Chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Uống nước nhớ nguồn”.

2 3.6K 11
Chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Uống nước nhớ nguồn”.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Từ xưa đến nay, lòng biết ơn là một truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Ông cha ta đã luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung. Truyền thống đó đã được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Uống nước nhớ nguồn”. Thật vậy, câu tục ngữ đã cho ta một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào, ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng. Khi ta uống ngụm nước mát trong thì ta phải nhớ tới người đã khơi nguồn, đào giếng. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc ta một vấn đề đạo đức sâu xa: trân trọng, biết ơn những người đi trước tạo ra những thành quả tốt đẹp mà ta đang được hưởng thụ. Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả thành quả lao động từ vật chất đến tinh thần mà chúng ta thụ hưởng không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của bao người đã đổ xuống để tạo nên. Lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, một nắng hai sương của người nông dân: “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, kể cả những vật dụng hàng ngày ta sử dụng đều là sự lao động miệt mài của những người công nhân, nông dân. Sáng sáng, ta đi trên đường phố sạch đẹp cũng là sự vất vả cực nhọc của anh chị lao công: “Tiếng chổi tre chị quét Những đêm hè Khi ve ve đã ngủ…” (Tiếng chổi tre – Tố Hữu) Những thành tựu văn hóa, nghệ thuật, di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động, sáng tạo không ngừng. Chúng ta là lớp người đi sau thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm? Đất nước ta tươi đẹp như ngày hôm nay là do công lao dựng nước của các vua Hùng. Dù có đi từ Nam ra Bắc, con cháu không quên ngày giỗ Tổ: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Dân tộc ta đã trải qua bao khó khăn, vất vả mới gây dựng nên non sông gấm vóc Việt Nam. Là người thụ hưởng những thành quả đó, chúng ta phải biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung. Trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đổ bao xương máu mới có ngày độc lập. Biết bao những người anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho non sông. “Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi lời ca Có những người như chân lý sinh ra…” (Hãy nhớ lấy lời tôi – Tố Hữu) Chính vì thế, ta không thể nào quên được những hy sinh to lớn, cao cả ấy. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Một khúc ca xuân” đã nhắc nhở ta rằng: “Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả? Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.” Đoạn thơ trên đã nêu lên một quan niệm sống đẹp. Trong xã hội, ta nhận ơn của rất nhiều người. Lòng biết ơn không phải là một lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta có phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động nhân dân xây dựng ngôi nhà tình nghĩa, tình thương cho gia đình thương binh, liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành một bài học giáo dục thiết thực về đạo lý làm người. Cho nên mỗi người phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả ấy, nghĩa là ta vừa ăn quả của hôm nay, vừa là người trồng cây của ngày mai. Cũng từ đó, ta thấm thía hiểu được rằng ông bà, cha mẹ, thầy cô chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy, ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy là ta đã thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay. Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp em hiểu rõ đạo lý làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi người. Vì vậy, học sinh chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô, với những người đã tạo nên thành quả cho ta hưởng thụ. Câu tục ngữ có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong việc giáo dục nhân cách, tâm hồn mỗi người.

Từ xưa đến nay, lòng biết ơn là một truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Ông cha ta đã luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung. Truyền thống đó đã được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Uống nước nhớ nguồn”. Thật vậy, câu tục ngữ đã cho ta một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào, ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng. Khi ta uống ngụm nước mát trong thì ta phải nhớ tới người đã khơi nguồn, đào giếng. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc ta một vấn đề đạo đức sâu xa: trân trọng, biết ơn những người đi trước tạo ra những thành quả tốt đẹp mà ta đang được hưởng thụ. Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả thành quả lao động từ vật chất đến tinh thần mà chúng ta thụ hưởng không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của bao người đã đổ xuống để tạo nên. Lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, một nắng hai sương của người nông dân: “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, kể cả những vật dụng hàng ngày ta sử dụng đều là sự lao động miệt mài của những người công nhân, nông dân. Sáng sáng, ta đi trên đường phố sạch đẹp cũng là sự vất vả cực nhọc của anh chị lao công: “Tiếng chổi tre chị quét Những đêm hè Khi ve ve đã ngủ…” (Tiếng chổi tre – Tố Hữu) Những thành tựu văn hóa, nghệ thuật, di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động, sáng tạo không ngừng. Chúng ta là lớp người đi sau thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm? Đất nước ta tươi đẹp như ngày hôm nay là do công lao dựng nước của các vua Hùng. Dù có đi từ Nam ra Bắc, con cháu không quên ngày giỗ Tổ: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Dân tộc ta đã trải qua bao khó khăn, vất vả mới gây dựng nên non sông gấm vóc Việt Nam. Là người thụ hưởng những thành quả đó, chúng ta phải biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung. Trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đổ bao xương máu mới có ngày độc lập. Biết bao những người anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho non sông. “Có những phút làm nên lịch sử Có cái chết hóa thành bất tử Có những lời hơn mọi lời ca Có những người như chân lý sinh ra…” (Hãy nhớ lấy lời tôi – Tố Hữu) Chính vì thế, ta không thể nào quên được những hy sinh to lớn, cao cả ấy. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Một khúc ca xuân” đã nhắc nhở ta rằng: “Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả? Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.” Đoạn thơ trên đã nêu lên một quan niệm sống đẹp. Trong xã hội, ta nhận ơn của rất nhiều người. Lòng biết ơn không phải là một lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta có phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động nhân dân xây dựng ngôi nhà tình nghĩa, tình thương cho gia đình thương binh, liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành một bài học giáo dục thiết thực về đạo lý làm người. Cho nên mỗi người phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả ấy, nghĩa là ta vừa ăn quả của hôm nay, vừa là người trồng cây của ngày mai. Cũng từ đó, ta thấm thía hiểu được rằng ông bà, cha mẹ, thầy cô chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy, ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy là ta đã thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay. Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp em hiểu rõ đạo lý làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi người. Vì vậy, học sinh chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô, với những người đã tạo nên thành quả cho ta hưởng thụ. Câu tục ngữ có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong việc giáo dục nhân cách, tâm hồn mỗi người. ... ơn sâu sắc người hy sinh, thương yêu, lo lắng cho ta Đây việc làm thiếu hệ trẻ hôm Tóm lại, câu tục ngữ giúp em hiểu rõ đạo lý làm người Lòng biết ơn tình cảm cao quý cần phải có người Vì vậy,... phải trau dồi phẩm chất cao quý đó, cha mẹ, thầy cô, với người tạo nên thành cho ta hưởng thụ Câu tục ngữ có giá trị tác dụng vô to lớn việc giáo dục nhân cách, tâm hồn người ...thía hiểu ông bà, cha mẹ, thầy cô người trồng cây, ta người ăn Vì vậy, ta cần phải thực tốt bổn phận làm gia đình, bổn phận người học trò nhà

Ngày đăng: 15/10/2015, 18:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan