Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử ở việt nam thực trạng và giải pháp

105 846 0
Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử ở việt nam   thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TRẦN QUÂN TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAN, GIỮ HOẶC TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI,ĐANG BỊ XÉT XỬ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIRAI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội- 2006 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TRẦN QUÂN TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAN,GIỮ HOẶ TRỐN KHI ĐANG BỊ DẪN GIẢI,ĐANG BỊ XÉT XỬ Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIRAI PHÁP Luậm Văn Thạch Sỹ : KHOA LUẬT HỌC Mã số: Người Hướng Dẫn : Hà Nội- 2006 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 Chương 1: Khái quát pháp luật hình sự Việt Nam về tội trốn khỏi nơi giam, giữ 9 1.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ trước năm 1945 9 1.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo quy định của pháp luật hình sự từ 1945 đến 1985 12 1.3. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 16 Chương 2: Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ 30 2.1. Tình hình của tội trốn khỏi nơi giam, giữ 30 2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ 42 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ 3.1. Dự báo tình hình tội phạm trốn khỏi nơi giam, giữ trong thời gian tới 61 61 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ 64 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 96 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các cơ quan tư pháp có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo quyền lực của nhân dân, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác góp phần bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đến các kỳ Đại hội sau này Đảng ta đều đánh giá cao vai trò của các cơ quan tư pháp, đã liên tục đưa ra các chủ trương để công tác tư pháp đáp ứng được trong tình hình mới như các biện pháp về tổ chức, quy định về chức năng quyền hạn, tăng cường về cơ sở vật chất, đào tạo, các biện pháp về pháp luật, trong đó có biện pháp pháp luật hình sự là một biện pháp có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cho hoạt động tư pháp tránh khỏi sự xâm hại từ phía tội phạm. Tuy nhiên hoạt động tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp chưa được hoàn thiện, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, cơ sở vật chất làm việc của các cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu. Những hạn chế trên ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan tư pháp. Với tầm quan trọng như vậy, việc đảm bảo cho sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp là một yêu cầu bức thiết. Từ trước khi có Bộ luật hình sự 1985, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp đã được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, đến khi có Bộ luật hình sự thì loại tội phạm này được quy định thành một chương vừa là do tính chất của tội phạm là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp mà còn thể hiện thái độ cương quyết đấu tranh đối với loại tội phạm này. Trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thì tội Trốn khỏi nơi giam, 5 giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (sau đây gọi chung là tội trốn khỏi nơi giam, giữ) chiếm tỷ lệ nhiều nhất và vì vậy gây tác hại lớn nhất đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, trật tự an toàn xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân vào pháp luật. Tuy nhiên, những năm qua chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ toàn diện tội phạm này mặc dù cả lý luận và thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề đấu tranh phòng và chống tội phạm nói trên. Do đó tôi đã chọn đề tài: “ Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử” để làm luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu Các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp trong những năm qua ít được nghiên cứu sâu, đồng bộ và toàn diện. Cuối thập kỷ 90 các tác giả Phạm Thanh Bình và Nguyễn Vạn Nguyên đã viết cuốn “Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp - Nhà xuất bản pháp lý 1990” [1] theo kiểu bình luận BLHS, cũng giống như giáo trình của các trường Đại học, nhằm đưa ra những khái niệm, những cấu thành cơ bản nhất của loại tội phạm này và sau đó cũng có một số tác giả cũng đã viết về vấn đề này hoặc các thông tư hướng dẫn cũng nhằm giải thích một số khái niệm, hướng dẫn về định lượng nhằm đáp ứng công tác xét xử. Công trình khoa học tiếp theo là luận án phó tiến sĩ luật học của tác giả Nguyễn Tất Viễn đề cập đến nhóm “Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp” trong BHLS không đi sâu vào từng tội cụ thể. Bên cạnh đó một số luận văn cao học nghiên cứu về một số tội cụ thể trong chương xâm phạm hoạt động tư pháp nhưng chưa có công trình nào đề cập đến tội trốn khỏi nơi giam, giữ. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là - Làm rõ các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội trốn khỏi nơi giam, giữ, đánh giá đúng tình hình phạm tội, đưa ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này. 6 Nhiệm vụ - Một là khái quát về mặt lịch sử lập pháp của Việt Nam từ trước đến nay về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Hai là phân tích cơ sở trách nhiệm hình sự của tội phạm - Ba là đánh giá đúng thực trạng tội phạm trong 10 năm trở lại đây và nguyên nhân của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Bốn là đề xuất các biện pháp đấu tranh và phòng ngừa loại tội phạm này. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ, thực trạng đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 10 năm gần đây (1996 - 2005) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài thực hiện trên cơ sở của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như lịch sử, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh… 6. Điểm mới của luận văn - Lần đầu tiên với phạm vi của một luật văn cao học nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về tội Trốn khỏi nơi giam, giữ, trên hai phương diện luật hình sự và tội phạm học. - Khái quát đánh giá được các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Nắm được kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát pháp luật hình sự Việt Nam về tội trốn khỏi nơi 7 giam, giữ. - Chương 2: Tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ. 9. Tiến độ thực hiện đề tài - Từ 20/10/2005 đến 20/12/2005 bảo vệ đề cương. - Từ 20/12/2006 đến 20/4/2006 nộp sơ thảo lần I cho giáo viên - Từ 20/4/2006 đến 20/8/2006 chỉnh sửa và nộp bản thảo lần II. - Từ 20/8/2006 đến 20/9/2006 hoàn chỉnh và nộp cho khoa luật. 8 9 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ 1.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong pháp luật hình sự Việt Nam thời kỳ trƣớc 1945 1.1.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long Bộ luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới triều Lê Thánh tông niên hiệu Hồng Đức (1470 - 1497) bao gồm 6 quyển, 722 điều, 13 chương trong đó một chương quy định chung về tội phạm và hình phạt. Đây là bộ luật tương đối hoàn chỉnh điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội lúc bấy giờ gồm cả quan hệ hình sự, tố tụng hình sự cả quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình. Ngay từ thời kỳ này nhà nước phong kiến Việt Nam đã có sự quan tâm đối với các loại tội phạm về lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là trong 722 điều luật đã có đến 13 điều ở chương 12 (chương Bộ vong) quy định các vấn đề về tội phạm bỏ trốn. Trong bộ luật đã quy định rất chặt chẽ về loại tội phạm này, cụ thể là với một hành vi của người phạm tội bỏ trốn thì bộ luật còn quy định các chế tài khác có liên quan như Điều 651: “ Người coi tù để mất tù thì biếm một tư, cho hạn 100 ngày để bắt lại. Bắt không được thì bị tội nhẹ hơn tù trốn 2 bực…… Quan án không biết hay biết thì bị phạt 30 quan tiền, quan án bực dưới bị biếm một tư. Nếu biết mà còn dung túng thì thêm một bực tội.”. [14] Các chế tài xử phạt đối với tướng lĩnh đi bắt kẻ chạy trốn không hoàn thành nhiệm vụ Điều 645, quy định trách nhiệm bắt phạm nhân Điều 647, thôn xã chứa chấp kẻ bỏ trốn Điêu 657, che giấu kẻ bỏ trốn Điều 654, xử phạt kẻ làm lộ tin đuổi bắt phạm nhân để phạm nhân trốn thoát Điều 648. Điều 652 quy định về chống lại ngục quan để trốn chạy, Điều 653 quy định những kẻ chạy ra nước ngoài thì xử tội phản nghịch, tịch biên gia sản, vợ con sung công. Bộ luật Hồng Đức quy định rất rõ và rất nhiều hành vi bỏ trốn bị xử 10 phạt và hình phạt cũng rất nghiêm khắc Điều 650 “ Những bị tội lưu, đồ chưa đến hạn tha mà bỏ trốn thì đều xử chém. Người cai quản lơ đễng để tù đồ, lưu trốn thì thì xử nhẹ hơn ba bực tội tù trốn đó, quan ti, giám đương bị xử biếm, phạt. Cố ý thả cho tù trốn thì xử đồng tội với nó. Nếu bắt lại được thì được trừ tội. Tù phạm trốn đến làng xã nào thì quan xã đó phải bắt nộp quan. Nếu dung túng bao che thì xử tội như tù trốn đó, nhưng nhẹ hơn một bực.” [14] Như vậy từ thế kỷ XV nhà nước phong kiến đã rất quan tâm đến việc cai quản tù nhân và nghiêm trị những hành vi xâm phạm đến việc quy định của nhà nước. Trong Bộ luật Hồng Đức quy định nhiều hành vi liên quan đến hành vi bỏ trốn của phạm nhân. Những hành vi này đều bị xử lý về hình sự như hành vi bỏ trốn của phạm nhân, hành vi bao che người bỏ trốn, không tố giác người bỏ trốn, chứa chấp người bỏ trốn, hành vi cai tù để phạm nhân bỏ trốn, hành vi truy bắt người bỏ trốn không đạt kết quả… Các hành vi trên đều bị xử lý rất nghiêm khắc, các tù nhân bị lưu hay đồ mà bỏ trốn thì đều phải chịu chung một hình phạt như nhau là chém (tử hình), các hành vi khác liên quan đến tù nhân bỏ trốn của những người coi ngục, quan ty giám, người che giấu… đều bị coi là có tội và đều bị xử phạt. Hoàng Việt Luật Lệ (hay còn gọi là Bộ Luật Gia Long) là một trong hai Bộ luật lớn nhất của các triều đình phong kiến Việt Nam được ban hành vào năm Gia Long thứ 12- Tây lịch 1813. [15] Bộ luật được xây dựng dựa trên sự đúc kết của luật nhà Thanh (Trung Quốc) và Bộ luật Hồng Đức - gồm có 398 điều chia thành 22 quyển điều chỉnh hầu hét các quan hệ trong xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các triều đại nhà Nguyễn sau này đều trị vì đất nước thông qua Bộ luật này. Trong Bộ luật có các điều quy định về tội phạm bỏ trốn như: Quy định các hành vi bỏ trốn của người là tội phạm, các hành vi liên quan đến tội phạm bỏ trốn tại các điều. - Điều 24 Người phạm tội cùng trốn (Mục về luật lệ) - Điều 354 Tù trốn khỏi nhà giam và phản đối giam, đang trốn 11 - Điều 355 Tội lưu dồ bỏ trốn - Điều 357 Coi tù nhân không cẩn thận bị xẩy tù - Điều 358 Biết tình mà chứa giấu tội nhân - Điều 364 Cho người tù dao nhọn để họ trốn thoát Trong Bộ luật Gia Long cũng quy định rất nhiều hành vi liên quan đến việc bỏ trốn kể cả các hành vi bỏ trốn khi bị dẫn giải, khi đang hỏi cung…Hình phạt cũng rất nghiêm khắc, đối với tù nhân bị lưu, đồ bỏ trốn ở nơi làm việc hoặc trong khi dẫn giải thì đều chung hình phạt: Mỗi ngày 50 roi, 30 ngày thêm bực tội. Tuy nhiên so với Điều 650 Bộ luật Hồng Đức thì nhẹ hơn rất nhiều (hình phạt đối với tội lưu, đồ mà bỏ trốn là chém). Đối với tù trốn khỏi nơi giam, giữ, tù phá ngục chạy trốn thì những tù nhân phạm tội roi, trượng, đồ, lưu đang bị giam, giữ cầm mà trốn thoát nhà giam, giữ và tự mở xiềng xích vượt ngục trốn thì tăng hai bực tội đã phạm. Nếu cùng bỏ trốn thì mức phạt nặng hơn là phạt trăm trượng, lưu ba ngàn dặm. Các hành vi phá ngục của chạy trốn thì không phân biệt tội nặng nhẹ đều bị tội chém. 1.1.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong các bộ luật thời Pháp thuộc Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đất nước ta bị chia cắt thành: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ ứng với mỗi vùng miền này thực dân Pháp ban hành một bộ luật thay thế cho Bộ luật Gia Long đang áp dụng trên cả nước. Đó là Bộ luật hình An nam năm 1921 ở Bắc Kỳ, Bộ Hoàng Việt hình luật năm 1933 ở Trung kỳ, Bộ luật Canh Cải năm 1912 ở Nam Kỳ. Các bộ luật này cũng đều có các quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Theo Bộ Hoàng Việt hình luật áp dụng tại Trung kỳ thì tội trốn khỏi nơi giam và hình phạt được quy định tại chương 15: Tù phạm trốn tránh chức trách người canh giữ…bao gồm 11 điều từ Điều 234 đến Điều 244 quy định các hành vi bỏ trốn được coi là tội phạm. Như các quy định về tù nhân phạm tội đại hình bỏ trốn (Điều 235), hành hung, dùng thủ đoạn, được giúp sức để bỏ trốn (Điều 237), trốn khi đã thành án mà đang bị giam hoặc đang bị dẫn giải (Điều 243), các quy định về hành vi cũng như các chế tài cũng rất rõ ràng như 12 quy định tại Điều 244: “… người phạm nào đã bị bắt hoặc bị giam mà toan trốn đi hoặc đã trốn đi, chỉ riêng về việc trốn đi đó mà nghĩ xử nếu người phạm ấy mà can cứu hoặc can án thuộc về tội trừng trị: mà toan trốn đi sẽ phải tội phạt giam, giữ từ 1 đến 6 tháng, nếu trốn đi sẽ phải phạt giam từ 6 tháng đến 1 năm, nếu can cứu hoặc can án về tội đại hình mà toan trốn đi sẽ phải phạt giam từ 2 đế 3 năm, đã trốn đi sẽ phải phạt giam từ 4 năm đến 5 năm. Khi nào trốn đi hoặc toan trốn đi mà có hành hung hoặc dùng cách leo trèo xoi phá, nếu can cứu hoặc can án về tội trừng trị sẽ phải tội phạt giam từ 4 năm đến 5 năm, nếu can cứu hoặc can án thuộc về tội đại hình sẽ phải tội khổ sai từ 5 năm đến 10 năm, trừ ra trong khi hành hung, người đào phạm lại can một tội đại hình khác, thì sẽ theo tội nặng hơn mà nghĩ xử”. Điều luật quy định tội phạm là những người bị bắt, bị giam, tạm giam, mà bỏ trốn và kể cả trường hợp chuẩn bị trốn cũng bị xử lý theo bộ luật này. Như vậy, có thể thấy các triều đại phong kiến (kể cả thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta) đều quy định về tội trốn khỏi nơi giam với hình phạt rất nghiêm khắc. 1.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong pháp luật hình sự Việt Nam từ 1945 đến 1985 1.2.1. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong pháp luật hình sự Việt Nam trước khi pháp điển hóa luật hình sự lần thứ nhất Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời với Tuyên ngôn độc lập ngày 02/9/1945, bộ máy Nhà nước kiểu mới trong đó có các thiết chế tư pháp đã được thiết lập. Để thực hiện quyền lực tư pháp, các cơ quan tư pháp được thành lập nhằm bảo vệ chính quyền non trẻ, Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Sắc lệnh số 47 ngày 10/10/1945 trong khi Nhà nước chưa ban hành được pháp luật thống nhất trong cả nước thì các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với chính thể dân chủ cộng hoà và không phương 13 hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vì thế tội trốn khỏi nơi giam, giữ được quy định trong các Bộ luật cũ vẫn tạm thời được áp dụng. Đến ngày 10-7-1959 Toà án nhân dân tối cao ra chỉ thị số 772-TATC cho các toà án đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của đế quốc và phong kiến (trước đấy Bộ Tư pháp cũng đã ra thông tư số 19-VHH/HS ngày 30-6-1955 yêu cầu toà án không nên áp dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến). Năm 1954 Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, ở Miền Bắc Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về pháp luật trong đó có các văn bản về hình sự và tố tụng hình sự. Đó là các sắc luật về trừng trị tội phạm, trong đó có quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Sắc luật số 02/SLt ngày 18/6/1957 quy định các trường hợp phạm pháp quả tang và các trường hợp khẩn cấp như sau: “Điều 1: Kịp thời giữ kẻ phạm pháp đã gây thiệt hại đến an toàn của Nhà nước, đến trật tự xã hội, đến tài sản của Nhà nước, đến tính mệnh, tài sản của nhân dân nay quy định những trường hợp sau đây là phạm pháp quả tang mà công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến Uỷ ban hành chính, Toà án nhân dân, đồn công an nơi gần nhất: 1. Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay; 2. Đang bị đuổi bắt sau khi phạm pháp; 3. Đang bị giam, giữ mà lẩn trốn; 4. Đang có lệnh truy nã mà lẩn trốn.” Theo Sắc luật này thì hành vi lẩn trốn của người đang bị giam cũng đã quy định là phạm pháp hình sự mà bất cứ ai cũng có quyền bắt giữ và giải đến Uỷ ban hành chính, Toà án nhân dân hoặc đồn công an nơi gần nhất. Chính phủ cũng quy định tại Nghị định số 301-TTg ngày 10/7/1957 hướng dẫn thi hành sắc luật số 103/Sl/005 ngày 20/5/1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân như sau: 14 Điều 22: “Nếu trong khi thi hành việc bắt, tạm giam, giam, tạm giữ, khám người, khám nhà ở mà gặp những trường hợp cần thiết sau đây, người thi hành nhiệm vụ có thể dùng vũ khí: a) Khi thi hành việc bắt, giữ, giam, khám, mà gặp sức kháng cự của kẻ phạm pháp, cần bảo vệ tính mạng của mình hoặc của người khác đang bị đe dọa nghiêm trọng. b) Khi cần ngăn chặn những người phạm tội chính trị hoặc hành sự quan trọng có hành động trốn tránh pháp luật. c) Khi người giam đang vượt trại giam hoặc can phạm quan trọng chạy trốn trong lúc đang bị dẫn giải. Nghị định này đã quy định các hành vi bỏ trốn trong lúc dẫn giải, vượt trại giam là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải trừng trị bằng pháp luật hình sự. Theo các văn bản pháp luật trên thì các hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn trong khi đang bị dẫn giải đều bị coi là tội phạm. Đến năm 1967 Nhà nước ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, tại điều 16 có quy định tội phá trại giam, đánh cướp can phạm, tổ chức vượt trại giam, trốn tù. Năm 1975 Miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước. Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15-3-1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời CMMNVN quy định các tội phạm, hình phạt và Thông tư số 03-BTP/TT hướng dẫn thi hành sắc luật quy định các tội phạm và hình phạt. Sau đó đã được đưa vào hệ thống các văn bản áp dụng thống nhất trong cả nước, theo các văn bản này hành vi trốn trại giam không vì mục đích phản cánh mạng là vi phạm pháp luật hình sự và phải bị truy cứu trách nhiệm hình cụ thể là những hành vi sau đây cũng bị coi là tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của nhân dân và bị xử phạt theo Điều 9 của sắc luật. “...Trốn trại giam hoặc tổ chức cho kẻ khác trốn trại giam không vì mục đích phản cánh mạng. Phạm các tội trên nếu vượt quá mức độ hành chính thì bị truy tố và xét 15 xử về hình sự và bị phạt từ 3 tháng đến 5 năm tù. Trường hợp nghiêm trọng thì phạt đến 15 năm tù. Ngoài ra còn có thể phạt tiền đến 1000 đồng và có thể bị tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản. Kẻ phạm tội có tính chuyên nghiệp còn bị phạt quản chế hoặc cấm lưu trú ở địa phương từ 1 năm đến 5 năm sau khi mãn hạn tù”. Sắc luật và Thông tư hướng dẫn quy định hành vi trốn khỏi nơi giam là tội phạm hình sự nhưng hành vi này được coi là tội xâm phạm đến trật tự công cộng chứ không phải là hành vi xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan tư pháp. Hình phạt của loại tội này cũng rất nghiêm khắc có thể bị hình phạt đến 15 năm tù. Tuy nhiên theo quy định của sắc luật thì các hành vi trốn khỏi nơi giam có thể bị xử lý về hình sự nhưng cũng có thể chỉ xử lý về hành chính hoặc phạt tiền tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm. Trên thực tế hành vi bỏ trốn khỏi nơi giam đã làm cho các cơ quan tư pháp hết sức khó khăn trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Các hành vi trốn tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật là rất nghiêm trọng nó thể hiện sự coi thường pháp luật của kẻ phạm tội cũng như mất đi tính nghiêm minh của pháp luật. 1.2.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo Bộ luật hình sự năm 1985 Bộ luật hình sự 1985 quy định tội trốn khỏi nơi giam tại Điều 245, chương X “ Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”. Bộ luật 1985 coi hành vi trốn khỏi nơi giam là nguy hiểm cho xã hội đã trực tiếp xâm hại đến tính đúng đắn hoạt động của các cơ quan tư pháp đó là các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. “Điều 245. Tội trốn khỏi nơi giam: 1. Người nào đang bị giam hoặc đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. 16 a) Có tổ chức. b) Dùng bạo lực đối với người canh gác hoặc dẫn giải”. [18] Theo quy định của điều luật này thì khách thể của tội trốn khỏi nơi giam là sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và các trại cải tạo người phạm tội đã bị kết án phạt tù giam. Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở việc người phạm tội có hành vi bỏ trốn và hành vi bỏ trốn phải xảy ra trong quá trình can phạm đang bị giam hoặc bị dẫn giải (đang bị giam, bao gồm cả tạm giam, bị giam, dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam, do chuyển trại, dẫn giải người bị giam, đến phòng xử án hoặc về trại giam khi toà án đã xét xử xong vụ án). Về mặt chủ quan của tội phạm hành vi trốn khỏi nơi giam, tội được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, chủ thể của tội phạm là bất kỳ ai có đang có lệnh giam và đang bị giam tại trại giam, đang bị dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam hoặc đang bị dẫn giải do chuyển trại…mà có hành động bỏ trốn đều là phạm tội trốn khỏi nơi giam, người đang chấp hành hình phạt tù giam gồm người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn và người đang chấp hành hình phạt tù chung thân. Cũng theo điều luật này thì những người bị tạm giữ, người đang bị tạm giữ hành chính, đang bị đưa vào cơ sở giáo dục theo quyết định hành chính thì không phải là chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam. Cùng với việc quy định thành một tội cụ thể trong Bộ luật hình sự, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật này như Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, Thông tư liên ngành số 05/TTLN ngày 02/6/1990, quy định về chế độ tạm giam, tạm giữ (ban hành kèm theo Nghị định 149-HĐBT ngày 05/5/1992 của Hội đồng Bộ trưởng), Pháp lệnh thi hành án phạt tù được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá 9) thông qua ngày 08/3/1993, Quy chế trại giam (ban hành kèm theo Nghị định số 60-CP ngày 16/9/1993...). 17 1.3. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 Điều 311 BLHS năm1999 quy định như sau: 1. Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải. Trước hết, nói về khách thể của tội phạm. Về vấn đề này trong quá trình xây dựng Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999, đã có nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng khách thể của tội này là chế độ giam, giữ, cải tạo nhằm giáo dục, cải tạo và ngăn chặn người phạm tội. Ý kiến thứ hai cho rằng khách thể của tội trốn khỏi nơi giam, giữ là các mối quan hệ phát sinh giữa những người vi phạm pháp luật (người bị bắt tạm giam, người đang chấp hành án tù giam) với những cơ quan thực hiện việc bắt người để tạm giam hay tổ chức thực hiện việc chấp hành án tù giam. Ý kiến thứ ba cho rằng khách thể của tội trốn khỏi nơi giam, giữ là xâm phạm đến hoạt động bình thường của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án. Qua các ý kiến khác nhau trên cho thấy nếu theo ý kiến thứ nhất thì khách thể bị xâm hại của tội phạm này sẽ bị thu hẹp, không thể hiện hết các quan hệ xã hội bị xâm hại chưa phản ánh đúng tính chất của tội phạm là xâm hại đến khách thể trực tiếp nào. Ý kiến thứ hai cũng chưa đánh giá đúng tính chất của quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại là hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp chứ không phải của cá nhân hay một cơ quan riêng biệt trong hoạt động tư pháp. 18 Còn ý kiến thứ ba cho rằng tội phạm xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp cũng chưa đánh giá đúng bản chất của khách thể là xâm hại đến hoạt động đúng đắn chứ không phải hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp, đó là các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Do đó, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ là xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Các hoạt động của các cơ quan tư pháp cụ thể là các quyết định tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định thi hành án… cần phải được chấp hành nghiêm chỉnh. Đó chính là pháp luật được thực thi có hiệu quả trên thực tế, thể hiện thái độ tôn trọng pháp luật và khả năng cải tạo của người phạm tội. Hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ của người bị tạm giam, bị giam, người bị tạm giữ gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, làm cho hoạt động này bị kéo dài về thời gian hoặc vụ án có thể không thực hiện được ở các giai đoạn do người phạm tội bỏ trốn. Hành vi trốn này làm cho tính đúng đắn của hoạt động tư pháp không được tuân thủ, tức là không thể tiến hành theo luật định khi có hành vi phạm tội xảy ra. Như phải tạm đình chỉ khi đang điều tra, truy tố hoặc không thể thi hành án khi tội phạm đã bỏ trốn, vì thế mục đích trừng trị và giáo dục đối với kẻ phạm tội không thể thực hiện được. Mặt khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ bao gồm: - Hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Hậu quả do hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó. - Các yếu tố khác nhau như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, phương pháp, địa điểm, thời gian phạm tội. Điều 311 Bộ luật hình sự quy định tại khoản 1 “Người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn…”. Theo điều luật 19 thì hành vi khách quan của tội phạm là hành vi bỏ trốn, một hành động rất manh động nhằm thoát khỏi sự quản lý của người có trách nhiệm cụ thể là: - Hành vi trốn khi đang bị giam (trốn khỏi nơi đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù). - Hành vi trốn khi đang bị dẫn giải - Hành vi trốn khỏi nơi tạm giữ - Hành vi trốn khi đang bị xét xử a. Người phạm tội có hành vi bỏ trốn Trên thực tế hành vi khách quan của loại tội phạm này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như hành vi của người đang bị giam, giữ, đang phải thi hành án phạt tù, đang bị xét xử hoặc đang bị dẫn giải mà bỏ trốn nhằm thoát khỏi sự quản lý sự quản lý của người canh gác, dẫn giải. Các hành vi này được thực hiện bằng nhiều hình thức và thủ đoạn khác nhau như lợi dụng sơ hở của người canh gác, dẫn giải, lợi dụng những khó khăn vật chất trong việc giam, giữ không đảm bảo như trại giam, nhà tạm giữ xuống cấp, hư hỏng chưa đảm bảo độ chiếu sáng, độ cao của tường rào… chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định đối với nhà tạm giam, tạm giữ, trại cải tạo. Hành vi trên còn được thực hiện cả trong trường hợp tội phạm dùng vũ lực đối với lực lượng canh gác. Có trường hợp tội phạm còn được thực hiện qua hình thức khác như dùng thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng lòng tin, sự kém hiểu biết, thiếu trách nhiệm của cán bộ chiến sỹ có nhiệm vụ canh gác, dẫn giải để bỏ trốn. Các hình thức, thủ đoạn khác nhau để thực hiện hành vi này chỉ là yếu tố đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội trong quyết định hình phạt như trốn khỏi nơi giam, giữ mà dùng vũ lực đối với người canh gác, dẫn giải thì tính nguy hiểm sẽ cao hơn so với trường hợp bỏ trốn khác và khi xem xét hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn. 20 b. Hành vi bỏ trốn phải xảy ra trong quá trình đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử * Trường hợp mà pháp luật hình sự coi là đang bị giam, giữ. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì những trường hợp được coi là đang bị giam, giữ là người có lệnh tạm giam, quyết định tạm giữ và đang bị giam, giữ tại một trại tạm giam, nhà tạm giữ; đang chấp hành án phạt tù giam có thời hạn hay tù chung thân tại một trại giam. - Người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân Trong hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự có hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân là hình phạt chính mang tính chất cưỡng chế nghiêm khắc. Người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân bị cách ly khỏi xã hội và bị cải tạo trong trại giam hoặc trại tạm giam. Nếu trong thời gian đang thi hành bản án mà người bị kết án bỏ trốn thì phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ. - Người có lệnh tạm giam và đang bị tạm giam. Tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo về phạm tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội (khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2003). Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự. Người bị áp dụng biện pháp tạm giam, bị cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân. Đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo. Những người bị tạm giam theo quy định trên mà bỏ trốn khỏi nơi tạm giam sẽ phạm tội quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự. Trong thực tiễn, biểu hiện cụ thể của hành vi này rất đa dạng. Tùy thuộc vào điều kiện khách quan hoặc điều kiện chủ quan của người phạm tội 21 như sơ hở, dùng thủ đoạn để bỏ trốn. Hành vi bỏ trốn của tội phạm này không chỉ là những hành vi bỏ trốn khi người có lệnh tạm giam đang bị giam trong trại tạm giam hay trại cải tạo mà cả trong các trường hợp đang khác như bỏ trốn trong khi đang hỏi cung, trong khi đang được đưa đi bệnh viện, bỏ trốn trong khi đang thực nghiệm điều tra, đang lao động ở ngoài trại giam,... Các hành vi cụ thể này đều là những hành vi khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ vì theo quy định của Điều 311 thì trong quá trình đang lao động, đang đưa đi bệnh viện, đang hỏi cung, hay đang thực nghiệm điều tra… thì người đó vẫn phải chấp hành lệnh giam hoặc lệnh tạm giam của các cơ quan có thẩm quyền. Đó chỉ là những tình tiết cụ thể của quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Người bị tạm giam chỉ được tự do khi đã có quyết định huỷ bỏ việc tạm giam của cơ quan có thẩm quyền nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam đây là các trường hợp thay đổi biện pháp ngăn chặn khác theo Bộ luật tố tụng hình khác (cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh…). Trong trường hợp không còn lệnh tạm giam nữa thì hành vi trên sẽ không được coi hành vi bỏ trốn là hành vi khách quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Người bỏ trốn chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi đã bị bắt giữ hoặc bắt giam (đọc lệnh bắt giữ, tuyên bản án phạt tù người phạm tội đang được tại ngoại). Nếu không có lệnh bắt giữ hoặc lệnh bắt giam thì dù can phạm có chạy trốn trước khi khởi tố vụ án hay trong các giai đoạn điều tra, truy tố xét xử cũng không phải chịu trách nhiệm theo quy định của Điều 311 Bộ luật hình sự năm 1999. - Người đang bị tạm giữ trong một nhà tạm giữ có hành vi bỏ trốn. Đây là điểm mới của Bộ luật hình sự năm1999 nhằm khắc phục thiếu sót của Bộ luật hình sự 1985 và hướng dẫn của Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 hướng dẫn xét xử tội trốn khỏi nơi giam theo Điều 245 Bộ luật hình sự năm 1985. Nghị quyết 04 cho rằng hành vi bỏ trốn khi đang dẫn giải của người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang thì cấu thành tội trốn khỏi nơi giam nhưng không quy định hành vi trốn khi bị tạm giữ trong các trường hợp khác là tội phạm mặc dù hành vi bỏ trốn trong khi đang bị tạm giữ 22 là xâm phạm đến hoạt động tư pháp, đến tính đúng đắn của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nó nguy hiểm không kém trường hợp bỏ trốn của người đang bị dẫn giải. Như vậy, nếu người bị bắt và có quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền mà bỏ trốn thì cấu thành tội phạm quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự. * Những trường hợp pháp luật coi một người đang bị dẫn giải có hành vi bỏ trốn theo Điều 311 Bộ luật hình sự là: - Đang bị dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam: Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn ngừa người phạm tội trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Do đó, việc bắt người đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng như hành vi trốn tránh pháp luật. Theo quy định của khoản 1 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì việc bắt tạm giam được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm một tội mà bộ luật hình sự quy định hình phạt trên hai năm tù và có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Để đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân được nghi nhận trong Hiến pháp 1992 tại Điều 71, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự. Như vậy, những bị can, bị cáo theo quy định trên mới bị cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt để tạm giam. Khi đang dẫn giải để thực hiện lệnh bắt tạm giam mà có hành vi bỏ trốn sẽ bị trừng trị theo quy định tại Điều 311 Bộ luật hình sự với hành vi là trốn 23 khi đang bị dẫn giải. Theo quy định mới này của Điều 311 Bộ luật hình sự thì mọi hành vi bỏ trốn khi bị dẫn giải đều bị xử lý về hình sự. Nghị quyết 04/HĐTP trước đây chỉ quy định người phạm tội quả tang đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì bị xử lý về tội trốn khỏi nơi giam, còn người có quyết định tạm giữ đang bị dẫn giải mà bỏ trốn thì không phạm tội này, kể cả trường hợp người phạm tội quả tang đã được dẫn giải về nơi tạm giữ và đã có quyết định tạm giữ. - Đang bị dẫn giải do chuyển trại giam, trại tạm giam. Bị can, bị cáo, người chấp hành án phạt tù trong quá trình bị tạm giam, hoặc cải tạo (do chấp hình án phạt tù) phải thực hiện theo các quy định về trại tạm giam hoặc theo quy chế trại giam. Trong quá trình ấy bị can, bị cáo, người chấp hành án phạt tù có thể phải chuyển từ trại tạm giam, trại giam này sang trại tạm giam, trại giam khác do nhu cầu phục vụ cho công tác điều tra hoặc cải tạo. Khi chuyển trại sẽ có sự dẫn giải bị can, bị cáo do người có trách nhiệm thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Trong quá trình dẫn giải do chuyển trại tạm giam, trại giam bị can, bị cáo mà lợi dụng sơ hở bỏ trốn thì phạm tội trốn khi đang bị dẫn giải theo Điều 311 Bộ luật hình sự. - Đang dẫn giải người có lệnh giam, tạm giam đến phòng xử án hoặc giải về trại giam, sau khi Toà án đã xét xử xong vụ án. Bị can khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, chậm nhất sau 10 ngày phiên toà sẽ được mở để xét xử. Để đảm bảo sự có mặt của bị cáo tại phiên toà theo Điều 187 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu bị cáo là người đang bị tạm giam theo Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì phải dẫn giải bị cáo đến nơi xét xử. Đồng thời khi xét xử xong vụ án, bị cáo phải chấp hành hình phạt tù về hành vi phạm tội của mình thì phải dẫn giải bị cáo về nơi cải tạo. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam, nhưng bị phạt tù thì toà án có thể quyết định bắt giam ngay bị cáo nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể bỏ trốn hoặc tiếp tục gây án (Điều 228 Bộ luật tố tụng hình sự) mà không cần chờ phát sinh hiệu lực của bản án và như thế phải dẫn giải bị cáo về trại giam để thi hành án. 24 Nếu đang bị dẫn giải từ nơi giam giữ đến nơi xét xử hoặc từ nơi xét xử về trại giam, mà bị cáo bỏ trốn thì phạm tội trốn khi đang bị dẫn giải theo Điều 311 Bộ luật hình sự. * Trường hợp đang bị xét xử mà bỏ trốn thì phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ đây là điểm mới của Bộ luật hình sự 1999. Hành vi bỏ trốn khi đang xét xử của người phạm tội cũng nguy hiểm không kém hành vi trốn khỏi nơi giam hoặc dẫn giải nhưng Bộ luật hình sự 1985 chưa quy định. * Hậu quả của tội phạm Điều 311 BLHS năm 1999 về tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải hoặc đang xét xử chỉ miêu tả hành vi phạm tội chứ không quy định hậu quả gây ra của hành vi phạm tội là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm. Hậu quả ở đây bao gồm hậu quả về vật chất, nhưng cũng có thể là phi vật chất, đó là những tác động xấu đến xã hội, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, làm tăng tội phạm trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm nói chung. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ là tội cấu thành hình thức, trong cấu thành tội phạm không đòi hỏi dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc. Nhưng hậu quả của tội phạm ở tội này nó thể hiện sự coi thường pháp luật, thể hiện sự liều lĩnh, tính chống đối pháp luật rất quyết liệt của kẻ phạm tội nhằm trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Những kẻ bỏ trốn thường gây ra các vụ phạm tội khác làm ảnh hưởng đến an toàn xã hội, gây hoang mang trong nhân dân. Như vậy, hành vi bỏ trốn gây tác động xấu đến xã hội và còn là mầm mống cho các loại tội phạm khác, do đó việc trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang xét xử là những hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. * Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, công cụ và thủ đoạn phạm tội Đối với tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử tội phạm thường sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau nhằm thoát khỏi sự quản lý của người canh gác, dẫn giải như lợi dụng những khó khăn về cơ sơ vật chất trong việc giam, giữ và dẫn giải người phạm tội hoặc lợi dụng sơ 25 hở, lợi dụng lòng tin của người canh gác, dẫn giải để trốn. Cũng có trường hợp, người phạm tội dùng vũ lực đối với người canh gác, dẫn giải để trốn khỏi nơi giam, giữ…Xem xét vấn đề này có ý nghĩa trong việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội và trong việc định khung hình phạt của tội phạm. Tại khoản 2 Điều 311 BLHS quy định … “có tổ chức… dùng vũ lực đối với người dẫn giải hoặc người canh gác.” * Thời điểm hoàn thành của tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang xét xử Đối với tội phạm này thì chỉ cần thực hiện hành vi bỏ trốn trong quá trình đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử là tội phạm đã hoàn thành. Khi can phạm thực hiện hành vi thoát khỏi sự quản lý của người canh gác hoặc người dẫn giải là đã phạm tội theo quy định của Điều 311 BLHS. Thời điểm hoàn thành tuỳ thuộc vào nơi xảy ra hành vi bỏ trốn và các tình tiết cụ thể của sự việc xảy ra. Đối với những trường hợp can phạm thực hiện hành vi bỏ trốn khi đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử thì phải thoát khỏi sự quản lý của người canh gác, người dẫn giải, tội phạm mới được coi là hoàn thành như: người dẫn giải nhảy ra khỏi phương tiện giao thông, bỏ chạy ẩn náu ở một nơi nào đó… Về mặt chủ quan của tội phạm Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang xét xử của can phạm luôn được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Trường hợp trốn khỏi nơi giam, giữ, dẫn giải, đang xét xử khi thực hiện hành vi bỏ trốn can phạm hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Mặt khác, can phạm hoàn toàn có thể thấy trước hậu quả xảy ra do hành vi của mình là cản trở đến sự hoạt động của các cơ quan tư pháp, nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi đó. Do vậy, lỗi của can phạm ở đây chỉ có thể là lỗi cố ý, hơn nữa khi thực hiện hành vi bỏ trốn về ý trí can phạm mong muốn thực hiện trót lọt tội phạm và trốn tránh pháp luật, mong muốn các cơ quan tư pháp không thể thực hiện được công việc của mình nên lỗi của 26 tội phạm ở đây chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp không thể có trường hợp cố ý gián tiếp. Lỗi trong tội này được thể hiện ở chỗ can phạm đã xử sự trái với lợi ích xã hội cụ thể là bỏ trốn để các cơ quan tư pháp không thực hiện được nhiệm vụ của mình, thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật và như thế xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan này. Người thực hiện hành vi bỏ trốn có lỗi vì họ chọn cách xử sự này trong khi hoàn toàn có sự lựa chọn cách xử sự khác, đó là cách xử sự đúng pháp luật. Khi thực hiện hành vi bỏ trốn can phạm luôn mong muốn đạt được mục đích của mình đó là trốn thoát. Các trường hợp bỏ trốn đều là phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, cần phân biệt trường hợp người bị giam, giữ hoặc người đang chấp hành hình phạt tù giam vượt khỏi sự quản lý của người canh gác hoặc dẫn giải do vô ý thì không phạm tội này. Trong mặt chủ quan của tội phạm, ngoài việc xác định lỗi của các can phạm, động cơ mục đích của tội phạm cũng cần nghiên cứu, mặc dù đối với loại tội phạm này, động cơ không có ý nghĩa quyết định đến cấu thành tội phạm nhưng nó có ý nghĩa đến việc xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Động cơ phạm tội có thể là ham muốn vật chất, ra ngoài sinh sống như những người khác mà không phải tù tội, tiếp tục phạm tội…và để thực hiện được động cơ đó, can phạm tìm cách thoát khỏi sự quản lý. Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đều nhằm những mục đích nhất định. Nhưng nói đến mục đích của tội phạm chỉ có thể nói đến hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, vì chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt được những mục đích nhất định. Hầu hết các can phạm bỏ trốn đều nhằm mục đích trốn thoát để tránh sự trừng phạt của pháp luật. Mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật của can phạm trong tội này mặc dù luôn tồn tại nhưng không phải là điều kiện bắt buộc trong cấu thành tội phạm vì theo phân loại của khoa học luật hình sự thì tội phạm này có cấu thành hình thức, tức là chỉ có hành vi phạm tội thể hiện ở mặt khách 27 quan của tội phạm cũng đã đủ cấu thành tội phạm và đã thấy rõ được mục đích phạm tội. Tuy nhiên, xem xét mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật trong tội phạm này có ý nghĩa rất lớn trong việc phân biệt với hành vi vi phạm kỷ luật của trại giam. Đó là các trường hợp người bị giam tự ý bỏ về nhà để thăm người thân, mua hàng hoá… sau đó tự giác trở lại trại giam thì sẽ không phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ mà chỉ là ý thức chấp hành cải tạo của phạm nhân. Thực tiễn cũng cho thấy cần phân biệt hành vi tự ý tạm vắng mặt ở nơi giam, giữ trong khi dẫn giải không xuất phát từ mục đích trốn tránh pháp luật (là hành vi vi phạm kỷ luật) với những trường hợp bỏ trốn nhằm thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật sau đó ra tự thú. Việc tự thú của can phạm sau khi trốn khỏi nơi giam, giữ nhằm mục đích trốn tránh pháp luật sẽ là tình tiết giảm nhẹ của tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc có thể miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra cũng cần chú ý đến một số trường hợp sau: - Kẻ phạm tội dùng vũ lực, gây thương tích nặng, tổn hại nặng cho sức khoẻ của nạn nhân làm cho nạn nhân bị chết, thì ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ, kẻ phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 Bộ luật hình sự) hoặc tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự). - Trường hợp có đồng bọn bên ngoài dùng vũ lực, tấn công giải thoát cho người đang bị giam, giữ thì tuỳ theo tình tiết cụ thể của vụ án mà giải quyết. + Nếu bọn bên ngoài tự ý dùng vũ lực để giải thoát cho kẻ đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử nhưng không có sự tiếp ứng của kẻ đó, thì chỉ bọn dùng vũ lực tấn công vào người canh gác hoặc người dẫn giải phải chịu trách nhiệm về tội giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự) hoặc tội cố ý gây thương tích (Điều 104 Bộ luật hình sự) hoặc tội đánh tháo người đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử (Điều 312) hoặc tội chống phá trại giam nếu có mục đích chống chính quyền nhân dân 28 (Điều 90 BLHS). + Nếu chúng có sự bàn bạc, thoả thuận trước về việc phối hợp giữa người đang bị giam, giữ với đồng bọn ở bên ngoài xã hội để dùng vũ lực giải thoát cho nhau, thì chúng phải chịu trách nhiệm về đồng phạm. Như vậy, những người có hành vi giúp sức… (đồng phạm) cho người bị giam, giữ, dẫn giải, xét xử bỏ trốn nhằm mục đích trốn tránh pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này với vai trò đồng phạm. Tương tự kẻ nào có hành vi giúp sức cho người bị giam, giữ trốn nhằm chống chính quyền nhân dân cũng phải chịu trách nhiệm về tội chống phá trại giam với tư cách đồng phạm của tội này. Đối với mặt chủ quan của tội trốn khỏi nơi giam, giữ điều đáng lưu ý nữa là người đang bị giam, giữ trốn tránh pháp luật, đồng thời để thực hiện một tội phạm khác thì nói chung chỉ xử lý về tội trốn khỏi nơi giam, giữ, nhưng nếu kẻ phạm tội có sự chuẩn bị phạm một tội khác cùng với tội trốn khỏi nơi giam, giữ thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tội mới thoả đáng, nếu thuộc trường hợp chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự. Chủ thể của tội phạm Theo quy định của Điều 311 BLHS, chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam, giữ là người đang bị giam, giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử. Như đã trình bày ở phần mặt khách quan của tội phạm cho thấy chủ thể của tội này gồm: bất kỳ người nào đang chấp hành lệnh giam, lệnh tạm giam, quyết định giữ hoặc đang bị dẫn giải do thực hiện lệnh bắt để tạm giam, đang bị dẫn giải do chuyển trại, đang bị xét xử mà có hành vi bỏ trốn thì là chủ thể của tội phạm này. Như vậy chủ thể của tội phạm này có thể là bị can, bị cáo (nếu có lệnh tạm giam, lệnh giam) và cả các trường hợp không phải là bị can, bị cáo như các trường hợp bắt kẻ phạm tội quả tang, truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú, người có quyết định tạm giữ đang tạm giữ như đã phân tích ở phần trên. Do đó chủ thể của tội phạm này là bị can, bị cáo, người bị tạm giữ. 29 Những người đang có lệnh tạm giam có thể là bị can, bị cáo nhưng không phải mọi bị can, bị cáo đều bị tạm giam. Vì vậy, nếu bị can, bị cáo thực hiện hành vi bỏ trốn trong khi không bị giam (không có lệnh tạm giam) như bị can trốn trong khi đang tại ngoại để điều tra hoặc người trước đây bị tạm giam nhưng đã thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh…) mà bỏ trốn thì không phạm tội này. Trên thực tế có nhiều trường hợp, do không bị tạm giam hoặc do thay thế việc tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác lợi dụng thời điểm này bị can, bị cáo bỏ trốn làm cho công tác điều tra truy tố xét xử gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí kẻ phạm tội còn giả mạo giấy tờ để trốn ra nước ngoài làm cho công tác (điều tra, truy tố, xét xử) gặp nhiều khó khăn, có trường hợp không thể thực hiện được. - Người đang chấp hành hình phạt tù giam bao gồm người đang chấp hành tù có thời hạn và người đang chấp hành hình phạt tù chung thân. Những người này không phải bị can, bị cáo mà là người bị án là người đang thực hiện quyết định (bản án) của toà án nên nếu bỏ trốn thì là chủ thể của tội này. Tóm lại chủ thể của tội phạm này có mang dấu hiệu của chủ thể đặc biệt, đó là người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải, đang bị xét xử. Hình phạt Theo Điều 311 BLHS thì người nào đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải hoặc đang bị xét xử mà bỏ trốn, thì phạt tù từ sáu tháng đến năm năm;phạm tội có tổ chức; dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Việc áp dụng hình phạt phụ thuộc vào tình hình tội phạm mà đó cũng là một yếu tố khi chúng ta quy định hình phạt cho một chế tài và việc áp dụng hình phạt trong trường hợp cụ thể. Tại khoản 2 người phạm tội có thể bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Đây là cấu thành tặng nặng quy định các tính tiết tăng nặng định khung đó là: phạm tội có tổ chức hoặc dùng bạo lực đối với người canh gác hoặc dẫn giải. 30 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 1. Pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử luôn luôn có những quy định về các hành vi bỏ trốn khi bị giam, giữ hoặc dẫn giải là tội phạm vì nó xâm phạm đến hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, pháp luật bị coi thường và không được thực thi trên thực tế. Chính vì tính chất nghiêm trọng của hành vi này nên từ thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc cho đến khi đất nước ta hoàn toàn độc lập đều có quy định hành vi bỏ trốn đó là tội phạm, hơn nữa các hành vi còn được bổ sung như Bộ luật hình sự năm 1999. Điều này cho thấy do tính chất nghiêm trọng nó nên Nhà nước luôn thể hiện thái độ đấu tranh kiên quyết đối với loại tội phạm này. 2. Qua nghiên cứu pháp luật hình sự quy định về tội trốn khỏi nơi giam, giữ cho thấy bất kỳ thời kỳ nào Nhà nước cũng đều quy định rất chặt chẽ hành vi phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Pháp điển hóa lần thứ 2 BLHS năm 1999 các hành vi phạm tội được quy định chặt chẽ và đã được bổ sung đầy đủ hơn so với quy định của BLHS năm 1985 trong chương này đã trình bày đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội trốn khỏi nơi giam, giữ, hậu quả của tội phạm cũng như các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cần được làm rõ để đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật làm cơ sở pháp lý để đấu tranh với loại tội phạm này. 31 Chƣơng 2 TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ 2.1. Tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ A. Phần tội phạm rõ Là tổng số tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đã được thống kê xét xử hình sự. 2.1.1. Thực trạng và diễn biến tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang xét xử, đang dẫn giải Việc nghiên cứu tìm hiểu những quy luật vận động của tình hình tội phạm giúp cho ta đề ra các biện pháp khác nhau để đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm nói chung và từng tội nói riêng. Để xác định được diễn biến của tình hình tội phạm phải dựa vào các số liệu thống kê hình sự. Thống kê tư pháp hình sự có khả năng đưa ra những thông tin tổng quát có tính khoa học về tình hình tội phạm, cơ cấu, chiều hướng phát triển cũng như nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Để đánh giá một cách chính xác tình hình tội phạm cần xem xét đầy đủ cả hai phần cơ bản đó là: Phần tội phạm rõ và phần tội phạm ẩn. a. Diễn biến của tội trốn khỏi nơi giam, giữ Để xem xét một cách tổng thể khách quan diễn biến của tội trốn khỏi nơi giam, giữ, (từ 1996 - 2005) cần xem xét diễn biến của tình hình tội phạm nói chung và các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng xem bảng, biểu đồ 2.1 - 2.2 ở phần phụ lục. 32 Bảng 2.3: Thống kê số liệu số bị cáo và số vụ án phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 10 năm từ 1996 đến 2005 NĂM SỐ VỤ MỨC ĐỘ GIA TĂNG SO VỚI NĂM 1996 (%) SỐ BỊ CÁO MỨC ĐỘ GIA TĂNG SO VỚI NĂM 1996 (%) 1996 278 100,00 314 100,00 1997 350 125,90 527 167,80 1998 373 134,17 477 151,90 1999 271 97,48 335 106,70 2000 277 99,64 377 120,10 2001 241 86,69 365 116,20 2002 200 71,94 298 94,90 2003 242 87,05 348 110.80 2004 222 79,86 294 93,63 2005 160 57,55 213 67,83 Tổng 2.614 Mức độ gia tăng bình quân hàng năm -13,11 3.548 -4,7 -11,2 -3,31% (Nguồn: TANDTC (2005), thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến 2005). Qua nghiên cứu số liệu ở bảng 2.3 cho thấy số vụ phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong vòng 10 năm trở lại đây không tăng lên mà có xu hướng giảm xuống, như vậy một trong những nguyên nhân là cơ sở vật chất các trại tạm giam, trại giam, đã được củng cố, ý thức trách nhiệm của cán bộ quản 33 giáo được nâng cao. Biểu đồ 2.3: Số vụ và số bị cáo phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ đã đƣợc xét xử sơ thẩm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005 Di Ôn bi Õn t é i t r è n k h á i n ¬ i g i a m Sè l-îng 600 500 400 So vu an So bi cao 300 200 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 N¨ m Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số vụ 278 350 373 271 277 241 200 242 222 160 Số bị cáo 314 527 477 335 377 365 298 348 294 213 (Nguồn: TANDTC (2005) thống kê xét xử sơ thẩm hình sự). Biểu đồ 2.3 cho thấy mặc dù tình hình tội phạm nói chung trong cả nước tăng lên (bảng 2.1) thì đối với loại tội phạm này lại có xu hướng giảm. Nếu năm các năm 1997, 1998 là 350 vụ 373 vụ và với 527, 477 bị cáo là lớn nhất nhưng các năm sau số vụ án và số bị cáo đều giảm như đến năm 2005 số vụ án chỉ còn 160 vụ với 213 bị cáo mặc dù Điều 311 BLHS năm 1999 đã có quy 34 định thêm các hành vi trốn trong khi đang bị tạm giữ và trốn khi đang xét xử. 2.1.2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ Bảng 2.4: Thống kê số vụ án phạm tội nói chung, số vụ án phạm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp và số vụ án phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 10 năm từ 1996 đến 2005 Năm Số vụ án phạm tội nói chung (1) Số vụ án phạm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp (2) Số vụ án phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ (3) Tỉ lệ % Tỉ lệ % (3/2) (3/1) 1996 40.584 354 278 80,51 0,69 1997 32.364 473 350 75,26 1,08 1998 38.614 483 373 78,67 0,97 1999 49.729 380 271 72,89 0,55 2000 41.409 395 277 70,13 0,67 2001 41.265 304 241 79,28 0,58 2002 43.012 718 200 27,86 0,47 2003 45.949 352 242 68,75 0,53 2004 48.287 283 222 78,45 0,46 2005 49.935 227 160 70,48 0,32 Tổng 431.148 3.969 2614 65,86 0,61 Cơ cấu của tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ được thể hiện trước hết trong mối quan hệ với tình tội phạm nói chung và thể hiện trong nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói riêng. Qua bảng 2.4 ta thấy cơ cấu của tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong mối tương quan với tình hình tội phạm nói chung. Trong 10 năm toàn quốc đã xảy ra 431.148 vụ phạm tội, thì trong đó có 2.614 vụ phạm tội trốn 35 khỏi nơi giam, giữ chiếm tỉ lệ xấp xỉ 0,61% (xem bảng 2.4). Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong các tội phạm nói chung giai đoạn 1996 - 2005 Sè v ô ph ¹ m t é i t r è n k h á i n ¬ i g i a m t r o n g t æn g sè v ô ph ¹ m t é i n ã i c h u n g 1 2 1 - Là tội trốn khỏi nơi giam, giữ chiếm 0,61 % 2 - Là tổng số tội phạm nói chung chiếm 99,39% Qua bảng 2.4 ta thấy tỉ lệ giữa tội trốn khỏi nơi giam, giữ với các loại tội phạm nói chung trong giai đoạn 1996 - 2005 có xu hướng giảm đáng kể. Mức thấp nhất ở năm 1997 là 1,08 % thì mức thấp nhất đã giảm xuống đến 0,32% ở năm 2005 chênh lệch 0,66%. Bảng 2.5: Bảng thống kê số liệu các bị cáo đã bị xét xử về tội trốn khỏi nơi giam, giữ với các tội phạm nói chung và số bị cáo phạm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp Năm Số bị cáo phạm tội nói chung (1) 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng 62.454 61.962 62.136 76.302 61.491 58.221 61.256 68.365 75.453 79.318 666.958 Số bị cáo phạm Số bị cáo phạm Tỉ lệ % tội xâm phạm tội trốn khỏi (3/2) hoạt động tƣ nơi giam, giữ pháp (3) (2) 416 321 77,16 698 539 77,22 630 494 78,41 465 343 73,76 529 377 71,27 441 365 82,77 699 298 42,63 444 348 78,38 381 294 77,17 292 213 70,48 4.930 3.539 71,78 36 Tỉ lệ % (3/1) 0,51 0,87 0,8 0,45 0,61 0,63 0,49 0,51 0,39 0,27 0,53 (Nguồn: TANDTC (2005), thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến 2005). Biểu đồ 2.5(1): Cơ cấu tội phạm trốn khỏi nơi giam, giữ với tội phạm nói chung (số bị cáo đã bị xét xử) Sè b Þc ¸ o ph ¹ mt é i t r è n k h á i n ¬ i g i a m t r o n g t æn g sè b Þc ¸ o ph ¹ m t é i n ã i c h u n g ®· x Ðt x ö s¬ t h Èm 1 2 1 - Là số bị cáo phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ 2 - Là số bị cáo phạm tội khác nói chung Biểu đồ 2.5(2): Cơ cấu tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong nhóm các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp giai đoạn 1996 -2005 Sè b Þc ¸ o ®· x Ðt x ö v Ò t é i t r è n k h á i n ¬ i g i a m v µ sè b Þc ¸ o ph ¹ m t é i x ©m ph ¹ m h o ¹ t ®é n g t - ph ¸ p k h ¸ c 1 2 1- Tội trốn khỏi nơi giam, giữ 2- Các tội khác xâm phạm hoạt động tư pháp Qua bảng 2.5 cho thấy số lượng các bị cáo phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn trong khi đang dẫn giải, đang xét xử chiếm tỉ lệ lớn chiếm đến 71,78% với 3.539 bị cáo trên 4.930 bị cáo phạm tội xâm phạm hoạt động tư 37 pháp nói chung. Cơ cấu tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ được thể hiện qua tỉ trọng giữa các loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trong 10 năm từ 1996 đến 2005 trên toàn quốc đã xảy ra 3.969 vụ xâm phạm hoạt động tư pháp thì tội trốn khỏi nơi giam, giữ là 2614 vụ chiếm 65,86% (xem bảng 2.5). Như vậy, tội trốn khỏi nơi giam, giữ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Bảng 2.6: Thống kê về tình hình áp dụng hình phạt đối với bị cáo phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005 TỪ 7 TỪ 7 CẢNH PHẠT KHÔNG ÁN NĂM NĂM CÁO TIỀN GIAM, TREO TRỞ ĐẾN 10 XUỐNG NĂM 9 281 7 1 17 463 14 1 19 419 19 2 63 236 5 3 36 295 4 2001 18 278 12 2002 10 283 4 2003 32 279 3 2004 6 250 4 2005 5 174 6 215 2958 78 NĂM KHÔNG CÓ TỘI MTNHS HOẶC MHP CẢI TẠO GIỮ GIỮ 1996 1 1997 1 1998 1 1999 2000 TỔNG 5 2 2 7 38 TỪ 10 ĐẾN 15 NĂM TỪ 15 NĂM ĐẾN 20 NĂM TÙ CÓ KÈM CHUNG HP BỔ THÂN SUNG 1 6 Bảng 2.7: Thống kê số liệu các vụ phạm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp trong thời gian từ 1996 đến 2005 CUNG ÉP THIẾU THA VI LÀM KHÔNG CẤP ĐÁNH LỌI MUA TỘI BUỘC RA TRUY TRÁCH TRÁI PHẠM TỔNG SAI CHẤP TÀI THÁO KHÔNG DỤNG CHUỘC TRỐN NHÂN BẢN CỨU NHIỆM PHÁP NIÊM CHE SỐ VỤ LỆCH HÀNH LIỆU NGƢỜI TỐ DÙNG CHỨC CKHỎI VIÊN ÁN TRÁCH ĐỂ LUẬT PHONG, GIẤU NĂM PHẠM HỒ ÁN, SAI KHỎI GIÁC NHỤC VỤ… ƢỠNG NƠI TƢ TRÁI NHIỆM NGƢỜI NGƢỜI KÊ TỘI TỘI SƠ CẢN SỰ NƠI TỘI HÌNH GIAM, ÉP GIAM, PHÁP PHÁP HÌNH BỊ BỊ BIÊN PHẠM XPHĐTP VỤ TRỞ THẬT, GIAM, PHẠM GIỮ NGƢỜI GIỮ.. LÀM LUẬT SỰ… GIAM, GIAM, TÀI ÁN THI … KHAI GIỮ... NGƢỜI KHAI TRÁI… GIỮ… GIỮ… SẢN BÁO... 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 354 473 483 380 395 304 718 352 283 227 TỔNG 3969 285 356 380 277 277 241 200 242 222 160 2614 1 1 3 2 2 1 2 1 1 1 1 2 7 1 8 5 2 2 1 1 2 4 1 2 1 18 3 47 76 71 77 76 37 37 33 23 25 502 2 1 2 1 2 2 1 1 1 11 (Nguồn: TANDTC (2005), thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ 1996 đến 2005). 1 2 5 5 20 21 10 10 7 246 13 5 6 343 5 8 4 14 21 9 9 13 16 99 1 5 4 1 1 1 2 3 2 10 2 3 13 7 53 9 9 96 Qua biểu đồ 2.5(2) và bảng 2.7 thống kê số liệu các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp cho thấy tội trốn khỏi nơi giam, giữ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, sau đó là các tội không chấp hành án, tội vi phạm niêm phong, kê biên tài sản….cũng trong chương xâm phạm hoạt động tư pháp Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định thêm một số tội danh nhưng có tội đến nay vẫn chưa xét xử vụ nào đó là tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (Điều 294). Cơ cấu này phản ánh tình hình diễn biến và mức độ nghiêm trọng của loại tội phạm này trong chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Mặc dù theo các số liệu phân tích ở trên cho thấy loại tội phạm này có xu hướng giảm, nhưng không vì thế mà mức độ và tính chất của chúng giảm đi. 2.1.3. Nhân thân người phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ Nhân thân người phạm tội là tổng hợp tất cả những khía cạnh xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá nhân, có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề tránh nhiệm hình sự. Những đặc điểm nổi bật về nhân thân của người phạm tội bao gồm: tiền án, tiền sự, tuổi, tính chất nghề nghiệp, trình độ văn hoá, lối sống, quan hệ xã hội, hoàn cảnh gia đình, tình trạng kinh tế, tôn giáo, ý thức pháp luật một số đặc điểm về nhân thân người phạm tội được luật hình sự coi là dấu hiệu của chủ thể một số tội phạm, trong trường hợp này đặc điểm về nhân thân người phạm tội trở thành dấu hiệu định tội. Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn trách nhiệm hình sự, nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp cưỡng chế hình sự, ngoài ra việc nghiên cứu nó góp phần xác định chính xác các dấu hiệu chủ quan của tội phạm như lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội,làm sáng tỏ nguyên nhân, đặc điểm của tình hình tội phạm từ đó đưa ra giải pháp đấu tranh với loại tội phạm này. Nhân thân người phạm tội cũng là một trong bốn yếu tố khi quyết định hình phạt mà Bộ luật hình sự quy định tại Điều 45, cũng 40 như một số vấn đề khác của tội phạm mà khoa học luật hình sự nghiên cứu. 2.1.3.1. Giới tính và độ tuổi của người phạm tội Bảng 2.8: Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo đã xét xử sơ thẩm (2114/3539 Bị cáo thuộc các đối tƣợng cần nghiên cứu mang ý nghĩa lớn nhất về mặt nhân thân) Cán bộ, công nhân viên và đảng viên Tái phạm hoặc Dân Cán bộ Đảng viên tái tộc ít Năm Cán lãnh đạo bộ Đảng Cấp phạm ngƣời công Cao Trung viên uỷ nguy chức cấp cấp thƣờng viên hiểm 1996 29 14 Nữ Từ 18 đến 30 tuổi 5 125 3 Ngƣời Ngƣời chƣa nƣớc thành ngoài niên 1997 83 24 23 252 5 1998 89 16 28 164 6 1999 52 39 9 85 30 2000 37 29 5 152 12 2001 49 7 12 125 10 2002 48 19 9 122 7 2003 29 5 3 53 5 32 10 12 99 2 39 16 5 68 3 487 179 2004 3 2005 Tổng 1 0 0 0 1 3 111 1245 83 5 5 (Nguồn: TANDTC thống kê xét xử sơ thẩm hình sự giai đoạn từ 1996 đến 2005). Theo bảng 2.6 thì tổng số bị cáo đã xét xử là 3.539 trong 10 năm từ 1996 đến 2005 cho thấy số người phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ nhiều nhất là độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, có đến 1245 bị cáo chiếm tỉ lệ 35,20% (xem bảng 2.8). Với tỉ lệ này cho thấy những người bị phạt tù thường có tính chống đối pháp luật rất cao và coi việc bị bắt đi tù, nhất là mức hình phạt tù cao đối với họ cuộc sống của họ không còn ý nghĩa gì nữa coi như cuộc đời đã bị chấm dứt chứ họ hoàn toàn không yên tâm cải tạo trong các trại giam mà tìm cách trốn ra ngoài. Cũng theo bảng 2.8 cho thấy số bị cáo phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ 41 thuộc loại tái phạm và tái phạm nguy hiểm cũng rất cao với 487 bị cáo 13,8%. Qua số liệu trên cho thấy vấn đề tái phạm cần phải xem xét một cách đầy đủ toàn diện vì nó thể hiện sự chống đối pháp luật rất cao của đối tượng này, hành vi phạm tội được lặp đi lặp lại hay nói cách khác là họ coi thường pháp luật. Điều này nói lên công tác quản lý, giáo giục, phòng ngừa chưa đạt hiệu quả, pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe ngăn ngừa tội phạm. Với các số liệu hàng năm cho thấy tái phạm và tái phạm nguy hiểm với loại tội phạm này cho thấy hiệu quả của hình phạt không đạt được, mục đích giáo dục người phạm tội để họ không phạm tội mới là không thực hiện được. Như vậy kết quả áp dụng hình phạt trong thực hiện mục đích giáo dục phòng ngừa riêng cũng như phòng ngừa chung không đạt hiệu quả. Về giới tính cho thấy số lượng nữ bỏ trốn là 111 chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ là 3,1% cũng cho thấy tính chống đối pháp luật cũng như ý thức giáo dục cải tạo của người phạm tội. Số liệu trên cũng phản ánh vấn đề có tính phổ biến đó là sự thiếu hiểu biết pháp luật của các đối tượng là người dân tộc thiểu số 5,06%, người chưa thành niên phạm tội 2,3%. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm đúng mức đến các đối tượng này khi họ trong trại giam như tuyên truyền giáo dục, có khu cải tạo riêng. Biểu đồ 2.8: Phân tích đặc điểm nhân thân bị cáo 42 1400 C¸n bé c«ng chøc 1200 C¸n bé l· nh ®¹o cao cÊp C¸n bé l· nh ®¹o trung cÊp 1000 § ¶ng viªn th- êng 800 § ¶ng viªn cÊp uû viªn 600 D©n téc Ýt ng- êi T¸i ph¹m hoÆ c t¸i ph¹m nguy hiÓm N÷ 400 Tõ 18 ®Õn 30 tuæi Ng- êi ch- a thµnh niªn 200 Ng- êi n- í c ngoµi 0 1 (Nguồn: TANDTC thống kê sơ thẩm hình sự 1996 - 2005). Những thông số của phần tội phạm rõ là những số liệu nền tảng cơ bản nhất phản ánh về tình trạng phạm tội của tội phạm trốn khỏi nơi giam, giữ, đồng thời làm cơ sở nghiên cứu và xác định phần tội phạm ẩn. B. Phần tội phạm ẩn Tội phạm ẩn là tổng số tội phạm được thực hiện trong một thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định nhưng chưa bị các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện vì lý do nào đó (tội phạm ẩn tự nhiên, tội phạm ẩn nhân tạo, tội phạm ẩn thống kê). Tội phạm ẩn tự nhiên là những tội phạm thực tế đã xảy ra, nhưng các cơ quan chức năng không nắm được, không có thông tin về chúng như vậy đối với loại tội phạm này hầu như không có tội phạm ẩn tự nhiên. Tội phạm ẩn nhân tạo là những tội phạm thực tế xảy ra, các cơ quan chức năng đã nắm được, nhưng vì các nguyên nhân khác nhau mà hành vi phạm tội đó không bị xử lý theo pháp luật. Việc hành vi phạm tội đã bị phát hiện, nhưng không bị xử lý theo pháp luật là do một hành vi phạm tội khác che đậy. 43 Theo nghiên cứu của Bộ Công an trong 10 năm, từ năm 1994 - 2003 các cơ quan tư pháp mới phát hiện được 33,81% các vụ phạm tội, còn lại 66,19% là tội phạm đã được thực hiện nhưng chưa bị phát hiện chúng ta vẫn gọi là tội phạm ẩn, nếu lấy tỷ lệ này để xem xét tình hình tội phạm năm 2005 có thể thấy chúng ta phát hiện là 60.545 vụ phạm pháp hình sự, chiếm 33,8% số vụ phạm tội thực chất xảy ra, trong năm 2005 phải là 180.000 vụ phạm tội chứ không phải là 60.545 vụ nêu trên. Chúng ta có thể thấy rõ ở một số các loại tội phạm sau: Năm 2005 theo báo cáo của Chính phủ có nêu xảy ra 14.024 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết 10.675 người, bị thương nặng là 11.998 người nhưng chúng ta chỉ khởi tố và xử lý về hình sự 4.118 vụ chiếm 6% còn lại 64% không bị khởi tố. Trong nhóm tội phạm về tham nhũng theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố năm 2005 là 242 vụ trong đó có 13 vụ nhận hối lộ, nhưng trên thực tế có hàng nghìn vụ nhận hội lộ không bị phát hiện. Theo kết quả nghiên cứu Của Bộ Công an về nhóm tội phạm về tham nhũng chúng ta mới phát hiện được từ 5 - 10% còn lại 90 - 95% các tội phạm về tham nhũng không bị phát hiện… Đối với loại tội phạm này xảy ra tội phạm ẩn nhân tạo khi các cơ quan điều tra trong quá trình tạm giữ, tạm giam, dẫn giải đã để cho tội phạm bỏ trốn nhưng đã che giấu không báo cáo nhằm trốn tránh trách nhiệm hoặc trong trại giam đã để cho phạm nhân bỏ trốn nhưng không báo cáo để tự đi tìm cũng nhằm trốn tránh trách nhiệm. Tội phạm ẩn nhân tạo là có song đối với loại tội này là không nhiều. Tội phạm ẩn thống kê bao gồm những hành vi phạm tội đã bị xử lý bằng chế tài hình sự, nhưng vì các lý do khác nhau mà số này bị lọt ra ngoài thống kê hình sự. Việc làm lọt số lượng các vụ phạm tội xảy ra đã bị phát hiện, điều tra, xử lý trong các số liệu thống kê tội phạm làm cho việc đánh giá tình hình tội phạm trong thực tế là không chính xác. Vì vậy, tác hại của tội phạm ẩn do thống kê gây nên chủ yếu là đưa ra các thông tin sai lệch về tình 44 hình tội phạm đã bị phát hiện nói chung dẫn đến ảnh hưởng đến việc đánh giá tình hình tội phạm cũng như việc đưa ra các giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là những quy định về thống kê báo cáo cũng như việc thực hiện các quy định đặt ra không thống nhất. Trong thực tế số liệu của các cơ quan tư pháp sẽ lệch nhau tuy không lớn nhưng vẫn xảy ra. 2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ Tội phạm là một hiện tượng xã hội, vì vậy khi tìm hiểu nghiên cứu các nguyên nhân của nó phải nghiên cứu nguyên nhân của các hiện tượng xã hội nói chung.Tội phạm là một hiện tượng xã hội bởi nó sinh ra trong xã hội, do chính con người trong xã hội thực hiện chống lại những lợi ích của toàn xã hội và vì vậy tội phạm mang tính xã hội xét trên cả ba mặt: nguồn gốc phát sinh, bản chất và sự tồn vong của nó. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin thì mọi hiện tượng đều có nguyên nhân “tất cả mọi cái tự nhiên và trong xã hội đều được gây nên bởi nhưng nguyên nhân nhất định. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân cả”. Theo quan điểm này thì mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ bao trùm tất cả mọi hiện tượng của hiện thực. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả cho thấy kết quả sinh ra phụ thuộc vào những điều kiện nhất định mà bản thân những điều kiện này là những hiện tượng cần thiết cho một sự kiện hay một biến cố nào đó xảy ra, nhưng chúng không gây nên sự kiện hay biến cố ấy. Nhưng không có chúng thì nguyên nhân không thể gây ra kết quả được. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện là hai khái niệm có quan hệ biện chứng với nhau. Một hiện tượng xã hội trong hoàn cảnh này là nguyên nhân nhưng trong hoàn cảnh khác lại là điều kiện thúc đẩy hành vi phạm tội. Vì vậy, việc phân chia các hiện tượng thành nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ chỉ có tính chất tương đối. Tình trạng phạm tội là hệ 45 quả của nguyên nhân và điều kiện được nảy sinh bởi các hiện tượng xã hội khách quan và chủ quan tác động qua lại với nhau. Vì vậy, có thể coi hiện tượng này là nguyên nhân nhưng cũng có thể coi nó là điều kiện mặc dù nguyên nhân và điều kiện là hai khái niệm khác nhau. Nguyên nhân của tình trạng phạm tội là tổng hợp các hiện tượng xã hội tiêu cực làm phát sinh tình trạng phạm tội, mang nội dung tâm lý xã hội đó là quan điểm, thói quen mang tính chất của hình thái kinh tế xã hội có giai cấp. Điều kiện của tình trạng phạm tội cũng là những hiện tượng xã hội tiêu cực nhưng không làm phát sinh tình trạng tội phạm mà nó chỉ tạo nên những hoàn cảnh thuận lợi cho sự hình thành, tồn tại của tình trạng phạm tội trong một khoảng thời gian nhất định. Căn cứ vào mức độ tác động của các hiện tượng xã hội tác động lên tình trạng phạm tội có thể chia thành các loại nguyên nhân sau: - Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội nói chung. - Nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội phạm. - Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể. Tình trạng phạm tội là hiện tượng xã hội mang thuộc tính xã hội được phản ánh bằng toàn bộ tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại tội phạm xảy ra trong một khoảng thời gian, do đó để xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội trốn khỏi nơi giam, giữ trước hết cần phải xem xét nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội nói chung diễn ra trong 10 năm từ 1996 đến 2005. Đất nước đã hoàn toàn độc lập từ năm 1975 nhưng các thế lực phản động quốc tế, các thế lực phản động thân Mỹ và sự thù địch của Mỹ vẫn luôn âm mưu phá hoại công cuộc đổi mới Đất nước của chúng ta. Sự thù địch này đưa đến sự phát triển của các tội xâm phạm an ninh quốc gia như các vụ việc xảy ra ở Tây Nguyên, Huế. Tâm lý tiêu cực, thói tham lam ích kỷ, vô tổ chức, coi thường pháp luật xuất phát từ nhu cầu sai lệch của các nhân là nguyên 46 nhân dẫn đến các loại tội phạm xâm phạm sở hữu, tham ô, tham nhũng…và cả xâm phạm hoạt động tư pháp. Một nguyên nhân nữa nảy sinh trong quá trình đổi mới đó là sự thay đổi về mặt kinh tế và xã hội. Kinh tế thị trường có nhiều đổi mới khác lạ so với trước đây như nhiều thành phần kinh tế, thay đổi cơ cấu sản xuất, thiếu việc làm, mất việc làm, tự do trong kinh doanh, sự phân hoá giàu nghèo…dẫn đến sự phân hoá các tầng lớp của cơ chế thị trường đã đưa một bộ phận nhỏ giàu lên và một bộ phận không nhỏ nghèo đi. Trong xã hội có một bộ phận giàu một cách chính đáng, nhưng một bộ phận lớn đó là thông qua hoạt động phạm tội bằng các hoạt động tham nhũng, buôn lậu và tội phạm khác mà không bị phát hiện. Tình trạng phân hoá giàu nghèo không chỉ là một bộ phận mà ngày càng rộng hơn và sâu sắc hơn, diễn ra theo vùng nông thôn - thành thị - vùng sâu miền núi. Những người nghèo là nạn nhân của chính cơ chế thị trường do bị mất việc làm, do không có vốn, trình độ văn hoá thấp, do không có nghề nghiệp, lạc hậu…Những nạn nhân này dễ có thể đi vào con đường phạm tội khi gặp hoàn cảnh khó khăn nhất định và khi có điều kiện thuận lợi nhất định. Cũng trong cơ chế thị trường các quyền tự do của các nhân mở rộng hơn đã dẫn đến những nhận thức sai lệch về tự do và dân chủ của công dân cũng là nguyên nhân dẫn đến việc dễ dàng phạm tội. Ngoài ra điều kiện phạm làm phát sinh tình trạng phạm tội thời kỳ này là: “Những sơ hở thiếu sót, nhược điểm trong công tác quản lý kinh tế, quản lý...”. [27] Những sở hở thiếu sót này đã tạo nên hoàn cảnh thuận lợi cho tình trạng phạm tội. Tài sản của nhà nước gần như “vô chủ” để cho các quan chức tha hồ vơ vét. Những thiếu trong quản ký kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý xã hội là điều kiện cho các loại tội phạm về chức vụ, các tội phạm về xâm phạm hoạt động tư pháp và các loại tội phạm khác cũng có điều kiện phát triển. Những thiếu sót, non kém trong công tác xây dựng pháp luật nói chung và nhà nước pháp quyền nói riêng [11]. Các cơ quan tư pháp còn bộc lộ những thiếu sót khuyết điểm, còn yếu kém chưa đáp ứng được yêu đặt ra “… phải kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chống tội phạm và phòng ngừa tội phạm, coi trọng 47 các biện pháp phòng ngừa, xây dựng chương trình quốc gia về phòng ngừa tội phạm…”. [29] Thể hiện ở hiệu quả điều tra còn thấp (khoảng 30 - 40%); nhiều vụ án còn kéo dài không xử lý kịp thời; xử lý hành chính quá nhiều đối với các vụ việc mà đáng lẽ phải xử lý hình sự; xử phạt quá nhẹ đối với người phạm tội gây hoài nghi trong nhân dân về sự công minh của pháp luật; án đã tuyên phạt không được thi hành nghiêm chỉnh; nhiều người có lệnh truy nã không được bắt kịp thời; thực hiện không nghiêm việc tha trước thời hạn dẫn đến việc tha những người phạm tội nghiêm trọng hoặc những phần tử nguy hiểm để chúng lại tiếp tục tái phạm (trường hợp Năm Cam) sự can thiệp thô bạo từ các công chức nhà nước cấp cao trong việc điều tra, truy tố xét xử tội phạm (như Phạm Sĩ Chiến, Bùi Quốc Huy, Mai Văn Hạnh trong vụ Năm Cam). + Những khuyết nhược điểm trong công tác giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Trong một thời gian dài “chưa có sự đầu tư về cán bộ, điều kiện, phương tiện cần thiết để đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện phổ biến và giáo dục pháp luật đạt chất lượng và hiệu quả…” [29]. Sự ảnh hưởng văn hoá xấu bên ngoài làm cho đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng. Chính các yếu tố này là điều kiện để tạo nên trạng thái tâm lý tiêu cực hình thành trong cán bộ Đảng viên và nhân dân. + Những khuyết điểm trong lĩnh vực khác: Đó là không dự báo và tính được quá trình vận động của xã hội như di dân, lưu thông hàng hoá, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, giáo dục càng xuống cấp, khuynh hướng thương mại hoá tất cả các lĩnh vực… chậm đổi mới về tổ chức bộ máy nhà nước, cán bộ dẫn đến sự trì trệ, bè phái mua bán chức tước, pháp luật chưa đồng bộ. Cũng là điều kiện để cho tội phạm diễn ra về số lượng càng nhiều và càng nghiêm trọng. Từ phân tích ở trên cho thấy tất cả các hiện tượng xã hội tiêu cực có ảnh hưởng đến tình trạng phạm tội ở nước ta, làm phát sinh tội phạm trong xã hội tội phạm trong xã hội trong đó có tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Khi xem xét đến nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ, còn phải xem xét đến nguyên nhân và điều kiện phạm tội trong nhóm tội 48 xâm phạm hoạt động tư pháp vì tội phạm trốn khỏi nơi giam, giữ cùng khách thể là xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp. Cần phải xem xét vì sao khách thể này lại bị xâm hại. Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp phải dựa vào tính đặc thù của các chủ thể trong nhóm tội này bao gồm những người có chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp và chủ thể là những người phạm tội là những người tham gia tố tụng, người có nghĩa vụ phải thi hành án. - Chủ thể là những người tiến hành tố tụng: Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm… Những người này phạm tội là do họ có nhận thức sai lệch về vị trí, quyền năng pháp lý mà mình đang nắm giữ họ có thái độ cửa quyền, hách dịch, coi thường tính mạng, tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác nhất là đối với những người đang bị lệ thuộc vào họ đó là các bị can, bị cáo. Biểu hiện của nó là ra các bản án, quyết định trái pháp luật, làm sai lệch hồ sơ vụ án, bắt giam, giữ người trái pháp luật, dùng nhục hình đối với người bị tạm giam, giữ, bức cung, mớm cung hay nói cách khác họ cho rằng giỏi khi “ đạo diễn” được vụ án theo ý của mình hay theo ý của người khác. Cũng có nguyên nhân lại xuất phát từ chủ nghĩa thành tích, căn bệnh của các cơ quan nhà nước. Họ mong muốn hoàn thành sớm nhiệm vụ bằng mọi cách để lạp thành tích nên đã có hành vi phạm tội như (bức cung, dùng nhục hình, ra bản án trái pháp luật). Có nguyên nhân do thái độ tắc trách trong công việc, bàng quang trước nhiệm vụ của mình, tuỳ tiện trong quá trình giải quyết vụ án nên để cho các bị can, bị cáo bỏ trốn ngay tư giai đoạn điều tra khiến cho vụ án giải quyết trở nên hết sức khó khăn. Loại tội này không có động cơ mục đích như trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm để người tạm giữ, tạm giam bỏ trốn. Một nguyên nhân nữa là cho đến nay hầu hết các cán bộ trong ngành bảo vệ pháp luật được đào tạo cơ bản nhưng có lúc chưa đáp ứng được trong tình hình mới, trình độ nghiệp vụ còn non kém nhất là cấp huyện. Chế độ đãi ngộ cho nhưng người làm công tác này còn rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ tới ý thức trong công tác của họ đó là sức cám 49 dỗ của đồng tiền như các vụ án ở toà án Bắc Ninh, Hà Bắc cũ làm sai lệch hồ sơ vụ án, đốt hồ sơ để lấy tiền, các vụ án mà những người giữ chức vụ cao cũng bị “mua”. - Chủ thể là người tham gia tố tụng và người chấp hành án. Đối với nhóm chủ thể này có nhiều nguyên nhân khác nhau như: Do nhận thức pháp luật kém; phạm tội với nhiều động cơ mục đích khác nhau như vì vật chất, vì sợ bị trả thù, vì nể nang biểu hiện ở các tội: Che giấu tội phạm, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, từ chối kết luận, từ chối giám định, từ chối cung cấp tài liệu; tính chống đối pháp luật rất cáo của bị can, bị cáo hoặc sợ ở tù, bị chết trong tù nhằm trốn tránh trách nhiệm hình sự như tội trốn khỏi nơi giam, giữ; ý thức pháp luật kém hoặc có thái độ không hợp tác với pháp luật như tội không tố giác tội phạm; hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm của những chủ thể nêu trên, cơ sở vật chất…sẽ là điều kiện là phát sinh tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Tuy nhiên những nguyên nhân và điều kiện chung của tình trạng phạm tội chưa thể giải thích một người cụ thể lại thực hiện hành vi phạm tội và trở thành kẻ phạm tội. Vì vậy, để lý giải được vấn đề trên cần xác định nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tội phạm. Nếu như nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội là toàn bộ các hiện tượng xã hội và quá trình xã hội làm phát sinh toàn bộ tội phạm trong xã hội trong một khoảng thời gian nhất định thì nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể là một quá trình tác động vào một con người cụ thể để con người đó thực hiện hành vi tội phạm. Nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội là tổng thể các hiện tượng tiêu cực và quá trình xã hội làm phát sinh và tồn tại tội phạm trong xã hội, thì nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể cũng là hiện tượng tiêu cực xã hội đưa một con người cụ thể đến thực hiện tội phạm một cách cố ý hoặc vô ý. Nguyên nhân cụ thể của tội phạm là một hay nhiều đặc điểm tiêu cực 50 của tâm lý cá nhân của chủ thể: ích kỷ, tư lợi cá nhân…Nguyên nhân cụ thể nằm trong mối tương quan chung với tính cách là mối quan hệ giữa bộ phận và chỉnh thể, giữa cái riêng và cái chung. Cách nhận thức cá nhân đó xuất phát từ quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tương quan giữa ý thức xã hội và ý thức của cá nhân, mối liên hệ qua lại về tính quy định lẫn nhau của chúng “… mối quan hệ qua lại giữa ý thức xã hội, ý thức giai cấp và ý thức cá nhân là biểu hiện biện chứng của cái chung, cái đặc thù và cái riêng. Giữa ý thức xã hội và ý thức cá nhân có mối quan hệ có tính hữu cơ, chặt chẽ với nhau. Không thể có ý thức xã hội mà lại thiếu ý thức cá nhân và đến lượt mình ý thức cá nhân hình thành và phát triển trên cơ sở của ý thức xã hội...” [21]. Những đặc điểm tiêu cực trong tâm lý cá nhân không phải là hiện tượng “di truyền”. Nguồn gốc tồn tại của chúng là sự lạc hậu của ý thức xã hội, còn nguyên hân hình thành chúng trong ý thức cá nhân và các biểu hiện trong các hành vi chống đối xã hội của con người chính là những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành đạo đức cá nhân. Các yếu tố có thể là sự ảnh hưởng của môi trường xã hội, công tác văn hoá - giáo dục kém hiệu quả, xã hội hay tập thể không có thái độ kiên quyết đối với những bộ phận chống đối xã hội, buông lỏng tình trạng không chấp hành pháp luật, thái độ quan liêu, cửa quyền của các nhà chức trách đối với người dân. Những nguyên nhân và điều kiện chung của tình trạng phạm tội ảnh hưởng sâu sắc đến nguyên nhân và điều kiện của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, với tính cách là một nhóm tội phạm có cùng khách thể loại có những nguyên nhân và điều kiện riêng xuất phát từ đặc thù của khách thể và chủ thể của tội phạm. Biểu đồ 2.5(2) thể hiện cơ cấu số liệu giữa số bị cáo đã được xét xử về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và số bị cáo đã bị xét xử về tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 10 năm từ năm 1996 đến năm 2005 cho thấy, trong tổng số 4.930 bị cáo đã xét xử về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thì có đến 3.539 số bị cáo đã được xét xử về tội trốn khỏi nơi giam, giữ chiếm tỉ lệ 71,78%. Qua phân tích nhân thân, động cơ mục đích của các bị cáo phạm tội 51 trốn khỏi nơi giam, giữ cho thấy: Các bị cáo phạm tội chủ yếu ở lứa tuổi 1830, các bị cáo tái phạm và tái phạm nguy hiểm và cả các bị cáo là người dân tộc ít người điều này cho thấy các bị cáo thường là thiếu hiểu biết hoặc là các đối tượng tái phạm coi thường pháp luật. Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do tồn tại thiếu sót trong lĩnh vực văn hoá-giáo dục, đây là nguyên nhân quyết định đến việc hình thành động cơ và nhân cách của người phạm tội. Mác- Lênin cho rằng: “Cá nhân dùng để xác định vai trò chủ thể hoạt động của thực tiễn và nhận thức của cá thể người. Như vậy, một đứa trẻ sinh ra chưa phải là một cá nhân. Để trở thành cá nhân, nó phải sống trong môi trường xã hội, được xã hội đào luyện để có khả năng thực hiện vai trò chủ thể hoạt động của nhận thức và thực tiễn. Nói cách khác, cá nhân phải là sản phẩm của sự phát triển xã hội, mang bản tính xã hội” [21, tr. 260]. Như vậy, để trở thành cá nhân trong xã hội con người cần phải được trải qua thực tiễn giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. - Theo phép duy vật biện chứng về mối quan hệ nhân quả của hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tội phạm xảy ra là kết quả của hành vi phạm tội. Hành vi thực hiện tội phạm là một dạng hành vi của con người, mà hành vi của con người bao giờ cũng được điều khiển bởi ý thức con người. Hành vi của con người bao giờ cũng có suy nghĩ, được điều chỉnh của ý trí, lý trí, quan điểm, nhu cầu…hay nói cách khác là hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. Ý thức của con người có được từ thể chất của con người và từ môi trường sống của con người tạo lên. Do đó, hành vi thực hiện tội phạm là hành vi chống lại lợi ích của xã hội mang tính tiêu cực dưới sự điều khiển của ý thức phạm tội. Ý thức thực hiện tội phạm là hiện tượng tâm lý xã hội tiêu cực được nảy sinh từ các nhu cầu, thói quen do chính bản thân con người dưới sự tác động của môi trường xung quanh mà con người đó sinh sống và trưởng thành. Những đặc điểm thuộc về phẩm chất cá nhân tiêu cực phản ánh trong cá nhân người phạm tội đó là quan điểm, thói quen tiêu cực(tham lam, ích kỷ, ham muốn…) mong muốn với những biện pháp thực hiện trái với quy định 52 của nhà nước và xã hội. Qua nghiên cứu khảo sát có thể đưa ra một số nguyên nhân và điều kiện cụ thể của tội trốn khỏi nơi giam, giữ như sau: - Tính chống đối pháp luật rất quyết liệt của bị can, bị cáo. Các bị can, bị cáo phạm tội này thường là có nhân thân rất xấu, phạm nhiều tội. Đối với những người này mục đích trừng trị và giáo dục của hình phạt khó có thể đạt được hiệu quả, tâm lý những kẻ phạm này khi đã phạm tội đều mong muốn thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật. Khi đã bị bắt rồi vẫn luôn mong muốn trốn tránh trách nhiệm hình sự, tính chống đối pháp luật rất cao thể hiện qua số bị cáo tái phạm và tái phạm nguy hiểm(xem bảng 2.8), lứa tuổi phạm tội của các bị cáo chiếm tỉ lệ rất lớn. Kẻ phạm tội tìm mọi cách trốn khỏi nơi giam, giữ để trốn tránh trách nhiệm và tiếp tục phạm tội. Thường các đối tượng này luôn không yên tâm cải tạo trong các trại cải tạo. Người phạm tội nhận thức sai lầm về hành vi của mình do đó lựa trọn phương thức tự do, hưởng thụ bằng con đường mà pháp luật cấm. Chính vì thế mà số người phạm tội này thường bỏ trốn khi có điều kiện, dẫn đến việc cải tạo giáo dục không đạt kết quả. Trong số người phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ không ít các trường hợp chưa bắt lại được điều này rất nguy hiểm vì tội phạm đang ẩn náu trong xã hội và sẵn sàng phạm tội mới. Theo báo cáo tổng kết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 11 năm 2005, tính đến tháng 8 năm 2005 có 17.225 đối tượng bị truy nã bỏ trốn trong đó có mới bắt được và vận động ra đấu thú được 3.078 đối tượng, chỉ đạt 17.8% một số lớn chưa bắt được, trong số này có đến 1226 phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam, 496 đối tượng trốn khỏi nhà tạm giam, nhà tạm giữ và cơ quan chức năng chưa bắt lại được. Đây là con số đáng lo ngại vì trong số này những kẻ phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, các đối tượng này thường có xu hướng phạm tội mới. [22] Qua phân tích nhân thân, động cơ mục đích của các bị cáo phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ cho thấy: Các bị cáo phạm tội chủ yếu ở lứa tuổi 18-30, các bị cáo tái phạm và tái phạm nguy hiểm và cả các bị cáo là người dân tộc ít 53 người điều này cho thấy các bị cáo thường là thiếu hiểu biết hoặc là các đối tượng tái phạm coi thường pháp luật. - Trong quá trình cải tạo đa số đối tượng có thái độ tâm lý phức tạp, pha trộn giữa cái xấu và cái tốt, oán trách hận đời, coi cuộc đời trong tù là hết, ao ước được tự do khi bị nằm trong trại giam thôi thúc họ bỏ trốn. - Điều kiện cần thiết để đảm bảo cho công tác giam, giữ chưa được chú trọng đúng mức, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí để xây dựng sửa chữa còn hạn hẹp nên nhiều nhà tạm giữ, trại tạm giam, xuống cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là các tỉnh, huyện mới được thành lập. Các đối tượng phạm tội vì luôn có ý thức chống đối xã hội vì vậy, chúng luôn lợi dụng sự sơ hở của người quản lý để trốn chạy đặc biệt là trong giai đoạn tạm giữ, cải tạo. Tại nghị định 149/ HĐBT ngày 5 tháng 5 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng và Pháp lệnh thi hành án phạt tù được uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 8 tháng 3 năm 1993 quy định việc giam, giữ, phải đúng pháp luật, đúng chế độ (Điều 1); mỗi huyện, quận và cấp hành chính tương đương được tổ chức một nhà tạm giữ; trong đó có một số buồng để tạm giam người có lệnh giam thuộc thẩm quyền điều tra, xét xử của mình (Điều 3); việc xây dựng các nhà tạm giữ, tạm giam, trại giam phải đảm bảo yêu cầu an toàn, chắc chắn, có nhiều loại buồng để phục vụ cho công tác giam, giữ, cải tạo (Điều 6). Trên thực tế các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam đã xuống cấp hoặc chưa được xây dựng lại, việc nâng cấp chưa đúng tiêu chuẩn. Hiện nay các nhà tạm giam và trại giam đã cơ bản được khắc phục hoặc được cải tạo nâng cấp nhưng hiện tượng các nhà tạm giam, tạm giữ và trại cải tạo quá tải nên không đáp ứng được cho việc giam, giữ, cải tạo. Đây cũng là điều kiện cho can phạm dễ bỏ trốn vì khả năng kiểm soát của công tác này sẽ bị hạn chế. Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá 9 đã đánh giá “ Việc quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại cải tạo còn nhiều vi phạm. Một số nơi vẫn giam vị thành niên chung với các đối tượng khác. Một số nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại cải tạo còn để phạm 54 nhân chết do suy kiệt hoặc do đánh lẫn nhau…trật tự, kỷ luật ở một số trại giam chưa đảm bảo…”. Ví dụ: Nhà tạm giữ của công an huyện Krong Ana thuộc tỉnh Đắc Nông là tỉnh mới thành lập do chưa có nhà tạm giữ nên sử dụng một gian nhà bưng bằng ván bìa. Gian nhà nằm cách biệt với khu Lâm trường ít người qua lại, do đó buổi chiều khi ăn cơm xong lúc cán bộ cũng nghỉ đổi ca, Đinh Văn Liên đã cậy tấm ván chui ra ngoài và bỏ trốn. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội XI các đại biểu đã cho thấy qua giám sát một số cơ quan tư pháp ở địa phương, cho thấy cơ sở vật chất đặc biệt cơ sở trại tạm giam, trại giam, tạm giữ đang trong tình trạng quá tải diễn ra ỏ nhiều địa phương. Ví dụ: Trại tạm giam, Sông Cái đặt tại Ninh Thuận mới đảm bảo 0,72m2/1người phạm nhân so với tiêu chuẩn là phải 2m2. Phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS lại nằm chung với phạm nhân bình thường, đây là những khó khăn cần phải được khắc phục ngay. [24] Luật tố tụng hình sự 2003 đã quy định tăng thẩm quyền cho cấp huyện để đáp ứng nhiệm vụ xét xử của Toà án, nhưng vấn đề cơ sở vật chất cụ thể là các nhà tạm giữ, tạm giam cần phải được củng cố trước khi tăng thẩm quyền. - Do cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ tại nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam chưa thực hiện các quy định về chế độ thăm nuôi, tiếp tế nên vô tình đã tạo điều kiện cho các đối tượng bên ngoài móc nối với người đang bị tạm giữ, tạm giam đang bị thi hành án bỏ trốn bằng các hình thức: có được công cụ do bên ngoài gửi vào hoặc kết hợp với lực lượng bên ngoài bỏ trốn. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở các trại giam người giúp kẻ phạm tội bỏ trốn bao gồm đồng bọn hoặc chính người nhà của kẻ đang bị giam, giữ. Ví dụ: Năm 1997 Lã Văn Sinh và Ma Văn Len Bị bắt về tội trộm cắp tài sản, đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ công an huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng. Do nhà tạm giữ không kiên cố, lợi dụng sơ hở này Ma văn Lung là em của Ma văn Len đã lén giấu một đoạn lưỡi cưa sắt vào ổ bánh mỳ để gửi cho Len, đến đêm Len và Sinh thay nhau cưa song sắt nhà tạm giữ và bỏ trốn sang 55 Trung Quốc. Đến nay vẫn chưa bắt lại được. Xuất phát từ ý thức chống đối pháp luật cao của loại tội phạm này (phần lớn các can phạm đều có nhân thân rất xấu), chính vì thế các can phạm thường không yên tâm cải tạo giáo dục, nếu có sở hở là lập tức bỏ trốn trong khi đó vẫn có trường hợp cán bộ chiến sỹ lơ là, mất cảnh giác vô tình đã để tội phạm lợi dụng câu kết bỏ trốn. - Cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ tại các trại tạm giữ, trại giam còn chưa làm tròn nhiệm vụ nên vẫn có trường hợp bỏ trốn bằng rất nhiều hình thức khác nhau như phá còng, đục tường, dỡ ngói, bẻ khoá bỏ trốn. Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định Điều 301 về tội thiếu tinh thần trách nhiệm để người bị tạm giữ, tạm giam, cải tạo bỏ trốn. Hành vi của người thiếu trách nhiệm được thể hiện dưới dạng không hành động để người bị giam, giữ trốn do việc thiếu trách nhiệm của người có nghĩa vụ trong việc canh giữ, dẫn giải người bị giam, giữ. Tức là ỷ lại vào các điều kiện của nơi giam, giữ, phương tiện dẫn giải mà thiếu sự kiểm tra hoặc không chấp hành đúng các quy định về chế độ canh gác, dẫn giải, tin vào lời hứa hẹn của người bị giam, giữ để họ lợi dụng lòng tin đó để bỏ trốn. [5] Người bị giam, giữ là những người bị tạm giam; đang chấp hành hình phạt tù giam; người bị bắt để tạm giam đang trên đường dẫn giải; người đang bị tạm giữ theo quy định của Bộ luật TTHS. Tuy nhiên, chỉ khi hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm gây ra hậu quả nghiêm trọng mới bị xử lý về hình sự. Hậu quả nghiêm trọng có thể là do người bị giam, giữ trốn mà việc giải quyết vụ án bị bế tắc, người bị giam, giữ trốn ra ngoài xã hội tiếp tục phạm tội, trả thù người tố giác mình. Hậu quả này phải do hành vi thiếu trách nhiệm gây ra. Việc quy định loại tội phạm này góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ canh gác, dẫn giải, hạn chế đến mức tối đa trốn khỏi nơi giam, giữ. Nhưng điều luật lại quy định phải có hậu quả xảy ra nên trên thực tế trong vòng 10 năm từ 1996 đến 2005 có đến 2614 vụ phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ (chưa tính đến số bỏ trốn chưa bị bắt lại và xét xử) thì chỉ có 18 vụ phạm tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn (xem bảng 2.7). 56 Dưới đây là một vụ phạm tội rất điển hình của tội trốn khỏi nơi giam, giữ, can phạm liên tục phạm tội, liên tục bỏ trốn. Thể hiện sự lơ là mất cảnh giác và tắc trách của những cán bộ chiến sỹ công an. Ví dụ: Võ Thanh Ngưu, sinh năm 1984 tại Gò Nổi, xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Ngưu là phạm nhân đang thi hành án tại trại giam Phước Hoà (Đồng Tháp cũ) Bộ Công an, thuộc xã Thạnh Hoà, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, với mức hình phạt là 6 năm tù về các tội “ Trộm cắp tài sản và tội trốn khỏi nơi giam, giữ”. Khoảng 8 ngày 03/3/2006 trong khi Ngưu cùng 14 phạm nhân khác đi gặp lúa cách trại giam, khoảng 800m dưới sự quản lý của của cán bộ quản giáo là Cao Văn Chính. Ngưu đã cùng 4 phạm nhân khác là Lê Thanh Hải, Lê Văn Hưởng, Nguyên Ngọc Minh được phân công vác lúa cách chỗ lao động khoảng 400m. Đến 13 giờ 30 cùng ngày lợi dụng sự sơ hở của quản giáo Ngưu bỏ trốn vào rừng chàm, đến 19 giờ cùng ngày Ngưu quay lại hiện trường lao động và đi đến nhà của cán bộ quản giáo Cao Văn Chính lấy cắp 1 bộ quần áo cảnh sát đang phơi ở dây. Khi mặc đồ xong Ngưu đi đến chốt xây dựng cầu cách nhà Cao Văn Chính khoảng 400m, lấy trộm một đôi giầy bố màu xanh mang vào và lấy một con dao Thái Lan cán màu vàng bỏ túi và bỏ đi ra đường, thấy có một xe môtô Havico biển số 62H7 - 4762 của anh Phan Văn Đồng đang dựng bên lề đường lợi dựng sơ hở của anh Đồng Ngưu đã lấy trộm chiếc xe môtô nói trên chạy trốn về Tây Ninh. Đến ngã ba Trung Lương, tỉnh Tiền Giang khoảng 2 giờ ngày 7/3/2005 thì bị cảnh sát giao thông giữ lại do không có giấy tờ và giao cho công an phường 10 tạm giữ hành chính để làm rõ. Đến 4giờ30 sáng Ngưu tiếp tục bỏ trốn và còn lấy trộm 1 còng số 8 của công an phường 10 thành phố Mỹ Tho, sau đó Ngưu đi xe lên Tây Ninh gặp bạn là Long (lúc này Ngưu vẫn mặc quân phục cảnh sát và có còng số 8). Cả hai mượn xe của ông Tước bố của Long đi uống rượu, trên đường đi uống rượu về gặp anh Thể và anh Sơn đang đứng nói chuyện cạnh chiếc xe wave Ngưu rủ Long cướp chiếc xe máy và cả hai cùng tham gia… sau đó Ngưu bị bắt tại nhà Long cùng tang vật. Qua vụ án trên cho thấy sự tắc trách của cán Bộ Công an và cũng thấy 57 được tính chống đối pháp luật coi thường pháp luật của Ngưu qua việc liên tục phạm tội và bỏ trốn. Ngày 21/12/2005 Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh tại bản án sơ thẩm 215/2005/HSST đã tuyên phạt Ngưu 8 năm tù về tội cướp, 3 năm tù về tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo khoản 1 Điều 311. Một trường hợp khác là Nguyễn Ngọc Tuấn đang cải tạo tại trại giam, Gia Trung - Cục V26 - Bộ Công an, khoảng 13 giờ ngày 116/4/1998 Đinh văn Sơn là cán bộ quản giáo đội phạm nhân số 10 (gồm 25 phạm nhân trong đó có Tuấn) đi lao động cải tạo tại lò gạch cách trại giam K2 khoảng 200m về hướng tây. Cả đội lao động đến khoảng 16 giờ cùng ngày, Tuấn thấy cán bộ quản giáo không để ý đến Tuấn và quan sát địa hình nơi lao động có thể bỏ trốn được nên Tuấn đã bỏ chạy vào rừng phía sau khu trại giam Tuấn chạy về An Khê vào một gia đình xin cơm ăn, tiền để về nhà. Sau đó Tuấn tiếp tục đi lên Lâm Đồng vì gia đình đã chuyển lên đó, đến ngày 22/11/2004 (tức là 6 năm) thì bị công an huyện Lâm Hà bắt mới bắt được Tuấn theo lệnh truy nã. Ngày 17/5/2005 Toà án nhân dân huyện Mang Yang - Gia Lai đã tuyên phạt Tuấn 3 năm tù về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Người phạm tội thường lợi dụng sự sơ hở mất cảnh giác để bỏ trốn ngay trong lúc bị tạm giữ. Như trường hợp Trần Kim Quy và Hồ Minh Tuấn, khoảng 13 giờ 30 ngày 12/7/2005 chúng trở nhau bằng chiếc xe máy 51L3 2480 trên đường Lê Đại Hành thấy bà Nguyễn Thị Thu Vân ôm giỏ xách đang ngồi trên xe gắn máy do ông Nguyễn Thế Vinh điều khiển. Quy liền ép sát vào để Tuấn giật giỏ xách của bà Vân nhưng bị hai cảnh sát thuộc PC14 đuổi bắt được thu được giỏ xách bên trong có 1 sổ tiết kiệm 156.000.000đ và 12.750.000đ tiền mặt. Trong quá trình điều tra tuấn đã bỏ chạy khỏi nhà tạm giữ công an quận 11, sau đó bị bắt lại đang ở nhà người quen. Ngày 17 tháng 01 năm 2006 toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt Tuấn 6 tháng tù về tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo khoản 1 Điều 311BLHS1999. Chúng ta đều biết những người phạm tội này thường có nhân thân rất xấu, trước khi phạm tội họ đã phạm một tội khác, khi bỏ trốn thường phạm tội 58 mới gây hậu quả khôn lường, điều mà đã xảy ra rất nhiều trên thực tế. - Qua xét xử về tội phạm này cho thấy phần lớn người phạm tội bỏ trốn là do không yên tâm giáo dục cải tạo, nhất là những tên tái phạm và tái phạm nguy hiểm, những tên có mức hình phạt cao thường luôn có ý định bỏ trốn bất cứ lúc nào. Cũng qua phân tích ở trên cho thấy việc hình thành nhân cách cá nhân trong xã hội bao gồm các yếu tố giáo dục trong xã hội, ở nhà trường và ở gia đình nó quyết định đến việc tạo ra các nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Khi con người có những sai lệch nhất định về nhận thức nhu cầu, lợi ích và phương thức thoả mãn nhu cầu đó bằng con đường bất hợp pháp và mặt khác khi có đủ điều kiện bên ngoài hỗ trợ cho việc đáp ứng các lợi và nhu cầu sai lệch đó thì lúc đó tội phạm xảy ra. Các nhu cầu cá nhân của người phạm tội ở đây là mong muốn được sống tự do ngoài vòng pháp luật hay trí ít cũng là thoát khỏi sự kìm hãm của nhà tù, sự giáo dục của trại giam từ đó nảy sinh ra ý định phải bỏ trốn để có được các nhu cầu trên. Từ những suy nghĩ đó đã hình thành lên phương thức thủ đoạn trốn khỏi nơi giam, giữ, kế hoạch sau khi trốn thoát… Khi đã xác lập được kế hoạch thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội xác định được mục đích của mình và mong muốn mục đích đó trở thành hiện thực, khi đó tội phạm xảy ra. Tính chống đối pháp luật ở những trường hợp này thể hiện rất cao. Can phạm luôn luôn mong muốn cưỡng lại những gì đã được pháp luật quy định nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân. Can phạm cũng là một con người trong xã hội là một thực thể sống có tư duy, khi quyết định thực hiện các hành vi của mình luôn có khả năng đánh giá được sự vật, đánh giá được thực tế của hành vi, có ý thức lựa chọn các điều kiện nhất định để đạt được mục đích của mình. Trên cơ sở nhận thức và đánh giá hoàn cảnh thực tế khách quan đó, can phạm đã quyết định lựa chọn cho mình khả năng hành vi xác định trong số những hành vi có thể thực hiện. Cũng ở hoàn cảnh ấy, điều kiện ấy người khác lại chọn cách xử sự đúng pháp luật, còn những can phạm này lại chọn lựa cách 59 xử sự trái pháp luật, chống đối xã hội, liên tục thực hiện các hành vi phạm tội. Các can phạm này thường phạm tội và bỏ trốn, bắt lại rồi lại tiếp tục bỏ trốn. Họ không sợ phải tù thêm bao nhiêu năm, mà chỉ xác định trốn ra ở ngoài được lúc nào hay lúc ấy. Qua xét xử các đối tượng phạm tội trên cho thấy các đối tượng nhân thân xấu, lì lợm, coi thường pháp luật, luôn xác định có điều kiện là trốn, họ hoàn toàn không có ý thức cải tạo. Như vậy, việc giáo dục cải tạo những phạm nhân này để trở thành người có ích trong xã hội là gần như không thể thực hiện. Mục đích của hình phạt là trừng trị, giáo dục có lẽ chỉ đạt được một nửa đó là trừng trị mà thôi. Số phạm nhân đã trốn khỏi nơi giam, giữ hiện chưa bắt lại được, họ hiện đang sống ngoài vòng pháp luật. Thực tiễn qua việc xét xử cho thấy số bỏ trốn này thường là sống ẩn nấp hoặc được bao che thì tiếp tục phạm tội, số khác là khi đã bỏ trốn được thi thay tên đổi họ đi đến các vùng xa xôi hẻo lánh để tiếp tục cuộc sống, họ thường không phạm tội trở lại. Đặc biệt là những tên phạm tội trộm cắp lưu manh chuyên nghiệp, giết người, cướp của mà bỏ trốn thì sẽ là mối lo cho toàn xã hội. - Việc giáo dục cải tạo phạm nhân trong trại giam chưa tốt. Trại giam là công cụ để thực hiện sự cưỡng chế của Nhà nước, có nhiệm vụ trong việc cải tạo, giáo dục người phạm tội bị kết án tù có thời hạn hoặc tù chung thân. Trại giam có trách nhiệm thực thi pháp luật mà trước hết là Pháp lệnh thi hành án, Quy chế trại giam trong đó ngoài việc quản chế, giam giữ cải tạo người phạm tội đồng thời phải giáo dục họ hoàn lương trở thành những công dân có ích cho xã hội. Các nhiệm vụ để giáo dục phạm nhân như là học văn hoá để xoá mù chữ, học tập tuyên truyền pháp luật, giáo dục công dân, học nghề, được thông tin về chính sách thời sự, được tham gia hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao và phải cải tạo lao động (Pháp lệnh thi hành án). Nhưng một số trại giam chỉ chú trọng các biện pháp là cải tạo lao động làm ra sản phẩm cho trại 60 hoặc phạt giam khi họ không thực hiện được yêu cầu. Không những thế họ còn không được đảm bảo chế độ ăn uống bổ sung trong thành quả lao động làm ra. Các công tác giáo dục theo quy định chỉ thực hiện chiếu lệ, còn có hiện tượng nhận lại quà thăm thân của phạm nhân hay còn gọi cách khác là “ ăn chặn”. Thái độ của một số quản giáo, cán bộ làm việc trong trại giam khinh miệt thậm trí thù ghét sẵn sàng kỉ luật phạt giam vô cớ. Các yếu tố trên đã làm cho trại giam không có tác dụng giáo dục mà trở thành “ ngục tù”, khiến cho các phạm nhân không yên tâm cải tạo giáo dục mà còn tiêu cực thêm từ đó nảy sinh hành vi trốn trại. - Tình trạng trong các trại giam vẫn tồn tại những tên gọi là “Đại ca” sẵn sàng hành hạ, đánh đập, ăn chặn, những tên “anh chị” phụ trách một nhóm các phạm nhân để dễ điều hành, trừng trị theo kiểu luật rừng các phạm nhân khác. Một số cán bộ trại giam biết nhưng làm ngơ, một số không biết do các phạm nhân khác không dám tố cáo. Đây là hành vi trái pháp luật nhưng nhiều trường hợp không được ngăn chặn kịp thời dẫn đến hậu quả đáng tiếc như gây thương tích thậm trí có những vụ phạm nhân bị đánh chết. Điều này đã làm cho việc giáo dục cải tạo phạm nhân không những không đạt hiệu quả mà còn ảnh hưởng rất xấu đến suy nghĩ của họ, họ sẵn sàng trốn khi có cơ hội vì nếu không ở lại sẽ chết hoặc làm nô lệ cho những tên đầu gấu, họ bị xâm phạm mà không được bảo vệ, có thể chết khi chưa cải tạo xong khiến họ sẵn sàng bỏ trốn. - Một số nguyên nhân và điều kiện khác cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ: + Cuộc sống trong trại giam, trại tạm giam là khổ cực khó khăn mà nếu đang sinh sống ở ngoài thì khó có thể thích nghi được. Nhất là trong thời điểm hiện nay các nhà tạm giam, trại cải tạo đang trong tình trạng quá tải, điều kiện sinh hoạt của can phạm là hết sức khó khăn. + Điều kiện ăn, uống không đảm bảo trong khi đó lao động lại rất vất vả, khó chịu đựng. + Do có sự kích động, lôi kéo của một số phạm nhân khác cùng với sự 61 lo lắng không yên tâm về tư tưởng để cải tạo dẫn đến khi có điều kiện thì cùng bỏ trốn hoặc tạo điều kiện như canh gác bàn cách để trốn khỏi nơi giam, giữ. + Một nguyên nhân nữa đó là do lỗi của những người có chức vụ quyền hạn như điều tra viên, quản giáo…trong khi thi hành công vụ không nhận thức đúng chức năng và nhiệm vụ của mình nên vẫn còn tình trạng cửa quyền, hống hách, coi thường tính mạng, nhân phẩm của người khác nhất là những người đang bị lệ thuộc vào họ đó là các bị can, bị cáo. Chính vì vậy họ sẵn sàng có những việc làm mà pháp luật cấm như đánh đập, bức cung, nhục hình, trong trại tạm giam còn trại giam thì sẵn sàng phạt biệt giam...Các hành vi này đã dẫn đến hậu quả rất xấu về hình ảnh của trại giam, nếu vào là không có đường ra hoặc không thể sống hoặc có sống cũng thành tật khiến cho tư tưởng của những phạm nhân lo sợ mà tìm cách bỏ trốn. Một tồn tại về phía các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố còn chưa nhận thức đúng tính hệ trọng của việc tạm giam, tạm giữ dẫn đến áp dụng tạm giam, tạm giữ một cách thiếu căn cứ và trái pháp luật. Năng lực của người tiến hành tố tụng còn có một số hạn chế nhất định, chưa nắm rõ quy định của pháp luật về tạm giam, tạm giữ. Ý thức trách nhiệm của một số cán bộ còn chưa cao còn nặng về trấn áp, xem nhẹ quyền tự do dân chủ của công dân. Công tác quản lý theo dõi người bị tạm giam, tạm giữ chưa được duy trì chạt chẽ còn để xảy ra tình trạng bỏ trốn hoặc bị chết do đánh nhau. Nhiều trại giam, nhà tạm giữ chưa ban hành quy chế trại tạm giam, nhà tạm giữ làm cơ sở cho việc quản lý những người bị tạm giam, tạm giữ. + Có thể xác định một nguyên nhân khác nữa là mức xử phạt của loại tội này còn nhẹ dẫn đến việc can phạm bị bắt lại tiếp tục bỏ trốn. Qua kết quả xét xử bảng 2.6 cho thấy hầu hết các bị cáo bị xét xử về tội này có mức hình phạt chủ yếu là từ 7 năm tù trở xuống (phần lớn trong số này là tù dưới 3 năm tù). Các nguyên nhân và điều kiện nêu trên là các yếu tố làm cho tội trốn khỏi nơi giam, giữ vẫn tồn tại như một thách thức cho xã hội. Yều cầu cấp thiết đặt ra là cần khắc phục những khiếm khuyết từ nguyên nhân và điều kiện 62 góp phần đấu tranh phòng chống loại tội phạm này có hiệu quả. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 1. Qua nghiên cứu trong 10 năm trở lại đây, tình hình diễn biến của tội trốn khỏi nơi giam, giữ có xu hướng giảm, tuy nhiên qua nghiên cứu thực trạng hiện nay thì loại tội phạm này có khả năng không giảm trong thời gian tới khi mà toà án cấp huyện tăng thẩm quyền các nhà tạm giam, tạm giữ không được xây dựng kịp thời và với số lượng bỏ trốn nhiều mà chưa bị bắt lại. Như vậy có thể thấy loại tội phạm này còn có những diễn biến phức tạp. 2. Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có sự ảnh hưởng của nguyên nhân và điều kiện phạm tội nói chung trong đó có các nguyên nhân rất cơ bản trong tình hình hiện này như văn hoá - giáo dục, kinh tế xã hội phân chia giàu nghèo, không việc làm, nguyên nhân và điều kiện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự, bên cạnh đó là những nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp nó có ảnh hưởng đến tội trốn khỏi nơi giam, giữ ở chỗ nó vừa là nguyên nhân cũng vừa là điều kiện cho việc phát sinh tội trốn khỏi nơi giam, giữ như thiếu tinh thần trách nhiệm, bức cung nhục hình…Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất của loại tội phạm này là những nguyên nhân đó là thái độ chống đối pháp luật một cách quyết liệt, song để thực hiện được việc trốn chạy cũng còn cần phải kể đến các nguyên nhân khách quan khác và là điều kiện để phát sinh tội phạm. 3. Từ những cơ sở nghiên cứu trên giúp chúng ta đưa ra dự báo về tình 63 hình tội phạm trốn khỏi nơi giam, giữ trong thời gian tới được chính xác hơn từ đó đưa ra nhưng giải pháp có tính khả thi để đấu tranh với tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Chƣơng 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI TRỐN KHỎI NƠI GIAM, GIỮ 3.1. Dự báo tình hình tội phạm trốn khỏi nơi giam, giữ trong thời gian tới Phòng ngừa tội phạm, đấu tranh chống tình trạng phạm tội là những vấn đề có tác động rất lớn đến xã hội. Đó là những hoạt động loại bỏ có hiệu quả những cản trở quá trình phát triển của xã hội. Chương trình đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như chiến lược, chiến thuật phòng ngừa tội phạm của nhà nước sẽ chỉ là hình thức nếu như không xây dựng trên cơ sở những dự báo tội phạm học được xác định một cách khoa học. Dự báo tình trạng phạm tội là dự báo xu hướng phát triển của tội phạm, cơ cấu của tình trạng phạm tội, các nguyên nhân và điều kiện ảnh hưởng đến tình trạng phạm tội trong tương lai. Mỗi một loại tội phạm đều có những nguyên nhân và điều kiện phát sinh riêng biệt. Thực tế dù có tính chất chung bao quát về mặt tổng thể, song nếu các biện pháp phòng ngừa tội phạm lại không được đặt đúng chỗ (đúng với điều kiện kinh tế xã hội…) thì cũng không thể phát huy được hiệu quả. Vì vậy, các dự báo tình hình tội phạm và hướng khắc phục sẽ là cơ sở quan trọng cho việc áp dụng phòng ngừa tội phạm. Thông qua số liệu dự báo các biện pháp phòng ngừa tội phạm tội phạm cụ thể sẽ được xây dựng và chuyển giao cho các chủ thể phòng ngừa. Như vậy, dự báo chính xác sẽ giúp cho việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả cao như chi phí vật chất, phương án 64 đấu tranh phù hợp, thời gian… - Qua nghiên cứu số liệu các vụ phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong vòng 10 năm trở lại đây cho thấy thực trạng diễn biến của tình hình tội phạm này, tuy không tăng lên mà còn có xu hướng giảm do những điều kiện khách quan đó là các trại tạm giam và trại giam đã được củng cố tốt hơn so với trước đây, công tác giam, giữ cải tạo được quan tâm đúng mức. Nhưng với số lượng là 2614 vụ, 3539 bị cáo trong tổng số 3969 vụ, 4930 bị cáo xâm phạm hoạt động tư pháp chiếm tỉ lệ rất lớn là 71,78% số bị cáo và 65,86% số vụ án, tính trung bình hàng năm xảy ra khoảng 300 vụ án. Điều này cho thấy việc phòng chống loại tội phạm này là rất cấp bách, tuy chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ là 0,61% trong tổng số tội phạm nói chung, nhưng với 1226 phạm nhân trốn khỏi trại giam, 496 đối tượng trốn khỏi nhà tạm giam, nhà tạm giữ mà các cơ quan chức năng tư pháp chưa bắt lại được (theo báo cáo tổng kết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá 11 năm 2005, tính đến tháng 8 năm 2005). Đây là mối nguy cơ tiềm ẩn rất lớn cho xã hội bởi các đối tượng này khi trốn ra ngoài xã hội thường gây án rất nguy hiểm. Qua những số liệu trên cho thấy mối tiềm ẩn của loại tội phạm này là sẵn sàng bỏ trốn nếu có điều kiện, do đó về cơ cấu tính chất của tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ dự kiến trong 10 năm tới với diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm nói chung dự đoán sẽ không có xu hướng giảm, trên thực tế nếu với 1722 đối tượng phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ nói trên mà bắt được đưa ra xét xử thì số lượng các vụ án và các bị cáo sẽ là tăng lên. Cơ cấu của tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong mối tương quan với tình hình tội xâm phạm hoạt động tư pháp chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối là 71,78%. Cơ cấu này cho thấy tính chất nghiêm trọng cao hơn của loại tội phạm này so với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp khác. Hậu quả của loại tội phạm này cũng hết sức nghiêm trọng vì nó không chỉ xâm phạm đến tính đúng đắn của hoạt động tư pháp mà còn tiềm ẩn nguy cơ phạm tội mới với số lượng tái phạm rất cao thể hiện ở bảng 2.8, gây nên sự hoang mang trong nhân dân; ảnh 65 hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Từ cơ sở trên có thể dự báo trong thời gian tới với việc tăng thẩm quyền cho toà án cấp huyện tiến tới và thành lập toà án cấp khu vực nếu các nhà tạm giữ, tạm giam không được củng cố, hoàn thiện kịp thời sẽ là nguy cơ là phát sinh loại tội phạm này. Dự báo số lượng tội phạm sẽ tăng lên trong thời gian tới. - Qua thực tiễn xét xử cho thấy hầu hết các vụ phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ thường xảy ra ở các trại cải tạo(trại giam), các nhà tạm giữ vì ở đây thường có những điều kiện cho việc trốn chạy đó là các nhà tạm giữ chưa đảm bảo an toàn, điều kiện giam, giữ lỏng lẻo mất cảnh giác, trong trại giam khó có thể chạy trốn mà thường là khi họ được đi làm kinh tế thuộc khu vực trại giam. Còn các nhà tạm giam của các tỉnh, thành phố tuy chưa đáp ứng được theo đúng tiêu chuẩn quy định nhưng việc bỏ trốn khó có thể xảy ra vì bị can, bị cáo thường bị giam trong phòng không thể ra ngoài lên không có điều kiện bở trốn. Dự báo trong thời gian tới nếu không có cách cải tạo khác khi đưa phạm nhân đi cải tạo như phải có hàng rào cố định chứ không phải dựa vào điều kiện tự nhiên như hiện nay thì tình hình tội phạm sẽ không giảm và lỗi của người canh gác bảo vệ cũng khó xác định. - Về khả năng ứng phó của các cơ quan tư pháp đối với loại tội phạm này nếu không có sự thay đổi thì tội phạm này cũng sẽ không giảm và cũng khó tránh khỏi việc không hoàn thành nhiệm vụ với một cơ sở vật chất như hiện nay. Đối với tội phạm đã bỏ trốn cho thấy các cơ quan tư pháp đang rất khó có thể bắt lại được hay nói như các Đại biểu Quốc hội là gần như bất lực với một số lượng lớn bỏ trốn như hiện nay mà chưa bắt lại được vì tội phạm bỏ trốn thường di cư, đến nơi quản lý lỏng lẻo như vùng núi, vùng sâu, các thành phố lớn và việc bắt giữ là các quy định phối hợp của các cơ quan công an chứ không phải là nhiệm vụ chuyên biệt do đó trong thời gian tới cần có sự cải cách về mặt pháp luật, thành lập các đơn vị đặc biệt này để bắt lại các đối tượng bỏ trốn. - Qua bảng 2.9 nghiên cứu về nhân thân của tội trốn khỏi nơi giam, giữ 66 cho thấy các đối tượng bỏ trốn thường là ít hiểu biết pháp luật và có nhân thân rất xấu do đó đối tượng này có tính chống đối pháp luật rất cao, khi họ phạm tội và bị bắt thường là tìm cách bỏ trốn chứ không chịu sự quản lý giáo dục. Vì thế, trong quá trình bị tạm giam, tạm giữ, cải tạo cần chú ý đến các đối tượng này. - Về các nguyên nhân, điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 10 năm tới bao gồm các nguyên nhân, điều kiện chung như nguyên nhân, điều kiện trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục; nguyên nhân và điều kiện về quản lý nhà nước về an ninh trật tự; nguyên nhân, điều kiện trong lĩnh vực kinh tế xã hội, nguyên nhân và điều kiện trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử….và các nguyên nhân, điều kiện riêng như cơ sở vật chất…vẫn chưa thể giải quyết triệt để thì tình hình tội phạm sẽ còn diễn biến phức tạp. Về khả năng phòng chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong 10 năm tới: Trong 10 năm tới hệ thống pháp của nước ta ngày càng hoàn chỉnh, nhất là pháp luật hình sự nhưng tội phạm trong điều kiện phức tạp của xã hội và hội nhập Quốc tế sẽ có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn do đó việc đấu tranh với tội phạm nói chung và tội trốn khỏi nơi giam, giữ nói riêng sẽ có nhiều khó khăn. Bởi vì những nguyên nhân, điều kiện cho các loại tội phạm chưa được giải quyết triệt để thì các loại tội phạm sẽ vẫn diễn biến khó lường như tệ nạn tham nhũng của những người làm việc trong các cơ quan công quyền gây mất lòng tin trong nhân dân, các loại tệ nạn khác diễn ra càng ngày càng phức tạp và nghiêm trọng hơn như tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm… tình trạng thất nghiệp, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng sẽ là những yếu tố làm nảy sinh các loại tội phạm và cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Với dự báo tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ, cho thấy nhà nước và xã hội cần có biện pháp quan tâm đúng mức loại tội phạm này vì khi tội phạm này xảy ra thì hậu quả của nó sẽ rất lớn như đã trình bày ở trên. Để ngăn chặn, loại trừ những hậu quả này cho xã hội nhà nước phải có những giải pháp đồng 67 bộ để đấu tranh phòng chống, hạn chế loại tội phạm này. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội trốn khỏi nơi giam, giữ 3.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm Để đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả Chính phủ đã có Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới trong đó đề ra các chủ trương, biện pháp để đấu tranh với các loại tội phạm. Kèm theo Nghị quyết này ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm với nội dung chương trình như sau: 1. Phát động quần chúng nhân dân tham gia phát hiện tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư; vận động người phạm tội ra tự thú và truy bắt bọn tội phạm có lệnh truy nã. 2. Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội phạm nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của công dân về bảo vệ an ninh, trật tự xã hội. 3. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tội phạm ở các cộng đồng dân cư, trong từng hộ gia đình trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các lực lượng vũ trang. 4. Đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm có tính chất quốc tế, tội cướp, cướp giật và các hành vi côn đồ hung hãn, các tội hiếp dâm trẻ em, tội phạm người chưa thành niên, tội chống người thi hành công vụ. 5. Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, cải tạo người phạm tội và tạo điều kiện để họ tái hòa nhập vào cộng đồng xã hội. 6. Xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. 7. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội 68 phạm, nhất là các tội phạm có tính chất quốc tế và tội phạm là người Việt Nam ở nước ngoài. Theo nội dung chương trình này việc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm ngày càng có hiệu quả hơn. Từ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, đến Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/ 5/2005 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Mới đây nhất là nghị quyết Đại hội Đảng X định hướng cho quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật “…hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật…” [35], nghị quyết đã chỉ ra mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các nhiệm vụ trong cải cách tư pháp. Đây chính là cơ sở cho việc hoạch định chính sách hình sự nhằm đáp ứng yều cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, chính sách hình sự phù hợp với quan điểm của Đảng đó là chính sách hình sự của một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. “Chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền là một phần của chính sách xã hội nói chung, đồng thời là chính sách pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng và bao gồm tổng thể bốn chính sách chính sách phòng ngừa tội phạm (1), chính sách pháp luật hình sự (2), chính sách pháp luật tố tụng hình sự (3) và chính sách pháp luật thi hành án hình sự (4) với tư cách là những phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm nhằm đảm bảo thực hiện tốt đường lối xử lý về hình sự, góp phần đưa các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền vào đời sống thực tế, giáo dục công dân ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”. [7] 69 Nghị quyết 49 đã chỉ ra những hạn chế như chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm sửa đổi bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý, đội ngũ cán Bộ Tư pháp, bổ trợ tư pháp còn yếu, thậm trí còn sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Tình trạng oan, sai trong điều tra, truy tố, xét xử, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Trước tình hình đó quan điểm của Đảng đề ra để đấu tranh phòng, chống tội phạm là phải thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Trước tình hình đòi hỏi của công dân và xã hội ngày càng cao, các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm, để đáp ứng được nhiệm vụ đó đòi hỏi phải có sự cải cách các cơ quan tư pháp. Nghị quyết 49 của Bộ chính trị chỉ ra các nhiệm vụ cải cách tư pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng tư pháp. Như là sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp, hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam, giữ đối với một số loại tội phạm…quy định nghiêm khắc hơn trách nhiệm hình sự đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án. Như vậy để đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình mới Nghị 70 Quyết của Đảng đề ra những nhiệm vụ trọng tâm và đồng bộ trong việc cải cách tư pháp bao gồm hoàn thiện pháp luật, tổ chức các cơ quan tư pháp, con người và cơ sở vật chất. 3.2.2. Các giải pháp chung về kinh tế - xã hội để thông qua đó tác động gián tiếp đến việc đấu tranh và phòng ngừa tội trốn khỏi nơi giam, giữ Loại bỏ các nguyên nhân và điều kiện của tình trạng phạm tội nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng. Để thực hiện được điều này cần thực hiện những công việc sau. - Khắc phục những sơ hở thiếu sót, nhược điểm…trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội đã nêu trên. - Xoá bỏ những môi trường không thuận lợi cho sự hình thành nhân cách con người. Đặc biệt coi trọng việc giáo dục các cá nhân ở gia đình, nhà trường và xã hội đó là các yếu tố hình thành nhân cách. - Phát triển kinh tế Đất nước, tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức quản lý, nâng cao tinh thần cho nhân dân, tuyên truyền sâu rộng kiến thức pháp luật trong nhân dân. - Nâng cao hiệu quả của công tác pháp luật và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoàn thiện pháp luật, tổ chức xắp xếp lại các cơ quan tư pháp. - Xoá bỏ những hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. a. Các giải pháp trong lĩnh vực kinh tế - xã hội Qua các số liệu thống kê tội phạm đã xét xử cho thấy tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, cơ cấu thành phần tội phạm có những thay đổi số người phạm tội chiếm tỷ lệ nhiều nhất là số người ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, đứng thứ hai là nhóm tái phạm và tái phạm nguy hiểm, đối tượng phạm tội là người lao động chiếm 70% trong đó 30% không có việc làm, số thanh niên phạm tội chiếm tỉ lệ 71 ngày càng cao. Nguyên nhân, điều kiện đã chỉ ra đó là sự mất cân đối trong phát triển kinh tế giữa các vùng nông thôn và thành thị, miền núi, tình trạng thu đất ở nông thôn để làm dự án, bán cho thuê đất, mất việc làm hoặc không đủ việc làm trong xã hội dẫn đến tình trạng không việc làm. Số người phạm tội ở lứa tuổi trên cũng là những đối tượng không có công ăn việc làm chiếm tỷ lệ nhiều nhất so với các nhóm khác.Trong quá trình chuyển đổi cơ chế thị trường dẫn đến những khiếm khuyết trong công tác quản lý nhà nước đã làm cho tội phạm về tham ô, tham nhũng tăng lên đáng kể. Theo số liệu thống kê thì từ năm 2000 đến 9 tháng đầu năm 2004, các Toà án trong cả nước đã thụ lý xét xử sơ thẩm 1083 vụ với 2527 bị cáo phạm các tội về chức vụ, trong đó có 984 vụ với 2350 bị cáo phạm các tội về tham nhũng, chỉ có 99 vụ với 277 bị cáo phạm các tội chức vụ khác; có 3 tội không có bị cáo nào bị truy tố trong thời gian từ năm 2000 đến 2004, đó là tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác (Điều 286); tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 287) và tội đào nhiệm (Điều 288). Theo thống kê của Văn phòng Toà án nhân dân tối cao: “… trong số 984 vụ với 2350 bị cáo phạm các tội tham nhũng thì tham ô tài sản 711 vụ với 1715 bị cáo; nhận hối lộ 88 vụ với 280 bị cáo; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 95 vụ với 157 bị cáo; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 45 vụ với 95 bị cáo; lạm quyền trong khi thi hành công vụ 4 vụ với 4 bị cáo; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi 14 vụ với 40 bị cáo và giả mạo trong công tác 27 vụ với 59 bị cáo, các tội phạm: "Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", "Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" có xu hướng tăng trong những năm gần đây”. Các vụ án thường rất nghiêm trọng với nhiều bị cáo trong cùng một cơ quan, nó bộc lộ thiếu sót trong quản lý nhà nước mang tính sai sót hệ thống như vụ án gần đây nhất là vụ Nguyễn Đức Chi, vụ Bùi Tiến Dũng PMU18 Bộ giao thông vận tải. 72 Để nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm có hiệu quả cần thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện nảy sinh trong kinh tế- xã hội dùng sức mạnh kinh tế để thủ tiêu nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Các biện pháp kinh tế thể hiện phát triển nền kinh tế đất nước đáp ứng yêu cầu về vật chất cho nhân dân. - Đối với những thiếu sót trong quản lý kinh tế cấn khắc phục ngay bằng cách hoàn thiện cơ chế chính sách thể hiện là phải hoàn thiện pháp luật như ban hành luật phòng chống tham nhũng, tăng cường quyền của các cơ quan giám sát đó là giám sát của các đại biểu Quốc hội, thanh tra, có cơ chế trong việc tham gia của nhân dân đối với các hành vi tham ô lãng phí, thành lập ban phòng chống tham nhũng, hạn chế quyền và tiến tới không giao quyền quản lý trực tiếp các doanh nghiệp đối với các Bộ… - Các chính sách xã hội là tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân, ổn định xã hội. Để làm tốt công tác này cần nắm bắt được thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho những người trong độ tuổi lao động, hợp tác quốc tế trong xuất khẩu cung ứng lao động. Có công ăn việc làm người dân mới có thu nhập đảm bảo cuộc sống, giúp họ tự loại bỏ nhu cầu sai lệch dẫn đến phạm tội. Bên cạnh đó cũng cần lôi cuốn những người trong độ tuổi lao động tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, những địa phương có số người thấy nghiệp càng nhiều thì tình hình tội phạm và các loại tệ nạn xã hội diễn biến rất phức tạp, do đó khi đã tạo được nhiều việc làm cũng cần phải thu hút những lao động nhàn rỗi, giáo dục những cá nhân lười lao động phải tham gia lao động sản xuất để vừa đảm bảo cuộc sống cho họ vừa đóng góp cho xã hội. Những học sinh vừa rời ghế nhà trường cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước các tổ chức, đoàn thể như hướng nghiệp, đào tạo nghề, bố trí việc làm…tạo cho các em bắt đầu tạo dựng cuộc sống tự lập. Các hình thức dạy nghề đa dạng, phải thiết thực cho các công việc sau này phù hợp với lứa tuổi, sở thích, sức khỏe của các em đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động như vậy sẽ hạn chế thất nghiệp, tạo cho họ có cuộc sống ổn định và sẽ không bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội, các hoạt động tội phạm mà 73 ở lứa tuổi được coi là “nhạy cảm” nhất vì họ chưa ổn định về tâm lý, chưa có bản lĩnh trong cuộc sống. Các hình thức sở hữu kinh tế hiện nay đa dạng cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều các công ty nước ngoài, trong nước hình thành chứ không riêng gì các cơ quan nhà nước, các công ty nhà nước. Các thành phần kinh tế này thu hút sức lao động tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn trong xã hội. Tuy nhiên, đối với nước ta đông dân số lao động dư thừa nhiều do đó cũng cần có việc đào tạo nghề và xuất khẩu lao động mà nhà nước cần phải hỗ trợ tích cực hơn. Đầu tư phát triển kinh tế phải gắn với việc giải quyết việc làm, không để tình trạng nhà nước thu đất giao cho các doanh nghiệp người nông dân mất ruộng không có việc làm, không có nghề để kiếm sống. Xây dựng hoàn thiện các chính sách lao động, việc làm theo hướng xã hội hoá tiến tới sự bình đẳng trong quan hệ lao động như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở mọi đối tượng trong xã hội. Khuyến khích các tổ chức cá nhân phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với thu hút lao động. Tăng cường các hoạt động giám sát, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thông qua các trường trình dự án, gắn chỉ tiêu kinh tế - xã hội với chỉ tiêu giải quyết việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ phù hợp với điều kiện nguồn vốn và trình độ người lao động. Kết hợp các mô hình đào tạo dạy nghề và truyền nghề một cách cân đối nhằm khắc phục tình trạng thiếu lao động do nghề nghiệp đào tạo không phù hợp với yều cầu trong các doanh nghiệp. [23] Ngoài ra cần phải có chính sách xã hội trong việc khắc phục tình trạng đói nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi vùng đồng bào dân tộc. Nhà nước phải có chính sách đầu tư hợp lý cho các vùng này, xây dựng các vùng kinh tế tạo cơ sở hạ tầng trước sau đó bàn giao cho nhân dân như các Binh đoàn 15 của Quân khu 5, Binh đoàn 16 của Bộ quốc phòng, Đoàn 338 Quân khu1…là mô hình xây dựng kinh tế mới. Các vùng miền trên đòi hỏi có sự ưu tiên chính sách của Nhà nước về cả con người lẫn vật chất bởi vì các doanh nghiệp 74 kinh tế của cả Nhà nước và tư nhân đều không bỏ tiền để đầu tư sản xuất ở các vùng này vì không có lợi nhuận. Có chính sách thu hút, điều động các cán bộ lên các vùng sâu xa để giúp các vùng này có được nhân lực có năng lực, bên cạnh đó nhà nước phải có phương hướng phát triển kinh tế vùng phù hợp… các giải pháp đồng bộ sẽ có tác dụng xoá đói giảm nghèo, hạn chế thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Cùng với các giải pháp trên, để ngăn chặn sự gia tăng của tình hình tội phạm là phải kiên quyết đấu tranh với các tệ nạn xã hội. Đó là các tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc. Trong công tác này nhà nước đã có chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo về phòng chống mại dâm và ma tuý nhưng quá trình thực hiện có thể nói là không hiệu quả, các loại tệ nạn này vẫn gần như diễn ra công khai ở các khu du lịch, nhà nghỉ…các bước tiến hành là cần thực hiện nghiêm luật phòng chống ma tuý, chống mại dâm. Chính phủ và các Bộ, Ngành các cơ quan, các địa phương cần tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật. Các tỉnh, thành phố cần phải có những nhìn nhận đúng đắn để đầu tư về cả con người lẫn vật chất cho việc đấu tranh với tệ nạn này, tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc cũng như tự giác, thay đổi quan niệm cách nghĩ về những người nghiện hút ma tuý coi họ là những người bị bệnh cần phải giúp đỡ chăm sóc, không xa lánh kỳ thị. Bên cạnh đó cũng cần phải nghiêm trị những kẻ buôn bán ma tuý đầu độc “cái chết trắng”. Cần phải tuyên truyền, giáo dục cho mọi người dân tích cực tham gia vào công tác phòng chống tệ nạn xã hội ma tuý, mại dâm. Phát triển kinh doanh giải trí, du lịch nhằm thu hút thanh thiếu niên vào các hoạt động lành mạnh và bổ ích tránh xa tệ nạn xã hội. b. Giải pháp trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự Qua nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung cho thấy những thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước trên nhiều mặt đã là điều kiện cho tội phạm hoạt động. Như đã phân tích ở chương 2 cho thấy những thiếu sót trên các mặt quản lý kinh tế làm nảy sinh các tội phạm như tham ô, tham nhũng… các 75 thiếu sót trong việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm của các cơ quan nhà nước dẫn đến lợi dụng của tội phạm, nảy sinh các tội phạm trở thành tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc… Những nguyên nhân, điều kiện của tình hình nói trên chủ yếu là do những tồn tại, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Để thay đổi tình trạng phạm tội theo hướng tích cực cần phải loại bỏ các nguyên nhân và điều kiện này. Bao gồm các biện pháp quản lý hành chính nhà nước mang đặc tính công khai được tiến bởi các cơ quan quản lý nhà nước. - Trước hết là quản lý nhà nước về nhân khẩu, hộ khẩu và cư trú. Đây là một nhiệm vụ rất quan trong của ngành công an trong việc bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn xã hội, góp phần đáng kể trong đấu tranh và phòng ngừa tội phạm mà quá trình phát triển xã hội đã thừa nhận. Nhiệm vụ này bao gồm đăng ký quản lý hộ khẩu, quản lý thường trú, tạm vắng tạm trú; nắm được diễn biến di chuyển dân cư theo các vùng trong toàn quốc; quản lý hộ tịch; quản lý người nước ngoài, người không có quốc tịch vào Việt Nam du lịch, tham quan, làm việc chữa bệnh, học tập v.v…; sẽ làm giảm đến mức thấp nhất hiện tượng kẻ gian trà trộn để thực hiện tội phạm, qua đó các cơ quan nhà nước, nhân dân dễ phát hiện tội phạm qua các biểu hiện nghi vấn của các đối tượng kịp thời thông báo ngăn chặn. Trong 10 năm qua cho thấy số lượng người phạm tội bị phát hiện khi bỏ trốn đang bị truy nã là do thực hiện tốt công tác này. Do đó công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu là rất quan trọng cần phải được thực hiện tốt hơn, tuy nhiên trong công tác này đã có nhiều điểm không phù hợp với tình hình mới đó là không thể hiện được quyền cư trú của công dân, quyền chỗ ở, quyền làm việc… mà Hiến pháp đã quy định. Các quy định cứng nhắc trong công tác nhập khẩu, đăng ký hộ khẩu… đã làm cho số người chuyển từ các vùng này sang vùng khác làm ăn sinh sống đã không có quyền này và việc này gần đồng nghĩa với việc một số lượng người không nằm dưới sự quản lý của các cơ quan chức năng dẫn đến diễn 76 biến rất phức tạp. Thực tế cho thấy tội phạm thường lợi dụng những sơ hở này để ẩn náu. Hiện nay Quốc hội đang xem xét dự thảo luật cư trú để đảm bảo công tác quản lý xã hội được tốt hơn, văn minh hơn, đảm bảo quyền của công dân tốt hơn. Để làm tốt công tác này cần tuyền truyền nhân dân thực hiện tốt các quy định về khai báo tạm trú, tạm vắng mọi người dân cần phải tự giác chấp hành. Khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý nhà hàng khách sạn, nhà trọ nhà cho thuê ở các thành phố, khu dân cư mà thường gọi là “xóm liều”, công tác kiểm tra nhân khẩu, khai báo tạm trú tạm vắng ở các vùng sâu vùng xa hẻo lánh… là những nơi tội phạm thường lợi dụng để thực hiện tội phạm và trốn tránh. - Các biện pháp quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy, quản lý vũ khí chất nổ, chất cháy chất phóng xạ không để kẻ gian lợi dụng thực hiện hoặc chiếm đoạt, tàng trữ tiềm ẩn nguy cơ cho xã hội. - Các biện pháp quản lý phương tiện giao thông hoạt động trên các tuyến đường bộ, đường không, đường sắt, đường thuỷ. Không để xảy ra các tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. - Các biện pháp quản lý biên giới, quản lý xuất nhập cảnh, hợp tác quốc tế nhằm phòng chống tội phạm quốc tế như xuất,nhập cảnh trái phép, buôn bấn phụ nữ trẻ em. Để làm tốt công tác này cần giáo dục tuyên truyền vận động nhân dân tham gia, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá công tác trật tự an ninh trong xã hội và trước hết là xây dựng cụm văn hoá khu dân cư, làng văn hoá, khu phố văn hoá…xây dựng lực lượng nòng cốt trong nhân dân để duy trì rật tự an ninh như tiểu ban bảo vệ, đội dân phòng ở tổ dân phố, khu dân cư, thôn xóm bản làng. Quản lý chặt các đối tượng có tiền án tiền sự, giúp đỡ họ khỏi bị mặc cảm với xã hội, tạo điều kiện công ăn việc làm giúp đỡ họ hoàn lương. Qua tổng kết số liệu về nhân thân người phạm tội thì nhóm đối tượng tái phạm 77 chiếm tỷ lệ tương đối lớn ở hầu hết các loại tội phạm. Điều này cho thấy khả năng “ngựa quen đường cũ” là rất lớn. Một nhóm đối tượng nữa mà hiện nay công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn đó là trẻ em chưa đến tuổi lao động, nhưng người từ các vùng quê lên thành phố làm thuê kiếm sống vì họ nay đây mai đó không cố định… Đòi hỏi các cấp chính quyền phải có biện pháp làm tốt công tác quản lý các đối tượng này, trẻ em không bị lôi kéo lợi dụng vào việc phạm tội. Trong quản lý nhà nước về phòng chống tội phạm đã có những việc là cụ thể như Ban chỉ đạo 138 về phòng chống ma tuý mại dâm, hộp thư tố giác tội phạm, luật khiếu nại tố cáo…đã phát huy hiệu quả tích cực song cần có biện pháp tích cực hiệu quả hơn nữa, đồng thời cần có các biện pháp cụ thể hơn mạnh mẽ hơn như cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi, cấm uống rượu bia say nếu vi phạm có chế tài xử phạt… Những nội dung trên đây nếu thực hiện tốt sẽ có tác dụng ngăn ngừa và truy bắt tội phạm đạt hiệu quả tốt nhất là đối với các đối tượng trốn trại hoặc đang phạm tội rồi bỏ trốn. c. Giải pháp về kiện toàn tổ chức hoạt động của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, thi hành án và cán bộ tư pháp nhằm xử lý đúng người đúng tội, nghiêm minh không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội * Các giải pháp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Đây là nhóm những biện pháp phòng ngừa theo chức năng tập chung vào các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gìn an ninh trật tự cho đất nước. Trong những năm qua, các cơ quan thi hành pháp luật đã có nhiều cố gắng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã đạt được những kết quả nhất định góp phần rất lớn trong việc phòng, chống tội phạm nói riêng và an ninh trật tự nói chung. Tuy nhiên trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án còn có nhiều vấn đề tồn tại như tình trạng bắt giữ, truy tố xét xử oan 78 sai, để lọt tội phạm, việc áp dụng pháp luật còn chưa đúng, chưa thống nhất dẫn đến việc đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa đạt hiệu quả cao, làm giảm lòng tin và sự ủng hộ trong nhân dân. Để nâng cao hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả hơn cần loại bỏ những thiếu sót trên. Các giải pháp bao gồm: c.1. Giải pháp trong lĩnh vực hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp; xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý cho từng cơ quan, chức danh tư pháp. Trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, bảo đảm toà án xét xử độc lập, đúng pháp luật, kịp thời và nghiêm minh. Đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân theo hướng bảo đảm thực hiện tốt chức năng công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra, tiến tới chuyển thành viện công tố. Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra theo hướng thu gọn đầu mối, xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan điều tra trong mối quan hệ với các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra theo hướng cơ quan điều tra chuyên trách điều tra tất cả các vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ và tiến hành điều tra theo yêu cầu của cơ quan điều tra chuyên trách, kết hợp chặt chẽ giữa trinh sát, điều tra ban đầu với hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra. Xây dựng Bộ luật thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án; 79 xác định Bộ Tư pháp là cơ quan giúp chính phủ quản lý nhà nước thống nhất công tác thi hành án; từng bước xã hội hoá hoạt động thi hành án. Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp chính phủ quản lý thống nhất công tác thi hành án (hiện nay công tác thi hành án hình sự Bộ Công an đang quản lý). Xác định rõ trách nhiệm của uỷ ban nhân dân, xã, phường, thị trấn và của các cơ quan chuyên môn của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc thi hành các hình phạt không phải là hình phạt tù để thực hiện nghiêm túc các bản án của toà án, từng bước có thể giao một số công việc thi hành án cho tổ chức không phải là cơ quan thi hành án. c.2. Giải pháp cụ thể đối với việc thực hiện chức năng của các cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án, thi hành án Các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung giữ vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vai trò quan trọng của các cơ quan bảo vệ pháp luật ở chỗ, các cơ quan này nắm rất chắc những hiện tượng tiêu cực trong xã hội có khả năng làm phát sinh tội phạm; biết phương pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, có các công cụ, phương tiện cần thiết để thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng ngừa tội phạm, do đó trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thì cơ quan tư pháp là lực lượng nòng cốt. Cụ thể là: * Cơ quan công an - Tổ chức các hoạt động phòng ngừa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự; trong kiểm tra kiểm soát giao thông; trong quản lý nghề nghiệp đặc biệt; quản lý nhân khẩu hộ khẩu; quản lý vũ khí; phòng chống cháy nổ… Cơ công an phải nắm vững các đối tượng hình sự, các đối tượng có nhân thân xấu hoặc những người thuộc nhóm các đối tượng có khả năng phạm tội. Điều tra khám phá mọi tội phạm xảy ra, đảm bảo mọi tội phạm đều bị phát hiện và xử lý. Thực hiện các biện pháp truy nã bắt những đối tượng bỏ trốn sau khi thực hiện tội phạm. 80 - Giám sát, giáo dục người đang chấp hành bản án của Toà án tại cơ quan chuyên môn hoặc tại nơi ở của người bị kết án; tổ chức phối hợp với các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội, các tập thể nhân dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm. - Hướng dẫn các tổ chức phòng ngừa tội phạm như dân phòng. thanh niên cờ đỏ. thanh tra giao thông…tại các điểm dân cư phương pháp thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Các hoạt động trinh sát nắm tình hình…các hoạt động khác mà thuộc về chức năng của ngành công an để phòng, chống tội phạm giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. * Viện kiểm sát Theo chức năng của viện kiểm sát là công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. - Phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời có hiệu quả. - Thực hiện chức năng công tố đảm bảo việc truy tố phải đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. * Toà án Chức năng chính của Toà án là xét xử các vụ án hình sự, kinh tế, dân sự hôn nhân gia đình v.v… - Toà án phải xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật sẽ có tác dụng đấu tranh phòng ngừa tội phạm hiệu quả nhất. - Thông qua số liệu xét xử làm rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. - Đưa ra các kiến nghị với Nhà nước về phương hướng thực hiện các chính sách xã hội liên quan đến phòng ngừa tội phạm; - Thông qua hoạt động xét xử như tổ chức xét xử công khai, tuyên án công khai nhằm giáo dục công dân ý thức tuân thủ pháp luật. Kết hợp với các 81 quan của Quốc hội và Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm. * Thi hành án hình sự Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định tại khoản 1: Cơ quan Công an thi hành hình phạt trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia hội đồng thì hành hình phạt tử hình…do đó các trại giam là nơi để giam, giữ cải tạo các phạm nhân do Cục V26 Bộ Công an quản lý. Trong nhiệm vụ cải tạo phạm nhân trong các trại giam một nhiệm vụ rất quan trọng là các phạm nhân phải được giáo dục, được đối xử tốt để họ nhận thấy sai lầm của mình mà hoàn lương. Nếu thực hiện tốt được các giải pháp cơ bản nêu trên chắc chắn chúng ta sẽ ngăn chặn được khả năng, nguy cơ của nhóm dân cư ở một thời điểm nào đó hoặc do bất mãn với xã hội hoặc do nhu cầu cá nhân không được đáp ứng nên họ sẵn sàng lựa chọn hành vi mất tự do là phạm tội. 3.2.3. Các giải pháp cụ thể Hoạt động đấu tranh, phòng ngừa tội phạm không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan pháp luật mà là Đảng lãnh đạo, dựa vào quần chúng, kết hợp tính tích cực của quần chúng với nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Do đó, trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung là phương hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Bác Hồ đã chỉ ra rằng “ Giữ gìn an ninh trật tự trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát. Nhưng chính quyền ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to, việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượng của nhân dân để phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Việc giữ gìn trật tự an ninh càng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân. Mấy mươi vạn con mắt soi sáng, mấy mươi vạn lỗ tai nghe ngóng, thì bọn gian phi côn đồ sẽ lòi mặt ra và sẽ phải cải tà quy chính dưới lực lượng to lớn của quần chúng”. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ dựa vào nhân dân Bác Hồ đã khẳng định những tên việt gian, biệt kích, tù trốn không thể lọt được tai mắt của nhân dân. Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung là những hành vi cản 82 trở quá trình tố tụng. Tính chất nguy hiểm của các tội phạm này đã trình bày ở trên thể hiện ở chỗ không chỉ cản trở sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng, gây khó khăn cho việc xử lý các hành vi phạm tội hoặc xử lý các tranh chấp khác, làm giảm uy tín của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án mà còn gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Để đáp ứng được việc đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định trong Bộ luật hình sự 1999 nói chung đều bị xử lý nghiêm khắc hơn so với Bộ luật hình sự 1985 đặc biệt là các tội phạm do cán Bộ Tư pháp thực hiện thể hiện ở việc tăng mức hình phạt tù, không quy định hình phạt cải tạo không giam giữ v.v… ví dụ: tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội (Điều 295) có mức cao nhất là 15 năm tù (trước đây là 7 năm tù) và không quy định hình phạt cải tạo không giam giữ ở khung cơ bản. Để tăng cường công tác đấu tranh phòng chống vi phạm trong hoạt động tư pháp, Bộ luật hình sự 1999 đã bổ sung một số loại hành vi cần phải được xử lý bằng biện pháp hình sự (như hành vi không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, đánh tháo người đang bị giam, giữ, đang bị dẫn giải.v.v… Do đó, để đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung và tội trốn khỏi nơi giam, giữ nói riêng trước hết chúng ta cần có nhiều giải pháp cụ thể: a. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự, luật thi hành án. - Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự: Sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng phi tội phạm hoá một số hành vi coi là tội phạm và nhân đạo hoá hình phạt. Để đáp ứng hội nhập còn phải tội phạm hoá một số hành vi nguy hiểm cho xã hội, nghiên cứu có thể loại bỏ một số hình phạt tử hình cho một số tội, quy định nghiêm khắc hơn những hành vi phạm tội của người thực thi pháp luật…Cần nghiêm trị những kẻ có chức vụ quyền hạn cao mà phạm tội. - Hoàn thiện pháp luật dân sự: Hoàn thiện các chế định về sở hữu đặc 83 biệt là sở hữu Nhà nước, bổ sung hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Xây dựng và hoàn thiện chế định bồi thường, bồi hoàn…tạo cơ sở cho việc thực thi pháp luật thi hành án. - Hoàn thiện tố tụng tư pháp: Mở rộng thẩm quyền cho điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán để họ chủ động thực hiện nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm của họ trước pháp luật như cho quyền khởi tố bị can, quyết định biện pháp ngăn chặn, quyết định truy tố…thẩm phán có quyền áp dụng thay đổi biện pháp ngăn chặn; ra quyết định thi hành án hoặc hoãn, quyết định xoá án tích. Mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án đối với khiếu kiện hành chính, áp dụng cơ chế xét xử một thẩm phán trong các vụ án đơn giản. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, từng bước công khai hoá bản án. - Hoàn thiện pháp luật về thi hành án: Vì về thi hành án dân sự đã được giao cho Bộ tư pháp thống nhất quản lý nhưng thi hành án hình sự còn có nhiều bất cập như: Có nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện (Toà án cấp sơ thẩm thi hành hình phạt tử hình, cơ quan công an thi hành hình phạt trục xuất, phạt tù có thời hạn, tù chung thân, cơ quan, tổ chức, uỷ ban nhân dân thi hành hình phạt án treo, cải tạo không giam, giữ, tổ chức trong quân đội thi hành bản án và quyết định của toà án quân sự…), khi thực hiện thẩm quyền ra quyết định thi hành án Toà án các cấp thực hiện chưa kịp thời, thẩm quyền của toà án khi ra các quyết định hoãn thi hành án là chưa hợp lý vì không phải là cơ quan quản lý trực tiếp người phạm tội, pháp luật về thi hành các hình phạt khác nhau còn có nhiều điểm vướng mắc bất cập như thời hạn, thủ tục xóa án tích ngoài hình phạt tù tóm lại hoạt động thi hành án hiện nay đang bị phân tán do có quá nhiều đầu mối quản lý dẫn đến thiếu tập trung thống nhất về quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện. Trên cơ sở đó cần thực hiện Nghị quyết 49 là giao cho Bộ Tư pháp thống nhất quản lý cả thi hành án dân sự và hình sự. - Bộ luật hình sự 1985 Điều 245 mới chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn khỏi nơi giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc trốn khi đang bị dẫn giải mà chưa quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn 84 khỏi nơi tạm giữ hoặc trốn khi đang bị xét xử thì nay Bộ luật hình sự 1999 đã bổ sung các hành vi này. Tuy nhiên Bộ luật hình sự 1999 đã có hiệu lực được gần 6 năm nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về tội này, chính vì thế mà hầu hết các vụ án xét xử về tội này chủ yếu là hành vi trốn khỏi nơi đang bị tạm giam, đang cải tạo trong trại cải tạo. Các hành vi trốn khi đang bị tạm giữ, đang bị dẫn giải rất ít bị xét xử mà theo số liệu của Bộ Công an đưa ra thì có 17.225 đối tượng bị truy nã bỏ trốn trong đó có mới bắt được và vận động ra đấu thú được 3.078 đối tượng chỉ đạt 17.8% còn một số lớn chưa bắt được, trong số này có đến 1226 phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam 496 đối tượng trốn khỏi nhà tạm giam, nhà tạm giữ và cơ quan chức năng chưa bắt lại được. Để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật cần phải có sự thống nhất, có thể đưa ra một số quy định thống nhất sau đây: Điều 311. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị xét xử. Các hành vi phạm tội cấu thành tội phạm là: - Hành vi bỏ trốn của người đang bị tạm giam, tạm giữ (phải là đã có lệnh tạm giam, quyết định tạm giữ của các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc đang chấp hành hình phạt tù ở trại giam) - Hành vi bỏ trốn của người đang bị dẫn giải gồm: + Hành vi bỏ trốn của người phạm tội là những người đã bị toà án kết án là có tội hiện đang phải thi hành án (đang ở trong trại tạm giam, trại tạm giam) nay phải chuyển trại hoặc dẫn giải đến nơi xét xử về một vụ án khác hoặc dẫn giải ra nơi xét xử để làm chứng v.v… cho một vụ án khác. + Hành vi bỏ trốn của người đã có lệnh tạm giam, quyết định tạm giữ đang bị dẫn giải có thể do chuyển trại hoặc đang trên đường về trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ hoặc dẫn giải đến nơi xét xử hoặc dẫn giải từ nơi xét xử về trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ. - Hành vi bỏ trốn của bị cáo khi đang bị xét xử (trừ trường hợp bị cáo 85 được tại ngoại vì không phải dẫn giải). Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý và hoàn thành khi những người đang bị giam, tạm giam, tạm giữ hoặc đang bị dẫn giải, đang bị xét xử đã thoát khỏi sự quản lý của người đang canh gác hoặc dẫn giải. Nếu hành vi trên được thực hiện nhằm chống chính quyền nhân dân thì xử theo Điều 90 về tội chống phá trại giam, hành vi trốn của người bị giữ theo thủ tục hành chính, người bị tình nghi phạm tội, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang mà chưa có quyết định tạm giữ hoặc tạm giam thì không phạm tội này. - Những người đang có lệnh tạm giam có thể là bị can, bị cáo nhưng không phải mọi bị can, bị cáo đều bị tạm giam. Vì vậy, nếu bị can, bị cáo thực hiện hành vi bỏ trốn trong khi không bị giam (không có lệnh tạm giam) như bị can trốn trong khi đang tại ngoại để điều tra hoặc người trước đây bị tạm giam nhưng đã thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh…) mà bỏ trốn thì không phạm tội này. - Hành vi bỏ trốn trong tội trốn khỏi nơi giam, giữ luôn được thực hiện với mục đích trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật do đó cần thống nhất và phân biệt với vi phạm kỷ luật trại giam, trại tạm giam đó là việc tự ý vắng mặt ở trại mà rõ ràng là không xuất phát từ mục đích trốn tránh pháp luật mà có mục đích để thăm người nhà…thì không phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ tuy nhiên ở một số nơi toà án vẫn xét xử về hành vi này. - Trong trường hợp cụ thể người phạm tội đã bị toà án tuyên phạt tử hình và đang bị giam để chờ thi hành án, thì không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Bởi vì, người phạm tội đã bị phạt mức án cao nhất, việc truy cứu trách nhiệm hình sự thêm một tội phạm khác là không cần thiết. - Trường hợp người bị giam, giữ hoặc trốn khi đang dẫn giải, đang xét xử cũng không xử lý về tội này. Đó là các trường hợp tù binh chiến tranh đang bị cầm giữ nếu có hành vi bỏ trốn thì không xử lý về mặt hình sự, chỉ áp dụng trách nhiệm kỷ luật (căn cứ vào Điều 92 Công ước Giơnevơ ngày 12 tháng 8 năm 86 1949 về việc đối xử với tù hàng binh) mà Việt Nam gia nhập ngày 5/6/1957: “Tù binh nào đã tìm cách trốn mà bị bắt lại trước khi trốn thoát sẽ chỉ có thể bị phạt kỷ luật, dù là trường hợp tái phạm”. - Đối với người đang bị đưa vào cơ sở giáo dục theo thủ tục hành chính mà bỏ trốn, thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay họ không phải là chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam, giữ vì tập trung vào cơ sở giáo dục không đồng nghĩa với trại giam mà là biện pháp hành chính, được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nên hành vi bỏ trốn trong khi đang bị tập trung trong cơ sở giáo dục không xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp. Trong trường hợp này việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn khỏi nơi giam, giữ là không có căn cứ. Đối với điều luật Điều 311 đã sửa đổi nhưng về chế tài của điều luật chưa được hợp lý nên cần có sự sửa đổi theo hướng tăng nặng ở khoản 2 như sau: “… Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm: a) Có tổ chức; b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải.” Khắc phục một trong những nguyên nhân điều kiện khiến những đối tượng trên bỏ trốn đó là tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ như cán bộ quản giáo, trưởng nhà tạm giữ, phó giám thị trại tạm giam, trại giam. Bộ luật hình sự năm 1999 đã sửa đổi bổ sung theo hướng tăng nặng cho loại tội này cụ thể là: + Phạm tội để người bị giam, giữ về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì tức là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt với tội ấy từ trên 3 năm tù (Bộ luật hình sự 1985 là trên 5 năm tù) thì phải xét xử theo khoản 2 với khung hình phạt là từ 2 năm đến 7 năm tù. + Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm 87 đến 10 năm. Hiện nay điều luật này cũng chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất, điều cần phải hướng dẫn cụ thể ở tội này là các tình tiết như thế nào được coi là hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Thực tế cho thấy loại tội phạm này chưa được điều tra, truy tố và xét xử nghiêm có thể họ không phạm tội thật song cũng rất nhiều khả năng các cơ quan tiến hành tố tụng cho qua không xử lý vì đều là người trong ngành. Qua kết quả điều tra 10 năm cho thấy trong tổng số 2614 số vụ án xét xử về tội trốn khỏi nơi giam, giữ thì chỉ có 18 vụ xét xử về tội thiếu tinh thần trách nhiệm để người giam, giữ trốn. Đây cũng là một trong những lý do mà nhà nước giao cho Bộ Tư pháp quản lý thống nhất thi hành án, với một cơ quan độc lập với các cơ quan tiến hành tố tụng có thể chất lượng quản lý sẽ tốt hơn, đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của những người đang bị giam, giữ cải tạo. Hành vi trước đây chưa bị coi là tội phạm hoặc cũng không thể coi là phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ cũng đã được Bộ luật hình sự 1999 quy định trong điều luật mới điều luật mới. Đó là hành vi đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử (đánh tháo những người thuộc chủ thể của tội trốn khỏi nơi giam, giữ). Điều 312 Tội đánh tháo người bị giam, giữ, người đang bị dẫn giải, người đang bị xét xử không chỉ xâm phạm chế độ giam, giữ, cải tạo, gây trở ngại cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tức là hoạt động đúng đắn của cơ quan tư pháp mà còn có thể đe doạ xâm phạm trật tự an toàn xã hội. Qua gần 6 năm thực hiện Bộ luật hình sự 1999 toà án mới xét xử 5 vụ (xem bảng 2.7). b. Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giam, giữ cải tạo - Về cán bộ, chiến sỹ làm việc trong các trại giam, trại tạm giam cho thấy họ có trách nhiệm rất lớn và có thể nói tiếp xúc với các đối tượng trong trại là “nguồn nguy hiểm cao độ”, các trại tạm giam, trại giam thường ở các vùng sâu sa. Do đó Nhà nước cần quan tâm đúng mức đến các đối tượng này như về chế độ tiền lương, phụ cấp nghề nghiệp, chế độ khen thưởng. Nghị 88 quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đã chỉ ra “…thực hiện việc đổi mới phân bổ ngân sách đối với hoạt động tư pháp, khắc phục những bất hợp lý và đổi mới chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với cán Bộ Tư pháp. Xây dựng đủ trụ sở cho các cơ quan tư pháp cấp huyện, các trại giam bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hiện hành”. - Về cơ sở vật chất trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ cần phải được củng cố và hoàn thiện nhất là hiện nay Toà án nhân dân cấp huyện đã tăng thẩm quyền thì các điều kiện về giam, giữ sẽ cần được củng cố kịp thời. Hành vi trốn cũng thường xảy ra ở các nhà tạm giữ vì lúc này can phạm thường manh động và các nhà tạm giữ ở nhiều nơi chưa được củng cố thậm trí chưa có (vẫn có nơi chưa xây dựng kịp các nhà tạm giữ). Các vụ phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ cho thấy phần lớn là trốn trong khi đi làm kinh tế trong trại nhưng các trại không hề có hàng rào mà chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên. Vì vậy, các trại giam, trại tạm giam cần phải được khắc phục tình trạng này và phải có phương pháp khi sử dụng phạm nhân làm kinh tế trong trại giam. c. Giáo dục cho cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ giam, giữ cải tạo. - Trước hết là phải giáo dục cán bộ, chiến sỹ làm việc trong các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ luôn có thái độ đúng đắn với những người bị giam, giữ cải tạo, không khinh rẻ, miệt thị, xúc phạm, đánh đập người bị tạm giam, tạm giữ, sử dụng những biện pháp kỉ luật mà pháp luật không quy định. Trại giam phải là nơi không chỉ cải tạo những người phạm tội mà còn làm một nhiệm vụ rất quan trọng nữa là giáo dục họ hoàn lương để trở thành những người có ích trong xã hội. Các trại tạm giam, nhà tạm giữ là nơi rất hay xảy ra vi phạm pháp luật của những người thực thi pháp luật, các cơ quan toà án, kiểm sát, điều tra phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về giam, giữ, cải tạo như gửi các lệnh giam, tạm giam đúng thời hạn, lệnh trích xuất can phạm ra khỏi trại do đó công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực giam, giữ cải tạo cần phải thực hiện tốt, kịp thời kiến nghị, kháng nghị hoặc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. 89 d) Tuyên truyền phổ biến pháp luật để nhân dân nắm được các quy định của pháp luật và nghiêm chỉnh thực thi pháp luật - Tuyên truyền cho nhân dân biết được các quy định về pháp luật nhằm phát hiện kịp thời các đối tượng bỏ trốn, không che dấu tội phạm. - Đối với bị can, bị cáo cần phải được giáo dục học tập theo quy định tại các trại giam, trại tạm giam phải nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho họ. Trong trại cần phải thưởng phạt nghiêm minh, tài chính công khai những thành quả vật chất do họ làm ra thông báo là họ được hưởng bao nhiêu theo đúng quy định của nhà nước. Ngăn chặn triệt để tình trạng ăn chặn, ăn bớt đồ tiếp tế của phạm nhân hoặc sách nhiễu đòi hỏi người nhà họ phải biếu xén v.v…phải làm cho nơi cải tạo giam, giữ là thực sự công tâm, công bằng. - Việc xét giảm án tha tù phải thực sự công minh, công khai không để tình trạng chạy tiền để được tha trước thời hạn gây ảnh hưởng rất xấu đến phạm nhân đang cải tạo. - Việc cải tạo giáo dục những người phạm tội hoàn lương đã là rất khó khăn nhưng sau khi họ thi hành án xong Nhà nước và các cấp chính quyên cần có chính sách quan tâm tạo điều kiện về việc làm để họ tái hoà nhập với cộng đồng. đ. Giải pháp tái hoà nhập cộng đồng Trước thực tế là số người phạm tội tái phạm càng nhiều và phạm tội với thủ đoạn tinh vi, nghiêm trọng hơn nguyên nhân của tình trạng này là người đã chấp hành xong hình phạt không thể tạo lập được cuộc sống bình thường trong xã hội. Việc tái hoà nhập cộng đồng là thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đồng thời góp phần ổn định xã hội, phòng chống tội phạm có hiệu quả. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã đề ra: “Đối xử nhân đạo với người bị phạt tù. Có chương trình dạy nghề cho phạm nhân và giới thiệu việc làm cho họ sau khi ra tù, giúp họ nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng”. Để tái hoà nhập cộng đồng cho người phạm tội sau khi mãn hạn tù đòi 90 hỏi phải có sự phối hợp giữa gia đình và xã hội cụ thể là: - Khi người phạm tội đang ở trong trại giam thì trại giam phải chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho họ, để khi ra khỏi trại giam nhanh chóng tái hoà nhập cộng đồng như: tổ chức dạy nghề, dạy văn hoá, giáo dục pháp luật; tổ chức cho phạm nhân gặp gỡ gia đình, thông báo quá trình cải tạo cho gia đình, địa phương biết... - Uỷ ban nhân xã, phường, thị trấn là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai việc áp dụng phần lớn các biện pháp, mô hình tái hoà nhập cộng đồng. Như giới thiệu việc làm... - Trước khi hoà nhập vào cộng đồng họ phải được hoà nhập vào chính gia đình. Gia đình phải có trách nhiệm động viên, khuyến khích để họ xoá đi mặc cảm tích cực rèn luyện, tu dưỡng bản thân ngay từ khi họ đang chấp hành hình phạt tù trong trại giam. đ. Giải pháp về đấu tranh chuyên trách đối với loại tội phạm này - Các cơ quan tư pháp phải nhìn nhận đối với loại tội này có tính chất nguy hiểm đáng kể tăng lên chứ không phải đơn thuần là họ phạm vào một tội do Bộ luật hình sự quy định vì bản thân họ đang phạm một tội khác. Do đó, khi đánh giá và áp dụng hình phạt cần đánh giá đúng mức đến tính chất nguy hiểm cho xã hội và nhân thân người phạm tội. Chính vì sự nhìn nhận có lẽ “bình đẳng” với việc phạm một tội này mà khi xét xử các bị cáo thường chỉ áp dụng khung hình phạt từ 3 năm - 7 năm và chủ yếu là 3 năm (xem bảng 2.6). Do đó, cần phải xử lý nghiêm hơn đối với loại tội phạm này. - Phải có chính sách hình sự rõ ràng đối với người phạm tội này đầu thú hay tự thú, vận động gia đình họ khuyên họ gia đầu thú. - Nhà nước có thể giao cho một cơ quan cụ thể nào đó như công an…để thành lập một đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bắt giữ các đối tượng bỏ trốn. Mặc dù hiện nay các tỉnh, thành đều có các phòng chuyên có nhiệm vụ bắt các đối tượng truy nã hoặc trốn khỏi nơi giam, giữ nhưng đạt hiệu quả thấp và với một số lượng trên 17 ngàn đối tượng đang nhởn nhơ ngoài vòng 91 pháp luật như hiện nay thì mối lo đối với tình hình an ninh trật tự xã hội là rất rõ ràng. Tại chương XXII Cảnh sát tư pháp Điều 319, Điều 320 Luật thi hành án đang được Quốc Hội thảo luận dự kiến thông qua vào tháng 10/2006 có quy định nhiệm vụ của Cảnh sát tư pháp tại khoản 3 điều 320 là phối hợp truy bắt người bị kết án trốn tránh chấp hành hình phạt hoặc trốn khỏi nơi giam, giữ. Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm như Văn phòng intepol Việt Nam, hợp tác dẫn độ tội phạm… ký kết tham gia các điều ước Quốc tế, Hiệp định tương trợ tư pháp. - Thực hiện tốt công tác nhân khẩu, hộ khẩu khai báo tạm trú, tạm vắng đặc biệt là các thành phố lớn, vùng sâu vùng sa nơi khó quản lý hoặc quản ký lỏng lẻo. - Thực hiện biện pháp quản lý mới thay cho quản lý bằng hộ khẩu đã lỗi thời, có như thế cơ quan chức năng mới quản lý hết các đối tượng mà hiện nay không thể quản lý được đó là những người về thành phố làm ăn sinh sống nhưng không có chỗ ở, không có hộ khẩu. Đây cũng chính là kẽ hở để các đối tượng bỏ trốn ẩn náu. 92 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Từ diễn biến của tình hình tội phạm và những nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ có thể đưa ra những dự báo về diễn biến của tội phạm này trong thời gian tới cũng như đưa ra các giải pháp nhằm đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đó là loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. 1. Dự báo tình hình diễn biến tội trốn khỏi nơi giam, giữ còn có nhiều diễn biến phức tạp vì những nguyên nhân và điều kiện chủ quan là tội phạm nói chung tăng, loại tội phạm có tổ chức ngày càng nhiều, số lượng tội phạm tái phạm tăng lên, các nguyên nhân khác quan còn tiềm ẩn nhiều vấn đề chưa được giải quyết như cơ sở vật chất các trại, cách quản lý, tinh thần trách nhiệm…do đó tình hình tội phạm sẽ còn có những diễn biến phức tạp. Không những tội phạm có thể gia tăng mà khả năng ứng phó của các cơ quan không được cải thiện cả về con người lẫn phương tiện, nhất là trong giai đoạn sắp tới tiến trình tăng thẩm quyền cho cấp huyện tiếp tục, các cơ quan tư pháp sẽ cơ cấu lại theo tinh thần Nghị Quyết 49 của Bộ Chính Trị, cơ quan thi hành án sẽ thuộc Bộ Tư Pháp quản lý thống nhất trong cả nước thì khó có thể đấu tranh phòng, chống tội phạm này có hiệu quả. 2. Các nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tội trốn khỏi nơi giam, giữ sẽ phải được triệt tiêu thì mới đấu tranh phòng chống tội phạm này có hiệu quả muốn như vậy, Nhà nước cần phải có những giải pháp đồng bộ từ đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng cho đến các giải pháp chung như về hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, các giải pháp về văn hoá giáo dục, kinh tế xã hội, giải pháp về an ninh trật tự, giải pháp về tổ chức biên chế các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên các giải pháp riêng cụ thể đối với tội trốn khỏi nơi giam, giữ là hoàn thiện pháp luật về tội trốn khỏi nơi giam, giữ đó là có sự giải thích rõ ràng về cấu thành tội phạm, loại trừ các nguyên nhân chủ quan và khách quan thì nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác trong các cơ quan tư pháp. Một yếu tố quan trọng nữa đó là giáo dục tuyên truyền cho những người phạm tội để họ yên tâm cải tạo, chấp hành pháp luật, phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền, gia đình để họ có thể tái hoà nhập cộng đồng. Giáo dục cho những người làm trong cơ quan tư pháp bản lĩnh nghề 93 nghiệp, tinh thần trách nhiệm bên cạnh đó là chế độ đãi ngộ cho những người làm công tác này. 94 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu về tội trốn khỏi nơi giam, giữ trên các phương diện từ lịch sử, thực tiễn cũng như các nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm này cho thấy đây là loại tội phạm rất nguy hiểm chính vì thế mà từ các triều đại phong kiến Việt Nam đã luôn quy định là tội phạm vì nó xâm hại đến tính đúng đắn của pháp luật, pháp luật không được thực hiện. Kế thừa những giá trị lập pháp, Nhà nước ta cũng luôn xác định hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, biểu hiện thái độ chống đối quyết liệt của người phạm tội. Hành vi bỏ trốn của người phạm tội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, người phạm tội đã không ăn năn hối cải mà còn ngoan cố chống đối pháp luật bằng việc thực hiện hành vi bỏ trốn. Hậu quả của việc bỏ trốn là luật pháp không được thực thi, không được coi trọng, mặt khác tội phạm khi đã bỏ trốn thường tiếp tục phạm tội gây ra mối lo ngại trong xã hội. Từ những cơ sở nghiên cứu trên có thể đưa ra một số kết luận và nhận xét về tình hình diễn biến cũng như đưa ra các biện pháp đấu tranh đối với loại tội phạm này như sau: - Về mặt pháp luật Hành vi trốn khỏi nơi giam, giữ luôn được quy định là tội phạm tại các văn bản pháp luật từ 1945 đến nay, nhưng nó cũng luôn được sửa đổi bổ sung bắt đầu từ những quy định tại các văn bản của Nhà nước như Sắc Lệnh, Sắc luật… các văn bản này còn quy định cả những hành vi bỏ trốn của người có lệnh truy nã cũng là tội phạm trốn khỏi nơi giam, giữ. Pháp điển hóa lần thứ nhất Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định chỉ các hành vi bỏ trốn của người đã có lệnh tạm giam, lệnh giam và đang bị tạm giam, bị giam mới là tội phạm. 95 Tuy nhiên, trong quá trình thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm này cho thấy cần bổ sung các hành vi bỏ trốn khi đang bị dẫn giải, đang bị tạm giữ mà có lệnh tạm giữ là tội phạm trong lần pháp điển hoá lần thứ hai Bộ luật hình sự năm 1999. Điều này cho thấy Nhà nước luôn thể hiện thái độ kiện quyết đấu tranh với loại tội phạm này, cũng như thấy được hậu quả không kiểm soát được khi người phạm tội bỏ trốn. Mặc dù vậy, về mặt nghiên cứu pháp luật cũng chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ toàn diện về tội trốn khỏi nơi giam, giữ các hướng dẫn pháp luật cũng ít được quan tâm. Do đó, cần phải có sự hướng dẫn pháp luật một cách cụ thể cho các cơ quan thực thi pháp luật để được áp dụng thống nhất, hiện nay các cơ quan pháp luật đang nghiên cứu hướng dẫn bằng một thông tư liên ngành về chương xâm phạm hoạt động tư pháp trong đó có Điều 311 Tội trốn khỏi nơi giam, giữ như thế là quá muộn khi mà Bộ luật hình sự năm 1999 đã có hiệu lực từ năm 2000. Theo quan điểm cá nhân có thể thực hiện theo hướng dẫn Điều 311 tại phần các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật của luận văn này. Về điều luật tại khoản 2 có thể nâng mức hình phạt lên 20 năm tù mới đủ sức răn đe cũng như phù hợp với tính chất của loại tội phạm có tổ chức. - Về nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ là phức tạp đa dạng song qua nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chủ yếu đó là sự chống đối pháp luật một cách quyết liệt của người phạm tội. Qua kết quả nghiên cứu nhân thân cho thấy người phạm tội chủ yếu là các đối tượng tái phạm, tái phạm nguy hiểm, ít được giáo dục hoặc thiếu hiểu biết pháp luật. Những đối tượng này thường bỏ trốn không phải vì họ sợ nhà tù mà họ thường coi thường pháp luật. Do đó, để đấu tranh với các đối tượng này là kiên quyết xét xử phải nghiêm minh. Tuy nhiên, không phải không có các nguyên nhân 96 khách quan khác đã nêu như chế độ trong tù, đối xử, cơ sở vật chất, công bằng, quân phiệt… cũng làm cho người phạm tội nảy sinh tư tưởng bỏ trốn. Đối với tội này điều kiện trốn là rất quan trọng vì nếu không để nảy sinh ra các điều kiện này thì tội phạm khó có thể bỏ trốn đó là cách thức quản lý phạm nhân, cơ sở vật chất của các trại, ý thức trách nhiệm của các cán bộ trại tạm giam, trại giam… - Về các giải pháp đấu tranh phòng ngừa tội trốn khỏi nơi giam, giữ Căn cứ vào tình hình và những nguyên nhân, điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ cho thấy để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp bao gồm các giải pháp chung về văn hoá-giáo dục, kinh tế-xã hội, an ninh-trật tự…để ngăn ngừa tình hình tội phạm nói chung trong đó có tội trốn khỏi nơi giam, giữ. Các giải pháp riêng để đấu tranh riêng đối với tội trốn khỏi nơi giam, giữ đó là các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ chính trị nhằm xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nêu cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan tố tụng và những người tiến hành tố tụng, tăng cường cơ sở vật chất quy định quy chế chặt chẽ do các trại, tuyên tuyên giáo dục cho can phạm, quản lý chặt về quản lý xã hội nhân khẩu hộ khẩu, đổi mới cách quản lý. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Vạn Nguyên (1990), Trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 2. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 3. Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Lê Cảm và Trịnh Tiến Việt (2002), “Nhân thân người phạm tội: Một số lí luận cơ bản”, Tạp chí Toà án nhân dân, (số 1/2002). 5. Lê Cảm (chủ biên) (2004), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Lê Cảm (2005), các chuyên đề lý luận chuyên sâu về luật hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Nguyễn Ngọc Chí (2005),Chuyên đề lý luận chuyên sâu về tố tụng hình sự (tài liệu giảng cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự). 9. Nguyễn Ngọc Hoà (2005), Tội phạm và cấu thành tội phạm (sách chuyên khảo), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2004), Học viên Tư pháp, kĩ năng xét xử vụ án hình sự, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 11. Đỗ Ngọc Quang (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 196. 12. Hoàng Thị Kim Quế (2002), “Xu hướng vận động, phát triển của pháp luật và đạo đức ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”, Tạp chí 98 dân chủ và pháp luật, (số 7), tr. 9-10. 13. Lê Thị Sơn (chủ biên) (2004), Quốc triều hình luật - Lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Văn Tài (1998), Lê triều hình luật (Luật hình triều Lê), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 15. Nguyễn Q. Thắng (2002), Lược khảo Hoàng Việt Luật Lệ, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 16. Nguyễn Tất Viễn (1996), Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ. 17. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 18. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1985), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. C.Mác và Ăng ghen (1979), Toàn tập, Tập 2, Nxb Hà Nội. 21. Triết học Mác - Lênin (1993), tập II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22. Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại kỳ họp Quốc hội 10/2005. 23. Các bài phát biểu của Đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI. 24. Phát biểu của Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI. 25. Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự, tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999, Hà Nội. 26. Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. TS Uông Chu Lưu (chủ biên). 99 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc khoá VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. 33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. 34. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 35. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Toà án nhân dân huyện MANG YANG - GIA LAI (2005), bản án hình sự sơ thẩm số 03/2005/HSST ngày 17/05/2005. 37. Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2006), bản án hình sự sơ thẩm số 067/2006/HSST ngày 17/01/2006. 38. Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh (2005), bản án hình sự sơ thẩm số 215/2005/HSST ngày 21/12/2005. 39. Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (2005), bản án hình sự sơ thẩm 100 số 17/HSST ngày 21/01/2005. 40. Toà án nhân dân tối cao (1964), tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự. 41. Toà án nhân dân tối cao (1975), tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự. 42. Toà án nhân dân tối cao (1975 - 1978), tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập I. 43. Toà án nhân dân tối cao (1975 - 1978), tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II. 44. Toà án nhân dân tối cao (1990) (1995) (2005), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng, Hà Nội. 45. Toà án nhân dân tối cao (2005), Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005, Hà Nội. 46. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 47. Trường Đại học luật Hà Nội (2000), Giáo trình luật hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 48. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Luật hình sự Việt Nam Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Chủ biên: PGS TS Nguyễn Ngọc Hoà, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 49. Viện nghiên cứa Nhà nước và Pháp luật (1994), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 50. Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng Trung tâm từ điển (in lần thứ 7), Hà Nội - Đà Nẵng. 101 102 Phụ lục MỘT SỐ BẢNG BIỂU MINH HOẠ NHỮNG NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN a. Tình hình tội phạm nói chung Theo thống kê của Toà án nhân dân tối cao, từ năm 1996 đến năm 2005 trong phạm vi toàn quốc đã xảy ra 431.148 vụ phạm tội với 666.958 bị cáo. Như vậy mỗi năm số vụ án đã xét xử tăng 102,56%, tương ứng với 1.039 vụ; số bị cáo cũng tăng lên là 103 %, với 1.874 bị cáo (Bảng 2.1). Bảng 2.1: Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm nói chung ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005 Năm Số vụ Mức độ gia tăng so với năm 1996 (%) Số bị cáo Mức độ gia tăng so với năm 1996 (%) 1996 40.584 100 62.454 100 1997 32.364 79,75 61.962 99,21 1998 38.614 95,15 62.136 99,49 1999 49.729 122,53 76.302 122,17 2000 41.409 102,03 61.491 98,46 2001 41.265 101,68 58.221 93,22 2002 43.012 105,98 61.256 98,08 2003 45.949 113,22 68.365 109,46 2004 48.287 118,98 75.453 120,81 2005 49.935 123,04 79.318 127,00 Tổng 431.148 Mức độ gia tăng bình quân hàng năm 1.039 666.958 102,56 1.874 103,00 Nguồn: TANDTC (2005), thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005, Hà Nội. Biểu đồ 2.1: Số vụ và số bị cáo phạm tội hình sự nói chung đã 103 đƣợc xét xử sơ thẩm ở Việt Nam ở giai đoạn 1996 - 2005 § å thÞdiÔn biÕn t×nh h×nh téi ph¹ m 100000 80000 N¨ m Sè vô Sè bÞc¸ o 60000 40000 20000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 - Số lượng các vụ án - Số lượng các bị cáo Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số vụ 40.584 32.364 38.614 49.729 41.409 41.265 43.012 45.949 48.287 49.935 Số 62.454 61.962 62.136 76.302 61.491 58.221 61.256 68.365 75.453 79.318 bị cáo Qua các số liệu được thể hiện trên biểu đồ 2.1 có thể nhận xét tình hình tội phạm tăng giảm thất thường, nhưng nhì chung là tăng lên tính mức độ gia tăng theo bình quân mỗi năm số vụ án vẫn tăng lên trên 1000 vụ. Theo số liệu cho thấy số vụ án năm 1997 năm là thấp nhất với 32.364 vụ với 61962 bị cáo nhưng ở những năm tiếp theo năm sau số vụ án và số bị cáo đều tăng lên với mắc độ gia tăng bình quân hàng năm là trên 1.000 vụ, số bị cáo cũng gia tăng hàng năm với gần 2.000 bị cáo. Gần đây nhất là năm 2005 với số vụ án là 49.935 và 79.318, điều này cho thấy số lượng các bị cáo gia tăng đáng kể trong khi số vụ án tăng lên không nhiều phản ánh mức độ cũng như tính chất phạm tội có tổ chức càng phát triển, theo số liệu trên cho thấy trung bình mỗi 104 năm toàn quốc xảy ra xấp xỉ 43.115 vụ với 66.696 bị cáo. Cũng trong 10 năm này, trong phạm vi cả nước xảy 2.614 vụ phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ (chiếm khoảng 0,62%), với 3.548 bị cáo (xem bảng 2.3). b. Tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tƣ pháp Khi xem xét diễn biến của tội trốn khỏi nơi giam, giữ trước hết xem xét đến diễn biến của tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, đây là nhóm khách thể loại được luật hình sự quy định thành một chương. Bảng 2.2: Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về các tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp giai đoạn 1996 - 2005 Năm Số vụ Mức độ gia tăng so với năm 1996 (%) Số bị cáo Mức độ gia tăng so với năm 1996 (%) 1996 354 100 416 100 1997 473 133,62 698 167,79 1998 483 136,44 630 151,44 1999 380 107,34 465 111,78 2000 395 111,58 529 127,16 2001 304 85,88 441 106,01 2002 718 202,82 699 168,03 2003 352 99,94 444 106,73 2004 283 79,94 381 91,59 2005 227 64,12 292 70,19 Tổng 3.969 Mức độ gia tăng bình quân hàng năm -14,1 4.995 -3,99 -13,8 7,79 Nguồn: TANDTC (2005), thống kê xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 1996 đến năm 2005, Hà Nội. 105 Biểu đồ 2.2: Số vụ án và số bị cáo phạm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp đã đƣợc xét xử sơ thẩm trong giai đoạn 1996 - 2005 DiÔn biÕn vÒc¸ c téi x©m ph¹ m ho¹ t ®éng t- ph¸ p 3000 N¨ m Sè vô Sè bÞc¸ o 2000 1000 11 9 7 5 3 1 0 Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.2 cho thấy tình hình diễn biến của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp có chiều hướng giảm xuống mỗi năm là 14,1 vụ tương ứng với 3,99%, số lượng các bị cáo cũng giảm xuống 13,8 bị cáo mỗi năm tương ứng với 7,79%. Điều này cho thấy tình hình kiểm soát các tội phạm loại này có chiều hướng tốt nhưng cũng không loại trừ loại tội phạm này thường tinh vi hơn có nhiều thủ đoạn hơn nên tội phạm ẩn khó phát hiện. 106 [...]... ngi b bt, b giam, tm giam, m b trn v k c trng hp chun b trn cng b x lý theo b lut ny Nh vy, cú th thy cỏc triu i phong kin (k c thi k thc dõn Phỏp ụ h nc ta) u quy nh v ti trn khi ni giam vi hỡnh pht rt nghiờm khc 1.2 Ti trn khi ni giam, gi trong phỏp lut hỡnh s Vit Nam t 1945 n 1985 1.2.1 Ti trn khi ni giam, gi trong phỏp lut hỡnh s Vit Nam trc khi phỏp in húa lut hỡnh s ln th nht Nh nc Vit Nam dõn ch... trn khi ni giam, gi m ch l ý thc chp hnh ci to ca phm nhõn Thc tin cng cho thy cn phõn bit hnh vi t ý tm vng mt ni giam, gi trong khi dn gii khụng xut phỏt t mc ớch trn trỏnh phỏp lut (l hnh vi vi phm k lut) vi nhng trng hp b trn nhm thoỏt khi s trng pht ca phỏp lut sau ú ra t thỳ Vic t thỳ ca can phm sau khi trn khi ni giam, gi nhm mc ớch trn trỏnh phỏp lut s l tỡnh tit gim nh ca ti trn khi ni giam,. .. ni xột x v tri giam, m b cỏo b trn thỡ phm ti trn khi ang b dn gii theo iu 311 B lut hỡnh s * Trng hp ang b xột x m b trn thỡ phm ti trn khi ni giam, gi õy l im mi ca B lut hỡnh s 1999 Hnh vi b trn khi ang xột x ca ngi phm ti cng nguy him khụng kộm hnh vi trn khi ni giam hoc dn gii nhng B lut hỡnh s 1985 cha quy nh * Hu qu ca ti phm iu 311 BLHS nm 1999 v ti trn khi ni giam, gi hoc trn khi ang b dn gii... 1.1.2 Ti trn khi ni giam, gi trong cỏc b lut thi Phỏp thuc Nm 1858, thc dõn Phỏp xõm lc Vit Nam t nc ta b chia ct thnh: Bc k, Trung k, Nam k ng vi mi vựng min ny thc dõn Phỏp ban hnh mt b lut thay th cho B lut Gia Long ang ỏp dng trờn c nc ú l B lut hỡnh An nam nm 1921 Bc K, B Hong Vit hỡnh lut nm 1933 Trung k, B lut Canh Ci nm 1912 Nam K Cỏc b lut ny cng u cú cỏc quy nh v ti trn khi ni giam, gi Theo... cỏc loi ti phm khỏc, do ú vic trn khi ni giam, gi hoc trn khi ang b dn gii, ang xột x l nhng hnh vi rt nguy him cho xó hi * Hon cnh, thi gian, a im, cụng c v th on phm ti i vi ti trn khi ni giam, gi hoc trn khi ang b dn gii, ang b xột x ti phm thng s dng nhiu th on khỏc nhau nhm thoỏt khi s qun lý ca ngi canh gỏc, dn gii nh li dng nhng khú khn v c s vt cht trong vic giam, gi v dn gii ngi phm ti hoc... mt hnh ng rt manh ng nhm thoỏt khi s qun lý ca ngi cú trỏch nhim c th l: - Hnh vi trn khi ang b giam (trn khi ni ang b tm giam, ang chp hnh hỡnh pht tự) - Hnh vi trn khi ang b dn gii - Hnh vi trn khi ni tm gi - Hnh vi trn khi ang b xột x a Ngi phm ti cú hnh vi b trn Trờn thc t hnh vi khỏch quan ca loi ti phm ny c th hin di nhiu hỡnh thc khỏc nhau nh hnh vi ca ngi ang b giam, gi, ang phi thi hnh ỏn pht... hnh vi giỳp sc cho ngi b giam, gi trn nhm chng chớnh quyn nhõn dõn cng phi chu trỏch nhim v ti chng phỏ tri giam vi t cỏch ng phm ca ti ny i vi mt ch quan ca ti trn khi ni giam, gi iu ỏng lu ý na l ngi ang b giam, gi trn trỏnh phỏp lut, ng thi thc hin mt ti phm khỏc thỡ núi chung ch x lý v ti trn khi ni giam, gi, nhng nu k phm ti cú s chun b phm mt ti khỏc cựng vi ti trn khi ni giam, gi thỡ phi truy... quy 34 nh thờm cỏc hnh vi trn trong khi ang b tm gi v trn khi ang xột x 2.1.2 C cu v tớnh cht ca tỡnh hỡnh ti trn khi ni giam, gi Bng 2.4: Thng kờ s v ỏn phm ti núi chung, s v ỏn phm ti xõm phm hot ng t phỏp v s v ỏn phm ti trn khi ni giam, gi trong 10 nm t 1996 n 2005 Nm S v ỏn phm ti núi chung (1) S v ỏn phm ti xõm phm hot ng t phỏp (2) S v ỏn phm ti trn khi ni giam, gi (3) T l % T l % (3/2) (3/1)... trn khi ni giam, gi c th hin trc ht trong mi quan h vi tỡnh ti phm núi chung v th hin trong nhúm ti xõm phm hot ng t phỏp núi riờng Qua bng 2.4 ta thy c cu ca tỡnh hỡnh ti trn khi ni giam, gi trong mi tng quan vi tỡnh hỡnh ti phm núi chung Trong 10 nm ton quc ó xy ra 431.148 v phm ti, thỡ trong ú cú 2.614 v phm ti trn 35 khi ni giam, gi chim t l xp x 0,61% (xem bng 2.4) Biu 2.4: C cu ti trn khi ni giam,. .. ti trn khi ni giam l s hot ng ỳng n ca cỏc c quan iu tra, truy t, xột x v cỏc tri ci to ngi phm ti ó b kt ỏn pht tự giam Mt khỏch quan ca ti phm c th hin vic ngi phm ti cú hnh vi b trn v hnh vi b trn phi xy ra trong quỏ trỡnh can phm ang b giam hoc b dn gii (ang b giam, bao gm c tm giam, b giam, dn gii do thc hin lnh bt tm giam, do chuyn tri, dn gii ngi b giam, n phũng x ỏn hoc v tri giam khi to ... ni giam, gi - Nm c kt qu u tranh phũng, chng ti phm ny v xut cỏc kin ngh nhm nõng cao hiu qu u tranh C cu ca lun Lun gm chng: - Chng 1: Khỏi quỏt phỏp lut hỡnh s Vit Nam v ti trn ni giam, gi -. .. viờn - T 20/4/2006 n 20/8/2006 chnh sa v np bn tho ln II - T 20/8/2006 n 20/9/2006 hon chnh v np cho khoa lut Chng KHI QUT PHP LUT HèNH S VIT NAM V TI TRN KHI NI GIAM, GI 1.1 Ti trn ni giam,. .. hỡnh s Vit Nam v ti trn ni giam, gi 1.1 Ti trn ni giam, gi phỏp lut hỡnh s Vit Nam thi k trc nm 1945 1.2 Ti trn ni giam, gi theo quy nh ca phỏp lut hỡnh s t 1945 n 1985 12 1.3 Ti trn ni giam, gi

Ngày đăng: 20/10/2015, 15:14

Mục lục

  • 1.1.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ trong các bộ luật thời Pháp thuộc

  • 1.2.2. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ theo Bộ luật hình sự năm 1985

  • 2.1. Tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ

  • 2.1.2. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội trốn khỏi nơi giam, giữ

  • 2.1.3. Nhân thân người phạm tội trốn khỏi nơi giam, giữ

  • 2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tội trốn khỏi nơi giam, giữ

  • 3.2.3. Các giải pháp cụ thể

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan