phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ

118 1.1K 1
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn thành phố cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ THAM GIA VÀO KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế Mã số ngành: 52310101 Cần Thơ, tháng 12 – 2014 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN MSSV: 4113966 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ THAM GIA VÀO KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh tế Mã số ngành: 52310101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HOÀNG THỊ HỒNG LỘC Cần Thơ, tháng 12 – 2014 ii LỜI CẢM TẠ Những năm tháng ngồi trên giảng đường với sự chỉ dạy của thầy cô trường Đại Học Cần Thơ là khoảng thời gian mà em được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm, tích lũy được khá nhiều kiến thức và đó sẽ là nền tảng cho em hoàn thành tốt bài luận văn này và hơn nữa sẽ giúp em vững bước trên con đường tương lai. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế và Quản trị kinh doanh – Trường Đại Học Cần Thơ, đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích về chuyên ngành, giúp em nền tảng vững chắc hỗ trợ đắc lực cho việc làm của em sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Hoàng Thị Hồng Lộc, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt quyền luận văn này. Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày 8 tháng 12 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Thanh Tuyền iii LỜI CAM KẾT Tôi tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, hiện đang là sinh viên khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Cần Thơ. Tôi xin cam kết luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 8 tháng 12 năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thị Thanh Tuyền iv BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ---------o0o-------- Họ và tên người hướng dẫn: Hoàng Thị Hồng Lộc  Học vị: Thạc sĩ  Chuyên ngành: Chính sách Công  Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - QTKD  Tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền  Mã số sinh viên: 4113966  Chuyên ngành: Kinh tế học  Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ THAM GIA VÀO KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: Chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo. 2. Về hình thức trình bày: Hình thức trình bày rõ ràng, thẩm mỹ, đúng theo qui định của Khoa. 3. Ý nghĩa khoa học, tính thực tiễn và cấp thiết của đề tài: Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học quan trọng đối với việc quản lý và xây dựng chính sách hỗ trợ người nhập cư và đảm bảo an sinh xã hội đối với người tham gia khu vực kinh tế phi chính thức ở thành phố Cần Thơ. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của đề tài: Với cỡ mẫu và các bước tiến hành thu thập số liệu phù hợp, vì thế số liệu sơ cấp của đề tài mang tính hiện đại và đảm bảo độ tin cậy. 5. Nội dung và kết quả đạt được: Kết quả nghiên cứu giải quyết được các mục tiêu đặt ra. 6. Kết luận chung: Đạt yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp đại học. Cần Thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2014 Người nhận xét Hoàng Thị Hồng Lộc v MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................. 3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4.3 Giới hạn không gian nghiên cứu ..................................................................... 3 1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu ......................................................................... 4 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................................. 4 1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong khu vực kinh tế phi chính thức ... 4 1.5.2 Một số phương pháp nghiên cứu cho mô hình hiệu quả kinh doanh trong khu vực KTPCT ............................................................................................................. 10 1.5.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý người lao động trong khu vực KTPCT .................................................................................................................... 13 1.5.4 Định hướng nghiên cứu ................................................................................. 16 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 18 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 18 2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh ................................................................ 18 2.1.2 Khái niệm về tỷ suất lợi nhuận ...................................................................... 19 2.1.3 Khái niệm nhập cư ......................................................................................... 21 2.1.4 Một số khái niệm về kinh tế phi chính thức .................................................. 21 2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 25 2.2.1 Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu .......................................................... 25 vi 2.2.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 26 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 28 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................ 28 2.3.2 Mô tả cỡ mẫu khảo sát ................................................................................... 29 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu ...................................................................... 30 2.3.4 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 30 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........ 32 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................................................. 32 3.1.1 Vị trí địa lí...................................................................................................... 32 3.1.2 Khí hậu .......................................................................................................... 33 3.1.3 Đất đai và sông ngòi ....................................................................................... 33 3.1.4 Lịch sử hình thành ......................................................................................... 34 3.1.5 Đơn vị hành chính .......................................................................................... 34 3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ............................................................. 35 3.2.1 Tình hình kinh tế ........................................................................................... 35 3.2.2 Tình hình xã hội ............................................................................................ 39 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 49 4.1 THỰC TRẠNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ THAM GIA VÀO KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC ............................................................................... 49 4.1.1 Thông tin chung của lao động nhập cư ......................................................... 49 4.1.2 Thông tin cá nhân của người nhập cư ........................................................... 51 4.1.3 Thực trạng kinh doanh trong khu vực KTPCT tại TPCT ............................. 55 4.1.4 Các kiểm định sự khác biệt trong mô hình nghiên cứu ................................ 68 4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TRONG KHU VỰC KTPCT ............................................... 70 4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TRONG KHU VỰC KTPCT ........................................................................... 73 4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao ................................................................... 73 vii 4.3.2 Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khu vực KTPCT .................................................................................................................... 81 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 86 5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 86 5.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 89 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 91 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 96 PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 102 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong phương trình hồi qui tuyến tính ........ 25 Bảng 2.2: Thống kê số mẫu quan sát trên địa bàn TPCT ...................................... 29 Bảng 3.1: Bảng đơn vị hành chính cấp quận, huyện tại TPCT ............................. 34 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của TPCT .................................................................................................................................. 35 Bảng 3.3: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của địa bàn TPCT ................................................................................................................ 36 Bảng 3.4: Tổng sản phẩm trên địa bàn TPCT bình quân đầu người ..................... 39 Bảng 3.5: Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố ................................................................................... 39 Bảng 3.6: Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn trên địa bàn ............ 42 Bảng 3.7: Tỷ suất nhập cư phân theo giới tính và thành thị, nông thôn ................ 44 Bảng 3.8: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nông thôn 44 Bảng 3.9: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính .................... 45 Bảng 4.1: Thông tin về gia đình của người nhập cư .............................................. 49 Bảng 4.2: Thông tin cá nhân của người nhập cư trong khu vực KTPCT ............. 52 Bảng 4.3: Độ tuổi và trình độ của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT 53 Bảng 4.4: Lí do lao động nhập cư tham gia vào hoạt động KTPCT tại TP.Cần Thơ ................................................................................................................................... 55 Bảng 4.5: Hiệu quả kinh doanh phân theo lĩnh vực kinh doanh ........................... 56 Bảng 4.6: Hình thức và lĩnh vực kinh doanh của người nhập cư .......................... 57 Bảng 4.7: Số giờ kinh doanh của lao động nhập cư trong khu vực KTPCT ........ 58 Bảng 4.8: Nguồn vốn kinh doanh trong hoạt động KTPCT .................................. 59 Bảng 4.9: Cơ cấu chi phí, doanh thu và lợi nhuận theo từng lĩnh vực kinh doanh trong KTPCT........................................................................................................... 60 Bảng 4.10: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của người lao động nhập cư trong khu vực KTPCT ............................................................................................................. 63 ix Bảng 4.11: Xu hướng đổi nghề của người nhập cư trong khu vực KTPCT ......... 66 Bảng 4.12 Sự khác biệt trong mô hình nghiên cứu ................................................ 68 Bảng 4.13: Sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa các lĩnh vực kinh doanh trong khu vực KTPCT ............................................................................................ 69 Bảng 4.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của người nhập cư .................................................................................................................... 70 Bảng 4.15: Lợi ích của hoạt động KTPCT đối với người địa phương.................. 74 Bảng 4.16: Thống kê ý kiến của người dân về những hành vi vi phạm trong các hoạt động ở khu vực KTPCT .................................................................................. 75 Bảng 4.17: Tình hình giám sát hoạt động KTPCT của cơ quan quản lý .............. 77 Bảng 4.18: Ý kiến của người dân về các hình thức chế tài trong khu vực KTPCT ................................................................................................................................... 78 x DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư tại Cần Thơ ......................................................................................................... 26 Hình 2.2 Sơ đồ quá trình nghiên cứu ...................................................................... 31 Hình 3.1 Bản đồ hành chính địa bàn TPCT ........................................................... 32 Hình 3.2 Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế .............. 38 Hình 3.3 Dân số trung bình phân theo giới tính trên địa bàn ................................ 41 Hình 3.4: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của TPCT năm 2013 ...................................................................................................... 43 Hình 3.5 Tỷ lệ thất nghiệp của TPCT giai đoạn 2009-2013 .................................. 48 Hình 4.1 Tỷ lệ số người phụ thuộc trong gia đình của người nhập cư .................. 50 Hình 4.2 Tỷ lệ số người tham gia vào hoạt động kinh tế phi chính thức của hộ nhập cư .................................................................................................................... 51 Hình 4.3 Lí do người dân ngoại tỉnh nhập cư vào TPCT ...................................... 54 Hình 4.4 Đánh giá khách quan của người nhập cư về các yếu tố có mức ảnh hưởng đến HQKD ................................................................................................... 65 Hình 4.5 Thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động KTPCT .............. 76 Bảng 4.17: Tình hình giám sát hoạt động KTPCT của cơ quan quản lý .............. 77 Hình 4.6 Đánh giá chung của người dân địa phương về hoạt động KTPCT ........ 79 Hình 4.7 Ý kiến của người dân về việc cấm hoạt động KTPCT ........................... 80 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT KTPCT : Kinh tế phi chính thức HQKD: Hiệu quả kinh doanh ROS: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Return On Sales) TPCT: Thành phố Cần Thơ BHR: Bán hàng rong UBND: Ủy Ban Nhân Dân SXKD: Sản xuất kinh doanh CNH-HĐH: Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh dẫn đến nhiều lao động nông nghiệp rơi vào tình trạng thiếu việc làm hoặc do tính chất công việc nhàn rỗi trong nông nghiệp; nên các dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị diễn ra thường xuyên, với quy mô và tần suất lớn để tìm việc làm với mục đích tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, khả năng họ tìm được việc làm chính thức ở các nhà máy, xí nghiệp là rất thấp; vì đa số họ là những lao động chưa qua đào tạo tay nghề và có trình độ chuyên môn kém. Tác giả nước ngoài Harris và Todaro (1970) cho rằng “Quyết định di chuyển kết hợp những kỳ vọng của những người di cư tiềm năng về khả năng thu nhập cho phép họ có thu nhập cao hơn và cuộc sống khá hơn. Hai tác giả cũng cho rằng những người di cư mong chờ có thể nhận được việc làm tốt và có thu nhập cao nên họ chấp nhận thất nghiệp hay thiếu việc để chờ đợi cơ hội việc làm tốt trong tương lai.”1 Vì thế, những đối tượng nhập cư này có xu hướng tham gia vào khu vực KTPCT ngày càng mạnh mẽ. Ở các nước đang phát triển có hơn 900 triệu người được coi là đang làm việc phi chính thức – chiếm hơn một nửa tổng số công việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp (OECD 2009a). Ở một số vùng, trong đó có khu vực cận Sahara ở Châu Phi và Nam Á, lao động phi chính thức còn chiếm tỷ lệ cao hơn, trên 80% đang làm các công việc phi nông nghiệp trong khu vực phi chính thức (OECD 2009a; Maligalig, ADB 2007). Trong khi đó, nước ta có lực lượng lao động tham gia nền kinh tế phi chính thức chiếm 82% trong số lao động có việc làm và 2/3 lao động phi nông nghiệp2, đóng góp khoảng 20% vào GDP của cả nước3. Mặc dù kinh tế phi chính thức là một khu vực chủ chốt trong nền kinh tế của các nước đang phát triển nhưng cho đến nay ở nhiều quốc gia, khu vực này vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng về chính sách. Thậm chí ở một số nơi, đôi lúc còn có cách nhìn tiêu cực, định kiến và “nặng chính thức, nhẹ phi chính thức”. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều bài nghiên cứu về khu vực kinh tế phi chính thức ở các 1 Harris, J.R. et M.P. Todaro, 1970. Migration, Unemployment and Development: a Two-Sector Analysis. American Economic Review 60(1) pp. 126-142 2 Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud (3/2010) 3 Trích trong Hồ Đức Hùng và cộng sự (2012) 1 nước đang phát triển trên thế giới, trong đó có Việt Nam, khẳng định sự đóng góp tích cực của khu vực này vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Năm 2013,Việt Nam ước tính khoảng 34,2% trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên tham gia vào nền kinh tế phi chính thức4, phần lớn họ là những người nhập cư vào các thành phố lớn. Chính những việc làm phi chính thức đã giúp họ có được nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống không chỉ cho cá nhân người lao động mà còn hi vọng đóng góp thu nhập cải thiện cuộc sống cho cả gia đình ở quê; hơn thế, thu nhập của họ còn góp phần vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Bên cạnh những mặt tích cực do người nhập cư mang lại khi họ tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức thì song song đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như lấn chiếm lòng đường, gây mất trật tự và vệ sinh đường phố, tệ nạn xã hội. Trong cuộc sống hằng ngày, thật dễ dàng bắt gặp hình ảnh những hoạt động KTPCT diễn ra tại TPCT, điển hình là vào mọi lúc người dân đều có thể mua hàng hóa trên đường phố hoặc ăn bát phở hay sửa xe trên vỉa hè, đi xe ôm hay may quần áo ở nhà hàng xóm… Thành phố Cần Thơ – một Thành phố trung tâm của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang trên đà phát triển mạnh mẽ với mức chi phí sống không quá cao nên Cần Thơ chính là điểm đến phù hợp nhất cho lao động nhập cư từ các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, trước tình trạng dân nhập cư ồ ạt vào TPCT tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức để kiếm sống, thu nhập của họ có được cải thiện, đời sống sau khi nhập cư có thực sự được nâng cao và những yếu tố nào tác động đến thu nhập của họ, cần có những giải pháp nào để giải quyết những bất cập vừa được nêu trên và những chính sách thiết thực giúp họ có cuộc sống ổn định đang là những vấn đề cần được quan tâm. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của lao động nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố tác động đến HQKD của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao HQKD và cải thiện đời sống cho người nhập cư trên địa bàn TPCT. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4 Theo tổng cục Thống kê – Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2013 2 Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu cần giải quyết như sau: + Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng kinh doanh của người dân nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT. + Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT. + Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao HQKD và cải thiện đời sống cho lao động nhập cư tại TPCT trong thời gian tới. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Thực trạng lao động nhập cư tham gia vào các hoạt động KTPCT và họ kinh doanh ra sao? (2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT? (3) Cần có những giải pháp nào giúp nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh và cải thiện đời sống cho lao động nhập cư trong khu vực KTPCT tại TPCT? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là người lao động nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT. 1.4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu Trong phạm vi của đề tài, nội dung nghiên cứu tập trung phân tích HQKD của lao động nhập cư trên địa bàn TPCT thông qua chỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS). Trên lý thuyết kinh tế có rất nhiều chỉ số để đánh giá hiệu quả kinh doanh tìm hiểu và khám phá ra các nhân tố tác động đến HQKD của họ. Bên cạnh đó, dựa trên những mẫu quan sát được phỏng vấn trực tiếp và tiếp cận các nghiên cứu khoa học trước đây cũng như tìm hiểu các thông tin thứ cấp từ các trang mạng có uy tín để hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn của người nhập cư khi tham gia vào khu vực KTPCT, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp giúp người nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức đạt hiệu quả và mang lại thu nhập cao hơn. 1.4.3 Giới hạn không gian nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu tập trung một số quận, huyện TPCT bao gồm: Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh. Chủ yếu là khu vực thành thị như quận Ninh Kiều, quận Cái Răng là nơi thu hút 3 được nhiều lao động nhập cư di cư đến sinh sống và làm việc. Vì quận Ninh Kiều và Cái Răng là hai trung tâm của TPCT nên có dân cư đông đúc và là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế, đặc biệt là những hoạt động KTPCT. Bên cạnh đó, các khu vực còn lại như Bình Thủy, Ô Môn, Cờ Đỏ, Thới Lai và Vĩnh Thạnh cũng có đối tượng nhập cư tham gia vào nền kinh tế phi chính thức nhưng xác suất thấp, tuy nhiên các địa bàn có nhiều đối tượng nhập cư tham gia vào các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế phi chính thức và phổ biến của thành phố, đa dạng về hình thức. Vì thế, việc chọn khu vực khảo sát là 7 quận, huyện trên sẽ có tính đại diện cao cho tổng thể. 1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu - Đối tượng trong nghiên cứu là lao động nhập cư tham gia vào các hoạt động trong khu vực KTPCT từ hai tháng trở lên tính đến thời điểm nghiên cứu. - Số liệu sơ cấp của đề tài phản ánh thực trạng nhập cư và việc làm của lao động nhập cư trong khu vực kinh tế phi chính thức. Ngoài ra, đề tài còn thu thập số liệu thứ cấp nhằm phản ánh đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu là TPCT và phản ánh một phần thông tin chung của lao động nhập cư có tham gia khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn TPCT giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong khu vực kinh tế phi chính thức Đến thời điểm này, các nghiên cứu về thu nhập trong khu vực kinh tế phi chính thức ở trong và ngoài nước là khá nhiều, tuy nhiên, việc thu thập số liệu sơ cấp về tình hình hoạt động kinh tế trong khu vực này còn nhiều hạn chế bởi giới hạn về thời gian và quy mô của nghiên cứu. Trong điều kiện nghiên cứu cụ thể của mình, tác giả đã tiếp cận các nghiên cứu trước đây để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của lao động nhập cư trong khu vực phi chính thức. Trong một nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chí (2010) cũng gần như đưa ra kết quả tương tự khi các yếu tố vừa nêu trên đều có ảnh hưởng đến lựa chọn công việc và tạo thu nhập của người lao động. Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhìn chung người lao động trong khu vực phi chính thức đều chịu thiệt thòi, cho dù họ có phải là người lao động ngoại tỉnh hay không và người lao động từ các vùng nông thôn thường là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Hồ Đức Hùng, Nguyễn Duy Tâm và 4 Mai Thị Nghĩa (2008) đã sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2008, thông qua bộ số liệu, bài nghiên cứu cho thấy phần lớn lao động (69,09%) là tự làm việc cho gia đình không phải là doanh nghiệp, trong số lao động đang làm việc cho nền kinh tế vẫn có nhiều đối tượng làm việc trong khu vực chính thức và cả phi chính thức, ngoài việc làm chính thì việc làm thêm cũng thu hút rất nhiều đối tượng lao động tham gia. Tác giả đã nêu ra các đặc điểm của người lao động làm việc trong nền kinh tế phi chính thức, lao động trong khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức rất phong phú và đa dạng. Những người tham gia công việc làm thêm thường tập trung nhiều ở những đối tượng làm việc trong khu vực chính thức hơn những người làm trong lĩnh vực phi chính thức. Điều đó làm cho lực lượng lao động phi chính thức ngày càng tăng. Các đặc điểm tác nhân bao gồm: giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, công chức, quy mô hộ và tín dụng trong nghiên cứu cũng có ảnh hưởng đến quyết định đăng ký hay không đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp và ảnh hưởng đến quyết định làm công trong lĩnh vực phi chính thức. Một tác giả nước ngoài, Fernando Groisman (2004-2007) cho rằng có một sự suy giảm trong chế độ phúc lợi được đo bằng thời gian thất nghiệp đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình thất nghiệp và chuyển đổi lao động. Thời gian thất nghiệp là cao hơn đối với những người có trình độ cao, điều này cho thấy những người có trình độ thấp có mức lương thấp hơn. Kết quả này cũng tương tự đối với phụ nữ và nam giới. Kết quả chuyển dịch lao động cho thấy, những người có trình độ rất dễ dàng gia nhập vào thị trường lao động chính thức. Điều này cho thấy rằng, những người có trình độ có xu hướng điều chỉnh mức lương của họ và đẩy ra khỏi thi trường những người kém trình độ. Những mô hình chuyển dịch lao động không phản ảnh được sự linh hoạt trong thị trường lao động. Có thể kết luận được tính hai mặt của hai khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức ở thị trường lao động Argentina mà dường như để phản ánh sự khác biệt trong sự tiếp cận nguồn lực sản xuất bên ngoài thị trường lao động là xác định việc hội nhập vào thị trường lao động và chuyển dịch lao động sau này của một lượng lớn số lao động. Theo Manfred Kuhn (1990), thì “tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Như vậy, theo quan điểm của các nhà quản trị thì Manfred Kuhn (1990) cho rằng việc xác định HQKD phải dựa trên tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Chính vì vậy việc có đạt được HQKD hay không còn 5 phụ thuộc rất nhiều vào vai trò quản trị của người đứng đầu tổ chức kinh doanh đó biết cách tính toán hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đã bỏ ra. Theo Ngô Kim Thanh (2011) , yếu tố thị trường đầu vào và đầu ra có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người bán cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao phù hợp với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư. Những yếu tố này tác động một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất. Đối với hoạt động kinh doanh phi chính thức, đa số là người lao động không có nơi buôn bán ổn định, nên nó phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu, mùa vụ và địa điểm kinh doanh…Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm nó thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản phẩm như : Mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu…trước đây không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trở thành những yếu tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được trong chiến lược kinh doanh. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Trọng Hậu với bài viết về các nhân tố xã hội trong lý thuyết tăng trưởng hiện đại, tác giả đã nhắc tới một định nghĩa về tương tác xã hội do Brock và Durlauf (2001) đưa ra như sau: Khi nói đến các mối tương tác xã hội là chúng ta muốn nói đến việc lợi ích hoặc sự trả giá mà từng cá nhân nhận được do hành động của mình phụ thuộc vào sự lựa chọn trực tiếp của các cá nhân khác trong nhóm xã hội mà các nhân đó thuộc vào. Các mối tương tác này có ý nghĩa kinh tế quan trọng vì sự lựa chọn của cá nhân này có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các cá nhân khác mà họ có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp, cần nhấn mạnh là sự tương tác này hoạt động không thông qua thị trường, một cá nhân sẽ điều chỉnh sự lựa chọn của mình thông qua quan sát hành động của cá nhân khác và nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc kinh doanh của riêng mỗi cá nhân. Kết quả nghiên cứu của Dipak Bahadur Adhikari (2011) cho thấy mức độ thu nhập và lợi nhuận từ khu vực KTPCT thì thấp hơn so với các hình thức kinh doanh khác, có nhiều người đang tham gia bán hàng rong. Đó là bởi vì sự thiếu cơ hội việc làm trong những lĩnh vục kinh doanh khác trong nền kinh tế. Số lượng người tham gia rộng rãi vào hoạt động bán hàng rong đa số là người nông dân, trình độ dân trí thấp. Ông cũng cho rằng số người có khả năng lao động trong gia đình càng đông thì việc tạo ra thu nhập ở các hộ bán hàng rong tại thành phố Kathmandu Metropolitan thuộc đất nước Nepal sẽ mang lại thu 6 nhập cao hơn vì mỗi cá nhân sở hữu một diện tích nhỏ đất nông nghiệp nên nó trở nên khó khăn để duy trì đời sống gia đình, vì thế, một lượng lớn dân số tham gia vào hoạt động thương mại bán hàng rong để kiếm sống. Kinh nghiệm là một trong những nhân tố quan trọng cho việc kinh doanh và buôn bán, nhân tố này đã được một vài chuyên gia nghiên cứu chứng minh sự tác động của kinh nghiệm đến thu nhập. Theo Murad, Md Wahid (2007) và Huỳnh Trường Huy (2009) đều cho rằng kinh nghiệm có tác động rất lớn đến thu nhập của đối tượng nghiên cứu, người càng có kinh nghiệm về lĩnh vực chuyên môn của mình, hay kinh nghiệm về một việc làm cụ thể nào đó sẽ mang lại kết quả tốt hơn những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra tác giả Murad, Md Wahid (2007) còn cho rằng cách nắm bắt tâm lý khách hàng tác động rất lớn đến thu nhập của người kinh doanh, đặc biệt là những người bán hàng rong trên các đường phố, ông cũng cho rằng trình độ học vấn của người chủ hộ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của cả hộ và nếu như số năm đi học của người chủ hộ càng gia tăng thì nguy cơ thu nhập thấp và vấn đề nghèo đói của hộ sẽ giảm. Ông đã lập luận rằng giáo dục là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng thu nhập lớn hơn trong lịch sử phát triển của các nước đang phát triển. Ông cũng đã lập luận rằng trình độ học vấn của người đứng đầu gia đình có thể quan trọng không chỉ trong việc xác định thu nhập hiện tại, mà còn ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc đời của họ cũng như thu nhập tương lai của con em họ Theo đó, một kết quả khác từ nghiên cứu của Nguetse Tegoum Pierre (2009) cũng cho thấy tác động của giáo dục đối với kinh tế phi chính thức như sau: giáo dục cơ bản đóng vai trò quan trọng đối với lao động phi khu vực phi chính thức Cameroom, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với thu nhập, xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả cho đầu tư giáo dục không chắc chắn. Giáo dục đóng vai trò quyết định trong tình trạng nghề nghiệp của người dân. Xác suất bị thất nghiệp và tham gia vào khu vực chính thức tăng cùng chiều với trình độ học vấn. Trái lại, xác suất tham gia khu vực kinh tế phi chính thức giảm khi trình độ học vấn tăng. Ngoài ra, trong mô hình tác giả còn cho thấy các biến: kinh nghiệm làm việc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, nhập cư, khu vực, trình độ tay nghề, tình trạng hôn nhân đều có tác động đến việc lựa chọn làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức. Bên cạnh đó, tác giả Cling et al (2010) đã được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu thống kê điều tra việc làm của tổng cục thống kê năm 2007 và cuộc điều tra dân số ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trên cơ sở phân tích các yếu tố 7 về giới tính, khu vực, tuổi tác, trình độ tay nghề và kinh nghiệm trong công việc, bằng phương pháp tiếp cận hai mặt kép của thị trường lao động tác giả đã nhấn mạnh những đặc điểm chính của khu vực phi chính thức cho thấy có sự tương đồng sâu sắc giữa các nước đang phát triển bao gồm: lao động trình độ tay nghề thấp, việc làm bấp bênh; điều kiện làm việc không đảm bảo, thu nhập thấp; phân tán và thu nhỏ các cơ sở sản xuất, thiếu kết nối với khu vực kinh tế chính thức; v.v... Do người lao động không được đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm nên khu vực phi chính thức trở thành cứu cánh cho những người đang phải tìm việc hoặc rời bỏ nông nghiệp. Trong khi đó, một nghiên cứu khác của R. Maurizio (2010) với dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này dựa trên các cuộc điều tra hộ gia đình thường xuyên của mỗi quốc gia được nghiên cứu bao gồm: Argentina (nữa cuối năm 2006), Brazil (năm 2006), Chile (năm 2006), Peru (năm 2007) cho rằng những người lao động phi chính thức có trình độ học vấn trung bình thấp hơn người lao động trong khu vực chính thức. Đặc điểm chính của lao động trong khu vực này là số lượng lao động trẻ (tuổi tác) và lao động nữ (giới tính) nhiều hơn, chủ yếu làm việc nhiều hơn trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, xây dựng và giúp việc. “Việc phân bổ thành phần” như vậy có tác động tiêu cực tới thu nhập của việc làm phi chính thức. Chênh lệch về mức lương giữa hai khu vực còn có nguyên nhân là sự chênh lệch trong năng suất giữa người lao động thuộc hai khu vực tính theo mỗi đặc điểm được sử dụng cho phân tích so sánh, điều này đặc biệt đúng ở hai nước Argentina và Peru. Ngoài ra, Đặng Văn Rỡ (2009) với nghiên cứu của mình thì tác giả cho rằng tuổi tác và số nhân khẩu có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của người BHR trên địa bàn nghiên cứu. Khi độ tuổi lao động càng tăng thì thu nhập của hộ cũng tăng theo và ngược lại. Người BHR trên địa bàn TPCT tham gia vào khu vực phi chính thức do có quá nhiều con hoặc phải nuôi thêm cha mẹ già...Như vậy, số thành viên trong hộ gia đình, đặc biệt là số người phụ thuộc từng được nhiều tác giả chứng minh là có tác động đến thu nhập của hộ gia đình. Độ tuổi lao động được chứng minh là có tác động đến thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long cũng như tác động đến thu nhập/người/tháng của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long. Một nghiên cứu tương tự, Nguyễn Quốc Nghi (2010, 2011) cho thấy khi độ tuổi lao động tăng cho thấy mức thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long tăng lên, ngược lại mức thu nhập/người/tháng của người dân tộc thiểu số đồng bằng sông Cửu Long giảm 8 khi độ tuổi lao động tăng lên. Điều này được lý giải rằng, hầu hết các hoạt động tạo thu nhập của lao động nông thôn và người dân tộc thiểu số là những việc chủ yếu sử dụng sức khỏe để tạo thu nhập, trong khi lao động của hộ gia đình nông thôn phần đông còn rất trẻ ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long thì lao động của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long lại có độ tuổi lao động cao, dẫn đến sức khỏe yếu đi và tác động đến thu nhập theo hướng tương quan nghịch. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chứng minh rằng số hoạt động tạo ra thu nhập/người/tháng của hộ gia đình khu vực nông thôn huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long càng nhiều thì thu nhập/người/tháng của hộ càng cao. Số hoạt động tạo thu nhập là yếu tố rất quan trọng đối với bất cứ đối tượng nào tham gia vào kinh doanh, việc có nhiều hoạt động tạo thu nhập sẽ mang lại nhiều nguồn thu nhập hơn cho người lao động, đặc biệt là những người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức. Thêm vào đó, là nghiên cứu của Trần Tiến Khai & Nguyễn Ngọc Danh, (2014) được in trong Tạp chí Phát triển Kinh tế (284), 22-41. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình VN 2010, để tìm ra những yếu tố quyết định sự đa dạng hoá thu nhập ở các hộ gia đình nông thôn VN và đánh giá ảnh hưởng đối với thu nhập của hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn con người về mặt chất lượng lẫn số lượng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích hộ gia đình đa dạng hoá các hoạt động tạo ra thu nhập. Các hộ nông thôn có trình độ học vấn cao hơn và có năng lực nhiều hơn thì thường có nguồn thu nhập đa dạng hơn. Vốn tài chính, tiếp cận tín dụng, và vốn xã hội tốt hơn cũng giúp hộ cải thiện sự đa dạng thu nhập. Trong nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc và Phan Văn Phùng (2013)5 đã xác định được các yếu tố tác động đến thu nhập của người bán hàng rong trên địa bàn quận Ninh Kiều, TPCT bao gồm: giới tính chủ hộ, số người phụ thuộc, trình độ chủ hộ, số giờ bán, kinh nghiệm, hình thức bán và nguồn vốn. Các biến này có mối tương quan thuận chiều với thu nhập của người bán hàng rong. Một nghiên cứu khác của Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái đã khảo sát 300 người bán hàng rong trên các đường phố ở Hà Nội, tìm hiểu đặc điểm tâm lý, đánh giá mức độ hài lòng với nghề và các nguyên nhân nhập cư cũng như chọn nghề bán hàng rong làm nghề chính để mưu sinh. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, trình trạng hôn nhân, nguồn vốn, chi tiêu, mặt hàng buôn bán, thời gian bán, địa điểm kinh doanh, kinh nghiệm, số hoạt động tạo thu nhập... có ảnh 5 Nguyễn Bích Ngọc và Phan Văn Phùng (2013) – Hội thảo nghiên cứu khoa học của sinh viên 9 hưởng trực tiếp đến thu nhập của người BHR. Tác giả nhấn mạnh, hầu hết những người làm việc trong khu vực phi chính thức, đặc biệt là phụ nữ bán hàng rong trên đường phố tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Phụ nữ tham gia BHR hầu hết đều lập gia đình và có con nhỏ, vì cuộc sống ngày càng vất vả, thiếu ruộng đất canh tác nên họ cùng chồng và người thân di cư vào khu vực thành thị nhằm cải thiện cuộc sống tích cực hơn, có nguồn thu nhập ổn định lo cho con và trang trãi cuộc sống. Nguồn lực xã hội được thể hiện ở khả năng hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Người lao động nếu có thể tận dụng được nguồn lực này thì dễ dàng bắt kịp thông tin, hỗ trợ từ các Hội nhóm, Câu lạc bộ cùng giúp đỡ nhau làm kinh tế gia đình. Vấn đề tiếp cận chính sách hỗ trợ từ địa phương có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động. Trong một nghiên cứu của mình, Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2010, 2011) đã cho rằng người dân tộc ở ĐBSCL tham gia trực tiếp vào các hoạt động đoàn thể còn khá ít, tuy nhiên họ rất hăng hái tham gia vào các công việc xã hội. Đây là một lợi thế lớn cho việc phát triển và định hướng sinh kế vì nhờ các tổ chức hội đoàn này, chính quyền địa phương có thể tuyên truyền các kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, cũng như hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp, tạo động lực làm việc gia tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cho người lao động nghèo. Việc tiếp cận được sự hỗ trợ từ nhà nước và chính quyền địa phương sẽ làm tăng thu nhập của hộ người dân tộc thiểu số Chăm và Khmer ở ĐBSCL. Vốn vay là một hình thức tín dụng, là đòn bẩy hỗ trợ kinh doanh khá hữu hiệu cho bất kỳ người buôn bán hay hộ kinh doanh nào, dù kinh doanh mặt hàng nào thì cũng cần có nguồn vốn vay nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh bên cạnh nguồn vốn tự có của bản thân. Có thể thấy vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tiếp cận được nguồn vốn vay sẽ tạo cơ hội phát triển thu nhập của hộ gia đình. 1.5.2 Một số phương pháp nghiên cứu cho mô hình hiệu quả kinh doanh trong khu vực KTPCT Trong nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chí (2010) cũng gần như đưa ra kết quả tương tự khi các yếu tố giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, công chức, quy mô hộ và tín dụng đều có ảnh hưởng đến lựa chọn công việc và tạo thu nhập của người lao động. Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả và hồi quy logistic với mô hình được đưa ra bao gồm: mô hình 1 chỉ bao gồm các 10 biến giả phân định người lao động theo tình trạng di cư và khu vực của việc làm hiện tại, mô hình 2 các biến đặc điểm cá nhân được bổ sung thêm, mô hình 3 đưa vào thêm các biến đặc điểm công việc, mô hình 4 đưa vào các biến phúc lợi và mô hình 5 là phân tích giới hạn mẫu, qua đó tác giả đã so sánh thực tế trong việc lựa chọn lĩnh vực hoạt động và thu nhập của người lao động ngoại tỉnh với người lao động nội tỉnh ở các đô thị thuộc đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, Murad, Md Wahid (2007) trong bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả và mô hình hồi qui tuyến tính nhiều biến đã chỉ ra rằng địa điểm làm việc, thu nhập mỗi tháng của người đứng đầu trong gia đình, số thành viên trong gia đình, tuổi của chủ hộ, số năm đi học và kinh nghiệm làm việc của chủ hộ có tác động tích cực đến thu nhập của cả hộ, riêng số trẻ em trong gia đình lại có mối tương quan nghịch đảo với thu nhập của hộ gia đình hàng tháng. Một nghiên cứu của tác giả Hồ Đức Hùng và Nguyễn Duy Tâm và Mai Thị Nghĩa (2008) đã sử dụng bộ số liệu điều tra mức sống dân cư năm 2008, bằng phương pháp định lượng xử lý thống kê mô tả và mô hình logic tác giả đã nêu ra các đặc điểm của người lao động làm việc trong nền kinh tế phi chính thức, lao động trong khu vực phi chính thức và số lượng việc làm phi chính thức rất phong phú và đa dạng, không loại trừ một đối tượng nào hay bất kỳ ai cũng có thể tham gia làm việc phi chính thức. Kể cả khu vực nhà nước hay có vốn đầu tư nước ngoài, việc làm phi chính thức vẫn thu hút người lao động với nhiều trình độ khác nhau. Tương tự một số tác giả như Adhikari (2011) và Indrajit Bairagya (2010), cả hai tác giả đều dựa trên những số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp cùng với phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp hồi quy tuyến tính để chỉ ra các biến như các nhân tố đầu tư, số lao động mỗi hộ bán hàng rong, trình độ học vấn có tác động mạnh và thuận chiều đến thu nhập của hộ gia đình bán hàng rong. Khác với những tác giả trên, nhà nghiên cứu của R. Maurizio (2010) thông qua việc sử dụng phương trình Mincer dựa trên hồi quy OLS và phương pháp phân tách Oaxaca Blinder để phân tích, tác giả đưa ra kết luận là có mối tương quan tỉ lệ thuận giữa phi chính thức và nghèo đói. Người lao động phi chính thức có trình độ học vấn trung bình thấp hơn người lao động trong khu vực chính thức. Đặc điểm chính của lao động trong khu vực này là số lượng lao động trẻ (tuổi tác) và lao động nữ (giới tính) nhiều hơn, chủ yếu làm việc nhiều hơn trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, xây dựng và giúp việc. Trong một nghiên cứu của Nguetse Tegoum Pierre (2009) được thực hiện dựa trên nguồn số liệu khảo sát về việc làm và khu vực kinh tế phi chính thức do viện quốc gia 11 Cameroon thực hiện năm 2005, có tổng cộng 8.540 mẫu đã được điều tra, với phương pháp được sử dụng là hồi quy OLS và đối sánh, điểm mới được kể đến trong nghiên cứu là việc mô hình mà tác giả lựa chọn có tính đến các đặc điểm không thể quan sát được. Trong nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh (2011) số liệu sử dụng cho đề tài này được thu thập từ cuộc điều tra trực tiếp 150 hộ Khmer ở tỉnh Trà Vinh và 90 hộ Chăm ở tỉnh An Giang bằng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên. Tác giả đã sử dụng hai mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người Khmer ở Trà Vinh và người Chăm ở An Giang. Mô hình 1 sử dụng biến trình độ học vấn của chủ hộ và mô hình 2 sử dụng biến trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ để so sánh, kiểm chứng mức độ tác động của trình độ học vấn đến thu nhập của hộ dân tộc thiểu số. Ngoài ra, hai tác giả Huỳnh Trường Huy và Ông Thế Vinh (2009) thông qua phương pháp thống kê mô tả và mô hình tương quan giữa thu nhập và các yếu tố giải thích đến thu nhập, sau đó tác giả chuyển thành mô hình logarit. Thông qua nghiên cứu, tác giả nghiên cứu này chỉ ra rằng bên cạnh các yếu tố giới tính, hợp đồng lao động và loại hình công ty có tác động đến thu nhập của hộ nhập cư thì hai yếu tố chuyên môn và kinh nghiệm có tác động tích cực đến thu nhập của hộ nhập cư. Huỳnh Thị Đan Xuân và Mai Văn Nam (2009) kết luận từ nghiên cứu là tuổi tác, kinh nghiệm và số nhân khẩu trong hộ sẽ ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến thu nhập của hộ, đồng thời thông qua phương pháp hồi quy và tương quan được sử dụng trong nghiên cứu đã xác định các yếu tố như tổng diện tích của hộ, vay vốn, kiểm dịch, thu nhập từ chăn nuôi gia cầm, thu nhập từ chăn nuôi khác và thu nhập từ phi nông nghiệp các ảnh hưởng đến thu nhập bình quân/lao động của mỗi hộ. Bên cạnh hai phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy được các nhà nghiên cứu sử dụng khá phổ biến, có một số tác giả sử dụng những phương pháp mới như Trần Thị Tuấn Anh (2013) nghiên cứu này vận dụng phương pháp hồi quy phân vị trên số liệu về thu nhập khảo sát được trên địa bàn TP.HCM để đo lường mức độ chênh lệch thu nhập theo giới tính ở thành phố này. Kết quả phân tích cho thấy thực sự có chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm lao động nam và lao động nữ trên địa bàn TP.HCM và Trần Tiến Khai & Nguyễn Ngọc Danh, (2014) trong nghiên cứu đã áp dụng mô hình Tobit hai giới hạn để xem xét ảnh hưởng của những đặc điểm của hộ gia đình và cộng đồng đối với chỉ số HHI; sau đó dùng phương pháp GMM để kiểm định ảnh hưởng của chỉ số 12 HHI đối với thu nhập của hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn con người về mặt chất lượng lẫn số lượng đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích hộ gia đình đa dạng hoá các hoạt động nâng cao thu nhập. 1.5.3 Cơ sở pháp lý liên quan đến việc quản lý người lao động trong khu vực KTPCT 1.5.3.1 Kinh nghiệm quản lý khu vực KTPCT tại Việt Nam Hoạt động bán hàng rong càng phát triển thì những vấn đề liên quan đến các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa ngày càng phát sinh. Trước ngày 16/03/2007, khi chưa có quy định của chính phủ, bán hàng rong còn chưa được công nhận là hoạt động thương mại. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của chính phủ ra đời, quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng kí kinh doanh; cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại. Theo đó, bán hàng rong đã được xem xét như một loại hình kinh doanh mà nhưng người bán hàng rong không phải đăng ký kinh doanh nhưng vẫn chịu quản lý ở cấp xã, phường. Theo Nghị định này, UBND xã, phường, thị trấn lập sổ theo dõi hoạt động thương mại và việc tuân thủ pháp luật của những người bán hàng rong, buôn bán vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động tại địa phương và từ các nơi khác thương xuyên lui đến địa bàn. Đồng thời, các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm thông báo với các cá nhân về các khu vực được phép buôn bán, thực hiện quy định về thuế, phí và lệ phí hoạt động thương mại, báo cáo về quản lý hoạt động thương mại trên địa bàn. Nghị định cũng đã quy định chi tiết về hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh không thuộc những nhóm hàng quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐCP ngày 12/06/2006 của Chính phủ và không bao gồm “Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không đảm bảo chất lượng bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị nhiễm bệnh”. Bên cạnh đó Nghị định cũng nêu rõ phạm vi và địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại và yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh, an toàn trong hoạt động của cá nhân hoạt 13 động thương mại, trách nhiệm cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong quản lý nhà nước đối với cá nhân hoạt động thương mại cũng như phạm vi xử phạt cụ thể. Riêng với Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã ban hành quy định số 46/2009/QĐ-UBND “Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội”, thay thế quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành “Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Đây là quy định riêng áp dụng cho thành phố Hà Nội- nơi tập trung rất nhiều người bán hàng rong. Việc ban hành các quy định cụ thể giúp việc thực hiện đi vào thống nhất và toàn diện. Ngoài những quy định về phạm vi, trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại cũng như trách nhiệm của các cơ quan chức năng, Quy định còn nêu rõ các khu vực được phép bán hàng rong- trong đó liệt kê 63 tuyến phố không được phép thực hiện hoạt động bán hàng rong. 1.5.3.2 Kinh nghiệm quản lý khu vực KTPCT tại một số quốc gia khác a) Theo Đạo Luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người bán hàng rong ở Ấn Độ Ấn Độ là quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, là quốc gia đang phát triển với nền văn hóa phong phú. Cũng giống như Việt Nam, hoạt động trong khu vực phi chính thức, cụ thể là hình thức bán hàng rong được hình thành từ khá lâu và hiện đang phát triển mạnh mẽ. Lực lượng lao động tham gia vào công việc này rất đông đảo nên thu nhập mà họ tạo ra đóng góp không nhỏ vào GDP hàng năm của đất nước.Vì thế Chính phủ gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê và tính toán mức đóng góp vào nền kinh tế chung của đất nước từ hoạt động phi chính thức này. Do đó, ngày 05/03/2014 Quốc hội nước Cộng hòa Ấn Độ đã ban hành Đạo luật áp dụng cho những đối tượng bán hàng rong. Nội dung của Đạo Luật cho thấy được kinh nghiệm quản lí chặt chẽ, cụ thể là “Tất cả các đối tượng thực hiện hoạt động bán hàng rong nằm trong khu vực của một địa phương sẽ được cấp giấy chứng nhận bán hàng rong do Ủy ban thị trấn bán hàng rong cấp phép, những người BHR phải nộp một mức phí do Ủy ban thị trấn BHR quy định, để thực hiện việc kinh doanh của bán hàng rong , hoạt động phù hợp với các điều khoản và điều kiện nêu trong Giấy chứng nhận bán hàng rong. Giấy chứng nhận bán hàng rong, sau khi hết thời hạn quy định trong thông báo, người bán hàng rong có trách nhiệm trả tiền cho mỗi ngày mặc định như vậy, một lần phạt có thể lên đến 14 250 rupee hoặc mức phạt được xác định bởi chính quyền địa phương, nhưng không được nhiều hơn giá trị của hàng hóa bị thu giữ. Khi người bán hàng rong muốn dời địa điểm kinh doanh thì phải thông qua ý kiến của Ủy ban thị trấn bán hàng rong”. Ông Deshpande, Giám đốc Viện nghiên cứu thay đổi kinh tế và xã hội (ISEC) cho biết “Họ được công nhận quyền bán hàng và được phép kinh doanh tại những khu vực nhất định. Tất cả đều nằm trong sự quản lý của chính quyền”. Những điều luật cụ thể được ban hành như Chính sách quốc gia về bán hàng rong tại đô thị tại Hindu năm 2004, Chính sách quốc gia về bán hàng rong tại đô thị năm 2009. Ngoài ra, Chính phủ còn thành lập Hiệp hội những người bán hàng rong Ấn Độ (NASVI- National Association of Street Vendors of India) để đưa hoạt động bán hàng rong vào quy mô có tổ chức. b) Theo chính sách Quy hoạch môi trường tại Singapore từ năm 1972 Chính quyền Singapore đánh giá cao sự đóng góp của bán hàng rong vào nền kinh tế của đất nước. Hàng rong giữ vai trò là nhà cung cấp các nhu cầu yếu phẩm, những bữa ăn hàng ngày cho những người có thu nhập thấp, đồng thời đã giữ cho giá cả sinh hoạt của thành phố không tăng cao. Tuy nhiên, việc bán hàng rong cũng gây ra không ít phiền toái như lấn chiếm lòng đường, gây mất trật tự an ninh và vệ sinh đường phố…Nhằm giải quyết những vấn đề bất cập từ việc bán hàng rong, thay vì loại bỏ loại hình kinh doanh này, từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, chính quyền Singapore đã có kế hoạch điều chỉnh hệ thống quản lí bán hàng rong. Vấn đề này được Chính phủ Singapore khéo léo đưa vào trong chính sách Quy hoạch môi trường từ năm 1972 cho đến nay; mà điều này được nhắc đến trong bài báo cáo “Lồng ghép môi trường trong phát triển đô thị: Singapore là một mô hình thực hành tốt”6 do Josef Leitmann công bố cho Ban Phát triển đô thị của Ngân hàng Thế giới, Hoa Kỳ. Một trong những giải pháp được chính phủ Singapore đưa ra là cấp phép và kiểm soát người bán hàng rong; thực hiện chương trình xây dựng các khu trung tâm mua bán thực phẩm, chợ… để tập trung những người bán hàng rong vào đó. Ở đây, người bán hàng rong có nơi bày bán hàng tử tế, có điện, nước để sử dụng, có chổ bỏ rác và xử lí rác nên không phải vứt rác bừa bãi, làm bẩn môi trường. Singapore được biết tới là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi mà 6 Lồng ghép môi trường trong phát triển đô thị tại Singapore http://www.ucl.ac.uk/dpuprojects/drivers_urb_change/urb_environment/pdf_Planning/World%20Bank_Leitmann_Josef_Integr ating_Environment_Singapore.pdf 15 những người bán hàng rong được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh và có Đơn vị Y tế công cộng môi trường để kiểm tra thực phẩm, dịch tễ học, kiểm dịch. Tại Singapore có một số phòng ban chuyên trách quản lý hoạt động bán hàng rong trực thuộc Chính phủ, là nơi cấp phép cũng như quản lý những đối tượng bán hàng rong không có giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, cơ quan quản lý này còn xây dựng các khóa học về vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng cho những người bán hàng rong. Năm 1998, xấp xỉ 24 nghìn người bán hàng rong buôn bán tại 184 trung tâm mua bán. 1.5.4 Định hướng nghiên cứu + Ưu điểm và khuyết điểm từ những nghiên cứu lược khảo Từ lược khảo nghiên cứu cho thấy, những nghiên cứu về khu vực KTPCT ở một số quốc gia trên thế giới có cùng ưu điểm về quy mô, địa bàn nghiên cứu trên diện rộng, số liệu nghiên cứu mang tính đại diện cao. Nghiên cứu tập trung tìm ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động trong khu vực KTPCT trên thế giớ cũng như ở Việt Nam, từ đó giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, nêu ra được phương hướng và giải pháp cải thiện tình hình bất cập trong hoạt động trong khu vực KTPCT. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu trên rất đa dạng đáp ứng việc giải quyết và xử lý số liệu một cách hiệu quả. Tuy nhiên những nghiên cứu trên gặp một số hạn chế là chưa nghiên cứu chuyên về một khía cạnh của KTPCT và phương pháp nghiên cứu thường chạy hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là dựa trên doanh thu hoặc lợi nhuận, chưa nghiên cứu về mặt HQKD của người lao động trong khu vực kinh tế này. + Phát hiện mới trong nghiên cứu Kế thừa những ưu điểm trong các nghiên cứu trước và nhận thấy chưa có nghiên cứu nào để cập đến tính hiệu quả trong kinh doanh của đối tượng nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT. Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của người lao động nhập cư trong khu vực KTPCT thông qua chỉ số tài chính ROS và xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của lao động nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT. 16 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh của cá thể nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức sản xuất của cá thể mà còn là vấn đề sống còn của cá thể trong hoạt động kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại: hiệu quả kinh doanh cá biệt và HQKD xã hội. - Hiệu quả kinh doanh cá biệt được thể hiện qua hiệu quả sản xuất kinh doanh thu được của từng cá thể, biểu hiện là lợi nhuận của từng cá thể. - Hiệu quả kinh doanh xã hội là sự đóng góp của hoạt động SXKD trong lĩnh vực mà cá thể hoạt động vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng NSLĐ, tăng thu cho ngân sách…. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bằng mối tương quan giữa đại lượng kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh và chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt đó. Theo P. Samuelson và Nordhaus (1991)7 thì “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác” . Điều này cho thấy rằng, những tác giả trên muốn nhắc đến vấn đề phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế sản xuất của xã hội và nền kinh tế sản xuất này đã phân bổ và sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất một cách tối ưu nhằm làm cho nền kinh tế đạt hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được. Theo Manfred Kuhn (1990)8, thì “tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” . Như vậy, theo quan điểm của các nhà quản trị thì cho rằng việc xác định hiệu quả kinh doanh phải dựa trên tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Chính vì vậy việc có đạt được hiệu quả kinh doanh hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò quản trị của người đứng đầu tổ chức kinh doanh đó biết cách tính toán hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đã bỏ ra. 7 8 P. Samuelson, W. Nordhaus (1991), Kinh tế học. Viện Quan hệ quốc tế - Bộ Ngoại giao, Hà Nội. Manfred Kuhn (1990), Từ điển kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 18 Từ các quan điểm trên, có thể hiểu rằng hiệu quả sản xuất- kinh doanh sẽ được phản ánh thông qua việc sử dụng các nguồn lực (vật lực, nhân lực và tài lực) nhằm đạt được mục tiêu trong sản xuất-kinh doanh, tuy nhiên để biết được hoạt động sản xuất-kinh doanh đó có hiệu quả không thì cần so sánh giữa kết quả đạt được so với những nguồn lực đã bỏ ra và thông thường đối với các hộ kinh doanh thì mục tiêu quan trọng nhất là đạt được lợi nhuận, và công thức chung tính cho hiệu quả kinh doanh: Trong đó: H - Hiệu quả kinh doanh K - Kết quả đạt được C - Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó 2.1.2 Khái niệm về tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận là những chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau của cá thể kinh doanh hay giữa các chủ thể tham gia kinh doanh khác nhau trong một thời kỳ. Dựa vào tỷ suất lợi nhuận mà người ta có thể đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của một chủ thể có hoạt động kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Việc xác định tỷ suất lợi nhuận cũng có nhiều cách khác nhau, mỗi cách mang một nội dung kinh tế khác nhau tùy thuộc vào cá thể kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh mà sử dụng tỷ suất lợi nhuận cho phù hợp. Ta có thể xem xét một số tỷ suất lợi nhuận như sau: + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận đạt được trong kỳ với tổng doanh thu bán hàng trong kỳ. 19 Công thức tính: Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh kết quả hoạt động SXKD của cá thể, cho thấy cứ một đồng doanh thu sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt, chi phí cho sản xuất kinh doanh là hợp lệ và ngược lại. + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận đạt được trong kỳ so với số vốn bình quân sử dụng trong kỳ bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Công thức tính: Ý nghĩa: Chỉ tiêu kinh tế này phản ánh trình độ sử dụng tài sản vật tư tiền vốn của chủ thể kinh doanh, hay nói cách khác phản ánh mức sinh lời của vốn kinh doanh, tức là một đồng vốn bỏ ra trong kỳ sẽ thu được bào nhiêu đồng lợi nhuận, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của chủ thể kinh doanh càng tốt và ngược lại. + Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận đạt được với tổng chi phí kinh doanh trong kỳ (là tổng mức chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hóa và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ) Công thức tính: 20 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ thể tham gia kinh doanh. 2.1.3 Khái niệm nhập cư Nhập cư là hành động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay một quốc gia mới. Số người nhập cư là những người thay đổi nơi thực tế thường trú, tức là số người thực tế thường trú của đơn vị hành chính cấp huyện khác (nơi xuất cư) để nhập cư đến đơn vị hành chính đang nghiên cứu (nơi nhập cư) trong kỳ báo cáo (một năm lịch) để ở. Dân nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để sinh sống, tạm trú. Nhập cư ngược với xuất cư và cả hai đều là di cư. Khái niệm này không bao gồm những người chuyển đến tạm thời (như đến thăm người thân, đến để du lịch hoặc chữa bệnh,…) hoặc loại “di chuyển con lắc” (như từ nơi làm việc trở về nhà riêng)9. Theo V.I.Xtaroverov (1975): “Di dân là sự thay đổi vị trí của con người về mặt địa lí, do có sự di chuyển thường xuyên hoặc tạm thời của họ từ một cộng đồng kinh tế này sang một cộng đồng kinh tế khác, trở về hoặc có sự thay đổi vị trí không gian của toàn bộ cộng đồng nói chung”. Năm 1985 Liên Hợp Quốc có đưa ra khái niệm: “ Di dân là sự di chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vị địa lí hành chính này vào một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng di dân xác định”. 2.1.4 Một số khái niệm về kinh tế phi chính thức Hiện nay, trên thế giới đang phổ biến một số tên gọi như: khu vực phi chính quy (Informal sector); kinh tế bóng đen (Shadow economy); kinh tế ngầm (Underground economy)…Dù tên gọi được dùng khác nhau, chung quy lại các thuật ngữ trên đều phản ánh bản chất các hoạt động của một khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT), trái ngược với khu vực kinh tế chính thống. 9 Theo Tổng Cục Thống Kê https://gso.gov.vn/danhmuc/HTCT_xa.aspx?ma_nhom=X010601 21 Thuật ngữ “Khu vực kinh tế phi chính thức” đầu tiên do Hart (1973)10 đề xuất để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền kinh tế đang phát triển. Nguyên gốc, sự phân biệt giữa khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức là dựa trên sự phân biệt giữa lao động được trả lương và lao động tự làm. Phạm trù này dần dần được mở rộng để bao quát tất cả các sự thay đổi về công việc do toàn cầu hóa gây ra, do đó đã chuyển từ khái niệm “Khu vực kinh tế phi chính thức” sang khái niệm “Kinh tế phi chính thức”. Một khái niệm bao trùm cả khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức - xuất hiện ở cả hai khu vực KTPCT và chính thức (ILO, 2002), hay: Kinh tế phi chính thức = Khu vực KTPCT + Việc làm PCT  Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) Theo ILO 1993 và 2002, OECD 2002, SNA 1993 và 2008 thì “kinh tế chưa được giám sát” bao gồm 3 thành tố: • Nền kinh tế phi chính thức: thoát khỏi (một phần hoặc hoàn toàn) các quy định của Nhà nước (nhưng không cố ý) – đặc biệt là ở các nước đang phát triển: lao động tự làm; điều tra trực tiếp. • Kinh tế ngầm: tránh các quy định của Nhà nước (cố ý khai thấp doanh số); tiếp cận gián tiếp: chợ đen (tránh kiểm toán thuế). • Kinh tế bất hợp pháp : sản phẩm bất hợp pháp (sản phẩm và dịch vụ: buôn bán ma túy…) Theo đó thì: - Kinh tế phi chính thức (KTPCT) là khu vực mà ở đó tồn tại việc làm phi chính thức, là một tập hợp các đơn vị sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên quan, đóng góp vào GDP mà khu vực kinh tế chính thức không với tới được. KTPCT bao gồm nhiều khu vực, nhiều loại hình, nhiều hình thức và đối tượng hoạt động. - Đơn vị sản xuất kinh doanh (SXKD) thuộc khu vực KTPCT mang những đặc điểm của hộ SXKD, không có tư cách pháp nhân, hoạt động của các đơn vị SXKD thuộc khu vực KTPCT không nhằm để lảng tránh nghĩa vụ nộp thuế, bảo đảm xã hội, vi phạm luật lao động hay vi phạm luật pháp hoặc 10 Trích trong Indrajit Bairagya (2010) 22 bất kì quy định quản lý nào khác (Hệ thống Tài khoản Quốc gia – SNA, Tái bản lần thứ tư) Những đơn vị này thường được tổ chức đơn giản, quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm (nếu có) chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hàng, hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là các thỏa thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức. Như vậy, khái niệm về các hoạt động của khu vực KTPCT khác với các hoạt động tương tự của kinh tế giấu giếm hay kinh tế ngầm.  Quan điểm của Viện Khoa học Thống kê (Tổng cục Thống kê) Năm 2007, Viện Khoa học Thống kê (KHTK) và Đơn vị nghiên cứu Phát triển, Thể chế và Phân tích Dài hạn (DIAL) đã thiết kế một lược đồ điều tra để thu thập thông tin về khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức ở Việt Nam. Lược đồ này được xây dựng có sự tham khảo các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam: - Khu vực KTPCT được định nghĩa là “tất cả các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng kí kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh) và không thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản” (gọi tắt là ngành nông nghiệp) . Các doanh nghiệp như vậy được gọi là “các hộ SXKD phi chính thức”, phù hợp với từ dùng chính thức về loại hình SXKD này. Việc loại hoạt động SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp ra khỏi định nghĩa là do đặc trưng hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp có sự khác nhau, ví dụ như tính thời vụ, tổ chức lao động, mức thu nhập, và công cụ điều tra khác nhau ở 2 khu vực này. Các hộ SXKD chính thức (có đăng ký kinh doanh) thuộc vào khu vực kinh tế chính thức. - Việc làm phi chính thức được định nghĩa là việc làm không có bảo hiểm xã hội (đặc biệt là bảo hiểm y tế). Ở Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp và hộ SXKD có đăng ký kinh doanh, bất kể có quy mô như thế nào đều bắt buộc phải đăng ký lao động thường xuyên (có hợp đồng lao động ít nhất là từ 3 tháng trở lên) của đơn vị mình với Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. Tất cả các việc làm thuộc khu vực KTPCT được coi là việc làm phi chính thức. 23  Theo một số quan điểm của học thuyết Keynes Có ba cách tiếp cận chính: + Học thuyết kinh tế Keynes: đưa ra khái niệm khu vực phi chính thức từ những năm 1970. Theo cách tiếp cận này, khu vực phi chính thức bắt nguồn từ chiến lược của các hộ gia đình nhằm tự tạo thu nhập để sống và tồn tại. Trong khuôn khổ này, đó là những đơn vị sản xuất vi mô sử dụng rất nhiều nhân lực và có kỹ thuật sản xuất truyền thống. + Cách tiếp cận tự do: được phát triển chủ yếu bởi tác giả Hernando de Soto vào cuối những năm 1980, coi khu vực phi chính thức là cách để thoát khỏi những chính sách can thiệp của Nhà nước hoặc những quy định công bị cho là quá khắt khe. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến tính năng động và mong muốn làm chủ của các đơn vị sản xuất vi mô vốn tìm cách thoát khỏi những quy định quá ràng buộc. + Theo cách tiếp cận “tân Mác-xít”: khu vực phi chính thức được bắt nguồn từ chiến lược của các doanh nghiệp hoặc các công ty đa quốc gia nhằm giảm chi phí lao động và phát triển hình thức thầu phụ mà không phải tuân thủ những quy định pháp luật. Trong các nghiên cứu kinh tế đã được thực hiện, có thể thấy có ba phương pháp tiếp cận chủ đạo đã được sử dụng để tìm hiểu về nguồn gốc và nguyên nhân của tính phi chính thức (Roubaud, 1994; Bacchetta và những người khác, 2009) • Phương pháp tiếp cận “hai mặt/kép” được sử dụng trong các nghiên cứu của Lewis (1954) và Harris-Todaro (1970). Phương pháp này dựa trên mô hình thị trường lao động kép, trong đó khu vực phi chính thức được coi như một thành phần còn sót lại của thị trường lao động và không có liên hệ với khu vực kinh tế chính thức; khu vực kinh tế mưu sinh này tồn tại chỉ bởi vì khu vực kinh tế chính thức không có khả năng tạo đủ việc làm cho người lao động. • Phương pháp tiếp cận “cơ cấu”, khác với phương pháp thứ nhất, phương pháp tiếp cận này nhấn mạnh quan hệ phụ thuộc qua lại giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức (Moser, 1978; Portes và những người khác,1989), dựa trên tinh thần của chủ nghĩa Marx, theo đó, khu vực phi chính thức tham gia vào hệ thống tư bản chủ nghĩa theo quan hệ phụ thuộc. Khu vực này cung cấp lao động và sản phẩm giá rẻ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức, đồng thời làm tăng tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. 24 • Phương pháp tiếp cận mang tính “pháp lí”, theo đó, khu vực phi chính thức được tạo nên từ các doanh nghiệp siêu nhỏ, hoạt động phi chính thức nhằm thoát khỏi các biện pháp điều chỉnh về kinh tế (de Soto, 1994). Cách tiếp cận theo trường phái tự do này trái ngược với hai cách tiếp cận ở trên, vì cho rằng việc lựa chọn vị thế phi chính thức là tự nguyện và có nguyên nhân là do chi phí để chính thức hóa và đăng ký kinh doanh quá tốn kém. 2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1 Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu Thông qua lược khảo thông tin từ một số nghiên cứu có liên quan đến khu vực KTPCT và hỏi ý kiến chuyên gia, tác giả đề xuất một số biến để phù hợp với đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của lao động nhập cư tham gia vào các hoạt động KTPCT trên địa bàn TPCT. Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong phương trình hồi qui tuyến tính Đơn vị tính Cơ sở chọn biến Kinh nghiệm làm việc của người nhập cư, nhận giá trị tương ứng là số năm tham gia vào khu vực KTPCT tính tới thời điểm nghiên cứu Tình trạng hôn nhân của đối tượng nhập cư, nhận giá trị là 1 nếu đã kết hôn và có giá trị là 0 nghĩa là độc thân. (năm) Huỳnh Trường Huy, 2009; Dipak Bahadur Adhikari 2011; Murad, Md Wahid 2007 Thời gian nhập cư, nhận giá trị tương ứng với số năm người nhập cư chuyển đến tính tới thời điểm hiện tại. (năm) Số thời gian nhập cư bình phương (mũ 2) Các khoản vốn lưu động trong kinh doanh của người nhập cư trong một ngày Số giờ bán trong ngày của lao động nhập cư trong khu vực KTPCT (người) Thực tế khảo sát (1000 đồng/ngày) Nguyễn Bích Ngọc và Phan Văn Phùng ,2013 Giờ Nguyễn Bích Ngọc và Phan Văn Phùng , 2013 Tên biến Diễn giải KINHNGHIEM HONNHAN TGIANNC TGIANNC binhphuong TONGCHIPHIKD TONGGIO 25 (1/0) Nguetse Tegoum Pierre, 2009, Trần Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái, 2006, Tổng cục Thống kê, 2005; Nguyễn Hữu Chí, 2010, Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2008 Tổng cục Thống kê, 2005 Kỳ vọn g + + + + - + HAILONG HINHTHUCBAN Đánh giá của người nhập cư về mức độ hài lòng với công việc hiện tại qua 5 mức độ 1. Rất không hài lòng, 2. Không hài lòng, 3. Bình thường, 4. Hài lòng, 5. Rất hài long Hình thức kinh doanh của đối tượng nhập cư, nhận giá trị là 1 nếu là cố định và có giá trị là 0 nếu là lưu động Thang đo Likert Tolentino,2007; Falco và cộng sự, 2011 + 1/0 Nguyễn Bích Ngọc và Phan Văn Phùng ,2013 2.2.2 Mô hình nghiên cứu Từ cơ sở lý luận, dựa vào tình hình thực tế sau khi khảo sát và quá trình lược khảo tài liệu các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhiều tác giả nước ngoài và trong nước, với các mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Vì thế, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư tham gia vào khu vực phi chính thức tại TPCT như sau: Hình thức kinh doanh Kinh nghiệm lao động Tình trạng hôn nhân HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ (ROS) Số giờ hoạt động kinh doanh Thời gian nhập cư Tổng chi phí kinh doanh Thời gian nhập cư Mức độ hài lòng bình phương Nguồn: Mô hình tác giả đề xuất,năm 2014 Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư tại Cần Thơ Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân nhập cư, tác giả xây dựng mô hình như sau: 26 +/- ROS = β0 + β1KNGHIEMLD + β2HONNHAN + β3TGIANNC + β4TGIANNCbinhphuong + β5TONGCHIPHI + β6TONGGIO + β7HAILONG + β8HINHTHUCBAN (1) Trong mô hình (1), biến ROS là biến phụ thuộc biểu diễn HQKDcủa người dân nhập cư trong một ngày (lần/ngày). Các biến KNGHIEMLD, HONNHAN, TGIANNC, TGIANNCbinhphuong, TONGCHIPHI, TONGGIO, HAILONG, HINHTHUCBAN là các biến độc lập (biến giải thích) Ý nghĩa các biến độc lập và kỳ vọng về dấu của các hệ số βi ( i  1,8 ) KNGHIEMLD: là biến định lượng,cho biết số năm kinh nghiệm làm việc của người nhập cư (năm). Kinh nghiệm làm việc là một trong những vấn đề cần xem xét khi phân tích về hiệu quả kinh tế, nó được xem như là một trong các yếu tố góp phần tăng thu nhập cho lao động vì thời gian làm việc càng lâu thì tay nghề càng được nâng cao, kinh nghiệm được tích lũy làm việc sẽ đạt hiệu quả hơn.Vì vậy hệ số β1 được kỳ vọng mang dấu dương. HONNHAN: là biến giả, cho biết tình trạng hôn nhân của đối tượng nhập cư. Biến tình trạng hôn nhân có giá trị là 1 nếu người nhập cư đã kết hôn và có giá trị là 0 nếu người nhập cư đang độc thân. Vì vậy hệ số β2 được kỳ vọng mang dấu âm hoặc dấu dương. TGIANNC: là biến định lượng, cho biết thời gian người nhập cư sinh sống tại nơi chuyển đến tính đến thời điểm hiện tại (năm). Biến số thời gian nhập cư tác động trực tiếp đến khả năng tạo ra thu nhập của người nhập cư. Vì đối tượng nhập cư cư trú càng lâu thì họ sẽ thích nghi với môi trường sống và nhanh nhạy tiếp cận các thông tin tìm việc làm. Vì vậy hệ số β3 được kỳ vọng mang dấu dương. CHIPHI: là biến định lượng, cho biết các khoản tiền mà người nhập cư phải bỏ ra để duy trì hoạt động buôn bán hằng ngày. Khi chi phí kinh doanh càng tăng thì sẽ làm giảm đi lợi nhuận của họ và mức sinh lời sẽ giảm. Vì vậy hệ số β5 được kỳ vọng mang dấu âm. TONGGIO: là tổng số thời gian bán hàng trong ngày, tác giả sử dụng thang đo tỷ lệ để đo lường biến này. Số giờ bán có mối quan hệ tương quan thuận với thu nhập của người kinh doanh, họ tham gia vào nhiều hoạt động kinh doanh và số giờ bán càng lớn thì thu nhập của gia đình sẽ càng cao .Vì vậy, hệ số β6 trong mô hình được kỳ vọng có giá trị dương. 27 HAILONG: là biến định tính, thể hiện mức độ đánh giá sự hài lòng của người nhập cư đối với công việc và cuộc sống hiện tại, được đo lường thông qua thang đo Likert 5 mức độ 1. Rất không hài lòng, 2. Không hài lòng, 3. Bình thường, 4. Hài lòng, 5. Rất hài lòng. Khi người nhập cư cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại thì họ sẽ có tinh thần và động lực để làm việc tốt hơn. Vì vậy hệ số β7 được kỳ vọng mang dấu dương. HINHTHUCBAN: là biến giả, cho biết hình thức kinh doanh của đối tượng nhập cư là cố định hay lưu động. Biến hình thức bán có giá trị là 1 nếu người nhập cư có hình thức kinh doanh là cố định và là 0 là hình thức lưu động. Vì vậy hệ số β8 được kỳ vọng mang dấu âm hoặc dấu dương. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng trong đề tài để thu thập số liệu từ đồi tượng nghiên cứu. Vì đây là phương pháp lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay tính dễ tiếp cận của đối tượng. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, hoặc sử dụng trong quá trình khảo sát thử bảng câu hỏi; hay khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm. Ưu điểm của phương pháp này là thuận lợi cho việc chọn đáp án của đáp viên, tiết kiệm thời gian và chi phí điều tra, tiến hành thu dữ liệu rất nhanh chóng (Lưu Thanh Đức Hải, 2007)11. + Phương pháp xác định cỡ mẫu: Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Theo Tabachnick và Fidell (1996) đối với phân tích hồi quy đa biến thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là n ≥ 8m + 50 (n: cỡ mẫu, m: số biến độc lập). Vì mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất có 8 biến quan sát, do đó số quan sát tối thiểu cần thiết của nghiên cứu là 8*8+50 = 114 quan sát. Thực tế, cỡ mẫu được tác giả đã thu thập là 148 quan sát là đảm bảo yêu cầu về cỡ mẫu trong phương pháp nghiên cứu. + Số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp trong bài bao gồm: điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và những đặc điểm liên quan đến tình hình dân số và việc làm trên địa 11 Giáo trình Nghiên cứu Marketing – Lưu Thanh Đức Hải (8/2007) 28 bàn TPCT được thu thập từ Niên giám Thống kê 2011 đến 2013 và các tài liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội năm 2013. + Số liệu sơ cấp - Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua tiến trình sau: Bước 1: Chọn địa điểm điều tra và đối tượng nghiên cứu. Bước 2: Thực hiện điều tra thử: sau khi đã có phiếu điều tra soạn sẵn, tác giả tiến hành điều tra thử đối tượng nghiên cứu. Bước 3: Thực hiện điều tra chính thức: sau bước hiệu chỉnh phiếu điều tra, tác giả tiến hành điều tra chính thức các đối tượng nghiên cứu có liên quan theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện và có điều kiện. 2.3.2 Mô tả cỡ mẫu khảo sát TP.Cần Thơ là một trong những thành phố lớn trong khu vực ĐBSCL và dân cư tập trung chủ yếu vào các khu vực đông đúc ở các quận và một số huyện điều này giúp những người nhập cư có nhiều thuận lợi trong việc kinh doanh khi tham gia vào các hoạt động KTPCT giúp họ cải thiện thu nhập của bản thân. Khu vực nghiên cứu được tác giả thể hiện ở bảng thống kê 2.1 sau: Bảng 2.2: Thống kê số mẫu quan sát trên địa bàn TPCT Đơn vị tính: Người Khu vực Quận Ninh Kiều Quận Cái Răng Quận Bình Thủy Khu vực khác Tổng Số quan sát 88 29 18 13 148 Tỷ lệ (%) 59,50 19,60 12,20 8,70 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả,năm 2014 Qua quá trình tác giả thu thập số liệu từ thực tế trên địa bàn TPCT thì nhận thấy người dân nhập cư ở quận Ninh Kiều (chiếm tỷ lệ 59,5%) và quận Cái Răng, Bình Thủy (chiếm tỷ lệ 31,80%) có tỷ lệ cao hơn so với các khu vực còn lại ( chiếm tỷ lệ 8,70%). Thực tế cho thấy, việc dân cư tập trung đông đúc cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh tại Ninh Kiều sẽ là những điều kiện thuận lợi khiến cho số lượng lao động tham gia vào khu vực KTPCT tấp nập hơn so với các khu vực được khảo sát khác. Trường hợp đối với quận huyện còn lại là những khu vực có tình hình người dân nhập cư tham gia vào các hoạt động của khu vực KTPCT tương đối thưa thớt, điều này có thể được 29 giải thích, những quận huyện nằm xa trung tâm thành phố là những khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, hoạt động chủ yếu của người lao động khu vực này thuộc khu vực chính thức, đa phần họ là công nhân làm việc tại các công xưởng. Và một phần các khu vực này không đáp ứng được mong muốn cải thiện đời sống của người di cư vào Cần Thơ sinh sống. Do hạn chế về thời gian cũng như hạn chế về kinh phí nên tác giả chỉ tập trung điều tra thu nhập của người nhập cư ở các khu vực có xác suất nhập cư cao để được bộ mẫu số liệu mang tính đại diện cao cho toàn TPCT trong bài nghiên cứu. 2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Phương pháp thống kê mô tả được ứng dụng nhằm phân tích thực trạng kinh doanh của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT Mục tiêu 2: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của lao động nhập cư tham gia khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT. Bên cạnh đó, kiểm định Independent Sample T-test và kiểm định ANOVA còn được sử dụng để kiểm tra có sự khác biệt về HQKD giữa các nhóm đối tượng nhập cư tham gia vào các hoạt động KPCT phân theo 3 lĩnh vực kinh doanh ( sản xuất, thương mại, dịch vụ). Mục tiêu 3: Từ kết quả nghiên cứu ở hai mục tiêu trên và dựa vào các khó khăn trong kinh doanh của người nhập cư, thống kê ý kiên của người dân địa phương đối với các hoạt động trong khu vực KTPCT cũng như tham khảo kinh nghiệm quản lí ở một số quốc gia khác, tác giả đề ra các giải pháp nhằm nâng cao HQKD cho người nhập cư trên địa bàn TPCT. 2.3.4 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được minh họa như sau: 30 XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tế kết hợp lược khảo tài liệu Thu thấp số liệu thứ cấp Bảng câu hỏi Tình hình kinh tế-xã hội của thành phố Cần Thơ Số liệu sơ cấp Thống kê mô tả Thực trạng hoạt động KTPCT của người nhập cư ở Tp. Cần Thơ Kiểm định T-test Hồi quy tuyến tính đa biến Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư tham gia khu vực KTPCT Kết luận và đề xuất giải pháp Kiểm định mô hình nghiên cứu Hình 2.2 Sơ đồ quá trình nghiên cứu 31 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Về tọa độ địa lí, TPCT nằm trong giới hạn105013’38” đến 105050’35” kinh độ Đông và 9055’08” đến 10019’38” vĩ độ Bắc, trung tâm TPCT cách thành phố Hồ Chí Minh 170km. TPCT nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp. Hình 3.1 Bản đồ hành chính địa bàn TPCT 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 3.1.1 Vị trí địa lí TPCT nằm ở vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp, trung tâm TPCT 32 cách thành phố Hồ Chí Minh 170km. Trung tâm TPCT cách thành phố Hồ Chí Minh 170km về hướng Đông Bắc theo Quốc lộ 1A cách các đô thị lớn của vùng ĐBSCL trong cự ly khỏang 60-120km, thuận lợi mở rộng giao lưu và ảnh hưởng kinh tế đến các tinh lân cận, đặc biệt là các tỉnh vùng Tây Nam sông Hậu và Tứ Giác Long Xuyên. Ngoài ra, trong một số lĩnh vực kinh tế, TPCT có khả năng vươn xa đến thành phố Hồ Chí Minh và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam 3.1.2 Khí hậu Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.500 giờ nắng với số bình quân giờ nắng là 7h/ngày, lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Thuận lợi: Chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm. Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Hạn chế: Mùa mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố ; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp 3.1.3 Đất đai và sông ngòi TPCT nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa song Mê Kông bồi đáp và được bồi lắng thường xuyên qua các nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Địa chất được hình thành và bồi lắng trầm tích biển và phù sa, trên bề mặt ở độ sâu 50m. Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1- 2m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía 33 đông bắc sang phía tây nam. Bên cạnh đó, TPCT còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu. Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ. 3.1.4 Lịch sử hình thành Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. - Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. - Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. - Đến Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. - Sau năm 1975, tỉnh Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh Hậu Giang, trong đó TPCT là tỉnh lỵ. - Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. TPCT là tỉnh lỵ tỉnh Cần Thơ. - Ngày 26/11/2003, Quốc Hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành TPCT là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. 3.1.5 Đơn vị hành chính TPCT tính đến năm 2013 được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm 5 quận và 4 huyện. Tổng số thị trấn, xã, phường là 85, trong đó có 5 thị trấn, 44 phường, 36 xã và 644 ấp, khu vực. Bảng 3.1: Bảng đơn vị hành chính cấp quận, huyện tại TPCT Đơn vị hành chính cấp quận,huyện Số đơn vị hành chính Quận Ninh Kiều 13 phường và 71 khu vực Quận Bình Thủy 8 phường và 45 khu vực Quận Cái Răng 7 phường và 63 khu vực Quận Ô Môn 7 phường và 83 khu vực Quận Thốt Nốt 9 phường và 45 khu vực 34 Huyện Phong Điền 1 thị trấn,6 xã và 79 ấp Huyện Cờ Đỏ 1 thị trấn,9 xã và 79 ấp Huyện Thới Lai 1 thị trấn,12 xã và 108 ấp Huyện Vĩnh Thạnh 2 thị trấn,9 xã và 56 ấp Nguồn: Niên Giám Thống Kê Thành phố Cần Thơ năm 2013 3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 3.2.1 Tình hình kinh tế 3.2.1.1 Giá trị sản xuất Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nửa cuối năm 2008 kéo theo hậu quả là nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giá trị sản xuất suy giảm, tỷ lệ lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức thấp, thậm chí ở mức âm,… khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam nói chung và cả nền kinh tế TPCT nói riêng. Tưởng rằng khủng hoảng kinh tế kéo dài sẽ gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, tuy nhiên thì điều đó đã không xảy ra, các chính sách tài khóa cũng như chính sách tiền tệ của chính phủ đã vực dậy được nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Đến năm 2009 – đến nay thì nền kinh tế cả nước ta nói chung và nền kinh tế TPCT nói riêng có những chuyển biến tích cực được thể hiện như sau. Bảng 3.2: Giá trị sản xuất theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của TPCT Năm Khu vực I Khu vực II Khu vực III Tổng số Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 14.499.532 10,06 86.262.881 59,86 43.353.645 30,08 144.116.058 100,00 14.426.908 8,53 99.517.249 58,83 55.229.276 32,65 169.173.433 100,00 14.353.196 7,48 112.354.093 58,55 65.177.624 33,97 191.884.913 100,00 Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013 Qua bảng số liệu trên, giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế trên địa bàn TPCT có nhiều biến động, giá trị sản xuất của khu vực I các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất kinh tế phân theo khu vực kinh tế, giá trị sản xuất tại khu vực này liên tục 35 giảm nhẹ trong giai đoạn 2011 – 2013, năm 2011 giá trị sản xuất tại khu vực I là 14.499.532 triệu đồng chiếm 10,06% so với tổng cơ cấu sản xuất phân theo khu vực kinh tế, năm 2012 do cả nước đang trong quá trình CNH-HĐH, giá trị sản xuất trong khu vực này giảm đi 72.624 triệu đồng tương đương 0,5% so với năm 2011; cụ thể là đạt mức 14.426.908 triệu đồng, chiếm 8,53% so với tổng cơ cấu sản xuất năm 2012; năm 2013 thì giá trị sản xuất trong khu vực này đạt 14.353.196 triệu đồng, giảm tuyệt đối 73.712 triệu đồng tương đương với tốc độ là 0,5% so với năm 2012, và giá trị sản xuất khu vực I năm 2013 chỉ chiếm 7,48% so với tổng cơ cấu sản xuất phân theo khu vực kinh tế. Giá trị sản xuất tại khu vực II các ngành công ngiệp – xây dựng có tỷ trọng chiếm trên 58% cao nhất trong các khối ngành, chỉ tính riêng tỷ trọng sản xuất công nghiệp chiếm trên 50% qua các năm từ năm 2011 đến 2013, với giá trị sản xuất của khu vực II tăng nhanh về giá trị qua các năm, năm 2011 là 86.262.881 triệu đồng chiếm 59,86% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm 2011; năm 2012 giá trị sản xuất tại khu vực này tăng lên 99.517.249 triệu đồng chiếm 58,83% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm 2012 và năm 2013 khu vực II tiếp tục tăng lên 112.354.093 triệu đồng chiếm 58,03% so với tổng cơ cấu giá trị sản xuất năm 2013. Giá trị sản xuất khu vực II năm 2012 tăng 15,37% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 12,90 % so với năm 2012, tuy tỷ lệ tăng giá trị sản xuất có giảm nhưng về giá trị thì khu vực II vẫn có tỷ số tăng tuyệt đối ở mức cao, năm 2012 mức tăng tuyệt đối là 13.254.368 triệu đồng so với năm 2011, và năm 2012 so với năm 2011 là 12.836.844 triệu đồng. Giá trị sản xuất của khu vực III cũng tăng nhanh theo thời gian, giá trị sản xuất khu vực III tăng liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013, tốc độ tăng của khu vực III năm 2012 là 27,39% so với năm 2011 và năm 2013 là 18,01% so với năm 2012. Tỷ trọng của khu vực III trong giai đoạn 2011 – 2013 tăng từ 30,08% năm 2011 lên 32,65% năm 2011 và 33,97% năm 2013, tương ứng với giá trị sản xuất tăng từ 43.353.645 triệu đồng năm 2011 lên 55.229.276 triệu đồng năm 2012 và năm 2013 thì giá trị này là 65.177.624 triệu đồng. Tốc độ tăng liên hoàn tương đối lớn của khu vực này năm 2012 là 27,39% và năm 2013 là 18,01%. Tại khu vực III năm 2013 thì giá trị tăng tuyệt đối so với năm 2011 là 21.823.979 triệu đồng và tốc độ tăng tương đối so với năm 2010 là 50,34%. 3.2.1.2 Tổng sản phẩm trên địa bàn TPCT Bảng 3.3: Tổng sản phẩm theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế của địa bàn TPCT 36 ĐVT: Triệu đồng Năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Khu vực I 6.126.141 6.170.283 6.137.801 Khu vực II 18.720.666 21.960.827 25.097.744 Khu vực III 29.859.367 37.751.018 44.620.800 Tổng số 55.905.770 67.153.460 77.286.594 Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013 Nhìn chung thì tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2013, tuy nhiên thì chỉ có khu vực I– khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản trong năm 2013 lại giảm nhẹ từ 6.170.283 triệu đồng năm 2012 xuống 6.137.801 triệu đồng tương đương tốc độ 0,53% nhưng tăng so với năm 2011 đạt 6.126.141 triệu đồng với mức tăng là 0,19%. Tổng sản phẩm tại khu vực I đạt được giá trị cao và tăng trưởng ổn định như vậy là do ngành sản xuất của khu vực này (ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp) chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, chất lượng, cũng như áp dụng các khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất. Khu vực II – khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng có giá trị tổng sản phẩm đứng thứ hai trong tổng giá trị sản phẩm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011 – 2013. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn TPCT năm 2011 là 18.720.666 triệu đồng, năm 2012 thì giá trị tổng sản phẩm của khu vực tăng 21.960.827triệu đồng, tăng với tốc độ 17,31% so với năm 2011, năm 2013 thì tổng sản phẩm của khu vực có chuyển biến tăng đột ngột với giá trị lớn, tăng thêm lên đến 3.136.917 triệu đồng, đạt 25.097.744 triệu đồng, tăng 14,28% so với năm 2012. Do TPCT có tiềm năng phát triển cao, là một trung tâm lớn thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, do đó TPCT có thế mạnh trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, với nguồn kinh phí cao, tạo động lực cho phát triển kinh tế có mức độ cơ giới hóa cao. Khu vực III các ngành thương mại – dịch vụ có giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất tế và có tổng giá trị tăng liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013, năm 2011 giá trị sản xuất khu vực này là 29.859.367 triệu đồng; năm 2012 thì giá trị sản xuất tại khu vực này tăng thêm 7.891.651 triệu đồng, đạt 37.751.018 triệu đồng, tương đương với giá trị tăng là 26,43% so với năm 2011, năm 2013 thì giá trị xuất khẩu này 37 tăng lên 44.620.800 triệu đồng, giá trị tăng tuyệt đối là 6.869.782 triệu đồng tương đương với mức tăng là 18,20% so với năm 2012. Các ngành thuộc khu vực III tại TPCT có sự phát triển nhanh và liên tục, đa dạng hóa các loại hình thương mại – dịch vụ, hơn nữa chất lượng dịch vụ được chú ý hơn. Hơn nữa, TPCT là đầu mối giao thông quạn trọng với các tỉnh khác và giữa các tỉnh thành khác trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài ra, TPCT còn là một trong những nơi có địa điểm tham quan, giải trí lý tưởng, là điểm đến thú vị cho khách du lịch trong và ngoài nước, hệ thống khách sạn, nhà hàng ngày càng khang trang và hiện đại hơn. Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013 Hình 3.2 Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế Cơ cấu kinh tế TPCT có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực trong giai đoạn 2011 – 2013, tỷ trọng khu vực II và III luôn ở mức cao. Năm 2011 thì khu vực I chiếm 10,96%, năm 2012 thì tỷ trọng này giảm xuống mức là 9,19% và giảm xuống 7,94% năm 2013 so với cơ cấu tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế. Tại khu vực II thì tỷ trọng này có chiều hướng giảm, tỷ trọng năm 2011 là 33,49% giảm xuống còn 32,70% năm 2012 và tiếp tục giảm xuống 32,47% năm 2013 so với cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế. Khu vực III cũng có chuyển biến tích cực, năm 2011 thì tỷ trọng tại khu vực này là 53,41%, năm 2012 thì tỷ trọng này tăng lên là 56,22% 38 sau đó năm 2013 thì tỷ trọng này tăng lên 57,73% so với cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế. Bảng 3.4: Tổng sản phẩm trên địa bàn TPCT bình quân đầu người Năm Tiền Việt Nam theo giá hiện hành (nghìn đồng) Ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái bình quân (USD) 2005 12.426 784 2006 14.847 929 2007 19185 1.192 2008 26.758 1.630 2009 31.066 1.750 2010 36.539 1.897 2011 46.234 2.211 2012 55.037 2.632 2013 62.719 2.894 Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013 Giai đoạn năm 2006-2013 thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và phân theo nhóm thu nhập có những chuyển biến tích cực, tăng dần qua các năm. Theo số liệu sơ bộ năm 2013, tổng sản phẩm bình quân đầu người trên năm đạt 2.894 USD quy ra tiền Việt Nam là 62.719.000 đồng cao hơn so với năm trước là 55.037.000 đồng, tương đương 2.632 USD (2012) và tăng với tốc độ gần 10% . Nguyên nhân là do nước ta đang trong quá trình thực hiện CNH-HĐH và một phần thu nhập cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát hằng năm tăng lên. Bên cạnh đó, để nắm rõ hơn về tình hình thu nhập nhập của người dân sinh sống tại Cần Thơ thì ta xem xét đến bảng số liệu sau thể hiện thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và phân theo nhóm thu nhập. 3.2.2 Tình hình xã hội 3.2.2.1 Tình hình dân số trên địa bàn nghiên cứu Bảng 3.5: Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số năm 2013 phân theo huyện/quận/thị xã/thành phố 39 Diện tích (km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/Km2) 1.408,96 1.232.260 875 29,27 255.728 8.737 132,22 134.630 1.018 Quận Bình Thủy 70,68 119.158 1.686 Quận Cái Răng 68,33 91.000 1.332 Quận Thốt Nốt 118,01 164.940 1.398 Huyện Vĩnh Thạnh 298,23 116.110 389 Huyện Cờ Đỏ 311,15 126.069 405 Huyện Phong Điền 125,26 101.120 807 Huyện Thới Lai 255,81 123.505 483 Tổng số Quận Ninh Kiều Quận Ô Môn Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013 Mật độ dân số tại TPCT không đồng đều, mật độ thấp nhất là 389người/km2 và mật độ cao nhất là 8.737người/km2, quận Ninh Kiều có mật độ dân số lớn nhất trong toàn thành phố 8.617người/km2 cao hơn rất nhiều so với các quận huyện khác, vì nơi đây là trung tâm thành phố nên có dân số đông đúc, nếu xét về tổng số dân thì quận Ninh Kiều có số dân tương đối lớn hơn các quận huyện khác sấp sỉ 2 lần về tổng số dân, tuy nhiên về diện tích quận Ninh Kiều lại là nhỏ nhất. Bên cạnh đó, các quận như: Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng và Thốt Nốt lại có mật độ dân số sấp sỉ trên 1000 người/km2. Mật độ dân số khá đồng đều giữa các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền và huyện Thới Lai có mật độ dân số thấp sấp sỉ 400người/ km2, mặt khác do nơi đây có diện tích lớn. Tóm lại, mật độ dân số trung bình của toàn thành phố là khoảng 866 người/ km2, tuy nhiên dựa trên bảng số liệu ta có thể thấy mật độ dân số tại TPCT không đồng đều giữa các quận và huyện. Mật độ dân số tại các quận thuộc thành phố đông do nơi đây tập trung các khu công nghiệp lớn, yêu cầu tay nghề thấp, do đó người dân tại các huyện di cư đến để đi làm, mặt khác các khu trung tâm thuộc thành phố là nơi tập trung các trường học, khu vui chơi giải trí, siêu thị,… tạo điều kiện cho việc kinh doanh, mua bán, nên nơi đây tận dụng hết mọi diện tích mặt bằng để hoạt động kinh doanh, dẫn đến tình trạng người dân đông đúc. 40 Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013 Hình 3.3 Dân số trung bình phân theo giới tính trên địa bàn Dân số phân theo giới tính không đồng đều giữa nam và nữ, tỷ lệ dân số nam luôn thấp lơn tỷ lệ dân số nữ qua các năm từ 2011 – 2013, tỷ lệ dân số nữ qua các năm luôn lớn hơn 50% so với tổng cơ cấu dân số của thành phố, tỷ lệ dân số nữ giảm dần từ 50,3% tương đương 608.224 người năm 2011, năm 2012 giảm xuống còn 50,28% tương đương 613.447 người và năm 2013 tỷ lệ này tăng nhẹ là 50,32% tương đương 620.134 người; trong khi đó thì tỷ lệ dân số nam lại tăng từ 49,70% tương đương 600.968 năm 2011 lên 49,72% tương đương 606.713 người năm 2012 và tăng lên 49,68% tương đương 612.126 người vào năm 2013. Về tỷ trọng tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ rất nhỏ (dưới 1%) giảm dần qua các năm từ năm 2011 – 2012 lần lượt là 0,6%, 0,56% và năm 2013 tăng 0,64%,cho thấy dân số trung bình nam đang tăng so với dân số trung bình nữ, tỷ lệ dân số trung bình nam tăng trung bình 0,96% năm 2012 và tăng lên 0,89% năm 2013, cũng tăng với tốc độ tương tự như tỷ lệ tăng của dân số trung bình nam, dân số trung bình nữ năm 2012 tăng 0,86% so với năm 2010 và tăng 1,09% năm 2013 so với năm 2012. Mặc dù tỷ lệ dân số nam và nữ có sự chênh lệch, tuy nhiên thì chênh lệch giữa dân số nam và nữ là không nhiều. Dân số trung bình nam và nữ đang đi đến tình trạng cân bằng, đi đến bình đẳng giới giữa nam và nữ. Tỷ lệ dân số nam và nữ TPCT có sự khác biệt so với tỷ lệ dân số các tỉnh thành khác trong cả nước, trong khi tỷ lệ dân số tại 41 các tỉnh thành khác là tỷ lệ dân số nam luôn cao hơn tỷ lệ dân số nữ thì tỷ lệ dân số tại TPCT lại là ngược lại và dần dẫn đến tình trạng cân bằng. Tỷ lệ dân số cân bằng trong xã hội dẫn đến việc bình đẳng giới, bình đẳng trong công việc, trong học tập,…tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Bảng 3.6: Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn trên địa bàn ĐVT: người Năm Thành thị Nông thôn Tổng 2011 799.859 409.333 1.209.192 2012 809.207 410.953 1.220.160 2013 818.957 413.303 1.232.260 Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013 Tỷ lệ dân số trung bình sống tại thành thị cao hơn so với dân số trung bình sống tại nông thôn sấp sỉ 2 lần, dân số trung bình sống tại thành thị năm 2011 là 799.859 người chiếm 66,15%, trong khi đó thì dân số tại nông thôn là 409.333 người, chiếm 33,85% trong tổng dân số tại TPCT, tuyệt đối giữa dân số thành thị và nông thôn năm 2011 là 390.526 người, mức chênh lệch này chiếm 32,30% trong tổng dân số tại TPCT, bước sang năm 2012, dân số tại thành thị tăng lên 809.207 người chiếm 66,32%, trong khi dân số sống tại nông thôn là 410.953 người, chiếm 32,68% trong tổng dân số sống tại thành phố, tỷ trọng chênh lệnh giữa dân số thành thị và nông thôn chiếm 32,64% trong tổng dân số, năm 2013 dân số sống tại thành thị tiếp tục tăng lên 818.957 người, trong khi dân số nông thôn là 413.303 người, thì tỷ lệ chênh lệch này tăng lên mức 32.92% trong tổng dân số tương ứng với 405.654 người. Tỷ lệ dân số sống tại thành thị tăng 1,17% và 1,2% lần lượt qua các năm 2012 và 2013 về tốc độ tăng liên hoàn, tỷ lệ tăng tại nông thôn qua 2 năm 2012 và 2013 lần lượt là 0,40% và 0,57% tốc độ tăng liên hoàn năm 2012 so với năm 2011 và năm 2013 so với năm 2012. Tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 66,15% năm 2011 lên 66,32% năm 2012 và 66,46 năm 2013; do đó đồng nghĩa với tỷ lệ dân số nông thôn giảm từ 33,85% năm 2011 xuống mức 33,68% năm 2012 và 33,54 năm 2013. Tỷ lệ dân số thành thị tăng lên tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển tại các vùng trung tâm thành phố, tuy nhiên thì cũng mang theo những rủi ro về mức sống, dân cư, tình hình sức khỏe, tệ nạn xã hội,… Dân số nông thôn theo thời gian giảm dần tỷ trọng do trong sản xuất nông nghiệp vì 42 việc máy móc thay thế sức lao động của con người, dẫn đến tình trạng nhàn rỗi trong công việc do đó làm cho tình trạng lao động di chuyển đến các trung tâm đô thị, trung tâm công nghiệp để tìm kiếm việc làm. Theo dự báo mang tính xu hướng của tốc độ tăng dân số Việt Nam thì giai đoạn 2010 – 2030 dân số Việt Nam đạt tỷ lệ dân số vàng, khi đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60% so với tổng dân số, trên 20% dân số dưới độ tuổi lao động và trên 10% dân số ngoài độ tuổi lao động. Vì vậy theo xu hướng chung của cả nước và xu hướng hội nhập và phát triển thì TPCT cũng không ngoại lệ. Đơn vị tính: ‰ Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2013 Hình 3.4: Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của TPCT năm 2013 Dựa trên hình 3.3 ta thấy, tỷ suất sinh thô năm 2011 là 14,72‰ nhưng tỷ suất chết thô lại là 4,44‰, nên dẫn đến tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 10,28%. Tuy nhiên tỷ suất sinh thô và tỷ suất chết thô lại có xu hướng giảm kéo theo tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm, tỷ suất sinh thô năm 2012 là 14,41‰ trong khi tỷ suất chết thô là 4,23‰ làm cho tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2011 giảm xuống còn 10,18‰, tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2013 là 10,37‰, tăng trở lại so với năm 2011 và 2012. Tỷ suất sinh thô giảm nguyên nhân là do các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ngày càng được tiến bộ, ý thức về chăm sóc sức khỏe của người dân thông qua các chương trình tuyên truyền ngày càng được nâng cao, các dịch bệnh cũng như thiên tai được nhà nước trú trọng đề phòng cũng như khắc phục. Ngoài ra thì các cơ quan chức năng phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước phát động nhiều chương trình như: kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV, nghiêm cấm hút thuốc lá những nơi như bệnh viện, trường học, nơi công cộng,…để đảm bảo sức khỏe cho người dân cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn TPCT. 43 Bảng 3.7: Tỷ suất nhập cư phân theo giới tính và thành thị, nông thôn ĐVT: ‰ Năm Tổng số Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2005 5,0 5,1 4,9 3,0 1,7 2006 5,8 5,7 5,9 3,4 2,0 2007 7,5 7,3 7,6 3,8 2,8 2008 6,0 5,7 6,3 2,7 2,3 2009 8,7 8,3 9,0 5,3 1,4 2010 9,7 9,1 10,3 5,2 2,4 2011 10,4 9,9 10,9 4,9 3,2 2012 7,2 6,7 7,8 3,9 1,8 Nguồn: Niên giám Thống kê 2012 Qua bảng số liệu thu thập ta nhận thấy tỷ suất nhập cư của cả nước phân theo giới tính có nhiều biến động và tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2005-2011, tỷ suất nhập cư của nữ cao hơn của nam từ 2007 -2012. Tỷ suất nhập cư phân theo khu vực thành thị-nông thôn cũng có sự chệnh lệch đáng kể và hấu như qua các năm tỷ suất nhập cư vào thành thị luôn chiếm cao hơn so với nông thôn. Điều này được giải thích do cuộc sống ở quê nhà khó khăn nên những đối tượng nhập cư có nhu cầu chuyển lên các thành phố lớn với mong muốn tìm được việc làm có thu nhập ổn định, vừa lo cho bản thân vừa có thể gởi tiền về quê nhà giúp người thân cải thiện cuộc sống hơn. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2012 thì tỷ suất nhập cư của cả nước đã giảm đi rất nhiều từ 10,4 ‰ (năm 2011) xuống còn 7,2 ‰ (năm 2012) do các cơ quan Bộ, Ngành ở những thành phố lớn đã thực hiện một số chính sách nhằm hạn chế tình trạng nhập cư ồ ạt gây ra những mất cân đối trong cơ cấu dân số và việc làm của tỉnh, thành phố. 3.2.2.2 Tình hình lao động trên địa bàn nghiên cứu Bảng 3.8: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị, nông thôn ĐVT: người Năm Thành thị Nông thôn 2011 2012 2013 320.312 302.513 432.212 231.465 450.622 224.433 44 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 111.900 18.410 (71.048) (7.032) Tổng 622.825 663.677 675.055 40.852 11.378 Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013 Dân số trong độ tuổi lao động phân theo thành thị, nông thôn cũng có những biến động bất thường. Dân số trong độ tuổi lao động tại nông thôn giảm dần qua các năm, đi ngược với dân số trong độ tuổi lao động tại nông thôn thì dân số trong độ tuổi lao động tại thành thị lại tăng trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể thì dân số trong độ tuổi lao động tại thành thị tăng từ 320.312 người năm 2011 lên 432.212 người năm 2012, tăng 111.900 người và năm 2013 thì tiếp tục tăng lên là 450.622 người, tăng 18.410 người, dân số trong độ tuổi lao động tại nông thôn năm 2012 giảm từ 302.513 người xuống còn 231.465 người , giảm 71.048 người so với năm 2011, năm 2013 chỉ số này tiếp tục giảm còn 224.433 người, giảm 7.032 người so với năm 2012. Bảng 3.9: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính Năm Nam Cơ cấu Nữ Cơ cấu Tổng Chỉ số phát triển Đơn vị tính Người % Người % Người % 2011 2012 387.389 374.494 62,20 56,43 235.436 289.183 37,80 43,57 622.825 663.677 1,06 1,07 2013 379.704 56,25 295.351 43,75 675.055 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 (12.895) 5.210 (5,77) (0,18) 53.747 6.168 5.77 0.18 40.852 11.378 1,02 - - Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Cần Thơ 2013 Dân số nam trong độ tuổi lao động cao hơn dân số nữ trong độ tuổi lao động giai đoạn 2011 – 2013, khi xét đến tình hình dân số thì dân số nữ luôn lớn hơn dân số nam trong giai đoạn 2011 – 2013, tỷ lệ dân số nữ luôn chiếm trên 50% trong tổng dân số, đồng thời thì chênh lệch giữa dân số nam và dân số nữ là không nhiều, trong khi đó thì tỷ lệ dân số nữ trong độ tuổi lao động giai đoạn 2011 – 2013 lại thấp hơn so với dân số nam trong độ tuổi lao động rất nhiều. Dân số nữ trong độ tuổi lao động tăng dần trong giai đoạn 2011 2013, số lao động nữ năm 2011 là 235.436 người, năm 2012 là 289.183 người, tăng 53.747 người tương đương với 5,77% so với năm 2011, năm 2013 dân số nữ trong độ tuổi lao động là 295.351 người, tăng 6.168 người, tương đương với tốc độ tăng liên hoàn so với năm 2012 là 0,18%. Dân số nam trong độ tuổi lao động giai đoạn 2011 – 2013 có chiều hướng giảm đi, khác hẳn so với chiều hướng của dân số nữ trong độ tuổi lao động. Dân số nam trong độ tuổi lao động năm 2011 là 387.389 người, năm 2012 là 374.494 người, giảm tuyệt 45 đối là 12.895 người và tương đối là 0,03% so với năm 2011, năm 2013 dân số nam trong độ tuổi lao động là 379.704 người, tăng nhẹ 5.210 người tương đương với 0,01% so với năm 2012. Điều này có thể được lý giải như: số thiếu niên là nữ khi chưa đến độ tuổi lao động tại TPCT thì chiếm một lực lượng đông đảo, hay nói cách khác thì số thiếu niên là nữ trong thời gian khảo sát thì số thiếu niên đó gần bước vào độ tuổi lao động, do đó theo thời gian thì những thiếu niên này đủ 15 tuổi do đó họ vô tình được xem là lao động trong độ tuổi, điều này mang lại sự khả quan cho nền kinh tế khi tổng số lao động nói chung và lao động nữ nói riêng tại TPCT ngày một tăng. Bên cạnh đó, tỷ suất sinh thô hàng năm tại TPCT ngày một giảm, đồng nghĩa với việc một phần nào đó lao động nữ có nhiều thời gian dành cho công việc hơn chăm sóc gia đình. Hơn nữa, do chi phí cơ hội của việc chọn việc ở nhà làm các công việc nội trợ mà không tham gia vào lao động kinh tế bên ngoài ngày một tăng, do mức lương tối thiểu ngày một tăng và các chính sách ưu đãi cho những lao động nữ ngày một hấp dẫn, do đó những lao động nữ này bắt buộc phải tham gia vào thi trường lao động khi có đủ điều kiện. 46 Bảng 3.10: Lao động có việc làm và thất nghiệp ở TP Cần Thơ năm 2013 Đơn vị tính: Người Lao động có việc làm Tổng số Nữ Nam Lao động thất nghiệp Tổng số Nữ Nam Quận Ninh Kiều 85.324 37.978 47.346 941 414 527 Quận Ô Môn 61.034 24.162 36.872 735 321 414 Quận Bình Thủy 48.088 19.167 28.921 527 270 257 Quận Cái Răng 39.452 16.155 23.297 381 161 220 Quận Thốt Nốt 69.183 25.673 43.510 534 213 321 Huyện Vĩnh Thạnh 49.812 19.609 30.203 5.446 1.895 3.551 Huyện Cờ Đỏ 65.662 25.788 39.874 451 188 263 Huyện Phong Điền 55.458 22.319 33.139 326 118 208 Huyện Thới Lai 63.791 25.388 38.403 323 140 183 216.239 321.565 9.664 3.720 5.944 Toàn TPCT 537.804 Nguồn: Trung tâm dịch vụ việc làm ( Sở Lao động thương binh và xã hội TPCT) Ở nước ta, trong những năm qua, tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phá sản, cắt giảm nhân sự gia tăng, lượng lao động thất nghiệp cũng tăng theo, trong khi đó nhu cầu tuyển dụng lao động không nhiều khiến thị trường lao động trở nên đìu hiu. Trong khi đó tại TPCT, một thành phố trung tâm của cả vùng ĐBSCL cũng phải đối mặt với tình trạng chung này, năm 2013 nhu cầu về nguồn nhân lực có xu hướng giảm về số lượng nhưng lại tăng về chất lượng, điều này đã làm cho tình trạng thất nghiệp kéo dài, đặc biệt là ở người lao động có trình độ thấp không đáp ứng được nhu cầu của xã hội và sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam năm 2013 là 2,2 %, trong đó khu vực thành thị là 3,58%; khu vực nông thôn là 1,58%. Tại thành phố Cần Thơ, tỷ lệ thất nghiệp là 1,76%, tỷ lệ thất nghiệp ở vùng thành thị là 3,28%, vùng nông thôn là 4,74%, nam giới có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn với 61,5% tổng số người thất nghiệp. Tuy nhiên, nam giới lại là lực lượng dễ tìm việc làm hơn so với phụ nữ, năm 2013, số lao động nam có việc làm là 321.565 người, chiếm tỷ lệ 59,79% tổng số lao động có việc làm, 47 còn số này ở lao động nữ chỉ là 40,21%. Riêng tại các quận huyện của TPCT, huyện Vĩnh Thạnh có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, 5.446 lao động thất nghiệp, chiếm tỷ trọng hơn một nửa (56,35%) trong tổng số lao động thất nghiệp của toàn thành phố. Nhiều năm qua, huyện Thới Lai được Sở Lao động thương binh và xã hội TPCT đánh giá là địa phương luôn làm tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết tốt việc làm cho người lao động, năm 2013 có 323 người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp, chiếm 3,34% tỷ lệ thất nghiệp của toàn thành phố, thấp nhất trong các quận huyện trên địa bàn. Quận Ninh Kiều có số lượng người lao động có việc làm cao nhất là 85.324 người, chiếm 15,87% tổng số người có việc làm của thành phố. Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2013 Hình 3.5 Tỷ lệ thất nghiệp của TPCT giai đoạn 2009-2013 Trong 10 năm trở thành thành phố trực thuộc trung ương, TPCT đã thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, về giảm nghèo lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các giải pháp tạo nhiều việc làm mới, khuyến khích phát triển sản xuất tạo việc làm và tự tạo việc làm. Sắp xếp, đổi mới và thực hiện xã hội hóa phát triển mạng lưới dạy nghề, phát triển mạng thông tin thị trường lao động, mở rộng sàn giao dịch việc làm, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động theo yêu cầu, cho vay vốn, hỗ trợ cây con giống, mở các lớp dạy nghề; xây dựng các dự án từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, đưa lao động xuất khẩu. Vì thế, trong năm qua, thành phố đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, giải quyết việc làm cho 50.000 lao động, đào tạo nghề cho 37.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 48,89%, tỷ lệ thất nghiệp giảm liên tục qua các năm, chỉ còn 3,8% năm 201 48 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THỰC TRẠNG CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ THAM GIA VÀO KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC 4.1.1 Thông tin chung của lao động nhập cư Gia đình là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến mọi quyết định về các hoạt động kinh tế của các thành viên. Nghiên cứu về hoạt động của người nhập cư tại địa bàn Cần Thơ thì càng cần thiết hơn, khi tìm hiểu các thông tin về gia đình của họ sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết cơ bản về hoàn cảnh, điều kiện sống của gia đình và lý do nào thúc đẩy họ quyết định tham gia vào khu vực KTPCT. Bảng 4.1: Thông tin về gia đình của người nhập cư Tần số Tỷ lệ (%) 1-2 người 35 23,65 Số nhân 3-4 người khẩu 5-7 người 83 56,08 30 20,27 Không có 51 34,46 Số người 1 người đang đi 2 người học 59 39,86 32 21,62 3 người 6 4,06 148 100,00 Tổng cộng Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014 Kết quả thống kê cho thấy số hộ gia đình có số thành viên từ 3 đến 4 thành viên chiếm tỷ lệ cao nhất 56,08%, hộ gia đình có số thành viên rất ít khoảng 1 đến 2 thành viên chiếm tỷ lệ 23,65%. Vì đây là những người dân nhập cư vào TP.Cần Thơ với mong muốn tìm kiếm việc làm, cải thiện cuộc sống cho gia đình ở quê nhưng vì cuộc sống khó khăn nên họ tập trung tham gia vào các hoạt động kinh tế phi chính thức và phần lớn công việc của họ là 49 bán hàng rong trên các vỉa hè. Ngoài ra, cũng có không ít hộ gia đình có số thành viên tương đối cao từ 5 đến 7 thành viên chiếm tỷ lệ 20,27% là những đối tượng nhập cư để đoàn tụ cùng gia đình. Đa phần những người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT có cuộc sống khó khăn nên không có khả năng cho con cái đi học hoặc có con đã trưởng thành, theo số liệu thống kê ở bảng 4.1 cho thấy có khá nhiều hộ gia đình không có số người đi học chiếm tỷ lệ 34,46%, phần lớn họ đều tham gia vào các công việc KTPCT để phụ giúp cho gia đình. Thêm vào đó, theo số liệu điều tra thì có khoảng 1 đến 2 thành viên còn đang đi học ở các hộ nhập cư có tỷ lệ 61,48%. Số hộ gia đình có số thành viên còn đang đi học nhiều nhất là 3 người chiếm tỷ lệ chỉ 4,06%, điều này cho thấy cuộc sống của người nhập cư trong khu vực KTPCT gặp khó khăn trong việc lo cho con cái đi học. Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014 Hình 4.1 Tỷ lệ số người phụ thuộc trong gia đình của người nhập cư Số người phụ thuộc trong gia đình và số người còn đi học đã ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn nghề trong các hoạt động KTPCT của người lao động nhập cư. Trong khảo sát trên cho thấy có 34,5% hộ nhập cư có số người phụ thuộc là 1 người chiếm tỷ lệ cao và 23,0% hộ nhập cư không có người phụ thuộc chiếm tỷ lệ tương đối cao, đây là các hộ gia đình quy mô nhỏ, những gia đình có con lớn đã đi làm hay người nhập cư còn trẻ tuổi, một mình lên thành thị sinh sống vì thế người lao động cũng không lo nhiều về vấn đề khoản thu nhập để chi tiêu cho gia đình. Những hộ gia đình có 2-3 người phụ thuộc chiếm 41,90%, hộ có 4 người phụ thuộc chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 0,7 %, các hộ gia đình này thường có con cái đi học hay gia đình có người lớn tuổi, vì 50 thế họ tham gia vào các hoạt động KTPCT để có thu nhập trang trải cho cuộc sống hằng ngày và tốn một khoảng chi phí tương đối nhiều để chăm sóc cho các thành viên trong gia đình. Cuộc sống của những hộ gia đình có số người phụ thuộc càng cao thì điều kiện sống của các thành viên trong gia đình thường rất khó khăn. Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014 Hình 4.2 Tỷ lệ số người tham gia vào hoạt động kinh tế phi chính thức của hộ nhập cư Qua biểu đồ phân tích, trong khu vực KTPCT tại địa bàn Cần Thơ phần lớn là số người tham gia lao động chỉ có một thành viên chiêm 60,1%, hai thành viên chiếm 35,8% và ba đến bốn thành viên tham gia thì chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 4,1%. Điều này phản ánh đúng thực tế khảo sát, những hoạt động trong khu vực KTPCT là những công việc giản đơn điển hình là công việc bán hàng rong hay một tiệm tạp hóa nhỏ là những hoạt động thường thấy trong thực tế khảo sát, những hoạt động này không đòi hỏi nhiều người tham gia cùng một hoạt động. 4.1.2 Thông tin cá nhân của người nhập cư Đối tượng nghiên cứu là những người nhập cư lên Cần Thơ sinh sống nên tác giả đã thống kê một số thông tin về quê quán, giới tính và tình trạng hôn nhân được thể hiện qua bảng 4.2 như sau: 51 Bảng 4.2: Thông tin cá nhân của người nhập cư trong khu vực KTPCT Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) 1. Quê quán Các tỉnh ĐBSCL 116 78,38 32 21,62 46 31,08 102 68,92 Độc thân 26 17,57 Kết hôn và có con 11 7,43 111 75,00 148 100,00 Các tỉnh khác 2. Giới tính Nam Nữ 3. Tình trạng hôn nhân Kết hôn nhưng chưa có con Tổng cộng Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014 Kết quả khảo sát cho thấy người nhập cư đa số là người ở các tỉnh ĐBSCL chiếm tới 78,38%, trong đó chủ yếu là người dân ở các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu…. Ngoài ra còn có 21,62% người nhập cư đến từ các tỉnh khác như Thanh Hóa, Quãng Ngãi, Hưng Yên, Hà Nội... do không có việc làm ở địa phương nên đã di cư vào TP.Cần Thơ để sinh sống. Theo kết quả khảo sát thì phần lớn người nhập cư là nữ chiếm 68,92%. Tỷ lệ này cho ta thấy người lao động tham gia vào hoạt động kinh tế phi chính thức chủ yếu là nữ do họ dễ thích ứng với môi trường kinh doanh, có khả năng giao tiếp tốt để mời chào hàng hóa với khách hàng. Phần lớn người những người nhập cư đều đã kết hôn (chiếm 82,43%), những người này phải chi trả rất nhiều cho sinh hoạt phí và thời gian tham gia vào những công việc phi chính, còn lại 17,57% là những lao động nhập cư trẻ tuổi cuộc sống chưa ổn định nên chưa lập gia đình. 52 Bảng 4.3: Độ tuổi và trình độ của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT Chỉ tiêu Nhóm tuổi của lao động nhập cư Tần số Tỷ lệ (%) 15-20 tuổi 7 4,73 21-29 tuổi 30 20,27 30-49 tuổi 72 48,65 50-59 tuổi 26 17,57 Từ 60 trở lên 13 8,78 5 3,38 1-5 năm 37 25,00 6-9 năm 51 34,46 10-12 năm 42 28,38 Trên 12 năm 13 8,78 148 100,00 Không biết chữ Số năm đi học của lao động người nhập Tổng Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014 Dựa vào số liệu khảo sát cho thấy nhóm tuổi của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT khá đa dạng, trong đó nhóm tuổi 30-49 chiếm tỷ lệ cao nhất 48,65%, ở nhóm tuổi này thì hầu hết nhũng lao động nhập cư đã lập gia đình nên họ tham gia các công việc trong khu vực KTPCT để kiếm thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, nhóm tuổi trên 60, đã quá tuổi lao động chiếm tỷ lệ 8,78% cho thấy sự khác biệt trong giữa khu vực KTPCT và khu vực kinh tế chính thức là không giới hạn độ tuổi lao động, điều này làm cho các hoạt động trong khu vực KTPCT trở nên đa dạng hơn. Các nhóm tuổi còn lại như nhóm tuổi 15-20 chiếm 4,73%, nhóm tuổi 21-29 chiếm tỷ lệ 20,27 và nhóm tuổi 5059 chiếm tỷ lệ 17,57%. Theo kết quả điều tra cho thấy, trình độ học vấn của người dân nhập cư cũng đa dạng, phần lớn những lao động nhập cư tham gia vào công việc trong khu vực KTPCT có trình độ trung bình ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 62,84%. Bên cạnh đó cũng có một phần lao động nhập cư có trình độ trên lớp 12 chiếm 8,78%, tuy nhiên, cũng có một số người tham gia hoạt động KTPCT không được đi học chiếm tỷ lệ 3,38% hay chỉ được học hết cấp 1 (chiếm tỷ lệ 25,00%) vì lý do gia đình khó khăn hay do chịu nhiều áp lực của những năm tháng chiến tranh. 53 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014 Hình 4.3 Lí do người dân ngoại tỉnh nhập cư vào TPCT Đặc điểm chung của những người nhập cư trên địa bàn TPCT đã được trình bày trong hình 4.3, vì vậy nó không được nhắc lại một cách chi tiết ở đây. Một cách ngắn gọn, theo kết quả phỏng vấn cho thấy, phụ nữ nhập cư chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều (68,92%) so với nam (31,08%). Nếu như những năm trước nhập cư vì lý do phi kinh tế ( đoàn tụ gia đình, cưới hỏi,…) chiếm một tỷ lệ khá cao, thì bây giờ động lực kinh tế chiếm vị trí quan trọng áp đảo và thực tế khảo sát đa số người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT tại TP.Cần Thơ là vì lí do cải thiện đời sống chiếm tỷ lệ 58,784% khi được hỏi đến lí do nhập cư. Lí do phi kinh tế là cưới hỏi hay có người thân, họ hàng và bạn bè tại nơi chuyển đến cũng chiếm tỷ lệ không ít 38,51%. Tuy nhiên, bên cạnh hai lí do vừa nêu thì một phần số người nhập cư lúc ban đầu họ chuyển lên Cần Thơ sinh sống với mong muốn tìm việc làm ở các khu công nghiệp, nhưng vì số công nhân ở các khu công nghiệp đã quá tải và do họ là những lao động không có trình độ chuyên môn nên không thể có được việc làm như mong muốn. Vì thế, họ tìm đến những công việc giản đơn trong khu vực KTPCT và một loại hình hoạt động phổ biến nhất là bán hàng rong, bán vé số để cải thiện cuộc sống hiện tại. Bởi một tỷ lệ lớn người di cư từ nông thôn ra thành thị là nông dân là những người không có việc làm hoặc thiếu việc làm và có đời sống thấp (Douglass và cộng sự, 2002). 54 4.1.3 Thực trạng kinh doanh trong khu vực KTPCT tại TPCT Bảng 4.4: Lí do lao động nhập cư tham gia vào hoạt động KTPCT tại TP.Cần Thơ Lí do chọn nghề Tần số Tỷ lệ (%) Truyền thống gia đình 20 13,5 Theo phong trào 12 8,1 Dễ kiếm thu nhập 79 53,4 Công việc nhàn nhã 61 41,2 Phù hợp với sức khỏe 26 17,6 Không biết làm gì khác 57 38,5 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014 Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy thì phần lớn lí do dễ đem lại thu nhập chiếm tỷ lệ cao ( 53,4%), là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy người nhập cư tham gia vào các hoạt động trong khu vực KTPCT. Bởi vì cuộc sống của người nhập cư ở quê nhà rất khó khăn , vất vả; họ không có đất sản xuất, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên thu nhập từ làm nông rất bấp bênh và không ổn định. Ngoài ra những việc làm trong khu vực KTPCT không đòi hỏi yêu cầu về trình độ, chuyên môn và mức vốn bỏ ra ban đầu không quá cao. Ngoài ra, công việc trong khu vực KTPCT mang tính chất đơn giản và chủ động nhiều về thời gian vừa chăm sóc gia đình vừa có thời gian buôn bán tạo ra thu nhập nên có 61 đáp viên (41,2%) đồng tình với lí do công việc trong khu vực KTPCT nhàn nhã. Bên cạnh đó, phần lớn những người nhập cư họ chuyển đến Cần Thơ chủ yếu là để xin việc làm ở các khu công nghiệp nhưng trong thời buổi kinh tế khó khăn, các công ty, xí nghiệp còn phải sa thải nhân viên để hạ chi phí kinh doanh nên khả năng người nhập cư vào TPCT có ý định xin việc trong khu vực kinh tế chính thức rất khó khăn nên trong thời gian chờ đợi họ không biết làm gì ( 38,5%) nên họ sẽ tham gia vào khu vực KTPCT để tạo ra thu nhập trang trãi cho những chi phí sinh hoạt. Một số lí do khác như theo truyền thống gia đình, công việc phù hợp với khả năng hay do theo phong trào chiếm tỷ lệ khá thấp dưới 20%. Tóm lại, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào khu vực KTPCT của người nhập cư là yếu tố dễ kiếm thu nhập; tiếp đến là yếu tố công việc nhàn nhã và yếu tố không biết làm gì. 55 Bảng 4.5: Hiệu quả kinh doanh phân theo lĩnh vực kinh doanh Hiệu quả kinh doanh Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Sản xuất -0,46 0,75 0,24 Thương mại -1,29 0,69 0,18 Dịch vụ -0,19 0,80 0,40 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014 Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy những hoạt động kinh doanh của người nhập cư khi tham gia vào khu vực KTPCT rất đa dạng, tác giả phân thành ba nhóm hoạt động chính bao gồm sản xuất, thương mại và dịch vụ. Nhóm ngành sản xuất chiếm một tỷ lệ khá cao hơn 40% trong tổng mẫu là 148, vì nhóm ngành này đối tượng nhập cư dễ tiếp cận hơn như bán đồ uống, thức ăn do tự tay họ chế biến và một khía cạnh khác là nhóm ngành này tạo ra mức sinh lời cũng khá cao trung bình khoảng 0,24 lần/ngày, tỷ suất sinh lời cao nhất đạt 0,75 lần/ngày và thấp nhất (0,46) lần/ngày. Ngoài ra, nhóm ngành thương mại là những hoạt động mua đi bán lại những hàng hóa như các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ hay những xe đẩy bán trái cây, bán quần áo may sẵn, giày dép ở lề đường…loại hình kinh doanh này khá phổ biến chiếm 34,459% tương đối cao với mức sinh lời trung bình đạt 0,18 lần/ngày, cao nhất là 0,69 lần/ngày và thấp nhất là (1,29) lần/ngày. Bên cạnh đó, nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp chỉ 23,65% vì đa số những hoạt động kinh doanh trong nhóm ngành này đòi hỏi người tham gia phải có kỹ năng tay nghề như hoạt động cắt uốn tóc, dán decal điện thoại, laptop, ép dẻo hay sửa xe, làm móng dạo… Tuy nhiên, những hoạt động dịch vụ đem lại tỷ suất sinh lời cao nhất trong hai nhóm ngành còn lại, trung bình đạt gần 0,400 lần/ngày vì chủ yếu họ lấy công làm lời, những khoản chi phí như mua hàng hằng ngày là rất thấp. 56 Bảng 4.6: Hình thức và lĩnh vực kinh doanh của người nhập cư Loại hình kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh Chỉ tiêu Bán hàng rong Hộ kinh doanh không đăng ký Sản xuất Thương mại Dịch vụ Tổng Tần số 98 50 Tỷ lệ (%) 66,22 33,78 62 51 35 148 41,89 34,46 23,65 100,00 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014 Kết quả thống kê cho thấy phần lớn người nhập cư có trình độ và tay nghề thấp, không có đất canh tác, nguồn vốn kinh doanh thấp, là những lao động mới nhập cư trong một thời gian ngắn chưa tìm được việc làm ổn định nên chủ yếu họ tham gia vào hoạt động bán hàng rong (BHR) chiếm 66,216% và một số ít người nhập cư (33,784%) tham gia vào hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ tại nhà như kinh doanh tạp hóa, quán ăn hay quán giải khát…Điều này không chỉ bản thân họ giải quyết được vấn đề việc làm, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình mà còn làm giảm bớt tình trạng thất nghiệp góp phần phát triển nền kinh tế thị trường và địa phương. Tuy nhiên, bản thân những người nhập cư đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, rất cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cấp chính quyền, cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lao động nhập cư bằng những biện pháp thiết thực. Bên cạnh đó, kết quả điều tra cho thấy có 75,676% người nhập cư chọn hình thức kinh doanh là cố định, những người này đa số là ngồi một chỗ ở các vỉa hè hay xung quanh chợ và họ không cần phải đóng thuế mặt bằng mà chỉ đóng lệ phí cho ban quản lý để có được một phần đường dùng để buôn bán, một số người nhập cư có gia đình người thân tại Cần Thơ thì họ thực hiện việc kinh doanh như bán tạp hóa hay quán ăn hoặc quán cà phê nho nhỏ tại nhà. Số người có hình thức bán lưu động chiếm chỉ 24,324 % với hình thức buôn bán là các gánh hàng hay xe đẩy hàng nên hàng hóa chủ yếu là những mặt hàng gọn nhẹ thuận tiện cho việc di chuyển buôn bán như thức ăn nhanh, quà vặt,… Hơn thế nữa, qua quá trình thu thập số liệu cho thấy các hoạt động tạo thu nhập trong khu vực KTPCT rất đa dạng, nhưng tác giả phân chia ra làm 3 loại lĩnh vực kinh doanh bao gồm sản xuất, thương mại và dịch vụ. Trong đó, lĩnh vực sản xuất bao gồm các công việc như: bán điểm tâm sáng, nước giải 57 khát, bánh tráng trộn, chuối chiên,... chiếm tỷ lệ 40% cao nhất so với hai lĩnh vực còn lại. Lĩnh vực thương mại bao gồm các công việc mua đi bán lại, kinh doanh tiệm tạp hóa là thường thấy nhất, chiếm tỷ lệ tương đối cao trên 30%. Nói chung hai lĩnh vực sản xuất và thương mại thì rất dễ kinh doanh vì nó không đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn như lĩnh vực dịch vụ ( sửa xe, làm móng dạo, cắt uốn tóc, may quần áo…) nên lĩnh vực kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp nhất 23,65%. Bảng 4.7: Số giờ kinh doanh của lao động nhập cư trong khu vực KTPCT Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 8 giờ 27 18,24 8-12 giờ 76 51,35 12 giờ trở lên 45 30,41 148 100,00 Tổng Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014 Thêm vào đó dựa trên số liệu thu thập thì thời gian hoạt động của những lao động nhập cư trong khu vực kinh tế này rất đa dạng, để đạt được mức sinh lời cao như thế thì những lao động nhập cư trong khu vực KTPCT phải bỏ ra nhiều giờ lao động trong một ngày cụ thể, có những lao động chỉ hoạt động trong một khung giờ/ngày, đồng thời cũng có hộ lao động hoạt động cả ngày, điều này tạo ra sự chênh lệch về thời gian lao họ hoạt động. Theo bảng số liệu 4.7 tác giả chia ra 3 khung thời gian, trong đó khung giờ 8-12 giờ chiếm tỷ lệ cao nhất 51,35% cho thấy so với con số trung bình giờ làm việc trong khu vực chính thức là 8 giờ/ngày thì đa số những lao động nhập cư trong khu vực KTPCT phải bỏ ra rất nhiều giờ lao động trong một ngày để kiếm được thu nhập đủ để trang trải cho cuộc sống hằng ngày và lo cho con cái học hành. Bên cạnh đó, cũng có một số người lao động nhập cư (chiếm tỷ lệ 30,41%) làm việc hầu như là suốt ngày hơn 12 giờ lao động/ngày, vì theo tính chất công việc nên họ thực hiện việc buôn bán với nhiều khung giờ trong ngày với mong muốn tạo thu nhập tối đa. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ tính hiệu quả trong kinh doanh thì những người lao động này phải bỏ ra rất nhiều chi phí lao động nên suy ra sẽ làm giảm đi lợi nhuận so với thực tế họ kiếm được. 58 Bảng 4.8: Nguồn vốn kinh doanh trong hoạt động KTPCT ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Vốn cố định Vốn lưu động/ngày Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn 200,00 100.000,00 12.254,00 20.879,76 2,00 3.250,00 416,39 557,99 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014 Qua kết quả phân tích, ta hoàn toàn có cơ sở khẳng định rằng nguồn vốn để kinh doanh hàng rong là tương đối ít, nhưng tỷ suất sinh lợi lại rất lớn. Đối với vốn cố định, mức vốn trung bình mà một người cần có để tham gia hoạt động phi chính thức là khoảng 12.254.000 đồng. Nguồn vốn cao nhất là 100.000.000 đồng thì hầu hết là những lao động nhậ cư lâu năm tham gia vào các hoạt động như kinh doanh tiệm tạp hóa phải bỏ ra vốn lớn để lấy hàng dự trữ, hay quán cà phê thì chi phí xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn bỏ ra đầu tư, tuy nhiên vẫn có một số người không cần bỏ vốn cố định cũng có thể tham gia hoạt động kinh doanh phi chính thức, ví dụ như những người bán vé số lưu động, họ không đầu tư bất cứ khoản nào về cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động kinh doanh buôn bán…Đây là điểm riêng biệt giữa các lĩnh vực kinh doanh trong khu vực KTPT. Vì vậy độ lệch của nguồn vốn cố định trong bộ số liệu khá cao 20.879.760 đồng. Đối với vốn lưu động thì hoạt động kinh doanh còn tạo ra một lợi thế đặc trưng riêng của khu vực KTPCT đó là vòng quay vốn rất nhanh, vốn ngày hôm nay sẽ được đầu tư mua hàng hoá cho ngày mai, đối với một số mặt hàng tiêu dùng ở dạng tiệm tạp hóa thì vòng quay vốn này có chậm hơn nhưng cũng chỉ diễn ra trong một đợt mua hàng khoảng 5 – 10 ngày. Đây là một tốc độ quay vốn nhanh nhất mà khó có đơn vị sản xuất kinh doanh nào trên thị trường so sánh được. Vốn lưu động cần thiết để đầu tư kinh doanh hàng ngày cũng khá thấp, mức vốn trung bình khoảng gần 0,5 triệu đồng/ngày, số vốn này sẽ lập tức đi vào thị trường, tạo nguồn thu nhập và được tái đầu tư cho ngày tiếp theo. Đây là một mức vốn phù hợp với những người nhập cư, những người không có nhiều vốn để kinh doanh. Với nguồn vốn kinh doanh tương đối thấp nhưng lại tạo mức thu nhập khá cao, đủ cho họ chi trả các chi phí sinh hoạt mà vẫn còn một khoản tiết kiệm nhất định. Khoản lợi nhuận mà người nhập cư 59 tham gia vào khu vực KTPCT có được với tỷ suất sinh lời khá cao, hiện tượng “bán 1 lời 1” không phải là vấn đề xa lạ đối với hoạt động buôn bán này. Trên thực tế điều tra thì hầu hết các đáp viên đều trả lời những hoạt động trong khu vực KTPCT đem lại mức thu nhập vừa đủ sống và một số đáp viên trả lời công việc hiện tại đem lại thu nhập cao hơn khi đi làm thuê, cho thấy hình thức kinh doanh này là lấy công làm lời, để hiểu rõ hơn về tính hiệu quả kinh doanh của lao động nhập cư trong khu vực KTPCT sẽ được thể hiện qua bảng cơ cấu chi phí theo từng lĩnh vực kinh doanh như sau: Bảng 4.9: Cơ cấu chi phí, doanh thu và lợi nhuận theo từng lĩnh vực kinh doanh trong KTPCT ĐVT: Nghìn đồng Tiêu chí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn SẢN XUẤT Doanh thu 100,00 5000,00 727,18 753,05 88,90 3.576,92 540,86 580,86 Thuế 0 5,00 0,87 1,44 Mặt bằng 0 150,00 13,39 29,83 Khấu hao 0 15,00 2,87 3,12 Chi phí lao động 17,50 310,00 92,48 56,47 Mua hàng 12,00 3.150,00 421,02 510,78 0,00 200,00 Lợi nhuận -46,28 1423,08 186,32 236,24 Lợi nhuận/người -46,28 1423,08 146,51 211,47 Chi phí Khác 10,24 30,94 THƯƠNG MẠI Doanh thu 50,00 4000,000 988,43 903,58 Chi phí 80,50 3.402,33 748,08 675,94 Thuế 0 100,00 4,61 14,52 Mặt bằng 0 150,00 15,12 33,85 Khấu hao 0,00 25,00 1,93 3,82 60 Chi phí lao động 26,67 320,00 92,81 55,00 Mua hàng 25,00 3.250,00 629,90 634,68 0,00 49,00 3,71 9,59 Lợi nhuận -67,00 1526,00 240,35 347,39 Lợi nhuận/người -67,00 1526,00 165,54 252,51 Khác DỊCH VỤ Doanh thu 50,00 4000,000 315,57 661,90 Chi phí 40,64 2.803,00 191,94 469,42 Thuế 0,00 5,00 0,20 0,901 Mặt bằng 0,00 226,00 13,87 42,07 Khấu hao 0,20 10,00 2,52 2,50 30,00 570,00 75,13 93,93 Mua hàng 2,00 2.000,00 97,09 335,11 Khác 0,00 100,00 3,14 16,94 Lợi nhuận -9,70 1526,00 123,63 202,02 Lợi nhuận/người -9,70 598,50 99,70 111,90 Chi phí lao động Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014 + LĨNH VỰC SẢN XUẤT Đối với các lao động trong phi chính thức hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, doanh thu trung bình hàng ngày của họ khoảng 727 nghìn đồng với mức doanh thu thấp nhất là 100 nghìn đồng và cao nhất là 5 triệu đồng. Trong khi đó chi phí trung bình bỏ ra cho hoạt động kinh doanh buôn bán hàng ngày là 540,860 nghìn đồng, chi phí thấp nhất trong ngày là 88,900 nghìn đồng đối với những hộ buôn bán nhỏ, tính chất sản phẩm đơn giản, không tốn nhiều công phu trong quá trình sản xuất, các sản phẩm của những hộ này đa phần là các món ăn vặt, hoặc các hàng quán giải khát quy mô nhỏ. Tuy nhiên, chi phí trung bình cao nhất một ngày đối với những hộ có hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là 3.576,920 nghìn đồng, khoản chi phí này thuộc về những hộ có quy mô kinh doanh tương đối lớn, tính chất kinh doanh của họ mang tính phức tạp đòi hỏi chi phí cho việc kinh doanh nhất thiết phải nhiều để có thể đáp ứng 61 được quy mô kinh doanh. Từ đó cho thấy, kết quả của hoạt động KTPCT trong lĩnh vực sản xuất có lợi nhuận trung bình thu được hàng ngày có độ lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của từng hộ, theo đó lợi nhuận trung bình hàng ngày của hoạt động KTPCT trong lĩnh vực sản xuất là 240,352 nghìn đồng, tuy nhiên đôi lúc việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên thua lỗ với mức lợi nhuận thấp nhất là (67,000) nghìn đồng và cao nhất là 1.526,000 nghìn đồng thường là đối với những hộ hoạt động kinh doanh có quy mô lớn. + LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI Trong lĩnh vực thương mại, doanh thu, lợi nhuận và kết cấu chi phí kinh doanh có sự khác biệt so với lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực thương mại trong nghiên cứu này đơn giản là hình thức mua đi bán lại với quy mô kinh doanh lớn nhỏ đa dạng. Doanh thu trung bình một ngày từ hoạt động phi chính thức trong lĩnh vực thương mại là 988,430 nghìn đồng, với mức doanh thu cao nhất là 4.000,000 nghìn đồng và thấp nhất là 50,000 nghìn đồng. Tương tự lĩnh vực sản xuất, những hoạt động có quy mô nhỏ sẽ có chi phí đầu tư hàng ngày thấp hơn rất nhiều so với những hộ kinh doanh có quy mô lớn. Theo số liệu phân tích cho thấy, người kinh doanh trong lĩnh vực thương mại có quy nhỏ bỏ ra chi phí rất thấp (80,500 nghìn đồng/ ngày/ hộ) và thường thu lại rất nhanh các khoản đầu tư đó trong ngày. Trái lại, người kinh doanh lớn có chi phí hàng ngày lớn nhất là 3.402,330 nghìn đồng, đó thường là những hoạt động thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày như kinh doanh tiệm gạo, tiệm tạp hóa hay shop trái cây, nên cần có lượng vốn nhất định đồng thời nguồn vốn lưu động cũng thường xuyên biến động linh hoạt để có thể đáp ứng với lưu lượng khách thay đổi từng ngày. Nhìn chung, so với lĩnh vực sản xuất, chi phí dành cho lĩnh vực thương mại có giá trị trung bình trên ngày cao hơn rất nhiều (748,079 nghìn đồng), tuy nhiên về phần lợi nhuận có thể nhận thấy, hoạt động KTPCT trong lĩnh vực thương mại thu lợi nhiều hơn tương ứng với mức chi phí hàng ngày bỏ ra. Giá trị lợi nhuận trung bình trên ngày trong lĩnh vực thương mại là 240,352 nghìn đồng (tương ứng với lợi nhuận bình quân một người trung bình đạt là 165,540 nghìn đồng). + LĨNH VỰC DỊCH VỤ Hoạt động dịch vụ trong khu vực KTPCT rất phổ biến vì đây là hoạt động có chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận mang về trong ngày tương đối lớn. Thông qua số liệu khảo sát, doanh thu trung bình trên ngày của hoạt động 62 KTPCT trong lĩnh vực dịch vụ là 315,570 nghìn, trong đó hộ có doanh thu thấp nhất là 50,000 nghìn đồng và cao nhất là 4.000,000 nghìn đồng. Dịch vụ trong khu vực KTPCT phần lớn là những hoạt động dựa vào dựa vào kinh nghiệm và khả năng tự có của bản thân người lao động để hành nghề, vì vậy chi phí dành cho lĩnh vực này thấp hơn so với lĩnh vực sản xuất và thương mại. với chi phí trung bình trên ngày là 191,944 nghìn đồng. Chi phí trên ngày thấp nhất dành cho các hoạt động dịch vụ đơn giản như sửa chữa xe, đánh giày,…là 40,643 nghìn đồng, chi phí cao nhất là 2.803,000 nghìn đồng đối với các hoạt động có đầu tư hơn như các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Tùy loại hoạt động và tính chất chi phí, lợi nhuận của lĩnh vực dịch vụ trong khu vực KTPCT sẽ khác nhau. Theo đó, lợi nhuận trung bình trên ngày trong lĩnh vực này có giá trị 123,627 nghìn đồng tương ứng với 99,696 nghìn đồng/ người/ngày. Thông qua đánh giá nhận thấy, từng lĩnh vực hoạt động sẽ có doanh thu, lợi nhuận và kết cấu chi phí khác nhau, vì vậy sự khác nhau đó có thể là một cơ sở để người lao động khi gia nhập vào khu vực KTPCT có những cân nhắc khi lựa chọn ngành nghề, góp phần đảm bảo sự phù hợp trong nghề nghiệp ứng với khả năng vốn và năng lực cá nhân người lao động. Bảng 4.10: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của người lao động nhập cư trong khu vực KTPCT ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Doanh thu 50,00 5.000,00 719,86 823,61 Chi phí kinh doanh 40,64 3.576,93 529,75 624,61 Lợi nhuận của hộ -67,00 1.526,00 190,11 274,92 Lợi nhuận trên người -67,00 1.526,00 142,01 209,21 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2014 Qua bảng số liệu cho ta thấy, doanh thu của người nhập cư khi tham gia vào các hoạt động KTPCT là tương đối cao. Doanh thu từ việc kinh doanh 1 ngày thấp nhất là 50.000 đồng và cao nhất là 5.000.000 đồng, trong đó trung bình là 719.860 đồng. Ngoài nguồn vốn cố định và vốn lưu động thì người nhập cư khi tham gia vào các hoạt động kinh tế phi chính thức còn phải bỏ ra một số chi phí 63 khác. Khi tổng hợp tất cả các chi phí khác như: khấu hao cơ sở vật chất, lệ phí, chi phí lao động, chi phí thuê mặt bằng (nếu có),… ta thấy lợi nhuận của người nhập cư trong khu vực KTPCT tương đối thấp, thậm chí có những trường hợp họ kinh doanh không hiệu quả dẫn đến lỗ vốn. Qua bảng số liệu cho thấy chi phí kinh doanh trung bình là 529.752 đồng với chi phí cao nhất là 3.576.926 đồng và chi phí thấp nhất là 40,643 đồng. Trong khi đó lợi nhuận mà người nhập cư nhận được từ việc kinh doanh trung bình là 190.112 đồng, lợi nhuận cao nhất là 1.526.000 đồng, lợi nhuận thấp nhất (67.000 đồng). Tuy doanh thu hàng ngày từ hoạt động buôn bán trong khu vực KTPCT tương đối cao nhưng lợi nhuận lại khá thấp. Hiện tượng này là do cá nhân người nhập tham gia vào khu vực KTPCT đã không tính tiền công lao động hàng ngày của mình cũng như không khấu hao các chi phí cố định bỏ ra ban đầu vì thế nhiều người nhập cư lấy công lao động của mình bỏ ra để làm lời cho hoạt động buôn bán hàng ngày. Khi nhìn từ một góc độ tổng quát hơn thì nguyên nhân chủ yếu mà nhiều người không chọn loại hình kinh doanh này là do: + Do ý nghĩ của mọi người từ trước đến nay khi nói đến những hoạt động buôn bán trong khu vực KTPCT thì hầu hết tất cả mọi người sẽ nghĩ, “đây là những công việc vất vả, phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên như mưa, nắng, khói bụi, tiếng ồn xe cộ; đây là công việc của những người nghèo, những người không có trình độ văn hóa…”, và sẽ có tâm lý xem thường những người tham gia vào các hoạt động kinh doanh PCT. Bên cạnh đó, trong bản thân mỗi người đều mong muốn có được những công việc nhẹ nhàng nhưng mang lại thu nhập cao, mọi người luôn đòi hỏi được xem trọng, đặc biệt là đối với những người trí thức, những người có tiền, những người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu…. Những người này vì sợ bị người khác xem thường, đánh đồng họ với những người nghèo, người ít học, nên họ không tham gia. + Nguyên nhân tiếp theo do đây là hoạt động đòi hỏi một số kỹ năng giao tiếp, chào hàng, thuyết phục khách hàng,…vì thế mà họ không chọn những việc bán rong phải luôn biết cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. + Một nguyên nhân nữa là do những người lao động không đủ sức khỏe để thức khuya dậy sớm để buôn bán vì thế họ luôn tìm kiếm một công việc nhẹ nhàng hơn để làm dù thu nhập có phần thấp hơn. 64 + Nguyên nhân cuối nữa là do thu nhập kiếm tuy có lợi nhuận khá cao nhưng khi tính khấu hao tất cả chi phí và tiền công lao động thì khoản lợi nhuận đó không đủ để người nhập cư chi trả cho các khoản sinh hoạt của gia đình. Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014 Hình 4.4 Đánh giá khách quan của người nhập cư về các yếu tố có mức ảnh hưởng đến HQKD Qua quá trình khảo sát, trong số 19 yếu tố thì tác giả lọc ra được có 12 yếu tố được đáp viên đánh giá có mức ảnh hưởng đến việc tạo thu nhập từ hoạt động trong khu vực KTPCT vì 12 yếu tố được trình bày ở hình 4.4 có mức điểm trung bình đạt gần 3,50 trở lên. Trong đó các yếu tố thuộc về chất lượng sản phẩm được đánh giá cao vì những hoạt động trong khu vực KTPCT đa phần là hoạt động bán lẻ sản phẩm nên yếu tố chất lượng sản phẩm (4,25), sự đa dạng và an toàn sản phẩm, năng lực mời khách và chào hàng luôn ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập. Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết (4,15) cũng được đáp viên cho rằng ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đến HQKD, nhất là những khi trời mưa thì sẽ làm cho việc buôn bán ế ẵm, hàng hóa dễ hư hỏng, …cũng như các yếu tố khác thì địa điểm, thời gian bán hàng và nguồn cung ứng đầu vào thuận lợi, thị trường đầu ra đa dạng cũng khá ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Yếu tố cạnh tranh (3,47) và mối quan hệ với “bạn hàng” (3,48) có 65 điểm trung bình gần 3,50 cho ta thấy hai yếu tố này được những người lao động nhập cư đánh giá không ảnh hưởng nhiều đến HQKD của họ; vì đa số những người trong khu vực KTPCT kinh doanh hàng hóa, dịch vụ rất đa dạng và họ thường hay di chuyển nhiều nơi để tìm kiếm khách hàng nên yếu tố cạnh tranh cũng như yếu tố quan hệ với “bạn hàng” ảnh hưởng rất ít đến HQKD của họ. Các yếu tố quan hệ với “thế lực ngầm”, mối quan hệ quen biết với chính quyền địa phương, đoàn thể cùng với yếu tố thời vụ, bao bì mẫu mã sản phẩm có điểm trung bình nằm trong khoảng 1,73 đến 3,40 cho thấy các yếu tố này được người lao động trong khu vực KTPCT đánh giá có mức tác động đến HQKD ở mức độ trung bình. Tuy cán bộ quản lý trên địa bàn quận cũng thường xuyên kiểm tra và xử phạt những trường hợp vi phạm nhưng đa phần người lao động nhập cư đều có những hành động nhằm trốn tránh hoặc tuân thủ quy định ở mức độ đối phó với các cơ quan chức nên yếu tố quan hệ quen biết với cơ quan chính quyền địa phương được đánh giá tác động đến thu nhập của họ ở mức trung bình. Ngoài ra, đa số người tham gia kinh doanh buôn bán trong khu vực KTPCT họ thường bán hàng ở mọi thời điểm trong năm và rất ít thay đổi hàng hóa cũng như hàng hóa giá rẽ, bình dân nên họ thường không chú trọng đến yếu tố bao bì, mẫu mã sản phẩm, vì thế yếu tố thời vụ và yếu tố bao bì, mẫu mã sản phẩm cũng không ảnh hưởng nhiều đến HQKD của họ. Bảng 4.11: Xu hướng đổi nghề của người nhập cư trong khu vực KTPCT Tần số Không Tỷ lệ (%) 119 80,41 29 19,60 2 1,35 14 9,46 Bình thường 27 18,24 Hài lòng 79 53,38 Rất hài lòng 26 17,57 Tổng cộng 148 100,00 Ý định đổi nghề Có Mức độ hài lòng Rất không hài lòng với công việc Không hài lòng Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014 66 Từ kết quả điều tra nhận thấy, phần lớn người tham gia vào khu vực KTPCT không có ý định đổi nghề khác chiếm tỷ lệ 80,41%. Bên cạnh đó, khi xem xét mức độ hài lòng với công việc của người bán hàng rong, kết quả điều tra cho thấy: Hầu hết tâm trạng vui buồn của người bán rong bị chi phối xung quanh chuyện bán được nhiều hàng hay ít hàng. Thu nhập thấp là lý do cơ bản khiến cho hầu hết họ không hài lòng, không vui với công việc của mình. Tuy nhiên đối với nhiều người, một khi nhu cầu tồn tại cho bản thân và gia đình là một động lực để làm những công việc trong khu vực KTPCT, thì việc xem xét mình cảm thấy như thế nào đối với việc bán rong là một điều không đáng đặt ra. Bởi khi họ so mình với nhiều người khác còn ở quê, những người bán hàng rong luôn thấy mình may mắn, có tương lai hơn. “Hài lòng thì không phải, vì đi bán như vậy là bắt buộc, không có việc làm thì phải đi. Không hài lòng cũng không phải, đi nhiều mệt nhưng có thêm ít tiền cho gia đình chi tiêu” (chị Thúy, 35 tuổi quê ở Kiên Giang, nhập cư được 2 năm). Tuy nhiên, phần đông trong số họ lại tỏ ra chấp nhận công việc này vì: “Tôi đi bán rong thế này cũng đỡ được một phần cho gia đình, có tiền cho con đi học” (chị Hường, 27 tuổi quê ở Bạc Liêu, nhập cư được 1 năm). Ngoài ra, một số đáp viên cho rằng công việc BHR không những đem lại thêm thu nhập mà còn khi so sánh với các nghề lao động phổ thông khác, người bán hàng cũng nhận thấy công việc của mình có lợi thế hơn, thoải mái và không bị gò bó. Chính vì thế họ gắn bó lâu dài với công việc nên họ đã quen với nghề hiện tại và phần đông đánh giá hài lòng với công việc hiện tại ( 53,38%) và có 17,57% người đánh giá là rất hài lòng với công việc hiện tại của mình. Vì họ thấy yêu thích công việc hiện tại và một phần công việc này đem lại thu nhập ổn định đủ để trang trãi cuộc sống qua ngày. Chị Tâm bán bánh ngọt (55 tuổi, quê ở Cà Mau, nhập cư được 1 năm) chia sẻ: “ Có được cái nghề buôn bán để kiếm sống qua ngày là may rồi, với lại cái nghề bán bánh này không cần nhiều vốn nên không có ý định đổi nghề khác vì thấy hài lòng với công việc hiện tại”. Tuy nhiên, theo khảo sát cũng có không ít đáp viên chiếm 10,81% cảm thấy không hài lòng với công việc hiện tại vì phải thức khuya dậy sớm, khá vất vả nên có gần 20% trong tổng 148 đáp viên có xu hướng đổi sang nghề khác với mong muốn tìm một công việc làm thuê để có thu nhập ổn định hơn công việc “mua gánh bán bưng”. 67 4.1.4 Các kiểm định sự khác biệt trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.12 Sự khác biệt trong mô hình nghiên cứu Chỉ tiêu Nam ROS Kiểm định Levene Giá trị t 0,291 Nữ 0,264 Hộ gia đình 0,203 Bán hàng rong 0,285 Cố định 0,227 Lưu động Giá trị Sig. 0,997 1,082 0,281* 0,455 1,871 0,063* 0,455 -2,594 0,010* 0,351 (*) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014 + Giới tính Dựa vào giá trị Sig.= 0,281 > 10%, giả thuyết được chấp nhận, chứng tỏ không có sự khác biệt về HQKD giữa nam và nữ tại địa bàn TPCT, vì thực tế khảo sát cho thấy công việc mà họ tham gia mang tính chất giống nhau, những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày cho khách hàng nên họ chỉ quan tâm đến chất lượng và giá cả của hàng hóa và không phân biệt đối tượng kinh doanh là nam hay nữ. + Loại hình kinh doanh Qua kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt về HQKD giữa người nhập cư kinh doanh hộ gia đình không đăng ký và người nhập cư bán hàng rong ở mức ý nghĩa 10% . Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của những người nhập cư kinh doanh hộ gia đình không đăng ký giấy phép sẽ thấp hơn so với những lao động nhập cư bán hàng rong. Vì trên thực tế khảo sát, những hộ kinh doanh thường bỏ ra nhiều chi phí như chi phí lao động cao, chi phí khấu hao cơ sở vật chất và đồng vốn bỏ ra nhiều nhưng thời gian thu lại rất chậm. Những lao động nhập cư chọn công việc là bán hàng rong đạt HQKD cao 0,285 lần, vì hoạt động bán hàng rong thường không tốn nhiều chi phí, lấy lại vốn nhanh. 68 + Hình thức kinh doanh Qua kết quả kiểm định ở bảng 4.8, giá trị Sig. trong kiểm định t =0,010= 1% < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0: “Không có sự khác biệt”, điều đó cho thấy rằng có sự khác biệt về HQKD giữa hình thức bán cố định và lưu động. Trên thực tế, những hoạt động trong khu vực KTPCT, người lao động có thể lựa chọn hình thức kinh doanh sản phẩm, dịch vụ của mình là cố định hoặc lưu động, hoặc cả hai hình thức. Người lao động phi chính thức đa phần ưu tiên chọn việc bán tại chỗ hơn là phải lưu động, với tỷ lệ người kinh doanh cố định là 75,676%, điều này có thể được giải thích, việc kinh doanh lưu động gây nhiều khó khăn cho người lao động, họ phải di chuyển nhiều, đôi khi lại phải chịu sự ảnh hưởng khắc nghiệt của thời tiết. Tuy nhiên, nếu người những đối tượng tham gia vào KTPCT chọn hình thức lưu động thì họ sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng ở những tuyến đường khác nhau, giúp họ dễ dàng bán được nhiều sản phẩm hơn đem lại HQKD trung bình tỷ suất sinh lợi đạt được 0,351 lần cao hơn so với hình thức cố định có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trung bình đạt 0,227 lần. 4.1.4.1 Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm ngành kinh doanh Bảng 4.13: Sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa các lĩnh vực kinh doanh trong khu vực KTPCT Kiểm định ANOVA Sản xuất Thương mại Dịch vụ Giá trị F Giá trị Sig. 8,252 0,000 Hiệu quả 0,241 0,183 0,395 kinh doanh 0,600** Giá trị p của kiểm định Levene: Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014 Kết quả phân tích này cho biết phương sai tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giữa ba nhóm ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ bằng nhau nên kết quả phân tích ANOVA có ý nghĩa với hệ số Sig. = 0,000 < 0,05, như vậy có nghĩa là có sự khác biệt về trung bình tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giữa ba nhóm ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ trong mô hình nghiên cứu. 69 4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TRONG KHU VỰC KTPCT Dựa vào mô hình hồi qui tuyến tính đa biến đã được thiết lập, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD thông qua chỉ số ROS của lao động nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT, kết quả ước lượng mô hình như sau: Bảng 4.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của người nhập cư Mô hình ROS Các biến Hệ số B Hệ số Sig VIF Hằng số 11,000 0,318 Vốn lưu động -0,010 0,004 1,101 Thời gian nhập cư bình phương -0,067 0,000 9,391 1,735 0,002 9,922 Kinh nghiệm -0,534 0,114 1,368 Hình thức bán -8,974 0,037 1,103 Hôn nhân -9,731 0,043 1,082 Tổng giờ bán 0,493 0,357 1,084 Hài lòng 7,212 0,001 1,103 Thời gian nhập cư Sig.F 0,000 Hệ số R2 0,336 Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,298 Durbin-Watson 1,694 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, năm 2014 Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy mô hình với biến phụ thuộc là ROS thì mức ý nghĩa quan sát Sig. rất nhỏ (Sig. = 0,000) chứng tỏ có sự tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của đối tượng nghiên cứu (đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu/ngày) với ít nhất một trong các yếu tố là biến độc lập, như vậy mô hình hồi 70 qui tuyến tính được thiết lập phù hợp. Giá trị R2 điều chỉnh = 29,8% nghĩa là 29,8% thay đổi của biến phụ thuộc là lợi nhuận trên doanh thu một ngày của người nhập cư được giải thích bởi các biến độc lập. Dựa vào hệ số phóng đại phương sai (VIF), ta thấy hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Trọng và Ngọc, 2008). Dựa vào kiểm định giá trị d của Durbin – Waston, ta có d = 1,694 rất nhỏ, vì thế ta có thể kết luận mô hình đã xãy ra hiện tượng tự tương quan, tuy nhiên hiện tượng tự tương quan chỉ được xem trọng trong mô hình hồi quy theo số liệu chuỗi thời gian, mô hình trong nghiên cứu của tác giả là hồi quy theo số liệu không gian nên kết quả Durbin-Watson trong khoảng 1,5 < d= 1,694 < 2,5 (Mai Văn Nam, 2008) có thể chấp nhận. Phương trình hồi quy của mô hình nghiên cứu như sau: ROS = – 0,010CHIPHIKD*** – 0,534KNGHIEM ns+ 1,735TGIANNC*** – 0,067TGIANbinhphuong*** – 9,731HONNHAN**+ 0,493TONGGIO ns – 8,794HINHTHUCKD** + 7,212MUCDOHAILONG*** + ui Ghi chú: *: ý nghĩa đến 10%; **: ý nghĩa đến 5%; ***: ý nghĩa đến 1%; Kết quả phân tích cho thấy trong tổng số 8 biến tác giả đã đưa vào mô hình thì có 6 biến trong mô hình có ý nghĩa thống kê, ảnh hưởng đến HQKD của lao động nhập cư khi tham gia vào các hoạt động trong khu vực KTPCT trên địa bàn Cần Thơ là các biến vốn lưu động, thời gian nhập cư, thời gian nhập cư bình phương, hình thức kinh doanh, tình trạng hôn nhân và mức độ hài lòng với công việc hiện tại. Trong đó, các yếu tố mức độ hài lòng và thời gian nhập cư có mối tương quan thuận với biến phụ thuộc là chỉ số ROS của người nhập cư.  Giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư trong khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT + Biến Chi phí kinh doanh tác động ngược chiều với biến phụ thuộc, khi vốn lưu động tăng lên 1% thì sẽ làm HQKD giảm đi 0,01% trong trường hợp các nhân tố khác không đổi. Điều này phù hợp với tình hình thực tế vì vốn lưu động là một thành phần trong phần chi phí bỏ ra trong ngày của người lao động phi chính thức để duy trì công việc, khi lượng vốn lưu động chi cho một ngày càng tăng trong khi các yếu tố về giá và sản lượng không đổi sẽ góp phần làm cho phần lợi nhuận giảm đi, đồng nghĩa với việc tỷ suất sinh lời và lợi 71 nhuận cũng giảm đi. Tuy nhiên, khi người lao động có thể cân nhắc lại nguồn vốn lưu động, hệ thống lại các khoản cần chi và có sự tính toán chặt chẽ trong công việc làm ăn của mình thì họ sẽ làm cho phần lời của hoạt động kinh doanh mua bán của mình trở nên hiệu quả hơn. + Biến Thời gian nhập cư và biến Thời gian nhập cư bình phương đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Ta có phương trình ảnh hưởng của biến thời gian nhập cư đến HQKD nếu các yếu tố khác không đổi. Y(ROS)= 1,735THOIGIANNC – 0,067THOIGIANNCbinhphuong +… Ta tìm được cực trị của phương trình trên với giá trị là 13. Do biến thời gian nhập cư ảnh hưởng đến HQKD theo đường phi tuyến tính nên ta phân ra hai nhóm thời gian nhập cư để giải thích: nhóm thời gian nhập cư từ 13 năm trở xuống và nhóm thời gian nhập cư trên 13 năm. Thời gian nhập cư từ 13 năm trở lên càng tăng thì HQKD sẽ giảm. Ở nhóm thời gian dưới 13 năm thì khi thời gian nhập cư càng giảm thì HQKD sẽ càng tăng và đạt HQKD cao nhất ở mốc 13 năm vì đây là điểm cực trị của hàm số. Nguyên nhân do khi những người mới nhập cư lên đây thì họ sẽ có quyết tâm và ý chí nỗ lực làm việc cao với mong muốn cải thiện cuộc sống của bản thân và giúp đỡ gia đình ở quê hương, nên sẽ đạt HQKD cao hơn so với những đối tượng nhập cư lâu năm (trên 13 năm). Vì khi thời gian nhập cư càng lâu năm thì cuộc sống cũng đã ổn định nên họ có xu hướng ỷ lại, ý chí làm việc cũng giảm đi một phần so với lúc mới nhập cư và có xu hướng rước người thân ở quê nhà lên đây cùng sinh sống, vì thế các khoản chi phí sinh hoạt gia đình tăng lên và dành một phần thời gian để chăm sóc cho các thành viên trong gia đình, điều này gây áp lực cho những người nhập cư khi tham gia vào hoạt động KTPCT. Chị Đào (53 tuổi, quê ở Vĩnh Long) chia sẻ: “ Vừa kinh doanh tiệm tạp hóa vừa phải chăm sóc cho đứa con bị bệnh vừa chuyển ở quê lên đây để chữa trị, buôn bán này chỉ đủ sống cho qua ngày” + Biến Tình trạng hôn nhân có mối tương quan nghịch với HQKD của lao động nhập cư và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Dựa trên kết quả hồi quy cho thấy những người nhập cư đã kết hôn sẽ đạt HQKD thấp hơn 9,731% so với những đối tượng nhập cư còn độc thân trong khu vực KTPCT, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Kết quả này phù hợp với thực tế vì khi đã lập gia đình thì những người lao động sẽ phải dành thời gian chăm sóc gia đình và con cái, vừa kinh doanh buôn bán vừa phải quán xuyến công việc nhà, cuộc sống trở nên bận rộn hơn, họ phải đối mặt với áp lực gia đình nên công 72 việc kinh doanh bị hạn chế. Ngược lại, những người nhập cư còn độc thân đa số là những người trẻ tuổi mới di cư đến Cần Thơ để sinh sống, họ chỉ tập trung làm việc để kiếm thu nhập nên sẽ đạt HQKD cao hơn. + Biến Hình thức bán lại có mối tương quan nghịch với HQKD của người nhập cư. Qua kết quả phân tích, nếu người nhập cư chọn hình thức buôn bán là cố định sẽ làm giảm hệ số ROS, cụ thể là những lao động nhập cư chọn hình thức kinh doanh là lưu động sẽ có HQKD thấp hơn 8,794% so với những đối tượng chọn hình thức kinh doanh là lưu động trong trường hợp các yếu tố còn lại không đổi vì việc bán hàng tại những nơi cố định sẽ không chủ động hơn trong việc tìm khách hàng. Ngược lại, nếu người nhập cư chọn hình thức bán lưu động họ sẽ gặp nhiều đối tượng và tìm được nhiều khách hàng hơn, việc bán hàng linh hoạt hơn. + Biến Mức độ hài lòng có mối tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, khi người đáp viên đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với công việc hiện tại tăng lên một điểm thì sẽ tác động đến biến phụ thuộc là HQKD tăng lên 7,212 % trong điều kiện các yếu tố còn lại không đổi; điều này cho thấy tâm lý của đáp viên có ảnh hưởng tích cực đến HQKD. Điều này phù hợp với tình hình thực tế vì khi đối tượng lao động cảm thấy hài lòng và yêu thích công việc hiện tại thì họ sẽ có nhiều động lực và niềm vui khi thực hiện công việc buôn bán. 4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬP CƯ TRONG KHU VỰC KTPCT 4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của người nhập cư trong khu vực KTPCT 4.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý các nguồn lực lao động trong khu vực KTPCT ở một số quốc gia trên thế giới. Qua tìm hiểu những kinh nghiệm quản lí của Singapore và Ấn Độ , là hai quốc gia có nhiều hoạt động trong khu vực KTPCT được quản lý và kiểm soát có hiệu quả thông qua những chính sách, chế tài phù hợp. Tại Singapore nhằm giải quyết những vấn đề bất cập từ việc bán hàng rong, thay vì loại bỏ loại hình kinh doanh này, từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20, chính quyền Singapore đã có kế hoạch điều chỉnh hệ thống quản lí bán hàng rong. Vấn đề này được Chính phủ Singapore khéo léo đưa vào trong chính sách Quy hoạch môi trường từ năm 1972 cho đến nay thì họ đi đầu trong việc cấp giấy phép 73 kinh doanh cho hình thức bán hàng rong và tập trung những người bán hàng rong vào một khu trung tâm để quản lý họ một cách có tổ chức và có Đơn vị Y tế công cộng môi trường kiểm tra thực phẩm, dịch tễ học, kiểm dịch để đảm nảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Tại Ấn Độ thì chính phủ xem trọng vấn đề cấp Giấy chứng nhận bán hàng rong do Ủy ban khu vực cấp phép và xây dựng Hiệp hội những người bán hàng rong để họ nói lên nguyện vọng góp phần hoàn thiện chính sách quản lý vừa tốt cho chính quyền về mặt quản lý vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán của họ. Hơn nữa, tại Bangkok (Thái Lan), có khoảng 40.000 người bán rong, họ phần đông là dân nhập cư sống trong các khu lao động nghèo. Việc những người bán rong ở Bangkok tùy tiện xả rác, làm cản trở giao thông và làm mất vẻ mỹ quan của thành phố góp phần gây nên tình trạng bất ổn trong đời sống đô thị. Vì vậy, chính quyền Bangkok đã tuyên bố sẽ dẹp hàng rong trong 10 năm tới, giảm dần từng năm cho đến khi Bangkok sạch bóng hàng rong. Riêng tại Kuala Lumpur (Malaysia), tình trạng lộn xộn của người bán rong đã khiến chính phủ ngừng cấp phép cho người bán hàng rong. Ngay từ năm 1990, thành phố Kuala Lumpur đã hình thành kế hoạch quốc gia về người bán hàng rong. Theo kế hoạch này, người bán hàng rong sẽ được vào các trung tâm và chợ để họ buôn bán ổn định và được cấp giấy phép. Những kinh nghiệm quản lý này giúp các quốc gia này có thể dễ dàng thống kê được mức đóng góp của khu vực KTPCT vào nền kinh tế của quốc gia. 4.3.1.2 Đánh giá của người dân về khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT a) Những lợi ích của khu vực KTPCT mang lại Bảng 4.15: Lợi ích của hoạt động KTPCT đối với người địa phương Đơn vị tính: Người Lợi ích Nhộp nhịp Tiện lợi Giá rẻ Tổng cộng Có Không Có Không Có Không Tần suất 49 41 77 13 63 27 90 Tỷ lệ (%) 54,40 45,60 85,60 14,40 70,00 30,00 100,00 Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014 74 Số liệu thống kê từ bảng 5.1 cho thấy, những lợi ích thường thấy do người tham gia hoạt động trong khu vực KTPCT mang lại cho người dân địa phương với tỷ lệ cao nhất là tính tiện lợi trong tiêu dùng chiếm 85,60%, vì thực tế cho thấy những tiệm tạp hóa, những gánh hàng rong giúp cho người dân không phải tốn nhiều thời gian để đi đến chợ hoặc siêu thị vẫn có thể mua được những món đồ thiết yếu hằng ngày, hoặc họ dễ dàng mua hàng hóa trên đường phố hoặc ăn tô phở hay sửa xe trên vỉa hè, đi xe ôm hay may quần áo ở nhà hàng xóm Tiếp theo đó là mức giá cả hợp lý và làm cho cuộc sống ở khu vực đó thêm phần nhộn nhịp chiếm tỷ lệ cũng khá cao lần lượt là 70,00% và 54,40%. Đa số người dân được phỏng vấn cho rằng, tiếng rao chào hàng của những gánh hàng rong, những vật dụng tiêu dùng ở tiệm tạp hóa hay những chuyến xe ôm,làm cho cuộc sống của họ trở nên thuận tiện với giá cả phải chăng và cuộc sống nhộp nhịp hẳn lên. b) Những hành vi vi phạm của khu vực KTPCT Bên cạnh những lợi ích mà đối tượng trong khu vực KTPCT mang lại thì cũng có không ít những phiền toái làm ảnh hưởng đến cuộc sống hắng ngày của người dân. Dựa trên quan sát thực tế thì tác giả đưa ra bốn nhóm hành vi là vứt rác tại nơi bán, chèo kéo, nài nỉ khách hàng, hành vi gây mất trật tự và một hành vi thường thấy nhiều nhất ở những người bán hàng rong là lấn chiếm lề đường Bảng 4.16: Thống kê ý kiến của người dân về những hành vi vi phạm trong các hoạt động ở khu vực KTPCT Đơn vị tính: Người Hành vi Tần suất 48 42 24 66 40 50 66 24 90 Có Không Có Chèo kéo khách hàng Không Có Gây mất trật tự Không Có Lấn chiếm lề đường Không Tổng cộng Vứt rác Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014 75 Tỷ lệ (%) 53,30 46,70 26,70 73,30 44,40 55,60 73,30 26,70 100,00 Từ kết quả thống kê cho thấy, những hành vi mà người dân thường hay bất gặp từ các đối tượng thực hiện việc kinh doanh trong khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT như vứt rác, chèo kéo khách, gây mất trật tự và lấn chiếm lề đường. Trong đó, lấn chiếm lòng lề đường là hành vi thường thấy nhiều nhất với tỷ lệ 73,30% trong tổng số 90 người dân được hỏi. Không những thế, một số người tham gia vào khu vực KTPCT có hành vi vứt rác ở các khu chợ, ở những điểm dừng lại bán hàng (53,333%) gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân; tuy nhiên cũng có một số người dân (46,7% còn lại) cho rằng người bán hàng rong trong khu vực của họ đảm bảo rất tốt về vấn đề vệ sinh môi trường vì những người bán có trang bị thêm những túi nilon để đựng rác thải. Ngoài ra, hành vi gây mất trật tự thường thấy ở các khu vực tập trung phần đông người bán hàng rong như các trường học, gần bệnh viện, công viên hay những khu vực gần chợ đặc biệt là vào giờ cao điểm, họ vì muốn bán được hàng của mình nên thường xuyên rao bán, chèo kéo khách hàng gây ra mất trật tự nơi công cộng. c) Thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động kinh doanh trong khu vực KTPCT Những hoạt động kinh doanh trong khu vực KTPCT đã hình thành từ lâu đời và gắn bó với cuộc sống hằng ngày đối với những người dân nên họ có thể đánh giá mức độ yêu thích một cách khách quan. Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014 Hình 4.5 Thái độ của người dân địa phương đối với hoạt động KTPCT 76 Kết quả điều tra thực tế cho thấy, có 31,20% người dân cho rằng với những lợi ích từ những hoạt động phi chính thức tại địa phương mang lại cho họ thì họ cảm thấy yêu thích hoạt động này. Bên cạnh đó thì chiếm một tỷ lệ khá ít là những người dân khó tính, họ cho rằng hoạt động KTPCT khá phiền phức trong đời sống của họ và những hành vi vứt rác, gây mất trật tự, lấn chiếm lề đường là hoạt động theo họ không thể chấp nhận được, vì thế họ không thích những hoạt động này ( tỷ lệ 13,30%). Với tỷ lệ khá cao, 55,60 % người dân cho rằng họ bình thường tức là không có ý kiến với hoạt động KTPCT tại khu vực đang sống, những người dân này cho rằng đó là hoạt động sinh kế hằng này của người khác và không làm ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của họ. d) Tình hình giám sát hoạt động trong khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT Bảng 4.17: Tình hình giám sát hoạt động KTPCT của cơ quan quản lý Đơn vị tính: Người Tiêu chí Tần suất Tỷ lệ (%) Có 76 84,40 Không 14 15,60 Số lượng nhiều, khó kiểm soát 57 63,30 Người tham gia PCT có thái độ đối phó Khó khăn trong việc Thái độ chóng đối cơ quan quản lý giám sát Người tham gia LTPCT chưa hiểu pháp luật 45 50,00 24 26,70 46 51,10 Sự hỗ trợ của người địa phương 24 26,70 Giám sát Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014 Kết quả thống kê cho thấy, 84,40% trong tổng số người dân được hỏi cho rằng họ có nhìn thấy chính quyền địa phương thực hiện việc giám sát, quản lý người lao động trong khu vực KTPCT. Hoạt động KTPCT ngày càng phổ biến tại các thành phố lớn và TPCT cũng không phải là ngoại lệ, bởi vì cuộc sống càng khó khăn thì những người nghèo, những người khó tiếp cận với việc làm chính thức, họ có xu hướng bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ tại nhà, vì thế số lượng ngày càng nhiều, gây khó khăn cho việc kiểm soát. Thực tế khảo sát cho thấy, có 50% người dân cho rằng, đa số người bán hàng rong hay lấn chiếm lề đường và có thái độ đối phó, họ vừa bán vừa canh chừng chính quyền địa 77 phương, khi bị la, bị đuổi thì họ dọn hàng vào ngay ngắn nhưng công an đi rồi thì đâu lại vào đó. Người lao động trong khu vực KTPCT thường ít hiểu biết pháp luật, số ít thì có hiểu biết nhưng vì cuộc sống mưu sinh họ phải “lách luật” và duy trì việc buôn bán này để có thu nhập trang trải cuộc sống. e) Đánh giá của người dân địa phương về các hình thức chế tài đối với các hoạt động trong khu vực KTPCT Bảng 4.18: Ý kiến của người dân về các hình thức chế tài trong khu vực KTPCT Các chế tài Tần số Tỷ lệ (%) Nhắc nhở 81 90,00 Phạt hành chính 52 57,78 Tịch thu hàng hóa 59 65,56 Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014 Tình hình giám sát đối với hoạt động KTPCT ngày càng trở nên khó khăn vì số lượng tham gia ngày càng đông và ý thức của người lao động chưa cao mặc dù đã áp dụng rất nhiều các hình thức chế tài đối với hoạt động KTPCT, đặc biệt là hoạt động bán hàng rong. Hình thức thường xuyên được sử dụng nhất là nhắc nhở, kế đến là tịch thu hàng hóa và xử phạt hành chính. Đây vừa là hình thức chính quyền địa phương thực hiện để quản lý và giám sát người lao động trng khu vực KTPCT, vừa là khó khăn người hoạt động trong khu vực này, họ biết mình sai nhưng vì không có nơi buôn bán nên họ đành chấp nhận bị la, bị phạt và chống đối cơ quan chức năng để có thể kiếm sống. Đó chính là vấn đề nan giải đối với chính quyền các cấp và của toàn xã hội, cần được giải quyết hợp tình và hợp lý. f) Đánh giá chung của người dân về hoạt động KTPCT 78 Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014 Hình 4.6 Đánh giá chung của người dân địa phương về hoạt động KTPCT Sau quá trình trực tiếp thu thập số liệu về hoạt động KTPCT, kết hợp với việc tham khảo ý kiến của chuyên gia về các tiêu chí đánh giá chung về hoạt động KTPCT, đa số các tiêu chí này đều được người dân địa phương đánh giá rất cao. Trong tiêu chí về khuôn viên cảnh quan, phần lớn người dân cho rằng hoạt động KTPCT làm cho cuộc sống của họ trở nên náo nhiệt hơn, tuy nhiên những hành vi của người lao động trong khu vực này, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường sống làm mất mỹ quan khu vực sống, điều này được cho rằng còn đáng chê trách hơn ở những nơi công cộng như trường học, nơi vui chơi giải trí… Tiêu chí đánh giá về mức độ an toàn của chất lượng dịch vụ chính là vấn đề đa số người dân quan tâm và họ tỏ ra rất hoang mang, nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng của những gánh hàng rong, những nơi buôn bán nhỏ lẻ thường không được đảm bảo, ít khi được các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm và họ cho rằng rủi ro là điều hoàn toàn người dân sẽ gặp phải khi không chắc chắn về những gì mình sử dụng. 79 g) Ý kiến của người dân địa phương với đề xuất cấm những hoạt động trong khu vực KTPCT Như đã phân tích ở phần trên, đa số người dân được hỏi cho rằng họ không có ý kiến gì về việc thích hay không thích hoạt động trong khu vực KTPCT, một số ít người hoàn toàn không thích hoạt động này nhưng hầu như không ai muốn cấm hoàn toàn hoạt động này trên địa bàn thành phố ( chiếm tỷ lệ 86,70%) bởi vì đây là hoạt động kiếm sống của đa số người nghèo, là lối thoát cho một bộ phận lớn người dân rời vào tình trạng thất nghiệp, nhờ có việc làm trong hoạt động này nên thành phố cũng phần nào giảm thiểu được tệ nạn xã hội và tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương. Người dân cho rằng hoạt động KTPCT còn những hành vi đáng chê trách là do ý thức của họ, một phần là do còn nhiều bất cập trong chính sách quản lý những hoạt động này của nước. Bên cạnh đó, cùng với những lợi ích và hành vi của người hoạt động trong khu vực KTPCT, thì có 40 người chiếm tỷ lệ 44,40% người dân cho rằng nếu có mặt bằng họ sẽ cho người trong khu vực KTPCT thuê để họ có chỗ buôn bán, đa số những người này thường yêu thích hoạt động KTPCT hoặc không có ý kiến gì, lý do họ muốn cho thuê đơn giản là vì họ muốn tạo thêm thu nhập từ hoạt động này và giúp cho những lao động nhập cư bán hàng rong có chỗ kinh doanh ổn định, đôi bên cùng có lợi. Nguồn: Số liệu thống kê của tác giả, năm 2014 Hình 4.7 Ý kiến của người dân về việc cấm hoạt động KTPCT Tóm lại, hoạt động trong khu vực KTPCT đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của TPCT, thực tế đã chứng minh rằng việc cấm các hoạt động KTPCT là điều không thể thực hiện nhưng cũng không thể để những bất cập tiếp tục kéo dài như vậy. Tuy nhiên quản lý những 80 hoạt động này vẫn là một bài toán khó, cần thiết phải có những giải pháp hợp lý, kết hợp các bên cùng phối hợp thực hiện. 4.3.1.3 Những khó khăn của những lao động nhập cư khi tham gia vào khu vực KTPCT Qua những cuộc phỏng vấn tác giả được tiếp xúc với những người nhập cư trong khu vực KTPCT họ phải chịu áp lực từ nhiều phía và điều này ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của người nhập cư. Khi nói đến những hoạt động buôn bán hàng rong trong khu vực KTPCT thì hầu hết tất cả mọi người đều nghĩ, “đây là những công việc vất vả, phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường tự nhiên như mưa, nắng, khói bụi, tiếng ồn xe cộ; những lúc mưa lớn ngập lụt thì việc buôn bán ế ẵm, đình trệ và làm cho hàng hóa dễ hư hỏng dẫn đến hụt vốn. Ngoài vấn đề thời tiết thì đa số những người bán hàng rong phải thường đối mặt với việc bị công an trật tự đô thị rượt đuổi khi ngồi bán cố định trên vĩa hè, nếu không kịp gom hàng hóa bỏ chạy thì bị công an tịch thu, việc kinh doanh của họ trở nên khó khăn hơn. Nếu muốn tiếp tục kinh doanh việc bán hàng họ phải bỏ ra vài trăm ngàn đồng để nộp phạt để chuộc lại xe bán còn có những trường hợp người nhập cư không có khả năng nộp phạt thì họ không có dụng cụ để tiếp tục buôn bán. Một số người bán hàng rong vì không thể ngồi một nơi cố định để buôn bán họ phải di chuyển nhiều nơi nên nguồn khách hàng không ổn định làm thu nhập bấp bênh. Bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế thì đa phần những người nhập cư kinh doanh nhỏ lẻ trong ngành hàng tiêu dùng ( bán tạp hóa, bán quần áo may sẵn,..) họ thường có nhiều hàng tồn chưa bán ra kịp nhưng họ vẫn tiếp tục nhập hàng thêm, điều này làm “đội chi phí” lên cao và giảm HQKD. Hơn nữa, một trong những khó khăn mà nhiều người nhập cư gặp phải là bị hạn chế trong tiếp cận với những nguồn vay chính thức, họ phải đi vay tư nhân bên ngoài với mức lãi suất cao. Đối với những người mới nhập cư lên đây thì đa phần họ đều gặp khó khăn về chỗ ở không an ninh hay phải ở nhờ nhà họ hàng và chịu thiệt thòi trong việc hưởng các phúc lợi xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội như người địa phương. 4.3.2 Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khu vực KTPCT Từ những kinh nghiệm quản lí khó khăn trên thực tế kết hợp với kết quả của mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư trên địa bàn TPCT thì tác giả đề xuất một số giải pháp như sau 81 4.3.2.1 Đề xuất giải pháp từ phía người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT Thứ nhất: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh xã hội Để nâng cao HQKD thì người nhập cư cần có thái độ, cách cư xử và ý thức khi tham gia vào các công việc trong KTPCT. Nếu mỗi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự xã hội thì những rắc rối như xả rác bừa bãi, với túi nilon, giấy ăn, vỏ hoa quả… hay hiện tượng chèo kéo khách hàng làm ô nhiễm môi trường và mỹ quan đô thị sẽ được khắc phục đáng kể. Nhưng thực tế khảo sát thì những địa điểm tập trung của người nhập cư kinh doanh bán hàng hóa là lề đường gần những trường học, bệnh viện, cơ quan… Những nơi đòi hỏi sự văn minh, lịch sự và ý thức công cộng cao. Nếu người nhập cư không có ý thức khi tham gia buôn bán thì người chịu thiệt là họ. Xuất phát từ những lý do trên mà nhà nước đã đưa ra lệnh cấm loại hình bán hàng vỉa hè tại các khu vực trọng điểm. Để đảm bảo trật tự xã hội, những người bán hàng phải chủ động giữ cho gian hàng của mình một môi trường sạch sẽ, có văn hóa. Chính vì vậy, việc nâng cao ý thức của người nhập cư sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với cộng đồng nói chung và công việc bán hàng của người nhập cư nói riêng. Thứ hai: Xây dựng hình ảnh phục vụ văn minh và tuân thủ một số qui định của chính quyền địa phương Việc đổi mới hình thức bán hàng, cách thức trưng bày và đa dạng sản phẩm cũng có thể sẽ đem lại những giá trị vô hình mới cho hàng hóa bán rong để đem sản phẩm hàng rong trở thành nét đặc trưng của văn hóa dân tộc trong lòng du khách. Bên cạnh đó người nhập cư BHR có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết và chính xác về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hàng hóa khi được hỏi đến. Điều này sẽ giúp cho việc bán hàng được tốt hơn đi vào nề nếp, qui định dễ dàng hơn trong việc kiểm soát. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý cũng như tuân thủ pháp luật, mỗi người nhập cư BHR cần nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí cho những cơ quan chức năng nhằm bảo vệ lợi ích của họ. Thứ ba: Xây dựng mối quan hệ cộng đồng thân thiện Khi đối tượng tham gia vào khu vực KTPCT họ nên trau dồi thêm nguồn vốn xã hội, vì đây là hoạt động đòi hỏi một số kỹ năng giao tiếp, cách chào hàng và thuyết phục khách hàng,..để làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. 82 Khi họ biết tạo mối quan hệ xã giao tốt, hòa đồng, cởi mở với những người dân xung quanh thì rất có lợi cho việc buôn bán của họ. Vì những người dân là nguồn khách trung thành họ sẽ hiểu, cảm thông và mua hàng hóa giúp những người nhập cư trong khu vực KTPCT sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn tạo ra doanh thu ổn định để có thể trang trãi cuộc sống hằng ngày. Thứ tư: Hợp lý hóa nguồn vốn lưu động trong kinh doanh Từ thực tiễn nghiên cứu, một vấn đề cần được quan tâm khi nói đến HQKD của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT là hợp lý hóa nguồn vốn lưu động, tuy những hoạt động trong khu vực KTPCT mang lại lợi nhuận khá cao nhưng khi khấu hao tất cả chi phí và tiền công lao động theo số giờ bán thì khoản lợi nhuận đó không đủ để lao động nhập cư trang trãi cho các khoản chi phí sinh hoạt của gia đình. Vì thế, để nâng cao HQKD thì người nhập cư kinh doanh nói chung cần phải cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng về giá cả và số lượng sao cho hợp lí trong việc mua hàng gối đầu và đối với các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ như hình thức bán tạp hóa nói riêng. 4.3.2.2 Đề xuất giải pháp từ phía chính quyền địa phương nhằm nâng cao HQKD cho người nhập cư trong khu vực KTPCT Thứ nhất: Phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nhập cư Trong đầu tư và phát triển kinh tế địa phương, cần vừa ưu tiên lựa chọn những dự án sử dụng nhiều lao động phổ thông, không đòi hỏi trình độ cao để giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn, nông nghiệp, vừa phải có định hướng lựa chọn những dự án sử dụng lao động có tay nghề cao để đảm bảo nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Ngoài ra, cần có chính sách tín dụng ưu đãi đối với những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ ở nông thôn và hộ nghèo ở thành thị, đảm bảo hai yêu cầu: - Thuận lợi cho những đối tượng nhập cư trong việc tiếp cận nguồn vốn. - Lãi suất thấp, phù hợp với tỷ suất lợi nhuận của người nhập cư, đồng thời có sự linh hoạt điều chỉnh khi cần thiết. Thứ hai: Tăng cường công tác giáo dục và đào tạo nghề Việc đào tạo nghề cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của xã hội, trong giáo dục, đào tạo cũng như tuyển dụng lao động ở các khu công nghiệp cần có cơ chế, chính sách riêng cho những đối tượng từ vùng sâu, vùng xa chuyển đến. Bên cạnh đó, tại những địa phương ở những vùng nông thôn cần 83 đẩy mạnh công tác dạy nghề để nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động , cần có chính sách thúc đẩy phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp dưới các hình thức kinh tế hộ, làng nghề, kinh tế hợp tác xã, doanh nghiệp nông thôn và gắn kết quy hoạch phát triển nông nghiệp với quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn. Thứ ba: Kiểm soát và quản lý các hoạt động trong khu vực KTPCT Chính quyền địa phương cần có những chính sách kiểm soát và quản lý những người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT một cách hợp lý và mềm dẻo hơn, bằng việc hình thành nên một mức thuế phù hợp để những đối tượng tham gia vào khu vực KTPCT nói chung và đối với nhóm người nhập cư nói riêng có thể buôn bán ổn định ở một phần đường theo quy định sao cho không làm mất vẽ mỹ quan của thành phố. Ngoài ra, chính quyền địa phương cần hình thành nên những ban quản lý nhỏ ở từng khu vực buôn bán, mà người nhập cư trong khu vực KTPCT cũng là thành viên trong ban quản lý để họ có thể góp ý kiến của mình giúp cho việc quản lý mang tính bình đẳng và công bằng. Thứ tư: Thu thuế, phí của các đối tượng trong khu vực KTPCT Hiện nay, phần lớn người nhập cư BHR và kinh doanh nhỏ lẻ phải trả những khoản tiền không nhỏ cho ban quản lý tại khu vực và chủ cho thuê mặt bằng để thực hiện việc kinh doanh của mình. Trong khi đó, hầu hết những người nhập cư BHR sẵn sàng trả hàng ngày, hàng tháng các khoản thuế, phí để được BHR tại các địa điểm nhất định nhưng họ vẫn lo sợ gánh hàng bị tịch thu. Bằng cách thu thuế, phí người nhập cư BHR ở mức qui định để cho phép họ BHR và bảo vệ quyền lợi của người nhập cư BHR; đồng thời giúp cho việc quản lý được tốt hơn, làm tăng ngân sách cho Nhà nước khi tiến hành xây dựng các khu buôn bán tập trung cho lao động nhập cư trong khu vực KTPCT và tạo ngân sách để tiến hành các cuộc kiểm tra vệ sinh thực phẩm. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý: Những hoạt động trong khu vực KTPCT hiện nay cần phải được sự quản lý sâu sắc từ phía Chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương. Một trong số nguyên nhân dẫn đến mặt tiêu cực trong khu vực KTPCT là hiện nay sự quản lý còn buông lỏng, làm lơ trong việc tập trung một khu vực cho phép hoạt động diễn ra. Khi có cơ quan quản lý đến kiểm tra thì người nhập cư BHR trốn, chạy vào một góc nhưng sao khi các lực lượng quản lý đi qua thì moi thứ lại như cũ. Do vậy, nâng cao 84 chất lượng cán bộ quản lý, bằng cách đưa ra các chế tài nghiêm khắc cụ thể để xử lý các vi phạm nhằm ngăn ngừa những tình trạng yếu kém xảy ra. Thứ năm: Xây dựng và nâng cấp hạ tầng đô thị Cùng với tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, tốc độ tăng dân số cơ học của TPCT đang rất nhanh. Khi dòng người nhập cư vào thành phố tăng, khiến thành phố phải đối mặt với nhiều gánh nặng, như đầu tư hạ tầng đô thị (giao thông, nhà ở, đường xá); giải quyết việc làm, tình hình giáo dục, y tế và môi trường đô thị. Sở Xây dựng cần đề ra những dự án xây dựng các khu chung cư bình dân để giải quyết vấn đề nhà ở cho những lao động mới nhập cư. Bên cạnh đó, Thành phố cần phải nỗ lực giả quyết tình trạng ngập nghẹt đô thị, ô nhiễm môi trường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc buôn bán hàng rong. 85 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua kết quả phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến HQKDcủa đối tượng nhập cư khi tham gia vào các hoạt động kinh tế trong khu vực KTPCT trên địa bàn TP.Cần Thơ thì đại đa số người nhập cư có trình độ và tay nghề thấp, nguồn vốn kinh doanh thấp nên số đông người lao động nhập cư tham gia vào hoạt động bán hàng rong (BHR) và một số ít tham gia vào kinh doanh nhỏ lẻ ( chiếm . Thông thường những công việc mà họ đảm nhận tương đối nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm nhưng thu nhập lại bấp bênh, không ổn định. Do người lao động không được đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm nên khu vực phi chính thức trở thành cứu cánh cho những người đang phải tìm việc hoặc rời bỏ nông nghiệp. Trong số các công việc phi chính thức của người nhập cư thì công việc BHR không được nhìn nhận một cách khách quan. Nhiều cơ quan chức năng đánh giá những đối tượng này đã góp phần làm mất an ninh trật tự và vẻ mỹ quan đô thị làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của địa phương trong lòng du khách. Tuy nhiên, những hoạt động trong khu vực KTPCT đã tồn tại ở TPCT từ rất lâu bởi đây là một địa bàn thuận lợi cho những loại hình kinh doanh trong khu vực này phát triển. Quê của người nhập cư chủ yếu ở các tỉnh lân cận TPCT như Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau,... Bên cạnh đó còn có một số người từ các tỉnh vùng ngoài như Quảng Ngãi, Hưng Yên, Thanh Hóa, Huế, Hà Nội…Phần lớn những người tham gia vào KTPCT rời khỏi quê vì không có đất sản xuất nếu có cũng rất ít; Trình độ của họ còn rất thấp đa số họ chỉ học đến cấp 1 và chỉ biết tính toán cơ bản; Họ không được đào tạo tay nghề. Họ nhận thức rằng ở TP. Cần Thơ rất dễ buôn bán, thu nhập cao, môi trường sống tốt và có người thân giúp đỡ nên có xu hướng đến đây lập nghiệp. Người tham gia vào khu vực KTPCT thuộc mọi lứa nhóm tuổi. Hầu hết họ đã lập gia đình, nên họ bị một số ràng buộc về cuộc sống, phải chăm sóc con cái, lo chi tiêu cho cả gia đình. Hiện tại cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn về nhà ở và điều kiện sinh hoạt và việc tiếp cận các nguồn vay vốn chính thức với mức lãi suất hợp lí. Bên cạnh đó, một số người khác tham gia vào các công việc trong KTPCT chính là họat động này mang lại thu nhập khá cao mà đầu tư vốn 86 không nhiều, hơn nữa họ có thể tự do về thời gian, không bị bất cứ ràng buộc nào. Trong nghiên cứu mô hình, tác giả cũng đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến HQKDcủa đối tượng nhập cư trong khu vực KTPCT như trình độ, nguồn vốn lưu động , thời gian nhập cư, sự hài lòng,…Tuy nhiên hoạt động này đang tạo ra một rào cản cho sự phát triển và xây dựng hình ảnh của TP. Cần Thơ trong mắt người dân và khách du lịch; đặc biệt là vấn đề văn minh đô thị, bảo vệ môi trường. Vì thế cần những biện pháp hợp lý làm cân bằng cuộc sống của người nhập cư trong khu vực KTPCT với văn minh đô thị và xây dựng Thành phố ngày càng phát triển. Một số giải pháp được tác giả nghiên cứu đề xuất từ phía người nhập cư và từ phía với chính quyền địa phương với mong muốn cải thiện được cuộc sống của những lao động nhập cư khi tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT trong thời gian tới. 5.2 KIẾN NGHỊ Từ kết quả nghiên cứu thực tế, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao HQKD của người lao động nhập cư trong khu vực KTPCT, đồng thời cải thiện công tác quản lý khu vực KTPCT có hiệu quả hơn trên địa bàn TPCT. + Chính phủ cần đề ra chính sách tập trung các hoạt động KTPCT vào một khu vực chuyên bán hàng rong và có thời gian hoạt động nhất định. Bên cạnh đó, để giúp cho việc quản lý dễ dàng hơn thì Chính phủ cần cấp giấy phép kinh doanh cho những đối tượng tham gia vào khu vực KTPCT, cũng như tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm + Ủy Ban Nhân Dân các cấp cần kịp thời tổ chức điều tra, nắm số lượng người lao động nhập cư vào TPCT và tham gia vào khu vực KTPCT, tìm hiểu điều kiện sống, sinh hoạt và mức sống của họ để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và tạo điều kiện giúp đỡ lao động nhập cư trong việc buôn bán và ổn định cuộc sống. Ngoài ra, UBND cần chủ động hơn trong việc tuyên truyền các thông tin liên quan đến bảo vệ môi trường cũng như vấn đề trật tự an ninh xã hội để những người lao động nói chung và người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT nói riêng ý thức được việc buôn bán đi đôi với nghĩa vụ giữ gìn mỹ quan đô thị. Ngoài ra, tăng cường tổ chức các khóa tập huấn về vệ sinh an 87 toàn thực phẩm, cách thức kinh doanh để đạt hiệu quả và những quy định khi tham gia vào khu vực KTPCT. + Chính quyền địa phương kết hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm thường xuyên mở các buổi giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm cho những người mới nhập cư để họ có thể chủ động tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng và trinh độ của mình. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nước 1. Nguyễn Quốc Nghi và Bùi Văn Trịnh, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 18a, trang 7-9. 2. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình ở khu vực nông thông huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 5, trang 4-5. 3. Mai Văn Nam và Âu Vi Đức, 2008. Hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nông dân nghèo. Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 26, trang 28-30. 4. Huỳnh Trường Huy và Ông Thế Vinh, 2009. Phân tích thực trạng lao động nhập cư tại Khu công nghiệp Vĩnh Long. Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 28, trang 74-75. 5. Huỳnh Đan Xuân và Mai Văn Nam, 2009. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 17b, trang 89-95. 6. Hồ Đức Hùng, Nguyễn Duy Tâm và Mai Thị Nghĩa, 2008 « Từ việc làm trong khu vực phi kinh tế phi chính thức đến việc làm phi chính thức ở Việt Nam » Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 3, trang 67-69. 7. Cling và cộng sự, 2013. Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển. Hà Nội : Nhà xuất bản Tri thức. 8. Tổng Cục Thống Kê và Qũy Dân Số Liên Hợp Quốc, năm 2005. Điều tra di cư Việt Nam :Chất lượng cuộc sống của người di cư ở Việt Nam. Nhà xuất bản Tổng Cục Thống Kê 9. Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (Đại học KHXHVNV ĐH Quốc gia Hà Nội), ”Vấn đề người bán hàng rong trên các đường phố Hà Nội” 10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Hồng Đức. 89 11. Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 03 năm 2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh 12. Quy định số 46/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 1 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội, “Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn Thành phố Hà Nội". http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-46-2009-QD-UBNDQuy-dinh-ve-quan-ly-hoat-dong-ban-hang-rong-tren-dia-ban-Thanh-pho-HaNoi-vb84303.aspx 13. Văn Giang, “Kinh nghiệm quản lý hàng rong ở Singapore, Thái Lan và Malaysia”– VBC “Vietnam Business Centre” tại Singapore http://kinhnghiemsingapore.wordpress.com/2013/10/22/mot-vai-kinhnghiem-quan-ly-hang-rong-o-cac-nuoc/ 14. http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-thuc-trang-va-giai-phap-chohoat-dong-ban-hang-rong-tai-ha-noi-hien-nay-30920/ B. Tài liệu nước ngoài 1. Indrajit Bairagya, 2010. Liberalization, Informal Sector and Formal-Informal Sectors’ Relationship: A Study of India, International Association for Research in Income and Wealth, [Online] Available at: , [Accessed 26 June 2014]. 2. Adhikari, 2011. Income Generation in Informal Sector: A Case Study of The Street Vendors of Kathmandu Metropolitan City, Economic Journal of Development Issues, [Online] Available at: < http://www.nepjol.info/index.php/EJDI/article/view/7193 >. [Accessed 26 June 2014]. 3. Cling, J.P., T.T.H. Nguyen, H.C. Nguyen, T.N.T. Phan, M. Razafindrakoto et F. Roubaud, 2010. The Informal Sector in Vietnam ; A focus on Hanoi and Ho Chi Minh City. The Gioi Publisher, Hanoï. 4. Dipak Bahadur Adhikari (2011) “ Income generation in informal sector:a case study of the street vendors of kathmandu metropolitan city”. Hội thảo quốc tế về “Khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức”. Hà Nội. 90 5. Fernando Groisman () “ Lao động phi chính thức và thu nhập không ổn định ở Argentina”. Hội thảo quốc tế về “Khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức”. Hà Nội. 6. Rolf Jensen et M. Peppard, JR., 2001. “Người bán hàng rong ở Hà Nội - một cái nhìn về khu vực phi chính thức ở thành phố”. Tạp chí Xã hội học số 4(76) 7. Khema, S., 2012. “Role of Women in Informal Sector in India. Journal Of Humanities And Social Science”. 8. Murad, Md Wahid. et al., 2007. “Factors Influencing Household Income of The Urban Poor: Squatters and Low-Cost Flat Dwellers in Kuala Lumpur, ProQuest Central 9. Christian, J., 2006. “Factors Affecting Income among Men and Women psychologist”. 10. Harris, J.R. et M.P. Todaro, 1970. Migration, Unemployment and Development: a Two-Sector Analysis. American Economic Review 60(1) pp. 126-142. 11. http://wiego.org/sites/wiego.org/files/publications/files/Sinha_W IEGO_PB2.pdf 12. http://www.ucl.ac.uk/dpuprojects/drivers_urb_change/urb_environment/pdf_Planning/World%20Bank_ Leitmann_Josef_Integrating_Environment_Singapore.pdf 13. www.indiacode.nic.in/acts2014/7 of 2014.pdf PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT 91 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Xin chào, tôi tên là ………………………., thuộc khoa Kinh tế QTKD, trường Đại học Cần Thơ. Tôi đang nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thực trạng về thu nhập của khu vực KTPCT tại thành phố Cần Thơ”. Tôi xin phép được hỏi anh (chị) một số câu hỏi trong khoảng 20 phút. Tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị) và xin các anh (chị) hãy yên tâm các ý kiến trả lời của anh (chị) chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu, được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối. Tên người được phỏng vấn:………………………………………(nam/nữ). ĐT:…………………………. Địa chỉ hiện tại:Số:……Đường:………Phường/xã:……Quận/huyện… Phần 1: THÔNG TIN CHUNG 1.1 Tổng số nhân khẩu: ………………………... Trong đó, số người phụ thuộc: …………………… Số người đang đi học:.................................. 1.2 Tuổi tác và trình độ của của lao động tham 1.3 Tuổi tác và trình độ của của lao động tham gia khu vực KTPCT gia khu vực KTCT Tuổi LĐ1:…… (năm), Trình độ LĐ1: …… (năm) Tuổi LĐ1:…… (năm), Trình độ LĐ1: …… (năm) Tuổi LĐ1:…… (năm), Trình độ LĐ1: …… (năm) Tuổi LĐ1:…… (năm), Trình độ LĐ1: …… (năm) Tuổi LĐ1:…… (năm), Trình độ LĐ1: …… (năm) Tuổi LĐ1:…… (năm), Trình độ LĐ1: …… (năm) Tuổi LĐ1:…… (năm), Trình độ LĐ1: …… (năm) Tuổi LĐ1:…… (năm), Trình độ LĐ1: …… (năm) Khu vực:  KTCT (HGĐ có ĐKKD)  KTPCT (HGĐ không ĐKKD)  KTPCT (Bán hàng rong) 1.4 Tình trạng hôn nhân của đáp viên 1.5 Tham gia hội đoàn thể của đáp viên  Chưa có gia đình  Có  Có gia đình và chưa có con Tên hội đoàn thể: ……………  Không  Có gia đình và đã có con 1.6 Nhập cư:  Có  Không Thời gian nhập cư: .................. năm Quê quán: huyện………..……… tỉnh ……….. Lí do nhập cư (chọn TP. Cần Thơ) (MR) 1. Nhiều việc làm 2. Có người thân 3. Cải thiện điều kiện sống 4. Khác (ghi rõ) Phần 2: THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG TẠO THU NHẬP 2.1 Các nguồn thu nhập từ khu vực 2.2. Nguồn thu nhập từ khu vực 92 KTPCT KTCT Tên hoạt động 1:………………… Tên hoạt động 1:…………………… Số người tham gia: Kinh nghiệm: Số người tham gia: ……..Kinh nghiệm: Doanh thu/ngày: ………(1000 đồng) Doanh thu/ngày: …………(1000 đồng) Tên hoạt động 2:………………… Tên hoạt động 2:…………………… Số người tham gia: … Kinh nghiệm: Số người tham gia: ……. Kinh nghiệm: Doanh thu/ngày: …… (1000 đồng) Doanh thu/ngày: ……… (1000 đồng) 2.3 Đăng ký kinh doanh 2.4 Mặt bằng kinh doanh  Có 1. Có  Không 2.5 Địa điểm kinh doanh (MR)  Cố định  Lưu động 2. Thuê 3. Không Nếu cố định thì địa điểm kinh doanh ở đâu Nếu lưu động thì cho biết tuyến 1. Tại Chợ  Trong chợ  Xung quanh chợ  đường kinh doanh chính Chợ tự phát …………………………… 2. Tại nhà 3. Khác …………… 2.7. Tổng số giờ bán: …..giờ/ngày 2.6 Thời gian bán (MR) Từ giờ ……..….đến giờ………… Từ giờ ………...đến giờ………… 2.8. Nguồn vốn kinh doanh Tổng số tiền vốn ………..triệu đồng, trong đó tỷ lệ vốn tự có chiếm ……………..% Nếu vay thêm, vui lòng cho biết nguồn vay: 1. Người thân Số tiền……triệu đồng. Thời hạn: ….. tháng. Lãi suất.…%/tháng 2. Vay tư nhân Số tiền…triệu đồng.Thời hạn: .…tháng. Lãi suất………%/tháng 3. Vay từ hội HDT Số tiền …triệu đồng. Thời hạn: tháng. Lãi suất……%/tháng 4. Vay từ các tổ chức TD suất…%/tháng Số tiền…triệu đồng. Thời hạn: … tháng. Lãi 93 5. Khác:……Số tiền…triệu đồng. Thời hạn: … tháng. Lãi suất ……%/tháng 2.9. Chi phí kinh doanh a) ……………………………… Số tiền Số năm sử dụng…triệu đồng ………năm b) ………………………………… ……………… triệu đồng ………năm c) ……………………… ……………… triệu đồng ………năm Chi phí cố định (vốn đầu tư) Các khoản chi phí kinh doanh/ngày 1……………………………đồng/ngày 1. Thuế, phí (ngày) 2………………………… đồng/ngày 2. Thuê mặt bằng (nếu có) 3………………………… đồng/ngày 3. Khấu hao cơ sở vật chất 4. Lao động (tổng số giờ LĐ/ngày) 4.1……………………… đồng/ngày 4.1. Lao động thuê 4.2……………………… đồng/ngày 4.2. Lao động nhà 5…………………………đồng/ngày 5. Tiền mua hàng 6……………………………đồng/ngày 6. Khác Mỗi ngày lợi nhuận từ hoạt động ……..……………………đồng/ngày này Xin vui lòng cho biết đánh giá của anh/chị về mức độ ảnh hưởng đến thu nhập của các yếu tố dưới đây tương ứng với 5 mức độ: 1. Rất không quan trọng 2. Không quan trọng 3. Bình thường 4. Quan trọng 5. Rất quan trọng Yếu tố ảnh hưởng 1 2 3 4 5 - Đối thủ cạnh tranh      - Nguồn cung ứng đầu vào thuận lợi      - Thị trường đầu ra đa dạng      - Tập quán, thói quen tiêu dùng      1. Yếu tố thị trường 94      - Mối quan hệ với người dân      - Mối quan hệ với hội đoàn thể      - Mối quan hệ với chính quyền địa  phương     - Mối quan hệ với “bạn hàng”      - Mối quan hệ với “thế lực ngầm”      - Thời tiết, khí hậu      - Tính thời vụ      - Địa điểm kinh doanh      - Thời gian bán hàng      - Bao bì, mẫu mã sản phẩm      - An toàn vệ sinh thực phẩm      - Chất lượng sản phẩm      - Đa dạng sản phẩm      - Năng lực và kỹ năng bán hàng      - Mức thu thập của dân cư 2. Yếu tố mối quan hệ 3. Yếu tố tự nhiên và địa lý 4. Yếu tố sản phẩm, dịch vụ 95 Phần 3: THÔNG TIN VỀ NGHỀ NGHIỆP THUỘC KVPCT 3.1 Nguyên nhân chọn nghề (MR) 3.2 Dự định đổi nghề 1. Làm theo truyền thống  Có 2. Theo phong trào Vui lòng cho biết lý do: 3. Dễ kiếm thu nhập ………………………………………  Không 4. Công việc phù hợp với người cao tuổi 5. Không biết làm gì khác 6. Công việc nhàn nhã 7. Khác ……………………………… 3.3 Hài lòng với nghề hiện tại (5 mức 3.4. Khó khăn khi tham gia nghề độ) hiện tại  Rất hài lòng  Hài lòng ……………………………………… …  Bình thường  Không hài lòng lòng  Rất không hài 3.5 Chính quyền địa phương có hỗ trợ  Có 3.6 Mối quan hệ cộng đồng khu vực kinh doanh  Không  Rất tốt tốt Hình thức:………………………………  Bình thường  Không 4.8 Đề xuất và nguyện vọng …………………………………..……………………...………………………… Chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh (chị)! PHỤ LỤC 2 96 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC Cần Thơ, ngày…… tháng…… năm 2014 Xin chào anh (chị), tôi tên là ……………………., là thành viên nhóm nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu thực trạng về thu nhập của khu vực KTPCT tại thành phố Cần Thơ”. Hiện tại, tôi đang tiến hành một cuộc nghiên cứu khảo sát để thu thập thông tin về ý kiến của người dân đối với hoạt động KTPCT trên địa bàn TP. Cần Thơ. Tôi xin phép được hỏi anh (chị) một số câu hỏi trong khoảng 30 phút. Tôi rất cảm ơn sự giúp đỡ của anh (chị) và xin các anh (chị) hãy yên tâm các ý kiến trả lời của anh (chị) chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu, được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối. Tên người phỏng vấn: ………………………………….… Tên người được phỏng vấn: …………… Số điện thoại:........................... Địa chỉ: Số:……Đường:……………Phường:..…………….. Quận:… Phần 1: THÔNG TIN NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN Mã Câu hỏi 1.1 Tuổi 1.2 Nghề nghiệp 1.3 Trình độ học vấn Trả lời Phần 2. NỘI DUNG PHỎNG VẤN Mã Câu hỏi Trả lời 2.1 Anh (chị) vui lòng cho biết hoạt Ngành hàng ăn uống(Điểm tâm, quà động KTPCT tại khu vực sống? vặt,…) (liệt kê các loại hình chủ yếu) Dịch vụ nhỏ lẻ (Sửa quần áo, may giày dép, xe ôm,…) Ngành hàng tiêu dùng ( Quần áo, tạp hóa,…) Khác…………………… 97 2.2 Theo anh (chị) ước lượng gần khu vực anh (chị) sinh sống có bao ….………………người nhiêungười tham gia khu vực KTPCT ? 2.3 Anh (chị) có từng nhìn thấy các 1. Vứt rác hành vi sau đây của người KTPCT? 3. Mất trật tự 2. Chèo kéo khách 4. Chiếm lề đường 5. Khác:………………………… 2.4 Giả sử có mặt bằng, anh (chị) có 1. Có 2. Không cho người KTPCT thuê không? Nếu không, vì sao? ................................................................ ........................................... 2.5 2.6 Anh (chị) vui lòng cho biết hoạt 1. Nhộn nhịp động KTPCT đã mang lại những lợi 3.Giá rẻ ích gì cho anh (chị)? 2. Tiện lợi 4………… Anh (chị) có thấy chính quyền địa 1. Có 2. Không phương thực hiện việc quản lý, Nếu có, hoạt động gì? giám sát hoạt động KTPCT không? ………………………………...... 2.7 Theo anh (chị) những khó khăn 1. Số lượng nhiều, khó kiểm soát trong việc quản lý hoạt động 2. Người tham gia KTPCT có thái độ KTPCT là gì? đối phó 3. Thái độ chống đối cơ quan quản lý 4. Người tham gia KTPCT chưa hiểu luật pháp 5. Sự “hỗ trợ” của người địa phương 6. Khác: ………………........... 98 2.8 Anh (chị) có biết những qui định về 1. Có quản lý hoạt động KTPCT ? 2. Không Nếu có, quy định gì? ……………………………… 2.9 Anh (chị) có nhận thấy cơ quan 1. Nhắc nhở quản lý đã có những chế tài gì về 2. Xử phạt hành chính hoạt động KTPCT? 3. Tịch thu hàng hóa 4. Khác:............................................ 2.10 Thái độ của anh (chị) đối với người Rất không thích tham giahoạt động KTPCT như thế Không thích nào? Bình thường Thích, mến Rất thích, mến 2.11 Theo anh (chị) có nên “cấm” hoạt 1. Có 2. Không động KTPCT trên địa bàn không? …………………………………….. Nếu không, anh (chị) có đề xuất gì ……………………………… để quản lý hoạt động KTPCT? 99 Phần 3: ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC Sau đây là đánh giá của anh (chị ) về hoạt động KTPCT gần khu vực anh (chị) sinh sống, với 1: Rất không đồng ý 2: Không đồng ý 3: Bình thường 4:Đồng ý 5: Rất đồng ý TT Tiêu chí 1 2 3 4 5 KHUÔN VIÊN – CẢNH QUAN 3.1 Hoạt động KTPCT gây mất mỹ quan khu vực sống của người dân 3.2 Hoạt động KTPCT gây mất cảnh quan nơi công cộng           3.3 Hoạt động KTPCT gây mất trật tự công cộng      3.4 Hoạt động KTPCT góp phần làm cho cuộc sống náo nhiệt hơn      3.5 Hoạt động KTPCT gây ô nhiểm môi trường MỨC ĐỘ AN TOÀN CỦA SẢN PHẨM – DỊCH VỤ 3.6 Các sản phẩm, dịch vụ thuộc khu vực      3.7 Các sản phẩm, dịch vụ thuộc khu vực  KTPCT không đảm bảo chất lượng     3.8 Các sản phẩm, dịch vụ thuộc khu vực  KTPCT dễ gây rủi ro cho người sử dụng     KTPCT không có nguồn gốc rõ ràng TÍNH THIẾT YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC 3.9 Hoạt động KTPCT là một hình thức mua bán không thể thiếu trong đời sống người  dân miền Tây     3.10 Giá của các sản phẩm dịch vụ phù hợp với  mức sống của người dân địa phương     3.11 Tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng      100 khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ thuộc khu vực KTPCT 3.12 Hoạt động KTPCT là một nét đặc trưng cho  khu vực sống của anh (chị)  Chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh (chị) 101    PHỤ LỤC 3 1. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT 2.1 Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa lao động nhập cư bán hàng rong với kinh doanh hộ gia đình Group Statistics KTPCT-BHR Y-ROS dim e nsio n1 N Mean Std. Deviation Std. Error Mean BHR 98 .284856374208 .2143168561920 .0216492717623 Hogia 50 .203275833340 .3110004160839 .0439821006330 dinh Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances t-test for Equality of Means 90% Confidence Interval of the Sig. F Y- Equal Sig. t .033 .857 ROS variances assumed df - 146 (2tailed) Mean Difference .010 2.594 Equal Lower - .0475691439192 .1233711775728 - 75.792 variances not Difference Std. Error Difference 2.955 .004 - - 2.3 Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa lao động nam và nữ Group Statistics Y-ROS dimension 1 NAM N Mean Std. Deviation 46 29.0803855074 22.58003926321 102 - .1928953212100 .0538470339356 assumed GIOITINH - .2021151093501 .0446272457955 - .0417510303739 .1233711775728 Upper Std. Error Mean 3.32924515902 2.3 Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa lao động nam và nữ Group Statistics GIOITINH Y-ROS dimension 1 N Mean NAM NU Std. Deviation Std. Error Mean 46 29.0803855074 22.58003926321 3.32924515902 102 24.2183716069 26.41211998869 2.61518957116 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances F t-test for Equality of Means Sig. t df YEqual .000 .997 1.082 ROS variances assumed Equal variances not Sig. (2tailed) Mean Difference Std. Error Difference 90% Confidence Interval of the Difference Lower 146 .281 4.86201390053 4.49212380145 - 12.29808402946 2.57405622841 1.148 100.601 .254 4.86201390053 4.23356703289 - 11.89033432233 2.16630652128 assumed 2.4 Kiểm định sự khác biệt về hiệu quả kinh doanh giữa các lĩnh vực kinh doanh Test of Homogeneity of Variances Y-ROS Levene Statistic .513 Upper df1 df2 2 Sig. 145 .600 ANOVA 103 Y-ROS Sum of Squares Between Groups df Mean Square F 9621.712 2 4810.856 Within Groups 84528.940 145 582.958 Total 94150.652 147 Sig. 8.252 .000 Multiple Comparisons Y-ROS Bonferroni (I) PHAN LOAI HD (J) PHAN LOAI HD 1 dim ension 3 2 Mean Difference (I-J) 95% Confidence Interval Std. Error Sig. Lower Bound Upper Bound 2 5.75148093416 4.56432961655 .629 -5.3036569834 16.8066188517 3 - 5.10475274157 15.44347621267* .009 - -3.0793942260 27.8075581993 1 -5.75148093416 4.56432961655 .629 - 5.3036569834 16.8066188517 3 - 5.29966998119 21.19495714683* .000 - -8.3587714456 34.0311428480 * .009 3.0793942260 27.8075581993 * .000 8.3587714456 34.0311428480 dimensio n 2 dim ension 3 3 1 15.44347621267 5.10475274157 dim ension 3 2 21.19495714683 5.29966998119 *. The mean difference is significant at the 0.05 level. 2. PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN b Model Summary Model R dim ension 0 1 R Square a .580 Adjusted R Std. Error of the Square Estimate .336 .298 Durbin-Watson 21.20929437391 1.694 a. Predictors: (Constant), HONNHAN, MUAHANG, K-NGHIEM1, TONGGIO, CODINH, HAILONG, thoigianbp, TG-NHAPCU b. Dependent Variable: Y-ROS ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square 104 F Sig. 1 Regression 31623.703 8 3952.963 Residual 62526.949 139 449.834 Total 94150.652 147 8.788 .000a a. Predictors: (Constant), HONNHAN, MUAHANG, K-NGHIEM1, TONGGIO, CODINH, HAILONG, thoigianbp, TG-NHAPCU b. Dependent Variable: Y-ROS a Coefficients Model Unstandardized Coefficients B 1 Standardized Coefficients Std. Error (Constant) 11.000 10.978 Tongchiphi -.010 .003 Thoigiannhapcu 1.735 Thoigiannhapcu Collinearity Statistics Beta t Sig. Tolerance VIF 1.002 .318 -.211 -2.912 .004 .908 1.101 .552 .685 3.144 .002 .101 9.922 -.067 .014 -.990 -4.674 .000 .106 9.391 Kinhnghiem -.534 .336 -.129 -1.589 .114 .731 1.368 Hinhthucban -8.974 4.269 -.153 -2.102 .037 .906 1.103 Tonggio .493 .534 .067 .925 .357 .923 1.084 Hailong 7.212 2.044 .256 3.528 .001 .907 1.103 -9.731 4.765 -.147 -2.042 .043 .925 1.082 Binhphuong Honnhan a. Dependent Variable: Y-ROS  Bước kiểm định phương sai sai số thay đổi Correlations TGphandu1 NHAPCU thoigianbp VONLUUDONG Spearman's phandu1 Correlation rho Coefficient 1.000 -.038 -.038 -.041 . .649 .649 .574 148 148 148 148 Sig. (2-tailed) N 105 -.038 1.000 1.000** -.116 Sig. (2-tailed) .649 . . .159 N 148 148 148 148 ** 1.000 -.116 THOIGIAN Correlation NHAPCU Coefficient Thoigiannhapcu Correlation binhphuong Coefficient tongchiphi -.038 1.000 Sig. (2-tailed) .649 . . .159 N 148 148 148 148 -.041 -.116 -.116 1.000 Sig. (2-tailed) .574 .159 .159 . N 148 148 148 148 Correlation Coefficient 106 [...]... tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của lao động nhập cư tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn Thành phố Cần Thơ làm luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố tác động đến HQKD của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao HQKD và cải thiện đời sống cho người nhập cư trên. .. cư trên địa bàn TPCT 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4 Theo tổng cục Thống kê – Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2013 2 Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu cần giải quyết như sau: + Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng kinh doanh của người dân nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT + Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT... về hiệu quả kinh doanh của người lao động nhập cư trong khu vực KTPCT thông qua chỉ số tài chính ROS và xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của lao động nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT trên địa bàn TPCT 16 17 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế. .. nghiệp của TPCT giai đoạn 2009-2013 48 Hình 4.1 Tỷ lệ số người phụ thuộc trong gia đình của người nhập cư 50 Hình 4.2 Tỷ lệ số người tham gia vào hoạt động kinh tế phi chính thức của hộ nhập cư 51 Hình 4.3 Lí do người dân ngoại tỉnh nhập cư vào TPCT 54 Hình 4.4 Đánh giá khách quan của người nhập cư về các yếu tố có mức ảnh hưởng đến HQKD 65 Hình 4.5 Thái độ của người. .. liệu sơ cấp của đề tài phản ánh thực trạng nhập cư và việc làm của lao động nhập cư trong khu vực kinh tế phi chính thức Ngoài ra, đề tài còn thu thập số liệu thứ cấp nhằm phản ánh đặc điểm chung của địa bàn nghiên cứu là TPCT và phản ánh một phần thông tin chung của lao động nhập cư có tham gia khu vực kinh tế phi chính thức trên địa bàn TPCT giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 - Thời gian thực hiện... tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao HQKD và cải thiện đời sống cho lao động nhập cư tại TPCT trong thời gian tới 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Thực trạng lao động nhập cư tham gia vào các hoạt động KTPCT và họ kinh doanh ra sao? (2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến HQKD của người nhập cư tham gia vào khu vực KTPCT? (3) Cần có những giải pháp nào giúp nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh và cải... từ khái niệm Khu vực kinh tế phi chính thức sang khái niệm Kinh tế phi chính thức Một khái niệm bao trùm cả khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức - xuất hiện ở cả hai khu vực KTPCT và chính thức (ILO, 2002), hay: Kinh tế phi chính thức = Khu vực KTPCT + Việc làm PCT  Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) Theo ILO 1993 và 2002, OECD 2002, SNA 1993 và 2008 thì kinh tế chưa được giám... cứu cụ thể của mình, tác giả đã tiếp cận các nghiên cứu trước đây để tìm ra các yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập của lao động nhập cư trong khu vực phi chính thức Trong một nghiên cứu của Nguyễn Hữu Chí (2010) cũng gần như đưa ra kết quả tương tự khi các yếu tố vừa nêu trên đều có ảnh hưởng đến lựa chọn công việc và tạo thu nhập của người lao động Kết quả của nghiên cứu cho thấy nhìn chung người lao... nhiều đối tượng nhập cư tham gia vào các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế phi chính thức và phổ biến của thành phố, đa dạng về hình thức Vì thế, việc chọn khu vực khảo sát là 7 quận, huyện trên sẽ có tính đại diện cao cho tổng thể 1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu - Đối tượng trong nghiên cứu là lao động nhập cư tham gia vào các hoạt động trong khu vực KTPCT từ hai tháng trở lên tính đến thời điểm... năm 2014 đến tháng 12 năm 2014 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập trong khu vực kinh tế phi chính thức Đến thời điểm này, các nghiên cứu về thu nhập trong khu vực kinh tế phi chính thức ở trong và ngoài nước là khá nhiều, tuy nhiên, việc thu thập số liệu sơ cấp về tình hình hoạt động kinh tế trong khu vực này còn nhiều hạn chế bởi giới hạn về thời gian và quy mô của nghiên

Ngày đăng: 16/10/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NỘI DUNG NHẬN XÉT

  • DANH MỤC HÌNH

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • KTPCT : Kinh tế phi chính thức

  • HQKD: Hiệu quả kinh doanh

  • ROS: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Return On Sales)

  • TPCT: Thành phố Cần Thơ

  • BHR: Bán hàng rong

  • UBND: Ủy Ban Nhân Dân

  • SXKD: Sản xuất kinh doanh

  • CNH-HĐH: Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa

  • ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

  • CHƯƠNG 1

  • GIỚI THIỆU

  • 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

  • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

  • 1.2.1 Mục tiêu chung

  • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể

  • 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

  • 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan