Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori

77 2K 16
Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm montessori

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ===&=== NGUYỄN PHƢƠNG THẢO TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. LÊ THỊ NGUYÊN HÀ NỘI, 2015 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Th.S Lê Thị Nguyên - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm khóa luận. Tác giả cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại nhà trƣờng. Xin đƣợc cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cô giáo và các cháu trƣờng mầm non Tiên Dƣơng, Đông Anh, Hà Nội; trƣờng mầm non Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội; trƣờng mầm non Sao Mai, Đông Anh, Hà Nội đã tạo điều kiện cho em điều tra, khảo sát các vấn đề thực tiễn có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2015 Ngƣời thực hiện Nguyễn Phƣơng Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là thành quả của riêng tôi. Nội dung khóa luận không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2015 Ngƣời thực hiện Nguyễn Phƣơng Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 3 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 3 4.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 3 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3 7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4 8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 4 NỘI DUNG ....................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI............................................. 5 1.1. Một số vấn đề về giáo dục trải nghiệm ...................................................... 5 1.1.1. Trải nghiệm ............................................................................................. 5 1.1.2. Giáo dục trải nghiệm ............................................................................... 5 1.1.3. Đặc trƣng của giáo dục trải nghiệm ........................................................ 9 1.2. Giáo dục trải nghiệm cho trẻ 0-6 tuổi theo quan điểm Montessori ......... 11 1.2.1 Khái lƣợc về phƣơng pháp giáo dục Montessori ................................... 11 1.2.2. Đặc điểm phát triển của trẻ 0-6 tuổi theo quan điểm Montessori ......... 12 1.2.3. Cơ sở của quan điểm và phƣơng pháp giáo dục Montessori ................ 17 1.2.4. Nội dung giáo dục theo Montessori ...................................................... 19 1.2.5. Đặc điểm giáo dục trải nghiệm cho trẻ 0-6 tuổi theo quan điểm Montessori ....................................................................................................... 21 1.3. Tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ ở mầm non ........................................ 23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH ............................................................................ 29 Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON HIỆN NAY ........................................... 29 2.1. Mục đích khảo sát thực trạng ................................................................... 29 2.2. Đối tƣợng khảo sát thực trạng .................................................................. 29 2.3. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát thực trạng ........................................ 29 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng...................................................................... 31 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI ............................................................ 39 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori ............... 39 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tƣơng tác ...................................................... 39 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tự do - kỷ luật ............................................... 40 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo một môi trƣờng trải nghiệm đƣợc chuẩn bị ........ 41 3.2. Một số biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori .................................... 41 3.2.1. Xây dựng môi trƣờng trải nghiệm lớp học theo quan điểm giáo dục Montessori ....................................................................................................... 41 3.2.2. Xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm ........................................... 44 3.2.3. Xây dựng tiến trình giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori để hƣớng dẫn trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ........................................... 51 3.2.4. Minh họa tiến trình tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo Montessori ............................................ 56 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 62 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT GDMN : Giáo dục mầm non GDTN : Giáo dục trải nghiệm GV : Giáo viên KP-MTXQ : Khámphá môi trƣờng xung quanh NCTL : Nghiên cứu tài liệu DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Bảng 2.3.1 Bảng tổng hợp nội dung điều tra thực trạng Bảng 2.3.2 Mức độ sử dụng các phƣơng pháp tổ chức cho trẻ KP- MTXQ Bảng 2.3.3 Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức cho trẻ KP- MTXQ Bảng 2.3.4 Thực trạng việc tổ chức cho trẻ KP- MTXQ hiện nay Bảng 2.3.5 Đánh giá của GV về vai trò của GDTN Bảng 2.3.6 Đặc trƣng của GDTN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non cùng với tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng, đại học cấu thành nền giáo dục quốc gia. Trong đó, giáo dục mầm non là giai đoạn giáo dục đầu đời của con ngƣời, có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bƣớc vào lớp 1 rồi sau đó bƣớc vào đời... Sáu năm đầu đời đƣợc coi là thời kỳ phát triển “vàng” trong suốt cuộc đời mỗi con ngƣời. Vì vậy, giáo dục mầm non tốt sẽ là tiền đề để hình thành một cá nhân toàn diện. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục sớm đối với trẻ em, công tác giáo dục, đổi mới phƣơng pháp dạy học ở trƣờng mầm non ngày càng đƣợc chú trọng. Một câu hỏi đƣợc đặt ra là làm sao để phát triển tốt nhất các kĩ năng của trẻ? Hiện nay, các phƣơng pháp dạy học truyền thống không phải là lựa chọn duy nhất và hiệu quả nhất đối với trẻ. Bên cạnh đó có rất nhiều phƣơng pháp dạy học mới và tạo điều kiện để trẻ đƣợc hoạt động nhƣ dạy học tích cực, dạy học theo vấn đề…. Dạy học thông qua trải nghiệm là một phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm và kích thích đƣợc các tiềm năng trí tuệ của trẻ. Phƣơng pháp dạy học trải nghiệm đƣợc sử dụng trong nhiều mô hình ngoài mô hình giáo dục truyền thống nhƣ: mô hình giáo dục của Shichida Makoto (Nhật Bản), Glenn Doman (Mỹ), Phùng Đức Toàn (Trung Quốc), phƣơng pháp giáo dục Montessori. Montessori là phƣơng pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻ đƣợc tự tiếp xúc, ứng xử, khám phá một cách một cách tự nhiên với môi trƣờng xung quanh. Tinh thần giáo dục Montessori đã khẳng định một cách rõ ràng vai trò của giáo dục trải nghiệm trong quá trình học tập của trẻ, cho thấy sự phù hợp giữa phƣơng pháp và mô hình để mang lại một kết quả tốt hơn. 1 Mặt khác, trẻ trong giai đoạn từ 0-6 tuổi có lối tƣ duy trực quan hành động và thiên về cảm tính. Đây là giai đoạn trẻ tiếp thu và nhận thức môi trƣờng thông qua đôi bàn tay. Các giác quan - công cụ để phát triển trí tuệ ngày một trở nên hoàn thiện, nhạy bén và tinh tế hơn vì vậy dẫn đến những biến đổi nhất định trong nhận thức. Trẻ học thông qua cảm giác và chúng muốn sờ, nếm, ngửi, nghe và thử nghiệm tất cả mọi thứ xung quanh. Trẻ thực sự ham học hỏi và thể hiện nó bằng hàng loạt các câu hỏi “Vì sao?” “Tại sao?”. Môi trƣờng tự nhiên lúc này trở thành một nguồn hứng thú vô cùng, vô tận với trẻ. Đó là điều kiện thuận lợi để trẻ tiếp thu nguồn tri thức của nhân loại và phát triển trí tuệ của mình. Để phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý này, nội dung chƣơng trình khám phá môi trƣờng xung quanh ở các trƣờng Mầm non cũng có những thay đổi. Hiện nay “Khám phá môi trƣờng xung quanh là một nội dung mới trong chƣơng trình giáo dục mầm non (ban hành tháng 7/2009) thay cho nội dung “Làm quen với môi trƣờng xung quanh” trong chƣơng trình trƣớc đó. Sự thay đổi này nhằm nhấn mạnh vai trò của các hoạt động trải nghiệm trong quá trình học tập của trẻ ở trƣờng mầm non. Việc cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh đã có những đổi mới về đề tài, nội dung khám phá và cách tổ chức hoạt động… Tuy vậy, quá trình khám phá môi trƣờng xung quanh vẫn còn có những hạn chế nhƣ ôm đồm quá nhiều nội dung khám phá, quy trình khám phá đơn điệu, nhàm chán,trẻ học một cách thụ động… Để trẻ khám phá môi trƣờng thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm giáo dục Montessori là một lựa cần thiết giúp giáo viên giải quyết những hạn chế trên và giúp giáo viên có một cái nhìn đúng đắn về trẻ em và các phƣơng pháp dạy học mới. Đó cũng là lý do tôi chọn cho mình đề tài: “Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori”. 2 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ở trƣờng mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm dựa theo quan điểm và phƣơng pháp giáo dục Montessori. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori. Đề xuất một số biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori. 4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Bản chất, đặc điểm của giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori và khả năng ứng dụng giáo dục trải nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ở một số trƣờng mầm non hiện nay. 4.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ở trƣờng mầm non. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn nghiên cứu việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori cho trẻ 3-6 tuổi ở một số trƣờng mầm non (theo Chƣơng trình giáo dục mầm non hiện hành): Trƣờng mầm non Tiên Dƣơng - Đông Anh - Hà Nội, trƣờng mầm non Vĩnh Ngọc- Đông Anh - Hà Nội. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận  Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: 3 + Quan sát + Phỏng vấn + Điều tra (bằng phiếu khảo sát). 7. Giả thuyết khoa học Nếu tổ chức cho trẻ KP- MTXQ thông qua giáo dục trải nghiệm dựa trên triết lí giáo dục Montessori với các hoạt động đƣợc thiết kế cho trẻ đƣợc sử dụng tối đa các giác quan, đƣợc thao tác và tƣơng tác tích cực với môi trƣờng thì sẽ giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh một cách tự nhiên và sâu sắc hơn; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ở trƣờng mầm non. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu - Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm ba chƣơng sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori. Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ở một số trƣờng mầm non hiện nay. Chƣơng 3: Biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori. 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI 1.1. Một số vấn đề về giáo dục trải nghiệm 1.1.1. Trải nghiệm Theo từ điển Tiếng Việt, “trải” là từng biết, từng sống qua; “nghiệm” là ngẫm, suy, chứng thực, nghiệm lại. Nhƣ vậy “trải nghiệm” có nghĩa là suy ngẫm, chứng thực, nghiệm lại những gì đã từng biết, từng sống qua hay trải qua. Trải nghiệm hay kinh nghiệm là một khái niệm mang tính tổng quan đƣợc sử dụng để mô tả kiến thức, kĩ năng có đƣợc thông qua việc tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật, sự việc đó. [http://vi.wikipedia.org] Tóm lại, trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tƣợng bằng việc tƣơng tác với đối tƣợng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi…) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng). Thông qua đó, trẻ có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy đƣợc những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống. 1.1.2. Giáo dục trải nghiệm Ngay từ xa xƣa, con ngƣời đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa và vai trò của trải nghiệm với việc học tập của mỗi cá nhân. Ở phƣơng Đông, hơn 2000 năm trƣớc, Khổng Tử (551-479 TCN) nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Tƣ tƣởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm. Ở phƣơng Tây, Aristotle (384- 332TCN) cho rằng: “Những điều chúng ta phải học trƣớc rồi mới làm, chúng ta học thông qua làm việc đó” [11, tr41] 5 Trong tác phẩm “Dân chủ và giáo dục” của John Deway có câu viết “Một lƣợng thật nhỏ kinh nghiệm còn tốt hơn cả một tấn lý thuyết đơn giản chỉ bởi vì chỉ có trong kinh nghiệm thì lý thuyết mới có đƣợc ý nghĩa sống động và có thể kiểm chứng. Một kinh nghiệm giản đơn, dù là một kinh nghiệm vô cùng tầm thƣờng, cũng có thể sinh ra và chuyên chở mọi lý thuyết (hoặc nội dung trí tuệ), song một lý thuyết mà tách rời khỏi một kinh nghiệm thì dứt khoát không thể lĩnh hội đƣợc, ngay cả xét nó là lý thuyết. Nó có khuynh hƣớng trở thành một công thức đơn thuần về ngôn từ, một tập hợp những khẩu lệnh đƣợc dùng để biến tƣ duy, khả năng đích thực tạo ra lý thuyết, trở nên không cần thiết và bất khả” [1, tr174,175]. Tại sao John Deway lại đề cao vai trò của kinh nghiệm đến vậy? Bởi trải nghiệm thực tế không chỉ là con đƣờng để mỗi cá nhân tiếp thu những tri thức mới. Mà quan trọng hơn, trải nghiệm thực tế còn là cách thức duy nhất giúp chúng ta kiểm nghiệm đƣợc lý thuyết. Theo ông, một lý thuyết cho dù là đơn giản hay phức tạp cũng chỉ có ý nghĩa khi đƣợc áp dụng vào thực tế và đƣợc thực tế kiểm nghiệm. Với triết lí giáo dục đề cao vai trò của kinh nghiệm, John Dewey đã chỉ ra rằng những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối ngƣời học và những kiến thức đƣợc học với thực tiễn. Giáo dục trải nghiệm theo John Deway là quá trình ngƣời học tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức bằng những kinh nghiệm do tự ngƣời học trải qua trong thực tiễn cuộc sống. Jonh Deway đề cao vai trò của kinh nghiệm thực tiễn hơn là những lý thuyết. Nhƣ vậy, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa trải nghiệm và lý thuyết chính là tính thực tiễn. Lý thuyết hoàn toàn là một lý thuyết suông khi không đƣợc gắn với thực tiễn. Giáo dục trải nghiệm thì hoàn toàn ngƣợc lại. Giáo dục trải nghiệm đƣa cá nhân vào môi trƣờng thực tế, gắn mỗi kinh nghiệm cá nhân thu 6 đƣợc với thực tiễn cuộc sống. Chính điều này làm nên giá trị của giáo dục trải nghiệm. Mô hình phƣơng pháp học tập của David Kolb và lý thuyết học tập dựa trên kinh nghiệm đã đƣợc trình bày trong cuốn sách “Học qua trải nghiệm: Kinh nghiệm là nguồn gốc học hỏi và phát triển” xuất bản năm 1984 cũng đƣa ra một lí thuyết về học từ trải nghiệm. Trong lý thuyết này, David Kolb đã giới thiệu một mô hình học tập dựa trên trải nghiệm thƣờng đƣợc biết đến với cái tên: “Chu trình học tập Kolb” nhƣ sau: Kinh nghiệm rời rạc Thử nghiệm tích cực Quan sát có suy tƣởng Khái niệm hóa Thông qua chu trình này, cả ngƣời học lẫn ngƣời dạy đều có thể cải tiến liên tục chất lƣợng cũng nhƣ trình độ của việc học. Trình tự của việc học theo mô hình học tập này không nhất thiết phải khởi đầu từ bƣớc nào trong chu trình. Tuy nhiên Kolb dựa trên giả định quan trọng về việc học: tri thức khởi nguồn từ kinh nghiệm, tri thức cần được người học kiến tạo (hoặc tái tạo) chứ không phải là ghi nhớ những gì đã có. [http://en.wikipedia.org] Đặc trƣng GDTN theo Kolb là thông qua việc tương tác với đối tượng, kết hợp với những kinh nghiệm người học đã có từ trước để tái tạo nên một hệ thống kiến thức mới chứ không đơn thuần là ghi nhớ những gì đã quan sát được. Khác với Deway khi đề cao giá trị và vai trò của trải nghiệm, Kolb 7 nhấn mạnh khía cạnh ngƣời học liên hệ những kiến thức đã có với những gì mà mình quan sát đƣợc (để thấy chúng liên hệ nhƣ thế nào) từ đó hình thành kiến thức mới và đƣa kiến thức đó vào thực tế để thử nghiệm. Hiệp hội trải nghiệm giáo dục, hoặc AEE (Association for Experiential Education) đƣợc thành lập vào năm 1970 tại Boone, North Carolina bởi một nhóm các nhà giáo dục tin rằng cốt lõi của việc học tập đƣợc tăng cƣờng và mở rộng thông qua những kinh nghiệm có đƣợc của bản thân ngƣời học. Tổ chức này đặc biệt coi trọng các hoạt động thực tế trong giáo dục. Do đó, tổ chức phi lợi nhuận này ra đời nhằm thúc đẩy giáo dục qua thực nghiệm.Theo hiệp hội này, GDTN là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội [http://en.wikipedia.org]. Ở Việt Nam, tƣ tƣởng học tập gắn liền với thực tế cũng rất đƣợc coi trọng và đƣợc ông cha đúc kết thành nhiều câu tục ngữ nhƣ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” hay “Học đi đôi với hành”...Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhiều lần khẳng định tƣ tƣởng học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với thực tế. Giữa lí luận và thực hành có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau. Tƣ tƣởng này đã trở thành định hƣớng của Đảng trong công tác giáo dục và đào tạo nƣớc ta, đƣợc thể hiện rất rõ trong điều 3 luật Giáo dục (2005) nhƣ sau: “Hoạt động giáo dục phải đƣợc thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” Trong rất nhiều quan điểm, triết lý khác nhau về GDTN, không thể không nhắc đến quan điểm giáo dục Montessori. Montessori khẳng định: “trẻ tự đào luyện mình trong mối quan hệ với môi trƣờng” [4, tr60]. Có nghĩa là 8 những gì mà trẻ có đƣợc phải “thông qua hoàn cảnh sống bên ngoài”, thông qua hoạt động tƣơng tác trực tiếp của trẻ với môi trƣờng. Một trong những tƣ tƣởng triết lý của Montessori là chúng ta “không nên coi trọng trí óc hơn là đôi tay, mà phải kết hợp cả hoạt động của trí óc với đôi tay tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành” [4, tr59]. Montessori gọi đôi tay là công cụ của trí tuệ và nhận định “đôi tay phối hợp với bộ não để tạo nên trí thông minh của trẻ”. Nhƣ vậy, “trải nghiệm” theo quan điểm Montessori nhấn mạnh việc học được thực hiện thông qua các tương tác với môi trường bằng sự kết hợp của nhận thức cảm tính và lý tính (sự phối hợp của đôi tay và trí óc) và cho rằng đó là một phần không thể thiếu để trẻ phát triển và hoàn thiện. Vai trò của trẻ trong quá trình trải nghiệm không chỉ là ngƣời tham gia mà chính là chủ thể thực hiện các tƣơng tác với đối tƣợng; thông qua quá trình tƣơng tác này mà kiến tạo những kiến thức mới trở thành kinh nghiệm của bản thân. Nhƣ vậy, hiệu quả của GDTN phụ thuộc vào tính tích cực, chủ động, hứng thú, vốn kinh nghiệm… của ngƣời trải nghiệm – chính là chủ thể học. Bên cạnh vai trò chủ thể của ngƣời học thì vai trò ngƣời hỗ trợ, ngƣời hƣớng dẫn của giáo viên cũng vô cùng quan trọng . GV chính là ngƣời chuẩn bị, tổ chức và thiết kế đƣợc môi trƣờng trải nghiệm sao cho trẻ đƣợc vận động, đồng thời là ngƣời hƣớng dẫn, giúp đỡ… đƣợc thao tác với đối tƣợng để đi đến kết quả cuối cùng là những hiểu biết của trẻ về những đối tƣợng đó là chính xác, chân thực và sinh động. 1.1.3. Đặc trƣng của giáo dục trải nghiệm Dù có nhiều trƣờng phái, quan điểm khác nhau về GDTN. Tuy nhiên, giữa các trƣờng phái, quan điểm vẫn có những nét tƣơng đồng về đặc điểm của GDTN. Theo tổng kết của tập chí công nghệ giáo dục số 2, tháng 6/ 2014 [11, tr74,100] đƣa ra các đặc điểm của GDTN nhƣ sau: 9 Học tập được tiếp nhận tốt nhất trong quá trình, không phải ở kết quả. Nghĩa là GDTN không chỉ quan tâm đến kết quả của việc học đó ra sao mà quan trọng hơn là trẻ học nhƣ thế nào trong quá trình học tập đó. Nhƣ vậy, kết quả không phải là yếu tố quyết định tất cả về việc học mà cần quan tâm cả quá trình đi đến kết quả đó. Học tập trải nghiệm là quá trình liên tục bắt nguồn từ kinh nghiệm để tạo ra tri thức. Có nghĩa là nguồn gốc những kiến thức mà trẻ có đƣợc xuất phát từ thực hành chứ không phải là một lý thuyết. Từ những kinh nghiệm đã có đó, kết hợp với những gì mà trẻ cảm nhận đƣợc bằng các giác quan để xây dựng, một kiến thức mới hoặc mở rộng kiến thức của bản thân trẻ chứ không phải chỉ là ghi nhớ những gì trẻ thấy. Học tập trải nghiệm bao gồm các tương tác giữa con người với đối tượng. Nghĩa là kiến thức mà trẻ thu đƣợc không phải nhờ vào việc cô truyền thụ cho trẻ hay trẻ bị động, ngồi yên, mà cách duy nhất để học tập thông qua giáo dục trải nghiệm là trẻ phải chủ động, tích cực tiếp xúc, tác động tới môi trƣờng đó. Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục trải nghiệm. Trong quá trình trải nghiệm, trẻ là trung tâm là chủ thể của hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, GDTN đòi hỏi trẻ phải có nhu cầu, hứng thú, sự tò mò với đối tƣợng trải nghiệm. Bởi vì chính sự hứng thú, tò mò sẽ trở thành động lực thúc đẩy trẻ tham gia vào quá trình trải nghiệm và tự trải nghiệm để tìm hiểu thế giới xung quanh. Cùng với trẻ, GV là ngƣời dẫn dắt, hƣớng trẻ vào môi trƣờng trải nghiệm, đồng thời là ngƣời quan sát, giúp đỡ và kiểm tra, hƣớng dẫn, hệ thống lại những kiến thức mà trẻ thu đƣợc quá trải nghiệm. Môi trường trải nghiệm là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình trải nghiệm. Môi trƣờng trải nghiệm phải khai thác đƣợc hết kinh 10 nghiệm của trẻ; đảm bảo an toàn, đầy đủ đối tƣợng trải nghiệm để trẻ có thể chủ động, tích cực tƣơng tác với môi trƣờng. Tóm lại, GDTN là việc GV tổ chức cho trẻ tƣơng tác với đối tƣợng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của “trí óc” và “đôi tay”. Quá trình tổ chức trải nghiệm đó cần đƣợc thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ và khơi gợi sự hứng thú, trí tò mò thúc đẩy trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm. Trong hoạt động trải nghiệm, việc trẻ tích cực, chủ động tiến hành trải nghiệm quan trọng hơn kết quả của quá trình đó. 1.2. Giáo dục trải nghiệm cho trẻ 0-6 tuổi theo quan điểm Montessori 1.2.1 Khái lƣợc về phƣơng pháp giáo dục Montessori Montessori (1870 -1952) là nữ tiến sĩ y khoa đầu tiên của Italia. Tuy nhiên, bà đƣợc biết đến nhiều hơn với vai trò của một nhà giáo dục, bà “là một trong những ngƣời đi tiên phong và có ảnh hƣởng lớn nhất trong lịch sử giáo dục mầm non” [2, tr8,9]. Sau khi tốt nghiệp đại học Rome, bà đƣợc giữ lại làm bác sĩ phụ tá chuyên khoa lâm sàng tại Viện tâm thần của trƣờng. Tại đây, bà đã quan tâm nghiên cứu vấn đề trẻ chậm phát triển và phƣơng pháp giáo dục cho trẻ chậm phát triển. Bà trở thành hiệu trƣởng của trƣờng học giáo dục đặc biệt của nhà nƣớc từ năm 1899 đến năm 1901 và đã giúp những trẻ chậm phát triển phát triển bình thƣờng. Sau khi rời khỏi trƣờng, bà nghĩ đến việc giáo dục trẻ bình thƣờng theo phƣơng pháp của trẻ chậm phát triển. Năm 1907, Montessori thành lập “ngôi nhà trẻ thơ” đầu tiên trong khu ổ chuột ở Rome. Ngôi trƣờng này là nơi bà quan sát, nghiên cứu, thực nghiệm và đƣa ra một triết lý giáo dục hoàn toàn mới. Phƣơng pháp Montessori hay triết lý giáo dục Montessori đƣợc hình thành trên cơ sở thực nghiệm, quan sát và nghiên cứu về trẻ em của bà Montessori. “Nó cho rằng tiền đề của sự phát triển là tôn trọng đặc thù của trẻ, trẻ có thể đạt đƣợc hiệu quả học tập cao nhất khi đƣợc tự do hoạt động 11 trong môi trƣờng xã hội” [2, tr8]. Phƣơng pháp Montessori là một phƣơng pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, dựa trên nền tảng tự do, cho phép trẻ đƣợc tự do tiếp xúc, tƣơng tác, ứng xử với môi trƣờng xung quanh một cách tự nhiên. Qua đó, trẻ sẽ tăng cƣờng đƣợc vốn hiểu biết, có cơ hội rèn luyện, hoàn thiện các kĩ năng phục vụ cho cuộc sống, có thái độ đúng đắn và tiếp thu đƣợc các quy tắc ứng xử xã hội; góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ (trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ, thể chất). 1.2.2. Đặc điểm phát triển của trẻ 0-6 tuổi theo quan điểm Montessori Có rất nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm phát triển của trẻ em nhƣ công trình nghiên cứu của Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Hoàng Thị Phƣơng … Dựa trên những công trình nghiên cứu đó, ngƣời nghiên cứu tổng hợp đƣợc các đặc điểm phát triển chung của trẻ em nhƣ sau: Đặc điểm phát triển thể chất: Cơ thể, các hệ cơ quan, hệ vận động của trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, trẻ lứa tuổi này rất ƣa hoạt động, sẵn sàng và tích cực tham gia các hoạt động mà GV tổ chức, đặc biệt là các hoạt động tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Đặc điểm phát triển tâm lý: các quá trình tâm lí cũng đang trong quá trình hình thành và phát triển, do dó trẻ lứa tuổi này rất có nhu cầu nhận thứcvề mọi vật xung quanh; trẻ tò mò, ham tìm hiểu, thích khám phá và thƣờng đặt ra các câu hỏi đây là cái gì, tại sao, nhƣ thế nào… khi đƣợc tiếp xúc với các sự vật, hiện tƣợng ở xung quanh. Đặc điểm phát triển tư duy: Tƣ duy của trẻ mang nặng tính cụ thể - trực quan và thiên về cảm tính, nghĩa là trẻ thƣờng chú ý và dễ bị lôi cuốn vào những đặc điểm bên ngoài (nhất là những đặc điểm nổi bật về màu sắc, âm thanh, hình dạng, kích thƣớc...) mà ít chú ý đến các dấu hiệu bên trong của đối tƣợng. Điều này dẫn tới nhiều khi trẻ khái quát hóa và phân loại các đối 12 tƣợng vào nhóm chung mà chỉ dựa vào một vài dấu hiệu riêng lẻ (dấu hiệu không bản chất. Bên cạnh những đặc điểm về tâm sinh lý chung của trẻ em đã đƣợc trình bày ở trên, Montessori còn phát hiện ra những đặc điểm khác về quá trình nhận thức của trẻ em. Theo Montessori, quá trình nhận thức của trẻ em có tính giai đoạn, thời kì “phôi thai”, trí tuệ thẩm thấu, thời kì nhạy cảm và trẻ em trƣởng thành trong công viêc. Dƣới đây, ngƣời nghiên cứu trình bày cụ thể từng đặc điểm nhận thức của trẻ em theo nghiên cứu của Montessori. * Quá trình phát triển của trẻ em có tính giai đoạn Montessori chia quá trình phát triển của con ngƣời thành các giai đoạn khác nhau: giai đoạn thứ nhất (0-6 tuổi) - giai đoạn hình thành tâm lý trẻ em, giai đoạn thứ 2 (6-12 tuổi) - giai đoạn tâm lý trẻ em phát triển ổn định, giai đoạn thứ 3 (12- 18 tuổi)- giai đoạn có những bƣớc thay đổi lớn và từng bƣớc trƣởng thành, giai đoạn thứ 4 (18-24 tuổi). Ở mỗi giai đoạn sẽ là một làm sóng phát triển mới, đạt đƣợc đỉnh cao nhất và rồi giảm dần. Vì thế, quá trình phát triển của con ngƣời sẽ phát triển theo sơ đồ sau: Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 Sơ đồ mô tả các giai đoạn phát triển của trẻ theo Montessori 13 * Quá trình phát triển của trẻ em có tính “phôi thai” Dựa vào các giai đoạn đã đƣợc trình bày ở phần trên, giai đoạn đầu tiên (0-6 tuổi) là giai hình thành tâm lý, trong đó 3 năm đầu đời chính là giai đoạn “phôi thai” của con ngƣời. Giai đoạn phôi thai tâm lý bắt đầu ngay từ khi trẻ sinh ra, đây là giai đoạn trẻ tiếp nhận các kích thích bên ngoài một cách vô thức để chuẩn bị cho các quá trình tâm lý sau này. * Trẻ 0-6 tuổi có trí tuệ thẩm thấu “Trí tuệ thẩm thấu” hay chính tâm trí tiếp nhận đã tạo nên sự khác biệt cơ bản trong quá trình học tập của trẻ em với ngƣời lớn. Với một bộ óc thẩm thấu, trẻ có thể ghi nhớ tất cả những gì mà trẻ thấy trong thế giới mới mẻ xung quanh mình. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, quá trình nhận thức của trẻ diễn ra không giống nhay. Trong 3 năm đầu đời, quá trình nhận thức giống nhƣ chụp ảnh, những hình ảnh đƣợc tiếp nhận đƣợc khắc sâu trong não bộ và rất khó xóa bỏ. Nếu quá trình học tập đƣợc ví nhƣ công việc xây nhà, thì 3 năm đầu đời có thể coi là giai đoạn tích lũy vật liệu. “Chúng ta có thể nhớ về một môi trƣờng, nhƣng đứa trẻ hấp thụ nó vào chính bản thân. Đứa trẻ không nhớ những gì mà mình nhìn thấy, nhƣng đứa trẻ hình thành một phần tâm lý của mình nhờ chúng. Đứa trẻ tạo hình cho những gì đứa trẻ nhìn hoặc nghe thấy, có nghĩa là trong chúng ta không có sự thay đổi gì, nhƣng trong đứa trẻ lại có cả một sự biến đổi đang diễn ra… Dạng trí nhớ sống đặc biệt này, thứ không ghi nhớ một cách có ý thức, nhƣng lại hấp thụ hình ảnh vào chính cuộc sống của cá thể đã nhận đƣợc một cái tên đặc biệt từ các nhà tâm lý học, họ gọi là trí nhớ tiềm thức.” [7, tr44] “Giống nhƣ một miếng bọt biển, trẻ nạp vào mình tất cả những gì đến với nó, tốt hay dở, đẹp hay xấu, hòa bình hay bạo lực” [4, tr58]. Đây chính là giai đoạn nền tảng cho sự xuất hiện của ý thức ở mức độ cao hơn của ý thức trong giai đoạn sau. 14 Trẻ từ 3-6 đã chuyển sang trạng thái có ý thức, nhờ sự giúp đỡ của hai tay để tiếp nhận các sự vật bên ngoài làm phong phú sự trải nghiệm, giúp trẻ trƣởng thành hơn. . “Đứa trẻ thu nhận tất cả một cách vô thức, dần dần chuyển từ vô thức tới có ý thức, đi theo con đƣờng của niềm vui thích và tình yêu” [7, tr17]. Đây là thời kì trẻ sử dụng lại ấn tƣợng đã đƣợc lƣu trữ về mặt giác quan ở giai đoạn trƣớc. “Những ấn tƣợng đủ thể loại này đƣợc thẩm thấu một cách vô thức, và tái sử dụng theo nghĩa là chúng sẽ đƣợc tiếp thu lại theo một cách khác mà trên nền tảng đó, đời sống ý thức đƣợc xây nên” [4, tr59] * Trẻ 0-6 tuổi có các thời kì nhạy cảm Dựa trên quá trình quan sát và nghiên cứu của mình, Montessori đã tổng kết và đƣa ra đƣợc những giai đoạn nhay cảm của trẻ em. Theo bà, trẻ em trong giai đoạn 0-9 tuổi trải qua các 9 thời kì nhạy cảm liên tiếp với nhau là: - Thời kì nhạy cảm về ngôn ngữ (0- 6 tuổi) - Thời kì nhạy cảm về trình tự (2- 4 tuổi) - Thời kì nhạy cảm về cảm quan (0- 6 tuổi) - Thời kì nhạy cảm với những sự vật nhỏ bé xung quanh (1.5- 4 tuổi) - Thời kì nhạy cảm với động tác (0- 6 tuổi) - Thời kì nhạy cảm về phát triển xã hội hóa (2.5- 6 tuổi) - Thời kì nhạy cảm tập viết (3.5- 4.5 tuổi) - Thời kì nhạy cảm về tập đọc (4.5- 5.5 tuổi) - Thời kì nhạy cảm về văn hóa (6- 9 tuổi) Ở mỗi một thời kì nhạy cảm “trẻ dƣờng nhƣ chỉ tập trung phát triển một khía cạnh nào đó và bỏ qua tất cả những thứ khác.” [4, tr56] Lúc này, trẻ dồn hầu hết sức lực và sự quan tâm của trẻ đến việc mà trẻ quan tâm. Và chúng không hề thấy mệt mỏi hay chán nản mà ngƣợc lại chúng thỏa mãn hơn, bình tĩnh hơn, thƣ thái hơn. Thời kì nhạy cảm này vô cùng quan trọng với trẻ. Vì đây là giai đoạn trẻ có thể rèn luyện một khả năng nào đó một cách dễ dàng 15 và thoải mái nhất. “Và khi một thời kì nhạy cảm đã đi qua là sẽ đi qua mãi mãi.” [4, tr57]. Vì vậy, cơ hội rèn luyện này sẽ vĩnh viễn không lặp lại một lần nữa trong đời. Trong các thời kì nhạy cảm đã đƣợc trình bày, ngƣời nghiên cứu lƣu ý đến (1) thời kì nhạy cảm về ngôn ngữ, (2) thời kì nhạy cảm về cảm quan và (3) thời kì nhạy cảm với những sự vật nhỏ bé xung quanh. Đó là những thời kì nhạy cảm quan trọng và có ảnh hƣởng tích cực đến hoạt động tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm. Thời kì nhạy cảm về ngôn ngữ diễn ra với trẻ từ 0-6 tuổi. Nhƣng đặc biệt, giai đoạn 3-4 tuổi là thời kì bùng nổ của ngôn ngữ. Đây là “giai đoạn mà con ngƣời nói nhiều nhất trong cuộc đời” và là thời điểm cao trào của hình thức ngôn ngữ cái tôi. Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là công cụ giúp mỗi đứa trẻ diễn đạt những gì mình muốn nói, gọi tên các sự vật hiện tƣợng xung quanh hay phát triển tƣ duy, mà hơn hết, ngôn ngữ chính là động lực để trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh. “Cùng với sự nâng cao về khả năng ngôn ngữ, bé sẽ không thỏa lòng với việc lặp lại và bắt chƣớc nữa, sự tìm kiếm và thử nghiệm lại khiến bé phát hiện ra những bí ẩn của ngôn ngữ” [5,tr15]. Giữa ngôn ngữ và hoạt động khám phá thế giới xung quanh bổ trợ cho nhau để trẻ hoàn thiện cả về ngôn ngữ và nhu cầu khám phá thể giới xung quanh. Thời kì nhạy cảm về cảm quan diễn đến hết 6 năm đầu đời. Sự phát triển của các giác quan với trẻ không chỉ là sự phát triển sinh lý tự nhiên mà còn là con đƣờng để trẻ nhận thức thế giới, cũng là nền tảng cho sự học hỏi của bé. Thông qua các giác quan mà trẻ có thể tiến hành thu thập, chỉnh lý và lƣu giữ thông tin, đồng thời cũng để biểu đạt ra bên ngoài. Chính vì vậy, thời kì nhạy cảm về cảm quan thực sự là một cơ hội vàng giúp trẻ tìm hiểu,khám phá thế giới xung quanh. Với GDTN thì vai trò của thời kì nhạy cảm này lại càng quan trọng hơn nữa. 16 Thời kì nhạy cảm với những vật nhỏ bé xung quanh diễn ra từ khi trẻ đƣợc 1,5 tuổi đến 4 tuổi. Thời kì nhạy cảm này là cánh cửa đầu tiên giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình. Chính việc nhạy cảm với những thứ nhỏ bé xung quanh tạo nên sự hứng thú và tò mò thôi thúc trẻ khám phá mọi thứ. GDTN sẽ thỏa mãn đƣợc nhu cầu của trẻ,đồng thời cũng tạo ra môi trƣờng để tận dụng tối đa thời kì nhạy cảm của trẻ để hình thành những thói quen quan sát. Từ việc phân tích ba thời kì nhạy cảm ở trên, tổ chức cho trẻ KP- MTXQ thông qua GDTN cần phải khai thác và tận dụng đƣợc những thế mạnh của ba thời kì nhạy cảm này. Đồng thời, do đề tài nghiên cứu còn ở quy mô nhỏ hẹp, nên tác giả chỉ tập trung vào tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi KP- MTXQ thông qua GDTN theo quan điểm Montessori. * Trẻ em trưởng thành trong công việc Theo Montessori, công việc mới chính là hoạt động chính của trẻ và giúp trẻ phát triển cả về thể chất và tâm hồn. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ ràng công việc của trẻ em và công việc của ngƣời lớn. “Ngƣời lớn làm việc để thay đổi môi trƣờng,còn trẻ em sử dụng môi trƣờng để thay đổi bản thân chúng” [4,tr78]. Thông qua công việc, trẻ hình thành tinh thần trách nhiệm, thái độ nghiêm túc, chăm chỉ, chính xác, thực tế và thói quen tuân thủ kỉ luật và cả niềm vui sƣớng khi hoàn thành công việc…có thể thấy “trẻ em xây dựng tính cách của mình” qua công việc. 1.2.3. Cơ sở của quan điểm và phƣơng pháp giáo dục Montessori Giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori đƣợc xây dựng dựa trên hai cơ sở là: xuất phát từ nhu cầu khám phá bản năng của trẻ và xuất phát từ thiên hƣớng bẩm sinh của loài ngƣời Xuất phát từ “nhu cầu khám phá bản năng của trẻ” 17 Khám phá chính là một hành vi bản năng của trẻ. Chúng đƣa đến những trải nghiệm tích cực cho trẻ về thế giới kì diệu xung quanh mình. Đó là một quá trình tất yếu mà trẻ phải tham gia ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời. Trẻ em là một thám hiểm bƣớc vào khám phá môi trƣờng để trang bị cho mình thêm những tri thức mới. Trẻ bƣớc vào cuộc hành trình trải nghiệm với một cơ thể phát triển chƣa hoàn thiện. Đó chính là lợi thế của trẻ khi khám phá thế giới xung quanh. Cơ thể chƣa hoàn thiện cho trẻ em khả năng thích ứng với thời gian, không gian mỗi trẻ em đƣợc sinh ra. Xu hƣớng ngả theo hành vi trở thành phƣơng tiện để trẻ hòa nhập với môi trƣờng sống cụ thể. Đồng thời, trong quá trình thích nghi trẻ cũng đang bƣớc vào quá trình tự hoàn thiện bản thân mình. Giáo dục trải nghiệm đáp ứng và thỏa mãn hai nhu cầu của trẻ là nhu cầu thích nghi và hoàn thiện. Xuất phát từ thiên hƣớng bẩm sinh của loài ngƣời “Việc tƣơng tác tích cực với môi trƣờng là xu hƣớng có sẵn ở con ngƣời mọi độ tuổi” Vào mỗi một giai đoạn phát triển, xu hƣớng này đi theo những chiều hƣớng khác nhau. Chính việc tƣơng tác với môi trƣờng là tiền đề đầu tiên để mỗi con ngƣời tự trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Trong quá trình tìm hiểu thế giới rộng lớn, có những hành vi thỏa mãn đƣợc nhu cầu, có những hành vi không đáp ứng đƣợc điều đó. Vì vậy, con ngƣời có xu hƣớng ngả theo những hành đáp ứng đƣợc những nhu cầu của họ. Cùng với trí thông minh của mình,con ngƣời thủa sơ khai không ngừng khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm mọi thứ theo nhiều cách khác nhau. “loài ngƣời thủa sơ khai vẫn bắt đầu khám phá những điều họ chƣa biết nhƣ những cá thể tự do, không bị hạn chế bởi bản năng. Họ có thể chọn con kiến hay là con thú mới bị giết thịt để làm thức ăn, cây hay hang động làm chỗ trú ẩn,da thú hay cỏ để làm quần áo.” Khám phá đã trở thành hành vi chủ đạo của con ngƣời. 18 Trẻ em cũng vậy, quá trình khám phá môi trƣờng tự nhiên xung quanh của trẻ em tƣơng tự nhƣ loài ngƣời xƣa khám phá thế giới. Hành trình khám phá kì diệu đó đƣợc bắt đầu ngay từ giây phút đầu tiên trẻ đƣợc sinh ra. Với một cơ thể chƣa hoàn thiện, ngay lập tức, chúng “bị tấn công dồn dập bởi ánh sáng, âm thanh, mùi hƣơng, sự va chạm da thịt. Montessori mô tả trải nghiệm đầu tiên này của trẻ nhƣ là đƣợc sinh ra lần thứ hai”. “Ngay cả khi trông chúng có vẻ nhƣ chẳng đang làm gì cả, nhƣ trẻ sơ sinh chẳng hạn, nằm im cũng đang khám phá trong cái nôi của chúng. Đó là quá trình khám phá vô hình việc nghe, việc nhìn,việc cảm nhận không khí và những cái vuốt ve trên da thịt.” 1.2.4. Nội dung giáo dục theo Montessori Chƣơng trình học của Montessori không chia thành các môn học mà chia theo các lĩnh vực giáo dục, trong đó nội dung giáo dục cho trẻ 0-6 tuổi tập trung vào 5 lĩnh vực cơ bản: thực hành kĩ năng sống, phát triển các giác quan, phát triển ngôn ngữ để nhận thức thế giới xung quanh, toán học và những kiến thức chung về văn hóa. Hoạt động thực hành cuộc sống Trẻ đƣợc trải nghiệm những kĩ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân (nhƣ rót đồ uống, rèn thói quen ăn uống lành mạnh, tự mặc và cởi quần áo, thay giày dép…); thực hành các hoạt động quan tâm chăm sóc môi trƣờng (giữ lớp sạch đẹp, lau bụi, tƣới cây, xếp đồ dùng…). Trẻ cũng học các kĩ năng xã hội nhƣ thói quen chờ đến lƣợt mình, chia sẻ và nhận xét tích cực… Giáo dục phát triển giác quan Phần nội dung này đƣợc thiết kế để rèn luyện, phân loại và đánh giá sự phát triển các giác quan của trẻ thông qua các hoạt động và giáo cụ cụ thể, chẳng hạn: 19 Thị giác: sử dụng tấm màu sắc, khối hình học… Thính giác: sử dụng khối hình trụ âm thanh, chuông… Vị giác: sử dụng khay vị giác… Khứu giác: sử dụng lọ khứu giác… Xúc giác: sử dụng túi thần kì, các loại vải, miếng gỗ… Ngôn ngữ: Hoạt động phát triển ngôn ngữ đƣợc thiết kế và tổ chức theo trình tự phát triển tự nhiên của trẻ. Trẻ đƣợc làm quen với các chữ cái, học về âm vị của các chữ cái và cách đánh vần bằng phƣơng pháp rèn ngữ âm một cách tự nhiên. Hàng ngày, trẻ đƣợc đọc sách, nghe kể chuyện, hát và trò chuyện, chia sẻ với các bạn khác. Sự phát triển từ vựng của trẻ đƣợc nhấn mạnh ở tất cả các lĩnh vực bằng cách sử dụng các từ cụ thể để chỉ các đồ vật trong lớp học. Từ 4 tuổi, trẻ học ghép các âm để đọc từ ngắn, học các kĩ năng đọc và viết. Toán học Toán học bắt đầu từ việc trẻ học cách sử dụng các giáo cụ cụ thể nhƣ gậy số, số cát, các đồ vật… để đếm và xếp hình, thay đổi số lƣợng, chơi trò chơi toán học về ghép nối, phân loại, các phép tính và giá trị… Các giáo cụ và hoạt động học đƣợc thiết kế nhằm kích thích tối đa sự phát triển não bộ của trẻ. Kiến thức văn hóa chung: khoa học, địa lý, lịch sử, nghệ thuật… Khoa học: Thông qua các giáo cụ, trẻ học cách nối và phân loại các đồ vật và tranh ảnh giữa vật tĩnh và vật động, động vật, thực vật. Trẻ khám phá thế giới tự nhiên bằng trải nghiệm, thao tác với bông hoa, quả táo, con vật; làm các bộ tranh ảnh hay cuốn sách về động vật, thực vật. Địa lý: Trẻ học về quả địa cầu, thế giới chúng ta đang sống, cấu tạo và đặc điểm của đất, nƣớc… thông qua các mô hình mô phỏng. Trẻ học cách sử dụng bản đồ, tô viền, xếp hình… 20 Lịch sử: nội dung này giới thiệu các vấn đề về thời gian, các dụng cụ đo thời gian về phút, giờ. Trẻ sẽ tự làm các mốc thời gian cho chính mình bằng tranh ảnh hay làm các bộ lịch… Nghệ thuật: Trẻ học cách sử dụng bút chì màu, màu nƣớc, sơn keo, đất nặn, giấy xé dán và các loại vật liệu khác. Trẻ thực hành vẽ, nặn, xé dán, tô màu, ghép tranh, làm sách và nhiều hoạt động sáng tạo nghệ thuật khác. Âm nhạc: Đây là phần không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày của trẻ với các hình thức đa dạng nhƣ giai điệu, nhạc cụ, nhảy, hát và đóng kịch. Trẻ cũng đƣợc tiếp xúc với nhạc cổ điển, rèn tai nghe và khả năng phân biệt âm nhạc... Giáo dục thể chất: Trẻ đặc biệt đƣợc khuyến khích chuyển động và vận động cơ thể, hoạt động với đồ vật, hoạt động lao động, tự phục vụ và các dạng hoạt động vận động ngoài trời. 1.2.5. Đặc điểm giáo dục trải nghiệm cho trẻ 0-6 tuổi theo quan điểm Montessori Giáo dục trải nghiệm theo quan điểm của Montessori sẽ để trẻ làm quen với những giáo cụ theo một trình tự đƣợc sắp đặt và theo một diễn tiến hợp lý. Vì vậy, những trải nghiệm định hƣớng dƣới dạng nguyên nhân- hệ quả. Giáo dục trải nghiệm theo Montessori có nghĩa trẻ phải tự mình tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng chính sự lao động của bản thân. Quá trình trải nghiệm đó không chỉ cung cấp cho trẻ tri thức mà còn là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện các giác quan cho trẻ. Trải nghiệm theo Montessori không diễn ra bắt buộc theo những khuôn mẫu sẵn có với mọi trẻ. Quá trình trải nghiệm diễn ra tự do theo từng trẻ với những cách tổ chức cũng rất phong phú. Trong rất nhiều trƣờng phái giáo dục về trải nghiệm thì trƣờng phái giáo dục theo quan điểm Montessori vẫn có một chỗ đứng nhất định. GDTN theo 21 Montessori có thể đƣợc nhìn nhận dƣời góc độ là một quan điểm giáo dục, một chiến lƣợc giáo dục hay một phƣơng pháp giáo dục. Trong phạm vi của đề tài khóa luận tốt nghiệp, tác giả nhìn nhận giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori dƣới góc độ của một lí thuyết giáo dục, một chiến lƣợc giáo dục. Vì vậy, GDTN theo quan điểm Montessori có thể đƣợc hiểu: - GDTN theo quan điểm Montessori bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. - GDTN sẽ có nhiều hình thức tổ chức khác nhau: trong tiết học, ngoài tiết học, trong lớp học, ngoài lớp học, dạo chơi, tham quan… - GDTN theo quan điểm Montessori có thể đƣợc coi là một con đƣờng, một cách thức đề giáo viên tiến hành tổ chức cho trẻ KP- MTXQ. Khi đƣợc hiểu nhƣ một cách thức tổ chức tiết học, giáo dục trải nghiệm cần đƣợc cụ thể hóa thành một quy trình để giáo viên tiến hành chuẩn bị và tổ chức. Tóm lại, GDTN theo Montessori có những đặc điểm sau: - Giáo dục trải nghiệm theo Montessori là một hoạt động tƣơng tác giữa trẻ với đối tƣợng học. Việc tƣơng tác với môi trƣờng đòi hỏi trẻ phải sử dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu về đối tƣợng. - Không chỉ chú trọng vào vai trò của tƣơng tác bằng các giác quan, Montessori đặc biệt nhấn mạnh vai đến vai trò của đôi tay. Theo Montessori, đôi tay và trí óc phải phối hợp với nhau để tạo thành một hoạt động sáng tạo song hành. “Đôi tay” để chỉ những hoạt động vật chât bên ngoài nhƣ nhìn, sờ, nếm, ngửi… “Trí óc” là những thao tác tƣ duy bên trong: chú ý, ghi nhớ, tƣởng tƣợng… Để trí óc và đôi tay có một vai trò quan trọng nhƣ nhau, Montessori nhằm khẳng định vai trò của xúc giác trong việc tƣơng tác với đối tƣợng là vô cùng quan trọng. 22 - Giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori đòi hỏi môi trƣờng trải nghiệm phải đƣợc sắp xếp theo một trình tự nhất định với mục đích rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra, môi trƣờng phải đƣợc đặt trong tầm với của trẻ. - Giáo cụ là một yếu tố bắt buộc trong giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori. Mỗi giáo cụ đều đƣợc đƣa ra một cách có mục đích. - Trong giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori, trẻ học tập với tƣ cách là “một nhà khoa học”. Giáo viên chỉ là một phần trong môi trƣờng trải nghiệm của trẻ, còn lại trẻ phải tự làm tất cả trong quá trình trải nghiệm. Montessori đề cao yếu tố trẻ “tự làm” chứ trẻ không phải là một nhân tố tham gia vào quá trình trải nghiệm. Có nghĩa là trẻ là một ngƣời thử nghiệm, một ngƣời quan sát, trải nghiệm… 1.3. Tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ ở mầm non Cho trẻ khám phá MTXQ ở mầm non cùng với hình thành biểu tƣợng toán là hai nội dung thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức - một trong 5 lĩnh vực giáo dục đƣợc quy định trong Chƣơng trình GDMN - ban hành theo thông tƣ số 17/2009/TT- BGDĐT, ngày 25/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cũng nhƣ các lĩnh vực giáo dục khác, nhìn chung việc thực hiện chƣơng trình cho trẻ KP-MTXQ đƣợc căn cứ dựa theo Chƣơng trình GDMN hiện hành và các tài liệu hƣớng dẫn thực hiện Chƣơng trình giáo dục mầm non theo các lứa tuổi. Những điểm mới của Chương trình GDMN: i. Quan điểm xây dựng Chƣơng trình GDMN: - Thứ nhất: Chƣơng trình hƣớng đến sự phát triển toàn diện của trẻ - Thứ hai: Chƣơng trình tạo điều kiện cho trẻ phát triển liên tục - Thứ ba: Chƣơng trình đảm bảo đáp ứng với sự đa dạng của các vùng miền, các đối tƣợng trẻ. 23 ii. Chƣơng trình GD cho trẻ Nhà trẻ & trẻ Mẫu giáo đƣợc cấu trúc thành một văn bản chƣơng trình chung, gọi là Chương trình Giáo dục Mầm non. Chƣơng trình Giáo dục Mầm non (cấp quốc gia) mang tính chất chƣơng trình khung; bao gồm những nội dung chung cốt lõi, cơ bản cho các độ tuổi iii. Chƣơng trình có độ mở, cho phép linh hoạt nhằm tăng cƣờng tính chủ động của GV trong việc lựa chọn những nội dung GD cụ thể phù hợp với kinh nghiệm sống và khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của địa phương iv. Kết quả mong đợi đƣợc đƣa vào Chƣơng trình nhằm định hƣớng cho GV tổ chức hƣớng dẫn có hiệu quả các hoạt động giáo dục theo các lĩnh vực cụ thể (phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mĩ) hƣớng tới sự phát triển toàn diện của trẻ v. Các hoạt động giáo dục, hình thức, phƣơng pháp giáo dục và việc đánh giá sự phát triển của trẻ đƣợc đƣa vào là các thành tố của chƣơng trình, trong đó: - Mục tiêu: đƣợc xây dựng cho từng độ tuổi theo các lĩnh vực phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội và thẩm mĩ. - Nội dung giáo dục: gồm (1) Nuôi dƣỡng và chăm sóc sức khỏe và (2) Giáo dục đƣợc xây dựng theo từng độ tuổi và đƣợc thực hiện theo hướng tích hợp chủ đề thông qua các hoạt động đa dạng, phù hợp với trẻ và thực tiễn. - Các hoạt động giáo dục: hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động; hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. - Phƣơng pháp và hình thức giáo dục: quan sát, trải nghiệm… - Môi trƣờng cho trẻ hoạt động: môi trƣờng vật chất (trong lớp, ngoài trời) và môi trƣờng xã hội đƣợc thiết kế trên cơ sở tận dụng những nguyên liệu sẵn có ở địa phƣơng nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. vi. Khi tổ chức các hoạt động cần: 24 + Chú trọng thiết kế và tổ chức hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi. + Chú trọng vai trò chủ thể tích cực của trẻ trong hoạt động. + Chú trọng đến việc trẻ “học như thế nào” hơn là “học cái gì”, coi trọng quá trình hơn là kết quả hoạt động. + Coi trọng tiếp cận cá nhân trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. + Coi trọng việc giao tiếp, gắn bó giữa ngƣời lớn với trẻ và trẻ với trẻ.Tổ chức cho trẻ tham gia vào các HĐGD với các hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu & hứng thú của trẻ. + Tổ chức trẻ học tập thông qua trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức. + Tổ chức trẻ học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với cô và giữa trẻ với trẻ. Về chương trình cho trẻ khám phá MTXQ theo Chương trình GDMN mới: Cho trẻ KP- MTXQ bao gồm hai nội dung trọng tâm là khám phá khoa học và khám phá xã hội; trong đó yêu cầu, nội dung cho trẻ KP- MTXQ có sự khác nhau tùy theo từng lứa tuổi và đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn dạy học ở từng trƣờng, lớp, địa phƣơng. Tuy có sự khác nhau song dù ở lứa tuổi nào, nội dung cho trẻ KP-MTXQ cũng đều đƣợc chia theo 9 chủ đề cơ bản và đƣợc thực hiện thông qua các đề tài, bài dạy cụ thể. Yêu cầu, nội dung và hoạt động cho trẻ KP-MTXQ theo từng chủ đề đã đƣợc gợi ý và hƣớng dẫn trong nhiều tài liệu nhƣ Chương trình GDMN hiện hành, tài liệu Hướng dẫn tổ chức các hoạt động GD trong trường MN theo chủ đề (Lê Thu Hƣơng, Trần Thị Ngọc Trâm)... Dƣới đây ngƣời nghiên cứu trình bày giới thiệu các chủ đề và gợi ý đề tài, nội dung cho trẻ tìm hiểu ở mỗi chủ đề đó. 25 STT 1 Chủ điểm Gợi ý đề tài Trƣờng mầm non - Ngày hội đến trƣờng. - Tết Trung thu - Lớp học của bé. - Bé vui đón Tết Trung thu. 2 Bản thân - Tôi là ai? - Cơ thể tôi. - Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh (lồng ghép: chăm sóc vệ sinh, nề nếp thói quen). 3 Gia đình - Gia đình của bé. - Gia đình sống chung một nhà. - Nhu cầu của gia đình (lồng ghép vai trò của dinh dƣỡng với sức khỏe). - Lồng ghép các ngày lễ hội (lựa chọn tùy thực tế) 4 Nghề nghiệp - Giao thông (lái tàu, lái xe, phi công…). (theo 6 loại nghề) - Xây dựng (thợ xây, thợ mộc, kiến trúc sƣ). - Dịch vụ (bán hàng, thợ may, thợ làm đầu). - Chăm sóc sức khỏe (bác sĩ, y tá…). - Giúp đỡ cộng đồng (cảnh sát, bộ đội, ngƣời đƣa thƣ, giáo viên…). - Lồng ghép ngày của các chú bộ đội. - Sản xuất (nông dân, công nhân, đầu bếp). Lồng ghép các ngày lễ hội (lựa chọn tùy thực tế) 5 Thế giới động vật - Một số con vật nuôi trong gia đình. - Một số con vật sống trong rừng. - Một số con vật sống dƣới nƣớc (cá). 26 6 Thế giới thực vật - Cây xanh. - Tết nguyên đán - mùa xuân. - Một số loại rau. - Một số loại quả (lồng ghép thức ăn có giá trị dinh dƣỡng của các loại rau quả). 7 Đồ vật và phƣơng - Một số đồ dùng, đồ chơi tiện giao thông - Một số phƣơng tiện giao thông phổ biến. - Một số luật lệ giao thông. 8 Nƣớc và các hiện - Nƣớc tƣợng tự nhiên - Một số hiện tƣợng tự nhiên (gió, mặt trời, mặt trăng, các vì sao…) - Mùa hè của bé 9 Quê hƣơng, đất - Thủ đô Hà Nội nƣớc, Bác Hồ - Các di tích, danh lam thắng cảnh ở địa phương (GV tùy chọn) - Bác Hồ với các cháu thiếu nhi. * Phương pháp tổ chức cho trẻ KP-MTXQ: - Nhóm phƣơng pháp thực hành trải nghiệm: thực hành thao tác với đồ vât, đồ chơi; phƣơng pháp trò chơi; phƣơng pháp giải quyết tình huống có vấn đề; phƣơng pháp luyện tập, sƣu tầm tranh ảnh; làm tranh ảnh, tiêu bản… - Nhóm phƣơng pháp trực quan: Phƣơng pháp quan sát; phƣơng pháp sử dụng mô hình,tranh ảnh,hình vẽ; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. - Nhóm phƣơng pháp dùng lời: Phƣơng pháp đàm thoại; phƣơng pháp giảng giải; biện pháp sự dụng các tác phẩm âm nhạc; biện pháp sử dụng các tác phẩm văn học. 27 - Nhóm phƣơng pháp nêu gƣơng, đánh giá: biện pháp nêu gƣơng; biện pháp đánh giá. * Hình thức tổ chức cho trẻ KP-MTXQ: - Hình thức tiết học, trên lớp học (hoạt động có chủ đích). - Hình thức ngoài tiết học/ngoài lớp học: chia theo các dạng hoạt động có (1) hoạt động trong ngày ở trƣờng mầm non (dạo chơi, hoạt động góc, sinh hoạt hàng ngày); (2) hoạt động tham quan; (3) hoạt động tổ chức ngày lễ hội. 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH Ở MỘT SỐ TRƢỜNG MẦM NON HIỆN NAY 2.1. Mục đích khảo sát thực trạng Tìm hiểu thực trạng tổ chức cho trẻ KP- MTXQ và sử dụng GDTN trong tổ chức cho trẻ KP- MTXQ ở trƣờng mầm non hiện nay. 2.2. Đối tƣợng khảo sát thực trạng Ngƣời nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin qua điều tra GV và trẻ ở một số trƣờng mầm non thuộc Đông Anh, Hà Nội: Trƣờng mầm non Tiên Dƣơng, trƣờng mầm non Sao Mai, trƣờng mầm non Vĩnh Ngọc. 2.3. Nội dung và phƣơng pháp khảo sát thực trạng Bảng 2.3.1: Bảng tổng hợp nội dung điều tra thực trạng Cách thức điều tra Nội dung Tổ chức cho trẻ KP- MTXQ ở NCTL  trƣờng mầm non hiện nay. (nội Phiếu điều Phỏng Quan sát tra  Câu 1, 2, 3 vấn  dự giờ  Câu 1 dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức…)  Nhận thức của GV về GDTN và ý nghĩa của việc sử dụng GDTN  Câu 4, 5, 6 trong tổ chức cho trẻ KP- MTXQ Câu 2 Thực tiễn vận dụng GDTN trong   Câu 3 Câu 3 tổ chức cho trẻ KP- MTXQ ở một số trƣờng mầm non hiện nay. 29  Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu thông tƣ 17, thông tƣ 30 của Bộ GD&ĐT về chƣơng trình GDMN, và kế hoạch giảng dạy, giáo án cho trẻ KPMTXQ của một số GV trƣờng mầm non Tiên Dƣơng- Đông Anh- Hà Nội. Điều tra (bằng phiếu khảo sát): Ngƣời nghiên cứu thiết kế các phiếu điều tra, mỗi phiếu gồm 6 câu hỏi, tổng số 90 phiếu và gửi cho các GVở các trƣờng mầm non theo danh sách: Stt Tên trƣờng Địa chỉ 1 Trƣờng mầm non Tiên Dƣơng Đông Anh, Hà Nội 30 2 Trƣờng mầm non Vĩnh Ngọc Đông Anh, Hà Nội 30 3 Trƣờng mầm non Sao Mai Đông Anh, Hà Nội 30 Tổng số Số phiếu 90 (Nội dung phiếu điều tra xem phụ lục 1) Quan sát, dự giờ: Để tìm hiểu thực tiễn tổ chức cho trẻ KP- MTXQ và việc vận dụng GDTN trong tổ chức cho trẻ KP-MTXQ hiện nay ở một số trƣờng mầm non, ngƣời nghiên cứu tiến hành dự giờ, quan sát các hoạt động. Lứa Tên bài Tiết học: “Một số loại rau” Hoạt động ngoài trời: “Khám phá cây ổi” GV giảng dạy tuổi MGB Trần Thị Bích Lợi MGB Nguyễn Thị Phƣơng (Tiến trình bài học xem phụ lục 2) 30 Trƣờng Mầm non Tiên Dƣơng Mầm non Tiên Dƣơng Phỏng vấn: Ngƣời nghiên cứu tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV giảng dạy về tiến trình bài học và các GV khác để thu thập các thông tin về việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KP- MTXQ (thông qua tiết học và các hoạt động ngoài tiết học nhƣ dạo chơi, hoạt động góc, sinh hoạt hàng ngày) theo các nội dung cần điều tra trong bảng 2.1. Danh sách GV tham gia phỏng vấn: Stt Tên GV Tên trƣờng Số năm công tác 1 Trần Thị Bích Lợi Mầm non Tiên Dƣơng 19 2 Nguyễn Thị Phƣơng Mầm non Tiên Dƣơng 2 3 Trần Thị Huyền Trang Mầm non Tiên Dƣơng 5 (Hệ thống câu hỏi phỏng vấn xem phụ lục 3) 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng Thực tiễn tổ chức cho trẻ KP-MTXQ ở một số trường mầm non hiện nay * Nhận xét qua phiếu điều tra, phỏng vấn GV: - Về phƣơng pháp và hình thức tổ chức cho trẻ KP-MTXQ Bảng 2.3.2: Mức độ sử dụng các phương pháp tổ chức cho trẻ KP- MTXQ Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên PPDH Thỉnh thoảng Hiếm khi SL % SL % SL % 90 100 0 0 0 0 Đàm thoại 90 100 0 0 0 0 Giảng giải, giải thích 90 100 0 0 0 0 Chỉ dẫn, nêu yêu cầu 72 80 25 20 0 0 Sử dụng truyện, thơ, câu đố, 50 55.5 40 44.5 0 0 Quan sát, sử dụng tranh ảnh… 31 ca dao, tục ngữ... Sử dụng bài hát, bản nhạc 55 61 35 39 0 0 Phƣơng pháp trò chơi 60 66.7 30 33.3 0 0 Biện pháp vẽ, nặn, xé dán 11 12 70 78 9 0 Thực hành trải nghiệm 80 88.8 10 11.2 0 0 Thí nghiệm, thực nghiệm 8 8.9 75 83.3 7 7.8 Mô hình hóa 0 0 10 11.2 80 88.8 Thảo luận nhóm 25 27.8 60 66.7 5 5.5 Phƣơng pháp nêu vấn đề 35 39 50 55.5 5 5.5 Nhận xét: Kết quả điều tra cho thấy các phƣơng pháp đều đƣợc GV sử dụng phối kết hợp trong quá trình tổ chức cho trẻ KP- MTXQ. Trong đó, các phƣơng pháp quan sát, đàm thoại, giảng giải thƣờng xuyên đƣợc sử dụng với số phiếu lựa chọn đều là 100%, chỉ dẫn nêu yêu cầu (80%). Cũng rất dễ hiểu, vì các phƣơng pháp trên đều là những phƣơng pháp mang lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy, dễ tổ chức và phổ biến với nhiều hình thức.Thực hành trải nghiệm cũng là một phƣơng pháp GV thƣờng xuyên sử dụng (88.8%). Vì phƣơng pháp này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ. Cũng nhƣ vậy, nhƣng phƣơng pháp thí nghiệm, thực nghiệm lại đƣợc GV ít sử dụng hơn (8.9%) do chi phí tốn kém hoặc cơ sở vật chất ở trƣờng không có. Các phƣơng pháp còn lại do không phổ biến và phải sử dụng tùy thuộc vào đặc điểm của từng bài. Do đó, GV chỉ phối hợp sử dụng khi cần thiết. Từ kết quả điều tra trên, ngƣời nghiên cứu nhận thấy GV đã hiểu đƣợc vai trò của GDTN và việc vận dụng GDTN trong tổ chức hoạt động cho trẻ KP- MTXQ. Tuy nhiên, từ việc quan sát, dự giờ và phỏng vấn một số GV, ngƣời nghiên cứu thấy GV sử dụng GDTN còn hời hợt, mang tính hình thức 32 và sai về phƣơng pháp tổ chức. Hầu hết, GVchỉ hiểu trải nghiệm có nghĩa là cho trẻ quan sát đối tƣợng, còn các hoạt động tƣơng tác khác nhƣ sờ, nếm… với đối tƣợng rất hạn chế, ít khi GVcho trẻ làm. Bảng 2.3.3: Mức độ sử dụng các hình thức cho trẻ KP- MTXQ Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Hình thức SL % SL % SL % Tiết học 90 100 0 0 0 0 Dạo chơi 90 100 0 0 0 0 Tham quan 0 0 54 60 36 40 Hoạt động góc 90 100 0 0 0 0 8 8.9 22 24.4 60 66.7 72 80 18 20 0 0 Tổ chức ngày lễ, hội ở trƣờng mầm non Sinh hoạt hàng ngày Nhận xét: Dựa vào kết quả điều tra về các hình thức đƣợc sử dụng trong tổ chức cho trẻ KP- MTXQ các hình thức thƣờng xuyên đƣợc sử dụng là: tiết học (100%), dạo chơi (100%), hoạt động góc (100%) và sinh hoạt hàng ngày (80%) . Tiết học đƣợc 100% GV lựa chọn vị đây là hoạt động dạy học có chủ đích ở trƣờng mầm non, dễ dàng cho việc GVtiến hành tổ chức cho trẻ KPMTXQ. Dạo chơi, và hoạt động góc không phải là hoạt động chủ đích, tuy nhiên lại rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu vận động của trẻ và môi trƣờng lại sẵn có nên rất dễ dàng trong việc GV lên kế hoạc bài dạy.Hai hình thức này đƣợc tổ chức thƣờng xuyên trong ngày và đã đƣợc quy định trong chƣơng trình GDMN hiện hành. Bên cạnh đó, các hình thức tham quan và tổ chức ngày lễ, ngày hội ở trƣờng mầm non lại rất ít đƣợc sử dụng do chi phí tổ chức tốn kém, công tác quản lý, liên hệ khó khăn. Kết hợp với việc 33 phỏng vấn một số GV, ngƣời nghiên cứu nhận thấy hình thức tham quan và tổ chức ngày lễ, ngày hội ở trƣờng mầm non đòi chuẩn bị công phu, tốn kém và điều kiện của trƣờng không cho phép. Do đó, hai hình thức này ít đƣợc GV sử dụng trong tổ chức cho trẻ KP-MTXQ - Về những hạn chế trong tổ chức cho trẻ KP-MTXQ hiện nay Bảng 2.3.4: Thực trạng việc tổ chức cho trẻ KP- MTXQ hiện nay Nội dung Số lƣợng % 27 30 11 10 5 5.5 72 80 90 100 45 50 Việc vận dụng các phƣơng pháp tổ chức cho KP-MTXQ còn phụ thuộc vào các tài liệu, sách hƣớng dẫn, giáo án mẫu. Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KP-MTXQ chƣa chú trọng đến nhu cầu và hứng thú của trẻ. Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KP-MTXQ ít liên hệ giữa vốn hiểu biết của trẻ với nội dung bài học. Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KP- MTXQ chƣa tạo đƣợc nhiều cơ hội cho trẻ đƣợc trực tiếp tƣơng tác với các đối tƣợng. Trẻ chỉ tham gia vào quá trình trải nghiệm chứ không phải là ngƣời thực hiện tất cả các công việc trong quá trình trải nghiệm. Đồ dùng trực quan có số lƣợng không cụ thể, sử dụng chƣa hiệu quả. Nhận xét: Từ kết quả điều tra về thực tế tổ chức cho trẻ KP- MTXQ cho thấy những vấn đề hạn chế của tổ chức hoạt động khám phá hiện nay: việc tổ chức KP-MTXQ chƣa tạo đƣợc cơ hội cho trẻ trực tiếp tƣơng tác với đối tƣợng 34 (80%) và trẻ chỉ tham gia vào quá trình trải nghiệm chứ không đƣợc thực hiện tất cả các công việc trong quá trình trải nghiệm (100%); đồ dùng trực quan có số lƣợng không cụ thể, sử dụng chƣa hiệu quả (50%); việc tiến hành trải nghiệm vẫn còn phụ thuộc vào giáo án, tài liệu (30%). Kết hợp với phỏng vấn, ngƣời nghiên cứu nhận thấy những hạn chế này chủ yếu là do GV chƣa hiểu và biết cách tổ chức một hoạt động khám phá hoàn chỉnh. * Nhận xét qua dự giờ, nghiên cứu bài dạy và phỏng vấn GV: Qua dự giờ, nghiên cứu bài dạy của một số cô giáo ở trƣờng mầm non Tiên Dƣơng, ngƣời nghiên cứu nhận thấy dù tổ chức dƣới hình thức một tiết dạy có chủ đích hay một hoạt động không có chủ đích nhƣ hoạt động ngoài trời, dạo chơi, hoạt động góc thì cấu trúc chung của một tiết học hay kế hoạch tổ chức buổi dạo chơi, kế hoạch hoạt động góc đều gồm các phần sau: 1. Xác định mục tiêu Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ 2. Chuẩn bị  Chuẩn bị về môi trƣờng  Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi 3. Dự kiến các hoạt động  Hoạt động mở đầu, khởi động  Hoạt động trải nghiệm  Hoạt động kết hợp  Hoạt động kết thúc Thực tiễn vận dụng GDTN trong tổ chức cho trẻ KP-MTXQ ở một số trường mầm non hiện nay * Nhận xét qua phiếu điều tra, phỏng vấn GV - Đánh giá của GV về vai trò của GDTN trong tổ chức cho trẻ KPMTXQ ở mầm non. 35 Bảng 2.3.5: Đánh giá của giáo viên về vai trò của GDTN Số lƣợng % Rất quan trọng 35 39 Quan trọng 50 55.5 Không quan trọng 5 5.5 Vai trò Nhận xét: Kết quả điều tra trên cho thấy phần lớn GVđều khẳng định vai trò của GD trong tổ chức cho trẻ KP- MTXQ là quan trọng (55.5%), rất quan trọng (39%). Tuy nhiên, kết hợp với quan sát dự giờ và phỏng vấn GV, ngƣời nghiên cứu nhận thấy phần lớn GV hiểu đúng về vai trò của giáo dục trải nghiệm, nhƣng lại chƣa biết cách để tổ chức một tiết học KP- MTXQ bằng trải nghiệm. - Đặc trƣng của GDTN trong tổ chức cho trẻ KP-MTXQ Bảng 2.3.6: Đặc trưng của GDTN Nội dung GDTN đòi hỏi trẻ huy động vốn kinh nghiệm và hiểu biết thực tế để nhận biết, khám phá đối tƣợng. Là việc GV tổ chức cho trẻ nhận biết các đối tƣợng bằng việc tƣơng tác với môi trƣờng. Số phiếu % 50 55.5 70 78 72 80 20 22.2 17 18.9 Là cách thức GVtổ chức cho trẻ nhận biết, khám phá các sự vật, hiện tƣợng xung quanh bằng cảm nhận của các giác quan. Trong GDTN, GV giữ vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, dẫn dắt trẻ tham gia vào các hoạt động và là một phần của môi trƣờng đó. Trong GDTN, trẻ giữ vai trò là ngƣời vừa thực hiện,vừa đánh giá. 36 Nhận xét: Dựa vào kết quả của phiếu điều tra trên, kết hợp với phỏng vấn GV và quan sát dự giờ, ngƣời nghiên cứu nhận thấy phần lớn GV đã có những hiểu biết nhất định về GDTN nhƣ GDTN là việc GV tổ chức cho trẻ nhận biết các đối tƣợng bằng việc tƣơng tác với môi trƣờng (78%), GDTN đòi hỏi trẻ huy động vốn kinh nghiệm và hiểu biết để nhận biết, khám phá đối tƣợng (55.5%), hay GDTN là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ nhận biết, khám phá các sự vật, hiện tƣợng xung quanh bằng cảm nhận của các giác quan (80%). Tuy nhiên, các thầy cô vẫn chƣa hiểu đúng về phƣơng pháp, cách tiến hành trải nghiệm và vai trò của GV và của trẻ trong GDTN nhƣ: trong giáo dục trải nghiệm, trẻ giữ vai trò là ngƣời vừa thực hiện, vừa đánh giá (18.9%), hay trong GDTN, GV giữ vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, dẫn dắt trẻ tham gia vào các hoạt động và là một phần của môi trƣờng đó (22.2%). Vì vậy, tiết học trải nghiệm không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn và trẻ chƣa thực sự đƣợc trải nghiệm theo đúng yêu cầu của GDTN. * Nhận xét qua quan sát, dự giờ, nghiên cứu bài dạy và phỏng vấn GV: Thông qua quan sát, dự giờ và phỏng vấn một số GV, ngƣời nghiên cứu nhận thấy phần lớn GV đều hiểu về GDTN cũng nhƣ vai trò của GDTN trong việc tổ chức cho trẻ KP- MTXQ. Tuy nhiên, bản chất của GDTN thì GV lại chƣa nhận thức hoàn toàn đúng. Do đó, dẫn đến những tình trạng nhƣ trẻ không đƣợc trải nghiệm, trẻ chỉ quan sát GV làm hoặc làm khi có yêu cầu của GV. Vì vậy mà hiệu quả của GDTN không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Qua quá trình điều tra GV trực tiếp giảng dạy và phỏng vấn, quan sát, dự giờ, phân tích thực trạng tổ chức cho trẻ KP- MTXQ thông qua GDTN cho thấy hầu hết GV đều nhận thức đúng tầm quan trọng của GDTN trong tổ chức cho trẻ KP- MTXQ và nhiều GV đã có những hiểu biết đúng đắn về GDTN. 37 Tuy nhiên, trên thực tế, việc tổ chức cho trẻ KP- MTXQ bằng GDTN vẫn còn nhiều hạn chế. Nhìn chung việc dạy học trải nghiệm của GVchỉ dừng lại ở việc giáo viên cho trẻ quan sát, tìm hiểu đối tƣợng một cách thụ động, chƣa khai thác đƣợc những thế mạnh của GDTN, môi trƣờng trải nghiệm không đƣợc chuẩn bị, đồ dùng còn thiếu... Thực tế này đặt ra yêu cầu là cần có những thay đổi trong việc tổ chức tiết học cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh nhằm vận dụng tốt hơn GDTN. Phần tiếp theo của khóa luận sẽ đƣa ra những gợi ý, đề xuất giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn dạy học môn học, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức cho trẻ KP- MTXQ thông qua GDTN. 38 CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tƣơng tác Để trẻ KP-MTXQ thông qua GDTN thì yêu cầu trƣớc tiên là trẻ nhất thiết phải đƣợc tiếp xúc, tƣơng tác với các đối tƣợng trong một “môi trƣờng đƣợc chuẩn bị”. Theo Montesori, tƣơng tác với môi trƣờng và các đối tƣợng trong môi trƣờng đó là cách thức để trẻ có những biểu tƣợng về các sự vật, hiện tƣợng và là cơ sở cho sự nảy sinh và phát triển của các quá trình tâm lí bên trong. Đây không thể là việc ai khác có thể giúp đỡ mà chính trẻ phải tự mình tƣơng tác với đối tƣợng để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Trong quá trình trải nghiệm, trẻ có thể tƣơng tác trực tiếp hoặc gián tiếp với đối tƣợng là vật thật hay mô hình, tranh ảnh, đồ vật... Dù tƣơng tác theo cách nào thì để nhận thức đƣợc đối tƣợng vẫn cần phải dựa trên các biểu tƣợng của cảm giác, nghĩa là cần phải phát huy tối đa hoạt động của các giác quan. Montessori cũng chỉ ra rằng, bộ não ngày càng phát triển và con ngƣời càng có khả năng thao tác với nhiều khái niệm trừu tƣợng hơn, nhƣng những nguyên lý vận hành của nhận thức vẫn dựa trên những ấn tƣợng ban đầu về mặt cảm giác và thao tác của con ngƣời với thế giới vật chất. Do đó, trẻ em cần tự nếm trải những ấn tượng này thông qua những hoạt động của riêng chúng, ngƣời lớn không thể làm thay. Nói cách khác, trẻ em không thể làm đƣợc điều này nếu chỉ ngồi trên một cái ghế và chỉ xem hay nghe ngƣời khác làm; trẻ phải hành động cho chính bản thân mình. 39 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tự do - kỷ luật Tự do và kỉ luật hay chính tự do trong kỷ luật là yếu tố cơ bản làm nên sự khác biệt của giáo dục trải nghiệm theo quan điểm giáo dục Montessori. Khác với việc không cho trẻ làm theo ý mình mà cần có sự hƣớng dẫn nghiêm ngặt của GV, trải nghiệm theo Montessori đòi hỏi giáo viên phải tạo ra một môi trƣờng để trẻ tự do khám phá mọi thứ theo những cách của riêng mình. Theo Montessori, sự tƣơng tác với môi trƣờng đạt đƣợc hiệu quả cao nhất về mặt phát triển cá nhân khi nó do con ngƣời tự lựa chọn và xuất phát từ mối quan tâm của chính cá nhân đó. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cần thiết kế các hoạt động trải nghiệm đa dạng, sáng tạo để trẻ đƣợc tự do lựa chọn hoạt động phù hợp với nhu cầu, sở thích của cá nhân. Để trẻ tự do không có nghĩa là trẻ có thể làm mọi việc và hạn chế vai trò của GV, mà đó là sự tự do có trách nhiệm trong một môi trƣờng đã đƣợc GV chuẩn bị và có sự bao quát suốt quá trình trẻ trải nghiệm. Tự do trong một phạm vi cho phép sẽ giúp trẻ phát huy tính độc lập, tích cực, sáng tạo và các khả năng vƣợt trội của bản thân, đồng thời hình thành cho trẻ phƣơng pháp để nghiên cứu, khám phá các đối tƣợng nhƣ là một nhà khoa học thực sự. Nguyên tắc này đặt ra một số yêu cầu sau:  Trẻ đƣợc hành động do chính mình và vì chính mình.  Trẻ đƣợc hành động không bị gián đoán, không cần sự trợ giúp vô nghĩa.  Trẻ đƣợc làm việc và tập trung.  Trẻ đƣợc hành động trong giới hạn đƣợc quy định bởi môi trƣờng và bởi tập thể mà mình tham gia.  Trẻ đƣợc phát triển tiềm năng của bản thân bằng nỗ lực của chính mình. 40 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo một môi trƣờng trải nghiệm đƣợc chuẩn bị Quan điểm và PPGD Montessori dựa trên những quan sát của bà về việc học tập của trẻ ở các giai đoạn khác nhau nhấn mạnh vai trò trung tâm của trẻ và sự tƣơng tác của trẻ với môi trƣờng. Tuy nhiên, để trẻ học tập thành công thì việc học tập đó phải đƣợc diễn ra trong một “môi trƣờng đƣợc chuẩn bị”, đƣợc điều phối bởi những “ngƣời lớn đƣợc chuẩn bị”. Môi trƣờng đƣợc chuẩn bị là một không gian lớp học đơn giản, gọn gàng, thân thiện và gần gũi nhƣ ngôi nhà trẻ thơ với cây xanh, hoa lá và các yếu tố tự nhiên. Trong môi trƣờng đó, các giáo cụ, đồ dùng, dụng cụ đƣợc đƣa vào và sắp xếp một cách khoa học và đƣợc sử dụng có mục đích. Tuy nhiên, để làm nên tổng thể của môi trƣờng thì không chỉ có không gian lớp học, đồ dùng, đồ chơi mà ngƣời lớn cũng cần đƣợc chuẩn bị. “Ngƣời lớn đƣợc chuẩn bị” chính là sợi dây tạo nên mối liên kết giữa đứa trẻ với môi trƣờng, và đó chính là ngƣời GV trong môi trƣờng lớp học trải nghiệm. GV cần quan sát, tìm hiểu để nắm đƣợcc nhu cầu, sở thích của trẻ; từ đó mà lựa chọn và sử dụng các giáo cụ, đồ dùng, phƣơng tiện cho hiệu quả. 3.2. Một số biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori 3.2.1. Xây dựng môi trƣờng trải nghiệm lớp học theo quan điểm giáo dục Montessori Môi trƣờng lớp học gồm các yếu tố về không gian lớp học; các vật dụng, đồ dùng, đồ chơi trong lớp và yếu tố con ngƣời (cô giáo và các bạn). Thực tế ở các trƣờng mầm non hiện nay, không gian lớp học đƣợc chia thành các góc khác nhau và đƣợc trang trí theo các chủ đề mà trẻ tìm hiểu. Tuy nhiên, làm thế nào để môi trƣờng lớp học luôn thu hút trẻ, kích thích nhu cầu của trẻ và thuận tiện cho trẻ thao tác, trải nghiệm khám phá đối tƣợng thì cần có sự suy nghĩ, chuẩn bị chu đáo của GV. 41 Nhƣ đã nêu trên, một trong các yếu tố thiết yếu để thực hiện triết lí và PPDG Montessori là cần có một “môi trƣờng đƣợc chuẩn bị”. Việc chuẩn bị về môi trƣờng cho trẻ học tập trải nghiệm đƣợc coi là nguyên tắc trong các lớp học Montessori. Để xây dựng môi trƣờng trải nghiệm ở lớp học theo quan điểm Montessori, GV chia lớp thành các góc tùy chủ đề/lĩnh vực giáo dục (góc phân vai, góc học tập, góc tự nhiên, góc khoa học, góc xây dựng, góc nghệ thuật… ) song cần có ý tƣởng về cách sắp xếp, số lƣợng của đối tƣợng trong các góc, về cách sử dụng và mục đích sử dụng các đồ dùng, dụng cụ trong từng góc sao cho tạo đƣợc môi trƣờng trải nghiệm tốt nhất cho trẻ. Nhìn chung, môi trƣờng trải nghiệm lớp học cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Thiết kế và tổ chức môi trƣờng cho trẻ học tập trải nghiệm cần đảm bảo tính mục đích, tính giáo dục, yếu tố thẩm mĩ và sự tự do của trẻ. - Môi trƣờng Montessori cần gần gũi, thân thiện (Montessori gọi là đó “ngôi nhà trẻ thơ”) với không gian thoáng mát, trang trí sinh động hấp dẫn và nhất thiết cần có các yếu tố tự nhiên nhƣ giỏ hoa, cây xanh, con vật nhỏ… - Môi trƣờng cần bố cục, sắp xếp có trật tự và trật tự đó phải đảm bảo đƣợc duy trì (vì trẻ 2 - 4 tuổi đang trong thời kì nhạy cảm về trình tự). - Mỗi giáo cụ, đồ dùng, vật dụng là một phần của môi trƣờng mà trẻ làm việc và là công cụ để trẻ hoạt động, tƣơng tác, trải nghiệm, khám phá. Do đó, mỗi giáo cụ, đồ dùng đƣợc đƣa vào các góc, các khu vực và trong phạm vi lớp học phải có chủ đích và phải nhằm giải quyết các mục đích cụ thể. - Mỗi loại giáo cụ (dùng cho một chủ đề/, lĩnh vực hay nội dung cho trẻ khám phá) chỉ nên có một bộ duy nhất, và các giáo cụ cần phải đƣợc sắp xếp theo trật tự. - Mỗi giáo cụ khi đƣợc đƣa ra sử dụng là nhằm giúp trẻ thực hiện một công việc nào đó. - Các giáo cụ là đối tƣợng trẻ tìm hiểu, thao tác nên có màu sắc nổi bật, các vật chứa đối tƣợng nên có màu sắc trung tính. 42 Xem xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, dƣới đây ngƣời nghiên cứu minh họa ý tƣởng sắp xếp môi trƣờng học tập trải nghiệm của góc khoa học khi cho trẻ tìm hiểu về chủ đề “Thế giới động vật”. Cụ thể: - Trong góc khoa học, GV để các giá đồ dùng, dụng cụ phù hợp với tầm với của trẻ, đảm bảo cho trẻ có thể dễ dàng lấy và sử dụng khi cần thiết. - Trên các giá, giáo viên sắp xếp mô hình các con vật theo từng nhóm, từng loài, trong mỗi nhóm, loài chỉ có duy nhất một con vật đƣợc trƣng bày (một con chim, một con vật sống dƣới nƣớc, một con côn trùng…). -Tƣơng tự với việc sắp xếp các loài vật, ở một giá khác, GV sẽ trƣng bày các loại thức ăn khác nhau để trẻ có thể tìm một loại thức ăn cho các con vật tƣơng ứng ở trên. Về số lƣợng các nhóm thức ăn,giáo viên cũng cần để mỗi loại thức ăn chỉ có một, không có thừa hoặc thiếu với các loài động vật ở trên. - Trên tƣờng, GV sử dụng bốn bảng trang trí thành các môi trƣờng sống khác nhau: môi trƣờng sống dƣới nƣớc, môi trƣờng sống trên cạn, môi trƣờng sống trong rừng hay trên trời…), trên các bảng đó để các mặt phẳng để trẻ có thể để con vật tƣơng ứng vào môi trƣờng sống của chúng. ĐV nuôi trong gia đình Con mèo ĐV sống dƣới nƣớc ĐV sống trong rừng Các loài chim Côn trùng Con cá Con voi Bồ câu Chuồn chuồn Giá 1 Trong gia đình Dƣới nƣớc Trên không Tƣờng 43 Trong rừng 3.2.2. Xây dựng nội dung hoạt động trải nghiệm Chƣơng trình học Montessori chia thành 5 lĩnh vực giáo dục, trong đó ngƣời nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến nội dung cho trẻ khám phá xung quanh gồm: thực hành kĩ năng sống, phát triển các giác quan, và những kiến thức chung về văn hóa (khoa học, lịch sử, địa lí…). Ở các trƣờng mầm non hiện nay thì lĩnh vực KP-MTXQ đƣợc thực hiện theo các chủ đề về tự nhiên và xã hội. Theo hƣớng nghiên cứu của đề tài, dƣới đây ngƣời nghiên cứu đề xuất xây dựng các nội dung hoạt động cho trẻ KPMTXQ thông qua GDTN trên cơ sở kết hợp thực tiễn giáo dục ở trƣờng mầm non và chƣơng trình giáo dục theo Montessori. 44 Gợi ý hoạt động trải nghiệm theo các lĩnh vực GD Montesori Chủ đề Phát triển giác quan Thực hành kĩ năng sống Kiến thức văn hóa Trƣờng - Cảm nhận về hình dạng, kích - Tập làm công việc của các cô - Dạo chơi tham quan các khu vực mầm thƣớc, trọng lƣợng của các đồ bác trong trƣờng ở từng khu vực trong trƣờng. non dùng, đồ chơi trong lớp bằng cách (CV nhặt rau của các cô nhà bếp, - Trò truyện với các cô bác trong sờ. CV trông trƣờng của các bác bảo trƣờng. - Quan sát và xác định ƣớc lƣợng vệ, CV quét sân trƣờng của các cô - Trò chuyện với cô giáo và các về chiều cao của các bạn trong lớp lao công…) bạn trong lớp về lớp học. - Nghe và xác định giọng nói của - Lau chùi các khu vực trong lớp cô giáo và các bạn trong lớp (cao- và các đồ dùng đồ chơi ở các khu thấp, to- nhỏ…) vực. - Thực hiện công việc của cô giáo trong một số hoạt động. Bản - Nghe và xác định giọng nói của - Thực hành và luyện tập các hoạt -Thự hành giới thiệu về bản thân thân các bạn trong lớp. động tự phục vụ (cách rửa tay, - Thực hiện hành vi ứng xử của bản - Quan sát, xác định chiều cao của đánh răng, mặc áo…). bản thân so với các bạn. thân với mọi ngƣời xung quanh - Thực hiện các bài tập rèn luyện (thực hiện trực tiếp và tập thực hiện cơ thể: thể dục sáng, chăm sóc vệ qua các tình huống đóng kịch…) sinh cơ thể và các giác quan. 45 - Thực hành, trải nghiệm , luyện tập - Thực hành chuẩn bị một số món nhận biết tay phải, tay trái và vai ăn đơn giản. trò của 5 giác quan. Gia - Quan sát một số đồ dùng, dụng cụ - Thực hành , luyện tập làm một - Thực hành trò chuyện về gia đình đình trong gia đình (xác định hình dạng, số công việc trong gia đình (quét bé (các thành viên, công việc của màu sắc, độ dày, độ dài…). nhà, lau đồ dùng…) các thành viên, trangjt hái vui buồn - Sờ và cảm nhận một số đồ dụng - Thực hành làm một số món ăn của các thành viên, ngày kỉ trong gia đình (cảm giác về hình trong gia đình (làm bánh, luộc niệm…) dạng, kích thƣớc…) rau…). - Dạo chơi, quan sát các kiểu nhà - Thực hành cách thể hiện tình khác nhau xung quanh trƣờng (nếu cảm và cách ứng xử phù hợp với có thể thì cho trẻ vào trong nhà các thành viên trong gia đình quan sát) thông qua các trò chơi đóng vai, - Sƣu tầm tranh, ảnh về các kiểu đóng kịch. nhà để làm sách, truyện. - Trò chuyện, tìm hiểu về các nghề làm ra nhà với các cô bác làm nghề đó. - Trẻ cùng cô đi thu thập các vật liệu làm ra nhà: cát, sỏi, gạch… 46 Nghề -Quan sát các dụng cụ lao động của - Thực hành làm một số công việc - Tham quan nơi làm việc của một nghiệp các nghề để xác định hình dáng, của nghề. (cô giáo, chú bộ đội, số nghề (doanh trại bộ đội…) màu sắc… bác nông dân…) - Tham quan vƣờn rau, vƣờn cây - Ngửi mùi và nếm vị của một số - Cho trẻ thực hành làm một số của bác nông dân. sản phẩm của nghề truyền thống: sản phẩm của nghề truyền thồng Tham quan các làng nghề truyền bánh… (làm gốm, làm nón…). thống. Thế - Sờ nhiều loại rau, lá, hoa, - Thực hành chăm sóc cây, hoa, - Dạo chơi quan sát cây, rau,hoa giới quả…để cảm nhận độ sần hay mịn, rau củ quả trong sân trƣờng, vƣờn trong sân trƣờng và vƣờn trƣờng. thực vật cứng hay mềm…và xác định hình trƣờng và góc thiên nhiên (tƣới - Hoạt động ngoài trời: Theo dõi dạng, kích thƣớc của chúng nƣớc, nhổ cổ…). quá trình sinh trƣởng và phát triển - Đoán trọng lƣợng của các loại - Thực hành tìm hiểu một số loại của cây, rau, hoa. quả khác nhau. quả (màu sắc, mùi, vị, đặc điểm - Tham quan vƣờn bách thảo, công - Luyện tập vị giác và khứu giác vỏ…) viên… - Ngửi mùi của các loại rau, củ,quả, - Gieo hạt, chăm sóc và theo dõi - Tham quan vƣờn rau của bác lá, hoa…để xác định mùi và độ sự phát triển của cây từ hạt ở góc nông dân. nồng. thiên nhiên. - Nếm vị của các loại rau, củ, - Sơ chế và chế biến một số loại quả… (nếu có thể) rau, củ, quả. - Luyện tập thị giác (độ dày, độ dài, - Thực hành khám phá các loại 47 màu sắc) rau, củ, quả bằng các giác quan. - Quan sát để xác định độ dài, độ - Thực hành cắm hoa trang trí lớp dày, màu sắc của các loại rau, củ, học. quả… Thế -Thực hành quan sát một số động - Thực hành chăm sóc các động - Thực hành quan sát,tìm hiểu một giới vật thật,mô hình,tranh ảnh… động - Nghe và phân biệt tiếng kêu của vật sống dƣới nƣớc ở góc thiên - Tham quan vƣờn thú. vật một số loài động vật (to- nhỏ, cao- nhiên. vật nuôi trong gia đình và động số loài động vật. thấp…) - Thực hành làm một số món ăn - Sờ một số con vật đơn giản từ các động vật nuôi trong gia đình, động vật sống dƣới nƣớc (trứng luộc, trứng rán, ốc luộc…). - Thực hành cách ứng xử và bảo vệ các loài động vật trong rừng. Giao - Sờ và xác định hình dạng của một - Thực hành luyện tập một số luật - Quan sát, nghe tiếng kêu, tìm hiểu thông số phƣơng tiện giao thông. giao thông (hiểu ý nghĩa và thực một số phƣơng tiện giao thông qua - Quan sát một số phƣơng tiện giao hiện theo tín hiệu giao thông, đi mô hình. thông. bên phải và đi vào ven đƣờng…). 48 - Quan sát đƣờng xung quanh - Nghe và phân biệt tiếng kêu của trƣờng học để biết phân biệt các các phƣơng tiện giao thông khác phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ nhau. và các quy tắc khi ngƣời lớn tham gia giao thông. Nƣớc - Thực hành cảm nhận thời tiết - Thực hành các công việc sử - Thực hành tìm hiểu một số nguồn và các bằng các giác quan (nên tiến hành dụng nƣớc cuộc sống hàng ngày nƣớc (qua tranh ảnh…) hiện ngoài trời), cho trẻ quan sát, nhận (tƣới rau, rửa tay…). tƣợng xét về bầu trời, cây cối, cảm nhận - Thực hành những việc làm tiết nƣớc (dạng nƣớc, màu nƣớc, vị của tự về độ ẩm, nhiệt độ…) nhiên - Thử thay đổi những trang phục đủ nƣớc uống, không vứt rác vào - Thực hành tìm hiểu vai trò của đang mặc và nêu cảm nhận. - Thực hành tìm hiểu đặc điểm của kiệm và bảo vệ nguồn nƣớc (lấy nƣớc, nƣớc lên xuống dốc…) bồn nƣớc ở trƣờng… nƣớc đối với con ngƣời, động vật, - Quan sát và cảm nhận về màu riêng thực vật có thể tiến hành sắc,độ cứng- mềm của các dạng thông qua các thí nghiệm: gieo hạt nƣớc khác nhau. vào 2 chậu, sau đó tƣới nƣớc cho1 - Xác định hình dạng các vật chứa chậu,còn một chậu không tƣới nƣớc bằng cách sờ vào vật chứa. nƣớc và quan sát hiện tƣợng. - Trò chuyện, đàm thoại về một số bệnh thƣờng gặp. 49 Quê - Thực hành làm một số món ăn - Thực hành quan sát, tìm hiểu bản hƣơng, truyền thống của đất nƣớc (gói đồ hoặc quả địa cầu để xác định vị đất bánh trƣng, làm bánh trôi…) và trí của đất nƣớc. nƣớc, đặc sản của quê hƣơng. bác Hồ - Thực hành tổ chức một số ngày danh lam thắng cảnh nổi tiếng của - Thăm quan một số di tích lịch sử, lễ kĩ niệm hay tết (tét nguyên đán, đất nƣớc và của quê hƣơng: lăng kỉ niệm Quốc Khánh…). Bác, hồ Gƣơm… - Mặc các trang phục truyền thống - Tìm hiểu về bác Hồ (qua tranh của đất nƣớc (áo dài…). ảnh…) - Thăm các làng nghề truyền thống của quê hƣơng. 50 3.2.3. Xây dựng tiến trình giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori để hƣớng dẫn trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn, ngƣời nghiên cứu đề xuất tiến trình xây dựng và tổ chức bài học cho trẻ KP-MTXQ thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm giáo dục Montessoori gồm các bƣớc sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học Mục tiêu bài học trải nghiệm đƣợc xác định dựa vào Chƣơng trình GDMN, đặc điểm phát triển của trẻ và điều kiện thực tiễn. Mục tiêu bài học cho trẻ KP-MTXQ theo hƣớng trải nghiệm bao gồm: - Về kiến thức: cung cấp tri thức mới về các sự vật, hiện tƣợng; củng cố, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tƣợng và mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh. - Về kĩ năng:  Rèn luyện kĩ năng quan sát, tri giác; phối hợp các giác quan để nhận biết đối tƣợng.  Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ và phát triển tƣ duy cho trẻ;  Rèn kĩ năng thao tác (với đối tƣợng, đồ vật), khả năng phối hợp và điều chỉnh giữa tƣ duy và thao tác  Phát triển ngôn ngữ để nhận thức về các sự vật, hiện tƣợng ở xung quanh, rèn kĩ năng diễn đạt.  Rèn luyện và phát triển các kĩ năng khác: kĩ năng vận động, thực hành, kĩ năng tích hợp (âm nhạc, tạo hình), các kĩ năng xã hội… - Về thái độ: giáo dục tình cảm với tự nhiên và con ngƣời; giáo dục trẻ yêu quý cái đẹp và có thái độ tích cực với môi trƣờng và cuộc sống xung quanh. Mục tiêu bài học cần đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng triết lí giáo dục Montessori vì sự phát triển của trẻ em. Trong quá trình giáo dục trẻ, 51 Montessori tập trung hơn cả vào các mục tiêu, trong đó bà xác định mục tiêu giáo dục trẻ là “sự phát triển của một con người hoàn thiện, hướng về môi trường, biết thích nghi với thời gian, không gian và nền văn hóa mà con người đó sinh sống”. Mục tiêu này cũng phù hợp với mục đích giáo dục ngày nay, thực chất đều quan tâm đến việc chuẩn bị để trẻ em có thể sống thành công và hạnh phúc trong thế giới của chúng – một nền giáo dục hƣớng tới tƣơng lai. Bước 2: Xây dựng nội dung và hoạt động trải nghiệm GV căn cứ vào mục tiêu đã xác định, yêu cầu và nội dung cho trẻ KPMTXQ (theo Chƣơng trình mầm non hiện hành) và gợi ý nội dung, hoạt động theo lĩnh vực giáo dục trải nghiệm của Montessori để lựa chọn và xây dựng nội dung cho trẻ trải nghiệm KP-MTXQ ở trường mầm non cho phù hợp (có thể tham khảo gợi ý ở mục 3.2.2). Việc lựa chọn các hoạt động cho trẻ trải nghiệm nhất thiết cần chú ý đảm bảo tính tƣơng tính tƣơng tác giữa trẻ với các đối tƣợng trong một môi trƣờng trải nghiệm đƣợc chuẩn bị chu đáo. Cùng với việc xác định mục tiêu, nội dung cho trẻ trải nghiệm khám phá MTXQ, GV cần dự kiến hình thức tiến hành bài học trải nghiệm cho phù hợp thực tiễn ở các trƣờng mầm non hiện nay (có thể là tổ chức trên tiết học, lớp học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc hay trải nghiệm trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày ở trƣờng mầm non…). Tiếp đó, GV cần hình dung và xác định các hoạt động trải nghiệm cụ thể sẽ tổ chức cho trẻ khi tiến hành bài học. Có thể chia các hoạt động trong kế hoạch tổ chức cho trẻ trải nghiệm khám phá MTXQ thành hai dạng: (1) hoạt động thực hành trải nghiệm (hoạt động có chủ đích) và (2) hoạt động kết hợp (hoạt động tiếp nối). Hoạt động chủ đạo gồm các hoạt động đƣợc thiết kế để trẻ đƣợc tiếp xúc, tƣơng tác với đối tƣợng; đƣợc sử dụng phối hợp các giác quan để cảm giác, tri giác đối tƣợng; đƣợc hành động, thao tác với đối tƣợng mà trẻ cần tìm hiểu. Hoạt động phối hợp để trẻ cảm nhận sâu sắc hơn về 52 những ấn tƣợng trẻ đã đƣợc trải nghiệm về đối tƣợng, đó có thể là các hoạt động âm nhạc, văn học, tạo hình, trò chơi, thao tác với đồ vật… Khi đã định hình rõ các hoạt động cho trẻ trong bài học trải nghiệm, GV cần xác định các phƣơng pháp, hình thức tổ chức và điều kiện, phƣơng tiện để tiến hành các hoạt động đó (quan sát, thao tác với mô hình, tranh ảnh, đồ vật, thực hành luyện tập, trao đổi trò chuyện, nêu vấn đề yêu cầu/nhiệm vụ/…; hoạt động nhóm, cá nhân, hoạt động tập thể…). Bước 3: Thiết kế môi trường trải nghiệm. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung và hình thức tổ chức bài học và các hoạt động cho trẻ trả nghiệm đã xác định ở trên mà GV thiết kế môi trƣờng cho trẻ trải nghiệm. Môi trƣờng trải nghiệm cẩn đảm bảo các yêu cầu chung của “môi trƣờng đƣợc chuẩn bị” theo Montessori (xem 3.2.1) cũng nhƣ phù hợp với môi trƣờng và điều kiện thực tiễn ở trƣờng, lớp mầm non. - Không gian phòng học trải nghiệm cần thoáng mát, thân thiện, có cây xanh tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ, thoái mái và gần gũi nhƣ “ngôi nhà trẻ thơ”. - Chuẩn bị đối tƣợng cho trẻ tƣơng tác, khám phá: đối tƣợng phù hợp mục tiêu, nội dung bài học, đẹp, sinh động, màu sắc thu hút trẻ; đảm bảo về số lƣợng đối tƣợng với số trẻ trong lớp (nếu cho trẻ tìm hiểu cá nhân hay nhóm 2-3 trẻ…) - Chuẩn bị các đồ dùng, phƣơng tiện hỗ trợ khác (tùy theo hoạt động cụ thể): về loại, số lƣợng, tính chất, đặc điểm… - Cách bố cục, sắp xếp, vị trí và thứ tự sử dụng các đối tƣợng, đồ dùng, phƣơng tiện. Bước 4: Xây dựng thành kế hoạch bài học trải nghiệm. Bài học trải nghiệm có thể đƣợc tiến hành với nhiều hình thức khác nhau (tiết học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc…) song GV có thể mô tả kế hoạch bài học theo cấu trúc chung sau: 53 I. Mục tiêu II. Môi trƣờng trải nghiệm III. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động GV cho trẻ khởi động nhẹ nhàng bằng vận động đơn giản, ca hát, nhịp phách, kể các mẩu chuyện ngắn, trò chuyện tạo cảm xúc… Có thể cho trẻ khởi động nhóm (circle time - dành cho kiểu hoạt động nhóm chung của lớp học Montessori) bằng cách cho trẻ đi thành hàng quanh một đƣờng tròn đƣợc thiết kế sẵn trong lớp, sau đó trẻ sẽ cùng ngồi quanh đƣờng tròn (đối diện nhau), cùng hát hay trò chuyện về một vấn đề/đối tƣợng (một bức tranh, đồ vật…) theo hƣớng dẫn của cô. Yêu cầu hoạt động cần đơn giản, ngắn gọn, tạo hứng thú vui vẻ cho trẻ. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành trải nghiệm (theo các hoạt động đã xác định ở bƣớc 2) Hoạt động 3: Hoạt động kết hợp GV linh hoạt lựa chọn các hoạt động tiếp nối để giúp trẻ củng cố các ấn tƣợng về đối tƣợng hay tình huống trẻ trải nghiệm nhƣ:  Hoạt động âm nhạc  Hoạt động tạo hình  Hoạt động chơi trò chơi  Hoạt động với đồ vật  Hoạt động thực hành, luyện tập, làm bộ sƣu tập, làm sách tranh… Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá, kết thúc * Một số lưu ý cho GV khi theo quan điểm và phương pháp giáo dục Montessori: Các hoạt động lên lớp cần đơn giản, rõ ràng. Montessori cho rằng đơn giản là đặc điểm đầu tiên GV cần lƣu ý khi lên lớp cho trẻ. Khi chuẩn bị lên lớp, GV cần cân nhắc giá trị trong từng lời nói của mình, lời nói càng cô đọng thì tiết học càng hiệu quả. GV cần lựa chọn từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp 54 với bài học. GV cần loại bỏ những nội dung không phù hợp thực tế, những chi tiết quá rƣờm rà và chú ý trọng tâm khi giảng bài. Các hoạt động lên lớp cần thực tế, khách quan. Khi giảng bài, GV cần điều tiết cảm xúc của mình, đảm bảo tính chân thực của nội dung bài giảng. Theo Montessori, GV cần nhận thức đƣợc rằng nội dung và lời nói đơn giản, dễ hiểu chính là sự thuyết mình và giải thích hiệu quả cho trẻ về đối tƣợng. Bên cạnh việc giúp HS nắm bắt nội dung bài học, một nhiệm vụ quan trọng của GV là quan sát. GV cần để ý xem trẻ có hứng thú với đối tƣợng quan sát không, hứng thú nhƣ thế nào, thời gian hứng thú bao lâu, những biểu hiện hứng thú trên gƣơng mặt trẻ… Một điểm cần nhấn mạnh là, trong quá trình quan sát, GV phải luôn tuân thủ nguyên tắc về tự do vì nếu vi phạm nguyên tắc đó GV sẽ khiến những nỗ lực khám phá của trẻ trở nên không tự nhiên, ảnh hƣởng đến nhu cầu tự thân của trẻ. GV có vai trò là ngƣời chuẩn bị, duy trì và bảo vệ môi trƣờng học tập và cần quan tâm đến công việc này. Theo Montessori, GV không nên quá chú trọng vào các vấn đề khó khăn hàng ngày của trẻ mà cần tin tƣởng rằng môi trƣờng sống và học tập sẽ kích thích nhu cầu tự nhiên, khiến trẻ trải nghiệm khám phá và dần giải quyết các khó khăn đó bằng nỗ lực của chính trẻ. GV cần giúp đỡ những trẻ còn bỡ ngỡ, chƣa biết phƣơng hƣớng hay cách làm, suy nghĩ và hành động còn chậm chạp, thích lang thang, khó tập trung vào các công việc. Cần hiểu rằng việc hình thành cho trẻ phƣơng pháp học tập, tính độc lập, kỉ luật, làm chủ bản thân và tự do có trách nhiệm là cả một quá trình. Khi lên lớp với trẻ, trƣớc tiên cần dựa vào những hoạt động thông thƣờng để giúp trẻ có hứng thú, định hình hƣớng đi và cách thức học tập cho trẻ; sau đó cô có thể lùi về phía sau vị trí của mình để tránh làm phiền đến các hoạt động của trẻ, để trẻ có thể tự do lựa chọn và hoạt động theo đúng nhu cầu và sở thích. Điều này là rất quan trọng. Theo Montessori, sở thích bắt nguồn từ những gì một ngƣời quan tâm và đƣợc hình thành trong giai đoạn phát triển 55 mà ngƣời đó đang trực tiếp trải qua. Những gì xuất phát từ sở thích sẽ tạo động lực thôi thúc ngƣời đó hành động để tƣơng tác với môi trƣờng, nghĩa là hứng thú và tự do chính là yếu tố giúp trẻ tƣơng tác hiệu quả với môi trƣờng. 3.2.4. Minh họa tiến trình tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo Montessori Trong tiến trình GDTN theo quan điểm Montessori, các bƣớc 1, 2, 3 là bƣớc dự kiến, yêu cầu GV phải tƣ duy và hình dung trƣớc mục tiêu, môi trƣờng, nội dung trong đầu để phục vụ cho việc thiết kế một kế hoạch bài dạy cụ thể. Nội dung các bƣớc 1, 2, 3 đƣợc thể hiện chi tiết trong bƣớc 4. Do đó, dƣới đây, ngƣời nghiên cứu chỉ trình bày khái lƣợc các bƣớc 1, 2, 3 và thể hiện kết quả của ba bƣớc trên trong bƣớc 4. * Dự kiến nội dung và hoạt động trải nghiệm (bước 2) Hoạt động chủ đạo: Hoạt động khám phá + Quan sát để nhận biết tên gọi, hình dáng, màu sắc của quả. + Thao tác với từng quả để nhận biết mùi, vị các loại quả + Nhắm mắt và sờ nắn để cảm nhận về bề mặt quả (sần bằng các giác quan sùi, nhẵn nhụi…) + Nhắm mắt và cầm hai quả để cảm nhận sự khác biệt về hình dáng, kích thƣớc, trọng lƣợng + Kết hợp sử dụng thao tác để quan sát cấu tạo bên trong; cảm nhận mùi vị của từng loại quả. Hoạt động trò chuyện + Mô tả lại đặc điểm các loại quả mà trẻ đã cảm nhận bằng các giác quan. + So sánh, phân biệt các quả theo đặc điểm đặc trƣng. + Nêu hiểu biết về các loại quả khác; ích lợi của các loại quả. 56 Hoạt động phối hợp:  Vẽ tô màu các loại quả.  Trò chuyện, vận động theo nhạc.  Gắn tranh trang trí. * Minh họa kế hoạch bài học trải nghiệm Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Khám phá các loại quả Lứa tuổi: 3-4 tuổi Số trẻ: 15-20 trẻ Thời gian: 25- 30 phút I. Mục tiêu Kiến thức:  Trẻ biết tên gọi, biết các đặc điểm (hình dạng, màu sắc, mùi, vị, cấu tạo…) và tác dụng của một số loại quả.  Mở rộng hiểu biết về các loại quả. Kĩ năng:  Rèn luyện và phối hợp các giác quan: trẻ quan sát, tri giác, khám phá đặc điểm các loại quả  Rèn kĩ năng tƣ duy: trẻ nhận biết, phân biệt, so sánh các loại quả theo các tiêu chí khác nhau (về màu sắc, hình dạng, bề mặt, trọng lƣợng…) bằng cảm nhận của các giác quan.  Rèn kĩ năng thao tác và điều chỉnh các thao tác tay trong hoạt động thực hành trải nghiệm, khám phá các loại quả.  Phát triển ngôn ngữ: sử dụng từ, câu đơn giản để miêu tả về đặc điểm các loại quả; diễn đạt và thể hiện cảm xúc  Rèn các kĩ năng: kĩ năng vận động, kĩ năng tích hợp (âm nhạc, tạo hình), kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng xã hội (chia sẻ, chờ đợi theo lƣợt). 57 Về thái độ: giáo dục trẻ thích ăn các loại quả, yêu quý và trân trọng môi trƣờng, chăm sóc và bảo vệ tự nhiên (tƣới cây, nhổ cỏ…). II. Môi trường trải nghiệm  Địa điểm: lớp học có không gian thoáng mát, có các giỏ cây trang trí.  Tƣờng lớp: có treo tranh tĩnh vật hoa quả và có sẵn các khung trống để trẻ treo tranh vẽ quả sau bài học (mỗi trẻ một khung tranh).  Sàn lớp vẽ sẵn một đƣờng tròn sử dụng cho hoạt động khởi động nhóm.  Bố trí lớp: Trong lớp có từ 5-7 bộ bàn ghế (bàn hình chữ nhật cho 3 trẻ ngồi trải nghiệm theo nhóm, xếp thứ tự hình chữ U; ghế đủ cho các trẻ).  Đồ dùng, giáo cụ:  Một tranh tĩnh vật hoa quả.  Bộ giáo cụ về quả: giỏ gồm các quả cam, táo, chuối, nho.  Bộ hộp dao, dĩa gọt hoa quả (2 – 3 bộ) (việc sử dụng bộ giáo cụ này có sự hỗ trợ của GV).  Bộ tranh tô màu các loại quả (15-20 trah).  Màu vẽ các loại III. Các hoạt động trải nghiệm Hoạt động 1: Khởi động  Cho trẻ vận động theo nhạc bài “Quả” và đi thành hàng quanh một đƣờng tròn (đƣợc thiết kế sẵn trong lớp).  Cô cho trẻ ngồi xung quanh đƣờng tròn và trò truyện:  Hôm nay các con cảm thấy thế nào?  (Đƣa ra bức tranh tĩnh vật hoa quả): Cô có bức tranh vẽ gì đây?  GV: Đây là bức tranh tĩnh vật hoa quả rất đẹp phải không? Buổi học hôm nay chúng mình cũng cùng khám phá về các loại quả đấy. - Cho trẻ đi theo hàng và chia nhóm 3 trẻ ngồi lần lƣợt theo các bàn. 58 Hoạt động 2: Hoạt động thực hành trải nghiệm * Trải nghiệm khám phá đối tượng bằng các giác quan - Cho trẻ lấy bộ giáo cụ về quả GV đã chuẩn bị về nhóm để khám phá. - GV nêu yêu cầu: Các con hãy tìm hiểu xem các quả này có đặc điểm gì? - Trẻ tự do khám phá các loại quả bằng các giác quan theo ý thích. GV linh hoạt hƣớng dẫn trẻ/nhóm trẻ sử dụng các giác quan để nhận biết đặc điểm các loại quả bằng các yêu cầu:  Đây là những quả gì? Vì sao con biết?  Con nhìn xem nó có đặc điểm gì?  Con hãy nhắm mắt, rồi hãy sờ xung quanh quả xem thế nào? Con cảm thấy gì?  Con thử cào vỏ quả xem nó có mùi gì? Con có nhận ra đây là quả gì không?  Con hãy cầm một quả nữa và cảm nhận xem chúng khác nhau thế nào? - GV giới thiệu bộ dụng cụ gọt hoa quả và lần lƣợt hỗ trợ các nhóm sử dụng thao tác với các loại quả của nhóm mình; trẻ thao tác để nhận biết cấu tạo bên trong và mùi vị của các loại quả. Câu hỏi hƣớng dẫn:  Con hãy bổ quả và xem bên trong quả có gì?  Con hãy chia cho các bạn cùng ăn thử xem quả có vị gì?  Các con hãy cất quả của mình về giỏ và nhớ lại xem mình đã tìm hiểu những quả gì, chúng có đặc điểm gì? * Trò chuyện, thảo luận về các loại quả  Cho trẻ ngồi tại vị trí nhóm, hƣớng về phía GV và cùng thảo luận về các loại quả.  GV mời đại diện trẻ (3-4 trẻ) lên giới thiệu về đặc điểm loại quả mà trẻ vừa khám phá. 59  Con vừa tìm hiểu về quả gì?  Nó có đặc điểm gì? (trẻ trả lời tự do)  GV trò chuyện cùng trẻ:  Chúng mình đã biết thêm rất nhiều các loại quả.  Bạn nào hãy giúp cô phân biệt cam và táo? (chuối và nho)  Con còn biết những loại quả nào khác? Hãy kể cho cô và các bạn.  Vì sao ba mẹ hay mua quả về cho chúng mình ăn nhỉ? Ăn quả có tác dụng gì?  GV (giáo dục trẻ): Ăn quả có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, chúng mình hãy ăn nhiều quả nhé. * Hoạt động kết hợp:  Cho trẻ vẽ tô màu loại quả mà trẻ thích, mỗi trẻ tô một tranh.  Cho trẻ vận động theo nhạc đứng thành hàng quanh vòng tròn khởi động; cô cùng trò chuyện với trẻ:  Chúng mình đã cùng học rất vui phải không nào!  Con đã vẽ tranh về quả gì? Hãy giới thiệu với cô và các bạn.  GV: Chúng mình vẽ những bức tranh rất đẹp đấy. Hãy cùng gắn những bức tranh này trên tƣờng lớp nhé (cho trẻ đi gắn tranh lên các khung tranh đã chuẩn bị sẵn). Hoạt động kết thúc:  Cho trẻ vận động tự do theo nhạc và kết thúc bài học 60 KẾT LUẬN Nghiên cứu đề tài “Tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori” chúng tôi làm rõ cơ sở lí luận về dạy học thông qua trải nghiệm theo quan điểmMontesori, khảo sát thực trạng tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ở một số trƣờng mầm non hiện nay, đồng thời đề xuất biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori. Qua đó chúng tôi nhận thấy: Giáo viên đã có những hiểu biết nhất định về dạy học thông qua trải nghiệm và mức độ vận dụng phƣơng pháp trải nghiệm vào dạy học ở mầm non còn hạn chế. Dạy học thông qua trải nghiệm theo quan điểm Montessori có ý nghĩa rất to lớn đối với giáo dục, nhất là đối với giáo dục bậc mầm non. Nếu vận dụng một cách nghiêm túc phƣơng pháp trải nghiệm theo quan điểm Montessori vào tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh sẽ đem lại kết quả rất cao. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc dạy học bằng các hoạt động trải nghiệm theo quan đim Montessori nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học ở mầm non. Do thời gian nghiên cứu ngắn và năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. John Deway(2008), Dân chủ và giáo dục (Phạm Anh Tuấn dịch), NXB Trí thức, Hà Nội. 2. Ngô Hiểu Huy (2013), Phương pháp giáo dục Montessori- Phương pháp giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0-6 tuổi (Thành Trung dịch), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 3. Lê Thu Hƣơng (2012), Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong các trường mầm non theo chủ đề theo chương trình giáo dục mầm non mới (chủ biên), NXBGD Việt Nam, Hà Nội. 4. Paula Polk Lillard (1996), Phương pháp Montessori ngày nay (Nguyễn Thúy Uyên Phƣơng dịch), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Lý Lợi (chủ biên) (2014), Phương pháp giáo dục Montessori thời kì nhạy cảm của trẻ (Thanh Loan dịch), NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 6. Nguyễn Minh (2014), Phương pháp Montessori: Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao (biên soạn), NXB Lao Động, Hà Nội. 7. Maria Montessori (2013), Bí ẩn tuổi thơ (Nghiêm Phƣơng Mai dịch), NXB Tri thức, Hà Nội. 8. Maria Montessori , Trí tuệ thẩm thấu- bí quyết kiến thiết trí tuệ và nhân cách cho trẻ (Thanh Vân dịch), NXB Lao động, Hà Nội. 9. Hoàng Thị Phƣơng (2012), Giáo trình lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. 10. Trần Thị Ngọc Trâm (2014), Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 11. Tạp chí công nghệ giáo dục số 2, tháng 6/ 2014 Một số trang web: http://sakuramontessori.edu.vn, https://vi.wikipedia.org 62 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA Để tìm hiểu thực trạng việc tổ chức cho trẻ KP- MTXQ thông qua GDTN ở trƣờng mầm non hiện nay, lấy đó là căn cứ cho đề xuất của đề tài, xin thầy/cô cho biết một số thông tin sau (tùy nội dung câu hỏi, thầy/cô đánh dấu hoặc lựa chọn theo phƣơng án ƣu tiên): 1. Những phương pháp nào được thầy/cô sử dụng khi tổ chức cho KP- MTXQ: Mức độ sử dụng Tên phƣơng pháp Quan sát Sử dụng tranh ảnh, mô hình, phim ảnh,... Đàm thoại Giảng giải, giải thích Chỉ dẫn, nêu yêu cầu, nhiệm vụ Sử dụng truyện, thơ, câu đố, ca dao, tục ngữ,.. Sử dụng bài hát, bản nhạc Phƣơng pháp trò chơi Biện pháp vẽ, nặn, cắt, xé dán Thực hành, trải nghiệm Thí nghiệm, thực nghiệm Mô hình hóa Thảo luận nhóm Phƣơng pháp nêu vấn đề Ý kiến khác: ........................................................... Thƣờng Thỉnh Hiếm xuyên thoảng khi 2. Những hình thức nào dưới đây được thầy/cô sử dụng khi tổ chức cho trẻ KPKH về MTXQ thông qua GDTN: Mức độ sử dụng Hình thức tổ chức Thƣờng Thỉnh Hiếm xuyên thoảng khi Tiết học Dạo chơi Hoạt động góc Tổ chức ngày lễ, hội ở trƣờng mầm non Tham quan Sinh hoạt hàng ngày Ý kiến khác: .......................................................... 3. Theo thầy/cô, những ý nào dưới đây mô tả thực trạng tổ chức cho trẻ KPMTXQ quanh hiện nay? Việc vận dụng các phƣơng pháp tổ chức cho trẻ KP- MTXQ còn phụ thuộc vào các tài liệu, sách hƣớng dẫn, giáo án mẫu. Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KP- MTXQ chƣa chú trọng đến nhu cầu và hứng thú của trẻ Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KP- MTXQ chƣa tạo đƣợc mối liên hệ giữa vốn hiểu biết của trẻ với nội dung bài học. Việc tổ chức các hoạt động cho trẻ KP- MTXQ chƣa tạo cơ hội cho trẻ đƣợc trực tiếp tƣơng tác với các đối tƣợng. Trẻ chỉ là ngƣời tham gia vào quá trình trải nghiệm chứ không phải là ngƣời thực hiện tất cả các công việc trong quá trình trải nghiệm. Đồ dùng trực quan có số lƣợng không cụ thể, sử dụng chƣa hiệu quả. 4. Theo thầy/ cô việc cho trẻ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh bằng trải nghiệm là: Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 5. Theo thầy/ cô, những ý nào dưới đây mô tả về GDTN trong tổ chức cho trẻ KP- MTXQ? GDTN đòi hỏi trẻ huy động vốn kinh nghiệm và hiểu biết thực tế để nhận biết, khám phá đối tƣợng. Là việc GV tổ chức cho trẻ nhận biết các đối tƣợng bằng việc tƣơng tác với môi trƣờng. Là cách thức GV tổ chức cho trẻ nhận biết, khám phá các sự vật, hiện tƣợng xung quanh bằng cảm nhận của các giác quan. Trong GDTN, GV giữ vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, dẫn dắt trẻ tham gia vào các hoạt động và là một phần của môi trƣờng đó. Trong GDTN, trẻ giữ vai trò là ngƣời vừa thực hiện,vừa đánh giá. PHỤ LỤC 2: ĐIỀU TRA QUA QUAN SÁT, DỰ GIỜ * Giáo án 1: Chủ đề: Thế giới thực vật Đề tài: Khám phá một số loại rau Loại tiết: Tiết học có chủ đích Lớp: 3 -4 tuổi Thời gian:15 - 20 phút Tiến trình tiết học: 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức,gây hứng thú - Cho trẻ hát bài “Bầu và bí”. - GV đàm thoại với trẻ về bài hát: + Chúng mình vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát nhắc tới những loại quả gì? + Ngoài bầu và bí ra các con còn biết loại rau, củ, quả nào nữa? 2. Hoạt động 2: Khám phá khoa học 2.1. Quan sát và nhận xét - GV giới thiệu, nêu yêu cầu: khám phá về các loại rau. - GV cho trẻ lần lƣợt tìm hiểu đặc điểm đặc trƣng của từng loại rau: Rau bắp cải: + Dùng thủ thuật “trời sáng, trời tối” để đƣa ra đối tƣợng (rau bắp cải). + Cho trẻ quan sát cây rau bắp cải và đàm thoại với trẻ theo hệ thống câu hỏi: Đây là rau gì? Rau bắp cải có dạng hình gì? Lá bắp cải nhƣ thế nào? Màu gì? (Cô bóc lá ngoài cho trẻ xem bên trong): Các lá đƣợc xếp nhƣ thế nào? (Cô bổ đôi cây bắp cải cho trẻ quan sát): Lá non ở giữa có màu gì? Các con đã đƣợc ăn rau bắp cải chƣa? Rau bắp cải là loại rau ăn gì? - GV khái quát:: Bắp cải là loại rau ăn lá, có dạng hình tròn, lá bắp cải có màu xanh. Rau bắp cải cung cấp rất nhiều vitamin. Trƣớc khi ăn chúng mình nhớ thái nhỏ, rửa sạch và nấu chín nhé. Rau bắp cải có thể luộc, xào, nấu canh. Củ cà rốt (tƣơng tự); kết hợp cho trẻ so sánh rau bắp cải và củ cà rốt 2.2. Củng cố, liên hệ mở rộng - Yêu cầu trẻ kể tên các loại rau vừa đƣợc tìm hiểu. - GV liên hệ, mở rộng hiểu biết cho trẻ thông qua các câu hỏi: + Ngoài những loại rau trên chúng mình còn biết những loại rau nào nữa? + Hỏi trẻ xem những loại rau đó đƣợc xếp vào nhóm nào? (Rau ăn củ, rau ăn quả hay rau ăn lá). - Tích hợp giáo dục trẻ ăn đủ rau; biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Nhận xét, chuyển sang hoạt động khác. * Giáo án 2: Chủ điểm: Thế giới thực vật Đề tài: Tìm hiểu cây ổi Loại tiết: Hoạt động ngoài trời Lớp: 3 - 4 tuổi Thời gian:15- 20 phút Tiến trình tiết học: 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú  Cho trẻ hát bài “Trồng cây”.  GV đàm thoại với trẻ về bài hát: + Bài hát nhắc đến những loại cây gì? + Ngoài những cây đó, các con còn biết những loại cây ăn quả nào nữa? 2. Hoạt động 2: Nội dung chính * Tìm hiểu cây ổi  GV cho trẻ tự quan sát cây ổi.  GV hƣớng dẫn trẻ quan sát và đàm thoại với trẻ theo hệ thống câu hỏi sa + Cây ổi có đặc điểm gì? + Cây ổi có những phần nào? +Thân cây ổi có đặc điểm gì? (sờ vào các con thấy thế nào?) + Lá cây ổi r a sao? (các con quan sát và nhận xét về màu sắc, hình dạng và đặc điểm của gân lá) + Ngoài thân và lá, cây ổi còn có gì? + Quả ổi có đặc điểm gì? Cung cấp chất dinh dƣỡng gì cho cơ thể? + GV khái quát lại các đặc điểm của cây ổi: Ổi là cây ăn quả, gồm các bộ phận là thân cây, lá cây, và rễ cây chìm dƣới lòng đất nên các con không nhìn thấy. Thân cây có màu nâu,vỏ nhẵn. Lá cây màu xanh,có dạng thuôn dài, trên lá có gân lá. Ngoài ra, còn có hoa ổi và quả ổi. Quả ổi màu xanh, khi chín có thể có màu vàng, mùi thơm, ăn có vị ngọt và cung cấp các vitamin cho cơ thể. + GV giáo dục trẻ cách chăm sóc cây ổi và các cây khác trong trƣờng. * Trò chơi có chủ đích:  GV tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “gieo hạt”. *Chơi tự do  GV cho trẻ chơi tự do trong sân trƣờng. 3. Hoạt động 3: Kết thúc  Kết thúc: cô nhận xét giờ hoạt động, tuyên dƣơng trẻ  Chuyển sang hoạt động khác. PHỤ LỤC 3: HỆ THỐNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN? 1. Khi tổ chức cho trẻ KP- MTXQ, thầy/ cô thƣờng sử dụng những phƣơng pháp và hình thức dạy học nào? 2. Thầy/ cô đánh giá nhƣ thế nào về vai trò của GDTN trong việc cho trẻ nhận biết, KP- MTXQ? 3. Thầy/ cô thấy việc sử dụng GDTN trong tổ chức cho trẻ KP- MTXQ đã đạt đƣợc hiệu quả nhƣ thế nào? [...]... biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ở trƣờng mầm non thông qua giáo dục trải nghiệm dựa theo quan điểm và phƣơng pháp giáo dục Montessori 3 Nhiệm vụ nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori Đề xuất một số biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông. .. trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori 4 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH THÔNG QUA GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI 1.1 Một số vấn đề về giáo dục trải nghiệm 1.1.1 Trải nghiệm Theo từ điển Tiếng Việt, trải là từng biết, từng sống qua; nghiệm là ngẫm, suy, chứng thực, nghiệm lại... qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori 4 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Bản chất, đặc điểm của giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori và khả năng ứng dụng giáo dục trải nghiệm trong việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ở một số trƣờng mầm non hiện nay 4.2 Khách thể nghiên cứu Quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá môi trƣờng xung. .. quả giáo dục ở trƣờng mầm non 8 Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu - Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm ba chƣơng sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh ở một số trƣờng mầm non hiện nay Chƣơng 3: Biện pháp tổ chức cho trẻ khám. .. xung quanh ở trƣờng mầm non 5 Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn nghiên cứu việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori cho trẻ 3-6 tuổi ở một số trƣờng mầm non (theo Chƣơng trình giáo dục mầm non hiện hành): Trƣờng mầm non Tiên Dƣơng - Đông Anh - Hà Nội, trƣờng mầm non Vĩnh Ngọc- Đông Anh - Hà Nội 6 Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp... trình tổ chức trải nghiệm đó cần đƣợc thiết kế dựa trên vốn kinh nghiệm của trẻ và khơi gợi sự hứng thú, trí tò mò thúc đẩy trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm Trong hoạt động trải nghiệm, việc trẻ tích cực, chủ động tiến hành trải nghiệm quan trọng hơn kết quả của quá trình đó 1.2 Giáo dục trải nghiệm cho trẻ 0-6 tuổi theo quan điểm Montessori 1.2.1 Khái lƣợc về phƣơng pháp giáo dục Montessori Montessori... với trẻ và trẻ với trẻ .Tổ chức cho trẻ tham gia vào các HĐGD với các hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu & hứng thú của trẻ + Tổ chức trẻ học tập thông qua trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức + Tổ chức trẻ học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với cô và giữa trẻ với trẻ Về chương trình cho trẻ khám phá MTXQ theo Chương trình GDMN mới: Cho trẻ KP- MTXQ bao gồm... dạo chơi, tham quan - GDTN theo quan điểm Montessori có thể đƣợc coi là một con đƣờng, một cách thức đề giáo viên tiến hành tổ chức cho trẻ KP- MTXQ Khi đƣợc hiểu nhƣ một cách thức tổ chức tiết học, giáo dục trải nghiệm cần đƣợc cụ thể hóa thành một quy trình để giáo viên tiến hành chuẩn bị và tổ chức Tóm lại, GDTN theo Montessori có những đặc điểm sau: - Giáo dục trải nghiệm theo Montessori là một... theo Montessori không diễn ra bắt buộc theo những khuôn mẫu sẵn có với mọi trẻ Quá trình trải nghiệm diễn ra tự do theo từng trẻ với những cách tổ chức cũng rất phong phú Trong rất nhiều trƣờng phái giáo dục về trải nghiệm thì trƣờng phái giáo dục theo quan điểm Montessori vẫn có một chỗ đứng nhất định GDTN theo 21 Montessori có thể đƣợc nhìn nhận dƣời góc độ là một quan điểm giáo dục, một chiến lƣợc giáo. .. theo quan điểm Montessori Mỗi giáo cụ đều đƣợc đƣa ra một cách có mục đích - Trong giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori, trẻ học tập với tƣ cách là “một nhà khoa học” Giáo viên chỉ là một phần trong môi trƣờng trải nghiệm của trẻ, còn lại trẻ phải tự làm tất cả trong quá trình trải nghiệm Montessori đề cao yếu tố trẻ “tự làm” chứ trẻ không phải là một nhân tố tham gia vào quá trình trải nghiệm ... việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori Đề xuất số biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục. .. Biện pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH. .. pháp tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh thông qua giáo dục trải nghiệm theo quan điểm Montessori 3.2.1 Xây dựng môi trƣờng trải nghiệm lớp học theo quan điểm giáo dục Montessori Môi

Ngày đăng: 21/10/2015, 13:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan