dụng trong quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm1919 – 1925 là gì? a. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và t/c cho sự thành lập Đảng CSVN. b. Quá trình truyền bá chủ ngiã Mác Lê Nin vào Việt Nam. c. Quá trình thành lập 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam. d. Quá trình chuẩn bị thực hiện chủ trương “ vô sản hoá” truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin vào Việt Nam. Câu 23. Từ năm 1920 -1925 Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở những nước nào? a. Pháp, Liên Xô, Trung Quốc b. Pháp, Thái Lan, Trung Quốc. c. Pháp, Liên Xô, Trung . d. Câu a và câu c. Câu 24. Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc? 13 + Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. + Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác Lê Nin lãnh đạo. + Cách mạng Việt Nam phải gắn bó đoàn kết với cách mạng thế giới. a. Tạp chí Thư tín quốc tế. b. Bản án chế độ thực dân Pháp. c. Đường Kách mệnh. d. Tất cả các đáp án trên. Câu 25. Tháng 6/1925 tổ chức nào sau đây do Nguyễn Ái Quốc sáng lập Trung Quốc? a. Tân Việt CMĐ. b. Việt Nam TNCMĐCH. c. Việt Nam Nghĩa hoà đoàn. d. An Nam Cộng sản Đảng. Câu 26. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lập Đảng được thể hiện như thế nào? a. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên Đảng CSVN. b. Soạn thảo cương lính chính trị đầu tiên. c. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin vào Việt Nam. d. Câu a và b đúng. Câu 27. Từ 06/01 – 07/02/1930 Hội nghị thành lập Đảng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp ở đâu? a. Quảng Châu Trung Quốc. b. Ma Cao TQ. c. Cửu Long – H Cảng TQ. d. Câu a và b đúng. Câu 28. Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là lực lượng nào? a. Công nhân và nông dân. b. Công nhân nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông. c. Công nhân, ND, tiểu TS, TS và địa chủ phong kiến. d. Cả 3 đáp án đều đúng. Câu 29. Điểm giống nhau giữa cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo? a. Cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn: CMTS dân quyền và CMXHCN. b. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của CMVN là Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, c. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc trước, đánh phong kiến sau. d. Đáp án a, b đúng. Câu 30. Con đường CMVN được xác định trong cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đó là 14 a. Làm CMTS dân quyền và cách mạng ruộng đát để tiến lên CNCS. b. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để. c. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc. d. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc. b. Loại bài xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật địa danh, nhân danh. Loại bài này đòi hỏi không chỉ biết sự kiện mà cần biết phân tích,nhận định đánh giá,rút kết luận. Đề thi này thường có ba phần; Phần chỉ dẫn cách trả lời. Phần gốc gồm những câu xác định,câu bỏ lửng một đoạn hay một từ mà thí sinh phải điền vào Phần lựa chọn gồm một số từ câu ngắn,danh từ riêng,niên đại,số liệu…mà thí sinh phải điền vào. Cũng thuộc loại bài thi này,có thể có đề thi khó hơn,thí sinh phải lựa chọn và sắp xếp các dữ kiện đã cho vào một nhóm có quan hệ với nhau. Ví dụ: Câu 1. Có 3cột ghi sự kiện,nhân vật và địa danh theo thứ tự A,B,C. Hãy sắp xếp các sự kiện,nhân vật và địa danh ấy theo từng nhóm có liên quan với nhau. A.Sự kiện B. Nhân vật C.Địa danh 1.Đại hội Đảng xã hội Pháp 1.Nguyễn Ái Quốc 1.Hà Nội 2.Luận cương chính trị năm 1930 2. Trần Phú 2.Yên Bái 3.Cuộc binh biến Đô Lương 3.Nguyễn Thái Học 3.Tua(Pháp) 4.Cuộc khởi nghĩa Yên Bái 4.Hồ Chí Minh 4.Hương Cảng 5.Tuyên Ngôn độc lập 5.Đội 5.Nghệ An Câu 2. Có 2 cột sự kiện dưới đây.Hãy sắp xếp các sự kiện theo theo từng nhóm có liên quan A. Sự kiện B. Thời gian 1. Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước 06/01 – 07/02/1930 2. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong thời gian 6/1925 3. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được sáng lập năm nào 4. Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng vào thời gian 1920 – 1923 05/06/1911 c; Bài thi lựa chọn kết hợp với trình bày ngắn gọn mối quan hệ giữa các sự kiện, niên đại, địa danh, nhân vật lịch sử Đây là loại bài tương đối phức tạp vì nó vừa có sự kết hợp giữa bài thi lựa chọn và bài thi xác định mối quan hệ, vừa yêu cầu thí sinh phải trình bày lí giải vấn đề được đặt ra. Nó đòi hỏi thí sinh phải nhớ chính xác sự kiện rồi từ đó rút ra những kết luận về mối quan hệ về những kiến thức nêu trên Ví dụ: Câu 1: Sắp xếp các sự kiện nhân vật niên đại tổ chức dưới đây cho khớp nhau về nội dung và chọn trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố kiến thức trong cùng một nhóm 15 Hội VN cách mạng Thanh niên Quảng Châu Đường Kách Mệnh 1930 Nguyễn Ái Quốc Xô Viết Nghệ Tĩnh Báo Thanh niên Việt Nam quốc dân Đảng Hội Phục Việt 1925 Hội Hưng Nam Khởi nghĩa Yên Bái 1928 1926 Tân Việt Cách mạng Đảng Phong trào đòi thả Phan Bội Châu Câu 2: Sau đây là bài viết về lí do và nội dung của Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. “ Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam, nhưng trong một nước có ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, nên có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Trước tình hình đó Quốc tế Cống sản đã giao cho Bác Hồ chịu trách nhiệm thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng cộng sản duy nhất. Từ ngày 06/01 đến 07/02/1930 Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long ( Hương Cảng) Bác Hồ thay mặt Quốc tế cộng sản chủ trì Hội nghị. Tham gia Hội nghị có đủ các đại diện của ba tổ chức công sản. Hội nghị đã nhất trí tán thành thóng nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Đông Dương, thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên do Bác Hồ khởi thảo. Hội nghị có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng…” Đoạn viết trên có những chi tiết sai? Anh (chị) hãy viết lại cho đúng và giải thích vì sao sai? 2. Bài thi bằng câu hỏi tự luận Là dạng bài kết hợp giữa bài thi nhận thức và nhận biết lịch sử. Loại bài này không chỉ đòi hỏi học sinh phải nhận biết chính xác sự kiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử mà còn đòi hỏi học sinh thể hiện trình độ lập luận trình bày diễn đạt. Câu 1: Em hãy trình bày tiểu sử của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Câu 2: Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Câu 3: Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Câu 4: Quá trình ra đi tìm đường cứu nước, tìm đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc? So sánh với quá trình tìm đường cứu nước của các bậc tiền bối trước đó?\ Câu 5: Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước truyền thống thành một người cộng sản diễn ra như thế nào? Câu 6: Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin về nước để chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra như thế nào? Câu 7: Tại sao lại nói Nguyễn Ái Quốc là người đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng? 16 Câu 8: Nguyễn Ái Quốc có phải là người trực tiếp sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam không? tại sao? Câu 9: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Câu 10: Dựa vào những sự kiện lịch sử có chọn lọc của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930, em hãy phân tích vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Câu 11: Hãy làm rõ công lao vĩ đại của chủ tich Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ 1920 – 1930? Theo anh (chị) công lao lớn nhất của Người là gì? Vì sao? Câu 12: Nguyễn Ái Quốc đã để lại cho cách mạng Việt Nam một văn kiện được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đúng hay sai? vì sao? Câu 13: Nêu những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình đi tìm đường cứu nước và chuẩn bị để tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1919 – 1930)? Câu 14: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ 1920 – 1930. Đánh giá sự đóng góp của những hoạt động đó đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trong thời gian này? Câu 15: Tóm tăt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải đi theo con đường nào? Câu 16: Khi về nước những học viên dự các lớp đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu ( 1925 – 1927) đã tuyên truyền lí luận cách mạng nào ttrong nhân dân? Lí luận đó được trình bày trong những tài liệu nào, và có ý nghĩa gì đối với ự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam? Câu 17: Những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong thời gian 1911, 1919, 1920, 1925? Ý nghĩa của những hoạt động ấy đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam? Câu 18: Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có những điểm khác biệt gì so với con đường truyền thống của những người đi trước? Câu 19: Tổ chức cách mang tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập là tổ chức nào? Hoạt động và đóng góp của tổ chức đó đối với sự phát triển của cách mang Việt Nam? Câu 20: Những bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu Trung Quốc (1925 – 1927) được tập hợp trong tác phẩm nào? Nêu nội dung của tác phẩm ấy? D. Một số phương pháp cơ bản để giải các dạng bài tập trong chuyên đề 1. Chú ý đến vai trò của người thầy trên bục giảng: Usin k nói “Nhiệm vụ chủ yếu của thầy giáo không phải là truyền đạt kiến thức mà dạy cho học sinh biết suy nghĩ’’Như vậy ngoài nhiệm vụ giảng dạy theo phương pháp bộ môn thì người 17 thây giáo cần tập trung vào thời gian tập trung ôn luyện “sôi kinh nấu sử’’ tiến hành ôn luyện theo đúng kế hoạch(có thể theo bài hoặc cấu trúc chương trình). Tuỳ theo từng bài từng chương giáo viên nên nêu cao vai trò chủ đạo của người thầy. Giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, khả năng khoa học và kỹ năng sư phạm để sẵn sàng đối thoại lí giải mọi thắc mắc của học sinh một cách khéo léo và chính xác nhất, tạo niềm tin và sự kính trọng của các em. Khi dạy giáo viên phái coi trong khâu tường thuật, miêu tả tái hiện lịch sử một cách sộng động (cần giọng giảng phù hợp kiểu bài, chuyên môn vững, khả năng giao tiếp) Khi giảng giáo viên phải chú ý trong bài giảng của mình nên tạo tình huống có vấn đề nhằm định hướng nhận thức,xác định rõ việc cần làm và kết quả cần đạt được một cách cụ thể. Giáo viên phải sử dụng có hiệu quả các phương tiện trực quan nghe nhìn cả 3nhóm; Hiện vật lịch sử, đồ dùng qui ước (bản đồ, biểu đồ , sơ đồ), học sinh là trung tâm( chú ý phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh, biến quá trình đào tạo của thầy thành quá trình tự đào tạo của học sinh để các em có thể tự ứng phó với mọi tình huống và tự giải quyết các vấn đề được đặt ra.) Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc và nắm chắc các sử liệu ,kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa và tài liệu tham khảo,giúp các em hệ thống các tài liệu đã học thành các vấn đề để nắm tường tận,chủ động làm chủ kiến thức,qua đó các em có khả năng ứng phó với các loại câu hỏi bài tâp. Giáo viên hướng dẫn các em làm bài thi theo các bước: Hiểu kỹ đề bài; (đọc hiểu yêu cầu,nội dung cơ bản của đề bài, gạch ra tờ giấy nháp những cụm từ quan trọng, tìm những ý chính,vấn đề chính cần quan tâm. Trên tờ giấy nháp ghi cả những hiểu biết của mình có liên quan song chưa cần diễn đạt một cách cụ thể. Trongkiến thức ghi ra nháp cần lựa chọn và sắp xếp các ý quan trọng nhất cần được giải quyết, từ đó tìm ra sợi chỉ chính xuyên qua toàn bộ bài làm của mình. Cần sắp xếp các ý chính theo trình tự thời gian và tầm quan trọng để lý giải vấn đề được đặt ra) Thảo ra một dàn bài; Mở bài; đặt vấn đề và giới thiệu những phần cần được giải quyết tiếp theo Thân bài; giải quyết các tiểu mục lớn, nhỏ…. Kết luận; không phải tóm tắt những ý đã trình bày mà nêu lên các luận điểm,quan điểm…. Phải chú trọng đến cách hành văn (đúng ngữ pháp,chính tả,diễn đạt gọn,thể hiện rõ cảm xúc…) Giáo viên phải thường xuyên cho học sinh làm bài thi dưới nhiều hình thức (việc này BGH trường Ngô Gia Tự đã làm rất tốt, giáo viên cũng như học sinh đều hưởng ứng nhiệt tình) qua đó kiểm tra kiến thức cơ bản của các em xem kỹ năng phân tích đề của các em “thủng’’ chỗ nào sẽ “vá’’lại chỗ đó. Bởi lẽ, nếu không có kỹ năng phân tích đề tốt thì cũng khó kiếm điểm tốt… 18 Giáo viên phải nhiệt tình, tỉ mỉ trong việc chấm bài,nhận xét bài làm của các em một cách kỹ lưỡng để từ đó các em biết mình đang bị rỗng mảng kiến thức nào ….qua chấm bài nhận xét bài của từng em các em thấy mình được quan tâm và ý thức học cũng tốt hơn. Giáo viên cũng có những thưởng phạt nhất định để khuyến khích các em trong quá trình học cũng như thi…. Bản thân tôi cũng luôn có ý thức tu dưỡng rèn luyện chuyên môn như dự giờ các đồng nghiệp lắng nghe và tích luỹ,tham gia viết bài cho các cuộc thi tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến lịch sử, tham gia các tổ chứchoạt động xã hội có liên quan đến lịch sử (hiện nay tôi đang tham gia BCH Hội khoa học lịch sử của tỉnh Vĩnh Phúc)…. 2. Chú ý đến yếu tố người học trực tiếp: Đây là chủ thể trung tâm,các phương pháp của thầy dù hay đến mấy cung phải thừa nhận rằng nó không phải là chìa khoá vạn năng nếu không kết hợp được với người học. Theo tôi một học sinh được coi là học được môn sử ở trường phổ thông trước tiên phải nắm được lịch sử dân tôc,nguồn gốc,quà trình dựng nước,giữ nước.Biết hiểu và vận dụng những tri thức lịch sử vào cuộc sống(đây là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình học sử).sau nữa là giai đoạn tìm hiểu lịch sử”lịch sử luôn được viết lại” có nghĩa là quá trình nghiên cứu,tìm hiểu lịch sử,các thế hệ liên tiếp kiểm nghiệm,phát hiện,điều chỉnh quan điểm hiểu sử trên ba mặt;kiến thức,nhận thức,kỹ năng. Học sinh ngoài việc nắm kiến thức cơ bản trong sách khoa, còn phải nắm những kiến thức có liên quan đến lịch sử từ các nguồn thư viện,sách báo,phương tiện thông tin,di tích lịch sử,viện bảo tàng,nhân chứng lịch sử … không nên chỉ thụ động nắm kiến thức từ phía thầy cô thôi. Được nhà trường phân công nhiệm vụ giảng dậy ở lớp chuyên đề khối C,trước tiên tôi chú ý đến việc phân tích đối tượng học sinh bằng nhiều cách như ; khả năng tiếp thu kiến thức ở trên lớp,kết quả qua các lần kiểm tra, chấm bài,trả bài…tôi chia các em học sinh trong lớp thành 2 nhóm; nhóm khá giỏi, nhóm trung bình yếu, sau đó tôi lựa chọn phương pháp giảng dậy phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cụ thể; đối với nhóm khá giỏi ngoài những kiến thức cơ bản cần nắm trong sácth giáo khoa, tôi thường đưa thêm những dạngkiến thức bổ trợ để làm cho kiến thức của các em sâu hơn phong phú hơn, sau đó tôi cho các em các dạng câu hỏi từ dễ đến khóđể kiểm tra các em xem các em nắm kiến thức đến đâu, khả năng phân tích đề có sát không. Còn nhóm trung bình yếu tôi chỉ yêu cầu các em trước hết học thuộc lòng kiến thức cơ bản SGK bằng cách kiểm tra miệng thường xuyên, sau đó tôi rèn kỹ năng viết cho các em bằng những câu hỏi đơn giản , tôi tỉ mỉ chấm bài tìm ra những lỗi dù nhỏ như sai chính tả …để nhận xét .Cách làm này không phải tôi có ác ý gì với các em mà qua đó tôi muốn cho các em thấy tôi luôn quan tâm theo sát các em từng bước,nếu các em cảm nhận được các em sẽ có ý thức học cao hơn,ý thức sẽ đưa các em đến kết quả đầu tiên là biết sử,biết rồi sẽ hiểu,hiểu rồi sẽ yêu,yêu rồi sẽ say mà đã say sử rồi thì không có lý do gì mà không học giỏi sử cả. 19 Một em học sinh đã tâm sự với tôi rằng cô à cách học sử tốt nhất là đọc nhiều chứ không phải là học thuộc lòng. Đọc nhiều lần có thể không thuộc nhưng khi hỏi đến vấn đề gì thì phải chắc chắn trả lời được. Tôi rất mừmg vì đã có học sinh nghĩ được như vậy. E. Chữa một số đề cụ thể để minh hoạ cho chuyên đề: Câu 1. Em hãy trình bày tiểu sử của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Gợi ý trả lời: Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890 taị làng Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ Người có tên là Nguyễn sinh Cung lớn lên đổi là Nguyễn Tất Thành. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã từng làm quan cho triều đình nhà Nguyễn nhưng bị thất sủng về quê bốc thuốc cứu người. Mẹ là bà Hoàng Thị Loan một phụ nữ tảo tần nhưng mất sớm, gia đình có bốn anh chị em, Nguyễn Ái Quốc là con thứ ba trong gia đình. Sinh ra trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lại được chứng kiến sự thất bại của hàng loạt các phong trào yêu nước, được tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng đương thời, được sống trên mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” mảnh đất quê hương có truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường ... tất cả đã hun đúc Nguyễn Ái Quốc khiến Người sớm có lòng yêu nước và quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Với lòng yêu nước tha thiết và ý trí quyết tâm cứu nước giải phóng dân tộc Người không tán thành con đường đấu tranh cách mạng, con đường yêu nước của các bậc tiền bối đã đi qua với cụ Phan Bội Châu người cho rằng cứu nước và nhờ Nhật Bản giúp đỡ chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Còn với cụ Phan Châu Trinh nhờ Pháp giúp đỡ chẳng khác nào” xin Pháp rủ lòng thương” bọn đế quốc thì cùng một ruộc như nhau mà thôi. Nhìn thấy được những hạn chế ấy Người đã quyết tâm tìm một con đường cứu nước mới khác với các bậc tiền bối mà người đã từng rất khâm phục. Qua thực tiễn ra đi tìm đường cứu nước, bằng những trải nghiệm cuộc sống, bằng tài năng hiếm có và chí thông minh hơn người Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm nên thắng lợi của cách mạng thángTám khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á - sau đó Người được bầu làm chủ tịch nước và Người luôn giữ cương vị này cho đến khi từ trần vào năm 1969 . Câu 2. Phân tích Nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ? Gợi ý trả lời: Pháp xâm lược đặt ách thống trị đời sống của nhân dân Việt Nam khổ cực, mâu thuẫn dân tộc và giai cấp sâu sắc, yêu cầu giải phóng dân tộc trở nên cấp thiết. Các phong trào yêu nước nổ ra liên tục, nhưng đều thất bại vì chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn, đúng lúc ấy Nguyễn Ái Quốc xuất hiện Người đã cứu cả dân tộc và đưa dân tộc đến đỉnh vinh quang chiến thắng. Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiết. - Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các tầng lớp giai cấp trong xã hội Việt Nam không chỉ bị bóc lột về kinh tế, mà còn phải chịu nỗi nhục mất nước. Độc lập tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam. 20 - Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc,trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai.Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết. Sự khủng hoảng về đường lối đặt ra yêu cầu cần phải tìm ra con đường cứu nước mới. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ Cần Vương và chuyển sang thời kì cứu nước mới theo con đường Duy Tân, có khuynh hướng tư sản. Các phong trào yêu nước tuy phát triển manh mẽ liên tục kéo dài suốt nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, song vẫn chưa thoát khỏi sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo. Giai cấp vô sản mới hình thành chưa đảm nhận sứ mệnh lịch sử của mình trong công cuộc giải phóng dân tộc. Tình hình phong trào chống Pháp của nhân dân ta lúc bấy giờ ở trong tình trạng “dường như trong đêm tối không có đường ra”. Yêu cầu lịch sử đặt ra phải tìm con đường cứu nước mới khác vơi con đường trước đó, không tán thành con đường của các bậc tiền bối Nguyễn Ái Quốc tìm cách giải quyết yêu cầu này, như vậy lịch sử không bao giờ đặt cho mình nhữnh vấn đề không giải quyết được. Nguyễn Tất Thành sớm có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào ‘’ Từ rất sớm Nguyễn Tất Thành đã có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”, Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cùng các nhà yêu nước khác ở đầu thế kỷ XX, nhưng không đi theo con đường của họ vì Người đã nhìn thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó. Năm 1906, Người theo cha vào Huế. Trong thời gian học ở trường tiểu học Pháp – Việt và trường Quốc học Huế , được tiếp xúc với nền văn minh Pháp, với những khẩu hiệu “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”, Người rất muốn sang Pháp tìm hiểu xem những gì ẩn náu đằng sau những từ ấy. Sau khi tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên Huế (05/1908), Người bí mật lên đường vào Nam.Trên đường đi, Người đã dừng chân dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), là ngôi trường do một số nhà nho yêu nước lập ra. Đầu năm 1911, Người vào Sài Gòn tìm cơ hội đi ra nước ngoài để “Xem xét họ làm như thế nào”, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc. Ngày 05/06/1911, trên chiếc tàu buôn Pháp La-tu-se Tơ-rê-vin, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện phù hợp với yêu cầu của lịch sử,giải quyết được yêu cầu cấp bách của lịch sử, không lần bước theo lối mòn lịch sử đã vươn lên ngang tầm với thời đại . Mở ra hết thắng lợi này đến thắng lợi khác cho dân tộc Việt Nam từ những quyết định đúng đắn ngay từ đầu của mình. Câu 3: Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Gợi ý trả lời; 21 Đến cuối thế kỷ XIX việc bình định về quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam đã căn bản hoàn thành, chúng bắt tay vào tổ chức bộ máy thống trị và tiến hành khai thác thuộc địa với qui mô lớn nhất là ở Đông Dương thuộc địa lớn nhất của chúng. Sự khai thác bóc lột dã man tàn bạo của Pháp làm xuất hiện ở Việt Nam hai mâu thuẫn cơ bản (mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp) hai mâu thuẫn này đã phát triển đến mức chín muồi, đòi hỏi phải giải quyết và chỉ có giải quyết được nó mới mở đường cho xã hội phát triển. Hai mâu thuẫn ấy vừa là nguồn gốc vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy mọi phong trào yêu nước chống thực dân và phong kiến ở nước ta . Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam đã chấm dứt thời kỳ Cần Vương và chuyển sang thời kì cứu nước mới theo con đường Duy Tân, có khuynh hướng tư sản. Các phong trào yêu nước tuy phát triển manh mẽ liên tục kéo dài suốt nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, song vẫn chưa thoát khỏi sự khủng hoảng bế tắc về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo. Giai cấp vô sản mới hình thành chưa đảm nhận sứ mệnh lịch sử của mình trong công cuộc giải phóng dân tộc. Tình hình phong trào chống Pháp của nhân dân ta lúc bấy giờ ở trong tình trạng “dường như trong đêm tối không có đường ra”. Yêu cầu lịch sử đặt ra phải tìm con đường cứu nước mới khác vơi con đường trước đó,không tán thành con đường của các bậc tiền bối Nguyễn Ái Quốc tìm cách giải quyết yêu cầu này, như vậy lịch sử không bao giờ đặt cho mình nhữnh vấn đề không giải quyết được. Trên thế giới lúc bấy giờ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bao gồm tất cả các nước thuộc địa lẫn phụ thuộc. Sự bóc lột của chủ nghĩa đế quốc làm gia tăng tình cảnh khốn cùng của nhân dân bị áp bức trên thế giới. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước tư bản đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc không ngừng nổ ra. Tuy nhiên các phong trào đấu tranh đó lại chưa có sự liên kết chung chưa thường xuyên, chặt chẽ để tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng chủ nghĩa đế quốc thực dân. Câu 4: Quá trình ra đi tìm đường cứu nước, tìm đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc? So sánh với quá trình tìm đường cứu nước của các bậc tiền bối trước đó? Gợi ý trả lời; a.Quá trình ra đi tìm đường cứu nước, tìm đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Ngày 5-6-1911 Nguyễn Ái Quốc rời Tổ quốc (từ sông Lam của quê hương đi ra đại dương trên con tàu Latusơ-Tơrêvin) ra đi tìm đường cứu nước, hướng lựa chọn của Người không lần bước theo “đường mòn lịch sử”mà đã vươn lên ngang tầm thời đại, tiếp tục theo hướng phát triển chung của dân tộc, đất nước, nhân loại. Người tiếp thu tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, có ý thức cứu nước và đi tìm con đường đấu tranh đúng đắn. Người khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan chu Trinh… nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm 22 của một người nào Người quyết định sang phương tây đẻ tìm hiểu từ “tự do bình đẳng bắc ái” tìm hiểu “xem nhân dân Pháp và các nước khác” làm như thế nào để “trở về giúp đồng bào ta”. Ngày 8-6-1911 tàu tới Xingapo thuộc địa của Anh 14-6-1911 tới Côlômpô laị thuộc địa của Anh. Ngày 30-6-1911 tới PoXait vẫn thuộc địa của Anh. Ngày 6-7-1911 tàu cập cảng MacXây… đây là đất Pháp nơi đầu tiên trong đời anh thấy có những người Pháp gọi anh bằng “ông”- Một ngày thăm phố xá anh nhận xét “Thì ra người Pháp ở bên Pháp không ác như người Pháp ở Việt Nam” ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam… Sau đó anh ở Pháp một thời gian làm nghề làm vườn…làm được một thời gian anh lại theo tàu của hãng Năm Sao chạy vòng quanh Châu Phi đi và sống ở các chân trời khác nhau từ Địa Trung Hải qua kênh đào Xuyê, từ biển Đỏ đến Ấn Độ Dương rồi Đại Tây Dương…anh Ba thấy rõ ở đâu nhân dân thuộc địa cũng khổ và anh càng thấy tính cấp bách của sự phá xiềng. Tại Mĩ-nơi sinh ra bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 - ở đây phía sau những lời tuyên ngôn bất hủ, phía sau tượng nữ thần tự do là những tội ác man rợ của bọn đế quốc Mĩ, anh phải thốt lên rằng”Văn minh là như vậy đó sao” anh cũng rút ra nhận xét “tất cả bọn đế quốc đều phản động và tàn ác như nhau”. Tại Anh bằng thực tiễn lao động kiếm sống để tìm hiểu phong trào đấu tranh, tìm hiểu về chủ nghĩa đế quốc bước đầu Người rút ra những kết luận những nhận thức quan trọng giúp cho việc hình thành con đường cứu nước sau này: “Nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi một vòi hút máu nhân dân lao động ở chính quốc một vòi hút máu nhân dân lao động ở các thuộc địa. Muốn tiêu diệt con đỉa đó chỉ có bằng cách vô sản vô sản toàn thế giới đoàn kết lại để cắt đứt hai vòi của nó”. Như vậy từ1911-1917 Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba khắp hải ngoại làm đủ nghề để sống, nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu một hoài bão là làm sao tìm được con đường cứu nước cứu dân. Người được sống gần gũi những người lao động ở nhiều nước biết rõ hoàn cảnh và nguyện vọng của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ tình yêu thương đồng bào Nguyễn Ái Quốc yêu thương tất cả những người đau khổ và nhận thức phải đoàn kết mọi dân tộc bị nô lệ trên phạm vi thế giới để giành độc lập tự do,đó là cơ sở thực tiễn để Người tiếp thu quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Máclênin sau này. Năm 1917 giữa lúc chiến tranh thế giới I đang diễn ra ác liệt thì cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga bùng nổ, thắng lợi. Cuộc cách mạng này làm rung chuyển cả thế giới, làm thức tỉnh các dân tộc phương Đông, làmchuyển biến tư tưởng của nhiều nhà cách mạng lớn trong đó có Nguyễn Ái Quốc.Nguyễn Ái Quốc đã rời Luân Đôn đến Pari để sống và tìm hiểu cách mạng tháng Mười cho thuận tiện hơn vì Pari là trung tâm chính trị của thế giới lúc bấy giờ. Tại Pháp NAQ tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam. Người tham gia sáng lập “hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp” để vận động kiều bào hướng về tổ quốc ủng hộ cuộc giải phóng dân tộc. Người ra nhập Đảng Xã hội Pháp 23 (1919) vì Người cho rằng Đảng này là đảng duy nhất lúc bấy giờ bênh vực quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa. Tháng 6-1919 thay mặt cho những người yêu nướcViệt Nam Người đã gửi đến hội nghị Véc-Xai (hội nghị phân chia thành quả của các nước thắng trận ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc) bản yêu sách của nhân dân An Nam, tố cáo chính sách của Pháp, đòi tự do, dân chủ, bình đẳng cho các dân tộc Đông Dương. Mặc dù bọn đế quốc không thèm đếm xỉa gì đến bản yêu sách này nhưng nó như một quả bom chính trị tát thẳng vào chúng gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam Và nhân dân các thuộc địa cuả Pháp, sau sự kiện này tên tuổi của NAQ được bọn đế quốc chú ý nhiều hơn được quan tâm đặc biệt hơn. Nhờ say sưa hoạt động và say sưa tìm kiếm cuối cùng Người đã gặp bản “Đề cương về vấn đề dân tộc thuộc địa” của Lênin (7/1920) lúc mới đọc đề cương Người cảm thấy rất khó hiểu vì Người chưa thạo tiếng Nga, có những từ rất khó dịch nhưng càng đọc, đọc càng nhiều lần Người mới thấu giá trị của nó, khi đã hiểu Người “vui sướng đến phát khóc lên được, ngồi trong phòng một mình mà Người muốn hét to giữa đông đảo mọi người rằng; đây là con đường giải phóng chúng ta, đây là cái cần thiết cho chúng ta”. Đề cương chỉ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình, con đường cách mạng vô sán. Từ đó Người quyết định đi theo Lênin, đi theo Quốc tế thứ ba. Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua (12/1920) Người đã quyết định bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, những quyết định ấy của Người có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của NAQ từ đây Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Người đi từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến CNM Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản, Người chọn con đường cách mạng vô sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc, vì Người khẳng định rằng “trên thế giới bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” và muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Như vậy NAQ là người ViệtNam đầu tiên tiếp nhận chủ nghĩa Mác Lênin, tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn nhất để cứu dân tộc. Có thể nói tìm được đường cứu nước là công lao to lớn đầu tiên của NAQ đối với dân tộc đây là mốc mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nếu ông có quyết định ấy thì không có sự kiện thành lập ĐCSVN(3/2/1930). b. So sánh với quá trình tìm đường cứu nước của các bậc tiền bối trước đó? Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với con đường cứu nước của các bậc tiền bối Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh ta thấy, trong cách chọn hướng đi Phan Bội Châu sang các nước phương Đông (Nhật Bản) là nước đồng chủng đồng văn, cùng da vàng để cầu Nhật Bản giúp Việt Nam đánh Pháp-theo Nguyễn Ái Quốc con đường đi của Phan Bội Châu khác nào đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau, vì Nhật Bản cũng là một tên đế quốc đang khát thuộc địa, còn Phan châu Trinh 24 cũnh sai lầm khi nhờ Pháp giúp đỡ vì nếu thực sự Pháp muốn giúp Việt Nam thì đã không vào xâm lược nước ta. Nguyễn Ái Quốc đã khác với các bậc tiền bối là Người sang các nước phương tây, Người nói rằng muốn bắt được hổ thì phải vào hang hổ xem hổ như thế nào, và Người đã đặt chân lên hầu hết các nước phương tây,quan sát ,tìm hiểu và rút ra nhiều kết luận quan trọng trong quá trình tìm đường cứu nước của mình. Câu 5: Quátrình truyền bá chủ nghĩa Mác Lê Nin về nước để chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra như thế nào? Gợi ý trả lời: Sau khi đến với chủ nghĩa MácLênin trở thành người cộng sản (1920) NAQ vừa hăng say hoạt động cách mạng vừa học tập nghiên cứu và tìm cách truyền bá chủ nghĩa MácLênin về nước để kết hợp với phong trào công nhân phong trào yêu nước ở ViệtNam chuẩn bị cho việc thành lập một chính Đảng cộng sản ở Việt Nam,quá trình này gắn liền với hoạt động của Người ở Pháp - Liên Xô - TrungQuốc. Qua những hoạt động này Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho Đảng ra đời. * Thời kỳ hoạt động ở Pháp(1920-1923) Tại Pháp NAQ tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam. Người tham gia sáng lập” hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp” để vận động kiều bào hướng về tổ quốc ủng hộ cuộc giải phóng dân tộc. Người cùng với một số nhà yêu nước ở các thuộc địa Pháp sáng lập hội”Liên hiệp các dân tộc thuộc địa”(1921) xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân ViệtNam với nhân dân thuộc địa thế giới. Người tham gia xây dựng báo “LơParia’’(Người cùng khổ) vào năm1922 mà Người là linh hồn (chủ nhiệm kiêm chủ bút) Người viết nhiều bàiđăng trên ‘’Người cùng khổ’’ “Nhân đạo’’cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Pháp, “ đời sống công nhân” của tổng liên đoàn lao đông Pháp. Người viết vở kịch “ con rồng tre” để chế giễu tên vua bù nhìn Khải Định khi hắn sang Pháp. Những sách báo của Người viết một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương, mặt khác khích lệ lòng yêu nước cho đồng bào, tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê Nin và vận động quần chúng đấu tranh. Những sách báo ấy được các thuỷ thủ Việt Nam bí mật gửi về nước, góp phần làm thức tỉnh và thúc đẩy đồng bào trong nước đấu tranh. * Thời kỳ ở Liên Xô ( 1923 – 1924) Giữa năm 1923 Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân ( 10/1923). Sau đó Người lưu lại Liên Xô một thời gian, hoạt động trong Quốc tế cộng sản, học tập thêm về lí luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, thực tiễn của đất nước Xô Viết sau cách mạng tháng 10. Trong thời gian này Người viết nhiều bài báo đăng trên tờ “Sự thật” cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Liên Xô – “ Thư tín quốc tế” của quốc tế cộng sản. Người luôn coi báo chí là một phương tiện vũ khí tuyên truyền cách mạng. Người còn dự nhiều Hội nghị quốc tế quan trong như: 25 Đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản, các Đại hội của Quốc tế thanh niên, Quốc tế phụ nữ… tại Đại hội Quốc tế cộng sản ( 7/1924) Người đã trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược cách mạng các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc… điều này chứng tỏ rằng Người đã nắm được những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mac Lê Nin chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuôc địa để rồi truyền bá vào việt Nam sau này. Nguyễn Ái Quốc có công lớn trong việc xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. * Thời kỳ ở Trung Quốc ( 1924 – 1927) Tháng 11 năm 1924 NAQ từ Liên Xô về tơí Quảng Châu Trung Quốc để tập hợp những người yêu nước của Việt Nam, truyền bá, giáo dục cho họ chủ nghĩa Mác Lê Nin. Việc đầu tiên là Người tìm hiểu các tổ chức cách mạng của Việt Nam ở Trung Quốc, chủ yếu là Tâm Tâm xã, một tổ chức yêu nước hoạt động hăng say nhưng thiếu tôn chỉ mục đích rõ ràng Người đã mở lớp huấn luyện để dạy họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật sau khi học xong phần lớn các học viên đó bí mật về nước để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Người đã lựa chọn giác ngộ một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm Tâm xã lập ra nhóm Cộng sản đoàn (02/1925). Rồi từ Cộng sản đoàn tháng 6/1925 người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên với hạt nhân là Cộng sản đoàn để hướng tổ chức này đi theo con đường cách mang Vô sản. Người lại sáng lập ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội. Những bài của báo có sức hấp dẫn lớn đối với Thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Cùng với nhiều nhà cách mạng các nước Người còn tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, để xây dựng tình đoàn kết giữa cách mạng các nước trong khu vực. Tại Quảng Châu Người đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày (1925 – 1927) đào tạo được 75 cán bộ cho cách mạng Việt Nam những bài giảng của Người sau này được tập hợp trong quấn “ Đường Cách Mệnh” ( xuất bản 1927). Sách có tác dung bồi dưỡng lí luận cách mạng cho cán bộ, vì theo Người “ không có lí luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động”. Nhiều Đảng viên của Tân Việt Đảng ở trong nước cũng tham dự lớp huấn luyện nhờ vậy chỉ một thời gian ngắn Người đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo, bước đầu nhận thức về chủ nghĩa Mác Lê Nin. Đào tạo xong Người tung họ về nước để đi vào phong trào vô sản hoá. Phong trào này phát triển mạnh vào những năm 1928 – 1929 một mặt cải biến những thanh niên yêu nước thành người vô sản, mặt khác họ lại truyền bá chủ nghiã Mác Lê Nin cho công nhân, nông dân và những người yêu nước khác ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác Lê Nin được truyền bá vào nước ta giữa lúc phong trào yêu nước và phong trào công nhân đang phát triển nhưng lại thiếu đường lối nên được tiếp nhận ngay. Từ đây phong trào yêu nước phát triển sôi nổi hẳn lên. Đặc biệt phong trào công nhân có sự chuyển biến dần về chất, biểu hiện ở chỗ: số lượng các cuộc bãi công tăng lên hơn trước, ý thức của giai cấp công nhân cũng tăng lên rõ rệt. Các cuộc bãi công ở các địa phương trong nước đã có mối liên hệ 26 ủng hộ lẫn nhau. Phong trào lên cao đòi hỏi phải thành lập Đảng cộng sản để đủ sức lãnh đão cuộc đấu tranh. Từ đó dẫn đến sự phá sản của các tổ chức Thanh niên Tân việt thành lập nên 3 tổ chức cộng sản tiền thân. Nguyễn Ái Quốc đã có công lao lớn trong viêc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Câu 6: Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước truyền thống thành một người cộng sản diễn ra như thế nào? Gợi ý trả lời: - Trước sự khủng hoảng của con đường cứu nước chống Pháp, khác với các thế hệ thanh niên đầu thế kỷ XX, thường hướng về Nhật Bản, ngày 05/6/1911 với cái tên Nguyễn văn Ba, Nguyễn Ái Quốc rời bến cảng nhà Rồng sang phương tây nhằm “tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình” - Từ năm 1911 đến năm 1917 Người đi nhiều nước tư bản, đế quốc, thuộc địa, phụ thuộc ở châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Á, làm nhiều nghề khác nhau để sống học tập và hoạt động. Trong quá trình đó Người hiểu rõ sự tàn bạo cùa chủ nghĩa thực dân, đế quốc và nguyện vọng khát khao muồn độc lập tự do của các dân tộc bị thống trị. Người mở rộng tình yêu thương đồng bào đến tình yêu thương các dân tộc thuộc địa, hiểu thêm về sự đoàn kết nhân dân bị áp bức.... Đây là cơ sở đầu tiên giúp Nguyễn Tất Thành tiếp thu quan điểm về giải phóng dân tộc của chủ nghĩa Mác Lênin, quyết định đi theo con đường cách mạng vô sản. - Năm 1917 giữa lúc chiến tranh thế giới I đang diễn ra ác liệt thì cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga bùng nổ, thắng lợi. Cuộc cách mạng này làm rung chuyển cả thế giới, làm thức tỉnh các dân tộc phương Đông, làmchuyển biến tư tưởng của nhiều nhà cách mạng lớn trong đó có Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc đã rời Luân Đôn đến Pari để sống và tìm hiểu cách mạng tháng Mười cho thuận tiện hơn vì Pari là trung tâm chính trị của thế giới lúc bấy giờ. Tại Pháp NAQ tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam. Người tham gia sáng lập “ hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp” để vận động kiều bào hướng về tổ quốc ủng hộ cuộc giải phóng dân tộc. Người ra nhập Đảng Xã hội Pháp (1919) vì Người cho rằng Đảng này là Đảng duy nhất lúc bấy giờ bênh vực quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa. Tháng 6-1919 thay mặt cho những người yêu nướcViệt Nam Người đã gửi đến hội nghị Véc-Xai (hội nghị phân chia thành quả của các nước thắng trận ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc) bản yêu sách của nhân dân An Nam, tố cáo chính sách của Pháp, đòi tự do, dân chủ, bình đẳng cho các dân tộc Đông Dương. Mặc dù bọn đế quốc không thèm đếm xỉa gì đến bản yêu sách này nhưng nó như một quả bom chính trị tát thẳng vào chúng gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam Và nhân dân các thuộc địa cuả Pháp, sau sự kiện này tên tuổi của NAQ được bọn đế quốc chú ý nhiều hơn được quan tâm đặc biệt hơn. 27 Nhờ say sưa hoạt động và say sưa tìm kiếm cuối cùng Người đã gặp bản “Đề cương về vấn đề dân tộc thuộc địa” của Lênin (7/1920) lúc mới đọc đề cương Người cảm thấy rất khó hiểu vì Người chưa thạo tiếng Nga, có những từ rất khó dịch nhưng càng đọc, đọc càng nhiều lần Người mới thấu giá trị của nó, khi đã hiểu Người “vui sướng đến phát khóc lên được, ngồi trong phòng một mình mà Người muốn hét to giữa đông đảo mọi người rằng, đây là con đường giải phóng chúng ta, đây là cái cần thiết cho chúng ta “Đề cương chỉ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình, con đường cách mạng vô sán. Từ đó Người quyết định đi theo Lênin, đi theo Quốc tế thứ ba. Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua (12/1920) Người đã quyết định bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, những quyết định ấy của Người có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của NAQ từ đây Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Người đi từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến CNM Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản, Người chọn con đường cách mạng vô sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc, vì Người khẳng định rằng “trên thế giới bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” và muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Câu 7: Nguyễn Ái Quốc có phải là người trực tiếp sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam không? tại sao ? Gợi ý trả lời; -Nguyễn Aí Quốc là người trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt nam vì -Đến cuối năm 1929, ở Việt Nam cùng một lúc có ba tổ chức cộng sản, tình hình đó làm cho quần chúng không biết theo tổ chức nào. Vấn đề đặt ra là nên hợp nhất các tổ chức này hay cứ để các tổ chức hoạt động riêng rẽ. Khi ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời, thế giới bắt đầu diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư bản (1929 – 1933). Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng tới tất cả các nước làm cho đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ, nhất là nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Ở Đông Dương mâu thuẫn xã hội càng gay gắt, phong trào đấu tranh của quần chúng càng cao. Yêu cầu khách quan đòi hỏi các tổ chức cộng sản phải hợp nhất mới đủ sức lãnh đạo cách mạng. Hơn nữa sau khi ra đời, ba tổ chức này lại nảy sinh những mâu thuẫn như tranh giành Đảng viên, tranh giành quần chúng, tranh giành ảnh hưởng thậm chí còn bài xích lẫn nhau. Tình hình này càng kéo dài càng bất lợi cho cách mạng. bọn đế quốc sẽ lợi dụng tình hình này để đưa tay chân vào phá hoại phong trào đấu tranh. Được sự uỷ nhiệm của quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập chủ trì Hội nghị gồm đại biểu các tổ chức cộng sản để bàn về việc hợp nhất Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày 06/01 đến ngày 08/02/1930 tại Cửu Long Hương Cảng Hồng Kông Trung Quốc. Trong Hội nghị mọi vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng đều được các đại biểu nhất 28 trí tán thành, chỉ riêng việc đặt tên Đảng là gay go hơn cả. Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình phê phán những nhận thức hẹp hòi, những hoạt động riêng rẽ và chỉ ra yêu cầu cần phải hợp nhất. Việc hợp nhất Đảng còn có thuận lợi vì các tổ chức cộng sản có cùng chung một mục đích đấu tranh cách mạng cùng chống chung một kẻ thù, cùng theo chủ nghĩa Mac Lê Nin. Song trình độ và uy tín cao cùng những lí luận sắc bén của NAQ đã làm cho các đại biểu sớm nhận ra lẽ phải và Hội nghị hợp nhất đã thành công, ngày 03/02/1930 Đảng đã ra đời lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, Hội nghị hợp nhất được xem như Đại hội thành lập Đảng. Trong hội nghị này NAQ còn thảo ra những văn kiện quan trọng và được thông qua hội nghị như: chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ… các văn kiện trên được gọi chung là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, cương lĩnh đã vạch ra những nét cơ bản nhất về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam. Câu 8: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Gợi ý trả lời; -Trực tiếp tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long Hồng Công ,Hương Cảng Trung Quốc từ ngày 6/1/1930 đến ngày 8/2/1930. - Trong hội nghị thành lập Đảng Nguyễn Ái Quốc đã phê phán những hoạt động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong nước trong việc tranh giành quyền lãnh đạo tranh giành quần chúng, tranh giành Đảng viên của nhau… - Đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức cộng sản để đi đến thánh lập Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Định tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam. - Viết và thông qua chính cương vắn tắt ,sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt, đó chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã vạch ra những nét cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam. -Đề ra kế hoạch để các đại biểu về nước thống nhất các cơ sở Đảng ở trong nước để thành lập nên Đáng cộng sản Việt Nam. Câu 9: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Gợi ý trả lời: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của 3 nhân tố, Đảng ra đời là công lao to lớn của các nhà cách mạng Việt Nam mà tiêu biểu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, quá trình vận động thành lập Đảng gắn liền với hoạt động của Người từ 1920-1930. Đến với chủ nghĩa Mác Lênin - truyền bá về nước, kết hợp với phong trào yêu nước ,phong trào công nhân sáng lập nên Đảng. 1. Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890 taị làng Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ Người có tên là Nguyễn Sinh Cung lớn lên đổi là Nguyễn Tất Thành. Sinh ra trong 29 một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, cha là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã từng làm quan cho triều đình nhà Nguyễn nhưng bị thất sủng về quê bốc thuốc cứu người. Mẹ là bà Hoàng Thị Loan một phụ nữ tảo tần nhưng mất sớm, gia đình có bốn anh chị em, Nguyễn Ái Quốc là con thứ ba trong gia đình. Sinh ra trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, lại được chứng kiến sự thất bại của hàng loạt các phong trào yêu nước, được tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng đương thời, được sống trên mảnh đất “Địa linh nhân kiệt” mảnh đất quê hương có truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường….tất cả đã hun đúc Nguyễn Ái Quốc khiến Người sớm có lòng yêu nước và quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Với lòng yêu nước tha thiết và ý trí quyết tâm cứu nước giải phóng dân tộc Người không tán thành con đường đấu tranh cách mạng, con đường yêu nước của các bậc tiền bối đã đi qua với cụ Phan Bội Châu người cho rằng cứu nước và nhờ Nhật Bản giúp đỡ chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”. Còn với cụ Phan Châu Trinh nhờ Pháp giúp đỡ chẳng khác nào” xin Pháp rủ lòng thương” bọn đế quốc thì cùng một ruộc như nhau mà thôi… Nhìn thấy được những hạn chế ấy Người đã quyết tâm tìm một con đường cứu nước mới khác với các bậc tiền bối mà người đã từng rất khâm phục. Qua thực tiễn ra đi tìm đường cứu nước, bằng những trải nghiệm cuộc sống, bằng tài năng hiếm có và chí thông minh hơn người Người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm nên thắng lợi của cách mạng thángTám khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á-sau đó Người được bầu làm chủ tịch nước và Người luôn giữ cương vị này cho đến khi từ trần vào năm 1969. 2. Truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin về nước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc ra đời của Đảng Sau khi đến với chủ nghĩa MácLênin trở thành người cộng sản (1920) NAQ vừa hăng say hoạt động cách mạng vừa học tập nghiên cứu và tìm cách truyền bá chủ nghĩa MácLênin về nước để kết hợp với phong trào công nhân phong trào yêu nước ở ViệtNam chuẩn bị cho việc thành lập một chính Đảng cộng sản ở Việt Nam, quá trình này gắn liền với hoạt động của Người ở Pháp-Liên Xô-TrungQuốc. Qua những hoạt động này Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho Đảng ra đời. * Thời kỳ hoạt động ở Pháp(1920-1923) Tại Pháp NAQ tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam. Người tham gia sáng lập “hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp” để vận động kiều bào hướng về tổ quốc ủng hộ cuộc giải phóng dân tộc. Người cùng với một số nhà yêu nước ở các thuộc địa Pháp sáng lập hội “Liên hiệp các dân tộc thuộc địa” (1921) xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân ViệtNam với nhân dân thuộc địa thế giới.Người tham gia xây dựng báo”LơParia’’(Người cùng khổ) vào năm 1922 mà Người là linh hồn (chủ nhiệm kiêm chủ bút) Người viết nhiều bài đăng trên ‘’Người cùng khổ’’ “Nhân đạo’’cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Pháp, “ đời sống công nhân” của tổng liên đoàn lao đông Pháp. Người viết vở kịch “con rồng tre” để chế giễu tên vua bù nhìn Khải Định khi hắn sang Pháp. Những sách báo của 30 Người viết một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương, mặt khác khích lệ lòng yêu nước cho đồng bào, tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê Nin và vận động quần chúng đấu tranh. Những sách báo ấy được các thuỷ thủ Việt Nam bí mật gửi về nước, góp phần làm thức tỉnh và thúc đẩy đồng bào trong nước đấu tranh. * Thời kỳ ở Liên Xô ( 1923 – 1924) Giữa năm 1923 Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân ( 10/1923). Sau đó Người lưu lại Liên Xô một thời gian, hoạt động trong Quốc tế cộng sản, học tập thêm về lí luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, thực tiễn của đất nước Xô Viết sau cách mạng tháng 10. Trong thời gian này Người viết nhiều bài báo đăng trên tờ “Sự thật” cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Liên Xô – “ Thư tín quốc tế” của quốc tế cộng sản. Người luôn coi báo chí là một phương tiện vũ khí tuyên truyền cách mạng. Người còn dự nhiều Hội nghị quốc tế quan trong như: Đại hội lần thứ V của quốc tế cộng sản, các Đại hội của Quốc tế thanh niên, Quốc tế phụ nữ… tại Đại hội Quốc tế cộng sản ( 7/1924) Người đã trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược cách mạng các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc… điều này chứng tỏ rằng Người đã nắm được những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mac Lê Nin chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuôc địa để rồi truyền bá vào việt Nam sau này. Nguyễn Ái Quốc có công lớn trong việc xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. * Thời kỳ ở Trung Quốc ( 1924 – 1927) Tháng 11 năm 1924 NAQ từ Liên Xô về tơí Quảng Châu Trung Quốc để tập hợp những người yêu nước của Việt Nam, truyền bá, giáo dục cho họ chủ nghĩa Mác Lê Nin. Việc đầu tiên là Người tìm hiểu các tổ chức cách mạng của Việt Nam ở Trung Quốc, chủ yếu là Tâm Tâm xã, một tổ chức yêu nước hoạt động hăng say nhưng thiếu tôn chỉ mục đích rõ ràng Người đã mở lớp huấn luyện để dạy họ học làm cách mạng, học cách hoạt đôngj bí mật sau khi học xong phần lớn các hoc viên đó bí mật về nước để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Người đã lựa chọn giác ngộ một số thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm xã lập ra nhóm Cộng sản đoàn (02/1925). Rồi từ Cộng sản đoàn tháng 6/1925 người thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên với hạt nhân là Cộng sản đoàn để hướng tổ chức này đi theo con đường cách mang Vô sản. Người lại sáng lập ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội. Những bài của báo có sức hấp dẫn lớn đối với Thanh niên nước ta lúc bấy giờ. Cùng với nhiều nhà cách mạng các nước Người còn tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, để xây dựng tình đoàn kết giữa cách mạng các nước trong khu vực. Tại Quảng Châu Người đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày (1925 – 1927) đào tạo được 75 cán bộ cho cách mạng Việt Nam những bài giảng của Người sau này được tập hợp trong quấn “ Đường Cách Mệnh” ( xuất bản 1927). Sách có tác dung bồi dưỡng lí luận cách mạng cho cán bộ, vì theo Người “ không có lí luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động”. Nhiều 31 Đảng viên của Tân Việt Đảng ở trong nước cũng tham dự lớp huấn luyện nhờ vậy chỉ một thời gian ngắn Người đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo, bước đầu nhận thức về chủ nghĩa Mác Lê Nin. Đào tạo xong Người tung họ về nước để đi vào phong trào vô sản hoá. Phong trào này phát triển mạnh vào những năm 1928 – 1929 một mặt cải biến những thanh niên yêu nước thành người vô sản, mặt khác họ lại truyền bá chủ nghiã Mác Lê Nin cho công nhân, nông dân và những người yêu nước khác ở Việt Nam. Chủ nghĩa Mác Lê Nin được truyền bá vào nước ta giữa lúc phong trào yêu nước và phong trào công nhân đang phát triển nhưng lại thiếu đường lối nên được tiếp nhận ngay. Từ đây phong trào yêu nước phát triển sôi nổi hẳn lên. Đặc biệt phong trào công nhân có sự chuyển biến dần về chất, biểu hiện ở chỗ: số lượng các cuộc bãi công tăng lên hơn trước, ý thức của giai cấp công nhân cũng tăng lên rõ rệt. Các cuộc bãi công ở các địa phương trong nước đã có mối liên hệ ủng hộ lẫn nhau. Phong trào lên cao đòi hỏi phải trhành lập Đảng cộng sản để đủ sức lãnh đão cuộc đấu tranh. Từ đó dẫn đến sự phá sản của các tổ chức Thanh niên Tân việt thành lập nên 3 tổ chức cộng sản tiền thân. Nguyễn Ái Quốc đã có công lao lớn trong viêc chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam. 3. Trực tiếp sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam Đến cuối năm 1929, ở Việt Nam cùng một lúc có ba tổ chức cộng sản, tình hình đó làm cho quần chúng không biết theo tổ chức nào. Vấn đề đặt ra là nên hợp nhất các tổ chức này hay cứ để các tổ chức hoạt động riêng rẽ. Khi ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời, thế giới bắt đầu diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa Tư bản (1929 – 1933). Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng tới tất cả các nước làm cho đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ, nhất là nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Ở Đông Dương mâu thuẫn xã hội càng gay gắt, phong trào đấu tranh của quần chúng càng cao. Yêu cầu khách quan đòi hỏi các tổ chức cộng sản phải hợp nhất mới đủ sức lãnh đạo cách mạng. Hơn nữa sau khi ra đời, ba tổ chức này lại nảy sinh những mâu thuẫn như tranh giành Đảng viên, tranh giành quần chúng, tranh giành ảnh hưởng thậm chí còn bài xích lẫn nhau. Tình hình này càng kéo dài càng bất lợi cho cách mạng. bọn đế quốc sẽ lợi dụng tình hình này để đưa tay chân vào phá hoại phong trào đấu tranh. Được sự uỷ nhiệm của quốc tế cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập chủ trì Hội nghị gồm đại biểu các tổ chức cộng sản để bàn về việc hợp nhất Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày 06/01 đến ngày 08/02/1930 tại Cửu Long Hương Cảng Hồng Kông Trung Quốc. Trong Hội nghị mọi vấn đề cơ bản về đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng đều được các đại biểu nhất trí tán thành, chỉ riêng việc đặt tên Đảng là gay go hơn cả. Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình phê phán những nhận thức hẹp hòi, những hoạt động riêng rẽ và chỉ ra yêu cầu cần phải hợp nhất. Việc hợp nhất Đảng còn có thuận lợi vì các tổ chức cộng sản có cùng chung một mục đích đấu 32 tranh cách mạng cùng chống chung một kẻ thù, cùng theo chủ nghĩa Mac Lê Nin. Song trình độ và uy tín cao cùng những lí luận sắc bén của NAQ đã làm cho các đại biểu sớm nhận ra lẽ phải và Hội nghị hợp nhất đã thành công, ngày 03/02/1930 Đảng đã ra đời lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, Hội nghị hợp nhất được xem như Đại hội thành lập Đảng. Trong hội nghị này NAQ còn thảo ra những văn kiện quan trọng và được thông qua hội nghị như: chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ… các văn kiện trên được gọi chung là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, cương lĩnh đã vạch ra những nét cơ bản nhất về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam. Câu 10. Tóm tăt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1920. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải đi theo con đường nào? Gợi ý trả lời: Ngày 5-6-1911 Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc (từ sông Lam của quê hương đi rađại dương trên con tàu Latusơ-Tơrêvin)ra đi tìm đường cứu nước,hướng lựa chọn của Người không lần bước theo “đường mòn lịch sử” mà đã vươn lên ngang tầm thời đại, tiếp tục theo hướng phát triển chung của dân tộc, đất nước, nhân loại. Người tiếp thu tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, có ý thức cứu nước và đi tìm con đường đấu tranh đúng đắn.Người khâm phục các cụ Phan Đình Phùng,Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan chu Trinh…nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu từ “tự do bình đẳng bắc ái” tìm hiểu “xem nhân dân Pháp và các nước khác “làm như thế nào để trở về giúp đồng bào ta”. Ngày 8-6-1911 tàu tới Xingapo thuộc địa của Anh 14-6-1911 tới Côlômpô lai thuộc địa của Anh.30-6-1911 tới PoXait vẫn thuộc địa của Anh.Ngày 6-7-1911 tàu cập cảng MacXây..đây là đất Pháp nơi đầu tiên trong đời anh thấy có những người Pháp gọi anh bằng “ ông”-Một ngày thăm phố xá anh nhận xét “Thì ra người Pháp ở bên Pháp không ác như người Pháp ở Việt Nam” ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam….Sau đó anh ở Pháp một thời gian làm nghề làm vườn…làm được một thời gian anh lại theo tàu của hãng Năm Sao chạy vòng quanh Châu Phi đi và sống ở các chân trời khác nhau từ Địa Trung Hải qua kênh đào Xuyê,từ biển Đỏ đến Ấn Độ Dương rồi Đại Tây Dương…anh Ba thấy rõ ở đâu nhân dân thuộc địa cũng khổ và anh càng thấy tính cấp bách của sự phá xiềng. Tại Mĩ-nơi sinh ra bản Tuyên ngôn Độc lập 1776 - ở đây phía sau những lời tuyen ngôn bất hủ, phía sau tượng nữ thần tự do là những tội ác man rợ của bọn đế quốc Mĩ, anh phải thốt lên rằng”Văn minh là như vậy đó sao”anh cũng rút ra nhận xét “tất cả bọn đế quốc đều phản động và tàn ác như nhau”. Tại Anh bằng thực tiễn lao động kiếm sống để tìm hiểu phong trào đấu tranh,tìm hiểu về chủ nghĩa đế quốc bước đầu Người rút ra những kết luận những nhận thức quan trọng giúp cho việc hình thành con đường cứu nước sau này.”Nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn, chủ nghĩa đế quốc 33 ở đâu cũng là thù, chủ nghĩa đế quốc như con đỉa hai vòi một vòi hút máu nhân dân lao động ở chính quốc một vòi hút máu nhân dân lao động ở các thuộc địa. Muốn tiêu diệt con đỉa đó chỉ có bằng cách vô sản vô sản toàn thế giới đoàn kết lại để cắt đứt hai vòi của nó”. Như vậy từ 1911 - 1917 Nguyễn Ái Quốc đã bôn ba khắp hải ngoại làm đủ nghề để sống, nhưng trong lòng vẫn luôn nung nấu một hoài bão là làm sao tìm được con đường cứu nước cứu dân. Người được sống gần gũi những người lao động ở nhiều nước biết rõ hoàn cảnh và nguyện vọng của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Từ tình yêu thương đồng bào Nguyễn Ái Quốc yêu thương tất cả những người đau khổ và nhận thức phải đoàn kết mọi dân tộc bị nô lệ trên phạm vi thế giới để giành độc lập tự do, đó là cơ sở thực tiễn để Người tiếp thu quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Máclênin sau này. Năm 1917 giữa lúc chiến tranh thế giới I đang diễn ra ác liệt thì cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga bùng nổ, thắng lợi. Cuộc cách mạng này làm rung chuyển cả thế giới,làm thức tỉnh các dân tộc phương Đông, làmchuyển biến tư tưởng của nhiều nhà cách mạng lớn trong đó có Nguyễn Ái Quốc.Nguyễn Ái Quốc đã rời Luân Đôn đến Pari để sống và tìm hiểu cách mạng tháng Mười cho thuận tiện hơn vì Pari là trung tâm chính trị của thế giới lúc bấy giờ. Tại Pháp NAQ tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam.Người tham gia sáng lập” hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp” để vận động kiều bào hướng về tổ quốc ủng hộ cuộc giải phóng dân tộc.Người ra nhập Đảng Xã hội Pháp(1919) vì Người cho rằng Đảng này là đảng duy nhất lúc bấy giờ bênh vực quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.Tháng 6-1919 thay mặt cho những người yêu nướcViệt Nam Người đã gửi đến hội nghị VécXai (hội nghị phân chia thành quả của các nước thắng trận ngay sau khi chiến tranh vừa kết thúc) bản yêu sách của nhân dân An Nam, tố cáo chính sách của Pháp, đòi tự do, dân chủ,bình đẳng cho các dân tộc Đông Dương. Mặc dù bọn đế quốc không thèm đếm xỉa gì đến bản yêu sách này nhưng nó như một quả bom chính trị tát thẳng vào chúng gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam Và nhân dân các thuộc địa cuả Pháp, sau sự kiện này tên tuổi của NAQ được bọn đế quốc chú ý nhiều hơn được quan tâm đặc biệt hơn. Nhờ say sưa hoạt động và say sưa tìm kiếm cuối cùng Người đã gặp bản”Đề cương về vấn đề dân tộc thuộc địa “của Lênin (7/1920) lúc mới đọc đề cương Người cảm thấy rất khó hiểu vì Người chưa thạo tiếng Nga, có những từ rất khó dịch nhưng càng đọc, đọc càng nhiều lần Người mới thấu giá trị của nó, khi đã hiểu Người “vui sướng đến phát khóc lên được,ngồi trong phòng một mình mà Người muốn hét to giữa đông đảo mọi người rằng; đây là con đường giải phóng chúng ta, đây là cái cần thiết cho chúng ta “Đề cương chỉ cho Người thấy con đường để giải phóng dân tộc mình, con đường cách mạng vô sán. Từ đó Người quyết định đi theo Lênin, đi theo Quốc tế thứ ba. Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua(12/1920)Người đã quyết định bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quốc tế thứ ba,tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp, những quyết 34 định ấy của Người có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của NAQ từ đây Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Người đi từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến CNM Lênin, đi theo con đường cách mạng vô sản, Người chọn con đường cách mạng vô sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc, vì Người khẳng định rằng “trên thế giới bây giờ học thuyết nhiều chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” và muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Như vậy NAQ là người ViệtNam đầu tiên tiếp nhận chủ nghĩa Mác Lênin, tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn nhất để cứu dân tộc. Có thể nói tìm được đường cứu nước là công lao to lớn đầu tiên của NAQ đối với dân tộc đây là mốc mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nếu ông có quyết định ấy thì không có sự kiện thành lập ĐCSVN(3/2/1930) III. Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị THPT Ngô Gia Tự Sau khi áp dụng chuyên đề trên trong quá trình giảng dậy ở lớp 12a8 khoá năm học 2009 – 2010 tôi thu được kết quả rất đáng tự hào: - Đa số các em trong lớp đều nắm được những kiến thức cơ bản về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1930 của trương trình sử12. - 10 em đi thi HSG cấp tỉnh đều đạt giải, trong đó có 3 giải nhì 4giải ba…. - 44 trên tổng số 47 em đỗ vào các trường ĐH - CĐ đặc biêt có7em đỗ vào ĐH sư phạm HàNội I trong đó có 4 em đỗ vào lớp chất lượng cao của khoa Lịch Sử. Như các em: Đinh thị Hồng, Nguyễn thị phương Anh, Nguyễn thị Tiểu Ngọc, Nguyễn thị Huyền. Hiện nay tôi vẫn đang áp dụng chuyên đề trên để ôn luyên cho học sinh lớp 11A9 đi thi HSG vượt cấp Tỉnh, và những học sinh có nguyện vọng ôn thi vào các trường đại học, cao đẳng khối C. Trên đây là một vài chia sẻ nhỏ của cá nhân tôi, mong các đồng chí góp ý thêm để chuyên đề của tôi được hoàn thiên hơn. Xin cảm ơn các đồng chí. Người viết báo cáo Lương Thị Cúc 35 [...]... Câu 17: Những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong thời gian 1911, 1919, 1920, 1925? Ý nghĩa của những hoạt động ấy đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam? Câu 18: Con đường đi tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có những điểm khác biệt gì so với con đường truyền thống của những người đi trước? Câu 19: Tổ chức cách mang tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc sáng lập... chủ nghĩa đế quốc thực dân Câu 4: Quá trình ra đi tìm đường cứu nước, tìm đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc? So sánh với quá trình tìm đường cứu nước của các bậc tiền bối trước đó? Gợi ý trả lời; a.Quá trình ra đi tìm đường cứu nước, tìm đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Ngày 5-6 -1911 Nguyễn Ái Quốc rời Tổ quốc (từ sông Lam của quê hương đi ra đại dương trên... động chính của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình đi tìm đường cứu nước và chuẩn bị để tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1919 – 1930) ? Câu 14: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ 1920 – 1930 Đánh giá sự đóng góp của những hoạt động đó đối với phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trong thời gian này? Câu 15: Tóm tăt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ. .. Nam ra đời là sự kết hợp của 3 nhân tố, Đảng ra đời là công lao to lớn của các nhà cách mạng Việt Nam mà tiêu biểu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, quá trình vận động thành lập Đảng gắn liền với hoạt động của Người từ 1920 -1930 Đến với chủ nghĩa Mác Lênin - truyền bá về nước, kết hợp với phong trào yêu nước ,phong trào công nhân sáng lập nên Đảng 1 Tiểu sử Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890... trị đầu tiên của Đảng, cương lĩnh đã vạch ra những nét cơ bản nhất về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam Câu 10 Tóm tăt quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1920 Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải đi theo con đường nào? Gợi ý trả lời: Ngày 5-6 -1911 Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc (từ sông Lam của quê hương đi rađại dương trên... thành lập ĐCSVN(3/2 /1930) III Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị THPT Ngô Gia Tự Sau khi áp dụng chuyên đề trên trong quá trình giảng dậy ở lớp 12a8 khoá năm học 2009 – 2010 tôi thu được kết quả rất đáng tự hào: - Đa số các em trong lớp đều nắm được những kiến thức cơ bản về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 – 1930 của trương trình sử1 2 - 10 em đi thi HSG cấp tỉnh đều đạt giải, trong... lại nói Nguyễn Ái Quốc là người đã trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng? 16 Câu 8: Nguyễn Ái Quốc có phải là người trực tiếp sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam không? tại sao? Câu 9: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Câu 10: Dựa vào những sự kiện lịch sử có chọn lọc của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1930, em... trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam? Câu 11: Hãy làm rõ công lao vĩ đại của chủ tich Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ 1920 – 1930? Theo anh (chị) công lao lớn nhất của Người là gì? Vì sao? Câu 12: Nguyễn Ái Quốc đã để lại cho cách mạng Việt Nam một văn kiện được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đúng hay sai? vì sao? Câu 13: Nêu những hoạt. .. mạng tháng Mười Nga từ năm 19201923 NAQ hoạt động chủ yếu ở nước nào? a Ở Liên Xô b Ở Anh c Ở Trung Quốc d Ở Pháp Câu 20 Vào thời gian nào NAQ rời Pari đi Liên Xô,đất nước mà từ lâu Người mơ ước đặt chân tới a Năm 1922 b Năm 1923 c Năm 1924 d Năm 1925 Câu 21 Sự kiện tháng7/1924 gắn với hoạt động của NAQ ở Liên Xô đó là a Người dự Đại hội Quốc tế nông dân b Người dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản c.Người... giữa bài thi nhận thức và nhận biết lịch sử Loại bài này không chỉ đòi hỏi học sinh phải nhận biết chính xác sự kiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử mà còn đòi hỏi học sinh thể hiện trình độ lập luận trình bày diễn đạt Câu 1: Em hãy trình bày tiểu sử của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Câu 2: Nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Câu 3: Bối cảnh lịch sử của Việt Nam trước khi Nguyễn Ái Quốc ra ... cứu nước Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1920 Nguyễn Ái Quốc khẳng định nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam phải theo đường nào? Gợi ý trả lời: Ngày 5-6 -1911 Nguyễn Ái Quốc rời tổ quốc (từ sông Lam... tìm đến với chủ nghĩa Mác Lê Nin lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Ngày 5-6 -1911 Nguyễn Ái Quốc rời Tổ quốc (từ sông Lam quê hương đại dương tàu Latusơ-Tơrêvin) tìm đường cứu nước, hướng lựa chọn Người không... Nêu hoạt động Nguyễn Ái Quốc trình tìm đường cứu nước chuẩn bị để tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1919 – 1930) ? Câu 14: Trình bày hoạt động Nguyễn Ái Quốc thời gian từ 1920 – 1930

Ngày đăng: 23/10/2015, 08:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan