HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN SINH HỌC 6

11 435 2
HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN SINH HỌC 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng kiến kinh nghiệm Trần Quốc Phong PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯƠNG TRÀ TRƯỜNG THCS HƯƠNG VÂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỆ THỐNG KIẾN THỨC MÔN SINH HỌC 6 Giáo viên thực hiện: Trần Quốc Phong Tổ chuyên môn: Sinh-Hoá-Địa-Công nghệ Năm học,2007- 2008 1 Sáng kiến kinh nghiệm I. Trần Quốc Phong Cơ sở chọn đề tài: Mục tiêu giáo dục hiện nay đòi hỏi người học phải đạt được “Học để biết, học để làm học để cùng chung sống và học để làm người”. Do đó đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là đòi hỏi tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục nhằm phát huy tính tích cực tự giác học tập của học sinh. Phương pháp dạy học mới đòi hỏi giáo viên chuyển từ việc truyền đạt thông tin thụ động, thầy giảng trò nghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Để làm tốt khâu đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học thì một yêu cầu đối với giáo viên phải quan tâm đến khâu kiểm tra đánh giá, không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện kiến thức, rèn luyện các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích tư duy năng động sáng tạo, đồng thời phát hiện sự chuyển biến về thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước những vấn đề của tự nhiên xã hội. Rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tế. Hiện nay trong các đề kiểm ra nói chung rất chú trọng phương pháp kiểm tra đánh giá hiện đại. Ngoài câu hỏi tự luận, còn tăng cường thêm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục, làm tốt các bài kiểm tra nói trên đặc biệt các câu hỏi yêu cầu tư duy, phân tích hay câu hỏi trắc nghiệm khách quan đòi hỏi người học phải có kiến thức một cách một cách khái quát, vững chắc mà không cần học thuộc theo kiểu học gạo, học vẹt đồng thời học sinh cần có kĩ năng suy đoán, phân tích. Nhằm giúp học sinh đạt được mục tiêu giáo dục hiện nay, tránh tình trạng học gạo, học vẹt, đông thời phát triển tư duy lí luận, khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Bản thân tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài: “Hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức môn sinh học 6”. 2 Sáng kiến kinh nghiệm Trần Quốc Phong II.Nội dung công việc thực hiện: 1.Điều tra khảo sát: Đối tượng khảo sát là 176 học sinh lớp 6A, 6B, 6C, 6D trường THCS Hương Vân năm học 2007-2008. Đánh giá qua điểm kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết và kĩ năng trình bày nội dung qua kiểm tra bài cũ. Qua kiểm tra 15 phút và kiểm tra 1 tiết bước đầu thu được kết quả như sau: TS HS: 176 Giỏi Khá TL % TB TL % Y-K TL % 28 TL % 15,9 Điểm bài KT 15 phút Điểm bài KT 1 tiết 38 21,6 95 54,0 15 8,5 18 10,2 36 20,5 97 55,1 25 14,5 2. Nguyên nhân: Qua kết quả bước đầu bản thân tôi đã tự rút ra được một số nguyên nhân sau *Chủ quan:  Học sinh chưa xác định được mục tiêu của việc học, còn ngại khó, chưa sẵn sàng vượt khó.  Một số học sinh kĩ năng đọc viết còn hạn chế do đó khó theo kịp các học sinh trong lớp.  Ý thức học tập của một bộ phận không nhỏ học sinh chưa cao, ham chơi lơ là trong việc học thêm vào đó là phụ huynh chưa quan tâm đúng mức, và giáo viên không có điều kiện quan tâm nhiều đến một học sinh nào đó. *Khách quan:  Các em mới vào lớp 6, bước đầu làm quen với cách học ở trung học cơ sở nên còn lúng túng trong việc tìm ra phương pháp học tập phù hợp.  Khả năng tư duy các em nhìn chung chưa cao do tuổi nhỏ, kĩ năng trình bày vấn đề còn hạn chế nên một số em làm bài chưa thật sự trọn vẹn, các em làm được một số ý nhất định là nghĩ mình đã đạt được điểm tối đa.  Học sinh ở vùng sâu nên tiếp cận sách báo còn hạn chế do đó các em ít có điều kiện tự phát triển kĩ năng đọc, viết. 3 Sáng kiến kinh nghiệm Trần Quốc Phong 3. Thực trạng tình hình: Qua tìm hiểu thực tế ở trường, địa phương bản thân tôi tự rút ra một số thực trạng như sau: *Ưu điểm:  Được sự quan tâm của ngành, lãnh đạo nhà trường và địa phương cơ sở vật chất ngày càng tăng cường, đồ dùng dạy học được bổ sung hằng năm. Đặc biệt đã hình thành được phòng bộ môn sinh – hóa và lí – công nghệ.  Ban giám hiệu nhà trường, cũng như giáo viên rất ý thức đối với đổi mới phương pháp dạy học. Trong khâu kiểm tra đánh giá rất quan tâm tăng cường các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, chú ý phát triển kĩ năng của học sinh.  Trong công tác dạy học tập thể giáo viên luôn quan tâm, chú ý phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm cũng như giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ hynh.  Đa số học sinh ngoan hiền, biết vâng lời thầy cô, biết quan tâm việc học tập có ý thức vươn lên cho kịp bạn.  Lãnh đạo nhà trường, địa phương, các cơ quan tổ chức trên địa bàn và toàn xã hội rất quan tâm đến công tác giáo dục thể hiện qua các món quà, phần thưởng góp phần động viên khích lệ tạo động lực để học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập. *Khuyết điểm:  Một bộ phận học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải giúp việc cho gia đình nên giành ít thời gian hơn cho học tập.  Một số phụ huynh ít thật sự quan tâm đến việc học của con em, chưa kết hợp tốt với giáo viên để cùng giáo dục các em mà thường phụ huynh giao khoán cho nhà trường.  Do học sinh ý thức học tập chưa cao vì thế dễ bị lôi cuốn vào các trò chơi, dẫn đến các em càng lơ là việc học tập hơn. III.Các biện pháp đặt ra để giải quyết: Để hướng dẫn học sinh tóm tắt kiến thức một cách có hệ thống bản thân tôi đã đặt ra các biện pháp cần được tiến hành của giáo viên và học sinh như sau: *Đối với giáo viên:  Chuẩn bị khâu trước khi lên lớp, nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu chuyên ngành lấy thêm ví dụ bổ sung cho bài học thêm phong phú. Đặc biệt các bài 4 Sáng kiến kinh nghiệm     Trần Quốc Phong học được xem là khó với mức độ tiếp thu của học sinh. Một số bài học, các bài ôn tập giáo viên chuẩn bị kiến thức theo dạng sơ đồ hóa. Quan tâm trong khâu kiểm tra đánh giá, tăng cường các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và thường giáo viên phân phối chiếm từ 4 đến 5 điểm, còn bài kiểm tra 15 phút có thể chỉ trắc nghiệm. Trên lớp, thời gian kiểm tra bài cũ giáo viên không nhất thiết yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức một cách máy móc mà yêu cầu các em phải trả lời được các câu hỏi như thế nào…? Vì sao…? Cho ví dụ thực tế. Giáo viên khuyến khích đối với học sinh trình bày nội theo cách riêng của mình nhưng vẫn đảm bảo nội dung. Sau khi một học sinh rình bày xong, giáo viên cho các học sinh khác nhận xét đánh giá. Đồng thời giáo viên cũng chú ý đến khâu dặn học sinh về nhà, đặc biệt các nội dung có thể liên hệ thực tế, liên hệ đến bản thân. *Đối với học sinh:  Làm tốt các câu hỏi hướng dẫn tự học của giáo viên, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong học bài cũ các em cần chú ý không học thuộc lòng một các máy móc mà phải giải thích cho được, lấy được ví dụ minh họa, …  Ở lớp chú ý nghe giảng, tập trung tư duy trả lời các câu hỏi do giáo viên nêu ra, đặc biệt là câu hỏi giải thích, so sánh, liên hệ thực tế,…  Thông qua sơ đồ khái quát kiến thức tập trình bày, diễn đạt thông tin bằng cách kết hợp vở soạn và sách giáo khoa. *Ví dụ 1:Tiết 7: Cấu tạo của tế bào thực vật, trong mục 2. cấu tạo tế bào giáo viên có thể tóm tắt thông tin theo dạng Vách tế bào Tế bào thực vật Màng sinh chất Không bào Chất nguyên sinh Lục lạp Nhân Một số thành phần khác Ở tiết học tiếp theo giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu cấu tạo của tế bào thực vật? sau đó giáo viên nêu câu hỏi phụ: Qua câu trả lời đó em cho biết tế bào có mấy bộ phận chính? Nếu học sinh trả lời được các thành phần cấu tạo của tế bào thực vật thì các em đã rèn luyện được kĩ năng diễn đạt. Và nếu học sinh trả lời được tế bào có 4 bộ phận: vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào và nhân thì đúng còn nếu trả lời khác thì có nghĩa học sinh học bài nhưng chưa hiểu được bài. Ví dụ 2:Trong bài cấu tạo trong thân non so sánh cấu tạo với miền hút của rễ 5 Sáng kiến kinh nghiệm Vỏ Biểu bì Trần Quốc Phong Thân (non) lông hút Vỏ Thịt vỏ Bó mạch Trụ giữa Miền hút của rễ Biểu bì Thịt vỏ Bó mạch Mạch gỗ Mạch rây Trụ giữa Mạch gỗ Mạch rây Ruột Ruột Dựa vào hai sơ đồ trên học sinh dễ dàng phát hiện ra điểm giống và khác nhau giữa cấu tạo trong thân non và miền hút của rễ. Điều này có nghĩa là sơ đồ hóa kiến thức giúp học sinh phát triển được tư duy quan sát, phân tích, so sánh,…Phát triển kĩ năng diễn đạt thông tin. Ví dụ 3: Tiết ôn tập giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát cấu tạo, vai trò của mô phân sinh trong cơ thể thực vật. Học sinh đều biết tế bào mô phân sinh phân chia và lớn lên giúp cơ thể thực vật lớn lên và to ra. Ngọn Mô phân sinh ngọn Giúp cây lớn lên Mô phân sinh Thân Tầng phát sinh Tầng sinh vỏ Giúp cây to ra Tầng sinh trụ Với sơ đồ này giúp học sinh hệ thống được kiến thức, có cách nhìn tổng quát về mô phân sinh trong cơ thể của cây. Ví dụ 4: Ở bài: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật trong mục 3.Các ngành thực vật giáo viên có thể tóm tắt nội dung theo dạng. Ngành tảo: Chưa có rễ, thân, lá. Sống ở nước là chủ yếu. Ngành rêu: Thân không phân nhánh, rễ giả lá nhỏ chưa có gân giữa. Sống ở cạn thường nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm cây con. Ngành dương xỉ: Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Các ngành thực vật Có bào tử, bào tử nẩy mầm thành nguyên tản. Ngành hạt trần: Đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có nón. Hạt hở (hạt nằm trên lá noãn). Ngành hạt kín: Thân, lá, rễ thật, đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu. Có hoa và quả. Hạt kín (hạt nằm trong quả). 6 Sáng kiến kinh nghiệm Trần Quốc Phong IV.Kết quả thực hiện: Áp dụng các biện pháp giải quyết nêu trên vào tình hình thực tế của học sinh khối 6 trường THCS Hương Vân bản thân tôi tự rút ra một số kết quả như sau:  Phần lớn học sinh phát triển kĩ năng diễn đạt thông tin, trình bày ý kiến của bản thân những nội dung các em cần nói.  Học sinh hình thành được kĩ năng làm bài trắc nghiệm khách quan, và làm tốt được bài trắc nghiệm khách quan thể hiện qua bảng kết quả thống kê.  Một số học sinh nhận thức được mục tiêu nhiệm vụ học tập trong thời đại ngày nay. Không chỉ học thuộc theo kiểu học vẹt mà các em còn biết phân tích, liên hệ thực tế, trình bày nội dung ngày càng mạnh dạn hơn, tốt hơn.  Học sinh giảm được thời gian học tập nhưng vẫn đảm bảo nhớ lâu, đạt được kết quả cao trong môn học. Đặc biệt các em có khả năng trả lời được các câu hỏi vì sao..? so sánh…? … hình thành ý thức chăm sóc cây trồng, chăm sóc bản thân. - Kết quả được thể hiện qua bảng thống kê sau: TS HS: 176 Giỏi TL% Khá TL% TB Bài KT 40 22,7 37 21,0 90 15 phút Bài Kt 25 14,2 40 22,7 96 1 tiết TL% 51,1 Y-K 9 TL% 5,1 54,5 15 8,5 Qua tìm hiểu thu được kết bước đầu, bản thân tôi tự nhận thấy học sinh đã có những mặt tiến bộ tích cực xong chưa thể nói là nhiều. Từ đó tôi tự rút ra cho mình một số nguyên nhân hạn chế mà trong thời gian tới cần khắc phục:  Một số học sinh mất căn bản lớp dưới, tư duy không theo kịp các học sinh khác trong lớp, lười nhát do đó bản thân không có tiến bộ.  Sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm, cũng như sự phối kết hợp của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh chưa nhiều,… Chưa có biện pháp hiệu quả đối với học sinh không có ý thức học tập.  Bản thân tôi chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết tình trạng học sinh không học bài, soạn bài ở nhà một cách thường xuyên chỉ dừng lại ở biện pháp động viên, nhắc nhở, báo với giáo viên chủ nhiệm lớp các em học. 7 Sáng kiến kinh nghiệm Trần Quốc Phong V.Bài học kinh nghiệm: Qua thời gian tìm hiểu tôi đã đúc kết được: *Đối với giáo viên:  Làm tốt khâu soạn giảng trước khi lên lớp, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có và tự làm trong khi lên lớp.  Quan tâm khâu kiểm tra đánh giá học sinh, kịp thời phát hiện học sinh sai lệch trong học tập để giúp điều chỉnh kịp thời và động viên khích lệ học sinh có tiến bộ đối với môn học.  Phát huy tính tích cực tự giác chủ động học sinh hơn nữa, tăng cường cho học sinh đánh giá nhận xét lẫn nhau.  Có biện pháp khác nhau đối với từng đối tượng học sinh, yêu cầu cao hơn đối với học sinh khá giỏi và yêu cầu thấp hơn với học sinh yếu kém.  Để làm tốt hơn mục tiêu của hoạt động dạy học cần có sự phối hợp chặt chẽ của tập thể giáo viên nhà trường. Sự quan tâm gần gũi của phụ huynh với con em mình. Sự đống góp công sức của các cơ quan tổ chức trong xã hội. *Đối với học sinh:  Phải chuẩn bị bài ở nhà, học bài làm bài đầy đủ theo yêu cầu của giáo viên.  Ở lớp chú ý nghe giảng, tích cực xây dựng bài để phát triển kĩ năng trình bày.  Bản thân phải xác định được mục tiêu của việc học, không ngại khó và phải biết vượt qua cái khó. *Kết luận:Qua thời gian tìm hiểu tôi nhận thấy rằng chúng ta cần quan tâm hơn trong kĩ năng trình bày nội dung, làm bài trắc nghiệm của học sinh đây là nội dung quan trọng để hoàn thành muc tiêu dạy học. Để làm tốt điều này thì sự cố gắng tận tâm nổ lực của mỗi cá nhân giáo viên là chưa đủ mà cần sự hợp lực chung sức của cả tập thể gáo viên trong nhà trường. Ngoài ra sự chăm lo của phụ huynh sự quan tâm của các tổ chức trên địa bàn đến giáo dục học sinh là rất cần thiết và góp phần quyết định thành công nâng cao chất lượng dạy và học. Luôn luôn giáo dục các em nhận thức được mục tiêu của việc học, học để làm gì, học như thế nào, học sinh phải tự mình chiếm lĩnh tri thức. Nếu làm tốt các điều nói trên, tôi thiết nghĩ chất lượng của bộ môn sinh học nói riêng và các môn hoc nói chung ngày sẽ nâng cao, học sinh thêm yêu thích môn học và học tốt hơn. Dù rất cố gắng hoàn thành đề tài xong chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung của bạn bè anh chị đồng nghiệp và những ai quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục. Qua đây cho phép tôi xin chân 8 Sáng kiến kinh nghiệm Trần Quốc Phong thành cảm ơn ban lãnh đạo, thầy cô và đồng nghiệp đã tạo điều kiện cũng như cơ sở vật chất và đóng góp nhiều ý kiến giúp tôi hoàn thành đề tài này. Hương Vân, ngày 20 tháng 04 năm 2008 Giáo viên: Trần Quốc Phong 9 Sáng kiến kinh nghiệm Trần Quốc Phong Hội Đồng Khoa Học Trường THCS Hương Vân Xếp loại:……………………………. Hiệu Trưởng_Chủ Tịch Hội Đồn Hội Đồng Khoa Học Ngành Giáo Dục Hương Trà Xếp loại:…………………………… NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HĐKH TRƯỜNG THCS HƯƠNG VÂN Nhất trí xếp loại:………………………………………………….. Hương vân, ngày…..tháng….năm 2008 Hiệu trưởng 10 Sáng kiến kinh nghiệm Trần Quốc Phong NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GD & ĐT HƯƠNG TRÀ Nhất trí xếp loại:……………………………………………………. Hương trà, ngày….tháng…..năm 2008 TRƯỞNG PHÒNG GD & ĐT _CHỦ TỊCH HĐKH 11 [...]...Sáng kiến kinh nghiệm Trần Quốc Phong NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GD & ĐT HƯƠNG TRÀ Nhất trí xếp loại:…………………………………………………… Hương trà, ngày….tháng… năm 2008 TRƯỞNG PHÒNG GD & ĐT _CHỦ TỊCH HĐKH 11 ... Hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức môn sinh học 6 Sáng kiến kinh nghiệm Trần Quốc Phong II.Nội dung công việc thực hiện: 1.Điều tra khảo sát: Đối tượng khảo sát 1 76 học sinh lớp 6A, 6B, 6C,... dạy học Luôn giáo dục em nhận thức mục tiêu việc học, học để làm gì, học nào, học sinh phải tự chiếm lĩnh tri thức Nếu làm tốt điều nói trên, thiết nghĩ chất lượng môn sinh học nói riêng môn. .. phân sinh Giúp lớn lên Mô phân sinh Thân Tầng phát sinh Tầng sinh vỏ Giúp to Tầng sinh trụ Với sơ đồ giúp học sinh hệ thống kiến thức, có cách nhìn tổng quát mô phân sinh thể Ví dụ 4: Ở bài: Khái

Ngày đăng: 21/10/2015, 16:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan