Báo cáo môn kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng đề tài chanh dây

75 3.8K 3
Báo cáo môn kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng đề tài chanh dây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo môn kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng đề tài chanh dây

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Khoa: Sinh Học BÁO CÁO MÔN KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY TRỒNG ĐỀ TÀI: CHANH DÂY Giáo viên hướng dẫn: TS Dương Công Kiên GVHD: Dương Công Kiên MỤC LỤC - CHANH DÂY - 2 GVHD: Dương Công Kiên I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU: - Chanh dây dù chỉ mới du nhập vào Việt Nam nhưng những ưu điểm của chanh dây thì có thể nói là gần như 100%. Chanh dây không những là một loại cây dùng trong nghành thực phẩm mà còn dùng trong các y học, với tính hàn giúp hạ huyết áp, an thần, giảm béo, chống ung thư… Tất cả ưu điểm trên cho nên ngày nay chanh dây được nhiều người Việt Nam chọn và ưa thích. Không những thế, chanh dây còn được xem là cây “xóa đói giảm nghèo” cho các vùng núi, vùng sản xuất các cây công nghiệp lâu năm đang trong tình trạng gặp nhiều khó khăn. - Sản phẩm chanh dây không dừng lại ở nước ép, bột chanh dây và ngày nay chúng ta dễ dàng tìm mua các sản phẩm mang hương vị chanh dây. Xa hơn nữa trong tươi lai, chanh dây sẽ chiếm lĩnh các thị trường giải khát cùng với các sản phẩm khác. II. 1. GIỚI THIỆU CÂY GIỐNG: Phân loại thực vật: - Siêu giới: Eukaryote - Giới: Plantae - Phân giới: Tracheobionta - Liên bộ: Spermatophyta - Bộ: Magnoliophyta - Lớp: Magnoliopsida - Phân lớp: Dilleniidae - Bộ: Violales - Họ: Passifloraceae - Chi: Passiflora L - CHANH DÂY - 3 GVHD: Dương Công Kiên - Loài: Passiflora edulis 2. Phân bố địa lý: 1.1. Trên thế giới: - Chi chanh dây (Passifloraceae) phân bố rộng ở vùng nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Úc. - Nguồn gốc của loài chanh dây (Passiflora edulis) chưa được biết rõ tuy nhiên người ta cho rằng chanh dây có nguồn gốc từ Brazil, Paraguay và miền Bắc Argentina ở Nam Mỹ. Hiện nay loài dây leo có giá trị này được trồng ở vùng nhiệt đới thuộc Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Châu Úc. Bản đồ phân bố chanh dây ở châu Mỹ. - Trên thế giới chanh dây hoang dại được tìm thấy và trồng nhiều ở nhiều nơi trên thế giới gồm có vùng cao nguyên Java, Sumatra, Malaya, Western Samoa, đảo Norfork, quần đảo Cook, Solomon, Guam, Philippines, Bờ Biển Ngà, Zimbabwe và Đài Loan. - Các nước trồng nhiều loài Chanh dây (Passiflora edulis) gồm có: Ấn Độ, Sri Lanca, New Zealand, vùng Caribe, Brazil, Colombia, Ecuador, Indonesia, Peru, - CHANH DÂY - 4 GVHD: Dương Công Kiên Hoa Kì (California, Florida, Haiti, Haiwaii), Australia, Đông Phi, Mexico, Israel và Nam Phi. 1.2. Tại Việt Nam: - Loài Chanh dây (Passiflora edulis) được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ 20, được trồng ở Lâm Đông, Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk …. để lấy quả làm nước giải khát, làm cảnh và che bóng mát. - Đến nay, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Hâu Giang, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang…cũng bắt đầu phát triển trồng chanh dây để lấy quả cung ứng cho thị trường. 3. Đặc điểm sinh học: 1.3. Hình thái: 3.1.1. Thân: - Chanh dây là cây thân leo lâu năm, dài đến 15m. - Thân cây có thể trơn nhẵn hoặc có lông tơ, dài, xanh, bò leo và có nhiều tua cuốn. - Các lá hình chân vịt 3 thùy dài mọc so le (mọc cách), mang lá kèm ở mỗi đốt. Cuống lá dài 2 - 5cm, kích thước lá 10 - 15 x 12 - 25cm, bìa phiến có răng cưa nhỏ, tròn đầu, tua và cuốn non màu xanh nhẹ. - - CHANH DÂY - 5 GVHD: Dương Công Kiên 3.1.2. Hoa: - Hoa mọc từ nách lá đẹp, hương thơm ngát, đường kính 7,5 - 10cm với cuống dài 2 - 5cm. Do hoa đẹp nên cũng được nhiều nơi trồng như một loại hoa kiểng. Hoa có năm cánh màu trắng ánh tím tía và viền tua, các sợi tua thẳng, đầu màu trắng gốc tím tỏa ra từ hoa. Đài hoa có năm cánh màu xanh trắng, cuống nhụy dài 1,5cm. - Hoa có bầu nhị với bao phấn lớn, dạng ovan và phân ra ba nhánh tạo nên cấu trúc trung tâm nổi bật. - Hoa được thụ phấn nhờ một số loài côn trùng như ong nghệ, còn tự nó là vô sinh. - CHANH DÂY - 6 GVHD: Dương Công Kiên Hoa chanh dây chưa nở Hoa chanh dây đã nở 3.1.3. Quả: - Quả chanh dây hơi tròn, bầu dục hay dạng hình trứng, kích thước 4 - 12 x 4 7cm. - Vỏ dày, mềm và bề mặt quả như sáp, chuyển màu từ đen tím với những đốm trắng nhỏ, nhạt, đến vàng sáng hay màu da cam, tự rụng khi chín. - Bên trong vỏ mỏng chứa đầy thịt quả mền nhão mang nhiều hương thơm có màu vàng cùng với rất nhiều hạt nhỏ (khoảng 250 hạt) cứng màu nâu hay màu đen. Hương thơm độc đáo, rất hấp dẫn, như hương ổi hay xạ hương ngọt/chát đến chát. Chanh dây vàng cho nhiều nước hơn chanh dây tím nên được sử dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp. Số lượng lớn các cây lai giữa chanh dây tím và vàng thường cho những đặc tính về màu sắc và tính chất khác trung gian giữa hai loài. Đối với chanh dây, đặc biệt là loại quả vàng thì phát triển nhanh và bắt đầu cho quả sau 1 - 3 năm. - CHANH DÂY - 7 GVHD: Dương Công Kiên - Cây chanh dây và ruột trái chanh dây còn non (trồng tại Cần Thơ) 1.4. Phân loại: - Passiflora được tìm thấy trên toàn thế giới khoảng 600 loại, tuy nhiên chỉ có khoảng 60 loại ăn được. Chanh dây là một cây dây leo có khi dài tới hàng chục mét, thân gỗ nhỏ, nhiều lông thưa, vỏ ngoài hơi sần sùi, bên trong có nhiều hột và có cùi màu vàng, vị mát và vì hột chanh giòn, mềm nên có thể ăn được. - Chanh dây có hai dạng chính: chanh dây tím và chanh dây vàng. Chanh dây tím phát triển ở vùng cận nhiệt đới trong khi chanh dây vàng lại phát triển mạnh ở vùng nhiệt đới. Chanh dây thường được tìm thấy ở khu vực có nhiều ánh nắng, điều này dễ hiểu vì Passiflora edulis cần rất nhiều ánh sáng cho sự phát triển tối ưu và tạo quả. - Loại vỏ vàng (P. f.flavicarpa edulis): các chanh dây màu vàng có nguồn gốc ở vùng Amazon của Brazil hoặc là cây lai giữa P. edulis và P. Ligularis, trồng nhiều ở Peru, Brazil, Ecuador… Trái lớn hơn dạng trái tím, có tua dây, nhánh và gân lá ửng đỏ tím. Hoa lớn và có tràng (corona) màu tím sậm hơn dạng trái tím, đồng thời dây cũng mọc mạnh hơn. Đây là dạng chịu nóng, thích hợp với vùng có cao độ thấp (0-800 m) như Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chanh dây quả vàng có quả lớn hơn. - Loại vỏ tím (Passiflora edulis Sims f. Edulis): các chanh dây tím có nguồn gốc ở miền Nam Brazil thông qua Paraguay vào miền Bắc Argentina, chanh dây tím được trồng phổ biến hơn, chủ yếu ở Châu Phi, - CHANH DÂY - 8 GVHD: Dương Công Kiên Ấn Độ, Úc, New Zealand, Mỹ, Việt Nam…Trái nhỏ (đường kính 4-5 cm), có tua dây, nhánh và gân lá xanh. Dạng này rất phổ biến ở vùng khí hậu mát (cao độ 1200-2000 m), có vĩ độ cao (như Đà Lạt, Tây Nguyên củaViệt Nam) và cho hương vị trái ngon nhất. III. 4. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI: Nhân giống hữu tính bằng hạt: 1.1. Chọn giống và lấy hạt - Chanh dây phát triển từ hạt - Đối với cây bố mẹ cho trái nên chọn những cây khỏe mạnh sạch sâu bệnh. Trên cây chúng ta sẽ chọn những quả vừa độ chín là tốt nhất không nên qua non thì hạt nảy mầm sẽ có tỷ lệ thấp, còn với những quả quá chín thì thường dễ bị nấm mốc hoặc mục rửa dễ nhiễm mầm bệnh hoặc hạt bị rơi ra ngoài. - Sau khi thu được quả tiến hành dùng dao tách quả ra làm và tiến hành thu lấy hạt. Tiếp theo tiến hành rửa sạch hạt để loại vỏ bọc màu vàng xung quanh hạt. Và tiến hành loại bỏ những hạt lép lẫn những hạt quá nhỏ chỉ để lại những hạt to chắc và đồng đề để gieo. - CHANH DÂY - 9 GVHD: Dương Công Kiên - Sau khi có được hạt tiến hành phơi khô trong bóng râm khoảng hai ngày. Sau đó hạt được đóng gói kỹ và bảo quản trong môi trường lạnh khoảng sáu tháng hoặc có thể được sử dụng ngay để gieo. 1.2. Gieo hạt: hạt thường được gieo vào bầu đất hoặc trên luống 1.3. Gieo hạt trên luống: - Đối với đất thì cần được tơi xốp ẩm và thoáng khí, đồng thời sạch sâu bệnh. Nếu cần thiết có thể bổ sung một ít phân hữu cơ để làm giàu dinh dưỡng cho đất. - Tiến hành tạo các luống nhỏ khoảng 5 cm và các hạt gieo cách nhau khoảng từ 5-10 cm tùy theo từng giống chanh dây khác nhau.Những luống này giúp chanh dây không bị ngập úng hay hạt bị rửa trôi khi tưới nước. - Hạt được gieo trên mặt sau đó được phủ lên một lớp đất mỏng khoảng 1-2 cm sau đó được phủ bằng nilong tối màu cho đến khi hạt nảy mầm mất khoảng từ 17-20 ngày. Sau khi cây con có chiều cao khoảng 3-4 cm tiếng hành gỡ bỏ lớp phủ nilong để cây tiến hành quang hợp và phát triển. 1.4. Gieo hạt vào bầu đất - Thuận lợi của phương pháp này là cậy con dễ dàng được đưa ra vườn trồng không cần trải qua quá trình tách khỏi đất gây hư hại rễ. - Đối với bầu đất thì đất được chuẩn bị như với gieo hạt trên luống, sau đó đất được cho vào bầu đã được đục từ 5-6 lỗ ở dưới để bầu thoát nước. Sau đó tiến hành gieo hạt vào bầu, mỗi hạt được gieo cách mặt bầu khoảng từ 3-4 cm. Bầu hạt được giữ ẩm trong suốt qua trình hạt mầm phát triển. 1.5. Đưa cây con ra vườn trồng - Đối với cây con sau khi phát triển đạt chiều cao khoảng từ 15-40 cm thì có thể đưa ra trồng trực tiếp ngoài vườn. Lưa ý đôi với cây chanh dây là loài thân bò nên khi cây đủ cao nên được cố định để tránh cây ngã đổ. - Đối với cây con trong luống thì cần được tách ra khi đem đi trồng, thao tác này cần lưu ý tránh làm tổn thương đến rễ cây quá lớn nên dùng xẻn để tách cây cùng với một phần đất và đưa ra vườn ươm. - CHANH DÂY - 1 0 GVHD: Dương Công Kiên - Khi mới đem ra trồng nên tiếnhành giữ ẩm cho chanh dây trong giai đoạn đầu khi mới đem ra trồng có thể che mát nếu cần. 1.6. Ưu nhược điểm • Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt. - Kỹ thuật đơn giản, dễ làm. - Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp. - Hệ số nhân giống cao. - Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao. - Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh. - Bộ rễ thường phát triển tốt. • Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt - Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ. - Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn. - Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm. • Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp: - Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép - Sử dụng gieo hạt đối với những cây ăn quả chưa có phương pháp khác tốt hơn. - Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống 5. Nhân giống vô tính: 1.7. Giâm cành 5.1.1. - Cơ sở khoa học CHANH DÂY - 1 1 GVHD: Dương Công Kiên - Cơ sở khoa học của phương pháp giâm cành là tính toàn năng và tính phản phân hoá – phân hoá của tế bào thực vật. Cành giâm sau khi giâm sẽ có hiện tượng bật mầm trước. Tại các bộ phận non mới hình thành này diễn ra quá trình tổng hợp auxin. Auxin có tác dụng kích thích quá trình hình thành rễ bất định. Trước khi hình thành rễ bất định có 1 quá trình trung gian gọi là quá trình hình thành callus. Callus là tập hợp khối tế bào phôi sinh được hình thành do quá trình phản phân hoá. Như ta đã biết, auxin sau khi được tổng hợp trên các bộ phận non sẽ được mạch libe dẫn truyền tới vết cắt đang tiếp xúc với nền giá thể. Như một xu thế vốn có (đặc tính của cây mẹ hay thực vật nói chung), các cơ thểthực vật luôn phải có đầy đủ các bộ phận như rễ, thân, lá… Nếu cơ thể thực vật thiếu một cơ quan nào đó thì có xu hướng hình thành nên cơ quan đó. Cành giâm chỉ là một đoạn cành,chưa có rễ, lá. Vì vậy, diễn ra một quá trình là phản phân hoá. Các tế bào chuyên hoá tại vết cắt dưới tác dụng của auxin sẽ phản phân hoá thành các tế bào phôi sinh. Tế bào phôisinh là các tế bào ban đầu để hình thành nên các tế bào chuyên hoá.Do vậy, các tế bào phôisinh sẽ thực hiện quá trình phân hoá để hình thành rễ bất định. 5.1.2. Dụng cụ giâm • Kéo hoặc dao sắc • Dung dịch kích thích ra rễ như IBA (Indol Butyric Acid), NAA (Naphthalene Acetic Acid) và IAA (Indol Acetic Acid). • Bao nilong sẫm màu • Vỉ xốp • Bầu đất • Vườn giâm hom • Phân bón 5.1.3. Chuẩn bị vườn ươm giâm hom. - Chọn khu đất cao, khuất gió, gần nguồn nước tưới và đường vận chuyển, độ dốc không quá 5độ, ở vùng gò đồi, chọn loại đất đỏ vàng, có độ pH 4,5-6,0, tơi xốp. Đất được cày cuốc sâu 25-30cm, làm nhỏ, lên luống cao 10-20cm, rộng 11,2m, luống cách nhau 50cm, làm rãnh. Trên mặt luống rải chất nền dày 1012cm. Chất nền là cát non sạch hoặc 2/3 cát non + 1/3 mùn cưa đã ngâm nước vôi trong, phơi khô hoặc đất đỏ vàng lấy ở dưới lớp đất mặt 10-20cm. Làm dàn che trên và xung quanh các luống vườn ươm, gồm các khung cột đỡ - CHANH DÂY - 1 2 GVHD: Dương Công Kiên cao 1,6-1,8m. Phía trên lớp bằng lá lau, cỏ tế, phên nứa, có thể lợp bằng ni lông đục các lỗ nhỏ. Xung quanh che kín bằng cót hoặc phên nứa.... - Nhiều nơi giâm hom bằng các túi bầu bằng nilông 12-18 cm, dưới đáy đục 6-8 lỗ và lót bằng hỗn hợp gồm 1/2 đất mặt được sàng sạch cộng với 1/2 phân chuồng hoai mục, phía trên đổ một lớp đất đỏ vàng dày 5-7cm. Các túi bầu cũng xếp thành các luống và làm dàn che. 5.1.4. Chuẩn bị giống và cành giâm. - Trước hết phải chọn được những cây đầu dòng làm giống theo tiêu chuẩn giống cây trồng quốc gia hoặc những cây khỏe mạnh sạch sâu bệnh và cho năng xuất cao. Trên cây đầu dòng, chọn những cành bánh tẻ(không già quá và không non quá) ngoài mặt tán, vừa mới ổn định sinh trưởng, vỏ cành đang chuyển màu nâu, không bị sâu bệnh để cắt thành các hom giống. 5.1.5. Cắt và cắm hom - Cắt cành giống vào những ngày râm, mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát. Cắt xong, phun nước lã và đặt đứng vào các xô chậu có nước cao 5cm, che đậy. Đem ngay về vườn ươm, cắt thành các hom dài 5-7cm có 2-4 lá, đối với chè thì mỗi hom dài 3-4cm có 1 lá và mầm nách lá. Có thể cắt bớt một phần phiến lá để tránh bốc hơi nước. Cắt hom xong phải cắm giâm ngay. Hiện nay, trước khi giâm, các hom được xử lý bằng một trong các chất kích thích ra rễ n nhúng 1 đầu hom vào dung dịch trong 5-10 giây, nếu hom còn xanh, dung dịch pha 2000ppm, hom hóa gỗ 1/3-3000-4000 ppm và hom hóa gỗ hoàn toàn - 400600ppm. Lưu ý đối với việc nhúng chất kích thích không nên quá sâu vào thân cây nếu không dễ gây hư hại cành giâm. - CHANH DÂY - 1 3 GVHD: Dương Công Kiên 5.1.6. Giâm hom vào vỉ xốp Lấy hom giống đã được cắt xong nhúng ngập mắt hom gốc vào thuốc kích thích ra rễ đã được pha sẵn, sau đó dùng dớn mút đã được xé nhỏ quấn quanh mắt gốc rồi giâm vào vỉ xốp (loại vỉ 102 lỗ, giâm hom cách hom 01 hàng lỗ trên vỉ). Khi giâm hom giống vào vỉ xốp xong nên tưới sương nhẹ cho hom ngay để hom giống khỏi bị héo, hom giống giâm phải được để trong nhà lưới có mái che lưới đen 70% (cần che chắn xung quanh để tránh gió lùa vào làm cây héo), sau đó cần tưới từ 2 - 4 lần/ngày để đảm bảo cây không bị mất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra rễ của hom giống. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 30 ngày thì hom giống đã ra rễ, lúc này ta tiến hành chuyển hom giống đã có rễ sang bầu đất hoặc ra vườn giâm. Trồng cây con vào bầu đất: - CHANH DÂY - 1 4 GVHD: Dương Công Kiên Hom giống sau khi đã có rễ đạt yêu cầu (cây con) thì tiến hành trồng vào bầu đất. - Bầu đất: Dùng loại bịch nilon đường kính 15cm (đã đục lỗ) để làm bầu đất. Giá thể bầu đất gồm có: 70% đất đỏ + 20% đất sạch DASA + 10% phân chuồng đã ủ hoai. - Cách trồng: Chuẩn bị sẵn bầu đất sau đó nhổ cây con từ vỉ xốp (chú ý không được làm đứt rễ ) và trồng ngay vào bầu đất, dùng ngón tay nén chặt xung quanh gốc để giữ cây được đứng vững tránh cây bị đổ ngã khi tưới nước. Cây sau khi trồng vào bầu được chuyển vào nhà lưới có che lưới đen 60% và tưới bằng vòi nhỏ (phải kê bầu đất lên trên gạch để tránh bầu đất bị đọng nước), sau đó tưới 02 lần/ngày đảm bảo bầu đất luôn đủ ẩm để cây nhanh hồi phục và phát triển. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 30 – 40 ngày cây có thể xuất vườn đi trồng được. 5.1.7. cành Ưu nhược điểm của phương pháp giâm • Ưu điểm - Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ. Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả. Thời gian nhân giống nhanh. Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu. • Nhược điểm - CHANH DÂY - 1 5 GVHD: Dương Công Kiên - Nếu sản xuất cây giống bằng phương pháp giâm cành với quy mô lớn phải có vườn ươn được trang bị hệ thống tưới phun, phun mù, độ ẩm… - Nhân giống bằng giâm cành liên tục nhiều thế hệ, nếu không thay đổi nguồn gốc cây mẹ dễ dẩn đến hiện trạng thoái hóa. 1.8. Ghép cành 5.1.8. Cơ sở khoa học - Cơ sở khoa học của phương pháp là khi ghép, bằng những phương pháp nhất định làm cho tượng tầng của gốc ghép và thân ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và khả năng tái sinh của tượng tầng làm cho mắt ghép và gốc ghép gắn liền với nhau. 5.1.9. Yêu cầu về gốc ghép - Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng khoẻ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện địa phương. - Giống làm gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với thân cành ghép. - Giống làm gốc ghép phải có khả năng chống chịu sâu bệnh và có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. - Giống làm gốc ghép phải sinh trưởng nhanh, dễ gây giống, ít mọc mầm phụ ở gốc cây con. Vì thế gốc ghép thường được chọn là chanh dây tím. 5.1.10. Những yêu cầu kỹ thuật - Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ các quy trình khác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép. - CHANH DÂY - 1 6 GVHD: Dương Công Kiên Trước khi ghép 1 - 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động tốt - Chọn cành, mắt ghép tốt: cành ghép được lấy từ vườn chuyên lấy cành ghép hoặc trên vườn sản xuất với những cây mang đầy đủ các đặc tính của giống muốn nhân. Cành ghép được chọn ở giữa tầng tán, không có các đối tượng sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Tuổi cành ghép chọn phù hợp tuỳ thuộc vào thời vụ ghép khác nhau. Trong điều kiện cần vận chuyển đi xa, cần bảo quản trong điều kiện đủ ẩm, tránh nhiệt độ cao. - Chọn thời vụ ghép tốt: trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta, đa số các giống cây ăn quả được tập trung ghép vào vụ xuân và vụ thu. - Thao tác kỹ thuật ghép: đây là khâu kỹ thuật có tính chất quyết định, phụ thuộc vào sự thành thạo của người ghép. Các thao tác ghép cần được tiến hành nhanh và chính xác. - Chăm sóc cây con sau khi ghép: tất cả các khâu kỹ thuật từ mở dây sau ghép, xử lý ngọn gốc ghép, tỉa mầm dại, tưới nước làm cỏ, bón phân, tạo hình cây ghép cho tới công tác phòng trừ sâu bệnh hại cần được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật. 5.1.11. Quy trình ghép chanh dây - Vài nhà vườn thích tách lớp hay cắt những cây chanh dây thân gỗ trưởng thành thành 3 - 4 mấu. Những cây được chọn cắt có rễ khỏe và chuẩn bị ra hoa trong 90 ngày, việc ra rễ sẽ nhanh hơn nếu bổ sung hormone. Chanhdây tím thỉnh thoảng được ghép vào thân rễ của chanh dây vàng để tránh bệnh giun tròn và các bệnh hay gặp ở rễ của chanh dây tím. Cây chanh dây bao gồm cả cây ghép vào và thân rễ nên cao khoảng 45cm và có đường kính thân tương đương đường kính một cây bút chì. Cây chanh dây tím đem ghép thường dài khoảng 8 - 10cm và có mang ít nhất 2 mắt. Phần thân rễ của chanh dây vàng thường cao khoảng 25 - 30cm tính từ mặt đất. Khi ghép, vát xiên phần thân chanh dây tím, chiều dài phần vát bằng ½ chiều dài chanh dây tím đem ghép, tương tự phần thân rễ của chanh dây vàng cũng vát xiên để ghép khớp với phần ghép của chanh dây tím. Ghép hai bề mặt này lại cho hai phần tầng sinh gỗ khớp nhau và cố định chỗ ghép bằng dải băng. Ghép kèm bên dưới chỗ ghép một túi nhựa nhỏ, cho cây vào nơi râm mát 10 - 14 ngày hay đến khi các chỗ ghép liền lại. Sau đó nới lỏng túi nhựa để không khí lưu thông và bỏ túi nhựa đi khi chồi mới mọc ra, rồi cuối cùng loại bỏ dải buộc trước khi chỗ ghép ra - CHANH DÂY - 1 7 GVHD: Dương Công Kiên rễ.ghép có thể bén rễ bên dưới điều kiện thỉnh thoảng có sương mù, nhưng cần chọn cây khỏe mạnh, khả năng cho năng suất tốt để tránh các bệnh do virus. Ghép cây tốt nhất vào ngày mát mẻ, phủ mây. Chanh dây vàng thường được trồng từ hạt của quả chanh dây vàng qua chọn lọc, có thể nhập hạt từ vùng khác về trồng. Chanh dây tím thường nhân lên theo khả năng sinh sản sinh dưỡng tức là nhờ giâm hay ghép cành. 5.1.12. Ưu nhược điểm của phương pháp ghép cành • Ưu điểm - Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép. - Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân. - Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất. - Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ. - Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh. - Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép. - Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ • Nhược điểm - Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ. - Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp. - Các bệnh trên cây mẹ có thể truyền qua cho cây con nhất là các bệnh về virus - Cây nhanh bị già cỗi thời gian sống ngắn hơn cây sinh sản hữu tính - CHANH DÂY - 1 8 GVHD: Dương Công Kiên 1.9. Nuôi cấy mô: 5.1.13. Giới thiệu chung về nhân giống vô tính in vitro (nuôi cấy mô in vitro) - Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phạm trù khái niệm chung cho các loại nuôi cấy nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch các vi sinh vật, trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng. - Nhân giống vô tính cây trồng in vitro hay vi nhân giống (Micropropagation) là một lĩnh vực ứng dụng có hiệu quả nhất trông công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật. Bao gồm: - Nuôi cấy cây con và cây trưởng thành - Nuôi cấy cơ quan: rễ, thân, lá, hoa, quả, bao phấn, noãn chưa thụ tinh. - Nuôi cấy phôi: phôi non và phôi trưởng thành - Nuôi cấy mô sẹo (callus) - Nuôi cấy tế bào đơn - Nuôi cấy protoplast: nuôi cấy phần bên trông tế bào thực vật sâu khi đó tách vỏ còn gọi là nuôi cấy tế bào trần - Đây là phương pháp nhân giống hiện đại được thực hiện trong phòng thí nghiệm nên còn gọi là phương pháp nhân giống trong ống nghiệm (in vitro) để phân biệt với các quá trình nuôi cấy trong điều kiện tự nhiên ngoài ống nghiệm (in vivo). - Khác vối các phương pháp nhân giống truyền thống như giâm, chiết cành hoặc ghép mắt, phương pháp nhân giống in vitro có khả năng trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng cây lớn đều để phủ kín một diện tích đất nhất định mà các phương pháp nhân giống khác không thể thay thế được. Ngoài ra phương pháp này không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên có thể tiến hành quanh năm. Đây là hướng đang được ứng dụng rộng rãi. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều phòng thí nghiệm nuôi cấy mô, nhiều trung tâm sản xuất giống cây trồng hàng năm đó cung cấp một lượng đáng kể cây giống có chất lượng cao cho sản xuất như chuối, dứa, khoai tây, các loại lan, cây cảnh, cây lâm nghiệp. - CHANH DÂY - 1 9 GVHD: Dương Công Kiên 5.1.14. Cơ sở khoa học - Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào (tissue culture) nói chung và kỹ thuật nhân giống vô tính nói riêng đều dựa vào cơ sở khoa học là tính toàn năng, sự phân hoá và phản phân hoá. - Tính toàn năng của tế bào: - Haberland (1902) lần đầu tiên đó quan niệm rằng mỗi một tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đa bào đều có khả năng tiềm tàng để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Theo quan điểm của sinh học hiện đại thì mỗi tế bào đó chuyên hoá đều chứa một lượng thông tin di truyền (bộ ADN) tương đương với lượng thông tin di truyền của một cơ thể trưởng thành. Vì vậy, trong điều kiện nhất định một tế bào bất kỳ đều có thể phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh. Đặc tính đó của tế bào gọi là tính toàn năng của tế bào. Qua đó người ta có thể biến một tế bào bất kỳ (hoặc một mẩu mô) thành một cơ thể hoàn chỉnh khi được nuôi cấy trong một môi trường thích hợp có đầy đủ các điều kiện cần thiết cho tế bào thực hiện các quá trình phân hoá, phản phân hoá. - Tính phân hoá và phản phân hoá của tế bào:  Tính phân hoá của tế bào là sự biến đổi của các tế bào phôi sinh thành các tế bào của các mô chuyên hoá đảm nhiệm các chực năng khác nhau. Trong cơ thể thực vật có khoảng 15 loại mô khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau (mô dậu, mô dẫn, mô bì, mô khuyết…) nhưng chúng đều có nguồn gốc từ tế bào môi sinh đó trải qua giai đoạn phân hoá tế bào để hình thành các mô riêng biệt.  Tính phản phân hoá của tế bào: dĩ là các tế bào khi đó được phân hoá thành các mô riêng biệt với các chức năng khác nhau nhưng trong điều kiện nhất định chúng vẫn có thể quay trở về trạng thái phôi sinh để phân chia tế bào. - Trong kỹ thuật nuôi cấy các cơ quan dinh dưỡng như lá, thân…thì giai đoạn tạo mô sẹo chính là khi tế bào quay trở về trạng thái phôi sinh có khả năng phân chia liên tục mà mất hẳn chức năng của các cơ quan dinh dưỡng như lá, thân… trước đó. - Sự phân hoá và phản phân hoá giữa tế bào phôi sinh và tế bào đó chuyên hoá được biểu diễn theo sơ đồ sau: Phân hoá tế bào Tế bào phôi sinh Tế bào chuyên hoá - CHANH DÂY - 2 0 GVHD: Dương Công Kiên Phản phân hoá tế bào - Về bản chất sự phân hoá và phản phân hoá là quá trình hoạt hoá của gen, tại một thời điểm nào đó trong quá trình phát triển các thể thì một số gen được hoạt hoá và một số gen khác bị ức chế. Điều này được xảy ra theo một chương trình đó được mó hoá trong cấu trúc phân tử ADN. Khi nằm trong một cơ thể hoàn chỉnh giữa các tế bào có sự ức chế lẫn nhau, nhưng khi được tách rời và trong những điều kiện nhất định thì các gen được hoạt hoá dễ dàng hơn nên chúng có khả năng mở tất cả các gen để hình thành một các thể mới. Đó chính là cơ sở làm nền tảng cho kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào. 5.1.15. Các bước trong nhân giống in vitro Bước 1: Chọn lọc và chuẩn bị cây mẹ - Trước khi tiến hành nhân giống in vitro cần chọn lọc cẩn thận các cây mẹ (cây cho nguồn mẫu nuôi cấy). Các cây này cần sạch bệnh, đặc biệt là bệnh virus và ở giai đoạn sinh trưởng mạnh. Việc trồng các cây mẹ trong điều kiện môi trường thích hợp với chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả truớc khi lấy mẫu sẽ làm giảm tỷ lệ mẫu nhiễm, tăng khả năng sống và sinh trưởng của mẫu cấy in vitro. Bước 2: Tạo vật liệu khởi đầu - Là giai đoạn khử trùng mẫu vào nuôi cấy in vitro. Giai đoạn này cần đảm bảo các yêu cầu: tỷ lệ nhiễm thấp, tỷ lệ sống cao, mô tồn tại và sinh trưởng tốt. - Kết quả giai đoạn này phụ thuộc vào rất nhiều vào cách lấy mẫu, tuỳ thuộc vào mục đích khác nhau, loại cây khác nhau để nuôi cấy phù hợp. Khi lấy mẫu cần chọn đúng mô, đúng giai đoạn phát triển của cây, quan trọng nhất là đỉnh chồi ngọn, đỉnh chồi nách sau đú là đỉnh chồi hoa và cuối cùng là đoạn thân, mảnh lá. - Ví dụ: Vật liệu nuôi cấy thích hợp để nhân nhanh in vitro - Măng tây: chồi ngọn (Kohter, 1975) - Khoai tây: mầm (Morel, 1952) - Dứa: chồi nách, chồi đỉnh (Paunethier, 1976) - Bắp cải: mảnh lá (Bimomilo, 1975) - Súp lơ: hoa tự (Kholer, 1978) - Còn đối với chanh dây thì thường sử dụng là chồi nách, chồi đỉnh hoặc mầm hạt. - Cần thiết phải khử trùng mẫu trước khi đưa vào nuôi cấy bằng hoá chất khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật bám trên bề mặt mẫu cấy. Chọn đúng phương - CHANH DÂY - 2 1 GVHD: Dương Công Kiên pháp khử trùng sẽ đưa lại tỷ lệ sống cao và chọn môi trường dinh dưỡng thích hợp sẽ đạt được tốc độ sinh trưởng nhanh. Thường dựng các chất: HgCl 0.1% xử lý trong 5-10 phút, NaOCl hoặc Ca(OCl) 2 5-7% xử lý trong 15-20 phút, hoặc H2O2, dung dịch Br… - Một số dạng môi trường dinh dưỡng phổ biến: - Muối khoáng: theo White (1943), Heller (1953), Murashige và Skoog (1962) Chất hữu cơ: đường sarcaroza Vitamin: B, B6, inositol, nicotin axit Hoocmon: auxin (IAA, IBA, NAA…), Xytokinin (BA, Kin, 2P…), Gibberelin (GA3) Bước 3: nhân nhanh - Mục đích của giai đoạn này là kích thích sự phát triển hình thái và tăng nhanh số lượng chồi trên một đơn vị mẫu cấy trong một thời gian nhất định thông qua các con đường: hoạt hoá chồi nách, tạo chồi bất định và tạo phôi vô tính. - Vật liệu khởi đầu in vitro được chuyển sang môi trường nhân nhanh có bổ sung chất điều tiết sinh trưởngnhóm xytokinin để tái sinh tự một chồi thành nhiều chồi. Hệ số nhân phụ thuộc vào số lượng chồi tạo ra trong một ống nghiệm. Vấn đề là phải xác định được môi trường và điều kiện ngoại cảnh thích hợp để có hiệu quả cao nhất. Chế độ nuôi cấy thường là 25-27 0C và 16 giờ chiếu sáng/ngày, cường độ ánh sáng 2000-4000 lux, ánh sáng tím là thành phần quan trọng để kích thích phân hoá chồi (Weiss và Jaffe, 1969). Bước 4: Tạo cây in vitro hoàn chỉnh - Kết thúc giai đoạn nhân nhanh cây chúng ta có được một số lượng chồi lớn nhưng chưa hình thành cây hoàn chỉnh vì chưa có bộ rễ. Vì vậy, cần chuyển từ môi trường nhân nhanh sang môi trường tạo rễ. Tách các chồi riêng cấy chuyển vào môi trường nuôi cấy có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng nhóm auxin. Mỗi chồi khi ra rễ là thành một cây hoàn chỉnh. Chanh dây có thể phát sinh rễ ngay sau khi chuyển từ môi trường nhân nhanh giàu xytokinin sang môi trường không chứa chất điều tiết sinh trưởng. Đối với các phôi vô tính chỉ cần cấy chúng trên môi trường không có chất điều tiết sinh trưởng hoặc môi trường có chứa xytokinin nồng độ thấp thì phôi phát triển thành cây hoàn chỉnh. Bước 5: Thích ứng cây in vitro ngoài điều kiện tự nhiên - Để đưa cây từ ống nghiệm ra ngoài vườn ươm với tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng tốt cần đảm bảo một số yêu cầu: - CHANH DÂY - 2 2 GVHD: Dương Công Kiên - Cây trong ống nghiệm đó đạt những tiêu chuẩn hình thái nhất định (số lá, số rễ, chiều cao cây…) - Cần có thời gian huấn luyện cây con (từ 1-2 tuần tuỳ từng loại cây) để thích nghi với những thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, sâu bệnh bằng cách đặt bình cây ngoài điều kiện tự nhiên, mở nắp bình nuôi… - Có giá thể tiếp nhận cây in vitro thích hợp: giá thể sạch, tơi xốp, thoat nước. Phải chủ động điều chỉnh được độ ẩm, sự chiếu sánh của vườn ươm cũng như có chế độ dinh dưỡng thích hợp. 5.1.16. Nhân giống invitro chanh dây sử dụng đoạn thân mang chồi nách. 1.9.1.1. Miêu tả chung về nhân giống bằng chồi nách - Sự tao chồi từ đoạn thân mang chồi nách Chanh dây (Passiflora ediilis Sims.) in vitro được nghiên cứu trên môi trường cơ bản MS có bổ sung N6-Benzyl adenin (BA). Trong các môi trường nghiên cứu môi trường có bổ sung 0,5 mg/L BA là môi trường tốt nhất cho tạo cụm chồi từ đoạn thân mang chồi nách. Việc bổ sung nước dừa (0 - 20%) vào môi trường nuôi cấy có 0,5 mg/L BA đã làm giảm khả năng tạo chồi từ đoạn thân mang chồi nách. Trong các môi trường cơ bản MS có bổ sung a-naphthaleneacetic acid (NAA), môi trường có bổ sung 0,25 mg/L NAA là môi trường thích hợp nhất để tạo rễ ở chồi in vitro. Cây con in vitro phát triển rất tốt với tỉ lệ sống là 100% khi chuyển ra trồng ngoài đất và không có bất thường về hình thái. Hệ thống này có thể sử dụng hiệu quả để nhân giống vô tính in vitro cây Chanh dây. 1.9.1.2. Nguyên liệu: - Nguyên liệu sử dụng trong các thí nghiệm gồm đoạn thân mang chồi nách kèm một lá, tách từ các chồi có nguồn gốc từ nuôi cấy in vitro đoạn thân mang chồi nách của cây ngoài tự nhiên, và các chồi tách từ cụm chồi tạo thành. 1.9.1.3. Thí nghiệm - Điều kiện thí nghiệm: Các thí nghiệm được tiến hành ở điều kiện nhiệt độ 25±20C, cường độ ánh sang 2000-3000 lux và thời gian chiếu sáng là 16h/ngày. Ảnh hưởng của BA lên khả năng tạo cụm chồi invitro từ đoạn thân mang chồi nách: Đoạn thân mang chồi nách (khoảng 1cm) tách từ các chồi in vitro được cấy lên môi trường cơ bản MS (Murashige, Skoog, 1962) có 2% sucrose, 0.8% agar và bổ sung N6-Benzyl adenine (BA) với các nồng độ 0- CHANH DÂY - 2 3 GVHD: Dương Công Kiên 4.0 mg/L để tham dò khả năng tạo chồi của mẫu. Số liệu nghiên cứu được thu sau 6 tuần nuôi cấy. Mỗi thí nghiệm nuôi cấy 20 mẫu. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. - Ảnh hưởng của nước dừa phối hợp với BA lên khả năng tạo cụm chồi in vitro từ đoạn thân mang chồi nách: Đoạn thân mang chồi nách (khoảng 1cm) tách từ các chồi in vitro được cấy lên môi trường cơ bản MS có 2% sucrose, 0.8% agar và bổ sung nước đừa với các nồng độ 0-20% phối hợp với 0.5mg/l BA để thăm dò khả năng tạo chồi của mẫu. Số liệu nghiên cứu được thu sau 6 tuần nuôi cấy. Mỗi môi trường nuôi cấy 20 mẫu. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. - Nghiên cứu khả năng tạo rễ của chồi in vitro: Các chồi (khoảng 1cm) tách từ cụm chồi in vitro được cấy lên môi trường cơ bản MS có 2% sucrose, 0.8% agar và bổ sung α-naphthaleneacetic acid (NAA) với các nồng độ 0-2.0mg/L để thăm dò khả năng tạo rễ. Số liệu nghiên cứu được thu sau 6 tuần nuôi cấy. Mỗi môi trường nuôi cấy 20 mẫu. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. - Chuyển cây con in vitro ra trồng ngoài đất: Các cây con in vitro đã phát triển rễ đâỳ đủ được lấy ra khỏi bình nuôi cấy. Rửa sạch rễ và trồng trên đất có trộn phân chuồng hoai (tỷ lệ 3 đất:1 phân). Tưới đủ ẩm và che nắng cho cấy trong tuần đầu. 1.9.1.4. Kết quả sự ảnh hưởng của BA - Nghiên cứu ảnh hưởng của BA lên khả năng tạo cụm chồi in vitro từ đoạn thân mang chồi nách: - Các đoạn thân mang chồi nách cây Chanh dây được cấy lên môi trường có bổ sung BA vsv các nồng độ khác nhau, để nghiên cứu khả năng tạo cụm chồi. kết quả sau 6 tuần nuôi cấy được trình bày ở bảng 1. - Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các môi trường đều có sự hình thành chồi. Sau 4 ngày nuôi cấy, quan sát thấy có sự hình thành chồi trên tất cả các môi trường. Ở các môi trường có bổ sung BA, có sự tạo thành cụm chồi từ chồi nách. Tuy nhiên, ở các môi trường có nồng độ BA khác nhau thì khả năng tạo chồi là khác nhau. - Ở môi trường không bổ sung BA, chỉ có sự phát triển cao lên của chồi nách. Trên môi trường này, chiều cao trung bình của chồi là 2.62 cm, chồi phát triển tốt. - CHANH DÂY - 2 4 GVHD: Dương Công Kiên - Trên môi trường bổ sung 0.25 mg/L BA cho khả năng tạo chồi tốt hơn. Số lượng chồi trung bình tạo thành trên mẫu cấy là 1.58 chồi, chiều cao trung bình của chồi là 3.06 cm, chồi phát triển tốt. - Môi trường có bổ sung 0.5 mg/L BA cho khả năng tạo chồi tốt nhất. Số lượng chồi trung bình tạo thành nhiều nhất (3.95 chồi/mẫu cấy), chiều cao trung bình của chồi là 2.24cm, chồi phát triển tốt (bảng 1). Bảng 1: ảnh hưởng của BA lên khả năng tạo cụm chồi in vitro từ đoạn thân mang chồi nách Nồng độ BA (mg/L) Tỷ mẫu chồi (%) 0 tạo Số chồi/ mẫu cấy Chiều cao 100.0a 1.00e 2.62ab 0.25 100.0a 1.58d 3.06a 0.5 100.0a 3.95a 2.24b 1.0 100.0a 2.88b 2.19b 2.0 100.0a 2.13c 0.93c 3.0 100.0a Cụm đỉnh chồi 4.0 100.0a Cụm đỉnh chồi - Ở môi trường có bổ sung 1.0mg/L BA, khả năng tạo chồi bắt đầu giảm. Số lượng chồi trung bình tạo thành trên mẫu cấy là 2.88 chồi, chiều cao trung bình của chồi là 2.19cm, chồi phát triển tốt. - Khả năng tạo chồi tiếp tục giảm trên môi trường có bổ sung 2.0mg/L. Số lượng chồi trung bình của chồi giảm rõ rệt (chiều cao trung bình của chồi là 0.93cm), chồi phát triển chậm. - Ở môi trường có bổ sung 3.0 và 4.0 mg/L BA, khả năng tạo chồi rất ké. Chỉ tạo thành cụm gồm các chồi có kích thước rất nhỏ (1-2mm). - Như vậy, môi trường có bổ sung 0.5mg/L BA là môi trường thích hợp nhất để tạo cụm chồi in vitro từ đoạn thân mang chồi nách. - CHANH DÂY - 2 5 GVHD: Dương Công Kiên - Các kết quả nghiên cứu ở đây cho thấy BA có hiệu quả trong kích thích tạo cụm chồi từ đoạn thân mang chồi nách của cây chanh dây. Tuy nhiên, nồng độ BA cao lại không thích hợp. - Kết quả nghiên cứu ở cây chanh dây tương tự với kết quả của một số tác giả khác như Keng và Hoong (2005), khi nghiên cứu tạo cụm chồi từ đoạn thân mang chồi nách của cây dưa gang (Cucumis melo L.), nhận thấy môi trường cơ bản MS có bổ sung BA là môi trường thích hợp để tạo cụm chồi. Ở cây Faidherbia albida Dell., BA cũng có ảnh hưởng tốt đến khả năng tạo cụm chồi từ đoạn thân mang chồi nách (kwapata et al., 1999) - Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa phối hợp với BA lên khả năng tạo cụm chồi in vitro từ đoạn thân mang chồi nách - Các đoạn thân mang chồi nách của cây chanh dây được cấy lên môi trường có bổ sung nước dừa với các nồng độ khác nhau phối hợp với 0.5mg/L BA để nghiên cứu khả năng tạo cụm chồi. Kết quả thu được sau 6 tuần nuôi cấy được trình bày trong bảng 2. Bảng 2: Ảnh hưởng của nước dừa phối hợp với BA len khả năng tạo cụm chồi in vitro từ đoạn thân mang chồi nách. Nông độ Nước (%) dừa Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%) Số chồi/mẫu cấy Chiều cao chồi (cm) BA(mg/L) 0 0.5 100.0a 3.65a 2.25a 2.5 0.5 100.0a 2.06b 2.18a 5.0 0.5 100.0a 1.63c 2.03a 10.0 0.5 100.0a 1.00d 1.48b 15.0 0.5 84.38b 0.88de 0.8c 20.0 0.5 54.17c 0.5e 0.36c - CHANH DÂY - 2 6 GVHD: Dương Công Kiên IV. 6. BỆNH TRÊN CÂY CHANH DÂY: Bệnh sinh lý - Là bệnh do qua trình chăm sóc hoặc điều kiện môi trường gây ra, những bệnh này thường không gây hại nhiều cho thực vật do dễ phát hiện triệu chứng và cây có khả năng hồi phục cao khi mắc bệnh. 7. Bệnh do động vật gây hại 1.1. Rệp sáp ( Planococcus citri và P. kenya ) citri kenya - Rệp sáp có hình bầu dục dài khoảng 4 mm, ngang 2-3 mm, thân có phủ lớp sáp trắng, quanh mình có các tia sáp dài trắng xốp. Rệp càng lớn càng ít di chuyển, di chuyển từ nơi này sang nơi khác chủ yếu nhờ kiến cộng sinh. - Gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và quả. Chúng sẽ chích hút nhựa làm lá và quả héo khô, rụng non. Khi rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo và vàng úa có thể nhầm với triệu chứng bị khô hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh (Polyporus sp.) và bị còi cọc. Rệp sáp được phát hiện dưới mô nấm khi nó được bóc đi. Khi bị hại vùng rễ do rệp sáp kết hợp với mô nấm, làm cho cây dễ bị chết. Trường hợp gây hại trên thân bao gồm lá, cành non và dưới gốc trái. - Cách phòng trừ: • Phòng trừ sinh học: - CHANH DÂY - 2 7 GVHD: Dương Công Kiên - Các thiên địch phòng trừ sinh học là các ong ký sinh tấn công sâu non (nymph) của rệp sáp gồm: Leptomastidea abnormis, Leptomastix dactylopii, Chrysoplatycerus splendens, và Anagyrus pseudococci. Loài ăn thịt gồm: Bọ lacewing nâu (Sympherobius barberi); Bọ lacewing xanh (Chrysopa lateralis), bọ rùa, …. - Cần chú ý khai thác phòng trừ sinh học và phi hóa học và giúp bảo vệ môi trường. • - - - - - • Biện pháp canh tác và phi hóa học: Hun khói được khuyến cáo để hạn chế phát triển của rệp sáp. Làm hàng rào chắn các cây theo dãy để ngăn chặn lây lan rệp sáp; Vệ sinh dụng cụ thu hoạch, dụng cụ làm hạn chế sự phát tán; vườn hạn chế sự phát tán; Một số loài cây kiểng là ký chủ quan trọng của rệp sáp không nên trồng gần vườn. Cần chú ý kiểm tra và xử lý trên các loại cây kiểng để tránh lây lan ra cây vườn (cây công nghiệp, ăn trái…). Tưới rửa trôi: Rệp sáp có thể bị rửa trôi với vòi nước mạnh và liên tục. Xử lý bằng vòi nước nhiều lần khi cần cũng là biện pháp tốt trong điều kiện bị nhiễm nhẹ. Dùng xà phòng trừ sâu: Xà phòng trừ sâu có bán trên thị trường. Tuy nhiên, chúng ta có thể tự làm bằng cách sử dụng chất xà phòng rửa chén nhưng không dùng xà phòng có tẩm dầu thơm và chất phụ gia có thể ảnh hưởng cây. Trộn xà phòng với ít nước phun lên cây. Dùng dầu neem: Dầu neem được chiết xuất từ cây neem ( cây sầu đông) Sử dụng theo sự hướng dẫn trên nhãn sản phẩm. Có lợi kết hợp vì dầu neem cũng là chất diệt sâu và nấm (khi cây trồng hấp thu dầu neem nó có thể phòng trừ côn trùng không tiếp xúc trực tiếp). Neem còn an toàn khi sử dụng trên cây rau và cây thực phẩm cũng như cây hoa kiểng khác. Có thể sử dụng những đồ gia vị như tỏi, gừng, ớt… để tạo chất phòng trừ rệp sáp theo hướng hữu cơ một cách an toàn. Dùng 1 củ tỏi, 1 củ hành và 1 muỗng ớt bột trộn và nghiền nhỏ bằng dụng cụ nghiền nhà bếp chế biến thành bột nhão. Rót khoảng 1 lít nước khuấy đều và ngâm khoảng 1 giờ. Sau đó lọc qua vải thưa rồi cộng thêm 1 muỗng xà phòng rửa chén và tiếp tục khuấy đều. Hợp chất này có thể sử dụng và bảo quản khoảng 1 tuần trong ngăn mát tủ lạnh. Phòng trừ hóa học - CHANH DÂY - 2 8 GVHD: Dương Công Kiên - Một số loại thuốc sâu được chấp thuận sử dụng phòng trừ rệp sáp cam quýt khi thật cần thiết và nên dùng loại không ảnh hưởng thiên địch có ích như bọ cánh cứng (Cryptolaemus montrouzieri) và ong ký sinh (Leptomastix dactylopii)... Song, những loại thuốc sâu mạnh có thể gây nguy hiểm đến động vật trong nhà hoặc người. Không sử dụng thuốc không có nguồn gốc và không có trong danh sách được cho phép sử dụng. - Cây bị rệp sáp gây hại nếu lá còn xanh hoặc vàng có thể cứu chữa bằng cách xử lý kỹ. Cây bị hại lá màu nâu nên nhổ và thay thế cây khác. Nếu sự nhiễm không thể phòng trừ bằng thuốc hóa học sau 2 hoặc 3 tuần có thể tiêu hủy cây bị nhiễm nặng tránh lây lan. 1.2. Nhện đỏ (Brevipalus phoenicis) - Lòai nhện này gây hại cho rất nhiều lọai cây trồng khác nhau, gần đây chúng phát triển rất mạnh, mà chúng còn gây hại trên rất nhiều lọai cây - Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống tập trung ở mặt dưới của phiến lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ, và trên các lá già , chích hút dịch của mô tế bào lá, .Nếu gặp điều kiện thuận lợi nhện sinh sản rất nhanh, mặt độ có thể lên đến hàng chục con trên một lá , làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng nâu loang lổ, làm cho lá chanh dây bị bạc, hết chất dinh dưỡng lá sẽ rụng làm ảnh hưởng đến làm rụng nụ hoa hoặc quả non. Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa, do tốc độ tích lũy mật số rất nhanh vì thế vào những thời gian có điều kiện thời tiết thuận lợi cho nhện nên cần hết sức chú ý theo dõi để có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời. - Cách phòng trừ: - CHANH DÂY - 2 9 GVHD: Dương Công Kiên - Sử dụng những giống sạch bệnh và giữ mật độ và độ thoáng giữa các cây và trên giàn leo của chanh dây. - Những lá đã bị hại nặng có mật số nhện cao, đã bị vàng úa khó có khả năng phục hồi thì nên lặt bỏ đem tiêu hủy để diệt nhện. - Kiểm tra vườn thường xuyên nếu thấy lá chớm có những triệu chứng bị nhện đỏ gây hại như đã mô tả ở phần trên cần kiểm tra kỹ nhện bằng cách dùng kính lúp hay kính lão có độ phóng đại lớn để soi tìm nhện ở mặt dưới của lá. Nếu không có hai dụng cụ trên có thể kiểm tra gián tiếp bằng cách đặt ngửa lá nghi có nhện lên trên một tờ giấy trắng, sau đó dùng ngón tay vuốt nhẹ phía mặt trên của lá, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ mầu xanh lợt, mầu hồng hay đỏ thì lá đó đang bị nhện gây hại, những chấm này càng nhiều chứng tỏ mật số nhện càng cao. - Do nhện đỏ có tính kháng thuốc rất mạnh.Nên khi phát hiện trên cây có nhiều nhện cần dùng luân phiên nhiều loại thuốc để hạn chế bớt áp lực gây kháng thuốc đối với nhện. Thuốc bảo vệ thực vật chúng ta có thể sử dụng trong những loại thuốc sau đây: Danitol 10EC, Comite 73 EC, Ortus 5SC, Pegasus 500EC, Nissorun 5EC, vibamec thuốc trừ sâu sinh học, sk 99 xịt cho cây chống trôi rửa( áp dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Sau khi phun xịt khoảng 7-10 ngày nếu vẫn còn nhện thì xịt tiếp lần hai. Nhớ xịt ướt đều mặt dưới của lá . ta có thể pha chung với phân bón lá xịt cho cây nhanh phục hồi , và bónphân vào chậu một ít phân dưỡng cho cây để cây phát triển bình thường. - CHANH DÂY - 3 0 GVHD: Dương Công Kiên 1.3. Bọ trĩ (Thysanoptera sp.) - B ểu i hiện bệnh: - Quả chanh dây có đường vòng màu trắng như da cám ở quanh cuống đó là tác hại của bọ trĩ, còn gọi là con bù lạch. Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, chỉ dài dưới 1 mm, thường tập trung ở mặt dưới lá, chích hút làm lá biến màu nâu vàng và cong lại và không thể hồi phục. Trên quả chanh dây khi còn non, bọ trĩ chích vào tế bào biểu bì tạo thành những mảng sẹo màu trắng xám trên vỏ. Do bọ tập trung gây hại ở phía dưới lá đài hoa nên khi trái lớn những mảng sẹo này lộ ra ngoài thành những đường sẹo vòng quanh cuống rất điển hình. - Cách phòng trị bệnh: - Bọ trĩ thường phát triển gây hại nhiều trong điều kiện khô nóng nên trước hết dùng vòi tưới phun mưa, tạo ẩm độ và mát mẻ cho vườn cây cũng có tác dụng hạn chế bọ. Đồng thời, cũng có thể dùng thuốc phun trừ. Các thuốc có hiệu quả cao với bọ trĩ là Dragon, Sherzol, Pyrinex… Nên phun thuốc sớm khi bọ trĩ chưa gây hại cho quả non. Khi vườn chanh dây bị bệnh - Tỉa cành, rải vôi và phun thuốc gốc đồng. Khi tỉa cành nên kết hợp ngắt bỏ các lá bị bệnh nặng để hạn chế nguồn bệnh lây lan. Trong số các thuốc gốc đồng để trừ bệnh loét cam chanh, nên sử dụng các thuốc gốc đồng có phối chế với chất kháng sinh thì hiệu quả có thể cao hơn so với thuốc đồng đơn lẻ và cần phun ít nhất 2 lần liên tiếp cách nhau từ 7 - 10 ngày. - CHANH DÂY - 3 1 GVHD: Dương Công Kiên 1.4. Bọ xít (Nezara) - - Bọ xít là một nhóm loài côn trùng thuộc họ Pentatomidae (Bọ Xít Năm Cạnh), bộ Hemiptera (Cánh Nửa Cứng). Ngoài chanh dây,các loài này còn gây hại trên nhiều loại cây khác. - CHANH DÂY - 3 2 GVHD: Dương Công Kiên - Cả thành trùng và ấu trùng đều tấn công trên chanh dây bằng cách chích hút dịch cây trồng, chủ yếu ở các bộ phận non của cây như thân, lá chồi, hoa và trái non. Các bộ phận bị bọ xít gây hại nặng sẽ bị biến dạng, kém phát triển, trái non bị bị lép. Vết chích hút của bọ xít còn là nơi xâm nhập của các tác nhân gây hại khác làm trái đậu bị hư thối, mất phẩm chất, năng suất giảm. Bọ xít thường xuất hiện cuối mùa mưa sau đó tập trung phát triển vào mùa hè. - Cách phòng chống: - Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, dọn cỏ dại, phát quang bờ lô, bụi rậm, bón cân đối N-P-K, dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Kiểm tra vườn phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu hủy. - Nếu mật độ cao có thể tham khảo sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Abamectin; Acephate, Azadirachtin; Matrine, …sử dụng theo liều lượng khuyến cáo. 1.5. Ruồi đục trái - Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Có 2 loài ruồi đục trái gây hại trên Lạc tiên:Bactrocera cucurbitae và Ceratitis capitata. Trái non bị hại nhăn nheo và rụng sớm, vết thương do ruồi đục sẽ làm giảm giá trị thương mại của quả, sự tác động và gây hại của ruồi đục trái trên Lạc tiên thường không nghiêm trọng như trên các cây trồng khác vì vậy nếu gây hại ở mức độ nhẹ thì chưa cần phòng. - Biện pháp phòng trừ: - CHANH DÂY - 3 3 GVHD: Dương Công Kiên - Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, cắt tỉa lá già, bệnh, thu gom những trái rơi rụng đem chôn sâu có khử trùng bằng vôi. Thu hái trái sớm hơn bình thường, không để trái chín quá lâu trên cây. Sử dụng biện pháp bao trái bằng túi giấy hoặc báo trước khi trái chín để hạn chế trưởng thành đẻ trứng trên trái. Có thể dùng chất pheromon dẫn dụ với tên thương mại là Vizubon-D để làm bẫy dẫn dụ và tiêu diệt con trưởng thành đực (con ruồi đực). Biện pháp này muốn có kết quả cao nên vận động nhiều nhà vườn cùng tiến hành đồng loạt trên diện rộng. - Biện pháp hoá học: Sử dụng Protein thủy phân trộn chất độc làm bả diệt ruồi đục trái. - Cách làm như sau: pha 100ml Protein thủy phân với 3-5ml thuốc trừ sâu Regent 5SC, pha loãng với 1 lít nước rồi đem phun cho mỗi cây trên diện tích khoảng 1m2 tán lá với lượng 50ml hỗn hợp. Mỗi tuần phun 1 lần lúc 810 giờ sáng, ruồi sẽ đến ăn và chết làm giảm được số lượng nên không gây hại được. 1.6. Tuyến trùng: - Chanh dây có 4 loài tuyến trùng gây hại gồm Pratylenchus sp; Scutellonema truncatum; Helicotylenchus sp; Meloidogyne javanica. Tuyến trùng không nhìn thấy được bằng mắt thường, kích thước thấy được khi được soi qua kính hiển vi điện tử. 4 loài tuyến trùng đều tấn công bộ phận rễ cây chúng xâm nhập vào rễ theo vết thương cơ giới, hệ thống mạch dẫn của rễ như hệ thống dẫn nước, dinh dưỡng. Khi chúng xâm nhập vào bộ phận rễ, chúng hút dinh dưỡng để sống, tuyến trùng tấn công vào rễ làm cho bộ rễ phình to lên ở những đoạn có thành phần Kitin, xenlulo kém, khi bộ rễ phình to sẽ làm tắc hệ thống dẫn nước, dinh - CHANH DÂY - 3 4 GVHD: Dương Công Kiên dưỡng sẽ làm cho cây Lạc tiên héo một cách bất thường, làm lá vàng, quả non rụng giống như triệu chứng thiếu nước. - Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, chọn giống tốt, chống chịu với sâu bệnh… vệ sinh vườn trồng ngắt tỉa cành lá, tạo độ thông thoáng cho cây. - Biện pháp hóc học: Sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Carbosunfan, Ethoprophos xử lý theo liều lượng khuyến cáo. 8. Bệnh do nấm 1.7. Bệnh đốm nâu: (Alternaria passiflorae) - Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Đây là một bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lá, thân và quả, xuất hiện vào mùa xuân và đầu mùa hè. - Trên lá, đầu tiên xuất hiện những đốm màu nâu nhỏ, sau đó lan rộng ra thành đốm lớn có tâm màu sáng và có hình dạng bất định. Trên thân, vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen, thường xuất hiện gần nách lá hoặc gân lá (do bị tổn thương cơ giới, cây bị chảy nhựa). Khi vết bệnh bao quanh thân cây thì chồi non sẽ bị héo, quả teo lại và rụng sớm. Trên quả, vết bệnh đầu tiên chỉ nhỏ như mũi kim sau lan rộng thành những vòng tròn lớn với vết nâu lõm có tâm màu nâu. Dần dần phần vỏ quả xung quanh vết bệnh bị nhăn nheo và quả bị rụng. - Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh và những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng. - Biện pháp hóa học: Sử dụng các thuốc hoạt chất Azoxystrobin (Amistar 250SC); hoặc hỗn hợp thuốc Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil GoldÒ 68WP); Difenoconazole (Score 250EC); Chlorothalonil (Daconil 500SC); hoặc Thiophanate - Methyl (Topsin M 70WP) để phòng trừ. - CHANH DÂY - 3 5 GVHD: Dương Công Kiên - Chú ý phun vào những đợt lá ra vào đầu mùa mưa. 1.1. 2. Bệnh đốm xám: (Septoria passiflorae) - Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh tấn công các bộ phận lá, thân, và quả, gây hại nặng có thể làm rụng lá, rụng quả sớm dẫn đến giảm năng suất. Bệnh thường xuất hiện trong suốt mùa hè và mùa thu. - Trên lá, vết bệnh thường không có hình dạng cố định, chỉ là những đốm nhỏ màu nâu sáng, nhanh chóng lan rộng và làm lá rụng. Trên thân, vết bệnh xuất hiện tương tự như ở trên lá. Nhưng có đặc điểm vết bệnh thường lõm sâu vào trong thân. Trên quả, vết bệnh đầu tiên cũng là những đốm nhỏ, tương tự như trên lá và thân. Sau đó những đốm này tạo thành những vết thương tổn lớn gây nên hiện tượng rụng lá và quả. - Phòng trừ bằng biện pháp hoá học: Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất:Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC); Mancozeb + Metalaxyl – M(Ridomil GoldÒ 68WP); Carbendazim (Carbenvil 50SC); Cuprous Oxide (Norshield 86.2WP) 1.8. Bệnh thối hạch: (Sclerotinia sclerotiorum) - Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trên thân, vết bệnh lan rộng làm bong lớp vỏ, làm gãy đổ chồi non. Các hạch nấm màu đen, cứng hình thành là nguyên nhân làm cho bệnh lây lan từ vụ này qua vụ khác và thường ảnh hưởng đến chồi ngọn. Loài nấm này cũng có thể gây hại trên trái, vết bệnh lan nhanh và có màu nâu nhạt bao phủ toàn bộ trái, cuối cùng trên trái sẽ hình thành các hạch nấm màu đen có nhìn thấy bằng mắt thường, lúc này trái sẽ bị rụng. Bệnh này phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm ướt kéo dài và nhiệt độ từ 15 -200C. - Biện pháp phòng trừ: - CHANH DÂY - 3 6 GVHD: Dương Công Kiên - Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn trồng, tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Trồng mật độ hợp lý, tỉa bỏ bớt lá già, lá gốc để tạo độ thông thoáng, tránh ẩm độ cao trong đất. - Biện pháp hóa học: Có thể tham khảo dùng một số loại thuốc có hoạt chấtIprodione, Trichoderma spp. 1.9. Bệnh thối rễ: - Đặc điểm và triệu chứng gây hại: - Gây ra bởi Phytophthora cinnamomi thường hoạt động vào mùa hè và mùa thu và Phytophthora megasperma thường hoạt động mùa xuân. Cả 2 loại nấm này đều tấn công trên cây trưởng thành ngoài vườn lẫn trong vườn ươm gây chết cây, nhưng tác hại chính của chúng là nguyên nhân mở đường cho sự tấn công của nấmFusarium và chết cây do thối ngọn. Phytophthora cinnamomi là một loại nấm rễ gây bệnh tắc mạch dẫn và gây chết đối với nhiều loài thực vật. Bệnh phát triển mạnh trong môi trường ẩm và ký sinh trên rễ và mô thân gần gốc. Bệnh làm suy yếu hoặc giết chết cây vì gây cản trở việc vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây. Trên cây trưởng thành xuất hiện các triệu chứng cháy lá. Lá chuyển sang màu xanh nhạt rồi chuyển sang màu đồng. Trên trái xuất hiện các vết bệnh lớn, màu xám. Hoa và trái xanh của cây bệnh rất dễ bị rụng. - Biện pháp phòng trừ: - Điều chỉnh chế độ tưới nước cho phù hợp cũng là biện pháp để giảm sự tấn công của bệnh. Sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất như: Thuốc gốc đồng, Fosetum aluminium, 1.2. Bệnh héo rũ: (Fusarium avenaceum, Giberella, baccata, Gibberella saubinetii) - Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, nấm bệnh phát triển nhanh, vết bệnh có thể xuất hiện trên cả cổ rễ và thân. Đầu tiên cây có biểu hiện vàng lá sau đó thân lá và trái héo rũ xuống và chết dần. Ở phần thân, nơi tiếp xúc với mặt đất, các bó mạch dẫn bị nấm tấn công tạo các vết bệnh nâu đen vòng quanh thân làm cho nước và dinh dưỡng không thể truyền được từ rễ lên, gây hiện tượng héo rũ thân lá dẫn đến chết cây. - Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp canh tác: Hạn chế việc tạo vết thương cho cây trong quá trình chăm sóc, bón phân, tỉa cành, làm cỏ, giữ cho vườn luôn sạch sẽ. Phòng trừ - CHANH DÂY - 3 7 GVHD: Dương Công Kiên tốt các loại bệnh do nấm và các loài sên, nhớt. Phần gốc cây cần được bảo vệ chống lại ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ và đặt các viên thuốc để dẫn dụ sên nhớt đến tiêu diệt. Những cây bị bệnh cần được di chuyển cẩn thận, đem phơi khô và đốt. - Biện pháp hoá học: Sử dụng các loại thuốc Trichoderma 3,2 x 109 bao tử/gsử dụng 3kg/1000m2 trộn với phân chuồng hoặc phân vi sinh bón vào đất. 9. Bệnh do vi khuẩn 1.10. Bệnh đốm dầu do vi khuẩn: (Pseudomonas passiflorae) - Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại trên lá, thân và quả dẫn đến sự mất mùa thậm chí có thể gây chết cây. Trên lá bệnh tạo nên những vết thương từ mầu oliu tới màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, bệnh nặng dẫn đến rụng lá, trên thân còn non, dấu hiệu đầu tiên của sự xâm nhiễm là những vết lõm màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh. - Trên thân gỗ già, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi lõm xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những vết bệnh này bao quanh chồi non và gây chết cây. Những dấu hiệu đầu tiên của sự nhiễm bệnh trên trái là trái nhỏ, màu xanh tối, vết bệnh phát triển thành những vòng tròn, thô nhám, mảng lốm đốm mọng nước, làm trái rụng sớm và thối trái. Đốm dầu thường xảy ra vào mùa thu và mùa khô. - CHANH DÂY - 3 8 GVHD: Dương Công Kiên 1.11. Bệnh héo syringae) rũ vi khuẩn: (Pseudomnas - Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Loài vi khuẩn này có mối liên hệ mật thiết đối với mầm bệnh của vi khuẩn gây bệnh đốm dầu. Triệu chứng của 2 loại bệnh này tương tự nhau, và cách thức phòng trừ cũng giống nhau. Nếu quản lý tốt bệnh đốm dầu thì bệnh héo vi khuẩn sẽ ít có khả năng xuất hiện. - Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp canh tác: Sau khi thu hoạch, thu gom sạch tàn dư của cây, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ trên vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng cho vụ sau. Không nên trồng dày để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong ruộng. Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh. Kiểm tra vườn để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác. Sau khi nhỏ bỏ bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất. - Biện pháp hoá học: Tham khảo sử dụng một trong những loại thuốc có các hoạt chất: Copper hydroxide, Copper Oxychloride + Kasugamycin, Copper Oxychloride 50% + Metalaxyl 8%, Ningnanmycin phun xịt khi cây chớm bệnh. 10. Bệnh do virus 1.12. Sự lan truyền bệnh. - Đầu tiên virus lan truyền bởi quá trình ghép, qua các dụng cụ ghép từ cây bệnh vào trong cây khỏe. Ngoài ra quá trình cắt tỉa cành bằng dao, kéo cũng làm cho virus lây lan. Không có sự lan truyền qua hạt giống, mà có thể lây lan trong quá trình vận chuyển. - Các loài rệp: (Rệp muội) Aphis gossypii, và rệp đào Myzus Persicae là các môi giới truyền bệnh virus gây hại trên chanh dây. 1.13. Nguyên nhân: - Có 2 loài virus gây hại trên chanh dây: - Virus PWV (Passion fruit woodiness virus) - Virus CMV: Đây là loài virus gây hại trên nhiều loại cây trồng như chanh dây, dưa chuột, cà chua..). - CHANH DÂY - 3 9 GVHD: Dương Công Kiên - Ngoài Virút PWV nêu trên các loại Virút khác cũng được báo cáo như Virút khảm trên đậu đũa (CMV), Virút tiềm ẩn chanh dây (PLV), Virút khảm vàng lá chanh dây (PaYMV) Virút gây hại gân lá, Virút đốm xanh chanh dây (PGSV) . 1.14. Biện pháp phòng trừ tổng hợp. • Giống: - Việc chọn giống tốt có vai trò quan trọng quyết định toàn bộ quá trình sản xuất chanh dây. Nhìn chung các cơ sở cung cấp giống chanh dây hiện nay tại Lâm Đồng còn chưa đảm bảo chất lượng. Có 2 nguồn cung cấp giống chính là Công ty Taiwoan (nhập giống từ Đài Loan), và một số cơ sở nông dân tự sản xuất giống (tự ghép) để bán ra thị trường. Do đó chất lượng giống không đảm bảo, hay bị nhiễm bệnh. - Hiện tại chưa có giống kháng bệnh rõ rệt, vì vậy thời gian tới cần khảo sát các giống mới ít nhiễm bệnh virus, chống chịu được sâu bệnh, thích nghi với điều kiện địa phương và có năng suất cao để phục vụ sản xuất. - CHANH DÂY - 4 0 GVHD: Dương Công Kiên • Đối với các cơ sở sản xuất giống: - Vườn ươm giống phải cao ráo, thông thóang, sau mỗi lần xuất vườn phải xử lý dụng cụ ghép, vật dụng ươm bằng dung dịch foormol 1%. - Dùng lưới côn trùng để bảo vệ cây con. - Quản lý tốt sâu bệnh trong vườn ươm: Sử dụng các lọai thuốc phòng trừ côn trùng chích hút như Actara 25 WP, Admire 050EC, Conphai 100SL, Confidor 100SL. - Xử lý hạt giống: Ngâm hạt giống trong dung dịch Na2PO4(10%) trong 2 giờ, sau đó xả lại trong nước sạch 40 phút, trải hạt trên giấy hút ẩm để làm khô. - Kiểm tra nguồn bệnh cây giống trước khi trồng ra ruộng sản xuất. - Riêng đối với các cơ sở nhập giống từ Đài Loan phải được các cơ quan chuyên môn kiểm tra chất lượng cây giống, độ sạch bệnh trước khi trồng ra ruộng sản xuất. • Biện pháp canh tác: - Đất trồng: Cây chanh leo trồng thích hợp ở vùng đất tơi xốp, thoáng, giàu chất hữu cơ như đất cát pha thịt nhẹ, đất Bazan, độ pH thích hợp 6.5-7.5, nếu đất chua thì cần phải tăng cường bón vôi, nhổ bỏ và tiêu hủy ngay cây bệnh ngoài đồng ruộng. Đất phải được thu dọn sạch sẽ và đem tiêu hủy tàn dư, cỏ dại, cày bừa kỹ trước khi trồng. - Luân canh cây trồng: Không trồng chanh dây trên đất đã trồng các cây họ cà: cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá và dưa chuột vì các loại cây trồng này đều là ký chủ của loài virus gây hại trên chanh dây. - Mật độ trồng: Đào hố kích thước dài: 50cm; rộng 50cm; sâu 30cm. Khoảng cách trồng: cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m. Làm giàn leo theo kiểu mắt xích tuỳ vào điều kiện độ dốc của địa hành mà làm giàn leo sao cho phù hợp, chắc chẵn. Độ cao giàn leo 2.0-2.5m. - Sử dụng phân bón cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm đặc biệt là trong điều kiện mùa mưa. Hiện tại chưa có quy trình chuẩn về liều lượng phân bón cho cây chanh dây. Có thể tham khảo theo quy trình bón phân (của Đài Loan) như sau: - Thời kỳ kiến thiết cơ bản (1 -8 tháng tuổi): Bón 120kgN/ha/năm (tỷ lệ NPK (2 :2 :1,5). - Thời kỳ kinh doanh: (từ 8 tháng tuổi trở lên) : Bón 200kgN/ha/năm (tỷ lệ NPK (2 :1 :4). - Ngoài ra cần tăng cường bón thêm các loại phân trung, vi lượng có các chất như: Mg, Cu, Fe , Ca… - CHANH DÂY - 4 1 GVHD: Dương Công Kiên - Vệ sinh đồng ruộng, phòng trừ các nguyên nhân lây nhiễm: Thường xuyên cắt tỉa chồi, lá bệnh, quả bệnh và đem tiêu hủy, tưới đủ nước, giữ nước trong mùa khô. - Trong quá trình cắt tỉa những cành lá già bị sâu bệnh không được chạm vào cây khoẻ. Rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc Na2PO4 (3%). - Xử lý tiệt trùng dụng cụ, quần áo bảo hộ lao động sau khi chăm sóc vườn cây bằng nhiệt (xông hơi hoặc hấp) 1000C trong 30 phút; ngâm dụng cụ vào Formol 1% hoặc Na2PO4 (10%) trong 10 phút. • Biện pháp hóa học: - Vì virus là loại bệnh hiện tại chưa có loại thuốc hóa học nào có khả năng phòng trừ hiệu quả. Vì vậy biện pháp quản lý tốt các môi giới truyền bệnh có ý nghĩa rất quan trọng. - Dùng bẫy dính màu vàng để thu hút trưởng thành các loại côn trùng chích hút, dùng giấy bạc, tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút, dùng lưới côn trùng quây quanh để bảo vệ vườn trồng. - Phải phun phòng trừ ngay từ đầu một số đối tượng trung gian lây truyền virus như các loại rệp, bọ phấn bằng một số loại thuốc như : Actara 25WP, Confidor 100SL, Admire 50EC, Hapmisu 20EC, Oshin 20 WP, Success 25SC, Vertimec 1.8EC, Dầu khoáng DS 98.8 EC. V. KỸ THUẬT TRỒNG: - Cây chanh dây (nhiêu nơi gọi là cây lạc tiên) trồng được trên mọi địa hình. Thích hợp với các loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như: Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan ... Đất quá chua hoặc quá kiềm cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây. Có thể trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu. - Chanh dây là loài có dây leo khỏe, bám vào giàn nhờ tua cuốn. Cây cao 4,6 6,1m/năm và cần chăm sóc nhiều. Thời gian sống ngắn (5 - 7 năm). 11. Chuẩn bị đất trồng: - Cây thích nghi tốt với nhiều loại đất trồng nhưng đất nhiều mùn, đất sét, đất cát, thoát nước tốt, có pH = 6,5 - 7 là thích hợp nhất. Đất trồng cần giàu hữu cơ và có hàm lượng muối thấp. Nếu đất quá chua khắc phục bằng việc bón vôi. - Vì loài dây leo có rễ cắm vào đất không sâu, chúng chỉ lấy dinh dưỡng từ một phần lớp phủ trên đất để lấy chất dinh dưỡng. Cần có hệ thống thoát - CHANH DÂY - 4 2 GVHD: Dương Công Kiên - - nước và hấp thu khí tốt (để hạn chế thấp nhất việc thối nhũn). Đất có hệ thống thoát nước kém, rễ cây dễ nhiễm bệnh, gây chết cây. Kiểm tra độ thoát nước của đất: đào sâu khoảng 30cm đổ nước vào, đất thoát nước tốt sẽ rút hết nước trong vòng vài giờ. Nếu đất nặng có nhiều đất sét thì phải trộn Gypsum vào đất (500gr/m vuông). Làm sạch cỏ dại, cào san cho mặt đất bằng phẳng. Trên các địa hình đất dốc nên làm các rãnh thoát nước tránh rửa trôi, xói mòn. Đào hố kích thước 60 x 60 x 60 cm, bỏ lớp đất mặt 1 bên. Bón vôi 0,5 kg/hố sau đó tiến hành phân chuồng 10 - 15 kg + 0,5 kg lân/hố. Trộn đều với lớp đất mặt. 12. Làm giàn: - Do là loài cây dây leo nên cần làm giàn.Vị trí trồng chanh dây thường cho leo giàn ở nơi có nhiều nắng trừ vùng quá nóng thì trồng trong một phần bóng râm sẽ tốt hơn cho cây. Cây có rất nhiều dây leo, vì vậy cần trồng cạnh hàng rào hay cắm giàn mắt cáo trước khi trồng cây. Cây sẽ được định hướng để leo lên giàn. - CHANH DÂY - 4 3 GVHD: Dương Công Kiên Chanh dây trên giàn chữ T - Vì dây leo khắp nơi nên trồng tốt nhất ở nhà kính. Tuy nhiên, một số loài nhỏ có thể trồng trong nhà cây. - Có thể làm giàn theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T. Giàn kiểu chữ T chanh dây phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh. Nên làm giàn cao 1,8 - 2 m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40 cm cho dây leo. 13. Kỹ thuật trồng: - Phân bón lót như phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, phân đạm, lân, NPK ... theo liều lượng thích hợp trộn đề với lớp đất mặt vào trong hố. - Dùng dao sắc cắt bầu nilon, đặt cây con xuống giữa hố, lấp đất nhẹ xung quanh gốc, phủ một lớp cỏ khô để duy trì độ ẩm trong đất và giữ mát gốc vào mùa nóng (tránh đắp đất thành ụ/ mô xung quanh gốc. Sau trồng cần tưới nước nhẹ để giữ ẩm (nếu không có mưa). - Cây mới trồng: khi cây cao khoảng hơn 1m phải ngắt đọt cho nhảy thêm nhiều nhánh mới, có thể ngắt đọt thêm 1 lần thứ nhì nếu giàn lớn rộng. 1.1. Tưới nước: - Chanh dây là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn sẽ gúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục, yêu cầu nước ở nhiều giai đoạn làm trái và phát triển trái nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa, trái hoặc teo trái lại. 1.2. Bón phân: - Chanh dây là loài phát triển mạnh và cần bón phân thường xuyên. Phân NPK (Đạm - Lân - Kali) là một lựa chọn tốt với tỷ lệ thích hợp nhất sẽ cho năng suất cao, sự lựa chọn này còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường, giống... Quá nhiều nitơ sẽ làm lá phát triển quá mức lấn át sự ra hoa. Cây dễ hư hại vì sương giá, nên cần lượng phân bón lớn sau khi thời tiết đã ấm áp lại. - Chanh dây có một hệ thống rễ dễ bị tổn thương cho nên đất trồng tốt có nhiều vi sinh vật và nhiều chất hữu cơ là nơi gieo tốt nhất. Nếu đất nghèo, cây có thể bệnh, rễ thối đi và bị giun tròn tấn công. Đất sét nặng cũng gây bệnh thối hỏng. - CHANH DÂY - 4 4 GVHD: Dương Công Kiên - Rải đều phân vòng quanh gốc, PHẢI CÁCH GỐC 45cm.Tưới nước liền sau khi bón phân. Thực hiện bón phân cùng lúc tưới nước nhưng đừng quá mức, tưới quá nhiều nước sẽ gây hại cho rễ. Bón phân không quá mức vì quá nhiều Nitơ (hầu hết phân bón thương mại rất nhiều Nitơ) sẽ làm mềm lá xanh, lôi kéo các loại bệnh và côn trùng đến, cây cho ít quả. Nhà làm vườn ở Pháp cho biết cây trồng tại Ivory Coast bổ sung hằng năm 220g urê và 210g Kali sunphat cây/năm tuổi sẽ tác động tốt nhất lên sản lượng quả. Có ý kiến cho rằng nên bón 900–1000g Nitơ cho 30kg quả, nhưng lượng nitơ quá cao làm quả rụng quả trước khi chín. Dây leo chanh dây nên được chăm nom thường xuyên để bổ sung chất khi cần, cụ thể là Kali và Canxi, một ít Magie. 1.3. Cắt tỉa: - Mục đích: cắt tỉa thường xuyên để giữ các dây leo trong khu vực định trước, để - việc thu họach dễ dàng hơn và giữ năng suất cao bởi giúp cây phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó còn nhằm giữ cây không mọc lấn ra ngoài diện tích nhà vườn mong muốn và giúp không khí có thể luân chuyển giữa các đám lá, để cây sinh ra những cành mới và khỏe. - Cắt tỉa, tạo tán: Việc cắt tỉa tạo tán nên làm thường xuyên tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố dều trên mặt giàn giúp cho cây ra hoa đậu trái được tốt hơn. Tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái. - Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau đó cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2,3 và các cành quả. Nếu chanh dây không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển đặc biệt làm hạn chế đến năng suất. 14. Bảo vệ tránh sương giá: - Dây leo chỉ chịu đựng được sương giá nhẹ (-1oC đến -2oC) và trong thời gian - ngắn. Điều kiện sương giá nặng hơn sẽ làm chết cành non, làm hư hại quả nghiêm - trọng (làm rụng quả). Rễ của cây trưởng thành có thể bị chẻ vì sương giá, dẫn đến chết cả cây. - Phương pháp giúp hạn chế thiệt hại do sương giá: - CHANH DÂY - 4 5 GVHD: Dương Công Kiên - Giữ đất sạch cỏ bên dưới dàn dây leo và trồng cỏ giữa các hàng trong mùa đông. Nhưng biện pháp này không có kết quả khi sương giá khắc nghiệt. - Nên che chắn tốt tạo điều kiện để giữ ấm cho chanh dây là rất quan trọng. - Làm bờ nghiêng dốc phía bắc hay phía tây để che tránh sương giá và giữ chanh dây khỏi những cơn gió mạnh. Vì số lượng cây chanh dây trồng quá lớn, nhà vườn khó che phủ hết các giàn, nhưng có các tầng lá ở phía trên giúp bảo vệ những cành phía trong khỏi sương giá làm hư hại. Nhà vườn có thể bảo vệ cây bằng cách che chắn nhờ tường, sàn hay hiên. Bất kỳ sự bảo vệ nào bằng cách che phủ từ bên trên giàn đều rất tốt cho cây. - Khi trồng, các dây leo cách nhau theo những khoảng khác nhau. Nghiên cứu tại - Venezuela chỉ ra sản lượng quả ở cây chanh dây vàng đạt cao nhất khi các dây trồng cách nhau 3m trên mỗi luống. Tại Nam Mỹ, cây chanh dây tím trồng cách nhau 2,5m trong vùng lạnh mát và 3,5 - 4,5m trong vùng ấm áp. Khoảng cách giữa các cây chanh dây tím ở Kenya là 3m và các luống song song cách nhau 1,8m. Các luống cây cách nhau 1,2m cho sản lượng cao nhất. Nhưng khoảng cách quá nhỏ dễ dẫn đến nhiễm bệnh và phải trồng lại sau năm thứ ba. - Chanh dây được trồng trong thương mại thì dây leo được trồng trên dàn cao tối thiểu 2,13m. Tuy nhiên, vì lợi ích của chủ giàn chanh dây vàng sẽ cho sản lượng cao hơn, ít vấn đề về sâu bệnh nếu cho dây leo lên những cây cao. - Lý tưởng nhất là trồng cây đầu xuân sau khi sương giá đã qua đi. Tại Florida, các cây trồng cách nhau 3 - 4,5m trong hàng, các hàng cây cách nhau 4,5 6m. - Giàn có các thanh ngang theo chiều ngang. Tại nơi cao nhất của trụ đứng, ta giăng 2 - 4 dây cách nhau 60cm chạy dọc theo thanh ngang. Theo chiều dọc của giàn có các cột chịu tải trọng cho giàn nhưng không có thanh chạy ngang qua, có 2 - 3 dây chạy có dạng như hàng rào dây thép gai, các dây này nối với trụ chạy từ trên xuống dưới, các dây cách nhau 30 - 40cm. Dây thép làm giàn mạ thép pha kẽm số 9, 10. Trụ phải chắc chắn đủ để chống chịu tải trọng của dây leo qua hay rung lắc do gió mạnh. Tốt nhất là cột cao 1,5m; phần cắm xuống đất dài 45 - 75cm. Giàn đặt theo hướng Bắc - Nam để đón nắng tốt nhất, cho dây leo giàn cũng hỗ trợ quá trình thụ phấn chéo. - CHANH DÂY - 4 6 GVHD: Dương Công Kiên 15. Sự thụ phấn tạo quả: 1.4. Điều kiện cần cho sự thụ phấn: - Chanh dây tím ra nhiều quả, tự thụ phấn tốt nhất trong điều kiện ẩm. Các hoa có màu vàng là tốt nhất nhưng không tự thụ phấn. Những chú ong thợ giúp thụ phấn hiệu quả nhất, tốt hơn cả ong mật. Con người có thể giúp hoa thụ phấn bằng tay. Quả chín từ 70 - 80 ngày sau khi thụ phấn. - Tại một số vùng, dây leo trồng trên giàn của chanh dây vàng cần thụ phấn thủ công để có thể cho quả. Trong vườn nhà, tối thiểu có trồng hai dây của hai cây bố mẹ khác nhau và quấn vào nhau để thụ phấn. - Đất trồng thoát nước tốt và tưới tiêu đầy đủ trong mùa phát triển là cần thiết. - Nếu đất màu mỡ, lượng hoa mọc ra bằng lượng hoa héo đi. Mặc dù những hoa riêng lẻ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, mùa nở hoa thì khá dài. 1.5. Thời điểm thụ phấn: - CHANH DÂY - 4 7 GVHD: Dương Công Kiên - Quá trình thụ phấn rất cần thiết để tạo quả. Hoa của chanh dây tím cho quả khi tự thụ phấn, nhưng chanh dây vàng sẽ không cho quả khi đầu nhụy không chứa đầy những hạt phấn từ những hoa khác có tương thích về mặt di truyền. Dù vậy, hoa mọc từ hai cây trồng từ phần ghép của cùng một dây không thể thụ phấn cho nhau. Hơn nữa vài dây mọc từ nhóm cây giống có thể thụ phấn chéo và số khác thì không. Nhà vườn thực hiện thụ phấn bằng tay giúp cây phát triển. Thông thường, với những khu vực nhiều giàn cây thì thụ phấn chéo cho nhiều kết quả tốt. Ở Queensland, chanh dây tím nở hoa vào mùa xuân và đầu hè (tháng 2 đến tháng 4) và nở hoa lần nữa ở giai đọan ngắn hơn vào mùa thu và đầu mùa đông (tháng 6 đến tháng 11). Hoa nở vào sáng sớm (lúc bình minh), khép lại trước giữa trưa và có thể tự thụ phấn. Còn chanh dây vàng thì nở một lần theo mùa (tháng 10 đến tháng 6). - Thụ phấn nhân tạo - Tại Florida, nở hoa từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 11. Hoa mở ra trong khoảng giữa trưa và khép lại khoảng 9 - 10h tối và không thể tự thụ phấn hoặc nếu có chỉ xảy ra sự tự thụ phấn rất ít. - Kiểu hoa vươn thẳng nhưng khi nở hoa uốn ngược xuống, ngả một ít về sau cho đến khi các nhánh cây nằm ngang với bao phấn. Khi hoa khép lại thì trở - CHANH DÂY - 4 8 GVHD: Dương Công Kiên - - - về vị trí đứng thẳng. Những thay đổi này mất khoảng một giờ. Ở vài hoa, vẫn giữ thẳng, nhưng những hoa này là hoa cái không có khả năng tự thụ phấn, mặc dù phấn hoa của chúng vẫn có thể thực hiện chức năng. Thời điểm thích hợp nhất để thụ phấn là sau khi hoa nghiêng đi. Lúc này, đầu nhụy ở vị trí thích hợp để côn trùng giúp hoa thụ phấn và có chất dịch ở đầu nhụy để có thể dính hạt phấn để sau đó phát triển ống phấn. Đầu nhụy ở trạng thái chuẩn bị tiếp nhận hạt phấn từ lúc hoa nở đến khi khép lại. Hạt phấn được giải phóng từ hoa khác khi hoa này đang khép và trước khi hoa tiếp nhận, nhưng hạt phấn không bị gió cuốn đi. Số lượng hạt phấn giữ lại trên đầu nhụy quyết định số lượng hạt hình thành và kích thước của quả. Quả có thể có đến 350 hạt. Nếu không có khoảng 100 noãn phát triển thành hạt, quả gần như “ rỗng” (trọng lượng thấp và ít dịch quả). Một số quả có ít hơn 50 hạt, chúng thuộc quả không hạt. Akamine và Girolami (1959) nhận thấy rằng việc hình thành quả, số lượng hạt và lượng nước quả liên quan tới số hạt phấn dính trên đầu nhụy. Hai tính chất này của quả bị tác động lớn nhất nếu trong sự thụ phấn, số hạt phấn dính trên đầu nhụy không đủ. Do vậy, sự thụ phấn của những lần ong đi qua rất quan trọng và lưu ý việc chuyển hạt phấn giữa các hoa trong khoảng thời gian ngắn khi đầu nhụy sẵn sàng tiếp nhận để nâng cao nhất việc tạo quả. 1.6. Tác nhân thụ phấn: 15.1.1. Gió: - Gió sẽ làm nặng bao phấn và làm các dính các hạt phấn nên không có lợi. 15.1.2. Côn trùng: - Ong mật và ong thợ (Xylocopa sonorina Smith, được biết tại Hawaii là X.Varipuncta Patton) là loài chuyển phấn chủ yếu cho chanh dây. Số lượng ong thợ rất nhiều, chuyển phấn tốt nhất vì kích thước lớn của chúng. Không hay là vài vùng hiếm ong thợ hay hoàn toàn không có. Ong mật có mặt ở khắp nơi, nhưng đôi khi chúng bị hấp dẫn bởi hoa khác không phải hoa chanh dây. Ong mật có thể ghé hoa vì mật hay hạt phấn hoặc cả hai. - Một trong những vấn đề chính về chanh dây là làm thế nào để đạt sản lượng quả cao. Điều này chỉ có được khi có số lượng lớn hoa và các loài vật chuyển - CHANH DÂY - 4 9 GVHD: Dương Công Kiên phấn giữa các cây. Một con ong thợ trong 50 sải chân trên một hàng hay một ong mật trên 4 hoa là đủ. Số lượng thích hợp để thụ phấn đạt tối đa chưa được biết. - Càng nhiều chanh dây, ong thợ và ong mật hoạt động càng hiệu quả vì chúng không thiếu cây để ghé vào. Thực tế cần quan tâm việc trồng xen kẽ chanh dây tím có hoa nở cuốn hút ong từ tinh mơ đến giữa trưa và chanh dây vàng nở hoa từ giữa trưa đến gần tối. Điều này lôi cuốn và giữ ong hoạt động trên đồng suốt ngày và tăng hiệu quả thụ phấn. - Nhiều loài thuộc bộ hai cánh thì đôi khi chuyển hạt phấn không hiệu quà giữa các cây. Mục đích của chúng là ăn, sau đó nghỉ ngơi, mà không bay lập tức sang hoa khác (thường xảy ra đối với loài hai cánh và ong thu hạt phấn). - Pope (1935) đề cập đến bướm đêm và chim ruồi, nhưng nhìn chung, bướm đêm không đi vào ban ngày và chim ruồi phân bố không rộng để đáp ứng cho mùa vụ trong thương mại. 1.7. Thu hoạch: - Chanh dây được trồng với diện tích rộng và có trái quanh năm. Phải mất 6 tháng để các cây phát triển từ lúc là hạt giống đến khi ra hoa. Sau khi ra hoa và thụ phấn, quả phát triển. Mầm hoa mọc từ các chồi mới, tung phấn sau 40 - 46 ngày. Từ khi hoa trổ đến lúc trái chín là 60 - 70 ngày (giống trái vàng) hoặc 60 90 ngày (giống trái tím). - Chanh dây rất cần nhiều ánh sáng để ra hoa và đậu trái, do đó sau mùa thu hoạch trái nên xén tỉa để dây ra nhiều chồi mới phơi ra ánh sáng để có nhiều hoa. - Ở vùng nhiệt đới gió mùa, chanh dây thường ra hoa tập trung từ cuối mùa mưa (giống trái tím) và thường kéo dài trong mùa nắng (giống trái vàng) làm kéo dài mùa thu hoạch. - Các loại quả sẽ nhanh chóng chuyển từ màu xanh lá cây sang màu tím (hoặc màu vàng) khi chín và sau đó rơi xuống đất trong vòng vài ngày. - Cây chanh dây bất kì sẽ trưởng thành sớm hơn nếu trồng trong khí hậu ấm áp hơn. Chanh dây trồng trong mùa xuân cho quả sớm hơn cây trồng trong mùa thu. - Trong điều kiện lý tưởng (các cây trồng vào đầu mùa xuân ở vùng nhiệt đới) có thể thu quả trong vòng sáu tháng. Cây trồng trong mùa thu trong thời tiết mát hơn có thể chờ ra quả trên 12 tháng. - CHANH DÂY - 5 0 GVHD: Dương Công Kiên - Các mùa ra hoa khác nhau của chanh dây tím và vàng thường được đề cập đến do vấn đề “thụ phấn”. Tại một số vùng, dây leo cho quả suốt năm nhưng tại các thời kỳ sản lượng cao nhất, lần đầu vào tháng 8 đến tháng 12 và lần thứ hai từ tháng 3 đến tháng 5. Sau thời gian này, quả hơi nhỏ hơn và ít dịch quả hơn. - Do cây chanh dây đa dạng và trồng vì mục đích thương mại ở cả trên và dưới xích đạo, không bao giờ cần trữ nguyên liệu quả thô để chế biến. - Nhà vườn không lo lắng khi nào phải thu họach chanh dây, vì khi chúng sẵn sàng để thu họach, quả sẽ rụng xuống trên mặt đất. Sự rơi rụng không làm hại quả, nếu có cũng chỉ ảnh hưởng một ít. Chúng không thu hút ruồi hay kiến nhưng cần thu gom hằng ngày để tránh hư hỏng bởi vi sinh vật trên đất. Tại Nam Mỹ, các quả này bị hư hỏng do mặt trời đốt nóng, vì lý do này cần hái quả trên dây leo 2 - 3 lần/tuần trong hè trước khi quả chín hoàn toàn. Trong giai đọan này, nhà vườn bán quả tươi ra thị trường trước khi quả mất nước nhăn nheo. Vào mùa đông chỉ cần thu quả một lần một tuần, quả dùng cho chế biến thường là loại có màu tím sẫm. Ở Ấn Độ và Israel, hái quả hơn là nhặt trên mặt đất. Vì quả rơi vãi thường có lượng chất khô, đường, axit và vitamin C thấp hơn. - Những quả chanh dây thu lượm được nên đựng trong những cần xé hoặc những cái thùng, không nên đựng trong bao vì sẽ gây hiện tượng “đổ mồ hôi”. Nếu không gửi ngay cho nhà máy chế biến, cần trải quả trên giá bằng dây thép để không khí có thể lưu thông tốt quanh quả. - CHANH DÂY - 5 1 GVHD: Dương Công Kiên 16. Sản lượng - Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số dây leo của chanh dây. Sản lượng trong thương mại trung bình từ 20000 - 35000 lbs mỗi acre (tương đương mỗi kg mỗi ha). Tại Fiji, thu họach thủ công, với 173 are (70 ha) cho sản lượng 33 tấn quả. Cây giống tại Úc nâng sản lương vượt hơn nữa với chanh dây tím. Từ 6kg thịt quả cho 4,5kg nước ép và 1,18kg hạt. - CHANH DÂY - 5 2 GVHD: Dương Công Kiên 17. Bảo quản: 1.8. Phương pháp: - Để trữ và bảo quản chanh dây, rửa và để ráo rồi bỏ vào bao. Ở 10oC, thời gian bảo quản có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần. Quả chanh dây sẽ ngọt nhất khi vỏ hơi nhăn. Ở 4,4oC - 7oC (tối ưu là 7oC ) có thể bảo quản trong 4 - 5 tuần. Tuy nhiên, phần lớn chất mùi và chất dinh dưỡng của quả bị tổn thất trong thời gian bảo quản. Nói chung, nhiệt độ tối ưu để bảo quản chanh dây (bảo quản lạnh) là 7oC - 13oC, với độ ẩm không khí RH = 85 - 90%. - Có thể bảo quản chanh dây bằng cách nhúng chanh dây vào sáp prafin nóng, điều này giúp tiêu diệt vi sinh vật trên bề mặt quả và ngăn cản sự bốc hơi nước làm cho quả khô và nhăn nheo. Nếu phủ parafin và trữ ở nhiệt độ 5oC - 7oC, độ ẩm 85- 90% có thể ngăn cản sự nhăn vỏ và duy trì chất lượng được 30 ngày. Chanh dây bảo quản bằng cách này có thể giữ chất lượng tốt trong 2 - 3 tháng. Tuy nhiên vẫn có sự thất thoát chất mùi do sự bốc hơi của các hợp chất dễ bay hơi qua màng sáp. 1.9. Những biến đổi trong quá trình bảo quản - Trong quá trình tồn trữ chanh dây, các biến đổi về vật lý, sinh lý và sinh hóa có liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của chúng: giống, điều kiện trồng trọt và chăm sóc, độ già chín khi thu hái, kỹ thuật thu hái, vận chuyển và những yếu tố kỹ thuật trong quá trình tồn trữ. 1.10. Biến đổi vật lý: • Sự bay hơi nước - Sự bay hơi nước tùy thuộc vào mức độ háo nước của hệ keo trong tế bào, cấu tạo và trạng thái của mô bao che, đặc điểm và mức độ bị giập cơ học, độ ẩm và nhiệt độ của môi trường xung quanh, vận tốc chuyển động của không khí, độ chín của chanh dây, cách bao gói, thời hạn và phương pháp tồn trữ và các yếu tố khác như cường độ hô hấp và sự sinh ra hơi nước. - Thương tật do sâu, chuột, va đập cơ học và nấm bệnh cũng làm tăng sự mất - nước. - Sự mất nước thay đổi trong quá trình tồn trữ:  Giai đoạn đầu: mất nước mạnh.  Giai đoạn giữa: độ mất nước giảm đi.  Cuối cùng: khi chín hay khi bắt đầu hư hỏng mất nước lại tăng lên. - CHANH DÂY - 5 3 GVHD: Dương Công Kiên - Sự quá chín của quả cũng kèm theo sự tăng lượng ẩm thoát ra, vì đó là quá trình lão hóa của các hệ keo, làm giảm tính háo nước. - Độ ẩm giảm, nhiệt độ khí quyển tồn trữ tăng cũng làm cho sự mất nước tăng lên. • Sự giảm khối lượng tự nhiên - Sự giảm khối lượng tự nhiên là sự giảm khối lượng do bay hơi nước và tổn hao các chất hữu cơ trong khi hô hấp. - Khối lượng giảm đi trong thời gian tồn trữ dài ngày phụ thuộc vào: giống, loài, vùng khí hậu, cách thức chăm sóc, bón phân, mùa thu hoạch, công nghệ và thời hạn tồn trữ, mức độ nguyên vẹn và độ chín, v.v. 17.1.1. Sự sinh nhiệt - Tất cả lượng nhiệt sinh ra trong quá trình tồn trữ là do hô hấp. Hai phần ba lượng nhiệt này tỏa ra môi trường xung quanh, còn một phần ba được dùng vào các quá trình trao đổi chất bên trong tế bào, quá trình bay hơi và một phần dự trữ ở dạng năng lượng hóa học “vạn năng”: đó là liên kết phosphat giàu năng lượng của phân tử adenozin triphosphat (ATP). - Lượng nhiệt tỏa ra khi tồn trữ một cách gần đúng theo lượng CO2 sinh ra trong quá trình hô hấp: C6H12O6 + 6O2 6CO2 + 6H2O + 674kcal - Cứ 1mg CO2 tương ứng với 2,52 cal. Đo lượng CO2 bay ra ta suy được lượng nhiệt của quá trình hô hấp. - Trong quá trình bảo quản cần phải duy trì nhiệt độ, độ ẩm tối ưu trong kho. Nhiệt độ, độ ẩm của khối nguyên liệu và môi trường trong kho bảo quản luôn có sự khác nhau. Sự khác nhau nhiều hay ít, một mặt phụ thuộc vào cường độ hô hấp và mức độ thông gió, mặt khác phụ thuộc vào tính chất lí nhiệt của chanh dây (chủ yếu là cường độ sinh nhiệt và sinh ẩm, nhiệt dung, hệ số dẫn nhiệt và sự phân tán nhiệt từ kho nguyên liệu ra xung quanh). - Khi nhiệt độ và độ ẩm tăng đến một mức độ thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc thì nhiệt lượng sinh ra lại tăng nhanh hơn nữa vì ngoài hô hấp của quả còn có hô hấp của vi sinh vật. Đó là điều kiện dẫn đến hư nguyên liệu một cách nhanh chóng. - CHANH DÂY - 5 4 GVHD: Dương Công Kiên 17.1.2. Biến đổi sinh hóa: - Hàm lượng fructose cao hơn trong những quả đã được bao gói bảo quản so với quả không được bao gói. Hàm lượng sucrose, glucose vẫn giảm bình thường so với ban đầu kể cả khi quả đã được bao gói trong thời gian lưu trữ. - Hàm lượng fructose và glucose giảm gấp đôi trong thời gian bảo quản ở 15°C (không có thay đổi trong 30 ngày và giảm đáng kể tại 45 ngày). Hàm lượng glucose tăng tuyến tính tại 5°C đến 10°C, nhưng hàm lượng fructose không thay đổi ở nhiệt độ này. - Lưu trữ 10°C trong 15 ngày kể từ ngày thu hoạch để có thể duy trì chất lượng của chanh dây vàng. Hơn nữa , quá trình chế biến phải duy trình nhiệt độ từ 8°C và 14°C để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm tốt nhất ra thị trường. - CHANH DÂY - 5 5 GVHD: Dương Công Kiên VI. 18. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ KINH TẾ: Thành phần hóa học: - Gần 84% dịch quả chanh dây là nước, còn lại là các hợp chất thơm, hợp chất màu, các chất sinh năng lượng: đường, tinh bột và các chất vi lượng. Chất béo và protein chứa trong dịch quả chanh dây không đáng kể, chỉ chiếm 3 - 4% tổng năng lượng cung cấp. Chanh dây chứa nhiều vitamin C và A. Về năng lượng cung cấp, chanh dây tương đương với xoài và sơri, về hàm lượng magie tương đương với chuối. 1.1. Carbohydrate - Đường là thành phần chính cung cấp năng lượng và vị ngọt trong quả chanh dây. Chanh dây có hàm lượng đường vừa phải (8,5g glucide/100g), thấp hơn một số loại trái cây thông thường khác (trung bình là 9 - 12g/100g), chủ yếu gồm 3 loại đường: glucose, fructose và sucrose. Hàm lượng đường ảnh hưởng đến vị ngọt của chanh dây nhưng phần lớn lượng đường này là fructose có độ ngọt cao (so với đường saccharose) vì vậy chanh dây vẫn có vị ngọt. - Chất xơ: một trong những lợi ích sức khỏe của chanh dây là hạt chứa hàm lượng chất xơ khá cao. Hạt chanh dây là một nguồn chất xơ mà cơ thể cần để làm sạch ruột, cải thiện tiêu hóa và giúp ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ. Chất xơ này tự gắn nó với các chất tích tụ trong thành ruột già, kéo nó ra và làm cho ruột già sạch sẽ, điều này làm cho cơ thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn và về lâu dài thì có thể ngăn ngừa sự phát triển của ung thư ruột kết. Một quy trình tương tự diễn ra trong các van của tim, theo đó chất xơ loại bỏ đi sự tích tụ của chất béo và cholesterol trong tim, bảo vệ cơ thể chống lại các cơn đau tim, các bệnh về tim và đột quỵ 1.2. Acid hữu cơ - Trong dịch quả chanh dây có chứa các axit hữu cơ tự do: axit citric, axit aspartic và các axit khác có liên quan chiếm khoảng 95% tổng số các axit. - Chanh dây vàng ít acid ascorbic hơn là chanh dây tím nhưng lại phong phú hơn trong tổng số acid (chủ yếu là acid citric - 3,9g/100g - hàm lượng acid citric - CHANH DÂY - 5 6 GVHD: Dương Công Kiên trong chanh dây khá cao nhưng vẫn thấp hơn chanh). Axit citric bao gồm tất cả các loại axit không bay hơi chiếm 93 - 96% tổng lượng axit, axit malic chiếm 4 - 7%. Tác dụng của axit citric là giúp bảo vệ, hỗ trợ cho kẽm và cá nguyên tố vi lượng khác. Các nghiên cứu đã chứng minh những người cao huyết áp và bị bệnh mạch vành uống nước chanh leo có thể cải thiện tình trạng bệnh nhờ axit citric kết hợp với canxi, ngăn sự đông máu do tích tụ tiểu cầu. - Hương vị ngọt ngào của chanh dây tím là do hàm lượng đường và tỷ lệ đường/acid cao. Trong chanh dây vàng, acid citric chiếm ưu thế, tiếp theo là axit malic, giống màu tím có thấp hơn axít citric, tiếp theo là acid lactic. - Tỷ lệ đường : acid trong chanh dây tím là 5:1. - Tỷ lệ đường : acid trong chanh dây vàng là 3:8. - Các loại chanh dây tím thường ngọt hơn chanh dây vàng. 1.3. Acid amin Amino acid tự do trong nước trái cây chanh dây tím là: arginine, aspartic acid, glycine, leucin, lysine, proline, threonine, tyrosine và valine. Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, các protein thực vật có chất lượng không cao do tỷ lệ không cân đối của các acid amin không thay thế. 1.4. Enzyme Trong thành phần của dịch quả chanh dây vàng có chứa catalase, có thể bị vô hoạt hoàn toàn ở 790C trong vòng 75 giây. Còn trong dịch quả chanh dây tím có chứa enzyme metylesterase bị vô hoạt ở 80oC trong 60 giây. Ngoài ra trong chanh dây còn có enzyme protease và SH - protease. Sử dụng casein làm cơ chất, pH tối ưu cho enzyme protease là 2,3 và cho SH - protease là 5,7. 1.5. Vitamin - Vitamin C: Chanh dây rất giàu vitamin C. Vitamin C tan tốt trong nước và - CHANH DÂY - 5 7 GVHD: Dương Công Kiên - đóng vai trò là một chất oxy hoá. Vitamin giúp bảo vệ phần mô mềm của cơ thể, đồng thời bảo vệ plasmalipids và LDL cholesterol khỏi các gốc tự do. Ngoài ra vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong sự duy trì hệ miễn dịch của cơ thể và thậm chí làm giảm nhẹ triệu chứng cảm lạnh ở người. Một ly nước chanh dây ép cung cấp khoảng 50% lượng vitamin C cần thiết trong ngày cho một người trưởng thành. - Vitamin A: Chanh dây cũng chứa rất nhiều vitamin A. Carotenoids được tìm - thấy trong chanh dây có hoạt độ vitamin A khác nhau. Viatamin A là loại vitamin tan trong dầu, cần thiết cho thị giác, da, sự phát triển và tái sinh mô tế bào. - Bên cạnh đó chanh dây còn là một nguồn tuyệt vời của niacin (vitamin B3) và riboflavin (vitamin B2). - Riboflavin được biến đổi thành 2 coenzym là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenin dinucleotid (FAD), là các dạng coenzym hoạt động cần cho sự hô hấp của mô. Riboflavin cũng cần cho sự hoạt hoá pyridoxin, sự chuyển tryptophan thành niacin và liên quan đến sự toàn vẹn của hồng cầu. Riboflavin là điều cần thiết cho việc chuyển đổi protein, chất béo và carbohydrate thành đường, mà là "đốt cháy" để sản xuất năng lượng. Là vitamin tan tốt trong nước và rượu, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng tốc độ tạo máu và ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Bên cạnh đó còn giúp cho làn da, móng tay, tóc khỏe mạnh và tăng cường màng nhầy của miệng, môi và lưỡi. Nó cũng hoạt động như một chất chống oxy hoá bằng cách vô hiệu hóa các chất gây hại trong - CHANH DÂY - 5 8 GVHD: Dương Công Kiên cơ thể được gọi là gốc tự do. Riboflavin cũng là cần thiết để kích hoạt và hỗ trợ hoạt động của vitamin B6, folate, niacin và vitamin K. - Niacin: hai hợp chất liên quan - acid nicotinic và niacinamide (nicotinamide) - đều được gọi là niacin. Niacin cũng thường được gọi là vitamin B3, một vitamin tan trong nước ngăn ngừa bệnh Pellagra. Niacin cũng có thể được tạo ra trong cơ thể từ một amino acid thiết yếu là tryptophan. Cần có 60 phân tử tryptophan để chế tạo một phân tử niacin (có một ngoại lệ là ở những phụ nữ mang thai sự biến đổi này hiệu quả hơn tới 2 lần). Niacin tạo thành 2 coenzyme trong cơ thể gọi là nicotinamide adenin dinucleotide (NAD) và nicotinamide adenin dinucleotide phosphate (NADP), tham gia vào quá trình giải phóng năng lượng từ thực phẩm. 1.6. Chất khoáng - Chanh dây cung cấp các loại chất khoáng như Canxi, Fe, Magie, Phospho, Kali, Sodium,… Chanh dây có thể thay thế các loại thức ăn như chuối, cam. Kali là một chất điện ly quan trọng trong việc hỗ trợ sự co bóp ở tim, ổn định cân bằng axit bazơ và huyết áp. - Chanh dây có chứa 10 - 13% nhu cầu hàng ngày về Magie, một nguyên tố khoáng giúp ổn định huyết áp, là tác nhân bảo vệ tim mạch, góp phần chống lại hiện tượng lão hóa. Ngoài ra Magie còn được xem là chất chống stress hiệu quả. 1.7. Alkaloid: - Alkaloid là các hợp chất dị vòng chứa N trong công thức phân tử và có hoạt tính dược học đối với cơ thể người và động vật. Alkaloid thường hiện diện trong các loại cây có nhựa với hàm lượng 15 - 20%. Tên gọi alkaloid bắt nguồn từ alkaline, một từ để chỉ các base nitơ - tức các hợp chất có chứa nhóm amine. Alkaloid là các hợp chất trao đổi bậc hai của acid amine không chỉ có trong thực vật mà còn có trong vi sinh vật. Các dạng alkaloid thường gặp nhất là các dạng dẫn xuất từ các amino acid. - Các alkaloid thường có vị đắng và độc nên giúp thực vật xua đuổi côn trùng và động vật ăn cỏ. Alkaloid được tìm thấy trong hạt, lá, rễ của các cây trồng như cà phê, ca cao, hạt guarana, lá bạc hà, lá coca,… Một số alkaloid thường gặp là caffeine, theophylline, nicotine, codeine, and indole alkaloid. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số alkaloid có lợi cho sức khỏe. Ví dụ như, theobromine có tính lợi tiểu mạnh, là một chất kích thích nhẹ và có tác dụng làm giãn nở động mạch, - CHANH DÂY - 5 9 GVHD: Dương Công Kiên các indole alkaloid có tác dụng chống lại các khối u, chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống vi khuẩn và nấm,… Đối với con người, nhiều hợp chất alkaloid có độc tính (như strychnine, coniine) nhưng có một số khác lại có tác dụng chữa bệnh như giảm đau, gây tê, gây mê với liều lượng sử dụng thích hợp. Cá biệt có một số alkaloid gây nghiện như morphine, codein. Có thể trích ly các hợp chất alkaloid bằng các acid như HCl, H2SO4, đôi khi cả các acid hữu cơ như acid maleic, acid citric. - Các alkaloid tồn tại trong chanh dây có tiền chất ban đầu là indole thuộc nhóm hợp chất β-carboline. β-carboline gốc (9H-β-carboline hay 9H-pyrido[3,4b]indole) là một amine hữu cơ, từ β-carboline gốc này sinh ra các amine tạo thành nhóm các hợp chất β-carboline. Nhóm hợp chất này phổ biến trong cây trồng và động vật. β-carboline gốc có cấu trúc giống tryptamine, với chuỗi ethylamine được nối với vòng indole qua phân tử carbon bên ngoài. • Các alkaloid hiện diện trong chanh dây: - Harmala alkaloid: là nhóm những hợp chất β-carboline có chức năng giống một chất ức chế enzyme oxy hóa monoamine (monoamine oxidase inhibitors - MAOIs). Lượng harmala alkaloid hiện diện trong chanh dây tím là 0,012% và trong chanh dây vàng là 0,7%. Các harmala alkaloid hiện diện trong chanh dây bao gồm: harmane, harmine, harmaline, harmol, harmolol. Trong đó, các chất như harmaline, harmane, harmine đóng vai trò then chốt. - Harmaline: là chất kích thích hệ thần kinh trung ương và đồng thời là chất ức chế thuận nghịch của enzyme monoamine oxidase A (MAO-A). Trong cơ thể, MAO-A có chức năng khử nhóm amine khỏi tyramine, noradrenaline, adrenaline, serotonin, dopamine. Tyramine là một monoamine có nguồn gốc từ tyrosin hoạt động giống như một chất dẫn truyền xung thần kinh. Các harmaline cạnh tranh với tyramine gắn vào MAO-A. Ở nồng độ nhất định, harmaline giúp ổn định lượng tyramine trong cơ thể. Ở nồng độ cao, harmaline ức chế hoạt động của enzyme MAO-A gây ra hiện tượng tích tụ quá mức tyramine trong cơ thể. Điều này cũng không có lợi. Tuy nhiên, chất ức chế thuận nghịch không liên kết vĩnh viễn với enzyme cho nên tyramine có thể cạnh tranh với harmline để liên kết với enzyme. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tăng cân… khi ăn thực phẩm có chứa nhiều tyramine như phomai do tyramine giúp giải phóng các monoamine dự trữ như noradrenaline, adrenaline, dopamine. Tùy vào liều lượng, harmaline có thể gây ra ảo giác nhất thời và mất ổn định. - CHANH DÂY - 6 0 GVHD: Dương Công Kiên - Harmine: là chất ức chế thuận nghịch của enzyme MAO-A. Khi có mặt oxy, enzyme MAO-A khử các nhóm amine tạo thành các andehit tương ứng và NH3. Noradrenaline, adrenaline là hoocmon tiết ra từ tuyến thượng thận, có tác dụng kích thích sự phân giải và giảm sự tổng hợp glycogen, tạo ra nhiều glucose trong máu nên làm tăng huyết áp, tim đập nhanh. Harmine ức chế enzyme MAO-A phân hủy các hoocmon này, làm giảm quá trình tổng hợp glycogen, tăng sự tạo thành glucose, làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, ở một nồng độ vừa phải, harmine trong cơ thể sẽ giúp cơ thể phát triển ổn định. - Serotonin là chất dẫn truyền xung thần kinh trong não. Serotonin giúp kiểm soát thể trọng và ngăn ngừa bệnh trầm uất và trạng thái bốc đồng. Một bộ não giàu serotonin sẽ nói không với rượu, ăn nhậu, ma túy. Lý do là thùy não trước - nơi đưa ra những quyết định ăn uống tiết ra một chất gọi là MCH gây thèm khát mãnh liệt với bột, đường. Seratonin lại là chất dẫn truyền xung thần kinh chủ yếu của thùy não trước giúp cơ thể kháng cự lại sự thúc giục ăn uống của MCH. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với một lượng seratonin cao trong não giúp con người kiểm soát được tâm lý, ít giận dữ và ít cô lập hơn, ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Các chất ức chế MAO-A như harmine, harmaline giúp duy trì seratoni trong cơ thể, ngăn chặn các bệnh về đường huyết, tim mạch và bệnh trầm cảm. - Dopamine là hợp chất hóa học trong não, rất cần thiết cho hệ thần kinh trung ương để tạo hứng thú, khoái lạc trong cuộc sống. Dopamine trong cơ thể được tiết ra chủ yếu ở hệ thống limpic trong não. Hệ thống này tạo ra sự sung sướng trong khi ăn uống và giao hợp để khuyến khích sinh vật sinh trưởng và gầy dựng giống nòi. Ngoài ra, hệ thống limbic còn ảnh hưởng đến nhiều tình cảm khác như tức giận và sợ hãi để giúp ta chiến đấu hay trốn chạy những hoàn cảnh có thể gây thiệt hại đến thân mạng. Ở hệ thống limbic có một nhóm tế bào thần kinh tiết ra Dopamine ở khu Ventral Tegmental (VTA) liên hệ đến sự ban thưởng. Khi khu này được kích thích thì ta có cảm giác đê mê lâng lâng. Lúc đó là lúc những tế bào thần kinh tiết ra chất Dopamine. Vai trò của Dopamine là khuyến khích những động tác và hành vi đem đến khoái lạc và thúc giục ta có thêm những hành vi đó nữa. Tôn giáo và giáo dục gia đình đều dựa trên hệ thống limbic này và dạy con người tập điều hòa (regulate) những tình cảm hay bản năng phát xuất từ đó. Khi thiếu dopamine dễ dẫn đến trầm cảm. Trong bản thân một số loại trái cây, dopamine là cơ chất của enzyme polyphenol oxidases (PPOs) tạo thành dopamine quinon, sau đó tiếp tục tạo thành các quinon khác. Các quinon này - CHANH DÂY - 6 1 GVHD: Dương Công Kiên tiếp tục tham gia phản ứng trùng ngưng với amino acid và protein để tạo thành sác tố màu nâu được biết đến là melanin. Quinon và melanin tạo ra từ dopamine có tác dụng chống lại sự gây hại của vi khuẩn và nấm. - Harmane: có tác dụng chống cao huyết áp, giảm đau và chống co thắt. Lá chanh dây chứa rất nhiều các alkaloid này, vì vậy mà nhiều quốc gia trên thế giới dùng lá chanh dây để bào chế thuốc. - Theobromine: còn được gọi là 3,7-dimethylxanthine hay 3,7-dihydro-3,7dimethyl-1H-purine-2,6-dione, là một alkaloid là dẫn xuất methyl của xanthine có tính kích thích nhẹ tương tự như cafein nhưng không ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Theobromine có tác dụng tương tự như cafein nhưng yếu hơn 10 lần. Theobromine có tác dụng lợi tiểu, kích thích nhẹ và thư giãn, có thể hạ thấp huyết áp vì có tác dụng giãn mạch máu. Theobromine cũng có tác dụng giúp thư giãn các cơ phế quản trong phổi, có thể sử dụng như thuốc ho. Lượng theobromine trong chanh dây đủ nhỏ để có thể tiêu thụ an toàn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp khi tiêu thụ một lượng lớn theobromine hoặc cơ thể chuyển hóa chậm có thể gây ra ngộ độc cấp và mãn tính, nhất là đối với người cao tuổi. Theobromine có thể gây mất ngủ, run, bồn chồn, lo lắng, cũng như góp phần tăng sản xuất nước tiểu. Các dấu hiệu đầu tiên của ngộ độc theobromine là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đi tiểu nhiều. Tiếp theo là rối loạn nhịp tim, động kinh, xuất huyết nội, các cơn đau tim và chết. - Passiflorin là một alkaloid glycoside từ chanh dây. Ở Châu Âu glycoside này được chiết xuất để làm thuốc giảm đau. 1.8. Các hợp chất Cyanogenic - Trong thịt quả chanh dây người ta còn tìm thấy một cyanogenic glycoside có khả năng gây độc. Loại glycoside này tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của quả chanh dây, có hàm lượng cao nhất khi quả còn rất non, chưa chín; thấp nhất và giảm dần khi quả chín và bị nhăn. Theo thời gian hàm lương cyanogenic glycogide trong chanh dây rất thấp nên xem như độc tính không đáng kể. 1.9. Các hợp chất dễ bay hơi - Các hợp chất dễ bay hơi tạo nên hương thơm đặc trưng cho các loại trái. Các chất này thường chia thành hai nhóm chính là tinh dầu và nhựa. Phần lớn tinh dầu và nhựa không tan trong nước và có tính sát trùng.Mùi thơm của trái không - CHANH DÂY - 6 2 GVHD: Dương Công Kiên phải do một chất duy nhất tạo ra mà do một tổ hợp của rất nhiều chất dễ bay hơi khác nhau. Có tổng cộng 51 hợp chất dễ bay hơi được tìm thấy trong dịch chiết chanh dây vàng, trong đó, nhóm alcohol là thành phần chủ yếu. • Các hợp chất dễ bay hơi được tìm thấy trong dịch chiết chanh dây là: - Alcohol: lượng alcohol chiếm đến 56,94% tổng thành phần trong dịch chiết. Trong nhóm này, chất chiếm hàm lượng cao nhất là linalool (15,37%), kế đến là octanol (11,51%), hexanol (9,01%) và α - terpineol (6,51%). Một hợp chất mới được phát hiện gần đây là 3 - methyl - 2 butenol với hàm lượng 0,28%. - Ester: chiếm 30,38% tổng hợp chất bay hơi trong dịch chanh dây. Trong các hợp chất thuộc nhóm này, ethyl hexanoate, ethyl butyrate, ethyl benzoate, phenylmetyl acetate chiếm tỷ lệ cao nhất. - Aldehyde: các hợp chất thuộc nhóm này chiếm 4,69%. Thành phần các hợp chất thuộc nhóm aldehide trong chanh dây khá ít so với các loại trái cây khác. Người ta chỉ tìm thấy 2 loại aldehide là benzene acetaldehyde và benzaldehyde trong dịch quả chanh dây. - Ketone: các hợp chất ketone chiếm 3,3% tổng các hợp chất bay hơi được tìm thấy trong dịch quả. Chất chiếm tỷ lệ cao nhất là cyclopentanone. - Các nghiên cứu về cảm quan đã cho thấy rằng quả chanh dây có mùi đặc trưng giống mùi sulfua tuy nhiên một số nghiên cứu không tìm thấy hợp chất sulfua trong dịch chiết chanh dây. - Người ta cũng đã phát hiện trong khoảng không giữa dịch quả và nắp bao bì chứa dịch quả khoảng 60 hợp chất, hơn một nửa trong số đó là các ester như: ethyl acetate, ethyl butanoate, ethyl hexanoate, hexyl butanoate… 1.10. Sắc tố: - Các chất thuộc nhóm flavonoid không chỉ tạo màu mà còn có chức năng bảo vệ thực vật chống lại vi sinh vật cũng như ngăn cản côn trùng và các động vật ăn cỏ. - Nguyên nhân là flavonoid có bản chất phenolic nên phản ứng được với protein gây mùi khó chịu đối với động vật hay tạo ra các chất có tính độc hại đối với vi sinh vật và động vật. - Đối với con người, flavonoid có vai trò quan trọng trong việc chống lại các phản ứng oxy hóa gây lão hóa và các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra một số hợp chất thuộc nhóm này còn có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. - CHANH DÂY - 6 3 GVHD: Dương Công Kiên - Do khả năng tan tốt trong nước nên flavonoid có vai trò tạo màu trong các loại nước trái cây hay dịch trích rau trái. Cũng do tính chất tan tốt trong nước nên các hợp chất này dễ bị mất trong quá trình rửa, nấu… - Các chất màu thuộc nhóm flavonoid được nhắc đến nhiều nhất thuộc họ anthocyanin. Hiện nay đã phát hiện trong tự nhiên hơn 600 chất màu thuộc họ anthocyanin. Anthocyanin có mặt trong hầu hết các loại thực vật trừ xương rồng, củ cải đường và các thực vật sống trong nước. Màu sắc của anthocyanin rất đa dạng như xanh, tím vàng, đỏ…trừ màu xanh lá. Anthocyanin có nhiều ở các loại thực vật có hoa hoặc thực vật hạt kín, tập trung chủ yếu ở hạt và trái. - Flavonoid trong chanh dây: Lượng flavonoid hiện diện trong các loại chanh dây tím và chanh dây vàng lần lượt là 1,06% và 1% gồm:  Rutin, quercitin and kaempferol thuộc phân nhóm flavonol của flavonoid.  Catechin và epicatechin thuộc phân nhóm flavan-3-ols của flavonoid  Cyanidin-3-glucoside thuộc phân nhóm anthocyanidin của flavonoid.  Luteolin và apigenin thuộc phân nhóm flavone của của flavonoid.  Genistein, daidzein thuộc phân nhóm isoflavones của flavonoid.  Flavone glycoside hiện diện trong chanh dây bao gồm homoorientin, isoorientin, orientin, isovitexin, vitexen, Iso-schaftoside, schaftoside, saponaretin, saponarin và một số glycoside khác. - - CHANH DÂY - 6 4 GVHD: Dương Công Kiên 1.11. Các Sterol thực vật - Phytosterol là một hoạt chất thuộc nhóm sterol nhưng có nguồn gốc thực vật, khác với cholesterol cũng là sterol nhưng có nguồn gốc động vật. Trong khi cholesterol nguy hại đối với sức khỏe con người, đặc biệt liên quan đến bệnh mỡ máu và bệnh tim mạch thì phytosterol lại có lợi đối với sức khỏe khi chính nó gây giảm nồng độ cholesterol trong máu. Một nghiên cứu cho thấy nếu sử dụng 2,3g phytosterol mỗi ngày sẽ làm giảm được gần 8% nồng độ cholesterol trong máu. - Các Sterol thực vật được tìm thấy trong tất cả các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật. Tăng tiêu thụ thức ăn thực vật chứa lượng sterol cao có thể có tác động tích cực cho sức khoẻ, mặc dù các lợi ích đó có thể củng tuỳ thuộc vào các yếu tố khác trong thực vật như hàm lượng chất xơ hoà tan được. Chanh dây chứa tổng hàm lượng sterol thực vật cao nhất so với các loại trái cây ăn được khác. So với cải xanh, cải brussel, súp lơ và ôliu đen, chanh dây là sự thay thế tuyệt vời cho các loại rau giàu sterol. Mặc dù chanh dây chứa lượng sterol thực vật tương đối cao, nhưng để có thể thấy được tác dụng làm giảm lượng cholesterol thì cần phải dùng một lượng nước ép rất lớn. - CHANH DÂY - 6 5 GVHD: Dương Công Kiên - 19. Làm thực phẩm, hương liệu, gia vị: - Tại một số khu vực, toàn bộ cây chanh leo tươi hay khô đã từng được sử dụng như là một loại thảo dược làm an thần và điều trị chứng mất ngủ. Lá và thân cây phơi khô, thái nhỏ thường được dùng ở châu Âu để trộn lẫn với lá chè để uống. Một loại kẹo cao su có tác dụng an thần cũng đã từng được sản xuất từ chanh leo.Quả chanh dây giàu beta caroten, kali và chất xơ tiêu hóa. Nước quả giàu vitamin C, tốt cho người bị áp huyết cao. - Cơm quả dùng làm sinh tố. - CHANH DÂY - 6 6 GVHD: Dương Công Kiên 1.12. Tại Việt Nam: - Tại Việt Nam, chanh dây được dùng làm nước giải khát, sinh tố hoặc pha với mật ong để uống giải khát. - Bánh mochi chanh dây 1.13. Tại một số nước khác: - Ở Úc và New Zealand "chanh dây" được buôn bán dạng quả tươi và các sản phẩm đóng hộp. Nước chanh dây được thêm vào món salad trái cây, bột trái cây tươi hoặc nước sốt chanh dây thường được sử dụng trong các món tráng miệng, bao gồm một loại bánh trứng Pavlova sang trọng và kem, làm hương liệu cho bánh pho mát, và bột vani đông lạnh. Loại nước giải khát từ chanh dây gọi là Passiona cũng đã được sản xuất tại Úc từ những năm 1920. - Ở Brazil quả chanh dây là một món tráng miệng phổ biến, hạt chanh dây thường được sử dụng để trang trí ở các đỉnh của bánh ngọt. Nước ép trái chanh dây cũng được sử dụng rộng rãi. Sản phẩm từ quả chanh dây “Caipirinha”, được trung hòa với vôi được gọi là "caipifruta de maracujá". Nó được sử dụng cũng - CHANH DÂY - 6 7 GVHD: Dương Công Kiên như là một thuốc an thần nhẹ, và thành phần hoạt chất của nó được thương mại hóa theo một số thương hiệu, đáng chú ý nhất Maracugina. - Ở Colombia, chanh dây là một trong những loại quả quan trọng nhất, đặc biệt là đối với các loại nước ép và món tráng miệng. Được dùng phổ biến rộng rãi trên cả nước và có thể được tìm thấy ba loại quả chanh dây khác nhau có tên là "Maracuyá". - Ở nước Cộng hòa Dominica, chanh dây có tên địa phương là “chinola”, nó được sử dụng để làm nước trái cây và để bảo quản trái cây khác. Xi-rô chanh dây được dùng với đá bào, và trái cây cũng được ăn sống và rắc thêm đường. - Trong chanh dây ở Hawaii gọi là “lilikoi” gồm các giống có quả màu vàng và tím. Món Xi rô chanh dây Lilikoi dùng phổ biến làm hương liệu cho các loại bánh sang trọng như malasadas, cheesecakes, kem cookies và mochi. Quả chanh dây cũng được chế biến thành mứt, thạch và bơ. Chanh dây và các sản phẩm có chanh dây được bán ở khắp các đảo. - Ở Inđônêxia có hai loại chanh dây (tên địa phương: 'markisa'), thịt trắng và thịt vàng. Loại thịt quả màu trắng thường được ăn trực tiếp như trái cây, trong khi loại thịt quả có màu vàng được dùng nước ép nấu chín với đường để làm cho xi-rô, khi uống loại xi rô này pha thên 3-4 phần nước được khuyến khích sử dụng có lợi cho sức khỏe. - Ở Mexico, chanh dây được sử dụng để làm cho nước trái cây hoặc ăn sống với ớt bột và vôi. - Tại Hoa Kỳ, nó thường được sử dụng như một thành phần trong các hỗn hợp nước trái cây. - Tại Israel, chanh dây được sử dụng để làm rượu vang, hoặc 'SICAR' tại một nhà máy sản xuất rượu vang ở Israel. - Ở Thái Lan chanh dây được gọi là "Saowarot" . Quả dùng để ăn tươi và ủ rượu. Chồi non được nấu trong các món cà ri hoặc ăn với các món rau tập tàng gọi là “nam phrik”. - CHANH DÂY - 6 8 GVHD: Dương Công Kiên Rượu vang chanh dây của Israel 20. Cô đặc nước cốt chanh dây thành viên sủi: - Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên về viên sủi chanh dây tại Việt Nam do thạc sĩ Tôn Nữ Thu Nguyệt, bộ môn Công nghệ thực phẩm, khoa Kỹ thuật hóa học, ĐH Bách khoa TP HCM thực hiện. 1.14. Khái quát quy trình: - Trái chanh dây chín tại vùng Lâm Đồng sau thu hoạch được tách ra, lấy ruột bên trong sơ chế để thu “puree”, nước cốt. Trung bình 1kg trái tươi sẽ thu được khoảng 400g nước cốt. Nước cốt sẽ được cô đặc ở nhiệt độ 60 độ C trong những điều kiện đi kèm: độ chân không, tốc độ quay của mẻ nước cốt... - Sau hai giờ sẽ thu được nước cốt đạt độ khan 60%. Loại nước cốt này nếu đem chế biến thì không làm mất đi hương vị, màu sắc và dễ dùng cho những khâu phối trộn về sau. - Từ nước cốt khan 60% đem phối trộn với đường theo tỷ lệ 8:3. Sau đó, tiếp tục mang đi sấy trong điều kiện thích hợp, đến khi đạt độ ẩm 5%. Để cho viên chanh dây dễ hòa tan và sủi bọt, thạc sĩ Nguyệt cùng các cộng sự đã bổ sung - CHANH DÂY - 6 9 GVHD: Dương Công Kiên thêm muối carbonate với hàm lượng 2%. Carbonate được bổ sung này sẽ tác dụng với acid sẵn có trong nước cốt, khi hòa tan viên chanh dây có bổ sung thêm các thành phần vào nước sẽ giải phóng khí CO2 làm cho viên chanh dây tan nhanh hơn. - Công đoạn sau khi phối trộn, sấy khô là ép đến độ ẩm 3,5% để tạo ra sản phẩm cuối cùng gọi là viên nectar chanh dây. Bỏ viên nectar vào nước khoảng vài phút sau đã có một ly chanh dây không khác tự nhiên là bao nhiêu. Hòa tan viên sủi 25g vào 75g nước ấm, sẽ cho ra 100g nectar chanh dây. Chế tạo viên chanh dây sủi bọt trong phòng thí nghiệm. 1.15. Kết quả thu được: - Kết quả thử nghiệm ngẫu nhiên trên 60 người về màu sắc, tốc độ hòa tan, hương vị... đã cho thấy sự hài lòng cao gần như tuyệt đối. - Bên cạnh việc chế tạo viên sủi từ trái chanh dây, thạc sĩ Nguyệt cũng đã thành công trong việc tạo ra bột chanh dây theo công nghệ sấy phun. Hiện thạc sĩ Nguyệt mong muốn chuyển giao công nghệ sản xuất bột chanh dây, viên nectar chanh dây để doanh nghiệp giúp thương mại hóa được sản phẩm và tạo được đầu ra ổn định cho nông dân. - CHANH DÂY - 7 0 GVHD: Dương Công Kiên - Việc thương mại hóa sản phẩm viên sủi bọt chanh dây góp phần tạo ra một đầu ra mới, ổn định hơn bên cạnh các sản phẩm truyền thống dưới dạng nước cốt, nước đóng chai… (còn hạn chế về thời gian sử dụng và vệ sinh thực phẩm), hạn chế phần nào tình trạng nông dân bị ép giá khi đến mùa thu hoạch. Quả chanh dây, viên chanh dây sủi bọt và cốc nước pha chế từ viên sủi. 21. Làm thuốc: 1.16. Trong Đông y: - Theo Đông y, "nạc" quả chanh dây có vị chua, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải khát, làm tăng hưng phấn, tăng cường khí lực và bổ dưỡng, giúp giảm các triệu chứng hen suyễn; ngừa bệnh tim mạch vành; giảm sự phát triển của tế bào ung thư; thanh nhiệt; có chứa thành phần gây ngủ. Ngoài ra trong loại trái này còn chứa chất sắt, kali rất có lợi cho sức khỏe. - Ruột chanh dây (áo hạt) có tác dụng sinh tân, giải khát, khai vị, lợi tiểu, khử nóng, sát trùng. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng: Những người bị bệnh cao huyết áp và mạch vành uống nước chanh leo có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh nhờ axit citric kết hợp với canxi làm hoãn giải tình trạng máu bị - CHANH DÂY - 7 1 GVHD: Dương Công Kiên đông do tích tụ tiểu cầu. Chanh leo còn có tác dụng giải cảm, hạ huyết áp, giảm béo, khỏi đau, gia tăng sự tuần hoàn của máu. - Ở Brazil, "nạc" quả được dùng như một thực phẩm bổ dưỡng và kích thích. - Thổ dân Nam Mỹ có kinh nghiệm dùng lá chanh dây tươi hoặc khô dùng làm trà để điều trị chứng mất ngủ, loạn, và động kinh, và cũng có giá trị làm giảm đau. - Ở Trung Quốc, "nạc" quả sử dụng trong các trường hợp cơ thể suy nhược và phụ nữ bị thống kinh (đau bụng khi hành kinh). 1.17. Trong Tây y: - Chanh dây có tên tiếng Anh là “passion fruit” (có nghĩa: quả nồng nàn), gọi là chanh nhưng chanh dây không có bà con với các cây thuộc họ cam quýt (Rutaceae). Quả chanh dây mọc nhiều ở các vùng nhiệt đới, được ưa thích không chỉ vì hương thơm nồng nàn quyến rũ mà còn vì lợi ích cho sức khoẻ của nó. - Quả chanh dây tươi giàu beta carotene, kali, và chất xơ. Nước ép quả chanh dây là một nguồn tốt để cung cấp acid ascorbic (vitamin C), và tốt cho những người có bệnh huyết áp cao. Một số nghiên cứu cho thấy rằng quả chanh dây có vỏ màu tím có thể giúp kiểm soát các triệu chứng hen suyễn. Trong vỏ quả chanh dây tươi và chín có chứa chất Lycopene. - Liên quan đến các axit hữu cơ, giống chanh dây giàu formic, butyric, linoleic, linolenic, malic, myristic, acid oleic và palmitic như các hợp chất asphenolic tốt, và amino acid α-alanine. Este như ethyl butyrate, ethyl caproate, n-hexyl butyrate và n-hexyl caproategive các loại trái cây hương vị và mùi ngon miệng. Đường, có chủ yếu trong trái cây, đáng kể nhất d-fructose, d-glucose andraffinose. Trong số các enzyme, Passiflora được tìm thấy là phong phú trong catalase methylesterase pectin, và phenolase. - Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) là những hóa chất ức chế hoạt động của các enzyme monoamine oxidase. Được sử dụng làm thuốc điều trị trầm cảm. Chúng đặc biệt hiệu quả trong điều trị trầm cảm không điển hình. - Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Florida (Mỹ) đã phát hiện ra rằng chiết xuất của vỏ trái chanh dây vàng có thể chống lại các tế bào ung thư nhờ vào 2 hoạt chất có nguồn gốc thực vật là carotenoids và polyphenols. Còn giáo sư Watson (cũng của trường ĐH Florida) và các cộng sự của ông thì lại chứng minh được rằng chiết xuất từ vỏ trái chanh dây tím giúp giảm được đến 75% - CHANH DÂY - 7 2 GVHD: Dương Công Kiên chứng thở khò khè ở những người bị bệnh hen suyễn và nâng cao khả năng hít thở của họ. - Tuy nhiên trong Tây y cũng cảnh báo nhiều loài chanh dây có các alkaloid độc cần tiếp tục nghiên cứu, không nên lạm dụng quá nhiều thức uống từ quả chanh dây. 22. Một số công dụng khác: - Hạt có thể ép dầu để làm dầu ăn hoặc chế dầu sơn. - Hoa làm cảnh. Hoa được coi là quốc hoa của Paraguay. Hoa chanh dây. VII. KẾT LUẬN: Nhìn chung lại, tất cả các bộ phận của chanh dây đều được sử dụng với những mục đích khác nhau. Tuy còn hạn chế vì chưa thể hiện hết tất cả các khía cạnh cũng như các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, nhưng qua đây mong là chúng ta có thể phần nào hiểu hơn về thành phần, - CHANH DÂY - 7 3 GVHD: Dương Công Kiên đặc điểm của chanh dây để trong tương lai chúng ta sẽ phát triển các sản phẩm trên cở sở chanh dây, chọn sản phẩm thích hợp với đặc tính hay chọn những đặc tính nổi bật của chanh dây để đưa ra thị trường các sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng. Để chanh dây thật sự đúng như trên gọi “ quả của chúa”. Tuy phần trình bài chưa thật sự thể hiện toàn bộ về chanh dây, mong được sự đóng góp của các bạn đọc. Để chúng ta có một cơ sở cho việc nghiêm cứu các sản phẩm trong tương lai, mang lại cho thị trường thực phẩm các sản phẩm giàu tìm năng, trong y học thì sẽ giúp nhiều hơn để phòng và chữa các loại bệnh mà ngày nay xuật hiện ngày càng nhiều. VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Tôn Nữ Minh Nguyệt (chủ biên), Công nghệ chế biến rau trái – tập 1, Nguyên liệu và Công nghệ Bảo quản sau thu hoạch, NXB ĐHQG TP.HCM, 2008. Lê Văn Tán (chủ biên), Công nghệ Bảo quản và Chế biến rau quả, NXB KHKT. Nguyễn Văn Tiếp, Quách Đĩnh, Ngô Mỹ Vân, Kỹ thuật sản xuất đồ hộp rau quả, NXB Thanh Niên. Lê Văn Việt Mẫn, Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa và thức uống – tập 1, Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa, NXB ĐHQG TP.HCM, 2004. Hoàng Kim Anh, Hóa học thực phẩm, NXB KHKT, 2005. Lê Ngọc Tú (chủ biên), Hóa Sinh công nghiệp, NXB KHKT. Trần Xuân Ngạch, Công nghệ enzyme, ĐHBKĐN. Y. H. Hui, Handbook of fruits and fruit processing, Blackwell Publishing, 2006 http://www.passionfruitjuice.com/history.php?MENU=2 http://www.passionfruitjuice.com/botany.php?MENU=3 - CHANH DÂY - 7 4 GVHD: Dương Công Kiên http://www.passionfruitjuice.com/harvesting.php?MENU=4 http://www.passionfruitjuice.com/supply.php?MENU=5 http://www.passionfruitjuice.com/processing.php?MENU=6 http://www.passionfruitjuice.com/nutrition.php?MENU=7 http://www.passionfruitjuice.com/applications.php?MENU=8 http://www.passionfruitjuice.com/research.php?MENU=9 - CHANH DÂY - 7 5 [...]... đúng kỹ thuật 5.1.11 Quy trình ghép chanh dây - Vài nhà vườn thích tách lớp hay cắt những cây chanh dây thân gỗ trưởng thành thành 3 - 4 mấu Những cây được chọn cắt có rễ khỏe và chuẩn bị ra hoa trong 90 ngày, việc ra rễ sẽ nhanh hơn nếu bổ sung hormone Chanhdây tím thỉnh thoảng được ghép vào thân rễ của chanh dây vàng để tránh bệnh giun tròn và các bệnh hay gặp ở rễ của chanh dây tím Cây chanh dây. .. của phương pháp nhân giống bằng hạt - Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ - Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn - Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm • Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp: - Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép... lan, cây cảnh, cây lâm nghiệp - CHANH DÂY - 1 9 GVHD: Dương Công Kiên 5.1.14 Cơ sở khoa học - Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào (tissue culture) nói chung và kỹ thuật nhân giống vô tính nói riêng đều dựa vào cơ sở khoa học là tính toàn năng, sự phân hoá và phản phân hoá - Tính toàn năng của tế bào: - Haberland (1902) lần đầu tiên đó quan niệm rằng mỗi một tế bào bất kỳ của một cơ thể sinh vật đa bào đều có...GVHD: Dương Công Kiên - Khi mới đem ra trồng nên tiếnhành giữ ẩm cho chanh dây trong giai đoạn đầu khi mới đem ra trồng có thể che mát nếu cần 1.6 Ưu nhược điểm • Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt - Kỹ thuật đơn giản, dễ làm - Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp - Hệ số nhân giống cao - Tuổi thọ của cây trồng bằng hạt thường cao - Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích... trong khoảng 30 – 40 ngày cây có thể xuất vườn đi trồng được 5.1.7 cành Ưu nhược điểm của phương pháp giâm • Ưu điểm - Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả Thời gian nhân giống nhanh Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu • Nhược điểm - CHANH DÂY - 1 5 GVHD: Dương Công Kiên - Nếu sản xuất cây giống bằng phương pháp giâm... cả cây ghép vào và thân rễ nên cao khoảng 45cm và có đường kính thân tương đương đường kính một cây bút chì Cây chanh dây tím đem ghép thường dài khoảng 8 - 10cm và có mang ít nhất 2 mắt Phần thân rễ của chanh dây vàng thường cao khoảng 25 - 30cm tính từ mặt đất Khi ghép, vát xiên phần thân chanh dây tím, chiều dài phần vát bằng ½ chiều dài chanh dây tím đem ghép, tương tự phần thân rễ của chanh dây. .. ngày - CHANH DÂY - 3 1 GVHD: Dương Công Kiên 1.4 Bọ xít (Nezara) - - Bọ xít là một nhóm loài côn trùng thuộc họ Pentatomidae (Bọ Xít Năm Cạnh), bộ Hemiptera (Cánh Nửa Cứng) Ngoài chanh dây, các loài này còn gây hại trên nhiều loại cây khác - CHANH DÂY - 3 2 GVHD: Dương Công Kiên - Cả thành trùng và ấu trùng đều tấn công trên chanh dây bằng cách chích hút dịch cây trồng, chủ yếu ở các bộ phận non của cây. .. thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép - Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân - Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất - Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ - Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu... - Cây nhanh bị già cỗi thời gian sống ngắn hơn cây sinh sản hữu tính - CHANH DÂY - 1 8 GVHD: Dương Công Kiên 1.9 Nuôi cấy mô: 5.1.13 Giới thiệu chung về nhân giống vô tính in vitro (nuôi cấy mô in vitro) - Nuôi cấy mô tế bào thực vật là phạm trù khái niệm chung cho các loại nuôi cấy nguyên liệu thực vật hoàn toàn sạch các vi sinh vật, trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng - Nhân. .. con Vì thế gốc ghép thường được chọn là chanh dây tím 5.1.10 Những yêu cầu kỹ thuật - Chăm sóc cây con trước khi ghép: sau khi ra ngôi cần áp dụng đầy đủ các quy trình khác của kỹ thuật chăm sóc để cây gốc ghép sớm đạt tiêu chuẩn ghép - CHANH DÂY - 1 6 GVHD: Dương Công Kiên Trước khi ghép 1 - 2 tuần cần tiến hành vệ sinh vườn cây gốc ghép và tăng cường chăm sóc để cây có nhiều nhựa, tượng tầng hoạt động ... nóng trồng phần bóng râm tốt cho Cây có nhiều dây leo, cần trồng cạnh hàng rào hay cắm giàn mắt cáo trước trồng Cây định hướng để leo lên giàn - CHANH DÂY - GVHD: Dương Công Kiên Chanh dây giàn... rễ chanh dây vàng để tránh bệnh giun tròn bệnh hay gặp rễ chanh dây tím Cây chanh dây bao gồm ghép vào thân rễ nên cao khoảng 45cm có đường kính thân tương đương đường kính bút chì Cây chanh dây. .. 5.1.14 Cơ sở khoa học - Kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào (tissue culture) nói chung kỹ thuật nhân giống vô tính nói riêng dựa vào sở khoa học tính toàn năng, phân hoá phản phân hoá - Tính toàn tế bào: -

Ngày đăng: 14/10/2015, 13:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Phân loại thực vật:

  • 2. Phân bố địa lý:

    • 1.1. Trên thế giới:

    • 1.2. Tại Việt Nam:

    • 3. Đặc điểm sinh học:

      • 1.3. Hình thái:

        • 3.1.1. Thân:

        • 3.1.2. Hoa:

        • 3.1.3. Quả:

        • 1.4. Phân loại:

        • 4. Nhân giống hữu tính bằng hạt:

          • 1.1. Chọn giống và lấy hạt

          • 1.2. Gieo hạt: hạt thường được gieo vào bầu đất hoặc trên luống

          • 1.3. Gieo hạt trên luống:

          • 1.4. Gieo hạt vào bầu đất

          • 1.5. Đưa cây con ra vườn trồng

          • 1.6. Ưu nhược điểm

          • 5. Nhân giống vô tính:

            • 1.7. Giâm cành

              • 5.1.1. Cơ sở khoa học

              • 5.1.2. Dụng cụ giâm

              • 5.1.3. Chuẩn bị vườn ươm giâm hom.

              • 5.1.4. Chuẩn bị giống và cành giâm.

              • 5.1.5. Cắt và cắm hom

              • 5.1.6. Giâm hom vào vỉ xốp

              • 5.1.7. Ưu nhược điểm của phương pháp giâm cành

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan