Nghiên cứu hiện trạng lân trong đất và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trên đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang (FULL TEXT)

196 559 1
Nghiên cứu hiện trạng lân trong đất và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trên đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang (FULL TEXT)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống cây trồng, hầu như không có quá trình sinh lý nào mà không có sự tham gia của lân, vì thiếu lân cây trồng không sinh trưởng được. Các quá trình quyết định năng suất của cây như làm hạt, kết quả, làm củ, làm thân đều cần có lân, thiếu lân năng suất cây trồng rất thấp. Trong đất, lân tồn tại ở hai dạng vô cơ và hữu cơ. Lân vô cơ trong đất có nhiều dạng với các độ hòa tan khác nhau. Cây trồng chủ yếu sử dụng các dạng lân hòa tan trong dung dịch đất và trong các axít yếu do rễ cây tiết ra. Các dạng lân này phần nhiều là canxi và magiê phốt phát. Dạng sắt, nhôm phốt phát ít hòa tan, cây trồng cạn khó sử dụng. Chỉ có cây lúa trong điều kiện canh tác ngập nước là có thể sử dụng được các dạng lân này vì ở điều kiện ngập nước sắt, nhôm phốt phát chuyển thành dạng hòa tan. Các dạng lân hữu cơ chỉ cung cấp được cho cây trồng sau khi được vi sinh vật hay men tiết ra từ rễ cây phân giải thành dạng lân vô cơ hòa tan (Đào Thế Tuấn, 1962). Một số nghiên cứu gần đây dự báo rằng đến giữa thế kỷ 21 sự thiếu hụt lân sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Theo cách tính dựa vào khả năng cung cấp và yêu cầu về lân của thị trường toàn cầu, năm 2034 sẽ là năm đỉnh cao về khả năng cung cấp lân, sau đó khả năng cung cấp lân sẽ giảm dần (Dana Cordell và nnk, 2008). Hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm phân bón nào có thể thay thế cho phân lân, vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng và tái sử dụng các nguồn lân khác nhau đang là một trong những vấn đề ưu tiên trong nghiên cứu về lân. Đất XBM chủ yếu phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, đá macma axít và đá cát. Loại đất này có diện tích khá lớn, khoảng 1,4 triệu ha, phân bố tập trung ở miền Đông Nam Bộ và các tỉnh thành phía Bắc như: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội… Đây là loại đất có thành phần cơ giới (TPCG) nhẹ, chua, hàm lượng hữu cơ thấp, độ phì nhiêu tự nhiên thấp, đặc biệt là lân. Hàm lượng lân tổng số trong đất XBM thường dưới 0,05% P 2 O 5 và lân dễ tiêu thường nhỏ hơn 5 mg P 2 O /100 g đất (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2001). 5 Mặc dù có độ phì tự nhiên thấp, nhưng đất XBM là loại đất có độ phì nhiêu thực tế khá cao nếu được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Mặt khác, do một số tính chất lý, hóa học đặc trưng (như thành phần cơ giới, địa hình phân bố…) đối tượng cây trồng trên loại đất này khá phong phú, đặc biệt là các loại cây trồng cạn như ngô, đậu tương, rau, hoa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày... Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là việc bón phân trên đất XBM trong thời gian dài đã làm thay đổi đáng kể hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. Áp lực phân bón trên đất XBM ở miền Bắc Việt Nam rất lớn, trung bình tổng lượng phân bón sử dụng khoảng 20 tấn phân chuồng, 276 kg N, 140 kg P 2 O 5 , 230 kg K O ha/năm; ở những vùng thâm canh cao, chuyên rau... lượng phân bón thậm chí còn cao hơn rất nhiều (Phạm Quang Hà, 2009). Do áp lực phân bón, việc gia tăng hàm lượng lân, đặc biệt là lân dễ tiêu trong đất XBM miền Bắc Việt Nam đã được cảnh báo trong nhiều báo cáo gần đây (Bùi Đình Dinh, 1999; Phạm Quang Hà, 2009). Việc gia tăng và tích lũy lân dễ tiêu trong đất, lân dễ tiêu ở một số vùng thâm canh lên tới 50 - 60 mg P 2 O 5 2 /100 g đất (Bùi Đình Dinh, 1999) sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Bắc Giang là tỉnh nông nghiệp, có diện tích đất tự nhiên 382.250 ha, nhưng đất dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ có 99.300 ha, trong đó có 61.294,8 ha là đất XBM. Vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang tập trung ở các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên… đây là những vùng sản xuất nông nghiệp khá phát triển của tỉnh, có nhiều cơ cấu cây trồng khác nhau và rất đặc trưng cho vùng đất XBM miền Bắc Việt Nam. Đã có một số nghiên cứu liên quan đến sử dụng đất, hiệu lực của các loại phân bón phân bón đối với một số cây trồng trên đất XBM Bắc Giang, với cảnh báo về ảnh hưởng của sử dụng phân bón, đặc biệt là phân lân đối với môi trường; tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành một cách đầy đủ về biến động của hàm lượng và các dạng lân trong đất dưới tác động của những thay đổi về chế độ canh tác, bón phân… trong thời gian gần đây. Chính vì lý do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng lân trong đất và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trên đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang” là thực sự cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được hàm lượng và một số dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang. - Xác định được ảnh hưởng của các loại hình, chế độ canh tác, cũng như quá trình thâm canh đến hàm lượng và một số dạng lân trong đất. - Đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang. 3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Xây dựng được một bộ số liệu về hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang. - Hoàn thiện cơ sở khoa học về tác động của các loại hình, chế độ canh tác, cũng như quá trình thâm canh đến sự thay đổi về hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM, cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN QUỐC VƯƠNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG LÂN TRONG ĐẤT VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN LÂN TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN QUỐC VƯƠNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG LÂN TRONG ĐẤT VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN LÂN TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Khoa học Đất Mã số: 62.62.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hồ Quang Đức TS. Bùi Huy Hiền HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Trần Quốc Vương LỜI CẢM ƠN Luận án này được thực hiện tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Luận án là một phần trong đề tài cấp Bộ "Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng lân trên đất xám bạc màu" được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014. Số liệu của đề tài dùng trong luận án đã được Ban Chủ nhiệm đề tài đồng ý cho phép sử dụng. Để hoàn thành được luận án này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hồ Quang Đức và TS. Bùi Huy Hiền đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Trần Minh Tiến, ThS. Đào Trọng Hùng, ThS. Trần Thị Thu Trang; lãnh đạo và các cán bộ nghiên cứu khác tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, những người đã giúp tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo, những người đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Đào tạo Sau đại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; lãnh đạo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2015 Nghiên cứu sinh Trần Quốc Vương MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1! LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. iii! MỤC LỤC ....................................................................................................... iii! DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... viii! DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ix! DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. xii! MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1! 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1! 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 3! 3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài ......................................... 3! 3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................... 3! 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3! 4. Những đóng góp mới của luận án ............................................................. 3! Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................... 5! 1.1. Về đất xám bạc màu ............................................................................... 5! 1.1.1. Khái niệm về đất XBM ................................................................... 5! 1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và phân bố của đất XBM ............. 8! 1.1.3. Tính chất vật lý và hóa học đất XBM ........................................... 10! 1.1.4. Các biện pháp cải tạo và sử dụng đất XBM .................................. 11! 1.2. Tổng quan về lân và các dạng lân trong đất ......................................... 15! 1.2.1. Lân trong đất Việt Nam ................................................................ 15! 1.2.1.1. Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Nam........................... 15! 1.2.1.2. Hàm lượng lân dễ tiêu ........................................................... 15! 1.2.1.3. Lân trong dung dịch đất ......................................................... 16! 1.2.1.4. Lân hữu cơ trong đất .............................................................. 16! 1.2.1.5. Thành phần lân khoáng trong đất .......................................... 17! iii 1.2.2. Khả năng hấp thu lân của một số loại đất ..................................... 19! 1.2.2.1. Hiện tượng cố định lân .......................................................... 19! 1.2.2.2. Động thái lân trong đất ngập nước ........................................ 20! 1.2.3. Ảnh hưởng của chế độ canh tác đến hàm lượng và dạng lân trong đất ............................................................................................................ 22! 1.2.3.1. Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác ............................ 22! 1.2.3.2. Sự thay đổi hàm lượng lân trong đất XBM ........................... 23! 1.3. Về phân lân và sử dụng phân lân ......................................................... 24! 1.3.1. Vai trò của lân đối với cây trồng................................................... 24! 1.3.2. Hiện trạng sử dụng lân và các vấn đề liên quan đến sử dụng lân 26! 1.3.2.1. Lân và sự suy giảm khả năng sản xuất phân lân trên thế giới 26! 1.3.2.2. Tiêu thụ lân theo quốc gia và cây trồng ................................. 27! 1.3.2.3. Ảnh hưởng của sử dụng phân lân đến môi trường ................ 27! 1.3.3. Tổng quan về các dạng phân lân ................................................... 29! 1.3.3.1. Các dạng phân lân .................................................................. 29! 1.3.3.2. Thành phần, đặc điểm một số loại phân lân trên thị trường Việt Nam ............................................................................................. 30! 1.3.4. Nghiên cứu sử dụng phân lân ở Việt Nam .................................... 32! 1.3.4.1. Sử dụng phân lân ở Việt Nam ............................................... 32! 1.3.4.2. Hiệu lực sử dụng phân lân cho một số cây trồng chính ở Việt Nam..................................................................................................... 34! 1.3.4.3. Hiệu lực phân lân trên đất XBM............................................ 36! Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 38! 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 38! 2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .................................................. 38! 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 38! 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 38! iv 2.2.1. Đánh giá một số đặc điểm tự nhiên và sản xuất nông nghiệp vùng nghiên cứu ............................................................................................... 38! 2.2.2. Đặc điểm đất XBM tỉnh Bắc Giang .............................................. 38! 2.2.3. Ảnh hưởng của một số loại hình, chế độ canh tác, quá trình thâm canh đến hàm lượng và một số dạng lân trong đất ................................. 39! 2.2.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang................................... 39! 2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng ..................................... 39! 2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu ............................. 39! 2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp......................................................... 39! 2.3.1.2. Thu thập các số liệu sơ cấp .................................................... 39! 2.3.2. Phương pháp điều tra lấy mẫu đất ngoài đồng .............................. 40! 2.3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm ............................................... 40! 2.3.3.1. Thí nghiệm trong nhà lưới ..................................................... 40! 2.3.3.2. Thí nghiệm đồng ruộng………………..……………………42 2.3.3.3. Phương pháp xây dựng mô hình ............................................ 45! 2.3.4. Phương pháp phân tích.................................................................. 45! 2.3.4.1. Phương pháp phân tích mẫu đất ............................................ 45! 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 47! Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 48! 3.1. Một số đặc điểm tự nhiên và sản xuất nông nghiệp vùng nghiên cứu . 48! 3.1.1. Đặc điểm địa chất và khí hậu vùng nghiên cứu ............................ 48! 3.1.1.1. Đặc điểm địa chất vùng đất XBM Bắc Giang ....................... 48! 3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Bắc Giang ................................... 48! 3.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang........................... 50! 3.1.2.1. Đặc điểm chung về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang ............................................................................................................ 50! 3.1.2.2. Các loại sử dụng đất chính trên đất XBM tỉnh Bắc Giang .... 51! 3.1.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính ........ 53! v 3.1.2.4. Tình hình sử dụng phân bón .................................................. 53! 3.2. Đặc điểm đất XBM tỉnh Bắc Giang ..................................................... 55! 3.2.1. Đặc điểm chung về phân loại, phân bố và thực trạng chất lượng đất XBM tỉnh Bắc Giang .............................................................................. 55! 3.2.2. Hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang ........ 60! 3.2.2.1. Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong đất XBM tỉnh Bắc Giang................................................................................................... 60! 3.2.2.2. Hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM vùng chuyên lúa và chuyên rau tỉnh Bắc Giang ............................................................. 61! 3.2.3. Sự thay đổi hàm lượng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang ......... 63! 3.3. Ảnh hưởng của một số loại hình, chế độ canh tác, quá trình thâm canh đến hàm lượng và một số dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang ........... 66! 3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ nước (khô và ẩm) đến các dạng lân trong đất XBM.................................................................................................. 66! 3.3.2. Ảnh hưởng của các dạng lân bón đến khả năng hấp thụ lân của cây lúa và các dạng lân trong đất XBM......................................................... 68! 3.3.2.1. Lúa vụ xuân ........................................................................... 68! 3.3.2.2. Lúa vụ mùa ............................................................................ 70! 3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất cây trồng trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông và các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang ........................................................................ 74! 3.3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất cây trồng ............................................................................................. 74! 3.3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân đến khả năng hấp thu lân của cây trồng ........................................................................... 75! 3.3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến hàm lượng và các dạng lân trong đất .................................................................... 78! vi 3.3.4. Ảnh hưởng của quá trình bón phân, vùi phế phụ phẩm đến năng suất cây trồng, các dạng lân trong đất trên một số cơ cấu cây trồng chính trên đất XBM tỉnh Bắc Giang ................................................................. 80! 3.3.4.1. Cơ cấu lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa muộn ................... 80! 3.3.4.2. Cơ cấu đậu tương xuân - lúa mùa sớm - ngô đông ................ 84! 3.3.4.3. Cơ cấu lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông ........................... 87! 3.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang ............................................... 98! 3.4.1. Xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả sử dụng lân trên đất XBM 98! 3.4.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân .......... 100! KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 102! 1. Kết luận ................................................................................................. 102! 2. Kiến nghị ............................................................................................... 104! DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................... 105! TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 106! PHỤ LỤC .................................................................................................... 117! vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 2 CT ĐTH Công thức Đậu tương hè 3 ĐTX Đậu tương xuân 4 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 5 ha Héc ta 6 HQKT Hiệu quả kinh tế 7 HQNH Hiệu quả nông học 8 HS Hiệu suất 9 HSTD Hiệu suất tồn dư 10 LM Lúa mùa 11 LMM Lúa mùa muộn 12 LMS Lúa mùa sớm 13 LX Lúa xuân 14 NĐ Ngô đông 15 nnk Những người khác 16 NSLT Năng suất lý thuyết 17 NSRR Năng suất rơm rạ 18 NSTL Năng suất thân lá 19 NXB Nhà xuất bản 20 P dt Lân dễ tiêu 21 P td Lân tồn dư 22 P ts Lân tổng số 23 SSP Supe phốt phát đơn 24 25 26 27 28 TB TN TPCG TT XBM Trung bình Tây Nguyên Thành phần cơ giới Thứ tự Xám bạc màu viii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Bảng Tên Bảng trang 1.1. Thống kê các loại đất XBM miền Bắc từ các nguồn bản đồ .................. 7! 1.2. Phân bố các nhóm Ca-P, Al-P và Fe-Ptrong một số loại đất của Việt Nam ............................................................................................... 18! 1.3. Khả năng hấp thu lân của một số loại đất ở Việt Nam ......................... 19! 1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ngập nước tới hệ số hấp thu lân k tính theo phương trình Freundlich ............................................... 22! 1.5. Tình hình tiêu thụ phân lân của các quốc gia theo các loại cây trồng chính ...................................................................................................... 28! 3.1. Giá trị bình quân năm về khí hậu tỉnh Bắc Giang ................................ 49! 3.2. Giá trị bình quân năm về khí hậu huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang ........... 50! 3.3. Các loại sử dụng đất chính trên đất XBM Bắc Giang .......................... 52! 3.4. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trên đất XBM tỉnh Bắc Giang ............................................................................ 53! 3.5. Liều lượng và tỷ lệ N:P:K bón cho cây trồng trên 1 ha ở vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang ............................................................................ 54! 3.6. Tình hình sử dụng phân bón tại các hộ nông dân .................................. 55! 3.7. Phân loại đất XBM tỉnh Bắc Giang trước năm 1979............................. 56! 3.8. Diện tích và phân bố đất XBM tỉnh Bắc Giang theo huyện trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 ................................................................................... 58! 3.9. Một số tính chất lý hóa học (tầng đất mặt) đất XBM tỉnh Bắc Giang .... 59! 3.10. Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu (tầng đất mặt) của đất XBM tỉnh Bắc Giang.............................................................................................. 60! 3.11. Số liệu phân tích các mẫu đất XBM vùng chuyên rau và chuyên lúa tại tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 62! 3.12. Số liệu phân tích các dạng lân trong đất XBM tại vùng chuyên rau và chuyên lúa tại tỉnh Bắc Giang .......................................................... 62! 3.13. Ảnh hưởng của chế độ nước đến các dạng lântrong đất ....................... 67! ix 3.14. Ảnh hưởng của các dạng lân đến khối lượng hạt lúa và khả năng hấp thu của cây lúa vụ xuân 2013 ......................................................... 69! 3.15. Ảnh hưởng của các dạng phân lân khác nhau đến hàm lượng lân tổng số, dễ tiêu và các dạng lân trong đất XBM vụ xuân 2013 ............ 71! 3.16. Ảnh hưởng của các dạng lân đến năng suất cây trồng và khả năng hấp thu của cây lúa vụ mùa năm 2013 .................................................. 72! 3.17. Ảnh hưởng của các dạng phân lân khác nhau đến hàm lượng lân tổng số, dễ tiêu và các dạng lân trong đất XBM vụ mùa 2013 ............. 73! 3.18. Ảnh hưởng của các dạng và liều lượng phân lân khác nhau đến năng suất cây trồng (tạ/ha) .................................................................... 75! 3.19. 3.20. Lượng hấp thu lân của lúa mùa và ngô đông năm 2013 ....................... 77! Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng phân lân đến hàm lượng lân tổng số, dễ tiêu và các dạng lân trong đất XBM sau 5 vụ..................... 79! 3.21. Ảnh hưởng của việc vùi phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau đến năng suất của lúa xuân (LX) - đậu tương hè (ĐTH) - lúa mùa muộn (LMM) ........................................................................................ 81! 3.22. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của lúa xuân (LX) - đậu tương hè (ĐTH) - lúa mùa muộn (LMM) ............................................. 82! 3.23. Ảnh hưởng của phân bón và vùi phụ phẩm đến các dạng lân trong đất của cơ cấu lúa xuân (LX) - đậu tương hè (ĐTH) - lúa mùa muộn (LMM) ........................................................................................ 83! 3.24. Ảnh hưởng của việc vùi phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau đến năng suất của đậu tương xuân (ĐTX) - lúa mùa sớm (LMS) ngô đông (NĐ) ...................................................................................... 84! 3.25. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của đậu tương xuân (ĐTX) - lúa mùa sớm (LMS) - ngô đông (NĐ) .................................... 86! 3.26. Ảnh hưởng của phân bón và vùi phụ phẩm đến các dạng lân trong đất của cơ cấu đậu tương xuân - lúa mùa sớm - ngô đông.................... 87! x 3.27. Ảnh hưởng của việc vùi phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau đến năng suất của lúa xuân (LX) - lúa mùa sớm (LMS) - ngô đông (NĐ) ...................................................................................................... 88! 3.28. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của lúa xuân (LX) - lúa mùa sớm (LMS) - ngô đông (NĐ) ........................................................ 89! 3.29. Ảnh hưởng của phân bón và vùi phụ phẩm nông nghiệp đến các dạng lân trong đất của cơ cấu lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông ....... 94! 3.30. Hiệu quả nông học của mô hình với vụ lúa xuân 2014 ....................... 98! 3.31. Hiệu quả kinh tế của mô hình với vụ lúa xuân 2014 ........................... 99! 3.32. Hiệu quả nông học của mô hình với vụ lúa mùa 2014 ........................ 99! 3.33. Hiệu quả kinh tế của mô hình với vụ lúa mùa2014 ........................... 100! xi DANH MỤC CÁC HÌNH TT Hình Tên Hình trang 3.1. Tỷ lệ các dạng lân so với lân dạng khoáng trong các mẫu đất .... 63! 3.2. Sự thay đổi hàm lượng lân tổng số và hữu cơ trong đất XBM tại Bắc Giang qua các giai đoạn ................................................... 64! 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng phân lân đến hàm lượng lân tổng số trong đất........................................................... 78! 3.4. Năng suất lúa xuân ở các công thức phân bón khác nhau khi không vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 ......................... 90! 3.5. Năng suất lúa mùa ở các công thức phân bón khác nhau khi không vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 ......................... 90! 3.6. Năng suất ngô đông ở các công thức phân bón khác nhau theo chế độ không vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 ............. 91! 3.7. Năng suất lúa xuân ở các công thức phân bón khác nhau khi vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 .................................... 91! 3.8. Năng suất lúa mùa ở các công thức phân bón khác nhau theo chế độ vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 ........................ 92! 3.9. Năng suất ngô đông ở các công thức phân bón khác nhau theo chế độ vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 ........................ 93! 3.10. Các dạng lân trong đất ở các công thức phân bón khác nhau sau 14 năm canh tác liên tục, có vùi phế phụ phẩm ..................... 95! 3.11. Các dạng lân trong đất ở các công thức phân bón khác nhau sau 14 năm canh tác liên tục, không vùi phế phụ phẩm ............... 95! 3.12. Cân bằng lân ở các công thức phân bón khác nhau sau 14 năm canh tác liên tục, không vùi phế phụ phẩm .................................. 96! 3.13. Cân bằng lân ở các công thức phân bón khác nhau sau 14 năm canh tác liên tục, có vùi phế phụ phẩm ........................................ 97! xii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống cây trồng, hầu như không có quá trình sinh lý nào mà không có sự tham gia của lân, vì thiếu lân cây trồng không sinh trưởng được. Các quá trình quyết định năng suất của cây như làm hạt, kết quả, làm củ, làm thân đều cần có lân, thiếu lân năng suất cây trồng rất thấp. Trong đất, lân tồn tại ở hai dạng vô cơ và hữu cơ. Lân vô cơ trong đất có nhiều dạng với các độ hòa tan khác nhau. Cây trồng chủ yếu sử dụng các dạng lân hòa tan trong dung dịch đất và trong các axít yếu do rễ cây tiết ra. Các dạng lân này phần nhiều là canxi và magiê phốt phát. Dạng sắt, nhôm phốt phát ít hòa tan, cây trồng cạn khó sử dụng. Chỉ có cây lúa trong điều kiện canh tác ngập nước là có thể sử dụng được các dạng lân này vì ở điều kiện ngập nước sắt, nhôm phốt phát chuyển thành dạng hòa tan. Các dạng lân hữu cơ chỉ cung cấp được cho cây trồng sau khi được vi sinh vật hay men tiết ra từ rễ cây phân giải thành dạng lân vô cơ hòa tan (Đào Thế Tuấn, 1962). Một số nghiên cứu gần đây dự báo rằng đến giữa thế kỷ 21 sự thiếu hụt lân sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Theo cách tính dựa vào khả năng cung cấp và yêu cầu về lân của thị trường toàn cầu, năm 2034 sẽ là năm đỉnh cao về khả năng cung cấp lân, sau đó khả năng cung cấp lân sẽ giảm dần (Dana Cordell và nnk, 2008). Hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm phân bón nào có thể thay thế cho phân lân, vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng và tái sử dụng các nguồn lân khác nhau đang là một trong những vấn đề ưu tiên trong nghiên cứu về lân. Đất XBM chủ yếu phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, đá macma axít và đá cát. Loại đất này có diện tích khá lớn, khoảng 1,4 triệu ha, phân bố tập trung ở miền Đông Nam Bộ và các tỉnh thành phía Bắc như: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội… Đây là loại đất có thành phần cơ giới (TPCG) nhẹ, chua, hàm lượng hữu cơ thấp, độ phì nhiêu tự nhiên thấp, 1 đặc biệt là lân. Hàm lượng lân tổng số trong đất XBM thường dưới 0,05% P2O5 và lân dễ tiêu thường nhỏ hơn 5 mg P2O5/100 g đất (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2001). Mặc dù có độ phì tự nhiên thấp, nhưng đất XBM là loại đất có độ phì nhiêu thực tế khá cao nếu được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Mặt khác, do một số tính chất lý, hóa học đặc trưng (như thành phần cơ giới, địa hình phân bố…) đối tượng cây trồng trên loại đất này khá phong phú, đặc biệt là các loại cây trồng cạn như ngô, đậu tương, rau, hoa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày... Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là việc bón phân trên đất XBM trong thời gian dài đã làm thay đổi đáng kể hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. Áp lực phân bón trên đất XBM ở miền Bắc Việt Nam rất lớn, trung bình tổng lượng phân bón sử dụng khoảng 20 tấn phân chuồng, 276 kg N, 140 kg P2O5, 230 kg K2O ha/năm; ở những vùng thâm canh cao, chuyên rau... lượng phân bón thậm chí còn cao hơn rất nhiều (Phạm Quang Hà, 2009). Do áp lực phân bón, việc gia tăng hàm lượng lân, đặc biệt là lân dễ tiêu trong đất XBM miền Bắc Việt Nam đã được cảnh báo trong nhiều báo cáo gần đây (Bùi Đình Dinh, 1999; Phạm Quang Hà, 2009). Việc gia tăng và tích lũy lân dễ tiêu trong đất, lân dễ tiêu ở một số vùng thâm canh lên tới 50 - 60 mg P2O5/100 g đất (Bùi Đình Dinh, 1999) sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Bắc Giang là tỉnh nông nghiệp, có diện tích đất tự nhiên 382.250 ha, nhưng đất dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ có 99.300 ha, trong đó có 61.294,8 ha là đất XBM. Vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang tập trung ở các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên… đây là những vùng sản xuất nông nghiệp khá phát triển của tỉnh, có nhiều cơ cấu cây trồng khác nhau và rất đặc trưng cho vùng đất XBM miền Bắc Việt Nam. Đã có một số nghiên cứu liên quan đến sử dụng đất, hiệu lực của các loại phân bón phân bón đối với một số cây trồng trên đất XBM Bắc Giang, với cảnh báo về ảnh hưởng của sử dụng phân bón, đặc biệt là phân lân đối với môi 2 trường; tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành một cách đầy đủ về biến động của hàm lượng và các dạng lân trong đất dưới tác động của những thay đổi về chế độ canh tác, bón phân… trong thời gian gần đây. Chính vì lý do đó, việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng lân trong đất và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trên đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang” là thực sự cấp thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được hàm lượng và một số dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang. - Xác định được ảnh hưởng của các loại hình, chế độ canh tác, cũng như quá trình thâm canh đến hàm lượng và một số dạng lân trong đất. - Đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang. 3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Xây dựng được một bộ số liệu về hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang. - Hoàn thiện cơ sở khoa học về tác động của các loại hình, chế độ canh tác, cũng như quá trình thâm canh đến sự thay đổi về hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM, cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và bảo vệ môi trường. 4. Những đóng góp mới của luận án Đã tiếp cận một cách khá toàn diện nghiên cứu về lân, các dạng lân trong đất XBM, từ điều tra thực địa, nghiên cứu trong phòng, thí nghiệm đồng ruộng ngắn hạn, dài hạn, từ đó đã: 3 i) Xây dựng được một bộ số liệu khá toàn diện về hàm lượng và một số dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang: Đã có sự thay đổi khá rõ về hàm lượng lân trong đất XBM Bắc Giang, lân tổng số và dễ tiêu ở mức khá giầu (0,10-0,14% P2O5, và 11-30 mg P2O5/100 g đất). Lân dạng hòa tan và dạng liên kết với nhôm ở các mẫu đất XBM trồng rau cao hơn rõ rệt so với trong đất XBM trồng lúa; trong khi, lân liên kết can xi và ma giê trong các mẫu đất XBM trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với đất XBM trồng rau. ii) Làm rõ về tác động của một số loại hình, chế độ canh tác, cũng như quá trình thâm canh đến sự thay đổi về hàm lượng và một số dạng lân trong đất XBM như lân dễ tiêu ở chế độ ẩm cao hơn ở chế độ khô, lân hòa tan trong đất bón lân supe và DAP cao hơn so với bón lân nung chảy; khả năng hút lân của cây trồng phụ thuộc vào mùa vụ, khả năng giải phóng, và tồn dư của các loại lân bón; vùi phế phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau làm tăng hiệu lực sử dụng phân lân… iii) Đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang, như: Bón lân với liều lượng thấp và cân đối với các nguyên tố N và K; bố trí kiểu sử dụng đất ngập ẩm luân phiên; vùi phế phụ phẩm nông nghiệp vụ trước cho cây trồng vụ sau; và với cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông (cơ cấu cây trồng chính ở vùng đất XBM Bắc Giang hiện nay) bón lân với liều lượng 60 P2O5 0 P2O5 - 90 P2O5 (không bón lân cho lúa vụ mùa). 4 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Về đất xám bạc màu 1.1.1. Khái niệm về đất XBM Đất XBM hay đất bạc màu, là tên do nông dân Việt Nam dùng để gọi một loại đất có TPCG nhẹ, sáng màu và nghèo kiệt các chất dinh dưỡng. Theo quan điểm phát sinh học - địa lý, đất XBM thuộc nhóm đất địa đới. Theo đó, đất XBM gồm các loại: Đất nâu, đất bạc màu lầy, đất bạc màu - than bùn, đất bạc màu sơ khai, đất bạc màu đồng cỏ, đất gần với đất đen (quá độ từ đồng cỏ đến đất đen), đất bạc màu thứ sinh. Trong hệ thống phân loại đất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (Soil Taxonomy) đất Ultisols mang nhiều đặc điểm và tính chất tương tự đất XBM Việt Nam, là đất có biểu hiện suy kiệt về độ phì (Soil Survey Staff, 1999). Nhiều nước Đông Nam Á sử dụng hệ thống phân loại đất theo Soil Taxonomy và cũng phát hiện thấy có Nhóm đất Ultisols. Ở Trung Quốc, loại đất “bạch thổ” hay “bạch tam thổ” có những đặc điểm và tính chất tương tự đất XBM Việt Nam, được phân bố ở lưu vực sông Trường Giang và Hắc Long Giang. Ở Nhật Bản cũng có loại đất thoái hóa tương tự như đất XBM Việt Nam (Dẫn theo Cao Liêm và nnk, 1962, 1975). Khi ứng dụng hệ thống phân loại đất theo FAO-UNESCO, các nhà khoa học đất Việt Nam đã kết luận: Nhóm đất XBM Việt Nam tương ứng với nhóm đất Acrisols và được chia thành các đơn vị sau: - Đất XBM điển hình - Haplic Acrisols. - Đất xám có tầng loang lổ - Plinthic Acrisols. - Đất xám glây - Gleyic Acrisols. Năm 1976, Ban Biên tập Bản đồ Đất Việt Nam đã đưa ra được một bản chú dẫn dùng cho bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000, đất XBM gồm các loại đất sau: - Đất XBM trên phù sa cổ. - Đất XBM glây trên phù sa cổ. 5 - Đất XBM trên sản phẩm phong hóa của đá macma axit và đá cát. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000) đưa ra bảng phân loại đất gồm 20 Nhóm đất chính, trong đó đất XBM thuộc Nhóm đất Xám. Năm 2003, Báo cáo tổng hợp đề tài "Hoàn thiện hệ thống phân loại đất để xây dựng bản đồ đất, tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000" do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện, các tác giả đã đưa ra được các đơn vị phân loại và các đặc tính chẩn đoán chính. Theo hệ thống phân loại này, có 19 Nhóm đất chính, 50 Đơn vị đất và 160 Đơn vị đất phụ, trong đó đất XBM gồm các loại sau: - Đất có tầng sét loang lổ trung tính ít chua, bạc màu. - Đất có tầng sét loang lổ chua, bạc màu. - Đất XBM, glây. - Đất XBM, kết von. - Đất XBM, có tầng loang lổ. - Đất XBM, đá nông. - Đất XBM, đá sâu. Tổng hợp Chú dẫn các bản đồ, gồm: Bản đồ đất miền Bắc Việt Nam, bản đồ đất toàn quốc, bản đồ các vùng và các tỉnh cho thấy: Ở mỗi thời kỳ, mỗi tỷ lệ bản đồ, mỗi địa phương hoặc mỗi đơn vị xây dựng bản đồ khác nhau, tên gọi của đất XBM miền Bắc là khác nhau và bao gồm 19 loại (Bảng 1.1). 6 Bảng 1.1. Thống kê các loại đất XBM miền Bắc từ các nguồn bản đồ TT Tên đất Ký hiệu 1 Đất XBM trên phù sa cổ có tầng loang lổ đỏ vàng B 2 Đất XBM trên đá macma axit Xa 3 4 5 6 7 8 9 Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralic có nền TPCG nặng Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralic có nền TPCG trung bình hoặc nhẹ Tb Đất bạc màu trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic có nền TPCG nặng Đất bạc màu trên sản phẩm dốc tụ ven đồi núi không có sản phẩm feralit Đất bạc màu trên sản phẩm dốc tụ ven đồi núi có sản phẩm feralit Bo Bf Đất bạc màu trên sản phẩm dốc tụ ven đồi núi có sản phẩm feralic hoặc không có sản phẩm feralic Đất phù sa cũ có các sản phẩm feralit đôi khi xen lẫn đất feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ bạc màu B 10 Đất phù sa có nền loang lổ đỏ vàng bạc màu PB 11 Đất phù sa có sản phẩm feralit bạc màu PFB 12 Đất phù sa ven biển bạc màu PB' 13 Đất feralit biến đổi do trồng lúa bạc màu 14 Đất feralitic biến đổi do trồng lúa bạc màu 15 Đất đỏ vàng trồng lúa nước có nơi bị bạc màu TF 16 Đất lúa vùng đồi núi (trừ đất phù sa trồng lúa) bạc màu LfB 17 Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ bạc màu LdB 18 Đất XBM glây trên phù sa cổ 19 Đất xám trên phù sa cổ có tầng kết von đá ong 7 B Xak Nhìn chung, đất XBM có rất nhiều tên gọi khác nhau, song có thể hiểu đất XBM (hay đất bạc màu) là tên thường được gọi chung cho loại đất có tầng mặt có màu bạc trắng, kết cấu rời rạc, thành phần cơ giới nhiều cát và nghèo các chất dinh dưỡng. Đất XBM đúng như tên gọi của nó là loại đất “nghèo, chua, khô, chặt”, chất hữu cơ trong loại đất này đã nghèo lại có tốc độ khoáng hóa nhanh nên càng nghèo kiệt, dung tích hấp thu thấp, độ bão hòa bazơ thường nhỏ hơn 50% dẫn đến khả năng điều hòa dinh dưỡng rất hạn chế. Đất lại thường xuyên bị tác động của quá trình rửa trôi xói mòn theo chiều sâu và bề mặt nên nghèo kiệt hầu hết các chất dinh dưỡng. 1.1.2. Quá trình hình thành, phát triển và phân bố của đất XBM Trên thế giới, diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu khá lớn. Tùy từng nơi mà có tên gọi khác nhau, nhưng chúng đều mang đặc điểm chung đó là đất bị thoái hóa, nghèo kiệt các chất dinh dưỡng. Phần lớn diện tích của nhóm đất này phân bố ở khu vực nhiệt đới, có lượng mưa lớn và tập trung, nơi có địa hình dốc thoải và trên nền đất đã hình thành từ lâu đời. Quá trình hình thành loại đất này gắn liền với quá trình rửa trôi và thoái hóa đất. Ở Việt Nam, đất XBM được hình thành từ mẫu chất phù sa cổ và các loại đá mẹ chua như: Granit, liparit, đá cát… khi phong hóa cho loại đất có TPCG nhẹ và chua. Đồng thời do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, lượng mưa lớn, tập trung và trải qua quá trình canh tác lâu dài làm cho đất bị thoái hóa và rửa trôi mạnh, thể hiện ở sự thoái hóa nghiêm trọng về tất cả các tính chất hóa học và thành phần khoáng vật trong đất (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Vụ Khoa học, Công nghệ và chất lượng sản phẩm, 2001). Số liệu tổng hợp về tính chất đất ở vùng đã canh tác của nhiều tác giả cho thấy loại đất này thường phân bố ở các vùng có lượng mưa lớn và mưa tập trung, nên sự rửa trôi làm cho độ phì đất giảm dần. Có thể nói rằng đất XBM là một loại đất xấu bị tác động thường xuyên của nhiều quá trình, điển hình là quá trình rửa trôi. Sự rửa trôi làm giảm đi dần dần các nguyên tố kiềm và kiềm thổ, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, giảm hàm lượng các nguyên 8 tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng như: Phốt pho, kali, canxi, magiê, lưu huỳnh… và các nguyên tố vi lượng cũng bị giảm dần. Sự suy thoái theo hướng này kéo theo hàng loạt các chỉ tiêu khác cũng bị xấu đi như: Độ chua tăng, độ no bazơ giảm, CEC giảm, nhưng ngược lại hàm lượng nhôm và sắt di động ngày càng tăng và gây độc cho cây trồng. Điển hình cho sự suy thoái theo hướng này được thể hiện trên hàng triệu ha đất XBM. Các kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp và Hội Khoa học Đất Việt Nam cho thấy đất XBM miền Bắc được phân bố thành vùng và các dải lớn như sau: - Dải phía Bắc lớn nhất chạy từ Vĩnh Phúc kéo sang Thái Nguyên về phía Bắc thành phố Hà Nội; - Dải từ Hải Dương tới Quảng Ninh bị chia cắt thành từng vùng nhỏ; - Dải phía Tây và Tây Nam đồng bằng Bắc bộ kéo dài từ Phú Thọ qua Hà Tây (cũ); - Ở Bắc Trung Bộ có dải rìa phía Tây Thanh Hóa, Tây Nghệ An, Tây Hà Tĩnh kéo vào Thừa Thiên - Huế. Theo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Vụ Khoa học - Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (2001), đất XBM miền Bắc ở nước ta phân bố chủ yếu ở Trung du Bắc bộ và được chia ra thành 3 đơn vị đất như sau: - Đất XBM trên phù sa cổ: Tập trung chủ yếu ở một số tỉnh/thành như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên… - Đất XBM glây trên phù sa cổ: Hầu hết đất XBM chuyên lúa ở các tỉnh/thành: Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An... - Đất XBM trên sản phẩm phong hóa của đá macma axit và đá cát: Quá trình hình thành giống như đất XBM trên phù sa cổ nhưng hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá macma axít và đá cát; tập trung nhiều ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên- Huế... Theo Hồ Quang Đức và nnk (2012), diện tích đất XBM miền Bắc của 13 tỉnh trên bản đồ đất tỷ lệ 1/250.000 đã giảm khoảng 28.096,3 ha (tương đương 9 giảm 10,8% diện tích) so với diện tích đất XBM trên bản đồ đất miền Bắc ở tỷ lệ 1/500.000 (1979). 1.1.3. Tính chất vật lý và hóa học đất XBM Đất XBM thuộc loại đất chua, pHKCl biến thiên trong khoảng 4 - 5, trung bình là 4,5. Đất nghèo dinh dưỡng, hàm lượng mùn biến thiên 0,2 - 2,6%, trung bình là 0,95%; đạm tổng số 0,08 - 0,11%, trung bình là 0,07%; lân tổng số 0,05 - 0,16%, trung bình là 0,06%; kali tổng số 0,02 - 0,4%, trung bình là 0,18%; tổng các cation trao đổi 3,75 - 5,50 meq/100 g đất, trung bình là 4,40 meq/100 g đất. Độ xốp của đất thường dưới 40%; tỷ lệ sét vật lý thấp, khoảng trên dưới 13% (Lê Duy Mỳ, 1979). Theo Nguyễn Mười (1983), đất XBM có phản ứng từ chua nhiều đến chua vừa, nhôm di động thấp, hàm lượng hữu cơ và các chất dinh dưỡng nghèo, khả năng hấp thu kém, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu đất rời rạc. Đất XBM có khả năng giữ nước thấp, sức chứa ẩm đồng ruộng ở tầng đất mặt chung quanh 25%, nhưng độ ẩm cây héo lại thấp 3 - 7%, do đó hàm lượng nước hữu hiệu trong đất vào loại khá. Đó là nguyên nhân có thể canh tác nhiều loại cơ cấu cây trồng và có thể tồn tại khi gặp thời tiết khô hạn. Các tính chất vật lý nước của đất là yếu tố quyết định độ phì nhiêu thực tế. Cần chú ý mối quan hệ giữa tính chất vật lý nước, chế độ nước với độ phì nhiêu tự nhiên của đất, khả năng hút chất dinh dưỡng và tạo thành năng suất của cây trồng (Nguyễn Thị Dần, 1991). Theo kết quả tổng hợp về đất xám trong báo cáo “Tiêu chuẩn nền chất lượng đất Việt Nam”, tỷ trọng trung bình của đất xám là 2,58 g/cm3,dung trọng trung bình là 1,42 g/cm3. Độ xốp trung bình là 45,5%. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha sét. Đất xám có phản ứng từ chua nhiều đến ít chua, pHH2O trung bình là 4,96 và pHKCl trung bình là 4,52. Hàm lượng các bon hữu cơ tổng số; đạm, lân và kali tổng số đều ở mức nghèo đến trung bình. Hàm lượng các cation trao đổi rất thấp và Al3+ chiếm ưu thế trong tổng các 10 cation. Độ chua trao đổi cao. Dung tích hấp thu trong đất biến động từ thấp đến trung bình. Độ no bazơ đạt mức thấp (Phạm Quang Hà, 2009). Đất XBM trên phù sa cổ là đất có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ cấp hạt cát dao động 60 - 81%, cấp hạt sét vật lý 40 - 62% (gồm cả limon). Tầng đất dày và tơi xốp, thường đạt trên 120 cm. Đất có phản ứng chua vừa tới chua (pHKCl 3,4 - 6,4, trung bình 4,4). Hàm lượng các bon hữu cơ (OC) dao động mạnh 0,5 - 2,4%; trung bình đạt 1,5%. Đạm tổng số từ nghèo đến trung bình 0,01 - 0,16%; trung bình đạt 0,1%. Lân tổng số và lân dễ tiêu đều ở mức trung bình, tương ứng 0,01 - 0,19% P2O5 và 0,10 - 15,60 mg P2O5/100 g đất. Kali tổng số và dễ tiêu đều thấp, tương ứng 0,01 - 0,06% K2O và 0,07 - 7,20 mg K2O/100 g đất. Hàm lượng sắt và nhôm di động trong đất thấp. Dung tích hấp thu trong đất 2,6 - 14,7 meq/100 g đất. Độ no bazơ thấp, thường đạt dưới 50% (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009). 1.1.4. Các biện pháp cải tạo và sử dụng đất XBM i) Cày sâu dần Đặc điểm của đất XBM là tầng canh tác mỏng, tỷ lệ cấp hạt sét rất thấp, khả năng giữ nước, giữ phân kém. Nhưng xuống sâu, tỷ lệ cấp hạt sét tương đối khá, tỷ lệ keo sét, hàm lượng sắt cao hơn tầng trên. Theo Nguyễn Hanh Thông và nnk (1968), cày sâu 18 cm làm tỷ lệ cấp hạt sét tầng mặt tăng 2%, tỷ lệ limon tăng 6%, giảm tỷ lệ cát mịn 8%. Nếu cày xuống sâu 22 cm thì tỷ lệ cấp hạt sét và limon còn tăng cao hơn nữa (sét tăng 5,6%; limon tăng 11,6%). ii) Bón phù sa và đất đỏ Phương pháp bón đất phù sa, đất đỏ hay bùn ao cho đất XBM đã được Nguyễn Hanh Thông và nnk (1968) thí nghiệm trong chậu sứ. Kết quả cho thấy khi bón thêm 10% (theo khối lượng) đất phù sa sông Hồng thì năng suất lúa tăng 34% so với không bón. Cũng thí nghiệm như vậy với đất đỏ thì tăng được 38% so với đối chứng. Theo Cao Liêm và nnk (1972), bón 150 tấn bùn ao cho một ha thì cải thiện được một ít thành phần cơ giới, dung tích hấp thu tăng 6 - 10 meq/100 g đất và năng suất lúa tăng lên ngay từ vụ đầu tiên. 11 iii) Bón phân hữu cơ và vùi phụ phẩm nông nghiệp Theo Lê Duy Mỳ và nnk (1979), phân hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hàm lượng mùn của đất XBM và cải thiện các tính chất lý học như: Tăng độ xốp, giảm dung trọng, tăng dung tích hấp thu và tăng khả năng giữ NH4+ từ phân hóa học. Các dạng phân hữu cơ được dùng phổ biến là phân chuồng, phân xanh và phụ phẩm nông nghiệp. Bón phân chuồng có thể làm tăng năng suất lúa từ 25 đến 76 kg thóc trên 1 tấn phân. Bình quân 1 tấn phân chuồng làm tăng 52 kg thóc/ha (Cao Liêm và nnk, 1975; Đỗ Văn Quỹ, 1970; Nguyễn Hanh Thông và nnk, 1968). Theo Vũ Hữu Yêm (1982), Đỗ Thị Xô và nnk (1995), Nguyễn Thị Dần và nnk (1995), trên đất XBM, vùi phụ phẩm của cây trồng vụ trước cho cây trồng vụ sau đã cải thiện độ phì nhiêu đất và tăng năng suất cây trồng từ 3,6 đến 21,1% so với công thức không vùi phụ phẩm. Theo Trần Thị Tâm và nnk (2008), trên đất XBM, vùi 15,5 tấn rơm rạ, thân lá ngô/ha/năm vào đất đã cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng tương đương 86,5 kg N; 39,0 kg P2O5 và 219 kg K2O/ha. Vùi phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với phân chuồng có thể giảm 20% lượng phân đạm, lân và giảm 30% lượng phân kali mà vẫn cho năng suất tương đương công thức bón đầy đủ phân khoáng kết hợp phân chuồng. Theo Ngô Xuân Hiền, Đỗ Trung Thu (2009), trên đất XBM tại Bắc Giang, vùi phụ phẩm cây trồng vụ trước cho cây trồng vụ sau đều làm tăng năng suất cây trồng ở 3 cơ cấu (Lúa xuân - Đậu tương hè - Lúa mùa muộn; Đậu tương xuân - Lúa mùa sớm - Ngô đông và Lúa xuân - Lúa mùa sớm Ngô đông), nhưng không đồng nhất mà phụ thuộc vào bản chất phụ phẩm cây trồng, trong đó vùi thân lá đậu tương cho năng suất cây trồng tăng hơn so với thân lá lúa hoặc thân lá ngô. iv) Bón phân cân đối Đất XBM nghèo chất dinh dưỡng nên bón các loại phân hóa học sẽ góp phần nâng cao năng suất và hạn chế sâu bệnh hại cây trồng. Trên XBM, kali là yếu tố hạn chế hàng đầu, vì vậy bón phân kali có hiệu lực rất cao, bội thu do 12 bón kali đạt 8 - 15 tạ/ha với lúa lai và 6,5 - 11,2 tạ/ha với lúa thuần. Trên đất XBMtại Bắc Giang mức phân bón cho lúa lai là 10 tấn phân chuồng + (120 150) kg N + (90 - 100) kg P2O5 + (90 - 120) kg K2O (Nguyễn Văn Bộ, Bùi Dình Dinh, 1996). Theo Nguyễn Đình Mạnh, Dương Văn Đảm (1989) phun các nguyên tố vi lượng ở nồng độ 0,05% cho lạc đều làm tăng năng suất chất xanh rõ rệt (15 - 30%). Phun kẽm sunphat nồng độ 0,05% làm tăng năng suất quả khô lớn nhất (14,36%); khi phun riêng lẻ đồng sunphat 0,05% hoặc amoni molipdat 0,05% không làm tăng năng suất lạc, nhưng khi phun hỗn hợp hai chất đó thì năng suất quả khô tăng 13,28%. Phun amoni molipdat 0,05% và hỗn hợp đồng sunphat 0,05% đã có tác dụng giảm tỷ lệ quả bị bệnh vỏ đen 32,5%. Theo Hà Học Ngô (1993), trên đất XBM phun Terrasan (một sản phẩm vi sinh có tác dụng làm tăng khả năng phân giải chất hữu cơ, tạo ra nhiều thức ăn cần thiết ở trong đất) đã làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn. Terrasan được sử dụng có hiệu quả chỉ khi phun trực tiếp lên chất hữu cơ (phân chuồng, trấu) trước khi dùng để bón lót hoặc bón thúc cho cây trồng, nhưng bón lót có hiệu quả cao hơn bón thúc với liều lượng sử dụng là 3 kg/ha, đã làm cho năng suất đậu tương tăng 12%, khoai tây tăng 12 45%, ngô tăng 6,8 - 12%. Theo Nguyễn Văn Sức (1996), xử lý molipden cho lạc đã tăng cường tính men Nitrongenaza và khả năng chống chịu của cây lạc trong những điều kiện bất lợi về độ ẩm đất. Trong mọi điều kiện bất lợi về độ ẩm, molipden đều có tác dụng tốt đối với sự phát triển cũng như hình thành năng suất của lạc. Khi độ ẩm đất dư thừa (trên 70% sức chứa ẩm đồng ruộng) thì xử lý molipden ít ảnh hưởng hơn đến năng suất lạc so với điều kiện khô hạn. v) Biện pháp cây trồng Theo Nguyễn Thị Dần và nnk (1996), trồng thêm một vụ đông trên đất XBM (đặc biệt là cây đậu đỗ) không những tăng thu nhập, tăng năng suất cây trồng ở vụ sau mà còn góp phần cải thiện và ổn định độ phì của đất. 13 Theo Đỗ Thị Xô và nnk (1996), trồng thêm vụ đỗ tương hè vào cơ cấu lúa xuân - lúa mùa làm tăng tổng thu nhập cả năm 40 - 50% so với chỉ cấy 2 vụ lúa; các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế cũng tăng hơn. Theo Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Hữu Tề, Hồ Khắc Hồng (1994), vùng gò đồi cao, hạn, bạc màu huyện Sóc Sơn cần có các biện pháp kỹ thuật như duy trì độ ẩm đất, bón phân đủ liều lượng và đúng phương pháp có bộ giống thích hợp với điều kiện khô hạn, mở rộng diện tích cây trồng cạn, đặc biệt là cây họ đậu, để thu được hiệu quả kinh tế cao và góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái. vi) Biện pháp thủy lợi Theo Cao Liêm và nnk (1975), một phần đất XBM ở Thái Nguyên và Hà Bắc (cũ) được tưới từ hệ thống thủy lợi Thác Huống, sau 60 - 70 năm đất không những không được cải tạo mà còn bị giảm độ phì một cách nghiêm trọng. Để nước chảy tràn bờ cũng là một nguyên nhân làm đất suy thoái. Thí nghiệm của Trần Văn Hai và Phạm Trường Thọ (1969) kết luận đất XBM được tưới nước sông Cầu để chảy tràn bờ đã mất 20 - 30 tấn đất/ha; đạm bị trôi 40 - 50 kg N/ha; lân bị trôi 17 - 20 kg P2O5/ha chỉ trong thời gian từ đầu vụ đến cuối vụ. Đồng thời năng suất lúa chỉ bằng 83% so với đối chứng. Theo Nguyễn Khang và Hoàng Xuân Phương (1999), kết quả canh tác bằng nước phù sa sông Hồng trong hơn 30 năm qua đã góp phần làm tăng tỷ lệ cấp hạt sét của đất XBM tại huyện Đông Anh (Hà Nội), đặc biệt là khu vực đầu nguồn trồng 2 vụ lúa. Trên đất XBM tại huyện Đông Anh (Hà Nội), hàng năm canh tác bằng nước phù sa sông Hồng tỷ lệ sét của 2 cơ cấu 2 lúa và 2 lúa 1 màu đều tăng lên. Tỷ lệ cấp hạt sét tăng lên ở đất 2 lúa cao hơn đất 2 lúa 1 màu trên cùng một loại đất, tỷ lệ cấp hạt sét tăng lên và giảm dần theo khoảng cách tới trạm bơm đầu nguồn. Đất 2 vụ lúa, lấy nước tưới thuận lợi trở nên tốt hơn, giàu dinh dưỡng hơn so với đất 2 lúa - màu và đất chuyên màu. 14 Theo Hà Học Ngô, Tô Cẩm Tú, Nguyễn Tất Cảnh (1999) trên đất XBMở huyện Đông Anh (Hà Nội), cùng một giống đậu tương khi trồng ở các thời vụ khác nhau thì nhu cầu nước tưới của cây là khác nhau, biến động ở mức 8,6%. 1.2. Tổng quan về lân và các dạng lân trong đất 1.2.1. Lân trong đất Việt Nam 1.2.1.1. Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Nam Hiệu lực phân lân đối với cây trồng liên quan chặt với hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất. Lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất đã được nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ 20. Kết quả các công trình nghiên cứu cho ta nhận định: Lân tổng số trong các loại đất ở Việt Nam dao động khá mạnh, từ mức rất nghèo đến mức giàu về lân. Mẫu chất là yếu tố quan trọng nhất quyết định hàm lượng lân tổng số trong đất (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1978; Phạm Quang Hà, 2009; Nguyễn Văn Toàn, 2010); có thể xếp đất Việt Nam thành 3 nhóm theo hàm lượng lân tổng số trong đất như sau: (i) Nhóm > 0,2% P2O5: Đất đỏ vàng (đất nâu tím trên đá macma bazơ; đất nâu đỏ trên trên đá macma bazơ và trung tính; đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính) và đất đen và nâu thẫm; (ii) Nhóm 0,08 - 0,2% P2O5: Đất nâu đỏ trên đá vôi, đất phù sa sông Hồng, đất mặn trung tính; và (iii) Nhóm < 0,08% P2O5: Tất cả các loại đất khác còn lại (đất phù sa sông Thái Bình hàm lượng lân tổng số 0,05 - 0,1% P2O5). Nghiên cứu đánh giá lại thực trạng về chất lượng đất XBM miền Bắc Việt Nam cho thấy tính chất hóa học của đất đã có nhiều thay đổi khá rõ so với trước đây; ở tầng mặt đất chua (pHKCl 4,29 - 4,85); hàm lượng một số chất đã tăng lên và đạt mức trung bình đến khá cao, đặc biệt là lân, lân tổng số ở mức giàu trong phần lớn các mẫu đất phân tích, trong khoảng 0,12 - 0,18% P2O5 (Hồ Quang Đức và nnk, 2012). 1.2.1.2. Hàm lượng lân dễ tiêu Lân dễ tiêu trong hầu hết đất Việt Nam đều nghèo; số liệu phân tích đất theo phương pháp Oniani cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu thường < 10 mg 15 P2O5/100 g đất, trừ đất phù sa sông Hồng có hàm lượng lân dễ tiêu 10 - 15 mg P2O5/100 g đất (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1978; Phạm Quang Hà, 2009; Nguyễn Văn Toàn, 2010). Tuy nhiên, trong những năm gần đây tại một số vùng thâm canh đã sử dụng lượng phân bón cao, trên đất XBM phân bón được sử dụng với liều lượng cao trong thời gian dài đã làm thay đổi đáng kể hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, đặc biệt là hàm lượng lân dễ tiêu, theo nghiên cứu của Hồ Quang Đức và nnk (2012), hàm lượng lân dễ tiêu của đất XBM miền Bắc Việt Nam dao động trong khoảng 16,72 - 44,88 mg P2O5/100 g đất. Việc gia tăng và tích lũy lân dễ tiêu trong đất, lân dễ tiêu ở một số vùng thâm canh lên tới 50 - 60 mg P2O5/100 g đất (Bùi Đình Dinh, 1999) sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. 1.2.1.3. Lân trong dung dịch đất Lân hòa tan trong dung dịch đất có nồng độ rất thấp (dưới 1 mg/lít) và tùy theo độ chua của đất mà lân trong dung dịch có thể tồn tại dưới dạng H2PO4- hoặc HPO42-. Khi pH dưới 7,2 thì lân trong dung dịch đất tồn tại dưới dạng H2PO4- ngược lại khi pH trên 7,2 thì lân trong dung dịch có xu hướng tồn tại dưới dạng HPO42-. Cây trồng chỉ hút lân chủ yếu dưới dạng H2PO4- và một phần dưới dạng HPO42- (Mengel và Kirby, 1987). Trong điều kiện phản ứng chua của đại đa số đất Việt Nam (pH < 6) thì phần lớn lân hòa tan trong dung dịch tồn tại dưới dạng H2PO4-; chính vì vậy có thể nói lân hòa tan vào dung dịch và sẽ tái lập một trạng thái cân bằng mới. Mức độ dịch chuyển cân bằng trong trường hợp này hoàn toàn phụ thuộc vào hàm lượng và bản chất của các thành phần lân ở thể rắn của đất. 1.2.1.4. Lân hữu cơ trong đất Trong phần lớn các loại đất của Việt Nam, hàm lượng lân hữu cơ dao động trong khoảng 10 - 45% so với lân tổng số tùy theo loại đất (Nguyễn Tử Siêm, Trần Khải, 1996); trong điều kiện đất phèn giàu hữu cơ của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lân hữu cơ có thể chiếm 30 - 64% (Đỗ Thị Thanh 16 Ren, 1989). Lân hữu cơ trong đất tồn tại chủ yếu dưới dạng các tàn dư thực vật hữu cơ và một phần được tổng hợp bởi các vi sinh vật từ đất, từ các nguồn hữu cơ khác chủ yếu dưới dạng phốt phát este với độ bền khác nhau. Hơn 50% lân hữu cơ tồn tại dưới dạng inosital phốt phát bền vững rất khó bị phân giải. Một phần ít hơn tồn tại dưới các dạng axit nucleic, photpholipit… Lân hữu cơ hoàn toàn không có khả năng cung cấp lân trực tiếp cho cây trồng mà chỉ trở nên hữu dụng khi đã được khoáng hóa. Trong điều kiện ngập nước, do tốc độ giải phóng lân hàng năm từ nguồn gốc hữu cơ trong đất chỉ đạt khoảng 2 - 4% tổng số lân hữu cơ, cho nên hữu cơ không phải là nguồn dinh dưỡng lân đối với cây trồng (Sanyal và De Datta, 1991). Quá trình phân hủy chất hữu cơ xảy ra với sự tham gia của các vi sinh vật đất. C/P là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định khả năng giải phóng lân từ các nguồn này vì các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ sẽ lấy lân từ dung dịch đất và gây hiệu ứng tăng lượng lân cố định thay vì giải phóng lân (Patric, 1992). Trong điều kiện oxy hóa với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam rất thuận lợi cho quá trình khoáng hóa thì lân hữu cơ là nguồn dự trữ lân quan trọng đối với cây trồng. 1.2.1.5. Thành phần lân khoáng trong đất Theo Chang & Jackson (1957), lân khoáng trong đất có thể được chia thành 4 nhóm chính gồm: Phốt phát canxi (Ca-P), phốt phát nhôm (Al-P), phốt phát sắt (Fe-P) và phốt phát không tan bị nhốt (occluded) giữa các khoáng sắt nhôm và thường được gọi trong thuật ngữ tiếng Anh là reductant soluble P (RS-P) vì phải dùng chất khử rất mạnh để hòa tan các lớp áo bọc ngoài. Do trong thực tế nhóm RS-P đóng góp rất ít trong việc cung cấp dinh dưỡng lân cho cây trồng, hơn nữa thủ tục phân tích lại quá phức tạp cho nên người ta chỉ quan tâm đến 3 nhóm phốt phát khoáng đầu. Mức độ phong hóa là yếu tố quan trọng nhất chi phối sự phân bố các nhóm lân trong đất (Patrick, 1968). Trong đất chua bị phong hóa mạnh thì Al-P, Fe-P và RS-P chiếm ưu thế trong đất. Ngược lại, trong đất kiềm thì các phốt phát Ca-P chiếm ưu thế. Fe-P trong đất tồn tại chủ yếu dưới dạng FePO4.2H2O và vivianit (Fe3(PO4)2.8H2O); Al-P tồn 17 tại chủ yếu dưới dạng variscit (AlPO4.2H2O) và một phần dưới dạng wavelit (Al3(OH)3(PO4)2.2H2O); các phốt phát canxi tồn tại chủ yếu dưới dạng fluoroapatit ((Ca5PO4)3F) và hydroxyapatit (Ca5(PO4)3OH). Các dạng phốt phát có độ hòa tan rất khác nhau vì vậy cũng đóng vai trò rất khác trong việc cung cấp dinh dưỡng lân cho cây trồng. Kết quả phân tích 3 nhóm lân chính trong đất Việt Nam được trình bày trong bảng 1.2. Bảng 1.2. Phân bố các nhóm Ca-P, Al-P và Fe-Ptrong một số loại đất của Việt Nam Tên đất Tỷ lệ so với tổng số lân khoáng (%) Ca-P Al-P Fe-P Đất cát biển* 26,0 14,0 60,0 Đất phù sa trung tính sông Hồng* 29,3 13,9 56,8 Phù sa chua sông Hồng** 28,5 4,5 67,0 Xám bạc màu** 17,0 35,2 47,8 Phù sa sông Mã** 25,9 22,1 52,0 Mặn Hải Phòng** 15,3 5,9 78,8 Đất mặn kiềm** 84,0 2,4 13,6 Phèn Hải Phòng** 29,3 13,9 56,8 Phù sa sông Cửu Long*** 6,0 13,9 80,1 Phèn ĐB sông Cửu Long*** 6,4 20,6 73,0 Đất đỏ bazan điển hình**** 12,2 42,0 45,8 Đất đỏ bazan thoái hóa**** 3,3 40,2 56,5 Nguồn: *Đỗ Ánh, Bùi Đình Dinh, 1992; **Nguyễn Vy, Trần Khải, 1978; ***Võ Đình Quang, 1997; ****Lê Hồng Lịch, Lương Đức Loan, 1997 Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy 45 - 80% lân khoáng trong đất chua ở Việt Nam tồn tại chủ yếu dưới dạng Fe-P, 8 - 40% lân tồn tại dưới dạng Al-P và 3 29% lân tồn tại dưới dạng Ca-P. Theo Patrick và Mahapatra (1968), Enwezor (1977), Nguyễn Vy và Trần Khải (1978), song song với quá trình phong hóa dưới điều kiện nhiệt đới nóng ẩm và trong môi trường chua, các phốt phát 18 nhôm và phốt phát canxi có xu hướng chuyển sang dạng strengit trong điều kiện ôxy hóa và vivianit trong điều kiện khử. Chính vì vậy, quá trình tích lũy Fe-P là quá trình chủ đạo trong phần lớn đất chua ở Việt Nam. Kết quả nói lên tầm quan trọng của các phốt phát liên kết với sắt trong việc cung cấp dinh dưỡng lân đối với cây trồng chính ở Việt Nam. 1.2.2. Khả năng hấp thu lân của một số loại đất 1.2.2.1. Hiện tượng cố định lân a) Hấp thu lân (Phosphorus Adsorption): Bảng 1.3. Khả năng hấp thu lân của một số loại đất ở Việt Nam Tên đất Khả năng hấp thu lân (mg P/kg đất) Đất cát biển* 10 - 20 Đất xám miền Bắc* 15 - 20 Đất phù sa sông Hồng* 150 - 320 Đất phèn miền Bắc* 460 - 780 Đất nâu đỏ bazan* 750 - 1400 Đất nâu đỏ vàng trên phiến thạch* 350 - 650 Đất đen nhiệt đới* 500 - 850 Đất phù sa sông Cửu Long** 1101 - 1920 Đất xám ĐBSCL** 351 - 791 Đất phèn ĐBSCL** 1134 - 2656 Nguồn: *Nguyễn Tử Siêm, Trần Khải, 1996; **Võ Đình Quang và nnk, 1995 Hấp thu được coi là nguyên nhân chính làm giảm lượng lân hòa tan trong dung dịch. Đất có khả năng hấp thu càng cao thì khả năng cung cấp lân càng thấp. Theo Uehara, Gillman (1981) khả năng hấp thu lân của đất phụ thuộc vào 4 yếu tố chính như sau: 1) hoạt tính bề mặt (surface reactivity); 2) diện tích bề mặt của phức hệ hấp thu (specific surface); 3) khả năng ‘nhốt’ lân (occlude); 4) sự hiện diện của các anion có khả năng cạnh tranh với ion phốt phát. 19 Phương pháp đơn giản nhất để xác định khả năng hấp thu lân của đất là lắc đất với dung dịch điện phân CaCl2 0,1 M chứa lân với nồng độ khác nhau, phản ứng cân bằng sau 24 - 48 giờ, sau đó xác định lân còn lại trong dung dịch cân bằng. Lượng lân mất đi so với ban đầu được coi là lượng lân đất hấp thu. Kết quả trình bày trong bảng 1.3 cho thấy khả năng hấp thu lân của đất Việt Nam dao động khá mạnh trong khoảng 10 - 2.656 mg P/kg đất tùy theo từng loại đất. Đất cát biển có khả năng hấp thu thấp nhất và đất trồng lúa ĐBSCL, đặc biệt đất phèn ĐBSCL có khả năng hấp thu lân cao nhất. b) Kết tủa (Precipitation): Ngoài hiện tượng hấp thu lân, kết tủa cũng là một trong những quá trình làm giảm nồng độ lân trong dung dịch đất, sự khác biệt cơ bản nhất giữa hấp thu và kết tủa là: quá trình hấp thu chủ yếu xảy ra trên bề mặt thể rắn và khi bề mặt thể rắn hấp thu được càng nhiều thì hoạt tính bề mặt càng giảm. Vì vậy đối với hiện tượng hấp thu, khi bề mặt càng được bão hòa lân thì lượng lân trong dung dịch càng nhiều. Ngược lại, trong suốt quá trình kết tủa hoạt tính bề mặt hầu như không đổi. Có nhiều tác giả cho rằng quá trình hấp thu xảy ra chủ yếu ở nồng độ lân thấp, còn quá trình kết tủa lân chủ yếu xảy ra ở nồng độ cao (Sanya và De Datta, 1991). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các sản phẩm tạo ra từ quá trình hấp thu và kết tủa gần như nhau và rất khó phân biệt (Thomas và Peaslee, 1973). Trong điều kiện pH thấp của đại đa số đất chua ở Việt Nam, khi bón lân vào đất, sản phẩm tạo thành chủ yếu là phốt phát sắt dạng strengit và một phần phốt phát nhôm dạng variscit (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1978; Võ Đình Quang và nnk, 1994). 1.2.2.2. Động thái lân trong đất ngập nước Do phần lớn lân trong đất chua Việt Nam tồn tại dưới dạng Fe-P và sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu lân của đất, nên những thay đổi về lý hóa tính gây ra do quá trình ngập nước để trồng lúa kéo theo những ảnh hưởng to lớn đến động thái lân trong đất. 20 Các nghiên cứu của Võ Đình Quang và Dufey (1996, 1997) đã chứng minh rằng khi đất bị ngập nước, các oxyhydroxit sắt tinh thể chuyển qua dạng ferrihydrit vô định hình có diện tích bề mặt lớn thông qua cơ chế hydrat hóa hoặc thủy phân giữa sự gia tăng hàm lượng sắt vô định hình có diện tích bề mặt lớn thông qua cơ chế hydrat hóa hoặc thủy phân, vì vậy làm tăng khả năng hấp thu lân của đất. Có một mối quan hệ rất chặt giữa sự gia tăng hàm lượng sắt vô định hình trong đất do ngập nước và sự gia tăng khả năng hấp thu lân của đất. Tăng nhiệt độ có khả năng làm gia tăng quá trình chuyển hóa sắt tinh thể sang sắt vô định hình và vì vậy làm tăng mạnh khả năng hấp thu lân của đất. Kết quả trong bảng 1.8 cho thấy khả năng hấp thu lân của đất ngập nước vào thời điểm 56 ngày trong điều kiện nhiệt độ thấp chỉ tăng 2 lần so với đất trước lúc ngập nước. Sự gia tăng khả năng hấp thu này trong điều kiện nhiệt độ cao là 11 lần. Khi đất bị tái oxy hóa trở lại, một phần ferrihydrit vô định hình có thể tái kết tinh trở lại và làm giảm khả năng hấp thu lân. Tuy nhiên, tùy theo mức độ oxy hóa và hàm lượng hữu cơ trong đất. Các oxyt sắt mới tái tạo do oxy hóa nhanh không có cấu trúc tinh thể hoàn chỉnh, có điện tích và hoạt tính bề mặt rất lớn. Chính vì vậy khả năng hấp thu lân của các mẫu tái oxy hóa tuy giảm hơn so với mẫu ngập nước nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với mẫu đất khô không khí trước khi thí nghiệm. Đối với sự chuyển hóa các nhóm lân trong quá trình ngập nước, đã có khá nhiều kết quả nghiên cứu về vấn đề này (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1978; Nguyễn Xuân Cự, 1992; Võ Đình Quang và nnk, 1994) và kết quả hoàn toàn thống nhất rằng khi ngập nước hàm lượng các phốt phát nhôm có xu hướng giảm xuống, hàm lượng các phốt phát sắt thường tăng lên. Hiện tượng này do một phần phốt phát nhôm dạng variscit có thể chuyển qua nhóm phốt phát sắt dạng vivianit. Hàm lượng phốt phát canxi thường rất ít thay đổi do ngập nước. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện bình thường rất ít khi tạo được trạng thái khử đủ mạnh để làm tăng độ hòa tan của các khoáng canxi. Việc gia tăng nồng độ 21 CO2 trong dung dịch đất đôi khi được dùng để giải thích sự thay đổi của hàm lượng Ca-P tuy nhiên trường hợp này cũng ít xảy ra, quy luật này cũng phù hợp với các nghiên cứu của nước ngoài (Sah và Mikelsen, 1986). Bảng 1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ngập nước tới hệ số hấp thu lân k tính theo phương trình Freundlich Ngày ngập Khả năng hấp thu, mg/kg nước 20 0C 30 0C Oxy hóa sau ngập nước 30 0C 0 16,6 8 21,2 30,3 34,9 16 19,2 56,0 44,9 26 22,8 84,8 48,9 36 25,1 113,6 56,7 56 33,1 182,7 55,0 Nguồn: Vo Dinh Quang, Dufey J. E. (1997) Những thay đổi về khả năng hấp thu lân cũng như sự chuyển hóa lân trong quá trình ngập nước đã kéo theo sự thay đổi khá mạnh về khả năng cung cấp lân của đất. Hầu như tất cả các nghiên cứu đều cho một kết luận chung rằng khi đất ngập nước, hàm lượng lân dễ tiêu tăng mạnh (Nguyễn Vy, Trần Khải, 1978; Võ Đình Quang và nnk, 1994, 1995). Theo Willett (1986), Võ Đình Quang (1995) các nguyên nhân chính của việc gia tăng giải phóng lân trong quá trình ngập nước có thể liệt kê như sau: 1) quá trình khử các hydroxit sắt; 2) quá trình khử và chuyển strengit, variscit khó tan sang dạng vivianit dễ hòa tan hơn; 3) tăng pH do quá trình khử làm tăng khả năng thủy phân strengit và variscit; 4) quá trình trao đổi giữa các ion hữu cơ tạo thành do quá trình phân giải hữu cơ và ion phốt phát. 1.2.3. Ảnh hưởng của chế độ canh tác đến hàm lượng và dạng lân trong đất 1.2.3.1. Ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác Sử dụng biện pháp bỏ hóa thời gian dài trong hệ thống canh tác bán khô hạn đã chứng minh được khả năng bảo vệ đất và nguồn nước trong đất 22 (French, 1978), việc bỏ hóa dài trong luân canh cây trồng còn làm tăng hàm lượng lân hữu cơ đất so với canh tác liên tục (Bunemann và nnk, 2004). Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cũng đã làm gia tăng hàm lượng lân hữu cơ trong lớp đất mặt (Bowman và Halvorson, 1997; Bunemann và nnk, 2006). Các loại cây họ đậu có thể huy động lân của đất, tăng cường hàm lượng lân cho các vụ tiếp theo (Nuruzzaman và nnk, 2005). Làm đất tối thiểu là biện pháp bảo vệ đất có hiệu quả, góp phần giảm xói mòn đất và tăng năng suất cây trồng (O'Leary và nnk, 1997); hơn nữa, phương pháp canh tác này còn ảnh hưởng đáng kể đến sự tích lũy của cả hàm lượng lân vô cơ và lân hữu cơ số trong đất bề mặt (Zibilske và nnk, 2002; Bunemann và nnk, 2006). Hàm lượng lân hữu cơ ở lớp đất mặt trong hệ thống canh tác làm đất tối thiểu cao hơn trong đất canh tác làm đất thông thường (Selles và nnk, 1999), tuy nhiên làm đất thông thường làm tăng tốc độ khoáng của lân hữu cơ trong lớp sâu hơn, giúp giải phóng lân dễ tiêu cho cây trồng (Varsa và Ebelhar, 1999). Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp liên tục đã làm gia tăng hàm lượng lân hữu cơ và vô cơ trong thân lá cây trồng (Zibilske và nnk, 2002; Bunemann và nnk, 2006). Trên cùng một loại đất, nếu sử dụng các biện pháp canh tác khác nhau sẽ làm thay đổi đáng kể hàm lượng lân vô cơ và hàm lượng lân tổng số trong lớp đất mặt (Vu và nnk, 2009). 1.2.3.2. Sự thay đổi hàm lượng lân trong đất XBM Theo Hoàng Thị Minh (2009), trên đất XBM tại Bắc Giang gieo trồng 3 vụ, nếu không bón phân sẽ làm cho đất suy giảm độ phì nhiêu, nghèo hữu cơ, đạm, lân, dung tích hấp thu và các cation kiềm, kiềm thổ (K, Ca, Mg).Bón kết hợp phân khoáng với phân chuồng có tác dụng tích cực đến độ phì nhiêu đất, đặc biệt là duy trì hàm lượng lân trong đất. Trên đất XBM tại một số vùng nông dân đã sử dụng một lượng phân khoáng rất lớn vào đất, kết quả điều tra tại Hợp Hội, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc trên đất 3 vụ (2 lúa - 1 màu) nông dân bón 720 kg/ha/năm (345 kg N + 170 kg 23 P2O5 + 205 kg K2O); tại Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang bón 755 kg/ha/năm (240 kg N + 195 kg P2O5 + 320 kg K2O)... Tuy nhiên, phân bón được dùng chủ yếu chỉ để bù đắp nguyên tố N và một phần nguyên tố P, K mà thiếu cân bằng với các nguyên tố khác như Ca, S, Mg... Theo Phạm Quang Hà, Phạm Tiến Hoàng và nnk (2003), nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng (NPK) trên đất XBM với cơ cấu cây trồng 4 vụ (Đậu tương hè - Lúa mùa muộn - Khoai tây đông - Lúa xuân) cho thấy với công thức chay hoặc chỉ vùi phụ phẩm cân bằng âm về đạm và lân lần lượt là: - 76, - 33 kgN/ha, lân là - 84, - 50 kgP2O5/ha. Các công thức có bón phân theo nông dân hay giả định cân đối hóa học đều dư thừa đạm + 89 đến + 160 kg N/ha; lân + 241 đến + 342 kg P2O5/ha. Điều này cho thấy cần thiết phải điều chỉnh và giảm thiểu lượng phân bón, tránh lãng phí và có thể gây các vấn đề về môi trường như rửa trôi, trực di. 1.3. Về phân lân và sử dụng phân lân 1.3.1. Vai trò của lân đối với cây trồng Lân (P) là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây trồng, hàm lượng lân tổng số trong cây dao động trong khoảng 0,1 - 0,5%; cây trồng hút lân chủ yếu ở dạng: H2PO4- (phốt phát chính yếu), HPO42- (octo-phốt phát) và cả phốt phát hữu cơ dễ hoà tan như nucleic và phytin. Trong cây, tính theo chất khô, tỷ lệ lân trong thân, lá biến động từ 0,2% P2O5 (rơm, rạ lúa) đến 0,6 - 0,7% P2O5 (thân, lá đậu tương); trong hạt biến động từ 0,48% P2O5 (hạt thóc) đến 1,0 - 1,2% P2O5 (hạt đậu tương). Như vậy là cây bộ đậu chứa nhiều lân hơn cây ngũ cốc và lân có nhiều ở hạt. Cũng như đạm, trong các cơ quan non đang phát triển, tỷ lệ lân khá cao. Lân có thể được vận chuyển từ các lá già về các cơ quan non, cơ quan đang phát triển để dùng vào việc tổng hợp chất hữu cơ mới. Do vậy, triệu chứng thiếu lân xuất hiện ở các lá già trước. Đại bộ phận lân trong cây nằm dưới dạng hữu cơ, chỉ có một phần nhỏ nằm dưới dạng vô cơ (Đào Thế Tuấn, 1962). 24 Lân vô cơ nằm dưới dạng các octô-phốt phát, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống đệm trong tế bào nhờ sự chuyển hóa giữa các ion phốt phát: HPO42- + H2O H2PO4-↔ ↔ H2PO4- + OH- HPO42- + H+ Sự chuyển hóa này cũng cung cấp thêm H+ cho quá trình khử NO3- thành NH4+, có lợi cho việc tổng hợp prôtêin. Cho nên dinh dưỡng lân có liên quan đến dinh dưỡng đạm của cây. Lân vô cơ cũng là nguồn dự trữ cần thiết cho việc tổng hợp lân hữu cơ. Lân hữu cơ bao gồm axit photphoglyxêric, axit nuclêic, các chất dự trữ cao năng ađênôzin đi-phốt phát (ADP), ađênôzin triphốtphat (ATP), coenzim (nicotinamit-adenin-dinucleotit phốt phát (NADP), lêxitin, phốtpholipit... Đó là các chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cây. Axit phốtphoglyxêric hình thành trong giai đoạn đầu của quá trình quang hợp có tác động như là chất khởi động quá trình quang hợp của cây xanh. Axit nuclêic trong nhân bào quyết định việc sinh sôi nảy nở của tế bào. ADP và ATP là những hợp chất cao năng cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây. NADP là một coenzim quan trọng, vận chuyển H+ trong quá trình khử NO3- thành NH4+, thúc đẩy việc tổng hợp prôtêin trong cây. Lêxitin là hợp chất lân hữu cơ có nhiều trong hạt, khi thủy phân sẽ cung cấp lân vô cơ, là thức ăn dự trữ cần thiết cho quá trình nảy mầm của hạt. Phốtpholipit là thành phần quan trọng của màng tế bào (membrane), có chức năng bảo vệ cho tế bào giúp cây chịu đựng được các điều kiện bất thuận. Do vai trò sinh lý của lân, cây rất cần lân trong thời kỳ sinh trưởng đầu (phát triển rễ), trong giai đoạn hình thành hạt, giúp cây chống đỡ với điều kiện bất thuận (hạn và rét). Dinh dưỡng lân có liên quan mật thiết với dinh dưỡng đạm. Cây được bón cân đối đạm - lân sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh (ít sâu bệnh), nhiều hoa, sai quả và phẩm chất nông sản tốt. Người ta xem lân là yếu tố của sự phát triển, kích thích quá trình chín. 25 Cây lúa được bón đủ lân đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp (Doberman và nnk, 2000). Lúa được bón đủ lân thì hạt mẩy, sáng. Lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối, số lá, số bông và số hạt trên bông đều giảm. Nếu thiếu lân vừa phải các lá non có vẻ bình thường song các lá già hơn chuyển sang màu nâu rồi chết. Thiếu lân, đường tích lũy có khuynh hướng tạo thành antôxian nên nhiều loại cây trồng khi thiếu lân lá chuyển sang màu tím đỏ (huyết dụ ở ngô) hay đỏ. Lân đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp prôtêin trong cây. Cây bộ đậu, cây lấy dầu cần được cung cấp đủ lân. "Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc" là tổng kết kinh nghiệm của nông dân ta về vai trò của lân đối với cây bộ đậu và lấy dầu. Lân thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Do vậy lân đặc biệt quan trọng trong thời gian sinh trưởng đầu, trong qui trình bón phân, phân lân thường được sử dụng bón lót. 1.3.2. Hiện trạng sử dụng lân và các vấn đề liên quan đến sử dụng lân 1.3.2.1. Lân và sự suy giảm khả năng sản xuất phân lân trên thế giới Nguồn tài nguyên lân sử dụng trong tương lai cho sản xuất lương thực ngày càng trở nên khan hiếm. Tài nguyên lân (85%) tập trung ở 3 nước Marốc, Trung Quốc và Mỹ (USGS, 2007), và các nước này đóng vai trò chủ đạo trong cung cấp lân toàn cầu. Một số nghiên cứu gần đây dự báo rằng đến giữa thế kỷ 21 sự thiếu hụt lân sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Theo cách tính dựa vào khả năng cung cấp và yêu cầu về lân của thị trường toàn cầu, năm 2034 sẽ là năm đỉnh cao về khả năng cung cấp lân, sau đó khả năng cung cấp lân sẽ giảm dần (Dana Cordell và nnk, 2008). Các loại đá phốt phát là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất phân lân, và nguồn nguyên liệu này chỉ có ở một số nước. Trong năm 2005, có khoảng 147 x 103 kilotons (kt) đá phốt phát khai thác trên toàn thế giới; trong đó 24,7% (36,3 x 103 kt) được khai thác ở Mỹ; 20,7% (30,4 x 103 kt) khai thác ở 26 Trung Quốc và 17,1% (25,2 x 103 kt) khai thác ở Marốc, trong khi đó Nhật Bản và các nước châu Âu không có nguồn nguyên liệu này và hoàn toàn phải nhập từ bên ngoài (USGS, 2007). Do lượng khai thác ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp nên trữ lượng đá phốt phát bị suy giảm nhanh chóng và sẽ cạn kiệt trong vòng 100 năm tới (Christen, 2007). Giá nguyên liệu sản xuất phân lân đã tăng 1,5 lần (so với năm 1993) và đang tiếp tục tăng mạnh trong thời gian vừa qua (Kazuyo và nnk, 2009). Để đảm bảo khả năng cung cấp nguồn phân lân cho sản xuất nông nghiệp, cần phải tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới, trong đó tái sử dụng các nguồn chất thải là một hướng đi cần được quan tâm (Christen, 2007). 1.3.2.2. Tiêu thụ lân theo quốc gia và cây trồng Số liệu ở bảng 1.5 cho thấy lượng phân lân tiêu thụ cho từng quốc gia; bốn quốc gia sử dụng nhiều phân lân nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazin, chiếm tới 65% sản lượng lân của thế giới. Trong các loại cây trồng thì cây lương thực sử dụng nhiều phân lân nhất, xấp xỉ 50% (7,9 triệu tấn P trên tổng số 17,2 triệu tấn sử dụng cho tất cả các loại cây trồng). 1.3.2.3. Ảnh hưởng của sử dụng phân lân đến môi trường Một trong những tác động của sử dụng lân đến môi trường là hiện tượng phú dưỡng lân trong đất và nước. Phú dưỡng lân có nguy hại rất lớn đến môi trường thủy sinh. 27 Bảng 1.5. Tình hình tiêu thụ phân lân của các quốc gia theo các loại cây trồng chính P tiêu thụ Quốc gia (triệu Tỷ lệ sử dụng theo cây trồng (%) Tỷ lệ tiêu thụ Lương Lấy Bông Mía Rau Cây quả khác tấn) (%) thực dầu Trung Quốc 5,2 30,5 39 8 4 2 34 13 Ấn Độ 2,5 14,6 52 10 8 5 11 16 Mỹ 1,8 10,4 62 13 3 1 6 16 Châu Âu 1,5 8,8 53 8 1 3 12 23 Brazil 1,6 9,3 28 43 4 9 5 12 Indonesia 0,2 1,3 37 31 0 5 10 17 Pakistan 0,3 1,6 49 2 16 10 5 19 Canada 0,2 1,3 63 25 0 1 1 11 Việt Nam 0,3 1,6 79 4 0 3 4 9 Australia 0,4 2,5 53 8 0 3 5 31 Thổ Nhĩ Kỳ 0,2 1,3 60 5 5 3 14 12 Nga 0,2 1,2 68 8 0 15 1 8 Argentina 0,3 1,8 50 37 0 0 7 5 Iran 0,2 1,1 52 8 2 3 23 13 Nước khác 2,2 12,8 39 11 4 6 21 19 100,0 46 13 4 4 18 15 7,9 2,3 0,7 0,7 3,1 2,7 Tổng (%) Tổng (tr tấn) 17,2 Nguồn: Heffer P. (2009) Nguồn lân mất hay bị rửa trôi vào môi trường chủ yếu từ sản xuất công nghiệp, bón phân lân dư thừa cho cây và từ các trang trại chăn nuôi. Hạn chế nguồn lân gây phú dưỡng môi trường nước bằng cách tăng khả năng hấp thu lân của đất cũng là một trong những biện pháp làm giảm tác động đến môi trường của sử dụng phân lân (Yi Liu, 2008). Một tác động khác nữa tới môi trường của việc sử dụng phân lân là hiện 28 tượng tích lũy cadimi (Cd) trong đất. Cd tồn tại tự nhiên trong quặng phốt phát (Cd dao động rất rộng trong quặng, thấp nhất là 0,2 mg Cd/kg P và cao nhất 800 mg Cd/kg P) và Cd tồn tại trong phân lân qua quá trình sản xuất, khi bón phân lân sẽ tính lũy dần dần Cd trong đất và tích lũy trong cây. Theo Hiệp hội Phân bón Thế giới (International Fertilizer Industry Association - IFA), lượng Cd trong đất phụ thuộc vào các yếu tố như nguồn quặng sản xuất phân lân, liều lượng bón phân lân và các nguồn Cd khác. Ước tính 50% Cd trong đất ở châu Âu được cung cấp từ khí quyển do các hoạt động công nghiệp và phần còn lại là chủ yếu do sử dụng phân bón (IFA, 2000). 1.3.3. Tổng quan về các dạng phân lân 1.3.3.1. Các dạng phân lân Thành phần hóa học tất cả các loại phân lân đều là muối canxi của axit photphorit. Căn cứ vào hóa trị gốc phốt phát, vào khả năng dễ tiêu dưới góc độ dinh dưỡng cây trồng hoặc công nghệ sản xuất có thể chia phân lân thành các nhóm khác nhau (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2005). - Chia nhóm phân lân căn cứ vào hóa trị gốc phốt phát, bao gồm: i) Phốt phát 1 canxi Ca(H2PO4)2 tan trong nước; ii) Phốt phát 2 canxi CaHPO4 không tan trong nước, tan trong axit yếu; và iii) Phốt phát 3 canxi Ca3(PO4)2 không tan trong nước và tan rất ít trong axit yếu. - Chia nhóm phân lân theo khả năng dễ tiêu: i) Phân lân khó tiêu: Là loại phân lân không hòa tan được trong nước, trong axit yếu. Chỉ có thể dùng axit mạnh mới hòa tan được. Sau khi bón vào đất cây trồng không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình biến đổi trong đất thành dạng dễ tiêu thì cây mới sử dụng được. Trong nhóm này có loại phân lân tự nhiên như bột photphorit, phân lèn… và ii) Phân lân dễ tiêu: Là loại phân lân được cây trồng có thể sử dụng ngay. Trong nhóm này có: Supe phốt phát đơn và supe phốt phát kép, do công nghiệp sản xuất, tan ngay trong nước. Phân lân nung chảy chế biến bằng trộn apatit với chất kiềm, nung chảy ở nhiệt độ cao rồi làm lạnh đột ngột. Loại này ít tan trong nước nhưng tan được trong axit yếu. Phân lân kết tủa và phân 29 lân chậm tan cũng là loại chế biến nhưng chỉ tan được trong axit yếu. - Chia nhóm phân lân theo công nghệ sản xuất, bao gồm: i) Phân supe phốt phát đơn: Cho axit sulphuric đậm đặc (> 60%) tác động lên apatit hoặc photphorit giàu lân và ít sắt, nhôm [Ca3(PO4)2]3, CaF2 + 7H2SO4 = 3 Ca(H2PO4)2 + 7CaSO4 + 2HF; ii) Phân supe phốt phát kép: Dùng axit photphorit tác động lên apatit, do đó tỷ lệ P2O5 cao hơn supe phốt phát đơn, có thể supe phốt phát kép đôi (37 - 47% P2O5) hoặc supe phốt phát kép ba (52 54% P2O5), gồm chủ yếu là monocanxi photphat tan trong nước, rất ít axit photphorit tự do và không có CaSO4; và iii) Phân lân nung chảy: Apatit nung ở nhiệt độ cao và với các chất kiềm để chuyển phốt phát (lân) 3 canxi sang thể phốt phát dễ hòa tan trong axit xitric hơn. 1.3.3.2. Thành phần, đặc điểm một số loại phân lân trên thị trường Việt Nam a) Phân supe phốt phát đơn (supe lân đơn): Phân supe phốt phát đơn Lâm Thao do Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sản xuất có các đặc điểm sau đây: Công thức hóa học: Ca(H2PO4)2H2O + 2CaSO4.2H2O + Axit photphoric tự do 5%. Dạng bột hoặc dạng hạt, mịn, màu trắng xám hoặc xám, có mùi chua. Chứa 15,0 - 16,5% lân tổng số (P2O5), 11 - 12% lưu huỳnh (S), 22 - 23% vôi (CaO) và một số nguyên tố vi lượng. Dễ tan, dễ hút nước, đóng cục khi bị ẩm, ít tơi. Trọng lượng 1 m3: 1,2 tấn, dung tích 1 tấn: 0,85 m3. Ngoài lân Lâm Thao, hiện nay Nhà máy Supe Phốt phát Long Thành thuộc Công ty Phân bón miền Nam sản xuất supe phốt phát chứa 16,5% lân dễ tiêu, hàm lượng lân tan trong nước cao, bột xốp, màu xám tro. b) Phân tecmo phốt phát (lân nung chảy): Phân lân nung chảy ở nước ta chủ yếu do 2 doanh nghiệp nhà nước là Văn Điển và Ninh Bình sản xuất. Đặc điểm của hai loại này như sau: - Phân lân nung chảy Văn Điển (FMP-VĐ), còn gọi là phốt phát canxi magiê, tecmophotphat, lân nhiệt luyện, phân lân thủy tinh. Công thức lý thuyết: 4(Ca,Mg)O.P2O5 + 5(Ca,Mg).OP2O5.SiO5. Phân dạng bột, mịn < 0,25 30 mm và dạng hạt < 2 mm, độ ẩm < 1%, màu xám xanh, ánh thủy tinh, không mùi, ít tan trong nước, dễ tan trong axit yếu (tan trong axit xitric 2%). Phân tơi, rời, không đóng cục, không kết tảng, không chua, pH trong khoảng 8,0 8,5. Ngoài ra trong phân lân nung chảy Văn Điển còn chứa một số các chất khác như: Fe2O3, B, Mn, Cu, Co, Zn... - Phân lân nung chảy Ninh Bình: Dạng hạt, đường kính hạt ≥ 3 mm (có màu xanh xám) hoặc dạng bột đường kính ≥ 0,25 mm (màu xanh sáng), được đóng trong bao PP trắng, có tính kiềm pH-8, không mùi vị, không độc hại, không tự hút ẩm. Trong phân lân nung chảy Ninh Bình còn có chứa một số chất khác như: Fe, B, Mn, Cu, Co, Zn, Mo... c) Bột apatit và bột phốtphorit: Đây là phân lân khó tiêu được sản xuất bằng phương pháp nghiền quặng (apatít hoặc phốtphorit) để bón. Lân trong loại phân này ở dạng tự nhiên Ca3(PO4)2 không tan trong nước và axit yếu, cây không sử dụng trực tiếp được mà phải qua quá trình chuyển hóa trong đất do vi sinh vật hoặc độ chua của đất tác động thì cây mới có thể sử dụng được (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Sổ tay Phân bón, 2005). d) Phân lèn: Là loại phân lấy ở các hang núi đá vôi (lèn), có hai loại chính: i) Một loại là bột phôtphorit, thường không chứa đạm. Loại này có tỷ lệ lân dễ tiêu khá cao, nghiền thành bột dùng như apatit và phôtphorit. Tuy nhiên, tùy địa điểm hàm lượng lân rất thay đổi, mà hiệu quả lại phụ thuộc vào hàm lượng lân trong phân; và ii) Loại thứ hai là phân và xác chim, dơi sống trong các hang núi. Loại này có chất hữu cơ, có 1 - 5% N ở dạng nitrat và có tỷ lệ lân khá 7 - 8% ở dạng cây dễ sử dụng. e) Các loại phân lân khác: - Ngoài các loại phân lân nêu trên, còn có một số loại phân lân khác như: Lân Tômas (còn gọi xỉ Tomas, Tomas cứt sắt) chứa ít nhất 14% P2O5 tan trong axit xitric 2%; Rênanít (còn gọi phân lân “Thiêu kết”) là loại phân lân nung 31 chảy, trong đó chất kiềm không phải là magiê (Mg) mà là natri (Na), kali (K) hoặc vôi (CaCO3); Lân nước ót (Nước ót là nước còn lại ở ruộng muối sau khi lấy muối kết tinh); “Thermophos” (Mỹ) chứa 18% P2O5; “Kalmaphos” - Lân nung chảy của Cộng hòa Ả Rập Thống nhất - chứa 19% P2O5 và 21% MgO; Lân nung chảy Nhật Bản (Fused phosphate CaMg) chứa 19% P2O5; Lân nung chảy Liên bang Đức (MG) chứa 17 - 21% P2O5, 12 - 14% MgO và vi lượng (Mn, B, Cu). Nhìn chung, ở nước ta phân supe phốt phát, tecmo phốt phát là những loại phân lân chính và được dùng phổ biến. 1.3.4. Nghiên cứu sử dụng phân lân ở Việt Nam 1.3.4.1. Sử dụng phân lân ở Việt Nam Có thể chia sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam thành 3 giai đoạn như sau (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2005): - Giai đoạn 1960 - 1970: Giai đoạn này chủ yếu là gieo cấy các giống lúa cao cây như: Chiêm bầu, Chiêm tép, Chiêm chanh, Sài đường, 314, Mộc tuyền… Các thí nghiệm về hiệu lực phân supe phốt phát, tecmo phốt phát bón với liều lượng 45 - 60 kg P2O5⁄ha, trong vụ xuân (chiêm xuân) bội thu không vượt quá 0,5 tấn/ha, hiệu suất không vượt quá 8 kg thóc⁄kg P2O5, trong vụ mùa bội thu không vượt quá 4 kg thóc/kg P2O5. Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh trong sản xuất: nông dân không bón lân, phân lân sản xuất bị ứ đọng. Nguyên nhân có thể là hàm lượng lân trong đất còn cao, nhu cầu dinh dưỡng N, P, K của các giống lúa cổ truyền không cao và với lượng phân hữu cơ bón lúc bấy giờ (5 - 6 tấn/ha/vụ) về cơ bản cũng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của lúa. - Giai đoạn 1970 - 1980: Giai đoạn này các giống lúa mới đã thay dần các giống lúa cũ trên nhiều vùng đất. Giống lúa mới thấp cây, chủ yếu là NN8, CR203, có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn, trong đó lân cao gấp 2 - 3 lần so với các giống cũ và hiệu quả bón lân cũng cao gấp 2 - 3 lần. Nguyên nhân một phần do yêu cầu lân của giống lúa, nhưng mặt khác cũng là do độ phì của đất bị giảm sau một thời gian dài không bón lân. Tuy vậy, lượng lân được bón cho 32 cây trồng vẫn còn rất thấp, bình quân bón trong những năm 1981 - 1984 không vượt quá 12 kg/P2O5/ha. Hiện tượng phân lân ứ đọng ở các kho là khá phổ biến ở thời kỳ này. Một trong những nguyên nhân là có sự không đồng nhất giữa nghiên cứu - sản xuất và tiêu thụ, có thể là do chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp chưa kịp đổi mới, mặc dầu vị trí của lân trong thâm canh đã được phát hiện. - Giai đoạn 1990 đến nay: Trong giai đoạn này các giống lúa mới, trong đó có những giống có tiềm năng năng suất cao như: DT10, C70, C71, IR64… đặc biệt là các tổ hợp lai (tạp giao) như: TG1 và TG5. Những giống lúa lai đó có nhu cầu dinh dưỡng N, P, K cao, nếu không bón đầy đủ và cân đối N, P, K thì sẽ thất thu năng suất. Lượng hút lân của lúa ở giai đoạn 1981 - 1990 tăng 53,3% và ở giai đoạn 1991 - 1993 tăng 63,1% so với giai đoạn 1975 - 1980. Thêm vào đó nhận thức của người nông dân về vai trò của phân lân trong thâm canh được nâng cao thông qua kinh nghiệm trong việc sử dụng phân lân thông qua các chương trình nghiên cứu, khuyến cáo được kết hợp giữa cơ quan nghiên cứu, khuyến nông, thông tin đại chúng với các công ty sản xuất phân lân. Trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta bước đầu đã hội nhập với nền kinh tế thế giới, một số loại cây trồng đã trở thành nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: Cà phê, hồ tiêu, chè, ngô… Do đó, công tác nghiên cứu về kỹ thuật canh tác, trong đó chủ yếu về mặt dinh dưỡng cây trồng với biện pháp như bón phân cân đối đã được nghiên cứu có hệ thống và đồng bộ, trong đó có phân lân được khuyến cáo bón cho cà phê, ngô, chè, lạc, mía với liều lượng tương ứng là 100 - 150 kg P2O5; 90 - 120 kg P2O5; 60 - 80 kg P2O5; 90 - 120 kg P2O5; 90 - 120 kg P2O5. Bên cạnh đó có một số tác giả đã sử dụng kỹ thuật hạt nhân nghiên cứu hệ số sử dụng lân của cây cà phê trong hệ thống thâm canh ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hệ số sử dụng phân lân của cây cà phê phụ thuộc vào lượng bón và phương pháp bón, nếu bón ít thì hệ số sử dụng lân sẽ cao hơn, bón nhiều thì hệ số sử dụng lân sẽ giảm. Bón kết hợp phân chuồng cũng 33 giúp tăng cao hơn hệ số sử dụng lân. Tùy theo lượng bón và phương pháp bón mà hệ số sử dụng lân của cây cè phê đạt được 20 - 36% tính đến 45 ngày sau khi bón lân (Vũ Đình Tuấn và nnk, 2009) Phân lân đã đóng góp một phần đáng kể trong việc tăng năng suất và sản lượng các nông sản. Tiêu thụ các loại phân lân gia tăng nhanh chóng, từ 1995 đến nay số lượng supe phốt phát và tecmo phốt phát hàng năm tiêu thụ bình quân 80 vạn tấn (Nguyễn Văn Bộ và nnk, 2003). 1.3.4.2. Hiệu lực sử dụng phân lân cho một số cây trồng chính ở Việt Nam a) Hiệu lực phân lân đối với lúa: Hiệu lực phân lân đối với lúa phụ thuộc chủ yếu vào nhóm yếu tố, nhưng 5 yếu tố dưới đây được nghiên cứu nhiều nhất: i) Hiệu lực phân lân trong mối quan hệ với tính chất đất: Hiệu lực phân lân có liên quan chặt chẽ với hàm lượng lân tổng số, lân dễ tiêu và hàm lượng các bon trong đất, đồng thời cũng có liên quan với đối chứng không bón lân. Đất có hàm lượng chất hữu cơ càng cao, lân tổng số và lân dễ tiêu càng thấp thì hiệu lực lân bón cho lúa càng cao. ii) Hiệu lực phân lân trong mối quan hệ với dạng lân bón: Cho đến nay, tồn tại trong sản xuất chủ yếu dạng: Supe phốt phát đơn (SSP), tecmo phốt phát (FMP) và diamon phốt phát (DAP). Tùy theo tính chất đất, chủ yếu là pH đất, hiệu lực phân lân đối với lúa có khác nhau. Ba dạng lân (SSP, FMP, DAP) bón cho lúa trên hầu hết các loại đất đều có hiệu quả. iii) Hiệu lực phân lân trong mối quan hệ với đặc điểm sinh học của lúa: Hiệu lực của phân lân cũng phụ thuộc vào giống lúa. Các giống lúa cổ truyền, cao cây như: Bầu, Tép, Sài đường, 314 và các giống lúa chịu thiếu lân như IR36, IR29 có nhu cầu NPK thấp, do đó hiệu lực của phân lân cũng thấp. Đối với các giống lúa lai, giống lúa mới, thấp cây, năng suất cao như TG1, TG5, NN8, DT10, C70… nhu cầu dinh dưỡng NPK cao, do đó hiệu lực phân lân cũng cao. iv) Hiệu lực phân lân trong mối quan hệ với đạm: Nhu cầu lân có liên 34 quan đến nhu cầu đạm, do đó có liên quan đến tỷ lệ N:P trong đất. Tỷ lệ N:P trong đất càng cao thì hiệu lực phân lân trên đất úng trũng, đất phèn chứng minh quy luật này. Bón P cân đối với đạm trên từng loại đất không những tăng bội thu cho lân mà còn tăng bội thu cho đạm, do giảm được lượng N tiêu tốn cho 1 đơn vị sản phẩm, khoảng 20 - 25%. v) Hiệu lực phân lân, trong mối quan hệ với mùa vụ và thời tiết khí hậu: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đồng ruộng về hiệu lực phân lân và nghiên cứu về động thái lân trong đất ở điều kiện mùa vụ và thời tiết khí hậu khác nhau, một số quy luật được rút ra sau đây: Hiệu lực phân lân đối với lúa ở miền Bắc vụ xuân cao hơn vụ mùa, gần gấp đôi. Ngoài 5 yếu tố trên hiệu lực phân lân đối với lúa còn có quan hệ với kỹ thuật bón và thời kỳ bón. b) Hiệu lực phân lân đối với một số loại cây trồng khác: Trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét, bón các dạng lân (Apatit Lào Cai, Ferphos - Phosphat rock, Gasfa - Phosphat rock, phốt phát rock 3, supe phốt phát) đã làm tăng pH đất 0,41 - 0,52 đơn vị; hữu cơ tổng số, các cation trao đổi tăng lên, lân dễ tiêu thay đổi từ 4,33 đến 13,56 mg/100 g đất. Bón lân làm tăng rõ rệt kích thước lá và quả dứa, từ đó làm tăng năng suất từ 32,88 tấn/ha (đối chứng) lên 42,68 tấn/ha. Bón phân lân cho hiệu quả kinh tế từ 62,22 triệu đồng/ha đến 72,56 triệu đồng/ha (Nguyễn Công Vinh và nnk, 2009). Theo Lê Hồng Lịch và nnk (2009), bón lân cho cà phê vối trồng ở Tây Nguyên vào thời điểm tưới 1 lần trong mùa khô đã duy trì độ ẩm đất lâu hơn so với không bón lân. Ở cà phê kinh doanh, bón lân đã làm tăng tỷ lệ đậu quả 2,5 - 8,6% (chu kỳ tưới 22 ngày) và 3,5 - 9,3% (chu kỳ tưới 30 ngày) so với không bón lân. Bón 100 - 200 kg P2O5/ha tỷ lệ đậu quả giữa hai chu kỳ tưới không chênh lệch đáng kể và biến động 30,3 - 37,1%, không bón lân tỷ lệ đậu quả 26,8 - 28,5%. Theo dõi trong 3 năm liên tục ở cả hai chu kỳ tưới (22 ngày và 30 ngày), tỷ lệ tươi/nhân ở công thức không bón lân hoặc bón lân thấp (50 35 kg P2O5/ha) luôn có xu hướng cao hơn so với các công thức bón lân cao (100 200 kg P2O5/ha), song sự chênh lệch này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nếu tính trung bình trong 3 năm, bón lân đã làm tăng năng suất cà phê so với không bón lân 19,0 - 30,6% (chu kỳ tưới 22 ngày) và 21,7 - 40,4% (chu kỳ tưới 30 ngày). 1.3.4.3. Hiệu lực phân lân trên đất XBM Trên đất XBM với cơ cấu sản xuất chính của vùng là Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông, có thể sắp xếp hiệu lực của các yếu tố dinh dưỡng đa, trung lượng đối với cây trồng trong cơ cấu như sau: trên nền không bón phân chuồng: Đối với lúa xuân K > N > P > Mg > S, Ca; đối với lúa mùa: K > N > P > Mg > S, Ca; đối với ngô đông: K > N > P > Mg > S > Ca. Trên nền có bón phân chuồng: đối với lúa xuân: N > P, K > Mg > S,Ca; đối với lúa mùa: K > N > P, Mg > S, Ca; đối với ngô đông: K > N > P > Mg > S, Ca. Trên nền không bón phân chuồng, bón thiếu lân đã làm năng suất lúa xuân, lúa mùa, ngô đông trên đất bạc màu chỉ đạt lần lượt là 84,6%; 94,9% và 87,9% so với bón đầy đủ NPK. Trên nền có bón phân chuồng, bón thiếu lân thì năng suất lúa xuân, lúa mùa và ngô đông chỉ đạt 84,2%, 95,3% và 94,3% so với bón đầy đủ NPK. Hiệu lực của P đối với lúa xuân trên nền không bón phân chuồng và có bón phân chuồng tương ứng 10,1 và 11,8 kg thóc/1 kg P2O5. Đối với vụ mùa hiệu lực tương ứng là 3,1thóc/1 kg P2O5. Còn trong vụ ngô đông tỷ lệ tương ứng là 3,0 và 5,9 kg ngô hạt/1 kg P2O5. Trong cơ cấu Lúa xuân - Đậu tương hè - Lúa mùa muộn - Khoai tây đông trên đất XBM: Trên nền không bón phân chuồng và có bón phân chuồng, bón thiếu lân đã làm năng suất lúa xuân chỉ đạt 88,7% và 87,2% so với bón đầy đủ NPK. Đối với đậu tương hè tỷ lệ năng suất tương ứng là 77,0% và 86,0%; lúa mùa muộn 96,8% và 94,1%; khoai tây đông 77,4% và 78,8% so với công thức bón đầy đủ NPK. Hiệu lực các chất dinh dưỡng đối với năng suất cây trồng trong cơ cấu có thể sắp xếp như sau: Đối với lúa xuân, đậu tương hè và khoai tây đông cả trên nền không hoặc có phân chuồng thì N > P 36 > K, đối với lúa mùa muộn thì N > K > P. Hiệu lực của phân lân trên nền không và có phân chuồng đối với lúa xuân là 10 và 12 kg thóc/1 kg P2O5; đậu tương hè 7 và 4 kg hạt/1 kg P2O5; lúa mùa muộn 1 và 3 kg thóc/1 kg P2O5; khoai tây đông 38 và 34 kg củ/1 kg P2O5 (Bùi Huy Hiền, Nguyễn Trọng Thi và nnk, 2009). Phân lân được sử dụng cho cây lúa trên đất XBM ở mức từ 30 đến 100 kg P2O5, tùy theo loại giống và thời vụ. Liều lượng bón phân lân cho cây ngô đông trên đất XBM 90 - 130 kg P2O5 tùy theo loại giống. Các kết quả nghiên cứu gần đây ở Bắc Giang cho thấy cây lúa, ngô có phản ứng cao khi bón phân đạm, kali nhưng lại có rất thấp đối với phân lân (Nguyễn Văn Bộ và nnk, 2012). Điều này cho thấy hiện tượng tích lũy lân trong đất đã và đang diễn ra trên các vùng trồng lúa, ngô gây lãng phí phân bón, tăng chi phí sản xuất. Nhận xét chung: Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đất trên Thế giới cũng như ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về đất XBM. Kết quả là đã chỉ ra được nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển, xác định tên đất cũng như những tính chất cơ bản của nhóm đất này. Lân trong đất tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: Dễ tiêu, hòa tan, hữu cơ, khoáng…. Sự thay đổi các dạng lân trong đất quyết định khả năng hút lân của cây và hiệu quả của việc bón lân. Lân là yếu tố hạn chế năng suất trong các loại đất, trong đó có đất XBM. Những nghiên cứu đồng bộ về dạng lân trong đất, các loại phân bón lân và có lân cũng đã được tiến hành nghiên cứu trong đất XBM. Tuy nhiên, nghiên cứu chi tiết và đồng bộ cho đất XBM ở tỉnh Bắc Giang chưa thực sự được đầu tư thỏa đáng; đặc biệt là nghiên cứu về biến động của hàm lượng và các dạng lân trong đất dưới tác động của những thay đổi về chế độ canh tác, bón phân, chế độ nước… trong thời gian gần đây chưa được đề cập. Từ những tài liệu đã tổng hợp nêu trên, những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lân trong đất XBM một lần nữa cho thấy sự cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài luận án này, nhằm giải quyết mục tiêu đã nêu ở trên. 37 Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: i) Đất XBM tỉnh Bắc Giang, và ii) Một số cây trồng/cơ cấu cây trồng chính trên đất XBM tỉnh Bắc Giang. - Vật liệu nghiên cứu: i) Một số dạng phân bón: Supe lân, lân nung chảy, apatit Lào Cai, đạm urê, phân kali clorua, và ii) Giống lúa Khang Dân 18, giống ngô CP 999. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại vùng đất XBM chính của tỉnh Bắc Giang. - Các thí nghiệm nhà lưới được tiến hành tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. - Các thí nghiệm đồng ruộng được tiến hành trên đất XBM tại Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón vùng Trung du, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. - Đề tài được thực hiện từ năm 2010 đến năm 2014. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá một số đặc điểm tự nhiên và sản xuất nông nghiệp vùng nghiên cứu - Đánh giá đặc điểm địa chất và khí hậu vùng nghiên cứu. - Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang: Các loại sử dụng đất/cơ cấu cây trồng chính, diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính và tình hình sử dụng phân bón trên đất XBM tỉnh Bắc Giang. 2.2.2. Đặc điểm đất XBM tỉnh Bắc Giang - Phân bố và thực trạng chất lượng đất XBM tỉnh Bắc Giang. - Xác định hàm lượng các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang. - Đánh giá sự thay đổi hàm lượng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang. 38 2.2.3. Ảnh hưởng của một số loại hình, chế độ canh tác, quá trình thâm canh đến hàm lượng và một số dạng lân trong đất - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước (khô và ẩm) đến các dạng lân trong đất XBM. - Nghiên cứu ảnh hưởng của của các dạng lân bón đến khả năng hấp thụ lân của cây lúa và các dạng lân trong đất XBM. - Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất cây trồng trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông và các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang. - Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình bón phân, vùi phế phụ phẩm đến năng XBM tỉnh Bắc Giang. 2.2.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang - Xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả sử dụng lân trên đất XBM tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân. 2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng 2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu 2.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp Đặc điểm về điều kiện tự nhiên (địa chất, khí hậu), tình hình sản xuất nông nghiệp (diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây trồng chính, tình hình sử dụng phân bón) được thu thập từ các cơ quan của tỉnh Bắc Giang như: Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khí tượng Thủy văn và tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa. 2.3.1.2. Thu thập các số liệu sơ cấp Điều tra tình hình sử dụng phân bón cho một số loại cây trồng trên đất XBM ở Bắc Giang được tiến hành tại bằng phương pháp phỏng vấn theo mẫu phiếu in sẵn. Vùng đất XBM được xác định dựa vào bản đồ đất tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/50.000; lựa chọn ngẫu nhiên 200 hộ nông dân sản xuất nông 39 nghiệp trong vùng đất XBM. Vùng chuyên rau và chuyên lúa được xác định theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đất tỉnh Bắc Giang và ý kiến chuyên gia. Theo đó, vùng chuyên lúa điều tra các xã Lương Phong (huyện Hiệp Hòa) và xã Hương Mai (huyện Việt Yên); và vùng chuyên rau điều tra các xã Đông Lỗ (huyện Hiệp Hòa) và xã Quang Minh (huyện Việt Yên). Tại mỗi xã, điều tra 15 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên (tổng số hộ điều tra là 60 hộ). 2.3.2. Phương pháp điều tra lấy mẫu đất ngoài đồng - Lấy 80 mẫu đất mặt (0 - 20 cm) vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang để đánh giá đặc điểm tính chất đất, phương pháp lấy mẫu đất ngoài đồng Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn, Tiêu chuẩn Ngành 10 TCN 68-84, Bộ Nông nghiệp (1984). - Lấy 60 mẫu đất tầng mặt của 60 hộ tại vùng điều tra chuyên rau và chuyên lúa trên đất XBM tỉnh Bắc Giang; trong đó 30 mẫu đất ở vùng chuyên lúa thuộc xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (15 mẫu) và xã Hương Mai, huyện Việt Yên (15 mẫu); và 30 mẫu đất ở vùng chuyên rau thuộc xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa (15 mẫu) và xã Quang Minh, huyện Việt Yên (15 mẫu). Các mẫu đất được lấy ở tầng mặt (0-20 cm) và tại mỗi ruộng được chọn, lấy mẫu tại 5 điểm theo phương pháp đường chéo, trộn đều lấy khoảng 1 kg mẫu. 2.3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm 2.3.3.1. Thí nghiệm trong nhà lưới a) Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chế độ nước (khô và ẩm) đến các dạng lân trong đất XBM: - Thí nghiệm được tiến hành tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, từ tháng Hai đến tháng Năm năm 2012; sử dụng đất XBM tại Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón vùng Trung du (Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang), gồm 4 công thức sử dụng các dạng lân khác nhau: 1. Đối chứng (đất); 2. Đất + Supe lân; 3. Đất + Lân nung chảy (lân tecmo); 40 4. Đất + Apatit Lào Cai. - Mỗi công thức sử dụng các dạng lân khác nhau được tiến hành trên 02 chế độ canh tác: Ẩm (ngập nước hoàn toàn) và khô (độ ẩm tuyệt đối 20%, độ ẩm được điều chỉnh thường xuyên trong quá trình tiến hành thí nghiệm). - Mỗi công thức được nhắc lại 3 lần; thí nghiệm bao gồm 72 chậu, mỗi chậu có trọng lượng 2 kg đất (các công thức bón các dạng lân khác nhau tương ứng với 0,15 g P2O5/chậu). Tất cả các công thức đều được bổ sung lượng phân N, K như nhau (0,13 g N dạng đạm urê/chậu và 0,01 g K2O dạng kali clorua/chậu). - Mẫu đất của mỗi vụ được lấy ở 3 thời điểm: Ngay sau khi trộn phân; sau 45 ngày; và khi kết thúc thí nghiệm. Các chỉ tiêu phân tích đất gồm: Hàm lượng lân tổng số; lân dễ tiêu; lân hòa tan; các dạng lân khoáng (lân liên kết sắt, liên kết nhôm và liên kết canxi, magiê). b) Nghiên cứu ảnh hưởng của của các dạng lân bón đến khả năng hấp thụ lân của cây lúa và các dạng lân trong đất XBM: - Thí nghiệm được tiến hành tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, trên cơ cấu lúa xuân và lúa mùa (từ tháng Hai đến tháng Chín năm 2013); sử dụng đất XBM tại Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón vùng Trung du, gồm 5 công thức sử dụng các dạng lân khác nhau: CT1. Đối chứng (bón NK); CT2. NK + supe lân; CT3. NK + lân nung chảy; CT4. NK + hỗn hợp supe lân và lân nung chảy; CT5. NK + DAP. Lượng phân bón được sử dụng cho mỗi chậu như sau: CT1: 1,4 g urê + 0,8 g kali clorua; CT2: 1,4 g urê + 3,9 g lân supe + 0,8 g kali clorua; CT3: 1,4 g urê + 3,9 g lân nung chảy + 0,8 g kali clorua; 41 CT4: 1,4 g urê + 1,95 g lân supe + 1,95 g lân nung chảy + 0,8 g kali clorua; CT5: 0,88 g urê + 1,35 g DAP + 0,8 g kali clorua. Thí nghiệm bao gồm 90 chậu, mỗi chậu có trọng lượng 10 kg đất. Chỉ tiêu theo dõi: (i) năng suất cây trồng; (ii) đất: mẫu đất được lấy ở 3 thời điểm ngay sau khi tiến hành thí nghiệm, sau 45 ngày và khi thu hoạch. Phân tích các chỉ tiêu: Hàm lượng lân tổng số; các dạng lân trong đất (P hòa tan; P dễ tiêu; PFe, PAl, và PCa+Mg); và một số tính chất đất như: pH, OC, N tổng số, K dễ tiêu; (ii) mẫu cây được lấy ở 2 thời điểm 45 ngày và khi thu hoạch và được phân tích hàm lượng lân trong cây. 2.3.3.2. Thí nghiệm đồng ruộng a) Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất cây trồng trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông và các dạng lân trong đất XBM tại Bắc Giang: - Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón vùng Trung du từ tháng Năm năm 2012 đến tháng Một năm 2014. - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc; diện tích ô thí nghiệm là 30 m2/ô; thí nghiệm gồm 8 công thức: 1. Đối chứng: Chỉ bón phân chuồng (PC); 2. Nền: Bón PC + đạm (N) + kali (K); 3. Nền + supe lân mức 1; 4. Nền + supe lân mức 2; 5. Nền + supe lân mức 3; 6. Nền + lân nung chảy mức 1; 7. Nền + lân nung chảy mức 2; và 8. Nền + lân nung chảy mức 3. - Vật liệu sử dụng: + Giống lúa: Khang Dân 18, Giống ngô: CP 999. 42 + Phân chuồng: Phân lợn ủ, bón với mức 10 tấn/ha/vụ; phân đạm: Urê, bón ở mức 80 kg N/ha cho vụ lúa mùa và 100 kg N/ha cho vụ lúa xuân và 180 kg N/ha/vụ ngô; phân kali: Kali clorua, bón ở mức 60 kg K2O/ha/vụ lúa và 120 kg K2O/ha/vụ ngô; phân lân: Hai dạng supe lân (SSP) và lân nung chảy (FMP), bón ở 3 mức 1, 2, 3 tương ứng là 40, 60 và 80 kg P2O5/ha/vụ lúa và 80, 100 và 120 kg P2O5/ha/vụ ngô. Chỉ tiêu theo dõi: (i) năng suất cây trồng; (ii) đất: Mẫu đất được lấy trước và sau thí nghiệm và phân tích các chỉ tiêu lân tổng số (P tổng số), các dạng lân trong đất (P hòa tan; P dễ tiêu; PFe, PAl, và PCa+Mg); và (iii) cây: Mẫu cây được lấy ở thời điểm thu hoạch và phân tích hàm lượng lân (P) trong cây. Hiệu quả sử dụng lân khoáng (HQSD P) được tính bằng công thức: HQSD P = ((P uptake mức i – P uptake ở công thức nền) / (P khoáng bón ở mức i)) x 100. b) Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình bón phân, vùi phế phụ phẩm đến năng suất cây trồng, các dạng lân trong đất trên một số cơ cấu cây trồng chính trên đất XBM tại Bắc Giang: - Nghiên cứu được tiến hành trên thí nghiệm dài hạn tại Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón vùng Trung du (Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang) từ năm 1998, gồm 2 nhân tố (tổng cộng 30 công thức), được bố trí theo khối ngẫu nhiên, mỗi công thức có 4 lần nhắc: + Nhân tố 1: Các dạng phân với các công thức phân bón như sau: 1. Không bón phân; 2. Bón phân chuồng; 3. Bón NK; 4. Bón NPK; 5. Bón NPK + phân chuồng. + Nhân tố 2: 1. Vùi phế phụ phẩm của vụ trước; 2. Không vùi phế phụ phẩm của vụ trước. 43 Các công thức được bố trí trên 3 cơ cấu cây trồng khác nhau: 1. Lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa muộn; 2. Đậu tương xuân - lúa mùa sớm - ngô đông; 3. Lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông. - Lượng phân bón sử dụng trong thí nghiệm như sau: + Lúa xuân (giống Khang Dân 18, mật độ trồng 50 khóm/m2) bón 10 tấn phân chuồng + 100 kg N + 70 kg P2O5 + 100 kg K2O cho 1 ha; + Lúa mùa (giống Khang Dân 18, mật độ trồng 50 khóm/m2) bón 10 tấn phân chuồng + 80 kg N + 60 kg P2O5 + 80 kg K2O cho 1 ha; + Đậu tương hè (giống DT 99) 8 tấn phân chuồng + 30 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O cho 1 ha; + Đậu tương xuân (giống DT 99) 8 tấn phân chuồng + 45 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O cho 1 ha; + Ngô đông (giống LVN-4, mật độ trồng 5 cây/m2) bón 10 tấn phân chuồng + 180 kg N + 120 kg P2O5 + 150 kg K2O cho 1 ha. Vùi phế phụ phẩm: Phụ phẩm nông nghiệp được lấy từ cây trồng vụ trước vùi lại cho cây trồng vụ sau. Đối với lúa trả lại toàn bộ rạ tương đương 60% năng suất rơm rạ; đậu tương trả lại 100% thân, lá; ngô 50% thân, lá. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá: Năng suất cây trồng trong thí nghiệm được thu thập trong 14 năm, từ năm 1998 đến năm 2011. Mẫu lúa, ngô và phân chuồng được lấy trong năm 2011, phân tích hàm lượng P tổng số trong cây (thân, lá, hạt), trong phân và được sử dụng để tính toán cân bằng lân (cho cơ cấu lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông). Mẫu đất được lấy trước khi làm thí nghiệm và vào năm 2012 (vụ ngô đông); sau đó được phân tích một số chỉ tiêu (trước khi làm thí nghiệm: pHKCl, OC, P tổng số và dễ tiêu; năm 2012: pHKCl, OC, P tổng số, P dễ tiêu và các dạng lân trong đất như: P hữu cơ, P hòa tan, PFe, PAl, PCa+Mg). Cân bằng lân trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông của thí nghiệm được tính bằng công thức: P = Poutput – Pinput; trong đó Poutput là tổng 44 lượng lân trong lấy ra khỏi ruộng (gồm lượng lân từ sản phẩm thu hoạch và từ phế phụ phẩm lấy ra khỏi ruộng) và Pinput là tổng lượng lân bổ sung vào ruộng, bao gồm lân từ phân chuồng và phân khoáng. Lân được bổ sung từ nước tưới và nước thoát ra khỏi hệ thống được coi là rất nhỏ và giống nhau ở tất cả các công thức. 2.3.3.3. Phương pháp xây dựng mô hình Mô hình sử dụng hợp lý và hiệu quả phân lân trên đất XBM Bắc Giang được xây dựng trên diện tích 1,0 ha. Đất ruộng của mỗi hộ gia đình được chia thành 02 ô bằng nhau với các liều lượng phân bón như sau: Vụ xuân năm 2014 bao gồm 02 công thức: CT1 (canh tác của nông dân): Bón cho 1 ha/1 vụ: 10 tấn phân chuồng + 127 kg N + 85 kg P2O5 + 100 kg K2O; CT2 (khuyến cáo): Bón cho 1 ha/1 vụ: 8 tấn phân chuồng + 110 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O. Vụ mùa năm 2014 bao gồm 02 công thức: CT1 (canh tác của nông dân): Bón cho 1 ha/1 vụ: 10 tấn phân chuồng + 110 kgN + 85 kg P2O5 + 100 kg K2O; CT2 (khuyến cáo): Bón cho 1 ha/1 vụ:8 tấn phân chuồng + 90 kg N + 0 kg P2O5 + 60 kg K2O. Chỉ tiêu theo dõi, đánh giá: Năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế trong mô hình. 2.3.4. Phương pháp phân tích 2.3.4.1. Phương pháp phân tích mẫu đất Mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu theo phương pháp thông dụng của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998), Tiêu chuẩn Ngành và TCVN. Các chỉ tiêu phân tích gồm: - Thành phần cấp hạt (TCVN 5257-1990): Đất được xử lý bằng ôxy già (H2O2) 30-35% để loại chất hữu cơ. Khuếch tán keo bằng Natri Hexametaphotphat/ Natri Cacbonat, lắc đất để qua đêm. Sét và thịt được tách 45 ra khỏi cát bằng cách lọc qua rây ướt (50 µm) và xác định bằng phương pháp pipét. Cát được tách bằng rây khô; - pHKCl (TCVN 4402-1987): Đo bằng pH-meter trong huyền phù theo tỷ lệ đất : dung dịch là 1 : 2,5 (dung dịch KCl 1M); - Các bon hữu cơ tổng số (TCVN 4050-1985): Phương pháp WalkleyBlack: Tác động chất hữu cơ với hỗn hợp Kali Bicromat (K2Cr2O7) N/3 trong Axit Sunfuric (H2SO4) 25 N và chuẩn độ Bicromat dư bằng muối Mohr (Ferrous Sulphate) với chỉ thị màu BDS (Barium Diphenylamine Sulphonate); - Đạm tổng số (TCVN 4051-1985): Phương pháp Kenđan (Kjeldahl): Phá hủy mẫu bằng Axit Sunfuric, chuyển N hữu cơ về dạng Sunphat Amon (NH4)2SO4, cho kiềm tác động chuyển về dạng NH3 và được thu vào dung dịch Axit Boric, chuẩn độ với axit tiêu chuẩn (HCl 0,01 N). - Lân tổng số (TCVN 4052-1985): Sử dụng Axit Pecloric cùng H2SO4 phân hủy và hòa tan các hợp chất phốtpho trong đất; xác định hàm lượng lân bằng phương pháp trắc quang (Spectrophotometer). - Kali tổng số (10 TCN 371-99): Phân hủy và hòa tan mẫu bằng hỗn hợp HF và HClO4 theo M. Jackson; xác định hàm lượng K trong dung dịch bằng quang kế ngọn lửa (Flamephotometer). - Lân dễ tiêu (TCVN 5256-1990): Chiết rút P bằng dung dịch NH4F 0,03 M/ HCl 0,1 M; so màu ở trên máy chiết quang chọn lọc ở bước sóng 882 nm. - Kali dễ tiêu (10 TCN 372-99): Tương tự các phương pháp chiết rút mẫu phân tích Lân dễ tiêu; dịch chiết được đốt trên máy quang kế ngọn lửa AESKính lọc K 768 nm. - Bazơ trao đổi (TCVN 7131-2002): Xác định bằng cách tác động mẫu với Amôn Axêtat 1M (NH4OAc) ở pH = 7. Các cation Ca2+, Mg2+ được đo trong dịch chiết và đo trên máy Quang phổ hấp phụ nguyên tử - Atomic Absorption Spectrophotometer. - Dung tích hấp thu hay Khả năng trao đổi cation (CEC) trong đất (TCVN 4620-1988): Trao đổi bằng NH4OAc (Amôn Axêtat) ở pH=7, rửa bằng cồn 46 80%, trao đổi NH4 bằng KCl 1 M ở pH = 2,5. Xác định NH4 trong dung dịch theo Kjeldahl, hấp thu NH3 bằng HBO3, chuẩn độ bằng HCl 0,01 N. - Các dạng lân trong đất phân tích như sau (Chang và Jackson, cải tiến với Petersen và Corey - dẫn theo Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1998): Lân hòa tan chiết bằng NH4Cl 1 M, đo bằng máy phổ quang kế ở bước sóng 820 nm; lân liên kết nhôm (P-Al) (phần đất sau khi làm lân hòa tan, cho vào ly tâm hai lần với NH4F 0,5 M ở pH 8,2; lấy dịch lọc và đo); lân liên kết sắt (P-Fe) (phần đất sau khi xác định P-Al, rửa hai lần với NaCl, lắc với NaOH 0,1 M, gạn và cho vài giọt H2SO4 đặc, lọc lấy dung dịch để xác định); lân liên kết can xi và ma giê (đất rửa bằng NaCl bão hòa, lấy dịch rửa bổ sung H2SO4 0,25 M; lắc, ly tâm, lọc lấy dung dịch để xác định). 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính toán số liệu và xử lý phiếu điều tra; các số liệu thu thập từ các thí nghiệm trong nhà lưới và ngoài đồng được xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và SAS 9.1. 47 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số đặc điểm tự nhiên và sản xuất nông nghiệp vùng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm địa chất và khí hậu vùng nghiên cứu 3.1.1.1. Đặc điểm địa chất vùng đất XBM Bắc Giang Đặc điểm về địa chất quyết định quá trình hình thành và phát triển của các loại đất, các nghiên cứu về đặc điểm địa chất vùng đất XBM (XBM) ở tỉnh Bắc Giang (Dovjikov và nnk, 1965; Phạm Đình Long và nnk, 1969; Hoàng Ngọc Kỷ và nnk, 1973; Đoàn Kỳ Thụy và nnk, 1976; Hoàng Ngọc Kỷ và nnk, 1977). Các nghiên cứu cho thấy địa chất vùng này chủ yếu thuộc hai hệ tầng Hà Cối và Vĩnh Phúc, với một số đặc điểm như sau: (i) Hệ tầng Hà Cối (J12-Hc): Lộ ra tại Sơn Động, Hiệp Hòa, và có thành phần chủ yếu là cát sạn kết, bột kết; (ii) Hệ tầng Vĩnh Phúc (QII-III) và Đệ Tứ (QIV): Lộ ra ở hầu hết các huyện nhưng chủ yếu tại Hiệp hòa, Việt Yên, có thành phần chủ yếu là cát, bột và sét màu xám, xám vàng loang lổ. 3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu của tỉnh Bắc Giang a) Đặc điểm khí hậu tỉnh Bắc Giang: Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 24 OC, độ ẩm dao động lớn, 80 83%. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới. b) Đặc điểm khí hậu huyện Hiệp Hòa: Hiệp Hòa là địa bàn tiến hành các thí nghiệm đồng ruộng trong nghiên cứu này, là huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và miền núi Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được chia làm 4 48 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Theo số liệu của Trạm Khí tượng Hiệp Hòa (tọa độ 105O 50’ Đ, 21O 22’ B), khí hậu của huyện có các đặc điểm sau: Bảng 3.1. Giá trị bình quân năm về khí hậu tỉnh Bắc Giang Năm Thông số chính (giá trị trung bình) 2009 2010 2011 2012 2013 24,1 24,1 22,8 23,8 22,8 1496,4 1246,0 1189,4 1235,0 1460,6 Lượng mưa (mn) 96,8 130,9 123,0 124,7 156,3 Độ ẩm không khí (%) 81,0 82,0 80,8 83,0 82,0 Nhiệt độ (OC) Số giờ nắng cả năm (giờ) Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2013 - Nhiệt độ trung bình nhiều năm là 23,3 OC; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất (tháng Bảy) là 28,8 OC; nhiệt độ tháng trung bình thấp nhất (tháng Một) là: 14,6 OC; Biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình 6,2 OC. - Bức xạ nhiệt: Vùng có bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới. Số giờ nắng trong ngày đạt 4,6 giờ; tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng Bảy và tháng Tám (163 - 167 giờ). - Lượng mưa: Xét theo chế độ mưa, vùng có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng Năm đến tháng Chín, mùa khô từ tháng Mười đến tháng Tư năm sau. Tổng lượng mưa trung bình cao nhất là tháng Tám (361,5 mm); tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng Hai. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình tương đối cao, khoảng 86%, độ ẩm trung bình thấp nhất khoảng 80% - Gió bão: Về mùa đông, vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mùa hạ, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Nam. Tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s. Huyện ít chịu ảnh hưởng của bão. Đặc điểm khí hậu của huyện Hiệp Hòa khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nhìn chung cũng không khác nhiều so với khí hậu toàn tỉnh Bắc Giang. Mùa đông lạnh, khô hanh kéo dài kèm theo những đợt sương muối gây 49 khó khăn cho việc gieo trồng và chăn nuôi gia súc, đồng thời một số diện tích canh tác dễ bị ngập úng trong mùa mưa. Bảng 3.2. Giá trị bình quân năm về khí hậu huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang Thông số chính (giá trị trung bình) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 25,0 23,6 24,6 24,7 25,4 Số giờ nắng cả năm (giờ) 1282,0 1118,0 1084,4 1013,5 1000,0 Lượng mưa cả năm (mm) 1563,9 1516,7 1341,6 2081,4 1275,9 84,8 85,3 86,4 85,0 87,6 Nhiệt độ (OC) Độ ẩm không khí (%) Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Hiệp Hòa năm 2014 3.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang 3.1.2.1. Đặc điểm chung về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang Bắc Giang là một tỉnh miền núi trung du miền Đông Bắc Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 384.945 ha; trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 275.848 ha. Bắc Giang có thế mạnh về trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như: Lạc, đậu tương, vừng, thuốc lá...; hàng năm cung cấp khoảng 11 ngàn tấn lạc vỏ, trên 7 ngàn tấn đậu tương và gần 1 ngàn tấn thuốc lá nguyên liệu. Bắc Giang có điều kiện phát triển kinh tế lâm nghiệp với 64 ngàn ha rừng tự nhiên, 46 ngàn ha rừng trồng với trữ lượng gỗ rừng đạt 2,2 - 2,5 triệu m3. Đặc điểm địa hình của tỉnh được phân làm hai vùng sinh thái tương đối rõ rệt là trung du và miền núi, phù hợp cho phát triển nền sản xuất nông - lâm nghiệp đa dạng. Ngoài diện tích trồng cây lương thực với sản lượng hàng năm 550 ngàn tấn, Bắc Giang còn là tỉnh có kinh tế trang trại phát triển mạnh; đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất miền Bắc gồm: vải thiều, dứa, nhãn, hồng, na... với diện tích đạt 3,5 vạn ha; sản lượng các loại quả mỗi năm đạt khoảng 5 vạn tấn, trong đó vải thiều đạt trên 3 vạn tấn; doanh thu hàng năm khoảng 200 tỉ đồng. 50 3.1.2.2. Các loại sử dụng đất chính trên đất XBM tỉnh Bắc Giang Trên đất XBM ở Bắc Giang có 6 loại sử dụng đất chính và 35 cơ cấu cây trồng chính (Bảng 3.3). Các loại sử dụng đất chính là: (i) Loại sử dụng đất 2 vụ lúa: Phân bố ở địa hình vàn đến vàn thấp; khá phổ biến ở địa hình vàn thấp; (ii) Loại sử dụng đất lúa - màu: Phân bố ở chân ruộng cao, thiếu nước tưới; (iii) Loại sử dụng đất 2 lúa - màu: Phân bố ở địa hình vàn đến vàn cao, chế độ tưới tiêu chủ động, có hệ thống kênh mương hoàn chỉnh; (iv) Loại sử dụng đất 2 màu - lúa: Thường phân bố ở địa hình cao, chế độ nước tưới bán chủ động; (v) Loại sử dụng đất chuyên màu: Thường phân bố ở địa hình cao. Những nơi có đủ nguồn lực về lao động và khả năng đầu tư, tiêu nước chủ động, có khả năng thâm canh cao có thể gieo trồng 4 - 5 vụ/năm; và (vi) Loại sử dụng đất cây ăn quả: Phân bố ở hầu hết các địa hình từ vàn thấp đến cao. 51 Bảng 3.3. Các loại sử dụng đất chính trên đất XBM Bắc Giang TT 1 2 3 4 5 6 Loại sử dụng đất Lúa 2 vụ Lúa - Màu Cơ cấu cây trồng chính Lúa xuân-Lúa mùa Bí xanh xuân-Lúa mùa Lạc xuân-Lúa mùa Ngô xuân-Lúa mùa 2 lúa - Màu Lúa xuân-Lúa mùa-Ngô đông Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai lang đông Lúa xuân-Lúa mùa-Khoai tây đông Lúa xuân-Lúa mùa-Đậu tương đông Lúa xuân-Lúa mùa-Rau đông Lúa xuân-Lúa mùa-Dưa chuột đông Lúa xuân-Lúa mùa-Hành đông Lúa xuân-Lúa mùa-Lạc đông 2 màu - lúa Ngô xuân-Lúa mùa-Lạc đông Lạc xuân-Lúa mùa-Rau đông Khoai lang xuân-Lúa mùa-Ngô đông Lạc xuân-Lúa mùa-Đậu tương đông Lạc xuân-Lúa mùa-Rau đông Đậu tương xuân-Lúa mùa-Khoai lang đông Đậu tương xuân-Lúa mùa-Ngô đông Lạc xuân-Lúa mùa-Khoai tây đông Lạc xuân-Lúa mùa-Ngô đông Bí xanh xuân hè-Lúa mùa-Ngô đông Thuốc lào xuân-Lúa mùa-Hành đông Dưa chuột xuân-Lúa mùa-Hành đông Chuyên màu và Ngô xuân-Ngô mùa cây công nghiệp Bí xanh xuân hè-Bí xanh thu đông ngắn ngày Lạc xuân-Dưa hấu hè thu-Khoai tây đông Rau xuân-Rau mùa-Rau đông Dưa chuột xuân-Dưa chuột hè-Dưa chuột thu đông Lạc xuân-Đậu tương hè-Rau hè thu-Khoai tây đông Đậu tương xuân-Đậu xanh hè-Ngô thu đông-Rau đông Địa liền Sắn Cây ăn quả Vải Cam Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa năm 2010 và 2013 52 3.1.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính Kết quả điều tra về diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính trên đất XBM ở Bắc Giang (Bảng 3.4) cho thấy, mặc dù đất XBM nghèo dinh dưỡng, nhưng hầu hết cây trồng có năng suất tương đối khá, và năng suất của cây trồng đạt được như vậy chủ yếu là do thâm canh và sử dụng phân bón (Bảng 3.4). Bảng 3.4. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trên đất XBM tỉnh Bắc Giang Cây trồng Diện tích, ha Năng suất, tạ/ha Sản lượng, tấn Lúa 111.675 52,71 588.627 Ngô 9.325 37,90 35.326 296 21,3 630,2 Rau đậu các loại 21510 174,5 375349 Lạc 11.662 24,7 28.779 Khoai lang 6.630 101,9 67.590 Sắn 5.919 139,0 82.257 Vải 33.472 40,4 135.449 Cam 692 40,88 2.829 Chè 544 73,1 3.978 Mía 308 410,4 12.641 Thuốc lá, thuốc lào Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2013 3.1.2.4. Tình hình sử dụng phân bón Kết quả tổng hợp, xử lý số liệu của 200 phiếu điều tra nông hộ trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy: Sử dụng phân bón cho các loại cây trồng ở các vùng đất XBM tại Bắc Giang, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và rất khác nhau, tùy thuộc vào các loại đất, loại cây trồng, cơ cấu cây trồng, trình độ thâm canh và điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình. Các loại phân chủ yếu được dùng cho cây trồng là: Phân chuồng, đạm urea, lân super, kali clorua, các loại phân tổng 53 hợp NPK... Mức đầu tư phân bón cũng rất khác nhau giữa các loại cây trồng, một số được bón ở mức cao như dưa chuột, bí xanh, rau, địa liền, mía… trong khi một số các cây trồng khác thì bón ở mức rất thấp như sắn, đậu (Bảng 3.5). Bảng 3.5. Liều lượng và tỷ lệ N:P:K bón cho cây trồng trên 1 ha ở vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang Cây trồng PC(tấn) N (kg) P2O5(kg) K2O(kg) Tỷ lệ N:P:K Lúa 6,7 92,0 65,4 82,4 1:0,7:0,9 Ngô 7,8 94,2 74,4 83,7 1:0,8:0,9 Đậu tương 6,9 50,5 60,7 64,5 1:1,2:1,3 Lạc 6,9 54,2 71,8 73,9 1:1,3:1,4 Đậu xanh 4,2 39,5 0,0 0,0 1:0,0:0,0 Khoai lang 7,9 73,7 39,8 11,9 1:0,5:0,2 Khoai tây 8,7 151,9 71,0 133,2 1:0,5:0,9 Dưa chuột 11,0 230,1 195,2 201,9 1:0,8:0,9 Hành 8,2 136,6 101,5 123,6 1:0,7:0,9 Thuốc lào 11,5 364,9 172,7 198,5 1:0,5:0,5 Dưa hấu 8,9 147,2 122,0 93,0 1:0,8:0,6 Bí xanh 11,6 180,8 122,3 117,4 1:0,7:0,6 Rau 13,5 117,9 84,9 85,3 1:0,7:0,7 Địa liền 18,0 253,5 324,1 265,9 1:1,3:1,0 Sắn 4,8 23,8 47,6 14,3 1:2,0:0,6 Vải 7,1 22,7 45,5 13,6 1:2,0:0,6 Cam 19,0 278,9 79,5 298,8 1:0,3:1,1 Ghi chú: Số liệu tổng hợp từ 200 phiếu điều tra Kết quả điều tra chi tiết về sử dụng phân bón tại vùng chuyên lúa (xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa và xã Hương Mai, huyện Việt Yên) và vùng chuyên rau (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa và xã Quang Minh, huyện Việt Yên) trên đất XBM tại Bắc Giang (Bảng 3.6) cho thấy lượng phân khoáng nông dân sử dụng là khá cao, nhưng không đồng đều giữa các vùng chuyên 54 canh. Tính trung bình, ở vùng chuyên rau lượng phân hữu cơ và phân đạm sử dụng lớn hơn gấp 2 lần, phân lân cao hơn khoảng 0,5 lần nhưng phân kali lại thấp hơn 0,25 lần so với vùng chuyên lúa. Tại hai vùng chuyên rau (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa và xã Quảng Minh, huyện Việt Yên) việc sử dụng phân bón khác nhau rất rõ. Tại Đông Lỗ, cây rau ở đây phần lớn là các loại rau gia vị, người dân sử dụng một lượng lớn phân hữu cơ (chủ yếu là phân gà), nên lượng phân kali khoáng sử dụng là thấp hơn rất nhiều so với vùng rau ở xã Quảng Minh (Bảng 3.6). Tỷ lệ sử dụng phân bón cho lúa của nông dân vùng điều tra là khá hợp lý, với tỷ lệ kali bón so với lân và đạm là khá cao so với các khuyến cáo trước đây, tỷ lệ N-P2O5-K2O của người dân bón cho lúa trung bình là 1-0,8-1,1. Mức bón này là khá phù hợp với những nhận định gần đây về yếu tố thiếu hụt dinh dưỡng kali cho lúa trên đất xám bạc mầu vùng Bắc Giang (Mussgnug F và nnk, 2006; Trần Minh Tiến và nnk, 2013). Bảng 3.6. Tình hình sử dụng phân bón tại các hộ nông dân TT 1 2 Vùng Địa điểm Chuyên lúa Lượng phân sử dụng (kg/ha/năm) Hữu cơ N P2 O 5 K2 O Lương Phong 16686 111 142 172 Hương Mai 13680 221 146 203 Trung bình 15183 166 144 188 54579 364 149 11 Quảng Minh 15546 321 271 272 Trung bình 35026 343 210 141 Chuyên rau Đông Lỗ Ghi chú: Số liệu tổng hợp từ 15 phiếu tại mỗi địa bàn điều tra 3.2. Đặc điểm đất XBM tỉnh Bắc Giang 3.2.1. Đặc điểm chung về phân loại, phân bố và thực trạng chất lượng đất XBM tỉnh Bắc Giang Tổng hợp từ Chú dẫn các bản đồ đất ở các tỷ lệ khác nhau của tỉnh Bắc 55 Giang trước năm 1979 (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 1976 và 1979), toàn tỉnh có 5 loại đất XBM khác nhau thể hiện trong bảng 3.7 dưới đây: Bảng 3.7. Phân loại đất XBM tỉnh Bắc Giang trước năm 1979 Loại đất XBM theo các bản đồ cũ Đất bạc màu trên phù sa cũ có sản phẩm feralic Ký hiệu Diện tích, ha 14 13.730,2 14Tb 21.759,1 Đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit 15Bf 6.337,2 Đất dốc tụ bạc màu không có sản phẩm feralit 15Bo 8.003,0 Đất feralit biến đổi do trồng lúa bạc màu 16B 12.011,9 có nền cơ giới nặng Đất bạc màu trên phù sa cũ có sản phẩm feralit có nền cơ giới trung bình Nguồn: Kết quả điều tra, thu thập tài liệu, bản đồ Kết quả nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2005) về xây dựng hệ thống phân loại đất áp dụng cho xây dựng tỷ lệ bản đồ đất trung bình và lớn, đất XBM của tỉnh Bắc Giang được phân ra lại thành 4 loại đất sau: 1. Đất XBM có tầng sét loang lổ - ký hiệu XAbm.ll. 2. Đất XBM đọng nước - ký hiệu XAbm.đn. 3. Đất XBM nhiều sỏi sạn - ký hiệu XAbm.ss. 4. Đất XBM điển hình - ký hiệu XAbm.đh. Theo phân loại của FAO-WRB, các loại đất XBM của Bắc Giang tương ứng với loại đất Plinthic Acrisols hoặc Haplic Acrisols; còn theo phân loại đất của USDA (Soil Survey Staff, 1999), các loại đất XBM Bắc Giang thuộc nhóm đất chính Plinthaquults hoặc Hapludults (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2002). Theo kết quả điều tra mới nhất về đất XBM tỉnh Bắc Giang (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2012), toàn tỉnh có 61.294,8 ha đất XBM, phân bố chủ yếu tại các huyện Tân Yên, Lục Nam và Hiệp Hòa (Bảng 3.8). Số liệu phân tích các mẫu đất XBM tại Bắc Giang (Bảng 3.9) cho thấy, đất XBM có tầng sét loang lổ và đất XBM đọng nước có thành phần cơ giới trung bình, còn các đất XBM sỏi sạn và đất XBM điển hình có thành phần cơ 56 giới nhẹ. Đất khá chặt, dung trọng đất trung bình dao động trong khoảng 1,22 - 1,29 g/cm3. Đất chua nhẹ, pHH2O trong khoảng 5,8 - 6,1; pHKCl trong khoảng 5,0 5,2. Hàm lượng các bon hữu cơ trong đất từ nghèo đến khá, trung bình là 1,26% OC. Đạm tổng số ở mức nghèo đến trung bình, từ 0,07 - 0,14% N, trung bình là 0,12% (đất XBM loang lổ và đất xám điển hình thường ở mức thấp). Kali tổng số và dễ tiêu khá thấp, lần lượt dao động từ 0,07 - 0,19% K2O, bình quân 0,11% K2O; và từ 3,05 - 5,22 mg K2O/100 g đất, bình quân kali tổng số ở mức nghèo 4,08 mg K2O/100 g đất. Tổng các cation kiềm trao đổi dao động ở mức thấp, thường nhỏ hơn 3,0 meq/100 g đất. Dung tích hấp thu (CEC) trong đất ở mức thấp đến trung bình, từ 8,26 - 11,30 meq/100 g đất, trung bình là 9,78 meq/100 g đất. 57 Bảng 3.8. Diện tích và phân bố đất XBM tỉnh Bắc Giang theo huyện trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 Diện tích và phân bố đất XBM theo huyện, (ha) TT Loại đất Hiệp Hòa Lạng Giang Lục Nam Lục Ngạn Sơn Động Tân Yên TP. Bắc Giang Việt Yên Yên Dũng Yên Thế Cộng 1 XAbm.ll 6.222,8 2.047,7 957,2 68,0 - 2.969,4 539,5 3.677,6 1.115,0 53,4 17.650,5 2 XAbm.đn 2.583,6 1.050,8 1.617,1 217,9 - 6.933,9 718,8 2.689,2 2.609,7 66,9 18.487,9 3 XAbm.ss 441,5 1.973,0 6.010,0 3.168,1 3.634,9 245,1 41,4 698,7 187,8 2.290,4 18.691,0 4 XAbm.đh 391,5 847,9 1.452,7 315,7 120,3 1.342,6 71,9 764,8 405,5 752,6 6.465,5 9.639,4 5.919,4 10.037,0 3.769,6 3.755,2 11.491,0 1.371,6 7.830,4 4.318,0 3.163,3 61.294,8 Tổng cộng: Ghi chú: XAbm.ll - Đất XBM có tầng sét loang lổ; XAbm.đn - Đất XBM đọng nước; XAbm.ss - Đất XBM nhiều sỏi sạn; XAbm.đh - Đất XBM điển hình. 58 Bảng 3.9. Một số tính chất lý hóa học (tầng đất mặt) đất XBM tỉnh Bắc Giang Dung trọng Loại đất Giá trị (g/cm3) Xbm.ll Xbm.đn Xbm.ss Xbm.đh Min Max TB STD Min Max TB STD Min Max TB STD Min Max TB STD 1,26 1,32 1,29 0,02 1,11 1,35 1,27 0,10 1,02 1,28 1,21 0,13 1,26 1,28 1,27 0,01 Thành phần cấp hạt (%) Độ chua Cát thô Cát mịn Thịt Sét 0,9 10,3 4,2 3,4 5,8 15,5 11,8 4,0 2,6 26,5 13,6 10,9 12,5 14,6 13,6 1,5 32,3 76,3 55,8 12,0 32,9 69,2 51,8 16,6 33,3 58,0 47,9 10,4 60,5 70,8 65,7 7,3 8,9 44,2 25,1 9,8 6,6 41,4 20,4 14,3 7,0 29,4 19,5 10,5 7,0 10,5 8,8 2,5 8,3 23,0 14,9 5,3 8,9 26,6 16,1 7,4 8,4 33,0 18,9 10,3 9,6 14,4 12,0 3,4 pHH2O pHKCl 5,2 6,7 5,9 0,5 4,8 6,8 6,0 0,8 5,7 6,2 5,9 0,2 5,6 6,73 6,18 0,78 4,1 5,9 5,0 0,6 4,1 5,7 5,1 0,6 4,8 5,5 5,0 0,3 5,0 5,6 5,3 0,4 Hàm lượng tổng số (%) OC N K2O 0,54 1,45 1,06 0,29 0,50 2,12 1,24 0,66 0,98 3,83 2,05 1,25 0,54 0,88 0,71 0,24 0,06 0,12 0,09 0,02 0,06 0,15 0,10 0,04 0,07 0,26 0,15 0,08 0,07 0,08 0,07 0,00 0,03 0,44 0,19 0,13 0,03 0,11 0,07 0,03 0,02 0,18 0,08 0,07 0,05 0,14 0,09 0,06 K2O dt Σ cation CEC (mg/100 g (meq/100 g (meq/100 g đất) đất) đất ) 1,03 1,28 7,0 7,43 2,42 11,6 2,87 1,82 9,4 1,72 0,34 1,3 1,21 1,98 9,1 7,43 4,00 16,5 3,70 3,14 11,7 2,58 0,91 3,1 2,56 1,09 6,5 7,43 4,54 12,5 4,48 2,36 9,9 2,10 1,53 2,7 4,22 1,68 7,7 6,34 2,05 8,52 5,28 1,87 8,09 1,50 0,26 0,62 Ghi chú: Xbm.ll: Đất XBM có tầng sét loang lổ; Xbm.đn: Đất XBM đọng nước; Xbm.ss: Đất XBM nhiều sỏi sạn; Xbm.đh: Đất XBM điển hình; Min: số liệu có giá trị nhỏ nhất; Max: số liệu có giá trị lớn nhất; TB: giá trị trung bình của số liệu; STD: độ lệch chuẩn của dãy số liệu với n = 20. 59 3.2.2. Hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang 3.2.2.1. Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu trong đất XBM tỉnh Bắc Giang Số liệu phân tích các mẫu đất XBM tỉnh Bắc Giang (Bảng 3.10) cho thấy lân tổng số và dễ tiêu trong đất đã có sự khác biệt rất rõ so với các kết quả nghiên cứu trước đây, hàm lượng lân trong đất XBM ở Bắc Giang hiện nay dao động từ trung bình đến giàu; hàm lượng lân tổng số từ 0,10 - 0,14% P2O5, trung bình là 0,12% P2O5; lân dễ tiêu trong đất dao động 11,78 - 30,29 mg P2O5/100 g đất, trung bình 23,11 mg P2O5/100 g đất. Bảng 3.10. Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu (tầng đất mặt) của đất XBM tỉnh Bắc Giang P2O5 tổng số P2O5 dễ tiêu (%) (mg /100 g đất) Min 0,06 7,50 loang lổ Max 0,26 61,21 (n = 20) TB 0,13 30,29 STD 0,07 23,29 Đất XBM đọng nước Min 0,05 6,95 (n = 20) Max 0,15 47,16 TB 0,11 29,47 STD 0,04 16,89 Đất XBM nhiều sỏi sạn Min 0,08 7,42 (n = 20) Max 0,21 40,17 TB 0,15 21,14 STD 0,06 16,35 Đất XBM điển hình Min 0,05 3,26 (n = 20) Max 0,15 20,24 TB 0,10 11,75 STD 0,07 12,01 TT 1 2 3 4 Loại đất Giá trị Đất XBM có tầng sét 60 Trong các loại đất XBM thì Đất XBM có tầng sét loang lổ có hàm lượng lân dễ tiêu cao nhất, do thường phân bố ở những vùng thấp, thâm canh cao nên lượng phân lân sử dụng trong sản xuất thường cao hơn các vùng khác. 3.2.2.2. Hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM vùng chuyên lúa và chuyên rau tỉnh Bắc Giang Kết quả phân tích các mẫu đất ở các vùng canh tác khác nhau trên đất XBM tại Bắc Giang, vùng chuyên lúa (xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa và xã Hương Mai, huyện Việt Yên) và vùng chuyên rau (xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa và xã Quang Minh, huyện Việt Yên) (Bảng 3.11) cho thấy mặc dù cùng là một loại đất theo nguồn gốc phát sinh (Đất XBM trên phù sa cổ), nhưng tính chất các mẫu đất tầng mặt đã thay đổi rõ rệt dưới các chế độ canh tác khác nhau. Đất trồng lúa chua hơn so với đất trồng rau, lý do là ở các vùng trồng rau người dân thường dùng vôi bón vào đất sau mỗi vụ trồng, hàm lượng hữu cơ trong đất trồng lúa (1,07% OC) cao hơn khá rõ so với đất trồng rau (0,49% OC), mặc dù lượng phân hữu cơ bón cho đất trồng rau cao hơn nhiều so với phân hữu cơ bón cho đất trồng lúa (Bảng 3.6), lý do là đất trồng lúa ngoài việc được bón phân hữu cơ còn được bổ sung một lượng khá lớn rơm rạ sau thu hoạch, và vùi phế phụ phẩm ngoài đồng cũng góp phần làm tăng đáng kể hàm lượng hữu cơ trong đất (Trần Thị Tâm và nnk, 2010). Hàm lượng lân tổng số trên đất XBM có xu hướng tăng rõ so với trước đây; tuy nhiên hàm lượng lân dễ tiêu, nếu so với các số liệu nghiên cứu trước đây thì chỉ tăng ở đất chuyên rau mà tăng không đáng kể ở đất chuyên lúa; còn nếu so sánh với một số nghiên cứu gần đây nhất (Hồ Quang Đức và nnk, 2012) thì kết quả nghiên cứu này lại thấp hơn khá rõ, điều này cho thấy sự biến động rất lớn về hàm lượng lân dễ tiêu trên đất XBM, tùy thuộc vào vị trí, thời gian lấy mẫu, cũng như loại hình sử dụng đất và chế độ canh tác. Hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất trồng rau cao hơn rất rõ so với đất trồng lúa (Bảng 3.11), lý do là lượng phân lân sử dụng cho đất trồng rau cao hơn rất nhiều so với đất trồng lúa (Bảng 3.6), và việc bón lân khoáng 61 có ảnh hưởng khá rõ đến hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như một số nghiên cứu đã công bố trước đây (Phạm Quang Hà, 2009; Lê Thị Mỹ Hảo và nnk, 2013). Bảng 3.11. Số liệu phân tích các mẫu đất XBM vùng chuyên rau và chuyên lúa tại tỉnh Bắc Giang P2O5 tổng P2O5 dễ tiêu số (%) (mg/100 g đất) Chuyên Lương Phong 5,3 (0,4) 1,31 (0,27) 0,12 (0,03) 3,73 (0,70) lúa Vùng Địa điểm pHKCl OC (%) Hương Mai 4,9 (0,4) 0,92 (0,26) 0,16 (0,03) 6,63 (2,35) Trung bình 5,1 (0,4) 1,07 (0,32) 0,14 (0,04) 5,47 (2,35) Chuyên Đông Lỗ 6,1 (0,8) 0,58 (0,22) 0,19 (0,04) 10,77 (3,47) rau Quảng Minh 5,7 (1,0) 0,40 (0,29) 0,31 (0,08) 14,73 (2,98) Trung bình 5,9 (0,9) 0,49 (0,27) 0,25 (0,09) 12,88 (3,71) Ghi chú: Trong ngoặc là độ lệch chuẩn các mẫu phân tích, n = 15 Bảng 3.12. Số liệu phân tích các dạng lân trong đất XBM tại vùng chuyên rau và chuyên lúa tại tỉnh Bắc Giang Vùng Địa điểm Các dạng lân trong đất (mg/100 g đất) P hòa tan P-Al P-Fe P-Ca+Mg Chuyên Lương Phong 0,37 (0,24) 4,55 (1,73) 11,84 (3,29) 14,94 (3,46) lúa Hương Mai 0,41 (0,20) 5,35 (1,16) 15,16 (6,13) 18,22 (4,87) Trung bình 0,39 (0,21) 5,03 (1,42) 13,83 (5,31) 16,90 (4,54) Chuyên Đông Lỗ 3,23 (2,04) 22,63 (9,04) 18,81 (6,78) 9,47 (5,25) rau Quảng Minh 4,44 (2,33) 24,28 (5,40) 33,49 (16,30) 10,32 (3,24) Trung bình 3,87 (2,21) 23,51 (7,09) 26,64 (14,49) 9,92 (4,15) Ghi chú: Trong ngoặc là độ lệch chuẩn các mẫu phân tích, n = 15 Số liệu phân tích và tỷ lệ của các dạng lân trong các mẫu đất XBM ở vùng chuyên lúa và chuyên rau được thể hiện ở Bảng 3.12 và Hình 3.1; hàm lượng lân hòa tan chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng lân khoáng, nhưng lại có sự khác biệt tương đối rõ giữa mẫu đất của hai vùng chuyên canh, vùng 62 chuyên lúa hàm lượng lân hòa tan chỉ chiếm khoảng 1,5% trong khi trong đất chuyên rau, hàm lượng lân hòa tan chiếm 6% tổng lượng lân khoáng trong đất, sự khác biệt này có thể là do lượng phân lân khoáng bón ở hai vùng là khác nhau và bón nhiều lân khoáng cũng có xu hướng gia tăng hàm lượng lân hòa tan trong đất Ty le % cua cac dang lan trong dat 100 P hoa tan P-Al P-Fe P-Ca+Mg 80 60 40 20 0 Luong Phong Huong Mai Dong Lo Quang Minh Hình 3.1.Tỷ lệ các dạng lân so với lân dạng khoáng trong các mẫu đất (Số liệu tổng hợp từ 15 mẫu đất ở mỗi địa bàn điều tra: vùng chuyên lúa gồm Lương Phong và Hương Mai; vùng chuyên rau gồm Đông Lỗ và Quang Minh). Tỷ lệ lân liên kết sắt (P-Fe) trong các mẫu đất nghiên cứu (chiếm 35 46% tổng lượng lân khoáng) cho vùng đất XBM Hà Bắc và Vĩnh Phú; còn lân liên kết nhôm và liên kết canxi, magiê có sự khác biệt khá rõ, lân liên kết nhôm chiếm khoảng 13 - 14% tổng lượng lân khoáng trong đất chuyên lúa và 33 - 41% trong đất chuyên rau; lân liên kết canxi, magiê chiếm khoảng 14 17% tổng lượng lân khoáng trong đất trồng rau và 45 - 46% trong đất trồng lúa. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến suy giảm lân dạng liên kết canxi, magiê (Nguyễn Vy và Trần Khải, 1978), tuy nhiên cơ chế của sự suy giảm trong nghiên cứu này chưa được làm rõ và cần được nghiên cứu chi tiết hơn. 3.2.3. Sự thay đổi hàm lượng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang Kết quả tổng hợp hàm lượng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang qua các thời kỳ (Hình 3.2) cho thấy hàm lượng lân trong đất tăng lên rất rõ, so với số 63 liệu trước 1990, thì lân tổng số trong đất XBM đã tăng lên 3 - 4 lần. Sự gia tăng về hàm lượng lân cũng liên quan khá chặt tới sự thay đổi hàm lượng hữu cơ trong đất. 1.8 1.6 Ham luong OC Ham luong P2O5 1.4 Ty le (%) 1.2 1.0 0.8 0.6 0.4 0.2 0.0 1990 1990-2000 2012 Nam Hình 3.2. Sự thay đổi hàm lượng lân tổng số và hữu cơ trong đất XBM tại Bắc Giang qua các giai đoạn Hiện tượng tích lũy lân trong đất XBM tại Bắc Giang là domột số nguyên nhân sau: - Thứ nhất, khả năng giữ dinh dưỡng của đất tăng lên do quá trình cải tạo tính chất vật lý của đất. Phần lớn nước tưới dùng cho vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang là lấy từ hệ thống sông, suối và tưới nước sông làm tăng tỷ lệ sét trong đất; nhận định này đã được Nguyễn Khang và Hoàng Xuân Phương (1999) chứng minh khi theo dõi tỷ lệ sét trong đất XBM Đông Anh, Hà Nội giai đoạn 1995-1998, khi tưới nước từ sông Hồng đã làm tăng rõ rệt tỷ lệ sét trong đất. Theo ước tính trung bình mỗi ha đất được tưới 19.000 m3/năm, mỗi lít nước sông Hồng có thể cung cấp 102 - 315 mg phù sa. Qua hàng chục năm canh tác bằng nước tưới giàu phù sa, hàm lượng sét tăng đã góp phần cải thiện khả năng hấp thu của đất XBM. Tăng khả năng hấp thu của đất cũng chính là tăng khả năng giữ lân trong đất. Bên cạnh đó, do mỗi lít nước phù sa sông Hồng chứa tới 0,11 - 0,17 mg P2O5, lượng lân được bổ sung hàng năm từ nguồn này cũng làm hàm lượng lân trong đất tăng lên. 64 - Thứ hai, việc bón phân lân liên tục nhiều năm, theo Baeber (1979), bón 22 kg P/ha/năm phân lân trong thời gian dài (25 năm) đã bắt đầu gây ra cân bằng dương về P trong đất, khoảng 5 mg/kg (tương đương 11 kg P/ha). Nếu bón 54 kg P/ha/năm sẽ làm dư thừa khoảng 32 mg P/kg đất (65 kg P/ha). Trên đất XBM, Nguyễn Thị Hiền và nnk (2005) cho rằng với cơ cấu 3 và 4 vụ trên 1 năm thì với các công thức sử dụng không nhiều phân bón cũng tạo ra cân bằng lân dương. Lượng lân dư thừa từ 113 - 168 kg P2O5/ha/năm ở cơ cấu 3 vụ/năm và từ 76 đến 145 kg P2O5/ha/năm ở cơ cấu 4 vụ/năm. Trung bình, nếu mỗi vụ gây dư thừa 45 kg P2O5/ha thì toàn bộ vùng đất XBMmiền Bắc sẽ lãng phí gần 12.000 tấn P2O5, tương đương hơn 5.500 tấn phân super phốt phát kép. - Thứ ba, sự tích lũy hữu cơ trong đất; kết quả ở Bảng 3.9 cho thấy hàm lượng hữu cơ trong đất XBM hiện nay hầu hết ở mức trung bình, cao hơn rõ rệt so với số liệu phân tích trên cùng loại đất XBM của một số nghiên cứu trước đây. Kết quả nghiên cứu chứng tỏ rằng chất hữu cơ trong đất XBM đã tăng lên đáng kể qua nhiều năm sử dụng và cải tạo (Hình 3.2). Từ những năm 1990, ở những vùng thâm canh lúa, nông dân đã bón tới 10 -15 tấn phân chuồng/ha/vụ. Chất hữu cơ trong đất được coi là nguồn lân quan trọng cho cây trồng. Ở một số loại đất như đất còn rừng hay đất than bùn, lân hữu cơ có thể chiếm tới 80% lân tổng số (Stevenson và Cole, 1999), ở Việt Nam lân hữu cơ cũng có thể chiếm tới 50% lân tổng số. Do hàm lượng lân hữu cơ có quan hệ chặt với với hàm lượng OC hoặc N (Stevenson và Cole, 1999) nên đất giàu hữu cơ thì lân hữu cơ cũng cao. Nghiên cứu của Phạm Tiến Hoàng(1995) và Vũ Thị Kim Thoa (1999) cho thấy bón 8 - 10 tấn phân chuồng/ha/vụ làm lân hữu cơ trong đất XBM tăng 34 mg/100 g đất (ở Bắc Giang) và 23 mg/100 g đất (ở Hà Nội). 65 3.3. Ảnh hưởng của một số loại hình, chế độ canh tác, quá trình thâm canh đến hàm lượng và một số dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang 3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ nước (khô và ẩm) đến các dạng lân trong đất XBM Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước đến khả năng chuyển hóa các dạng lân trên đất XBM tỉnh Bắc Giang được trình bày tại Bảng 3.13. Kết quả cho thấy, tại 3 thời điểm lấy mẫu (Ngay sau khi trộn phân, sau 45 ngày và sau khi thu hoạch) chế độ nước (ẩm và khô) không ảnh hưởng đến hàm lượng lân tổng số trong đất XBM. Hàm lượng lân dễ tiêu ở chế độ canh tác ẩm có xu hướng cao hơn hàm lượng lân dễ tiêu của chế độ canh tác khô tại 3 thời điểm, điều này được lý giải là do độ ẩm đất cao nên quá trình chuyển hóa lân trong đất được thuận lợi, hàm lượng lân dễ tiêu luôn đạt trị số cao hơn chế độ canh tác khô. Như vậy chế độ canh tác ẩm đã nâng cao hàm lượng lân dễ tiêu trong đất, sẽ góp phần thúc đẩy cây trồng sinh trưởng tốt hơn, kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của độ ẩm tới giải phóng lân dễ tiêu trong đất. 66 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế độ nước đến các dạng lân trong đất Công thức NK NK+supe NK+tecmo NK+apatit Chế độ P2O5 ts P2O5 dt P2O5 ht nước (%) (mg/100 g đất) (ppm) Sau khi trộn phân Khô 0,060 57,65 1,10 Sau khi trộn phân Ẩm 0,047 61,91 0,90 Sau khi trộn phân Khô 0,049 61,67 4,80 Sau khi trộn phân Ẩm 0,053 65,18 3,30 Sau khi trộn phân Khô 0,051 58,65 1,30 Sau khi trộn phân Ẩm 0,044 59,91 2,00 Sau khi trộn phân Khô 0,068 57,40 0,80 Sau khi trộn phân Ẩm 0,062 61,67 1,30 0,006 3,39 0,90 Thời điểm lấy mẫu* LSD (0,05) NK NK+supe NK+tecmo NK+apatit Sau 45 ngày Khô 0,063 62,61 1,40 Sau 45 ngày Ẩm 0,066 63,47 0,90 Sau 45 ngày Khô 0,061 67,20 3,90 Sau 45 ngày Ẩm 0,066 66,77 4,50 Sau 45 ngày Khô 0,064 69,63 4,10 Sau 45 ngày Ẩm 0,057 55,46 2,90 Sau 45 ngày Khô 0,055 65,91 1,90 Sau 45 ngày Ẩm 0,051 61,90 1,80 0,010 8,48 0,90 LSD (0,05) NK NK+supe NK+tecmo NK+apatit Sau khi thu hoạch Khô 0,052 31,89 8,60 Sau khi thu hoạch Ẩm 0,051 31,60 8,40 Sau khi thu hoạch Khô 0,053 37,11 9,30 Sau khi thu hoạch Ẩm 0,049 37,11 9,20 Sau khi thu hoạch Khô 0,056 34,41 9,30 Sau khi thu hoạch Ẩm 0,053 34,02 6,00 Sau khi thu hoạch Khô 0,052 34,08 4,40 Sau khi thu hoạch Ẩm 0,055 34,64 5,30 0,003 3,33 2,10 LSD (0,05) 67 Hàm lượng lân dễ tiêu của các công thức bón supe và tecmo có xu hướng cao hơn hàm lượng lân dễ tiêu của công thức bón apatit và đối chứng. Như vậy khả năng hút lân và sử dụng lân sẽ khác nhau giữa các loại lân bón, bón apatit sẽ giảm khả năng giải phóng lân dễ tiêu, giảm khả năng hút lân của cây trồng, kết quả này hơi khác với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Công Vinh và nnk (2009) khi cho rằng trên đất bazan Phủ Quỳ, Nghệ An hiệu lực của các dạng lân (apatit Lào Cai, ferphos - phốt phát rock, gasfa - phốt phát rock, phốt phát rock 3, supe phốt phát) đối với cam, cà phê chè đều cho hiệu suất nông học cao và có thể dùng các dạng phân lân tự nhiên để thay thế cho phân lân đã qua chế biến như supe phốt phát nhằm giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón cho cây trồng. Hàm lượng lân hòa tan tại 2 thời điểm (sau khi trộn, sau 45 ngày) có trị số tương đương nhau, tuy nhiên tại thời điểm sau khi thu hoạch, hàm lượng lân dễ tiêu của tất cả các công thức đều có xu hướng giảm so với 2 thời điểm trước đó và ngược lại xu hướng đó hàm lượng lân hòa tan có xu hướng cao hơn so với 2 thời điểm (sau khi trộn, sau 45 ngày). Hàm lượng lân hòa tan của công thức bón tecmo ở chế độ canh tác ẩm thấp hơn chế độ canh tác khô là do phân này không tan trong nước, nhưng tan được trong axit yếu. Hàm lượng lân hòa tan đạt trị số cao nhất ở các công thức bón supe và tecmo. 3.3.2. Ảnh hưởng của các dạng lân bón đến khả năng hấp thụ lân của cây lúa và các dạng lân trong đất XBM 3.3.2.1. Lúa vụ xuân Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng lân đến khối lượng hạt và khả năng hấp thu lân của lúa xuân được trình bày trong Bảng 3.14. Khả năng hấp thụ lân của cây lúa được xác định ở 2 thời điểm, sau cấy 45 ngày và sau khi thu hoạch. Số liệu Bảng 3.14 cho thấy, bón lân làm tăng khối lượng hạt lúa xuân từ 32 - 50% so với đối chứng (chỉ bón NK), như vậy ảnh hưởng của lân đối với năng suất lúa là rất rõ. 68 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các dạng lân đến khối lượng hạt lúa và khả năng hấp thu của cây lúa vụ xuân 2013 Công thức Khối lượng P2O5 trong cây, mg/100 g chất khô hạt, g/chậu 45 ngày Sau khi thu hoạch NK 17,63 422,4 272,8 NK+Supe 23,20 497,2 312,4 NK+Nung chảy 24,64 435,6 299,2 NK+Supe+Nung chảy 26,38 448,8 294,8 NK+DAP 23,39 492,8 316,8 LSD (0,05) 2,83 CV (%) 6,9 Hàm lượng lân trong cây ở tất cả các công thức ở giai đoạn 45 ngày có trị số cao hơn giai đoạn thu hoạch, điều này đã được làm rõ trong nhiều nghiên cứu trước đây khi các tác giả đều cho rằng lân rất cần cho cây trồng trong giai đoạn đầu lúc cây còn non. Khả năng hòa tan của các dạng lân có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp lân cho lúa, bón lân càng dễ tan thì khả năng cung cấp lân cho cây trồng càng nhiều và hiệu lực càng rõ. Công thức bón kết hợp lân supe và lân nung chảy cho năng suất cao nhất, vì sử dụng kết hợp hai loại phân này phát huy được ưu điểm của hai loại phân, supe lân tan ngay để cây hấp thụ ở thời kỳ đầu, lân nung chảy chậm tan để cung cấp dinh dưỡng cho thời kỳ sau. Nếu tính khả năng hấp thụ lân cho cây lúa vụ mùa (mg P2O5/100 g) thì ở thời điểm 45 ngày sẽ theo thứ tự: Lân supe > DAP > kết hợp lân supe + nung chảy > lân nung chảy; và ở thời điểm thu hoạch là DAP > lân supe > lân nung chảy > kết hợp lân supe + nung chảy; như vậy ở vụ đầu tiên khả năng cung cấp lân của lân nung chảy là thấp nhất và đây cũng là loại lân chậm tan nhất trong số các loại lân dùng trong thí nghiệm này. Kết quả nghiên cứu khả năng chuyển hóa các dạng phân lân được trình bày tại bảng 3.15 cho thấy: Hàm lượng lân tổng số ở cả 3 thời điểm (Ngay sau 69 khi trộn phân, 45 ngày và sau khi thu hoạch) không có sự thay đổi nhiều. Lân dễ tiêu đạt trị số cao nhất ở thời điểm 45 ngày, lân dễ tiêu ở thời điểm khi bắt đầu thực hiện thí nghiệm ở tất cả các công thức đều có trị số thấp hơn hoặc tương đương so với thời điểm sau khi thu hoạch, và lân liên kết sắt (PFe) ở tất cả các công thức ở giai đoạn sau khi thu hoạch đều cao hơn lúc ban đầu (Ngay sau khi trộn phân). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả khác khi tiến hành trên đất phù sa sông Hồng cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu ở các công thức bón lân supe và không bón lân supe đạt cao nhất ở thời điểm 16 ngày, sau đó giảm dần và ổn định nhất vào ngày thứ 20 - 22. Điều này chứng tỏ các dạng phân lân được bón vào đất đã bị cố định và chuyển sang các dạng lân khó tiêu, gây khó khăn cho việc hút lân của cây trồng. Các dạng phân lân bón vào trong đất có ảnh hưởng rất rõ đến lượng lân hòa tan, lượng lân hòa tan trong đất bón lân supe cao hơn ở giai đoạn đầu (Ngay sau khi trộng phân), nhưng ở các giai đoạn sau (45 và sau khi thu hoạch) lân hòa tan trong đất bón DAP cao hơn khá rõ, và bón lân nung chảy có hàm lượng lân hòa tan trong đất thấp nhất ở tất cả các thời điểm. 3.3.2.2. Lúa vụ mùa Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng lân đến năng suất cây trồng và khả năng hấp thụ lân của lúa mùa được trình bày trong Bảng 3.16. Số liệu cho thấy có nhiều điểm tương tự như ở vụ lúa xuân, ở vụ lúa mùa, hiệu lực của việc bón lân cũng khá rõ, các công thức có bón lân đều cho năng suất cao hơn đối chứng; bón kết hợp lân supe và lân nung chảy cũng cho năng suất cao hơn so với các công thức khác, nhưng ở mức có ý nghĩa thống kê thì chỉ cao hơn công thức đối chứng và bón supe lân (Bảng 3.16). So với vụ lúa xuân thì ở giai đoạn 45 ngày, lúa mùa hấp thu lân ít, và cây hấp thu lân ở công thức bón lân nung chảy cao hơn so với bón lân supe, điều này có thể giải thích là do lân nung chảy phân giải chậm hơn nên hiệu lực tồn dư của phân nung chảy ở vụ sau cao hơn so với phân lân supe. Khả năng cung 70 cấp lân cho cây lúa vụ mùa ở thời điểm này giảm dần theo thứ tự sau: Lân nung chảy > bón kết hợp giữa lân supe và nung chảy > DAP > lân supe. Ở giai đoạn thu hoạch thì khả năng hấp thụ lân của cây lại giảm dần theo các loại lân bón như sau: DAP > lân nung chảy > bón kết hợp giữa lân supe và nung chảy, và chỉ bón lân supe. Bảng 3.15. Ảnh hưởng của các dạng phân lân khác nhau đến hàm lượng lân tổng số, dễ tiêu và các dạng lân trong đất XBM vụ xuân 2013 Công thức Pts Pdt Pht % PFe PAl PCa+Mg (mg/100 g đất) Ngay sau khi trộn phân NK 0,11 60,91 0,09 7,10 18,30 12,63 NK+Supe 0,14 65,18 0,33 9,43 20,97 12,03 NK+Nung chảy 0,19 59,91 0,20 7,97 18,03 12,70 NK+Supe+Nung chảy 0,14 61,67 0,13 7,23 19,67 17,20 NK+DAP 0,14 61,42 0,21 8,27 19,87 13,87 NK 0,12 61,09 4,76 11,36 10,43 13,26 NK+Supe 0,13 76,91 5,34 15,00 14,25 12,94 NK+Nung chảy 0,13 68,62 5,27 13,56 13,18 13,58 NK+Supe+Nung chảy 0,14 79,30 3,89 14,36 12,37 13,46 NK+DAP 0,14 89,34 8,09 14,69 17,68 11,66 NK 0,11 50,11 1,24 21,34 3,01 10,57 NK+Supe 0,17 69,48 3,96 24,59 13,71 14,98 NK+Nung chảy 0,14 61,55 2,97 36,32 5,79 10,73 NK+Supe+Nung chảy 0,14 62,45 2,59 34,26 2,65 11,57 NK+DAP 0,18 60,47 12,77 27,28 8,15 10,41 45 ngày Sau khi thu hoạch Ghi chú: Pts: Lân tổng số; Pdt: Lân dễ tiêu; Pht: Lân hòa tan; PFe: Lân liên kết sắt; PAl: Lân liên kết nhôm; PCa+Mg: Lân liên kết canxi và magiê. 71 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các dạng lân đến năng suất cây trồng và khả năng hấp thu của cây lúa vụ mùa năm 2013 Công thức Khối lượng hạt, g/chậu P2O5 trong cây, mg/100 g chất khô 45 ngày Sau khi thu hoạch NK 23,75 237,6 343,2 NK+Supe 29,82 259,6 268,4 NK+Nung chảy 33,06 312,4 277,2 NK+Supe+Nung chảy 36,05 303,6 268,4 NK+DAP 32,85 290,4 334,4 LSD (0,05) 5,85 Ghi chú: Giống lúa Khang Dân Ảnh hưởng của các dạng lân bón đến hàm lượng và các dạng lân sau vụ lúa mùa được trình bầy ở Bảng 3.17. Do cây lúa hút lượng phân trong quá trình canh tác nên hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu thay đổi khá rõ ở công thức đối chứng (không bón lân), các công thức có sử dụng phân lân thì hàm lượng lân dễ tiêu thay đổi và đạt giá trị cao nhất vào ngày thứ 45. Khác với đất bón phân lân sau vụ xuân, sau vụ mùa hàm lượng lân hòa tan trong đất bón lân nung chảy lại khá cao (Bảng 3.17), điều này có thể giải thích là do phân giải chậm nên lượng lân tồn dư trong đất bón phân nung chảy có xu thế cao hơn các loại phân khác. Sự khác nhau về các dạng lân trong đất khi sử dụng các nguồn lân bón khác nhau cho thấy sử dụng hợp lý nguồn lân bón theo khả năng phân giải lân và nhu cầu của cây trồng cũng là một biện pháp để năng cao hiệu quả sử dụng lân, giảm thất thoát lân và gây ô nhiễm môi trường. 72 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của các dạng phân lân khác nhau đến hàm lượng lân tổng số, dễ tiêu và các dạng lân trong đất XBM vụ mùa 2013 Công thức Pts , Pdt Pht % PFe PAl PCa+Mg (mg/100 g đất) Ngay sau khi trộn phân NK 0,16 57,65 0,11 7,53 19,27 12,53 NK+Supe 0,15 61,67 0,48 9,43 19,97 12,77 NK+Nung chảy 0,15 65,18 0,33 9,43 20,97 12,03 NK+Supe+Nung chảy 0,17 57,40 0,08 7,03 19,63 15,57 NK+DAP 0,17 57,40 0,07 7,40 0,07 17,40 NK 0,11 47,00 0,53 9,18 14,14 15,82 NK+Supe 0,14 83,03 1,15 15,68 16,84 15,94 NK+Nung chảy 0,15 68,02 1,26 15,65 21,78 15,12 NK+Supe+Nung chảy 0,14 63,44 0,77 14,93 23,30 15,16 NK+DAP 0,14 73,74 1,32 11,95 23,99 12,70 NK 0,10 40,85 0,39 10,06 10,60 13,60 NK+Supe 0,16 70,59 2,08 17,73 21,57 16,11 NK+Nung chảy 0,15 63,88 2,02 14,85 18,76 16,03 NK+Supe+Nung chảy 0,15 62,03 1,30 18,03 21,29 13,89 NK+DAP 0,13 67,59 1,26 12,29 17,47 11,59 45 ngày Sau khi thu hoạch Ghi chú: Pts: Lân tổng số; Pdt: Lân dễ tiêu; Pht: Lân hòa tan; PFe: Lân liên kết sắt; PAl: Lân liên kết nhôm; PCa+Mg: Lân liên kết canxi và magiê. 73 3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất cây trồng trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông và các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang 3.3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất cây trồng Kết quả nghiên cứu về hiệu lực sử dụng các dạng và liều lượng phân lân cho cơ cấu cây trồng chính trên đất XBM vùng nghiên cứu, cơ cấu lúa xuân lúa mùa - ngô đông, được được trình bày tại Bảng 3.18. Trong vụ lúa mùa 2012, bón NK và phân chuồng cho năng suất tương đương công thức bón lân nung chảy và supe ở mức lân thấp (40 kg P2O5/ha). Bón kết hợp phân chuồng với các dạng lân supe và nung chảy ở mức khá cao 60 và 80 kg P2O5/ha đã làm tăng năng suất có ý nghĩa so với công thức không bón lân. Năng suất lúa vụ mùa đạt cao nhất ở công thức bón lân supe cao mức 80 kg P2O5/ha, đạt 67,66 tạ/ha, nhưng không có sự sai khác so với công thức bón 60 và 80 kg P2O5/ha của phân lân nung chảy và supe lân. Đối với vụ ngô đông, bón phân lân nung chảy và supe ở mức 40 kg P2O5/kg đã cho năng suất cao hơn ở mức có ý nghĩa thống kê so với công thức chỉ bón đạm, kali và phân chuồng, như vậy hiệu lực của việc bón lân khoáng cho ngô là rất rõ. Còn các công thức bón lân ở liều lượng cao hơn cũng cho chiều hướng năng suất tương tự như đối vụ lúa mùa. Ở năm thứ 2, bón lân với liều lượng thấp 40 kg P2O5/ha ở cả 2 loại lân supe và nung chảy đều làm tăng năng suất ở mức có ý nghĩa thống kê so với công thức chỉ bón đạm, kali và phân chuồng. Năng suất ở công thức bón lân (80 P2O5/ha cho lúa và 120 kg P2O5/ha cho ngô) ở cả 2 loại lân đều cho năng suất cao hơn so với bón lân ở mức (40 kg P2O5/ha cho lúa và 80 kg P2O5/ha cho ngô), nhưng không có sự sai khác giữa cùng một liều lượng bón đối với 2 loại phân lân. 74 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của các dạng và liều lượng phân lân khác nhau đến năng suất cây trồng (tạ/ha) Công thức Lúa mùa Ngô đông Lúa Lúa Ngô xuân mùa đông 2013 2013 2013 2012 2012 1. Đối chứng 43,10 20,38 33,15 34,33 25,23 2. Nền 60,23 34,79 44,06 43,35 37,61 3. Nền + SSP mức 1 63,92 46,08 50,57 49,63 52,71 4. Nền + SSP mức 2 65,26 48,81 54,56 51,41 56,45 5. Nền + SSP mức 3 67,66 50,12 55,14 53,40 56,85 6. Nền + FMP mức 1 62,50 41,11 51,21 50,69 48,46 7. Nền + FMP mức 2 65,66 44,23 56,11 53,91 52,73 8. Nền + FMP mức 3 65,80 46,86 57,26 55,08 54,75 LSD (0,05) 4,00 2,86 2,93 2,74 3,28 Ghi chú: Phân chuồng: Phân lợn ủ, bón với mức 10 tấn/ha/vụ; phân đạm: Urê, bón ở mức 80 kg N/ha/vụ lúa và 180 kg N/ha/vụ ngô; phân kali: Kali clorua, bón ở mức 60 kg K2O/ha/vụ lúa và 120 kg K2O/ha/vụ ngô; phân lân: Hai dạng supe lân (SSP) và lân nung chảy (FMP), bón ở 3 mức 1, 2, 3 tương ứng là 40, 60 và 80 kg P2O5/ha/vụ lúa và 80, 100 và 120 kg P2O5/ha/vụ ngô. Nhìn chung cho cả 5 vụ thí nghiệm, các công thức bón lân ở mức 2 (60 kg P2O5/ha cho lúa và 100 kg P2O5/ha cho ngô) không có sự sai khác về năng suất so với bón lân ở mức 3 (80 kg P2O5/ha cho lúa và 120 kg P2O5/ha cho ngô), và hiệu lực bón lân supe và lân nung chảy cũng không khác biệt rõ rệt. 3.3.3.2. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân đến khả năng hấp thu lân của cây trồng Nghiên cứu về khả năng hấp thu lân của cây trồng được tiến hành với vụ lúa mùa và ngô đông trong năm 2013, kết quả được thể hiện ở Bảng 3.19. 75 Kết quả cho thấy: Trong vụ lúa mùa trên nền bón đầy đủ phân chuồng, đạm, kali và supe lân cây lúa hấp thu được 47,9 - 52,2 kg P2O5/ha từ đất và phân lân được bón vào, hiệu quả sử dụng phân lân từ -10,5 đến 0,2%. Trên nền bón đầy đủ phân chuồng, đạm, kali và lân nung chảy cây lúa hấp thu được 48,3 - 52,6 kg P2O5/ha từ đất và phân lân được bón vào, hiệu quả sử dụng phân lân là -6,3 đến 1,3%. Như vậy, trong vụ lúa mùa không nên bón phân lân, kết quả này tương tự như nghiên cứu của Barker (1998), nghiên cứu tại 5 điểm thuộc bang Iowa (Mỹ) với liều lượng lân cho ngô lần lượt là 32, 64 và 128 kg P2O5/ha cho thấy P không làm tăng năng suất cây trồng, ngoại trừ trên đất có hàm lượng lân thấp (9 - 15 mg P2O5/kg đất) đến rất thấp (< 8 mg P2O5/kg đất). Trong vụ ngô đông, khi được bón đầy đủ phân chuồng, đạm, kali và phân lân supe cây ngô hấp thu được 65,5 - 83,2 kg P2O5/ha từ đất và phân lân được bón vào, hiệu quả sử dụng phân lân là 30,1 - 34,8%. Khi bón lân nung chảy cây ngô hấp thu được 56,1 - 71,5 kg P2O5/ha từ đất và phân lân được bón vào, hiệu quả sử dụng phân lân là 18,2 - 30,1%. Do đó, trong vụ ngô đông liều lượng thích hợp là 100 kg P2O5/ha ở dạng lân supe hoặc nung chảy. Kết quả nghiên cứu của thí nghiệm này có chiều hướng giống như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ và nnk (2013) khi cho rằng trên đất XBM tại Bắc Giang, bón lân cho cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông, tương ứng ở mức 60 kg P2O5 - 0 kg P2O5 - 90 kg P2O5 (không bón phân lân cho vụ lúa mùa) cho hiệu quả cao nhất. Trên đất XBM trồng lúa xuân - lúa mùa - ngô đông, bón phân lân, kể cả supe lân và lân nung chảy liên tục trong 6 vụ đã làm gia tăng đáng kể hàm lượng lân tổng số trong đất (Hình 3.3). Hàm lượng lân tổng số trên đất XBM có xu hướng tăng rõ so với các số liệu nghiên cứu trước đây. Sự gia tăng hàm lượng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang cũng tương tự như trong đất XBM ở các vùng thâm canh ở miền Bắc Việt Nam (Lê Thị Mỹ Hảo và nnk, 2013). 76 Việc gia tăng hàm lượng lân trong đất do sử dụng phân bón đã được minh chứng từ nhiều kết quả nghiên cứu trước đây. Theo Baeber (1979) bón 22 kg P/ha/năm trong thời gian 25 năm tạo ra cân bằng dương về P trong đất, khoảng 5 mg P/kg đất (tương đương 11 kg P/ha); còn nếu bón 54 kg P/ha/năm sẽ làm dư thừa khoảng 32 mg P/kg đất, tương đương 65 kg P/ha. Bảng 3.19. Lượng hấp thu lân của lúa mùa và ngô đông năm 2013 TT Công Năng suất NSRR, thân P2 O 5 , Hiệu quả thức Cây lúa mùa 2013 hạt, tạ/ ha lá, tạ/ ha kg/ha sử dụng phân, 1 Đối chứng 34,33 35,30 31,20 2 Nền 43,35 45,80 52,10 %lân, % - 3 Nền + SSP mức 1 49,63 52,00 47,90 -10,5 4 Nền + SSP mức 2 51,41 54,00 52,20 0,2 5 Nền + SSP mức 3 53,40 54,60 51,70 -0,5 6 Nền + FMP mức 1 50,69 53,30 52,60 1,3 7 Nền + FMP mức 2 53,91 54,90 48,30 -6,3 8 Nền + FMP mức 3 55,08 57,10 51,30 -1,0 Cây ngô đông năm 2013 1 Đối chứng 25,23 30,20 28,60 2 Nền 37,61 49,50 41,40 - 3 Nền + SSP mức 1 52,71 60,80 65,50 30,1 4 Nền + SSP mức 2 56,45 63,10 71,60 30,2 5 Nền + SSP mức 3 56,85 66,60 83,20 34,8 6 Nền + FMP mức 1 48,46 57,00 56,10 18,4 7 Nền + FMP mức 2 52,73 61,70 71,50 30,1 8 Nền + FMP mức 3 54,75 63,20 63,20 18,2 Ghi chú: Nền = 10 tấn phân chuồng + 80 kg N (với lúa), 180 kg N (với ngô) + 60 kg K2O (với lúa) và 120 kg K2O (với ngô)/ha/vụ; SSP supe lân; FMP lân nung chảy; mức 1, 2 và 3 tương ứng với bón 40-60-80 kg P2O5 (với lúa) và 80-100-120 kg P2O5 77 (với ngô)/ha/vụ. Hiệu quả sử dụng phân lân được tính bằng hiệu suất sử dụng lân của các công thức bón lân khác nhau với công thức nền. 3.3.3.3. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến hàm lượng và các dạng lân trong đất Đối với lân trong đất nếu phân lân được bón càng nhiều thì sự tích lũy lân càng cao, tuy nhiên có sự khác biệt khá rõ giữa công thức 3 (mức bón cao nhất) của 2 dạng phân lân supe lân và lân nung chảy về hàm lượng lân trong đất. Nếu bón lân nung chảy thì tích lũy lân cao hơn so với supe lân, điều này có thể giải thích do khả năng giải phóng lân khác nhau và hấp thụ lân khác nhau của cây trồng giữa 2 dạng lân (Bảng 3.20). ±"95%"Con3idence"interval" Hàm$lượng$lân$tổng$$(%)$ 0.25" 0.2" 0.15" 0.1" 0.05" 0" 0" SSP)1" SSP)2" SSP)3" FMP)1" FMP)2" FMP)3" Liều$lượng$lân$bón$ Hình 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng phân lân đến hàm lượng lân tổng số trong đất (Ghi chú: SSP-1, SSP-2, SSP-3 và FMP-1, FMP-2, FMP-3 là bón supe lân và lân nung chảy ở 3 mức khác nhau tương ứng với 40-60-80 kg P2O5 (với lúa) và 80-100120 kg P2O5 (với ngô)/ha/vụ) 78 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng phân lân đến hàm lượng lân tổng số, dễ tiêu và các dạng lân trong đất XBM sau 5 vụ Công thức Pdt Pht PFe PAl PCa+Mg mg/100 g đất Tính chất đất trước thí nghiệm 47,65 1,00 7,50 19,30 12,50 Tính chất đất sau thí nghiệm 1. Đối chứng 46,65 6,00 6,00 12,00 15,00 2. Nền 42,32 17,00 6,00 15,00 22,00 3. Nền + SSP mức 1 51,65 1,00 9,00 15,00 21,00 4. Nền + SSP mức 2 44,32 7,00 6,00 19,00 21,00 5. Nền + SSP mức 3 48,43 7,00 8,00 21,00 19,00 6. Nền + FMP mức 1 41,65 7,00 7,00 16,00 24,00 7. Nền + FMP mức 2 48,88 6,00 8,00 16,00 25,00 8. Nền + FMP mức 3 51,43 15,00 9,00 21,00 28,00 LSD (5%) 12,76 14,04 5,58 4,70 7,86 Ghi chú: Nền = 10 tấn phân chuồng + 80 kg N (với lúa), 180 kg N (với ngô) + 60 kg K2O (với lúa) và 120 kg K2O (với ngô)/ha/vụ; SSP supe lân; FMP lân nung chảy; mức 1, 2 và 3 tương ứng với bón 40-60-80 kg P2O5 (với lúa) và 80-100-120 kg P2O5 (với ngô)/ha/vụ.Các dạng lân: Pts: Lân tổng số; Pdt: Lân dễ tiêu; Pht: Lân hòa tan; PFe: Lân liên kết sắt; PAl: Lân liên kết nhôm; PCa+Mg: Lân liên kết canxi và magiê. Bón các dạng phân lân khác nhau với các liều lượng khác nhau đã làm gia tăng hàm lượng lân hòa tan và các dạng lân liên kết PAl và PCa+Mg so với trước khi thí nghiệm. Trên cùng một liều lượng phân lân, hàm lượng lân dễ tiêu của công thức bón nung chảy và lân supe không có sự khác biệt nhiều; lân dễ tiêu ở các công thức bón với liều lượng cao có chiều hướng cao hơn hàm lượng lân ở các công thức bón với liều lượng thấp (Bảng 3.20). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nhận định về sự thay đổi hàm lượng lân dễ tiêu trong đất XBM do sử dụng phân bón của Phạm Quang Hà (2009); trên 79 đất XBM miền Bắc việc người dân sử dụng phân lân khá cao, trung bình 141 kg P2O5/ha/năm, đã làm gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu từ mức nghèo lên đến mức rất giàu, hàm lượng lân dễ tiêu trong đất XBMở một số nơi lên tới gần 60 mg P2O5/kg đất. Hàm lượng lân dễ tiêu, lân hòa tan ở thời điểm trước, sau tiến hành thí nghiệm và ở các công thức không có sự sai khác. Hàm lượng lân hòa tan và lân dễ tiêu có xu hướng cao hơn ở mức bón cao nhất (mức 3) đối với phân lân nung chảy, điều này được lý giải là do phân lân supe cũng dễ tiêu (hoặc tan trong nước) cao hơn lân nung chảy (chỉ tan trong môi trường axit yếu) do đó cây trồng dễ hấp thu hơn. Vì vậy, hàm lượng lân dễ tiêu và lân hòa tan ở công thức bón lân nung chảy cao hơn (Bảng 3.20). Hàm lượng lân liên kết sắt (PFe) trong các công thức không có sự sai khác nhau giữa các liều lượng và các loại phân lân; còn lân liên kết nhôm và liên kết canxi, magiê có sự khác biệt khá rõ, lân liên kết nhôm có chiều hướng đạt cao nhất đối với các công thức bón lân ở liều lượng cao (mức 3). Như vậy, trên đất XBMsau khi bón vào đất lân supe và nung chảy đã chuyển sang dạng chủ yếu phốt phát canxi và magiê, sau đó đến nhôm, cuối cùng là phốt phát sắt theo thứ tự PCa+Mg> PAl> PFe. Như vậy, lân tồn tại trong đất rất biến động về số lượng, phức tạp về động thái và có lẽ là nguyên nhân dẫn đến hiệu lực của lân đối với cây lúa nói riêng và cây trồng nói chung có sự khác biệt. 3.3.4. Ảnh hưởng của quá trình bón phân, vùi phế phụ phẩm đến năng suất cây trồng, các dạng lân trong đất trên một số cơ cấu cây trồng chính trên đất XBM tỉnh Bắc Giang 3.3.4.1. Cơ cấu lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa muộn i) Năng suất cây trồng: Tổng hợp và phân tích kết quả năng suất cây trồng trong cơ cấu từ năm 1998 đến 2011 (14 năm) cho thấy vùi phế phụ phẩm của vụ trước làm tăng ở mức có ý bón cơ cấu được trình bầy ở Bảng 3.22. 80 Kết quả cho thấy bón phân chuồng có ảnh hưởng rõ đến năng suất cây trồng, trên nền không vùi phế phụ phẩm và vùi phế phụ phẩm, nếu bón 8 - 10 tấn phân chuồng (PC) đã làm tăng năng suất 24 - 227%so với công thức không bón phân (ĐC). Công thức chỉ bón phân chuồng trên cả 2 nền đều cho năng suất cao hơn hoặc tương đương so với công thức chỉ bón NK. Bảng 3.21. Ảnh hưởng của việc vùi phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau đến năng suất của lúa xuân (LX) - đậu tương hè (ĐTH) - lúa mùa muộn (LMM) Nền Năng suất cây trồng, tạ/ha LX % ĐTH % LMM % Không vùi phế phụ phẩm 35,50 100 9,67 100 25,83 100 Vùi phế phụ phẩm 38,34 108 11,92 123 26,20 101 LSD(0,05) 0,32 1,05 0,30 CV(%) 1,3 14,9 1,8 Hiệu lực của lân đối với năng suất cây trồng là khá rõ, ở công thức không bón lân khoáng (NK) năng suất đều thấp hơn ở mức có ý nghĩa so với công thức có sử dụng phân lân khoáng. Bón đầy đủ phân khoáng làm làm tăng năng suất cây trồng 56 - 341% so với công thức không bón phân. Công thức bón NPK+PC cho năng suất cao nhất trên cả hai nền vùi phế phụ phẩm và không vùi phế phụ phẩm. Cùng liều lượng phân bón, năng suất của các công thức ở nền có vùi phụ phẩm đều cao hơn có ý nghĩa so với các công thức ở nền không vùi phế phụ phẩm. 81 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của lúa xuân (LX) đậu tương hè (ĐTH) - lúa mùa muộn (LMM) Công thức Năng suất cây trồng, tạ/ha LX % ĐTH % LMM % Không bón phân (ĐC) 22,24 100 2,83 100 17,90 100 Bón phân chuồng (PC) 29,36 132 9,26 327 24,04 134 NK 35,56 160 7,79 275 24,24 135 NPK 42,68 192 12,48 441 29,62 165 NPK + PC 47,70 214 16,03 566 33,39 187 Không bón phân (ĐC) 25,27 100 5,09 100 19,12 100 Bón phân chuồng (PC) 31,37 124 12,36 243 24,28 127 NK 39,19 155 9,36 184 24,73 129 NPK 46,00 182 14,34 282 29,88 156 NPK + PC 49,89 197 18,50 363 33,02 173 Nền không vùi phụ phẩm Nền có vùi phụ phẩm LSD(0,05) 0,71 2,35 0,67 CV (%) 1,3 14,9 1,8 ii) Hàm lượng và các dạng lân trong đất: Chế độ phân bón và vùi phế phụ phẩm có ảnh hưởng khá rõ đến hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM tại Bắc Giang trên cơ cấu lúa xuân - đậu tương hè - lúa mùa muộn (Bảng 3.23). 82 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của phân bón và vùi phụ phẩm đến các dạng lân trong đất của cơ cấu lúa xuân (LX) - đậu tương hè (ĐTH) - lúa mùa muộn (LMM) CT Các dạng lân (ppm) Phc Pvc Pdt* Pht PAl PFe PCa+Mg Nền không vùi phế phụ phẩm CT1 83,08 266,29 16,41 6,99 43,13 54,87 83,31 CT2 95,04 295,59 24,09 13,49 61,24 65,85 94,41 CT3 19,67 235,82 10,35 4,86 22,28 37,02 73,42 CT4 137,51 500,71 29,92 4,28 101,14 164,66 116,54 CT5 152,88 555,80 42,79 10,38 135,35 168,32 110,45 Nền vùi phế phụ phẩm CT1 104,97 234,94 17,87 2,94 47,29 79,63 92,45 CT2 103,18 274,48 21,59 4,70 67,09 92,30 95,40 CT3 91,47 190,64 12,95 1,88 26,20 42,54 0,00 CT4 56,17 427,68 35,16 6,36 89,19 120,38 0,00 CT5 43,93 519,87 43,47 11,60 121,78 126,34 0,00 LSD(0,05) 75,04 58,95 5,57 4,25 13,61 45,99 15,81 CV(%) 57,9 11,5 15,0 43,2 13,1 33,1 16,3 Ghi chú: Công thức: CT1: Không bón phân; CT2: Bón phân chuồng; CT3: Bón NK; CT4: bón NPK; CT5: Bón NPK + phân chuồng. Các dạng lân: Pts: Lân tổng số; Pdt: Lân dễ tiêu; Pht: Lân hòa tan; PFe: Lân liên kết sắt; PAl: Lân liên kết nhôm; PCa+Mg: Lân liên kết canxi và magiê. Đơn vị tính của lân dễ tiêu (Pdt) là mg/100 g đất. Số liệu ở Bảng 3.23 cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu (Pdt) ở công thức bón khuyết lân (NK) có chiều hướng giảm có ý nghĩa so với các công thức có bón lân. Pdt gia tăng ở những công thức bón lân trên nền không và có vùi phụ phẩm nông nghiệp. Trên nền có vùi phụ phẩm công thức bón khuyết lân, NPK và NPK+PC có hàm lượng lân cố định dạng PCa+Mg có trị số thấp nhất. Công thức bón phân chuồng có lân dễ tiêu và hòa tan cao hơn ở mức có ý nghĩa so 83 với các công thức phân bón khác. Vì mẫu đất lấy sau khi thu hoạch lúa mùa muộn (năm 2011) nên cũng có thể lý giải là do quá trình giải phóng lân chậm ở trong phân chuồng nên lượng lân dễ tiêu và hòa tan còn tồn tại trong đất cao hơn các công thức khác. Vùi phế phụ phẩm không làm tăng một cách rõ ràng lượng lân trong đất, vì hàm lượng lân trong phế phụ phẩm chiếm tỷ lệ không đáng kể, tuy nhiên vùi phế phụ phẩm góp phần điều hòa dinh dưỡng và khả năng chuyển hóa các hợp chất khó tan thành dễ tan, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng mà rõ nhất là chuyển hóa lân khó tiêu và dễ tiêu. Trên cùng một liều lượng phân bón, ở các công thức trên nền có vùi phụ phẩm khả năng chuyển hóa các hợp chất khó tan thành dễ tan, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng đều cao hơn có ý nghĩa so với các công thức ở nền không vùi phế phụ phẩm. 3.3.4.2. Cơ cấu đậu tương xuân - lúa mùa sớm - ngô đông a) Năng suất cây trồng: Kết quả tổng hợp và phân tích số liệu năng suất của 14 năm (1998 - 2011) cho thấy vùi phụ phẩm nông nghiệp của cây trồng vụ trước cho cây trồng vụ sau đã làm tăng năng suất 8 - 19% so với nền không vùi phế phụ phẩm trong cơ cấu cây trồng đậu tương xuân - lúa mùa sớm - ngô đông (Bảng 3.24). Bảng 3.24. Ảnh hưởng của việc vùi phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau đến năng suất của đậu tương xuân (ĐTX) - lúa mùa sớm (LMS) - ngô đông (NĐ) Nền Năng suất cây trồng, tạ/ha ĐTX % LMS % NĐ % Không vùi phế phụ phẩm 11,38 100 37,56 100 26,29 100 Vùi phế phụ phẩm 13,58 119 40,57 108 30,17 115 LSD(0,05) 1,76 1,93 0,85 CV(%) 21,6 7,6 4,7 84 Ảnh hưởng của các công thức bón phân dài hạn (14 năm) đến năng suất cây trồng trong cơ cấu đậu tương xuân (ĐTX) - lúa mùa sớm (LMS) - ngô đông (NĐ) được trình bày trong Bảng 3.25. Phân chuồng có ảnh hưởng rõ đến năng suất cây trồng trong cơ cấu, bón phân chuồng làm tăng rõ rệt năng suất các loại cây trồng, hơn thế xu thế khác biệt năng suất giữa bón phân chuồng và không bón ngày cành rộng theo thời gian (số liệu năng suất thể hiện trong phần Phụ lục). Ảnh hưởng của phân khoáng đến năng suất các loại cây trồng là tương đối khác biệt, năng suất cây ngô đông chịu ảnh hưởng nhiều nhất của phân khoáng, bón đầy đủ NPK tăng năng suất lên gấp 10 lần so với đối chứng (không bón phân), trong khi đối với đậu tương xuân là khoảng 3 lần và lúa mùa sớm là khoảng 2 lần. Hiệu lực của lân khoáng bón là khá rõ, ở công thức không bón lân khoáng (công thức NK), năng suất của cả 3 cây trồng trong cơ cấu đều thấp hơn so với công thức có bón P (công thức NPK). Giữa nền vùi phụ phẩm và không vùi phụ phẩm, ngoài việc làm tăng năng suất (Bảng 3.25), vùi phụ phẩm còn thu hẹp khoảng cách năng suất giữa các công thức phân bón (số liệu ở phần Phụ lục). 85 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của đậu tương xuân (ĐTX) - lúa mùa sớm (LMS) - ngô đông (NĐ) Công thức Năng suất cây trồng, tạ/ha ĐTX % LMS % NĐ % Không bón phân (ĐC) 4,46 100 22,44 100 2,70 100 Bón phân chuồng (PC) 12,87 289 36,34 162 8,40 311 NK 9,00 202 36,59 163 26,36 976 NPK 13,83 310 43,60 194 42,37 1569 NPK + PC 16,71 375 48,85 218 51,61 911 Không bón phân (ĐC) 6,57 100 27,09 100 4,71 100 Bón phân chuồng (PC) 12,29 187 35,46 131 13,28 282 NK 11,67 178 40,23 149 31,71 673 NPK 15,81 241 47,70 176 47,08 1000 NPK + PC 21,53 328 52,37 193 54,07 1148 Nền không vùi phụ phẩm Nền có vùi phụ phẩm LSD(0,05) 3,93 4,32 1,92 CV(%) 21,6 7,6 4,7 b) Hàm lượng và các dạng lân trong đất: Ảnh hưởng của phân bón và vùi phụ phẩm nông nghiệp đến các dạng lân của cơ cấu đậu tương xuân - lúa mùa sớm - ngô đông được trình bày trong Bảng 3.26. Số liệu ở bảng 3.26 cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu ở công thức bón khuyết lân (NK) có chiều hướng giảm có ý nghĩa so với các công thức có bón lân. Hàm lượng lân hòa tan ở công thức bón khuyết lân có trị số thấp nhất ở trên 02 nền có và không vùi phụ phẩm. Cũng có xu hướng giống cơ cấu đậu tương xuân - lúa mùa sớm - ngô đông trên nền có vùi phụ phẩm dạng lân cố định PCa+Mg có trị số thấp nhất ở các công thức NPK và NPK+PC trên nền có vùi phụ phẩm. 86 Bảng 3.26. Ảnh hưởng của phân bón và vùi phụ phẩm đến các dạng lân trong đất của cơ cấu đậu tương xuân - lúa mùa sớm - ngô đông CT Các dạng lân, ppm Phc Pvc Pdt* Pht PAl PFe PCa+Mg Nền không vùi phế phụ phẩm CT1 111,24 313,18 18,10 8,48 50,77 69,35 100,12 CT2 58,04 377,64 23,64 10,05 62,64 69,36 88,26 CT3 36,60 334,27 15,19 2,72 46,42 55,46 98,27 CT4 179,07 603,86 40,62 6,73 150,88 197,78 135,46 CT5 218,59 525,32 40,96 8,38 124,09 164,05 118,64 Nền vùi phế phụ phẩm CT1 92,82 243,32 18,12 2,08 53,83 75,81 94,39 CT2 94,56 278,04 24,89 4,65 66,39 82,38 100,90 CT3 26,87 255,29 19,52 1,79 37,31 46,80 0,00 CT4 58,60 426,49 39,86 7,18 106,90 116,11 0,00 CT5 149,53 603,68 49,37 12,30 151,84 141,68 0,00 LSD(0,05) 87,52 141,52 15,15 3,58 47,37 61,41 30,92 CV(%) 58,5 24,5 35,8 38,1 38,1 41,3 28,8 Ghi chú: Công thức (CT): CT1 không bón phân; CT2 bón phân chuồng; CT3 bón NK; CT4 bón NPK; CT5 bón NPK + phân chuồng; các dạng lân Phc lân hữu cơ, Pvc lân vô cơ, Pdt lân dễ tiêu, Pht lân hòa tan, PAl lân liên kết nhôm, PFe lân liên kết sắt, PCa+Mg lân liên kết canxi và magiê; đơn vị tính của lân dễ tiêu (Pdt) là mg/100 g đất. 3.3.4.3. Cơ cấu lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông Cơ cấu cây trồng lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông là cơ cấu cây trồng chính trên đất XBM vùng nghiên cứu, nên ảnh hưởng của các chế độ canh tác, bón phân… đến năng suất cây trồng, hàm lượng và các dạng lân, cũng như cân bằng lân được phân tích kỹ hơn. 87 a) Năng suất cây trồng: Phân tích ảnh hưởng của vùi và không vùi phế phụ phẩm (Bảng 3.27) cho thấy trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông vùi phụ phẩm nông nghiệp của cây trồng vụ trước cho cây trồng vụ sau đã làm tăng năng suất 57% ở vụ lúa xuân và lúa mùa sớm, nhưng ở mức không có ý nghĩa so với nền không vùi phế phụ phẩm. Bón phân chuồng trên cả 2 nền đều cho năng suất cao hơn có ý nghĩa so với công thức ĐC; bón cân đối NPK+PC trên 2 nền cho năng suất cao nhất có ý nghĩa, đặc biệt là đối với vụ ngô đông đã làm tăng năng suất từ 1006 1684% so với công thức ĐC, điều này chứng tỏ nhu cầu về dinh dưỡng của cây ngô trên đất XBM là rất lớn. Trên cùng một liều lượng phân bón, năng suất ở các công thức ở nền có vùi phụ phẩm đều cao hơn có ý nghĩa so với các công thức ở nền không vùi phế phụ phẩm (Bảng 3.28). Bảng 3.27. Ảnh hưởng của việc vùi phụ phẩm vụ trước cho cây trồng vụ sau đến năng suất của lúa xuân (LX) - lúa mùa sớm (LMS) - ngô đông (NĐ) Nền Năng suất cây trồng (tạ/ha) LX % Không vùi phế phụ phẩm 36,68 100 Vùi phế phụ phẩm 38,41 105 LMS % NĐ 36,42 100 25,92 100 38,87 107 29,67 114 LSD(0,05) 2,65 2,67 0,78 CV(%) 10,9 10,9 4,3 % Ở chế độ canh tác không vùi phế phụ phẩm, năng suất cây trồng có sự khác biệt rõ giữa các công thức phân bón (Hình 3.5, 3.62 và 3.7) ngay ở vụ đầu tiên (số liệu năng suất năm 1998); và sự chênh lệch về năng suất cây trồng giữa các công thức phân bón ngày càng rõ hơn trong quá trình canh tác, thể hiện ở mức độ sai khác về năng suất cây trồng có ý nghĩa thống kê trong năm cuối (2011). 88 Bảng 3.28. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của lúa xuân (LX) lúa mùa sớm (LMS) - ngô đông (NĐ) Công thức Năng suất cây trồng, tạ/ha LX % LMS % NĐ % Không bón phân (ĐC) 22,28 100 21,57 100 2,87 100 Bón phân chuồng (PC) 29,65 133 30,75 143 7,70 268 NK 35,31 158 40,80 189 25,40 885 NPK 42,60 191 41,99 195 42,43 1478 NPK + PC 53,59 241 46,97 218 51,21 1784 Không bón phân (ĐC) 25,31 100 26,55 100 4,88 100 Bón phân chuồng (PC) 31,74 125 34,57 130 11,58 237 NK 38,78 153 38,25 144 30,52 625 NPK 46,23 183 45,16 170 47,43 972 NPK + PC 49,97 197 49,82 188 53,95 1106 Nền không vùi phụ phẩm Nền có vùi phụ phẩm LSD(0,05) 5,94 5,98 1,75 CV(%) 10,9 10,9 4,3 Với lúa xuân ở chế độ canh tác không vùi phế nhụ phẩm, năng suất lúa giảm dần theo các công thức phân bón NPK+PC > NPK > NK > PC > ĐC, cho thấy ảnh hưởng của P đến năng suất lúa giảm đáng kể. Năng suất lúa biến động qua các năm, nhưng giảm ở hầu hết các công thức trong vụ xuân năm 2008 do ảnh hưởng của thời tiết (Hình 3.4). 89 60 a Nang suat (ta/ha) 50 b 40 c 30 d DC PC NK NPK NPK+PC 20 10 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Nam Hình 3.4. Năng suất lúa xuân ở các công thức phân bón khác nhau khi không vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 (Ghi chú: các chữ trong đồ thị thể hiện sự sai khác về năng suất năm cuối cùng ở mức có ý nghĩa P < 0,05) 60 50 Nang suat (ta/ha) a 40 b 30 c DC PC NK NPK NPK+PC 20 10 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Nam Hình 3.5. Năng suất lúa mùa ở các công thức phân bón khác nhau khi không vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 (Ghi chú: các chữ trong đồ thị thể hiện sự sai khác về năng suất năm cuối cùng ở mức có ý nghĩa P < 0,05) Với lúa mùa ở chế độ canh tác không vùi phế phụ phẩm, năng suất cũng có biến động khá lớn trong giai đoạn 1998 - 2011, tính trung bình của cả giai 90 đoạn thì năng suất giảm dần theo các công thức sau NPK+PC > NPK > NK > PC > ĐC (Hình 3.5). 70 60 a Nang suat (ta/ha) 50 b 40 30 20 c DC PC NK NPK NPK+PC 10 d 0 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Nam Hình 3.6. Năng suất ngô đông ở các công thức phân bón khác nhau theo chế độ không vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 (Ghi chú: các chữ trong đồ thị thể hiện sự sai khác về năng suất năm cuối cùng ở mức có ý nghĩa P < 0,05) 70 60 Nang suat (ta/ha) a b 50 c 40 d e 30 DC PC NK NPK NPK+PC 20 10 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Nam Hình 3.7. Năng suất lúa xuân ở các công thức phân bón khác nhau khi vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 (Ghi chú: các chữ trong đồ thị thể hiện sự sai khác về năng suất năm cuối cùng ở mức có ý nghĩa P < 0,05) 91 Đối với ngô đông ở chế độ không vùi phế phụ phẩm, ảnh hưởng của các công thức phân bón thể hiện rất rõ (Hình 3.6), năng suất giảm dần theo các công thức phân bón NPK+PC > NPK > NK > PC và ĐC. 70 60 a Nang suat 50 40 b 30 c DC PC NK NPK NPK+PC 20 10 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Nam Hình 3.8. Năng suất lúa mùa ở các công thức phân bón khác nhau theo chế độ vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 (Ghi chú: các chữ trong đồ thị thể hiện sự sai khác về năng suất năm cuối cùng ở mức có ý nghĩa P < 0,05) Ở chế độ canh tác có vùi phế phụ phẩm, các công thức phân bón cũng có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất ngay trong vụ đầu tiên (Hình 3.7, 3.8 và 3.). Mức độ khác nhau về năng suất giữa các công thức cũng gần tương tự như ở chế độ không vùi phế phụ phẩm, nhưng khoảng cách chênh lệnh giữa các công thức ở chế độ vùi phế phụ phẩm thu hẹp hơn, đặc biệt là với lúa (so sánh hình 3.5 với hình 3.8, hình 3.6 với hình 3.9). So sánh năng suất lúa xuân ở công thức phân bón ĐC (không bón phân) và bón đầy đủ NPK+PC ở chế độ không vùi phế phụ phẩm cho thấy, năng suất lúa trung bình của 14 năm là 22,28 tạ/ha và 47,19 tạ/ha; trong khi ở chế độ vùi phế phụ phẩm năng suất lúa tương ứng là 25,31 tạ/ha và 49,97 tạ/ha. Nhìn chung do vùi phế phụ phẩm, năng suất cây trồng tăng khoảng 5-20%; kết quả này khá phù hợp với nhiều nghiên cứu về 92 ảnh hưởng của vùi phế phụ phẩm đến năng suất cây trồng (Đỗ Thị Xô và nnk, 1995; Trần Thị Tâm & Đào Trọng Hùng, 2010). 70 60 a Nang suat (ta/ha) 50 b 40 30 c 20 10 d 0 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 DC PC NK NPK NPK+PC 2012 Nam Hình 3.9. Năng suất ngô đông ở các công thức phân bón khác nhau theo chế độ vùi phế phụ phẩm, giai đoạn 1998 - 2011 (Ghi chú: các chữ trong đồ thị thể hiện sự sai khác về năng suất năm cuối cùng ở mức có ý nghĩa P < 0,05) b) Hàm lượng và các dạng lân trong đất: Số liệu về ảnh hưởng của quá trình bón phân và vùi phụ phẩm nông nghiệp đến các dạng lân trong đất XBM của cơ cấu lúa xuân - lúa mùa sớm ngô đông được trình bày tại Bảng 3.29 và Hình 3.11 và 3.12; kết quả cho thấy hàm lượng lân dễ tiêu gia tăng ở những công thức bón lân trên nền không vùi phế phụ phẩm, hàm lượng lân dễ tiêu có xu hướng giảm ở công thức bón khuyết lân trên nền không vùi phế phụ phẩm. Số liệu phân tích thành phần lân trong đất cho thấy lân hòa tan chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng lượng lân (khoảng 1 - 2%), lân liên kết sắt và nhôm chiếm tỷ lệ trung bình 15-18%, lân liên kết canxi và magiê chiếm khoảng 12-22%; còn lại chủ yếu là lân ở dạng hữu cơ, chiếm khoảng 30 - 70% tổng lượng lân trong đất (Hình 3.10 và 3.11). 93 Bảng 3.29. Ảnh hưởng của phân bón và vùi phụ phẩm nông nghiệp đến các dạng lân trong đất của cơ cấu lúa xuân - lúa mùa sớm - ngô đông Các dạng lân, ppm Công thức Phc Pvc Pdt* Pht PAl PFe PCa+Mg Nền không vùi phế phụ phẩm CT1 76,25 258,09 17,09 8,55 41,60 43,58 89,82 CT2 111,52 269,53 17,05 8,35 51,37 57,55 90,64 CT3 71,07 252,23 11,20 2,84 31,23 36,87 75,83 CT4 84,78 464,39 32,53 5,19 112,37 116,27 112,51 CT5 46,57 448,43 37,75 9,79 115,13 85,27 17,48 Nền vùi phế phụ phẩm CT1 79,11 227,76 13,37 3,46 48,30 50,20 72,59 CT2 57,38 389,16 23,21 4,79 80,33 75,81 104,41 CT3 45,71 269,66 17,37 3,80 42,71 45,38 0,00 CT4 42,20 456,42 33,82 8,28 118,74 85,44 0,00 CT5 35,50 676,53 44,92 12,95 176,81 145,27 LSD(0,05) 42,58 137,68 21,61 9,37 4,96 44,61 39,56 CV(%) 44,9 25,4 25,9 50,0 37,3 36,5 34,3 139,67 Ghi chú: Công thức (CT): CT1 không bón phân; CT2 bón phân chuồng; CT3 bón NK; CT4 bón NPK; CT5 bón NPK + phân chuồng; các dạng lân Phc lân hữu cơ, Pvc lân vô cơ, Pdt lân dễ tiêu, Pht lân hòa tan, PAl lân liên kết nhôm, PFe lân liên kết sắt, PCa+Mg lân liên kết canxi và magiê; đơn vị tính của lân dễ tiêu (Pdt) là mg/100 g đất. Các dạng lân trong đất của các công thức phân bón và chế độ sử dụng phế phụ phẩm khác nhau cũng cho thấy khá rõ sự khác biệt; các công thức có bổ sung lân khoáng làm tăng đáng kể lượng lân tồn dư trong đất, tổng lượng lân tồn dư trong đất ở các công thức bón lân khoáng (NPK và NPK+PC) cao hơn 20 - 50% so với lân tồn dư ở các công thức không bổ sung lân khoáng (ĐC, PC và NK). 94 0.07 Ham luong trong dat (%) 0.06 0.05 P huu co P hoa tan P-Al P-Fe P-Ca+Mg 0.04 0.03 0.02 0.01 0.00 ÐC PC NK NPK NPK+PC Cong thuc Hình 3.10. Các dạng lân trong đất ở các công thức phân bón khác nhau sau 14 năm canh tác liên tục, có vùi phế phụ phẩm Ham luong trong dat (%) 0.08 0.06 P huu co P hoa tan P-Al P-Fe P-Ca+Mg 0.04 0.02 0.00 ÐC PC NK NPK NPK+PC Cong thuc Hình 3.11. Các dạng lân trong đất ở các công thức phân bón khác nhau sau 14 năm canh tác liên tục, không vùi phế phụ phẩm Vùi phế phụ phẩm làm tăng đáng kể tỷ lệ lân hữu cơ trong thành phần lân, tỷ lệ lân hữu cơ tăng trên 10%. Như vậy các tác động về bón phân và vùi phế phụ phẩm làm thay đổi hàm lượng lân, thành phần và đặc biệt là lượng lân hữu cơ trong đất. Kết quả này không khác so với những nhận định trước đây 95 khi tiến hành những nghiên cứu tương tự trên các loại đất có đặc điểm tương đối khác biệt so với đất XBM Bắc Giang (Vu và nnk, 2010). c) Cân bằng lân: Kết quả tính toán lân đầu vào và đầu ra của các công thức phân bón và chế độ canh tác khác nhau (có vùi và không vùi phế phụ phẩm) trong suốt quá trình canh tác 14 năm được thể hiện ở hình 3.12 và 3.13. Số liệu phân tích lý giải sự dư thừa lân trong đất XBM, ở tất cả các công thức (trừ công thức ĐC và công thức NK, hai công thức không bón lân), lượng lân đầu ra thấp hơn rất nhiều so với lân đầu vào. 3000 Luong lan (kg/ha) 2500 A Dau vao Dau ra 2000 B 1500 B a a 1000 ab 500 b b 0 ÐC PC NK NPK NPK+PC Cong thuc Hình 3.12. Cân bằng lân ở các công thức phân bón khác nhau sau 14 năm canh tác liên tục, không vùi phế phụ phẩm (Ghi chú: các chữ trong đồ thị thể hiện sự sai khác ở mức có ý nghĩa P < 0,05) Nếu bón liên tục NPK+PC thì hàm lượng lân dư thừa lại sau 14 năm canh tác khoảng 1.700 - 1.900 kg P2O5/ha; nếu bón NPK liên tục thì dư thừa lân 694 - 809 kg P2O5/ha. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng cung cấp lân từ đất (và có thể một lượng nhỏ từ nước tưới), ở công thức đối chứng ĐC (không bón bổ sung lân trong 14 năm), lượng lân đầu ra ở cả hai chế độ vùi và không vùi phế phụ phẩm dao động trong khoảng 218 - 238 kg P2O5/ha (Hình 3.13 và 3.14). 96 Vùi phế phụ phẩm và không vùi phế phụ phẩm không ảnh hưởng nhiều đến cân bằng lân trong đất, lý do là hàm lượng lân trong phế phụ phẩm cây trồng chiếm một tỷ lệ không lớn. Ngược lại, bón phân chuồng làm gia tăng rất đáng kể hàm lượng lân trong đất, nếu chỉ bón riêng phân chuồng, sau 14 năm hàm lượng lân dư thừa trong đất lên tới 800 - 900 kg P2O5/ha. Bón phân chuồng làm gia tăng hàm lượng lân trong đất xám vùng Bắc Giang cũng được đề cập trong nghiên cứu gần đây của Tien Minh Tran và nnk (2012), khi các tác giả cho rằng có sự thay đổi lớn về chất lượng phân chuồng (chủ yếu là phân lợn) do thay đổi về phương thức và thức ăn chăn nuôi (dùng nhiều thức ăn tinh, thức ăn công nghiệp). Tỷ lệ N, P và K trong phân lợn tươi (độ ẩm 69%) tương ứng ở mức 1%, 1% và 0,2%; trong khi theo các số liệu phân tích trước đây, tỷ lệ này là 0,7% N, 0,6% P và 1% K (độ ẩm 66%); kết quả cho thấy hàm lượng lân trong phân chuồng tăng cao, trong khi hàm lượng kali lại giảm khá nhiều. 3000 Luong lan (kg/ha) 2500 A Dau vao Dau ra 2000 B 1500 B 1000 a a ab 500 b b 0 ÐC PC NK NPK NPK + FYM Cong thuc Hình 3.13. Cân bằng lân ở các công thức phân bón khác nhau sau 14 năm canh tác liên tục, có vùi phế phụ phẩm (Ghi chú: các chữ trong đồ thị thể hiện sự sai khác ở mức có ý nghĩa P < 0,05) Số liệu nghiên cứu về cân bằng lân do ảnh hưởng của quá trình bón phân và vùi phế phụ phẩm (14 năm) ở cơ cấu cây trồng lúa xuân - lúa mùa sớm - 97 ngô đông cho thấy cần có thêm các nghiên cứu tiếp về rửa trôi và ảnh hưởng của bón dư thừa lân đến môi trường. 3.4. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang 3.4.1. Xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả sử dụng lân trên đất XBM Từ kết quả nghiên cứu “Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất cây trồng trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông và các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang”, đã lựa chọn được công thức phân bón phù hợp cho cơ cấu cây trồng lúa xuân - lúa mùa - ngô đông trên đất XBM, với mức bón như sau: - Lúa xuân: 8 tấn phân chuồng (hoặc phân hữu cơ) + 110 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha/vụ; - Lúa mùa: 8 tấn phân chuồng (hoặc phân hữu cơ) + 90 kg N + 0 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha/vụ; - Ngô đông: 10 tấn phân chuồng (hoặc phân hữu cơ) + 180 kg N + 100 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha/vụ Mô hình đánh giá hiệu quả của các công thức lựa chọn được tiến hành trong 2 vụ lúa xuân và lúa mùa năm 2014, tại Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Kết quả đánh giá hiệu quả nông học của vụ lúa xuân trong mô hình được thể hiện ở Bảng 3.30. Bảng 3.30. Hiệu quả nông học của mô hình với vụ lúa xuân 2014 -1 -1 Công thức phân bón(ha vụ ) CT1 (canh tác của nông dân): 10 tấn phân chuồng + 127 kg N + 85 kg P2O5 + 100 kg K2O CT2 (khuyến cáo): 8 tấn phân chuồng + 110 kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O 98 Năng suất (NS) lúa, tạ/ha NS tăng giữa khuyến cáo và đối chứng (%) 44,20 - 54,00 122 Kết quả theo dõi mô hình cho thấy áp dụng công thức phân bón như khuyến cáo làm tăng năng suất lúa xuân lên 22% so với công thức canh tác của nông dân. Không những làm tăng năng suất mà còn giảm đáng kể lượng phân bón sử dụng (cả N, P và K) và do vậy làm tăng đáng kể hiệu quả sản xuất (Bảng 3.31). Áp dụng theo khuyến cáo mỗi ha lúa xuân sẽ lãi thêm 9,7 triệu đồng. Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế của mô hình với vụ lúa xuân 2014 CT Năng suất (tấn/ha) Tổng thu Chi phí Lãi Lãi so với Công LĐ Vật tư thuần đối chứng CT1 44,20 30.940 1.500 12.131 17.309 - CT2 54,00 37.800 1.200 9.585 27.015 9.706 Ghi chú: ĐVT 1.000 đồng; LĐ: lao động; CT1: bón phân theo nông dân; CT2: bón phân theo khuyến cáo Bảng 3.32. Hiệu quả nông học của mô hình với vụ lúa mùa 2014 -1 Năng suất (NS) lúa, tạ/ha -1 Công thức phân bón(ha vụ ) NS tăng giữa khuyến cáo và đối chứng (%) CT1 (canh tác của nông dân): 53,30 10 tấn phân chuồng + 110 kg N + 85 kg P2O5 + 100 kg K2O CT2 (khuyến cáo): 56,10 105 8 tấn phân chuồng + 90 kg N + 0 kg P2O5 + 60 kg K2O Hiệu quả nông học của mô hình trong vụ lúa mùa thể hiện ở Bảng 3.32, theo khuyến cáo vụ lúa mùa không sử dụng phân lân, chỉ dùng lượng lân tồn dư từ vụ lúa xuân, lượng phân đạm và kali cũng giảm đáng kể so với canh tác của nông dân, tuy nhiên năng suất lúa của công thức khuyến cáo không giảm mà còn tăng 5% so với canh tác của nông dân. 99 Bảng 3.33. Hiệu quả kinh tế của mô hình với vụ lúa mùa2014 CT Năng suất (tấn/ha) Tổng thu Chi phí Lãi Lãi so với Công LĐ Vật tư thuần đối chứng CT1 53,30 37.310 1.500 11.798 24.012 - CT2 56,10 39.270 1.100 7.881 30.289 6.277 Ghi chú: ĐVT 1.000 đồng; LĐ: lao động; CT1: bón phân theo nông dân; CT2: bón phân theo khuyến cáo 3.4.2. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lân Tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài, có một số nhận định như sau: - Trên đất XBM tỉnh Bắc Giang hiện nay người dân sử dụng lân với liều lượng cao, dẫn tới làm gia tăng hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu và gia tăng; - Sau khi bón vào đất lân supe và nung chảy đã chuyển sang dạng chủ yếu phốt phát canxi và magiê, sau đó đến nhôm, cuối cùng là phốt phát sắt theo thứ tự PCa+Mg> PAl> PFe; - Hàm lượng lân dễ tiêu ở chế độ canh tác ẩm có xu hướng cao hơn hàm lượng lân dễ tiêu của chế độ canh tác khô tại 3 thời điểm, điều này được lý giải là do độ ẩm đất cao nên quá trình chuyển hóa lân trong đất được thuận lợi, hàm lượng lân dễ tiêu luôn đạt trị số cao hơn chế độ canh tác khô; - Bón lân dạng supe và nung chảy không có sự khác biệt về hiệu quả sử dụng lân; - Vùi phế phụ phẩm đã góp phần điều hòa dinh dưỡng và khả năng chuyển hóa các hợp chất khó tan thành dễ tan, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng mà rõ nhất là chuyển hóa lân khó tiêu và dễ tiêu. Trên cùng một liều lượng phân bón, ở các công thức trên nền có vùi phụ phẩm khả năng chuyển hóa các hợp chất khó tan thành dễ tan, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trồng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng lân trên đất XBM, một số biện pháp được khuyến cáo là: 100 i) Bón lân với liều lượng thấp và cân đối với các nguyên tố N và K; ii) Bố trí kiểu sử dụng đất ngập ẩm luân phiên; iii) Vùi phế phụ phẩm nông nghiệp vụ trước cho cây trồng vụ sau; iv) Trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông (cơ cấu cây trồng chính ở vùng đất XBM Bắc Giang hiện nay) bón lân với liều lượng 60 P2O5 - 0 P2O5 90 P2O5 (không bón lân cho lúa vụ mùa). 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang có điều kiện khí hậu phù hợp cho phát triển nhiều loại cây trồng; có cơ cấu cây trồng phong phú (6 loại sử dụng đất và 35 cơ cấu cây trồng). Mặc dù canh tác trên loại đất nghèo kiệt, nhưng năng suất các loại cây trồng tương đối khá so với mặt bằng chung của cả nước, do đầu tư thâm canh ở mức khá. Lượng phân bón nông dân sử dụng ở mức khá cao so với cả nước; có sự khác biệt rất rõ về đầu tư phân bón giữa các cơ cấu sử dụng đất, giữa các tiểu vùng và giữa các hộ nông dân. 1.2. Đất XBM tỉnh Bắc Giang có diện tích khoảng 61.294,8 ha được chia thành 4 loại; phân bố chủ yếu tại các huyện Tân Yên (11.491,0 ha); Lục Nam (10.037,0 ha) và Hiệp Hòa (9.639,4 ha). Đất XBM tỉnh Bắc Giang có một số tính chất cơ bản sau: Đất chua nhẹ, hàm lượng các bon hữu cơ trung bình đến khá, đạm trung bình, kali tổng số và dễ tiêu thấp, dung tích hấp thu trung bình, đặc biệt là hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu ở mức khá giầu (0,10-0,14% P2O5, và 11-30 mg P2O5/100 g đất). Lân dạng hòa tan và dạng liên kết với nhôm ở các mẫu đất trồng rau cao hơn rõ rệt so với trong đất trồng lúa; trong khi, lân liên kết can xi và ma giê trong các mẫu đất lúa lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với đất trồng rau. 1.3. Độ ẩm có ảnh hưởng khá rõ đến thay đổi về các dạng lân trong đất, lân dễ tiêu ở chế độ ẩm cao hơn ở chế độ khô. Các dạng lân khác nhau khi bón vào đất có ảnh hưởng khá rõ đến hàm lượng các dạng lân tồn tại trong đất và khả năng hấp thụ lân của cây lúa; lân hòa tan trong đất bón lân supe và lân trong DAP cao hơn so với bón lân nung chảy; khả năng hút lân của cây lúa phụ thuộc vào mùa vụ (vụ mùa hấp thu ít hơn 30-50% so với vụ xuân), khả năng giải phóng, và tồn dư của các loại lân bón (vụ đầu hấp thụ cao hơn khi bón lân dạng supe, nhưng các vụ sau lân nung chảy lại cao hơn). 102 1.4. Lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang lân tồn tại chủ yếu ở dạng liên kết canxi và magiê (PCa+Mg) và liên kết với nhôm (PAl), chiếm 60-80% tổng hàm lượng lân khoáng trong đất. Trong vụ lúa mùa trên nền bón đầy đủ phân chuồng, đạm, kali và supe lân cây lúa hấp thu được từ 48-52 kg P2O5/ha từ đất và phân lân bón vào, hiệu quả sử dụng phân lân là -10,5 đến 0,2%. Trên nền bón đầy đủ phân chuồng, đạm, kali và lân nung chảy cây lúa hấp thu được 4853 kg P2O5/ha từ đất và phân lân bón vào, hiệu quả sử dụng phân lân là -6,3 đến 1,3%.Trong vụ ngô đông, khi được bón đầy đủ phân chuồng, đạm, kali và phân lân supe cây ngô hấp thu được 66-83 kg P2O5/ha từ đất và phân lân bón vào, hiệu quả sử dụng phân lân là 30,1-34,8%. Bón lân nung chảy cây ngô hấp thu được 56-72 kg P2O5/ha từ đất và phân lân bón vào, hiệu quả sử dụng phân lân là 18,2-30,1%. 1.5. Ảnh hưởng của bón lân lâu dài đối với năng suất cây trồng trên đất XBM Bắc Giang là khá rõ, nhưng hiệu lực giảm dần do tồn dư của việc bón lân từ vụ trước. Bổ sung lân khoáng làm tăng đáng kể lượng lân tồn dư trong đất, tổng lượng lân tồn dư trong đất ở các công thức bón lân khoáng cao hơn 20-50% so với lân tồn dư ở các công thức không bổ sung lân khoáng; vùi phế phụ phẩm làm tăng đáng kể tỷ lệ lân hữu cơ trong thành phần lân; tỷ lệ lân hữu cơ tăng khoảng trên 10%. Vùi phế phụ phẩm còn làm tăng năng suất cây trồng khoảng 5-10% và giảm đáng kể sự chênh lệch về năng suất cây trồng ở các công thức phân bón khác nhau. Tất cả các công thức phân bón (trừ công thức không bón lân), lượng lân đầu ra thấp hơn nhiều so với lân đầu vào. Nếu bón liên tục NPK+PC thì hàm lượng lân dư thừa lại sau 14 năm canh tác là 1.7001.900 kg P2O5/ha; nếu bón NPK liên tục thì dư thừa lân là 694-809 kg P2O5/ha; chỉ bón phân chuồng liên tục cũng làm dư thừa lân 800-900 kg P2O5/ha. 1.6. Để nâng cao hiệu quả sử dụng lân trên đất XBM Bắc Giang, cần: i) Bón lân với liều lượng thấp và cân đối với các nguyên tố N và K; ii) Bố trí kiểu sử dụng đất ngập ẩm luân phiên; iii) Vùi phế phụ phẩm nông nghiệp vụ 103 trước cho cây trồng vụ sau; và iv) Với cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông (cơ cấu cây trồng chính ở vùng đất XBM Bắc Giang hiện nay) bón lân với liều lượng 60 P2O5 - 0 P2O5 - 90 P2O5 (không bón lân cho lúa vụ mùa). 2. Kiến nghị 2.1. Áp dụng các khuyến cáo trong nghiên cứu này vào thực tiễn sản xuất để nâng cao hiệu quả sử dụng lân. 2.2. Cần có các nghiên cứu về rửa trôi lân trên đất XBM và các ảnh hưởng của việc bón dư thừa lân đến môi trường đất và môi trường nước. 104 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Quốc Vương, Trần Minh Tiến (2013). “Đặc điểm các dạng lân ở hai loại hình sử dụng đất chuyên lúa và chuyên rau trên đất xám bạc màu Bắc Giang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 231, Hà Nội, trang 12-16. 2. Trần Quốc Vương, Đào Trọng Hùng, Trần Minh Tiến, Hồ Quang Đức (2014). “Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất cây trồng và các dạng lân trên đất xám bạc màu Bắc Giang”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp số 4, Hà Nội, trang 122-128. 3. Trần Quốc Vương, Trần Minh Tiến, Bùi Huy Hiền, (2014). “Ảnh hưởng của phân bón và vùi phế phụ phẩm đến năng suất lúa, ngô, cân bằng lân và các dạng lân trong đất xám bạc màu Bắc Giang, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 248, Hà Nội, trang 3-9. 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Đỗ Ánh, Bùi Đình Dinh (1992), Đất phân bón cây trồng. Tạp chí Khoa học Đất số 2, Hà Nội, trang 35 - 45. 2. Bộ Nông nghiệp (1984), Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn, Tiêu chuẩn Ngành 10 TCN 68-84, Hà Nội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Cẩm nang sử dụng đất, Tập 3, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Bộ (chủ biên), Nguyễn Trọng Thi, Bùi Huy Hiền, Nguyễn Văn Chiến (2003), Bón phân cân đối cho cây trồng ở Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Bộ và nnk (2013), Báo cáo đề tài “Nghiên cứu hiệu lực trực tiếp và hiệu lực tồn dư của phân vô cơ đa lượng đối với lúa, ngô, cà phê làm cơ sơ cân đối cung cầu phân bón Việt Nam”, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 6. Chi cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2013), Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Giang. 7. Đỗ Đình Đài, Hồ Quang Đức, Bùi Thị Ngọc Dung, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Thị Hà, Vũ Xuân Thanh, Vũ Anh Tú, Trần Mậu Tân, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Xuân Nhiệm, Nguyễn Văn Nhân, Vũ Thanh Xuân (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp, Tập 4: Tài nguyên đất Việt Nam. Thực trạng và tiềm năng sử dụng, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 8. Trịnh Văn Chiến, Đỗ Ánh, Nguyễn Huy Hoàng (1999), Hiệu lực của lân và vôi trên một số loại đất ở huyện Yên Định, Thanh Hóa, Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Quản lý kinh tế. Chuyên mục nông nghiệp công nghiệp thực phẩm 8. Tr. 361-363. 9. Nguyễn Xuân Cự (1992), Thành phần và động thái phốt pho trong đất phù sa trồng lúa tỉnh Thái Bình, Tạp chí Khoa học Đất số 2, Hà Nội, tr. 61 - 66. 10. Nguyễn Thị Dần và nnk (1995), Ảnh hưởng của chất hữu cơ đến một số 106 tính chất vật lý - nước trong mối quan hệ với độ phì nhiêu thực tế của đất trồng cạn (đất xám bạc màu Hà Bắc), Yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất và chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng. Đề tài KN - 01 -10. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, NXB Nông nghiệp. 11. Bùi Đình Dinh (1999), Tổng quan về nghiên cứu và sử dụng phân lân ở Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Kết quả nghiên cứu khoa học. Quyển 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 279-288. 12. Nguyễn Thế Đặng (2000), Nghiên cứu hiệu lực của phân Mg đối với sắn trên đất xám bạc màu ở Thái Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 456, tháng 6 năm 2000. 13. Đoàn Văn Điếm, Nguyễn Hữu Tề, Hồ Khắc Hồng (1994), Nghiên cứu hệ thống cây trồng hợp lý trên vùng đất đồi, gò cao, hạn, bạc màu huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 386, 8/ 1994. 14. Hồ Quang Đức (2005), Những kết quả chính về nghiên cứu đất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Khoa học công nghệ Nông nghiệp và PTNT 20 năm đổi mới. Tập 3: Đất - Phân bón. Bộ Nông nghiệp và PTNT, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. 15. Hồ Quang Đức và nnk (2012), Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp sử dụng hợp lý đất xám bạc màu ở miền Bắc”, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội. 16. Phạm Quang Hà, Phạm Tiến Hoàng và nnk (2003), Nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng cho một số hệ thống cây trồng chính, Kết quả Nghiên cứu Khoa học năm 2002, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội. 17. Phạm Quang Hà (2009), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn nền chất lượng môi trường đất Việt Nam cho các nhóm đất: Phù sa, đỏ, bạc màu và đất mặn, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Kết quả nghiên cứu khoa học. Quyển 5, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 413-430. 18. Lê Mỹ Hảo, Bùi Tân Yên, Hồ Quang Đức, Trần Quốc Vương (2013), 107 Thực trạng lân trong đất xám bạc màu miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 3 + 4, trang 24-30, Hà Nội. 19. Bùi Huy Hiền (2005), Kết quả nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng, sử dụng có hiệu quả phân bón trong thời kỳ đổi mới và kế hoạch hoạt động giai đoạn 2006-2010, Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới. Tập 3: Đất - phân bón. Bộ Nông nghiệp và PTNT, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Ngô Xuân Hiền, Đỗ Trung Thu (2009), Nghiên cứu hiệu quả của phụ phẩm nông nghiệp vùi lại cho cây trồng trong một số cơ cấu luân canh trên đất xám bạc màu Bắc Giang, Kết quả nghiên cứu khoa học quyển 5 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 21. Hội Khoa học Đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Nguyễn Khang, Hoàng Xuân Phương (1999), Ảnh hưởng của tưới nước phù sa sông Hồng tới thành phần cơ giới đất xám bạc màu Đông Anh, Hà Nội, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 446, 8/1999, Hà Nội. 23. Lê Hồng Lịch, Lương Đức Loan (1997), Một số tính chất đất bazan thoái hóa Tây Nguyên và biện pháp hồi phục độ phì nhiêu, Hội thảo về quản lý dinh dưỡng trên đất dốc miền Nam Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 122 - 137. 24. Lê Hồng Lịch, Nguyễn Quang Thạch, Lê Minh Tuấn, Võ Thị Kim Oanh (2009), Ảnh hưởng của phân lân đến độ ẩm đất, sinh trưởng và năng suất cà phê vối (Cofea canephora Pierre) trồng ở Tây Nguyên, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Kết quả nghiên cứu khoa học. Quyển 5, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 344-353. 25. Lê Hồng Lịch, Nguyễn Quang Thạch, Võ Thị Kim Oanh, Lê Minh Tuấn (2009), Hiệu lực của phân lân và thời điểm (mùa) bón cho cà phê vối (Cofea canephora Pierre) kinh doanh trên đất bazan ở Tây Nguyên, Viện 108 Thổ nhưỡng Nông hóa - Kết quả nghiên cứu khoa học. Quyển 5, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 344-353. 26. Lê Hồng Lịch, Bùi Tuấn, Võ Thị Kim Oanh (2009), Nghiên cứu hiệu lực tồn dư của phân lân đối với lạc trên đất bazan ở Tây Nguyên, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Kết quả nghiên cứu khoa học. Quyển 5, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 353-360. 27. Cao Liêm, Nguyễn Văn Huyên, Vũ Thành, Lê Văn Thượng, Nguyễn Mười (1975), Thổ nhưỡng học, NXB Nông thôn, Hà Nội. 28. Nguyễn Đình Mạnh, Dương Văn Đảm (1989), Hiệu lực của Mo, B, Cu, Z và hỗn hợp của chúng đối với lạc trên đất xám bạc màu Hà Bắc, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 320, 2/1989, Hà Nội. 29. Hoàng Thị Minh (2009), Ảnh hưởng của phân bón và phụ phẩm Nông nghiệp đến độ phì nhiêu đất và năng suất của một số cơ cấu cây trồng trên đất xám bạc màu Bắc Giang, Kết quả nghiên cứu khoa học quyển 5 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Nguyễn Mười (1983), Một số đặc tính của đất xám bạc màu và quan hệ giữa chúng và năng suất lúa xuân, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp số 249, 3/1983, Hà Nội. 31. Lê Duy Mỳ và nnk (1979), Kết quả nghiên cứu cải tạo đất xám bạc màu miền Bắc Việt Nam, Kết quả nghiên cứu những chuyên đề chính về Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Hà Học Ngô (1993), Kết quả thử nghiệm Terras đối với một số cây trồng vụ đông xuân trên đất bạc màu và đất phù sa sông Hồng, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 376, 10/1993, Hà Nội. 33. Võ Đình Quang, Vũ Cao Thái, Trần Thị Tường Linh, Bùi Thị Hồng Thanh, Nguyễn Thị Trà (1994), Quan hệ giữa trạng thái oxy hóa khử và sự chuyển hóa lân trong đất phù sa hỗn hợp sông biển, Tạp chí Khoa học Đất số 4, Hà Nội, trang 46 - 54. 109 34. Võ Đình Quang (1999), Trạng thái lân trong đất Việt Nam, Kết quả nghiên cứu khoa học - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa. Quyển 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 35. Đỗ Thị Thanh Ren (1989), Hiệu quả của phân lân đối với lúa trên đất mặn phèn, Luận án PTS, Đại học Cần Thơ. 36. Nguyễn Tử Siêm, Trần Khải (1996), Hóa học lân trong đất Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đất, số 7, Hà Nội, trang 92 - 97. 37. Nguyễn Văn Sức (1996), Ảnh hưởng của Molipden (Mo) đến hoạt tính cố định N của vi khuẩn nốt sần và năng suất lạc trồng trên đất xám bạc màu Hà Bắc trong điều kiện bất lợi về độ ẩm, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm số 412, 10/1996, Hà Nội. 38. Trần Thị Tâm, Đào Trọng Hùng (2010), Ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp đến năng suất và khả năng giảm thiểu lượng kali bón cho cây trồng trong cơ cấu có lúa trên đất bạc màu và đất cát biển, Tạp chí Khoa học Đất, số 33, Hà Nội. 39. Vũ Thị Kim Thoa (1999), Vai trò của chất hữu cơ đối với cây trồng ngắn ngày và việc duy trì độ phì nhiêu thực tế lâu bền của các loại đất chính miền bắc Việt Nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 40. Nguyễn Hanh Thông, Bùi Đình Dinh, Trần Khải, Nguyễn Hanh, Lê Duy Mì, Mã Kiên Khôi (1968),Đất bạc màu miền Bắc Việt Nam và hiệu quả các biên pháp cải tạo, Nghiên cứu đất phân, tập 1, NXB Khoa học, Hà Nội. 41. Nguyễn Văn Toàn (2010), Tài nguyên đất Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đất, số 33, Hà Nội, trang 5 - 13. 42. Đào Thế Tuấn (1962), Phân supe lân và cách sử dụng, NXB Nông thôn, Hà Nội. 43. Vũ Đình Tuấn, Phạm Quang Hà, Hà Mạnh Thắng, Hồ Công Trực (2009), Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân nghiên cứu hệ số sử dụng đạm của cây lúa, 110 cải mơ và hệ số sử dụng lân của cây cà phê trong các hệ thống thâm canh ở Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Kết quả nghiên cứu Khoa học quyển 5, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 44. Ty Nông nghiệp Hà Bắc (1965), Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Hà Bắc tỷ lệ 1:50.000, Hà Bắc. 45. Ủy ban Nhân dân huyện Hiệp Hòa (2014), Niên giám Thống kê. 46. Công Thị Yến, Trần Thúc Sơn, Nguyễn Thị Bích (1995), Ảnh hưởng của các dạng phân chứa lưu huỳnh đến năng suất và phẩm chất đậu tương trên đất xám bạc màu, Yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất và chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng (đề tài KN-01-10), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 226-232. 47. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2003), Hoàn thiện hệ thống phân loại đất để xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 - 1/100.000, Báo cáo kết quả đề tài, Hà Nội. 48. Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (2007), Điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất các tỉnh, Báo cáo kết quả dự án, Hà Nội. 49. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1976), Bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000, Hà Nội. 50. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1979), Bản đồ đất miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ 1/500.000, Hà Nội. 51. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 52. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2005), Xây dựng hệ phân loại đất Việt Nam áp dụng cho việc lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn, Báo cáo kết quả đề tài. 53. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2005), Sổ tay Phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 54. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Vụ Khoa học, Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (2001), Những thông tin cơ bản về các loại đất chính Việt Nam, 111 NXB Thế giới, Hà Nội. 55. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2011), Nghiên cứu đánh giá chất lượng đất nông nghiệp làm căn cứ khoa học phục vụ bố trí cây trồng hợp lý cho huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, Báo cáo kết quả đề tài. 56. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2012), Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý đất xám bác màu miền Bắc Việt Nam, Báo cáo kết quả đề tài, Hà Nội. 57. Nguyễn Công Vinh, Võ Đình Quang, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Phúc Hưng (2009), Hiệu lực các dạng phân lân đối với dứa trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch ở nông trường Hà Trung, Thanh Hóa, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa - Kết quả nghiên cứu khoa học. Quyển 5, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, trang 333-344. 58. Nguyễn Vy, Trần Khải (1978), Hóa học đất vùng Bắc Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 59. Đỗ Thị Xô, Nguyễn Văn Đại, Phạm Văn Thao, Vi Văn Nam (1995), Sử dụng hợp lý sản phẩm phụ nông nghiệp nhằm tăng năng suất cây trồng và ổn định độ phì nhiêu của đất bạc màu, Yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất và chiến lược quản lý dinh dưỡng cây trồng (đề tài KN-01-10), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 67-78. II. Tiếng Anh 60. Baeber, S. A., (1979), Soil phosphorus after 25 years of cropping with five rates of phosphorus application, Communications in soil science and plant analysis 10 (11), Pp 1459-1468. 61. Barker, D. W. (1998), Phosphorus and potassium placement for corn and soybean managed with two conservation tillage systems, Retrospective Theses and Dissertations. 62. Borggaard O. K., Jorgensen S. S., Moberg J. P., Raben-Lange B. (1990), Influence of organic matter on phosphate adsorption by aluminium and iron oxides in sandy soils, Journal of Soil Science, 41, 443-449. 112 63. Bunemann E. K., Heenan D. P., Marschner P., McNeill A. M. (2006), Long-term effects of crop rotation, stubble management and tillage on soil phosphorus dynamics, Australian Journal of Soil Research 44, 611-618, doi 10.1071/SR05188. 64. Cahill S., Johson A., Osmond D., and David Hardy (2008), Response of corn and cotton to starter phosphorus on soil testing very high in phosphorus, Agronomy Journal 100: 537-542. 65. Chang, S.C., Jacson, M.L (1957), Fraction of soil phosphorus. Soil Science 84: 133-144 66. Christen K. (2007), Clossing the phosphorus loop, Environmental Science and Technology 41 (7): 2078. 67. Correll D. L. (1998), The Role of Phosphorus in the Eutrophication of Receiving Waters: a review, Journal of Environmental Quality: 261-266. 68. Dana Cordell (2008), The story of phosphorus: missing global governance of a critical resource, Paper prepared for SENSE Earth Systems Governance, Amsterdam, August 2008. 69. D. T. Vu, C. Tang, and R. D. Armstrong (2009), Tillage system affects phosphorus form and depth distribution in three contrasting Victorian soils, Australian Journal of Soil Research, 47, 33–45. 70. Enwezor O.C (1977), Soil testing phosphorous in some Nigerian soils, Soil Science, 124, 27-33. 71. French R.C (1978), The effect of fallowing on yield of wheat, Australian Journal of Agricultural Research, 29, 669-684. 72. Heffer, P., (2009), Assessment of Fertilizer Use by Crop at the Global Level, IFA publication January 2009 (AgCom/09/28). 73. IFA (2000), Environment Programme, by K.F. Isherwood, Revised Edition, February 2000, Paris. 74. Kazuyo M. Y., Hironari K, Kenichi N. and Tetsuya N. (2009), A material flow analysis of phosphorus in Japan, Journal of Industrial Ecology, 113 Volume 13, Number 5. 75. Mcclaughlin J. R., Ryden J. C., Syer J. K., (1981), Sorption of inorganic phosphat by iron and aluminium containing components, Journal of Soil Science, 32, 365-377. 76. Mengel K., Kirkby E. A (1987), Principles of plant nutrition, International Potash Institute, Bern, Switzeland. 77. Mohammad Nuruzzaman, Hans Lambers, Michael D.A. Bolland1, 2 & Erik J. Veneklaas (2005), Distribution of carboxylates and acid phosphatase and depletion of different phosphorus fractions in the rhizosphere of a cereal and three grain legumes, Plant and Soil 281:109120. 78. Mussgnug F., Becker M, Son T. T, Buresh R.J, Vlek P. L. G. (2006), Yield gaps and nutrient balances in intensive, rice-based cropping systems on degraded soils in the Red River Delta of Vietnam, Field Crops Research 98: pp 127-140. 79. Nuruzzaman, Hans Lamber, Michael D.A Bolland, Erik J. Veneklaas (2005), Phosphorus uptake by grain legumes and subsequently grown wheat at diferent levels of residual phosphorus fertilizer, Australian Journal of Agricultural Research, 56, 1041-1047. 80. O’Leary, G .J. and Connor, D.J. (1997), Stubble retention and tillage in a semi-arid environment, Field Crops Research, 209-219. 81. Patrick W. H. J. And Mahapatra I.C (1968), Transformation and avaiability to nitrogen and phosphorus in waterlogged soils, Advances in Agronomy 24, 323-359. 82. Sah R.N., Mikkelsen D.S., (1986), Transformation of inoganic phosphorus during the flooding and draining cycles of soil, Soil Science Society of American Journal, 50. 62-67. 83. Sanyal S. K., De Datta S. K., (1991), Chemistry of phosphorus transformation in soil, Advance in Soil Sciences, 16, 1-119. 114 84. Selles, F., B.G. McConkey, and C.A. Campbell. (1999), Distribution and forms of P under cultivator- and zero-tillage for continuous- and fallowwheat cropping systems in the semi- arid Canadian prairies, Soil & Tillage Research. 51: 47-59. 85. Soil Survey Staff (1999), Soil Taxonomy: A Basic System of Soil Classification for Making and Interpreting of Soil Survey, 2nd Edition, Soil Conservation Service, USDA, Agriculture Handbook No. 436, Government Printing Office, Washington DC. 86. Son, T. T., Chien, N. V., Thoa, V. T. K., Dobermann, A., Witt, C., (2004), Site-specific nutrient management in irrigated rice systems of the Red river delta of Vietnam.In: Dobermann, A., Witt, C., Dawe, D. (Editor), Increasing productivity of intensive rice systems through site-specific nutrient management. Science Publishers, Inc and International Rice Research Institute, Enfield, N. H. USA and Los Banos, Philippines, Pp. 217-242. 87. Stevenson, F.J., Cole, M.A., (1999), Cycles of Soil: carbon, nitrogen, phosphorus, sulfur, micronutrients, John Wiley and Sons, INC, New York, US. 88. Thomas G. W., Plealee D. E., (1973), Testing soil for phosphorus, In: Soil testing and plant analysis, 32, SSSA, 115 - 131. 89. Tien Minh Tran, Hien Huy Bui, Jesper Luxhoi, Lars Stoumann Jensen (2012), Application rate and composting method affect the immediate and residual manure fertilizer value in a maize-rice-rice-maize cropping sequence on a degraded soil in Northern Vietnam, Soil Science and Plant Nutrition 58, 206-223. 90. Uehara G., Gillman G. (1981), The mineralogy, chemistry and physics of tropical soils with variable clays, Westview Press, Boulder, Colorado. 91. USGS - US Geological Survey http://minerals.usgs.gov/minerals/. 115 (2007), Mineral Information 92. Vo Dinh Quang, Tang V. H., Dufey J. E. (1995), Effect of temperature on rice growth in nutrient solution and in acid sulphate soils from Vietnam, European Journal of Soil Science, 46, 641-647. 93. Vo Đinh Quang, Vu Cao Thai, Tran Thi Tuong Linh, Dufey J. E. (1996), Phosphorue sorption in soils of the Mekong Delta as discribed by binary Langmuir equation, European Journal of Soil Science, 47, 113-123. 94. Vo Dinh Quang, Dufey J. E. (1997), Phosphate desorption from flooded and reoxidized as compared with adsprption characteristics, Communication in Soil Science and Plant Analysis, 28 (11&12), 885-898. 95. Vu D. T., Armstrong R. D., Newton P. J., Tang C. (2010), Long-term changes in phosphorus fractions in growers’ paddocks in the northern Victorian grain belt, Nutr. Cycl. Agroecosyst. DOI 10.1007/s10705-0109400-6. 96. Willett I. R. (1986), Phosphorus dynamic in relation to redox processes in flooded soils, 13th Inter. Congr. Soil. Science Trans. Hamburg, Vol 6. 147-755. 97. Yi Liu, Gara Villalba, Robert U. Ayres, and Hans Schroder (2008), Global phosphorus flows and environmental impacts from a consumption perspective, Journal of Industrial Ecology, Volume 12, Number 2. 98. Zibilske L. M., Bradford J.M., Smart J.R. (2002), Conser vation tillage induced changes in organic carbon, total nitrogen and available phosphorus in a semi-arid alkaline subtropical soil, Soil and Tillage Research, 66: 153–163 116 PHỤ LỤC 117 NỘI DUNG PHẦN PHỤ LỤC 1. Danh sách các hộ điều tra 2. Mẫu phiếu điều tra 3. Số liệu phân tích mẫu đất điều tra 4. Kết quả xử lý thống kê các thí nghiệm nghiên cứu 118 DANH SÁCH CÁC HỘ NÔNG DÂN ĐIỀU TRA TT Kí hiệu Tên chủ hộ Xã Huyện Tỉnh 1 BG01 Đặng Thị Viễn Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 2 BG02 Trần Thị Mến Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 3 BG03 Nguyễn Thị Đoàn Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 4 BG04 Đặng Văn Vì Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 5 BG05 Trần Văn Sáu Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 6 BG06 Nguyễn Văn Thơ Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 7 BG07 Trần Văn Thuyết Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 8 BG08 Chu Văn Sáo Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 9 BG09 Nguyễn Thị Huyền Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 10 BG10 Ngô Đức Hòa Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 11 BG11 Dương Văn Bền Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 12 BG12 Dương Thị Hiệp Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 13 BG13 Nguyễn Thị Thức Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 14 BG14 Nguyễn Thị Thảo Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 15 BG15 Trần Văn Sinh Lương Phong Hiệp Hòa Bắc Giang 16 BG30 Trần Thị Hạnh Hương Mai Hiệp Hòa Bắc Giang 17 BG31 Nguyễn Thị An Hương Mai Hiệp Hòa Bắc Giang 18 BG32 Trần Thị Dung Hương Mai Hiệp Hòa Bắc Giang 19 BG33 Lương Thị Phượng Hương Mai Hiệp Hòa Bắc Giang 20 BG34 Diêm Công Tiếp Hương Mai Hiệp Hòa Bắc Giang 21 BG35 Nguyễn Đức Hùng Hương Mai Việt Yên Bắc Giang 22 BG36 Nguyễn Thị Tùng Hương Mai Việt Yên Bắc Giang 23 BG37 Nguyễn Thị Vinh Hương Mai Việt Yên Bắc Giang 24 BG38 Diêm Thị Khoa Hương Mai Hiệp Hòa Bắc Giang 25 BG39 Đỗ Thị Năng Hương Mai Việt Yên Bắc Giang 26 BG40 Diêm Thị Thuận Hương Mai Việt Yên Bắc Giang 27 BG41 Diêm Thị Thanh Hương Mai Việt Yên Bắc Giang 28 BG42 Đỗ Thị Định Hương Mai Việt Yên Bắc Giang 29 BG43 Nguyễn Thị Dụ Hương Mai Việt Yên Bắc Giang 119 30 BG44 Đỗ Thị Khôi Hương Mai Việt Yên Bắc Giang 31 BG45 Trần Thị Tuyết Hương Mai Việt Yên Bắc Giang 32 BG16 Nguyễn Văn Mỳ Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 33 BG 17 Nguyễn Văn Minh Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 34 BG18 Nguyễn Văn Mạnh Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 35 BG19 Nguyễn Văn Thông Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 36 BG20 Nguyễn Văn Biển Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 37 BG21 Nguyễn Văn Tý Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 38 BG22 Phạm Thị Sinh Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 39 BG23 Nguyễn Văn Canh Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 40 BG24 Nguyễn Quang Vinh Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 41 BG25 Ngọ Văn Viết Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 42 BG26 Đặng Thị Đông Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 43 BG27 Ngọ Văn Hùng Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 44 BG28 Nguyễn Thị Luyến Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 45 BG29 Nguyễn Thị Đài Đông Lỗ Hiệp Hòa Bắc Giang 46 BG46 Trần Thị Nguyệt Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 47 BG47 Chu Bá Đông Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 48 BG48 Chu Bá Xuân Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 49 BG49 Trần Thị Bình Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 50 BG50 Chu Bá Khang Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 51 BG51 Chu Thị Hoa Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 52 BG52 Chu Thị Lương Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 53 BG53 Hoàng Thị Giang Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 54 BG54 Nguyễn Thị Phương Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 55 BG55 Nguyễn Thị Vui Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 56 BG56 Hoàng Danh Bình Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 57 BG57 Lê Thị Luyện Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 58 BG58 Nguyễn Thị Hiền Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 59 BG59 Lê Thị Tuyên Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 60 BG60 Ngô Thị Hảo Quảng Minh Việt Yên Bắc Giang 120 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Dùng cho chuyên Lúa Ký hiệu phiếu:....................................... Ký hiệu mẫu đất:.................................1 Người điều tra: ............................................................ Ngày điều tra: ................./................./................. Thôn................................Xã:...................................... Huyện: ............................. Tỉnh: .......................... Tọa độ điểm lấy mẫu:....................................Vĩ độ Bắc;....................................................Kinh độ Đông. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ Tên chủ hộ: ............................................. Nam!Nữ!; Tuổi: ……........; Trình độ học vấn:……......... Dân tộc: Kinh !Khác:.................................................; Loại hộ: Giàu!Trung bình!Nghèo! Tổng số nhân khẩu trong hộ:................; Số lao động trong hộ:...................; Số điện thoại:……............ THÔNG TIN VỀ THỬA RUỘNG - Diện tích:.........................................................................................................................................(m2) - Loại đất theo địa phương:...................................................................................................................... - Địa hình tương đối: Cao!Vàn!Thấp, trũng ! - Cơ cấu cây trồng: 1 lúa! 2 lúa! - Thời gian nghỉ giữa các vụ:..........................................................................................................(ngày) - Đối với lúa hình thức trồng: Cấy mạ ruộng!Cấy mạ sân!Cấy mạ khay!Sạ! TT Công thức luân canh (LUT) 1 Lúa Xuân 2 Lúa Mùa Lịch thời vụ theo tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 3 4 5 1. Chế độ làm đất: - Vụ Xuân: - Vụ Mùa: Bằng máy ! Bằng trâu bò ! Thủ công ! Làm đất tối thiểu! Bằng máy ! Bằng trâu bò ! Thủ công ! Làm đất tối thiểu! - Độ sâu cày bừa:....................(cm); Thời gian phơi ải/Đổ ải: Vụ Xuân....................Vụ Mùa:……........... - Khác:....................................................................................................................................................... 1 Ghi chú 1:Ký hiệu mẫu phiếu và mẫu đất giống nhau 121 2. Chế độ nước: - Vụ Xuân: - Vụ Mùa: Chủ động ! Bán chủ động ! Không chủ động ! Đủ ! Thiếu ! Chủ động ! Bán chủ động ! Không chủ động ! Đủ ! Thiếu ! - Nguồn nước: Nước sông!Nước suối!Nước ao, hồ !Nước mưa! - Đánh giá chủ quan về chất lượng nước: Tốt!Xấu!Trung bình! (Tốt: có hàm lượng phù sa cao, không ô nhiễm; Xấu: ô nhiễm, nhiễm mặn; Trung bình: khác) - Số lần tưới: Vụ xuân:...........................................(lần); Vụ mùa:.....................................................(lần) - Số lần rút nước: Vụ xuân:....................................(lần); Vụ mùa:.....................................................(lần) - Độ sâu mực nước (cm): Vụ xuân:.................................Vụ mùa:............................................................. 3. Giống sử dụng: Vụ Xuân Loại giống Số lượng/sào Nguồn Vụ Mùa Giá giống/kg Loại Mua ! Tự để! Số lượng/sào Nguồn Giá giống/kg Mua ! Tự để! 4. Hình thức sử dụng và chế độ đầu tư phân bón: 4.1. Phân hữu cơ: - Nguồn phân hữu cơ: + Mua!Giá:...............................đồng/tấn; + Tự có!Tổng lượng ước có của hộ: Vụ xuân:...................tấn; Vụ mùa:...................tấn - Loại phân chuồng: Lợn! Trâu bò! Gia cầm! - Chất độn chuồng: Rơm rạ!; Cây phân xanh!; Rác sinh hoạt!; Tro!; Khác! - Trước khi dùng phân chuồng có ủ hay không: Có!Không! - Hình thức ủ phân chuồng: + Đánh đống không che phủ!; Thời gian ủ:....................................ngày; + Đánh đống và trát bùn/che phủ!; Thời gian ủ:....................................ngày; + Đào hố và vùi lấp!; Thời gian ủ:....................................ngày; - Khi ủ phân chuồng có bổ xung: Vôi!; Lân!; Urea!; Men vi sinh!; Khác ! - Lượng các chất bổ xung:...................................................................................kg/tấn PC - Khi ủ phân chuông có tưới nước giữ ẩm không: Có!Không! * Lượng phân hữu cơ sử dụng cho thửa ruộng: Vụ Xuân Loại Phân chuồng Phân hữu cơ VS Lần bón Số lượng Thời điểm bón/sào bón2 Vụ Mùa Cách bón Số lượng Thời điểm bón/sào bón2 Cách bón Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 - Lượng phân hữu cơ sử dụng cho thửa ruộng (như trên) bắt đầu từ năm nào:……………………..…... - Trước đây bón (liều lượng) thế nào: ………………………………………...………………………… ……………………………………………………………………………..……………………………. 4.2. Phân khoáng: 2 Ghi chú 2:Thời điểm bón ghi bao nhiêu ngày sau cấy/sạ 122 * Lượng phân khoáng sử dụng cho thửa ruộng: Nội dung Đạm Lần bón Vụ Xuân Số lượng bón/sào Thời điểm bón3 Vụ Mùa Cách bón Số lượng bón/sào Thời điểm bón3 Cách bón Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lân Lần 1 - Super lân! Lần 2 - Nung chảy! Lần 3 Kali Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 NPK Lần 1 (Ghi cụ thể loại gì vào ô này) Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 DAP Lần 1 Lần 2 Lần 3 Phân bón lá (PBL) Lần 1 Lần 2 Vôi Lần 1 Lần 2 - Lượng phân khoáng sử dụng cho thửa ruộng (như trên) bắt đầu từ năm nào:…………………..……... - Trước đây bón (liều lượng) thế nào: ……………………………………………...…………………… …………………………………………………………………………………………...………………. 3 Ghi chú 3:Thời điểm bón ghi bao nhiêu ngày sau cấy/sạ 123 5. Chế độ sử dụng thuốc BVTV: * Sử dụng thuốc trừ sâu vụ trước: Giai đoạn sử Số lần dụng phun thuốc Tên sâu hại Số lượng thuốc/ha Giá thuốc (1.000đ/ha) Tên thuốc Tên bệnh hại Số lượng thuốc/ha Giá thuốc (1.000đ/ha) Tên thuốc Loại cỏ chính Số lượng thuốc/ha Giá thuốc (1.000đ/ha) Lần phun thuốc Số lượng thuốc/ha Giá thuốc (1.000đ/ha) Tên thuốc 1. Mạ 2. Đẻ nhánh 3. Làm đòng 4. Trỗ 5. Chín Tổng: * Sử dụng thuốc trừ bệnh vụ trước: Giai đoạn sử Số lần dụng phun thuốc 1. Mạ 2. Đẻ nhánh 3. Làm đòng 4. Trỗ 5. Chín Tổng: * Sử dụng thuốc trừ cỏ vụ trước: Ngày sau cấy/sạ Số lần phun thuốc Tổng: * Sử dụng thuốc trừ chuột và ốc vụ trước: Đối tượng Giai đoạn sử dụng Tên thuốc Thuốc chuột Thuốc ốc Tổng: 124 6. Năng suất, sản lượng: Nội dung Vụ Xuân Vụ Mùa Năng suất (kg/sào) Sản lượng (kg/ha) Mục đích sử dụng 4 (%) Để giống Bán Để ăn Để giống Bán Để ăn 7. Xử lý phụ phẩm sau thu hoạch: - Rơm rạ sau thu hoạch: Mang về làm chất đốt!Mang về làm chất độn chuồng ! Vùi lại ruộng!Đốt tại ruộng!Làm thức ăn chăn nuôi!; Khác:....................................................... 8. Nhận xét chủ quan của người dân về thửa ruộng: - Chất lượng đất canh tác: Ruộng tốt!Ruộng xấu!Ruộng trung bình! - Canh tác có thuận lợi hay không (làm đất, đưa phân bón đến,...): Có!Không! - Đất canh tác có gần nhà máy xí nghiệp gì không:Có!Không!; Khoảng cách:.......... - Có bị ảnh hưởng ô nhiễm gì không: Có!Không! - Thửa ruộng có thích hợp với cây trồng hiện tại không: Có!Không! - Thửa ruộng có cần phải đầu tư thêm phân bón không: Có!Không! - Nhận xét khác:…………………………………………………….……………………........................ …………………………………………………………………………………………………………… 9. Những khó khăn trong quá trình sản xuất: Có! Không !; - Giống: Có! Không !; - Kỹ thuật: Có! - Thị trường: Có! - Đất đai: Có! Không ! - Sâu bệnh: Có! Không ! Không !; - Vốn: Có! Không ! Không !; - Lao động: Có! Không ! - Thủy lợi: - Khó khăn khác: ....................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................................................... Chủ hộ (Ký tên) 4 Người điều tra (Ký tên) Ghi chú 4:Mục đích sử dụng ghi ước lượng tỷ lệ % sử dụng là bao nhiêu. 125 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VN PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Dùng cho chuyên Rau Ký hiệu phiếu:.................. Ký hiệu mẫu đất:............5 Người điều tra: …………………………………………. Ngày điều tra: ................./................/............. Thôn......................................Xã:................................... Huyện: .......................... Tỉnh: .......................... Tọa độ điểm lấy mẫu:....................................Vĩ độ Bắc;...................................................Kinh độ Đông. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ Tên chủ hộ: ................................................. Nam!Nữ!; Tuổi: ..............; Trình độ học vấn:................ Dân tộc: Kinh !Khác:...................................................; Loại hộ: Giàu!Trung bình!Nghèo! Tổng số nhân khẩu trong hộ:..................; Số lao động trong hộ:.............; Số điện thoại:......................... THÔNG TIN VỀ THỬA RUỘNG - Diện tích:..........................................................................................................................................(m2) - Loại đất theo địa phương:...................................................................................................................... - Địa hình tương đối: Cao!Vàn!Thấp, trũng ! - Lý do tại sao chỉ trồng màu: Thiếu nước không trồng được lúa!Do đặc điểm đất!Do đầu ra!Do tập quán!Lý do khác:..................................................................................................................... - Thửa ruộng được trồng mầu từ năm nào: ……………………………..………………………………. Lịch thời vụ theo tháng TT Loại cây trồng (CT) 1 1 Cây trồng 16: 2 Cây trồng 2: 3 Cây trồng 3: 4 Cây trồng 4: 5 Cây trồng 5: 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1. Chế độ làm đất: - Hình thức làm đất: Bằng máy ! Bằng trâu bò ! Thủ công !Làm đất tối thiểu! - Lên luống: + Cây trồng 1: Có!Không!; Độ cao lên luống:...........................................cm + Cây trồng 2: Có!Không!; Độ cao lên luống:...........................................cm + Cây trồng 3: Có!Không!; Độ cao lên luống:...........................................cm + Cây trồng 4: Có!Không!; Độ cao lên luống:...........................................cm + Cây trồng 5: Có!Không!; Độ cao lên luống:...........................................cm 5 6 Ghi chú 1:Ký hiệu mẫu phiếu và mẫu đất giống nhau Ghi chú 2:Ghi loại cây trồng tương ứng (Ngô; Khoai; Đậu đỗ; Lạc; Rau màu; Hoa; vv.) 126 11 12 2. Đánh giá chung về chế độ nước cho cây trồng màu: Chủ động ! Bán chủ động ! Không chủ động ! Đủ ! Thiếu ! - Nguồn nước: Nước sông!Nước suối!Nước ao, hồ !Nước mưa! - Đánh giá chủ quan về chất lượng nước: Tốt!Xấu!Trung bình! (Tốt: có hàm lượng phù sa cao, không ô nhiễm; Xấu: ô nhiễm, nhiễm mặn; Trung bình: khác) 3. Giống, mật độ trồng: - CT 1: Loại:...............................;Giá giống:......................;Mật độ trồng:.................cây/m2 - CT 2: Loại:...............................;Giá giống:......................;Mật độ trồng:.................cây/m2 - CT 3: Loại:...............................;Giá giống:......................;Mật độ trồng:.................cây/m2 - CT 4: Loại:...............................;Giá giống:.....................;Mật độ trồng:..................cây/m2 - CT 5: Loại:...............................;Giá giống:.....................;Mật độ trồng:..................cây/m2 4. Hình thức sử dụng và chế độ đầu tư phân bón: 4.1. Phân hữu cơ: - Loại phân hữu cơ sử dụng: Phân chuồng!Phân hữu cơ vi sinh! - Đối với phân hữu cơ vi sinh: Đơn vị sản xuất...................................;Giá............................../kg - Nguồn phân chuồng: + Mua!Giá:...............................đồng/tấn; + Tự có!Tổng lượng ước có của hộ: Vụ xuân:.................tấn; Vụ mùa:..................tấn - Loại phân chuồng: Lợn! Trâu bò! Gia cầm! - Chất độn chuồng: Rơm rạ!; Cây phân xanh!; Rác sinh hoạt!; Tro!; Khác! - Trước khi dùng phân chuồng có ủ hay không: Có!Không! - Hình thức ủ phân chuồng: . + Đánh đống không che phủ!; Thời gian ủ:....................................ngày; + Đánh đống và trát bùn/che phủ!; Thời gian ủ:....................................ngày; + Đào hố và vùi lấp!; Thời gian ủ:....................................ngày; - Khi ủ phân chuồng có bổ xung: Vôi!; Lân!; Urea!; Men vi sinh!; Khác ! - Lượng các chất bổ xung:...................................................................................kg/tấn PC * Lượng phân hữu cơ sử dụng cho thửa ruộng: Phân chuồng Loại cây trồng Số lượng bón Thời điểm bón Phân hữu cơ vi sinh Cách bón Số lượng bón Thời điểm bón Cách bón Cây trồng 1 Cây trồng 2 Cây trồng 3 Cây trồng 4 Cây trồng 5 - Lượng phân hữu cơ sử dụng cho thửa ruộng (như trên) bắt đầu từ năm nào:…………………..……... - Trước đây bón (liều lượng) thế nào: ………...………………………….…..….……………………… 127 4.2. Phân khoáng: Lượng phân khoáng sử dụng cho thửa ruộng: Loại Đạm Cây trồng 1 Lần Thời Cách bón Số lượng điểm bón bón bón Lần 1 Cây trồng 2 Thời Số lượng Cách điểm bón bón bón Cây trồng 3 Số lượng bón Thời điểm bón Cây trồng 4 Cách bón Số lượng bón Thời điểm bón Cây trồng 5 Cách bón Số lượng bón Thời điểm bón Cách bón Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lân Lần 1 - Super lân! Lần 2 - Nung chảy! Lần 3 Kali Lần 1 Lần 2 Lần 3 NPK Lần 1 Lần 2 Lần 3 Vôi Lần 1 Lần 2 Phân phun lá Lần 1 Lần 2 - Lượng phân khoáng sử dụng (như trên) bắt đầu từ năm nào:…………………………………………………………………………………………………………. - Trước đây bón (số lượng bón) như thế nào:…………………………………………………………………………………………………………………………… 128 5. Chế độ sử dụng thuốc BVTV: * Sử dụng thuốc trừ sâu Loại cây trồng Số lần phun thuốc Tên thuốc Tên sâu hại Số lượng thuốc/ha Giá thuốc (1.000đ/ha) Tên thuốc Tên bệnh hại Số lượng thuốc/ha Giá thuốc (1.000đ/ha) Tên thuốc Loại cỏ chính Số lượng thuốc/ha Giá thuốc (1.000đ/ha) Tên thuốc Lần phun thuốc Số lượng thuốc/ha Giá thuốc (1.000đ/ha) Cây trồng 1 Cây trồng 2 Cây trồng 3 Cây trồng 4 Cây trồng 5 * Sử dụng thuốc trừ bệnh: Giai đoạn sử dụng Số lần phun thuốc Cây trồng 1 Cây trồng 2 Cây trồng 3 Cây trồng 4 Cây trồng 5 * Sử dụng thuốc trừ cỏ: Ngày sau cấy/sạ Số lần phun thuốc Cây trồng 1 Cây trồng 2 Cây trồng 3 Cây trồng 4 Cây trồng 5 * Sử dụng thuốc trừ chuột: Đối tượng Giai đoạn sử dụng Cây trồng 1 Cây trồng 2 Cây trồng 3 Cây trồng 4 Cây trồng 5 129 6. Năng suất, sản lượng: Nội dung Cây trồng 1 Cây trồng 2 Cây trồng 3 Cây trồng 4 Cây trồng 5 Năng suất (kg/sào) Sản lượng (kg/ha) Loại cây trồng Mục đích sử dụng (%) Để giống Bán Để ăn Cây trồng 1 Cây trồng 2 Cây trồng 3 Cây trồng 4 Cây trồng 5 7. Xử lý phụ phẩm sau thu hoạch: - Phụ phẩm sau thu hoạch: Mang về làm chất đốt!Mang về làm chất độn chuồng ! Vùi lại ruộng!Đốt tại ruộng!Làm thức ăn chăn nuôi!; Khác:............................... 8. Nhận xét chủ quan của người dân về thửa ruộng: - Chất lượng đất canh tác: Ruộng tốt!Ruộng xấu!Ruộng trung bình! - Canh tác có thuận lợi hay không (làm đất, đưa phân bón đến,...): Có!Không! - Đất canh tác có gần nhà máy xí nghiệp gì không:Có!Không!; Khoảng cách:.......... - Có bị ảnh hưởng ô nhiễm gì không: Có!Không! - Thửa ruộng có thích hợp với cây trồng hiện tại không: Có!Không! - Thửa ruộng có cần phải đầu tư thêm phân bón không: Có!Không! - Nhận xét khác: ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………… .... 9. Những khó khăn trong quá trình sản xuất: Có! Không !; - Đất đai: - Thủy lợi: Có! Không ! - Giống: Có! Không !; - Sâu bệnh: Có! Không ! - Kỹ thuật: Có! Không !; - Vốn: Có! Không ! Có! Không !; Có! Không ! - Thị trường: - Lao động: - Khó khăn khác: ................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Chủ hộ Người điều tra (Ký tên) (Ký tên) 130 SỐ LIỆU PHÂN TÍCH MẪU ĐẤT 1. Số liệu phân tích 80 mẫu đất xám (tầng đất mặt) tại Hiệp Hòa, Bắc Giang: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Thành phần cấp hạt KH NH01 NH02 NH03 NH04 NH05 NH06 NH07 NH08 NH09 NH10 NH11 NH12 NH13 NH14 NH15 NH16 NH17 NH18 Cát thô Cát mịn Thịt Sét 4.90 6.80 10.50 10.00 10.60 8.90 4.80 6.80 5.50 7.00 11.70 9.20 11.40 9.50 8.70 6.10 7.10 7.40 55.10 56.90 49.90 50.60 52.70 55.10 58.80 60.80 48.00 49.30 60.40 62.20 49.90 57.90 56.20 42.30 48.60 57.10 26.00 23.20 24.30 24.70 20.40 22.80 23.00 19.10 31.10 27.40 15.10 17.80 21.50 18.40 17.40 25.70 21.80 16.40 14.00 13.10 15.30 14.70 16.30 13.20 13.40 13.30 15.40 16.30 12.80 10.80 17.20 14.20 17.70 25.90 22.50 19.10 Độ chua trao đổi 0.19 0.31 0.21 0.29 0.19 0.30 0.22 0.35 0.25 0.25 0.05 0.07 0.11 0.23 0.42 0.05 0.49 0.64 H2 O KCl OC N P2 O5 K2 O Dễ tiêu (mg/100g) P2 O5 K2 O 5.4 5.4 5.8 5.8 5.7 5.6 5.3 5.4 5.8 5.8 6.2 6.4 5.8 5.7 5.8 6.1 5.8 5.7 4.6 4.5 4.9 4.8 4.9 4.8 4.5 4.6 4.8 5.0 5.3 5.8 5.0 4.9 4.9 4.9 4.7 4.8 1.36 1.23 1.20 1.32 1.14 1.39 1.37 1.22 1.07 1.11 1.05 1.16 0.90 1.23 1.29 0.93 0.98 1.34 0.11 0.11 0.11 0.12 0.11 0.12 0.10 0.11 0.11 0.11 0.09 0.11 0.10 0.11 0.11 0.09 0.10 0.12 0.12 0.15 0.17 0.18 0.13 0.14 0.10 0.18 0.12 0.16 0.09 0.18 0.14 0.12 0.13 0.11 0.12 0.15 0.22 0.21 0.16 0.17 0.23 0.20 0.18 0.24 0.21 0.21 0.19 0.08 0.17 0.22 0.29 0.31 0.32 0.40 23.62 19.90 22.03 16.97 23.11 19.84 28.82 20.31 20.42 20.42 13.76 47.72 25.75 20.85 12.78 8.34 9.35 13.04 pH 131 Hàm lượng tổng số (%) 3.26 3.15 4.73 2.82 7.35 4.30 4.18 2.11 3.69 3.76 1.28 4.13 8.40 5.84 4.73 2.33 3.06 4.46 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 NH19 NH20 NH21 NH22 NH23 NH24 NH25 NH26 NH27 NH28 NH29 NH30 NH31 NH32 NH33 NH34 NH35 NH36 NH37 NH38 NH39 NH40 NH41 NH42 NH43 12.60 12.40 12.40 11.40 9.30 7.80 12.20 10.10 11.50 17.30 15.40 13.50 15.80 11.30 26.70 14.40 12.10 13.00 13.40 6.60 9.60 6.80 1.60 5.10 5.10 61.90 60.80 55.70 53.80 57.60 51.40 60.50 52.20 48.50 60.60 53.30 54.00 48.80 48.20 58.80 57.40 57.60 57.10 51.30 58.10 52.70 47.90 52.00 55.70 56.60 13.10 13.50 15.30 16.50 16.00 23.50 14.50 22.50 20.40 11.10 16.10 14.90 20.40 22.20 6.30 14.80 16.80 14.80 18.40 22.30 21.30 30.10 29.60 20.40 21.20 12.40 13.30 16.60 18.30 17.10 17.30 12.80 15.20 19.60 11.00 15.20 17.60 15.00 18.30 8.20 13.40 13.50 15.10 16.90 13.00 16.40 15.20 16.80 18.80 17.10 0.08 0.34 0.90 0.68 1.35 0.51 0.19 0.79 0.05 0.86 0.10 1.15 0.41 1.44 0.19 0.28 0.64 2.32 1.66 0.07 0.10 0.06 0.08 0.17 0.12 6.1 5.8 5.3 5.4 5.4 5.7 6.1 5.4 6.4 5.9 5.9 5.2 5.5 5.7 5.2 5.7 5.6 5.4 5.3 6.3 6.0 5.8 5.5 5.5 5.6 132 5.3 5.0 4.5 4.4 4.6 4.5 5.1 4.4 5.4 5.0 5.0 4.4 4.5 4.8 4.5 4.9 4.5 4.5 4.2 5.6 5.1 5.0 4.6 4.5 4.8 1.52 1.33 1.30 1.49 1.22 1.36 1.32 1.37 0.42 1.06 0.63 0.69 0.72 0.50 0.78 1.56 1.16 1.03 0.77 1.04 1.11 1.07 1.00 1.10 1.35 0.12 0.11 0.11 0.13 0.10 0.13 0.11 0.13 0.05 0.09 0.06 0.06 0.07 0.05 0.08 0.13 0.10 0.09 0.08 0.10 0.10 0.09 0.08 0.09 0.11 0.12 0.15 0.17 0.17 0.13 0.14 0.13 0.16 0.06 0.09 0.05 0.08 0.07 0.05 0.10 0.16 0.14 0.12 0.08 0.21 0.14 0.09 0.06 0.10 0.15 0.12 0.13 0.20 0.25 0.35 0.16 0.09 0.25 0.33 0.21 0.20 0.39 0.21 0.19 0.04 0.12 0.19 0.24 0.21 0.13 0.24 0.22 0.19 0.24 0.20 16.74 14.66 14.33 20.52 11.40 13.45 18.38 14.71 1.95 10.19 5.36 3.37 3.99 4.79 17.53 35.60 18.56 18.54 12.61 4.63 0.99 5.60 9.78 14.51 24.85 6.32 4.73 3.60 4.37 3.61 2.29 5.03 5.04 1.35 4.05 4.23 3.03 1.47 3.41 2.05 5.26 4.88 3.86 2.90 2.55 1.80 1.56 1.53 3.03 3.29 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 NH44 NH45 NH46 NH47 NH48 NH49 NH50 NH51 NH52 NH53 NH54 NH55 NH56 NH57 NH58 NH59 NH60 NH61 NH62 NH63 NH64 NH65 NH66 NH67 NH68 1.00 3.00 3.10 3.20 6.40 8.80 8.10 7.10 4.80 4.10 3.70 3.70 2.30 2.40 3.70 4.70 7.50 6.70 5.60 5.90 3.30 3.10 4.00 2.10 3.10 45.20 46.00 61.80 54.20 47.00 50.40 54.70 51.00 50.70 53.00 56.50 48.50 50.00 51.90 56.00 52.60 48.40 53.00 52.30 51.80 54.30 50.40 51.30 53.50 50.10 33.70 31.80 21.40 28.30 29.70 23.50 22.40 26.80 27.20 26.20 21.30 28.90 28.90 29.00 25.30 27.60 26.70 26.20 25.50 25.20 25.40 27.00 26.50 27.30 30.00 20.10 19.20 13.70 14.30 16.90 17.30 14.80 15.10 17.30 16.70 18.50 18.90 18.80 16.70 15.00 15.10 17.40 14.10 16.60 17.10 17.00 19.50 18.20 17.10 16.80 0.05 0.04 0.06 0.06 0.03 0.04 0.08 0.07 0.09 0.12 0.13 0.10 0.04 0.06 0.05 0.05 0.03 0.07 0.09 0.12 0.10 0.11 0.08 0.06 0.05 5.7 5.9 5.8 6.2 6.4 6.1 6.2 5.9 5.7 5.6 5.5 5.6 5.7 5.8 6.1 6.2 6.3 6.1 5.8 5.6 5.5 5.6 5.7 5.7 6.0 133 4.9 5.0 4.7 4.9 5.3 5.1 5.4 5.1 4.7 4.7 4.6 4.8 4.9 4.8 4.9 5.0 5.2 5.3 4.9 4.7 4.7 4.7 4.9 4.8 4.9 1.40 1.48 1.36 0.87 0.83 1.05 1.02 1.13 1.00 1.12 1.18 1.38 1.43 1.39 1.09 0.96 0.88 1.06 1.06 1.09 1.18 1.25 1.42 1.38 1.18 0.11 0.13 0.11 0.08 0.08 0.10 0.10 0.10 0.09 0.09 0.10 0.11 0.12 0.12 0.09 0.08 0.08 0.10 0.09 0.09 0.09 0.10 0.12 0.11 0.10 0.15 0.13 0.16 0.14 0.08 0.10 0.18 0.11 0.08 0.09 0.12 0.14 0.14 0.16 0.13 0.12 0.09 0.15 0.10 0.09 0.11 0.12 0.14 0.16 0.14 0.31 0.38 0.19 0.11 0.19 0.20 0.20 0.20 0.23 0.20 0.22 0.28 0.31 0.27 0.18 0.15 0.19 0.18 0.21 0.23 0.19 0.27 0.29 0.25 0.25 43.18 44.45 46.91 36.95 18.53 22.70 3.43 4.05 6.86 13.06 19.70 35.33 39.66 50.04 35.50 32.75 19.36 5.11 5.39 10.05 17.32 28.85 34.65 45.05 40.70 2.06 2.84 3.61 2.70 2.09 3.49 2.22 1.71 1.55 2.53 2.70 2.88 2.58 3.09 3.01 2.59 2.93 2.05 1.66 2.29 2.41 2.54 3.07 2.83 2.77 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 NH69 NH70 NH71 NH72 NH73 NH74 NH75 NH76 NH77 NH78 NH79 NH80 4.80 6.00 5.50 6.30 4.90 2.90 3.40 3.50 2.60 4.00 5.70 6.10 54.40 52.30 53.60 52.90 53.00 49.90 52.30 53.80 51.60 50.00 53.70 53.90 25.60 25.90 25.30 24.20 24.80 29.20 25.50 25.90 28.60 29.30 24.70 24.30 15.20 15.80 15.60 16.60 17.30 18.00 18.80 16.80 17.20 16.70 15.90 15.70 0.05 0.05 0.08 0.11 0.10 0.09 0.09 0.08 0.05 0.05 0.04 0.10 6.1 6.1 5.9 5.7 5.6 5.6 5.6 5.7 5.9 6.0 6.1 5.9 134 5.0 5.0 5.1 4.9 4.8 4.8 4.8 4.8 4.9 5.0 5.0 5.0 1.09 0.96 1.01 1.12 1.14 1.23 1.30 1.37 1.21 1.17 1.07 1.07 0.10 0.09 0.09 0.10 0.10 0.10 0.11 0.11 0.10 0.10 0.09 0.09 0.12 0.12 0.13 0.11 0.11 0.11 0.12 0.15 0.14 0.13 0.12 0.13 0.19 0.16 0.19 0.21 0.22 0.24 0.28 0.24 0.23 0.24 0.19 0.20 32.72 29.82 5.97 8.23 14.06 25.11 29.60 39.96 38.57 37.43 30.38 8.25 2.85 3.10 1.95 2.23 2.24 2.34 2.76 3.17 2.63 2.69 3.20 2.38 2. Số liệu phân tích mẫu đất xám trồng rau và trồng lúa (tầng đất mặt) tại Hiệp Hòa và Việt Yên, Bắc Giang: TT KH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 BG 01 BG 03 BG 04 BG 10 BG 13 BG 15 BG 32 BG 35 BG 36 BG 38 BG 40 BG 42 BG 43 BG 44 BG 45 BG 18 BG 19 BG 20 BG 22 BG 26 pHH2O pHKCl OC% Pts (%) 6.25 5.25 6.09 6.08 6.17 5.77 6.29 5.95 5.49 5.64 6.24 5.70 5.70 5.96 5.16 8.13 5.54 6.02 6.34 7.23 5.16 4.68 5.63 5.64 5.61 5.27 5.64 5.09 4.68 4.45 5.38 4.82 4.93 4.59 4.72 7.04 4.83 5.60 5.24 6.71 1.29 0.84 1.25 1.57 1.61 1.33 0.96 1.05 1.25 0.68 1.25 0.60 1.09 0.72 0.64 0.60 0.36 0.40 0.68 0.44 0.07 0.10 0.11 0.15 0.15 0.14 0.18 0.14 0.16 0.14 0.16 0.23 0.17 0.11 0.16 0.23 0.21 0.12 0.20 0.20 Pts 71.19 95.98 107.79 147.93 154.83 140.84 177.44 138.48 164.45 136.12 163.27 173.90 106.61 156.19 225.02 206.13 116.05 199.04 196.68 135 Pdt Phc Pht P-Al P-Fe 3.20 2.75 3.65 4.45 3.77 4.56 6.14 5.35 8.74 4.11 7.50 3.65 9.08 4.90 9.42 15.42 5.58 13.72 11.69 0.01 0.03 0.03 0.01 0.04 0.06 0.03 0.04 0.04 0.01 0.04 0.04 0.04 0.02 0.08 0.03 0.04 0.02 0.02 0.01 0.21 0.27 0.27 0.14 0.79 0.53 0.77 0.43 0.57 0.24 0.33 0.57 0.27 0.31 0.17 6.83 1.77 0.79 3.51 4.81 3.19 2.90 3.58 4.26 6.36 7.03 6.35 5.54 5.83 4.19 5.59 7.52 4.32 3.85 4.94 27.23 25.68 5.88 34.57 26.40 11.91 10.48 12.57 17.85 8.50 9.71 6.86 12.36 18.07 11.07 17.25 25.01 12.62 23.19 10.05 9.11 22.09 10.18 25.02 17.33 P-Ca, Mg 9.91 12.85 13.34 17.75 18.98 16.77 24.13 19.47 23.39 15.30 17.51 21.43 18.00 7.95 16.77 6.43 5.45 3.49 15.49 17.21 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 BG 28 BG 29 BG 46 BG 47 BG 52 BG 53 BG 54 BG 56 BG 58 BG 59 7.03 6.87 5.50 5.46 7.80 7.28 5.74 5.80 7.23 6.41 6.58 6.36 4.87 5.02 7.23 6.77 4.46 5.20 6.39 5.95 1.01 0.56 0.36 0.52 0.76 0.16 0.88 0.12 0.16 0.24 0.23 0.18 0.20 0.43 0.32 0.21 0.39 0.35 0.27 0.29 225.02 175.43 196.68 425.72 317.93 213.21 392.66 345.44 274.60 291.13 136 12.03 7.50 12.03 18.47 11.69 12.37 18.13 17.34 12.14 15.65 0.05 0.03 0.03 0.04 0.07 0.06 0.07 0.02 0.01 0.06 2.86 2.06 1.56 2.93 6.75 5.38 4.23 3.36 8.56 2.71 18.86 19.79 14.74 30.33 19.49 21.24 27.25 24.22 28.38 28.60 25.04 22.87 30.42 53.13 14.86 23.87 40.65 50.43 9.83 44.71 11.08 7.16 6.06 12.68 7.90 8.14 9.61 14.02 15.13 9.00 KẾT QUẢ XỬ LÝ THỐNG KÊ 1. Thí nghiệm: Ảnh hưởng của chế độ nước (khô và ẩm) đến các dạng lân trên đất xám bạc màu Thời điểm 0 ngày BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHH2O FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 PHH2O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .880749E-01 .440375E-01 0.48 0.633 5 2T 3 1.14933 .383111 4.18 0.026 5 3A 1 1.99527 1.99527 21.76 0.000 5 4 T*A 3 .371600 .123867 1.35 0.298 5 * RESIDUAL 14 1.28393 .917090E-01 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 4.88820 .212530 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHKCL FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 PHKCL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .306750E-01 .153375E-01 0.16 0.857 5 2T 3 1.53215 .510717 5.23 0.013 5 3A 1 2.22042 2.22042 22.72 0.000 5 4 T*A 3 .510683 .170228 1.74 0.204 5 * RESIDUAL 14 1.36812 .977232E-01 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 5.66205 .246176 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PTS FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 PTS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .125833E-04 .629166E-05 0.52 0.608 5 2T 3 .991000E-03 .330333E-03 27.51 0.000 5 3A 1 .160167E-03 .160167E-03 13.34 0.003 5 4 T*A 3 .223500E-03 .745000E-04 6.21 0.007 5 * RESIDUAL 14 .168083E-03 .120060E-04 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .155533E-02 .676232E-04 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHC FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V007 PHC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .750001E-06 .375000E-06 0.05 0.947 5 2T 3 .175667E-03 .585556E-04 8.55 0.002 5 3A 1 .166667E-04 .166667E-04 2.43 0.138 5 4 T*A 3 .890000E-04 .296667E-04 4.33 0.023 5 * RESIDUAL 14 .959167E-04 .685119E-05 137 ER ER ER ER ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .378000E-03 .164348E-04 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PVC FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V008 PVC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .187500E-04 .937500E-05 1.28 0.309 5 2T 3 .367125E-03 .122375E-03 16.70 0.000 5 3A 1 .770417E-04 .770417E-04 10.51 0.006 5 4 T*A 3 .431250E-04 .143750E-04 1.96 0.165 5 * RESIDUAL 14 .102583E-03 .732738E-05 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .608625E-03 .264620E-04 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PDT FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V009 PDT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 8.25947 4.12973 1.10 0.362 5 2T 3 68.9612 22.9871 6.11 0.007 5 3A 1 66.4003 66.4003 17.65 0.001 5 4 T*A 3 9.13233 3.04411 0.81 0.512 5 * RESIDUAL 14 52.6622 3.76158 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 205.415 8.93110 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHT FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V010 PHT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .950833E-08 .475417E-08 1.76 0.207 5 2T 3 .378112E-06 .126037E-06 46.65 0.000 5 3A 1 .150417E-08 .150417E-08 0.56 0.474 5 4 T*A 3 .402458E-07 .134153E-07 4.97 0.015 5 * RESIDUAL 14 .378251E-07 .270179E-08 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .467196E-06 .203129E-07 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PAL FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 VARIATE V011 PAL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .358333E-07 .179167E-07 0.20 0.824 5 2T 3 .197412E-04 .658041E-05 72.87 0.000 5 3A 1 .120417E-06 .120417E-06 1.33 0.267 5 4 T*A 3 .387917E-06 .129306E-06 1.43 0.275 5 * RESIDUAL 14 .126417E-05 .902979E-07 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .215496E-04 .936938E-06 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PFE FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 138 ER ER ER ER VARIATE V012 PFE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .154333E-05 .771667E-06 2.80 0.093 5 2T 3 .871458E-05 .290486E-05 10.54 0.001 5 3A 1 .273375E-05 .273375E-05 9.92 0.007 5 4 T*A 3 .116512E-04 .388375E-05 14.10 0.000 5 * RESIDUAL 14 .385667E-05 .275476E-06 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .284996E-04 .123911E-05 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PCA+MG FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 10 VARIATE V013 PCA+MG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .176333E-05 .881666E-06 7.54 0.006 5 2T 3 .674033E-04 .224678E-04 192.19 0.000 5 3A 1 .601667E-06 .601667E-06 5.15 0.038 5 4 T*A 3 .432833E-05 .144278E-05 12.34 0.000 5 * RESIDUAL 14 .163668E-05 .116906E-06 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .757333E-04 .329275E-05 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 11 MEANS FOR EFFECT R ------------------------------------------------------------------------------R NOS PHH2O PHKCL PTS PHC 1 8 5.88875 5.25000 0.551250E-01 0.662500E-02 2 8 5.77875 5.19375 0.545000E-01 0.625000E-02 3 8 5.74750 5.16375 0.533750E-01 0.662500E-02 SE(N= 8) 0.107068 0.110523 0.122505E-02 0.925418E-03 5%LSD 14DF 0.324762 0.335242 0.371585E-02 0.280700E-02 R NOS PVC PDT PHT PAL 1 8 0.485000E-01 59.8775 0.220000E-03 0.802500E-02 2 8 0.485000E-01 60.3487 0.171250E-03 0.795000E-02 3 8 0.466250E-01 61.2887 0.195000E-03 0.803750E-02 SE(N= 8) 0.957039E-03 0.685710 0.183773E-04 0.106241E-03 5%LSD 14DF 0.290291E-02 2.07991 0.557423E-04 0.322254E-03 R NOS PFE PCA+MG 1 8 0.193875E-01 0.131000E-01 2 8 0.199375E-01 0.136750E-01 3 8 0.194125E-01 0.136750E-01 SE(N= 8) 0.185565E-03 0.120885E-03 5%LSD 14DF 0.562861E-03 0.366672E-03 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T ------------------------------------------------------------------------------T NOS PHH2O PHKCL PTS PHC 1 6 5.58500 4.91667 0.536667E-01 0.666667E-02 2 6 5.69167 5.13167 0.511667E-01 0.466667E-02 3 6 6.16500 5.61000 0.476667E-01 0.383333E-02 4 6 5.77833 5.15167 0.648333E-01 0.108333E-01 SE(N= 6) 0.123632 0.127621 0.141457E-02 0.106858E-02 5%LSD 14DF 0.375003 0.387104 0.429069E-02 0.324124E-02 139 T NOS PVC PDT PHT PAL 1 6 0.470000E-01 59.7817 0.983333E-04 0.731667E-02 2 6 0.463333E-01 63.4250 0.406667E-03 0.943333E-02 3 6 0.438333E-01 59.2817 0.173333E-03 0.813333E-02 4 6 0.543333E-01 59.5317 0.103333E-03 0.713333E-02 SE(N= 6) 0.110509E-02 0.791789 0.212202E-04 0.122677E-03 5%LSD 14DF 0.335199E-02 2.40167 0.643657E-04 0.372107E-03 T NOS PFE PCA+MG 1 6 0.187833E-01 0.125833E-01 2 6 0.204667E-01 0.124000E-01 3 6 0.194167E-01 0.125667E-01 4 6 0.196500E-01 0.163833E-01 SE(N= 6) 0.214273E-03 0.139586E-03 5%LSD 14DF 0.649936E-03 0.423396E-03 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT A ------------------------------------------------------------------------------A NOS PHH2O PHKCL PTS PHC 1 12 5.51667 4.89833 0.569167E-01 0.733333E-02 2 12 6.09333 5.50667 0.517500E-01 0.566667E-02 SE(N= 12) 0.874209E-01 0.902419E-01 0.100025E-02 0.755601E-03 5%LSD 14DF 0.265167 0.273724 0.303398E-02 0.229191E-02 A NOS PVC PDT PHT PAL 1 12 0.496667E-01 58.8417 0.203333E-03 0.807500E-02 2 12 0.460833E-01 62.1683 0.187500E-03 0.793333E-02 SE(N= 12) 0.781419E-03 0.559880 0.150050E-04 0.867458E-04 5%LSD 14DF 0.237022E-02 1.69824 0.455134E-04 0.263119E-03 A NOS PFE PCA+MG 1 12 0.199167E-01 0.133250E-01 2 12 0.192417E-01 0.136417E-01 SE(N= 12) 0.151514E-03 0.987024E-04 5%LSD 14DF 0.459574E-03 0.299386E-03 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*A ------------------------------------------------------------------------------T A NOS PHH2O PHKCL PTS 1 1 3 5.30667 4.58000 0.600000E-01 1 2 3 5.86333 5.25333 0.473333E-01 2 1 3 5.27000 4.66000 0.490000E-01 2 2 3 6.11333 5.60333 0.533333E-01 3 1 3 6.07333 5.54000 0.510000E-01 3 2 3 6.25667 5.68000 0.443333E-01 4 1 3 5.41667 4.81333 0.676667E-01 4 2 3 6.14000 5.49000 0.620000E-01 SE(N= 3) 5%LSD 14DF T A 1 1 1 2 2 1 2 2 3 1 3 2 4 1 4 2 SE(N= 3) 0.174842 0.180484 0.200050E-02 0.530334 0.547447 0.606795E-02 NOS PHC PVC PDT 3 0.100000E-01 0.500000E-01 57.6500 3 0.333333E-02 0.440000E-01 61.9133 3 0.266667E-02 0.463333E-01 61.6667 3 0.666667E-02 0.463333E-01 65.1833 3 0.433333E-02 0.470000E-01 58.6533 3 0.333333E-02 0.406667E-01 59.9100 3 0.123333E-01 0.553333E-01 57.3967 3 0.933333E-02 0.533333E-01 61.6667 0.151120E-02 0.156284E-02 1.11976 140 5%LSD 14DF 0.458381E-02 0.474043E-02 3.39648 T A NOS PHT PAL PFE 1 1 3 0.110000E-03 0.753333E-02 0.192667E-01 1 2 3 0.866667E-04 0.710000E-02 0.183000E-01 2 1 3 0.480000E-03 0.943333E-02 0.199667E-01 2 2 3 0.333333E-03 0.943333E-02 0.209667E-01 3 1 3 0.143333E-03 0.830000E-02 0.208000E-01 3 2 3 0.203333E-03 0.796667E-02 0.180333E-01 4 1 3 0.800000E-04 0.703333E-02 0.196333E-01 4 2 3 0.126667E-03 0.723333E-02 0.196667E-01 SE(N= 3) 0.300100E-04 0.173492E-03 0.303027E-03 5%LSD 14DF 0.910269E-04 0.526238E-03 0.919149E-03 T A NOS PCA+MG 1 1 3 0.125333E-01 1 2 3 0.126333E-01 2 1 3 0.127667E-01 2 2 3 0.120333E-01 3 1 3 0.124333E-01 3 2 3 0.127000E-01 4 1 3 0.155667E-01 4 2 3 0.172000E-01 SE(N= 3) 0.197405E-03 5%LSD 14DF 0.598773E-03 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE LAN1 11/ 4/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 12 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |A |T*A (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | PHH2O 24 5.8050 0.46101 0.30283 5.2 0.6331 0.0261 0.0004 0.2982 PHKCL 24 5.2025 0.49616 0.31261 6.0 0.8566 0.0126 0.0003 0.2036 PTS 24 0.54333E-010.82233E-020.34650E-02 6.4 0.6079 0.0000 0.0026 0.0068 PHC 24 0.65000E-020.40540E-020.26175E-02 40.3 0.9467 0.0019 0.1380 0.0234 PVC 24 0.47875E-010.51441E-020.27069E-02 5.7 0.3092 0.0001 0.0058 0.1653 PDT 24 60.505 2.9885 1.9395 3.2 0.3620 0.0072 0.0009 0.5119 PHT 24 0.19542E-030.14252E-030.51979E-04 26.6 0.2071 0.0000 0.4737 0.0150 PAL 24 0.80042E-020.96796E-030.30050E-03 3.8 0.8236 0.0000 0.2671 0.2752 PFE 24 0.19579E-010.11132E-020.52486E-03 2.7 0.0935 0.0007 0.0070 0.0002 PCA+MG 24 0.13483E-010.18146E-020.34192E-03 2.5 0.0061 0.0000 0.0380 0.0004 Thời điểm 45 ngày BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHH2O FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 PHH2O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .602584E-01 .301292E-01 5.09 0.022 5 2T 3 .685613 .228538 38.61 0.000 5 3A 1 .116204 .116204 19.63 0.001 5 4 T*A 3 .312459E-01 .104153E-01 1.76 0.200 5 * RESIDUAL 14 .828751E-01 .591965E-02 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .976197 .424433E-01 141 | ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHKCL FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 PHKCL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .522999E-01 .261500E-01 4.12 0.039 5 2T 3 1.11510 .371700 58.49 0.000 5 3A 1 .170017 .170017 26.75 0.000 5 4 T*A 3 .408165E-01 .136055E-01 2.14 0.140 5 * RESIDUAL 14 .889668E-01 .635477E-02 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 1.46720 .637913E-01 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PTS FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 PTS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .415833E-04 .207917E-04 0.62 0.555 5 2T 3 .502000E-03 .167333E-03 5.02 0.014 5 3A 1 .416667E-05 .416667E-05 0.12 0.728 5 4 T*A 3 .148500E-03 .495000E-04 1.48 0.262 5 * RESIDUAL 14 .467084E-03 .333631E-04 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .116333E-02 .505797E-04 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHC FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V007 PHC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .425833E-04 .212917E-04 1.61 0.234 5 2T 3 .101033E-02 .336778E-03 25.43 0.000 5 3A 1 .816667E-05 .816667E-05 0.62 0.451 5 4 T*A 3 .768333E-04 .256111E-04 1.93 0.170 5 * RESIDUAL 14 .185417E-03 .132441E-04 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .132333E-02 .575362E-04 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PVC FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V008 PVC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .100833E-04 .504167E-05 0.18 0.838 5 2T 3 .518667E-03 .172889E-03 6.20 0.007 5 3A 1 .666664E-06 .666664E-06 0.02 0.874 5 4 T*A 3 .107333E-03 .357778E-04 1.28 0.319 5 * RESIDUAL 14 .390583E-03 .278988E-04 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .102733E-02 .446667E-04 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PDT FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V009 PDT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB 142 ER ER ER ER ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 22.7817 11.3908 0.48 0.630 5 2T 3 71.2170 23.7390 1.01 0.419 5 3A 1 118.117 118.117 5.03 0.040 5 4 T*A 3 208.497 69.4991 2.96 0.068 5 * RESIDUAL 14 328.834 23.4881 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 749.447 32.5846 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHT FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V010 PHT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .180833E-08 .904166E-09 0.28 0.762 5 2T 3 .356067E-06 .118689E-06 36.99 0.000 5 3A 1 .540000E-08 .540000E-08 1.68 0.214 5 4 T*A 3 .251333E-07 .837778E-08 2.61 0.092 5 * RESIDUAL 14 .449251E-07 .320894E-08 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .433333E-06 .188406E-07 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PAL FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 VARIATE V011 PAL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .176903E-05 .884513E-06 0.82 0.464 5 2T 3 .112365E-04 .374550E-05 3.47 0.045 5 3A 1 .287042E-07 .287042E-07 0.03 0.867 5 4 T*A 3 .110891E-05 .369637E-06 0.34 0.797 5 * RESIDUAL 14 .151015E-04 .107868E-05 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .292447E-04 .127151E-05 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PFE FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 VARIATE V012 PFE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .743334E-06 .371667E-06 0.22 0.805 5 2T 3 .337246E-04 .112415E-04 6.75 0.005 5 3A 1 .135375E-05 .135375E-05 0.81 0.386 5 4 T*A 3 .132913E-04 .443042E-05 2.66 0.088 5 * RESIDUAL 14 .233167E-04 .166548E-05 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .724296E-04 .314911E-05 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PCA+MG FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 10 VARIATE V013 PCA+MG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 2 .286583E-05 .143292E-05 1.60 0.237 5 2T 3 .115843E-03 .386144E-04 42.99 0.000 5 3A 1 .960001E-06 .960001E-06 1.07 0.320 5 4 T*A 3 .250000E-06 .833334E-07 0.09 0.962 5 143 ER ER ER ER * RESIDUAL 14 .125742E-04 .898158E-06 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .132493E-03 .576058E-05 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 11 MEANS FOR EFFECT R ------------------------------------------------------------------------------R NOS PHH2O PHKCL PTS PHC 1 8 6.35250 5.85750 0.626250E-01 0.962500E-02 2 8 6.46500 5.96500 0.603750E-01 0.887500E-02 3 8 6.36625 5.87750 0.595000E-01 0.650000E-02 SE(N= 8) 0.272021E-01 0.281842E-01 0.204215E-02 0.128667E-02 5%LSD 14DF 0.825101E-01 0.854888E-01 0.619430E-02 0.390274E-02 R NOS PVC PDT PHT PAL 1 8 0.531250E-01 65.4971 0.256250E-03 0.891125E-02 2 8 0.517500E-01 63.4577 0.272500E-03 0.920750E-02 3 8 0.531250E-01 63.4040 0.276250E-03 0.957500E-02 SE(N= 8) 0.186745E-02 1.71348 0.200279E-04 0.367199E-03 5%LSD 14DF 0.566438E-02 5.19737 0.607491E-04 0.111380E-02 R NOS PFE PCA+MG 1 8 0.172375E-01 0.122875E-01 2 8 0.176625E-01 0.126000E-01 3 8 0.173875E-01 0.117625E-01 SE(N= 8) 0.456273E-03 0.335067E-03 5%LSD 14DF 0.138398E-02 0.101633E-02 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T --------------------------------------------------------------------------T NOS PHH2O PHKCL PTS PHC 1 6 6.11167 5.54667 0.650000E-01 0.193333E-01 2 6 6.46667 5.99167 0.640000E-01 0.566667E-02 3 6 6.55833 6.12667 0.610000E-01 0.583333E-02 4 6 6.44167 5.93500 0.533333E-01 0.250000E-02 SE(N= 6) 0.314103E-01 0.325443E-01 0.235808E-02 0.148571E-02 5%LSD 14DF 0.952745E-01 0.987140E-01 0.715257E-02 0.450650E-02 T NOS PVC PDT PHT PAL 1 6 0.460000E-01 63.0462 0.116667E-03 0.858333E-02 2 6 0.583333E-01 66.9820 0.420000E-03 0.969000E-02 3 6 0.553333E-01 62.5455 0.350000E-03 0.101083E-01 4 6 0.510000E-01 63.9048 0.186667E-03 0.854333E-02 SE(N= 6) 0.215634E-02 1.97856 0.231262E-04 0.424005E-03 5%LSD 14DF 0.654066E-02 6.00140 0.701470E-04 0.128610E-02 T NOS PFE PCA+MG 1 6 0.172167E-01 0.108167E-01 2 6 0.194167E-01 0.111333E-01 3 6 0.163833E-01 0.109000E-01 4 6 0.167000E-01 0.160167E-01 SE(N= 6) 0.526858E-03 0.386902E-03 5%LSD 14DF 0.159808E-02 0.117356E-02 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT A --------------------------------------------------------------------------A NOS PHH2O PHKCL PTS PHC 1 12 6.32500 5.81583 0.612500E-01 0.891667E-02 2 12 6.46417 5.98417 0.604167E-01 0.775000E-02 SE(N= 12) 0.222105E-01 0.230123E-01 0.166741E-02 0.105056E-02 144 5%LSD 14DF 0.673692E-01 0.698013E-01 0.505763E-02 0.318657E-02 A NOS PVC PDT PHT PAL 1 12 0.525000E-01 66.3381 0.283333E-03 0.919667E-02 2 12 0.528333E-01 61.9012 0.253333E-03 0.926583E-02 SE(N= 12) 0.152476E-02 1.39905 0.163527E-04 0.299817E-03 5%LSD 14DF 0.462494E-02 4.24363 0.496014E-04 0.909410E-03 A NOS PFE PCA+MG 1 12 0.176667E-01 0.124167E-01 2 12 0.171917E-01 0.120167E-01 SE(N= 12) 0.372545E-03 0.273581E-03 5%LSD 14DF 0.113001E-02 0.829831E-03 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*A --------------------------------------------------------------------------T A NOS PHH2O PHKCL PTS 1 1 3 6.01333 5.41667 0.636667E-01 1 2 3 6.21000 5.67667 0.663333E-01 2 1 3 6.45667 5.97333 0.613333E-01 2 2 3 6.47667 6.01000 0.666667E-01 3 1 3 6.46000 6.02333 0.643333E-01 3 2 3 6.65667 6.23000 0.576667E-01 4 1 3 6.37000 5.85000 0.556667E-01 4 2 3 6.51333 6.02000 0.510000E-01 SE(N= 3) 0.444209E-01 0.460245E-01 0.333482E-02 5%LSD 14DF 0.134738 0.139603 0.101153E-01 T A NOS PHC PVC PDT 1 1 3 0.216667E-01 0.426667E-01 62.6170 1 2 3 0.170000E-01 0.493333E-01 63.4753 2 1 3 0.366667E-02 0.576667E-01 67.1967 2 2 3 0.766667E-02 0.590000E-01 66.7673 3 1 3 0.800000E-02 0.563333E-01 69.6300 3 2 3 0.366667E-02 0.543333E-01 55.4610 4 1 3 0.233333E-02 0.533333E-01 65.9087 4 2 3 0.266667E-02 0.486667E-01 61.9010 SE(N= 3) 0.210112E-02 0.304953E-02 2.79810 5%LSD 14DF 0.637315E-02 0.924989E-02 8.48726 T A NOS PHT PAL PFE 1 1 3 0.140000E-03 0.846000E-02 0.173667E-01 1 2 3 0.933333E-04 0.870667E-02 0.170667E-01 2 1 3 0.390000E-03 0.938333E-02 0.192333E-01 2 2 3 0.450000E-03 0.999667E-02 0.196000E-01 3 1 3 0.410000E-03 0.101167E-01 0.159000E-01 3 2 3 0.290000E-03 0.101000E-01 0.168667E-01 4 1 3 0.193333E-03 0.882667E-02 0.181667E-01 4 2 3 0.180000E-03 0.826000E-02 0.152333E-01 SE(N= 3) 0.327054E-04 0.599633E-03 0.745090E-03 5%LSD 14DF 0.992029E-04 0.181882E-02 0.226002E-02 T A NOS PCA+MG 1 1 3 0.109000E-01 1 2 3 0.107333E-01 2 1 3 0.113667E-01 2 2 3 0.109000E-01 3 1 3 0.110333E-01 3 2 3 0.107667E-01 4 1 3 0.163667E-01 4 2 3 0.156667E-01 SE(N= 3) 0.547162E-03 145 5%LSD 14DF 0.165966E-02 --------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE LAN2 11/ 4/** 14:16 ---------------------------------------------------------------- PAGE 12 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |A |T*A (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | PHH2O 24 6.3946 0.20602 0.76939E-01 1.2 0.0216 0.0000 0.0006 0.2002 PHKCL 24 5.9000 0.25257 0.79717E-01 1.4 0.0387 0.0000 0.0002 0.1399 PTS 24 0.60833E-010.71119E-020.57761E-02 9.5 0.5548 0.0145 0.7282 0.2616 PHC 24 0.83333E-020.75853E-020.36392E-02 43.7 0.2345 0.0000 0.4507 0.1697 PVC 24 0.52667E-010.66833E-020.52819E-02 10.0 0.8375 0.0068 0.8740 0.3191 PDT 24 64.120 5.7083 4.8465 7.6 0.6303 0.4186 0.0399 0.0681 PHT 24 0.26833E-030.13726E-030.56647E-04 21.1 0.7616 0.0000 0.2136 0.0918 PAL 24 0.92313E-020.11276E-020.10386E-02 11.3 0.4637 0.0448 0.8672 0.7969 PFE 24 0.17429E-010.17746E-020.12905E-02 7.4 0.8046 0.0049 0.3860 0.0879 PCA+MG 24 0.12217E-010.24001E-020.94771E-03 7.8 0.2369 0.0000 0.3201 0.9619 Thời điểm 90 ngày BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHH2O FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 PHH2O LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .965583E-01 .482791E-01 1.02 0.387 5 2T 3 2.72653 .908844 19.25 0.000 5 3A 1 9.35002 9.35002 198.08 0.000 5 4 T*A 3 1.51738 .505794 10.72 0.001 5 * RESIDUAL 14 .660842 .472030E-01 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 14.3513 .623971 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHKCL FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 PHKCL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .985584E-01 .492792E-01 1.24 0.319 5 2T 3 1.44061 .480204 12.10 0.000 5 3A 1 6.52084 6.52084 164.26 0.000 5 4 T*A 3 .985413 .328471 8.27 0.002 5 * RESIDUAL 14 .555777 .396984E-01 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 9.60120 .417443 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PTS FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 PTS LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .808333E-05 .404167E-05 1.25 0.317 5 2T 3 .497917E-04 .165972E-04 5.14 0.013 5 3A 1 .183750E-04 .183750E-04 5.69 0.030 5 146 | 4 T*A 3 .434583E-04 .144861E-04 4.48 0.021 5 * RESIDUAL 14 .452500E-04 .323214E-05 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .164958E-03 .717210E-05 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHC FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V007 PHC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .308333E-05 .154167E-05 0.67 0.532 5 2T 3 .818333E-04 .272778E-04 11.84 0.000 5 3A 1 .104167E-03 .104167E-03 45.22 0.000 5 4 T*A 3 .805000E-04 .268333E-04 11.65 0.000 5 * RESIDUAL 14 .322500E-04 .230357E-05 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .301833E-03 .131232E-04 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PVC FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V008 PVC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .103333E-04 .516667E-05 1.33 0.296 5 2T 3 .148333E-04 .494445E-05 1.27 0.322 5 3A 1 .216000E-03 .216000E-03 55.66 0.000 5 4 T*A 3 .184333E-03 .614444E-04 15.83 0.000 5 * RESIDUAL 14 .543333E-04 .388095E-05 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .479833E-03 .208623E-04 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA VARIATE PDT FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V009 PDT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 2.95598 1.47799 0.41 0.678 5 2T 3 86.4251 28.8084 7.92 0.003 5 3A 1 .467562E-02 .467562E-02 0.00 0.970 5 4 T*A 3 .817408 .272469 0.07 0.972 5 * RESIDUAL 14 50.9033 3.63595 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 141.106 6.13506 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHT FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V010 PHT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .316333E-07 .158167E-07 1.04 0.382 5 2T 3 .664900E-06 .221633E-06 14.52 0.000 5 3A 1 .280167E-07 .280167E-07 1.84 0.194 5 4 T*A 3 .148350E-06 .494500E-07 3.24 0.054 5 * RESIDUAL 14 .213633E-06 .152595E-07 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .108653E-05 .472406E-07 --------------------------------------------------------------------------- 147 FOR BALANCED ANOVA FOR VARIATE PAL FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 VARIATE V011 PAL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .502225E-06 .251113E-06 0.53 0.602 5 2T 3 .310337E-04 .103446E-04 22.02 0.000 5 3A 1 .112667E-05 .112667E-05 2.40 0.141 5 4 T*A 3 .479323E-05 .159774E-05 3.40 0.047 5 * RESIDUAL 14 .657665E-05 .469761E-06 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .440325E-04 .191445E-05 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PFE FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 VARIATE V012 PFE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .209233E-04 .104617E-04 1.66 0.224 5 2T 3 .603312E-04 .201104E-04 3.19 0.056 5 3A 1 .234375E-05 .234375E-05 0.37 0.558 5 4 T*A 3 .555912E-04 .185304E-04 2.94 0.069 5 * RESIDUAL 14 .881700E-04 .629786E-05 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .227360E-03 .988520E-05 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PCA+MG FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 10 VARIATE V013 PCA+MG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 2 .660584E-05 .330292E-05 1.89 0.187 5 2T 3 .473520E-03 .157840E-03 90.24 0.000 5 3A 1 .166667E-06 .166667E-06 0.10 0.759 5 4 T*A 3 .179333E-05 .597778E-06 0.34 0.797 5 * RESIDUAL 14 .244876E-04 .174911E-05 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 .506573E-03 .220249E-04 --------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 11 MEANS FOR EFFECT R --------------------------------------------------------------------------R NOS PHH2O PHKCL PTS PHC 1 8 5.55625 4.87875 0.535000E-01 0.662500E-02 2 8 5.61375 4.90250 0.525000E-01 0.700000E-02 3 8 5.71000 5.02500 0.521250E-01 0.612500E-02 SE(N= 8) 0.768139E-01 0.704436E-01 0.635624E-03 0.536607E-03 5%LSD 14DF 0.232994 0.213671 0.192799E-02 0.162765E-02 R NOS PVC PDT PHT PAL 1 8 0.470000E-01 34.0236 0.790000E-03 0.116112E-01 2 8 0.455000E-01 34.2130 0.777500E-03 0.113775E-01 3 8 0.457500E-01 34.8445 0.707500E-03 0.112637E-01 SE(N= 8) 0.696505E-03 0.674161 0.436743E-04 0.242322E-03 5%LSD 14DF 0.211265E-02 2.04488 0.132474E-03 0.735017E-03 R NOS PFE PCA+MG 1 8 0.131625E-01 0.995000E-02 148 2 8 0.153375E-01 0.873750E-02 3 8 0.148625E-01 0.971250E-02 SE(N= 8) 0.887261E-03 0.467589E-03 5%LSD 14DF 0.269126E-02 0.141830E-02 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T --------------------------------------------------------------------------T NOS PHH2O PHKCL PTS PHC 1 6 6.02000 5.13500 0.515000E-01 0.566667E-02 2 6 5.35333 4.70500 0.511667E-01 0.400000E-02 3 6 5.89667 5.22167 0.546667E-01 0.833333E-02 4 6 5.23667 4.68000 0.535000E-01 0.833333E-02 SE(N= 6) 0.886971E-01 0.813412E-01 0.733955E-03 0.619620E-03 5%LSD 14DF 0.269038 0.246726 0.222625E-02 0.187945E-02 T NOS PVC PDT PHT PAL 1 6 0.458333E-01 31.7497 0.850000E-03 0.117350E-01 2 6 0.471667E-01 37.1115 0.930000E-03 0.128400E-01 3 6 0.463333E-01 34.2200 0.765000E-03 0.114233E-01 4 6 0.450000E-01 34.3603 0.488333E-03 0.967167E-02 SE(N= 6) 0.804255E-03 0.778454 0.504307E-04 0.279810E-03 5%LSD 14DF 0.243948E-02 2.36122 0.152967E-03 0.848725E-03 T NOS PFE PCA+MG 1 6 0.117500E-01 0.263333E-02 2 6 0.152000E-01 0.105667E-01 3 6 0.158000E-01 0.963333E-02 4 6 0.150667E-01 0.150333E-01 SE(N= 6) 0.102452E-02 0.539925E-03 5%LSD 14DF 0.310760E-02 0.163771E-02 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT A --------------------------------------------------------------------------A NOS PHH2O PHKCL PTS PHC 1 12 5.00250 4.41417 0.535833E-01 0.450000E-02 2 12 6.25083 5.45667 0.518333E-01 0.866667E-02 SE(N= 12) 0.627183E-01 0.575169E-01 0.518985E-03 0.438138E-03 5%LSD 14DF 0.190239 0.174462 0.157420E-02 0.132897E-02 A NOS PVC PDT PHT PAL 1 12 0.490833E-01 34.3743 0.792500E-03 0.116342E-01 2 12 0.430833E-01 34.3464 0.724167E-03 0.112008E-01 SE(N= 12) 0.568694E-03 0.550450 0.356599E-04 0.197855E-03 5%LSD 14DF 0.172497E-02 1.66964 0.108164E-03 0.600139E-03 A NOS PFE PCA+MG 1 12 0.141417E-01 0.955000E-02 2 12 0.147667E-01 0.938333E-02 SE(N= 12) 0.724446E-03 0.381785E-03 5%LSD 14DF 0.219740E-02 0.115804E-02 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*A --------------------------------------------------------------------------T A NOS PHH2O PHKCL PTS 1 1 3 5.79333 4.92667 0.520000E-01 1 2 3 6.24667 5.34333 0.510000E-01 2 1 3 4.49667 3.94000 0.533333E-01 2 2 3 6.21000 5.47000 0.490000E-01 3 1 3 5.30667 4.71333 0.566667E-01 3 2 3 6.48667 5.73000 0.526667E-01 4 1 3 4.41333 4.07667 0.523333E-01 149 4 2 3 6.06000 5.28333 0.546667E-01 SE(N= 3) 0.125437 0.115034 0.103797E-02 5%LSD 14DF 0.380477 0.348923 0.314839E-02 T A NOS PHC PVC PDT 1 1 3 0.566667E-02 0.463333E-01 31.8900 1 2 3 0.566667E-02 0.453333E-01 31.6093 2 1 3 0.200000E-02 0.513333E-01 37.1113 2 2 3 0.600000E-02 0.430000E-01 37.1117 3 1 3 0.333333E-02 0.533333E-01 34.4163 3 2 3 0.133333E-01 0.393333E-01 34.0237 4 1 3 0.700000E-02 0.453333E-01 34.0797 4 2 3 0.966667E-02 0.446667E-01 34.6410 SE(N= 3) 0.876275E-03 0.113739E-02 1.10090 5%LSD 14DF 0.265794E-02 0.344995E-02 3.33928 T A NOS PHT PAL PFE 1 1 3 0.856667E-03 0.119733E-01 0.883333E-02 1 2 3 0.843333E-03 0.114967E-01 0.146667E-01 2 1 3 0.940000E-03 0.128867E-01 0.157333E-01 2 2 3 0.920000E-03 0.127933E-01 0.146667E-01 3 1 3 0.930000E-03 0.123300E-01 0.160333E-01 3 2 3 0.600000E-03 0.105167E-01 0.155667E-01 4 1 3 0.443333E-03 0.934667E-02 0.159667E-01 4 2 3 0.533333E-03 0.999667E-02 0.141667E-01 SE(N= 3) 0.713198E-04 0.395711E-03 0.144889E-02 5%LSD 14DF 0.216329E-03 0.120028E-02 0.439481E-02 T A NOS PCA+MG 1 1 3 0.276667E-02 1 2 3 0.250000E-02 2 1 3 0.102333E-01 2 2 3 0.109000E-01 3 1 3 0.973333E-02 3 2 3 0.953333E-02 4 1 3 0.154667E-01 4 2 3 0.146000E-01 SE(N= 3) 0.763569E-03 5%LSD 14DF 0.231607E-02 --------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE LAN3 11/ 4/** 14:22 ---------------------------------------------------------------- PAGE 12 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |A |T*A (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | PHH2O 24 5.6267 0.78992 0.21726 3.9 0.3867 0.0000 0.0000 0.0007 PHKCL 24 4.9354 0.64610 0.19924 4.0 0.3195 0.0004 0.0000 0.0021 PTS 24 0.52708E-010.26781E-020.17978E-02 3.4 0.3170 0.0133 0.0305 0.0209 PHC 24 0.65833E-020.36226E-020.15178E-02 23.1 0.5319 0.0004 0.0000 0.0005 PVC 24 0.46083E-010.45675E-020.19700E-02 4.3 0.2958 0.3217 0.0000 0.0001 PDT 24 34.360 2.4769 1.9068 5.5 0.6780 0.0026 0.9705 0.9717 PHT 24 0.75833E-030.21735E-030.12353E-03 16.3 0.3821 0.0002 0.1945 0.0539 PAL 24 0.11417E-010.13836E-020.68539E-03 6.0 0.6021 0.0000 0.1406 0.0474 PFE 24 0.14454E-010.31441E-020.25096E-02 17.4 0.2244 0.0561 0.5579 0.0691 PCA+MG 24 0.94667E-020.46931E-020.13225E-02 14.0 0.1867 0.0000 0.7592 0.7975 150 | 2. Thí nghiệm: Ảnh hưởng của các dạng lân bón đến khả năng hấp thụ lân của cây lúa và các dạng lân trên đất xám bạc màu BALANCED ANOVA FOR VARIATE YIELD FILE CV_X13 19/12/** 10: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 YIELD LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 TREAT 4 91.1295 22.7824 9.41 0.002 2 * RESIDUAL 10 24.2236 2.42236 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 14 115.353 8.23951 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P GAIN FILE CV_X13 19/12/** 10: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 P GAIN LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 TREAT 4 .356707E-02 .891767E-03 72.70 0.000 2 * RESIDUAL 10 .122667E-03 .122667E-04 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 14 .368973E-02 .263552E-03 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P STRAW FILE CV_X13 19/12/** 10: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 P STRAW LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 TREAT 4 .317733E-03 .794333E-04 5.07 0.017 2 * RESIDUAL 10 .156667E-03 .156667E-04 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 14 .474400E-03 .338857E-04 --------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CV_X13 19/12/** 10: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 MEANS FOR EFFECT TREAT --------------------------------------------------------------------------TREAT NOS YIELD P GAIN P STRAW 1 3 17.6260 0.930000E-01 0.116667 2 3 23.1987 0.686667E-01 0.130000 3 3 24.6447 0.536667E-01 0.124333 4 3 26.3797 0.486667E-01 0.122333 5 3 23.3797 0.666667E-01 0.127667 SE(N= 3) 0.898583 0.202210E-02 0.228522E-02 5%LSD 10DF 2.83147 0.637171E-02 0.720081E-02 --------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CV_X13 19/12/** 10: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TREAT | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | YIELD 15 22.446 2.8705 1.5564 6.9 0.0022 P GAIN 15 0.66133E-010.16234E-010.35024E-02 5.3 0.0000 P STRAW 15 0.12420 0.58211E-020.39581E-02 3.2 0.0173 151 BALANCED ANOVA FOR VARIATE YIELD FILE MUA_CV 21/12/** 9: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 YIELD LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1T 5 582.349 116.470 10.76 0.000 2 * RESIDUAL 12 129.913 10.8261 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 17 712.262 41.8978 --------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE MUA_CV 21/12/** 9: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT T --------------------------------------------------------------------------T NOS YIELD 1 3 23.7533 2 3 29.8214 3 3 30.0596 4 3 36.0572 5 3 32.8468 SE(N= 3) 1.89966 5%LSD 12DF 5.85349 --------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE MUA_CV 21/12/** 9: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |T | (N= 18) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | YIELD 18 32.436 6.4728 3.2903 10.1 0.0005 152 3. Thí nghiệm: Ảnh hưởng của liều lượng và các dạng lân bón đến năng suất cây trồng trong cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông và các dạng lân trong đất xám bạc màu Bắc Giang BALANCED ANOVA FOR VARIATE SUMMER FILE RM_12 18/ 3/** 8:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 SUMMER LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 TREAT 7 1302.92 186.132 34.77 0.000 2 * RESIDUAL 16 85.6462 5.35289 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 1388.57 60.3725 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE WINTER FILE RM_12 18/ 3/** 8:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 WINTER LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 TREAT 7 2029.25 289.893 105.89 0.000 2 * RESIDUAL 16 43.8023 2.73765 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 2073.05 90.1327 --------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RM_12 18/ 3/** 8:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 MEANS FOR EFFECT TREAT --------------------------------------------------------------------------TREAT NOS SUMMER WINTER 1 3 43.1000 20.3767 2 3 60.2300 34.7867 3 3 63.9233 46.0833 4 3 65.2600 48.8133 5 3 67.6600 50.1233 6 3 62.5033 41.1100 7 3 65.6567 44.2333 8 3 65.7967 46.8567 SE(N= 3) 1.33578 0.955274 5%LSD 16DF 4.00468 2.86393 --------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RM_12 18/ 3/** 8:59 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TREAT | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | SUMMER 24 61.766 7.7700 2.3136 3.7 0.0000 WINTER 24 41.548 9.4938 1.6546 4.0 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE SPRING FILE RICE_13 20/ 3/** 13:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 SPRING LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 TREAT 7 1372.86 196.123 68.46 0.000 2 * RESIDUAL 16 45.8348 2.86467 153 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 1418.70 61.6825 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE SUMMER FILE RICE_13 20/ 3/** 13:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 SUMMER LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 TREAT 7 1010.05 144.293 57.49 0.000 2 * RESIDUAL 16 40.1614 2.51009 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 1050.21 45.6615 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE MAIZE FILE RICE_13 20/ 3/** 13:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 MAIZE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1 TREAT 7 2600.14 371.448 103.10 0.000 2 * RESIDUAL 16 57.6475 3.60297 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 2657.78 115.556 --------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE RICE_13 20/ 3/** 13:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 MEANS FOR EFFECT TREAT --------------------------------------------------------------------------TREAT NOS SPRING SUMMER MAIZE 1 3 33.1533 34.3267 25.2267 2 3 44.0567 43.3533 37.6067 3 3 50.5700 49.6300 52.7100 4 3 54.5633 51.4067 56.4500 5 3 55.1400 53.4033 56.8533 6 3 51.2067 50.6867 48.4567 7 3 56.1100 53.9100 52.7333 8 3 57.2567 55.0800 54.7500 SE(N= 3) 0.977185 0.914711 1.09590 5%LSD 16DF 2.92962 2.74232 3.28552 -------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE RICE_13 20/ 3/** 13:31 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |TREAT | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | SPRING 24 50.257 7.8538 1.6925 3.4 0.0000 SUMMER 24 48.975 6.7573 1.5843 3.2 0.0000 MAIZE 24 48.098 10.750 1.8981 3.9 0.0000 BALANCED ANOVA FOR VARIATE PDT FILE P_HT 8/ 8/** 10: 3 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V003 PDT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1F 7 313.971 44.8531 0.83 0.582 2 154 * RESIDUAL 16 869.536 54.3460 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 1183.51 51.4568 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PHT FILE P_HT 8/ 8/** 10: 3 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V004 PHT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1F 7 409.625 58.5178 0.89 0.538 2 * RESIDUAL 16 1053.33 65.8333 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 1462.96 63.6069 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PFE FILE P_HT 8/ 8/** 10: 3 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V005 PFE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1F 7 224.667 32.0952 3.08 0.030 2 * RESIDUAL 16 166.667 10.4167 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 391.333 17.0145 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PAL FILE P_HT 8/ 8/** 10: 3 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V006 PAL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1F 7 37.3333 5.33333 0.72 0.656 2 * RESIDUAL 16 118.000 7.37500 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 155.333 6.75362 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE PCA+MG FILE P_HT 8/ 8/** 10: 3 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V007 PCA+MG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1F 7 321.958 45.9940 2.23 0.088 2 * RESIDUAL 16 330.667 20.6667 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 23 652.625 28.3750 --------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE P_HT 8/ 8/** 10: 3 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 MEANS FOR EFFECT F --------------------------------------------------------------------------F NOS PDT PHT PFE PAL 1 3 46.6533 5.66667 11.6667 6.33333 2 3 42.3167 17.0000 14.6667 5.66667 3 3 41.6533 6.66667 15.6667 6.33333 4 3 48.8733 6.00000 16.3333 7.66667 5 3 51.4333 15.0000 21.3333 9.00000 6 3 51.6533 10.3333 15.3333 9.00000 7 3 44.3167 6.33333 19.0000 6.33333 8 3 48.4333 7.33333 20.6667 8.33333 155 ER ER ER ER SE(N= 3) 4.25621 4.68449 1.86339 1.56791 5%LSD 16DF 12.7602 14.0442 5.58647 4.70061 F NOS PCA+MG 1 3 15.0000 2 3 22.3333 3 3 24.3333 4 3 25.0000 5 3 27.6667 6 3 20.6667 7 3 21.0000 8 3 19.0000 SE(N= 3) 2.62467 5%LSD 16DF 7.86880 --------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE P_HT 8/ 8/** 10: 3 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |F | (N= 24) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | PDT 24 46.917 7.1733 7.3720 15.7 0.5817 PHT 24 9.2917 7.9754 8.1138 87.3 0.5379 PFE 24 16.833 4.1249 3.2275 19.2 0.0296 PAL 24 7.3333 2.5988 2.7157 37.0 0.6559 PCA+MG 24 21.875 5.3268 4.5461 20.8 0.0876 156 4. Thí nghiệm dài hạn: Ảnh hưởng của quá trình bón phân, vùi phế phụ phẩm đến năng suất cây trồng, các dạng lân trong đất trên một số cơ cấu cây trồng chính trên đất xám bạc màu Bắc Giang Cơ cấu: Lúa Xuân - Đậu Tương Hè - Lúa Mùa Muộn BALANCED ANOVA FOR VARIATE LX FILE I_CC 8/12/** 11:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 LX LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 3.48167 1.16056 4.77 0.010 6 2T 1 80.4006 80.4006 330.46 0.000 6 3 R*T 3 .162968 .543228E-01 0.22 0.880 6 4F 4 3300.91 825.228 ****** 0.000 6 5 T*F 4 4.00065 1.00016 4.11 0.011 6 * RESIDUAL 24 5.83923 .243301 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 3394.80 87.0461 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTH FILE I_CC 8/12/** 11:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 DTH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 4.00251 1.33417 0.51 0.681 6 2T 1 50.4227 50.4227 19.35 0.000 6 3 R*T 3 3.35295 1.11765 0.43 0.737 6 4F 4 802.699 200.675 77.01 0.000 6 5 T*F 4 2.84913 .712284 0.27 0.892 6 * RESIDUAL 24 62.5417 2.60590 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 925.868 23.7402 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE LMM FILE I_CC 8/12/** 11:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 LMM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 26.2471 8.74903 40.54 0.000 6 2T 1 1.33590 1.33590 6.19 0.019 6 3 R*T 3 .421875E-01 .140625E-01 0.07 0.977 6 4F 4 1021.70 255.425 ****** 0.000 6 5 T*F 4 2.66754 .666884 3.09 0.035 6 * RESIDUAL 24 5.17923 .215801 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 1057.17 27.1070 --------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE I_CC 8/12/** 11:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 MEANS FOR EFFECT R --------------------------------------------------------------------------R NOS LX DTH LMM 1 10 36.8790 10.8080 26.4580 2 10 36.5740 10.8540 26.6600 3 10 36.8560 11.2120 26.3310 157 4 10 37.3920 10.3230 24.6320 SE(N= 10) 0.155981 0.510480 0.146902 5%LSD 24DF 0.455265 1.48995 0.428765 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T --------------------------------------------------------------------------T NOS LX DTH LMM 1 20 35.5075 9.67650 25.8375 2 20 38.3430 11.9220 26.2030 SE(N= 20) 0.110295 0.360964 0.103875 5%LSD 24DF 0.321921 1.05355 0.303183 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT R*T --------------------------------------------------------------------------R T NOS LX DTH LMM 1 1 5 35.4620 9.97400 26.3240 1 2 5 38.2960 11.6420 26.5920 2 1 5 35.0620 10.0160 26.4560 2 2 5 38.0860 11.6920 26.8640 3 1 5 35.4460 9.74600 26.1120 3 2 5 38.2660 12.6780 26.5500 4 1 5 36.0600 8.97000 24.4580 4 2 5 38.7240 11.6760 24.8060 SE(N= 5) 0.220591 0.721928 0.207750 5%LSD 24DF 0.643843 2.10711 0.606366 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT F --------------------------------------------------------------------------F NOS LX DTH LMM 1 8 23.7537 3.95875 18.5087 2 8 30.3612 10.8075 24.1588 3 8 37.3762 8.56375 24.4850 4 8 44.3437 13.4050 29.7463 5 8 48.7913 17.2612 33.2025 SE(N= 8) 0.174392 0.570735 0.164241 5%LSD 24DF 0.509002 1.66581 0.479374 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*F --------------------------------------------------------------------------T F NOS LX DTH LMM 1 1 4 22.2400 2.83250 17.8975 1 2 4 29.3575 9.25750 24.0400 1 3 4 35.5625 7.79250 24.2400 1 4 4 42.6825 12.4750 29.6175 1 5 4 47.6950 16.0250 33.3925 2 1 4 25.2675 5.08500 19.1200 2 2 4 31.3650 12.3575 24.2775 2 3 4 39.1900 9.33500 24.7300 2 4 4 46.0050 14.3350 29.8750 2 5 4 49.8875 18.4975 33.0125 SE(N= 4) 0.246628 0.807140 0.232272 5%LSD 24DF 0.719838 2.35582 0.677937 --------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE I_CC 8/12/** 11:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 158 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |R*T |T*F | (N= 40) -------------------- SD/MEAN | | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | LX 40 36.925 9.3298 0.49326 1.3 0.0096 0.0000 0.8797 0.0000 0.0112 DTH 40 10.799 4.8724 1.6143 14.9 0.6814 0.0002 0.7373 0.0000 0.8918 LMM 40 26.020 5.2064 0.46454 1.8 0.0000 0.0193 0.9770 0.0000 0.0345 Hàm lượng lân BALANCED ANOVA FOR VARIATE P HUU CO FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 P HUU CO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 15266.5 5088.83 1.92 0.151 6 2T 1 3127.06 3127.06 1.18 0.288 6 3 R*T 3 11044.4 3681.45 1.39 0.269 6 4F 4 11155.1 2788.78 1.05 0.401 6 5 T*F 4 45250.8 11312.7 4.28 0.009 6 * RESIDUAL 24 63453.9 2643.91 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 149298. 3828.15 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P VO CO FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 P VO CO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 5224.19 1741.40 1.07 0.383 6 2T 1 17078.8 17078.8 10.46 0.004 6 3 R*T 3 747.504 249.168 0.15 0.926 6 4F 4 649023. 162256. 99.42 0.000 6 5 T*F 4 3110.37 777.592 0.48 0.755 6 * RESIDUAL 24 39169.5 1632.06 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 714354. 18316.8 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P DT FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 P DT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 18.4158 6.13859 0.42 0.742 6 2T 1 22.3054 22.3054 1.53 0.226 6 3 R*T 3 37.8881 12.6294 0.87 0.474 6 4F 4 5034.30 1258.57 86.38 0.000 6 5 T*F 4 64.0344 16.0086 1.10 0.380 6 * RESIDUAL 24 349.686 14.5702 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 5526.62 141.708 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P HOA TA FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V007 P HOA TA 159 |F LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 47.1033 15.7011 1.85 0.165 6 2T 1 62.6000 62.6000 7.36 0.012 6 3 R*T 3 24.0514 8.01712 0.94 0.437 6 4F 4 321.046 80.2616 9.43 0.000 6 5 T*F 4 154.100 38.5251 4.53 0.007 6 * RESIDUAL 24 204.235 8.50979 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 813.136 20.8497 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-AL FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V008 P-AL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 1256.43 418.810 4.81 0.009 6 2T 1 53.8472 53.8472 0.62 0.445 6 3 R*T 3 94.6193 31.5398 0.36 0.783 6 4F 4 54362.5 13590.6 156.15 0.000 6 5 T*F 4 734.767 183.692 2.11 0.110 6 * RESIDUAL 24 2088.84 87.0348 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 58591.0 1502.33 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-FE FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V009 P-FE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 8436.16 2812.05 2.83 0.059 6 2T 1 348.749 348.749 0.35 0.566 6 3 R*T 3 1432.65 477.550 0.48 0.702 6 4F 4 72556.9 18139.2 18.26 0.000 6 5 T*F 4 9785.03 2446.26 2.46 0.072 6 * RESIDUAL 24 23838.3 993.263 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 116398. 2984.56 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-CA, MG FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V010 P-CA, MG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 167.704 55.9015 0.48 0.705 6 2T 1 33706.7 33706.7 286.97 0.000 6 3 R*T 3 575.146 191.715 1.63 0.207 6 4F 4 18766.4 4691.60 39.94 0.000 6 5 T*F 4 28807.6 7201.90 61.32 0.000 6 * RESIDUAL 24 2818.98 117.457 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 84842.6 2175.45 --------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 MEANS FOR EFFECT R --------------------------------------------------------------------------- 160 ER ER ER ER R NOS P HUU CO P VO CO P DT P HOA TA 1 10 100.655 351.527 25.3450 8.62500 2 10 67.3050 350.936 25.9700 6.05500 3 10 114.548 333.042 24.4020 6.24000 4 10 72.6410 365.224 26.1300 6.07800 SE(N= 10) 16.2601 12.7752 1.20707 0.922485 5%LSD 24DF 47.4587 37.2873 3.52311 2.69248 R NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 10 80.0930 74.6990 64.4500 2 10 66.9490 107.016 64.9170 3 10 66.0700 88.4250 69.5130 4 10 72.7690 110.621 67.5110 SE(N= 10) 2.95017 9.96626 3.42721 5%LSD 24DF 8.61071 29.0887 10.0031 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T --------------------------------------------------------------------------T NOS P HUU CO P VO CO P DT P HOA TA 1 20 97.6290 370.846 24.7150 8.00050 2 20 79.9455 329.519 26.2085 5.49850 SE(N= 20) 11.4976 9.03344 0.853529 0.652296 5%LSD 24DF 33.5584 26.3661 2.49121 1.90387 T NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 20 72.6305 98.1430 95.6265 2 20 70.3100 92.2375 37.5690 SE(N= 20) 2.08608 7.04721 2.42340 5%LSD 24DF 6.08869 20.5688 7.07323 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT R*T --------------------------------------------------------------------------R T NOS P HUU CO P VO CO P DT 1 1 5 99.5040 368.268 23.0200 1 2 5 101.806 334.786 27.6700 2 1 5 58.0700 378.580 25.3940 2 2 5 76.5400 323.292 26.5460 3 1 5 149.338 350.450 23.9860 3 2 5 79.7580 315.634 24.8180 4 1 5 83.6040 386.084 26.4600 4 2 5 61.6780 344.364 25.8000 SE(N= 5) 22.9953 18.0669 1.70706 5%LSD 24DF 67.1168 52.7322 4.98242 R T NOS P HOA TA P-AL P-FE 1 1 5 11.1680 78.6400 76.9840 1 2 5 6.08200 81.5460 72.4140 2 1 5 6.53600 68.5060 116.434 2 2 5 5.57400 65.3920 97.5980 3 1 5 7.28800 68.4360 81.9900 3 2 5 5.19200 63.7040 94.8600 4 1 5 7.01000 74.9400 117.164 4 2 5 5.14600 70.5980 104.078 SE(N= 5) 1.30459 4.17217 14.0944 5%LSD 24DF 3.80774 12.1774 41.1377 R T NOS P-CA, MG 1 1 5 88.8600 1 2 5 40.0400 2 1 5 99.0180 2 2 5 30.8160 161 3 1 5 100.590 3 2 5 38.4360 4 1 5 94.0380 4 2 5 40.9840 SE(N= 5) 4.84680 5%LSD 24DF 14.1465 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT F --------------------------------------------------------------------------F NOS P HUU CO P VO CO P DT P HOA TA 1 8 94.0100 250.620 17.1425 4.97000 2 8 99.1100 285.023 22.8413 9.09625 3 8 55.5725 213.233 11.6500 3.37000 4 8 96.8375 464.199 32.5400 5.32000 5 8 98.4062 537.838 43.1350 10.9913 SE(N= 8) 18.1794 14.2831 1.34955 1.03137 5%LSD 24DF 53.0605 41.6884 3.93895 3.01028 F NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 8 45.2150 67.2475 87.8775 2 8 64.1650 79.0750 94.9025 3 8 24.2375 39.7788 36.7125 4 8 95.1650 142.518 58.2738 5 8 128.569 147.332 55.2225 SE(N= 8) 3.29839 11.1426 3.83173 5%LSD 24DF 9.62707 32.5222 11.1838 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*F --------------------------------------------------------------------------T F NOS P HUU CO P VO CO P DT 1 1 4 83.0475 266.297 16.4125 1 2 4 95.0400 295.598 24.0975 1 3 4 19.6700 235.822 10.3500 1 4 4 137.505 500.710 29.9175 1 5 4 152.882 555.800 42.7975 2 1 4 104.973 234.942 17.8725 2 2 4 103.180 274.448 21.5850 2 3 4 91.4750 190.643 12.9500 2 4 4 56.1700 427.687 35.1625 2 5 4 43.9300 519.875 43.4725 SE(N= 4) 25.7095 20.1994 1.90855 5%LSD 24DF 75.0388 58.9564 5.57052 T F NOS P HOA TA P-AL P-FE 1 1 4 6.99250 43.1325 54.8650 1 2 4 13.4925 61.2425 65.8500 1 3 4 4.85750 22.2750 37.0175 1 4 4 4.27750 101.145 164.660 1 5 4 10.3825 135.357 168.322 2 1 4 2.94750 47.2975 79.6300 2 2 4 4.70000 67.0875 92.3000 2 3 4 1.88250 26.2000 42.5400 2 4 4 6.36250 89.1850 120.375 2 5 4 11.6000 121.780 126.342 SE(N= 4) 1.45858 4.66462 15.7580 5%LSD 24DF 4.25718 13.6147 45.9933 T F NOS P-CA, MG 1 1 4 83.3075 1 2 4 94.4075 162 1 3 4 73.4250 1 4 4 116.548 1 5 4 110.445 2 1 4 92.4475 2 2 4 95.3975 2 3 4 0.000000 2 4 4 0.000000 2 5 4 0.000000 SE(N= 4) 5.41889 5%LSD 24DF 15.8162 --------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |R*T |T*F | (N= 40) -------------------- SD/MEAN | | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | P HUU CO 40 88.787 61.872 51.419 57.9 0.1513 0.2878 0.2688 0.4009 0.0094 P VO CO 40 350.18 135.34 40.399 11.5 0.3826 0.0036 0.9263 0.0000 0.7548 P DT 40 25.462 11.904 3.8171 15.0 0.7425 0.2261 0.4740 0.0000 0.3804 P HOA TA 40 6.7495 4.5661 2.9172 43.2 0.1648 0.0117 0.4375 0.0001 0.0073 P-AL 40 71.470 38.760 9.3292 13.1 0.0092 0.4448 0.7832 0.0000 0.1100 P-FE 40 95.190 54.631 31.516 33.1 0.0590 0.5657 0.7021 0.0000 0.0719 P-CA, MG 40 66.598 46.642 10.838 16.3 0.7054 0.0000 0.2072 0.0000 0.000 Cơ cấu: Lúa Xuân - Đậu Tương Hè - Lúa Mùa Muộn BALANCED ANOVA FOR VARIATE LX FILE I_CC 8/12/** 11:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 LX LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 3.48167 1.16056 4.77 0.010 6 2T 1 80.4006 80.4006 330.46 0.000 6 3 R*T 3 .162968 .543228E-01 0.22 0.880 6 4F 4 3300.91 825.228 ****** 0.000 6 5 T*F 4 4.00065 1.00016 4.11 0.011 6 * RESIDUAL 24 5.83923 .243301 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 3394.80 87.0461 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTH FILE I_CC 8/12/** 11:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 DTH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 4.00251 1.33417 0.51 0.681 6 2T 1 50.4227 50.4227 19.35 0.000 6 3 R*T 3 3.35295 1.11765 0.43 0.737 6 4F 4 802.699 200.675 77.01 0.000 6 5 T*F 4 2.84913 .712284 0.27 0.892 6 * RESIDUAL 24 62.5417 2.60590 ----------------------------------------------------------------------------- 163 |F * TOTAL (CORRECTED) 39 925.868 23.7402 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE LMM FILE I_CC 8/12/** 11:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 LMM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 26.2471 8.74903 40.54 0.000 6 2T 1 1.33590 1.33590 6.19 0.019 6 3 R*T 3 .421875E-01 .140625E-01 0.07 0.977 6 4F 4 1021.70 255.425 ****** 0.000 6 5 T*F 4 2.66754 .666884 3.09 0.035 6 * RESIDUAL 24 5.17923 .215801 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 1057.17 27.1070 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE I_CC 8/12/** 11:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 MEANS FOR EFFECT R ------------------------------------------------------------------------------R NOS LX DTH LMM 1 10 36.8790 10.8080 26.4580 2 10 36.5740 10.8540 26.6600 3 10 36.8560 11.2120 26.3310 4 10 37.3920 10.3230 24.6320 SE(N= 10) 0.155981 0.510480 0.146902 5%LSD 24DF 0.455265 1.48995 0.428765 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T ------------------------------------------------------------------------------T NOS LX DTH LMM 1 20 35.5075 9.67650 25.8375 2 20 38.3430 11.9220 26.2030 SE(N= 20) 0.110295 0.360964 0.103875 5%LSD 24DF 0.321921 1.05355 0.303183 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT R*T ------------------------------------------------------------------------------R T NOS LX DTH LMM 1 1 5 35.4620 9.97400 26.3240 1 2 5 38.2960 11.6420 26.5920 2 1 5 35.0620 10.0160 26.4560 2 2 5 38.0860 11.6920 26.8640 3 1 5 35.4460 9.74600 26.1120 3 2 5 38.2660 12.6780 26.5500 4 1 5 36.0600 8.97000 24.4580 4 2 5 38.7240 11.6760 24.8060 SE(N= 5) 0.220591 0.721928 0.207750 5%LSD 24DF 0.643843 2.10711 0.606366 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT F ------------------------------------------------------------------------------F NOS LX DTH LMM 1 8 23.7537 3.95875 18.5087 2 8 30.3612 10.8075 24.1588 3 8 37.3762 8.56375 24.4850 164 4 8 44.3437 13.4050 29.7463 5 8 48.7913 17.2612 33.2025 SE(N= 8) 0.174392 0.570735 0.164241 5%LSD 24DF 0.509002 1.66581 0.479374 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*F ------------------------------------------------------------------------------T F NOS LX DTH LMM 1 1 4 22.2400 2.83250 17.8975 1 2 4 29.3575 9.25750 24.0400 1 3 4 35.5625 7.79250 24.2400 1 4 4 42.6825 12.4750 29.6175 1 5 4 47.6950 16.0250 33.3925 2 1 4 25.2675 5.08500 19.1200 2 2 4 31.3650 12.3575 24.2775 2 3 4 39.1900 9.33500 24.7300 2 4 4 46.0050 14.3350 29.8750 2 5 4 49.8875 18.4975 33.0125 SE(N= 4) 0.246628 0.807140 0.232272 5%LSD 24DF 0.719838 2.35582 0.677937 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE I_CC 8/12/** 11:35 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |R*T |T*F | (N= 40) -------------------- SD/MEAN | | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | LX 40 36.925 9.3298 0.49326 1.3 0.0096 0.0000 0.8797 0.0000 0.0112 DTH 40 10.799 4.8724 1.6143 14.9 0.6814 0.0002 0.7373 0.0000 0.8918 LMM 40 26.020 5.2064 0.46454 1.8 0.0000 0.0193 0.9770 0.0000 0.0345 Hàm lượng lân BALANCED ANOVA FOR VARIATE P HUU CO FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 P HUU CO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 15266.5 5088.83 1.92 0.151 6 2T 1 3127.06 3127.06 1.18 0.288 6 3 R*T 3 11044.4 3681.45 1.39 0.269 6 4F 4 11155.1 2788.78 1.05 0.401 6 5 T*F 4 45250.8 11312.7 4.28 0.009 6 * RESIDUAL 24 63453.9 2643.91 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 149298. 3828.15 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P VO CO FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 P VO CO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 5224.19 1741.40 1.07 0.383 6 2T 1 17078.8 17078.8 10.46 0.004 6 165 |F 3 R*T 3 747.504 249.168 0.15 0.926 6 4F 4 649023. 162256. 99.42 0.000 6 5 T*F 4 3110.37 777.592 0.48 0.755 6 * RESIDUAL 24 39169.5 1632.06 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 714354. 18316.8 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P DT FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 P DT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 18.4158 6.13859 0.42 0.742 6 2T 1 22.3054 22.3054 1.53 0.226 6 3 R*T 3 37.8881 12.6294 0.87 0.474 6 4F 4 5034.30 1258.57 86.38 0.000 6 5 T*F 4 64.0344 16.0086 1.10 0.380 6 * RESIDUAL 24 349.686 14.5702 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 5526.62 141.708 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P HOA TA FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V007 P HOA TA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 47.1033 15.7011 1.85 0.165 6 2T 1 62.6000 62.6000 7.36 0.012 6 3 R*T 3 24.0514 8.01712 0.94 0.437 6 4F 4 321.046 80.2616 9.43 0.000 6 5 T*F 4 154.100 38.5251 4.53 0.007 6 * RESIDUAL 24 204.235 8.50979 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 813.136 20.8497 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-AL FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V008 P-AL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 1256.43 418.810 4.81 0.009 6 2T 1 53.8472 53.8472 0.62 0.445 6 3 R*T 3 94.6193 31.5398 0.36 0.783 6 4F 4 54362.5 13590.6 156.15 0.000 6 5 T*F 4 734.767 183.692 2.11 0.110 6 * RESIDUAL 24 2088.84 87.0348 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 58591.0 1502.33 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-FE FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V009 P-FE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 8436.16 2812.05 2.83 0.059 6 2T 1 348.749 348.749 0.35 0.566 6 3 R*T 3 1432.65 477.550 0.48 0.702 6 166 ER ER ER ER 4F 4 72556.9 18139.2 18.26 0.000 6 5 T*F 4 9785.03 2446.26 2.46 0.072 6 * RESIDUAL 24 23838.3 993.263 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 116398. 2984.56 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-CA, MG FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V010 P-CA, MG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 167.704 55.9015 0.48 0.705 6 2T 1 33706.7 33706.7 286.97 0.000 6 3 R*T 3 575.146 191.715 1.63 0.207 6 4F 4 18766.4 4691.60 39.94 0.000 6 5 T*F 4 28807.6 7201.90 61.32 0.000 6 * RESIDUAL 24 2818.98 117.457 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 84842.6 2175.45 --------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 MEANS FOR EFFECT R --------------------------------------------------------------------------R NOS P HUU CO P VO CO P DT P HOA TA 1 10 100.655 351.527 25.3450 8.62500 2 10 67.3050 350.936 25.9700 6.05500 3 10 114.548 333.042 24.4020 6.24000 4 10 72.6410 365.224 26.1300 6.07800 SE(N= 10) 16.2601 12.7752 1.20707 0.922485 5%LSD 24DF 47.4587 37.2873 3.52311 2.69248 R NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 10 80.0930 74.6990 64.4500 2 10 66.9490 107.016 64.9170 3 10 66.0700 88.4250 69.5130 4 10 72.7690 110.621 67.5110 SE(N= 10) 2.95017 9.96626 3.42721 5%LSD 24DF 8.61071 29.0887 10.0031 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T --------------------------------------------------------------------------T NOS P HUU CO P VO CO P DT P HOA TA 1 20 97.6290 370.846 24.7150 8.00050 2 20 79.9455 329.519 26.2085 5.49850 SE(N= 20) 11.4976 9.03344 0.853529 0.652296 5%LSD 24DF 33.5584 26.3661 2.49121 1.90387 T NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 20 72.6305 98.1430 95.6265 2 20 70.3100 92.2375 37.5690 SE(N= 20) 2.08608 7.04721 2.42340 5%LSD 24DF 6.08869 20.5688 7.07323 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT R*T --------------------------------------------------------------------------R T NOS P HUU CO P VO CO P DT 1 1 5 99.5040 368.268 23.0200 167 1 2 5 101.806 334.786 27.6700 2 1 5 58.0700 378.580 25.3940 2 2 5 76.5400 323.292 26.5460 3 1 5 149.338 350.450 23.9860 3 2 5 79.7580 315.634 24.8180 4 1 5 83.6040 386.084 26.4600 4 2 5 61.6780 344.364 25.8000 SE(N= 5) 22.9953 18.0669 1.70706 5%LSD 24DF 67.1168 52.7322 4.98242 R T NOS P HOA TA P-AL P-FE 1 1 5 11.1680 78.6400 76.9840 1 2 5 6.08200 81.5460 72.4140 2 1 5 6.53600 68.5060 116.434 2 2 5 5.57400 65.3920 97.5980 3 1 5 7.28800 68.4360 81.9900 3 2 5 5.19200 63.7040 94.8600 4 1 5 7.01000 74.9400 117.164 4 2 5 5.14600 70.5980 104.078 SE(N= 5) 1.30459 4.17217 14.0944 5%LSD 24DF 3.80774 12.1774 41.1377 R T NOS P-CA, MG 1 1 5 88.8600 1 2 5 40.0400 2 1 5 99.0180 2 2 5 30.8160 3 1 5 100.590 3 2 5 38.4360 4 1 5 94.0380 4 2 5 40.9840 SE(N= 5) 4.84680 5%LSD 24DF 14.1465 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT F -------------------------------------------------------------------------F NOS P HUU CO P VO CO P DT P HOA TA 1 8 94.0100 250.620 17.1425 4.97000 2 8 99.1100 285.023 22.8413 9.09625 3 8 55.5725 213.233 11.6500 3.37000 4 8 96.8375 464.199 32.5400 5.32000 5 8 98.4062 537.838 43.1350 10.9913 SE(N= 8) 18.1794 14.2831 1.34955 1.03137 5%LSD 24DF 53.0605 41.6884 3.93895 3.01028 F NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 8 45.2150 67.2475 87.8775 2 8 64.1650 79.0750 94.9025 3 8 24.2375 39.7788 36.7125 4 8 95.1650 142.518 58.2738 5 8 128.569 147.332 55.2225 SE(N= 8) 3.29839 11.1426 3.83173 5%LSD 24DF 9.62707 32.5222 11.1838 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*F --------------------------------------------------------------------------T F NOS P HUU CO P VO CO P DT 1 1 4 83.0475 266.297 16.4125 1 2 4 95.0400 295.598 24.0975 1 3 4 19.6700 235.822 10.3500 168 1 4 4 137.505 500.710 29.9175 1 5 4 152.882 555.800 42.7975 2 1 4 104.973 234.942 17.8725 2 2 4 103.180 274.448 21.5850 2 3 4 91.4750 190.643 12.9500 2 4 4 56.1700 427.687 35.1625 2 5 4 43.9300 519.875 43.4725 SE(N= 4) 25.7095 20.1994 1.90855 5%LSD 24DF 75.0388 58.9564 5.57052 T F NOS P HOA TA P-AL P-FE 1 1 4 6.99250 43.1325 54.8650 1 2 4 13.4925 61.2425 65.8500 1 3 4 4.85750 22.2750 37.0175 1 4 4 4.27750 101.145 164.660 1 5 4 10.3825 135.357 168.322 2 1 4 2.94750 47.2975 79.6300 2 2 4 4.70000 67.0875 92.3000 2 3 4 1.88250 26.2000 42.5400 2 4 4 6.36250 89.1850 120.375 2 5 4 11.6000 121.780 126.342 SE(N= 4) 1.45858 4.66462 15.7580 5%LSD 24DF 4.25718 13.6147 45.9933 T F NOS P-CA, MG 1 1 4 83.3075 1 2 4 94.4075 1 3 4 73.4250 1 4 4 116.548 1 5 4 110.445 2 1 4 92.4475 2 2 4 95.3975 2 3 4 0.000000 2 4 4 0.000000 2 5 4 0.000000 SE(N= 4) 5.41889 5%LSD 24DF 15.8162 --------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE P_CC1 8/12/** 11: 5 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |R*T |T*F | (N= 40) -------------------- SD/MEAN | | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | P HUU CO 40 88.787 61.872 51.419 57.9 0.1513 0.2878 0.2688 0.4009 0.0094 P VO CO 40 350.18 135.34 40.399 11.5 0.3826 0.0036 0.9263 0.0000 0.7548 P DT 40 25.462 11.904 3.8171 15.0 0.7425 0.2261 0.4740 0.0000 0.3804 P HOA TA 40 6.7495 4.5661 2.9172 43.2 0.1648 0.0117 0.4375 0.0001 0.0073 P-AL 40 71.470 38.760 9.3292 13.1 0.0092 0.4448 0.7832 0.0000 0.1100 P-FE 40 95.190 54.631 31.516 33.1 0.0590 0.5657 0.7021 0.0000 0.0719 P-CA, MG 40 66.598 46.642 10.838 16.3 0.7054 0.0000 0.2072 0.0000 0.0000 169 |F Cơ cấu: Đậu Tương Xuân - Lúa Mùa Sớm - Ngô Đông BALANCED ANOVA FOR VARIATE LX FILE II_CC 8/12/** 11:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 LX LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 11.9465 3.98218 0.55 0.658 6 2T 1 48.4000 48.4000 6.67 0.016 6 3 R*T 3 30.0159 10.0053 1.38 0.273 6 4F 4 821.327 205.332 28.28 0.000 6 5 T*F 4 29.7943 7.44858 1.03 0.415 6 * RESIDUAL 24 174.251 7.26047 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 1115.74 28.6086 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTH FILE II_CC 8/12/** 11:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 DTH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 27.5271 9.17570 1.05 0.391 6 2T 1 90.5408 90.5408 10.32 0.004 6 3 R*T 3 26.4844 8.82814 1.01 0.409 6 4F 4 3133.11 783.279 89.26 0.000 6 5 T*F 4 39.3320 9.83299 1.12 0.371 6 * RESIDUAL 24 210.617 8.77572 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 3527.62 90.4517 --------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE LMM FILE II_CC 8/12/** 11:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 LMM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 8.21434 2.73811 1.58 0.219 6 2T 1 150.777 150.777 86.98 0.000 6 3 R*T 3 7.54558 2.51519 1.45 0.252 6 4F 4 14256.9 3564.23 ****** 0.000 6 5 T*F 4 18.6967 4.67418 2.70 0.054 6 * RESIDUAL 24 41.6052 1.73355 --------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 14483.7 371.378 --------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE II_CC 8/12/** 11:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 MEANS FOR EFFECT R --------------------------------------------------------------------------R NOS DTX LMS ND 1 10 11.9870 39.0320 28.9070 2 10 12.8320 38.9290 28.3750 3 10 13.1810 40.3210 27.8540 4 10 11.9000 37.9900 27.7820 SE(N= 10) 0.852084 0.936788 0.416359 5%LSD 24DF 2.48699 2.73422 1.21524 --------------------------------------------------------------------------- 170 MEANS FOR EFFECT T --------------------------------------------------------------------------T NOS DTX LMS ND 1 20 11.3750 37.5635 26.2880 2 20 13.5750 40.5725 30.1710 SE(N= 20) 0.602514 0.662409 0.294410 5%LSD 24DF 1.75857 1.93339 0.859302 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT R*T --------------------------------------------------------------------------R T NOS DTX LMS ND 1 1 5 10.8900 36.9040 26.2220 1 2 5 13.0840 41.1600 31.5920 2 1 5 12.8640 37.0360 26.6200 2 2 5 12.8000 40.8220 30.1300 3 1 5 10.7800 40.2160 26.1140 3 2 5 15.5820 40.4260 29.5940 4 1 5 10.9660 36.0980 26.1960 4 2 5 12.8340 39.8820 29.3680 SE(N= 5) 1.20503 1.32482 0.588821 5%LSD 24DF 3.51714 3.86677 1.71860 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT F --------------------------------------------------------------------------F NOS DTX LMS ND 1 8 5.51500 24.7650 3.70625 2 8 12.5800 35.9013 10.8400 3 8 10.3400 38.4100 29.0375 4 8 14.8200 45.6525 44.7275 5 8 19.1200 50.6113 52.8363 SE(N= 8) 0.952659 1.04736 0.465504 5%LSD 24DF 2.78054 3.05695 1.35868 --------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*F --------------------------------------------------------------------------T F NOS DTX LMS ND 1 1 4 4.45750 22.4400 2.70000 1 2 4 12.8725 36.3400 8.39750 1 3 4 9.00500 36.5900 26.3625 1 4 4 13.8300 43.6000 42.3750 1 5 4 16.7100 48.8475 51.6050 2 1 4 6.57250 27.0900 4.71250 2 2 4 12.2875 35.4625 13.2825 2 3 4 11.6750 40.2300 31.7125 2 4 4 15.8100 47.7050 47.0800 2 5 4 21.5300 52.3750 54.0675 SE(N= 4) 1.34726 1.48119 0.658322 5%LSD 24DF 3.93228 4.32319 1.92146 --------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE II_CC 8/12/** 11:41 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |T*F | (N= 40) -------------------- SD/MEAN | | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | 171 |R*T |F DTX 40 12.475 5.3487 2.6945 21.6 0.6575 0.0157 0.2730 0.0000 0.4149 LMS 40 39.068 9.5106 2.9624 7.6 0.3915 0.0038 0.4085 0.0000 0.3706 ND 40 28.229 19.271 1.3166 4.7 0.2194 0.0000 0.2522 0.0000 0.0545 Hàm lượng lân BALANCED ANOVA FOR VARIATE P HUU CO FILE P_CC2 8/12/** 10:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 P HUU CO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 7089.25 2363.08 0.66 0.590 6 2T 1 13127.6 13127.6 3.65 0.065 6 3 R*T 3 8834.64 2944.88 0.82 0.499 6 4F 4 100903. 25225.7 7.01 0.001 6 5 T*F 4 28971.5 7242.87 2.01 0.124 6 * RESIDUAL 24 86320.8 3596.70 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 245247. 6288.38 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P VO CO FILE P_CC2 8/12/** 10:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 P VO CO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 22125.0 7374.99 0.78 0.517 6 2T 1 48290.7 48290.7 5.14 0.031 6 3 R*T 3 2674.40 891.466 0.09 0.961 6 4F 4 570802. 142700. 15.17 0.000 6 5 T*F 4 68981.7 17245.4 1.83 0.154 6 * RESIDUAL 24 225696. 9403.99 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 938569. 24065.9 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P DT FILE P_CC2 8/12/** 10:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 P DT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 415.879 138.626 1.29 0.302 6 2T 1 70.3576 70.3576 0.65 0.432 6 3 R*T 3 319.294 106.431 0.99 0.417 6 4F 4 5312.37 1328.09 12.32 0.000 6 5 T*F 4 113.247 28.3117 0.26 0.898 6 * RESIDUAL 24 2587.09 107.796 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 8818.24 226.109 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P HOA TA FILE P_CC2 8/12/** 10:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V007 P HOA TA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 8.84985 2.94995 0.49 0.696 6 2T 1 27.9726 27.9726 4.64 0.039 6 3 R*T 3 11.6070 3.86902 0.64 0.599 6 172 ER ER ER ER 4F 4 280.799 70.1998 11.65 0.000 6 5 T*F 4 145.460 36.3651 6.03 0.002 6 * RESIDUAL 24 144.674 6.02807 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 619.363 15.8811 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-AL FILE P_CC2 8/12/** 10:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V008 P-AL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 373.225 124.408 0.12 0.948 6 2T 1 137.604 137.604 0.13 0.721 6 3 R*T 3 168.378 56.1260 0.05 0.983 6 4F 4 64653.5 16163.4 15.33 0.000 6 5 T*F 4 5484.45 1371.11 1.30 0.298 6 * RESIDUAL 24 25296.9 1054.04 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 96114.1 2464.46 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-FE FILE P_CC2 8/12/** 10:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V009 P-FE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 31413.5 10471.2 5.91 0.004 6 2T 1 3476.36 3476.36 1.96 0.171 6 3 R*T 3 1011.47 337.156 0.19 0.902 6 4F 4 77936.5 19484.1 11.00 0.000 6 5 T*F 4 11437.4 2859.35 1.61 0.202 6 * RESIDUAL 24 42508.2 1771.18 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 167783. 4302.14 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-CA, MG FILE P_CC2 8/12/** 10:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V010 P-CA, MG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 167.837 55.9456 0.12 0.944 6 2T 1 47739.8 47739.8 106.33 0.000 6 3 R*T 3 502.754 167.585 0.37 0.776 6 4F 4 14692.9 3673.23 8.18 0.000 6 5 T*F 4 36809.3 9202.34 20.50 0.000 6 * RESIDUAL 24 10775.6 448.981 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 110688. 2838.16 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE P_CC2 8/12/** 10:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 MEANS FOR EFFECT R ------------------------------------------------------------------------------R NOS P HUU CO P VO CO P DT P HOA TA 1 10 108.450 409.177 30.9390 6.78400 2 10 94.9740 363.297 24.1180 5.63700 3 10 121.009 386.361 28.3650 6.77000 4 10 85.9370 425.606 32.6870 6.55400 173 SE(N= 10) 18.9650 30.6659 3.28322 0.776407 5%LSD 24DF 55.3534 89.5053 9.58281 2.26611 R NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 10 89.7380 82.9080 77.1110 2 10 84.4040 77.1670 72.9410 3 10 85.1040 99.0580 72.1610 4 10 81.1850 148.385 72.2030 SE(N= 10) 10.2666 13.3085 6.70061 5%LSD 24DF 29.9654 38.8439 19.5572 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T ------------------------------------------------------------------------------T NOS P HUU CO P VO CO P DT P HOA TA 1 20 120.708 430.856 27.7010 7.27250 2 20 84.4765 361.365 30.3535 5.60000 SE(N= 20) 13.4103 21.6841 2.32159 0.549002 5%LSD 24DF 39.1408 63.2898 6.77607 1.60238 T NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 20 86.9625 111.202 108.151 2 20 83.2530 92.5570 39.0570 SE(N= 20) 7.25960 9.41057 4.73804 5%LSD 24DF 21.1887 27.4668 13.8290 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT R*T ------------------------------------------------------------------------------R T NOS P HUU CO P VO CO P DT 1 1 5 102.096 440.466 24.7320 1 2 5 114.804 377.888 37.1460 2 1 5 114.976 387.020 24.5920 2 2 5 74.9720 339.574 23.6440 3 1 5 146.804 424.528 28.8260 3 2 5 95.2140 348.194 27.9040 4 1 5 118.958 471.410 32.6540 4 2 5 52.9160 379.802 32.7200 SE(N= 5) 26.8205 43.3682 4.64318 5%LSD 24DF 78.2816 126.580 13.5521 R T NOS P HOA TA P-AL P-FE 1 1 5 6.80600 88.9360 83.8020 1 2 5 6.76200 90.5400 82.0140 2 1 5 6.32600 85.2200 88.3440 2 2 5 4.94800 83.5880 65.9900 3 1 5 8.17000 89.7740 113.258 3 2 5 5.37000 80.4340 84.8580 4 1 5 7.78800 83.9200 159.404 4 2 5 5.32000 78.4500 137.366 SE(N= 5) 1.09800 14.5192 18.8211 5%LSD 24DF 3.20477 42.3775 54.9336 R T NOS P-CA, MG 1 1 5 116.970 1 2 5 37.2520 2 1 5 107.938 2 2 5 37.9440 3 1 5 102.206 3 2 5 42.1160 4 1 5 105.490 4 2 5 38.9160 174 SE(N= 5) 9.47609 5%LSD 24DF 27.6580 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT F ------------------------------------------------------------------------------F NOS P HUU CO P VO CO P DT P HOA TA 1 8 102.034 278.250 18.1100 5.28250 2 8 76.3012 327.842 24.2700 7.34500 3 8 31.7350 294.784 17.3562 2.25875 4 8 118.834 515.174 40.2375 6.95750 5 8 184.059 564.501 45.1625 10.3375 SE(N= 8) 21.2035 34.2855 3.67076 0.868049 5%LSD 24DF 61.8870 100.070 10.7139 2.53359 F NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 8 52.2950 72.5850 97.2563 2 8 64.5175 75.8675 94.5788 3 8 41.8662 51.1325 49.1350 4 8 128.894 156.949 67.7287 5 8 137.966 152.864 59.3213 SE(N= 8) 11.4784 14.8794 7.49151 5%LSD 24DF 33.5023 43.4288 21.8656 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*F ------------------------------------------------------------------------------T F NOS P HUU CO P VO CO P DT 1 1 4 111.245 313.180 18.1050 1 2 4 58.0425 377.642 23.6450 1 3 4 36.5975 334.277 15.1850 1 4 4 179.067 603.855 40.6150 1 5 4 218.590 525.325 40.9550 2 1 4 92.8225 243.320 18.1150 2 2 4 94.5600 278.043 24.8950 2 3 4 26.8725 255.290 19.5275 2 4 4 58.6000 426.492 39.8600 2 5 4 149.527 603.677 49.3700 SE(N= 4) 29.9862 48.4871 5.19123 5%LSD 24DF 87.5215 141.520 15.1518 T F NOS P HOA TA P-AL P-FE 1 1 4 8.48750 50.7650 69.3575 1 2 4 10.0450 62.6425 69.3575 1 3 4 2.72250 46.4275 55.4625 1 4 4 6.73250 150.885 197.785 1 5 4 8.37500 124.092 164.048 2 1 4 2.07750 53.8250 75.8125 2 2 4 4.64500 66.3925 82.3775 2 3 4 1.79500 37.3050 46.8025 2 4 4 7.18250 106.902 116.113 2 5 4 12.3000 151.840 141.680 SE(N= 4) 1.22761 16.2330 21.0427 5%LSD 24DF 3.58304 47.3795 61.4176 T F NOS P-CA, MG 1 1 4 100.127 1 2 4 88.2575 1 3 4 98.2700 1 4 4 135.457 1 5 4 118.643 2 1 4 94.3850 175 2 2 4 100.900 2 3 4 0.000000 2 4 4 0.000000 2 5 4 0.000000 SE(N= 4) 10.5946 5%LSD 24DF 30.9226 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE P_CC2 8/12/** 10:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |R*T |T*F | (N= 40) -------------------- SD/MEAN | | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | P HUU CO 40 102.59 79.299 59.972 58.5 0.5898 0.0651 0.4987 0.0007 0.1238 P VO CO 40 396.11 155.13 96.974 24.5 0.5171 0.0312 0.9612 0.0000 0.1543 P DT 40 29.027 15.037 10.382 35.8 0.3017 0.4323 0.4168 0.0000 0.8984 P HOA TA 40 6.4362 3.9851 2.4552 38.1 0.6964 0.0395 0.5990 0.0000 0.0017 P-AL 40 85.108 49.643 32.466 38.1 0.9477 0.7210 0.9827 0.0000 0.2976 P-FE 40 101.88 65.591 42.085 41.3 0.0037 0.1708 0.9018 0.0000 0.2023 P-CA, MG 40 73.604 53.274 21.189 28.8 0.9438 0.0000 0.7757 0.0003 0.0000 Cơ cấu: Đậu Tương Xuân - Lúa Mùa Sớm - Ngô Đông BALANCED ANOVA FOR VARIATE LX FILE III_CC 8/12/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 LX LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 55.8566 18.6189 1.12 0.361 6 2T 1 29.6184 29.6184 1.78 0.191 6 3 R*T 3 53.1387 17.7129 1.07 0.383 6 4F 4 3887.38 971.844 58.53 0.000 6 5 T*F 4 74.0524 18.5131 1.12 0.373 6 * RESIDUAL 24 398.483 16.6035 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 4498.53 115.347 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE DTH FILE III_CC 8/12/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 DTH LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 49.4381 16.4794 0.98 0.420 6 2T 1 60.3194 60.3194 3.59 0.067 6 3 R*T 3 48.6233 16.2078 0.96 0.427 6 4F 4 2909.62 727.404 43.25 0.000 6 5 T*F 4 67.7662 16.9415 1.01 0.424 6 * RESIDUAL 24 403.602 16.8168 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 3539.36 90.7529 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE LMM FILE III_CC 8/12/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 LMM 176 |F LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 2.59414 .864714 0.60 0.625 6 2T 1 140.888 140.888 97.71 0.000 6 3 R*T 3 3.31149 1.10383 0.77 0.527 6 4F 4 14478.8 3619.69 ****** 0.000 6 5 T*F 4 14.9481 3.73702 2.59 0.062 6 * RESIDUAL 24 34.6058 1.44191 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 14675.1 376.285 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE III_CC 8/12/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 MEANS FOR EFFECT R ------------------------------------------------------------------------------R NOS LX LMS ND 1 10 37.1400 37.1100 27.9310 2 10 39.5730 37.0970 27.5050 3 10 36.7640 39.5590 28.1430 4 10 36.7090 36.8120 27.6060 SE(N= 10) 1.28854 1.29679 0.379725 5%LSD 24DF 3.76090 3.78498 1.10831 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T ------------------------------------------------------------------------------T NOS LX LMS ND 1 20 36.6860 36.4165 25.9195 2 20 38.4070 38.8725 29.6730 SE(N= 20) 0.911138 0.916972 0.268506 5%LSD 24DF 2.65936 2.67639 0.783693 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT R*T ------------------------------------------------------------------------------R T NOS LX LMS ND 1 1 5 35.7060 35.1660 26.3140 1 2 5 38.5740 39.0540 29.5480 2 1 5 40.7000 35.2300 25.6260 2 2 5 38.4460 38.9640 29.3840 3 1 5 35.0640 40.2380 25.7980 3 2 5 38.4640 38.8800 30.4880 4 1 5 35.2740 35.0320 25.9400 4 2 5 38.1440 38.5920 29.2720 SE(N= 5) 1.82228 1.83394 0.537012 5%LSD 24DF 5.31872 5.35277 1.56739 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT F ------------------------------------------------------------------------------F NOS LX LMS ND 1 8 23.7975 24.0625 3.87250 2 8 30.6938 32.6600 9.64000 3 8 37.0488 39.5238 27.9575 4 8 44.4162 43.5775 44.9325 5 8 51.7763 48.3987 52.5788 SE(N= 8) 1.44064 1.44986 0.424545 5%LSD 24DF 4.20481 4.23174 1.23913 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*F 177 ------------------------------------------------------------------------------T F NOS LX LMS ND 1 1 4 22.2825 21.5725 2.86500 1 2 4 29.6425 30.7500 7.69750 1 3 4 35.3175 40.7950 25.3950 1 4 4 42.6025 41.9925 42.4350 1 5 4 53.5850 46.9725 51.2050 2 1 4 25.3125 26.5525 4.88000 2 2 4 31.7450 34.5700 11.5825 2 3 4 38.7800 38.2525 30.5200 2 4 4 46.2300 45.1625 47.4300 2 5 4 49.9675 49.8250 53.9525 SE(N= 4) 2.03737 2.05041 0.600397 5%LSD 24DF 5.94650 5.98458 1.75239 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE III_CC 8/12/** 14: 9 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |R*T |T*F | (N= 40) -------------------- SD/MEAN | | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | LX 40 37.547 10.740 4.0747 10.9 0.3607 0.1914 0.3826 0.0000 0.3730 LMS 40 37.645 9.5264 4.1008 10.9 0.4201 0.0673 0.4275 0.0000 0.4241 ND 40 27.796 19.398 1.2008 4.3 0.6249 0.0000 0.5273 0.0000 0.0617 Hàm lượng lân BALANCED ANOVA FOR VARIATE P H?U CO FILE P_CC3 8/12/** 9:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 VARIATE V004 P H?U CO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 3071.78 1023.93 1.20 0.330 6 2T 1 6787.85 6787.85 7.97 0.009 6 3 R*T 3 2209.31 736.436 0.86 0.475 6 4F 4 9277.16 2319.29 2.72 0.053 6 5 T*F 4 4248.77 1062.19 1.25 0.318 6 * RESIDUAL 24 20440.7 851.694 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 46035.5 1180.40 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P Vô CO FILE P_CC3 8/12/** 9:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 VARIATE V005 P Vô CO LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 3632.61 1210.87 0.14 0.937 6 2T 1 42731.1 42731.1 4.80 0.037 6 3 R*T 3 77950.5 25983.5 2.92 0.054 6 4F 4 599268. 149817. 16.83 0.000 6 5 T*F 4 92521.4 23130.4 2.60 0.061 6 * RESIDUAL 24 213634. 8901.40 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 .102974E+07 26403.5 178 |F ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P DT FILE P_CC3 8/12/** 9:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 VARIATE V006 P DT LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 37.5276 12.5092 0.30 0.825 6 2T 1 116.793 116.793 2.83 0.102 6 3 R*T 3 381.261 127.087 3.08 0.046 6 4F 4 4540.13 1135.03 27.49 0.000 6 5 T*F 4 169.353 42.3382 1.03 0.415 6 * RESIDUAL 24 991.108 41.2961 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 6236.17 159.902 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P HòA TA FILE P_CC3 8/12/** 9:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 VARIATE V007 P HòA TA LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 11.6019 3.86732 0.33 0.803 6 2T 1 .815102 .815102 0.07 0.789 6 3 R*T 3 11.8123 3.93743 0.34 0.799 6 4F 4 269.389 67.3474 5.82 0.002 6 5 T*F 4 117.326 29.3314 2.53 0.066 6 * RESIDUAL 24 277.930 11.5804 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 688.875 17.6635 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-AL FILE P_CC3 8/12/** 9:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 VARIATE V008 P-AL LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 1187.01 395.669 0.42 0.741 6 2T 1 5308.19 5308.19 5.68 0.024 6 3 R*T 3 6024.47 2008.16 2.15 0.119 6 4F 4 71034.8 17758.7 19.00 0.000 6 5 T*F 4 4411.90 1102.98 1.18 0.345 6 * RESIDUAL 24 22432.3 934.678 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 110399. 2830.73 ----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-FE FILE P_CC3 8/12/** 9:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 VARIATE V009 P-FE LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB SQUARES SQUARES LN 1R 3 5049.78 1683.26 2.29 0.103 6 2T 1 1566.25 1566.25 2.13 0.154 6 3 R*T 3 3647.50 1215.83 1.65 0.202 6 4F 4 34346.4 8586.60 11.69 0.000 6 5 T*F 4 8434.74 2108.68 2.87 0.044 6 * RESIDUAL 24 17633.0 734.707 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 70677.7 1812.25 ----------------------------------------------------------------------------- 179 ER ER ER ER BALANCED ANOVA FOR VARIATE P-CA, MG FILE P_CC3 8/12/** 9:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 7 VARIATE V010 P-CA, MG LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN 1R 3 1588.62 529.539 0.91 0.452 6 2T 1 1937.94 1937.94 3.34 0.077 6 3 R*T 3 2600.44 866.813 1.49 0.241 6 4F 4 17396.3 4349.09 7.49 0.000 6 5 T*F 4 65713.8 16428.5 28.28 0.000 6 * RESIDUAL 24 13944.5 581.021 ----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED) 39 103182. 2645.68 ----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE P_CC3 8/12/** 9:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 8 MEANS FOR EFFECT R ------------------------------------------------------------------------------R NOS P H?U CO P Vô CO P DT P HòA TA 1 10 55.0140 360.995 23.2650 6.27500 2 10 57.8510 364.983 25.1640 6.33600 3 10 71.4600 372.956 25.9100 7.59500 4 10 75.7060 385.944 24.9900 6.99300 SE(N= 10) 9.22873 29.8352 2.03215 1.07612 5%LSD 24DF 26.9361 87.0807 5.93126 3.14091 R NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 10 88.7380 55.7490 80.6890 2 10 80.5780 74.5460 69.3500 3 10 84.2680 81.9140 63.9420 4 10 73.8630 84.4430 67.2010 SE(N= 10) 9.66788 8.57150 7.62247 5%LSD 24DF 28.2178 25.0178 22.2479 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T ------------------------------------------------------------------------------T NOS P H?U CO P Vô CO P DT P HòA TA 1 20 78.0345 338.535 23.1235 6.94250 2 20 51.9810 403.904 26.5410 6.65700 SE(N= 20) 6.52570 21.0967 1.43694 0.760935 5%LSD 24DF 19.0467 61.5753 4.19404 2.22096 T NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 20 70.3420 67.9055 77.2560 2 20 93.3815 80.4205 63.3350 SE(N= 20) 6.83622 6.06097 5.38990 5%LSD 24DF 19.9530 17.6903 15.7316 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT R*T ------------------------------------------------------------------------------R T NOS P H?U CO P Vô CO P DT 1 1 5 63.5620 347.718 22.7560 1 2 5 46.4660 374.272 23.7740 2 1 5 68.0040 362.478 25.7140 2 2 5 47.6980 367.488 24.6140 3 1 5 97.2620 366.850 26.0500 3 2 5 45.6580 379.062 25.7700 4 1 5 83.3100 277.094 17.9740 180 4 2 5 68.1020 494.794 32.0060 SE(N= 5) 13.0514 42.1934 2.87389 5%LSD 24DF 38.0934 123.151 8.38807 R T NOS P HòA TA P-AL P-FE 1 1 5 7.00200 84.2020 51.1860 1 2 5 5.54800 93.2740 60.3120 2 1 5 6.73200 80.9580 67.0660 2 2 5 5.94000 80.1980 82.0260 3 1 5 7.78000 74.1180 88.8420 3 2 5 7.41000 94.4180 74.9860 4 1 5 6.25600 42.0900 64.5280 4 2 5 7.73000 105.636 104.358 SE(N= 5) 1.52187 13.6724 12.1219 5%LSD 24DF 4.44191 39.9060 35.3805 R T NOS P-CA, MG 1 1 5 79.8480 1 2 5 81.5300 2 1 5 75.7300 2 2 5 62.9700 3 1 5 66.0460 3 2 5 61.8380 4 1 5 87.4000 4 2 5 47.0020 SE(N= 5) 10.7798 5%LSD 24DF 31.4632 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT F ------------------------------------------------------------------------------F NOS P H?U CO P Vô CO P DT P HòA TA 1 8 77.6750 242.924 15.2312 6.00750 2 8 84.4550 329.342 20.1325 6.56625 3 8 58.3888 260.945 14.2850 3.32125 4 8 63.4888 460.407 33.1763 6.73375 5 8 41.0312 562.479 41.3363 11.3700 SE(N= 8) 10.3180 33.3568 2.27201 1.20314 5%LSD 24DF 30.1154 97.3591 6.63135 3.51164 F NOS P-AL P-FE P-CA, MG 1 8 44.9538 46.8900 81.2062 2 8 65.8562 66.6800 97.5225 3 8 36.9687 41.1250 37.9150 4 8 115.558 100.850 56.2562 5 8 145.973 115.270 78.5775 SE(N= 8) 10.8090 9.58323 8.52218 5%LSD 24DF 31.5485 27.9708 24.8739 ------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT T*F ------------------------------------------------------------------------------T F NOS P H?U CO P Vô CO P DT 1 1 4 76.2350 258.092 17.0900 1 2 4 111.528 269.525 17.0500 1 3 4 71.0675 252.232 11.1975 1 4 4 84.7775 464.392 32.5300 1 5 4 46.5650 448.432 37.7500 2 1 4 79.1150 227.755 13.3725 2 2 4 57.3825 389.160 23.2150 2 3 4 45.7100 269.658 17.3725 2 4 4 42.2000 456.422 33.8225 181 2 5 4 35.4975 676.525 44.9225 SE(N= 4) 14.5919 47.1736 3.21310 5%LSD 24DF 42.5897 137.687 9.37815 T F NOS P HòA TA P-AL P-FE 1 1 4 8.55250 41.6025 43.5775 1 2 4 8.34500 51.3750 57.5475 1 3 4 2.84000 31.2275 36.8675 1 4 4 5.18500 112.370 116.265 1 5 4 9.79000 115.135 85.2700 2 1 4 3.46250 48.3050 50.2025 2 2 4 4.78750 80.3375 75.8125 2 3 4 3.80250 42.7100 45.3825 2 4 4 8.28250 118.745 85.4350 2 5 4 12.9500 176.810 145.270 SE(N= 4) 1.70150 15.2863 13.5527 5%LSD 24DF 4.96621 44.6163 39.5566 T F NOS P-CA, MG 1 1 4 89.8175 1 2 4 90.6375 1 3 4 75.8300 1 4 4 112.512 1 5 4 17.4825 2 1 4 72.5950 2 2 4 104.407 2 3 4 0.000000 2 4 4 0.000000 2 5 4 139.673 SE(N= 4) 12.0522 5%LSD 24DF 35.1770 ------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE P_CC3 8/12/** 9:29 ---------------------------------------------------------------- PAGE 9 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |R |T |R*T |T*F | (N= 40) -------------------- SD/MEAN | | | | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | | | | P H?U CO 40 65.008 34.357 29.184 44.9 0.3305 0.0091 0.4751 0.0528 0.3178 P Vô CO 40 371.22 162.49 94.347 25.4 0.9368 0.0366 0.0540 0.0000 0.0612 P DT 40 24.832 12.645 6.4262 25.9 0.8247 0.1020 0.0462 0.0000 0.4153 P HòA TA 40 6.7998 4.2028 3.4030 50.0 0.8031 0.7888 0.7988 0.0021 0.0661 P-AL 40 81.862 53.205 30.573 37.3 0.7411 0.0242 0.1193 0.0000 0.3448 P-FE 40 74.163 42.570 27.105 36.5 0.1027 0.1538 0.2022 0.0000 0.0445 P-CA, MG 40 70.295 51.436 24.104 34.3 0.4521 0.0770 0.2413 0.0005 0.0000 182 |F [...]... trên đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang là thực sự cấp thiết 2 Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được hàm lượng và một số dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang - Xác định được ảnh hưởng của các loại hình, chế độ canh tác, cũng như quá trình thâm canh đến hàm lượng và một số dạng lân trong đất - Đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang. .. lượng và các dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang - Hoàn thiện cơ sở khoa học về tác động của các loại hình, chế độ canh tác, cũng như quá trình thâm canh đến sự thay đổi về hàm lượng và các dạng lân trong đất XBM, cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả. .. của sử dụng phân bón, đặc biệt là phân lân đối với môi 2 trường; tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào được tiến hành một cách đầy đủ về biến động của hàm lượng và các dạng lân trong đất dưới tác động của những thay đổi về chế độ canh tác, bón phân trong thời gian gần đây Chính vì lý do đó, việc thực hiện đề tài Nghiên cứu hiện trạng lân trong đất và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trên. .. quan về lân và các dạng lân trong đất 1.2.1 Lân trong đất Việt Nam 1.2.1.1 Hàm lượng lân tổng số trong đất Việt Nam Hiệu lực phân lân đối với cây trồng liên quan chặt với hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất Lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất đã được nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 60 thế kỷ 20 Kết quả các công trình nghiên cứu cho ta nhận định: Lân tổng số trong các loại đất ở Việt... thuộc nhóm đất địa đới Theo đó, đất XBM gồm các loại: Đất nâu, đất bạc màu lầy, đất bạc màu - than bùn, đất bạc màu sơ khai, đất bạc màu đồng cỏ, đất gần với đất đen (quá độ từ đồng cỏ đến đất đen), đất bạc màu thứ sinh Trong hệ thống phân loại đất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (Soil Taxonomy) đất Ultisols mang nhiều đặc điểm và tính chất tương tự đất XBM Việt Nam, là đất có biểu hiện suy kiệt về độ phì (Soil... 3.7 Phân loại đất XBM tỉnh Bắc Giang trước năm 1979 56! 3.8 Diện tích và phân bố đất XBM tỉnh Bắc Giang theo huyện trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 58! 3.9 Một số tính chất lý hóa học (tầng đất mặt) đất XBM tỉnh Bắc Giang 59! 3.10 Hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu (tầng đất mặt) của đất XBM tỉnh Bắc Giang 60! 3.11 Số liệu phân tích các mẫu đất XBM vùng chuyên rau và chuyên lúa tại tỉnh. .. trước cho cây trồng vụ sau làm tăng hiệu lực sử dụng phân lân iii) Đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân lân trong sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang, như: Bón lân với liều lượng thấp và cân đối với các nguyên tố N và K; bố trí kiểu sử dụng đất ngập ẩm luân phiên; vùi phế phụ phẩm nông nghiệp vụ trước cho cây trồng vụ sau; và với cơ cấu lúa xuân - lúa mùa -... 2008) Hiện nay trên thị trường chưa có sản phẩm phân bón nào có thể thay thế cho phân lân, vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng và tái sử dụng các nguồn lân khác nhau đang là một trong những vấn đề ưu tiên trong nghiên cứu về lân Đất XBM chủ yếu phát triển trên mẫu chất phù sa cổ, đá macma axít và đá cát Loại đất này có diện tích khá lớn, khoảng 1,4 triệu ha, phân bố tập trung ở miền Đông Nam Bộ và các tỉnh. .. feralic Đất phù sa cũ có các sản phẩm feralit đôi khi xen lẫn đất feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ bạc màu B 10 Đất phù sa có nền loang lổ đỏ vàng bạc màu PB 11 Đất phù sa có sản phẩm feralit bạc màu PFB 12 Đất phù sa ven biển bạc màu PB' 13 Đất feralit biến đổi do trồng lúa bạc màu 14 Đất feralitic biến đổi do trồng lúa bạc màu 15 Đất đỏ vàng trồng lúa nước có nơi bị bạc màu TF 16 Đất lúa... dạng lân trong đất XBM tỉnh Bắc Giang: Đã có sự thay đổi khá rõ về hàm lượng lân trong đất XBM Bắc Giang, lân tổng số và dễ tiêu ở mức khá giầu (0,10-0,14% P2O5, và 11-30 mg P2O5/100 g đất) Lân dạng hòa tan và dạng liên kết với nhôm ở các mẫu đất XBM trồng rau cao hơn rõ rệt so với trong đất XBM trồng lúa; trong khi, lân liên kết can xi và ma giê trong các mẫu đất XBM trồng lúa lại chiếm tỷ lệ cao hơn ... VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN QUỐC VƯƠNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG LÂN TRONG ĐẤT VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÂN LÂN TRÊN ĐẤT XÁM BẠC MÀU TỈNH... dạng lân đất tác động thay đổi chế độ canh tác, bón phân thời gian gần Chính lý đó, việc thực đề tài Nghiên cứu trạng lân đất biện pháp nâng cao hiệu sử dụng phân lân đất xám bạc màu tỉnh Bắc Giang ... số biện pháp nâng cao hiệu sử dụng lân sản xuất nông nghiệp vùng đất XBM tỉnh Bắc Giang 98! 3.4.1 Xây dựng mô hình nâng cao hiệu sử dụng lân đất XBM 98! 3.4.2 Đề xuất số biện pháp nâng cao

Ngày đăng: 16/10/2015, 17:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan