phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tây đô

105 507 1
phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh tây đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN ANH THƯ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11-2013 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN ANH THƯ MSSV: 4104638 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Tài chính- Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN TRUNG TÍNH Tháng 11-2013 2 LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, em xin cảm ơn cha mẹ, người đã tạo điều kiện cho em được học tập và giúp em trong suốt quá trình học tập của mình. Qua thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, dưới sự chỉ bảo tận tình của thầy cô đã giúp cho em có thêm kiến thức làm hành trang bước vào đời. Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả thầy cô đã cho em kiến thức trên giảng đường Đại học. Đặc biệt là thầy Nguyễn Trung Tinh giáo viên hướng dẫn, đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn của mình. Tiếp theo, em xin cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng Eximbank.Tây Đô đã tạo điều kiện cho em có được mội trường trải nghiệm thực tế với những kiến thức mà em được học trên giảng đường Đại học. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn anh, chị trong chi nhánh đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình em thực tập. Và cuối cùng cảm ơn những người bạn, anh, chị đã tận tình giúp đỡ cho em để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, do kiến thức của em còn có nhiều hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy, em mong được sự góp ý tận tình của quý thầy cô để em có thể rút kinh nghiệm và giúp cho bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Anh Thư 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô” là do tôi thực hiện, các số liệu thứ cấp nhận được và nội dung phân tích trong đề tài là trung thực, không có sự sao chép của đề tài nghiên cứu khoa học khác. Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Anh Thư 4 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2013 Thủ trưởng đơn vị 5 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN TRUNG TÍNH Bộ môn: Tài chính-Ngân hàng Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh Tên sinh viên: NGUYỄN ANH THƯ Mã số sinh viên: 4104638 Chuyên ngành: Tài chính -Ngân hàng Đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô”. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1/ Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… 2/ Về hình thức ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… 3/ Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… 4/ Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… 5/ Nội dung và kết quả đạt được 6 ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… 6/ Các nhận xét khác ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… 7/ Kết luận ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… Cần thơ, ngày…tháng…năm 2013 Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………… 7 Cần thơ, ngày…tháng……năm 2013 Giáo viên phản biện MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................1 1.1 Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu chung ............................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 4 8 2.1 Khái quát chung về Ngân hàng thương mại ................................................. 4 2.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại........................................................ 4 2.1.2 Hoạt động của Ngân hàng thương mại ...................................................... 4 2.1.3 Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại ............................................... 4 2.2 Tổng quan về tín dụng của Ngân hàng thương mại ...................................... 4 2.2.1 Khái niệm về tín dụng Ngân hàng thương mại .......................................... 4 2.2.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại ............................................... 5 2.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng ................................................................. 6 2.2.4 Nguyên tắc tín dụng.................................................................................. 7 2.3 Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại .............................. 7 2.3.1 Khái niệm ................................................................................................. 7 2.3.2 Vai trò của cho vay của khách hàng cá nhân ............................................ 8 2.3.3 Phân loại cho vay đối với khách hàng cá nhân .......................................... 8 2.3.4 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân.......................................... 9 2.3.5 Các chỉ tiêu đáng giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ................... 10 2.3.6 Các chỉ số đánh giá hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân ............... 11 2.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 12 2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả .................................................................... 12 2.4.2 Phương pháp so sánh ................................................................................ 12 2.5 Khái quát xu hướng mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân .............. 13 2.5.1 Bối cảnh chung của nền kinh tế ................................................................ 13 2.5.2 Tầm quan trọng của cho vay khách hàng cá nhân ..................................... 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .................................................................. 16 3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ............. 16 9 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 16 3.1.2 Thành tựu đạt được của Eximbank............................................................ 16 3.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô ........................................................................................ 18 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................ 18 3.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................................. 19 3.2.3 Thành tựu đạt được của Eximbank. Tây Đô .............................................. 22 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô ................................. 23 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ................................................................................. 23 3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................... 27 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM- CHI NHÁNH TÂY ĐÔ ........................................................................................................... 29 4.1 Khái quát về nguồn vốn của Eximbank.Tây Đô ........................................... 29 4.1.1 Khái quát nguồn vốn Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 .................. 29 4.1.2 Khái quát nguồn vốn của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................32 4.2 Khái quát tình hình sử dụng vốn của Eximbank.Tây Đô .............................. 34 4.2.1 Tình hình sử dụng vốn của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ......34 4.2.2 Tình hình sử dụng vốn của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................36 10 4.3 Phân tích tình hình cho vay tại Eximbank.Tây Đô ....................................... 38 4.3.1 Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng của giai đoạn 2010-2012 ... 39 4.3.2 Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng của giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ....................................... 46 4.4 Phân tích tình hình cho vay của khách hàng cá nhân của Eximbank.Tây Đô 49 4.4.1 Phân tích hoạt động cho vay theo thời hạn sử dụng của khách hàng giai đoạn 2010-2012 ................................................................................. 49 4.4.2 Phân tích hoạt động cho vay theo thời hạn sử dụng của khách hàng giai đoạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013......... 55 4.5 Phân tích cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân .............. 60 4.5.1 Phân tích hoạt động cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2010-2012 ........................................................... 60 4.5.2 Cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................70 4.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân ................ 73 4.5.1 Dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn .......................................................... 73 4.5.2 Vòng quay vốn cho vay của cá nhân và số ngày thu hồi nợ vay ................ 74 4.5.3 Nợ xấu trên dư nợ cho vay........................................................................ 74 4.5.4 Hệ số thu nợ ............................................................................................. 75 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ............................................................................ 77 5.1 Phân tích điểm mạnh- yếu của Eximbank.Tây Đô....................................... 77 5.1.1 Điểm mạnh ............................................................................................... 77 5.1.2 Điểm yếu .................................................................................................. 77 5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank.Tây Đô ...................................................................................... 77 5.2.1 Nâng cao chất lượng đối với nhân viên tín dụng ....................................... 77 11 5.2.2 Kiểm soát chặt chẽ các món vay được đảm bảo bằng tài sản có hệ số rủi ro cao ............................................................................................. 78 5.2.3 Chặt chẽ trong điều kiện cho vay .............................................................. 79 5.2.4 Thành lập phòng chuyên môn về đánh giá và phân loại khách hàng.......... 79 5.3 Giải pháp phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank.Tây Đô ....................................................................................... 80 5.3.1 Đào tạo đội ngũ giao dịch viên có chuyên môn và trình độ cao ................. 80 5.3.2 Sử dụng chiến lược Marketing nhằm thu hút khách hàng .......................... 81 5.3.3 Phát triển đa dạng gói sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân ................. 81 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 83 6.1 Kết luận .......................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn2010-2012 ........................................................................................... 23 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................ 27 Bảng 4.1: Nguồn vốn của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ................... 29 Bảng 4.2: Nguồn vốn của Eximbank.Tây Đô trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................... 32 Bảng 4.3: Tình hình sử dụng vốn của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 20102012..34 12 Bảng 4.4: Tình hình sử dụng vố của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................... 36 Bảng 4.5: Tình hình cho vay tại Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ......... 38 Bảng 4.6: Tình hình cho vay tại Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................... 45 Bảng 4.7: Cho vay theo thời hạn sử dụng của khách hàng cá nhân giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................... 49 Bảng 4.8: Cho vay theo thời hạn sử dụng của khách hàng cá nhân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................ 56 Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................... 60 Bảng 4.10: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................... 63 Bảng 4.11: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................... 66 Bảng 4.12: Cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012- 6 tháng đầu năm 2013....................................70 Bảng 4.13: Các chỉ tiêu và chỉ số đánh giá hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân tại Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ......... 73 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank.Tây Đô ............................ 19 Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ............... 29 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn Eximbank Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 ................................................. 32 Hình 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ........................................................... 39 Hình 4.4: Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ............................................................ 44 13 Hình 4.5: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của khách hàng cá nhân giai đoạn 2010-2012 .......................................................................................... 50 Hình 4.6: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của khách hàng cá nhân, 2010-2012 .......52 Hình 4.7: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của khách hàng cá nhân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ................................ 56 Hình 4.8: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn của khách hàng cá nhân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................58 Hình 4.9: Nợ xấu theo mục đích vay của cá nhân tại Eximbank, 2010-2012 .....68 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO : Tổ chức thương mại Thế Giới (World Trade Organization) Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. Eximbank.Tây Đô : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô. Eximbank.Cần Thơ : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 14 Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín NHTM : Ngân hàng thương mại. KD : Kinh doanh NĐ-CP : Nghị định- Chính phủ. NQ –CP : Nghị quyết- Chính phủ TW : Trung ương TP : Thành phố CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) TSCĐ : Tài sản cố định. TMCP : Thương mại cố phần. TP.CT : Thành phố Cần Thơ. HĐV : Huy động vốn ATM : Máy giao dịch tự động (Automated Teller Machine) CB/CNV : Cán bộ/ Công nhân viên. ĐB.SCL : Đồng bằng sông Cửu Long NXB : Nhà xuất bản BĐS : Bất động sản HSC : Hội sở chính PGD : Phòng giao dịch 15 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cho vay đối với khách hàng cá nhân là loại hình tín dụng rất phổ biến ở các nước phát triển trên thế giới. Hiện nay đã và đang không ngừng phát triển ở Việt Nam với những tiềm năng bất ngờ cũng như có không ít thuận lợi như: Thứ nhất, từ sáu năm sau ngày gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của khoa học – kĩ thuật mức sống người dân cũng không ngừng tăng cao, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Khi đó, nhu cầu trong việc mua sắm vật dụng, sữa chữa, mua mới nhà ở, du học, mua ô tô v.v... cũng tăng lên từng ngày. Và điểm mấu chốt là không phải người dân nào cũng có thể ngay lập tức có một khoản tiền đủ để chi trả cho những nhu cầu của mình, đây chính là cơ hội để các ngân hàng đưa ra các sản phẩm thu hút khách hàng, cũng như là cơ hội phát triển khách hàng cá nhân. Thứ hai, thói quen sinh hoạt chi tiêu của người Việt Nam đã thay đổi, thay vì làm việc dành dùm tiền cả năm hoặc nhiều hơn để mua một món đồ, hay làm một việc gì, thì nay người dân sẵn sàng tìm đến các ngân hàng, quỹ tín dụng, thậm chí là cả tín dụng đen để vay tiền nhằm đáp ứng những nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó, khách hàng luôn muốn được cung cấp nhiều lựa chọn, nhiều sản phẩm tiện mại với bản thân. Đây là một thuận lợi không thể lớn hơn để các ngân hàng có thể tăng cường tiếp xúc khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng tín dụng cá nhân. Thứ ba, sức ép từ bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay và con số các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản và giải thể ngày một tăng thì cho việc chuyển hướng sang khách hàng cá nhân chính là một bước đi khôn ngoan đối với các ngân hàng trong việc tháo gỡ đầu ra nguồn vốn và giảm thiểu nợ xấu. Thứ tư, phát triển cho vay khách hàng cá nhân hiện nay là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước cũng như ngành ngân hàng, bên cạnh việc giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với khách hàng, tăng khả năng huy động tiền gửi, đồng thời đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro cho ngân hàng, đồng thời cũng làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, góp phần kích cầu nên kinh tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất ngày càng phát triển, từ đó ổn định thị trường giá cả trong nước, là tiền đề ổn định xã hội. Với những cơ hội và thách thức của vấn đề cho vay đối với khách hàng cá nhân đã và đang mở ra cho nghành ngân hàng một cuộc đua mới trên thị trường cũng không kém phần mới mẻ này. 16 Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank, là một trong những NHTM phát triển hàng đầu tại Việt Nam, trong những năm qua luôn là ngân hàng đứng đầu trong mảng bán buôn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Mặc dù, Eximbank vẫn đang làm ăn hiệu quả và luôn duy trì được tỷ lệ nợ xấu thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung, nhưng cũng có thể thấy hướng đi và tầm nhìn của ngân hàng trong thời gian tới khi đang đầu từ vào một mảng thị trường béo bở, đầy tiềm năng là khách hàng cá nhân. Nên ngay lúc này việc chú trọng đến khách hàng cá nhân sẽ là một bước chuẩn bị hoàn hảo cho ngân hàng. Điển hình có thể thấy, Eximbank chi nhánh Tây Đô (Eximbank.Tây Đô) hiện đã và đang không ngừng mở rộng thị phần của thị trường này. Tuy nhiên, sản phẩm cho vay đối với cá nhân vẫn còn hạn chế so với các NHTM khác, quy trình cho vay vẫn còn phức tạp cũng như vẫn còn tồn đọng những vướng mắc chủ quan và khách quan, làm hạn chế tăng trưởng phát triển. Với những lí do và thực tế trên, việc nghiên cứu phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân để đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn và đẩy mạnh cho vay cá nhân tại chi nhánh một cách phù hợp và khoa học là vô cùng cần thiết. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Tây Đô” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình, với hy vọng phát triển hơn nữa cho vay cá nhân của Eximbank nói chung cũng như Chi nhánh Tây Đô nói riêng. 1.2 MỤC TIÊU CHUNG 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cố phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Qua đó, đánh giá những điểm mạnh trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân để tìm ra những điểm còn hạn chế của Ngân hàng. Từ đó, đề ra giải pháp khắc phục mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank.Tây Đô. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010- 2013 và 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu 2: phân tích và đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank.Tây Đô. Mục tiêu 3: đề ra giải pháp nâng cao và phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank.Tây Đô. 17 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Eximbank.Tây Đô. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được Eximbank.Tây Đô cung cấp, tổng hợp số liệu trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Luận văn được thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 12/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân và giải pháp khắc phục mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank.Tây Đô. 18 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác vì mục tiêu lợi nhuận theo Quy định của Luật các tổ chức tín dụng và qui định khác của Pháp luật. (Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM). 2.1.2 Hoạt động của Ngân hàng thương mại Theo Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động của NHTM là việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây (1):  Nhận tiền gởi  Cấp tín dụng  Cung cấp dịch vụ thanh toán qua tiền gởi 2.1.3 Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại(2) Nghiệp vụ tài sản nợ: là nghiệp vụ dùng để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ tài sản có: là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của ngân hàng vào hoạt động kinh doanh. Nghiệp vụ cung cấp dịch vụ ngân hàng: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối dịch vụ thanh toán chuyển khoản, dịch vụ ủy thác và các dịch vụ khác. 2.2 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.2.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng thương mại Tín dụng ngân hàng: là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của ngân hàng cho khách hàng, trong một thời gian nhất định, với khoản phí nhất định. Tín dung ngân hàng phải đủ ba điều kiện: Thứ nhất: có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. Thứ hai: sự chuyển nhượng này có thời hạn hoặc mang tính tạm thời. (1) (2) Phan Kim Cúc, (2008). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Thống Kê. 19 Thứ ba: sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 2.2.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng thương mại(3) 2.2.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: (đến 12 tháng): là những khoản vay thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Tín dụng trung hạn: (từ trên 12 tháng đến 60 tháng): là khoản vay được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật và xây dựng công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: (trên 60 tháng): là những khoản vay được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. 2.2.2.2 Căn cứ vào đối tượng tín dụng Tín dụng vốn lưu động: là loại vốn vay được sử dụng để bổ sung vào nguồn vốn lưu động cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Như là dùng vốn vay để mua nguyên vật liệu, để dự trữ hàng hóa v.v… Tín dụng vốn cố định: là loại vốn vay được sủ dụng để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. 2.2.2.3 Căn cứ vào mục đích sử dụng Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Tín dụng học tập: là hình thức cấp tín dụng phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên. 2.2.2.4 Căn cứ vào chủ thể tham gia Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu. Trên cơ sở pháp lý, tín dụng thương mại được gọi là kỳ phiếu thương mại. Có 2 loại:  Hối phiếu: là lệnh đòi tiền do chủ nợ lập để đòi tiền người thiếu một khoản tiền nhất định cho người thụ hưởng khi món nợ đáo hạn. (3) Thái Văn Đại, (2012). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. 20  Lệnh phiếu: là cam kết do con nợ lập để cam kết trả tiền cho chủ nợ khi tới hạn. Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp hoặc với cá nhân. Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng mà trong đó Nhà nước là người đi vay. Gồm 2 loại:  Tín dụng ngắn hạn: (dưới 12 tháng): là khoản vay ngắn của Kho bạc nhà nước để bù đắp bội chi tạm thời. Được thực hiện bằng cách pháp hành Trái phiếu kho bạc (tín phiếu hay công phiếu).  Tín dụng dài hạn: (từ 60 tháng trở lên): là khoản vay dài hạn của Kho bạc nhà nước. Thực hiện bằng cách phát hành công phiếu (niên kim). 2.2.2.5 Căn cứ vào đối tượng trả nợ Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng mà trong đó người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ. Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng mà người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau. 2.2.2.6 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng Tín dụng có đảm bảo: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tương đương thế chấp. Tín dụng không có đảm bảo: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ,... 2.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng 2.2.3.1 Đối với ngân hàng Tín dụng ngân hàng tạo ra lợi nhuận cho NHTM. Tín dụng ngân hàng tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa NHTM và các chủ thể kinh tế. Tín dụng ngân hàng tạo uy tín, danh tiếng cho NHTM. Nợ cho vay làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô hoạt động của NHTM. 21 2.2.3.2 Đối với nền kinh tế Đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh.Ngoài ra, nó còn góp phần đầu tư phát triển kinh tế, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và sản xuất, là trung gian tài chính có vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tín dụng mang tính chất hoàn trả có lợi tức, chính vì thế hoạt động tín dụng kích thích sử dụng vốn có hiệu quả. Tạo điều kiện để phát triển quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, đồng thời là cầu nối nền kinh tế giữa các nước lại với nhau. 2.2.4 Nguyên tắc tín dụng (4)  Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng Người vay phải sử dụng đúng khoản vay theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng đã kí. Nếu vốn vay sử dụng sai mục đích Ngân hàng có quyền thu hồi lại vốn vay trước hạn để tránh rủi ro cho ngân hàng. Khách hàng sử dụng đúng mục đích vốn vay Ngân hàng sẽ tạo ra uy tín giữa ngân hàng và khách hàng  Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Người đi vay có tránh nhiệm chủ động trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi tới hạn trả nợ. Đối với trường hợp người đi vay không chủ động trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ áp dụng một số biện pháp để có thể thu hồi lại nợ vay. 2.3 KHÁI QUÁT CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.3.1 Khái niệm(5) Cho vay: là hoạt động tín dụng nhằm mục đích sinh lời chủ yếu của các NHTM, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. (4) Thái Văn Đại, (2012). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. (5) Thái Văn Đại, (2012). Tiền Tệ-Ngân Hàng. 22 Cho vay đối với khách hàng cá nhân: là khoản tiền của ngân hàng cho khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất hay nhu cầu hợp pháp khác. 2.3.2 Vai trò của cho vay của khách hàng cá nhân  Đối với nền kinh tế Cho vay khách hàng cá nhân phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng có tác dụng kích cầu nền kinh tế, tận dụng tiềm năng về vốn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Tạo tiền đề cho người dân ngày càng tiếp cận được sâu rộng hơn về các dịch vụ của ngân hàng thương mại.  Đối với ngân hàng Cho vay khách hàng cá nhân góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho vay của ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác, đem lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Đối với khách hàng Cho vay khách hàng cá nhân giúp cho khách hàng trang trải kịp thời nhu cầu chi tiêu trong tiêu dùng, sản xuất, ngoài ra giúp khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn và dịch vụ với chi phí thấp. 2.3.3 Phân loại cho vay đối với khách hàng cá nhân 2.3.3.1 Phân loại theo thời hạn  Dưới 12 tháng Là những khoản vay có thời hạn ngắn hơn 12 tháng, nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu vốn tức thời trong ngắn hạn của người đi vay vốn.  Từ 12 tháng trở lên Là những khoản vay có thời hạn trung và dài hạn, nhằm đáp ứng mục đích vay vốn trong trời hạn dài của người đi vay vốn. 2.3.3.2 Phân loại theo mục đích sử dụng  Cho vay tiêu dùng Là hình thức cho vay mà trong đó Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng khoản tiền vay với mục đích phục vụ cho tiêu dùng, trong khoản thời gian nhất định và có hoàn trả gốc và lãi vay. 23  Cho vay sản xuất Là hình thức cho vay mà trong đó Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng khoản tiền vay nhằm mục đích xấy dựng tài sản cố định (TSCĐ) trong khoản thời gian nhất định và có hoàn trả gốc và lãi vay. 2.3.4 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân (6)  Khách hàng lập đề nghị và hồ sơ vay vốn. Khách hàng vay vốn phải nộp vào ngân hàng các hồ sơ bao gồm:  Giấy đề nghị vay vốn.  Hồ sơ pháp lý.  Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính.  Phương án sản xuất kinh doanh.  Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay.  Phân tích thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay.  Xét duyệt cho vay theo nguyên tắc độc lập, trách nhiệm từ nhân viên tín dụng đến lãnh đạo ra quyết định cho vay.  Phân tích hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài chính của khách hàng, đồng thời thẩm định tính khả thi, hiệu quả của phương án sản xuất.  Thẫm định hồ sơ vay vốn bằng phương pháp phân tích thông tin số liêu thu thập được, xác định giới hạn an toàn tín dụng.  Ngân hàng thỏa thuận và kí kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.  Hạn mức tín dụng  Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản làm đảm bảo  Thời hạn tín dụng  Lãi suất tín dụng  Giải ngân Ngân hàng có thể giải ngân cho khách hàng bằng các cách sau:  Giải ngân trực tiếp bằng tiền mặt cho người đi vay.  Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đối tác bán hàng của người đi vay.  Chuyển vào tài khoản tiền gởi của người đi vay. (6) Thái Văn Đại, (2012). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. 24  Kiểm tra giám sát Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra và đôn đốc người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn như đã cam kết.  Thu nợ gốc và lãi Khách hàng chủ động trả gốc và lãi vay. Nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng thời hạn ngân hàng tiến hành tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết:  Nguyên nhân khách quan: nếu có văn bản giải trình và xin cơ cấu lại thời gian trả nợ, ngân hàng xem xét. Nếu ngân hàng đồng ý cơ cấu lại thời gian trả nợ thì chuyển món vay sang nợ nhóm 2 để theo dõi.  Nguyên nhân chủ quan: ngân hàng chuyển món vay qua nợ quá hạn và theo dõi món vay, tính lãi suất theo nợ quá hạn. Chuyển sang nợ quá hạn và tính lãi suất theo nợ quá hạn. Ngân hàng có quyền bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặc không còn khả năng trả nợ. Ngân hàng khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.  Thanh lý hợp đồng tín dụng Khách hàng trả hết nợ gốc và lãi vay thì ngân hàng tất toán hồ sơ tín dụng, đồng thời tiến hành giải chấp cho khách hàng. 2.3.5 Các chỉ tiêu đáng giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Phân tích tín dụng cũng như hoạt động cho vay là một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều thông tin chính xác. Chính vì thế, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau để phân tích hoạt động cho vay. 2.3.5.1 Doanh số cho vay Là khoản khoản tín dụng mà Ngân hàng đã phát vay dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoản thời gian nhất định 2.3.5.2 Doanh số thu nợ Phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng đã thu hồi lại được trong một khoảng thời gian nhất định. 2.3.5.3 Dư nợ Phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng chưa thu hồi lại được trong một thời điểm nhất định. 25 2.3.5.4 Nợ xấu Là khoản tín dụng không thể thu hồi có thể là gốc và lãi hoặc lãi tới hạn không thu hồi được. Nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 (những nhóm nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên). 2.3.6 Các chỉ số đánh giá hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân(7) Để phán ảnh hoạt động tín dụng, cho vay cũng có một số chỉ tiêu cơ bản như: 2.3.6.1 Dư nợ cá nhân trên tổng nguồn vốn (%) Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác chỉ số này giúp nhà phân tích xác định được quy mô tín dụng của ngân hàng. (2.1) 2.3.6.2 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) Hệ số này phản ánh số vòng luân chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ lưu thông tiền tệ. Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. (2.2) 2.3.6.3 Nợ xấu trên dư nợ cho vay cá nhân (%) Chỉ số đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. (2.3) (7) Thái Văn Đại, ( 2012). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại . 26 2.3.6.4 Hệ số thu nợ (%) Hệ số này đánh giá công tác thu hồi hồi nợ vay của ngân hàng. Nếu hệ số này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt, rủi ro tín dụng thấp. Ngược lại, hệ số này thấp thể hiện công tác cấp tín dụng của ngân hàng đang gặp rủi ro cao. (2.4) 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU(8) 2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp số liệu từ các báo cáo tài chính và phản ánh các thực trạng về thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank.Tây Đô qua số liệu được chi nhánh cung cấp. 2.4.2 Phương pháp so sánh So sánh tuyệt đối: là phép trừ giữa trị số của kì so sánh và trị số của kì cơ sở. Phương pháp so sánh này nhằm so sánh quy mô tăng giảm của chỉ tiêu của năm nghiên cứu so với năm gốc. y = yt – y0 Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm gốc yt: chỉ tiêu năm nghiên cứu y: là phần chênh lệch của chỉ tiêu So sánh tương đối: là phép chia giữa chênh lệch trị số của kì so sánh với kì cơ sở và và trị số của kì cơ sở. Chỉ tiêu này thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. (8) Mai Văn Nam, (2008). Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. NXB văn hóa thông tin 27 y = yt – y0 y0 x 100% Trong đó: y0 : chỉ tiêu năm gốc. yt : chỉ tiêu năm nghiên cứu. y: tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu. So sánh tỷ trọng: là tỷ lệ (%) của giá trị a so với tổng thể chứa a. Chỉ tiêu so sánh này thể hiện giá trị a chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng thể. 2.5 KHÁI QUÁT XU HƯỚNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 2.5.1 Bối cảnh chung của nền kinh tế Kinh tế Việt Nam Năm 2010, khủng hoảng kinh tế kéo dài, lạm phát năm 2010 là 11,75%, tăng cao rõ rệt so với các năm trước đã đưa nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái, các doanh nghiệp hàng loạt phá sản. Hai năm liên tiếp 20102011, thị trường giá cả đầy biến động với CPI lên tới gần 20% năm 2011, đã buộc Nhà nước phải chuyển trọng tâm chính sách từ ưu tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát thông qua biện pháp nêu trong Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và Nghị quyết số 01/2012/NQ-CP. Trọng tâm của chính sách kiềm chế lạm phát là thắt chặt chính sách tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đi đôi với kiểm soát chặt chẽ thị trường và giá cả. Ước tính đến năm 2012, có hơn 48.473 doanh nghiệp ngừng hoạt động và phá sản và nhiều doanh nghiệp khách đang gặp khó khăn về tiếp cận nguồn vốn mới trong khi hàng tồn kho chưa được giải quyết. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, khi mà giá cả hàng hóa tăng liên tục từ năm 2010-2012 đã làm cho người dân có sự dè dặt trong tiêu dùng chi tiêu hàng ngày, mua sắm vật dụng trong nhà hay những nhu cầu khác cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, các kênh đầu tư béo bở như vàng liên tục tăng giá làm người dân đổ xô mua vàng, dữ trữ vàng trong dân tăng ảnh hướng tới lạm phát giá cả, tỷ giá liên tục tăng gây khó khăn cho các công ty xuất nhập khẩu, thị trường BĐS tiếp tục đóng băng, các sự án đầu tư bị trì trệ v.v… Làm sao để 28 đẩy mạnh tiêu dùng, tái sản xuất kinh doanh cũng như đẩy nền kinh tế đi lên trong thời gian tới đang là bài toán khó đối với lãnh đạo nhà nước nói chung và các NHTM nói riêng. Chính sự khó khăn của nền kinh tế đã và đang vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với các NHTM hiện nay. Kinh tế TP.CT TP.CT được coi là trung tâm của ĐB.SCL. Chính vì thế, TP.CT luôn có tốc độ phát triển kinh tế khá ấn tượng. Năm 2011, tốc độ phát triển kinh tế đạt 14,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.346 USD, có thể thấy thu nhập của người dân trên địa bàn TP.CT khá cao và đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Tiếp đến năm 2012, là năm chịu ảnh hưởng năng nề của kinh tế khi mà giá cả hàng hóa kiên tục biến động, tỷ giá ngoại tệ không ngừng tăng lên, đồng thời giá vàng đang sốt trên thị trường cũng làm cho người dân trên địa bàn đổ xô đầu tư, chính sự mất ổn định này đang là hồi chuông cảnh báo cho những nhà lãnh đạo của TP.CT nói riêng và buộc nhà nước phải đưa ra những chính sách mạnh tay hơn để ổn định kinh tế vĩ mô nói chung nhằm giúp ổn định giá cả tiêu dùng giúp cho doanh nghiệp an tâm sản xuất, bình ổn tâm lý người dân. Qua một năm biến động 2012, tốc độ phát tiển kinh tế của TP.CT đạt 10,3% có phần giảm hơn so với năm 2012, nhưng vẫn cao nhất trong 5 TP trực thuộc TW. Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. 2.5.2 Tầm quan trọng của cho vay khách hàng cá nhân Cá nhân luôn chiếm phần lớn trong thành phần kinh tế, chính vì thế phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân là một trong những phân khúc phát triển mang tính hiệu quả và đảm bảo được độ an toàn cao cho các ngân hàng thương mại hiện nay. Ngoài ra, phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân còn nhằm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, đặc biệt là lượng tiền mặt của tầng lớp dân cư dùng để tiêu dùng, mua sắm, làm giảm áp lực lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Cung ứng nguồn vốn cho cá nhân đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng sẽ làm kích cầu nền kinh tế, làm cho sản xuất tiêu thụ hàng hóa được lưu thông, kích thích sản xuất phát triển , nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản và có nguy cơ 29 phá sản ngày càng tăng thì cho vay đối với khách hàng cá nhân chính là bước đi khôn ngoan để tháo gỡ được sự tồn đọng vốn của ngân hàng. Khách hàng cá nhân ít chịu tác động khó khăn của nền kinh tế, có nguồn thu ổn định. Lượng lớn khách hàng cá nhân chưa tiếp cận được với những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đi sâu vào phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân đồng thời phát triển dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân sẽ mang lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng. Cho vay khách hàng cá nhân còn nhằm ổn định xã hội, làm giảm vấn nạn vay nặng lãi của các tổ chức phi tài chính, giúp người dân dần tiếp cận được với nguồn vốn giá rẻ, giảm bớt áp lực trả lãi vay. Tóm lại, cho vay khách hàng cá nhân không chỉ làm tăng tính an toàn vốn cho ngân hàng, tạo nguồn lợi nhuận cho ngân hàng mà nó còn góp phần bình ổn kinh tế vĩ mô, tạo động lực phát triển bền vững cho kinh tế- xã hội. 30 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3.1 GIỚI SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngày 17/01/1990, Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam với số vốn chủ sở hữu đạt gần 16.000 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới. 3.1.2 Thành tựu đạt được của Eximbank Tự hào là một trong những ngân hàng có uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, Eximbank đã và đang tận dụng mọi nguồn lực sẵn có đồng thời phát huy những lợi thế của mình. Là thương hiệu uy tín, chất lượng với gần 24 năm phát triển vững mạnh bởi ưu thế vượt trội từ nhiều sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế trên thị trường hiện nay. Cùng với sự đa dạng về sản phẩm, ưu thế, Eximbank còn được khẳng định bởi nhiều tiện ích khác đi kèm như phí dịch vụ rẻ, thủ tục nhanh chóng chính xác, phong cách phục vụ tận tình chu đáo. 31 Vốn điều lệ hiện nay của Eximbank đạt con số 13.554 tỷ đồng, vươn lên trở thành ngân hàng đứng đầu về quy mô vốn chủ sở hữu trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Ngân hàng là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tham gia vào hệ thống thanh toán bù trừ điện tử của Ngân hàng Nhà nước và là một trong ba ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được hai tổ chức thẻ hàng đầu trên thế giới là MasterCard, Visa công nhận là thành viên và đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía hai tổ chức này. Ngân hàng là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được chọn tham gia “ Hệ thống thanh toán và hiện đại hóa ngân hàng” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới; Eximbank luôn vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng của các tổ chức, ngân hàng, tạp chí trong và ngoài nước như: Services Quality Award, Topten sản phẩm dịch vụ uy tín chất lượng, chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc v.v … Ngân hàng vừa được Tạp chí The Banker bình chọn vào top 1.000 NH lớn nhất thế giới, đồng thời là NH duy nhất tại VN và khu vực Đông Nam Á lọt vào top 25 NH có tốc độ tăng trưởng tài sản cao nhất. 32 3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Năm 2003, chi nhánh cấp 2 trực thuộc Eximbank chi nhánh Cần Thơ được thánh lập với tên gọi là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cái Khế, gọi tắt là Eximbank chi nhánh Cái Khế. Đến ngày 30/04/2006, Eximbank chi nhánh Cái Khế chính thức hoạt động độc lập riêng lẻ với Eximbank chi nhánh Cần Thơ. Ngày 04/12/ 2009, Eximbank chi nhánh Cái Khế chính thức đổi tên thành Eximbank chi nhánh Tây Đô. Trụ sở của Eximbank chi nhánh Tây Đô đặt tại địa chỉ: lô P+R Trần Văn Khéo, phường Cái khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (TP.CT). Các phòng giao dịch (PGD) thuộc Eximbank Tây Đô: PGD An Nghiệp (174 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP.CT), PGD Bình Thủy (388 CMT8, phường An Thới, quận Bình Thủy, TP.CT), PGD Hưng Lợi (221A đường 3/2 phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP.CT), PGD Thốt Nốt (586 quốc lộ 91 KV Long Thạnh A, phường Thốt Nốt, TP.CT). 33 3.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG GIAO DỊCH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN FO, MO, BO, BỘ PHẬN THẺ, KINH DOANH VÀNG PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG, KẾ TOÁN TỔNG HỢP TRỰC THUỘC PHÒNG NGÂN QUỸ PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PGD PGD PGD PGD HƯNG LỢI AN NGHIỆP BÌNH THỦY THỐT NỐT CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC NHƯ BỘ PHẬN FO, MO, BO, THANH TOÁN QUỐC TẾ Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Eximbank.Tây Đô 19  Chức năng của các phòng ban:  Giám đốc  Đại diện pháp nhân của Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Tây Đô.  Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.  Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh.  Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, vốn, tổ chức và điều hành cán bộ của Chi nhánh.  Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động và công tác của Chi nhánh.  Quyết định đầu tư cho vay, bảo lãnh trong tổng giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền.  Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh.  Xây dựng các chỉ tiêu hoạt động cho Chi nhánh.  Tổ chức nghiên cứu, học tập và hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm vụ của Ngân hàng.  Phó giám đốc  Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.  Tham mưu cho Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.  Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.  Điều hành mọi công tác của Chi nhánh lúc Giám đốc vắng mặt và có sự ủy quyền chính thức của Giám đốc.  Phòng hành chính nhân sự Có chức năng và nhiệm vụ sau:  Chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ hoạt động có liên quan đến tổ chức, bố trí, sắp xếp nhân sự giữa các phòng ban cho phù hợp.  Quản lí tiền lương và thực hiện nộp các khoản bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên.  Bố trí lịch công tác cho Ngân hàng,…  Bố trí, sắp xếp trực nhật, công tác hậu cần, thực hiện tuần tra canh gác bảo đảm an toàn cho tài sản của Ngân hàng và của khách hàng đến giao dịch. 20  Thực hiện mua sắm tài sản, công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.  Phòng dịch vụ khách hàng  Thực hiện công tác kế toán giao dịch, kế toán tài vụ và kế toán tập trung, thống kê kế hoạch,…  Phòng ngân quỹ  Thực hiện các nhiệm vụ: Thu chi Việt Nam đồng (VNĐ) và ngoại tệ, công tác tiết kiệm, công tác chuyển ngân và lưu kho,…  Trả tiền cho khách hàng (rút tiền gửi, giải ngân, thanh toán séc du lịch, thanh toán các khoản chi phí, ngân phiếu) theo chứng từ đã được phòng nghiệp vụ kiểm tra và Giám đốc phê duyệt và các khoản chi phí khác.  Thực hiện lưu giữ các giấy tờ có giá do khách hàng cầm cố, thế chấp.  Phòng khách hàng doanh nghiệp  Xây dựng khách hàng mới  Thực hiện các khoản cho vay, thu nợ đối với khách hàng doanh nghiệp.  Thực hiện chức năng kinh doanh ngoại tệ và vàng với khách hàng doanh nghiệp theo quy định quản lý ngoại hối. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh hàng hóa trả chậm, trả ngay.  Phối hợp các phòng ban, Hội sở trong việc xây dựng, đề xuất về chiến lược mở rộng, đa dạng hóa các dịch vụ.  Phòng khách hàng cá nhân  Thực hiện công tác quản lí, điều hành hoạt động kinh doanh đối với khách hàng cá nhân trong toàn hệ thống.  Chịu trách nhiệm liên quan đến mảng tín dụng cá nhân, tổ chức tiếp thị, trực tiếp giao dịch khách hàng phát triển nghiệp vụ huy động, thực hiện các dịch vụ thanh toán chuyển tiền, kiều hối.  Thực hiện các nghiêp vụ phát hành và thanh toán các loại thẻ quốc tế, thẻ nội địa, mở các đơn vị chấp nhận thẻ tư vấn du học trọn gói và quản lý hệ thống ATM thuộc chi nhánh. Kinh doanh vàng theo quy định của NHNN  Tổ chức xét duyệt đơn xin cấp thẻ từ các khách hàng, khuyến dụng và duy trì mối quan hệ với khách hàng. 21  Để đảm bảo việc phát hành và thanh toán được an toàn, hiệu quả hơn tổ thẻ thường xuyên thực hiện kiểm tra tín dụng, kiểm soát gian lận và thu hồi nợ.  Các phòng giao dịch trực thuộc Có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, cầm cố, thanh toán theo ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh,… 3.2.3 Thành tựu đạt được của Eximbank. Tây Đô Trong những năm qua, hoạt động của Eximbank.Tây Đô đã không ngừng phát triển mạnh mẽ. Chi nhánh luôn hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch do cấp trên đề ra nhằm góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên ngân hàng. Chi nhánh Tây Đô đã khai trương và đi vào hoạt động nhiều phòng giao dịch và máy ATM trên khắp địa bàn thành phố Cần Thơ, tăng cường các dịch vụ tài trợ thương mại, chuyển tiền qua hệ thống SWIFT và các dịch vụ khác, thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng trong địa bàn. Bên cạnh đó, kinh nghiệm quản lý và trình độ năng lực lãnh đạo của Eximbank.Tây Đô không ngừng được nâng cao. Trong những năm vừa qua, thương hiệu Eximbank.Tây Đô đã được nhiều khách hàng và đối tác tin tưởng hợp tác. Điều đó thể hiện chất lượng và uy tín của dịch vụ mà Chi nhánh có thể đáp ứng cho khách hàng. Đây được xem là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu của ngân hàng. 22 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA EXIMBANK.TÂY ĐÔ 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn2010-2012 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 2010 2011 2011/20110 2012 Số tiền 2012/2011 (%) Số tiền (%) Thu nhập 123.487 209.886 293.440 86.399 69,96 83.554 39,81 Từ lãi 118.683 201.392 278.768 82.709 69,69 77.376 38,42 Ngoài lãi 4.804 8.494 14.672 3.690 76,81 6.178 72,73 Chi phí 81.923 140.237 189.636 58.314 71,18 49.399 35,23 Từ lãi 66.819 120.361 166.859 53.542 80,13 46.498 38,63 Ngoài lãi 15.104 19.876 22.777 4.772 31,59 2.901 14,60 Lợi nhuận 41.564 69.649 103.804 28.085 67,68 34.155 48,94 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank-Chi nhánh Tây Đô, 2013 23 3.3.1.1 Thu nhập của Eximbank.Tây Đô Thông tư 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 và Thông tư 12/2010/TTNHNN ngày 14/04/2010, NHNN đã chính thức gỡ bỏ lãi suất trần trong cho vay đồng thời cho phép các NHTM được thỏa thuận lãi suất cho vay với khách hàng trên cơ sở quan hệ cung – cầu đã làm cho hoạt động cho vay của chi nhánh trở nên sôi nổi hơn. Đặc biệt là, năm 2011 thu nhập của Eximbank.Tây Đô tăng 86.399 triệu đồng so với năm 2010, trong đó chủ yếu là do sự tăng lên về thu nhập từ lãi, tăng 82.709 triệu đồng và thu nhập ngoài lãi tăng 3.690 triệu đồng, ngoài tác động của chính sách lãi suất thỏa thuận thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng lành mạnh, lựa chọn khách hàng uy tín, có nguồn trả nợ tốt làm chi nhánh đạt được tăng trưởng mạnh trong thu nhập. Bên cạch đó, hoạt động cung cấp dịch vụ của chi nhánh ngày càng tăng và tốt hơn làm cho nguồn thu nhập ngoài lãi cũng không ngừng tăng lên. Mặc dù năm 2012 là năm đầy sóng gió mà hệ thống ngân hàng, hoạt động cho vay hay triển khai các gói vay doanh nghiệp vẫn còn đang khó khăn và có phần bị hạn chế hơn, các gói vay cá nhân cũng vì vậy mà hạn chế hơn. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn gặt hái được nhiều thành công khi thu nhập từ lãi tăng 77.376 triệu đồng, thu nhập ngoài lãi tăng 6.178 triệu đồng. Để tạo được sự tăng lên về thu nhập trong năm 2012 là do chi nhánh luôn áp dụng đúng đắn và triển khai chính sách từ HSC phù hợp hơn với địa bàn. Đồng thơi, lãi suất cho vay năm 2011 được đẩy lên cao tới 22,5% làm cho thu nhập của chi nhánh năm 2012 cũng được đội lên cao. Ngoài ra, tỷ trọng thu nhập theo thu nhập từ lãi và ngoài lãi của chi nhánh có sự dịch chuyển qua 3 năm, tỷ trọng thu nhập ngoài lãi tăng liên tục qua 3 năm, cho thấy chi nhánh đang dần chú trọng đầu tư vào sản phẩm dịch vụ cho khách hàng ngày càng tốt và nhiều tiện ích, nhằm thu lại lợi nhuận ít rủi ro cho chi nhánh đồng thời phân tán rủi ro từ hoạt động cho vay đối với khách hàng. 3.3.1.2 Chi phí của Eximbank.Tây Đô Đi cùng với hoạt động cho vay sôi nổi là vấn đề chạy đua trong lãi suất huy động với lãi suất cạnh tranh nhau giữa các chi nhánh để thu hút mạnh nguồn vốn huy động. Năm 2011, lãi suất huy động của chi nhánh lên đến 18%/năm đối với kì hạn ngắn, và lãi suất lên gần 20%/ đối với kì hạn trungdài hạn và các hoạt động chiêu thị khuyến mãi đã làm chi phí tăng 58.314 triệu đồng so với năm 2010, trong đó chi phí từ lãi tăng 53.542 triệu đồng, nguyên nhân của sự tăng lên về chi phí lãi một phần là do chi nhánh luôn tích cực trong hoạt động huy động vốn (HĐV) từ tổ chức, cá nhân kinh tế trên địa bàn TP.CT trong năm 2010. Mặt khác, các kênh đầu tư chứng khoán, vàng vẫn 24 đang là tâm điểm chú ý của người dần, chính vì thế để thu hút lại lượng tiền gửi chi nhánh đã đẩy lãi suất huy động tăng cao, làm cho chi phí lãi tăng, mặc dù chi phí vốn điều chuyển của chi nhánh đã giảm đáng kể so với năm 2010. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế cũng làm cho chi phí ngoài lãi tăng lên trong năm 2011. Năm 2012, một năm khó khăn cho cả huy động vốn và cho vay ra, khi mà các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn gặp khó khăn, những thông tin mang tính truyền thông rộng rãi về tình hình bê bối của lãnh đạo ACB đã ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng hay các vụ sáp nhập các ngân hàng nhỏ để tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng còn non yếu của Việt Nam đã làm lung lay lòng tin của khách hàng vào uy tín của ngân hàng, dẫn đến tình hình HĐV của chi nhánh trên địa bàn TP.CT cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, do sự điều chỉnh lãi suất huy động của NHNN theo xu hướng giảm lãi suất huy động xuống mức còn 9%/năm thì gửi tiền dường như không còn là đầu tư thu hút khách hàng như năm 2011. Tuy nhiên, tình hình không ổn định về giá của các kênh đầu tư bên nhưng do sự linh hoạt trong vấn đề lãi suất huy động như: quà tặng thiết thực, cộng thêm lãi suất huy động, hay các chương trình rút thăm giá trị lớn,… đã mang lại cho chi nhánh sự tăng trưởng về vốn huy động ấn tượng, góp phần làm chi phí tăng 49.399 triệu đồng so với năm 2011. Điển hình là phí từ lãi tăng 46.498 triệu đồng, một phần là do vốn huy động những tháng đầu năm 2012 vẫn chưa giảm nhiệt, một phần là do chi nhánh huy động vốn với lãi suất cao lên đến 18%- 20% đối với các món vay có thời hạn khác nhau trong năm 2011, đã làm cho chi phí lãi năm 2012 tăng hơn so với năm 2011. Chi phi ngoài lãi năm 2012 tăng 2.901 triệu đồng là do chi nhánh cải thiện các dịch vụ truyền thống về tiền gửi, hoạt động thanh toán, hỗ trợ đầu tư,… để tăng sức cạnh tranh đối với các chi nhánh trên địa bàn TP.CT và nâng cao tiện ích của dịch vụ cho khách hàng. 3.3.1.3 Lợi nhuận Eximbank.Tây Đô Cũng như những hoạt động kinh doanh khác thì lợi nhuận cũng vẫn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các NHTM nói chung và chi nhánh NHTM nói riêng. Làm sao để đạt được lợi nhuận cao nhất với rủi ro thấp nhất đang là mục tiêu mà chi nhánh đề ra và phấn đấu đạt được trong những năm qua. Và kết quả đạt được thể hiện qua lợi nhuận của chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn từ 2010-2012. Năm 2012 lợi nhuận của chi nhánh cao nhất, đạt 103.804 triệu đồng, tăng 34.110 triệu đồng so với năm 2011. Lợi nhuận năm 2011 tăng 28.085 triệu đồng so với năm 2010. Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn khó khăn khi mà các chi nhánh trên địa bàn cạnh tranh nhau không ngừng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, điều này đã đem lại không 25 ít áp lực và khó khăn cho chi nhánh, nhưng với tiêu chí phục vụ khách hàng thân thiện, nhiệt tình, tư vấn cho khách hàng khi có nhu cầu vốn đã tạo cho chi nhánh Tây Đô lượng khách hàng ổn định và tạo lòng tin đối với khách hàng trên địa bàn TP.CT. Để có được sự tăng liên tục về lợi nhuận trong 3 năm liền từ 2010 đến 2012 chi nhánh đã không ngừng nổ lực trong khâu cải tiến công nghệ, mang thông tin đến với người dân nhanh và chính xác, tìm hiểu chủ trương phát triển của TP.Cần Thơ, tư vấn giúp cho khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng tốt nguồn vốn vay, đồng thời đưa ra những gói vay phù hợp và thời gian giải ngân hợp lý cho khách hàng đồng bộ với điều kiện và sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Sự tích cực, chủ động của chi nhánh đã tạo nên tăng trưởng liên tục về lợi nhuận của chi nhánh trong giai đoạn 2010-2012. 26 3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền (%) Thu nhập 146.720 131.093 (15.627) (10,65) Từ lãi 139.384 122.569 (16.815) (12,06) Ngoài lãi 7.336 8.524 1.188 16,19 Chi phí 94.818 82.259 (12.559) (13,25) Từ lãi 87.286 77.968 (9.318) (10,68) 7.532 4.291 (3.241) (43,03) 51.902 48.834 (3.068) (5,91) Ngoài lãi Lợi nhuận Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank-Chi nhánh Tây Đô, 2013 Mặt bằng chung của lãi suất huy động và cho vay đã giảm từ 9%-12% so với giữa năm 2011 và do chính sách điều hành tiền tệ của NHNN đã góp phần ổn định về lãi suất cho vay cũng như huy động. Thắt chặt cho vay và sự hạn chế đi vay của cá nhân doanh nghiệp trong năm 2012 đã ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập những tháng đầu năm 2013, làm cho thu nhập của chi nhánh đạt 131.093 triệu đồng, sụt giảm so với 6 tháng cùng kì 2012 là 15.627 triệu đồng. Nhìn chung, những tháng đầu năm 2013 nhu cầu vốn vay của khách hàng có phần khởi sắc, người dân cần có nhu cầu vay vốn trở lại trong năm 2013 để tái sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, tiêu dùng trên địa bàn TP.CT ấm dần lên tạo động lực cho cá nhân doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Và tiếp tực với sự phục hồi trở lại của kinh tế và sự ổn định của lãi suất thì thu nhập của năm 2013 có thể đạt bằng cho tới cao hơn thu nhập năm 2012. Thu nhập từ lãi của chi nhánh sụt giảm nhưng thu nhập ngoài lãi của chi nhánh vẫn tăng đều từ năm 2010 đến nay, điều này một lần nữa cho thấy được thành công trong lĩnh vực đầu tư vào dịch vụ nhằm phân tán rủi ro và góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho chi nhánh. Cơ cấu thu nhập của chi nhánh đang dần chuyển dịch để đầu tư sâu rộng hơn vào các hoạt động dịch vụ của mình để giảm đi sự tác 27 động của biến động kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, đi cùng với sự sụt giảm của thu nhập là sự sụt giảm của chi phí, chi phí giảm 12.559 triệu, trong đó chi phí lãi giảm 9.318 triệu đồng, chi phí ngoài lãi giảm 3.241 triệu đồng so với cùng kì năm 2012, do hoạt động huy động vốn trong năm 2012 giảm kéo theo sự sụt giảm chi phí trả lãi trong những tháng đầu năm 2013 so với cùng kì năm 2012. Ngoài ra, để đảm bảo cho hoạt động bền vững, chi nhánh thì có sự cắt giảm nhân viên làm gọn bộ máy hoạt động của chi nhánh, tăng hiệu quả làm việc của nhân viên, gia giảm lương của nhân viên trong những tháng đầu năm 2013 làm cho chi phí ngoài lãi giảm. Bước đệm đầu tư công nghệ, cung cấp dịch vụ từ những năm trước tới nay đã dần hoàn thiện làm cho chi phí đầu tư giảm xuống thay vào đó là chi phí bảo trì, làm mới hệ thống thiết bị cũng là nguyên nhân làm cho chi phí những tháng đầu năm 2013 giảm 12,56% so với cùng kì năm 2012. Lợi nhuận của chi nhánh đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013 là 48.834 triệu đồng, giảm 3.068 triệu đồng tương đương giảm 5,911 % so với 6 tháng cùng kì 2012, do nguồn vốn huy động năm 2012 tăng cao trong khi nguồn cho vay ra của chi nhánh bị sụt giảm mạnh làm cho thu thập có sự sụt giảm mạnh hơn chi phí làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2013. 28 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 4.1 KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN VỐN CỦA EXIMBANK.TÂY ĐÔ 4.1.1 Khái quát nguồn vốn Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.1: Nguồn vốn của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 2011/2010 2010 2011 2012 Vốn điều chuyển 654.975 247.589 309.036 (407.386) Vốn huy động 549.454 775.756 903.484 32.210 177.381 Vốn khác Tổng nguồn vốn Số tiền 2012/2011 (%) Số tiền (62,20) 61.447 24,82 226.302 41,19 127.728 16,47 179.576 145.171 450,70 2.195 1,24 1.236.639 1.200.726 1.392.096 (35.913) (2,90) 191.370 15,94 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 2,60 Năm 2010 % 44,43 % (%) Năm 2011 14,77 % 52,96 % 20,62 % 64,61 % Năm 2012 12,90% Vốn điều chuyển 22,20% Vốn huy động 64,90% Vốn khác Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 29 Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 4.1.1.1 Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển của Eximbank.Tây Đô có sự biến động không đều từ 2010 đến 2012. Trong đó, vào năm 2010 là 654.975 triệu đồng chiếm hơn 52,96% tổng nguồn vốn của chi nhánh và là lượng vốn điều chuyển cao nhất trong ba năm. Lượng vốn huy động được trong năm thấp làm cho chi nhánh phải sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ HSC. Có thể thấy, sự thu hút vốn của chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn do các kênh đầu tư bên ngoài sinh lợi cao và nhanh chóng trong khi lãi suất cho vay trong năm 2010 thấp làm cho HĐV bị hạn chế trong năm. Điều này cũng phán ánh hoạt động của chi nhánh Tây Đô còn phụ thuộc rất nhiều vào HSC, nguồn vốn huy động được trong năm 2010 không đủ cho hoạt động cho vay. Năm 2011, vốn điều chuyển của Eximbank.Tây Đô có xu hướng sụt giảm mạnh còn 247.589 triệu đồng, giảm 407.386 triệu đồng, tương đương chiếm 20,62% tổng nguồn vốn, trong khi tổng nguồn vốn của chi nhánh năm 2011 giảm nhẹ thì vốn điểu chuyển sụt giảm mạnh trong năm 2011, đây cũng là tín hiệu khả quan cho hoạt động của chi nhánh trong vấn đề huy động mạnh nguồn vốn từ bên ngoài và sự tự chủ ngày càng cao đối với nguồn vốn hoạt động của mình. Qua năm 2012, tỷ trọng vốn điểu chuyển tăng lên, chiếm 22,20% tổng nguồn vốn. Mặc dù tổng nguồn vốn của năm 2012 tăng so với năm 2011 và vốn huy động vẫn tăng đều qua 3 năm, nhưng do nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh của khách hàng vào những tháng cuối năm khi lãi suất cho vay dần ổn định đã đẩy nhu cầu vay vốn tăng cao làm cho chi lượng vốn huy dộng của chi nhánh không đủ đáp ứng. Chính điều này đã làm cho vốn điểu chuyển được đưa xuống chi nhánh nhánh tăng 61.447 triệu đồng so với năm 2011. 4.1.1.2 Vốn huy động Nhìn chung, tình hình huy động vốn của Eximbank. Tây Đô tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012. Khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến quá trình huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn TP.CT, nhưng nhờ có sự nổ lực không ngừng của chi nhánh với mục tiêu từ đầu là xây dựng được mối quan hệ lâu năm, thân thiết giữ khách hàng và ngân hàng đã làm cho chi nhánh có được lượng khách hàng thân thuộc ngày càng tăng và hình ảnh Eximbank.Tây Đô ngày càng được nâng cao, chính điều này đã góp phần không nhỏ vào sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 30 Năm 2011, nguồn vốn huy động tăng 226.302 triệu đồng so với năm 2010, do sự cạnh tranh lãi suất giữa các chi nhánh trên địa bàn tăng cao làm cho ngân hàng trở thành kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn để gửi tiền. Bên cạnh đó, chính sách kịp thời kiềm chế lạm phát của chính phủ và các chương trình thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ người dân trên địa bàn TP.CT như: “Tài lộc may mắn năm 2011”, rút thăm trúng thưởng với những quà tặng giá trị đối với tiền gửi kì hạn dài,…đã khuyến khích tiền gửi từ cá nhân và tổ chức kinh tế góp phần tăng sức ổn định của vốn huy động của chi nhánh. Năm 2012, vốn huy động của Eximbank.Tây Đô đạt 903.484 triệu đồng, tăng 127.728 triệu đồng so với lượng vốn huy động được năm 2011. Sau 5 lần điểu chỉnh với xu hướng giảm lãi suất huy động xuống còn 9%/năm của Ngân hàng nhà nước đã tạo nên khó khăn cho hoạt động HĐV của các ngân hàng, nhưng với sự linh hoạt đưa ra nhiều sản phẩm huy động phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại đã giúp cho chi nhánh tăng trưởng vốn huy động một cách ấn tượng trong năm, tăng 16,47% trong giai đoạn khó khăn so với năm 2011. Bên cạnh đó, chi nhánh còn triển khai nhiều sản phẩm huy động tiện ích, thuận lợi cho khách như: tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm Phúc Bảo An, tiết kiệm ưu đãi với lãi suất thõa thuận v.v… là một trong những chiêu kích thích lượng tiền gửi vào chi nhánh nhiều hơn. Nhìn chung, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh ngày càng độc lập hơn, phần lớn nguồn vốn của chi nhánh là từ vốn huy động và tăng dần qua 3 năm và cơ cấu vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với vốn điều chuyển và nguồn vốn khác, chiếm khoảng 64,90% so với tổng nguồn vốn vào năm 2012 và tỷ trọng này ít có sự biến động qua 3 năm. 4.1.1.3 Vốn khác Từ hình 4.1 cho thấy, vốn khác của chi nhánh chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong chi nhánh vào năm 2010 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2011. Từ 2,60% vào năm 2010 tăng lên 14,77% vào năm 2011. Có thể thấy ngoài sự tăng lên về vốn huy động thì vốn khác cũng đang ngày càng đóng góp vài trò lớn hơn trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, làm tăng vốn giúp cho chi nhánh ít phụ thuộc hơn vào vốn điều chuyển. Nguồn vốn khác tăng lên là do lợi nhuận giữ lại của chi nhánh ngày càng tăng và các quỹ lũy kế qua các năm cũng không ngừng tăng lên. Năm 2012, vốn khác của chi nhánh có phần tăng chậm khoảng 2.200 triệu đồng và tỷ trọng của nó giảm hơn so với năm 2011, do tổng nguồn vốn của năm 2012 tăng trong khi vốn khác tăng chậm hơn so với các vốn điều chuyển hay vốn huy động làm tỷ trọng vốn khác có sự thay đổi theo chiều hướng giảm. 31 4.1.2 Khái quát nguồn vốn của Eximbank. Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.2: Nguồn vốn của Eximbank.Tây Đô trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền (%) Vốn điều chuyển 164.518 139.569 (24.949) (15,17) Vốn huy động 771.424 861.358 89.934 11,66 87.476 64.108 (23.368) (26,71) 1.023.418 1.065.035 41.417 4,07 Vốn khác Tổng nguồn vốn Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 8,55 6 tháng đầu năm 2012 % 16,08 % 75,38 % 6 tháng đầu năm 2013 13,10 6,02% % 80,88 % Vốn điều chuyển Vốn huy động Vốn khác Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn Eximbank. Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 32 Vốn điều chuyển của chi nhánh 6 tháng đầu năm 2013 giảm 24.949 triệu đồng so với cùng kì năm 2012, do hoạt động huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn tăng liên tục trong giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 trong khi tổng vốn của chi nhánh tăng. Tỷ trọng vốn điều chuyển chiếm tỷ tọng thấp trong cơ cấu vốn của chi nhánh, chiếm còn 6,02% tổng nguồn vốn, cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng tốt và độc lập hơn qua các năm. Theo tình hình kinh tế đang dần ổn định có thể tới cuối năm 2013 vốn điều chuyển của chi nhánh sẽ giảm hơn so với cùng kì năm 2012, dấu hiệu cho thấy chi nhánh hoạt động đang rất khả quan và nguồn vốn tự chủ hơn những năm trước. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động của chi nhánh tăng 89.934 triệu đồng so với cùng kì năm 2012, mặc dù lãi suất trong những tháng đầu năm đang tiếp tục giảm xuống còn 8%/năm nhưng Eximbank thực hiện nhiều chính sách thu hút tiền gửi cùng với chương trình cộng lãi suất tiền gửi, khuyến mãi quà tặng, rút thăm trúng thưởng với nhưng giải thưởng giá trị như kim cương, tiền mặt hay nữ trang có giá trị cao, ngoài ra còn có hình thức gửi tiền nhận ngay quà tặng như bộ chảo ba món, bộ chăm sóc móng tay hay thẻ cào điện thoại,…và khi khách hàng có ý định gửi tiền chỉ cần gọi điện thoại tới chi nhánh sẽ được tư vấn và chuẩn bị hồ sơ nhanh nhất tiện lợi nhất phục vụ cho khách hàng. Chính nhờ những hình thức khuyến mãi mới mang tính thiết thực cao cùng với sự chăm sóc chu đáo tận tình đã giúp cho chi nhánh huy động mạnh được nguồn vốn từ bên ngoài. Tổng nguồn vốn của chi nhánh trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhưng vốn khác lại bị sụt giảm 23.368 triệu đồng so với cùng kì năm 2012, do mặc dù kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh mang tính khả quan, lợi nhuận tăng nhưng do nợ xấu cũng tăng vọt làm cho nguồn quĩ của chi nhánh sụt giảm, lợi nhuận chung cũng toàn Eximbank cũng tăng chậm trong năm 2012 làm cho lợi nhuận được giữ lại ở chi nhánh thấp dẫn đến vốn khác giảm. Và tỷ trọng này tiếp tục có xu hướng giảm trong năm 2013. 33 4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA EXIMBANK.TÂY ĐÔ 4.2.1 Tình hình sử dụng vốn của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.3: Tình hình sử dụng vốn của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM HOẠT ĐỘNG 2010 Số tiền Cấp tín dụng Cung cấp dịch vụ Tổng 936.843 61.434 998.277 2011 Tỷ trọng (%) Số tiền 93,85 1.002.964 6,15 69.885 100 1.072.849 2011/2010 2012 Tỷ trọng (%) Số tiền 93,49 1.179.606 Tỷ trọng (%) Số tiền (%) 2012/2011 Số tiền (%) 92,84 66.121 7.06 176.642 17,61 90.960 7,16 8.451 13,76 21.074 30,16 100 1.276.566 100 74.572 7,47 197.717 18,43 6,51 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 34 4.2.1.1 Cấp tín dụng Cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của chi nhánh, chiếm khoảng hơn 80% nguồn vốn của chi nhánh. Năm 2011, có 1.002.963 triệu đồng được sử dụng vào hoạt động cấp tín dụng, chiếm khoảng 93,85% tổng vốn sử dụng của chi nhánh và tăng 66.120 triệu đồng so với năm 2010, do nhu cầu tiêu dùng vồn của người dân trên địa bàn tăng, nhu cầu đưa vốn vào sản xuất kinh doanh trong giai đoạn kinh tế khó khăn nhằm phục hồi cũng như tái cơ cấu dây chuyền sản xuất giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh đã đẩy nhu cầu sử dụng vốn của người dân tăng lên. Ngoài ra, chi nhánh còn có gói vay hỗ trợ mua nhà, ưu đãi lãi suất đối với sản xuất kinh doanh vừa và nhỏ đã kéo hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh tăng so với năm 2010. Năm 2012, chi nhánh đã sử dụng 1.179.606 triệu đồng vào hoạt động cấp tín dụng, nhằm tăng cường lượng vốn cho người dân trên địa bàn, làm cho cấp tín dụng tăng 176.642 triệu đồng so với năm 2011. Nhu cầu vốn dài hạn trên địa bàn tăng, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng vốn vào tái sản xuất của các công ty xuất nhập khẩu ở TP.CT được đẩy mạnh nhờ các chính sách vay tài trợ xuất nhập khẩu với bảo hiểm tỷ giá hay ưu đãi về lãi suất là một trong những sản phẩm cho vay thiết thực đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo hay thủy hải sản ở TP.CT trong giai đoạn tỷ giá biến động mạnh. Bên cạch đó, nhu cầu tiêu dùng sửa chữa nhà ở của người dân ngày càng tăng và các gói sản phẩm hỗ trợ nhà ở cũng được chi nhánh đưa ra. Chính những nhạy bén nắm bắt tình hình kinh tế địa phương để đưa ra gói vay phù hợp đã làm cho nguồn vốn huy động được của chi nhánh sử dụng vào mục đích cấp tính dụng tăng lên rõ rệt, và tỷ lệ tăng này tương đương 10,55% so với năm 2011. 4.2.1.2 Cung cấp dịch vụ Cung cấp dịch vụ của chi nhánh tăng liên tục qua các năm 2010-2012. Hoạt động cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn được sử dụng và hoạt động sử dụng vốn đang có xu hướng dịch chuyển qua cung cấp dịch vụ ngày càng tăng. Năm 2011, cung cấp dịch vụ của chi nhánh tăng là 8.451 triệu đồng, chiếm khoảng 6,51 % tổng vốn được sử dụng của chi nhánh và tiếp tục tăng trong năm 2012 chiếm 7,16% tổng vốn sử dụng, tỷ trọng này tăng không lớn qua các năm là do vốn được sử dụng qua các năm tăng, cho thấy Eximbank.Tây Đô không chỉ tăng cường hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng mà còn có sự đầu tư công nghệ cao vào hoạt động dịch vụ để tăng sức cạnh tranh với các chi nhánh trên địa bàn và tạo sự ổn định trong thu nhập cho chi nhánh, giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng. 35 Năm 2012, cung cấp dịch vụ của chi nhánh tăng 21.074 triệu đồng so với năm 2011, tạo thế mạnh trong các dịch vụ cung cấp cho khách hàng và các sản phẩm dịch vụ thẻ ngày càng đa dạng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng. Thúc đẩy khách hàng sử dụng ngày càng nhiều dịch vụ của chi nhánh nhằm nâng cao hiệu quả giao dịch giữa khách hàng và chi nhánh làm cho vốn sử dụng vào hoạt động cung cấp dịch vụ cũng ngày càng tăng. 4.2.2 Tình hình sử dụng vốn của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.4: Tình hình sử dụng vố của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 CHỈ TIÊU Số tiền Cấp tín dụng Cung cấp dịch vụ Tổng Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền (%) 735.059 94,16 817.713 94,06 82.654 11,24 62.531 5,84 64.775 5,94 2.244 3,59 797.590 100 882.488 100 84.898 10,64 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 Tình hình sử dụng vốn của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục có sự tăng lên. Trong đó, hoạt động cấp tín dụng và hoạt động cung cấp dịch vụ đều tăng so với cùng kì năm 2012. Đặc biệt, tỷ trọng cung cấp dịch vụ ngày càng và được chú trọng đầu tư hơn với những sản phẩm đa dạng, công nghệ hiện đại mạng lại nguồn thu nhập ít rủi ro cho chi nhánh. Một lần nữa cho thấy chi nhánh đang có sự điều chỉnh cân đối hơn giữa hoạt động cấp tín dụng đầy rủi ro với hoạt động cung cấp dịch vụ ít rủi ro nhưng mang lại lợi thế cạnh tranh cao cho chi nhánh. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 hoạt động cung cấp dịch vụ của chi nhánh tăng 2.244 triệu đồng so với cùng kì năm 2012. Song song với sự tăng lên về giá trị của hoạt động cung cấp dịch vụ thì hoạt động cấp tín dụng của chi nhánh cung không ngừng tăng lên trong năm, giá trị tăng là 82.654 triệu đồng so với cùng kì năm 2012, do tiêu dùng sản xuất năm 2013 đang có dấu hiệu mạnh trở lại, nhu cầu về vốn đưa vào sản xuất kinh doanh của các 36 doanh nghiệp cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại, vì vậy lượng vốn cung cấp cho hoạt động tín dụng cũng không ngừng tăng lên trong giai đoạn những tháng đầu năm. Có thể thấy, những năm gần đây TP.CT luôn bị ngập nước vào mùa nước lên vì thế nhu cầu sửa chữa nhà, hoặc xây dựng mua mới cũng là điều đáng được chú trọng và quan tâm, nắm bắt được tâm lý của người dân chi nhánh đã cho ra gói vay hỗ trợ mua sữa chữa nhà với lãi suất ưu đãi và chia nhỏ thời hạn trả nợ làm giảm gánh nặng trả nợ cho người vay để đáp ứng nhu cầu thiết thực này cho người dân trên địa bàn làm cho vay vốn tiêu dùng của cá nhân tăng lên. Chính những chính sách hợp lý trong giai đoạn phát triển trở lại đã làm cho cấp tín dụng của chi nhánh tăng không ngừng và còn tiếp tục tăng ở những tháng cuối năm 2013. 37 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI EXIMBANK.TÂY ĐÔ Bảng 4.5: Tình hình cho vay tại Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU Doanh số cho vay 2010 2011 2011/2010 2012 Số tiền 2012/2011 (%) Số tiền (%) 3.039.924 3.197.436 2.559.684 157.512 5,18 (637.752) (19,85) 749.392 789.891 638.538 40.499 5,40 (151.353) (19,16) Doanh nghiệp 2.290.532 2.407.455 1.921.146 116.923 5,11 (486.309) (20,20) Doanh số thu nợ 2.756.906 3.160.639 2.697.158 403.733 14,64 (463.481) (14,66) 681.781 849.142 616.157 167.361 24,55 (232.985) (27,44) Doanh nghiệp 2.075.125 2.311.497 2.081.001 236.372 11,39 (230.496) (9,97) Dư nợ cho vay 1.095.900 1.132.697 995.223 36.797 3,36 (137.474) (12,14) Cá nhân 229.531 170.280 192.660 (59.251) (25,81) 22.381 13,14 Doanh nghiệp 886.369 962.417 802.563 96.048 11,09 (159.856) (16,61) Nợ xấu 9.276 15.475 18.222 6.199 66,83 2.747 17,75 Cá nhân 2.562 4.339 5.880 1.777 69,36 1.542 35,52 Doanh nghiệp 6.714 11.136 12.342 4.422 65,86 1.206 10,83 Cá nhân Cá nhân 38 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 39 4.3.1 Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng của giai đoạn 2010-2012 4.3.1.1 Doanh số cho vay Năm 2010 Năm 2011 24,70 % 24,65 % 75,35 % 75,30 % Năm24,9 2012 5% Cá nhân Doanh nghiệp 75,0 5% Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 Hình 4.3: Cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 Giai đoạn từ năm 2010-2012 đầy khó khăn và biến động của kinh tế nước nhà, kinh tế không ổn định lạm phạt tăng vọt làm cho giá cả hàng hoá tăng liên tục, chính điều này đã ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp trong tiêu dùng mua sắm cũng như sản xuất kinh doanh. Đây cũng là thách thức của các trung gian tài chính mà đặc biệt là áp lực nặng lên các chi nhánh ngân hàng. Tiếp cận khách hàng cũng như tương tác ngược lại khách hàng tiếp cận vốn giá rẻ của ngân hàng thật sự là việc gian nan cho cả 2 đối tác với nhau. Các tác động tích cực lẫn tiêu cực của kinh tế đã làm doanh số cho vay của chi nhánh có sự tăng giảm không ổn định qua 3 năm từ 2010-2012, tăng 157.512 triệu đồng nhưng sụt giảm khá mạnh 637.752 triệu đồng qua các năm. Trong đó, cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhưng tỷ trọng này đang có xu hướng dịch chuyển dần sang cho vay đối với khách hàng cá nhân, do các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả kèm theo nguồn trả nợ bấp bênh làm cho chi nhánh có hướng đẩy mạnh sang cho vay tiêu dùng, sản xuất nhỏ lẻ của cá nhân, đánh vào tâm lí tiêu dùng hàng hóa xa xỉ hoặc 39 nhất thời cần món tiền lớn để đáp ứng nhu cầu tức thời đã làm cho lượng vốn vay khách hàng cá nhân của chi nhánh tăng lên đáng kể. A. Khách hàng doanh nghiệp Qua bảng số liệu 4.5 và hình 4.3 cho thấy, năm 2011 doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp tăng 116.923 triệu đồng so với năm 2010, tỷ trọng doanh số cho vay của doanh nghiệp chiếm 75,30 % tổng doanh số cho vay và có phần sụt giảm về tỷ trọng nhưng không đáng kể, có thể thấy khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm phần lớn trong quan hệ giao dịch với chi nhánh. Do nhu cầu tái sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn trong giai đoạn giá cả không ổn định để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh hay sự thiếu hụt tiền lương trả cho công nhân đã làm cho doanh nghiệp tìm đến chi nhánh. Ngoài ra, để tăng trưởng tín dụng tốt chi nhánh cũng có chương trình ưu đãi lãi suất dành cho các doanh nghiệp mới thành lập, áp dụng lãi suất thõa thuận đối với khách hàng lâu năm có quan hệ tốt với chi nhánh đã làm cho doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp tăng lên đáng kể trong giai đoạn bão lãi suất giữa các ngân hàng, chi nhánh với nhau. Chuyển biến kinh tế sang năm 2012 có phần phức tạp và khó khăn hơn năm 2011, mặc dù lãi suất huy động và cho vay trong năm này đã có phần giảm và được siết chặn hơn nhưng tăng trưởng về doanh số cho vay vẫn khó khăn do lãi suất vào những tháng đầu năm 2012 vẫn chưa ổn định, doanh nghiệp chưa dám tiếp cận với vốn vay là nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh số cho vay sụt giảm mạnh 486.309 triệu đồng so với năm 2011. Ngoài ra, do tác động từ chính sách thắt chặt cho tín dụng của NHNN và cầu về vốn của các doanh nghiệp sụt giảm mạnh đã kéo theo doanh số cho vay của khách hàng doanh nghiệp giảm theo, các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng hoặc có nguy cơ phá sản cao do hàng tồn kho tồn đọng không có đầu ra, nhất là tồn kho trong lĩnh vực bất động sản đã làm cho doanh nghiệp không có khả năng tiếp cận vốn mới, khó khăn cho nhân viên bán hàng của chi nhánh trong việc tiếp cận khách hàng để tư vấn về vốn vay khi mà doanh nghiệp chưa có phương án sản xuất kinh doanh mới khả quan. Nối tiếp với các khó khăn chưa giải quyết được của doanh nghiệp là tỷ giá năm 2011 không ổn định đã gây tâm lý dè chừng cho các cho các đối tác xuất nhập khẩu trong năm 2012, mặc dù chi nhánh đã có những gói vay tài trợ xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi hoặc tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá được áp dụng trong năm nhưng vẫn không thể làm tăng trưởng tín dụng của chi nhánh khi mà sức cầu về vốn của doanh nghiệp trên địa bàn sụt giảm mạnh. 40 B. Khách hàng cá nhân Mặc dù khách hàng cá nhân chưa phải là lượng khách hàng lớn của chi nhánh, chỉ chiếm tỷ trọng tầm khoảng 24% tổng doanh số cho vay nhưng tỷ trọng này đang được tập trung cải thiện tăng lên đáng kể qua các năm, có thể thấy khách hàng cá nhân vay vốn với mục đích tiêu dùng, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ có nguồn trả nợ ổn định sẽ ít chịu tác động mạnh của nền kinh tế và phân tán một phần rủi ro cho chi nhánh khi chỉ tập trung vào cho vay doanh nghiệp. Doanh số cho vay của cá nhân năm 2011 có tăng nhẹ 40.499 triệu đồng so với năm 2010 đã làm cho tỷ trọng có sự dịch chuyển từ cho vay khách hàng doanh nghiệp sang cho vay khách hàng cá nhân nhưng tỷ trọng này thay đổi không đáng kể trong cơ cấu cho vay, sự tăng lên doanh số cho vay của cá nhân là do trong năm có nhưng kênh đầu tư béo bở như chứng khoán, vàng đang tăng liên tục trên thị trường làm cho nhu cầu vay vốn tăng, bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng mua sắm của cá nhân cũng tăng lên khi gói sản phẩm cho vay theo hạn mức ngày càng được cá nhân quan tâm tới, chi nhánh áp dụng các hình thức trả lãi ngày càng có lợi cho khách hàng như trả lãi theo hình thức giảm dần của số dư nợ làm giảm áp lực trả nợ cho người vay, đồng thời góp phần kích cầu cho nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Đi cùng với sự sụt giảm của doanh số cho vay của chi nhánh là sự sụt giảm doanh số cho vay của cá nhân năm 2012, giảm 151.353 triệu đồng, tương đương giảm 19,16 % so với năm 2011, tuy doanh số cho vay giảm nhưng tỷ trọng của cho vay cá nhân lại tăng lên và chiếm 24,95% tổng doanh số cho vay, điều này cho thấy cho vay cá nhân giúp cho chi nhánh có sự ổn định hơn trong đầu ra về vốn so với khách hàng doanh nghiệp, có thể lí giải cho sư ổn định này là do số lượng khách hàng cá nhân vay vốn tại Eximbank.Tây Đô tăng lên nhưng đa số là những món vay nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu mua sắm hằng ngày nên ít chịu tác động của kinh tế khó khăn, lạm phát. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2012, doanh nghiệp lớn như Bianfishco trên đà phá sản, ì ạch trong trả lương nhân viên, một số doanh nghiệp khó khăn trong kinh doanh đã cắt giảm lương, thưởng nhân viên ảnh hưởng đến tâm lí tiêu dùng và nguồn trả nợ của cá nhân làm chi doanh số cho vay trong năm nay bị giảm so với năm 2011. 4.3.1.2 Doanh số thu nợ Hoạt động thu nợ phụ thuộc rất nhiều vào hết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hay nguồn tiền ổn định của cá nhân, chính vì thế kinh tế có biến động, doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả sẽ làm chậm thời gian trả nợ, với tình hình kinh tế từ 2010 -2012 đã cho thấy sự không ổn định của hoạt động thu nợ của chi nhánh. Giai đoạn 2010-2011 và giai đoạn 2011-2012 đều 41 có sự biến động lớn trong doanh số thu nợ của chi nhánh. Cụ thế là doanh số thu nợ năm 2011 tăng 403.733 triệu đồng so với năm 2010, doanh số thu nợ năm 2012 giảm 463.481 triệu đồng so với năm 2011. Đi vào cụ thể phân tích thu nợ của cá nhân và doanh nghiệp có thể thấy rõ hơn nguyên nhân của sự tăng giảm thu nợ của chi nhánh. A. Khách hàng doanh nghiệp Doanh số thu nợ của khách hàng doanh nghiệp có sự không ổn định qua các năm 2010-2012. Tăng mạnh vào năm 2011, tăng 234.372 triệu đồng so với năm 2010, có sự tăng lên là do chi nhánh sử dụng chính sách không phạt trả trước hạn đối với khách hàng, trả lãi theo dư nợ giảm dần làm giảm gánh nặng trả nợ và khách hàng có thể trả nợ khi có tiền mà không sợ chịu lãi phạt, chính điều này đã làm giãn tâm lí trả nợ cho khách hàng. Song song với sự điều hành của chính phủ là chính sách của TP.CT khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh ổn định trong giai đoạn khó khăn, đẩy mạnh xuất nhập khẩu các mặt hàng trọng yếu của khu vực, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giải phóng được đầu ra ổn định kinh doanh, cũng có thể thấy các kênh đầu tư vàng đang làm nóng thị trường làm cho các nhà đầu từ lãi to dẫn đến hoạt động thu nợ của chi nhánh được trở nên tích cực và hiểu quả hơn trong năm 2011. Với sức ép ngày càng lớn của các doanh nghiệp cạnh tranh trên địa bàn làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn, thua lỗ trong đầu tư bất động sản, khó luân chuyển vốn, xoay vốn để tiếp tục sản xuất, cùng với chính sách thắt chặt tín dụng làm cho các doanh nghiệp điêu đứng trong giai đoạn 2012, chính điều này làm cho các doanh nghiệp không có nguồn xoay trả nợ vay ngân hàng, làm cho việc thu hồi vốn của chi nhánh khó khăn hơn và có phần sụt giảm 230.496 triệu đồng so với năm 2011. B. Khách hàng cá nhân Thu nợ đối với khách hàng cá nhân là việc được coi là ít rủi ro hơn so với khách hàng doanh nghiệp vì ít chịu ảnh hưởng của kinh tế khó khăn, có nguồn trả nợ gần như là ổn định nhờ nguồn tiền lương hàng tháng. Những món vay cá nhân thường nhỏ lẻ, phục vụ cho chi tiêu, mua sắm gia đình, sửa chữa nhà hay những món vay của các tiểu thương kinh doanh mua bán ở chợ bán những mặt hàng thiết yếu nên cũng có đầu vào ra ổn định. Nhưng trên thực tế chi nhánh cho thấy, hoạt động thu nợ đối với khách hàng cá nhân không phải lúc nào cũng ổn định, nhất là trong giai đoạn nhiều kênh đầu tư sinh lời và rủi ro đều cao như hiện nay. Kinh tế năm 2011 bước sang giai đoạn suy thoái, nhưng các kênh đầu tư vàng hay kinh doanh nhà ở vẫn đang nóng sốt trên thị trường, cơ hội sinh lời từ các kênh đầu tư này vẫn rất lớn, hay các 42 cơ sở kinh doanh của cá thể lâu năm cũng không chịu ảnh hưởng lớn bởi kinh doanh các mặt hàng thiết yếu cung cấp ra thị trường, các cá nhân vẫn có nguồn trả nợ đều đặn từ lương hay từ thu nhập bán hàng, cùng với chính sách không phạt trả trước hạn làm cho doanh số thu nợ của cá nhân tăng 167.361 triệu đồng so với năm 2010. Nhiều sự kiện xảy ra trên địa bàn TP.CT như công ty xuất khẩu Thủy sản Bianfishco ngưng hoạt động, nợ đầu vào nguyên vật liệu, nợ lương hàng hàng nghìn công nhân hay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kinh doanh cầm chừng trong giai đoạn khó khăn cũng sa thải bớt nhân dẫn đến thất nghiệp tràn lan trên địa bàn, làm cho nguồn trả nợ của cá nhân bấp bênh hoặc cụt nguồn trả nợ cho chi nhánh, kéo theo doanh số thu nợ của năm 2012 giảm 232.985 triệu đồng. 4.3.1.3 Dư nợ Dư nợ cho vay phụ thuộc nhiều vào hoạt động cho vay và hoạt động thu nợ trong năm, chính vì thế, dư nợ của chi nhánh cũng không ổn định qua các năm, có sự tăng giảm qua các năm 2010-2012, tăng chậm vào trong giai đoạn 2010- 2011 và giảm mạnh trong giai đoạn 2011-2012, do biến động tình hình kinh tế cả nước ảnh hưởng tới kinh tế của TP.CT. A. Khách hàng doanh nghiệp Dư nợ cho vay của doanh nghiệp tăng trong giai đoạn 2010-2011, tăng 96.048 triệu đồng, mức tăng tương đương 11,07% so với năm 2010, do doanh nghiệp có nhu cầu về vồn để sản xuất kinh doanh tăng, các kênh đầu tư sinh lời cao cũng được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn làm cho doanh số cho vay tăng, sinh lời cao, sản xuất kinh doanh không sinh lời nhiều như trước nhưng vẫn đạt được mức ổn định giúp cho khả năng trả nợ của các doanh nghiệp không đáng lo ngại. Dư nợ là số lũy kế qua các năm chính vì thế doanh số cho vay ra cao hơn doanh số thu nợ trong năm làm cho dự nợ của năm tăng hơn so với năm 2010. Năm 2012 là năm mà tín dụng được thắt chặt, các món vay được kiểm soát chặt chẽ hơn làm cho doanh số cho vay trong năm giảm. Tình hình kinh tế mất ổn định làm cho doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, các món vay chịu lãi suất cao từ năm 2011 kéo dài sang năm 2012 đã làm cho doanh nghiệp càng khó khăn hơn, tiền không thể đầu tư sinh lợi hay sản xuất kinh doanh cũng không tạo ra được lợi nhuận đã làm doanh nghiệp hạn chế sản xuất dồn tiền trả nợ vay để giảm chi phí lãi hàng tháng làm cho doanh số thu nợ tăng lên trong năm dẫn đến dư nợ khách hàng doanh nghiệp giảm 159.856 triệu đồng 43 B. Khách hàng cá nhân Dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân chiếm một tỷ trọng không lớn trong dư nợ của chi nhánh, chiếm khoảng 18% tổng dư nợ, sự tăng giảm của dự nợ cá nhân phụ thuộc nhiều vào doanh số cho vay và thu nợ của cá nhân trong năm. Qua bảng số liệu 4.5 cho thấy, doanh số cho vay thấp hơn doanh số thu nợ của cá nhân làm cho dự nợ trong năm 2011 giảm 59.251 triệu đồng, tương đương giảm 25,81% so với năm 2010. Trong năm 2011 công tác thu nợ cũng gặp nhiều thuận lợi do các kênh đầu tư của cá nhân vẫn đang sinh lời cao, lãi suất cho vay năm 2011 cao làm tâm lý của cá nhân muốn trả khoản vay sớm giảm gánh nặng lãi hàng tháng làm cho doanh số thu nợ gặp nhiều thuận lợi. Năm 2012 có phần khó khăn cho cá nhân tiếp cận vốn cũng như nguồn trả nợ cho chi nhánh cũng bị hạn chế bởi các doanh nghiệp, các khu công nghiệp làm ăn không hiệu quả có sự cắt giảm nhân viên, giảm lương, phá sản kéo theo người lao động đột ngột mất việc làm, nguồn trả nợ từ lương bị cắt đứt, hoặc các hoạt động kinh doanh của cá thể nhỏ lẻ không còn sôi động như trước làm cho lợi nhuận từ kinh doanh hạn chế , nợ khó thu hồi hơn trong năm dẫn đến doanh số cho vay ra cao hơn doanh số thu nợ, dư nợ của chi nhánh cũng vì vậy mà tăng trong năm 2012, tăng 22.381 triệu đồng , tương đương tăng 13,14% so với năm 2011. 4.3.1.4 Nợ xấu 100% 80% 60% 72,38 67,73 71,96 Doanh nghiệp 40% 20% 27,62 32,27 28,04 0% 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 Hình 4.4: Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng của Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010-2012 Nợ xấu của chi nhánh tăng cao trong giai đoạn 2010-2012, do sự bất ổn của nền kinh tế đã làm cho cả doanh nghiêp và cá nhân gặp nhiều khó khăn trong 44 việc trả nợ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Từ hình 4.4, có thể thấy nợ xấu của doanh nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu. Và tỷ lệ này có xu hướng dịch chuyển qua đối tượng khách hàng cá nhân, mạnh nhất là vào năm 2012, nợ xấu của cá nhân chiếm lên đến 32,27% so với tổng nợ xấu, do các doanh nghiệp phá sản làm người lao động mất việc làm, hoặc doanh nghiệp sa thải bớt nhân viên cũng dẫn đến tình hình trả nợ khó khăn của cá nhân làm nợ xấu của khách hàng cá nhân tăng cao. A. Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng doanh nghiệp luôn là đối tượng khách hàng có nợ xấu cao trong chi nhánh vì lượng vốn vay của doanh nghiệp thường lớn và chịu tác động mạnh của tác động kinh tế. Diễn biến kinh tế trong giai đoạn 2010-2012 xấu đi làm cho nợ xấu của doanh nghiệp tăng vọt mạnh, nhất là giai đoạn 2010-2011, nợ xấu của doanh nghiệp tại chi nhánh tăng 4.422 triệu đồng, tương đương tăng 65,865% so với năm 2010, do trong năm này các chi nhánh chạy đua tín dụng, cho vay tràn lan, lãi suất cho vay trong năm 2011 cao hơn rất nhiều so với năm 2010, các doanh nghiệp đem vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn vào BĐS, chứng khoán, làm cho vòng quay tiền hàng của doanh nghiệp khó khăn, tồn kho BĐS lớn đã đẩy nợ xấu doanh nghiệp tăng cao so với năm trước. Năm 2012, thắt chặt tín dụng, cho vay được siết chặt hơn làm cho nợ xấu của chi nhánh tăng nhẹ 1.206 triệu đồng, tương đương khoảng 10,83 % so với năm 2011, nợ xấu tiếp tục tăng là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, các công ty xây dựng sửa chữa nhà cũng phải điêu đứng vì công trình nhận dài hạn trong khi giá nguyên liệu sắt thép liên tục biến động làm cho lợi nhuận của các công ty xây dựng sụt giảm mạnh hoặc hầu như là không lời cho tới thua lỗ, làm khó khăn cho khoản vay làm công trình. Không chỉ công ty xây dựng gặp khó khăn mà các doanh nghiệp kinh doanh nghiệp đầu tư vốn sai mục đích cũng rủi ro cao này khi thị trường BĐS vẫn đang ế ẩm. Chính từ tác nhân suy thoái kinh tế, những kênh đầu tư sai mục đích, hoạt động sản xuất chậm cải tiến đã đẩy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về nguồn trả nợ. B. Khách hàng cá nhân Tỷ trọng nợ xấu của khách hàng cá nhân đang tăng dần trong giai đoạn 2010-2012, cao nhất là vào năm 2012 chiếm 32,27% tổng nợ xấu, do ảnh hưởng từ các doanh nghiệp làm ăn không hiểu quả làm cho nhân viên mất việc hay bị cắt lương, thưởng làm gia tăng nợ xấu của chi nhánh. Năm 2011, nợ xấu của cá nhân tại chi nhánh tăng 1.777 triệu đồng so với năm 2010,do cá 45 nhân đầu tư vàng kéo dài, đầu tư BĐS ồ ạt khi thị trường này ế ẩm làm cá nhân chôn tiền khi không thể tháo bán. Năm 2012, phân khúc nhánh đẩy mạnh cho vay theo hạn mức tín dụng đối với nhân viên của các danh nghiệp lớn hoặc vay tín chấp đối với CB/CNV ở cơ quan nhà nước, phân khúc thị trường cá nhân dường như là bình ổn qua các năm nhưng lại biến động mạnh vào năm 2012, năm 2012 nhân viên làm cho các xưởng sản xuất hay các nhà máy xí nghiệp lớn phải chịu rủi ro mất việc, do các công ty đầu tư sai mục đích kinh doanh như Diệu Hiền dẫn đến tình trạng thiếu vốn, các cơ sở sản xuất hoạt động kém hiệu quả, khó xoay vốn trả nợ làm cho sản xuất trì trệ, công nhân bị chậm trả lương, cắt thưởng, hay bị sa thải làm cho lượng lớn lao động trên địa bàn bị thất nghiệp tạm thời, không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng mà còn đến khả năng trả nợ cho chi nhánh. Từ những ảnh hưởng trên làm cho nợ xấu của chi nhánh năm 2012 tăng 1.541 triệu đồng, tương đương tăng 35,52% so với năm 2011. 4.3.2 Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng của giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.6: Tình hình cho vay tại Eximbank.Tây Đô giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền (%) Doanh số cho vay 648.883 776.934 128.051 19,73 Cá nhân 201.824 278.390 76.566 37,94 Doanh nghiệp 447.059 498.544 51.485 11,52 1.107.643 1.288.203 180.560 16,30 Cá nhân 289.125 390.009 100.884 34,89 Doanh nghiệp 818.518 898.194 79.676 9,73 Dư nợ 673.937 483.954 (189.983) (28,19) Cá nhân 82.979 81.042 (1.937) (2,34) 590.958 402.912 (188.046) (31,82) Nợ xấu 8.915 9.562 647 7,26 Cá nhân 2.044 2.185 141 6,90 Doanh nghiệp 6.871 7.377 506 9,86 Doanh số thu nợ Doanh nghiệp Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 46 4.3.2.1 Doanh số cho vay Trong những tháng đầu năm 2013, tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp được đẩy mạnh và dần ấm lên làm cho doanh số cho vay tăng lên 128.051 triệu đồng, tương đương tăng 19,73% so với thị trường ế ẩm năm 2012. Để tạo được tăng trưởng cho vay trong giai đoạn 6 tháng đầu đầu năm 2013, chi nhánh đẩy mạnh vào phân khúc khách hàng cá nhân và có những chương trình về ưu đãi lãi suất như không phạt trả trước hạn tạo điều kiện cho cá nhân vay cá nhân có thể trả tiền vay trước hạn đã cam kết, bên cạnh đó áp dụng trả lãi theo dư nợ giảm dần làm giảm gánh nặng trả nợ cho cá nhân, tập trung phát triển cho vay tín chấp đối với cán bộ nhân viên trường học, cơ quan nhà nước hay gói hỗ trợ lãi suất để cho vay mua, sửa chữa nhà ở góp phần rã băng thị trường BĐS, làm cho doanh số cho vay của cá nhân tăng 76.566 triệu đồng, tương đương tăng 37,94% so với cùng kì năm 2012. Đối với khách hàng doanh nghiệp, để gỡ bỏ khó khăn về vốn giúp doanh nghiệp có thể tiếp tục kinh doanh sản xuất góp phần ổn định vĩ mô chi nhánh đã thực hiện chính sách tài trợ xuất nhập khẩu có bảo hiểm tỷ giá, ưu đãi lãi suất đối với món vay bằng ngoại tệ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP.CT, còn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh chi nhánh có những gói vay chia thời hạn trả nợ như áp dụng lãi suất thấp trong 3 tháng đầu, chủ động tiếp cận chào mời doanh nghiệp vay vốn, các rào cản pháp lý dường như dễ hơn,… đã đẩy doanh số cho vay của doanh nghiệp tăng 51.485 triệu đồng, tăng 11,52% so với cùng kì năm 2012. Tiếp tục đà phát triển cho vay để kích thích tiêu dùng cá nhân tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất trở lại sẽ phần nào làm ổn định thị trường trên địa bàn TP.CT và tạo động lực tiếp tục thúc đẩy mạnh cho vay vào những tháng cuối năm để cá nhân tiêu dùng, doanh nghiệp có vốn dữ trữ hàng cuối năm 4.3.2.2 Doanh số thu nợ Tăng cường thu nợ vào những tháng đầu năm là hoạt động được chú trọng của chi nhánh. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ của chi nhánh tăng 180.560 triệu đồng, tương đương tăng 16,30 % so với cùng kì năm 2012. Trong đó, thu nợ của cá nhân tăng đột biến 34,89%, thu nợ doanh nghiệp tăng chậm vào khoảng 9,73% so với cùng kì năm 2012. Hoạt động của doanh nghiệp gần như là bấp bênh vào năm 2012, làm cho các doanh nghiệp ì ạch trong sản xuất kinh doanh, cá nhân thất nghiệp trên địa bàn tăng vọt so những năm trước. Chuyển sang những tháng đầu năm 2013, kinh tế có khởi sắc rõ rệt, TP.CT thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn 47 bằng những ưu đãi hỗ trợ về lãi suất đầu tư, hỗ trợ về giá đất thuê,…nhằm giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn, ổn định đời sống, tạo nguồn trả nợ cho chi nhánh, làm cho thu nợ cá nhân tăng 100.884 triệu đồng so với cùng kì năm 2012. Các doanh nghiệp được tiếp cận vốn mới tái sản xuất kinh doanh, cá nhân tiêu dùng mạnh hơn thúc đẩy doanh nghiệp sản xuấtt kinh doanh trở lại, tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, làm nguồn trả nợ cho chi nhánh không còn là gánh nặng của doanh nghiệp dẫn đến thu nợ doanh nghiệp của chi nhánh cũng tăng 79.676 triệu đồng so với cùng kì năm 2012. 4.3.2.3 Dư nợ Dư nợ vay của cá nhân và doanh nghiệp của chi nhánh tính đến cuối tháng 6 năm 2013 nhìn chung đều giảm. Trong đó, dư nợ doanh nghiệp giảm mạnh 188.046 triệu đồng, tương đương giảm 31,82% so với cùng kì năm 2012, do nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trong những tháng đầu năm còn thấp, sản xuất trên địa bàn để nắm bắt nhu cầu người dân nên lượng vốn cho vay của doanh nghiệp thấp trong khi đó hoạt động thu nợ cao làm cho dư nợ giảm tính đến hết tháng 6 năm 2013. Song song đó là thuận lợi trong hoạt động thu nợ cá nhân làm cho dư nợ của cá nhân giảm nhẹ vào khoảng 1.937 triệu đồng so với 6 tháng cùng kì năm 2012, do ổn định trong việc làm sau biến động mạnh của bão thất nghiệp vào năm 2012 làm cho cá nhân có nguồn trả nợ tốt, đồng thời những món vay được giãn thời gian trả nợ hơn, lãi suất có phần thấp hơn so với năm 2012 đã làm cho các nhân gánh lãi vay thấp giảm áp lực trả nợ. Điều này đã làm cho dư nợ cá nhân tại chi nhánh giảm nhẹ 2,34% so với cùng kì năm 2012. 4.3.2 .4 Nợ xấu Nợ xấu của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ xấu của chi nhánh, do những bất cập trong chính sách đầu tư sai mục đích kinh doanh làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn về lưu thông vốn trong sản xuất kinh doanh cũng như nguồn trả nợ bị hạn chế làm cho nợ xấu của các món vay đối với doanh nghiệp tăng 506 triệu đồng so với cùng kì năm 2012 và nợ xấu của cá nhân những tháng đầu năm 2013 cũng tăng 141 triệu đồng so với năm 2012, nợ xấu tăng vọt năm 2012 và những ảnh hưởng của doanh nghiệp phá sản, cắt giảm nhân viên, lương, thưởng đến cá nhân giảm thu nhập hoặc thất nghiệp làm chậm trả nợ ngân hàng, nợ xấu tăng trong năm 2012 đã làm cho nợ xấu trong 6 tháng năm 2013 tăng hơn so với cùng kì 2012. 48 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA EXIMBANK.TÂY ĐÔ 4.4.1 Phân tích hoạt động cho vay theo thời hạn sử dụng của khách hàng trong giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.7: Cho vay theo thời hạn sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2010-2012 ĐTV: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 2011/2010 2010 2011 2012/2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số cho vay 749.392 789.891 638.538 40.499 5,40 (151.353) (19,16) Dưới 12 tháng 670.181 693.769 563.146 23.588 3,52 (130.623) (18,83) 79.211 96.122 75.392 16.911 21,35 (20.370) (-21,57) Doanh số thu nợ 681.781 849.142 616.157 167.361 24,55 (232.985) (27,44) Dưới 12 tháng 607.740 757.418 564.100 149.678 24,63 (211.318) (27,90) 74.041 91.724 70.057 17.683 23,88 (21.667) (23,62) Dư nợ cho vay 229.531 170.280 192.661 (59.251) (25,81) 22.381 13,14 Dưới 12 tháng 209.377 145.728 162.774 (63.649) (30,40) 17.046 11,70 20.154 24.552 29.887 4.398 21,82 5.335 21,73 2.562 4.339 5.880 1.777 69,36 1.541 35,52 871 1.562 1.823 1.222 74,36 1.327 46,33 1.691 2.777 4.057 555 60,43 214 14,50 Từ 12 tháng trở lên Từ 12 tháng trở lên Từ 12 tháng trở lên Nợ xấu Dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 49 4.4.1.1 Doanh số cho vay 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 10,57 89,43 2010 12,17 11,81 88,19 87.83 2011 từ12 tháng trở lên dưới 12 tháng 2012 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 Hình 4.5: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của khách hàng cá nhân giai đoạn 2010-2012 A. Dưới 12 tháng Thông thường cá nhân thường vay vốn để đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn do đó các khoản vay thường có thời hạn dưới 12 tháng. Trong năm 2010 tỷ trọng cho vay dưới 12 tháng chiếm 89,43% doanh số cho vay cá nhân. Doanh số cho vay giai đoạn 2010-2011 có biến động không lớn, nhưng sang giai đoạn 2011-2012 lại có sự giảm mạnh. Giai đoạn 2010-2011, doanh số cho vay của cá nhân tăng chậm, trong đó cho vay dưới 12 tháng tăng 23.588 triệu đồng. Năm 2011, chi nhánh đẩy mạnh vay tín chấp ở các trường học nhưng vẫn còn nhiều khó khăn do cạnh tranh giữa các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn, làm cho hoạt động mở rộng doanh số cho vay đối với các cơ quan trường học vẫn còn tăng chậm, mở rộng cho vay đối với các tiểu thương, hỗ trợ lãi suất cho cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ làm cho doanh số cho vay dưới 12 tháng tăng hơn so với năm 2010. Bên cạnh đó, nhiều kênh đầu tư đang sinh lời cao cũng làm cho cá nhân có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để đầu tư. Bước sang năm 2012, diễn biến kinh tế xấu đi thấy rõ, đặc biệt là nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng cao rõ rệt làm cho chính sách thắt chặt cho vay của NHNN được ban hành nhằm hạn chế cho vay, xét duyệt các món vay và mục đích vay khó khăn hơn dẫn đến doanh số cho vay dưới 12 tháng giảm 130.625 triệu đồng. Ngoài khó khăn để tiếp cận vốn vay thì người đi vay 50 còn ngại khoản lãi phải trả hàng tháng khi mà giá cả thị trường chưa ổn định, nguồn thu ổn định không đủ chi tiêu trong khi nguồn thu ngoài bị hạn chế hơn những năm trước dẫn đến thị trường ngân hàng đang ế ẩm. B. Từ 12 tháng trở lên Các mục đích vay như mua-sửa chữa-xây dựng nhà của cá nhân thường có thời hạn từ 12 tháng trở lên, chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay đối với khách hàng cá nhân. Doanh số cho vay từ 12 tháng trở lên có sự biến động tăng giảm không lớn qua các năm. Năm 2011, doanh số cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên tăng 16.911 triệu đồng, tương đương tăng 23,35%, có thể thấy trong những năm gần đây địa bàn TP.CT gập nước trên diện rộng, nhà ở của cá nhân trong tình trạng ngập nước kéo dài trong giai đoạn nước lên, chính vì thế nhu cầu vay vốn sửa chữa nhà tăng lên. Bên cạnh đó, nhu cầu mua các mặt hàng giá trị lớn như ôtô, xe tải kinh doanh tăng lên cũng làm cho doanh số cho vay từ 12 tháng trở lên. Tình hình chung của năm 2012 làm khó khăn cho hoạt động cho vay của chi nhánh, doanh số cho vay của chi nhánh giảm mạnh, các mục đích vay vốn đều bị hạn chế, khó khăn về vốn không chỉ ở doanh nghiệp mà ở cả cá nhân đi vay. Nguồn vốn ổn định qua các năm của cá nhân không đủ chi tiêu và trả nợ vay, chính vì thế thắt chặt tiêu dùng, hạn chế các khoản đi vay mượn trong năm đã làm cho chi nhánh sụt giảm doanh số cho vay từ 96.122 triệu đồng năm 2011 xuống còn 75.392 triệu đồng năm 2012. 4.4.1.2 Doanh số thu nợ A. Dưới 12 tháng Các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng chiếm phần lớn trong cơ cấu cho vay của khách hàng cá nhân, chính vì thế mà thu nợ đối với các khoản vay này được chi nhánh chú trọng tập trung nhiều hơn. Doanh số thu nợ dưới 12 tháng cũng dễ chịu tác động của kinh tế và lãi suất ngân hàng. Năm 2011, doanh số thu nợ dưới 12 tháng tăng 149.678 triệu đồng. Có thể thấy, một phần là do năm 2011 thu nhập cá nhân vẫn còn đang ổn định, có các kênh đầu tư vàng sinh lời cao khi giá vàng tăng liên tục trong năm 2011, làm cho hoạt động trả nợ cho chi nhánh tích cực hơn. Lãi suất cuối năm 2011 có phần giảm làm cho cá nhân đôn đốc trả nợ để được vay mới hay giảm gánh nặng lãi suất cao. Doanh số cho vay năm 2012 giảm đáng kể so với năm 2011 làm cho doanh số thu nợ giảm theo. Bên cạnh đó, các nguồn thu nhập trở nên eo hẹp hơn trong năm 2012 làm cho các nhân chật vật với việc trả nợ cho chi nhánh, 51 các khoản trả trược hạn bị hạn chế hơn làm cho doanh số thu nợ giảm 211.318 triệu đồng, tương đương giảm 27,90% so với năm 2011. B. Từ 12 tháng trở lên Chi nhánh có chính sách cho vay theo lãi suất cố định hằng năm vì thế các món vày có thời hạn từ 12 tháng trở lên thưởng gặp rủi ro khi lãi suất tăng. Năm 2011 lãi suất cho vay tăng làm cho người đi vay ráo riết trả nợ trước hạn cho chi nhánh để giảm lãi trả hàng tháng. Bên cạnh đó, cá nhân vay nợ dài hạn thường có hoạch định thời gian trả nợ tốt dẫn đến có nhìu món vay được trả trước thời hạn trong năm 2011 làm cho doanh số cho vay tăng 17.683 triệu đồng. Giai đoạn 2011-2012, doanh số thu nợ giảm gần 23,62% so với cùng kì năm trước. Cho thấy bất ổn trong kinh tế làm cho cá nhân chậm trả nợ cho chi nhánh làm cho nợ quá hạn tăng, doanh số thu nợ giảm. Bên cạnh đó, do lãi suất có xu hướng giảm nên cá nhân đã gia hạn thời gian trả nợ, hạn chế các món vay trả trước hạn do nguồn thu nhập bị hạn chế. Chính điều này đã làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh năm 2012 trở nên khó khăn hơn, thu nợ giảm 21.667 triệu đồng. 4.4.1.3 Dự nợ cho vay 100% 8,78 15,51 14,42 80% 60% từ12 tháng trở lên 91,22 40% 85,58 84,49 dưới 12 tháng 20% 0% 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 Hình 4.6: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của khách hàng cá nhân, 2010-2012 A. Dưới 12 tháng Qua bảng số liệu 4.7 cho thấy, doanh số thu nợ năm 2011 cao hơn doanh số cho vay do hoạt động cho vay của chi nhánh được đẩy mạnh trong năm 52 nhưng còn gặp nhiều khó khăn về cạnh tranh rất lớn trong mảng cho vay đối với cá nhân giữa các chi nhánh vì Eximbank là ngân hàng phát triển mạnh về buôn nên hoạt động bán lẻ có phần còn yếu hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn TP.CT. Có thể thấy, hoạt động thu nợ của chi nhánh trong năm diễn ra khá thuận lợi làm cho doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay dẫn đến dư nợ năm 2011 giảm mạnh gần 63.649 triệu đồng so với năm 2010. Chuyển sang giai đoạn năm 2012, doanh số cho vay ra của chi nhánh sụt giảm mạnh, kéo theo doanh số thu nợ giảm theo, ngoài ra cá nhân con khó khăn trong hoạt động trả nợ khi nguồn thu nhập ổn định trở nên eo hẹp hơn trong năm và giá cả các mặt hàng liên tục tăng, nguồn thu nhập ngoài lương như thưởng, trợ cấp cũng ít hơn những năm trước làm cho cá nhân chật vật với công tác trả nợ. Chính vì thế, doanh số cho vay ra cao hơn doanh số thu nợ đẩy dư nợ năm 2012 có phần tăng lên hơn so với năm 2011, tăng hơn 17.046 triệu đồng. B. Từ 12 tháng trở lên Do dư nợ được cộng dồn từ dư nợ cuối kì trước với số phát sinh trong kì này nên sự tăng giảm phụ thuộc vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong kì. Từ hình 4.6, có thể thấy tỷ trọng dư nợ từ 12 tháng trở lên của cá nhân đang có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 3 năm. Từ chiếm 8,78% năm 2010 tăng lên chiếm 15,51% vào năm 2012, có thể thấy các món vay trên 12 tháng có thời gian trả nợ dài ra và cá nhân sử dụng những món vay từ 12 tháng trở lên cũng có xu hướng tăng trong 3 năm, nguyên nhân một phần là do nhu cầu sữa chữa nhà ở trong nhứng năm gần đây tăng lên do đường xá TP.CT thường ngập lụt trên diện lớn, các căn nhà gần như là thấp hơn mặt đường làm cho nước ngập gây hư hỏng, thêm vào đó là khoản đầu tư thua lỗ chưa có tiền trả nợ chi nhánh. 4.4.1.4 Nợ xấu A. Dưới 12 tháng Nợ xấu của của Eximbank nói chung và chi nhánh Tây Đô nói riêng luôn ở ngưỡng an toàn. Năm 2011, lãi suất tăng cao vào những tháng cuối năm làm cho các món vay dưới 12 tháng gặp rủi ro cao, hoạt động trả nợ gặp khó khăn. Các kênh đầu tư bất động sản bị đóng băng làm cho hoạt động đầu tư bị ứ đọng vốn sinh ra nợ xấu cho chi nhánh. Tuy nhiên, kênh đầu tư vàng có lợi nhuận cao làm cho người vay có nguồn thu nhập ngoài trả nợ chi nhánh cũng làm hạn chế phần nào nợ xấu tăng vọt trong năm. Với tiêu tăng trưởng tín dụng tốt, trong năm chi nhánh mở rộng cho vay kiểm soát chặt chẽ các, tìm kiếm nguồn khách hàng tốt, không nới lỏng tín dụng đã phần nào làn hạn chế 53 sự tăng lên của nợ xấu. Từ các rủi ro gặp phải do tác động của nền kinh tế và các chính sách phát triển tính dụng lành mạnh đã làm hạn chế phần nào giá trị tăng của nợ xấu chi nhánh, nợ xấu tăng ở mức 1.222 triệu đồng so với năm 2010. Nợ xấu năm 2012 tăng vọt so với năm 2011, tăng ở mức 1.327 triệu đồng, có thể thấy kinh tế Việt Nam có chuyển biến xấu hơn nhiều so năm 2011. Những tháng đầu năm 2012, những cảnh báo tăng trưởng tín dụng được đề cập tới nhiều, làm thế nào để nợ xấu được kiềm chế cũng được các ngân hàng chú trọng tới, các hoạt động cho vay hầu như cũng được thắt chặt và kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên các hoạt động của chi nhánh chỉ phần nào làm hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh thêm còn các món vay cũ đang trong tình trạng khó khăn về nguồn trả nợ do ảnh hưởng của cho vay năm 2011 làm cho nợ xấu dưới 12 tháng của chi nhánh tiếp tục tăng lên hơn 46,33% so với năm 2011. B. Từ 12 tháng trở lên Các món vay từ 12 tháng trở lên thường chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay, tuy nhiên lại chịu tác động mạnh của lãi suất trên thị trường. Trong năm 2011, lãi suất cho vay tăng vọt, các món vay đầu tư vào bất động sản đã kéo nợ xấu của chi nhánh tăng cao trong giai đoạn này. Ngoài ra, nguồn thu nhập cố định trở nên hạn chế hơn, không đủ trả cho các khoản vay từ 12 tháng trở lên bị chuyển sang lãi suất mới đã làm cho nợ xấu tăng từ 919 triệu đồng năm 2010 lên 1.474 triệu đồng năm 2011, tương đương tăng 60,43%. Tiếp tục với sự không ổn định của kinh tế là tình hình xấu đi của các doanh nghiệp trong năm 2012 làm cho lao động thất nghiệp trên diện rộng, giảm lương, giảm thưởng của nhân viên làm cho cá nhân khó khăn trong chi tiêu, hay các cơ sở kinh doanh không sinh lời phải tiếp tục gánh nợ dài hạn cũng làm cho nợ xấu chi nhánh tiếp tục tăng lên. Từ những tác động tiêu cực của kinh tế, đã đẩy nợ xấu của chi nhánh tăng, để khắc phục tình trạng khó khăn chung, chi nhánh đã cơ cấu lại nhóm nợ cho các món vay đang trong tình trạng khó khăn có hướng giải quyết được, đã kiềm chế cho nợ xấu tăng chậm lại, mức tăng chỉ tương đương 14,50% so với năm 2011. 54 4.4.2 Phân tích hoạt động cho vay theo thời hạn sử dụng của khách hàng trong giai đoạn giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.8: Cho vay theo thời hạn sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐTV: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền (%) Doanh số cho vay 201.824 278.390 76.566 37,94 Dưới 12 tháng 174.043 247.870 73.827 42,42 27.781 30.520 2.739 9,86 Doanh số thu nợ 289.125 390.009 100.884 34,90 Dưới 12 tháng 257.593 353.072 95.479 37,07 Từ 12 tháng trở lên 31.532 36.937 5.405 17,14 Dư nợ cho vay 82.979 81.042 (1.937) (23,08) Dưới 12 tháng 62.178 57.573 (4.605) (7,41) Từ 12 tháng trở lên 20.801 23.469 2.668 12,83 Nợ xấu 2.044 2.185 141 6,70 Dưới 12 tháng 1.414 1.645 231 16,32 630 540 (90) (14,26) Từ 12 tháng trở lên Từ 12 tháng trở lên Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 55 4.4.2.1 Doanh số cho vay 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 13,77 10,96 86,24 89,04 từ12 tháng trở lên dưới 12 tháng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 Hình 4.7: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của khách hàng cá nhân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng doanh số cho vay theo thời hạn của khách hàng cá nhân có sự dịch chuyển không ổn định trong giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ trọng cho vay từ 12 tháng trở lên vẫn có biến động tăng giảm khó lường trước đối với chi nhánh, nhưng sang những tháng đầu năm 2013 tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống còn 10,96%, nguyên nhân là do kinh tế ổn định, chi nhánh tiếp tục tập trung vào các món vay dưới 12 tháng dành cho khách hàng cá nhân, mảng tiêu dùng, mua sắm tức thời của cá nhân có thu nhập ổn định, tiếp cận vào đối tượng tiểu thương đang có nhu cầu vốn để luận chuyển tiền hàng,… và xu hướng tỷ trọng cho vay dưới 12 tiếp tục tăng lên vào giai đoạn cuối năm 2013. Kinh tế trên địa bàn TP.CT có phần khởi sắc hơn thị trưởng ế ẩm năm 2012, các chính sách tài chính và tài khóa của Chính Phủ đã đi đúng hướng làm cho tỷ lện lạm phát giảm, giá cả ít biến động hơn trong những tháng đầu năm 2013 đã làm cho đời sống người dân ổn định. Các gói vay dành cho cá nhân được chi nhánh mở rộng với nhiều những chương trình hấp dẫn như vay ưu đãi với lãi suất 10%/năm trong 3 tháng đầu tiên đối với các mục đích vay dưới 12 tháng dành cho cá nhân tiêu dùng, tiểu thương kinh doanh và các loại thẻ cũng ngày càng đa dạng và có sự liên kết rộng rãi hơn với các trung tâm, website mua sắm giúp cho khách hàng nhận được những ưu đãi khi mua sắm, nhanh chóng có thể sử dụng tiền khi cần và trả những khoản lãi thông qua máy ATM mà không cần ra chi nhánh hay các điểm giao dịch khác của chí nhánh. 56 Những tiện ích ưu đã trên đã làm cho doanh số cho vay dưới 12 tháng của cá nhân tăng 73.827 triệu đồng, doanh số cho vay dưới 12 tháng tương đương chiếm 89,04% tổng doanh số cho vay cá nhân. Trong giai đoạn của kinh tế theo chiều hướng phục hồi, qua giai đoạn bão lãi suất nên người dân trên địa bàn TP.CT tiếp tục có nhu cầu mạnh trong mục đích vay dài hạn để kinh doanh sản xuất nhỏ hay vay với mục đích mua, sửa chữa nhà ở cũng đang được đấy mạnh. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay mua nhà tăng 2.739 triệu đồng. Dựa vào kết quả đạt được trong những tháng đầu năm 2013 có thể thấy nhu cầu tiêu dùng, mua sắm hay kinh doanh của các cá nhân đang có xu hướng tăng trở lại, có thể dự báo tới cuối năm 2013 doanh số cho vay của cá nhân có thể tăng trở lại. 4.4.2.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ của cá nhân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đang được đẩy mạnh hơn, thu hồi tốt hơn các món nợ năm cũ còn đọng lại chưa giải quyết được. Lãi suất cho vay đang có xu hướng giảm làm cho người đi vay trả tiền trước hạn để vay lãi món vay mới có lãi suất tốt hơn và hưởng nhiều ưu đãi khi vay hơn làm cho doanh số cho vay dưới 12 tháng tăng mạnh 95.479 triệu đồng. Doanh số thu nợ các món vay có thời gian từ 12 tháng trở lên hầu như là tăng chậm hơn so với cùng kì năm 2012, tăng khoảng 5.405 triệu đồng, có thể thấy cá nhân đang tiêu dùng mạnh hơn trong những tháng đầu năm 2013 nhưng sản xuất chỉ mới chậm chạp khởi sắc, các khoản vay trả trước hạn cũng hạn chế hơn làm cho doanh số thu nợ tăng chậm, các món vay đầu tư thua lỗ vẫn đang ì ạch trả nợ vì thị trường vàng liên tục tăng giảm không ổn định, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu tốt lên. Dự báo một năm 2013 đầy hy vọng cho cá nhân, doanh nghiệp cũng như nhưng nhà trung gian tài chính có thể hoạt động tốt hơn, các chính sách của Chí phủ đã thành công khi kiềm chế lạm phát, làm ổn định giá cả tiêu dùng, TP.CT thu hút đầu tư tạo cho người dân có thêm cơ hội tìm kiếm việc, đời sống người dân ngày càng ổn định và được nâng cao trở lại làm cho khoản dư thu nhập trả nợ có phần nhiều hơn. 57 4.4.2.3 Dư nợ 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 25,07 28,96 từ12 tháng trở lên 74,93 6 tháng đầu năm 2012 71,04 dưới 12 tháng 6 tháng đầu năm 2013 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 Hình 4.8: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn của khách hàng cá nhân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Cơ cấu dư nợ của khách hàng cá nhân theo thời hạn vay đang có xu hướng dịch chuyển sang dư nợ trên 12 tháng tăng liên tục từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Dư nợ cho vay dưới 12 tháng giảm 4.605 triệu đồng, cho vay tăng, thu nợ gặp nhiều thuận lợi đã làm cho dư nợ cho vay dưới 12 tháng giả nhẹ so với cùng kì năm 2012. Các món vay có thời hạn trên 12 thàng dường như ít có biến động hơn so với món vay dưới 12 tháng, hoạt động thu nợ của món vay từ 12 tháng trở lên có phần thuận lợi hơn so với cùng kì năm 2012, nhưng do nhu cầu vốn vào những tháng đầu năm 2013 lớn trong khi thu nợ thuận lợi như do món vay dài hainj nên doanh số thu nợ thấp hơn doanh số cho vay làm cho dự nợ từ 12 tháng trở lên tăng 12,83% so với cùng kì năm 2012. Tình hình dư nợ đối với cá nhân trong giai đoạn kinh tế ổn định hơn những năm truớc sẽ gặp ít khó khăn khăn hơn do cá nhân có nguồn thu nhập ổn định. Chính điều này đã làm cho chi nhánh đang ngày càng thâm nhập sâu rộng hơn vào cho vay đối với cá nhân. Có thể dự báo được một năm tích cực trở lại của chi nhánh trong hoạt động cho vay cũng như hoạt động thu nợ. 58 4.4.2.4 Nợ xấu Nợ xấu là một phần rủi ro không thể tránh khỏi khi cấp tín dụng cho khách hàng, nợ xấu thường tăng cao trong giai đoạn kinh tế khó khăn, khi khách hàng hạn chế trong thu nhập của mình làm hạn chế khả năng trả nợ. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 kinh tế đang dần có dấu hiệu ổn định trở lại, nhưng nợ xấu của chi nhánh lại tăng hơn 231 triệu đồng đối với thời hạn ngắn và tăng 90 triệu đồng đối với thời hạn trung và dài hạn. Nợ xấu của chi nhánh tăng hơn so với cùng kì năm 2012 là do nợ xấu năm 2012 chưa được giải quyết kéo dài sang những tháng đầu năm 2013. Năm 2013, chi nhánh đã có những chính sách cơ cấu lại nhóm nợ, hoặc tiếp tục cho các cá nhân có những hướng kinh doanh tốt hơn và tiếp tục có tài sản đảm báo tốt vay vốn để cải thiện kinh doanh làm cho nợ xấu của cá nhân được cải thện rõ rệt. Tiếp tục tới cuối năm 2013, có thể nợ xấu tiếp tục được chi nhánh cơ cấu lại và có hướng giải quyết tốt hơn để nợ xấu giảm hơn so với năm 2012. 59 4.5 PHÂN TÍCH CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 4.5.1 Phân tích hoạt động cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2010-2012 Bảng 4.9: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2010-2012 ĐVT: đồng CHÊNH LỆCH NĂM MỤC ĐÍCH 2011/2010 2010 2011 2012/2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Vay tiêu dùng 518.720 570.965 520.300 52.245 9,15 (50.665) (9,74) + Mua- xây dựng-sửa chữa nhà ở 261.310 68.4734 190.019 7.164 2,67 (78.455) (41,29) +Mua ôtô 77.742 64.530 90.896 (13.212) (20,47) 26.366 29,01 + Du học 14.832 16.255 17.113 1.423 8,76 858 5,01 +Cầm cố sổ tiết kiệm 22.969 32.711 32.722 9.742 29,78 11 0,03 116.576 145.762 168.629 29.186 20,02 22.867 13,56 25.291 43.233 20.921 17.942 41,50 (22.312) (106,65) Vay sản xuất kinh doanh 230.672 218.926 118.238 (11.746) (5,09) (100.688) (45,99) +Hỗ trợ tiểu thương 116.326 116.929 72.047 603 0,52 (44.882) (38.38) +Bổ sung vốn lưu động 72.952 54.795 25.981 (18.157) (24,89) (28.814) (52,59) +Vay đầu tư 41.394 47.202 20.210 5.808 14,03 (26.992) (57,18) 749.392 789.891 638.538 40.499 5,404 (151.353) (19,16) +Vay tín chấp CB/CNV +Vay theo hạn mức thấu chi Doanh số cho vay 60 triệu Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 61 4.3.1.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân không ổn định qua 3 năm, do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái. Trong đó, cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao và tỷ trọng này tăng liên tục qua 3 năm từ 69,22 % năm 2010 tăng lên 81,48 % năm 2012. Ngược lại, hoạt động sản xuất kinh doanh giảm dần qua các năm với tỷ trọng giảm tương ứng. A. Cho vay tiêu dùng Năm 2011, nhằm đạt sự tăng trưởng tín dụng bền vững đối với mảng cho vay khách hàng cá nhân chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay tiêu dùng và thực hiện những gói vay phù hợp hơn với cá nhân như cấp hạn mức tín dụng đối với khách hàng có nguồn thu nhập ổn định qua các năm nhằm đẩy mạnh nhu cầu chi tiêu, cho vay tín chấp đối với cán bộ, công nhân viên chức để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Song song với hoạt động cho vay đối với người có thu nhập ổn định thì chi nhánh còn đánh vào nhu cầu tri thức ngày càng cao của người dân, học sinh-sinh viên trên địa bàn TP.CT để cho ra gói vay du học, tuy hình thức du học còn mới mẻ nhưng nó đang ngày càng thiết thực và được biết tới nhiều hơn, hỗ trợ cho vay mua nhà ở, sữa chữa nhà cũng đang được chi nhánh đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây làm cho cho vay trong lĩnh vực này cũng tăng lên 7.164 triệu đồng, với các chính sách như vậy đã làm cho tỷ lệ cho vay tiêu dùng đối với cá nhân tăng 10,072 % so với năm 2010. Năm 2012, cho vay cá nhân có phần sụt giảm. Nguyên nhân là do tình hình nợ xấu cuối năm 2011 làm cho hoạt động cho vay được thắt chặt, có kiểm soát chặt chẽ hơn, các món vay mua-sửa chữa hay xây dựng nhà cũng bị giảm mạnh, bênh cạnh đó, lãi vay năm 2012 cao hơn so với năm 2011 dẫn đến cá nhân có nhu cầu cao nhưng không thể vay vì lãi nặng, hầu như các mục đích vay đều giảm mạnh, để khắc phục tình trạng giảm tín dụng trong giai đoạn khó khăn chi nhánh sử dụng chính sách lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng có nguồn trả nợ tốt, hay có tài sản đảm bảo chất lượng, không phạt lãi đối với khách hàng trả trước hạn,… để thu hút lại lượng khách hàng vay vốn trong năm. Các chính sách kịp thời của chi nhánh đã làm cho doanh số cho vay tiêu dùng chỉ sụt giảm, chỉ giảm 8,84% so với năm 2011. B. Cho vay sản xuất kinh doanh Hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh của chi nhánh gồm có cho vay hỗ trợ tiểu thương, cho vay bổ sung vốn lưu động và cho vay đầu tư. Doanh số cho vay ở các hoạt động có sự biến động khác nhau, mà cụ thể là: 61 Cho vay hỗ trợ tiểu thương và cho vay đầu tư có sự tăng nhẹ trong năm 2011 nhưng lại giảm mạnh trong năm 2012. Trong đó, doanh số cho vay tiểu thương tăng là do vị trí địa lí thuận lợi của chi nhánh, dễ dàng tiếp cận tiểu thương để mở rộng các gói vay, tuy nhiên, năm 2012, với việc người dân cả nước nói chung và thành phố nói riêng thắt chặt chi tiêu thì việc kinh doanh của các tiểu thương cũng trở nên khó khăn, hạn chế mở rộng kinh doanh, do đó doanh số cho vay của hoạt động này giảm mạnh. Còn đối với cho vay đầu tư thì năm 2011, có nhiều kênh đầu tư sinh lợi, kích thích các nhà đầu tư vay vốn để đầu tư sinh lợi, nhưng đến năm 2012, sự đi xuống chung của các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng,… đều giảm mạnh, có biến động bất thường làm cho tình hình đầu tư trở nên rất rủi ro, nên người đi vay cũng ngại vay để đầu tư mà chi nhánh cũng kiểm soát chặt chẽ hơn trong vấn đề cho vay. Hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động sụt giảm đều qua 3 năm. Điều này đã phần nào thể hiện tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất kinh doanh không đem lại lợi nhuận trong khi lãi vay cao làm chùn bước các cơ sở kinh doanh trong việc vay vốn tăng cường sản xuất. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng có những bước sang lọc gắt gao đối với cho vay bổ sung vốn. 62 4.4.1.2 Doanh số thu nợ Bảng 4.10: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 2011/2010 2010 2011 2012/2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Tiêu dùng 491.966 610.890 501.392 118.924 24,173 (109.498) (17,92) + Mua- xây dùng-sửa chữa nhà ở 236.729 302.824 199.699 66.096 27,92 (103.125) (34,05) +Mua ôtô 73.283 70.549 72.001 (2.734) (3,73) 1.452 2,06 + Du học 16.885 15.085 16.292 (1.800) (10,66) 1.207 8,00 +Cầm cố sổ tiết kiệm 22.157 31.929 31.512 9.772 44,11 (417) (1,31) 113.019 145.569 161.924 32.550 28,80 16.355 11,24 29.893 44.934 19.964 15.040 50,31 (24.970) (55,57) 189.815 238.252 114.765 48.437 25,518 (123.487) (51,83) +Hỗ trợ tiểu thương 94.209 133.953 74.630 39.744 42,19 (58.323) (43,54) +Bổ sung vốn lưu động 57.392 49.093 21.163 (8.299) (14,46) (27.885) (56,80) +Vay đầu tư 38.214 55.206 18.972 16.992 44,47 (37.279) (67,527) 681.781 849.142 616.157 167.361 24,548 (232.985) (27,44) +Vay tín chấp CB/CNV +Vay theo hạn mức thấu chi Sản xuất kinh doanh Doanh số thu nợ Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 63 Thu nợ luôn là hoạt động khó khăn và đầy rủi ro của ngân hàng Eximbank nói chung và chi nhánh Tây Đô nói riêng. Chính vì thế, lựa chọn khách hàng, tư vấn mục đích vay và đưa ra gói vay phù hợp cho người đi vay cũng giúp chi nhánh phần nào cải thiện được rủi ro mất vốn. Nắm bắt được tình hình phát triển của TP.CT chi nhánh đưa ra nhiều lựa chọn hơn cho gói vay tiêu dùng để đẩy mạnh phát triển mảng vay đầy tiềm năng và ít rủi ro này. Điều này được thể hiện qua doanh số cho vay tiêu dùng ngày càng tăng và doanh số thu nợ cũng ngày càng tốt hơn so với cho vay sản xuất kinh doanh. A. Cho vay tiêu dùng Năm 2010, doanh số thu nợ vay tiêu dùng tại chi nhánh là 491.966 triệu đồng. Năm 2011, tăng 118.924 triệu đồng, tương đương tăng 24,17% so với năm 2010, do chi nhánh đánh mạnh vào cho vay tiêu dùng đối với người có thu nhập ổn định, cán bộ công nhân viên chức có nhu cầu cao, đưa ra các mục mục đích vay như: vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức, vay cầm cố tiết kiệm, vay mua sữa chữa nhà với lãi suất ưu đãi, vay hạn mức tín dụng phù hợp với tiêu dùng hay những gói vay đáp ứng nhu cầu cao hơn như vay mua ôtô, vay đáp ứng nhu cầu tri thức như vay du học,… phù hợp với mục đích vay và tư vấn thời gian trả nợ thích hợp làm cho doanh số thu nợ đối với phần lớn các mục đích vay tiêu dùng thời hạn ngắn đều tốt. Riêng doanh số thu nợ đối với mục đích vay mua ôtô và mục đích vay du học giảm không đáng kể. Mặt tích cực của hoạt động thu nợ vay là vậy, đi vào tình hình kinh tế năm 2011 có thể thấy, một phần của hoạt động thu nợ của chi nhánh tăng là do lãi suất tăng vào cuối năm 2011, chi nhánh áp dụng lãi suất cố từng năm và không phạt trả trước hạn làm cho cá nhân đi vay ráo riết trả nợ đối với mục đích mua-xây dựng- sửa chữa nhà ở có thời hạn dài hơn 12 tháng vì lo lắng lãi cao vào năm 2012, điều nay cũng làm cho hoạt động thu nợ của chi nhánh diễn ra tích cực hơn. Năm 2012, doanh số thu nợ vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân là 501.392 triệu đồng, giảm 109.498 triệu đồng, tương đương giảm 17,924 % so với năm 2011. Nguyên nhân là do lãi suất năm 2012 được đẩy lên cao, lượng vốn cho vay ra của chi nhánh sụt giảm. Thêm vào đó là giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng liên tục trong năm, hầu hết người dân trên địa bàn TP.CT đều thắt chặt chi tiêu, giảm tiêu dùng làm cho doanh số cho vay tiêu dùng giảm hơn so với năm 2011, việc trả nợ cho chi nhánh chậm lại, hoặc trễ hạn trả nợ xảy ra nhiều hơn trong năm, hầu hết các món vay thu hồi lại khó khăn. Riêng đối với các hình thức vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức vẫn thu nợ tăng qua các năm vì tính ổn định của nguồn trả nợ, cho vay mua ôtô hay cho vay du 64 học được biết đến nhiều hơn và hoạt động thu nợ tăng dần so với năm 2011. Thu nợ cho vay mua-xây dựng-sửa chữa nhà chậm lại và sụt giảm khá mạnh do người vay ráo riết trả nợ vào năm 2011 và hạn chế vay vào năm 2012, cho vay hạn mức thấu chi cho giảm 24,970 triệu đồng do ảnh hưởng tăng của lãi suất làm cho thu nợ của thấu chi giảm mạnh. B. Cho vay sản xuất kinh doanh Các hình thức cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân thường ngắn hạn nên thu nợ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi doanh số cho vay trong năm. Năm 2011,hoạt động mua bán của các tiểu thương vẫn ổn định, đầu ra đầu vào của hàng hóa chưa có nhiều biến động lớn, các kênh đầu tư vàng có năng sinh lời cao đối với nhà đầu tư hay các hoạt động đầu tư nhỏ lẻ của người dân trên địa bàn TP vẫn diễn ra sôi nổi nên doanh số cho vay đối với các lĩnh vực này tăng trong năm, với nguồn thu nhập ổn định của năm 2011 kéo theo hoạt động thu nợ của các mục đích vay diễn ra khá thuận lợi. Trái với sự tăng lên về doanh số thu nợ của chovay hỗ trợ tiểu thương và đầu tư thì cho vay bổ sung vốn lưu động lại giảm khoảng 14,46% là do một số mặt hàng kinh doanh chậm, lợi nhuận thấp làm cho các chủ cơ sơ không có nhu cầu vay vốn để tăng cường hoạt động kinh doanh vì nặng lãi vay, làm cho doanh số cho vay giảm kéo theo doanh số thu nợ đối với mục đích vay này. Mặc dù có sự tăng giảm doanh số thu nợ đối với các mục đích vay khách nhau nhưng nhìn chung doanh số thu nợ trong năm 2011 vẫn tăng 48.437 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 25,52% so với năm 2010. Tỷ giá năm 2012 biến động mạnh, lạm phát tiếp tục tăng vọt, giá cả hàng hóa không ngừng tăng lên làm cho sản xuất kinh doanh tư nhân trì trệ từ năm 2011 vẫn tiếp tục kéo dài sang năm 2012, các kênh đầu tư trong năm kém hiệu quả, mang lại rủi ro cao do giá cả biến động thất thường khó dự đoán trước, kéo theo đó là các mặt hàng buôn bán ở chợ tăng giá ào liên tục, cạnh tranh của các siêu thị với mức giá tốt hơn làm cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn mua sắm hơn. Chính những khó khăn đó đã làm cho tiểu thương, nhà đầu tư, hay chủ sản xuất hạn chế tối đa nguồn vốn vay từ bên ngoài để giảm bớt gánh nặng lãi vay khi mà chưa tìm được nguồn trả nợ tốt làm cho thu nợ của chi nhánh năm 2012 giảm khá mạnh khoảng 123.487 triệu đồng, tương đương sụt giảm 51,83% so với năm 2011. 65 4.4.1.3 Dư nợ Bảng 4.11: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2010-2012 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 2011/2010 2010 2011 2012/2011 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Tiêu dùng 169.931 130.006 148.914 (39.925) (23,50) 18.908 14,54 + Mua- xây dưng-sửa chữa nhà ở 129.289 94.938 85.258 (34.351) (26,57) (9.681) (10,20) +Mua ôtô 32.129 26.110 45.006 (6.019) (18,73) 18.896 72,37 + Du học 738 1.909 2.730 1.171 158,63 821 43,01 +Cầm cố sổ tiết kiệm 846 1.627 2.8377 781 92,34 1.210 74,33 +Vay tín chấp CB/CNV 2.038 2.231 8.935 193 9,45 6.705 300,57 +Vay theo hạn mức thấu chi 4.891 3.191 4.148 (1.700) (34,76) 957 29,99 Sản xuất kinh doanh 59.600 40.274 43.747 (19.326) (32,43) 3.473 8,62 +Hỗ trợ tiểu thương 30.201 13.177 9.594 (17.024) (56,37) (3.583) (27,19) +Bổ sung vốn lưu động 17.294 22.996 27.769 5.702 32,97 4.773 20,76 +Vay đầu tư 12.105 4.101 6.384 (8.004) (66,12) 2.283 55,67 229.531 170.280 192.661 (59.251) (25.81) 22.381 13,14 Dư nợ cho vay Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 66 Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng của cá nhân có sự tăng giảm qua 3 năm và ít nhiều phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong năm. Trong đó, tỷ trọng cho vay tiêu dùng từ 74,03% năm 2010 tăng lên 77,49% năm 2012 cho thấy cơ cấu về tỷ trọng dư nợ có sự dịch chuyển từ cho vay sản xuất kinh doanh sang cho vay tiêu dùng. Do chi nhánh đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhằm giảm thiểu rủi ro trong vấn đề trả nợ vay, góp phần giúp ổn định kinh tế địa phương khi tiêu dùng của cá nhân tăng lên. A. Cho vay tiêu dùng Dư nợ cho vay tiêu dùng của cá nhân chiếm một tỷ trọng cao nhưng vẫn chưa thật sự ổn định qua các năm. Nó còn chịu tác động của tình hình kinh tế và biến động lãi suất của thị trường tiền tệ. Năm 2011, kinh tế có phần bất ổn hơn những năm trước nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tiêu dùng của người dân trên địa bàn, chính vì thế mà nhu cầu vay vốn tiêu dùng tăng. Ngoài nguồn thu nhập ổn định, cá nhân vay vốn còn có thể kiếm thêm thu nhập từ các kênh đầu tư chứng khoán, hay mua bán vàng đang sôi động trên thị trường. Việc đầu tư mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn làm cho hoạt động thu nợ của cá nhân đối với các món nợ đến hạn trở nên dễ hơn và các món nợ chưa đến hạn cũng được trả một phần. Những tích cực trong hoạt động thu nợ đã làm cho dư nợ vay tiêu dùng năm 2011 giảm 39.925 triệu đồng, tương đương mức giảm 23,49%. Không khả quan như tình hình cho vay và thu nợ của năm 2011, năm 2012 các hoạt động cho vay cũng như thu nợ của chi nhánh đều giảm sút. Trong đó, doanh số cho vay cao hơn doanh số thu nợ trong năm 2012 làm cho dư nợ của chi nhánh tăng 18.908 triệu đồng, tương đương tăng 14,54%. Nguyên nhân chính là do biến động giá cả làm cho người dân thắt chặt chi tiêu, đồng thời lãi suất cho vay năm 2012 cao lãi vay nặng làm chùn bước người dân có ý định vay vốn sửa chữa, nâng cấp hay xây dựng nhà, hay cấp hạn mức tín dụng cũng sụt giảm mạnh. Nguồn trả nợ cũng eo hẹp hơn năm trước làm chậm trả các món vay. B. Cho vay sản xuất kinh doanh Cho vay sản xuất kinh doanh của cá nhân mặc dù có qui mô nhỏ-vừa những cũng chịu ảnh hưởng của xu hướng biến động kinh tế và phụ thuộc vào tiêu dùng của cá nhân. Năm 2011, tiêu dùng cá nhân tăng, sản xuấ kinh doanh ổn định, các kênh đầu tư sinh lời cao làm cho nhu cầu vay vốn đối với lĩnh vực này tăng. Bên cạnh đó, kinh doanh, đầu tư mang lại lợi nhuận lớn làm cho công tác thu hồi nợ của chi nhánh khá dễ dàng và có phần tích cực hơn với chính sách không phạt trả trước hạn làm cho dư nợ cho vay sản xuất kinh 67 doanh giảm 19.326 triệu đồng, tương đương giảm 32,43% so với cùng kì năm 2010. Không chỉ doanh nghiệp sản xuất chịu tác động của kinh tế suy thoái mà cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ cũng chịu không ít ảnh hưởng. Tuy nhiên, dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh năm 2012 tăng 3.473 triệu đồng là do lãi suất cuối năm 2011 tăng cao kéo dài tới những tháng đầu năm 2012 làm giảm lượng vốn cho vay ra của chi nhánh ảnh hưởng tới danh số thu nợ của năm 2012. Giai đoạn cuối năm 2012 lãi suất được chính giảm làm cho vay sản xuất kinh doanh khởi sắc trở lại. Điều này đã làm cho doanh số cho vay cao doanh số thu nợ đẩy dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tăng lên 8,62% so với cùng kì năm 2011. 4.4.1.4 Nợ xấu ĐVT: triệu đồng 3.990 4.000 2.668 3.000 1.606 2.000 1.890 1.671 tiêu dùng sản xuất kinh doanh 956 1.000 0.000 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 Hình 4.9: Nợ xấu theo mục đích vay của cá nhân tại Eximbank, 2010-2012 Nợ xấu của khoản vay đối với cá nhân chiếm một tỷ trọng thấp trọng chi nhánh, chiếm khoảng 29% so với tổng nợ xấu của chi nhánh. Nợ xấu tăng liên tục qua 3 năm nhưng có sự biến động không ngừng. Trong đó, nợ xấu đối với mục đích tiêu dùng có sự biến động chậm qua các năm so với nợ xấu của cho vay sản xuất kinh doanh. A. Cho vay tiêu dùng Đối với các mục đích vay du học hay vay cầm cố sổ tiết kiệm có tỉ lệ nợ xấu thấp và gần như không đáng kể trong nợ xấu tiếu dùng vì các mục đích 68 vay này có tinh đảm bảo cao và gần như chắc ăn với nguồn trả nợ tốt. Còn các mục đích vay tiêu dùng khác đều có rủi ro tùy thuộc tác động ít nhiều của biến động kinh tế. Năm 2011, nợ xấu cho vay tiêu dùng tăng 715 triệu đồng, mức tăng gần bằng với nợ xấu năm 2010. Một phần nguyên nhân là do chi nhánh có dễ dàng với các món vay tín chấp CB/CNV làm cho nợ xấu đối với mục đích này tăng cao. Ngoài ra cấp hạn mức tín dụng không ràng buộc mục đích sử dụng làm cho người vay sử dụng món tiền vay sai mục đích dẫn đến nợ xấu của khoản vay này tăng cao gấp 4 lần so với năm 2010, cá nhân mua ôtô đưa vào làm phương tiện vận chuyển hàng hóa không hiệu quả, lâu thu hồi vốn do cạnh tranh vận tải trên địa bàn làm cho nợ xấu đối với mục đích này cũng tăng lên đáng kể. Nợ xấu ở mức báo động đang là vấn đề đang lo của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2012, chính vì thế thắt chặt cho vay, kiểm soát chặt chẽ món vay hơn đã và đang là vấn đề cấp bách của các ngân hàng. Chi nhánh cũng đang có những nổ lực riêng để hạn chế sự tăng lên về nợ xấu,tiếp với thành công trong hoạt động cho vay tiêu dùng là nợ xấu tiêu dùng tăng chậm ở mức 220 triệu đồng, tăng 13,16% so với năm 2011 cho thấy chính sách đầu tiêu dùng đúng đắn của chi nhánh. B. Cho vay sản xuất kinh doanh Sản xuất kinh doanh luôn là hoạt động chưa ẩn nhiểu rủi ro không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả với cá nhân kinh doanh. Và điều này được thể hiện qua nợ xấu của cho vay sản xuất kinh doanh luôn tăng cao trong giai đoạn 2010-2012. Nợ xấu từ 1.060 triệu đồng năm 2010 tăng lên 2.668 triệu đồng vào năm 2011 và tiếp tục tăng lên 3.990 triệu đồng vào năm 2012. Cho thấy hoạt kinh doanh của cá nhân tuy ít chịu ảnh hưởng của kinh tế suy thoái nhưng vốn vay đầu tư kém hiệu quả, các kênh đầu tư lợi nhuận cao năm 2011 cũng dễ dàng làm nhà đầu tư mất vốn. Những năm gần đây giá cả hàng hóa không ổn định làm cho tiểu thương vay vốn nhập hàng vào những tháng cuối năm nhưng lại bán ra chậm làm vốn bị chôn chân trong khi lãi vay cao dẫn đến nợ xấu không ngừng tăng lên và tỷ lệ tăng ở mức khoảng 66,12% vào năm 2011 và 49,51% vào năm 2012. 69 4.5.2 Cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Bảng 4.12: Cho vay theo mục đích sử dụng của khách hàng cá nhân trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012- 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2012 Số tiền 6 tháng đầu năm 2013/ 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền (%) Doanh số cho vay 201.824 100 278.390 100 76.566 37,94 Tiêu dùng 175.304 86,86 223.608 80,32 48.304 27,55 26.520 13,14 54.782 19,68 28.262 106,57 Doanh số thu nợ 289.125 100 390.009 100 100.884 34,89 Tiêu dùng 239.222 82,74 313.171 80,30 73.949 30,91 Sản xuất kinh doanh 49.903 17,26 76.838 19,70 26.935 53,97 Dư nợ cho vay 82.979 100 81.042 100 (1.937) (2,34) Tiêu dùng 66.088 79,64 59.351 73,24 (6.737) (10,19) Sản xuất kinh doanh 16.891 20,36 21.691 26,76 4.800 28,42 Nợ xấu 2.044 100 2.185 100 141 6,90 Tiêu dùng 1.120 54,80 992 42,18 (198) (17,71) 924 45,20 1.263 57,82 339 36,74 Sản xuất kinh doanh Sản xuất kinh doanh 70 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 71 4.4.3.1 Doanh số cho vay Doanh số cho vay theo mục đích của cá nhân có sự dịch chuyển từ cho vay tiêu dùng sang cho vay sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế Việt Nam đang dần đi vào ổn định, các cá nhân tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiêu dùng mạnh trở lại, nhu cầu cần vốn để nhập hàng tăng lên trở lại làm choc ho vay sản xuất kinh doanh tăng 28.262 triệu đồng, tương đương tăng 106,57% so với cùng kì năm 2012, là một bước tăng ấn tượng trong giai đoạn phát triển mới của kinh tế, doanh số cho vay thể hiện được sự phục hồi trở lại của thị trường tiêu dùng sản xuất trên địa bàn TP.CT, là dấu hiệu đáng mừng cho chi nhánh và doanh số dùng có cho vay sản xuất kinh doanh sẽ còn tiếp tục tăng do nhu cầu vay vốn dự trữ hàng bán cho những tháng cuối năm của các tiểu thương ở chợ. Doanh số cho vay tiêu dùng có phần tăng chậm hơn cho vay sản xuất kinh doanh là do ảnh hưởng của tâm lý tiêu dùng năm 2012 làm cho cá nhân vẫn còn dè dặt với các gói vay tiêu dùng làm cho doanh số tăng lên chậm. Bên cạnh đó, chi nhánh đang đẩy mạnh cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên trường học cơ quan nhà nước, những người có thu nhập gần như ổn định và chắc chắn đã đẩy doanh số cho vay tiêu dùng tăng 48.303 triệu đồng và theo đà tiêu dùng của cá nhân tiêu dùng với mục đích mua sắm tân trang nhà cửa, du lịch sẽ làm cho doanh số tiêu dùng cá nhân vào những tháng cuối năm tăng lên mạnh hơn. 4.4.3.2 Doanh số thu nợ Thu nợ năm 2013 có phần thuận lợi hơn so với năm 2012, thu nợ tiêu dùng tăng 73.949 triệu đồng, có thể thấy các món vay cá nhân thường nhỏ lẻ, thời hạn ngắn nên hoạt động thu nợ bị ảnh hưởng bởi doanh số cho vay ra trong năm, còn các món vay sửa chữa nhà, hay mua ôtô thời hạn dài cũng có những tiêu chuẩn cho vay chặt chẽ làm cho hoạt dộng thu nợ không nhiều khó khăn đối với chi nhánh. Doanh số cho vay ra trong những tháng đầu năm tăng hơn so với cùng kì, thêm vào đó là lãi suất cho vay những tháng đầu năm 2013 giảm làm cho cá nhân trả nợ nhanh chóng để vay lại món vay mới có lãi suất thấp hơn cung làm cho doanh số thu nợ dưới 12 tháng tăng lên trong những tháng đầu năm. Sự ổn định kinh tế làm cho chi nhánh phấn khởi trong hoạt động cho vay ra cũng như thu nợ về làm tăng công suất hoạt động của chi nhánh. Cho vay đối với sản xuất kinh doanh tăng lên đáng kể chính vì thế hoạt động thu nợ vay đối với mục đích này cũng tăng lên, giá cả các mặt ahngf ổn định làm cho tiểu thương vay vốn cũng phần nào an tâm về rủi ro lỗ vốn, 71 chính sách cơ cấu lại nợ, cho vay tiếp tục đối với cá nhân để tái sản xuất kinh doanh cũng làm cho những món vay có điều kiện được thu hồi lại làm cho doanh số thu nợ tăng 26.935 triệu đồng. 4.4.3.3 Dư nợ Dư nợ dưới 12 tháng đối với mục đích vay tiê dùng giảm 6.737triệu đồng so với cùng kì năm 2012, lãi suất thấp nên cá nhân trả nợ nhiều hơn để vay các món vay mới, nhưng có nhiều cá nhân không có nhu cầu vay vốn mới nên doanh số thu nợ cao hơn danh số cho vay làm cho dư nợ tiêu dùng giảm. Đối với món vay mục đích sản xuất kinh doanh thì nhu cầu vốn vào những tháng đầu năm 2013 tăng cao hơn nhiều trong khi hoạt động trả nợ có tăng nhưng vẫn thấp hơn doanh số cho vay làm cho dự nợ tăng 4.800 triệu đồng so với cùng kì năm 2012 4.4.3.4 Nợ xấu Dư nợ những tháng đầu năm 2013 đang có xu hướng được giải quyết và có phần hạn chế hơn so với năm 2012, tuy nhiên nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 tăng 141 triệu đồng. Trong đó, tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh là nợ xấu đối với tiêu dùng giảm 196 triệu đồng, có thể thấy co vay tiêu dùng đang là bước đi đúng đắn của Eximbank nói chung và tìm kiếm được lượng khách hàng có nguồn trả nợ tốt và sự đúng đắn tỏng chính sách tìm kiếm khách hàng của chi nhánh. Cho vay sản xuất kinh doanh có nợ xấu vẫn đang tăng nhẹ so với cùng kì, sản xuất kinh doanh có khởi sắc nhưng nhưng khoản vay đầu tư vào bất động sản vẫn đang chưa có hướng đi ra làm cho nợ xấu đối với khoản đầu tư này vẫn chưa được tháo gỡ, nợ xấu đối với cho vay bổ sung vốn lưu động và cho vay hỗ trợ tiểu thương vẫn đang có xu hướng được giải quyết dần. Nhìn chung vào các mục đích sản xuất kinh doanh thì nợ xấu có phần tăng 339 triệu đồng so với cùng kì năm 2012. Nợ xấu của chính nhánh tới cuối năm 2013 sẽ có xu hướng giảm tiếp tục do tiêu dùng của cá nhân đang ấm lên, thu nhập ngày càng ổn định và thu nhập người dân trên địa bàn tăng đảm bảo cho nguồn trả nợ của chi nhánh. Cho vay sản xuất kinh doanh cũng đang được địa phương tích cực hỗ trợ, tạo thuận lợi cho cá nhân ổn định sản xuất kinh doanh, mua bán. 72 4.6 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Bảng 4.13: Các chỉ tiêu và chỉ số đánh giá hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân tại Eximbank.Tây Đô giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 NĂM CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 6 tháng dầu năm 2012 6 tháng dầu năm 2013 Tổng nguồn vốn Tr.đồng 1.326.640 1.200.730 1.392.100 703.737 737.498 Vốn huy động Tr.đồng 549.454 775.756 903.484 451.743 533.821 Doanh số cho vay Tr.đồng 749.392 789.891 638.538 201.824 278.390 Doanh số thu nợ Tr.đồng 681.781 849.142 616.157 289.125 390.009 Dư nợ Tr.đồng 229.531 170.280 192.661 105.360 81.042 Dư nợ bình quân Tr.đồng 196.362 199.906 181.471 126.630 136.851 Nợ xấu Tr.đồng 2.562 4.339 5.880 2.044 2.185 Dư nợ trên tổng nguồn vốn % 18,56 14,18 13,84 11,79 10,99 Nợ xấu trên dư nợ cho vay % 1,12 2,55 3,05 2,46 2,70 Vòng 3,47 4,25 3,40 2,28 2,85 % 90,98 107,50 96,50 143,26 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân tổng hợp tại Eximbank.Tây Đô, 2013 140,10 Vòng quay vốn tín dụng Hệ số thu nợ 4.5.1 Dư nợ cho vay cá nhân trên tổng nguồn vốn Qua 3 năm, tỷ lệ dư nợ cá nhân trên tổng nguồn vốn đều cho thấy sự sụt giảm nhất định qua mỗi năm. Tỷ lệ này về cơ bản sẽ cho thấy ngân hàng đang ít đầu tư vào khách hàng cá nhân, khi mà tỷ lệ vốn dành cho nhóm này ngày càng giảm. Tuy nhiên, trên thực tế chi nhánh vẫn tiếp tục đầu tư vào khách hàng cá nhân, dư nợ đối với khách hàng cá nhân cung biến động không lớn nhưng do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn nhanh hơn tốc đô tăng của dư nợ làm cho hệ số này sụt giảm qua các năm. Ngoài ra, dư nơ cá nhân thấp là do chi nhánh thu hồi tốt các món nợ vay của cá nhân và thời hạn vay của cá nhân không dài làm cho dự nợ cá nhân chiểm tỷ trọng nhỏ trong dự nợ và hệ số này chỉ khoảng 18,56% vao năm 2010 giảm xuống còn 13,84% vào năm 2012. Giai đoạn 6 tháng 2013 so với cùng kì năm 2012 có sự sụt giảm nhẹ về tỷ lệ, song về lượng vốn vay lại tăng lên do tổng vốn cao hơn so với cùng kì. Điều này cho thấy tín hiệu khả quan của mảng khách hàng cá nhân mà đặt biệt là mảng cho vay tiêu dùng. Có thể thấy, chính sách cho vay tiêu dùng của chi nhánh đã cho thấy phần nào hiệu quả. 73 4.5.2 Vòng quay vốn cho vay của cá nhân Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển của vốn vay, thể hiện thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm của chi nhánh đối với các món vay của khách hàng cá nhân. Năm 2010, vòng quay vốn vay của chi nhánh là 3,47 vòng, cho thấy trong 1 năm chi nhánh có sự luận chuyển vốn vay hơn 3 lần, và cứ khoản 103 ngày chi nhánh thu hồi được vốn đã cho vay. Năm 2011, vòng quay vốn vay của chi nhánh là 4.25 vòng, vòng quay vốn vay năm 2011 cao hơn 2010 khoản gần 1 vòng quay, cho thấy sự luận chuyển vốn vay của chi nhánh ngày càng tăng và có sự dễ dàng hơn, một phần nguyên nhân là do các món vay ngắn hạn tăng, cá nhân vay với mục đích luân chuyển tiền hàng trong thời gian ngắn hoặc vay trả lương công nhân khi tới ngày, hoặc những món vay cần dùng gấp được giải ngân qua thẻ hạn mức tín dụng. Năm 2012, vòng quay vốn vay của chi nhánh là 3.40 vòng, tốc độ quay giảm rõ rệt so với năm 2011, các món vay có xu hướng kéo dài thời hạn trả nợ, có thể thấy sự khó khăn trong sản xuất kinh doanh làm cho cá nhân sản xuất kinh doanh chậm chạp trong trả nợ chi nhánh và các món vay được gia hạn thời gian trả nợ dài hơn, gói vay tiêu dùng của cá nhân được chi nhánh cơ cấu dài hạn và không bị phạt trả trước hạn, làm cho quá trình trả nợ cho chi nhánh kéo dài. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, vòng quay vốn vay là 2,28 vòng. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay vốn vay của cá nhân là 2,85 vòng, tốc độ quay của vòng vốn vay tăng so với cùng kì năm 2012, tương đương số ngày trả nợ có xu hướng giảm. Có thể thấy, do các gói vay trong năm 2013 có nhiều tiện ích và được khách hàng biết tới nhiều, và cá nhân được tư vấn trực tiếp về lợi ích của các gói sản phẩm phù hợp với mục đích vay, làm ngắn thời gian trả nợ được rút ngắn. Ngoài ra, do các kênh đầu tư khác không ổn định và rủi ro cao làm cho khách hàng khi có vốn sẽ trả chi nhánh mà không đầu tư sinh lợi kéo dài thời gian trả nợ. Mặt khác, tình hình vòng quay vón của chi nhánh tăng lên cũng phần nào thể hiện được sự ổn định kiềm chế lạm phát của CP, làm tâm lý mua sắm của người dân mạnh trở lại do nguồn trả nợ gần như là ổn định đối với cá nhân làm công ăn lương, đối với cá nhân sản xuất kinh doanh thì bắt đầu có dấu hiệu ổn định trở lại. 4.5.3 Nợ xấu trên dư nợ cho vay Chỉ số nợ xấu trên dư nợ phản ánh tính hiệu quả của hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân tại chi nhánh. Dư nợ cho vay của cá nhân có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm nhưng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng liên tục qua các năm. Năm 2010, nợ xấu trên dư nợ cho vay của khách hàng cá 74 nhân tại chi nhánh là 1,116 % thấp hơn mức qui định của Ngân hàng nhà nước là 3%, cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân vẫn nằm trong mức an toàn. Năm 2011, nợ xấu trên dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân là 2,55 %, tăng so với năm 2010, do năm 2011 chi nhánh cho vay tăng, các hộ gia đình, cá nhân vay vốn đầu tư bất động sản bị thua lỗ, vốn chôn chân làm mất khả năng trả nợ. Ngoài ra, vốn vay của cá nhân đầu tư sai mục đích, thua lỗ cũng dẫn đến mất đi khả năng trả nợ cho chi nhánh. Năm 2012, nợ xấu trên dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân là 3,05% tăng so với năm 2011,nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nợ xấu của toàn ngành ngân hàng trong năm 2012. Nợ xấu của toàn ngành ngân hàng năm 2012 tăng cao ở mức 8,6 %, do lượng vốn đổ vào đầu tư BĐS không thu hồi lại được, đầu tư chứng khoán bị thua lỗ, chịu ảnh hưởng chung của xu hướng, nhiều cá nhân trên địa bàn đầu tư bất động sản rải rác, đầu tư chứng khoán, vàng bị thua lỗ áp lực, gánh nặng trả lãi vay bị dồn lại, không có nguồn trả nợ gốc. Ngoài ra, nhiều hộ sản xuất kinh doanh không hiệu quả phải đóng cửa. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu trên dư nợ cho vay của cá nhân năm tại chi nhánh là 2,46 %. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu trên dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân tại chi nhánh là 2,70 % so với cùng kì năm 2012. Năm 2013, hoạt động cho vay thu nợ có khởi sắc hơn so với năm 2012, làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng vẫn cao hơn so với cùng kì 2013 là do chịu ảnh hưởng của nợ xấu năm 2012 kéo dài qua năm 2013 làm cho tỷ lệ này cao hơn so với cùng kì năm 2012 4.5.4 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ đánh giá hiệu quả thu hồi nợ của chi nhánh. Hệ số này càng cao cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh càng tốt. Hệ số thu nợ vay của khách hàng cá nhân tại chi nhánh có sự tăng giảm không đều qua các năm 2010-2012 và giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012- 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010, hệ số thu nợ cho vay của khách hàng cá nhân là 90,98 %, cho thấy tính tới thời điểm cuối năm 2012 có 90,98 % lượng vốn chi nhánh cho khách hàng cá nhân vay được thu hồi về. Năm 2011, hệ số thu nợ của chi nhánh đối với món vay của khách hàng cá nhân là 107,50 %, hệ số thu nợ tăng so với năm 2010, hệ số cho thấy năm 2011 chi nhánh thu hồi nợ vay nhiều hơn số lượng cho vay ra, do quá trình kiểm định cho vay của chi nhánh được kiểm soát chặt chẽ, chỉ tiêu cho vay cao làm cho các món vay từ năm 2010 cùng với món vay của năm 2011 được thu hồi tốt. Tuy nhiên, mặt khác nguyên nhân thu nợ năm 2011 tốt là do một bộ phận khách hàng do làm ăn không hiệu quả cũng như không nhận thấy được cơ hội mở rộng đầu tư kinh doanh, cộng với việc lãi suất có dấu hiệu cho thấy sẽ giảm, nên khách hàng tranh thủ trả trước để chờ 75 vay gói mới hoặc ngừng hẳng vay để giảm bớt khoảng lãi không cần thiết. Năm 2012, hệ số thu nợ của chi nhánh đối với món vay của khách hàng cá nhân là 96,50 %, hệ số thu nợ giảm so với năm 2011, do năm 2012 tình hình lạm phát của nền kinh tế, chính phủ có chính sách thắt chặt cho vay, cá nhân trên địa bàn hoạt động cầm chừng hoặc ngưng hoạt động làm cho doanh số cho vay của năm 2012 giảm, thu nợ cũng sụt giảm vì kết quả sản xuất kinh doanh kém hiệu quả làm khách hàng chậm trả nợ nên hệ số thu nợ của năm 2012 giảm so với năm 2011. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thu nợ của chính nhánh đối với khoản vay của khách hàng cá nhân là 143,16 %, hệ số này cho thấy doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay vào những tháng đầu năm 2012, do những tháng đầu năm chi nhánh đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và không có chủ động, thúc đẩy tìm kiếm khách hàng. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ của chính nhánh đối với khoản vay của khách hàng cá nhân là 140,10 %, hệ số này giảm so với cùng kì năm 2012, do chịu ảnh hưởng của sự khó khăn trong năm 2012, chi nhánh khó khăn trong công tác thu hồi nợ vay. Nhưng hệ số thu hồi nợ của chi nhánh năm 2013 vẫn cao do năm 2013 kinh tế có dấu hiệu phục hồi nên quá trình sản xuất kinh doanh ổn định trở lại, ổn định nguồn trả nợ cho chi nhánh. 76 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO VÀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 5.1 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CỦA EXIMBANK.TÂY ĐÔ 5.1.1 Điểm mạnh Là một trong những chi nhánh của Eximbank, thừa hình ảnh tốt đẹp từ thương hiệu ngân hàng hàng đầu của Việt Nam với những giải thưởng cao quí, đã tạo cho Eximbank.Tây Đô lợi thế về hình ảnh và uy tín trên địa bàn, tăng sức cạnh tranh đối với các chi nhánh của NHTM khác trên địa bàn TP.Cần Thơ. Eximbank.Tây Đô có đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn. Có hệ thống trang thiết bị hiện đại thuận lợi cho hoạt động của chi nhánh, được đầu tư phát triển vững mạnh từ HSC. Có định hướng rõ ràng cho sự phát triển của chi nhánh. 5.1.2 Điểm yếu Là chi nhánh thành lập còn non trẻ trên địa bàn vừa tách ra hoạt động độc lập với Eximbank.Cần Thơ từ năm 2006, làm cho sức cạnh tranh đối với các chi nhánh lâu năm còn có nhiều khó khăn, còn chịu nhiều ảnh hưởng từ sự biến động kinh tế của địa bàn. Hoạt động kinh doanh vẫn chưa thực sự ổn định và quy mô hoạt động của chi nhánh còn nhỏ. Hoạt động cho vay đối với chi nhánh còn hạn chế về mặt số lượng và qui mô cho vay. Chi nhánh vẫn còn chưa chủ động được về nguồn vốn nên hoạt động cho vay còn nhiều hạn chế. Sản phẩm cho vay cung như huy động chưa mang tính khác biệt cao so với các chi nhánh khác.Tuy nhiên, chi nhánh cũng đang nỗ lực để tự chủ hơn với hoạt động kinh doanh của mình. Chi nhánh vẫn chưa thực sự đào tạo được đội ngũ nhân viên trẻ giàu kinh nghiệm. Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK. TÂY ĐÔ 5.2.1 Nâng cao chất lượng đối với cán bộ nhân viên ngân hàng. Đội ngũ nhân viên của chi nhánh còn non trẻ so với các chi nhánh khác trên địa bàn, chính vì thế kinh nghiệm và sự năng động thích nghi với công việc bán hàng, chào mời các món vay vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù, giải 77 pháp nâng cao chất lượng, đạo đức nhân viên tín dụng là giải truyền thống luôn được đề ra nhưng có thể thấy nhân viên tín dụng luôn gắn liền với cốt lõi trong hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, nâng cao chất lượng đạo đức và trách nhiệm của nhân viên viên tín dùng là việc cần thiết và quan trọng trong công việc quản lý của ngân hàng. Đào tạo đội ngũ nhân viên phải là công việc được thực hiện thường xuyên và trên tầm bao quát chi nhánh. Đối với cán bộ/ nhân viên ngân hàng không giải quyết các trường hợp cho vay vì lợi ích riêng của bản thân, nhằm tránh và giảm thiếu sự rủi ro xảy ra trong quá trình cho vay. Ngoài ra, đánh giá khen thưởng để khuyến khích nhân viên nhằm tạo động lực cho nhân viên có thể làm việc tốt hơn, phát huy tinh thần làm việc cao đối với ngân hàng. Bên cạnh chính sách khen thưởng thì không thể thiếu những biện pháp xử phạt để răn đe cán bộ tín dụng, nó chính là cách để nhắc nhở nhân viên tín dụng có cách làm việc nghiêm chỉnh, tránh những sai phạm nghiêm trọng gây tổn thất cho ngân hàng. Đối với các nhà lãnh đạo chi nhánh ngân hàng thường xuyên tổ chức các lớp nghiệp vụ về chuyên môn, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên ngân hàng có thể trao dồi thêm kiến thức cũng như có thể tu nghiệp trong và ngoài nước để trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong thời kì hội nhâp kinh tế. Bên cạnh đó, ngân hàng thường xuyên tổ chức các cuộc họp bàn về luật để nhân viên tín dụng có đầy đủ kĩ năng trong quá trình làm việc của mình. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trẻ giàu kinh nghiệp sẽ là một trong những lợi thế cạnh tranh với các chi nhánh của ngân hàng khác trên địa bàn. Đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn thì nhân viên ngân hàng càng thể hiễn rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của mình trong hoạt động của ngân hàng. 5.2.2 Kiểm soát chặt chẽ các món vay được đảm bảo bằng tài sản có hệ số rủi ro cao và các mục đích vay có hệ số rủi ro cao Chi nhánh vẫn còn hạn chế đối với các món vay có tài sản đảm bảo rủi ro cao như BĐS, cầm cố xe,… các mục đích vay kinh doanh chứng khoán hay kinh doanh BĐS,…các món vay này thường được cho vay với giá trị thấp làm mất đi lượng khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, các món vay còn gắt gao trong hạn mức cho vay đối với khách hàng. Nguồn trả nợ đảm bảo là tiêu chuẩn hàng đầu để chi nhánh chấp nhận cho vay hay không cho vay đối với khách hàng. Bên cạnh đó, để đảm bảo cho món vay được trả nợ đúng hạn và giảm thiểu rủi ro khi nguồn trả nợ gặp vấn đề thì tài sản đảm bảo cũng là một trong những yếu tố quyết định cho vay của chi nhánh. Chính vì thế, các món vay được đảm bảo bằng tài sản có giá trị dễ bị biến động lớn trên thị trường cần đươc quản trị chặt chẽ. Cần có điều kiện 78 đối với các tài sản đảm như tài sản phải chính chủ, hoặc của cha, me, anh chị, quan hệ ruột thịt đồng ý thế chấp cho chi nhánh để vay nợ, cần có sự điều chỉnh giá trị của tài sản đảm bảo theo giá trị thị trường qua từng năm để tránh trường hợp khi phát mãi tài sản không đủ trả nợ cho chi nhánh. Đây cũng là một trong những biệp pháp giúp cho chi nhánh kiểm soát được tài sản đảm bảo còn phù hợp với giá trị món vay và có hướng giải quyết nhanh chóng kịp thời xử lý tài sản đảm bảo khi xảy ra sự cố không hoàn trả nợ vay. Đồng thời có thể xem xét tính thị trường của món vay để có thể cấp cho món vay có hạn mức phù hợp hơn. 5.2.3 Chặt chẽ trong điều kiện cho vay Quy định chặt chẽ các điều kiện cho vay để đảm bảo an toàn cũng như tăng trưởng tín dụng lành mạnh. Có sự lựa chọn, chọn lọc khách hàng uy tín, thân nhân tốt. Khách hàng phải có tài chính ổn định, nguồn trả nợ an toàn, tài sản đảm bảo phải chính chủ hoặc của bố mẹ anh chị em ruột, không nhận tài sản đảm bảo của bên thứ 3 không có quan hệ rõ ràng với người vay vốn. Tuyệt đối không hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để giải quyết cho khách hàng vay vốn với mục đích không rõ ràng, phân tích kiểm tra đánh giá hồ sơ trên cơ sở phân tích đánh giá khách hàng. Không chạy theo chỉ tiêu tín dụng mà lơ là trong quá trình kiểm định cho vay. 5.2.4 Thành lập phòng chuyên môn về đánh giá và phân loại khách hàng Khách hàng luôn là điều kiện tiên quyết giúp cho chi nhánh hoạt động tốt, chính vì thế, giữ chân khách hàng là điều mà chi nhánh phải luôn luôn quan tâm và chú trọng để thực hiện tốt. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn chua có phòng tổng hợp khách hàng thân thiệt mà chỉ là do cá nhân nhân viên bán hàng tiếp cận và tạo mối quan hệ với khách hàng. Nếu nhân viên chuyển chỗ làm thì chi nhánh mất đi lượng khách hàng thân thiết làm tổn thất cho chi nhánh. Bên cạnh những khách hàng quan hệ lâu năm cũng có những khách hàng mới tìm đến chi nhánh, vậy làm sao để kiểm định được chất lượng và mục đích vay của khách hàng? Khi đó, chi nhánh cần có một đội ngũ chuyên trách sẽ tạo ra hiệu quả đánh giá cao hơn. Biện pháp này nhằm giúp chi nhánh tránh rủi ro cho về các món nợ khó có thể thu hồi được từ nguyên nhân chủ quan và khác quan đến từ khách hàng 79 Phân loại khách hàng nhằm xác định quan hệ lịch sử giữa khách hàng và ngân hàng, để tránh cho khách hàng có cơ hội chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Phân loại khách hàng để kịp thời có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng lâu năm, kịp thời có nhũng mối quan tâm đến khách hàng. Bên cạnh đó, có thể đánh giá rủi ro cho món vay trên cơ sở nghề nghiệp cũng phương án mục đích vay vốn. Ngoài những công tác kiểm tra đánh giá khách hàng, chi nhánh nên có sự quan tâm gần gũi khách hàng hơn để xóa bỏ đi xự e ngại trong vấn đề đi vay vốn của họ. Tạo điều kiện giúp khác hàng có thể chủ động hơn trong việc vay vốn và có tâm lý sử dụng giao dịch vốn vay lâu dài từ chi nhánh và kèm theo các dịch vụ từ chi nhánh. 5.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI EXIMBANK.TÂY ĐÔ 5.3.1 Đào tạo đội ngũ giao dịch viên có chuyên môn và trình độ cao Đội ngũ giao dịch (GDV) của chi nhánh còn mang tính chuyên trách đối với hoạt động giao dịch của chi nhánh mà chưa có sự năng động trong khâu tiếp cận, giới thiệu đến khách hàng những gói vay mới, chương trình khuyến mãi, hay ưu đãi lãi suất đối với HĐV cũng như cho vay. Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ đối với khách hàng của GDV, định kì kiểm tra đánh giá các thao tác nghiệp vụ của GDV. Nuôi dưỡng lòng nhiệt tình, đam mê đối trong công việc đối với GDV bằng những hoạt động khen thưởng. Đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp cận sâu rộng với công nghệ thông tin, có khả năng sử dụng tốt các thiệt bị công nghệ hiện đại, nhằm giảm thiểu sai sót, tạo tác phong chuyên nghiệp trong quá trình làm việc, nâng cao chất lượng công việc. Xây dựng đội ngũ giao dịch viên trẻ, năng động,ưu nhìn và luôn luôn cởi mở chào đón khách hàng, có đủ kiến thức tư vấn, tiếp cận, giới thiệu sản phẩm huy động, thanh toán, và các dịch vụ tiên tiến của chi nhánh. Hiểu rõ hoạt động của chi nhánh, có đủ kĩ năng xử lý tình huống mà không làm mất lòng khách hàng khó tính. 80 5.3.2 Sử dụng chiến lược Marketing nhằm thu hút khách hàng Chi nhánh vẫn chưa thực sự tạo được dấu ấn của mình đối với người dân trên địa bàn TP.CT. Trong khi đó, Marketing là hoạt động nhằm rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng với chi nhánh, làm cho khách hàng có thể tiếp cận nhanh hơn với hình hình ảnh của Eximbank.Tây Đô. Chi nhánh nên có định hướng quảng bá hình ảnh của chi nhánh mình thông qua các chương trình marketing mang tính rộng rãi như chương trình khuyến mãi, băng ron, giễu hành,… ở trung tâm TP. Hay các chương trình mang tính lợi ích công đồng như: công tác từ thiện, tạo an sinh xã hội cũng giúp nâng tầm của chi nhánh trên địa bàn TP.Cần Thơ, tạo thiện cảm, lòng tin giữa chi nhánh và khách hàng. Phát triển dịch vụ marketing online, giúp khách hàng có thể tìm hiểu được các hoạt động của chi nhánh cũng như các sản phẩm của chi nhánh. Đồng thời tạo mail makketing lấy ý kiến đóng góp khách hàng, tạo khách hàng thân thiết, đưa thông báo tới cho khách hàng những hoạt động, chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng. Tổ chức cuộc thi khuyến khích khách hàng đưa ý tưởng sáng tạo ra sản phẩm cho vay phù hợp, mang tính thực tiễn cao. Tổ chức các chương trình hỗ trợ kiến thức cho khách hàng có thể hiểu rõ hơn về những gói sản phẩm, tiện ích và sự thuận lợi, cũng như tính thiết thực của sảm phẩm để thúc đẩy khách hàng vay vốn. 5.3.3 Phát triển đa dạng gói sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân Các gói vay của chi nhánh chưa thật sự tạo được dấu ăn riêng biệt với các chi nhánh khác trên địa bàn TP.CT. Các thủ tục vay vốn còn rườm ra và khó khăn tỏng các khâu kiểm định và định giá. Đang dạng hóa các gói sản phẩm cho vay đối khách hàng cá nhân, tạo sự phù hợp với mục đích tiêu dùng. Trong thời buổi kinh tế thị trường, áp lực cạnh tranh của các NHTM ngày càng gay gắt thì đơn giản hóa các thủ thục cho vay nhưng vẫn đảm bảo được tính đầy đủ và kiểm soát chặt chẽ cũng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn được gói vay phù hợp là cách để tạo sự thân thiện và lòng tin giữa nhân viên và khách hàng, đem lại cho chi nhánh lượng khách hàng thân thiết. lãi suất cũng là một trong những yếu tố quyết định đến nhu cầu muốn vay vốn của khách hàng đối với chi nhánh, lãi suất cạnh tranh hay nhiều loại lãi suất khách nhau cho các loại tiền vay khác nhau thời gian khác nhau cũng tạo nên tính khác biệt cho chi nhánh. 81 Phát triển gói sản phẩm đánh vào phần lớn người tiêu dùng trên địa bàn, đánh vào nhu cầu thiết thực của khách hàng, như gói sản phẩm cho vay tổ chức lễ cưới, cho vay hỗ trợ sinh viên học tập,… với những ràng buộc nhất định. Gói sản phẩm hỗ trợ về lãi suất, những chính sách trả lãi ưu đãi chia nhỏ lãi phải trả hàng tháng làm giảm áp lực trả nợ cho chi nhánh, đồng thời cũng tạo cho khách hàng động lực vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đánh vào tâm lý tiêu dùng của khách hàng để tạo gói sản phẩm thanh toán bằng thẻ ghi nợ cho khách hàng. Tạo liên kết thanh toán với các trung tâm mua sắm, siêu thị, chuỗi cửa hàng trên địa bàn TP.Cần Thơ. Thực hiện các chương trình tích điểm để miễn phí phí rút tiền cho khách hàng sử dụng thẻ, khuyến khích khách hàng tiêu dùng nhiều hơn. 82 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1 KẾT LUẬN Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế đã làm cho các người dân cả nước nói chung và các tổ chức trung gian tài chính như NHTM nói riêng gặp không ít khó khăn. Để vượt qua khó, các NHTM đã đề ra những mục tiêu và hướng đi riêng cho ngân hàng mình sao cho mang lại hiệu quả tốt nhất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình. Riêng với Eximbank là một trong những ngân hàng có quan hệ lâu năm gắn bó với các doanh nghiệp lớn, nhỏ thì thách thức vượt qua khó khăn càng lớn. Năm bắt được sự chuyển hướng của kinh tế, đầu tư mở rộng sang lĩnh vực khách hàng cá nhân là mục tiêu mà Eximbank nói chung và các chi nhánh của Eximbank nói riêng đang hướng tới. Eximbank.Tây Đô là một chi nhánh còn non yếu mới tách ra khỏi chi nhánh Eximbank.Cần Thơ để hoạt động độc lập nên sẽ có không ít thuận lợi và khó khăn mà chi nhánh phải đối mặt. Tuy quá trình hoạt động của Eximbank.Tây Đô còn khá non trẻ so với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn, nhưng chính những đường lối đúng đắn của HSC đã làm cho hoạt động của Eximbank.Tây Đô ngày càng đi vào qũy đạo và hoạt động có hiệu quả hơn. Nhất là trong giai đoạn khó khăn của nề kinh tế cả nước thì Eximbank.Tây Đô ngày càng chứng tỏ được năng lực của mình hơn và được thể hiện rõ qua kết quả hoạt động kinh doanh có lãi tăng liên tục và nợ xấu của chi nhánh luôn được kiềm chế trong giới hạn cho phép của NHNN. Qua đề tài “Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô” cho thấy: - Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân vẫn đang là khúc thị trường mà chi nhánh đang muốn phát triển mạnh. Mặc dù, cho vay đối với khách hàng cá nhân chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong hoạt động cho vay của chi nhánh nhưng tỷ trọng này vẫn đang được chi nhánh cải thiện dần qua các năm. - Trong hoạt động cho vay cá nhân có thể thấy chi nhánh đang phát tiển mạnh cho vay với mục đích tiêu dùng và các món vay dành cho cá nhân có thời hạn ngắn, đánh vào đối tường người vay vốn có thu nhập ổn định, ít chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế, các cá nhân có thu nhập cao và có nhu cầu chi tiêu các mặt hàng xa xỉ. Bên cạnh đó, chi nhánh ngày càng chú ý hơn đến 83 hoạt động cung cấp dịch vụ và đưa ra các gói vay ngày càng phù hợp với cá nhân. Tạo cho cá nhân sự thuận tiện khi sử dụng các gói vay. - Từ những phấn đấu trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 có thể, thấy doanh số cho vay của khách hàng cá nhân có những giai đoạn tăng lên đột biến và sụt giảm không đáng kể. Đến giai đoạn kinh tế phục hồi thì cho vay khách hàng cá nhân vẫn đang có xu hướng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng có sự tăng mạnh trở lại. Bên cạnh hoạt động cho vay ra có nhiều thuận lợi thì thu nợ của cá nhân cũng không phải là điều đang lo ngại đối với chi nhánh vì những món vay nhỏ lẻ đối với người có thu nhập ổn định sẽ là nguồn vững chắc cho chi nhánh giải quyết sự tồn đọng của vốn huy động được. Nợ xấu của cá nhân tại chi nhánh tăng liên tục qua các năm, nhưng tốc độ tăng của nợ xấu vẫn đang nằm trong mức kiểm soát của chi nhánh và chiếm một tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ xấu của chi nhánh. Một lần nữa, nhìn lại hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của chi nhánh có thể thấy được bước đi đúng đắn của ngân hàng Eximbank trong việc đẩy mạnh và mở rộng cho vay đối với cá nhân trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế. Chính định hướng này của Eximbak đã tháo gớ phần nào sự sự trì trệ trong lĩnh vực kinh tế của TP.CT, góp phần tháo gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp nói riêng và TP.CT đang phân đấu thực hiện trong giai đoạn qua. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử thành phố Cần thơ, (2010, 2011, 2012, 2013). . 2. Mai Văn Nam, (2008). Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 3. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, (2010, 2011, 2012). “Báo cáo thường niên”. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, (2010). “Thông tư số:13/2010/TTNHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng 5. Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ. Những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. 6. Phan Kim Cúc, (2008). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. NXB Thống Kê. 7. Tạp chí của Eximbank, (2013). Xuất bản Eximbank. 8. Tạp chí tài chính, (2013).Tiền vàng tạp .Tạp chí do hội kinh doanh vàng Việt Nam xuất bản. 9. Tạp chí Tài chính của Vietcombank, (2013). 10. Thái Văn Đại, (2012). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 11. Thời báo kinh doanh, (2011). Những điểm nhấn của chính sách tiền tệ. . 12. Trang báo Việt Nam plus, (2013). Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm 9%-12%. < http://www.vietnamplus.vn>. 85 86 87 [...]... : Tổ chức thương mại Thế Giới (World Trade Organization) Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank .Tây Đô : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô Eximbank.Cần Thơ : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 14 Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín... Phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Tây Đô làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình, với hy vọng phát triển hơn nữa cho vay cá nhân của Eximbank nói chung cũng như Chi nhánh Tây Đô nói riêng 1.2 MỤC TIÊU CHUNG 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cố phần Xuất nhập. .. Xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Qua đó, đánh giá những điểm mạnh trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân để tìm ra những điểm còn hạn chế của Ngân hàng Từ đó, đề ra giải pháp khắc phục mở rộng và phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank .Tây Đô 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: phân tích kết quả hoạt động kinh... đem lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng  Đối với khách hàng Cho vay khách hàng cá nhân giúp cho khách hàng trang trải kịp thời nhu cầu chi tiêu trong tiêu dùng, sản xuất, ngoài ra giúp khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn và dịch vụ với chi phí thấp 2.3.3 Phân loại cho vay đối với khách hàng cá nhân 2.3.3.1 Phân loại theo thời hạn ... cho kinh tế- xã hội 30 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỐ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3.1 GIỚI SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt. ..4.3 Phân tích tình hình cho vay tại Eximbank .Tây Đô 38 4.3.1 Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng của giai đoạn 2010-2012 39 4.3.2 Tình hình cho vay theo đối tượng khách hàng của giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 46 4.4 Phân tích tình hình cho vay của khách hàng cá nhân của Eximbank .Tây Đô 49 4.4.1 Phân tích hoạt động cho vay theo thời hạn sử dụng của khách hàng. .. tăng thì cho vay đối với khách hàng cá nhân chính là bước đi khôn ngoan để tháo gỡ được sự tồn đọng vốn của ngân hàng Khách hàng cá nhân ít chịu tác động khó khăn của nền kinh tế, có nguồn thu ổn định Lượng lớn khách hàng cá nhân chưa tiếp cận được với những sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đi sâu vào phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân đồng thời phát triển dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân. .. hàng thương mại (5) Thái Văn Đại, (2012) Tiền Tệ -Ngân Hàng 22 Cho vay đối với khách hàng cá nhân: là khoản tiền của ngân hàng cho khách hàng là cá nhân hay hộ gia đình vay nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, sản xuất hay nhu cầu hợp pháp khác 2.3.2 Vai trò của cho vay của khách hàng cá nhân  Đối với nền kinh tế Cho vay khách hàng cá nhân phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng có tác dụng kích cầu nền... gọi là Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chi nhánh Cái Khế, gọi tắt là Eximbank chi nhánh Cái Khế Đến ngày 30/04/2006, Eximbank chi nhánh Cái Khế chính thức hoạt động độc lập riêng lẻ với Eximbank chi nhánh Cần Thơ Ngày 04/12/ 2009, Eximbank chi nhánh Cái Khế chính thức đổi tên thành Eximbank chi nhánh Tây Đô Trụ sở của Eximbank chi nhánh Tây Đô đặt tại địa chỉ: lô P+R Trần Văn Khéo, phường Cái khế,... doanh của Eximbank .Tây Đô giai đoạn 2010- 2013 và 6 tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 2: phân tích và đánh giá hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank .Tây Đô Mục tiêu 3: đề ra giải pháp nâng cao và phát triển cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Eximbank .Tây Đô 17 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Eximbank .Tây Đô 1.3.2 Thời gian ... 4104638 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: Tài chính- Ngân hàng Mã... chức thương mại Thế Giới (World Trade Organization) Eximbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập Việt Nam Eximbank .Tây Đô : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập Việt Nam chi nhánh Tây Đô. .. : Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập Việt Nam chi nhánh Cần Thơ ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 14 Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín NHTM : Ngân hàng thương

Ngày đăng: 12/10/2015, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan