Lý thuyết kích cầu và khả năng vận dụng ở Việt Nam

98 649 0
Lý thuyết kích cầu và khả năng vận dụng ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong hai thập kỷ trở lại đây, thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian kể trên thế giới đã chứng kiến khá nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tiền tệ. Chẳng hạn, khủng hoảng tài chính quốc tế nổ ra từ Mexico vào năm 1995, tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khởi nguồn từ một số nước châu Á gồm Thái Lan, Hàn Quốc và điển hình nhất là Indonesia vào năm 1997. Sau đó không lâu một loạt khủng hoảng cục bộ đã nổ ra ở Brazin, Thổ Nhĩ Kỳ, Achentina và cách đây không lâu vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tín dụng thế chấp ở Mỹ đã lan nhanh từ khu vực tài chính sang khu vực kinh tế và từ nước Mỹ ra toàn cầu. Nhìn lại các cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế kể trên, người ta dễ nhận thấy những nhân tố “châm ngòi” cho khủng hoảng là: 1. Bất ổn về chính trị như trường hợp Mexico (1995), Indonesia (1998) dẫn tới nhiều nhà đầu tư mất lòng tin vào tương lai kinh tế ở hai nước này; 2. Đồng tiền nội tệ bị mất giá, giá trị tài sản giảm sút; 3. Lãi suất tăng cao, đi cùng sụt giảm lòng tin trong đầu tư; 4. Các ngân hàng có vấn đề về tín dụng, mất thanh khoản, sụp đổ hệ thống ngân hàng và lan sang các ngành công nghiệp chủ chốt, giảm lòng tin quốc tế vào nền kinh tế các nước này (trường hợp Thái Lan năm 1997 và Mỹ năm 2008). Khủng hoảng kinh tế, tài chính xảy ra được ví như những trận bão, lụt tràn về, nó có thể phá hủy nhanh chóng các thành quả phát triển kinh tế không phải trên phạm vi một quốc gia mà trên phạm vi quốc tế hoặc khu vực. Chẳng hạn, do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, tài chính Mỹ các nền kinh tế thuộc khu vực đồng Euro, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước khác đều nhanh chóng bị lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế. Ngân hàng Thế giới nhận định: “GDP toàn cầu năm nay (2009) sẽ giảm lần đầu tiên từ sau đại chiến thế giới lần hai”; nửa đầu năm 2009 sản lượng công nghiệp thế giới sẽ thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm 2008. Thương mại quốc tế giảm nhiều nhất, kim ngạch xuất khẩu tháng 1 năm 2009 của Nhật Bản giảm 46,3%. Mỹ giảm 31%, Trung Quốc giảm 17,5%, Đài Loan giảm 42,9% so với tháng 12008 (theo AFP, Reuteurs). Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã ngày càng gắn kết với nền kinh tế thế giới, ngoài những thuận lợi như thị trường hàng hóa được mở rộng, tăng cường giao lưu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…thì Việt Nam cũng phải đương đầu với ảnh hưởng bất lợi từ thị trường thế giới và những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đến với Việt Nam là điều khó có thể tránh khỏi. Như vậy có thể thấy rất rõ, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các nền kinh tế riêng lẻ trong quá trình phát triển, ngoài việc tự đương đầu với các chu kỳ kinh doanh, chúng còn luôn chịu ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực từ các nền kinh tế khác. Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng, các kinh tế riêng rẽ cũng có cơi hội thuận lợi phát triển và có thể được hưởng lợi từ sự tăng trưởng đó. Ngược lại, khi nền kinh tế thế giới hoặc kinh tế của những nước chủ đạo (như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc) chao đảo hay lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng thì các nền kinh tế khác cũng dễ dàng bị ảnh hưởng và tổn thương. Mức độ ảnh “lâm bệnh” suy thoái tùy thuộc vào mức độ quốc tế hóa của nền kinh tế đó. Ngày nay, để có thể chống đỡ và giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực do khủng hoảng kinh tế gây ra nói riêng hoặc làm dịu bớt biên độ giao động của các chu kỳ kinh doanh mà nền kinh tế phải trải qua, hầu hết chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đều sử dụng các công cụ chính sách, đặc biệt là sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để nhanh chóng “cải thiện” tổng cầu nhằm mục đích cuối cùng là giảm tới mức tối thiểu tình trạng gia tăng thất nghiệp và giảm sút về thu nhập quốc dân. Chẳng hạn, đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008 để nhằm hạn chế tác động xấu tới nền kinh tế của nước mình, hàng loạt các nước và nền kinh tế tuyên bố sử dụng các gói cứu trợ và kích thích kinh tế với tổng dự toán lên tới 3000 tỷ USD, chiếm từ 5% đến 30% GDP của các nước này. (Mỹ lên tới 2.500 tỷ USD; Anh 850 tỷ, Trung Quốc 586 tỷ; Liên minh Châu Âu (EU) 200 tỷ; Nhật Bản 255 tỷ; Đài Loan (Trung Quốc) 125,5 tỷ, Hàn Quốc 141 tỷ) Tương tự như các nước kể trên, Việt Nam đã sử dụng gói kích cầu có trị giá 6 tỷ USD và đây được coi là gói kích cầu lớn nhất đầu tiên trong lịch sử nhằm đối phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới. Trong thời gian cuộc khủng hoảng đang diễn ra và sau đó (từ 2008 đến 2009), kích cầu đã được trao đổi rộng rãi trên báo chí và trên các diễn đàn, thu hút sự quan tâm của nhiều giới, từ chính phủ đến người dân. Có khá nhiều học giả và các nhà lập chính sách đã thảo luận sôi nổi về các biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế ở nước ta và hầu hết các cuộc thảo luận đều tập trung vào 3 vấn đề sau: (i) sự cần thiết của gói kích cầu – tại sao chúng ta lại cần kích cầu trong hoàn cảnh hiện nay? (ii) kích cầu như thế nào – những nguyên tắc của kích cầu để đảm bảo kích cầu hiệu quả; và (ii) kích cầu vào đâu? kinh nghiệm của các nước như thế nào?... Xuất phát từ lý thuyết kinh tế, khi nền kinh tế trải qua chu kỳ kinh doanh (suy thoái, phục hồi và phát triển) thì hai công cụ chính mà chính phủ thường hay sử dụng là (1) chính sách tài khóa –chính sách thuế và chi tiêu chính phủ (ví như gói kích cầu) và (2) chính sách tiền tệ tăng giảm lãi suất và một số biện pháp khác để điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn thì việc sử dụng hai chính sách công cụ này luôn là vấn đề nhạy cảm và thường gây tranh luận, chẳng hạn như chính sách nào sẽ phát huy hiệu quả hơn? gói kích cầu có kích cỡ bao nhiêu thì vừa đủ? hoặc thời điểm kích cầu khi nào…thời gian kích cầu cần kéo bao lâu?…. Tức là, mọi người không chỉ quan tâm tới cơ sở lý luận, tìm hiểu về những nguyên tắc của kích cầu mà còn rất quan tâm tới việc xém xét các kinh nghiệm cũng như các cách thức ứng phó của chính phủ chẳng hạn như tính kịp thời trong việc sử dụng các chính sách công cụ mà trong đó có kích cầu. Để góp phần cung cấp cái nhìn đa chiều hơn cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, cũng như giáo viên và sinh viên của các trường đại học giảng dạy về kinh tế, trong đề tài này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu những vấn đề sau đây: (1) Cơ sở lý thuyết về kích cầu; (2) Khảo sát và rút ra bài học kinh nghiệm quốc tế về kích cầu; (3) Xây dựng những nguyên tắc kích cầu; và (4) Đề xuất những việc cần thực hiện và chuẩn bị để kích cầu có thể được áp dụng và phát huy hiệu quả cao nhất trong hoàn cảnh của Việt Nam. Bài viết của chúng tôi được bố cục như sau: trong chương 1, chúng tôi sẽ nghiên cứu các cơ sở lý luận của kinh tế học xung quanh vấn đề kích cầu, trong chương này chúng tôi sẽ nghiên cứu các cấu phần cơ bản của tổng cầu, tìm hiểu cơ chế tác động của các chính sách tài khóa và tiền tệ để trả lời câu hỏi: Kích cầu cần phải tác động vào đâu, khâu nào? và tác động như thế nào để tăng tổng cầu, từ đó có thể kích thích nền kinh tế khi nó gặp khó khăn. Trong chương 2, chúng tôi sẽ giới thiệu những kinh nghiệm của một số nước chọn lọc trên thế giới đã thực thi các chính sách kích thích nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng xảy ra từ năm 2008 và rút ra các bài học kinh nghiệm để từ đó có định hướng xác lập các nguyên tắc cơ bản của kích cầu có thể áp dụng cho Việt Nam. Trong chương 3, nghiên cứu những ảnh hưởng của khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt Nam, nhận định và và đánh giá gói kích cầu vừa qua của Chính phủ, để từ đó tìm kiếm những khả năng có thể áp dụng lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của thế giới và Việt Nam trong giai đoạn vừa qua để đề xuất khả năng áp dụng vào Việt Nam.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ LÝ THUYẾT KÍCH CẦU VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM Mã số: B2009.06.107 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. BÙI VĂN HƯNG HÀ NỘI 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ LÝ THUYẾT KÍCH CẦU VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM Mã số: B2009.06.107 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. BÙI VĂN HƯNG Các thành viên: TS. Lê Quốc Hội TS. Phạm Thế Anh Th.S. Nguyễn Việt Hưng Th.S. Đặng Thị Lệ Xuân HÀ NỘI 2010 MỤC LỤC CHƯƠNG 3....................................................................................................78 KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM...................................................78 3.4. Những nguyên tắc cơ bản để thực hiện chính sách kích cầu....................86 3.4.1 Nguyên tắc thứ nhất – Kích cầu phải kịp thời................................86 3.4.2 Nguyên tắc thứ hai – Kích cầu phải đúng liều lượng.....................87 3.4.3 Nguyên tắc thứ ba – Kích cầu phải đúng đối tượng.......................87 3.4.4 Nguyên tắc thứ tư – Kích cầu chỉ thực hiện trong ngắn hạn..........89 3.5.1. Kích cầu tiéu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình...................................92 3.5.2. Kích cầu thông qua các ưu dãi đối với khu vực doanh nghiệp.............92 3.5.3. Kích cầu thông qua chi tiêu của chính phủ............................................92 3.5.4. Kết hợp với chính sách tiền tệ, tỷ giá, khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư...................................................................................................92 3.5.5. Giám sát và đánh giá kết quả gói kích cầu............................................92 DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH, BẢNG, BIỂU ĐỒ THỊ CHƯƠNG 3....................................................................................................78 KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM...................................................78 3.4. Những nguyên tắc cơ bản để thực hiện chính sách kích cầu....................86 3.4.1 Nguyên tắc thứ nhất – Kích cầu phải kịp thời................................86 3.4.2 Nguyên tắc thứ hai – Kích cầu phải đúng liều lượng.....................87 3.4.3 Nguyên tắc thứ ba – Kích cầu phải đúng đối tượng.......................87 3.4.4 Nguyên tắc thứ tư – Kích cầu chỉ thực hiện trong ngắn hạn..........89 3.5.1. Kích cầu tiéu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình...................................92 3.5.2. Kích cầu thông qua các ưu dãi đối với khu vực doanh nghiệp.............92 3.5.3. Kích cầu thông qua chi tiêu của chính phủ............................................92 3.5.4. Kết hợp với chính sách tiền tệ, tỷ giá, khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư...................................................................................................92 3.5.5. Giám sát và đánh giá kết quả gói kích cầu............................................92 1 MỞ ĐẦU Trong hai thập kỷ trở lại đây, thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian kể trên thế giới đã chứng kiến khá nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính - tiền tệ. Chẳng hạn, khủng hoảng tài chính quốc tế nổ ra từ Mexico vào năm 1995, tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khởi nguồn từ một số nước châu Á gồm Thái Lan, Hàn Quốc và điển hình nhất là Indonesia vào năm 1997. Sau đó không lâu một loạt khủng hoảng cục bộ đã nổ ra ở Brazin, Thổ Nhĩ Kỳ, Achentina và cách đây không lâu vào năm 2008, cuộc khủng hoảng tín dụng thế chấp ở Mỹ đã lan nhanh từ khu vực tài chính sang khu vực kinh tế và từ nước Mỹ ra toàn cầu. Nhìn lại các cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế kể trên, người ta dễ nhận thấy những nhân tố “châm ngòi” cho khủng hoảng là: 1. Bất ổn về chính trị như trường hợp Mexico (1995), Indonesia (1998) dẫn tới nhiều nhà đầu tư mất lòng tin vào tương lai kinh tế ở hai nước này; 2. Đồng tiền nội tệ bị mất giá, giá trị tài sản giảm sút; 3. Lãi suất tăng cao, đi cùng sụt giảm lòng tin trong đầu tư; 4. Các ngân hàng có vấn đề về tín dụng, mất thanh khoản, sụp đổ hệ thống ngân hàng và lan sang các ngành công nghiệp chủ chốt, giảm lòng tin quốc tế vào nền kinh tế các nước này (trường hợp Thái Lan năm 1997 và Mỹ năm 2008). Khủng hoảng kinh tế, tài chính xảy ra được ví như những trận bão, lụt tràn về, nó có thể phá hủy nhanh chóng các thành quả phát triển kinh tế không phải trên phạm vi một quốc gia mà trên phạm vi quốc tế hoặc khu vực. Chẳng hạn, do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, tài chính Mỹ các nền kinh tế thuộc khu vực đồng Euro, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước khác đều nhanh chóng bị lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế. Ngân hàng Thế giới nhận định: “GDP toàn cầu năm nay (2009) sẽ giảm lần đầu tiên từ sau đại chiến thế giới lần hai”; nửa đầu năm 2009 2 sản lượng công nghiệp thế giới sẽ thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm 2008. Thương mại quốc tế giảm nhiều nhất, kim ngạch xuất khẩu tháng 1 năm 2009 của Nhật Bản giảm 46,3%. Mỹ giảm 31%, Trung Quốc giảm 17,5%, Đài Loan giảm 42,9% so với tháng 1/2008 (theo AFP, Reuteurs). Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã ngày càng gắn kết với nền kinh tế thế giới, ngoài những thuận lợi như thị trường hàng hóa được mở rộng, tăng cường giao lưu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia…thì Việt Nam cũng phải đương đầu với ảnh hưởng bất lợi từ thị trường thế giới và những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đến với Việt Nam là điều khó có thể tránh khỏi. Như vậy có thể thấy rất rõ, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các nền kinh tế riêng lẻ trong quá trình phát triển, ngoài việc tự đương đầu với các chu kỳ kinh doanh, chúng còn luôn chịu ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực từ các nền kinh tế khác. Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng, các kinh tế riêng rẽ cũng có cơi hội thuận lợi phát triển và có thể được hưởng lợi từ sự tăng trưởng đó. Ngược lại, khi nền kinh tế thế giới hoặc kinh tế của những nước chủ đạo (như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc) chao đảo hay lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng thì các nền kinh tế khác cũng dễ dàng bị ảnh hưởng và tổn thương. Mức độ ảnh “lâm bệnh” suy thoái tùy thuộc vào mức độ quốc tế hóa của nền kinh tế đó. Ngày nay, để có thể chống đỡ và giảm thiểu đến mức tối đa những ảnh hưởng tiêu cực do khủng hoảng kinh tế gây ra nói riêng hoặc làm dịu bớt biên độ giao động của các chu kỳ kinh doanh mà nền kinh tế phải trải qua, hầu hết chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam, đều sử dụng các công cụ chính sách, đặc biệt là sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ để nhanh chóng “cải thiện” tổng cầu nhằm mục đích cuối cùng là giảm tới mức tối thiểu tình trạng gia tăng thất nghiệp và giảm sút về thu nhập quốc dân. Chẳng hạn, đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong năm 2008 để nhằm hạn chế tác động xấu tới nền kinh tế của nước mình, hàng loạt các nước và nền kinh tế tuyên bố sử dụng các gói cứu trợ và kích thích kinh tế với 3 tổng dự toán lên tới 3000 tỷ USD, chiếm từ 5% đến 30% GDP của các nước này. (Mỹ lên tới 2.500 tỷ USD; Anh 850 tỷ, Trung Quốc 586 tỷ; Liên minh Châu Âu (EU) 200 tỷ; Nhật Bản 255 tỷ; Đài Loan (Trung Quốc) 125,5 tỷ, Hàn Quốc 141 tỷ) Tương tự như các nước kể trên, Việt Nam đã sử dụng gói kích cầu có trị giá 6 tỷ USD và đây được coi là gói kích cầu lớn nhất đầu tiên trong lịch sử nhằm đối phó với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới. Trong thời gian cuộc khủng hoảng đang diễn ra và sau đó (từ 2008 đến 2009), kích cầu đã được trao đổi rộng rãi trên báo chí và trên các diễn đàn, thu hút sự quan tâm của nhiều giới, từ chính phủ đến người dân. Có khá nhiều học giả và các nhà lập chính sách đã thảo luận sôi nổi về các biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế ở nước ta và hầu hết các cuộc thảo luận đều tập trung vào 3 vấn đề sau: (i) sự cần thiết của gói kích cầu – tại sao chúng ta lại cần kích cầu trong hoàn cảnh hiện nay? (ii) kích cầu như thế nào – những nguyên tắc của kích cầu để đảm bảo kích cầu hiệu quả; và (ii) kích cầu vào đâu? kinh nghiệm của các nước như thế nào?... Xuất phát từ lý thuyết kinh tế, khi nền kinh tế trải qua chu kỳ kinh doanh (suy thoái, phục hồi và phát triển) thì hai công cụ chính mà chính phủ thường hay sử dụng là (1) chính sách tài khóa –chính sách thuế và chi tiêu chính phủ (ví như gói kích cầu) và (2) chính sách tiền tệ - tăng giảm lãi suất và một số biện pháp khác để điều chỉnh cung tiền trong nền kinh tế. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn thì việc sử dụng hai chính sách công cụ này luôn là vấn đề nhạy cảm và thường gây tranh luận, chẳng hạn như chính sách nào sẽ phát huy hiệu quả hơn? gói kích cầu có kích cỡ bao nhiêu thì vừa đủ? hoặc thời điểm kích cầu khi nào…thời gian kích cầu cần kéo bao lâu?…. Tức là, mọi người không chỉ quan tâm tới cơ sở lý luận, tìm hiểu về những nguyên tắc của kích cầu mà còn rất quan tâm tới việc xém xét các kinh nghiệm cũng như các cách thức ứng phó của chính phủ chẳng hạn như tính kịp thời trong việc sử dụng các chính sách công cụ mà trong đó có kích cầu. Để góp phần cung cấp cái nhìn đa chiều hơn cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, cũng như giáo viên và sinh viên của các trường đại học 4 giảng dạy về kinh tế, trong đề tài này chúng tôi tập trung vào nghiên cứu những vấn đề sau đây: (1) Cơ sở lý thuyết về kích cầu; (2) Khảo sát và rút ra bài học kinh nghiệm quốc tế về kích cầu; (3) Xây dựng những nguyên tắc kích cầu; và (4) Đề xuất những việc cần thực hiện và chuẩn bị để kích cầu có thể được áp dụng và phát huy hiệu quả cao nhất trong hoàn cảnh của Việt Nam. Bài viết của chúng tôi được bố cục như sau: trong chương 1, chúng tôi sẽ nghiên cứu các cơ sở lý luận của kinh tế học xung quanh vấn đề kích cầu, trong chương này chúng tôi sẽ nghiên cứu các cấu phần cơ bản của tổng cầu, tìm hiểu cơ chế tác động của các chính sách tài khóa và tiền tệ để trả lời câu hỏi: Kích cầu cần phải tác động vào đâu, khâu nào? và tác động như thế nào để tăng tổng cầu, từ đó có thể kích thích nền kinh tế khi nó gặp khó khăn. Trong chương 2, chúng tôi sẽ giới thiệu những kinh nghiệm của một số nước chọn lọc trên thế giới đã thực thi các chính sách kích thích nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng xảy ra từ năm 2008 và rút ra các bài học kinh nghiệm để từ đó có định hướng xác lập các nguyên tắc cơ bản của kích cầu có thể áp dụng cho Việt Nam. Trong chương 3, nghiên cứu những ảnh hưởng của khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt Nam, nhận định và và đánh giá gói kích cầu vừa qua của Chính phủ, để từ đó tìm kiếm những khả năng có thể áp dụng lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của thế giới và Việt Nam trong giai đoạn vừa qua để đề xuất khả năng áp dụng vào Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA KÍCH CẦU 1.1 Kích cầu Kích cầu, hiểu theo nghĩa hẹp, là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi là chi tiêu chính phủ) để tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế, tăng chi tiêu chính phủ hoặc cả hai. Kích cầu thường được sự dụng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái cần phải có cú hích để vực dậy. Kích cầu đặc biệt được sử dựng trong trường hợp nền kinh tế rơi vào trạng thái bẫy thanh khoản, tưc là khi đó chính sách tiền tệ trở nên mất hiệu lực vì lãi suất quá thấp. trong hai biện pháp cụ thể là giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ, biện pháp thức hai được cho là có hiệu suất kích thích tổng cầu cao hơn. Như vậy, kích cầu chỉ là một trong những biện pháp của chính phủ liên quan tới chính sách tài khóa để đối phó với tình hình kinh tế suy thoái. Nói cách khác, kích cầu là một công cụ quan trọng nhất của chính sách kích thích kinh tế bên cạnh tác dụng bổ trợ của chính sách tiền tệ. Việc sử dụng giải pháp kích cầu để ngăn chặn suy giảm kinh tế nhận được cả sự ủng hộ lẫn phản đối. Những người phản đối kích cầu lập luận rằng vì chính phủ không có đủ khả năng các định chính xác thời điểm, đối tượng và quy mô của gói kích cầu nên kích cẩu không những không mang lại kết quả mà còn gây ra thâm hút ngân sách và hệ quả tiếp theo là nợ chính phủ tăng lên. Những người ủng hộ kích cầu thì cho rằng thành phần quan trọng nhất của tổng cầu là tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên những người có thu nhập thấp và trung bình thường không giám sử dụng thu nhập trong tương lai của mình để chi trả cho những nhu cầu tiêu dùng hiện tại, nói cách khác họ là lớp người có tiền trả thì mới tiêu dùng. Do đó, nếu chính phủ cắt giảm thuế tạm thời cho họ hoặc chuyển cho họ một số tiền thì những người này sẽ tăng tiêu dùng, từ đó làm tăng tổng cầu và ngăn 6 chặn được suy giảm kinh tế. Chính vì vậy mỗi khi nên kinh tế lâm vào trong thái suy thoái thì hầu hết các chính phủ đều sử dụng ngay các biện pháp kích cầu. 1.2 Tổng cầu 1.2.1 Khái niệm Tổng cầu là tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ (hoặc GDP thực) mà người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm để tiêu dùng và đầu tư. Nó là tổng của: • Hàng tiêu dùng và dịch vụ được các hộ gia đình mua • Hàng hóa mà các nhà sản xuất kinh doanh mua để đầu tư • Hàng hóa và dịch vụ chính phủ mua • Hàng hóa xuất khẩu thuần do người nước ngoài mua Như vậy, tổng cầu phụ thuộc vào các quyết định của các cá nhân và hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài. Tổng lượng cầu là toàn bộ chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài đối với mức giá cho trước. Do đó Tổng cầu = C + I + G + NX Trong đó, C là chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình, I là đầu tư của các doanh nghiệp, G là chi tiêu của chính phủ và NX là hàng xuất khẩu thuần. 1.2.2 Các cấu phần trong tổng cầu và tầm quan trọng của chúng Trong 4 yếu tố cấu thành tổng cầu, thành phần nào chiếm tỷ lệ cao nhất? Hình 1.1 (hình này Hưng sẽ Scan và gửi anh/chị sau) cho chúng ta một ví dụ cụ thể về mối tương quan giữa các thành phần trong tổng cầu của Australia trong giai đoạn từ năm 1959 đến 1994. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi tiêu của các hộ gia đình, thành phần này thường chiếm khoảng từ 57 đến 63% GDP, chiếm trung bình khoảng 60% trong tổng cầu. Xuất khẩu thuần chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, có giá trị trung bình là trên dưới -1%, điều này phản ánh Australia có thời kỳ dài là nước nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Đầu tư chiếm vào khoảng từ 14 đến 21% GDP và trung bình chiếm khoảng 18%. So với đầu tư, chi tiêu chính phủ chiếm tỷ trọng cao hơn, từ 23 đến 26% trong GDP, trung bình vào khoảng 23%. 7 Đơn vị đo của 4 thành phần là hoàn toàn giống nhau. Do vậy những thay đổi lên xuống theo phương nằm ngang cho thấy mức độ giao động của 4 thành phần. Chú ý rằng, mặc dù sự giao động của tiêu dùng của các hộ gia đình có biên độ thấp hơn đầu tư nhưng giao động lên xuống của hai thành phần này là cùng chiều. Xuất khẩu thuần thường hay thay đổi và thay đổi với biên độ lớn. Ngược lại với giao động của tiêu dùng và đầu tư. Khi cả tiêu dùng và đầu tư tăng lên, lượng xuất khẩu thuần sẽ giảm xuống. Tiêu dùng của các hộ gia đình, đầu tư và xuất khẩu thuần là các thành phần “tư nhân” của tổng cầu. Chi tiêu của chính phủ để mua sắm hàng hóa và dịch vụ được xác định dựa trên các quyết định của chính phủ và đây là thành phần “công” của tổng cầu. 1.2.3 So sánh quốc tế Tương quan của 4 thành phần trong tổng cầu như đã trình bày ở trên gần giống nhau đối với các nước phát triển, nhưng khá khác với nhóm các nước mới công nghiệp hóa (NIEs) và các nước kém phát triển. Bảng 1.1 biểu thị so sánh quốc tế, bảng này cho biết tỉ trọng của các thành phần trong GDP của một số nước tiêu biểu như Australia, Nhật Bản, Hoa Kỳ đại diện cho nhóm các nước có nền kinh tế phát triển có tỉ trọng tương đối giống nhau ở mỗi thành phần. Chi tiêu cá nhân chiếm khoảng 60% và chi tiêu công chiếm khoảng từ 15 đến 20%. Xuất khẩu thuần và những thay đổi tạo ra sự khác nhau. Nhóm các nước mới công nghiệp hóa (NIEs) như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan tất cả đều cho thấy chi tiêu chính phủ có tỉ trọng thấp hơn đáng kể và đầu tư có tỉ trọng cao hơn đáng kể trong GDP. Sự phân bố khác nhau về nguồn lực kinh tế trong các nước này có ảnh hưởng quan trọng tới tỉ lệ tăng trưởng dài hạn. Ghana, Senegal, Zimbia, và Zaire đại diện cho nhóm những quốc gia chậm phát triển. Trong tất cả các nước này, đầu tư – vốn đầu tư cố định thấp hơn các nước phát triển và thấp hơn rất nhiều so với các nước mới công nghiệp hóa NIEs. Chi tiêu chính phủ cũng thấp, điều này cho thấy những yếu kém trong chính sách hoặc cơ chế thu thuế. Thay vào đó chi tiêu tư nhân chiếm tỉ trọng cao. 8 1.3 Cơ sở lý thuyết về kích cầu Mục đích chính của chương này là chúng ta xây dựng khung lý thuyết về kích cầu thông qua việc nghiên cứu xem yếu tố nào làm dịch chuyển đường tổng cầu, gây ra giao động trong thu nhập quốc dân, đồng thời chúng ta cũng xem xét toàn diện các công cụ mà các nhà lập chính sách có thể sử dụng để tác động vào tổng cầu. Để xây dựng cơ sở lý thuyết về kích cầu, chúng ta cần thiết nghiên cứu mô hình IS - LM bởi vì mô hình IS - LM được các nhà kinh tế đánh giá là lý thuyết về tổng cầu, nó giúp chúng ta giải thích vị trí và độ dốc của đường này. Để có thể xác lập cơ sở lý thuyết về kích cầu (trong đó mô hình IS – LM là hạt nhân), chúng ta xuất phát từ Giao điểm Keynes và Lý thuyết thích thanh khoản và triển khai theo lộ trình được phác họa dưới dạng sơ đồ sau: Giao điểm Keynes Đường IS Mô hình IS Lý thuyết thích thanh khoản - LM Đường LM Đường tổng cầu Đường tổng cung Mô hình tổng cung tổng cầu Giải thích các giao động kinh tế ngắn hạn Sơ đồ này cho thấy lý thuyết về kích cầu được hình thành trên nền tảng của mô hình tổng cầu, tổng cung. Trong đó, mô hình IS – LM được coi là công cụ tốt nhất dùng để giải thích đường tổng cầu. Đường tổng cầu là một phần của mô hình tổng cầu và tổng cung được các nhà kinh tế thường sử dụng để giải thích những giao động ngắn hạn trong nền kinh tế và qua đó sử dụng các chính sách và biện pháp khác nhau để “cải thiện” tổng cầu trong những trường hợp nền kinh tế gặp khó khăn do suy thoái hoặc khủng hoảng. Hai phần của mô hình IS-LM chính là đường IS và đường LM. IS là viết tắt của đầu tư (Investment) và tiết kiệm (Saving) và đường IS đại diện cho những gì đang diễn ra trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. LM viết tắt từ lỏng (Liquidity) và 9 tiền (Money) và đường LM đại diện cho những gì đang diễn ra đối với cung và cầu tiền tệ. Vì lãi suất ảnh hưởng tới cả đầu tư và cầu tiền nên nó là một biến số có thể kết nối được hai vế của mô hình IS-LM. Mô hình cho biết giao nhau giữa các thị trường này xác định vị trí và độ dốc của đường tổng cầu như thế nào và do đó có thể do lường được mức thu nhập quốc dân trong ngắn hạn. 1.3.1 Thị trường hàng hóa và đường IS Đường IS là tập hợp những điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Để phát triển mối quan hệ này, chúng ta bắt đầu từ mô hình cơ bản gọi là Giao điểm Keynes, Giao điểm Keynes là sự giải thích đơn giản nhất của lý thuyết Keynes về thu nhập quốc dân và đây được coi là hạt nhân trong mô hình IS – LM. Giao điểm Keynes Trong Lý thuyết tổng quát, Keynes đã đưa ra nhận định sau: tổng thu nhập của nền kinh tế, trong ngắn hạn, được xác định bằng nguyện vọng tiêu dùng của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ. Càng có nhiều người muốn tiêu dùng thì càng nhiều hàng hóa và dịch vụ được bán (cung) ra. Khi lượng cầu tăng lên thì càng có nhiều doanh nghiệp bán sản phẩm và càng nhiều hàng hóa được doanh nghiệp chọn để sản xuất và do vậy doanh nghiệp càng tạo ra và thu hút nhiều việc làm. Như vậy, vấn đề là trong thời kỳ suy thoái hay khủng hoảng theo Keynes là do giảm chi tiêu hoặc nhu cầu không đủ lớn. Giao điểm Keynes là một nỗ lực để mô phỏng nhận định này. Chúng ta bắt đầu nghiên cứu nhận định của Keynes bằng việc phân tích giữa chi tiêu kế hoạch (hay tổng cầu), và chi tiêu thực tế (hay sản lượng/thu nhập). Chi tiêu thực tế là số lượng mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và nhà nước chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ. Tại sao chi tiêu thực tế thường khác với chi tiêu kế hoạch? Câu trả lời là doanh nghiệp có thể có hàng hóa tồn kho do việc bán sản phẩm họ không đạt được như kế hoạch đề ra. Khi các doanh nghiệp bán sản phẩm thấp hơn so với kế hoạch, thì hàng tồn kho tăng lên, ngược lại nếu doanh nghiệp bán sản phẩm nhiều hơn so với kế hoạch thì số hàng tồn kho giảm vì những thay đổi không theo kế hoạch này làm cho lượng hàng hóa trong kho (đây được coi như khoản chi cho đầu tư của doanh 10 nghiệp) thay đổi. Do đó, phụ thuộc vào mức cầu mà chi tiêu thực tế có thể cao hơn hay thấp hơn so với chi tiêu kế hoạch. Bây giờ hãy xem xét việc xác định chi tiêu kế hoạch. Giả sử nền kinh tế đóng, lúc này xuất khẩu thuần bằng không. Chúng ta ký hiệu chi tiêu kế hoạch là E như là tổng của tiêu dùng C, đầu tư theo kế hoạch I và chi tiêu chính phủ G. E=C+I+G Trong đó C là hàm tiêu dùng C = C (Y - T) Để cho đơn giản, chúng ta quy ước đầu tư theo kế hoạch là một biến ngoại sinh và cố định I = I . Chúng ta giả sử chính sách tài khóa - chi tiêu của chính phủ và thuế là cố định. G = G và T = T Kết hợp 5 đẳng thức này, chúng ta có: E = C(Y − T) + I + G Đẳng thức này cho thấy chi tiêu kế hoạch là một hàm của thu nhập và mức đầu tư theo kế hoạch I và các biến của chính sách tài khóa G và T . Chi tiêu kế hoạch MPC Thu nhập giảm xuống Thu nhập, sản lượng Y Đồ thị 1.1 Chi tiêu kế hoạch là một hàm của thu nhập 11 Đường này dốc lên vì thu nhập càng cao thì tiêu dùng càng nhiều và do đó chi tiêu kế hoạch càng cao. Độ dốc của đường này là xu hướng tiêu dùng cận biên, MPC - nó cho biết chi tiêu kế hoạch tăng lên bao nhiêu khi thu nhập tăng thêm 1$. Hàm chi tiêu kế hoạch là một phần của Giao điểm Keynes. Cân bằng của nền kinh tế Phần tiếp theo của Giao điểm Keynes là giả định nền kinh tế đang trong trạng thái cân bằng khi đó chi tiêu thực tế bằng chi tiêu kế hoạch. Giả định này xuất phát từ ý tưởng sau: khi kế hoạch đã được xác lập, không có lý do gì thay đổi kế hoạch đang thực hiện. Chọn Y ký hiệu cho GDP, khi nền kinh tế ở vào trạng thái cần bằng thì Chi tiêu thực tế = Chi tiêu kế hoạch Y=E Đường 450 trong đồ thị 1.2 biểu thị tất cả các điểm của đẳng thức Y = E. Bây giờ ghép hàm chi tiêu kế hoạch trong đồ thị 1.1 để trở thành giao điểm Keynes. Nền kinh tế giả sử cân bằng tại điểm A nơi đường chi tiêu kế hoạch cắt đường 45 0. E Chi tiêu thực tế Y=E Chi tiêu kế hoạch A Chi tiêu kế hoạch E=C+I+G 1$ 450 Y Thu nhập cân bằng Đồ thị 1.2 Thu nhập, Sản lượng 12 Nền kinh tế đạt tới điểm cân bằng như thế nào? Quá trình điều chỉnh đến trạng thái cần bằng được thực hiện theo cơ chế thay đổi hàng tồn kho. Nếu sản lượng thực tế cao hơn chi tiêu kế hoạch, lúc này doanh nghiệp đã sản xuất quá nhiều do đó hàng trong kho tăng lên cao hơn so với kế hoạch. Trong trường hợp này các doanh nghiệp sẽ cắt giảm mức sản xuất của họ để giảm bớt tình trạng ứ đọng hàng trong kho và do đó giảm sản lượng thực tế. Tình huống tương tự xảy ra nếu chi tiêu kế hoạch vượt quá sản lượng khi đó các doanh nghiệp phải giảm hàng tồn kho xuống thấp hơn so với kế hoạch, tạo cho họ động lực tăng sản xuất. Như vậy thay đổi về sản xuất ảnh hưởng tới tổng thu nhập và chi tiêu, làm cho nền kinh tế đạt tới vị trí cân bằng. Ví dụ, giả sử nền kinh tế luôn đạt được GDP cao hơn mức chi tiêu, chẳng hạn như ở mức Y1 trong đồ thị 1.3. E Chi tiêu thực Y1 Hàng tồn kho do thu nhập giảm Chi tiêu theo kế hoạch E1 Hàng tồn kho giảm do thu nhập tăng Y2 450 Y2 Y Thu nhập cân bằng Đồ thị 1.3: Điều chỉnh để đạt tới điểm cân bằng trong mô hình Giao điểm Kyenes Trong trường hợp này, chi tiêu kế hoạch E 2 cao hơn mức sản xuất Y2. Doanh nghiệp đáp ứng mức bán cao bằng cách xuất hàng trong kho ra nhiều hơn. Khi doanh nghiệp thấy trong kho lượng hàng không còn, họ thuê thêm công nhân và tăng sản xuất, GDP vì thế tăng theo và nền kinh tế đạt tới điểm cân bằng. 13 Tóm lại, Giao điểm Keynes cho chúng ta biết rõ thu nhập được xác định như thế nào đối với đầu tư theo kế hoạch và chính sách tài khóa (G và T). Chúng ta có thể sử dụng mô hình giao điểm này để chỉ ra thu nhập thay đổi như thế nào khi một trong những biến ngoại sinh thay đổi. Chính sách tài khóa và số nhân chi tiêu chính phủ, hãy xem thay đổi trong chi tiêu chinh phủ tác động như thế nào tới nền kinh tế. Vì chi tiêu của chính phủ là một thành phần của tổng chi tiêu, chi tiêu chính phủ tăng lên dẫn đến tăng chi tiêu kế hoạch ở bất kỳ mức thu nhập nào cho trước. Nếu chi tiêu chính phủ tăng thêm ∆G thì đường tổng chi tiêu sẽ dịch chuyển lên trên một khoảng ∆G như trong đồ thị 10.5. Điểm cân bằng của nền kinh tế chuyển từ điểm A tới điểm B. Đồ thị này cho biết tăng chi tiêu chính phủ dẫn tới tăng thu nhập thậm chí còn lớn hơn. Tức là ∆ Y lớn hơn ∆ G. Tỷ lệ ∆Y được gọi là số nhân chi tiêu chính phủ. ∆G Nó nói cho chúng ta biết thu nhập sẽ tăng lên bao nhiêu khi chi tiêu chính phủ tăng lên 1$. Ý nghĩa của giao cắt Keynes là ở chỗ số nhân chi tiêu chính phủ lớn hơn 1. Tại sao chính sách tài khóa có ảnh hưởng khuếch đại theo cấp độ số nhân tới thu nhập. Lý do là ở chỗ, theo hàm C = C(Y - T). E Chi tiêu thực B Chi tiêu kế hoạch G A Tăng chi tiêu chính phủ làm dịch chuyển đường chi tiêu lên phía trên… 450 Y Y E 1 = Y1 Thu nhập cân bằng E 2 = Y2 Đồ thị 1.4: Tăng chi tiêu chính phủ 14 Thu nhập tăng lên dẫn tới tăng tiêu dùng. Khi tăng chi tiêu chính phủ làm gia tăng thu nhập, kéo theo làm tăng tiêu dùng, sau đó làm tăng thu nhập, tiếp đó tiêu dùng lại tăng và cứ mãi như thế. Do vậy, trong mô hình này, tăng chi tiêu chính phủ làm tăng “khuếch đại” thu nhập nhiều hơn. Vậy hệ số nhân lớn đến đâu? Chúng ta hãy theo dõi từng bước của những thay đổi về thu nhập. Quá trình bắt đầu từ khi tăng chi tiêu chính phủ một lượng là ∆ G, khoản này kích cho thu nhập tăng lên ∆ G. Mức tăng này của thu nhập đến lượt nó lại làm tăng tiêu dùng một lượng MPC x ∆ G, trong đó MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên. Mức tăng này về tiêu dùng lại một lần nữa làm tăng chi tiêu và thu nhập. Tăng thu nhập vòng thứ 2 MPC x ∆ G, lần nữa lại làm tăng tiêu dùng, lần này bằng MPC x (MPC x ∆ G) lượng này một lần nữa lại làm tăng chi tiêu và thu nhập và cứ như vậy tiếp tục phản hồi từ tiêu dùng tới thu nhập rồi tới tiêu dùng tiếp diễn không ngừng. Tổng tác động tới thu nhập vì vậy sẽ là: Thay đổi lần đầu chi tiêu chính phủ = ∆ G Thay đổi lần đầu trong tiêu dùng = MPC x ∆ G Thay đổi lần hai trong tiêu dùng = MPC2 x ∆ G Thay đổi lần thứ 3 trong tiêu dùng = MPC3 x ∆ G . . . . . . ∆ Y = 1 + MPC + MPC2 + MPC3 + … + ∆ G Số nhân chi tiêu chính phủ là: ∆Y 1 =1 + MPC + MPC 2 + MPC3 + ... = ∆G 1 − MPC Do đó ta có thể viết: ∆Y 1 = ∆G 1 − MPC Ví dụ: nếu xu hướng tiêu dùng cận biên là 0,6 thì hệ số nhân chi tiêu chính phủ là: ∆Y 1 =1 + 0.6 + (0, 6) 2 + (0, 6) 3... = = 2,5 ∆G 1 − 0.6 Trong trường hợp này chính phủ tăng chi tiêu thêm 1$, thu nhập cân bằng tăng 2,50$. Chính sách tài khóa và số nhân thuế. 15 Bây giờ, xét sự thay đổi về mức thuế tác động như thế nào tới thu nhập cân bằng. Giảm thuế một lượng ∆ T sẽ làm thu nhập Y - T tăng một lượng ∆ T và do đó tăng tiêu dùng một lượng MPC x ∆ T. Đối với bất kỳ mức thu nhập cho trước nào, chi tiêu kế hoạch bây giờ tăng lên. Như đồ thị 1.6 thể hiện, đường chi tiêu kế hoạch dịch chuyển lên trên 1 khoảng bằng MPC x ∆ T. Điểm cân bằng của nền kinh tế chuyển từ điểm A tới điểm B. Tương tự như tăng chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng cấp số nhân tới thu nhập, giảm thuế cũng thế. Như trước đây những thay đổi ban đầu về chi tiêu bây giờ là MPC x ∆ T được gấp lên bằng thuế là 1 . Tổng ảnh hưởng tới thu nhập do thay đổi 1 − MPC ∆T = − MPC /(1 − MPC) ∆T Biểu thức này gọi là hệ số nhân của thuế thu nhập thay đổi do thuế thay đổi 1$. Nếu xu hướng tiêu dùng cận biên là 0.6 thì hệ số nhân của thuế là: ∆Y = − 0.6 /(1 − 0, 6) = − 1,5 ∆T Trong thí dụ này nếu cắt giảm thuế 1$ thì thu nhập cân bằng sẽ tăng lên 1,5$. E Tiêu dùng thực B E2 = Y2 Tiêu dùng theo kế hoạch MPC x T DY A E1 = Y1 Giảm thuế đường chi tiêu theo kế hoạch dịch lên trên 450 Y Y E1 = Y1 E2 = Y2 Tăng thu nhập cân bằng 16 Đồ thị 1.5. Cắt giảm thuế Lãi suất, đầu tư và đường IS Giao điểm Keynes chỉ là khởi đầu của hành trình đi tới mô hình IS - LM. Giao điểm Keynes thực sự hữu ích vì nó cho biết kế hoạch chi tiêu của các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ xác định thu nhập của nền kinh tế như thế nào. Nó xuất phát từ một giả định là mức đầu tư theo kế hoạch I là cố định, nhưng như chúng ta đều biết đầu tư là một hàm của lãi suất, đầu tư phụ thuộc vào lãi xuất. Để bổ sung mối quan hệ giữa lãi suất và đầu tư vào mô hình, chúng ta viết mức đầu tư theo kế hoạch là: I = I (r) (b) Giao điểm Kyenes E I 450 (a) Hàm đầu tư (c) Đường IS Y Y2 Y1 (a) r2 r1 I(r) IS Y I(r2) I(r1) Y2 Y1 17 Đồ thị 1.6: Đường IS Hàm đầu tư này được vẽ trên đồ thị 1.6(a). Vĩ lãi suất là chi phí của việc vay tiền để cung cấp tài chính cho các dự án đầu tư, lãi suất tăng làm đầu tư giảm. Kết quả là hàm đầu tư dốc âm. Để xác định thu nhập thay đổi như thế nào khi lãi suất thay đổi chúng ta kết hợp hàm đầu tư với đồ thị Giao cắt Keynes. Vì đầu tư có quan hệ tỉ lệ nghịch với lãi suất, tăng lãi suất từ r 1 lên r2 sẽ giảm đầu tư từ I(r1) đến I(r2). Đến lượt giảm đầu tư theo kế hoạch làm dịch chuyển hàm chi tiêu theo kế hoạch xuống dưới như hình 1.6(b). Dịch chuyển hàm chi tiêu kế hoạch làm cho mức thu nhập giảm từ Y 1 xuống Y2. Do vậy, tăng lãi suất đã làm giảm thu nhập. Đường IS được mô tả trong đồ thị 1.6(c) là đường tập hợp các điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa, nó là tập hợp các kết hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập sao cho tổng chi tiêu kế hoạch đúng bằng thu nhập. Thực chất, đường IS kết hợp mối quan hệ giữa lãi suất r và I thông qua hàm đầu tư và mối liên quan giữa lãi suất và thu nhập thông qua Giao điểm Keynes. Vì tăng lãi suất sẽ làm giảm đầu tư theo kế hoạch kéo theo đó là giảm thu nhập. Đường IS có độ dốc âm phản ánh tổng chi tăng khi lãi suất giảm. E Chi tiêu thực tế ∆G Chi tiêu kế hoạch Y1 ∆Y = 450 ∆G 1 − MPC Y Y2 Y1 Đồ thị 1.7. Tăng chi tiêu chính phủ làm dịch chuyển đường IS ra ngoài 18 r Đường IS dịch chuyển sang phải bằng IS2 IS1 Y1 Y IS2 Y Y2 Độ dốc của đường IS Chúng ta biết rằng đường IS có độ dốc âm bởi vì tăng lãi suất làm giảm chi tiêu cho đầu tư, do vậy làm giảm tổng cầu và mức thu nhập cân bằng. Độ dốc của đường IS phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của đầu tư đối với sự thay đổi của lãi suất và giá trị của số nhân chi tiêu. Sự nhạy cảm của đầu tư với lãi suất Giả sử chi tiêu cho đầu tư rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất. Khi đó một sự thay đổi nhỏ của lãi suất cũng sẽ làm cho đầu tư và chi tiêu kế hoạch thay đổi một lượng lớn. Kết quả là thu nhập sẽ thay đổi nhiều và do vậy đường IS sẽ thoải. Ngược lại, nếu đầu tư ít nạy cảm với lãi suất the đường IS sẽ dốc. Vai trò của số nhân chi tiêu Giả sử có một sự cắt giảm nhất định của lãi suất điều này sẽ làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu kế hoạch lên trên tới một vị trí nhất định. Tuy nhiên tác động của nó đối với thu nhập cân bằng còn phụ thộc vào giá trị cảu số nhân m. Nếu m lớn, thi thu nhập cân bằng tăng nhiều. Do vậy, trong trường hợp này đường IS sẽ thoải. Ngược lại, đường IS sẽ dốc nếu số nhân nhỏ. Dịch chuyển đường IS. Như chúng ta đã biết từ giao điểm Keynes, mức thu 19 nhập cũng phụ thuộc vào chính sách tài khóa. Đường IS được xác định đối với một chính sách tài khóa đã xác định, tức là khi chúng ta xây dựng đường IS chúng ta giữ cho G và T cố định. Khi chính sách tài khóa thay đổi, đường IS dịch chuyển. Hình 10.7 sử dụng Giao điểm Keynes để biểu diễn sự gia tăng chi tiêu của chính phủ từ G1 đến G2 làm dịch chuyển đường IS như thế nào. Hình này được vẽ cho trường hợp lãi suất cho trước r và do đó lượng đầu tư theo kế hoạch sẽ định sẵn. Giao điểm Keynes cho biết rằng thay đổi này trong chính sách tài khóa làm tăng chi tiêu kế hoạch do vậy làm tăng thu nhập cân bằng từ Y 1 đến Y2. Như vậy, tăng chi tiêu chính phủ làm dịch chuyển đường IS ra ngoài. Chúng ta có thể sử dụng Giao điểm Keynes để khảo sát các thay đổi khác của chính sách tài khóa làm dịch chuyển đường IS như thế nào. Vì giảm thuế cũng làm tăng chi tiêu và thu nhập và vì thế làm dịch chuyển đường IS ra ngoài. Giảm chi tiêu chính phủ hoặc tăng thuế làm giảm thu nhập. Do đó, những thay đổi như thế trong chính sách tài khóa làm đường IS dịch chuyển vào phía trong. Tóm lại, đường IS biểu diễn mối kết hợp của lãi suất và thu nhập mà chúng trùng với điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Đường IS được vẽ ra tương ứng với một chính sách tài khóa xác định. Thay đổi chính sách tài khóa mà làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ làm dịch chuyển đường IS sang bên phải. Chính sách tài khóa làm giảm nhu cầu sẽ làm di chuyển đường IS sang bên trái. 1.3.2 Thị trường tiền tệ và đường LM Đường LM diễn tả mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập mà nó tăng lên trên thị trường tiền tệ. Để hiểu mối quan hệ này, chúng ta bắt đầu nghiên cứu lý thuyết về lãi suất được gọi là lý thuyết thích thanh khoản. Lý thuyết thích thanh khoản Trong tác phẩm Lý thuyết tổng quát, Keynes đã đưa ra quan điểm lãi suất được xác định như thế nào trong ngắn hạn. Lời giải thích đó được gọi là lý thuyết thích thanh khoản, vì nó chứng minh rằng lãi suất điều chỉnh cân bằng cung và cầu về tài sản dễ thanh toán nhất của nền kinh tế, đó là tiền tệ. Cũng tương tự như Giao điểm Keynes khi xây dựng đường IS, Lý thuyết thích thanh khoản được dùng để 20 xây dựng đường LM. Để phát triển lý thuyết này, chúng ta bắt đầu từ cung tiền. Nếu M ký hiệu cho cung tiền và P ký hiệu cho giá cả thì M/P là cung tiền thực. Lý thuyết thích thanh khoản giả định rằng cung tiền thực là cố định, tức là: M (M / P)s = P Cung tiền M là một biến chính sách ngoại sinh do Ngân hàng Nhà nước lựa chọn. Giá cả cũng là một biến ngoại sinh trong mô hình (chúng ta quy ước giá cả được xác định trước vì Mô hình IS - LM - Mục tiêu cuối cùng của chúng ta trong chương này - là giải thích ngắn hạn thì giá cả cố định). Giả định này hàm ý là cung tiền thực không đổi và cụ thể là nó không phụ thuộc vào lãi suất. Như vậy khi chúng ta vẽ đường cung tiền thực trong hình 1.8, nó là 1 đường thẳng đứng. r M/P M/P Đồ thị 1.8: Tiếp theo, hãy xem xét cầu tiền thực. Lý thuyết thích thanh khoản chứng minh rằng lãi suất là một nhân tố xác định lượng tiền mà người dân sẽ chọn để nắm giữ là bao nhiêu. Lý do là ở chỗ lãi suất là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền: Nó là những gì mà bạn mất đi khi bạn nắm trong tay một số tài sản là tiền mà nó không sinh lời, thay vào đó là việc gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi hoặc mua 21 cổ phiếu. Khi lãi suất tăng lên, người dân muốn cầm giữ tài sản dưới dạng tiền ít hơn. Do vậy bạn có thể viết cầu tiền thực như sau: d M  ÷ = L(r) P Trong đó hàm L(r) cho biết lượng cầu tiền phụ thuộc vào lãi suất. Đồ thị 1.11 diễn tả mối quan hệ này. Đường cầu này dốc âm vì lãi suất càng cao thì nhu cầu về tiền thực càng giảm. Để giải thích lãi suất nào thịnh hành trong nền kinh tế, chúng ta kết hợp cung và cầu tiền thực trong đồ thị 1.12. Theo lý thuyết thích thanh khoản lãi suất điều chỉnh cân bằng thị trường tiền tệ. Tại mức lãi suất cân bằng, lượng cung tiền bằng với lượng cầu tiền (hay cung và cầu tiền bằng nhau). Lãi suất đã định đoạt điểm cân bằng cung và cầu tiền như thế nào? Sự điều chỉnh xuất hiện bất kỳ khi nào trên thị trường tiền tệ không đạt cân bằng, người dân cố gắng điều tiết lượng tài sản và trong quá trình đó làm thay đổi lãi suất. Ví dụ, nếu lãi suất cao hơn mức cân bằng, số lượng cung tiền thực cao hơn lượng cầu tiền. Mọi người đang nắm số tiền dư sẽ cố chuyển một số tiền không tạo ra lãi này vào gửi ngân hàng để lấy lãi hoặc mua cổ phiếu. Ngân hàng và người bán cổ phiếu thích trả lãi suất thấp hơn tương ứng với cung tiền dư này bằng việc hạ thấp lãi suất do họ đưa ra. Ngược lại, nếu lãi suất thấp hơn so với mức cân bằng thì do lượng cầu tiền lớn hơn cung, mọi người cố gắng lấy tiền bằng việc bán cổ phiếu hoặc rút tiền khỏi ngân hàng. Để hạn chế việc rút tiền ngân hàng và người phát hành cổ phiếu phản ứng lại bằng cách tăng lãi suất lên. Cuối cùng lãi suất tiến tới điểm cân bằng, tại đó mọi người đều giữ lại sự hợp lý giữa tỷ lệ cầu tiền và tài sản không bằng tiền. Bây giờ chúng ta đã biết lãi suất được xác định như thế nào và chúng ta có thể sử dụng Lý thuyết thích thanh khoản để biểu diễn xem lãi suất phản ứng như thế nào trước sự thay đổi của cung tiền. Giả sử, chẳng hạn, ngân hàng nhà nước đột nhiên giảm cung tiền. Giảm M dẫn đến giảm M vì P cố định. Cung tiền thực dịch P 22 chuyển suy trái, như trong đồ thị 1.9. r(lãi suất) Cung Cầu L(r) cung tiền thực M P M P Đồ thị 1.9: Lý thuyết thích thanh khoản Cung tiền giảm Làm tăng lãi suất r1 r2 L(r) M 2 M1 ¬ P P Đồ thị 1.10 Giảm cung tiền trong Lý thuyết thích thanh khoản Lãi suất cân bằng tăng lên từ r1 đến r2 và khi lãi suất cao hơn làm cho người dân thoải mái nắm giữ một lượng tiền thực nhỏ hơn. Điều đối lập sẽ suất hiện nếu ngân hàng Nhà nước tăng cung tiền. Như vậy, theo lý thuyết thích thanh khoản, giảm cung tiền làm tăng lãi suất và 23 tăng cung tiền sẽ làm giảm lãi suất. Thu nhập, cầu tiền và đường LM Mục tiêu của Lý thuyết thích thanh khoản là giải thích cho việc điều gì xác định lãi suất, bây giờ chúng ta có thể sử dụng Lý thuyết này để xây dựng đường LM. Chúng ta bắt đầu xem xét câu hỏi sau: thay đổi thu nhập của nền kinh tế tác động như thế nào tới thị trường tiền tệ thực? Câu trả lời là thu nhập tác động vào cầu tiền. Khi thu nhập cao, chi tiêu cao, do vậy mọi người tham gia vào giao dịch nhiều hơn và điều này đòi hỏi sử dụng nhiều tiền hơn. Do vậy, thu nhập cao hơn tác động mạnh hơn tới cầu tiền. Chúng ta có thể biểu diễn ý tưởng này bằng việc viết hàm cầu tiền như sau: d M  ÷ = L(r, Y) P Nhu cầu về lượng tiền thực có quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất và tỷ lệ thuận với thu nhập. Sử dụng Lý thuyết thích thanh khoản, chúng ta có thể chỉ ra điều gì xảy ra đối với lãi suất khi thu nhập thay đổi. Ví dụ, xét điều gì xảy ra trong đồ thị 1.14 khi thu nhập tăng từ Y1 lên Y2. Như đồ thị (a) đã cho thấy, tăng thu nhập làm dịch chuyển đường cầu tiền sang bên phải. Với cung tiền cố định lãi suất phải tăng từ r 1 tới r2 để cân bằng thị trường tiền tệ. Do đó, theo Lý thuyết thích thanh khoản, thu nhập càng cao làm cho lãi suất càng cao. Đường LM phản ánh mối quan hệ này giữa thu nhập và lãi suất. Thu nhập càng cao, cầu tiền thực càng tăng và lãi suất cân bằng càng tăng. Vì lý do này đường LM là đường dốc lên như đồ thị 1.11 (b). Chính sách tiền tệ làm dịch chuyển đường LM như thế nào? Đường LM cho chúng ta biết lãi suất điều chỉnh cân bằng thị trường tiền tệ tại bất cứ mức thu nhập nào. Đúng như chúng ta đã thấy trước đây, lãi suất cân bằng cũng phụ thuộc vào cung tiền thực, M/P. 24 (a) (b) Lãi suất r Lãi suất r LM Tăng thu nhập làm tăng cầu tiền Lãi suất tăng r2 r2 L(r, Y2) r1 r1 L(r, Y1) Y1 Y2 Thu nhập Y sản lượng Y1 Y1 Đồ thị 1.11: Thị trường tiền tệ và đường LM Điều này có nghĩa là đường LM được hình thành từ một thực tế là lượng cung tiền cho trước (được xác định trước). Nếu cung tiền thay đổi, ví dụ ngân hàng nhà nước thay đổi lượng tiền cung ra, thì đường LM sẽ dịch chuyển. Chúng ta có thể sử dụng Lý thuyết thích thanh khoản để tìm hiểu chính sách tiền tệ làm dịch chuyển đường LM như thế nào. Giả sử rằng ngân hàng Nhà nước giảm cung tiền từ M1 xuống M2 làm cho cung tiền thật giảm từ M M , xuống 2 . P P Đồ thị 1.12 cho thấy điều gì diễn ra. Giữ thu nhập và vì thế cầu tiền thực không đổi chúng ta thấy rằng cung tiền thực giảm làm cho lãi suất tăng trên thị trường tiền tệ. Do vậy giảm cung tiền làm dịch chuyển đường LM lên trên. (a) (b) r r LM2 LM1 Lãi suất tăng r2 Ngân hàng giảm cung tiền r1 L(r, Y) Y1 Y1 Y Thu nhập Y 25 Đồ thị 1.12 Tóm lại, đường LM biểu thị sự kết hợp giữa lãi suất và mức thu nhập mà nó tương ứng với điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ. Đường LM được xây dựng đối với trường hợp cung tiền thực đã được xác định trước. Giảm cung tiền thực làm dịch chuyển đường LM lên trên. Tăng cung tiền làm dịch chuyển đường LM xuống dưới. Cân bằng ngắn hạn Bây giờ chúng ta có tất cả các mảnh ghép của mô hình IS - LM. Hai công thức của mô hình này là: Y = C (Y - T) + I(r) + G IS, M = L (r, Y) P LM Mô hình này tạo cho chính sách tài khóa, G và T, chính sách tiền tệ M và mức giá cả là các biến ngoại sinh. Với các biến ngoại sinh này, đường IS cung cấp sự kết hợp của lãi suất Y và thu nhập mà nó thỏa mãn đẳng thức đại diện cho thị trường hàng hóa và đường LM cung cấp sự kết hợp giữa r và Y mà chúng thỏa mãn đẳng thức đại diện cho thị trường tiền tệ. Hai đường này được biểu diễn cùng nhau trong đồ thị 1.13. r LM r Lãi suất cân bằng IS Y thu nhập cân bằng Y 26 Đồ thị 1.13 Cân bằng trong nền kinh tế là điểm mà tại đó đường IS cắt đường LM. Điều này xác định lãi suất và mức thu nhập mà nó thỏa mãn điều kiện về cân bằng trên cả hai thị trường hàng hóa và tiền tệ. Nói một cách khác, tại giao điểm của hai đường chi tiêu thực tế bằng chi tiêu theo kế hoạch và cầu tiền thực bằng với cung tiền thực. Khi chúng ta kết luận chương này, nhắc lại mục tiêu cuối cùng của chúng ta trong việc xây dựng mô hình IS - LM là để phân tích các giao động của nền kinh tế trong ngắn hạn. 1.4 Cơ chế tác động tới tổng cầu của các chính sách Phần trên sau khi kết hợp các phần của mô hình IS - LM. Chúng ta đã thấy rằng đường IS đại diện cho cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ và đường LM đại diện cho cân bằng trên thị trường tiền tệ thực và hai đường IS - LM cùng xác định lãi suất và mức thu nhập quốc dân trong ngắn hạn (Khi giá cả không đổi). Bây giờ chúng ta sử dụng mô hình IS - LM để nghiên cứu ba vấn đề. Thứ nhất, là kiểm chứng những tác nhân tiềm tàng gây ra các giao động về thu nhập. Sử dụng mô hình để khảo sát xem những biến ngoại sinh thay đổi (như chi tiêu chính phủ, thuế và cung tiền) sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các biến nội sinh (lãi suất và thu nhập quốc dân). Chúng ta cũng khảo sát xem các cú sốc khác nhau tới thị trường hàng hóa (đường IS) và thị trường tiền tệ (đường LM) ảnh hưởng như thế nào tới lãi suất và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn. Thứ hai, chúng ta sẽ thảo luận mô hình IS - LM sẽ phù hợp như thế nào với mô hình tổng cầu tổng cung. Cụ thể chúng ta sẽ kiểm tra xem mô hình IS - LM cung cấp cơ sở để giải thích độ dốc và vị trí của đường tổng cầu như thế nào và chỉ ra rằng mô hình IS – LM cho biết có mối quan hệ nghịch đảo giữa giá cả và thu nhập quốc dân. Mô hình cũng cho chúng ta thấy các sự kiện nào làm dịch chuyển đường tổng cầu và theo hướng nào. Thứ ba, Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã cho ra đời lý thuyết kinh tế vĩ mô ngắn hạn của Keynes. Theo ông, tổng cầu là chìa khóa để biểu đạt những giao 27 động về thu nhập. Chúng ta sử dụng mô hình IS - LM để thảo luận các giải thích khác nhau của nền kinh tế khi nó bị lâm vào tình trạng đình đốn và khủng hoảng. 1.4.1 Giải thích sự giao động bằng mô hình IS - LM Giao điểm của đường IS và LM xác định mức thu nhập quốc dân. Khi một trong 2 đường này dịch chuyển, cân bằng ngắn hạn của nền kinh tế thay đổi và thu nhập giao động. Trong phần này chúng ta kiểm chứng những thay đổi của chính sách và các cú sốc của nền kinh tế có thể làm dịch chuyển các đường này như thế nào. Chính sách tài khóa làm dịch chuyển đường IS như thế nào và những thay đổi điểm cân bằng ngắn hạn. Chúng ta bắt đầu từ việc nghiên cứu thay đổi chính sách tài khóa (chi tiêu của chính phủ và thuế) làm thay đổi cân bằng ngắn hạn như thế nào. Nhớ lại những thay đổi này đã ảnh hưởng tới chi tiêu kế hoạch và do đó làm dịch chuyển đường IS. Mô hình IS - LM sẽ chỉ ra những dịch chuyển đường IS tác động như thế nào tới thu nhập và lãi suất. Thay đổi chi tiêu chính phủ Hãy xét chi tiêu chính phủ tăng lên ∆ G. Hệ số nhân chi tiêu chính phủ trong giao cắt Keynes nói cho chúng ta biết rằng, tại bất cứ mức lãi suất cho trước nào, thay đổi này của chính sách tài khóa làm tăng mức thu nhập là ∆ G/(1-MPC). Do vậy, như đồ thị 1.14 đã mô tả đường IS dịch chuyển sang phải một khoảng bằng đúng giá trị này. Điểm cân bằng của nền kinh tế chuyển từ điểm A tới điểm B. Tăng chi tiêu chính phủ làm tăng cả thu nhập và lãi suất. r LM r2 3. lãi suất tăng r 1 2. Thu nhập tăng IS2 IS1 1. Đường IS dịch chuyển sang phải một lượng bằng G(1-MPC) Y Y1 Y2 28 Đồ thị 1.14 Tăng chi tiêu chính phủ trong mô hình IS-LM Khi chính phủ tăng chi tiêu hàng hóa về dịch vụ, chi tiêu kế hoạch của nền kinh tế tăng lên. Tổng chi tiêu kế hoạch kích thích sản xuất làm gia tăng tổng thu nhập. Tác động này tương tự như đã mô tả trong Giao điểm Keynes. Bây giờ xem xét thị trường tiền tệ, như đã mô tả bằng Lý thuyết thích thanh khoản. Vì cầu tiền của nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập, tăng tổng thu nhập sẽ làm tăng cầu tiền tại mọi mức lãi suất. Cung tiền khi đó không đổi. Do vậy, cầu tiền gây cho lãi suất cân bằng tăng lên. Lãi suất tăng lên, đến lượt nó tác động ngược trở lại đối với thị trường hàng hóa. Khi lãi suất tăng, doanh nghiệp cắt giảm kế hoạch đầu tư. Đầu tư giảm một phần bù vào ảnh hưởng do mở rộng chi tiêu chính phủ. Như vậy, tăng thu nhập do tác động của mở rộng chính sách tài khóa sẽ nhỏ hơn trong mô hình IS - LM so với trong Giao điểm Keynes (ở đó đầu tư được coi là cố định). Chúng ta có thể thấy điều này trong đồ thị 1.14. Dịch chuyển đường IS theo phương nằm ngang bằng với gia tăng thu nhập trong Giao điểm Keynes. Lượng này lớn hơn mức thu nhập cân bằng gia tăng trong mô hình IS - LM. Sự khác nhau này là do xuất hiện thoái lui đầu tư do lãi suất tăng cao hơn. Thay đổi thuế. Trong mô hình IS - LM, thay đổi thuế tác động tới nền kinh tế tương tự như trường hợp thay đổi chi tiêu chính phủ, chỉ khác là thuế tác động vào chi tiêu thông qua tiêu dùng. Ví dụ xét việc giảm thuế một lượng ∆ T. Cắt giảm thuế sẽ khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn. Do đó, làm tăng chi tiêu kế hoạch. Số nhân thuế trong Giao điểm Keynes cho chúng ta biết rằng, tại bất kỳ mức lãi suất nào, thay đổi này trong chính sách làm tăng mức thu nhập lên một lượng là ∆ T x MPC (1 - MPC). Do đó, như đồ thị 1.18 biểu diễn, đường IS dịch chuyển sang phải bằng lượng này. Điểm cân bằng của nền kinh tế dịch chuyển từ điểm A đến điểm B. Cắt giảm thuế tác động làm tăng cả thu nhập và lãi suất. Một lần nữa vì lãi suất cao hơn nên đầu tư giảm xuống, tăng thu nhập sẽ nhỏ hơn trong mô hình IS 29 - LM so với trong Giao điểm Keynes. r LM 3. lãi suất tăng B r2 r1 A 2. Thu nhập tăng IS2 IS1 1. Đường IS dịch chuyển sang phải một lượng bằng T() Y Y1 Y2 Đồ thị 1.15: Giảm thuế trong mô hình IS-LM 1.4.2 Chính sách tiền tệ làm dịch chuyển đường LM và thay đổi cân bằng ngắn hạn Khi nghiên cứu các tác động của chính sách tiền tệ, cần nhớ lại rằng thay đổi cung tiền làm cho lãi suất, vốn đã làm cho thị trường tiền tệ cân bằng, thay đổi tại bất kỳ mức thu nhập nào. Do đó, làm dịch chuyển đường LM. Mô hình IS - LM cho biết đường LM dịch chuyển ảnh hưởng tới thu nhập và lãi suất như thế nào. Hãy xét trường hợp tăng cung tiền. Tăng cung tiền M làm cho cung tiền thực M/P cũng tăng theo vì trong ngắn hạn mức giá cố định. Lý thuyết thích thanh khoản cho biết rằng đối với bất kỳ mức thu nhập nào cho trước, tăng cung tiền thực dẫn tới giảm lãi suất. Do đó, đường LM dịch chuyển xuống dưới như trong đồ thị 1.16. Điểm cân bằng chuyển từ điểm A đến điểm B. Tăng cung tiền làm giảm lãi suất và tăng thu nhập. Bây giờ chúng ta bắt đầu với thị trường tiền tệ, nơi có chính sách tiền tệ hoạt động. Khi ngân hàng nhà nước tăng cung tiền, mọi người sẽ có nhiều tiền hơn so với thời điểm họ đang nắm giữ tại mức lãi suất hiện hành. Kết quả là họ bắt đầu gửi tiền vào ngân hàng hoặc mua cổ phiếu. Lãi suất r sau đó giảm xuống cho tới khi 30 mọi người sẵn sàng nắm tất cả lượng tiền tăng thêm mà ngân hàng nhà nước đã cung ra. Điều này đưa thị trường tiền tệ tiến đên điểm cân bằng mới. Tại điểm cân bằng mới có lãi suất thấp hơn, nó làm thúc đẩy đầu tư theo kế hoạch, làm tăng chi tiêu kế hoạch, sản xuất và thu nhập Y. r r1 3. lãi suất giảm A 1. Tăng cung tiền làm dịch chuyển đường LM xuống dưới B r2 IS 2. Thu nhập tăng Y Y1 Y2 Đồ thị 1.16: Tăng cung tiền trong mô hình IS-LM Như vậy, mô hình IS - LM cho thấy chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới thu nhập thông qua việc thay đổi lãi suất. Khi cung tiền tăng thì thu nhập cũng tăng, lãi suất sẽ giảm xuống và điều này sẽ khuyến khích đầu tư và do đó mở rộng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. 1.4.3. IS - LM với tư cách là lý thuyết về tổng cầu Như trên đã đề cập, mô hình IS-LM cung cấp lý thuyết giải thích vị trí và độ dốc của đường tổng cầu. Để hiểu đầy đủ hơn những nhân tố nào xác định vị trí tổng cầu. Chúng ta dùng mô hình IS - LM để chỉ ra tại sao thu nhập quốc dân lại giảm khi mức giá tăng - tức là, đường tổng cầu dốc âm và nghiên cứu nhân tố nào gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cầu. Để giải thích tại sao đường tổng cầu dốc âm chúng ta sẽ nghiên cứu điều gì xảy ra trong mô hình IS - LM khi giá cả thay đổi. 31 p Mô hình Giá tăng làm ISdịch đường LM LM lên trên (b) Đường tổng cầu P LM(P2) LM(P1) LM2 Đường tổng cầu P2 P1 IS Y2 Y1 Làm giảm thu nhập AD Y2 Y1 Y Đồ thị 1.17: Đường Tổng cầu Đối với bất kỳ mức cung tiền danh nghĩa nào, giá cả tăng lên đều làm cung tiền thực ( M ) giảm. Khi cung tiền thực giảm nó làm dịch chuyển đường LM lên P trên và làm tăng lãi suất cân bằng. Kết quả là thu nhập cân bằng giảm xuống như trong đồ thị 1.17 (a). Tại đây giá tăng từ P1 lên P2 và thu nhập giảm từ Y1 xuống Y2. Đường tổng cầu trong đồ thị 1.17 (b) phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập quốc dân và giá cả. Nói cách khác, đường tổng cầu cho thấy một tập hợp các điểm cân bằng mà chúng xuất hiện trong mô hình IS - LM khi chúng ta thay đổi giá cả và cho thấy điều gì đã xảy ra đối với thu nhập. Nhân tố nào làm cho đường tổng cầu dịch chuyển? Vì đường tổng cầu đơn giản là tập hợp các kết quả rút ra từ mô hình IS - LM. Những gì gây cho đường IS hoặc đường LM (với giá cả cho trước) dịch chuyển thì đều là những nhân tố làm dịch chuyển đường tổng cầu. Ví dụ tăng cung tiền làm gia tăng thu nhập trong mô hình IS - LM đối với bất kỳ mức giá nào cho trước doi vậy nó làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phía bên phải như thể hiện trong đồ thị 1.22 (a) 32 (a) r P LM(P1 LM2P2 (b) Tăng tổng cầu ở tất cả các mức giá P1 AD2 IS Y1 AD1 Y2 Y1 Y Y Y2 Đồ thị 1.18: Mở rộng chính sách tiền tệ Tương tự như vậy, tăng chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế làm tăng thu nhập trong mô hình IS - LM đối với tất cả các mức giá cho trước cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải như trong đồ thị 1.22 (b). Ngược lại, thắt chặt cung tiền danh nghĩa, giảm chi tiêu chính phủ hoặc giảm thuế làm giảm thu nhập trong mô hình IS-LM và làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên trái. (b) (a) r LM (P = P1) P1 IS2 AD2 AD1 IS1 Y1 Y2 Mở rộng tài khóa làm dịch chuyển đường IS Y Y1 Y2 Y Tăng tổng cầu tại bất kỳ mức giá nào Đồ thị 1.19: Mở rộng chính sách tài khóa Chúng ta có thể kết luận như sau: thay đổi thu nhập trong mô hình IS-LM do thay đổi mức giá sẽ làm di chuyển dọc đường tổng cầu. Còn thay đổi thu nhập trong 33 mô hình IS-LM đối với mức giá cố định sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu. CHƯƠNG 2 KÍCH CẦU CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 2.1. Kích cầu của Mỹ 2.1.1. Quy mô gói kích cầu và chính sách kích cầu Gói kích cầu Kinh tế Mỹ từ cuối năm 2007 đã có những dấu hiệu của suy thoái và đến đầu năm 2008, khi phải đối mặt với một nền kinh tế có chiều hướng đi xuống, chính phủ Bush đã đưa ra gói kích cầu trị giá 152 tỷ USD và được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 13/2/2008 (Đạo luật kích cầu kinh tế năm 2008 – The Economic Stimulus Act 2008). Nội dung của gói kích cầu này bao gồm: - Hoàn thuế cho các cá nhân người nộp thuế (khoảng 300 USD/người) ở mức thu nhập thấp. - Trợ cấp cho trẻ em dưới 17 tuổi 300 USD/trẻ em - Ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp - Ưu đãi cho phép khấu hao nhanh đối với doanh nghiệp - Hỗ trợ người gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn Ngày 17 tháng 2 năm 2009, Tổng thống đắc cử Obama đã ký phê chuẩn gói kích cầu mới trị giá 787 tỷ USD để giúp nền kinh tế Hoa Kỳ thoát khỏi khủng hoảng. Gói kích cầu của chính phủ Obama đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt. Nội dung của gói kích cầu này bao gồm: - Cắt giảm thuế: Các điều khoản cắt giảm thuế chiếm tổng số tiền 282 tỷ USD, tương đương 35% giá trị kế hoạch. Đối tượng hưởng lợi là người dân và doanh nghiệp, trong đó có người tiêu dùng mua nhà và xe hơi. Trọng tâm của các điều khoản cắt giảm thuế là giảm thuế thu nhập 400 USD cho mỗi cá nhân và 800 USD 34 mỗi cặp vợ chồng trong 2 năm 2009-2010. - Hỗ trợ các doanh nghiệp để tạo thêm 2,5 triệu công ăn việc làm thông qua một số biện pháp như cho các doanh nghiệp nợ thuế khoảng 3000 USD đối với mỗi lao động thuê mới; xóa bỏ thuế đối với lãi trên vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Đầu tư cơ sở hạ tầng: Trong gói kích thích kinh tế này, 121,2 tỷ USD sẽ được chi cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó 29 tỷ USD sẽ dành cho việc xây dựng đường bộ và cầu cống. - Năng lượng và bảo vệ môi trường: Đây là lĩnh vực được bơm một lượng tiền khá lớn từ kế hoạch kích thích kinh tế. Chính phủ Mỹ đầu tư mới và cắt giảm thuế với tổng số tiền lên tới gần 70 tỷ USD để tăng cường hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiết kiệm năng lượng và tìm kiếm các nguồn nhiên liệu thay thế, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nước ngoài. - Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D): Số tiền dành để thúc đẩy hoạt động R&D trong kế hoạch này là gần 16 tỷ USD. - An sinh xã hội: Kế hoạch sẽ chi hơn 78 tỷ USD vào việc tăng cường phúc lợi xã hội để vừa kích thích tăng trưởng, vừa bảo vệ những người khó khăn nhất trong xã hội Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng. - Giáo dục: Các trường học ở Mỹ, gồm trường công lập, đại học, và các trung tâm chăm sóc trẻ em, sẽ được hỗ trợ tổng số tiền 100 tỷ USD từ kế hoạch trong vòng 2 năm. Hơn một nửa số tiền này tồn tại dưới dạng một quỹ bình ổn tài chính cho các tiểu bang. - Chăm sóc sức khỏe: Chương trình Medicaid - chương trình bảo hiểm y tế cho người thu nhập thấp ở Mỹ - được kế hoạch kích thích kinh tế hỗ trợ 87 tỷ USD. Cùng với đó, 19 tỷ USD sẽ được chi cho hoạt động số hóa sổ y bạ của bệnh nhân, kết nối hệ thống bác sỹ và bệnh viện bằng công nghệ thông tin. Việc phân bổ gói kích cầu cho các lĩnh vực được thể hiện ở bảng 2.1. 35 Bảng 2.1: Phân bổ gói kích cầu theo hạng mục Các hạng mục chi tiêu Cắt giảm thuế (giảm tổng số thuế phải nộp chứ không phải giảm thuế suất) Cắt giảm thuế tối thiểu thay thế (ATM*) Các khoản cắt giảm thuế cá nhân khác Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Các loại thuế khác Đầu tư vào giáo dục Chi co y tế Viện trợ bổ sung cho các bang Đầu tư cơ sở hạ tầng Trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác Trợ cấp lương thực thực phẩm Các khoản chi khác Tổng Trị giá (tỷ USD) 116,2 69,8 46,5 6,2 47,9 49,7 153,8 56,3 121,2 58,1 20,0 41,5 787 Chú thích: AMT (Alternative Maximum Tax) là hệ thống thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp tồn tại song song với hệ thống thuế thu nhập thông thường của Mỹ, được áp dụng từ năm 1970 nhằm tạo ra sự công bằng hơn giữa những đối tượng phải nộp thuế. Nguồn: Congressional Budget Office and Joint Committee on Taxation Tốc độ giải ngân gói kích cầu của Mỹ được thực hiện khá nhanh để nhằm tạo động lực phục hồi nền kinh tế một cách nhanh chóng. Gói kích cầu được phân bổ 23% ngân sách vào nửa sau năm tài chính 2009, 74% cho tới năm tài chính 2010 và 94% tính đến cuối năm 2011. Mặc dù Mỹ ưu tiên tốc độ giải ngân nhanh nhưng không phải tất cả các lĩnh vực trong gói kích cầu đều được giải ngân cùng với một tốc độ và lộ trình. Chẳng hạn việc cắt giảm thuế cho cá nhân sẽ được thực thi và chuyển số thuế được giảm đó trong vòng một năm rưỡi, nhưng những hạng mục đầu tư khác đặc biệt là đầu tư vào cơ sở hạn tầng sẽ có tốc độ giải ngân chậm hơn. Bảng 2.2: Phân bổ gói kích cầu theo năm tài chính 2009 2010 201 1 2012 201 3 2014 2015 201 6 2017 2018 2019 Tổng 36 Tỷ 185 399 134 36 28 22 5 -7 -8 -6 -1 787 USD Tỷ lệ 23 51 17 5 4 3 1 -1 -1 -1 0 100 (%) Nguồn: Congressional Budget Office and Joint Committee on Taxation Chính sách tiền tệ Bên cạnh việc thực hiện gói kích cầu, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) còn thực hiện chính sách tiền tệ lỏng trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Biểu 2.1 cho thấy rõ chính sách nới lỏng tiền tệ của FED. Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Mỹ Biểu 2.1: Diễn biến lãi suất cơ bản của FED giai đoạn 2007-2009 FED bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ lỏng bắt đầu trong năm 2007 và duy trì mức lãi suất thấp liên tục từ đó đến nay. Lãi suất cơ bản đã giảm mạnh, từ mức 5,25% năm 2007 xuống còn 0 – 0,25% trong suốt năm 2009. Cho dù xu hướng nới lỏng này là giống nhau qua các thời kì từ năm 2007 song lại không giống nhau trong các lần điều chỉnh của FED. FED bắt đầu thực hiện việc cắt giảm 50 điểm cơ bản trong lãi suất vào tháng 9 năm 2007 và sau 2 lần cắt giảm 25 điểm cơ bản lãi suất trong tháng 10 và 12 cùng năm, FED đã thực hiện việc cắt giảm 75 điểm cơ bản lãi suất vào tháng 1/2008, mức cắt giảm hiếm thấy trong lịch sử của FED. Cũng trong tháng 1/2008 FED tiếp tục thêm một lần cắt giảm 50 điểm cơ bản và vào tháng 3/2008 FED thêm một lần cắt giảm 75 điểm. Như vậy kể từ tháng 1 đến tháng 37 3/2008, lãi suất liên bang giảm từ mức 4,25% xuống còn 2,25%. Đây là đợt cắt giảm mạnh bất thường của FED. Tuy nhiên động thái này đã không mang lại kết quả như FED mong đợi. FED tiếp tục các đợt cắt giảm lãi suất trong tháng 4 và tháng 10/2009 và ngày 16/12/2008 FED cắt giảm tới 75-100 điểm cơ bản đưa lãi suất về mức thấp lịch sử (0-0,25%). Hình 2.1 phản ánh khá rõ nét độ dốc mạnh của 2 đợt cắt giảm lãi suất lớn mà FED đã thực hiện. Việc cắt giảm lãi suất và duy trì lãi suất thấp của FED là nhằm giảm những áp lực lên nền kinh tế Mỹ kể từ khi cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất nổ ra. Đợt cắt giảm lãi suất mạnh lần thứ nhất từ tháng 1 đến tháng 3/2008 được thực hiện do thị trường tín dụng và tài chính xấu đi làm gia tăng những áp lực lên thị trường nhà đất đặc biệt khi các điều kiện tín dụng bị thắt chặt đối với doanh nghiệp và hộ gia đình. Đợt cắt giảm này của FED xuất phát từ những quan ngại về xu hướng tăng trưởng âm của nền kinh tế trong thời gian này. Đợt cắt giảm lãi suất mạnh thứ hai diễn ra trong tháng 10 và tháng 12/2008 và đỉnh điểm là ngày 16/12/2008 khi FED quyết định cắt 75-100 điểm cơ bản đưa lãi suất về mức thấp lịch sử (0-0,25%). Khác với đợt cắt giảm mạnh lần thứ nhất, đợt cắt giảm lần này của FED lại xuất phát từ những quan ngại từ chỉ số lạm phát gia tăng trong khi tăng trưởng GDP suy giảm. Chính sách hỗ trợ ngân hàng Bên cạnh công cụ lãi suất thì chính phủ Mỹ cũng sử dụng đến các nghiệp vụ khác nhằm ổn định thị trường tài chính như mua lại các khoản nợ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp tài sản. Trong nửa năm đầu 2009, FED vẫn tiêp tục bơm vốn cho các tổ chức tài chính thông qua tín dụng và các hỗ trợ thanh khoản. Tháng 2/2009 Bộ tài chính, FED, Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi liên bang đã công bố kế hoạch bình ổn tài chính trong đó có chương trình hỗ trợ vốn nhằm đánh giá và hỗ trợ nhu cầu vốn cho ngân hàng. Ngày 3/3/2009, FED đã chính thức công bố chương trình bơm 200 tỷ USD cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp nhỏ bao gồm các khoản vay tự động và thẻ tín dụng. Chương trình với tên gọi "Các điều khoản vay tiện lợi đối với chứng khoán có tài sản bảo đảm" (TALF) được xem là chất xúc tác nhằm khởi động lại thị trường tín dụng tiêu dùng đã bị đóng băng từ tháng 10/2008. 38 Cũng trong tháng 3, Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) cũng quyết định tăng cường mua thêm chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp tài sản nhằm cải thiện thị trường tín dụng khu vực tư nhân. Những động thái này của chính phủ Liên bang đã làm hạ nhiệt tình hình căng thẳng thị trường tài chính, mang lại những cải thiện đáng kể. 2.1.2. Tác động của gói kích cầu ở Mỹ Tăng trưởng kinh tế Trong ngắn hạn, gói kích cầu đã thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế Mỹ. Biểu 2.2 cho thấy GDP quý 1/2009 của Mỹ giảm khá sâu 6,4%. Con số này phản ánh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ trong năm 2008 mà đỉnh điểm là 2 tháng cuối năm 2008. Tuy nhiên đến quý 3/2009, GDP của Mỹ đã tăng trở lại sau 4 quý liên tục suy giảm. Mức tăng GDP 2,2% trong quý 3 là một dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế Mỹ đang được cải thiện. Nguồn: Phòng phân tích kinh tế(BEA)- Bộ Thương mại Mỹ Biểu 2.2: Tăng trưởng GDP của Mỹ các quý 2008-2009 Tiêu dùng Tiêu dùng của người dân Mỹ là một khu vực lớn nhất của nền kinh tế Mỹ và là một yếu tố quan trọng đóng góp phần vào tăng trưởng GDP của quốc gia này. Đóng góp vào mức tăng GDP 2,2% của Quý 3/2009 chủ yếu là chi tiêu dùng của người dân, xuất khẩu, đầu tư tư nhân, chi tiêu chính phủ. Đặc biệt là chi tiêu cho trương trình kích thích tiêu dùng thưởng dập xe cũ (Cash for Clunkers) của chính phủ Mỹ. 39 Quý 4/2009, GDP của Mỹ tăng 5,7%, một con số hết sức tích cực vượt ngoài dự báo trước đó của nhiều nhà phân tích. Nguồn: Phòng phân tích kinh tế(BEA)- Bộ Thương mại Mỹ Biểu 2.3: Thay đổi chi tiêu cá nhân của Mỹ các tháng năm 2009 Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tại Mỹ, cư dân nước này gặp nhiều áp lực trong chi tiêu. Xu hướng cắt giảm tiêu dùng trong dân cư Mỹ là phổ biến. Gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD của Chính phủ Mỹ đã góp phần quan trọng giúp chi tiêu dùng của người dân; hoạt động xây dựng nhà tăng 23,4%, từ mức giảm 23,3% trong quý 2/2009. Đáng chú ý nhất là hai chương trình kích cầu của chính phủ Mỹ: chương trình thưởng dập xe cũ và hỗ trợ tài chính cho người mua nhà lần đầu. Mức tăng chi tiêu mạnh 1% trong tháng 8/2009 phản ánh rõ nét tác động của chương trình kích cầu này. Sang tháng 9/2009 mức chi tiêu của cư dân Mỹ co hẹp, giảm 0,6%. Nguyên nhân khiến tiêu dùng của người dân Mỹ thu hẹp là do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu nhập khả dụng giảm, giá trị tài sản giảm đã làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng. Thâm hụt ngân sách Việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng trong khi nguồn thu nhà nước giảm đã dẫn thâm hụt ngân sách liên bang. Biểu 2.4 cho thấy mức thâm hụt ngân sách của Mỹ có hướng tăng lên trong giai đoạn 2008-2009. 40 Nguồn: Phòng phân tích kinh tế (BEA)- Bộ Thương mại Mỹ Biểu 2.4: Thu chi và thâm hụt ngân sách Mỹ qua các quý từ 2008-2009 Trong dài hạn, hiệu ứng năng suất do đầu tư công sẽ bị lấn át bởi hiệu ứng tăng chi tiêu chính phủ và làm giảm đầu tư khu vực tư nhân do nợ chính phủ tăng lên. Hơn nữa, chi phí dành cho gói kích cầu có thể vượt quá con số 787 tỷ USD như đã được lên kế hoạch. Mặc dù những chi phí trực tiếp chủ yếu là chi cho các khoản trợ cấp bắt đầu thực hiện vào năm 2012, gói kích cầu sẽ có ảnh hưởng lâu dài tới thâm hụt ngân sách do lãi suất phải trả tăng cao hơn cho khoản nợ tăng thêm. Ước tính chi phí trả nợ sẽ lên tới hơn 50 triệu USD mỗi năm cho tới năm 2018 và kết quả là chính phủ sẽ phải cắt giảm chi tiêu và các ưu đãi thuế trong tương lai. 2.2. Kích cầu của EU 2.2.1. Quy mô gói kích cầu và chính sách kích cầu Gói kích cầu Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ Mỹ đã ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế EU. Kinh tế EU đã trải qua thời kì suy thoái tồi tệ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Tín dụng bị thắt chặt, sự sụt giảm giá nhà đất, thị trường chứng khoán chao đảo là những hiện tượng kinh tế phổ biến diễn ra trong năm 2008 và đầu năm 2009. Sự mất niềm tin của người tiêu dùng vào nền kinh tế kéo theo sự sụt giảm chi tiêu và đầu tư càng tạo ra những khó khăn hơn cho kinh tế EU. Trước những thách thức đó, năm 2009, EU đã mạnh mẽ thực thi các chính sách kinh tế 41 nhằm ngăn chặn đà suy thoái lan rộng ở các nước trong khối đồng thời kêu gọi sự nhất quán trong việc thực thi các chính sách kinh tế ở cấp độ khu vực và quốc gia thành viên. Tại hội nghị thượng đỉnh EU tại Bỉ vào ngày 11-12 tháng 12 năm 2008, các nhà lãnh đạo EU đạt được thoả thuận về gói kích thích kinh tế trị giá 200 tỷ euro (260 tỷ USD), nhằm vực dậy các nền kinh tế của 27 quốc gia thuộc liên minh nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế. Kinh phí cho kế hoạch này chiếm khoảng 1,2 điểm phần trăm chi tiêu ngân sách và 0,3 điểm phần trăm ngân quỹ của EU và dự kiến được thực hiện trong hai năm 2009 và 2010. Gói kích thích kinh tế của EU dựa trên 2 điểm cơ bản: (i) các gói hỗ trợ kích cầu và chống thất nghiệp trong ngắn hạn, (ii) gói các giải pháp và cải cách đảm kinh tế EU sẽ phục hồi triệt để và khả năng đối chọi những thách thức trong dài hạn. Các mục tiêu cụ thể của gói kích thích kinh tế của EU: - Kích cầu và thúc đẩy niềm tin tiêu dùng; - Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế đối với người dân, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương; - Giúp châu Âu có lợi thế khi tăng trưởng quay trở lại, cụ thể tập trung theo đuổi cải cách cơ cấu, hỗ trợ sáng tạo và xây dựng nền kinh tế tri thức; - Thúc đẩy chuyển dịch sang một nền kinh tế cac-bon thấp, góp phần chiến lược hạn chế thay đổi khí hậu và an ninh năng lượng. EU khuyến nghị các nước thành viên cam kết không giảm ngân sách, thực hiện sớm kích cầu thông qua giảm thuế, tăng cho vay ngắn hạn, cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí hành chính và tăng cường đổi mới công nghệ. Cụ thể, Trong khuôn khổ gói cứu trợ này, ít nhất 5 tỷ euro sẽ được dành riêng để hỗ trợ ngành sản xuất ô tô châu Âu đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.EC cũng kêu gọi các nước thành viên giảm thuế giá trị gia tăng cho các ngành dịch vụ sử dụng nhiều lao động. Lĩnh vực xây dựng và dệt may được ưu tiên tiếp theo nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp bởi đây là hai lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Với lĩnh vực xây 42 dựng, EU tập trung trợ giúp các dự án xây dựng công cộng, nâng cao sức cạnh tranh của các công ty xây dựng với các đối thủ nước ngoài. Gói cứu trợ còn dành một phần không nhỏ cho các hoạt động hướng dẫn, nghiên cứu tình huống, đào tạo về chuyên môn và kỹ năng cho cán bộ khu vực công. Trong lĩnh vực dệt may, gói kích cầu dành cho các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác, mua bán giữa các bên liên quan, hướng tới các cơ hội bán hàng trong tương lai. Chính sách hỗ trợ ngân hàng Trước bối cảnh các tổ chức tài chính lớn trên thế giới lâm vào khủng hoảng có tính hệ thống và dây chuyền, EU đã nhanh chóng hoạch định chiến lược nhằm tránh sự sụp đổ hệ thống ngân hàng tài chính của khu vực. Ủy ban châu Âu và các quốc gia thành viên đã đưa ra các nguyên tắc và mục tiêu cho chương trình hành động chung chống lại cuộc khủng hoảng. Các gói giải cứu ngân hàng khu vực nhà nước được thiết lập cùng với các chỉ dẫn của Ủy ban châu Âu về công tác xây dựng và thực thi các hỗ trợ của nhà nước đối với khu vực ngân hàng. Cơ sở của chỉ dẫn này là để đảm bảo các biện pháp giải cứu sẽ đạt được đầy đủ các mục tiêu ổn định tài chính và duy trì dòng tín dụng cùng lúc giảm thiểu sự bóp méo trong cạnh tranh và sự lan tỏa tiêu cực của các can thiệp nhà nước giữa các ngân hàng hưởng lợi từ hỗ trợ này ở các quốc gia thành viên khác nhau, giữa các ngân hàng được hỗ trợ nhưng với mức độ rủi ro khác nhau, giữa ngân hàng được hỗ trợ và không được hỗ trợ. Đến lượt các ngân hàng trung ương hạ thấp lãi vay cho các ngân hàng, thực thi sớm các giải pháp tăng tính thanh khoản của thị trường và thậm chí sử dụng đến các biện pháp phi truyền thống. EU đã thông qua hơn 3,5 nghìn tỷ euro hỗ trợ các tổ chức tài chính và có khoảng 1,5 nghìn tỷ euro (khoảng 13% GDP) được sử dụng có hiệu quả theo 4 chương trình chủ yếu: bảo lãnh nợ, tái cấp vốn, hỗ trợ thanh khoản, giải cứu tài sản xấu. Chính sách tiền tệ Các ngân hàng trung ương châu Âu đã mạnh mẽ đưa ra các giải pháp đối phó với tình hình căng thẳng trên thị trường tiền tệ sau sự sụp đổ của tập ngân hàng đầu tư Lehman Brothers. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã thực thi chính sách 43 tiền tệ nới lỏng trong năm 2008 và duy trì chính sách này trong năm 2009. ECB bắt đầu thực hiên cắt giảm 50 điểm cơ bản lãi suất vào tháng 10/2008 xuống mức 3,75% và tiếp tục các lần cắt giảm trong các tháng 1, 3, 4 và 5 năm 2009 đưa mức lãi suất xuống mức thấp lịch sử 1% (xem hình 2.5). Nguồn: Ngân hàng trung ương châu Âu ECB Biểu 2.5: Diễn biến lãi suất qua đêm của ECB Ngoài việc điều chỉnh lãi suất, các ngân hàng trung ương còn đóng vai trò là các nhà cấp vốn trung tâm theo đó đảm bảo việc phân bổ các khoản cho vay ngân hàng ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Thêm vào đó, danh sách các khoản vay có thế chấp đủ điều kiện được mở rộng, nhờ đó tạo thuận lợi cho các ngân hàng tiếp cận được với nguồn vốn của các ngân hàng trung ương. Ngoài ra ECB cũng tăng cường các khoản cấp vốn ngắn hạn cho các kỳ hạn 3 tháng, 6 và 12 tháng. ECB áp dụng các giải pháp mạnh nhằm hỗ trợ thị trường tài chính khi ngân hàng này chi tới 60 tỷ euro mua trái phiếu đồng euro. Chính sách tiền tệ nới lỏng của ECB và các quốc gia thành viên đã làm dịu bớt những căng thẳng trên thị trường tài chính, bình ổn lại chức năng của thị trường tài chính cho dù vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ có thể gây tổn thương hệ thống tài chính của EU. Kích thích kinh tế không giống nhau giữa các quốc gia trong khu vực EU, phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng nền kinh tế và các thành phần của gói kích thích. Bên cạnh tiêu chí hiệu quả của chính sách kích thích tài khóa thì sự phân bổ quy mô 44 của gói kích thích cũng nằm trong sự xem xét của chính sách EU. Sự phân bổ này phụ thuộc vào “sức khỏe” của nền kinh tế mỗi quốc gia thành viên. Nhìn chung, các quốc gia có mức chênh lệch giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng càng lớn thì quy mô gói kích thích tài khóa càng lớn và ngược lại. Kích cầu của Đức Là một trong những nền kinh tế đầu tầu của EU, tháng 12/2008 Đức chi các gói cứu trợ kinh tế đầu tiên với 31 tỉ euro. Với gói kích cầu này, chính phủ Đức đã triển khai chương trình hỗ trợ người dân mua sắm xe ô tô (hỗ trợ mua mới 2500 euro), thực hiện giảm thuế và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các khoản chi tiêu công cho xây dựng đường sá. Từ những tác động tích cực của các gói kích cầu này cũng như diễn biến phức tạp của kinh tế Châu Âu và thế giới, gói thứ hai trị giá 50 tỉ euro được Chính phủ Đức đề xuất và Hạ viện thông qua ngày 13/02/2009. Gói thứ hai này được giải ngân trong 2 năm và tập trung ưu tiên vào các lĩnh vực đầu tư công, giảm thuế. Các dự án đầu tư công được ưu tiên nhất bao gồm: vào xây dựng trường học, đầu tư đường bộ, đường sắt, Internet băng thông rộng, xây dựng, khai thác các nguồn năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo, (tái chế), sản phẩm sinh học, giảm khí thải CO2 và tiết kiệm năng lượng…cải cách khu vực hành chính nhà nước, thiết lập sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa bên đặt hàng mua hàng hoá công cộng (khu vực nhà nước) và bên bán (các hãng tư nhân). Nhà nước tập trung vào việc cung cấp hàng hoá công cộng, một mặt tạo việc làm cho bên cung cấp các hàng hoá này (các hãng tư nhân được đặt hàng), mặt khác, việc cung cấp các hàng hoá công cộng sẽ thúc đẩy sự phát triển của khu vực trong tương lai. Cụ thể chi tiêu của các gói như sau: 15 tỉ euro bảo đảm tín dụng, 17,33 tỉ xây dựng giao thông liên bang, truờng học bệnh, 1,5 tỉ thưởng cho những người thay xe ô tô cũ, mua xe mới. Số tiền còn lại chi vào giảm thuế xe, trợ cấp thất nghiệp cho người thất nghiệp, giảm phí bảo hiểm sức khỏe. v.v... Kích cầu của Pháp 45 Ngay từ đầu khủng hoảng, Chính phủ Pháp liên tiếp đã đưa ra những biện pháp đối nội và đối ngoại để để đối phó với khủng hoảng. Pháp dành 26 tỉ euro cho gói kích thích kinh tế tăng trưởng. Trong gói này, Pháp dành phần nhiều để đảm bảo tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phần còn lại chủ yếu dành cho công nghiệp sản xuất ôtô và xây dựng. Ngoài biện pháp hỗ trợ bán ô tô thông qua việc thưởng 1.000 euro cho những người mua ô tô sạch, chính phủ dành 7,8 tỉ euro để hỗ trợ hai doanh nghiệp sản xuất ô tô PSA (Peugeot) và Renault. Khoảng 1.000 dự án xây dựng được ưu tiên thuộc các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt; xây dựng nhà ở xã hội; quốc phòng và an sinh; giáo dục bậc cao và nghiên cứu; bảo tồn bảo tàng. Ức tính có 3,8 triệu gia đình nghèo nhà nước được hưởng trợ cấp 200 euro/người, ngân sách chi 760 triệu euro. Kích cầu của Anh Trong các nền kinh tế châu Âu, nước Anh là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, với quy mô ngành tài chính lớn, và có cấu trúc, cách thức phát triển tương đối giống Mỹ nên nước này dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi suy thoái tài chính toàn cầu và là quốc gia chịu tác động của khủng hoảng mạnh nhất trong nhóm các nước G20. Ngay từ ngày 8/10/2008 nước này đã đưa ra kế hoạch giải cứu tổng thể đầu tiên với 500 tỉ Bảng nhằm cung cấp tín dụng, tiếp quản một số ngân hàng lớn có nguy cơ đổ vỡ. Cụ thể: 50 tỷ Bảng để mua lại cổ phần trong các ngân hàng lớn, 200 tỷ Bảng để tái cấp vốn cho các ngân hàng và 250 tỷ Bảng để bảo lãnh nợ vay giữa các ngân hàng. Chương trình giải cứu ngành ngân hàng thứ hai của Anh được công bố ngày 19/1/2009, theo đó Chính phủ Anh tiếp tục đưa ra gói giải cứu giá trị 100 tỷ Bảng Anh với các hoạt động như bảo lãnh nợ xấu, mua tài sản của các công ty, tăng cổ phần của Chính phủ Anh tại một số ngân hàng nhằm giữ quyền kiểm soát… Ngoài việc tập trung giải cứu ngành ngân hàng qua cơn khủng hoảng tài chính, ngày 24/11/2008 trước sự sụt giảm liên tục của nền kinh tế, Chính phủ Anh đã công bố gói kích thích kinh tế lớn trị giá 23,7 tỷ Bảng Anh, tương đương 1% GDP của 46 nước này, trong thời gian 3 năm, nhằm đạt mục tiêu thúc đẩy, kích thích tiêu dùng và giúp nước Anh thoát khỏi suy thoái nặng nề vào năm 2009. Gói kích cầu này nhằm vào việc giảm thuế VAT; tăng chi của chính phủ, điều chỉnh một số chính sách thuế với doanh nghiệp; an sinh xã hội. Cụ thể: giảm thuế giá trị gia tăng từ 17,5% xuống 15%(mức thấp nhất mà luật của Liên minh châu Âu cho phép từ ngày 1/12/2008. Việc cắt giảm thuế này đã mang lại cho người tiêu dùng tiết kiểm tương đương 12,5 tỷ bảng). Cùng lúc chính phủ Anh giảm thuế thu nhập cho người nghèo, thực hiện chương trình tạo 100.000 việc làm trong khu vực nhà nước và lĩnh vực bảo vệ môi trường. Kích cầu của Tây Ban Nha Tây Ban Nha cũng thành lập Quỹ đặc biệt kích thích kinh tế và tạo công ăn việc làm của nhà nước với nguồn vốn 11 tỉ euro. Trong đó có 8 tỷ nhằm mục tiêu tạo ra 300.000 việc làm mới trong năm 2009 trong các lĩnh vực xây dựng công trình công cộng, 800 triệu hỗ trợ ngành chế tạo ô tố, 600 triệu cho bảo vệ môi trường. 2.2.2. Tác động của kích cầu ở EU Tăng trưởng kinh tế GDP của EU tăng trưởng âm trong giai đoạn từ quý 2/2008 cho đến nửa đầu năm 2009. Trong năm 2008 GDP của EU tăng trưởng âm trong suốt giai đoạn từ quý 2 cho đến quý 4. Sang quý 1/2009, tốc độ tăng trưởng GDP là -2,4%, một con số tăng trưởng ảm đạm nhất kể từ năm 1995 và được coi là giai đoạn tồi tệ nhất của kinh tế EU kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II. Cộng hòa liên bang Đức, nền kinh tế lớn khu vực châu Âu, GDP giảm 3,7% do sự giảm sụt mạnh về cầu đối với ôtô và máy móc. Tăng trưởng GDP của các nước thành viên EU cũng trong quý 1/2009 phần lớn là tăng trưởng âm. Tốc độ tăng trưởng giảm mạnh nhất phải kể đến Lithuania (-11,2%), kế đến là Estonia (-9,2%) và Slovakia (-8,9%). 47 Nguồn: Cơ quan thống kê EU (Eurostat) Biểu 2.6: Tăng trưởng GDP của EU các quý 2008-2009 Quý 2/2009 tốc độ tăng trưởng GDP của EU khả quan hơn quý 1 nhưng vẫn ở trong tăng trưởng âm (-0,3%). Quý 3/2009 kinh tế EU đón nhận những dấu hiệu tích cực khi tốc độ tăng GDP lần đâu tiên tăng trưởng dương sau 5 quý sụt giảm liên tục. Con số tăng trưởng dương 0,3% được xem như là cột mốc đánh dấu sự phục hồi của kinh tế EU. Tính đến tháng 11/2009, kinh tế một loạt nước thuộc khu vực EU đã tăng trưởng trở lại sau 15 tháng giảm liên tục. Theo đó, trong quý 3 năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở 27 nước thành viên EU đã đạt 0,2%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở 16 nước sử dụng đồng tiền chung euro là 0,4%. Trong đó, đầu tàu Đức tăng trưởng 0,7%, trụ cột Pháp tăng 0,3%. Tuy vậy, một số trụ cột kinh tế khác ở lục địa già vẫn giảm trưởng, đơn cử như Anh có mức tăng trưởng âm 0,4% và Tây Ban Nha âm 0,3%. Các nước châu Âu đã khởi sắc trở lại được đánh giá phần lớn là nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ, giữ lãi suất siêu thấp, đi đôi với các gói kích thích kinh tế. OECD đặc biệt đánh giá cao sự can thiệp hiệu quả của các gói kích cầu kinh tế của Châu âu. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Trong các tháng 2009, nhìn chung giá trị nhập khẩu hàng hóa của EU cao hơn xuất khẩu. Tính chung cho cả xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thì cán cân thương mại của EU nằm trong tình trạng thâm hụt. 48 Nguồn: Cơ quan thống kê EU (Eurostat) Biểu 2.7: Xuất khẩu hàng hóa của EU các tháng năm 2009 Nguồn: Cơ quan thống kê EU (Eurostat) Biểu 2.8: Nhập khẩu hàng hóa của EU các tháng năm 2009 Biểu 2.9 cho thấy thâm hụt trong cán cân thương mại của EU có xu hướng giảm qua các tháng trong năm 2009. Mặc dù vậy mức giảm trong thâm hụt cán cân thương mại của EU không phải do sự gia tăng đột biến của xuất khẩu mà lại đến từ sự giảm sút trong nhập khẩu. Dưới tác động của suy thoái kinh tế người tiêu dùng châu Âu đã cân nhắc hơn trong các khoản chi tiêu của mình, đặc biệt là mặt hàng thực phẩm. Nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan đã giảm 42% ở thị trường Đức, 22% ở thị trường Anh và 12% ở thị trường Pháp. Các thị trường tiêu thụ tôm chủ chốt đã giảm mạnh như Tây Ban Nha, Italia, Anh. 49 Nguồn: Cơ quan thống kê EU (Eurostat) Biểu 2.9: Cán cân thương mại của EU các tháng năm 2009 Tuy nhiên, gói kích kích thích kinh tế của EU đã gây ra một số hạn chế: - Thâm hụt ngân sách cao: Các gói khuyến khích kinh tế được đưa ra trong bối cảnh thu nhập giảm và chi tiêu tăng, giữa lúc kinh tế sa sút, khiến thâm hụt ngân sách của nhiều quốc gia châu Âu vượt quá mức trần cho phép của EU (3% GDP). - Cần xác định chính xác thời điểm rút kích cầu Thời gian và phương thức rút kích cầu là một vấn đề lớn cần quan tâm. Nếu chính sách kích cầu được duy trì quá lâu sẽ khiến ngân sách các quốc gia tiếp tục thâm hụt nặng nề còn người đóng thuế phải bất mãn. Chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu, Jean-Claude Trichet, đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết để đẩy nhanh việc thực hiện chính sách rút kích cầu, đồng thời cảnh báo nghiêm khắc các chính phủ phải giảm thâm hụt ngân sách càng sớm càng tốt. Bộ Tài chính Anh cũng tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp mạnh để giám sát ngân hàng. Lãnh đạo đảng bảo thủ Anh, David Cameron đã phát biểu tại diễn đàn Davos ngày 28-1- 2009: “Bất luận tình hình kinh tế hiện nay như thế nào, chúng tôi cần làm giảm thâm hụt ngân sách kỷ lục của Anh trong năm nay”. Kéo dài thời gian kích cầu có thể đẩy các quốc gia vào khủng hoảng thâm hụt ngân sách, lạm phát. Tuy nhiên, nếu chính sách kích cầu dừng lại vội vàng có thể đẩy nền kinh tế các quốc gia vào vòng suy thoái lần hai. 50 Hiện tại, Châu Âu gặp nhiều khó khăn trong việc rút kích cầu. Hiện nay, 16 nước thuộc khu vực đồng euro rút kích cầu đang gặp nhiều khó khăn. Về chính sách tài khóa, khoản nợ quốc gia của các nước này khó nhanh chóng thay đổi và thâm hụt tài chính năm 2010 có thể tiếp tục gia tăng (Hy Lạp và một số nước châu Âu khác đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tín dụng). Về chính sách tiền tệ, khi ngân hàng trung ương châu Âu kiên quyết thực thi chính sách rút kích cầu thì bị ngân hàng các nước thành viên chống lại, đặc biệt là các ngân hàng lớn của Đức và Pháp. Thái độ rút kích cầu của các chính trị gia người Anh cũng gặp phải sự phản đối của giới tài chính. Một số lãnh đạo của các tổ chức tài chính lo sợ khi các nước châu âu áp dụng càng nhiều các quy định quản lý tài chính, các ngân hàng và các tổ chức tài chính tại đây sẽ tìm đến trung tâm tài chính của các nền kinh tế mới nổi. 2.3. Kích cầu của Nhật Bản 2.3.1. Quy mô gói kích cầu và chính sách kích cầu Gói kích cầu Tháng 8/2008 Chính phủ Nhật Bản đã có kế hoạch kích thích nền kinh tế lần thứ nhất trị giá khoảng 11.700 tỷ yên (khoảng 110 tỷ USD). Gói kích thích này chủ yếu nhằm vào việc giúp người dân vượt qua tác động của giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao. Đến tháng 10/2008 Chính phủ Nhật Bản công bố một kế hoạch mới để kích thích nền kinh tế trị giá 26.900 tỷ yên (tương đương 274 tỷ USD) và tiếp tục bổ sung thêm 23.000 tỷ yên vào tháng 12/2008 để hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến kinh tế và đời sống của người dân. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra bản kế hoạch cụ thể cho các khoản kích thích kinh tế của mình. Gói kích thích của Nhật Bản được thực hiện dưới 2 hình thức cơ bản, đó là: chính sách hỗ trợ tài chính và chính sách tài chính. Chính sách hỗ trợ tài chính Gói hỗ trợ này trị giá khoảng 10 tỷ yên và tập trung vào các khoản mục sau: - Hỗ trợ việc làm (khoảng 1.100 tỷ yên): Cung cấp nhà ở và hỗ trợ tài chính cho người thất nghiệp; trợ cấp để thuê nhân công làm việc; trợ cấp cho chính quyền địa phương để tạo công ăn việc làm mới; mở rộng phạm vi bảo hiểm việc làm đối với nhân công không thường xuyên. Chính phủ Nhật có kế hoạch tạo khoảng 1,6 51 triệu việc làm cho người dân nước này trong khoảng 3 năm tới. - Tăng khoản thuế địa phương được cấp để thúc đẩy chính sách nhằm tạo công ăn việc làm mới và các vấn đề khác (trị giá 1.000 tỷ yên). - Dành một khoản ngân sách đặc biệt (1.000 tỷ yên) để đối phó với tình hình kinh tế khó khăn hơn bằng cách cho phép giải ngân nhanh và linh hoạt đối với một số lĩnh vực như: hỗ trợ việc làm, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển cơ sở hạ tầng. - Cải cách chính sách thuế (khoảng 1.100 tỷ yên): Giảm mạnh thuế cho vay; giảm đầu tư vào lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và phát minh thiết bị năng lượng mới; giảm tạm thời thuế doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 22% xuống 18%; kéo dài thời hạn giảm thuế 10% đối với tiền lãi cổ phần và lợi nhuận thu được từ các công ty nhiêm yết trong vòng 3 năm. - Thực hiện các biện pháp hỗ trợ dân sinh (khoảng 6.000 tỷ yên): Trợ cấp cho các hộ gia đình, mỗi hộ gia đình 4 người sẽ được nhận khoảng 600 USD/tháng. Chính sách tài chính Chính phủ Nhật Bản dành khoảng 33.000 tỷ yên để bình ổn thị trường tài chính và hỗ trợ tài chính doanh nghiệp. Gói hỗ trợ này tập trung vào các khoản mục sau: - Tăng đầu tư vốn của chính phủ theo Luật các biện pháp củng cố thể chế tài chính nhằm khôi phục kinh tế và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Dỡ bỏ mức trần bắt buộc đối với các khoản vay bảo lãnh chính phủ để mua cổ phần của các ngân hàng. - Thực hiện và mở rộng trách nhiệm quản lý rủi ro đối với các thể chế tài chính công. - Các biện pháp khôi phục nhu cầu nhà ở và thị trường bất động sản: giảm lãi suất cơ bản (đến ngày 19/12/2008, Ngân hàng Trung ương Nhật – BOJ đã hạ lãi suất cơ bản đồng yên xuống còn 0,1%). Như vậy, về cơ bản, gói chính sách kích thích kinh tế của Nhật Bản vẫn tập trung nhiều vào hỗ trợ thuế và có thêm các khoản mục cho đào tạo lao động, nhất là chuyển lao động thất nghiệp đô thị về nông thôn, cải cách nông nghiệp và phát triển công nghệ sạch. Vấn đề của Nhật Bản là họ đã đạt tới mức phát triển rất cao nên khả năng đầu tư vào hạ tầng thấp hơn nhiều so với các quốc gia đang phát triển. 52 Điều này khiến chính phủ Nhật không thể kích cầu theo cách của Trung Quốc (chú trọng đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ bản để tạo việc làm). Nhật Bản cũng rất vất vả trong việc kích thích tiêu dùng nội địa do người dân có thói quen tiết kiệm trong khi dân số mỗi ngày một già đi, nhu cầu chi tiêu theo đó đang giảm dần. Chính sách tiền tệ Cũng như nhiều quốc gia khác, Nhật Bản thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời kỳ suy thoái với việc hạ lãi suất xuống còn 0,1% - mức thấp nhất kể từ năm 2000. Lãi suất mức 0,1% chắc chắn dự kiến sẽ được duy trì trong thời gian dài. Chừng nào kinh tế chưa khởi sắc thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) còn phải duy trì lãi suất gần bằng 0%. Tuy vậy, bẫy thanh khoản là một vấn đề mà chắc chắn Nhật Bản đã và đang phải tính tới. Nhật Bản đã từng rơi vào tình trạng này trước đây và nay vẫn còn có nguy cơ lặp lại. Ngoài ra, BOJ còn thực hiện kế hoạch chi hơn 11 tỷ USD để mua lại các cổ phiếu và thương phiếu công ty từ các ngân hàng thương mại nhằm giảm bớt gánh nặng về các khoản lỗ của giới ngân hàng và giải tỏa tình trạng đóng băng tín dụng. 2.3.2. Tác động của kích cầu ở Nhật Bản Tăng trưởng kinh tế Nguồn: Phòng Thống kê, Bộ Nội vụ Nhật Bản Biểu 2.10: Tăng trưởng GDP Nhật Bản các quý 2006-2009 Biểu 2.10 cung cấp số liệu về tăng trưởng GDP của Nhật Bản từng quý từ năm 53 2006 đến quý 3/2009. Dễ thấy rằng kinh tế Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng rất nặng nề trong cuộc suy thoái này. Bất chấp những nỗ lực kích thích và những khoản tiền khổng lồ từ chính phủ, tốc độ tăng trưởng đã rơi xuống dưới -8% trong quý đầu năm 2009. Mặc dù quý 3/2009, tăng trưởng đã dương trở lại nhưng sang đầu tháng 11/2009, Chính phủ buộc phải thừa nhận tình trạng giảm phát và điều này có nghĩa là kinh tế Nhật có thể sẽ tiếp tục chìm sâu trong một thời gian dài nếu không có thêm những hỗ trợ mạnh mẽ. Thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản biến động cùng chiều với nền kinh tế. Trước khủng hoảng, tỷ lệ này dao động xung quanh 4%. Khi kinh tế trượt dốc, thấp nghiệp lập tức tăng cao, ngay cả khi các gói chính sách kích thích đã được đưa ra và cho đến nay vẫn dao động trong khoảng 5,3-5,7%, mức cao nhất trong vài thập kỷ trở lại đây. Chính sách cải cách nông nghiệp, đưa lao động thất nghiệp ở thành phố về nông thôn của Nhật Bản đã có hiệu quả ban đầu nhưng vẫn cần thời gian để phát huy tác dụng. Nguồn: Phòng Thống kê, Bộ Nội vụ Nhật Bản Biểu 2.11: Tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản các tháng 2008-2009 Tăng trưởng sản xuất công nghiệp 54 Nguồn: Phòng Thống kê, Bộ Nội vụ Nhật Bản Biểu 2.12: Tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Nhật 2006-2009 Vốn là nước dựa vào xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, Nhật Bản chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề trong cuộc khủng hoảng 2008-2009. Biểu 2.11 minh họa điều này. Quý 1/2009 là đỉnh điểm suy thoái, tăng trưởng công nghiệp của Nhật âm tới gần 40%. Chỉ số này cũng đã giảm mạnh từ tháng 9/2008, khi kinh tế thế giới bắt đầu khó khăn. Nhờ có các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ và một số thị trường quan trọng, trong đó có Trung Quốc, đã hồi phục khá mạnh nên sản lượng công nghiệp Nhật Bản đã có dấu hiệu đi lên, nhất là từ nửa sau năm 2009, nhưng còn ở mức rất thấp, -20% vào tháng 10/2009. Xuất nhập khẩu Nguồn: Phòng Thống kê, Bộ Nội vụ Nhật Bản Biểu 2.12: Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản 2008-2009 Kim ngạch xuất khẩu Nhật Bản vào lúc đỉnh điểm suy thoái (tháng 1-2/2009) 55 tụt xuống thấp đến mức không bằng 50% kim ngạch các tháng ổn định 2008. Nguyên nhân là do Nhật Bản chuyên xuất các mặt hàng có giá trị kinh tế cao nhưng khi khủng hoảng ập tới, những mặt hàng đắt nhất (ô tô, máy công nghiệp, thiết bị kỹ thuật số,…) lại là những thứ bị loại khỏi danh sách mua sắm của người tiêu dùng đầu tiên, dẫn tới sự giảm sút nghiêm trọng về kim ngạch xuất khẩu. Chính phủ Hoa Kỳ mạnh tay tung tiền kích cầu làm cho đồng USD mất giá so với đồng Yên cũng gây thêm khó khăn cho xuất khẩu của Nhật bởi hàng hóa từ Nhật nay đã đắt hơn trước. Thị trường chứng khoán Nguồn: Phòng Thống kê, Bộ Nội vụ Nhật Bản Biểu 2.13: Diễn biến thị trường chứng khoán Nikkei 225 giai đoạn 2008-2009 Thị trường chứng khoán Nhật Bản bắt đầu trượt dốc từ giữa năm 2008 và rơi thẳng xuống mức 7163 điểm vào tháng 10/2009, khi cuộc khủng hoảng làm chao đảo nền kinh tế. Từ đó tới nay, chứng khoán Nhật Bản phục hồi khá chậm, xen giữa những khoảng thời gian mất điểm. Phản ứng của thị trường chứng khoán cho thấy nền kinh tế Nhật vẫn chưa hồi phục một cách bền vững. Những thay đổi về chính trị (chính quyền mới) hay về kinh tế (công bố tình trạng giảm phát) luôn luôn làm cho thị trường lo ngại và giảm khá mạnh và khó vượt qua mốc 10.000 điểm trước khi bước sang năm 2010. 2.4. Kích cầu của Trung Quốc 56 2.4.1. Quy mô gói kích cầu và chính sách kích cầu Gói kích cầu Chính sách kinh tế của Trung Quốc trước khi xảy ra cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008 là “duy trì tăng trưởng và kiềm chế lạm phát”. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Trung Quốc gặp phải khó khăn do nền kinh tế toàn cầu suy thoái, thì Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển sang chính sách “phát triển kinh tế ổn định” thông qua việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ. Chính phủ Trung Quốc đã thông qua kế hoạch chi tiêu để kích thích nền kinh tế trị giá 586 tỷ USD trong vòng 2 năm (mỗi năm tương đương khoảng 7% trị giá GDP). 1/3 số tiền kích thích kinh tế được huy động từ chính phủ, phần còn lại là huy động từ địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội. Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc tập trung vào những nội dung sau: - Xây dựng các chương trình hỗ trợ đối với nông dân: cải thiện hệ thống đường sá và hệ thống điện nông thôn cũng như tăng cường sử dụng khí metan để thay thế sử dụng than và củi đảm bảo an toàn cho nguồn nước; tiến hành dự án dẫn nước Bắc – Nam và cải tiến giảm thiểu nguy hiểm tại các hồ chứa nước nhân tạo. - Cải thiện hệ thống phúc lợi xã hội: Tăng thu nhập trung bình tại các vùng nông thôn và đô thị; tăng trợ cấp cho những người có thu nhập thấp; cải thiện hệ thống y tế và thuốc mem ở các vùng nông thôn; tập trung phát triển văn hóa và giáo dục, xây dựng các trường trung học cơ sở ở vùng nông thôn và vùng phía Tây. - Tái thiết các vùng chịu thiên tai: Tăng chi tiêu của chính phủ cho khu vực Tứ Xuyên bị động đất tàn phá. - Đầu tư vào giao thông vận tải: xây dựng thêm các sân bay tại vùng phía Tây cũng như xây dựng thêm các tuyến đường chở khách liên kết với các tuyến đường chở than. - Môi trường: tăng cường khuyến khích các dự án bảo tồn năng lượng và kiếm soát ô nhiễm; cải thiện công tác bảo vệ môi trường bằng cách tăng cường thiết lập các điều kiện xử lý nước thải và rác thải và ngăn ngừa ô nhiễm nước tại các vùng trọng điểm. - Công nghiệp: Tăng cường đổi mới và tái cấu trúc công nghiệp và khuyến 57 khích phát triển công nghệ cao và công nghiệp dịch vụ. - Nhà ở: xây dựng thêm các khu nhà cho thuê giá rẻ cũng như mở rộng các chương trình thí điểm tái xây dựng nhà ở nông thôn. - Thuế: Kéo dài thời hạn nộp thuế trên cơ sở luật thuế VAT sửa đổi cho tất cả các ngành. Tăng hoàn thuế xuất khẩu đối với một loạt mặt hàng, từ những mặt hàng sử dụng nhiều lao động như dệt-may, đến những mặt hàng có giá trị cao như các mặt hàng điện tử. Kích cầu của Trung Quốc là một chương trình tái thiết hệ thống cơ sở hạ tầng khổng lồ. Phần lớn nhất chương trình kích cầu được Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính khoảng 586 tỉ đô la Mỹ (khoảng 12% GDP năm 2009 của Trung Quốc) nhắm vào xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông (trong đó các chương trình xây dựng các tuyến xe lửa rất gây ấn tượng với các nước phương Tây), xây dựng hạ tầng nông thôn, tái thiết sau động đất. Phần còn lại của gói kích cầu này nhắm vào cải thiện công nghệ, xây dựng nhà ở, cải thiện hệ thống y tế, năng lượng và môi trường. Gói kích cầu này không đi trực tiếp vào hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng cũng không đi trực tiếp vào nâng sức cầu nội địa, mà là nhắm vào chi tiêu cho các dự án hạ tầng lớn và lợi ích sẽ chuyển vào các doanh nghiệp nhanh hơn. Bảng 2.3: Chi tiết các khoản chi tiêu trong gói kích cầu của Trung Quốc Các khoản mục Giao thông vận tải, điện lực và cơ sở hạ tầng Tái thiết lập khu vực chịu động đất Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Bảo tồn năng lượng và môi trường Bảo hiểm xã hội và nhà ở Công nghệ, nâng cấp và R&D Y tế và giáo dục Trị giá (tỷ NDT) 1.800 1.000 370 350 280 160 40 Nguồn: National Development and Reform Commission (NDRC) Trung Quốc lựa chọn đầu tư vào cơ sở hạ tầng làm thế mạnh kích cầu vì nước này chọn dựa vào nguồn cầu nội địa để vượt khủng hoảng chứ không chọn dựa vào nguồn cầu nước ngoài quá nhiều để kích thích tăng trưởng trong bối cảnh thị trường 58 xuất khẩu thế giới đang xấu đi. Theo số liệu của WB, nguồn cầu nội địa đã góp phần lớn nâng đỡ kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2009, trong đó đầu tư vào dự án hạ tầng của chính phủ đóng vai trò chính để thúc đẩy tăng trưởng. Số liệu của Trung Quốc cho thấy trong khi tình hình việc làm tiếp tục xấu đi trong khu vực xuất khẩu và cũng ảm đạm trong khu vực công nghiệp (do một số ngành công nghiệp như xi măng, sắt thép, nhôm có dấu hiệu dư thừa công suất và buộc chính phủ phải “can thiệp”), việc làm mới được tạo ra nhiều trong khu vực dịch vụ, xây dựng và khu vực nhà nước. Rõ ràng trong năm 2009, Trung Quốc dùng phương thức kích thích kinh tế hướng vào chi tiêu rất lớn cho các dự án hạ tầng để tạo ra việc làm và nâng đỡ tăng trưởng. Ở góc độ tạo ra việc làm mới một cách trực tiếp thông qua các chương trình chi tiêu của chính phủ, chúng ta tìm thấy sự tương đồng ở Trung Quốc và Mỹ. Chính sách tiền tệ Chính phủ Trung Quốc đã bãi bỏ việc kiểm soát hạn mức cho vay của các ngân hàng thương mại. Khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng cường cho vay đối với các dự án được ưu tiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực nông thôn. Trung Quốc tiếp tục giữ giá đồng Nhân dân tệ (RMB) ở mức thấp so với USD – mỗi USD đổi 6,8 RMB suốt thời gian triển khai chính sách kích thích kinh tế, giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng Trung Quốc trên thị trường quốc tế vốn đang thu hẹp dần do tác động của khủng hoảng. Lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) tăng cao trong giai đoạn tiền khủng hoảng (nửa sau năm 2008), lên gần 7,5%, nhưng sau đó đã giảm xuống còn 5,31% và duy trì đến nay nhằm kích thích doanh nghiệp đầu tư. Kèm theo là một số quy định nới lỏng tiêu chuẩn cho vay và hạ tỷ lệ vốn yêu cầu đối với các dự án cơ sở hạ tầng. Chính phủ cũng ra sức tìm cách khuyến khích tiêu dùng nội địa để giảm tải cho xuất khẩu. 59 Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc Biểu 2.14: Diễn biến lãi suất ngân hàng Trung ương Trung Quốc 2006-2009 2.4.2. Tác động của kích cầu ở Trung Quốc Tăng trưởng GDP Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc Biểu 2.15: Tăng trưởng GDP của Trung Quốc các quý 2007-2009 Biểu 2.15 cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chưa từng xuống dưới 6% ngay vào thời điểm khó khăn nhất. Quan trọng hơn, tỷ lệ này tăng mạnh và vững vàng kể từ quý 2/2009 trong bối cảnh cơn suy trầm vẫn chưa qua. Quý 3/2009, tăng trưởng của Trung Quốc lên tới 8,9% và họ gần như chắc chắn đạt được 60 mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2009. Đây là minh chứng rõ ràng cho kết quả của gói chính sách kích thích mạnh mẽ mà chính phủ nước này đã triển khai trong suốt một năm nhưng cũng là chỉ dấu cho thấy kinh tế nước này tiếp tục tăng nóng và cần có những chính sách hợp lý, kịp thời trong tương lai. Thất nghiệp Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc Biểu 2.16: Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc các quý 2006-2009 Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc có thể nói là tăng không đáng kể, chỉ 0,3 điểm phần trăm – từ 4% lên 4,3%. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng con số này là không đáng tin cậy vì Trung Quốc không tính tới những người thuộc diện bán thất nghiệp. Các chuyên gia phương Tây dự đoán rằng con số thất nghiệp thật vào thời điểm đầu năm 2009 phải là khoảng 20%. Nhưng rõ ràng là tỷ lệ này giảm khi chính phủ Trung Quốc liên tục bơm tiền cho các hạ tầng, vốn cần nhiều nhân công và vật liệu, vừa tạo việc làm lại vừa kích thích dây chuyền các ngành khác. Hạ tầng Trung Quốc vẫn rất thiếu thốn trong khi công nghệ nước này còn tương đối lạc hậu, cần nhiều lao động nên đầu tư vào hạ tầng sẽ vẫn là hướng giải quyết thất nghiệp hiệu quả. 61 Tăng trưởng sản xuất công nghiệp Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc Biểu 2.17: Tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc 2008-2009 Sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã suy giảm trầm trọng trong năm 2008 với tốc độ tăng trưởng vào tháng 11/2008 chỉ trên 5% nhưng sau đó đã vươn lên nhanh chóng nhờ chính sách kích cầu. Sau một năm, tăng trưởng đã về gần mức trước khủng hoảng – trên 16% vào tháng 10/2009. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề hết sức đáng lo ngại và tiềm ẩn nguy cơ vô cùng lớn đối với kinh tế Trung Quốc. Số liệu điều tra do tờ báo kinh tế hàng đầu Financial Times công bố tháng 11/2009 cho thấy nhiều ngành sản xuất của nước này đang lâm vào tình trạng cung vượt quá cầu. Khả năng tiêu thụ của một số ngành công nghiệp nặng Trung Quốc năm 2009 như sau: Công nghiệp sản xuất nhôm: 67%; Công nghệ điện gió: 70%; Công nghiệp thép: 72%; Công nghiệp xi-măng: 78%; Công nghiệp hóa chất: 80%; Công nghiệp lọc dầu: 85%. Riêng sản lượng thép năm 2008 của Trung Quốc là 660 triệu tấn. Khả năng tiêu thụ của thị trường chỉ là 470 triệu tấn. Sản lượng dư thừa là 190 triệu tấn, bằng tổng sản lượng thép toàn châu Âu cùng năm. Năm 2009, sản lượng thừa có thể còn nhiều hơn vì khủng hoảng kinh tế, các thị trường xuất khẩu của thép Trung Quốc đều thu hẹp. Nước này lại có một số dự án nhà máy thép với tổng công suất gần 60 62 triệu tấn/năm sắp hoàn thành. Như vậy, tình hình sẽ còn căng thẳng hơn trong tương lai và có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng thừa. Xuất nhập khẩu Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc Biểu 2.18: Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc 2008-2009 Biểu 2.18 cho thấy biến động xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc rất giống nhau. Đầu năm 2008, khi xuất khẩu giảm thì nhập khẩu cũng giảm. Đến giữa năm, cả hai cùng tăng. Sang đầu năm 2009, kinh tế thế giới suy thoái, xuất nhập khẩu tụt dốc nhưng dần dần hồi phục ở nửa sau của năm nhờ có chính sách kích cầu. Trong suốt quá trình này, Trung Quốc vẫn luôn luôn đạt được thặng dư mậu dịch. Đó là vì nước này chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng và lắp ráp, với phần lớn nguyên liệu ngoại nhập. Khi sản xuất đình đốn, xuất khẩu thu hẹp vì khủng hoảng thì nhập khẩu nguyên liệu giảm kéo theo nhập siêu giảm. Một yếu tố quan trọng khác là tỷ giá RMB so với USD. Đã từ nhiều năm nay, chính phủ Trung Quốc “neo” đồng RMB vào USD. Khi đồng USD mất giá, đồng RMB cũng “chìm” theo, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới. 63 2.5. Kích cầu của liên bang nga 2.5.1. Quy mô gói kích cầu và chính sách kích cầu Quy mô gói kích cầu Sau khi Hội nghị thượng đỉnh G20 kết thúc, Chính phủ Nga dự toán sẽ chi hơn 42 tỷ USD để kích thích tăng trưởng. Ngoài ra, Chính phủ Nga sẽ đầu tư vốn vào việc giảm thuế, hỗ trợ cho Ngân hàng trung ương và phúc lợi xã hội. Tổng giá trị kế hoạch chống khủng hoảng kinh tế của Nga lên tới hơn 100 tỷ USD. Cho đến nay, số tiền Nga dùng cho việc chống khủng hoảng chiếm tới 12% trong GDP của cả nước. Trong đó, Chính phủ còn bơm thêm 325 tỷ RUB cho thị trường tài chính, lĩnh vực kinh tế và thị trường lao động. Đồng thời Chính phủ liên bang Nga cũng đưa ra 7 ưu tiên chống khủng hoảng kinh tế: - Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của Nhà nước trước nhân dân và phát triển tiềm năng con người. - Giữ gìn và phát triển tiềm năng kỹ thuật và công nghiệp để tăng trưởng kinh tế - Đẩy mạnh nhu cầu nội địa về hàng hóa Nga là cơ sở cho khôi phục kinh tế phát triển kinh tế. - Đẩy mạnh đổi mới và cải tổ cơ cấu kinh tế - Tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế: hoàn thiện những thể chế thị trường quan trọng, gỡ bỏ rào cản với hoạt động quốc gia. - Hình thành hệ thống tài chính hùng mạnh là cơ sở vững chắc để phát triển kinh tế quốc gia. Chính sách tiền tệ Ngày 25/11/2009, Ngân hàng trung ương Nga tiến hành giảm lãi suất cơ bản với mức giảm 0,5% trong lần điều chỉnh này đã đưa lãi suất cơ bản của Nga về mức thấp nhất kể từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Đây là lần giảm lãi suất thứ 9 trong vòng 7 tháng của năm 2009. Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm lãi suất 3,5 điểm phần trăm từ tháng 4/2009 xuống mức 9,16% trong quý 4, dù vậy mức lãi suất này vẫn cao hơn rất nhiều so với lãi suất cơ bản tại các nền kinh tế hàng đầu thế giới. 64 Thời gian Lãi suất Quý Quý Quý Quý Quý Quý Quý Quý 1/2008 2/2008 3/2008 4/2008 1/2009 2/2009 3/2009 4/2009 10.08% 10.41% 10.91% 11.66% 13% 11.66% 10.58% 9.16% Nguồn: Ngân hàng Trung ương Nga Bảng 2.4: Lãi suất ngân hàng Trung ương Liên bang Nga các quý 2008-2009 Có 3 lý do khiến Ngân hàng trung ương Nga giảm lãi suất. Đầu tiên là khả năng lạm phát tăng cao tại Nga gần như đã được loại trừ. Dù đã đạt mức tăng trưởng tới 13,9% trong quý 3/2009 nhưng nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu dầu này vẫn chịu khá nhiều ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Lý do thứ hai khiến giới chức Nga quyết định giảm lãi suất là để kích thích thị trường tín dụng trong nước. Do các hoạt động tín dụng tại Nga hiện khá đình trệ, việc hạ lãi suất cơ bản có thể giúp kích thích nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh. Mục đích cuối cùng của việc giảm lãi suất là nhằm hạ thấp tương đối giá trị của đồng rouble do đồng tiền này hiện quá cao so với kỳ vọng của Chính phủ Nga. Theo giới phân tích, mức lãi suất cơ bản của Nga sẽ tiếp tục được điều chỉnh trong thời gian tới. Trong khi đó, Đồng Rúp đã tăng lên mức cao nhất so với USD trong năm nay sau khi giá dầu tăng lên và chính phủ nhóm G20 đã nhất trí duy trì các nỗ lực khích thích kinh tế. Giá dầu đã tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 2/2009, đã đẩy mạnh triển vọng thu nhập của nước xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới này và đang hỗ trợ đồng Rúp.Từ đầu tháng 9 đến nay, đồng rúp là đồng tiền tăng giá mạnh nhất so với đồng USD. Đồng thời, ngày 10/11/2009, Ngân hàng Trung ương Nga đã mua vào 700 triệu USD và bán ra đồng Rúp trong nỗ lực ngăn đồng tiền này tăng giá. Ngân hàng Trung ương kiểm soát chặt chẽ tỷ giá của đồng rúp so với giỏ tiền tệ bao gồm 55% đồng USD và 45% đồng euro. Dù vậy, Ngân hàng Trung ương vẫn để đồng Rúp tăng giá lên mức 35,19 rúp/USD, mức cao nhất từ tháng 12/2008. Như vậy tính đến đầu tháng 9/2009, đồng rúp đã tăng giá 8,5% so với giỏ tiền tệ bởi nhu cầu đối với dầu của Nga tăng, đồng USD yếu khiến đồng rúp tăng giá. Cùng khoảng thời gian trên, đồng rúp đã tăng giá 10,7% so với đồng USD. Đồng rúp hiện nay đã lấy lại hơn một nửa mức giảm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, 65 khi đó Ngân hàng Trung ương buộc phải dùng dữ trữ ngoại tệ của mình để ngăn đồng nội tệ trượt giá. Áp lực lên đồng rúp đang tăng lên bởi hoạt động kinh doanh ngoại hối, nhà đầu tư vay đồng tiền có mức lãi suất thấp và đầu tư vào loại tiền tệ có mức lãi suất cao hơn. Ngân hàng trung ương Nga dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất thêm nữa nhằm thúc đẩy các ngân hàng cho vay nhiều và kìm chế xu hướng tăng giá của đồng Rúp vốn đang đe doạ sức phục hồi của xuất khẩu. Chính phủ Nga cũng áp dụng chính sách thuế quan để chống khủng hoảng. Theo đó, nước này sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp hỗ trợ nền sản xuất trong nước, kích cầu xuất khẩu trong thời kỳ khủng hoảng bằng chính sách thuế quan. Xu hướng của năm 2009 là giảm thuế xuất và tăng thuế nhập. Trước hết, đối với sản phẩm nông nghiệp, Chính phủ đã tăng thuế nhập. Ví dụ, từ 0,22 euro lên 0,35 euro/kg đối với dầu ăn; từ 15% lên 20% trị giá HĐ đối với sữa khô (trong vòng 09 tháng); mức 0,23 euro/kg đối với gạo (áp dụng từ 15/215/5/2009). Tiếp theo, nếu giá dầu thế giới tiếp tục xuống, Chính phủ sẽ xem xét và giảm thuế xuất khẩu dầu và sản phẩm hóa dầu. 2.5.2. Tác động của kích cầu ở Nga Tăng trưởng GDP Sau 10 năm kinh tế tăng trưởng liên tục và nâng cao mức sống người dân, năm 2009 Nga đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế nghiêm trọng, suy thoái kinh tế. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Nga: Giá dầu thế giới giảm 50%-70% so với giữa năm 2008, giá kim loại giảm 45%, xuất khẩu những mặt hàng truyền thống giảm, ngoại thương giảm 1% GDP. Kết quả là tổng sản phẩm quốc nội của Nga (GDP) năm 2008 tăng trưởng 7,4% giảm so với năm 2007 (7,73%). GDP năm 2008 là 41.668 tỷ Rúp. Đồng Rúp mất giá 40%. Theo tính toán, năm 2009 thu nhập của Nga giảm khoảng 6.713,8 tỷ rúp (chiếm 16,6% GDP), chi phí tăng chiếm khoảng 9.692 tỷ rúp ( 24% GDP). Như vây, ngân sách liên bang thiếu hụt 2.978,4 tỷ rúp (chiếm 16,6% GDP), chi phí tăng chiếm khoảng 9.692 tỷ rúp (7,4% GDP). Lạm phát ở Nga đã tăng lên đến 13,5% vào đầu năm 2009. GDP Nga hiện nay giảm xuống 66 còn 40.420 tỷ rúp. Nga cần 1.610,6 tỷ rúp (chiếm 4% GDP) để thực hiện các biện pháp chống khủng hoảng. Chi phí ngân sách nhà nước năm 2009 là 8.787 tỷ rúp. Từ tháng 1 – 9/2009, GDP của Nga giảm 10% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy từ tháng 6/2009, GDP có dấu hiệu tăng trưởng, nhưng mức độ tăng trưởng không lớn, chỉ 0,5%. Trong 9 tháng đầu năm 2009, ngành công nghiệp của Nga giảm 13,5% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó ngành gia công giảm tới 19,1%. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga thể hiện ở hình 2.19. Nguồn: Cục Thống kê quốc gia Liên Bang Nga Biểu 2.19: Tăng trưởng GDP Liên Bang Nga các quý 2008-2009 Thất nghiệp Theo số liệu của Cục thống kê Quốc gia Liên bang Nga, từ tháng 1/2009, số người thất nghiệp hàng tháng nhiều hơn số người tìm được việc làm từ 100.000 đến 150.000 người, chủ yếu trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, kiến trúc, thương mại, tài chính. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết, gần đây, tỷ lệ thất nghiệp của Nga có nhiều hướng tăng, có nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới. Cơ quan Thống kê Liên bang Nga cho biết khoảng 200.000 lao động ở Nga đã tìm được việc làm hàng tháng nên tỷ lệ thất nghiệp đã thấp hơn mức dự báo ban đầu của WB, tỷ lệ thất nghiệp ở Nga có thể tăng lên 13% và tỷ lệ người nghèo của nước này có thể lên tới 17,4% vào cuối năm 2009, trong bối cảnh sản lượng công nghiệp sụt giảm và môi trường kinh tế thế giới không thuận lợi. Số liệu cụ thể về tình trạng thất nghiệp của Nga thể hiện ở bảng 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp của Nga quý 3 đã ở mức 67 7,9% và dự báo khoảng 8,3% vào quý 4 năm 2009. Bảng 2.5: Tỷ lệ thất nghiệp của Nga (2006-2009) Thời gian Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 7.70% 7.40% 7.20% 6.70% 7% 6.10% 5.80% 5.90% 6.70% 5.70% 5.90% 5.90% 9.10% 8.50% 7.90% 8.30% Nguồn: Cục thống kê quốc gia liên bang Nga Lạm phát Tình trạng lạm phát trước đây vốn gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế Nga, nay có dấu hiệu chuyển biến tốt. Dự kiến tỷ lệ lạm phát năm 2009 sẽ xấp xỉ 9%; nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Bảng 2.6: Tỷ lệ lạm phát của Nga các quý (2008-2009) Quý Quý Quý Quý Quý Quý Quý Quý 1/2008 2/2008 3/2008 4/2008 1/2009 2/2009 3/2009 4/2009 12.40% 14.20% 14.80% 13.80% 13.50% 12.50% 11.40% 9.30% Nguồn: Cục thống kê quốc gia liên bang Nga Tăng trưởng sản xuất công nghiệp Nga có tiềm năng phát triển công nghiệp rất lớn. Nga có nguồn năng lượng lớn nhất thế giới, chiếm tới 13% tổng trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt thế giới đã được phát hiện. Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt và xuất khẩu dầu mỏ đứng thứ 2 thế giới. Sản lượng điện của Nga chiếm 12% tổng sản lượng điện toàn cầu. Hiện nay Tổ hợp nhiên liệu - năng lượng Nga là một trong những tổ hợp quan trọng nhất và phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế Nga, chiếm khoảng 1/4 GDP, 1/3 sản lượng công nghiệp và 1/2 nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Ngoài dầu mỏ, khí đốt và vàng, Nga có sản lượng khai thác kim cương đứng đầu thế giới. Sản lượng kim cương của Nga đạt 33,019 triệu cara, trị giá 1,676 tỷ USD. Xuất nhập khẩu Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại, gỗ, hóa chất, vũ khí cá nhân và vũ khí phục vụ quốc phòng. Các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu với các thị trường chính là Hà Lan, Đức, Ý. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 6161,7tỷ USD. Trong những năm gần đây, nền 68 kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa. Sản phẩm nhập khẩu chính là máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng, thịt, đường, kim loại sơ chế. Thị trường nhập khẩu chính là Châu ÂU (Đức, Pháp, Ý), Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ukraine. Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 là 4023,2 tỷ USD. Bảng 2.7: Xuất khẩu của Nga (2008-2009) Đơn vị: tỷ USD Thời Tháng Tháng Tháng gian 2008 2009 1 34.6 17.9 2 34.6 17.9 3 35.7 18.6 Tháng 4 40 20.9 Tháng Tháng Tháng THáng Tháng Tháng Tháng Tháng 5 40.3 21.1 6 42.8 22.7 7 43.9 24.5 8 45.7 26.3 9 43.8 27.1 10 39.1 29.2 11 30.3 30.4 12 28.6 30.4 Tổng 10640.6 6161.7 Nguồn: Cục thống kê quốc gia liên bang Nga Bảng 2.8: Nhập khẩu của Nga (2008-2009) Đơn vị: tỷ USD Thời Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng THáng Tháng Tháng Tháng Tháng gian 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 27.2 17.6 21.9 19.2 21.9 19.2 2008 2009 15.7 10.5 15.7 10.5 21.2 13.4 23.4 14.5 24.4 13.8 24.4 13.8 25.4 15.4 27.4 15.6 27.2 15.6 Tổng 6484.4 4023.2 Nguồn: Cục thống kê quốc gia liên bang Nga Thị trường chứng khoán Tháng 9 năm 2008, trước tác động tiêu cực lan rộng của cuộc khủng hoảng ở Phố Wall (New York) và những khó khăn trong nước, các cơ quan chức năng của Nga đã cho tạm ngừng giao dịch trên thị trường chứng khoán nước này, với mục đích ngăn chặn tình trạng giá cổ phiếu sụt giảm quá mạnh. Ngày 16/9/2008 đã đi vào lịch sử nước Nga khi thị trường chứng khoán Nga đã ngừng giao dịch khoảng 1 giờ do chỉ số Micex Index sụt giảm tới 17,5%, mạnh nhất trong vòng 1 thập kỷ qua. Từ đầu tháng 7 tới tháng 9, sàn RTS đã mất tới 64% giá trị, tương đương với khoảng 750 tỷ USD. Động thái đóng cửa thị trường chứng khoán của các nhà chức trách Nga như lần đó là chưa có tiền lệ. Sự tăng trưởng trong 7 tháng cuối năm nay là do giới đầu tư quốc tế đã hưởng ứng chuyển biến khả quan này với việc các nhà đầu tư trở lại với nền kinh tế Nga bằng việc mua chứng khoán của các xí nghiệp và công ty tại đây. Đến đầu tháng 12 năm nay, thị trường chứng khoán của Nga đã tăng hơn 120% dừng ở mức 69 hơn 1301 điểm so với điểm đáy của khủng hoảng kinh tế là 562 điểm (tháng 12/2008). Bảng 2.9: Thị trường chứng khoán Nga (MICEX) Thời gian Điểm 3- 2008 6-2008 9-2008 12-2008 3-2009 1569 1754 854 562 647 6-2009 9-2009 12-2009 917 1077 1301 Nguồn: Tradingeconomics.com Nguồn: Tradingeconomics.com Biểu 2.20: Index thị trường chứng khoán Nga (2008-2009) Theo ông Valery Tsvetkov, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu các vấn đề thị trường, nguyên nhân chính bảo đảm chuyển biến khả quan trên thị trường chứng khoán Nga là giá dầu mỏ đã tăng cao. Kinh tế Nga từng có sự tăng trưởng ngoạn mục trong thập kỷ qua chủ yếu là nhờ xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên với giá cao, đặc biệt là dầu khí. Khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, giá những mặt hàng như dầu khí giảm mạnh đã khiến kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó thị trường chứng khoán Nga mất 70% giá trị và giá trị của đồng rúp so với USD cũng giảm 1/3. Ông Valery Tsvetkov cho rằng mức giá dầu hỏa khoảng 67 - 68 USD/thùng như hiện nay đã củng cố vị thế của các công ty dầu mỏ cũng như các cơ sở liên quan đến ngành khai thác và xuất khẩu dầu mỏ của Nga. 70 Một lá chắn giúp Nga chống lại sự suy giảm kinh tế trong bối cảnh đang phải chật vật đối phó với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu hiện nay chính là Quỹ dự trữ được hình thành sau nhiều năm tích lũy nguồn thu từ dầu mỏ. Quỹ này hiện lên tới 121 tỷ USD. Ngoài ra, Nga còn một quỹ dự trữ nhỏ hơn, với 85,7 tỷ USD. Tuy nhiên, việc tăng mạnh như vũ bão của thị trường chứng khoán Nga rất có thể bị đảo ngược khi mà nền kinh tế nước này chủ yếu chỉ dựa vào dầu mỏ. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chưa xác định được chính xác là đã chạm đáy hay chưa, nên nhu cầu về dầu mỏ vẫn có thể yếu đi, khiến giá dầu vẫn có thể giảm vào bất cứ lúc nào. 2.6. Bài học kinh nghiệm về kích cầu của một số nước cho Việt Nam 2.6.1. Kích cầu ở các nước đều là một giải pháp kinh tế và hướng tới mục tiêu ổn định vĩ mô và tạo việc làm Mục tiêu chính của các gói kích cầu đều hướng đến tăng tổng cầu cho nền kinh tế và tạo ra nhiều công ăn việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Nhìn tổng thể, các biện pháp kích thích kinh tế cùng với các biện pháp của chính sách tiền tệ đã có tác dụng làm ổn định kinh tế toàn cầu và giúp các nước phục hồi kinh tế. Bên cạnh đó, các khoản chi cho dù mục đích trước mắt là tăng tổng cầu hay tạo nhiều việc làm nhưng đều hướng tới mục đích lâu dài là để tạo nền tảng hạ tầng vững chắc và nhân lực cho phát triển kinh tế trong tương lai (đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ sạch, giáo dục, đào tạo…). Trung Quốc là ví dụ điển hình cho vấn đề này. Kích cầu ở Trung Quốc không chỉ là ứng phó với khủng hoảng kinh tế (tạo việc làm, ổn định kinh tế vĩ mô) mà còn được coi là cách để tạo ra tiền đề cho tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng đổi mới cơ cấu, công nghệ và tăng năng suất. Ở các nước như Mỹ, EU và Nhật Bản, gói kích cầu được tập trung nhiều vào đầu tư chiều sâu phát triển công nghệ mới, hiệu quả cao và tương lai phát triển lâu dài như công nghệ sử dụng nguồn năng lượng có thể tái sinh, công nghệ sạch… nhằm đảm bảo cho tăng trưởng bền vững. 2.6.2. Không có một công thức cụ thể cho một gói kích cầu áp dụng với tất 71 cả các nước trên thế giới, mà các nước tùy theo hoàn cảnh của mình thực hiện các gói kích cầu khác nhau Đối với một số nước như Mỹ và EU, thì gói kích cầu được hiểu là gói kích thích kinh tế sử dụng các biện pháp tài khóa (bao gồm tăng chi tiêu của chính phủ và cắt giảm thuế). Điều này là do thông thường khi nền kinh tế gặp khó khăn, thì các nước này thường hay sử dụng công cụ kinh tế là chính sách tiền tệ (điều chỉnh lãi suất cho vay, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở), và chỉ cân nhắc sử dụng chính sách tài khóa khi chính sách tiền tệ dường như không còn tác dụng, hoặc không thể thực hiện được (ví dụ như khi lãi suất đã giảm xuống rất thấp). Nhưng với một số nước khác, thì gói kích cầu lại được thực hiện đồng thời cùng với chính sách tiền tệ như một số chính sách khác. Một điểm phải lưu ý là tại các nước thực hiện gói kích cầu, tùy theo hoàn cảnh, mà gói kích cầu có thể chỉ bao gồm các biện pháp tài khóa, hoặc có thể bao gồm cả các biện pháp tài khóa cũng như các biện pháp tiền tệ. Chính sách kích cầu khi nền kinh tế có nguy cơ đi xuống và chìm vào suy thoái tại các nước, đặc biệt là các nước phát triển không phải là điều mới lạ. Phần khảo sát tập trung vào các nước có nền kinh tế lớn như: Mỹ, EU và Nhật Bản; đồng thời cũng khảo sát các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước đang phát triển trong khu vực châu Á có nền kinh tế có nhiều nét tương đồng với Việt Nam hiện cũng đang thực hiện các chính sách kích cầu để giúp nền kinh tế của các nước này thoát khỏi khủng hoảng như Trung Quốc. Một điều có thể nhận thấy là các nước này tiến hành các gói kích cầu khá bài bản và có nhiều điểm tương đồng. Gói kích thích kinh tế bao gồm nhiều phần, từ việc tăng chi tiêu công, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân đến việc cắt giảm thuế và tăng trợ cấp. Các cấu phần của gói kích thích cũng có sự khác nhau giữa các nước. Biện pháp kích cầu có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Trong hai loại biện pháp này biện pháp thứ hai được các quốc gia châu Âu áp dụng phổ biến hơn bởi vì nó được cho răng có hiệu suất kích thích tăng trưởng cao hơn. Các biện pháp liên quan đến thuế chiếm hơn một nửa quy mô của gói kích thích kinh tế ở 72 Mỹ, EU và Nhật Bản, trong khi các biện pháp chi tiêu chính phủ chiếm tỷ trọng lớn ở Trung Quốc. Đối với các nước đang phát triển, gói kích thích kinh tế tập trung chủ yếu vào tăng chi tiêu công vì một phần trong bối cảnh suy thoái nguồn thu sẽ bị giảm sút nên việc áp dụng biện pháp thuế hạn chế hơn. Hơn nữa, hiệu ứng số nhân cho các biện pháp về phía chi tiêu lớn hơn các biện pháp về thu. Trong cấu phần chi tiêu, đầu tư cho cơ sở hạ tầng chiếm một tỷ trọng lớn, đặc biệt là ở Trung Quốc. Ở nhiều nước, hơn một phần tư gói kích cầu được dành cho an sinh xã hội. Không giống với các nước phát triển nơi người dân không chịu tăng chi tiêu, ở các nước đang phát triển trợ cấp thu nhập cho các đối tượng bị tổn thương sẽ có tác động tăng chi tiêu cao. So với GDP, quy mô gói kích thích kinh tế của các nước đang phát triển như Trung Quốc lớn hơn của các nước phát triển (EU, Mỹ). Trong khi hầu hết các nước phát triển có thể đảm bảo tài chính cho gói kích thích kinh tế thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ ở trong nước và nước ngoài, một số lượng lớn các nước đang phát triển lại dựa vào nguồn dự trữ ngoại hối được tích lũy trước khi khủng hoảng. 2.6.3. Gói kích cầu của các nước tập trung vào ba nhóm biện pháp chính (i) Nhóm biện pháp kích thích tiêu dùng đối với người dân Một cách làm tăng tổng cầu là tăng tiêu dùng của hộ gia đình. Điều này có thể được thực hiện một cách hiệu quả nhất bằng cách định hướng gói kích cầu tới những hộ gia đình có xu hướng tiêu dùng hơn là xu hướng tiết kiệm số tiền được trợ cấp.1 Nhóm biện pháp mà các nước kích cầu sử dụng chủ yếu dưới dạng trợ cấp cho dân trực tiếp hoặc miễn giảm/hoàn thuế cho dân. Tuy nhiên, các sáng kiến của các nước này lại khá đa dạng, bao gồm các biện pháp cụ thể như cấp tiền trực tiếp hoặc 1 Các nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng các hộ gia đình có thu nhập thấp có xu hướng tiêu dùng số tiền kiếm thêm được cao hơn các hộ gia đình có thu nhập cao. Đơn giản là vì các hộ nghèo, thu nhập thấp khi nhận được trợ cấp sẽ sử dụng ngay khoản trợ cấp để sống, trong khi đó các gia đình có điều kiện khá giả hơn nếu được trợ cấp sẽ có xu hướng tiết kiệm khoản tiền này. Do đó, các chính sách kích cầu, nếu nhắm tới các hộ gia đình thu nhập thấp và trung bình sẽ hiệu quả hơn các chính sách nhắm vào các hộ gia đình có thu nhập cao. Đây cũng chính là lý do tại sao các khoản trợ cấp thất nghiệp dành cho người mất việc lại là chính sách kích cầu hiệu quả nhất, đó là do người thất nghiệp sẽ sử dụng tiền trợ cấp thay cho tiền lương bị mất. 73 phát phiếu tiêu dùng cho người dân (Nhật Bản), hoàn thuế cho người dân, gia đình có thu nhập thấp, trợ cấp cho các gia đình có trẻ em (Mỹ, Hàn Quốc), trợ cấp cho người nghèo, người thất nghiệp (Mỹ, Trung Quốc), cũng như hỗ trợ đối với các đối tượng khó khăn trong hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế (hỗ trợ người mua nhà gặp khó khăn ở Mỹ, Australia); hỗ trợ cho ngư dân, người già ở Hàn Quốc, hỗ trợ cho nông dân ở Trung Quốc; trợ cấp tiêu dùng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng và ít ô nhiễm ở Mỹ. Các biện pháp kích thích tiêu dùng được các nước thực hiện rất đa dạng như: cấp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc phát phiếu tiêu dùng (Đức phát thẻ tiêu dùng trị giá 2500 euro cho các cá nhân mua xe ô tô mới, Pháp chi hỗ trợ 1000 euro cho những người mua ô tô có công nghệ sạch, không làm ô nhiễm môi trường, trợ cấp cho 3,8 triệu gia đinh nghèo với mức trợ cấp 200 euro/năm hoặc gián tiếp thông qua miễn giảm thuế (Anh giảm thuế giá trị gia tăng từ 17,5% xuống 15%). Trong đó, phần lớn các nước tập trung hỗ trợ các đối tượng có thu nhập thấp - đối tượng dễ bị tổn thương trong khủng hoảng và thường có xu hướng tiêu dùng hơn là xu hướng tiết kiệm khi nhận được trợ cấp thông qua giảm thuế, trợ cấp, tăng nhu cầu có khả năng thanh toán cho tâng lớp này. Các biện pháp kích thích tiêu dùng này của các quốc gia châu Âu là một mũi tên hướng tới nhiều đích. Họ đã hướng tới (i) những chủ thể kinh tế tiêu dùng nhanh hơn khoản tài chính được hưởng nhờ kích cầu và do đó sớm gây ra tác động lan tỏa tới tổng cầu hơn; (ii) hướng tới những chủ thể kinh tế nào bị tổn thương tác động bất lợi hơn cả bởi suy thoái kinh tế. Thông thường người có thu nhập cao thường ít giảm chi tiêu hơn so với người có thu nhập thấp trong thời kỳ kinh tế gặp khó khăn. Việc lựa chọn các gia đình có thu nhập thấp để hỗ trợ tăng tiêu dùng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa, kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thu hút thêm lao động; (iii) thứ ba là đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả suy thoái kinh tế đe dọa tầng lớp thu nhập thấp. (ii) Nhóm biện pháp kích thích chi đầu tư đối với doanh nghiệp Một cách để làm tăng tổng cầu là khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành 74 đầu tư, hoặc thuê thêm nhân công. Để làm điều này một cách có hiệu quả, chính sách kích cầu thường tập trung vào các biện pháp khuyến khích các dự án đầu tư mới hoặc thuê thêm nhân công, chứ không trợ cấp cho các hạng mục đầu tư đã thực hiện2. Thông thường các biện pháp kích thích tăng đầu tư đối với khu vực doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc giảm thuế dưới nhiều hình thức cho các doanh nghiệp – không trợ cấp hoặc cấp vốn trực tiếp. Ví dụ như cho phép khấu hao nhanh các khoản đầu tư (Mỹ), cho nợ thuế, ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động và sử dụng thêm lao động mới (Mỹ, Nhật), tăng hoàn thuế XK đối với một số mặt hàng sử dụng nhiều lao động (Trung Quốc), bỏ thuế đánh vào lãi trên vốn (capital gain) đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Mỹ), giảm thuế tạm thời cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Úc), giảm thuế đối với các dự án đầu tư mới (Đài Loan) khuyến khích ngân hàng cho vay đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trung Quốc). Hình thức hỗ trợ tín dụng cũng được thực hiện tại một số nước cũng như hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nhật) cho vay với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, tiến hành kích cầu đối với nền kinh tế trong ngắn hạn thông qua các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp thường rất khó khăn. Điều này là do các doanh nghiệp chỉ tiến hành mua sắm, đầu tư, thuê tuyển thêm nhân công mới nếu như họ thấy có lợi, thấy có cầu đối với hàng hóa mà họ sản xuất ra chứ không chỉ dựa trên các khuyến khích về thuế, hay ưu đãi về lãi suất. Phần lớn các nước đều tập trung vào hỗ trợ các dự án đầu tư mới, các dự án sử dụng nhiều lao động thông qua các hình thức giảm thuế, giãn thuế, hoãn thuế (Đức thực hiện giảm thuế và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, chi 15 tỉ euro cho việc đảm bảo tín dụng. Trong gói kích thích tăng trưởng trị giá 26 tỉ euro, Pháp dành phần nhiều để đảm bảo tín dụng cho các doanh nghiepẹ nhở và vừa. Anh giảm thuế VAT, điều chỉnh một số chính sách thuế với doanh nghiệp…) (iii) Nhóm biện pháp kích thích bằng chi đầu tư của chính phủ 2 Mặc dù khi làm như vậy sẽ làm cải thiện tình hình tài chính của các công ty được trợ cấp, nhưng các khoản trợ cấp này sẽ không làm tăng tổng cầu trong ngắn hạn, điều này là do các công ty sẽ giữ lại các khoản trợ cấp này chứ không sử dụng chúng để mua sắm hoặc thuê tuyển thêm nhân công 75 Các hạng mục đầu tư của chính phủ để kích cầu thường là các gói đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, giao thông, đường xá, y tế, giáo dục (Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc), hỗ trợ chính quyền địa phương qua việc giảm thuế (Mỹ) hoặc cho phép chính quyền địa phương đi vay. Ngoài ba nhóm ở trên, tại một số nước còn kết hợp một số chính sách cụ thể như tại điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư nước ngoài (Nga), trợ cấp xuất khẩu sang thị trường mới (Trung Quốc). Trong gói kích thích kinh tế của các nước, đầu tư công được xác định là khâu chủ lực. Phần lớn các nước kích cầu thông qua đẩy mạnh đầu tư công vào các công trình phục vụ cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội (Đức dành 17,33 tỉ euro xây dựng đường giao thông liên bang, trường học bệnh viện, các cơ sở công cộng địa phương. Pháp đầu tư vào 1.000 dự án xây dựng thuộc các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt; xây dựng nhà ở xã hội; quốc phòng và an sinh; giáo dục bậc cao và nghiên cứu; bảo tồn bảo tàng). Các gói đầu tư công này một phần lớn nhằm tạo việc làm cho người lao động, mặt khác hướng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, hay đầu tư vào các lĩnh vực phát triển, sử dụng công nghệ sạch, tạo cơ sở cho sự phát triển kinh tế bền vững trong tương lai. Nếu xét đến lĩnh vực được ưu tiên đầu tư thì phải kể đến: Lĩnh vực xây dựng, dệt may (nhằm tạo việc làm, tạo cơ sở hạ tầng cho tương lai), các lĩnh vực nghiên cứu sử dụng công nghệ sạch (hướng tới mục tiêu phát triển bền vững) và lĩnh vực giáo dục, đào tạo mà tập trung vào đào tạo về chuyên môn và kỹ năng cho cán bộ khu vực công. 2.6.4. Chính sách tiền tệ được sử dụng rộng rãi như là một công cụ để kích cầu ở nhiều nước Ngân hàng trung ương của hầu hết các nước đều tiến hành chính sách cắt giảm lãi suất, một số ngân hàng trung ương của các nước phát triển đã cắt giảm lãi suất đến gần mức 0%. Chẳng hạn như, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), ngân hàng Nhật Bản (BOJ), ngân hàng Anh và nhiều ngân hàng trung ương khác đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp lịch sử. Một số ngân hàng trung ương của các nước như Nga lúc đầu tăng lãi suất để đối phó với sự giảm giá mạnh của tỷ giá, nhưng sau đó đã hạ lãi 76 suất lại sau khi tỷ giá đã được bình ổn. Bên cạnh đó các nước còn thực hiện nhiều biện pháp khác của chính sách tiền tệ. Thứ nhất, các biện pháp được đưa ra đảm bảo lãi suất thị trường giảm cùng với lãi suất chính sách. Ví dụ, để giữ lãi suất thị trường ngắn hạn gắn với mục tiêu chính sách, ngân hàng Anh và FED đã giảm biên độ của lãi suất qua đêm. Thứ hai, một số can thiệp được đưa ra để làm giảm căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng bằng cách giảm sự mở rộng thị trường liên ngân hàng. Ngân hàng trung ương các nước đã cung cấp thêm nhiều vốn để bù đắp những sự giảm sút về cung thị trường và đảm bảo sự phân bổ đồng đều các dự trữ trong hệ thống. Ngân hàng trung ương còn nới lỏng các thế chấp, kéo dài kỳ hạn của các hoạt động tái tài chính và thiết lập các đường dây trao đổi liên ngân hàng trung ương nhằm giảm sức ép vốn đô la ở thị trường bên ngoài. Thứ ba, các giới chức tiền tệ còn cung cấp một khối lượng lớn những thanh quản bổ sung để giữ các tổ chức tài chính hoạt động và giảm rủi ro lan ra trên các phần của thị trường tài chính qua việc mua các giấy tờ thương mại, cổ phiếu công ty, trái phiếu tài sản. Một số ngân hàng trung ương còn can thiệp vào thị trường ngoại tệ để tăng sức ép lên đồng tiền của họ nhằm giảm nguy cơ giảm phát. Với những can thiệp trên, tài khoản của các ngân hàng trung ương đã được mở rộng từng bước và các cấu phần của nó đã thay đổi tốt. 2.6.5. Chính sách kích cầu có thể có những hệ lụy và cần thận trọng với chính sách kích cầu Việc kích cầu chỉ có thể được thực hiện một cách có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định. Các chính sách kích cầu nếu mất quá nhiều thời gian để thực hiện sẽ không có còn tác dụng, vì khi đó nền kinh tế tự nó đã có thể phục hồi, và việc gói kích cầu lúc đó lại có thể có tác dụng xấu do có khả năng làm hun nóng nền kinh tế dẫn đến lạm phát và làm mất cân đối vĩ mô lớn. Thông thường khi thực hiện các biện pháp kích cầu nền kinh tế bằng việc mở rộng chi tiêu (tạm thời) của chính phủ sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách. Sau giai đoạn kích cầu là thời điểm cần tính tới tiêu chí ngắn hạn, tức thời điểm rút kích cầu. Gói kích cầu sẽ phải chấm dứt khi nền kinh tế đã được cải thiện. Rút kích cầu để hạn 77 chế thâm hụt ngân sách (không làm ảnh hưởng tới ngân sách trong dài hạn) và không gây ra nguy cơ lạm phát. Tuy nhiên, nếu rút kích cầu sớm quá sẽ như người dùng kháng sinh chưa đủ liều, sẽ khiến nền kinh tế rơi vào vòng suy thoái tiếp theo. Do vậy, để phát huy hiệu quả cao nhất của chính sách kích cầu đòi hỏi phải nhanh nhạy, linh hoạt trong việc nhận định rõ những tồn tại trong nền kinh tế để có những chuyển hướng kịp thời để không chỉ đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái kinh tế mà còn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai khi nền kinh tế đã phục hồi. 78 CHƯƠNG 3 KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM 3.1. Ảnh hưởng của khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng đến hầu hết các nước trên thế giới, đẩy các nước này lâm vào tình trạng suy giảm kinh tế và trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, khó có một nước nào có thể tránh khỏi sự tác động của cuộc suy thoái này. Đối với nền kinh tế Việt Nam: một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác - tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam tính trên GDP lên tới 70%, và tăng trưởng của Việt Nam trong nhiều năm qua phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), IMF và ADB cũng như các nhà kinh tế đã nhận định nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Họ cho rằng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ còn giảm trong năm 2009, xuống còn 5,5% (WB); 4,75% (IMF); 4,5% (ADB). Thực tế đã cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm 3 điểm phần trăm từ 8,5% năm 2007 xuống 6,2% (năm 2008), và tiếp tục xuống 5,3% (năm 2009). Đây là tỉ lệ thấp đáng kể và rất đáng lo ngại đối với một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng 9-10% và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là khoảng 7,5-8% trong thời gian khá dài. Những con số dự đoán trên và thực tiễn cho thấy rõ ràng Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và mặc dù nằm trong nhóm các nước thứ 2, tức là nhóm các nước chịu ảnh hưởng gián tiếp. Nhưng theo chúng tôi có ít nhất 4 lĩnh vực Việt nam đã bị ảnh hưởng rõ rệt nhất. Thứ nhất, xuất khẩu (chiếm trên 70% GDP của Việt nam) đã chịu tác động mạnh và suy giảm nhanh. So với năm 2007, kim ngạch xuất khẩu tháng 11/2008 đã giảm gần 7%, đầu năm 2009 giảm 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong 13 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì đã có đến 12 mặt hàng có kim ngạch giảm sút từ 10 đến 20% (trong đó: dầu thô giảm 48,6%, cao su giảm 43,9%, dệt may giảm 4,2% và duy nhất chỉ có xuất gạo tăng 76,4%). Nguyên nhân là do thị trường 79 xuất khẩu chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu (chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu) bị thu hẹp nhanh do các nước này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng vì thế nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường này đã giảm sút. Các hợp đồng đặt hàng giảm mạnh đối với các mặt hàng thế mạnh như may mặc, giầy dép, đồ gỗ và thủy sản. Trong năm 2009, xuất nhập khẩu tiếp tục giảm, cụ thể giá trị xuất khẩu chỉ đạt 56,6 tỷ USD (giảm 9,7%), nhập khẩu đạt 68,8 tỷ USD (giảm 10,8%). Nhập siêu tuy giảm so với mức 32,1% của 2008 nhưng vẫn bằng 21,6% GDP và từ đây gây sức ép lên vấn đề tỉ giá, cán cân thanh toán và cuối cùng là dự trữ ngoại tệ. Kinh tế đình trệ do đầu ra giảm sút, doanh nghiệp có nguy cơ thua lỗ, phá sản tăng lên đặc biệt đối với những doanh nghiệp dựa vào xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả này tác động trở lại ngân hàng dẫn tới gia tăng nợ xấu và sa thải công nhân. Liên đoàn lao động có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết có khoảng 30.000 lao động của thành phố trong các ngành kể trên đã mất việc làm. Thứ hai, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm sút trong ngắn và trung hạn do các nhà đầu tư gặp khó khăn về nguồn tín dụng bắt nguồn từ những khó khăn của các tập đoàn tài chính và tính chất co cụm, bảo toàn và tái cơ cấu tài chính của những nước đang rơi vào khủng hoảng. Cuối năm 2008, tạp chí Financial Times đã dự báo dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu sẽ giảm 15% trong năm 2009. Đối với Việt Nam, hai năm trước, đã đạt thành tích cao trong thu hút đầu tư FDI, vốn FDI đăng ký lên tới 64 tỷ USD trong năm 2008. Tuy nhiên, trong hai tháng đầu năm 2009, vốn FDI đăng ký mới chỉ đạt mức 200 triệu USD, giảm khoảng 87,8% so với cùng kỳ năm trước, lượng vốn trung bình một dự án chỉ còn khoảng 3-4 triệu USD. Cuối năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam mới đạt 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008. Thứ ba, nguồn thu ngoại tệ giảm sút do lượng khách du lịch tới Việt Nam và nguồn kiều hối giảm. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong năm 2009, lượng khách du lịch quốc tế chỉ đạt 3,8 triệu lượt người (giảm 11,5% so với năm 2008). Thu hút khách du lịch không chỉ đơn thuần là một nguồn thu ngoại tệ mà còn là 80 nguồn tạo việc làm quan trọng. Đối với Việt Nam, nó còn ảnh hưởng tới các ngân hàng bởi các tổ chức này đã tài trợ vốn cho các dự án phát triển các khu du lịch, khách sạn với những khoản tiền không nhỏ và nếu các dự án này thất bại thì các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, lượng kiều hối có thể giảm vì người Việt kiều tại các nước phát triển cũng đang gặp khó khăn, khả năng các Việt kiều ở nước ngoài cũng gặp những vấn đề về tài sản, thu nhập, việc làm… tương tự như người dân Mỹ, châu Âu gặp phải. Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 31/12/2009 kiều hối chuyển về nước đạt 6,283 tỉ USD, giảm 12,8% so với năm 2008. Tuy nhiên, từ cuối quý 3/2009 kinh tế thế giới khởi sắc trở lại nên kiều hối cũng tăng dần, đặc biệt tăng mạnh trong tháng 12/2009. Riêng tại TP.HCM, kiều hối năm 2009 đạt 3,2 tỉ USD. Như vậy, kiều hối đã không giảm mạnh do suy thoái kinh tế như dự báo trước đó. Thứ tư, ngân sách Chính phủ cũng sẽ chịu ảnh hưởng lớn do giá hàng hóa cơ bản giảm sẽ làm giảm các nguồn thu của Chính phủ. Trong bản dự toán ngân sách năm 2009, giá dầu được dự tính ở mức 90 USD/thùng nhưng đến cuối tháng 3/2009, giá dầu đã giảm xuống mức trên dưới 50 USD/thùng). Như vậy, nếu không có sự điều chỉnh lại bản dự toán thu chi thì ước tính thiệt hại ngân sách do những suy giảm trong giá dầu có thể lên tới 2 tỷ USD. Thêm nữa, các nguồn thu khác qua thuế cũng phải giảm do phải giãn, giảm thuế, chẳng hạn như thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng sẽ giảm đáng kể. Như vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính đã tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam, làm giảm kim ngạch xuất khẩu và đầu tư trong nước từ đó dẫn đến tổng cầu (cầu nội địa) bị suy giảm. Đây cũng là lý do mà Chính phủ Việt Nam đã đưa ra bản kế hoạch kích cầu trị giá 6 tỷ USD nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, hạn chế thất nghiệp và bảo đảm an sinh xã hội. 3.2 Phản ứng của Chính phủ trước tác động của khủng hoảng đối với nền kinh tế Việt Nam Phản ứng với những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, liên tiếp từ giữa tháng 12/2008 đến tháng 5/2009 Chính phủ đã nhiều ban hành 81 nghị quyết, quyết định và thông tư chỉ đạo và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương trong nước triển khai thực hiện quyết liệt các đợt kích thich kinh tế thông qua các gói kích cầu. Sau đây là một số ví dụ: Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 của Thủ tướng chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và các nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng CP ban hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trường kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 của Thủ tướng CP về việc hỗ trợ lãi suất vay vốn mua máy móc, thiết bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn Thông tư số 02 và số 5/2009/TT-NHNN ngày 3/2 và 7/4 năm 2009 của Thống độc quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi xuất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh Thông tư 03 và 04/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn thực hiện hoàn thuế VAT…. Như vậy, những biện pháp chủ yếu thực hiện gói kích cầu của Chính phủ gồm: giảm thuế, giãn thuế và hoàn thuế; hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng; hạ lãi suất cơ bản và tỉ lệ dự trữ bắt buộc; tăng đầu tư công cho cơ sở hạ tầng từ nguồn trái phiếu chính phủ và hỗ trợ trực trực tiếp người dân thông qua các chính sách an sinh xã hội. Gói kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm và kích thích kinh tế của Việt Nam hướng tới 4 nhóm đối tượng: doanh nghiệp; hộ gia đình; chính phủ và hoạt động xuất, nhập khẩu và thực hiện trên tổng thể 3 nhóm biện pháp kích cầu. i. Nhóm biện pháp kích thích tiêu dùng nội địa: trợ cấp cho người nghèo với mức 200.000 đồng/ người trong dịp tết nguyên đán; giảm 50% VAT của một số mặt 82 hàng hỗ trợ lao động mất việc làm; tăng lương tối thiểu từ 540.000 lên 650.000 đồng, tăng lương hưu lên 5%; ii. Nhóm biện pháp kích cầu đầu tư của doanh nghiệp: hỗ trợ 4% lãi suất cho các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; gia nạ nộp thuế TNDN; hỗ trợ lãi suất cho những khoản vay ngắn hạn và trung hạn cho vay vốn mua máy móc, thiết bị vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn iii.Nhóm biện pháp kích cầu thông qua chi tiêu công, đẩy mạnh đầu tư công. 3.3 Nhận xét về tác dụng của gói kích cầu Xét về phương diện lý luận, mục tiêu của các biện pháp tổng thể nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và kích thích phục hồi kinh tế của Việt Nam là cần thiết và đúng hướng. Tại phiên họp thường kỳ tháng 10/2009 các thành viên Chính phủ đều nhất chí đánh giá gói kích cầu của Chính phủ đã góp phần thực hiện được mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô; các cân đối thu chi ngân sách Nhà nước, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế… được đảm bảo; lạm phát được kiềm chế ở mức thấp nhất; tốc độ tăng trưởng được duy trì hợp lý và bền vững. Biểu hiện cụ thể là, GDP tăng 5,3%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 19%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,4%, khu vực dịch vụ tăng 6,5%. Nhờ tác động của gói kích cầu, trong từng ngành, từng lĩnh vực đều có chuyển biến rõ nét. Sản xuất công nghiệp, xây dựng phục hồi khá nhanh. Sau khi giảm sâu trong tháng 1 (-4,4%), ngành công nghiệp lấy lại tốc độ tăng trưởng trong các tháng tiếp theo và đến tháng 10 đã tăng 11,9% so với cùng kỳ 2008. Ngành xây dựng từ mức tăng trưởng âm 0,4% về giá trị tăng thêm trong năm 2008 đã 11% trong quý III và dự kiến cả năm có thể đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 11% nhờ các biện pháp hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư. Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có bước phát triển khá. Giá trị sản suất toàn nghành nông, lâm, ngư nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 2,6% so với cùng kỳ 83 năm trước; sản lượng lương thực vụ đông xuân vượt mức kỷ lục của năm trước (tăng 0,3%). Với việc hỗ trợ lãi suất ở mức 4% năm, đã giúp cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, phục hồi sản xuất và hỗ trợ cho việc phát triển ổn định và an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng. Việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đã giảm bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, góp phần phục hồi và từng bước đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, kích thích cầu đầu tư tiêu dùng. Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế, theo thống kê, đến ngày 31/8/2009 đã có trên 125.500 lượt doanh nghiệp và khoảng 937.000 đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân được hưởng các ưu đãi về chính sách thuế, trong đó có trên 36.000 doanh nghiệp được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 42.000 doanh nghiệp được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, 47.000 doanh nghiệp được giảm 50% thuế giá trị gia tăng… Đặc biệt, trong điều kiện rất khó khăn của nền kinh tế do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế, việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nhất là hướng vào công tác xóa đói, giảm nghèo; hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh đã được tiến hành sâu rộng; góp phần bảo đảm đời sống nhân dân, đặc biệt là đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… Qua đó, công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều chuyển biến quan trọng, theo tính toán, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 ước còn khoảng 11%, vượt kế hoạch đề ra. Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, một số thành viên Chính phủ cũng nêu lên một số hạn chế trong việc triển khai các chính sách kích thích kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội như: Việc triển khai đồng thời nhiều cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực thi chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng có tác động làm tăng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng ở mức khá cao… Ngoài ra, việc hỗ trợ lãi suất bằng VNĐ dẫn đến chuyển dịch từ vay ngoại tệ sang VNĐ để mua ngoại tệ nhằm giảm bớt rủi ro tỷ giá đã gây mất cân đối trên thị trường ngoại hối. 84 Tuy nhiên, xét về liều lượng của gói kích cầu thì cần đặt biệt lưu ý nhất là Việt nam đang phải đối mặt với tình trạng thái thâm thủng ngân sách kéo dài. Bảng 3.2: Điều kiện vĩ mô của Việt Nam và một số nước trong khu vực 2008 Chỉ tiêu vĩ mô Tốc độ tăng GDP 2007 (%) Tốc độ tăng GDP 2008 (%) Quy mô gói kích thích (tỷ $) Quy mô gói kích thích (% GDP) Thặng dư ngân sách (% GDP) Chỉ tiêu ngân sách (% GDP) Thặng dư TK vãng lai (% GDP) Dự trữ ngoại hối (tỷ $) Chỉ số giá tiêu dùng (%) Lãi suất cho vay (%) Nhập khẩu (%GDP) Trung Quốc 11,9 9,1 586,0 16,7 0,2 20,4 10,5 199,0 6,2 6,7 41,0 Malaysia 6,3 5,1 1,9 1,0 -5,4 26,1 10,6 100,0 5,7 6,0 110,0 Thái Lan 4,9 3,4 8,7 3,5 -1,4 19,3 -1,0 103,0 5,8 7,2 56,0 Việt Nam 8,5 6,2 6,0 8.9 -4,5 27,6 -13,7 23,0 22,4 16,1 117,0 Nguồn: Economist Inteligence Unit Thật vậy, so với các nước trong bảng, quy mô gói kích cầu của Việt Nam là tương đối lớn, chiếm gần 9% GDP năm 2008, sau Trung Quốc là 16,7% GDP. Trong khi các nước như Thái Lan và Malaysia mới chỉ thận trọng chi 1,0% GDP và 3,5% GDP cho kế hoạch kích thích kinh tế của mình. Câu hỏi được đặt ra là: "Liệu con số 8 tỷ USD có thật sự phù hợp với điều kiện của Việt Nam hay không?". Nếu nhìn vào bảng số liệu ở trên thì câu trả lời sẽ là Việt Nam thật sự đang có một bước đi mạo hiểm. Chúng ta đưa ra gói kích cầu giá trị 8 tỷ USD chiếm gần 9% GDP trong khi thâm hụt ngân sách của chúng ta trong mấy năm gần đây đều âm trên dưới 5% GDP. Đây là hệ quả từ hoạt động chi ngân sách cao và kém hiệu quả, tính đến hết năm 2008, chi tiêu ngân sách của Việt Nam chiếm 27,6% GDP nhưng chưa tính đến các khoản chi ngoài ngân sách mà theo tính toán của ADB có thể lên tới 7% GDP. Điều đó có nghĩa là tổng chi tiêu ngân sách của chúng ta chiếm khoảng 35% GDP, cao hơn nhiều so với con số 20,4% của Trung Quốc. Và nếu cứ tiếp tục để tình trạng thâm hụt ngân sách diễn ra theo chiều hướng xấu hơn thì khả năng Chính phủ phải bù đắp bằng việc in thêm tiền là hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc đó, chúng ta không những sẽ phải chịu đựng một làn sóng lạm phát mới mà khi đó 85 uy tín của Chính phủ Việt Nam cũng giảm xuống và sẽ khó khăn cho Việt Nam nếu muốn huy động vốn từ nước ngoài cũng như thu hút các luồng vốn đầu tư nước ngoài. Trong vài năm gần đây, nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài dồi dào mà chúng ta đã có cơ hội tăng nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia. Tuy nhiên, so với kim ngạch nhập khẩu và nợ nước ngoài của Việt Nam thì quỹ dự trữ ngoại hối này là hết sức nhỏ bé. Điều đó có nghĩa là các nước có thặng dư lớn như Trung Quốc (gần 2.000 tỷ USD), hay ít ra là như Thái Lan và Malaysia (>100 tỷ USD) cũng có điều kiện sử dụng quỹ này linh hoạt hơn nhiều so với Việt Nam. Đó là còn chưa kể đến chúng ta đang duy trì chế độ tỷ giá cố định thì việc sử dụng quỹ này như là nguồn kích cầu là điều không đơn giản chút nào. Ngoài ra, chỉ số lạm phát của Việt Nam cũng cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, trong khi nhập khẩu của chúng ta lại rất lớn. Điều đó có nghĩa là nếu gói kích thích của Trung Quốc sẽ chủ yếu đi vào nền kinh tế nội địa vì tỷ lệ nhập khẩu/GDP của họ thấp thì Việt Nam lại có nguy cơ rò rỉ chảy vốn ra nước ngoài do nhu cầu nhập khẩu/ GDP của chúng ta quá lớn. Ngoài ra các biện pháp đưa ra chưa thật cụ thể, còn chung chung và mới dừng lại ở định hướng như nhóm các giải pháp cấp bách hỗ trợ xuất khẩu, chưa phân công rõ trách nhiệm cơ quan thực hiện và nguồn lực tài chính cho thực hiện các nhóm giải pháp này. Nhóm 9 giải pháp kích cầu đầu tư còn một số hạn chế như: chưa rõ mục tiêu cụ thể của đầu tư; định hướng đầu tư vẫn theo tư tưởng dàn trải, chú trọng tới giải ngân vốn hơn lòa việc cơ cấu lại các khoản đầu tư; chưa rõ phân cấp đầu tư công trong bố cảnh ngăn chặn suy giảm. Hoặc tác động của 9 nhóm giải pháp thuộc chính sách tài khóa bị hạn chế vì thời gian áp dụng việc giảm thuế, giãn thuế chỉ cho trong quý IV năm 2008 là quá ngắn làm cho bộ phần lớn các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ va vừa và đang kinh doanh thua lỗ không có cơ hội thụ hưởng chính sách này. Hay như biện pháp về thuế giá trị gia tăng mới chỉ dừng lại ở việc đẩy nhanh việc hoàn thuế nên mức độ tác động của chính sách này là hạn chế; 86 Tác động vủa việc hỗ trợ lãi suất 4% và 6 giải pháp của chính sách tiền tệ còn một số hạn chế: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (sử dụng nhiều lao động) rất khó tiếp cận với nguồn vốn này do bản thân các doanh nghiệp này có nhiều bất lợi hơn so với các doanh nghiệp nhà nước. Tác động của việc hỗ trợ lãi suất 4% tới chi phí sản xuất còn rất hạn chế do chi phí lãi suất chiếm khoảng 5% giá thành Khó khăn trong việc kiểm soát việc đảo nợ của doanh nghiệp Thủ tục vay vốn ưu đãi còn phức tạp do ngân hàng thương mại còn e ngại với quy định về thủ tục thanh tra, kiểm tra và quyết tóan của Ngân hàng Nhà nước Việc hỗ trợ sản xuất trong nước không thực sự đủ mạnh, hàng nội địa khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc, tăng chi tiêu dùng nhưng người dân mua hàng ngoại làm giảm tác đụng của gói kích cầu. 3.4. Những nguyên tắc cơ bản để thực hiện chính sách kích cầu Nếu chính sách kích cầu được thiết kế không tốt, thì dù gói kích cầu có tốn kém tới đâu cũng khó có thể đạt hiệu quả là ‘kích thích’ hay vực dậy được nền kinh tế. Điều này đặc biệt đúng nếu chính sách kích cầu không tuân theo các nguyên tắc kinh tế học. Theo giáo sư kinh tế Lawrence Summers (từng là hiệu trưởng trường đại học Harvard, và cố vấn kinh tế cho tổng thống Mỹ Obama) cho rằng để một gói kích cầu đạt hiệu quả (effective) thì phải đảm bảo ít nhất 03 tiêu chí, đó là kịp thời (timely), đúng đối tượng (targeted) và ngắn hạn hay nhất thời (temporary).3 Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết kích cầu và các bài học thực tiễn rút ra từ kinh nghiệm của các nước đối chiếu với nhận định của Giáo sư Summers, có 5 nguyên tắc căn bản sau cần xem xét áp dụng khi tiến hành chính sách kích cầu ở nước ta. 3.4.1 Nguyên tắc thứ nhất – Kích cầu phải kịp thời Nguyên tắc này xuất phát từ mục đích của kích cầu là làm sao nhanh chóng tăng tổng cầu, qua đó đẩy nhanh phục hồi kinh tế. Nếu để tự nền kinh tế phục hồi thì thời gian sẽ kéo dài và khi đó xuất hiện nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế. Do đó, 3 Xem thêm các bài viết của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (Congressional Budget Office- 2008), và của Chad Stone and Kris Cox (2008) nêu trong phần tài liệu tham khảo. 87 tính kịp thời được hiểu ở đây là không chỉ đúng thời điểm thực thi chính sách kích cầu mà còn có nghĩa là một khi chính phủ thực hiện thì những biện pháp sẽ có hiệu ứng kích thích ngay, tức là làm tăng chi tiêu ngay trong nền kinh tế. Do đó, việc kích cầu chỉ có tác dụng khi nó được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Các chính sách mất quá nhiều thời gian để thực hiện sẽ ít hoặc không có tác dụng, vì khi đó nền kinh tế có thể bị lún sâu vào khủng hoảng hoặc tự nó đã có thể phục hồi, thì việc kích cầu lúc sẽ tốn kém hơn hoặc có thể có tác dụng xấu do có khả năng làm nóng nền kinh tế dẫn đến lạm phát và những mất cân đối vĩ mô lớn4. 3.4.2 Nguyên tắc thứ hai – Kích cầu phải đúng liều lượng Theo nguyên tắc này thì gói kích cầu sẽ hết hiệu lực khi nền kinh tế đã được cải thiện. Nếu gói kích cầu được tính toán quá bé thì kích thích sẽ bị hụt hơi, không đủ sức tác động ngay tăng tổng cầu, khiến gói kích cầu trở nên lãng phí. (Thậm chí ngay cả các chương trình đầu tư vốn lớn, hoặc các dự án đầu tư có tốc độ giải ngân chậm cũng không có tác động gì tới tổng cầu trong lúc cần phải tăng tổng cầu lên nhiều nhất (để tránh các tác động tiêu cực của suy thoái như việc các doanh nghiệp sa thải công nhân). Ngược lại, nếu gói kích cầu được xác định quá lớn tạo ra tác động kéo dài khiến cho nền kinh tế đã phục hồi lại được tiếp tục kích thích, dẫn tới nền kinh tế mở rộng quá mức, lạm phát tăng lên. Điều này đặc biệt lưu ý nếu ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước không dư dật. 3.4.3 Nguyên tắc thứ ba – Kích cầu phải đúng đối tượng Để kích thích nhu cầu chi tiêu hàng hóa và dịch vụ, thì chính sách kích cầu phải được nhắm tới các nhóm đối tượng sao cho gói kích cầu được sử dụng ngay (chi tiêu ngay), qua đó làm tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Đối tượng mà gói kích cầu nhắm tới phải là những cá nhân, các tổ chức sẽ chi tiêu hầu như toàn bộ lượng kích cầu dành cho họ. Do đó, chính sách kích cầu có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào xu hướng chi tiêu và đầu tư của các đối tượng thuộc diện nằm trong gói kích cầu. Trong xã hội, các nhóm khác nhau sẽ có xu hướng tiêu dùng cận biên khác nhau. Chẳng hạn ở các nước pháp triển, đối với những người có thu nhập 4 Kinh nghiệm chậm trễ của việc kích cầu ở Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á được nói ví von là “đào giếng chống hạn vào giữa mùa mưa” (http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/12/821189/) 88 cao, thì chỉ có một phần nhỏ khoản hoàn/miễn thuế (hoặc khoản tiền trợ cấp) mà họ nhận được sẽ được chi tiêu, trong khi đó những người có thu nhập vừa và thấp có nhu cầu chi tiêu cao hơn tính trên khoản hoàn/miễn thuế. Để việc kích cầu có hiệu quả thì gói kích cầu phải nhắm vào những đối tượng sao cho một đồng tiền chi ra có hiệu ứng kích thích tiêu dùng và đầu tư cao nhất. Qua nghiên cứu của Zandi (2004) đối với kích cầu năm 2001 ở Mỹ thì hiệu quả cao nhất của gói kích cầu chính là trợ cấp thất nghiệp (tức là hướng tới nhóm người dân dễ bị tổn thương nhất của suy thoái). Một đô-la kích cầu tạo ra được 1,73 đô la cầu tiêu dùng. Tiếp đó là các biện pháp khác như miễn giảm thu ngân sách cho các bang, giảm thuế suất. Mặc dù cũng là kích cầu, nhưng các loại thuế khác nhau có mức độ tác dụng khác nhau trong việc kích cầu. Nhìn chung, việc giảm thuế đối với người dân có tác dụng kích cầu tốt hơn giảm thuế cho doanh nghiệp, và việc giảm thuế cho lĩnh vực bất động sản thì hoàn toàn không có tác dụng kích cầu. Số liệu do Zandi cung cấp sẽ cho thấy điều này. Bảng 3.1: Hiệu quả của chính sách kích cầu Chính sách kích thích (Fiscal Stimulus) Lượng cầu được tạo ra trên một đô la kích cầu Trợ cấp thất nghiệp $1.73 Miễn giảm thu ngân sách cho các bang $1.24 Hoàn thuế một lần $1.19 Tăng tín dụng thuế đối với gia đình có trẻ em $1.04 Điều chỉnh mức miễn thuế tối thiểu $0.67 Giảm mức thuế suất $0.59 Tăng giãn thuế cho các doanh nghiệp nhỏ $0.24 Cắt giảm thuế đối với cổ tức và lãi trên vốn $0.09 Giảm thuế bất động sản $0.00 Nguồn: Báo cáo của Zandi (2004), http://economy.com Muốn cho gói kích cầu phát huy tác dụng thì một yếu tố quan trọng là hiệu ứng số nhân. Nhìn chung nhóm đối tượng nào có số nhân tiêu dùng càng lớn thì tác dụng kích cầu càng mạnh. Đây cũng chính là lý do tại sao không phải chính sách tài khóa (kích cầu) nào cũng có tác dụng như nhau. Thêm nữa, gói kích cầu chỉ thực sự hiệu quả nếu như chi tiêu gia tăng của người dân và nhà nước có khuynh hướng đi 89 vào tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ sản xuất nội địa. Nếu khoản tiền do gói kích cầu mang lại được các đối tượng trong xã hội sử dụng để tiêu dùng ra nước ngoài thì chính sách kích cầu được coi là kém hiệu quả nếu không muốn nói là thất bại vì gói kích cầu này dùng dể kích cầu cho nước khác. Tóm lại, mức độ “đúng đối tượng” (well-targeted) của gói kích cầu của chính phủ phụ thuộc vào: (i) mức độ sẵn sàng chi tiêu của các đối tượng mà chính sách kích cầu nhắm vào; (ii) mức độ “rò rỉ” ra hàng ngoại nhập của các đối tượng trên. 3.4.4 Nguyên tắc thứ tư – Kích cầu chỉ thực hiện trong ngắn hạn Nguyên tắc kích cầu chỉ thực hiện trong ngắn hạn có nghĩa là kích cầu cần chấm dứt khi nền kinh tế vượt qua khó khăn. Nói cách khác, tăng chi tiêu chính phủ hay giảm thuế chỉ mang tính tạm thời và sẽ phải chấm dứt khi nền kinh tế đã vượt qua suy thoái. Tuân thủ nguyên tắc ngắn hạn nhằm hai mục tiêu: (1) tăng hiệu quả gói kích cầu; và (2) không gây ảnh hưởng xấu tới tình hình ngân sách trong dài hạn. (i) Tính ngắn hạn làm tăng hiệu quả của gói kích cầu Sau khi nền kinh tế phục hồi, chính sách kích cầu vẫn tiếp tục được triển khai thì ví như người đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục được tiêm thuốc. Hơn nữa, nếu kéo dài các biện pháp kích cầu sẽ kém hiệu quả bởi vì sẽ làm tăng những khoản chi của chính phủ hoặc khoản thất thu mà trong thời gian kích cầu đã phải chi ra trong lúc ngân sách chính phủ có hạn. Hơn nữa, các biện pháp như hỗ trợ lãi suất, hoặc ưu đãi khấu hao tài sản là những biện pháp kích cầu hiệu quả hơn khi được thực hiện trong ngắn hạn. Nếu các biện pháp này kéo dài sẽ không khuyến khích được các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ đầu tư để tận dụng những ưu đãi này (ví dụ như ưu đãi về thuế). Hay giảm thuế quá lâu sẽ không phải là một biện pháp kích cầu tốt, bởi vì các doanh nghiệp sẽ không cảm thấy cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ đầu tư trong giai đoạn nền kinh tế cần được kích thích nhất. (ii) Ngắn hạn để không ảnh hưởng tới ngân sách trong dài hạn. Thông thường khi thực hiện các biện pháp kích thích nền kinh tế bằng việc mở rộng chi tiêu (tạm thời) của chính phủ sẽ dẫn tới tham hụt ngân sách. Thật vậy, năm 2009, thâm hụt ngân sách của Mỹ lên tới hơn 1000 tỷ USD, tại Anh thâm hụt ngân sách cũng đã lên tới 187 tỷ USD. Do đó, một nguyên tắc vô cùng quan trọng khi đề 90 xuất chính sách kích cầu là phải đảm bảo rằng chúng chỉ được dùng trong ngắn hạn và không gây ảnh hưởng tới nền kinh tế trong dài hạn hoặc gây khó khăn cho ngân sách trong dài hạn. Do đó, trong ngắn hạn có thể chấp nhận tăng thâm hụt ngân sách, nhưng trong dài hạn thì không được phép làm thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn. Đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu trong dài hạn cũng là có nghĩa là gói kích cầu ngắn hạn đã đạt hiệu quả hơn. Thâm hụt ngân sách lớn sẽ làm suy giảm tiết kiệm quốc gia trong dài hạn, dẫn tới giảm đầu tư và ảnh hưởng tới tăng trưởng. Thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng tới cán cân thương mại và tài khoản vãng lai, châm ngòi cho lạm phát gia tăng (như tình hình của Việt Nam trong năm nay). 3.4.5. Nguyên tắc thứ năm – Không kích cầu đơn lẻ Khi cân nhắc xem xét các biện pháp kích cầu cụ thể của gói kích cầu, thì cả bốn nguyên tắc trên đều phải được tuân thủ và xem xét một cách đồng thời. Nếu một biện pháp kích cầu cụ thể mà vi phạm một trong bốn nguyên tắc trên thì về cơ bản biện pháp kích cầu đó chưa phải là một biện pháp kích cầu tốt. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả của gói kích cầu, cần sử dụng các chính sách bổ trợ khác mà thông thường là chính sách tiền tệ nếu chính sách này còn dư địa sử dụng (tức lãi suất không quá thấp và có thể sử dụng vẫn sử dung được hoặc không vi phạm các cam kết thương mại quốc tế của quốc gia) như không để tỉ giá bị định giá cao (overvalued) và tăng tính linh hoạt của tỉ giá nhằm sử dụng công cụ này như van tự động điều chỉnh thâm hụt thương mại ở mức hợp lý và bền vững. 3.4.6. Nguyên tắc thứ sáu - Công khai, minh bạch hóa các chính sách và biện pháp kích cầu Nguyên tắc này nếu được tôn trọng và thực thi sẽ nâng cao hiệu qửa của gói kích cầu và điều quan trọng tạo ra niềm tin cho người dân, yếu tố này đặc biệt cần thiết nhất là trong lúc nền kinh tế gặo khó khăn. 3.5. Một số đề nghị chính sách trong hoàn cảnh Việt Nam Trong hoàn cảnh kinh tế có nguy cơ suy giảm sút, chính phủ Việt Nam đã chủ động ứng phó bằng một quyết định đúng đắn là sử dụng gói kích cầu để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam có một số đặc điểm mang tính đặc thù gồm cả yếu tố thuận lợi và bất lợi, do đó cần được tính đến khi thiết kế chính sách kích cầu để đạt 91 được hiệu quả cao nhất. Thứ nhất, khác với Trung Quốc và một số nước khác ở Đông Nam Á đã đạt được và duy trì thặng dư ngân sách và thặng dư thương mại trong nhiều năm, Việt Nam đang phải gặp phải khó khăn về thâm hụt ngân sách và thương mại ở mức cao và kéo dài. Do đó, không gian để Việt Nam thực hiện kích cầu khá hạn chế, việc sử dụng gói kích cầu có giá trị 8 tỷ USD theo như các nhà phân tích kinh tế là khá mạo hiểm và sẽ gây hệ lụy cho phát triển dài hạn. Chẳng hạn, thâm hụt ngân sách là vấn đề đáng lo ngại trong trung và dài hạn vì bội chi của Việt Nam đã luôn ở mức 5% GDP từ nhiều năm gần đây. Riêng năm 2009, bội chi ngân sách ước tính bằng 7% GDP. Năm 2011, do nền kinh tế vẫn còn yếu nên thâm hụt dự báo vẫn ở mức cao. Để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, nhà nước sẽ phải tăng thuế hoặc phải vay nợ thông qua phát hành trái phiếu. Cả hai hành động này đều tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Với việc tăng thuế, các doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí lớn hơn, làm giảm động lực sản xuất và khả năng cạnh tranh. Đồng thời, mức tiêu dùng cũng giảm, làm giảm tổng cầu. Thêm nữa. đồng tiền Việt Nam sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá trong thời gian tới. Nếu thắt chặt chính sách tiền tệ có thể tiếp tục đẩy lãi suất lên cao hơn nữa, doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí rất cao, không bù đắp được những gì đã nhận được từ mức lãi suất hỗ trợ trong năm trước. Thứ hai, lạm phát ở Việt Nam trong 2 năm 2007 và 2008 là rất cao, gây tác động bất lợi về tâm lý mặc dù lạm phát trong năm 2009 không lớn do cả hai nhóm yếu tố chi phí đẩy và cầu kéo đều đã đảo chiều. Tuy thế, lạm phát năm 2010 đã tăng trở lại và vượt lên 2 con số (11,75%). Điều này buộc Việt Nam lại quay về thắt chặt tiền tệ, đẩy lãi suất lên cao gây ảnh hưởng tới đầu tư trong các năm tiếp theo. Ví dụ, nếu lạm phát vẫn giữ ở mức cao như hiện nay, người dân và doanh nghiệp có xu hướng “găm” giữ ngoại tệ. Điều này dẫn đến tình trạng khan hiếm USD trên thị trường, gây khó khăn công tác xuất nhập khẩu là lĩnh vực Việt Nam đang cần đẩy mạnh để cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Thứ ba, nhu cầu phát triển hạ tầng cơ sở cũng như bất động sản ở tất cả các khu vực và địa phương còn rất lớn. Thêm nữa, trong khoảng 10 năm trở lại đây chính phủ đã triển khai thực hiện một số chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, đây cũng là đặc điểm thuận lợi khi thực hiện các nội dung về an sinh 92 xã hội của gói kích cầu cần khai thác đối với một gói kích cầu dựa vào đầu tư và chi tiêu công để kích thích nền kinh tế, chống sự suy giảm trong ngắn hạn. Thứ tư, việc hoạch định chính sách nói chung và chính sách kích cầu nói riêng được thực hiện trong một môi trường với tính bất định rất cao, do những dự báo về triển vọng kinh tế thế giới rất mâu thuẫn nhau. Do đó, trong tương lai cần thiết phải có một cơ quan chuyên theo dõi, nghiên cứu, phân tích và dự báo sớm những nguy cơ tiềm tàng gây ra những cú sốc, ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Những cảnh báo sớm này sẽ giúp cho chính phủ chủ động hơn trong việc đề ra các chính sách ứng phó. Trước khi đề xuất các kiến nghị và các chính sách cụ thể chúng tôi muốn chia sẻ 02 điểm: Một là, khi tiến hành kích cầu, Chính phủ phải thực hiện một cách quyết liệt, triệt để, mục tiêu rõ ràng và minh bạch để để xây dựng lòng tin trong xã hội. Thiếu lòng tin, các quyết sách dù có đúng đắn cũng khó đạt được hiệu quả. Hai là, cần chuẩn bị nguồn lực tài chính sẵn sàng để nếu cần thì có thể thực hiện kích cầu được ngay.5 Phần tiếp theo sẽ đề xuất các nội dung có thể sẽ cần được tiếp tục đưa vào thực hiện. Các nội dung này bao gồm các mục sau: 3.5.1. Kích cầu tiéu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình 3.5.2. Kích cầu thông qua các ưu dãi đối với khu vực doanh nghiệp 3.5.3. Kích cầu thông qua chi tiêu của chính phủ 3.5.4. Kết hợp với chính sách tiền tệ, tỷ giá, khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư 3.5.5. Giám sát và đánh giá kết quả gói kích cầu KẾT LUẬN 5 Giả thiết là nền kinh tế của Việt Nam có tham số như nền kinh tế Hoa Kỳ, và Chính phủ sử dụng toàn bộ gói kích cầu vào biện pháp kích cầu hiệu quả nhất (chi cho người nghèo), thì lượng cầu được tạo ra sẽ vào khoảng 1,7 tỷ USD, chưa thể bù đắp được sự sụt giảm đầu tư nước ngoài, sụt giảm cầu xuất khẩu. Nếu gói kích cầu là 6 tỷ USD mà không được sử dụng đúng đối tượng, thì lượng cầu được tạo thêm ra có thể sẽ không đủ bù đắp cho lượng tổng cầu sụt giảm. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHẦN PHỤ LỤC [...]... cao 8 1.3 Cơ sở lý thuyết về kích cầu Mục đích chính của chương này là chúng ta xây dựng khung lý thuyết về kích cầu thông qua việc nghiên cứu xem yếu tố nào làm dịch chuyển đường tổng cầu, gây ra giao động trong thu nhập quốc dân, đồng thời chúng ta cũng xem xét toàn diện các công cụ mà các nhà lập chính sách có thể sử dụng để tác động vào tổng cầu Để xây dựng cơ sở lý thuyết về kích cầu, chúng ta cần... LM bởi vì mô hình IS - LM được các nhà kinh tế đánh giá là lý thuyết về tổng cầu, nó giúp chúng ta giải thích vị trí và độ dốc của đường này Để có thể xác lập cơ sở lý thuyết về kích cầu (trong đó mô hình IS – LM là hạt nhân), chúng ta xuất phát từ Giao điểm Keynes và Lý thuyết thích thanh khoản và triển khai theo lộ trình được phác họa dưới dạng sơ đồ sau: Giao điểm Keynes Đường IS Mô hình IS Lý thuyết. .. LM Đường tổng cầu Đường tổng cung Mô hình tổng cung tổng cầu Giải thích các giao động kinh tế ngắn hạn Sơ đồ này cho thấy lý thuyết về kích cầu được hình thành trên nền tảng của mô hình tổng cầu, tổng cung Trong đó, mô hình IS – LM được coi là công cụ tốt nhất dùng để giải thích đường tổng cầu Đường tổng cầu là một phần của mô hình tổng cầu và tổng cung được các nhà kinh tế thường sử dụng để giải thích... do đó mở rộng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ 1.4.3 IS - LM với tư cách là lý thuyết về tổng cầu Như trên đã đề cập, mô hình IS-LM cung cấp lý thuyết giải thích vị trí và độ dốc của đường tổng cầu Để hiểu đầy đủ hơn những nhân tố nào xác định vị trí tổng cầu Chúng ta dùng mô hình IS - LM để chỉ ra tại sao thu nhập quốc dân lại giảm khi mức giá tăng - tức là, đường tổng cầu dốc âm và nghiên cứu nhân... nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ làm dịch chuyển đường IS sang bên phải Chính sách tài khóa làm giảm nhu cầu sẽ làm di chuyển đường IS sang bên trái 1.3.2 Thị trường tiền tệ và đường LM Đường LM diễn tả mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập mà nó tăng lên trên thị trường tiền tệ Để hiểu mối quan hệ này, chúng ta bắt đầu nghiên cứu lý thuyết về lãi suất được gọi là lý thuyết thích thanh khoản Lý thuyết. .. tiền trong Lý thuyết thích thanh khoản Lãi suất cân bằng tăng lên từ r1 đến r2 và khi lãi suất cao hơn làm cho người dân thoải mái nắm giữ một lượng tiền thực nhỏ hơn Điều đối lập sẽ suất hiện nếu ngân hàng Nhà nước tăng cung tiền Như vậy, theo lý thuyết thích thanh khoản, giảm cung tiền làm tăng lãi suất và 23 tăng cung tiền sẽ làm giảm lãi suất Thu nhập, cầu tiền và đường LM Mục tiêu của Lý thuyết thích... tổng cầu tổng cung Cụ thể chúng ta sẽ kiểm tra xem mô hình IS - LM cung cấp cơ sở để giải thích độ dốc và vị trí của đường tổng cầu như thế nào và chỉ ra rằng mô hình IS – LM cho biết có mối quan hệ nghịch đảo giữa giá cả và thu nhập quốc dân Mô hình cũng cho chúng ta thấy các sự kiện nào làm dịch chuyển đường tổng cầu và theo hướng nào Thứ ba, Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã cho ra đời lý thuyết. .. (Money) và đường LM đại diện cho những gì đang diễn ra đối với cung và cầu tiền tệ Vì lãi suất ảnh hưởng tới cả đầu tư và cầu tiền nên nó là một biến số có thể kết nối được hai vế của mô hình IS-LM Mô hình cho biết giao nhau giữa các thị trường này xác định vị trí và độ dốc của đường tổng cầu như thế nào và do đó có thể do lường được mức thu nhập quốc dân trong ngắn hạn 1.3.1 Thị trường hàng hóa và đường... có thể sử dụng Lý thuyết này để xây dựng đường LM Chúng ta bắt đầu xem xét câu hỏi sau: thay đổi thu nhập của nền kinh tế tác động như thế nào tới thị trường tiền tệ thực? Câu trả lời là thu nhập tác động vào cầu tiền Khi thu nhập cao, chi tiêu cao, do vậy mọi người tham gia vào giao dịch nhiều hơn và điều này đòi hỏi sử dụng nhiều tiền hơn Do vậy, thu nhập cao hơn tác động mạnh hơn tới cầu tiền Chúng... gây ra các giao động về thu nhập Sử dụng mô hình để khảo sát xem những biến ngoại sinh thay đổi (như chi tiêu chính phủ, thuế và cung tiền) sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các biến nội sinh (lãi suất và thu nhập quốc dân) Chúng ta cũng khảo sát xem các cú sốc khác nhau tới thị trường hàng hóa (đường IS) và thị trường tiền tệ (đường LM) ảnh hưởng như thế nào tới lãi suất và thu nhập quốc dân trong ngắn hạn ... lý thuyết kinh nghiệm thực tế giới Việt Nam giai đoạn vừa qua để đề xuất khả áp dụng vào Việt Nam 5 CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA KÍCH CẦU 1.1 Kích cầu Kích cầu, hiểu theo nghĩa hẹp, biện pháp... nguyên tắc kích cầu áp dụng cho Việt Nam Trong chương 3, nghiên cứu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế Việt Nam, nhận định và đánh giá gói kích cầu vừa qua Chính phủ, để từ tìm kiếm khả áp dụng lý thuyết. .. thảo luận tập trung vào vấn đề sau: (i) cần thiết gói kích cầu – lại cần kích cầu hoàn cảnh nay? (ii) kích cầu – nguyên tắc kích cầu để đảm bảo kích cầu hiệu quả; (ii) kích cầu vào đâu? kinh nghiệm

Ngày đăng: 13/10/2015, 14:21

Mục lục

    KHẢ NĂNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM

    3.4. Những nguyên tắc cơ bản để thực hiện chính sách kích cầu

    3.4.1 Nguyên tắc thứ nhất – Kích cầu phải kịp thời

    3.4.2 Nguyên tắc thứ hai – Kích cầu phải đúng liều lượng

    3.4.3 Nguyên tắc thứ ba – Kích cầu phải đúng đối tượng

    3.4.4 Nguyên tắc thứ tư – Kích cầu chỉ thực hiện trong ngắn hạn

    3.5.1. Kích cầu tiéu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình

    3.5.2. Kích cầu thông qua các ưu dãi đối với khu vực doanh nghiệp

    3.5.3. Kích cầu thông qua chi tiêu của chính phủ

    3.5.4. Kết hợp với chính sách tiền tệ, tỷ giá, khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan