Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

115 512 1
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------------------------ TRẦN MẠNH HUY ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------------------------- TRẦN MẠNH HUY ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG Ngành : Quản lý Đất đai Mã số: 60.85.0103 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC THẠNH Thái Nguyên - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3i LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tuyên Quang, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Trần Mạnh Huy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đƣợc nội dung này, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ bảo, giúp đỡ rất tận tình của TS Nguyễn Đức Thạnh, sự giúp đỡ, động viên của các Thầy Cô giáo trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nhân dịp này cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn Đức Thạnh và những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy Cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo huyện Yên Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Yên Sơn, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã Xuân Vân, Hoàng Khai, Kim Quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên ngành Quản lý đất đai khóa K20 đã động viên, giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. Tuyên Quang, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Trần Mạnh Huy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii5 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.2.3. Yêu cầu ….……….…………………………………………………….3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………….…………………….3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. . 4 1.1 Khái quát về đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp ......... 4 1.1.1 Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới....... 4 1.1.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam ..................................... 6 1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp .......................................................... 8 1.3 Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất .......................................... 11 1.3.1 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất ...................................... 11 1.3.1.1 Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 13 1.3.1.2 Hiệu quả xã hội .................................................................................... 14 1.3.1.3 Hiệu quả môi trƣờng ............................................................................ 15 1.4 Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam .............................................................................................. 16 1.4.1 Trên thế giới ............................................................................................ 16 1.4.2 Ở Việt Nam.............................................................................................. 18 1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. ................. 19 1.5.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên ......................................................... 19 1.5.2 Nhóm các yếu tố kinh tế, tổ chức............................................................ 21 1.5.3 Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội ............................................................ 21 1.5.4 Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác ......................................................... 23 1.5.5 Nhóm nhân tố về vốn .............................................................................. 24 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 iv 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 25 2.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 25 2.3 Thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài....................................................... 25 2.4 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 25 2.4.1 Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Sơn ........................................................ 25 2.4.2 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Sơn.................................................................................................................... 25 2.4.2.1 Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 26 2.4.2.2 Hiệu quả xã hội .................................................................................... 26 2.4.2.3 Hiệu quả môi trƣờng ............................................................................ 26 2.4.3 Một số đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Sơn ...................................................................... 26 2.5 Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 26 2.5.1 Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu....................................... 26 2.5.2 Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu ....................................................... 26 2.5.3 Phƣơng pháp thống kê xử lý số liệu ........................................................ 27 2.5.4 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ..................... 27 2.5.4.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................... 27 2.5.4.2 Đánh giá hiệu quả xã hội...................................................................... 30 2.5.4.3 Đánh giá hiệu quả môi trƣờng ............................................................. 31 2.5.5 Các phƣơng pháp khác ............................................................................ 31 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 32 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN YÊN SƠN.......... 32 3.1.1 Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Yên Sơn ............. 32 3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 32 3.1.1.2 Các nguồn tài nguyên ........................................................................... 35 3.1.1.3 Thực trạng môi trƣờng ......................................................................... 39 3.1.1.4 Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất ........................... 40 3.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội của huyện Yên Sơn........................................... 41 3.1.2.1 Tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................. 41 3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ............................................... 42 3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và môi trƣờng huyện Yên Sơn ................................................................................................. 50 3.1.3.1 Thuận lợi .............................................................................................. 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 v 3.1.3.2 Khó khăn .............................................................................................. 51 3.1.3.3 Áp lực đối với đất đai........................................................................... 52 3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN YÊN SƠN ................................................................. 52 3.2.1 Hiện trạng sử dụng các loại đất, tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện yên sơn................................................................................................... 52 3.2.1.1 Hiện trạng sử dụng các loại đất ............................................................ 52 3.2.1.2 Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp ................... 57 3.2.2 Tình hình biến động đất nông nghiệp ..................................................... 59 3.2.3 Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Yên Sơn ................................................................................................. 61 3.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Yên Sơn ....... 66 3.2.4.1 Hiệu quả kinh tế ................................................................................... 66 3.2.4.2 Hiệu quả xã hội .................................................................................... 73 3.2.4.3 Hiệu quả Môi trƣờng ............................................................................ 76 3.2.4.4 Nhận xét chung .................................................................................... 78 3.3 ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN SƠN ........................................ 79 3.3.1 Đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Yên Sơn ............... 79 3.3.1.1 Quan điểm sử dụng đất ........................................................................ 79 3.3.1.2 Đề xuất các loại hình sử dụng đất có triển vọng của huyện Yên Sơn. 80 3.3.1.3 Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất trong 10 năm tới ............. 82 3.3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đất nông nghiệp huyện Yên Sơn.... 84 3.3.2.1 Giải pháp về chính sách và vốn trong sản xuất nông nghiệp ............... 83 3.3.2.2 Giải pháp nguồn lực lao động .............................................................. 84 3.3.2.3 Giải pháp về khoa học kỹ thuật ............................................................ 84 3.3.2.4 Giải pháp về cơ sở hạ tầng ................................................................... 85 3.3.2.5 Giải pháp về thị trƣờng nông lâm sản .................................................. 85 3.3.2.5. Giải pháp về thị trƣờng nông, lâm sản……………………………..86 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 87 1. Kết luận ........................................................................................................ 87 2. Đề nghị ......................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu STT Các chữ viết tắt 1 2 3 4 BVTV BQ CPTG UBND Bảo vệ thực vật Bình quân Chi phí trung gian Ủy ban nhân dân 5 CPTG Chi phí trung gian 6 ĐVT Đơn vị tính 7 CPTG Chi phí trung gian (Food and Agriculture Organization) Tổ 8 FAO chức Nông nghiệp và Lƣơng thực Liên Hợp Quốc 9 KH Khấu hao 10 LĐ Lao động 11 LUT Loại hình sử dụng đất 12 LUU Kiểu sử dụng đất 13 TNHH Thu nhập hốn hợp 14 KH Khấu hao 15 TCP Tổng chi phí 16 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 17 GTGT Giá trị gia tăng 18 GTSP Giá trị sản phẩm 19 TCP Tổng chi phí 20 IRRI Viện nghiên cứu lúa Quốc tế 21 GDP Tổng sản phẩm quốc nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii9 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam.................................................................................... 8 Bảng 2.1: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ......................................... 29 Bảng 3.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Sơn ......................... 41 Bảng 3.2: Diện tích, năng xuất và sản lƣợng cây trồng năm 2013 ........................ 43 Bảng 3.3: Cơ cấu vật nuôi năm 2013 ................................................................. 44 Bảng 3.4: Tổng hợp diện tích rừng trồng năm 2013 ............................................ 45 Bảng 3.5: Thống kê dân số năm 2013 huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang ........... 47 Bảng 3.6: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Sơn năm 2013......................... 53 Bảng 3.7: Hiện trạng diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 .......... 55 Bảng 3.8: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn từ năm 2010 – 2013........................................................................................... 59 Bảng 3.9: Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Yên Sơn ........................... 62 Bảng 3.10: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................................................... 67 Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 1 ....................... 67 Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 2....................... 68 Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 3....................... 69 Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất của huyện Yên Sơn.... 70 Bảng 3.15: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ...................................................................................................... 74 Bảng 3.16: Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất huyện Yên Sơn ... 74 Bảng 3.17: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trƣờng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................................. 76 Bảng 3.18: Đánh giá hiệu quả môi trƣờng của các LUT .................................... 77 Bảng 3.19: Đánh giá mức độ hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ................... 78 Bảng 3.20: Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất trong 10 năm tới ............. 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ thổ nhƣỡng tỉnh Tuyên Quang ........................................................37 Hình 3.2: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Sơn ...........................................54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cƣ, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy, việc sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm là rất quan trọng, đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế. Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là đối tƣợng lao động đồng thời là môi trƣờng sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm với giá thành thấp nhất, không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là hoạt động sản xuất lâu đời nhất và cơ bản nhất của loài ngƣời. Hầu hết các nƣớc trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế xuất phát từ phát triển nông nghiệp, dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở phát triển các ngành khác. Vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang trở thành vấn đề toàn cầu. Điều mà các nhà khoa học trên thế giới quan tâm là làm thế nào để sản xuất ra nhiều lƣơng thực, thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Mục tiêu hiện nay của loài ngƣời là phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện về kinh tế - xã hội - môi trƣờng một cách bền vững. Để thực hiện mục tiêu trên cần bắt đầu từ việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp toàn diện. Việc phát triển nông nghiệp bền vững đƣợc coi nhƣ việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, định hƣớng các thay đổi về công nghệ và thể chế nhằm thoả mãn các nhu cầu của con ngƣời cho thế hệ ngày nay và mai sau. Ở nƣớc ta, trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nƣớc đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề sử dụng hiệu quả đất sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc và sản xuất hàng hóa nhỏ không còn phù hợp nữa. Do đó mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nhằm tạo ra giá trị lớn về kinh tế, tăng thu nhập và tạo việc làm cho ngƣời dân đồng thời bảo vệ môi trƣờng sinh thái là một vấn đề đặt ra cho các địa phƣơng trong cả nƣớc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 Khai thác tiềm năng đất đai sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ sự phát triển chung của nền kinh tế của cả nƣớc. Cần phải có các công trình nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ sở để định hƣớng phát triển, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Yên Sơn là một huyện miền núi nằm bao quanh thành phố Tuyên Quang nên quá trình đô thị hoá nhanh, đất sản xuất nông nghiệp bị chuyển dần sang các mục đích khác. Mặc dù vậy, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của huyện. Hiện nay huyện có diện tích tự nhiên 113.242,26 ha, chiếm 19,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (586.732,71 ha). Những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tuy có những bƣớc phát triển mới, tuy vậy vẫn còn sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng dẫn đến năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, việc nghiên cứu để đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một yêu cầu hết sức quan trọng và cần thiết trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang" 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nhằm xác định các kiểu sử dụng đất có hiệu quả và lựa chọn phƣơng thức sử dụng đất phù hợp. Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển nông nghiệp bền vững. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Xác định các kiểu sử dụng đất có hiệu quả trên địa bàn huyện Yên Sơn và lựa chọn phƣơng thức sử dụng đất phù hợp nhất Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, định hƣớng cho cơ quan quản lý nhà nƣớc và ngƣời dân tại địa bàn huyện có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hàng hóa và đảm bảo phát triển nông nghiệp bền vững. 1.2.3. Yêu cầu Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin số liệu, tài liệu điều tra trung thực, chính xác đảm bảo độ tin cậy, phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.Việc phân tích xử lý số liệu đƣợc dựa trên cơ sở khoa học, có định tính và định lƣợng bằng phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp. Các giải pháp đề xuất phải phù hợp về mặt khoa học và phải có tính thực thi. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền của huyện Yên Sơn trong việc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch Nông thôn mới. Các đề xuất về loại hình sử dụng đất cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng và ngƣời nông dân lựa chọn hợp lý để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp 1.1.1 Đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới: Đất là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời, là nơi họ sinh ra, sống và lớn lên. Nhà Thổ nhƣỡng lỗi lạc ngƣời Nga Docutraiep cho rằng “Đất là vật thể thiên nhiên cấu tạo độc lập, lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố hình thành bao gồm: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình, thời gian”[2]. Về sau, một số học giả khác đã bổ sung thêm các yếu tố nhƣ nƣớc ngầm và đặc biệt là vai trò của con ngƣời để hoàn chỉnh khái niệm nêu trên. Học giả ngƣời Anh, Wiliam lại đƣa ra khái niệm về đất nhƣ sau: “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm từ cây trồng” [40]. Bàn về vấn đề này, C.Mác đã viết: “Đất là tƣ liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp”, đất là “điều kiện không thể thiếu cho sự tồn tại và sinh sống của loài ngƣời”[2]. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai đƣợc nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hƣởng sử dụng đất [37]. Các nhà thổ nhƣỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc đƣợc” và đất đai đƣợc hiểu theo nghĩa rộng: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các yếu tố cấu thành của môi trƣờng sinh thái ngay trên và dƣới bề mặt bao gồm: khí hậu, thời tiết, thổ nhƣỡng, địa hình, mặt nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lòng đất, động thực vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết quả của con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại”[2]. Nhƣ vậy đất nông nghiệp là đất đƣợc sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Nói đến đất nông nghiệp ngƣời ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trƣờng hợp đất đai đƣợc sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành. Trong trƣờng hợp đó, đất đai đƣợc sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 mới đƣợc coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính). Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ hợp lý đất nông nghiệp, trên thực tế ngƣời ta coi đất đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần có đầu tƣ lớn nào cả. Vì vậy, Luật đất đai năm 2013 nêu rõ: “Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: - Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng cây hàng năm khác; - Đất trồng cây lâu năm; - Đất rừng sản xuất; - Đất rừng phòng hộ; - Đất rừng đặc dụng; - Đất nuôi trồng thủy sản; - Đất làm muối; - Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đƣợc pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. Từ thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XX, việc phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật đã đem lại thành tựu kỳ diệu là thay đổi hẳn bộ mặt trái đất và cuộc sống con ngƣời. Nhƣng do chạy theo lợi nhuận tối đa cục bộ không có một chiến lƣợc phát triển chung nên đã gây ra hậu quả tiêu cực: ô nhiễm môi trƣờng và thoái hoá đất. Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá ở châu Mỹ La tinh và châu Á. Khai thác bừa bãi các khu rừng nguyên sinh và rừng nhiệt đới đã gây tổn hại rất lớn cho môi trƣờng khí hậu toàn cầu, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, hàng triệu ha đất đai bị hoang mạc hoá [18]. Theo kết quả điều tra của UNDP và Trung tâm thông tin nghiên cứu đất quốc tế (ISRIC) đã cho thấy cả thế giới có khoảng 13,4 tỷ ha đất thì đã có 2 tỷ ha bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau trong đó châu Á và châu Phi là 1,2 tỷ ha chiếm 62% tổng diện tích đất bị thoái hoá [11]. Số liệu trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 cho ta thấy đất đai bị thoái hoá tập trung ở các nƣớc đang phát triển. Thật sự khi đất nông nghiệp bị thoái hoá đã đe doạ cuộc sống của con ngƣời. Theo tổ chức Nông lƣơng Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng thoái hoá đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới tình hình an ninh lƣơng thực đối với khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất cây trồng giảm, giá lƣơng thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói cho hàng triệu ngƣời ở các nƣớc đang phát triển. Theo ƣớc tính của FAO, khoảng 1,5 tỷ ngƣời tƣơng đƣơng ¼ dân số thế giới sống phụ thuộc trực tiếp vào đất, vốn đang bị thoái hoá mạnh. Trong thời gian dài, thoái hóa đất đang mở rộng trên phạm vi toàn thế giới và tác động tới hơn 20% diện tích đất nông nghiệp, 30% đất lâm nghiệp và 10% đất đồng cỏ. Xói mòn đất dẫn tới giảm năng suất đất cũng là nguy cơ mất an ninh lƣơng thực, phá hoại nguồn tài nguyên và sinh thái làm mất đa dạng sinh học và các nguy cơ khác. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, hiện tại dân số thế giới vào khoảng hơn 6 tỷ ngƣời thì lƣợng lƣơng thực còn có thể đáp ứng đƣợc, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng. Vì vậy, trong thời gian tới nông nghiệp sẽ phải gánh chịu sức ép của nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm ngày càng tăng của con ngƣời. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác đƣợc 1,5 tỷ ha, còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Quy mô đất nông nghiệp đƣợc phân bố nhƣ sau: Châu Mỹ 35 %, Châu Á 26 %, Châu Âu 13 %, Châu Phi 20 %, Châu Đại Dƣơng 6 %. Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu ngƣời toàn thế giới là 12.000 m2 (Mỹ 2000 m2, Bungari 7000 m2, Nhật Bản 650 m2). Theo báo cáo của UNDP năm 1995 ở khu vực Đông Nam Á bình quân diện tích đất trên đầu ngƣời của một số nƣớc nhƣ sau: Indonesia 0,12 ha, Malaysia 0,27 ha, Philippin 0,13 ha, Thailand 0,42 ha, Việt Nam 0,1 ha. 1.1.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã phê duyệt công bố diện tích đất đai theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của cả nƣớc là 33.093.857 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 26.100.106 ha, chiếm 79% tổng diện tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 tự nhiên, Diện tích đất của nƣớc ta đứng hàng thứ 58 trên thế giới nhƣng do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp vào loại thấp, là một trong 40 nƣớc có diện tích đất đai theo đầu ngƣời thấp nhất trên thế giới hiện nay (1/1/2007) [31]. Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số tháng 4 năm 2009, nƣớc ta có 85.789.573 ngƣời, là nƣớc đông dân thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trên thế giới, bình quân diện tích đất nông nghiệp là 3.042 m2/ngƣời. So sánh với 10 nƣớc khu vực Đông Nam Á, tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam xếp thứ 2, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu ngƣời của Việt Nam đứng vị trí thứ 9 trong khu vực. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu ngƣời ở nƣớc ta thuộc loại thấp khoảng 0,11 ha/ngƣời. Tại đồng bằng sông Hồng bình quân đạt 0,04 ha/ngƣời, tại đồng bằng sông Cửu Long khoảng 0,15 ha/ngƣời [31]. Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nƣớc ta, đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì thấp và mất cân bằng dinh dƣỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất trƣợt và sạt lở, ô nhiễm đất. Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích đất (13 triệu ha) ở vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình suy thoái hóa đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do phƣơng thức canh tác nƣơng rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng các chất hữu cơ trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở… Sự suy thoái môi trƣờng đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hƣớng giảm diện tích đất nông nghiệp trên đầu ngƣời đã tới mức báo động [9]. Việt Nam hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc. Trong đó trên 5 triệu ha đất chƣa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang đƣợc sử dụng nhƣng đã bị thoái hoá nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nƣớc ta đã xuất hiện hiện tƣợng sa mạc hoá cục bộ tại các dải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung [15]. Trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoá cũng nhƣ đô thị hoá diễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động, theo những tƣ liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thì biến động về số lƣợng đất nông nghiệp của nƣớc ta trong những năm gần đây đƣợc thể hiện ở Bảng 1.1. Bảng 1.1. Biến động về diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất trồng cây hàng năm ở Việt Nam Năm Tổng diện tích Tổng diện Bình quân diện đất sản xuất tích đất trồng Dân số tích đất sản xuât nông nghiệp cây hàng năm (1000 ngƣời) nông nghiệp (1000 ha) (1000 ha) m2/ngƣời 2000 12.644,3 10.540,3 77.635 1.629 2005 9.415,6 6.370,0 83.120 1.133 2007 9.436,2 6.348,2 84.156 1.121 2010 9.420,3 6.309,6 85.155 1.106 2013 10.118,2 6.437,3 90.000 1.124 (Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2013) Theo Nguyễn Đình Bồng (2002) [1] đất sản xuất nông nghiệp của chúng ta chỉ chiếm 28,38% diện tích tự nhiên và gần tƣơng đƣơng với diện tích này là diện tích đất chƣa sử dụng. So với một số nƣớc trên thế giới, nƣớc ta có tỷ lệ đất nông nghiệp rất thấp. Do vậy, để phát triển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho toàn dân và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, tiết kiệm và sử dụng đất có hiệu quả . 1.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu của con ngƣời về các sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng. Mặt khác, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do bị trƣng dụng sang các mục đích khác. Vì vậy, mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp ở nƣớc ta là nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm, tăng cƣờng nguyên liệu cho công nghiệp và hƣớng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất trên cơ sở cân nhắc các mục tiêu phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 kinh tế - xã hội, tận dụng tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác sử dụng bền vững tài nguyên đất đai [8]. Do đó, đất nông nghiệp cần đƣợc sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ, hợp lý và hiệu quả”, mặt khác phải có các quan điểm đúng đắn theo xu hƣớng tiến bộ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể làm cơ sở thực hiện, sử dụng có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Từ khi biết sử dụng đất đai vào mục đích sinh tồn của mình, đất đai đã trở thành cơ sở cần thiết cho sự sống hiện tại cũng nhƣ cho tƣơng lai phát triển của con ngƣời. Khi dân số còn ít, việc khai thác đất đai để đáp ứng nhu cầu của con ngƣời là quá dễ dàng, con ngƣời chƣa làm ảnh hƣởng lớn đến tài nguyên đất. Nhƣng đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu của con ngƣời về các sản phẩm đƣợc lấy từ đất ngày càng tăng. Thời gian gần đây, do sức ép từ sự gia tăng dân số, nhu cầu của quá trình đô thị hoá và phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển gây áp lực rất lớn đối với đất đai, nhất là đất nông nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nƣớc ta cần hƣớng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm, tăng cƣờng nguyên liệu cho công nghiệp và hƣớng tới xuất khẩu. Sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng đƣợc tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. Theo Fetry cho rằng sự phát triển bền vững trong nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất, nƣớc, các nguồn động vật và thực vật không bị suy thoái môi trƣờng, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận đƣợc về mặt xã hội. Sử dụng đất nông nghiệp bền vững dựa trên các quan điểm: - Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất. - Giảm thiểu mức rủi ro trong sản xuất. - Bảo vệ tài nguyên tự nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất và nƣớc. - Có hiệu quả lâu bền. - Đƣợc xã hội chấp nhận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 Năm nguyên tắc trên là cốt lõi của việc sử dụng đất đai bền vững, nếu sử dụng đất đai đảm bảo các nguyên tắc trên thì đất đai đƣợc bảo vệ cho phát triển nông nghiệp bền vững. Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con ngƣời, mà không bóc lột đất, không gây ô nhiễm môi trƣờng. Nông nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng vật nuôi kết hợp với đặc trƣng của cảnh quan và cấu trúc trên diện tích đất sử dụng một cách thống nhất. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống mà nhờ đó con ngƣời có thế tồn tại đƣợc, sử dụng nguồn lƣơng thực và tài nguyên phong phú của thiên nhiên mà không liên tục huỷ diệt sự sống trên đất. Hiện nay, nhân loại đang phải đƣơng đầu với nhiều vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn, sự bùng nổ dân số, nạn ô nhiễm suy thoái môi trƣờng, mất cân bằng sinh thái… Nhiều nƣớc trên thế giới đã phát triển nông nghiệp theo hƣớng quan điểm nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là tiền đề và điều kiện cho định cƣ lâu dài. Một trong những cơ sở quan trọng nhất của nông nghiệp bền vững là thiết lập đƣợc các hệ thống sử dụng đất hợp lý. Vấn đề này đƣợc Altieri và Susanna B.H.1990 (KKU,1992) cho rằng: nền tảng của nông nghiệp bền vững là chế độ đa canh cây trồng với các lợi thế cơ bản là: tăng sản lƣợng, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm tác hại của sâu bệnh và cỏ dại, giảm nguy cơ rủi ro… Quan điểm đa canh và đa dạng hoá nhằm nâng cao sản lƣợng và tính ổn định này đƣợc Ngân hàng thế giới đặc biệt khuyến khích các nƣớc nghèo [39]. Phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừa đảm bảo đƣợc nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai [8]. Một quan điểm khác lại cho rằng: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời cả hiện tại và mai sau [38]. Để phát triển nông nghiệp bền vững ở nƣớc ta, cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu dài của từng mô hình, để duy trì và phát triển đa dạng sinh học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 Ở Việt Nam đã hình thành nền văn minh lúa nƣớc hàng ngàn năm nay, có thể coi là một mô hình nông nghiệp bền vững ở vùng đồng bằng, thích hợp với điều kiện tự nhiên ở nƣớc ta. Trong những năm gần đây nhiều mô hình vƣờn – ao – chuồng (VAC), mô hình nông – lâm kết hợp trên đất đồi thực chất là những kinh nghiệp truyền thống đƣợc đúc rút từ quá trình đấu tranh lâu dài, bền vững với thiên nhiên khắc nghiệt của con ngƣời để tồn tại và phát triển. 1.3. Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất. 1.3.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Khi nhận thức của con ngƣời còn hạn chế, ngƣời ta thƣờng quan niệm kết quả chính là hiệu quả. Sau này, khi nhận thức của con ngƣời phát triển cao hơn, ngƣời ta thấy rõ sự khác nhau giữa hiệu quả và kết quả. Nói một cách chung nhất thì hiệu quả chính là kết quả nhƣ yêu cầu của công việc mang lại. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con ngƣời chờ đợi hƣớng tới; nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả lao động là năng suất lao động đƣợc đánh giá bằng số lƣợng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lƣợng sản phẩm đƣợc sản xuất ra trong một đơn vị thời gian [14]. Kết quả, mà là kết quả hữu ích là một đại lƣợng vật chất tạo ra do mục đích của con ngƣời, đƣợc biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con ngƣời mà ta phải xem xét kết quả đó đƣợc tạo ra nhƣ thế nào? Chi phí bỏ ra bao nhiêu? Có đƣa lại kết quả hữu ích hay không? Chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lƣợng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả [22]. Từ những khái niệm chung về hiệu quả, ta xem xét trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lƣợng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế. Thể hiện qua lƣợng sản phẩm, lƣợng giá trị thu đƣợc bằng tiền, đồng thời về mặt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 xã hội là thể hiện hiệu quả của lực lƣợng lao động đƣợc sử dụng trong cả quá trình hoạt động kinh tế cũng nhƣ hàng năm để khai thác đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trƣờng hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lƣợng nông sản thu hoạch đƣợc, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lƣợc (lƣơng thực, sản phẩm xuất khẩu) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội đất nƣớc. Hiện nay đối với nền kinh tế nông nghiệp của chúng ta còn phổ biến là sản xuất nhỏ, phân tán, mục đích của sản xuất đa số còn mang tính tự cung tự cấp, nên chƣa thể áp dụng đƣợc cho diện rộng. Mặt khác, nếu chỉ đánh giá về lợi nhuận mà không chú ý đánh giá về hiệu quả môi trƣờng, về hiệu quả xã hội thì không đánh giá đƣợc hiệu quả đó sẽ đƣợc bền vững hay không? Vì vậy, việc xác định một cách đúng và đầy đủ khái niệm về hiệu quả phải đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và luận điểm của lý thuyết hệ thống. Bản chất của hiệu quả chính là sự biểu hiện của trình độ tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng các nguồn lực, khi đó ta có thể coi hiệu quả đƣợc xác định trong mối quan hệ so sánh tối ƣu giữa kết quả thu đƣợc và lƣợng chi phí đã bỏ ra trong các điều kiện giới hạn về nguồn lực. Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hiện nay của hầu hết các nƣớc trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của cả nhà nông - những ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp [36]. Căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ƣu thế ở từng địa phƣơng, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao là một trong những điều tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hiện nay. Ngày nay, mọi hoạt động sản xuất của con ngƣời đều hƣớng đến mục tiêu là kinh tế. Tuy nhiên, để sản xuất đạt đƣợc hiệu quả thì nhất thiết không chỉ đạt mục tiêu về kinh tế mà đồng thời phải tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống xã hội và môi trƣờng của con ngƣời. Những kết quả đó có thể là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 - Cải thiện điều kiện sống và làm việc của con ngƣời, nâng cao thu nhập; - Cải tạo xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho ngƣời dân; - Cải tạo môi trƣờng sinh thái, tạo ra một sự phát triển bền vững trong sử dụng đất. Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng: vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trƣờng [26]. 1.3.1.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lƣợng của các hoạt động sản xuất. Mục tiêu của sản xuất là đáp ứng mức sống ngày càng tăng về mặt vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng trở nên khan hiếm. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội. Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau đến nay đã có rất nhiều các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế sử dụng đất: Theo Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian, lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo các nhà khoa học kinh tế Samuel – Nordhuas “Hiệu quả là không lãng phí”. Theo các nhà khoa học Đức (Stienier, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội [22]. Theo các nhà khoa học kinh tế Samuelson – Nordhuas cho rằng: “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả phải xét đến chi phí cơ hội, “hiệu quả sản xuất phải diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lƣợng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lƣợng một loại hàng hoá khác”[26]. Hiệu quả trên quan điểm kinh tế thị trƣờng: Xã hội chịu sự chi phối bởi quy luật khan hiếm nguồn lực, thực tế các nguồn lực nhƣ đất đai, lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên...khan hiếm. Trong khi đó nhu cầu xã hội tăng nhanh cả về số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14 lƣợng và chất lƣợng. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải tiết kiệm nguồn lực, từng bƣớc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực nói chung, trƣớc hết mỗi quá trình sản xuất phải lựa chọn đầu vào tối ƣu Nhƣ vậy, trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng đƣợc 3 vấn đề: - Một là mọi hoạt động của con ngƣời đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”; - Hai là hiệu quả kinh tế phải đƣợc xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống; - Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lƣợng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cƣờng các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con ngƣời. Hiệu quả kinh tế đƣợc hiểu là mối tƣơng quan so sánh giữa lƣợng kết quả đạt đƣợc và lƣợng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt đƣợc là phần giá trị thu đƣợc của sản phẩm đầu ra, lƣợng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tƣơng quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tƣơng đối cũng nhƣ xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lƣợng đó. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là “với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lƣợng của cải vật chất nhiều nhất với một lƣợng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội" [22]. 1.3.1.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất. Hiệu quả xã hội phản ánh những khía cạnh và mối quan hệ xã hội giữa con ngƣời với con ngƣời nhƣ vấn đề công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cƣ, công bằng xã hội. Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu đƣợc xác định bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15 khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp [24]. Thu hút đƣợc nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. Đảm bảo an toàn lƣơng thực, gia tăng lợi ích của ngƣời nông dân. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đang đƣợc nhiều nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Theo Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), hiệu quả xã hội đƣợc phân tích bởi các chỉ tiêu sau: - Đảm bảo an toàn lƣơng thực, gia tăng lợi ích của ngƣời nông dân. - Đáp ứng đƣợc mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế của vùng. - Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân. - Góp phần định canh, định cƣ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật... - Tăng cƣờng sản phẩm hàng hoá, đặc biệt là hàng xuất khẩu. 1.3.1.3. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trƣờng đƣợc thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ đƣợc độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn đƣợc sự thoái hoá đất bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngƣỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [13]. Hiệu quả môi trƣờng đƣợc phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trƣờng [10]. Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua mức độ sử dụng và tác động của các hóa chất trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trƣờng. Hiệu quả sinh học môi trƣờng đƣợc thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng trong mối tƣơng tác với các đối tƣợng sinh học có lợi và có hại khác nhằm đảm bảo tính đa dạng mà vẫn đạt đƣợc yêu cầu đặt ra. Hiệu quả vật lý môi trƣờng đƣợc thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất tài nguyên khí hậu nhƣ ánh sáng, nhiệt độ, nƣớc mƣa của các kiểu sử dụng đất để đạt đƣợc sản lƣợng cao và tiết kiệm chi phí năng lƣợng đầu vào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 1.4. Tình hình nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Trên thế giới Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từ đó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm các viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã đƣa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn. Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất lúa. Xu hƣớng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đƣa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích trong một năm [34]. Nói chung về việc sử dụng đất đai, các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn, mang kết quả và hiệu quả cao hơn. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nƣớc trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai cho ngƣời dân, nhất là ở nông thôn. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phƣơng pháp trồng trọt và chăn nuôi, cƣờng độ lao động, vốn đầu tƣ, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm [30]. Tại Thái Lan nhiều vùng trong điều kiện thiếu nƣớc, từ sử dụng đất thông qua công thức luân canh lúa xuân - lúa mùa hiệu quả thấp vì chi phí tƣới nƣớc quá lớn và độc canh cây lúa làm ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng đất đã đƣa cây đậu thay thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17 lúa xuân trong công thức luân canh. Kết quả là giá trị sản lƣợng tăng lên đáng kể, hiệu quả kinh tế đƣợc nâng cao, độ phì nhiêu của đất đƣợc tăng lên rõ rệt. Nhờ đó hiệu quả sử dụng đất đƣợc nâng cao. Kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đƣa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai ổn định, chế độ sở hữu giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trƣơng “nông bất ly hƣơng” đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn một cách toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp [26]. Tại Philippin tình hình nghiên cứu sử dụng đất dốc đƣợc thực hiện bằng kỹ thuật canh tác SALT. SALT là hệ thống canh tác trồng nhiều băng cây thay đổi giữa cây lâu năm và cây hàng năm theo đƣờng đồng mức. Cây lâu năm chính là cây ca cao, cà phê, chuối, chanh và các loại cây ăn quả. Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là chính sách đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% trong tổng thu nhập nông nghiệp), Canada tƣơng ứng là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Otraylia 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9%), Cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ USD (chiếm 40,1%), Áo là 1,6 tỉ USD (chiếm 35,3%) [26]. Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nƣớc đã gắn phƣơng thức sử dụng đất truyền thống với phƣơng thức hiện đại và chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá nông nghiệp. Các nƣớc Châu Á trong quá trình sử dụng đất canh tác đã rất chú trọng đẩy mạnh công tác thuỷ lợi, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, các công thức luân canh tiến bộ để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhƣng để đạt đƣợc hiệu quả thì một phần phải nhờ vào công nghiệp chế biến, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh môi trƣờng. Ngày nay vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất luôn đƣợc các quốc gia có nền nông nghiệp mạnh đầu tƣ phát triển. Chính vì vậy đã thu hút đƣợc nhiều nhà khoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 học quan tâm, nghiên cứu; các nhà khoa học các nƣớc đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, nghiên cứu những công nghệ sản xuất và chế biến, nghiên cứu về chính sách, định hƣớng nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững. 1.4.2. Ở Việt Nam Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới ẩm châu Á có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nguồn đất có hạn, dân số lại đông, bình quân đất tự nhiên trên ngƣời là 0,45 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quân của thế giới, xếp thứ 135 trên thế giới, xếp thứ 9/10 Đông Nam Á. Mặt khác, dân số lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên ngƣời sẽ tiếp tục giảm. Tốc độ tăng dân số bình quân là 2,0%/năm. Theo dự kiến nếu tốc độ tăng dân số là 1-1,2%/năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu ngƣời vào năm 2015 [26]. Trong khi đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp có chiều hƣớng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng. Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới [22]. Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp [26], việc nghiên cứu và ứng dụng đƣợc tập trung vào các vấn đề nhƣ: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nƣớc phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dƣơng Ƣng (1993) [33], đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần Anh Phong- Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995) [19]. Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất sản xuất nông nghiệp dùng để trồng trọt [16]. Đây là trung tâm sản xuất lƣơng thực lớn thứ 2 của cả nƣớc [28], là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hƣớng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kể đến các công trình nhƣ: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19 giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990); [17] Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lƣu vực sông Hồng của tác giả Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret (1998) [32], đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993) [12] Chƣơng trình quy hoạch cụ thể vùng đồng bằng sông Hồng (1994) [7], đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy: Ở vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tƣới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đƣa vào những cây trồng có giá trị kinh tế nhƣ: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp... Việc quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa học nhƣ: Vũ Năng Dũng, Trần An Phong, Nguyễn Văn Phúc. Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả tốt. Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất trên đây là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hƣớng sử dụng và bảo vệ đất. Tuy nhiên, các đánh giá về thực trạng đất nông nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn chƣa nhiều. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn trong những năm tới theo hƣớng phát triển bền vững là rất cần thiết, có ý nghĩa trong phát triển kinh tế xã hội của huyện và có thể thực hiện đƣợc. 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.5.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên (đất, nƣớc, địa hình, khí hậu, thời tiết, thổ nhƣỡng...) có ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Bởi vì, các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng, vật nuôi chủ lực phù hợp và định Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 hƣớng đầu tƣ thâm canh đúng. - Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghịêp, thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lƣợng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất,... quyết định đến chất lƣợng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất. - Nguồn nƣớc và chế độ nƣớc: là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dƣỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trƣởng và phát triển. - Địa hình, độ dốc và thổ nhƣỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ nhƣỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi. - Vị trí địa lý: vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nƣớc, gần đƣờng giao thông, khu công nghiệp... sẽ quyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. - Điều kiện khí hậu: các yếu tố khí hậu ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con ngƣời. Tổng tích ôn, nhiệt độ bình quân, sự sai khác nhiệt độ ánh sáng, về thời gian và không gian.....trực tiếp ảnh hƣởng tới sự phân bố, sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thuỷ sinh,... lƣợng mƣa, bốc hơi có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ, độ ẩm của đất, cũng nhƣ khả năng đảm bảo cung cấp nƣớc cho sinh trƣởng của cây trồng, gia súc, thuỷ sản [35]. Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo N.Borlang - ngƣời đƣợc giải Noben về giải quyết lƣơng thực cho các nƣớc phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới của các nƣớc đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì của đất. Và sản xuất nông nghiệp đƣợc coi là ngành kinh doanh năng lƣợng ánh sáng mặt trời dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác [23]. Điều kiện về đất đai, khí hậu thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nông dân có thể tạo ra nông sản hàng hoá với giá rẻ. 1.5.2. Nhóm các yếu tố kinh tế, tổ chức - Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu thị trƣờng, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng sẽ tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tƣ thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá. - Hình thức tổ chức sản xuất: các hình thức tổ chức sản xuất ảnh hƣởng trực tiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá. Tổ chức có tác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra. - Dịch vụ kỹ thuật: sản xuất hàng hoá của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lƣợng nông sản và hạ giá thành nông sản phẩm [23]. 1.5.3. Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội Phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá cũng giống nhƣ ngành sản xuất vật chất khác của xã hội, nó chịu sự chi phối của quy luật cung cầu chịu sự ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố đầu vào, quy mô các nguồn lực nhƣ: đất, lao động, vốn sản xuất, thị trƣờng, kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Thị trƣờng là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trƣờng nông dân lựa chọn hàng hoá để sản xuất. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [24], ba yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là năng suất cây trồng, hệ số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22 quay vòng đất và thị trƣờng cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra. Trong cơ chế thị trƣờng, các nông hộ hoàn toàn tự do lựa chọn hàng hoá họ có khả năng sản xuất, đồng thời họ có xu hƣớng hợp tác, liên doanh, liên kết để sản xuất ra những nông sản hàng hoá mà nhu cầu thị trƣờng cần với chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Muốn mở rộng thị trƣờng phải phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin, dự báo, mở rộng các dịch vụ tƣ vấn.... Đồng thời, quy hoạch các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá để ngƣời sản xuất biết nên sản xuất cái gì? bán ở đâu? mua tƣ liệu sản xuất và áp dụng khoa học công nghệ gì? Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam đa dạng, phong phú về chủng loại, chất lƣợng, giá rẻ và đang đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá có hiệu quả. [5]. Từ khi có chính sách đổi mới về cơ chế quản lý, nhất là từ khi có Nghị quyết 10 của Đảng (ngày 5/4/1988) đến nay, việc giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các nông hộ và hàng loạt các chính sách kinh tế đƣợc ban hành nhƣ: chính sách tự do thƣơng mại hoá trên phạm vi cả nƣớc, chính sách một giá, chính sách cho nông dân vay vốn với lãi suất ƣu đãi, chính sách thuế với nông dân [27]. Các chính sách trong nông nghiệp đã tác động có lợi lớn đến sản xuất nông nghiệp. Từ chỗ phải nhập khẩu lƣơng thực triền miên trong vài thập kỷ, đến nay đã xuất khẩu đƣợc trên 4 triệu tấn gạo hàng hoá đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo [29]. Hệ thống chính sách về đất đai, điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ, hỗ trợ... có ảnh hƣởng lớn đến sản xuất hàng hoá của nông dân. Chính sách đất đai của nƣớc ta đã đƣợc thể hiện trong Hiến pháp, Luật Đất đai năm 1993, 1998, 2003 sửa đổi 2013, hệ thống các văn bản dƣới luật có liên quan đến khai thác và sử dụng đất đai đƣợc quy định một cách thích hợp cho những đối tƣợng, những vùng khác nhau; Luật đất đai đã thể chế hoá và nới rộng quyền của ngƣời sử dụng đất. Đây là một chính sách khuyến khích ngƣời nông dân đầu tƣ vào sản xuất dài hạn, thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển sản xuất hàng hoá một cách có hiệu quả. Mặc dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhƣng pháp luật công nhận quyền sử dụng lâu dài đối với đất. Ngƣời sử dụng đất không chỉ đƣợc quyền sử dụng lâu dài mà còn đƣợc quyền thừa kế những đầu tƣ trên đất. Điều đó đã trở thành động lực quan trọng trong phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 nông nghiệp. Nó làm cho ngƣời nông dân yên tâm đầu tƣ trên đất, sử dụng đất nông nghiệp một cách chủ động và hiệu quả, phát huy đƣợc lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền.Thực tế cho thấy, chính sách về đất đai thông thoáng sẽ là cơ sở để hình thành các phƣơng thức sản xuất mới nhƣ thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác, đặc biệt là sử dụng để sản xuất cây trồng có giá trị hàng hoá cao. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cũng là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ và hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tƣ thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển nông nghiệp của Nhà nƣớc. Cùng với những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, là những động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Trong quá trình nông nghiệp chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá hội nhập quốc tế thì nguồn động lực quan trọng trƣớc hết vẫn là những lợi ích chính đáng của nông dân đƣợc bảo vệ bằng các chính sách đã ban hành, đồng thời tiếp tục hoàn thiện, xây dựng các chính sách mới [20]. 1.5.4. Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con ngƣời vào đất đai, cây trồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những vấn đề thể hiện sự hiểu biết về đối tƣợng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trƣờng và thể hiện những dự báo thông minh của ngƣời sản xuất. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phù hợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nƣớc phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trƣởng nhanh dựa trên việc chuyển đổi sử dụng đất. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nƣớc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế [6]. Nhƣ vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 1.5.5. Nhóm nhân tố về vốn Vốn là vấn đề cần thiết và quan trọng đối với hộ nông dân nhằm đầu tƣ cho sản xuất, thâm canh tăng năng suất nông lâm nghiệp. Nếu thiếu vốn hiệu quả kinh tế sử dụng đất sẽ không đƣợc cải thiện. Vì vậy, vốn là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu trên phạm vi hành chính của huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang 2.3. Thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài: Các số liệu về diện tích các loại đất đƣợc lấy theo kết quả thống kê đất đai năm 2013. Các số liệu thống kê đƣợc lấy từ năm 2008 – 2013 về diện tích cây trồng, kinh tế - xã hội của huyện. Số liệu giá cả vật tƣ và nông sản phẩm hàng hoá điều tra năm 2013 và năm 2014. 2.4. Nội dung nghiên cứu 2.4.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Sơn - Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, nguồn nƣớc, tài nguyên đất đai... - Điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, việc làm, trình độ lao động, tình hình phát triển các ngành kinh tế.... - Phân tích, đánh giá những thuận lợi và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến sản xuất nông nghiệp. 2.4.2. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Sơn - Hiện trạng các loại hình sử dụng đất và hệ thống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp của từng tiểu vùng - Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất + Lựa chọn loại hình sử dụng đất chủ yếu của từng tiểu vùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 + Đánh giá hiệu quả trên cả 3 mặt. 2.4.2.1. Hiệu quả kinh tế: Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp: năng suất, sản lƣợng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, giá trị ngày công, hiệu quả đồng vốn… 2.4.2.2. Hiệu quả xã hội: Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các tiêu chí: mức thu hút lao động, sử dụng lao động tạo việc làm, đáp ứng nhu cầu về lƣơng thực thực phẩm, phù hợp với năng lực nông hộ, đảm bảo thị thƣờng đƣợc cộng đồng chấp nhận. 2.4.2.3. Hiệu quả môi trường: đánh giá hiệu quả về mặt môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp qua các chỉ tiêu nhƣ: Khả năng cải thiện độ phì của đất; độ che phủ, đảm bảo nguồn nƣớc; Khả năng thích hợp với đặc điểm, tính chất và nguồn nƣớc 2.4.3. Một số đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Sơn. - Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và những năm tiếp theo - Đề xuất một số mô hình sử dụng đất - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả. 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu - Thu thập các thông tin số liệu thứ cấp: tiến hành thu thập toàn bộ các tài liệu có liên quan từ các nguồn khác nhau tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, phòng Thống kê, các xã trên địa bàn huyện. - Thu thập các thông tin số liệu sơ cấp sử dụng các phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn: tiến hành đi thực địa, điều tra nhanh và phƣơng pháp điều tra có sự tham gia của ngƣời dân: điều tra theo câu hỏi chuẩn bị sẵn, tổ chức thảo luận nhóm. Đề tài chọn 120 -150 hộ thuộc 03 xã ở các thôn khác nhau, mỗi xã đại diện chọn điều tra 40-50 hộ. 2.5.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27 Điểm nghiên cứu đƣợc lựa chọn dựa trên những tiêu chí sau đây: - Thể hiện tính đại diện của vùng nghiên cứu - Đa dạng về các loại hình sử dụng đất - Đa dạng về chủ thể tham gia sử dụng đất - Việc chọn vùng và xã nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và mục tiêu nghiên cứu đề tài đƣợc thực hiện tại 03 xã của huyện Yên Sơn đại diện cho 03 tiểu vùng, cụ thể: + Tiểu vùng 1 Cụm địa hình thuộc phía Bắc của Huyện. Địa hình khu vực này chủ yếu là đồi núi cao thực hiện tại xã Quý Quân, Lực Hành, Kiến Thiết, Chiêu Yên, Trung Trực, Xuân Vân, Phúc Ninh, Tân Tiến, Tân Long, Phú Thịnh đại diện là xã Xuân Vân. + Tiểu vùng 2 Cụm địa hình thuộc phía Đông nam của huyện, địa hình chủ yếu là đồi thấp thực hiện tại xã Thắng Quân, Tứ Quận, Lang Quán, Trung Môn, Chân Sơn, Kim Phú, Mỹ Bằng, Phú Lâm, Hoàng Khai, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình, thị trấn Tân Bình đại diện là xã Hoàng Khai. + Tiểu vùng 3 Cụm địa hình thuộc phía Đông nam của huyện, địa hình chủ yếu là đồi thấp thực hiện tại xã Trung Minh, Hùng Lợi, Trung Sơn, Đạo Viện, Kim Quan, Công Đa, Thái Bình, Tiến Bộ đại diện là xã Kim Quan. 2.5.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu Phƣơng pháp thống kê đƣợc ứng dụng để xử lý các số liệu điều tra, thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu. Thông tin, số liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc xử lý theo từng nội dung nghiên cứu dƣới sự hỗ trợ của phần mềm Excel để xử lý, tổng hợp theo các biểu bảng tính toán, phân tích số liệu và đánh giá hiệu quả kinh tế. 2.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 2.5.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng các hệ thống chỉ tiêu bao gồm: + Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của từng ngành, từng đơn vị đƣợc sản xuất ra trong một đơn vị thời gian nhất định (thƣờng tính theo 1 năm). Đối với gia súc, gia cầm thì tính bằng sản lƣợng nhân với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28 giá bán; Đối với cây nông nghiệp ngắn ngày hoặc dài ngày tính bằng sản lƣợng nhân với giá bán; n GTSX Qi Pi i 1 Trong đó: Qi là khối lƣợng sản phẩm loại i Pi là đơn giá sản phẩm loại i Đối với cây lâm nghiệp, do đặc điểm của cây lâm nghiệp là chu kỳ kinh doanh dài thƣờng tính từ 7 đến 8 năm, thậm chí đến 15 hoặc 20 năm (nếu là rừng kinh tế), việc trồng cây lâm nghiệp không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn góp phần rất lớn trong việc phòng hộ và môi trƣờng sinh thái, nên đánh giá đúng giá trị của rừng là việc làm rất cần thiết. Giá trị kinh tế của cây lâm nghiệp đƣợc xác định bằng việc tính giá cây đứng: Gcđ = Gb – (Ckt + Cvc) – T Trong đó: Gcđ: Giá bán cây đứng (đồng/m3) Gb: Giá bán lâm sản tại nơi tiêu thụ (đồng/m3) Ckt và Cvc lần lƣợt là chi phí khai thác và vận chuyển lâm sản từ rừng đến nơi tiêu thụ (đồng/m3) T: thuế phải nộp (đồng/m3) + Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thƣờng xuyên nhƣ chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón, chi phí dịch vụ phục vụ cho sản xuất (không tính khấu hao tài sản cố định và các khoản thuế) n CPTG C j Pj j 1 Trong đó: C j là số chi phí đầu tƣ thứ j Pj là đơn giá loại j + Giá trị gia tăng (GTGT): là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các ngành sản xuất tạo ra trong một thời gian nhất định (thƣờng tính theo 1 năm). GTGT = GTSX – CPTG + Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh thu nhập thuần tuý của ngƣời sản xuất bao gồm cả lao động và lợi nhuận sản xuất; còn gọi là lãi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 thuần, là thu nhập sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian, thuế hoặc tiền thuê đất, khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động thuê ngoài. TNHH = GTGT – T – A – L Trong đó: GTGT: Giá trị gia tăng T: thuế A: Khấu hao tài sản cố định L: Lao động thuê ngoài Giá trị ngày công lao động: là chỉ tiêu biểu thị giá trị thu đƣợc bình quân trên ngày công lao động, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý lao động trong quá trình sử dụng đất. Nó không những phản ánh hiệu quả sử dụng đất đai mà còn phản ánh năng suất lao động trong quá trình sản xuất (GTSX/LĐ) - Tổng chi phí: Bao gồm các khoản chi phí đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất (chi phí vật chất và chi công lao động) - Giá trị sản phẩm (GTSP) = Năng xuất x Đơn giá. - Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí - Hiệu quả ngày công lao động = Lợi nhuận/số công lao động. - Hiệu suất đồng vốn (HSĐV) = Lợi nhuận/tổng chi phí. + Thu nhập hỗn hợp trên ngày công lao động (TNHH/LĐ) Các chỉ tiêu phân tích đƣợc đánh giá định lƣợng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời giá hiện hành, định tính Đơn giá nông sản và các loại vật tƣ nông nghiệp tính bằng tiền theo giá tại địa phƣơng năm 2013. (giá trị tƣơng đối) đƣợc tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt đƣợc mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. Bảng 2.1: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Giá trị Mức đánh GTSP TCP Lợi nhuận ngày công Lao động giá Cao Trung bình Thấp đồng vốn ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) ( Tr. đồng) >100 >70 >45 >60 >0,7 70 -100 55 - 70 25 - 45 30 - 60 0,3 – 0,7 < 70 < 55 < 25 < 30 < 0,3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (1000đ) Hiệu xuất (lần) http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30 2.5.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu rất khó định lƣợng, đặc biệt là phải có thời gian dài, tiến hành nghiên cứu một cách khoa học, chi tiết để thấy đƣợc những ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau của các loại hình sử dụng đất. Nhƣng do điều kiện thời gian có hạn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tối chỉ tiến hành đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản: - Hiệu quả giải quyết việc làm; - Mức độ chấp nhận của ngƣời dân; - Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá Để đánh giá các chỉ tiêu này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp đánh giá có sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng để đƣa ra hiệu quả xã hội của từng loại hình sử dụng đất. - Hiệu quả giải quyết việc làm + Hiệu quả giải quyết việc làm chính là thể hiện số ngày công lao động đầu tƣ vào mỗi loại hình sử dụng đất. Mô hình nào có số ngày công lao động lớn thì có hiệu quả hơn. - Cách xác định mức độ chấp nhận của ngƣời dân: + Trên thực tế chúng ta thấy rằng, một mô hình sử dụng đất có đƣợc lựa chọn hay không ngoài việc đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ đất thì điều quan trọng là phải đƣợc ngƣời dân chấp nhận. Mức độ chấp nhận của ngƣời dân thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhận thức của ngƣời dân, trình độ dân trí, phong tục tập quán, khả năng đầu tƣ, trình độ khoa học kỹ thuật, thị trƣờng.... Tuy nhiên, một mô hình muốn đƣợc chấp nhận thì phải đáp ứng đƣợc 2 yêu cầu: + Khả năng đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt: tức là mô hình có sản phẩm đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại của ngƣời dân; + Khả năng đầu tƣ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: mô hình nào có mức độ đầu tƣ thấp hơn, dễ làm hơn thì sẽ đƣợc ngƣời dân chấp nhận và đƣợc ứng dụng rộng rãi; - Khả năng phát triển về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá + Đây là một nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 Để xác định mức độ, khả năng phát triển sản xuất hàng hoá của các mô hình sử dụng đất phụ thuộc vào những nhân tố sau: + Chủng loại sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra nhiều chủng loại sản phẩm mà đƣợc thị trƣờng chấp nhận thì khả năng sản xuất hàng hoá của mô hình đó sẽ cao hơn; + Số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm: loại hình sử dụng đất nào cho ra số lƣợng hàng hoá nhiều nhất, chất lƣợng cao nhất thì khả năng phát triển sản xuất hàng hoá sẽ cao và có khả năng phát triển; 2.5.4.3. Đánh giá hiệu quả môi trường Đánh giá tác động môi trƣờng của việc sử dụng đất là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trƣờng, từ đó loại bỏ các loại hình sử dụng đất có khả năng gây ra tác động xấu đối với môi trƣờng. Nhƣng việc xác định hiệu quả về mặt môi trƣờng của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lƣợng, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, phân tích lâu dài. Chính vì vậy chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá tác động môi trƣờng thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại thông qua các kết quả điều tra về đầu tƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. 2.5.5. Các phương pháp khác - Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, cán bộ phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng để đề xuất hƣớng sử dụng đất và đƣa ra các giải pháp thực hiện. - Phƣơng pháp dự báo: các đề xuất đƣợc dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài và dự báo về nhu cầu của xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nông nghiệp. - Phƣơng pháp sử dụng phần mềm tin học nhƣ: Excel, Microstation để xử lý số liệu, xây dựng các bảng biểu, xây dựng sơ đồ hiện trạng và định hƣớng sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN YÊN SƠN 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Sơn 3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý: Yên Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, nằm trong khoảng tọa độ địa lý: Từ 21 độ 40’ đến 22 độ 10’ Vĩ độ Bắc và 105 độ 10’ đến 105 độ 40’ Kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện đƣợc xác định nhƣ sau: - Phía Bắc giáp huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa; - Phía Tây giáp huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái; - Phía Nam giáp huyện Sơn Dƣơng và huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ); - Phía Đông giáp huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 tính đến ngày 01/01/2014 là 113.242,26 ha. Cụ thể phân làm 3 nhóm đất chính sau: + Đất nông nghiệp: 102.394,99 ha; + Đất phi nông nghiệp: 9.209,01 ha; + Đất chƣa sử dụng: 1.638,26ha. Bao gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 30 xã). Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông đƣờng bộ quan trọng nhƣ: Quốc lộ 2; Quốc lộ 2C; Quốc lộ 37 và các tuyến đƣờng thủy (Sông Lô - Sông Gâm - Sông Phó Đáy). Yên Sơn là huyện nằm bao bọc thành phố Tuyên Quang (trung tâm kinh tế - Văn hóa Chính trị lớn nhất của tỉnh) nên các tuyến giao thông chính thành phố Tuyên Quang đều đi qua địa bàn huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hiện tại và trong những năm tới. (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2013 của UBND tỉnh Tuyên Quang) Địa hình, Địa mạo a. Địa hình: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất tổng hợp đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang thì địa hình của huyện Yên Sơn khá phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi, thung lũng tạo thành các kiểu địa hình khác nhau. Dạng địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất là đỉnh Núi Là (xã Kim Phú và xã Chân Sơn) có độ cao 550 m, độ dốc trung bình từ 20 - 250. b. Địa mạo: Huyện Yên Sơn có các dạng địa mạo nhƣ sau: - Dạng địa mạo thung lũng gồm các xã ven sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy. Dọc các sông này có những thung lũng, bãi bồi không liên tục chịu ảnh hƣởng của phù sa và dốc theo chiều dòng sông. Vào mùa mƣa thƣờng bị ngập nƣớc. - Dạng địa mạo núi cao trên 500 m (khu vực Núi Là, Núi Nghiêm). Đất đai vùng này chủ yếu để phát triển rừng phòng hộ bảo vệ đầu nguồn. - Dạng địa mạo vùng đồi thấp dƣới 300 m, phân bố ở phía Nam huyện. Đất đai vùng này có nhiều đồi núi xen kẽ với các thung lũng hình lòng máng phù hợp với nhiều loài cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lƣơng thực. Đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện. Khí hậu: Khí hậu huyện Yên Sơn có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Ắ - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa Hè nóng ẩm, mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; Mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, theo thống kê số liệu tại trạm thủy văn huyện Yên Sơn, cụ thể khí hậu tại huyện nhƣ sau: a. Nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C. Tổng tích ôn hàng năn khoảng 8.200 - 8.4000C - Nhiệt độ tối cao trung bình hàng năm khoảng 260C - Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 190C - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 60C b. Lƣợng mƣa: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 - Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 - 1.800 mm. Số ngày mƣa trung bình hàng năm là 150 ngày/năm. Mƣa nhiều nhất tập trung và các tháng mùa Hè (tháng 7, 8), có tháng lƣơng mƣa đạt đến 300 mm/tháng. Lƣợng mƣa các tháng mùa Đông (tháng 1, 2) thấp, chỉ đạt 10 - 25 mm/tháng. - Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm và đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, chiếm 86% tổng lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô lƣợng mƣa chỉ chiếm 14% tổng lƣợng mƣa của cả năm. c. Nắng: Tổng số giờ năm trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. Các tháng mùa Đông có số giờ nắng thấp, khoảng 40 - 60 giờ/tháng. Các tháng mùa Hè có số giờ nắng cao, khoảng 140 - 160 giờ. d. Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%. Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm (từ 76 - 82%). e. Gió: Có 2 hƣớng gió chính: - Mùa Đông là hƣớng gió Đông - Bắc hoặc Bắc; - Mùa Hè là hƣớng Đông - Nam hoặc Nam. Tốc độ các hƣớng gió thấp chỉ đạt 1m/s. f. Các hiện tƣợng khí hậu thời tiết khác. - Giông: Trung bình hàng năm trên địa bàn huyện có từ 55 - 60 ngày có giông. Thời gian thƣờng xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8. Tốc độ gió trong cơn giông có thể đạt 25 - 28 m/s; - Mƣa phùn: Hàng năm có khoảng từ 15 - 20 ngày có mƣa phùn. Thời gian xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. - Sƣơng mù: Hàng năm trung bình có khoảng 25 - 55 ngày, thƣờng xẩy ra vào các tháng đầu mùa Đông. - Sƣơng muối: Rất hiếm khi xẩy ra (khoảng 2 năm mới có 1 ngày). Nếu có thì thƣờng xẩy ra vào tháng 1 hoặc tháng 11. Thuỷ văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35 Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hƣởng chính của các Sông: - Sông Lô: Đây là con Sông lớn nhất trên địa bàn huyện Yên Sơn đoạn qua huyện yên Sơn có khoảng 45 km, theo hƣớng từ Bắc xuống Nam, đi qua địa bàn các xã: Chiêu Yên; Phúc Ninh; Tứ Quận; Thắng Quân; Tân Long; Thái Bình; và Tiến Bộ. Đây là tuyến đƣờng thủy quan trọng và duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang, các tỉnh trung du, miền núi và Đông Bắc Bộ; - Sông Gâm: Sông Gâm là phụ lƣu cấp I lớn nhất của sông Lô, chiếm khoảng 44% diện tích của toàn bộ lƣu vực sông Lô. Đoạn chảy qua huyên Yên Sơn dài 25 km, qua địa bàn các xã: Phúc Ninh, Xuân Vân, Lực Hành và Quý Quân. - Sông Phó Đáy: Bắt nguồn từ núi Tam Tạo huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy vào Tuyên Quang, đoạn chảy qua Yên Sơn dài 39,0 km (qua địa bàn các xã: Trung Minh; Hùng Lợi; Trung Sơn và Kim Quan). (Nguồn số liệu: Trạm thủy văn huyện Yên Sơn) 3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên. Tài nguyên đất. Theo kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ Đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1/100.000 năm 2001. Cho thấy trên địa bàn huyện Yên Sơn có các nhóm đất chủ yếu với quy mô diện tích và phân bố nhƣ sau: - Đất Phù sa ngòi suối (Py): Có khoảng 700 ha, phân bố rải rác ở các xã: Trung Trực, Kiến Thiết, Kim Quan... Phần lớn loại đất này đƣợc sử dụng trồng 1 vụ hoặc 2 vụ lúa, năng suất trung bình thấp; - Đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm (P): có khoảng 800 ha, phân bố ở các xã ven Sông Lô (Trung Môn, Thái Bình). Đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất trên 120 cm. Phần lớn loại đất này đã đƣợc trồng các loại cây ngắn ngày nhƣ lúa và các cây hoa màu hàng năm khác nhƣng năng suất thấp; - Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Diện tích loại đất này có 12.529 ha phân bố phía Tây - Nam của huyện (gồm các xã: Chân Sơn, Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Phú Lâm và Thị trấn Tân Bình). Thành phần cơ giới, hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất có sự biến động từ 120 cm. Đất có địa hình đồi dốc lớn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 chia cắt với các đồi đá cát phiến sét, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế; - Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Diện tích đất này có khoảng 35.000 ha. Loại đất này phân bố ở nơi có độ dốc cao (Trung Minh, Hùng Lợi, Tiến Bộ, Hoàng Khai ...) Thành phần cơ giới đất hoàn toàn là cát pha, độ dày tầng đất có biến động lớn từ 120 cm. Đất thƣờng khô hạn, chặt rắn. Trên loại đất này phần lớn còn rừng, nơi có độ dốc 250C cần đƣợc bảo vệ và trồng rừng là chính; - Đất đen do sản phẩm bồi tụ Cacbonat (Rdv): Có 327 ha, chỉ có ở xã Kim Quan và xã Kim Phú. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, chua, cần đƣợc cải tạo bổ sung lân, kali; - Đất xám bạc màu (Ba): 2.928 ha, có ở các xã Kim Phú, Phú Lâm, Hoàng Khai ... loại đất này thƣờng đƣợc sử dụng trồng lúa 1 vụ hoặc chuyên màu năng suất thấp; - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Có diện tích 1.100 ha, phân bố rải rác ở phía Tây Nam của huyện (Mỹ Bằng, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Đội Bình ... ). Đất thƣờng đƣợc dùng để trồng lúa và các cây trồng ngắn ngày khác, năng suất trung bình khá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 37 Hình 3.1 Sơ đồ thổ nhƣỡng tỉnh Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 38 Tài nguyên nƣớc. - Nguồn nƣớc mặt: Với đặc điểm địa hình phần lớn là đồi núi nên trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt của huyện có hạn chế nhất định, các xã có địa hình tƣơng đối bằng phẳng gần với thành phố Tuyên Quang (Kim Phú, Trung Môn, Hoàng Khai, Thái Bình ...) có trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt trong năm tƣơng đối cao, các xã còn lại trữ lƣợng nguồn nƣớc mặt phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mƣa hàng năm nhìn chung không đảm bảo chủ động cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. - Nguồn nƣớc ngầm: Theo số liệu khảo sát của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang cho thấy nguồn nƣớc ngầm của huyện Yên Sơn khá phong phú, đặc biệt là ở các xã nằm về phía Tây Nam. Nguồn nƣớc ngầm có chất lƣợng khá tốt đảm bảo tiêu chuẩn cho sinh hoạt. Điều kiện khai thác tƣơng đối dễ dàng. Đặc biệt nguồn nƣớc khoáng nóng ở xã Phú Lâm đã đƣợc điều tra, khảo sát đƣa vào sử dụng. Nguồn nƣớc này có độ sạch cao, có nhiều muối khoáng, đặc biệt là các nguyên tố vi lƣợng rất có giá trị đối với sức khoẻ con ngƣời. (Nguồn số liệu: Báo cáo thuyết minh quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015) Tài nguyên rừng. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 (tính đến 01/01/2014), huyện Yên Sơn có 83.828,30 ha đất lâm nghiệp, chiếm 74,02% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Với độ che phủ 77%. Trong đó: Rừng sản xuất có 64.600,92 ha, chiếm 77,06 % diện tích đất lâm nghiệp. Đây là phần diện tích quan trọng, đem lại nguồn thu nhập từ rừng góp phần phát triển kinh tế cho ngƣời dân miền núi; Rừng phòng hộ 19.103,20 ha, chiếm 22,78 % diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích rừng này đang có tác dụng chống xói mòn và bảo vệ và cải tảo môi trƣờng, dữ nguồn nƣớc cung cấp cho các lƣu vực chảy vảo sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy; Rừng đặc dụng 124,18 ha, chiếm 0,15% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích này ở xã Mỹ Bằng. Huyện có thảm thực vật rừng đa dạng, phong phú, có các loài cây gỗ quý nhƣ: Nghiến, Lim xanh, Dổi, Lát hoa, không còn rừng nguyên sinh và chủ yếu là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 39 rừng nghèo. Trong những năm gần đây, thảm thực vật rừng ở Yên Sơn đang đƣợc hồi sinh nhanh, nhất là ở khu vực núi đất (do việc thực hiện trồng rừng). Tài nguyên khoáng sản. Theo tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đên 2010 có xét đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số: 24/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2008 và tài liệu của Đoàn Địa chất 109, liên đoàn Bản đồ 207 công bố năm 1994 - 1995 và của các Bộ ngành hữu quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhƣ: Sắt; Chì Kẽm; Thiếc; Barit; Nƣớc khoáng. Ngoài các loại khoáng sản kể trên, huyện Yên Sơn còn có nhiều loại khoáng sản khác, nhƣ: Cát, sỏi, đá dùng làm vật liệu xây dựng và gốm sứ ... Những loại khoáng sản này cũng đang đƣợc khai thác, sử dụng tại nhiều điểm. Tài nguyên du lịch. Theo số liệu thống kê các điểm di tích lịch sử của sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, trên địa bàn huyện hiện có 109 di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh (với 14 di tích Quốc gia, 13 di tích cấp tỉnh, số còn lại đã và đang lập hồ sơ di tích), trong đó có các di tích quan trọng nhƣ: Lán ở, làm việc và hầm an toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Kim Quan); Hầm an toàn của Trung ƣơng Đảng (xã Kim Quan); Văn phòng làm việc của Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh (xã Kim Quan); Hang Đá Bàn (xã Mỹ Bằng) là nơi ở và làm việc của Hoàng thân Xu Pha Nu Vông, Thủ tƣớng Chính phủ Pathét Lào... Tài nguyên nhân văn. Hiện nay huyện có 31 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (trong đó có 30 xã và 1 thị trấn). Trên địa bàn huyện có 22 dân tộc anh em sinh sống là ngƣời Tày, Nùng, Dao, Kinh, Cao Lan, Hoa và Mông ... Ngƣời dân Yên Sơn có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất nông nghiệp, mặc dù trình độ lao động còn hạn chế song với đặc tính cần cù và nhạy bén nên trong quá trình lao động có thể tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng trong sản xuất. 3.1.1.3. Thực trạng môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 40 Là huyện miền núi có mật độ dân số không cao, các ngành kinh tế phi nông nghiệp (công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ - du lịch) chƣa phát triển vì vậy những tác động không tích cực đến môi trƣờng của huyện chƣa đáng kể. Mặt khác trên địa bàn huyện có nhiều sông suối, diện tích đất lâm nghiệp và các loại cây trồng nông nghiệp khác chiếm phần lớn diện tích đang đƣợc đầu tƣ phát triển nên đã tạo ra cảnh quan môi trƣờng trong lành gần gũi với đời sống con ngƣời. Tuy nhiên do chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng các bãi chứa rác thải tập trung, hệ thống sử lý chất thải của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và vệ sinh tại các khu vực nông thôn hiện nay chƣa đƣợc đảm bảo. Các công trình sinh hoạt chƣa đƣợc đảm bảo vệ sinh, hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm chƣa đảm bảo về vệ sinh chuồng trại, gây ô nhiễm, tạo nguồn dịch bệnh. 3.1.1.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất. Yên Sơn là một huyện miền núi, do đó việc ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu là không tránh khỏi. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Yên Sơn, ảnh hƣởng của thiên tai gây thiệt hại chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, đƣờng giao thông và hƣ hỏng nhà cửa của nhân dân. Để đối phó với thiên tai, biến đổi khí hậu cần có một chiến lƣợc lâu dài. Tuy nhiên trƣớc mắt chúng ta cần đƣa ra đƣợc phƣơng hƣớng sử dụng đất hợp lý, chuyển đổi diện tích nông nghiệp thƣờng bị ảnh hƣởng bởi thiên tai sang các mục đích sử dụng khác hợp lý, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần bố trí quỹ đất dự phòng và chủ động phòng chống thiên tai, bão lũ, hạn chế những tác động của biến đổi khí hậu xảy ra trong quá trình sử dụng đất. * Đánh giá chung a. Những thuận lợi - Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trƣờng nhƣ đã phân tích ở trên cho thấy huyện có nhiều tiềm năng cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội theo hƣớng tăng nhanh giá trị sản xuất của ngành công nghiệp - dịch vụ (địa bàn huyện sẽ là nơi tập trung chủ yếu các hoạt động kinh tế của cả tỉnh Tuyên Quang trong những năm tới). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 41 - Điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng đa dạng để phát triển mạnh công nghiệp chế biến, làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. b. Những khó khăn, hạn chế - Diện tích tự nhiên có trên 3/4 là đồi núi, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn (xuất phát điểm của nền kinh tế thấp), đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi..). Vì vậy cần có sự đầu tƣ thích đáng của Nhà nƣớc. - Địa hình của huyện chia cắt mạnh, thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng bất lợi của điều kiện tự nhiên (đặc biệt là lũ quét) gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của ngƣời dân, tốn kém trong việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực có địa hình dốc cao. - Nguồn tài nguyên khoáng sản có nhiều loại nhƣng phần lớn các mỏ có trữ lƣợng nhỏ, phân bố rải rác không thuận lợi cho đầu tƣ khai thác và chế biến ở quy mô lớn. 3.1.2. Thực trạng kinh tế xã hội của huyện Yên Sơn 3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đƣợc sự quan tâm của tỉnh, dƣới sự quản lý và chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện về phát triển kinh tế - xã hội, bƣớc đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hƣớng tích cực, sử dụng ngày càng có hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phƣơng. Là một huyện miền núi, nên kinh tế huyện đặt trọng tâm phát triển vào nông - lâm nghiệp, đồng thời cũng từng bƣớc hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đô thị cho những năm kế tiếp. Bảng 3.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Yên Sơn Hạng mục Tăng (+), giảm (-) Năm 2010 Năm 2013 Cơ cấu kinh tế theo khu vực (%) 100 100 - Nông - Lâm nghiệp - thuỷ sản 42,80 35,00 -7,80 - Công nghiệp - Xây dựng 38,90 40,00 1,10 - Dịch vụ - Thƣơng mại - Du lịch 18,30 25,00 6,70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 42 Bảng 3.1 cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2010 – 2013 có những thay đổi: - Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản là 42,80% năm 2010 và 35,00% năm 2013 giảm 7,8%. - Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng là 38,90% năm 2010 và 40,00% năm 2013 tăng 1,1%. - Cơ cấu sản xuất ngành Dịch vụ - thƣơng mại - Du lịch là 18,30% năm 2010 và 25,00% năm 2013 tăng 6,7%. (Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Yên Sơn và Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2013; phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 huyện Yên Sơn) 3.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế. a. Khu vực kinh tế nông nghiệp. Về trồng trọt: Là một huyện miền núi nên nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Khắc phục có hiệu quả khó khăn trong sản suất nông nghiệp, lâm nghiệp do thời tiết rét đậm, rét hại đầu vụ xuân. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ giống cây trồng, áp dụng triệt để các biện pháp thâm canh, tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến lâm, khống chế kịp thời sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh hại gia súc, gia cầm hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất nông lâm nghiệp năm 2013. Kết quả cho thấy: Tổng sản lƣợng lƣơng thực năm 2013 đạt 74.279 tấn, đạt 100,10% kế hoạch. Trong đó trồng đƣợc 10.236,60 ha lúa, có 900 ha lúa chất lƣợng cao, đạt 100,05 % kế hoạch. Phát triển ổn định các vùng chuyên canh với 2.004,00 ha Mía, 2.859,3 ha chè. Trong đó tập trung nâng cao chất lƣợng sản phẩm chè tại 08 xã vùng quy hoạch. Sản phẩm chè búp tƣơi đã thu hoạch 23.626,9 tấn đạt 100% kế hoạch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 43 Bảng 3.2: Diện tích, năng xuất và sản lƣợng cây trồng năm 2013 Chỉ tiểu STT 1 2 3 4 5 6 7 Lúa Đơn vị tính ha Kết quả thực hiện 10.236,60 Năng suất tạ/ha Sản lƣợng tấn 60.226,6 Ngô cả năm ha 3.159,60 58,8 Năng suất tạ/ha Sản lƣợng tấn 14.054,70 Khoai lang cả năm ha 1.336,60 44,5 Năng suất tạ/ha Sản lƣợng tấn 8.822,9 Lạc cả năm ha 376,2 Năng suất tạ/ha 18,3 Sản lƣợng tấn 689,5 Đậu tƣơng cả năm ha 364,4 Năng suất tạ/ha 18,0 Sản lƣợng tấn 655,3 Mía ha 2.004,00 66 Năng suất tạ/ha Sản lƣợng tấn 133.000,0 Chè ha 2.859,30 663,7 Năng suất tạ/ha Sản lƣợng tấn 23.734,6 Cây ăn quả các loài (Nhãn; Vải; Cam;..) ha 1.991,0 8.1 Cây nhãn ha 502,8 8.2 Cây Vải ha 307,6 8.3 Cây cam, quýt ha 97,9 8.4 Cây bƣởi ha 286,5 8.5 Cây khác (na, hồng…) ha 796,2 Rau các loài ha 1.717,0 8 9 9.1 Năng suất rau cả năm Tạ/ha 84,0 88,5 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quốc phòng, an ninh năm 2013; phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 của huyện Yên Sơn). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 44 Về chăn nuôi: Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Trong năm qua toàn huyện đã chăn nuôi đƣợc 17.754 con trâu đạt 100,02% kế hoạch. Đàn Bò 5.420 con đạt 92,25 % kế hoạch. Đàn Lợn 115.030 con đạt 102,7% kế hoạch. Đàn gia cầm 1.480,0 con đạt 105,7 % kế hoạch. Bảng 3.3: Cơ cấu vật nuôi năm 2013 STT Đơn vị tính Loại gia súc, gia cầm Số lƣợng 1 Tổng đàn trâu Con 17.754 2 Tổng đàn bò Con 5.420 Con 1.934 + Trong đó: Bò sữa Đàn bò trong dân 3.486 3 Tổng đàn lợn Con 115.030 4 Tổng đàn gia cầm Con 1.480,0 5 Diện tích nuôi thả cá Ha 415,53 6 Sản lƣợng cá thu hoạch Tấn 1.495,9 7 Sản lƣợng sữa tƣơi Tấn 6.500 6 Sản lƣợng cá thu hoạch Tấn 1.495,9 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quốc phòng, an ninh năm 2013; phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 của huyện Yên Sơn). Về lâm nghiệp: Tăng cƣờng công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng. Năm qua đã trồng mới đƣợc 4.051,9ha rừng đạt 107,90 % kế hoạch. Tổ chức khai thác 74.540,0 m3 gỗ đạt 83% kế hoạch và trên 5.000 tấn tre nứa các loại. Đạt 79,4% kế hoạch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 45 Bảng 3.4: Tổng hợp diện tích rừng trồng năm 2013 1 Trồng rừng tổng số Đơn vị tính ha a Trồng rừng tập trung ha 3.952,9 - Rừng sản xuất ha 3.870,8 Trong đó: + Doanh nghiệp ha 497,5 ha 3.373,8 STT Phân loại rừng + Hộ gia đình Kết quả thực hiện 4.051,9 - Rừng phòng hộ ha 81,6 b Trồng rừng phân tán ha 99 2 Bảo vệ rừng ha 74.540,0 - Bảo vệ rừng tự nhiên ha 38.123,0 - Bảo vệ rừng trồng ha 36.417,0 ha 1.100,0 3 66.500,0 3 22.500,0 3 44.000,0 tấn 5000 60 3 Khai thác Gỗ rừng trồng + Diện tích + Sản lƣợng Trong đó: + Doanh nghiệp + Hộ gia đình Tre nứa Tỷ lệ tre phủ rừng m m m % (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2013; phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 huyện Yên Sơn) b. Khu vực kinh tế công nghiệp. Trong năm 2013 huyện đã tích cực, chủ động phối hợp với các sở ban ngành của tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đạt 218 tỷ đồng, bằng 113 % kế hoạch. c. Khu vực kinh tế dịch vụ. Thƣơng mại, dịch vụ. Thị trƣờng đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế, hàng hóa ngày càng đa dạng về mẫu và chủng loại, tạo cho ngƣời tiêu dùng có điều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 46 kiện lựa chọn. Các doanh nghiệp Nhà nƣớc đƣợc củng cố và giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định thị trƣờng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển; mạng lƣới phát triển nhanh chóng đến tận các xã, thôn bản. Du lịch. Huyện có tiềm năng về phát triển du lịch. Hiện nay trên địa bàn huyện đang tiếp tục đầu tƣ phát triển du lịch di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh: Lán ở và làm việc, hầm an toàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hầm an toàn của Trung ƣơng Đảng. Văn phòng làm việc của Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh. Hang Đá Bàn (xã Mỹ Bằng) là nơi ở và làm việc của Hoàng thân Xu Pha Nu Vông, Thủ tƣớng Chính phủ Pathet Lào … đồng thời phát triển lễ hội nhƣ: Lễ hội đình Minh Cầm (xã Đội Bình); Đình Giếng Tanh (xã Kim Phú). d. Dân số. Năm 2013, dân số huyện có 162.936 ngƣời, với 42.716 hộ, mật độ dân số trung bình 144 ngƣời/km2, trong đó: Dân số đô thị 4.431 ngƣời (chiếm 2,72% dân số huyện), mật độ trung bình 560 ngƣời/km2; Dân số nông thôn 158.205 ngƣời (chiếm 97,18 % dân số huyện), mật độ trung bình 138 ngƣời/km2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 47 Bảng: 3.5: Thống kê dân số năm 2013 huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Số thôn Diện tích Dân số Mật độ STT Tên xã 2 (xóm) (km ) (Ngƣời) (Ngƣời/km2) Tổng số 461 1.132,42 162.936 144 1 Chân Sơn 13 164 27,47 4.509 2 Chiêu Yên 17 131 28,74 3.777 3 Công Đa 15 48,43 3.035 63 4 Đạo Viện 12 42,98 2.465 57 5 Đội Bình 14 20,8 5.953 286 6 Hoàng Khai 14 12 5.316 443 7 Hùng Lợi 17 103,67 6.594 64 8 Kiến Thiết 17 109,48 5.041 46 9 Kim Phú 26 19,28 11.304 586 10 Kim Quan 8 30,47 3.228 106 11 Lang Quán 21 27,82 6.437 231 12 Lực Hành 12 25,35 3.165 125 13 Mỹ Bằng 25 32,2 11.530 358 14 Nhữ Hán 15 21,26 5.353 252 15 Nhữ Khê 17 17,1 5.078 297 16 Phú Lâm 25 37,97 8.260 218 17 Phú Thịnh 7 30,14 2.176 72 18 Phúc Ninh 16 33,05 5.092 154 19 Quy Quân 8 33,88 2.237 66 20 Tân Long 16 38,37 5.535 144 21 Tân Tiến 14 56,06 3.776 67 22 Thái Bình 17 27 4.596 170 23 Thắng Quân 19 26,34 7.407 281 24 Tiến Bộ 13 46,27 5.138 111 25 Trung Minh 9 65,15 2.126 33 26 Trung Môn 17 11,95 8.037 673 27 Trung Sơn 9 42,87 3.236 75 28 Trung Trực 8 31,33 2.290 73 29 Thị trấn Tân Bình 6 8,02 4.559 568 30 Tứ Quận 15 37,1 7.320 197 31 Xuân Vân 25 39,87 8.366 210 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 48 (Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Yên Sơn và niên giám thống kê năm 2013) e. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn. Thực trạng phát triển khu đô thị. Huyện Yên Sơn có một đô thị duy nhất là thị trấn Tân Bình (đạt tiêu chuẩn đô thị loại V), cách thành phố Tuyên Quang 15,0 km về phía Nam. Thị trấn có diện tích 802,03 ha, chiếm 0,71% diện tích tự nhiên của toàn huyện (là đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên nhỏ nhất huyện). Trong những năm tới quy hoạch xây dựng đô thị với quy mô đạt tiêu chuẩn đô thị loại V, tại trung tâm huyện lỵ mới của huyện trên địa bàn các xã: Tứ Quận; Thắng Quân và Lang Quán. Và trong tƣơng lai đây sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện huyện Yên Sơn Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn. Hệ thống các điểm khu dân cƣ nông thôn của huyện đƣợc phân bố ở 30 xã. Với phong tục, tập quán có từ lâu đời, các điểm dân cƣ nông thôn thƣờng đƣợc hình thành và phát triển dọc theo các tuyến giao thông chính, nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nƣớc thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cƣ nông thôn đã đƣợc cải thiện đáp ứng cơ bản nhu cầu cho đời sống của ngƣời dân. Cùng với toàn quốc, huyện Yên Sơn đang tích cực triển khai xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí. Một số xã đã đạt đƣợc những tiêu chí cơ bản nhƣ xã: Hoàng Khai; Mỹ Bằng... f. Phát triển cơ sở hạ tầng. Hệ thống giao thông. - Hệ thống giao thông đường bộ Quốc lộ 2: Đây là tuyến đƣờng có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của cả tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Yên Sơn nói riêng. Phần đƣờng chạy trên địa bàn huyện có 33,40 km, nền đƣờng rộng 12,0 m, mặt đƣờng rộng 11,0 m, đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III, mặt đƣờng đã đƣợc trải bê tông nhựa. Toàn tuyến hiện có 10 cầu với tổng chiều dài 292,61 m. Quốc lộ 2C: Tuyến đƣờng này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các xã phía Đông huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 49 Phần đƣờng chạy trên địa bàn huyện dài 39,50 km, chiều rộng nền đƣờng là 7,5 m, mặt đƣờng đƣợc trải đá dăm nhựa. Toàn tuyến hiện có 3 cầu với tổng chiều dài 67 m. Quốc lộ 37: Dài 63,5 km, phần đƣờng chạy trên địa bàn huyện có chiều dài 28,90 km, chiều rộng nền đƣờng là 9,0 m, đạt tiêu chuẩn đƣờng Cấp IV. Toàn tuyến hiện có 6 cầu với tổng chiều dài 220,10 m. Trong những năm qua, bằng nguồn vốn của Nhà nƣớc và đóng góp của nhân dân huyện đã đầu tƣ, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội. Mở mới, đƣờng liên xã và thôn, bản; xây dựng mới đƣờng bê tông, công trình cầu nhỏ, đƣờng ngầm tràn. - Hệ thống giao thông đường thuỷ Hệ thống giao thông đƣờng thuỷ trên địa bàn huyện gồm 02 tuyến chính: Tuyến sông Gâm: Điểm đầu tại bến Cham xã Kiến Thiết, điểm cuối tại ngã ba sông Lô thuộc xã Tân Long. Tuyến sông Lô: Đây là tuyến đƣờng thuỷ quan trọng chạy qua địa bàn huyện dài 57,0 km với 02 bến phà và 11 bến đò. Tuyến đƣờng thuỷ này có nhiều gềnh, thác, mùa mƣa lũ có lƣu tốc lớn, mùa cạn lòng sông hẹp, nhiều bãi bồi, có đoạn nƣớc chỉ sâu 0,80 m nên hạn chế nhiều đến vận tải đƣờng thuỷ. (Nguồn số liệu: Đề án quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông và xã hội hoá giao thông đến năm 2020 huyện Yên Sơn) Thuỷ lợi. Trên địa bàn huyện có 3 con sông lớn là sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy cùng với hệ thống suối nhỏ tạo nên hệ thống sông suối cung cấp nƣớc sinh hoạt và sản xuất cho toàn địa bàn huyện Yên Sơn và một số vùng phụ cận; có 658 công trình thuỷ lợi, bao gồm, đập xây, hồ chứa, trạm bơm, phai tạm. Tổng chiều dài các tuyến kênh tƣới năm 2013 có 699,04 km, trong đó có 335,76 km đã đƣợc kiên cố hoá, còn lại 363,28 km là kênh đất. phục vụ tƣới cho 3.440,41 ha diện tích lúa đông xuân và 3.785,53 ha diện tích lúa mùa. Hệ thống điện. Những năm qua, tuy còn gặp nhiều khó khăn về vốn nhƣng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của huyện, phong trào điện khí hoá nông thôn đã đạt đƣợc những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 50 thành tựu quan trọng. Đến nay các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đƣợc sử dụng lƣới điện Quốc gia, phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và môi trường huyện Yên Sơn. 3.1.3.1. Thuận lợi. Huyện có diện tích tự nhiên tƣơng đối lớn 113.242,26 ha, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng. Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi về điều kiện khí hậu, thực vật, vật nuôi đa dạng sinh trƣởng và phát triển nhanh, thuận lợi cho phát triển nông, lâm kết hợp, hình thành các vùng cây trồng tập trung. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến hàng hoá, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nƣớc; Nguồn khoáng sản phong phú về chủng loại và phân bố ở nhiều nơi là cơ sở cho phát triển các ngành công nghiệp và khai thác khoáng sản; Yên Sơn là huyện miền núi, có đƣờng QL 2 đi qua đây là lợi thế lớn của huyện so với một số huyện khác trong tỉnh. Hệ thống đƣờng giao thông nối với Thành phố Tuyên Quang với tỉnh Thái Nguyên và các địa phƣơng khác trong vùng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân giao lƣu hàng hoá với bên ngoài; Điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai của huyện đa dạng cho phép có thể phát triển một nền nông nghiệp đa dạng từ các cây trồng nƣớc đến cây trồng cạn ngắn ngày, cây lâu năm; từ các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới đến cây trồng, vật nuôi Á nhiệt đới và ôn đới. Chế độ nhiệt đảm bảo đủ điều kiện để gieo trồng 2 - 3 vụ cây trồng cạn trong năm; Quỹ đất đai chƣa sử dụng của huyện còn 1.638,26 ha, song tiềm năng về tăng vụ và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai của huyện còn nhiều, trong những năm tới có thể khai thác tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở ngoài việc khai thác khoảng hơn 500,00 ha đất chƣa sử dụng vào trồng rừng và các loại cây có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hoá và thực hiện tăng vụ trên đất cây hàng năm đƣa một số cây rau đậu, cây công nghiệp có năng suất, chất lƣợng cao vào sản xuất để tăng giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51 Tuy rừng nguyên sinh không còn, song thảm thực vật rừng của huyện hiện đạt 50%, ở mức cân bằng sinh thái đối với một huyện miền núi, đảm bảo môi trƣờng nƣớc, đất đƣợc bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất; Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất tƣơng đối khá, mức thu nhập của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Đây là điều kiện để tăng vốn đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời gian tới; Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện nhƣ đƣờng giao thông, công trình thuỷ lợi, cơ sở bƣu chính viễn thông, mạng lƣới cơ sở y tế, giáo dục… đã đƣợc tăng cƣờng nhiều hơn trƣớc, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 3.1.3.2. Khó khăn. Là huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, diện tích dốc trên 250 chiếm tới 63% diện tích của huyện. Đây là một hạn chế đối với giao lƣu hàng hoá và bảo vệ đất khi không có các giải pháp bảo vệ môi trƣờng sinh thái phù hợp dẫn đến gây khó khăn cho phát triển sản xuất trên địa bàn huyện; Hầu hết ở các xã đƣờng giao thông vẫn chƣa đƣợc nâng cấp, chủ yếu là đƣờng đất đi lại gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến việc trao đổi hàng hoá đặc biệt là vào mùa mƣa; Do chế độ mƣa bão đã tạo ra úng ngập, lũ quét, sạt lở, xói mòn đất, trong mùa mƣa và gây ra cạn kiệt nƣớc khô hạn trong mùa khô, đã làm cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn không ổn định và nhiều rủi ro; Tài nguyên khoáng sản có nhiều loại nhƣng phần lớn là các loại có trữ lƣợng nhỏ, nằm rải rác không thuận lợi cho việc đầu tƣ khai thác và chế biến quy mô lớn; Là huyện miền núi còn có một số xã đặc biệt khó khăn; hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã đƣợc tăng cƣờng, song chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sản xuất; tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, điểm xuất phát kinh tế thấp. Những khó khăn, hạn chế này là rào cản trong phát triển nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sản xuất hàng hoá tập trung; Nhìn chung bên cạnh những thuận lợi huyện Yên Sơn cũng còn có nhiều khó khăn và hạn chế. Đó là thách thức to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và tới việc sử dụng đất nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52 3.1.3.3. Áp lực đối với đất đai. Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho thấy áp lực đối với đất đai ngày càng gia tăng đặc biệt trong giai đoạn tới nhu cầu đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao, áp lực đối với đất đai đƣợc thể hiện trên các mặt sau: - Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay chủ yếu vẫn là nông - lâm nghiệp. Để phát triển nhanh kinh tế - xã hội, cần phân bổ quỹ đất hợp lý cho các ngành công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ. - Trong thời kỳ tới để thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông thôn, cần dành đất cho cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng nhƣ công nghiệp, dịch vụ, giao thông, thuỷ lợi, văn hoá, thể thao. - Nhu cầu cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng cao, cần dành đất cho xây dựng các công trình công cộng phục vụ văn hoá, thể thao, giải trí và nghỉ ngơi. Vì vậy cần sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả và gắn liền với việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bền vững. Đồng thời đầu tƣ cải tạo, khai thác đất chƣa sử dụng và thực hiện tốt các biện pháp thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, chất lƣợng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN YÊN SƠN 3.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất, tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp của huyện yên sơn 3.2.1.1 Hiện trạng sử dụng các loại đất. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 (tính đến ngày 01/01/2014) tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 113.242,26 ha, cụ thể tại bảng 3.6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53 Bảng: 3.6: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Sơn năm 2013. Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Tổng diện tích Diện tích (Ha) Cơ cấu % 113.242,26 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 102.394,99 90,42 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 18.114,36 16,00 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10.804,35 9,54 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.595,63 4,94 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 31,18 0,03 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 5.177,54 4,57 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.310,01 6,46 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 83.828,30 74,03 1.2.1 Đất rừng sản xuất RPX 64.600,92 57,05 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 19.103,20 16,87 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 124,18 0,11 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 415,53 0,37 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 36,80 0,03 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 9.209,01 8,13 3 Nhóm đất chƣa sử dụng CSD 1.638,26 1,45 (Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả thống kê đất đai huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang năm 2013) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54 Hình 3.2 Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Qua số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất đai năm 2013, cho thấy đất nông nghiệp có 102.394,99 ha, chiếm 90,42% diện tích tự nhiên. Cụ thể: Bảng 3.7: Hiện trạng diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 Thứ tự CHỈ TIÊU Mã TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 113.242,26 100,00 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 102.394,99 90,42 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 18.114,36 16,00 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10.804,35 9,54 1.1.1.1 Đất trồng lúa. Trong đó: LUA 5.595,63 4,94 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 3.699,46 3,27 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 31,18 0,03 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác CHN 5.177,54 4,57 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.310,01 6,46 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 83.828,30 74,03 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 64.600,92 57,05 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 19.103,20 16,87 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 124,18 0,11 1.3 1.4 Đất nuôi trồng thuỷ sản Các loại đất nông nghiệp còn lại NTS NKH 415,53 36,80 0,37 0,03 (Nguồn số liệu: Thống kê đất đai năm 2013 huyện Yên Sơn). * Đất trồng lúa: Có 5.595,63 ha, chiếm 4,94% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, diện tích này đƣợc phân bổ ở hầu hết các xã trong huyện. - Đất chuyên trồng lúa nƣớc: 3.699,46 ha, chiếm 3,27% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. - Đất trồng lúa nƣớc còn lại: 1.896,17 chiếm 1,67% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. * Đất trồng cây lâu năm: Có 7.310,01 ha, chiếm 6,46 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56 - Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: 2.322,86 ha, chiếm 2,05% tổng diện tích tự nhiên. - Đất trồng cây ăn quả lâu năm: 1.147,29 ha, chiếm 1,01% tổng diện tích tự nhiên. - Đất trồng cây lâu năm khác: 3.839,86 ha, chiếm 3,39 % tổng diện tích tự nhiên. * Đất lâm nghiệp: Toàn huyện có 83.828,30 ha, chiếm 74,03 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: - Đất rừng sản xuất: Có 64.600,92 ha, chiếm 57,05 % tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể: + Đất có rừng tự nhiên sản xuất: Có 26.079,48 ha, chiếm 23,03% tổng diện tích tự nhiên. + Đất có rừng trồng sản xuất: Có 22.135,43 ha, chiếm 19,55% tổng diện tích tự nhiên. + Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất: Có 2.585,12 ha, chiếm 2,28% tổng diện tích tự nhiên. + Đất trồng rừng sản xuất: Có 13.800,89 ha, chiếm 12,19 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất rừng phòng hộ: Có 19.103,20 ha, chiếm 16,87 %. Cụ thể: + Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: Có 16.101,19 ha, chiếm 14,22% tổng diện tích tự nhiên. + Đất có rừng trồng phòng hộ: Có 1.344,97 ha, chiếm 1,19% tổng diện tích tự nhiên. + Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ: Có 1.259,13 ha, chiếm 1,11% tổng diện tích tự nhiên. + Đất trồng rừng phòng hộ: Có 397,91 ha, chiếm 0,35 % tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất rừng đặc dụng: Có 124,18 ha, chiếm 0,11%. Cụ thể: + Đất có rừng tự nhiên đặc dụng: Có 48,07 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57 + Đất có rừng trồng đặc dụng: Có 76,11 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên. * Đất nuôi trồng thuỷ sản. Có 415,53 ha, chiếm 0,37 % tổng diện tích tự nhiên. * Các loại đất nông nghiệp còn lại. (Bao gồm: Đất trồng cỏ, đất bằng trồng cây hàng năm, đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm và đất nông nghiệp khác): Có 5.245,52 ha, chiếm 4,63 % tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: - Đất trồng cỏ: Có 31,18 ha, chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất bằng trồng cây hàng năm: Có 2.380,97 ha, chiếm 2,10% tổng diện tích tự nhiên. - Đất nƣơng rẫy trồng cây hàng năm khác: Có 2.796,57 ha, chiếm 2,47 % tổng diện tích tự nhiên. - Đất nông nghiệp khác: Có 36,80 ha, chiếm 0,03 % tổng diện tích tự nhiên. 3.2.1.2. Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp Tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp. Theo kết quả thống kê đất đai năm 2013, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 102.394,99 ha phân bố ở tất cả các xã trong huyện nhƣng tập trung chủ yếu ở xã Hùng Lợi (10.021,34 ha), Kiến Thiết (10.653,77ha),… Đây là nguồn tiềm năng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn huyện. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn tiềm năng này chƣa thực sự tiết kiệm, ý thức trong việc bảo vệ và nuôi dƣỡng nguồn tài nguyên này còn hạn chế. Cơ cấu cây trồng còn chƣa đa dạng, chƣa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng, chƣa thiết thực với nhu cầu thị trƣờng tiêu thụ. Do vậy việc khai thác có chiều sâu trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xoá bỏ hình thức canh tác lạc hậu mang tính lối mòn, tích cực đầu tƣ thâm canh tăng vụ, làm tốt công tác thuỷ lợi chuyển dần diện tích đất lúa 1 vụ lên 2 vụ,... Chuyển đổi các diện tích cây lâu năm kém hiệu quả sang để trồng cây hàng năm đem lại hiệu quả kinh tế cao, dần hình thành các vùng sản xuất tập trung mang tính hàng hoá là hoàn toàn cần thiết. Tiềm năng đất đai đối với một số loại đất chính nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58 - Đất trồng lúa: Đất trồng lúa phân bố đồng đều trên địa bàn các xã trong huyện tuy nhiên diện tích này tập trung chủ yếu ở các xã Mỹ Bằng (416,38), Phú Lâm (316,92), Kim Phú (482,48), ... Khả năng mở rộng đất trồng lúa từ các loại đất khác rất hạn chế. Vì vậy tiềm năng đất trồng lúa của huyện trong những năm tới cần đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Đƣa vào sản xuất các giống lúa đặc sản để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Bên cạnh đó, việc kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi và xây dựng thêm các phai đập, hồ chứa khiến nhiều diện tích hiện đang cấy 1 vụ có thể chuyển sang cấy 2 vụ, nâng cao năng suất và sản lƣợng. - Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm của huyện gồm: Đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác (đất vƣờn trong khu dân cƣ). Huyện tập trung phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm theo dự án trên cơ sở đƣa giống mới và gắn với thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. + Đất trồng cây ăn quả: Các loại đất trồng cây ăn quả có thể phát triển trên đất đỏ, đất mùn, đất dốc tụ, đất phù sa. + Đất trồng cây công nghiệp lâu năm: Chủ yếu diện tích cây chè, cây mía và một số loài cây khác, tập trung phục vụ sản xuất chè ở công ty cổ phần chè Sông Lô nằm ở 07 xã huyện Yên Sơn (Chân Sơn, Lang Quán, Thắng Quân, Kim Phú, Hoàng Khai, Nhữ Khê, Đội Bình)và công ty cổ phần chè Mỹ Lâm nằm ở 03 xã (Mỹ Bằng, Phú Lâm, Nhữ Hán). - Đất lâm nghiệp: Tiềm năng về đất lâm nghiệp của huyện trong những năm tới là làm giàu trữ lƣợng rừng hiện có, trồng rừng tập trung và trồng rừng bổ sung trên đất lâm nghiệp mới đƣa vào khoanh nuôi tái sinh. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâm nghiệp còn chậm chƣa thích nghi với thị trƣờng tiêu thụ. Hƣớng tới cần bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên này. - Đất nuôi trồng thuỷ sản: Ngoài diện tích nằm trong khu dân cƣ, ngƣời dân còn tận dụng đất mặt nƣớc các công trình thuỷ lợi kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản nhƣng phần diện tích đất dành cho nuôi trồng thủy sản vẫn còn ít chƣa đủ để cung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 59 cấp cho cuộc sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện cũng nhƣ tạo thành sản phẩm hàng hoá trên thị trƣờng tiêu thụ. 3.2.2. Tình hình biến động đất nông nghiệp. Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Sơn giai từ 2010 - 2013 đƣợc thể hiện qua bảng 3.8. Bảng 3.8: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn từ năm 2010 – 2013 (đơn vị tính ha) Biến động Thứ tự Mục đích sử dụng Mã Năm 2010 Năm 2013 tăng (+), giảm (-) Tổng diện tích NNP 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 18.204,70 18.114,36 -90,34 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10.846,20 10.804,35 -41,85 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.626,78 5.595,63 -31,15 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 31,18 31,18 0,00 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 5.188,24 5.177,54 -10,70 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 7.358,50 7.310,01 -48,49 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 83.816,73 83.828,30 11,57 1.2.1 Đất rừng sản xuất RPX 62.145,64 64.600,92 2.455,28 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 21.546,91 19.103,20 -2.443,71 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 124,18 124,18 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 424,36 415,53 -8,83 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 26,82 36,80 9,98 102.472,61 102.394,99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên -77,62 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 60 Biến động sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 so với năm 2010 nhƣ sau: * Tổng diện tích đất nông nghiệp là 102.394,99 ha giảm so với năm 2010 là: 77,62 ha, trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp là 18.114,36 ha, giảm -90,34 ha do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội để tăng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. - Đất lâm nghiệp: 83.828,30 ha, tăng 11,57 ha do chuyển từ đất đồi núi chƣa sử dụng sang. - Đất nuôi trồng thủy sản là 415,53 ha, giảm -8,83 ha so với năm 2010 do chuyển sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và đất công cộng. - Đất nông nghiệp khác là 36,80 ha, tăng 9,98 ha do chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang. Diện tích đất nông nghiệp có sự tăng, giảm do áp lực tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Việc tăng, giảm diện tích đất lâm nghiệp theo quy hoạch phân 3 loại rừng nhằm đáp ứng nhu cầu của huyện trong công tác trồng rừng làm nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy cho khu công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đánh giá chung Thuận lợi: Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp (đặc biệt là lâm nghiệp và các loại cây công nghiệp lâu năm). Có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh chè, mía, cây ăn quả… cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến, tạo bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Tiềm năng phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lƣợng cây trồng), và phát triển chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,dê, lợn và chăn muôi gia cầm. Trong đó có vùng trồng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; Có tiềm năng thế mạnh về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và du lịch. Nguyên liệu chủ yếu cho phát triển công nghiệp trƣớc hết là sản phẩm nông lâm nghiệp, sau đó là nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nhƣ quặng thiếc, sắt, barít, ăngtimoan, vofram. Có tiềm năng phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 61 triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản nhƣ công nghiệp chế biến chè, sản xuất đƣờng kính trắng, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ đá, cát, sỏi, gạch, công nghiệp xi măng và các loại vật liệu xây dựng khác. Ngoài ra, huyện còn có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu giấy, chế biến sản phẩm gỗ. Khó khăn: Dân số tăng nhanh, lực lƣợng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp, năng suất lao động còn thấp. Việc sử dụng, thu hút chất xám của huyện còn nhiều hạn chế. Trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật và kiến thức kinh tế mới của đại bộ phận lao động trong xã hội còn thấp; Việc thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, sức mua của dân cƣ thấp. Việc giao lƣu trao đổi hàng hoá với bên ngoài phải bằng đƣờng bộ hoặc đƣờng sông với chi phí vận tải lớn; Những yếu tố bất lợi của thiên nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe doạ cho sản xuất và đời sống. 3.2.3 Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện Yên Sơn. * Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện. Qua kết quả điều tra thu thập và xử lý, tổng hợp 150 phiếu điều tra nông hộ trong huyện chúng tôi xác định đƣợc hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn cho thấy toàn huyện có 11 loại hình sử dụng đất. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ lựa chọn một số loại hình và diện tích sử dụng đất nông nghiệp chính nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 62 Bảng 3.9: Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Yên Sơn. STT 1 Loại Kiểu sử dụng hình Diện tích (ha) LUT 1 1. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 900 2. Lúa xuân - lúa mùa - đậu tƣơng 3. Lúa xuân - lúa mùa – khoai lang 2 LUT 2 2.799,46 4. Lúa xuân - lúa mùa 3 LUT 3 5. Lạc xuân - lúa mùa - rau đông 1.445,67 6. Đậu tƣơng xuân - lúa mùa - khoai lang 4 LUT 4 7. Lạc xuân - lúa mùa 450,5 8. Đậu tƣơng xuân - lúa mùa 5 LUT 5 9. Ngô xuân - đậu tƣơng hè - ngô đông 10. Mía 5.177,54 11. Rau các loại 6 LUT 6 7.310,01 12. Chè 7 LUT 7 13. Cây lâm nghiệp (tính cho 7 năm) 8 LUT 8 83.828,30 415,53 14. Cá các loại * Mô tả các loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp. - LUT 1 ( 2 lúa + 1 màu): Gồm 3 kiểu sử dụng đất loại hình sử dụng đất này với công thức luân canh chủ yếu là Lúa xuân - Lúa mùa - cây vụ đông (ngô, đậu tƣơng, khoai lang), thƣờng đƣợc bố trí trên các chân ruộng có địa hình khá bằng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 63 phẳng, ruộng ven sông, suối và chế độ tƣới tiêu chủ động và không bị ngập úng. Loại hình sử dụng đất này phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. + Lúa vụ xuân: Sử dụng các giống lúa thuần và lúa lai, năng suất cao nhƣ: Tạp giao 1, Nhị ƣu 63, Nhị ƣu 838, Q ƣu số 1, B-TE 1 và giống lúa thuần IRi352, N97, Hƣơng cốm, Dự. Lƣợng phân bón thƣờng sử dụng cho 1 ha từ 9 - 10 tấn phân chuồng để bón lót, từ 250 - 300 kg đạm Urê, từ 350 - 600 kg lân, 200-300 kg vôi, 200 - 250 kg kali. Năng suất đạt 55 - 62 tạ/ha. + Lúa vụ mùa: Sử dụng các giống lúa: KM18, Hƣơng cốm, HT6, TBR1, Syn6, Nhị Ƣu số 7, Khang Dân, KM 18; Lƣợng phân bón thƣờng sử dụng cho 1 ha: từ 8,5 - 10 tấn phân chuồng để bón lót, từ 260 - 300 kg đạm Urê, từ 350 - 600 kg lân, từ 200 - 250 kg kali. Năng suất đạt 57-62 tạ/ha. Các cây trồng vụ đông: gồm các cây trồng nhƣ: Ngô, đậu tƣơng, khoai lang. Cây ngô: Sử dụng các giống ngô LVN99, C919, CP-3Q, CP989, B06, B9698, NK66, NK4300, và một số giống ngô nếp ngắn ngày Nếp Nù, MX4. Lƣợng phân bón cho 01 ha trung bình: 7,0 - 10 tấn phân chuồng, urê 360-450 kg, từ 300 350 kg NPK, từ 100 - 200 kg kali, Cây ngô có khả năng triển vọng mở rộng lớn trên chân đất 2 lúa. Tuy vậy, hiện nay diện tích trồng ngô vụ đông vẫn còn ít. Do đầu tƣ thâm canh nên năng suất ngô tăng lên năng suất ngô đạt trung bình 44,6 tạ/ ha. Cây đậu tƣơng: Trồng chủ yếu các giống ĐVN5, ĐVN 6, DT 2008, DT84, DT96, là các loại giống chất lƣợng cao, lƣợng phân bón trung bình cho 1 ha: 4,5 5,5 tấn phân chuồng, từ 100 - 1120 kg Urê, từ 250 - 400 kg NPK, từ 75 - 110 kg kali, hiện tại đã áp dụng các biện pháp thâm canh nên cây đậu tƣơng là cây trồng mang lại khả năng cải tạo đất và hiệu quả cao cho ngƣời dân năng suất đạt 15 - 20 tạ/ha. Cây khoai lang: Thƣờng sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím. Đối với các cây trồng này ngƣời nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu, lƣợng phân bón trung bình cho 1 ha: 8,5 - 10 tấn phân chuồng, từ 100 - 120 kg Urê, từ 250 - 400 kg NPK, từ 150 - 200 kg kali, năng suất đạt 50 - 70 tạ/ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 64 - LUT 2 (2 lúa): Loại hình sử dụng này thƣờng đƣợc bố trí ở chân ruộng có địa hình vàn hoặc vùng trũng của các thung lũng, đảm bảo chế độ tƣới tiêu chủ động hoặc bán chủ động. Loại hình sử dụng đất này chủ yếu là trên loại đất phù sa không đƣợc bồi trung tính, có tầng glây, ít chua. Diện tích LUT này có nhiều tiểu vùng 2 và 3. Đối với LUT này, do các điều kiện về thổ nhƣỡng, địa hình, chế độ tƣới, tiêu, thành phần cơ giới đất… nên việc bố trí trồng cây vụ đông gặp khó khăn. Đây là loại hình sử dụng đất mang tính chất truyền thống của địa phƣơng. + Lúa vụ xuân: Sử dụng các giống lúa nhƣ: Tạp giao 1, Nhị ƣu 63, Nhị ƣu 838, Q ƣu số 1 và giống lúa thuần IRi352, N97, Bắc thơm số 7, BC 15, KM18, IRi352, TBR1, Hƣơng cốm. + Lúa vụ mùa: Sử dụng các giống lúa lai: Tạp giao 1; Nhị ƣu 63, Nhị ƣu 838, Bác ƣu 903, Bác ƣu 903 KBL, Việt lai 20 và các giống lúa thuần KM 18, IRi 352, HT1, Bắc thơm số 7, TBR1, Hƣơng cốm. Sử dụng phân bón nhƣ mô hình trên. - LUT 3 ( 1 lúa + 2 màu) Loại hình sử dụng này thƣờng đƣợc bố trí ở chân ruộng thấp, vàn, có chế độ nƣớc hạn chế hơn so với loại hình 2 lúa. Loại hình này có ở tiểu vùng 2 và 3 ít xuất hiện ở tiểu vùng 1. Cây lạc: sử dụng các giống: L14, L23, Lƣợng phân bón cho 01 ha trung bình: 4,0 – 5,0 tấn phân chuồng, urê 60-100 kg, từ 100 - 200 kg NPK, từ 80 - 160 kg kali. năng suất đạt 18 - 25 tạ/ha. Lúa vụ mùa: Sử dụng giống lúa, phân bón nhƣ các mô hình trên. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng. Cây ngô: Sử dụng các giống ngô LVN99, C919, CP-3Q, CP989, B06, B9698, NK66, NK4300, và một số giống ngô nếp ngắn ngày Nếp Nù, MX4, MX2, Wax44, Ngô ngọt Suger 75. Lƣợng phân bón cho 01 ha trung bình: 7,0 - 10 tấn phân chuồng, urê 360-450 kg, từ 300 - 350 kg NPK, từ 100 - 200 kg kali Cây đậu tƣơng: Trồng chủ yếu các giống ĐVN5, ĐVN 6, DT 2008, DT84, DT96, ĐVN9, ĐT26 là các loại giống chất lƣợng cao, lƣợng phân bón trung bình cho 1 ha: 4,5 - 5,5 tấn phân chuồng, từ 100 - 1120 kg Urê, từ 250 - 400 kg NPK, từ 75 - 110 kg kali. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 65 Khoai lang: thƣờng sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím. Lƣợng phân bón cho 01 ha trung bình: 7,0 - 10 tấn phân chuồng, urê 100-150 kg, từ 300 400 kg NPK, từ 100 - 200 kg kali. Năng suất đạt 65 - 70 tạ/ha. Các loại rau vụ đông: thƣờng đƣợc bố trí tại các chân ruộng có địa hình vàn, thành phần cơ giới trung bình và chế độ tƣới tiêu chủ động, các loại rau đƣợc trồng rất đa dạng (tuỳ từng mùa vụ) nhƣ xúp lơ, bắp cải, su hào, đậu đỗ các loại…, mức độ đầu tƣ về giống từ 180.000đ đến 500.000đ; lƣợng phân bón thƣờng sử dụng cho 1 ha từ 5,5 - 8,5 tấn phân chuồng, từ 120 - 180 kg đạm Urê, từ 500 - 550 kg NPK, từ 350 - 400 kg kali; công lao động từ 1.200 - 1.500 công/ha/năm; năng suất đạt 80 - 90 tấn/ha. - LUT 4 (1 lúa + 1 màu): Mầu vụ xuân: gồm lạc xuân, đậu tƣơng xuân. Lạc xuân: Sử dụng giống lạc, phân bón nhƣ các mô hình trên. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng. Đậu tƣơng xuân: Sử dụng giống lạc, phân bón nhƣ các mô hình trên. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng. Năng suất đạt 18 - 25 tạ/ha. Lúa vụ mùa: Sử dụng giống lúa và thời vụ giao trồng, lƣợng phân bón nhƣ các mô hình trên. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng. - LUT 5 (chuyên rau, màu và cây CNNN): thƣờng đƣợc bố trí ở khu vực có địa hình vàn cao, cao, chế độ tƣới hạn chế, khu vực ven sông nằm ngoài đê. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng. Đậu tƣơng hè: Sử dụng giống và thời vụ gieo trồng, lƣợng phân bón nhƣ các mô hình trên. Năng suất đạt 18 - 25 tạ/ha. Ngô xuân: sử dụng các giống nhƣ: P 11, P 60, LVN 99…, lƣợng phân bón thƣờng sử dụng cho 1 ha từ 6,0 - 10 tấn phân chuồng, từ 300 - 360 kg đạm Urê, từ 350 - 400 kg NPK, từ 150 - 200 kg kali. Năng suất đạt trung bình 44,6 tạ/ha. Mía: Chủ yếu là các giống mía nhƣ 22, Việt Đƣờng 55, VĐ 00 – 236 Rau các loại: thƣờng đƣợc trồng ở vụ này là su hào, bắp cải, xúp lơ, đậu cô ve, đậu Hà Lan, ớt, rau thơm…, lƣợng phân bón đầu tƣ cho 1 ha: 5-7 tấn phân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 66 chuồng, Urê 150 kg, từ 450 - 550 kg NPK, từ 300 - 350 kg kali, năng suất đạt 80 90 tạ/ha. - LUT 6 Cây chè Cây chè: trồng tập trung (100m2 trở lên) thƣờng bố trí ở vùng đồi. Cây chè đƣợc trồng hầu hết ở các xã trong huyện, trên đất gò đồi có độ dày trên 50 cm, cây chè hiện nay đang là thế mạnh của huyện Yên Sơn và của tỉnh. năng xuất chè búp tƣơi đạt trung bình 80,2 tạ/ha. Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng. - LUT 7 (cây lâm nghiệp): Thƣờng đƣợc bố trí ở khu vực có địa hình vàn cao, cao chế độ tƣới hạn chế, trong vùng thƣờng trồng rừng đối với đất trồng rừng sản xuất, năng Loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng. - LUT 8 (cá các loại ): Loại hình sử dụng đất này thƣờng đƣợc sử dụng trên các vùng đất ngập sâu, cấy lúa năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp đƣợc chuyển hẳn sang thả cá hoặc các ao nuôi trên địa bàn toàn huyện. Ở loại hình sử dụng đất này cá đƣợc thả vào tháng 3 thu hoạch vào tháng 11, 12,1. Các giống đƣợc thả vẫn là trắm, trôi, mè, chép... Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy, loại hình này có ở cả 03 tiểu vùng, lợi dụng nguồn nƣớc ở các khe suối để dẫn nƣớc về cung cấp cho ao nuôi cá, có sự kết hợp giữa nuôi cá tại các hồ thủy lợi phục vụ tƣới tiêu trông nông nghiệp. 3.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp chính huyện Yên Sơn. 3.2.4.1. Hiệu quả kinh tế Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất là cơ sở thực tiễn để lựa chọn các loại hình sử dụng đất đáp ứng mục tiêu phát triển, đồng thời cũng là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp so với các ngành khác trong huyện. Từ kết quả điều tra đã đƣợc xử lý, có tính đến đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện, chúng tôi tiến hành phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở bảng 3.10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 67 Bảng 3.10: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp (tính cho 01 ha) Giá trị GTSP Lợi nhuận TCP Mức đánh giá Lao động ( Tr. đồng) đồng vốn ( Tr. đồng) >100 >70 >45 >60 >0,7 70 -100 55 - 70 25 - 45 30 - 60 0,3 – 0,7 < 70 < 55 < 25 < 30 < 0,3 Thấp (1000đ) Hiệu xuất ( Tr. đồng) Cao Trung bình ngày công (lần) Hiệu quả kinh tế vùng 1: Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 1 Loại Tổng chi phí Tổng GTSP Lợi nhuận Giá trị ngày công hình đầu tƣ (đ/ha) (đ/ha) (đ/ha) lao động (đồng) LUT 1 LUT 2 LUT 3 LUT 4 LUT 5 LUT 6 LUT 7 LUT 8 92.945.496 68.316.000 95.843.244 61.974.200 75.829.733 21.174.400 22.641.758 72.645.200 127.445.000 88.500.000 160.837.500 83.625.000 108.674.667 36.960.000 114.800.000 108.000.000 34.499.504 20.184.000 64.994.256 21.650.800 32.844.933 15.785.600 92.158.242 35.354.800 41.684 31.538 84.860 40.117 41.120 77.003 31.561 176.774 Hiệu suất đồng vốn (lần) 0,37 0,30 0,69 0,34 0,42 0,75 0,07 0,49 ( Chi tiết có phụ biểu kèm theo) Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 1 ở bảng 3.11 cho thấy: Tổng chi phí đầu tƣ cho 1ha dao động từ 21.174.000 đ ở LUT 6 đến 95.843.244 ở LUT 3. Tổng giá trị sản phẩm dao động từ 36.960.000 đ ở LUT 6 đến 160.837.500 ở LUT 3. Lợi nhuận dao động từ 15.785.600 đ ở LUT 6 đến 92.158.242 đ ở LUT 7. Giá trị ngày công dao động từ 31.561 đ/ngày ở LUT 7 đến 176.774 ở LUT 8. Hiệu xuất đồng vốn đạt từ 0,3 ở LUT 2 đến 0,75 lần ở LUT6. Theo phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho thấy: Đối với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 68 gía trị tổng sản phẩm LUT 1, LUT 3, LUT 5, LUT 7, LUT 8 thuộc mức cao, LUT2, LUT 4 đạt mức trung bình, còn lại LUT 6 thuộc mức thấp. Tổng chi phí thuộc mức cao có LUT 1, LUT 5, LUT 8, mức trung bình có LUT2, LUT 4 và mức thấp có LUT 6, LUT 7. Lơi nhuận các loại hình LUT3, LUT7 đạt mức cao, LUT1, LUT5, LUT8 đạt mức trung bình, LUT2, LUT4, LUT6 đạt mức thấp. Giá trị ngày công đạt mức cao là LUT3, LUT6, LUT8, đạt mức trung bình là cac LUT còn lại, không có loại hình nào đạt mức thấp. Hiệu xuất đồng vốn có LUT6 đạt mức cao, các loại hình còn lại đạt mức trung bình. Hiệu quả kinh tế vùng 2: Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 2 Loại hình LUT 1 LUT 2 LUT 3 LUT 4 LUT 5 LUT 6 LUT 7 LUT 8 Tổng chi phí Tổng GTSP Lợi nhuận đầu tƣ (đ/ha) (đ/ha) (đ/ha) 90.812.163 66.716.000 93.844.944 59.974.200 75.297.067 21.174.400 22.641.758 72.645.200 128.482.667 89.680.000 161.450.500 83.353.000 109.324.667 37.800.000 118.900.000 111.600.000 37.670.504 22.964.000 67.605.556 23.378.800 34.027.600 16.625.600 96.258.242 38.954.800 Giá trị ngày Hiệu suất công lao đồng vốn động (đồng) (lần) 46.798 35.881 91.311 46.248 43.281 81.100 32.965 194.774 0,41 0,34 0,73 0,39 0,44 0,79 0,61 0,54 (Chi tiết có phụ biểu kèm theo) Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 2 đƣợc trình bày ở bảng 3.12. Kết quả 3.12 cho thấy: Tổng chi phí đầu tƣ cho 1ha dao động từ 21.174.000 đ ở LUT 6 đến 93.844.944 ở LUT 3. Tổng giá trị sản phẩm dao động từ 37.800.000 đ ở LUT 6 đến 161.450.500ở LUT 3. Lơi nhuận dao động từ 16.625.600 đ ở LUT 6 đến 96.258.242 đ ở LUT 7. Giá trị ngày công dao động từ 32.965 đ/ngày ở LUT 7 đến 194.774 ở LUT 8. Hiệu xuất đồng vốn đạt từ 0,3 ở LUT2 đến 0,79 lần ở LUT6. Theo phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho thấy: Đối với gía trị tổng sản phẩm LUT 1, LUT 3, LUT 5, LUT 7, LUT 8 thuộc mức cao, LUT2, LUT 4 đạt mức trung bình, LUT 6 thuộc mức thấp. Tổng chi phí thuộc mức mức cao có LUT 1, LUT 3, LUT 5, LUT 8, mức trung bình LUT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 69 2, LUT 4, đạt mức thấp LUT 6, LUT 7. Về lơi nhuận các loại hình LUT3, LUT7 đạt mức cao, LUT1, LUT5, LUT8 đạt mức trung bình, LUT2, LUT4, LUT6 đạt mức thấp. Giá trị ngày công đạt mức cao là LUT3, LUT6, LUT8, đạt mức trung bình là các LUT còn lại, không có loại hình nào đạt mức thấp. Hiệu xuất đồng vốn có LUT6 LUT 3 đạt mức cao, các loại hình còn lại đạt mức trung bình. Hiệu quả kinh tế vùng 3: Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 3 STT LUT 1 LUT 2 LUT 3 LUT 4 LUT 5 LUT 6 LUT 7 LUT 8 Tổng chi Tổng phí đầu tƣ GTSP (đ/ha) (đ/ha) 93.012.163 68.316.000 95.947.494 62.024.200 75.863.400 21.174.400 22.641.758 72.645.200 126.069.000 88.500.000 161.400.000 83.625.000 108.831.667 36.960.000 114.800.000 115.200.000 Giá trị Lợi nhuận ngày công (đ/ha) lao động (đồng) 33.056.837 20.184.000 65.452.506 21.600.800 32.968.267 15.785.600 92.158.242 42.554.800 40.084 31.538 85.297 40.004 41.037 77.003 31.561 212.774 Hiệu suất đồng vốn (lần) 0,35 0,30 0,68 0,34 0,42 0,75 0,58 0,59 (Chi tiết có phụ biểu kèm theo) Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng 3 ở bảng 3.13 cho thấy: Tổng chi phí đầu tƣ cho 1ha dao động từ 21.174.400đ ở LUT 6 đến 95.947.494 ở LUT 3. Tổng giá trị sản phẩm dao động từ 36.960.000 đ ở LUT 6 đến 161.400.000đ ở LUT 3. Lơi nhuận dao động từ 15.785.600 đ ở LUT 6 đến 92.158.242đ ở LUT 7. Giá trị ngày công dao động từ 31.538 đ/ngày ở LUT 2 đến 212.774đ ở LUT 8. Hiệu xuất đồng vốn đạt từ 0,3 ở LUT 2 đến 0,75 lần ở LUT6. Theo phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp cho thấy: Đối với gía trị tổng sản phẩm LUT 1, LUT 2, LUT 3, LUT 4, LUT 5, LUT 7, LUT 8 thuộc mức cao, LUT 6 thuộc mức thấp. Tổng chi phí thuộc mức mức trung bình có LUT 1, LUT 3, LUT 5, LUT 8, mức trung bình LUT 2, LUT 4, LUT 6, LUT 7 đạt mức thấp. Lơi nhuận các loại hình LUT3, LUT7 đạt mức cao, LUT1, LUT5, LUT8 đạt mức trung bình, LUT2, LUT4, LUT6 đạt mức thấp. Giá trị ngày công đạt mức cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 70 là LUT3, LUT6, LUT8, đạt mức trung bình là cac LUT còn lại, không có loại hình nào đạt mức thấp. Hiệu xuất đồng vốn có LUT6 đạt mức cao, các loại hình còn lại đạt mức trung bình. Kết quả trung bình các loại hình sử dụng đất đƣợc trình bày ở bảng 3.14 Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất của huyện Yên Sơn (03 vùng) Loại hình LUT 1 LUT 2 LUT 3 LUT 4 LUT 5 LUT 6 LUT 7 LUT 8 Tổng chi Tổng phí đầu tƣ GTSP (đ/ha) (đ/ha) 92.256.607 67.782.667 95.211.894 61.324.200 75.663.400 21.174.400 22.641.758 72.645.200 127.332.222 88.893.333 161.229.333 83.534.333 108.943.667 37.240.000 116.166.667 111.600.000 Giá trị Lợi nhuận ngày công (đ/ha) lao động (đồng) 35.075.615 21.110.667 66.017.439 22.210.133 33.280.267 16.065.600 93.524.909 38.954.800 42.816 32.985 87.103 42.036 41.797 78.369 32.029 194.774 Hiệu suất đồng vốn (lần) 0,38 0,31 0,70 0,36 0,43 0,76 0,59 0,54 (Chi tiết có phụ biểu kèm theo) Qua bảng 3.14 cho thấy: - Các LUT 1 (lúa xuân - lúa mùa - cây vụ đông) cho tổng giá trị sản phẩm cao 127.332.222 đồng, tổng chi phí trung bình 92.256.607 đồng, Lợi nhuận đạt trung bình 35.075.615 đồng, giá trị ngày công lao động đạt trung bình 42.816 đồng, hiệu quả sử dụng đồng vốn đạt trung bình 0,38 lần. Các kiểu sử dụng đất thuộc LUT này có điều kiện đất đai thuận lợi nhƣ: Đây là LUT có hệ số sử dụng đất cao, yêu cầu áp dụng những tiến bộ khoa học, đất tốt, điều kiện tƣới tiêu chủ động và không bị ảnh hƣởng bởi yếu tố địa hình nên rất thuận lợi cho canh tác và nƣớc tƣới. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế nhất đối với loại hình sử dụng đất này là các công thức luân canh còn mang nặng tính truyền thống, thị trƣờng tiêu thụ và giá cả nông sản không ổn định. - LUT 2 (2 vụ lúa) có tổng giá trị sản phẩm đạt trung bình 88.893.333 đồng, tổng chi phí trung bình 67.782.667 đồng, lợi nhuận đạt thấp 21.110.667 đồng, giá trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 71 ngày công lao động đạt trung bình 32.985 đồng, hiệu quả đồng vốn đạt trung bình 0,31 lần. LUT 2 tuy cho hiệu quả kinh tế trung bình, nhƣng đƣợc đa số ngƣời dân chấp nhận vì chi phí vật chất cho LUT không cao, ít khi bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết. Đây là một trong những LUT quan trọng góp phần đảm bảo ổn định nhu cầu lƣơng thực cho ngƣời nông dân. - Các LUT 3 (1 vụ lúa - 2 vụ màu) cho tổng giá trị sản phẩm cao 161.229.333 đồng, tổng chi phí cao 95.211.894 đồng, lợi nhuận đạt cao 66.017.439 đồng, hiệu xuất đồng vốn đạt từ cao 0,70 lần. Nguyên nhân là loại hình sử dụng đất này có điều kiện đất đai tốt, không bị ảnh hƣởng bởi yếu tố địa hình, sản phẩm nông nghiệp phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng. Hạn chế chính của loại hình sử dụng đất này là phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tƣới tiêu. LUT này áp dụng trên địa bàn huyện và cho thấy sự hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, cơ sở hạ tầng, gia tăng sản phẩm, khai thác tiềm năng lao động. LUT này chủ yếu mới đƣợc áp dụng ở các xã vùng trung tâm của huyện, nơi ngƣời dân có điều kiện tiếp cận với các tiến bộ về cơ cấu cây trồng, giống, kỹ thuật chăm sóc. - Các LUT 4 (1 vụ lúa - 1 vụ màu) có tổng giá trị sản phẩm đạt trung bình 83.534.333 đồng, tổng chi phí trung bình 61.324.200 đồng, lợi nhuận thấp 22.210.133 đồng, giá trị ngày công lao động đạt 42.036 đồng, hiệu suất đồng vốn đạt trung bình 0,36 lần. Nguyên nhân chủ yếu do loại hình sử dụng đất này chịu ảnh hƣởng của yếu tố địa hình, thành phần cơ giới và điều kiện tƣới tiêu không đƣợc chủ động. - Các LUT 5 (chuyên màu và cây CNNN) cho tổng giá trị sản phẩm đạt cao 108.943.667 đồng, tổng chi phí ở mức cao 75.663.400 đồng, lợi nhuận đạt từ trung bình 33.280.267 đồng, giá trị ngày công lao động đạt 41.797 đồng, hiệu xuất đồng vốn từ trung bình 0,43 lần. Nguyên nhân là do các kiểu dụng đất thuộc loại hình này nằm trên nhiều vùng đất có điều kiện rất khác nhau nhƣ: địa hình, thành phần cơ giới, chế độ tƣới tiêu, trình độ canh tác và hiểu biết kỹ thuật của ngƣời nông dân,... Tuy nhiên, yếu tố chi phối mạnh nhất đến loại hình sử dụng đất này là yếu tố điều kiện tƣới và đất đai manh mún không tập trung. Ngoài ra đối với cây mía cho thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 72 năm thứ 2 và năm thứ 3 sẽ cho lợi nhuận cao hơn do tận dụng gốc cây của năm cũ, giảm chi phí đầu vào. - LUT 6 (cây lâu năm) Với kiểu sử dụng đất phổ biến nhất là cây chè. Chè đã gần nhƣ trở thành thƣơng hiệu của vùng đất Tuyên Quang, điều đó thể hiện truyền thống lâu đời của ngƣời dân trồng chè Tuyên Quang. Yên Sơn là một trong những vùng nguyên liệu cho nhà máy Chè Tuyên Quang. Cây chè với năng suất và đầu ra ổn định đã đem lại niềm tin cho ngƣời dân. Hơn thế nữa, cây chè nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi chọc, hạn chế xói mòn rửa trôi, bảo vệ và cải tạo đất, giữ nguồn nƣớc ngầm, tạo cảnh quan môi trƣờng trong sạch. Cây chè cho tổng giá trị sản phẩm đạt 37.240.000 đồng, tổng chi phí 21.174.400 đồng, lợi nhuận đạt 16.065.600 đồng, hiệu quả đồng vốn cao 0,76 lần. Đây là thế mạnh của huyện của huyện Yên Sơn nói giêng và của tỉnh Tuyên Quang nói chung. - LUT 7 (cây lâm nghiệp) cho tổng giá trị sản phẩm đạt cao 116.166.667 đồng, tổng chi phí ở mức thấp 22.641.758 đồng, lợi nhuận đạt 93.524.909 đồng, hiệu suất đồng vốn 0,59 lần. Tuy nhiên loại hình sử dụng đất này có chu kỳ kéo dài trong nhiều năm. - LUT 8 (chuyên cá) cho tổng giá trị sản phẩm đạt cao 111.600.000 đồng, tổng chi phí cao 72.645.200 đồng, lợi nhuận đạt 38.954.800 đồng, hiệu quả đồng vốn 0,54 lần giá trị ngày công lao động đạt cao đây là một trong những loại hình sử dụng đất theo hƣớng phát triển mới trên địa bàn huyện. Tuy nhiên không phải hộ gia đình nào cũng có khả năng áp dụng, nguyên nhân chủ yếu do: Chi phối nhiều bởi yếu tố thị trƣờng, con giống và trình độ kỹ thuật của ngƣời dân. Nhận xét: Nhìn chung các LUT của huyện Yên Sơn đều cho hiệu quả kinh tế từ trung bình đến cao, cơ bản đảm bảo ổn định nhu cầu lƣơng thực cho ngƣời nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo. Hiệu quả kinh tế các LUT tùy thuộc vào kiểu sử dụng đất. Trong hệ thống các LUT của toàn huyện thì LUT nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp theo đó là LUT 3 (1 vụ lúa - 2 vụ màu). Từ hiệu quả kinh tế các LUT và thế mạnh của huyện về điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển nông nghiệp của huyện tập trung vào phát triển các loại lúa đặc sản, cây trồng vụ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 73 đông, cây rau màu và nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục phát triển và chuyển đổi các diện tích canh tác không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nhƣng vẫn phải đảm bảo duy trì diện tích cây lƣơng thực để đảm bảo an ninh lƣơng thực của toàn huyện. 3.2.4.2. Hiệu quả xã hội Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ đánh giá định tính theo phƣơng pháp so sánh ở một số tiêu chí sau: - Khả năng phù hợp lao động, giải quyết việc làm cho ngƣời sản xuất. - Khả năng năng thu hút lao động, đảm bảo phù hợp với thị trƣờng. - Mức độ chấp nhận của ngƣời dân thể hiện ở mức độ đầu tƣ, ý định chuyển đổi cây trồng của hộ. Giải quyết lao động dƣ thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang đƣợc sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chƣa phát triển để thu hút toàn bộ lao động dƣ thừa trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hƣớng đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất hàng hoá là một giải pháp quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm của cải vật chất cho xã hội và tăng thu nhập cho nông dân. Qua đó góp phần củng cố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, góp phần vào việc giải quyết mối quan hệ cung cầu trong đời sống nhân dân, làm thay đổi một cách cơ bản tập quán canh tác, tạo thói quen áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Yên Sơn là một trong những vùng sản xuất lƣơng thực chính của tỉnh Tuyên Quang, hiệu quả xã hội của từng loại hình sử dụng đất rất khác nhau. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của đề tài chúng tôi đánh giá theo phƣơng pháp định lƣợng mức độ từ thấp, trung bình đến cao. Từ những chỉ tiêu điều tra, chúng tôi tiến hành phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất và đƣợc thể hiện ở bảng 3.15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 74 Bảng 3.15. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp Ký hiệu Khả năng đảm bảo, phù hợp thị trƣờng (%) Khả năng thu hút lao động (công) Mức độ chấp nhận của ngƣời dân (%) Cao *** > 60 > 700 > 70 Trung bình ** 45-60 500-700 50-70 Thấp * [...]... "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang" 1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang nhằm xác định các kiểu sử dụng đất có hiệu quả và lựa chọn phƣơng thức sử dụng đất phù hợp. .. hiệu quả về mặt môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp qua các chỉ tiêu nhƣ: Khả năng cải thiện độ phì của đất; độ che phủ, đảm bảo nguồn nƣớc; Khả năng thích hợp với đặc điểm, tính chất và nguồn nƣớc 2.4.3 Một số đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Yên Sơn - Định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và. .. hợp Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đáp ứng yêu cầu tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển nông nghiệp bền vững 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Xác định các kiểu sử dụng đất có hiệu quả trên địa bàn huyện Yên Sơn và lựa chọn phƣơng thức sử dụng đất phù hợp nhất Đề xuất. .. hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch Nông thôn mới Các đề xuất về loại hình sử dụng đất cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng và ngƣời nông dân lựa chọn hợp lý để chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông. .. DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Thực trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Yên Sơn 2.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc tiến hành nghiên cứu trên phạm vi hành chính của huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang 2.3 Thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài:... thống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp của từng tiểu vùng - Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất + Lựa chọn loại hình sử dụng đất chủ yếu của từng tiểu vùng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 + Đánh giá hiệu quả trên cả 3 mặt 2.4.2.1 Hiệu quả kinh tế: Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp: năng suất, sản... loài [13] Hiệu quả môi trƣờng đƣợc phân ra theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trƣờng [10] Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả hoá học môi trƣờng đƣợc đánh giá thông qua mức độ sử dụng và tác động của các hóa chất trong nông nghiệp Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trƣởng và phát... thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp Nói đến đất nông nghiệp ngƣời ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp, bởi vì thực tế có trƣờng hợp đất đai đƣợc sử dụng vào mục đích khác nhau của các ngành Trong trƣờng hợp đó, đất đai đƣợc sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/... coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính) Tuy nhiên, để sử dụng đầy đủ hợp lý đất nông nghiệp, trên thực tế ngƣời ta coi đất đai có thể tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà không cần có đầu tƣ lớn nào cả Vì vậy, Luật đất đai năm 2013 nêu rõ: Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: - Đất trồng cây hàng năm gồm đất lúa và đất trồng... cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, tiết kiệm và sử dụng đất có hiệu quả 1.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi nhu cầu của con ngƣời về các sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng Mặt khác, đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do bị trƣng dụng sang các mục đích khác Vì vậy, mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp ở nƣớc ta là nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trên ... THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - TRẦN MẠNH HUY ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG HỢP LÝ TẠI HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG Ngành : Quản lý Đất. .. cứu đề tài: "Đánh giá hiệu sử dụng đất nông nghiệp đề xuất hướng sử dụng hợp lý huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang" 1.2 Mục tiêu yêu cầu đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá đƣợc hiệu sử dụng đất. .. 78 3.3 ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN SƠN 79 3.3.1 Đề xuất nhằm nâng cao hiệu sử dụng đất huyện Yên Sơn 79 3.3.1.1 Quan điểm sử dụng đất

Ngày đăng: 21/10/2015, 10:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan