phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ

90 280 0
phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD NGUYỄN THẾ HUY PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính – Ngân Hàng Mã ngành: 52340201 Tháng 11 - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD NGUYỄN THẾ HUY MSSV: 4114236 PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG Mã ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THẠCH KEO SA RÁTE Tháng 11 – 2014 LỜI CẢM TẠ Được sự giới thiệu của trường Đại Học Cần Thơ cùng với sự chấp thuận của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, qua 3 tháng được thực tập tiếp xúc với thực tiễn tại Ngân hàng cùng với vốn kiến thức lý thuyết tích lũy ở nhà trường qua 4 năm, đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Phân tích rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”. Để hoàn thành được đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô trường Đại Học Cần Thơ và các anh chị ở Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ. Tôi xin gửi đến lời cảm ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, ban lãnh đạo khoa kinh tế & QTKD, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt để tôi có được kiến thức quý báu như ngày hôm nay. Thầy Thạch Keo Sa Ráte đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, sửa chữa những sai sót để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại cơ quan. Các anh chị đang công tác tại phòng khách hàng doanh nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc. Cuối lời, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô trường ĐHCT, khoa kinh tế QTKD, ban lãnh đạo ngân hàng cùng toàn thể các anh, chị đang làm việc tại phòng, ban của Vietinbank Cần Thơ được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công mới trong công việc của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thế Huy i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thế Huy ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Ngày….tháng….năm 2014 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................1 1.1LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................2 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................2 1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................3 1.4PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 4 1.4.1 Phạm vi không gian ..............................................................................................4 1.4.2 Phạm vi thời gian ..................................................................................................4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5 2.1PHƯƠNG PHÁP LUẬN............................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất ......................................................................................5 2.1.2 Tính chất rủi ro lãi suất ........................................................................................7 2.1.2.1 Ngân hàng ở vị thế tái tài trợ ...............................................................7 2.1.2.2 Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư ...............................................................8 2.1.3 Phân loại rủi ro lãi suất ........................................................................................8 2.1.3.1 Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi ...........................................................8 2.1.3.2 Rủi ro thay đổi lãi suất cố định ............................................................9 2.1.4 Những nguyên nhân gây rủi ro lãi suất...........................................................10 2.1.5 Mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất ....................................................................10 2.1.5.1 Khái niệm liên quan trong mô hình .................................................... 13 2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất ...........................................................13 2.1.6.1 Hệ số chênh lệch lãi thuần .................................................................13 2.1.6.2 Độ lệch nhạy cảm lãi suất (GAP) ...................................................... 13 2.1.6.3 Hệ số rủi ro lãi suất: ........................................................................... 14 2.1.6.4 Hệ số độ lệch ..................................................................................... 14 iv 2.1.7 Dự báo lãi suất thị trường trong ngắn hạn .....................................................15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (VIETINBANK CẦN THƠ) .................................16 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .................................................16 3.1 Ngân hàng Công Thương Việt Nam: .................................................................16 3.2 NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ.......................17 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................17 3.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của chi nhánh .......................................................18 3.3 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CẦN THƠ ...18 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................18 3.3.2 Chức năng các phòng ban: ................................................................................18 3.4. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÂN HÀNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ .........................................................................................20 3.5 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013, 2014 ..........................................................................................................21 3.6 ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI............................................................................26 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................................... 27 4.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013, 2014....................27 4.1.1 Phân tích Tài sản của Ngân hàng.....................................................................27 4.1.2 Phân tích Nguồn vốn của Ngân hàng..............................................................31 4.1.2.1 Tình hình huy động vốn: .................................................................... 34 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN NHẠY CẢM VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT CỦA QUA 3 NĂM 20112013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014.....................................................................37 4.2.1 Phân tích tình hình biến động của Tài sản nhạy cảm với lãi suất..............37 4.2.2 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất .......42 4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ...............................................................47 4.3.1 Phân tích rủi ro lãi suất theo độ lệch nhạy cảm lãi suất (GAP) .................48 v 4.3.2 Phân tích rủi ro lãi suất theo hệ số nhạy cảm lãi suất (ISR) .......................50 4.3.3 Phân tích rủi ro lãi suất theo hệ số độ lệch nhạy cảm (IS GAP): ..............51 4.3.4 Phân tích rủi ro lãi suất theo hệ số thu nhập lãi cận biên (NIM): ..............52 4.4 DỰ BÁO MỨC THAY ĐỔI LÃI SUẤT ..........................................................64 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁH CẦN THƠ ................................ 69 5.1 NHẬN XÉT NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT: .....................................................................69 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ. ................................................71 5.2.1 Cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn: .............................................................71 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 73 6.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................73 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................74 6.2.1 Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam ................................................74 6.2.2 Đối với Ngân hàng Công Thương Cần Thơ ..................................................74 6.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ........................................................75 6.2.2.1 Đẩy mạnh chức năng, hiệu quả kiểm soát, điều tiết............................ 75 6.2.3.2 Định hướng phát triển thị trường tài chính hiệu quả .......................... 76 6.2.4 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương .............................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 78 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ..................................................................... 22 Bảng 4.1: Bảng tổng kết Tài sản của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ............................................................................ 28 Bảng 4.2: Bảng tổng kết nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ............................................................................. 32 Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2013, 2014 ............................................................................. 35 Bảng 4.4: Tình hình Tài sản nhạy cảm với lãi suất Ngân hàng qua 3 năm 20112013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ............................................................ 38 Bảng 4.5: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2013, 2014................................................. 40 Bảng 4.6: Tình hình Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ............................................................................. 44 Bảng 4.7: tình hình độ lệch GAP của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2013, 2014 .................................................................................... 48 Bảng 4.8: Thể hiện tỷ lệ TSNC so với NVNC với lãi suất qua 3 năm 20112013 và trong 6 tháng đầu 201, 2014 ............................................................. 50 Bảng 4.9: Thể hiện hệ số IS GAP tương đối qua 3 năm 2011-2013 và trong 6 tháng đầu năm 2013, 2014. ............................................................................ 51 Bảng 4.10: Thu nhập từ lãi theo lãi suất của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng 2013, 2014 ................................................................................... 54 Bảng 4.11 Chi phí trả lãi theo lãi suất của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng 2013, 2014 ........................................................................................ 55 Bảng 4.12: Thể hiện hệ số thu nhập lãi cận biên NIM biến động qua 3 năm 2011-2013 và trong 6 tháng 2013, 2014......................................................... 56 Bảng 4.13: Phân tích Tài sản – Nguồn vốn phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất chưa có sự biến động .................................................................59 Bảng 4.14: Phân tích Tài sản – Nguồn vốn phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất tăng 1% ...................................................................................... 60 Bảng 4.15: Phân tích Tài sản – Nguồn vốn phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất không cùng mức độ .................................................................... 62 vii Bảng 4.16: Thu nhập thuần từ tiền lãi của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2014 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 .......................................................................... 63 Bảng 4.17: Dự báo lãi suất đầu ra tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ ............ 66 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Bảng 2.1 Kết quả của GAP và sự thay đổi trong lợi nhuận ròng .................... 12 Bảng 2.2 Thể hiện hệ số độ lệch IS GAP ảnh hưởng đến thu nhập ròng ........ 15 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng ............................ 20 Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm ............... 21 Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 ............ 33 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sự biến động của các khoản mục .......................... 43 Hình 4.3 Thể hiện sự chênh lệch giữa Tài sản nhạy cảm và ........................... 48 Hình 4.4 Thể hiện quy mô tổng Tài sản nhạy cảm/ Nguồn vốn nhạy cảm ...... 50 ix DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân GAP khe hở nhạy cảm lãi suất LS Lãi suất NCLS Nhạy cảm lãi suất NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TS Tài sản NV Nguồn vốn NH Ngân hàng TCKT Tổ chức kinh tế TSCĐ Tài sản cố định TSNC Tài sản nhạy cảm NVNC Nguồn vốn nhạy cảm GTCG Giấy tờ có giá ĐVT Đơn vị tính x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị trường tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh không ít cơ hội dành cho những tổ chức kinh tế biết tính toán và vận dụng những ưu điểm riêng của mình vào thị trường; thì các tổ chức này còn phải đối mặt với những rủi ro tài chính luôn tiềm ẩn có thể gây ra rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh; hơn nữa là phá sản. Trong đó, rủi ro lãi suất là một vấn đề lớn, nổi bật khá nghiêm trọng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Việc duy trì lãi suất ổn định trong một thời gian dài của ngân hàng Nhà nước đã làm cho các Ngân hàng lơ là công tác đề phòng rủi ro lãi suất. Khi tình hình kinh tế vĩ mô diễn biến bất lợi do lạm phát gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy các Ngân hàng vào cuộc khủng hoảng thanh khoản, buộc các Ngân hàng bước vào cuộc đua lãi suất, dẫn đến lãi suất thị trường có nhiều biến động bất thường khó dự đoán. Lãi suất cho vay của Ngân hàng khác với lãi suất của các công cụ trên thị trường tiền tệ; ở chỗ là chúng được đàm phán giữa người vay và Ngân hàng hơn là được quyết định trong thị trường được tổ chức sẵn, vì là kết quả của việc đàm phán cho nên các mức lãi suất của Ngân hàng không đồng nhất. Ở Việt Nam, việc thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất đã làm cho các loại lãi suất thường xuyên thay đổi. Lãi suất là một biến số kinh tế nhạy cảm, tác động của lãi suất đến lãi suất tăng trưởng và lạm phát, sự thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Những thay đổi về lãi suất và những dự tính về lãi suất đều tác động đến thu nhập và chi phí của các Ngân hàng. Trong điều kiện mặt bằng lãi suất ổn định thì các Ngân hàng có thể dự kiến được mức lãi suất chênh lệch để duy trì lợi nhuận, nhưng trong bối cảnh diễn biến phức tạp hiện nay thì mọi dự kiến có thể bị đảo lộn. Điều nay gây rối cho Ngân hàng vì ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, huy động và sử dụng vốn. Vì vậy, quản lý rủi ro lãi suất trở thành vấn đề trọng điểm đối với các nhà quản lý Ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro nhằm tạo điều kiện để Ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển. Đặc biệt, đối với Việt Nam là một nước đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi thì hệ thống Ngân hàng được đánh giá là hệ thống khá năng động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với tính chất thời sự và tầm quan trọng như vậy, chúng ta cần phải phân tích cũng như đánh giá rủi ro lãi suất một cách toàn diện, sâu sắc nhằm phát huy tối đa năng lực quản lý lãi suất và hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại của nó gây ra cho bản thân Ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng Thương mại Cổ 1 phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) được biết đến là một hệ thống Ngân hàng lớn bậc nhất Việt Nam, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ và phát triển kỹ thuật – công nghệ. Thế nhưng trong kinh doanh việc gặp rủi ro là điều không thể nào tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro lãi suất. Để giải quyết những rủi ro về lãi suất Ngân hàng đã mắc phải, VietinBank đã làm những gì, kết quả đạt được ra sao, đó là điều chúng ta quan tâm đến. Vì vậy tôi quyết định chọn chủ đề “Phân tích rủi ro lãi suất Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nhằm đề ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất cho Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất tại Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Phân tích rủi ro lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến Ngân hàng. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất cho Ngân hàng. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, biểu lãi suất huy động – cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2014. Tìm hiểu thông tin từ tạp chí, sách báo, internet, giáo trình về tài chính và nghiệp vụ Ngân hàng có liên quan đến đơn vị thực tập và đề tài nghiên cứu. Tham khảo các văn bản pháp quy, định hướng phát triển của Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 2 1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu - Dùng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất của Ngân hàng VietinBank Cần Thơ: + Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc (hoặc năm trước đó của kỳ phân tích) của chỉ tiêu kinh tế. ∆Y = Y1 - Y0 (1.1) Trong đó: Y1: Chỉ tiêu năm hiện hành thực hiện kỳ phân tích. Y0: Chỉ tiêu năm trước của năm hiện hành. ΔY: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh các số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc (năm trước kỳ phân tích) của các chỉ tiêu kinh tế. y1 – y0 ΔY = x100 (1.2) y0 Trong đó: Y1: chỉ tiêu năm hiện hành thực hiện kỳ phân tích Y0: chỉ tiêu năm trước của năm hiện hành ΔY: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này nhận biết tình hình mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Dùng phương pháp “Mô hình định giá lại” trong đo lường rủi ro lãi suất: mô hình này yêu cầu phải tiến hành phân tích các kỳ hạn, định giá lại các khoản mục nhạy cảm lãi suất của nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng. Tiến hành tính toán khoản chênh lệch giá trị tài sản giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất (GAP), từ đó xác định mức độ giảm thu nhập (∆NI). Xuất phát từ kết quả tính toán cho thấy được mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng, nếu cảm thấy rằng mức rủi ro của Ngân hàng là quá lớn nhà quản lý cần phải 3 thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn nhạy cảm lãi suất. - Dùng phương pháp luận tổng hợp lại các vấn đề rủi ro đã đề cập trên, từ những nguyên nhân đã phân tích để tiến hành đề ra những giải pháp, biện pháp phù hợp với từng thời điểm và tình hình hoạt động của Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ, như thực hiện sao cho giá trị của tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn hơn, nhằm giảm và hạn chế được những rủi ro về lãi suất cho Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2 Phạm vi thời gian Đề tài nghiên cứu và sử dụng số liệu qua 3 năm (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Số liệu, thông tin liên quan đến vấn đề rủi ro lãi suất của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất đối với một Ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan đến một vài sự kiện. Rủi ro lãi suất là rủi mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động lãi suất, tất cả các khoản cho vay và nợ dù với lãi suất cố định hay lãi suất biến động đều có thể gặp rủi ro. Sự thay đổi lãi suất thị trường có thể gây ra tác động mạnh tới thu nhập và chi phí hoạt động của Ngân hàng. Các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là những đơn vị thường dễ gặp rủi ro do kết cấu bán hàng tổng kết tài sản của mình và đặc biệt là trong quan hệ tín dụng vốn và lãi chi được thu về được về sau một thời gian nhất định. VD: lãi suất tăng có thể làm giảm lợi nhuận nếu cơ cấu tài sản và nguồn vốn Ngân hàng tạo điều kiện cho chi phí trả lãi tăng nhanh hơn thu lãi từ đầu tư chứng khoán và cho vay. Nếu Ngân hàng nắm giữ quá nhiều tài sản có lãi suất thả nổi (đặc biệt khoản cho vay) so nguồn vốn lãi suất thả nổi (đặc biệt với lãi suất nhạy cảm và những khoản vay mượn từ thị trường tiền tệ) khi lãi suất giảm sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận Ngân hàng. Trong trường hợp này, thu lãi từ tài sản sẽ giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn. Đối với Ngân hàng, rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến tình hình của Ngân hàng theo hai cách: Thứ nhất: phân tích bảng cân đối của Ngân hàng: bên tài sản nợ gồm các chứng khoán mà Ngân hàng mua (huy động vốn) và bên tài sản gồm các chứng khoán mà Ngân hàng bán (cho vay đầu tư). Khi lãi suất tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng đối với các chứng khoán bên tài sản nợ và sẽ làm tăng lợi nhuận Ngân hàng đối với chứng khoán bên tài sản có. Do mỗi chứng hoán phản ứng khác nhau đối với biến động lãi suất, nên mức độ biến đổi lợi nhuận của tài sản nợ và tài sản có theo biến động của lãi suất là khác nhau. Vì vậy, Ngân hàng có nguy cơ gặp rủi ro lãi suất. Xem xét bảng cân đối của Ngân hàng: - Bên tài sản gồm tài sản có lãi suất cố định và tài sản có lãi suất thay đổi: + Tài sản có lãi suất cố định là tài sản đem lại thu nhập không đổi cho Ngân hàng mặc dù lãi suất thị trường thay đổi (thường là các chứng khoán có kỳ hạn, các khoản cho vay trung và dài hạn,…). 5 + Tài sản có lãi suất thay đổi là loại tài sản đem lại thu nhâp khi lãi suất thị trường thay đổi (thường là các khoản cho vay ngắn hạn). - Bên nguồn vốn bao gồm nguồn vốn phải trả với lãi suất cố định và nguồn vốn phải trả theo lãi suất thay đổi. Thứ hai: do sự không khớp nhau về thời gian giữa việc sử dụng vốn và huy động nguồn vốn. VD1: Ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cố định - Cho vay 6 tháng với lãi suất cố định - Đi vay 12 tháng với lãi suất cố định Trong trường hợp này, Ngân hàng có thể gặp rủi ro lãi suất bởi vì sau 6 tháng Ngân hàng phải tiếp tụ cho vay theo các điều kiện của thị trường. Khi lãi suất giảm lợi nhuận Ngân hàng sẽ giảm, nếu quá sâu có thể dẫn đến lợi nhuận là âm. * Trường hợp khác là Ngân hàng: - Cho vay 12 tháng với lãi suất cố định - Đi vay 6 tháng với lãi suất cố định Đối với trường hợp này, 6 tháng sau lãi suất tăng sẽ làm cho lợi nhuận Ngân hàng giảm. Vậy rủi ro lãi suất của Ngân hàng là chi phí vốn trở nên cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn. Do đó, tùy theo cơ cấu bảng cân đối và độ nhạy cảm lãi suất giữa tài sản và nguồn vốn mà lợi nhuận của Ngân hàng có thể thay đổi tùy thuộc vào biến động lãi suất. VD2: Ngân hàng áp dụng lãi suất hỗn hợp: vừa cố định, vừa có biến đổi. - Cho vay với lãi suất thay đổi 6 tháng xem xét lại một lần - Đi vay với lãi suất cố định trong 12 tháng Trong trường hợp này, Ngân hàng sẽ lỗ nếu lãi suất cho vay thay đổi nhỏ hơn so với lãi suất đi vay cố định 12 tháng. Hoạt động Ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro. Thông thường, các rủi ro không đứng riêng lẻ một mình mà chúng tiềm tàng trong các mối quan hệ và có tính tương tác lẫn nhau khiến cho việc dự đoán rủi ro càng trở nên khó khăn hơn. Rủi ro lãi suất được xem như một rủi ro và nguy hiểm trong hoạt động quản lý tài sản – nguồn vốn của Ngân hàng bởi vì: + Ngân hàng không thể kiểm soát được mức độ và xu hướng biến động của lãi suất, mặc dù lãi suất là một yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động Ngân hàng. 6 + Khi lãi suất thị trường thay đổi, Ngân hàng nhận thấy rằng những nguồn thu chính từ danh mục cho vay và đầu tư chứng khoán cũng như chi phí đối với tiền gửi và các nguồn vay đều bị tác động. + Ngoài ra, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản và nợ, làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. + Lãi suất thay đổi sẽ tác động lên toàn bộ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy, rủi ro lãi suất liên quan đến nguồn vốn Ngân hàng phụ thuộc vào độ nhạy cảm lãi suất của các tài sản được tài trợ bằng các nguồn vốn (sử dụng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng để cho vay thời hạn 1 năm, có nghĩa là Ngân hàng có khả năng đương đầu rủi ro lãi suất nếu như lãi suất tiền gửi trên thị trường tăng cao). Mặt khác thì các nguồn vốn khác nhau sẽ có rủi ro lãi suất khác nhau (lãi suất tiền gửi kỳ hạn 4 tháng có tính nhạy cảm lãi suất trong thời hạn 4 tháng v.v..). 2.1.2 Tính chất rủi ro lãi suất Thời hạn mà Ngân hàng huy động được nguồn vốn sẽ quyết định tính chất rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt. + Thời hạn cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó. Ngân hàng lúc này sẽ ở vị thế tái tài trợ. + Thời hạn cho vay < thời hạn nguồn vốn tài trợ nó. Ngân hàng sẽ ở vào vị thế tái đầu tư. 2.1.2.1 Ngân hàng ở vị thế tái tài trợ Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn ngắn hạn và đầu tư có kỳ hạn dài hạn. 0 0 Tài sản nợ nhạy cảm LS 1 Tài sản có 2 Nếu lãi suất huy động vốn của Ngân hàng là 17%/năm và lãi suất cho vay là 20%/năm. Sau năm thứ nhất, ta có chênh lệch từ lãi suất 20% - 17% = 3%. Tuy nhiên lợi nhuận kế tiếp không biết trước là bao nhiêu vì lãi suất thị 7 trường có thể thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai. Nếu lãi suất huy động vốn Ngân hàng lớn hơn 20% ở năm thứ 2, lúc này Ngân hàng đang đối mặt với rủi ro lãi suất. 2.1.2.2 Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư 0 Tài sản nợ Tài sản có Nhạy Cảm LS 2 1 Trường hợp ngược lại, Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài và đầu tư có kỳ hạn ngắn. Huy động lãi suất 17% kỳ hạn 2 năm và đầu tư kỳ hạn 1 năm lãi suất 20%. Tương tự, sau năm thứ nhất Ngân hàng thu về lợi nhuận 20% - 17% = 3%. Sau năm thứ nhất tài sản có đến hạn và Ngân hàng sẽ tái đầu tư lúc này Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro nếu lãi suất đầu tư năm thứ 2 giảm còn 15% (15% - 17% = -2% là khoảng lãi suất lỗ mà Ngân hàng phải gánh chịu). Tóm lại: nếu Ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản nợ thì Ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ. Rủi ro trở nên nghiêm trọng hơn nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trên mức đầu tư tín dụng ngắn hạn. Ngược lại, Ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất tái đầu tư trong trường hợp tài sản có có kỳ hạn ngắn hơn so với tài sản nợ. Như vậy, Ngân hàng sẽ chịu rủi ro về lãi suất khi duy trì cơ cấu tài sản nợ và tài sản có với những kỳ hạn không cân xứng với nhau. 2.1.3 Phân loại rủi ro lãi suất Hoạt động Ngân hàng, lãi suất của các sản phẩm Ngân hàng được chia theo hai loại lãi suất là lãi suất cố định và lãi suất biến đổi. Vì thế, việc phân loại quản lý rủi ro biến động lãi suất cũng được thực hiện phân thành hai loại: rủi ro thay đổi lãi suất cố định và rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi. 2.1.3.1 Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi sẽ xảy ra khi lãi suất của các khoản mục trong tài sản và lãi suất của các khoản mục trong nguồn vốn không thể thay đổi đồng thời về thời điểm và đồng nhất về mức thay đổi theo sự thay đổi của 8 lãi suất thị trường. Nói cách khác, khi lãi suất thị trường thay đổi thì nếu có sự co giãn về lãi suất của các khoản mục ở bên tài sản có cũng như bên tài sản nợ, nhưng sự co giãn này lại không đồng thời trong cùng khoảng thời gian và không cùng cả mức độ co giãn với lãi suất thị trường. Điều đó một mặt có thể đem lại cho Ngân hàng một cơ hội có chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào lớn hơn, nhưng mặt khác, cũng có thể đem lại cho Ngân hàng rủi ro giảm thu nhập do chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào bị thu hẹp lại. 2.1.3.2 Rủi ro thay đổi lãi suất cố định Khi giữa Ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận một lãi suất cố định thì khoảng thời gian đã thỏa thuận, lãi suất này không thay đổi dù lãi suất thị trường có thể biến động mạnh và biến động nhiều lần. Có hai khả năng có thể xảy ra trong trường hợp rủi ro do sự thay đổi lãi suất cố định: * Trường hợp 1: khối lượng của các khoản mục tài sản có với lãi suất cố định lớn hơn khối lượng của các khoản mục tài sản nợ với lãi suất cố định. Khi lãi suất thị trường tăng lên thì lãi suất của phần tài sản nợ với lãi suất biến đổi (nhưng giả sử với lãi suất cố định) cũng sẽ tăng lên theo. Chi phí nguồn vốn tăng nhưng lãi suất thu từ sử dụng vốn lại không tăng, dẫn đến giảm kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm thì Ngân hàng lại có them lợi nhuận do gia tăng chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào. * Trường hợp 2: Khối lượng của các khoản mục nguồn vốn với lãi suất cố định lớn hơn khối lượng của các khoản mục tài sản với lãi suất cố định. Trong trường hợp này, Ngân hàng lại có lợi khi lãi suất thị trường tăng và chịu rủi ro khi lãi suất giảm. Trong cả hai trường hợp nêu trên, khi có biến động lãi suất thị trượng thì sẽ có thay đổi chênh lệch lãi suất. Phần chênh lệch khối lượng của các khoản mục tài sản và nguồn vốn với lãi suất cố định có quy môn càng lớn thì ảnh hưởng đến kết quả kinh doan càng nhiều. Về lý thuyết, Ngân hàng sẽ không bị rủi ro lãi suất khi luôn cân bằng được khối lượng các khoản mục nguồn vốn – tài sản với lãi suất cố định (và đồng thời cũng cân bằng được các khoản mục có lãi suất biến đổi). Như thế, Ngân hàng sẽ luôn đảm bảo ổn định chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra. Nhưng thực tế thường rất khó có được sự tương xứng đồng nhất về khổi lượng giữa nguồn vốn – tài sản. Cho nên Ngân hàng cần nhận biết được rủi ro lãi suất và có những biện pháp phòng ngừa, quản lý phù hợp nhằm tránh ảnh hưởng xấu tình hình hoạt động của Ngân hàng. 9 2.1.4 Những nguyên nhân gây rủi ro lãi suất - Do không cân xứng giữa các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. - Do có sự không phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay. - Lãi suất của các khoản mục tài sản là cố định và lãi suất của các khoản mục tương ứng của nguồn vốn là biến đổi hoặc ngược lại. Lãi suất của các khoản mục tài sản và là lãi suất của các khoản mục tương ứng của nguồn vốn đều biến đổi nhưng mức độ biến động khác nhau. - Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn có thể xảy ra do những nguyên nhân khác nhau như: các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng; các nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh: + Thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương (Tín phiếu bắt buộc, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tăng mạnh tỷ giá, khống chế dư nợ tín dụng,…) đã là cung tiền tệ nhỏ hơn cầu tiền tệ buộc Ngân hàng phải tăng lãi suất huy động vốn. + Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế làm cho vốn của Ngân hàng không được bảo toàn sau khi cho vay. Ngoài ra, khi lãi suất thị trường thay đổi, Ngân hàng còn có thể gặp rủi ro giảm giá trị tài sản. + Sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng với nhau nhằm thu hút, giữ chân khách hàng (tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay,…) làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng. 2.1.5 Mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất Để phòng ngữa rủi ro lãi suất, đòi hỏi các Ngân hàng phải tăng cường công tác quản lý, đặc biệt là áp dụng phương pháp hiện đại để lượng hóa rủi ro lãi suất có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh là như thế nào. Trên thế giới có nhiều mô hình giúp Ngân hàng lượng hóa được rủi ro lãi suất. “Mô hình định giá lại” là một trong số mô hình hiện đại có tính linh hoạt đang được sử dụng ở các Ngân hàng trên thế giới, để sử dụng “Mô hình định giá lại” nhằm lượng hóa mức rủi ro lãi suất trong Ngân hàng, vì những đặc tính của mô hình và tính thứ cấp của số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu. * Nội dung “Mô hình định giá lại” là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Các Ngân hàng tính số chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn đối với 10 từng kỳ hạn và đặt chúng trong mối quan hệ với độ nhạy cảm lãi suất thị trường. Độ nhạy cảm lãi suất trong trường hợp này chính là khoảng thời gian mà tài sản và nguồn vốn được định giá lại (theo mức lãi suất của thị trường). Điều đó có nghĩa là nhà quản trị Ngân hàng còn phải chờ bao lâu nữa để áp dụng mức lãi suất mới vào từng kỳ hạn khác nhau. Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản có nhạy cảm – Tài sản nợ nhạy cảm GAP = RSA – RSL Trong đó: - Tài sản nhạy cảm với lãi suất (có thể định giá lại) RSA là những tài sản sẽ đáo hạn trong thời gian ngắn, khi lãi suất thay đổi, thu nhập lãi có được từ tài sản này cũng thay đổi theo, bao gồm: + Các khoản cho vay có lãi suất biến đổi. + Các khoản cho vay ngắn hạn (cho vay thương mại) với thời hạn dưới n tháng. + Chứng khoán có thời hạn còn lại dưới n tháng (trái phiếu chính phủ, công ty, xí nghiệp...) + Tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng khác (ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại khác), các khoản đầu tư tài chính có thời hạn còn lại dưới n tháng... - Tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất (có thể định giá lại) RSL là những khoản mục huy động vốn sẽ phải hoàn trả trong thời gian ngắn, khi lãi suất thay đổi, chi phí lãi suất bỏ ra để có nguồn vốn này cũng thay đổi như: + Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi giao dịch) và tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng. + Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn thời hạn còn lại dưới n tháng. + Các khoản vay ngắn hạn trên thị trường tiền tệ với thời hạn dưới n tháng (vay qua đêm, vay tái chiết khấu thời hạn dưới n tháng). Trên thực tế, muốn biết được mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phòng chống thì các Ngân hàng cần phải tính toán được rủi ro lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập ròng cũng như giá trị tài sản của Ngân hàng. Chúng ta có thể xác định công thức để tính mức độ giảm thu nhập ròng từ khi lãi suất thay đổi như sau: ΔNI = GAP * ΔI 11 ΔNI : Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất ΔI: Chênh lệch lãi suất GAP : Chênh lệch ( GAP) bằng giá trị của các tài sản có nhạy cảm lãi suất (RSA) trừ giá trị các nguồn vốn nhạy cảm lãi suất(RSL). Cơ sở cho việc phân loại vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất (đối với tài sản) và chi phí trả lãi (đối với nguồn vốn) khi lãi suất thị trường có sự thay đổi. Theo mô hình có thể thấy rằng, khi tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng có sự chênh lệch, lúc này Ngân hàng luôn đứng trước nguy cơ rủi ro lãi suất khi lãi suất biến động. Có một khe hở tích cực khi các tài sản có lãi suất nhạy cảm vượt quá số tài sản nợ có lãi suất nhạy cảm. Khi Ngân hàng cố ý duy trì khe hở tích cực tương đối lớn thì họ đang tính trước một mức lãi suất cao. Nếu dự đoán đúng thì khi lãi suất tăng lên, lãi suất cơ bản ròng sẽ tăng thêm, làm tăng lợi nhuận Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu sai lầm thì khi lãi suất hạ xuống, số tiền lời trên phần tài sản có tạo nên khe hở tích cực sẽ giảm xuống còn phần chi phí của các tài sản nợ cho khe hở này vẫn không đổi, lãi suất cơ bản ròng sẽ bị thiệt hại, lợi nhuận Ngân hàng lúc này sẽ giảm theo là tất yếu. Bảng 1.1 Kết quả của GAP và sự thay đổi trong lợi nhuận ròng KẾT QUẢ GAP GAP Thay đổi trong thu nhập Thay đổi trong chi phí Thay đổi trong thu nhập thuần Lớn hơn 0 Tăng > Tăng Tăng Lớn hơn 0 Giảm > Giảm Giảm Nhỏ hơn 0 Tăng < Tăng Giảm Nhỏ hơn 0 Giảm < Giảm Tăng Bằng 0 Tăng = Tăng Không đổi Bằng 0 Giảm = Giảm Không đổi Tóm lại: một Ngân hàng nằm trong trạng thái nhạy cảm tài sản (quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn quy mô nợ nhạy cảm lãi suất) sẽ chịu tổn thất nếu lãi suất trên thị trường giảm. Và tương tự như vậy thì Ngân hàng sẽ ở trong trạng thái nhạy cảm nợ (quy mô nợ nhạy cảm lãi suất lớn hơn quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất) chịu tổn thất khi lãi suất trên thị trường tăng. 12 2.1.5.1 Khái niệm liên quan trong mô hình Hệ số chênh lệch lãi thuần (NIM) còn được gọi là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Đây là tỷ lệ giữa các khoản thu từ lãi suất trên tổng tài sản. Hệ số này thể hiện sự nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng đang ở trong trạng thái nhạy cảm tài sản thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ tăng nếu lãi suất tăng; sẽ giảm nếu lãi suất giảm. Và ngược lại, nếu Ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm nếu lãi suất tăng, và sẽ tăng khi lãi suất giảm. 2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất 2.1.6.1 Hệ số chênh lệch lãi thuần Hệ số chênh lệch lãi thuần NIM = Thu nhập từ lãi – chi phí lãi Tổng tài sản sinh lời Trong đó:  Thu nhập lãi: lãi cho vay, đầu tư, lãi tiền gửi tại Ngân hàng khác, lãi đầu tư chứng khoán.  Chi phí lãi: chi phí huy động vốn, đi vay  Tổng tài sản sinh lời = Tổng tài sản – Tiền mặt & TSCĐ.  Nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu từ cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn.  Hệ số chênh lệch lãi thuần là tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất. Tỷ lệ này phản ánh rủi ro mà Ngân hàng sẵn sàng chấp nhận và có xu hướng thay đổi khi lãi suất thị trường thay đổi. - Nếu Ngân hàng có tỷ lệ này lớn hơn 1 thì thì thu nhập của Ngân hàng sẽ giảm nếu lãi suất thị trường giảm và thu nhập sẽ cao hơn nếu lãi suất tăng. Ngược lại, nếu Ngân hàng có tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì thu nhập của Ngân hàng sẽ giảm khi lãi suất tăng và thu nhập Ngân hàng sẽ tăng cao nếu lãi suất thị trường giảm. 2.1.6.2 Độ lệch nhạy cảm lãi suất (GAP) Độ lệch nhạy cảm lãi suất = Tài sản có nhạy cảm – Tài sản nợ nhạy cảm * Nhận xét: - R > 0: Ngân hàng nhạy cảm về tài sản có. Khi lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Ngân hàng sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sảnn sẽ tăng nhiều hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động, nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập lãi của Ngân hàng sẽ tăng lên. Ngược lại, lãi suất giảm thì thu nhập lãi của Ngân hàng sẽ giảm. 13 - R < 0: Ngân hàng nhạy cảm về tài sản nợ. Khi lãi suất tăng, làm giảm thu nhập lãi cận biên của Ngân hàng, vì chi phí cho những khoản nợ nhạy cảm lãi suất tăng nhiều hơn mức tăng thêm so với lãi thu về từ những tài sản có nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng. Sự sụt giảm lãi suất sẽ làm tăng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và có thể tạo ra lợi nhuận cao, vì chi phí lãi trả cho vốn huy động sẽ giảm nhiều hơn lãi thu về bị giảm. - R = 0: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên được bảo vệ dù lãi suất thay đổi theo hướng nào, tuy nhiên nó không loại trừ được hoàn toàn rủi ro lãi suất vì lãi suất tài sản và lãi suất của các khoản nợ không ràng buộc chặt chẽ với nhau. 2.1.6.3 Hệ số rủi ro lãi suất: Tổng Tài sản nhạy lãi = số rủi ro lãi suất Hệ = Tổng Nguồn vốn nhạy lãi  Hệ số rủi ro lãi suất càng lớn; chênh lệch tổng tài sản nhạy lãi so với nguồn vốn càng lớn, thì mức độ ảnh hưởng đến thu nhập và chi phí của Ngân hàng càng cao khi có sự biến động của lãi suất thị trường, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận càng lớn.  Ngược lại, hệ số rủi ro lãi suất càng nhỏ, thì mức độ ảnh hưởng đến thu nhập và chi phí thấp khi có sự biến động lãi suất thị trường, và ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng càng nhỏ.  Khi hệ số rủi ro lãi suất bằng 0, thì có sự cân bằng tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm. Từ đó, sự biến động của lãi suất thị trường thì thu nhập và chi phí được cân bằng và lợi nhuận ngân hàng được an toàn. Do đó, rủi ro lãi suất không xuất hiện. 2.1.6.4 Hệ số độ lệch GAP Hệ số độ lệch IS GAP = Tổng tài sản nhạy cảm lãi suất Là khe hở tuyệt đối dùng để đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất, Ngân hàng có khe hở tuyệt đối âm biểu hiện tình trạng nhạy cảm về nợ, khe hở tuyệt đối dương biểu hiện tình trang nhạy cảm về tài sản. 14 Bảng 1.2: Thể hiện hệ số độ lệch IS GAP ảnh hưởng đến thu nhập ròng Chỉ số IS GAP Lãi suất Thu nhập Tăng Tăng Giảm Giảm Tăng Giảm Giảm Tăng Tăng Không thay đổi Giảm Không thay đổi IS GAP > 0 IS GAP < 0 IS GAP = 0 2.1.7 Dự báo lãi suất thị trường trong ngắn hạn Dự báo là xác định xu hướng, mức độ của lãi suất có thể xảy ra trong tương lai. Do đó giúp các cấp quản lý, nhà kinh doanh chủ động trong công tác lập kế hoạch, đầu tư, chuẩn bị đầy đủ điều kiện về mọi mặt trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng, canh tranh trên thị trường. Do đó, có thể sử dụng phương pháp hồi quy theo phương trình hồi quy đường thẳng để tính toán, nghiên cứu, dự báo khuynh hướng biến động của lãi suất trong những tháng kế tiếp của năm 2014. Phương trình hồi quy đường thẳng có dạng: Yd = ax+b và và Trong đó: Yd : Số dự báo x : Số thứ tự các thời gian trong dãy số (1,2,3,...n) (lãi suất huy động bình quân) n: Số lượng quan sát (số tháng) a, b : là các tham số quy định vị trí đường hồi quy lý thuyết. 15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (VIETINBANK CẦN THƠ) 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1 Ngân hàng Công Thương Việt Nam: Tên đầy đủ: Ngân hàng Công Thương Việt Nam Tên tiếng anh: Viet Nam Bank Of Industry And trade Tên viết tắt: Vietinbank Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, Hà Nội Điện thoại: 84.4.9.421.158/9.421.1030 Fax: 84.4.9.421.032 Website: w.w.w.vietinbank.com.vn Email: vietinbank@hn.vnn.vn Ngân hàng Công Thương được thành lập từ năm 1988 sau khi được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (theo nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng). Qua quá trình hoạt động Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã qua nhiều lần thay đổi, cụ thể: - Ngân hàng Chuyên doanh Công Thương Việt Nam từ ngày 26/3/1988 (theo nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng). - Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 14/11/1990 (theo nghị định số 402/ CT của Hội đồng Bộ trưởng). - Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 27/3/1993 (theo nghị định số 67/QĐ- NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). - Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 21/09/1996 (theo quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Có mạng lưới kinh doanh rộng rãi toàn thế giới với 3 Sở giao dịch, 137 chi nhánh và hơn 700 điểm giao dịch, Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng lớn nhất cả nước, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn kinh doanh của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh từ 1996, đạt bình quân 20%/năm, đặc biệt có năm tăng trưởng đến 35% so với năm 16 trước. Hiện nay, Vietinbank đã phát triển thành một mô hình rộng lớn với nhiều loại hình kinh doanh: Công ty cho Thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, Trung tâm Công nghệ thông tin và Trung tâm Đào tạo. Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và gớp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, không ngừng phấn đấu vươn lên khẳng định vị trí là một trong NHTM hàng đầu Việt Nam, có bước phát triển và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu trên mọi hoạt động kinh doanh – dịch vụ của Ngân hàng, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và đối ngoại, công nghệ Ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Vietinbank còn là thành viên chính thức của: Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á (AABA), Hiệp hội tài chính viễn thông Liên Ngân hàng (SWIFT), Tổ chức phát hành và Thanh toán thẻ VISA và MASTER quốc tế,... 3.2 NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Tên giao dịch: Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thành phố Cần Thơ. Tên tiếng anh: Industrial & Commericial Bank of VietNam – Can Tho Branch Viết tắt: Vietinbank Địa chỉ: Số 09 Đường Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương – Cần Thơ có tiền thân là Ngân hàng khu vực Thành phố Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nước, trụ sở ban đầu đặt tại 41 Ngô Quyền Thành phố Cần Thơ. Đến năm 1990, Ngân hàng Công Thương Cần Thơ được chính thức thành lập và bây giờ có trụ sở tại số 09 Phan Đình Phùng – Thành phố Cần Thơ. Ngân hàng Công Thương – Cần Thơ là một Ngân hàng thương mại chuyên nghiệp, phục vụ các hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế khác, và cho vay trong nhiều lĩnh vực công – thương nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ... Đầu năm 1991, Ngân hàng mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng hoạt động dựa vào nguồn vốn tại chỗ và nguồn vốn điều hòa từ Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Ngân hàng Công Thương với mục tiêu chiến lược là “Vì 17 sự thành đạt cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp” đã và đang đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Những năm qua chi nhánh Ngân hàng không ngừng nỗ lực phân đấu vươn lên và đạt được những thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng hóa kinh doanh và hiệu quả. 3.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của chi nhánh - Nhận tiền gửi, huy động tài khoản nội tệ và ngoại tệ. - Phát hành các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. - Nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế khác. - Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống, thực hiện các dự án phát triển sản xuất kinh doanh hoặc cho vay lãi suất thấp trong các chương trình cho vay vốn ưu đãi. - Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và cho vay các dự án đầu tư phát triển sản xuất theo chỉ định của Chính phủ với lãi suất thấp. - Chiếu khấu, tái chiết khấu. - Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh trực tiếp thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế và trong nước. - Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ, thanh toán thẻ tín dụng, séc. - Kinh doanh ngoại hối, mua bán ngoại tệ, thu hồi ngoại tệ. - Dịch vụ thanh toán điện tử, tư vấn quản lý tài chính và dịch vụ khác. 3.3 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CẦN THƠ 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Ban Giám Đốc: 01 Giám Đốc và 4 Phó Giám đốc Các phòng ban: gồm 6 phòng ban tại trụ sở chính Các phòng giao dịch: gồm 8 phòng dịch và 2 điểm giao dịch 3.3.2 Chức năng các phòng ban + Giám đốc: có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Ngân hàng theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi đơn vị. + Phó Giám đốc: giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc. Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc đi vắng. 18 + Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện trực tiếp các giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp. Thực hiện nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với các chế độ, thể lệ và hướng dẫn cả Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo và bán các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp. + Phòng kế toán: thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán như ủy nhiệm chi và ủy nhiệm thu, mở tài khoản cho khách hàng, kết toán các khoản thu chi trong ngày để xác định lượng vốn hoạt động của Ngân hàng, dùng bút toán chuyển khoản giữa Ngân hàng và Ngân hàng Trung ương. + Phòng tổ chức hành chính: sắp xếp, bố trí cán bộ vào các công việc phù hợp, quản lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên, hoạt động của Ngân hàng, an ninh, an toàn xã hội. + Phòng bán lẻ: thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, kỳ phiếu. Thực hiện nghiệp vụ cho vay khách hàng doanh nghiệp siêu vi mô, khác hàng cá nhân, hộ gia đình. + Phòng tổng hợp: Tham mưu, giúp việc Ngân hàng thực hiện quản lý về các công tác hành chính - tổng hợp, văn thư, lưu trữ và lễ tân, khánh tiết của ngân hàng; điều phối hoạt động của các đơn vị thuộc ngân hàng theo chương trình, kế hoạch làm việc. + Phòng tiền tệ kho quỹ: là nơi các khoản thu chi tiền mặt được thực hiện khi có nhu cầu về tiền mặt với sự xác nhận của phòng kế toán, khách hàng sẽ đến nhận tại phòng ngân quỹ, ngược lại phòng ngân quỹ sẽ kiểm tra số tiền của đơn vị nộp vào tài khoản của Ngân hàng. + Phòng giao dịch: cũng thực hiện các nhiệm vụ giống như tại hội sở chính như nghiệp vụ tín dụng, huy động vốn, thanh toán,... 19 3.4. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÂN HÀNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ Ban Giám Đốc Các phòng giao dịch Các phòng ban PGĐ Ninh Kiều Phòng kế toán PGĐ Thắng Lợi Phòng tổ chức hành chính PGĐ Cái Răng Phòng khách hàng DN PGĐ Nguyễn Trãi Phòng bán lẻ PGĐ An Thới Phòng tiền tệ kho quỹ PGĐ Quang Trung Phòng tổng hợp PGĐ Thốt Nốt PGĐ Phong Điền Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương Cần Thơ Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ 20 3.5 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013, 2014 Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, là trung gian phân phối tài chính, kinh doanh thứ hàng hóa nhạy cảm và rủi ro nhiều nhất. Ngân hàng cũng mang tính chất và mục tiêu hoạt động hàng đầu cũng là hiệu quả, lợi nhuận. Do vây, các ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm như thế nào để đạt được lợi nhuận tối ưu với mức độ rủi ro ở mức thấp nhất. Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ từng bước khẳng định được thương hiệu, mức độ ổn định và sự phát triển trong thời gian có mặt tại địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua như sau: ĐVT: Triệu đồng 800,000 700,000 600,000 Thu nhập 500,000 400,000 Chi phí 300,000 Lợi nhuận 200,000 100,000 0 2011 2012 2013 6.2013 6.2014 Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 21 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 So sánh 2012/2011 Số tiền % (9,65) So sánh 2013/2012 Số tiền % Số tiền % 20.874 9,11 Doanh thu 772.089 697.562 488.318 229.126 250.000 (74.527) + Thu từ lãi 416.773 365.871 227.400 121.235 105.000 (50.902) (12,21) (138.471) (37,85) (16.235) (13,39) 355.316 331.691 206.600 107.891 145.000 (23.625) (6,65) (70.773) (21,34) 37,109 34,39 Chi phí 703.221 647.585 461.877 209.779 231.400 (28.636) (4,07) (212.708) (31,53) 21.621 10,31 + Chi phí lãi 228.898 196.911 129.500 108.541 53.400 (31.987) (13,97) + Chi khác 474.323 477.674 332,377 101.238 178.000 Lợi nhuận 68.868 22.997 26.441 19.347 18.600 + Thu khác 3.351 0,71 (45.891) (66,64) Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ 22 (209.244) (30.00) So sánh 6T2014/6T2013 (67.411) (34,23) (55.141) (50,80) (145.297) (30,42) 3.464 15,08 76.762 75,82 (747) (3,86) - Về mặt doanh thu: Năm 2011 thu nhập của chi nhánh đạt 772.089 triệu đồng; năm 2012, đạt 697.562 triệu đồng; đã giảm 74.527 triệu đồng, tương ứng 9,65% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sau hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 của NH, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo toàn hệ thống phải hạ lãi suất các khoản cho vay cũ xuống dưới 15%/năm (có hiệu lực từ ngày 15/7/2012), còn đối với các khoản vay mới thì áp dụng nghiêm túc theo thông tư số 14/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ tối đa bằng trần lãi suất huy động có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN qui định cộng 3%/năm đối với cá lĩnh vực ưu tiên. Theo đó, Phó tổng giám đốc Vietinbank – ông Lê Đức Thọ cho biết, ngay sau ngày 15/7/2012, Vietinbank đã chỉ đạo các chi nhánh nói chung và Vietinbank Cần Thơ nới riêng điều chỉnh tất cả dư nợ cũ về dưới 15%/năm. Mức lãi suất thấp nhất 9%/năm Ngân hàng dành cho chương trình cho vay thu mua lúa gạo, còn các chương trình cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực khuyến khích phổ biến từ 10,5% 12%/năm. Chính vì thế thu nhập của Vietinbank Cần Thơ giảm nguyên nhân chính là do lãi suất cho vay giảm làm thu nhập từ lãi cũng giảm theo (doanh số cho vay không giảm). Đến năm 2013, thu nhập của Ngân hàng đạt 488.318 triệu đồng, cho thấy có sự sụt giảm mạnh 209.244 triệu đồng, giảm 30,00% so với 2012. Trong đó, doanh thu giảm do chủ yếu khoản thu từ lãi đạt 227.400 triệu đồng giảm xấp xỉ đến 37% so với 2012 đạt 365.871 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm mạnh này vẫn là việc chỉ đạo hạ lãi suất xuống của NHNN mức thấp để cải thiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi trong giai đoạn khó khăn này khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng. Trong đó, hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chủ chốt chiếm khoảng 65% 70% tổng tài sản của Ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản có xu hướng giảm dần trong những quý gần đây xuất phát từ nguyên nhân tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng bị giảm xuống do các ngân hàng thắt chặt cho vay để kiểm soát nợ xấu. Cơ cấu dư nợ cho vay của Ngân hàng trong những năm gần đây có sự biến động giảm nhiều, chủ yếu cho vay ngắn hạn (chiếm khoảng 60% dư nợ cho vay) và tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm 34%); thương mại và dịch vụ (chiếm 32%); xây dựng, bất động sản (chiếm 14%) phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Cùng với xu hướng giảm thu nhập trong giai đoạn này thì vào 6 tháng đầu năm 2014 đạt 250.000 triệu đồng, tăng 9,11% so với cùng kỳ 6 tháng 2013 đạt ở mức 229.126 triệu đồng; lại có dấu hiệu tăng trưởng cải thiện hơn 23 tức tăng 20.874 triệu đồng. Vì sang năm 2014 thì cuộc khủng hoảng kinh tế đã có xu hướng dừng lại và dần dần được hồi phục trở lại; cùng với đó thì Ngân hàng chủ động giảm mạnh chi phí về lãi suất các khoản đi vay vốn từ bên ngoài; bởi vì Ngân hàng thực hiện theo hướng dẫn từ NH trung ương liên tục giảm lãi suất huy động giảm mạnh hơn lãi suất cho vay; Đồng thời, hệ thống Ngân hàng dành hàng trăm tỷ đồng triển khai các chương trình/ gói tín dụng ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh trở lại, góp phần đem lại làm tăng trưởng thu nhập hơn so với cùng kỳ 6 tháng 2013. - Về mặt chi phí: Các khoản chi phí của chi nhánh bao gồm: chi phí cho hoạt động tín dụng, chi phí dịch vụ, các loại chi phí khác. Năm 2011 chi phí của ngân hàng ở mức cao 703.221 triệu đồng. Năm 2012, chi phí của Vietinbank Cần Thơ là 647.585 triệu đồng giảm 28.636 triệu đồng tương ứng giảm 4,07% so với năm 2011. Bước sang 2013, tình hình chi phí vẫn có chiều hướng giảm 31,53 %, tương ứng với giảm 212.708 triệu đồng so với 2012. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là do tình hình diễn biến trên thị trường hoàn toàn đi ngược lại với năm 2011, năm 2012 và 2013 là năm mà sự cạnh tranh lãi suất huy động giữa các Ngân hàng đã giảm nhiệt, NHNN đã có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ vào trần lãi suất huy động, khiến lãi suất này từ mức 14% giảm qua các lần và chỉ còn 8% kể từ ngày 24/12/2012, và đến 2013 vào khoảng 6%; toàn hệ thống VietinBank Cần Thơ đã tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt là những tháng cuối năm), cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi vào cuối năm 2013; cùng với đó là việc cắt giảm lương nhân viên. Điều đó đã làm cho Ngân hàng tiết kiệm được không ít chi phí trả lãi, qua đó làm giảm chi phí chung cho toàn chi nhánh. Bước sang 6 tháng năm 2014 tình hình chi phí có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2013. Tăng 10,31%, ứng với tăng 21.621 triệu đồng so với 6 tháng 2013. Trong đó, chi phí từ lãi vẫn có xu hướng giảm do Ngân hàng giảm lãi suất huy động ở mức thấp; bởi Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nên chi phí trả cho vốn huy động giảm. Ngược lại thì chi phí các dịch vụ chi ngoài lãi lại tăng là do: các khoản gia tăng chi phí cố định để duy trì hoạt động của các phòng giao dịch mới, sự gia tăng của khoản chi phí huy động vốn nhằm cạnh đồng thời thu hút khách hàng mới. Thêm một lý do nữa của việc gia tăng chi phí đó là do trong năm 2014, Hội sở đã chỉ đạo việc tăng lương và các khoản thưởng cho đội ngũ nhân viên vì cán bộ ở Ngân hàng có chất lượng cao, làm việc hiệu quả, cần những chính sách hợp lý để thu hút, giữ chân nhân tài. Theo đó, thu nhập bình quân mỗi nhân viên Vietinbank năm 24 2014 là 20,76 triệu đồng/tháng, tăng gần 12% so với mức 18,55 triệu đồng/ người/tháng của năm 2013. - Lợi nhuận: Lợi nhuận của Vietinbank Cần Thơ được đo lường bằng việc so sánh 2 chỉ tiêu về thu nhập và chi phí của NH. Qua bảng số liệu ta thấy, trong những năm trở lại đây, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh biến động liên tục. Đầu tiên là bước sụt giảm trong năm 2012 với lợi nhuận đạt 22.997 triệu đồng giảm đột biến 66,64% so với 2011 đạt 68.868 triệu đồng, tương ứng giảm 45.891 triệu đồng. Do thu nhập và chi phí đều giảm mạnh, nhưng thu nhập thì giảm mạnh nhiều hơn nên lợi nhuận của Ngân hàng giảm đột biến. Do tình trạng kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, một số TCTD kinh doanh lỗ, lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng; do lỗ từ hoạt động huy động vốn và cho vay vốn bằng vàng; ủy thác đầu tư. có thể thấy rằng, nợ xấu đã “ăn mòn” lợi nhuận ngân hàng trong năm 2012. Việc tín dụng tăng thấp là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho lợi nhuận ngành ngân hàng sụt giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2012. Tăng trưởng cho vay trong những tháng đầu năm 2012 liên tục âm, sau đó tăng thấp. Lợi nhuận giảm mạnh cũng được lý giải là do chi phí dự phòng rủi ro tăng so với các năm trước từ đó các ngân hàng buộc phải trích lập dự phòng rủi ro, đây cũng chính là nguyên nhân khiến lương thưởng ngân hàng năm nay sụt giảm. Sang 2013, thì có sự giảm nhiều về chênh lệch giữa chi phí và thu nhập; nên lợi nhuận của Ngân hàng đạt 26.441 triệu đồng tăng 3.464 triệu đồng tức tăng 15,08% so với 2012. Kết quả này thật đáng kể bởi vì trong giai đoạn này hầu hết các Ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn từ cạnh tranh lãi suất huy động, tăng chi phí lương nhân viên cho đến việc phải đối mặt với rủi ro khi mở rộng mạng lưới với sức ép về việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút nhiều khách hàng mới. Chính vì Ngân hàng được sự hỗ trợ trực tiếp của NHNN vào các chính sách hạ trần lãi suất trong tình hình kinh tế khó khăn, cùng với việc xử lý thu hồi nợ xấu...cùng với sự kết hợp nỗ lực cố gắng của các nhân viên trong Ngân hàng đoàn kết giữ vững uy tín và thương hiệu và phương châm của Ngân hàng trở thành Ngân hàng hiện đại xứng tầm trên thế giới. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì lợi nhuận đạt 18.600 triệu đồng giảm 747 triệu đồng, tức giảm 3,86% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do chi phí tăng nhiều hơn so với thu nhập, tính tại 30/6/2014, tăng trưởng tín dụng của Vietinbank mới đạt 0,4%, sau khi tăng trưởng âm gần 6% trong quý đầu năm làm việc thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm sút. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng 25 tăng vọt từ mức 1% vào cuối năm 2013 lên 2,5% sau 6 tháng 2014. Ngoài ra bởi vì chi phí được đầu tư mở thêm chi nhánh, mua sắm máy móc thiết bị, các chi phí khuyến mãi để giữ chân khách hàng và đồng thời để mở rộng thêm thị trường và uy tín của Ngân hàng. Do đó, lúc này Nhân hàng có sự sụt giảm về lợi nhuận giảm so với 6 tháng 2013. 3.6 ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI Kế thừa những thành công đã đạt được trong những năm trước, VietinBank tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của mình để trở thành Tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam nhằm nâng cao giá trị cuộc sống. Năm 2013, VietinBank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường; Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước; Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại; Nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh; Đổi mới, nâng cấp mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II; Tập trung xử lý và kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất; Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ngoại bảng…đảm bảo hoạt động của VietinBank tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững đồng thời đưa giá trị thương hiệu VietinBank được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế; nhằm thực hiện mục tiêu trở thành Ngân hàng thương mại mạnh trong khu vực. Năm 2014, dự báo vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng. Với kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động Ngân hàng trong nhiều năm qua đã cam kết tiếp tục phát huy thế mạnh và kết quả đã đạt được, không ngừng đổi mới, tìm cơ hội trong thách thức để quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa hệ thống Ngân hàng phát triển bền vững, chiếm lĩnh thị trường, tối đa hóa lợi nhuận, ngày càng gia tăng hiệu quả hoạt động, uy tín, vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế, xứng đáng với sự kỳ vọng của các cổ đông,nâng cấp mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Ban lãnh đạo Ngân hàng mong muốn tiếp tục nhận được sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, NHNN,... tạo điều kiện, sự tin cậy của các đối tác cũng như sự nỗ lực, đồng sức, đồng lòng của nhân viên để có thể hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã đề ra. 26 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013, 2014 4.1.1 Phân tích Tài sản của Ngân hàng Trong hoạt động của các ngân hàng thương mại, tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, nền tảng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập như hiện nay càng đóng vai trò quan trọng và ngày càng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM. Phân tích tình hình tài sản là nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn Ngân hàng. Việc phân bổ nguồn vốn của Ngân hàng vào việc đầu tư từng khoản mục, phản ánh được mức hiệu quả của tài sản sinh lời như việc đầu tư vào cho vay và các tài sản có khác,… Xem xét sự phân bổ nguồn vốn, từ đó có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh, mức độ rủi ro và đề ra biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, qua việc phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản có nhà quản trị Ngân hàng có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tư khác nhau sẽ có mức sinh lời khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau. Thông qua việc phân tích các khoản mục này sẽ giúp Ngân hàng có những quyết định chính xác các chiến lược đầu tư của Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Tổng tài sản của Ngân hàng được tổng kết các khoản mục ở bảng sau: 27 - Tổng Tài sản của Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Cần Thơ trong thời gian gần đây như sau: Bảng 4.1: Bảng tổng kết Tài sản của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 So sánh 2012/2011 Số tiền % 1. Tiền gửi NHNN 192.402 284.970 181.190 85.939 318.308 92.568 2. Tiền gửi NH khác 70.054 150.679 85.244 50.782 130.681 80.625 115,09 3. Tiền mặt tại quỹ 18.993 19.224 19.030 10.035 11.368 So sánh 2013/2012 Số tiền % 48,11 (103.780) (36,42) (65.435) (43,43) Số tiền % 232.369 (270,39) 79.899 5,79 1.333 13,28 231 1,21 (194) 4. Cho vay 2.713.981 2.466.717 2.635.608 2.461.986 2.002.143 (247.264) (0,91) 168.891 6,85 (459.843) (18,68) +Ngắn hạn 1.957.704 1.665.246 1.839.058 1.681.593 1.467.184 (110.699) (1,48) (260.508) (3,53) (107.336) (9,43) 9,44 (236.434) (30,30) +Trung hạn & Dài hạn 5. TSCĐ Tổng sản Tài 756.277 801.470 796.549 780.393 534.959 168.634 18,86 100.264 40.217 42.547 41.492 32.129 36.351 2.330 5,79 1.055 3.035.647 2.964.136 3.113.564 2.643.871 2.498.851 (71.511) (2,36) 149.428 Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ 28 (1,00) So sánh 6T2014/6T2013 2,48 4.222 13,14 5,04 (145.020) (5,49) Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản của chi nhánh đều có mức biến động tương đối ổn định qua các năm dao động không nhiều khoảng 1-2%. Cụ thể là năm 2011 đạt 3.035.647 triệu đồng, năm 2012, 2013 lần lượt đạt 2.964.136 triệu đồng, 3.113.564 triệu đồng và đầu năm 2014 đạt 2.498.851 triệu đồng giảm 5,49% so với cùng kỳ 2013, tức giảm 145.020 triệu đồng. Như ta được biết thì trong giai 2011-2013 là những năm Ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng và từng bước dần phục hồi lại với tăng trưởng còn chậm. Tuy nhiên, Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ không chỉ giữ vững được khả năng hoạt động hiệu quả mà còn có kết quả hoạt động tín dụng tốt nhất so với các NHTM khác trong khu vực là không âm; đây là một kết quả đáng kể trong thời gian vừa qua. Bởi vì sang năm 2012 Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ áp dụng chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng chính là nhân tố chủ chốt, tạo bước đột phá căn bản để VietinBank thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng trong thời gian tới. Không những vậy, đây là bước đi quan trọng để VietinBank tiếp cận với mô hình hoạt động ngân hàng chuẩn mực, phù hợp thông lệ quốc tế, tạo dựng một khung quản lý rủi ro vững chắc, cân bằng giữa lợi nhuận dự kiến và rủi ro có thể chấp nhận được. Theo mô hình này, công tác quản lý rủi ro tín dụng được tăng cường theo chiều dọc, tách biệt các khâu, đảm bảo chuyên môn hóa cao, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, đơn vị trong việc quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định tín dụng. Đó là những nhận định chung về tình hình Tài sản còn bên trong thì được cấu thành bởi nhiều yếu tố cấu thành tín dụng tăng giảm khác nhau như: Tài khoản sinh lời: là những tài khoản sử dụng vốn mang lại thu nhập cho ngân hàng như tiền gửi NHNN, Tiền gửi ngân hàng khác, cho vay khách hàng hoặc cụ thể rõ ràng hơn là tổng tài sản trừ đi giá trị của TSCĐ và tiền mặt tại quỹ. Từ số liệu ở bảng trên qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2014 tính toán được thì tài khoản sinh lời có xu hướng giảm ở năm 2011-2012 và tăng trở lại ở năm 2013 và cả những tháng đầu năm 2014. Cụ thể năm 2011 đạt mức cao nhất 2.713.981 triệu đồng; bởi năm này tình hình kinh tế vẫn còn trong trạng thái tăng trưởng ở mức trong giai đoạn tăng trưởng trước nên trong năm thì việc hoạt động tín dụng cho vay đối với các loại tài sản cho vay và gửi tại các ngân hàng khác còn cao. Đến 2012 đạt 2.617.396 triệu đồng, giảm nhẹ 10,34% so với 2011; trong đó sự sụt giảm mạnh ở khoản mục cho vay giảm xuống 2.466.717 triệu đồng; tức giảm đi 9,10% so với 2011 và tiền gửi NHNN lại có sự tăng cao 40,13% so với 2011; thêm vào đó là mục tiền gửi ngân hàng khác cũng góp phần tăng lên nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là trong năm 29 này là tình hình cho vay của ngân hàng bị khó khăn đáng kể do nằm trong lúc nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng; các doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh; thị trường BĐS đóng băng; giá cả hàng hóa tăng cao,.. mặc khác, sang năm 2012 Ngân hàng đã áp dụng chính sách tín dụng hướng tới khách hàng được áp dụng và giảm lãi suất xuống từ khoảng 16%/năm còn 14%/năm nên việc tín dụng cho vay tạo sinh lời cho Ngân hàng trong này có giảm sút nhưng vẫn đạt ở mức cao. Đồng thời việc giảm sút tín dụng tạo sinh lời cho khách hàng được thì khoản mục tiền gửi NHNN tăng lên, đó là giải pháp để tăng thêm thu nhập từ nguồn tiền dư trong huy động. Sang năm 2013 thì khoản mục tài sản sinh lời này có hướng tăng trưởng tốt hơn tăng 4,46% so với 2012, đạt được 2.720.852 triệu đồng. Trong đó thì khoản mục cho vay vẫn chiếm vai trò chủ chốt trong tài sản sinh lời đạt 2.635.608 triệu đồng tăng vượt hơn 2012 là 7,31% và khoản mục tiền gửi NHNN và tiền gửi tại các Ngân hàng khác cũng được gửi ít hơn giảm mạnh xuống lần lượt là 30,2% ,39,6% so với năm 2012. Nguyên nhân cho sự tăng trưởng là ngoài việc tiếp tục áp dụng chính sách tín dụng hướng tới khách hàng đạt được kết quả khả quan đã áp dụng từ năm 2012 thì ở năm 2013 ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay trên nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, khách hàng (từ 14%/năm trong năm 2012 giảm khá mạnh nữa là 12%/năm ở năm 2013) để giữ vững uy tín, niềm tin vào tạo sự đồng cảm cùng vượt khó với các khách hàng của mình. Đến 6 tháng đầu năm 2014 thì sự biến động quan trọng nhất là khoản tín dụng cho vay chiếm khoảng 75% trong tổng khoảng tài sản sinh lời; cụ thể đạt 2.451.132 triệu đồng khoản mục này lại có sự giảm nhẹ 3,90% so với cùng kỳ đầu năm 2013; nguyên nhân bởi nền kinh tế mới vượt đáy khủng hoảng đi lên đà phát triển trở lại nên trong thời gian đầu năm 2014 cho vay ngắn hạn để các ngân hàng, cũng như doanh nghiệp giải quyết việc thanh khoản trong lúc khó khăn cũng ít dần…. Bởi vì bắt đầu sang năm 2014 thì việc đi lên từ sau cuộc khủng hoảng còn nhiều khó khăn và nhu cầu vốn hoạt động trở lại của khách hàng cũng như các doanh nghiệp ít hơn so với năm 2013 là năm vừa vượt đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế nên làm cho tài sản sinh lợi bị giảm. Cùng với đó là, năm 2013 Ngân hàng đầu tư nhiều vào trang thiết bị để phục vụ hoạt động và từng bước xây dựng nên một ngân hàng hiện đại làm cho tài sản cố định của ngân hàng tăng như phát triển thêm dịch vụ thanh toán lương qua tài khoản và sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã phát triển trên thế giới từ nhiều năm qua, riêng tại Việt Nam do tập quán sử dụng tiền mặt còn phổ biến nên thói quen hiện đại này vẫn chỉ tập trung ở một bộ phận giới trẻ và những cá nhân làm việc tại các tổ chức kinh tế có yếu tố nước ngoài nhận 30 lương qua tài khoản. Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, chính nó đã làm ảnh hưởng đến tài sản sinh lời qua các năm. Trong tổng tài sinh lời thì các khoản cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, khoảng…. do đó sự thay đổi của hoạt động cho vay quyết định đến sự biến động giảm của tài sản sinh lời ở trong giai này so với năm 2013. Tài sản không sinh lời: bao gồm tiền mặt tại quỹ và giá trị mua sắm tài sản cố định; hoặc được hiểu đó là tài sản mà Ngân hàng phải mất chi phí mà không đem lại thu nhập từ lãi cho Ngân hàng. Nhìn chung tổng tài sản không sinh lời trong thời gian trên chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng rất là thiết yếu trong việc phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng, dao động chỉ khoảng 3 - 4% so với tổng tài sản và có sự biến động nhỏ, không nhiều như các khoản mục trong tài sản sinh lời. Như tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng dao động ở mức dưới 20 tỷ đồng do hệ thống ngân hàng Vietinbank quy định cho các chi nhánh ở cuối ngày không được vượt mức 20 tỷ đồng, nếu có dư vượt thì phải chuyển về Hội Sở chính; nên việc biến động không nhiều của tiền mặt tại quỹ bởi được kiểm soát quản lý chặt chẽ. Cụ thể như từ năm 2011 đến 2012 lần lượt là 18,993 tỷ đồng, 19,224 tỷ đồng, 19,030 tỷ đồng. Bên cạnh đó là khoản mục Tài sản cố định bao gồm cơ sở vật chất như nhà cửa kiến trúc, đất đai, máy móc, trang thiết bị, xây dựng mở thêm chi nhánh mới…phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Đây cũng chính là khoản mục có sự tồn tại lâu dài và ổn định và không có sự thay đổi nhiều theo thời gian như các khoản mục khác mà chỉ có sự thay đổi khi Ngân hàng phải mua sắm thêm để phục vụ cho nhu cầu hiện đại hóa công nghệ. Tóm lại, tài sản không sinh lời trong thời gian quan có xu hướng là tăng nhẹ lên theo từng năm. 4.1.2 Phân tích Nguồn vốn của Ngân hàng Với chức năng là trung gian tài chính thông qua việc điều tiết nguồn vốn giữa cá nhân và các thành phần kinh tế trong xã hội, hỗ trợ việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do vậy việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề quan trọng đối với mỗi ngân hàng. Đối với Ngân hàng Vietinbank – chi nhánh Cần Thơ, ngoài nguồn vốn huy động từ các thành phần dân cư trên địa bàn, các tổ chức doanh nghiệp thì nguồn vốn còn lại được sử dụng chủ yếu từ vốn điều chuyển của hội sở chính. 31 - Tổng nguồn vốn của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ trong thời gian gần đây như sau: Bảng 4.2: Bảng tổng kết nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 1. Vốn huy 2.220.097 2.289.406 2.304.079 động + Ngắn hạn 1.999.335 1.924.504 1.850.002 + Trung & 220.762 364.902 454.077 Dài hạn 2. Vốn điều 654.970 529.332 612.322 chuyển 3. Vốn khác 160.580 145.398 197.163 Tổng nguồn 3.035.647 2.964.136 3.113.564 vốn 6T2014 So sánh 2012/2011 Số tiền % 1.899.732 1.727.218 69.309 1.642.784 1.476.184 3,12 So sánh 2013/2012 Số tiền % So sánh 6T2014/6T2013 Số tiền % 14.673 0,64 (172.514) (9,08) (74.831) (3,65) (74.502) (3,87) (166.600) (10,14) 144.141 256.948 251.034 65,29 89.175 24,44 (5.914) (2,30) 527.448 544.591 (125.638) (19,18) 82.990 15,68 17.143 3,25 216.691 227.042 (15.182) (9,45) 51.765 35,60 10.351 4,78 2.643.871 2.498.851 (71.511) (2,36) 149.428 5,04 (145.020) (5,49) Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ 32 ĐVT: Triệu đồng 3,500,000 3,000,000 2,500,000 Vốn điều chuyển 2,000,000 Vốn khác 1,500,000 Vốn huy động 1,000,000 Tổng nguồn vốn 500,000 0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2013 6T2014 Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Tổng nguồn vốn của Ngân hàng luôn ở mức cao và có sự biến động tăng giảm nhưng sự biến động không nhiều. Bao gồm các khoản mục vốn điều chuyển, vốn khác và nguồn vốn huy động, đây cũng chính là khoản mục quan trọng nhất trong tổng nguồn vốn; bởi khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng cao >70% trên tổng nguồn vồn qua từng năm. Cụ thể là năm 2011 nguồn vốn đạt 3.035.647 triệu đồng, sang năm 2012 có sự sụt giảm nhẹ hơn đạt 2.964.136 triệu đồng, giảm 71.511 triệu đồng, tức giảm 2,04% so với 2011; nguyên nhân sự sụt giảm chủ yếu là do nguồn vốn điều chuyển giảm mạnh 125.638 triệu đồng, tức giảm xuống 19,18%; mặt khác, khoản nguồn vốn huy động năm 2011là 2.220.097 triệu đồng lại có sự tăng nhẹ lên 2.289.406 triệu đồng, tức tăng thêm 3,12% nhưng không nhiều trong khối lượng nguồn vốn. Nguyên nhân sự biến động tăng giảm nhẹ của Nguồn vốn này là do giai đoạn 20112012 nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, tỷ lệ lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ hạn chế suy thoái kinh tế, tiền mặt lưu thông; khi đó, các doanh nghiệp, công ty hầu như đều bị suy giảm sản xuất kinh doanh, ngoài ra còn bị trì trệ, thua lỗ, phá sản… Năm 2012, với chính sách trần lãi suất huy động giảm từ 14%/năm từ đầu năm xuống còn 8%/năm ở cuối năm, cộng với những khó khăn chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng nói riêng; cùng với đó là hoạt động tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh (tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu 2012) sang đến quý III/2012 tình hình mới được cải thiện. Đây là lý do cho nguồn vốn điều chuyển lại tăng mạnh trong giai đoạn này. Đến năm 2013 nguồn vốn tăng nhẹ trở lại đạt 3.113.564 triệu đồng, tăng 5,04% so với năm trước 2012; trong đó sự tăng lên cả vốn điều chuyển tăng 33 15,68% và vốn huy động tăng 0,64% so với 2012. Nguyên nhân chính là sau 2012 thì nền kinh tế vĩ mô bắt đầu dịch chuyển theo xu hướng tăng trưởng trở lại; bám sát theo các chính sách thắt chặt tiền tệ giảm lãi suất xuống mức thấp như năm đầu năm 2012 là 13%, đến cuối năm còn lại chỉ 8%/năm và 2013 còn giảm mạnh đến mức khoảng 7%/năm nên giai đoạn 2012-2013, ngoài ra, còn đưa ra các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh của NHNN đề ra cho chi nhánh; kết hợp với việc chi nhánh đẩy mạnh cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng tăng cường nguồn trung dài hạn, ổn định đồng thời kết hợp với lãi suất thả nổi nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản; phát triển toàn diện các phòng giao dịch cả về quy mô, diện tích, nhân sự, chất lượng phục vụ khách hàng. Cùng khi đó là trong 6 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn vẫn đạt mức cao 2.498.851 triệu đồng, nhưng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013 thì có sự giảm nhẹ 5,49%, tức giảm 145.020 triệu đồng. Nguyên nhân sự biến động này trong 6 tháng đầu năm 2014 có sự giảm so với 2013 là do lãi suất huy động tiếp tục giàm xuống còn 6,5%/năm; đồng thời, giai đoạn này nền kinh tế đang trở mình từ đáy cuộc khủng hoảng vì được sự hỗ trợ đắc lực của chính phủ, nhà nước và nhất là từ phía Ngân hàng hỗ trợ các gói tín dụng giúp cho các doanh nghiệp, công ty được hoạt động trở lại; khi đó nguồn vốn của họ được đưa vào sử dụng để hoạt động kinh doanh, giảm thiểu nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác, trong giai đoạn khó khăn tài chính mà ngân hàng vẫn có được nguồn vốn lớn là bởi vì chi nhánh thường xuyên duy trì các mối quan hệ với khách hàng cũ, nhân viên phòng dịch vụ khác hàng luôn tranh thủ tìm kiếm khách hàng mới nhằm huy động được tiền nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hơn. Do đó, Ngân hàng giảm nguồn vốn ở mức có thể chấp nhận được đồng thời hạn chế huy động dài hạn, mà tập trung huy động ngắn hạn để hạn chế rủi ro lãi suất thị trường giảm xuống, gây bất lợi cho Ngân hàng. 4.1.2.1 Tình hình huy động vốn Huy động vốn là công tác trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình hoạt động của mỗi ngân hàng. Trong những năm gần đây, tình hình nguồn vốn huy động vốn của ngân hàng Công Thương Cần Thơ vẫn đạt được ở mức cao: 34 Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2013, 2014 ĐVT: triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 1.Tiền gửi TCKT 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền 958.013 807.967 79.259 1.078.501 1.157.760 1.113.498 2012/2011 Số tiền % 2013/2012 Số tiền 7,35 (44.262) Số tiền % (3,82) (150.046) (15,66) +Ko KH 285.629 277.946 287.111 270.865 235.067 (7.683) (2,69) +KH 12th 61.123 52.164 42.063 48.856 34.644 1.112.029 1.033.612 1.121.649 526.935 666.740 (78.417) (7,05) 88.037 8,52 139.805 26,53 39.282 9.697 40,52 3.526 10,49 5.040 14,71 185.209 26,95 126.467 44,40 99.275 31,74 8.298 4,00 2. Tiền gửi cá nhân +Ko KH 33.626 37.152 34.242 +KH 12 th 159.639 312.739 412.014 208.092 216.390 153.100 29.567 98.035 68.932 53.593 43.511 68.468 2220.097 2.289.407 2.304.079 1.899.732 1.727.218 69.310 Nguồn: Ngân hàng Công Thương - Chi nhánh Cần Thơ 35 3,30 95,90 231,56 (29.103) (29,69) 3,12 14.672 (35.798) (13,22) (5,23) (100.035) (15,67) (8.959) (14,66) (10.101) (19,36) 23.929 3. GTCG ngắn hạn Tổng NV huy động 9.165 % 6T2014/6T2013 (14.212) (29,09) (10.082) (18,81) 0,64 (172.514) (9,08) Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: khoản mục quan trọng trong nguồn vốn huy động của ngân hàng, bởi mục đích gửi tiền của các tổ chức này là không phải để hưởng lợi mà là để phục vụ cho các giao dịch lớn trên thị trường, nên chiếm tỷ trọng cao khoảng 40% trong tổng nguồn vốn huy động và có sự biến động tăng giảm khá nhanh trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2011 đạt 1.078.501 triệu đồng, đến 2012 tăng trưởng thêm 7,35% đạt triệu đồng, tức tăng tuyệt đối 79.259 triệu đồng so với 2011. Nguyên nhân tăng chủ yếu do sự tăng lên do mục tiền gửi có kỳ hạn [...]... chọn chủ đề Phân tích rủi ro lãi suất Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ làm đề tài nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nhằm đề ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất cho Ngân hàng 1.2.2 Mục... nhau 2.1.3 Phân loại rủi ro lãi suất Hoạt động Ngân hàng, lãi suất của các sản phẩm Ngân hàng được chia theo hai loại lãi suất là lãi suất cố định và lãi suất biến đổi Vì thế, việc phân loại quản lý rủi ro biến động lãi suất cũng được thực hiện phân thành hai loại: rủi ro thay đổi lãi suất cố định và rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi 2.1.3.1 Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi Rủi ro thay đổi lãi suất biến... và phát triển Tên giao dịch: Ngân hàng Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thành phố Cần Thơ Tên tiếng anh: Industrial & Commericial Bank of VietNam – Can Tho Branch Viết tắt: Vietinbank Địa chỉ: Số 09 Đường Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Chi nhánh Ngân hàng Công Thương – Cần Thơ có tiền thân là Ngân hàng khu vực Thành phố Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nước, trụ sở ban đầu... hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 27/3/1993 (theo nghị định số 67/QĐ- NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) - Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 21/09/1996 (theo quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Có mạng lưới kinh doanh rộng rãi toàn thế giới với 3 Sở giao dịch, 137 chi nhánh và hơn 700 điểm giao dịch, Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng. .. vấn đề rủi ro lãi suất của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất đối với một Ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan đến một vài sự kiện Rủi ro lãi suất là rủi mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động lãi suất, tất cả các khoản cho vay và nợ dù với lãi suất. .. thể Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất tại Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 Phân tích rủi ro lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến Ngân hàng Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất cho Ngân hàng. .. năm, có nghĩa là Ngân hàng có khả năng đương đầu rủi ro lãi suất nếu như lãi suất tiền gửi trên thị trường tăng cao) Mặt khác thì các nguồn vốn khác nhau sẽ có rủi ro lãi suất khác nhau (lãi suất tiền gửi kỳ hạn 4 tháng có tính nhạy cảm lãi suất trong thời hạn 4 tháng v.v ) 2.1.2 Tính chất rủi ro lãi suất Thời hạn mà Ngân hàng huy động được nguồn vốn sẽ quyết định tính chất rủi ro mà Ngân hàng phải đối... tình hình hoạt động của Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ, như thực hiện sao cho giá trị của tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn hơn, nhằm giảm và hạn chế được những rủi ro về lãi suất cho Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ 1.4.2 Phạm vi thời... Thương Việt Nam (VietinBank) được biết đến là một hệ thống Ngân hàng lớn bậc nhất Việt Nam, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam Ngân hàng đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ và phát triển kỹ thuật – công nghệ Thế nhưng trong kinh doanh việc gặp rủi ro là điều không thể nào tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro lãi suất Để giải quyết những rủi ro về lãi suất Ngân hàng. .. tài sản nợ thì Ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ Rủi ro trở nên nghiêm trọng hơn nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trên mức đầu tư tín dụng ngắn hạn Ngược lại, Ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất tái đầu tư trong trường hợp tài sản có có kỳ hạn ngắn hơn so với tài sản nợ Như vậy, Ngân hàng sẽ chịu rủi ro về lãi suất khi duy

Ngày đăng: 19/10/2015, 22:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan