Pháp luật về hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay

128 724 0
Pháp luật về hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ------------------------------ NGUYỄN NGỌC SƠN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LUẬT HÀ NỘI – 2002 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ---------------------------- NGUYỄN NGỌC SƠN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ Mà SỐ: 50515 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN AM HIỂU HÀ NỘI - 2002 Môc lôc Trang Lêi më ®Çu 1 Ch-¬ng 1/ Mét sè vÊn ®Ò chung vÒ h¶i quan vµ ph¸p luËt vÒ h¶i 8 quan 1.1/ S¬ l-îc sù ra ®êi cña H¶i quan vµ b¶n chÊt cña H¶i quan 8 1.2/ Chøc n¨ng, nhiÖm vô cña H¶i quan ViÖt Nam 13 1.2.1/ KiÓm tra, gi¸m s¸t h¶i quan 15 1.2.2/ Thu thuÕ xuÊt khÈu, thuÕ nhËp khÈu vµ thùc hiÖn chÝnh s¸ch 17 thu trong lÜnh vùc h¶i quan 1.2.3/ §iÒu tra, xö lý vi ph¹m ph¸p luËt h¶i quan; phßng chèng bu«n 20 lËu, gian lËn th-¬ng m¹i, vËn chuyÓn tr¸i phÐp hµng ho¸ qua biªn giíi 1.2.4/ Thèng kª Nhµ n-íc vÒ h¶i quan 21 1.3/ Sù h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña ph¸p luËt vÒ h¶i quan ë n-íc ta 21 1.3.1/ Tr-íc n¨m 1945 21 1.3.2/ Tõ n¨m 1945 ®Õn nay 23 Ch-¬ng 2/ Thùc tr¹ng ph¸p luËt H¶i quan ViÖt Nam 30 2.1/ §Þa bµn ho¹t ®éng cña H¶i quan ViÖt Nam 2.2/ KiÓm tra, gi¸m s¸t h¶i quan 2.2.1/ KiÓm tra, gi¸m s¸t h¶i quan theo ph¸p luËt ViÖt Nam 2.2.2/ KiÓm tra, gi¸m s¸t h¶i quan theo ph¸p luËt quèc tÕ 30 31 31 42 2.2.3/ KiÓm tra, gi¸m s¸t h¶i quan ®èi víi ho¹t ®éng xuÊt khÈu, nhËp 45 khÈu 2.2.3.1/ VÒ c¬ chÕ, chÝnh s¸ch xuÊt khÈu, nhËp khÈu 45 2.2.3.2/ KiÓm tra, gi¸m s¸t h¶i quan ®èi víi hµng ho¸ xuÊt khÈu, 49 nhËp khÈu 2.3/ Thu thuÕ xuÊt khÈu, thuÕ nhËp khÈu vµ thu kh¸c 54 2.4/ §iÒu tra, xö lý c¸c hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt h¶i quan; xö ph¹t 61 vi ph¹m hµnh chÝnh vµ ®iÒu tra h×nh sù cña H¶i quan Ch-¬ng 3/ Nh÷ng yªu cÇu cña héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ vµ mét 72 sè gi¶i ph¸p nh»m hoµn thiÖn ph¸p luËt vÒ h¶i quan 3.1/ Héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ vµ nh÷ng t¸c ®éng ®Õn ho¹t ®éng H¶i 72 quan 3.1.1/ Héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ 72 3.1.2/ Nh÷ng yªu cÇu cña héi nhËp kinh tÕ quèc tÕ t¸c ®éng ®Õn ho¹t 77 ®éng H¶i quan 3.2/ Ph-¬ng h-íng vµ gi¶i ph¸p 82 3.2.1/ ChÝnh s¸ch th-¬ng m¹i hµng ho¸ vµ hµng rµo phi thuÕ quan 83 3.2.2/ KiÓm tra, gi¸m s¸t h¶i quan 86 3.2.3/ VÒ lÜnh vùc thuÕ quan 93 3.3.4/ N©ng cao thÈm quyÒn ®iÒu tra cña H¶i quan 95 KÕt luËn 98 Danh môc tµi liªu tham kh¶o 102 LỜI MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trƣơng nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức tài chính quốc tế nhƣ WB, IMF, ADB... và trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 1995, APEC năm 1998; đang đàm phán gia nhập WTO, đã ký hiệp định khung với EU, đặc biệt Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001 đã đánh một dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta. Bên cạnh những mặt tích cực mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến nƣớc ta nhƣ việc mở rộng thị trƣờng, tăng khả năng thu hút các nguồn vốn, tạo điều kiện tiếp nhận công nghệ mới có hiệu quả hơn..., thì những yêu cầu, thách thức mới và những tác động tiêu cực ở mặt nào đó, đòi hỏi phải đƣợc giải quyết sao cho thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo hộ sản xuất trong nƣớc; bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; giữ vững chủ quyền quốc gia. Pháp luật hải quan Việt Nam đã góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nƣớc; đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện pháp luật kinh tế nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Càng có ý nghĩa hơn khi Luật Hải quan, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất quy định về Hải quan, đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002. Luật Hải quan ra đời đã giải quyết nhiều yêu cầu cấp bách, đã cơ bản tạo ra khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động hải quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh tế đối ngoại, sản 1 xuất và lƣu thông, thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, góp phần giữ vững ổn định chính trị trong điều kiện hội nhập, phát triển nhanh về kinh tế những năm đầu thập kỷ của thế kỷ 21. Tuy nhiên vấn đề đặt ra lúc này là làm thế nào để pháp luật hải quan nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát huy đƣợc hiệu quả quản lý. Muốn vậy vấn đề hết sức quan trọng là làm sao các quy định của pháp luật hải quan phải đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu và xem xét một cách hệ thống để nhận thức đƣợc rõ ràng, rộng rãi. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế luôn đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏi một số lĩnh cụ thể của pháp luật phải thích nghi, trong đó, đặc biệt là vấn đề thuế quan và hàng rào hải quan. Vì vậy nghiên cứu “Pháp luật về hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế ở nước ta hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết của thực tế đời sống kinh tế - xã hội trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc ta. 2/ Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về pháp luật hải quan Việt Nam nói chung và pháp luật hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế nói riêng, cho đến nay vẫn là điều khá mới mẻ và chƣa thu hút đƣợc nhiều sự chú ý của đông đảo các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các luật gia... Nguyên nhân của tình trạng trên là do, mặc dù Hải quan đƣợc thành lập từ rất sớm 10/9/1945, nhƣng trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, tiến hành và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, hoạt động của Hải quan thực tế còn rất hạn chế. Sau năm 1975, do chính sách Nhà nƣớc độc quyền ngoại thƣơng, quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hoá đƣợc thực hiện chủ yếu trong Khối SEV. Do vậy, hoạt động của Hải quan vẫn còn hạn chế ở 2 phạm vi, mức độ nhất định. Với chủ trƣơng đổi mới, mở cửa của Đảng cộng sản Việt Nam, từ năm 1986 nền kinh tế nƣớc ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nƣớc; thì hoạt động của Hải quan ngày càng trở nên cần thiết với yêu cầu về phạm vi, địa bàn hoạt động rõ ràng, thực quyền, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội và tình hình nhiệm vụ trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập kinh tế và phát triển đất nƣớc. Trƣớc yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, đã có những bài viết, bài tham luận có liên quan và một số công trình khoa học, luận án, đề tài nghiên cứu về Hải quan và pháp luật về hải quan, có thể kể đến nhƣ: “Tham gia quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam về phƣơng diện pháp lý” (T.S Hà Hùng Cƣờng, tham luận tại hội thảo “Những thách thức về phƣơng diện pháp lý trƣớc quá trình toàn cầu hoá” tháng 10/2000, Nhà Pháp luật Việt-Pháp). “Mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong thập niên đầu của thế kỷ 21 và nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam” (T.S Uông Chu Lƣu, tham luận tại toạ đàm về “Các mục tiêu chiến lƣợc về phát triển kinh tế xã hội tác động đến nhu cầu phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam” tháng 6/2001 tại Hà Nội). “Tìm hiểu pháp luật hợp đồng mua bán hàng hoá và đại diện thƣơng mại” (TS Nguyễn Am Hiểu, NXB Đà Nẵng, 2000). “Pháp luật Thƣơng mại Việt Nam trƣớc thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (TS Phạm Duy Nghĩa, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6/2000). 3 “Sự cần thiết phải triển khai khai thuê Hải quan” (Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của Cục Giám sát quản lý- Tổng cục Hải quan, mã số 03N98, năm 1998). “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế kiểm tra sau giải phóng hàng hoá nhập khẩu” (Đề tài nghiên cứu cấp ngành của Cục kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu- Tổng cục Hải quan, mã số 02 - N99, năm 1999). “Nghiên cứu các nội dung cơ bản của thủ tục hải quan qua việc rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật hải quan và xuất nhập khẩu” (Đề tài nghiên cứu cấp ngành của Cục Giám sát quản lý - Tổng cục Hải quan, mã số 05 - N 2000, năm 2000) “Nghiên cứu xác định lộ trình tiến tới thực hiện Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO và các giải pháp thực thi” (Đề tài nghiên cứu cấp ngành của Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu- Tổng cục Hải quan, mã số 08 N2000, năm 2000) Tuy nhiên, các bài viết, các đề tài trên đây chỉ mới đề cập đến từng lĩnh vực cụ thể mang tính đơn lẻ, nêu vấn đề hoặc giải quyết những công việc cụ thể. Chƣa có một công trình khoa học vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn nghiên cứu tổng thể về pháp luật hải quan Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3/ Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về hải quan bằng pháp luật, tìm hiểu thực trạng các quy định của pháp luật về hải quan, từ đó đánh giá tình hình áp dụng pháp luật về hải quan trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hải quan, kiến nghị những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hệ thống pháp luật 4 về hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế, thực hiện các điều ƣớc quốc tế, các cam kết mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Nhằm thực hiện mục đích trên, nhiêm vụ của luận văn là: . Nghiên cứu quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc trong việc xây dựng pháp luật về hải quan. . Nghiên cứu thực trạng pháp luật hải quan trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế, trên cơ sở so sánh với các thời kỳ trƣớc. . Trên cơ sở tham khảo pháp luật hải quan cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý về hải quan của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới; đảm bảo lộ trình cắt giảm thuế quan theo chƣơng trình CEPT/AFTA, APEC, thực hiện trị giá hải quan GATT/WTO, Công ƣớc HS về hệ thống điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá, trên cơ sở tham gia có bảo lƣu Công ƣớc KYOTO về hài hoà và đơn giản hoá thủ tục hải quan. Luận văn còn có nhiệm vụ đánh giá việc thực hiện pháp luật hải quan trong tình hình hiện nay, từ đó đóng góp một số giải pháp cụ thể nhằm thực thi một cách hữu hiệu Luật Hải quan, cũng nhƣ hoàn thiện pháp luật hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 4/ Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động hải quan là một loại hoạt động quản lý của Nhà nƣớc, sử dụng các biện pháp mang tính chất quan thuế hay phi quan thuế; nhằm kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thu khác liên quan đến hoạt động hải quan; phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Hiểu theo nghĩa rộng, pháp luật về hải quan là tổng thể các quy phạm pháp luật, điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về 5 hải quan, tức là điều chỉnh hoạt động của cơ quan hải quan, cơ quan quản lý nhà nƣớc và của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hải quan. Đó là một lĩnh vực rất rộng liên quan tới nhiều lĩnh vực pháp luật. Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, pháp luật về hải quan có thể hiểu là những quy định về Hải quan, đó là một lĩnh vực hoạt động, và đó còn là một chế định pháp lý về quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; về tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan. Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật về hải quan theo nghĩa hẹp này. 5/ Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đƣờng lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, luận văn còn sử dụng phƣơng pháp hệ thống, điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ các luận điểm. 6/ Những đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống các quan điểm lý luận cũng nhƣ thực tiễn về pháp luật hải quan. Luận văn đề cập và phân tích những yêu cầu và lộ trình hội nhập kinh tế của nƣớc ta, đồng thời góp phần giải quyết nhiệm vụ xây dựng, thực thi, hoàn thiện pháp luật hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 6 Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật hải quan; nêu và phân tích để làm rõ những điểm mới, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cũng nhƣ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, và các vấn đề còn tồn tại, bất cập cùng một số đề xuất, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hải quan. Luận văn còn phân tích và kiến nghị những vấn đề mang tính cấp thiết mà Hiệp định thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ và quá trình đàm phán ra nhập WTO, cũng nhƣ các cam kết, thoả thuận mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia đã đề cập, nhƣ việc thực hiện trị giá hải quan GATT/WTO, thực hiện CEPT/AFTA, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu làm cơ sở cho việc thực hiện các ƣu đãi về thuế quan... 7/ Bố cục của luận văn Luận văn gồm: Lời mở đầu, ba chƣơng, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về hải quan và pháp luật về hải quan Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật hải quan Việt Nam Chƣơng 3: Những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hải quan 7 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẢI QUAN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN 1.1/ Sơ lƣợc sự ra đời của Hải quan và bản chất của Hải quan Trong các tác phẩm kinh điển, khi phân tích về nguồn gốc của nhà nƣớc, về sở hữu tƣ nhân, về sự hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất qua các hình thái kinh tế xã hội; Các Mác - Ăng Ghen - Lê Nin đã chỉ rõ, hoạt động hải quan xuất hiện cùng với sự xuất hiện của sản xuất hàng hoá. Cơ sở kinh tế - xã hội của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là phân công lao động xã hội, và sự tách biệt về kinh tế giữa ngƣời sản xuất này với ngƣời sản xuất khác, do các quan hệ sở hữu khác nhau về tƣ liệu sản xuất quy định. Do phân công lao động xã hội nên mỗi ngƣời chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm nhất định. Song, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của mỗi ngƣời cần có nhiều loại sản phẩm, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau. Do chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất, mà ngƣời chủ tƣ liệu sản xuất có quyền quyết định việc sử dụng tƣ liệu sản xuất và những sản phẩm do họ sản xuất ra; ngƣời sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của ngƣời sản xuất khác thì phải thông qua trao đổi sản phẩm lao động cho nhau dƣới hình thức mua - bán. Cùng với nền sản xuất hàng hoá, dần dần xuất hiện “Giai cấp, đã không còn tham gia sản xuất, mà chỉ làm việc trao đổi hàng hoá, đó chính là các thƣơng gia”[1,165] Sự xuất hiện của tầng lớp thƣơng gia “Đã tạo khả năng xuất hiện các quan hệ thƣơng mại vƣợt ra ngoài phạm vi của các địa bàn gần nhất, mà việc thực hiện nó phụ thuộc vào các phƣơng tiện giao thông hiện có, vào tình trạng an toàn xã hội trên các con đƣờng đƣợc đảm bảo bằng các quan hệ chính trị, 8 vào các nhu cầu ít hay nhiều tuỳ thuộc vào mức độ phát triển tại các vùng mà các quan hệ đó có thể với tới đƣợc”. [2,52-53] Việc di chuyển của các thƣơng đoàn thƣờng không an toàn mà các di tích lịch sử của Ai Cập cổ đại (thế kỷ XVI - XII TCN) đã cho thấy bằng chứng của các vụ cƣớp bóc cũng nhƣ các khiếu nại của các thƣơng nhân. Do vậy duy trì một đội ngũ bảo vệ là một gánh nặng về kinh tế và không phải khi nào cũng có hiệu quả đối với các thƣơng nhân. Cho nên họ đã tìm một giải pháp khác thay cho chi phí để nuôi dƣỡng đội ngũ bảo vệ đắt tiền, đó là chi một loại thuế đặc biệt - tiền thân của thuế quan “Thuế hải quan phát sinh từ các khoản thu mà các lãnh chúa phong kiến thu của các thƣơng nhân đi qua lãnh địa của họ, để bằng cách đó thoát khỏi việc bị cƣớp bóc, các khoản thu này về sau cũng đƣợc thu bởi các thành phố và khi xuất hiện các nhà nƣớc hiện đại thì chúng trở thành phƣơng tiện thuận tiện nhất để thu tiền cho ngân khố” [2,57] Sự hình thành các quốc gia độc lập là điều kiện chính trị cho việc xuất hiện chính sách hải quan. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ tan rã, giai cấp chủ nô ra đời; họ tìm cách chiếm đoạt lao động của các thành viên khác trong xã hội và thúc đẩy sự phát triển của nghề thủ công, buôn bán, đẩy nhanh sự tách biệt giữa thành thị và nông thôn, “Cùng với các thành thị đã xuất hiện yêu cầu quản lý, cảnh sát, thuế khoá...” [2,50]. Để duy trì bộ máy nhà nƣớc, giới chủ nô đã thu các loại thuế và thu khác từ việc buôn bán và từ việc vận chuyển quá cảnh hàng hoá. Tại Ba Bi Lon, quốc gia trung tâm kinh tế và văn hoá của thế giới thời cổ đại, mọi hàng hoá đƣa vào đều bị kiểm tra và đều phải nộp thuế. Thời kỳ đó hoạt động hải quan phát triển nhất là ở Hy Lạp cổ đại, đó là do hoàn cảnh địa lý của đất nƣớc này không mấy thuận lợi, ngƣời dân sinh sống chủ yếu dựa vào buôn bán; họ phải nhập lúa mì từ Ai Cập và vùng Hắc Hải...; thuế hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu đƣợc quy định bằng 1/10 trị 9 giá hàng hoá, sau này ngƣời ta nhận thấy thu thuế nhẹ hơn sẽ thúc đẩy thƣơng mại, từ đó thu lợi đƣợc nhiều hơn, do đó họ giảm dần thuế, thậm chí chỉ còn 1/100 trị giá hàng hoá; một số hàng hoá nhập khẩu nhƣ vũ khí, trang thiết bị quân sự đƣợc miễn thuế; các đồng minh của Hy Lạp đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan.[96,27] Thu thuế hải quan đƣợc tiến hành tại các cảng biển, các chợ thành thị và tại các trạm thuế quan trên biên giới đƣờng bộ; thuế hải quan thƣờng đƣợc thu nộp bằng vàng hoặc bạc. ở Hy Lạp cổ đại, việc thu thuế quan đƣợc giao khoán cho những công dân nổi tiếng, hàng năm họ phải nộp cho nhà nƣớc một khoản tiền nhất định và đƣợc hƣởng phần thu vƣợt, nếu chƣa nộp đƣợc họ có thể đƣợc tạm hoãn, nếu không hoàn thành nghĩa vụ giao nộp thì có thể bị phạt tù. Vào thế kỷ XII - XIII, với xu hƣớng dần dần nới rộng quan hệ kinh tế giữa các thành phố và các công quốc. Chính sách thuế quan cũng đƣợc chuyển theo hƣớng tạo ra một hệ thống thuế quan chung trên biên giới phía ngoài của quốc gia. Tuy nhiên quá trình thống nhất hoá luật lệ hải quan ở các quốc gia diễn ra trong một thời gian dài; Anh và Scotland diễn ra vào năm 1707; Anh và Irland năm 1823; tại Pháp chế độ hải quan thống nhất vào năm 1790; nƣớc Áo hình thành chính sách hải quan chung của mình vào năm 1775-1851; ở Italia hàng rào thuế quan giữa các vùng chỉ biến mất vào năm 1859; còn nƣớc Đức quá trình thống nhất thuế quan diễn ra suốt từ năm 1842 đến 1888.[93,5] Trong thời kỳ này các quốc gia can thiệp rất tích cực vào ngoại thƣơng, đặt ra các luật lệ thúc đẩy việc tích luỹ tiền tệ cho ngân khố, nhƣ việc đƣa ra các quy định hàng hoá chỉ đƣợc đi qua những địa điểm nhất định, để tiện cho việc kiểm soát và thu thuế quan. Nói chung, luật lệ hải quan thời kỳ này chỉ đơn thuần mang tính chất tài chính và tính chất thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu cũng giống nhƣ hàng 10 hoá xuất khẩu. Nhƣ ở Pháp, luật thuế quan năm 1664 có tới 700 điều quy định việc nhập khẩu hàng hoá và 900 điều quy định đối với việc xuất khẩu hàng hoá, cho thấy luật lệ hải quan thời kỳ này đã đƣợc quy định chi tiết nhƣ thế nào. Từ cuối thế kỷ XVII, xuất hiện xu hƣớng bảo hộ giữa các quốc gia, nhiều đạo luật đã đƣợc thông qua để hạn chế nhập khẩu hàng hoá của các nƣớc khác và khuyến khích xuất khẩu hàng hoá trong nƣớc; nhƣ Luật Hàng hải Cromwel năm 1651 của Anh quy định về việc hàng hoá nhập vào Anh, nếu chở bằng tàu của nƣớc khác sẽ bị đánh thuế gấp đôi so với chở bằng tàu nƣớc Anh. Các quốc gia châu Âu cũng ban hành các luật lệ bảo hộ không chỉ thƣơng mại mà còn sản xuất nữa. Về vấn đề này Mác và Ăng ghen đã viết: “ Cùng với sự xuất hiện của các công xƣởng, các dân tộc khác nhau đã bắt đầu cạnh tranh với nhau, tiến hành các cuộc đấu tranh thƣơng mại, với sự giúp đỡ của các cuộc chiến tranh, các loại thuế bảo hộ và các hệ thống cấm đoán, trong khi đó trƣớc kia các dân tộc đó do quan hệ với nhau nên đã tiến hành việc trao đổi một cách hoà bình. Từ nay thƣơng mại đã mang tính chất chính trị” [2,56] Năm 1650, nƣớc Anh ban hành luật cấm ngƣời nƣớc ngoài buôn bán tại các nƣớc thuộc địa của Anh nếu không đƣọc chính phủ Anh cho phép. Nƣớc Pháp, vào các năm từ 1815 đã ban hành các luật lệ bảo hộ, phải đến những năm 60 của thế kỷ đó mới chuyển sang hƣớng tự do hoá thƣơng mại. Tại nƣớc Đức, mƣời tám công quốc do nƣớc Phổ đứng đầu đã thành lập liên minh thuế quan, bỏ hết các hàng rào thuế quan trong nội địa, tạo nên một thị trƣờng thống nhất. Nói tóm lại, hoạt động hải quan đã xuất hiện từ lâu đời, từ khi có sự phân công lao động và sản xuất hàng hoá, hoạt động hải quan gắn liền với sự xuất hiện nhu cầu trao đổi hàng hoá. Để bảo vệ lợi ích của mình, mỗi cộng 11 đồng đã tự quy định những biện pháp có lợi nhất cho mình trong việc kiểm soát trao đổi hàng hoá để bảo vệ sản xuất, đồng thời thu được lợi nhiều nhất trong quan hệ với các cộng đồng khác; đó chính là bản chất của hoạt động hải quan. Có thể nói không có trao đổi hàng hoá giữa các cộng đồng dân cƣ, ngày nay là giữa các quốc gia, thì không có hoạt động hải quan. Hiện nay, cơ quan hải quan của các nƣớc, bên cạnh các chức năng truyền thống nhƣ kiểm tra hàng hoá, thu thuế, đấu tranh chống buôn lậu..., còn có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ về bằng phát minh sáng chế, các luật lệ về tài chính, hạn nghạch xuất nhập khẩu...; chẳng hạn, Hải quan Hoa Kỳ có các nhiệm vụ: tính và thu thuế hải quan, các loại phí và lệ phí, các loại tiền phạt đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu; thực hiện việc kiểm tra các phƣơng tiện vận tải, kiểm tra ngƣời và hành lý nhập cảnh vào Hoa Kỳ; hợp tác với các cơ quan liên bang khác trong việc ngăn chặn vận chuyển ma tuý, dƣợc phẩm bị cấm, tranh ảnh đồi truỵ; yêu cầu cung cấp các số liệu trên cơ sở Luật về bí mật hoạt động ngân hàng; thực hiện kiểm tra việc tuân thủ một số luật lệ về các quy tắc và trật tự giao thông hàng hải; bảo đảm việc tuân thủ các quy định về bản quyền tác giả, nhãn mác thƣơng mại...; bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng qua việc theo dõi hàng hoá nhập khẩu có phù hợp hay không với các tiêu chuẩn và quy chế của luật pháp quốc gia nhƣ ô tô, các chất dễ cháy, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, mức độ phát xạ của các sản phẩm điện tử; Luật Hải quan Hoa kỳ còn quy định việc kiểm soát xuất khẩu mà mục tiêu là ngăn chặn việc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang các nƣớc thù địch [94]. Trong những thập niên qua, các thoả thuận đơn phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng về vấn đề hải quan đã đƣợc hình thành giữa các quốc gia, do tính chất ngày càng gia tăng của các cuộc “chiến tranh” thuế quan; các hiện tƣợng này đã dẫn đến các cố gắng điều chỉnh quan hệ hải quan ở tầm quốc tế. Việc thành 12 lập Hội đồng hợp tác Hải quan ngày 15 tháng 12 năm 1950 [95,43-58] ; ký thoả thuận GATT, các vòng đàm phán Uruguay..., đều nằm trong cố gắng của các quốc gia trong việc điều chỉnh chính sách hải quan, nhằm tạo ra một môi trƣờng quốc tế thuận lợi nhất cho việc phát triển kinh tế. Hiện nay, trên thế giới, tuỳ theo ngôn ngữ của từng quốc gia mà Hải quan mang những tên gọi khác nhau, nhƣng phổ biến là Customs (tiếng Anh), Douane (tiếng Pháp), Tamojnia (tiếng Nga)…; Hải quan ở các nƣớc khác nhau cũng có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội và vị trí, vai trò của nhà nƣớc trong từng thời kỳ; nhƣng nói chung, Hải quan là một cơ quan Nhà nƣớc có những chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau: . Kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hành khách và phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh theo đúng pháp luật. . Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các sắc thuế, khoản thu khác theo quy định của pháp luật; thực hiện chính sách thuế quan của Nhà nƣớc theo nhiệm vụ thẩm quyền đƣợc giao. . Chống buôn lậu và các hành vi vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan khác. . Thực hiện thống kê Nhà nƣớc về hải quan. 1.2/ Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam Chức năng, nhiệm vụ truyền thống của Hải quan là bảo vệ không gian kinh tế của quốc gia. Mục tiêu tổng quát của chức năng, nhiệm vụ này là đảm bảo việc bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nƣớc. Chức năng của Hải quan trong xã hội thể hiện qua những mục tiêu mà Hải quan nhằm đạt đƣợc thông qua các hoạt động của mình. Những mục tiêu này thay đổi tuỳ theo hình thái ý thức xã hội và mô hình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, Nhà nƣớc độc quyền ngoại thƣơng, 13 vai trò của Hải quan đã giảm tới mức tối thiểu; Hải quan không tham gia vào việc thực hiện các chế độ thuế xuất, nhập khẩu vì một lẽ đơn giản là các loại thuế này hầu nhƣ không tồn tại. Vì việc buôn bán ngoại thƣơng, trao đổi hàng hoá đƣợc thực hiện qua các nghị định thƣ. Sau khi tham gia Hội đồng tƣơng trợ kinh tế các nƣớc Xã hội chủ nghĩa, tháng 6 năm 1978. Nhà nƣớc đã áp dụng một số đặc điểm của hệ thống này trong quan hệ buôn bán, nhƣ kế hoạch hoá tập trung trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quyết định giá cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng biện pháp hành chính, đồng tiền trong thanh toán ngoại thƣơng là đồng tiền không chuyển đổi đƣợc (rúp/đôla), ngân hàng thanh toán giữa các nƣớc trong khối là ngân hàng hợp tác kinh tế; vai trò của thuế quan không đáng kể vì nó chỉ đƣợc đánh vào hàng nhập khẩu phi mậu dịch, chủ yếu là hàng hoá do ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài gửi về cho thân nhân, hoặc do khách du lịch đƣa vào. Hàng hoá xuất, nhập khẩu mậu dịch đƣợc điều tiết bằng hạn ngạch, và phân bổ cho các công ty chuyên doanh của nhà nƣớc, do Trung ƣơng quản lý; một số ít hạn ngạch với số lƣợng không đáng kể, kim ngạch nhỏ đƣợc dành cho các công ty do địa phƣơng quản lý. Tất cảc hàng hoá xuất, nhập khẩu vƣợt quá hạn ngạch hoặc không nằm trong khuôn khổ các nghị định thƣ, thì phải có giấy phép của cơ quan quản lý thƣơng mại. Ngày nay, các mục tiêu tổng quát của việc quản lý nhà nƣớc về hải quan đang đƣợc nhận thức trong bối cảnh chung của quá trình phân công lao động quốc tế đang ngày càng trở nên sâu sắc, của việc hình thành và củng cố các khối kinh tế ở khắp các khu vực địa lý trên thế giới, và của các quyền lợi cũng nhƣ các nghĩa vụ mà mỗi quốc gia - thành viên của Tổ chức Thƣơng mại thế giới phải tuân thủ. Các biện pháp bảo hộ, các biểu thuế quan…, của mỗi quốc gia, thành viên một tổ chức kinh tế nào đó, chủ yếu chỉ đƣợc áp dụng đối với hàng hoá đi từ các nƣớc không phải quốc gia thành viên. Tuy nhiên 14 vẫn có rất nhiều lĩnh vực mà các mục tiêu của pháp luật về hải quan hoàn toàn mang tính chất quốc gia, nhƣ các lĩnh vực kiểm soát các quan hệ tài chính với bên ngoài, hay các lĩnh vực thuộc về kiểm tra, kiểm soát qua biên giới mang tính chất vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật… Bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ nhƣ đã trình bày trên, khi nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Hải quan có thêm những chức năng, nhiệm vụ mới, có thể đƣợc cụ thể hoá thành các nội dung chính nhƣ sau: . Tiến hành công tác kiểm tra, giám sát về hải quan. Thi hành và bắt buộc thi hành các biện pháp liên quan đến việc kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng, kiểm soát ngoại hối. . Thi hành và giám sát việc thi hành các quy chế khác nhau liên quan đến việc kiểm dịch động, thực vật; vệ sinh dịch tễ; an ninh, trật tự an toàn xã hội. . Thông qua việc thực hiện các chế độ thuế quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hải quan tác động lên giá cả của các sản phẩm nhập khẩu, qua đó điều tiết tiêu dùng xã hội cũng nhƣ đầu tƣ sản xuất. . Thi hành các biện pháp điều tra nhằm chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng. . Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam. Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lƣợng hải quan. . Thực hiện thống kê Nhà nƣớc, hợp tác quốc tế về hải quan. Chức năng cụ thể của Hải quan Việt Nam đƣợc thể hiện chủ yếu ở những mặt sau: 1.2.1/ Kiểm tra, giám sát hải quan 15 a/ Kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng. Kiểm soát hạn ngạch Việc bảo vệ sản xuất trong nƣớc, ngoài các biện pháp khác, còn đƣợc thực hiện thông qua các biện pháp kiểm soát số lƣợng đối với sản phẩm đƣợc phép nhập khẩu vào thị trƣờng nội địa, hoặc đối với một số ngành hàng xuất khẩu vào những thị trƣờng có hạn chế nhập khẩu. Tất cả các biện pháp kiểm soát về số lƣợng này đều nằm trong các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hay quá cảnh. Đối với hàng hoá nhập khẩu, các biện pháp hạn chế về số lƣợng, kết hợp với các biện pháp mang tính chất quan thuế, chủ yếu là nhằm bảo vệ sản xuất trong nƣớc và hƣớng dẫn tiêu dùng. Đối với lĩnh vực xuất khẩu, các biện pháp này nếu đƣợc áp dụng chủ yếu là do sự hạn chế từ nƣớc nhập khẩu hoặc là do mục đích khác trong quan hệ quốc gia. Nói chung, áp dụng hạn ngạch đối với hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu, chính là việc định ra số lƣợng tối đa hàng hoá có thể đƣợc phép nhập khẩu hay xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Khi áp dụng hạn ngạch đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Hải quan có nghĩa vụ giám sát, theo dõi để các loại hàng hoá thuộc chế độ hạn ngạch khi nhập vào hoặc xuất ra khỏi biên giới, ngoài các chứng từ thủ tục khác phải thực hiện, phải đáp ứng yêu cầu có giấy phép của cơ quan chức năng. Bên cạnh đó Hải quan vẫn thực hiện các chính sách thuế quan, vì việc có giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu, không đồng nghĩa với việc đƣợc miễn thuế xuất khẩu hay nhập khẩu. Kiểm soát thực hiện các biện pháp cấm Biện pháp cấm là việc không cho xuất ra hay nhập vào lãnh thổ quốc gia một số loại hàng hoá nào đó. Các biện pháp cấm có thể gồm: Cấm mang tính chất vệ sinh môi trƣờng, nhƣ một số loại dƣợc phẩm hoá chất độc, các 16 chất gây ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh…; cấm mang tính chất chính trị, nhƣ các tài liệu có tính chất bí mật quốc gia, hàng hoá phục vụ an ninh quốc phòng; cấm mang tính chất bảo vệ an ninh kinh tế, trật tự an toàn xã hội, nhƣ một số loại hàng hoá (quy định cụ thể trong từng giai đoạn), các văn hoá phẩm, ấn phẩm đồi truỵ, trái với thuần phong mỹ tục… b/ Kiểm soát ngoại hối Pháp luật liên quan đến việc kiểm soát các quan hệ tài chính với nƣớc ngoài, cho phép kiểm tra, giám sát sự chu chuyển của tiền tệ, vàng bạc, đá quý, các phƣơng tiện thanh toán khác qua biên giới. Vai trò chính của Hải quan ở đây là đảm bảo cho việc chuyển tiền tệ theo đúng các quy định của pháp luật, và ngoài ra còn cung cấp số liệu thống kê cũng nhƣ góp phần phòng chống tội phạm "rửa tiền" quốc tế. Trong quá trình kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động này, Hải quan tham gia vào việc thi hành các quy chế thông qua biện pháp kiểm tra các thông tin tài chính đƣợc khai báo trên tờ khai hải quan, và thông qua việc kiểm tra giám sát để đảm bảo hành khách xuất nhập cảnh tuân thủ pháp luật về quản lý ngoại hối. c/ Kiểm soát các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ ngƣời tiêu dùng và Sở hữu trí tuệ Trong hoạt động của mình, Hải quan còn có chức năng, nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ sức khoẻ ngƣời tiêu dùng, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thực tế có rất nhiều cơ quan tham gia bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ lợi ích ngƣời tiêu dùng và bảo vệ các lợi ích khác của Nhà nƣớc cũng nhƣ của nhân dân, nhƣ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Khoa học công nghệ và môi trƣờng…; các Bộ, ngành ban hành các quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng đối với hàng hoá nhập khẩu, điều kiện đối với hàng hoá 17 xuất nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành. Hải quan là cơ quan chức năng thông qua việc kiểm tra, kiểm soát đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy định đã ban hành, để thi hành việc bảo vệ theo quy định của pháp luật. Hải quan cũng tham gia tích cực vào việc chống sao chép mẫu mã hàng hoá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Hải quan kiểm tra xuất xứ và nhãn hiệu thƣơng phẩm hàng hoá nhập khẩu, làm cơ sở cho việc kiểm soát ngoại thƣơng cũng nhƣ để áp dụng các biện pháp ƣu đãi hay hạn chế thuế quan. 1.2.2/ Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực hiện chính sách thu trong lĩnh vực hải quan Biện pháp điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua chính sách thuế quan ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa các quốc gia. Một trong những điều kiện hàng đầu của Tổ chức Thƣơng mại thế giới là chỉ đƣợc dùng hàng rào thuế quan để quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại. Những biện pháp thuế quan dùng để điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, có thể chia làm hai loại: 1. thuế hải quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) và các loại thu khác; 2. thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu. Thuế hải quan Thuế hải quan là nghĩa vụ tài chính mà mọi hàng hoá khi nhập khẩu vào lãnh thổ quốc gia, hay khi xuất khẩu ra nƣớc ngoài phải chịu. Đối với nhập khẩu, thuế hải quan có tác dụng bảo vệ sản xuất bằng cách sao cho khi đánh lên hàng hoá nhập khẩu, thì giá cả của hàng hoá đó không thấp hơn loại hàng hoá đó nếu đƣợc sản xuất trong nƣớc. Đối với xuất khẩu, thuế hải quan ngoài việc góp phần kích thích sản xuất trong nƣớc, khuyến khích xuất khẩu thì còn có tác dụng bảo vệ nguồn nguyên nhiên liệu, tài nguyên khoáng sản, môi trƣờng tự nhiên, thông qua 18 việc đánh thuế vào những sản phẩm thô cũng nhƣ một số ít loại hàng hoá đƣợc sản xuất từ những nguyên vật liệu đó. Thuế hải quan còn đƣợc phân ra thành thuế bảo hộ và thuế mang tính chất tài chính, tuỳ theo mục đích cần đạt đến khi đặt ra các loại thuế đó. Đối với đa số các nƣớc và các nền kinh tế phát triển, mục đích chủ yếu của thuế hải quan là bảo hộ nền kinh tế, và phạm vi bảo hộ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ cho lĩnh vực sản xuất mà nói chung bảo hộ tất cả những gì thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Bên cạnh mục đích bảo hộ, thuế quan còn mang một tính chất khác tuỳ theo sự theo đuổi của chính phủ khi đặt ra các sắc thuế, ví dụ nhƣ đánh thuế cao vào các mặt hàng đặc biệt: rƣợu, thuốc lá…để tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc và hƣớng dẫn tiêu dùng. Nhƣng nhìn chung ngày nay xu hƣớng đó ngày càng giảm để nhƣờng chỗ cho vai trò chính của thuế quan là bảo vệ nền kinh tế quốc gia. Biểu thuế quan là cơ sở để Hải quan thu thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Biểu thuế quan của đa số các quốc gia ngày nay đều dựa trên một số tiêu chuẩn thống nhất mang tính quốc tế, nhƣ Hệ thống điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá HS, hay giá tính thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu hoặc là dựa theo phƣơng pháp Brussel (Brussel Value Defination BVD), hoặc là theo phƣơng pháp của Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại GATT (gọi tắt là GVD). Thuế chống phá giá, thuế bù trừ Thuế chống phá giá là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt đƣợc đánh vào các loại sản phẩm nhập vào thị trƣờng nội địa với giá thấp bất thƣờng, tức là khi giá của sản phẩm đó thấp hơn giá bán bình thƣờng trong các giao dịch thƣơng mại của sản phẩm tƣơng tự tại thị trƣờng nƣớc xuất xứ. 19 Thuế bù trừ là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt đánh vào một loại sản phẩm nhập khẩu nào đó, nếu sản phẩm này đƣợc nƣớc xuất khẩu trợ giá trực tiếp hay gián tiếp, và việc nhập khẩu sản phẩm đó vào thị trƣờng nội địa có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với việc sản xuất trong nƣớc. Cả hai loại thuế đó đều có tính chất tạm thời và nói chung chủ yếu đƣợc áp dụng tại các nƣớc đang phát triển, nhằm đối phó lại với sự cạnh tranh từ các nền kinh tế mạnh khác. Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu Đây là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ, và ngƣời tiêu dùng phải chịu thuế. Một mặt, thuế gián thu nhằm bảo đảm sự bình đẳng về thuế giữa các sản phẩm nhập khẩu từ nƣớc ngoài với các sản phẩm sản xuất trong nƣớc, thể hiện rõ vai trò bảo hộ của thuế quan; mặt khác, nó cho phép chủ động tham gia vào các chƣơng trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết, thoả thuận quốc tế mà không ảnh hƣởng tới nguồn thu của ngân sách quốc gia. 1.2.3/ Điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Điều tra, xử lý của Hải quan bao gồm các lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và điều tra hình sự. Hải quan áp dụng các biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan, bao gồm việc xử phạt vi phạm các quy định về thủ tục hải quan; vi phạm các quy định về giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan; vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc quá cảnh đối với hàng hoá, hành lý, bƣu phẩm, bƣu kiện, ngoại hối, tiền Việt Nam, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam; và các hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới Việt Nam mà chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời áp dụng các biện pháp tạm giữ tang vật vi phạm 20 hay ngƣời vi phạm tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể, nhằm ngăn ngừa và đảm bảo việc xử phạt. Đối với lĩnh vực điều tra hình sự, trong bối cảnh của nền kinh tế đang chuyển đổi, tình hình buôn lậu ngày càng phức tạp, có xu hƣớng gia tăng, với tổ chức và quy mô lớn, liên quan đến nhiều quốc gia, và thậm chí còn mang tính quốc tế. Vì vậy, thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan ở đa số các nƣớc ngày càng đƣợc mở rộng thêm. Ở Việt Nam, do tính chất đặc thù của công tác hải quan, hoạt động chống gian lận thƣơng mại, chống buôn lậu của cơ quan Hải quan là rất thích hợp và thuận lợi để xây dựng cơ sở dữ liệu, theo dõi và khám phá các đƣờng dây, ổ nhóm. Đặc điểm trong hoạt động điều tra của Hải quan là việc tiến hành hai giai đoạn điều tra, giai đoạn điều tra bí mật và giai đoạn điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin, chứng cứ và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để xác định vụ việc vi phạm pháp luật hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đƣợc pháp luật hải quan quy định, nhƣng thẩm quyền điều tra của cơ quan hải quan theo pháp luật tố tụng hình sự thì lại bị giới hạn trong phạm vi nhất định chứ không có thẩm quyền điều tra đầy đủ. 1.2.4/ Thống kê nhà nƣớc về hải quan Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hải quan. Hải quan thực hiện chức năng thống kê là thống kê nhà nƣớc. Trên cơ sở các số liệu thống kê hải quan, Nhà nƣớc và các cơ quan chức năng có thể nắm bắt một cách nhanh nhất, chính xác nhất tình hình buôn bán ngọai thƣơng, những biến động của thị trƣờng hàng hoá và cán cân thƣơng mại quốc gia thông qua kim ngạch xuất nhập khẩu…. Từ đó giúp cho Chính phủ có thể cân đối, điều chỉnh và sử dụng hữu hiệu công cụ điều tiết nền kinh tế quốc gia kịp thời; dự đoán 21 để hoạch định và xây dựng các chủ trƣơng, chính sách vĩ mô để phát triển kinh tế phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. 1.3/ Sự hình thành và phát triển của pháp luật về hải quan ở nƣớc ta 1.3.1/ Trƣớc năm 1945 Bắt đầu từ thế kỷ thứ X, khi đất nƣớc ta bƣớc vào kỷ nguyên độc lập tự chủ, đặc biệt từ nhà Lý, các triều đại phong kiến Việt Nam đã chú trọng phát triển sản xuất và mở mang buôn bán với bên ngoài. Sử sách ghi lại, tại Vân Đồn (Quảng Ninh ngày nay) bố trí lực lƣợng thuỷ binh để canh phòng bờ biển, kiểm soát và thu thuế đối với hàng hoá trao đổi với nƣớc ngoài. Thời kỳ này có 6 loại thuế thu bằng tiền, trong đó có thuế đánh vào muối, mắm xuất khẩu.[25,24] Thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, các luật lệ về thuế quan ở mỗi đàng đã đƣợc quy định khá chặt chẽ. Ở đàng ngoài “Khi thuyền buôn của nƣớc ngoài đến Phố Hiến phải dâng lễ vật cho chúa Trịnh và phải chịu sự khám xét của quan bản địa. Ở đàng trong, tầu buôn nƣớc ngoài khi đến cửa sông phải nộp 4000 quan, khi đi phải nộp 800 quan và cũng phải dâng lễ vật lên chúa Nguyễn.”[25,133] Các quy định về thủ tục cũng đã bắt đầu đƣợc chú ý, khi tầu buôn nƣớc ngoài cập bến Hội An thì thuyền trƣởng phải kê khai hàng hoá, vật dụng trên tầu và phải nộp thuế hàng hoá khi mang vào hoặc khi mang ra. Năm 1815, Gia Long ban hành bộ luật “Hoàng triều luật lệ”, trong đó có nhiều điều khoản về quản lý xuất, nhập khẩu và chống buôn lậu qua biên giới, cụ thể điều 133 quy định: “Tất cả tầu thuyền buôn nƣớc ngoài vào cập bến phải khai báo ngay lập tức một cách đầy đủ và thành thực. Hàng hoá mang đến phải chịu thuế của nhà Vua. Nếu Thuyền trƣởng không kê khai sẽ bị phạt 100 trƣợng, nếu có khai nhƣng không đầy đủ cũng bị phạt nhƣ vậy. Hàng hoá không kê khai sẽ bị tịch thu sung công. Ngƣời nào chứa chấp hay 22 giấu diếm hàng hoá đó cũng bị đầy tội. Ngƣời nào tố giác hoặc bắt đƣợc thủ phạm sẽ đƣợc thƣởng 20 lạng bạc.[25,212] Sau khi xâm lƣợc nƣớc ta, Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chính sách khai thác thuộc địa với nhiều biện pháp khác nhau, trong đó một trong những biện pháp quan trọng nhất là biện pháp thuế quan. Song song với chính quyền thuộc địa, bộ máy “thuế quan và thuế gián thu” đƣợc thành lập, với các chức năng: . Thu thuế xuất cảng, thuế nhập cảng; thu thuế gián thu đánh vào thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện, rƣợu, muối... . Chống buôn lậu qua biên giới và chống lậu thuế gián thu. Thực dân Pháp đặt ra chính sách, thể lệ thuế quan khuyến khích việc nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Pháp và xuất khẩu nguyên, nhiên liệu từ nƣớc ta sang Pháp. Chính sách thuế quan thời kỳ này thiên về tài chính, số thuế quan thu đƣợc hàng năm chiếm tới 65% - 70% ngân sách toàn Đông Dƣơng.[37] Ngày 9/3/1945, Nhật lật đổ Pháp ở Đông dƣơng, tuy nhiên hệ thống thuế quan không có thay đổi gì khác cho đến Cách mạng tháng Tám. Tóm lại, do hạn chế của các triều đại phong kiến Việt Nam với chính sách bế quan toả cảng, kinh tế tự cung tự cấp, quan hệ kinh tế đối ngoại nƣớc ta hầu nhƣ không phát triển, nên mặc dù đã có những quy định về Hải quan nhƣng không tồn tại một chế độ thuế quan thống nhất của Nhà nƣớc. Đến thời kỳ thuộc địa, thực dân Pháp đã triển khai và áp dụng một chế độ thuế quan hoàn toàn phục vụ cho việc khai thác, bóc lột thuộc địa, chủ yếu dựa trên cơ sở luật lệ của Hải quan chính quốc. Vì vậy có thể nói, Hải quan cũng nhƣ pháp luật về hải quan của Việt Nam thực sự ra đời cùng với việc giành đƣợc độc lập và xây dựng chế độ mới sau cách mạng 8/1945. 1.3.2/ Từ 1945 đến nay 23 Ngày 10/9/1945, Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thừa uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký sắc lệnh số 27/SL, thành lập “Sở Thuế quan và Thuế gián thu” - tiền thân của Tổng cục Hải quan ngày nay. Căn cứ vào đặc điểm của mỗi thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nƣớc, có thể phân chia theo các giai đoạn sau : a/ Giai đoạn 1945 - 1954 Ngày 05/02/1946, Chính phủ ra Nghị định số 192/BTC quy định tổ chức của ngành Thuế quan và Thuế gián thu trên phạm vi toàn quốc. Ở Trung ƣơng có Sở Thuế quan và Thuế gián thu. Ở Địa phƣơng chia làm 3 miền Bắc, Trung, Nam; mỗi miền có Tổng thu sở thuế quan, bên dƣới có Thuế quan khu vực. Nhiệm vụ thời kỳ này là thu các loại thuế nhập cảng và xuất cảng, thuế gián thu; chống buôn lậu thuốc phiện và xử lý các vi phạm về thuế quan, thuế gián thu. Những năm đầu kháng chiến, với chủ trƣơng “bao vây kinh tế địch”, Sắc lệnh số 13 ngày 3/2/1947 quy định: “Trên toàn cõi Việt Nam, mọi sự xuất cảng, nhập cảng các thứ hàng hoá đều cấm chỉ, việc xuất nhập hàng hoá đều do Chính phủ đảm nhận”. Nghị định 141/BTC ngày 12/2/1947 của Chính phủ chia Bắc bộ làm 6 khu vực thuế quan là: Thái Nguyên, Hà Đông, Kiến An, Việt Trì, Bắc Giang, Hà Nội cho phù hợp với tình hình kháng chiến. Hoạt động trao đổi hàng hoá thời kỳ này là trao đổi giữa vùng tạm chiếm và vùng tự do.[37] Cùng với thắng lợi của công cuộc kháng chiến, chính sách thuế quan cũng có thay đổi theo hƣớng nới lỏng bao vây kinh tế địch, mở mang buôn bán với địch, bảo vệ và phát triển sản xuất các vùng tự do, ổn định giá cả thị trƣờng... Những chính sách đó đƣợc thể chế trong các Điều lệ tạm thời về : 24 quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; hàng xuất nhập khẩu; thuế xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý ngoại hối; đƣợc quy định tại các Nghị định số 115/TTG, 116/TTG, 117/TTG, 118/TTG ngày 1/5/1951[57]. Thể lệ xuất khẩu, nhập khẩu quy định các thƣơng nhân phải đăng ký, xin giấy phép, làm thủ tục và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập nhập khẩu tại đồn, trạm, đội kiểm soát thuế quan. Về mặt tổ chức, Chính phủ thành lập ngành thuế xuất nhập khẩu thay thế cho ngành thuế quan và thuế gián thu. Ở địa phƣơng đƣợc tổ chức thành các đồn, trạm, độ kiểm soát. Năm 1953, Chính phủ ban hành Nghị định thi hành Biểu thuế xuất nhập khẩu theo hƣớng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập các mặt hàng chƣa phục vụ thiết thực cho kháng chiến và dân sinh[58]. b/ Giai đoạn 1954 - 1975 Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I (từ ngày 15 đến 20/9/1955) đã thông qua việc thành lập Bộ Thƣơng nghiệp, Hải quan trực thuộc Bộ Thƣơng nghiệp. Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng thuộc lĩnh vực hải quan nhƣ : Điều lệ tạm thời về quản lý ngoại hối; sửa đổi biểu thuế xuất nhập khẩu; ấn định việc kiểm nghiệm, kiểm định hàng hoá xuất nhập khẩu do hải quan quản lý; cấm xuất nhập khẩu bạch kim và các loại đá quý; điều lệ quản lý mậu dịch tiểu ngạch trong khu vực biên giới Việt - Trung. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá I (từ 16 đến 29/4/1958), Bộ Ngoại thƣơng đƣợc thành lập (tách ra từ Bộ Thƣơng nghiệp); Hải quan trực thuộc Bộ Ngoại thƣơng. Bộ ngoại thƣơng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm về quản lý xuất nhập khẩu nhƣ: thủ tục cấp giấy phép, thủ tục khai báo, kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu... Trƣớc yêu cầu mới về phát triển kinh tế, Nghị định số 03/CP ngày 27/2/1960 đã ban hành Điều lệ Hải quan, quy định tƣơng đối hoàn chỉnh về 25 Hải quan Việt Nam nhƣ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hải quan, thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan, thu thuế xuất nhập khẩu và chống buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới. Hải quan đƣợc xác định là công cụ bảo đảm thực hiện chế độ nhà nƣớc độc quyền về ngoại thƣơng, thi hành chính sách thuế quan (thu thuế hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch) và chống buôn lậu qua biên giới. Vì thế Hải quan mất đi một số chức năng nhƣ: kiểm soát và điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu bằng hàng rào thuế quan, chống gian lận thƣơng mại thông qua hoạt động xuất nhập khẩu... c/ Giai đoạn 1975 - 1986 Đây là thời kỳ thống nhất tổ chức và triển khai hoạt động hải quan trên phạm vi cả nƣớc, xây dựng hải quan thành một lực lƣợng tập trung thống nhất theo ngành dọc từ trung ƣơng đến cơ sở, dƣới sự lãnh đạo của Cục Hải quan trung ƣơng. Quyết định số 80/CP ngày 05/03/1979 của Chính phủ đã quy định tổ chức Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Cục Hải quan Trung ƣơng - Bộ Ngoại thƣơng, thay vì trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nhƣ trƣớc đây. Năm 1984, Tổng cục Hải quan đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN7 ngày 30/8/1984, là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trƣởng. Nghị định số 139/HĐBT ngày 20/10/1984 của Hội đồng Bộ trƣởng đã quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, cơ cấu bộ máy của ngành Hải quan, theo đó “Tổng cục Hải quan, cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trƣởng, là công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nƣớc có chức năng: kiểm tra và quản lý hàng hoá, hành lý, ngoại hối xuất nhập khẩu và phƣơng tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh qua biên giới nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu, ngăn ngừa các hành vi vi phạm luật lệ hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xuất khẩu, nhập 26 khẩu, chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, nhằm đảm bảo thực hiện đúng đắn chính sách Nhà nƣớc độc quyền về ngoại thƣơng, ngoại hối, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc”. Tuy nhiên, do Nhà nƣớc thực hiện chính sách độc quyền ngoại thƣơng, trao đổi hàng hoá chủ yếu với các nƣớc Xã hội chủ nghĩa trong Hội đồng tƣơng trợ kinh tế bằng Nghị định thƣ, nên về cơ bản chế độ xuất khẩu, nhập khẩu cũng nhƣ chính sách thuế quan chƣa có gì thay đổi. d/ Từ 1986 đến nay Từ năm 1986, nhiều văn bản quy phạm liên quan đến lĩnh vực hải quan đã đƣợc ban hành nhƣ: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, Luật Thƣơng mại, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990 đã đánh dấu bƣớc tiến quan trọng của pháp luật hải quan Việt Nam. Pháp lệnh Hải quan thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, và kế thừa kinh nghiệm hoạt động, xây dựng Hải quan Việt Nam gần nửa thế kỷ qua, đồng thời tiếp cận với luật pháp và các tập quán Hải quan quốc tế. Pháp lệnh Hải quan ra đời trong tổng thể một loạt các văn bản quy phạm pháp luật hình thành nên chế độ hải quan của nƣớc ta. Trƣớc hết, việc ban hành Hiến pháp 1992 với những quy định hoàn toàn mới về chế độ, chính sách trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nhƣ, bỏ chế độ Nhà nƣớc độc quyền về ngoại thƣơng, công nhận và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa..., đã tạo cơ sở cho việc ban hành Luật và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác. Về chế độ thuế quan, đó là việc ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật thuế giá trị gia tăng; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; với mục đích 27 quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần phát triển và bảo hộ sản xuất trong nƣớc, hƣớng dẫn tiêu dùng, đảm bảo tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Cùng với Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, biểu thuế xuất nhập khẩu cùng các quy định về thuế cũng đƣợc ban hành, đã quy định một cách có hệ thống các chế độ thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, cũng nhƣ các căn cứ tính thuế, tổ chức thực hiện Luật thuế. Về quản lý ngoại thƣơng, Nghị định số 33/CP ngày 19/04/1994 của Chính Phủ ban hành chế độ quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Nghị định quy định về các loại hình của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, về doanh nghiệp xuất nhập khẩu (phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thƣơng mại cấp), và các chính sách khuyến khích xuất khẩu...; có thể nói Nghị định này là văn bản pháp quy đầu tiên hệ thống hoá các chế độ, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới. Sau khi Luật Thƣơng mại có hiệu lực, văn bản quan trọng nhất quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, có ý nghĩa đánh dấu một bƣớc ngoặt căn bản trong hoạt động ngoại thƣơng đó là Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998, đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ. Theo đó, Thƣơng nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hàng xuất khẩu không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng, trừ danh mục hàng cấm, đều đƣợc xuất khẩu) mà không cần có giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Trƣớc khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố. 28 Về hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Luật đầu tƣ nƣớc ngoài và các luật sửa đổi, bổ sung cũng nhƣ các văn bản dƣới luật luôn luôn tạo nên một môi trƣờng pháp lý thuận lợi nhất nhằm khuyến khích, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/07/2000 của Chính phủ và Thông tƣ hƣớng dẫn số 22/2000/TT-BTM ngày 15/12/2000, đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Thông tƣ số 26/2001/TT-BTM ngày 04/12/2001 của Bộ Thƣơng mại quy định chi tiết thi hành Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam về xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động thƣơng mại khác của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đã thực sự tạo một hành lang và sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Hiện nay, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là một trong những thành phần kinh tế của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của nƣớc ta. Về tổ chức bộ máy và quyền hạn của cơ quan Hải quan cũng nhƣ của cán bộ công chức Hải quan, ngoài Nghị định số 16/CP ngày 07/03/1994 của Chính Phủ hƣớng dẫn thi hành Pháp lệnh Hải quan, thì quyền hạn của cơ quan Hải quan còn đƣợc quy định trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 6/7/1995, cùng các Nghị định hƣớng dẫn, và Bộ Luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Kế thừa những thành tựu và những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan qua những năm tổ chức và thực hiện Pháp lệnh Hải quan. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra, của tiến trình hội nhập mà Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của ASEAN, lộ trình thực hiện Hiệp định CEPT/AFTA và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập, tham gia, đặc biệt là các định chế của WTO, APEC và việc thực hiện Hiệp định thƣơng mại Việt Nam Hoa Kỳ. Luật Hải quan, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ 29 nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X ngày 29/6/2001, và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2002. Luật Hải quan năm 2001 đánh dấu bƣớc đi quan trọng của pháp luật hải quan trong việc tiếp tục khẳng định chính sách mở cửa nền kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 30 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM 2.1/ Địa bàn hoạt động của Hải quan Việt Nam Một trong những vấn đề mang tính chất bao trùm, làm cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động Hải quan là những quy định về phạm vi địa bàn hoạt động của Hải quan, để khẳng định chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ về mặt hải quan của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 6 của Luật Hải quan đã quy định mang tính nguyên tắc về phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan. Theo đó phạm vi địa bàn hoạt động hải quan đƣợc xem là những nơi có phát sinh yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và bảo đảm thực thi nhiệm vụ hải quan, đó là khu vực có ranh giới cụ thể của cửa khẩu đƣờng bộ, ga đƣờng sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ƣu đãi hải quan, bƣu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở của doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan. Hiện nay Chính phủ đang xem xét để thông qua Nghị định chi tiết vấn đề này. Luật Hải quan của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới nhƣ Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi-Líp-Pin, Ma-lai-xi-a... cho thấy, có những nƣớc không quy định phạm vi, ranh giới hoạt động của hải quan, ngƣợc lại có những nƣớc lại quy định vấn đề này rất cụ thể, hoạt động hải quan đƣợc tiến hành với phạm vi rộng, chẳng hạn Luật Hải quan Pháp quy định về “lãnh thổ hải quan” mà hoạt động của hải quan đƣợc tiến hành trên đó theo nghĩa lãnh thổ hải quan gắn liền với lãnh thổ quốc gia, bên cạnh đó Luật Hải quan Pháp 31 cũng quy định cụ thể khu vực hải quan trên biển, khu vực hải quan trên biên giới đất liền... Phạm vi địa bàn hoạt động của Hải quan Việt Nam đƣợc cụ thể hoá nhƣ sau: Thứ nhất, đó là những khu vực có ranh giới cụ thể, có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cửa khẩu đƣờng bộ, ga đƣờng sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, bƣu điện quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan. Các khu vực này phải đƣợc xác định ranh giới hết sức rõ ràng và cụ thể, có phân định rạch ròi nhƣ vậy thì trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan làm việc tại đây mới tránh bị chồng chéo, hoạt động mới thực quyền và nâng cao đƣợc trách nhiệm phối kết hợp. Thứ hai, là khu vực không có ranh giới cụ thể, đó là những nơi có yêu cầu phải kiểm tra, kiểm soát để tiến hành các hoạt động điều tra nhằm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Những nơi này phải đƣợc quy định chi tiết bằng Nghị định của Chính phủ về phạm vi, địa bàn hoạt động hải quan, phù hợp hoặc dẫn chiếu với những quy định của pháp luật hình sự cũng nhƣ pháp luật tố tụng hình sự. 2.2/ Kiểm tra, giám sát hải quan 2.2.1./ Kiểm tra, giám sát hải quan theo pháp luật Việt Nam Việc kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu có diễn ra dƣới hình thức này hay hình thức khác, luôn luôn tồn tại một điểm chung trong mối quan hệ giữa cơ quan hải quan với các chủ thể khác khi tham gia vào các quan hệ pháp luật hải quan, đó là kiểm tra, giám sát hải quan thông qua việc làm thủ tục hải quan. 32 Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cơ quan hải quan. Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, các chế độ quản lý hải quan xuất hiện cùng với các loại hình mới, đa dạng, phong phú của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Qua việc thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, cơ quan hải quan đảm bảo cho các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và xuất cảnh, nhập cảnh diễn ra đúng pháp luật, đúng quy định của Nhà nƣớc. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải đƣợc làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đƣờng qua cửa khẩu theo quy định của pháp luật, có nghĩa là phƣơng tiện nhập cảnh phải vào đúng cảng, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu hay quá cảnh phải đƣợc vận chuyển đúng tuyến đƣờng đã đăng ký. Mọi hàng hoá, phƣơng tiện vận tải khi di chuyển hay đƣợc chuyên chở trong khu vực kiểm soát hải quan đều phải chịu sự giám sát hải quan. Hàng hoá, phƣơng tiện vận tải đƣợc thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Công chức hải quan thực thi công vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; hƣớng dẫn ngƣời khai hải quan khi có yêu cầu; thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, việc kiểm tra này là trách nhiệm và là một khâu trong quy trình nghiệp vụ để có thể thông quan đựơc hàng hoá hay không; trong trƣờng hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì yêu cầu chủ hàng hoá, ngƣời chỉ huy phƣơng tiện vận tải hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền thực hiện các yêu cầu về kiểm tra, khám xét hàng hoá, phƣơng tiện vận tải theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tố tụng hình sự hay điều 33 tra hình sự, tức là thực hiện thẩm quyền khám xét, tạm giữ ngƣời, hàng hoá, phƣơng tiện vận tải thậm chí tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Lấy mẫu hàng hoá với sự có mặt của ngƣời khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hay trƣng cầu giám định phục vụ kiểm tra hàng hoá. Yêu cầu ngƣời khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hoá, phƣơng tiện vận tải, để xác định đúng mã số, trị giá của hàng hoá phục vụ việc thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra hải quan và thực hiện thủ tục hải quan chỉ đƣợc tiến hành tại trụ sở của cơ quan Hải quan. Trong trƣờng hợp cần thiết việc kiểm tra hải quan có thể đƣợc thực hiện tại địa điểm khác do pháp luật quy định, nhƣ việc kiểm tra hải quan tại các dàn khoan dầu khí, tại chân công trình, nhà máy, xí nghiệp đối với dây chuyền, máy móc, thiết bị hình thành tài sản cố định giai đoạn đầu tƣ ban đầu. Điều bất cập lớn nhất ở đây là vấn đề địa điểm làm thủ tục hải quan. Điều 17 Luật Hải quan quy định: “Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Hải quan cửa khẩu, trụ sở Hải quan ngoài cửa khẩu. Trong trƣờng hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có thể đƣợc thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục Hải quan quy định”. Nhƣng tại Nghị định số 101/2001/NĐ/CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan. Điều 4 quy định: “Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi thực hiện các công việc về thủ tục hải quan quy định tại điều 16 Luật Hải quan. Địa điểm làm thủ tục hải quan gồm: Trụ sở Hải quan cửa khẩu đƣợc thành lập tại các cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đƣờng sắt liên vận quốc tế, bƣu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đƣờng bộ. Trụ sở Hải quan ngoài cửa khẩu đƣợc thành lập tại các khu vực ngoài cửa khẩu do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.” 34 Văn bản này không có thêm hƣớng dẫn cho thủ tục thành lập Hải quan cửa khẩu, Hải quan ngoài cửa khẩu, và đặc biệt không hề có quy định cụ thể đối với những trụ sở Hải quan ngoài cửa khẩu đƣợc thành lập từ trƣớc, đã và đang hoạt động có hiệu quả cao, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phƣơng phát triển phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế đối ngoại của nƣớc ta cũng nhƣ phù hợp với Điều ƣớc quốc tế về điều hoà và đơn giản hoá thủ tục hải quan đƣợc quy định cụ thể tại Công ƣớc Kyoto mà Việt Nam đã ký kết tham gia và có nghĩa vụ phải thực hiện. Điều đó đã làm tăng thêm bất cập, khó khăn cho hoạt động của các đơn vị Hải quan ngoài cửa khẩu hiện đang đóng trên địa bàn các tỉnh không có cửa khẩu. Một trong những vấn đề về thủ tục hàng chuyển khẩu không đƣợc Nghị định 101/2001/NĐ-CP đề cập tới, đó là việc quy định điều kiện nhƣ thế nào để trở thành “ngƣời” vận tải, chuyên chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Có thể hiểu, đây chính là việc thực hiện chuyên chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng phƣơng thức vận tải liên hợp, nhƣ vậy “ngƣời” vận tải này phải đƣợc quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm pháp lý cũng nhƣ chế tài khi có vi phạm. Thủ tục hải quan là việc thực hiện một quy trình bao gồm nhiều thủ tục đơn lẻ khác nhau đƣợc thực hiện tuần tự theo các bƣớc để đảm bảo hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu pháp luật đặt ra nhằm bảo vệ chế độ kinh tế của đất nƣớc. Thủ tục hải quan phải đƣợc thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện. Khi làm thủ tục hải quan, ngƣời khai hải quan phải khai báo và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Đƣa hàng hoá, phƣơng tiện vận tải đến địa điểm đƣợc quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phƣơng tiện vận tải. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 35 Hồ sơ hải quan là bộ chứng từ tập hợp nhiều giấy tờ cần thiết để xuất khẩu hay nhập khẩu cho một lô hàng. Hồ sơ hải quan gồm: . Tờ khai hải quan; . Hoá đơn thƣơng mại; . Hợp đồng mua bán hàng hoá; . Giấy phép của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; . Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng mà ngƣời khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan; Theo Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 quy định chi tiết về thủ tục hải quan, và Quyết định số 46/2001/QĐ-TTG ngày 04/04/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005, Thông tƣ số 11/2001/TT-BTM ngày 18/04/2001 của Bộ Thƣơng mại hƣớng dẫn thực hiện quyết định nói trên, thì giấy phép của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ở đây là Bộ Thƣơng mại và các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành. Theo đó Bộ Thƣơng mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan cụ thể hoá danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải xin phép Bộ Thƣơng mại theo từng giai đoạn trong cả thời kỳ 2001-2005, và căn cứ vào danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành và nguyên tắc áp dụng danh mục này trong từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành, mặt hàng nào cấp phép theo từng chuyến, mặt hàng nào cấp giấy phép khảo nghiệm (tức là chỉ cấp lần đầu), mặt hàng nào phải có chứng nhận hợp chuẩn...; các Bộ, ngành quản lý chuyên ngành ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Thủ tục hải quan của các nƣớc trên thế giới ngày nay nói chung đều đƣợc quy định cụ thể và chi tiết trong luật hải quan theo hƣớng ngày càng đơn 36 giản hoá, công khai hoá, thậm chí thống nhất hoá thủ tục hải quan giữa các nƣớc trên quy mô khu vực cũng nhƣ quốc tế, chẳng hạn việc thống nhất hoá về thủ tục hải quan các nƣớc EU, hay cố gắng thống nhất hoá thủ tục hải quan các nƣớc trong khối ASEAN. Quy trình nghiệp vụ thực hiện thủ tục hải quan bao gồm các bƣớc cụ thể, đƣợc thực hiện bởi một bên là ngƣời đến làm thủ tục hải quan cho hàng hoá, hành lý hay phƣơng tiện vận tải (gọi là ngƣời khai hải quan), và một bên là cán bộ công chức hải quan. Quy trình thủ tục đƣợc quy định cụ thể, đơn giản trên cơ sở tham khảo Luật Hải quan của một số nƣớc trên thế giới và Công ƣớc KYOTO, vừa đảm bảo thông thoáng, thuận lợi, vừa đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. Quy trình thủ tục hải quan theo quy định hiện hành đƣợc ban hành tại Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan (xem phụ lục số 01 và phụ lục số 02) Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hay xuất cảnh, nhập cảnh đều có quy định cụ thể về thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan, đồng thời cũng quy định rõ thời hạn công chức làm thủ tục hải quan tại các khâu: tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan; kiểm tra thực tế hàng hoá; kiểm tra, tính lại thuế; thông quan hàng hoá Tờ khai hải quan, tờ khai hải quan phải đảm bảo về hình thức và nội dung, trên cơ sở tham khảo mẫu tờ khai hải quan của Tổ chức Hải quan thế giới. Tờ khai hải quan là văn bản ghi lại các chi tiết khai báo của ngƣời khai hải quan, và các chi tiết liên quan đến việc ghi nhận kết quả kiểm tra hàng hoá, tính thuế của công chức hải quan. 37 Hình thức tờ khai hải quan, các tiêu chí phải có trong tờ khai và các giấy tờ cấu thành bộ hồ sơ hải quan phải dựa trên các yêu cầu về quản lý và thống kê hải quan. Đại lý làm thủ tục hải quan Ngƣời đại lý làm thủ tục hải quan là ngƣời khai hải quan theo uỷ quyền của ngƣời có quyền và nghĩa vụ trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Luật Hải quan quy định, ngƣời đại lý làm thủ tục hải quan phải hiểu biết pháp luật hải quan, nghiệp vụ khai báo hải quan và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật trong phạm vi đƣợc uỷ quyền. Đăng ký và hoạt động của đại lý này ngoài việc tuân thủ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Thƣơng mại, thì còn phải đảm bảo theo những điều kiện riêng về ngành nghề do Hải quan quy định, ví dụ nhƣ phải có thẻ hành nghề, ngƣời đó phải đƣợc đƣợc đào tạo và đƣợc cơ quan hải quan cấp chứng chỉ, và chứng chỉ hành nghề này có thể bị thu hồi nếu có căn cứ xác định hành vi vi phạm pháp luật hải quan là do ngƣời này trực tiếp hay gián tiếp gây nên, ví dụ nhƣ thông đồng hay tiếp tay cho chủ hàng buôn lậu, gian lận thƣơng mại hoặc thông qua nghiệp vụ khai báo, xuất trình hàng hoá để cơ quan hải quan kiểm tra, có hành vi gian dối, gây thất thu cho Ngân sách nhà nƣớc. Về kiểm tra hải quan Kiểm tra, đăng ký hồ sơ hải quan Đây là bƣớc đầu tiên trong quy trình nghiệp vụ thủ tục hải quan. Khi tiếp nhận hồ sơ hải quan, công chức hải quan kiểm tra việc khai báo theo nội dung yêu cầu trên tờ khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; đăng ký hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật; trƣờng hợp không chấp nhận đăng ký hồ sơ hải quan thì phải thông báo lý do cho ngƣời khai hải quan biết. 38 Kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh Kiểm tra hàng hoá hay còn gọi là kiểm hoá hải quan là một bƣớc trong quy trình thủ tục hải quan. Việc tiến hành kiểm tra thực tế hàng hoá hay không do cơ quan hải quan quyết định căn cứ vào các điều kiện cụ thể. Căn cứ để quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng; chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Nhà nƣớc; tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hồ sơ hải quan và các thông tin khác có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm: . Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng có quá trình chấp hành tốt pháp luật hải quan (1 năm đối với hàng nhập khẩu, 2 năm đối với hàng xuất khẩu) đối với các trƣờng hợp mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thƣờng xuyên, hàng nông sản, hải sản xuất khẩu, hàng xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng đƣa vào khu vực ƣu đãi hải quan và hàng hoá khác theo danh mục do Chính phủ quy định. . Kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá không quá 10% đối với mỗi lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là nguyên liệu, vật tƣ nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và gia công xuất khẩu, hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng nhất, hàng xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc các trƣờng hợp đƣợc miền kiểm tra. . Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu mà chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan; lô hàng phát hiện đấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. 39 Kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải đƣợc thực hiện trƣớc sự có mặt của chủ hàng, hay ngƣời đƣợc uỷ nhiệm; trong một số trƣờng hợp việc kiểm tra này có thể đƣợc thực hiện vắng mặt ngƣời khai hải quan, nhƣng phải đảm bảo điều kiện do ngƣời có thẩm quyền quyết định, theo Luật Hải quan là Chi cục trƣởng Hải quan, và việc kiểm tra vắng mặt đó phải đƣợc tiến hành với sự chứng kiến của đại diện tổ chức vận tải hoặc đại diện Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi gần nhất. Việc kiểm tra vắng mặt đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp sau đây: . Để đảm bảo an ninh; . Để bảo vệ vệ sinh, môi trƣờng; . Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng; . Quá thời hạn quy định mà ngƣời khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan; . Theo đề nghị của ngƣời khai hải quan. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh. Phƣơng tiện vận tải nhập cảnh phải đƣợc làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh phải đƣợc làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất cuối cùng. Khi làm thủ tục hải quan đối với phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Chủ phƣơng tiện vận tải hoặc ngƣời điều khiển phƣơng tiện vận tải phải khai hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ vận tải để làm thủ tục hải quan; cung cấp các thông tin, chứng từ về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, vật dụng trên phƣơng tiện vận tải. Trong trƣờng hợp các chứng từ vận tải đã đáp ứng yêu cầu của việc kiểm tra hải quan thì chủ phƣơng tiện vận tải hoặc ngƣời điều khiển phƣơng tiện vận tải không phải làm tờ khai hải quan, trừ hành lý, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của ngƣời xuất cảnh, nhập cảnh trên phƣơng tiện vận tải. Khi có căn cứ nhận định trên phƣơng tiện vận tải xuất 40 cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển khẩu có cất dấu hàng hoá trái phép, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì Chi cục trƣởng Hải quan quyết định tạm hoãn việc khởi hành hoặc dừng phƣơng tiện vận tải để khám xét. Thông quan Trên cơ sở kết quả tự tính thuế của chủ hàng và kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá của công chức hải quan, công chức hải quan ấn định số thuế quan và các nghĩa vụ tài chính phải nộp bằng thông báo thuế hay quyết định điều chỉnh thuế hoặc thực hiện viết biên lai thu thuế ngay trong trƣờng hợp hàng phi mậu dịch. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ thuế cũng nhƣ các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Sau khi đã làm xong thủ tục hải quan, hàng hoá, phƣơng tiện vận tải đƣợc thông quan. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp chƣa làm xong thủ tục hải quan nhƣng nếu đƣợc Chi cục trƣởng xem xét, đồng ý thì có thể đƣợc thông quan, nhƣ: . Thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhƣng đƣợc cơ quan hải quan đồng ý cho chậm nộp có thời hạn, cụ thể là 60 ngày đối với việc chậm nộp xuất xứ hàng hoá (c/o), 30 ngày đối với các chứng từ khác thuộc bộ hồ sơ hải quan. . Chƣa nộp hoặc nộp chƣa đủ số tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà đƣợc tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác đƣợc phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp, trừ trƣờng hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc hƣởng ân hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. . Trƣờng hợp chủ hàng hoá, phƣơng tiện vận tải bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan bằng hình thức phạt tiền thì hàng hoá, phƣơng tiện vận tải có thể đƣợc thông quan nếu đã nộp phạt hoặc đƣợc tổ chức tín dụng 41 hoặc tổ chức khác đƣợc phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh về số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. . Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có trƣng cầu giám định thì cơ quan hải quan căn cứ kết quả giám định để thông quan. Trong trƣờng hợp chờ kết quả giám định mà chủ hàng có yêu cầu đƣa hàng hoá về bảo quản thì cơ quan hải quan chỉ chấp nhận trong trƣờng hợp đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan . Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ các yêu cầu khẩn cấp đƣợc thông quan ngay trƣớc khi nộp tờ khai hải quan và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan trong trƣờng hợp: Hàng hoá phục vụ việc khắc phục ngay các hậu quả của thiên tai; hàng hoá phục vụ các yêu cầu cứu trợ khẩn cấp; hàng hoá phục vụ các yêu cầu về an ninh, quốc phòng và hàng hoá phục vụ các yêu cầu khẩn cấp khác theo quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Kiểm tra sau thông quan Một đóng góp vô cùng quan trọng mang ý nghĩa then chốt nhằm cải tiến thủ tục hải quan, góp phần mạnh mẽ vào công cuộc cải cách thủ tục hành chính quốc gia, phù hợp với lộ trình hội nhập và thực hiện hài hoà đơn giản hoá thủ tục hải quan theo chuẩn mực của các Công ƣớc quốc tế. Luật Hải quan Việt Nam đã đƣa ra những quy định mới về chế độ, phƣơng pháp kiểm tra hàng hoá theo hƣớng chuyển cơ bản biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ từ kiểm tra trƣớc và trong quá trình thông quan sang kiểm tra sau thông quan, đảm bảo thông quan hàng hoá nhanh, nhƣng đồng thời cũng đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, chống gian lận thƣơng mại. Kiểm tra sau thông quan là vấn đề đƣợc hầu hết Luật Hải quan các nƣớc đề cập đến, đặc biệt là ở các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Trung Quốc và các nƣớc ASEAN cũng có những điều khoản riêng quy định về kiểm tra 42 sau thông quan. Điều 32 Luật Hải quan Việt Nam, Nghị định số 102/2001/NĐ/CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Quyết định số 1558/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định tạm thời về nội dung và phƣơng pháp kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Về giám sát hải quan Trong địa bàn hoạt động hải quan, mọi hàng hoá, phƣơng tiện vận tải đều chịu sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan. Giám sát hải quan là một biện pháp nghiệp vụ do công chức hải quan thực hiện nhằm tác động trực tiếp vào đối tƣợng chịu sự kiểm tra hải quan bằng các phƣơng tiện kỹ thuật hay niêm phong, cặp chì hải quan hoặc bằng hình thức trực tiếp bởi công chức hải quan . Giám sát hải quan đƣợc thực hiện từ khi hàng hoá nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải nhập cảnh tới địa bàn hoạt động hải quan cho đến khi đƣợc thông quan; từ khi bắt đầu kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu đến khi thực xuất khẩu; từ khi hàng hoá, phƣơng tiện vận tải quá cảnh tới địa bàn hoạt động hải quan đến khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra pháp luật hải quan còn quy định nghĩa vụ đảm bảo nguyên trạng hàng hoá và niêm phong hải quan, trong trƣờng hợp bất khả kháng thì sau khi áp dụng biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xẩy ra, phải báo ngay với cơ quan Hải quan hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại. 2.2.2/ Kiểm tra, giám sát hải quan theo pháp luật quốc tế Xét trên phƣơng diện kinh tế toàn cầu, Hải quan giữ vai trò liên đới trong thƣơng mại thế giới. Cơ quan này có nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi pháp luật, thu thuế, thông quan hàng hoá nhanh chóng và đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu. Các hoạt động mà Hải quan 43 tiến hành công việc của mình có ảnh hƣởng đến ngƣời và hàng hoá trong thƣơng mại quốc tế. Để giảm tối đa sự can thiệp của Hải quan trong dòng lƣu thông hàng hoá quốc tế, cơ quan hải quan buộc phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật hải quan một cách đầy đủ và rõ ràng. Pháp luật hải quan mỗi quốc gia đều có những quy định về thủ tục hải quan và chế độ kiểm tra, giám sát hải quan của mình (còn gọi là chế độ quản lý), nhƣng nhìn chung chế độ quản lý hải quan này phải phù hợp với những quy định của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và các công ƣớc quốc tế về hải quan mà quốc gia đó là thành viên hoặc đã tham gia, công nhận. Một trong số các Công ƣớc quốc tế nhằm đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan thì Công ƣớc KYOTO đóng vai trò chủ đạo. Công ƣớc này không chỉ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng kinh doanh là tạo điều kiện cho sự lƣu thông hàng hoá mà còn tăng cƣờng tính hiệu lực và hiệu quả trong việc tuân thủ Luật Hải quan cũng nhƣ việc kiểm tra hải quan. Những thay đổi nhanh chóng trong thƣơng mại quốc tế, xu hƣớng toàn cầu hoá và sự quốc tế hoá công nghệ thông tin khiến cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc về hải quan cần thiết phải thay đổi những thủ tục và thông lệ, để tiến kịp những thành tựu mới này. Việt Nam đã tham gia Công ƣớc KYOTO và Công ƣớc này có hiệu lực từ ngày 04/10/1997. Khi bàn về đơn giản hoá và điều hoà thủ tục hải quan, các nƣớc ASEAN đều lấy công ƣớc KYOTO làm cơ sở. Hiệp định Hải quan ASEAN, chỉ rõ: . Đơn giản và điều hoà trị giá hải quan GATT theo Hiệp định về việc thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại 1994; Danh mục biểu thuế quan dựa vào Hệ thống mô tả và mã số hàng hoá (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới và các bổ sung, sửa đổi của nó; các thủ tục hải quan đƣợc đơn giản hoá và điều hoà tuân theo các chuẩn mực và thực hành 44 đƣợc khuyến nghị của công ƣớc KYOTO, đã đƣợc sửa đổi và bảo trợ của Hội đồng hợp tác Hải quan hay Tổ chức Hải quan thế giới. . Đảm bảo áp dụng nhất quán, rõ ràng và vô tƣ các luật lệ, quy định, các thủ tục và những hƣớng dẫn quản lý khác về hải quan. . Đảm bảo quản lý có hiệu quả và thông quan nhanh chóng hàng hoá để tạo điều kiện cho thƣơng mại và đầu tƣ trong khu vực. . Tìm kiếm những thoả thuận hợp tác thích hợp giữa các nƣớc ASEAN trong lĩnh vực hải quan, đặc biệt trong ngăn chặn và trấn áp mọi hình thức buôn lậu và gian lận hải quan khác. Công ƣớc KYOTO và các phụ lục tổng quát đã đặc biệt cụ thể hoá về thông quan hàng hoá và các thủ tục hải quan; có thể điểm qua một vài chuẩn mực nhƣ sau : Về địa điểm làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá và nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan, bản phụ lục tổng quát công ƣớc KYOTO sửa đổi, bổ sung năm 1999, đƣa ra chuẩn mực “cơ quan Hải quan phải chỉ định đơn vị Hải quan tại đó hàng hoá có thể đƣợc xuất trình hay đƣợc làm thủ tục thông quan. Khi quyết định về thẩm quyền hay về địa điểm cũng nhƣ giờ làm việc của các đơn vị Hải quan đó, trong số các yếu tố phải đƣợc tính đến phải đặc biệt lƣu ý đến nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Mọi hàng hoá, kể cả phƣơng tiện vận tải, nhập vào hay rời khỏi lãnh thổ hải quan, dù có phải chịu thuế hải quan và thuế khác hay không, đều phải chịu sự kiểm tra hải quan”. Hay về việc thiết lập trụ sở hải quan, chuẩn mực 3.1 “các thủ tục thông quan hàng hoá nói chung thƣờng đƣợc hoàn thành tại trụ sở hải quan. Các cơ quan hải quan không chỉ thiết lập trụ sở hải quan tại biên giới của họ mà còn tại các địa điểm thích hợp trong nội địa. Việc cần thiết lập một trụ sở hải quan sẽ dựa trên cơ sở theo dung lƣợng của lƣu thông, hàng hoá và khách du lịch đến lãnh thổ hải quan qua các tuyến đƣờng bộ, cảng, sân bay và các khu vực 45 trong nội địa” và “cơ quan hải quan sẽ thiết kế trụ sở hải quan tại nơi hàng hoá có thể xuất trình và làm thủ tục thông quan. Để xác định rõ thẩm quyền và vị trí của trụ sở hải quan và thời gian hoạt động, cơ quan hải quan tiến hành tính toán các yêu cầu của thƣơng mại và quyết định chức năng của trụ sở này”; hay trụ sở hải quan còn đƣợc giải thích “thuật ngữ trụ sở hải quan đƣợc sử dụng theo nghĩa tổng quát và không cần thiết chỉ nhƣ là một công trình xây dựng duy nhất. Tại đây có thể có một số trụ sở phụ nằm trong khuôn khổ các trụ sở hải quan chính đƣợc xác định trong khu vực đặc thù, ví dụ nhƣ tại một cảng lớn, tất cả đều có các chức năng tƣơng tự”. Hay về khai báo hải quan, chuẩn mực đƣợc đƣa ra “nội dung của tờ khai hàng hoá do Hải quan quy định, mẫu văn bản tờ khai hàng hoá căn bản phải phù hợp với các tiêu chuẩn cơ bản của Liên hợp quốc. Đối với quy trình làm thủ tục thông quan tự động, hình thức tờ khai hàng hoá đăng ký bằng phƣơng tiện điện tử phải dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế đối với việc trao đổi thông tin điện tử nhƣ quy định trong các khuyến nghị của Hội đồng hợp tác hải quan về công nghệ thông tin.”. Về thƣơng mại điện tử, chuẩn mực cũng đƣa ra việc “luật quốc gia mới thông qua hay đƣợc sửa đổi cần dự kiến: các phƣơng pháp thƣơng mại điện tử nhƣ một phƣơng án thay thế cho các yêu cầu về chứng từ dựa trên cơ sở giấy tờ; phƣơng pháp điện tử cũng nhƣ phƣơng pháp xác định trên cơ sở giấy tờ; quyền của cơ quan Hải quan đƣợc thu thập thông tin để sử dụng, và tuỳ từng trƣờng hợp để trao đổi thông tin đó với Hải quan nƣớc khác và với tất cả các bên khác đƣợc pháp luật cho phép bằng các kỹ thuật thƣơng mại điện tử.” 2.2.3/ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 2.2.3.1/ Về cơ chế, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu 46 Sự kiểm soát đối với đối tƣợng kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc thực hiện thông qua một hệ thống công cụ với những biện pháp quản lý nhất định, đó là việc cấp phép trade permit hoặc cấp đăng ký kinh doanh, hay cấp giấy phép đầu tƣ, không thông qua hệ thống đó, các thể nhân không thể tham gia vào các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hay buôn bán kinh doanh xuất nhập khẩu. Trƣớc đây, để kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thì thƣơng nhân phải có giấy phép của Bộ Thƣơng mại. Với việc ban hành Luật Thƣơng mại ngày 10/05/1997, Thƣơng mại Việt Nam đã bƣớc sang trang mới. Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thƣơng mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nƣớc ngoài và Thông tƣ hƣơng dẫn số 18/1998/TT-BTM ngày 28/08/1998 của Bộ Thƣơng mại đã quy định cụ thể về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; theo đó, Thƣơng nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật, đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số hải quan, các giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu mà Bộ Thƣơng mại đã cấp hết hiệu lực từ ngày 01/09/1998. Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998, và Thông tƣ số 20/2001/TTBTM ngày 17/08/2001 của Bộ Thƣơng mại hƣớng dẫn thực hiện, đã mở rộng hơn nữa quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu cho cả các doanh nghiệp đƣợc thành lập theo Luật Hợp tác xã, các Hộ kinh doanh cá thể đƣợc tổ chức và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh. Đối với quyền xuất khẩu, các Thƣơng nhân Việt Nam đƣợc quyền xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh 47 doanh, trừ hàng hoá thuộc Danh mục cấm xuất khẩu; tuy nhiên đối với các loại hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh hoặc danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện, thì trƣớc khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá, thƣơng nhân phải thực hiện đầy đủ theo các điều kiện mà pháp luật quy định đối với các loại hàng hoá đó. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, Chính phủ thay đổi sử dụng cơ chế điều hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm bằng việc ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ-TTG ngày 04/04/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005. Đây là một phƣơng thức quản lý mới theo cơ chế tự do hoá thƣơng mại, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện những cam kết quốc tế của nƣớc ta. Nội dung bao trùm của Quyết định 46/2001/QĐ-TTG ngày 04/04/2001 của Chính phủ là việc ban hành Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; giao cho Bộ Thƣơng mại chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan cụ thể hoá Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thƣơng mại, đảm bảo thực hiện theo lộ trình loại bỏ dần giấy phép này trong thời kỳ 2001-2005. Căn cứ lộ trình đó, Bộ Tài chính phối hợp với Ban Vật giá Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, trình Thủ tƣớng Chính phủ việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu (hoặc mức thu chênh lệch giá) một cách hợp lý đối với những mặt hàng đƣợc loại bỏ khỏi Danh mục hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thƣơng mại, có tính đến các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Quyết định 46/2001/QĐ-TTG cũng quy định các công cụ quản lý khác trong thời kỳ 2001-2005, nhƣ việc áp dụng hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế chống phá giá, thuế chống trợ cấp, phí môi trƣờng và các biện pháp chống chuyển giá. Ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc 48 diện quản lý chuyên ngành và nguyên tắc áp dụng Danh mục này trong từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành. Quy định riêng đối với một số hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà Nhà nƣớc cần thấy phải quản lý, đó là : Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ: bãi bỏ việc phê duyệt và phân bổ hạn mức gỗ rừng tự nhiên để sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu. Mọi dạng sản phẩm gỗ đều đƣợc phép xuất khẩu, trừ gỗ tròn, gỗ xẻ khai thác từ rừng tự nhiên trong nƣớc. Xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón: bãi bỏ cơ chế giao hạn ngạch xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón và việc quy định doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hai mặt hàng này. Các doanh nghiệp chủ động kinh doanh nếu có nhu cầu hoặc tìm kiếm đƣợc thị trƣờng xuất khẩu. Đối với những hợp đồng xuất khẩu gạo sang một số thị trƣờng có sự thoả thuận của Chính phủ Việt Nam với Chính phủ các nƣớc, giao Bộ Thƣơng mại sau khi trao đổi với Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam, chỉ định và chỉ đạo doanh nghiệp làm đại diện giao dịch, ký kết hợp đồng, đồng thời phân giao số lƣơng gạo xuất khẩu thuộc hợp đồng Chính phủ cho các tỉnh trên cơ sở sản lƣợng lúa hàng năm của địa phƣơng. Việc xuất khẩu gạo theo kế hoạch trả nợ, viện trợ của Chính phủ, thực hiện theo cơ chế đấu thầu hoặc theo Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Nhập khẩu xăng dầu, nhiên liệu: Chính phủ phê duyệt hạn mức xăng dầu nhập khẩu để tiêu thụ nội địa. Bộ Thƣơng mại là cơ quan quyết định cụ thể việc phân giao và điều hành hạn mức xăng dầu nhập khẩu. Hạn mức xăng dầu nhập khẩu đƣợc giao cho các doanh nghiệp chuyên doanh thực hiện. Nhập khẩu linh kiện, lắp ráp ô tô và xe hai bánh gắn máy: Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện theo giấy phép đầu tƣ đã cấp phù hợp với năng lực sản xuất và các quy định hiện hành của Nhà nƣớc về nội địa hoá và tiêu chuẩn phƣơng tiện. Các doanh nghiệp trong nƣớc chỉ đƣợc 49 nhập khẩu để sản xuất lắp ráp theo đúng chƣơng trình nội điạ hoá và thực hiện tại cơ sở đã đăng ký; không đƣợc nhƣợng bán và không đƣợc nhập khẩu uỷ thác linh kiện ô tô, xe máy các loại. Sở dĩ có quy định này đối với các doanh nghiệp trong nƣớc là do trình độ kỹ thuật, quản lý và dây chuyền công nghệ cùng đồng vốn hạn chế, chƣa cho phép các doanh nghiệp trong nƣớc tham gia một cách bình đẳng vào ngành công nghiệp mũi nhọn này. Do đó Chính phủ sẽ có quy định cụ thể với hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô, xe gắn máy, kể cả sản xuất phụ tùng, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp ô tô, xe gắn máy trong thời giam tới. Xuất khẩu hàng dệt may vào những thị trường theo thoả thuận với nước ngoài phải có hạn ngạch. Ngoài các quy định về hệ thống cấp giấy phép, còn có một loạt các biện pháp quản lý ngoại thƣơng khác đƣợc áp dụng, đó là các quy định về hạn ngạch và các biện pháp cấm đoán. Nói chung cho đến nay đã có rất nhiều tiến bộ trong việc xoá bỏ hệ thống các hàng rào phi quan thuế chính thức đƣợc dùng để điều tiết toàn bộ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thời gian qua. Còn rất ít mặt hàng phải chịu quy định về hạn ngạch xuất nhập khẩu hoặc các quy định cấm đoán khác. Điều này cho thấy các cố gắng của Chính phủ trong việc điều tiết bằng các chính sách vĩ mô nhằm tự do hoá thƣơng mại. Với cơ chế điều hành hoạt động xuất nhập khẩu đƣợc Chính phủ ban hành trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ 2001-2005. Quyết định 46/2001/QĐTTG quy định cụ thể về hạn ngach và các biện pháp cấm đoán. Theo đó hạn ngạch chỉ còn áp dụng đối với trƣờng hợp xuất khẩu sản phẩm dệt may vào thị trƣờng các nƣớc theo thoả thuận với nƣớc ngoài, và nhập khẩu đối với xăng dầu, nhiên liệu. Trong thời kỳ 2001-2005, tuỳ thuộc vào tình hình thực tiễn, Chính phủ sẽ quy định sử dụng hạn ngạch thuế quan (tariff quota) vào thời điểm phù hợp. 50 2.2.3.2/ Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Tính phong phú và đa dạng của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đƣợc biểu hiện thông qua các loại hình xuất nhập khẩu. Để phục vụ cho công tác quản lý và tổ chức thực hiện đƣợc dễ ràng, kiểm tra, giám sát hải quan đƣợc sắp xếp và phân chia theo từng loại hình cụ thể : . Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; . Hàng quá cảnh; hàng hoá tham gia hội chợ, triển lãm; hàng tạm nhập tái xuất; hàng hoá xuất nhập khẩu theo đƣờng bƣu chính; hàng hoá là tài sản di chuyển; hàng hoá trao đổi của cƣ dân biên giới; hàng hoá phục vụ yêu cầu khẩn cấp, an ninh, quốc phòng; hành lý và ƣu đãi miễn trừ về khai hải quan, kiểm tra hải quan; . Hàng hoá tại kho ngoại quan, kho bảo thuế; . Phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Các loại hình xuất nhập khẩu truyền thống đã được pháp luật hải quan quy định cụ thể về thủ tục hải quan, luận án chỉ trình bày một số loại hình mới, đáp ứng tính đa dạng, phong phú của thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế của nước ta, phù hợp với các quy định của Luật Hải quan các nước ASEAN và của một số quốc gia trên thế giới, đó là: Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đƣờng chuyển phát nhanh Vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng đƣờng chuyển phát nhanh là một phƣơng thức chuyên chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng máy bay. Theo phƣơng thức này, hàng hoá đƣợc thu gom từ nhiều chủ hàng 51 bằng những vận đơn lẻ (HAWB), rồi tập hợp thành chuyến hàng (SHIPMENT) để phát hành một vận đơn chủ (MAWB). Ngoài việc thực hiện quy định chung về các bƣớc theo quy trình thủ tục hải quan. Quyết định số 1550/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục Hải quan còn quy định cụ thể chế độ quản lý hải quan đối với loại hình này; đó là việc quy định về nơi làm thủ tục hải quan, trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này là phải thay mặt cho chủ hàng để làm thủ tục hải quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu gồm: Khai báo hải quan, xuất trình hàng hoá để hải quan kiểm tra, nộp thuế, lệ phí hải quan, nhận và trả hàng cho chủ hàng theo phƣơng thức từ cửa đến cửa. Điều đáng quan tâm ở đây là việc khai báo hải quan. Việc khai báo hải quan đƣợc áp dụng hình thức khai theo chuyến bay, chuyến giao hàng hoặc ca làm việc (gọi chung là chuyến giao hàng), mỗi chuyến giao hàng, doanh nghiệp phải đăng ký một tờ khai hải quan theo loại hình phi mậu dịch, để khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của nhiều chủ hàng theo chuyến hàng (vận đơn chủ - MAWB), và bản kê chi tiết hàng hoá của từng vận đơn lẻ (HAWB). Nhƣ vậy về hình thức quản lý, có thể coi là chặt chẽ, nhƣng về nội dung thì rất khó thực hiện, nhất là việc kiểm tra hải quan hiện nay thực hiện theo phƣơng pháp kiểm tra xác suất hoặc miễn kiểm tra, hay là việc thực hiện các cam kết quốc tế về hài hoà và đơn giản hoá thủ tục hải quan, tất yếu phải dẫn đến việc hài hoà theo một thủ tục hải quan chung, chứ không còn có các chế độ riêng (phi mậu dịch). Nhƣ vậy việc sớm áp dụng khai báo điện tử và kết nối mạng của hải quan với doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này là điều hết sức cần thiết và phải áp dụng ngay. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá bán trong các cửa hàng miễn thuế Hàng hoá nhập khẩu để bán tại các cửa hàng miễn thuế (DUTY FREE SHOP) tại sân bay quốc tế hay trong nội địa đều phải làm thủ tục hải quan, 52 theo đúng các bƣớc trong quy trình nghiệp vụ hải quan. Hàng hoá sản xuất tại Việt Nam đƣợc phép bán tại cửa hàng nhƣ là bán trong thị trƣờng nội địa, hải quan không quản lý, làm thủ tục cho loại hàng này. Quyết định số 1549/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục Hải quan đã quy định cụ thể về việc quản lý hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế. Bản quy định này tập trung vào công tác quản lý hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, cũng nhƣ chế độ bán hàng, thanh quyết toán. Việc quản lý hải quan đƣợc thực hiện theo hƣớng hiện đại thông qua hệ thống mạng máy vi tính kết nối giữa hải quan với doanh nghiệp. Việc tính thuế khi nhập khẩu cũng đƣợc xác định chỉ phải thực hiện đối với phần vƣợt trong trƣờng hợp mặt hàng nhập khẩu để bán cho ngƣời nhập cảnh có đơn giá vƣợt quá tiêu chuẩn hành lý nhập khẩu miễn thuế ban hành kèm theo quyết định số 19/2000/QĐ-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ. Chứng từ, hoá đơn bán hàng và trách nhiệm của nhân viên bán hàng cũng đƣợc quy định rõ ràng theo hƣớng nâng cao trách nhiệm cá nhân. Hàng sản xuất trong nƣớc đƣợc bán trong cửa hàng miễn thuế không phải làm thủ tục hải quan. Quy định này mặc dù xuất phát từ đặc điểm kinh doanh loại hình này là các mặt hàng nhỏ lẻ, mang tính chất bách hoá và phù hợp với chính sách khuyến khích xuất khẩu, tận thu ngoại tệ trực tiếp của ngƣời xuất cảnh. Nhƣng xét về mặt nguyên tắc thì không phù hợp với quy định của Luật Hải quan. Hàng hoá này, về bản chất là đƣợc đƣa ra nƣớc ngoài. Mọi hàng hoá, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. Do vậy, thủ tục hải quan vẫn phải thực hiện để đảm bảo quản lý nhà nƣớc, nghĩa là vẫn thực hiện kê khai hải quan nhƣng sử dụng hình thức khai báo điện tử. 53 Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng phƣơng thức thƣơng mại điện tử Loại hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá bằng phƣơng thức thƣơng mại điện tử là một lĩnh vực mới đối với nƣớc ta. Việt Nam đã ký kết Hiệp định ASEAN điện tử (E-ASEAN); Ban chấp hành trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam đã có Chỉ thị số 58-CT/TƢ ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; Chính phủ cũng đã có Quyết định số 44/2002/QĐ-TTG ngày 21/03/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán; hiện nay Tổng cục Hải quan đang soạn thảo trình Chính phủ ban hành quyết định về khai hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan. Điều 39 Luật Hải quan Việt Nam quy định về nguyên tắc “hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng phƣơng thức thƣơng mại điện tử phải chịu sự kiểm tra giám sát hải quan”. Thƣơng mại điện tử theo nghĩa rộng có thể hiểu là tất cả các hoạt động mang tính thƣơng mại đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện thông tin liên lạc điện tử nhƣ điện thoại, fax, telex, hệ thống thanh toán và chuyển tiền điện tử, Internet...; theo nghĩa hẹp có thể hiểu là bao gồm các hoạt động thƣơng mại đƣợc tiến hành trên mạng máy tính mở Internet. Về mặt pháp lý, các hoạt động thƣơng mại đƣợc các bên tham gia thực hiện bằng phƣơng tiện điện tử nhƣ điện thoại, fax, telex... đã đƣợc ghi nhận và đƣợc coi có giá trị nhƣ hợp đồng; Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ và các văn bản của Tổng cục Hải quan quy định về thủ tục hải quan, các văn bản về thuế của Bộ Tài chính nhƣ Thông tƣ số 08/2002/TT-BCT ngày 23/01/2002 quy định về việc áp giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thƣơng, đều ghi nhận điều này. Vấn đề đặt 54 ra hiện nay là việc điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại thực hiện thông qua mạng lƣới mở Internet. Vấn đề này thực sự trở thành bài toán khó giải cho công tác quản lý hải quan, nhất là việc quản lý và làm thủ tục hải quan nhƣ thế nào đối với các sản phẩm và dịch vụ đƣợc chuyển giao ngay trên môi trƣờng điện tử nhƣ: phần mềm máy tính, các chƣơng trình giải trí, âm nhạc, phim ảnh... Xét trong lĩnh vực thuế quan, một số nƣớc công nghiệp phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ đã đƣa ra quan điểm về một môi trƣờng thƣơng mại điện tử phi thuế quan, và sẽ thông qua tổ chức hoặc diễn đàn quốc tế nhƣ WTO để xây dựng thành nguyên tắc chung mang tính toàn cầu. Kiểm tra, giám sát hải quan nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Thực hiện Công ƣớc quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ TRIPs trong lĩnh vực có liên quan đến thƣơng mại mà Việt Nam tham gia tại điều 51 mục 4 chƣơng III, quy định về việc hải quan các nƣớc thành viên chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với hàng hoá xuất nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Agreement on Trade - Related Aspects of Intellectual Property Rights - tài liệu 223 E của Tổ chức bản quyền thế giới WIPO). Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các điều 11, điều 12, điều 13 và điều 15 chƣơng II quy định cụ thể việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự và hành chính cùng các biện pháp tạm thời, đó là “cơ quan Hải quan của một Bên, khi nhận đƣợc đơn nộp theo thủ tục quy định phù hợp với điều này, có thể đình chỉ việc thông quan hàng hoá liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, mạch tích hợp điện tử...” Luật Hải quan Việt Nam đã dành một mục gồm các điều từ 57 đến 59 quy định về nguyên tắc tạm dừng làm thủ tục hải quan, điều kiện đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu 55 bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Điều 14 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 2.3/ Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thu khác Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu luôn là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nƣớc, những năm gần đây tỷ lệ của nguồn thu này thƣờng chiếm khoảng 25% tổng số thu ngân sánh nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng, giá cả hƣớng dẫn tiêu dùng và sản xuất. Do đó, bên cạnh thuế nội địa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có ảnh hƣởng lớn đến giá cả; hệ thống khuyến khích bằng thuế cùng với các chế định khác sẽ ảnh hƣởng đến hành vi của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, và nhƣ vậy ảnh hƣởng đến thƣơng mại và kinh tế nói chung. Một nguyên tắc chung để chế độ thuế có hiệu quả là các sắc thuế phải hợp lý và đồng bộ; một nguyên tắc nữa là thuế thu đƣợc phải đủ để trang trải chi tiêu công cộng, nhƣng không vì thế mà mất đi những khuyến khích cho hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ. Những hạn chế có tính định lƣợng, thông qua hạn ngạch, cấm đoán hay giấy phép, đã khuyến khích việc nhập lậu, làm mất tác dụng của biện pháp điều tiết bằng thuế và cũng làm thất thoát đáng kể nguồn thu ngân sách. Thuế hiện nay không đủ để trang trải các khoản chi tiêu công cộng cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế. Đóng góp từ thuế của khu vực kinh tế tƣ nhân tuy đã tăng nhƣng chƣa nhiều; khu vực kinh tế nhà nƣớc, do đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng do vậy mức đóng góp cũng không đƣợc cao; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vẫn duy trì mức đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc khoảng từ 25% đến 30%; vấn đề này sẽ dẫn đến tình trạng chú trọng đến việc thu mà coi nhẹ việc sử dụng thuế xuất khẩu, 56 thuế nhập khẩu nhƣ là một công cụ điều tiết và khuyến khích hoạt động ngoại thƣơng là chính. Hải quan là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức việc thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thu khác liên quan đến hoạt động hải quan. Đây là một nội dung hết sức quan trọng trong hoạt động hải quan. Mọi hàng hoá thuộc đối tƣợng chịu thuế chỉ đƣợc xuất ra nƣớc ngoài hay đƣa vào nội địa khi đã chịu thuế hoặc có biện pháp đảm bảo cho việc nợ thuế. Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định cụ thể những loại hình hàng hoá xuất nhập khẩu phải chịu thuế và thời điểm tính thuế cũng nhƣ thời hạn nộp thuế cho loại hàng hoá đó. Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng quy định cụ thể về hàng hoá nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của luật này. Ngƣời khai hải quan phải tự kê khai, tính thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn và chịu trách nhiệm về việc kê khai, tự tính thuế của mình. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày đăng ký tờ khai, nếu phát hiện có sự nhầm lẫn trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế thì phải báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục để điều chỉnh số tiền thuế phải nộp. Ngoài ra còn phải thực hiện các nghĩa vụ khác trong việc kê khai, tính và nộp các khoản thu khác nhƣ thu chênh lệch giá, lệ phí, chấp hành các quyết định của cơ quan hải quan về thuế và các khoản thu khác. Thuế hải quan đƣợc tính theo thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu về mặt số lƣợng, quy cách, phẩm chất..., đƣợc mô tả, áp mã số hàng hoá theo biểu thuế hiện hành, trên cơ sở thuế suất và trị giá tính thuế. Thuế suất là phần trăm chịu thuế cho từng loại hàng hoá đã đƣợc mã hoá theo từng mã số, quy định tại biểu thuế do Bộ Tài chính hoặc Tổng cục Hải quan ban hành hoặc đƣợc quy định riêng cho từng mặt hàng theo một sắc thuế cụ thể. 57 Mã số hàng hoá đƣợc xây dựng trên cơ sở của hệ thống điều hoà và mô tả hàng hoá HS của Tổ chức Hải quan thế giới. Biểu thuế hiện hành của Việt Nam đang sử dụng mã 8 số với mức thuế suất phổ thông áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia có quan hệ thƣơng mại bình thƣờng với Việt Nam; thuế suất ƣu đãi đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia theo quy chế MFN; thuế suất ƣu đãi đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nƣớc trong khối ASEAN. Xác định mã số, thuế suất là vấn đề mang tính thời sự hiện nay, với việc thực hiện những nghĩa vụ và quy tắc bắt buộc về thuế quan trong WTO, APEC, ASEAN, trong Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa kỳ và Việt Nam đang trong giai đoạn đàm phán ra nhập WTO, thì việc tra cứu để xác định mã số hàng hoá (còn gọi là mã số hải quan - Customs code) từ đó định ra thuế suất (% chịu thuế) cho hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu theo danh mục hàng hoá HS của Tổ chức Hải quan thế giới phải do Hải quan tập hợp và ban hành, thay vì phải tra cứu mã số hàng hoá trong biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi thêm cho hoạt động thƣơng mại, buôn bán ngoại thƣơng khi mã số và danh mục hàng hoá Việt Nam phù hợp với danh mục HS của Hải quan thế giới, các thƣơng gia của bất kỳ quốc gia nào làm ăn buôn bán với Việt Nam đều có thể tính toán những chi phí, thuế phải chịu và lợi nhuận có đƣợc trƣớc khi quyết định làm ăn hay đầu tƣ, và điều này còn là cái đích hƣớng tới cho việc công khai hoá, minh bạch cho hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật hải quan nói riêng. Trong trƣờng hợp không công nhận kết quả phân loại, áp mã hàng hoá của ngƣời khai hải quan, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu ngƣời đó cung cấp các tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; lấy mẫu hàng 58 hoá xuất khẩu, nhập khẩu để phân tích, phân loại và xác định lại thuế suất đối với hàng hoá đó. Giá tính thuế đƣợc xác định trên cơ sở giá hợp đồng mua bán ngoại thƣơng theo điều kiện CIF đối với hàng nhập khẩu, FOB đối với hàng xuất khẩu. Đối với nhóm các mặt hàng Nhà nƣớc quản lý giá, giá tính thuế đƣợc áp cho từng mặt hàng trên cơ sở bảng giá tối thiểu do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 164/2000/QĐ-BCT ngày 10/10/2000 của Bộ Tài chính. Theo quy định này, hiện nay có 7 nhóm mặt hàng nhà nƣớc quản lý giá tính thuế. Trƣờng hợp giá theo hợp đồng mua bán ngoại thƣơng hợp lệ thấp hơn 80% mức giá kiểm tra của cơ quan hải quan, hoặc các trƣờng hợp không đủ điều kiện áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng, thì thực hiện tính thuế theo mức giá kiểm tra đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 177/2001/QĐTCHQ ngày 14/ 03/2001 của Tổng cục Hải quan. Điều kiện để đƣợc áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng là : . Hợp đồng mua bán ngoại thƣơng hoặc các giao dịch khác có giá trị nhƣ hợp đồng nhƣ: chào hàng, chấp nhận chào hàng, telex, fax, thƣ điện tử... phải bằng văn bản hoặc phải đƣợc in ra dƣới hình thức văn bản, có đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định tại điều 50 Luật Thƣơng mại về: Tên hàng, số lƣợng, giá cả, phƣơng thức thanh toán. . Thực hiện thanh toán 100% trị giá lô hàng qua ngân hàng thƣơng mại bằng một loại đồng tiền do hai bên thoả thuận theo đúng các phƣơng thức thanh toán quốc tế nhƣ L/C, TTR, T/T, D/A, D/P. . Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện nộp thuế VAT theo phƣơng pháp khấu trừ. Giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; của doanh nghiệp trong nƣớc trong trƣờng hợp nhập khẩu nguyên liệu, 59 vật tƣ trực tiếp đƣa vào sản xuất, cũng đƣợc áp dụng giá tính thuế theo giá ghi trên hoá đơn nhập khẩu theo giá CIF. Để đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế cũng nhƣ triển khai thực hiện Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hải quan đang tích cực các công tác chuẩn bị để thực hiện áp dụng trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT/WTO. Đối với việc xác định trị giá hải quan, hiện nay Tổ chức Hải quan thế giới công nhận có hai định nghĩa chính thức, đó là định nghĩa theo thoả thuận Brusselle của Tổ chức Hải quan thế giới và định nghĩa của Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại GATT (1979). Khi thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu, bên cạnh tờ khai hàng hoá, ngƣời khai hải quan sẽ kê khai tờ khai trị giá. Các phƣơng pháp xác định trị giá tính thuế GATT bao gồm: - Phƣơng pháp thứ nhất: trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. - Phƣơng pháp thứ hai: trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt nhập khẩu. - Phƣơng pháp thứ ba: trị giá giao dịch của hàng hoá tƣơng tự nhập khẩu - Phƣơng pháp thứ tƣ: trị giá khấu trừ. - Phƣơng pháp thứ năm: trị giá tính toán. - Phƣơng pháp thứ sáu: suy diễn, hay còn gọi là phƣơng pháp dự phòng. Thu nộp thuế hải quan, Thông tƣ số 172/1998/TT/BCT ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính quy định cụ thể về thời điểm tính thuế, thời hạn thông báo thuế, thời hạn nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thủ tục miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế...; tuỳ theo tình hình thực tiễn và từng giai đoạn, Bộ Tài chính còn quy định thu chênh lệch giá theo từng mặt 60 hàng nhập khẩu nhất định hay lệ phí hải quan, hiện nay lệ phí hải quan đối với hàng xuất khẩu đƣợc miễn thu đến hết năm 2002. Chế độ thu nộp thuế hải quan quy định cụ thể về thời gian đối với hàng hoá xuất khẩu là 15 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan ra thông báo thuế; đối với hàng hoá nhập khẩu là 30 ngày nếu hàng hoá đó là nguyên liệu, vật tƣ phục vụ trực tiếp cho sản xuất, lắp ráp hoặc có bảo lãnh của cơ quan ngân hàng, nộp thuế trong ngày nếu hàng hoá đó là mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu thuộc danh mục Bộ Thƣơng mại ban hành; ngoài ra hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu không qua lƣu thông thì đƣợc hƣởng thời gian ân hạn nộp thuế là 275 ngày, trong khoảng thời gian đó sản phẩm sản xuất ra phải đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Nếu quá thời hạn nộp thuế nói trên, sẽ bị phạt chậm nộp 0,1%/ngày và cƣỡng chế thi hành, biện pháp cƣỡng chế thƣờng đƣợc áp dụng là không cho phép làm thủ tục hải quan những chuyến hàng tiếp sau cho đến khi nộp đủ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp. Một vấn đề đáng phải lƣu tâm ở đây là cơ chế thu, nộp thuế bằng chứng từ chuyển khoản. Hiện nay vấn đề chuyển tiền qua các ngân hàng còn nhiều bất cập, chứng từ chạy vòng vo, cơ chế làm việc giữa ngân hàng và kho bạc còn rất cứng nhắc, do vậy tiền thuế đƣợc nộp vào ngân sách nhà nƣớc thông qua tài khoản của hải quan mở tại kho bạc rất chậm, thƣờng mất khoảng từ 7 đến 10 ngày, do vậy luôn luôn phải xử lý cƣỡng chế rồi lại giải toả cƣỡng chế, gây nhiều rắc rối, phiền hà cho cả cơ quan hải quan lẫn doanh nghiệp. Vấn đề này pháp luật về thuế cần phải bổ sung quy định lại cho rõ ràng, đồng thời cũng quy định đồng bộ thủ tục thu nộp ngân sách nhà nƣớc giữa ba cơ quan Hải quan, Ngân hàng, Kho bạc theo hƣớng áp dụng công nghệ tin học, chứng từ điện tử. Một điều đáng quan tâm nữa là biểu thuế hiện hành có rất nhiều mức có thuế suất từ 0% đến 60%, điều đó làm cho cơ cấu thuế trở nên phức tạp không 61 cần thiết, cho nên cấu tạo lại biểu thuế nằm trong chƣơng trình cải cách thủ tục hành chính, và phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan mà Việt Nam là thành viên có nghĩa vụ phải thực hiện là cần thiết, đồng thời đảm bảo phát huy tác dụng của thuế quan là kích thích thúc đẩy sản xuất, chứ không chỉ đơn thuần là tăng thu cho ngân sách, vì điều hiển nhiên là muốn tăng thu nhập thì phải có một quy mô hoạt động thƣơng mại lớn chứ không phải là thuế cao. Chế độ buôn bán với mức thuế quan cao, biên độ thế suất rộng, dàn trải ở nhiều mức, cùng với nhiều biện pháp hạn chế phi quan thuế thì chỉ tăng thêm gian lận, không đạt đƣợc mục đích bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, có rất nhiều mặt hàng không đƣợc xác định mã số thuế, phân loại hàng hoá theo tính chất cơ lý hay đặc tính kỹ thuật, thành phần vật liệu cấu thành hay sản xuất ra hàng hoá đó, mà lại xác định theo mục đích sử dụng, ví dụ nhƣ việc xác định mã số hàng hoá chuyên dụng của thiết bị, máy móc điện, điện tử thuộc chƣơng 85, hay mặt hàng ô tô vừa chở hàng, vừa chở ngƣời thuộc chƣơng 87 (loại xe Pick up, hay loại xe Double cab). Việt Nam ngày càng ký kết nhiều thoả thuận về việc tránh đánh thuế hai lần đối với các nƣớc cũng là một yếu tố đáng lƣu ý trong tiến trình đổi mới của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trong thuế nhập khẩu, hiện nay còn bao gồm cả sắc thuế nhƣ thuế tiêu thụ đặc biệt, nên khi áp dụng các thoả thuận song phƣơng về miễn giảm thuế, rõ ràng chúng ta ở vào thế bất lợi so với các nƣớc mà thuế nhập khẩu hay thuế xuất khẩu chỉ có ý nghĩa duy nhất là hàng rào thuế quan, chứ không bao gồm cả sắc thuế khác cũng đánh vào hàng hoá sản xuất trong nƣớc nhƣ thuế giá trị gia tăng. Xuất xứ hàng hoá Xuất xứ hàng hoá nhập khẩu là cơ sở cho việc thực hiện chính sách ƣu đãi thƣơng mại theo quy chế tối huệ quốc MFN. Nghĩa là hàng hoá nhập khẩu 62 sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan theo thuế suất ƣu đãi, khi hàng hoá đó có xuất xứ từ nƣớc mà hai quốc gia dành cho nhau quy chế tối huệ quốc MFN. Hiện nay đối với các nƣớc trong khối ASEAN hàng hoá nhập khẩu nếu có xuất xứ Form D còn đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi thuế quan đặc biệt theo chƣơng trình CEPT/AFTA (quy chế xuất xứ dùng cho Hiệp định CEPT). Các quy định hiện hành của Bộ Thƣơng mại mới chỉ đƣa ra những quy định chung về mẫu, mầu sắc, nội dung của xuất xứ Form D, xuất xứ để hƣởng thuế quan ƣu đãi Form A thì còn rất lỏng lẻo và sơ sài. Đối với xuất xứ hàng hoá để đƣợc thụ hƣởng các ƣu đãi theo Hệ thống ƣu đãi phổ cập GSP (Generalized System of Preferences). Đây là một chính sách đa phƣơng của các nƣớc công nghiệp phát triển trong quan hệ với các nƣớc đang và kém phát triển, nội dung chính của nó là việc các nƣớc phát triển đơn phƣơng dành cho các nƣớc đang phát triển những ƣu đãi về thuế quan khi nhập khẩu hàng hoá của các nƣớc này. Việc dành ƣu đãi này phụ thuộc vào một số điều kiện và tuỳ thuộc vào từng quốc gia cụ thể, nhƣng nhìn chung muốn đƣợc hƣởng các ƣu đãi theo GSP thì phải thoả mãn các tiêu chuẩn xuất xứ do nƣớc nhập khẩu cho hƣởng ƣu đãi đề ra. 2.4/ Điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan; xử phạt vi phạm hành chính và điều tra hình sự của hải quan Chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hải quan Việt Nam. Điều 65 và Điều 66 Luật Hải quan quy định về thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, theo đó khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ 63 quan hải quan, công chức hải quan trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật tố tụng hình sự quy định đƣợc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, và đƣợc thực hiện các hoạt động điều tra. Luật Hải quan quy định tất cả hành vi vi phạm pháp luật hải quan đều bị xử lý, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng. Việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính về hải quan căn cứ vào Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06/07/1995 và các Nghị định của Chính phủ số 16/CP ngày 20/03/1996, đƣợc sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21/07/1998, Nghị định số 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về hải quan, và Thông tƣ số 08/2000/TT-TCHQ ngày 20/11/2000 của Tổng cục Hải quan hƣớng dẫn thi hành các Nghị định trên. Ngoài ra pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hải quan còn quy định những vi phạm trong lĩnh vực thuế quan thì bị xử phạt theo Nghị định số 22/CP ngày 17/04/1996 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Hay vi phạm trong lĩnh vực thƣơng mại, nhƣ giấy phép nhập khẩu hoặc mua bán, vận chuyển hàng hoá không đúng theo quy định của pháp luật thì bị xử phạt theo Nghị định số 01/CP ngày 03/01/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thƣơng mại. Do hoạt động mang tính chất tổng hợp và do đặc thù của công tác thi hành, bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Luật Hải quan không quy định chi tiết hành vi vi phạm cùng mức xử phạt, cũng nhƣ thẩm quyền và các chế tài đối với các vi phạm pháp luật về hải quan, điều này cũng đảm bảo cho việc cấu tạo Luật Hải quan tinh gọn, đủ những điều luật cần thiết để điều chỉnh những vấn đề bản chất, cốt lõi về hoạt động hải quan, tránh rơi vào những vấn đề thuộc nhiều ngành luật điều chỉnh, nhất là trong hệ thống pháp 64 luật Việt Nam đã có những văn bản luật quy định cụ thể nhƣ Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, và các Nghị định của Chính phủ có trách nhiệm cụ thể hoá Pháp lệnh này trong từng lĩnh vực cụ thể. Một điểm rất quan trọng cần chú ý là cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa kiểm tra hải quan theo quy trình thủ tục hải quan quy định trong Luật Hải quan với các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính, quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về hải quan. Kiểm tra hải quan khác với các biện pháp khám xét hành chính là ở chỗ, kiểm tra hải quan không phải là một biện pháp cƣỡng bức, đây chỉ là một biện pháp nghiệp vụ đơn thuần mang tính chất quản lý nhà nƣớc, công chức hải quan thực thi nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá là thực hiện bổn phận và nghĩa vụ thay mặt cho Nhà nƣớc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, chứ không cần phải có một quyết định hành chính. Còn khám xét hải quan là một biện pháp ngăn chặn hành chính, thủ tục đƣợc thực hiện theo quy định tại pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, cho nên khoản 1 điều 66 Luật Hải quan quy định: “ Trong trƣờng hợp có căn cứ cho rằng có hành vi cất giấu hàng hoá buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới thì Chi cục trƣởng Hải quan cửa khẩu, Chi cục trƣởng địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, Đội trƣởng Đội kiểm soát hải quan đƣợc quyết định khám ngƣời, khám phƣơng tiện vận tải, nơi cất giấu hàng hoá, tạm giữ ngƣời, phƣơng tiện vận tải, hàng hoá theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính”. Điều tra chống buôn lậu là một lĩnh vực hoạt động rất khó khăn và phức tạp. Buôn lậu là hoạt động dùng các thủ đoạn để trốn tránh, chống lại các cơ quan chức năng và cơ quan điều tra của các băng, nhóm ngƣời trong xã hội; các thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi; quy mô buôn lậu và địa bàn hoạt 65 động của bọn buôn lậu ngày càng rộng hơn, liên quan đến nhiều quốc gia. Mặt khác, chống buôn lậu là một lĩnh vực hoạt động tƣơng đối nhạy cảm và tế nhị, liên quan đến quyền con ngƣời, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở của công dân. Tuy nhiên để đảm bảo cho hoạt động của cơ quan điều tra có hiệu quả, thì cơ quan chức năng này phải có đƣợc những thẩm quyền cần thiết. Cân bằng hai yêu cầu này là việc rất quan trọng mà trong xây dựng cũng nhƣ thực thi pháp luật phải chú ý đến. Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Hải quan, Pháp lệnh tổ chức cơ quan điều tra hình sự, đều đã chú ý đến các yếu tố nói trên. Nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn trong công tác điều tra phải tiếp tục tháo gỡ, đó là : Về phạm vi, địa bàn hoạt động điều tra của cơ quan hải quan, Luật Hải quan quy định thẩm quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hoá, phƣơng tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan. Trƣờng hợp ngoài phạm vi địa bàn thì cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy hầu nhƣ không có vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới nào mà không có đƣờng dây từ biên giới vào sâu trong nội địa, hoặc đƣợc móc nối với cửa khẩu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi các hoạt động kinh tế đối ngoại không ngừng mở rộng và phát triển, không còn bó hẹp trong phạm vi một số nƣớc hay trong một khu vực mà theo xu hƣớng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó việc hình thành các khối kinh tế - chính trị với việc đơn giản hoá các thủ tục kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh giữa các nƣớc trong khối, thì tội phạm trong lĩnh vực buôn lậu, 66 gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới cũng mang tính khu vực và toàn cầu. Nhƣ vậy việc quy định bó hẹp trong địa bàn cũng nhƣ quy định phối kết hợp chung chung mà không nêu rõ trách nhiệm điều tra, phá án trong trƣờng hợp ngoài địa bàn hoạt động sẽ làm hạn chế hiệu quả công tác điều tra của cơ quan hải quan. Có nhiều vụ rất phức tạp, tổ chức quy mô, thủ đoạn tinh vi, nhƣng cơ quan hải quan chỉ có thể điều tra giai đoạn ban đầu, sau đó phải chuyển hồ sơ sang cho cơ quan công an điều tra tiếp mà không thực hiện đƣợc giaiđoạn khởi tố vụ án, khới tố bị can. Về thẩm quyền của cơ quan hải quan và công chức hải quan Điều 27 và điều 65, điều 66 Luật Hải quan Việt Nam quy định thẩm quyền của công chức hải quan trong khi làm thủ tục hải quan, trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu và xử lý vi phạm. Tuy nhiên Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự không quy định thẩm quyền đƣợc khám nhà, đã gây khó khăn và hạn chế nhiều đến hiệu quả hoạt động điều tra chống buôn lậu của cơ quan hải quan. Thực tiễn hiện nay, tình trạng buôn lậu, gian lận thƣơng mại diễn ra rất nóng bỏng, quyết liệt gây nên những nỗi nhức nhối cho các cấp, các ngành, các địa phƣơng. Hoạt động này trải khắp biên giới đất liền, vùng biển, đi sâu vào trong nội địa; thủ đoạn vận chuyển, cất dấu hàng cũng hết sức tinh vi. Hầu hết các nƣớc trong khối ASEAN cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới, Luật Hải quan cho phép Hải quan có quyền kiểm tra, khám xét nhà ở, cửa hàng hay các địa điểm có lƣu giữ hàng hóa bị cấm hay chƣa hoàn thành thủ tục hải quan, thậm chí có quyền bắt giữ ngƣời tại nhà ở, địa điểm nơi phát hiện tàng trữ các hàng hoá đó, Luật Hải quan một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, các nƣớc ASEAN quy định về thẩm quyền chung của cơ quan Hải quan nhƣ: 67 Chủ trì chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại quan biên giới trên lãnh thổ hải quan; phối hợp với các cơ quan khác của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng các cấp chống buôn lậu ở ngoài khu vực địa bàn hoạt động của Hải quan. Tổ chức, hiệp đồng, điều phối, quản lý công tác chống buôn lậu. Xử lý các vụ vi phạm pháp luật hải quan thuộc thẩm quyền hoặc do cơ quan khác của Nhà nƣớc chuyển đến. Bắt giữ, sung công bất kỳ phƣơng tiện vận tải, súc vật hoặc hàng hoá nào vi phạm pháp luật hải quan. Bắt giữ phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm pháp luật hải quan. Bắt giữ ngƣời có nghi vấn hoặc buôn lậu quả tang. Tạm giữ hàng hoá không có ngƣời quản lý, trông nom, hay từ bỏ quyền sở hữu không cần có lệnh. Tổ chức tuần tra, kiểm soát trong khu vực quản lý Nhà nƣớc về hải quan; Truy đuổi ngƣời, phƣơng tiện vận tải vi phạm trong khu vực giám sát hải quan và khu vực ven biển dọc biên giới gần trụ sở Hải quan đã đƣợc quy định. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, thu thập thông tin, ngăn ngừa, điều tra vi phạm. Khởi tố vụ án, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Đƣợc trang bị và sử dụng vũ khí, phƣơng tiện nghiệp vụ (tàu tuần tiễu, xe cộ...); đƣợc yêu cầu mọi ngƣời theo quy định trong Luật Hải quan cung cấp mọi phƣơng tiện để thi hành công vụ. Kiểm tra, khám xét nơi ở của công dân, vào các toàn nhà, khu nhà ở, cửa hàng, các địa điểm khác có nghi vấn hoặc đang cất giấu hàng hoá cấm, hàng hoá chƣa làm thủ tục hải quan, hàng chƣa nộp thuế các loại, hàng vi phạm pháp luật hải quan. Kiểm tra khám xét phƣơng tiện vận tải có nghi vấn buôn lậu, những nơi có nghi vấn cất giấu hàng hoá, vật phẩm buôn lậu. Kiểm tra thân thể, quần áo ngƣời có nghi vấn buôn lậu. 68 Chống việc đƣa vào, ra lãnh thổ ma tuý, chất kích thích,vũ khí, hàng cấm. Về thẩm quyền cụ thể, Luật Hải quan một số nƣớc này còn quy định nhƣ sau: Trung quốc, khi điều tra chống buôn lậu, Hải quan có thể kiểm tra số tiền trên tài khoản tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng, xí nghiệp bƣu chính của các đơn vị và cá nhân có liên quan vụ án. Điều 4 Luật Hải quan Trung quốc năm 2001 quy định “Nhà nƣớc thành lập bộ máy công an chuyên trách trinh sát chống tội phạm buôn lậu trong Bộ Hải quan, phối hợp với các lực lƣợng cảnh sát chuyên trách chống buôn lậu. Bộ máy công an chuyên trách trinh sát chống tội phạm buôn lậu của Hải quan phụ trách trinh sát, bắt giữ, dự thẩm các vụ phạm tội buôn lậu theo quy định của Luật tố tụng hình sự”. Điều 5 quy định “ Nhà nƣớc xây dựng, thực hiện thể chế chống buôn lậu liên hợp, tổng hợp và thống nhất xử lý. Hải quan phụ trách tổ chức, thống nhất hiệp đồng, điều phối quản lý công tác chống buôn lậu. Các vụ án buôn lậu do các ngành chấp pháp hành chính liên quan bắt đƣợc đều đƣợc bàn giao cho hải quan xử lý theo quy đinh xử phạt hành chính. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bàn giao cho trinh sát chống buôn lậu hải quan”. Hàn quốc, Hải quan có thẩm quyền bắt buộc ngƣời bị tình nghi, nhân chứng hay ngƣời biết việc (vi phạm luật lệ hải quan) đến hay đi theo đến một địa điểm đã định hoặc có mặt tại toà án. Thi hành nhiệm vụ của cảnh sát tƣ pháp. Thực hiện lệnh truy nã, bắt giữ ngƣời vi phạm luật hải quan khi có lệnh của Thẩm phán toà địa phƣơng. Cấm mọi ngƣời ra, vào các địa điểm đang tiến hành việc thẩm vấn, kiểm tra, khám xét hay bắt giữ ngƣời bị tình nghi, nhân chứng hay ngƣời biết việc. Phá huỷ hàng hoá bị bắt giữ nếu hàng hoá đó gây hại cho đời sống hoặc tài sản của ngƣời khác hay đã bị phân huỷ, hƣ hỏng, mất giá trị sử dụng. Yêu 69 cầu Hải quân, Cảnh sát giúp đỡ việc tiến hành thẩm vấn, kiểm tra, khám xét, hay bắt giữ ngƣời, phƣơng tiện vận tải nghi vấn hay vi phạm và buộc tội ngay nếu hình phạt cho vi phạm đó là hình phạt hình sự. Pháp, Hải quan có thẩm quyền khám xét mọi nơi (kể cả đồ vật riêng tƣ của cá nhân) và tài liệu liên quan tới các tội phạm về hải quan và mở cửa nhà để khám theo lệnh của Toà án địa phƣơng; khám xét, thống kê, kiểm tra sổ sách tại nhà của ngƣời chủ tài khoản về buôn bán súc vật hoặc chủ một bãi chăn thả gia súc; khám xét bất cứ lúc nào thiết bị bố trí tại thềm lục địa; khám xét phƣơng tiện vận tải tham gia thăm dò và khai thác tài nguyên ở thềm lục địa trong khu vực an ninh đƣợc luật định và trong vùng hải phận của khu vực kiểm tra. Malaixia, Hải quan có thẩm quyền phá cửa hoặc cƣỡng bức phá cửa ra vào khu nhà, cửa hàng để khám xét, tịch thu hàng hoá vi phạm; giữ bất kỳ ngƣời nào có mặt tại khu vực cho đến khi khám xét xong. Có thể khám xét, bắt giữ không có lệnh của Toà án khi ngƣời nào có ý đồ phạm tội hoặc đã phạm tội về hải quan. Đƣợc dựng chƣớng ngại vật trên đƣờng phố hay bất kỳ nơi nào và đƣa ra tín hiệu để ngăn chặn, truy đuổi đối tƣợng trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của hải quan. Đƣợc tạm thời hoàn trả tài sản cho ngƣời có tài sản bị tịch thu hoặc hoàn trả động sản cho ngƣời đã sở hữu, nắm giữ tài sản hay động sản đó với điều kiện số tiền bảo lãnh bằng giá trị của tài sản tại thời điểm giao tài sản cộng với mọi loại thuế phải nộp. Bắt ngƣời bị phát hiện đang vi phạm hay có ý đồ vi phạm, giúp ngƣời khác vi phạm hay khuyến khích ngƣời khác vi phạm pháp luật hải quan; ngƣời bị nghi ngờ đang nắm giữ hàng hoá, hàng cấm, hàng phải tịch thu, vi 70 phạm thủ tục hải quan; ngƣời bị khởi tố vi phạm pháp luật hải quan mà không cần lệnh của Toà án. Đƣợc yêu cầu cung cấp thông tin để điều tra vi phạm pháp luật hải quan. Về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hay vận chuyển trái phép. Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định rất chung chung, làm cho cơ quan hải quan hết sức khó khăn trong việc xác định hành vi để xử lý, định tội danh. Luật Hải quan cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn khác đều không đƣa đƣợc ra những quy định cụ thể hơn. Luật Hải quan một số nƣớc quy định rất rõ ràng hành vi này, ví dụ Luật Hải quan Nga quy định buôn lậu là những hành vi vận chuyển hàng hoá trái pháp luật qua biên giới, tức là vận chuyển không qua các trạm kiểm soát hải quan, có vi phạm pháp luật hải quan cũng nhƣ việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán các hàng hoá đó trong nội địa..., cụ thể là: . Giấu hàng hoá trong các ngăn chứa bí mật khi vận chuyển nhằm trốn tránh kiểm tra. . Sử dụng một cách gian lận các chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác có liên quan. . Xuất, nhập, vận chuyển các đồ vật bị cấm nhƣ thuốc nổ, vũ khí, đồ quân trang, quân dụng, các chất độc, các chất ma tuý...[89] Bộ luật hải quan Pháp quy định các hành vi đƣợc xếp vào tội buôn lậu có nội dung gần giống nhƣ Luật Hải quan Nga đã dẫn trên, tuy nhiên có những điểm khác nhƣ việc nhập khẩu hàng hoá có khai báo, nhƣng khai báo không chính xác nhằm mục đích trốn thuế đối với những mặt hàng có thuế suất cao, thì cũng coi là buôn lậu phải xử lý hình sự.[93] Luật chống lậu của Hải quan Đài Loan còn quy định “đƣa hàng lậu vào và ra khỏi đất nƣớc” đƣợc hiểu là sự trốn tránh kiểm tra hoặc khám xét hải quan nhằm mục đích trốn các khoản thu của hải quan, hoặc tránh né các 71 khoản thu khác của Chính phủ, hoặc không khai báo, hoặc khai báo sai cho hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc xuất khẩu.[87] Quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thời hạn điều tra của cơ quan hải quan. Điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, cơ quan hải quan có quyền khởi tố vụ án hình sự. Đây là thẩm quyền rất quan trọng vì quyết định khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý mở đầu của giai đoạn điều tra công khai và chỉ có các cơ quan tiến hành tố tụng mới đƣợc quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Do vậy có thể hiểu, cơ quan điều tra chống buôn lậu của hải quan cũng là cơ quan tiến hành tố tụng, thực hiện các hoạt động điều tra hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự, và nhƣ vậy phải phân biệt rõ cơ quan này trong hệ thống chung của các cơ quan hải quan. Tuy nhiên Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đã quy định hệ thống các cơ quan điều tra gồm: cơ quan điều tra của Lực lƣợng cảnh sát nhân dân, của Lực lƣợng an ninh nhân dân, của Quân đội nhân dân và của Viện kiểm sát nhân dân; ngoài ra còn có các cơ quan khác đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đó là: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm. Điều 28 Pháp lệnh quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan hải quan trong hoạt động điều tra. Nhƣ vậy, cơ quan điều tra của hải quan không nằm trong hệ thống các cơ quan điều tra, mà chỉ đƣợc phép tiến hành một số hoạt động điều tra. Theo đó “Cơ quan hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện hành vi phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 97 Bộ luật Hình sự, có quyền : a) Đối với hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ rõ ràng, ít nghiêm trọng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án; xét cần ngăn chặn ngay việc ngƣời có hành vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ ngay ngƣời đó và xin ngay 72 lệnh tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền; khám xét ngƣời, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của hải quan do Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) quy định; khi cần thiết, trƣng cầu giám định, khởi tố bị can; hoàn thành và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. b) Đối với hành vi thuộc loại tội nghiêm trọng, phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, thu giữ, bảo quản vật chứng và tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, khi xét thấy cần ngăn chặn ngay ngƣời có hành vi phạm tội chạy trốn thì tạm giữ ngƣời đó và xin ngay lệnh bắt khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền; khám xét ngƣời, khám nơi oa trữ trong khu vực kiểm soát của hải quan do Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) quy định; chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.” Thực tế, các vụ án do cơ quan điều tra của hải quan thực hiện là các vụ án buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá tiền tệ qua biên giới, hầu hết trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến yếu tố nƣớc ngoài, và đƣợc tổ chức theo đƣờng dây từ trong nƣớc ra nƣớc ngoài và ngƣợc lại, nhất là từ các nƣớc có chung đƣờng biên giới trên bộ hoặc trên biển. Do vậy những loại tội phạm này không những phức tạp mà còn rất nguy hiểm. Với thời hạn 15 ngày và 7 để tiến hành hoạt động của hải quan là quá ngắn, không phù hợp với thực tế. Nhiều vụ, do thời gian eo hẹp, phải chuyển sang cơ quan điều tra khác, các biện pháp nghiệp vụ điều tra không đƣợc tiến hành liên tục, nên vụ án kéo dài không kết thúc đƣợc, thậm chí có vụ còn phải đình chỉ điều tra. Ngoài ra pháp luật còn cho phép “Trong trƣờng hợp cần thiết, cơ quan hải quan, công chức hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đƣợc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp lực lƣợng, hỗ trợ phƣơng tiện, cung cấp thông tin; nếu phƣơng tiện hỗ trợ bị thiệt hại thì cơ quan hải quan phải bồi thƣờng”. Với những quy định nhƣ vậy, Hải quan 73 chƣa có lực lƣợng và thẩm quyền đủ mạnh để đi sâu vào điều tra, phát hiện các đƣờng dây, ổ nhóm tội phạm lớn về ma tuý cũng nhƣ về kinh tế, chỉ mới thực hiện đƣợc những vụ ở mức độ, quy mô nhỏ lẻ, quả tang, và hầu hết phát hiện đƣợc là thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát trực tiếp. Một số lĩnh vực mới về công tác nghiệp vụ đƣợc quy định trong Luật Hải quan, chƣa đƣợc bổ sung vào trong các văn bản luật có liên quan và trong Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, ví dụ nhƣ hoạt động điều tra nhằm thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu để phục vụ thông quan cũng nhƣ kiểm tra sau thông quan; hay các hành vi vi phạm chế độ quản lý hải quan hàng chuyển khẩu của ngƣời vận tải; hành vi vi phạm thời hạn đƣợc phép nộp chậm chứng từ liên quan tới việc xác định trị giá tính thuế và chống gian lận thƣơng mại; hay hành vi vi phạm chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng phƣơng thức thƣơng mại điện tử...sẽ đƣợc áp dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Cho nên việc hệ thống hoá và hoàn thiện pháp luật về điều tra và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng là vấn đề đặt ra trong tình hình mới của điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta hiện nay. 74 CHƢƠNG 3 NHỮNG YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN 3.1/ Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến hoạt động hải quan. 3.1.1/ Hội nhập kinh tế quốc tế Cùng với chủ trƣơng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quá trình mở cửa và hợp tác với các nƣớc trên thế giới đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986). Chủ trƣơng đó đã đƣợc hiến định tại Hiến pháp 1992 (điều 14): " …Thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lƣu và hợp tác với tất cả các nƣớc trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội khác nhau; trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi…". Việt Nam tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cùng với thời điểm trên thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn về chính trị và kinh tế. Hoà bình, hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nƣớc đều ƣu tiên phát triển kinh tế, cần có môi trƣờng hoà bình, ổn định và thực hiện chính sách mở cửa. Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Toàn cầu hoá và khu vực hoá đƣợc thể hiện rõ trong sự gia tăng rất nhanh của việc trao đổi quốc tế về hàng hoá, dịch vụ, tài chính và các yếu tố sản xuất. Toàn cầu hoá và khu vực hoá còn đƣợc thể hiện qua sự hình thành và củng cố của các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. Dƣới tác động của xu 75 hƣớng này, nhiều tổ chức kinh tế, thƣơng mại trên toàn cầu và hơn 40 tổ chức liên kết khu vực đã ra đời, trong đó đáng chú ý là WTO với 133 quốc gia thành viên, chiếm hơn 90% tổng giá trị thƣơng mại quốc tế[28,25-126] (Trung Quốc ra nhập WTO năm 2001), các liên kết khu vực nhƣ EU, ASEAN/AFTA, NAFTA và nhiều tam tứ giác phát triển. Toàn cầu hoá và khu vực hoá đƣợc quyết định bởi nhiều yếu tố liên quan tới công nghệ, thị trƣờng và chính sách, nổi lên là: sự cạnh tranh gia tăng trong kinh tế thế giới thúc đẩy tìm kiếm những thị trƣờng có lợi nhất cho hàng xuất khẩu và nguồn nhập khẩu rẻ nhất; những yếu tố thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia phân bổ lại sản xuất, tiêu thụ, hình thành nên các mạng lƣới toàn cầu và khu vực; sự phát triển trong công nghệ thông tin, thị trƣờng tài chính, dịch vụ và giao thông vận tải; các nƣớc ngày càng áp dụng chính sách mở cửa và tự do hoá thƣơng mại, đầu tƣ và tài chính; trên phạm vị quốc tế, các nƣớc ngày càng coi trọng các hiệp định đa phƣơng đối với các trao đổi quốc tế, nổi bật nhất là các thoả thuận tại vòng đàm phán Urugoay thành lập WTO; vai trò của các thể chế khác nhƣ G7, WB và IMF… Đối với xu thế khu vực hoá, ngoài những nguyên nhân trên, còn có những động lực khác nhƣ những mục tiêu quốc phòng, an ninh, hợp tác kinh tế để tranh thủ những yếu tố bổ trợ… Toàn cầu hoá và khu vực hoá có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau và cùng nhằm mục tiêu thúc đẩy trao đổi hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động. Liên kết khu vực vừa củng cố quá trình toàn cầu hoá vừa giúp các nƣớc trong từng khu vực bảo vệ lợi ích của mình. Mặt khác, toàn cầu hoá, khu vực hoá cũng làm cho sự cạnh tranh giữa các thực thể kinh tế trở nên gay gắt chƣa từng có. Trong một thế giới ngày càng đƣợc toàn cầu hoá, bất cứ nƣớc nào không muốn bị gạt ra ngoài dòng chảy phát triển, đều phải nỗ lực hội nhập 76 vào xu thế chung, điều chỉnh chính sách, giảm dần hàng rào thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển vốn, lao động, công nghệ và kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Ở Việt Nam, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế từng bƣớc đƣợc hình thành trong quá trình đổi mới với đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Nghị quyết hội nghị TƢ 3 khoá VII (29/6/1992) về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại nêu rõ nhiệm vụ cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB… mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết ở châu Á - Thái Bình Dương. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: "Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố môi trƣờng hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc", xây dựng một nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nghị quyết hội nghị TƢ 4 khoá VIII (29/12/1997), nêu nguyên tắc hội nhập là: “Trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, trong đó những biện pháp quan trọng hàng đầu là cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trƣờng quốc tế, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu”. Nghị quyết còn nhấn mạnh nhiệm vụ chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và nhất là những sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trƣờng khu vực và thị trƣờng quốc tế, đồng thời tiến hành khẩn trƣơng, vững chắc… đàm phán gia nhập WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA. 77 Nhận thức rõ hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là một cuộc đấu tranh phức tạp, nên Văn kiện Đại hội Đảng IX chỉ rõ: " …Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh - quốc phòng…" . Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị đã một lần nữa khẳng định đƣờng lối mở cửa, hợp tác kinh tế của Việt Nam. Coi hội nhập kinh tế quốc tế là một trong các chính sách hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam, nhằm phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa nguồn lực từ bên ngoài, tạo thế và lực mới cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đƣa đất nƣớc tiến nhanh, tiến mạnh và vững chắc trong thế kỷ XXI. Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy hợp tác với tất cả các nƣớc và thể chế chính trị khác nhau, đã phá đƣợc thế bao vây cô lập về chính trị, cấm vận về kinh tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với trên 167 nƣớc trong đó có tất cả các nƣớc lớn, phát triển quan hệ thƣơng mại với hơn 140 nƣớc, quan hệ đầu tƣ với gần 70 nƣớc và vùng lãnh thổ. Đồng thời chúng ta đã khai thông đựoc quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế nhƣ IMF, WB, ADB và các tổ chức phát triển khác trong hệ thống Liên hợp quốc. Đã tham gia các tổ chức hợp tác kinh tế, thƣơng mại khu vực và thế giới nhƣ ASEAN (07/1995), ASEM (03/1996), APEC (11/1998), và đang tích cực đàm phán chuẩn bị gia nhập WTO.[8,72] Trong lĩnh vực ký kết các điều ƣớc quốc tế. Tính từ năm 1986 cho đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 1000 điều ƣớc quốc tế song phƣơng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực thƣơng mại, thuế, ngân hàng...; riêng năm 2000, 78 Việt Nam đã ký kết 146 điều ƣớc quốc tế; trong 9 tháng đầu năm 2001, đã có 70 hiệp định song phƣơng đƣợc ký kết; đặc biệt, gần đây nhất, Chủ tịch nƣớc đã có Quyết định số 361/QĐ-CTN gia nhập Công ƣớc Viena 1969 về Luật Điều ƣớc.[35,15] Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tiến trình hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế đã tham gia, ký kết, cũng nhƣ những kết quả đã đạt đƣợc tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN 6 đƣợc tổ chức tại Việt Nam với tuyên bố Hà Nội đƣợc thông qua ngày 23/7/2001[27]; đặc biệt Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa kỳ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001, đã đánh dấu bƣớc phát triển quan trọng trong quan hệ thƣơng mại với Hoa kỳ nói riêng và quốc tế nói chung, mở ra một giai đoạn mới cho nền kinh tế hƣớng vào xuất khẩu cũng nhƣ tiến trình gia nhập WTO của đất nƣớc ta. Quyết định số 37/2002/QĐTTG ngày 14/03/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chƣơng trình hành động thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, đã xác định định hướng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong thời kỳ mới với một nội dung hết sức quan trọng là tổng hợp và hoàn thiện Chiến lƣợc tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế. Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổng hợp các cam kết quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN, APEC, các chƣơng trình hành động trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO, Chƣơng trình Miyzawa, IMF, WB và các hiệp định quốc tế khác; căn cứ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các kết quả nghiên cứu về sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam...bổ sung và hoàn thiện Chiến lƣợc tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế. Quyết định số 35/2002/QĐ-TTG ngày 12/03/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chƣơng trình hành động thực hiện Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đã đặt ra cho các Bộ, ngành, địa phƣơng phải tổ chức quán triệt nội dung của Hiệp định, những thuận lợi, khó khăn trong việc thực thi, 79 cũng nhƣ phải xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể của cơ quan, địa phƣơng mình. Về phƣơng diện Hải quan, đây là những vấn đề đòi hỏi, một mặt phải có sự nỗ lực, cố gắng của con ngƣời với sự trợ giúp tối đa của phƣơng tiện, thiết bị hiện đại, mặt khác phải sớm hoàn thiện pháp luật hải quan. Các quy định của pháp luật hải quan phải sát hợp với các định chế của pháp luật quốc tế, và pháp luật thƣơng mại Hoa Kỳ, không những đảm bảo chức năng hành chính công quyền, bảo vệ chủ quyền, an ninh kinh tế quốc gia, mà còn phải đảm bảo hƣớng dẫn về mặt luật pháp cho các doanh nghiệp trong làm ăn, buôn bán quốc tế, đặc biệt là với Hoa Kỳ. 3.1.2/ Những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến hoạt động Hải quan Với mức độ và lộ trình khác nhau, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động trực tiếp tới hoạt động Hải quan nhƣ sau: a/ Những nghĩa vụ và quy tắc bắt buộc về thuế Các cam kết ràng buộc về thuế trong WTO Cam kết ràng buộc về thuế quan, Khi gia nhập WTO các quốc gia phải cam kết ràng buộc về thuế suất thuế nhập khẩu cho các mặt hàng (dòng thuế) cụ thể để đảm bảo trong tƣơng lai các mức thuế nhập khẩu cho các mặt hàng đó không tăng lên vƣợt quá mức thuế đã cam kết ràng buộc này. Trên thực tế, nội dung cam kết ràng buộc về thuế quan của các nƣớc WTO không nhất thiết phải cam kết ràng buộc 100% các mặt hàng nhập khẩu trừ mặt hàng nông sản. Các mặt hàng đó bao gồm: Thứ nhất, các mặt hàng liên quan đến việc: bảo vệ đạo đức xã hội; bảo vệ quyền, sức khoẻ con ngƣời; bảo vệ động vật, thực vật; vàng hoặc bạc; bảo vệ tài sản quốc gia về nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ quyền lợi thiết yếu về an ninh quốc gia. 80 Thứ hai, tuỳ theo kết quả trong đàm phán, các nƣớc cũng có thể chủ động không thực hiện ràng buộc thuế quan cho một số mặt hàng cụ thể tuỳ thuộc theo chủ trƣơng, định hƣớng phát triển của mình. Đối với những mặt hàng có cam kết ràng buộc thuế quan, mức độ ràng buộc có thể bao gồm: . Ràng buộc ở mức thấp hơn mức thuế suất đang áp dụng: các nƣớc công nghiệp phát triển thực hiện theo cách này; . Ràng buộc ở mức bằng mức thuế suất đang áp dụng; . Ràng buộc ở mức cao hơn các mức thuế đang áp dụng. Các nƣớc đang phát triển thực hiện theo cách này, nhằm tạo ra sự an toàn về mặt pháp lý khi xuất khẩu vào thị trƣờng của họ hơn là tăng cƣờng mở cửa thị trƣờng. Các cam kết khác có liên quan đến chính sách thuế Thực hiện quy chế tối huệ quốc, nguyên tắc đối xử quốc gia. Chỉ đƣợc bảo hộ bằng thuế quan, không đƣợc bảo hộ bằng biện pháp khác nhƣ hạn chế số lƣợng nhập khẩu, các biện pháp phi thuế quan khác sẽ đƣợc loại bỏ. Các loại phí khác cũng nhƣ thuế chống bán phá giá, phí trả cho việc cung cấp dịch vụ, các loại thuế nội địa áp dụng đồng thời với hàng sản xuất trong nƣớc và hàng nhập khẩu, phải đƣợc liệt kê trong bản cam kết nhƣợng bộ của thành viên, để đảm bảo rằng không tăng mức áp dụng lên cao hay áp dụng thêm so với thời điểm cam kết về thuế quan. Áp dụng Hiệp định trị giá hải quan GATT, thực hiện cơ chế áp giá tính thuế nhập khẩu chủ yếu căn cứ theo giá giao dịch thực, không đƣợc áp dụng giá tính thuế tối thiểu. Những quy định về thuế, đặc biệt là các ƣu đãi miễn giảm sẽ phải tuân thủ theo các quy định của Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại. 81 Các quy định về thuế nhập khẩu trong APEC Xây dựng chƣơng trình hành động quốc gia (IAP) để thực hiện tự do hoá thƣơng mại vào năm 2020 với các nƣớc đang phát triển, và năm 2010 với các nƣớc phát triển. Có nghĩa là thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống mức 0% (mức 10% cũng có khả năng đƣợc chấp nhận đối với các nƣớc đang phát triển) cùng với việc bãi bỏ hàng rào phi quan thuế và những rào cản khác gây trở ngại cho thƣơng mại, đầu tƣ. Xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể (CAP) gồm, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu bằng máy tính cho hệ thống thuế và nối mạng với các nƣớc APEC; hợp tác chung giữa các nƣớc trong vấn đề thông tin, đào tạo. Thực hiện chƣơng trình tự do hoá tự nguyện (chƣơng trình hành động quốc gia) sớm từng lĩnh vực, cụ thể là 15 lĩnh vực: lâm sản, cá và sản phẩm từ cá, đồ chơi, đá quý và đồ trang sức, hoá chất, thiết bị và dụng cụ y tế, hàng hoá liên quan đến môi trƣờng, năng lƣợng, thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về thiết bị viễn thông, cao su tự nhiên và cao su tổng hợp, phân bón, thực phẩm, ô tô, hạt có dầu và sản phẩm, máy bay dân dụng. Trong đó 9 lĩnh vực đầu thời hạn hoàn thành trong khoảng 2000-2005, với mức thuế suất cuối cùng 0%5%, tuy nhiên nội bộ thành viên vẫn còn có những tranh luận về vấn đề này. Các vấn đề về thuế trong ASEAN Hiệp định CEPT quy định việc giảm thuế cho tất cả các mặt hàng (trừ một số mặt hàng loại trừ hoàn toàn) xuống mức 0-5% vào năm 2006. Đối với những mặt hàng đã đƣợc đƣa vào Danh mục giảm thuế hàng năm thì không đƣợc thực hiện tăng thuế suất, trừ trƣờng hợp đang có thuế suất thấp hơn 5%, hoặc công nghiệp trong nƣớc gặp tổn thƣơng nghiêm trọng (Điều 6, Hiệp định CEPT, điều khoản khẩn cấp). Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể giai đoạn 2001 - 2006 đã đƣợc Chính phủ công bố, theo đó chính sách thuế nhập khẩu đƣợc xây dựng theo 82 hƣớng, tất cả các nhóm ngành hàng đến năm 2006 đều có có mức thuế suất giống nhau 0-5%, nhƣng tốc độ giảm thuế nhanh, chậm là khác nhau để có thể cân nhắc cho các chính sách phát triển công nghiệp trong một tầm nhìn dài hạn. Trong khi đó, với WTO thì nội dung, mức độ cam kết cho các nhóm mặt hàng rất khác nhau; do vậy các giải pháp và lịch trình cắt giảm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lƣợc kinh tế trung và dài hạn, chỉ có từ đó mới xác định đƣợc mức độ bảo hộ, thời gian bảo hộ phù hợp cho ngành hàng cụ thể. Mặt khác, cam kết với WTO là tuỳ thuộc rất nhiều vào kết quả đàm phán, do đó cần phải đầu tƣ, chuẩn bị kỹ lƣỡng cũng nhƣ phân tích sâu sắc về mặt kinh tế thì mới có khả năng thuyết phục các bên đối tác chấp nhận những nội dung có lợi, không bị động và bị ép thực hiện những cam kết không có lợi. Thuế nhập khẩu trong Hiệp định Thƣơng mại Viêt Nam - Hoa Kỳ Ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam phải thực hiện chƣơng trình cắt giảm khoảng 250 mặt hàng trong biểu thuế hiện hành (4/5 trong số đó là nông sản), mức cắt giảm sẽ từ 33% đến 50% trong giai đoạn 3 năm. Về lâu dài, trên cơ sở nền tảng cam kết về thuế nhập khẩu với WTO và ràng buộc của Hiệp định, Việt Nam sẽ phải đàm phán về cam kết đối với danh mục thuế nhập khẩu cho tất cả các mặt hàng còn lại. b/ Giảm bớt và từng bƣớc đi tới xoá bỏ hàng rào phi quan thuế, đặc biệt là hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu. AFTA quy định bỏ ngay hạn ngạch đối với các mặt hàng trong CEPT, còn các hàng rào phi quan thuế khác sẽ đƣợc bỏ dần trong 5 năm. APEC cũng đặt mục tiêu xoá bỏ dần các hàng rào phi quan thuế và kết thúc chậm nhất vào năm 2020 đối với các nƣớc đang phát triển. WTO quy định cụ thể việc xoá bỏ dần những quy định về giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch, chuyển các biện pháp phi quan thuế sang biện pháp thuế quan và giảm dần mức thuế theo các lộ trình trong từng lĩnh vực. Tuy 83 nhiên WTO cho phép áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trong một thời gian nhất định nếu nƣớc nhập khẩu (nhất là các nƣớc đang phát triển và đang chuyển đổi nền kinh tế) gặp khó khăn về cán cân thanh toán, có trình độ phát triển thấp, cần bảo vệ môi trƣờng hoặc an ninh quốc gia. c/ Về chế độ tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT) Các thể chế đều quy định việc dành cho nhau MFN và NT. Theo đó MFN quy định mỗi nƣớc dành sự ƣu đãi không phân biệt đối xử cho hàng nhập khẩu của các nƣớc khác nhau; NT quy định hàng hoá một khi đã nộp thuế nhập khẩu thì phải đƣợc đối xử không kém ƣu đãi so với hàng sản xuất trong nƣớc. d/ Về các biện pháp đầu tƣ (TRIMS) Hiệp định TRIMS của WTO quy định các nƣớc dành cho nhau MFN và NT, giảm dần và tiến tới xoá bỏ những hạn chế về số lƣợng nhập khẩu, công bố rõ các quy định về mức đóng góp vốn, mức độ sử dụng nguyên liệu nội địa, mức xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng nội địa, về sử dụng ngoại hối và chuyển giao công nghệ... Đối với các nƣớc đang phát triển và đang chuyển đổi kinh tế, WTO quy định tạm thời chƣa áp dụng những yêu cầu trên vì lý do thâm hụt cán cân thanh toán hoặc gặp khó khăn do đang chuyển đổi kinh tế. Hiệp định này có hiệu lực sau 2 năm đối với các nƣớc phát triển, 5 năm đối với các nƣớc đang phát triển và 7 năm đối với các nƣớc kém phát triển nhất kể từ tháng 1/1995. e/ Về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định về vấn đề này của WTO (TRIPS) quy định các nƣớc dành cho nhau MFN và NT trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ (IPR). Các nƣớc phải điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, luật lệ cho phù hợp với các công ƣớc và hiệp định quốc tế, phải có những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ IPR nhƣ quyền tác giả, nhãn hiệu thƣơng mại, kiểu dáng công nghiệp, phát minh 84 sáng chế...; các nƣớc đang phát triển và đang chuyển đổi kinh tế đƣợc hƣởng những ƣu đãi miễn trừ; ví dụ, các nƣớc đang phát triển có thể hoãn thi hành TRIPS trong 5 năm đối với các công nghệ đã có bảo hộ và đƣợc thêm 5 năm nữa đối với các công nghệ chƣa đƣợc bảo hộ (tổng cộng là 10 năm), nhƣng phải thực hiện ngay đối với tân dƣợc và hoá chất nông nghiệp. f/ Về các vấn đề khác. Các nƣớc thành viên phải cung cấp thông tin, minh bạch hoá chính sách, luật lệ, quy chế về thƣơng mại và đầu tƣ, đảm bảo tính ổn định trong một thời gian dài, áp dụng thống nhất trên toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thi hành và tính toán. Các thành viên cũng có nghĩa vụ cung cấp thƣờng kỳ 1-2 năm một lần cho WTO các thông tin kinh tế nhƣ về kim ngạch thƣơng mại, cán cân thanh toán, GDP, các dữ liệu về phát triển kinh tế, kế hoạch cải cách, biểu thuế quan, các biện pháp phi quan thuế đang áp dụng... Trong trƣờng hợp một nƣớc lâm vào tình trạng khẩn cấp do khó khăn trong nội tại nền kinh tế hoặc khi nền sản xuất trong nƣớc bị hàng nhập khẩu đe doạ nghiêm trọng, thì nƣớc đó có thể tạm thời sử dụng quyền tự vệ bằng cách khƣớc từ một số nghĩa vụ đã cam kết. Quyền tự vệ cho phép áp dụng mức thuế quan cao hơn mức đã cam kết, hoặc áp dụng hình thức hạn chế về số lƣợng cũng nhƣ các biện pháp khác để hạn chế nhập khẩu, hỗ trợ sản xuất trong nƣớc. Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ đƣợc áp dụng tạm thời, bình đẳng, không phân biệt đối xử và thông báo trƣớc cho WTO. 3.2/ Phƣơng hƣớng và giải pháp Trên cơ sở chiến lƣợc tổng thể hội nhập kinh tế quốc tế và chƣơng trình hành động của Chính phủ; các định chế của WTO, APEC, ASEAN, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Các văn bản pháp luật về hải quan Việt Nam phải đƣợc xem xét, rà soát, hệ thống lại để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ 85 cho phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ thoả thuận, đó là do: . Các quy phạm pháp luật hải quan đƣợc quy định quá tản mát trong nhiều các văn bản khác nhau. Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan tuy đã có cố gắng bổ sung, sửa đổi nhiều lần, nhƣng tới nay vẫn nằm trong tình trạng không đồng bộ, mang tính chắp vá, hiệu lực thi hành thấp. . Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002, nhìn chung qua thời gian đầu thực hiện đã khẳng định những nội dung mà Luật Hải quan đƣa ra rất phù hợp với tình hình thực tiễn, thực sự đã đi vào cuộc sống. Tuy nhiên kèm theo Luật cũng cần phải có tới khoảng 15 Nghị định của Chính phủ để quy định cho những lĩnh vực cụ thể mà luật chƣa quy định chi tiết, nhƣng tính đến hết thời điểm quý I/2002 mới chỉ có 2 Nghị định đƣợc ban hành về thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan, còn các Nghị định về địa bàn hoạt động của hải quan, lãnh thổ hải quan hay các vấn đề mới nhƣ: trị giá hải quan GATT, phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo HS, quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng phƣơng thức thƣơng mại điện tử, khai báo hải quan bằng hình thức khai điện tử... vẫn còn đang dự thảo hoặc chờ ban hành. . Về thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan thuộc Chính phủ (Nghị quyết số 51/2001 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992), Hải quan là cơ quan không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó Hải quan là cơ quan hành chính công quyền, có trách nhiệm thực thi pháp luật và thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Do vậy trong phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về hải quan, đây cũng là vấn đề cần phải đƣợc xem xét. 86 Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hải quan Việt Nam trong giai đoạn mới có thể tập trung vào một số vấn đề sau: 3.2.1/ Chính sách thƣơng mại hàng hoá và hàng rào phi thuế quan Xây dựng chính sách thƣơng mại hàng hoá phải dựa trên những vấn đề cơ bản sau: . Chính sách thƣơng mại và lộ trình cắt giảm hàng rào phi thuế quan đƣợc xây dựng trên nguyên tắc thuế quan sẽ dần dần trở thành công cụ bảo hộ chính, thay thế dần các hàng rào phi thuế quan mang tính định lƣợng trực tiếp (cấm, hạn ngạch, tạm dừng nhập khẩu) bằng các biện pháp bảo hộ mang tính kỹ thuật hơn (hàng rào kỹ thuật, bảo vệ môi trƣờng, kiểm dịch động vật và thực vật). . Chính sách thƣơng mại phải tiếp cận các đối xử đặc biệt và các khác biệt của GATT/WTO dành cho các nƣớc đang phát triển và/ hoặc đang trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế kinh tế, để có thể vận dụng tới mức cao nhất các biện pháp phi thuế quan có lợi cho phát triển kinh tế đất nƣớc. . Nghiên cứu xu hƣớng đang diễn ra trên diễn đàn quốc tế liên quan tới tự do hoá thƣơng mại, đánh giá kết quả mà các nƣớc đang phát triển có thể đạt đƣợc cũng nhƣ khả năng áp đặt những quy định mới của các nƣớc phát triển liên quan tới thƣơng mại (gắn vấn đề lao động và môi trƣờng với thƣơng mại...). . Xuất phát từ thực tế và hiện trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan hiện nay, nhằm thích ứng dần, không tạo ra sự thay đổi đột ngột đối với sản xuất và xã hội. . Tham khảo tới mức cao nhất cam kết về cắt giảm hàng rào phi quan thuế của một số nƣớc thành viên WTO, có một số điểm tƣơng đồng nhƣ Thái Lan, Philipine và Trung Quốc. 87 . Xây dựng lộ trình theo các mốc thời gian; mốc năm 2004 gắn với các mục tiêu phát triển ngắn và trung hạn của Việt Nam với yêu cầu của WB, IMF; mốc 2006 gắn với mục tiêu phát triển trung hạn của Việt Nam với yêu cầu của AFTA, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ; mốc 2010 gắn với mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam với yêu cầu của APEC, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Căn cứ vào những vấn đề trên, chính sách thƣơng mại với việc cắt giảm hàng rào phi thuế quan có thể đƣợc chia ra làm 3 phần, phần thứ nhất đề cập tới những biện pháp áp dụng chung cho nhiều mặt hàng nhƣ quyền kinh doanh nhập khẩu, các biện pháp quản lý giá; phần thứ hai đề cập tới các lộ trình cắt giảm 5 hàng rào cụ thể đối với hàng công nghiệp là giấy phép nhập khẩu không tự động, hạn ngạch, quyền nhập khẩu, đặc quyền của doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc và phụ thu nhập khẩu. Phần thứ ba đề cập tới các biện pháp cần thiết bảo vệ nông sản là kiểm dịch động vật và thực vật. Về các biện pháp chung . Hạn chế về Quyền kinh doanh nhập khẩu là một hàng rào phi thuế rất quan trọng, cản trở các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhập khẩu các mặt hàng, mà nếu nhập khẩu không bị kiểm soát chặt chẽ có thể gây khó khăn nghiêm trọng cho sản xuất trong nƣớc. Thời hạn duy trì biện pháp này dài nhất (2010) áp dụng đối với đƣờng tinh luyện, xăng dầu, phân hoá học, phƣơng tiện vận tải, và một số mặt hàng khác. . Vấn đề loại bỏ các biện pháp quản lý giá, các biện pháp đầu tƣ nhƣ nội địa hoá... không phù hợp với WTO đƣợc xem xét trong bối cảnh phát triển kinh tế trong nƣớc và thời hạn bảo lƣu dài nhất có thể đàm phán đƣợc. Về hàng công nghiệp Những biện pháp nhƣ hạn ngạch, quyền nhập khẩu hay doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc sẽ đƣợc quản lý thông qua giấy phép nhập khẩu không 88 tự động. Nhƣng cũng có thể có những mặt hàng chỉ bị áp dụng biện pháp giấy phép nhập khẩu không tự động. Không cho phép doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc phép nhập khẩu một số mặt hàng có liên quan đến an ninh, sức khoẻ, môi trƣờng. Nhà nƣớc nhập khẩu và kinh doanh những mặt hàng đó thông qua các doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc và sẽ đƣợc duy trì, không loại bỏ. Về hàng nông sản Biện pháp hạn ngạch thuế quan và tự vệ đặc biệt đƣợc sử dụng để bảo hộ nhiều nông sản trong nƣớc. Nhấn mạnh tới việc sử dụng biện pháp kiểm dịch thực vật và động vật. Tuy nhiên để áp dụng có hiệu quả biện pháp này nhƣ một công cụ bảo hộ thì nhà nƣớc cần có những chính sách thích hợp đối với việc đào tạo cán bộ, trang bị cơ sở kỹ thuật... Lộ trình cụ thể được trình bày trong phụ lục số 3, 4, 5 Những vấn đề nêu trên để thực thi có hiệu quả cần thiết phải có những điều kiện nhất định. Trong đó điều kiện tối quan trọng là cần phải một hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống này phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng sửa đổi những văn bản pháp luật thƣơng mại hiện hành và ban hành một văn bản quy phạm chung, thuộc thẩm quyền của Chính phủ điều chỉnh hoạt động thƣơng mại và các lĩnh vực có liên quan sát hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện, nhƣ thƣơng mại điện tử, sở hữu trí tuệ... 3.2.2/ Kiểm tra, giám sát hải quan Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế cũng nhƣ các định chế của WTO, APEC, ASEAN, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa kỳ. Thủ tục hải quan và chế độ kiểm tra, giám sát hải quan nhằm đáp ứng môi trƣờng kinh doanh thƣơng mại thuận lợi, thông thoáng đầu 89 tƣ, phù hợp với các cam kết quốc tế và những quy định trong công ƣớc KYOTO về hài hoà và đơn giản hoá thủ tục hải quan. Vấn đề này, mặc dù đã đƣợc chi tiết và có nhiều quy định tiến bộ, nhƣng vẫn còn một số mặt cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Bản luận án tập trung đi sâu vào với một số lĩnh vực mới trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan, cụ thể nhƣ sau : a/ Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Những năm đầu của thế kỷ XXI đƣợc xem là những năm khởi đầu của nền kinh tế tri thức, với sự phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin; việc áp dụng những phát minh, sáng chế cùng các tiến bộ trong các lĩnh vực điện, điện tử, sinh học...đã đem lại một khả năng sáng tạo và một hiệu quả vô cùng to lớn trong việc phát triển kinh tế. Vì vậy, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp, tín hiệu vệ tinh mang chƣơng trình đã đƣợc mã hoá...đều đƣợc các quốc gia hết sức chú trọng. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những định chế của WTO cũng nhƣ đƣợc cam kết cụ thể trong Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Điều 1 Chƣơng II Hiệp định đã ghi nhận “Mỗi Bên dành cho công dân của Bên kia sự bảo hộ và thực thi đầy đủ và có hiệu quả đối với quyền sở hữu trí tuệ trong lãnh thổ của mình. Các Bên thừa nhận các mục tiêu về chính sách xã hội cơ bản của các hệ thống quốc gia về bảo hộ sở hữu trí tuệ, kể cả mục tiêu phát triển và mục tiêu công nghệ và bảo đảm rằng các biện pháp bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ không cản trở hoạt động thƣơng mại chính đáng”. Điều 12 bản Hiệp định còn quy định cụ thể về thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự và hành chính; Điều 14 quy định các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt, nhƣ “Mỗi Bên quy định các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt đƣợc áp dụng ít nhất trong các trƣờng hợp cố ý làm giả nhãn hiệu hàng hoá hoặc xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan nhằm mục đích thƣơng 90 mại. Mỗi Bên quy định rằng các hình phạt có thể đƣợc áp dụng bao gồm phạt tù hoặc phạt tiền hoặc cả hai, đủ để ngăn ngừa xâm phạm, phù hợp với mức hình phạt áp dụng đối với các tội danh có mức độ nghiêm trọng tƣơng tự”. Hải quan là cơ quan chịu trách nhiệm thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Pháp luật hải quan Việt Nam hiện hành quy định việc thực thi Quyền sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan tại Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ về thủ tục hải quan. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngoài việc phải có đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan gửi Chi cục trƣởng Hải quan nơi làm thủ tục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, thì phải nộp khoản tiền tạm ứng bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng vào tài khoản tạm gửi của cơ quan hải quan tại kho bạc nhà nƣớc, hoặc nộp chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để bảo đảm việc bồi thƣờng thiệt hại cho chủ hàng hoá và việc thanh toán các chi phí phát sinh do yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, và xuất trình cho cơ quan hải quan văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời đƣa ra chứng cứ ban đầu về việc nghi ngờ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình. Khi yêu cầu tạm dừng đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Chi cục trƣởng Hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng đó. Quyết định tạm dừng đƣợc gửi cho chủ hàng và ngƣời yêu cầu tạm dừng. Thời hạn tạm dừng là 10 ngày kể từ ngày ban hành, và có thể kéo dài thêm thời hạn tạm dừng nhƣng không quá 10 ngày kể từ ngày thời hạn tạm dừng hết hạn, đồng thời ngƣời yêu cầu tạm dừng phải nộp bổ sung một khoản tiền tạm ứng bằng số tiền đã nộp trƣớc đó. 91 Qua những vấn đề vừa trình bày trên, có thể hình dung ngay những khó khăn trong quá trình thực thi, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, cũng nhƣ sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật để đảm bảo vừa thực hiện bảo hộ có hiệu quả, vừa đảm bảo tránh bị lạm dụng, đó là : . Thời hạn quy định chuyển tiếp trong Hiệp định buộc phải thi hành đầy đủ nghĩa vụ này đối với Việt Nam là hai mƣơi bốn tháng kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, tức là hạn cuối cùng là ngày 10/12/2004; đối với Hoa Kỳ là thi hành ngay kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Theo Nghị định của Chính phủ nói trên, thì Hải quan Việt Nam thực thi nghĩa vụ từ ngày 01/01/2002. Cho nên sự chuẩn bị các điều kiện để thực thi bị hạn chế về mọi mặt, cả về điều kiện pháp lý cũng nhƣ con ngƣời. . Số tiền nộp bảo chứng bằng 20% trị giá lô hàng và đƣợc nộp vào tài khoản tạm gửi của cơ quan hải quan là chƣa cơ sở chắc chắn, vì trong thực tế có thể xẩy ra trƣờng hợp trị giá lô hàng thấp, nhƣng lô hàng cồng kềnh, chiếm một thể tích lớn, do vậy phí lƣu kho, lƣu bãi cao, hoặc trong thƣơng mại cũng còn phát sinh những vấn đề rất phức tạp một khi chủ sở hữu hàng hoá thấy không có lợi. Do vậy, việc tính toán để ấn định số tiền nộp bảo chứng và sử dụng bảo lãnh của ngân hàng, nơi kiểm soát đƣợc số tiền kết dƣ trong tài khoản của ngƣời có yêu cầu bảo hộ là một giải pháp đáng quan tâm. Vì chỉ ngân hàng nơi mở tài khoản mới mới nắm vững tình hình năng lực tài chính của ngƣời yêu cầu, nhƣ vậy ngân hàng với tƣ cách bảo lãnh của mình sẽ chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật cho việc thanh toán thay cho ngƣời yêu cầu, vừa tránh hiện tƣợng lạm dụng với mục đích xấu, đồng thời tránh những thủ tục rƣờm rà cùng việc phát sinh thêm bộ máy quản lý, theo dõi không cần thiết đối với cơ quan hải quan, khi yêu cầu các bên thực hiện cũng nhƣ quyết toán các khoản tài chính. 92 . Khi ngƣời yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi đơn đến Hải quan đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, thì đồng thời cũng tiến hành khởi kiện ra Toà án theo đúng trình tự pháp luật tố tụng dân sự. Hải quan chỉ căn cứ vào sự đầy đủ của hồ sơ đề nghị để quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan theo thời hạn trên; trách nhiệm chứng minh thuộc về ngƣời yêu cầu và toà án. Nhƣ vậy, khi lô hàng chƣa có quyết định thông quan, hay kể cả trƣờng hợp đã thông quan rồi thì vấn đề trách nhiệm hay thực hiện quyết định của Hải quan hay phán quyết của Toà án mới đƣợc các bên chấp hành nghiêm túc. Một biện pháp chế tài đủ mạnh, nhƣ việc phải quy định rõ trong văn bản pháp luật ở mức Pháp lệnh về các thủ tục, trình tự tố tụng cũng nhƣ thẩm quyền khung phạt riêng cho vấn đề nay, thì mới đem lại khả năng thực thi một cách hiệu quả. b/ Khai hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan Việc phát triển công nghệ thông tin, xây dựng căn cứ pháp lý về khai hải quan điện tử, và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật Hải quan là một yêu cầu cấp bách, và là khâu đột phá để đảm bảo đổi mới cơ bản về thủ tục hải quan hiện nay. Ngày 21/03/2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 44/2002/QĐ-TTG về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, theo đó các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhƣ ngân hàng và các tổ chức đƣợc làm dịch vụ thanh toán “đƣợc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn”. Tờ khai hải quan hiện nay (bằng giấy, theo mẫu thống nhất) xét trên phƣơng diện tài chính kế toán, đây là một chứng từ kế toán. Việc khai báo hải 93 quan điện tử, thay cho khai bằng hình thức viết, hay nói khác đi là việc sử dụng chứng từ điện tử thay cho tờ khai hải quan, nhƣ vậy không còn là điều mới mẻ. Khai hải quan điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan hiện đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều cơ quan, nhiều giới và của cộng đồng doanh nghiệp. Khai hải quan điện tử có thể hiểu là hình thức khai hải quan có sử dụng phƣơng tiện, thiết bị điện tử để khai, truyền gửi chứng từ điện tử khai hải quan và lƣu giữ thông tin dữ liệu về hàng hoá là đối tƣợng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật, tạm thời thay thế bản viết để cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Chứng từ điện tử khai hải quan gồm tờ khai hải quan điện tử, các chứng từ khác thuộc tờ khai hải quan đƣợc tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lƣu trữ thông qua trao đổi dữ liệu điện tử từ máy tính điện tử của ngƣời khai hải quan nối mạng với máy tính điện tử của cơ quan hải quan, theo tiêu chuẩn đƣợc thống nhất về nội dung, hình thức, phƣơng pháp cấu trúc và xử lý thông tin. Ngoài phạm vi nhƣ quy định về tờ khai hải quan, chứng từ điện tử cũng có thể đƣợc ngân hàng, kho bạc, cơ quan nhà nƣớc có liên quan thực hiện trao đổi thông tin dữ liệu về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ yêu cầu quản lý nhà nƣớc của mình và của cơ quan hải quan. Nhƣ việc quản lý thuế, lệ phí và các khoản thu khác bằng hệ thống máy tính, Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc thống nhất quy định quản lý việc tiếp nhận, truyền gửi và xử lý nội dung thông tin khai hải quan điện tử về thông báo thuế, biên lai thuế, bảo lãnh thuế và thanh toán nộp thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Trình tự khai hải quan điện tử đƣợc thực hiện nhƣ sau: 94 Ngƣời khai hải quan điện tử phải chuẩn bị các thông tin dữ liệu khai theo nội dung yêu cầu về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại máy tính của mình theo mẫu tờ khai hải quan điện tử quy định. Dùng mã số điện tử đã đăng ký để truyền gửi dữ liệu thuộc tờ khai hải quan điện tử đến máy chủ của cơ quan hải quan thông qua kết nối trao đổi dữ liệu điện tử. Tiếp nhận số đăng ký tờ khai hải quan điện tử từ cơ quan hải quan và truyền gửi thông tin dữ liệu thuộc chứng từ điện tử khai hải quan khác theo quy định tới cơ quan hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra dữ liệu thuộc tờ khai hải quan điện tử do ngƣời khai hải quan chuyển đến. Đăng ký số tờ khai hải quan điện tử. Chứng từ khai hải quan điện tử đƣợc sử dụng phục vụ cho mục đích thông quan, nội dung tờ khai hải quan điện tử và các chứng từ điện tử khai hải quan khác đƣợc tạo ra, truyền gửi, lƣu giữ phải bảo đảm đƣợc in ra và truy nhập để sử dụng cho các mục đích quản lý hải quan thì đƣợc công nhận có giá trị nhƣ hình thức văn bản viết. Chữ ký trên chứng từ điện tử khai hải quan đƣợc truyền gửi thông qua trao đổi dữ liệu điện tử đƣợc công nhận có giá trị nhƣ hình thức viết nếu cơ quan hải quan xác định đƣợc ngƣời có thẩm quyền ký đúng quy định về chữ ký điện tử. Xây dựng hệ thống thông tin máy tính hải quan Hệ thống thông tin máy tính hải quan phải đƣợc xây dựng, bảo đảm việc truyền, nhận thông tin từ trung tâm thông tin dữ liệu từ Tổng cục Hải quan đến Chi cục Hải quan, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức liên quan để phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành, trao đổi, sử dụng dữ liệu điện tử trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra hàng hoá, quản lý thu nộp thuế đối với hàng hoá 95 xuất khẩu, nhập khẩu và yêu cầu hiện đại hoá quản lý hải quan phù hợp với các quy định về thiết lập mạng viễn thông và internet. Cũng nhƣ đảm bảo việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu bằng phƣơng thức thƣơng mại điện tử. Hiện nay, Hải quan mới đƣa vào sử dụng hệ thống máy vi tính để quản lý, cập nhật, khai thác vi phạm pháp luật hải quan trên toàn quốc phục vụ cho việc ra quyết định kiểm tra của Chi cục trƣởng Hải quan; và thu thập, cập nhật, quản lý, khai thác thông tin về đối tƣợng nợ thuế quá hạn phải cƣỡng chế hay đƣợc giải toả cƣỡng chế trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, bƣớc đầu không thể tránh khỏi những trục trặc về mặt kỹ thuật, cần phải tổ chức những buổi hội thảo để tiếp thu, học tập kinh nghiệm từ các chuyên gia Tổ chức Hải quan thế giới. c/ Kiểm tra sau thông quan Giải pháp tích cực nhằm cải tiến thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian, thông quan hàng hoá nhanh chóng, nhƣng vẫn kiểm soát chặt chẽ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, chống gian lận thƣơng mại, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật hải quan, gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc, đó là công tác kiểm tra sau giải phóng hàng hay kiểm tra sau thông quan. Công tác kiểm tra sau thông quan là một nghiệp vụ mới, để công tác này thực sự phát huy hiệu quả cao thì vấn đề thẩm quyền điều tra và thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp cũng nhƣ tình hình lô hàng phải đƣợc đặt ra, và phải đƣợc pháp lý hoá bằng văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành bởi Chính phủ, Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm cụ thể hoá quy định này. Có nghĩa là bên cạnh việc quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan hải quan các cấp mà trực tiếp là cấp Chi cục Hải quan trong văn bản chuyên biệt đó, thì thẩm quyền này còn phải đƣợc đƣa vào nội dung sửa đổi, bổ sung điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự và điều 1, 96 điều 28 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự để đảm bảo tính đồng bộ của các văn bản luật về công tác điều tra. 3.2.3/ Về lĩnh vực thuế quan Những biện pháp cụ thể và điều kiện thực hiện trong lĩnh vực thuế quan bao gồm: . Cải tiến hệ thống tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới, vừa tăng cƣờng kiểm soát chặt chẽ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, vừa đảm bảo thông quan nhanh chóng; tránh trùng lặp thậm chí chồng chéo giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ trong việc quản lý nhiệm vụ thu. Do vậy kiểm soát chính sách thuế quan là trách nhiệm của Hải quan là cần thiết. Trƣớc mắt giao cho Hải quan chịu trách nhiệm trong việc xác định trị giá tính thuế hải quan (trị giá hải quan GATT), xây dựng biểu thuế theo Công ƣớc HS, xác định và quản lý các vấn đề về xuất xứ hàng hoá. . Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để đảm bảo phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, bằng việc ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, thay thế cho Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành ban hành năm 1991, sửa đổi bổ sung năm 1993 và 1998 Vấn đề trọng tâm là cải cách cơ bản biểu thuế nhập khẩu, xây dựng danh mục biểu thuế tƣơng thích với Danh mục HS của Tổ chức Hải quan thế giới (Việt Nam tham gia Công ƣớc HS từ ngày 01/01/2000). Xây dựng biểu thuế ở cấp độ 8 số, tiến tới thực hiện danh mục biểu thuế chung ASEAN (AHTN) mà Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký Nghị định thƣ thực hiện AHTN, và Chính phủ đang xem xét ban hành Quyết định về việc thực hiện bản danh mục đó. 97 Thay đổi, kết cấu lại mức thuế suất trong biểu thuế dựa trên cơ sở lƣợng hoá mức độ bảo vệ sản xuất trong nƣớc theo hƣớng sau: . Xác định cấp độ bảo hộ theo 3 loại: bảo hộ thấp, bảo hộ ở mức trung bình và bảo hộ cao. . Xác định các mặt hàng và các nhóm bảo hộ. . Xác định mức thuế suất cho từng mặt hàng. Cụ thể nhƣ sau: Loại 1: Các ngành hàng đƣợc bảo hộ thấp, bao gồm: . Các ngành hàng mà Việt Nam hiện đã và đang có thế mạnh xuất khẩu, ít lo ngại về vấn đề cạnh tranh. . Các ngành hàng mà hàng hoá nhập khẩu là đầu vào của nhiều ngành sản xuất mà trong nƣớc không có khả năng đáp ứng và tập trung đầu tƣ phát triển. Các ngành hàng này sẽ đƣợc bảo hộ theo 2 cấp độ: cấp độ 1, bảo hộ duy nhất bằng thuế nhập khẩu với mức thuế suất tối đa là 10% (cam kết ràng buộc WTO) không có các biện pháp bảo hộ phi thuế; cấp độ 2, bảo hộ duy nhất bằng thuế nhập khẩu, với mức tối đa là 20% (cam kết ràng buộc WTO) không có các biện pháp bảo hộ phi thuế. (Xem phụ lục 6 biểu 1) Loại 2: Các ngành hàng đƣợc bảo hộ trung bình, bao gồm đa số các ngành hàng sản xuất của Việt Nam hiện nay (tất cả các ngành không thuộc loại 1 và loại 3), đó là một số ngành sản xuất trong thời gian qua phần nào đã đƣợc đầu tƣ thay thế hàng nhập khẩu; một số ngành phần nào đã có thế mạnh xuất khẩu nhƣng cần phải đƣợc đảm bảo độ an toàn nhất định. Các ngành này đƣợc bảo hộ theo cấp độ 3, bảo hộ duy nhất bằng thuế nhập khẩu với mức độ tối đa là 30% (cam kết ràng buộc WTO) không có các biện pháp bảo hộ phi thuế. (Xem phụ lục 6 biểu 2) Loại 3: Các ngành hàng đƣợc bảo hộ cao, đó là những ngành ta chƣa có đủ khả năng cạnh tranh xuất khẩu, các ngành chế biến nông sản, một số 98 các ngành công nghệ mới, công nghệ cao, các ngành mũi nhọn có ý nghĩa trọng yếu đảm bảo an toàn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Các ngành này sẽ đƣợc bảo hộ theo bảo hộ cấp 4, với mức tối đa là 40%; bảo hộ cấp 5, với mức tối đa là 50%; duy nhất bằng thuế nhập khẩu (cam kết ràng buộc với WTO), không có các biện pháp bảo hộ phi thuế; bảo hộ cấp 6, sẽ loại trừ hoàn toàn khỏi việc thực hiện tự do hoá thƣơng mại, không thực hiện ràng buộc thuế quan với WTO, không giảm thuế theo APEC, Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ASEAN. (Xem phụ lục 6 biểu 3) Trên cơ sở các mức độ bảo hộ theo từng nhóm ngành hàng được dự kiến, sẽ xây dựng thuế suất của từng mặt hàng và cam kết về mức thuế suất theo từng dòng thuế. 3.2.4/ Nâng cao thẩm quyền điều tra của Hải quan Luật Hải quan quy định trách nhiệm xử lý các vi phạm pháp luật hải quan trong phạm vị địa bàn hoạt động, và thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, đó là: “Tổ chức lực lƣợng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng biện pháp nghiệp vụ cần thiết, thu thập thông tin trong nƣớc và ngoài nƣớc liên quan đến hoạt động hải quan để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, phục vụ thông quan hàng hoá và kiểm tra sau thông quan...”; cũng nhƣ thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan đƣợc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện các hoạt động điều tra. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2 về những bất cập trong lĩnh vực này, để đảm bảo giải quyết những bất cập đó và thực hiện đƣợc thẩm quyền nói trên, phù hợp với điều kiện hoạt động của lực lƣợng hải quan trong tình hình mới. Về mặt lập pháp, lập quy cần phải: 99 Thứ nhất, cần phải đƣa những nội dung sửa đổi, bổ sung sau đây vào Bộ luật Tố tụng hình sự và Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự: . Bổ sung vào tổ chức cơ quan điều tra theo Bộ luật Tố tụng hình sự Cơ quan điều tra của Hải quan nằm trong hệ thống tổ chức các cơ quan điều tra, đó là do xuất phát từ đặc thù của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, trƣớc xu thế toàn cầu hoá kinh tế trên thế giới, và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thì vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh kinh tế, kỷ cƣơng của Nhà nƣớc, trật tự an toàn cho xã hội, ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình, Hải quan là cơ quan có điều kiện để đóng góp xứng đáng vào công cuộc bảo vệ cũng nhƣ xây dựng đất nƣớc trong điều kiện, hoàn cảnh mới. . Quyền khởi tố bị can phải đƣợc áp dụng trong cả trƣờng hợp những vụ án phức tạp. Điều này giúp cơ quan điều tra của hải quan có thể áp dụng những biện pháp ngăn chặn kịp thời nhƣ tạm giữ, tạm giam để cách ly hoặc ngăn ngừa ngƣời có hành vi vi phạm trốn thoát hoặc tẩu tán tang vật, tài liệu. . Cơ quan điều tra Hải quan có quyền khám nhà, khám nơi cất giấu hàng cấm, hàng lậu. . Sửa đổi đoạn đầu của Khoản 1 Điều 28 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự: “Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện hành vi phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 97 của Bộ luật Hình sự, có quyền...”, cho đúng theo quy định tại khoản 1 điều 93 Bộ luật Tố tụng hình sự: “Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì cơ quan Hải quan có quyền...”. Việc sửa đổi này, nhƣ 100 vậy vừa đảm bảo tính thống nhất trong văn bản luật, vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của hoạt động hải quan. Thứ hai, Chính phủ cần sớm ban hành quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách trong công tác điều tra phục vụ thông quan hàng hoá và kiểm tra sau thông quan cũng nhƣ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, phù hợp với những kiến nghị bổ sung, sửa đổi nhằm tăng thẩm quyền điều tra của cơ quan Hải quan cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ trình bày trên. Ngoài phần những quy định chung, thì Tổ chức bộ máy; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Lực lƣợng này phải đƣợc quy định cụ thể theo 3 cấp phù hợp với tổ chức, bộ máy của ngành Hải quan; trong đó tại cấp Chi cục Hải quan, Lực lƣợng này đƣợc quy định cụ thể có tên gọi, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng của một Đội công tác nhằm mục đích nhƣ đã nêu. Mặt khác những quy định về hoạt động nghiệp vụ điều tra và những nghiệp vụ khác của lực lƣợng này cũng phải đƣợc quy định cụ thể nhƣ thẩm quyền đầy đủ của các cơ quan điều tra tại Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Hoạt động điều tra này không bị giới hạn bởi địa bàn kiểm soát Hải quan hay bởi lãnh thổ quốc gia. Thủ trƣởng cơ quan điều tra Hải quan các cấp và các điều tra viên phải đƣợc đào tạo, đào tạo lại đảm bảo đáp ứng chuyên sâu nghiệp vụ điều tra, và đƣợc cấp thẻ điều tra cùng trang bị, phƣơng tiện..., phục vụ công tác. 101 KẾT LUẬN Hoạt động Hải quan xuất hiện cùng với sự ra đời của nền sản xuất hàng hoá và nhu cầu trao đổi, mua bán những hàng hoá đó. Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới thì hoạt động của Hải quan cũng đều là hoạt động của Nhà nƣớc, mang tính chất quản lý nhà nƣớc. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về hải quan ở nƣớc ta đƣợc thực hiện thông qua pháp luật và bằng hệ thống pháp luật về hải quan. Pháp luật về hải quan đóng một vai trò vô cùng quan trọng, điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hải quan. Trong xu hƣớng toàn cầu hoá của thế giới; trƣớc yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thì hoạt động của Hải quan nƣớc ta, với nhiệm vụ bảo hộ và phát triển sản xuất, bảo vệ chủ quyền quốc gia, trật tự an toàn xã hội và an ninh chính trị, phải đƣợc tiến hành trong một hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng, đảm bảo tính đồng bộ, rõ ràng và cụ thể. Đứng trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, một xu thế tất yếu khách quan mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã kịp thời nắm bắt, vận dụng một cách linh hoạt để xây dựng và phát triển đất nƣớc. Pháp luật Hải quan Việt Nam mà vai trò trung tâm là Luật Hải quan đã thể hiện rõ nét những ƣu điểm, tính cấp tiến và bƣớc đầu đảm bảo thích ứng với những yêu cầu, điều kiện của WTO, APEC, ASEAN và Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa kỳ, cũng nhƣ phù hợp với luật pháp quốc tế, các cam kết, điều ƣớc quốc tế và những quy định của WCO. Tuy nhiên do điều kiện phát triển kinh tế của nƣớc ta đang ở giai đoạn thấp, và đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, vừa làm vừa sửa, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, những tƣ duy theo cơ chế cũ vẫn còn in đậm trong một số không nhỏ cán bộ 102 và nhân dân. Do vậy mà còn không ít những bất cập, thiếu đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo trong hệ thống pháp luật, chính sách, văn bản của Nhà nƣớc. Pháp luật về hải quan Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Thông qua việc đánh giá, phân tích thực trạng pháp luật hải quan Việt Nam hiện nay, cũng nhƣ những thích ứng và tồn tại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở những quy định của WCO, tham khảo Luật Hải quan của một số nƣớc trong khu vực và trên thế giới, các Công ƣớc, Điều ƣớc, cam kết quốc tế liên quan đến hoạt động hải quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Thì việc triển khai thực hiện Luật Hải quan và xây dựng chế độ, chính sách, hoàn thiện pháp luật về hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế luôn là yêu cầu cấp bách và đƣợc xem là nhiệm vụ chung của Nhà nƣớc, của các cấp, các ngành, của các địa phƣơng, và phải đảm bảo những mục tiêu sau: Đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống chính sách, pháp luật nói chung và trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại nói riêng; đảm bảo hỗ trợ cho việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Pháp luật về hải quan phải phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nƣớc trƣớc sự cạnh tranh của hàng hoá nƣớc ngoài. Bảo hộ hợp lý là việc xác định mức độ bảo hộ, thời gian bảo hộ để cơ sở sản xuất có cơ hội vƣơn lên, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Pháp luật hải quan đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật hải quan; đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Pháp luật hải quan phải đảm bảo tăng cƣờng một cách có hiệu quả hoạt động của cơ quan hải quan, đảm bảo thực hiện chính sách của Đảng và Nhà 103 nƣớc về phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá, giao lƣu và hợp tác quốc tế; bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia. Đảm bảo tăng cƣờng bảo vệ không gian kinh tế của đất nƣớc, gắn với các ràng buộc, cam kết quốc tế trong bối cảnh chung của quá trình phân công lao động quốc tế ngày càng mở rộng, và nghĩa vụ phải tuân thủ của các quốc gia thành viên Tổ chức Thƣơng mại thế giới. Để thực hiện các mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra là phải khẩn trƣơng ban hành hệ thống văn bản quy phạm đảm bảo tính đồng bộ, quy định chi tiết thực hiện Luật Hải quan, sát hợp với các định chế của các Tổ chức quốc tế theo các điều kiện của hội nhập kinh tế quốc tế, trên tất cả các lĩnh vực thuộc về quản lý nhà nƣớc về hải quan nhƣ: cơ chế, chính sách điều hành, quản lý trong lĩnh vực thƣơng mại hàng hoá, và lĩnh vực mới nhƣ thƣơng mại điện tử; bảo vệ quyền sở hữu trí tụê; về thủ tục hải quan và chế độ quản lý hải quan, kiểm tra hàng hoá, kiểm tra sau thông quan, khai hải quan điện tử và sử dụng chứng từ điện tử trong việc làm thủ tục hải quan; về thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc xây dựng biểu thuế quan, danh mục mã số hải quan HS, trị giá hải quan GATT; và cuối cùng là việc sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao thẩm quyền điều tra, tổ chức bộ máy điều tra tại Hải quan các cấp, xây dựng cơ sở dữ liệu, thu thập thông tin phục vụ thông quan hàng hoá, kiểm tra sau thông quan, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới tại Chi cục Hải quan. Đồng thời phải tăng cƣờng công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật hải quan, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật hải quan, công khai hoá chế độ, chính sách quản lý nhà nƣớc về hải quan, thủ tục hải quan, quy trình nghiệp vụ hải quan. Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việc thực thi pháp luật hải quan cũng nhƣ không ngừng hiện đại hoá công tác hải quan 104 bằng hệ thống máy soi và hệ thống máy vi tính, khẩn trƣơng pháp lý hoá việc quản lý hải quan điện tử, và một vấn đề vô cùng quan trọng là phải có một cơ chế nhằm thực hiện nghiêm minh pháp luật hải quan bằng một chế tài đủ mạnh và rõ ràng, dễ áp dụng. Trong điều kiện hiện nay của nƣớc ta, với sự ổn định cao về mặt chính trị và đƣờng lối, chủ trƣơng đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc; với nguồn nhân lực có độ tuổi lao động trẻ, cần cù, thông minh; với tinh thần cầu thị và truyền thống đoàn kết của nhân dân ta; cùng với việc khẩn trƣơng rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, làm cơ sở pháp lý vững chắc cho công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Với mong muốn đƣợc đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung đó, việc nghiên cứu pháp luật về hải quan ở nƣớc ta hiện nay, và những vấn đề cơ bản về hoạt động hải quan cũng nhƣ đƣa ra một số đề xuất, giải pháp, là nhằm mang lại một hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan và nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hải quan trong điều kiện mới - điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta./. 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Các tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng; các bài nói, bài viết và các sách báo lý luận. 1/ Mác - Ănghen, tuyển tập, tập 21, trang 165 2/ Mác - Ănghen, tuyển tập, tập 3, trang 50, 52, 53, 56, 57 3/ Lê Nin, tuyển tập, tập 24, trang 145 (về tính thống nhất của pháp luật về hải quan) 4/ Nghiên cứu Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về pháp luật 5/ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI 6/ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII 7/ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII 8/ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX 9/ Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, NXB sự thật, Hà Nội 1991 10/ Chỉ thị số 58- CT/TƢ ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành Trung ƣơng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin 11/ Nghị quyết số 07- NQ/TƢ ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế 12/ Giáo trình Lý luận chung về Nhà nƣớc và Pháp luật, Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1991 13/ Giáo trình Luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội, 1997 14/ Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê nin, Đại học Luật Hà Nội, 1999 15/ Giáo trình Luật Thƣơng mại quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, 2000 16/ Đỗ Mƣời, Một số ý kiến về tổ chức ngành Hải quan và Đảng lãnh đạo Hải quan. Xây dựng lực lƣợng Hải quan thành “Lực lƣợng biên phòng trên mặt trận kinh tế”, NXB Tài chính, Hà Nội, 1995 106 17/ Lê Đức Anh, “Về tổ chức Đảng trong ngành Hải quan và xây dựng lực lƣợng Hải quan chính quy, hiện đại”, NXB Tài chính, Hà Nội 1995 18/ Võ Văn Kiệt, “Một số ý kiến về công tác Hải quan 1994 và phƣơng hƣớng hoạt động trong thời gian tới, NXB Tài chính, Hà Nội 1995 19/ Phan Văn Khải, “Xây dựng lực lƣợng Hải quan thành lực lƣợng Biên phòng trên mặt trận kinh tế, bảo đảm thi hành đúng luật pháp, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu và chống buôn lậu là nhiệm vụ chính trị của ngành Hải quan”, NXB Tài chính, Hà Nội 1995 20/ Nguyễn Tài, “Bàn về hàng rào Hải quan”, Bản tin Hải quan Việt Nam, tháng 4/1987 21/ Trƣơng Quang Đƣợc, “Đổi mới công tác Hải quan, bảo vệ lợi ích và chủ quyền đất nƣớc”, Báo Nhân dân số 38, Hà Nội 1991 22/ Trƣơng Quang Đƣợc, “Mƣời quan điểm về công tác Hải quan”, xây dựng Hải quan thành “Lực lƣợng Biên phòng trên mặt trận kinh tế”, NXB Tài chính, Hà Nội 1995 23/ Phan Văn Dĩnh, “Hải quan Việt Nam trong kinh tế mở và xu hƣớng hội nhập”, Tạp chí Cộng sản, tháng 9/1995 24/ Nguyễn Đức Kiên, “Về xây dựng lực lƣợng và chống tham nhũng trong ngành Hải quan”, Tạp chí Kiểm tra Đảng, số tháng 3/2002. 25/ Thành Thế Vỹ, Ngoại thƣơng Việt Nam, NXB Sử học, Hà Nội 1991, trang 25, 133, 212 26/ Lịch sử thế giới cổ đại 27/ Việt Nam hội nhập ASEAN, NXB Hà Nội, 1997; và các tài liệu về Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN 6 cùng tuyên bố Hà Nội ngày 23/07/2001 28/ Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1999, trang 25,126-129 107 29/ Chiến lƣợc tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế của Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Hà Nội tháng 10/1999 30/ TS Hà Hùng Cƣờng, “Tham gia quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam về phƣơng diện pháp lý”, Nhà pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội tháng 10/2000 31/ TS Uông Chu Lƣu, “Mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế xã hội trong thập niên đầu của thế kỷ XXI và nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện hệ thông pháp luật của Việt Nam”, Hà Nội tháng 6/2001 32/ Giáo trình Luật Kinh tế (tái bản), Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998, TS Nguyễn Nhƣ Phát chủ biên 33/ TS Nguyễn Am Hiểu, “Tìm hiểu pháp luật hợp đồng mua bán hàng hoá và đại diện thƣơng mại”, NXB Đà Nẵng, 2000 34/ TS Phạm Duy Nghĩa, “Pháp luật Thƣơng mại Việt Nam trƣớc thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6/2000 35/ Báo cáo “Đánh giá nhu cầu phát triển khung pháp luật Việt Nam đến năm 2010”, Bộ Tƣ pháp, Hà Nội, tháng 3/2002 36/ Bộ tài liệu hội thảo “Phát triển Thƣơng mại điện tử ở Việt Nam”, Bộ Thƣơng mại, Hà Nội, tháng 3/1999 37/ 50 năm Hải quan Việt Nam, Tổng cục Hải quan, Hà Nội 1995 2/ Các văn bản pháp luật 38/ Hiến pháp 1946 39/ Hiến pháp 1959 40/ Hiến pháp 1980 41/ Hiến pháp 1992 và sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 42/ Bộ luật Dân sự 43/ Bộ luật Tố tụng hình sự 108 44/ Bộ luật Hình sự 45/ Luật Hải quan 46/ Luật Thƣơng mại 47/ Luật Doanh nghiệp 48/ Luật đầu tƣ nƣớc ngoài và các Luật sửa đổi bổ sung 49/ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Luật sửa đổi bổ sung 50/ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 51/ Luật thuế giá trị gia tăng 52/ Pháp lệnh Hải quan 1990 53/ Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự 54/ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 55/ Sắc lệnh số 27/SL ngày 10/09/1945 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ 56/ Sắc lệnh số 28/SL ngày 10/09/1945 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ 57/ Nghị định số 115/TTG; 116/TTG; 117/TTG; 118/TTG ngày 15/08/1951 của Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 58/ Nghị định số 248/TTG ngày 15/04/1953 V/v thi hành biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu 59/ Nghị định số 03/ CP ngày 27/02/1960 ban hành Điều lệ Hải quan 1960. Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN7 ngày 30/08/1984 của Hội đồng Nhà nƣớc V/v thành lập Tổng cục Hải quan thuộc Hội đồng Bộ trƣởng. Nghị định số 139/HĐBT ngày 20/10/1984 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan Việt Nam 60/ Nghị định số 33/ CP ngày 19/04/1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu 109 61/ Nghị định số 54/ CP ngày 28/08/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1993 62/ Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1998 63/ Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 28/02/2002 của Chính phủ ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất theo chƣơng trình CEPT năm 2002 64/ Quyết định số 164/2000/QĐ-BTC ngày 10/10/2000 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục nhóm mặt hàng và bảng giá tối thiểu các mặt hàng Nhà nƣớc quản lý giá nhập khẩu để xác định trị giá tính thuế. 65/ Thông tƣ số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 54/CP ngày 28/08/1993, số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998. 66/ Thông tƣ số 08/2002/TT/BTC ngày 23/01/2002 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thƣơng. 67/ Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan 68/ Nghị định số 102/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 69/ Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định tạm thời thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 70/ Quyết định số 1495/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan quy định tạm thời về địa điểm làm thủ tục hải quan và thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu 110 71/ Quyết định số 1558/2001/QĐ-TCHQ ngày 28/12/2001 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 72/ Quyết định số 1549/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan ban hành quy định tạm thời quản lý hải quan đối với hàng hoá bán tại cửa hàng miễn thuế 73/ Quyết định số 1550/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan quy định tạm thời thủ tục hải quan đối với loại hình chuyển phát nhanh 74/ Quyết định số 46/2001/QĐ-TTG ngày 04/04/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 - 2005 75/ Thông tƣ số 11/2001/TT/BTM ngày 18/04/2001 của Bộ Thƣơng mại hƣớng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001 – 2005 3/ Các Hiệp định, Công ƣớc quốc tế và tài liệu nƣớc ngoài 76/ Công ƣớc thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan CCC (nay là Tổ chức Hải quan thế giới WCO) 77/ Công ƣớc KYOTO về đơn giản hoá và hài hoà thủ tục hải quan 78/ Công ƣớc quốc tế về Hệ thống điều hoà trong mô tả và Mã hoá hàng hoá (Công ƣớc HS) 79/ Hiệp định Trị giá GATT 1994, Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng APEC 80/ Hiệp định Thƣơng mại Viêt Nam - Hoa Kỳ 81/ Hiệp định TRIMs về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại 82/ Hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 83/ Hiệp định về chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA) 84/ Hiệp định Hải quan ASEAN 111 85/ Hiệp định khung về ASEAN điện tử 86/ Nghị định thƣ thực hiện Danh mục Biểu thuế chung ASEAN (AHTN) 87/ Luật Hải quan Trung Quốc, Customs Law of China; và Luật chống lậu của Hải quan Đài Loan. 88/ Luật Hải quan Nhật Bản, Luật Biểu thuế Hải quan, Luật tính toán Biểu thuế tạm thời, Customs law of Japan 89/ Luật Hải quan CHLB Nga 1993, Customs Law of Russia 90/ Luật Hải quan Hàn Quốc, Customs Law of Korea 91/ Luật Hải quan các nƣớc ASEAN 92/ Đạo Luật mẫu về Thƣơng mại điện tử của UNCITRAL Uncitral Model Law on Electronic Commerce 93/ Bộ luật Hải quan Pháp 1992; và Code des Douanes Francaises Jean - claude Renoue. La Douane, Paris, 1989, p. 5, 43-58 94/ Khái quát về Luật Thƣơng mại Hoa kỳ. Từ “Chính sách thƣơng mại và luật thƣơng mại của Hoa Kỳ”, tạp chí điện tử của chƣơng trình thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 6/1997 95/ Convention Establishing Customs Co-operation Council, Brussels,1981, p. 43 - 58 96/ Zimmerman, về Hải quan và sản xuất của các dân tộc cổ đại, tuyển tập,1985, p.27- 40 97/ Luật Kinh doanh và Thƣơng mại: Những nguyên tắc cơ bản. J.Peter Byrne; Từ “Những bài viết về kinh tế”; ấn phẩm của Chƣơng trình Thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, thàng 8/1994 112 CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT - ASEAN: Association of South-East Asean Nations - Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á - APEC: Asian-Pacific Economic Cooperation, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng - AFTA: Asean Free Trade Area, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - ADB: Asian Development Bank, Ngân hàng phát triển châu Á - CEPT: Common Effective Preferential Tariffs, Chƣơng trình ƣu đãi thuế quan có hiệu lực chung - EU: Europe Union, Liên minh châu Âu - GATT: General Agreement on Tariff and Trade, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch - HS: Harmonized System of Desciption and Condification of Marchandics, Hệ thống điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá - IMF: International Monatary fund, Quỹ tiền tệ quốc tế - MFN: Most Favoured Nation, Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc - NAFTA: North American Free Trade Agreement, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ - TRIMS: Agreement on Trade Related Investment Measures, Hiệp định về các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại - TRIPS: Agreement on Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights, Hiệp định về các phƣơng diện liên quan tới thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ - WTO: World Trade Orgnization, Tổ chức Thƣơng mại thế giới - WCO: World Customs Orgnization, Tổ chức Hải quan thế giới - SEV: Hội đồng tƣơng trợ kinh tế các nƣớc Xã hội chủ nghĩa 113 PHỤ LỤC 1 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT LÔ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN ( Ban hành kèm theo quyết định số:1494/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục Hải quan) Bƣớc 1 Bƣớc 2 Công chức đăng ký TK HQ Lãnh đạo chi cục Công chức kiểm tra thực tế hàng hoá và tính thuế 1. Kiểm tra hồ sơ hải quan. 2. Kiểm tra khai báo của chủ hàng. 3. Nhập dữ liệu vào máy và đăng ký tờ khai 1. Quyết định hình thức tỷ lệ kiểm tra hàng hoá. 2. Giải quyết vƣớng mắc phát sinh. 3. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan 1. Kiểm tra thực tế hàng hoá. 2. Kiểm tra tính thuế. 3. Nhập dữ liệu vào máy. 4. Ra thông báo thuế, biên lai thuế, lệ phí 114 Thu thuế, lệ phí Kế toán thuế và phúc tập hồ sơ PHỤ LỤC 2 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI MỘT LÔ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN ( Ban hành kèm theo quyết định số:1494/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục Hải quan) Bƣớc 1 Công chức đăng ký TKHQ 1. Đối chiếu danh sách cƣỡng chế làm thủ tục hải quan 2. Kiểm tra hồ sơ hải quan. Bƣớc 2 Lãnh đạo Chi cục 1. Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra. 2. Giải quyết vƣớng mắc phát sinh. Bƣớc 3 Công chức KT thực tế hàng hoá 1. Kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức kiểm tra tính thuế 1. Kiểm tra việc tính thuế của chủ hàng. 2. Nhập dữ liệu vào máy. 2. Tính lại thuế ( nếu có). 3. ra TBT, lệ phí. 3. Xác nhận 3. Đăng ký đã làm thủ tơ khai và tục hải quan nhập dữ liệu 4. Nhập dữ liệu vào máy 115 Thu thuế và lệ phí Kế toán thuế và phúc tập hồ sơ PHỤC LỤC 3 LỘ TRÌNH BÃI BỎ HẠN CHẾ QUYỀN NHẬP KHẨU Stt 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. Mặt hàng quyền nhập khẩu Trâu bò, lợn, gia cầm và động vật sống Thịt trâu, bò tƣơi hoặc ƣớp lạnh Thịt trâu bò ƣớp đông Thịt lợn tƣơi, ƣớp lạnh hoặc ƣớp đông, nội tạng của lợn, trâu bò Thịt và nội tạng của gia cầm Mỡ lợn, mỡ gia cầm tƣơi, ƣớp lạnh hoặc ƣớp đông Thịt và nội tạng muối, sấy khô, hun Sữa và kem chƣa cô đặc, nƣớc sữa và các sản phẩm có chứa sữa tự nhiên Sữa và kem sữa cô đăc hoặc pha thêm đƣờng, sữa đã lách bơ, sữa đông, sữa chua Quả có múi ( tƣơi hoặc khô) Ngô Lúa gạo Bột mỳ hoặc bột meslin Dầu thực vật đã hoặc chƣa tinh chế Xúc xích, thịt, các bộ phận nội tạng đã chế biến Đƣờng thô và đƣờng tinh luyện Mứt, nƣớc quả đông, nƣớc quả nghiền Rau, quả đƣợc bảo quản bằng đƣờng, nƣớc quả ép Chất chiết xuất từ cà phê, chè Bia Rƣợu các loại Cám, phế liệu từ quá trình sản xuất tinh bột Chế phẩm dùng làm thức ăn cho động vật nuôi Thuốc lá chƣa chế biến và thuốc lá điếu xì gà Xi măng, clinke Dầu mỏ và dầu thô Xi măng dầu, khí đốt Hoá chất vô cơ Nguyên tố phóng xạ và chất đồng vị Hoá chất hữu cơ Dƣợc phẩm Phân bón Sơn, véc ni, chế phẩm bôi trơn, chống mài mòn K 8 6 6 116 8 6 6 6 8 8 6 K 8 6-8 6 10 6 8 6 8 8 4 8 K 8 8 10 6 K 6 10 8 6 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53. 54. 55. 56. 57. 58. 59. 60. 61. 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68. 69. 70. 71. Bột phóng, thuốc nổ đã điều chế, pháo hoa Phim dùng trong điện ảnh Thuốc trừ sâu Chất hoá dẻo Pôlyme, silicon, xenlulô Chất lỏng dùng trong bộ phận hãm thuỷ lực Săm Lốp Giấy các loại Sách, báo, ấn phẩm khác Vải Tấm lát đƣờng, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh Kính xây dựng Sắt thép xây dựng Dây và thanh nhôm Động cơ pít tông, diesel Các bộ phận dùng cho các loại động cơ trên Bơm không khí, máy làm lạnh, điều hòa Máy cán, ép Máy li tâm, dụng cụ phun dùng trong nông nghiệp Máy nâng, hạ, xếp dỡ hàng, cần cẩu Máy ủi, máy xúc, đà, san Máy nông nghiệp, lâm nghiệp Máy ủi, thiết bị in Máy dệt, kéo sợi Máy cán, tiện, bào kim loại, công cụ để hoàn thiện kim loại Máy văn phòng, máy tính, máy bán hàng tự động Động cơ điện, máy phát điện, ắc quy Thiết bị điện dùng cho điện thoại, điện báo, băng, đĩa hát, máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo Máy thu hình, máy hát, ghi băng từ máy thu và phát video Thiết bị phát thanh vô tuyến, truyền hình, thiết bị ra đa Thiết bị chuyển mạch, bảng điều khiển điện tử Mạch điện tử tích hợp và linh kiện điện tử Máy kéo, ô tô, xe chuyên dùng Phụ tùng của xe có động cơ Xe tải, mô tô, xe đạp và phụ tùng Sợi quang học và cáp sợi quang Tem bƣu điện, tem thuế 117 4 4 8 8 4 6 4 8 8 4 8 8 8 8 6 8 6 6 8 5 4 8 8 K 6 8 8 8 4 8 K 8 4 10 8 8 8 4 PHỤC LỤC 4 LỘ TRÌNH CẮT GIẢM HÀNG RÀO PHI THUẾ TRONG THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI HÀNG CÔNG NGHIỆP HS 2523 2523 2709 2710-11 2802-43 2844-45 2907-42 3003-06 2102-05 3208-10, 3403 3601-04 3706 3808 3812 3901-13 3917,21 3819 4013 4011 4801-23 4901-11 5007 5111-12 5208-12 6001-02 6810 6908,6910 7004-05, 7016 7208-17 Mặt hàng GP Xi măng 6 Clinke 6 Dầu mỏ và dầu thô Xăng dầu, khí đốt 8 Hoá chất vô cơ 4 Nguyên tố phóng xạ và chất đồng vị K Hoá chất hữu cơ Dƣợc phẩm Phân bón 6 Sơn, véc ni, chế phẩm bôi trơn, 4 chống mài mòn Bột phóng, thuốc nổ đã điều chế, pháo hoa Phim dùng trong điện ảnh Thuốc trừ sâu Chất hoá dẻo 4 Plolyme, silicon, xenlulo Nhựa PVC Chất lỏng dùng trong bộ phim hãm thuỷ lực Săm 8 Lốp 4-8 Giấy các loại 6 Sách, báo, ấn phẩm khác Vải dệt các loại 6 HN QN 6 6 8 8 8 10 6 K 6 10 8 6 8 8 8 K 6 K 6 10 6 6 4 K 4 8 8 4 6 K 8 8 4 4 6 6 4 8 8 4 8 4 8 8 K 8 8 4 6 4 4 8 4-8 6 TM NN Tấm lát đƣờng, gạch ốp lát Thiết bị vệ sinh Kính xây dựng 4 4 8 8 6 6 8 8 Sắt thép, xây dựng 6 8 8 118 PT 6 6 4 7303-06 7604,7614 8407-08 8409 Dây và thanh nhôm Động cơ pít tông, đê ê den 6-8 Các bộ phận dùng cho động cơ loại trên 8414 quạt điện các loại 4 8415,8418 Bơm không khí, máy làm lạnh, điều hoà 8420 Máy cán, ép 8421,8421 Máy ly tâm, dụng cụ phun dùng trong nông nghiệp 8426-28 Máy nâng, hạ, xếp dỡ hàng, cần cẩu 8429-31 Máy ủi, máy xúc, đào, san 8432-38 Máy nông nghiệp, lâm nghiệp 844-43 Máy thiết bị in 8444-53 Máy dệt, kéo sợi 8455, Máy cán, tiện, bào kim loại, công cụ 8458-62,8446 để hoàn thiện kim loại 8468-73 Máy văn phòng, máy tính, máy bán hàng tự động 8501-07 Động cơ điện, máy phát điện, ắc qui 8517-21 Thiết bị điện dùng cho điện thoại, điện báo 8524 Đĩa hát, băng và các loại đĩa, băng khác 8525-26 Thiết bị phát thanh vô tuyến, truyền hình, thiết bị ra đa 8527 Máy thu dùng cho điện thoại vô tuyến, điện báo 8528 Máy thu hình, máy hát, ghi băng từ, máy thu và phát video 8529 Các bộ phận dùng cho máy thuộc nhóm 8525-8528 8534-37 Thiết bị chuyển mạch, bảng điều khiển điện 8542 Mạch điện từ tích hợp, vi linh kiện điện tử 8701-05 Máy kéo, ô tô, xe chuyên dùng 8708 Phụ tùng của xe có động cơ 6 119 6-8 4 6 6 8 6 6 8 6 6 6 6 6 8 4 8 4 4 8 8 K 6 8 4 8 8 K 6 8 8 8 8 4 8 4 4 K K K 4 4 8 8 8 8 K K 8 8 4 10 4 10 8709,8711 8712 8714 8901-02 9001 9704 Xe tải dùng trong nhà máy, sân bay, mô tô, xe đạp có gắn máy Xe đạp không có động cơ 6 Phụ tùng xe máy, xe đạp 4 Tàu thuyền 6 Sợi quang học và cáp sợi quang Tem thƣ điện, tem thuế 8 6 4 6 4 8 8 8 K PHỤC LỤC 5 LỘ TRÌNH CẮT GIẢM HÀNG RÀO PHI THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN HS MẶT HÀNG 0102 0103 0105 0106 0201 0202 0203 0206 0207 0209 Trâu bò, lơn, gia cầm, động vật sống 0210 0401 0102 0403 0404 0407 0402 0805 1005 1006 GP Lơn sống Gia cầm Động vật sống khác Thịt trâu, bò tƣơi, ƣớp lạnh X Thịt trâu, bò ƣớp đông Thịt lơn tƣơi, ƣớp lạnh, ƣớp đông X Nội tạng của lợn, trâu bò, lừa, la Thịt và nội tạng của gia cầm X Mỡ lợn, mỡ gia cầm tƣơi, ƣớp lạnh, ƣớp đông Thịt và nội tạng muối, sấy, hun Sữa chƣa cô đặc X Sữa đã cô đặc X Sữa tách bơ, sữa đông, sữa chua X Nƣớc sữa X Trứng SP Cà chua X Quả có múi X Ngô X XS Gạo HN TQ 4 TV 4 X X X 6 X TTV 4 4 4 4 4 4 4 X TM NN SPS K K K K 8 6 6 6 8 K K K K 8 6 6 6 8 K K K K 6 8 8 6 6 6 8 6 8 6 K 8 6 K X X X X X X X 8 8 6-8 6-8 QNK P 1101 Bột mì, bột meslin 11031300 Ngô dạng vỡ, mảnh 11042900 Ngũ cốc xay, xát 1201 1507-16 X X X Đậu tƣơng Dầu thực vật các loại 120 6 6 6 X X X X 1601-02 1701 20006 2009 2007 2101 2203 2204-08 2302-03 2309 2401-03 5201-03 Xúc xích, thịt chế biến Đƣờng Thô và đƣờng tinh luyện Rau quả dƣơc bảo quản bằng đƣờng, nƣớc quả ép Mứt, nƣớc quả đông, mứt quả nghiền Cà phê tan chế phẩm có cà phê Bia Rƣợu Cám phế liệu từ sản xuất tinh bột Thức ăn cho tôm Thuốc lá Bông X X X 4 4 10 4.6 4 6 10 8 X 4 X 6 X X X 4 10 6 8 8 4 8 K 6 10 8 6 6 X X 6 8 8 4 8 K X PHỤC LỤC 6 ( 03 Biểu) BIỂU 1: CÁC NGÀNH ĐƢỢC BẢO HỘ THẤP Các ngành (1) Thuế suất Phƣơng án cam hiện hành kết ràng buộc với WTO (2) Thời gian bảo hộ (bắt đầu giảm thuế với APEC) (3) Bảo hộ cấp 1: - Ngũ cốc ( trừ thóc gạo) - Chè, cà phê thô - Nông, lâm sản thô - Cao su sơ chế - Khai khoáng Bảo hộ cấp 2: - Thóc gạo - Động vật sống ( trừ gà) - Thuỷ hải sản - Nhiên liệu - Phân bón - Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y - Hóa chất (4) 10 20 5 3 2(0:5) 10 10 10 10 10 2006 2006 2006 2006 2006 2017 2017 2017 2017 2017 10 5 30 20(10;30) 0 3 20 20 20 20/U 20 20 2010 2010 2010 2010/U 2010 2010 2015 2015 2015 2015/U 2015 2015 3(1;5) 20 2010 2015 121 - Dƣợc phẩm - Máy móc thiết bị SX - Tàu thuỷ 5(0;10) 1(0;5) 3(0;10) 20 20 20 2010 2010 2010 2015 2015 2015 BIỂU 2: CÁC NGÀNH ĐƢỢC BẢO HỘ TRUNG BÌNH Các ngành Thuế suất hiện hành Phƣơng án cam kết ràng buộc với WTO Thời gian kết thúc bảo hộ (bắt đầu giảm thuế với APEC) 25(20;30) 30(30;40) 30 30 2010 2010 2012 2012 20 30 2010 2012 5 40 15(0;30) 30(20;40) 50 50 30 50 30(20;40) 40 10 30 30 30 20(5;30) 20(10;30) 40 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 2010 2010 2015 2015 2015 2015 2015 2015 2015 2015 2010 2010 2010 2010 2015 2015 2015 2010 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 2012 Bảo hộ cấp 3: - Rau củ, hạt - Hoa quả tƣơi ( trừ quả có múi) - Sản phẩm chăn nuôi (thịt động lạnh) - Thức ăn gia súc - Sản phẩm gỗ - Sợi - Vải - Da, giày dép - Xà phòng - Chất tẩy - Mỹ phẩm - Thuỷ tinh - Xi măng - Sắt thép (trừ thép XD) - Sản phẩm sắt thép - Sản phẩm đồng nhôm - Sản phẩm kim loại khác - Máy nông nghiệp - Đồ điện - Đồng hồ và SP đo lƣờng - SP công nghiệp khác 122 BIỂU 3: CÁC NGÀNH ĐƢỢC BẢO HỘ CAO Các ngành Bảo hộ cấp 4: - Thuỷ hải sản chế biến - Rau quả chế biến - Quả có múi - Chè, cà phê chế biến - Dầu thực vật - Sữa - Tinh bột - Thực phẩm chế biến - May mặc - Giấy - Chế biến cao su - Chất dẻo, đồ nhựa - Sơn - Sắt thép xây dựng - Đồ điện gia dụng - Điện tử - Gốm, sứ - Xe đạp Bảo hộ cấp5: - Đƣờng - Xăng dầu - Rƣợu bia - ôtô - Xe máy Bảo hộ cấp 6: Một số Sp cụ thể của các ngành - Xăng dầu - Nhiên liệu - Xe máy Thuế suất hiện hành Phƣơng án cam kết ràng buộc với WTO 30 50 30 50 40 30(20;40) 20 40(20;50) 50 30(0;40) 20(0;50) 30(0;50) 20(15;30) 40; phụ thu 50 40(30;50) 40(30;50) 60 40/U 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 2010/U 2015 2015 2015 2010 2010 2010 2010 2010 2010 2010 2015 2010 2010 2015 2015 2010 2015 2009/U 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 2009 40 60; phụ thu 60 60 60 50 50/U 50/U 50/U 50/U 2015 2015/U 2015/U 2015/U 2015/U 2010 2006/U 2006/U 2006/U 2006/U U U U - - 123 Thời gian kết thúc bảo hộ (bắt đầu giảm thuế với APEC) - Rƣợu bia - Công nghệ cao, ngành mũi nhọn và then chốt U U - - Ghi chú: - Cột (1): Các ngành sản xuất chính trong nƣớc hiện nay, miêu tả theo biểu thuế nhập khẩu, để tạo thuận lợi cho việc triển khai xác định các cam kết cụ thể cho từng mặt hàng, từng dòng thuế; - Cột (2): Thuế suất nhập khẩu trung bình của ngành hàng (chỉ tính cho thành phẩm đầu ra), trong ngoặc thể hiện các mức thuế suất cao nhất và thấp nhất; - Cột (3): Là mức cam kết ràng buộc thuế nhập khẩu tối đa cho các sản phẩm là thành phẩm của ngành hàng ( phƣơng án cam kết với WTO) thể hiện mức độ bảo hộ bằng thuế nhập khẩu (ngoài ra không còn áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế); Bán thành phẩm, nguyên vật liệu đầu vào của ngành hàng sẽ đƣợc ràng buộc thấp hơn tƣơng ứng, cân đối với mức độ ràng buộc tối đa của thành phẩm trong ngành hàng( khi chi tiết hoá cho từng dòng thuế). - Cột (4): APEC sẽ tiến tới tự do hoá thƣơng mại vào 2002, vì vậy các mức bảo hộ nhƣ ta cam kết ràng buộc với WTO sẽ đƣợc coi là những thuế suất bắt đầu để thực hiện giảm thuế cho APEC; Lịch trình giảm thuế cho APEC đƣợc thực hiện từ năm 2006 đến 2020 theo hai phƣơng án. (Trong cột này chƣa có các cân nhắc cụ thể cho việc thực hiện giảm thuế sớm hơn cho các mặt hàng thuộc EVSL của APEC - Những ngành hàng có ký hiệu U (unbound- không ràng buộc) trong cột (3) và (4) có nghĩa là trong ngành hàng này sẽ có những sản phẩm, mặt hàng nhất định có thể cân nhắc để không đƣa vào cam kết ràng buộc về thuế quan với WTO và sẽ không thực hiện giảm thuế, tự do hoá cho cả WTO, APEC, Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Đây sẽ là những mặt hàng thuộc mức bảo hộ cấp 6. 124 [...]... yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hải quan 7 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẢI QUAN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN 1.1/ Sơ lƣợc sự ra đời của Hải quan và bản chất của Hải quan Trong các tác phẩm kinh điển, khi phân tích về nguồn gốc của nhà nƣớc, về sở hữu tƣ nhân, về sự hình thành và phát triển của quan hệ sản xuất qua các hình thái kinh tế xã hội; Các... định vụ việc vi phạm pháp luật hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự đƣợc pháp luật hải quan quy định, nhƣng thẩm quyền điều tra của cơ quan hải quan theo pháp luật tố tụng hình sự thì lại bị giới hạn trong phạm vi nhất định chứ không có thẩm quyền điều tra đầy đủ 1.2.4/ Thống kê nhà nƣớc về hải quan Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hải quan Hải quan thực hiện chức năng thống... Nam, Luật Thƣơng mại, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990 đã đánh dấu bƣớc tiến quan trọng của pháp luật hải quan Việt Nam Pháp lệnh Hải quan thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, và kế thừa kinh nghiệm hoạt động, xây dựng Hải quan Việt Nam gần nửa thế kỷ qua, đồng thời tiếp cận với luật pháp và các tập quán Hải quan quốc tế Pháp lệnh Hải quan ra đời trong. .. chính sách mở cửa nền kinh tế và thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 30 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM 2.1/ Địa bàn hoạt động của Hải quan Việt Nam Một trong những vấn đề mang tính chất bao trùm, làm cơ sở cho việc tiến hành các hoạt động Hải quan là những quy định về phạm vi địa bàn hoạt động của Hải quan, để khẳng định chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ về mặt hải quan của... thực hiện trị giá hải quan GATT/WTO, thực hiện CEPT/AFTA, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, vấn đề xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu làm cơ sở cho việc thực hiện các ƣu đãi về thuế quan 7/ Bố cục của luận văn Luận văn gồm: Lời mở đầu, ba chƣơng, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về hải quan và pháp luật về hải quan Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật hải quan Việt... vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới Điều tra, xử lý của Hải quan bao gồm các lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính về hải quan và điều tra hình sự Hải quan áp dụng các biện pháp xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan, bao gồm việc xử phạt vi phạm các quy định về thủ tục hải quan; vi phạm các quy định về giám sát,... của pháp luật hải quan; nêu và phân tích để làm rõ những điểm mới, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cũng nhƣ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, và các vấn đề còn tồn tại, bất cập cùng một số đề xuất, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hải quan Luận văn còn phân tích và kiến nghị những vấn đề mang tính cấp thiết mà Hiệp định thƣơng mại Việt Nam- Hoa Kỳ và quá trình đàm phán ra nhập. .. APEC và việc thực hiện Hiệp định thƣơng mại Việt Nam Hoa Kỳ Luật Hải quan, văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất trong công tác quản lý nhà nƣớc về hải quan đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ 29 nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X ngày 29/6/2001, và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2002 Luật Hải quan năm 2001 đánh dấu bƣớc đi quan trọng của pháp luật hải quan trong việc tiếp... tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nƣớc Chức năng của Hải quan trong xã hội thể hiện qua những mục tiêu mà Hải quan nhằm đạt đƣợc thông qua các hoạt động của mình Những mục tiêu này thay đổi tuỳ theo hình thái ý thức xã hội và mô hình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, Nhà nƣớc độc quyền ngoại thƣơng, 13 vai trò của Hải quan đã giảm tới mức tối thiểu; Hải. .. tuệ; Hải quan kiểm tra xuất xứ và nhãn hiệu thƣơng phẩm hàng hoá nhập khẩu, làm cơ sở cho việc kiểm soát ngoại thƣơng cũng nhƣ để áp dụng các biện pháp ƣu đãi hay hạn chế thuế quan 1.2.2/ Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực hiện chính sách thu trong lĩnh vực hải quan Biện pháp điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thông qua chính sách thuế quan ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong quan ... phạm pháp luật hải quan; xử phạt 61 vi phạm hành điều tra hình Hải quan Ch-ơng 3/ Những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 72 số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hải quan 3.1/ Hội nhập kinh tế. .. tế quốc tế tác động đến hoạt động Hải 72 quan 3.1.1/ Hội nhập kinh tế quốc tế 72 3.1.2/ Những yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến hoạt 77 động Hải quan 3.2/ Ph-ơng h-ớng giải pháp 82... chung hải quan pháp luật hải quan 1.1/ Sơ l-ợc đời Hải quan chất Hải quan 1.2/ Chức năng, nhiệm vụ Hải quan Việt Nam 13 1.2.1/ Kiểm tra, giám sát hải quan 15 1.2.2/ Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập

Ngày đăng: 19/10/2015, 20:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẢI QUAN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN

  • 1.1/ Sơ lược sự ra đời của Hải quan và bản chất của Hải quan

  • 1.2/ Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam

  • 1.2.1/ Kiểm tra, giám sát hải quan

  • 1.2.3/ Điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

  • 1.2.4/ Thống kê nhà nước về hải quan

  • 1.3/ Sự hình thành và phát triển của pháp luật về hải quan ở nước ta

  • 1.3.1/ Trước năm 1945

  • 1.3.2/ Từ 1945 đến nay

  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HẢI QUAN VIỆT NAM

  • 2.1/ Địa bàn hoạt động của Hải quan Việt Nam

  • 2.2/ Kiểm tra, giám sát hải quan

  • 2.2.1./ Kiểm tra, giám sát hải quan theo pháp luật Việt Nam

  • 2.2.2/ Kiểm tra, giám sát hải quan theo pháp luật quốc tế

  • 2.3/ Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thu khác

  • CHƯƠNG 3 NHỮNG YÊU CẦU CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HẢI QUAN

  • 3.1/ Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động đến hoạt động hải quan.

  • 3.1.1/ Hội nhập kinh tế quốc tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan