Tham luận: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO NHÓM Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

14 570 3
Tham luận: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO NHÓM  Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Tham luận: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO NHÓM Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG. Một trong những phương pháp có khả năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng thành công con người năng động sáng tạo, thích ứng cao với cuộc sống là dạy học bằng hình thức tổ chức hoạt động nhóm. Thông qua hoạt động nhóm học sinh có cơ hội phát triển được năng lực tư duy, rèn luyện cho các em cách tự học, kỹ năng diễn đạt, trao đổi ý kiến và hợp tác trong tập thể. Thiết nghĩ đây là một phương pháp dạy học cần thiết và phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa mới. Thông qua hệ thống các lệnh, hoạt động được thiết kế cùng với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tự tìm ra tri thức, lĩnh hội được những kiến thức mới và khó bằng chính hành động của mình. Ưu điểm của phương pháp dạy học theo nhóm - Đối với học sinh: + Dạy học hợp tác có tác động đến tâm lý học sinh rất tích cực. Do chú trọng đến sự tương tác giữa học sinh với học sinh nên giảm nhẹ áp lực cho các em. + Phương pháp dạy học hợp tác tạo điều kiện cho học sinh ở nhiều trình độ giỏi, khá, trung bình, yếu hoạt động cùng nhau, mỗi cá nhân đều có mặt mạnh và mặt yếu riêng nên trong một nhóm học tập sự đa dạng giúp công việc hoàn thành một cách suôn sẽ. + Đúng như câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn” , thông qua sự hợp tác mà các em học hỏi lẫn nhau được rất nhiều. + Trong quá trình làm việc chung, mỗi thành viên có quyền trình bày quan điểm riêng, các quan điểm này dù đúng hay sai đều được tôn trọng, được lắng nghe một cách nghiêm túc. Sau đó cả nhóm mới thảo luận về các ý kiến quan điểm của từng người dựa trên yêu cầu của công việc. 1 2 + Học sinh nhận biết được hợp tác là xu thế chủ đạo trong các mối quan hệ. Để hoàn thành công việc chung thì phải đặt sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau lên hàng đầu. Trong một nhóm thì mỗi cá nhân đều có quan điểm, tính cách, sở thích riêng tuy vậy mọi người phải biết tôn trọng lẫn nhau, biết chấp nhận sự khác biệt trong nhóm. Chính sự đa dạng nếu được kết hợp một cách khéo léo sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp để đem lại thành công. + Hoạt động chung một cách bình đẳng giúp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Các em biết nhìn nhận và đánh gia một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau. Từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho bài toán. + Học sinh trong quá trình hoạt động có thể tự kiểm tra, đánh giá tiến trình để công việc đi đúng hướng, không bị lạc chủ đề. + Có cơ hội trải nghiệm và rèn luyện được kỹ năng giao tiếp cũng như năng lực diễn đạt cho học sinh ở nhiều trình độ và kiểu tâm lý khác nhau từ những học sinh mạnh dạn cho đến những em hướng nội, ít phát biểu trước đám đông. - Đối với giáo viên + Nếu giáo viên tham gia một cách chừng mực vào hoạt động của nhóm học sinh như một nhà tư vấn thì sẽ tạo ra sự cởi mở thân thiện giữa giáo viên và học sinh. + Đánh giá khá chính xác năng lực diễn đạt, giao tiếp, tư duy của học sinh thông qua thuyết trình hay phản biện của các thành viên trong nhóm. + Giáo viên dễ nắm bắt được những khó khăn của học sinh trong quá trình giải quyết vấn đề để đề xuất những gợi ý cho nhóm hoàn thành nhiệm vụ. + Thông qua công tác tổ chức, lập kế hoạch tổng thể cho bài học mà giáo viên rèn luyện và phát triển kĩ năng tổ chức và lập kế hoạch trong công việc cũng như trong đời sống hằng ngày. 2 3 + Giáo viên cũng cố được khả năng giải quyết các tình huống sư phạm đa dạng và phong phú. Hạn chế của phương pháp dạy học theo nhóm - Đối với học sinh: + Nếu công tác tổ chức không được chú trọng, các nhóm hoạt động một cách thiếu kiểm soát thì những học sinh yếu sẽ ít tham gia thảo luận thậm chí nhiều em còn không hoàn thành công việc được giao đúng thời gian. + Nếu ít được luyện tập về kỹ năng lắng nghe ý kiến người khác thì dễ gây ra sự mâu thuẫn trong nội bộ nhóm. Nếu xuất hiện mâu thuẫn mà giáo viên không can thiệp kịp thời thì hoạt động chung sẽ không đưa đến hiệu quả cao. + Một số học sinh ít làm việc mà ỷ lại vào các thành viên khác. + Ban đầu nhiều học sinh còn thiếu tự tin nên ít khi nêu những thắc mắc đối với những câu hỏi khó. + Kỹ năng thuyết trình của nhiều học sinh còn yếu nên không chuyển tải hết nội dung, ý nghĩa của vấn đề. + Một số học sinh có tính tự giác chưa cao trong việc chuẩn bị cho bài học. + Kiến thức thực tế của học sinh chưa nhiều nên giảm đi tính thực tiễn của bài học. Nhiều khi các em mới chỉ biết khai thác một chiều kiến thức có sẵn ở sách giáo khoa. - Đối với giáo viên: + Công tác chuẩn bị rất khó khăn, đòi hỏi có sự đầu tư nghiêm túc của giáo viên từ khâu hoàn thiện kiến thức cho đến công tác liên hệ thực tiễn của bài học. Giáo viên phải dự kiến trước những vấn đề học sinh dễ gặp phải trong công việc để chuẩn bị những gợi ý đúng lúc. 3 4 + Công tác điều khiển thảo luận trong nhóm và phản biện giữa các nhóm không phải lúc nào cũng suôn sẽ. Ý kiến của giáo viên có vai trò tác động rất lớn đến quan điểm của các thành viên trong nhóm nên giáo viên chỉ được phép đưa ra những gợi ý sơ lược. + Khó để quản lý thời gian cho một tiết học chỉ có 45 phút. Giáo viên đồng thời bao quát nhiều nhóm học sinh vừa phải quan tâm đến mức chi tiết tiến trình hoạt động của từng nhóm để can thiệp kịp thời. + Nếu một lớp có số lượng học sinh đông (trên 30 em) thì công tác tổ chức trước mỗi tiết học mất khá nhiều thời gian, do đó thời gian dành cho thảo luận và thuyết trình của học sinh bị giảm đi kéo theo giảm chất lượng của công việc. Phân loại nhóm Trong dạy học David W.Johnson, Roger T.Johnson, Edythe J. Holubec đã phân loại thành ba kiểu hợp tác đó là: - Nhóm cố định: Bao gồm những học sinh cùng hợp tác làm việc trong khoảng thời gian từ một đến vài tuần lễ để giải quyết một vấn đề lớn khá phức tạp. - Nhóm không cố định: Bao gồm những học sinh cùng hợp tác làm việc từ vài phút đến một tiết học để giải quyết một vấn đề không phức tạp. - Nhóm cơ sở: Còn có tên gọi khác là nhóm hợp tác dài hạn kéo dài ít nhất một năm để các thành viên có thể giúp đỡ nhau trong quá trình học tập. Đối với loại hình nhóm không cố định thì giáo viên có thể sử dụng nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo nội dung chương trình cũng thời lượng tiết học. Các loại nhóm có thể là: 2 HS, 4-5 HS, 6-7 HS, nhóm chuyên gia, nhóm kim tự tháp và hoạt động trà trộn. Làm việc theo cặp hai học sinh 4 5 Đối với hình thức nhóm có hai học sinh, mỗi em trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực, chủ động. Hình thức này có ưu điểm về thời gian tổ chức, chỗ ngồi giữ nguyên mà vẫn huy động được học sinh làm việc cùng nhau. Mô hình nhóm hai học sinh Làm việc theo nhóm 4-5 học sinh hoặc 7-8 học sinh Trong quá trình hoạt động giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập và câu hỏi tình huống. Có hai loại hình bài tập tương ứng với hai kiểu tổ chức hoạt động nhóm sẽ có hai loại hình bài tập đó là bài tập cho hoạt động trao đổi và cho hoạt động so sánh. Trong hoạt động trao đổi thì giáo viên tổ chức hoạt động nhóm theo những trình tự cụ thể, mà mỗi nhóm giải quyết một vấn đề nhỏ khác nhau của cùng một chủ đề lớn hơn sau đó trao đổi và giải quyết vấn đề của nhóm mình với các nhóm khác. Kiểu này thường được áp dụng cho những bài học có nội dung khá phức tạp gồm nhiều mục tiêu bộ phận mà mỗi nhóm học sinh không đủ điều kiện để hoàn thành trọn vẹn. Đầu tiên giáo viên nêu nhiệm vụ chung sau đó giáo viên cùng học sinh thảo luận chia thành những mục tiêu cụ thể và trao cho mỗi nhóm một mục tiêu bộ phận. Lưu ý là những mục tiêu bộ phận này có tính chất tương đối độc lập với nhau để mỗi nhóm học sinh có thể thực hiện được mà không bị phụ thuộc vào việc thực hiện một mục tiêu bộ phận khác. 5 6 Trong hoạt động so sánh thì giáo viên tổ chức hoạt động để các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó tiến hành so sánh cách giải quyết giữa các nhóm. Đây là hoạt động thường dùng cho những bài học có dung lượng vừa phải. Trong hoạt động so sánh này, học sinh sẽ làm việc một cách độc lập, các thành viên trao đổi với nhau trong nhóm trước khi tranh luận ở trước lớp. Trong quá trình hoạt động giáo viên cần phải theo dõi sát sao, nêu gợi ý cho từng nhóm khi cần thiết để không có nhóm nào bị tụt quá xa so với tiến độ của các nhóm khác. Giáo viên phải nhanh chóng phát hiện ra các ý kiến trái chiều giữa các nhóm, chuẩn bị cho cuộc tranh luận chung trước lớp. Mô hình nhóm 4 học sinh Nhóm chuyên gia hay nhóm chuyên sâu Trong hình thức này tổ chức các nhóm có tính luân chuyển. Ban đầu giáo viên chia lớp học thành nhiều nhóm gọi là nhóm xuất phát hay nhóm gốc. Nhóm gốc bao gồm những học sinh sẽ cùng nhau tìm hiểu về những thông tin trọn vẹn, trong đó mỗi học sinh được phân công tìm hiểu một phần của các thông tin đó. Sau đó lập nhóm nhóm chuyên 6 7 gia là tập hợp những học sinh ở trong những nhóm xuất phát khác nhau có chung một nhiệm vụ. Trong quá trình hoạt động mỗi học sinh sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm xuất phát và cùng làm việc, trao đổi kỹ ở nhóm chuyên sâu rồi sau đó quay trở về nhóm xuất phát ban đầu để trình bày kết quả về các thông tin mình đã thu thập được. Hoạt động theo nhóm chuyên gia thể hiện được một ưu điểm vượt trội đó là việc báo cáo công việc của nhóm là sẽ do tất cả các thành viên của nhóm đảm nhận chứ không phải chỉ do một học sinh khá giỏi đảm nhận. Mỗi học sinh sẽ nắm một phần thông tin để lắp ghép, tổng hợp thành một nội dung hoàn chỉnh và tất cả học sinh đều tham gia hoạt động có hiệu quả trong toàn bộ tiết học. Mô hình nhóm chuyên sâu Nhóm kim tự tháp Thông qua hình thức này mà tổng hợp được ý kiến tập thể của cả lớp học về một vấn đề của bài học. Trước hết giáo viên nêu một vấn đề cho các thành viên của nhóm làm 7 8 việc độc lập. Kế tiếp là ghép hai học sinh thành một cặp để chia sẻ ý kiến, quan điểm cá nhân. Sau đó các cặp sẽ tập hợp thành nhóm lớn hơn là 8, 10, 12, 14, 16…cho đến khi cả lớp sẽ có một bảng tổng kết các giải pháp, ý kiến tốt nhất để giải quyết vấn đề chính. Như vậy, giải pháp cuối cùng cho bài tập dựa trên ý kiến của số đông thành viên. Hình thức học tập này thể hiện sự bình đẳng và dựa trên nguyên tắc tương hỗ, mô hình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh cần sự hệ thống hóa để xây dựng một bức tranh tổng thể kiến thức thường là của một chương . Hoạt động trà trộn Trong hình thức này, thành viên của tất cả các nhóm phải đứng dậy và di chuyển trong lớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác. Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm cho các học sinh cảm thấy thoải mái, năng động, giảm áp lực. Hình thức này cũng tạo cơ hội cho những học sinh trung bình và yếu có thể học hỏi từ bạn bè mà không cảm thấy xấu hổ. Các em nhận ra rằng có nhiều giải pháp cho cùng một vấn đề. Hoạt động trà trộn đem đến một bảng trưng cầu ý kiến của cả lớp về một vấn đề. Hoạt động này thường được dùng trong phần mở đầu của tiết học để định hướng sự chú ý, tập trung của các em vào nội dung chính. 8 9 Mô hình hoạt động trà trộn Trải qua thực tế dạy học ở trường phổ thông và nghiên cứu lý luận nên đề tài của tôi tập trung nghiên cứu loại nhóm 2 HS và nhóm 4-5 HS. Bởi vì đây là hai loại nhóm dễ tổ chức so với các loại hình nhóm khác và phát huy được sự tích cực của học sinh và giúp các em rèn luyện được một số kỹ năng cần thiết trong đời sống, học tập. Quy trình tổ chức hoạt động nhóm Chuẩn bị tổ chức hoạt động nhóm - Xác định mục tiêu Mục tiêu của một hoạt động nhóm bao gồm mục tiêu của bài học và mục tiêu cụ thể cho sự phát triển các kỹ năng xã hội trong hoạt động của nhóm. - Chọn nội dung Để hoạt động hợp tác có hiệu quả thì việc lựa chọn nội dung phải được giáo viên cân nhắc cẩn thận. Nội dung được lồng ghép trong hoạt động phải được gia công chế biến để trở thành vừa sức với trình độ và năng lực của học sinh. Nếu hoạt động trở nên quá dễ hay quá khó đều không kích thích được nỗ lực hợp tác của học sinh. - Xây dựng tình huống Giáo viên chuẩn bị chu đáo phiếu học tập, những câu hỏi phụ, gợi ý cho học sinh trong suốt quá trình hoạt động nhóm. Bên cạnh đó cũng cần dự kiến các tình huống sẽ 9 10 nảy sinh trong quá trình thảo luận đó là các cách suy nghĩ, cách giải quyết vấn đề khác nhau thậm chí cả những mâu thuẫn cá nhân trong quá trình hoạt động. Để tiết học có sự hợp tác thành công thì giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của bài sau đó lựa chọn và gia công, chế biến nội dung để lồng ghép và các tình huống cụ thể. Tiến trình tổ chức hoạt động nhóm Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản Bước 1: Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm + Xác định quy mô nhóm: Quy mô nhóm phụ thuộc vào nội dung của bài học, các phương tiện học tập và dự kiến thời gian tổ chức nhóm. Thời gian tỉ lệ thuận với quy mô nhóm. Nếu thời gian dành cho một nội dung cụ thể càng ít quy mô nhóm càng nhỏ và ngược lại. Do đó mọi thành viên sẽ có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ của mình. + Lựa chọn các thành viên vào một nhóm: Trong bước này giáo viên sắp xếp các thành viên khác nhau vào một nhóm sao cho tính cách và năng lực nhận thức càng đa dạng càng tốt, tuy nhiên đảm bảo tính tương đối đồng đều giữa các nhóm khác nhau. Tránh tình trạng có nhóm tập hợp nhiều học sinh khá và giỏi và ngược lại. + Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm: Các thành viên trong nhóm được phân công nhiệm vụ và vai trò trong nhóm rõ ràng, cụ thể. Sau mỗi tiết học cần thay đổi vai trò cho nhau để các thành viên đều có cơ hội trải nghiệm những vị trí khác nhau, qua đó các em tự nhận thấy mặt mạnh và mặt yếu của mình. Trưởng nhóm: Có trách nhiệm hướng dẫn các thành viên tham gia vào hoạt động nhóm, giải thích rõ nhiệm vụ, kiểm tra lại các thành viên trong nhóm đã hiểu rõ vấn đề hay chưa, giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong quá trình hoạt động và cuối cùng là thống nhất ý kiến để thuyết trình và tham gia phản biện. Thư ký: Ghi chép, biên tập, tóm tắt các ý kiến. 10 11 Người báo cáo: Thay mặt nhóm báo cáo kết quả. Các thành viên khác tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Bước 2: Làm việc theo nhóm - Giáo viên là người tổ chức, điều khiển quá trình hoạt động nhóm và chỉ nên can thiệp ở mức ít nhất bằng các gợi ý. Học sinh là những chú thể tích cực, tự đặt mình vào các tình huống, trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm để giải quyết vấn đề, bài tập, tình huống của nhóm. - Để quá trình làm việc theo nhóm có hiệu quả giáo viên cần chú ý những vấn đề sau: + Chú trọng công tác động viên, khuyến khích sự tham gia tích cực của mỗi cá nhân vào hoạt động chung. + Đưa ra các gợi ý chính xác khi hoạt động của nhóm bị chệch hướng. + Theo dõi sát sao hoạt động của các nhóm để hạn chế tối đa những thành viên lợi dụng thảo luận để chơi đùa hay chỉ tham gia một cách hình thức. Bước 3: Thảo luận trước lớp - Giáo viên tổ chức các nhóm báo cáo kết quả, ghi lại những điểm nhất trí và chưa nhất trí, những nội dung mà học sinh chưa giải quyết được. - Tổ chức thảo luận toàn lớp, tranh luận lý giải các kết quả khác nhau của các nhóm để đi đến nội dung bài học. - Học sinh sau khi thảo luận xong đại diện nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp, tỏ thái độ trước những ý kiến của các nhóm khác, khai thác bổ sung để điều chỉnh kết quả thảo luận của nhóm mình. Bước 4: Đánh giá kết quả của giáo viên 11 12 - Quá trình nhận xét, đánh giá của giáo viên sau khi các nhóm hoàn thành công việc giúp các thành viên trong nhóm lưu ý đến trách nhiệm cá nhân. Giúp mỗi thành viên nhận rõ mình đã hoàn thành công việc đến mức độ nào. Cần cải thiện kỹ năng nào để sự hợp tác về sau đem lại hiệu quả cao hơn. Đây là công tác nên tiến hành thường xuyên và nghiêm túc và càng ngày nên hướng đến sự tự kiểm tra, đánh giá của nội bộ nhóm. - Để có sự đánh giá công bằng, khách quan giáo viên có thể tiến hành như sau: + Các thành viên trong nhóm tự nhận xét và đánh giá lẫn nhau, ghi lại bằng biên bản. + Giáo viên là tập hợp và phản hồi vào những nhận xét của từng nhóm. + Giáo viên nhận xét chung trước toàn lớp, trao đổi với các nhóm trực tiếp để thu nhận những thông tin phản hồi, từ đó đưa ra các kết luận, đáp án cuối cho các hoạt động. Yêu cầu đối với giáo viên phổ thông để tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm đạt kết quả Để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả trước hết giáo viên cần phải nắm vững nguyên tắc, yêu cầu của PPDH theo nhóm đó là: - Trước mỗi tiết học giáo viên cần tạo hứng khởi đối với các hoạt động học tập có sự hợp tác cho học sinh. Làm cho học sinh cảm nhận được giá trị của sự hợp tác và những ích lợi thu được sau tiết học. - Tiến hành công tác tổ chức như phân nhóm, bố trí chỗ ngồi một cách hợp lý. - Thiết kế các hoạt động hay và bám trọng tâm của bài học. - Quản lý chung hoạt động của các nhóm để can thiệp kịp thời. Để đáp ứng được các yêu cầu đó giáo viên cần lưu ý: - Thiết kế các hoạt động như các bài tập, các tình huống chu đáo, đem lại sự chú ý và thích thú cho học sinh. Các tình huống thảo luận nhóm phải nằm trong vùng phát triển gần của học sinh, buộc học sinh phải nỗ lực suy nghĩ và tìm tòi mới giải quyết trọn vẹn. 12 13 - Giáo viên cần có sự chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dạy học liên quan đến nội dung hoạt động. - Xây dựng môi trường học tập tích cực, thân thiện trong đó giáo viên là người tổ chức, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh chứ không làm thay hay độc thoại. - Nên có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực khác. Không sa vào việc sử dụng dạy học hợp tác một cách lạm dụng. Bởi dễ gây ra sự nhàm chán và ức chế sự chú ý của học sinh. - Tùy theo thời gian và nội dung bài học mà giáo viên linh động trong công tác tổ chức như xác định quy mô nhóm, thời gian thuyết trình của đại diện nhóm và thời gian phản biện của các nhóm khác. - Quản lý và giúp đỡ kịp thời cho các nhóm như sau: + Giáo viên quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm để đưa ra các gợi ý cho các nhóm đối với những thắc mắc phát sinh trong quá trình hoạt động chung. + Phát hiện các thành viên hoạt động chưa có hiệu quả hay các nhóm bị chệch hướng khỏi nội dung chính để các nhóm điều chỉnh kịp thời. + Thường xuyên động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh được quyền nêu các quan điểm cá nhân hay các thắc mắc nhằm tạo không khí vui vẻ, tràn đầy sự hợp tác giúp học sinh tự tin trong học tập. - Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác trong môi trường học tập tích cực. - Cuối tiết học giáo viên tiến hành công tác tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động nhóm: Nhận xét về thái độ làm việc, hợp tác, thời gian, kết quả để các thành viên trong nhóm rút kinh nghiệm cho các tiết học sau đạt hiệu quả tốt hơn. Nói tóm lại giáo viên cần xác định rõ vai trò của mình như là một người cố vấn, một nhà quản lý chung trong tổ chức hoạt động nhóm, để từ đó điều hành hoạt động của các nhóm suôn sẽ và thành công. 13 14 14 [...]... với giáo viên phổ thông để tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm đạt kết quả Để tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả trước hết giáo viên cần phải nắm vững nguyên tắc, yêu cầu của PPDH theo nhóm đó là: - Trước mỗi tiết học giáo viên cần tạo hứng khởi đối với các hoạt động học tập có sự hợp tác cho học sinh Làm cho học sinh cảm nhận được giá trị của sự hợp tác và những ích lợi thu được sau tiết học - Tiến hành... cáo: Thay mặt nhóm báo cáo kết quả Các thành viên khác tham gia tích cực vào hoạt động nhóm Bước 2: Làm việc theo nhóm - Giáo viên là người tổ chức, điều khiển quá trình hoạt động nhóm và chỉ nên can thiệp ở mức ít nhất bằng các gợi ý Học sinh là những chú thể tích cực, tự đặt mình vào các tình huống, trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm để giải quyết vấn đề, bài tập, tình huống của nhóm - Để quá... các phương pháp dạy học tích cực khác Không sa vào việc sử dụng dạy học hợp tác một cách lạm dụng Bởi dễ gây ra sự nhàm chán và ức chế sự chú ý của học sinh - Tùy theo thời gian và nội dung bài học mà giáo viên linh động trong công tác tổ chức như xác định quy mô nhóm, thời gian thuyết trình của đại diện nhóm và thời gian phản biện của các nhóm khác - Quản lý và giúp đỡ kịp thời cho các nhóm như sau:... nhóm - Để quá trình làm việc theo nhóm có hiệu quả giáo viên cần chú ý những vấn đề sau: + Chú trọng công tác động viên, khuyến khích sự tham gia tích cực của mỗi cá nhân vào hoạt động chung + Đưa ra các gợi ý chính xác khi hoạt động của nhóm bị chệch hướng + Theo dõi sát sao hoạt động của các nhóm để hạn chế tối đa những thành viên lợi dụng thảo luận để chơi đùa hay chỉ tham gia một cách hình thức... giúp học sinh tự tin trong học tập - Tăng cường sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh Xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác trong môi trường học tập tích cực - Cuối tiết học giáo viên tiến hành công tác tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động nhóm: Nhận xét về thái độ làm việc, hợp tác, thời gian, kết quả để các thành viên trong nhóm rút kinh nghiệm cho các tiết học sau... - Tiến hành công tác tổ chức như phân nhóm, bố trí chỗ ngồi một cách hợp lý - Thiết kế các hoạt động hay và bám trọng tâm của bài học - Quản lý chung hoạt động của các nhóm để can thiệp kịp thời Để đáp ứng được các yêu cầu đó giáo viên cần lưu ý: - Thiết kế các hoạt động như các bài tập, các tình huống chu đáo, đem lại sự chú ý và thích thú cho học sinh Các tình huống thảo luận nhóm phải nằm trong vùng... các nhóm như sau: + Giáo viên quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm để đưa ra các gợi ý cho các nhóm đối với những thắc mắc phát sinh trong quá trình hoạt động chung + Phát hiện các thành viên hoạt động chưa có hiệu quả hay các nhóm bị chệch hướng khỏi nội dung chính để các nhóm điều chỉnh kịp thời + Thường xuyên động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho học sinh được quyền nêu các quan điểm cá... luận nhóm phải nằm trong vùng phát triển gần của học sinh, buộc học sinh phải nỗ lực suy nghĩ và tìm tòi mới giải quyết trọn vẹn 12 13 - Giáo viên cần có sự chuẩn bị đầy đủ các thiết bị dạy học liên quan đến nội dung hoạt động - Xây dựng môi trường học tập tích cực, thân thiện trong đó giáo viên là người tổ chức, gợi mở, khuyến khích và hỗ trợ việc học của học sinh chứ không làm thay hay độc thoại - Nên... trước lớp - Giáo viên tổ chức các nhóm báo cáo kết quả, ghi lại những điểm nhất trí và chưa nhất trí, những nội dung mà học sinh chưa giải quyết được - Tổ chức thảo luận toàn lớp, tranh luận lý giải các kết quả khác nhau của các nhóm để đi đến nội dung bài học - Học sinh sau khi thảo luận xong đại diện nhóm trình bày kết quả của mình trước lớp, tỏ thái độ trước những ý kiến của các nhóm khác, khai thác... viên trong nhóm rút kinh nghiệm cho các tiết học sau đạt hiệu quả tốt hơn Nói tóm lại giáo viên cần xác định rõ vai trò của mình như là một người cố vấn, một nhà quản lý chung trong tổ chức hoạt động nhóm, để từ đó điều hành hoạt động của các nhóm suôn sẽ và thành công 13 14 14 ... với nhóm trực tiếp để thu nhận thông tin phản hồi, từ đưa kết luận, đáp án cuối cho hoạt động Yêu cầu giáo viên phổ thông để tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm đạt kết Để tổ chức hoạt động nhóm. .. hoạt động so sánh giáo viên tổ chức hoạt động để nhóm giải vấn đề, sau tiến hành so sánh cách giải nhóm Đây hoạt động thường dùng cho học có dung lượng vừa phải Trong hoạt động so sánh này, học. .. loại nhóm HS nhóm 4-5 HS Bởi hai loại nhóm dễ tổ chức so với loại hình nhóm khác phát huy tích cực học sinh giúp em rèn luyện số kỹ cần thiết đời sống, học tập Quy trình tổ chức hoạt động nhóm

Ngày đăng: 14/10/2015, 15:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan