Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh thái nguyên hiện nay

87 541 6
Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh thái nguyên hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ----------------------------------- phan thÞ minh ph-îng n©ng cao ®¹o ®øc c«ng vô cho c«ng chøc cÊp huyÖn ë tØnh th¸i nguyªn hiÖn nay LuËn v¨n Th¹c sÜ Chuyªn ngµnh TriÕt häc Hµ Néi - 2015 §¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êNG §¹I HäC KHOA HäC X· HéI Vµ NH¢N V¡N ----------------------------------- phan thÞ minh ph-îng n©ng cao ®¹o ®øc c«ng vô cho c«ng chøc cÊp huyÖn ë tØnh th¸i nguyªn hiÖn nay LuËn v¨n Th¹c sÜ chuyªn ngµnh TriÕt häc M· sè: 60 22 03 01 Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS. TS. TrÇn Sü Ph¸n Hµ Néi - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Sỹ Phán. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà nội, ngày... tháng ... năm 2015 Tác giả Phan Thị Minh Phượng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn ............................................................ 7 3.1. Mục đích .............................................................................................. 7 3.2. Nhiệm vụ ............................................................................................. 7 4. Cơ sở lý luận và phuơng pháp nghiên cứu ................................................ 7 4.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 7 4.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 8 5.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 8 5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 8 6. Cái mới của luận văn ................................................................................. 8 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 8 8. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 8 Chương 1: ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................ 9 1.1. Công chức, công vụ, đạo đức công vụ, công chức cấp huyện Mấy vấ n đề lý luận....................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm công chức........................................................................ 9 1.1.2. Công chức cấp huyện ..................................................................... 10 1.1.3. Công vụ .......................................................................................... 11 1.1.4. Đạo đức công vụ ............................................................................ 15 1.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Viêṭ Nam hiện nay ................................................................ 21 1.2.1. Nâng cao đạo đức công vụ giúp cho công chức cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ................................................................... 21 1.2.2. Nâng cao đạo đức công vụ góp phần hoàn thiện nhân cách người công chức, gia tăng sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân đối với công chức.................................................................................................. 27 1.2.3. Nâng cao đạo đức công vụ góp phần đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ công, trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân ................................................................................................... 31 1.3. Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Viêṭ Nam hiện nay – Một số nội dung cơ bản........................................................... 35 1.3.1. Nâng cao lòng yêu nghề, tinh thần tâ ̣n tụy với công việc cho công chức cấp huyện ở Viê ̣t Nam hiện nay....................................................... 35 1.3.2. Nâng cao tinh thầ n tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân ............... 41 1.3.3. Nâng cao ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ................ 45 1.3.4. Nâng cao chủ nghĩa tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp trong thực thi công vụ .................................................................. 48 Chương 2: NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................................................................. 53 2.1. Thực trạng việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay ......................................................... 53 2.1.1. Vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trịxã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay ....................................................................... 54 2.1.2. Vai trò của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên trong việc nâng cao đạo đức công vụ ........................................................................ 58 2.2. Một số giải pháp chủ yế u nhằm nâng cao đạo đức công vu ̣ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay ................................ 63 2.2.1 Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay ................................................. 63 2.2.2 Đổi mới công tác cán bộ, góp phần nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay .......................... 65 2.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay .......................... 67 2.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ công chức cấp huyện ở Thái Nguyên trong việc nâng cao đạo đức công vụ ..................................................................................................... 70 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 76 DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những nhiệm vụ chủ yếu , cấp bách của viê ̣c xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở Việt Nam được Đa ̣i hô ̣i lầ n thứ XI của Đảng đề ra là phải : “ Nâng cao chấ t lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣, công chức cả về bản liñ h chiń h tri ̣, phẩ m chấ t đa ̣o đức , năng lực lañ h đa ̣o, chỉ đạo, điề u hành, quản lý nhà nước …Xây dựng đội ngũ cán bộ , công chức trong sa ̣ch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới”1. [1, tr. 252] Thực tiễn chỉ cho chúng ta thấ y rằ ng , cán bộ, công chức luôn luôn là nhân tố quyế t đinh ̣ sự thành ba ̣i của cách ma ̣ng . Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được. Người còn nhấn mạnh: Công việc thành hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy Đảng phải luôn luôn quan tâm đến công tác cán bộ, phải “Nuôi dạy cán bộ”, phải “Trọng cán bộ”, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của Đảng, của nhân dân, của dân tộc Tiế p thu và vâ ̣n dụng tư tưởng Hồ Chí Minh , ttại Hội nghị lần thứ ba , Ban chấ p hành Trung ương Khóa VIII , Đảng ta đã khẳ ng đinh ̣ “là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ”2.[2, tr.66] Hiện nay, bên cạnh đa số cán bộ , công chức có ý thức rèn luyện , nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng, thì vẫn còn “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ 1 Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam, Văn kiê ̣n Đại hội lầ n thứ XI, Nxb CTQG 2011, tr. 252. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.66. 2 1 cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”3[3, tr.22] Vâ ̣y làm thế nào để có đươ ̣c đô ̣i ngũ cán bô ̣ công chức vừa giỏi về nghiê ̣p vu ̣ vừa có phẩ m chấ t đa ̣o đức , đáp ứng yêu cầ u trong tiǹ h hiǹ h mới . Đây là mô ̣t trong những vấ n đề lớn đã và đang đă ̣t ra đố i với nhiê ̣m vu ̣ xây dựng nhà nước pháp quyề n xã hô ̣i chủ nghiã cũng như đố i với công tác xây dựng Đảng ở nước ta hiê ̣n nay . Với ý nghiã đó tôi chọn đề tài “ Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tiếp tục nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở mô ̣t điạ phương cu ̣ thể , đó là tỉnh Thái Nguyên nhằ m đáp ứng tốt hơn công cuộc đổi mới đ ất nước nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng.. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Trong nhiều năm qua, vấn đề đạo đức nói chung, đạo đức công vụ nói riêng đã có nhiều cá nhân và tập thể quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999): “Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”4[8]. Trong cuốn sách này tác giả đã đưa ra một số khái niệm trung tâm như: đạo đức, thang giá trị đạo đức..v.v..Ngoài ra tác giả còn tập trung làm rõ nguyên nhân của sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay- trong đó có công chức. Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn văn Phúc (đồng chủ biên), “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” 5 [9], Nxb 3 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ khóa XI. Nxb. Chính trị quốc gia 2012, tr.22 4 Nguyễn Chí Mỳ Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999 5 Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn văn Phúc Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 2 Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. Cuốn sách gồm nhiều bài viết liên quan trực tiếp đến những vấn đề đạo đức trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay ở nước ta. Trần Văn Phòng: “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ chính trị hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5/2003. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Hội nghị Trung ương ba, khóa VIII xác định, tác giả phân tích tiêu chuẩn thứ nhất: Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH , phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước .Những luâ ̣n giải của tác g iả trong bài viết này góp phần làm sâu sắc hơn ý nghĩa , tầ m quan tro ̣ng của đa ̣o đức trong cấ u trúc nhân cách người cán bô ̣, công chức nước ta hiê ̣n nay. Tạp chí Triết học số 6/2002 có bài “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục ” của tác giả Nguyễn Đình Tường . Theo tác giả bài viế t , mô ̣t trong những nguyên nhân dẫn đế n sự biến đổi giá trị đạo đức ở nước ta hiê ̣n nay là quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế tâ ̣p trung quan liêu sang cơ chế kinh tế thi trươ ̣ ̀ ng . Nguyên nhân khách quan này đã làm cho chúng ta không lường hế t đươ ̣c sự tác đô ̣ng to lớn từ mă ̣t trái của cơ chế kinh tế mới . Do đó thang giá trị đạo đức xã hội nói chung (trong đó có cán bô ,̣ công chức) có sự thay đổi, chuyể n dich. ̣ Thâ ̣m chí có lúc chuyể n dich ̣ theo hướng tiêu cực ở không ít cán bộ, công chức nước ta. Tạp chí Triết học , số 8/2011 có bài. “Thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ, Đảng viên nước ta hiện nay qua văn kiện Đại hội XI của Đảng” 6 [10]của Trần Sỹ Phán .Trên cơ sở các đánh giá, nhận định của Đảng ta về đạo đức cán bộ, công chức thời gian qua, tác giả đã đi sâu phân tích ưu điểm cũng 6 Trầ n Sỹ Phán Thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ, Đảng viên nước ta hiện nay qua văn kiện Đại hội XI của Đảng Tạp chí Triết học, số 8/2011 3 như hạn chế, khuyết điểm trong lĩnh vực đạo đức của cán bộ công chức nước ta thời gian qua và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức cho cán bộ, công chức nước ta hiện nay. Năm 2011, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội có ấn hành cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay”, của Nguyễn Thế Kiệt. Cuốn sách trình bày một cách cô đọng nội dung tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ công chức nước ta theo tư tưởng đạo đức của Người. Năm 2012, tác giả Nguyễn Thế Kiệt tiế p tu ̣c giới thiê ̣u với ba ̣n đo ̣c cuố n “Mấy vấn đề đạo đức học Mác xít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”7 [12](Nxb, Chính trị Quốc gia). Trong cuốn này, tác giả góp phần làm sâu sắc hơn những nguyên lý đạo đức học Mác xít trên cơ sở đó chỉ ra yêu cầu xây đựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tác giả Trần Sỹ Phán và Lâm Văn Đồng có bài “Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (khóa XI) của Đảng vào việc nâng cao đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay” , đăng ở Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 7/2013. Trong bài viế t này , các tác giả đi sâu phân tích , làm sáng tỏ yêu cầ u phải quán triệt sâu sắ c Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (khóa XI) của Đảng vào việc nâng cao đạo đức cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. Có như vâ ̣y cánbô ̣ , đảng viên, công chức mới có thể vươ ̣t qua đươ ̣c mô ̣t số rào cản lớn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam , số 8/2013 có bài “Xây dựng nhân cách cán bộ , Đảng viên ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Trần Sỹ Phán . Trong bài viế t đó , tác giả làm rõ tính tất yếu phải xây dựng nhân cách c án bộ, 7 Nguyễn Thế Kiê ̣t Mấy vấn đề đạo đức học Mác xít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay Nxb, Chính trị Quốc gia 2012 4 Đảng viên ở Việt Nam hiê ̣n nay , trong đó xây dựng nhân cách đa ̣o đức là yêu cầ u có tin ́ h cố t lõi. 2.2. Những nghiên cứu liên quan đến công chức, đạo đức công vụ tuy chưa nhiều, nhưng cũng có một số công trình đáng chú ý sau đây. Năm 2002, nhà xuất bản Lao Động – xã hội ấn hành cuốn Đạo đức trong nền công vụ của tác giả Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo. Với dung lượng thích hợp, các tác giả bước đầu phần tích thực chất đạo đức trong nền công vụ nước ta hiện nay là gì và làm thế nào để xây dựng đạo đức công vụ. Năm 2004, Nxb Tư pháp có ấn hành cuố n : “Công vụ, công chức nhà nước”8 [13]của tác giả Phạm Hồng Thái. Cuốn sách đề cập trực tiếp đến công vụ, công chức. đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả khi thực hiện đề tài luận văn. Tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan (Chủ biên) cuốn “Nghiên cứu so sánh quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam” 9 [14], Nxb Chính trị quốc gia 2012. Cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích khi nghiên cứu đạo đức công vụ nước qua tham chiếu với đạo đức công vụ một số nước trong khu vực. Trong cuố n sách này , các tác giả có nêu lên quan niệm của mình về Đạo đức công vụ (tr.16); về các quy tắ c ứng xử (tr.17-20) cũng như yêu cầu ohải cụ thể hóa các quy tắc ứng xử (tr.86) v.v. Trong luận án tiến sỹ Triết học với đề tài “Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay” (Viện Triết học- Học Viện Khoa học Xã hội, 2012), tác giả Cao Minh Công đi sâu phân tích một số khái niệm công vụ như: công vụ; đạo đức công chức; giải pháp để nâng cao đạo đức công vụ.v.v. Theo tác giả luâ ̣n án , công vụ là toàn bộ hoạt động của công chức trong quản lý xã hội theo chức năng được quy định trong pháp luật thực định nhằm 8 9 Phạm Hồng Thái Công vụ, công chức nhà nước Nxb Tư pháp 2004 Đỗ Thị Ngọc Lan (Chủ biên) Nghiên cứu so sánh quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia 2012. 5 mục đích phục vụ nhân dân, xã hội và nhà nước. còn đạo đức công chức “Là khái niệm liên quan đến mức độ hài lòng của nhân dân về hành vi của công chức trong thực thi công vụ trên cơ sở các định chế pháp lý ở mỗi giai đoạn nhất định của của lịch sử. Đạo đức công chức là bộ phận đạo đức của người công chức bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, các quy tắc hành vi xử sử trong công vụ, nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi, cách xử sử của công chức trong thực thi công vụ”. Gầ n đây, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam , số 8(81)-2014 có bài “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đa ̣o đức công chức và phẩ m chấ t của người lañ h đa ̣o”10 [15, tr.81], của tác giả Trương Quỳnh Hoa . Theo tác giả bài viế t , những yêu cầ u về da ̣o đức của người công chức hiê ̣n nay ở nước ta là : 1) Tuyê ̣t đố i trung thành với sự nghiê ̣p cách ma ̣ng ; 2) Thành thạo công việc ; 3) Phải có mối quan hệ mật thiết với nhân dân ; 4) dám phụ trách , dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm v.v. Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 10- 2014 có bài “ Một số vấn đề về đạo đức công vu ̣ trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay” của Bùi Thi ̣Long . Trong bài viế t này , tác giả phân tích khá sâu thực trạng vấn đề đạo đức công vụ , trên cơ sở đó đề xuấ t mô ̣t số giải pháp cơ bản nhằ m nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ cho cô ng chức ở nước ta hiện nay. Quan niê ̣m đa ̣o đức công vu ̣ của tác giả có nhiề u điể m hơ ̣p lý , có thể kế thừa để triể n khai luâ ̣n văn này. Theo tác giả Bùi Thi ̣Long, “ đa ̣o đức công vu ̣ là đạo đức của cán bộ , công chức hoa ̣t đô ̣ ng trong liñ h vực công , phản ánh những giá tri ̣đa ̣o đức và chuẩ n mực pháp lý , đươ ̣c thể hiê ̣n ở lương tâm và trách nhiệm vì lợi ích chung , ý thức rõ về việc cần phải làm và mong muốn đươ ̣c làm vì những lơ ̣i ích đó”11[16, ] 10 Trương Quỳnh Hoa Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức và phẩm chấ t của người lãnh đạo Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81)-2014 11 Bùi Thị Long “ Một số vấ n đề về đạo đức công vụ trong giai đoạn hiê ̣n nay” Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 10- 2014 6 Chúng ta có thể thấy rằng, những nghiên cứu về đạo đức, đạo đức công chức, đạo đức công vụ được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, nhưng nghiên cứu đạo đức công vụ cho đối tượng công chức nhất định, nhất là công chức cấp huyện trên bình diện chung của cả nước cũng như ở một địa phương- nhất là tỉnh miền núi như Thái Nguyên thì còn rấ t it́ . Chính vì lẽ đó, tác giả chọn vấn đề Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, làm đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện, tác giả phân tích thực trạng đạo đức công vụ của công chức cấp huyện ở Thái Nguyên hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích tầm quan trọng, nội dung của việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở nước ta nói chung , ở Thái Nguyên hiện nay nói riêng. - Phân tích thực trạng đạo đức công vụ và nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phuơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Thực hiện luận văn này tác giả dựa trên quan điểm triết học và đạo đức học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ, đồng thời kế thừa các kế t quả đa ̣t đươ ̣c của một số công trình khoa học đã được công bố có liên quan trực tiếp đến nội dung mà đề tài luận văn đề cập. 7 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận văn thực hiện trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử . Đặc biệt là phương pháp đi từ cái chung đế n cái riêng ; cái tổng thể đến cái bộ phận . Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, thống kê, điều tra xã hội học một số đơn vị cấp huyện trọng điểm ở Thái Nguyên... để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu đạo đức công vụ của công chức cấp huyện, bao gồm những công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở cấp huyện. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vị nghiên cứu của luận văn là vấn đề đạo đức công vụ của công chức cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (nhưng tập trung ở đội ngũ công chức cấp phòng và tương đương) 6. Cái mới của luận văn Làm rõ thực trạng đạo đức công vụ của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp mô ̣t phầ n vào việc làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến công vụ, đạo đức công vụ, việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay. Luận văn có thể làm tài liệu cho những ai muốn tìm hiểu những gì có liên quan đến công chức và đạo đức công vụ. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 02 chương, 05 tiết. 8 Chương 1 ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Công chức, công vụ, đạo đức công vụ , công chức cấp huyện Mấy vấ n đề lý luận 1.1.1. Khái niệm công chức Theo khoản 2, điều 4, Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ XII thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan , đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vi ̣ thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lâ ̣p của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ( sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật ”12 [17, tr.8-9] Theo quy đinh ̣ này , khái niệm công chức ở nức ta hiện nay có nội hàm tương đố i rô ̣ng, bao gồm cả những người làm việc trong cơ quan Đảng Cộng sản, Văn phòng Chủ tịch nước , Văn phòng Quốc hội, cơ quan các tổ chức chính trị- xã hội, trong cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân, trong các đơn vị sự nghiệp công lập.... 12 Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chur nghiã Viê ̣t Nam . Luật Cán bộ, Công chức, Nxb CTQG 2013, tr.8-9 9 Nhưng nế u nói mô ̣t cách vắ n tắ t thì công chức được hiểu là những người thực thi công vụ , là những người làm công cho nhà nước được nhà nước trả lương để thực hiện chức năng , nhiê ̣m vụ của mình trên các mặt , các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật đi ̣nh. 1.1.2. Công chức cấp huyện Theo nghiã chung nhấ t , công chức cấ p huyê ̣n là công dân Việt Nam, được tuyển dụng bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ( sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập ), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên theo Luật Công chức thì nội hàm của khái niệm công chức cấp huyện tương đối rộng, trong luận văn này tác giả chủ yếu đề cập đến công chức cấp huyện trong đơn vị hành chính của cấp huyện mà thôi. Theo khoản 2, điều 6, Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức trong cơ quan hành chính ở cấp huyện bao gồm : - Chánh văn phòng, phó chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. - Chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, huyện, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân 10 - Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc về Ủy ban nhân dân. Như vậy Luật công chức , Nghị định Nghị định số 06/2010/NĐ- CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc tách bạch giữa đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước với đội ngũ viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng, hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Có thể phân biệt công chức nhà nước và viên chức nhà nước khác nhau như sau: Công chức Viên chức - Công việc: Vận hành quyền lực - Công viê ̣c : Thực hiện chức năng nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ - Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển, - Hình thức : xét tuyển, ký hợp đồng bổ nhiệm, có quyết định của cơ làm việc quan nhà nước có thẩm quyền thuộc biên chế - Lương : lương, thưởng từ ngân - Lương: một phần lương từ ngân sách nhà nước theo ngạch bậc sách nhà nước , còn lại là nguồn thu sự nghiệp - Nơi làm việc: cơ quan nhà nước, - Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội các tổ chức xã hội 1.1.3. Công vụ Công chức và công vụ có lịch sử khá lâu dài, nó bắt đầu từ các học thuyết về tổ chức nhà nước, sau đó được nâng lên thành thiết chế dưới thời của Hán Vũ Đế thuộc triều Hán vào khoảng thế kỷ thứ III TCN (206-220 11 CN). Đến thế kỷ thứ XVI thì hệ thống công chức bắt đầu hình thành và phát triển ở châu Âu phong kiến. Tại Hoa Kỳ viê ̣c tuyể n công chức có những quy đinh ̣ riêng và hế t sức nghiêm ngă ̣t. Ngay từ đầ u vào , nước này đã hế t sức coi tro ̣nh chấ t lươ ̣ng . Từ năm 1980 trở về trước các ứng viên công chức chỉ phải trải qua một kỳ thi chung (kỳ thi hành chính sự nghiệp) nhưng sau đó chính phủ Mỹ quan tâm đến việc tuyển dụng phi tập trung, tạo điều kiện cho các cơ quan tuyển dụng theo nhu cầu của cơ quan đơn vị mình. Ở Singapore: nước này với quan niệm công chức là chìa khóa của thành công, nên đã rất coi trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài. Theo một số thống kê năm 2010 thì nước này có hơn 114500 người làm việc trong lĩnh vực công và chiếm khoảng 5,23% tổng số lao động, chính phủ nước này đã trả lương rất cao cho đội ngũ này (có mức lương cao nhất thế giới) Tại Trung Quốc, chính phủ nước này cũng rất chú trọng việc nâng cao trình độ chính trị, năng lực, phẩm chất đa ̣o đức cho đội ngũ cán bộ, công chức và coi đây là chiến lược thực hiện nhanh quá trình cải cách công vụ. Ở Nhật Bản : Hình ảnh công chức được coi là biểu tưởng nổi bật của đất nước này, công chức Nhật Bản có tác phong làm việc tập trung cao và thái độ vô cùng nghiêm túc tạo hiệu quả trong công việc , điều đó khiến cho họ được đề cao so với nhiề u nước khác trên thế giới. Công vụ là khái niệm mang tính lịch sử được sử dụng rộng rãi trong hoạt động của nhà nước. Song cho đến nay việc hiểu và diễn đạt khái niệm này trong các tài liệu còn rất khác nhau : Từ góc độ chính trị: công vụ bao giờ cũng nhằm phục vụ một chế độ chính trị nhất định. Trong lịch sử phát triển của loài người tương ứng với các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, nhân loại đã trải qua nhiều chế độ công vụ khác nhau, mỗi chế độ công vụ đó gắn liền với một chế độ xã hội phản ánh 12 và bảo vệ chế độ xã hội đã sinh ra nó . Do vâ ̣y chế độ công vụ bao giờ cũng phục vụ lợi ích của một nhà nước, một giai cấp và mang bản chất giai cấp. Từ góc độ hành chính : công vụ được hiểu là quy chế , nguyên tắc hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội trên tất cả các mặt các lĩnh vực của đời sống xã hội để bảo đảm kỷ cương, trật tự xã hội, đưa đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, nhằm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Từ góc độ đạo đức : công vụ lại mang vai trò , mang trách nhiệm với nhân dân . Bởi lẽ nền công vụ được hình thành và phát triển là nhờ vào sự đóng thuế của nhân dân. Trong cuốn “Mấy vấn đề công vụ và công chức Cộng hòa Pháp” có đoạn viết: Công vụ bao gồm toàn bộ những người được nhà nước hoặc công đồng lãnh thổ (công xã , tỉnh, vùng) bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên trong một công sở hay một công sở tự quản , kể cả bệnh viện và được thực thụ vào một trong những ngạch của nền hành chính công. Những người thuộc hệ thống công vụ này mang đầy đủ tư cách của một công chức 13.[20, tr.4] Các tác giả trong cuốn “Thuật ngữ hành chính” quan niê ̣m : Công vụ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một dạng hoạt động mang tính quyền lực nhà nước (gắn với nhà nước hoặc nhân danh nhà nước) do các công chức, viên chức nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước phục vụ lợi ích nhà nước xã hội14[21, tr.72] Như vậy có nhiều quan điểm với các cấp độ khác nhau về công vụ, nhưng xét đến cùng bản chất và mục tiêu của hoạt động công vu ̣ đều giống 13 14 Trường Hành chính Quốc gia- “Mấy vấn đề công vụ và công chức Cộng hòa Pháp”. H.1994, tr.4 Viện nghiên cứu hành chính, học viện hành chính, “Thuật ngữ hành chính” Hà Nội 2009, tr 72 13 nhau, đều biểu hiện lao động đặc thù của công chức trong bộ máy nhà nước, nhân danh quyền lực công để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống và phục vụ nhân dân. Mục đích của hoạt động công vụ là phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội. Từ các ý kiế n trên , chúng tôi quan niệm rằng , công vu ̣ là hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của công dân và xã hội. Nội dung của hoạt động công vụ gắn với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời thực hiện chức năng tổ chức phục vụ các nhu cầu chung của xã hội. Chủ thể thực thi hoạt động công vụ là công chức Hoạt động công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ được phân công Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên Hoạt động công vụ không chỉ thuần túy mang tính quyền lực nhà nước, mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập ( được nhà nước ủy quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân, các hoạt động này đều do công chức nhân danh nhà nước tiến hành nó bao gồm các hoạt động nhân danh quyền lực và các hoạt động của các tổ chức nhà nước ủy quyền Hoạt động công vụ chi phối và ảnh hưởng rất lớn đến hiê ̣u quả, hiệu lực quản lý của nhà nước, nó được điều hành bởi ý chí của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, phục vụ lợi ích của nhân dân và gắn với quyền lực nhà nước nhân danh nhà nước Ở nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân thì xây dựng nền công vụ hiệu quả, chuyên nghiệp, trong sạch, phục vụ tốt nhất cho nhân dân là mục tiêu mà chúng ta hướng tới, vì thế trong Chương trình sáng kiến phòng chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2011 khẳng định: “Nền hành chính phục vụ là nền 14 hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,hiện đại, trong đó đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất năng lực, các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực. hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Nền hành chính phục vụ đóng vai trò phục vụ tốt nhất cho nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân chứ không phải để hành dân, nói cách khác, nhu cầu có một nền hành chính công với những công chức chuyên nghiệp và tích cực phục vụ quần chúng nhân dân ngày càng trở nên quan trọng, bởi Việt Nam đang chuyển sang một bước phát triển mới về kinh tế- chuyển từ quốc gia có thu nhập thấp thành quốc gia có thu nhập trung bình”15 [22] 1.1.4. Đạo đức công vụ Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, nhất là đạo đức của người cán bộ công chức cách mạng, năm 1947 Người viết cuốn “ Sửa đổi lối làm việc” trong đó Người khẳng định đạo đức là cái gốc của người cách mạng, Người nói: cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Tiếp đó ngày 20/05/1950, Người ký Sắc lệnh 76/SL ban hành Quy chế công chức, trong quy chế này vấn đề đạo đức công vụ đã được Người nói tới trong điều 2 “Công chức Việt Nam phải phục vụ nhân dân, trung thành với Chính phủ, tôn trọng kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và tránh làm những việc có hại đến thanh danh công chức hay đến sự hoạt động của bộ máy nhà nước. Công chức Việt Nam phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ” Kế thừa những quan điểm đó của Hồ Chí Minh , Hiến pháp 2013, tại khoản 2, điều 8 có quy định “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn tro ̣ng Nhân dân, tâ ̣n tu ̣y phu ̣c vu ̣ Nhân dân, liên hê ̣ chă ̣t chẽ với Nhân dân, 15 VACI- 2011- Vì một ngày mai không tham nhũng- www.thanhtra.gov.vn. 15 lắ ng nghe ý kiế n và chiụ sự giám sát của Nhân dân; kiên quyế t đấ u tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyề n”16 [18, tr. 11]. Tiếp đó trong pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003 có quy định “Cán bộ công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ công vụ được giao, mặt khác nhà nước ta cũng quy định cán bộ công chức phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thi hành nhiệm vụ công vụ theo đúng quy định pháp luật, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ mật thiết với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú” Trong điều kiện nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân và tiến hành cải cách hành chính nhà nước thì vai trò của đạo đức công vụ la ̣i càng quan trọng , do đó nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực đạo đức pháp lý cho hành vi công chức trong hoạt động công vụ, tuy chưa có đạo luật về đạo đức công vụ nhưng có luật cán bộ công chức, pháp lệnh chống tham nhũng, pháp luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Người công chức có đạo đức là người thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mình vì lợi ích chung và lợi ích của người khác, ý thức rõ về cái cần phải làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó. Ở bất cứ nghề nghiệp nào , lĩnh vực nào cũng đòi hỏi phải có những chuẩn mực đạo đức nhất định , gọi là đạo đức nghề nghiệp , Ph.Ăngghen khi phê phán tính chấ t trừu tươ ̣ng , chung chung trong ho ̣c th uyế t của Phoi -ơ-bắ c về đa ̣o đức - mô ̣t ho ̣c thuyế t đa ̣o đức “ đươ ̣c go ̣t giũa cho thích hơ ̣p với mo ̣i thời kỳ , mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vì thế không bao giờ nó có thể đem áp du ̣ng đươ ̣c ở đâu cả” đã đi đế n kế t luâ ̣ n: “ Trong thực tế , mỗi giai cáp 16 Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam , Hiế n pháp nước Cô ̣ng hoà xã hô ̣i chủ ngh ĩa Việt Nam, Nxb CTQG 2014, tr 11 16 và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình” 17 .[23, tr.425] “Đa ̣o đức riêng” này chin ́ h là những nguyên tắc và chuẩn mực có tính đặc trưng của nghề nghiệp đó , mà xã hội đòi hỏi những người hoa ̣ t đô ̣ng trong lĩnh vực đó phải tuân theo. Đạo đức công vụ theo đó cũng là một dạng đạo đức nghề nghiệp, là đạo đức của người thực thi công vu .̣ Đó là hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức được người công chức dùng để điều chỉnh các mối quan hệ trong quá trình thực thi nhiệm vụ công cũng như trong giao dịch hành chính. Ở mức độ khái quát nhất , có thể hiểu đạo đức công vụ là hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa đội ngũ cán bộ, công chức với tổ chức, công dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ công, trong giao dịch hành chính. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức công vụ khác với đạo đức thông thường ở chỗ: Thứ nhất: chủ thể sáng tạo ra các quy tắc đạo đức công vụ là những cơ quan nhà nước, tổ chức, những nhà hoạt động chính trị- xã hội, hoặc được hình thành dần trong đời sống nhà nước bởi công chức và xã hội, do đó. một phần đạo đức công vụ được thể chế hóa trong các văn bản của cơ quan nhà nước. Thứ hai: Việc thực hiện các quy tắc đạo đức công vụ vừa mang tính tự nguyện, tự giác vừa mang tính bắt buộc. Người vi phạm quy tắc đạo đức công vụ có thể bị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan đó áp dụng các biện pháp chế tài xử lý kỷ luật. Việc áp dụng các biện pháp chế tài này là sự đánh giá chính thống của xã hội đối với người vi phạm các quy tắc đạo đức công vụ. Ngoài ra, các quy tắc đạo đức công vụ còn mang tính xã hội, do đó khi không thực hiện các quy tắc đạo đức công vụ người công chức còn bị cô ̣ng đồng, cơ quan nhà nước, dư luận lên án. 17 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG 1995, tâ ̣p 21, tr.425 17 Đạo đức công vụ gắn liền với lương tâm nghề nghiệp, đó là biểu hiện của sự tập trung nhất ý thức đạo đức, nó vừa là thước đo sự trưởng thành vừa là thước đo cho năng lực của người công chức, từ đó biểu hiện ra ở hành vi của người công chức trong việc thực hiện công việc của mình. Lương tâm nghề nghiệp của công chức là ý thức được trách nhiệm đối với hành vi của mình trong quan hệ nghề nghiệp với người khác, với xã hội và là sự tự phán về các hoạt động của mình. Đạo đức công vụ giúp cho công chức tin tưởng vào mình trong hoạt động nghề nghiệp được đảm nhiệm, niềm tin đó đã thôi thúc người công chức hướng tới cái đẹp, cái cao cả, từ bỏ cái xấu xa, nhỏ nhen, ích kỷ, hẹp hòi làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Đạo đức công vụ không chỉ là sự đòi hỏi của cơ quan, đoàn thể, xã hội đối với mỗi công chức mà còn là nhu cầu tiến bộ của mỗi người, vì thế có đạo đức công chức người cán bộ công chức giải quyết một cách hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích của đối tác, lợi ích của toàn xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa công sở ngày một tiến bộ. Thứ ba, đạo đức công vụ không tự nhiên mà có, mà có được là do rèn luyện mới nên, người cán bộ công chức có đạo đức công vụ, luôn có ý thức tôn trọng đạo đức nghề nghiệp là người luôn rèn luyện bền bỉ công phu về lý tưởng XHCN, về lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, về lối sống trong sạch, lành mạnh, cần cù, giản dị, chịu khó, có lòng nhân ái bao dung, tình yêu thương con người và đồng loại , luôn quan tâm chia sẻ với người khác, Nếu nghĩa vụ pháp lý là sự bắt buộc , thì nghĩa vụ đạo đức của đạo đức công vụ lại chứa đựng nguồn gốc bên trong của mỗi chủ thể , nghĩa là trong trách nhiệm đã gắn với tình cảm, đó là sự thống nhất của quá trình nhận thức và hành động thực tiễn của mỗi cá nhân. 18 Ngoài ra đạo đức công vụ còn thể hiện thông qua đạo đức cá nhân, đạo đức với cơ quan, đạo đức trong mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên, cấp dưới, trong quan hệ với nhân dân và xã hội. Tiêu chí để đánh giá đạo đức của người công chức có thể quy về mấ y điể m chính sau đây: Thứ nhất: chấp hành pháp luật, quy chế làm việc trong thi hành công vụ là tiêu chí đầu tiên để đánh giá đạo đức công vụ của công chức, vì chính công chức là người thực hiện, áp dụng pháp luật để đưa ra các quyết định quản ký hành chính khác nhau. Vì vậy, có thể nói chấp hành pháp luật là thước đo đạo đức công vụ, là tiêu chí hàng đầu và quan trọng nhất để đánh giá đạo đức công vụ của công chức. Thứ hai: hiệu quả thực thi công vụ của công chức. Công chức thực thi công vụ được nhà nước trả lương từ ngân sách nhà nước, thực chất là từ tiền thuế của nhân dân, do đó, hoạt động công vụ của họ phải mang lại hiệu quả nhất định nhằm góp phần tạo ra những giá trị xã hội, hoặc đáp ứng yêu cầu hợp pháp của nhân dân, cơ quan, tổ chức. Có thể nói hiệu quả hoạt động công vụ cũng được coi là một trong những tiêu chí để đánh giá đạo đúc công vụ. Thứ ba: quan hệ của công chức với đồng nghiệp. Trong hoạt động công vụ hình thành nên những mối quan hệ giữa các công chức, từ đó hình thành tình cảm, thái độ của họ với nhau trong công vụ. Công chức có đạo đức công vụ tốt là người phải biết thiết lập quan hệ giữa với đồng nghiệp công vụ, phải biết chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, họ không chỉ phải hoàn thành ngĩa vụ công vụ mà còn phải biết giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ. Thứ tư: quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cấp dưới với cấp trên,. Người lãnh đạo có đạo đức công vụ phải biết hướng dẫn cấp dưới trong công vụ, tạo mọi điều kiện để cấp dưới hoàn thành nghĩa vụ nhiệm vụ công vụ, phải biết nêu gương trong công vụ và trong sinh hoạt, tôn trọng ý kiến của cấp dưới, biết 19 nghe ý kiến đúng của cấp dưới, biết đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi hợp pháp, chính đáng của cấp dưới, quan tâm thường xuyên tới tư cách, động cơ và lợi ích của cấp dưới Cấp dưới phải tôn trọng người lãnh đạo, trung thành với sự nghiệp không ngừng phấn đấu vì sự nghiệp chung và chấp hành mọi quyết định của ngừời lãnh đạo trong thực thi công vụ. Thứ năm: quan hệ công chức với nhân dân. Mục tiêu của hoạt động công vụ, là phục vụ nhà nước, xã hội và công dân, do đó trong quá trình hoạt động công vụ, người công chức phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phải đặt mình vào vị trí của người dân để giải quyết các công việc của nhân dân, công chức phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân với thái độ lịch sự công bằng, đáng tin cậy, giải quyết công việc một cách đúng đắn, hiệu quả, không vụ lợi cá nhân, thật sự gần gũi nhân dân, hiểu biết nguyện vọng chính đáng của dân và khiêm tốn học hỏi nhân dân, sẵn sàng nghe ý kiến phê bình của nhân dân, thường xuyên tự phê bình và phê bình, hòa mình vào quần chúng nhân dân thành một khối. Ngày nay, đạo đức công vụ của người công chức phải được thể hiện qua những hành động vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Công chức phải là những người có đức có tài, hơn bao giờ hết đạo đức công vụ phải thể hiện được sự thống nhất giữa đức và tài, tức là người công chức phải có năng lực về kiến thức quản lý nhà nước, năng lực điều hành tổng kết thực tiễn am hiểu về chính trị chính sách pháp luật của nhà nước và nghiệp vụ hành chính cũng như lòng yêu thương con người thương nhân dân coi công việc của nhân dân như công việc của chính mình tức là người công chức phải có các đức tiń h cần, kiệm, liêm, chính,chí công, vô tư. 20 1.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Viêṭ Nam hiện nay Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh viết : Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Điề u đó cho thấy đạo đức có vai trò hế t sức to lớn trong sự phát triển của xã hội . Đối với đội ngũ công chức, nế u ho ̣ muố n thâ ̣t sự trở thành “công bộc ” của nhân dân , hết lòng hết sức phục vụ nhân dân nhằm xây dựng một xã hội chủ nghĩa văn minh giàu đẹp thì càng phải nâng cao đa ̣o đức công vụ, đa ̣o đức nghề nghiê ̣p, có như vậy họ mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. 1.2.1. Nâng cao đạo đức công vụ giúp cho công chức cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Người công chức cấp huyện là một bộ phận cấu thành của công chức cấp địa phương (Tỉnh, huyện, xã), mọi chủ trương, chính sách của nhà nước để đến được với nhân dân đều phụ thuộc vào năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ này . Vì thế công chức cấ p huyê ̣n có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Có đạo đức công vụ thì sẽ luôn có thái độ trách nhiệm cao trong công việc điều đó thể hiện đạo đức nhân cách của công chức với tập thể, đơn vị, với nhà nước và nhân dân. Trong cơ quan hành chính của nhà nước, công chức trước hết phải là người tham mưu cho thủ trưởng, cho các phòng ban chức năng xây dựng chính sách, thể chế quản lý và làm việc với tinh thần hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhân dân làm ăn sinh sống, bảo đảm thực hiện quyền con người. Đối với công chức ở các đơn vị tổ chức sự nghiệp phục vụ các dịch vụ xã hội, dân sinh như các tổ chức y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các cơ sở giáo dục, các dịch vụ văn hóa tinh thần và các dịch vụ dân sinh khác, phải 21 luôn làm hết trách nhiệm, nghĩa vụ với tinh thần tận tụy, tôn trọng con người, yêu thương con người. Cần xác định rõ các loại trách nhiệm và quy định rõ các trách nhiệm cụ thể gắn với từng vị trí công việc mà công chức đảm nhiệm, để nâng cao trách nhiệm công chức cần phải căn cứ vào vị trí và tính chất công việc để xác định trách nhiệm ở bất kỳ mối quan hệ công vụ nào cho cá nhân hay tổ chức, phải trả lời được ba câu hỏi, trách nhiệm với ai, ai là chủ thể, và trách nhiệm về vấn đề gì. Trách nhiệm gắn với từng mối quan hệ công vụ cụ thể, do vậy chỉ có thể nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức khi các trách nhiệm đó được cụ thể trong từng mối quan hệ công vụ ở từng môi trường tổ chức cụ thể, gắn với từng cá nhân công chức chứ không đề cập đến trách nhiệm một cách chung chung. Trong xu thế hiện nay khi nền hành chính ở các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đang chuyển biến từ nền hành chính tuyển thẳng quản lý dựa trên quy trình thủ tục kiểm soát các yếu tố đầu vào sang một nền hành chính phục vụ và hiệu quả dựa trên kết quả đầu ra, đảm bảo tính công khai, minh bạch thì trách nhiệm cá nhân phải được đặc biệt quan tâm và làm rõ không lẫn lộn giữa trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể . Trong thực thi công việc cần nhấn mạnh tới trách nhiệm đối với các kết quả hay mục tiêu cần phải đa ̣t được . Quy định trách nhiệm cho công chức là xác định cho họ cần phải làm gì và thực hiện những công việc nào phải có trách nhiệm báo cáo, giải thích trong thực thi công vụ, để làm điều đó cần làm rõ bằng một số vấn đề như : các thông tin nào cần báo cáo, giải thích, ai báo cáo, ai giải thích, báo cáo, giải thích cho ai, khi nào, trách nhiệm chỉ có thể thực hiện khi nền công vụ đảm bảo được tính minh bạch và có được hệ thống các quy định pháp luật đầy đủ chính xác. 22 Người công chức có đạo đức công vụ sẽ nâng cao năng lực cho mình, để từ đó công chức có khả năng thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng lực của cán bộ là cơ sở để công chức thực hiện tốt các công việc, hoàn thành trách nhiệm của mình, trách nhiệm công vụ được quy định rõ ràng nhưng nếu không có năng lực họ cũng không có khả năng triển khai và thực hiện trách nhiệm hiệu quả, không có năng lực công chức không dám đương đầu với những thay đổi và không dám chủ động tạo ra thay đổi và không có khả năng thay đổi để ứng phó với điều kiện phức tạp và luôn biến động của môi trường, vì thế khó có thể bảo đảm thực thi tốt trách nhiệm giải trình trong các mối quan hệ công vụ dẫn đến tính minh bạch trong hoạt động quản lý nhà nước không được bảo đảm làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi công vụ làm giảm lòng tin của nhân dân. Song cũng cần nhận thấy để thực hiện tốt hơn điều đó, nhà nước cần cung cấp phương tiện và tạo điều kiện để cho công chức chủ động thực hiện tốt trách nhiệm của mình, cán bộ công chức phải được bảo đảm các điều kiện về tài chính về cơ sở vật chất trang thiết bị và phương tiện, bên cạnh yếu tố vật chất có một môi trường tốt đảm bảo phát huy được năng lực, sở trường của từng cán bộ công chức, đảm bảo sự hợp tác có hiệu quả của các cá nhân và nhóm trong từng tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức. Khi cán bộ công chức có năng lực làm việc và có môi trường tốt họ có thể chủ động tạo ra những thay đổi tích cực trong tổ chức, trong thực thi công việc đồng thời là cơ sở quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Người công chức có đạo đức công vụ sẽ giữ vững tính nguyên tắc và tuyệt đối chấp hành kỷ luật, tính nguyên tắc và ý thức tổ chức kỷ luật là điền kiện để công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật theo sự phân công của tổ chức và của cấp trên. Người công chức có tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật tốt trong công vụ là người chấp hành nghiêm các quy định, nội quy, chế độ làm việc, không tùy tiện, tự do, không làm việc 23 tùy thích và cảm tình cá nhân. Đồng thời tận tâm, tận lực hoàn thành nhiệm vụ với ý thức tổ chức kỷ luật và tính tự giác cao của người công chức Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở, công chức nhà nước phải thấm nhuần và thực hiện đồng thời hai việc : tuân thủ pháp luật nhà nước, kỷ luật của tổ chức và giữ gìn đạo đức cách mạng . Đó là hai việc có quan hệ chă ̣t chẽ với nhau , đạo đức cách mạng đòi hỏi người công chức nhà nước hay bất kỳ ở lĩnh vực công tác nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được vi phạm pháp luật và coi thường kỷ luật của cơ quan. Người công chức có đạo đức công vụ sẽ có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và những người có liên quan trong thực thi công vụ. Lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam đã chứng minh sự liên kết, tinh thần hợp tác và ý thức cộng đồng của người Việt Nam trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai khắc nghiệt đã hình thành nên những truyền thống quý báu từ tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, nó trở thành thường trực trong mỗi con dân nước Việt, tinh thần ấy không chỉ biểu hiện ở tầm vĩ mô mà còn thể hiện ở cả trong những nếp sống hàng ngày của người Việt Nam. Trong các cơ quan đơn vị, nhất là cơ quan hành chính ở nước ta tinh thần đoàn kết với đồng nghiệp, với các tổ chức có liên quan, và với các cơ quan khác là việc rất quan trong và cần được chú trọng, nhằm phát huy trí tuệ, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể nhằm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, người công chức trong các cơ quan hành chính mà có tinh thần hợp tác, thì sẽ luôn biết nhận những khó khăn về mình, gặp trở ngại biết cùng đồng chí mình bàn bạc để cùng nhau tìm cách giải quyết, không tranh công và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp của mình cùng hoàn thành nhiệm vụ, đúng như tinh thần của Bác Hồ kính yêu đã dạy phải biết mình vì mọi người. Người công chức có đạo đức công vụ sẽ làm việc với tinh thần sáng tạo. Có tư duy sáng tạo, có phương pháp làm việc tốt, biết đề xuất sáng kiến 24 để nâng cao năng suất lao động, hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao là những phẩm chất rất cơ bản và cần thiết của đạo đức công vụ trong nền công vụ hiện đại. Để làm được điều đó mỗi cán bộ công chức cần phải luôn tìm tòi để tạo được hướng đi cho thích hợp cho công việc mới có thể có kết quả cao nhất, thể hiện được rõ bản chất công nhân của người công chức dưới chế độ xã hô ̣i chủ nghĩa . Tích cực, tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, tức là khi được Ðảng, Chính phủ hoặc cấp trên giao cho việc gì, bất kỳ to hay nhỏ, khó hay dễ, cũng phải đưa cả tinh thần, lực lượng ra làm cho đến nơi đến chốn, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm cho thành công. Trong thực hiện nhiệm vụ được giao phải "có gan phụ trách", dám nghĩ dám làm, chủ động sáng tạo để có kết quả cao nhất. Phải làm tròn trách nhiệm của mình một cách tự giác, theo lương tâm , lương tri; làm việc theo nhu cầu nội tâm cá nhân . Làm việc cẩu thả, làm cho có chuyện , dễ làm khó bỏ , đánh trống bỏ dùi , gặp sao làm vậy, v.v. là không có tinh thần trách nhiệm . Chủ tịch Hồ Chí Minh từng yêu cầ u : “bấ t kỳ ai, ở điạ vi na ̣ ̀ o , làm công tác gì, gă ̣p hoàn cảnh nào , đều phải có tinh thầ n trách nhiê ̣m” . Người đă ̣t vấ n đề và giải thích : “ Tinh thầ n trách nhiê ̣m là gì ? Là khi Đảng , Chính phủ, cấ p trên giao cho ta viê ̣c gì , bấ y kỳ to hay nhỏ , khó hay dễ, ta cũng phải đưa cả tinh thầ n , lực lươ ̣ng ra làm cho đế n nơi, đến chốn, vươ ̣t mo ̣i khó khăn, làm cho thành công”18[31, tr.345,346] Có đạo đức công vụ, người công chức có thể khai thác tối đa tiềm năng, năng lực làm viêc của bản thân. Khi mỗi chủ thể đã nhận thức được sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội , giữ được sự hài hòa , hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của mọi người trong xã hội mà mình phục vụ, đó là lý do làm cho đạo đức được nuôi dưỡng, củng cố phát triển, từ đó làm cho mỗi cá nhân cảm thấy họ yêu nghề nghiệp của mình, cương vị công tác của mình hơn. 18 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG 1996 tâ ̣p 6, tr. 345, 346 25 Đạo đức công vụ là những quy tắc, chuẩn mực, giá trị, hành vi...do xã hội đặt ra đối với công chức và xã hội thừa nhận, song nó không phải là cái có sẵn, là “ tiên thiên” trong mỗi công chức mà là kết quả đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà có. Do đó đối với người công chức việc nhận thức được những giá trị chuẩn mực, hành vị đạo đức là rất cần thiết, nhưng chưa đủ, mà còn phải luôn cố gắng rèn luyện theo những giá trị chuẩn mực hành vi đó. Hầu hết những quy tắc , chuẩn mực hành vi của đạo đức cộng vụ , công chức, ở nhiề u quốc gia được luật hóa trong các văn bản pháp luật , từ Hiến pháp, luật đến văn bản dưới luật .Ở nước ta Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản có liên quan đến đạo đức công vụ , trong đó phải kể đến : Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 (đã sửa đổi , bổ sung năm 2003); Luật Cán bộ công chức năm 2008; Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm năm 1998; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013; Quy chế thực hiện dân chủ cơ quan (ban hành theo Nghị định 71/CP của Chính phủ năm 1998)... Các quy tắc , chuẩn mực. giá trị đạo đức công vụ , công chức do xã hội dân sự đặt ra cho người công chức , đươ ̣c điều chỉnh bởi dư luận xã hội và lương tâm của người công chức, do đó việc tuân thủ những giá trị, chuẩn mực đạo đức công vụ công chức đòi hỏi phải có sự lỗ lực về ý chí của người công chức Đồng thời đạo đức công chức cũng tạo sức ép lên ý thức của cá nhân công chức, buộc cá nhân phải tiếp nhận sự phê phán của xã hội và những yêu cầu thể hiện trong sự phê phán đó, từ đó những giá trị đạo đức có tác dụng uốn nắn hành vi cá nhân công chức theo yêu cầu của xã hội là bảo vệ và tăng cường lợi ích xã hội. Nó còn là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn, phòng ngừa những vi phạm đạo đức của người cán bộ, công chức. Điều 12 Hiến pháp đã sửa đổi có quy định “Tất cả cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải nghiêm chỉnh 26 chấp hành Hiến pháp, pháp luật, kiên quyết đấu tranh để phòng ngừa và chống các tội phạm, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật”. Tại kỳ họp thứ tám , Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, Ngày 19/11/2005 đã thông qua Luật Phòng, chống tham những, trong đó Điều 4 có quy định “Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Người có hành vi tham nhũng ở bất cứ cương vị, chức vụ nào đều bị xử lý theo quy định của pháp luật...”, Điều 72 Luật Phòng chống tham nhũng cũng quy định “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp về việc phòng chống tham nhũng trong cơ quan tổ, chức do mình quản lý”, Điều 9 của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có quy định “Thực hành công vụ được giao đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, bảo đảm thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Sử dụng tiền, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công kịp thời phát hiện, tố cáo, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền” 1.2.2. Nâng cao đạo đức công vụ góp phần hoàn thiện nhân cách người công chức, gia tăng sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân đối với công chức Trong cấ u trúc nhân cách con người nói chung , người công chức nói riêng đạo đức luôn luôn giữ vai trò quan trọng, là “ hạt nhân” của nhân cách, đạo đức được coi là “ gốc” của người công chức. Là một hệ giá trị, một mặt nhân cách được xây dựng và hình thành trong suốt cuộc đời con người, thể hiện những phẩm chất bên trong, là “cái tôi” của mỗi người, mặt khác nhân cách chịu sự tác động của các quan hệ xã hội nên mang tính xã hội sâu sắc. Mỗi khi hoàn cảnh, môi trường sống thay 27 đổi thì sớm hay muộn nhân cách cũng thay đổi theo. Biểu hiện của sự thay đổi đó trước hết ở sự lựa chọn các giá trị nhân cách; là sự chuyển dịch, sự thay đổi thang giá trị nhân cách trong mỗi một con người. Một giá trị nhân cách có thể được lựa chọn ở thứ hạng cao trong một điều kiện nào đó, nhưng khi hoàn cảnh thay đổi thứ hạng của giá trị đó cũng có thể thay đổi theo. Nhân cách của cán bộ , công chức là nhân cách đã được định hình , đã phát triển, đã hoàn thiện, đạt đến độ chín muồi của nhân cách con người, ở đó thành tố đạo đức và thành tố năng lực đã phát triển tương đối ổn định . Nhưng điều đó không có nghĩa kiểu nhân cách này là nhất thành, bất biến. Dưới tác động của môi trường (tự nhiên và xã hội), của hoàn cảnh sống, nhân cách con người nói chung, nhân cách cán bộ, đảng viên nói riêng cũng biến đổi theo. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, “con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” 19.[25, tr.55] Vấn đề đặt ra là sự biến đổi ấy theo chiều hướng nào , tiến bộ hay lạc hậu ; tích cực hay là tiêu cực20.[11, tr.12,13] Hiện nay, bên cạnh đa số cán bộ , công chức, đảng viên có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng, thì vẫn còn “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc”21.[6, tr.22] Ngày nay dưới tác động của cơ chế thị trường đã mở ra khả năng tiềm tàng giải phóng mọi năng lực của con người, thúc đẩy văn hóa đạo đức tiến 19 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG 1995, tâ ̣p 3, tr.55 Trầ n sỹ Phán, Xây dựng nhân cách cán bộ đảng viên ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8-2013, tr 12-13. 21 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr 22 20 28 bộ, gạt bỏ đi những cái cũ kĩ, lạc hậu, cổ vũ cho những gì mới mẻ, hợp quy luật. Sự phá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã đánh thức tiề m năng to lớn ở cá nhân cũng như hội Việt Nam , đồng thời tạo đà cho những chuẩn mực đạo đức mới. Nhịp sống sôi động đã thay thế cho nhịp sống thời bao cấp, cho nên người cán bộ công chức phải phát huy cao độ tính tự giác, năng động, sáng tạo, chứ không trông chờ ỷ lại. Vì thế bài toán đặt ra cho xã hội Việt Nam hiện nay là làm sao vừa phát triển kinh tế thị trường, vừa giữ vững được những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ và phẩm chất mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế- xã hội bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động công vụ gắn với quyền lực nhà nước, cán bộ, công chức tùy theo cương vị công tác được trao một phạm vi quyền lực nhiều hay ít. Vì vậy, trong hoạt động công vụ sẽ có tác dụng trực tiếp tới đời sống xã hội nếu nó được thực hiện đúng đắn, ngược lại, nó sẽ đưa đến những hậu quả tai hại nếu hoạt động công vụ không có lương tâm, sẵn sàng chà đạp lên luật pháp để trục lợi. Xuất phát từ những vấn đề trên, thông qua những chính sách pháp luật, nhà nước ta đã chú trọng việc xây dựng, bồi dưỡng đạo đức công vụ, biểu hiện tập trung ở đạo đức công chức, hướng đến mục đích cao nhất của nền công vụ là phục vụ nhân dân. Đạo đức công chức là mặt cơ bản của văn hóa công sở của người công chức. Mô ̣t người tuy có học vấn nhưng thiếu đạo đức thì cũng không thể gọi là người có văn hóa. Đạo đức công vụ nó thể hiện như giá trị văn hóa lớn lao trong công chức, bởi vì nó nâng cao con người, phẩm giá của con người, do đó đạo đức công chức thực hiện chức năng giáo dục cho đội ngũ này góp phần tạo nên tiến bộ và niềm tin về tính hợp lý của đạo đức mà người công chức thực hiện , qua đó mà uy tín của người công chức đươ ̣c nâng lên , niề m tin của nhân dân vào đội ngũ công chức ngày càng được củng cố. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cho nước nhà có tài, đức, hồng thắm, chuyên sâu. Người chỉ rõ: 29 Có tài phải có đức, có tài mà không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nhà nước. Có đức không có tài, như ông Bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai. Đức của người cán bộ, đảng viên là đạo đức cách mạng. Người coi đạo đức cách mạng là “nền tảng”, là “cái gốc” của người cán bộ. Đức của người cán bộ cách mạng thể hiện ở phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, là lòng trung thành vô hạn đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với chế độ XHCN; là trình độ giác ngộ mục tiêu, lý tưởng XHCN, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cao đẹp đó. Đức được thể hiện ở sự trong sáng, thành thật, trung thực, không cơ hội, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, biết hy sinh lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, gần gũi với quần chúng, gương mẫu gắn bó với nhân dân, khiêm tốn học hỏi, thực sự cầu thị. Có tinh thần đoàn kết, thương yêu, tương thân, tương ái lẫn nhau. Đức là cái gốc giúp người cán bộ cách mạng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : “cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Đạo đức cách mạng tạo nên uy tín của cán bộ, đảng viên. Đó là cơ sở để giáo dục, thuyết phục và lãnh đạo quần chúng nhân dân, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Người cán bộ công chức phải luôn rèn luyện để thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không tham nhũng, tiêu cực, không lãng phí, không lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi cá nhân và gây thiệt hại đến lợi ích xã hội, lợi ích của tập thể và của người khác. Đạo đức công vụ của người công chức được nâng cao sẽ gia tăng sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân đối với công chức. Uy tín và ảnh hưởng tốt của đội ngũ công chức đối với quần chúng nhân dân không phải chỉ ở lời nói đúng, có sức thuyết phục , điề u quan tro ̣ng hơn là ở viê ̣c làm , là hành vi đạo 30 đức của người học. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : mô ̣t tấ m gương số ng còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền và “Trước mặt quần chúng , không phải ta cứ viế t lên trán chữ “cô ̣ng sản” mà ta đươ ̣c quầ n chúng yêu mế n. Quầ n chúng chỉ quý mế n những người có tư cách đa ̣o đức. Muố n hướng 22 dẫn nhân dan min ̀ h phải làm viê ̣c trước cho người ta bắ t chước” .[32, tr.552] Có thể nói, với mỗi mô ̣t công chức , mỗi khi ho ̣ thực sự tâ ̣n tâm , tâ ̣n lực với công viê ̣c để phu ̣c vu ̣ nhân dân , phục vụ Tổ quố c thì niề m tin yêu của quầ n chúng nhân dân đố i với ho ̣ đươ ̣c nhân lên gấ p bô ̣i . Mô ̣t công chức khi hoạt động của mình dựa trên những tiêu chuẩn , chuẩ n mực đa ̣o đức công vu ̣ đã đươ ̣c xã hô ̣i thừa nhâ ̣n nhấ t dinh ̣ sẽ mang la ̣i h thố ng nhấ t chă ̣t chẽ giữa đa ̣o đức và năng lực iê ̣u quả cao . Ở đây có sự ; đức và tài . Đó cũng là biể u hiê ̣n của mô ̣t nhân cách phát triể n. 1.2.3. Nâng cao đạo đức công vụ góp phần đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ công, trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân Để đáp ứng yêu cầ u , nhiê ̣m vu ̣ mới , đội ngũ cán bộ , công chức nói chung, công chức cấ p huyê ̣n nói riêng ngày càng phát triển cả về số lươ ̣ng lẫn chấ t lươ ̣ng. Đa số công chức của chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đươ ̣c nhân dân tin yêu , quý trọng. Không ít tấ m gương làm viê ̣c hế t sức tâ ̣n tụy vì dân, vì nước, thực sự trở thành “công bô ̣c” của dân. Tuy nhiên, dưới tác đô ̣ng từ mă ̣t trái của nền ki nh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đã làm cho không ít cán bộ , công chức sa ngã, suy thoái về phẩ m chấ t đa ̣o đức . Hiện nay, dư luận xã hội đang rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, suy thoái đạo đức trong bộ phận công chức nước ta hiệ n nay, trong đó có công chức cấ p huyê ̣n . Mô ̣t vài vu ̣ viê ̣c ở mô ̣t vài huyê ̣n ở Thái Bình những năm 1997-1998, hay gầ n đây ở Tiên Lañ g , Hải Phòng có thể nói là 22 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG. 1996, tâ ̣p 5, tr.552 31 phầ n nào “ làm giảm lòng tin của nhân dân đố i với Đảng và Nhà nư ớc, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”23.[5, tr.173] Có nhiều nguyên nhân tác động đến đạo đức của của người công chức, trong đó có vấn đề chủ quan của người công chức như: thiếu được rèn luyện, thiếu tuân thủ những quy định của các nguyên tắc ứng xử trong nền công vụ , nhưng cũng có những yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động làm cho mô ̣t số công chức vi pha ̣m những chuẩn mực đạo đức nghề nghiê ̣p và đa ̣o đức xã hô. ̣i Trước đây, trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, nhiề u khi người ta đề cao quá mức đời sống tinh thần , xem nhẹ vâ ̣t chất , nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, sự coi trọng đời số ng vật chất đã vươ ̣t quá ngưỡng cầ n thiế t trở thành sùng bái sau một thời gian dài bị kìm nén , gầ n như trong một thời gian dài chúng ta chưa thâ ̣t quan tâm đúng mức đế n viê ̣c xây dựng một nền tảng đạo đức thâ ̣t sự vững chắ c cho xã hội , khi bước vào cơ chế thị trường khắc nghiệt, nhiều giá trị trước đây chúng ta tưởng sẽ bền vững nhưng khi va chạm với thực tế thì vỡ tan hoặc bộc lộ những yếu ớt, bất lực. Cơ chế thị trường đã kích thích cái tôi một cách thái quá , làm cho không ít người bi ̣méo mó nhân cách . Mô ̣t số người cho rằng lý tưởng , niềm tin là những thứ rất xa vời, thiếu thực tế, từ đó họ chuyển sang lối sống thực dụng, để bộc lộ những khía cạch thấp hèn vụ lợi, thậm chí là tàn nhẫn. Lối sống thực dụng chắc chắn sẽ sai lầm, sớm hay muộn chủ nghĩa cá nhân sẽ bị trả giá.Vì mỗi cá nhân chí có thể đạt được hạnh phúc khi có sự hài hòa, cân đối trong quan niệm về vật chất và tinh thần, giữa cá nhân và xã hội, giữa hiện đại và truyền thống. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (tháng 012012) ra Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” xác định vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất là “ kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống 23 Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam, Văn kiê ̣n Đại hội lầ n thứ XI, Nxb CTQG 2011, tr. 173. 32 của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng”24.[4, tr.22] Nghị quyết đã thổi luồng không khí lạc quan, tin tưởng, phấn khởi trong toàn Đảng và trong toàn xã hội v.v. tạo niềm tin vào “cuộc chiến” nhằm đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong thực thi nhiê ̣m vu ̣ công, trong giao dich ̣ hành chiń h với tổ chứ,ccông dân. Đạo đức công vụ trong sáng sẽ tạo ra sức đề kháng để công chức ngăn chặn, đẩy lùi những phản giá tri ̣ đạo đức . Cùng với quá trình chuy ển đổi cơ chế quản lý kinh tế với tác đô ̣ng từ mă ̣t trái của kinh tế thi ̣trường , thêm vào đó là ý thức tự tu dưỡng , tự rèn luyê ̣n của mô ̣t số cán bô ̣ , công chức chưa cao đã làm xuấ t hiê ̣n các phản giá tri ̣đa ̣o đức. Quá t rình chuyển đổi thang giá trị đạo đức trong một bộ phận xã hội nói chung, mô ̣t bô ̣ phâ ̣n công chức cấ p huyê ̣n nói riêng trong thời gian qua cho thấ y đã có những sự lê ̣ch chuẩ n nhấ t đinh. ̣ Nhiề u giá tri ̣đa ̣o đức đươ ̣c xây dựng t rong mô ̣t thời gian tương đố i dài trước đây và đã đươ ̣c đề cao , coi trọng, phù hợp với xu thế phát triển của một xã hội nhân văn , nhân ái , nhân bản, thì nay đang có nguy cơ bị xem nhẹ . Một khảo sát về sự chuyển đổi định hướng giá trị nhân cách con người Việt Nam trước thời kỳ đổi mới (1986) và sau đổi mới cho kết quả như sau. Trước thời kỳ đổi mới, định hướng giá trị nhân cách con người Việt Nam được xếp theo thứ bậc từ cao đến thấp là: - Ít biết tính toán hiệu quả kinh tế 69,4% - Chịu đựng gian khổ, ít đòi hỏi 64,7% - Kém năng động, tháo vát trong ứng xử 64,5% - Hướng vào những giá trị tập thể là chính 61,2% - Sống nặng về tình nghĩa 54,7% 24 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012, tr 22 33 - Thích bình quân chủ nghĩa 54,6% Sau thời kỳ đổi mới, định hướng giá trị nhân cách con người Việt Nam được xếp theo thứ bậc từ cao đến thấp là: - Đòi hỏi mức tiêu dùng hàng ngày cao 83,2% - Biết tính toán hiệu quả kinh tế 79,4% - Chấp nhạn ganh đua, cạnh tranh 74,4% - Hướng vào những lợi ích cá nhân là chính 64,0% - Quan hệ người – người dựa trên k. tế 60,0% - Dám chấp nhận phiêu lưu, mạo hiểm 55,7%25[27, tr.102] Một kết quả khảo sát khác của Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân sự năm 2006 cho thấy, “Sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến từng con người và xã hội” là rất lớn. Về nội dung kinh tế thị trường “Xô đẩy con người hướng vào các giá trị trước mắt hơn các giá trị lâu dài, giá trị tương lai”, có 31,15% cho rằng hoàn toàn đúng và 37,98% cho rằng đúng nhiều hơn sai. Về nội dung “Hướng con người vào việc coi trọng lợi ích cá nhân, lợi ích bộ phận hơn lợi ích tập thể, lợi ích toàn xã hội”, có 26,70% cho rằng hoàn toàn đúng và 38,87% cho rằng đúng nhiều hơn sai. Về nội dung “Là một trong những nguyên nhân xuống cấp về các giá trị đạo đức”, có 27,29% cho rằng hoàn toàn đúng và 34,14% cho rằng đúng nhiều hơn sai.26 [28, tr.147,148] Các kết quả khảo sát trên đây cho thấy thang giá trị đạo đức xã hội đang có sự chuyể n dich ̣ - mô ̣t sự chuyể n dich ̣ không theo ý muố n của chúng ta- đã và đang làm cho đời số ng đa ̣o đức xã hô ̣i trở nên phức ta ̣p . Cái tiến bộ và cái lạc hậu , tích cực và tiêu cực đan xen và o nhau… Trong bố i cảnh đó , 25 Chương trình KHCN cấp nhà nước. Đề tài KX 07 04 “Giá trị- Định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá tri”. Hà Nội 1995, tr. 102 26 Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân sự Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Nxb QĐND.H 2006, tr.147-148 34 nâng cao đa ̣o đực công vu ,̣ tạo ra sức đề kháng cho công chức cấp huyện - với tư cách là chủ thể đa ̣o đức - để họ tự bảo vệ mình và giúp đồng nghiệp đẩy lùi những hiê ̣n tươ ̣ng tiêu cực trong thực thi công vu ̣ có tầ m quan tro ̣ng đă ̣c biê ̣t. Một nền hành chính dân chủ, cỏi mở với sự tham gia ngày càng rộng rãi, đa dạng của công dân trong hoạt động quản lý nhà nước đã và đang tác động đến hành vi ứng xử của công chức . Trong nề n hành chiń h đó công dân được trao nhiều quyền hơn thông qua các hình thức ủy quyền , phân quyền, nhiều nhiệm vụ hơn và cũng có nhiều tự do hơn khi họ áp dụng những nguyên tắc phi quy chế. Trong bố i cảnh đó đa ̣o đức của người công chức cầ n phải đươ ̣c phát huy mô ̣t cách cao đô ̣, có như vậy họ mới hoàn thành được nhiệm vụ được giao. 1.3. Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Viêṭ Nam hiện nay – Một số nội dung cơ bản 1.3.1. Nâng cao lòng yêu nghề , tinh thần tận tụy với công việc cho công chức cấp huyện ở Viê ̣t Nam hiện nay Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Quá trình đó đã rèn luyện và hun đúc nên những thế hệ con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân để cứu nước, thương yêu con người, thương yêu đồng loại , có tinh thần chịu đựng gian khổ , khó khăn ... Những đức tính đã trở thành truyền thống mà hàng ngàn đời nay , những thế hệ con người Việt Nam đã nâng niu, gìn giữ, như lòng yêu nước, tính cần cù, óc sáng tạo, trọng nhân nghĩa, kính thầy, ham học và coi tro ̣ng sự ho ̣c… những giá trị tốt đẹp đó trở thành giá đỡ tinh thầ n có tác dụng củng cố , phát triển quan hệ xã hội, tạo ra sức mạnh cho con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống hiện tại để phát triển xã hội và hoàn thiện nhân cách. Chúng ta luôn tự hào là dân tộc ta có lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Trong quá trình đó, con người Việt Nam tuy đã phải trải qua biết bao nhiêu biến cố nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống đạo đức cho dân tộc mình. Và nét đẹp truyền thống đó được kết tinh trong hình ảnh 35 một con người, một danh nhân văn hoá thế giới, vị cha già của dân tộc Việt Nam - lãnh tụ Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời mình, Bác Hồ luôn nêu một tấm gương sáng trong việc nâng niu, gìn giữ những gì mà cha ông ta để lại. Bác Hồ luôn biết gạn đục khơi trong, gạt bỏ mọi nhân tố tiêu cực của quá khứ để giữ lại và phát huy nhưng tinh hoa của dân tộc và nhân loại trong mọi lĩnh vực của đời sống. Vì vậy mà những tư tưởng đạo đức của Người đã gắn liền với thực tiễn chiến đấu, lao động, tu dưỡng và học tập của nhân dân ta, trở thành nền tảng đạo đức của xã hội. Và ngày nay, đạo đức của Người là di sản vô cùng quý báu, đã và đang là động lực tinh thần cho toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trong hê ̣ giá tri ̣truyề n thố ng đa ̣o đức Viê ̣t Nam , yêu nước luôn chiếm vị trí cao nhất, là giá trị cốt lõi, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên yêu nước không phải là cái gì bấ t biế n , trong từng giai đoa ̣n lich ̣ sử khác nhau, ở từng vị trí công việc khác nhau thì biểu hiện của lòng yêu nước cũng không giống nhau . Đối với người công chức nói chung , công chức cấ p huyê ̣n nói riêng biể u hiê ̣n của yêu nước trước hế t là yêu ngành, yêu nghề , tâ ̣n tụy với công việc . Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn : “ Cán bô ̣ và đảng viên cầ n nâng cao tinh thầ n phu ̣ trách trước Đảng và trước quầ n chúng , hế t lòng, hế t sức phu ̣c vu ̣ nhân dân” ; phải “ chí côn g vô tư” ; “ lo trước thiên ha ̣ , vui sau thiên ha ̣”27[29, tr.311,312] Trong những năm qua, cán bộ công chức, viên chức cấp huyện trong cả nước ở hầu hết các đơn vị đã thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, khắc phục khó khăn, không kể thời gian, giờ giấc, luôn tận tụy, hăng say với công việc, không lợi dụng vị trí, chức vụ để gây phiền hà, tiêu cực, luôn tìm mọi biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo đảm đúng thời gian, tiến độ theo yêu cầu nhiệm vụ. Vì thế là người cán bộ công chức cấp huyện, có thể nói 27 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG. 1996, tâ ̣p 512,tr.311-312 36 trước hết cần phải nêu gương trên ba mối quan hệ đó là: đối với mình, đối với đồng nghiệp, đối với nhân dân. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày; đối với đồng nghiệp và nhân dân luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng, dù trong hoàn cảnh nào phải giữ nguyên tắc "dĩ công vi thượng" (để việc công lên trên, lên trước việc tư) hết lòng phục vụ nhân dân; thường xuyên học và tự học nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực quản lý lãnh đạo… để phục vụ công tác ngày một tốt hơn. Người cán bộ công chức phải là người làm gương trong mọi công việc phong cách nêu gương phải được thể hiện thường xuyên, về mọi mặt: tận tụy với công việc, công bằng trong đánh giá đúng thực chất năng lực của công chức, nói phải đi đôi với làm, là chuẩn mực trong thực hiện nhiệm vụ và tu dưỡng đạo đức làm gương cho đồng nghiệp và nhân dân, Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , ngoại ngữ , tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chủ trương cải cách nền hành chính nước nhà. Cần phải xét đến tình yêu nghề của công chức khi thi tuyển vào những vị trí thường xuyên tiếp dân; cần tạo những số điện thoại để người dân tiện liên hệ trước khi đến cơ quan chức năng; loại bỏ những thủ tục không cần thiết; áp dụng công nghệ vào cải cách hành chính; sử dụng nhiều công cụ tư vấn, dịch vụ; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, kỹ năng nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ công chức trẻ; quan tâm nhiều hơn đến đời sống công chức… Có như vậy, công chức mới yên tâm, hết lòng hết sức vì công việc, phục vụ nhân dân. Song để công cuộc cải cách hành chính thật sự đi vào thực chất, cần tập trung giải quyết các vấn đề như tạo môi trường giáo dục cho cán bộ công 37 chức nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội; minh bạch trong thủ tục để người dân hiểu được quy trình làm việc; tăng cường công tác thanh tra, giám sát và tạo môi trường làm việc năng động, thỏa mái, nguồn thu đảm bảo đời sống công chức... Có như vậy thì tình trạng người dân ngại gặp công chức hay công chức nhũng nhiễu, thiếu tôn trọng nhân dân sẽ giảm đi đáng kể . Và chỉ khi đó , công cuộc cải cách hành chính của chúng ta mới đạt hiệu quả, thực hiện sứ mệnh phục vụ nhân dân Đồng thời cán bộ công chức thực sự trở thành “công bộc” của nhân dân, có tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân thì cán bộ công chức phải có lòng trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, kiên định lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu hết sức mình cho sự thắng lợi, sự phát triển của công cuộc đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Như các cán bộ, công chức khác; điều chủ chốt nhất trong tiêu chuẩn đạo đức cách mạng của người cán bộ công chức cấp huyện là có niềm tin tuyệt đối và trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh , trung thành, kiên định với lý tưởng cách mạng của Đảng ; vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội , phấn đấu hết sức mình cho sự thắng lợi , sự phát triển của công cuộc đổi mới đất nước . Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói : “Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là: quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên , lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình”28.[30, tr.285] 28 Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG. 1996, tâ ̣p 9, tr.285 38 Yêu ngành , yêu nghề của công chức cấp huyện còn biể u hiê ̣n ở viê ̣c chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, cương lĩnh, kỷ luật của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; kỷ luật của Ngành, chấp hành nghiêm túc các quy chế, quy định và nội quy, kỷ luật của cơ quan. Là người trực tiếp thực thi pháp luật và thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức và công dân khác; cán bộ công chức trước hết phải là người chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Ngành. Cán bộ công chức phải có bản lĩnh và ý chí bảo vệ công lý và pháp luật, kiên quyết đấu tranh chống tội phạm; không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, không làm sai pháp luật; thấy đúng phải bảo vệ, thấy sai phải đấu tranh.Bản lĩnh của cán bộ công chức thể hiện ở sự chính trực trong khi thực thi nhiệm vụ, công vụ. Cán bộ công chức cấp huyện phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thận trọng, khiêm tốn trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ là một trong những biểu hiê ̣n sinh đô ̣ng của lòng yêu nghề đố i với người công chức .Cán bộ công chức phải thực hiện đầy đủ các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ công chức đã được quy định trong các văn bản pháp luật; thực hiện đúng và đầy đủ quy định của pháp luật và các quy chế nghiệp vụ của ngành về trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Trong trường hợp được giao làm các việc mà pháp luật không cho phép, cán bộ công chức phải từ chối; đồng thời phát hiện và phản ánh đến cấp có thẩm quyền những việc thực hiện sai hoặc không đúng quy định của cán bộ trong đơn vị và cán bộ cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Đồng thời, cán bộ công chức phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; không tham nhũng, tiêu cực, không lãng phí; không lợi dụng nghề nghiệp để trục lợi cá nhân và gây thiệt hại đến lợi ích xã hội , lợi ích của tập thể và của người khác .Cán bộ công chức phải cần kiệm , liêm, chính, chí công vô tư ; vì bốn đức tính : Cần, 39 kiệm, liêm, chính là những phẩm giá cơ bản tốt đẹp nhất để hình thành nhân cách của người công chức cách mạng. Ra sức học tập, rèn luyện; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, nắm vững kiến thức pháp luật cũng là một trong những nô ̣i dung đa ̣o đức không thể thiế u đươ ̣c đố i với mô ̣t công chức cách mạng. Để thực hiện nhiệm vụ phục vụ nhân dân,công chức phải lấy pháp luật làm căn cứ để tiến hành các hoạt động chuyên môn của mình Hơn ai hết, cán bộ công chức phải là những người nắm vững kiến thức pháp luật và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do vậy, cán bộ công chức phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác. Việc học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ công chức sẽ đem lại giá trị to lớn, quyết định năng lực, phẩm chất của người cán bộ để đảm đương trọng trách mà Đảng và nhân dân giao cho, nhất là trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và ở mỗi đơn vị, mỗi địa phương nói riêng. Nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng cơ quan, đơn vị, không bè phái cục bộ, không gây mất đoàn kết nội bộ; có tinh thần tương trợ, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp. Đề cao tự phê bình và phê bình nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh. Cán bộ công chức phải nêu cao tinh thần đoàn kết xây dựng cơ quan , đơn vị ; coi đó là trách nhiệm , là nghĩa vụ để xây dựng đô ̣i ngũ công chức nhân dân ngày càng vững mạnh ; là cơ sở để nâng cao lòng yêu ngành , yêu nghề trong mỗi mô ̣t công chức nói chung , công chức cấ p huyê ̣n nói riêng . Cán bộ công chức phải chủ động, đồng thời phải gương mẫu, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, đoàn kết, thân ái, nêu cao tinh thần thương yêu nhân dân. Có thái độ văn minh, lịch sự, không gây phiền hà, sách nhiễu cho nhân dân; đề cao trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm 40 vụ.Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức, không có gì thiết thực hơn, có sức cảm hoá và lôi cuốn hơn trước nhân dân bằng việc nêu gương tốt trước nhân dân. Cán bộ công chức phải gương mẫu, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, đoàn kết, thân ái, nêu cao tinh thần thương yêu đồng chí, thương yêu nhân dân; có thái độ văn minh, lịch sự, không gây phiền hà, sách nhiễu người khác; đề cao trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân. tích cực tham gia các công việc để xây dựng Ngành, đóng góp các ý kiến để xây dựng cơ quan, đơn vị. Khi tiếp xúc với công dân, cán bộ công chức phải hướng dẫn nhân dân tận tình chu đáo, để nhân dân hiểu được và nắm rõ các quy định của pháp luật. Cán bộ công chức có thái độ lịch sự, hoà nhã, tôn trọng, lắng nghe, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các quy định liên quan đến việc giải quyết công việc khi giao tiếp với nhân dân hoặc cán bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.Cán bộ công chức phải có thái độ văn minh, lịch sự trong giao tiếp xã hội; tôn trọng và gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật, các quy tắc sinh hoạt nơi công cộng, các chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục đã được cơ quan có thẩm quyền quy định hoặc cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện. 1.3.2. Nâng cao tinh thầ n tận tụy phục vụ nhân dân , tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Người công chức từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, muốn hoàn thành nhiệm vụ thì người công chức phải tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân , liên hệ mật thiết với nhân dân . Đây dươ ̣c coi là mô ̣t trong những nô ̣i dung, yêu cầ u đa ̣o đức của người công chúc nói chung , công chức cấ p huyê ̣n nói riêng. Theo chủ tịch Hồ Chí Minh người công chức phải gần dân, hiểu rõ dân, phải kiên trì tuyên truyền, vận động nhân dân và thực hiện dân chủ. Công việc của các cơ quan hành chính cấp huyện thì có nhiều, song người cán bộ công 41 chức cấp huyện muốn tổ chức và lãnh đạo được dân chúng, thì nhất định phải quán triệt sâu sắc những điều Hồ Chí Minh đã căn dặn, đó là không bao giờ được làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của mình, rồi đem cột vào cho quần chúng, không được khoét chân cho vừa giầy, mà bất cứ việc to việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu, lòng ham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà định cách làm việc, cách tổ chức. Có như thế, mới có thể kéo được quần chúng. Đồng thời chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ. Nhưng trước hết cần phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: Những việc đó là vì lợi ích của họ mà phải làm. Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ của Đảng là nhiệm vụ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, để lãnh đạo và tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng, thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thì mỗi cán bộ, công chức cấp huyện phải luôn rèn luyện cả đức và tài, gương mẫu và làm mực thước trước dân chúng. Cán bộ, công chức là “chiếc cầu nối”, là những người đem đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến, giải thích để dân chúng thi hành, song ngược lại, họ cũng chính là những người đem tình hình của dân chúng báo cáo lại với Đảng và Nhà nước, “để đặt lại chính sách cho đúng”, cho phù hợp với thực tiễn, do đó, họ sẽ thực sự là công bộc của dân, chí công vô tư, làm tròn nhiệm vụ của mình khi lòng họ thấm nhuần những điều Người dạy. Cán bộ, công chức cấp huyện phải đi đúng đường lối quần chúng của Đảng. Tức là đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình 42 mình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình phải làm gương mẫu cần, kiệm, liêm chính để nhân dân noi theo. Đồng thời phải khắc phục các nguyên nhân của bệnh quan liêu. Đó là xa nhân dân, dẫn đến không nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý. Khinh nhân dân, cho dân không hiểu chính trị, lý luận như mình. Sợ nhân dân, tức là khi có khuyết điểm thì sợ dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa. Không tin cậy nhân dân, tức là không hiểu rằng không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy, to mấy, làm cũng được. Không hiểu biết nhân dân, tức là cán bộ quên rằng nhân dân cần lợi ích thiết thực- lợi ích gần, xa; riêng, chung; bộ phận, toàn cục; đối với nhân dân, không thể lý luận suông, chính trị suông. Không yêu thương nhân dân, tức là cán bộ chỉ biết đòi hỏi dân, không biết giúp đỡ, có trách nhiệm với dân. Cán bộ công chức phải luôn có ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phải gắn bó chặt chẽ giữa xây và chống. Xây ý thức “việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy cũng phải hết sức làm; việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy cũng phải hết sức tránh”. Chống thói đạo đức giả , bệnh thành tích- hình thức, cẩu thả, làm cho có chuyện , dễ làm khó bỏ , đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy. Quan liêu mệnh lệnh , chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi là trái hẳn với đường lố i của Đảng . Muốn làm tốt những điều đó, cần có một hệ giải pháp từ phía Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên. Đảng phải tăng cường giáo dục cho cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc, toàn diện về Đảng cầm quyền; nhận thức về những bài học thành công và chưa thành công trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Những nhận thức tưởng như đơn giản hay “thuộc lòng”, nhưng không phải ai cũng hiểu và hành được. Chẳng hạn, “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”; “Đảng có vững cách mạng mới thành công”, “Đảng là mỗi chúng ta”; “làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân”... Mấy chữ a, b, c đó - như cách nói của Bác- không phải ai cũng thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được. 43 Trong bối cảnh hiện nay, cùng với việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí quan liêu, thì việc nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và tinh thần dám chịu trách nhiệm, dám từ chức của cán bộ lãnh đạo như là một ứng xử văn hóa- văn hóa từ chức- là phẩm chất đạo đức hết sức quan trọng. Nó phải được xây dựng thành chế độ trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu. Chỉ khi người cán bộ dám nghĩ dám làm, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc và nhân dân, dám chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước công việc được giao thì chúng ta mới có thể vượt qua được khó khăn, thách thức, đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục phát triển. Người công chức phải là “công bộc” của nhân dân, chứ không phải quan cách mạng, đặt ra yêu cầu với mỗi cán bộ, công chức cần được giao chức trách, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể, thường xuyên phải kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm , thiếu sót nhằm thực hiê ̣n tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Sự gần gũi , sâu sát quần chúng của người cán bộ công chức là hết sức cần thiết, nhờ đó mà cán bộ, công chức mới không mắc bệnh chủ quan, không quan liêu, đại khái, ham chuộng hình thức. Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: sâu sát quần chúng là biểu hiện quan trọng nhất của phương pháp làm việc xã hội chủ nghĩa, nó đối lập với lề lối làm việc quan liêu, hống hách, cửa quyền của bọn quan lại cai trị dưới thời của chế độ cũ. Khi có dịp về thăm địa phương, nhà máy, công trường, Người thường không báo trước là mình đi. Người thường xuống ngay hiện trường sản xuất, làm việc của người lao động, thăm nơi ăn, chốn ở, nhà kho nhà bếp, khu vệ sinh, giếng nước sau đó mới có buổi làm việc với lãnh đạo địa phương, đơn vị. Trong bối cảnh hiện nay , đẩ y ma ̣nh viê ̣c “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”: về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp thì mỗi đảng viên , cán bộ , công chức, viên chức 44 chúng ta mới là người công bộc tận tụy , trung thành của nhân dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, mỗi cán bộ, đảng viên học tập phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện trong công việc hàng ngày, suốt đời phấn đấu vì lợi chung của Tổ quốc, của dân tộc; tận tuỵ phục vụ nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, luôn dựa vào sức mạnh của dân, đi đúng đường lối quần chúng, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch , vững mạnh , lãnh đạo thắng lợi công cuộc đổi mới và phát triển quê hương , đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá , chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. 1.3.3. Nâng cao ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Càn kiệm liêm chính chí công vô tư là những phẩm chất đạo đức cần phải có ở một người công chức cách mạng nói chung , công chức cấ p huê ̣n nói riêng . Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ: kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Bác lưu ý, kẻ địch của chữ cần là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng có tội với đồng bào, với Tổ quốc. Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì như gió vào nhà trống. như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm và không 45 phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm. Liêm: Là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ đóa. Bác đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước : Khổng Tử nói: “Người mà không liêm thì không bằng súc vật” ; Mạnh Tử cho rằng: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người , nhất là cán bộ lãnh đạo , người công chức phải thực hiện tốt chữ liêm . Chữ liêm và chữ kiệm phải đi đôi với nhau như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm thì mới có liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được liêm. Bác cũng chỉ rõ ngược lại với chữ liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ riêng cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn liêm thật sự thì phải chống tham ô. Trong mô ̣t số năm gầ n đây , mô ̣t số vu ̣ tham ô tài sản của nhà nước ở mô ̣t số ngành , điạ phương cho thấ y chữ “ Liêm” trong mô ̣t bô ̣ phâ ̣n cán bô ̣ , công chức đang bi ̣vi pha ̣m mô ̣t cách nghiêm tro ̣ng , làm giảm sút niềm tin trong mô ̣t bô ̣ phâ ̣n nhân dân đố i với nề n hà nh chính quố c gia. Viê ̣c đẩ y ma ̣nh phòng, chố ng tham ô, lãng phí, thực hành tiế t kiê ̣m phải đươ ̣c coi là mô ̣t trong những nôi dung đa ̣o đức mà người công chức không bao giờ đươ ̣c xem nhe ̣. Chính: Là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì là không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người 46 thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: Việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện. Làm việc tà là người tà. Người còn chỉ ra mối quan hệ: Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người đặc biệt lưu ý: “Trước nhất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm thì có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút lót, có dịp “dĩ công vi tư”. Người cũng còn chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực: Trước mắt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc trước cho người ta bắt chước. Luận điểm trên đây của Chủ tich ̣ Hồ Chí Minh thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức nêu gương tốt. Quần chúng nhân dân đã và đang phàn nàn về một số cán bộ, đảng viên không thường xuyên tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, không tự phê bình và phê bình để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Ở một số đảng bộ, chi bộ thực hiện việc tự phê bình chỉ làm qua loa, lấy lệ. Mấy ai “dũng cảm” tự bộc bạch những hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính của mình; còn việc phê bình góp ý cho nhau thì xuê xoa “dĩ hòa vi quý”. Chính vì vậy, một số cán bộ, đảng viên đã tự đánh mất mình không còn “cái tâm” trong sáng của người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của dân. Đó chính là do lãng quên việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy. Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của những người làm cách mạng để phục vụ nhân dân, phục vụ 47 đất nước mà Người chính là hiện thân của những phẩm chất đó để chúng ta học tập. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp đến khi trở thành Chủ tịch nước - Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản dị, không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa, không chuộng những nghi thức sang trọng. Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân. Bác nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”. Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”. Bác đã gương mẫu nhịn ăn vào tối Thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo. Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo gửi cho Bác, Bác cũng đem mua nước ngọt tặng cho các chiến sỹ trực phòng không trong những ngày hè nóng bức. Bác thường nói: “Nhân dân còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được, nhân dân còn rách rưới mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi”. 1.3.4. Nâng cao chủ nghĩa tập thể, tinh thần hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp trong thực thi công vụ Chủ nghĩa tập thể là một trong những nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới. Đối với người công chức nêu cao chủ nghĩa tập thể , tinh thần hợp tác , tôn trọng đồng nghiệp trong thực thi công vụ , là nguyên tắc đạo đức hết sức 48 quan tro ̣ng mà moi ̣công chức , dù là cấp nào cũng phải tuân theo , có như vậy người công chức mới có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ đươ ̣c giao. Điề u 16 Luâ ̣t Cán bô ̣, Công chức Viê ̣t Nam quy đinh ̣ : 1. trong giáo tiế p ở công sở, cán bộ, công chức phải có thái đô ̣ lich ̣ sự , tông tro ̣ng đồ ng nghiê ̣p; ngôn ngữ giao tiế p phải chuẩ n mực , rõ ràng, mạch la ̣c. 2. Cán bộ công chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp ; công bằ ng , vô tư , khách quan khi nhâ ̣n xét, đánh giá; thực hiê ̣n dân chủ và đoàn kế t nô ̣i bô29̣ [19,] Đối với mọi cán bộ, công chức,trong thực thi công việc phải gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng thời với tinh thần ấy cũng thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của mình, để thực thi công việc có hiệu quả nhằm phục vụ tốt cho lợi ích của quần chúng nhân dân, không bao giờ đặt mình cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, mà luôn tranh thủ bàn bạc với tập thể, để đưa ra những quyết sách đúng đắn. Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt hay xấu không gì bằng khuyên cán bộ của mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo, mà lại thể hiện dân chủ thật sự trong Đảng. Phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể. Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hế t ý kiến của mình . Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến, thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn. Trong môi trường làm việc tập thể, mỗi cá nhân tin rằng việc duy trì , lập kế hoạch , quyết định và hành động sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi chúng ta cùng ngồi lại và hợp tác cùng nhau. Làm việc theo tinh thần tập thể là một nét đẹp nơi công sở , mang giá trị gắn kết rất cao đối với mỗi cá nhân . Chính C.Mác và Ph .Ăghen trong Hê ̣ tư tưởng Đức …đã viế t : “Chỉ có trong cô ̣ng 29 Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam . Luật cán bộ, công chức, Nxb CTQG 2011 49 đồ ng cá nhân mới có đươ ̣c những phương tiê ̣n để có thể phát triể n toàn diê ̣n những năng khiế u của min ̀ h và do đó , chỉ có trong cộng đồng , mới có thể có tự do cá nhân”30 [26, tr.108] Trong công tác , người công chức cấ p huyê ̣n phải đoàn kết , tôn tro ̣ng, giúp đỡ đồng nghiệp, thực hiện tốt trách nhiệm phối hợp trong công việc, cấp trên phải gương mẫu trước cấp dưới, cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng cấp trên; phải tận tâm, tận lực, trung thực và phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong xử lý, giải quyết công việc chuyên môn một cách khoa học, đạt kết quả, đúng tiến độ, thời gian quy định. Cán bộ, công chức, viên chức đi công tác cơ sở phải có kế hoạch, nội dung, thời gian cụ thể, thực hiện “đi báo việc, về báo công” và phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với xử lý nhiệm vụ khi đi cơ sở. Trong một bài viết đăng trên The New York Times ngày 11.9.2012, Thomas L. Friedman – tác giả của những cuốn sách nổi tiếng , như: Thế gi ới phẳng ; Nóng, Phẳ ng, Chật - cho rằng, chỉ ở những xã hội con người tin cậy nhau, người ta mới cảm thấy an tâm chia sẻ ý kiến và tư tưởng với nhau, mới sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi mở ra một con đường mới mẻ, mới chịu hợp tác với nhau một cách tích cực và lâu dài, từ đó mới dẫn đến những sự sáng tạo bất ngờ và lớn lao. Điều cốt lõi đã gắn kết mọi cán bộ công chức lại với nhau là tinh thần hợp tác tôn trọng lẫn nhau,cùng một mục tiêu chung và chia sẻ những giá trị chung. Mỗi người đều cảm nhận được trong những kết quả mà đơn vị mình đạt được, có sự đóng góp của mình, vì họ tham gia vào quá trình ra quyết định như những thành viên bình đẳng, và quyết định cuối cùng được đưa ra là dựa trên những lý lẽ có sức thuyết phục chứ không chủ yếu dựa trên thẩm quyền, có như vậy thì cơ quan đơn vị mới không có những người đến văn phòng chỉ nhìn đồng hồ mong đến giờ tan sở, mà là những người làm việc tự nguyện không kể giờ giấc, để đạt được mục tiêu chung. Nhờ tinh thần hợp tác, họ gắn 30 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Nxb CTQG 1995, tâ ̣p 3, tr. 108 50 kết với nhau như một khối thống nhất về ý chí và về tinh thần phục vụ, mỗi người không chỉ cố gắng hết sức để làm trọn phần việc của mình mà còn tôn trọng phần việc và sự đóng góp của người khác, và do đó mỗi người đều là một phần không thể thiếu của tổ chức. Chìa khóa tạo ra tinh thần hợp tác làm việc ấy, xét về mặt quản lý là sự trao quyền và chia sẻ thông tin, cung cấp cho những người cấp dưới kỹ năng, nguồn lực, thẩm quyền, động cơ để họ thực hiện phần việc được giao, đồng thời đòi hỏi ở họ trách nhiệm giải trình đối với những quyết định, hành động, và kết quả công việc của họ.Triết lý cơ bản của sự trao quyền là người ta làm việc tốt hơn khi hứng thú với công việc của họ, và sự hứng thú này được tạo ra khi ta được quyền quyết định những việc thuộc phạm vi của mình và thấy được quyết định của mình đã mang lại được kết quả ra sao. Kết luâ ̣n chương 1 Đạo đức công vụ là hệ thống nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa đội ngũ cán bộ, công chức với tổ chức, công dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ công, trong giao dịch hành chính. Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. Cũng như đạo đức của con người nói chung , đạo đức công vụ không phải là cái bẩm sinh , mà đó là kế t quả của quá trình rèn luyệ n tu dưỡng của công chức. Đó còn là kế t quả của giáo dục – đào ta ̣o mà chủ thể là các tổ chức chính trị, tổ chức chính tri –̣ xã hội. Người công chức toàn diê ̣n phải là người vừa có năng lực tổ chức , hoạt đô ̣ng thực tiễ n giỏi , vừa là người có đa ̣o đức . Trong điề u kiê ̣n phát triể n kinh tế thi ̣trường , bên ca ̣nh đa ̣i bô ̣ phâ ̣n công chức luôn luôn nêu cao tinh thầ n trách nhiệm, tâ ̣n tâm, tâ ̣n tu ̣y phu ̣c vu ̣ nhân dân , phục vụ đất nước , hiê ̣n vẫn còn một bô ̣ phâ ̣n công chức nói chung, công chức cấ p huyê ̣n nói riêng có biể u 51 hiê ̣n suy thoái phẩ m chấ t đa ̣o đức , ảnh hưởng không tốt đến công việc và uy tín người công chức trong sự nghiệp đổi mới đấtnước . Đứng trước thực trạng đó, nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ cho công chức cấ p huyê ̣n càng trở nên cấ p thiế t, có như vậy họ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao , mới thực sự là “ công bô ̣c của dân” – như Bác Hồ từng căn dă ̣n. 52 Chương 2 NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAYTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. Thực trạng việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,82 km2 dân số đến 31/12/2009 là 1.127.430 nghìn người. Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm kinh tế, văn hóa của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính đó là: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Tính đến ngày1/7/2014, công chức cấp huyện tỉnh Thái Nguyên gồm: 1461 người, trong đó nữ 803 người chiếm 54,96%, công chức là dân tộc thiểu số 273 người chiếm 18,68%, Đảng viên 1372 người chiếm 93,90% Về trình độ chuyên môn: Thạc sỹ : 82 người, chiếm 0,56 % Đại học : 1187 người, chiếm 81,24 % Cao đẳng : 136 người, chiếm 0,93% Trung cấp : 61 người, chiếm 0,41% Còn lại : 4 người (sơ cấp), chiếm 0,02% 53 Về trình độ văn hóa và lý luận chính trị : Cao cấp có 273 người, chiếm 18,68 %; trung cấp :698 người, chiếm 47,77%; Cử nhân :18 người, chiếm 0,12%; sơ cấp:59 người, chiếm 0,40% Về trình độ tin học , ngoại ngữ: Trung cấp trở lên có 18 người, chiếm 0,12%; chứng chỉ A,B :1210 người, chiếm 82,81% Về cơ cấu , ngạch bậc : Chuyên viên cao cấp và tương đương có 01 người, chiếm %; Chuyên viên chính và tương đương:81 người, chiêm 0,12%; chuyên viên và tương đương :1247 người, chiếm 85,35%; cán sự và tương đương có141 người, chiếm.9,65%; nhân viên:18 người, chiếm 0,12%. [34] 2.1.1. Vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay Chủ thể chính của việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện đó chính là các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội của huyê ̣n và tỉnh. Ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, đội ngũ công chức cấp huyện nói riêng và cán bộ công chức trong tỉnh nói chung đã được từng bước bước nâng cao về mọi mặt. Các cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã xác định được đội ngũ công chức là lực lượng lao động xã hội đặc biệt, là nguồn nhân lực có đặc thù riêng, lao động của họ gắn liền với quyền lực nhà nước, hoặc phục vụ cho lao động quyền lực nhà nước nhằm mục tiêu cuối cùng là phục vụ nhân dân. Do đó việc xây dựng đội ngũ công chức là công tác thiết yếu nhằm đảm bảo tính thống nhất, cũng như sự phân cấp rõ rệt,phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, giữa các cấp chính quyền. Vì thế, xây dựng đội ngũ công chức có vai trò hết sức quan trọng trong tổng thể chương trình cải cách hành chính ở nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong giai đoạn này tạo tiền đề vững chắc để Thái Nguyên 54 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trước năm 2020, góp phần thúc đẩy phát triển vùng trung du miền núi Bắc Bộ, [33],vì vậy các cấp ủy, chính quyền ở tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng tới những vấn đề sau của công chức: Thứ nhấ t , những kế t quả đa ̣t đươ ̣c trong viê ̣c nâng cao lòng yêu nghề , tinh thầ n tâ ̣n tu ̣y với công viê ̣c. Xuấ t phát từ quan niê ̣m yêu nước là bâ ̣c thang cao nhấ t trong hê ̣ giá tri ̣ đa ̣o đức truyề n thố ng dân tô ̣c , mà yêu nước trên lập trường của giai cấp vô sản là yêu nước xã hội chủ nghĩa , là suốt đời phục vụ cho Đảng , cho dân tô ̣c, cho nhân dân . Do đó giáo du ̣c lý tưởng cách ma ̣ng , nâng cao lòng yêu quê hương đấ t nước và cu ̣ thể hóa tiǹ h yêu đó trong công viê ̣c hàng ngày của đô ̣i ngũ công chức cấp huyện đó là lòng yêu nghề, tinh thầ n tận tụy với công viê ̣c. Đây là mô ̣t trong những nô ̣i dung đươ ̣c các cấ p ủy , chính quyền tỉnh Thái Nguyên hế t sức coi tro ̣ng và thường xuyên tiế n hành. Mô ̣t trong những biể u hiê ̣n cu ̣ thể của chủ trương , quan điể m này là tổ chức, thực hiện có hiệu quả, thiết thực Chỉ thị số 03 - CT/TW, ngày 14-52011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thành hoạt động thường xuyên, trở thành công việc thực hiện hàng ngày của cán bộ , công chức, viên chức cấ p huyê ̣n trong tỉnh , gắn với triển khai chương trình hành động của công đoàn viên chức Việt Nam thực hiện Nghị quyết 20 – NQ/TW trong đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng nâng cao lòng yêu nghề , tinh thầ n tâ ̣n tu ̣y với công viê ̣c . Hế t lòng phục vụ nhân dân, xứng đáng là “ công bô ̣c” của dân – như Chủ tich ̣ Hồ Chí Minh đã từng căn dặn. Trong những năm qua ở tỉnh Thái Nguyên, Đảng, chính quyền tỉnh rất quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức nói chung và công chức cấp huyện nói riêng, trong đó tập trung vào 55 công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thông các cuộc vận động, các phong trào như: “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào tấm gương người tốt, việc tốt...qua đó từng bước nâng cao nhận thức và hành động của đội ngũ công chức trong hoạt động công vụ nhằm mục phu ̣c vu ̣ lơ ̣i ích chiń h đáng của nhân dân [33]. Nhiều tấm gương tiên tiến , điể n hiǹ h trong công viê ̣c đã đươ ̣c nhân dân ca ngơ ̣i, đă ̣t niề m tin yêu vào người cán bô ̣ của nhân dân. Thứ hai: những kế t quả đa ̣t đươ ̣c trong viê ̣c nâng cao ý thức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho cán bộ công chức cấ p huyê ̣n ở Thái Nguyên thời gian qua. Ở công tác này có nhiều công chức đã có những sáng kiến về việc thực hiện như đưa vào công tác thi đua việc thực hiện tiết kiệm, đẩy mạnh phong trào thi đua người tốt việc tốt, nêu gương trong công tác... Đặc biệt cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị- xã hội của tỉnh luôn coi trọng việc gắn nhiệm vụ này với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tại địa phương, đơn vị mình, nhất là xác định một số nội dung cụ thể, một số vấn đề tư tưởng, đạo đức gây bức xúc trong ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, để tập trung chỉ đạo giải quyết mang lại kết quả, từ đó củng cố niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Quan tâm đúng mức với vấn đề xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ và cán bộ, đảng viên. Từ công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai đòi hỏi tinh thần chủ động, sáng tạo của các ngành, các cấp, của mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng , chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, lần 2 (khóa VIII) và Hội nghị lần thứ tư khóa XI , nhất là nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, tự phê bình và phê bình; thông qua đó giáo dục, rèn luyện cán bộ , đảng viên. Đặc biệt là viê ̣c triển khai thực 56 hiện nghiêm túc cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí - thứ “giặc nội xâm” vô cùng nguy hiểm, làm trong sạch bộ máy chính quyền của tỉnh; coi trọng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm các quy định về trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, lối sống; đồng thời, phát huy dân chủ rộng rãi của quần chúng tham gia góp ý cho cán bộ, đảng viên. Thứ ba,những kế t quả đa ̣t đươ ̣c trong giáo dục đào tạo, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn , nghiệp vụ cho công chức cấ p huyê ̣n để ho ̣ hoàn thành xuấ t sắ c nhiê ̣m vu ̣ đươ ̣c giao. Đứng trước thời cơ và thách thức trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trong Văn kiện đại hội VIII Đảng ta đã xác định việc củng cố xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời đại là nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực cán bộ, đảng viên. Cụ thể như sau: “Mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn. Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được qui định thành chế độ. Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa”. Vậy chuyện học đối với từng cán bộ, đảng viên không chỉ là nhu cầu và quyền lợi mà còn là nhiệm vụ bắt buộc. Học để trang bị cho mình điều kiện cần và đủ để thích ứng và chuyển nhanh từ con người truyền thống thành con người hiện đại. Ở tỉnh Thái Nguyên, toàn tỉnh đang tập trung vào việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công chức, đặc biệt công chức cấp huyện. Những năm qua thực hiện quyết định số 874 TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức nhà nước, hàng năm tỉnh Thái Nguyên đưa đi đào tạo bồi dưỡng khoảng trên 20 nghìn lượt người, trong đó bồi dưỡng về lý luận chính trị là : 916 người đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ là :1461 người 57 (thạc sỹ :82, đại học: 1178, cao đẳng :136, trung cấp : 61, lượt người ) đào tạo về quản lý nhà nước: 798 (Chuyên viên cao cấp và TĐ: 5 người, chuyên viên chính và TĐ: 112 người, chuyên viên và TĐ: 681 người ) đào tạo về tin học, ngoại ngữ, hội nhập kiến thức quốc tế, và các kiến thức chuyên môn khác, đào tạo sau đại học.[34] Thực tế đã cho thấy, hiện nay đại đa số cán bộ, đảng viên đều nhận thức được việc học tập là quyền lợi và nhiệm vụ chính trị của mình; hiểu theo cách khác học là tồn tại, lười học tập là đồng nghĩa với tụt hậu, thoái hóa. Nhưng lại có một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên còn thờ ơ, an phận, tự mãn không quan tâm đến học tập nâng cao trình độ, thiếu cập nhật, thiếu hiểu biết. Từ đó dẫn đến lệch lạc về tư tưởng, tâm trạng bi quan, dao động, mất lòng tin, mất phương hướng, làm chậm tiến trình đổi mới tư duy trong mọi lĩnh vực hoạt động của Đảng và nhà nước. 2.1.2. Vai trò của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên trong việc nâng cao đạo đức công vụ Phép biện chứng duy vật mác - xít khẳng định rằng vận động là một quá trình “tự thân” , là quá trình tự giải quyết các mâu thuẫn vốn có trong sự vâ ̣t, hiê ̣n tươ ̣ng – đây đươ ̣c coi là mô ̣t trong những nguyên lý hế t sức bản của triế t ho ̣c Mác . Với ý nghiã đó việc nâng cao đạo đức công vụ cho đô ̣i ng ũ công chức cấ p huyê ̣n trước hế t phải là trách nhiê ̣m của đô ̣i ngũ này . Hay nói cách khác chất lượng và hiệu quả của việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấ p huyê ̣n phu ̣ thuô ̣c rấ t lớn vào ý thức tự giác , tinh thầ n trá ch nhiê ̣m, vào việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức của họ. Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo có sự tham gia của nhiều chủ thể trong đó có nền công vụ. Nền công vụ đóng vai trò chủ yếu trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, thể chế hóa các nghị quyết thành pháp luật thực thi trong xã hội , cán bộ công chức là lực lượng nòng cốt có vai trò cực kỳ quan trọng trong quản lý tổ chức thực hiện 58 công việc nhà nước , nhiệm vụ của họ là thực thi công vụ thực thi pháp luậ t, thực thi quyền lực nhà nước , là người đem đường lối chính của nhà nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành, đồng thời nắm tình hình triển khai thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước, phản ánh lại cho Đảng và nhà nước điều chỉnh, sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với thực tiễn, ở đây vị trí vai trò của cán bộ công chức như cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân, vì vậy có đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực tốt là nhân tố quyết định sự thành bại của đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước Cán bộ công chức là công bộc của nhân dân, có vai trò quan trọng trong bảo đảm kỷ cương phép nước, bảo vệ pháp luật và công lý, bảo vệ các quyền tư do dân chủ, quyền con người, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm trật tự xã hội, chống lại các hành vi xâm hại pháp luật tùy tiện vô chính phủ, họ cũng là người tiên phong đi đầu trong công cuộc đấu tranh với tệ quan niên tham nhũng, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ công chức , trong những năm qua đội ngũ công chức cấp huyện tỉnh Thái Nguyên đã thể hiện được rõ nhưng ưu điểm và sự cố gắng của mình trong công tác Thứ nhất : hầ u hế t công chức cấp huyện tỉnh Thái Nguyên đã luôn làm tròn bổn phận, nghĩa vụ đạo đức của mình trước nhân dân với tinh thần thái độ cao nhất. Trong thời gian qua, đô ̣i ngũ công chức cấ p huyê ̣n tỉnh Thái Nguyên về cơ bản đã hoàn thành tố t chức năng , nhiê ̣m vu ̣ của mình . Thực hiện những dịch vụ hành chính công có chất lượng cao, vận hành sử dụng tài sản công theo hướng tối đa hóa lợi ích, luôn nâng cao chất lượng và kỹ năng phục vụ nhân dân, cố gắng vượt qua khó khăn thử thách để phán đấu hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân công của tổ chức, có lối sống 59 lành mạnh, giản dị gắn bó với nhân dân, góp phần quyết định vào sự nghiệp đổi mới xây dựng phát triển tỉnh nhà. Thứ hai: Hầ u hế t cán bộ công chức đã không ng ừng tu dưỡng , rèn luyện đạo đức cách mạng , tích cực học tập nâng cao trình độ , chịu học, biết học, và học có hiệu quả , luôn bám sát thực tiễn và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, cố gắ ng tích lũy kiến thức , kinh nghiệm và trao dồ i kỹ năng công tác, rèn luyện bản lĩnh chin ́ h tri ̣và năng lực thực tiễn của miǹ h để đáp ứng nhu cầ u, nhiê ̣m vu ̣ ngày mô ̣t nă ̣ng nề hơn. Thứ ba, trong quá trình làm việc cán bộ công chức luôn nêu cao ý thức trách nhiệm của mình trước nhân dân. Có ý thức tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của công dân; kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tời không cần thiết, công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về trình tự, thủ tục hành chính nhằm tránh tình trạng cán bộ, công chức lợi dụng kẽ hở từ những quy định của pháp luật và vận dụng tùy tiện trong giải quyết công việc. Thứ tư, luôn luôn có thái độ tôn trọng nhân dân, tôn tro ̣ng đồ ng nghiê ̣p. Thực hiê ̣n theo đúng lời căn dă ̣n của Bác Hồ ta ̣i buổ i nói chuyê ̣n với cán bô ̣ tại tỉnh Thanh Hóa ngày 20-2-1947 là, mô ̣t - đố i với nhân dân: “Phải tôn kính nhân dân, phải làm cho dân t in, phải làm gương cho dân . Muố n cho dân phu ̣c phải được dân tin , muố n cho dân tin phải thanh khiế t” và hai - đố i với đồ ng chí mình là phải : “ thân ái với nhau , nhưng không che đâ ̣y những điề u dở . Học cái hay , sửa chữa cái dở . Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau . Không nên ghen ghét đố ky ̣ và khinh kẻ không bằ ng mình . Bỏ lối hiếu danh , hiế u vi…” ̣ . Trong thời gian qua , đa ̣i bô ̣ phâ ̣n công chức Thái Nguyên nói chung, công chức cấ p huyê ̣n tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã phấ n đấ u hế t miǹ h vì dân vì nước , chăm lo đế n công viê ̣c , tâ ̣n tu ̣y phu ̣c vu ̣ nhân dân , hế t lòng thương yêu đồ ng nghiê ̣p , phấ n đấ u để xây dựng tin̉ h Thái Nguyên ngày càng 60 giàu đẹp như mong muốn của Bác Hồ cũng như ước nguyê ̣n của nhân dân các dân tô ̣c Thái Nguyên. Tuy nhiên, bên cạnh những cán bộ công chức tâm huyết, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, thì vẫn có một số cán bộ, công chức tỏ thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu khi giải quyết công việc, trách nhiệm xử lý công việc chưa cao, còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, "ăn thật làm giả" và người gánh chịu thiệt hại, hậu quả không ai khác chính là nhân dân. Tinh thần, thái độ một số cán bộ, công chức chưa thường xuyên học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác hạn chế, làm việc cầm chừng, qua ngày, không có chất lượng và hiệu quả rõ rệt, coi công việc nhà nước như là chỗ trú chân an toàn, còn lại dành trí tuệ, sức lực của mình cho các hoạt động bên ngoài cơ quan để kiếm sống thêm hay còn gọi là "chân ngoài dài hơn chân trong ", gây nên sự bất bình trong dư luận và ảnh hưởng không tố t đến uy tín của công chức nhà nước đối với người dân.. Nguyên nhân của thực trạng trên Đa ̣t đươ ̣c những thành tích to lớn trên đây, trước hế t là sự quan tâm của hầ u hêt các cấ p ủy Đảng , chính quyền trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấ p huyê ̣n ở Thái Nguyên ; đó còn là kế t quả của sự nỗ lực , quyế t tâm của đông đảo công chức cấ p huyê ̣n trong tỉnh; là sự chăm lo , giúp đỡ của nhân dân các điạ phương, của các tổ chức chính trị- xã hội v.v. Tuy nhiên cũng có lúc , có nơi các tổ chức Đảng , chính quyền một số điạ phương trên điạ bàn tỉnh chưa có sự quan tâm đúng mức đế n việc giáo dục tinh thần trách nhiệm cho công chức , xử lý chưa nghiêm các trường hợp vi phạm đạo đức công vụ; thiếu những quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm của cán bộ công chức; cơ chế quản lý, kiểm tra giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ công chức còn hạn chế. Nhiều cán bộ công chức chưa nhâ ̣n tthức đúng đắ n ý nghiã 61 và giá trị chuẩn mực đạo đức , nhân cách nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Mô ̣t nguyên nhân khác không kém phầ n quan tro ̣ng chính là chỗ nhiề u lúc công chức chưa có được sự thay đổi từ mô hình "Nhà nước cai trị" sang "Nhà nước phục vụ", cho nên, không ít cán bộ, công chức chưa nhận thức được rằng, họ đang có trách nhiệm phục vụ nhân dân , là “ công bộc” của dân mà ngược lại , họ lại lầm tưởng rằng , họ đang là những "đấng bề trên " của nhân dân. Từ đó, họ tiếp tục nhầm lẫn và vi phạm những nguyên tắc sơ đẳng khi thi hành công vụ , hành dân, họ trở thành những ông “quan cách ma ̣ng” . Họ không làm đúng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là : "Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân", "đày tớ là phục vụ nhân dân". Trong thực tế vẫn còn không ít cán bộ, công chức giải quyết công việc cho dân theo kiểu "ban ơn", "ban phát", chưa thực sự thấ y đươ ̣c đây là quan hệ giữa người phục vụ và người được phục vụ mà còn mang nặng dấu ấn của quan hệ cai trị kiểu cũ tức là quan hệ thiếu bình đẳng, thiếu tôn trọng. Người dân đóng thuế để nuôi công chức nhưng luôn phải đóng vai đi xin, còn đội ngũ cán bộ, công chức là người đi cho, ban phát những gì mà vốn không phải là của họ. Ngoài ra còn có một số ít cán bộ , công chức được tuyển dụng theo con đường "quyền, tiền, quan hệ" không có tr ình độ chuyên môn , năng lực công tác hạn chế, làm việc cầm chừng, qua ngày, không có chất lượng và hiệu quả. Tìm hiểu nguyên nhân tồn tại , yế u kém trong viê ̣c nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ cho công chức cấ p huyê ̣n có ý nghiã quan tro ̣ng để đề ra giải pháp khắc phục, nhằ m xây dựng mô ̣t nề n hành chiń h trong sa ̣ch , vững ma ̣nh vì mu ̣c tiêu dân giàu, nước ma ̣nh, dân chủ, công bằ ng, văn minh. 62 2.2. Một số giải pháp chủ yế u nhằm nâng cao đạo đức công vu ̣ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay Trong quá trình thực thi công vụ, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay là phải đạt mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội Chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Với ý nghĩa đó, đạo đức công chức cần được chuẩn mực trở thành bắt buộc mang tính nguyên tắc dựa trên pháp luật. Do vậy để nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ cho công chức cấ p huyê ̣n, trước mắ t cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây: 2.2.1 Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay Giáo dục nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức là một quá trình gian khổ lâu dài và mang tính tự giác cao, công việc đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực và tham gia của nhiều lực lượng, tổ chức, cá nhân, trong đó lực lượng nòng cốt là cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Ở tỉnh Thái Nguyên, cấp ủy Đảng Thái Nguyên với vai trò là chủ thể chính của việc nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức, đã rất chú trọng đến việc xây dựng, đào tạo trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong, có đủ năng lực và tổ chức lãnh đạo phong trào. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định vai trò lãnh đạo của và sự quản lý của nhà nước đối với nền hành chính là rất to lớn, điều đó nhằm bảo đảm cho một nền hành chính giữ vững được bản chất giai cấp công nhân, bản chất dân chủ, thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Do vậy mô ̣t trong những viê ̣c làm có ý nghiã thiế t 63 thực ảnh hưởng trực tiế p đế n nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ cho công chức cấ p huyê ̣n đươ ̣c tin ̉ h chú ý là quan tâm công tác bảo vệ chính trị nội bộ , nhất là việc nắm chắc tình hình cơ sở, thực hiện tốt nhiệm vụ thẩm tra, thẩm định cán bộ để quy hoạch, tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ gắn chặt với công tác kiểm tra, giám sát. Thông qua giám sát đã kịp thời phát hiện những trường hợp có dấu hiệu vi phạm để kiểm tra làm rõ; chỉ ra những tồn tại, hạn chế để kịp thời khắc phục, rút kinh nghiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nhà nước và các cơ quan nhà nước ở điạ phương cầ n xây dựng và hoàn thiện quy chế công vụ, đạo đức công vụ thông qua hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy của các cơ quan nhà nước cho từng loại, từng chức danh công chức. Cụ thể hóa những giá trị đạo đức như lòng trung thành, tinh thần cần, kiệm, liêm chính,… thành những chuẩn mực cụ thể trong hành vi công vụ. Phát huy dân chủ trên cơ sở những quy định và chuẩn mực pháp luật , tạo điều kiện để nhân dân tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước cấ p huyê ̣n . Xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ, công chức (quy trình, nội dung đánh giá) theo hướng công khai, dân chủ, có sự tham gia của dư luận xã hội và công dân. Đầu tư nghiên cứu về những giá trị, lý tưởng đạo đức công vụ để từng bước cụ thể hóa thành những chuẩn mực pháp luật, nhất là đẩy mạnh nghiên cứu đạo đức công vụ trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cụ thể là: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật cán bộ, công chức… cho phù hợp với thực tiễn, dựa còn đời sống và thực thi trách nhiệm, nhiệm vụ. Việc luật hóa đầy đủ trách nhiệm của cán bộ, công chức, và hình thành cơ chế giám sát chặt chẽ, có chế tài nghiêm minh đối với những vi phạm về đạo đức và trách nhiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức hiện nay. 64 Hội đồng nhân dân , mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cũng góp phần to lớn vào việc nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức cấp huyện . Để làm được điều đó trước mắ t các tố chức này cần phải đánh giá đúng vị trí vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, các tổ chức này cần làm tốt công tác giám sát chặt chẽ các hoạt động của công chức trên địa bàn, nhất là việc quản lý, sử dụng đất đai, sử dụng quỹ tài sản chung, quỹ do nhân dân đóng góp. Hội đồng nhân dân phải gắn bó mật thiết với nhân dân, lắng nghe ý kiến dư luận của nhân dân, phối hợp tốt với mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội và ban thanh tra nhân dân dể kịp thời phát hiện những dấu hiệu hành vi vi phạm để sớm có biện pháp khắc phục cũng như ngăn chặn kịp thời không để sảy ra nhưng hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra , các cấp ủy Đảng , chính quyền các cấp tỉnh , huyê ̣n cầ n tâ ̣p trung chỉ đa ̣o có hiê ̣u quả viê ̣c ho ̣c tâ ̣p và làm theo tấ m gương đa ̣o đức Hồ Chí Minh . “ Đưa viê ̣c học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nhiê ̣m vu ̣ thường xuyên của cán bô ̣ , đảng viên , tổ chức đảng” 31 [5, tr. 57] 2.2.2 Đổi mới công tác cán bộ, góp phần nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay Môi trường xã hội của cán bộ, công chức là quan hệ giữa nhân viên với nhân viên, giữa nhân viên với lãnh đạo; cơ chế điều hành, đánh giá và sử dụng công chức. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công chức, cần một xã hội thân thiện, bình đẳng, chân thành, đánh giá khách quan và chính xác năng lực, phẩm chất của mỗi thành viên trong cơ quan, đơn vị và sử dụng đúng năng lực của họ. Yêu cầu có cơ chế đánh giá đúng năng lực, phẩm chất cá nhân của công chức là rất quan trọng. Điều đó không chỉ tạo tiền đề cho việc sử dụng đúng người đúng việc, mà còn khuyến khích được người tài, 31 Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam, Văn kiê ̣n Đại hội lầ n thứ XI, Nxb CTQG 2011, tr.57. 65 người giỏi phát huy năng lực đóng góp cho cơ quan đơn vị , qua đó đóng góp cho đấ t nước và xã hội. Ở tỉnh Thái Nguyên trong nhiều năm qua, việc đánh giá cán bộ công chức còn chưa thực sự chính xác, nhiều đơn vị địa phương trong đánh giá còn mang nặng tính chủ quan, hình thức, xuề xòa, qua loa,thiếu căn cứ khách quan, thậm chí có nơi vì nể nang, phe cách mà đánh giá sai lệch gây nên bất bình trong nội bộ cơ quan, mặt khác việc đánh giá còn thiếu tiêu chí cụ thể , chưa đồng nhất giữa các đơn vị , chưa có những quy định rõ ràng khiến cho việc đánh giá cũng chưa đạt kết quả cao như mong muố n. Để khắc phục những điều trên, trong công tác cán bộ, công chức đòi hỏi phải có căn cứ khoa học cụ thể chi tiết , lấy chất lượng và hiệu quả công việc mà công chức thực hiện trên thực tế để làm thước đo , đặc biệt chú trọng những phẩm chất đạo đức trong công việc như : thái độ thẳng thắn , vô tư khách quan, công tâm trong xử lý công việc , làm việc bằng nhiệt huyết nghề nghiệp của mình. Trong đánh giá công chức cũng cần chú ý năng lực cá nhân theo quan hệ xã hội, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn, trình độ đào tạo, định hướng giá trị nghề nghiệp. Cần đánh giá một cách toàn diện, để làm rõ những ưu điểm , nhược điểm của người cán bộ công chức , từ đó xác định được đúng năng lực , trình độ, chức trách, nhiệm vụ công việc công chức đảm nhiệm góp phầ n nâng cao hiê ̣u quả công tác. Trong bối cảnh hiện nay khi đánh giá cần rất cần lưu ý đến việc kiên định mục tiêu lý tưởng của cán bộ công chức , điều này nó sẽ thể hiện rõ thái độ, quan điểm chính trị và lòng yêu nước, xây dựng, bảo vệ đất nước của mỗi người, trong khi thế giới và đất nước ta đang có những diễn biến phức ta ̣p, khó lường, đặc biệt là tình hình biển Đông hiện nay. Trong bố i cảnh đó, các cấp ủy Đảng và chin ́ h quyề n phải tăng cường công tác giáo du ̣c chiń h tri ̣tư tưởng , kiên đinh ̣ chủ nghiã Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh , quyế t tâm làm thấ t 66 bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch , cũng như khắc phục tình trạng “ tự diễn biến”, “ tự chuyể n hóa” trong mô ̣t bô ̣ pha ̣n công chức hiê ̣n nay. Bên cạnh đó, cần có chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp với cán bộ, công chức dựa trên nguyên tắc về sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và trách nhiệm. Cải cách hệ thống tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo trả đúng sức lao động và giá trị cống hiến của cán bộ, công chức tạo động lực thực hiện công vụ là giải pháp có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nâng cao phẩm giá người cán bộ, công chức. Xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khuyến khích sự tận tâm thực hiện công vụ, khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần đối với cán bộ, công chức làm việc tốt, tận tụy và trong sạch. Là một tỉnh miền núi , từng đươ ̣c mê ̣nh danh là “ Thủ đô gió ngàn” , ngoài những quy định chung , mang tiń h phổ biế n , cũng cần chú ý đến tính đă ̣c thù, cái riêng đối với một số huyện của tỉnh miề n núi Thái Nguyên. Chính sách ưu tiên, ưu đaĩ không tuyê ̣t đố i hóa cái riêng nhưng sẽ là rấ t cầ n thiế t để tạo điều kiện cho các huyện vùng sâu , vùng xa có thể vươn lên , đuổ i kip̣ các huyê ̣n khác có điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i t rong phát triể n kinh tế , xã hội . Giải phápnày vừa gián tiếp, vừa trực tiế p ta ̣o điề u kiê ̣n để công chức cấ p huyê ̣n nơi đây hoàn thành tố t chức trách , nhiê ̣m vu ̣ của mình , góp phần nâng cao đạo đức công vu ̣. 2.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra , giám sát việc thực thi công vụ của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay Hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ , công chức , tăng cường hiệu lực , hiệu quả kiểm tra , giám sát , ngăn ngừa và xử phạt hành vi vi phạm đạo đức công vụ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị , nghị quyết của Đảng , chính sách pháp luật của Nhà nước đố i với bộ công chức nhất là cán bộ công chức cấp huyện, nhằm giữ nghiêm kỷ cương của nền hành chính công vụ, 67 kiểm tra giám sát là một biện pháp quan trọng trong việc xây dựng nền hành chính trong sạch vững mạnh. Quá trình kiểm tra giám sát bao gồm nhiều nội dung, nhưng trước hết phải chú trọng đến việc thực hiện pháp luật của đội ngũ cán bộ công chức và việc thực thi các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Tăng cường kiểm tra giám sát về phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Đối với cấp ủy Đảng và chính quyền trong kiểm tra giám sát cần lắng nghe dư luận của quần chúng nhân dân, tiếp nhận ý kiến của mặt trận tổ quốc và tổ chức đoàn thể khác, trong quá trình đó khi phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm minh, kịp thời, công bằng những trường hợp vi phạm đạo đức công vụ để củng cố niềm tin với nhân dân. Tăng cường kiểm tra, giám sát kết hợp với khen thưởng, kỷ luật. Đấy là sự kết hợp hợp lý giữa các biện pháp để tạo ra động lực cho người lao động nói chung và cho công chức hành chính. Kiểm tra, giám sát được thực hiện với nhiều cấp độ, quy mô, tính chất, phương pháp khác nhau, tuy vậy yêu cầu căn bản đối với hoạt động này không phải là để kỷ luật mà quan trọng hơn là phát hiện, ngăn chặm, khắc phục kịp thời các sai lầm, khuyết điểm, vi phạm của công chức trong thực thi công vụ. Tránh tình trạng thực hiện kiểm tra, giám sát theo kiểu “dò xét, xoi mói”, nghiêm trọng hơn là lợi dụng kiểm tra, giám sát để trù dập vì như vậy sẽ gây ức chế, ảnh hưởng đến tâm lý tích cực Thực hiện công khai hóa quá trình tuyển chọn, sử dụng đánh giá cán bộ, công chức, đưa các yếu tố về đạo đức công vụ vào nội dung tuyển dụng và đánh giá kết quả hoạt động. Phải có quy định rõ, cụ thể các hành vi cán bộ, công chức được làm hoặc không được làm, công khai các lợi ích của họ, có chế tài xử phạm nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, tùy theo mức độ vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu cực, tham nhũng. 68 Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và hoạt động công vụ, đảm bảo quyền dân chủ cơ sở để dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ. Hoàn thiện cơ chế quản lý và làm rõ thẩm quyền quản lý từng loại cán bộ, công chức của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong quản lý hoạt động công vụ của cấp dưới thuộc quyền. Cần kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời và công bằng những sai phạm của cán bộ, công chức có hành vi vi phạm đạo đức công vụ. Với những hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tình tiết nghiêm trọng cần phải được xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời và công bằng nhằm góp phần giáo dục và răn đe cán bộ, công chức, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật. Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình trong tất cả các cơ quan hành chính các cấp nhằm đề cao giá trị đạo đức, sự hướng thiện của con người, ngăn ngừa, hạn chế sa sút, suy thoái đạo đức. Cần xây cơ chế trách nhiệm người đứng đầu, trong đó có quy định về từ chức. Vấn đề từ chức rất cần sức mạnh của dư luận xã hội, như là một nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, từng cá nhân cán bộ, công chức, loại bỏ những cơ chế, thủ tục dẫn tới khả năng tiêu cực, sách nhiễu nhân dân nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức làm điều tốt, có điều kiện cống hiến, phát huy năng lực phục vụ đất nước và nhân dân. Quy định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan chủ trì và trách nhiệm của các cơ quan phối hợp. Ngoài ra, cần tiến hành rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định nội bộ về quy trình, thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho việc tiếp nhận và xử lý công việc của công dân; kiên quyết loại bỏ những khâu trung gian, thủ tục rườm rà, chồng chéo, những loại giấy tời không cần thiết, công 69 khai hóa, minh bạch hóa các quy định về trình tự, thủ tục hành chính nhằm tránh tình trạng cán bộ, công chức lợi dụng kẽ hở từ những quy định của pháp luật và vận dụng tùy tiện trong giải quyết công việc. 2.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ công chức cấp huyện ở Thái Nguyên trong việc nâng cao đạo đức công vụ Các giải pháp trên đây là hết cơ bản , là quan trọng, nhưng giải pháp có ý nghĩa quyế t đinh ̣ trong viê ̣c nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ la ̣i là viê ̣c phát huy tính tích cực, chủ động, tiên phong, gương mẫu của đội ngũ công chức cấp huyện ở Thái Nguyên trong mố i tương quan với các tổ chức chiń h tri ̣ , chính trị- xã hội. Điề u nay đươ ̣c quy đinh ̣ bởi nguyên lý cơ bản của phép biê ̣n chứng duy vâ ̣t mác- xít: vâ ̣n đô ̣ng là quá triǹ h tự thân. Công cuộc cải cách hành chính đang được tiến hành đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên, đồng thời cũng có tác động tích cực đến đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước trong tiến trình cải cách hành chính theo mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, có tính chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển động theo chiều hướng tốt, còn không ít cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước làm việc thiếu tích cực. Điều không khó bắt gặp là, nhiều cán bộ công chức thiếu sự năng động, sáng tạo, chậm đổi mới trong nếp nghĩ, cách làm. Tác phong quan liêu, hành chính, thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm... dẫn đến trì trệ, làm tổn hại đến lợi ích người dân, thậm chí vi phạm các quy định của pháp luật, dẫn đến mất cán bộ, thất thoát tài sản của Nhà nước và của công dân. Nếu tình trạng này không được khắc phục, cán bộ sẽ không phải là “công bộc của dân”. Theo đó, sự hài lòng của người dân với cơ quan công quyền sẽ thấp. 70 Để góp phần nâng cao tính tích cực lao động của cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, không có cách nào khác là phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật, xác định rõ nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm, cũng như các tiêu chí khen thưởng, xử phạt, gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật nơi cơ quan, công sở. Sẽ chưa thể hài lòng, khi Nhà nước đòi hỏi cán bộ công chức phải hết lòng vì công việc, tận tâm tận lực với việc của dân, của doanh nghiệp, trong khi Nhà nước lại chưa quan tâm giải quyết thỏa đáng đến các chế độ, chính sách cho cán bộ công chức. Vì vậy, giải quyết tốt chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp sẽ là cái gốc của vấn đề , là điều kiện hế t sức quan trọng để nâng cao tính cực, chủ động, tiên phong của người công chức. Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ công chức, thông qua việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, tạo cơ hội để cán bộ công chức phát triển năng lực, phát huy sở trường. Theo đó, cần xác định rõ danh mục công việc cho từng vị trí công chức, theo hướng, tại mỗi vị trí công tác phải mô tả được công việc, phải nêu được vị trí công việc, cũng như nhiệm vụ và trách nhiệm. Đặc biệt, cần công bằng, khách quan, minh bạch trong tuyển chọn, đánh giá, đề bạt cán bộ công chức, khắc phục nhanh những “lỗ hổng” có thể dẫn đến những sai sót về công tác nhân sự. Trong điều kiện hiện nay, cần coi trọng việc xây dựng và nâng cao vai trò của văn hóa công sở trong việc phát huy tính tích cực lao động của cán bộ công chức. Trong đó, lấy việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức và nhân dân về văn hóa công sở là nhiệm vụ hàng đầu, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có tác phong tốt, có văn hóa trong giải quyết công việc với nhân dân. Vấn đề cuối cùng là phải quan tâm cải thiện thu nhập, chăm lo đời sống vật chất và điều kiện làm việc cho cán bộ công chức, gắn với tăng cường giáo dục về giá trị nghề nghiệp, giúp cán bộ 71 công chức làm việc tích cực, hiệu quả, trách nhiệm lao động của cán bộ công chức trong tình hình hiện nay. Khơi dậy những nỗ lực, tiềm năng của công chức để thực hiện công việc tốt hơn. Thực tế đã cho chúng ta thấy không phải tất cả công chức đều có tinh thần, thái độ, hành động tích cực trong quá trình thực hiện công vụ. Bằng chứng là vẫn có những vi phạm, công chức bị kỷ luật và xử lý vi phạm pháp luật ở mức cao hơn do không hoặc vi phạm các quy định trong quá trình thực hiện công vụ. Có nhiều nguyên nhân được các nhà nghiên cứu đưa ra lý giải cho hiện tượng tiêu cực này như: không làm chủ, thiếu sự kiểm soát về lý trí bản thân; do bị rơi vào điều kiện hoàn cảnh khó khăn; do vô tình, thiếu cảnh giác, không thận trọng trong quá trình thực hiện công vụ v.v. trong số các nguyên nhân được đưa ra có nguyên nhân do thiếu tính tích cực nghề nghiệp nên không vượt qua được những khó khăn, thách thức, cám dỗ của đời sống xã hội nói chung.Cũng từ thực tế cho thấy có những công chức trong suốt quá trình lao động công vụ của mình luôn có những cố gắng, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ theo đó phát triển.Nhưng ngược lại cũng có công chức sau một thời gian công tác rơi vào trạng thái “an phận thủ thường” tức là thiếu sự cố gắng, nỗ lực trong thực hiện công vụ và nói khái quát hơn là thiếu tính tích cực nghề nghiệp. Với những đối tượng trên và ngay cả với đối tượng đã, đang có tính tích cực nghề nghiệp thì cũng luôn cần sự động viên, khuyến khích để tích cực hơn. Đấy thực chất là sự khơi dậy những nỗ lực, tiềm năng của công chức. Như vậy rõ ràng là phát huy tính tích cực nghề nghiệp có vai trò, ý nghĩa đối với việc khơi dậy những nỗ lực, tiềm năng của công chức để thực hiện công việc tốt hơn. Như vậy nâng cao tính tích cực nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là yêu cầu mà còn là nhiệm vụ của các cơ quan, người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước để từ đó đạt được hiệu suất làm việc cao. Trong quản lý 72 nguồn nhân lực thì đạt được hiệu suất làm việc tối đa là đạt được mục đích lý tưởng của các nhà quản lý . Trên thực tế chưa có một nhà quản lý đạt được điều này, tức là tin ̀ h trạng lãng phí nguồn nhân lực vẫn luôn tồn tại song hành với hoạt động quản lý. Công thức ở đây là làm sao giảm thiểu ở mức thấp nhất sự lãng phí trong sử dụng nhân lực, giải pháp được đưa ra có nhiều và trong đó có các biện pháp nâng cao tính tích cực nghề nghiệp với các biểu hiện cụ thể khác nhau như: khen thưởng, kỷ luật, tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ, thăng tiến nghề nghiệp… Như vậy rõ ràng là việc thực hiện các biện pháp để nâng cao tính tích cực nghề nghiệp có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý hiệu suất làm việc. Để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức cần có các yếu tố, điều kiện khác nhau như: thể chế chính sách, phương tiện vật chất - kỹ thuật, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức khác… trong các yếu tố, điều kiện đó thì con người - cụ thể hơn là những nỗ lực, cố gắng của con người đối với công việc là rất quan trọng. Từ đó cho thấy việc phát huy tính tích cực nghề nghiệp của công chức hành chính góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức Ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” (Quyết định số 1557/QĐTTg) đã xác định mục tiêu, quan điểm, nội dung và nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong đó có nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến việc phát huy tính tích cực nghề nghiệp của công chức hành chính như: “Hoàn thiện các quy định về tổ chức thi nâng ngạch công chức theo nguyên tắc cạnh tranh, quy chế tổ chức kỳ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh và nội quy thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh. Ban hành các quy định về tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn ngạch công chức. Ban hành các quy định về chế độ đánh giá công chức gắn với vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh công chức 73 và kết quả thực hiện nhiệm vụ”. Thực hiê ̣n tố t Quyế t đinh ̣ này sẽ góp phầ n không nhỏ trong viê ̣c nâng cao nề n đa ̣o đức công vu ̣. Kết luâ ̣n chương 2 Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền núi Bắc bộ, Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,82 km 2 dân số trung bình đến 31/12/2009 là 1.127.430 nghìn người . Tỉnh Thái Nguyên , là trung tâm kinh tế, văn hóa của khu Việt Bắc nói riêng , của vùng trung du miền núi Đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấ p huyê ̣n đó là : Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Trong thời gian qua , đa ̣i bô ̣ phâ ̣n công chức cấ p huyê ̣n ở tin̉ h Thái Nguyên giữ vững phẩ m chấ t đa ̣o đức , xứng đáng là “ công bô ̣c” của dân , góp phầ n tích cực cùng quân và dân Thái Nguyên xây dựng quê hương ngà y càng giàu đẹp. Tuy nhiên, hiê ̣n vẫn còn mô ̣t bô ̣ phâ ̣n nhỏ công chức cấ p huyê ̣n có biể u hiê ̣n suy thoái về đa ̣o đức , lố i số ng, gây ảnh hưởng không tố t đế n uy tín người công chức trong chế đô ̣ mới. Để đáp ứng yêu cầ u nhiê ̣m vu ̣ mới, để người công chức thực sự trở thành “công bộc” của dân , “đầ y tớ” của nhân dân , phấ n đấ u xây dựng nề n hành chính trong sạch, vững ma ̣nh, hiê ̣n đa ̣i vì mu ̣c tiêu dân giàu , nước ma ̣nh, dân chủ , công bằ ng, văn minh, thì cùng với viê ̣c không ngừng nâng cao trình đô ̣ chuyên môn , nghiê ̣p vu ,̣ tác phong công nghiệp trong mọi lĩnh vực hoạt đô ̣ng, viê ̣c nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ cho đô ̣i ngũ này phải đươ ̣c coi là nhiê ̣m vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng , chính quyề n và các tổ chức chiń h tri ̣ – xã hô ̣i ở tin ̉ h Thái Nguyên hiê ̣n nay cũng như của chiń h bản thân người công 74 chức. Để làm đươ ̣c điề u này cầ n có mô ̣t hê ̣ các giải pháp mang tiń h toàn diê ̣n , đồ ng bô ̣ và khả thi . Những giải pháp đươ ̣c tác giả nêu trong luâ ̣n văn của mình là nhằm góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ đó. 75 KẾT LUẬN CHUNG Đảng và Nhà nước ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó điểm đột phá là xây dựng một hành chính chính quy, chuyên nghiệp thực sự là của dân, do dân, vì dân, với mục tiêu: "Tập trung xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, đảm bảo quản lý thống nhất, thông suốt trên cơ sở phân công, phân cấp hợp lý, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thời kỳ mới, chuyển thành công nền hành chính sang phục vụ". Để đảm bảo cho công cuộc cải cách hành chính được thành công thì điều quan trọng nhất là con người, con người ở đây là công chức trong bộ máy hành chính nhà nước.Trong đó đạo đức công chức là một yếu tố vô cùng quan trọng và bức thiết nhất trong giai đoạn hiện nay. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Cán bộ, công chức là công bộc của dân...”, có bổn phận phục vụ nhân dân. Vì thế, đạo đức công chức thể hiện tính dân chủ trong công vụ mà công chức thực hiện đối với dân. Sự không thiên vị, vô tư và trong sáng chắc chắn sẽ làm cho người dân tin hơn vào Chính phủ, vào Nhà nước và ngược lại. Đạo đức công chức thể hiện trong những hoạt động cụ thể, hành vi cụ thể qua công việc cu ̣ thể của công chức. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, bên cạch những thuận lợi chúng ta đã không gặp ít những khó khăn thử thách cả về chính trị, kinh tế lẫn văn hóa- xã hội. Đứng trước thực tiễn ấy đòi hỏi đa số đội ngũ cán bộ công chức, đặc biệt công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên đã nêu cao tinh thần làm việc của mình hết lòng, hết sức phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, quyết tâm xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp bằng tinh thần cần cù chịu khó rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhân cách ham học hỏi . Tuy nhiên hiê ̣n nay cũng còn không ít công chức vẫn đã có những biểu hiện suy thoái về đạo đức với những biểu hiện như, lười học tập nâng cao trình độ, tiếp cận công nghệ hiện đại, quan niêu, tham nhũng, có thái độ hách dịch với 76 nhân dân... đã làm giảm đi uy tín của Đảng, nhà nước với nhân dân, ảnh hưởng tới cái nhìn của xã hội về hình ảnh của người công chức Chính vì vậy, việc nghiêm cứu tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức công vụ của một bộ phận công chức, và góp phần nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên là hiện nay là việc làm cần thiết . Muố n vâ ̣y cầ n thực hiê ̣n tố t mô ̣t số giải pháp sau đây: Thứ nhất: phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội trong việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện Thứ hai: đổi mới công tác cán bộ, góp phần nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay Thứ ba: tăng cường công tác kiểm tra , giám sát việc thực thi công vu của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Thứ tư: phát huy tính tích cực, chủ động, tiên phong của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Chúng ta tin tưởng một cách khoa học rằng , dưới sự lañ h đa ̣o của các cấ p ủy Đảng, sự quản lý của các cấ p chính quyề n , với quyế t tâm chính tri ̣cao đô ̣ của đô ̣i ngũ công chức tỉnh Thái Nguyên nói chung , công chức cấ p huyê ̣n nói riêng, nhấ t đinh ̣ Thái Nguyên sẽ xây dựng nề n hành chính trong sa ̣ch, hiê ̣n đa ̣i với đô ̣i ngũ công chức có phẩ m chấ t đa ̣o đức trong sáng , bản lĩnh chính trị vững vàng, phấ n đấ u vì mu ̣c tiêu dân giàu , nước ma ̣nh , dân chủ , công bằ ng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghiã xã hô ̣i. 77 DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO 1 Bùi Thị Long (2014), “ Một số vấ n đề về đạo đức công vụ trong giai đoạn hiê ̣n nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (10) 2 C.Mác- Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3 C.Mác- Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4 C.Mác- Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5 Chương trình KHCN cấp nhà nước (1995), Đề tài KX 07 04 “Giá trịĐịnh hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá tri”.Đề tài KX 0704, Hà Nội. 6 Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam (2011), Luật cán bộ , công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7 Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam (2014), Hiế n pháp nước Cô ̣ng hoà xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8 Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam . (2013), Luật Cán bộ, Công chức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9 Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015 10 Đảng cộng sản Việt Nam ( 2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư BCHTƯ khóa XI. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12 Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam (2011), Văn kiê ̣n Đại hội lầ n thứ XI , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13 Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam (2011), Văn kiê ̣n Đại hội lầ n thứ XI , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14 Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Na m (2011), Văn kiê ̣n Đại hội lầ n thứ XI , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 78 16 Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17 Đỗ Thị Ngọc Lan (2012), (Chủ biên), Nghiên cứu so sánh quy định về đạo đức công vụ của một số quốc gia và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập,tập 512, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập,tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 22 Nguyễn Chí Mỳ (1999), sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23 Nguyễn Thế Kiê ̣t (2012), Mấy vấn đề đạo đức học Mác xít và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24 Nguyễn Trọng Chuẩn – Nguyễn văn Phúc (đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 25 Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb Tư pháp. 26 Sở nội vụ tỉnh Thái Nguyên ( 2014), báo cáo từ năm 2010 đến năm 2014. 27 Trầ n Sỹ Phán (2011), Thực trạng đạo đức của đội ngũ cán bộ, Đảng viên nước ta hiện nay qua văn kiện Đại hội XI của Đảng, Tạp chí Triết học, (8) 79 28 Trầ n sỹ Phán (2013), Xây dựng nhân cách cán bộ đảng viên ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (8). 29 Trường Hành chính Quốc gia (1994), Mấy vấn đề công vụ và công chức Cộng hòa Pháp, Hà Nội. 30 Trương Quỳnh Hoa (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công chức và phẩm chấ t của người lãnh đạo , Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. (8) 31 VACI (2011), “Chuơng trình sáng kiến phòng chống tham nhũng ở Việt Nam 2011” Vì một ngày mai không tham nhũng- www.thanhtra.gov.vn. 32 Viện Khoa học Xã hội nhân văn Quân sự (2006), Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội. 33 Viện nghiên cứu hành chính (2009), “Thuật ngữ hành chính” , Học viện Hành chính, Hà Nội. 80 81 [...]... luận chung về công vụ, đạo đức công vụ, nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện, tác giả phân tích thực trạng đạo đức công vụ của công chức cấp huyện ở Thái Nguyên hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ này trong thời gian tới 3.2 Nhiệm vụ - Phân tích tầm quan trọng, nội dung của việc nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở nước ta... , ở Thái Nguyên hiện nay nói riêng - Phân tích thực trạng đạo đức công vụ và nâng cao đa ̣o đức công vu ̣ của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 4 Cơ sở lý luận và phuơng pháp nghiên cứu 4.1 Cơ sở lý luận Thực hiện luận văn này tác giả dựa trên quan điểm triết học và đạo. .. đạo đức công vụ của công chức cấp huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (nhưng tập trung ở đội ngũ công chức cấp phòng và tương đương) 6 Cái mới của luận văn Làm rõ thực trạng đạo đức công vụ của công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp mô ̣t phầ n vào việc làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến công vụ, đạo đức công vụ, việc nâng. .. dựng, bồi dưỡng đạo đức công vụ, biểu hiện tập trung ở đạo đức công chức, hướng đến mục đích cao nhất của nền công vụ là phục vụ nhân dân Đạo đức công chức là mặt cơ bản của văn hóa công sở của người công chức Mô ̣t người tuy có học vấn nhưng thiếu đạo đức thì cũng không thể gọi là người có văn hóa Đạo đức công vụ nó thể hiện như giá trị văn hóa lớn lao trong công chức, bởi vì nó nâng cao con người,... nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay Luận văn có thể làm tài liệu cho những ai muốn tìm hiểu những gì có liên quan đến công chức và đạo đức công vụ 8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 02 chương, 05 tiết 8 Chương 1 ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ, TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÔNG... CÔNG VỤ CHO CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Công chức, công vụ, đạo đức công vụ , công chức cấp huyện Mấy vấ n đề lý luận 1.1.1 Khái niệm công chức Theo khoản 2, điều 4, Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp thứ XII thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định: “ Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức. .. Triết học với đề tài “Trách nhiệm công vụ và đạo đức công chức ở nước ta hiện nay (Viện Triết học- Học Viện Khoa học Xã hội, 2012), tác giả Cao Minh Công đi sâu phân tích một số khái niệm công vụ như: công vụ; đạo đức công chức; giải pháp để nâng cao đạo đức công vụ. v.v Theo tác giả luâ ̣n án , công vụ là toàn bộ hoạt động của công chức trong quản lý xã hội theo chức năng được quy định trong pháp... công vụ cho đối tượng công chức nhất định, nhất là công chức cấp huyện trên bình diện chung của cả nước cũng như ở một địa phương- nhất là tỉnh miền núi như Thái Nguyên thì còn rấ t it́ Chính vì lẽ đó, tác giả chọn vấn đề Nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay, làm đề tài nghiên cứu 3 Mục đích nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích Trên cơ sở góp phần làm sáng tỏ... tình cảm, thái độ của họ với nhau trong công vụ Công chức có đạo đức công vụ tốt là người phải biết thiết lập quan hệ giữa với đồng nghiệp công vụ, phải biết chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, họ không chỉ phải hoàn thành ngĩa vụ công vụ mà còn phải biết giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ Thứ tư: quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cấp dưới với cấp trên, Người lãnh đạo có đạo đức công vụ phải biết... tắc , chuẩn mực giá trị đạo đức công vụ , công chức do xã hội dân sự đặt ra cho người công chức , đươ ̣c điều chỉnh bởi dư luận xã hội và lương tâm của người công chức, do đó việc tuân thủ những giá trị, chuẩn mực đạo đức công vụ công chức đòi hỏi phải có sự lỗ lực về ý chí của người công chức Đồng thời đạo đức công chức cũng tạo sức ép lên ý thức của cá nhân công chức, buộc cá nhân phải tiếp nhận ... KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN - phan thị minh ph-ợng nâng cao đạo đức công vụ cho công chức cấp huyện tỉnh thái nguyên Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mã số: 60 22 03 01... trng ca vic nõng cao o c cụng v cho cụng chc cp huyn Viờt Nam hin 21 1.2.1 Nõng cao o c cụng v giỳp cho cụng chc cp huyn hon thnh tt nhim v c giao 21 1.2.2 Nõng cao o c cụng v... 41 1.3.3 Nõng cao y thc cn, kim, liờm, chớnh, cụng vụ t 45 1.3.4 Nõng cao ch ngha th, tinh thn hp tỏc, tụn trng ng nghip thc thi cụng v 48 Chng 2: NNG CAO O C CễNG V CHO CễNG CHC CP

Ngày đăng: 14/10/2015, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan