Công nghệ sản xuất các mặt hàng dệt may từ rác nhựa tái chế

29 2.7K 15
Công nghệ sản xuất các mặt hàng dệt may từ rác nhựa tái chế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công nghệ sản xuất các mặt hàng dệt may từ rác nhựa tái chế

Tiểu luận quản trị công nghệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TỔNG HỢP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Khóa học: 2012 - 2016  Môn học: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ Đề tài: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG DỆT MAY TỪ RÁC NHỰA TÁI CHẾ Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ. Lê Kiên Cường Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Sương Lớp: Quản trị kinh doanh B – K2 1 Tiểu luận quản trị công nghệ Ngày thực hiện: 27-9-2014 2 Tiểu luận quản trị công nghệ Lời mở đầu Trên khắp thế giới, chúng ta đang thải ra một lượng rác nhiều hơn bao giờ hết và điều này dường như không có sự kết thúc. Chỉ tính riêng tại Mỹ, lượng rác thải đã lên đến 250.000.000 tấn mỗi năm; tại Việt Nam, mỗi người thải ra khoảng 90.000 tấn rác thải mỗi năm. Trung Quốc thải ra nhiều rác thải tới mức nó trở thành nỗi ám ảnh. Trong 365 ngày, những đại dương đang phải gánh chịu rất nhiều thứ rác thải, đặc biệt là đồ nhựa do khách du lịch tạo ra. Rác thải có mặt ở khắp mọi thành phố, thị trấn, những khu dân cư, khu du lịch, chúng rải rác trên những con đường vào mọi thời điểm trong ngày. Mọi người thường không quan tâm đến rác thải nữa khi nó đã được vứt bỏ vào thùng rác. Khi mọi người bỏ rác lại ngoài đường và quay vào nhà, sau đó chúng biến mất như phép thuật. Vậy rác sẽ đi đâu, mọi người không quan tâm. Tuy nhiên, có rất nhiều câu chuyện thú vị được bắt đầu từ việc xử lý rác thải sau đó. Rác được tái sinh từ những cách mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ tới. Trong khi người ta xem chúng như những thứ rác rưởi vô giá trị thì các nhà kinh doanh lại thấy được tiền trong đống rác đó. Tái chế rác là ngành công nghiệp tạo ra 52 tỷ USD mỗi năm. Nhiều nhà kinh tế cho rằng đó là một mỏ vàng của thế kỷ 21. BMW là hãng xe hơi danh tiếng của Đức, có động cơ tối tân bậc nhất thế giới. Những chiếc xe BMW chạy bằng xăng nhưng các nhà máy tạo ra chúng hoạt động nhờ rác. Điều này giúp công ty tiết kiệm 7 triệu USD mỗi năm. Đó chỉ mới là một ví dụ cho vòng luân hồi của rác thải. Ngày nay, rác thải được tái sinh như một nguồn năng lượng thuộc loại hàng hóa cao cấp, thậm chí nó còn là một nguồn nguyên liệu thô dùng trong chế tạo quần áo và thảm trải. Tất cả những ứng dụng trên giúp rác thoát khỏi dòng chất thải, góp phần vào nguồn tăng doanh thu. Rác tái chế dùng trong ngành may mặc chủ yếu là là các chai nhựa PET.Thật khó tin rằng, một chiếc áo sơ mi hay áo thun lại được tạo ra từ những chai nước nhựa. Tôi sẽ cho bạn biết rõ hơn về điều kì lạ đến tuyệt vời ấy trong bài tiểu luận này. 3 Tiểu luận quản trị công nghệ CHƯƠNG I: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SỢI POLYESTER I. Giới thiệu Polyester là một loại sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí, nước và dầu mỏ. Được phát triển trong phòng thí nghiệm từ thế kỉ 20, sợi Polyester được hình thành từ phản ứng hóa học giữa acid và rượu. Trong phản ứng này, hai hoặc nhiều phan tử kết hợp với nhau để tạo ra một phân tử lớn có cấu trúc lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài của nó. Polyester được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp để sản xuất các lợi sản phẩm như quần áo, đồ nội thất gia dụng, vải công nghiệp, máy tính và băng ghi âm, vật liệu cách điện. Sợi Polyester có nhiều ưu thế hơn khi so sánh với loại vải truyền thống như bông. Nó không hút ẩm nhưng hấp thụ dầu. Chính những đặc tính này làm cho Polyester trở thành một loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống bụi, chống nước và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của Polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một cách tự nhiên. Vải Polyester không bị co khi giặt, chống nhăn và chống kéo dãn. Nó cũng dễ dàng được nhuộm màu và không bị hủy hoại bởi nấm mốc. Vải Polyester là vật liệu cách nhiệt hiệu quả, do đó nó được dùng để sản xuất gối, chăn, áo khoác ngoài và túi ngủ. II. Lịch sử về sợi Polyester Vào năm 1926, công ty EI du Pont de Nemours (Mỹ) đã bắt đầu nghiên cứu các cao phân tử và sợi tổng hợp. Những nghiên cứu ban đầu của tập trung vào sự hình thành nylon – loại sợi tổng hợp đầu tiên. Ngay sau đó, trong những năm 1939 – 1941, một số nhà hóa học Anh đã chú ý đến những nghiên cứu của công ty này và tiến hành các nghiên cứu của riêng họ tại các phòng thí nghiệm của Hiệp hội các nhà in ấn Calico, Ltd. Việc này đã dẫn đến sự ra đời của sợi Polyester được biết đến ở Anh nhưu Terylene. Năm 1946, công ty du Pont mua bản quyền để sản xuất sợi Polyester tại Mỹ. Tiếp theo, công ty tiến hành phát triển xa hơn nữa. Trong năm 1951, công ty đã bắt đầu tham gia vào thị trường hóa sợi dưới cái tên Dacron. Trong những năm sau đó, 4 Tiểu luận quản trị công nghệ một số công ty đã rất quan tâm đến sợi Polyester và tự sản xuát các dạng sản phẩm cho các ứng dụng khác nhau. Ngày nay, có 2 dạng chính của Polyester là PET(polyethylene terephthalate) và PCDT (poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate). PET là loại phổ biến hơn, hữu dụng, đa dạng trong các ứng dụng. Nó bền vững hơn PCDT, mặc dù PCDT dẻo hơn và đàn hồi hơn. PCDT phù hợp để làm rèm cửa và lớp bọc đồ nội thất, còn PET có thể được sử dụng độc lập hoặc phối trộn với các loại vải khác để làm cho quần áo đỡ bị nhăn, chống bụi bẩn và không co dãn. III. Quy trình sản xuất sợi Polyester Thành phần cấu tạp đặc trưng được sử dụng trong sản xuất Polyester là ethylene, có nguồn gốc từ dầu mỏ. Quá trình hoá học tạo ra các Polyester hoàn chỉnh được gọi là quá trình trùng hợp. 5 Tiểu luận quản trị công nghệ 1. Quy trình Có nhiều phường pháp để sản xuất ra sợi Polyester. Phương pháp được áp dụng. Phương pháp áp dụng phụ thuộc vào loại Polyester sẽ sản xuất. Có 4 dạng sợi Polyester cơ bản là sợi Filament, xơ, sợi thô và fiberfill. Với Filament, mỗi sợi đơn lẻ tham gia cấu tạo của sợi Polyester là dài liên tục, dạng sợi này dùng để sản xuất các loại vải có bề mặt nhẵn. Với xơ, sợi Filament được cắt ngắn với những độ dài định trước, do đó có thể dễ dàng hơn để pha trộn với các loại sợi khác. Sợi thô là một dạng mà trong đó các sợi Filament liên tiếp được kéo lỏng với nhau. Fiberfill là dạng sợi lớn được sử dụng trong sản xuất chăn, gối và áo khoác ngoài. Hai dạng được sử dụng thường xuyên nhất là sợi Filament và xơ. 6 Tiểu luận quản trị công nghệ 2. Quy trình sản xuất sợi Filament 2.1. Trùng hợp - Để hình thành Polyester, dimethy terephthalate phản ứng đầu tiên với ethylene glycol với sự có mặt của các chất xúc tác ở nhiệt độ 302 – 4100F - Kết quả hóa học là một monomer được tạo thành, nó kết hợp với acid terephthalic và được tăng nhiệt độ tới 4720F. Polyester nóng chảy mới tạo thành được ép đùn qua khe thành một dải dài 2.2. Làm khô - Sau khi Polyester hình thành từ quá trình trùng hợp, các dải nóng chảy dài được làm mát cho đến khi chúng trở nên giòn. Nguyên liệu được cắt thành những hạt chip nhỏ và hoàn toàn khô để ngăn ngừa sự bất bền vững 2.3. Kéo sợi - Những hạt Polymer được nấu chảy ở nhiệt độ 500 – 5180F để tạo thành một dung dịch giống như xi-rô. Dung dịch được đặt trong thùng kim loại được gọi là ổ phun sợi và được đùn ép qua các lỗ nhỏ của nó, thường là tròn nhưng cũng có thể là ngũ giác hoặc bất kì hình dạng nào đẻ sản xuất sợi dặc biệt. Số lượng lỗ trong ổ phun xác định kích cỡ của sợi, các sợi tuôn ra xoắn lại với nhau để tạo thành một sợi đơn - Ở giai đoạn kéo sợi, các hóa chất khác có thể được thêm vào dung dịch để làm vật liệu chống cháy, chống tích điện hoặc dễ dàng nhuộm hơn. 7 Tiểu luận quản trị công nghệ 2.4. Kéo căng - Khi polyester hình thành từ ổ phun, nó rất mềm và dễ dàng kéo được dài tới năm lần chiều dài ban đầu của nó. Tác động kéo căng cưỡng bức các phân tử polyester ngẫu nhiên sắp xếp thẳng hàng. Điều này làm tăng thêm độ bền, độ dai, và khả năng đàn hồi của sợi. Trong thời gian này, khi các sợi filament đã khô, sợi trở nên bền vững và dai thay vì dễ gãy. - Các sợi được kéo căng có thể thay đổi rất nhiều về đường kính và độ dài, tùy thuộc vào các đặc tính mong muốn của thành phẩm. Ngoài ra, giống như quá trình kéo căng, Sợi có thể được liên kết hoặc xoắn để tạo ra các loại vải mềm hoặc vải thô. 2.5. Cuốn sợi - Sau khi các sợi polyester được kéo căng, nó được cuốn vào các ống sợi lớn hoặc đóng thùng và sẵn sàng để được dệt thành vải nguyên liệu. 8 Tiểu luận quản trị công nghệ 3. Quy trình sản xuất xơ ngắn PSF Trong khi làm xơ ngắn polyester, quá trình trùng hợp, sấy khô, và tuôn sợi (bước 1-4 trên) rất giống với quá trình sản xuất sợi filament. Tuy nhiên, trong quá trình tuôn sợi, thùng trộn có nhiều lỗ hơn khi sản phẩm là xơ ngắn. Các bó sợi polyester hình thành được gọi là sợi thô. 3.1. Kéo căng - Sợi mới hình thành được nhanh chóng làm lạnh trong các thùng chứa các sợi dày. Sợi có độ dài khác nhau được tập trung và kéo căng trên các con lăn được gia nhiệt đến ba hoặc bốn lần chiều dài ban đầu của nó. 3.2. Tạo nếp - Sợi đã kéo sau đó được đưa vào trong các hộp nén để tạo nếp gấp như đàn acocđêông với tỷ lệ 9-15 nếp mỗi inch (3-6 nếp trên mỗi cm). Quá trình này giúp các sợi liên kết chặt với nhau trong các giai đoạn sản xuất sau này. 3.3. Định hình - Sau khi sợi được gấp nếp, nó được gia nhiệt đến 212 - 302 độ F (100 - 150 độ C) để làm khô hoàn toàn các sợi và giữ các nếp gấp. Một số nếp gấp không giữ được sẽ được rút ra khỏi các sợi trong các quá trình tiếp theo. 3.4. Quá trình cắt - Tiếp theo gia nhiệt định hình, sợi được cắt ngắn hơn. Polyester sẽ được pha trộn với bông và được cắt thành các đoạn 1,25 - 1,50 inch (3,2 - 3,8 cm); đối với hỗn hợp xơ nhân tạo nó được cắt với chiều dài 2 inch (5 cm). Đối với các loại vải nặng hơn, chẳng hạn như thảm, sợi filament tổng hợp được cắt thành 6 inch (15 cm). IV. Công nghệ tương lai Sau khi được giới thiệu ở Mỹ năm 1951, polyester nhanh chóng trở thành loại sợi được phát triển nhanh nhất của nước Mỹ, rất phổ biến trong những năm 1960. Tuy nhiên, polyester đã phải trải qua một định kiến thời đó, và quần áo làm từ sợi tổng hợp thường bị mất giá và thậm chí tẩy chay. Một số dạng mới của sợi tổng hợp đã được giới thiệu vào đầu những năm 1990 đã có thể giúp khôi phục hình ảnh của polyester. Dạng mới của sợi polyester được 9 Tiểu luận quản trị công nghệ gọi là sợi siêu nhỏ đã được giới thiệu đến công chúng vào năm 1991. Sang trọng hơn và linh hoạt hơn polyester truyền thống, các loại vải sợi microfiber tương tự vải lụa. Các nhà thiết kế như Mary McFadden đã tạo ra một dòng quần áo bằng cách sử dụng hình thức mới của polyester. Các nhà nghiên cứu dệt may tại Đại học Bắc Carolina đang phát triển một hình thức polyester có thể sẽ bền vững như Kevlar, một loại vật liệu superfiber sử dụng để làm áo khoác chống đạn. Loại polyester này có thể được sử dụng như vật liệu composite cho xe ô tô và máy bay. 10 Tiểu luận quản trị công nghệ CHƯƠNG II: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PET VÀ SỢI POLYESTER THÀNH PHẨM I. PET Polyethylene terephthalate (được gọi là PET, PETE hoặc PETP hoặc PET-P) là nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại nhựa polyester và được dùng trong tổng hợp xơ sợi, vật đựng đồ uống, thức ăn và các loại chất lỏng; có thể ép phun để tạo hình; và trong kỹ nghệ thường kết hợp với xơ thủy tinh. PET là một trong số những nguyên vật liệu sử dụng trong việc sản xuất sợi thủ công. Các đặc tính của PET được quyết định bởi quá trình xử lý nhiệt, nó có thể tồn tại cả hai: vô định hình (trong suốt) và ở dạng kết tinh (màu trắng đục). Monomer của PET có thể được tổng hợp bởi phản ứng ester hóa giữa acid terepthalic và ethylene glycol tạo ra nước, hoặc phản ứng transester hóa giữa ethylene glycol và dimethyl terepthalate, methanol là sản phẩm. Sự polymer hóa được tiến hành bởi một quá trình đa trùng ngưng của các monomer (ngay lập tức sau quá trình ester hóa hoặc transester hóa) với ethylene glycol là sản phẩm (ethylene glycol được thu hồi trong sản xuất). Hầu hết công nghiệp PET trên thế giới là tổng hợp sợi (chiếm 60%) cung cấp cho khoảng 30% nhu cầu của thế giới. Trong lĩnh vực vải sợi, PET được ứng dụng làm polyester kết hợp với cotton. Hầu hết, PET được ứng dụng đùn ép tạo sản phẩm. PET được sản xuất dưới tên thương mại Arnite, Impet và Rynite, Ertalyte, Hostaphan, Melinex và Mylar films, và Dacron, Diolen, Terylene và Trevira fibers. PET có thể được bọc bởi vỏ cứng hay làm vỏ cứng bọc vật dụng, quyết định bởi bề dày lớp và lượng nhựa cần thiết. Nó tạo thành một màng chống thấm khí và ẩm rất tốt. Chai PET chứa được các loại thức uống như rượu và các loại khác, bền và chịu được va đập mạnh. PET có màu tự nhiên với độ trong suốt cao. PET có thể kéo thành màng mỏng ( thường được gọi với tên thương mại là mylar). PET thường được bao bọc với nhôm để làm giảm tính dẫn từ, làm cho nó có tính phản chiếu và chắn sáng. Chai PET là một loại vật đựng rất tốt và được sử 11 Tiểu luận quản trị công nghệ dụng rộng rãi để đựng đồ uống lỏng. PET hoặc Dacron cũng được sử dụng như là một lớp vật liệu cách nhiệt phủ phần ngoài của trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Ngoài ra, sự kẹp PET vào giữa màng polyvinyl alcol sẽ làm tăng sự ngăn thẩm thấu khí oxygen. Khi có sự gia cường hạt hay sợi thủy tinh, nó trở nên cứng một cách đáng kể và bền hơn. PET là một dạng bán bán kết tinh, được mua bán dưới tên thương mại là Rynite, Arnite, Hostadur&Crastin. Những cánh buồm thường tạo bởi Dacron, một loại của sợi PET, có màu sáng, dụng cụ quay nhẹ thường tạo bằng nylon. PET được tìm ra vào năm 1941 bởi Calico Printer’ Association của Manchester. Chai PET được sản xuất vào năm 1973. 12 Tiểu luận quản trị công nghệ 1. Các tính chất của PET Một trong những đặc tính quan trọng của PET là độ nhớt. Độ nhớt của chất được decilit/gram (dl/g) phụ thuộc vào độ dài mạch polymer. Độ dài mạch của polymer càng dài, độ rắn càng cao, nên độ nhớt càng cao. Độ dài của một polymer của thể được đều chỉnh thông qua quá trình polymer hóa. Độ nhớt của một vài dạng: • • • • 0.6 dl/g: dạng sợi; 0.65 dl/g: dạng màng mỏng; 0.76-0.84 dl/g: chai lọ; 0.85 dl/g: dạng dây thừng. 13 Tiểu luận quản trị công nghệ PET có khả năng hút ẩm. Khi bị ẩm, trong quá trình gia công PET, sự thủy phân sẽ diễn ra tại bề mặt tiếp xúc giữa nước và PET, nguyên nhân này làm giảm phân tử lượng của PET (hay độ nhớt) và những đặc tính cơ lý của nó. Vì thế trước khi nhựa được gia công, độ ẩm phải được loại bỏ khỏi nhựa. Có thể thực hiện được bằng cách sử dụng chất hút ẩm hoặc sấy trước khi đưa vào gia công. 2. Quá trình sấy PET: Trong lò sấy, khí nóng được thổi từ phía dưới lên sàn chứa những mảng PET được cắt, là PET bay lên lơ lửng trong không khí nóng, nên có thể loại bỏ được độ ẩm. Khí nóng ẩm được dẫn khỏi sàn và đi qua bộ làm lạnh để loại bỏ độ ẩm. Cuối cùng không khí này được nung trở lại và được cho trở lại để sấy những mảng PET như lúc đầu, chu trình được lập lại. Độ ẩm trong sản phẩm nhựa phải nhỏ hơn 40 phần triệu (một phần nước trên một triệu phần nhựa theo khối lượng) thì đạt yêu cầu chất lượng trước khi gia công. Thời gian sấy không nên ngắn hơn 4 giờ, bởi vì sấy nguyên liệu thấp hơn 4 giờ, thì nhiệt độ của mảng PET sẽ thấp hơn 160oC. Ở nhiệt độ này thì sự thủy phân sẽ xảy ra bên trong những mảng PET trước khi chúng được sấy khô. II. Vải không thấm nước Ngay cả những chiếc áo mưa tốt nhất cũng vẫn bị ngấm nước sau khoảng hai tháng sử dụng. Nhưng một chất liệu mới do các nhà hóa học Thụy Sỹ vừa phát minh có thể giúp chế tạo loại áo thách thức với chất lỏng Các chuyên gia thuộc Đại học Zurich cho biết họ tạo ra vật liệu mới bằng cách phủ hàng triệu sợi silicone lên các sợi polyester có kích thước lớn hơn. Khi tiếp xúc với loại vải này, các giọt nước tồn tại ở dạng cầu và người ta chỉ cần nghiêng miếng vải 2 độ so với phương ngang để chúng lăn đi như những hòn bi. Hàng triệu giọt nước có thể đến rồi đi khỏi miếng vải trong liên tục nhiều giờ như vậy mà không để lại bất kỳ dấu vết nào. Hàng triệu sợi silicone có đường kính 40 nanometre (40 phần tỷ mét) và được sắp xếp theo cấu trúc tương tự sợi bông nhỏ xíu có đặc tính chống thấm là yếu tố giúp loại vải mới có thể thách thức chất lỏng. Kiểu cấu trúc chống nước tương tự 14 Tiểu luận quản trị công nghệ cũng tồn tại ở nhiều loài động vật và thực vật trong tự nhiên, chẳng hạn như bề mặt của lá sen. Do có dạng giống như bông, các sợi silicone nhỏ xíu có thể giữ được không khí, tạo nên một lớp không khí vĩnh cửu có tác dụng ngăn cản nước tiếp xúc với sợi polyester. Một số côn trùng và nhện cũng sử dụng cấu trúc tương tự để thở dưới nước. Vật liệu mới có thể duy trì được trạng thái khô ngay cả khi bị nhúng trong nước hai tháng. Quy trình chế tạo vật liệu chống nước mới khá đơn giản. Các chuyên gia tác động để silicone ở dạng khí ngưng tụ thành các sợi có kích thước nhỏ xíu. Lớp sợi silicone đó có thể được bổ sung vào nhiều loại sợi khác, như len, bông, nhưng polyester là loại sợi phù hợp nhất. Các thử nghiệm cho thấy vật liệu mới tương đối bền. Khác với nhiều loại vật liệu chống nước, nó duy trì được hình dạng ngay cả khi sợi bị chà xát mạnh. Tất nhiên, nó vẫn biến dạng nếu bị ném vào máy giặt hàng ngày. III. Các loại khăn lau cao cấp làm từ sợi Microfiber dùng trong dân dụng và công nghiệp. 1. Sợi Microfiber Là một sản phẩm nhân tạo, ứng dụng tốt nhất trong công nghệ làm sạch, là sự kết hợp của 2 nhóm sợi: Polyester và Polyamide. Các loại sợi này được tán nhỏ thành một hỗn hợp gồm: - 80% Polyester: Loại sợi có chức năng lau chùi và cọ rửa; - 20% Polyamide: Loại sợi có chức năng thấm hút và khô nhanh; - Một dải sợi, Microfiber đơn lẻ cực nhỏ, gần như không thể thấy chúng bằng mắt thường; - Loại sợi này có phân khúc tạo nét, có thể lau chùi tất cả các loại bụi, vết dơ trên bề mặt mà không để lại trầy xước. Microfiber có thể dùng để lau chùi tất cả các vật dụng trong gia đình và trong các ngành công nghiệp: • • Đĩa CD, Monitor, Camera, máy Fax, Tivi, Xe ôtô, xemáy…; Lau dọn nhà cửa, kính cửa, kính thuốc, kính mắt thời trang…; 15 Tiểu luận quản trị công nghệ • • • • • Đồ trang trí nội thất, đồ gỗ gia dụng…; Nữ trang, vàng bạc, đá quý…; Công trình xây dựng, phải lau chùi khi hoàn thiện; Nhà hàng, khách sạn, bar, cafe, tiệm rửa xe…; Lau chùi vết bẩn nhỏ nhất, vết dầu loang, vết vân tay. 2. Cách sử dụng • Kiểu vải bông: thích hợp cho nhu cầu lau chùi thông thường sử dụng trong gia đình, cơ quan, nhà máy; • Kiểu vải mịn: có hiệu quả trong việc đánh bóng các vật dụng liên quan đến kính, thuộc da và ôtô; • Khăn lau Microfiber sẽ hút tất cả các bụi bẩn trên bề mặt bị dơ, giữ chúng lại trong khăn và bề mặt sạch hoàn toàn; • Khi sử dụng với nước phải vừa đủ, nếu ướt quá nó sẽ để lại vết nước trên bề mặt cần lau. CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG DỆT MAY TỪ CHAI NHỰA TÁI CHẾ I. Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ trên thế giới. Trên thế giới, các hãng thời trang thể thao tiên phong cho việc ứng dụng công nghệ tái chế chai nhựa thành các sản phẩm thời trang chất lượng cao. Điển hình là Addias và Nike. Lấy ví dụ như Nike với công nghệ Dri-FIT giúp cho những chiếc 16 Tiểu luận quản trị công nghệ áo thể thao (được tái chế từ chai nhựa) nhẹ hơn, thoáng hơn giúp cho người mặc thoải mái hơn rất nhiều. Ít ai biết rằng những bộ quần áo cao cấp mà các cầu thủ mặc ra sân thi đấu, những đôi giày đá bóng chuyên dụng lướt trên sân cỏ World Cup 2014 tại Brazil lại được sản xuất từ những chai nhựa rất rẻ tiền. Không chỉ trong lĩnh vực thể thao, công nghệ tái chế này còn được các hãng thời trang danh tiếng như Gucci, Versace, Prada, Chanel…nâng tầm lên thành dòng thời trang cao cấp có giá không dưới 300 USD. Thậm chí những món đồ phụ kiện như túi xách, giày cao gót, những chiếc áo khoác có màu trong suốt được tái chế từ chai nhựa PET và nhựa PVC đã làm khuynh đảo làng thời trang trong suốt mùa hè 2013. Chúng được bán rất chạy và giúp các hãng thời trang thu về lợi nhuận khổng lồ. Ngoài ra, những chiếc quần Jean đẳng cấp của hãng thời trang Levi’s cũng đã bắt đầu được sản xuất theo công nghệ tái chế rác. Không quá cao cấp như thời trang, các dụng cụ dùng trong mọi gia đình tại Mỹ và châu Âu như: thảm, drap giường, màn cửa….Chúng cực kì bền nhưng có giá cực rẻ. Chính vì những ứng dụng tuyệt vời như vậy mà những công nghệ tái chế rác thành những thứ có ích đang ngày càng phát triển tiên tiến hơn. 17 Tiểu luận quản trị công nghệ II. Quy trình sản xuất áo sơ mi từ chai nhựa tái chế Áo sơ mi là loại áo được ưa chuộng nhất trên thế giới và bán chạy nhất mọi thời đại. Ngày nay, ngành công nghiệp sản xuất áo sơ mi đang có những bước tiến đáng ngạc nhiên hơn trong việc lựa chọn nguyên vật liệu và công nghệ may. Dưới đây là quy trình sản xuất áo sơ mi từ chai nhựa PET, một trong những loại rác thải phổ biến nhất thế giới. Quy trình này được thực hiện tại công ty Foss, nơi biến những chai nhựa thành các vật dụng như: thảm trải, quần áo…lớn nhất nước Mỹ. Trước khi những chai nhựa đến nhà máy Eco-fi của công ty Foss, chúng được làm sạch, khử trùng, tinh chế và băm ra thành những những mảnh vụn Polyester. Mỗi 10 chai nhựa tương đương với 0,4kg mảnh vụn polyester, trị giá 50 cent. 900kg tương đương với khoảng 20.000 chai nhựa. Một con số có ý nghĩa rất lớn đối vỡi việc bảo vệ môi trường. Tất cả những mảnh vụn này sẽ được kéo thành sợi Polyester dùng để chế tạo ra áo sơ mi. Ước tính sẽ tạo ra được 500 cái áo sơ mi. 18 Tiểu luận quản trị công nghệ Những mảnh vụn Polyester sẽ được đun cho nóng chảy rồi bơm vào một cái máy có đĩa kim loại có lỗ khoan rất nhỏ. Tiếp theo, nhựa nóng chảy sẽ đi vào những khoang hẹp trong máy và đi ra ngoài là những sợi rất nhỏ có kích cỡ bằng sợi tóc. Sau đó, chúng sẽ được đưa vào máy dệt thành vải vóc và nhuộm màu. Cuối cùng, những tấm vải lớn sẽ được chuyển đến các công ty may mặc theo đơn đặt hàng hoặc công ty sẽ may chúng thành áo sơ mi và bán. III. Công nghệ tương lai thay thế 1. Ưu điểm - Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường Công nghệ tái chế rác thành các mặt hàng dệt may giúp giảm bớt 60% lượng rác thải trên toàn thế giới. Đồng thời, giúp bảo vệ môi trường sống của các động vật hoang dã. - Tiết kiệm chi phí cho ngành môi trường Mỗi quóc gia đều chi hàng triệu USD cho việc xử lý chất thải, lọc sạch môi trường không khí và nghiên cứu những giải pháp bảo vệ môi trường. Vời công nghệ tái chế này, các nước sẽ tiết kiệm được một khoản ngân sách không nhỏ trong thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay. - Tiết kiệm diện tích đất để chôn rác. 19 Tiểu luận quản trị công nghệ Trung bình mỗi bãi rác trên thế giới có diện tích hàng chục ngàn hecta. Với diện tích lớn như thế nếu dùng trong nông nghiệp thì nó có ích hơn rất nhiều. - Tiết kiệm chi phí sản xuất Thông thường chi phí sản xuất quần áo thường rất cao ở khâu nhập mua nguyên liệu may như chỉ may, vải vóc. Đặc biệt là các loại vải chuyên dụng trong thể thao hay các loại vải cao cấp cho các hãng thời trang lớn. Công nghệ tái chế rác giúp giảm chi phí sản xuất 2 -3 lần. Từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn cho các hãng sản xuất - Có thể trộn với nhiều loại nguyên liệu khác để tạo ra các loại vải thông dụng nhất hiện nay như: len, lông cừu, cotton và nhiều hơn nữa. - Ứng dụng đa dạng Công nghệ tái chế rác đang được sử dụng rất nhiều trong ngành thời trang, may mặc, ngành năng lượng, các vật dụng thông dụng trong gia đình như thảm trải, màn cửa, drap giường, vỏ bọc cách điện….Thậm chí, nó còn được ứng dụng trong quân sự như sản xuất áo chống đạn, áo chống cháy, giày chống thấm nước, chống bám bẩn… - Là phương tiện thuận tiện nhất giúp mọi người trên thế giới chung tay bảo vệ Trất Đất. Con người không thể ngưng việc thải rác ra môi trường. Việc mua và sử dụng những sản phẩm may mặc làm từ rác tái chế giúp họ góp phần bảo vệ môi trường. Không những vậy, những sản phẩm này có chất lượng rất tốt, độ bền cao và khó bị bẩn, khiến họ không vứt chúng ra môi trường quá nhanh. 2. Nhược điểm - Ở khâu thu thập chai nhựa, chỉ có thể thu thập được 40% tổng chai nhựa. Vì phần lớn chúng được các công ty sản xuất nước đóng chai thu lại để tái chế thành chai đựng nước. Có rất nhiều chai nhựa không được thu thập đang trôi dạt trên biển hoặc đang bị bỏ lại ở đâu đó. Việc chúng ta phải làm khi ứng dụng công nghệ này là nhặt thêm thật nhiều chai nhựa. 20 Tiểu luận quản trị công nghệ - Các sản phẩm may mặc làm từ chai nhựa PET không nên dùng trong máy giặt, chúng chỉ nên được giặt bằng tay. - Trong khi sản xuất hàng may mặc bằng công nghệ tái chế vẫn tạo ra khí thải như khi sản xuất vải thông thường - Các sợi Polyester có thể được pha với các loại sợi kém chất lượng tạo ra những loại vải chất lượng kém. - Dễ cháy Polyester là một loại polymer, nó có nhiều đặc tính giống nhựa, nó khá dễ cháy và nóng chảy . Khi nóng chảy, nó sẽ tạo ra mùi rất khó chịu và độc hại. 3. Công nghệ tương lai Polyester là một loại nguyên liệu nhân tạo, vì vậy con người thường e ngại khi sử dụng phẩm được làm công nghệ này. Chính vì vậy, rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trong tự nhiên có rất nhiều nguyên liệu có khả năng tạo ra những loại quần áo có độ bền cực cao. 3.1. Cotton hữu cơ Coton còn gọi là len rau, một loại nguyên liệu chính của ngành may mặc. Với tính thấm hút tuyệt vời, độ bền cao, mềm mại, nó là nguyên liệu sử dụng rộng rãi nhất thế giới. Quá trình xử lý bông có thể gây ra gánh nặng cho môi trường. Các nahf sản xuất thích bông trắng để dễ dàng nhuộm màu. Bông tự nhiên thường có màu nâu be, trong quá trình sản xuất, các nhà sản xuất thêm thuốc tẩy và nhiều hóa chất khác hoặc thuốc nhuộm kim loại nặng để tạo thành bông có màu trắng tinh khiết. Bông hữu cơ ngày càng được ưa chuộng hơn. Nó được trông tự nhiên mà không sử dụng bất kì công nghệ biến đổi gen nào, không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các hóa chất có hại cho đất. Những tác động của nó với môi trường luôn ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, những sản phẩm làm từ bông hữu cơ vẫn được xem là thứ hàng hóa xa xỉ vì chi phí sản xuất của nó quá đắt, nó đắt hơn cotton thông thường đến 5 lần. 21 Tiểu luận quản trị công nghệ 3.2. Bông màu tự nhiên Bông được trồng tự nhiên có màu sắc đa dạng. Các màu bông thông thường có thể kể đến như màu hoa cà, vàng, đỏ và cam. Việc sử dụng bông màu tự nhiên đã bị lu mờ bởi cuộc cách mạng công nghiệp. Hiện nay, ngành công nghiệp thời trang hiện đại lại làm sống lại xu hướng sử dụng bông màu tự nhiên để làm giảm tác động tới môi trường. Công ty Sally Fox và Foxfiber đã tiên phong cho việc đưa loại vải tự nhiên này vào sản xuất. Loại vải này có màu tự nhiên nên sẽ không bị phai màu như vải bông màu nhuộm tổng hợp. 3.3. Đậu nành Vải đậu nành có nguồn gốc từ vỏ đậu nành – một sản phẩm phụ trong sản xuất. Vải đậu nành có thể được pha trộn (30%) hoặc làm hoàn toàn bằng sợi đậu nành Quần áo làm từ sợi đậu nành bị thải ra môi trường không gây ô nhiễm môi trường. Dù không bền như vải cotton nhưng quần áo từ sợi đầu nành có đặc tính mềm mại và tạo cảm giác đàn hồi, mượt mà, độ ẩm thấp, chống vi khuẩn, chống tia cực tím. 3.4. Cây gai dầu 22 Tiểu luận quản trị công nghệ Cây gai dầu là loại cây trồng có sức sống mãnh liệt như cây tre. Nó cần rất ít nước để phát triển và có khả năng chống hầu hết các loại sâu bệnh. Không giống như bông, nhiều bộ phận của cây gai dầu có thể được sử dụng. Sợi gai dầu rất bền, thậm chí thân cây gai dầu có mạnh mẽ tới nỗi nó có thể dùng trong xây dựng.So với vải bông, sợi gai dầu có thể chịu được lực kéo căng gấp 8 lần và bền hơn 4 lần. Ngày nay, người ta đã phát triển nhiều công nghệ khiến cho sợi gai dầu mềm hơn, dẻo hơn và tốt hơn. 3.5 Tre Vải tre được làm từ cỏ tre. Cây tre có khả năng phát triển 1-4 inch mỗi ngày. Tre cũng có khả năng chống chịu sự thiếu nước và sâu bệnh. Giống như sợi bông, sợi tre trong tự nhiên có màu hơi vàng, nó được tẩy trăng trong quá trình chế biến Trong những năm gần đây, một loạt các công nghệ đã được phát triển cho phép sợi tre được sử dụng trong một loạt các ứng dụng dệt may và thời trang. Quần áo tre hiện đại là quần áo được làm từ 100% hoặc sợi tre hoặc một sự pha trộn của tre và sợi bông. Các sợi tre cũng có thể được pha trộn với các loại sợi dệt khác như cây gai dầu. 23 Tiểu luận quản trị công nghệ CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI I. Các tiêu chí đánh giá công nghệ 1. Các yếu tố công nghệ Khi ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam, nó sẽ giúp Việt Nam tiếp cận gần hơn với kỹ thuật tiên tiến của thế giới. Hiện nay, Việt Nam vẫn xử lý rác thải bằng cách chôn hoặc đốt rác, vì vậy khi đưa công nghệ tái chế rác thành hàng may mặc giúp đất nước nâng cao hơn về kĩ thuật tái sử dụng rác. Việt Nam được biết đến là một quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới. Khi ứng dụng công nghệ này, hàng may mặc Việt Nam sẽ có giá cả cạnh 24 Tiểu luận quản trị công nghệ tranh hơn chất lượng cũng cạnh tranh hơn, mở ra một bước phát triển mới cho ngành may mặc Việt Nam. Ngành thiết kế thời trang tại Việt Nam vẫn chưa ưa chuộng những loại vải từ sản phẩm tái chế. Hầu hết các mẫu thiết kế lấy ý tưởng bảo vệ môi trường đều chỉ giới hạn ở những nguyên liệu như vỏ chai, giấy, túi nhựa…Các nhà thiết kế chỉ cắt dán chúng rồi may thành một bộ quần áo để trình diễn, không ai dám mặc những bộ dồ đó ở ngoài cả vì chúng không phải là vải. Khi ứng dụng công nghệ tái chế rác thành hàng may mặc, việc bảo vệ môi trường sẽ được nâng tầm. Nó cũng sẽ thu hút sự sáng tạo của các nhà thiết kế với chất liệu vải tái chế. Với ứng dụng đó, kỹ thuật may thời trang cao cấp của Việt Nam sẽ có thể sánh được với thế giới. Đồng thời, mở ra cơ hội lớn hơn để hàng dệt may Việt Nam có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thời trang quốc tế. Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đang dần hoàn thiện hơn, cắc khu công nghệ cao cũng có thể đáp ứng được về hạ tầng cho công nghệ này. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam rất nhạy cảm với những công nghệ về môi trường. vì vậy, việc đưa công nghệ này vào khu công nghiệp để sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn. 2. Các yếu tố kinh tế Công nghệ tái chế rác thành hàng may mặc đã đem lại lợi ích về kinh tế rất lớn cho các nước trên thế giới. Khi ứng dụng công nghệ này, các doanh nghiệp may mặc sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất và nhân công vì cả dây chuyền công nghệ hầu hết sử dụng máy móc. Các hãng thời trang thể thao như Nike và Addias đã ứng dụng công nghệ này và bán sản phẩm tại Việt Nam và chúng rất được ưa chuộng. Chính vì vậy, nếu công nghệ này được ứng dụng thành công thì nó sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam Theo dự đoán ở thị trường thế giới, nhựa tái chế sẽ tăng trưởng mạnh và bền vững trong thời gian tới. Ngoài ra, xu hướng sử dụng, sản xuất vật liệu này ngày càng phổ biến với lượng tăng trung bình 11%/năm. So với các sản phẩm khác, nhựa tái chế khá mới mẻ và ngày càng được ưa chuộng do đặc tính thân thiện với môi trường. Đây cũng là cơ hội tốt cho Việt Nam phát triển, đón đầu xu hướng mới. 3. Các yếu tố tài nguyên Như đã nói trong phần mở đầu, trung bình mỗi người Việt Nam thải ra 90.000 tấn rác thải mỗi năm. Lượng rác thải lớn như vậy sẽ là nguồn nhiên liệu và nguyên liệu ổn đinh cho sản xuất. 25 Tiểu luận quản trị công nghệ Về tài chính, công nghệ này sẽ tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ để mua trang thiết bị sản xuất vì chúng đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, dựa vào lợi ích kinh tế của nó mang lại thì việc thu hút vốn đầu tư không quá khó khăn. Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, có khả năng tiếp thu kĩ thuật và thích nghi nhanh, giá nhân công rẻ. Chình vì vậy, việc đào tạo tay nghề cho nhân công sản xuất cũng không tốn quá nhiều chi phí. Việt Nam cũng có nhiều nhà khoa học môi trường giỏi, có khả năng tiếp thu nhanh và phát triển kĩ thuật tái chế này. 4. Các yếu tố môi trường Khi ứng dụng công nghệ này, mặc dù sẽ giải quyết được một lượng lớn rác thải nhưng quá trình sản xuất sẽ tạo ra những chất độc hại. Chính vì vậy, việc thiết lập những tiêu chuẩn an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế phải được đặt lên hàng đầu. Nếu không, nó sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe lớn như: sức khỏe sinh sản, ung thư… 5. Các yếu tố dân số Dân số Việt Nam tăng qua các năm, mức sống của người dân càng ngày càng được cải thiện rõ nét. Hiện nay, GDP của Việt Nam là 1.899/người. Nhu cầu về các sản phẩm may mặc có chất lượng trung cấp và cao cấp gia tăng. Trình độ giáo dục của Việt Nam được chú trọng và đang phát triển, người dân đang bắt đầu ưu tiên sử dụng những sản phẩm bảo vệ môi trường. 6. Các yếu tố văn hóa – xã hội Người Việt Nam vẫn đang còn e ngại sử dụng những sản phẩm tái chế. Vì vậy rất có thể những sản phẩm may mặc không được đông đảo người dân ưa chuộng. 7. Các yếu tố pháp lý – chính trị Công nghệ tái chế rác thành hàng may mặc không đi ngược với luật pháp Việt Nam. Nó sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu về hàng may mặc giá rẻ nhưng chất lượng tốt của người dân Việt Nam. Ngày nay, vai trò tái chế càng trở nên quan trọng hơn bởi nó được xem như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ. Đó được xem là nguồn khai thác vô tận vì có sản xuất là có rác thải, có cơ hội cho tái chế. Đây còn là giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, phí xử lý chất thải, hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, tái chế còn góp phần giảm thiệt hại môi trường do rác thải gây ra, giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công trong hoạt động tái chế chính là lợi nhuận. Bởi vì nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích của Nhà nước. 26 Tiểu luận quản trị công nghệ II. Giá bán của sản phẩm Nike đã bán lẻ một chiếc áo thể thao Brazil sử dụng công nghệ tái chế Nike-IER giá 70 USD. Công ty đã quảng cáo chiếc áo này là nhẹ hơn, chắc chắn hơn và thông thoáng hơn. Áo thun Drink2Wear của Coca Cola có đặc tính mềm mại, mỏng, hơi co giãn có giá 7 USD tại Wal-mart và 20 USD tại LA Những mức giá trên được coi là có thể chấp nhận được. Hiện nay, lượng áo thun và áo sơ mi tái chế từ chai nhựa vẫn đang được tiêu thụ mạnh. Tuy nhiên, cẫn có nhiều người không đồng ý với mức giá này vì họ cho rằng các mặt hàng này chủ yếu được đặt may tại các quốc gia có giá nhân công rẻ như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia nên giá cả cũng phải giảm xuống. Tài liệu tham khảo: 1. Kênh FBNC, chuyên mục Kỳ tích kinh doanh thế giới 2. Trang web: www.eartheasy.com/wear_ecospun 3. Trang web: www.snvplastics.com/how-is-fleece-made-of-plastic-bottles/ 4. Trang web: www. teeki.com. Bài viết: Fashion Created from Recycled Plastic Bottles 5. Trang web: www.toyobo-global.com. Bài viết: Clothing form recycled PET Bottles 6. Trang web: www.coca-colacompany.com. Bài viết: 'Drink to Wear' Turns Recycled Bottles Into Fashion Apparel. 7. Trang web: www.rethinkclothing.com. Bài viết: High quality and eco friendly recycled t-shirts made from PET bottles 27 Tiểu luận quản trị công nghệ 8. Trang web: www.ecouterre.com. Bài viết: Nike Outfits World Cup Teams in Jerseys Made From recycled plastic bottles 9. Wikipedia. Bài viêt: Sustainable clothing Lời kết Tóm lại, công nghệ tái chế chai nhựa thành hàng may mặc đã mở ra cho con người những cách thức mới trong việc xử lý rác thải vốn đang tăng lên theo từng giờ từng ngày. Mỗi người có cách riêng để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, việc mua và sử dụng các sản phẩm tái chế là cách đơn giản và “sạch sẽ”nhất để ai cũng cót hể bảo vệ môi trường. Xu hướng sử dụng hàng may mặc từ chai nhựa tái chế đang trở thành trào lưu lan rộng ra toàn thế giới. Hy vọng trong tương lai không xa, các nhà sản xuất Việt Nam sẽ đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ này hoặc chuyển giao công nghệ từ các quốc gia tiên tiến. Bài thuyết trình này chủ yếu sử dụng thông tin từ những trang mạng điện tử có nhiều mốc thời gian khác nhau. Vì vậy thông tin có thể chưa có tính cập nhật. Mặt khác, tầm hiểu biết của sinh viên thực hiện về công nghệ chưa sâu rộng nên sẽ có thiếu sót. Mong giảng viên thông cảm và góp ý để sinh viên sửa đổi và hoàn thiện hiểu biết của mình về công nghệ này 28 Tiểu luận quản trị công nghệ 29 [...]... chúng lại trong khăn và bề mặt sạch hoàn toàn; • Khi sử dụng với nước phải vừa đủ, nếu ướt quá nó sẽ để lại vết nước trên bề mặt cần lau CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG DỆT MAY TỪ CHAI NHỰA TÁI CHẾ I Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ trên thế giới Trên thế giới, các hãng thời trang thể thao tiên phong cho việc ứng dụng công nghệ tái chế chai nhựa thành các sản phẩm thời trang chất lượng... I Các tiêu chí đánh giá công nghệ 1 Các yếu tố công nghệ Khi ứng dụng công nghệ này tại Việt Nam, nó sẽ giúp Việt Nam tiếp cận gần hơn với kỹ thuật tiên tiến của thế giới Hiện nay, Việt Nam vẫn xử lý rác thải bằng cách chôn hoặc đốt rác, vì vậy khi đưa công nghệ tái chế rác thành hàng may mặc giúp đất nước nâng cao hơn về kĩ thuật tái sử dụng rác Việt Nam được biết đến là một quốc gia xuất khẩu hàng. .. chi phí sản xuất Thông thường chi phí sản xuất quần áo thường rất cao ở khâu nhập mua nguyên liệu may như chỉ may, vải vóc Đặc biệt là các loại vải chuyên dụng trong thể thao hay các loại vải cao cấp cho các hãng thời trang lớn Công nghệ tái chế rác giúp giảm chi phí sản xuất 2 -3 lần Từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn cho các hãng sản xuất - Có thể trộn với nhiều loại nguyên liệu khác để tạo ra các loại... dụng các sản phẩm tái chế là cách đơn giản và “sạch sẽ”nhất để ai cũng cót hể bảo vệ môi trường Xu hướng sử dụng hàng may mặc từ chai nhựa tái chế đang trở thành trào lưu lan rộng ra toàn thế giới Hy vọng trong tương lai không xa, các nhà sản xuất Việt Nam sẽ đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ này hoặc chuyển giao công nghệ từ các quốc gia tiên tiến Bài thuyết trình này chủ yếu sử dụng thông tin từ. .. cùng, những tấm vải lớn sẽ được chuyển đến các công ty may mặc theo đơn đặt hàng hoặc công ty sẽ may chúng thành áo sơ mi và bán III Công nghệ tương lai thay thế 1 Ưu điểm - Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường Công nghệ tái chế rác thành các mặt hàng dệt may giúp giảm bớt 60% lượng rác thải trên toàn thế giới Đồng thời, giúp bảo vệ môi trường sống của các động vật hoang dã - Tiết kiệm chi phí... để tái chế thành chai đựng nước Có rất nhiều chai nhựa không được thu thập đang trôi dạt trên biển hoặc đang bị bỏ lại ở đâu đó Việc chúng ta phải làm khi ứng dụng công nghệ này là nhặt thêm thật nhiều chai nhựa 20 Tiểu luận quản trị công nghệ - Các sản phẩm may mặc làm từ chai nhựa PET không nên dùng trong máy giặt, chúng chỉ nên được giặt bằng tay - Trong khi sản xuất hàng may mặc bằng công nghệ tái. .. hàng dệt may Việt Nam có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thời trang quốc tế Cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đang dần hoàn thiện hơn, cắc khu công nghệ cao cũng có thể đáp ứng được về hạ tầng cho công nghệ này Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam rất nhạy cảm với những công nghệ về môi trường vì vậy, việc đưa công nghệ này vào khu công nghiệp để sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn 2 Các yếu tố kinh tế Công nghệ tái. .. Các yếu tố kinh tế Công nghệ tái chế rác thành hàng may mặc đã đem lại lợi ích về kinh tế rất lớn cho các nước trên thế giới Khi ứng dụng công nghệ này, các doanh nghiệp may mặc sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí sản xuất và nhân công vì cả dây chuyền công nghệ hầu hết sử dụng máy móc Các hãng thời trang thể thao như Nike và Addias đã ứng dụng công nghệ này và bán sản phẩm tại Việt Nam và chúng rất... được sản xuất theo công nghệ tái chế rác Không quá cao cấp như thời trang, các dụng cụ dùng trong mọi gia đình tại Mỹ và châu Âu như: thảm, drap giường, màn cửa….Chúng cực kì bền nhưng có giá cực rẻ Chính vì những ứng dụng tuyệt vời như vậy mà những công nghệ tái chế rác thành những thứ có ích đang ngày càng phát triển tiên tiến hơn 17 Tiểu luận quản trị công nghệ II Quy trình sản xuất áo sơ mi từ chai... đầu ưu tiên sử dụng những sản phẩm bảo vệ môi trường 6 Các yếu tố văn hóa – xã hội Người Việt Nam vẫn đang còn e ngại sử dụng những sản phẩm tái chế Vì vậy rất có thể những sản phẩm may mặc không được đông đảo người dân ưa chuộng 7 Các yếu tố pháp lý – chính trị Công nghệ tái chế rác thành hàng may mặc không đi ngược với luật pháp Việt Nam Nó sẽ giúp thỏa mãn nhu cầu về hàng may mặc giá rẻ nhưng chất ... Việt Nam xử lý rác thải cách chôn đốt rác, đưa công nghệ tái chế rác thành hàng may mặc giúp đất nước nâng cao kĩ thuật tái sử dụng rác Việt Nam biết đến quốc gia xuất hàng dệt may hàng đầu giới... bề mặt bị dơ, giữ chúng lại khăn bề mặt hoàn toàn; • Khi sử dụng với nước phải vừa đủ, ướt để lại vết nước bề mặt cần lau CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG DỆT MAY TỪ CHAI NHỰA TÁI CHẾ... Việt Nam nhạy cảm với công nghệ môi trường vậy, việc đưa công nghệ vào khu công nghiệp để sản xuất gặp nhiều khó khăn Các yếu tố kinh tế Công nghệ tái chế rác thành hàng may mặc đem lại lợi ích

Ngày đăng: 20/10/2015, 18:22

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • CHƯƠNG I: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SỢI POLYESTER

    • I. Giới thiệu

    • II. Lịch sử về sợi Polyester

    • III. Quy trình sản xuất sợi Polyester

      • 1. Quy trình

      • 2. Quy trình sản xuất sợi Filament

      • 3. Quy trình sản xuất xơ ngắn PSF

      • IV. Công nghệ tương lai

      • CHƯƠNG II: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA PET VÀ SỢI POLYESTER THÀNH PHẨM

        • I. PET

          • 1. Các tính chất của PET

          • 2. Quá trình sấy PET:

          • II. Vải không thấm nước

          • III. Các loại khăn lau cao cấp làm từ sợi Microfiber dùng trong dân dụng và công nghiệp.

            • 1. Sợi Microfiber

            • 2. Cách sử dụng

            • CHƯƠNG III: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG DỆT MAY TỪ CHAI NHỰA TÁI CHẾ

              • I. Thực trạng về việc ứng dụng công nghệ trên thế giới.

              • II. Quy trình sản xuất áo sơ mi từ chai nhựa tái chế

              • III. Công nghệ tương lai thay thế

                • 1. Ưu điểm

                • 2. Nhược điểm

                • 3. Công nghệ tương lai

                • CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI

                  • I. Các tiêu chí đánh giá công nghệ

                    • 1. Các yếu tố công nghệ

                    • 2. Các yếu tố kinh tế

                    • 3. Các yếu tố tài nguyên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan