Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng tại việt nam

133 1K 3
Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ------------------ ĐỖ GIA PHƯỚC PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Nha Trang - tháng 6/2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ------------------ ĐỖ GIA PHƯỚC PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS. NGUYỄN THÀNH CƯỜNG Nha Trang - tháng 6/2015 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Nha Trang, ngày tháng năm 2015 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN i LỜI CAM ĐOAN ©©©©©©©©©©©©©©©©©© Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp ngành Tài chính-Ngân hàng này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chính xác, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí cũng như các công trình đã được tuyên bố. Các giải pháp được nêu trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn trong bài. Sinh viên thực hiện ii LỜI CẢM ƠN ©©©©©©©©©©©©©©©©©© Trước hết, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn Thành Cường, giảng viên Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán – Tài chính, là người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Sau đó, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn các thầy, cô giáo ở trường Đại học Nha Trang nói chung và các thầy, cô giáo Khoa Kế toán – Tài chính nói riêng đã mang hết tri thức và tâm huyết tận tình dạy bảo em trong thời gian học tập tại trường và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới bố mẹ và các chị đã luôn yêu thương, động viên con, là động lực cho con hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Mình xin cảm ơn những người bạn đã cổ vũ và giúp đỡ mình trong quá trinh làm luận văn tốt nghiệp này. Tuy đã có những cố gắng nhất định nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn thầy cô, gia đình và các bạn. Kính chúc các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt ! Nha Trang, ngày 15 tháng 06 năm 2015 Sinh viên thực hiện iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................... 3 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 3 2.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3 3.2. Phạm vi thời gian ..................................................................................... 3 3.3. Phạm vị không gian ................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4 5. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM... 6 1.1. Tổng quan về vàng ...................................................................................... 6 1.1.1. Giới thiệu về vàng ................................................................................. 6 1.1.1.1. Khái niệm........................................................................................ 6 1.1.2.1 Đặc điểm của vàng........................................................................... 6 1.1.2. Cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước .............................. 7 1.1.2.1. Đơn vị đo lường .............................................................................. 7 1.1.2.2. Tuổi vàng ........................................................................................ 7 1.1.2.3. Công thức quy đổi .......................................................................... 7 1.1.3. Vai trò của vàng trong nền kinh tế và xã hội trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.......................................................................................... 8 1.1.3.1. Vai trò của vàng đối với thế giới .................................................... 8 iv 1.1.3.2. Vai trò của vàng đối với Việt Nam................................................. 9 1.1.4. Các hình thức kinh doanh vàng ở Việt Nam ...................................... 10 1.1.4.1. Kinh doanh vàng vật chất ............................................................. 10 1.1.4.2. Kinh doanh vàng trên tài khoản .................................................... 12 1.1.4.3. Kinh doanh vàng nguyên liệu ....................................................... 13 1.1.4.4. Một số hình thức kinh doanh vàng khác....................................... 13 1.1.5. Tổng quan biến động của giá vàng trong nước và quốc tế trong giai đoạn năm 2009-2013..................................................................................... 15 1.1.5.1. Năm 2009...................................................................................... 15 1.1.5.2. Năm 2010...................................................................................... 16 1.1.5.3. Năm 2011...................................................................................... 16 1.1.5.4. Năm 2012...................................................................................... 17 1.1.5.5. Năm 2013...................................................................................... 18 1.1.5.6. Đánh giá chung về sự biến động của giá vàng trong nước trong giai đoạn năm 2009-2013 .......................................................................... 18 1.1.6. Các sàn giao dịch vàng trên thế giới ................................................... 19 1.1.6.1. Sàn giao dịch hàng hóa New York (NewYork Mercantile Exchange – NYMEX)................................................................................ 19 1.1.6.2. Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (The Chicago Board of Trade – CBOT) ........................................................................................................ 20 1.1.6.3. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (The Tokyo Commodity Exchange - TOCOM) ................................................................................................. 20 1.1.6.4. Sàn giao dịch hàng hóa Hong Kong ............................................. 20 1.2. Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng.................................. 21 1.2.1. Chỉ số chứng khoán (VN-Index) ........................................................ 21 1.2.1.1. Khái niệm...................................................................................... 21 1.2.1.2. Phương pháp tính .......................................................................... 21 1.2.1.3. Kỳ vọng mối tương quan giữa chỉ số VN-Index và giá vàng trong nước ........................................................................................................... 22 1.2.2. Lạm phát ............................................................................................. 23 v 1.2.2.1. Khái niệm...................................................................................... 23 1.2.2.2. Cách đo lường ............................................................................... 23 1.2.2.3. Kỳ vọng mối tương quan giữa chỉ số lạm phát và giá vàng trong nước23 1.2.3. Lãi suất huy động ................................................................................ 24 1.2.3.1. Khái niệm...................................................................................... 24 1.2.3.2. Kỳ vọng mối tương quan giữa lãi suất huy động và giá vàng trong nước ........................................................................................................... 24 1.2.4. Giá dầu thế giới ................................................................................... 26 1.2.4.1. Giới thiệu về dầu........................................................................... 26 1.2.4.2. Kỳ vọng mối tương quan giữa giá dầu thế giới và giá vàng trong nước. 26 1.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và thế giới ................................ 27 1.3.1. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và giá vàng .................................................................................................... 27 1.3.2. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa lạm phát và giá vàng .. 29 1.3.3. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa lãi suất và giá vàng .......... 30 1.3.4. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa giá dầu và giá vàng .......... 30 1.4. Tóm tắt kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô với giá vàng trong nước ........................................................................................................ 32 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 33 2.1. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................... 33 2.2. Các phần mềm được sử dụng .................................................................... 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 34 2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả các biến ................................................ 34 2.3.2. Phương pháp kiểm định DF (Dickey – Fuller) bổ sung là ADF (Augemented Dickey-Fuller test) ................................................................. 34 2.3.3. Kiểm định đồng tích hợp (Cointegrated Test) bằng phương pháp của Johansen ........................................................................................................ 37 2.3.4. Phương pháp hồi quy đồng tích hợp (cointegration regression) bằng kỹ thuật bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn (Fully Modified Least Squares – FMOLS).............................................................................. 39 vi 2.3.5. Kiểm định nhân quả Granger (Granger Causality Test) ..................... 40 2.3.6. Phương pháp xây dựng mô hình hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model – VECM) ......................................................................... 41 2.3.7. Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy bằng một số phương pháp kiểm định khác nhau ............................................................................ 42 2.3.7.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định Durlin – Watson (DW) và kiểm định Breush-Godfrey (BG) .................................. 42 2.3.7.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng phương pháp là xem hệ số tương quan giữa các biến độc lập.......................................................... 46 2.3.7.3. Kiểm định tượng phương sai số thay đổi bằng kiểm định White không lát cắt và kiểm định White có lát cắt .............................................. 46 2.3.7.4. Kiểm định loại bỏ các biến không cần thiết bằng kiểm định Wald ....... 47 2.3.7.5. Kiểm định mô hình thiếu biến độc lập bằng phương pháp thống kê Jarque-Bera ................................................................................................ 48 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 49 3.1. Thống kê mô tả các biến ........................................................................... 49 3.2. Kiểm định nghiệm đơn vị và bậc tích hợp ................................................ 49 3.3. Kiểm định đồng tích hợp .......................................................................... 51 3.5. Mô hình hồi quy đồng tích hợp ................................................................. 53 3.6. Mô hình hiệu chỉnh sai số ......................................................................... 56 3.7. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger ...................................................... 59 3.8. Kiểm định một số khuyết tật của mô hình hồi quy ................................... 60 3.8.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan.................................................. 60 3.8.1.1. Kiểm định Durlin – Watson (DW) ............................................... 60 3.8.1.2. Kiểm định Breush-Godfrey (BG) ................................................. 60 3.8.1.2. Khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc 1.................................. 61 3.8.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.................................................. 64 3.8.3. Kiểm định tượng phương sai số thay đổi............................................ 64 3.8.3.1. Sử dụng kiểm định White không lát cắt ....................................... 64 3.8.3.2. Sử dụng kiểm định White có lát cắt ............................................. 65 vii 3.8.4. Kiểm định loại bỏ các biến không cần thiết ....................................... 66 3.8.5. Kiểm định mô hình thiếu biến độc lập................................................ 67 3.9. Mô hình hồi quy đồng tích hợp mới sau khi khắc phục các khuyết tật ............ 68 3.10. Những phát hiện của nghiên cứu ............................................................ 69 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 72 4.1. Kết luận và hướng phát triển của đề tài .................................................... 72 4.1.1. Kết luận ............................................................................................... 72 4.1.2. Hướng phát triển của đề tài ................................................................. 73 4.2. Một số gợi ý chính sách ............................................................................ 74 4.2.1. Gợi ý chính sách đối với giá vàng ...................................................... 74 4.2.2. Gợi ý chính sách đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) ... 78 4.2.3. Gợi ý chính sách đối với lạm phát ...................................................... 80 4.2.4. Gợi ý chính sách đối với lãi suất huy động ........................................ 81 4.2.5. Gợi ý chính sách đối phó giá dầu thế giới .......................................... 82 4.3. Những hạn chế của bài nghiên cứu ........................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 85 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 89 viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tóm tắt mối quan hệ giữa giá vàng và các nhân tố vĩ mô dựa trên các nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 32 Bảng 1.2.Tóm tắt kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô với giá vàng trong nước ................................................................................. 32 Bảng 2.1: Mô tả các biến số kinh tế vĩ mô ......................................................... 33 Bảng 3.1: Thống kê mô tả giá vàng và các biến kinh tế vĩ mô .......................... 49 Bảng 3.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ở sai phân bậc 0 ........................................ 50 Bảng 3.3. Kiểm định nghiệm đơn vị ở sai phân bậc 1 ........................................ 50 Bảng 3.4. Kết quả kiểm định đồng tích hợp bằng kiểm định vết ma trận .......... 51 Bảng 3.5. Kết quả kiểm định đồng tích hợp bằng kiểm định giá trị riêng cực đại 51 Bảng 3.6. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu ............................................................ 52 Bảng 3.7. Kết quả chạy mô hình hồi trên Eviews .............................................. 54 Bảng 3.8. Kết quả chạy mô hình hồi trên Eviews .............................................. 54 Bảng 3.9. Kết quả chạy mô hình hiệu chỉnh sai số trên Eviews......................... 57 Bảng 3.10. Kết quả chạy mô hình hiệu chỉnh sai số trên Eviews....................... 58 Bảng 3.11. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa giá vàng và các nhân tố kinh tế vĩ mô .................................................................................. 59 Bảng 3.12. Kết quả Kiểm định Breush-Godfrey (BG) để kiểm định tự tương quan 60 Bảng 3.13. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 62 Bảng 3.14. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 62 Bảng 3.15. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 63 Bảng 3.16. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 63 Bảng 3.17. Ma trận tương quan giữa các biến dựa vào kết quả trên Eviews ..... 64 Bảng 3.18. Kết quả Kiểm định White không lát cắt ........................................... 65 Bảng 3.19. Kết quả Kiểm định White có lát cắt ................................................. 65 Bảng 3.20. Kết quả Kiểm định Wald cho biến LVNI, LCPI, LI và LO ............. 66 Bảng 3.21. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 68 Bảng 3.22. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews ..................................... 68 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt KNH ISO NHTW Giải thích Khoa ngân hàng International Organization for Standardization: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế Ngân hàng Trung Ương TTCK VN Thị trường chứng khoáng Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nước IMF International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ thế giới IFS International Food Standard: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CPI Consume Price Index: chỉ số giá tiêu dùng OLS Ordinary Least Square: Phương pháp bình phương bé nhất VAR Vector Autoregressive Models: Mô hình hồi quy theo vector VECM Vector Error Correction Moedels: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số DW Durbin – Watson DF Dickey-Fuller test: Kiểm định Dickey-Fuller ADF Augemented Dickey-Fuller test: Kiểm định Dickey-Fuller gia tăng FMOLS BG Fully Modified Least Squares: kỹ thuật bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn Breush-Godfrey test: kiểm định Breush-Godfrey 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Thị trường vàng Việt Nam qua nhiều năm hình thành và hoạt động vẫn là một thị trường phát triển ở mức độ thấp, chủ yếu chỉ kinh doanh vàng vật chất. Trong khi, với bối cảnh kinh tế hiện nay, dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đi đôi với sự sụt giảm giá trị đồng USD – vốn được coi là đồng tiền mạnh, luôn có mặt trong dự trữ ngoại hối của các Quốc gia; và tình hình lạm phát trong nước kéo dài cùng sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán, bất động sản và sự bất ổn của giá dầu thế giới thì với tập quán tích trữ vàng lâu đời của người dân, hiện nay vàng đã trở thành một kênh đầu tư được quan tâm nhất nhằm bảo toàn giá trị tài sản nắm giữ. Tuy nhiên, các chính sách quản lý thị trường vàng hiện hành đang thể hiện nhiều bất cập, đi ngược với xu thế tự nhiên của kinh tế thị trường, gây mất cân đối cung – cầu, tạo cơ hội cho đầu cơ, buôn lậu và làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong hoạt động kinh doanh vàng. Do đó, Nhà nước sẽ càng khó khăn hơn trong quản lý thị trường vàng nói riêng và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung. Việc quản lý tốt thị trường vàng với tư cách là một kênh đầu tư và là một bộ phận của thị trường tài chính sẽ góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong những năm gần đây, trước những biến động lớn về giá vàng trong nước cũng như thế giới trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đã có nhiều bài viết và nghiên cứu về vàng và thị trường vàng dưới nhiều góc độ khác nhau. Những nghiên cứu đó đã được tập hợp lại và thảo luận tại hai hội thảo tiêu biểu, đó là: - Hội thảo: “Vai trò của vàng và ngoại tệ trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam” do Thường trực Hội đồng Khoa học ngành Ngân hàng - Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng phối hợp với Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long và Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam tổ chức ngày 10/11/2006 tại Hà Nội. 2 - Hội thảo: “Tác động của thị trường vàng đến thị trường tài chính Việt Nam” do Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia tổ chức ngày 09/06/2011 tại Hà Nội. Tại các hội thảo đó, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vàng dưới nhiều khía cạnh, quan điểm và phạm vi khác nhau nhưng chưa đưa ra được lý luận chung nhất về thị trường vàng cũng như các nhân tố đặc trưng tác động đến thị trường vàng Việt Nam và định hướng thuyết phục nhất để phát triển thị trường vàng trong nước. Luận văn tiến sĩ “Chiến lược kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Hữu Định – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 1995 đề cập đến một số cơ sở lý luận về thị trường vàng, định hướng phát triển hoạt động kinh doanh vàng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm nghiên cứu và hiện nay có nhiều đổi khác, một số kiến nghị chính sách tác giả đề cập đã được thực hiện hoặc không còn phù hợp, do đó cần có nghiên cứu mới nhằm đưa ra giải pháp phát triển thị trường vàng trong bối cảnh hiện nay. Các đề tài khác như: Luận văn thạc sĩ “Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam” của tác giả Đặng Thị Tường Vân – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2008; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KNH 2009-01 “Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức năng của Ngân hàng Trung Ương”, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Vân Anh cũng đưa ra các góc nhìn mới về thị trường vàng nhưng chưa chỉ ra được các nhân tố tác động đến thị trường vàng Việt Nam. Để nghiên cứu, đánh giá các nhân tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam và em xin chọn đề tài “PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số chính sách phát triển và duy trì sự ổn định của thị trường vàng trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể  Mục tiêu 1: Giới thiệu một số khái niệm về vàng đồng thời nêu ra vai trò của vàng đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.  Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam.  Mục tiêu 3: Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam.  Mục tiêu 4: Đề xuất một số gợi ý chính sách để phát triển thị trường vàng trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giá vàng trong nước và các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng như chỉ số chứng khoán (VN-Index), lạm phát , lãi suất huy động và giá dầu thế giới. Nghiên cứu tiến hành lấy số liệu của các nhân tố trên từ các nguồn đáng tin cậy trong và ngoài nước như: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới,… 3.2. Phạm vi thời gian Giá vàng trong nước, chỉ số chứng khoán (VN-Index), lạm phát, lãi suất huy động và giá dầu thế giới ở Việt Nam trong giai đoạn từ đầu năm 2009 đến hết năm 2013. 4 3.3. Phạm vi không gian Đề tài nghiên cứu giá vàng, chỉ số chứng khoán (VN-Index), chỉ số lạm phát, lãi suất huy động và giá dầu thế giới trong phạm vi không gian như sau:  Giá vàng lấy từ giá mua niêm yết của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.  Chỉ số lạm phát lấy từ chỉ lạm phát trung bình hàng tháng của Việt Nam.  Chỉ số giá chứng khoán lấy từ chỉ số VN-Index trung bình hàng tháng trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).  Lãi suất huy động lấy từ lãi suất tiền gửi kỳ hạn trung bình hằng tháng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Việt Nam.  Giá dầu thế giới được lấy từ giá dầu niêm yết trên Sàn giao dịch hàng hóa New York (NewYork Mercantile Exchange – NYMEX). 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng là nghiên cứu định lượng. Với dữ liệu chuỗi thời gian theo tháng (từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013) nên có tất cả 60 quan sát cho mỗi biến trong nghiên cứu. Trên cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian, nghiên cứu sử dụng các phương pháp kiểm định sau:  Phương pháp kiểm định DF (Dickey-Fuller test) bổ sung là ADF (Augmented Dickey-Fuller test) để xác định tính dừng.  Kiểm định đồng tích hợp (Cointegrated Test) bằng phương pháp của Johansen để xem xét có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến đang nghiên cứu.  Phương pháp hồi quy đồng tích hợp (cointegration regression) bằng kỹ thuật bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn (Fully Modified Least Squares – FMOLS) để xác định mối quan hệ trong dài hạn.  Kiểm định nhân quả Granger (GrangerCausality Test) để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến trong ngắn hạn. 5  Mô hình hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model – VECM) để theo dõi quá trình điều chỉnh của giá vàng Việt Nam từ trạng thái ngắn hạn hướng tới cân bằng trong dài hạn.  Cuối cùng là kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy bằng một số phương pháp kiểm định khác nhau như:  Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định Durlin – Watson (DW) và kiểm định Breush-Godfrey (BG).  Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng phương pháp là xem hệ số tương quan giữa các biến độc lập.  Kiểm định tượng phương sai số thay đổi bằng kiểm định White không lát cắt và kiểm định White có lát cắt.  Kiểm định loại bỏ các biến không cần thiết bằng kiểm định Wald.  Kiểm định mô hình thiếu biến độc lập bằng phương pháp thống kê Jarque-Bera. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài Phần mở đầu, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì đề tài có kết cấu gồm 4 chương:  Chương 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM  Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Chương 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 6. Những đóng góp của đề tài Trên giác độ nghiên cứu về giá vàng, những đóng góp của đề tài là xây dựng mô hình hồi quy kinh tế tổng quát từ đó đưa ra những phân tích tương đối chuẩn xác về sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Dựa trên những phân tích đó có thể đề xuất một số gợi ý chính sách cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng cao khả năng quản lý nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam thời gian tới. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 1.1. Tổng quan về vàng 1.1.1. Giới thiệu về vàng 1.1.1.1. Khái niệm Vàng là nguyên tố hoá học có kí hiệu Au và số hiệu nguyên tử là 79 trong bảng tuần hoàn hóa học. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axit cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích và là một trong số kim loại đúc tiền. Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử dụng trong các ngành trang sức, nha khoa và điện tử. Mã tiền tệ ISO của nó là XAU. 1.1.2.1 Đặc điểm của vàng  Vàng là một kim loại quý Vàng là kim loại quý trong ngành trang sức, điêu khắc và trang trí kể từ khi được xuất hiện trong lịch sử. Vàng có tính bền vững hóa học cao với vẻ đẹp bề ngoài sáng bóng; Vàng nguyên chất có độ dẻo cao, dễ dát thành lá mỏng và kéo sợi nên vàng rất phù hợp với việc chế tác đồ kim hoàn, các linh kiện và vi mạch điện tử… Ngoài ra, vàng là vật chất có độ dẫn điện, dẫn nhiệt cao, phản ánh tia hồng ngoại rất mạnh.  Vàng là một hàng hóa đặc biệt Với tính chất ưu việt và được công nhận rộng rãi, vàng đã trở thành một vật chất đặc biệt mang hình thái hàng hóa – tiền tệ. Lịch sử tiền vàng kéo dài 7 hàng mấy nghìn năm và phổ biến trên khắp các nước với những biến cố, những giai đoạn thăng trầm khác nhau. Khi đóng vai trò là tiền thì tiền vàng đã có đầy đủ các chức năng của tiền tệ nói chung và cho đến ngày nay chưa có loại tiền nào có chức năng đầy đủ như thế, bao gồm: chức năng phương tiện thanh toán, thước đo giá trị và phương tiện tích trữ.  Vàng là dự trữ Quốc gia Mức dự trữ vàng của toàn thế giới gần đây lên đến khoảng 160.000 tấn. Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mình để tránh nguy cơ giảm giá trị tài sản do lạm phát và phá giá tiền tệ trong điều kiện suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện nay. 1.1.2. Cách qui đổi giá vàng thế giới và vàng trong nước 1.1.2.1. Đơn vị đo lường  Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị là Cây (Lượng) hoặc là chỉ. Một cây vàng nặng 37,5 gram. Một chỉ bằng 3.75 gram (1/10 cây vàng).  Trên thị trường thế giới, vàng thường được tính theo đơn vị là troy ounce (ký hiệu oz)... 1.1.2.2. Tuổi vàng  Theo cách gọi của Việt Nam: chính là hàm lượng vàng/10. Ví dụ: 1 lượng vàng 7 tuổi rưởi = 1 lượng vàng 75 % có 0.7500 lượng vàng nguyên chất trong đó.  Tuổi vàng Kt (karat): theo cách gọi thị trường quốc tế 1 Kt = 1/24 x 100 = 0.04166666 x 100 = 4.166666 Ví dụ: Vàng 24 Kt = 24 x 4.166666 = 99.99 1.1.2.3. Công thức quy đổi  Quy đổi đơn vị tính gram - oz (troy ounce) 1 troy oz = 31.1034768 grams 8 => 1 Lượng (37.5 g) = 37.5/31.103478 oz = 1.20565 oz hay 1 oz = 0.82945 Lượng  Công thức chung: => Quy ra giá trong nước: Giá TN = (Giá TG + phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1 + thuế nhập khẩu) : 0.82945 x tỉ giá USD/VND * Tham khảo thêm: Phí vận chuyển: 0.75$/ 1 ounce Bảo hiểm: 0.25$/1 ounce Thuế nhập khẩu: 1% Phí gia công: 40.000 đồng/lượng. 1 Lượng SJC = [(Giá TG + 1) x 1.01 : 0.82945 x tỷ giá đô la] + 40.000 đồng hoặc 1 Lượng SJC = [(Giá TG + 1) x 1.20565 x 1.01 x tỷ giá đô la] + 40.000 đồng 1.1.3. Vai trò của vàng trong nền kinh tế và xã hội trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng 1.1.3.1. Vai trò của vàng đối với thế giới Nhìn vào nhu cầu của con người đối với vàng, ta có thể thấy được giá trị của vàng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống kinh tế - xã hội. Từ giá trị đơn thuần là một loại quý dùng trong sản xuất công nghiệp và chế tạo nữ trang cho đến giá trị tiền tệ dùng làm vật ngang giá chung và trở thành một loại tiền được lưu hành đầu tiên trong lịch sử phát triển của loài người. Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng được coi là một loại tiền tệ đặc biệt hội đủ 5 chức năng của đồng tiền: Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và tiền tệ quốc tế. Theo chế độ bản vị Bretton Wood ra đời ngày 01/07/1944, chế độ bản vị vàng hối đoái được thiết lập, 1 ounce = 35 USD (1 ounce = 28,349 gram) tạo điều kiện cho đồng USD lên ngôi trở thành đồng tiền được chấp nhận trên toàn thế giới. 9 Đối với nền kinh tế: Mặc dù bị tước đi khả năng làm đơn vị tiền tệ, vàng vẫn hấp dẫn được mọi quốc gia khi mức dự trữ vàng toàn thế giới gần đây lên đến 160 nghìn tấn. Các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới tăng cường giữ vàng trong danh mục đầu tư của mình để bảo toàn vốn hoặc đầu cơ tích trữ và mua đi bán lại. Đối với đời sống xã hội: Vàng là một kim loại không thể thiếu trong sản xuất máy tính, thiết bị liên lạc, đầu máy bay phản lực, tàu không gian và nhiều sản phẩm khác. Đồng thời, vàng cũng được dùng trong nha khoa cũng như nhiều tác dụng khác trong công nghiệp và y khoa trị liệu. Đối với Chính phủ: Hiện nay, các Ngần hàng Trung Ương (NHTW) trên khắp thế giới dự trữ khoảng 130.000 tấn vàng và không ngừng ý định tăng lên về khối lượng. Hoa Kỳ có số vàng dự trữ cao nhất thế giới khoảng hơn 8.000 tấn, tổ chức IMF dự trữ hơn 3.000 tấn, Trung Quốc hiện vươn lên vị trí thứ hai với ý định nâng mức dự trữ lên 4.000 tấn vàng. Để đối phó với tình trạng mất ổn định trong giá trị các đồng tiền và suy thoái kinh tế, các NHTW trên khắp thế giới đều muốn dự trữ vàng trong danh mục dự trữ của mình để tránh nguy cơ giảm giá trị do lạm phát và phá giá tiền tệ. 1.1.3.2. Vai trò của vàng đối với Việt Nam Theo báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về tổng mức tiêu thụ vàng trong năm 2013. Cả năm, nhu cầu tiêu thụ vàng của Việt Nam đạt 92,2 tấn, trị giá 4,16 tỷ USD. Theo số liệu từ các cơ quan, hiện số vàng do người dân Việt Nam đang sở hữu ước tính từ 400 - 1000 tấn, tương đương với 16-41 tỷ USD, theo giá hiện nay. Người dân có nhu cầu sở hữu, nắm giữ vàng do tập quán, thói quen sử dụng vàng làm phương tiện cất giữ giá trị và nhu cầu sử dụng vàng làm đồ trang sức. Riêng nhu cầu sử dụng vàng làm phương tiện cất giữ tài sản của người dân phụ thuộc chủ yếu vào những lợi ích họ thu được so với các phương tiện cất trữ tài sản hoặc đầu tư khác và do đó phần nào phụ thuộc vào sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó sản xuất và kinh doanh đồ trang sức mỹ nghệ 10 bằng vàng là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời và vẫn được duy trì, phát triển trong đời sống xã hội hiện đại. Tại Việt nam, có hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng trong cả nước, riêng thành phố Hồ Chí Minh có hơn 1.000 doanh nghiệp. 1.1.4. Các hình thức kinh doanh vàng ở Việt Nam Thị trường tài chính Việt Nam phát triển sau nên việc tham gia các sản phẩm phái sinh cũng như việc đầu tư của nhà đầu tư có nhiều khó khăn so với các thị trường đã phát triển. Giao dịch tại thị trường quốc tế ngoài đa dạng về hàng hóa (tiền tệ, vàng, kim loại quý, dầu, sản phẩm nông nghiệp…), còn có tất cả các sản phẩm phục vụ tối đa yêu cầu đầu tư. Ngoài ra, vì hoạt động lâu đời nên tính chất kinh tế thị trường tức cung cầu sẽ quyết định giá cả hàng hóa và các khuôn khổ pháp lý rõ ràng có thể giúp nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư. Ngược lại, thị trường tài chính tại Việt Nam hết sức mới mẻ, có thể thấy một số những khó khăn cho việc kinh doanh như: Chưa có khuôn khổ pháp lý nhằm bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro có thể phòng tránh, thiếu các sản phẩm phái sinh hay có những chi phí quá cao khiến cho việc đầu tư hoặc sử dụng các sản phẩm này không thể hoặc phát huy tác dụng rất ít, chưa nói đến việc giá cả một số hàng hóa và tỷ giá được nhà nước giám sát chặt chẽ (giá dầu, tỷ giá…) khiến cho việc sử dụng các công cụ phái sinh này khó phát huy tác dụng. Sau đây là một số các hình thức kinh doanh vàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay: 1.1.4.1. Kinh doanh vàng vật chất Đây là nghiệp vụ mua bán vàng SJC và là hình thức kinh doanh phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Phục vụ nhu cầu thanh toán, nhu cầu đầu tư và nhu cầu tích trữ của người dân. Các hình thức giao dịch:  Giao dịch mua bán với số vốn tự có.  Giao dịch mua bán với vốn vay, ký quỹ với một tỷ lệ nhất định. Trường hợp này thường giao dịch thông qua các ngân hàng dưới dạng cho vay, giao dịch kỳ han, hợp đồng quyền chọn. Cụ thể: 11  Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot) Là nghiệp vụ mua bán vàng được thực hiện theo giá tại thời điểm thỏa thuận, tuy nhiên cần thời gian để thực hiện bút toán và thanh toán tiền vàng nên có thể mất thời gian nếu số lượng lớn. Thông thường trường hợp này ngân hàng sẽ cho nhà đầu tư vay 93% giá trị, nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 7%.  Mua bán kỳ hạn (Forward) Là cam kết mua bán vàng tại một mức giá xác định và vào một ngày cụ thể trong tương lai (1 tuần, 2 tuần, 1 tháng,…). Mục đích của hợp đồng kỳ hạn là nhằm bảo hiểm rủi ro về giá của tài sản khi nhà đầu tư có tài sản đó trong tương lai. Bằng cách sử dụng hợp đồng kỳ hạn, nhà đầu tư không cần phải vay mà lãi vay đã được tính sẵn vào giá. Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ 5% - 10% giá trị giao dịch. Nếu giá biến động thuận lợi, nhà đầu tư có thể tất toán hợp đồng kỳ hạn và thu phần chênh lệch. Cách tính tỷ giá kỳ hạn = Tỷ giả Spot + [Tỷ giá Spot * (lãi vay VND – lãi vay USD) * số ngày] / 360  Nghiệp vụ quyền chọn (Option) Là quyền được mua hay bán một số lượng vàng trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai với giá được xác định tại thời điểm giao dịch. Khách hàng chỉ cần trả một khoảng phí ban đầu. Tuy nhiên khoảng phí hơi cao do đó nhà đầu tư chỉ nên mua hợp đồng quyền chọn khi dự đoán thị trường sẽ biến động trong thời gian tới. Có hai quyền chọn: Quyền chọn mua (Call option) và quyền chọn bán (Put option). Có hai kiểu quyền chọn:  Quyền chọn kiểu Mỹ: Cho phép người mua quyền thực hiện quyền chọn tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian còn hiệu lực hợp đồng.  Quyền chọn kiểu Châu Âu: Chỉ có thể thực hiện vào ngày đáo hạn. 12 Ưu – nhược điểm của hình thức kinh doanh vàng vật chất:  Ưu điểm: Hình thức kinh doanh quen thuộc với nhà đầu tư, thủ tục đơn giản.  Nhược điểm: Phụ thuộc vào cung cầu quốc tế và cung cầu trong nước. Giờ giao dịch ngắn, mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán không cạnh tranh và không thống nhất ở mỗi nơi. Ngoài ra việc không thể đặt lệnh chốt lời, chốt lỗ cũng là một bất lợi. 1.1.4.2. Kinh doanh vàng trên tài khoản Đây là nghiệp vụ mua bán vàng ghi sổ chứ không thực hiện việc giao nhận vàng. Hình thức kinh doanh này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đầu cơ và thường giao dịch qua mạng trực tuyến hoặc hệ thống giao dịch chuyên dụng. Hiện có nhiều ngân hàng và công ty vàng bạc đá quý được phép triển khai dịch vụ này gồm: Ngân hàng Eximbank, Sacombank,…; Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC,… Đây là nghiệp vụ được Ngân hàng Nhà nước và Vụ quản lý ngoại hối cho phép từ năm 2006 và là nghiệp vụ rất triển vọng, đang được các ngân hàng triển khai gấp rút. Kinh doanh vàng trên tài khoản đòi hỏi khoản ký quỹ rất nhỏ làm yếu tố đòn bẩy để kinh doanh một khối lượng lớn, đồng thời việc mua bán liên tục theo giá cập nhật công khai hiện thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia. Ưu – nhược điểm của hình thức kinh doanh vàng trên tài khoản:  Ưu điểm:  Giảm lượng vàng vật chất cất trữ trong dân cư và lượng ngoại tệ trên thị trường vàng cũng sẽ được hạn chế.  Nguồn vàng huy động được cải thiện.  Gắn kết giá cả liên thông với thị trường quốc tế, vận động sát theo cung cầu, ngày càng hội nhập với việc kinh doanh vàng trên tài khoản và các sản phẩm phái sinh như các thị trường tài chính thế giới. 13  Nhược điểm: Thủ tục mở tài khoản phức tạp, không rõ đối tác quốc tế và phải thông thạo tiếng Anh (đặc biệt các thuật ngữ dùng trong kinh doanh vàng tài khoản như: SL order (stop loss) là lệnh dừng lỗ, PT order (Profit taking) là lệnh chốt lời, Limit order là lệnh giới hạn được sử dụng trong trường hợp đặt mua thấp hơn giá thị trường,…). 1.1.4.3. Kinh doanh vàng nguyên liệu Đây là hình thức kinh doanh vàng hạt và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các ngân hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng, nữ trang. Giao dịch sôi động khi nguồn cung vàng SJC trên thị trường không đáp ứng nhu cầu trong nước. do đó nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ vàng nguyên liệu. Sau đó nhà đầu tư có thể đem đến Công ty SJC nhờ gia công hoặc bán lại nếu được giá. Ưu – nhược điểm của hình thức kinh doanh vàng nguyên liệu:  Ưu điểm:  Tiết kiệm thời gian gia công và giúp cho doanh nghiệp kinh doanh nữ trang có nguồn nguyên liệu để gia công.  Tận dụng cơ hội kinh doanh trong trường hợp vàng SJC đang khan  Nhược điểm: Là hình thức giao dịch ít phổ biến, cần có các phương tiện kỹ thuật để kiểm chứng vàng. 1.1.4.4. Một số hình thức kinh doanh vàng khác  Tín dụng vàng Để đảm bảo nhu cầu thanh toán, tín dụng vàng được sử dụng để đảm bảo giá trị của tiền. Ví dụ: Trong giao dịch bất động sản, người mua khi chưa thanh toán hoặc chưa mua được nhà thì mua vàng gửi ngân hàng giữ hộ để phòng ngừa khi giá vàng lên. Ngược lại, người bán nhà khi chưa nhận được tiền mà sợ giá vàng xuống thì có thể vay ngân hàng số vàng sắp được nhận và bán ra bên ngoài thu tiền về trước để lấy lợi nhuận, khi nhận được tiền của bên mua sẽ trả lại cho 14 ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hiện tại của các ngân hàng rất ít phục vụ mục đích này mà chủ yếu phục vụ nhu cầu kinh doanh của khách hàng. Đây là nghiệp vụ có rất nhiều rủi ro vì không thể dự đoán chắc chắn giá vàng tăng hay giảm trong tương lai tuy nhiên đi đôi với rủi ro cao là lợi nhuận lớn nên nghiệp vụ này thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia.  Mua bán trực tiếp – môi giới Ngân hàng thực hiện mua bán vàng để bảo đảm nguồn quỹ nên hoạt động này giống như môi giới và giống các doanh nghiệp kinh doanh vàng, hoạt động này không đem lại lãi nhiều cho ngân hàng.  Mua bán trạng thái Là việc mua bán vàng của ngân hàng diễn ra không cùng thời điểm, gọi là trạng thái vì nó sẽ thể hiện số dư dương trên tài khoản (nếu mua vàng) và số dư âm trên tài khoản (nếu bán vàng). Tài khoản âm nhưng không phải bán khống mà ngân hàng có thể tận dụng nguồn huy động từ khách hàng, ngược lại ngân hàng có thể mua vàng dự trữ để phục vụ việc cho vay hay để bán lại vào một thời điểm giá cao hơn. Bởi sau khi thực hiện hoạt động này thì cuối cùng ngân hàng phải cân bằng trạng thái nên khác với việc mua bán khống, tức là có sự vận động của hàng hóa tiền tệ, việc mua bán vàng tiền tệ cũng có nghĩa là ngân hàng đang tiến hành hoạt động đầu tư. Do có sự chênh lệch giữa thời điểm mua và bán nên sẽ có rủi ro về giá rất lớn, và cũng chính sự chênh lệch này tạo ra lãi hoặc lỗ rất lớn cho ngân hàng. Hiện nay hoạt động này ít diễn ra và có diễn ra thì thời gian tồn tại cũng tương đối ngắn để hạn chế rủi ro.  Chốt nguội, mua hộ vàng khách hàng Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này do lợi thế từ hạn ngạch nhập khẩu vàng, từ nguồn ngoại tệ sẵn có để thu lợi. Do thời gian nhập vàng và dập vàng khiến xảy ra độ trễ và ngân hàng tiến hành bán lúc giá cao và chọn thời điểm nhập giá thấp từ quốc tế. 15  Kinh doanh phối hợp Hoạt động này là phối hợp các hoạt động được phép thực hiện để thu lợi nhuận và giảm rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ: Ngân hàng có thể bán nguồn vàng gửi tiết kiệm huy động được từ khách hàng cho nhà đầu tư, sau đó để cân bằng trạng thái ngân hàng sẽ thực hiện hợp đồng giao ngay Spot trên tài khoản hoặc hợp đồng kỳ hạn Forward đối với thị trường nước ngoài. Như vậy, ngân hàng đã bảo hiểm trạng thái rủi ro của mình. Kinh doanh vàng phối hợp thể hiện trình độ và đẳng cấp của ngân hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận với rủi ro thấp nhất bằng việc phối hợp các hoạt động được phép. 1.1.5. Tổng quan biến động của giá vàng trong nước và quốc tế trong giai đoạn năm 2009-2013 1.1.5.1. Năm 2009 Khởi động năm 2009 với mức giá khoảng 880 USD/oz, giá vàng giao ngay thị trường thế giới đến ngày 23/12 đóng cửa ở mức gần 1.090 USD/oz, tăng xấp xỉ 24%. Mức đỉnh cao lịch sử của giá vàng giao ngay đóng cửa tại thị trường New York hiện là mức 1.215,8 USD/oz thiết lập vào ngày 2/12/2009. Mức giá này đã bỏ xa kỷ lục đóng cửa 1.002,8 USD/oz của năm 2008. Dưới tác động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng liên tục khiến thị trường đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Theo giới kinh doanh vàng, 2009 là một năm tăng giá nhanh và mạnh chưa từng có của vàng trong nước. Ngày lịch sử của thị trường vàng trong nước năm nay là 11/11/2009, khi giá vàng lần lượt chinh phục các mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ buổi sáng. Đỉnh cao mọi thời đại của giá vàng trong nước hiện là mốc 29,3 triệu đồng/lượng. Đầu năm 2009, giá vàng trong nước đứng ở mức gần 18 triệu đồng/lượng. Tính tới ngày 24/12/2009, khi giá vàng ở mức 26,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước đã tăng 8,5 triệu đồng/lượng, tương đương 47%. 16 1.1.5.2. Năm 2010 Giá vàng trong nước đã lập kỷ lục 38,2 triệu đồng/lượng vào ngày 9/11/2010, chỉ thiếu hai ngày trước khi “kỷ niệm 1 năm” ngày giá vàng “nổi loạn” của năm trước - 11/11/2009. Sốt vàng năm nay đã lặp lại gần đúng kỷ lục của năm 2009: tăng vài triệu đồng/lượng chỉ trong buổi sáng, người dân ồ ạt chen lấn đi mua vàng, doanh nghiệp thi nhau thông báo hết hàng bán… Kết quả, giá vàng trong nước bị đẩy cao hơn giá thế giới quy đổi 2 triệu đồng/lượng ở lúc đỉnh điểm. Đến ngày 7/12/2010, tức là gần 1 tháng sau trận bão vàng tại thị trường Việt Nam, giá vàng quốc tế thiết lập kỷ lục mới. Giá vàng giao ngay đã đạt mức cao nhất mọi thời đại khi chạm 1.432,5 USD/oz tại New York, nhưng giá vàng trong nước sáng 8/12 - sau một loạt nỗ lực bình ổn của cơ quan chức năng - chỉ còn dưới 36 triệu đồng/lượng. 1.1.5.3. Năm 2011 Giá vàng trong nước khởi động ở mức 35,8 triệu đồng/lượng khi giá thế giới dao động nhẹ quanh 1.370 USD/ounce vào đầu năm 2011 sau khi đã xác lập kỷ lục cao nhất là 1.432 USD/ounce vào ngày 7-12-2010. Ngay sau khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tăng kỷ lục tới 9,3% vào ngày 11-2-2011 thì cỗ xe giá vàng bắt đầu bứt phá lên mức 36 triệu đồng lượng mặc dù giá vàng thế giới không ghi nhận biến động nào đáng kể. Chỉ 1 tuần sau đó, giá vàng phá ngưỡng 37 triệu đồng/lượng do đôla “chợ đen” tăng vọt lên tới 22.000 đồng/USD và “cơn sốt vàng” xuất hiện sớm ngay trung tuần tháng 2-2011, chỉ 3 tháng sau cơn sốt ngày 11-11-2010. Giá vàng lùi về dưới 38 triệu đồng/lượng và giá USD tự do xoay quanh 22.000 đồng trong khi giá vàng thế giới vẫn bám trụ ở mốc 1.410 USD/ounce vào đầu tháng 3-2011. Thậm chí, giá vàng trong nước còn diễn biến ngược chiều thế giới khi lui về mức 37-37,5 triệu đồng/lượng còn giá thế giới lại vọt lên 1.430-1.440 USD/ounce. Khi giá thế giới lập kỷ lục 1.624 USD/ounce thì giá trong nước cũng nhanh chóng tiệm cận rồi vượt qua mốc 40 triệu đồng/lượng ngày 25-7-2011. 17 Sang đầu tháng 8-2011, giá vàng lên sát 41 triệu đồng/lượng khi vàng thế giới vượt qua 1.660 USD/ounce. Sau cú sốc hạ mức tín nhiệm của Hoa Kỳ, giá vàng thế giới bùng nổ lên sát 1.700 USD/ounce và giá vàng Việt Nam tăng 3,5 triệu đồng mỗi lượng trong ngày 8/8/2011 lên tới 44,2 triệu đồng/lượng - cao hơn giá thế giới tới 2 triệu đồng/lượng - rồi lại rơi về 43,2 triệu đồng/lượng ngay trong ngày. Sang ngày 9-8-2011, giá vàng lại lên sát 45 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước sáng ngày 9-8 đã chạm ngưỡng 46 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới vượt mức 1.760 USD/oz. Chỉ trong 2 ngày 8 và 9-8-2011, giá vàng đã tăng “điên loạn” thêm gần 5 triệu đồng mỗi lượng, lặp lại kịch bản sốt giá vàng tháng 11/2009 và tháng 10-2010. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước không chỉ về số cơn sốt vàng trong năm nhiều hơn hẳn mà những cơn sốt giá vàng năm 2011 còn kéo dài hơn và trầm trọng hơn rất nhiều. Sang ngày 248, giá vàng tuột dốc xuống 47,6 triệu đồng với mức giảm gần 1,5 triệu đồng một lượng. Cuối tháng 9-2011, thị trường vàng Việt nam lại chứng kiến cảnh hỗn loạn đội mưa để bán vàng khi giá vàng lao dốc xuống 41 triệu đồng/lượng. Đến cuối tháng 10-2011 giá vàng lại đột ngột đảo chiều lên 1.700 USD/ounce sau hơn một tháng dao động trong vùng 1.600 USD/ounce khiến cho vàng trong nước lại leo lên 45 triệu đồng/lượng. Tính chung cả năm, giá vàng cuối năm 2011 tăng 24,09% so với cuối năm trước nhưng tính bình quân lại tăng tới 39%. 1.1.5.4. Năm 2012 Kể từ đầu tháng 5 đến tháng 11/2012, giá vàng thế giới có 4 tháng tăng liên tục (từ tháng 5 đến tháng 9), giá vàng tăng mạnh nhất trong giai đoạn này vào tháng 8 và tháng 9 với mức tăng 9,6%, và giao dịch trong biên độ 1.6851.787 USD/oz. Sang đến tháng 10 giá vàng thế giới có biến động mạnh trong ngày 1/10, với biên độ giao động 1.763-1791,50 USD/oz, và gần ngưỡng 1.800 USD/oz. Nhưng ngay sau đó áp lực chốt lời đã khiến giá vàng giảm mạnh trở lại, đóng cửa trong tháng giảm 4% về mốc 1.720,38 USD/oz. Sang tháng 11/2012 giá vàng tăng trở lại lên vùng 1.737 USD/oz vào ngày 9/11. Đến ngày 18 29/12, giá vàng giao ngay chốt ở 1.656,3 USD/ounce, tăng gần 90 USD/ounce (tăng 5,7%) so với cuối năm trước. Diễn biến thị trường vàng trong nước chịu tác động từ sự tăng giảm của giá vàng thế giới, tuy nhiên luôn chênh lệch cao hơn so với giá thế giới khoảng 3-3,5 triệu đồng/lượng trong vài tháng đầu năm 2012. Theo Tổng cục Thống kê chỉ số giá vàng tháng 8 tăng 0,41%; tháng 9 tăng 5,25%; tháng 10/2012 tăng 4,64% so với tháng trước. Trong những tháng gần đây, có thời điểm giá vàng trong nước vượt mốc 48 triệu đồng/lượng. 1.1.5.5. Năm 2013 Mở đầu năm 2013, giá vàng được giao dịch ở mức 46,1-46,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Tuy nhiên, từ thời điểm đó, vàng đã liên tục biến động và có xu hướng giảm rõ ràng. Kết thúc năm 2013, giá vàng cũng tụt xuống vùng thấp nhất của năm là 34,7-34,78 triệu đồng/lượng. Thực tế, trong ngày 31/12/2013, có lúc vàng được giao dịch ở 34,25-34,75 triệu đồng/lượng. Tính chung cả năm 2013, giá vàng bán ra đã giảm 11,82 triệu đồng, tương đương 25,34%. Trong khi đó, vàng mua vào giảm 11,4 triệu đồng, tương đương 24,7%. Còn trên thị trường thế giới, giá vàng đã giảm từ mức 1.650 USD/oz xuống còn khoảng 1.200 USD/oz, giảm 450 USD/oz (-27,27%). 1.1.5.6. Đánh giá chung về sự biến động của giá vàng trong nước trong giai đoạn năm 2009-2013 Trong giai đoạn năm 2009-2013, có thể thấy, vàng trong nước và quốc tế có mối quan hệ rất chặt chẽ. Sau mỗi lần vàng thế giới biến động, vàng trong nước cũng đều phản ứng theo ngay sau đấy. Tuy nhiên, do còn chịu tác động từ tình hình cung-cầu và biến động tỷ giá USD/VND nên giá vàng trong nước ở giai đoạn có thời điểm thấp hoặc cao hơn giá vàng thế giới với mức chênh lệch tương đối lớn. Mức chênh lệch này đang có xu hướng giảm dần do có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước. 19 Ngoài ra, những cơn sốt vàng diễn ra thường xuyên là đặc trưng nổi bật trong giai đoạn này. Điều này được chứng minh qua thực tế giá vàng liên tục tăng cao trong năm 2011 và 2012 trước khi được kiềm hãm trong năm 2013. Nguyên nhân có sự tăng giá vàng trong giai đoạn này là do giá vàng Việt Nam tăng theo giá vàng thế giới (NHTW của các nước lớn như: Mỹ, Đức, Nga,… đồng loạt tăng lượng vàng dự trữ, đồng USD yếu, nỗi lo khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và Châu Âu, chính sách nới lỏng tiền tệ của các nền kinh tế lớn,... là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá vàng thế giới tăng), các chính sách thắt chặt thị trường vàng của NHNN Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ vàng miếng ở thị trường nội địa, Việt Nam là nước nhập khẩu trên 95% vàng nguyên liệu từ thị trường bên ngoài,… Năm 2013 đánh dấu sự trượt dốc của giá vàng mà nguyên chủ yếu là do sự can thiệp của NHNN Việt Nam. Dù nhiều nhà đầu tư vàng trong nước đã thua lỗ đậm do giá vàng tăng giảm với mức chênh lệch lớn nhưng vàng vẫn là một kênh đầu tư tốt và hấp dẫn trong giai đoạn này. 1.1.6. Các sàn giao dịch vàng trên thế giới Các thị trường vàng trên thế giới hiện nay hầu hết giao dịch nhiều loại hàng hóa khác nhau như dầu mỏ (xăng, khí đốt,…), nông sản (đường, cà phê,…), các kim loại quý (vàng, bạc,…) và các kim loại màu khác (nhôm, kẽm, thiếc,…) được gọi là sàn giao dịch hàng hóa. 1.1.6.1. Sàn giao dịch hàng hóa New York (NewYork Mercantile Exchange – NYMEX) Là sàn giao dịch hàng hóa giao sau lớn nhất thế giới, nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỷ USD về năng lượng và kim loại. Giá cả niêm yết trên sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới. Được điều hành bởi Ủy ban hàng hóa giao sau, một cơ quan độc lập của Chính Phủ Hoa Kỷ. 20 1.1.6.2. Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (The Chicago Board of Trade – CBOT) Được thành lập năm 1848, là một thị trường giao sau và quyền chọn hối đoái dẫn đầu. Hơn 3600 thành viên, cổ đông giao dịch với hơn 50 sản phẩm giao sau và quyền chọn khác nhau. Trước đây, CBOT chỉ giao dịch các hàng hóa nông nghiệp như ngũ cốc, lúa mì, yết mạch,… Năm 1982, thị trường quyền chọn và giao sau vàng được thành lập, một loạt sản phẩm mới về các hợp đồng giao sau vàng và bạc bằng điện tử được khai trương vào năm 2001. 1.1.6.3. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (The Tokyo Commodity Exchange - TOCOM) Thành lập năm 1984, là sự kết hợp giữa Sàn giao dịch dệt may Tokyo, Sàn giao dịch cao su Tokyo và Sàn giao dịch vàng Tokyo. Sàn giao dịch hàng hóa (TOCOM) là một tổ chức đi tiên phong trong hoạt động hoái đoái. Tiếp theo là sự tham gia của thị trường nhôm và dầu mỏ năm 1997 và 1999 tạo ra một thị trường giao sau hoạt động đầy đủ. Tại TOCOM có 9 ngành công nghiệp hàng hóa đều là những ngành công nghiệp mạnh của nền kinh tế để giao dịch giao sau và quyền chọn trong 4 thị trường khác nhau là kim loại quý, dầu, cao su và nhôm. 1.1.6.4. Sàn giao dịch hàng hóa Hong Kong Sàn giao dịch hàng hóa Hong Kong được thành lập với mục tiêu cạnh tranh với các sàn giao dịch châu Âu và Mỹ. Việc giao dịch vàng và các hàng hóa lớn sẽ gần như tương tự với việc giao dịch trên các sàn Chicago, New York và London. Sàn giao dịch sẽ hoạt động 15 giờ/ngày và trùng với giờ giao dịch của Mỹ và châu Âu. Điều này sẽ khuyến khích giao dịch xuyên lục địa và tăng tính thanh khoản. Hiện nay, trên sàn mới chỉ có hợp đồng giao kỳ hạn cho vàng. Tuy nhiên, sàn sẽ sớm cho giao dịch các loại hàng hóa khác như kim loại quý và kim loại cơ bản, nông sản, năng lượng và các chỉ số hàng hóa. Đồng tiền được sử dụng để yết giá là đồng Nhân dân tệ do nhu cầu của các nhà đầu tư với đồng tiền đang dần mạnh lên. 21 Ngoài ra còn có các sàn giao dịch khác như Sàn giao dịch hàng hóa London, Thượng Hải,… 1.2. Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng Giá vàng thế giới tăng mạnh trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới và trong điều kiện thông tin hiện đại đã khiến cho giá vàng tại Việt Nam cũng tăng nhanh. Do vàng ở Việt Nam chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu, giá vàng Việt Nam liên thông với giá vàng thế giới thông qua tỷ giá USD. Tuy vậy, mức tăng của giá vàng Việt Nam có lúc vượt xa mức tăng của giá vàng thế giới là do yếu tố tâm lý làm cho người dân đổ xô đi mua vàng, làm cho cầu tăng, cung không đáp ứng kịp, dẫn đến nạn nhập lậu vàng xảy ra. Bên cạnh đó, diễn biến lạm phát, giá dầu, chỉ số VN-Index và lãi suất huy động trong giai đoạn này cũng phức tạp. Do đó, bài nghiên cứu tập trung kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và 4 nhân tố vĩ mô là giá dầu, chỉ số VN-Index, lạm phát và lãi suất huy động tại Việt Nam nhằm cung cấp các luận cứ khoa học để giúp các nhà làm chính sách xây dựng các chính sách góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. 1.2.1. Chỉ số chứng khoán (VN-Index) 1.2.1.1. Khái niệm Vn-Index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại sàn HOSE nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày. 1.2.1.2. Phương pháp tính VnIndex được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tính toán theo phương pháp chỉ số giá bình quân Passcher. VN - Index được tính theo công thức sau Vn-Index = 22 Trong đó: P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i Q1i: Khối lượng đang lưu hành (khối lượng niêm yết) của cổ phiếu i P0i: Giá của cổ phiếu i thời kì gốc Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kì gốc 1.2.1.3. Kỳ vọng mối tương quan giữa chỉ số VN-Index và giá vàng trong nước Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá. Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế trên thế giới trong đó có thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thói quen sử dụng chiến lược quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của họ các hàng hóa có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì hai khoản đầu tư này thường có mối quan hệ nghịch đảo với xu hướng của thị trường chứng khoán. Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011) cho thấy rằng: sự biến động của giá vàng ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi nhuận đầu tư trên thị trường chứng khoán Hong Kong. Nỗi sợ hãi của người Mỹ được đo bằng chỉ số biến động của thị trường (VIX - Volatility Index). Vàng và chỉ số biến động của thị trường có quan hệ nhân quả theo chiều giá vàng tăng thì độ hỗn loạn của nền kinh tế tăng (vàng tăng VIX tăng). Khi giá vàng biến động tăng điều này có nghĩa là thị trường đang hoảng loạn và từ đó làm giảm đi niềm tin của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư thường đầu tư vàng, cả trực tiếp và gián tiếp để phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu khác của các tác giả nước ngoài cũng cho kết quả tương tự như: Levin và Wright (2006),Tully và Lucey (2007), Johnson và Soenen (1997), Hiller et al . (2006) và Jaffe (1989). Tóm lại có thể thấy rằng thị trường vàng trong lịch sử thường được xem là “nơi tránh bão” giúp tránh thiệt hại xảy ra trong thời kỳ lạm phát, bất ổn xã hội, và chiến tranh - các thời kỳ mà giá cổ phiếu luôn luôn sụt giảm. Trong các cuộc khủng hoảng như thế này, giá vàng tăng mạnh khi giá chứng khoán sụt giảm, mặc dù mức độ tác động mạnh yếu có thể khác nhau đối với từng nền kinh 23 tế. Từ đó, bài nghiên cứu tiến hành kiểm định mối tương quan giữa hai yếu tố này là nghịch biến. 1.2.2. Lạm phát 1.2.2.1. Khái niệm Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. 1.2.2.2. Cách đo lường Để đo lường chỉ số làm phát người ta thường dùng các chỉ số sau: chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Chỉ số giá tiêu dùng đo lường biến động giá của một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định được mua bởi người tiêu dùng), chỉ số giá sản xuất (PPI – đo lường sự thay đổi trung bình trong giá nhà sản xuất trong nước nhận được cho đầu ra của họ), chỉ số giá hàng hoá, chỉ số giá cơ bản. Tuy nhiên trong nghiên cứu này tập trung vào việc lấy số liệu chỉ số CPI để phân tích tình hình lạm phát và mối tương quan của nó với giá vàng. 1.2.2.3. Kỳ vọng mối tương quan giữa chỉ số lạm phát và giá vàng trong nước Lạm phát có thể tác động trực tiếp đến giá vàng cũng như tâm lý nhà đầu tư vàng. Nếu lạm phát cao, đồng tiền bị mất giá nhanh, nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang tích trữ các tài sản không bị mất giá khác như vàng. Khi đó vàng đóng vai trò là “nơi trú ẩn” an toàn trong môi trường bất ổn kinh tế. Khi cầu vàng nhiều mà cung không thay đổi thì lập tức giá vàng sẽ tăng nhanh chóng. Như vậy, lạm phát tăng cao ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giá vàng theo chiều hướng tích cực thông qua tâm lý của nhà đầu tư vàng. Lý thuyết kinh tế cũng cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa lạm phát và giá vàng, đó là theo mô hình nghiên cứu của Dipak Ghosh, Eric J. Levin Peter và Macmillan Robert E. Wright (2000) cũng như dựa vào bài báo “Kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam” đăng trên tạp chí khoa học Trường Đại học An 24 Giang của đồng tác giả Thân Thị Thu Thủy (Tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh) và Lê Thị Thu Hồng (Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh). Ngoài ra, còn có các lý thuyết của nước ngoài nghiên cứu về mối tương quan đồng biến giữa giá vàng và lạm phát bao gồm ba phương pháp tiếp cận. Các phương pháp tiếp cận đầu tiên (ví dụ như Ariovich, 1983, Dooley, Isard và Taylor, 1995; Sherman, 1982, 1983, 1986; Sjaastad và Scacciallani, 1996) mô hình biến động của giá vàng từ sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô chính như tỷ giá, lãi suất tỷ giá, thu nhập thế giới và những cú sốc chính trị. Cách tiếp cận thứ hai (ví dụ Baker và Van Tassel, 1985; Diba và Grossman, 1984; Koutsoyiannis, 1983; Pindyck, 1993) tập trung vào đầu cơ hoặc tính hợp lý của biến động giá vàng. Cách tiếp cận thứ ba (Ví dụ: Chappell và Dowd, 1997; Kolluri, 1981; Laurent, 1994; Mahdavi và Zhou, năm 1997; Moore, 1990) xem xét vàng như một hàng rào chống lại lạm phát với sự nhấn mạnh đặc biệt về mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa vàng và lạm phát. Dựa trên cơ sở này đề tài tiến hành kiểm định mối tương quan giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam là đồng biến. 1.2.3. Lãi suất huy động 1.2.3.1. Khái niệm Lãi suất huy động tức là tỉ lệ phần trăm lãi suất trên số tiền gửi vào ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. NHNN quy định trần lãi suất huy động để các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất huy động phù hợp. 1.2.3.2. Kỳ vọng mối tương quan giữa lãi suất huy động và giá vàng trong nước Để nói về mối quan hệ giữa giá vàng và lãi suất huy động thì bài nghiên cứu xin trích dẫn một đoạn phân tích của tác giả Ngọc Toàn được đăng trên web www.cafef.vn (http://cafef.vn/hang-hoa-nguyen-lieu/gia-vang-the-gioi-di- xuong-2015031708452996.chn) như sau: “Vàng thế giới giảm giá trong phiên giao dịch ngày 16/3 và quẩn quanh ở mức thấp nhất trong hơn 3 tháng chủ yếu 25 do thị trường chứng khoán tăng điểm trước kỳ vọng Fed sẽ đưa ra quyết định nâng lãi suất trong cuộc họp tuần này. Chốt phiên giá vàng giao ngay giảm 0,5% còn 1.153,26 USD/ounce. Tuần trước giá đã chạm mức thấp 3 tháng tại 1.147,1 USD/ounce. Kim loại quý này cũng đã trải qua 9 phiên giảm liên tiếp tính tới ngày thứ Năm tuần trước – chuỗi ngày giảm lâu nhất kể từ năm 1973. Trên sàn giao dịch kỳ hạn, giá vàng giao tháng 4 tăng nhẹ 0,8 USD lên 1.153,2 USD/ounce lúc đóng cửa phiên qua. Giá các kim loại quý khác cũng đi xuống trong đó bạch kim chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009 khi chỉ còn 1.101 USD/ounce. Giá bạc giảm 0,3% còn 15,58 USD/ounce trong khi paladi giảm 1,2% xuống 780,25 USD/ounce. Đà giảm của vàng hôm qua không quá sâu vì có đồng USD chặn lại. USD giảm 0,8% giá trị so với các đồng tiền chủ chốt góp phần nào làm yên lòng nhà đầu tư. USD mạnh thường gây bất lợi cho giá hàng hóa và không loại trừ vàng. Đồng bạc xanh của Mỹ hạ nhẹ phiên qua song vẫn tăng 10% kể từ đầu năm tới nay và đang neo ở mức cao nhất kể từ năm 2003. Theo giới phân tích, đồng USD sẽ tiếp tục tác động trực tiếp lên giá vàng thời gian tới. Gần nhất, nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, bắt đầu từ hôm nay 17/3 – của Fed để xem liệu cơ quan này có đưa ra tín hiệu nào với lãi suất hay không. Nhiều dự báo cho rằng Fed sẽ đề cập đến việc tăng lãi suất vào khoảng tháng 6, nếu điều này thực sự xảy ra thì hoạt động bán tháo trên thị trường vàng chắc chắn sẽ mạnh mẽ hơn, và ngược lại.” Dựa vào những phân tích của tác giả Ngọc Toàn và các nghiên cứu của các tác giả trong nước khác như bài nghiên cứu của PGS.TS Bùi Kim Yến và THS. Nguyễn Khánh Hoàng (Báo Phát triển & Hội nhập số 19 tháng 1112/2014) thì khi lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn tăng lên sẽ khiến cho các nhà đầu tư suy xét từ đầu tư vàng chuyển sang gửi tiền ngân hàng để vừa giảm rủi ro vừa kiếm được lợi nhuận tốt. Điều này khiến cho giá vàng giảm do nhà đầu tư 26 bán vàng nhiều hơn thường lệ làm cung vàng lớn hơn cầu vàng. Tuy vẫn có những trường hợp khác không đúng như vậy nhưng nhìn chung mối tương quan giữa lãi suất huy động và giá vàng thường là nghịch biến. Sau đây bài nghiên cứu tiến hành kiểm định mối tương quan giữa chúng xem có thuộc trường hợp nghịch biến hay không. 1.2.4. Giá dầu thế giới 1.2.4.1. Giới thiệu về dầu Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trinh sản xuất. Bất cứ sự biến động của giá dầu mỏ cũng tác động dây chuyền lên toàn bố nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, các nước có nền kinh tế lớn như Nga, Mỹ,… có xu hướng xây dựng các kho dự trữ dầu mỏ và tăng cường dự trữ vàng. Bởi lẽ đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị. 1.2.4.2. Kỳ vọng mối tương quan giữa giá dầu thế giới và giá vàng trong nước Dầu mỏ dưới vai trò lớn hơn hàng hóa tích trữ, khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả tiền USD mất giá trị, và các nước có xu hướng nhập vàng về tích trữ, do đó nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng và kéo theo sự tăng giá của vàng. Như vậy, giá dầu tăng cao sẽ tác động tích cực đối với giá vàng và ngược lại. Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng đã chứng minh điều tương tự như: Cashin et al. (1999 ) kiểm tra các mối tương quan giữa bảy hàng hóa trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1960 đến tháng 5 năm 1985. Kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu này chứng minh rằng có tồn tại mối tương quan giữa dầu và vàng. Ewing et al . (2006 ) và Fattouh (2010) kiểm tra sự bất đối xứng giữa các mặt hàng dầu và kim loại. Có mối tương quan đống biến giữa giá dầu và giá vàng là kết quả nghiên cứu của Pindyck và Rotemberg (1990). Ngoài ra, một số nghiên cứu của Hunt (2006) và Hooker (2002) đã thiết lập nên giả thiết “Khi giá dầu tăng, hầu hết các mức giá tăng trong đó có giá vàng” theo kinh nghiệm thực tế lúc bấy giờ. Dựa vào các cơ sở trên, đề tài tiến hành kiểm định mối tương quan giữa giá vàng và giá dầu thế giới là đồng biến. 27 1.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và thế giới 1.3.1. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa thị trường chứng khoán và giá vàng 1.3.1.1. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2013)  Cở sở lý thuyết Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá. Sự biến động của giá vàng ảnh hưởng đến phần lớn các nền kinh tế trên thế giới trong đó có thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thói quen sử dụng chiến lược quản trị rủi ro đơn giản là đa dạng hóa trong danh mục đầu tư của họ các hàng hóa có cả đầu tư vàng hoặc dầu vì hai khoản đầu tư này thường có mối quan hệ nghịch đảo với xu hướng của thị trường chứng khoán.  Kết quả nghiên cứu Trong dài hạn, giữa chỉ số giá chứng khoán VN-Index với giá vàng trong nước có mối quan hệ tích cực. Khi giá vàng trong nước tăng 1% thì chỉ số giá chứng khoán tăng lên khoảng 1,54%, kết quả này ngược với giả thiết nghiên cứu của tác giả và các nghiên cứu nước ngoài như mô hình của Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011) tại thị trường chứng khoán Hong Kong; nhưng lại có cùng kết quả nghiên cứu của Huỳnh Thanh Bình và Nguyễn Minh Hà (2012) về thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là: giá vàng thế giới có tác động cùng chiều lên chỉ số giá chứng khoán. Các nước châu Á trong đó có Việt Nam vẫn có thói quen xem vàng là một tài sản, một nguồn vốn dự trữ cũng như sử dụng vàng trong phần lớn các giao dịch như mua bán bất động sản hoặc sử dụng vàng làm đồ trang sức đã ăn sâu vào lối sống của người Việt Nam, khiến cho cầu về vàng tăng theo tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như khả năng tích lũy của người dân. Như vậy, vàng vẫn là một tài sản trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư cùng với các loại tài sản khác và sự biến động cùng 28 hướng với chỉ số giá chứng khoán là một kết quả khác biệt hơn so với các kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu ở các nước khác do những nét riêng về phong tục, đặc thù nền kinh tế, chế độ chính trị ở Việt Nam,… 1.3.1.2. Mô hình nghiên cứu của Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011)  Cơ sở lý thuyết Biến động giá vàng ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của các nền kinh tế và do đó thị trường chứng khoán cũng không tránh khỏi quy luật đó. Thị trường đầu tư vàng đã phát triển mạnh trên toàn thế giới trong bảy năm qua. Nhiều nhà đầu tư có xu hướng luôn có một tỷ lệ vàng trong danh mục đầu tư của họ vì thực tế chỉ ra rằng giá vàng được dự báo sẽ tăng phù hợp với lạm phát và đây là một hành động để phòng ngừa lạm phát tăng cao ( Levin và Wright , 2006). Trong các thời kỳ kinh tế khác nhau, vàng như một tài sản đảm bảo và đa dạng hóa rủi ro thoát khỏi những cú sốc từ thị trường chứng khoán và các kênh đầu tư khác. Theo Tully và Lucey (2007) chức năng của vàng như một bảo hiểm rủi ro đối với cổ phiếu và đảm bảo được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Johnson và Soenen (1997) đi đến kết luận tương tự cho rằng vàng là một đầu tư hấp dẫn nếu nhà đầu tư muốn đa dạng hóa các kênh đầu tư của mình. Hiller et al . (2006) đã nghiên cứu vai trò của vàng và các hàng hóa trên vốn chủ sở hữu trên thị trường. Họ phát hiện ra rằng trong giai đoạn 1976-2004 vàng đã có một tương quan âm với mức độ nhỏ với chỉ số S&P500 . Họ nhận thấy rằng danh mục đầu tư trong đó có 5% đến 10% vàng tốt hơn so với danh mục đầu tư mà không có vàng. Jaffe (1989) đã chứng minh rằng sự tương quan của vàng với chứng khoán giúp cho vàng có một chỗ đứng vững chắc trong một danh mục đầu tư đa dạng hóa tốt,… Dựa vào những yếu tố trên, nghiên cứu sẽ kiểm tra giả thuyết cho rằng sự bất ổn của giá vàng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành một thị trường chứng khoán phát triển. 29  Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự tăng giá của vàng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán Hong Kong. Điều này có thể được giải thích là đầu tư vàng là tìm đến nơi trú ẩn an toàn thoát khỏi những biến động xấu trên thị trường chứng khoán. Chính vì điều này mà niềm tin về sự an toàn của nhà đầu tư luôn hướng về vàng chứ không phải cổ phiếu tạo ra một môi trường đẩu tư không ổn định và làm thị trường chứng khoán đi xuống nếu nền kinh tế gặp bất trắc. 1.3.2. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa lạm phát và giá vàng  Mô hình nghiên cứu của Dipak Ghosh, Eric J. Levin Peter và Macmillan Robert E. Wright (2000)  Cơ sở lý thuyết Phương pháp trước đây nhằm mục đích thực nghiệm mô hình giá vàng có thể được nhóm lại thành ba loại. Các phương pháp tiếp cận đầu tiên (ví dụ như Ariovich, 1983, Dooley, Isard và Taylor, 1995; Sherman, 1982, 1983, 1986; Sjaastad và Scacciallani, 1996) mô hình biến động của giá vàng từ sự biến động của các biến kinh tế vĩ mô chính như tỷ giá, lãi suất tỷ giá, thu nhập thế giới và những cú sốc chính trị. Cách tiếp cận thứ hai (ví dụ Baker và Van Tassel, 1985; Diba và Grossman, 1984; Koutsoyiannis, 1983; Pindyck, 1993) tập trung vào đầu cơ hoặc tính hợp lý của biến động giá vàng. Cách tiếp cận thứ ba (ví dụ Chappell và Dowd, 1997; Kolluri, 1981; Laurent, 1994; Mahdavi và Zhou, năm 1997; Moore, 1990) xem xét vàng như một hàng rào chống lại lạm phát với sự nhấn mạnh đặc biệt về mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa vàng và lạm phát. Bài nghiên cứu của tác giả hòa giải sự không thống nhất giữa các lý thuyết ngắn hạn và dài hạn của giá vàng. Nhóm tác giả đã đưa ra giả thiết: Vàng là một công cụ để phòng ngừa lạm phát và giá vàng tăng khi lạm phát tăng trong ngắn hạn và dài hạn. 30  Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu đã phát triển một mô hình lý thuyết bao gồm các điều kiện khác nhau để cho giá vàng tăng khi lạm phát tăng. Nếu những điều kiện này được thỏa mãn thì vàng sẽ là một hàng rào dài hạn có hiệu quả chống lại lạm phát . Các mô hình cũng đã chứng minh rằng mối quan hệ cân bằng này là phù hợp ngay cả khi lạm phát biến động trong ngắn hạn. 1.3.3. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa lãi suất và giá vàng  Mô hình nghiên cứu của PGS.TS Bùi Kim Yến và THS. Nguyễn Khánh Hoàng (Báo Phát triển & Hội nhập số 19 tháng 11-12/2014)  Cơ sở lý thuyết Giữa giá vàng và lãi suất huy động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Với tín hiệu giảm lãi suất huy động của Ngân hàng Trung Ương sẽ dẫn đến việc tăng cũng tiền cho nền kinh tế kéo theo hệ lụy sẽ làm cho lạm phát tăng qua đó làm tăng nhu cầu mua vàng để bảo toàn giá trị chống lại lạm phát nên kéo theo việc giá vàng cũng sẽ tăng theo.  Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy biến giá vàng trong nước có tác động lên lãi suất huy động vì khi giá vàng tăng đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ tăng, khi đó buộc lòng ngân hàng phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Kết quả nghiên cứu này là ngược với giả thiết trước đó của nghiên cứu. Tuy nhiên mô hình vẫn phù hợp với thực tế tại Việt Nam. Đó là các biến kinh tế như chỉ số CPI, tỷ giá, lãi suất thể hiện vai trò của nó đối với giá vàng trong nước rất thấp thể hiện ở tần suất tác động, độ mạnh tác động cũng như mức độ giải thích cho giá vàng trong nước đều khá thấp. 1.3.4. Mô hình nghiên cứu về mối tương quan giữa giá dầu và giá vàng  Mô hình nghiên cứu của Jana Šimáková (2011)  Cơ sở lý thuyết 31 Dựa vào một số nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu trên thế giới mà tác giả Jana Šimáková (2011) đã dưa ra cơ sở lý thuyết của mình. Đó là Cashin et al . (1999 ) kiểm tra các mối tương quan giữa bảy hàng hóa trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1960 đến tháng 5 năm 1985. Kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu này chứng minh rằng có tồn tại mối tương quan giữa dầu và vàng. Ewing et al . (2006) và Fattouh (2010) kiểm tra sự bất đối xứng giữa các mặt hàng dầu và kim loại. Có mối tương quan đống biến giữa giá dầu và giá vàng là kết quả nghiên cứu của Pindyck và Rotemberg (1990). Hầu hết các nghiên cứu này giải thích mối liên hệ giữa giá vàng và dầu thông qua các kênh lạm phát. Có một số nghiên cứu (Hunt, 2006; Hooker, 2002) đã thiết lập liên kết này theo kinh nghiệm thực tiễn đó là “Khi giá dầu tăng, hầu hết các mức giá tăng trong đó có giá vàng tăng”. Vàng là một phần cơ bản của các danh mục đầu tư và dự trữ quốc tế của hầu hết các quốc gia, đặc biệt bao gồm cả các nước sản xuất dầu. Khi giá dầu tăng thì doanh thu từ xuất khẩu dầu tăng, và điều này tác động tới giá vàng vì khi đó tỷ trọng vàng trong danh mục tài sản của các nhà xuất khẩu dầu tăng lên (do các nhà xuất khẩu dầu mua vàng theo nguyên tắc xuất khẩu dầu càng nhiều thì mua vàng càng nhiều). Trong trường hợp này, sự gia tăng giá dầu dẫn đến sự gia tăng giá vàng.  Kết quả nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là phân tích mối quan hệ giữa mức giá vàng và giá dầu. Các nghiên cứu chính được thu thập trong giai đoạn 1970 2010 và sau đó điều chỉnh riêng biệt cho từng phân tích định lượng. Mối quan hệ giữa các biến được lựa chọn đã được thể hiện bằng giả thiết, bằng đồ thị, biểu đồ và đại số. Mối tương quan tích cực mạnh mẽ trong toàn bộ mẫu giữa vàng và dầu đã được phát hiện ra, nhưng trong những năm gần đây, đã có một số phát triển không theo giả thiết ở phần cơ sở lý thuyết. Mặt khác, các phân tích đã khẳng định rằng vàng và dầu có mối quan hệ dài hạn. Vàng cũng như dầu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cụ thể và theo như các phân tích từ các phần trên thì vàng và dầu có mối tương quan đồng biến mạnh. 32 1.4. Tóm tắt kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô với giá vàng trong nước Đề tổng kết chương 1: Cơ sở lý thuyết và tiến hành chương 2: Phương pháp nghiên cứu thì các giả thiết mà bài nghiên cứu đã đưa ra được tóm tắt ở bảng 1.4.1 và 1.4.2 Bảng 1.1.Tóm tắt mối tương quan giữa giá vàng và các nhân tố vĩ mô dựa trên các nghiên cứu trên thế giới Nhân tố kinh tế vĩ mô Tương quan Lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm +/- Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011); Huỳnh Thanh Bình và Nguyễn Minh Hà (2012); Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp (2013) + Sherman (1983); Moore (1990); Dipak Ghosh, Eric J. Levin Peter và Macmillan Robert E. Wright (2000) Lãi suất +/- PGS.TS Bùi Kim Yến và THS. Nguyễn Khánh Hoàng (Báo Phát triển & Hội nhập số 19 tháng 11-12/2014) Giá dầu + Hooker (2002); Šimáková (2011) Chỉ số chứng khoán Chỉ số lạm phát Hunt (2006); Jana Bảng 1.2. Tóm tắt kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô với giá vàng trong nước STT Giả thiết 1 Giá vàng trong nước và chỉ số chứng khoán có mối tương quan nghịch biến 2 Giá vàng trong nước và chỉ số lạm phát có mối tương quan đồng biến 3 Giá vàng trong nước và lãi suất huy động có mối tương quan nghịch biến 4 Giá vàng trong nước và giá dầu thế giới có mối tương quan đồng biến 33 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Với tổng số 4 yếu tố kinh tế vĩ mô và giá vàng trong nước sử dụng trong phân tích. Cách đo lường và nguồn của các biến số được mô tả như Bảng 2.1. Bảng 2.1: Mô tả các biến số kinh tế vĩ mô Tên yếu tố vĩ mô Ký hiệu Giá vàng trong nước V Chỉ số VNIndex VNI Lạm phát CPI Lãi suất huy động Giá dầu I O Đơn vị Đo lường Nghìn Giá vàng bình quân đồng / của tất cả các ngày lượng mỗi tháng Chỉ số Vn-Index bình quân của tất cả Điểm các ngày giao dịch mỗi tháng Chỉ số giá tiêu dùng % (trung bình tháng) % Nguồn http://www.giavangonline.com/ http://www.stockbiz.vn/ Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ Lãi suất huy động là lãi suất tiền gửi tiêu tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS – IMF) kỳ hạn hằng tháng Giá dầu bình quân http://www.investing.com/ USD / của tất cả các ngày thùng mỗi tháng Các biến số kinh tế vĩ mô được thống kê thường xuyên hàng tháng từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2013 từ số liệu thống kê tài chính (IFS) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ngoại trừ chỉ số VN-Index và giá vàng trong nước, những dữ liệu này được thu thập từ Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) và Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như trên trang web của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Lý do lựa chọn dữ liệu hàng tháng vì hầu hết các biến số kinh tế vĩ mô của Việt Nam có thể thu thập được hàng tháng. Những biến được sử dụng dưới dạng Logarith tự nhiên (LVNI, LCPI, LI, LO và 34 LV). Việc chuyển đổi dữ liệu gốc sang Logarith cho các biến nhằm làm giảm bớt độ phân tán cao cũng như có một số quan sát có giá trị bất thường của dữ liệu gốc và việc dùng dữ liệu dưới dạng Logarith để thuận lợi trong việc nhận dạng và phân tích dữ liệu. 2.2. Các phần mềm được sử dụng Trong nghiên cứu này, phần mềm Microsoft Excel 2010 và Microsoft Word 2010 được sử dụng để nhập dữ liệu và xử lý các dữ liệu thô, lập bảng và vẽ biểu đồ, đồ thị. Sau đó, số liệu được chuyển sang phần mềm Eviews 6.0 để tiến hành các phân tích kiểm định, chạy mô hình hồi quy cùng một số thủ tục khác. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp được sử dụng là nghiên cứu định lượng. Với dữ liệu chuỗi thời gian theo tháng (từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013) nên có tất cả 60 quan sát cho mỗi biến trong nghiên cứu. Trên cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian, nghiên cứu sử dụng các phương pháp kiểm định sau: 2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả các biến Với thủ tục thống kê mô tả, ta có thể đo lường khuynh hướng hội tụ: trung bình (mean, median, mode, sum), độ phân tán (độ lệch chuẩn – std. Deviation); kiểm định phân phối chuẩn (thống kê Skewness và kiểm định Jarque-Bera). 2.3.2. Phương pháp kiểm định DF (Dickey – Fuller) bổ sung là ADF (Augemented Dickey-Fuller test) Kiểm định nghiệm đơn vị là một kiểm định được sử dụng khá phổ biến để kiểm định một chuỗi thời gian dừng hay không dừng. Để hiểu qui trình kiểm định nghiệm đơn vị cụ thể là phương pháp kiểm định DF (Dickey – Fuller) bổ sung là ADF (Augemented Dickey-Fuller test), đề tài đưa ra một số ý tưởng cơ bản về mặt lý thuyết. Sau đó tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị trên Eviews. 35  Giả thiết của kiểm định phương pháp kiểm định DF bổ sung là ADF Giả sử ta có phương trình hồi qui tự tương quan như sau: Y = ρY + u (-1 ≤ ρ ≤ 1) t t-1 t (2.3.2.1) Ta có các giả thiết: H : ρ = 1 (Y là chuỗi không dừng) 0 t H : ρ < 1 (Y là chuỗi dừng) 1 t Phương trình (2.3.2.1) tương đương với phương trình (2.3.2.2) sau đây: Y - Y = ρY - Y + u t t-1 t-1 t-1 t = (ρ – 1)Y + u t-1 ΔY = δY + u t t-1 t (2.3.2.2) t Như vậy các giả thiết ở trên có thể được viết lại như sau: H : δ = 0 (Y là chuỗi không dừng) 0 t H : δ < 0 (Y là chuỗi dừng) 1 t Dickey và Fuller cho rằng giá trị t ước lượng của hệ số Y sẽ theo phân t-1 phối xác suất τ (tau statistic, τ = giá trị δ ước lượng/sai số của hệ số δ). Kiểm định thống kê τ còn được gọi là kiểm định Dickey – Fuller (DF). Kiểm định DF được ước lượng với 3 hình thức: Khi Y là một bước ngẫu nhiên không có hằng số: t ΔYt = δY + u t-1 (2.3.2.3) t Khi Y là một bước ngẫu nhiên có hằng số: t ΔY = β + δY + u t 1 t-1 t (2.3.2.4) 36 Khi Y là một bước ngẫu nhiên với hằng số xoay quanh một đường xu thế t ngẫu nhiên: ΔY = β + β TIME + δY + u t 1 2 t-1 (2.3.2.5) t Để kiểm định H ta so sánh giá trị thống kê τ tính toán với giá trị thống kê 0 τ tra bảng DF (các phần mềm kinh tế lượng đều cung cấp giá trị thống kê τ). Tuy nhiên, do có thể có hiện tượng tương quan chuỗi giữa các u do thiếu biến, nên t người ta thường sử dụng kiểm định DF mở rộng là ADF (Augmented Dickey – Fuller Test). Kiểm định này được thực hiện bằng cách đưa thêm vào phương trình (2.3.2.5) các biến trễ của sai phân biến phụ thuộc ΔY : t ΔY = β + β TIME + δY + αi ΣΔY + ε t 1 2 t-1 t-i (2.3.2.6) t  Các bước tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị trên Eviews  Bước 1: Chọn View/Unit Root Test …, sẽ xuất hiện hộp thoại Unit Root Test.  Bước 2: Ở lựa chọn Test for unit root in, chọn level nếu muốn kiểm định st chuỗi gốc có phải là một chưỡi dừng hay không, chọn 1 difference nếu muốn kiểm định chuỗi sai phân bậc một có phải là một chuỗi dừng hay không.  Bước 3: Ở lựa chọn Include in test equation, chọn Intercept nếu dùng phương trình (2.3.2.4), chọn Trend and Intercept nếu dùng phương trình (2.3.2.5), chọn None nếu dùng phương trình (2.3.2.3), chọn Trend and Intercept và xác định độ trễ ở lựa chọn Lag length nếu dùng phương trình (2.3.2.6).  Bước 4: Ở bảng kết quả, nếu P-value > 5% thì bác bỏ giả thiết H là δ < 0 1 (Y là chuỗi dừng) và chấp nhận giả thiết H là δ = 0 (Y là chuỗi không t 0 t dừng) còn P-value < 5% thì làm ngược lại bác bỏ giả thiết H và chấp 0 nhận giả thiết H1. 37 2.3.3. Kiểm định đồng tích hợp (Cointegrated Test) bằng phương pháp của Johansen Khi hồi qui các chuỗi thời gian không dừng thường dẫn đến “kết quả hồi qui giả mạo”. Tuy nhiên, Engle và Granger (1987) cho rằng nếu kết hợp tuyến tính của các chuỗi thời gian không dừng có thể là một chuỗi dừng và các chuỗi thời gian không dừng đó được cho là đồng tích hợp. Kết hợp tuyến tính dừng được gọi là phương trình đồng tích hợp và có thể được giải thích như mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến. Nói cách khác, nếu phần dư trong mô hình hồi qui giữa các chuỗi thời gian không dừng là một chuỗi dừng, thì kết quả hồi qui là thực và thể hiên mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình. Mục đích của kiểm định đồng tích hợp là xác định xem một nhóm các chuỗi không dừng có đồng tích hợp hay không. Có hai cách kiểm định:  Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư Đề tài không đề cập đến cách kiểm định này vì đã chọn cách Kiểm định đồng tích hợp (Cointegrated Test) bằng phương pháp của Johansen.  Kiểm định đồng tích hợp (Cointegrated Test) bằng phương pháp của Johansen Đề tài thực hiện kiểm định đồng tích hợp trên cơ sở phương pháp luận VAR của Johasen (1991, 1995a) để xem xét có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến đang nghiên cứu. Lưu ý, kiểm định này chỉ có hiệu lực khi ta đang xét các chuỗi thời gian không dừng. Phương trình đồng liên kết Johansen: Trong đó p là số lượng thay đổi trễ (number of lagged changes) trong cần thiết để khiến cho mất tương quan theo chuỗi (serially uncorrelated). 38 Kiểm định likelihood ratio cho giả thiết H0 rằng có tối đa vector đồng liên kết r được sử dụng như trong kiểm định Trace: Kiểm định Trace = Trong đó T là cỡ mẫu (sample size), là tương quan kinh điển bình phương nhỏ nhất (squared canonical correlations). Một kiểm định likelihood ratio tối đa giới hạn (restricted maximum likelihood ratio test) được đề cập đó là kiểm định giá trị Eigen tối đa (Maximal Eigenvalue Test statistic) Kiểm định Giá trị Eigen tối đa = Trong đó T là cỡ mẫu (sample size), là tương quan kinh điển bình phương nhỏ nhất (squared canonical correlations).  Các bước tiến hành trên Eviews:  Bước 1: Chọn View/Cointegration Test sẽ thấy xuất hiện một hộp thoại.  Bước 2: Ở lựa chọn Deterministic trend in data có năm giả định về các chuỗi thời gian đang xem xét. Một chuỗi thời gian có thể dừng sai phân hoặc dừng xu thế, trong đó có thể có xu thế xác định và xu thế ngẫu nhiên. Tương tự, các phương trình đồng tích hợp có thể có hệ số cắt và xu thế xác định. Trên thực tế, trường hợp 1 và 5 ít khi được sử dụng. Nếu ta không chắc chắn về các giả định xu thế, ta nên chọn trường hợp 6.  Bước 3: Nếu mô hình có các biến ngoại sinh thì ta đưa vào ô exog variables.  Bước 4: Ngoài ra có thể xác định độ trể của biến phụ thuộc trong mô hình ở ô Lag intervals và mức ý nghĩa ở ô MHM.  Bước 5: Khi chạy ra kết quả kiểm định mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến thì có hai giả thiết: H0: “None”, nghĩa là không có đồng liên kết H1: “At most 1”, nghĩa là có một mối quan hệ đồng liên kết. 39 Lưu ý, tùy vào số biến trong mô hình (ví dụ k biến) mà ta có k-1 số phương trình đồng tích hợp. Khi đó, ta có thêm số giả thiết về số phương trình đồng tích hợp. Để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thiết H0, ta so sánh giá trị thống kê “Trace Statistic” với giá trị tới hạn (critical value) ở mức ý nghĩa xác định ở ô MHM (ở đây ta chọn là 5%).  Nếu Trace Statistic < Critical Value, ta chấp nhận giả thiết H0  Nếu Trace Statistic > Critical Value, ta bác bỏ giả thiết H0 2.3.4. Phương pháp hồi quy đồng tích hợp (cointegration regression) bằng kỹ thuật bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn (Fully Modified Least Squares – FMOLS) Khi các chuỗi dữ liệu không dừng (nonstationary) và tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp thì phương pháp hồi quy đồng tích hợp (cointegration regression) bằng kỹ thuật bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn (Fully Modified Least Squares – FMOLS) sẽ được áp dụng để xác định mối quan hệ trong dài hạn. Nghiên cứu mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến nhằm mục đích cho thấy rằng các biến quan sát trong dài hạn sẽ dao động theo quan hệ cung cầu và có xu hướng xoay quanh giá trị thực của nó. Khi quan sát dài hạn sẽ thấy các biến có xu hướng biến động cùng nhau hay không loại bỏ các tác nhân tức thời, ngẫu nhiên trong ngắn hạn, các biến thiên trong ngắn hạn. Với kết quả ước lượng FMOLS, chúng ta có mô hình ảnh hưởng của LVNI, LCPI, LI và LO lên LV trong dài hạn. Mô hình hàm hồi quy tổng thể: LVt = β1 + β2LVNIt + β3LCPIt + β4LIt + β5LOt + Ut Các bước tiến hành trong Eviews:  Bước 1: Nhập số liệu tất các biến vào Eviews.  Bước 2: Đánh công thức vào bảng phía dưới phần Menu. Ví dụ: LS LV C LVNI LCPI LI LO 40  Bước 3: Đọc kết quả mô hình hàm hồi quy tổng thể và đưa ra những nhận xét và kết luận đối với những giả thiết được đưa ra ở chương 1: Cơ sở lý thuyết. 2.3.5. Kiểm định nhân quả Granger (Granger Causality Test)  Giả thiết của phương trình kiểm định nhân quả Granger (Granger Causality Test) Kiểm dịnh này xác định mức độ ảnh hưởng của các biến trong ngắn hạn. Để kiểm định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả Granger giữa hai chuỗi thời gian Y và X trên Eviews, đề tài xây dựng hai phương trình sau: Y = α + α Y + … + α Y + β X + … + β X + ε (2.3.5.1) t 0 1 t-1 l t-l 1 t-1 l t-l t X = α + α X + … + α X + β Y + … + β Y + ε (2.3.5.2) t 0 1 t-1 l t-l 1 t-1 l t-l t Để xem các biến trễn của X có giải thích cho Y (X tác động nhân quả Granger lên Y) và các biến trễ của Y có giải thích cho X (Y tác động nhân quả Granger lên X) hay không ta kiểm định giả thiết sau đây cho mỗi phương trình: H0 : β = β = … = β = 0 1 2 l H1 : β ≠ 0; β ≠ 0;… l 2 Để kiểm định giả thiết đồng thời này, ta sử dụng thống kê F của kiểm định Wald và cách quyết định như sau: Nếu giá trị thống kê F tính toán lớn hơn giá trị thống kê F tới hạn ở một mức ý nghĩa xác định ta bác bỏ giả thiết H0 , chấp nhận H1 và ngược lại. Có bốn khả năng như sau:  Nhân quả Granger một chiều từ X sang Y nếu các biến trễ của X có tác động lên Y, nhưng các biến trễ của Y không có tác động lên X.  Nhân quả Granger một chiều từ Y sang X nếu các biến trễ của Y có tác động lên X, nhưng các biến trễ của X không có tác động lên Y.  Nhân quả Granger hai chiều giữa X và Y nếu các biến trễ của X có tác động lên Y và các biến trễ của Y có tác động lên X. 41  Không có quan hệ nhân quả Granger giữa X và Y nếu các biến trễ của X không có tác động lên Y và các biến trễ của Y không có tác động lên X.  Các bước để kiểm định nhân quả Granger trên Eviews  Bước 1: Chọn View/Granger Causality … sẽ xuất hiện một hộp thoại về độ trễ tối ưu.  Bước 2: Xác định độ trễ tối ưu và chọn OK. Lưu ý, các độ trễ của X và Y có thể khác nhau và có thể được xác định bằng một số tiêu chí thống kê khác nhau.  Bước 3: Khi có bảng kết quả thì so sánh kết quả như phần trên đã trình bày. 2.3.6. Phương pháp xây dựng mô hình hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model – VECM) Mô hình này sẽ giúp theo dõi quá trình điều chỉnh của giá vàng Việt Nam từ trạng thái ngắn hạn hướng tới cân bằng trong dài hạn. Yêu cầu đặt ra khi hồi quy mô hình với các biến là chuỗi thời gian là các chuỗi này phải dừng. Nếu chuỗi chưa dừng thì ta dùng kĩ thuật sai phân đến khi có được chuỗi dừng. Tuy nhiên, khi hồi quy giá trị sau khi đã sai phân, ta có thể bỏ sót những thông tin dài hạn trong mối quan hệ giữa các biến. chính vì vậy, ta phải thêm phần dư E. Với mô hình 2 biến Y1 và Y2: ∆Y1 = β1 + β2∆Y2t + β3Et-1 + εt Số hạng là phần mất cân bằng. mô hình trên được gọi là mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Đó là mô hình ước lượng sự phụ thuộc của mức thay đổi của Y1 vào mức thay đổi của Y2 và mức mất cân bằng ở thời kỳ trước. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số có dạng: ∆Xt = ∏Xt-1 + r1∆Xt-1 +...+ rp-1∆Xt-p+1 + Ut Trong đó ΔXt là một vector của n biến khác nhau. Một số vấn đề khi xây dựng mô hình VECM: 42 Đặc điểm cơ bản của mô hình này là xem xét tác động của các cú shock của biến này lên biến khác, đặc biệt là trong kinh tế.  Bước 1: Lấy logarit của chuỗi dữ liệu để chuỗi ổn định hơn.  Bước 2: Kiểm định tính dừng đối với chuỗi dữ liệu. lựa chọn khoảng trễ thích hợp.  Bước 3: Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger để xem xét mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Đưa ra giả thiết H0. Nếu tất cả các giá trị F tính toán lớn hơn các giá trị F tới hạn tương ứng ở mức ý nghĩa 5%, tức là các biến đều có mối quan hệ với nhau từ đó kết luận bác bỏ H0 (giả thiết phần Null Hypothesis).  Bước 4: Xét tính đồng liên kết giữa các biến. Ta kiểm định dựa trên các biến chưa lấy sai phân.  Bước 5: Sau khi tiến hành các kiểm định liên quan, nếu các chuỗi là không dừng và có mối quan hệ đồng liên kết, ta sử dụng mô hình VECM để ước lượng. Các bước thực hiện trên Eviews:  Bước 1: Chọn Quick  Estimate VAR…  Bước 2: Trong bảng tiếp theo lần lượt chọn ở ô Var Type là Vector Error Correction, sau đó ô Endogenous Variables nhập tất cả các biến và cuối cùng lựa chọn độ trễ thích hợp ở ô Lags Intervals for D ( Endogenous ).  Bước 3: Đọc kết quả của mô hình VECM. 2.3.7. Kiểm định các khuyết tật của mô hình hồi quy bằng một số phương pháp kiểm định khác nhau 2.3.7.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng kiểm định Durlin – Watson (DW) và kiểm định Breush-Godfrey (BG)  Kiểm định Durlin – Watson (DW) 43 Kiểm định Durlin – Watson là một trong những phép kiểm định được dùng đầu tiên và khá hiệu quả để phát hiện hiện tượng tự tương quan trong mô hình hồi quy. Xét mô hình hồi quy Yt = β1 +β2 X2t +β3 X3t +...+βk Xkt + ut (2.3.7.1) Rõ ràng nếu giữa các sai số có hiện tượng tự tương quan bậc 1 thì mối quan hệ giữa chúng có thể biểu diễn dưới dạng phương trình hồi quy ut = ρut-1 + εt , −1< ρ 0 hoặc H1 :ρ < 0 . Dựa trên lý luận đó, có thể tiến hành các bước kiểm định như sau:  Bước 1 : Ước lượng mô hình OLS và tính phần dư .  Bước 2: Tính giá trị thống kê Durbin – Watson (2.3.7.2) và tra bảng giá trị tới hạn của thống kê Durbin – Watson để có các giá trị tới hạn trên dL và giá trị tới hạn dưới dU của thống kê đó.  Bước 3a: Xét bài toán kiểm định (tương quan chuỗi dương) H0 : ρ = 0 44 H1 : ρ > 0 Khi đó,  Nếu d ≤ dU thì bác bỏ giả thuyết H0  Nếu d ≥ dLchấp nhận giả thuyết H0  Nếu dL < d < dU thì chưa kết luận được gì.  Bước 3b: Xét bài toán kiểm định (tương quan chuỗi âm) H0 : ρ = 0 H1 : ρ < 0  Nếu dU < 4 − d thì chấp nhận H0  Nếu 4 − dU ≤ d ≤ 4 − dL thì chưa có kết luận  Nếu 4 − dL < d < 4 thì bác bỏ H0  Kiểm định Breush-Godfrey (BG) Tự tương quan là hiện tượng có sự tương quan giữa các quan sát trong cùng bảng số liệu. Cov(Ui ,U j | X )  0 Hiện tượng này thường xảy ra đối với dữ liệu chuỗi thời gian. Các cách gọi :  Serial Correlation – tương quan chuỗi  Autocorrelation – tự tương quan  AutoRegression – tự hồi quy Vì tự tương quan thường xảy ra với số liệu theo thời gian nên phương trình hồi quy trong chương này ta viết là : Yt = 1 + β2X2t + β3X3t + …+ βkXkt + Ut Nếu sai số Ut chỉ tương quan với Ut-1 (sai số một kỳ trước đó) thì ta có hiện tượng tự tương quan bậc nhất, ký hiệu là AR(1). 45 Phương trình tự tương quan bậc nhất như sau : U t  U t 1   t với 1    1  ρ : hệ số tự tương quan  εt : Sai số ngẫu nhiên không còn tự tương quan Nếu Ut tương quan với m kỳ trước đó thì ta có hiện tượng tự tương quan bậc m , ký hiệu là AR(m): U t  1U t 1  2U t 2  ...  mU t m   t Giả thiết: H0 : ρ1 =...= ρm = 0 Với độ tin cậy (1-α) Kiểm định như sau:  Ước lượng mô hình ban đầu bằng phương pháp OLS. Từ đó thu được các phần dư et.  Sau đó mô hình sau đây bằng phương pháp OLS: et = 1 + β2Xt + ρ1 et-1 +ρ2 et-2 + …+ ρp et-p + vt Từ kết quả ước lượng mô hình này thu được R2  Cuối cùng so sánh χα2 (p) với mức ý nghĩa là 5%. Nếu χα2 (p) > 5% thì không tồn tại tự tương quan Các bước tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan bằng phương pháp Breusch – Godfrey (BG test) trên Eviews:  Bước 1: Chọn View  Residual Tests  Serial Correlation LM Test…  Bước 2: Ở bảng tiếp theo, chọn bậc muốn kiểm định có hiện tượng tự tương quan hay không.  Bước 3: Đọc kết quả hồi quy như sau :  Nếu p-value ≥ α : chấp nhận H0  Nếu p-value 5% thì bác bỏ giả thiết H0 và ngược lại.  Kiểm định White có lát cắt Giả thiết tương tự như kiểm định không lát cắt. Các bước tiến hành trên Eviews:  Bước 1: View  Residual Test  White heteroskedasticity (cross terms).  Bước 2: Qua các thống kê và P-value tương ứng, thực hiện kiểm định để kết luận về phương sai sai số của mô hình gốc. Nếu p-value > 5% thì bác bỏ giả thiết H0 và ngược lại. 2.3.7.4. Kiểm định loại bỏ các biến không cần thiết bằng kiểm định Wald Giả thiết: H0: β1 = β2 = β3 =…= 0 H1: βi ≠ 0 48 Các bước tiến hành trên Eviews:  Bước 1: Chọn View  Coefficient Tests  Wald – Coefficient Restriction…  Bước 2: Bảng tiếp theo, điền hệ số của biến độc lập cần kiểm định và cho bằng 0. Ví dụ: c(2) = 0 là kiểm định xem biến LVNI có cần thiết hay không.  Bước 3: So sánh kết quả và đưa ra kết luận. P-value < 5% => Bác bỏ giả thuyết H0 và ngược lại. 2.3.7.5. Kiểm định mô hình thiếu biến độc lập bằng phương pháp thống kê Jarque-Bera Giả thiết: H0: Mô hình thiếu biến độc lập. H1: Mô hình không thiếu biến độc lập. Các bước tiến hành trên Eviews:  Bước 1: Chọn View  Residual Tests  Histogram – Normality Test  Bước 2: So sánh két quả và đưa ra kết luận. Nếu P-value > 5% thì bác bỏ giả thiết H0 và ngược lại. Các phương pháp lấy mẫu, các phần mềm được sử dụng, các phương tiền kiểm định và kiểm dịnh đã được nêu ra chi tiết ở chương 2 này. Sau đây bài nghiên cứu tiếp tục tiến hành chương 3 “Kết quả nghiên cứu” để đưa ra được mô hình hồi quy đồng tích hợp từ đó phân tích sự ảnh hưởng của các nhân vĩ mô đối với giá vàng có đúng với giả thiết được đưa ra ở Chương 1 hay không và cuối cùng là đưa ra những phát hiện của nghiên cứu. 49 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mô tả các biến Bảng 3.1: Thống kê mô tả giá vàng và các biến kinh tế vĩ mô Chỉ tiêu LV LVNI LCPI LI LO Giá trị trung bình 17.33018 5.876584 2.165619 2.527276 4.430257 Trung vị 17.43616 6.117348 2.102492 2.520101 4.485696 Giá trị lớn nhất 17.68254 6.382679 3.136158 2.895359 4.701843 Giá trị nhỏ nhất 16.65634 5.169398 0.68161 2.213754 3.670206 Độ lệch chuẩn 0.29653 0.393736 0.56513 0.208659 0.218527 Độ bất cân xứng -0.779823 -0.53527 -0.167612 0.219582 -1.685244 Độ nhọn 2.335034 1.673114 2.859206 1.909793 5.973227 7.186685 7.266703 0.330497 3.45354 50.50066 Giá trị xác xuất tới hạn 0.027506 0.026427 0.847683 0.177858 0.000000 Tổng các giá trị 1039.811 352.595 129.9372 151.6366 265.8154 5.187869 9.146655 18.84291 2.568765 2.817492 60 60 60 60 60 Giá trị phân phối Jarque-Bera Tổng bình phương các sai số tiêu chuẩn Số quan sát Nguồn: Phụ lục 1 3.2. Kiểm định nghiệm đơn vị và bậc tích hợp Phương pháp kiểm định ADF (Augemented Dickey-Fuller test) được sử dụng để tìm ra trình trạng tồn tại nghiệm đơn vị (a Unit Root Test) trong tất cả dữ liệu của các biến. 50 Bảng 3.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ở sai phân bậc 0 Biến số kinh tế vĩ mô Kiểm định nghiệm đơn vị Mức ý nghĩa Sai phân bậc 0 P-value LV -0.014913 -0.387960 0.9859 LVNI -0.107193 -1.703431 0.7374 LCPI -0.080743 -2.377443 0.3871 LI -0.027306 -0.977324 0.9391 LO -0.187237 -3.153502 0.1040 Nguồn: Phụ lục 2.1, 2.3, 2.5, 2.7 và 2.9 Từ kết quả kiểm định ở bảng 3.2.1 cho thấy rằng với mức ý nghĩa 5% chuỗi dữ liệu ban đầu (ở mức level) là không dừng (hay có nghiệm đơn vị). Bảng 3.3. Kiểm định nghiệm đơn vị ở sai phân bậc 1 Biến số kinh tế vĩ mô Kiểm định nghiệm đơn vị Mức ý nghĩa Sai phân bậc 1 P-value LV -1.076921 -8.012345 0.0000 LVNI -0.903803 -6.770990 0.0000 LCPI -0.428298 -3.925557 0.0170 LI -1.059220 -7.954478 0.0000 LO -1.031589 -7.788232 0.0000 Nguồn: Phụ lục 2.2, 2.4, 2.6, 2.8 và 2.10 Từ kết quả kiểm định ở bảng 3.2.2 cho thấy rằng với mức ý nghĩa 5% chuỗi dữ liệu các biến đều dừng ở mức sai phân bậc 1. Kết luận: Như vậy, bậc tích hợp của tất cả các biến là 1 hay I(1). Bước tiếp theo của nghiên cứu là kiểm định đồng tích hợp của Johansen để xác định giữa các biến có mối quan hệ đồng tích hợp là cơ sở cho việc xác lập mối quan hệ trong dài hạn. 51 3.3. Kiểm định đồng tích hợp Bảng 3.4. Kết quả kiểm định đồng tích hợp bằng kiểm định vết ma trận Giá trị riêng của Giả thiết H0 ma trận Giá trị thống kê vết Giá trị tới của ma trận Trace hạn α = 5% Eigenvalue Prob R = 0* 0.485327 82.79901 69.81889 0.0032 R≤1 0.270048 44.27410 47.85613 0.1043 R≤2 0.245707 26.01710 29.79707 0.1282 R≤3 0.12677 9.662619 15.49471 0.3076 R≤4 0.030560 1.800129 3.841466 0.1797 Ghi chú: * Biểu thị bác bỏ giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 5% Nguồn: Phụ lục 3 Bảng 3.5. Kết quả kiểm định đồng tích hợp bằng kiểm định giá trị riêng cực đại Giả thiết H0 Giá trị riêng của ma trận Eigenvalue Giá trị riêng cực đại của ma trận Max-Eigen Giá trị tới hạn α = 5% Prob R = 0* 0.485327 38.52491 33.87687 0.0130 R≤1 0.270048 18.25700 27.58434 0.4739 R≤2 0.245707 16.35448 21.13162 0.2048 R≤3 0.126773 7.862490 14.26460 0.3928 R≤4 0.030560 1.800129 3.841466 0.1797 Ghi chú: * Biểu thị bác bỏ giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 5% Nguồn: Phụ lục 3 Ở đây có hai giả thiết H0: (i) “None”, nghĩa là không có đồng tích hợp (đây là giả thiết ta quan tâm nhất); (ii) “At most 1”, nghĩa là có một mối quan hệ đồng tích hợp. Lưu ý, tùy vào số biến trong mô hình (ví dụ k biến) mà ta có k-1 số phương trình đồng tích hợp. Khi đó, ta có thêm số giả thiết về số phương trình đồng tích hợp. Để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thiết H0, ta so sánh 52 giá trị “Trace Statistic” với giá trị tới hạn (critical value) ở mức ý nghĩa xác định ở ô MHM (ở đây ta chọn là 5%).  Nếu Trace Statistic < Critical Value, ta chấp nhận giả thiết H0  Nếu Trace Statistic > Critical Value, ta bác bỏ giả thiết H0 Kết quả trong bảng 3.3.1 và bảng 3.3.2 cho thấy cả hai kiểm định mà Johansen (1990) đưa ra là kiểm định vết ma trận (trace) và kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (Maxeigenvalue) đều khẳng định tồn tại ít nhất một véctơ đồng tích hợp ở mức ý nghĩa 5%. Kết luận: Điều này chứng minh rằng có một mối quan hệ dài hạn mạnh (đồng tích hợp) giữa các biến nghiên cứu. 3.4. Lựa chọn độ trễ tối ưu Việc lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình sẽ được thực hiện bằng cách ứng dụng mô hình VAR cho các chuỗi dữ liệu ban đầu của các biến với độ trễ tối đa là 5. Mô hình VAR sẽ tự động lựa chọn độ trễ tối ưu dựa trên các tiêu chuẩn: tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Information Criterion – AIC), tiêu chuẩn thông tin Schwarz (Schwarz information criterion – SC) và tiêu chuẩn thông tin Hannan-Quinn: (Hannan-Quinn information criterion – HQ) để lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình. Bảng 3.6. Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu Độ trễ (Lags) Tiêu chuẩn thông tin Akaike (AIC) Tiêu chuẩn thông tin Schwarz (SC) Tiêu chuẩn thông tin Hannan-Quinn (HQ) 0 -2.416587 -2.234102 -2.346018 1 -11.13184 -10.03693* -10.70843* 2 -11.14582* -9.138483 -10.36956 3 -11.10187 -8.182112 -9.972775 4 -10.74389 -6.911705 -9.261951 5 -10.55563 -5.811020 -8.720848 Ghi chú: * độ trễ được lựa chọn theo tiêu chuẩn Nguồn: Phụ lục 4 53 Độ trễ tối ưu được xác định dựa vào kết quả phù hợp với nhiều tiêu chuẩn nhất. Tiêu chuẩn thông tin Schwarz và tiêu chuẩn thông tin Hannan-Quinn cùng đề nghị lựa chọn độ trễ tối đa của mô hình là 1. Kết luận: Giá trị của các biến hiện tại sẽ chịu tác động của giá trị của các biến trễ theo tháng là một tháng trước đó. 3.5. Mô hình hồi quy đồng tích hợp Nghiên cứu mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến nhằm mục đích cho thấy rằng các biến quan sát trong dài hạn sẽ dao động theo quan hệ cung cầu và có xu hướng xoay quanh giá trị thực của nó. Khi quan sát dài hạn sẽ thấy các biến có xu hướng biến động cùng nhau hay không loại bỏ các tác nhân tức thời, ngẫu nhiên trong ngắn hạn, các biến thiên trong ngắn hạn. Các giả thiết nghiên cứu được đưa ra ở chương 1 “Cơ sở lý thuyết”: STT 1 2 3 4 Giả thiết Giá vàng trong nước và chỉ số chứng khoán có mối tương quan nghịch biến Giá vàng trong nước và chỉ số lạm phát có mối tương quan đồng biến Giá vàng trong nước và lãi suất huy động có mối tương quan nghịch biến Giá vàng trong nước và giá dầu thế giới có mối tương quan đồng biến Với kết quả ước lượng FMOLS, chúng ta có mô hình ảnh hưởng của LVNI, LCPI, LI và LO lên LV trong dài hạn. Mô hình hàm hồi quy tổng thể: LVt = β1 + β2LVNIt + β3LCPIt + β4LIt + β5LOt + Ut  Trong đó: Biến phụ thuộc: Logarith tự nhiên của giá vàng bình quân của tất cả các ngày mỗi tháng (LV). Bốn biến độc lập: 54  Logarith tự nhiên của giá bình quân của tất cả các ngày giao dịch mỗi tháng (LVNI)  Logarith tự nhiên của chỉ số tiêu dùng hàng tháng (LCPI)  Logarith tự nhiên của lãi suất tiền gửi kỳ hạn hàng tháng (LI)  Logarith tự nhiên của giá dầu thế giới bình quân của tất cả các ngày mỗi tháng (LO) β1 : Hệ số chặn β2 : Hệ số góc của biến LVNI β3 : Hệ số góc của biến LCPI β4 : Hệ số góc của biến LI β5 : Hệ số góc của biến LO Ut: Sai số ngẫu nhiên Bảng 3.7. Kết quả chạy mô hình hồi trên Eviews Biến số Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kế t P-value C LVNI LCPI LI LO 13.92791 -0.238174 0.12098 -0.234839 1.15872 0.434475 0.042586 0.039098 0.115430 0.082285 32.056880 -5.592746 3.094310 -2.034465 14.081790 0.0000 0.0000 0.0031 0.0467 0.0000 Nguồn: Phụ lục 5 và 12 Bảng 3.8. Kết quả chạy mô hình hồi trên Eviews Tiêu chí Giá trị R bình phương (hệ số xác định) 0.849362 R bình phương hiệu chỉnh 0.838407 Thống kê F 77.52854 P-value( Thống kê F) 0.0000 Hệ số Durbin-Watson 0.57867 Nguồn: Phụ lục 5 và 12 55 Mô hình hàm hồi quy: LV = 13.927908195 - 0.2381739345*LVNI + 0.12098012092*LCPI - 0.23483892179*LI + 1.158720056*LO [32.05688]** [-5.592746]* [3.094310]** [-2.034465]* [14.08179]** Ghi chú: ** có ý nghĩa ở mức 1%; * có ý nghĩa ở mức 5% Nghiên cứu sử dụng giá trị P-value để kiểm định xem các biến độc lập có thực sự ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong dài hạn hay không. Với kết quả này cho thấy các hệ số của các biến LVNI, LCPI, LI và LO đều có ý nghĩa thống kê và có mối quan hệ tuyến tính với biến LV (P-value của LVNI, LCPI và LO nhỏ hơn 1% còn P-value của LI nhỏ hơn 5%). Hệ số xác định (R-squared) mô hình đạt 84.49% và hệ số xác định hiệu chỉnh (Adjusted R-squared) là 83.84% cho biết sự thay đổi của các biến kinh tế vĩ mô giải thích được 83.84% sự biến động của giá vàng tại Việt Nam. Mô hình hồi quy có Pvalue < 1% : ước lượng hồi quy đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%. Ngoài ra, hệ số chặn β1 = 13.927908195 cho ta biết khi các biến độc lập LVNI, LCPI, LI và LO đồng thời bằng 0 thì biến LV đạt giá trị là 13.927908195. Từ kết quả mô hình hồi quy đồng tích hợp, bài nghiên cứu đi đến kết luận các giả thiết được đưa ra ở Chương 1 như sau:  Biến chỉ số VN-Index (LVNI) Chỉ số VN-Index có mối tương quan âm (-) với Giá vàng: Kết quả trong dài hạn, tác động của biến chỉ số VN-Index trong mô hình phù hợp so với giả thuyết nghiên cứu. Khi chỉ số VN-Index tăng 1% thì giá vàng giảm 0.238% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.  Biến chỉ số lạm phát (LCPI): Chỉ số lạm phát (CPI) có mối tương quan dương (+) với Giá vàng: Kết quả trong dài hạn, tác động của biến chỉ số lạm phát (CPI) trong mô hình phù hợp so với giả thuyết nghiên cứu. Khi chỉ số lạm phát tăng 1% làm cho giá vàng trong nước tăng 0.121% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. 56  Biến lãi suất huy động (LI): Chỉ số lãi suất huy động (I) có mối tương quan dương (-) với Giá vàng: Kết quả trong dài hạn, tác động của biến chỉ số lãi suất huy động (I) trong mô hình phù hợp so với giả thuyết nghiên cứu. Khi chỉ số lãi suất huy động tăng 1% làm cho giá vàng trong nước giảm 0.235% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.  Biến giá dầu (LO): Chỉ số giá dầu (O) có mối tương quan dương (+) với Giá vàng: Kết quả trong dài hạn, tác động của biến chỉ số giá dầu (O) trong mô hình phù hợp so với giả thuyết nghiên cứu. Khi giá dầu thế giới tăng 1% làm cho giá vàng trong nước tăng 1.159% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết luận: Như vậy, các giả thiết được đưa ra ở Chương 1 đều được chấp nhận. Cụ thế trong dài hạn giai đoạn từ năm 2009-2013:  Yếu tố lạm phát và yếu tố giá dầu thế giới có mối quan hệ cùng chiều với yếu tố giá vàng, trong đó giá dầu thế giới tác động đến giá vàng trong nước mạnh hơn lạm phát (1.159% > 0.121%).  Yếu tố chỉ số VN-Index và yếu tố lãi suất huy động có mối quan hệ ngược chiều với yếu tố giá vàng và gần như có cùng mức độ ảnh hướng đến giá vàng (-0.238% và -0.235%). 3.6. Mô hình hiệu chỉnh sai số Mối quan hệ trong ngắn hạn của mô hình là xét đến tính chất nhất thời của thời điểm đang nghiên cứu và xem xét đến độ biến động của chỉ số giá giá vàng qua từng tháng (biến thiên theo tháng) chịu ảnh hưởng bởi biến thiên của các yếu tố kinh tế vĩ mô (biến độc lập) và chính bản thân biến chỉ số giá vàng. Sau khi đã xác định kết quả có tồn tại đồng tích hợp giữa các biến đang nghiên cứu thì mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM) được áp dụng để xem xét mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến LV, LVNI, LCPI, LI và LO. 57 Mô hình hiệu chỉnh sai số có dạng như sau: D(LV) = C(1)*( LV(-1) + 0.808207836233*LVNI(-1) - 1.01975908819*LCPI(-1) + 2.47120352869*LI(-1) + 0.351342245938*LO(-1) - 27.759686203 ) + C(2)*D(LV(-1)) + C(3)*D(LV(-2)) + C(4)*D(LVNI(-1)) + C(5)*D(LVNI(-2)) + C(6)*D(LCPI(-1)) + C(7)*D(LCPI(-2)) + C(8)*D(LI(-1)) + C(9)*D(LI(-2)) + C(10)*D(LO(-1)) + C(11)*D(LO(-2)) + C(12) Nguồn: Phụ lục 6 Bảng 3.9. Kết quả chạy mô hình hiệu chỉnh sai số trên Eviews Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t P-value C(1) 0.002663 0.017259 0.154277 0.8781 C(2) 0.035737 0.143483 0.249071 0.8044 C(3) -0.02181 0.140091 -0.155658 0.877 C(4) -0.06816 0.037119 -1.836327 0.0729 C(5) 0.089257 0.038375 2.325921 0.0246 C(6) 0.023654 0.051232 0.461699 0.6465 C(7) -0.03724 0.048796 -0.763114 0.4494 C(8) 0.222703 0.162122 1.373675 0.1763 C(9) 0.165354 0.163924 1.008722 0.3185 C(10) 0.109526 0.111366 0.983479 0.3306 C(11) -0.17149 0.115505 -1.484679 0.1446 C(12) 0.010899 0.007391 1.474572 0.1473 Nguồn: Phụ lục 6 58 Bảng 3.10. Kết quả chạy mô hình hiệu chỉnh sai số trên Eviews Tiêu chí Giá trị R bình phương (hệ số xác định) 0.253177 R bình phương hiệu chỉnh 0.07062 Thống kê F 1.386838 P-value( Thống kê F) 0.212178 Hệ số Durbin-Watson 2.094164 Nguồn: Phụ lục 6 Ta thấy P-value của mô hình hiệu chỉnh sai số trên là 21,21% > 5% nên mô hình không có ý nghĩa thống kê cùng với đó R-squared=25,31% thấp. Chính vì lý do trên mà các biến độc lập kinh tế vĩ mô không có mối quan hệ ngắn hạn với biến phụ thuộc giá vàng. Nguyên nhân là do:  Nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa là nền kinh tế mở hoàn toàn nên cơ chế điều chỉnh giá vàng theo cung cầu trên thị trường trong ngắn hạn còn nhiều hạn chế.  Việc thiếu nắm bắt thông tin của người dân (thông tin kinh tế vĩ mô như chỉ số VN-Index, lạm phát, lãi suất huy động và giá dầu thế giới) cũng quyết định giá vàng thay đổi theo cung cầu trên thị trường trong ngắn hạn là không tốt.  Các chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với một số lĩnh vực kinh tế làm cho cơ chế điều chỉnh giá theo cung cầu trên thị trường trong ngắn hạn còn gặp khó khăn. Kết luận: Các biến độc lập kinh tế vĩ mô không có mối quan hệ ngắn hạn với biến phụ thuộc giá vàng. 59 3.7. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger Bảng 3.11. Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa giá vàng và các nhân tố kinh tế vĩ mô STT Giả thiết H0 P-value 1 ∆LVNI không có quan hệ nhân quả Granger với ∆LV 0.6323 2 ∆LV không có quan hệ nhân quả Granger với ∆LVNI 0.2723 3 ∆LCPI không có quan hệ nhân quả Granger với ∆LV 0.4550 4 ∆LV không có quan hệ nhân quả Granger với ∆LCPI 0.0695** 5 ∆LI không có quan hệ nhân quả Granger với ∆LV 0.0181* 6 ∆LV không có quan hệ nhân quả Granger với ∆LI 0.0130* 7 ∆LO không có quan hệ nhân quả Granger với ∆LV 0.5221 8 ∆LV không có quan hệ nhân quả Granger với ∆LO 0.1195 Ghi chú: * có ý nghĩa ở mức 5% ** có ý nghĩa ở mức 10% Nguồn: Phụ lục 7 Bảng 3.7.1 mô tả mối quan hệ nhân quả giữa giá vàng với các yếu tố kinh tế vĩ mô với độ trễ là một tháng. Kết quả này cho thấy:  Các giả thiết 1; 2; 3; 7 và 8 đều có hệ số P-value lớn hơn 10% nên đều chấp nhận giả thiết H0 là các biến không có quan hệ nhân quả Granger với nhau.  Trong khi đó các giả thiết 5 và 6 có hệ số P-value nhỏ hơn 5%, riêng giả thiết 4 là nhỏ hơn 5% nên bác bỏ giả thiết H0 là các biến không có quan hệ nhân quả Granger với nhau. Kết luận:  Giá vàng có mối quan hệ nhân quả hai chiều với lãi suất huy động (ở mức ý nghĩa 5% lãi suất huy động có mối quan hệ nhân quả với giá vàng và ở mức ý nghĩa 5% giá vàng có mối quan hệ nhân quả với lãi suất huy động). Trong trường hợp này, ta có biến thiên của lãi suất huy động là nguyên nhân biến thiên của giá vàng và ngược lại. 60  Giá vàng có mối quan hệ nhân quả một chiều với lạm phát ở mức ý nghĩa 10%. Trong trường hợp này, ta có biến thiên của giá vàng là nguyên nhân biến thiên của chỉ số lạm phát. 3.8. Kiểm định một số khuyết tật của mô hình hồi quy 3.8.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan 3.8.1.1. Kiểm định Durlin – Watson (DW) Ta có:  Hệ số Durlin – Watson (d) = 0.57867  Số biến độc lập (k’) = 4  Mức ý nghĩa 5% Sau khi tra bảng thống kê thống kê Durlin – Watson thì ta được dL = 1.444 và dU = 1.727. So sánh d với dL thì ta có kết quả là 0 < d < dL do đó có hiện tượng tự tượng quan bậc 1. Kết luận: Mô hình nghiên cứu có hiện tượng tự tượng quan bậc 1. 3.8.1.2. Kiểm định Breush-Godfrey (BG) Giả thiết: H0: Không có hiện tượng tự tương quan. H1: Tồn tại hiện tượng tự tương quan. Bảng 3.12. Kết quả Kiểm định Breush-Godfrey (BG) để kiểm định tự tương quan Chỉ tiêu Thống kê F Hệ số P-value của thống kê F (1,54) Số quan sát x Hệ số xác định Hệ số P-value của chi bình phương (1) Nguồn: Phụ lục 8.1 Giá trị 56.50595 0.0000 30.68031 0.0000 61 Ta có: Hệ số P-value của chi bình phương (1)= 0 Với mức ý nghĩa 5% lớn hơn hệ số P-value của chi bình phương (1)= 0 đưa đến việc ta bác bỏ giả thiết H0 cho rằng không có hiện tượng tự tương quan, hay nói cách khác, ta chấp nhận giả thiết H1 là tồn tại hiện tượng tự tương quan. Kết luận: Mô hình có hiện tượng tự tương quan. 3.8.1.2. Khắc phục hiện tượng tự tương quan bậc 1  Xây dựng phương trình sai phân tổng quát Mô hình hàm hồi quy tổng thể: LVt = β1 + β2LVNIt + β3LCPIt + β4LIt + β5LOt + Ut (3.8.1) Nếu phương trình (1) đúng với t thì cũng đúng với t – 1 nên ta suy ra: LVt-1 = β1 + β2LVNIt-1 + β3LCPIt-1 + β4LIt-1 + β5LOt-1 + Ut-1 Nhân 2 vế của phương trình (3.8.2) với (3.8.2) ta được: LVt-1 = β1 + β2LVNIt-1 + β3LCPIt-1 + β4LIt-1 + β5LOt-1 + Ut-1 (3.8.3) Ta lấy phương trình (3.8.1) trừ phương trình (3.8.3) ta được phương trình sai phân tổng quát: LVt - LVt-1 = β1(1- + β2(LVNIt - LVNIt-1) + β3(LCPIt - LCPIt-1) + β4(LIt - LIt-1) + β5(LOt - LOt-1) + Ut(1Ta đặt: LVt* = LVt - LVt-1 β1* = β1(1LVNIt* = LVNIt - LVNIt-1 LCPIt* = LCPIt - LCPIt-1 LIt* = LIt - LIt-1 LOt* = LOt - LOt-1 (3.8.4) 62 εt = Ut(1Thì phương trình sai phân tổng quát (3.8.4) có thể viết lại như sau: LVt* = β1* + β2LVNIt* + β3LCPIt* + β4LIt* + β5LOt* + εt  Ước lượng dựa trên thống kê Durlin – Watson (d) Ta có công thức: Hoặc Mà d = 0.57867 Vậy Sau đó thế 0.710665 vừa tính được vào phương trình sai phân tổng quát (3.8.4) rồi chỉnh sửa bảng số liệu cho phù hợp (Nguồn: Phụ lục 13.1) cuối cùng đưa vào Eviews chạy mô hình hồi quy đồng tích hợp mới.  Thiết lập mô hình hồi quy đồng tích hợp mới Bảng 3.13. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews Biến số Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t P-value C 4.734842 0.180920 26.17094 0.0000 LVNI -0.13672 0.045516 -3.003862 0.0040 LCPI 0.181819 0.050263 3.617361 0.0007 LI -0.19783 0.156430 -1.264674 0.2114 LO 0.431577 0.122709 3.517077 0.0009 Nguồn: Phụ lục 8.2 và 13.1 Bảng 3.14. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews Tiêu chí Giá trị R bình phương (hệ số xác định) 0.435773 R bình phương hiệu chỉnh 0.393979 Thống kê F 10.42655 P-value( Thống kê F) 0.000002 Hệ số Durbin-Watson 1.198019 Nguồn: Phụ lục 8.2 và 13.1 63 Dựa vào bảng 3.8.2 và 3.8.3, ta thấy mô hình hồi quy đồng tích hợp mới có ý nghĩa thống kê vì có hệ số P-value của thống kê F nhỏ hơn 1% tuy nhiên hệ số Durbin-Watson vẫn nhỏ hơn dL (0 < d < 1.444) và kết quả kiểm định BreushGodfrey (BG) (Phụ lục 8.3) cũng cho ra hệ số P-value của chi bình phương (1)= 0.0022 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% dẫn đến kết luận mô hình hồi quy đồng tích hợp này bị tự tương quan bậc 1. Ta tiếp tục tiến hành khắc phục hiện tượng tự tương quan cho mô hình hồi quy đồng tích hợp này bằng các phương pháp đã nêu ở trên và cho ra một mô hình hồi quy đồng tích hợp mới: Bảng 3.15. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews Biến Độ lệch Hệ số số chuẩn C 3.009668 0.113786 LVNI -0.07081 0.042007 LCPI 0.171531 0.050489 LI -0.17137 0.150969 LO 0.114324 0.118750 Nguồn: Phụ lục 8.4 và 13.2 Thống kê t P-value 26.45022 -1.685553 3.397407 -1.135129 0.962732 0.0000 0.0978 0.0013 0.2614 0.3401 Bảng 3.16. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews Tiêu chí R bình phương (hệ số xác định) R bình phương hiệu chỉnh Thống kê F P-value( Thống kê F) Hệ số Durbin-Watson Nguồn: Phụ lục 8.4 và 13.2 Giá trị 0.23052 0.172446 3.969418 0.006855 1.951975 Dựa vào bảng 3.8.4 và 3.8.5, ta thấy mô hình hồi quy đồng tích hợp mới có ý nghĩa thống kê vì có hệ số P-value của thống kê F nhỏ hơn 1%. Ngoài ra, hệ số Durbin-Watson lớn hơn dU (d > 1.727) và kết quả kiểm định BreushGodfrey (BG) (Phụ lục 8.5) cũng cho ra hệ số P-value của chi bình phương (1)= 64 0.9918 lớn hơn mức ý nghĩa 5% dẫn đến kết luận mô hình hồi quy đồng tích hợp này không bị tự tương quan bậc 1. Kết luận: Khắc phục thành công hiện tượng tự tương quan của mô hình hồi quy và đưa ra được mô hình hồi quy đồng tích hợp mới không bị tự tương quan bậc 1: LV = 3.009668 - 0.07081*LVNI + 0.171531*LCPI - 0.17137*LI + 0.114324*LO 3.8.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Ta sử dụng phương pháp là xem hệ số tương quan giữa các biến độc lập, nếu hệ số này mà cao (lớn hơn 0,8) thì mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng 3.17. Ma trận tương quan giữa các biến dựa vào kết quả trên Eviews MA TRẬN TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN LV LVNI LCPI LI LO LV 1.000000 -0.424039 0.341052 0.470968 0.836676 LVNI -0.424039 1.000000 -0.365393 -0.318067 -0.089122 LCPI 0.341052 -0.365393 1.000000 0.667856 0.123307 LI 0.470968 -0.318067 0.667856 1.000000 0.446934 LO 0.836676 -0.089122 0.123307 0.446934 1.000000 Dựa vào bảng ma trận tương quan trên ta thấy, không có mối tương quan giữa các cặp biến độc lập nào là lớn hơn 0.8 nên không có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến. Kết luận: Mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. 3.8.3. Kiểm định tượng phương sai số thay đổi 3.8.3.1. Sử dụng kiểm định White không lát cắt Giả thiết: H0: Không có hiện tượng phương sai số thay đổi. H1: Tồn tại hiện tượng phương sai số thay đổi. 65 Bảng 3.18. Kết quả Kiểm định White không lát cắt Chỉ tiêu Thống kê F Hệ số P-value của thống kê F (4,55) Số quan sát x Hệ số xác định Hệ số P-value của chi bình phương (4) Nguồn: Phụ lục 9.1 Giá trị 1.489554 0.2180 5.864559 0.2095 Ta có : Hệ số P-value của chi bình phương (4)=0.2095 > 5%  Bác bỏ giả thiết H1 là tồn tại hiện phương sai sai số thay đổi Kết luận: Ta chấp nhận giả thiết H0 là mô hình hồi quy không tồn tại hiện phương sai sai số thay đổi 3.8.3.2. Sử dụng kiểm định White có lát cắt Giả thiết: H0: Không có hiện tượng phương sai số thay đổi. H1: Tồn tại hiện tượng phương sai số thay đổi. Bảng 3.19. Kết quả Kiểm định White có lát cắt Chỉ tiêu Giá trị Thống kê F 1.31533 Hệ số P-value của thống kê F (14,45) 0.2364 Số quan sát x Hệ số xác định Hệ số P-value của chi bình phương (14) 17.42307 0.2343 Nguồn: Phụ lục 9.2 Ta có : Hệ số P-value của chi bình phương (14)=0.2343 > 5%  Bác bỏ giả thiết H1 là tồn tại hiện phương sai sai số thay đổi Kết luận: Ta chấp nhận giả thiết H0 là mô hình hồi quy không tồn tại hiện phương sai sai số thay đổi. 66 3.8.4. Kiểm định loại bỏ các biến không cần thiết Giả thiết: H0: β2 = β3 = β4= β5=0 H1: β2; β3; β4; β5 ≠ 0 Bảng 3.20. Kết quả Kiểm định Wald cho biến LVNI, LCPI, LI và LO Biến số kinh tế vĩ mô LVNI LCPI LI LO Thống kê F Hệ số PGiá trị value 31.27881 0.0000 9.57475 0.0031 4.13905 0.0467 198.2967 0.0000 Chi bình phương Hệ số PGiá trị value 31.27881 0.0000 9.57475 0.0020 4.13905 0.0419 198.2967 0.0000 Nguồn: Phụ lục 10.1, 10.2, 10.3 và 10.4  Biến LVNI Ta có: p-value = 0 < 5% => Bác bỏ giả thuyết β2 = 0 Kết luận: Biến chỉ số chứng khoán (LVNI) không bị loại bỏ.  Biến LCPI Ta có: p-value = 0.0031 < 5% => Bác bỏ giả thuyết β3 = 0 Kết luận: Biến chỉ số lạm phát (LCPI) không bị loại bỏ.  Biến LI Ta có: p-value = 0.0467 < 5% => Bác bỏ giả thuyết β4 = 0 Kết luận: Biến lãi suất huy động (LI) không bị loại bỏ.  Biến LO Ta có: p-value = 0 < 5% => Bác bỏ giả thuyết β5 = 0 Kết luận: Biến giá dầu thế giới (LO) không bị loại bỏ. 67 3.8.5. Kiểm định mô hình thiếu biến độc lập Giả thiết: H0: Mô hình thiếu biến độc lập. H1: Mô hình không thiếu biến độc lập. Biểu đồ 3.8.10: Kết quả Kiểm định mô hình thiếu biến độc lập trên Eviews 12 Series: Residuals Sample 1 60 Observations 60 10 8 6 4 2 Mean Median Maximum Minimum Std. Dev. Skewness Kurtosis 1.10e-16 -0.005290 0.265492 -0.237772 0.115089 0.233824 2.300878 Jarque-Bera Probability 1.768669 0.412989 0 -0.2 -0.1 -0.0 0.1 0.2 Trong đó:  Mean: Giá trị trung bình  Median: Trung vị  Maximum: Giá trị lớn nhất  Minimum: Giá trị nhỏ nhất  Std.Dev. : Độ lệch chuẩn  Knewness: Độ bất cân xứng  Kurtosis: Độ nhọn  Jarque-Bera: Giá trị phân phối Jarque-Bera  Probability: Giá trị xác suất tới hạn Ta có: P-value = 0.412989 > 5% => Bác bỏ giả thiết mô hình thiếu biến độc lập. 68 Kết luận: Mô hình không thiếu biến độc lập. 3.9. Mô hình hồi quy đồng tích hợp mới sau khi khắc phục các khuyết tật Mô hình hồi quy ban đầu chỉ có khuyết tật duy nhất là bị hiện tượng tự tương quan bậc 1 ngoài ra không bị đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, loại bỏ các biến không cần thiết và thiếu biến độc lập. Sau khi khắc phục thành công hiện tượng tự tương quan bậc 1 thì mô hình hồi quy cuối cùng được đưa ra là: LV = 3.009668 - 0.07081*LVNI + 0.171531*LCPI - 0.17137*LI + 0.114324*LO Với các thông số như sau: Bảng 3.21. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews Biến Độ lệch Hệ số số chuẩn C 3.009668 0.113786 LVNI -0.07081 0.042007 LCPI 0.171531 0.050489 LI -0.17137 0.150969 LO 0.114324 0.118750 Phụ lục 8.4 và 13.2 Thống kê t P-value 26.45022 -1.685553 3.397407 -1.135129 0.962732 0.0000 0.0978 0.0013 0.2614 0.3401 Bảng 3.22. Kết quả chạy mô hình hồi quy trên Eviews Tiêu chí R bình phương (hệ số xác định) R bình phương hiệu chỉnh Thống kê F P-value( Thống kê F) Hệ số Durbin-Watson Phụ lục 8.4 và 13.2 Giá trị 0.23052 0.172446 3.969418 0.006855 1.951975  Phân tích mô hình hồi quy trên Mô hình hồi quy này có ý nghĩa thống kế (P-value của thống kê F là 0.6855% nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%). Sự thay đổi của các biến số độc lập chỉ giải 69 thích 17.2446% (khá thấp) sự biến động của giá vàng trong nước (dựa vào R bình phương hiệu chỉnh). Mô hình không có hiện tượng tự tương quan (dựa vào hệ số Durbin – Watson). Tuy nhiên, các biến độc lập LVNI, LI và LO dù thể hiện đúng mối quan hệ với biến phụ thuộc LV như cơ sở lý thuyết nhưng lại không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% vì P-value đều lớn hơn 5%. Chỉ có biến độc lập LCPI vừa thể hiện đúng mối tương quan với biến phụ thuộc LV như cơ sở lý thuyết vừa có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% vì P-value nhỏ hơn 5%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, chỉ số lạm phát tăng 1% thì giá vàng trong nước tăng 0.171531%. R bình phương hiệu chỉnh thấp dẫn đến sự biến động của chỉ số lạm phát chỉ tác động nhẹ đến biến động giá vàng trong nước. Cơ sở lý thuyết và thực trạng nền kinh tế Việt Nam chỉ ra rằng đặc thù của người dân Việt Nam là luôn ám ảnh với việc lạm phát tăng cao làm cho đồng nội tệ mất giá vì ở Việt Nam thường xuyên có lạm phát ở mức cao. Do sự lo sợ đó mà khi lạm phát tăng là người dân đổ xô mua vàng về cất trữ để đảm bảo tài sản của họ gây nên những cơn sốt vàng. Lượng cầu về vàng tăng cao mà lượng cung về vàng không đổi khiến cho giá vàng tăng mạnh. Vì vậy cần có những biện pháp từ Ngân hàng Nhà nước kiềm hãm và duy trì lạm phát ở mức độ hợp lý. Kết luận Dựa trên kết quả chạy mô hình hồi quy trên thì chỉ số chứng khoán (VNIndex), lãi suất huy động và giá dầu thế giới không có ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Trong khi đó chỉ số lạm phát có ảnh hưởng đến giá vàng trong nước, cụ thể là có mối tương quan đồng biến với giá vàng trong nước. Biến động của chỉ số lạm phát tác động mạnh đến giá vàng trong nước. 3.10. Những phát hiện của nghiên cứu  Bậc tích hợp của tất cả các biến là 1 hay I(1). (Kiểm định nghiệm đơn vị và bậc tích hợp) 70  Có một mối quan hệ dài hạn mạnh (đồng tích hợp) giữa các biến nghiên cứu. (Kiểm định đồng tích hợp)  Giá trị của các biến hiện tại sẽ chịu tác động của giá trị của các biến trễ theo tháng là một tháng trước đó. (Phương pháp lựa chọn độ trễ tối ưu)  Mô hình hiệu chỉnh sai số cho ra kết quả là các biến độc lập kinh tế vĩ mô không có mối quan hệ ngắn hạn với biến phụ thuộc giá vàng. Tuy nhiên kiểm định quan hệ nhân quả Granger lại cho kết quả khác về mối quan hệ trong ngắn hạn giũa các biến. Đó là sự biến thiên của lãi suất huy động là nguyên nhân của sự biến thiên của giá vàng và ngược lại; sự biến thiên của giá vàng là nguyên nhân biến thiên của chỉ số lạm phát.  Mô hình hồi quy đồng tích hợp ban đầu có ý nghĩa thống kê, có các biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc rất tốt và chứng minh được các giả thiết nghiên cứu được đưa ra ở chương 1 “Cơ sở lý thuyết” đều đúng. Cụ thể trong dài hạn giai đoạn từ năm 2009-2013: Yếu tố lạm phát và yếu tố giá dầu thế giới có mối quan hệ cùng chiều với yếu tố giá vàng trong nước còn yếu tố chỉ số VN-Index và yếu tố lãi suất huy động có mối quan hệ ngược chiều với yếu tố giá vàng trong nước. Tuy nhiên mô hình hồi quy này có khuyết tật là hiện tượng tự tương quan bậc 1 ngoài ra không bị đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, loại bỏ các biến không cần thiết và thiếu biến độc lập. Nguyên nhân đầu tiên là do các biến số kinh tế vĩ mô cũng như giá vàng trong nước đều là các chuỗi thời gian trong kinh tế với đặc tính là quán tính. Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng các nhân tố kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm, các chỉ số kinh tế-tài chính như chứng khoán, lạm phát,... đều mang tính chu kỳ. Nếu trong thời kỳ mà kinh tế tăng trưởng bền vững thì trong hồi quy của chuỗi thời gian các quan sát kế tiếp đó nhiều khả năng phụ thuộc lẫn nhau. Nguyên nhân tiếp theo là độ trễ của số liệu. Giá vàng trong nước trong giai đoạn 2009-2013 không chỉ bị ảnh hưởng của các biến số kinh tế vĩ mô trong giai đoạn này mà còn bị ảnh hưởng từ những năm trước đó nữa. Đây là hai nguyên nhân khách quan cùng với nguyên nhân chủ quan là trong quá trình thu thập số liệu có thể có sai sót khiến cho mô hình hồi quy ban đầu bị một số hậu quả như: ước lượng bình 71 phương nhỏ nhất không phải nhỏ nhất, phương sai ước lượng thấp hơn giá trị thực, ý nghĩa của thống kê T bị phóng đại nhiều lần, kiểm định t và F độ tin cậy không cao và R bình phương không đúng giá trị thực.  Sau khi khắc phục khuyết tật của mô hình hồi quy đồng tích hợp ban đầu thì mô hình hồi quy đồng tích hợp cuối cùng được đưa ra mà ở đó chỉ có yếu tố lạm phát có ảnh hưởng đến giá vàng trong nước: LV = 3.009668 - 0.07081*LVNI + 0.171531*LCPI - 0.17137*LI + 0.114324*LO 72 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 4.1. Kết luận và hướng phát triển của đề tài 4.1.1. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy các chuỗi dữ liệu đều dừng ở sai phân bậc 1, nghĩa là bậc của các biến đều là I(1), có ít nhất một mối quan hệ đồng tích hợp giữa các biến được tìm thấy làm cơ sở cho việc áp dụng kỹ thuật hồi quy đồng tích hợp để xác định mối quan hệ trong dài hạn. Đồng thời mô hình hiệu chỉnh sai số và kiểm định nhân quả Granger sẽ cho thấy mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn tuy nhiên có sự khác biệt về kết quả đưa ra. Đó là mô hình hiệu chỉnh sai số đưa ra kết quả trong ngắn hạn các biến độc lập kinh tế vĩ mô không có mối quan hệ ngắn hạn với biến phụ thuộc giá vàng còn kiểm định nhân quả Granger lại cho ra kết quả giá vàng có mối quan hệ nhân quả hai chiều với lãi suất huy động và có mối quan hệ nhân quả một chiều với chỉ số lạm phát. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng nên có sự khác biệt về kết quả nghiên cứu là điều bình thường trong phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra mô hình hồi quy đồng tích hợp cuối cùng đã khắc phục khuyết tật duy nhất là tự tương quan: LV = 3.009668 - 0.07081*LVNI + 0.171531*LCPI - 0.17137*LI + 0.114324*LO Dựa vào mô hình hồi quy trên, trong dài hạn chỉ số giá chứng khoán và lãi suất huy động có mối tương quan nghịch biến đến giá vàng trong nước, chỉ số lạm phát và giá dầu thế giới có mối tương quan đồng biến với giá vàng trong nước. Các mối tương quan này đều khớp với kỳ vọng được đưa ra ở cơ sở lý thuyết. Tuy nhiên chỉ có mối tương quan nghịch biến giữa chỉ số lạm phát và giá vàng trong nước là có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5% hay nói cách khác chỉ có lạm phát ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Như vậy, trong bài nghiên cứu này mối tương quan giữa lạm phát và giá vàng trong nước là đúng với cơ sở lý thuyết vì do đặc thù người dân Việt Nam 73 có truyền thống nắm giữ vàng do lo sợ lạm phát làm đồng nội tệ mất giá tuy nhiên mối tương quan này khá yếu. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng không có mối tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô khác (chỉ số chứng khoán, lãi suất huy động và giá dầu thế giới) với giá vàng trong nước. Điều này có thể hiểu xuất phát từ thực tế đó là trong giai đoạn 2009-2013 giá vàng trong nước chủ yếu phụ thuộc vào giá vàng thế giới do Việt Nam là nước nhập khẩu trên 95% vàng nguyên liệu từ thị trường bên ngoài. Hơn nữa với đặc thù chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới thường rất cao tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu cơ vàng phát triển mạnh nên giá vàng không phản ánh đúng bản chất cung cầu của thị trường. Một nguyên nhân nữa đó là do thị trường vàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước nên giá vàng thường chịu ảnh hưởng mạnh của thay đổi về mặt chính sách cũng như sự điều tiết mang tính chất hành chính của cấp quản lý thị trường. Ba nguyên nhân kể trên là nhân tố chính khiến giá vàng tại Việt Nam mang tính đặc thù khác biệt với các thị trường khác và không phản ánh đúng đối với các thay đổi của biến kinh tế vĩ mô khác. 4.1.2. Hướng phát triển của đề tài Có thể nói kết quả đạt được của nghiên cứu hy vọng góp phần làm phong phú cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường vàng của những nước đang phát triển như Việt Nam. Vì thị trường vàng Việt Nam tương đối nhỏ so với thị trường tại các nước có nền kinh tế phát triển nên thị trường vàng Việt Nam có thể cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô toàn cầu hoặc các yếu tố kinh tế vĩ mô của những đối tác thương mại chính. Để mở rộng hơn, bài nghiên cứu này nên cần mở rộng thêm các biến đại diện cho thị trường vàng thế giới (như: London, New York, Zurich, Hong Kong, Sydney,…), các yếu tố kinh tế vĩ mô khác (tỷ lệ thất nghiệp, sản lượng công nghiệp, giá xăng dầu bán lẻ trong nước,…), đồng thời bổ sung thêm các biến số vi mô của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu thêm các mô hình khác giúp giải thích biến động thị trường vàng tốt hơn như các mô hình 74 nghiên cứu về tâm lý đám đông để đo lường mức độ đám đông trên thị trường vàng Việt Nam,… 4.2. Một số gợi ý chính sách Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có lạm phát ảnh hưởng đến giá vàng trong nước nên cần có những biện pháp từ Ngân hàng Nhà nước kiềm hãm và duy trì lạm phát ở mức độ hợp lý trong khi chỉ số chứng khoán, lãi suất huy động và giá dầu thế giới lại không ảnh hưởng nhưng vẫn cần có những chính sách hiệu quả để phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, giữ lãi suất huy động ổn định và đối phó diễn biến khó lường của giá dầu thế giới. Bởi lẽ một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và lành mạnh là một điều kiện quan trọng và tiên quyết để thị trường vàng vận hành tốt. Khi hoạch định các chính sách có liên quan và thực hiện một cách hiệu quả, trước tiên các nhà hoạch định chính sách phải xác định được lý do, nội dung và cam kết theo đuổi chính sách đó đến cùng để đạt được những hiệu quả tối đa. Sau đây là một số gợi ý chính sách giúp xây dựng một môi trường kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường vàng nói riêng ổn định và lành mạnh dựa trên kết quả nghiên cứu trên cũng như thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 4.2.1. Gợi ý chính sách đối với giá vàng Một số gợi ý chính sách để ổn định giá vàng như: 4.2.1.1 Ổn định tâm lý người dân  Lý do Các nhà điều hành kinh tế phải hướng đến mục tiêu làm cho người dân tin tưởng vào giá trị đồng nội tệ, sẽ không làm cho giá vàng tăng đột biến. Tâm lý lo sợ đồng tiền mất giá, tâm lý thiếu lòng tin vào đồng tiền VND trong lúc lo ngại giá vàng trong nước sẽ còn tăng nữa khiến nhu cầu vàng tăng mạnh trong khi nguồn cung có hạn, đã khiến thị trường chứng kiến các hiện tượng giá vàng tăng mạnh như trong thời gian qua. Có hai nguyên nhân khiến người dân theo các cơn sốt giá vàng. Thứ nhất là sức hấp dẫn trong lựa chọn đầu tư ngắn hạn 75 của người dân đối với các tài sản có giá trị như vàng. Rất nhiều người hy vọng vào những cơn sốt để tạo sự chênh lệch giá cao để sinh lợi lớn. Tuy nhiên, chỉ có một bộ phận nhỏ chủ động đầu cơ là có lãi, còn lại đa số người dân bị cuốn vào dòng xoáy tâm lý là bị thua lỗ. Thứ hai, nhiều người dân vẫn quen tích trữ vàng như tài sản đảm bảo. Khi giá biến động, người dân sợ mất giá trị tài sản nên vội đổ ra mua bán gây xáo trộn thị trường, tạo nên cơn sốt vàng.  Nội dung Để tránh những cơn sốt vàng tức là ngăn chặn đà tăng mạnh của vàng trên thị trường thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phải ổn định tâm lý người dân bằng một số biện pháp như tuyên truyền nâng cao hiệu biết của người dân về tác hại những cơn sốt vàng ảo, ngăn chăn nạn đầu cơ làm giá và đưa ra các biện pháp kinh tế hiệu quả để tăng cường lòng tin của người dân vào đồng nội tệ.  Hiệu quả Theo các chuyên gia kinh tế, vàng tồn đọng trong dân là một sự lãng phí rất to lớn. Nếu tâm lý người dân được ổn định thì nguy cơ vàng tồn đọng trong dân được giải quyết. Khi đó nên kinh tế Việt Nam sẽ có thêm nguồn lực để phát triển tốt hơn. 4.2.1.2. Nhà nước cần dự trữ vàng hợp lý  Lý do Vàng giữ vai trò quan trọng trong dự trữ ngoại hối của quốc gia, nhất là đối với các nước đang phát triển thì lượng vàng dự trữ có xu hướng tăng theo sự tăng lên của tổng dự trữ ngoại hối.  Nội dung  Nghiên cứu tăng lượng vàng dự trữ tương ứng với mức tăng tổng dự trữ ngoại hối.  Tăng cường sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng cũng đồng nghĩa việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tỷ giá và thị trường ngoại hối. 76  Hiệu quả Các biện pháp trên sẽ giúp bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát bởi vì nếu dự trữ ngoại hối chỉ có ngoại tệ như USD thì nếu giá trị USD bị mất giá sẽ ảnh hưởng đến nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Một khi điều hành được tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, bình ổn được giá cả các mặt hàng nhập khẩu thì sẽ góp phần kiềm chế được lạm phát và tăng sự ổn định của thị trường vàng. 4.2.1.3. Tiến tới tự do hóa thị trường vàng  Lý do Cùng với quá trình tự do hóa thị trường tài chính, thị trường vàng cũng cần được tự do từng bước nhằm phù hợp với trình độ phát triển chung của thị trường tài chính.  Nội dung Hoạt động xuất nhập khẩu vàng do liên quan đến cung cầu ngoại tệ nên trong điều kiện còn các biện pháp kiểm soát ngoại hối, quản lý tỷ giá thì vẫn cần thực hiện kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu vàng. Nên cho phép xuất nhập khẩu vàng như loại hàng hóa thông thường, vấn đề là chính sách thuế và phí đối với xuất nhập khẩu vàng. Nên sử dụng công cụ thị trường trong quản lý vàng, hơn là dùng các quyết định hành chính.  Hiệu quả Có như vậy, sự khác biệt giữa giá vàng trong nước và quốc tế sẽ giảm dần, từ đó giảm hoạt động đầu cơ lũng đoạn thị trường. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, trong đó có Trung Quốc, tiến trình tự do hóa thị trường vàng bắt đầu từ tự do hóa thị trường vàng vật chất, sau đó đến kinh doanh vàng tài khoản và cuối cùng là xóa bỏ kiểm soát đối với hoạt động xuất nhập khẩu vàng. 4.2.1.4. Thành lập Trung tâm giao dịch vàng Việt Nam  Lý do Hiện nay, tại Việt Nam, có rất ít Trung tâm giao dịch vàng Việt Nam khiến cho: 77  Tình trạng xuất, nhập lậu vàng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Tình trạng đầu cơ làm giá tiếp tục có diễn biến phức tạp.  Gia tăng rủi ro và chi phí cho các nhà đầu tư vàng.  Tình trạng vàng tồn đọng trong dân với số lượng lớn.  Thị trường vàng trong nước và thị trường vàng quốc tế không được liên thông với nhau  Nội dung Cơ quan chức năng cần xác định được các tiêu chí, điều kiện thành lập Trung tâm giao dịch vàng, một số nguyên tắc hoạt động đảm bảo cân đối quyền lợi giữa đơn vị quản lý trung tâm với các nhà đầu tư; nhận diện các dạng vi phạm và hướng xử lý, cơ quan có trách nhiệm xử lý vi phạm.  Hiệu quả Việc Trung tâm giao dịch vàng quốc gia ra đời sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng xuất, nhập lậu vàng. Khi có Trung tâm giao dịch thì giá vàng trong nước và thế giới sẽ liên thông với nhau, góp phần hình thành mức giá đồng nhất trên thị trường, tránh được tình trạng đầu cơ làm giá như hiện nay. Đây là nơi tập trung nhiều nhà đầu tư có nhu cầu mua và bán vàng, là nơi phản ánh trung thực, khách quan về giá cả, không để các doanh nghiệp tự công bố giá. Bên cạnh đó, Trung tâm giao dịch vàng có thể áp dụng các công cụ phái sinh, giúp nhà đầu tư phòng ngừa và kiểm soát các rủi ro trước biến động giá vàng. Nhà nước có thể huy động nguồn vốn lớn từ trong dân thông qua nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản, giúp mở rộng thị trường vàng. Ngoài ra, hình thức kinh doanh này phù hợp với xu hướng quốc tế, làm giảm bớt nhu cầu kinh doanh vàng vật chất và tạo một kênh lưu thông hiệu quả giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới. Ngoài hình thức giao dịch nhanh chóng, hình thức này còn khắc phục được các công đoạn, các chi phí phát sinh từ nhập đến lưu thông như vận chuyển, chế tác, bảo hiểm, lưu giữ vàng. Hình thức giao dịch này không chỉ khiến lượng vàng vật chất nhập về giảm đi, tiết kiệm được ngoại tệ và các chi phí cho xã hội, mà còn giúp các ngân hàng 78 huy động, cân đối được nguồn vốn bằng vàng trong dân, từ đó góp phần làm minh bạch, rõ ràng, tập trung được các hoạt động giao dịch. 4.2.1.5. Kết luận Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng các chính sách nêu trên để trực tiếp điều hành tốt thị trường vàng. Ngoài ra, thị trường vàng muốn hoạt động ổn định thì các nhân tố kinh tế vĩ mô như chỉ số chứng khoán, chỉ số lạm phát, lãi suất huy động và giá dầu thế giới cũng phải ổn định. Chỉ số chứng khoán, chỉ số lạm phát và lãi suất huy động trong bài nghiên cứu là các nhân tố kinh tế vĩ mô ở Việt Nam nên Ngân hàng Nhà nước cũng như Chính phủ Việt Nam có thể điều chỉnh sao cho thị trường trong nước vàng trở nên ổn định. Còn giá dầu thế giới là nhân tố kinh vĩ mô ở bên ngoài nên chỉ có thể đưa ra biện pháp đối phó khi giá dầu tăng hoặc giảm nhằm giúp cho thị trường vàng trong nước không bị hỗn loạn. 4.2.2. Gợi ý chính sách đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) 4.2.2.1. Phát triển toàn diện TTCK VN  Lý do  Luật chứng khoán vẫn có những thiếu sót chưa phù hợp, hành lang pháp lý thiếu hoàn chỉnh để đảm bảo tính chặt chẽ trên thị trường.  Quản lý, giảm sát hoạt động thị trường còn chưa thật tốt dẫn đến giá cổ phiếu tăng giảm bất thường, chất lượng dịch của các tổ chức tài chính trung gian, hoạt động tư vấn, giám sát, định giá cổ phần để chưa thật hợp lý và chất lượng quản lý thông tin không cao.  Hoạt động kinh doanh của một phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán không hiệu quả.  Nội dung  Hoàn thiện khung khổ pháp luật, pháp lý.  Đổi mới thể chế quản lý TTCK VN, bao gồm:  Cơ cấu lại thị trường. 79  Tổ chức sắp xếp lại các sàn giao dịch chứng khoán  Tăng cường năng lực kiểm soát TTCK VN.  Phát triển cân đối TTCK VN sơ cấp và thứ cấp đối với cả cổ phiếu và trái phiếu.  Nâng cấp hệ thống tổ chức quản lý, nhân sự, công nghệ hiện đại.  Tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường và hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán (về vốn, hành nghề, quản trị rủi ro, chỉ tiêu an toàn tài chính, kiểm soát nội bộ, công bố thông tin, báo cáo).  Nâng cao quản trị doanh nghiệp, chất lượng hàng hóa niêm yết trên thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán, triển khai TTCK VN phái sinh phát triển nhà đầu tư tổ chức, thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trung và dài hạn. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đồng thời gắn liền quá trình cổ phần hóa với niêm yết và giao dịch trên TTCK  Hiệu quả Thi hành hiệu quả các biện pháp trên sẽ giúp TTCK VN hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế của Việt Nam cũng như kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm, không tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về chứng khoán và TTCK VN. Đó là sự răn đe cần thiết để các tổ chức, cá nhân và thành viên TTCK VN tiếp tục chấp hành, tuân thủ các quy định pháp luật. Đồng thời còn tạo lập môi trường thật sự hấp dẫn, lành mạnh, đáng tin cậy và có sức cạnh tranh đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước đồng thời củng cố hoạt động, nâng cao năng lực tài chính và quản trị công ty của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra còn giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp khỏe mạnh thì TTCK VN mới phát triển ổn định. 80 4.2.2.2. Kết luận TTCK VN phát triển chậm và không ổn định chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho các nhà đầu tư chuyển sang mua vàng nhiều hơn gây nên những cơn sốt vàng. Những cơn sốt vàng này thường gây thiệt hại rất lớn cho các nhà đầu tư nền kinh tế Việt Nam. Bài nghiên cứu đã phần nào chỉ ra rằng chỉ số VN-Index và giá vàng trong nước có mối quan hệ nghịch chiều do đó gợi ý chính sách “Phát triển toàn diện TTCK VN” nêu trên trong điều kiện thị trường vàng đang ổn định là phù hợp để ngăn chặn thị trường vàng mất ổn định do những cơn sốt vàng gây nên. 4.2.3. Gợi ý chính sách đối với lạm phát 4.2.3.1. Kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý  Lý do Chính phủ phải xác định lạm phát là nguyên nhân gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô và làm xói mòn niềm tin của nhà đầu tư.  Nội dung Chính phủ phải kiên định với mục tiêu lạm phát và trao cho Ngân hàng Nhà nước vai trò độc lập hơn điều hành chính sách tiền tệ với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu. Đồng thời các chỉ số phát triển kinh tế và các chính sách tài chính tiền tệ phải được công khai và có thể dự báo trước được đối với giới đầu tư và kinh doanh.  Hiệu quả Hoàn thành mục tiêu đề ra sẽ giúp cung tiền ổn định, tỷ giá được kiểm soát, niềm tin của nhà đầu tư sẽ tăng lên và kinh tế vĩ mô sẽ đạt được sự ổn định. Các chỉ số phát triển kinh tế và các chính sách tài chính tiền tệ phải được công khai và có thể dự báo trước được đối với giới đầu tư và kinh doanh giúp củng cố lòng tin của công chúng đầu tư. 4.2.3.2. Kết luận 81 Lạm phát ở mức cao trong các năm gần đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho các nhà đầu tư mất niềm tin vào đồng nội tệ chuyển sang mua vàng nhiều hơn gây nên những cơn sốt vàng. Điều này gây hại cho chính các nhà đầu tư vàng và cả nền kinh tế Việt Nam. Bài nghiên cứu đã chứng minh rằng chỉ số lạm phát và giá vàng trong nước có mối quan hệ cùng chiều do đó gợi ý chính sách “Kiềm chế và kiểm soát lạm phát trong giới hạn hợp lý” nêu trên trong điều kiện thị trường vàng đang ổn định là hết sức cần thiết và nên thực hiện ngay để ngăn chặn thị trường vàng trở nên hỗn loạn do xu hướng chuyển sang mua vàng mạnh mẽ từ các nhà đầu tư. 4.2.4. Gợi ý chính sách đối với lãi suất huy động 4.2.4.1. Tạo môi trường lãi suất huy động ổn định  Lý do Chính sách của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải hướng đến một môi trường lãi suất ổn định, điều hành một cách chủ động, linh hoạt và phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nước, tránh những cú sốc do thay đổi đột ngột làm cho các chủ thể trong nền kinh tế không kịp phản ứng và gây ra kết quả xấu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Nội dung  NHNN phải quản lý lãi suất một cách hợp lý, hiệu quả và hướng đến chính sách lãi suất tự do theo cơ chế thỏa thuận dựa trên cung cầu của thị trường.  Hạn chế tối đa các biện pháp can thiệp hành chính.  Tránh tình trạng tồn tại hai mức lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế khác nhau quá nhiều trên thị trường.  Việc điều hành chính sách lãi suất, NHNN phải chủ động định hướng thị trường thay vì chạy theo như trước đây.  Xu hướng điều chỉnh lãi suất được NHNN thông báo trước đến thị trường và được điều chỉnh theo lộ trình. 82  Hiệu quả NHNN thi hành các biện pháp trên góp phần giúp NHNN đạt được mục tiêu đặt ra:  Tránh gây sốc cho nền kinh tế.  Thị trường được kiểm soát tốt.  Lãi suất diễn biến đúng theo xu hướng dự kiến của NHNN. 4.2.4.2. Kết luận Trong những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động đồng nội tệ chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho các nhà đầu tư chuyển sang mua vàng tích trữ nhiều hơn là đem tiền gửi tiết kiệm ngân hàng. Nguyên nhân là do họ tin rằng trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển ổn định thì đầu tư vàng vừa an toàn không kém gửi tiền ngân hàng vừa có lợi nhuận cao cùng với đó là đặc thù người dân Việt Nam ưu tiên bảo đảm tài sản của mình bằng vàng hơn là đồng nội tệ hay bằng tài sản khác. Điều này theo các chuyên gia kinh tế là lãng phí đi một nguồn lực lớn để phát triển kinh tế. Bài nghiên cứu đã phần nào chỉ ra rằng lãi suất huy động và giá vàng trong nước có mối quan hệ nghịch chiều do đó gợi ý chính sách “Tạo môi trường lãi suất ổn định” nêu trên trong điều kiện thị trường vàng cũng đang ổn định là hợp lý. Ngân hàng Nhà nước cần phải đưa ra một mức lãi suất huy động đồng nội tệ đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư (không cáo quá mà cũng không thấp quá) để ngăn chặn xu hướng người dân rút tiền gửi ngân hàng đi mua vàng. 4.2.5. Gợi ý chính sách đối phó giá dầu thế giới 4.2.5.1. Trường hợp giá dầu thế giới giảm mạnh  Biện pháp Sử dụng biện pháp giảm sản lượng khai thác dầu thô là điều đã được nhắc đến đầu tiên để giảm thiểu rủi ro giá dầu quá nguội lạnh. Ngoài ra còn phải theo sát diễn biến giá dầu và cắt giảm mạnh các chi phí sản xuất. Song song đó, vẫn 83 phải chuẩn bị các điều kiện kinh doanh khi giá dầu hồi phục trở lại, ví dụ như mua tài sản các công ty dầu khí nước ngoài...  Hiệu quả Thi hành tốt các biện pháp nêu trên góp phần làm cho giá xăng dầu trong nước không bị giảm quá sâu. Ngân sách nhà nước và các doanh nghiệp xăng dầu giảm thiểu được thiệt hại. 4.2.5.2. Trường hợp giá dầu thế giới tăng mạnh  Biện pháp  Sử dụng phương án điều chỉnh mức thuế nhập khẩu xăng dầu và kết hợp “xả” Quỹ bình ổn nhằm giữ ổn định nguồn cung xăng dầu.  Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn ngừa việc lợi dụng chủ trương điều hành giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa, dịch vụ khác không hợp lý.  Tích cực thực hiện chủ trương tiết kiệm xăng dầu của Chính phủ trong sản xuất và tiêu dùng.  Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký giá, kê khai giá theo đúng quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.  Hiệu quả Thi hành tốt các biện pháp nêu trên góp phần làm cho giá xăng dầu trong nước không bị tăng quá mạnh kéo theo chỉ số giá tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu cũng không tăng cao đồng thời ngăn chặn được các hành vi gian lận trong lĩnh vực giá. 4.2.5.3. Kết luận Giá dầu thế giới và giá vàng trong nước thường có mối quan hệ cùng chiều do đó các biện pháp đối phó trong cả hai trường hợp biến động của giá dầu thế giới nêu trên trong điều kiện thị trường vàng đang ổn định là thích hợp. Bởi nếu không có biện pháp nêu trên thì khi giá dầu tăng hoặc giảm mạnh, giá vàng cũng biến động tương tự khiến cho thị trường vàng mất đi sự ổn định vốn có của nó. 84 4.3. Những hạn chế của bài nghiên cứu  Thời gian thực hiện nghiên cứu còn hạn hẹp, số liệu chưa đủ lớn (chỉ mới 60 mẫu) kết hợp với việc chưa có kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu nên có thể có những sai sót không thể tránh khỏi như phương pháp nghiên cứu có thể còn thiếu sót và số liệu thu thập từ nguồn IMF về chỉ tiêu CPI có sự sai lệch so với số liệu thu thập được tại Tổng cục Thống kê Việt Nam (tuy nhiên sự sai lệch không đáng kể).  Quá trình tìm kiếm dữ liệu ở Việt Nam hầu như rất khó khăn vì các tổ chức cơ quan chức năng trong một vài trường hợp lại không công bố số liệu vĩ mô trên các trang web chính thống của Việt Nam nên việc tìm kiếm dữ liệu mất rất nhiều thời gian và công sức.  Do nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng trong nước nên nó bỏ qua vai trò của các nhân tố vi mô như cấu trúc của thị trường vàng, vị trí địa lý, chi phí nhập khẩu vàng,... là những nhân tố có thể giúp giải thích sự biến động của giá vàng. 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS. Phùng Thành Bình, Hướng dẫn sử dụng Eviews 5.1. 2. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (niên khóa 2006-2007). “Đa cộng tuyến trong kinh tế lượng”. 3. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (niên khóa 2011-2013). “Chuỗi thời gian trong kinh tế lượng”. 4. Bùi Quốc Dũng và Hoàng Việt Phương (2014) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. “Ứng dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vector vào dự báo lạm phát tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. 5. Bùi Dương Hải (2014) - Đại học Kinh tế Quốc dân. “Hướng dẫn thực hành Eviews 4.0”. 6. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010). “Các nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010: các bằng chứng và thảo luận”. 7. Nguyễn Đức Hùng (2014) – Học viện Chính trị Hành chính khu vực I. “Ứng dụng các mô hình VAR và VECM trong phân tích tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam 1999-2012”. 8. Nguyễn Minh Kiều và Nguyễn Văn Điệp (2013) – Đại học Mở TP.HCM. “Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán: bằng chứng nghiên cứu từ thị trường Việt Nam”. Science & Technology Development, Vol 16, No.Q3-2013. 9. TS. Trần Ngọc Minh (2006) – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. “Kinh tế lượng”. Tài liệu dành cho học viên hệ đạo tạo đại học từ xa. 10. TS. Thân Thị Thu Thủy và ThS. Lê Thị Thu Hồng (2014)- Đại học Kinh tế TP.HCM. “Kiểm định mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát tại Việt Nam ”. Tạp chí Khoa học – 2014, Quyển 3 (2), 58 - 62 Trường Đại học An Giang. 86 11. Phạm Thị Huyền Trang (2012). “Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường vàng trong nền kinh tế Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 12. Đặng Thị Tường Vân (2008). “Các giải pháp phát triển kinh doanh vàng tại Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ ngành Kinh tế Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 13. PGS.TS Bùi Kim Yến và THS. Nguyễn Khánh Hoàng (2014). “Quản lý giá vàng nhìn từ góc độ kinh tế vĩ mô”. Báo Phát triển & Hội nhập số 19 tháng 11-12/2014. 14. Erik Hjalmarsson and Pär Österholm (2007). “Testing for Cointegration Using the Johansen Methodology when Variables are Near-Integrated”. IMF Working Paper. 15. Garefalakis, Dimitras, Koemtzopoulos và Spinthiropoulos (2011). “Determinant factors of Hong Kong Stock Market”. Electronic copy available at: http://ssrn.com/abstract=1762162. 16. Dipak Ghosh, Eric J. Levin Peter và Macmillan Robert E. Wright (2000). “Gold as an Inflation Hedge?”. 17. Jana Šimáková (2011). “Analysis of the Relationship between Oil and Gold Prices”. School of Business Administration in Karvina. Department of Finance. Czech Republic. 18. Hệ thống cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS – IMF) http://www.imfbookstore.org/statistical.asp http://www.imf.org/external/index.htm 19. Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO): http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=630&idmid=4 20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: 87 http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tgbq; jsessionid=kj23JDkVhWpQ7r0RnLxzL6VjfmjLbTPnh7t5NQZPvDn0Jx6L6 TFq!889478223!1714658496?_afrLoop=6879637890225300&_afrWindowMode=0&_afrWin dowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D6879637890 225300%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D194yz06jfc_4 21. Các website khác: www.google.com.vn http://www.stockbiz.vn/IndicesStats.aspx http://tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Cac-yeu-to-kinh-te-vi-mo-vabien-dong-cua-thi-truong-chung-khoan-Viet-Nam/39026.tctc http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-moi-quan-he-giua-cac-nhan-to-kinh-tevi-mo-va-thi-truong-chung-khoan-ket-qua-thuc-nghiem-o-thi-truong-chungkhoan-16857/ http://kinhteking.wordpress.com/2012/02/07/h%C6%B0%E1%BB%9Bngd%E1%BA%ABn-khai-thac-d%E1%BB%AF-li%E1%BB%87ut%E1%BB%AB-imf-danh-cho-cac-b%E1%BA%A1n-khong-co-taikho%E1%BA%A3n/ http://www.giavangonline.com/goldhistory.php?date=2014-05-31 http://www.investing.com/commodities/crude-oil-historical-data http://vietstock.vn/2012/08/thi-truong-xang-dau-trien-vong-the-gioi-va-apluc-len-gia-trong-nuoc-115-236341.htm http://ndhmoney.vn:8080/vang-va-cac-yeu-to-anh-huong-den-gia-vang204869p128c144.news http://doan.edu.vn/do-an/luan-van-nhung-nhan-to-anh-huong-den-gia-vangva-kinh-doanh-vang-tren-the-gioi-va-tai-viet-nam-13993/ 88 http://www.123doc.vn/timkiem/nh%E1%BB%AFng+y%E1%BA%BFu+t% E1%BB%91+%E1%BA%A3nh+h%C6%B0%E1%BB%9Fng+%C4%91%E 1%BA%BFn+gi%C3%A1+v%C3%A0ng.htm http://dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/1024/1/00050001521.pdf http://vjol.info/index.php/JSTD/article/viewFile/16801/15059 http://xangdau.net/thong-tin-chung/gia-ban-le/lich-su-gia-ban-le/bang-tonghop-gia-ban-le-xang-tu-nam-2005-den-nay-32.html http://www.quyettoan.vn/dutoan/Thong-cao-bao-chi-gia-xang-dau-tu-nam2006-den-nay-vn-3-150-3.aspx http://www.cafevang.vn/tintuc/422/Dong_USD_va_gia_vang https://www.youtube.com/watch?v=C0ZLRsaP1F0 https://www.dantri.com.vn/kinh-doanh/viet-nam-dung-thu-7-the-gioi-ve-tieuthu-vang-839983.htm http://www.baomoi.com/San-giao-dich-hang-hoa-Hong-Kong-chinh-thucgiao-dich/127/6278768.epi http://www.fxblog.info/2013/06/hinh-thuc-kinh-doanh-vang-tai-vietnam.html http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh http://www.stockbiz.vn/Default.aspx https://preciousmetalsresearch.wordpress.com/2014/11/14/a-gold-pricingmodel-1983/ http://vneconomy.vn/tai-chinh/9-van-de-noi-bat-cua-thi-truong-vang-nam2009-20091224053953471.htm http://vneconomy.vn/tai-chinh/nhung-con-so-an-tuong-cua-thi-truong-vang2010-20101222092213670.htm 89 http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20120101/Nhin-lai-vu-dieu-cua-vangnam-2011.aspx http://soha.vn/xa-hoi/nhung-moc-tang-giam-ngoan-muc-cua-gia-vang-tudau-nam-2011-den-nay-2011092308016881.htm http://dantri.com.vn/kinh-doanh/gia-vang-tang-37-trieu-dongluong-trongnam-2012-679930.htm https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/12/dien-bien-gia-vang-vanhan-dinh-xu-huong-cuoi-nam.html http://www.giavang.net/toan-canh-thi-truong-vang-nam-2013-truot-doc-thetham/ 90 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả thống kê mô tả các biến từ Eviews 6.0 LV LVNI LCPI LI LO Mean 17.33018 5.876584 2.165619 2.527276 4.430257 Median 17.43616 6.117348 2.102492 2.520101 4.485696 Maximum 17.68254 6.382679 3.136158 2.895359 4.701843 Minimum 16.65634 5.169398 0.681610 2.213754 3.670206 Std. Dev. 0.296530 0.393736 0.565130 0.208659 0.218527 Skewness -0.779823 -0.535270 -0.167612 0.219582 -1.685244 Kurtosis 2.335034 1.673114 2.859206 1.909793 5.973227 Jarque-Bera 7.186685 7.266703 0.330497 3.453540 50.50066 Probability 0.027506 0.026427 0.847683 0.177858 0.000000 Sum 1039.811 352.5950 129.9372 151.6366 265.8154 Sum Sq. Dev. 5.187869 9.146655 18.84291 2.568765 2.817492 Observations 60 60 60 60 60 91 Phụ lục 2.1: Kết quả kiểm định tính dừng ở mức Level của biến LV từ Eviews 6.0 Null Hypothesis: LV has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10) Augmented Dickey-Fuller test statistic Test critical values: 1% level 5% level 10% level t-Statistic Prob.* -0.387960 -4.121303 -3.487845 -3.172314 0.9859 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LV) Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 16:25 Sample (adjusted): 2 60 Included observations: 59 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LV(-1) C @TREND(1) -0.014913 0.297051 -0.000881 0.038439 0.649187 0.000669 -0.387960 0.457574 -1.316430 0.6995 0.6490 0.1934 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic 0.149790 0.119425 0.046221 0.119639 99.20659 4.933037 Prob(F-statistic) 0.010635 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.012195 0.049256 -3.261240 -3.155603 -3.220004 2.125769 92 Phụ lục 2.2: Kết quả kiểm định tính dừng ở bậc 1 của biến LV từ Eviews 6.0 Null Hypothesis: D(LV) has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10) Augmented Dickey-Fuller test statistic Test critical values: 1% level 5% level 10% level t-Statistic Prob.* -8.012345 -4.124265 -3.489228 -3.173114 0.0000 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LV,2) Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 15:25 Sample (adjusted): 3 60 Included observations: 58 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(LV(-1)) C @TREND(1) -1.076921 0.047941 -0.001164 0.134408 0.014125 0.000393 -8.012345 3.394139 -2.961298 0.0000 0.0013 0.0045 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.538582 0.521803 0.046536 0.119110 97.15796 32.09892 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat -0.001452 0.067296 -3.246826 -3.140251 -3.205313 2.021649 93 Phụ lục 2.3: Kết quả kiểm định tính dừng ở mức Level của biến LVNI từ Eviews 6.0 Null Hypothesis: LVNI has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10) Augmented Dickey-Fuller test statistic Test critical values: 1% level 5% level 10% level t-Statistic Prob.* -1.703431 -4.121303 -3.487845 -3.172314 0.7374 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LVNI) Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 16:28 Sample (adjusted): 2 60 Included observations: 59 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LVNI(-1) C @TREND(1) -0.107193 0.642421 -0.000157 0.062927 0.381704 0.001445 -1.703431 1.683035 -0.108795 0.0940 0.0979 0.9138 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.050327 0.016411 0.184733 1.911076 17.46382 1.483845 0.235543 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.008418 0.186268 -0.490299 -0.384662 -0.449062 1.698997 94 Phụ lục 2.4: Kết quả kiểm định tính dừng ở bậc 1 của biến LV từ Eviews 6.0 Null Hypothesis: D(LVNI) has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10) Augmented Dickey-Fuller test statistic Test critical values: 1% level 5% level 10% level t-Statistic Prob.* -6.770990 -4.124265 -3.489228 -3.173114 0.0000 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LVNI,2) Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 15:34 Sample (adjusted): 3 60 Included observations: 58 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(LVNI(-1)) C @TREND(1) -0.903803 0.008202 6.72E-05 0.133482 0.051645 0.001485 -6.770990 0.158823 0.045214 0.0000 0.8744 0.9641 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.454805 0.434980 0.189242 1.969693 15.79596 22.94066 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.002645 0.251759 -0.441240 -0.334665 -0.399727 1.996471 95 Phụ lục 2.5: Kết quả kiểm định tính dừng ở mức Level của biến LCPI từ Eviews 6.0 Null Hypothesis: LCPI has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 1 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10) Augmented Dickey-Fuller test statistic Test critical values: 1% level 5% level 10% level t-Statistic Prob.* -2.377443 -4.124265 -3.489228 -3.173114 0.3871 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LCPI) Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 16:30 Sample (adjusted): 3 60 Included observations: 58 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LCPI(-1) D(LCPI(-1)) C @TREND(1) -0.080743 0.600699 0.162541 0.000262 0.033962 0.105472 0.080755 0.001126 -2.377443 5.695351 2.012767 0.232899 0.0210 0.0000 0.0491 0.8167 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.397144 0.363652 0.142766 1.100637 32.67363 11.85787 0.000004 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat -0.016242 0.178969 -0.988746 -0.846646 -0.933395 2.327445 96 Phụ lục 2.6: Kết quả kiểm định tính dừng ở bậc 1 của biến LCPI từ Eviews 6.0 Null Hypothesis: D(LCPI) has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10) Augmented Dickey-Fuller test statistic Test critical values: 1% level 5% level 10% level t-Statistic Prob.* -3.925557 -4.124265 -3.489228 -3.173114 0.0170 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LCPI,2) Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 15:35 Sample (adjusted): 3 60 Included observations: 58 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(LCPI(-1)) C @TREND(1) -0.428298 -0.005308 3.23E-05 0.109105 0.040828 0.001169 -3.925557 -0.130005 0.027658 0.0002 0.8970 0.9780 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.219411 0.191026 0.148682 1.215842 29.78675 7.729805 0.001101 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.004608 0.165306 -0.923681 -0.817106 -0.882168 2.196055 97 Phụ lục 2.7: Kết quả kiểm định tính dừng ở mức Level của biến LI từ Eviews 6.0 Null Hypothesis: LI has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10) Augmented Dickey-Fuller test statistic Test critical values: 1% level 5% level 10% level t-Statistic Prob.* -0.977324 -4.121303 -3.487845 -3.172314 0.9391 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LI) Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 16:32 Sample (adjusted): 2 60 Included observations: 59 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LI(-1) C @TREND(1) -0.027306 0.098375 -0.000961 0.027940 0.071571 0.000338 -0.977324 1.374511 -2.844797 0.3326 0.1748 0.0062 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.139975 0.109259 0.044163 0.109218 101.8950 4.557177 0.014666 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.000428 0.046793 -3.352371 -3.246734 -3.311135 2.061648 98 Phụ lục 2.8: Kết quả kiểm định tính dừng ở bậc 1 của biến LI từ Eviews 6.0 Null Hypothesis: D(LI) has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10) Augmented Dickey-Fuller test statistic Test critical values: 1% level 5% level 10% level t-Statistic Prob.* -7.954478 -4.124265 -3.489228 -3.173114 0.0000 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LI,2) Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 15:35 Sample (adjusted): 3 60 Included observations: 58 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(LI(-1)) C @TREND(1) -1.059220 0.035158 -0.001123 0.133160 0.012770 0.000372 -7.954478 2.753270 -3.017129 0.0000 0.0080 0.0039 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.535054 0.518147 0.044218 0.107539 100.1216 31.64666 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.000446 0.063701 -3.349020 -3.242445 -3.307507 2.006194 99 Phụ lục 2.9: Kết quả kiểm định tính dừng ở mức Level của biến LO từ Eviews 6.0 Null Hypothesis: LO has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10) Augmented Dickey-Fuller test statistic Test critical values: 1% level 5% level 10% level t-Statistic Prob.* -3.153502 -4.121303 -3.487845 -3.172314 0.1040 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LO) Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 16:33 Sample (adjusted): 2 60 Included observations: 59 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LO(-1) C @TREND(1) -0.187237 0.816990 0.000880 0.059374 0.246073 0.000759 -3.153502 3.320117 1.160194 0.0026 0.0016 0.2509 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.196590 0.167897 0.063991 0.229313 80.01363 6.851461 0.002179 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.014374 0.070151 -2.610632 -2.504994 -2.569395 1.961129 100 Phụ lục 2.10: Kết quả kiểm định tính dừng ở bậc 1 của biến LO từ Eviews 6.0 Null Hypothesis: D(LO) has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=10) Augmented Dickey-Fuller test statistic Test critical values: 1% level 5% level 10% level t-Statistic Prob.* -7.788232 -4.124265 -3.489228 -3.173114 0.0000 *MacKinnon (1996) one-sided p-values. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(LO,2) Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 15:36 Sample (adjusted): 3 60 Included observations: 58 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(LO(-1)) C @TREND(1) -1.031589 0.052075 -0.001177 0.132455 0.019633 0.000554 -7.788232 2.652360 -2.122600 0.0000 0.0104 0.0383 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.524582 0.507294 0.068412 0.257410 74.80991 30.34384 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.001857 0.097462 -2.476204 -2.369629 -2.434691 1.767249 101 Phụ lục 3: Kết quả kiểm định đồng tích hợp từ Eviews 6.0 Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace) Hypothesized No. of CE(s) Eigenvalue Trace Statistic 0.05 Critical Value Prob.** None * At most 1 At most 2 At most 3 At most 4 0.485327 0.270048 0.245707 0.126773 0.030560 82.79901 44.27410 26.01710 9.662619 1.800129 69.81889 47.85613 29.79707 15.49471 3.841466 0.0032 0.1043 0.1282 0.3076 0.1797 Trace test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level * denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values Unrestricted Cointegration Rank Test (Maximum Eigenvalue) Hypothesized No. of CE(s) Eigenvalue Max-Eigen Statistic 0.05 Critical Value Prob.** None * At most 1 At most 2 At most 3 At most 4 0.485327 0.270048 0.245707 0.126773 0.030560 38.52491 18.25700 16.35448 7.862490 1.800129 33.87687 27.58434 21.13162 14.26460 3.841466 0.0130 0.4739 0.2048 0.3928 0.1797 Max-eigenvalue test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level * denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values 102 Phụ lục 4: Kết quả ứng dụng mô hình VAR từ Eviews 6.0 VAR Lag Order Selection Criteria Endogenous variables: LV LVNI LCPI LI LO Exogenous variables: C Date: 04/03/15 Time: 15:43 Sample: 1 60 Included observations: 55 Lag LogL LR FPE 0 1 2 3 4 5 71.45614 336.1255 361.5099 385.3014 400.4569 420.2797 NA 471.5927 40.61514* 33.74061 18.73768 20.90408 6.14e-08 1.01e-11* 1.02e-11 1.13e-11 1.82e-11 2.70e-11 AIC SC HQ -2.416587 -2.234102 -2.346018 -11.13184 -10.03693* -10.70843* -11.14582* -9.138483 -10.36956 -11.10187 -8.182112 -9.972775 -10.74389 -6.911705 -9.261951 -10.55563 -5.811020 -8.720848 * indicates lag order selected by the criterion LR: sequential modified LR test statistic (each test at 5% level) FPE: Final prediction error AIC: Akaike information criterion SC: Schwarz information criterion HQ: Hannan-Quinn information criterion 103 Phụ lục 5: Kết quả chạy mô hình hồi quy tổng thể từ Eviews 6.0 Dependent Variable: LV Method: Least Squares Date: 04/03/15 Time: 16:10 Sample: 1 60 Included observations: 60 Variable Coefficient C LVNI LCPI LI LO 13.92791 -0.238174 0.120980 -0.234839 1.158720 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.849362 0.838407 0.119201 0.781489 45.09064 77.52854 0.000000 Std. Error t-Statistic 0.434475 32.05688 0.042586 -5.592746 0.039098 3.094310 0.115430 -2.034465 0.082285 14.08179 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat Prob. 0.0000 0.0000 0.0031 0.0467 0.0000 17.33018 0.296530 -1.336355 -1.161826 -1.268087 0.578670 104 Phụ lục 6: Kết quả mô hình hiệu chỉnh sai số từ Eview 6.0 Dependent Variable: D(LV) Method: Least Squares Date: 04/06/15 Time: 19:48 Sample (adjusted): 4 60 Included observations: 57 after adjustments D(LV) = C(1)*( LV(-1) + 0.808207836233*LVNI(-1) - 1.01975908819*LCPI( -1) + 2.47120352869*LI(-1) + 0.351342245938*LO(-1) - 27.759686203 ) + C(2)*D(LV(-1)) + C(3)*D(LV(-2)) + C(4)*D(LVNI(-1)) + C(5)*D(LVNI( -2)) + C(6)*D(LCPI(-1)) + C(7)*D(LCPI(-2)) + C(8)*D(LI(-1)) + C(9)*D(LI( -2)) + C(10)*D(LO(-1)) + C(11)*D(LO(-2)) + C(12) C(1) C(2) C(3) C(4) C(5) C(6) C(7) C(8) C(9) C(10) C(11) C(12) R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 0.002663 0.035737 -0.021806 -0.068163 0.089257 0.023654 -0.037237 0.222703 0.165354 0.109526 -0.171487 0.010899 0.017259 0.143483 0.140091 0.037119 0.038375 0.051232 0.048796 0.162122 0.163924 0.111366 0.115505 0.007391 0.154277 0.249071 -0.155658 -1.836327 2.325921 0.461699 -0.763114 1.373675 1.008722 0.983479 -1.484679 1.474572 0.8781 0.8044 0.8770 0.0729 0.0246 0.6465 0.4494 0.1763 0.3185 0.3306 0.1446 0.1473 0.253177 0.070620 0.047687 0.102331 99.31441 1.386838 0.212178 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.010713 0.049465 -3.063663 -2.633547 -2.896506 2.094164 105 Phụ lục 7: Kết quả kiểm định quan hệ nhân quả Granger từ Eview 6.0 Pairwise Granger Causality Tests Date: 06/19/15 Time: 17:08 Sample: 1 60 Lags: 1 Null Hypothesis: Obs F-Statistic Prob. LVNI does not Granger Cause LV LV does not Granger Cause LVNI 59 0.23144 1.22917 0.6323 0.2723 LCPI does not Granger Cause LV LV does not Granger Cause LCPI 59 0.56604 3.42473 0.4550 0.0695 LI does not Granger Cause LV LV does not Granger Cause LI 59 5.92696 6.58666 0.0181 0.0130 LO does not Granger Cause LV LV does not Granger Cause LO 59 0.41501 2.50028 0.5221 0.1195 LCPI does not Granger Cause LVNI LVNI does not Granger Cause LCPI 59 4.11995 3.26830 0.0471 0.0760 LI does not Granger Cause LVNI LVNI does not Granger Cause LI 59 3.33451 2.03925 0.0732 0.1588 LO does not Granger Cause LVNI LVNI does not Granger Cause LO 59 0.45508 0.72546 0.5027 0.3980 LI does not Granger Cause LCPI LCPI does not Granger Cause LI 59 19.6640 1.33676 4.E-05 0.2525 LO does not Granger Cause LCPI LCPI does not Granger Cause LO 59 9.55695 0.00018 0.0031 0.9892 LO does not Granger Cause LI LI does not Granger Cause LO 59 2.10704 0.01035 0.1522 0.9193 106 Phụ lục 8.1: Kết quả Kiểm định Breush-Godfrey (BG) từ Eviews 6.0 để kiểm định tự tương quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 56.50595 30.68031 Prob. F(1,54) Prob. Chi-Square(1) 0.0000 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 06/11/15 Time: 21:22 Sample: 1 60 Included observations: 60 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C LVNI LCPI LI LO RESID(-1) 0.012714 0.009060 -0.018416 0.081543 -0.052581 0.725331 0.306521 0.030068 0.027691 0.082154 0.058471 0.096492 0.041478 0.301324 -0.665049 0.992562 -0.899274 7.517044 0.9671 0.7643 0.5088 0.3254 0.3725 0.0000 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.511339 0.466092 0.084095 0.381884 66.57320 11.30119 0.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 1.10E-16 0.115089 -2.019107 -1.809672 -1.937185 1.921895 107 Phụ lục 8.2: Kết quả chạy mô hình hồi quy từ Eviews 6.0 Dependent Variable: LV Method: Least Squares Date: 06/13/15 Time: 21:39 Sample: 1 59 Included observations: 59 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C LVNI LCPI LI LO 4.734842 -0.136724 0.181819 -0.197833 0.431577 0.180920 0.045516 0.050263 0.156430 0.122709 26.17094 -3.003862 3.617361 -1.264674 3.517077 0.0000 0.0040 0.0007 0.2114 0.0009 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.435773 0.393979 0.064741 0.226333 80.39958 10.42655 0.000002 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 5.026199 0.083164 -2.555918 -2.379855 -2.487190 1.198019 108 Phụ lục 8.3: Kết quả Kiểm định Breush-Godfrey (BG) từ Eviews 6.0 để kiểm định tự tương quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 9.986776 9.354659 Prob. F(1,53) Prob. Chi-Square(1) 0.0026 0.0022 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 06/13/15 Time: 21:58 Sample: 1 59 Included observations: 59 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C LVNI LCPI LI LO RESID(-1) 0.003296 0.025134 -0.011064 0.070469 -0.070531 0.414172 0.167520 0.042888 0.046671 0.146548 0.115790 0.131059 0.019677 0.586036 -0.237070 0.480863 -0.609133 3.160186 0.9844 0.5603 0.8135 0.6326 0.5450 0.0026 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.158554 0.079172 0.059944 0.190447 85.49225 1.997355 0.094065 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat -1.51E-16 0.062468 -2.694652 -2.483377 -2.612179 2.089468 109 Phụ lục 8.4: Kết quả chạy mô hình hồi quy từ Eviews 6.0 Dependent Variable: LV Method: Least Squares Date: 06/13/15 Time: 22:01 Sample: 1 58 Included observations: 58 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C LVNI LCPI LI LO 3.009668 -0.070806 0.171531 -0.171370 0.114324 0.113786 0.042007 0.050489 0.150969 0.118750 26.45022 -1.685553 3.397407 -1.135129 0.962732 0.0000 0.0978 0.0013 0.2614 0.3401 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.230520 0.172446 0.054989 0.160263 88.55156 3.969418 0.006855 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 3.013218 0.060448 -2.881088 -2.703464 -2.811900 1.951975 110 Phụ lục 8.5: Kết quả Kiểm định Breush-Godfrey (BG) từ Eviews 6.0 để kiểm định tự tương quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic Obs*R-squared 9.52E-05 0.000106 Prob. F(1,52) Prob. Chi-Square(1) 0.9923 0.9918 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 06/13/15 Time: 22:02 Sample: 1 58 Included observations: 58 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C LVNI LCPI LI LO RESID(-1) -4.25E-05 -5.43E-05 8.47E-05 -0.000143 0.000168 -0.001397 0.114958 0.042773 0.051706 0.153119 0.121115 0.143116 -0.000370 -0.001269 0.001638 -0.000935 0.001386 -0.009758 0.9997 0.9990 0.9987 0.9993 0.9989 0.9923 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.000002 -0.096152 0.055516 0.160263 88.55162 1.90E-05 1.000000 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat -1.99E-16 0.053025 -2.846607 -2.633458 -2.763582 1.948920 111 Phụ lục 9.1: Kết quả Kiểm định White không lát cắt từ Eviews 6.0 Heteroskedasticity Test: White F-statistic Obs*R-squared Scaled explained SS 1.489554 5.864559 3.205271 Prob. F(4,55) Prob. Chi-Square(4) Prob. Chi-Square(4) 0.2180 0.2095 0.5241 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 04/08/15 Time: 17:07 Sample: 1 60 Included observations: 60 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C LVNI^2 LCPI^2 LI^2 LO^2 -0.029750 -4.87E-05 0.000926 8.54E-05 0.001996 0.027836 0.000455 0.001190 0.002958 0.001208 -1.068765 -0.107043 0.778132 0.028881 1.652892 0.2898 0.9151 0.4398 0.9771 0.1041 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.097743 0.032124 0.014738 0.011947 170.5121 1.489554 0.217956 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.013025 0.014981 -5.517070 -5.342541 -5.448802 1.470227 112 Phụ lục 9.2: Kết quả Kiểm định White có lát cắt từ Eviews 6.0 Heteroskedasticity Test: White F-statistic Obs*R-squared Scaled explained SS 1.315330 17.42307 9.522564 Prob. F(14,45) Prob. Chi-Square(14) Prob. Chi-Square(14) 0.2364 0.2343 0.7962 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 04/08/15 Time: 17:08 Sample: 1 60 Included observations: 60 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C LVNI LVNI^2 LVNI*LCPI LVNI*LI LVNI*LO LCPI LCPI^2 LCPI*LI LCPI*LO LI LI^2 LI*LO LO LO^2 -2.111986 0.800662 -0.070172 -0.028676 0.034803 -0.004261 0.358876 -0.028493 0.204493 -0.135726 -0.770274 -0.238504 0.300144 0.146311 -0.060409 2.682025 0.551207 0.038936 0.031925 0.117179 0.086675 0.317761 0.015085 0.104109 0.057080 1.211824 0.191070 0.161819 1.023892 0.104691 -0.787459 1.452561 -1.802244 -0.898231 0.297011 -0.049163 1.129389 -1.888804 1.964219 -2.377811 -0.635632 -1.248257 1.854815 0.142897 -0.577020 0.4351 0.1533 0.0782 0.3738 0.7678 0.9610 0.2647 0.0654 0.0557 0.0217 0.5282 0.2184 0.0702 0.8870 0.5668 R-squared Adjusted R-squared S.E. of regression Sum squared resid Log likelihood F-statistic Prob(F-statistic) 0.290384 0.069615 0.014450 0.009396 177.7174 1.315330 0.236399 Mean dependent var S.D. dependent var Akaike info criterion Schwarz criterion Hannan-Quinn criter. Durbin-Watson stat 0.013025 0.014981 -5.423913 -4.900327 -5.219109 1.675915 113 Phụ lục 10.1: Kết quả Kiểm định Wald cho biến LVNI từ Eviews 6.0 Wald Test: Equation: EQ01 Test Statistic F-statistic Chi-square Value 31.27881 31.27881 df Probability (1, 55) 1 0.0000 0.0000 Value Std. Err. Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) C(2) -0.238174 0.042586 Restrictions are linear in coefficients. Phụ lục 10.2: Kết quả Kiểm định Wald cho biến LCPI trên Eviews 6.0 Wald Test: Equation: EQ01 Test Statistic F-statistic Chi-square Value 9.574756 9.574756 df Probability (1, 55) 1 0.0031 0.0020 Value Std. Err. Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) C(3) 0.120980 0.039098 Restrictions are linear in coefficients. 114 Phụ lục 10.3: Kết quả Kiểm định Wald cho biến LI trên Eviews 6.0 Wald Test: Equation: EQ01 Test Statistic F-statistic Chi-square Value 4.139050 4.139050 df Probability (1, 55) 1 0.0467 0.0419 Value Std. Err. Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) C(4) -0.234839 0.115430 Restrictions are linear in coefficients. Phụ lục 10.4: Kết quả Kiểm định Wald cho biến LO trên Eviews 6.0 Wald Test: Equation: EQ01 Test Statistic F-statistic Chi-square Value 198.2967 198.2967 df Probability (1, 55) 1 0.0000 0.0000 Value Std. Err. Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) C(5) 1.158720 Restrictions are linear in coefficients. 0.082285 115 Phụ lục 11: Dữ liệu thô của giá vàng trong nước và các nhân tố kinh tế vĩ mô VNI (điểm) CPI (%) I (%) O (USD/thùng) 1 V (đồng/lượng) 17,130,000 308.50 19.38 9.39 41.92 2 18,110,000 2 266.91 15.48 9.15 39.26 3 19,100,000 3 261.54 12.01 9.15 48.06 4 19,370,000 4 320.20 9.21 9.6 49.95 5 19,480,000 389.33 5.57 9.96 59.21 6 20,570,000 470.46 3.94 9.96 69.7 7 20,480,000 7 440.21 3.34 10.26 64.29 8 20,840,000 8 505.51 1.98 10.35 71.14 9 21,260,000 559.63 2.40 10.464 69.47 10 22,330,000 10 591.51 2.99 10.464 75.82 11 24,580,000 11 535.58 4.33 12 78.15 12 27,160,000 473.91 6.50 12 74.6 1 26,360,000 13 501.76 5.94 12 78.4 2 26,540,000 14 495.46 7.78 12 76.45 3 26,100,000 15 513.77 8.75 13.86 81.29 4 26,500,000 521.25 9.23 13.23 84.56 5 27,750,000 17 515.05 9.05 13.23 74.12 6 28,300,000 18 507.66 8.69 13.25 75.4 7 27,710,000 501.31 8.19 13 76.55 8 29,200,000 458.67 8.18 13.251 76.67 9 31,430,000 21 454.24 8.92 13.251 75.55 10 33,350,000 22 453.20 9.66 13.251 81.99 11 36,400,000 23 441.19 11.09 15.3 84.31 12 35,780,000 474.35 11.76 15.3 89.23 1 35,200,000 227.60 12.16 16.418 89.58 STT Năm 1 6 2009 5 9 12 2010 16 19 20 25 2011 24 Tháng 116 2 37,660,000 26 252.88 12.31 16.418 89.74 3 36,820,000 27 257.87 13.90 17.91 102.98 4 37,720,000 300.83 17.51 18.075 110.15 5 37,790,000 29 364.62 19.78 18.075 101.36 6 37,580,000 30 483.76 20.82 18.09 96.29 7 40,060,000 454.12 22.16 18.09 97.47 8 47,800,000 333.02 23.02 17.55 86.34 9 44,050,000 274.13 22.43 16.695 85.61 10 45,300,000 233.26 21.59 15.51 86.43 11 45,070,000 286.85 19.83 15.315 97.16 12 40,800,000 36 258.69 18.12 15.44 98.58 1 44,650,000 37 215.57 17.27 15.36 100.32 2 44,980,000 38 200.30 16.44 15.1 102.26 3 43,850,000 188.86 14.14 14.7 106.21 4 42,380,000 40 201.52 10.54 14.3 103.35 5 41,800,000 41 208.51 8.34 12.6 94.72 6 41,780,000 42 201.17 6.89 12.5 82.41 7 41,880,000 196.59 5.35 12.49 87.93 8 44,950,000 44 191.38 5.04 12.49 94.16 9 47,050,000 45 186.59 6.48 12.37 94.56 10 45,750,000 46 179.38 7.00 12.37 89.44 11 46,820,000 175.81 7.08 11.94 86.73 12 46,230,000 48 184.57 6.81 12 88.25 1 45,200,000 49 454.49 7.06 11.86 94.83 2 43,450,000 50 482.61 7.02 11.68 95.32 3 43,750,000 480.09 6.65 10.32 92.96 4 42,100,000 490.24 6.61 10.2 91.83 28 31 32 33 34 35 2012 39 43 51 52 2013 47 117 5 40,800,000 53 541.79 6.35 10.08 94.76 6 37,000,000 54 503.98 6.69 10.08 95.8 7 37,550,000 491.57 7.29 9.69 104.85 8 38,250,000 56 494.78 7.50 9.69 106.54 9 37,703,100 57 478.38 6.30 9.63 106.26 10 37,174,290 498.09 5.92 9.63 100.49 11 36,194,620 502.59 5.78 9.63 93.85 12 35,175,000 506.94 6.03 9.63 97.89 55 58 59 60 118 Phụ lục 12: Dữ liệu đã qua chuyển đổi Logarith tự nhiên của giá vàng trong nước và các nhân tố kinh tế vĩ mô. 2011 2010 2009 Năm 2012 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 LV 16.65634187 16.71197483 16.76519889 16.77923604 16.78489886 16.83934426 16.83495936 16.85238477 16.87233793 16.92144162 17.01744366 17.11725586 17.08735827 17.09416359 17.07744587 17.09265529 17.1387464 17.15837236 17.13730392 17.18967927 17.26327341 17.32256833 17.41007933 17.39289964 17.37655664 17.44410908 17.42155173 17.44570102 17.44755508 17.44198255 17.50588889 17.6825362 17.60083591 17.62881759 17.62372739 17.52419264 17.61436487 17.6217285 17.59628528 17.56218711 LVNI 5.7317218 5.5869115 5.5665872 5.7689458 5.9644273 6.1537109 6.0872519 6.2255678 6.3272759 6.3826786 6.2833503 6.1610174 6.2181219 6.2054866 6.2417757 6.2562298 6.244264 6.2298119 6.2172247 6.128331 6.1186257 6.1163335 6.0894756 6.1619454 5.4275809 5.5329317 5.5524676 5.7065314 5.8988557 6.1815968 6.1183632 5.8082089 5.6136189 5.4521353 5.6589674 5.5556127 5.3732625 5.2998162 5.2410007 5.3058911 LCPI 2.964376371 2.739408501 2.485672227 2.219842666 1.717786063 1.371985968 1.205342668 0.681609896 0.877150824 1.095007057 1.465657028 1.87111748 1.781369592 2.051133518 2.168494066 2.22257605 2.20249149 2.162623117 2.103070752 2.101913927 2.188466877 2.268135588 2.406054201 2.464300306 2.498433955 2.510580837 2.631615554 2.862785261 2.984780825 3.035859394 3.098405257 3.136158069 3.110209194 3.072275064 2.987429074 2.896844996 2.84899989 2.799500201 2.649333186 2.355170554 LI 2.239645293 2.213753879 2.213753879 2.261763098 2.298577072 2.298577072 2.32825284 2.33698652 2.347940795 2.347940795 2.48490665 2.48490665 2.48490665 2.48490665 2.629006994 2.582486978 2.582486978 2.583997552 2.564949357 2.584073021 2.584073021 2.584073021 2.727852828 2.727852828 2.798378294 2.798378294 2.885359216 2.894529768 2.894529768 2.895359299 2.895359299 2.86505395 2.815109273 2.741484977 2.72883274 2.736961545 2.731766728 2.714694744 2.687847494 2.660259537 LO 3.73576304 3.670206189 3.87245023 3.911022505 4.081090447 4.244200318 4.163404098 4.264649767 4.240895005 4.32836211 4.358630057 4.312140507 4.361823927 4.336636932 4.398023008 4.437461342 4.305685401 4.322807275 4.337944122 4.339510498 4.324794689 4.406597289 4.434500482 4.491217306 4.495132081 4.496916601 4.634534795 4.701843073 4.618678536 4.567364471 4.579544638 4.45829299 4.449802099 4.459334838 4.576359104 4.590868401 4.608365077 4.62751859 4.665418266 4.638121286 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 2013 119 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 17.5484069 17.54792831 17.55031894 17.62106132 17.66672142 17.63870235 17.66182102 17.6491395 17.62660764 17.58712141 17.59400217 17.5555583 17.52419264 17.42642847 17.44118394 17.45965412 17.44525288 17.43112795 17.40442105 17.37584616 5.3399846 5.3041429 5.2811331 5.2542793 5.2288949 5.1894786 5.1693982 5.2180478 6.1191759 6.1792089 6.1739736 6.1948951 6.2948785 6.2225366 6.1976044 6.2041132 6.1704054 6.2107808 6.2197747 6.2283927 2.121259743 1.930680181 1.677605794 1.618090853 1.868043606 1.94527027 1.957004523 1.918137024 1.955106228 1.948626385 1.894065246 1.888147483 1.84921401 1.900732015 1.986050816 2.014290001 1.839957501 1.778453258 1.755084906 1.797373392 2.533696814 2.525728644 2.524928324 2.524928324 2.515274186 2.515274186 2.479894108 2.48490665 2.473171394 2.457877977 2.33408376 2.32238772 2.310553263 2.310553263 2.271094426 2.271094426 2.264883226 2.264883226 2.264883226 2.264883226 4.550925171 4.411706789 4.476541043 4.544995463 4.549234554 4.493568009 4.462799845 4.480173696 4.552085815 4.557239652 4.532169293 4.519939042 4.551347379 4.562262685 4.652530757 4.668520501 4.665888921 4.61005822 4.541697763 4.583844399 120 Phụ lục 13: Hai bảng thể hiện dữ liệu được chuyển đổi để khắc phục tự tương quan STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 LV 4.8749 4.88858 4.8648 4.86048 4.9109 4.86783 4.88837 4.89594 4.93086 4.99197 5.02355 4.92272 4.95078 4.92922 4.95631 4.99159 4.97847 4.94345 5.0108 5.04717 5.05416 5.09954 5.02017 5.01603 5.0952 5.02463 5.06481 5.04951 5.04262 5.11048 5.24171 5.03448 5.12052 5.09554 4.99963 5.16053 5.10382 5.07314 Phụ lục 13.1 LVNI LCPI 1.51358 1.59616 1.81297 1.86464 1.915 1.71402 1.89957 1.90298 1.88611 1.7474 1.69566 1.8397 1.78649 1.83175 1.82042 1.79818 1.79223 1.78992 1.70997 1.76344 1.76804 1.74281 1.83437 1.0485 1.67574 1.62041 1.76059 1.84342 1.98949 1.72532 1.4601 1.48593 1.46273 1.78433 1.53398 1.42508 1.48123 1.47461 0.63273 0.53887 0.45336 0.14022 0.15122 0.23032 -0.175 0.39275 0.47165 0.68747 0.82953 0.45163 0.78518 0.71083 0.6815 0.62298 0.59739 0.56617 0.60734 0.69471 0.71287 0.79417 0.7544 0.74714 0.73503 0.84743 0.99259 0.9503 0.91468 0.94093 0.93423 0.88145 0.86196 0.80407 0.77378 0.79031 0.77482 0.65983 LI 0.62212 0.64052 0.68853 0.69122 0.66506 0.69473 0.68238 0.68713 0.67934 0.81631 0.71897 0.71897 0.71897 0.86307 0.71414 0.7472 0.74871 0.72859 0.76125 0.74766 0.74766 0.89144 0.78926 0.85979 0.80967 0.89665 0.84401 0.83749 0.83832 0.83773 0.80742 0.77902 0.74089 0.78056 0.79768 0.7867 0.77332 0.75861 Phụ lục 13.2 LVNI LCPI LO STT LV 1.01533 1 2.9338 0.98923 0.28515 1.26416 2 2.90452 1.17292 0.23728 1.15901 3 2.90975 1.13766 -0.0416 1.30166 4 2.9619 1.1673 0.09499 1.34391 5 2.8986 0.94613 0.16968 1.1472 6 2.93642 1.21226 -0.2673 1.30586 7 2.93575 1.14127 0.46292 1.21016 8 2.96764 1.12303 0.31416 1.31451 9 3.01474 0.99109 0.49835 1.28261 10 3.02182 0.99497 0.55386 1.21461 11 2.90833 1.15976 0.119 1.29734 12 2.97681 1.04878 0.60408 1.23684 13 2.94401 1.11539 0.39598 1.31613 14 2.97974 1.0859 0.39647 1.31194 15 3.00416 1.06821 0.34971 1.15214 16 2.97688 1.07118 0.34758 1.26291 17 2.94713 1.07125 0.32662 1.26588 18 3.02852 0.99223 0.38031 1.25669 19 3.03789 1.07775 0.45117 1.24086 20 3.0303 1.06092 0.4343 1.33312 21 3.07286 1.03384 0.50832 1.30289 22 2.9753 1.13552 0.43595 1.33977 23 3.00299 0.31294 0.44463 1.30338 24 3.08382 1.2553 0.43543 1.30238 25 2.98151 0.94845 0.55269 1.43873 26 3.04998 1.11082 0.65278 1.40824 27 3.01856 1.13744 0.55228 1.27724 28 3.01781 1.25029 0.53362 1.28503 29 3.08844 0.92755 0.57415 1.33368 30 3.19246 0.76827 0.55693 1.20377 31 2.9326 0.90044 0.50683 1.28145 32 3.10174 0.86689 0.5085 1.29702 33 3.04226 1.19778 0.45843 1.40727 34 2.95636 0.81848 0.45136 1.33861 35 3.15573 0.80997 0.48003 1.3458 36 3.03449 0.90978 0.45791 1.35251 37 3.02656 0.88065 0.34913 1.3768 38 3.02284 0.98999 0.2078 LI 0.39105 0.43168 0.41513 0.38789 0.42805 0.4038 0.4135 0.40381 0.5439 0.39164 0.43067 0.43067 0.57477 0.36806 0.46084 0.44909 0.42837 0.46909 0.44241 0.44786 0.59164 0.4318 0.5433 0.4649 0.57198 0.48446 0.49905 0.50249 0.50157 0.4715 0.45525 0.42851 0.48347 0.48468 0.46684 0.45786 0.44851 0.44591 LO 0.85703 0.65209 0.83691 0.82196 0.6083 0.84585 0.68652 0.82924 0.75551 0.7003 0.81029 0.71662 0.82017 0.78419 0.62606 0.80091 0.75946 0.74908 0.73694 0.83555 0.76832 0.81733 0.76614 0.77974 0.91649 0.83132 0.71255 0.77287 0.81839 0.66898 0.79875 0.78317 0.88717 0.77431 0.80903 0.81286 0.83446 0.77049 121 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 5.05712 5.06758 5.07689 5.07962 5.14866 5.14405 5.08358 5.12661 5.0975 5.08398 5.06051 5.09545 5.05212 5.04807 4.9726 5.05683 5.06482 5.03729 5.0334 5.01673 5.00713 1.5813 1.56927 1.5092 1.51166 1.50116 1.49486 1.47349 1.48142 1.54434 2.41089 1.83052 1.78263 1.80727 1.89238 1.74899 1.77547 1.79969 1.76136 1.82569 1.80599 1.80822 0.47238 0.44752 0.42318 0.30554 0.42588 0.71812 0.61772 0.57457 0.52736 0.59195 0.5592 0.50924 0.5421 0.50737 0.58656 0.63527 0.60287 0.40847 0.47086 0.4912 0.5501 0.7501 0.64314 0.72512 0.72998 0.73055 0.7209 0.72776 0.69238 0.72253 0.70724 0.70028 0.58736 0.66364 0.66011 0.66852 0.62907 0.65711 0.6509 0.65531 0.65531 0.65531 1.32257 1.25477 1.17752 1.3413 1.36367 1.31927 1.26059 1.26938 1.30862 1.36818 1.32223 1.2935 1.29908 1.33918 1.32778 1.41029 1.36213 1.34813 1.29417 1.26549 1.35622 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 3.03972 3.04484 3.04384 3.11178 3.07948 3.02087 3.08814 3.04178 3.03993 3.02188 3.06623 3.00889 3.02222 2.94837 3.06287 3.03707 3.00635 3.01349 2.99838 2.99547 0.93519 0.87994 0.90649 0.895 0.89291 0.87406 0.89056 0.9503 1.79163 0.86378 1.0486 1.09245 1.16769 0.99016 1.07414 1.08775 1.0397 1.1194 1.07391 1.08403 0.2581 0.24372 0.13585 0.30336 0.54735 0.32976 0.32687 0.29697 0.38049 0.32183 0.28501 0.3379 0.29 0.38311 0.40006 0.34814 0.16673 0.30707 0.30239 0.35313 0.34236 0.46722 0.43922 0.43783 0.42795 0.43868 0.40055 0.4449 0.41751 0.41669 0.30655 0.42811 0.394 0.40382 0.36099 0.40486 0.3874 0.39431 0.39254 0.39254 0.72444 0.67437 0.86912 0.82583 0.77244 0.73157 0.7639 0.79961 0.84344 0.7736 0.7633 0.7804 0.81826 0.79078 0.87786 0.79662 0.80193 0.75359 0.74654 0.84877 [...]... Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng theo chức năng của Ngân hàng Trung Ương”, chủ nhiệm đề tài Nguyễn Vân Anh cũng đưa ra các góc nhìn mới về thị trường vàng nhưng chưa chỉ ra được các nhân tố tác động đến thị trường vàng Việt Nam Để nghiên cứu, đánh giá các nhân tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam và em xin chọn đề tài “PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ... vai trò của vàng đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng  Mục tiêu 2: Xác định các yếu tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam  Mục tiêu 3: Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam  Mục tiêu 4: Đề xuất một số gợi ý chính sách để phát triển thị trường vàng trong thời gian tới 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Giá vàng trong... VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM cho luận văn tốt nghiệp của mình 3 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số chính sách phát triển và duy trì sự ổn định của thị trường vàng trong thời gian tới 2.2 Mục tiêu cụ thể  Mục tiêu 1: Giới thiệu một số khái niệm về vàng đồng thời nêu ra vai trò của. .. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tóm tắt mối quan hệ giữa giá vàng và các nhân tố vĩ mô dựa trên các nghiên cứu trên thế giới 32 Bảng 1.2.Tóm tắt kỳ vọng tương quan giữa các nhân tố kinh tế vĩ mô với giá vàng trong nước 32 Bảng 2.1: Mô tả các biến số kinh tế vĩ mô 33 Bảng 3.1: Thống kê mô tả giá vàng và các biến kinh tế vĩ mô 49 Bảng 3.2 Kiểm định nghiệm đơn vị ở sai phân. .. Ý CHÍNH SÁCH 6 Những đóng góp của đề tài Trên giác độ nghiên cứu về giá vàng, những đóng góp của đề tài là xây dựng mô hình hồi quy kinh tế tổng quát từ đó đưa ra những phân tích tương đối chuẩn xác về sự ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013 Dựa trên những phân tích đó có thể đề xuất một số gợi ý chính sách cho Ngân... kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới và trong điều kiện thông tin hiện đại đã khiến cho giá vàng tại Việt Nam cũng tăng nhanh Do vàng ở Việt Nam chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu, giá vàng Việt Nam liên thông với giá vàng thế giới thông qua tỷ giá USD Tuy vậy, mức tăng của giá vàng Việt Nam có lúc vượt xa mức tăng của giá vàng thế giới là do yếu tố tâm lý làm cho người dân đổ xô đi mua vàng, làm... nguyên nhân chủ yếu dẫn đến giá vàng thế giới tăng), các chính sách thắt chặt thị trường vàng của NHNN Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ vàng miếng ở thị trường nội địa, Việt Nam là nước nhập khẩu trên 95% vàng nguyên liệu từ thị trường bên ngoài,… Năm 2013 đánh dấu sự trượt dốc của giá vàng mà nguyên chủ yếu là do sự can thiệp của NHNN Việt Nam Dù nhiều nhà đầu tư vàng trong nước đã thua lỗ đậm do giá vàng. .. (2011) cho thấy rằng: sự biến động của giá vàng ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi nhuận đầu tư trên thị trường chứng khoán Hong Kong Nỗi sợ hãi của người Mỹ được đo bằng chỉ số biến động của thị trường (VIX - Volatility Index) Vàng và chỉ số biến động của thị trường có quan hệ nhân quả theo chiều giá vàng tăng thì độ hỗn loạn của nền kinh tế tăng (vàng tăng VIX tăng) Khi giá vàng biến động tăng điều này... minh qua thực tế giá vàng liên tục tăng cao trong năm 2011 và 2012 trước khi được kiềm hãm trong năm 2013 Nguyên nhân có sự tăng giá vàng trong giai đoạn này là do giá vàng Việt Nam tăng theo giá vàng thế giới (NHTW của các nước lớn như: Mỹ, Đức, Nga,… đồng loạt tăng lượng vàng dự trữ, đồng USD yếu, nỗi lo khủng hoảng kinh tế ở Mỹ và Châu Âu, chính sách nới lỏng tiền tệ của các nền kinh tế lớn, là... các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng như chỉ số chứng khoán (VN-Index), lạm phát , lãi suất huy động và giá dầu thế giới Nghiên cứu tiến hành lấy số liệu của các nhân tố trên từ các nguồn đáng tin cậy trong và ngoài nước như: Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới,… 3.2 Phạm vi thời gian Giá vàng trong nước, chỉ số chứng khoán (VN-Index), lạm phát, lãi suất huy động ... vàng Việt Nam Để nghiên cứu, đánh giá nhân tố vĩ mô tác động đến giá vàng Việt Nam em xin chọn đề tài “PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM cho... niệm vàng đồng thời nêu vai trò vàng giới nói chung Việt Nam nói riêng  Mục tiêu 2: Xác định yếu tố vĩ mô tác động đến giá vàng Việt Nam  Mục tiêu 3: Phân tích ảnh hưởng nhân tố vĩ mô tác động. .. 1.2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng Giá vàng giới tăng mạnh điều kiện kinh tế Việt Nam hội nhập với giới điều kiện thông tin đại khiến cho giá vàng Việt Nam tăng nhanh Do vàng Việt

Ngày đăng: 19/10/2015, 16:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan