thiết kế một vài bài giảng tin học thpt theo hướng tích cực với sự hỗ trợ của phần mềm activinspire sách giáo khoa tin học 10

103 797 1
thiết kế một vài bài giảng tin học thpt theo hướng tích cực với sự hỗ trợ của phần mềm activinspire sách giáo khoa tin học 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN VẬT LÝ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành SP. Vật lý –Tin học THIẾT KẾ MỘT VÀI BÀI GIẢNG TIN HỌC THPT THEO HƯỚNG TÍCH CỰC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE SÁCH GIÁO KHOA TIN HỌC 10 Giảng viên hướng dẫn: ThS. DƯƠNG BÍCH THẢO Sinh viên thực hiện: DƯƠNG HÙNG LONG MSSV: 1100303 Lớp: SP. LÝ – TIN K36 Cầ n Thơ , 11/5/2014 Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 4 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 4 Mục đích của đề tại ....................................................................................... 5 Giải thuyết khoa học ..................................................................................... 5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 Phương tiện nghiên cứu................................................................................ 5 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 5 Các bước thực hiện đề tài ............................................................................. 6 Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................... 6 Các chữ viết tắt trong đề tài ......................................................................... 6 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................. 7 CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................................................................................... 7 1.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là xu thế phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại .................................................................. 7 1.2. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở nước ta ....... 8 1.3. Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học so với phương pháp dạy học truyền thống .............................................................. 9 1.3.1. 1.3.2. 1.3.3. 1.3.4. 1.3.5. 1.3.6. dạy học Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn thảo giáo án ............ 9 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện bài giảng ....... 11 Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác dữ liệu ............ 11 Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá.......................... 12 Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ...... 13 Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp ................................................................................................... 13 1.4. Ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học so với phương pháp dạy học truyền thống ...................................................... 14 CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE VÀO DẠY HỌC TIN HỌC Ở TRƯỜNG THPT ............................................................. 16 2.1. Giới thiệu phần mềm ActivInpire ......................................................... 16 SVTH: Dương Hùng Long Trang 1 Luận văn tốt nghiệp 2.1.1. Chuyển giao diện tiếng Anh sang tiếng Việt ............................... 16 2.1.2. Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm ActivInspire .................... 16 2.1.3. Bảng ActivBoard .......................................................................... 17 2.1.4. Activstudio and Activprimary Software ...................................... 17 2.1.5. Activote ........................................................................................ 17 2.1.6. Activslate ...................................................................................... 17 2.1.7. Activtablet .................................................................................... 18 2.1.8. Activpanel .................................................................................... 18 2.1.9. Activwand .................................................................................... 18 2.1.10. Activpen .................................................................................... 18 2.2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm ActivInspire ...................................... 18 2.2.1. Bảng điều khiển............................................................................. 19 2.2.2. Cửa sổ ActivInspire....................................................................... 20 2.2.3. Hộp công cụ chính (Main ToolBox) ............................................. 21 2.2.4. Bổ sung và định dạng văn bản ...................................................... 26 2.2.5. Các trình duyệt của Activinspire................................................... 27 2.3. Giới thiệu một số thao tác trong thiết kế bài giảng Tin học 10 .......... 50 2.3.1. Tạo hiệu ứng đưa về trước ............................................................ 50 2.3.2. Thao tác chèn tập tin hay trang web vào một đối tượng. .............. 51 2.3.3. Thao tác ẩn, hiện đối tượng........................................................... 53 2.3.4. Thao tác trong mờ, ít trong mờ hơn .............................................. 53 2.3.5. Các thao tác kéo và thả. ................................................................ 55 2.3.6. Các thao tác trên hệ thống trả lời của học viên. ............................ 56 CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH ........................................................................................................ 57 3.1. Phương pháp dạy học tích cực ............................................................. 57 3.1.1. Đặc trưng của Phương pháp dạy học tích cực .............................. 57 3.1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực .......................................... 58 3.2 Thiết kế một số hoạt động dạy học tích cực. ......................................... 65 3.2.1. Vận dụng phương pháp diễn giảng ở mục 1. Phầm mềm máy tính. Bài 7. Phần mềm máy tính và mục 1. Xác định bài toán. Bài 6. Giải bài toán trên máy tính SGK Tin học 10 .......................................... 65 SVTH: Dương Hùng Long Trang 2 Luận văn tốt nghiệp 3.2.2. Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở áp dụng cho phần giới thiệu bài học của Bài 6. Giải bài toán trên máy tính và mục củng cố nội dung bài học của Bài 8. Những ứng dụng của tin học SGK Tin học 10. ................................................................................................... 67 3.2.3. Sử dụng phương pháp dạy học khám phá áp dụng cho phần củng cố bài học của Bài 7. Phần mềm máy tính. .................................... 69 3.2.4. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề áp dụng mục mở đầu bài học của Bài 6. Giải bài toán trên máy tính SGK Tin học 10 ................................................................................................... 71 3.2.5. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm áp dụng cho phần I. Khái niệm phần mềm máy tính. ....................................................................... 73 3.3 Bài giảng trong Chương 1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học ..... 73 3.3.1 Bài 6. Giải bài toán trên máy tính .................................................. 73 3.3.2 Bài 7. Phần mềm máy tính ............................................................. 79 3.3.3 Bài 8. Những ứng dụng của Tin học .............................................. 83 CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................... 93 4.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................... 93 4.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................... 93 4.3. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................... 93 4.4. Phương pháp thực nghiệm ................................................................ 93 4.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 93 4.5.1. 4.5.2. Một số ưu điểm sau khi hoàn thành tiết dạy thực nghiệm ........ 93 Một số hình ảnh thực nghiệm.................................................... 96 CHƯƠNG 5. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................... 99 5.1. Kết luận ............................................................................................... 99 5.2. Đề xuất ............................................................................................... 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 102 SVTH: Dương Hùng Long Trang 3 Luận văn tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, để ngành giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta cần cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành để nâng cao chất lượng dạy học. Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã có những chủ trương rất cụ thể trong toàn ngành về việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy và học. Đặc biệt năm học 2008 – 2009 sẽ được phát động là “Năm học công nghệ thông tin” trong toàn ngành giáo dục. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/ Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet, ActivInspire… hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Trong đó, phần mềm ActivInspire là một phần mền dạy học tương tác hiện đại kết hợp với bảng điện tử ActivBoard của tập đoàn giáo dục Promethean (Vương quốc Anh). Với phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm, “học phải đi đôi với hành”, “trăm nghe không bằng một thấy – trăm thấy không bằng một sờ” với đầy đủ tính năng để cho việc học tích cực. Phần mềm ActivInspire có thể cho bạn học theo cách ấy, bạn có thể nhìn trực quan, bạn có thể được sờ (tương tác trực tiếp) thoải mái để chon một quá trình chiếm lĩnh kiến thức trở nên dễ dàng và phong phú. SVTH: Dương Hùng Long Trang 4 Luận văn tốt nghiệp Vì lý do trên, nên tôi quyết định chọn đề tài: “THIẾT KẾ MỘT VÀI BÀI GIẢNG TIN HỌC THPT THEO HƯỚNG TÍCH CỰC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE SÁCH GIÁO KHOA TIN HỌC 10”. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu lý thuyết về sự cần thiết của CNTT trong dạy học và một số phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC). - Vận dụng đầy đủ các phương pháp dạy học tích cực để thiết kế một vài bài giảng Tin học THPT trong Chương 1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học Sách giáo khoa (SGK) Tin học 10. - Đáp ứng nhu cầu tự học và phát huy tính tích cực của người học. - Kết quả của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho Giáo viên (GV) và Sinh viên (SV). 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC - Hiện nay, nước ta đang trên đà đổi mới và phát triển nền giáo dục theo hướng tích cực hóa nhưng việc dạy học vẫn sử dụng SGK là chủ yếu. Việc ứng dụng CNTT thông thạo và hợp lý vào việc giảng dạy và học tập sẽ góp phần làm đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đem lại chất lượng và hiệu quả cao trong dạy học. - Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm riêng nên việc khai thác và phối hợp các ưu điểm của những phần mềm khác nhau để phục vụ cho việc giảng dạy được tốt là điều mà GV cần thực hiện. - Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) và việc thực hiện không phải dễ dàng vì thế người GV cần phải biết ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy là thế nào? Việc ứng dụng để có thể giảng dạy PPDHTC là ra sao? 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Thu thập tài liệu từ thư viện, Trung tâm học liệu, Internet và ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè. - Nghiên cứu, phân tích, chọn lọc tài liệu và thông tin đã thu nhận. - Nghiên cứu kinh nghiệm: trao đổi và học tập kinh nghiệm của bạn bè và thầy cô về nội dung đề tài. - Quan sát và thực nghiệm giảng dạy trong quá trình thực tập sư phạm. - Tổng hợp các dữ liệu để hoàn chỉnh nội dung. 5. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU - Máy vi tính và các phần mềm ứng dụng. Các loại sách và tài liệu liên quan đến đề tài. Mạng internet. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU SVTH: Dương Hùng Long Trang 5 Luận văn tốt nghiệp - Tập trung nghiên cứu khai thác tất cả tính năng của phần mềm ActivInspire. - Tìm hiểu một số PPDHTC: PPDH nêu vấn đề, PPDH khám phá, PPDH đàm thoại gợi mở, PPDH diễn giảng, phương pháp thảo luận nhóm. - Sử dụng phần mềm ActivInspire thiết kế bài giảng sách giáo khoa Tin học 10 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. 7. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Bước 1: Nhận đề tài, tìm hiểu mục đích của đề tài và tài liệu tham khảo. Bước 2: Nghiên cứu tài liệu đã có, trao đổi và tiếp thu ý kiến của GV hướng dẫn nhằm xây dựng đề cương cho đề tài. Bước 3: Thực hiện theo đề cương, nộp bản thảo cho GV hướng dẫn và sửa chữa. Bước 4: Tiến hành viết đề tài hoàn chỉnh nộp cho GV hướng dẫn và GV phản biện. Bước 5: Thực nghiệm sư phạm. Bước 6: Báo cáo luận văn. 8. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU - Giúp cho việc giảng dạy và học các môn đạt hiệu quả cao. - Giúp người học phát huy khả năng tự học, giúp người dạy giám sát và khống chế được thời gian trình bày. - Giúp người dạy hiểu và ứng dụng thành thạo CNTT vào việc giảng dạy. 9. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Công nghệ thông tin Dạy học khám phá Định luật Giáo án điện tử Giáo viên Học sinh Nhiệm vụ khám phá Phương pháp dạy học CNTT DHKP ĐL GAĐT GV HS NVKP PPDH Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp diễn giảng Phương pháp thảo luận nhóm Phương tiện dạy học Quá trình dạy học Sách giáo khoa Sinh viên Trung học cơ sở Trung học phổ thông PPDHTC PPDG PPTLN PTDH QTDH SGK SV THCS THPT SVTH: Dương Hùng Long Trang 6 Luận văn tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC LÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA NỀN GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI [11] Công nghệ thông tin là một phát minh lớn nhất của loài người cho đến ngày nay. Công nghệ thông tin đang là một xu thế mà cả nhân loại đang cố gắng để tiếp cận và khai thác tất cả các ứng dụng để phục vụ tốt nhất nhu cầu về mọi mặt của mình. Hiện nay, CNTT phát triển như vũ bão, đã và đang thâm nhập chi phối các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản suất và đời sống đặc biệt là trong giáo dục và đào tạo nên ta cần khai thác triệt để để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực tiễn giáo dục và đào tạo hiện nay. Việc áp dụng CNTT trong việc dạy học là một trong những hướng quan trọng góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra môi trường học tập có tính tương tác cao. Ngoài ra, còn trang bị cho người học những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nhân sinh quan và các phương thức giải quyết vấn đề. Vì vậy, các nhà giáo dục đã và đang tuyên truyền, quảng bá khuyến khích sử dụng CNTT trong dạy học để nâng cao kỹ năng dạy và học, từ đó cải thiện chất lượng giáo dục. CNTT – đặc biệt là Internet, bắt đầu được sử dụng ở Hoa Kì vào năm 1995 và sau đó bắt đầu được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều sách điện tử, các PTDH hiện đại được điều khiển bởi MVT, hệ thống trường học được trang bị phòng học đa chức năng với mạng máy tính,... được các công ty sản xuất thiết bị dạy học ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Hàn Quốc,... sản xuất và đã mở ra một bước ngoặc lớn cho công cuộc cách mạng mới về công nghệ dạy học. Đưa những PPDH theo cách tiếp cận kiến tạo, PPDH theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Đưa quá trình dạy học (QTDH) từ hình thức truyền thống thành dạy học trong môi trường CNTT. Nhu cầu về việc đổi mới PPDH bằng CNTT là một chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục UNESCO đưa ra thành chương trình của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”, những dự án thí điểm như trường học thông minh tại một số nước Châu Á như Malaysia, Hàn Quốc, Singapore,... đã đem lại nhiều kết quả khả quan, giúp phát triển tư duy HS. Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học là một hướng đi mang tính đột phá chiến lược trong quá trình cải cách giáo dục ở Việt Nam. Hầu hết các trường Đại học, THPT SVTH: Dương Hùng Long Trang 7 Luận văn tốt nghiệp đều được trang bị các cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học như phòng máy tính, trang bị máy chiếu Projector cho các phòng học, phòng nghe nhìn với nhiều thiết bị hiện đại (máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể,...). Nhiều trường đã triển khai mạng không dây phủ sóng toàn trường phục vụ cho GV, SV, HS tra cứu thông tin phục vụ cho nghiên cứu, soạn giảng và học tập của bản thân. Nâng cao trình độ Tin học và kỹ năng ứng dụng CNTT cho GV và HS dưới các hình thức và mức độ khác nhau. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong việc dạy học những năm gần đây, nền Giáo dục nước ta đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong việc đầu tư một lượng lớn ngân sách cho công tác xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị về tin học và CNTT phục vụ cho việc dạy học. Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg với nội dung “xây dựng và giám sát việc triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có kế hoạch cử cán bộ, chuyên gia và sinh viên đi đào tạo về CNTT tại các nước tiên tiến; triển khai mạnh chương trình giảng dạy và ứng dụng tin học trong giáo dục và đào tạo các cấp”. 1.2. VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở NƯỚC TA [11] Vị thế, vai trò, tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được chứng minh bằng thực tiễn giáo dục trong và ngoài nước những năm qua. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc làm tất yếu, giúp cho người dạy chủ động có những bài soạn mang tính hiện đại và tạo ra được những tài liệu học tập, tham khảo phong phú cho người học. Với tác động của CNTT, môi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới quá trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng, website và các PTDH hiện đại. Việc ứng dụng CNTT vào QTDH sẽ góp phần thay đổi hình thức dạy và học, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao. Mặt khác, ứng dụng CNTT trong dạy học còn có vai trò to lớn trong việc thay đổi nội dung và phương thức truyền đạt nhờ vào các công cụ đa phương tiện, GV sẽ xây dựng bài giảng sinh động làm tăng sự thích thú của HS, lôi cuốn và kéo dài sự chú ý của HS. Vì thế, GV có thể dễ dàng vận dụng các PPDHTC như PPDH khám phá, PPDH nêu vấn đề, PPDH đàm thoại gợi mở,... nhằm phát huy vai trò chủ động và sáng tạo của HS, tiếp kiệm thời gian, tăng cường nhịp độ truyền thụ kiến thức của GV. SVTH: Dương Hùng Long Trang 8 Luận văn tốt nghiệp 1.3. VẤN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC SO VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG [11] Theo Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam, CNTT được định nghĩa như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Sử dụng CNTT trong dạy học là một trong những hướng quan trọng để đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Nhờ vậy, ngày nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học đang dần dần được thực hiện ngày càng nhiều trên bục giảng. Một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức của GV được cải thiện, người học dễ tiếp thu bài và giờ học trở nên sinh động, lôi cuốn và kích thích sự hứng thú trong học tập. 1.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn thảo giáo án [9] Trong thời điểm hiện nay thì các công cụ, các phần mềm ứng dụng được dùng cho việc dạy học bằng CNTT rất phong phú, đa dạng và đảm bảo chất lượng, từ các phần mềm thương mại cho đến các phần mềm miễn phí. Trong quá trình soạn thảo giáo án, CNTT đã hỗ trợ đắc lực người GV trong quá trình này. - Khi soạn thảo văn bản cần sử dụng phần mềm như MS Word. Tuy nhiên, để sử dụng MS Word một cách hiệu quả, đòi hỏi GV cần nắm thêm một số tính năng nâng cao như chèn tự động đoạn văn bản, lưu viết, trộn thư, tạo thẻ đoạn mục lục, vẽ hình đơn giản,... - Khi soạn thảo bản trình chiếu điện tử có thể sử dụng các phần mềm như MS PowerPoint, Violet, Lecture Maker, ActivInspire,... Song việc sử dụng phần mềm tương tác ActivInspire vẫn là phương pháp dạy học hiệu quả nhất, HS có thể tự tương tác trong quá trình học với sự hướng dẫn tích cực của GV nhằm làm cho quá trình chiếm lĩnh kiến thức của bản thân hiệu quả, nhanh chóng và khắc sâu. - Khi tính toán số liệu cần dùng các phần mềm như MS Excel, SPSS,... hoặc sử dụng phần mềm Math type để nhập các công thức, biểu thức, các kí hiệu toán học,... - Các phần mềm hỗ trợ việc vẽ sơ đồ, biểu bảng như Map info, Paint hoặc có thể vẽ trong Word, Excel,... - Máy tính có kết nối mạng internet phục vụ cho việc tìm và hướng dẫn người học tìm tư liệu (hình ảnh, video, flash mô phỏng,...) - Các phần mềm hỗ trợ việc tạo các thí nghiệm mô phỏng như Crocodile, MS Producer,... - Các phần mềm hỗ trợ việc làm video, ghi hình ảnh, âm thanh như WMM, CyberLink Youcam,... SVTH: Dương Hùng Long Trang 9 Luận văn tốt nghiệp Như vậy, tùy theo quá trình tiếp cận, kỹ năng và lĩnh vực nghiên cứu của từng GV mà các công cụ hay phần mềm ứng dụng được sử dụng để tạo ra các bài giảng điện tử có khuynh hướng khác nhau. Sử dụng CNTT trong soạn thảo giáo án, giúp GV có được một giáo án chứa đựng lượng thông tin phong phú, sinh động, lôi cuốn HS, giúp cho giờ dạy đảm bảo về chất và lượng. Để sử dụng CNTT đạt hiệu quả trong việc soạn thảo giáo án, cần nắm được quy cách thiết kế một giáo án điện tử như sau:  Văn bản trong trang trình chiếu: Văn bản cần trình bày ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Để phát huy sức mạnh từ việc hỗ trợ của máy tính trong việc nâng cao hiệu quả của QTDH không nên sử dụng quá nhiều dữ liệu dạng văn bản, cần chuyển thể thông tin dạng văn bản sang thông tin dạng mô hình, hoạt hình.  Chữ viết trong trang trình chiếu: - Kiểu chữ: Nên dùng loại Font chữ phổ biến, đơn giản và không chân. Hai kiểu chữ thường được chọn nhất là Times New Roman và Arial. Hạn chế dùng Font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét khi trình chiếu. Nên dùng WordArt để viết đề bài hoặc tiêu đề lớn. - Cỡ chữ: Size chữ thích hợp cho tiêu đề là 44, cho nội dung là 28 hoặc 32. - Số chữ trên một trang trình chiếu: Chỉ nên dùng từ khóa, tránh viết câu dài, trên mỗi trang Slide có khoảng 7 dòng, trên mỗi dòng không quá 10 chữ. Nên sử dụng sơ đồ khối để HS thấy ngay được cấu trúc logic của những nội dung cần trình bày.  Sử dụng màu sắc trong các trang trình chiếu: Đảm bảo độ tương phản giữa chữ và nền để người học nhìn thấy rõ chữ. Màu chữ được dùng thống nhất tùy theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời,… Màu nền được dùng thống nhất cho các trang/Slide, chỉ nên sử dụng màu nền trắng hay sáng cho chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm,…), ngược lại khi sử dụng chữ màu trắng hay sáng thì nên dùng màu nền sậm.  Sử dụng các hiệu ứng trên trang trình chiếu: Không nên sử dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu “quay lộn”, “bay nhảy” thu hút sự tò mò không cần thiết của HS, làm phân tán chú ý trong học tập. Cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của HS. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để thấy tương tác với máy tính mà chính là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò.  Sử dụng các liên kết: SVTH: Dương Hùng Long Trang 10 Luận văn tốt nghiệp Thực hiện liên kết hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng. Đặc biệt là thiết lập các liên kết giữa các Slide cùng lớp và khác lớp với nhau. Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử, cần khai thác tối đa khả năng này. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu, bài giảng sẽ được trình bày ở mức rộng, sâu khác nhau tuỳ theo mức độ thực hiện các liên kết giữa một hay nhiều lớp slide. 1.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện bài giảng [9] Để thực hiện được bài giảng, GV không thể không sử dụng các PTDH hiện đại như máy chiếu Projector, mạng internet, các trang web,... Kết hợp CNTT và PTDH hiện đại có thể thực hiện các quy trình lên lớp, các loại hình tiết dạy, góp phần tích cực hóa các PPDH và đặc biệt có hiệu quả trong việc hướng dẫn HS cách tự học và tự tìm tư liệu. Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng góp phần phát huy mặt mạnh của các PPDH, tiết kiệm thời gian trong việc ghi chép trên bảng được thay bằng các Slide trình chiếu, tăng sự kích thích và hứng thú học tập của HS, giúp HS chủ động trong mỗi giờ học. Mặt khác, ứng dụng CNTT giúp tăng khả năng quan sát, ghi nhớ, trình bày vấn đề và lưu lại những kiến thức cần truyền đạt của GV. Khi thực hiện bài giảng bằng những đoạn video, các tranh ảnh có nội dung học tập làm vấn đề cho HS thảo luận, cung cấp tài liệu hoặc chỉ rõ địa chỉ trang web, những từ khóa để HS có thể tự tìm kiếm trên mạng. Việc tích cực ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới PPDH sẽ là hình mẫu, là động lực khuyến khích người học ứng dụng CNTT trong quá trình học tập của bản thân. 1.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác dữ liệu CNTT với khả năng cung cấp một lượng thông tin khổng lồ đang trở thành một kho tài nguyên vô giá, giúp mọi người có thể dễ dàng chia sẻ, trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu thông qua mạng Internet. Có nhiều cách thức, dịch vụ cho phép tìm kiếm khai thác các thông tin trên internet như: google, yahoo, bamboo, search.netnam, vinaseek, socbay,..., song đơn giản, hữu hiệu và phổ biến nhất có lẽ là google. Mọi người chỉ cần vào trang www.google.com sau đó nhập vào ô tìm kiếm những từ đặc trưng cho tư liệu cần tìm, sẽ có rất nhiều thông tin, hình ảnh, video,... liên quan người dùng có thể xem xét, chọn lựa tư liệu thích hợp cho mình. Khai thác thông tin từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng, thư viện tư liệu,... để phục vụ cho việc dạy học và đáp ứng nhu cầu học tập của HS.  Từ điển mở Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về từ điển mở, nhưng nhìn chung từ điển mở là một trong những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm, từ vựng một cách nhanh chóng và thuận tiện. SVTH: Dương Hùng Long Trang 11 Luận văn tốt nghiệp Từ điển mở có những đặc điểm như sau: + Là một bộ từ điển + Là một phần mềm nguồn mở + Tra cứu trên máy tính + Khi sử dụng có thể thêm vào các giải thích của cá nhân để chia sẻ với người khác. + Được phát triển với cộng đồng bạn đọc, tăng cách nhìn đa chiều khi tiếp cận một khái niệm. Ngày nay, từ điển mở được dùng khá phổ biến trên các trang mạng internet như: + Bách khoa toàn thư mở : www.wikipedia.org + Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/ + Từ điển tiếng Việt mở : http://www.informatik.uni-lepzi.de/~duc/Dict/ + Từ điển Anh – Pháp - Việt - Hán: http://vdict.com/  Một số thư viện trên internet Được phát triển dựa trên ý tưởng xây dựng học liệu mở (OpenCourseWare). Học liệu mở được Viện công nghệ Massachusetts – MIT (Mỹ) đưa vào triển khai áp dụng vào năm 2002. Học liệu mở thực chất là một website chứa các bài giảng của một trường hay một tổ chức giáo dục, cho phép người truy cập ở mọi nơi trên thế giới đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận, khai thác, bổ sung các tri thức cho cá nhân. Khái niệm học liệu mở chủ yếu dành cho giáo dục đại học. Ở các trường THPT, THCS,... với ý tưởng của học liệu mở đã tạo ra thư viện bài giảng điện tử: http://baigiang.violet.vn/ hay http://baigiang.edu.vn/,... Ngoài thư viện bài giảng điện tử, ta còn có thể khai thác, tìm kiếm thông tin trên các thư viện sau: + Thư viện giáo trình điện tử: http://ebook.edu.net.vn/ + Thư viện tài liệu http://tailieu.vn + Thư viện tư liệu giáo dục: http://tulieu.edu.vn/ + Thư viện chia sẻ video: http://youtube.com/ Khai thác thông tin trong các đĩa VCD, CD – ROM, chẳng hạn như các phần mềm mô phỏng, trắc nghiệm, Flash, giáo trình điện tử, các file cài đặt phần mềm,... 1.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá Đánh giá là một khâu quan trọng của QTDH. Nhờ ứng dụng CNTT nên việc đánh giá được nhanh chóng, khách quan hơn.  Đối với HS: Có thể tự đánh giá kiến thức của bản thân thông qua các phần mềm trắc nghiệm để từ đó bổ sung và hoàn thiện kiến thức.  Đối với GV, nhà trường: SVTH: Dương Hùng Long Trang 12 Luận văn tốt nghiệp - Việc đánh giá kết quả học tập của HS được cải thiện một cách chính xác và khách quan hơn khi tổ chức thi và kiểm tra bằng máy tính. Hiện nay, một số trường đã chấm bằng máy chấm trắc nghiệm tự động ở một số môn như Lí, Hóa, Anh văn, Sinh,... mang lại độ chính xác gần như tuyệt đối. - Việc sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm để tổ chức thi học kì, thi thử cho HS đã mang lại nhiều lợi ích: + Thuận tiện trong việc tạo đề thi. + Cho kết quả và các số liệu thống kê, tổng hợp chính xác, nhanh chóng và khách quan. + Xây dựng được ngân hàng đề thi để sử dụng nhiều lần. + Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra lượng kiến thức, kỹ năng của toàn bộ chương trình. 1.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh [11] Do sự phát triển của CNTT mà nền giáo dục đang thay đổi một cách mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu nâng cao một bước cơ bản về chất lượng học tập của HS, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, HS được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học, tự rèn luyện của bản thân mình. HS có thể ứng dụng CNTT để phục vụ cho việc học tập của mình dưới nhiều hình thức: - Tìm kiếm, tra cứu và khai thác các tài liệu học tập trên mạng Internet. Cụ thể là lên các trang www.google.com, các thư viện, bài giảng trực tuyến như www.violet.com.vn, www.tailieu.vn, ..... Tham gia các lớp học qua mạng để học tập trực tuyến. Tự đánh giá kiến thức thông qua các phần mềm trắc nghiệm. Trao đổi và chia sẻ thông tin với GV, bạn bè: + Thông qua các diễn đàn: diễn đàn giáo dục (http://edu.net.vn/forums), diễn đàn giáo viên (http://diendan.bachkim.vn),... + Trao đổi bằng các blog như http://360.yahoo.com, http://my.opera.com,..., + Thông qua các website trường, lớp,… - Tham gia các cuộc thi trực tuyến. - Việc truy cập Internet thường xuyên có thể trang bị thêm cho SV các kỹ năng khác như tiếp cận và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, các kỹ năng về công - nghệ, ngoại ngữ,...để tránh lạc hậu so với thời đại. 1.3.6. Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học [9] CNTT đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình đổi mới PPDH. Đưa nền giáo dục nước ta bước sang trang mới, và có thể thực hiện được những tiêu chí mới: SVTH: Dương Hùng Long Trang 13 Luận văn tốt nghiệp - Học mọi nơi (any where) Học mọi lúc (any time) - Học suốt đời (life long) - Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Dạy học là một nghệ thuật. Không có một PPDH duy nhất nào có thể áp dụng cho mọi loại bài giảng, mọi đối tượng học. Để thực hiện việc đổi mới PPDH, người GV phải tìm tòi các phương pháp, các thủ thuật và đặc biệt là các phương tiện soạn giảng để làm cho bài giảng của mình có chất lượng và hiệu quả hơn. Nhờ sự hỗ trợ của CNTT mà các thí nghiệm không thể làm được, các bài tập không đủ thời gian thực hiện trong một tiết học,... đều được giải quyết với những thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, chèn tư liệu, liên kết thông tin, sử dụng các Slide trình chiếu,... Từ sự hỗ trợ của CNTT, đã góp phần khuyến khích và tạo điều kiện để HS chủ động tìm kiếm tri thức, nâng cao tính trực quan, tạo cơ sở cho việc phát triển các năng lực tư duy của HS. Quan hệ thầy – trò trong quá trình tổ chức dạy học đang có xu hướng chuyển từ “truyền thụ lấy người dạy làm trung tâm” sang “học tập lấy người học làm trung tâm”. Trước kia, quan niệm rằng: Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội một cách thụ động dựa trên những tri thức có sẵn và dạy học dựa trên những phản ứng đáp lại, tái tạo theo mẫu để đáp ứng mục tiêu cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, học để đối phó với thi cử. Nay, học là quá trình kiến tạo, tích cực, tìm tòi khám phá dựa trên tư duy phê phán, sáng tạo bằng việc đưa ra những quyết định và dạy học thích ứng dựa trên những hoạt động có chủ định để đáp ứng mục tiêu hình thành các năng lực sáng tạo, hợp tác,... học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. 1.4. ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC SO VỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực. Trong giáo dục và đào tạo, CNTT đã góp phần hiện đại hóa PTDH, so với PTDH truyền thống chỉ có bảng đen, phấn trắng, tranh ảnh, bảng vẽ sẵn,... thì PPDH bằng CNTT có những ưu điểm nổi bật như sau:  Đối với người dạy - Sử dụng CNTT với tư cách là một PTDH. - Tiết kiệm được thời gian treo tranh ảnh, vẽ hình lên bảng, viết bài,… nhờ đó giảm được việc thuyết giảng và ít tốn chi phí hơn. - Thuận lợi trong quá trình soạn bài, bởi có thể lưu giữ, bổ sung và liên kết tài liệu SVTH: Dương Hùng Long Trang 14 Luận văn tốt nghiệp dễ dàng. Bên cạnh đó, GV còn có khả năng chỉnh sửa các nội dung, cập nhật hóa kiến thức ở bất cứ mục nào, đoạn nào trong bài giảng nhờ đó mà có thể sử dụng ở nhiều lớp, nhiều năm. Dễ dàng trong việc liên hệ thực tiễn. - Tạo ra môi trường đa phương tiện kết hợp với những hình ảnh (image), âm thanh (audio), phim video (video clip), camera,... với những văn bản (text), đồ họa (graphics),... được trình bày qua máy tính, đem đến cho HS nhiều thông tin hơn, hấp dẫn hơn, làm cho HS hứng thú, dễ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức hơn và qua đó tác động một cách tích cực tới sự phát triển trí tuệ của người học. - Để hình thành kiến thức, kỹ năng mới người ta còn có thể xây dựng các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng các quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội mà không thể thực hiện được trong điều kiện nhà trường để cung cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hóa hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái niệm, định luật, nhằm thay thế GV giảng dạy thực hành, tăng tính năng động cho người học, cho phép HS học theo khả năng của mình, tự lĩnh hội kiến thức mới một cách hào hứng, tích cực. - Tạo ra môi trường học tập mới mẻ, tạo nên một sự đa dạng về hình thức, phong phú về mặt phương pháp. Xu hướng này chuyển từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức nữa mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS tự lực chiếm lĩnh tri thức. - Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học. Tránh được tình trạng lạc hậu so với thời đại vì GV thường xuyên truy cập Internet, tìm kiếm tài liệu cho bài giảng của mình. Tránh được tình trạng cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy tính. Tổ chức các hoạt động dạy học và luyện tập bằng nhiều hình thức.  Đối với người học - Tiếp thu một lượng kiến thức phong phú, sâu rộng và sinh động trong môi trường đa phương tiện. - Rèn luyện được nhiều kỹ năng thực hành như nghe, nói, đọc, viết cũng như tiếp cận tốt hơn với hiện thực khách quan thông qua việc quan sát và cảm nhận các sự kiện, hiện tượng. - Quá trình tiếp thu diễn ra một cách tự nhiên, hiểu bài sâu và nhớ lâu hơn. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. - - Tạo động cơ học tập, kích thích sự hứng thú nhận thức và say mê trong học tập. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học rõ ràng là có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả to lớn, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả giáo dục. SVTH: Dương Hùng Long Trang 15 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE VÀO DẠY HỌC TIN HỌC Ở TRƯỜNG THPT 2.1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE 2.1.1. Chuyển giao diện tiếng Anh sang tiếng Việt [10] Phần mềm ActivInspire khi khởi động sẽ hiển thị ngôn ngữ mặc định. Có thể chuyển phần mềm sang tiếng Việt bằng cách vào File / Settings / Language / Application Settings chọn Vietnamese / Done cho dễ sử dụng. Khi tắt phần mềm và khởi động lại sẽ có phiên bản tiếng Việt. 2.1.2. Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm ActivInspire - Phần mềm ActivInspire là phần mềm bao gồm rất nhiều công cụ tiện ích cho phép giáo viên thiết kế bài giảng có khả năng mang tính tương tác cao. Phần mềm này được sử dụng kết hợp với bảng ActivBoard và hiện là một sản phẩm hỗ trợ giáo dục phát triển mạnh mẽ và hiện đại nhất. - Sản phẩm có thể hỗ trợ tốt cho tất cả các cấp học nhờ những ưu điểm sau: + Trình bày trên bảng ActivBoard cũng giống như với bảng đen truyền thống, bạn hoàn toàn có thể viết và xóa như bình thường. + Giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá năng lực trẻ sau mỗi phần bài học thông qua hệ thống trả lời của trẻ bằng Activote, kết quả được thể hiện trên máy, có biểu đồ đánh giá và có thể lưu và in ra để xem. Qua đó, đánh giá được khả năng của trẻ và chuyên môn của giáo viên. + Các công cụ trình bày bài giảng sinh động như: tô sáng, tô màu tạo điểm nhấn, công cụ đèn chiếu điểm, màng khám phá, kính lúp. + Có các công cụ ghi âm, ghi hình, ghi lại các thao tác thực hiện trên bảng. + Cho phép kết nối trực tiếp đến các trang web, bạn có thể lấy tài nguyên ngay trên web đưa vào trang trình bày hoặc lưu vào thư viện, cho phép chèn tập tin âm thanh, hình ảnh, word, excel, powerpoint,… + Thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của trẻ ngay cả những trẻ thụ động, e ngại nhất. Kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của trẻ. + Từ những công cụ đơn giản nhưng với cách sử dụng hiệu quả có thể kích thích tư duy, thu hút sự chú ý, tăng cường tính chủ động của học sinh trong học tập + Nâng cao năng lực của trẻ và chuyên môn của giáo viên. SVTH: Dương Hùng Long Trang 16 Luận văn tốt nghiệp + Có thư viện tài nguyên rộng lớn và đầy đủ công cụ hỗ trợ giáo viên soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả. + Ngoài ra, Promethean thiết kế một trang web prometheanplanet, và diễn đàn, nơi đó các nhà sư phạm trên toàn thế giới có thể chia sẻ giáo án, kinh nghiệm giảng dạy, và có hơn 2.000 bài học mẫu mà giáo viên có thể tải xuống tham khảo. 2.1.3. Bảng ActivBoard [11] Bảng ActivBoard có các kích cỡ 95’’, 78’’, 64’’ và 50’’ (inch), được thiết kế dành cho lớp học, Activboard rất bền ngay cả khi học sinh ném bất kỳ vật gì vào bảng. Không như các loại bảng khác, hệ thống lưới điện từ của bảng không bị ảnh hưởng bởi những tác động hư hại trên bề mặt và cho phép bạn điều khiển với sự chính xác lạ thường. Sự phát triển mới nhất, Activboard+2, là bảng điện tử thế hệ mới. 2.1.4. Activstudio and Activprimary Software [11] Bao gồm các giáo cụ điện tử, công cụ toán học ảo, ghi hình và âm thanh và trên 14,000 tài nguyên quốc tế để cung cấp một bộ công cụ giảng dạy hoàn chỉnh dành cho mọi lứa tuổi, hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án một cách nhanh chóng, dễ dàng, trình bày bài giảng sinh động, thực tế đến với các môn học, lôi cuốn giúp nâng cao năng lực của trẻ và trình độ chuyên môn của giáo viên. 2.1.5. Activote [11] Không dây và dễ sử dụng với người dùng, thiết bị Activote có hình quả trứng. Đó là phương pháp hiệu quả, nhanh chóng để nhận các ý kiến phản hồi từ toàn thể lớp học, thậm chí tạo động lực cho cả những học sinh e ngại nhất. Giáo viên có thể ngay lập tức đánh giá năng lực học sinh qua kết quả trả lời và biểu đồ kết quả. 2.1.6. Activslate [11] Cho phép giáo viên có thể di chuyển đến bất cứ nơi nào trong lớp học mà vẫn có thể điều khiển, kiểm soát được bài giảng. Bạn có thể trang bị bao nhiêu bảng điều khiển Activslate cũng được, và cho phép bạn kiểm soát xem cái nào đang hoạt động vào bất kì lúc nào. Activslate làm cho việc tham dự của học SVTH: Dương Hùng Long Trang 17 Luận văn tốt nghiệp sinh dễ hơn bao giờ hết. Vì bạn có thể chuyển Activslate từ người này sang người khác cho nên không ai cần phải rời khỏi chỗ ngồi. 2.1.7. Activtablet [11] Thiết bị không dây hỗ trợ giáo viên soạn giáo án, không cần sử dụng chuột hay bảng điện tử. Tạo cho giáo viên sự linh hoạt hơn để chuẩn bị bài giảng thậm chí khi đang ở xa Activboard của mình. Chỉ việc gắn nó vào cổng USB của máy vi tính cá nhân của mình và bạn có thể vẽ, thiết kế và tạo ra các bảng giấy lật (trang trình bày) bất kì đâu và bất kì lúc nào. 2.1.8. Activpanel [11] Nếu với kích thước của bảng điện tử trong một phòng học hoặc giảng đường quá lớn thì Activpanel chính là giải pháp của bạn. Đó là bảng nhỏ LCD 15” kết nối trực tiếp vào máy vi tính và máy chiếu của bạn. Những hình ảnh trên máy tính của bạn sẽ hiển thị trên cả màn hình của Panel và trên bảng điện tử, bạn có thể xem và tương tác với Activpanel mà không phải quay lưng lại với lớp. 2.1.9. Activwand [11] Ở độ dài 54cm, Activwand giúp các học sinh bé nhỏ nhất với lên chỗ cao nhất trên Activboard một cách dễ dàng. Với tay cầm thoải mái và các đặc điểm “nhấp” kiểu - chuột, các chức năng “di chuyển trỏ chuột” và “cuộn” đặc biệt, nó làm cho việc điều khiển phần mềm và các trang web với các menu dạng thả - xuống đơn giản, dễ thao tác. Hãy dùng Activwand để mang đến phép màu cho những con chữ, hình ảnh, âm thanh và hoạt cảnh, tất cả đều trong tầm tay. 2.1.10. Activpen [11] Activpen giống một con chuột máy tính không dây, không pin: Bạn có thể kích hoạt các đối tượng, kéo và thả, tô sáng, mở các công cụ, các trang trình bày, đoạn phim. Con trỏ chuột cho bạn biết đang ở chỗ nào, chính xác đến từng milimet. Activpen cho phép bạn và học sinh của bạn sự điều khiển và kiểm soát chính xác. 2.2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE [10] ActivInspire có thể khởi động bằng cách click đúp vào biểu tượng màn hình desktop hoặc tìm trong thư mục Start của máy tính. SVTH: Dương Hùng Long Trang 18 trên Luận văn tốt nghiệp 2.2.1. Bảng điều khiển Khi mở ActivInspire, sau khi chọn các ưu tiên ban đầu. Hình ảnh đầu tiên ta thấy là Bảng điều khiển. Bảng điều khiển chứa các phím tắt đến bảng lật và các công cụ hữu ích để tiết kiệm thời gian. Bảng điều khiển sẽ vẫn được mở cho đến khi tắt nó. Hình sau đây minh họa Bảng điều khiển. Danh sách này xác định từng thành phần được đánh số. Hình 1. Bảng điều khiển  Chú thích: 1. Đánh dấu để hiển thị Bảng điều khiển khi lần sau mở ActivInspire. 2. Hiển thị trang web của Promethean http://www.prometheanworld.com trong trình duyệt web. 3. Hiển thị các công cụ cấu hình phổ biến ở bảng bên phải của Bảng điều khiển. 4. Hiển thị trang web Promethean Planet http://www.prometheanplanet.com trong trình duyệt web. 5. Mở 'Wonderwheel' bỏ phiếu trong đó có thể chọn một loại câu hỏi và các tùy chọn để đặt câu hỏi cho lớp học. 6. Thu nhỏ ActivInspire và cho phép ghi chú trực tiếp trên màn hình desktop và tương tác với các ứng dụng khác trên desktop. 7. Hiển thị các công cụ bảng lật và các liên kết đến các bảng lật được sử dụng gần đây ở bảng bên phải của Bảng điều khiển. 8. Bảng bên phải. SVTH: Dương Hùng Long Trang 19 Luận văn tốt nghiệp 9. Đóng Bảng điều khiển. 2.2.2. Cửa sổ ActivInspire Hình 2. Cửa sổ ActivInspire  Chú thích: 1/ Hộp công cụ chính 2/ Trình duyệt 3 / Thanh Menu 4 / Tên Flipchart 5 / Chi tiết các kích cỡ 6 / Trang Flipchart 7 / Thùng rác Flipchart 2.2.2.1. Tạo Flipchart mới Tệp tin (File)  Mới (New)  Chọn độ phân giải phù hợp. Tuy nhiên, nên chọn Bảng lật kích cỡ màn hình (Screen size Flipchart). 2.2.2.2. Mở Flipchart đã soạn sẵn Tệp tin (File)  Mở … (Open)  Xuất hiện cửa sổ  Chỉ đường dẫn đến nơi lưu trữ Flipchart cần mở  Chọn Flipchart cần mở  Open. 2.2.2.3. Lưu Flipchart SVTH: Dương Hùng Long Trang 20 Luận văn tốt nghiệp Vào Trình đơn chính / Tệp tin (Menu File)  Lưu (Save)  Xuất hiện cửa sổ  Chỉ đường dẫn đến nơi cần lưu trữ Flipchart  Đặt tên Flipchart trong mục File name  Save. Nhấp vào mũi tên để di chuyển tới lui giữa các trang trình bày. 2.2.3. Hộp công cụ chính (Main ToolBox) [10] Hộp công cụ chính xuất hiện trên màn hình khi khởi chạy ActivInspire. Khi khỏi chạy ActivInspire trong lần đầu tiên, hộp công cụ bao gồm một loạt các công cụ phổ biến nhất. Những khoản mục trong hộp công cụ chính chỉ là lựa chọn của một vài công cụ sẵn có. Có thể truy nhập vào rất nhiều các công cụ bổ sung từ menu công cụ. Lần tiếp theo khi khởi chạy ActivInspire, nó sẽ nhớ nơi đặt hộp công cụ lần cuối và công cụ nào bao gồm trong đó. Hình 3. Hộp công cụ chính SVTH: Dương Hùng Long Trang 21 Luận văn tốt nghiệp 2.2.3.1. Tuỳ biến hộp công cụ: Trình đơn chính / Xem (Menu View)  Tuỳ chỉnh (Customize) … (hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + U). Tại thẻ Lệnh (Command). Hình 4. Hộp chỉnh công cụ - Cửa sổ bên tay trái: Bao gồm tất cả các công cụ có trong phần mềm ActivInspire. Những công cụ bị mờ là những công cụ hiện đã có trên hộp công cụ chính, ngược lại. - Cửa sổ bên tay phải: Hiển thị các công cụ hiện có trên hộp công cụ chính (Main toolbox) SVTH: Dương Hùng Long Trang 22 Luận văn tốt nghiệp 2.2.3.2. Thêm công cụ mới vào hộp công cụ: Chọn công cụ cần thêm  Nhấp nút Bổ sung (Add)  Công cụ mới sẽ xuất hiện trên hộp công cụ chính (Main toolbox). 2.2.3.3. Thay đổi vị trí công cụ trên hộp công cụ: Chọn công cụ cần thay đổi  Nhấp Di chuyển lên (Move Up) hoặc Di chuyển xuống (Move Down) để thay đổi vị trí công cụ. 2.2.3.4. Các công cụ thường được sử dụng ActivInspire_Studio gồm có nhiều công cụ giúp giáo viên tạo ra những bài giảng phong phú nhằm thu hút sự thích thú trong học tập của học sinh.  Thiết bị ghi âm thanh (Sound Recorder) Công cụ này cho phép ghi lại âm thanh thành một tập tin hoặc đưa vào trang flipchart. - Cách thức: Trong hộp công cụ Thiết bị ghi âm thanh, nhấp chuột vào biểu tượng Ghi (Record) màu đỏ để bắt đầu ghi âm thanh. Sau đó, có thể sử dụng biểu tượng Tạm dừng (Pause) hoặc Dừng (Stop) vào bất kỳ lúc nào. Để ghi lời nói, phải có một microphone thích hợp nối với hệ thống. - Có thể tuỳ chỉnh: Tệp tin (File) / Thiết lập (Settings…) / Dữ liệu đã ghi (Recordings) / Ghi âm thanh (Sound recording).  Thiết bị ghi màn hình (Screen Recorder) Công cụ này cho phép ghi lại bất kỳ thứ gì đang diễn ra trên màn hình một tập tin video (*.AVI) mà nó có thể được giữ lại trên trang flipchart hoặc lưu vào một thư mục tuỳ ý. - Cách thức: Nhấp chuột vào biểu tượng Ghi (Record) màu đỏ và nhập tên tệp tin. Hoặc ban đầu chọn định dạng quay video và tỉ lệ nén âm thanh, sau đó bắt đầu ghi. Nhấp chuột vào nút Dừng (Stop) màu đen để kết thúc ghi. - Có thể tuỳ chỉnh: Tệp tin (File) / Thiết lập (Settings …) / Dữ liệu đã ghi (Recordings).  Băng giấy (Tickertape) Một công cụ trình bày cho phép tạo ra một dòng thông báo cuộn như một băng giấy cuộn theo 1 trong 3 vị trí (trên cùng, giữa, dưới cùng) của bảng. - Cách thức: khi chọn công cụ này, một Băng giấy mặc định sẽ chạy qua màn hình. Sử dụng cửa số Hiệu chỉnh băng giấy để nhập thông tin và thay đổi thuộc tính của nó. SVTH: Dương Hùng Long Trang 23 Luận văn tốt nghiệp - Có thể tuỳ chỉnh những thuộc tính của băng giấy như màu sắc, tốc độ, màu nền, vị trí.  Đồng hồ (Clock) Sử dụng công cụ này trong bài giảng về thời gian hoặc để sử dụng làm đồng hồ bấm giờ hoặc đếm ngược trong các hoạt động có tính giờ. - Cách thức: Chọn đồng hồ đếm ngược, đếm xuôi hoặc tuỳ thích. - Có thể tuỳ chỉnh: Tệp tin (File) / Thiết lập (Settings…) / Công cụ đồng hồ (Clock tool).  Máy ảnh (Camera) Công cụ này cho phép tạo ra một hình chụp nhanh những gì có trên màn hình và đưa nó vào trang flipchart, bảng nhớ tạm hoặc vào thư mục Tài nguyên dùng chung hoặc Tài nguyên của tôi. Có nhiều tuỳ chọn cho phép tuỳ chỉnh kích thước và hình dạng của hình chụp nhanh. - Cách thức: Chọn loại hình chụp nhanh xổ xuống từ trình đơn. Sau đó chọn địa điểm để lưu hình từ cửa sổ Hình máy ảnh chụp nhanh (Camera Snapshot). + Chụp nhanh khu vực (Area Snapshot): Một ô được tô đậm sẽ được hiển thị. Nhấp chuột vào trong ô và kéo nó để di chuyển và thay đổi các số đo bằng các cạnh. + Hình chụp nhanh điểm tới điểm (Point to Point snapshot): Nhấp chuột và kéo, kẻ các đường thẳng để bao quanh một khu vực có viền được tô đậm trên màn hình màu xám nhạt dần. Không thể di chuyển hoặc chỉnh sửa khu vực vừa kẻ nếu làm sai, chỉ cần đóng cửa sổ Hình máy ảnh chụp nhanh (Camera Snapshot) và thử lại. Máy ảnh được kích hoạt khi viền xong. + Hình chụp nhanh bằng tay (Freehand snapshot): Nhấp chuột và vẽ để bao quanh một khu vực có viền được tô đậm trên màn hình màu xám nhạt dần. Không thể di chuyển hoặc chỉnh sửa khu vực vừa vẽ nếu làm sai, chỉ cần đóng cửa sổ Hình máy ảnh chụp nhanh (Camera Snapshot) và thử lại. + Hình chụp nhanh cửa sổ (Window snapshot): Chụp cửa sổ ActivInspire. + Chụp toàn màn hình (Fullscreen snapshot): Chụp toàn màn hình. SVTH: Dương Hùng Long Trang 24 Luận văn tốt nghiệp  Bộ hiển thị (Revealer) Che kính trang trình bày và hiển thị trang từ một trong bốn hướng: bên trên, bên dưới, bên phải, bên trái. - Cách thức: Bộ hiển thị là một nút chuyển đổi. Hiển thị các đối tượng ẩn bằng cách nhấp chuột và kéo màn che từ trên cùng, dưới cùng, bên phải, bên trái. - Có thể tuỳ chỉnh: Tệp tin (File) / Thiết lập (Settings …) / Hiệu ứng (Effects).  Đèn chiếu (Spotlight) Đèn chiếu là một công cụ trình bày. Nó bao phủ một phần của trang flipchart, cho nên chỉ nhìn thấy được một phần. Giúp thu hút sự chú ý của học sinh. - Cách thức: Cung cấp một lớp phủ lên trang trình bày hoặc desktop. + Di chuyển bằng cách kéo bất kỳ phần nào của khu vực được phủ. + Định cỡ bằng cách kéo bất kỳ phần nào của chu vi đèn chiếu. + Khi sử dụng đèn chiếu có thể tiếp tục tương tác với bất kỳ khu vực nào nhìn thấy được trên trang. Chọn loại đèn chiếu khi xổ xuống từ trình đơn: - Đèn chiếu hình tròn (Circular spotlight): Cung cấp một đèn chiếu di chuyển, định cỡ được hình tròn / hình bầu dục qua một tầng phủ toàn bộ trang. - Đèn chiếu hình vuông (Square spotlight): Cung cấp một đèn chiếu di chuyển, định cỡ được hình vuông / hình chữ nhật qua một tầng phủ toàn bộ trang. - Đèn chiếu hình tròn đặc (Solid circular spotlight): cung cấp một lớp phủ di chuyển, định cỡ được hình tròn / hình bầu dục. - Đèn chiếu hình vuông đặc (Solid square spotlight): cung cấp một lớp phủ di chuyển, định cỡ được hình vuông / hình chữ nhật. Nhấp chuột phải để ghi hình ảnh: khi kích hoạt một trong các đèn chiếu nhấp chuột phải lên trang và một hình ảnh của khu vực đèn chiếu sẽ được chụp lại, hình chụp được để ngay trang hiện tại.  Chú giải trên màn hình (Desktop Annotate) Desktop máy tính trở thành nền của trang flipchart. Hộp công cụ chính vẫn được mở. Có thể mở các ứng dụng trên máy tính và sử dụng các công cụ của ActivInspire. Những đối tượng tạo ra trên trang flipchart luôn là một lớp phủ trên desktop, chúng sẽ SVTH: Dương Hùng Long Trang 25 Luận văn tốt nghiệp không ở trên desktop nữa khi tắt bảng lật desktop. Nếu lưu bảng lật nó sẽ không có hình của desktop. 2.2.4. Bổ sung và định dạng văn bản [6] 2.2.4.1. Bổ sung văn bản (Text) ActivInspire có vài công cụ hữu dụng để bổ sung văn bản tại bảng, hoặc tại máy tính. Cũng có thể copy, paste hoặc kéo và thả các văn bản từ tài liệu đã có ví dụ như từ một tệp tin Word, Powerpoint, … Công cụ văn bản trong hộp công cụ chính là cách bổ sung văn bản nhanh từ máy tính. - Nhấp vào biểu tượng văn bản . Thanh Công cụ Định dạng sẽ mở ra và con trỏ chuyển thành (một thanh nhỏ có một số ký tự). Thanh Công cụ Định dạng được căn chỉnh hoặc ở trên cùng hoặc ở dưới cùng của cửa sổ ActivInspire. Bạn có thể sử dụng nó để định dạng văn bản. - Di chuyển con trỏ đến nơi muốn tạo văn bản và nhấp chuột. Một ô văn bản có hai cán sẽ mở ra. Điều này cho phép bạn thoải mái di chuyển hoặc mở rộng ô văn bản. - Trên bàn phím máy tính, hãy nhập văn bản vào. Văn bản xuất hiện trong ô văn bản với Để sửa lỗi: font chữ, màu sắc và + Chọn văn bản cần sửa lỗi. Chọn biểu tượng kích cỡ mặc định. trên thanh công cụ vừa xuất hiện. + Di chuyển con trỏ đến nơi cần sửa lỗi. + Quét khối các ký tự muốn thay đổi. Hãy bắt đầu gõ nội dung thay thế. Hoặc sử dụng phím Backspace hoặc Delete để xoá văn bản. 2.2.4.2. Định dạng văn bản Thanh Công cụ định dạng mở ra khi chọn Công cụ văn bản. Nó có các công cụ chuẩn để định dạng văn bản và biểu tượng Bàn phím trên màn hình. Sử dụng Thanh SVTH: Dương Hùng Long Trang 26 Luận văn tốt nghiệp Công cụ định dạng để thay đổi thuộc tính của văn bản và căn lề. Ví dụ như để thay đổi màu sắc, kích thước, font chữ, bố cục ô văn bản,… của văn bản đã chọn. . Hình 5. Thanh Công cụ định dạng đối với ActivInspire Chú thích: 1. Chọn font và kích thước của văn bản đã chọn. 2. Kiểu chữ (in đậm, in nghiêng, gạch dưới, chữ viết bên trên, chữ viết bên dưới). 3. Màu của văn bản (mặc định là màu đen) và màu nền (mặc định là trong suốt). 4. Căn chỉnh, định khoảng cách giữa các dòng và đánh dấu đầu dòng. 5. Các tiện ích: Bàn phím Trên màn hình, Chọn tất cả, Biểu tượng. 2.2.5. Các trình duyệt của Activinspire [10] Phần này giới thiệu các trình duyệt của ActivInspire Một Flipchart có thể chứa nhiều trang và nhiều yếu tố. Mỗi trang và mỗi phần tử bao gồm nhiều đặc điểm và thuộc tính. ActivInspire giúp thao tác với các đặc điểm và thuộc tính này được đơn giản bằng cách cung cấp một trình duyệt đối với mỗi khoản mục quan trọng. - Các trình duyệt này cho phép xem nhanh: +Flipchart bao gồm những gì ? +Có thể thêm hay tùy chỉnh những thứ gì khác ? +Làm như thế nào để thực hiện điều này ? Dùng các trình duyệt để nhanh chóng xây dựng, tinh lọc và cải tiến Flipchart của mình và các Flipchart của người khác. - Mỗi trình duyệt: +Được xây dựng để mang lại thông tin chi tiết và rõ ràng hơn về khu vực đang duyệt tìm. +Có chứa trình đơn và/hoặc một loạt các biểu tượng để hoạt động hiệu quả với Flipchart. Thêm vào đó, có thể làm cho trình duyệt rộng hơn hoặc hẹp hơn và điều chỉnh mức độ chi tiết có thể thấy phù hợp với nhu cầu bài giảng. - Có 7 trình duyệt trong ActivInspire:  Trình duyệt trang (Page Browser) SVTH: Dương Hùng Long Trang 27 Luận văn tốt nghiệp  Trình duyệt tài nguyên (Resource Browser)  Trình duyệt đối tượng (Object Browser)  Trình duyệt ghi chú (Note Browser)  Trình duyệt thuộc tính (Properties Browser)  Trình duyệt thao tác (Action Browser)  Trình duyệt biểu quyết (Voting Browser) SVTH: Dương Hùng Long Trang 28 Luận văn tốt nghiệp 2.2.5.1. Trình duyệt trang ( Page Browser ) [10] - Để việc sắp xếp các trang được dễ dàng, kéo thanh trượt (góc phải, phía dưới trong hình bên). - Có thể sao chép đối tượng giữa các trang với nhau: Chọn đối tượng muốn copy qua trang khác, kéo đối tượng từ trang hiện tại sang trang mới trong Trình duyệt trang. Hình 6. Trình duyệt trang Ngoài việc cung cấp các chức năng giống với những phiên bản trước, Trình duyệt trang còn cho phép sắp xếp lại các trang bảng lật (Flipchart) bằng cách kéo và thả chúng trực tiếp trong Trình duyệt. Cũng có thể kéo các trang từ Trình duyệt Trang và thả chúng lên bất kỳ tab bảng lật nào để sao chép các Sử dụng Trình đơn (biểu tượng xuất hiện ở góc trên bên phải khi ta chọn trang nhỏ trong trình duyệt trang) để làm việc với các trang. trang giữa các bảng lật đang mở. SVTH: Dương Hùng Long Trang 29 Luận văn tốt nghiệp  Chọn một số trang: - Nhấp vào hình nhỏ của trang đầu tiên  Nhấn phím Shift và nhấp vào hình nhỏ của trang cuối cùng. Ví dụ này cho thấy 3 hình nhỏ hàng trên đã được chọn (Có đường viền bao quanh trang đậm hơn các trang khác). Lúc này nhấp phải chuột để sẵn sàng: cắt, sao chép, dán, nhân đôi hoặc xóa các trang đã chọn.  Chọn các trang riêng lẻ : - Nhấn CTRL và nhấp vào hình nhỏ của trang đầu tiên  Nhấn và giữ phím CTRL và nhấp vào hình nhỏ của các trang kia. Ví dụ này cho thấy các hình nhỏ bên trái, bên phải ở hàng trên và hình giữa ở hàng dưới đã được chọn. Lúc này nhấp phải chuột để sẵn sàng di chuyển: cắt, sao chép, dán, nhân đôi hoặc xóa các trang đã chọn. 2.2.5.2. Trình duyệt tài nguyên (Resource Browser ) Trình duyệt này giúp nhanh chóng xem, định hướng và sử dụng các tài nguyên được cung cấp cùng ActivInspire để làm giàu Flipchart. Thư viện Tài nguyên có rất nhiều trò chơi và các hoạt động, chú giải, đánh giá, hình nền, các bản đồ khái niệm, hình ảnh, hình dạng, âm thanh và những hạng mục khác… Có thể dễ dàng mở rộng thư viện của mình bằng các tài nguyên của chính mình và của người khác cũng như bổ sung các gói tài nguyên từ trang web Promethean Planet tại www.prometheanplanet.com, hoặc từ các đồng nghiệp. Sử dụng Trình duyệt Tài nguyên để:  Nhanh chóng định hướng đến và xem tất cả các tài nguyên trong một thư mục cụ thể, ví dụ như Tài nguyên Của tôi (My Resources) chung (Shared Resources) , Tài nguyên Dùng hoặc những địa điểm khác trên máy tính .  Hiển thị các hình nhỏ và tên tập tin của các tài nguyên đã chọn trong trình duyệt. SVTH: Dương Hùng Long Trang 30 Luận văn tốt nghiệp  Kéo và thả các tài nguyên chẳng hạn như mẫu trang, các trang hoạt động và các trang câu hỏi từ trình duyệt vào bảng lật.  Kéo và thả tài nguyên từ một trang bảng lật vào một thư mục trong Thư viện Tài nguyên. Thay đổi độ trong suốt (Toggle Transparency) của tài nguyên trong bảng lật. Hình 7. Trình duyệt tài nguyên Sử dụng Con dấu cao su (Rubber Stamp On/Off) nhiều bản sao của một tài nguyên trong bảng lật. để nhanh chóng tạo ra Ví dụ: Theo mặc định, Trình duyệt Tài nguyên sẽ mở thư mục Tài nguyên dùng chung. Hình ở phía trên minh họa một số tài nguyên trong thư mục Tài nguyên dung chung. 2.2.5.3. Trình duyệt đối tượng (Object Browser ) Có tất cả 4 tầng trong trang Flipchart: - Tầng trên cùng: các đối tượng được tạo ra bởi các công cụ Bút (Pen) dạ quang (Highlight) , Mực thần kỳ (Magic Ink) , Đầu nối (Connector) , Bút . - Tầng giữa gồm: hình ảnh, hình dạng và các đối tượng văn bản. - Tầng dưới cùng: có thể kéo và thả các đối tượng khác lên tầng này. - Tầng nền: nền, lưới và màu trang. Cũng có thể kéo đối tượng xuống tầng này. SVTH: Dương Hùng Long Trang 31 Luận văn tốt nghiệp Hình 8. Trình duyệt đối tượng Nhấp chuột vào trên thanh để vào trình duyệt đối tượng (Object Browser). Trong trình duyệt đối tượng hiển thị tất cả các đối tượng có trên trang Flipchart dưới dạng biểu tượng đã tạo ra chúng và tên đối tượng. Trình duyệt hiện rõ đối tượng nào ở tầng trên (Top layer), tầng giữa (Middle layer) và tầng dưới cùng (Bottom layer).  Trong hình minh hoạ trên ta lưu ý: - Biểu tượng phía sau văn bản trong trình duyệt cho biết đối tượng này đã được khoá. Có thể “mở khoá” bằng cách nhấp đôi chuột vào biểu tượng trình duyệt, sau đó chọn “mở khoá”. trong - Hình tam giác và các hình vuông được tạo ra bằng công cụ Hình dạng tầng giữa theo mặc định. ở - Biểu tượng con mắt gạch chéo kế bên đối tượng trong trình duyệt. Biểu tượng này cho biết đối tượng đã được ẩn. Cho đối tượng “không ẩn” bằng cách nhấp đôi chuột vào biểu tượng , chọn Hiển thị (Hidden). - Có thể thay đổi tầng cho các đối tượng bằng cách chọn đối tượng trong Trình duyệt đối tượng (Object Browser) và kéo đến tầng theo ý muốn. Cũng có thể thay đổi tầng của đối tượng bằng cách nhấp chuột phải vào đối tượng muốn phân tầng / Sắp xếp lại (Reorder) / chọn tầng theo ý muốn (Đến tầng trên cùng (To Top layer) , Đến tầng giữa (To Middle layer) hoặc đến tầng dưới cùng (To Bottom layer)).  Tạo công cụ kính nhìn thấu qua đối tượng ở tầng trên cùng: SVTH: Dương Hùng Long Trang 32 Luận văn tốt nghiệp * Bước 1: - Tạo hai đối tượng: một đối tượng che và một đối tượng bị che (giả sử 2 hình dưới). Hình 9. Đối tượng che và đối tượng bị che - Đưa đối tượng che lên tầng trên cùng bằng cách: + Mở trình duyệt đối tượng + Sau đó dùng chuột kéo đối tượng này từ tầng giữa lên tầng trên cùng. * Bước 2: Tạo đối tượng kính: Có thể tự tạo hình dạng kính hoặc lấy kính từ Internet cho giống kính thật. Sau đây là cách hướng dẫn tạo một kính.  Tạo 1 đường tròn rỗng từ công cụ hình dạng  Dùng công cụ Tô đầy . tô màu vào trong đường tròn vừa tạo.  Phân tầng cho diện tích hình tròn (phần màu vừa tô) lên tầng trên cùng (top layer).  Dùng công cụ Mực thần kỳ (Magic Ink) xoá diện tích hình tròn bên trong. (Có thể điều chỉnh độ dày của công cụ Mực thần kỳ to – nhỏ để dễ xoá).  Tạo 1 đường tròn khác có đường viền to hơn đường viền đường tròn ban đầu. (Bước này chỉ là 1 mẹo để che bớt khuyết điểm. Vì khi chưa quen, xoá không điều tay, kính sẽ không đẹp). SVTH: Dương Hùng Long Trang 33 Luận văn tốt nghiệp  Di chuyển đường tròn vừa tạo sao cho trùng khít với đường tròn cũ.  Kẻ 1 đường thẳng tạo cán kính. (Ở bước này có thể lấy cán kính từ Internet cho giống thật). Hình 10. Khởi tạo hình ảnh cho đối tượng che Nhóm (grouped) tất cả các đối tượng lại với nhau. * Bước 3: Kết quả Hình 11. Bước hình hoàn thiện 2.2.5.4.Trình duyệt ghi chú (Note Browser) [6] Sử dụng trình duyệt ghi chú để bổ sung ghi chú và nhận xét cho trang Flipchart, giúp cho việc chia sẻ và tái sử dụng được dễ dàng. Nhấp chuột vào biểu tượng để mở trình duyệt ghi chú. Nội dung cần ghi chú Hình 12. Trình duyệt ghi chú SVTH: Dương Hùng Long Trang 34 Luận văn tốt nghiệp Nhấp chuột vào khung Trình duyệt ghi chú để gõ ghi chú dưới dạng văn bản đơn giản. Hoặc sử dụng thanh công cụ định dạng văn bản để điều chỉnh văn bản. 2.2.5.5.Trình duyệt thuộc tính (Properties Browser) Trình duyệt này giúp xem sơ bộ tất cả các thuộc tính của một đối tượng. Nhấp chuột vào thuộc tính. trên để mở trình duyệt Cách thiết kế một số hiệu ứng trong trình duyệt thuộc tính: Thuộc tính chứa (Container): tạo ra các hoạt động. Trong đó, các đối tượng chứa được những đối tượng khác. Lưu ý: + Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể làm thùng chứa + Đối tượng chứa phải to hơn đối tượng được chứa. + Đối tượng được chứa phải ở phía trước đối tượng chứa. + Khi muốn thiết lập hiệu ứng cho đối tượng nào thì phải chọn đối tượng đó. 1.Thuộc tính chứa (Container): a) Chứa một đối tượng: Hình 13. Hộp thoại thuộc tính chứa - Đối tượng chứa: + Có thể chứa (Can Contain): Đối tượng cụ thể (Specific Object). + Chứa đối tượng ( Contain Object): nhấp chuột vào biểu tượng và chọn đối tượng được chứa. + Âm thưởng (Reward Sound): Chọn Đúng nếu muốn có âm thanh phát ra khi kéo chính xác đối tượng được chứa vào đối tượng chứa. + Địa điểm âm thưởng (Reward Sound Location): nhấp chuột vào biểu tượng và chọn file âm thanh tuỳ ý. SVTH: Dương Hùng Long Trang 35 Luận văn tốt nghiệp - Đối tượng được chứa: Chọn tất cả các đối tượng được chứa (dù được chứa hay không được chứa) thì trong khung Trở lại nếu không chứa (Return if not contained) chọn Đúng (True). b). Chứa nhiều hơn một đối tượng: - Đối tượng chứa: + Có thể chứa (Can contain): chọn Từ khoá (Keywords). + Chứa từ (Contain Object): nhấp chuột vào biểu tượng . Nhập từ khoá bằng cách nhấp chuột vào Bổ sung (Add) trong bảng Hiệu chỉnh từ khoá (Keywords Editor). Gõ từ khoá cho các đối tượng được chứa. + Âm thưởng (Reward Sound): Chọn Đúng nếu muốn có âm thanh phát ra khi kéo chính xác đối tượng được chứa vào đối tượng chứa. + Địa điểm âm thưởng (Reward Sound Location): nhấp chuột vào biểu tượng và chọn file âm thanh tuỳ ý. - Đối tượng được chứa: + Chọn tất cả các đối tượng được chứa (dù được chứa hay không được chứa) thì trong khung Trở lại nếu không chứa (Return if not contained) chọn Đúng (True). + Tạo từ khoá cho đối tượng được chứa: Trong mục Nhận dạng (Identification). Nhấp chuột vào phía sau khung Từ khoá (Keywords). Nhập từ khoá cho đối tượng. SVTH: Dương Hùng Long Trang 36 Luận văn tốt nghiệp Hình 14. Hộp thoại thuộc tính nhận dạng  Lưu ý: Khi đặt từ khoá cho đối tượng nên đặt liền nhau, không có khoảng trắng và không dấu. Ví dụ: “conga” chứ không “con gà”. 2. Thuộc tính nhãn (Label): Bổ sung nhãn (các ghi chú, các chú giải) vào một đối tượng và xác định hình thức và tính năng của nhãn. Hình 15. Hộp thoại thuộc tính nhãn - Tiêu đề (Caption): là phần chú giải, chú thích sẽ được hiện ra cạnh đối tượng. - Tên Font chữ (Font name): lựa chọn font cho ‘‘tiêu đề’’ (Caption). - Kích thước font chữ (Font size): lựa chọn kích thước font chữ cho "tiêu đề". - Màu font chữ (Font color): lựa chọn màu font chữ cho ‘‘tiêu đề’’. - Kiểu phác thảo (Outline Style): lựa chọn kiểu đường viền quanh ‘‘tiêu đề ’’. - Chế độ nền (Background Color): lựa chọn màu nền cho ‘‘tiêu đề’’. - Hành vi (Behaviour): + Luôn bật (Always on): ‘‘tiêu đề’’ luôn hiện ra cạnh đối tượng. + Chú giải công cụ (Tooltip): ‘‘tiêu đề’’ chỉ hiện ra khi đưa chuột lại gần đối tượng. SVTH: Dương Hùng Long Trang 37 Luận văn tốt nghiệp 3.Thuộc tính xoay (Rotate) Hình 16. Hộp thoại thuộc tính xoay - Có thể xoay (Can Rotate): Chọn kiểu xoay + Tự do (Freely) + Theo chiều kim đồng hồ (Clockwise). + Ngược chiều kim đồng hồ (Anticlockwise). + Không xoay (No). 4.Bộ hạn chế (Restrictors): Đặt ra các quy tắc hạn chế sự di chuyển của các đối tượng. Hình 17. Hộp thoại thuộc tính hạn chế Ví dụ : Muốn hình vuông bên dưới không di chuyển ra khỏi “hàng rào”. Ta thiết lập như sau : - Chọn đối tượng là “hàng rào” (“hàng rào” được nhóm lại bởi 4 đối tượng riêng lẻ). - Trong Bộ hạn chế (Restrictors) -> Có thể chặn (Can Block): chọn Đúng (True). 5.Hiệu ứng sang trang (Page turn effect): Hiệu ứng thực hiện khi di chuyển từ trang này sang trang khác bằng các nút Trang Trước và Trang Kế SVTH: Dương Hùng Long Trang 38 Luận văn tốt nghiệp , hoặc khi một thao tác khởi động quá trình định hướng trang. Tắt hiệu ứng theo mặc định. Có thể sử dụng hiệu ứng theo 2 cách : Hiệu ứng toàn phần: hiệu ứng đã chọn được tự động áp dụng cho tất cả các trang trong bài. + Chọn Xem (View) / Hiệu ứng sang trang (Page turn effect). Bảng chọn hiệu ứng (Choose a page turn effect) sẽ xuất hiện. + Di chuyển con trỏ lên trên hình nhỏ đề xem trước các hiệu ứng. + Nhấp vào hiệu ứng muốn chọn. Hình 18. Hộp thoại chọn hiệu ứng sang trang + Nhấp Hoàn tất (Done). Có thể tuỳ chỉnh hiệu ứng sang trang mặc định, thời gian sang trang bằng cách vào Tệp tin (File) / Thiết lập (Settings…) / Bảng lật (Flipchart). Hiệu ứng các trang riêng lẻ: Ví dụ như dưới dạng điểm thưởng vì đã hoàn thành một nhiệm vụ hoặc cho biết có sự thay đổi về trọng tâm hoặc hoạt động. Hiệu ứng này họạt động khi ra khỏi trang đó. Những hiệu ứng riêng lẻ ghi đè bất kỳ thiết lập toàn ứng dụng nào. + Mở trang muốn áp dụng hiệu ứng trang riêng lẻ. + Ở mục Trang của Trình duyệt thuộc tính, nhấp vào trang (Page turn effect). Trình duyệt hiệu ứng sẽ xuất hiện. + Nhấp vào hiệu ứng cần chọn. phía sau Hiệu ứng sang + Chọn Hoàn tất (Done). Hiệu ứng được tắt trong các trường hợp sau : + Khi định hướng bằng Trình duyệt trang (Page turn effect). + Ở chế độ thiết kế (Design mode). + Khi sử dụng công cụ Bộ hiển thị (Revealer) và Đèn chiếu (spotlight). + Ở chế độ Ghi chú trên màn hình desktop (Desktop annotate). + Khi hình nền của trang hiện tại được đặt thành Bề mặt desktop. Để tắt hiệu ứng sang trang ta thực hiện như sau : SVTH: Dương Hùng Long Trang 39 Luận văn tốt nghiệp + Ở mục Trang (Page) của Trình duyệt thuộc tính, nhấp vào phía sau Hiệu ứng sang trang (Page turn effect). Trình duyệt hiệu ứng sẽ xuất hiện. + Nhấp Không có / None. + Chọn Hoàn tất / Done. 2.2.5.6. Trình duyệt thao tác (Action Browser) Trình duyệt tao tác giúp liên kết nhanh chóng một thao tác với một đối tượng. Điều này có nghĩa là khi chọn đối tượng thì thao tác đã liên kết với đối tượng sẽ được thực hiện. Trong ActivInspire, có thể liên kết một thao tác với một đối tượng. Đối tượng này sau đó trở thành một đối tượng thao tác. Khi nhấp chuột vào đối tượng thao tác, thao tác liên kết sẽ xuất hiện. Ví dụ như một tệp tin âm thanh hoặc hình động sẽ được phát, hoặc một trang bảng lật khác sẽ hiện ra. Chúng được kích hoạt khi thoát khỏi Chế độ Thiết kế. Nhấp chuột vào trên để mở trình duyệt thao tác. 1.Các thao tác lệnh ( Command Actions): giúp mở một lệnh hoặc khởi động một công cụ. Hình 19. Thực hiện một thao tác lệnh Ví dụ: Khi nhấp chuột vào ngôi sao sẽ hiện ra công cụ Con lăn xúc xắc (Dice Roller) . - Chọn ngôi sao. - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Thao tác lệnh (Command Actions). - Kéo thanh trượt chọn Con lăn xúc xắc. - Nhấp chọn Áp dụng các thay đổi (Apply Changes). Lúc này khi nhấp chuột vào ngôi sao sẽ hiện ra con lắc xúc xắc. SVTH: Dương Hùng Long Trang 40 Luận văn tốt nghiệp Hình 20. Chọn thao tác lệnh chọn Ngôi sao hiện ra con lăn xúc xắc Thực hiện thao tác tương tự với các công cụ khác trong Thao tác lệnh (Command Actions). 2.Thao tác trên trang (Page Actions): Các thao tác làm việc với trang bảng lật. Ví dụ: Nhấp chuột vào mũi tên sẽ di chuyển đến trang cuối. - Chọn mũi tên. - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Thao tác trên trang (Page Actions). - Kéo thanh trượt chọn Trang cuối (Last page). - Nhấp chọn Áp dụng các thay đổi (Apply changes). Lúc này khi nhấp chuột vào mũi tên sẽ hiện ra trang cuối. Hình 21. Thực hiện một thao tác lệnh trên trang Hình 22. Thực hiện một thao tác lệnh chọn trang cuối SVTH: Dương Hùng Long Trang 41 Luận văn tốt nghiệp 3.Các thao tác đối tượng (Object Actions): gồm các thao tác hiển thị và ẩn các hạng mục, xoay các hạng mục, xử lý hình ảnh và văn bản, thay đổi căn chỉnh hoặc vị trí của một hạng mục. Hình 23. Thực hiện một thao tác lệnh trên đối tượng a) Thuộc tính ẩn/hiện (Hidden) : Nhấp chuột vào một đối tượng sẽ làm cho một đối tượng (có thể là chính đối tượng được chọn hoặc đối tượng khác trên trang) ẩn/hiện. Ví dụ: Nhấp chuột vào hình chữ nhật làm cho hình chữ nhật ẩn/hiện. - Chọn đối tượng là hình chữ nhật. - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác đối tượng (Object Actions). - Kéo thanh trượt tìm ( ) - Nhấp chuột vào phía sau khung Đích (Target) chọn đối tượng muốn ẩn/hiện. - Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đối (Apply changes). Hình 24. Thực hiện một thuộc tính ẩn/hiện b)Thuộc tính độ trong mờ (Translucency) : Nhấp chuột vào một đối tượng sẽ làm cho một đối tượng (có thể là chính đối tượng được chọn hoặc đối tượng khác trên trang) mờ hơn lúc ban đầu. SVTH: Dương Hùng Long Trang 42 Luận văn tốt nghiệp Ví dụ: Nhấp chuột vào tam giác sẽ làm cho nó mờ đi. - Chọn đối tượng là hình tam giác. - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác đối tượng (Object Actions). - Kéo thanh trượt tìm ( ) - Trong ô Độ trong mờ (Translucency): gõ một thông số (tối đa là 255, số càng gần 255 thì đối tượng càng mờ). - Nhấp chuột vào phía sau khung Đích (Target) và chọn đối tượng sẽ được làm mờ (chính nó hoặc đối tượng khác trên trang). - Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Apply changes). Hình 25. Thực hiện thuộc tính độ trong mờ c) Thuộc tính trong mờ hơn ( More Translucency) : Mỗi lần nhấp chuột sẽ làm cho đối tượng mờ dần cho tới khi không còn nhìn thấy đối tượng. Ví dụ: Mỗi lần nhấp chuột vào con vịt sẽ làm cho con vịt mờ dần  thấy mấy quả trứng bên trong. - Chọn đối tượng là con vịt (phía trong con vịt có mấy quả trứng). - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác đối tượng (Object Actions). - Kéo thanh trượt tìm ( ) - Trong ô Độ trong mờ (More Translucent): gõ một thông số (tối đa là 255, số càng nhỏ thì cần nhấp chuột nhiều lấn để làm cho đối tượng mờ hẳn). - Nhấp chuột vào phía sau ô Đích (Target) và chọn đối tượng sẽ được làm mờ dần. - Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Apply changes). SVTH: Dương Hùng Long Trang 43 Luận văn tốt nghiệp  Hình 26. Thực hiện thuộc tính độ trong mờ hơn d) Thuộc tính ít mờ hơn (Less Translucency) (thuộc tính này ngược với thuộc tính trong mờ hơn): mỗi lần nhấp chuột sẽ làm cho đối tượng đã được làm mờ (đã gán thuộc tính trong mờ hơn) phục hồi lại. Cách thực hiện tương tự như thuộc tính trong mờ hơn nhưng chọn ( ). e) Thuộc tính vị trí (Position) … (bên phải, bên trái, trung tâm,…) : Nhấp chuột vào một đối tượng sẽ làm cho một đối tượng (đối tượng khác hoặc chính đối tượng đó) di chuyển (tuỳ theo toạ độ XY). Hình minh hoạ toạ độ Oxy nằm ở góc trên cùng bên trái trang Flipchart Ví dụ: Nhấp chuột vào con gà, con gà sẽ di chuyển đến một vị trí có toạ độ (50; 100). Trục toạ độ XY như hình trên. - Nhấp chuột chọn đối tượng (con gà). - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác đối tượng (Object Actions). - Kéo thanh trượt tìm Vị trí trên cùng bên phải (Position top right) - (có thể chọn vị trí khác như: vị trí trên cùng bên trái, vị trí trung tâm,… . Vì vị trí di chuyển của đối tượng không phụ thuộc vào tên gọi vị trí nào mà chỉ phụ thuộc vào toạ độ XY). - Gõ toạ độ X: 50, Y: 100. SVTH: Dương Hùng Long Trang 44 Luận văn tốt nghiệp - Nhấp chuột vào phía sau ô Đích (Target) và chọn đối tượng sẽ được di chuyển (đối tượng khác hoặc chính nó). - Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Apply changes). Hình 27. Thực hiện thuộc tính ít mờ hơn f) Thuộc tính vị trí tăng dần (Position Incrementally): Mỗi lần nhấp chuột vào đối tượng sẽ làm cho một đối tượng (đối tượng khác hoặc chính đối tượng đó) di chuyển (tuỳ thuộc vào toạ độ XY). Ví dụ: Mỗi lần nhấp chuột vào bọ cánh cam, đối tượng sẽ di chuyển theo toạ độ (50; 200). - Nhấp chuột chọn bọ cánh cam. - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác đối tượng (Object Actions). - Kéo thanh trượt tìm Vị trí tăng dần (Position Incrementally). - Gõ toạ độ X: 50, Y: 200. - Nhấp chuột vào phía sau ô Đích (Target) và chọn đối tượng sẽ được di chuyển (đối tượng khác hoặc chính nó). - Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Apply changes). Hình 28. Thực hiện thuộc tăng dần vị trí g) Thuộc tính gương trên trục X (Mirror in X Axis) - (hoặc trục Y): Mỗi lần nhấp chuột vào đối tượng sẽ copy thêm một đối tượng đối xứng qua trục X (hoặc Y). Tiếp tục SVTH: Dương Hùng Long Trang 45 Luận văn tốt nghiệp nhấp chuột vào đối tượng vừa được copy sẽ tạo ra một đối tượng mới đối xứng qua trục X (hoặc Y), … Ví dụ: Mỗi lần nhấp chuột vào con bướm sẽ copy thêm một con bướm qua trục X. Tiếp tục nhấp chuột vào đối tượng vừa được copy sẽ copy tiếp 1 đối tượng mới qua trục X, … Hình 29. Thực hiện thuộc tính gương trên trục X - Nhấp chuột chọn con bướm. - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác đối tượng (Object Actions). - Kéo thanh trượt tìm Gương trên trục X (Mirror in X Axis) . - Nhấp chuột vào đối xứng qua trục X. phía sau ô Đích (Target) và chọn đối tượng sẽ được copy - Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Apply changes). h) Thuộc tính đưa về trước ( Bring to front) : Mỗi lần nhấp chuột vào một đối tượng sẽ đưa một đối tượng khác ra phía trước đối tượng đó. Ví dụ: Có 3 đối tượng là: + Đối tượng 1: hình chữ nhật màu xanh. + Đối tượng 2: hình chữ nhật màu vàng. + Đối tượng 3: hình chữ nhật màu đỏ. Khi nhấp chuột vào đối tượng 1, đối tượng 2 sẽ hiện ra trước. Nhấp chuột vào đối tượng 2, đối tượng 3 sẽ hiện ra phía trước. Nhấp chuột vào đối tượng 3, đối tượng 1 sẽ hiện ra phía trước. Hình 30. Thực hiện thuộc tính đưa về trước SVTH: Dương Hùng Long Trang 46 Luận văn tốt nghiệp Chọn đối tượng 1: - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác đối tượng (Object Actions). - Kéo thanh trượt tìm ( ). - Nhấp chuột vào phía sau ô Đích (Target) và chọn đối tượng thứ 2 (đối tượng sẽ được đưa lên trước). - Cuối cùng nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Apply Changes). Chọn đối tượng 2: - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác đối tượng (Object Actions).. - Kéo thanh trượt tìm ( ). - Nhấp chuột vào phía sau ô Đích (Target) và chọn đối tượng thứ 3 (đối tượng sẽ được đưa lên trước). - Cuối cùng nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Apply changes). Chọn đối tượng 3: - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác đối tượng (Object Actions). - Kéo thanh trượt tìm ( ). - Nhấp chuột vào phía sau ô Đích (Target) và chọn đối tượng thứ 1 (đối tượng sẽ được đưa lên trước). - Cuối cùng nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Apply changes). Có bao nhiêu đối tượng cũng thực hiện các thao tác giống nhau. Sau đó, sắp xếp lại các đối tượng theo ý muốn. Để dễ sắp xếp các đối tượng, nên chuyển sang chế độ thiết kế (Design Mode) – (biểu tượng màu đỏ ). i) Thay đổi giá trị văn bản (Change Text Value): Nhấp chuột vào đối tượng văn bản thì đối tượng văn bản đó sẽ biến mất đồng thời sẽ hiện ra đối tượng văn bản khác thay thế. Ví dụ: Có 2 đối tượng: Hình 31. Thực hiện thuộc tính thay đổi giá trị văn bản SVTH: Dương Hùng Long Trang 47 Luận văn tốt nghiệp Đối tượng 1: Câu 1. Mặt trời mộc hướng nào? Đối tượng 2: Mặt trời mọc hướng đông. - Chọn đối tượng 1: Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Các thao tác đối tượng (Object Actions)… - Kéo thanh trượt tìm Đổi giá trị văn bản (Change Text Value). - Nhấp chuột vào phía sau ô Đích (Target (Text)) và chọn đối tượng thứ 1. Ok. - Nhập nội dung cần thay thế trong ô Văn bản (Text). Theo ví dụ này ta nhập “Mặt trời mộc hướng đông”. - Cuối cùng nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Apply changes). 4.Tài liệu / các thao tác phương tiện (Document / Media Actions): Thực hiện một thao tác tài liệu hoặc phương tiện đối với đối tượng. Ví dụ như gán một file hay website vào đối tượng. Hình 32. Thực hiện một thao tác phương tiện a) Mở tài liệu, tệp tin hoặc âm thanh (Open Document, File or sound): Gán một tệp tin (file) vào một đối tượng có sẵn trên trang. Khi đó, chỉ cần nhấp chuột vào đối tượng sẽ mở được file vừa gán. Hình 33. Tệp tin đã được chèn Ví dụ: Nhấp chuột vào con gà con sẽ nghe được tiếng gà con. - Chọn con gà (đối tượng). SVTH: Dương Hùng Long Trang 48 Luận văn tốt nghiệp - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser) chọn Tài liệu, các thao tác phương tiện (Document / Media Actions)  Mở tài liệu, tệp tin hoặc âm thanh (Open Document, File or sound). - Nhấp chuột vào trong ô Tệp tin (File) phía dưới chọn file âm thanh cần gán (file đã được chuẩn bị trước). - Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Apply changes). Lúc này, hiện ra bảng Chèn tệp tin (Insert file): Hình 34. Hộp thoại thao tác chèn tệp tin  Giải thích bảng Chèn tập tin (Insert file): + Add link as (bổ sung liên kết dưới dạng): Text (văn bản), Image Icon (biểu tượng hình ảnh), Action Object (đối tượng thao tác), Existing object (thoát khỏi đối tượng), Placeholder (phần giữ chỗ). + Store as (lưu dưới dạng): Store file externally (lưu tập tin ra bên ngoài), Store file in Flipchart (lưu tệp tin vào bảng lật), Store file + directory in Flipchart (lưu tập tin + danh mục vào bảng lật). + Multimedia (đa phương tiện): Autoplay (phát tự động), Loop (vòng lặp), Controller (bộ điều khiển). SVTH: Dương Hùng Long Trang 49 Luận văn tốt nghiệp + Placeholder (phần giữ chỗ): bổ sung liên kết dưới dạng một hình ảnh giữ chỗ. Có thể chấp nhận hình ảnh mặc định hoặc lấy một hình ảnh khác. b) Mở trang web (Open Website): Gán một website vào đối tượng có sẵn trong trang Flipchart. Hình 35. Thực hiện chèn Website Ví dụ: Nhấp chuột vào ngôi sao (đối tượng) sẽ mở website www.mamnon.com . - Chọn ngôi sao. - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác (Action Browser ) chọn Mở trang web (Open website). - Trong ô URL gõ: www.mamnon.com - Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi (Appy changes).  Lưu ý: Muốn xoá bỏ thuộc tính đã gán cho đối tượng. - Chọn đối tượng muốn xoá thuộc tính. - Nhấp chuột vào Xoá bỏ nội dung hiện có (Remove Existing). Hình 36. Đối tượng đã được chèn thuộc tính chèn Website 2.3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THAO TÁC TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TIN HỌC 10 2.3.1. Tạo hiệu ứng đưa về trước - Hiệu ứng này có tác dụng đưa một đối tượng lên lớp trên cùng của một tầng sau khi nhấp chuột vào một đối tượng khác. SVTH: Dương Hùng Long Trang 50 Luận văn tốt nghiệp Hình 37. Tạo hiệu ứng đưa về trước -Ví dụ: Ta có 3 đối tượng là ngôi sao, hình chữ nhật,văn bản -Ta tạo hiệu ứng khi nhấp chuột vào ngôi sao, văn bản sẽ hiện lên trước so với hình chữ nhật. -Ta tiến hành nhấp chọn ngôi sao,sau đó: + Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác chọn Các thao tác đối tượng + Kéo thanh trượt tìm . + Nhấp chuột vào phía sau ô Đích và chọn đối tượng là văn bản +Cuối cùng nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi - Khi đó, ta click vào ngôi sao thì văn bản sẽ được đưa lên trên hình chữ nhật. Hình 38. Tạo hiệu ứng đưa về trước 2.3.2. Thao tác chèn tập tin hay trang web vào một đối tượng. Thao tác này tạo một đối tượng mà khi ta click chọn đối tượng đó thì một tập tin hay một trang web sẽ được mở ra. SVTH: Dương Hùng Long Trang 51 Luận văn tốt nghiệp  Chèn một tập tin: - Chọn đối tượng cần gán tập tin. - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác chọn “Tài liệu”, các thao tác phương tiện sau đó chọn “Mở tài liệu, tập tin hoặc âm thanh”. - Nhấp chuột vào trong ô Tập tin phía dưới chọn file âm thanh cần gán. - Nhấp chuột vào “Áp dụng các thay đổi” - Lúc này, hiện ra bảng Chèn tập tin Hình 39. Bảng chèn tập tin - Ta có thể chọn hình thức áp dụng cho tệp vừa chọn, khuyến cáo bạn nên lưu lại tập tin cùng với bảng lật khi muốn sử dụng lại bảng lật ở một máy tính khác hay chia sẽ cho bạn bè. Nhưng khi chỉ sử dụng cho nhu cầu cá nhân và bạn không thay đổi máy tính thì bạn có thể lưu tập tin ở ngoài, việc này sẽ giúp chương trình làm việc tốt hơn khi mở bảng lật có liên kết tập tin này.  Chèn một trang web. - Chọn đối tượng cần gán trang web. - Bên cửa sổ Trình duyệt thao tác chọn Mở trang web - Trong ô URL gõ vào địa chỉ trang web - Nhấp chuột vào Áp dụng các thay đổi SVTH: Dương Hùng Long Trang 52 Luận văn tốt nghiệp Hình 40. Chèn trang web cho đối tượng 2.3.3. Thao tác ẩn, hiện đối tượng. - Với thao tác này, khi ta click vào một đối tượng ta sẽ làm cho một đối tượng khác hay chính nó đang hiển thị được ẩn đi, và ngược lại đang ẩn đi sẽ được hiển thị. - Các bước thực hiện thao tác: + Chọn đối tượng cần gán thao tác + Trong trình duyệt thao tác chọn Các thao tác đối tượng. + Duyệt tìm lệnh Ẩn. + Nhấp chuột vào phía sau ô Đích, chọn đối tượng cần được ẩn/hiện. + Nhấp chọn nút Áp dụng các thay đổi. Hình 41. Tạo thuộc tính ẩn/hiện 2.3.4. Thao tác trong mờ, ít trong mờ hơn [4] Thao tác này làm cho một đối tượng dần xuất hiện hay dần mờ đi khi nhấp chọn vào một đối tượng khác.  Thao tác ít trong mờ hơn SVTH: Dương Hùng Long Trang 53 Luận văn tốt nghiệp - Thao tác sẽ làm một đối tượng bị mờ đi xuất hiện từ từ sao mỗi lần nhấp chọn. - Đầu tiên, ta cần tạo một đối tượng (ĐT1) sẽ được làm ít mờ (đối tượng cần hiện lên). Sau khi tao xong đối tượng ta tiến hành điều chỉnh công cụ trên cán cân Marquee cho đối tượng mờ đi - Ta tạo một đối tượng khác(ĐT2) sẽ chứa thao tác làm ít mờ đi. - Nhấp chọn ĐT2, trong trình duyệt thao tác duyệt tìm dòng lệnh Hình 42. Tạo thuộc tính ít trong mờ hơn Tại ô duyệt chọn ĐT1. Chọn độ trong mờ sẽ được thay đổi sau mỗi lần nhấp chọn ở ô “Áp dụng các thay đổi để lưu lại thao tác. . Sau khi hoàn tất nhấp chòn  Thao tác trong mờ hơn - Thao tác sẽ làm đối tượng đang hiện dần dần mờ đi sau mỗi lần nhấp chọn - Đầu tiên, ta cần tạo một đối tượng (ĐT1)sẽ được làm mờ đi (đối tượng cần ẩn đi. - Ta tạo một đối tượng khác(ĐT2) sẽ chứa thao tác mờ đi. - Nhấp chọn ĐT2, trong trình duyệt thao tác duyệt tìm dòng lệnh SVTH: Dương Hùng Long Trang 54 Luận văn tốt nghiệp Hình 43. Tạo trong mờ hơn Tương tự như cách làm ít tron mờ hơn, ta tiến hành các thao tác chọn ĐT1 tại ô “Đích” sau đó điều chỉnh “Độ trong mờ” và lưu các thiết lập. 2.3.5. Các thao tác kéo và thả [4] - Các thao tác này là một tab trong trình duyệt thao tác, với các thao tác này ta có thể liên kết một hành động với bất kì một đối tượng nào trong bảng lật. - Ta chỉ cần vào trình duyệt thao tác, sang tab Kéo và Thả, kéo công cụ mà chúng ta cần gán cho đối tượng ra, giữ chuột và thả vào đối tượng đó. - Việc làm này sẽ giúp ta nhanh chóng hơn trong việc soạn thảo bài giảng, đồng thời trong quá trình giảng dạy, ta có thể đặt các đối tượng lệnh này nhằm hướng học sinh tới mục đích của việc học sinh sẽ làm khi tao tác với đối tượng để đáp ứng yêu cầu bài học. Hình 44. Thao tác với tab Kéo và Thả SVTH: Dương Hùng Long Trang 55 Luận văn tốt nghiệp 2.3.6. Các thao tác trên hệ thống trả lời của học viên [4] - Công cụ này hỗ trợ cho bạn các chức năng sau: + Đặt một câu hỏi nhanh cho các học sinh và hiển thị tức thời các câu trả lời lên bảng. + Chọn kiểu câu hỏi và các cách thức trả lời. + Các tùy chọn về thời gian trả lời câu hỏi,bổ sung câu hỏi… - Để khởi động công cụ này, bạn chọn trình đơn “Công cụ” sao do chọn dòng lệnh “ExpressPoll”, hoặc ấn phím tắt “F3”. - Khi đó công cụ sẽ xuất hiện. Trước tiên bạn cần đăng kí các thiết bị, gán cho học viên các thiết bị. Sau khi hoàn tất quá trình trên bạn có thể sử dụng trình hướng dẫn câu hỏi để thiết lập câu hỏi cho học sinh trả lời. Hình 45. Trình soạn câu hỏi - Để mở trình hướng dẫn câu hỏi ta vào trình đơn hiệu chỉnh, chọn dòng lệnh”Câu hỏi trên Trang hiện tại” hay nhấn tổ hợp phím “Ctrl + Shift + Q”. - Trình hướng dẫn này trình bày cho ta một loạt các hướng dẫn chi tiết giúp bạn soạn câu hỏi. SVTH: Dương Hùng Long Trang 56 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 3.1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC [8] - Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là một thuật ngữ rút gọn, hướng tới tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nhằm phát huy TTC, chủ động sáng tạo của người học chứ không phải tập trung vào phát huy TTC của người dạy. - Với PPDHTC, người dạy đóng vai trò chủ đạo, người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh tri thức. 3.1.1. Đặc trưng của Phương pháp dạy học tích cực [9]  Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh - Trong phương pháp tổ chức, người học vừa là khách thể của hoạt động “dạy”, nhưng là chủ thể của hoạt động “học” – tích cực tham gia vào hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó người học tự lực khám phá tri thức mà mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt sẵn. Người học được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, có thể trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của bản thân, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. - Dạy theo cách này, GV là người vừa truyền đạt kiến thức vừa hướng dẫn hành động. Nội dung và PPDH phải giúp cho từng HS biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.  Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học - Tự học là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của hoạt động học tập. Nên việc rèn luyện phương pháp tự học cho HS không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả mà còn là một mục tiêu dạy học. - Nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu óc HS khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho HS phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học và càng lên bậc cao hơn càng phải được chú trọng. - Trong các phương pháp học thì phương pháp tự học là phương pháp cốt lõi. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì HS sẽ tự mình huy động mọi phẩm chất, năng lực của bản thân để tiến hành các SVTH: Dương Hùng Long Trang 57 Luận văn tốt nghiệp hoạt động tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức, từ đó chất lượng và hiệu quả của việc học tập sẽ được nâng cao. Vì vậy, ngày nay dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học là sự nổ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động.  Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác - Trong học tập, lớp học là môi trường giao tiếp giữa Thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học có thể nâng cao trình độ của bản thân. - Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. - Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia, liên quốc gia; Năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị cho HS.  Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò Theo PPDHTC, GV tổ chức hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá, tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS. - Việc kiểm tra, đánh giá không nên dừng lại ở việc tái hiện kiến thức, lặp lại các kỹ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội. - Với sự trợ giúp của các thiết bị kỹ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ không còn là một công việc nặng nhọc đối với GV, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học. 3.1.2. Một số phương pháp dạy học tích cực Đổi mới PPDH cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của hệ thống các phương pháp quen thuộc, đồng thời cần học hỏi, vận dụng một số PPDH mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy và học của nước ta để giáo dục từng bước tiến lên vững chắc. Theo hướng nói trên nên quan tâm phát triển một số phương pháp dưới đây: SVTH: Dương Hùng Long Trang 58 Luận văn tốt nghiệp 3.1.2.1. Phương pháp diễn giảng [3] *Khái niệm: Diễn giảng là phương pháp trong đó GV cung cấp cho HS những kiến thức, kinh nghiệm mà nhân loại đã tích lũy được dưới dạng đầy đủ, hoàn chỉnh, giải thích cho người học ý nghĩa của những kiến thức, kinh nghiệm đó và minh họa chúng bằng một số ví dụ cụ thể. *Cách thức tổ chức hoạt động diễn giảng tích cực: Phương pháp diễn giảng (PPDG) là phương pháp đứng vị trí hàng đầu trong các PPDHTC. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này không hợp lý sẽ dễ làm cho HS mất hứng thú học tập và mất dần khả năng tư duy, năng lực sáng tạo do HS hoàn toàn ở thế thụ động. Để phát huy mặt tích cực của PPDG đòi hỏi GV phải lưu ý những vấn đề sau: - Lời giảng phải rõ ràng, truyền cảm, trong sáng, khúc chiết, không vi phạm các quy luật logic. - Cường độ giọng nói thay đổi hợp lí tránh nói đều đều gây sự nhàm chán và mất hứng thú học tập. - Tốc độ nói vừa phải. - Biết dừng lời giảng đúng lúc với thời gian hợp lí vừa để giọng nói ta hồi phục, vừa tạo không khí hồi hợp, chờ đợi trước khi đề cập đến nội dung quan trọng nhất của bài hoặc trước khi bước vào nội dung mới. - Bài giảng phải có lời mở đầu trước khi đi vào nội dung chính. - Bài giảng phải có lời chuyển ý giữa các mục trong bài nhằm xâu chuỗi kiến thức một cách xuyên suốt không bị gián đoạn trong trình bày cũng như trong tư duy của HS. Chính vì những yêu cầu trên, mà GV cần tổ chức hoạt động dạy học theo con đường diễn giảng kết hợp. Trong quá trình diễn giảng, GV có thể xen kẽ một số câu chuyện vui, bổ ích liên quan đến nội dung bài giảng, hoặc chuyện kể về nhà khoa học hay giải thích một hiện tượng thực tế trong cuộc sống,.... Ngoài ra, GV có thể kết hợp với việc cho HS tự nghiên cứu SGK, cho xem và nghe các đoạn video, cassette,.... Đặc biệt, GV có thể biến việc diễn giảng thuần túy thành bài giảng nêu vấn đề. *Ưu điểm: + Cung cấp cho HS một khối lượng kiến thức, kinh nghiệm lớn dưới dạng đầy đủ, hiện đại. + GV có đủ thời gian chuẩn bị, lựa chọn những thông tin chính xác để cung cấp cho HS. 3.1.2.2. Phương pháp đàm thoại gợi mở [3] SVTH: Dương Hùng Long Trang 59 Luận văn tốt nghiệp *Khái niệm: Đàm thoại gợi mở là phương pháp trong đó GV đặt ra một hệ thống câu hỏi để một hoặc một số HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với sự chỉ đạo của GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học một cách tích cực. *Cách thức tổ chức hoạt động: + Đối thoại thầy – trò riêng biệt: Ở cách tổ chức này, GV đưa ra một hệ thống câu hỏi dành cho một HS. Có thể GV chủ động chỉ định hoặc để HS xung phong trả lời hệ thống câu hỏi mà GV đặt ra. Nguồn thông tin cấp cho cả lớp là sự tổng hợp các câu hỏi trả lời tương ứng. + Đối thoại thầy – trò kết hợp: Ở cách tổ chức này, GV không những trực tiếp đối thoại với một HS, mà có thể nhiều HS trong lớp khi dùng câu hỏi ở mức độ tương đối khó khiến HS bế tắc, GV sẽ đưa ra tiếp một vài câu hỏi gợi ý cho các HS khác. Nguồn thông tin cấp cho HS là sự chỉ đạo của GV cho HS tự điều chỉnh và chính xác hóa kết quả. + Thảo luận: Ở cách tổ chức này, GV đưa ra một vấn đề để HS thảo luận. Các em sẽ thảo luận, tranh luận với nhau để sau đó một HS sẽ đại diện trả lời. Thông thường, GV thường chia nhỏ lớp ra thảo luận nhóm, đây chính là một hình thức tổ chức của phương pháp dạy học khám phá. *Ưu điểm: + GV có thể theo sát được những suy nghĩ và hành động của HS khi họ giải quyết nhiệm vụ học tập, kịp thời gợi mở định hướng cho HS tìm ra cách giải quyết đúng đắn, đạt được mục đích học tập. + GV có thể làm cho lớp học trở nên sinh động hơn và tập trung hơn. 3.1.2.3. Phương pháp dạy học khám phá [3] *Khái niệm: Dạy học khám phá (DHKP) là một cách tổ chức dạy học theo bất kì PPDH nào. Trong tiến trình giảng dạy, GV sẽ thiết kế xen kẽ những nhiệm vụ học tập mang tính tình huống để HS tự giải quyết trong một thời gian ngắn (khoảng 2-3 phút), lúc này, GV đã khéo léo đặt HS vào địa vị người phát hiện lại, người khám phá lại tri thức của loài người. * Cách thức tổ chức giải quyết nhiệm vụ khám phá (NVKP) Hoạt động khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ trình độ thấp đến trình độ cao, tùy theo trình độ năng lực tư duy của người học và được tổ chức hoạt động theo cá nhân, nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn, tùy theo độ phức tạp của vấn đề cần khám phá. GV có thể trao nhiệm vụ khám phá cho HS bằng lời, bằng hình chiếu, hình vẽ sẵn trên giấy, bằng một thí nghiệm đơn giản hoặc bằng việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho dạy học. Việc áp dụng DHKP đòi hỏi các điều kiện sau: SVTH: Dương Hùng Long Trang 60 Luận văn tốt nghiệp - HS phải có những kiến thức kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động khám phá do GV tổ chức. - Sự hướng dẫn của GV trong mỗi hoạt động phải ở mức cần thiết, đảm bảo cho HS hiểu chính xác mình phải làm gì trong mỗi hoạt động khám phá. Muốn vậy, GV phải hiểu rõ khả năng HS của mình. - Hoạt động khám phá phải được GV giám sát trong quá trình HS thực hiện. GV cần chuẩn bị một số câu hỏi gợi mở từng bước để giúp HS tự đi tới mục tiêu của hoạt động. Nếu là hoạt động tương đối dài, có thể từng chặng yêu cầu một vài nhóm HS cho biết kết quả tìm tòi của mình. - Xét về khía cạnh tìm tòi, phương pháp này rất gần với PPDH đàm thoại Ơrixtic và dạy học phát hiện, giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, chỉ khác nhau về cách tổ chức các hoạt động học tập. - Chính vì những điều kiện trên mà GV cần chuẩn bị nghiêm túc, cẩn thận giáo án giờ dạy khám phá, nhất là các NVKP cả về nội dung lẫn hình thức cũng như dự kiến trước các hình thức và tình huống xảy ra khi trao NVKP cho HS để có phương án giải quyết. - Có 4 loại câu hỏi: Phát biểu, trình bày, giải thích và luận chứng. Đa phần các NVKP nằm dưới dạng câu hỏi giải thích vì câu hỏi phát biểu và trình bày HS chỉ tái hiện, bắt chước là đủ để trả lời, câu hỏi luận chứng thì quá phức tạp, độ khó cao đòi hỏi HS phải phân tích và tổng hợp nên không thể dùng làm NVKP. *Ưu điểm: + Rèn luyện tính hợp tác, trao đổi nhóm. + Phát huy khả năng suy luận, khám phá một vấn đề mới. + Tin tưởng kiến thức rút ra khi quan sát mô hình thực tế. 3.1.2.4. Phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề [9] *Khái niệm: Kiểu dạy học nêu vấn đề là tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề theo cách của các nhà khoa học, không những tạo nhu cầu hứng thú học tập, mà còn phát triển được năng lực sáng tạo của HS. * Các giai đoạn tổ chức dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề: - Làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu: GV giao cho HS một nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, HS gặp khó khăn, nảy sinh nhu cầu về một cái còn chưa biết, về một cách giải quyết không có sẵn nhưng hy vọng có thể tìm tòi, xây dựng được. Nhu cầu đó có thể diễn đạt thành một vấn đề - bài toán cần giải quyết. - Giải quyết vấn đề: HS đề xuất giải pháp lí thuyết hoặc giải pháp thực nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra, rồi thực hiện giải pháp đã đề xuất để rút ra kết luận về cái cần tìm. SVTH: Dương Hùng Long Trang 61 Luận văn tốt nghiệp - Kiểm tra, vận dụng kết quả: Xem xét khả năng chấp nhận được của các kết quả tìm được trên cơ sở vận dụng chúng để giải thích, tiên đoán các sự kiện và xem xét sự phù hợp của lí thuyết và thực nghiệm. Trong quá trình vận dụng, nhiều khi đi tới phạm vi áp dụng của các kiến thức đã thu được và lại làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu. * Các mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề: Tùy theo mỗi bài học, các mức độ nắm vững kiến thức được Bloom cụ thể hóa thành 6 mức độ từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp: Nhận biết (Knowledge), Thông hiểu (Comprehension), Vận dụng (Application), Phân tích (Analysic), Tổng hợp (Synthesis), Đánh giá (Evaluation). Các mức độ nhận thức của Bloom được phân loại như sau: Các mức độ Các tiểu phạm trù Câu hỏi bắt đầu từ các động từ Biết các điều đặc biệt: - Biết các thuật ngữ - Biết các sự kiện, biến cố đặc biệt Biết các phương cách và phương 1. Nhận biết (knowledge) tiện thông thường để có thể xử lí các Mô tả, phát biểu, liệt nhiệm vụ chuyên môn thông thường: kê, nhớ lại, nhận biết, - Biết các quy ước xác định, kể tên, định - Biết các xu hướng, các giai đoạn nghĩa, nhận dạng, gọi - Biết các cách phân loại tên, nhắc lại, cho biết, - Biết các tiêu chuẩn trình bày,… - Biết các phương pháp Biết các điều tổng quát và trừu tượng trong một lĩnh vực khoa học: - Biết các nguyên tắc, nguyên lí - Biết các học thuyết Giải thích, chuyển đổi, 2. Thông hiểu (Comprehension) Diễn giải được Tóm tắt được Giải thích được 3. Vận dụng (Application) Giải quyết, hãy tìm, hãy chỉ ra, liên hệ, giải Sử dụng sự hiểu biết vào những vấn thích, chứng minh, xây đề mới, trong những tình huống mới. dựng, bổ sung, thực hiện, vận hành,… SVTH: Dương Hùng Long tóm tắt, phân biệt, cho ví dụ, viết lại, ước lượng, diễn đạt,… Trang 62 Luận văn tốt nghiệp 4. Phân tích (Analysic) Tìm các yếu tố Tìm các mối quan hệ Tìm các nguyên tắc tổ chức Phân tích, so sánh, phân biệt, chỉ ra sự khác biệt, đối chiếu, vẽ biểu đồ,… Xây dựng một kế hoạch hành động 5. Tổng hợp (Synthesis) Tổng hợp các mối quan hệ trừu Thiết kế, kết hợp, tạo tượng mới, sáng tác, tổ chức, Đưa ra nhiều giải pháp cho cùng một tìm cách giải,… vấn đề Đánh giá nội dung: - Tự phê bình - Phê bình, nhận xét Đánh giá hình thức: 6. Đánh giá (Evaluation) - Cách trình bày - Văn chương - Logic trong cách nói và viết Đánh giá, bảo vệ, phê bình, tranh luận, xếp loại, phán đoán, nhận xét, phê phán, định giá, Đánh giá tư tưởng: đạo đức, nhân lựa chọn,… đạo, tính phục vụ, tính môi trường, thế giới quan,… Đánh giá mức độ đạt được. Giới hạn trong đề tài này là em chỉ sử dụng đến mức 4 trong các mức độ nhận thức của Bloom: o Mức 1 (Nhận biết): GV đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV. GV đánh giá kết quả làm việc của HS. o Mức 2 (Thông hiểu): GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của GV khi cần. GV và HS cùng đánh giá. o Mức 3 (Vận dụng): GV cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. HS phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. HS thực hiện cách giải quyết vấn đề. GV và HS cùng đánh giá. o Mức 4 (Phân tích): HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. HS giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của GV khi kết thúc. *Ưu điểm: + GV có thể làm cho lớp trở nên hứng thú tìm tòi cách giải quyết vấn đề. + Giúp HS phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề. 3.1.2.5. Phương pháp thảo luận nhóm [3] SVTH: Dương Hùng Long Trang 63 Luận văn tốt nghiệp *Khái niệm: Phương pháp thảo luận nhóm (PPTLN) là một trong những PPDH tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và tiếp thu tri thức. Thảo luận nhóm còn là phương tiện khuyến khích kỹ năng truyền đạt, trao đổi thông tin trong nhóm và trong lớp, phát triển những kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, tích cực hóa hoạt động học tập của HS và tạo ra sự bình đẳng trong học tập. Nó giúp động viên sự suy nghĩ và quyết định cũng như khuyến khích phân biệt những quan điểm, quan niệm. Nó có vị trí trong mỗi lĩnh vực học, đặc biệt thích hợp với những nghiên cứu xã hội, nghệ thuật, giải quyết vấn đề, tranh luận. *Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm Bước 1: Chia nhóm. Bước 2: GV giao nhiệm vụ. Bước 3: Làm việc trong nhóm. Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác đóng góp ý kiến và tham gia tranh luận. Bước 5: GV tổng hợp và rút ra kết luận về đề tài đã đưa ra. *Cách chia nhóm Có 2 hình thức chia nhóm: + Thảo luận nhóm lớn ( 7 – 10 HS) + Thảo luận nhóm nhỏ (4 – 7 HS) Trong cách thảo luận nhóm nhỏ, một số cách chia nhóm nhỏ được áp dụng như sau: - Đếm số thứ tự: HS đếm từ 1 đến n (n là số nhóm muốn chia). HS nào cùng một số thì vào 1 nhóm. Cách chia này thường được sử dụng trong các trường hợp mà đề tài thảo luận không có yêu cầu gì đặc biệt đối với các thành viên trong nhóm. - Chia theo vị trí ngồi: Những HS ngồi gần nhau tạo thành 1 nhóm. Cách chia này dễ thực hiện, không tốn thời gian. - Chia theo độ tuổi: Những HS ở cùng độ tuổi tạo thành 1 nhóm. Cách này chỉ được sử dụng cho những đề tài thảo luận phụ thuộc vào lứa tuổi. - Chia ngẫu nhiên: GV có thể tùy ý chia nhóm theo ý mình. - Chia theo sở thích: Những HS có cùng sở thích vào chung 1 nhóm. Cách này được sử dụng khi cần thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau. - Chia theo giới tính: Chia thành nhóm nam và nhóm nữ. Cách này được sử dụng khi HS mới quen nhau, nữ còn rụt rè hoặc khi thảo luận các vấn đề liên quan đến giới tính. *Cách hoạt động nhóm có hiệu quả Cách thảo luận nhóm nào cũng có một số hạn chế nhất định: SVTH: Dương Hùng Long Trang 64 Luận văn tốt nghiệp + Thảo luận nhóm lớn: Phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của nhóm và không khí xã hội của lớp học. Nếu HS không được luyện tập trong nhóm về kỹ thuật thảo luận thì cách thảo luận nhóm này sẽ vấp phải sự thiếu cộng tác và thái độ phá rối. + Thảo luận nhóm nhỏ: Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khá phức tạp do trình độ không đồng đều và chưa có thói quen hợp tác trong công việc, đồng thời việc lựa chọn những vấn đề học tập thích hợp để giao cho các nhóm giải quyết cũng gặp nhiều khó khăn do nội dung vấn đề, do trình độ HS và do phương tiện hoạt động. Để việc hoạt động nhóm có hiệu quả cần lưu ý những yêu cầu sau: - Chủ đề thảo luận nhóm phải phù hợp, có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, đặt câu hỏi tốt. - Người học cần có kiến thức, kỹ năng làm việc theo nhóm, có đủ điều kiện, phương tiện làm việc cho các nhóm. - Các thành viên phải nắm vững nhiệm vụ của nhóm mình, khi thảo luận nhóm phải có thái độ nghiêm túc, tích cực, mọi thành viên nhóm phải hướng đến mục tiêu chung. - Số lượng thành viên phải phù hợp. - Thực hiện đúng thời gian quy định. * Ưu điểm + Kích thích sự ham mê học tập, tránh lối học thụ động. + Giúp HS rèn luyện, phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có tinh thần đoàn kết cao. + HS hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân bằng phương pháp tự học và khám phá thêm những kiến thức liên quan từ thực tiễn. + Giúp HS giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, làm tăng tính khách quan khoa học, kiến thức sẽ trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm. 3.2 THIẾT KẾ MỘT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH CỰC. [1] [2] [7] 3.2.1. Vận dụng phương pháp diễn giảng ở mục 1. Phầm mềm máy tính. Bài 7. Phần mềm máy tính và mục 1. Xác định bài toán. Bài 6. Giải bài toán trên máy tính SGK Tin học 10 - Trong hoạt động học tập thi phần diễn giảng của người giáo viên là không thể thiếu. Trong hoạt PPDH tích cực, phần diễn giảng của giáo viên cũng đóng một vai trò quan trọng. SVTH: Dương Hùng Long Trang 65 Luận văn tốt nghiệp - Phần diễn giảng của giáo viên trong phương pháp này không phải là trình bày kiến thức cho học sinh mà phải là phần hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu kiến thức mới và cũng cố kiến thức, mở rộng kiến thức cho học sinh. Ngưởi giáo viên cần sử dụng khéo léo phương pháp diễn giảng để học sinh đi đúng tiến trình dạy học đồng thởi không làm mất đi tính chủ động của học sinh mà phải góp phần tăng cường tính chủ động này. - Trang bảng lật sau sử dụng phương pháp diễn giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. Hình 46. Giải thích và giới thiệu vầ 3 hệ điều hành - Với phần nội dung đã được chuẩn bị sẵn, người giáo viên không nêu ra một cách trực tiếp mà thông qua các gợi ý, hình ảnh minh họa giúp học sinh tự tìm được phần kiến thức đó. Hình 47. Nội dung của phần xác định bài toán SVTH: Dương Hùng Long Trang 66 Luận văn tốt nghiệp - Thông qua phương thức này phương pháp diễn giảng không làm mất đi tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Mà ngược lại nó sẽ hỗ trợ rất tốt cho hoạt động học tập của học sinh. Bằng cách nêu ra các ví dụ, minh họa, hướng dẫn, người giáo viên đã truyền đạt cho học sinh phương thức tìm ra những kiến thức mới, giúp các em dễ dàng tiếp thu cái mới, hay tự tìm hiểu cái mới. 3.2.2. Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở áp dụng cho phần giới thiệu bài học của Bài 6. Giải bài toán trên máy tính và mục củng cố nội dung bài học của Bài 8. Những ứng dụng của tin học SGK Tin học 10. Phương pháp đàm thoại luôn được sự dụng trong các biện pháp dạy học, có hai phương thức đàm thoại chủ yếu trong dạy học là: Thầy - Trò, Trò - Trò. Trang bảng lật sau đây có thể sử dụng một trong hai phương thức hay phối hợp cả hai phương thức trên. Hình 48. Trò chới ô chữ - Với cách tạo trò chơi ô chữ, giáo viên đã thiết kế hệ thống câu hỏi trước, đáp án của các ô chữ là những từ khóa, trọng tâm của bài học, được khéo léo đưa ra. Học sinh phải hoạt động, dựa vào những gợi ý-hệ thống câu hỏi để tìm ra đáp án. Đồng thời thông qua việc tìm đáp án cho gợi ý này, học sinh đã đã tự học tập kiến thức đó. SVTH: Dương Hùng Long Trang 67 Luận văn tốt nghiệp Hình 49. Nội dụng ô chữ đã được giải đáp - Hoạt động đàm thoại được thể hiện khi người quản trò đưa ra câu hỏi trong hệ thống câu hỏi của GV. Người quản trò có thể là GV, khi đó sẽ là hoạt động đàm thoại của Thầy - Trò. - Ngoài ra, người quản trò cũng có thể là HS các em sẽ tự lựa chọn gợi ý, cùng nhau tìm ra đáp án, khi đó hoạt động sẽ trở thành phương thức đàm thoại Trò - Trò sẽ được thể hiện rõ ràng. Lúc này, vai trò của GV sẽ là cố vấn cho tất cả các hoạt động của HS, giúp các em đi đúng hướng và đảm bảo các hoạt động diễn ra nhịp nhàng, mang tính sư phạm. - Trong cả hai phương thức trên thì những ý kiến, phương án, nhận định của các HS đều được đưa ra, xem xét và góp ý bởi tất cả các HS còn lại. Khi đó quá trình lĩnh hội kiến thức của các HS trong lớp học là gần như ngang bằng nhau. Điều này là một trong các tiêu chí của PPDHTC cần đạt. - Sau hoạt động trò chơi, phần lớn kiến thức đã được học sinh nắm rõ. Nhiệm vụ của người giáo viên lúc này là tổng hợp, sắp xếp lại những kiến thức đó theo trình tự logic theo một tiến trình dạy học, giúp các em dễ nhớ và có thể tập trung ghi nhớ những kiến thức trọng tâm đậy đủ. - Phương pháp đàm thoại còn có thể sử dụng trong quá trình cũng cố bài học. Ở đây, với hệ thống câu hỏi cũng cố bài học, người giáo viên khuyến khích các em học sinh đưa ra ý kiến của bản thân sau quá trình học tập, từ đó có thể có những điều chỉnh SVTH: Dương Hùng Long Trang 68 Luận văn tốt nghiệp cho học sinh hay điều chỉnh chính bản thân trong hoạt động dạy học. Bảng lật sau thể hiện yêu cầu của tiến trình này. Hình 50. Sơ đồ tư duy củng cố bài 8 - Với thao tác kéo và thả các đối tượng trong ActivInspire, hệ thống câu hỏi sẽ được giáo viên lần lượt đưa ra theo một trình tự logic bài học cũng như theo mức độ tăng dần của lưởng kiến thức và các đáp án sẽ được hệ thống thành một sơ đồ tư duy logic và khoa học. Điều này giúp học sinh định hướng được nội dung mình vừa tìm được đồng thời cho các em biết được mức độ hiểu bài của bản là như thế nào. Đối với người giáo viên, hệ thống câu hỏi này chính là thước đo hiệu quả giáo dục trong tất cả các tiến trình dạy học đã thực hiện và sử dụng hiệu quả các biện pháp dạy học tích cực. 3.2.3. Sử dụng phương pháp dạy học khám phá áp dụng cho phần củng cố bài học của Bài 7. Phần mềm máy tính. - Hoạt động theo nhóm là hình thức hoạt động dạy học khám phá có hiệu quả. Người GV có thể trao nhiệm vụ khám phá bằng lời, bằng trình chiếu, hình vẽ sẵn, bằng một thí nghiệm đơn giản hay bằng việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ dạy học. - Với sự giúp đỡ của phần mềm ActivInspire thì việc áp dụng phương pháp dạy học khám phá sẽ rất dễ dàng, đồng thời tạo được không khí tích cực cho lớp học. Trang bảng lật sau dùng phương pháp dạy học khám phá: SVTH: Dương Hùng Long Trang 69 Luận văn tốt nghiệp Hình 51. Bảng lật bài tập vận dụng bài 7 - Trước khi bắt đầu hoạt động, người GV đưa ra nhiệm vụ khám phá cho HS là tìm hiểu phần nội dung kiến thức về vấn đề bảo mật thông tin. Các nhóm sẽ hoạt động độc lập trong thời gian điễn ra các hoạt động, một khoảng thời gian phù hợp, người GV lại tiếp tục đưa ra nhiệm vụ khám phá mới, nhiệm vụ vận dụng những điều mà các học sinh vừa tìm được trong hoạt động nhóm vào giải quyết vấn đề của bài học. Hình 52. Bảng lật bài tập vận dụng đang được giải - Bây giờ nhiêm vụ của học sinh là sắp xếp các kiến thức được giáo viên đưa ra vào ví trí khung thích hợp. Đây là hoạt động mà GV nên cho HS tự mình thao tác với bảng, việc HS thao tác sắp xếp sẽ rất dễ dàng, nhưng nó mang lại hiệu quả tích cực, HS sẽ ghi nhớ sâu hơn phần kiến thức mình đã trình bày, cũng sẽ kích thích tất cả các HS khác tham gia hoạt động này. SVTH: Dương Hùng Long Trang 70 Luận văn tốt nghiệp - Lúc này học sinh vừa hoạt động trong nhóm của mình, vừa ghi nhận những hoạt động của nhóm khác. Qua đó bổ sung sữa chữa sai sót cho nhau. Hình 53. Bảng lật bài tập vận dụng đã được giải quyết - Khi các HS hoàn thành phần yêu cầu, người GV cần cho HS tự nhận xét phần trình bày đó, sau đó mới đưa ra nhận xét của mình. Việc này là quan trọng trong phương pháp dạy học tích cực, hãy để HS tự nhận xét nhằm rèn luyện cho HS thói quen tự nhận xét và tự nhận xét một cách đúng đắn. 3.2.4. Sử dụng phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề áp dụng mục mở đầu bài học của Bài 6. Giải bài toán trên máy tính SGK Tin học 10 Một bài giảng theo phương pháp nêu vấn đề gồm có 3 bước sau: - Đầu tiên: phải làm sao “xây dựng tình huống có vấn đề”: + Tạo tình huống có vấn đề; + Phát hiện, nhận dạng vấn đề nãy sinh; + Phát hiện vấn đề cần giải quyết; - Thứ hai: hướng dẫn, gợi ý “giải quyết vấn đề đặt ra”: + Đề xuất cách giải quyết vấn đề; + Lập kế hoạch giải quyết vấn đề; + Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề; - Cuối cùng: “vận dụng”: + Thảo luận và đánh giá kết quả; + Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra; + Phát biểu kết luận; SVTH: Dương Hùng Long Trang 71 Luận văn tốt nghiệp + Đề xuất vấn đề mới; Trang bảng lật sau sử dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học. Hình 54. Bảng lật tình huống có vần đề - Ở đây tình huống có vấn đề được GV gợi ý trong quá trình học của HS. Vấn đề đặt ra là một tiến trình giải một bài toán cần có nhũng bước nào? Các bước đó phải được sắp xếp sao cho phù hợp. HS biện luận với các cánh lựa chọn của mình trước tất cả các HS còn lại. HS sẽ nhận xét cách chọn và đề xuất cách chọn của mình nếu không giống bạn. - Sau khi kết thúc hoạt động, người giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra nhận định về vấn đề được nói đến. Hình 55. Bảng lật gợi ra tình huông có vấn đề phát sinh SVTH: Dương Hùng Long Trang 72 Luận văn tốt nghiệp - Thông qua quá trình hoạt động, học sinh đã nắm được những kiến thức về vấn đề được nói đến. Từ đây, người giáo viên sẽ tổng hợp lại phần kiến thức về vấn đề này bằng những điều học sinh tìm hiểu được, đồng thời có sự điều chỉnh hợp lí cho phần kiến thức đó. 3.2.5. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm áp dụng cho phần I. Khái niệm phần mềm máy tính. [13] Hình 56. Bảng lật nội dung cần thảo luận nhóm - Ở trang bảng lật này HS sẽ được GV giao nhiệm vụ cụ thể là thảo luận nhóm, làm sáng tỏ các vấn đề: Phần mềm hệ thống là gì? Có những phần mềm hệ thống nào đang được sử dụng phổ biến? Nếu không có phần mềm hệ thống vậy máy tính có thể hoạt động được không? Giải thích. Phần mềm ứng dụng là như thế nào? Nếu không sử dụng phần mềm ứng dụng máy tính có hoạt động được không? Vậy phần mềm ứng dung đa dạng hay chỉ được giới hạn bởi một số phần mềm nhất định? HS thảo luận và trình bày. - Vấn đề thảo luận sẽ đơn giản và dễ tìm hiểu, giúp HS có thể định hướng nhanh chóng nội dung của bài học, tạo không khí lớp học tích cực, năng đông. 3.3 BÀI GIẢNG CHƯƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆN CƠ BẢN CỦA TIN HỌC [5] [12] [13] 3.3.1 Bài 6. Giải bài toán trên máy tính SVTH: Dương Hùng Long Trang 73 Luận văn tốt nghiệp Hình 57. Trò chơi ô chữ mở đầu bài học - Mở đầu bài học bằng một trò chơi ô chữ đã được chuẩn bị sẵn bằng một trang bảng lật nhằm tạo không khí tích cực và nhắc lại kiến thức cũ cho HS. GV làm người quản trò hay HS cũng có thể quản trò với sự cố vần của GV. Hình 58. Tình huống có vấn đề nảy sinh trong quá trình học - Tiếp theo giáo viên nêu vấn đề: Muốn giải một bài toán chúng ta cần có những bước nào. Vậy giải một bài toán trên máy tính cần có những bước giống như vậy không ? Các bước đó được sắp xếp ra sao? - Sau khi học sinh trả lởi, tiếp tục đưa ra các vấn đề khác về các bước để giải một bài toán trên máy tính. SVTH: Dương Hùng Long Trang 74 Luận văn tốt nghiệp - Khi học sinh đã nắm được các thành phần này, giáo viên yêu cầu học sinh tổng hợp lại kiến thức vừa tìm hiểu, sau đó mới đưa ra nội dung kiến thức đã chuẩn bị. Hình 59. Nội dung mục 1 xác định bài toán - GV đàm thoại gợi ý, phát vấn các câu hỏi cho HS. Diễn giảng những nghi vấn vướng mắc của HS trong quá trình tiếp thu bài học. Hình 60. Nội dung mục 2 lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán - Sau khi học sinh đã nắm được bước khởi đầu của việc giải một bài toán trên máy tính là “xác định yêu cầu bài toán” HS sẽ được tìm hiểu bước tiếp theo. GV nhận định tính chất quan trọng của bước 2 “lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán” và yêu cầu HS thảo luận với bạn kế bên để giải quyết ví dụ: Tìm ước chung lớn nhất của 2 số nguyên dương. SVTH: Dương Hùng Long Trang 75 Luận văn tốt nghiệp Hình 61. Sơ đồ khối của bài toán tìm ƯCLN - Sau khi HS trả lời và được bạn nhận xét. GV nhận xét và yêu cầu HS tiềm hiểu các bước để diễn tả một thuật toán bằng “Sơ đồ khối”. GV sẽ bổ sung cho sơ đồ khối đầy đủ và thực hiện giải bài toán trên sơ đồ khối bằng một bảng lật đã chuẩn bị. - Ngoài ra với trang bảng lật bên trên, ta cũng có thể linh hoạt cho học sinh sắp xếp sơ đồ khối theo một thuật toán khác. Hình 62. Nội dung của mục 3 viết chương trình - Mô tả việc viết một chương trình bằng hình ảnh sử dụng phần mềm ‘Turbo Pascal” để viết một chương trình. SVTH: Dương Hùng Long Trang 76 Luận văn tốt nghiệp Hình 63. Nội dung của mục 4 hiệu chỉnh - GV giới thiệu về bước hiệu chỉnh và yêu cầu HS trả lời bằng cách tính tay tìm ước chung lớn nhất của các cập số trên bảng. - GV mở phần chương trình đã viết “Test” kiểm tra kết quả. Hình 64. Nội dung của mục 5 viết tài liệu - Bước cuối cùng là viết tài liệu để mô tả cách giải một bài toán trên máy tính làm tư liệu. SVTH: Dương Hùng Long Trang 77 Luận văn tốt nghiệp Hình 65. Sơ đồ tư duy củng cố bài 6 - Sau cùng là phần cũng cố lại kiến thức, GV có thể tự đưa ra các câu hỏi đã chuẩn bị hay cho HS tự thao tác với các câu hỏi này bằng cách kéo ra từ cạnh của bảng lật sau đó HS trả lời các câu hỏi. GV tổng hợp thống kê bằng sơ đồ tư duy, định kỳ cuối chương GV có thể in sơ đồ tư duy cho HS tham khảo làm tư liệu học tập. SVTH: Dương Hùng Long Trang 78 Luận văn tốt nghiệp 3.3.2 Bài 7. Phần mềm máy tính Hình 66. Nội dụng phần khái niệm phần mềm máy tính - GV kiểm tra bài cũ và giới thiều bài học. Sau khi thực hiện xong các bước của việc giải một bài toán bằng máy tính sản phẩn thu được là một phần mềm. Vậy phần mềm máy tính là gì? GV phát vấn yêu cầu HS trả lời nhanh chóng. Hình 67. Phần mềm máy tính chia thành hai loại Ở trang bảng lật này HS sẽ được GV giao nhiệm vụ cụ thể là thảo luận nhóm, làm sáng tỏ các vấn đề: Phần mềm hệ thống là gì? Có những phần mềm hệ thống nào đang được sử dụng phổ biến? Nếu không có phần mềm hệ thống vậy máy tính có thể hoạt động được không? Giải thích. Phần mềm ứng dụng là như thế nào? Nếu không sử dụng phần mềm ứng dụng máy tính có hoạt động được không? Vậy phần mềm ứng dung đa dạng hay chỉ được giới hạn bởi một số phần mềm nhất định? HS thảo luận và trình bày. SVTH: Dương Hùng Long Trang 79 Luận văn tốt nghiệp - GV mời các nhóm còn lại nhận xét và phát biểu ý kiến. GV nhận xét những câu trả lời đúng và giải thích những câu chưa đúng. Hình 68. Nội dung phần mềm hệ thống - GV giới thiệu nội dung bài học bằng các nội dung vấn tắc được trình bày trong trang bảng lật. Hình 69. Phân biệt và so sánh 3 hệ điều hành tiêu biểu - HS được xung phong lên bảng tương tác với trang bảng lật để ghép các nội dung đúng. Các phần nền hệ thống với các hình ảnh minh họa. Giúp HS có thể tư duy được nội dung bày học theo một trật tự của lưa tuổi. Ví dụ: vị trí các ô nội dung, trật tự hình ảnh của các nội dung. SVTH: Dương Hùng Long Trang 80 Luận văn tốt nghiệp Hình 70. Ví dụ và nhận định phần mềm ứng dụng Hình 71. Khái niệm phần mềm ứng dụng và một số phần mềm tiêu biểu - GV giới thiệu một số phần mềm tiện ích, công cụ được sử dụng nhiều cho HS biết để HS có kiến thức cơ bản tìm hiểm thêm về một số phần mềm ứng dụng khác. Hình 72. Phân biệt phần mềm công cụ và phần mềm tiện ích SVTH: Dương Hùng Long Trang 81 Luận văn tốt nghiệp - GV phát vấn để giúp HS nhận định được rõ ràng thế nào là phần mềm tiện ích, thế nào là phần mềm công cụ. HS được lên bảng tương tác trực tiếp. Hình 73. Bài tập vận dụng - HS thảo luận cặp và xung phong lên bảng tương tác làm bài tập vận dụng: ghép các nội dung phù hợp với tên gọi phần mềm. Có đồng hồ canh thời gian, các HS còn lại quan sát và nhận xét về kết quả. GV đóng vai trò cố vấn quan sát và điều khiển lớp học theo hướng tích cực. Hình 74. Sơ đồ tư duy nội dung củng cố bài 7 Cuối bài là phần cũng cố, với hệ thống câu hỏi và nội dung giới thiệu HS cách vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp nội dung bài học. Giáo viên chỉ là người cố vấn, giúp đỡ khi có sai sót mà chưa được các em sữa chữa. SVTH: Dương Hùng Long Trang 82 Luận văn tốt nghiệp 3.3.3 Bài 8. Những ứng dụng của Tin học [13] - Mở đầu bài học là hoạt động thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung cả bài 8 với 8 nội dung cơ bản. Lớp được chia thành 8 nhóm theo thứ tự từ 1 đến 8. Tương ứng các nội dung phần nào nhóm đó chịu trách nhiệm thì trả lời và các nhóm còn lại nhận xét bổ sung. GV đóng vai trò là cố vấn điều khiển và củng cố kiến thức theo từng nội dung. Hình 75. Sơ đồ giới thiệu nội dung bài 8 Hình 76. Nội dung mục 1 giải các bài toán khoa học kĩ thuật - Nội dung đầy đủ của phần: Giải các bài toán khoa học (nhóm 1 chịu trách nhiệm chính) SVTH: Dương Hùng Long Trang 83 Luận văn tốt nghiệp Hình 77. Nội dung và ví dụ bài toán thiết kế văn phòng trên máy tính Hình 78. Điểm chung của một hoạt động quản lý - Nội dung nhóm 2: Hỗ trợ việc quản lý với điểm chung tất cả đều “xử lý thông tin lớn và đa dang”. Hình 79. Một số hoạt động quản lý tiên biểu SVTH: Dương Hùng Long Trang 84 Luận văn tốt nghiệp - Một số hoạt động quản lý tiêu biểu, gần gũi, thân thuộc trong cuộc sống: Quản lý bán vé máy bay, quản lý thông tin thư viện, quản lý bệnh viện, quản lý doanh nghiệp,… Hình 80. Sơ đồ tổ chức việc quản lý - Sơ đồ tổng hợp, so sánh về tích chất của một hoạt động tổ chức. Hình 81. Một số phấn một số phần mềm chuyên dụng để quản lý - Giới thiệu một số phần mềm dành nhiều trong việc quản lý tốt: Access 2003, 2007; Excel; Visual FoxPro. SVTH: Dương Hùng Long Trang 85 Luận văn tốt nghiệp Hình 82. Quy trình ứng dụng tin học quản lý - Quy trình của việc ứng dụng Tin học trong quản lý được thiết kế dạng sơ đồ. Yêu cầu HS tương tác, sắp xếp thành nội dung đúng. Hình 83. Nội dung và ví dụ của việc tự động hóa - Giới thiệu nội dung phần 3. Tự động hóa và điều khiển do con người tạo nên với những quy trình công nghệ tự động hóa linh hoạt chuẩn xác, chi phí thấp, hiệu quả và đa dạng. SVTH: Dương Hùng Long Trang 86 Luận văn tốt nghiệp Hình 84. Một số công việc có sự tự động hóa - Một số hoạt động tự động hóa và điều khiển. Nhóm chịu trách nhiệm sẽ giải thích: trong hình chúng ta thấy tự động hóa điều khiển ở đâu trong cuộc sống và có lợi ích như thế nào so với việc làm thủ công. Hình 85. Ứng dụng của tin học đối với truyền thông - Tin học có ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực truyền thống. Hiện nay sự liên kết giữa mạng truyền thông và mạng máy tính toàn cầu Internet đã được phát triển như thế nào? SVTH: Dương Hùng Long Trang 87 Luận văn tốt nghiệp Hình 86. Quá trình trải qua của công việc soạn thảo, in ấn - Nội dung thứ 5: Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phong là một ứng dụng rất quan trọng và chủ yếu trong cuộc sống thường ngày, trong lĩnh vực thơ ca, văn học, khoa học – kỹ thuật. Hình 87. Sản phẩn in ấn trong thời điểm hiện nay - Qua nhiều giai đoạn phát triển của xã hội thì in ấn đã trở thành ngành công nghiệp phổ biến và có nhiều lợi nhuận. Các hình ảnh về công nghiệp in trong cuộc sống hiện nay. Yêu cầu HS đưa ra ví dụ và mô tả chi tiết ví dụ. SVTH: Dương Hùng Long Trang 88 Luận văn tốt nghiệp Hình 88. Soạn thảo văn ban trên máy tính Hình 89. Những phát minh mang tính trí tuệ cao - Nội dung thứ 6: Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực đầy triển vọng trong tương lai của ngành Tin học nói riêng và các ngành khoa học kỹ thuật nói chung. Các phương tiện, thiết bị ngày càng trở nên thông minh hơn. Ví dụ: Những điện thoại di động có khả năng nhận dạng giọng nói, robot thông minh (ASIMO), máy chụp cắt lớp, thiết bị mổ nội soi,… SVTH: Dương Hùng Long Trang 89 Luận văn tốt nghiệp Hình 90. Robot Nữ thân thiện, xinh tươi - “Nữ” robot Nhật Bản HRP-4C xinh tươi, thân thiện và gương mặt đầy cảm xúc. Hình 91. Robot trong lĩnh vực quân sự - Một số Robot có khả năng thay thế những hoạt động nguy hiểm. Hình 92. Giáo dục xưa và nay SVTH: Dương Hùng Long Trang 90 Luận văn tốt nghiệp - Nội dung thứ 7: Giáo dục có nhiều sự thay đổi, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm tạo ra hiệu quả trong giảng dạy là dạy học theo PPDHTC. Chúng ta có thể học trên mạng online, học qua mạng thông tin, học bằng các máy chiếu,… Hình 93. Một số hình ảnh của giải trí hiện đại - Nội dung thứ 8: Giải trí - Rất nhiều phần mềm giải trí được đưa ra và rất đa dạng trên máy tính. Hình 94. Giải trí ở mọi lứa tuổi Lứa tuổi không còn quan trọng trong việc chơi game nữa. Vì vậy tuy rằng công nghệ thông tin rất phát triển và đa dạng nhưng chúng ta cần phải tiếp thu những vấn đề, nội dung mới có chọn lọc, theo lứa tuổi. Phải biết giải trí phù hợp nội dung, thời gian. Không được vì những vấn đề vô bổ mà nghĩ học. SVTH: Dương Hùng Long Trang 91 Luận văn tốt nghiệp Hình 95. Sơ đồ tư duy củng cố nội dung bài 8 - Hệ thống câu hỏi cuối bài học lần lượt được nêu lên bằng cách kéo ra từ cạnh của bảng lật giúp HS cũng cố lại kiến thức vừa tìm hiểu qua bài học bằng sơ đồ tư duy. SVTH: Dương Hùng Long Trang 92 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 4.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM Đưa giáo án soạn thảo bằng phần mềm ActivInspire theo hướng phát huy tính - tích cực của học sinh vào giảng dạy thực tế. Thử nghiệm khả năng tiếp thu kiến thức và mức độ hứng thú của học sinh khi - giảng dạy bằng giáo án nêu trên. Kiểm tra sự đóng góp của đề tài nghiên cứu vào phương pháp dạy học tích - cực và phần mềm dạy học tương tác ActivInspire. 4.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM Giáo án giảng dạy Bài 7. Phần mềm máy tính và Bài 8. Những ứng dụng của Tin học. - Phiếu thu tập thông tin (Bài 7. Phần mềm máy tính và Bài 8. Những ứng dụng của tin học). - Một số hình ảnh minh họa. 4.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM - Địa điểm thực nghiệm: Phòng học nghe nhìn (Công nghệ) trường THPT Trần Đại Nghĩa. - Lớp thực nghiệm: 10A8 (sĩ số: 31 HS, vắng 2, còn: 29 HS ), trường THPT Trần Đại Nghĩa. - Thời gian thực nghiệm: Tiết 1 (13h00’ – 13h45’), thứ 7 ngày 05/4/2014. - GV hướng dẫn chuyên môn: Thầy Phạm Bửu Khoa. 4.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM - Giảng dạy Bài 7. Phần mềm máy tính và Bài 8. Những ứng dụng của tin học bằng phần mềm ActivInspire trên máy chiếu theo hướng tăng cường tính tích cực của học sinh. - Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức và hứng thú của học sinh sau tiết dạy: sử dụng phiếu thu thập thông tin (phiếu thăm dò ý kiến). 4.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Sau khi sử dụng các PPDHTC và kết hợp sử dụng phần mềm nêu trên vào giảng dạy một tiết học thực nghiệm, đồng thời có sự thăm dò ý kiến HS và ý kiến đóng góp của GVHD thu được một số kết quả như sau: 4.5.1. Một số ưu điểm sau khi hoàn thành tiết dạy thực nghiệm SVTH: Dương Hùng Long Trang 93 Luận văn tốt nghiệp - Bài giảng cung cấp đầy đủ nội dung và có mở rộng kiến thức. - Tạo được bầu không khí lớp học thân thiện, vui vẻ, tích cực. - Lớp học sôi động, tất cả các học sinh đều tích cực tham gia hoạt động học tập, hăng hái phát biểu, nêu ý kiến của bản thân, đóng góp xây dựng bài học. - HS tích cực trao đổi và phát biểu ý kiến. - Hướng dẫn HS cách thức học tập hiệu quả nội dung bài học. Kết thúc tiết dạy, có thu thập ý kiến nhận xét, đóng góp của học viên, nội dung như sau: - Tổng số học viên tham gia tiết dạy: 29 - Tổng số phiếu thu thập: 29 + Kết quả phiếu thăm dò được thống kê như sau: Nội dung Có Có nhưng Không chưa nhiều Bài giảng đầy đủ nội dung Bài giảng sinh động Tạo được hứng thú học tập Dễ tiếp thu, dễ hiểu Hiểu sâu, rộng hơn Nhớ lâu hơn Có cơ hội trao đổi, bày tỏ ý kiến Chủ động trong hoạt động học tập Chú ý vào bài học Thích phương pháp học này + Nhận xét chung: 29 26 28 27 25 25 24 28 23 27 0 3 1 2 4 3 5 1 5 2 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 - Kết quả thể hiện theo hướng tích cực của đề tài. - Bài giảng thiết kế theo hướng của đề tài giúp học sinh tiếp thu tốt nội dung của bài học, chủ động sáng tạo trong học tập, các em tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài học, đạt hiệu quả học tập tốt. - Một số HS chưa quen với việc học phần mềm mới ActivInspire nên chưa thích học, khó tiếp thu dẫn đến ít chịu trao đổi thảo luận nhóm với bạn bè. - Có một số HS thật sự rất hứng thú khi biết cách sử dụng phần mềm với sự hướng dẫn của GV, HS có thể khắc sâu kiến thức với những cách tương tác của bản thân và của bạn học. Bên cạnh đó, còn có một số điểm mà người giáo viên cần phải lưu ý: - Trong quá trình giảng dạy cần khéo léo hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học, tránh gây mất tập trung, xao lãng trong hoạt động học tập. SVTH: Dương Hùng Long Trang 94 Luận văn tốt nghiệp - Trong hoạt động dạy học, phương pháp diễn giảng là không thể thiếu, song cần phải linh hoạt vận dụng để tránh làm mất đi tính chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. + Kết luận: - Đây là lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới, mức độ thăm dò ý kiến HS như trên là khá khả quan, có thể áp dụng rộng rãi trong trường THPT và sẽ kích thích khả năng tự học của HS theo PPDHTC lấy HS làm trung tâm. - Nếu có điều kiện nghiên cứu và sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn các phần mềm kèm theo cách thiết kế giáo án điện tử, em tin chắc bài giảng sẽ trở nên hiệu quả Phiếu thăm dò ý kiến đóng góp của GV hướng dẫn chuyên môn: 1 phiếu 1. Về chuyên môn Tin học a. Nội dung - Đầy đủ, chính xác. b. Phương pháp - Vận dụng phù hợp các PPDHTC với nội dung bài học. - Đặt câu hỏi rõ ràng, tương tác tốt với HS. c. Hiệu quả - Đa số HS hiểu bài. - Trả lời câu hỏi củng cố đạt. - Gây sự hứng thú và tập trung chú ý của HS. 2. Về việc ứng dụng phần mềm ActivInspire vào giảng dạy. a. Cách thiết kế vào thao tác: - Phối hợp giữa lời giảng, hình ảnh, ghi chép phù hợp. - Thể hiện sự đầu tư, nghiên cứu cao. - Thao tác thành thạo, thể hiện tính sư phạm cao. b. Hiệu quả: - Ứng dụng tốt phần mềm ActivInspire phục vụ bài giảng. - Giúp HS dễ nắm bắt bài học. SVTH: Dương Hùng Long Trang 95 Luận văn tốt nghiệp 4.5.2. Một số hình ảnh thực nghiệm Hình 96. Giáo sinh hướng dẫn Học sinh cách tương tác trong phần mềm ActivInspire Hình 97. Học sinh tương tác phần mềm ActivInspire trong quá trình học Hình 98. Giáo sinh gợi ý và đưa ra vấn đề cho HS giải quyết SVTH: Dương Hùng Long Trang 96 Luận văn tốt nghiệp Hình 99. HS thảo luận nhóm tích cực để giải quyết vấn đề mà Giáo sinh đưa ra Hình 100. HS trả lời câu hỏi với sự hướng dẫn của giáo sinh Hình 101. HS nhận xét tích cực câu trả lời của bạn và đưa ra ý kiến của bản thân SVTH: Dương Hùng Long Trang 97 Luận văn tốt nghiệp Hình 102. HS tích cực thảo luận nhóm với sự hướng dẫn của Giáo sinh Hình 103. Không khí lớp học thân thiện, tích cực trao đổi và thảo luận SVTH: Dương Hùng Long Trang 98 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 5. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. KẾT LUẬN Những điều đạt được - Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, em đã nắm rõ các thao tác sử dụng phần mềm ActivInspire và các thao tác giảng dạy khi sử dụng phần mềm này. Em đã vận dụng để thiết kế được bài giảng từ bài 6 đến bài 8 trong “Chương 1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học” của chương trình Tin học 10. Qua đó em nhận thấy được một số ưu điểm sau: - Phần mềm rất dễ sử dụng vì đã gần như được Việt hóa hoàn toàn. Người giáo viên có thể nhanh chóng nắm được các thao tác với phần mềm để thiết kế bài giảng và thao tác trình bày bài giảng trên bảng điện tử. - Những thao tác trên công cụ, hiệu ứng được hỗ trợ bởi phần mềm, người giáo viên có thể chủ động sáng tạo rất nhiều trong phương pháp soạn giảng tạo cho bài giảng luôn mới mẻ, tạo điều kiện thu hút Học sinh tránh nhàm chán, xao lãng trong quá trình học tập. - Trong quá trình giảng dạy chúng ta có có thể vừa tương tác sử dụng phần mềm ActivInspire, vừa có thể sử dụng bất kỳ phần mềm nào khác, nhưng vẫn giữ được tất cả các tính chất. Đặt biệt là khi giới thiệu một chương trình hay một đối tượng mới, công cụ “Chú giải trên màn hình Desktop” cho ta một cách thức mới, vừa giới thiệu, thao tác với một chương trình, đồng thời có thể đưa ra bất cứ lúc nào các chú thích hay những kí hiệu, biểu tượng ngay trên chương trình mà không ảnh hưởng tới chương trình đang được thực thi. Điều này là rất hữu ích trong việc giảng dạy môn Tin học, người giáo viên hoàn toàn chủ động trong các thao tác và lựa chọn được những thao tác khác nhau tùy vào tình huống đang diễn ra. - ActivInspire có hệ thống trả lời học viên ActiVote và ActivExprestion hỗ trợ giáo viên có thể đặt những câu hỏi ở mọi thời điểm trong giờ học với nhiều hình thức và quản lí được trả lời của từng học viên. Đây là một công cụ rất hiệu quả trong kiểm tra đánh giá học sinh. - Phần mềm được sử dụng kết hợp với bảng điện tử ActivBoard, bảng này hầu như đa số các trường trung học phổ thông đều đã được trang bị, nên việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy là một hướng đi đã được xác định từ trước. SVTH: Dương Hùng Long Trang 99 Luận văn tốt nghiệp - Với nhiều nguồn tài nguyên từ các bài giảng điện tử khác đã có, ta có thể chuyển sang dạng bảng lật và tận dụng cho bài giảng mới của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả. - Bằng phương thức tương tác trực tiếp với bảng điện tử, học sinh có thể chủ động hoàn toàn trong tiết học. Bài giảng là có chuẩn bị trước, song lại vô cùng linh hoạt chứ không rập khuôn đơn thuần như trình chiếu, luôn tạo được sự mới mẻ, thu hút học sinh. HS có thể tương tác với bài giảng một cách tiện lợi, hiệu quả. Chính vì thế các em sẽ tham gia trực tiếp được các hoạt động học tập, góp phần tăng cường sự chủ động của HS trong học tập. - Phương pháp dạy học tích cực tạo cho học sinh khả năng chủ động, sáng tạo trong học tập. Các em được tham gia các hoạt động học tập có hiệu quả với thái độ thích thú, vui vẻ, đạt hiệu quả học tập tốt. - HS có thể chủ động trao đổi, bày tỏ quan điểm của bản thân. Từ đó bổ sung sữa chữa khuyết điểm cho nhau, cùng nhau tiến bộ. - Nội dung bài học được thiết kế theo một cấu trúc động, HS sẽ lần lượt tìm đến những kiến thức đó và tự tổng hợp, sắp xếp theo một logic của bản thân với sự hướng dẫn của GV. - Người GV sẽ hoạt động như người cố vấn, hướng dẫn học sinh chứ không phải áp đặt cho các em những kiến thức đã chuẩn bị sẵn. Những thuận lợi khi thực hiện đề tài - Được sự giúp đỡ tận tình của cô Dương Bích Thảo, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Kim Loan và thầy Trần Phạm Bửu Khoa . - Được cọ xát thực tế bằng việc đưa “Bài giảng” vào dạy học từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân. - Có điều kiện học tập đầy đủ. - Không có bảng tương tác thì phần mềm vẫn được giảng dạy trên máy chiếu bằng cách tương tác với chuột máy tính vẫn hiệu quả cao. Một số hạn chế khi thực hiện đề tài - Thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chưa tìm hiểu và phát huy hết được tất cả sự nổi bật của phần mềm ActivInspire và phương pháp dạy học tích cực. - Quá trình nghiên cứu, suy nghĩ các hoạt động dạy học tích cực còn hạn chế, chưa thật sự tối ưu. SVTH: Dương Hùng Long Trang 100 Luận văn tốt nghiệp - Quá trình thực nghiệm còn hạn chế trên qui mô nhỏ, nên kết quả phân tích chỉ trên diện hẹp. - Phương tiện, trang thiết bị không đậy đủ nên không vận dụng được tất cả các đặc tính ưu việt nhất của phần mềm. Em sẽ cố gắng khắc phục những hạn chế này trong tương lai. 5.2. ĐỀ XUẤT Nếu có thêm điều kiện về thời gian thì em sẽ: - Tiếp tục sử dụng phần mềm ActivInspire để thiết kế bài giảng của cả chương trình Tin học THPT lớp 10, 11, 12 theo phương pháp dạy học tích cực. - Giảng dạy bằng phần mềm nhiều hơn để hoàn thiện cách sử dụng và giảng dạy bằng phần mềm này. - Đầu tư nghiên cứu, suy nghĩ nhiều hoạt động dạy học tích cực có thể đưa vào áp dụng trong phần mềm. - Cùng chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về phần mềm và PPDHTC nhằm để phần mềm được dùng phổ biến, sâu rộng hơn trong tương lai gần. SVTH: Dương Hùng Long Trang 101 Luận văn tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Sĩ Đàm, Hồ Cẩm Hà…. , Tin học 10, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2009. [2] Võ Phước Ninh, Ứng dụng phần mềm ActivInspire thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tích cực của học sinh, Đại học Cần Thơ, 2013. [3] Lê Phước Lộc, Lý luận dạy học, Đại học Cần Thơ, 2004. [4] Vương Tấn Sĩ, Hướng dẫn sử dụng phần mềm ActivInspire & MimioStudio Bảng điện tử Mimio, Đại học Cần Thơ năm 2011. [5] Dương Bích Thảo, Giáo trình tin học cho dạy học, Đại học Cần Thơ năm 2010. [6] Dương Bích Thảo, Hướng dẫn sử dụng ActivInspire, Đại học Cần Thơ năm 2011. [7] Dương Bích Thảo, Phân tích chương trình Tin học, Đại học Cần Thơ năm 2012. [8] Nguyễn Thị Thanh Phương, Phạm Thị Thúy, Cẩm nang phương pháp sư phạm, Nhà xuất bản tổng hợp TP. Hồ Chí Minh năm 2011. [9] Tập huấn giảng viên trung ương về dạy và học tích cực, Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2006. [10] Vsionglobal – Vun đắp tài năng Việt, Giáo trình ActivInspire – Studio, , TP. HCM, 2010. [11] http://www.google.com.vn [12] http://www.tailieu.vn [13] http://www.violet.vn [14] http://www.youtube.com SVTH: Dương Hùng Long Trang 102 [...]... Anh sang tiếng Việt [10] Phần mềm ActivInspire khi khởi động sẽ hiển thị ngôn ngữ mặc định Có thể chuyển phần mềm sang tiếng Việt bằng cách vào File / Settings / Language / Application Settings chọn Vietnamese / Done cho dễ sử dụng Khi tắt phần mềm và khởi động lại sẽ có phiên bản tiếng Việt 2.1.2 Một số ưu điểm nổi bật của phần mềm ActivInspire - Phần mềm ActivInspire là phần mềm bao gồm rất nhiều... cơ học tập, kích thích sự hứng thú nhận thức và say mê trong học tập Việc ứng dụng CNTT trong dạy học rõ ràng là có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả to lớn, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả giáo dục SVTH: Dương Hùng Long Trang 15 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE VÀO DẠY HỌC TIN HỌC Ở TRƯỜNG THPT 2.1 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE. .. phép giáo viên thiết kế bài giảng có khả năng mang tính tương tác cao Phần mềm này được sử dụng kết hợp với bảng ActivBoard và hiện là một sản phẩm hỗ trợ giáo dục phát triển mạnh mẽ và hiện đại nhất - Sản phẩm có thể hỗ trợ tốt cho tất cả các cấp học nhờ những ưu điểm sau: + Trình bày trên bảng ActivBoard cũng giống như với bảng đen truyền thống, bạn hoàn toàn có thể viết và xóa như bình thường + Giáo. .. các khái niệm, định luật, nhằm thay thế GV giảng dạy thực hành, tăng tính năng động cho người học, cho phép HS học theo khả năng của mình, tự lĩnh hội kiến thức mới một cách hào hứng, tích cực - Tạo ra môi trường học tập mới mẻ, tạo nên một sự đa dạng về hình thức, phong phú về mặt phương pháp Xu hướng này chuyển từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là... khai thác tối đa khả năng này Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu, bài giảng sẽ được trình bày ở mức rộng, sâu khác nhau tuỳ theo mức độ thực hiện các liên kết giữa một hay nhiều lớp slide 1.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện bài giảng [9] Để thực hiện được bài giảng, GV không thể không sử dụng các PTDH... là hỗ trợ một cách hiệu quả sự tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò  Sử dụng các liên kết: SVTH: Dương Hùng Long Trang 10 Luận văn tốt nghiệp Thực hiện liên kết hợp lý, logic lên các đối tượng trong bài giảng Đặc biệt là thiết lập các liên kết giữa các Slide cùng lớp và khác lớp với nhau Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử, cần khai thác tối đa khả năng này Nhờ sự liên... tiếp thu khác nhau Dạy học là một nghệ thuật Không có một PPDH duy nhất nào có thể áp dụng cho mọi loại bài giảng, mọi đối tượng học Để thực hiện việc đổi mới PPDH, người GV phải tìm tòi các phương pháp, các thủ thuật và đặc biệt là các phương tiện soạn giảng để làm cho bài giảng của mình có chất lượng và hiệu quả hơn Nhờ sự hỗ trợ của CNTT mà các thí nghiệm không thể làm được, các bài tập không đủ thời... hiệu quả có thể kích thích tư duy, thu hút sự chú ý, tăng cường tính chủ động của học sinh trong học tập + Nâng cao năng lực của trẻ và chuyên môn của giáo viên SVTH: Dương Hùng Long Trang 16 Luận văn tốt nghiệp + Có thư viện tài nguyên rộng lớn và đầy đủ công cụ hỗ trợ giáo viên soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả + Ngoài ra, Promethean thiết kế một trang web prometheanplanet, và diễn... người khác cho nên không ai cần phải rời khỏi chỗ ngồi 2.1.7 Activtablet [11] Thiết bị không dây hỗ trợ giáo viên soạn giáo án, không cần sử dụng chuột hay bảng điện tử Tạo cho giáo viên sự linh hoạt hơn để chuẩn bị bài giảng thậm chí khi đang ở xa Activboard của mình Chỉ việc gắn nó vào cổng USB của máy vi tính cá nhân của mình và bạn có thể vẽ, thiết kế và tạo ra các bảng giấy lật (trang trình bày)... phép bạn điều khiển với sự chính xác lạ thường Sự phát triển mới nhất, Activboard+2, là bảng điện tử thế hệ mới 2.1.4 Activstudio and Activprimary Software [11] Bao gồm các giáo cụ điện tử, công cụ toán học ảo, ghi hình và âm thanh và trên 14,000 tài nguyên quốc tế để cung cấp một bộ công cụ giảng dạy hoàn chỉnh dành cho mọi lứa tuổi, hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án một cách nhanh chóng, ... “THIẾT KẾ MỘT VÀI BÀI GIẢNG TIN HỌC THPT THEO HƯỚNG TÍCH CỰC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE SÁCH GIÁO KHOA TIN HỌC 10 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Nghiên cứu lý thuyết cần thiết CNTT dạy học. .. dạy học tích cực (PPDHTC) - Vận dụng đầy đủ phương pháp dạy học tích cực để thiết kế vài giảng Tin học THPT Chương Một số khái niệm Tin học Sách giáo khoa (SGK) Tin học 10 - Đáp ứng nhu cầu tự học. .. thống trả lời học viên 56 CHƯƠNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ACTIVINSPIRE THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 57 3.1 Phương pháp dạy học tích cực 57

Ngày đăng: 12/10/2015, 17:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan