GIỚI THIỆU một số TRIẾT lý về KINH DOANH của NGƯỜI NHẬT

17 1.4K 2
GIỚI THIỆU một số TRIẾT lý về KINH DOANH của NGƯỜI NHẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Tiểu luận triết học GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRIẾT LÝ VỀ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT Nhóm 12 Lớp D1 Khóa 24 thực hiện Nhóm trưởng (STT 06): ĐÀO THỊ KIM CHI Thành viên 1 (STT 08) : NGUYỄN THỊ DIỆU Thành viên 2 (STT 12) : LÊ THỊ HỒNG HẢI Giảng viên phụ trách: TS.Bùi Văn Mưa TP.Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Triết lý kinh doanh là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ thống giá trị và là mục tiêu chung của doanh nghiệp; chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Triết lý kinh doanh cũng là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, nó đề ra mục tiêu và phương pháp hành động mà toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp phải đạt tới. Kinh doanh là một trong những lĩnh vực hoạt động tổng hợp, không chỉ được nhìn nhận từ những góc độ khoa học, mà cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu “Vì con người, tất cả cho con người”. Mối quan hệ kinh tế và văn hóa là quan hệ biện chứng, không thể nói cái nào quyết định cái nào. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Không thể loại trừ hoạt động kinh tế trong văn hóa, cũng không thể loại trừ hoạt động văn hóa trong kinh tế. Một trong các yếu tố cấu thành nền văn hóa kinh doanh, ta không thể không nhắc đến triết lý kinh doanh. Một hệ thống các giá trị cốt lõi có vai trò như kim chỉ nam định hướng các hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Nằm trong một hệ thống tạo nên văn hóa kinh doanh, triết lý kinh doanh giữ vị trí đầu tiên cũng là vị trí quan trọng quyết định giá trị của tổ chức. Người Nhật nổi tiếng thế giới với một phong cách làm việc đặc biệt và hiệu quả. Vì vậy, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật ”. Qua quá trình nghiên cứu, nhóm kỳ vọng sẽ hiểu biết nhiều hơn về triết lý kinh doanh của người Nhật Bản, từ đó biết được nền tảng tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và nước Nhật nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm những mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: - Hệ thống lại kiến thức về triết học về triết lý kinh doanh. - Tìm hiểu về triết lý về kinh doanh của người Nhật. 3. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu và phân tích Triết lý kinh doanh của người Nhật, các phương pháp được sử dụng bao gồm: - Xem tài liệu Triết học liên quan đến Triết lý kinh doanh. Thu thập, tổng hợp tài liệu thông qua các bài báo, tạp chí về triết học và triết lý kinh doanh của người Nhật. 4. Phạm vi nghiên cứu Những Triết lý kinh doanh của người Nhật. Kết cấu đề tài: tên đề tài: “Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật” Chương 1: Lý luận chung về triết lý kinh doanh. Chương 2: Những Triết lý về kinh doanh của người Nhật. Chương 3: Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................................2 MỤC LỤC......................................................................................................................................4 1.1. Khái niệm chung về triết lý kinh doanh.............................................................................1 1.2. Nội dung và hình thức biểu hiện của Triết lý kinh doanh..................................................2 CHƯƠNG II...................................................................................................................................4 2.1. Doanh nghiệp giống như một đại gia đinh.......................................................................5 2.2. Đối nhân xử thế khéo léo.................................................................................................6 2.3. Phát huy tính tích cực của nhân viên................................................................................6 2.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo........................................................7 2.5. Công tác đào tạo và sử dụng người..................................................................................8 CHƯƠNG III................................................................................................................................10 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................11 PHỤ LỤC.....................................................................................................................................12 BIÊN BẢN HỌP NHÓM ...............................................................................................................13 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 1.1. Khái niệm chung về triết lý kinh doanh 1.1.1. Triết lý là gì? Triết lý là phương châm, nguyên tắc mà cá nhân hay tổ chức luôn cố gắng tuân thủ nó để đạt được mục tiêu hay nguyện vọng mà họ đang theo đuổi. Trong cuộc sống có bao nhiêu lĩnh vực thì con người có thể đưa ra bằng đó triết lý để thực hiện theo nó. Do vậy, ta thường bắt gặp các khái niệm rất phổ biến liên quan đến triết lý như triết lý sống, triết lý kinh doanh,… Khái niệm triết lý có quan hệ chặt chẽ với khái niệm triết học. Theo từ điển Hán – Việt: “Triết” nghĩa là trí (sự nhận thức, hiểu biết sâu rộng về thế giới: trời, đất, người…và đạo lý). Ở phương Tây “triết học” (philosophy) xuất phát từ tiếng Hy Lạp thời cổ đại, chuyển sang tiếng Latinh là philosophia = philo (yêu) +sophia (sự thông thái) => “Triết học” có nghĩa là môn học về sự thông thái. Triết lý là những tư tưởng có tính triết học,tức là sự phản ánh đã đạt đến trình độ sâu sắc và khái quát cao, được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hành động của con người – Theo “Bài giảng văn hóa kinh doanh”, Trường Đại học kinh tế quốc dân 1.1.2. Triết lý kinh doanh Có một số cách hiểu khác nhau về triết lý kinh doanh, dựa trên các cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, theo quan niệm phổ biến nhất thì triết lý kinh doanh là “Những tư tưởng khái quát sâu sắc được chắt lọc, đúc kết từ thực tiễn kinh doanh có tác dụng định hướng, chỉ dẫn các hoạt động của chủ thể kinh doanh”. Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Doan và PGS.TS. Đỗ Minh Cương trong cuốn “Triết lý kinh doanh với quản lý doanh nghiệp” định nghĩa : Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường Nhóm 12 Trang 1 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh. Ở Nhật Bản, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có triết lý kinh doanh. Họ coi triết lý kinh doanh như kim chỉ nam của doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh, tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong ngành và trong xã hội. 1.2. Nội dung và hình thức biểu hiện của Triết lý kinh doanh. 1.2.1. Nội dung của triết lý kinh doanh Thông thường, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp thường biểu hiện trong bản sứ mệnh, hệ thống mục tiêu và hệ thống giá trị của doanh nghiệp. Một văn bản triết lý kinh doanh thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp hay còn gọi là tôn chỉ. Đây là phần nội dung có tính khái quát cao, được chắt lọc sâu sắc. Sứ mệnh kinh doanh này là một bản tuyên bố “Lý do tồn tại” của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào?. 1.2.2. Hình thức văn bản của Triết lý kinh doanh. Hình thức tồn tại của Triết lý kinh doanh rất phong phú đa dạng. Triết lý kinh doanh được biểu hiện bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau: - Có nhiều văn bản triết lý kinh doanh được in ra thành cuốn sách nhỏ phát cho nhân viên, có thể là một văn bản nêu rõ thành từng mục, hoặc dưới dạng một vài khẩu hiệu chứ không thành văn bản. Thậm chí có thể rút gọn trong một chữ. - Độ dài của văn bản triết lý cũng rất khác nhau giữa các chủ thể công ty và điều này còn phụ thuộc và nền văn hóa dân tộc của họ. - Văn phong của các bản triết lý doanh nghiệp thường giản dị mà hùng hồn, ngắn gọn mà sâu lắng, dễ hiểu và dễ nhớ. Triết lý kinh doanh được xem như một thông điệp quảng cáo. 1.2.3. Vai trò của triết lý kinh doanh trong sự thành công của doanh nghiệp Nhóm 12 Trang 2 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là cốt lõi về phong cách và phong thái của doanh nghiệp đó. Là cái ổn định, rất khó thay đổi, nó phản ánh cái tinh thần và cái ý thức của doanh nghiệp ở trình độ bản chất, có tính khái quát, cô đọng và có hệ thống hơn so với các yếu tố ý thức đời thường và tâm lý xã hội. Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và là cơ sở quản lý chiến lược của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh thể hiện quan điểm chủ đạo của những người sáng lập về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời triết lý kinh doanh cũng thể hiện vai trò như kim chỉ nam định hướng cho doanh nghiệp nói chung, và cho các bộ phận cũng như các cá nhân trong doanh nghiệp nói riêng. Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi nhằm tạo nên một phong cách làm việc, sinh hoạt chung cho doanh nghiệp, đậm đà bản sắc văn hóa của nó. Triết lý kinh doanh chứa đựng trong nó những chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc hành động để biểu dương những hành vi tốt và hạn chế những hành vi xấu. Vì vậy, yếu tố đạo lý được chú ý trong khi soạn thảo các quyết định trong kinh doanh, sự tôn trong các nguyên tắc đạo đức là cơ sở để đánh giá tinh thần trách nhiệm cá nhân. Trong triết lý của các công ty ưu tú những đức tính tốt như trung thực, liêm chính, tính đồng đội và sẵn sàng hợp tác, tôn trọng cá nhân, tôn trong kỷ luật thường được nêu ra. Nhóm 12 Trang 3 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa CHƯƠNG II TRIẾT LÝ VỀ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT Nhật Bản là một đảo quốc nhỏ bé, tài nguyên thiên nhiên ít ỏi, lại gặp nhiều thiên tai. Nhưng người Nhật Bản đã là được rất nhiều điều kỳ diệu khiến thế giới phải ngưỡng mộ: chỉ mấy chục năm mà nước Nhật đã từ một tàn tích chiến tranh trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, giúp 1/40 dân số thế giới sỡ hữu 1/7 số của cải của thế giới, thu nhập bình quân đầu người đứng hàng đầu. Doanh nhân Nhật là những người rất giỏi trong việc học hỏi và tiếp thu trí tuệ của các dân tộc khác. Họ vận dụng Nho giáo của Trung Quốc vào hoạt động kinh doanh: lấy tư tưởng Nho gia “dĩ hoà vi quý” làm chổ dựa tinh thần của văn hoá doanh nghiệp, lấy “Lễ trị” và “Đức trị” của Khổng Tử làm “kinh thánh” quản lý doanh nghiệp, lấy Luận ngữ của Khổng Tử làm kim chỉ nan của kinh doanh. Trước tiên họ coi tư tưởng Nho giáo “dĩ hoà vi quý” là chổ dựa tinh thần của văn hoá doanh nghiệp. “Dĩ hoà vi quý” là tinh hoa của tư tưởng Nho gia, Nho gia ra sức đề xướng “đạo trung dung”, tôn sùng triết lý đối nhân xử thế “ôn, lương, cung, kiệm, nhượng”, khuyên mọi người sống với nhau hoà mục, dù chịu ấm ức, bị chửi rủa cũng không oán hờn tức giận. Mục đích của việc này là bồi dưỡng tư tưởng “dĩ hoà vi quý” cho dân chúng, từ đó tăng cường sức mạnh đoàn kết của quốc gia và toàn thể. Dân tộc Nhật Bản coi tư tưởng Nho gia “dĩ hoà vi quý” là tinh hoa của tinh thần dân tộc, còn doanh nhân Nhật Bản coi tư tưởng “dĩ hoà vi quý” là tinh hoa của văn hoá doanh nghiệp, từ đó bồi dưỡng thành công “tinh thần tập thể” nổi tiếng thế giới. Thứ đến, họ coi “Lễ trị” và “Đức trị” của Khổng Tử là “kinh thánh” của quản lý doanh nghiệp, doanh nhân Nhật không áp dụng biện pháp quản thúc và xử phạt nghiêm khắc mà dùng “lễ” và “đức” để giáo hoá, quản lý nhân viên, khiến họ tự nguyện tự giác tuân thủ nội quy, chế độ của doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích chung của doanh nghiệp, tận trách, cống hiến hết sức mình vì sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa họ đặt lễ nghi, đạo đức lên vị trí hàng Nhóm 12 Trang 4 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa đầu trong việc xây dựng doanh nghiệp; họ đưa vào giáo dục lễ nghi đạo đức để làm cho bộ máy của doanh nghiệp làm việc có hiệu quả cao và đội ngũ nhân viên tràn đầy nhiệt huyết. Tiếp đến, họ coi Luận ngữ của Khổng tử là kim chỉ nan kinh doanh của doanh nghiệp, “phải kiếm của cải bằng con đường chân chính và phải coi Luận ngữ là nền tảng của bàn tính kinh doanh”; không ít công ty lớn của Nhật Bản còn thể hiện các tư tưởng “hoà”, “nhân”, “trung”, “nghĩa” mà Luận ngữ đề xướng vào slogan của công ty. Để hiểu rõ hơn, nhóm xin phân tích một số triết lý về kinh doanh của người Nhật: 2.1. Doanh nghiệp giống như một đại gia đinh. Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản nổi tiếng đều áp dụng mô hình quản lý kiểu gia đình, mặc dù mỗi doanh nghiệp có đặc điểm độc đáo riêng trong cách quản lý nhưng phân tích về mặt tổng thể thì những doanh nghiệp đó có rất nhiều đặc điểm chung. “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà” vốn là tinh hoa văn hoá truyền thống Nho gia Trung Quốc. Nhưng người Nhật Bản lại đưa di sản văn hoá này vào sâu thẳm tâm hồn dân tộc hình thành nên tinh thần dân tộc “thân hoà nhất trí” độc đáo và ngấm sâu vào trong văn hoá doanh nghiệp của người Nhật Bản, trở thành một quan niệm kinh doanh và triết lý sử thế, từ đó hun đúc nên “tinh thần tập thể” số một thế giới. Nếu ví doanh nghiệp với một cỗ máy lớn vận hành ngày đêm thì tinh thần “dĩ hoà vi quý” chính là chất kết dính và chất bôi trơn cho cỗ máy này. Một mặt nó giống như một chất kết dính mạnh mẽ, đoàn kết chặt chẽ nhân viên trong doanh nghiệp lại với nhau, làm cho họ trở nên một chỉnh thể hữu cơ thống nhất; mặt khác nó lại giống như một chất bôi trơn, có thể hoá giải mọi ân oán, khúc mắc, xoá bỏ mâu thuẫn và ngăn cách giữa các nhân viên một cách hữu hiệu nhất. Từ đó làm cho cả tập thể trở nên thân thiết, gắn bó và giàu sức sống. Nhóm 12 Trang 5 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa . Triết lí kinh doanh được hình thành luôn trên cơ sở đề cao ý nghĩa cộng đồng và phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hướng tới những giá trị mà xã hội tôn vinh. Đã có thời người ta hỏi nhau làm ở đâu hơn là hỏi gia đình như thế nào. Sự dìu dắt của lớp trước đối với lớp sau, sự gương mẫu của những người lãnh đạo làm cho tinh thần cộng đồng ấy càng bền chặt. Trong nhiều chục năm chế độ tuyển dụng chung thân suốt đời và thăng tiến nội bộ đã làm sâu sắc thêm điều này. Có một nhà văn từng nói: “Một người Nhật là một con giun, nhưng ba người Nhật ở cùng nhau sẽ biến thành một con rồng” nguyên nhân chính là do người Nhật đã phát huy hữu hiệu tinh thần “hoà”, thông qua sự đoàn kết dân tộc mà sinh ra một “hợp lực” tăng trưởng với cấp số nhân. 2.2. Đối nhân xử thế khéo léo. Trong quan hệ con người với nhau, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân đã tạo một sức ép vô hình lên tất cả, khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức. Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có trục trặc gì thì lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật Bản. Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau: “Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh. Không phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng. Phê bình khiển trách trong bầu không khí hòa hợp, không đối đầu, Win - Win.” 2.3. Phát huy tính tích cực của nhân viên Nhóm 12 Trang 6 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Nhân tài là yếu tố cơ bản nhất và là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Đây là nhận thức chung của doanh nhân Nhật Bản về tầm quan trọng của nhân tài. Người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái “tâm” có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim. Nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Doanh nhân Nhật Bản ý thức rõ ràng rằng: chỉ khi được toàn thể nhân viên tín nhiệm và kính trọng, người lãnh đạo doanh nghiệp mới có thể đưa doanh nghiệp vươn lên, chiến thắng mọi trở ngại khó lường trong quá trình phát triển. Mà muốn được nhân viên tín nhiệm và kính trọng, điểm mấu chốt là phải coi nhân viên như con cái của mình, đồng thời quan tâm chu đáo và ra sức bồi dưỡng họ. Người Nhật Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng không kém gì tính hiệu quả của nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc của mình và của người khác. Một doanh nghiệp sẽ thất bại khi mọi người không có động lực và không tìm thấy chỗ nào họ có thể đóng góp. 2.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng. Điều này đã thể hiện rất sớm trong phong cách và đường lối kinh doanh Nhật Bản. Các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các doanh nghiệp; còn lại là đại bộ phận các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì rất đa dạng và hiệu quả. Đó là sự liên kết hàng ngang giữa các công ty mẹ nhằm phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty thành viên, tăng khả năng cạnh tranh vào các thị trường lớn, với các đối thủ lớn của quốc tế. Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con - liên kết theo chiều dọc, nhằm phát huy các lợi thế tương đối của Nhóm 12 Trang 7 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa các công ty thành viên, khai thác lợi thế tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ, và uyển chuyển thích nghi khi có biến động kinh tế. Sự liên kết đó thấy rất rõ qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự. Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh, đi trước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích. Cải tiến liên tục, ở từng người, từng bộ phận trong các doanh nhân Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh của doanh nhân và thỏa mãn khách hàng tốt hơn. Có thể nói câu “Khách hàng là thượng đế” được thể hiện hoàn mỹ nhất ở giới doanh nhân Nhật Bản. 2.5. Công tác đào tạo và sử dụng người Thực tế và hoàn cảnh của Nhật Bản khiến nguồn lực con người trở thành yếu tố quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Điều đó được xem là đương nhiên trong văn hóa Doanh nhân Nhật Bản. Các doanh nhân khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Họ luôn quan tâm đến điều này rất sớm và thường xuyên. Các doanh nhân này thường có hiệp hội và có quỹ học bổng dành cho sinh viên, những ngành nghề mà họ quan tâm. Họ không đẩy nhân viên vào tình trạng bị thách đố do không theo kịp sự cải cách quản lý hay tiến bộ của khoa học công nghệ mà chủ động có kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kỳ nâng cấp trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng chú trọng các hình thức đào tạo nội bộ mang tính thực tiễn cao. Việc sử dụng người luân chuyển và đề bạt từ dưới lên cũng là một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc thù của từng vị trí để họ xác định cách hợp tác tốt với nhau, hiểu được qui trình chung và trách nhiệm về kết qua cuối cùng, cũng như thuận lợi trong điều hành sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho các tầng lớp, thế hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ trình công danh rõ ràng trong doanh nghiệp. Nhóm 12 Trang 8 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Nét độc đáo của văn hóa doanh nhân Nhật Bản đã kết tụ rất rõ nét trong Phong cách quản lí kiểu Nhật, là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhóm 12 Trang 9 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa CHƯƠNG III KẾT LUẬN Triết lý kinh doanh là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là yếu tố thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh thống nhất, tạo ra một hợp lực hướng tâm chung. Không phải ngẫu nhiên mà ở Nhật Bản, khoảng 200 nghìn thành viên của hãng Panasonic vẫn đọc và hát về triết lý của công ty vào mỗi ngày làm việc; họ cảm nhận được lý tưởng của công ty thấm sâu vào tim óc họ, làm cho họ làm việc nhiệt tình, có động lực phấn đấu vì mục tiêu cao cả. Do vậy, triết lý về kinh doanh là cơ sở thống nhất hành động của người lao động trong một sự hiểu biết chung về mục đích và giá trị doanh nghiệp. Có thể nói, rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lý kinh doanh. Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển, ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp trong một thời kỳ phát triển lâu dài. Thông qua triết lý kinh doanh, một hệ giá trị chủ đạo được xác định làm nền tảng cho sự phát triển và gắn kết mọi người. Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhật Bản sớm có ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên triết lý kinh doanh như một thương hiệu, một bản sắc đặc trưng của doanh nghiệp. Tất cả tạo nên nét độc đáo trong quản lý của doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong kinh doanh của Nhật Bản. Nhóm 12 Trang 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thị Liễu, 2011, Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học KTQD, Hà Nội. 2. Matsushita Konosuke, 2010, Triết lý kinh doanh thực tiễn, NXB Dân Trí. 3. PGS.TS. Nguyễn Thị Doan – PGS.TS. Đỗ Minh Cương, 1999, Triết lý kinh doanh với quản lý doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 4. Bài giảng Văn hóa kinh doanh – Trường Đại học kinh tế quốc dân 5. PGS.TS Đỗ Minh Cương, 2000, Văn hóa và triết lý kinh doanh, giáo trình Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. 6. Lý Chí Nông, Trí tuệ kinh doanh của người Nhật, NXB Lao Động http://www.nhatban.net/ttnb/a0139.html http://tibi.vn/cong-dong/bai-viet/triet-ly-kinh-doanh-cua-nguoi-nhat-ban-id71544 PHỤ LỤC Triết lý kinh doanh của một số công ty Nhật Bản  7 quan niệm kinh doanh của công ty IBM ở Nhật Bản - Tôn trọng cá nhân - Dịch vụ thường xuyên tốt nhất - Bảo đảm độ an toàn - Điều hành công việc một cách tốt nhất, nhanh nhất - Trách nhiệm với cổ đông - Mua bán trao đổi sòng phẳng - Đóng góp cho công ty  Samsung thực hiện theo một triết lý kinh doanh đơn giản: cống hiến tài năng và công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ưu việt, bằng cách đó đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn. Để đạt được mục tiêu này, Samsung đặt ra một giá trị cao về con người và công nghệ của mình. 3 chiến lược chính của SamSung - Nhân lực và con người là quan trọng nhất - Công việc kinh doanh tiến hành hợp lý - Hoạt động kinh doanh là để đóng góp vào sự phát triển đất nước  Triết lý Honda là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng tôi nhằm đạt được những mục tiêu này dựa trên sự tôn trọng cá nhân và “Ba niềm vui” – Niềm vui Bán hàng, Niềm vui Mua hàng và Niềm vui Sáng tạo. “Không mô phỏng, kiên trì sáng tạo, độc đáo và dùng con mắt của thế giới mà nhìn vào vấn đề”. BIÊN BẢN HỌP NHÓM Môn: Triết học Địa điểm: phòng B415 Thời gian :21h00 – 21h20 ngày 05/12/2014 Nội dung: - Nhóm trưởng thông báo tên đề tài thảo luận nhóm và định hướng tiến hành thảo luận: Các thành viên đưa ra ý kiến về đề tài và nêu ra quan điểm của mình cho đề tài cụ thể của nhóm - Nhóm trưởng yêu cầu: các thành viên về tìm tư liệu liên quan đến đề tài và suy nghĩ cho đề cương đề tài - Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm tìm tài liệu về đề tài, sau đó đưa ra thời hạn nộp bài nhóm là ngày 12/01/2015 - Các thành viên ghi số điện thoại và địa chỉ email cho nhóm trưởng để tiện trao đổi và liên lạc. - Theo ý kiến thống nhất chung: nhóm sẽ họp vào cuối mỗi buổi học để trao đổi thêm về đề tài nhóm - Thành viên tham gia: Tất cả các thanh viên trong nhóm tham gia đầy đủ và đúng giờ [...]... ràng trong doanh nghiệp Nhóm 12 Trang 8 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Nét độc đáo của văn hóa doanh nhân Nhật Bản đã kết tụ rất rõ nét trong Phong cách quản lí kiểu Nhật, là một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản Nhóm 12 Trang 9 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD:... mục tiêu cao cả Do vậy, triết lý về kinh doanh là cơ sở thống nhất hành động của người lao động trong một sự hiểu biết chung về mục đích và giá trị doanh nghiệp Có thể nói, rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lý kinh doanh Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát triển, ý nghĩa định hướng cho doanh nghiệp trong một thời kỳ phát triển lâu dài Thông qua triết lý kinh doanh, một hệ giá trị chủ đạo được... phát triển và gắn kết mọi người Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhật Bản sớm có ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên triết lý kinh doanh như một thương hiệu, một bản sắc đặc trưng của doanh nghiệp Tất cả tạo nên nét độc đáo trong quản lý của doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những nguyên nhân chính làm nên sự thành công trong kinh doanh của Nhật Bản Nhóm 12 Trang.. .Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Nhân tài là yếu tố cơ bản nhất và là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp Đây là nhận thức chung của doanh nhân Nhật Bản về tầm quan trọng của nhân tài Người Nhật Bản quan niệm rằng: trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt... Hà Nội 6 Lý Chí Nông, Trí tuệ kinh doanh của người Nhật, NXB Lao Động http://www.nhatban.net/ttnb/a0139.html http://tibi.vn/cong-dong/bai-viet/triet-ly -kinh- doanh- cua-nguoi-nhat-ban-id71544 PHỤ LỤC Triết lý kinh doanh của một số công ty Nhật Bản  7 quan niệm kinh doanh của công ty IBM ở Nhật Bản - Tôn trọng cá nhân - Dịch vụ thường xuyên tốt nhất - Bảo đảm độ an toàn - Điều hành công việc một cách... 2011, Giáo trình Văn hóa kinh doanh, NXB Đại học KTQD, Hà Nội 2 Matsushita Konosuke, 2010, Triết lý kinh doanh thực tiễn, NXB Dân Trí 3 PGS.TS Nguyễn Thị Doan – PGS.TS Đỗ Minh Cương, 1999, Triết lý kinh doanh với quản lý doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 4 Bài giảng Văn hóa kinh doanh – Trường Đại học kinh tế quốc dân 5 PGS.TS Đỗ Minh Cương, 2000, Văn hóa và triết lý kinh doanh, giáo trình Trường... Mưa CHƯƠNG III KẾT LUẬN Triết lý kinh doanh là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là yếu tố thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh thống nhất, tạo ra một hợp lực hướng tâm chung Không phải ngẫu nhiên mà ở Nhật Bản, khoảng 200 nghìn thành viên của hãng Panasonic vẫn đọc và hát về triết lý của công ty vào mỗi ngày làm việc; họ cảm nhận được lý tưởng của công ty thấm sâu vào... theo một triết lý kinh doanh đơn giản: cống hiến tài năng và công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ưu việt, bằng cách đó đóng góp cho một xã hội toàn cầu tốt đẹp hơn Để đạt được mục tiêu này, Samsung đặt ra một giá trị cao về con người và công nghệ của mình 3 chiến lược chính của SamSung - Nhân lực và con người là quan trọng nhất - Công việc kinh doanh tiến hành hợp lý - Hoạt động kinh doanh. .. Nhưng dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con - liên kết theo chiều dọc, nhằm phát huy các lợi thế tương đối của Nhóm 12 Trang 7 Giới thiệu một số triết lý về kinh doanh của người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa các công ty thành viên, khai thác lợi thế tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt đối cho công ty mẹ, và uyển chuyển thích nghi khi có biến động kinh tế Sự liên kết đó thấy rất... thể hiện hoàn mỹ nhất ở giới doanh nhân Nhật Bản 2.5 Công tác đào tạo và sử dụng người Thực tế và hoàn cảnh của Nhật Bản khiến nguồn lực con người trở thành yếu tố quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp Điều đó được xem là đương nhiên trong văn hóa Doanh nhân Nhật Bản Các doanh nhân khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm ... kinh doanh người Nhật Phạm vi nghiên cứu Những Triết lý kinh doanh người Nhật Kết cấu đề tài: tên đề tài: Giới thiệu số triết lý kinh doanh người Nhật Chương 1: Lý luận chung triết lý kinh doanh. .. .13 Giới thiệu số triết lý kinh doanh người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 1.1 Khái niệm chung triết lý kinh doanh 1.1.1 Triết lý gì? Triết lý phương... Trang Giới thiệu số triết lý kinh doanh người Nhật GVHD: TS.Bùi Văn Mưa Triết lý kinh doanh cốt lõi văn hóa doanh nghiệp, tạo phương thức phát triển bền vững cho doanh nghiệp Triết lý kinh doanh doanh

Ngày đăng: 18/10/2015, 22:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1. Khái niệm chung về triết lý kinh doanh

    • 1.1.1. Triết lý là gì?

    • 1.1.2. Triết lý kinh doanh

    • 1.2. Nội dung và hình thức biểu hiện của Triết lý kinh doanh.

      • 1.2.1. Nội dung của triết lý kinh doanh

      • 1.2.2. Hình thức văn bản của Triết lý kinh doanh.

      • 1.2.3. Vai trò của triết lý kinh doanh trong sự thành công của doanh nghiệp

      • 2.1. Doanh nghiệp giống như một đại gia đinh.

      • 2.2. Đối nhân xử thế khéo léo.

      • 2.3. Phát huy tính tích cực của nhân viên

      • 2.4. Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo

      • 2.5. Công tác đào tạo và sử dụng người

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan