BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE

31 2.4K 11
BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU  ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN -------- BÀI BÁO CÁO VĂN HỌC CHÂU ÂU ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET – SHAKESPEARE GVHD: Thầy Phạm Anh Tuấn Nhóm thực hiện: 1.Võ Thị Thanh Tuyền B1301065 2.Châu Thị Mộng B1301027 3.Nguyễn Thị Ngọc Viên B1301068 4.Trần Thị Cẩm Thu B1301052 5.Chim Thị Thu Thể B1301049 6.Hồ Bảo Yến B1301070 7.Nguyễn Thị Út B1301071 8.Nguyễn Thanh Cường B1301001 9.Nguyễn Thị Anh Thư B1301054 10. Thái Thị Thu Hà B110343 Năm học: 20152016 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET (SHAKEKSPEARE) 1.TÌM HIỂU CHUNG 1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của W.Shakekspeare 1.1.1. Vài nét về cuộc đời của Shakekspeare William Shakespeare (1564-1616) sinh trưởng tại Statford-upon-Avon, một thị trấn nằm ở trung tâm nước Anh. Shakepera là con thứ ba của ông John Shakepeare và bà Marry Arden Shakepeare. Ông John là một người vốn theo nghề nông nhưng rồi rời bỏ đồng ruộng ra thị trấn theo đuổi nghề làm bao tay. Nhờ cần cù, làm ăn phát đạt John được bầu làm thị trưởng. Bà Marry là con gái một chủ trại giàu có theo đạo thiên chúa Catholic. Thuở nhỏ Shkespeare theo học ở trường tiểu học Stratford, trường Grammar School và được tiếp xúc với các môn phổ thông, tiếng Hi Lạp, Latinh và một vài tác phẩm cổ đại Hi Lạp, La Mã. Năm 1576 gia đình gặp tai nạn và Shakepeare không thể theo học được nữa. Năm 18 tuổi thì kết hôn với Anna Hathaway (26 tuổi). Ba năm sau, hai vợ chồng sinh được ba người con. Hai con gái và một con trai (tên Hmnet), năm 11 tuổi Hamnet mất. Càng ngày cuộc sống gia đình càng túng quẫn hơn. Năm 23 tuổi Shakepeare rời quê hương ra kinh thành Luân Đôn với hai bàn tay trắng và niềm đam mê sân khấu. Ông tìm đến rạp The Theatre xin làm chân giữ ngựa rồi soát vé, về sau làm chân nhắc vở hoặc đóng vai phụ. Trong thời gian này ông không ngừng học hỏi, học tiếng Pháp, tiếng Italia và nghiền ngẫm cuốn Sử biên niên của Anh, Ailen và Xcô của Holinet. Từ năm 1950, ông bắt tay vào sự nghiệp sáng tác. Sau đó cho ra đời tập thơ "Venus & Adonis" vào năm 1593. Tuy nhiên sau đó ông chuyển sang làm thơ, do bệnh dịch hoành hành đã khiến cho các rạp hát ở thành phố Luân Đôn phải đóng cửa, nhu cầu về các vở kịch giảm đi. Những năm 1599- 1608, ông hoạt động tích cực đã viết ra nhiều hài kịch và hầu như tất cả bi kịch, do đó danh tiếng của ông vang lừng. Vào 8 năm cuối đời ông đã viết ra 4 vở kịch là Cymbeline, Henrry VIII, Bão Tố, Câu Chuyện Mùa Đông. 10/2/1616: con gái của ông là Judith lập gia đình với Thomas Quiney-con trai một người hàng xóm. Sáu tuần lễ sau đó ông viết di chúc rồi trong vòng một tháng, ông qua đời và an nghỉ ở nghĩa trang của nhà thờ Stratford. Bảy năm về sau, tức là vào năm 1623 các tác phẩm lừng danh của ông bắt đầu được in thành sách và phổ biến. 1.1.2. Vài nét về sự nghiệp của Shakepeare Shakepeare là nhà văn và là nhà viết kịch vĩ đại nhất của văn học Phục Hưng Anh nói riêng và văn học Châu Âu nói chung. Ông để lại cho nền văn học với nhiều tác phẩm có giá trị (kể cả tác phẩm hợp tác) bao gồm 38 vở kịch, 154 bản sonnet, 2 bản thơ tường thuật dài và vài bài thơ ngắn. Những vở kịch của ông đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và được trình diễn ở khắp các sân khấu lớn trên toàn thế giới, nhiều hơn các nhà viết kịch khác. Các nhà nghiên cứu thường chia sự nghiệp sáng tác của ông làm 4 giai đoạn: Giai đoạn đầu 1590 – 1594: Đây là thời kỳ ông viết nhiều về hài kịch. Người ta thường gọi đây là thời kỳ tập sự, thử sức, sửa chữa hay cải biên các vở cũ và hợp tác với soạn giả khác viết vở mới. Thời kỳ này Shakespeare cho ra đời hai bản trường ca Vinơx và Âyđônix (1593), Lucrit (1594) cùng một số bài none là say mê lòng người. Nổi bật là vở Romeo và Juliet được viết vào cuối thời kỳ này. Giai đoạn đầu 1594 – 1600: Là thời kỳ trình diễn các vở kịch lịch sử nổi tiếng như Henri IV (2 phần), Henri V…cùng một số vở kịch khác, Chàng thương gia Vơnizơ, Giấc mộng đêm hè… Giai đoạn này tài năng của Shakespeare được bùng nổ như hoa mùa xuân với cảm hứng chủ đạo là lạc quan, yêu đời, yêu quê hương đất nước. Giai đoạn đầu 1601 – 1608: Ông sáng tác chủ yếu là bi kịch bao gồm các tác phẩm bi kịch nổi tiếng như Hamlet, Macbeth, Othello, Vua lear và một vài tác phẩm khác bằng tiếng Anh. Giai đoạn đầu 1608 – 1613: Trong giai đoạn này, ông chủ yếu viết về những cuộc tình thơ mộng, đầy trắc trở nhưng cuối cùng cũng tốt đẹp: Câu chuyện mùa đông, Bão táp, Periklex…và thường hợp tác với một số nhà viết kịch khác. Từ 1613, Shakespeare không viết nữa, ông về lại thị trấn quê hương và rất ít khi ra Luân Đôn. Những vở kịch của ông được tái bản nhiều lần với chất lượng khác nhau. Năm 1623, Shakespeare cùng hai đồng nghiệp cũ cùng làm việc trên sân khấu kịch, xuất bản “First Folio” tác phẩm tập hợp tất cả các vở kịch được coi là thành công nhất trong sự nghiệp sáng tác kịch của ông. Đa phần những vở kịch nổi tiếng của Shakespeare là những vở bi kịch và được viết vào giai đoạn thứ ba trong sự nghiệp sáng tác của ông (1601 – 1608). Đây là giai đoạn mà những cảm hứng lạc quan vui vẻ đã được thay thế bằng thái độ lên án, đã phản ánh mạnh mẽ những mặt đen tối của cái xã hội hiện thời. Thời đại của Shakespeare là thời đại của những chuyển biến, đổi thay mạnh mẽ. Ở đó chế độ phong kiến với một tốc độ hết sức nhanh chóng đã chuyển mình để trở thành chế độ Tư Bản với hàng loạt sự thay đổi về hệ giá trị. Bi kịch của Shakespeare thể hiện ước mơ hóa giải những mối xung đột của xã hội. Trong bi kịch của Shakespeare luôn tồn tại sự đối lập giữa tư tưởng nhân văn và hiện thực xã hội đen tối, xấu xa. Chính mối mâu thuẫn mà Shakespeare đề cập đến trong các vở bi kịch của ông đã phản ánh được sự bế tắc và tan vỡ của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng trước các thế lực tàn phá. Trong bi kịch của Shakespeare, xung đột chủ yếu được đề cập đến là quá trình đấu tranh của con người mang lý tưởng cao đẹp chống lại các thế lực xấu xa. Trong cuộc đấu tranh đó, những con người mang trong mình lý tưởng sẽ bị cô lập, đàn áp nhưng những lý tưởng của họ sẽ còn mãi với thời gian. Dù con người mang lý tưởng có bị thất bại đi nữa thì bi kịch của ông cũng không hướng tới chủ nghĩa bi quan, mà trái lại bi kịch của ông lại mang niềm tin sâu sắc và mạnh mẽ về con người và cuộc đời, vào sự thắng lợi của chân lý. 1.2 Vài nét về tác phẩm Hamlet 1.2.1 Tiểu sử Shakespease viết Hamlet vào khoảng năm 1601 theo thể tuồng (melodrame), là hình thức nghệ thuật sân khấu phổ biến ở nước Anh thời bấy giờ. Về sau qua nhiều lần trình diễn, tác phẩm bị tam sao thất bản, ông tự tay chỉnh lý dần tác phẩm. Văn bản cuối cùng theo thể kịch nói xuất bản năm 1623 được dùng cho đến ngày nay. Kịch bản của Hamlet phỏng theo một truyện dân gian Đan Mạch. Truyện này đã được thầy tu Đan Mạch tên là Grammaticut (Saxo Grammaticus sao chép lại từ ba thế kỉ trước). Đến năm 1572 nhà biên soạn Pháp tên là Belơforét (Louis de Belleforest) dựa vào đó mà viết câu chuyện bi thảm thứ năm trong tập truyện của ông. Đây là chuyện một vị thái tử tên là Amlet (Amleth) phải giả điên để tìm cách báo thù cho cha, vì người chú ruột đã giết cha chàng, lấy mẹ chàng và cướp đoạt ngôi vua. Tuy rằng kịch bản của Shakespease dựa trên câu chuyện đó nhưng chủ đề tư tưởng cũng như tính cách các nhân vật của bi kịch Hamlet hoàn toàn khác hẳn hai bản văn kia. Amlet của Grammaticut là “một con người có thể sánh với thần thánh, làm được những việc tày trời như Hecquyn”. Amlet của Belơforét là một con người có sức “chiến thắng được số mệnh nhờ đức kiên trì nhẫn nại, nêu lên một tấm gương vĩ đại và dũng cảm”. Hamlet của Shakespease không thuộc vào loại những con người tượng trưng đơn giản đó, cũng như chủ đề câu chuyện không phải chỉ là sự trả thù. Dưới ngòi bút của Shakespease, Hamlet là một điển hình hiện thực phức tạp, một con người đa dạng về tính cách mà tính cách hoài nghi là chủ yếu. Chàng luôn bất bình đối với xã hội chàng đang sống, chàng đã vùng lên kháng cự cuộc sống đen tối với ước muốn cuộc sống tốt đẹp và con người lương thiện. Nhưng cuối cùng chính chàng cũng trở thành nạn nhân của cuộc sống đen tối và đầy mưu mô đó. 1.2.2 Tóm tắt tác phẩm Hamlet Vở kịch “Hamlet” xoay quanh nhân vật trung tâm là hoàng tử Hamlet nước Đan Mạch. Gia đình chàng gặp một cảnh ngộ éo le: vua cha vừa chết được hai tháng thì mẹ chàng – Hoàng hậu Gertrude tái giá lấy chú ruột của chàng là Claudius. Một đêm Horatio cùng một số binh sĩ khác nhìn thấy Hồn ma xuất hiện trong lâu đài, họ liền thuật chuyện kỳ lạ ấy cho Hamlet nghe. Không hiểu vì sao sau khi nghe chuyện về hồn ma, có một động lực vô hình nào đó đã thúc giục Hamlet tìm gặp cho được Hồn ma ấy. Khi biết Hồn ma là người cha đáng kính, uy nghiêm của mình cũng là lúc chàng phát hiện ra sự thật nguyên nhân cái chết của cha mình. Ông chết không phải vì bị rắn cắn như lời đồn đại mà là bị ám hại bởi một âm mưu thâm độc của Claudius. Chú ruột của chàng vì muốn chiếm đoạt ngai vàng và cả Hoàng hậu nên đã nhẫn tâm đổ thuốc độc vào tai cha chàng trong khi ông đang ngủ say. Sau khi biết được sự thật, Hamlet không trả thù ngay lập tức vì chàng còn hoài nghi về lời Hồn ma và cũng bắt đầu nghi ngờ người chú ruột và mẹ của mình. Để xác minh rõ mọi sự việc ai đúng ai sai, chàng đã lập ra một kế hoạch. Chàng giả điên trước sự ngỡ ngàng, nghi ngờ của mọi người, kể cả Ophelia- người con gái mà chàng vô cùng thương mến và chàng cũng “giả điên” mà phủ nhận tình cảm của mình dành cho nàng. Một hôm, nhân dịp có đoàn hát vào lâu đài để diễn. Hamlet đã bí mật yêu cầu họ diễn lại vở “mưu sát Gondago” và sắp xếp một số tình tiết theo nội dung chàng đưa ra. Chàng cố ý mời nhà vua và Hoàng hậu đến để xem và âm thầm dò xét họ. Quả nhiên khi xem đến đoạn “Nhà vua bị hoàng hậu và cháu trai bày mưu giết hại” thì nhà vua thay đổi sắc diện, đứng lên và bỏ về. Tiếp theo đó, được sự gợi ý của Polonius- một tên cận thần của nhà vua, một kẻ chuyên nịnh hót và rình mò chuyện người khác. Thế là nghe theo lời kẻ nịnh thần lẫn ý muốn trừ khử Hamlet nhà vua đã quyết định đưa chàng sang Anh Cát Lợi với sự bí mật sắp đặt giết chàng. Trước khi đi, chàng đến gặp Hoàng hậu và đã vô tình giết chết Polonius đang núp sau tấm rèm mà chàng tưởng là nhà vua. Lúc Hamlet đi không được bao lâu thì Ophelia đau buồn chồng chất: người yêu từ chối và ra đi, cha mất…nàng hóa điên và té sông chết. Anh trai nàng là Laertes được nhà vua cho biết cái chết của cha anh ta là do Hamlet giết. Đồng thời nhà vua cùng bày mưu khuyến khích Laertes trả thù. Hamlet vẫn lên đường sang Anh theo lời của Đức vua và Hoàng hậu nhưng chàng ngầm hiểu được mưu đồ thâm độc của nhà vua. Tìm cách lấy được lá thư mà vua Claudius gửi cho vua Anh với lời yêu cầu hãy giết chết Hamlet ngay khi chàng đến. Hamlet đã âm thầm chỉnh sửa nội dung bức thư là giết hai kẻ hầu cận và tha cho Hamlet rồi niêm phong thư lại giống như ban đầu và để lại chỗ cũ. Hamlet trở về Đan Mạch với lý do bị cướp biển bắt cóc nhưng may mắn trốn thoát. Trước khi về cung điện chàng vô tình chứng kiến cảnh đám tang của người yêu khiến chàng vô cùng đau đớn. Tiếp đó, chàng nhận được lời mời đấu kiếm của Laertes. Tất nhiên đó là cuộc đấu kiếm do nhà vua sắp đặt nhằm giết chết Hamlet bằng một mũi kiếm tẩm độc cùng một cốc rượu độc để mời Hamlet uống phòng khi chàng chiến thắng và không bị mũi kiếm đâm phải. Nhưng sự việc xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn của Claudius, khi Hamlet thắng lần đầu Hoàng hậu lại là người uống cốc rượu ấy để mừng con. Tiếp đó trong lúc đấu kiếm Laertes đâm Hamlet bị thương. Và trong trận đánh nhau vô tình kiếm hai người hoán đổi và Hamlet lấy nhầm kiếm có tẩm độc đâm trúng vào người Laertes. Cuối cùng Hoàng hậu bị ngấm thuốc độc mà chết. Laertes cũng biết mình sắp chết nên đã nói ra sự thật trận đấu kiếm là do nhà vua Claudius sắp đặt, tất cả đều là âm mưu của kẻ độc ác. Căm phẫn tột độ Hamlet đã dùng mũi kiếm tẩm độc kết liễu cuộc đời nhà vua. Kết thúc tác phẩm là tiếng đại bác mừng Fortibras (hoàng tử nước Na Uy) lên ngôi và cũng là lúc đưa Hamlet về nơi an nghỉ. 1.2.3 Đề tài: Bi kịch tâm lý nhân vật Hamlet. 1.2.4 Chủ đề: Sự trăn trở, hoài nghi của Hamlet về con người và xã hội. 1.3.5 Tư tưởng: Hamlet mở đầu cho giai đoạn sáng tác bi kịch của Shakespease, là vở kịch có ý nghĩa tâm lý xã hội sâu sắc nhất trong các vở kịch của ông. Ông xây dựng tác phẩm này vào thời kỳ đã từng trải nhiều về cuộc sống, sau hai mươi năm bôn ba chìm nổi trong xã hội nước Anh thời bấy giờ. Ông nhận ra Tư bản Anh đang nảy sinh những mâu thuẫn xã hội gay gắt chưa từng thấy: sự cướp đoạt làm giàu của giai cấp tư sản cấu kết với phong kiến đang bần cùng hóa quảng đại nhân dân, đồng tiền vạn năng và cường quyền chà đạp lên công lý, bao nhiêu quan niệm nhân đạo làm giá trị tinh thần của thời đại Phục hưng đổ vỡ trên nền móng thối nát của xã hội Tư bản đang thành hình. Con người lý tưởng của thời đại Phục hưng mà trước đây Shakespease biểu hiện trong các vở kịch của ông, cũng bị tan vỡ theo. Và nhân vật hoài nghi Hamlet xuất hiện làm nên một hiện tượng có ý nghĩa lịch sử: đó là lần đầu tiên trong văn học thế giới, một nhân vật dám lên tiếng hoài nghi cả một xã hội và ngang nhiên lôi nó ra giữa tòa án của công chúng, của nhân loại. Bởi thế, hoài nghi của Hamlet không phải là thứ chủ nghĩa hoài nghi tiêu cực, nó có một tác dụng tích cực đặc biệt đến hiện thực xã hội và nó chính là phát súng đầu tiên của nhân loại bắn vào thành trì của Chủ nghĩa Tư bản ngay giữa lúc đang xây dựng. Giá trị tư tưởng vĩ đại của vở kịch Hamlet là ở chỗ ấy. 2. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM 2.1. Về nội dung 2.1.1. Nhân vật chính Hamlet 2.1.1.1. Hamlet - con người điển hình của xã hội Châu Âu của thế kỉ XIV, XV đã dấy lên một cuộc vận động tư tưởng và văn hóa rất mực hào hứng và quyết liệt mà loài người chưa từng thấy, người ta gọi đó là thời kì Phục hưng. Một số học giả phương Tây cho rằng phong trào này nhằm làm sống lại nền văn học cổ đại Hi Lạp và La Mã cổ xưa mà Trung cổ phong kiến và Nhà thờ đã cắt đứt, làm sống lại và tiến tới một thời truyền thống rực rỡ chứ không phải là quay trở lại theo cái cũ. Có thể nói rằng, sản phẩm tinh thần của thời đại Phục hưng là trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa, nổi bật nhất là yêu cầu và khát vọng giải phóng con người thoát khỏi những xiềng xích trói buộc của thời Trung cổ phong kiến và nhà thờ. Tìm thấy và phát huy trong đó vẻ đẹp của con người, cuộc sống tự nhiên trần trụi nhất của con người, ý chí đấu tranh cho tự do, công bằng và chống áp bức xã hội. Trong Hamlet, Shakespease đã xây dựng nên một Hamlet điển hình cho con người thời Phục hưng, một con người luôn đi tìm giá trị sống đích thực và luôn phải đấu tranh cho giá trị đó. Con người ấy phải chạy đua với sự phơi bày thối nát của xã hội lúc bấy giờ, phải đấu tranh kịch liệt. Ông đã gửi gắm tất cả những bâng khuâng, suy nghĩ vào vấn đề “Sống hay không sống” nói lên sự nghi ngờ của bản thân về xã hội, về “sự áp bức của kẻ bạo ngược, sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền”.... Shakespeare không mất lòng tin vào các nguyên lý nhân bản nhưng cách cảm thụ thế giới của ông đã đổi khác. Chính từ góc độ của những lý tưởng đó mà Shakespeare nhận thức về các mâu thuẫn xã hội một cách sâu sắc hơn. Vì vậy mà những mâu thuẫn được ông xây dựng trong tác phẩm chúng khó chấp nhận sự dàn xếp hài hòa mà đòi hỏi phải đấu tranh đến cùng và trong quá trình đó toàn bộ điều ác của cuộc đời phải được bộc lộ. Shakespeare say mê tìm lối thoát cho những bi kịch cuộc sống. Ngay khi cảm thụ cuộc đời một cách u ám nhất, Shakespeare vẫn giữa lòng tin vào con người, vào thắng lợi cuối cùng của những điều tốt đẹp trong đời sống. Hamlet còn là một con người nhìn thấy rõ sự cấu kết giữa thế lực cũ và thế lực mới, giữa chế độ phong kiến cũ thối nát và tầng lớp xã hội mới đang được hình thành lúc bấy giờ, nó có tên là tư sản. Hamlet nhận thấy điều đó ngay trong chính nơi cung điện mà chàng đang sống, ngay trên chính cái đất nước mà chàng đang sống, khiến chàng phải thốt lên: “Đan Mạch là nhà tù đen tối nhất”. Phải chăng nơi đó đang kềm kẹp bao giới hạn của một con người, đẩy con người xuống bờ vực thẳm? Phải chăng đó là nơi đại diện cho bầu không khí đấu tranh của xã hội Anh lúc bấy giờ, buộc con người phải đứng dậy, bước từng bước đấu tranh chống lại? Nhân vật Hamlet cứ tưởng xã hội ấy sẽ đem lại quyền lợi nhân văn chính đáng cho con người, nhưng không nó đang bị các thế lực đen tối chà đạp một cách không thương tiếc. Hamlet đã thực sự rơi vào bi kịch khi biết được chân tướng về cái chết của người cha đáng kính và uy nghiêm của mình. Sự thật đau đớn khi người em đã bày mưu giết anh ruột nhằm chiếm ngai vàng, vươn lên đỉnh cao quyền lực. Người mẹ mà chàng luôn yêu thương, tôn kích là bậc mẫu nghi thiên hạ có đủ đức hạnh thuỷ chung lại phản bội tình nghĩa phu thê để ngã vào lòng một tên sát nhân đã giết hại chồng bà. “Một tháng trời ngắn ngủi! Đôi giày tan còn chưa mòn gót, mới ngày nào còn lê theo thi hài người cha đáng thương của ta, khóc như nàng Niôbê đầm đìa giọt lệ; ấy thế mà mẹ ta, chính mẹ ta. Trời hỡi! Một con vật không biết điều hay lẽ phải cũng còn để tang được lâu hơn – mẹ ta đã tái giá cùng chú ta, em ruột của cha ta”. Đây quả là một điều loạn luân không thể chấp nhận được. Chính vì thế mà sự vùng lên, đi tìm lối thoát của Hamlet vô tình lại trở thành bi kịch cho chàng, phản ánh sự bế tắc và tan vỡ của tinh thần nhân văn trước sức mạnh của các thế lực phản nhân văn. Nhưng tinh thần đấu tranh thì tác giả vẫn giữ nguyên vẹn cho đến phút cuối cùng. Cận kề cái chết, Shakespeare vẫn để cho nhân vật của mình hướng đến những điều tốt đẹp nơi thiên đường, vẫn để họ nói lên tiếng nói đấu tranh cho tư tưởng mới vẹn toàn cả về lí trí, tình cảm, lương tâm. Hamlet vẫn cất cao hơi thở để nói với Horaxio những điều cuối cùng cho sự minh bạch và sáng tỏ mọi việc sau khi chàng chết: “Nếu như lòng bạn vẫn còn tha thiết đối với tôi, xin hãy nán lùi phút giây sung sướng được siêu thoát, kéo dài thêm ít phút nữa cuôc sống nhọc nhằn trên cõi đời ô trọc này, để kể rõ ngọn ngành câu chuyện của tôi!”. Hamlet con người sống trong sự đời dối gian, đen tối nhưng vẫn giữ được tâm hồn cao đẹp, hướng về chân lý cao đẹp của cuộc sống. Chàng hoài nghi về tất cả mọi thứ xung quanh mình để rồi khi nhận biết đâu là đúng đâu là sai, chàng đã đấu tranh cho những điều tốt đẹp. Hamlet chính là nhân vật điển hình của xã hội lúc bấy giờ, là một hình mẫu lý tưởng mà con người mơ ước: con người dù sống trong sự hoài nghi bởi sự bủa vây của cái xấu, cái ác nhưng không vì thế mà họ đánh mất đi tâm hồn cao đẹp của bản thân. Họ luôn tin tưởng cái thiện, cái đẹp luôn luôn chiến thắng cái ác, cái xấu xa. 2.1.1.2. Hamlet - con người của trí tuệ và lý trí Ngoài việc là nhân vật điển hình của xã hội, Hamlet còn nổi bật là một con người có trí tuệ và lý trí. Điều đó thể hiện sự giằng co trong tư tưởng, nỗi đau khổ dằn vặt của nhân vật. Hamlet - một con người kế thừa trong mình những tinh hoa của thời đại Phục hưng với bản chất thông minh, tư tưởng tự do, tâm hồn cao quý, tấm lòng nhạy cảm. Chính trí tuệ thông minh khiến chàng luôn luôn phải suy nghĩ, đi tìm lời giải cho các vấn đề mà chính chàng đặt ra. Đó là những mờ ám trong cái chết của cha, là vấn đề tồn tại của con người, là những hiện thực đảo điên, xã hội Đan Mạch đầy tăm tối, hỗn loạn đang xảy ra trước mắt chàng. Một viễn cảnh tăm tối đã bao trùm lên toàn bộ xứ sở Đan Mạch từ khi người cha đáng kính của chàng lìa xa cuộc sống. Mọi thứ như trở nên đầy ám ảnh và tang tóc hơn khi chưa được bao lâu thì mẹ của chàng lại tái giá với người chú ruột của chàng. Nỗi oán hận và hoài nghi về tình yêu của mẹ chàng dành cho người cha thân yêu ngày càng tăng thêm. Trí tuệ của chàng vẫn luôn thôi thúc Hamlet tìm ra nguyên nhân của mọi chuyện. Khi lý trí càng lên tiếng kêu la thì trái tim Hamlet càng thổn thức, đau đớn “Thôi…ta đừng nghĩ đến nữa! Nhẹ dạ, đích danh mi là đàn bà! …Như vậy chẳng tốt đâu, trước sau chẳng thể nào tốt được! Nhưng tim ta ơi! Hãy nổ tung ra đi, vì ta bắt buộc cứ phải chịu câm miệng”. Một trí tuệ thông minh đủ để chàng sáng suốt nhận ra vấn đề, có khả năng phản ứng tinh nhạy trước hiện thực. Chính điều đó khiến chàng luôn sống trong tâm trạng hoài nghi, bi quan chán nản. Cùng lúc với mọi chuyện đang xảy ra buộc Hamlet phải căng hết trí não để tỉnh táo đặt lại mọi vấn đề của cuộc sống: Tình yêu, tình bạn, cha con, vợ chồng. Cái chết đầy uẩn khúc của vua cha, việc tái giá vội vàng của người mẹ đã làm cho chàng hoàng tử Đan Mạch mất niềm tin vào cuộc sống. Chàng khinh rẻ, xem thường Claudius và sự cả tin của người mẹ, chàng xem việc họ đến với nhau là một điều thật đáng buồn cười. Tất cả được lột tả đầy đủ trong cuộc trò chuyện giữa Hamlet và Horatio “Tôi nghĩ là ông về để dự đám cưới của mẹ tôi” hay “Horatio ạ! Thịt quay trong đám tang sẽ dùng làm đồ nguội trong đám cưới mà Horatio ơi! Tôi thà gặp kẻ thù nguy hiểm nhất trên đời còn hơn phải nhìn thấy cái ngày đó”. Hamlet- một con người sống thiên về lý trí nên khi nghe hồn ma nói sự thật về cái chết của cha mình, chàng không vội tin ngay mà bắt đầu tìm hiểu . Trước hết chàng xác thực lời của hồn ma bằng cách giả vờ điên để cho Claudius không nghi ngờ. Chàng giả vờ làm cho bản thân không được bình thường, không được tỉnh táo, đầu óc có vấn đề. Với kẻ điên người ta chỉ có thể thương hại hoặc chẳng xem ra gì. Hamlet quả là người biết lập luận chặt chẽ và tính toán kĩ lưỡng trước mọi công việc. Để vạch trần tội ác của kẻ thù, Hamlet đã sử dụng một thứ vũ khí sắc bén: dùng nghệ thật sân khấu để đánh đòn tâm lý phủ đầu “Ta nghe nói những kẻ có tội, ngồi xem diễn kịch, trước nghệ thuật tinh vi của sân khấu, thường xúc động đến tận tâm can mà bộc lộ hết hành vi ám muội của mình.” Tiếp đến, chàng cho kép hát diễn một vở tuồng mà ở đó dàn dựng lại y như cảnh Claudius đã sát hại cha chàng. Chàng phải kiểm tra lại những điều mà hồn ma báo cho biết. Hơn thế nữa, Hamlet luôn có yêu cầu cao đối với người nghệ sĩ, yêu cầu họ phải biết tôn trọng, có trách nhiệm với những việc mình tạo ra. Người nghệ sĩ là “Bản biên niên sữ tóm tắt của thời đại” và phải biết rung động trước những rung cảm của cuộc sống. Vì vậy, vai diễn “không được nhạt nhẽo quá”, “lúc diễn phải vận dụng trí xét đoán. Động tác phải ăn nhịp với lời nói, lời nói với động tác phải đặc biệt thận trọng sao cho đúng mức, không được vượt quá cái bình dị của tự nhiên. Cường điệu quá trớn lúc diễn xuất, tức là xa rời nghệ thuật sân khấu”. Và lý trí sáng suốt đã mách bảo cho chàng, giúp chàng mau chống nhận ra kẻ thù đã sát hại cha mình. Để thực hiện những bước kế tiếp, chàng để cho mọi người xung quanh nghĩ rằng căn bệnh của chàng ngày càng nặng hơn. Trong quan niệm của Hamlet, trả thù không đơn giản là chém giết, lấy máu đền máu. Do đó khi biết chắc Claudius là kẻ có tội, Hamlet không giết hắn, vì thấy hắn đang cầu kinh “giết một người đang cầu kinh cũng có nghĩa là đưa hắn lên thiên đường”, “Thù ta có rửa được không, nếu ta giết y đúng vào lúc y cầu nguyện cho linh hồn sạch tội, sẵn sàng bước sang thế giới bên kia?”. Đối với hoàng hậu (tức mẹ chàng), chàng quyết định sẽ trả thù mà không làm vấy bẩn tâm hồn như lời căn dặn từ người cha đáng kính của chàng. Chàng quyết định “Ta sẽ nói với mẹ ta những lời như kim châm dao cắt, nhưng dao thật ta nhất định không dùng. Trong cuộc gặp gỡ này miệng lưỡi và tâm hồn ta phải hư quy. Những lời nói của ta sẽ làm cho mẹ ta phải tủi hổ, đau đớn, nhưng ra tay hành động thì tâm hồn ta nhất định không bao giờ cho phép”. Qua sự suy tính kỹ lưỡng việc trả thù sao cho kẻ có tội phải đền tội mà không nhất thiết sự đền tội ấy phải được tô bằng máu. Sự trả thù mà theo chàng là đau đớn nhất chính là để kẻ có tội phải xuống đại ngục, phải khổ đau khi nhận ra tội lỗi của mình. Và người trả thù chỉ là người thực thi công lý nên không cho phép thù hận làm hoen ố tâm hồn cao đẹp của chính mình “dù phải trả thù bằng cách nào, con cũng chớ làm nhơ bẩn tân hồn con, đừng suy tính một sự trừng phạt nào đối với mẹ con, hãy phó mặc cho trời, hãy xứng để cho chông gai cấu xé cõi lòng nó.” Bên cạnh đó, chính sự khôn ngoan lý trí đã cứu sống Hamlet, chàng luôn để tâm và cảnh giác trước kẻ thù của mình. Hamlet với trí thông minh tuyệt vời, hành động nhất quán luôn gây bất ngờ cho kẻ thù. Tuy nhiên với tuổi đời còn trẻ, và chiến đấu đơn độc nên Hamlet vẫn phải chịu sự truy kích hãm hại của Claudius. Claudius với những thủ đoạn thâm độc để hãm hại Hamlet, đã khiến con đường trả thù của chàng gặp không ít khó khăn. Hắn dự đoán được mối nguy hiểm nên bày cách đày Hamlet sang Anh Cát Lợi để thủ tiêu chàng. Nhưng bằng sự khôn ngoan, Hamlet phát hiện được âm mưu hiểm độc của chú ruột và giả tâm ác độc của hai người bạn, Hamlet đã đánh tráo bức thư và biến Rosencrantlz và Guildenstern thành những kẻ tử tội thế mạng cho mình. Ngoài ra trí tuệ minh mẫn và lý trí sáng suốt còn được thể hiện trong đoạn độc thoại “sống hay không sống - đó là vấn đề”, câu hỏi lớn đang làm Hamlet bâng khuâng, trăn trở là câu hỏi về lẽ sống. Nếu chàng buông xuôi để “chịu đựng tất cả những viên đá, những mũi tên của số phận phủ phàng, hay là cầm vũ khí vùng lên mà chống lại với sống gió của biển khổ, chống lại để tiêu diệt chúng đi, đằng nào cao quí hơn? Chết, là ngủ. Không hơn. Và tự nhủ rằng ngủ đi tức là chấm dứt đi mọi đau khổ của cõi lòng và muôn vàn vết tử thương mà hình hài phải chịu đựng, kết liễu cuộc đời như thế chẳng đáng mong muốn sao? Chết, ngủ. ngủ có thể chỉ là mơ”. Theo Hamlet, sống là phải chiến đấu để tiêu diệt khổ đau và điều ác gây ra đau khổ, phải chiến đấu để khôi phục lại trật tự, làm cho cái “thời đại đảo điên tan tác” của chàng trở nên “ngay ngắn, vững vàng”. Đúng như Hamlet nói “đó là vấn đề”, vấn đề của bản thân chàng cũng đồng thời là vấn đề của thời đại. Cuối cùng chàng quyết định không lùi bước trước sức mạnh của thế lực xấu xa, chàng lên kế hoạch chiến đấu. Hamlet là người có trái tim quả cảm, thông minh sắc sảo nhưng chàng còn mang tâm hồn mềm yếu chưa đủ quyết đoán. Vì thế chàng đã gục ngã vì cạm bẫy của kẻ thù “sống hay không sống” có nghĩa là chịu đựng hay vùng lên chiến đấu để phá tan nhà ngục, mang lại tự do cho con người. Câu nói nổi tiếng của Hamlet đã phần nào nói lên sự cương quyết của con người trong việc tìm ra giải pháp mới. Đoạn độc thoại chứa đựng câu nói trên của Hamlet là một bước ngoặt của vở bi kịch. Bi kịch ở chỗ khi con người đang sống, thay vì tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống thế mà trước thực tế xung quanh toàn những điều đen tối, dối trá để phải ngờ vực mà phân vân giữa sự sống hay không sống. 2.1.1.3. Hamlet- con người mang tư tưởng của chủ nghĩa hoài nghi. Trong tác phẩm Hamlet chúng ta thấy nhân vật chính- Hamlet hoài nghi về tất cả mọi thứ từ gia đình, bạn bè đến người yêu và cả bản thân mình. Trước “những điều trông thấy” trong xã hội mình đang sống khiến chàng hoài nghi tất cả những thứ xung quanh mình và cả chính bản thân mình. Chàng không tin vào điều gì gọi là tuyệt đối của thế gian và bắt đầu ngờ vực mọi người, mọi việc. Chính những tư tưởng hoài nghi ấy, đã phát triển thành sự xung đột trong nội tâm Hamet và trở thành nỗi đau khổ dằn vặt không nguôi. Sự hoài nghi của chàng lớn nhanh đến mức chàng đã buộc miệng thốt lên “Bẩn thỉu thay là đời, ôi bẩn, bẩn! chỉ là một cái vườn hoang mọc lên hạt giống độc, đầy rẫy những cây cỏ thối tha”. Hoài nghi bắt đầu từ nỗi khổ đau dằn vặt của Hamlet là cái bi hài của gia đình mình. Cha chàng chết chưa đầy hai tháng mà mẹ chàng đã đi lấy chồng khác, chồng khác đó không ai xa lạ lại là em chồng của mình và là chú ruột của Hamlet. Với nỗi đau khi mất đi người thân- người cha mà chàng tôn kính nhất và sự việc mẹ chàng vội vàng tái giá cùng chú chàng đã làm dấy lên trong lòng Hamlet những hoài nghi nhen nhóm về tình anh em, tình nghĩa vợ chồng và tình đời. Khi chàng biết được sự thật về cái chết của cha mình thì chàng thật sự đau đớn và chàng đau đớn đến cùng cực khi chính hồn ma của cha mình xác nhận điều đó. Cái chết của vua cha Hamlet là một vụ mưu sát, mà chủ mưu là người chú ruột thịt của chàng. Chính người chú ruột của chàng đã bày mưu hiểm để đoạt ngôi và cướp luôn vợ của vua. Từ lúc đó trong tâm hồn Hamlet đã thật sự hình thành chủ nghĩa hoài nghi: “Vâng, từ nay con sẽ xin xóa bỏ khỏi trí nhớ của con mọi ký ức tạp nham, mọi châm ngôn sách vở, mọi hình thái, mọi ấn tượng dĩ vãng mà tuổi thơ và trí quan sát của con đã ghi chép tận tường”. Chàng hoài nghi mọi thứ trong cuộc đời, hoài nghi tất cả những gì mình đã biết được bao lâu nay và hoài nghi cả những cái mà hồn ma đã nói với chàng (dù rằng dáng dấp hồn ma rất giống với người cha đáng kính của chàng, chàng cũng không để tình cảm chi phối việc nhìn nhận của lý trí). Lúc này, khi mà tình cảm của chàng đang mất phương hướng thì lý trí của chàng vẫn vững vàng, nhưng lý trí càng vững vàng thì chàng càng cảm thấy càng hoài nghi hơn. Liệu những điều hồn ma nói có đúng sự thật? Hay chỉ là lời của một con quỷ có ý phá rối? Chàng đã không ít lần nghi ngờ về điều đó:“Hồn ma ta đã gặp có thể là ác quỷ và ác quỷ thường có năng lực biến thành những hình hài quyến rũ, có sức mạnh chế ngự những tâm hồn u uất, có lẽ vì ta yếu đuối, u buồn mà nó đã lừa lọc mưu hại ta chăng? Ta phải có những chứng cớ xác đáng hơn nữa vở tuồng này giúp ta nhìn thấu suốt lương tâm y”,“Nếu tội ác thầm kín của y không chút gì bộc lộ khi y nghe kép hát nói một đoạn nào đó, thì hồn ma chúng ta đã gặp là một linh hồn khốn khiếp, và trí tưởng tượng của tôi dơ bẩn chẳng khác gì lò lửa của Vucan”. Và rồi nếu câu chuyện của hồn ma là thật thì chàng phải quyết định ra sao. Trả thù hay không? Nếu trả thù thì chàng sẽ trả thù ai? Trả thù như thế nào?... Điều đó dẫn đến sự đau khổ, dằn vặt cho chính chàng. Chính việc đưa ra quyết định trả thù ai và bằng cách nào cũng làm cho tâm hồn Hamlet trở nên sự đấu tranh giằng xé trong tâm hồn giữa cái thiện và cái ác, giữa chính đạo và vô đạo. Sự đau khổ dằn vặt trong nội tâm của Hamlet chính là linh hồn của vở bi kịch nổi tiếng nhất của lịch sử sân khấu cũng như lịch sử văn học thế giới. Bi kịch của Hamlet không những mang giá trị nhân văn sâu sắc mà còn phản ánh chân thực xã hội lúc bấy giờ. Sự đau khổ của nhân vật Hamlet cứ trở đi trở lại trong toàn bộ tác phẩm khiến người đọc người xem không khỏi dằn vặt theo nội tâm của nhân vật. Đồng thời thông qua sự đau khổ dằn vặt đã thôi thúc, hình thành trong lòng nhân vật những hoài nghi. Điều đó cho ta thấy rõ con người có quyền nghi ngờ bất kỳ ai, mọi thứ xung quanh và tìm câu trả lời hợp lý cho chính mình bằng cách chứng minh sự hoài nghi của mình là đúng hay sai. Chỉ có hoài nghi mới giúp con người chủ động hơn, tiến bộ hơn khi tìm ra lời giải đáp đích đáng về những gì mình nghi ngờ. Vì thế nên chủ nghĩa hoài nghi xuất hiện trong tác phẩm nói riêng và xã hội nói chung đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 2.1.1.4. Khát khao yêu thương nồng cháy Hamlet tuy là một người lý trí, trí tuệ và hoài nghi nhưng chàng cũng là con người như bao con người khác. Sâu thẳm trong tâm hồn chàng cũng nung nấu một khát khao yêu đương nồng cháy. Ngay từ đầu chàng đã yêu say đắm Opelia nhưng lại bị người cha của nàng ngăn cản. Dù cho biến cố gia đình xảy đến đột ngột cũng chẳng thể làm chàng từ bỏ tình yêu với Opelia. Ngay cả khi đắn đo trước lựa chọn “sống hay không nên sống” thì chàng cũng vẫn tha thiết dành cho Ophelia tình yêu chân thành của mình. Bằng chứng là khi thoáng thấy nàng thì Hamlet tạm thay sự đắn đo giữa vấn đề chàng đặt ra mà chợt chuyển sang suy nghĩ về người con gái mà chàng thầm yêu: “Thôi khẽ chứ! Kìa Ophelia yêu kiều! nữ thần của ta ơi, khi nàng cầu nguyện, xin nàng đừng quên những tội lỗi của ta”. Dù trước mặt nàng Hamlet đã dùng những lời lẽ như ngàn lưỡi dao khứa nát trái tim nàng “Nếu cô em cứ nhất định xuất giá thì tôi xin gởi tặng lời nguyền bất hạnh này để cô em làm của hồi môn: dù cô em có trinh khiết như bang trong trắng như tuyết, cũng không thể nào tránh khỏi được miệng tiếng người đời. Thôi cô em vào nhà tu kín đi, vào đi, chào cô! Hay cô em thấy cứ cần phải lấy chồng, thì chỉ nên lấy một thằng rồ, vì những kẻ khôn ngoan thừa biết cô sẽ biến họ thành quỷ dữ”. Trước bi kịch gia đình, Hamlet đã hành động trái với tình cảm của mình. Tuy mang trong mình chủ nghĩa hoài nghi nhưng không vì thế mà chàng vứt bỏ những suy nghĩ ban đầu của chàng về tình yêu. Đỉnh điểm của khát vọng tình yêu trong con người Hamlet là hành động nhảy xuống huyệt của Ophelia trước khi nàng được chôn. Chàng đã khẳng định “Ta yêu Ophelia, dù có bốn mươi ngàn thằng anh em gộp tình yêu của chúng lại cũng không sánh nổi tình yêu của ta đâu!”. Đây không phải là những lời nói vô nghĩa của một tên điên loạn mà là lời nói chân thành từ tận sâu trái tim chàng. Trong cái xã hội bát nháo tồn tại trong tác phẩm Hamlet, đứng ngược hướng với tiền tài, địa vị, quyền lực, dục vọng chính là tình yêu. Chính khát vọng tình yêu sẽ lôi con người ra khỏi vòng xoáy của cơn bão tố cuộc đời và Hamlet đã có điều đó: khát khao yêu đương nồng cháy. Con người dù sa chân vào tội lỗi, dù có tuyệt vọng trước cuộc sống như thế nào đi chăng nữa thì tình yêu vẫn là khát khao chính đáng nhất, vẫn là liều thuốc tinh thần cho mọi đau khổ. Nó chỉ là ước mơ, là hy vọng cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Hamlet là hình tượng bất hủ cho văn chương thế giới. Ở chàng có cả sự dằn vặt đau khổ của một thời đại điên cuồng cũng như niềm tin sâu sắc của các thế hệ nhà văn tin vào tình yêu của con người. 2.1.2. Một số nhân vật phụ 2.1.2.1. Nhân vật Hồn ma Trong tác phẩm Hamlet “Hồn ma” tuy không là nhân vật trung tâm nhưng chính là khơi nguồn của mọi câu chuyện. Hồn ma chính là phụ vương của hoàng tử Hamlet. Người thường hiện về trong đêm khuya và đi đi lại lại trong tòa lâu đài với dáng vẻ uy nghi, oai phong lẫm liệt. Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn dường như chất chứa một nỗi niềm, uẩn khúc muốn giải bày “Hồn ma sắp sữa nói gì thì gà vừa gáy sáng”, “Lúc đó hồn ma chợt rung mình như kẻ phạm tội bị lệnh đòi kinh khiếp”. Nhân vật hồn ma là hiện thân của quốc vương Đan Mạch cũ lừng lẫy một thời được Shakespear xây dựng như một võ tướng, một hiệp sĩ anh hùng, một người lãnh đạo tài ba, dũng cảm “Cũng đội bộ giáp trụ xưa như khi người chiến đấu với bọn Na Uy tham tàn; cũng một nét cau mày ấy, giận giữ như lúc thương nghị với kẻ địch. Người đã bổ mạnh chùy xuống mặt băng”. Việc hồn ma xuất hiện đã làm nổi bật bầu không khí bao trùm đất nước Đan Mạch. Cả đất nước sống trong lo âu, sợ hãi. Hoàn cảnh rất bất lợi “Có cái gì đang thối nát trong đất nước Đan Mạch này”. “Hồn ma hiện lên có ý gì, tôi chẳng rõ, nhưng đại khái theo chỗ tôi hiểu thì đây là điều báo trước một tai họa kinh hoàng cho đất nước ta” (lời Horalio). Hình ảnh quốc vương (hồn ma) chính là hình ảnh người anh hùng thời trung cổ, quả cảm, trung thực, luôn tin theo tín điều gia trưởng. Là đại diện cho một đất nước Đan Mạch trong giai đoạn hưng thịnh, yên bình. Thế nhưng việc Quốc vương vừa qua đời đồng nghĩa với việc đất nước chuyển sang sự ngự trị của vị quốc vương mới- một con người đầy mưu toan, độc ác. Với sự cai trị của một con người tàn nhẫn, mưu mô ấy thì những giá trị tốt đẹp có còn tồn tại? Nội bộ triều đình có tránh khỏi việc hình thành những con người “a dua xua nịnh” theo vị vua mới? Trong lòng Đất nước đã có sự thay đổi lớn, lòng dân vẫn chưa yên thì bên ngoài Fortinbrat cháu của quốc vương Na Uy lợi dụng lúc chú mình lâm bệnh nặng mưu đồ giành lại phần đất mà quốc vương Đan Mạch cũ đã thắng trận trước đây. Sự lần lượt xuất hiện của hồn ma được tác giả miêu tả đậm dần theo ý đồ của mình. Ba lần hiện lên trước mắt của người lính gác lâu đài. Hồn ma đi đi lại lại ba lần với bề ngoài vũ trang từ đầu tới chân, dáng vẻ ung dung, đường bệ. Vào đêm thứ tư Horatio – bạn của Hamlet đưa chàng đến gặp hồn ma của vua cha. Hamlet cuối cùng cũng gặp được vua cha và biết được uẩn khúc sau cái chết của phụ vương chàng. Hồn ma tố cáo tội ác của em ruột mình là Claudius rằng chính hắn là kẻ đã nhẫn tâm giết anh trai mình cướp ngôi vua và hoàng hậu “…Hamlet con ơi! người đã phao tin đồn lên rằng cha đang nằm nghỉ trong vườn thượng quyển thì bị rắn độc cắn … Nhưng con ơi con trai yêu quý của ta, con nên biết rằng con rắn độc đã chăm nọc cướp mất đời cha con, hiện nay đang đội vương miện của người đó.”. Hồn ma sau khi kể lại cái chết oan ức của mình đã hai lần bảo Hamlet trả thù. Hồn ma đã chết không được nhắm mắt chết trong sự thù hận. Nhưng cho dù lòng căm hận có sôi sục đến đâu thì vị quốc vương đáng kính cũng không bôi nhòa đi hình ảnh cao quý, hoàn hảo của mình. Ngài đã không bị thù hằn làm mờ đi lý trí và nhân tính của một con người của một vị quốc vương đáng kính. Mặc dù bảo con trai trả thù nhưng hồn ma vẫn khuyên con trai mình hãy trả thù vì chí khí của một người nam nhi và “dù phải trả thù bằng cách nào, con cũng chớ làm nhơ bẩn tân hồn con, đừng suy tính một sự trừng phạt nào đối với mẹ con, hãy phó mặc cho trời, hãy xứ để cho chông gai cấu xé cõi lòng nó.” Không tầm thường như những con người khác đức vua cao quý vẫn giữ được phẩm hạnh sau cái chết oan uổn của mình mà khuyên con phải trả thù nhưng “chớ làm nhơ bẩn tâm hồn con” mà hãy làm cách nào để lương tâm kẻ thù dằn vặt, khổ đau trước tội lỗi mà họ đã làm. Hồn ma đại diện cho chính nghĩa, con người lương thiện bị hãm hại, đọa đày. Thế nhưng trước kẻ thù hãm hại mình, trước cái xấu xa, đen tối hồn ma vẫn giữ được tâm hồn thanh khiết của mình. Với mong muốn “có thù phải trả”, làm cho những kẻ hại mình phải bị trừng phạt thích đáng. Nhưng không vì thế mà để thù hận che mờ đi lý trí, đánh mất đi tâm tính hiền lành, tốt đẹp của chính mình. 2.1.2.2. Nhân vật Claudius Đối lập với nhân vật hồn ma, nhân vật Claudius được xây dựng là một kẻ gian xảo, độc ác. Là nhà vua mới của nước Đan Mạch, chú của hoàng tử Hamlet và sau này là cha ghẻ của hoàng tử. Vua Claudius tượng trưng cho cái ác, cái xấu trong xã hội tư sản Anh mới ra đời. Đây là một con người khôn ngoan, sắc sảo. Trí tuệ của hắn chỉ được dùng vào mục đích duy nhất là tranh giành quyền lực “Thương tiếc người là hợp tình nhưng cũng phải nghĩ đến bản thân chúng ta,… chính vì thế mà chị dâu trước của trẫm, giờ đây là hoàng hậu, người kế tục ngôi báu của đất nước thượng võ này”. Claudius là nhân vật phức tạp với khả năng uống rượu giỏi, ông đã mở yến tiệc thâu đêm để ăn uống vui chơi. Tuy vậy nhưng ông không phải là con người thích vui chơi trụy lạc không lo việc nước. Bằng bộ óc đầy mưu mô, sáng suốt ông đã đối phó với mưu đồ xâm lược của nước Na Uy và Ba Lan. Ông nhanh chóng nắm quyền lực trong tay khiến cận thần khuất phục dân chúng tin tưởng “Này Corneliut và cả Vôntiman nữa. Trẫm phái hai khanh hãy đem lời thăm hỏi của trẫm tới vương quốc Na Uy. Trong việc giao tiếp các khanh không được quyền giải quyết điều gì ngoài những điều đã ghi trong chiếu chỉ này đây.” Vua Claudius không bao giờ có mâu thuẫn giữa suy nghĩ và hành động, nghĩ là làm. Ông còn là một con người miệng lưỡi xảo trá, đạo đức giả nhưng cũng là nhà chính trị có mưu mẹo và khôn ngoan. Hắn xoa dịu dư luận bằng những lời lẻ ngọt ngào, khôn khéo về việc mình lên ngôi báu và lấy chị dâu, làm ra vẻ đau lòng, xót xa trước cái chết anh trai mà chính hắn là người gây ra cái chết đó“Tuy huynh vương Hamlet thân yêu của trẫm mất đi, kỉ niệm hãy còn tươi xanh, đáng lẽ chúng ta phải giữ niềm đau buồn trong lòng, cả đất nước phải rầu rĩ tang tóc; vậy mà lẽ phải với thường tình chẳng dung nhau, thương tiếc người là hợp tình nhưng phải nghĩ đến bản thân chúng ta…trẫm đã cùng người se duyên, lòng vừa mừng vừa đau, một bên mắt chói ngời hạnh phúc, một bên đau buồn rơi lệ, cười trong tang tóc, khóc trong hôn lễ, bắc cân lên, niềm vui và nỗi buồn thật quá đều nhau…”. Đối với Hamlet hắn cũng dùng lời đường mật, đồng cảm để an ủi chàng “Hamlet, cháu làm tròn bổn phận cư tang đối với thân phụ như thế, để tỏ bản chất dịu hiền đáng khen của cháu…Kẻ còn sống tất nhiên vì chữ hiếu phải ấp ủ trong một thời gian mối sầu thương tang tóc, nhưng nếu cứ khư khư đau buồn mãi thì đó là một sự ương ngạnh, một niềm đau không xứng đáng với kẻ nam nhi, chẳng thuận lẽ trời, một trái tim yếu mềm, một tâm hôn không kiên định, một trí suy xét tầm thường và ngu muội!...Hãy vứt bỏ nỗi sầu đau vô ích ấy đi và hãy coi trẫm như cha đẻ; cho thiên hạ thấy rằng con sẽ là người kế tục trực tiếp ngơi báu này và lòng ta đối với con như một người cha yêu thương con nhất đời với tình yêu cao quý”. Bằng vỏ bọc nhân từ với con và vợ vua cũ, là một con người tình nghĩa…Nhưng hắn vẫn bị vạch trần khi cái chết thật sự của nhà vua được hé lộ “Hãy nghe đây! Ôi! Hãy nghe đây! Nếu con vẫn thương hãy báo thù cho cha đối với con quỷ đê tiện và vô luân đó”. Claudius còn xấu xa hơn khi cưới chị dâu mình làm vợ mà không chút ngại ngùng “Chính thằng súc sinh loạn luân ấy đã đem tài cám dỗ, đem những vật tặng lừa dối –Ôi, tài độc ác và tặng vật ghê gớm đã quyến rủ lòng người để lôi cuốn vào lòng dâm ô bỉ ổi hoàng hậu của ta”. Với thủ đoạn độc ác giết anh, lấy vợ anh và khi biết Hamlet muốn chống đối mình hắn cũng không ngần ngại mà nhiều lần suy tính để thủ tiêu chàng. Claudius thực hiện kế hoạch giết Hamlet mà không ảnh hưởng đến tai tiếng của mình nên hắn đày chàng sang Anh Cát Lợi để mượn tay nước bạn giết chàng theo bức thư mà hắn gửi gắm“Vua Claudius quyết định tức khắc đưa Hamlet sang nước Anh với một sứ mệnh, nhưng điều mà tên phản trắc không nói ra ấy là cuộc hành trình phải được tổ chức để Hamlet không bao giờ trở lại nữa”. Khi Hamlet thoát nạn hắn lại xúi giục Laertes (con trai Polonius) trả thù Hamlet bằng việc đấu kiếm. Và còn suy tính đến mức hắn sợ Hamlet thắng trận đấu kiếm sẽ không sao, hắn bày cách cho Laertes tẩm thuốc độc vào kiếm và chuẩn bị rượu mừng chiến thắng phòng lúc Hamlet không bị đâm trúng… Bằng những lời nói ngọt ngào Claudius đã chiếm lấy lòng tin của hoàng hậu khiến hoàng hậu một mực tin tưởng. Claudius là hiện thân của cái ác, cái xấu, một con người tham quyền uy và danh vọng có thể giết chết anh ruột mình, con người phản phúc đáng ghê tởm. Con người trái với “luân thường đạo lý” lấy vợ anh mà lòng dạ nham hiểm, xấu xa ác độc khi bằng mọi thủ để trừ khử Hamlet (kẻ chống lại hắn và là mối đe dọa duy nhất làm lung lay ngôi báo của hắn). Đây là hiện thân của “quỷ dữ đội lốt người” trong xã hội Đan Mạch. 2.1.2.3. Nhân vật Hoàng hậu – Gertrude Hoàng hậu – Gertrude là vợ đức vua anh minh của Đan Mạch, là mẹ Hamlet và sau này là vợ chú ruột của Hamlet – Claudius. Bà đường hoàng là vợ vua một nước, là hoàng hậu cả một xứ sở nhưng không làm chủ được chính mình, đánh mất đi đức hạnh vốn có của một người phụ nữ - một hoàng hậu. Bà dễ dàng đánh mất nhân phẩm khi bị (em rể) chú Hamlet dùng lời ngon ngọt và “đem tài cám dỗ, đem những tặng vật lừa dối”. Những lời dụ dỗ đường mật đã làm tai bà ù đi và những tặng phẩm kia cũng đã làm mắt bà hoa lên, không phân biệt được đúng sai, luân thường đạo lý và không còn biết bản thân mình là ai nữa“để lôi cuốn vào vòng dâm ô bỉ ổi..”. Bà đã bỏ mặc cha Hamlet khi ông còn rất thương bà, bỏ mặc chồng mình vừa mới mất chưa kịp hết tang đã “ngã vào vòng tay tên khốn nạn ấy”. Sau cái chết đột ngột của chồng, chưa đầy hai tháng bà đã đám cưới với Claudius em trai của chồng mình “Thịt quay trong đám tang sẽ dùng làm đồ nguội trong đám cưới”. Mới ngày nào bước lên lễ đường cùng chồng thề câu chung thủy, đã từng bám lấy cổ chồng và sống hạnh phúc. Thế mà giờ đây bà đã phản bội lại tình yêu và lòng tin của cả chồng, con trai bà để chạy theo dâm ô, dục vọng. Bà là người đàn bà nhẹ dạ cả tin và đầy giả dối “Nhẹ dạ, đích danh mi là đàn bà ! Một tháng trời ngắn ngủi! Đôi giày tang còn chưa mòn gót, mới ngày nào còn lê theo thi hà ngườii cha đáng thương của ta, khóc như nàng Niôbê đầm đìa giọt lệ…”. Hay lúc xem kịch bà vô tư cười thỏa thích như không có chuyện đau buồn gì xảy ra “mẹ tôi có vui không kìa, mà cha tôi thì mới chết chưa đầy hai tiếng đồng hồ thôi đấy”. Những giọt nước mắt khóc chồng giả dối của bà còn khiến cho Hamlet kinh tởm và nói bà không bằng “một con vật không biết điều hay lẽ phải cũng còn để tang được lâu hơn – mẹ ta đã tái giá cùng chú ta,em ruột của cha ta”,“Mới trong vòng một tháng ! Giọt lệ khóc chồng chưa kịp ráo trong khóe mắt đỏ hoe, thì đã vội bước đi bước nữa”. Bà là người quá vô tình và nhẫn tâm khi chồng chết “mồ chưa xanh cỏ” đã vội rơi vào đống chăn gối loạn luân “Sao quá nhẫn tâm vội vang đắm mình vào đống chăn gối loạn luân khéo léo đến thế”. Dù trong lòng Hamlet bà là một vết nhơ, bà đã không còn là người mẹ kính yêu của chàng nữa. Nhưng trong lòng hoàng hậu vẫn yêu thương Hamlet – con trai mình. Dù biết là Hamlet giả điên nhưng bà vẫn bao che và không nói với vua Claudius. Lúc xem kịch bà âu yếm gọi “Hamlet yêu quý, con hãy lại đây ngồi cạnh mẹ”. Dù bà có tỏ thái độ yêu thương quan tâm Hamlet cũng coi bằng thừa và càng dùng lời đai nghiến với bà hơn “Sao, sao bà hỏi bằng giọng lưỡi cay độc” và chàng đau khổ đến tột đỉnh ước bà không phải là mẹ mình “Bà là hoàng hậu, là vợ của em chồng bà và trời ơi, ước sao không phải như thế - bà là mẹ tôi”. Khi chàng giết chết tên nịnh thần Polonius thì hoàng hậu lại cho đó là hành động cuồng dại và đẫm máu, nhưng chính lời nói đó Hamlet đã nói lên mối hoài nghi “Một hành động đẫm máu, mẹ hiền ơi, cũng gần xấu xa như giết vua rồi lại lấy em vua thôi”. Sau những lời đay nghiến của con trai, hoàng hậu chợt nhận ra những mê muội của bản thân mình. Hoàng hậu là một người vừa đáng khinh, đáng ghê tởm nhưng lại vừa đáng thương. Đáng khinh khi bỏ chồng mà sa vào vòng tay em chồng mình với những lời dụ ngọt và vô số tặng vật làm bà sa vào cám dỗ: ù tai, hoa mắt không còn biết gì đến luân thường đạo lí, đến lời thề thủy chung và đức hạnh. Đáng ghê tởm khi chồng chết chưa được hai tháng đã đám cưới với em trai chồng và rơi vào vòng dục vọng gối chăn. Bà có biết chăng kẻ đang “đầu ấp chăn gối” với bà là kẻ đã giết chồng bà không, là kẻ âm mưu giết con trai bà. Thật đáng thương khi bà chỉ là quân cờ trong tay người chồng mới cưới của bà – Claudius và bị người dân khắp Đan Mạch khinh rẻ. Hamlet đã hỏi bà “Ôi liêm sỉ ! Hổ thẹn của bà để đâu” và vạch rõ cái hành động đầy sai trái, đầy dơ bẩn và đáng khinh của bà đã giúp bà “nhìn thấu linh hồn…thấy rõ những vết đen ô uế…”. Nhưng Hamlet nói ra cái sự thật mà đang cố tình che giấu, giả vờ như không biết đó là “sống trong mồ hôi thối tha trên chiếc giường nhầy nhụa, đắm đuối trong bại hoại vô luân, vuốt ve, tán tỉnh nhau trong ổ lợn nhớp nhơ…”. Mỗi lời Hamlet nói như đâm dao thật nhọn thật sắc bén đâm vào tai bà, vào da thịt bà, vào tim bà…đau nhói. Dù những lời nói của Hamlet có sỉ nhục bà hay phỉ báng bà, bà vẫn che chở cho con mình dù biết nó chỉ giả điên “ Điên đấy thôi mà, cơn điên chỉ dày vò nó trong chốc lát”. Bà vẫn còn giữ được mình là một người quan tâm con khi Hamlet đấu kiếm cùng Laertes “Hamlet con ơi, cầm lấy tấm khan này mà lau trán đi”, và ân cần hơn khi gọi Hamlet đến “lại đây mẹ lau mặt cho con”. Đến khi bà ngã xuống vì vô tình uống phải ly rượu độc mà Claudius chuẩn bị mừng chiến thắng cho Hamlet, trước lúc chết đi bà vẫn gọi tên đứa con mình rất trìu mến, đầy yêu thương “Ôi, Hamlet con yêu của mẹ ơi! Rượu kia! Rượu kia! Mẹ bị đầu độc rồi!”. Hoàng Hậu là hiện thân của con người “nhẹ dạ cả tin” trong xã hội. Là một người phụ nữ mê muội trước những lời dụ dỗ ngọt ngào của kẻ ác. Mà không hề hay biết mình đã sa ngã vào lối sống vô đạo đức “trái với luân thường đạo lý”. Tuy nhiên, bà là một người mẹ rất mực yêu thương con cho dù bị con xem thường, khinh bỉ. Qua đó giúp chúng ta thấy trong cái xã hội loạn luân, tranh giành quyền lực, mọi thứ tình cảm giữa người với người còn cần phải nhìn nhận lại thì tình mẫu tử vẫn là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất. 2.2. Về nghệ thuật 2.2.1. Nghệ thuật tạo dựng tình tiết và dẫn dắt hành động kịch. Vở kịch Hamlet của Shakespeare được vay mượn cốt truyện (chủ yếu là từ văn học dân gian). Nhưng nếu chỉ đơn thuần sử dụng cốt truyện vay mượn và rồi dựng lại thành một vở kịch có các nhân vật sống động thì kịch của Shakespeare chẳng có gì đặc sắc để mà ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bao thế hệ độc giả và khán giả bấy lâu nay. Tuy sử dụng cốt truyện vay mượn nhưng Shakespeare đã tạo thêm những tình tiết, những nét nhấn và đồng thời khéo léo dẫn dắt hành động kịch của các nhân vật một cách hết sức tự nhiên. Nghệ thuật bi kịch trở nên đặc sắc nhờ vào nghệ thuật tạo dựng và dẫn dắt hành động kịch. Đầu tiên Shakepeare đặt nhân vật của mình vào tình huống bi kịch. Từ trong bi kịch hiện lên những xung đột: lúc đầu là nghi ngờ, kế đến xác định kẻ thù và cũng chính lúc này xung đột lên cao trào khi những mâu thuẫn không được dàn xếp mà ngày càng gay gắt hơn. Trong tác phẩm Hamlet, nhân vật Hamlet hiện lên như là một biểu tượng đẹp của con người. Là một hoàng tử nhưng Hamlet vẫn say mê học tập, rèn luyện để trở thành một con người có ích cho đất nước. Tâm hồn đầy lạc quan, tin tưởng vào con người “Kì diệu thay là con người ! Con người cao quý làm sao về mặt lí trí, vô tận làm sao về mặt năng khiếu ! Hình dung và dáng điệu mới giàu ý nghĩa và đáng kính làm sao! Trong hành động như thần tiên, về trí tuệ ngang tài thượng đế! Thật là vẻ đẹp thế gian kiểu mẫu của muôn loài”. Từ niềm tin yêu cuộc sống chàng bắt đầu sầu não sau cái chết của cha và mẹ thì lại đi tái giá với chú ruột. Sự hoài nghi nhen nhóm trong lòng chàng. Khi Hamlet biết được nguyên nhân dẫn đến cái chết của cha mình thì Hamlet cay đắng, trách móc cuộc đời “ Trời hỡi trời! Bao nhiêu lạc thú trên đời này đối với ta sao chán chường, nhạt nhẽo và vô vị đến thế. Bẩn thỉu thay là đời. Ôi! bẩn, bẩn! Chỉ là một cái vườn hoang mọc lên những hạt giống độc, đầy rẫy những cây cỏ thối tha”. Đến lúc này, chàng hoài nghi tất cả và cố làm rõ mọi sự nghi ngờ bằng cách khôn khéo nhất. Sự thật sáng tỏ, chú ruột là thủ phạm giết cha, mẹ thì phản bội chồng và rơi vào loạn luân chăn gối với chú, người yêu thì cam tâm làm kẽ do thám, bạn bè bội phản, quần thần thì theo cái xấu…Hoài nghi của Hamlet gắn với sự nhẫn nhịn để cân nhắc, tìm ra giải pháp “lòng ta ơi, hãy cố nén lại”. Hamlet từ hoài nghi chuyển sang hành động nhưng cân nhắc kỹ lưỡng sự trả thù. Định đâm chết Clauđius khi hắn đang cầu nguyện nhưng chàng lại mâu thuẫn giữa thúc giục của sự “trả thù” và lý trí trả thù lúc này chẳng khác gì cho hắn lên thiên đàng. Và rồi cái dũng mãnh đã thắng thế, sức mạnh của Hamlet tăng lên gấp bội khi có trí tuệ soi đường: “thật là nguy hiểm cho những kẽ yếu hèn đứng xen vào giữa hai mũi gươm nong rực của hai kẻ thù dung mãnh”. Thế là chàng quyết định trả thù cho kẻ thù đau khổ chứ không phải để kẻ thù giải thoát. Hamlet quyết ra tay giết Claudius báo thù nhưng khi hành động chàng lại lưỡng lự, càng lưỡng lự chàng càng thấy mình bất lực hơn. Và rồi để kẻ thù hoài nghi, ra tay hại ngược lại chàng…Sau những sự việc xảy ra từ lúc đám tang cha, mẹ đi tái giá, trong buồn đau chán nãn tác giả dẫn nhân vật của mình tìm đến sự thật là gặp hồn ma, trả thù rồi nhìn thấy kẻ thù đang cầu nguyện lại đắn đo…Cho đến đỉnh điểm của mâu thuẫn chính là cả hai bên đều muốn đối phương phải chết. Từ những tình tiết nhỏ, đơn giản đó tác giả đã dẫn đến những tình tiết phức tạp, quan trọng làm ảnh hưởng đến kết thúc của vở kịch. Tất cả từ việc tạo dựng hình tượng nhân vật Hamlet đặt trong bi kịch gia đình đã dẫn dắt nhân vật hành động theo một logic của tâm lý con người. Dẫn dắt từ hành động nghi ngờ-làm rõ nghi ngờ đến biết mọi sự thật và đỉnh điểm là hành động trả thù. Những tình tiết trong vở bi kịch Hamlet đã được Shakespeare tạo dựng hết sức hợp lý. Nó không những biểu hiện được đầy đủ những biến đổi, những xáo trộn trong thế giới tâm hồn của nhân vật mà nó còn hợp lại thành một dòng chảy xuyên suốt từ đầu đến cuối vở kịch, làm cho hành động kịch liền mạch và phát triển hết sức tự nhiên đó là nét đặc sắc trong việc dẫn dắt hành động kịch của ông. Shakespeare đã khéo léo đưa các nhân vật của mình trải qua những tình huống hàm chứa nhiều mối xung đột, mâu thuẫn để từ đó những tình huống, những xung đột ấy chồng chéo lên nhau tạo thành một mạng lưới phức tạp, làm cho những mối xung đột ấy trở nên gay gắt dần, buộc phải đưa ra một giải pháp mở nút. Vì vậy mà nghệ thuật tạo dựng tình tiết và dẫn dắt hành động kịch trờ nên độc đáo làm cho vỡ kịch Hamlet trở nên cuốn hút, li kỳ, tạo nên nhiều những kịch tính trong chính nhân vật Hamlet. 2.2.2. Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch Mỗi vở kịch đều hàm chứa trong nó những xung đột nhất định. Xung đột trong kịch luôn mang tính lịch sử cụ thể, tùy vào thời đại mà vở kịch ra đời mà nó mang những xung đột đặc trưng của thời đại đó. Để tạo nên giá trị cho vở kịch của mình thì kịch gia phải biết phát hiện, nêu ra và giải quyết được những xung đột đó. Shakespeare đã thành công trong việc xây dựng xung đột cho vở bi kịch Hamlet. Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch trong Hamlet được Shakespeare khéo quy tụ vô khối xung đột, tạo nên tầng tầng lớp lớp những mâu thuẫn đan xen, quyện chặt lấy nhau: xung đột cá nhân, xung đột gia đình, xung đột xã hội, xung đột bên trong, xung đột bên ngoài, xung đột đơn (Hamlet-Clôđiut), xung đột kép (Hamlet-Clôđiut-Laơctơ)… Xung đột kịch trong tác phẩm của Shakespeare thể hiện rõ nhất qua nhân vật Hamlet. Hamlet xung đột với thế giới xung quanh và xung đột với cả bản thân mình. Khởi nguồn cho xung đột với thế giới xung quanh của Hamlet là cái chết đột ngột của cha và sự tái giá vội vàng của mẹ. Hamlet đã lên tiếng mỉa mai “thịt quay trong đám tang làm đồ nguội trong đám cưới”. Từ những bộ mặt thâm độc, xảo trá, từ tình anh em, tình vợ chồng, tình bạn bè…khiến Hamlet kết luận “Thế giới là một nhà tù mà Đan Mạch là một nhà tù ghê tởm nhất”. Xung đột cơ bản, xuyên suốt, chủ đạo trong vở bi kịch Hamlet là chuỗi xung đột trong tâm trạng, cảm xúc, hành động của Hamlet với hiện thực phũ phàng, ý thức thoát ra khỏi sự khổ đau của cuộc sống. Sự xung đột ấy đã được Shakespeare triển khai hết sức thành công. Vận dụng từ cốt truyện gốc, chuỗi xung đột được triển khai thành những xung đột cơ bản sau: Thứ nhất, “mâu thuẫn giữa sự hoang mang, tan vỡ với khát vọng đi tìm sự thật” của Hamlet. Sau cái chết mờ ám của cha và sự tái giá vội vàng của mẹ, Hamlet rơi vào trạng thái hụt hẫng, đau khổ và hoang mang. Trạng thái tinh thần đó của chàng tiếp tục duy trì cho tới lúc chàng nghe được câu chuyện từ hồn ma mang hình dáng của cha chàng. Bây giờ trong lòng Hamlet đã xuất hiện được khát khao muốn đi tìm sự thật. Tâm trí lẫn tình cảm của chàng lúc ấy đang ở vào trạng thái hoài nghi. Liệu những điều hồn ma nói có đúng sự thật? hay chỉ là lời của một con quỷ có ý phá rối? chàng đã không ít lần nghi ngờ về điều đó:“Hồn ma ta đã gặp có thể là ác quỷ và ác quỷ thường có năng lực biến thành những hình hài quyến rũ, có sức mạnh chế ngự những tâm hồn u uất, có lẽ vì ta yếu đuối, u buồng mà nó đã lừa lọc mưu hại ta chăng?”. Lúc ấy, khi phải đột ngột đối diện với sự thật thì sự hoang mang trong lòng Hamlet càng tăng thêm nhưng đồng thời khát khao muốn biết sự thật đã thôi thúc chàng phải hành động. Chàng quyết định giả điên để tránh sự nghi ngờ của mọi người, sau đó chàng mời một đoàn hát để diễn lại cảnh giết người để đo lường phản ứng tâm lý của kẻ bị tình nghi. Khi thấy rõ ràng phản ứng tâm lý rồi, chàng vẫn không kết liễu hắn vì chưa có đủ chứng cứ xác đáng. Đó là hành động tự nhiên của người thanh niên có tâm hồn cao đẹp. Khi đối diện với thực tại phũ phàng một cách quá bất ngờ thì chàng chao đảo, bối rối và gần như sụp đổ. Thứ hai, “xung đột giữa đau khổ trước sự thật và yêu cầu đối diện, xử lý nó”. Sau khi tìm ra sự thật thì hoàng tử Hamlet gần như sụp đổ. Chàng rơi vào chủ nghĩa hoài nghi, chàng bắt đầu nhìn nhận lại mọi giá trị, từ quan hệ gia đình, bạn bè, kể cả tình yêu. Chàng đã đứng trước thực tại của cuộc đời. Nhưng thực tại đó phũ phàng khiến chàng phải đau khổ, dằn vặt. Chàng phải đi tìm câu trả lời cho vấn đề “sống hay không sống” khi mà những giá trị tốt đẹp của cuộc sống đang bị cái xấu gặm nhấm dần. Lời độc thoại về vấn đề “sống hay không sống” là biểu hiện rõ nét nhất cho mối xung đột giữa nỗi đau trước sự thật và yêu cầu phải đối diện với nó. Ngoài chuỗi mâu thuẫn chủ đạo được Shakespeare thể hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối ra thì còn những mối mâu thuẫn nhỏ được ông chú ý thể hiện. Đó là những xung đột gia đình, xung đột xã hội, xung đột bên trong, xung đột bên ngoài,… tất cả những mối xung đột tương tác với nhau đã tạo nên kịch tính cho tác phẩm. Việc xây dựng xung đột kịch giúp làm bùng nổ các hành động của nhân vật, làm cho cốt truyện trở nên cao trào, sự việc diễn ra gây gắt, kịch tính và cái bi trong kịch thể hiện rõ nét hơn. Khởi đầu cho xung đột ấy chính là xung đột của những người thân nhất chung một nhà lại “loạn luân”, tranh giành quyền lực, hãm hại lẫn nhau. Vì muốn có được uy quyền mà bất chấp giết hại anh trai mình, đoạt vợ anh, tìm đủ mọi cách để giết đi cháu ruột của mình. Người mẹ thì lại vô tư trước cái chết của chồng và trước kẻ thù muốn hãm hại con mình mà sa ngã, mê muội vào vòng tay kẻ thù. Con trai thì vì muốn thức tỉnh mà trách móc mẹ mình nặng lời, vì muốn tìm hiểu sự thật cũng như bảo toàn tính mạng mà phải giả điên, luôn luôn sống trong sự dè chừng với người chú ruột…Tất cả dẫn đến kết quả cuối cùng cái chết cho tất cả mọi người trong gia đình và người lên ngôi báu là một hoàng tử nước khác. 2.2.3. Ngôn ngữ kịch Ngôn ngữ của Shakespeare giàu hình ảnh và giàu tính biểu tượng, ông để nhân vật Hamlet của ông gọi cuộc đời trước mắt là “một vườn hoang đầy cỏ rác thối tha”, gọi đất nước mình “Đan Mạch là một ngục thất” và gọi cái chết “là một thế giới huyền bí mà vượt biên cương thì không một du khách nào quay trở lại”. Ngôn ngữ kịch không thuộc về tác giả mà nó mang sắc thái riêng của từng cá nhân, được thể hiện trực tiếp từ miệng của từng nhân vật. Shakespeare đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ kịch. Thông qua hệ thống ngôn ngữ kịch mà tất cả các nhân vật đều được khắc họa sinh động về tính cách, tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp của mình. Ngôn ngữ kịch mà Shakespeare sử dụng cho nhân vật của mình không phải là bất biến với từng nhân vật mà có thể thay đổi hợp lý tùy vào tình huống và trạng thái tâm lý mà có thể biến đổi sao cho phù hợp nhất. Ngôn ngữ của Shakespeare là phương tiện hết sức đắc lực làm nổi bật tính cách của nhân vật, ngôn ngữ ấy thường biến đổi phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý tính cách nhân vật. Chẳng hạn khi Hamlet đối thoại với mẹ của mình dù chàng là người có nhân cách trong sáng. Nhưng chàng đã dùng những lời lẽ phải nói là hết sức mỉa mai, cay độc: “Bà là hoàng hậu, là vợ của em chồng bà, và trời ôi, ước sao không phải như thế - bà là mẹ tôi”. Ngôn ngữ đó có khi mỉa mai chế giễu:“Để tiết kiệm đấy thôi, tiết kiệm đấy thôi! Thịt quay trong đám tang sẽ dùng làm đồ nguội trong đám cưới mà.”, “con người nếu không vui nhởn thì còn làm gì khác được? Này cô em trông mẹ tôi có vui không kìa, cha tôi thì mới chết chưa đầy hai tiếng đồng hồ thôi đấy”, “Trời ơi! Chết hai tháng rồi mà vẫn chưa bị quên ư?”, “như tình yêu của đàn bà”…Những lời tưởng chừng như bỡn cợt, vô ý hay là lời nói bâng quơ của một kẻ điên nhưng thực tế lại là lời mỉa mai, chế giễu người đàn bà không phẩm hạnh xem nhẹ “luân thường đạo lý” đi lấy chồng mới, tệ hại hơn là em khi chồng mất chưa đầy hai tháng. Khi đanh thép, khi hùng hồn “Bọn đàn bà các cô đối với chồng thì cũng thế thôi. Bắt đầu đi, hỡi kẻ sát nhân, đồ khốn khiếp, hãy trút bỏ bộ mặt quỷ mà bắt đầu đi. Nào, quạ đen đang đứng kêu than, hãy nghe nó thúc báo oan trả cừu”, “thằng khốn nạn, xuẩn ngốc, liều lĩnh, tò mò, vĩnh biệt mi nhé! Ta cứ tưởng chủ mi kia! Thôi mi đành chịu lấy số phận”, “Một hành động làm tàn phai cả vẻ kiều diễm và nét ửng hồng của e lệ, một hành đông gọi phẩm hạnh là đạo đức giả, ngắt đi mất bông hồng của mối tình quang minh và thay vào đó một ung nhọt; làm cho những lời nguyện ước phu thê trở thành giả dối như lời thề của phường con bạc”, “chính là chồng bà xưa kia đấy…đây là chồng bà bây giờ”, “một thằng sát nhân, một gã đê tiện, một tên vô lại, so với chồng trước của bà thật là một vực một trời. Một tên vua hề, một thằng ăn cắp ngai vàng và quyền uy, xoáy trộm vương miện trên giá cao vút đút vào túi áo hắn”… Lời nói rắn chắc, lời kết tội mạnh mẽ như đã phá tâm can của những con người tội lỗi. Khi tha thiết, khi lại não ruột và như một tiếng thở dài “Nhìn người, nhìn người! Mẹ nhìn kìa, sao trông người xanh xao làm vậy! Hình dáng và nông nỗi ấy, có nguyện cầu tới sỏi đá thì sỏi đá cũng phải xúc động, mủi lòng! Xin đừng nhìn con như thế, e rằng vẻ đau buồn của cha làm cho lòng quyết tâm của con phải yếu mềm…”. Nhờ vào ngôn ngữ đa dạng, sử dụng phù hợp với tâm lý nhân vật kết hợp cùng ngôn ngữ độc thoại đã thể hiện rất rõ những nét tính cách, chiều sâu tư tưởng của nhân vật Hamlet. Thông qua hệ thống ngôn ngữ đa dạng mà Shakespeare sử dụng trong vở kịch của mình, ta thấy được sự am hiểu sâu rộng, phong phú về quần chúng, về cách nói đa dạng của nhiều tầng lớp trong xã hội. Chính sự am hiểu và vận dụng linh hoạt ngôn ngữ quần chúng mà tác giả đã thể hiện thành công những nét đặc trưng của từng nhân vật. Giúp người đọc, người xem tiếp cận vở kịch một cách dễ dàng hơn. 3. TỔNG KẾT Shakespeare - kịch gia bất hủ của mọi thời đại, sự nghiệp của ông để lại nhiều tiếng vang trên văn đàn thế giới và tiếng vang đáng kể nhất phải nói tới Hamlet. Như Lecmantôp - nhà thơ Nga thế kỷ XIX từng ca ngợi: “Nếu như Shakespeare vĩ đại thì đó là Hamlet. Nếu như Shakespeare thật là Shakespeare, một thiên tài vô cùng rộng lớn, đi sâu vào lòng người và những quy luật của vận mệnh, một thiên tài độc đáo, nghĩa là một Shakespeare không ai bắt chước được, thì đó chính là ở Hamlet”. Thông qua những tác phẩm kịch Hamlet, Shakespeare đã tái hiện thành công thực trạng của bộ mặt xã hội mà ông đã chứng kiến. Bằng tài năng nghệ thuật Shakespeare đã lên tiếng ca ngợi con người, cổ vũ cho cuộc sống bình đẳng, thân ái, khẳng định lí tưởng sống tràn đầy phẩm chất nhân văn. Con người theo ông là một kì quan của tạo hoá, một kì quan kì diệu. Nhân vật của ông là những con người hành động luôn luôn vươn lên và bằng hành động khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người. Thời gian trôi qua nhưng giá trị của Hamlet vẫn được lưu giữ trong lòng bao thế hệ độc giả. Được khắc họa tỉ mỉ đến từng chi tiết bằng ngôn ngữ đặc trưng của kịch trong lời nói cũng như trong hành động, nhân vật Hamlet trong vở bi kịch cùng tên của Shakespeare đã thể hiện được một con người mang lý tưởng của một thời đại. Ở đây ta bắt gặp một con người kiểu mẫu thời Phục hưng, một con người của trí tuệ, và một con người chất chứa trong lòng những dằn vặt đau khổ lẫn khát khao yêu thương nồng cháy. Hơn thế nữa tác phẩm cũng đã phần nào phản ánh hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc. Tất cả đều thể hiện qua lý tưởng cuộc sống tốt đẹp. Chính vì vậy tên tuổi của tác phẩm nói chung và Shakespeare nói riêng đã sống mãi cùng với thời gian. TÀI LỆU THAM KHẢO 1. Phạm Tuấn Anh. (2015). Bài giảng Văn học Châu Âu. Khoa sư phạm Ngữ Văn. Trường Đại học Cần Thơ. 2. Nguyễn Quốc Hùng. (1989). Hamlet – Hoàng tử xứ Đan Mạch. NXB ĐH và THCN. 3. Lê Ngọc Thúy – Trần Thị Nâu. (2014). Giáo trình Văn học Châu Âu. NXB Đại học Cần Thơ. 4. Nhiều tác giả. (1977). Giáo trình văn học phương tây. NXB Giáo Dục. 5. Nhiều tác giả. (1986). Hamlet (bản dịch). NXB Văn học. MỤC LỤC MỤC LỤC.........................................................................................................................31 [...]... tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất 2.2 Về nghệ thuật 2.2.1 Nghệ thuật tạo dựng tình tiết và dẫn dắt hành động kịch Vở kịch Hamlet của Shakespeare được vay mượn cốt truyện (chủ yếu là từ văn học dân gian) Nhưng nếu chỉ đơn thuần sử dụng cốt truyện vay mượn và rồi dựng lại thành một vở kịch có các nhân vật sống động thì kịch của Shakespeare chẳng có gì đặc sắc để mà ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng... thế hệ độc giả và khán giả bấy lâu nay Tuy sử dụng cốt truyện vay mượn nhưng Shakespeare đã tạo thêm những tình tiết, những nét nhấn và đồng thời khéo léo dẫn dắt hành động kịch của các nhân vật một cách hết sức tự nhiên Nghệ thuật bi kịch trở nên đặc sắc nhờ vào nghệ thuật tạo dựng và dẫn dắt hành động kịch Đầu tiên Shakepeare đặt nhân vật của mình vào tình huống bi kịch Từ trong bi kịch hiện lên những... mà nghệ thuật tạo dựng tình tiết và dẫn dắt hành động kịch trờ nên độc đáo làm cho vỡ kịch Hamlet trở nên cuốn hút, li kỳ, tạo nên nhiều những kịch tính trong chính nhân vật Hamlet 2.2.2 Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch Mỗi vở kịch đều hàm chứa trong nó những xung đột nhất định Xung đột trong kịch luôn mang tính lịch sử cụ thể, tùy vào thời đại mà vở kịch ra đời mà nó mang những xung đột đặc trưng của. .. thực và giá trị nhân văn sâu sắc Tất cả đều thể hiện qua lý tưởng cuộc sống tốt đẹp Chính vì vậy tên tuổi của tác phẩm nói chung và Shakespeare nói riêng đã sống mãi cùng với thời gian TÀI LỆU THAM KHẢO 1 Phạm Tuấn Anh (2015) Bài giảng Văn học Châu Âu Khoa sư phạm Ngữ Văn Trường Đại học Cần Thơ 2 Nguyễn Quốc Hùng (1989) Hamlet – Hoàng tử xứ Đan Mạch NXB ĐH và THCN 3 Lê Ngọc Thúy – Trần Thị Nâu (2014)... tranh giằng xé trong tâm hồn giữa cái thiện và cái ác, giữa chính đạo và vô đạo Sự đau khổ dằn vặt trong nội tâm của Hamlet chính là linh hồn của vở bi kịch nổi tiếng nhất của lịch sử sân khấu cũng như lịch sử văn học thế giới Bi kịch của Hamlet không những mang giá trị nhân văn sâu sắc mà còn phản ánh chân thực xã hội lúc bấy giờ Sự đau khổ của nhân vật Hamlet cứ trở đi trở lại trong toàn bộ tác phẩm... đột đặc trưng của thời đại đó Để tạo nên giá trị cho vở kịch của mình thì kịch gia phải biết phát hiện, nêu ra và giải quyết được những xung đột đó Shakespeare đã thành công trong việc xây dựng xung đột cho vở bi kịch Hamlet Nghệ thuật xây dựng xung đột kịch trong Hamlet được Shakespeare khéo quy tụ vô khối xung đột, tạo nên tầng tầng lớp lớp những mâu thuẫn đan xen, quyện chặt lấy nhau: xung đột cá... trong, xung đột bên ngoài, xung đột đơn (Hamlet- Clôđiut), xung đột kép (Hamlet- Clôđiut-Laơctơ)… Xung đột kịch trong tác phẩm của Shakespeare thể hiện rõ nhất qua nhân vật Hamlet Hamlet xung đột với thế giới xung quanh và xung đột với cả bản thân mình Khởi nguồn cho xung đột với thế giới xung quanh của Hamlet là cái chết đột ngột của cha và sự tái giá vội vàng của mẹ Hamlet đã lên tiếng mỉa mai “thịt quay... như Shakespeare vĩ đại thì đó là Hamlet Nếu như Shakespeare thật là Shakespeare, một thiên tài vô cùng rộng lớn, đi sâu vào lòng người và những quy luật của vận mệnh, một thiên tài độc đáo, nghĩa là một Shakespeare không ai bắt chước được, thì đó chính là ở Hamlet Thông qua những tác phẩm kịch Hamlet, Shakespeare đã tái hiện thành công thực trạng của bộ mặt xã hội mà ông đã chứng kiến Bằng tài năng nghệ. .. hiện của hồn ma được tác giả miêu tả đậm dần theo ý đồ của mình Ba lần hiện lên trước mắt của người lính gác lâu đài Hồn ma đi đi lại lại ba lần với bề ngoài vũ trang từ đầu tới chân, dáng vẻ ung dung, đường bệ Vào đêm thứ tư Horatio – bạn của Hamlet đưa chàng đến gặp hồn ma của vua cha Hamlet cuối cùng cũng gặp được vua cha và biết được uẩn khúc sau cái chết của phụ vương chàng Hồn ma tố cáo tội ác của. .. xung đột cơ bản sau: Thứ nhất, “mâu thuẫn giữa sự hoang mang, tan vỡ với khát vọng đi tìm sự thật” của Hamlet Sau cái chết mờ ám của cha và sự tái giá vội vàng của mẹ, Hamlet rơi vào trạng thái hụt hẫng, đau khổ và hoang mang Trạng thái tinh thần đó của chàng tiếp tục duy trì cho tới lúc chàng nghe được câu chuyện từ hồn ma mang hình dáng của cha chàng Bây giờ trong lòng Hamlet đã xuất hiện được khát ... chỗ MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM 2.1 Về nội dung 2.1.1 Nhân vật Hamlet 2.1.1.1 Hamlet - người điển hình xã hội Châu Âu kỉ XIV, XV dấy lên vận động tư tưởng văn hóa...ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VỞ KỊCH HAMLET (SHAKEKSPEARE) 1.TÌM HIỂU CHUNG 1.1 Vài nét đời nghiệp W.Shakekspeare 1.1.1 Vài nét đời Shakekspeare William Shakespeare (1564-1616)... hành động kịch nhân vật cách tự nhiên Nghệ thuật bi kịch trở nên đặc sắc nhờ vào nghệ thuật tạo dựng dẫn dắt hành động kịch Đầu tiên Shakepeare đặt nhân vật vào tình bi kịch Từ bi kịch lên xung

Ngày đăng: 15/10/2015, 14:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan