Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

116 463 0
Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- HỨA DUY LUYẾN XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------------------------------- HỨA DUY LUYẾN XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS TRẦN THỊ THANH TÚ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú TS. Lê Trung Thành Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Hứa Duy Luyến Sinh ngày: 22 tháng 08 năm 1977 Quê quán: xã Thanh Quang- huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dƣơng Là học viên cao học khóa 21 của trƣờng Đại học Kinh tế, đại học Quốc Gia Hà Nội. Xin cam đoan luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế “Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS.Trần Thị Thanh Tú trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tôi xin cam đoan số liệu và kết luận nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác và cũng chƣa từng đƣợc công bố. Mọi số liệu đƣợc sử dụng đã đƣợc trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. Hà Nội, Ngày 12 tháng 06 năm 2015 Học viên Hứa Duy Luyến LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài “Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” tại trƣờng Đại học Kinh tế, đại học Quốc Gia Hà Nội, Tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dạy tận tình, nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu; Khoa Sau Đại học; Khoa Tài chính-Ngân hàng; các Thầy; các Cô trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình về những sự chỉ dậy và giúp đỡ đó. Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Trần Thị Thanh Tú - Khoa Tài Chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế, đại học Quốc Gia Hà Nội, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn Tôi hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. i Danh mục các bảng ....................................................................................... ii Danh mục các biểu ....................................................................................... iii Danh mục các sơ đồ ...................................................................................... iv LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU .................................... 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5 1.2. Cơ sở lý luận về nợ xấu, biện pháp xử lý nợ xấu..................................... 6 1.2.1. Các quan điểm về nợ xấu của NHTM .................................................. 6 1.2.2. Nguyên nhân nợ xấu .......................................................................... 11 1.2.3. Hệ quả của nợ xấu ............................................................................. 14 1.2.4. Các biện pháp xử lý nợ xấu ............................................................... 15 1.2..5. Kinh nghiệm các quốc gia xử lý nợ xấu ............................................ 20 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ....................... 38 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp ................................................... 38 2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu thứ cấp ........................................................ 39 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM NN VÀ VIỆC XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM.................................................................................................. 43 3.1. Thực trạng nợ xấu các NHTM NN ........................................................ 43 3.1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 .............. 43 3.1.2. Nợ xấu các NHTM NN giai đoạn 2011-2013 ..................................... 45 3.1.3. Đánh giá về các khoản nợ tiềm ẩn, rủi ro cao .................................... 54 3.2. Thực trạng xử lý nợ xấu trong các NHTM NN ...................................... 59 3.2.1. Sử dụng quỹ DPRR để XLNX ........................................................... 59 3.2.2. XLNX thông qua cơ cấu nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp vay vốn ....... 69 3.2.3. XLNX thông qua xử lý TSĐB, thu đòi bên bảo lãnh vay vốn............. 71 3.2.4. Các biện pháp về XLNX thông qua VAMC ....................................... 78 3.3. Một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến quá trình xử lý nợ xấu .................. 83 CHƢƠNG 4. KHUYẾN NGHỊ VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU .................................. 89 4.1. Khuyến nghị về môi trƣờng pháp luật ................................................... 89 4.2. Các biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh ......................................... 92 4.3. Xử lý nợ xấu của bản thân ngân hàng ................................................... 93 4.4. Về xử lý nợ tập trung thông qua VAMC ............................................... 97 KẾT LUẬN ............................................................................................... 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 105 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Nguyên nghĩa 1 AMC Công ty quản lý và khai thác nợ 2 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam 3 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 4 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 5 MHB Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long 6 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 7 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 8 NHTM NN Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc 9 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 10 TCTD Tổ chức tín dụng 11 TTCK Thị trƣờng chứng khoán 12 TPĐB Trái phiếu đặc biệt 13 DPRR Dự phòng rủi ro 14 XLNX Xử lý nợ xấu 15 TSĐB Tài sản đảm bảo 16 VAMC Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam 17 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam 18 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam i DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung 1 Bảng 1.1 Khối lƣợng nợ xấu của Trung Quốc giai đoạn 2 3 4 5 6 7 8 Bảng 3.1 Bảng 3.2 Bảng 3.3 Bảng 3.4 Bảng 3.5 Bảng 3.6 Bảng 3.7 Trang 2003-2004 22 Số liệu nợ xấu các NHTM NN giai đoạn 20112013 51 Cơ cấu khoản nợ xấu giai đoạn 2011-2013 của các NHTM NN 55 Cơ cấu nợ nhóm 2 của các NHTM NN tại 31/12/2013 57 Tỷ lệ nợ xấu khi Quyết định 780/QĐ-NHNN hết hiệu lực 59 Tình hình nợ xấu của các NHTM NN đƣợc phân loại lại theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN 61 Kết quả thu hồi nợ đã xử lý rủi ro giai đoạn 2011-2013 tại các NHTM NN 79 Kết quả nợ xấu VAMC đã mua của các NHTM NN đến 31/12/2013 87 ii DANH MỤC CÁC BIỂU STT Biểu Nội dung Trang 1 Biểu 3.1 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng, GDP, CPI giai đoạn 2005-2013 47 2 Biểu 3.2 Thị phần dƣ nợ tín dụng của các NHTM NN năm 2013 48 3 Biểu 3.3 Tình hình trích lập DPRR và dùng nguồn DP để XLNX của Agribank giai đoạn 2012- 2013 63 Tình hình trích lập DPRR và dùng nguồn DP để XLNX của BDIV giai đoạn 2011- 2013 65 4 5 6 7 Biểu 3.4 Biểu 3.5 Biểu 3.6 Biểu 3.7 Tình hình trích lập DPRR và dùng nguồn DP để XLNX của Vietcombank giai đoạn 2011- 2013 67 Tình hình trích lập DPRR và dùng nguồn DP để XLNX của Vietinbank giai đoạn 2011- 2013 68 Tình hình trích lập DPRR và dùng nguồn DP để XLNX của MHB giai đoạn 2012- 2013 70 iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ dùng Quỹ DPRR để xử lý các khoản nợ xấu nhóm 5 63 2 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ 74 3 Sơ đồ 3.3 Sơ đồ hoạt động mua, bán nợ xấu của VAMC 83 iv LỜI NÓI ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế các quốc gia trên thế giới phát triển có tính chất chu kỳ, trải qua các giai đoạn: suy thoái; phục hồi; tăng trƣởng; phát triển. Trên thế giới đã có những cuộc khủng hoảng mang tính chất toàn cầu nhƣ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933; cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1971-1973.. và gần đây là các cuộc suy thoái kinh tế nhƣ cuộc khủng khoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998; cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008. Các cuộc khủng hoảng với chu kỳ ngày một ngắn và mức độ gây thiệt hại ngày càng lớn do tính chất toàn cầu hóa của nền kinh tế, nó diễn ra đầu tiên ở một ngành, một lĩnh vực, một quốc gia, sau đó lan ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia khác nhau gây lên hiện tƣợng thất nghiệp, lạm phát, suy thoái. Hệ thống ngân hàng là “huyết mạch” của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng hoạt động tốt là tiền đề để các nguồn lực tài chính đƣợc phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả, từ đó kích thích nền kinh tế phát triển một cách bền vững và chống lại các cuộc khủng hoảng kinh tế có tính chất chu kỳ ngày càng tăng. Tuy nhiên hệ thống ngân hàng cũng chính là nguyên nhân gây lên hiện tƣợng “đổ vỡ dây chuyền” trong các cuộc khủng hoảng tài chính. Mỗi khi nền kinh tế bƣớc vào giai đoạn suy thoái, buộc chúng ta phải thực hiện tái cấu trúc, việc đầu tiên là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để tăng sức “đề kháng” cho nền kinh tế. Trong khủng hoảng kinh tế, hệ thống ngân hàng bộc lộ nhiều yếu kém và phải đối mặt với nhiều rủi ro nhƣ: rủi ro an toàn; thanh khoản; pháp lý; quản trị nội bộ; nợ xấu v.v. Trong đó việc giải quyết nợ xấu đƣợc coi là vấn đề then chốt, nhất là gắn với bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, nếu xử lý nợ xấu không tốt sẽ dẫn đến đổ vỡ, kéo dài thời kỳ suy thoái của nền kinh tế. Giải quyết nợ xấu chính là giải quyết “nút thắt” của sự phục hồi nền kinh tế. Những năm qua, do tính “mở” của nền kinh tế, mức độ chịu ảnh hƣởng của nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới ở có chiều hƣớng tăng dần, khi kinh tế thế giới bƣớc vào chu kỳ phát triển thì nền kinh tế Việt Nam tăng trƣởng GDP ở mức 1 hai con số, các thị trƣờng bất động sản, chứng khoán, các ngành kinh tế khác đều có các chỉ số tăng trƣởng ấn tƣợng nhƣng khi kinh tế thế gới suy thoái thì nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trƣởng GDP thấp nhƣ năm 2012, 2013. Các ngành kinh tế gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng bất động sản đóng băng, thị trƣờng chứng khoán liên tục giảm điểm, hàng tồn kho tăng cao, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng không trả đƣợc nợ vay và dẫn tới nguy cơ phá sản hàng loạt. Bên cạnh đó các TCTD đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao, càng làm bộc lộ những yếu kém bấy lâu đang tồn tại trong hệ thống. Trong bối cảnh đó việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết. Muốn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công việc đầu tiên là phải xử lý đƣợc nợ xấu. Vậy muốn xử lý đƣợc nợ xấu ta phải nhận diện đƣợc nợ xấu. Ở Việt Nam có nhiều số liệu khác nhau về tình hình nợ xấu của các NHTM. Theo báo cáo của các NHTM thì số nợ xấu của hệ thống các NHTM năm 2012 khoảng trên 4%, trong khi đó cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN lại đƣa ra tỷ lệ nợ xấu khoảng 8,6% (3/2012). Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đƣa ra tỷ lệ nợ xấu khoảng 11,8% (cuối năm 2012), các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế nhƣ Fitch, Moody’s cũng đƣa ra tỷ lệ nợ xấu năm 2012 đều trên 10% tổng dƣ nợ tín dụng. Vậy nợ xấu của các NHTM là bao nhiêu? Tất cả các cơ quan đều có lý do cho nhận xét về nợ xấu của mình nhƣng tất cả các ý kiến trên đều có điểm chung cho rằng nợ xấu tại các ngân hàng là con số không nhỏ và xu hƣớng ngày càng gia tăng. Nền kinh tế phát triển theo chu kỳ, nợ xấu là một tồn tại tất yếu của nền kinh tế, nhƣ vậy việc xử lý nợ xấu nhƣ thế nào? Áp dụng mô hình xử lý nợ xấu nào thích hợp? Các biện pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng? Đó là những câu hỏi cho rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách và đƣợc mọi ngƣời trong xã hội cùng quan tâm. Với mong muốn hiểu rõ về thực trạng nợ xấu và cách xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc học viên xin chọn chủ đề “Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu về thực trạng nợ xấu tại các NHTM NN, các biện pháp xử lý nợ xấu và đƣa ra một số gợi ý về các giải pháp tăng cƣờng xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. - Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm các nội dung sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản nhất về nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM và nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở một số nƣớc trên thế giới và đƣa ra khuyến nghị cho quá trình xử lý nợ xấu tại các NHTM NN tại Việt Nam; Phân tích nợ xấu và các phƣơng pháp xử lý nợ xấu tại các NHTM NN giai đoạn 2011 - 2013 thông qua việc phân tích các số liệu đã thu thập, đánh giá thực trạng nợ xấu và xác định một số hạn chế trong việc xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Một vài gợi ý, và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác xử lý nợ xấu tại các NHTM NN trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng nợ xấu của khối các NHTM NN trong giai đoạn 2011- 2013. Từ đó đề xuất một số gợi ý nhằm tăng cƣờng biện pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn nghiên cứu về thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các NHTM NN trong bối cảnh tái cấu trúc; Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Trong phạm vi của đề tài Luận văn tập trung vào nghiên cứu việc xử lý nợ xấu theo cơ chế tập trung (Xử lý nợ thông qua VAMC). - Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về nợ xấu, kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới, thực trạng nợ xấu và biện pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc của khối các NHTM NN (bao gồm Vietinbank; Agribank; BIDV; MHB; Vietcombank). 3 4. Câu hỏi nghiên cứu Lựa chọn chủ đề ‘‘Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Học viên không có tham vọng trả lời đƣợc tất cả các câu hỏi nhƣ đã trình bầy ở phần trên mà chỉ xin trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau đây. Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và biện pháp giải quyết nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam? Giải pháp tăng cƣờng xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc? 5. Thiết kế nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nợ xấu, biện pháp xử lý nợ xấu Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Chƣơng 3: Thực trạng nợ xấu tại các NHTM NN và việc xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM VN Chƣơng 4: Khuyến nghị về xử lý nợ xấu 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Nợ xấu và xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc là một vấn đề hết sức “nhậy cảm”. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển thì việc xử lý nợ xấu đơn thuần chỉ là nghiệp vụ của các TCTD áp dụng các biện pháp nhƣ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trích lập dự phòng rủi ro, bán nợ cho các AMC, xử lý các TSĐB để thu hồi nợ... Tuy nhiên khi nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng thì khối lƣợng nợ xấu tăng nhanh và nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ tín dụng, các TCTD không thể đơn thuần áp dụng các biện pháp xử lý nợ thông thƣờng mà phải áp dụng các biện pháp xử lý nợ sao cho tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh nhƣng không gây nên tình trạng “đổ vỡ” của các thị trƣờng bất động sản; chứng khoán; tình trạng phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp, mặt khác phải giải phóng lƣợng hàng tồn kho cao và thực hiện đƣợc chính sách tiền tệ tạo thêm nhiều việc làm và khôi phục lại nền kinh tế. Chính vì lý do đó lên có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề nợ xấu, xử lý nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhƣ: - Nguyễn Thị Hoài Phƣơng, 2012. Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nợ xấu của các quốc gia trên thế giới và từ đó đề xuất các kiến nghị về giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. - Đặng Thị Nga, 2013. Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu tại NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam; kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở một số nƣớc trên thế giới đồng thời và đề xuất một số gợi ý về giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nợ xấu tại NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam trong thời gian tới. - Nguyễn Quỳnh Hoa, 2013. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án đã 5 phân tích hoạt động và thực trạng tái cấu trúc của hệ thống NHTM Việt Nam. Đồng thời xác định, nguyên nhân, hạn chế và đƣa ra giải pháp, kiến nghị góp phần thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt nam đến năm 2020. - Tô Ngọc Hƣng (2013), “Nợ xấu từ các khu vực kinh tế, thực trạng và một số khuyến nghị chính sách” Kỷ yếu Hội thảo kinh tế mùa xuân. Bài nghiên cứu này đã chỉ ra tổng quan thực trạng nợ xấu hiện nay, đánh giá nợ xấu từ các khu vự kinh tế và đƣa ra các nguyên nhân, đƣa ra một số khuyến nghị chính sách về xử lý nợ xấu từ các khu vực kinh tế. - Nguyễn Thành Nam, 2013. “Xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam”. Tạp chí Khoa học - Đào tạo ngân hàng. Số 135/2013. Bài viết đã khái quát tính hình hoạt động tín dụng và nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân của tình trạng nợ xấu, đồng thời đề cập đến một số vấn đề trong việc xử lý nợ xấu của ngân hàng nhƣ các giải pháp mang tính đồng bộ bao gồm các yếu tố về thể chế; xây dựng các chiến lƣợc phát triển dài hạn; nâng cao năng lực về quản trị điều hành của các NHTM. Nhìn chung các đề tài trên đều đề cập đến vấn đề nợ xấu, tái cấu trúc và xử lý nợ xấu, mỗi tác giả có cách tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau. Học viên cho rằng muốn tái cấu trúc hệ thống NHTM thành công thì phải giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, một yếu tố quan trọng trong quá trình xử lý nợ xấu đó là phải xác định rõ nguồn gốc dẫn đến nợ xấu và coi vấn đề nợ xấu là hệ lụy của cả nền kinh tế chứ không chỉ của riêng ngành ngân hàng, phải có lộ trình xử lý nợ xấu cụ thể. Do đó việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu khách quan và mang tính thời sự để giúp ngƣời đọc có cái nhìn cụ thể trong việc xử lý nợ xấu tại NHTM. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài ‘‘Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu. 1.2. Cơ sở lý luận về nợ xấu, biện pháp xử lý nợ xấu 1.2.1. Các quan điểm về nợ xấu của NHTM 1.2.1.1. Nợ xấu theo quan điểm Quỹ tiền tệ thế giới IMF - Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ thế giới IMF thì IMF đƣa ra định nghĩa về nợ xấu nhƣ sau: “một khoản vay đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc 6 hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã đƣợc vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dƣới 90 ngày nhƣng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngƣời vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ngƣời vay phá sản). Sau khi khoản vay đƣợc xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên đƣợc xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi đƣợc lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi đƣợc khoản vay thay thế”. Theo đó, một khoản nợ đƣợc coi là nợ xấu nó xuất hiện 1 hoặc cả 2 dấu hiệu sau: Quá hạn trả nợ gốc và lãi; khi khách hàng vay vốn bị TCTD hoặc ngân hàng coi là không có khả năng trả nợ. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại đƣợc và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thƣờng là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại đƣợc do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ƣớc tính trƣớc những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trƣớc. Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của các TCTD, từ đó có thể thấy đƣợc sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi ro,… của TCTD đó. Nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến TCTD bị thua lỗ và giảm lòng tin của ngƣời gửi tiền, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín của TCTD. Tình trạng này kéo dài sẽ làm TCTD bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng. Chính vì vậy, việc nhận diện nợ xấu và xử lý nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng trong tái cấu trúc hệ thống tài chính. Hiện nay, chƣa có quy chuẩn chung cho việc phân loại nợ xấu trên thế giới nhƣng hầu hết các NHTM nƣớc ngoài phân loại nợ theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) gồm 5 loại nhƣ sau: + Nhóm 1: Nợ không vấn đề là các khoản cho vay sẽ thu hồi đƣợc. + Nhóm 2: Nợ chú ý đặc biệt là các khoản cho vay các doanh nghiệp có thể có khó khăn khi thu hồi nợ. 7 + Nhóm 3: Nợ dƣới chuẩn là các khoản cho vay mà tiền trả lãi và gốc bị nợ quá hạn trên 3 tháng. + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ là các khoản nợ có khả năng sẽ mất vốn. + Nhóm 5: Nợ mất vốn thật sự và không có khả năng thu hồi là các khoản cho vay này đƣợc coi là không có khả năng thu hồi. - Nợ xấu là các khoản nợ đƣợc phân vào 3 nhóm cuối cùng trong hệ thống phân loại 5 nhóm nói trên của BIS. Đối tƣợng tính của việc trích lập dự phòng theo BIS là toàn bộ khoản vay (có một phần hoặc toàn bộ) khoản vay thuộc nợ nhóm 3, 4 và 5. 1.2.1.2. Nợ xấu theo quan điểm của NHNN Việt Nam - Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”, Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493 thì nợ xấu đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Nợ xấu là những khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đƣợc quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN”. Ngày 21/01/2013, NHNN Việt Nam ban hành Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN (thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN) quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2013 (TT số 12/2013/TT-NHNN sửa đổi thời hạn thực hiện TT 02/2013/TT-NHNN đến 01/06/2014). Cách thức phân loại nợ theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN quy định cụ thể các nhóm nợ nhƣ sau: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ trong hạn và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, cộng với các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và đƣợc đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn cùng với nợ gốc và lãi còn lại đúng hạn. 8 Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày, các khoản nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Nợ nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu và nợ đƣợc miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Đặc biệt, nợ nhóm 3 đƣợc bổ sung thêm các trƣờng hợp nhƣ đối tƣợng cấp tín dụng không đúng quy định, nợ đang thu hồi theo kết luận của Thanh tra… Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) sẽ bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc... Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Nợ xấu (NPLs) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 đƣợc phân loại ở trên. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa tổng nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 trên tổng dƣ nợ. Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của các TCTD. Việc trích lập dự phòng rủi ro chỉ thự c hi ệ n đối với 1 phần của toàn bộ khoản nợ (phần không có khả năng thanh toán hoặc quá hạn theo nhƣ quy định), đƣợc trích lập dự phòng. Tại một thời điểm cụ thể, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của TCTD lớn thể hiện sự yếu kém trong chất lƣợng hoạt động tín dụng của T C T D . Theo thông lệ của các TCTD thì nợ xấu chiếm 2 -3 % là một tỉ lệ chấp nhận đƣợc. - Một số điểm mới của Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN so với QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN kế thừa cách thức phân loại nợ của QĐ 493/2005/QĐ-NHNN và QĐ 18/2007QĐ-NHNN, nhƣng có một số điểm mới cơ bản nhƣ sau: 9 Về phạm vi điều chỉnh bổ sung: các khoản tiền gửi liên ngân hàng trừ tiền gửi thanh toán; các khoản mua hoặc ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chƣa niêm yết; các khoản cấp tín dụng thông qua phát hành thẻ tín dụng; đối với các cam kết ngoại bảng chỉ phân loại nợ để quản lý giám sát không thực hiện trích lập DPRR; TCTD phải thu thập số liệu và thông tin khách hàng, kể cả thông tin từ CIC làm căn cứ cho việc xếp hạng tín dụng nội bộ; Yêu cầu TCTD phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo từng đối tƣợng khác nhau; Sử dụng kết quả phân loại nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp để tự điều chỉnh phân loại nhóm nợ; Đối với các TCTD phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính thì đồng thời phải áp dụng phƣơng pháp phân loại nợ theo định lƣợng trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đƣợc chấp thuận của NHNN. Nếu có sợ chênh lệch thì phải phân khoản nợ vào nhóm có độ rủi ro cao hơn; Nhƣ vậy tiêu chuẩn các khoản nợ đƣợc phân vào nợ xấu theo TT 02/2013/TTNHNN đƣợc mở rộng hơn so với Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN. Khi áp dụng TT 02/2013/TT-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM tại Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể, và các tiêu chuẩn các khoản nợ đƣợc phân vào nợ xấu cũng gần hơn với các chuẩn mực quốc tế về phân loại nợ xấu. Về phƣơng pháp trích lập DPRR cho các khoản nợ xấu, có sự khác biệt cơ bản giữa cách trích lập theo quy định hiện hành của Việt Nam so thông lệ quốc tế, nếu nhƣ ở Việt Nam chỉ có một phần của toàn bộ khoản nợ (phần không có khả năng thanh toán hoặc quá hạn theo nhƣ quy định), đƣợc trích lập dự phòng thì theo thông lệ quốc tế, toàn bộ khoản nợ đó sẽ phải đƣợc trích lập dự phòng. Vì vậy, nếu có cùng một khối lƣợng nợ nhƣ nhau và theo 2 cách tính khác nhau thì tỷ lệ nợ xấu của các TCTD ở Việt Nam nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu tại các quốc gia khác và khối lƣợng dự phòng cần trích của các TCTD tại Việt Nam cũng nhỏ hơn các quốc gia khác. Ngoài ra tại Việt Nam còn có các trƣờng hợp điều chỉnh kì hạn trả nợ gốc và nợ lãi, gia hạn trả nợ gốc và nợ lãi để che giấu nợ xấu. Tuy nhiên khi chúng ta thực hiện 10 theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN thì việc trích lập DPRR cũng sẽ phải thực hiện trích nhất quán với khoản nợ xấu đƣợc ghi nhận. 1.2.2. Nguyên nhân nợ xấu 1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là sự suy giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc, do đó môi trƣờng kinh doanh và hoạt động các TCTD gặp nhiều khó khăn làm cho chất lƣợng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Thứ hai, do cơ chế chính sách. Hiện nay chính sách kinh tế của Việt Nam xác định thành phần kinh tế nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Thành phần kinh tế Nhà nƣớc nhận đƣợc nhiều sự ƣu tiên, trong đó có ƣu tiên về các điều kiện cấp tín dụng. Các DNNN vay các khoản tín dụng lớn nhƣng không có đủ tài sản thế chấp, hoặc đƣợc vay tín chấp. Khi xuất hiện nợ xấu các DNNN không có tiền trả nợ thì ngân hàng không thể dùng biện pháp phát mãi tài sản thế chấp/hoặc không có tài sản để phát mại. Mặt khác các DNNN hoạt động không hiệu quả do đầu tƣ vào nhiều dự án thiếu tính khả thi, đầu tƣ dàn trải, tỷ lệ sinh lời thấp, không thu hồi đƣợc vốn đầu tƣ do đó không có khă năng trả nợ đó là nguyên nhân nợ xấu tăng cao. Thứ ba, môi trƣờng pháp lý liên quan đến TSĐB. Một trong các phƣơng thức xử lý TSĐB là bán đấu giá tài sản. Thực tiễn cho thấy, hoạt động xử lý TSĐB rất cần sự hỗ trợ từ chính các quy định và sự hoạt động chuyên nghiệp của tổ chức đấu giá và tổ chức định giá bán tài sản. Tuy nhiên, trong bối cảnh nƣớc ta hiện nay, hoạt động định giá chƣa mang tính phổ biến và chuyên nghiệp nên việc xác định giá bán TSĐB gặp nhiều khó khăn, thậm chí phát sinh nhiều tranh chấp, ảnh hƣởng đến tiến độ xử lý TSĐB. Cơ chế, thủ tục xử lý TSĐB còn rƣờm rà, phức tạp và phụ thuộc quá nhiều vào ý chí của bên bảo đảm (bên có nghĩa vụ thanh toán nợ). Việc chuyển dịch quyền sở hữu, quyền sử dụng TSĐB từ bên bảo đảm sang ngƣời mua, ngƣời nhận chuyển nhƣợng TSĐB bị xử lý đƣợc xem là “khâu cuối cùng”, đồng thời là “kết quả” của quá trình xử lý tài sản. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, mặc dù pháp luật cho phép bên nhận bảo đảm có quyền xử lý TSĐB trong trƣờng hợp bên bảo đảm không thực 11 hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo giao dịch bảo đảm đã giao kết nhƣng khi tiến hành xử lý TSĐB, việc định giá và chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng TSĐB vẫn phải phụ thuộc nhiều vào ý chí của chủ sở hữu, gây khó khăn cho bên nhận bảo đảm trong quá trình xử lý. Thứ tƣ, do tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Bằng những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Tham nhũng ở mọi giai đoạn của quá trình cấp tín dụng nhƣ: xây dựng kế hoạch vay vốn khống, thẩm định kế hoạch vay vốn một cách chung chung không xác định rõ nguồn trả nợ, vay nợ không thế chấp tài sản hay dùng các thủ đoạn mua chuộc, làm giả hồ sơ tài liệu để dùng một tài sản thế chấp vay cho nhiều món vay, đòi chung chi hoa hồng trên số tiền cho vay, thông đồng, móc ngoặc trong việc chứng minh mục đích vay vốn và kiểm tra sử dụng vốn vay để hợp lý hóa chứng từ, thủ tục, che đậy các hành vi gian lận trƣớc các cơ quan thanh tra, kiểm tra... 1.2.2.2. Nguyên nhân từ khách hàng Thứ nhất, khách hàng vay của TCTD có tình hình tài chính suy giảm, kém lành mạnh hoặc kinh doanh thua lỗ. Sản xuất kinh doanh phải đối mặt với vấn đề chi phí đầu vào cao trong đó có cả lãi suất ngân hàng, tình trạng thiếu vốn, hàng hoá tiêu thụ khó khăn đã ảnh hƣởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, vốn chủ sở hữu nhỏ, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trƣờng kinh doanh hạn chế. Thống kê cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ vốn tự có thấp chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 20- 30% vốn hoạt động và để mở rộng hoạt động kinh doanh thì hầu hết phụ thuộc vào vốn tín dụng (chiếm từ 7080% vốn kinh doanh của doanh nghiệp). Sự lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay sẽ dẫn đến các hậu quả: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hầu nhƣ phải trông chờ vào sự cấp tín dụng của các NHTM, bởi nếu nhƣ các NHTM tăng lãi suất tín dụng thì lập tức chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao và năng lực cạnh tranh bị suy giảm. 12 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì đây quả là một sự lệ thuộc quá nguy hiểm, bởi nếu nhƣ chi phí vốn tăng cao sẽ làm đội giá thành sản xuất và nguy cơ mất khả năng cạnh tranh và mất thị trƣờng là khó tránh khỏi. Thứ ba, tình hình công nợ của doanh nghiệp đi vay không thể thu hồi đƣợc. Hàng tồn kho của doanh nghiệp đi vay quá lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và có liên quan đến bất động sản, vật liệu xây dựng nhƣ kinh doanh sắt, thép, xi măng, xây dựng, giao thông. Điều này phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế đang ở mức rất yếu dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các TCTD. Thứ tƣ, các doanh nghiệp quá chú trọng đến tốc độ tăng trƣởng và bỏ quên chất lƣợng tăng trƣởng, đầu tƣ tràn lan và dàn trải mà không quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, tạo dựng lòng tin với khách hàng do vậy đây cũng là một nguyên nhân phát sinh nợ xấu. 1.2.2.3. Nguyên nhân từ ngân hàng Thứ nhất, thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng. Một mặt, để có đƣợc khoản vay, khách hàng cố tình đƣa những thông tin tốt về tình hình hoạt động kinh doanh của mình, còn những thông tin bất lợi thƣờng đƣợc khách hàng che giấu hoặc cung cấp không đẩy đủ. Mặt khác, việc kiểm tra thông tin của khách hàng vay vẫn chƣa đƣợc cán bộ tín dụng thực hiện một cách nghiêm túc. Thứ hai, quy trình cho vay không đƣợc tuân thủ một cách nghiêm túc. Quá trình duyệt hồ sơ cho vay vẫn còn mang nặng tính hình thức và áp lực với chỉ tiêu đầu ra. Một khi khách hàng là doanh nghiệp thân quen, là những ngƣời có mối quan hệ với ngân hàng hoặc khi các đơn vị kinh doanh (chi nhánh, phòng giao dịch) của ngân hàng bị áp lực về chỉ tiêu cho vay/giải ngân thì việc phê duyệt hồ sơ cho vay và thực hiện giải ngân cũng khá dễ dãi. Bên cạnh đó khâu đánh giá năng lực trả nợ của khách hàng, tính pháp lý của TSĐB...vẫn còn mang nặng hình thức. Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Công tác thẩm định giá chƣa đƣợc các ngân hàng quan tâm đúng mức. Nhu cầu vay vốn ngày càng tăng, việc phê duyệt hồ sơ vay vốn khá lỏng lẻo đã dẫn đến số lƣợng hồ sơ cần thẩm định giá ngày càng nhiều. Bên cạnh đó việc dự báo xu hƣớng giá của TSĐB cũng không 13 đƣợc tuân thủ chặt chẽ trong khi đó đây lại là vấn đề rất quan trọng dẫn đến quyết định cho vay. Thứ tƣ, năng lực thanh tra, giám sát của NHNN trong thời gian qua còn hạn chế. Thanh tra ngân hàng còn hoạt động theo kiểu xử lý vụ việc, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và vi phạm. Các quy định an toàn hoạt động ngân hàng (phân loại tài sản có, vốn và mức độ đủ vốn, trích lập dự phòng rủi ro, gia hạn nợ…) còn nhiều bất cập và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong một thời gian khá dài xuất hiện tình trạng thao túng ngân hàng, cho vay “sân sau”… nhƣng không đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời, làm môi trƣờng kinh doanh ngân hàng bị méo mó, biến dạng, xói mòn dần hình ảnh tích cực của hệ thống ngân hàng đối với dân chúng. Thứ năm, công nghệ ngân hàng còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động. Cùng với sự gia tăng rất nhanh danh mục các sản phẩm dịch vụ lẫn số lƣợng các chi nhánh/phòng giao dịch thì công tác quản trị hoạt động sẽ rất phức tạp. Để các hoạt động diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả thì rất cần có sự hậu thuẫn của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Nếu nhƣ điều kiện này chƣa đáp ứng đƣợc thì cũng có nghĩa là các NHTM càng mở ra thêm nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, mạng lƣới chi nhánh/phòng giao dịch, tốc độ tăng trƣởng tín dụng càng nhanh thì rủi ro sẽ càng gia tăng khó kiểm soát hơn 1.2.3. Hệ quả của nợ xấu 1.2.3.1. Đối với NHTM Nợ xấu tạo ra những vấn đề về giảm giá cổ phiếu. Vấn đề về cổ phiếu giảm giá xuất hiện khi mà các khoản nợ đƣợc đánh giá là khó đòi và phải đƣợc lập dự phòng hoặc thực hiện khoanh nợ, xóa nợ và do đó làm hao hụt vốn của ngân hàng. Với các NHTM có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán, nợ xấu làm mất giá của cổ phiếu, các nhà đầu tƣ sẽ có xu hƣớng không nắm giữ cổ phiếu của ngân hàng đó khiến thị giá của cổ phiếu ngân hàng đó giảm. Thiệt hại về dòng tiền đƣợc thể hiện qua việc những tài sản có không sinh lời xuất hiện nhiều, trong khi ngân hàng vẫn phải tiếp tục trả lãi từ các khoản nợ và trả các chi phí hoạt động. Nếu tỷ trọng các khoản nợ khó đòi tăng cao và khoảng cách 14 này không đƣợc bù đắp bởi lợi nhuận từ các khoản cho vay và các hoạt động khác, ngân hàng sẽ tiếp tục phải chịu lỗ và thâm hụt tài sản. Thêm vào đó, niềm tin của khách hàng giảm đi làm việc huy động vốn từ tiền gửi của ngân hàng khó khăn hơn. 1.2.3.2. Đối với nền kinh tế Vấn đề nợ xấu chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trƣờng khi mà các doanh nghiệp phải đối mặt với các áp lực và rào cản về nhu cầu của thị trƣờng. Trong trƣờng hợp c ó nợ xấu nghiêm trọng x ẩ y r a tại ngân hàng, t h ì k h ả n ă n g c ó t h ể x ẩ y r a l à ả n h h ƣ ở n g tới các chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và khả năng thanh k h o ả n của ngân hàng. Khi nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản thì hậu quả có thể sẽ xẩy ra là khủng hoảng tài chính, rồi từ lĩnh vực tài chính sẽ ảnh hƣởng tới các khu vực kinh doanh, sản xuất khác và cuối cùng là khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế. 1.2.4. Các biện pháp xử lý nợ xấu 1.2.4.1. Sử dụng quỹ DPRR để XLNX Bằng cách này các NHTM thực hiện trích lập DPRR cho hoạt động tín dụng để có thể nhanh chóng bù đắp tổn thất từ nợ xấu, đồng thời giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, tránh đƣợc nguy cơ khó khăn thanh khoản khi những ngƣời gửi tiền rút tiền. Điều này có thể làm cho một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh bị giảm, thu nhập cán bộ công nhân viên bị ảnh hƣởng, cơ cấu, quy mô tín dụng bị thu hẹp nhƣng thay vào đó tình hình tài chính của ngân hàng đƣợc ổn định, chất lƣợng tài sản có sinh lời đƣợc cải thiện . Đây là biện pháp cần thiết và tức thời để giải quyết nhanh chóng nợ xấu. Biện pháp này có thể khiến các ngân hàng ngay lúc này bị lỗ nhƣng sẽ tạo điều kiện để nó có bƣớc phát triển mới trong tƣơng lai. Đây cũng chính là biện pháp các NHTM thƣờng đƣợc sử dụng trong giai đoạn hiện nay, bản thân ngân hàng sẽ phải tự điều chỉnh lại cơ cấu, quy mô kinh doanh của mình để phù hợp với hoàn cảnh mới của nền kinh tế. 1.2.4.2. XLNX thông qua cơ cấu nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp vay vốn Đối với các khoản nợ xấu của khách hàng là doanh nghiệp, sau khi phân tích thực trạng tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu ngân hàng đánh giá 15 khách hàng vẫn còn khả năng để thanh toán các khoản nợ xấu cho ngân hàng và phƣơng án vay vốn vẫn mang tính khả thi thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp là tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và tái cơ cấu đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp. Để áp dụng biện pháp này có hiệu quả, ngân hàng phải giám sát chặt chẽ để đảm bảo bên vay thực hiện các hành động cần thiết để cải thiện tình hình tài chính của mình. Ngân hàng phải duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng trong quá trình xử lý nợ. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể thực hiện các biện pháp: - Điều chỉnh kì hạn nợ thông qua việc giãn/hoãn hoặc giảm khối lƣợng nợ gốc phải thanh toán của kỳ hạn trả nợ nhƣng không đƣợc giảm tổng dƣ nợ phải trả. - Gia hạn nợ: là phƣơng pháp lùi thời hạn trả nợ để tránh áp lực trả nợ cho khách hàng tiếp tục kinh doanh. Ngân hàng cũng xem xét cấp thêm tín dụng giúp khách hàng có thêm tiềm lực để vƣợt khó khăn, tạo khả năng thu hồi các khoản nợ trƣớc đây. Đây là biện pháp mang tính mạo hiểm rất cao. - Giảm, miễn một phần nợ lãi vay phải trả: Biện pháp này áp dụng tùy thuộc vào thiện chí trả nợ vay của khách hàng và tuân thủ theo quy định của Nhà nƣớc và của từng ngân hàng. Việc làm này khiến Ngân hàng mất đi một phần doanh thu nhƣng có thể tận thu đƣợc nguồn vốn đã cho vay. 1.2.4.3. XLNX thông qua xử lý TSĐB, thu đòi bên bảo lãnh vay vốn Đối với những khoản nợ xấu không thể tái cơ cấu lại, khách hàng không có khả năng chi trả và không có thiện chí chi trả, ngân hàng phải xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay kể cả các BĐS bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo hình thức ngân hàng bán tài sản trực tiếp cho ngƣời mua hoặc bán thông qua các trung tâm đấu giá. Ngân hàng lấy chính tài sản đảm bảo để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ t à i ch ín h đƣợc đảm bảo bằng tài sản thế chấp. Quy trình xử lý nợ bằng tài sản đảm bảo phải thực hiện theo quy định của Nhà nƣớc và thủ tục mua/bán, đấu giá tài sản của ngân hàng. Ngân hàng có thể nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trƣờng hợp thế chấp quyền đòi nợ. Bên thứ ba có thể là các công ty bảo hiểm hoặc 16 các tổ chức, cá nhân nhận bảo lãnh vay vốn. Ngân hàng có thể thu hồi một phần vốn đã cho vay của mình. Mặc dù biện pháp này là không mong muốn do việc phát mại tài sản đảm bảo hoặc đòi nợ bên bảo lãnh rất phức tạp, quy trình thủ tục qua nhiều công đoạn, nhiều bên tham gia, mất nhiều thời gian, trung bình để giải quyết đấu giá một TSĐB để thu hồi nợ mất khoảng từ 1- 2 năm, khả năng thu hồi đầy đủ món nợ không cao nhƣng đây là biện pháp chủ yếu mà các ngân hàng dùng để thu hồi vốn vay. 1.2.4.4. XLNX thông qua mua bán, sáp nhập a. XLNX thông qua các hoạt động M&A M&A (Mergers and Acquisitions) các ngân hàng là chủ trƣơng của NHNN để thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng thật sự mạnh sẽ mua lại các ngân hàng yếu kém. Ở giải pháp này, các ngân hàng thực sự mạnh là các NHTM cổ phần có các cổ đông, nhất là các NHTM nhà nƣớc sẽ mua lại các ngân hàng yếu kém. Nhà nƣớc phải có những hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng mạnh, các ngân hàng mạnh sẽ có những biện pháp tái cấu trúc lại các ngân hàng con này, làm lạnh mạnh hệ thống ngân hàng, giảm tỷ lệ nợ xấu b. XLNX thông qua tăng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài Với các ngân hàng yếu kém việc tăng vốn chủ sở hữu hiện nay là rất cần thiết để xử lý nợ xấu và giải quyết vấn đề thanh khoản. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, thị trƣờng vốn nội kém phát triển thì việc tìm luồng vốn ngoại là một biện pháp tốt. Các ngân hàng thực hiện cổ phần hóa, tìm đối tác chiến lƣợc để bán cổ phần, tạo cơ hội hợp tác toàn diện với một ngân hàng nƣớc ngoài để hấp thụ cả vốn và công nghệ trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên để hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tỷ lệ sở hữu của họ trong ngân hàng phải cao để đảm bảo họ có quyền điều hành và quản trị ngân hàng. Ở Việt Nam, tính đến hết năm 2013, tỷ lệ sở hữu tối đa của một nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và ngƣời có liên quan đối với một ngân hàng là 20%; tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại một NHTM của Việt Nam không vƣợt quá 30% vốn điều lệ, trong trƣờng hợp đặc biệt để cơ cấu lại TCTD yếu kém gặp khó khăn đảm bảo an toàn hệ thống thì tỷ lệ này do Thủ tƣớng Chính Phủ quyết 17 định (theo Nghị định số 01/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam, điều này chƣa đảm bảo đƣợc quyền quản trị của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với ngân hàng trong nƣớc, cùng với lo lắng về nợ xấu, họ vẫn cần cân nhắc trƣớc khi đầu tƣ. Nhƣ vậy, để có đƣợc dòng vốn lớn giải quyết nợ xấu, NHTM cần có biện pháp tăng tỷ lệ sở hữu của nƣớc ngoài. 1.2.4.5. XLNX thông qua thành lập AMC (Asset Management Company). XLNX thông qua mô hình AMC có 2 hình thức là: AMC theo mô hình phân tán là những đơn vị XLNX nằm chính trong bản thân ngân hàng đó làm nhiệm vụ tập trung xử lý nợ; AMC theo hình thức tập trung là các AMC đƣợc thành lập theo quyết định của nhà nƣớc, độc lập trong việc XLNX đối với các NHTM, các NHTM sẽ bán nợ cho các AMC để các đơn vị này phụ trách thu hồi các khoản nợ xấu. a. Điều kiện để XLNX thông qua AMC Để mô hình AMC đƣợc hoạt động tốt, cần một số điều kiện sau: - Xây dựng một hệ thống pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, minh bạch để điều tiết toàn bộ các hoạt động liên quan đến xử lý nợ xấu. - Các AMC phải có định hƣớng, nhiệm vụ và quyền lực rõ ràng để nó tránh đi nhầm hƣớng hoạt động. Đồng thời ngân sách cho AMC cũng phải đƣợc xác định cụ thể để các AMC có đầy đủ nguồn lực thực sự tham gia vào quá trình XLNX. - Xác định rõ các nguyên tắc trong quản lý nợ xấu. Cần tách bạch các khách hàng có nợ xấu ra khỏi ngân hàng để ngăn chặn lợi ích nhóm, ngăn chặn nợ xấu phát sinh thêm do mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng. Việc thành lập các AMC cần phải đƣợc xác định rõ là công ty quản lý tài sản chứ không phải là kho giữ nợ xấu của hệ thống tài chính. - Các giải pháp thực hiện giải quyết nợ xấu phải phù hợp với trình độ phát triển của thị trƣờng tài chính. - Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch về các định chế tài chính trong nƣớc, tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin về các khoản nợ xấu. b. Các biện pháp AMC thực hiện XLNX - Chuyển nợ thành góp vốn cổ phần: Đây là biện pháp mà theo đó các AMC sẽ trở thành cổ đông chính của doanh nghiệp căn cứ vào khoản nợ đã mua. 18 AMC sẽ có quyền tham gia tái cấu trúc trực tiếp doanh nghiệp, đây cũng có thể coi là hình thức cấp vốn cho doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để trả nợ. Phƣơng pháp này yêu cầu các AMC phải có năng lực quản lý doanh nghiệp, sau khi giúp tái thiết doanh nghiệp và đƣa nó đi vào hoạt động ổn định, các AMC sẽ thoái vốn. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khi mà cơ hội tăng trƣởng của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại và việc bán một phần nợ xấu giúp doanh nghiệp cơ cấu lại tình hình tài chính, thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung vào các ngành nghề chủ lực, tạo động lực mới cho sự phát triển. Tuy nhiên việc áp dụng phƣơng pháp này cũng đối mặt với một số khó khăn nhất định nhƣ tỷ trọng vốn cổ phần của các AMC không đủ quyền để biểu quyết cho các quyết định liên quan đến việc đổi mới công tác quản trị của doanh nghiệp. - Bán nợ cho các nhà đầu tư: Việc lựa chọn hình thức bán nợ thế nào phụ thuộc vào quy mô và bản chất của từng khoản nợ xấu. Có thể phân loại từng tài sản và bán theo nhóm hoặc thực hiện bán từng tài sản riêng lẻ hay hợp tác đầu tƣ. Các khoản bán nhóm tài sản thƣờng tập trung vào việc cố định giá của từng nhóm tài sản trong khi giá của từng món tài sản không quá quan trọng. Ngƣợc lại, các khoản bán riêng lẻ lại tập trung vào giá trị thị trƣờng của từng món tài sản. Các hình thức hợp tác kinh doanh đƣợc sử dụng để thực hiện việc hợp tác với các công ty đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài - là những đối tác có công nghệ đầu tƣ chuyên biệt và hiểu biết về quản lý và khai thác tài sản và tái cơ cấu doanh nghiệp. Phƣơng pháp này có một ƣu điểm nổi bật là lập tức đem lại dòng thanh khoản cao cho AMC. Tuy nhiên, để phƣơng pháp này thành công thì thị trƣờng tài chính phải phát triển ở mức độ cao, khoản nợ đó phải rất hấp dẫn, có khả năng thu hồi lớn để thu hút các nhà đầu tƣ. Các nhà đầu tƣ sau khi mua khoản nợ từ AMC sẽ trở thành chủ nợ trực tiếp của khoản nợ đó, toàn quyền giám sát, thu hồi nợ. Phƣơng pháp này hầu hết chỉ áp dụng đƣợc ở các nƣớc phát triển nơi mà thị trƣờng tài chính và pháp luật tài chính phát triển. Chứng khoán hóa các khoản nợ: Chứng khoán hóa là một quá trình cơ cấu tài chính, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những ngƣời đi vay đƣợc tập hợp và đóng gói rồi đƣợc dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu gọi là chứng khoán đƣợc đảm bảo bằng tài sản. AMC mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng rồi chứng 19 khoán hóa chúng, bán ra thị trƣờng, tiền thu đƣợc dùng để quay vòng hoạt động. Chứng khoán hóa chính là quá trình đƣa các tài sản thế chấp sang thị trƣờng thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao vì các nhà đầu tƣ chấp nhận rủi ro liên quan đến danh mục tài sản đảm bảo đƣợc đem ra chứng khoán hóa và kì vọng vào dòng tiền tƣơng lai thu đƣợc từ chúng. Để thực hiện thành công phƣơng pháp này đòi hỏi: (i) phải có một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện về chứng khoán hóa (ii) thị trƣờng vốn phát triển và sự ƣa chuộng các sản phẩm chứng khoán hóa của các nhà đầu tƣ; (iii) hệ thống dữ liệu lịch sử về các khoản tín dụng, tài sản thế chấp phải đầy đủ và minh bạch; (iv) áp dụng các biện pháp bảo đảm cho chứng khoán phát hành. 1.2..5. Kinh nghiệm các quốc gia xử lý nợ xấu 1.2.5.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ Trung Quốc Khái quát tình hình nợ xấu của Trung Quốc: Nợ xấu tại Trung Quốc có một nguyên nhân khác các nƣớc trong khu vực nhƣ Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia. Đối với các quốc gia thì nợ xấu là sự sụp đổ của thị trƣờng bất động sản và thị trƣờng chứng khoán. Nhƣng tại Trung Quốc nguyên nhân của nợ xấu bắt nguồn từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các NHTM nhà nƣớc thực hiện cho vay theo chỉ định đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc. Tuy nhiên các doanh nghiệp nhà nƣớc lại hoạt động không hiệu quả, kết quả kinh doanh thua lỗ kéo dài dẫn đến tính trạng các NHTM cho vay không thu hồi đƣợc vốn. Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm và các khoản nợ này khó xử lý. Vì thế, quá trình xử lý nợ xấu ở Trung Quốc gắn trực tiếp với các biện pháp cải cách đƣợc thực hiện bởi Chính phủ nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ quá trình tái cấu trúc các DNNN và hệ thống tài chính. Bảng 1.1: Khối lƣợng nợ xấu của Trung Quốc giai đoạn 2003-2004 Stt Chỉ tiêu Thời gian Tỷ USD % Dƣ nợ % GDP 1 Hệ thống NHTM quốc doanh 12/2003 232 20 17 2 Hệ thống Ngân hàng cổ phần 03/2004 23 7 2 3 Hệ thống Ngân hàng chính sách 06/2003 19 18 1 4 Hợp tác xã tín dụng 60 30 4 20 5 Tổng hệ thống ngân hàng 12/2003 373 19 28 Các AMCs 12/2003 107 0 8 Tổng hệ thống tài chính 03/2004 480 0 36 Nguồn: Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013 - Mô hình xử lý nợ xấu của Trung Quốc: Bắt nguồn từ sự khác biệt về hình thành các khoản nợ xấu, nên để xử lý nợ xấu thì Trung Quốc phải lựa chọn cho mình những mô hình xử lý nợ xấu phù hợp với những đặc điểm riêng của họ. Quá trình xử lý nợ xấu của Trung Quốc có thể chia thành ba giai đoạn chính. i) Giai đoạn một: Trung Quốc tiến hành quá trình tái cấu trúc tài chính từ giữa những năm 1990 nhằm đổi mới hệ thống ngân hàng, tách cho vay chính sách khỏi cho vay thƣơng mại. Bên cạnh đó, NHTM của Trung Quốc bắt đầu sử dụng cách phân loại nợ thành 5 nhóm theo cách chia của BIS. ii) Giai đoạn hai: Thành lập các công ty quản lý tài sản đƣợc nhà nƣớc tài trợ (AMC). Trong giai đoạn 1999 - 2003 có 4 AMC đƣợc thành lập, mỗi công ty tƣơng ứng với một trong số 4 NHTM Nhà nƣớc lớn. Theo quy định các AMC có 4 phƣơng thức để huy động vốn bao gồm: Vốn từ Bộ Tài chính, khoản vay đặc biệt từ NHTW Trung Quốc, phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Bộ Tài chính, và vay thƣơng mại từ các định chế tài chính khác. Trên thực tế, để thực hiện mua lại khoản nợ xấu khổng lồ kể trên, các AMC đã phải vay tới 40% từ NHTW Trung Quốc, 60% còn lại đƣợc tài trợ bằng trái phiếu của AMC phát hành cho 4 NHTM Nhà nƣớc. Các biện pháp để xử lý nợ của các AMC tại Trung Quốc gồm: Một là AMC bán, đấu giá và cơ cấu lại các khoản nợ xấu. Hai là, chứng khoán hóa các khoản nợ xấu. Ba là, hoán đổi nợ thành cổ phần. iii) Giai đoạn thứ ba: Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc các NHTM Nhà nƣớc bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tƣ chiến lƣợc nƣớc ngoài có chọn lọc và niêm yết ra công chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4 NHTM Nhà nƣớc lớn này. Với việc tích cực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu, đến cuối năm 2004, 21 4 AMC này thu hồi đƣợc 85 tỷ USD (tƣơng đƣơng 675 tỷ NDT), chiếm 40% giá trị nợ xấu đƣợc chuyển giao từ năm 1999. Tỷ lệ thu hồi tiền mặt tại các AMC tính đến tháng 12/2004 đạt khoảng 20%. Tỷ lệ thu hồi và tốc độ thu hồi của Trung Quốc thấp là do chất lƣợng tài sản thấp, quy định mua lại nợ xấu theo giá trị sổ sách, và thiếu minh bạch tại các AMC. -Kết quả xử lý nợ xấu: Kết quả của việc xử lý nợ xấu là chất lƣợng tài sản tại 4 NHTM Nhà nƣớc đƣợc cải thiện và tiến hành niêm yết ra công chúng sau khi đƣợc tái cơ cấu vốn. Tuy nhiên, những khoản nợ xấu này không hề biến mất khỏi hệ thống tài chính Trung Quốc, chúng chỉ đƣợc chuyển giao từ tổ chức này sang tổ chức khác, những nguy cơ tiềm ẩn gây ra cho hệ thống tài chính Trung Quốc không có nghĩa là đƣợc giảm bớt. Từ kết quả xử lý nợ cho thấy kể cả AMC lẫn các Ngân hàng Quốc doanh ở trung Quốc xử lý nợ chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong đợi. 1.2.5.2.Kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ Nhật Bản - Khái quát tình hình nợ xấu tại Nhật Bản: Cuộc khủng hoảng của Nhật Bản trong thập niên 90 bắt nguồn từ sự đầu cơ ồ ạt vào thị trƣờng chứng khoán và BĐS trong giai đoạn trƣớc đó tạo nên một “ bong bóng” của nền kinh tế. Bắt đầu từ sự bùng nổ thị trƣờng chứng khoán và BĐS giai đoạn 1980 - 1990, khi “bong bóng” nền kinh tế đạt đến độ cực thịnh, chỉ số chứng khoán, giá nhà đất tăng cao. Thị trƣờng chứng khoán Nhật Bản tăng rất nhanh từ mức 10.000 điểm giữa những năm 1984 đến đỉnh vào tháng 12/1989 khi chỉ số Nikkei 225 đạt đỉnh 39.000 điểm, đây là mức rất cao so với mức điểm 12.283 đạt đƣợc vào ngày 8/3/2013. Tiếp theo đó, giá đất đạt mức đỉnh điểm vào tháng 9/1991. Đến năm 12/1991, nền kinh tế bị tăng trƣởng quá nóng và hậu quả là “bong bóng” bất động sản và thị trƣờng chứng khoán vỡ. Giá bất động sản và cổ phiếu tụt dốc nhanh chóng mà “ngƣời tài trợ chính” cho tất cả các hoạt động này lại chính là các ngân hàng Nhật Bản. Do vậy, khi giá tài sản giảm mạnh và kéo dài thì giá trị tài sản thế chấp cũng vì thế mà giảm theo, các doanh nghiệp bị thua lỗ hàng loạt, nợ quá hạn và nợ khó đòi tăng cao đã gây ra cuộc khủng khoảng tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Tính đến tháng 3/1997, tổng số nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng đã lên 22 tới trên 585 nghìn tỷ yên (khoảng 4 nghìn tỷ USD). Nhiều ngân hàng thƣơng mại hầu nhƣ không thu hồi đƣợc vốn. Tỷ lệ nợ khó đòi ở một số ngân hàng chiếm tới 13% tổng dƣ nợ. Theo thống kê, đến tháng 7/1998, tổng số thua lỗ của các ngân hàng Nhật Bản là 100 nghìn tỷ yên, khoảng 556 tỷ USD. Tình trạng này đã buộc nhiều ngân hàng Nhật Bản phải đóng cửa chi nhánh ở nƣớc ngoài để tập trung nguồn vốn giải quyết vấn đề nợ xấu trong nƣớc, trong đó, có các tên tuổi lớn nhƣ Nippon Credit, Sumitomo, Sakura, Sanwa và Fuji. Sự phá sản của các tổ chức tài chính lên tới cao trào vào cuối năm 1997 khi có tới 5 tổ chức tài chính lớn của Nhật bị phá sản, với những món nợ khổng lồ, trong đó, có Ngân hàng Tokyo (59 tỷ Yên) và Ngân hàng Hokkaido (gần 200 tỷ Yên). Hơn nữa, 20 ngân hàng lớn nhất tại Nhật Bản đã phải tuyên bố xóa nợ khó đòi với tổng số nợ lên tới 7.000 - 8.000 tỷ Yên. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính Nhật Bản trong tình trạng gần nhƣ tê liệt hoàn toàn. Hầu hết trong số họ không dám cho vay do không còn khả năng cho vay, chất lƣợng TSĐB kém chẳng còn mấy giá trị dƣới dạng chứng khoán và bất động sản và nợ khó đòi. Sự đi xuống đột ngột của thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng BĐS đẩy hệ thống tài chính của Nhật Bản đối mặt với khó khăn lớn về nợ đọng. Không những thế, sự phản ứng chậm chạp trong đánh giá tình hình nợ xấu cùng với sự che dấu tình hình tài chính xấu của các TCTD lớn đã làm cho vấn đề về nợ xấu tại Nhật Bản càng thêm trầm trọng. Thực tế là không một ngân hàng nào ở Nhật Bản thời điểm đó thể hiện các khoản nợ xấu trong các báo cáo tài chính của mình. Cho đến khi ngân hàng Sumitomo công khai các khoản nợ xấu đó trong báo cáo của mình vào tháng 3 năm 1995 thì các ngân hàng khác sau đó cũng bắt đầu công khai các khoản nợ xấu mà mình đang có, lúc này, sức ép về nợ xấu của nền kinh tế mới dần dần đƣợc nhận ra. Việc che dấu nợ xấu của các ngân hàng Nhật Bản có thể do: i Sự thiếu quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nƣớc về tài chính Nhật Bản trong việc phát hiện và đánh giá tình trạng nợ xấu của nền kinh tế. Chính phủ Nhật Bản đầu tiên đánh giá khoản nợ xấu họ đang phải đối mặt khoảng 550 tỷ 23 USD mặc dù gần thời điểm này con số đã đạt tới khoảng 700 tỷ USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của Mỹ thì con số nợ xấu của Nhật Bản cao hơn rất nhiều, khoảng 1.000 tỷ USD; ii) Hệ thống thuế Nhật Bản không coi các khoản trích lập DPRR là chi phí hợp lý, hợp lệ để trừ ra khi xác định thu nhập chịu thuế của các ngân hàng khi thể hiện các khoản nợ xấu trên báo cáo tài chính. Điều này không khuyến khích các ngân hàng báo cáo các khoản nợ xấu của mình. Một khó khăn khi xử lý nợ xấu ở các quốc gia là sự thiếu minh bạch, chính xác khi đánh giá tình hình nợ xấu, các tổ chức tài chính và các bên liên quan đều muốn dấu đi sự yếu kém về tài chính của mình, chỉ khi nào tình hình thực sự căng thẳng thì mới công bố số liệu chính xác; Đối tƣợng khách hàng thiếu khả năng trả nợ tại Nhật trong thời kì này là các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS, xây dựng và các tổ chức tài chính ngoài ngân hàng nhƣ các công ty chứng khoán, những lĩnh vực chịu ảnh hƣởng nặng nề sau sự sụp đổ của “bong bóng” nền kinh tế. Tuy nhiên, việc các ngân hàng vẫn phải tiếp tục cho vay vì sợ các khách hàng lớn này phá sản khiến cho tình hình càng thêm tồi tệ. Việc này xuất phát từ mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chủ nợ và bên vay nợ, đặc biệt khi mối quan hệ giữa hai bên đạt đến mức độ, khi một bên sụp đổ sẽ kéo theo bên kia sụp đổ. Ở Nhật Bản, các doanh nghiệp lớn và các ngân hàng lớn có mối quan hệ đặc biệt với nhau, họ có sức mạnh lớn trên thị trƣờng, đây là các tổ chức độc quyền trên cả các lĩnh vực sản xuất và tài chính. Việc để các TCTD tự xử lý phần nợ xấu của mình không làm cho tình hình tốt đẹp hơn. Mỗi ngân hàng khi thành lập công ty xử lý nợ xấu của mình thƣờng đi theo một hƣớng riêng với tiềm lực có hạn và tình hình nợ xấu mới ngày càng tăng lên do tình hình vĩ mô đi xuống. Việc chần chừ trong xử lý nợ xấu đã khiến Nhật Bản phải trả giá bằng chính sự tăng trƣởng của mình và mức sống của ngƣời dân. Trong suốt một thập kỉ, tăng trƣởng trung bình của Nhật Bản chỉ khoảng 0,5%. - Mô hình công ty xử lý nợ xấu của các NHTM tại Nhật Bản-RCC và IRCJ 24 Trƣớc tình hình nền kinh tế Nhật Bản bƣớc vào thời kì suy thoái, nợ xấu vẫn chƣa giải quyết đƣợc trong suốt hơn một thập kỉ từ năm 1990 đến năm 2003 và việc để cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính tự giải quyết nợ xấu không mang lại kết quả nhƣ mong đợi, Nhật Bản cần một giải pháp mới quyết liệt hơn trong vấn đề xử lý nợ xấu. Năm 2003, Nhật Bản thi hành chính sách kinh tế khẩn cấp bao gồm: hoàn thiện chức năng công ty mua bán nợ Resolution and Collection Corporation (RCC), thành lập cơ quan tái thiết công nghiệp Industrial revitalization Corporation of Japan (IRCJ) và thành lập các quỹ tái thiết tƣ nhân. Mô hình tổng quát là tác động lên cả 2 bộ phận chịu ảnh hƣởng của nợ xấu: tái thiết các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả là đối tƣợng, là con nợ của nợ xấu và duy trì thanh khoản, đảm bảo hoạt động lành mạnh của các tổ chức tài chính, ngân hàng là đối tƣợng chủ nợ của nợ xấu. - Hoạt động của RCC: RCC là công ty 100% vốn trực thuộc công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản DICJ (Deposit Insurance Corporation of Japan), đƣợc thành lập vào ngày 1/4/1999 với nhiệm vụ là xử lý tình trạng nợ xấu đang tăng cao của Nhật Bản. RCC đƣợc DICJ cấp 212 tỷ Yên vốn ban đầu thông qua nguồn là phát hành trái phiếu chính phủ. RCC đƣợc thành lập dựa trên sự sáp nhập giữa 2 tổ chức mua bán nợ xấu trƣớc đó của Nhật Bản đó là: Công ty quản lý cho vay BĐS (Housing loan administration corporation-HLAC) và Ngân hàng mua bán nợ (Revolution and Collection Bank- RCB). Hoạt động chủ yếu của RCC tập trung vào 4 nhiệm vụ: i) Tập hợp lại các khoản nợ BĐS từ HLAC. ii) Mua và tập hợp các khoản nợ xấu từ các TCTD. iii) Hỗ trợ tài chính cho các TCTD thông qua mua chứng khoán phát hành từ các TCTD. iv) Theo dõi trách nhiệm dân sự và hình sự của các cựu giám đốc điều hành và con nợ của các TCTD bị sụp đổ. Không phải tất cả các loại tài sản đều đƣợc RCC mua, RCC chỉ mua và quản lý 3 loại tài sản. Thứ nhất, tài sản của HLAC cũ từ 7 công ty cho vay BĐS theo luật Jusen, vào cuối năm 2002, lƣợng tài sản này vào khoảng 10.048 tỷ Yên, RCC đã mua tại mức giá 4.656 tỷ Yên. Thứ 2, tài sản của các TCTD bị phá sản bao gồm các ngân 25 hàng, đƣợc phân loại trong nhóm nghi ngờ và dƣới mức nghi ngờ theo tiêu chuẩn của RCB cũ, lƣợng tài sản này khoảng 21.437 tỷ Yên và đƣợc mua lại tại mức giá 4.738 tỷ Yên. Thứ 3 là tài sản từ các TCTD đang hoạt động trong nhóm nghi ngờ và dƣới chuẩn theo điều 53 của Luật tái thiết doanh nghiệp Nhật Bản.  Hoạt động của Cơ quan tái thiết công nghiệp (IRCJ): Tháng 4/2003, Thƣợng viện Nhật Bản thông qua luật về cơ quan tái thiết công nghiệp và tháng 5/2003, Cơ quan tái thiết công nghiệp (IRCJ) bắt đầu hoạt động. IRCJ đƣợc thành lập theo hình thức công ty cổ phần do Bảo hiểm tiền gửi nắm giữ 50% tổng số cổ phần phát hành, còn lại do các TCTD tƣ nhân tự nguyện góp vốn. Mục đích hoạt động của IRCJ nhằm hỗ trợ tái sinh các hoạt động của các doanh nghiệp đang có những khoản nợ lớn, hoạt động không hiệu quả thông qua việc mua lại các khoản nợ của các TCTD. IRCJ không thực hiện bán nợ nhƣ RCC mà tái thiết doanh nghiệp gắn với xử lý nợ thông qua các biện pháp nhƣ thực hiện hoán đổi vốn - nợ, xóa nợ cho doanh nghiệp, tái thiết hoạt động, cử ngƣời trực tiếp quản lý điều hành doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp hoạt động ổn định, IRCJ sẽ thực hiện thoái vốn (tối đa trong thời hạn 3 năm). Đồng thời, IRCJ chỉ thực hiện xử lý nợ xấu cho các doanh nghiệp khi có đơn đề nghị của các doanh nghiệp này hoặc TCTD nắm giữ nợ của các doanh nghiệp đó. IRCJ sau khi nhận đƣợc đơn đề nghị sẽ đánh giá và đƣa ra thông báo tái thiết theo các tiêu chuẩn hỗ trợ tái thiết đã đƣợc xác lập từ trƣớc tới doanh nghiệp và TCTD liên quan, quan trọng hơn là xác định thời hạn mua nợ và giá trị nợ sẽ mua. Sau khi quyết định sẽ mua lại nợ, vấn đề tiếp theo IRCJ cần xác định là giá khoản nợ đó. Hoạt động này sẽ đƣợc thực hiện thông qua đàm phán giữa IRCJ với TCTD liên quan. Giá mua nợ IRCJ đƣa ra chỉ từ 30 đến 40% giá trị sổ sách khoản nợ. Nếu quá trình thỏa thuận không đạt đƣợc hiệu quả và các TCTD không chấp nhận giá mà IRCJ đƣa ra thì IRCJ sẽ hủy bỏ tái cấu trúc doanh nghiệp. Nếu việc giao dịch mua lại nợ thành công, IRCJ sẽ cử ngƣời xuống doanh nghiệp để đảm nhiệm các chức vụ trong bộ máy điều hành, từ vị trí cao nhất đến các vị trí cấp trung gian. Sau đó, IRCJ sẽ có chƣơng trình hỗ trợ tài chính thông qua xóa 26 nợ, hoán đổi nợ thành vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, IRCJ và các tổ chức tín dụng liên quan còn tài trợ vốn hoặc bảo lãnh cấp vốn hoạt động trong các điều kiện hạn chế cho doanh nghiệp. Thời gian hoàn trả tiền vay trong trƣờng hợp này không đƣợc quá 3 năm kể từ ngày IRCJ quyết định mua lại nợ DN. Kể từ khi IRCJ đƣợc thành lập, hoạt động của khu vực tƣ nhân đã trở nên sôi động hơn, số quỹ tái thiết kinh doanh đã tăng lên và có nhiều tiến bộ trong giải quyết vấn đề nợ xấu. Tái thiết kinh doanh vi mô là một phƣơng tiện mạnh mẽ để khơi thông nguồn nhân lực, tài chính và nguồn lực quản lý doanh nghiệp khác không còn đƣợc sử dụng hiệu quả và để tối ƣu hóa phân phối nguồn lực kinh tế vĩ mô. Bằng cách theo đuổi cơ hội tái thiết từng doanh nghiệp ở cấp vi mô và tạo ra môi trƣờng cạnh tranh, IRCJ đã có đóng góp lớn trong việc tiếp thêm sinh lực cho hệ thống tài chính và công nghiệp của Nhật Bản. Sau khi hoàn thành quá trình tái thiết doanh nghiệp, IRCJ sẽ thực hiện chuyển nhƣợng quyền thu nợ hoặc cổ phần sở hữu. Kết quả là trong 4 năm hoạt động từ 2003 - 2007 (IRCJ giải thể năm 2007 đạt kế hoạch trƣớc một năm), tổ chức này đã hỗ trợ tái thiết 41 doanh nghiệp, ngân sách thu đƣợc 74,5 tỷ Yên bao gồm thuế 31,2 tỷ Yên và đƣợc phân chia sau khi thanh lý tài sản và giải thể của IRCJ là 43,3 tỷ Yên, cổ đông thu hồi đủ vốn đầu tƣ ban đầu 50,5 tỷ Yên và tiền cổ tức 200 triệu Yên và hoàn trả đầy đủ các khoản vốn huy động. - Kết quả của quá trình xử lý nợ xấu. Có thể khẳng định, hoạt động của RCC và IRCJ không chỉ góp phần giải quyết một lƣợng lớn nợ xấu của nền kinh tế mà đã giúp tạo nên một làn sóng M&A trong giai đoạn 2004 - 2006. Đồng thời, việc đẩy mạnh hoạt động của RCC, IRCJ đã tạo ra sự sôi động trong thị trƣờng mua bán nợ xấu, kích thích sự thành lập các quỹ tái thiết tƣ nhân và đã góp phần xử lý nhanh nợ xấu của nền kinh tế. Kết quả là nợ xấu của cả nền kinh tế Nhật Bản đã giảm nhanh từ 43.200 tỉ Yên vào tháng 3/2002 xuống 25.300 tỉ Yên vào cuối tháng 3 năm 2005 và còn 12.000 tỉ Yên vào cuối tháng 3/2007. 1.2.5.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ Thụy Điển 27 - Tình hình Thụy Điển trước khủng hoảng: Cuộc khủng hoảng tài chính 1990 - 1992 tại Thụy Điển. Trƣớc những năm 1990 nền kinh tế của Thụy Điển gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ lạm phát ở mức cao. Thụy Điển thực hiện chính sách tỷ giá cố định. Nhiều công ty của Thụy Điển phải vay chủ yếu là ngoại tệ để tránh mức lãi suất cao của đồng nội tệ. Trong đó hệ thống ngân hàng đóng một vai trò quan trọng, các ngân hàng của Thụy Điển đã đi vay rẻ từ nƣớc ngoài và cho vay lại ở trong nƣớc với mức lãi suất cao, các Ngân hàng đua nhau giành lấy cơ hội tăng thị phần, tăng doanh thu và chấp nhận rủi ro. Trong giai đoạn này thị trƣờng BĐS bùng nổ song song với tăng trƣởng tín dụng nhanh chóng. Bất chấp việc chi phí tín dụng ngày càng gia tăng, dƣ nợ tín dụng không ngừng gia tăng từ giai đoạn 1986. Trƣớc cuộc khủng hoảng, hơn 50% số nợ của các doanh nghiệp là dƣới dạng ngoại tệ. Cú sốc đã đẩy nền kinh tế vốn đã rất bấp bênh của Thụy Điển vào cuộc khủng hoảng chính là sự thống nhất của nƣớc Đức vào năm 1990, khi mà đồng Mark Đức suy yếu so với đồng Dollar Mỹ và lãi suất thực tế của Đức nhảy vọt do chi phí của việc thống nhất. Tỷ giá cố định khiến cho Thụy Điển buộc phải “nhập khẩu” lãi suất cao của đồng Mark, khiến cho lãi suất đồng nội tệ vốn đã cao nay còn cao hơn. Rổ tiền tệ neo xoay quanh sự ảnh hƣởng của đồng Dollar Mỹ, vốn trƣớc đây đem lại lợi thế cạnh tranh cho xuất khẩu của Thụy Điển, nay quay trở lại gây nguy hại cho quốc gia này khi mà đồng krona đƣợc đánh giá quá cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán ngày càng tăng. Một nỗ lực nhằm sửa chữa sự mất cân bằng trong chính sách tài khóa đã giáng một đòn cuối cùng vào nền kinh tế đang suy yếu dần của Thụy Điển: đó là sự thay đổi trong chính sách thuế cuối những năm 1980 bãi bỏ phần thuế đƣợc khấu trừ của lãi suất trên khoản nợ của ngƣời tiêu dùng, làm gia tăng gánh nặng lãi suất của các hộ gia đình. Từ 1990 đến 1995, giá BĐS nhà ở đã giảm 25% và giá BĐS thƣơng mại đã giảm tới 42% (đã điều chỉnh với tỷ lệ lạm phát). Nợ xấu của các ngân hàng tăng từ 0,2% - 0,5% tổng số nợ vào những năm 1980 lên mức 5% vào năm 1992. Sau đó là vụ tấn công của nhà đầu cơ George Soros vào hệ thống tỷ giá hối đoái của châu Âu. 28 Sau khi đồng krona đƣợc thả nổi, khoản lỗ của các ngân hàng trong nƣớc tăng lên nhanh chóng. Tỷ lệ nợ xấu đạt mức 11% GDP vào năm 1993. - Chính phủ buộc tiếp quản ngân hàng Nordbanken, và giúp ngân hàng Första Sparbanken đảm bảo các khoản vay với khách hàng khi họ tuyên bố không còn đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu về vốn điều lệ (8% tổng tài sản). Trong vòng 1 năm, Gota Bank rơi vào tình trạng thiếu vốn khi chủ nợ lớn nhất của Gota Bank từ chối cung cấp thêm vốn, khiến chính phủ tiếp quản tổng cộng 3 ngân hàng lớn nhất Thụy Điển, nắm giữ 22% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng. - Mô hình công ty xử lý nợ xấu của Thụy Điển - Securum và Retrieva Sau khi trấn an thị trƣờng bằng biện pháp bảo đảm toàn bộ cho các khoản vay, Thụy Điển tiến hành quốc hữu hóa và hợp nhất hai ngân hàng Gota Bank và Nordbanken, những ngân hàng này không còn đủ vốn chủ sở hữu theo luật định. Thụy Điển đã rất kiên quyết loại bỏ các cổ đông hiện hữu của hai ngân hàng này, giữ vững nguyên tắc các chủ ngân hàng phải chịu lỗ và mất vốn trƣớc khi chính phủ rót tiền cứu trợ. Biện pháp mạnh tay này đã thúc đẩy các NHTM còn lại nhanh chóng tăng vốn chủ sở hữu, giảm bớt rủi ro cho toàn bộ hệ thống. Riêng với hai ngân hàng bị quốc hữu hóa, Thụy Điển tách số tài sản xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản và giao cho hai công ty quản lý tài sản (AMC - asset management company) quản lý riêng: Securum quản lý tài sản của Nordbanken và Retrieva quản lý tài sản của Gota Bank. Hai AMC này hoạt động nhƣ một dạng quỹ đầu tƣ vốn (private equity fund), cấp vốn và quản lý những DN còn khả năng sinh lợi đồng thời lựa chọn thời điểm và khách hàng thích hợp để thanh lý những phần tài sản còn lại. Trong quá trình hình thành 2 AMC, các cơ quan lập pháp đã tạo cho 2 cơ quan này khả năng độc lập rất cao đối với các nguyên tắc và giới hạn chính trị. Các AMC của Thụy Điển đã đƣợc chính phủ cam kết cung cấp mức vốn lên đến 24 tỉ krona, tƣơng đƣơng với ngân sách quốc phòng trong một năm. Các AMC đƣợc giao rất nhiều quyền liên quan đến việc quản lý và định đoạt số tài sản mà họ đƣợc giao, ví dụ thuê mƣớn hay sa thải lãnh đạo các DN mà họ nắm cổ phần hay thay đổi chiến lƣợc kinh doanh của các công ty đó, bởi nhiệm vụ chính của các AMC là bơm 1 phần vốn 29 vào các DN đang gặp vấn đề để duy trì và phục hồi giá trị kinh tế của DN. Quyền lực của các AMC còn đƣợc gia tăng nhờ một số quy chế đặc cách liên quan đến các quy định và luật pháp quản lý ngân hàng hiện hữu, mặc dù rất nhiều hoạt động của các AMC có liên quan tới nghiệp vụ ngân hàng nhƣ quản lý danh mục cho vay, thu nợ, quản lý tài sản thế chấp trong trƣờng hợp các công ty phá sản,…. -Kết quả xử lý nợ xấu theo mô hình của Thụy Điển: Đến năm 1997, các AMC đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ và đƣợc giải thể. Ngân hàng Nordbanken cũng dần dần đƣợc tƣ hữu hóa và đổi tên thành Nordea. Toàn bộ chi phí cho vụ giải cứu/cải tổ hệ thống ngân hàng này của Thụy Điển khoảng 4% GDP nhƣng sau khi tƣ hữu hóa Nordbanken và thanh lý AMC ngân sách Thụy Điển đã thu lại đƣợc gần nhƣ toàn bộ số tiền nói trên. Thành công của mô hình xử lý nợ xấu của Thụy Điển là sự minh bạch. Thụy Điển có thể che giấu bằng cách giấu các thông tin về các khoản lỗ của các ngân hàng và để cho các AMC thanh lý dần dần nhằm tránh gây sốc cho thị trƣờng. Tuy nhiên Riksbank đã quyết định công bố toàn bộ thông tin về tài sản và nợ xấu, điều này vừa giúp giảm bớt bất ổn của hệ thống vừa giúp chính phủ nhìn rõ các rủi ro và chuẩn bị nguồn lực đủ lớn đủ để hoàn thành kế hoạch giải cứu. Việc yêu cầu các ngân hàng thua lỗ mở sổ sách cũng giúp Thụy Điển dễ dàng bắt các chủ ngân hàng hiện hữu chấp nhận lỗ và mất quyền kiểm soát ngân hàng (bị quốc hữu hóa). Nguồn lực mà Thụy Điển thực hiện giải cứu các NHTM là đủ mạnh. Nguồn lực ở đây không chỉ dừng ở nguồn tài chính để tái cấp vốn và bảo đảm toàn bộ mà còn là cơ chế và thẩm quyển của những cá nhân và đơn vị trực tiếp tham gia vào quá trình giải cứu. Cụ thể các AMC của Thụy Điển đã đƣợc chính phủ cam kết cung cấp mức vốn lên đến 24 tỉ krona, tƣơng đƣơng với ngân sách quốc phòng trong một năm. Ngoài ra nhƣ đã phân tích ở trên các AMC còn đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi từ chính phủ. Tuy vậy AMC và các ngân hàng bị quốc hữu hóa vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc thị trƣờng. Thụy Điển đã không thể thoát ra khỏi khủng hoảng nếu không có chính sách tỷ giá hợp lý đƣa đồng krona về đúng giá trị của nó và sự trợ giúp thanh khoản đầy đủ của Riksbank cho hệ thống ngân hàng ở những thời điểm khó khăn. Một cơ chế 30 bình ổn tài khóa tự động cũng giúp kinh tế Thụy Điển không rơi vào suy thoái quá sâu và giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho những ngƣời bị thất nghiệp. Hệ thống ngân hàng sau khi đƣợc tái cơ cấu cần phải đƣợc giám sát và quản lý rủi ro chặt chẽ nhằm tránh tăng trƣởng tín dụng quá nóng và tích tụ quá nhiều nợ xấu là tiền đề của một cuộc khủng hoảng tiếp theo. 1.2.5.4. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ Thailand Tình hình Thailand trước cuộc khủng hoảng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Một số nƣớc khu vực Châu á đã gặp khủng hoảng tài chính bao gồm Indonexia; Malaysia; Hà Quốc và đặc biệt trong số này đó là Thailand. Cuộc khủng hoảng tài chính đã tác động mạnh mẽ lên hoạt động của các ngân hàng. Trong một giai đoạn dài nền kinh tế Thailand tăng trƣởng tƣơng đối ổn định, mức tăng trƣởng trung bình hàng năm vào khoảng 8% trong giai đoạn (19851995). Sang năm 1996 nền kinh tế Thailand tăng trƣởng có tính quá nóng và “bong bóng” của nền kinh tế có dấu hiệu bắt đầu vỡ. Đầu tiên là thị trƣờng chứng khoán, cuối năm 1996, thị trƣờng chứng khoán Thailand bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trƣờng vốn lẫn chỉ số thị trƣờng chứng khoán đều giảm đi. Tháng 5/1997, đồng baht bị đầu cơ quy mô lớn. Thủ tƣớng Thailand tuyên bố sẽ không phá giá đồng baht, song rốt cục lại thả nổi đồng baht vào ngày 2 tháng 7. Đồng Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi đƣợc 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trƣờng chứng khoán Thailand đã tụt từ mức 1.280 điểm cuối năm 1995 xuống còn 372 điểm cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trƣờng vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thailand bị phá sản. Ngày 11 tháng 8, IMF tuyên bố sẽ cung cấp một gói cứu trợ trị giá 16 tỷ dollar Mỹ cho Thailand. Ngày 20 tháng 8, IMF thông qua một gói cứu trợ nữa trị giá 3,9 tỷ dollar. Và cuộc khủng hoảng đã nhánh chóng lan ra các quốc gia láng giềng. Tháng 7/1997, Philippin tuyên bố thả nổi đồng Peso. Tháng 8/1997, Malaysia tuyên bố không can thiệp vào thị trƣờng hối đoái (thực chất là thả nổi đồng Ringgit) ngay nhƣ cùng lúc Indonesia cũng tuyên bố thả nổi đồng Rupiah. Đồng Won của Hàn Quốc nhánh chóng bị mất 31 giá là 844,2 Won/USD thì ngày 30/9/1997 là 914,8 won/USD. Ngày 14/12/1997 đồng Won đƣợc thả nổi. Ngày 23/12/1997 đạt kỷ lục 200 won/Usd. Có thể nói, sự mất giá nhanh với quy mô chƣa từng có của những đồng tiền Thailand, Philippines, Malaysia, Indonesia và Hàn Quốc là biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy nhất của sự bùng nổ khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ ở các nƣớc này. Cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Thailand nhánh chóng “phơi bầy” nhứng bất ổn của nền kinh tế bấy lâu. Tỷ lệ nợ xấu liên tục gia tăng cuối năm 1997 mức nợ xấu đạt mức cao kỷ lục 46% trên tổng dƣ nợ tín dụng. Điều này đã tạo áp lực cho Chính phủ Thailand phải nhanh chóng đƣa ra những giải pháp kịp thời kiểm soát vấn đề này. Mô hình Xử lý nợ xấu của Thailand Để xử lý một khối lƣợng nợ xấu khổng lồ lên tới 46% tổng dƣ nợ tín dụng của mình. Chính phủ Thailand đã thực hiện xử lý nợ xấu bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau bao gồm thành lập các công ty quản lý tài sản AMC theo các hình thức tập trung, và phân tán có định hƣớng nhà nƣớc và phân tán theo cơ chế thị trƣờng, thực hiện sáp nhập, hợp nhất Xử lý nợ xấu thông qua thành lập các AMC: Mô hình xử lý nợ theo mô hình thành lập các AMC theo hình thức phân tán theo định hƣớng thị trƣờng và định hƣớng của nhà nƣớc. Mô hình AMC phân tán đƣợc áp dụng theo cách mỗi ngân hàng thành lập AMC riêng và nợ xấu của các ngân hàng sẽ đƣợc chuyển sang những AMC đó.. Thailand đã thành lập 12 AMC hoạt động theo cơ chế thị trƣờng và 4 AMC thuộc 5 ngân hàng sở hữu nhà nƣớc (BAM, PAM, SAM, và Radhanasin AMC) đƣợc bảo trợ của FIDF. Tuy nhiên, giải quyết nợ xấu thông qua mô hình AMC phân tán đã không thành công khi nợ xấu ở các AMC của ngân hàng tƣ nhân gần nhƣ không xử lý đƣợc, thậm chí mức an toàn vốn mà các ngân hàng phải duy trì đã tăng lên gấp đôi. Còn ở các ngân hàng nhà nƣớc, mục tiêu chủ yếu của chuyển hóa tài sản là cơ cấu lại nguồn vốn ngân hàng chứ không trọng tâm vào tối đa hóa giá trị hoàn lại của các khoản nợ xấu. Mô hình xử lý nợ xấu tập trung: Năm 2001, Thailand thành lập một công ty quản lý tài sản tập trung có tên Thai Asset Management Corporation (TAMC). Nợ của TAMC mua lại là nợ của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, sản xuất, 32 chứng khoán. TAMC sẽ tịch thu TSĐB và tiến hành phân loại bán thanh lý để thu hồi. Đối với các khoản nợ xấu còn khả năng trả nợ TAMC sẽ tiến hành khôi phục lại sản xuất, tạo nguồn trả nợ. Đối với nợ xấu trong từng ngành TAMC đều có chiến lƣợc riêng trong xử lý nợ xấu nhƣ trong ngành bất động sản TAMC phối hợp với các cơ quan Quản lý nhà ở quốc gia để chọn lọc các dự án còn nhiều tiềm năng và cơ quan này sẽ hỗ trợ phát triển và quản lý bán dự án; tiếp tục cung cấp tài chính cho các dự án trên phát triển, hoàn thiện và bán ra thị trƣờng trong thời gian ngắn nhất có thể. Đối với nợ xấu trong các ngành sản xuất TAMC đều có kế hoạch làm việc riêng với từng ngành để có kế hoạch xử lý nợ xấu một cách tốt nhất. Trong khi AMC phân tán hầu nhƣ chỉ xử lý đƣợc nợ xấu với tỷ lệ rất nhỏ thì với AMC tập trung, tính đến tháng 6/2003, số nợ xấu đƣợc TAMC giải quyết là 784,4 tỷ Baht, đạt 73,46% tổng số nợ cần xử lý. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Thái Lan giảm rõ rệt xuống 12,9% năm 2003, 10% năm 2004 và tiếp tục giảm dần ở mức ổn định qua các quý từ năm 2005 đến nay Xử lý nợ xấu thông qua mua bán, sáp nhập và tái cấp vốn: Thailand sử dụng các biện pháp xử lý nợ xấu thông qua việc sáp nhập, hợp nhất các NHTM. Trong quá trình xử lý nợ xấu cho toàn hệ thống một vấn đề đƣợc đặt ra là các TCTD yếu kém, không đủ hệ số an toàn vốn tối thiểu, thiếu vốn, các khoản nợ quá hạn tiếp tục uy hiếp dẫn đến mất cân đối cần phải xử lý. Đây chính là các “nút thắt” có thể gây lên tình trạng đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống NHTM. Chính vì vậy NHTW Thailand khuyến khích các ngân hàng thƣơng mại hợp nhất thông qua hình thức cung cấp vốn đối ứng cho bên mua lại các ngân hàng nhỏ và đứng ra bảo lãnh các khoản lỗ từ danh mục nợ xấu (sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro) trong các năm hoạt động đầu tiên. Bên cạnh đó, NHTW còn cung cấp vốn cho các ngân hàng thƣơng mại dƣới dạng cổ phần thông thƣờng và cổ phần ƣu đãi. Cụ thể, tái cấp vốn ở Thailand diễn ra dƣới sự bảo trợ của FIDF. FIDF đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng gặp khó khăn, khi chấp nhận một phạm vi rộng hơn của tài sản thế chấp hơn mức cho phép. Chính phủ ban hành 500 tỷ bath trái phiếu để trang trải nợ của FIDF. Lãi suất trên trái phiếu đƣợc đáp ứng từ ngân sách với khấu hao từ lợi nhuận BOT tƣơng lai. Các FIDF đã thực hiện trên một số ngân hàng khó khăn bằng 33 cách chuyển đổi các khoản vay của các ngân hàng này vào vốn cổ phần của nó. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan còn đƣa ra các gói tái cấp vốn, bằng cách hoặc là bơm vốn vào vốn cấp 1 của các ngân hàng khi họ thỏa mãn điều kiện về tỉ lệ đóng góp của các cổ đông cũng nhƣ các yêu cầu nghiêm ngặt của trích lập dự phòng và phân loại nợ. Kết quả việc xử lý nợ xấu của Thailand: Mô hình xử lý nợ xấu của Thailand theo phƣơng pháp sử dụng các AMC phân tán đã không đạt kết quả tốt chỉ đến năm 2011 TAMC đƣợc thành lập và hoạt động thật sự có hiệu quả. TAMC đã “hút” nợ xấu khỏi hệ thống tài chính và tập trung vào quản lý việc mua nợ xấu từ các ngân hàng. Đến năm 2004, TAMC đã tái cấu trúc đƣợc 767 tỷ baht nợ xấu, tƣơng đƣơng 98% tổng giá trị sổ sách của 777 tỷ baht đã nhận từ các tổ chức tài chính tƣ nhân và chính phủ. Chƣơng trình tái cấu trúc nợ tại Thailand liên quan tới hơn 15.000 chủ nợ. Mặt khác TAMC đã hỗ trợ các “con nợ” phục hồi hoạt động, tƣ vấn cho các doanh nghiệp đã trải qua quá trình tái cấu trúc nợ để họ có thể tiếp cận các nguồn tài chính bổ sung. Đặc biệt, khoảng 27 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thailand đã đƣợc hƣởng lợi lớn từ các hoạt động của TAMC. Song hành với việc xử lý nợ xấu Thailand còn tiến hành tái cấu trúc sáp nhập, hợp nhất tái cấp vốn cho vay đối hỗ trợ đối với các NHTM. Nhƣ vậy có thể khẳng định chỉ khi nào có sự tham gia của nhà nƣớc và đƣợc thực hiện một cách quyết liệt và phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp thì nợ xấu mới đƣợc giải quyết. 1.2.5.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Việc xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc là hết sức nhậy cảm, bởi vì nền kinh tế khi đó đã bị “tổn thƣơng”, hệ thống ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ. Việt Nam có một số điểm tƣơng đồng với một số quốc gia nhƣ nợ xấu của Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ khu vực các doanh nghiệp nhà nƣớc và nợ xấu cũng tập trung chủ yếu tại các NHTM nhà nƣớc và Trung Quốc đã thành lập 4 AMC tƣơng ứng với 4 NHTM nhà nƣớc để xử lý nợ. Còn tại Nhật Bản thì xử lý nợ xấu dựa trên hoạt động của 2 công ty là công ty mua bán nợ (RCC) và cơ quan tái thiết công nghiệp (IRCJ) Nhật Bản vừa tích cực mua nợ xấu của các NHTM đồng thời tái thiết các doanh 34 nghiệp đây đƣợc ví là xử lý nợ xấu đi bằng “2 chân” tạo lên các làn sóng M&A các TCTD tại Nhật Bản và giảm nợ xấu. Tại Thụy Điển với sự hỗ trợ tối đa từ Chính phủ bằng cả nguồn lực tài chính và cơ chế, quyền lực tối đa của 2 công ty mua bán nợ xấu là Securum và Retrieva, sự minh bạch trong xác định nợ xấu, sau một thời gian ngắn nợ xấu cũng đƣợc giải quyết một cách triệt để và nền kinh tế bƣớc vào giai đoạn phát triển ổn định. Còn tại Thailand việc xử lý nợ xấu chỉ thành công với mô hình xử lý nợ xấu tập trung và quá trình XLNX gắn liền với quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM theo hình thức khuyến khích các TCTD yếu kém, không đủ vốn ...là mắt xích quan trọng nếu xẩy ra đổ vỡ dây truyền tiến hành hợp nhất, sáp nhập. Nhƣ vậy thì sau khi xử lý nợ xấu hệ thống các TCTD mới hoạt động một cách “trơn tru” trong nền kinh tế. Qua kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Thailand thì một số bài học rút ra cho việc xử lý nợ xấu tại Việt Nam Quan điểm xử lý nợ xấu quyết liệt, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong đó phải hoàn thiện cơ sở pháp lý cho giải quyết nợ xấu. Muốn giải quyết đƣợc nợ xấu thì cơ quan quản lý nhà nƣớc phải có sự chỉ đạo quyết liệt, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó giải pháp xử lý nợ xấu theo cơ chế tập trung thành lập các AMC đƣợc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động. Các AMC sau khi đƣợc thành lập phải hoàn thiện đƣợc cơ sở pháp lý và đƣợc trao quyền và hỗ trợ tối đa trong việc xử lý nợ xấu, nhất là pháp luật liên quan đến xử lý TSĐB, đất đai. Mặt khác Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để xử lý hàng tồn kho và nợ xấu của ngân hàng, không để tình trạng vốn lòng vòng trong một số TCTD và công ty con. Nhanh chóng giải quyết những bất ổn trong hệ thống, khắc phục phân bổ vốn đầu tƣ chồng chéo, kém hiệu quả, nợ xấu mới tiếp tục gia tăng. Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề lớn, cần sự chỉ đạo quyết liệt, nhất quán, buộc thực hiện, đồng thời lộ trình đƣa ra phải rõ ràng, hợp lý và khả thi Minh bạch nợ xấu và tuân thủ các tiêu chuẩn xác định nợ xấu: Hiện nay có rất nhiều số liệu đánh giá về con số nợ xấu tại Việt Nam, mỗi một tổ chức lại có các đánh giá khác nhau nhƣng trên báo cáo tài chính các NHTM thì con số nợ xấu 35 tƣơng đối nhỏ ở mức trên, dƣới 3%. Nếu so sánh với khối lƣợng nợ xấu tại xác nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản thì tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam rất thấp. Tuy nhiên tại Việt Nam chƣa tuân thủ triệt để về tiêu chuẩn phân loại nợ xấu nhƣ thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ hay hệ thống công nghệ thông tin chƣa phát triển nên khó xác định một cách nhất quán nhóm nợ chính xác của một khách hàng tại nhiều TCTD. Mặt khác do áp lực về tiền lƣơng, thu nhập nên các TCTD cũng không ngần ngại trong việc che dấu nợ xấu để tránh phải trích lập DPRR. Do vậy muốn xử lý nợ xấu cũng khó xác định đƣợc số nợ xấu thực của hệ thống các TCTD để từ đó đƣa ra các giải pháp cho phù hợp. Tăng cường công tác thanh tra giám sát: Hệ thống thanh kiểm, giám sát chƣa thƣờng xuyên, chƣa sâu, rộng về lĩnh vực tín dụng, các dự án có số vốn lớn và rất phức tạp, môi trƣờng hoạt động có áp dụng CNTT cao nhƣng trang bị kiến thức và công nghệ cho đôi ngũ giám sát, thanh tra thực hiện nhiệm vụ còn chƣa phù hợp, chƣa đáp ứng yêu cầu, do đó hiệu quả kiểm tra, giám sát chƣa cao (hàng loạt các vụ án điển hình của NHTM chỉ vỡ ra và bị phanh phui trƣớc pháp luật thì hệ thống thanh tra giám sát mới biết). Do vậy để ngăn chặn tình trạng nợ xấu phát sinh thêm thì phải tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát. Phải có nguồn lực đủ mạnh để XLNX: Sau khi thành lập các AMC để xử lý nợ xấu tập trung thì một điều cần có cụ thể là vốn của các AMC, nguồn tài chính cho các AMC cũng nhƣ các cơ chế xử lý nợ xấu ở các nƣớc chủ yếu từ vốn tự có, vốn huy động, và vốn ƣu đãi trong quá trình hoạt động. Việc xử lý nợ xấu qua AMC mà không dùng nguồn ngân sách nhà nƣớc hay vay nợ bên ngoài là đặc thù ở Việt Nam. Do đó, hệ thống ngân hàng một mặt tiếp tục củng cố vững chắc thanh khoản, mặt khác tiếp tục xử lý nợ xấu bằng các nguồn lực tự có nhƣ dự phòng rủi ro, tái cơ cấu lại nợ. Đồng thời ban hàng loạt các quy định nhƣ chuẩn mực quản trị doanh nghiệp, chuẩn mực an toàn và quản lý rủi ro, chuẩn mực kế toán và phân loại tài sản. Mặt khác Chính phủ cũng cần có gải pháp tăng vốn điều lệ cho VAMC hoạt động mà Thụy Điển là một bài học sau khi xử lý nợ xấu, thanh lý các AMC thì Thụy Điển đã thu hồi đƣợc gần nhƣ toàn bộ số tiền đã dùng để xử lý nợ xấu 36 (khoảng 4% GDP). Khi thực hiện xử lý nợ xấu phải tiến hành phân loại nợ xấu theo ngành nghề và các loại TSĐB. Đối với một số ngành đặc trƣng nhƣ bất động sản, chứng khoán thì phải có các giải pháp riêng biệt. Đối với các ngành sản xuất phải căn cứ vào nhu cầu thị trƣờng, phƣơng án sản xuất kinh doanh, vay vốn của khách hàng để có thể tiếp tục cho vay vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh, mặt khác việc xử lý nợ xấu phải đi cùng với các giải pháp về tái cấu trúc hệ thống NHTM vì nếu không tái cấu trúc hệ thống NHTM thì các ngân hàng nhỏ, yếu, không đủ vốn hoạt động vẫn có nguy cơ gây ra đổ vỡ dây chuyền bất cứ lúc nào 37 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp nghiên cứu tình huống và một số phƣơng pháp nghiên cứu khác. Thông qua các phƣơng pháp này, luận văn xây dựng cơ sở lý luận vững chắc về các khái niệm về nợ xấu và phƣơng pháp XLNX trong các NHTM, ứng dụng những cơ sở lý luận này làm rõ thực trạng nợ xấu của các NHTM NN và phƣơng pháp XLNX, trên cơ sở đó đƣa ra các kiến nghị, giải pháp dành cho việc XLNX trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập số liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trƣớc từ quan sát và thực hiện) làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này dựa trên nguồn thông tin thứ cấp thu thập đƣợc từ những tài liệu nghiên cứu trƣớc đây để xây dựng cơ sở luận chứng để chứng minh giả thuyết. Trong đề tài, dữ liệu thứ cấp cần đƣợc thu thập và phân tích là những số liệu về tình hình nợ xấu của các NHTM NN và các biện pháp XLNX trong giai đoạn 2011-2013. Nguồn dữ liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính của các NHTM NN nhƣ Agribank; BIDV; MHB; VCB; Vietinbank đã đƣợc kiểm toán đƣợc bố trên mạng Internet, sách báo. Một số thông tin về nợ xấu của tín dụng nền kinh tế đƣợc công bố trên Website của NHNN để đánh giá mức độ ảnh hƣởng, tỷ trọng nợ xấu của các NHTM NN trong hệ thống NHTM. Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp nhƣ sau: - Đối với báo cáo tài chính của các NHTM NN Thu thập trên trang Web của các NHTM và liên hệ với các NHTM NN tiến hành thu thập các tài liệu bao gồm các báo cáo về nợ xấu và tình hình phân loại nợ trích lập dự 38 phòng và xử lý nợ xấu qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013 và các báo cáo về tình hình tái cấu trúc theo quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành đề án tái cấu trúc NHTM giai đoạn 2011-2015.. + Kiểm tra dữ liệu: Tính chính xác, tính thời sự và tính thích hợp. + Xử lý các dữ liệu theo mục đích và yêu cầu của luận văn. - Các báo cáo ngành, số liệu của các cơ quan thống kê tình hình kinh tế xã hội: Để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty, tác giả còn sử dụng các Báo cáo của NHNN về tình hình nợ xấu của hệ thống NHTM; số liệu bình quân về nợ xấu; các báo cáo thống kê về tình hình kinh tế nhƣ về tốc độ tăng trƣởng GDP; chỉ số lạm phát CPI, các báo cáo của Tổng cục thống kê về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong nƣớc giai đoạn 2011 - 2013. Các báo cáo này đƣợc tác giả thu thập chủ yếu trên các trang web có liên quan. - Các báo cáo, luận văn của các tác giả khác (tình hình nghiên cứu) Các luận văn của các tác giả khác có đề cập trong luận văn đƣợc thu thập tại hệ thống thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, các tài liệu, thông tin liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp và các số liệu, dữ liệu đƣợc thu thập từ các trang web điện tử có liên quan. Các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nhƣ Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí khoa học - Đào tạo Ngân hàng, Tạp chí tài chính...; Các bài báo, các công trình nghiên cứu, các kỷ yếu hội thảo; Các luận văn thạc sỹ, luận án Tiến sỹ đƣợc nêu trong phần Tổng quan của Luận văn. Các bài báo nƣớc ngoài nghiên cứu về kinh nghiệm xử lý nợ xấu; 2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu thứ cấp Để xử lý đƣợc các số liệu thứ cấp thu thập đƣợc, luận văn sử dụng các phƣơng pháp phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp tổng hợp phân tích, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp đồ thị, nghiên cứu tình huống tƣơng tự... và công cụ Excel để tính toán. 39 - Phương pháp phân tích. Phƣơng pháp phân tích bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng về nợ xấu và tình hình XLNX của các NHTM; Khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo các hƣớng khác nhau nhƣ: theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh. Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ ảnh hƣởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng nhƣ xem xét độ thực hiện và kết quả đạt đƣợc trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận; Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo bộ phận cấu thành giúp chúng ta đánh giá đƣợc chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phận từ đó đƣa ra nhứng nhận xét có tính sát thực nhất; Trong đề tài, tác giả tập trung phân tích bối cảnh kinh tế Việt Nam chỉ ra nguyên nhân phát sinh các khoản nợ xấu; thực trạng các khoản nợ xấu; phân tích các phƣơng pháp xử lý nợ xấu tại các NHTM NN, nhƣ phƣơng pháp trích lập DPRR; cơ cấu lại doanh nghiệp vay vốn; bán nợ xấu cho VAMC; tăng vốn điều lệ; sáp nhập các TCTD.. để từ đó chỉ ra các hạn chế trong công tác XLNX và đƣa ra các khuyến nghị phù hợp về phƣơng pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam; - Phương pháp so sánh. Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích; Để áp dụng phƣơng pháp so sánh và phân tích, trƣớc hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳ thuộc và mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh đƣợc chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích đƣợc chọn là kỳ thực hiện.. Đề tài lấy các chỉ tiêu của năm liền trƣớc là 40 chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2011, 2012, 2013 là chỉ tiêu phân tích đƣợc so sánh với chỉ tiêu gốc của năm cơ sở tƣơng ứng; Mục tiêu của việc so sánh là nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích; Mức biến động tuyệt đối là kết quả của việc so sánh trị số của hai chỉ tiêu của kỳ thực tế với kỳ gốc; Mức biến động tƣơng đối là kết quả so sánh trị số chỉ tiêu của kỳ này với kỳ gốc, nhƣng đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu liên quan, mà chỉ tiêu này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích; Luận văn thực hiện việc so sánh nợ xấu các NHTM NN trong giai đoạn 2011- 2013 nhằm thấy đƣợc tốc độ phát sinh nợ xấu (đánh giá về cả số tuyệt đối và tƣơng đối), so sánh các phƣơng pháp xử lý nợ xấu của đang thực hiện tại các NHTM NN để thấy trong bối cảnh tái cấu trúc hiện nay theo Quyết định 254/QĐTTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 của Thủ tƣớng Chính phủ. Trong đó biện pháp xử lý nợ xấu nào đang đƣợc thực hiện mang lại kết quả khả quan từ đó đề xuất một số ý kiến cho vấn đề xử lý nợ xấu. - Phương pháp thống kê. Sử dụng phƣơng pháp Thống kê, thu thập số liệu về các biện pháp mà các NHTM NN đã XLNX nhƣ việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để XLNX, đƣa nợ xấu ra ngoại bảng, các trƣờng hợp cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp của các NHTM NN theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN; các trƣờng hợp tăng vốn điều lệ hay XLNX thông qua việc phát mại TSĐB của khách hàng không trả đƣợc nợ cho các NHTM. - Phương pháp đồ thị. Phƣơng pháp đồ thị nhằm phản ánh trực quan các số liêu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị. Qua đó, mô tả xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong một tổng thể. Với ý nghĩa đó, luận văn sử dụng các biểu đồ nhằm phản ánh diễn biến nợ xấu của các NHTM NN qua các giai đoạn nghiên cứu nhằm so sánh, minh họa và làm rõ thực trạng các vấn đề nghiên cứu; 41 - Phương pháp nghiên cứu tình huống. Sử dụng phƣơng pháp tình huống áp dụng nghiên cứu các mô hình xử lý nợ xấu tại một số quốc gia trên thế giới nhƣ Nhật Bản; Trung Quốc; Thụy Điển, với các tình huống xử lý nợ của các quốc gia đi trƣớc trong các giai đoạn nhất định, việc xử lý nợ xấu tại mỗi quốc gia mang một tính chất riêng biệt, trong một điều kiện hoàn cảnh cụ thể, một thể chế chính trị khác nhau, nhƣng tựu chung lại các quốc gia đều có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam để thấy đƣợc quá trình xử lý nợ xấu và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc XLNX của các NHTM NN tại Việt Nam. 42 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM NN VÀ VIỆC XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG BỐI CẢNH TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM 3.1. Thực trạng nợ xấu các NHTM NN 3.1.1. Tình hình kinh tế Việt Nam sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 Nền kinh tế Việt Nam sau một giai đoạn dài phát triển và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan trong giai đoạn trƣớc năm 2008, nhƣ GDP năm 2005 tăng trƣởng đạt 8,4%; năm 2006 tăng trƣởng đạt 8,23%; năm 2007 tăng trƣởng đạt 8,46%. Các thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng bất động sản đều tăng trƣởng mạnh, giá nhà đất từ năm 2003 đến năm 2006 đã tăng thêm 31,6%; thị trƣờng chứng khoán tăng liên tục với sự chạm ngƣỡng 300 điểm đầu năm 2006, và luôn giữ mức 1000 điểm đầu năm 2007; kết quả là trong gian đoạn 2006-2007, thị trƣờng chứng khoán và bất động sản sôi động, tấp nập chƣa từng thấy trong lịch sử; trong khi đó dƣ nợ tăng trƣởng tín dụng liên lục tăng và đạt ở mức cao, cụ thể: tăng trƣởng tín dụng năm 2005 đạt 19,2%; năm 2006 tăng trƣởng đạt mức 21,4%; năm 2007 tăng trƣởng đạt mức 51,54 % đánh dấu một mức tăng kỷ lục. Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính cho vay dƣới chuẩn tại Mỹ mà đỉnh điểm là hàng loạt các ngân hàng, các công ty tài chính phá sản trong năm 20072008, điển hình là: Lehman Brothers phá sản, Bear Sterrns và Merill Lynch bị thâu tóm, Morgan Stanley và Goldman Sachs phải chuyển đổi sang mô hình ngân hàng tổng hợp (bank holding company). Tính đến ngày 31/12/2008, số NHTM của Mỹ phải đóng cửa đã lên tới con số 25 ( Năm 2007 chỉ có 3 ngân hàng bị ngƣng hoạt động). Cuộc khủng hoảng từ Mỹ sau đó lan rộng ra trên toàn cầu nhƣ một “vết dầu loang” và Việt Nam không là một ngoại lệ của “cơn bão tài chính” quét qua, khi mà nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Sau năm 2008, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, bắt đầu từ thị trƣờng chứng khoán với cú sốc sau sự kiện của Lehman Brothers phá sản, thị trƣờng chứng khoán liên tục có những phiên giảm điểm, so sánh thời điểm tháng 9/2008 và tháng 9/2009 chỉ số chứng khoán (VN index và HASTC index) đã giảm 43 trên 34%; thị trƣờng bất động sản sau một thời gian tăng trƣởng nóng thì “bong bóng” bất động sản bắt đầu có dấu hiệu vỡ, nguồn tiền đầu tƣ vào bất động sản từ thị trƣờng chứng khoán bị cắt đứt. Kết quả là đến cuối năm 2008 thị trƣờng nhà đất đã mất hơn 30% giá trị so với thời điểm của những cơn sốt đất. Mặt khác sau một thời gian dài duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức cao, Chính phủ đã thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt đƣợc áp dụng vào giữa năm 2008, NHNN liên tục “hút tiền” qua các kênh của thị trƣờng mở đã khiến lƣợng tiền trong lƣu thông bị hạn chế, nhu cầu thanh khoản của các thành phần kinh tế vẫn tăng, khiến lãi suất huy động của các ngân hàng tăng mạnh từ cuối quý 2/2008, dao động từ 16-18% và lãi suất đối với các khoản cho vay từ 20-21%. Đặc biệt các khoản huy động kỳ hạn ngắn có lãi suất rất cao và tùy thuộc vào từng ngân hàng để thu hút vốn. Bắt đầu vào khoảng giữa năm 2008 các ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản và các ngân hàng này khởi động cuộc đua lãi suất, đƣa lãi suất liên ngân hàng, vay qua đêm có thời điểm lên mức kỷ lục trên 37%/năm và nhiều ngân hàng trong nhóm này sẵn sàng huy động tại thị trƣờng I với lãi suất từ 19%-20%/năm. Hệ thống ngân hàng bị thiếu thanh khoản trong nhiều tháng, nhƣng chỉ số CPI vẫn “nhẩy múa”, năm 2008 chỉ số CPI tăng 19,89%; năm 2009 tăng 6,52%; năm 2010 tăng 11,75%; năm 2011 tăng 18,58%... Việt Nam phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính. Biểu 3.1: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng, GDP, CPI giai đoạn 2005-2013 Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê, 2013 và tác giả tự tổng hợp 44 Thị trƣờng bất động sản và thị trƣờng chứng khoán trải qua những tác động tiêu cực trong một thời gian dài đã trở nên trì trệ và kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tƣ (đến thời điểm 2011-2013). Đã có những lần có những cơn sốt nhẹ xảy ra, tạo kì vọng cho sự hồi phục nhƣng đó chỉ là những ảo tƣởng. Một hiện thực đƣợc phơi bày đó là sự suy thoái đã bộc lộ, những sự thật về 2 thị trƣờng chứng khoán, bất động sản cũng nhƣ hệ thống tài chính và của cả nền kinh tế: tăng trƣởng bong bóng, đi vay nhiều, đòn bẩy dài, đầu tƣ theo hiệu ứng bầy đàn, các ngân hàng hám lợi, các doanh nghiệp đầu tƣ không hiệu quả, hàng tồn kho tăng cao, quản lý của Nhà nƣớc yếu kém… Đó mới chính là những vấn đề thực sự của các thị trƣờng mà các doanh nghiệp, ngân hàng, Nhà nƣớc, hay chính các chủ đầu tƣ cần xem lại. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu tại các NHTM tăng cao đột biến trong giai đoạn hiện nay. 3.1.2. Nợ xấu các NHTM NN giai đoạn 2011-2013 Hệ thống NHTM NN tại Việt Nam bao gồm 5 NHTM là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank); Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (VCB); Ngân hàng Nhà phát triển đồng bằng Sông Cửu Long (MHB). Dƣ nợ đến 31/12/2013 các NHTM NN chiếm 47,1% thị phần toàn hệ thống; lợi nhuận cả khối NHTM NN năm 2013 đạt 16.095 tỷ đồng, với vai trò của mình các NHTM Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế và trong hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. Biểu 3.2: Thị phần dƣ nợ tín dụng của các NHTM NN năm 2013 Nguồn: Số liệu được thu thập trên Website NHNN, 2014 45 - Quy mô và hoạt động của các NHTM NN Agribank là NHTM NN có quy mô tài sản- nguồn vốn, hệ thống mạng lƣới rộng khắp trên cả nƣớc, đến 31/12/2013 cơ cấu Agribank gồm có Trụ sở chính và 92 Chi nhánh loại I (bao gồm 01 Sở giao dịch); 51 Chi nhánh loại II và 791 Chi nhánh loại III; 02 Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện tại Miền Trung và tại Miền Nam; 05 công ty con sở hữu 100% vốn điều lệ; 04 công ty con sở hữu nhỏ hơn 100% vốn điều lệ; 04 công ty liên doanh liên kết; 11 đơn vị đầu tƣ góp vốn cổ phần; vốn điều lệ là 26.078 tỷ đồng; dƣ nợ cho vay đạt 535.921 tỷ đồng. Agribank còn là ngân hàng đi đầu trong việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cho vay đối với các hộ gia đình sản xuất vừa và nhỏ, dƣ nợ các món vay từ 10 đến 50 triệu đồng không cần tài sản thế chấp, còn các HTX là nghề truyền thống hay cung cấp cây, con giống có thể đƣợc vay từ 100- 500 triệu không có TSĐB. Các món vay còn lại tài sản đảm bảo một phần hoặc toàn bộ. Vietinbank là NHTM NN có cơ cấu tổng tài sản-nguồn vốn, và hệ thống mạng lƣới lớn thứ 2 trong hệ thống NHTM NN tại Việt Nam. Tính đến 31/12/2013: Vietinbank 150 Chi nhánh (trong đó có 3 Chi nhánh tại nƣớc ngoài, có 7 công ty con, Hội sở chính, Sở giao dịch, 3 đơn vị sự nghiệp, 2 văn phòng đại diện) đƣợc trải rộng trên địa bàn trong cả nƣớc, vốn điều lệ đạt 37.234 tỷ đồng, đến thời điểm hiện tại đây là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam sau khi thực hiện thành công 2 đợt phát hành cổ phiếu cho Bank of Tokyo- Mitsubishi và các cổ đông hiện hữu trong năm 2013. Dƣ nợ cho vay đạt 376.288 tỷ đồng. Vietinbank thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lính lực công nghiệp và thƣơng mại là chủ yếu, trong đó việc yêu cầu các khách hàng vay vốn đƣợc đảm bảo bằng một phần TSĐB hoặc toàn bộ món vay đƣợc đảm bảo bằng TSĐB. BIDV là NHTM NN có quy mô tổng tài sản- nguồn vốn và mạng lƣới lớn thứ 3 tại Việt Nam. Đến 31/12/2013 BIDV có 127 chi nhánh và Sở giao dịch, 5 công ty con, 6 công ty liên doanh và 2 công ty liên kết đƣợc phân bổ rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nƣớc, vốn điều lệ đạt 28.112 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay đạt 373.269 tỷ đồng. Hiện nay đối tƣợng cho vay của BIDV các doanh nghiệp thực hiện các dự 46 án lớn, cho vay dài hạn, hoặc tham gia vào những dự án cho vay đồng tài trợ. Ngoài ra do nhu cầu mở rộng mạng lƣới BIDV cũng mở rộng hệ thống bán lẻ cho vay các hộ sản xuất và các cá nhân có nhu cầu vay vốn. Vietcombank là NHTM NN có quy mô tổng tài sản- nguồn vốn là 468.994 tỷ đồng và mạng lƣới lớn thứ 4 tại Việt Nam. Đến 31/12/2013 Vietcombank có 01 Hội sở chính, 01 Sở giao dịch, 78 chi nhánh, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nƣớc ngoài, 3 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết và một văn phòng đại diện tại Singapore, vốn điều lệ đạt 23.174 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay đạt 274.314 tỷ đồng. Hiện nay VCB có một lƣợng khách hàng rất lớn hoạt động trong với thế mạnh cho vay các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trải rộng trên địa bàn cả nƣớc. MHB là NHTM NN có quy mô tổng tài sản - nguồn vốn và mạng lƣới nhỏ nhất tại Việt Nam. MHB chính thức hoạt động theo mô hình TMCP kể từ ngày 14/08/2012. Đến 31/12/2013 tổng tài sản-nguồn vốn của MHB là 38.410 tỷ đồng. MHB có 01 Văn phòng đại diện tại Hà Nội, 01 Sở giao dịch, 01 Trung tâm thẻ, 02 Công ty con và 31 chi nhánh, vốn điều lệ đạt 3.369 tỷ đồng, dƣ nợ cho vay đạt 26.893 tỷ đồng. MHB chủ yếu hoạt động cho vay khu vực các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn cho vay ƣu tiên các lĩnh vực nông-lâm-ngƣ-diêm nghiệp. Hiện nay MHB cũng chủ động mở rộng địa bàn hoạt động và đối tƣợng phục vụ là các doanh nghiệp, các nhân, hộ gia đình trên địa bàn cả nƣớc, mở rộng lĩnh vực cho vay đầu tƣ vào các một số ngành kinh tế. - Tình hình thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR của các NHTM NN. Theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, đƣợc sửa đổi bổ sung tại Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của NHNN nợ của các TCTD đƣợc phân loại dựa trên cả 2 phƣơng pháp định lƣợng và định tính. NHNN cho phép các ngân hàng lựa chọn 1 trong 2 phƣơng pháp tùy theo khả năng và điều kiện thực hiện của từng ngân hàng. Chính vì vậy, có ngân hàng xác định tỷ lệ nợ xấu theo phƣơng pháp định lƣợng, có ngân hàng theo phƣơng pháp định tính. Trong đó, phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính đƣợc đánh giá là phƣơng pháp phân loại nợ phát huy hiệu quả hơn, giúp cho TCTD có đầy đủ cơ sở để đánh giá tiềm lực và khả năng thanh 47 toán nợ của khách hàng một cách chính xác và đầy đủ hơn và tùy vào “khẩu vị rủi ro” của TCTD. Các ngân hàng áp dụng phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính, theo Điều 7 của Quyết định 493, phân loại nợ theo việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng bao gồm Agribank; BIDV; MHB; Vietcombank. Theo đó việc chấm điểm dựa trên một số tiêu chí nhƣ: lợi nhuận sau thuế, khả năng thanh toán của khách hàng, tỷ suất tự tài trợ, tỷ lệ nợ xấu, một số tiêu chí định tính nhƣ nghề nghiệp của lãnh đạo, mức độ vi phạm pháp luật, triển vọng phát triển của ngành nghề kinh doanh... Tƣơng ứng với mỗi chỉ tiêu khách hàng sẽ đƣợc xếp các mức (A, B;C..). Tổng hợp các chỉ tiêu trên sẽ đƣa ra kết quả xếp hạng cuối cùng của từng khách hàng, mỗi khách hàng sẽ đƣợc hƣởng một chính sách tín dụng tƣơng ứng với hạng đƣợc xếp loại nhƣ đối với khách hàng đƣợc xếp loại A thì đƣợc xem xét cho vay không có TSĐB, hay khách hàng loại B đƣợc xem xét cho vay có TSĐB là 50%. Còn Vietinbank thực hiện phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng, theo Điều 6 của Quyết định 493, theo đó căn cứ vào số ngày quá hạn của món vay/lãi vay mà Ngân hàng có thể xếp loại tín dụng cho khách hàng vào các nhóm nợ cụ thể . Đối với việc trích lập DPRR thì các NHTM NN đều căn cứ vào Quyết định 493 để trích theo đó DPRR đƣợc trích cho các nhóm nợ tƣơng ứng. Đánh giá tình hình nợ xấu giai đoạn 2011-2013 tại các NHTM NN nhƣ sau: Bảng 3.1. Số liệu nợ xấu các NHTM NN giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: tỷ đồng/% Tên Ngân hàng Agribank BIDV VCB Vietinbank MHB Toàn khối Năm 2011 Tuyệt đối Tỷ lệ Năm 2012 Tuyệt đối Tỷ lệ Năm 2013 Tuyệt đối Tỷ lệ 26.933.436 6,07% 33.796.223 6,94% 30.607.189 5,71% 8.122.689 2,96% 9.160.991 2,92% 8.839.367 2,37% 4.257.959 2,03% 5.791.307 2,40% 7.476.360 2,73% 2.204.171 0,75% 4.889.951 1,47% 3.770.293 1,00% 531.599 2,32% 737.580 2,99% 714.368 2,66% 42.049.854 3,38% 54.376.052 3,88% 51.407.577 3,24% Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM NN các năm 2011-2013 Theo bảng 3.1 ta thấy. Tỷ lệ nợ xấu toàn khối năm 2011 là 3,38% tƣơng ứng 42.049 tỷ đồng nợ xấu, năm 2012 là 3,88% tƣơng ứng 54.376 tỷ đồng nợ xấu, năm 48 2013 số lƣợng nợ xấu đã giảm xuống còn 3,24% tƣơng ứng số nợ xấu là 51.407 tỷ đồng nợ xấu. So với tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống do NHNN công bố năm 2011 giao động trong khoảng 3,6-3,8%; năm 2012 là 4,08%; năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống tăng mạnh các tháng trong năm nhƣ trong tháng 5/2013 tỷ lệ nợ xấu là 4,65% và đến cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 3,79%. Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của khối các NHTM NN vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của cả nền kinh tế. Diễn biến của nợ xấu cúng tƣơng ứng diễn biến nợ xấu của toàn nền kinh tế khi mà nợ xấu trong năm 2011; 2012 và các tháng trong năm 2013 tăng mạnh. Nhƣng đến cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh do các TCTD đã chủ động dùng DPRR để xử lý nợ xấu và một khối lƣợng nợ xấu khá lớn đã đƣợc chuyển sang Công ty quản lý tài sản VAMC khi các TCTD thực hiện bán nợ xấu theo quy định của NHNN cụ thể diễn biến nợ xấu tại các NHTM NN nhƣ sau. Trong năm 2011-2013 tỷ lệ nợ xấu của Agribank giảm từ 6,07% năm 2011 xuống còn 5,71% năm 2013 nhƣng khối lƣợng nợ xấu của Agribank lại tăng từ 26.933 tỷ đồng năm 2011 tăng lên mức 30.607 tỷ đồng, tỷ trọng các nhóm nợ cũng liên tục thay đổi, khối nợ xấu đƣợc dịch chuyển từ các khoản nợ nhóm 3 sang các khoản nợ nhóm 5. Đáng báo động hơn tỷ trọng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) trong khối lƣợng nợ xấu của Agribank. Dƣ nợ cho vay của Agribank tập trung vào một số ngành lớn nhƣ: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (23,5%); công nghiệp, chế biến chế tạo 14,27%; bán buôn bán lẻ, sửa chữa (24,7%); xây dựng 15,8 (%); hoạt động kinh doanh bất động sản (12,9%); Tỷ lệ nợ xấu tập trung ở một số ngành nhƣ xây dựng, kinh doanh bất động sản và công nghiệp chế tạo. Điều này cho thấy nhà bank này đang gặp áp lực rất lớn từ nợ xấu, điều này có thể ảnh hƣởng đến quá trình tái cấu trúc của chính Agribank cũng nhƣ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh và đây là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc lớn nhất và có mức độ ảnh hƣởng đến quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM và các DNNN. Đối với Vietinbank tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,75% năm 2011 lên 1% năm 2013, nhƣng khối lƣợng nợ xấu lại giảm 301 tỷ đồng điều này đƣợc giải thích là trong 49 năm 2013 Vietinbank đã tăng vốn điều lệ từ 26.271 tỷ đồng lên mức 37.234 tỷ đồng, tổng dƣ nợ năm 2013 đạt 376.288 tỷ đồng, trong đó khối lƣợng nợ nhóm 1, nhóm 2 tăng 44.053 tỷ đồng so với năm 2012. Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của Vieinbank chỉ tăng nhẹ trong năm 2012 và đến 2013 đã giảm cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối, điều này có thể thấy khả năng quản trị và xử lý nợ xấu của Vietinbank trong giai đoạn này khá tốt. Dƣ nợ của Vietinbank tập trung vào một số ngành nhƣ: Nông nghiệp và thủy sản 3%; Công ghiệp khai khoáng và chế tạo 33,9%; Sản xuất và phân phối điện 6,8%; khai khoáng 6,6%; xây dựng 7,1%; kinh doanh bất động sản 6,6%. Tỷ lệ nợ xấu tập trung vào các ngành nhƣ khai khoáng; xây dựng; kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế tạo. Đây cũng là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu đƣợc công bố theo báo cáo tài chính thấp nhất trong hệ thống NHTM VN. Đối với BIDV diễn biến nợ xấu của BIDV tăng đáng kể tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn nhỏ hơn 3% (năm 2011 là 2,96%, năm 2012 là 2,92%, năm 2013 là 2,37%) mức độ nợ xấu có thể chấp nhận đƣợc theo thông lệ quốc tế, khối lƣợng nợ xấu cũng tăng cả về số tuyệt đối, cho dù trong năm 2013 BIDV có tăng vốn điều lệ và tăng trƣởng dƣ nợ. Cơ cấu các nhóm nợ xấu có sự dịch chuyển giữa các nhóm nợ, tỷ trọng các nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn tăng nhanh có sự dịch chuyển, nợ nhóm 3 và nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn, nợ nhóm 4 chỉ chiếm một tỷ trọng tƣợng đối nhỏ trong tổng khối lƣợng nợ xấu. Đáng chú ý là tại 31/12/2013 nợ nhóm 5 chiếm tới 48% tổng khối lƣợng nợ xấu toàn ngân hàng. Dƣ nợ của BIDV tập trung vào một số ngành nhƣ sau: Nông nghiệp và thủy sản 4,89%; Công nghiệp khai khoáng và chế tạo 21,67%; Sản xuất và phân phối điện 8,99%; xây dựng 14,3%; bán buôn bán, bán lẻ, sửa chữa ôtô, xe máy 22,6%; kinh doanh bất động sản 7,13%. Tỷ lệ nợ xấu tập trung vào các ngành nhƣ: xây dựng; kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế tạo, bán buôn bán lẻ. Trong quá trình tái cơ cấu thì đây sẽ là áp lực đối với ngân hàng. BIDV sẽ phải tăng cƣờng các biện pháp xử lý nợ xấu (mặc dù tỷ lệ nợ xấu ở mức 3% có thể chấp nhận đƣợc), trong tƣơng lai ngân hàng sẽ phải dùng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu phát sinh, điều này sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của BIDV trong năm 2014. 50 Đối với nợ xấu của Vietcombank diễn biến nợ xấu của Vietcombank tăng thấp tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn nhỏ hơn 3% (năm 2011 là 2,03%, năm 2012 là 2,4%, năm 2013 là 2,73%), khối lƣợng nợ xấu cũng tăng cả về số tuyệt đối. Cơ cấu các nhóm nợ xấu có sự dịch chuyển giữa các nhóm nợ, tỷ trọng các nhóm nợ có độ rủi ro cao chiếm tỷ trọng lớn hơn.có sự dịch chuyển tƣơng đối đồng đều giữa các nhóm nợ và khối lƣợng nợ xấu đƣợc tuần tự chuyển từ các nhóm nợ có độ rủi ro thấp, sang nhóm nợ có độ rủi ro cao. Tuy nhiên nợ nhóm 3 và nợ nhóm 5 vẫn chiếm tỷ trọng lớn, nợ nhóm 4 chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng khối lƣợng nợ xấu. Dƣ nợ của Vietcombank tập trung vào một số ngành nhƣ sau: Nông nghiệp và thủy sản 2,25%; Công nghiệp khai khoáng và chế tạo 34,25%; Sản xuất và phân phối điện 6,26%; xây dựng 5,61%; thƣơng mại dịch vụ 29,46%; khai khoáng 6,55%. Tỷ lệ nợ xấu tập trung vào các ngành nhƣ: xây dựng; công nghiệp chế tạo, bán buôn bán lẻ. Điều này cho thấy có thể có nhiều khoản nợ đƣợc chuyển thẳng từ nhóm 3 sang nợ nhóm 5 khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và doanh nghiệp đã mất khả năng trả nợ. Đối với nợ xấu của MHB tình hình diễn biến nợ xấu của MHB năm 2011 là 2,32%, năm 2012 là 2,99%, năm 2013 là 2,66%, khối lƣợng nợ xấu cũng tăng cả về số tuyệt đối. Cơ cấu các nhóm nợ xấu có sự dịch chuyển giữa các nhóm nợ, tỷ trọng các nhóm nợ có độ rủi ro cao chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng khối lƣợng nợ xấu, có sự dịch chuyển tƣơng đối đồng đều giữa các nhóm nợ và khối lƣợng nợ xấu đƣợc chuyển từ các nhóm nợ có độ rủi ro thấp, sang nhóm nợ có độ rủi ro cao. Có thể nói rằng tỷ lệ nợ xấu của MHB vẫn thuộc nhóm an toàn (nhỏ hơn mức 3% theo thông lệ quốc tế). Dƣ nợ của MHB tập trung vào một số ngành nhƣ sau: Nông nghiệp và thủy sản 11,1%; Công nghiệp khai khoáng và chế tạo 5,4%; xây dựng 19%; thƣơng mại dịch vụ, sửa chữa các động cơ nhỏ 31%; kinh doanh bất động sản 6,7%; hoạt động tài chính 8,6%; hoạt động dịch vụ hộ gia đình 9,4%. Tỷ lệ nợ xấu tập trung vào các ngành nhƣ: xây dựng; bán buôn bán lẻ; tài chính. Trong những năm qua tỷ lệ nợ xấu của MHB tăng do nền kinh tế chƣa thoát khỏi khủng hoảng. Mặt khác, có một phần nợ xấu tích lũy qua nhiều năm, đủ điều kiện đƣa ra ngoại bảng sau khi đã 51 trích lập dự phòng, nhƣng vì MHB muốn tăng cƣờng thu nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ lên để trong nội bảng. Qua đó có thể thấy mức độ an toàn của MHB hoàn toàn có thể kiểm soát đƣợc tình hình và trích lập DPRR theo đúng quy định. Bảng 3.2. Cơ cấu khoản nợ xấu giai đoạn 2011-2013 của các NHTM NN. Đơn vị tính: triệu đồng/% Nhóm nợ So sánh năm 2012/2011 Tuyệt đối So sánh năm 2013/2011 Tỷ lệ Tuyệt đối Tỷ lệ Nhóm 3 3.705.253 29% (5.731) -0,3% Nhóm 4 (2.026.391) -19% (4.080.985) -38% Nhóm 5 10.647.336 57% 13.444.439 72% Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM NN các năm 2011-2013 Thực hiện so sánh để thấy cơ cấu của các khoản nợ xấu cũng nhƣ việc dịch chuyển của các khoản nợ xấu đi từ các khoản nợ có độ rủi ro thấp hơn (nợ nhóm 3, nhóm 4) dần chuyển sang các khoản nợ có độ rủi ro cao hơn (nợ nhóm 5). Xét toàn khối ta thấy trong năm 2012 so với năm 2011 nợ nhóm 3 tăng 29% tƣơng ứng tăng 3.705 tỷ đồng. Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ nhóm 3 biến động mạnh là Agribank; BIDV; Vietcombank, nợ nhóm 3 là 6.233 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,4% khối lƣợng nợ xấu, so với năm 2011 tỷ trọng nợ nhóm 3 không đổi tuy nhiên khối lƣợng nợ xấu lại tăng lên 1.306 tỷ đồng. Năm 2013 nợ nhóm 3 là 5.298 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,3% khối lƣợng nợ xấu, so với năm 2012, tỷ trọng nợ nhóm 3 giảm 1,1% tƣơng ứng khối lƣợng nợ nhóm 3 giảm 934 tỷ đồng; tại của BIDV nợ nhóm 3 năm 2012 là 5.857 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72% khối lƣợng nợ xấu của BIDV, so với năm 2011 tỷ trọng nợ nhóm 3 tăng 7%, tƣơng ứng với khối lƣợng nợ xấu tăng 612 tỷ đồng. Năm 2013 nợ nhóm 3 của BIDV là 3.946 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45% khối lƣợng nợ xấu, so với năm 2012, tỷ trọng nợ nhóm 3 giảm 27% tƣơng ứng khối lƣợng nợ nhóm 3 giảm 1.910 tỷ đồng; tại Vietcombank năm 2012 nợ nhóm 3 của là 3.126 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54% khối lƣợng nợ xấu của Vietcombank, so với năm 2011 tỷ trọng nợ nhóm 3 tăng 24,5%, tƣơng ứng với khối lƣợng nợ xấu tăng 1.868 tỷ đồng. Năm 2013 nợ nhóm 3 của Vietcombank là 2.713 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,3% 52 khối lƣợng nợ xấu, so với năm 2012, tỷ trọng nợ nhóm 3 giảm 18,2% tƣơng ứng khối lƣợng nợ nhóm 3 giảm 412 tỷ đồng. Nhƣ vậy có thể khẳng định các Ngân hàng đều có số lƣợng nợ nhóm 3 tƣơng đối lớn tại thời điểm năm 2012, tuy nhiên xét cả về tỷ trọng và khối lƣợng nợ xấu thì cuối năm 2013 tỷ lệ nợ nợ xấu nằm trong nợ nhóm 3 của các ngân hàng đều giảm mà chuyển sang nợ nhóm 5. Sự biến động của các khoản nợ thuộc nợ nhóm 5 cao bất thƣờng, một số ngân hàng có sự biến bộ đó bao gồm: Agribank; BIDV và Vietcombank. Đối với Agribank Nợ nhóm 5, năm 2012 đạt 22.808 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 67,4% khối lƣợng nợ xấu, so với năm 2011 tỷ trọng nợ xấu tăng 20,4%, khối lƣợng nợ xấu tăng tƣơng ứng là 10.140 tỷ đồng. Năm 2013 khối lƣợng nợ nhóm 5 giảm không đáng kể và đạt 22.441 tỷ đồng, nhƣng tỷ trọng nợ nhóm 5 đạt 73,3%, so với năm 2012 tỷ trọng nợ nhóm 5 tăng 5,9%. Đối với BIDV nợ nhóm 5, năm 2012 là 1.451 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18% khối lƣợng nợ xấu của BIDV, so với năm 2011 tỷ trọng nợ xấu giảm 12%, tƣơng ứng khối lƣợng nợ xấu giảm là 1.006 tỷ đồng. Năm 2013 nợ nhóm 5 là 4.209 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48% khối lƣợng nợ xấu của BIDV, so với năm 2012 tỷ trọng nợ nhóm 5 tăng 30% tƣơng ứng khối lƣợng nợ xấu tăng 2.757 tỷ đồng. Đối với Vietcombank Nợ nhóm 5, năm 2012 là 1.451 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25,1% khối lƣợng nợ xấu của Vietcombank, so với năm 2011 tỷ trọng nợ xấu giảm 30%, tƣơng ứng khối lƣợng nợ xấu giảm là 895 tỷ đồng. Năm 2013 nợ nhóm 5 là 2.792 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,4% khối lƣợng nợ xấu của Vietcombank, so với năm 2012 tỷ trọng nợ nhóm 5 tăng 12,3% tƣơng ứng khối lƣợng nợ xấu tăng 1.341 tỷ đồng. Qua phân tích báo cáo tài chính của các NHTM NN trong giai đoạn 20112013 cho thấy, nợ xấu trong năm 2011, 2012 tăng cao, nhƣng đến 2013 lại có chiều hƣớng giảm. Điều này có thể giải thích là do trong năm 2013 các NHTM NN thực hiện Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng" đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 843/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính Phủ, các NHTM NN đã tích cực xử lý nợ xấu bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ: cơ cấu lại nợ; tích cự thu hồi nợ xấu; xử lý TSĐB; bán nợ; sử dụng quỹ dự phòng để xử lý nợ...Bƣớc 53 đầu đã đƣa tỷ lệ nợ xấu của các NHTM giảm so với thời điểm tháng 6/2013 khi tỷ lệ nợ xấu bình quân của cả khối NHTM NN khoảng 3,75%. Mặt khác, tỷ trọng nợ nhóm 5 thƣờng chiếm tỷ trọng lớn (từ 30% - 60%) trong tổng khối lƣợng nợ xấu cho thấy, chất lƣợng tín dụng các NHTM NN đang thực sự có vấn đề đáng lo ngại. Việc đánh giá chất lƣợng tín dụng đƣợc trình bày ở trên là theo đánh giá của bản thân các NHTM NN đƣợc trình bày trên BCTC. Các khoản nợ xấu còn đƣợc xem xét trên nhiều khía cạnh, chúng ta xem xét tới các khoản nợ tiềm ẩn, có rủi ro cao có nhiều khả năng chuyển sang nợ xấu trong giai đoạn tới. 3.1.3. Đánh giá về các khoản nợ tiềm ẩn, rủi ro cao 3.1.3.1. Đánh giá nợ nhóm 2 tại các NHTM NN Nợ nhóm 2 “Nợ cần chú ý” thời gian quá hạn từ 10 đến 90 ngày, đây là nhóm nợ không đƣợc xếp vào các nhóm để tính nợ xấu nhƣng đây là các khoản nợ tiềm ẩn, nhiều rủi ro. Trên BCTC của các NHTM NN thì tỷ lệ nợ xấu là khá thấp, một số NHTM đã liên tục ra hạn nợ hoặc cho vay các món mới để trả nợ cho món vay cũ, hoặc duy trì thời gian quá hạn nhỏ hơn 90 ngày. Nhƣ vậy các NHTM sẽ “gồng mình” để đảm bảo thời gian quá hạn trên để không xếp vào nhóm nợ xấu, nhƣng một khi không đáp ứng đƣợc khả năng tài chính thì các nhóm nợ trên đồng loạt chuyển lên nợ nhóm 5 chứ không chuyển từ nhóm 3, xuống nhóm 4, rồi mới sang nhóm 5. Bảng 3.3. Cơ cấu nợ nhóm 2 của các NHTM NN tại 31/12/2013 Stt 1 2 3 4 5 Tên NHTM Agribank BIDV Vietinbank Vietcombank MHB Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng dƣ nợ (%) 535.921 53.192 9,93 373.269 25.338 6,79 376.288 2.744 0,73 274.314 22.758 8,30 26.893 1.871 6,96 Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM NN năm 2011-2013 Dƣ nợ tại 31/12/2013 Dƣ nợ nhóm 2 Có thể thấy tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dƣ nợ của các NHTM NN là tƣơng đối cao, đàu tiên là Agribank có tỷ lệ nợ nhóm 2 là 9,39%, BIDV có tỷ lệ nợ nhóm 2 là 6,97%, Vietcombank là 8,3%; MHB là 6,96% và thấp nhất là Vietinbank là 0,73%. 54 Hiện nay trên BCTC của một số NHTM NN cũng có chú ý cho ngƣời đọc nhƣ “Các khoản cho vay của ngân hàng với tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) và một số công ty thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã quá hạn thanh toán. Tuy nhiên, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nƣớc về xem xét khoản nợ, cơ cấu lại các khoản nợ của Vinashin và Vinalines , ngân hàng đã thực hiện ý kiến chỉ đạo, giữ nguyên trạng thái nợ hiện tại và không trích lập dự phòng với các khoản nợ và phải thu trên. Hiện tại, ngân hàng đang tiếp tục làm việc với Vinashin và Vinalines và các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền về phƣơng án xử lý và thu hồi các khoản nợ và phải thu này”. Các khoản dƣ nợ này nằm chủ yếu ở nợ nhóm 2 và các NHTM cũng không thực hiện trích lập DPRR cho các khoản vay trên. Tuy nhiên đứng dƣới góc độ về quản trị của NHTM thì các khoản nợ trên cũng đƣợc xem xét nhƣ một khoản nợ xấu. 3.1.3.2. Đánh giá về các khoản nợ được cơ cấu, ra hạn theo Quyết định 780/QĐ-NHNN Trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là các khó khăn về vốn. Để tháo gỡ cho các doanh nghiệp NHNN đã ban hành Quyết định 780 ngày 23/4/2012 cho phép các khoản nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, nếu TCTD đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hƣớng tích cực và có khả năng trả nợ tốt, thì sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đƣợc giữ nguyên nhóm nợ nhƣ đã đƣợc phân loại theo quy định trƣớc khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Quyết định này đã giúp các TCTD cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp tục vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, vƣợt qua khó khăn. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các TCTD tháo gỡ khó khăn không chỉ cho khách hàng của mình và còn cả cho chính hoạt động ngân hàng. Thế nhƣng, đã xuất hiện những dấu hiệu về sự “vô tình hiểu sai” tinh thần của Quyết định. Điều này thể hiện ở chỗ, một số TCTD để xảy ra tình trạng cơ cấu lại nợ không xem xét đến khả năng thu hồi nợ sau này, dẫn đến số liệu nợ xấu, chất lƣợng nợ bị phản ánh sai lệnh. Bên cạnh đó, cũng có tình 55 trạng cơ cấu lại nợ và phân loại nợ không đúng nhóm nợ. Theo đó, có những khoản nợ xấu đáng lẽ đã đủ điều kiện phân loại vào nhóm 5 nhƣng vẫn đƣợc phân loại vào nhóm 3. Khi cơ cấu lại nợ không đúng quy định dẫn đến việc trích lập dự phòng rủi ro không đầy đủ và phản ánh sai lệch kết quả tài chính. Mặt khác khi xem xét về nợ xấu tại các NHTM thì đây cũng đƣợc xem là các khoản nợ xấu tiềm tàng. Bảng 3.4. Tỷ lệ nợ xấu khi Quyết định 780/QĐ-NHNN hết hiệu lực Stt Tên NHTM Tỷ lệ nợ xấu theo BCTC của NHTM tại 31/12/2013 (%) Tỷ lệ nợ xấu khi không thực hiện QĐ 780 (tại 31/12/2013) (%) 1 Agribank 5,71 13,87 2 BIDV 2,37 5,58 3 Vietinbank 1 6,82 4 Vietcombank 2,73 4,23 5 MHB 2,66 6,27 Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng nhà nước, 2014 Có thể thấy Quyết định 780 đã ảnh hƣởng rất lớn đến tỷ lệ nợ xấu của các NHTM NN, nếu so sánh tỷ lệ nợ xấu của các NHTM NN tại thời điểm 31/12/2013 đƣợc trình bày trên BCTC và nợ không bị chuyển sang nợ xấu do đƣợc cơ cấu theo Quyết định 780 của các NHTM NN ta thấy có sự chênh lệch đáng kể nhƣ tại Agribank tỷ lệ nợ xấu trên BCTC là 5,71%, nhƣng nếu không đƣợc cơ cấu lại theo Quyết định 780 thì tỷ lệ này là 13,87% tƣơng ứng số nợ xấu tăng thêm khoảng 43.731 tỷ đồng; các số liệu này tại BIDV là 2,37%, nếu không cơ cấu lại là 5,58% tƣơng ứng nợ xấu tăng thêm 11.989 tỷ đồng; Vietinbank tỷ lệ nợ xấu là 1%, nếu không cơ cấu lại là 6,82%, tƣơng ứng số nợ xấu tăng thêm là 21.893 tỷ đồng; Vietcombank tỷ lệ nợ xấu là 2,73%, nếu không cơ cấu lại là 4,23%, tƣơng ứng số nợ xấu tăng thêm 4.127 tỷ đồng, MHB tỷ lệ nợ xấu là 2,66%, nếu không cơ cấu lại là 6,27%, tƣơng ứng số nợ xấu tăng thêm là 972 tỷ đồng. 56 3.1.3.3. Đánh giá về các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro nếu được phân loại theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN đƣợc ban hành ngày 21/1/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, theo đó điều kiện phân loại nợ và trích lập dự phòng đƣợc mở rộng hơn và một trong những điểm mới của Thông tƣ 02 là yêu cầu TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tƣ 02 và phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do CIC (Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam) cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng. Trƣờng hợp nợ và cam kết ngoại bảng của khách hàng đƣợc phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro thấp hơn nhóm nợ theo danh sách do CIC cung cấp, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ đƣợc CIC cung cấp. Nhƣ vậy quy định này là yêu cầu các TCTD có kết quả phân loại nợ khác nhau về cùng một khách hàng (một khách hàng có quan hệ tín dụng với nhiều TCTD) phải phân loại nợ và trích lập dự phòng theo nhóm nợ đƣợc một trong các TCTD phân loại có rủi ro cao nhất. Mục đích nhằm chấn chỉnh hoạt động phân loại nợ của TCTD, khắc phục tình trạng che dấu nợ xấu, cố tình “làm đẹp” kết quả hoạt động tại một số TCTD yếu kém, góp phần minh bạch thông tin trong hoạt động ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống. Để đánh giá nợ xấu của một số NHTM NN tại thời điểm 30/11/2013 Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN đã thu thập số liệu từ CIC và tiến hành chọn mẫu để đánh giá nợ xấu. Đối tƣợng là tất cả những khách hàng có dƣ nợ từ 500 triệu đồng trở lên. Kết quả đánh giá nhƣ sau: 57 Bảng 3.5. Tình hình nợ xấu của các NHTM NN đƣợc phân loại lại theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN Stt Tên NHTM Dƣ nợ chọn mẫu (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu trƣớc phân loại (%) Tỷ lệ nợ xấu sau phân loại (%) 1 Agribank 337.482 9,98 13,25 2 BIDV 336.360 2,06 5,5 3 Vietinbank 339.524 2,42 3,9 4 MHB 17.705 2,39 4,43 Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng nhà nước, 2014 Tại Agribank: Tổng dƣ nợ chọn mẫu là 337.482 tỷ đồng, trong đó nợ xấu trƣớc khi phân loại là 33.697 tỷ đồng, chiếm 9,98% tổng dƣ nợ mẫu chọn. Sau khi phân loại lại nợ, nợ xấu là 44.724 tỷ đồng, chiếm 13,2%. Số nợ xấu tăng thêm là 11.027 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 3,22% dƣ nợ chọn mẫu. Tại BIDV: Tổng dƣ nợ chọn mẫu là 336.360 tỷ đồng, trong đó nợ xấu trƣớc khi phân loại là 6.931 tỷ đồng, chiếm 2,06% dƣ nợ chọn mẫu. Sau khi phân loại lại nợ, nợ xấu là 18.507 tỷ đồng, chiếm 5,5% dƣ nợ chọn mẫu. Số nợ tăng thêm là 11.757 tỷ đồng, tƣơng ứng 3,3%. Tại Vietinbank: Tổng dƣ nợ chọn mẫu là 339.524 tỷ đồng, trong đó nợ xấu trƣớc khi phân loại là 8.251 tỷ đồng, chiếm 2,42% dƣ nợ chọn mẫu. Sau khi phân loại lại nợ, ngân hàng có nợ xấu là 13.245 tỷ đồng, chiếm 3,9% dƣ nợ chọn mẫu. Số nợ xấu tăng thêm là 5.034 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 1,5%. Tại MHB: Tổng dƣ nợ chọn mẫu là 17.705 tỷ đồng, trong đó nợ xấu trƣớc phân loại là 422 tỷ đồng, chiếm 2,39% tổng dƣ nợ. Sau khi phân loại nợ, nợ xấu là 784 tỷ đồng, chiếm 4,43% dƣ nợ chọn mẫu. Số nợ xấu tăng thêm là 361 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 1,42%. Nhƣ vậy cho thấy tại thời điểm 30/11/2013, tỷ lệ nợ xấu của các NHTM NN nếu phân loại lại theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN thì lớn hơn nhiều so với báo 58 cáo của các NHTM NN. Trong tháng 12/2013 các NHTM NN đã tập trung sử dụng quỹ dự phòng xử lý nợ xấu, do vậy tỷ lệ nợ xấu đã giảm hơn so với thời điểm 30/11/2013. Tuy nhiên một số điểm của Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN nhƣ việc phân loại nợ và sử dụng kết quả của CIC cung cấp để phân loại nợ đƣợc áp dụng vào thời điểm 01/01/2015 (Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014). 3.2. Thực trạng xử lý nợ xấu trong các NHTM NN 3.2.1. Sử dụng quỹ DPRR để XLNX Theo Điều 131 Luật các TCTD 2010 Quy định “ TCTD phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, khoản DPRR này đƣợc hạch toán vào chi phí hoạt động”. TCTD đƣợc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ sau đây: khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích. Việc dùng các khoản dự phòng tún dụng để xử lý rủi ro cho khách hàng không phải là việc xóa nợ cho khách hàng mà sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã xử lý rủi ro từ hạch toán nội bảng ra hạch toán và theo dõi ở tài khoản ngoại bảng, để tiếp tục theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ triệt để. Sau 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, TCTD đƣợc xuất toán các khoản nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng đối với các trƣờng hợp khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích, còn các trƣờng hợp nợ thuộc nhóm 5 có tài sản đảm bảo một phần hay toàn bộ thì phải theo dõi để thu hồi không có thời hạn; ngoài ra điều kiện để xử lý nợ bằng nguồn dự phòng cụ thể là TCTD phải dùng các biện pháp nỗ lực để thu hồi nợ nhƣng chƣa thu đƣợc. Đối với các trƣờng hợp dự kiến phát mại TSĐB trên 1 năm đối với tài sản không phải là bất động sản, hoặc trên 2 năm đối với TSĐB là bất động sản, kể từ thời điểm bắt đầu tiến hành phát mại thì TCTD căn cứ vào khả năng tài chính và đƣợc quyền đánh giá tài sản đảm bảo bằng “0” để dùng DPRR xử lý các khoản nợ xấu đó. 59 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ dùng quỹ DPRR để xử lý các khoản nợ xấu nhóm 5 Theo tinh thần của đề án Xử lý nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam đƣợc ban hành theo Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ thì việc xử lý nợ xấu phải hạn chế việc sử dụng vốn ngân sách cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Do vậy việc xử lý nợ xấu bằng cách trích dự phòng và bù đắp bằng nguồn DPRR là biện pháp cơ bản và thông dụng nhất của các TCTD tại Việt Nam. Đánh giá việc trích lập DPRR và xử lý nợ xấu bằng DPRR tại các NHTM NN giai đoạn 2011-2013. Tại Agribank: Trong những năm qua Agribank đang đối mặt với tình hình nợ xấu cao, nhất là tỷ trọng nợ nhóm 5 ngày càng tăng, Agribank phải đối mặt với rất nhiều rủi ro tín dụng, từ các khoản cho vay không thu hồi đƣợc. Trong giai đoạn 2012-2013 Agribank tích cực trích lập DPRR để XLNX. Để bảo toàn vốn Ngân hàng phải sử dụng nguồn dự phòng để bù đắp đảm bảo cho hoạt động của mình đồng thời xử lý nợ xấu phát sinh. Biểu 3.3. Tình hình trích lập DPRR và sử dụng nguồn DP để XLNX của Agribank giai đoạn 2012- 2013 Nguồn: Báo cáo tài chính Agribank, 2012;2013 60 - Năm 2012, tổng số nợ xấu của Agribank là 33.796 tỷ đồng + Số trích DPRR trong năm là: 17.117 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu là: 18.747 tỷ đồng -Năm 2013, tổng số nợ xấu của Agribank là 30.607 tỷ đồng. + Số trích DPRR trong năm là 12.706 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR trong năm là 11.550 tỷ đồng Trong năm 2012, Agribank phải trích lập DPRR lớn là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trƣờng chứng khoán lao dốc, thị trƣờng bất động sản giảm giá, lãi suất đầu vào của các doanh nghiệp lớn có lúc lên đến 14-16% năm, hàng hóa không tiêu thụ đƣợc, hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao, từ đó phát sinh nợ xấu. Agribank đã phải trích DPRR hơn 17 nghìn tỷ đồng và dùng quỹ DPRR xử lý hơn 18,7 nghìn tỷ đồng. Với nỗ lực trích lập DPRR để XLNX quyết liệt, làm trong sạch bảng cân đối, đƣa nợ xấu ra ngoại bảng, nâng chất lƣợng của danh mục tài sản có cao hơn nhƣng tỷ lệ nợ xấu của năm 2012 (6,94%), tăng cao hơn tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là (6,07%). Trong năm 2013, tiếp tục quá trình XLNX, Agribank đã trích lập DPRR hơn 12,7 nghìn tỷ đồng. Đồng thời dùng quỹ DPRR để xử lý hơn 11,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu, với nỗ lực của mình Agribank đã đƣa tỷ lệ nợ xấu từ 6,94% năm 2012 về còn 5,71% năm 2013. Tuy nhiên theo báo cáo thì Agribank có 56/146 chi nhánh báo cáo có nợ xấu trên 3%; trong đó có 28 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5% và đặc biệt có gần 10 chi nhánh có nợ xấu trên 50%. Các chi nhánh có nợ xấu cao tập trung chủ yếu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một thách thức không nhỏ đối với quá trình XLNX của Agribank, đòi hỏi phải có một lộ trình cụ thể và tiến hành các bƣớc tái cấu trúc hệ thống một các mạnh mẽ. Bƣớc đầu cho thấy nỗ lực của Agribank trong XLNX nhƣng vẫn cần giải pháp toàn diện, sự quyết liệt hơn trong quá trình tự tái cơ cấu. Tại BIDV: BIDV là ngân hàng tập trung cho vay, đầu tƣ vào nhiều dự án trọng điểm với số vốn lớn, do vậy chỉ cần một khách hàng có nợ xấu là tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng đáng kể. Tuy nợ xấu của BIDV ở dƣới mức 3% nhƣng có sự dịch chuyển, 61 nợ nhóm 3 sang nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng lớn. Đáng chú ý là tại 31/12/2013 nợ nhóm 5 chiếm tới 48% tổng khối lƣợng nợ xấu toàn ngân hàng. Đồng thời BIDV cũng có nợ đƣợc đánh giá chƣa chuyển sang nhóm nợ cao hơn theo Quyết định 780 và phân loại lại theo Thông tƣ 02 là khá lớn. Trong giai đoạn 2011-2013 BIDV cũng tích cực trích DPRR để XLNX, thể hiện sự quyết tâm của ngân hàng trong việc XLNX đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau: Biểu 3.4. Tình hình trích lập DPRR và sử dụng Quỹ DPRR để XLNX của BDIV giai đoạn 2011- 2013 Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV, 2011;2012;2013 - Năm 2011, tổng số nợ xấu của BIDV là 8.122 tỷ đồng + Số trích DPRR trong năm là: 4.844 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu là: 4.019 tỷ đồng -Năm 2012, tổng số nợ xấu của BIDV là 9.196 tỷ đồng. + Số trích DPRR trong năm là 3.775 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR trong năm là 5.400 tỷ đồng -Năm 2013, tổng số nợ xấu của BIDV là 8.389 tỷ đồng. + Số trích DPRR trong năm là 6.663 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR trong năm là 6.164 tỷ đồng Năm 2012, BIDV tích cực trích lập DPRR để XLNX. Ngân hàng đã trích DPRR trên 3,7 nghìn tỷ đồng, dùng quỹ DPRR đã xử lý hơn 5,4 nghìn tỷ đồng nợ 62 xấu. So với năm 2011 thì BIDV đã sử dụng hơn 1.400 tỷ đồng để XLNX, nhƣng tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ mức trên 2,9%. Có nguyên nhân trên là trong năm 2012 nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất đầu vào lớn đẩy cho vay tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay của ngân hàng, tình trạng hàng tồn kho tăng, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, bất động sản đóng băng và chƣa có hiệu phục hồi, kinh tế thế giới ảm đạm đã khiến kinh tế trong nƣớc ảnh hƣởng khá nhiều, đặc biệt là ngành ngân hàng và các ngành sản xuất. Điều này cho thấy BIDV đã tích cự XLNX mặc dù gặp khó khăn trong hoạt động nhƣng ngân hàng vẫn dành hơn 3,7 nghìn tỷ đồng để trích lập quỹ DPRR đầy đủ và dành hợ 5,4 nghìn tỷ đồng để XLNX và giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức dƣới 3%. Năm 2013, tiếp tục quá trình XLNX, trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, hoạt động ngân hàng đã bớt khó khăn hơn trƣớc, nhƣng vẫn phải đối mặt với tình hình nợ xấu đang tăng cao, đặc biệt là tỷ trọng nợ nhóm 5 lớn BIDV đã trích DPRR hơn 6,6 nghìn tỷ đồng, gần gấp đôi mức trích của năm 2012. Dùng quỹ DPRR để xử lý hơn 6,1 ngìn tỷ đồng nợ xấu, so với năm 2012 thì số lƣợng nợ xấu đƣợc xử lý cao hơn gần 1,2 nghìn tỷ đồng. Đây là nỗ lực rất lớn của BIDV để đƣa mức nợ xấu từ 2,92% (năm 2012) xuống mức 2,37 % (năm 2013). Tuy nhiên theo báo cáo của BIDV thì có 9/127 chi nhánh có nợ xấu trên 3%, trong đó có 4 chi nhánh có nợ xấu trên 10%. Mặc dù so với Agribank thì tỷ lệ nợ xấu của BIDV ở mức thấp hơn nhiều, nhƣng đây là một thách thức không nhỏ cho BIDV trong quá trình tái cơ cấu nói chung và quá trình XLNX nói riêng. Tại Vietcombank: Vietcombank là ngân hàng cho vay chủ yếu trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, tỷ trọng nợ xấu của Vietcombank tập trung vào nợ nhóm 3 và nợ nhóm 5. Nợ xấu của Vietcombank cũng ở mức thấp (dƣới 3%), nhƣng trong giai đoạn 2011-2013 tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng. Vietcombank cũng đã tích cực trích lập DPRR để XLNX và Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ phân loại nợ xấu lại theo Thông tƣ số 02 cũng ở mức cao. Cụ thể tính hình trích lập DPRR và sử dụng DPRR để XLNX nhƣ sau. 63 Biểu 3.5. Tình hình trích lập DPRR và sử dụng Quỹ DPRR để XLNX của Vietcombank giai đoạn 2011- 2013 Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank, 2011;2012;2013 - Năm 2011, tổng số nợ xấu của Vietcombank là 4.257 tỷ đồng + Số trích DPRR trong năm là: 3.575 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu là: 3.840 tỷ đồng -Năm 2012, tổng số nợ xấu của Vietcombank là 5.791 tỷ đồng. + Số trích DPRR trong năm là 3.528 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR trong năm là 3.578 tỷ đồng -Năm 2013, tổng số nợ xấu của Vietcombank là 7.476 tỷ đồng. + Số trích DPRR trong năm là 3.452 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR trong năm là 2.126 tỷ đồng Trong năm 2012, cũng nhƣ các ngân hàng khác Vietcombank đã tích cực trích lập DPRR để XLNX, nợ xấu của Vietcombank là trên 5,7 nghìn tỷ đồng, trong năm Vietcombank đã trích DPRR trên 3,5 nghìn tỷ đồng và xử lý số nợ xấu cũng trên 3,5 nghìn tỷ đồng. So với năm 2011 thì số nợ xấu đƣợc xử lý giảm hơn 340 tỷ đồng và ngân hàng duy trì mức trích nợ xấu tƣơng đƣơng năm 2011. Do năm 2012 là một năm với nhiều khó khăn của kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ kinh tế thế giới, do vậy mà các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và đứng trƣớc nguy cơ bị phá sản, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank cũng tăng theo từ mức 2,03% (năm 2011) tăng lên mức 2,4% năm 2012. Vietcombank là ngân hàng có tỷ lệ nợ đƣợc cơ cấu theo Quyết định 780 cũng khá cao, nhƣng Vietcombank đã duy trì trích đủ tỷ lệ DPRR và và tích cực XLNX. 64 Trong năm 2013, Vietcombank tiếp tục XLNX, khối lƣợng nợ xấu tại 31/12/2013 là 7.476 tỷ đồng, ngân hàng đã trích DPRR trên 3,4 nghìn tỷ đồng và dùng nguồn DPRR để xử lý khối lƣợng nợ xấu là trên 2,1 nghìn tỷ đồng. Mức XLNX của năm 2013 thấp hợ mức XLNX của năm 2012 và cả năm 2011 lý do Vietcombank vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,73% (dƣới 3%) và khả năng cao hơn là chất lƣợng tài sản đảm bảo tốt do vậy tỷ lệ trích lập DPRR thấp. Theo báo cáo thì Vietcombank có 28/78 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 3% so với tổng dƣ nợ, trong đó có 13 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5% tổng dƣ nợ. Điều này cũn là một thách thức không nhỏ đối Vietcombank trong quá trình XLNX và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Tại Vietinbank: Vietinbank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nhỏ nhất trong hệ thống các NHTM NN, nợ xấu năm 2013 là 1% trên tổng dƣ nợ. Có đƣợc kết quả này là nỗ lực của Vietinbank trong quá trình XLNX kết hợp giữa việc trích, lập DPRR và tăng vốn điều lệ. Mặt khác thì các khoảnh nợ có tiềm năng trở thành nợ xấu tại Vietinbank cũng đƣợc đánh giá là khá cao, nhƣ các khoản nợ đƣợc cơ cấu theo Quyết định 780; các khoản nợ đang xếp tại nhóm 2 của các Tổng coogn ty nhà nƣớc nhƣ Vinashine; Vinalines; các khoản nợ đƣợc phân loại lại theo tinh thần của Thông tƣ số 02. Đặc biệt là số nợ đang cơ cấu theo Quyết định 780 chiếm tỷ trọng khá cao, nếu không cơ cấu theo Quyết định 780 thì tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank là 6,82%. Trong giai đoạn 2011-2013 Vietinbank tích cự trích lập DPRR để xử lý các khoản nợ xấu cụ thể nhƣ sau. Biểu 3.6. Tình hình trích lập DPRR và sử dụng Quỹ DPRR để XLNX của Vietinbank giai đoạn 2011- 2013 Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank, 2011;2012;2013 65 - Năm 2011, tổng số nợ xấu của Vietinbank là 2.221 tỷ đồng + Số trích, lập DPRR trong năm là: 5.041 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu là: 4.775 tỷ đồng -Năm 2012, tổng số nợ xấu của Vietinbank là 4.889 tỷ đồng. + Số trích DPRR trong năm là 4.229 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR trong năm là 3.592 tỷ đồng -Năm 2013, tổng số nợ xấu của Vietinbank là 3.770 tỷ đồng. + Số trích DPRR trong năm là 4.203 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR trong năm là 4.576 tỷ đồng Năm 2012, Vietnibank đã trích lập DPRR hơn 4,2 nghìn tỷ đồng, đồng thời cũng dùng quỹ DPRR để XLNX hơn 3,5 nghìn tỷ đồng. So với năm 2011 số quỹ DPRR trích lập đƣợc trong năm có thấp hơn 120 tỷ đồng và số DPRR dùng để XLNX có giảm đi hơn 1,3 nghìn tỷ đồng nhƣng tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank vẫn đạt mức khá ấn tƣợng là 1,47%. Tỷ lệ nợ xấu tại Vietinbank tăng so với năm 2011 (0,75%) là do tình hình kinh tế trong nƣớc và thể giới gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trong nƣớc đứng trƣớc nguy cơ phá sản hàng loạt, thị trƣờng bất động sản đóng băng sau sau một chu kỳ giảm mạnh giai đoạn từ 2010- 2011. Cúng nhƣ các NHTM khác thì tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank trong năm 2012 vẫn đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2013, Vietinbank đã trích lập DPRR hơn 4,2 nghìn tỷ đồng, số DPRR sử dụng trong năm là hơn 4,5 nghìn tỷ đồng, cùng với việc hoàn thành tăng vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nâng mức vốn điều lệ lên tới 37,2 nghìn tỷ đồng đã đƣa tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank từ mức 1,47% năm 2012 về mức 1% (năm 2013). Tuy nhiên theo báo cáo của Ngân hàng thì tại 150 chi nhánh có 22 chi nhánh báo cáo có nợ xấu trên 3%; đáng chú ý là trong đó có 10 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 10%. Điều này cho thấy đây là một thách thức không nhỏ khi nợ xấu tập trung với tỷ lệ lớn tại một số chi nhánh, do vậy Vietinbank cần nỗ lực hơn nữa để gải quyết bài toán nợ xấu nhằm đáp ứng đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM và giải quyết nợ xấu trong bối canht tái cấu trúc hiện nay. 66 Tại MHB: MHB là một ngân hàng nhỏ trong hệ thống các NHTM NN, tập trung cho vay tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, lĩnh vực cho vay chủ yếu là nông nghiệp, nông thôn, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản. Nhƣng trong một vài năm trở lại đây thì tỷ lệ cho vày tại các thành phố lớn cúng tăng trƣởng đáng kể và trải rộng ra các ngành nghề khác, đặc biệt là ngân hàng có tỷ trọng dƣ nợ tập trung vào cho vay đầu tƣ xấy dựng lớn chiếm 6,7% tổng dƣ nợ, cho vay tài chính chiếm 8,6% tổng dƣ nợ. Đây là hai ngành đang gặp khó khăn với thị trƣờng bất động sản đang đóng băng và thị trƣờng chứng khoán đang trong giai đoạn bão hòa, có nhiều biến động khó lƣờng theo chiều hƣớng đi xuống. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của MHB vẫn thấp hơn dƣới mức 3%. MHB cũng đƣợc đánh giá là ngân hàng có tỷ lệ cơ cấu theo Quyết định 780 giữ nguyên nhóm nợ không chuyển sang nhóm nợ cao hơn khá lớn trên 6%; tỷ lệ nợ nhóm 2 là nhóm là nhóm có tiềm năng chuyển sang nợ xấu cũng cao chiếm trên 6% tổng dƣ nợ. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 có giảm so với năm 2012 cũng đánh giá MHB đã nỗ lực trích lập DPRR để xử lý các khoản nợ xấu, đƣa tỷ lệ nợ xấu năm 2012 từ 2,99% giảm xuống còn 2,66% trong năm 2013. Cụ thể việc trích lập DPRR để XLNX nhƣ sau: Biểu 3.7. Tình hình trích lập DPRR và sử dụng Quỹ DPRR để XLNX của MHB giai đoạn 2012- 2013 Nguồn: Báo cáo tài chính của MHB, 2011;2012;2013 67 -Năm 2012, tổng số nợ xấu của MHB là 737 tỷ đồng. + Số trích DPRR trong năm là 26 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR trong năm là 72 tỷ đồng -Năm 2013, tổng số nợ xấu của MHB là 714 tỷ đồng. + Số trích DPRR trong năm là 255 tỷ đồng + Số sử dụng DPRR trong năm là 386 tỷ đồng Năm 2012, Tổng số nợ xấu của MHB là 737 tỷ đồng. Tuy nhiên MHB trích một lƣợng DPRR rất nhỏ là 26 tỷ đồng và dùng DPRR để XLNX là 72 tỷ đồng.Mặc dù nợ nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn chiểm tỷ trọng cao trong tổng số nợ xấu (64%). Điều này cho thấy MHB đã có TSĐB có chất lƣợng và tỷ lệ trích lập DPRR thấp. Trong năm MHB cũng sử dụng một lƣợng nhỏ DPRR để xử lý các khoản nợ xấu là 72 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của MHB đã chạm gần chạm mốc 3% năm 2012 (2,99%). Năm 2013, MHB đã tích cực trong việc trích lập DPRR và XLNX từ quỹ dự phòng. MHB đã trích 255 tỷ đồng cho quỹ DPRR so với năm 2012 tăng gần 10 lần, đồng thời cũng tiến hành xử lý một lƣợng nợ xấu là 386 tỷ đồng, so với năm 2012 lƣợng nợ đã xử lý nợ xấu gấp hơn 5 lần, đƣa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng từ mức 2,99% năm 2012 xuống mức 2,66% năm 2013. Tại MHB theo báo cáo thì có 15/41 chi nhánh báo cáo có nợ xấu chiểm tỷ lệ trên 3% so với tổng dƣ nợ, trong đó có 6 chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu trên 5% tổng dƣ nợ. Cùng với việc các nhóm nợ tiềm năng chuyển sang nợ xấu cao, tƣơng tƣ nhƣ các NHTM NN khác MHB phải giải quyết bài toán nợ xấu một cách quyết liệt, tránh giá tăng các khoản nợ xấu mới đồng thời giải quyết dứt điểm các khoản nợ đã phát sinh, nhƣ vậy mới có thể thực hiện thành công đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM và giải quyết nợ xấu của Chính Phủ. Nói tóm lại, trong giai đoạn 2011-2013 các NHTM NN đã tích cực thực hiện trích lập DPRR để xử lý các khoản nợ xấu, mặc dù ở nhiều ngân hàng tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ ở dƣới mức 3%, nhƣng vẫn có các nhóm nợ tiềm năng chuyển sang nợ xấu ở mức cao. Nợ xấu của hệ thống chủ yếu tập trung tại một số chi nhánh trọng điểm trong hệ thống, nhƣ vậy đòi hỏi các NHTM NN phải có các biện pháp gải quyết dứt điểm và đồng bộ, nâng cao chất lƣợng tài sản có, rà soát lại giá trị các 68 tài sản thế chấp, đánh giá một các chi tiết từ khoản nợ để có phƣơng pháp thu hồi một cách hiệu quả, tránh tình trạng thu nợ dây dƣa kéo dài, ảnh hƣởng đến an toàn của hệ thống và đó là các biện pháp cần thiết để đƣa các chi nhánh này trở lại hoạt động một cách có hiệu quả, góp phần thực hiện thành công đề án tái cấu trúc NHTM và gải quyết nợ xấu của Chính Phủ giai đoạn 2011-2015. 3.2.2. XLNX thông qua cơ cấu nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp vay vốn XLNX thông qua cơ cấu lại các khoản nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp vay vốn là một biện pháp XLNX đƣợc nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng và có những thành công nhất định nhƣ trƣờng hợp của Nhật Bản; Thụy Điển là các ví dụ điển hình. Tại Việt Nam khi thực hiện đề án Xử lý nợ xấu thì đây là một trong những biện pháp đồng bộ, tuy nhiên mức độ thực hiện trong một phạm vi nhất định, không thành lập các tổ chức để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp trực tiếp mà thông qua hệ thống ngân hàng để cơ cấu lại thời gian trả các khoản nợ, bao gồm các nghiệp vụ sau. - Gia hạn nợ: Một khi khàch hàng đã gặp phải khó khăn trong việc trả nợ gốc thì phần lãi càng khó có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy trong trƣờng hợp này, ngân hàng phải tiến hành điều tra, xác minh xem nguyên nhân chính do đâu và thái độ của ngƣời vay nhƣ thế nào? Nếu do các nguyên nhân: thua lỗ do giá cả thị trƣờng biến động mạnh ngoài dự kiến, sản lƣợng và doanh thu đạt thấp, thiên tai địch hoạ….thì món vay cần phải xem xét ra hạn. - Điều chỉnh kỳ hạn nợ: Đối với các khoản vay mà ngân hàng định kì trả nợ không đúng chu kỳ kinh doanh, cho vay ngắn hạn các đối tƣợng trung và dài hạn thì ngân hàng nên xem xét điều chỉnh kỳ hạn nợ cho phù hợp để tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ đúng hạn. - Cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”: trong những giai đoạn khó khăn, một số khách hàng không những không trả đƣợc nợ đáo hạn, xin gia hạn nợ mà còn có nhu cầu vay thêm vốn để giải quyết khó khăn tài chính tạm thời nhƣ: sản phẩm chƣa tiêu thụ đƣợc nhƣng vẫn phải tiếp tục mua vật tƣ, trả lƣơng công nhân để duy trì sản xuất bình thƣờng, khắc phục sự cố kĩ thuật…. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy các ngân hàng thƣơng mại cần phân tích, cân nhắc thận trọng để tiếp thêm “sinh khí” cho khách hàng. 69 Thực trạng của việc cơ cấu các khoản nợ nhƣ sau. - Trong giai đoạn vừa qua NHNN đã ban hành Quyết định 780 nhằm cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khoản vay mà ngân hàng đánh giá là có khả năng trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cũ và không chuyển sang các nhóm nợ mới cao hơn. Đây là một chủ trƣơng hoàn toàn đúng đắn đẫ tháo gỡ khó khăn cho các donh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc các món vay mới, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại ngành hàng sản suất, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chủ lực, đồng thời giải quyết hàng tồn kho, khơi thông dòng vốn, kích thích sản xuất, tránh tình các doanh nghiệp đổ vỡ hàng loạt. Đến 31/12/2013 tại các NHTM NN có số nợ đƣợc cơ cấu theo Quyết định 780 nhƣ sau. Tại Agribank: Agribank có nợ không chuyển sang nợ xấu do đƣợc cơ cấu theo Quyết định 780 là 50.078 tỷ đồng. Tại Vietinbank: Vietinbank có nợ không chuyển sang nợ xấu do đƣợc cơ cấu theo Quyết định 780 là 23.062 tỷ đồng. Tại BIDV: BIDV có nợ không chuyển sang nợ xấu do đƣợc cơ cấu theo Quyết định 780 là 23.062 tỷ đồng. Tại Vietcombank: Vietcombank có nợ không chuyển sang nợ xấu do đƣợc cơ cấu theo Quyết định 780 là 4.784 tỷ đồng Tại MHB: có nợ không chuyển sang nợ xấu do đƣợc cơ cấu theo Quyết định 780 là 1.000 tỷ đồng Ở Việt Nam không thực hiện áp dụng các biện pháp thành lập các công ty để giúp các doanh nghiệp tái cơ cấu, mà đối với một số trƣờng hợp là các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc thì Chính phủ, Bộ chủ quản đã lên các phƣơng án tái cấu trúc doanh nghiệp nhƣ các trƣờng hợp của Vinashin, nay cơ cấu lại và đổi tên thành Tổng công ty công nghiệp Tầu thủy (SBIC) và các phƣơng án tái cơ cấu lại Vinaline... Hiện đây là 2 Tổng công ty đang là con nợ của rất nhiều TCTD trong đó phần lớn là các NHTM NN với những món nợ rất lớn chƣa đƣợc công bố một cách chính xác, trong đó có trƣờng hợp Vietinbank đƣợc NHNN cho phép đã gán hơn 5.000 tỷ đồng cho vay Vinalines để mua cổ phần và thành nhà đầu tƣ chiến lƣợc vào doanh nghiệp này (Theo báo Thanh Niên ngày 9/12/2014). 70 Mặt khác tại một số ngân hàng cũng chủ động xem xét cơ cấu lại các khoản nợ theo từng doanh nghiệp, từng món vay, từng trƣờng hợp cụ thể để có biện pháp thu hồi nợ một cách hiệu quả. Kết luận: XLNX thông qua cơ cấu lại các khoản nợ và tái cơ cấu doanh nghiệp vay vốn. Tuy nhiên sử dụng biện pháp này thế nào và đƣợc áp dụng vào các hoàn cảnh ra sao để TCTD không lợi dụng chính sách để che đậy nợ xấu mà các khoản nợ đƣợc gia hạn và cơ cấu lại giúp doanh nghiệp trả đƣợc nợ gốc và lãi, các NHTM NN là nòng cốt trong hệ thống NHTM là công cụ để giúp NHNN thực hiện chính sách tiền tệ một cách có hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu xử lý nợ xấu và tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam theo định hƣớng của Chính phủ trong giai đoạn 2011-2015. 3.2.3. XLNX thông qua xử lý TSĐB, thu đòi bên bảo lãnh vay vốn Theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ban hành 22/2/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 163, đã quy định tƣơng đối đầy đủ những điều khoản nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý TSĐB, đặc biệt là trong các tranh chấp dân sự giữa ngân hàng và ngƣời đi vay. Có thể khái quát quy trình xử lý TSĐB, thu đòi bảo lãnh tại các NHTM theo sơ đồ nhƣ sau: Sơ đồ 3.2. Sơ đồ xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ Trong thực tế việc xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan nhƣ: thái độ hợp tác của bên bảo đảm hoặc bên giữ tài sản bảo đảm; sự hỗ trợ từ phía các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền...), do đó, tuy đã đƣợc pháp luật thừa nhận song trên thực tế thì bên nhận bảo đảm vẫn chƣa có đƣợc quyền chủ động khi 71 tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo đảm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá trình XLNX kéo dài, ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản, gây rủi ro cho bên nhận bảo đảm, có thể thấy một số khó khăn sau: - Trường hợp NHTM và chủ sở hữu phối hợp bán tài sản bảo đảm thu hồi nợ. Sau khi khách hàng không trả đƣợc nợ vay, đến hạn mà không đƣợc cơ cấu nợ và không còn nguồn trả nợ, thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ có thể gặp một số vƣớng mắc nhất định và phát sinh nhiều chi phí ảnh hƣởng đến khả năng thu nợ của ngân hàng, mặt khác hiện nay do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Cho nên, tài sản bảo đảm rất khó bán và thƣờng có giá trị thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản bảo đảm lúc định giá để cho vay. Hơn nữa, tƣ cách chủ thể tham gia giao dịch mua bán tài sản bảo đảm của ngân hàng vẫn còn có các ý kiến khác nhau. Trong quá trình thực hiện các thủ tục xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, một số cơ quan chức năng cho rằng, ngân hàng không đủ tƣ cách là đại diện đƣợc ủy quyền của chủ sở hữu để xử lý TSĐB vì các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành nhƣ Luật Đất đai; Luật nhà ở… quy định bên bán/chuyển nhƣợng tài sản phải là chủ sở hữu hoặc ngƣời đƣợc chủ sở hữu ủy quyền (ngƣời đại diện). Tuy nhiên theo nhiều quan điểm cho rằng “Ngƣời đại diện” trong quy định của Luật Dân sự phải là cá nhân, là con ngƣời cụ thể. NHTM là một pháp nhân, chỉ có năng lực pháp luật dân sự chứ không có năng lực hành vi dân sự. Do vậy trong quá trình xử lý TSĐB để thu nợ, các cơ quan chức năng ở một số địa phƣơng không chấp nhận ngân hàng là ngƣời đƣợc ủy quyền để bán/chuyển nhƣợng tài sản bảo đảm cho tổ chức/cá nhân khác. Dù trong nội dung ủy quyền để xử lý tài sản bảo đảm đƣợc quy định trong hợp đồng, đƣợc lập thành văn bản riêng, nhƣng một số cơ quan chức năng không chấp nhận để thực hiện trên thực tế. Trƣờng hợp ngân hàng bán hoặc ủy quyền cho tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản bảo đảm, NHTM đã phối hợp với bên vay vốn bán tài sản bảo đảm. Hai bên thỏa thuận thuê một tổ chức có chức năng định giá để xác định giá trị tài sản bảo 72 đảm. Trên cơ sở giá tài sản bảo đảm đƣợc xác định bởi tổ chức định giá, ngân hàng và bên vay vốn cùng ký hợp đồng với tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản (trung tâm dịch vụ bán đấu giá, doanh nghiệp bán đấu giá chuyên nghiệp…). Căn cứ nội dung thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản, tổ chức có chức năng bán đấu giá thông báo bán đấu giá và mở phiên bán đấu giá tài sản bảo đảm. Kết quả, có khách hàng tham gia đấu giá trả giá mua tài sản bảo đảm không thấp hơn giá khởi điểm đƣợc công bố. Cho nên, theo quy định của pháp luật và quy chế bán đấu giá tài sản, tổ chức có chức năng bán đấu giá phải bán tài sản bảo đảm cho ngƣời mua nêu trên. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền mua tài sản bảo đảm vào tài khoản của tổ chức có chức năng bán đấu giá, khách hàng đã không đƣợc bên bảo đảm bàn giao tài sản bảo đảm, mặc dù việc bàn giao tài sản bảo đảm đƣợc lập thành biên bản có sự chứng kiến của đại diện cơ quan hành chính. Bên bảo đảm không chỉ không chịu ký biên bản bàn giao tài sản bảo đảm, mà còn cố tình không di chuyển đồ đạc, phƣơng tiện làm việc và con ngƣời ra khỏi khuôn viên tài sản bảo đảm. Do đó, việc xử lý tài sản bảo đảm kéo dài và có thể dẫn đến vụ việc đƣợc đƣa ra Tòa án để giải quyết. - Trường NHTM tự xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ Trƣờng hợp NHTM tự bán tài sản bảo đảm để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, cầm cố có thể tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, ngoài hạn chế về tƣ cách bán/chuyển nhƣợng tài sản bảo đảm nêu trên, ngân hàng còn gặp không ít khó khăn, vƣớng mắc sau: Thu giữ tài sản bảo đảm: Ðể xử lý đƣợc tài sản bảo đảm là động sản, trƣớc hết ngân hàng phải thông báo cho bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bàn giao tài sản bảo đảm. Ðến hết thời hạn theo thông báo mà bên bảo đảm không tự nguyện bàn giao tài sản (chậm nhất 7 ngày đối với động sản hoặc 15 ngày đối với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm), ngân hàng vẫn tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm để niêm phong, thực hiện thủ tục bán công khai phù hợp với quy định của pháp luật. Việc thu giữ tài sản bảo đảm đƣợc lập thành văn bản có sự chứng kiến của chính quyền địa phƣơng và/hoặc cơ quan chức năng, trong đó nêu rõ căn cứ thu giữ, đối tƣợng thu giữ, thời gian và địa điểm thu giữ. Do pháp luật về 73 giao dịch bảo đảm không quy định, nên khi thu giữ tài sản bảo đảm, ngân hàng phải vận dụng quy định tƣơng tự về thi hành án, biên bản thu giữ tài sản bảo đảm đƣợc ký xác nhận của chính quyền địa phƣơng và/hoặc cơ quan chức năng nơi tiến hành thu giữ tài sản thế chấp, cầm cố và nêu rõ việc bên bảo đảm không chịu ký biên bản nếu bên bảo đảm chứng kiến việc thu giữ đó.Tuy nhiên ngân hàng khó có thể thu giữ đƣợc tài sản đó nếu không có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của công an và chính quyền địa phƣơng. Mặt khác, trƣờng hợp bên bảo đảm có dấu hiệu chống đối, gây cản trở cho việc thu giữ tài sản của ngân hàng, thì cơ quan công an và chính quyền địa phƣơng chƣa thực sự quyết liệt phối hợp, hỗ trợ ngân hàng thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm theo đề nghị của ngân hàng. Việc hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho ngƣời mua. Sau khi tài sản bảo đảm đƣợc bán cho ngƣời mua, bên nhận bảo đảm phối hợp với ngƣời mua làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Tuy nhiên, thực tế cơ quan công chứng yêu cầu ngân hàng ký hợp đồng với tƣ cách là bên bán tài sản bảo đảm phải có văn bản ủy quyền hợp pháp của chủ sở hữu tài sản và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản không chấp nhận ngân hàng xuất hóa đơn giá trị gia tăng vì tài sản chƣa thuộc sở hữu của ngân hàng. Nếu chủ sở hữu tài sản không hợp tác thì đây cũng là một khó khăn rất lớn trong việc hoàn thành thủ tục về chuyển quyền sử hữu, sử dụng cho khách hàng. Do vậy sẽ vƣớng mắc trong quá trình hoàn thành các nghĩa vụ thuế với ngân sách. Ðây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tài sản bảo đảm tồn đọng nhiều, không xử lý đƣợc, có giá trị lớn và nợ xấu chƣa giảm nhanh, nhất là trong điều kiện bên bảo đảm không hợp tác, phối hợp với ngân hàng để xử lý tài sản bảo đảm, trả nợ. Xử lý tài sản bảo để thu nợ thông qua khởi kiện, thi hành án để thu hồi nợ. Hiện nay, thủ tục khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết việc xử lý TSĐB để trả nợ thƣờng kéo dài 2 - 3 năm và phát sinh nhiều chi phí. Cho nên, các ngân hàng ít thực hiện phƣơng thức thu nợ bằng biện pháp khởi kiện khách hàng ra Tòa. Các NHTM cho rằng, khởi kiện khách hàng ra Tòa án là biện pháp cuối cùng để xử lý tài 74 sản bảo đảm, thu hồi nợ. Thế nhƣng khi nộp đơn khởi kiện quyền lợi của NHTM chƣa chắc đƣợc bảo đảm, ngay cả khi có đƣợc bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, việc xử lý tài sản bảo đảm của ngƣời phải thi hành án cũng không dễ dàng vì: Tòa án không thụ lý đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do địa chỉ của bị đơn ghi trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm không phải là địa chỉ hiện tại. Nếu khách hàng trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng có thể thực hiện bằng cách chuyển đến cứ trú tại một địa chỉ mới mà không thông báo cho ngân hàng, thì Tòa án ở một số địa phƣơng đã không thụ lý đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do bị đơn không có mặt tại địa chỉ ghi trong đơn khởi kiện. Yêu cầu định giá lại tài sản kê biên: Luật thi hành án dân sự 2012 cho phép đƣơng sự có quyền định giá lại tài sản kê biên trƣớc khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản. Giá tài sản do tổ chức thẩm định giá xác định là giá khởi điểm để bán đấu giá. Ngay sau khi kê biên tài sản, ngƣời phải thi hành án có quyền ƣu tiên lựa chọn và thỏa thuận thuê tổ chức thẩm định giá để định giá tài sản kê biên đó. Do đó, giá tài sản đƣợc định giá thƣờng cao hơn giá thị trƣờng và nhu cầu của ngƣời mua. Khi tổ chức bán đấu giá, nếu không có ngƣời mua, thì phiên đấu giá không thành và tổ chức bán đấu giá lại. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bán đấu giá không thành mà đƣơng sự không yêu cầu định giá lại thì chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục đấu giá với điều kiện mỗi lần giảm giá không quá 10% giá đã định. Cho nên, sau nhiều lần giảm giá, khi giá giảm sát với giá thị trƣờng và có thể đƣợc ngƣời mua chấp nhận thì ngƣời phải thi hành án yêu cầu định giá lại tài sản và phiên bán đấu giá trở lại tình trạng ban đầu (giá cao hơn giá thị trƣờng rất nhiều). Sự việc này cứ lặp đi lặp lại làm cho thời gian thi hành án kéo dài và tài sản bảo đảm không thể xử lý đƣợc dứt điểm để ngân hàng thu nợ theo bản án, quyết định của Tòa án. Qua phân tích những bất cập trên đây về việc xử lý TSĐB, thu đòi của bên bảo lãnh vay vốn cho thấy việc xử lý TSĐB gặp rất nhiều khó khăn trong đó có nhiều bất cập về môi trƣờng pháp lý, chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật, ngoài ra còn phụ thuộc vào sự phối hợp của các cơ quan công 75 quyền và đặc biệt là chủ sở hữu TSĐB. Chính vì những lý do trên, trong giai đoạn 2011-2013 kết quả xử lý TSĐB để thu hồi nợ của các NHTM NN cũng có kết quả chƣa đƣợc nhƣ mong đợi. Nếu thị trƣờng tài chính phát triển và các quy định của pháp luật chặt chẽ và rõ ràng hơn thì đây sẽ là biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả. Hiện nay tại Việt Nam hầu hết cho vay có TSĐB (vay tín chấp trên cơ sở chỉ định và có xếp hạng tín dụng tốt), khi phát sinh nợ xấu mà khách hàng không trả đƣợc nợ thì ngân hàng chỉ còn cách trích lập DPRR trên cơ sở đã trừ đi giá trị TSĐB và xử lý rủi ro chuyển sang theo dõi ngoại bảng đồng thời tiến hành các thủ tục thu đòi qua xử lý TSĐB. Bảng 3.6. Kết quả thu hồi nợ đã xử lý rủi ro giai đoạn 2011-2013 tại các NHTM NN Đơn vị tính:Tỷ đồng Stt Tên NH Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Agribank 1.447 2 BIDV 613 636 1.326 3 Vietcombank 220 369 862 4 Vietinbank 1.170 1.255 1.266 5 MHB 3 1 4 Nguồn: Báo cáo tài chính các NHTM NN năm 2011;2012;2013 Qua kết quả thu hồi nợ đã xử lý tại các NHTM NN giai đoạn 2011-2013 cho thấy so với tỷ lệ nợ xấu đƣợc xử lý rủi ro đƣa ra ngoại bảng và các khoản thu hồi thì tỷ lệ thu hồi nợ khá thấp. Tại Agribank: Trong năm 2012, Agribank tiến hành xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR hơn 18.747 tỷ đồng, nhƣng Agribank chỉ thu đƣợc hơn 1.447 tỷ đồng từ thu hồi nợ từ xử lý rủi ro Tại BIDV: Năm 2012, BIDV thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 636 tỷ đồng, so với năm 2011 tăng 3,7%, tƣơng ứng tăng 23 tỷ đồng. Trong kho đó năm 2011 BIDV tiến hành dùng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu là 4.019 tỷ đồng; năm 2012 là 5.400 tỷ đồng. 76 Năm 2013, BIDV thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 1.326 tỷ đồng, so với năm 2012 số thu từ nợ đã XLRR tăng hơn 200%. Trong khi đó năm 2013 BIDV đã dùng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu số tiền 6.164 tỷ đồng. Tại Vietinbank: Năm 2012, Vietinbank thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 1.255 tỷ đồng, so với năm 2011 thì thu nợ đã xử lý rủi ro tăng gần gấp 2 lần. Trong khi đó năm 2012 Vietinbank dùng quỹ DPRR xử lý nợ xấu số tiền là 3.592 tỷ đồng; năm 2011 là 4.775 tỷ đồng. Năm 2013, Vietinbank thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 1.266 tỷ đồng, tƣơng đƣơng so với mức thu năm 2012. Trong khi đó năm 2013 Vietinbank đã dùng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu số tiền 4.576 tỷ đồng. Có đƣợc số thu từ nợ đã xử lý rủi ro cao là do Vietinbank đã áp dụng các biện pháp bán nợ cho các AMC để XLNX đã phát sinh. Tại Vietcombank: Năm 2012, Vietcombank thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 369 tỷ đồng, so với năm 2011 thì thu nợ đã xử lý rủi ro tăng 67%, tƣơng ứng tăng 149 tỷ đồng. Trong khi đó năm 2012 Vietcombank dùng quỹ DPRR xử lý nợ xấu số tiền là 3.578 tỷ đồng; năm 2011 là 3.840 tỷ đồng. Năm 2013, Vietcombank thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 862 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với mức thu năm 2012. Trong khi đó năm 2013 Vietcombank đã dùng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu số tiền 2.126 tỷ đồng. Tại MHB: Năm 2011, MHB thu hồi từ nợ đã xử lý rủi ro là 3 tỷ đồng; năm 2012 là 1 tỷ đồng; năm 2013 là 4 tỷ đồng. Đay là mức thấp nhất trong các NHTM NN. XLNX thông qua xử lý TSĐB là một biện pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay các quy định của pháp luật còn chƣa hoàn thiện, thị trƣờng tài chính chƣa phát triển thì việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ cho NHTM là biện pháp gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí. Đến tháng 06/2014 NHNN; Bộ Tƣ pháp; Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành Thông tƣ liên tịch số: 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 về việc hƣớng dẫn một số vấn đề về xử lý TSĐB, Thông tƣ này có hiệu lực vào ngày 22/07/2014. Thông tƣ đã khắc phục một số điểm khuyến khuyết và 77 mâu thuẫn trong giao dịch TSĐB. Tuy nhiên hiện nay cũng chƣa có đánh giá về việc thực hiện thông tƣ này nhƣ thế nào. 3.2.4. Các biện pháp về XLNX thông qua VAMC Để XLNX trong nền kinh tế thì mô hình xử lý nợ tập trung đƣợc rất nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng, ƣu điểm của mô hình này là chuyên môn hóa trong vấn đề quản lý tài sản và giải quyết nợ xấu, tách bạch nợ xấu ra khỏi hệ thống ngân hàng; có các công cụ hiệu quả để thu hồi tối ƣu các khoản nợ xấu mà các tổ chức khác không làm đƣợc. Tại Việt Nam trong một số năm vừa qua cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp suy giảm, bộc lộ những bất ổn trong mối quan hệ với hệ thống ngân hàng. Doanh nghiệp không trả đƣợc nợ, NHTM xiết chặt hoạt động cấp tín dụng. Vấn đề trở nên trầm trọng khi các NHTM đã nỗ lực tự xử lý nợ xấu dƣới mọi hình thức song nợ xấu vẫn tăng lên nhanh chóng trong năm 2012 và tiếp tục có xu hƣớng tăng trong năm 2013. Nhƣ vậy giải quyết nợ xấu không còn là câu chuyện riêng của từng NHTM. Trƣớc tình hình đó đòi hòi phải có một công cụ đặc biệt hữu hiệu để xử lý nhanh nợ xấu tại các NHTM nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và cho chính NHTM, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp không đủ để hỗ trợ xử lý nợ xấu nhanh và triệt để. VAMC ra đời với nhiệm vụ chính là xử lý khối nợ xấu ngày càng có chiều hƣớng gia tăng, đặc biệt phải chuẩn bị hành trang cho quá trình tái cơ cấu các TCTD và phân loại chất lƣợng theo thông lệ quốc tế mà không phải sử dụng vốn ngân sách của nhà nƣớc. Để tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC. Thông tƣ số 19 cùng với Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Thông tƣ số 20/2013/TT-NHNN về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đã tạo lập cơ sở pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh cho hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu của công ty VAMC. 78 a. Mô hình tổ chức của VAMC VAMC là cộng cụ đặc biệt của Nhà nƣớc nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế. Theo quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP thì VAMC đƣợc tổ chức dƣới hình thức Công ty TNHH Một thành viên, do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nƣớc, thanh tra, giám sát của NHNN. Cơ cấu tổ chức của VAMC bao gồm Hội đồng thành viên; Ban kiểm soát; Tổng Giám đốc. Vốn điều lệ: 500 tỷ đồng. - VAMC đƣợc tổ chức các Phòng, ban giúp việc cho Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình. b. Hoạt động của VAMC Mô hình xử lý nợ xấu không dùng vốn ngân sách mang tính đặc thù chƣa hề có tiền lệ trên thế giới, do vậy trên cơ sở của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và các quy định tại Thông tƣ số 19/2013/TT-NHNN cơ chế hoạt động mua bán nợ xấu của VAMC đƣợc quy định nhƣ sau. Nợ xấu của các TCTD - DN thiếu vốn sản xuất - DN mất cân đối tài chính - DN kinh doanh không hiệu quả VAMC Mua nợ Bằng TPĐB hoặc theo giá thị trƣờng Các biện pháp tạm thời Các biện tái cơ cấu, xử lý nợ - Điều chỉnh lãi suất. -Miễn giảm lãi, phí phạt. - Chuyển nợ thành vốn góp - Bán nợ xấu - Thu hồi nợ -Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. - Hỗ trợ tài chính chi khách hàng bằng xử lý TSĐB. - Cơ cấu lại doanh nghiệp Bán nợ SP đầu ra - DN có tình hình T/c tốt - Các Quỹ đầu tƣ - Các thành phần kinh tế - DN tái đầu tƣ Sơ đồ 3.3. Sơ đồ hoạt động mua, bán nợ xấu của VAMC - Đối tượng của hoạt động mua bán nợ của VAMC Đối tƣợng của hoạt động mua bán nợ của VAMC là khoản nợ xấu của 79 TCTD, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, các khoản nợ xấu có TSĐB; khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ; khách hàng vay còn tồn tại. Ngoài ra, theo đề nghị của NHNN, Thủ tƣớng Chính phủ thì VAMC đƣợc mua lại các khoản nợ xấu của TCTD không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định. - Hình thức mua bán nợ xấu: VAMC mua nợ xấu của TCTD bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành và theo giá trị thị trƣờng bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt trên cơ sở thỏa thuận và giá trị khoản nợ xấu đƣợc đánh giá lại. - Nguyên tắc mua bán nợ xấu: Đảm bảo các nguyên tắc: Công khai, minh bạch; tuân thủ đúng quy định của pháp luật và hợp đồng mua, bán nợ; hạn chế rủi ro và chi phí trong mua, bán nợ xấu. - Điều kiện của các khoản nợ xấu được VAMC mua bằng TPĐB: i)Các khoản nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng. ii) Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm; iii) Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ, cụ thể; iv) Khách hàng vay còn tồn tại; v) Giá trị ghi sổ số dƣ nợ gốc của khoản nợ xấu hoặc các khoản nợ xấu của một khách hàng vay hoặc các khoản nợ xấu của một nhóm khách hàng vay vào thời điểm bán nợ không thấp hơn 3 tỷ đồng đối với nhóm khách hàng vay và khách hàng vay là tổ chức; không thấp hơn 1 tỷ đồng đối với khách hàng vay là cá nhân hoặc trƣờng hợp khác do Thống đốc NHNN quyết định. Ngoài ra, NHNN xem xét, trình Thủ tƣớng Chính phủ quyết định việc mua các khoản nợ xấu không đáp ứng đầu đủ các điều kiện nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD và xử lý nhanh nợ xấu. Các TCTD đƣợc quyền lựa chọn bán các khoản nợ xấu đáp ứng đủ điều kiện cho VAMC. Tuy nhiên, trƣờng hợp TCTD có tỷ lệ nợ xấu từ 3% so với tổng dƣ nợ tín dụng trở lên trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá, kiểm toán độc lập, NHNN có quyền yêu cầu TCTD phải bán nợ cho VAMC để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của TCTD ở mức an toàn và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. -Trình tự, thủ tục mua nợ xấu bằng TPĐB: i) TCTD lập hồ sơ đề nghị mua nợ gửi cho VAMC và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, trung thực của hồ 80 sơ. ii) VAMC phải tiến hành kiểm tra hồ sơ và yêu cầu TCTD bán nợ bổ sung hồ sơ khi cần thiết. iii) VAMC xem xét, thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và có văn bản trả lời TCTD về việc mua hoặc không mua iv) TCTD và VAMC tiến hành ký kết hợp đồng mua, bán nợ. v) Sau đó TCTD bán nợ phải thông báo cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm về nội dung bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với VAMC. - Điều kiện mua nợ xấu theo giá thị trường của VAMC: Khoản nợ xấu đáp ứng các điều kiện đối với khoản nợ đƣợc VMAC mua bằng TPĐB; đƣợc VAMC đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ; tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại; khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ hoặc có phƣơng án trả nợ khả thi. VAMC phải định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng định giá độc lập xác định giá trị khoản nợ xấu mua theo giá thị trƣờng; Phƣơng án mua nợ xấu theo giá thị trƣờng phải đƣợc NHNN chấp thuận. - Các biện pháp tái cơ cấu khoản nợ đã mua của VAMC i) Điều chỉnh lãi suất của các khoản nợ xấu ii) Miễn, giảm lãi phạt, phí, lãi vay đã quá hạn iii) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ iv) Hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay - Các biện pháp xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm của VAMC: VAMC đƣợc thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, nhƣ sau: i) Bán nợ xấu đã mua ii) Góp vốn điều lệ, vốn cổ phần của khách hàng vay là doanh nghiệp. iii) Xử lý và bán TSĐB của các khoản nợ xấu đã mua: Hoạt động của VAMC trong năm 2013. Trong năm 2013, sau khi ra đời VAMC đã tích cực thực hiện thu, mua nợ xấu cho các TCTD trong nƣớc đặc biệt là các NHTM NN. Kết quả mua nợ xấu của VAMC nhƣ sau: 81 Bảng 3.7. Kết quả nợ xấu VAMC đã mua của các NHTM NN đến 31/12/2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Stt Tên ngân hàng 1 Agribank 2 Số nợ xấu đã mua đến 31/12/2013 Giá trị TSĐB Giá trị trái phiếu đặc biệt 10.880 15.264 8.460 VCB 1.122 995 851 3 BIDV 1.867 2.527 1.494 4 MHB 589 818 453 Tổng 14.458 19.604 11.258 Nguồn: Báo cáo Tài chính của VAMC, 2013 Đến 31/12/2013 VAMC đã thực hiện mua nợ xấu của các NHTM NN là 14.458 tỷ đồng nợ xấu, với giá trị TSĐB là 19.604 tỷ đồng và giá trị trái phiếu đặc biệt đã phát hành là 11.258 tỷ đồng, cụ thể nhƣ sau: Tại Agribank: Đến 31/12/2013 Agribank đã bán nợ cho VAMC là 10.880 tỷ đồng, với giá trị TSĐB là 15.264 tỷ đồng tƣơng ứng với giá trị trái phiếu đặc biệt là 8.460 tỷ đồng; Tại Vietcombank: Đến 31/12/2013 Vietcombank đã bán nợ cho VAMC là 1.122 tỷ đồng nợ xấu, với giá trị TSĐB là 995 tỷ đồng tƣơng ứng với giá trị trái phiếu đặc biệt nắm giữ là 1.494 tỷ đồng; Tại BIDV: Đến 31/12/2013 BIDV đã bán nợ cho VAMC là 1.867 tỷ đồng, với giá trị TSĐB là 2.527 tỷ đồng tƣơng ứng với giá trị trái phiếu đặc biệt là 1.494 tỷ đồng; Tại MHB: Đến 31/12/2013 MHB đã bán nợ cho VAMC là 589 tỷ đồng, với giá trị TSĐB là 818 tỷ đồng tƣơng ứng với giá trị trái phiếu đặc biệt là 453 tỷ đồng. Nhƣ vậy đến 31/12/2013 mới có 4 NHTM NN thực hiện bán nợ xấu cho VAMC là Agribank; BIDV; Vietcombank; MHB. Còn Vietinbank có tỷ lệ nợ xấu thấp do vậy chƣa phải là đối tƣợng bắt buộc phải bán nợ cho VAMC theo Thông tƣ số 19/2014/TT-NHNN. Nếu thực hiện so sánh khối lƣợng nợ xấu của các NHTM NN nhƣ đã phân tích tại phần thực trạng và khối lƣợng nợ xấu mà VAMC đã mua 82 để thực hiện xử lý nợ xấu tập trung cho thấy, khối lƣợng nợ xấu mà VAMC đã mua là rất nhỏ, bằng 1/5 số nợ xấu của các NHTM NN. Tuy nhiên hiện nay VAMC mới chỉ thực hiện mua nợ xấu về và theo dõi trên Báo cáo tài chính của mình mà chƣa có các biện pháp xử lý nợ và bán nợ nhƣ quy định trong Thông tƣ 19/2013/TTNHNN quy định cơ chế mua bán nợ xấu của VAMC. 3.3. Một số nguyên nhân ảnh hƣởng đến quá trình xử lý nợ xấu - Việc đánh giá chưa đúng tình hình nợ xấu của các NHTM NN. Sau khi Quyết định 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ hết hiệu lực. Các TCTD thực hiện phân loại nợ theo Thông tƣ 02, tuy nhiên đến ngày 18/03/2014 NHNN đã ban hành Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN sửa đổi bổ sung Thông tƣ số 02 quy định “TCTD đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhƣ đã đƣợc phân loại trƣớc khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định nhƣ khoản cấp tín dụng không vi phạm các quy định của pháp luật; việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ là phù hợp với mục đích của dự án vay vốn trong hợp đồng tín dụng; khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích..”. Nhƣ vậy toàn bộ số dƣ nợ đã cơ cấu theo Quyết định 780 đƣợc giữ nguyên mà không phải chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho các TCTD chƣa đánh giá đƣợc mức nợ xấu cụ thể là bao nhiêu theo quy định. Việc phân loại nợ xấu còn phụ thuộc nhiều vào ý thức chủ quan: Hiện nay các NHTM NN phân loại nợ theo Điều 7 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN. Khi lựa chọn cách phân loại nợ theo Điều 7, cũng có sự đánh giá, phân loại khác nhau giữa các ngân hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM NN hiện nay đều đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp chuyên gia, nghĩa là việc lựa chọn, quyết định toàn bộ các yếu tố cơ bản của hệ thống xếp hạng (bộ chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu) hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các chuyên gia thay vì dựa trên dữ liệu thống kê lịch sử về quá trình vay trả nợ. Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ chƣa là cơ sở xây dựng các thƣớc đo lƣợng hóa rủi ro, hỗ trợ tính toán một cách tƣơng đối chính xác tổn thất dự tính và yêu cầu vốn tối thiểu bù đắp rủi ro. Mặt khác quản trị rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng thƣờng theo những khẩu vị rủi ro 83 riêng dẫn đến một số bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tƣợng khách hàng nhƣng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột (cùng 1 khách hàng, có ngân hàng phân loại vào nhóm nợ có đội rủi ro cao, có ngân hàng lại phân loại vào nhóm nợ có độ rủi ro thấp). Việc triển khai xếp hạng khách hàng đòi hỏi đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũng nhƣ am hiểu sâu sắc mô hình xếp hạng tín dụng, trong khi thị trƣờng nhân lực hiện tại của Việt Nam còn rất thiếu.. Cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng không đầy đủ và thiếu chính xác. Điều này gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ tín dụng. Ở nƣớc ta số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác, lại không đƣợc kiểm toán. Ngay cả đối với các doanh nghiệp lớn đƣợc kiểm toán thì sự chậm trễ trong công bố báo cáo tài chính cũng nhƣ chất lƣợng kiểm toán chƣa cao, gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vì thế, việc dựa vào một số thông tin đầu vào để cấp tín dụng, đã dẫn đến một số khoản vay vừa ra khỏi ngân hàng đã khó có khả năng thu hồi. Đặc biệt, khi ngân hàng và doanh nghiệp lại có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau thì nguồn lực dễ bị phân bổ sai lệch, bất hợp lý, cho vay bất chấp các quy định về an toàn vốn, nợ xấu tất yếu sẽ tăng lên - Việc trích lập các khoản DPRR tín dụng chưa đầy đủ. Do áp lực về chi lƣơng, thƣởng cho ngƣời lao động cũng nhƣ chạy theo thành tích một số TCTD đã không thực hiện trích đủ DPRR. Theo quy định DPRR đƣợc tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ để khấu trừ thuế TNDN. Tuy nhiên i) Nhiều TCTD đã dùng các biện pháp đánh giá về nhóm nợ không đúng, một số chỉ tiêu định tính bị đánh giá sai lệch, chấm điểm sai, không nhất quán nhƣ cùng một một chỉ tiêu đánh giá về môi trƣờng kinh doanh của 2 doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp là tƣơng đƣơng nhƣng cán bộ tín dụng có thể chấm điểm khác nhau hay một số chỉ tiêu định tính khác cán bộ tín dụng cũng có thể điều chỉnh điểm số đánh giá để khách hàng không bị đánh giá vào nhóm nợ xấu hơn, với mức trích lập DPRR cao hơn. ii) Một nguyên nhân nữa là hiện nay TSĐB của các TCTD thƣờng là bất động sản, là nhà cửa vật kiến trúc và quyền sử dụng đất đƣợc xác định chƣa đúng giá trị, tại thời điểm cho vay là thời gian bất động sản 84 ở đỉnh cao của các “cơn sốt” đất, do vậy TSĐB dùng để thế chấp cũng đƣợc định giá tƣợng đối cao, nhƣng hiện nay các “cơn sốt” BĐS đã hạ nhiệt, nhiều TCTD vẫn giữa nguyên giá trị nhƣ khi định giá ban đầu để thực hiện trích lập DPRR mà không thực hiện đánh giá lại cho phù hợp với thị trƣờng và tình hình thực tế khiến cho việc trích lập DPRR chƣa đúng, iii)TSĐB còn là các tài sản hình thành từ vốn vay nhƣng hiện nay các công trình chƣa đƣợc quyết toán hoặc đƣa vào khai thác không hiệu quả, hay các dây truyền máy móc sản xuất khi dùng làm TSĐB đƣợc đánh giá theo giá hình thành TSCĐ hiện đã khấu hao hết, hoặc đã lỗi thời không sản xuất đƣợc, sản phẩm đầu ra không đáp ứng các yêu cầu của thị trƣờng cũng không đƣợc đánh giá một các khách quan do vậy tỷ lệ khấu trừ TSĐB để trích lập DPRR còn chƣa đúng và chƣa đủ. - Một số điểm bất cập trong các quy định của pháp luật: Nhƣ các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai và các văn bản pháp luật có liên quan về ngƣời đƣợc ủy quyền, xử lý tài sản bảo đảm nhƣ các quy định về việc đấu giá, phát mại tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, thủ tục tố tụng dân sự trong xử lý TSĐB đã khiến cho thời gian xử lý TSĐB để thu hồi nợ xấu còn kéo dài và đây là nguyên nhân có tính chất quan trọng gây tắc nghẽn trong quá trình XLNX trong giai đoạn vừa qua. - Việc phối hợp của các cơ quan trong xử lý TSĐB. TSĐB rất đa dạng, từ bất động sản, phƣơng tiện vận tải, hàng hóa, quyền khai thác, quyền đòi nợ, tài sản hình thành từ vốn vay… Mỗi loại tài sản có lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc tƣơng ứng nên muốn xử lý tài sản đảm bảo phải có sự phối hợp của cơ quan quản lý lĩnh vực chuyên ngành và thi hành án dân sự… Do vậy trên thực tế, công tác phối hợp chƣa hiệu quả của các cấp cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho việc xử lý tài sản bảo đảm của các NHTM NN. - Việc hình sự hóa các quan hệ dân sự: đây đƣợc coi là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình xử lý nợ xấu. Trƣớc đây, khi cho vay, giá trị tài sản cao, nay bán giá lại quá thấp. Tài sản bán hết mà không thu đủ nợ, thì cả khách hàng và cán bộ ngân hàng đều lo sợ bị quy kết trách nhiệm làm thất thoát tiền vay. Vì thế, cả hai bên đều muốn chờ đợi, hy vọng phục hồi sản xuất, kinh doanh để trả nợ, chờ đợi giá lên, mong trích đủ dự phòng hoặc bán đƣợc TSĐB để thu hồi đủ nợ vay. Có 85 nhiều trƣờng hợp, cán bộ ngân hàng là nạn nhân bị lạm dụng, lừa đảo nhƣng lại bị quy kết là tội phạm vi phạm quy định về cho vay hoặc tội phạm cố ý làm trái. Các cán bộ ngân hàng sẽ sợ trách nhiệm hình sự, không dám bỏ cái lợi nhỏ để đạt cái lợi lớn, thu ít nhƣng thu sớm, trong xử lý nợ xấu. Nếu cứ kéo dài tình trạng nhƣ trên, thì không những không xử lý đƣợc nợ xấu hiện tại, mà còn nguy cơ tái diễn nợ xấu trầm trọng trong tƣơng lai. Đó cũng là nguyên nhân làm quá trình thu hồi nợ xấu bằng phƣơng pháp xử lý TSSĐB diễn ra chậm chƣa đúng mong đợi trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam - Về trình độ quản trị rủi ro của các NHTM NN Việc quản trị rủi ro còn nhiều bất cập nhƣ: (i) công tác thẩm định trƣớc khi vay có nhiều sai phạm, có trƣờng hợp quan hệ cá nhân có ảnh hƣởng nhất định đến công tác thẩm định trƣớc khi cho vay, vì vậy có hiện tƣợng không đánh giá một cách toàn diện, chính xác những rủi ro của khoản vay, thiếu hiểu biết đầy đủ về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai, đánh giá quá lạc quan, thiếu phân tích ảnh hƣởng tiềm ẩn của môi trƣờng xung quanh, biến động bất thƣờng của kinh tế trong và ngoài nƣớc. (ii) quá trình xét duyệt trình tự, thủ tục hồ sơ ngân hàng bỏ qua một số công đoạn, hồ sơ vay vốn của khách hàng không đầy đủ, hay hồ sơ vay vốn của khách hàng là hồ sơ ảo. (iii) Có nhiều rủi ro trong xét duyệt bảo lãnh ngân hàng khiến ngân hàng bị lừa đảo, mất vốn do phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong khi bên đƣợc bảo lãnh mất khả năng thanh toán. Năng lực của cán bộ tín dụng về thẩm định còn hạn chế cũng là yếu tố dẫn đến rủi ro khi thực hiện bảo lãnh ngân hàng. - Đối với mô hình xử lý nợ xấu VAMC Về năng lực hoạt động của VAMC. Tháng 7/2013 VAMC đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP và Thông tƣ số 19/2013/TT-BTC. Về năng lực tài chính do số vốn điều lệ đƣợc cấp ban đầu đƣợc cấp chỉ là 500 tỷ đồng, một con số quá nhỏ so với số lƣợng nợ xấu cần giải quyết, VAMC không đủ điều kiện chủ động trong việc mua nợ xấu bằng giá thị trƣờng do vậy không đẩy nhanh đƣợc quá trình xử lý nợ xấu. Về cơ cấu tổ chức bộ máy của VAMC đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện, các khoản nợ của VAMC 86 mua về chƣa đƣợc giải quyết triệt để mà VAMC mới chỉ làm đƣợc việc “giữ hộ” nợ xấu cho các TCTD để làm “sạch” nợ xấu đƣợc trình bầy trên báo cáo tài chính của các NHTM. Tuy nhiên theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 53/NĐ-CP thì các khoản nợ xấu này VAMC vẫn ủy quyền cho các TCTD thu hồi, cơ cấu, quản lý và báo cáo về các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, nhƣ vậy về bản chất nợ xấu vẫn do TCTD quản lý nhƣng đƣợc chuyển sang cho VAMC hạch toán mà thôi mà nợ xấu chƣa đƣợc xử lý một cách triệt để. VAMC chƣa xử lý tận gốc nợ xấu mà chỉ giữ nợ xấu tối đa 5 năm, hết thời gian đó, VAMC trả nợ xấu cho các TCTD mà không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào về rủi ro liên quan đến khoản nợ xấu, TCTD phải trích lập DPRR cho khoản trái phiếu đặc biệt trong 5 năm, nhƣ vậy thì sau khoảng thời gian 5 năm nếu VAMC không XLNX đƣợc thì TCTD tiếp tục phải chịu trách nhiệm về khoản nợ xấu này, khi đó việc thu hồi các món nợ do VAMC trả lại càng trở lên khó khăn. Một biện pháp XLNX nữa của VAMC là VAMC có quyền chuyển nợ thành vốn góp, mua cổ phần, của khách hàng vay bằng trái phiếu đặc biệt có nghĩa là VAMC sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình tái cấu trúc của doanh nghiệp vay vốn bằng cách tham gia hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban điều hành để thực hiện các biện pháp tái cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣng hiện nay do nguồn lực bị hạn chế, VAMC chƣa đủ nguồn lực để tham gia tái cơ cấu của doanh nghiệp và chƣa có doanh nghiệp nào đƣợc xử lý nợ xấu theo quy định này. Về xử lý nợ xấu không có TSĐB. VAMC chỉ XLNX có TSĐB trong khi đó vẫn còn một số lƣợng nợ xấu của TCTD cho vay tín chấp, hoặc các khoản cho vay với các điều kiện tín dụng tƣơng đối lỏng lẻo, đây là khoản nợ xấu mà NHTM muốn xử lý nhất, hiện nay việc xử lý các khoản này chỉ còn duy nhất một cách là trích lập DPRR, nhƣng điều này có thể làm ảnh hƣởng đến kế hoạch lợi nhuận của ngân hàng do vậy ngân hàng có thể tiếp tục thực hiện các biện pháp nhƣ giãn nợ, cho vay nợ mới để trả nợ cũ... để duy trì tỷ lệ nợ xấu dƣới 3% không thuộc đối tƣợng bán nợ cho VAMC. Về thị trường mua bán nợ xấu. Theo quy định tại Thông tƣ 19 thì VAMC có thể mua nợ theo giá thị trƣờng, nhƣng hiện nay việc định giá các khoản nợ xấu nhƣ 87 thế nào, nguồn lực tài chính mua nợ xấu của VAMC và thị trƣờng bán nợ xấu tại nƣớc ta vẫn chƣa đƣợc hình thành đó là những yếu tố cơ bản khiến cho VAMC chƣa thể xử lý nợ xấu nhƣ mong muốn. Hiện nay chƣa hình thành thị trƣờng mua bán nợ xấu và cũng không có sẵn một thị trƣờng để VAMC chủ động bán nợ xấu. Cơ chế định giá nợ xấu ở Việt Nam còn nhiều bất cập do vậy sẽ phải mất khá nhiều thời gian để xây dựng cơ sở cho việc định giá nợ xấu khi bán nợ và đó là lý do cho giao dịch liên quan đến nợ xấu không thể đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng sẽ ảnh hƣởng đến quá trình XLNX. Việc bán nợ xấu cho các tổ chức nước ngoài: Về việc bán nợ xấu cho các tổ chức nƣớc ngoài trong lĩnh vực bất động sản cũng gặp một số khó khăn, vƣớng mắc do pháp luật hiện hành còn hạn chế một số quyền của các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài trong việc nhận thế chấp, chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất đối với các đối tƣợng trên 88 CHƢƠNG 4 KHUYẾN NGHỊ VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU Trong bối cảnh về tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam theo Quyết định 254/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 của Thủ tƣớng Chính phủ. Việc sử dụng các biện pháp XLNX nhƣ thế nào để mang lại kết quả khả quan, tránh “đổ vỡ” dây truyền, không tạo lên “cú sốc” cho nền kinh tế và giải quyết đƣợc “bài toán” nợ xấu là một câu hỏi khó. Từ thực trạng phân tích về nợ xấu và các giải pháp XLNX của các NHTM NN. Tác giả đƣa ra một số khuyến nghị về XLNX nhƣ sau. 4.1. Khuyến nghị về môi trƣờng pháp luật Về nhận biết và phân biệt nợ xấu Hiện nay vẫn còn tình trạng các TCTD che dấu nợ xấu, muốn xử lý đƣợc nợ xấu thì phải nhận biết đƣợc nợ xấu. Muốn vậy NHNN cần triển khai thực hiện phân loại nợ theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN đúng lộ trình để thống nhất việc phân loại nhóm nợ các khách hàng, tránh trƣờng hợp các ngân hàng hiện nay vẫn giấu nợ xấu, thông qua điều chỉnh xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp vay vốn. Hiện nay, vẫn có tình trạng doanh nghiệp đƣợc phân loại nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) ở ngân hàng này, nhƣng lại đƣợc phân loại và xếp nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) ở ngân hàng khác, dẫn đến khó khăn trong việc bán nợ xấu khi thiếu sự hợp tác và thống nhất giữa các TCTD đồng tài trợ vốn yêu cầu các TCTD phải tham khảo kết quả phân loại, xếp hạng tín dụng của CIC làm căn cứ cho việc phân loại nợ của tổ chức tín dụng của mình và TCTD phải thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo cả hai phƣơng pháp định lƣợng và định tính theo quy định tại Thông tƣ số 02, nếu theo phƣơng pháp nào có độ rủi ro cao hơn thì áp dụng phƣơng pháp đó. Nhƣ vậy mới có thể tránh tình trạng các TCTD dựa vào nhiều quy định định tính để xếp hạng tín dụng một cách tùy tiện để che dấu nợ xấu. Cần kiểm soát việc gia hạn và cơ cấu nợ theo quy định của Quyết định 780 và Thông tƣ số 09/2014/TT-NHNN. Đối với các doanh nghiệp đƣợc cơ cấu gia hạn 89 nợ có đảm bảo điều kiện theo quy định tại thông tƣ 09/2014/TT-NHNN hay không. Trách tình trạng hiện nay các TCTD cơ cấu, gia hạn nợ vay một cách tùy tiện nhằm che dấu nợ xấu. Khi đã có sự thống nhất về cách phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu thì quy định buộc các TCTD phải bán nợ cho VAMC nếu tỷ lệ nợ xấu trên 3% mới phát huy đƣợc hiệu quả, làm tăng cung của thị trƣờng mua bán nợ xấu và xử lý nợ xấu hiệu quả. Việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ Thực tế cho thấy, hiện nay xử lý tài sản đảm bảo là một trở ngại lớn với các TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu. Ngày 16/6/2014, Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Ngân hàng Nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT- NHNN về việc thu giữ, bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm. Thông tƣ này đƣợc đánh giá giúp tháo gỡ một số vấn đề mà các ngân hàng đã gặp phải từ nhiều năm nay, nhƣ: trƣờng hợp không thỏa thuận đƣợc giá bán TSĐB thì ngay cả trong trƣờng hợp bên thế chấp bất hợp tác, phía ngân hàng cũng có thể chỉ định tổ chức thẩm định giá để xác định giá bán tài sản.. Việc cho phép các ngân hàng hạ giá bán TSĐB không cần sự đồng ý từ phía bên thế chấp tạo ra điều kiện để các TCTD thanh lý tài sản và thu hồi nợ tốt hơn. Trong trƣờng hợp, đã hạ giá TSĐB mà vẫn không bán đƣợc tài sản thì các TCTD có thể nhận chính TSĐB để làm thủ tục chuyển đổi quyền sở hữu theo pháp luật; việc chuyển đổi quyền sở hữu trong trƣờng hợp bên thế chấp không tự nguyện ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu, các ngân hàng vẫn có thể thực hiện chuyển đổi đƣợc với điều kiện chỉ cần kèm thêm bản chính hợp đồng bảo đảm đã đƣợc công chứng trong hồ sơ chuyển đổi. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, điểm vƣớng mắc quan trọng nhất từ nghị định 163/2006/NĐ-CP vẫn chƣa đƣợc giải quyết ở Thông tƣ liên tịch này, đó là vấn đề về vai trò của cơ quan hành pháp, của các cấp chính quyền địa phƣơng nhằm thực hiện việc thu giữ TSBĐ. Theo quy định tại Nghị định số 90 163/2006/NĐ-CP đã quy định về sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an đối với hoạt động thu giữ tài sản bảo đảm trong vai trò “giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho ngƣời xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm” nhằm tránh tình trạng “hành chính hóa” các quan hệ dân sự, kinh doanh, thƣơng mại. Tuy nhiên, hiện chƣa có các quy định cụ thể về việc Ủy ban nhân dân và cơ quan Công an thực thi vai trò này nhƣ thế nào. Bên cạnh đó cho thấy, bên nhận bảo đảm không chỉ có nhu cầu đƣợc chính quyền hỗ trợ giữ gìn an ninh trật tự trong trƣờng hợp bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác mà quan trọng hơn là hỗ trợ thực hiện quyền thu giữ TSĐB. Theo quy định của pháp luật hiện hành, bên nhận bảo đảm chỉ có cách khởi kiện ra Tòa án đòi tài sản và cơ quan thi hành án sẽ thực hiện công việc này sau khi bản án đã tuyên của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, quá trình này thƣờng mất rất nhiều thời gian và chi phí của bên nhận bảo đảm. Đây chỉ là một trong số rất nhiều những điểm vƣớng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo. Do đó, để việc xử lý nợ xấu đƣợc diễn ra nhanh chóng và triệt để, Chính phủ cần có những chỉ đạo kịp thời hơn về việc hoàn thiện và cải tiến mạnh mẽ các thủ tục pháp lý theo hƣớng rút gọn thủ tục xử lý tài sản đảm bảo. Về xây dựng môi trường mua bán nợ xấu Hiện nay nợ xấu đang đƣa gây áp lực các NHTM NN nói riêng và cả hệ thống NHTM nói chung, nhƣng với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đây lại là một cơ hội đầu tƣ. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu thành công ở các nƣớc hầu nhƣ đều dựa vào nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có nguồn vốn lớn. Thực tế, phần lớn yêu cầu hỏi mua nợ xấu ở nƣớc ta cũng đến từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, do có quá nhiều vƣớng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là về thủ tục mua bán nợ, quyền sở hữu, chuyển nhƣợng bất động sản của ngƣời nƣớc ngoài…, nên quá trình bán nợ cho nƣớc ngoài tại nƣớc ta triển khai chậm. Để đẩy nhanh quá trình bán nợ cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng và thúc đẩy hoạt động mua bán nợ nói chung, Chính phủ cần xây dựng những quy định rõ ràng về hoạt động kinh doanh mua bán nợ, cần cân nhắc đƣa ra những thay đổi đáng kể về luật pháp để tạo điền 91 kiện cho doanh nghiệp nƣớc ngoài đƣợc tham gia đầu tƣ kinh doanh bất động sản cũng nhƣ đƣợc thuê nhà, thuê đất. 4.2. Các biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh Để ngăn ngừa nợ xấu thì việc đầu tiên là phải ngăn ngừa nợ xấu phát sinh trong hệ thống NHTM bằng các biện pháp cụ thể sau: Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay: Hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập của Ngân hàng nhằm đảm bảo nâng cao chất lƣợng tín dụng, mặt khác tài sản đảm bảo nợ vay đƣợc thực hiện đầy đủ tính pháp lý và phù hợp với qui định của ngân hàng. Các khoản nợ gốc, lãi, phí tiền vay phải đƣợc tính và hạch toán đầy đủ, nợ khó đòi/nợ xấu đƣợc phân loại và dự phòng đầy đủ theo qui định của pháp luật. Các ngân hàng cần phân cấp thực hiện kiểm tra và qui trách nhiệm cụ thể cho từng cấp. Mỗi cấp cần có một bộ phận kiểm tra và giám sát độc lập, nhằm kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng tại chi nhánh của mình, sau đó báo cáo lên cấp trên. Ngoài ra, bộ phận này cũng có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động của cấp dƣới. Qui chế này đảm bảo trong hệ thống ngân hàng luôn có sự kiểm tra trong nội bộ, cũng nhƣ kiểm tra giữa các cấp lẫn nhau. Mặt khác, tại trung tâm điều hành của ngân hàng mẹ cũng cần một bộ phận giám sát trung tâm, làm nhiệm vụ kiểm tra định kì hoặc đột xuất các chi nhánh trong toàn hệ thống cũng nhƣ xây dựng hệ thống qui trình chuẩn cho toàn bộ các chi nhánh của ngân hàng. Nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tín dụng: Quản lý tín dụng tốt là một biện pháp nhằm đánh giá lại các khoản nợ, khoản vay, bổ xung thông tin khách hàng cũng nhƣ thay đổi hạn mức tín dụng. Quản lý tín dụng hiệu quả giúp ngân hàng có đƣợc chiến lƣợc quản lý rủi ro tốt hơn, giúp ngăn chặn sớm nguy cơ nợ xấu. Quản lý tín dụng bao gồm quản lý hồ sơ tín dụng; đánh giá lại các khoản nợ định kì và giữa kì hoặc đột xuất khi cần; quản lý đối với từng khoản vay và toàn bộ danh mục cho vay; thu thập thông tin bổ sung về khách hàng và khoản vay: thƣờng xuyên kiểm tra vốn vay; thay đổi hạn mức tín dụng và phê duyệt. Nâng cao đạo đức của cán bộ tín dụng Vấn đề con ngƣời: Ngân hàng là lĩnh vực đòi hỏi sự minh bạch và chuyên 92 nghiệp cao. Do đó đòi hỏi các NHTM NN cần chú trọng vào công tác tuyển dụng và đạo tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao - giáo dục về đạo đức nghề nghiệp - vì nguồn lực yếu kém không những ảnh hƣởng đến hiệu quả, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng mà còn tiềm ẩn rủi ro đạo đức rất lớn. Các NHTM NN cần giáo dục “ý thức tập thể” cho cán bộ của mình, thấy rõ việc họ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhƣ thế nào đến hoạt động của ngân hàng để họ xác định đƣợc ý thức làm việc vì “lợi ích của ngân hàng” là trên hết thay vì “lợi ích cá nhân”. Những vụ việc đã xảy ra trong thực tế cho thấy, cán bộ ngân hàng phải luôn có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng nhƣ tài sản của mình, không vì “lợi ích cá nhân” mà quyết định cho một khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc thấy khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, tình hình tài chính có vấn đề không trả đƣợc nợ vay nhƣng vì sợ hậu quả nên vội vàng bỏ ngân hàng đi tìm việc ở một ngân hàng khác. Trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực, ngân hàng có chế độ đãi ngộ thoả đáng thông qua việc đánh giá chính xác giá trị khác biệt của cán bộ ngân hàng và kết quả phấn đấu để từ đó giúp họ có động lực để phát huy hết tiềm năng của mình. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về các hành vi trong hoạt động của ngân hàng và để cho hệ thống này hoạt động một cách hiệu quả thực sự. Có nhƣ vậy thì mới ngăn chặn đƣợc các rủi ro đến từ đạo đức của các bộ ngân hàng, đây là biện pháp phòng ngừa nợ xấu một cách hiệu quả. 4.3. Xử lý nợ xấu của bản thân ngân hàng Sau các biện pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh thì các NHTM NN phải xử lý tận gốc các món nợ xấu hoặc các món nợ đang ở dạng “tiềm tàng” có thể chuyển sang nợ xấu bất cứ khi nào thông qua các quyết định hành chính hoặc thông qua các kỹ thuật hạch toán để che dấu nợ xấu. Các biện pháp cụ thể bao gồm: - Giám sát chặt chẽ các khoản nợ xấu đã phát sinh, tích cực thu hồi nợ Khi đã có nợ xấu mới phát sinh, các NHTM NN phải kiểm soát nợ xấu đƣợc kịp thời, đạt đƣợc hiệu quả cao thì khâu cảnh báo, phát hiện nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ xấu sau này. Việc xử lý nợ xấu cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục và có thể đƣợc thực hiện theo các 93 hƣớng: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng. Kiểm soát từng khoản vay một cách thƣờng xuyên nhằm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những biện pháp đối phó, ngăn chặn kịp thời, giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra. Cần phải thƣờng xuyên thực hiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính của khách hàng nhằm đánh giá đƣợc thực trạng tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn. Cán bộ tín dụng thƣờng xuyên đi thực tế khách hàng để có một bức tranh rõ nét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Kiểm soát một cách tổng thể danh mục tín dụng, phân tích danh mục tín dụng nhằm đánh giá chất lƣợng danh mục, phân loại danh mục tín dụng theo từng nhóm với các tiêu chí để có thể đánh giá mức đọ rủi ro của từng nhóm nhằm xác định các giải pháp xử lý thích hợp. Vì vậy, cần phải tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thƣờng xuyên để có thể phát hiện sớm sự phát sinh của nợ xấu, dựa vào đó có thể đƣa ra các biện pháp giải quyết hợp lý, kịp thời, tránh tình trạng ngân hàng phải chịu tổn thất, biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng do nợ xấu phát sinh. Ở nƣớc ta đối với hệ thống NHTM nói chung và các NHTM NN nói riêng tình hình thực hiện các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn, phân loại nợ và quản lý rủi ro, trích lập dự phòng tại các tổ chức tín dụng đƣợc xem là còn nhiều bất cập, chƣa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, riêng vấn đề phân loại nợ theo phƣơng pháp định lƣợng hay định tính vẫn chƣa đƣợc triển khai áp dụng đồng bộ cho tất cả các TCTD. Trích lập đầy đủ các khoản DPRR và dùng Quỹ DPRR để XLNX đã phát sinh Hiện nay, nguồn chủ yếu để xử lý nợ xấu là quĩ dự phòng rủi ro của Ngân hàng. Quỹ đƣợc hình thành hàng năm bằng việc trích một tỉ lệ nhất định trên lợi nhuận sau thuế và đƣợc tính vào chi phí của NHTM. Tuy nhiên, về mặt bản chất, khi đƣợc xử lý bằng dự phòng rủi ro, nợ xấu chỉ chuyển ra theo dõi ngoại bảng và không làm ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của ngân hàng nhƣng vốn của ngân hàng vẫn chƣa đƣợc thu hồi. Tuy nhiên nguồn dự phòng có hạn, việc xử lý bằng nguồn dự phòng sẽ đảm bảo cho hoạt động ngân hàng đƣợc an toàn, mặt khác ngân hàng nên nỗ lực trong việc thu hồi các khoản nợ này bằng cách lập các ban xử lý và 94 thu hồi nợ hay bằng nhiều biện pháp thu hồi nợ khác để xử lý nợ tận gốc. Chẳng hạn, ngân hàng nên thiết lập một thứ tự ƣu tiên cho các khoản nợ phải sử dụng dự phòng để bù đắp: những khoản nợ không có khả năng thu hồi, những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp và những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn. Với những khoản nợ có khả năng thu hồi cao, ngân hàng nên sử dụng các biện pháp thu nợ trực tiếp hoặc bán nợ trong một khoảng thời gian nhất định trƣớc khi xem xét đến giải pháp xử lý bằng dự phòng. Hiện nay là cơ chế trích lập dự phòng rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn quá nhiều bất cấp do việc trích lập mới chỉ dƣa trên tiêu chí quá hạn của món vay mà không tính đến yếu tố rủi ro. Do vậy, việc trích lập dự phòng của các NHTM NN nói riêng và các hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung chỉ thực sự hiệu quả khi NHNN ban hành những quy định mới theo chuẩn quốc tế. Xử lý TSĐB thu hồi nợ xấu Tài sản bảo đảm nợ vay là một biện pháp quan trọng trong việc giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng khi gặp các rủi ro đối với các khoản cho vay. Nó tạo cơ sở pháp lý giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi đƣợc nợ vay của khách khi họ không có khả năng trả nợ. Trong các biện pháp thu hồi nợ việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ luôn là giải pháp đƣợc quan tâm hàng đầu nhƣng việc bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vẫn hết sức khó khăn. Trong trƣờng hợp ngân hàng thấy rằng việc tổ chức khai thác TSĐB là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi đƣợc nợ thì ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý nhằm thu đƣợc nợ từ khách hàng. Biện pháp xử lý TSĐB đƣợc thực hiện khi ngƣời đi vay không sẵn lòng chi trả, có các hành động trốn tránh trách nhiệm, lừa đảo, tình hình tài chính là không thể cứu vãn đƣợc. Đối với các khoản vay có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, mà các tài sản này ngân hàng có đủ giấy tờ hợp pháp và có thể phát mại theo quy định của luật pháp để thu nợ thì có thể chuyển tài sản thế chấp đó sang trung tâm bán đấu giá tài sản, hoặc xiết nợ đƣa vào sử dụng, hoặc đem góp liên doanh. Nếu các khoản vay của khách hàng không có thế chấp, bảo đảm thì ngân hàng phải chờ sự phán quyết của Toà kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn. 95 Chúng ta không thể phủ nhận vai trò tích cực của ngân hàng trong việc phát triển kinh tế song cũng không vì thế mà lại tuyệt đối hoá vai trò của nó trong cơ chế tín dụng hiện nay. Mục đích của các khoản tín dụng là giúp khách hàng có thêm vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả khách hàng và cho xã hội những cũng phải đảm bảo việc trả nợ cả gốc và lãi cho ngân hàng để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển. Khi ngân hàng phải áp dụng các biện pháp xứ lý các tài sản đảm bảo của khách để thu nợ có nghĩa là khách hàng đã có những khó khăn nhất định về tài chinh, làm ăn thua lỗ..vv . Mặt khác, không phải tài sản nào cũng có thể đem ra thanh lý trên thị trƣờng một cách dễ dàng để thu nợ, đặc biệt đó là tài sản cầm cố thế chấp của nhà nƣớc thì việc phát mại tài sản càng đặt ra khó khăn hơn. Có rất nhiều hình thức bảo đảm khác nhau nhƣ cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay ..vv. Thu nợ bằng tài sản bảo đảm của khách không phải là biện pháp tốt nhất tuy nhiên là biện pháp rất cần thiết để giảm nhẹ thiệt hại cho ngân hàng khi các khả năng xấu xẩy ra. Do vậy để xử lý TSĐB một cách kịp thời và an toàn, tránh những phát sinh đáng tiếc và chi phí lớn về tài chính và thời gian thì các NHTM phải tích cực, sâu sát trong công tác nhận tài sản thế chấp, thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết, định kỳ kiểm tra vốn vay, và TSĐB của khách hàng. Tìm hiểu kỹ thông tin về TSĐB, đánh giá đúng giá trị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc đăng ký các giao dịch đảm bảo tại các Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản. Có nhƣ vậy thì việc xử lý TSĐB khi phát sinh nợ xấu của NHTM mới đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Bán nợ cho các tổ chức thu hồi nợ Việc xử lý nợ xấu có nhiều nhiều biện pháp, việc bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phƣơng án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính. Hiện nay, mới chỉ có Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) của Bộ Tài chính đang thực hiện nghiệp vụ này. Trong giai đoạn vừa qua DATC đã trực tiếp giúp xử lý nợ xấu cho các NHTM nhà nƣớc, NHTM cổ phần và các chủ nợ khác. DATC đã trở 96 thành chủ nợ của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên xét về năng lực tài chính thì DATC chƣa đủ khả năng để xử lý nợ xấu cho cả hệ thống NHTM trong bối cảnh tái cấu trúc, nhƣng DATC cũng góp phần không nhỏ trong việc xử lý nợ xấu. Việc xử lý các khoản nợ của DATC đƣợc thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau tùy vào thực tế cụ thể tại doanh nghiệp khách nợ và đánh giá của DATC, nhƣ bán tài sản đảm bảo nợ, khai thác cho thuê tài sản, sử dụng tài sản đảm bảo để góp vốn với doanh nghiệp khác; thu nợ có chiết khấu hoặc bán nợ cho tổ chức kinh doanh nợ khác, xử lý tài chính để cơ cấu lại nợ và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một kênh để các NHTM NN giảm nợ xấu của mình trong khi VAMC vẫn còn 4.4. Về xử lý nợ tập trung thông qua VAMC Về vốn hoạt động của VAMC Hiện nay theo quy định tại Thông tƣ 19/2013/TT-NHNN thì quy trình xử lý nợ xấu là các ngân hàng sẽ bán nợ xấu sang VAMC để nhận trái phiếu do VAMC phát hành. Việc này giúp nợ xấu của ngân hàng biến mất khỏi bảng cân đối tài sản, và các ngân hàng có thể sử dụng trái phiếu đặc biệt để mang lên NHNN chiết khấu. Nhƣ vậy, từ các khoản nợ xấu nằm “chết” trong hệ thống ngân hàng, thị trƣờng có thêm luồng vốn để lƣu thông. Nhƣng cơ chế xử lý nợ của VAMC cho thấy, việc chuyển giao nợ xấu từ ngân hàng sang VAMC chỉ là giải pháp giãn nợ, giúp bảng cân đối tài chính của nhà băng “sạch” tạm thời trong vòng 5 năm. Nếu sau 5 năm khoản nợ mà VAMC mua của các ngân hàng không bán đƣợc để thu hồi vốn về thì món nợ xấu đó sẽ quay trở lại ngân hàng. Khi đó, nợ xấu sẽ trở thành rất xấu, không thể xử lý đƣợc. Điều này có nghĩa dù nợ xấu đƣợc chuyển giao sang VAMC, song trách nhiệm chính về khoản nợ vẫn thuộc về các ngân hàng. Nói cách khác, bán nợ xấu cho VAMC chỉ là biện pháp giãn nợ, giúp ngân hàng tránh đƣợc thua lỗ tạm thời. Nếu khoản nợ này VAMC không thể bán đƣợc, đến kỳ đáo hạn trái phiếu, nợ xấu sẽ quay trở lại ngân hàng. Cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM NN có giảm là do các ngân hàng này tăng trích lập dự phòng và cơ cấu lại nợ, chứ chƣa đƣợc xử lý dứt điểm. Muốn gải quyết nợ xấu nhanh chỉ có cách sử dụng tiền mặt và kết hợp củng cố, tái cấu 97 trúc hệ thống doanh nghiệp. Doanh nghiệp “khỏe” lên, có tiền trả nợ ngân hàng, khi đó mới giải quyết đƣợc hết các khoản nợ cũ và tránh phát sinh các khoản nợ mới. Nhƣ vậy để giải quyết dứt điểm nợ xấu thì NHNN cần cấp thêm vốn cho VAMC để hoạt động, với số vốn hoạt động chỉ là 500 tỷ đồng mà để giải quyết đƣợc đƣợc khối lƣợng nợ xấu khổng lồ theo nhƣ thông báo của NHNN ngày 18.2.2014 thì “nếu tính toán một cách thận trọng, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu đƣợc cơ cấu lại theo Quyết định 780 thì tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ khoảng 9%”.tƣơng ứng với số nợ xấu cả hệ thống khoảng 300.000 tỷ đồng (dƣ nợ nền kinh tế xấp xỉ 3,4 triệu tỷ đồng) thì số vốn mà VAMC hoạt động không đáng kể là bao, nhƣ vậy VAMC nếu chỉ dùng phƣơng pháp mua nợ theo trái phiếu đặc biệt thì tốc độ xử lý nợ xấu sẽ rất chậm và có thể sau 5 năm hệ thống ngân hàng thƣơng mại sẽ nhận lại số nợ xấu đã bán cho VAMC. Tuy nhiên với nguyên tắc VAMC không dùng tiền từ nguồn ngân sách giải quyết nợ xấu thì để tăng nguồn vốn cho VAMC hoạt động, giải quyết nhanh nợ xấu thì nên đề xuất VAMC sẽ tạo nguồn vốn để mua nợ theo giá thị trƣờng thông qua cơ chế phát hành trái phiếu, tín phiếu hoặc vay vốn nƣớc ngoài để mua nợ mới phát sinh. Với những khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC sẽ đánh giá, phân loại để phát mại cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, hoặc có thể mua luôn khoản nợ xấu đó theo giá trị trƣờng, với điều kiện kinh doanh không lỗ sau khi trừ chi phí. Nếu khó khăn không huy động đƣợc vốn, không phát hành đƣợc trái phiếu và tín phiếu cũng nhƣ vay vốn từ các tổ chức quốc tế thì Chính phủ cần trao cho VAMC “quyền năng thật đặc biệt” để xử lý khối nợ xấu đã mua Mặt khác VAMC phải thực hiện đúng các chức năng của mình sau khi mua nợ xấu bằng trái phếu đặc biệt hay theo giá thị trƣờng thì VAMC cũng phải thực hiện các biện pháp xử lý để nợ xấu không còn là nợ xấu mà phải đƣợc thanh khoản, đƣa vào chu trình đầu tƣ mới của doanh nghệp thu lợi nhuận, tạo chu kỳ sản xuất kinh doanh mới. Về cơ chế pháp lý để VAMC xử lý TSĐB thu hồi nợ Để xử lý số nợ xấu đã mua thông qua việc xử lý TSĐB tránh việc mâu thuẫn giữa các luật và việc phải phụ thuộc quá nhiều vào thỏa thuận dân sự thì cần phải trao cho VAMC một quyền hạn đặc biệt để xử lý nợ xấu triệt để trong việc thu giữ, 98 phát mại, đấu giá tài sản. Điều này tƣơng tự nhƣ tại mô hình xử lý nợ xấu của Thụy Điển. Thụy điển đã trao cho VAMC một quyền hạn đặc biệt trrong xử lý nợ xấu nhƣ các cơ quan lập pháp đã tạo cho AMC các quyền liên quan đến việc quản lý và định đoạt số tài sản mà họ đƣợc giao, đƣợc đặc cách về các luật pháp quản lý ngân hàng là thời gian thanh lý các tài sản thế chấp và các AMC này khả năng độc lập rất cao đối với các nguyên tắc và giới hạn chính trị. Nhƣ vậy trong thời gian ngắn các AMC của Thụy điển đã giải quyết nợ xấu một cách cơ bản. Kinh nghiệm thành lập cơ quan tái thiết doanh nghiệp của Nhật Bản. Để giải quyết nợ xấu một cách triệt để thì điều căn bản phải cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp, mô hình cơ quan tái thiết doanh nghiệp của Nhật Bản là một ví dụ điển hình để Việt Nam có thể học tập, có thể tách chức năng tham gia tái cấu trúc, cơ cấu các doanh nghiệp có nợ xấu của VAMC thành lập một công ty tái thiết doanh nghiệp riêng, hiện VAMC có chức năng này tuy nhiên do nguồn lực về tài chính và con ngƣời có hạn mà chức năng này của VAMC hoạt động không hiệu quả. Để thành lập một cơ quan chuyên biệt về tái cấu trúc các doanh nghiệp hoạt động song song với mô hình của VAMC để giải quyết nợ xấu Công ty tái thiết doanh nghệp này có thể hoạt động dựa trên sự giám sát của NHNN, hoạt động của công ty này phải dựa trên cơ sở vì mục tiêu lợi nhuận để làm động lực cho hoạt động của quá trình tái thiết doanh nghiệp với các đặc điểm cụ thể sau: Mục tiêu của công ty: Tham gia vào việc tái cấu trúc các doanh nghiệp yếu kém (các doanh nghiệp có nợ xấu tại ngân hàng sau khi đã bán nợ xấu cho VAMC). Thời hạn hoạt động: Sa u khi các doanh nghiệp hoạt động ổn định, thì công ty này thoái vốn khỏi doanh nghiệp. Cơ cấu vốn: Công ty tái thiết doanh nghiệp là công ty hoạt động vì lợi nhuận nên có thể huy động vốn từ nhiều nguồn nhƣ: NSNN đây là nguồn vốn ban đầu để hình thành công ty tái thiết doanh nghiệp do vậy phải có vốn của nhà nƣớc (nguồn có thể từ phát hành trái phiếu có đảm bảo từ chính phủ) phối hợp với các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài góp vốn... Hình thức hoạt động của Công ty tái thiết doanh nghiệp: 99 Thứ nhất: Công ty tái thiết doanh nghiệp có thể nhận lại các món nợ xấu của VAMC bàn giao sang, hoặc mua lại nợ xấu của VAMC sau khi đánh giá khoản nợ đó của doanh nghiệp có thể cơ cấu lại đƣợc để thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp đó. Với quyền hạn của mình thì công ty tái thiết doanh nghiệp có thể tham gia vào hội đồng quản trị hoặc giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp thực hiện khẩn cấp một số biện pháp nhằm cơ cấu lại tổ chức, hoạt động kinh doanh, tiến hành đàm phán với các chủ nợ để cơ cấu lại các món nợ và dần vự dậy công ty. Sau khi Công ty hoạt động có hiệu quả thì Công ty tái thiết doanh nghiệp sẽ tìm đối tác bán lại và thu lại lợi nhuận cho mình. Thứ hai: Với việc nhận tái cấu trúc các doanh nghiệp từ VAMC, Công ty tái thiết doanh nghiệp có thể tìm đến các doanh nghiệp đang có nợ xấu tại ngân hàng thông qua đánh giá về tình hình nợ xấu của VAMC. Công ty tái thiết doanh nghiệp có thể đƣa ra đề nghị mua lại các khoản nợ xấu từ chính cá c TCTD, sau đó Công ty tái thiết doanh nghiệp cổ phần hóa khoản nợ này và trở thành cổ đông của doanh nghiệp, tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp đó. Công ty tái thiết doanh nghiệp phải trả chi phí cho VAMC về việc cung cấp thông tin, dữ liệu của các doanh nghiệp cho mình. Nhƣ vậy, Công ty tái thiết doanh nghiệp không chỉ là công ty hỗ trợ các doanh nghiệp có nợ xấu mà VAMC đã mua mà hỗ trợ cả doanh nghiệp có nợ xấu mà TCTD chƣa bán cho VAMC. -Kinh nghiệm từ xử lý nợ xấu từ Thailand về xử lý nợ đi đôi với tái cấu trúc hệ thống NHTM. + Phân loại nợ xấu đối với các lĩnh vực, ngành nghề để có kế hoạch chi tiết XLNX. i) Xử lý nợ xấu đối với lĩnh vực Bất động sản, chứng khoán: Hiện nay nợ xấu của ngân hàng tập trung trong nhiều lĩnh vực cho vay bất động sản và chứng khoán. Tuy chƣa có có số nợ xấu cụ thể trong hai lĩnh vực trên nhƣng hai lĩnh vực đầu tƣ trên có độ rủi ro cao, tỷ trọng dƣ nợ của các NHTM NN cũng chiếm tỷ lệ tƣợng đối lớn, nhƣ tại 31/12/2013 dƣ nợ cho vay bất động sản tại Agribank là 12,9%; BIDV là 7,13%; Vietinbank là 6,6%; MHB là 6,7%. VAMC và TCTD phải 100 tiến hành phân tích, đánh giá phƣơng án, dự án có tính khả thi của doanh nghiệp có nợ xấu bán cho VAMC, để xem xét cho doanh nghiệp vay tiếp tục triển khai dự án dở dang nhằm cung cấp và hoàn thiện sản phẩm cho thị trƣờng và tiến hành thu hồi vốn vay. Đối với cho vay trong lĩnh vực chứng khoán tiến hành phân loại nợ và tài sản đảm bảo để thu hồi, nếu doanh nghiệp có phƣơng án kinh doanh hiệu quả thì VAMC có thể tiếp tục đầu tƣ để tái cấu trúc doanh nghiệp sau khi hoạt động có lợi nhuận thì sẽ tiến hành thoái vốn. ii) Xử lý nợ xấu trong các ngành sản xuất, tiêu dùng, thƣơng mại: Đối với một số ngành sản xuất, thƣơng mại, dịch vụ thì VAMC phải có kế haoch cụ thể đối với từng ngành, và phân loại doanh nghiệp, giải quyết lƣợng hàng tồn kho, hay tiến hành thu hồi và xử lý TSĐB đối với các doanh nghiệp không còn khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh. Đóii với các DNNN thì phƣơng án xử lý nợ xấu phải gắn liền với phƣơng án tái cấu trúc hệ thống DNNN theo đề án của Chính Phủ. ĐỐi với các doanh nghiệp tƣ nhân việc bán tài sản đảm bảo thu hồi nợ có thể đƣợc tiến hành một cách dễ dàng hoặc chuyển nhƣợng cổ phần, tuy nhiên với DNNN thì rất khó để bán tài sản đảm bảo vì các DNNN thƣờng trông chờ vào việc khoanh nợ, giãn nợ hay bổ sung vốn từ nhà nƣớc. Chính vì vậy việc xử lý nợ xấu của các DNNN phải gắn liền với việc nâng cao năng lực cho các DNNN và quá trình tái cơ cấu các TCTD và DNNN theo đề án của Chính Phủ + VAMC muốn giải quyết đƣợc nợ xấu phải gắn với câu chuyện tái cơ cấu nền kinh tế mà trọng tâm là cải tổ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vậy tái cơ cấu hệ thống NHTM nhƣ thế nào để quá trình xử lý nợ xấu mang lại kết quả cao và ngăn không cho nợ xấu mới phát sinh và “quay lại” trong hệ thống NHTM thì trƣớc hết chúng ta phải tìm các “mắt xích” yếu kém của hệ thống NHTM để xử lý, đó chính là các NHTM nhỏ, có khối lƣợng nợ xấu lớn, không đủ vốn hoạt động, hoặc đã thâm hụt toàn bộ vốn chủ sở hữu mà không có nguồn bù đắp, công nghệ, trình độ quản lý ngân hàng yếu kém để sáp nhập, hợp nhất với các ngân hàng mạnh, khuyến khích các ngân hàng này sáp nhập với các NHTM NN hoặc mở cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tiếp cận, đầu tƣ vào các ngân hàng này. Giải quyết nợ xấu gắn với tái 101 cấu trúc hệ thống NHTM taị Việt Nam. Một số giải pháp cụ thể nhƣ sau Đối với các NHTM NN, ƣu tiên đẩy mạnh cổ phần hóa với các giải pháp tăng vốn tự có và nâng cao năng lực tài chính của các NHTM NN, kiểm soát chất lƣợng tín dụng, nâng cao vai trò chủ đạo của NHTM NN trong thị trƣờng tài chính tín dụng, khuyến khích các NHTM NN tham gia hỗ trợ, cơ cấu lại các TCTD yếu kém. Đối với nhóm các NHTM CP các giải pháp bao gồm tái cơ cấu các TCTD thiếu thanh khoản tạm thời, yếu kém (thông qua tập trung hỗ trợ thanh khoản; sáp nhập, hợp nhất, mua lại); cơ cấu lại tài chính, hoạt động quản trị của TCTD (thông qua xử lý nợ xấu; tăng quy mô và chất lƣợng vốn tự có của TCTD; làm sạch và cơ cấu lại bảng cân đối kế toán theo hƣớng lành mạnh). Tăng cƣờng giám sát đối với việc minh bạch hóa hoạt động ngân hàng, hạn chế thao túng, chi phối của cổ đông lớn, giới hạn đầu tƣ kinh doanh trong lĩnh vực phi tài chính, giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cũng đƣợc đƣa ra dƣới sự giám sát của cơ quan thanh tra giám sát NHNN. Xử lý đối với các cổ đông lớn, ngƣời có liên quan vi phạm quy định về giới hạn sở hữu cổ phần tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần và các TCCD sở hữu vốn chéo lẫn nhau; các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản trị, kinh nghiệm công tác và trình độ chuyên môn đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các TCCD; phát triển các hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực của Basel II. 102 KẾT LUẬN Qua việc nghiện cứu và phân tích về tình hình nợ xấu tại các NHTM NN và các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM nói chung và các NHTM NN nói riêng. Chúng ta thấy rằng các giải pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại là một quá trình phức tạp và phải đƣợc phối hợp bằng nhiều biện pháp xử lý nợ khác nhau nhƣ: các biện pháp xử lý nợ do chính bản thân ngân hàng thực hiện, hoặc thông qua các cơ chế xử lý nợ tập trung thông qua VAMC nhằm tránh tình trạng đổ vỡ dây truyền, việc này sẽ dẫn tới những khủng hoảng của cả hệ thống nền kinh tế hoặc nếu quá trình này kéo dài sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển của quốc gia. Tuy nhiên việc xử lý nợ xấu phải đảm bảo đƣợc tính quyết liệt, triệt để và quan trọng là sau một thời gian nhất định thì nợ xấu phải đƣợc xử lý tận gốc làm lành mạnh hóa cho hệ thống ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ: Luận văn đã hệ thống hoá những lý luận cơ bản về nợ xấu, các biện pháp xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM, những nguyên nhân phát sinh, những ảnh hƣởng của nợ xấu đối với nền kinh tế nói chung và đối với bản thân các ngân hàng nói riêng. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng về nợ xấu và một số biện pháp xử lý nợ xấu tại các NHTM NN trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam. Đồng thời Luận văn chỉ ra một số nguyên nhân của việc xử lý nợ xấu còn tồn tại làm cho quá trình xử lý nợ xấu đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Luận văn đã chỉ ra một số bất cập trong hệ thống và đƣa ra một số khuyến nghị về chính sách để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu tại các NHTM NN nói riêng và của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung trong bối cảnh tái cấu trúc. Đây là một đề tài mới, có sự ảnh hƣởng sâu rộng đến nền kinh tế, đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên với khả năng và sự hiểu biết của tác giả về kiến thức trong lĩnh vực ngân hàng còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của các nhà 103 khoa học, các Thầy giáo, Cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và hƣớng dẫn trong suốt khoá học với rất nhiều kiến thức, thông tin bổ ích, thiết thực. Xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới PGS-TS Trần Thị Thanh Tú đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đăng Đờn, 2004. Tiền tệ Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 2. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Hà Nội. 3. Lê Hồng Giang, 2012. “Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Bài học của Thụy Điển”, Tạp chí Ngân hàng. Số 2/2012. 4. Trần Khánh Hà, 2008. Xử lý nợ xấu của ngân hàng Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. 5. Nguyễn Quỳnh Hoa, 2013. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Tô Ngọc Hƣng (2013), “Nợ xấu từ các khu vực kinh tế, thực trạng và một số khuyến nghị chính sách” Kỷ yếu Hội thảo kinh tế mùa xuân. 7. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 8. Hoàng Trà My, 2012. “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Thai land”, Thời Báo Ngân hàng. Số 3/2012. 9. Nguyễn Thành Nam, 2013. “Xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam”. Tạp chí Khoa học - Đào tạo ngân hàng. Số 135/2013. 10. Đặng Thị Nga, 2013. Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Ngân hàng MHB, 2011 - 2013. Báo cáo tài chính, Các văn bản về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu. 12. Ngân hàng Agribank, 2011 - 2013. Báo cáo tài chính, Các văn bản về phân loại nợ trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu. 13. Ngân hàng BIDV, 2011 - 2013. Báo cáo tài chính, Các văn bản về phân loại nợ trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu. 14. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2005. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hà Nội. 15. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại 105 nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xủa lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng. Hà Nội. 16. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội. 17. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày 06/09/2013 của NHNN về việc quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Hà Nội. 18. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Bộ Tƣ pháp, Bộ TN và MT, 2014. Thông tư số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/06/2014 của NHNN, Bộ Tư Pháp, Bộ TN và MT quy định về hướng dẫn một số vấn đề về xử lý TSĐB. Hà Nội. 19. Ngân hàng Vietcombank, 2011 - 2013. Báo cáo tài chính, Các văn bản về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu. 20. Ngân hàng Vietinbank, 2011 - 2013. Báo cáo tài chính, Các văn bản về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu. 21. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng, 2012. Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. 22. Tạp chí Ngân hàng các số năm 2013, 2014. 23. Thủ tƣớng nƣớc Cộng hòa XNCN Việt Nam, 2013. Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/5/2013: Phê duyệt Đề án "Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng" và Đề án "Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”. Hà Nội. 24. VAMC, 2013. Báo cáo tài chính. 25. A Vũ, 2012. “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc”. Tạp chí Kinh tế Châu Á. Số tháng 6/2012. 106 [...]... cứu cơ sở lý luận về nợ xấu, kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới, thực trạng nợ xấu và biện pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc của khối các NHTM NN (bao gồm Vietinbank; Agribank; BIDV; MHB; Vietcombank) 3 4 Câu hỏi nghiên cứu Lựa chọn chủ đề ‘ Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam làm đề... hình xử lý nợ xấu nào thích hợp? Các biện pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng? Đó là những câu hỏi cho rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách và đƣợc mọi ngƣời trong xã hội cùng quan tâm Với mong muốn hiểu rõ về thực trạng nợ xấu và cách xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc học viên xin chọn chủ đề Xử lý nợ xấu của các ngân hàng. .. thƣơng mại nhà nƣớc trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam làm đề tài nghiên cứu 2 2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu về thực trạng nợ xấu tại các NHTM NN, các biện pháp xử lý nợ xấu và đƣa ra một số gợi ý về các giải pháp tăng cƣờng xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam - Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm các nội... trình xử lý nợ xấu cụ thể Do đó việc nghiên cứu đề tài này là một yêu cầu khách quan và mang tính thời sự để giúp ngƣời đọc có cái nhìn cụ thể trong việc xử lý nợ xấu tại NHTM Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài ‘ Xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam để nghiên cứu 1.2 Cơ sở lý luận về nợ xấu, biện pháp xử lý nợ xấu 1.2.1... sở lý luận về nợ xấu, biện pháp xử lý nợ xấu Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Chƣơng 3: Thực trạng nợ xấu tại các NHTM NN và việc xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM VN Chƣơng 4: Khuyến nghị về xử lý nợ xấu 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Nợ xấu và xử lý nợ xấu trong. .. hạn chế trong việc xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Một vài gợi ý, và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác xử lý nợ xấu tại các NHTM NN trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam 3 Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng nợ xấu của khối các NHTM NN trong giai... số gợi ý nhằm tăng cƣờng biện pháp xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; Phạm vi nghiên cứu về không gian: Luận văn nghiên cứu về thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu của các NHTM NN trong bối cảnh tái cấu trúc; Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Trong phạm vi của đề tài Luận văn tập trung vào nghiên cứu việc xử lý nợ xấu theo cơ chế tập trung (Xử lý nợ thông qua VAMC) - Đối tƣợng nghiên... lời đƣợc tất cả các câu hỏi nhƣ đã trình bầy ở phần trên mà chỉ xin trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau đây Thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và biện pháp giải quyết nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam? Giải pháp tăng cƣờng xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc? 5 Thiết kế nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc... sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản nhất về nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM và nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở một số nƣớc trên thế giới và đƣa ra khuyến nghị cho quá trình xử lý nợ xấu tại các NHTM NN tại Việt Nam; Phân tích nợ xấu và các phƣơng pháp xử lý nợ xấu tại các NHTM NN giai đoạn 2011 - 2013 thông qua việc phân tích các số liệu đã thu thập, đánh giá thực trạng nợ xấu và... nợ vay và dẫn tới nguy cơ phá sản hàng loạt Bên cạnh đó các TCTD đối mặt với nguy cơ nợ xấu tăng cao, càng làm bộc lộ những yếu kém bấy lâu đang tồn tại trong hệ thống Trong bối cảnh đó việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng càng trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết Muốn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công việc đầu tiên là phải xử lý đƣợc nợ xấu Vậy muốn xử lý đƣợc nợ xấu ta phải nhận diện đƣợc nợ ... việc xử lý nợ xấu NHTM Đây lý tác giả chọn đề tài ‘ Xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam để nghiên cứu 1.2 Cơ sở lý luận nợ xấu, ... sau Thực trạng nợ xấu ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc biện pháp giải nợ xấu bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam? Giải pháp tăng cƣờng xử lý nợ xấu bối cảnh tái cấu trúc? Thiết kế... pháp tăng cƣờng xử lý nợ xấu bối cảnh tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam - Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm nội dung sau: Hệ thống hóa sở lý luận nợ xấu xử lý nợ xấu hệ thống NHTM nghiên

Ngày đăng: 15/10/2015, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan